Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái (Infonet, 17/10/2017)

Dưới đây là toàn văn Hướng dẫn khung của Ban Bí thư để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

tqv1

Ngày 3/10/2017, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư đã ký Quyết định số 99-QĐ/TW ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

_________

Hướng dẫn khung

để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)

_________

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ (sau đây viết tắt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII), Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, cụ thể như sau :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm thống nhất về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân.

II. NỘI DUNG

1. Những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

1.1. Nội dung công khai

- Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; 19 điều quy định đảng viên không được làm ; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên ; các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định để thể chế hoá, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra ; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân ; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận ; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân ; quy trình, thủ tục giải quyết công việc ; danh tính, chức vụ, quyền hạn, thông tin liên hệ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

- Bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.

1.2. Hình thức công khai

Công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng ; cổng thông tin điện tử ; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị ; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ ; thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.

1.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Tuyên truyền, quán triệt để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xác định trách nhiệm và tự giác thực hiện. Vận động, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về quyền, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ; nhận diện đúng 27 biểu hiện và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc công khai, minh bạch thông tin, phân công trách nhiệm, quy định rõ nội dung, hình thức, phạm vi, thời gian, địa điểm công khai để nhân dân dễ biết, dễ hiểu, dễ giám sát.

- Chống lợi dụng dân chủ để gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

2. Những nội dung, hình thức nhân dân góp ý và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

2.1. Nội dung góp ý

a) Góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng

- Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Dự thảo các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, quy chế, quy định... của Đảng để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ; dự thảo các văn bản pháp luật của Nhà nước để thể chế hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của cấp ủy, tổ chức đảng.

- Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân.

b) Góp ý đối với cán bộ, đảng viên

- Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ; việc thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên.

- Trách nhiệm thực thi công vụ ; thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên ; mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.

2.2. Hình thức góp ý

- Nhân dân trực tiếp gặp cấp ủy, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để phản ánh ; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng ; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân ; tiếp xúc cử tri ; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.

- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ; kiểm điểm hằng năm ; kiểm điểm tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ; khi chuẩn bị làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu đề cử, ứng cử đối với cán bộ, đảng viên.

2.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện để việc lấy và tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước.

- Các ý kiến góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình trực tiếp thông qua tiếp xúc, đối thoại hoặc bằng văn bản thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội. Các ý kiến chưa thể giải đáp được ngay thì ghi nhận, tiếp thu, xem xét và hẹn thời gian trả lời.

- Khi có ý kiến góp ý, cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm thực hiện các bước : Thông báo nội dung góp ý và yêu cầu tập thể, cá nhân được góp ý báo cáo, giải trình cụ thể về những nội dung được góp ý ; tổ chức xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm, sai phạm (nếu có) ; thông báo đến chủ thể góp ý về kết quả tiếp thu và xử lý ý kiến góp ý ; công khai nội dung tiếp thu ý kiến góp ý (nếu cần thiết).

3. Những nội dung, hình thức nhân dân giám sát và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

3.1. Nội dung giám sát

a) Giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng

- Việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Việc lãnh đạo thực hành tiết kiệm ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí ; công tác tổ chức, cán bộ ; công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra ; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

- Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ; giải quyết các điểm nóng, các vụ, việc bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị, nhất là những vụ, việc nhân dân quan tâm.

- Việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm của cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

b) Giám sát đối với cán bộ, đảng viên

- Về 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên ; 19 điều quy định đảng viên không được làm ; trách nhiệm thực thi công vụ ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống ; không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu.

- Việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

3.2. Hình thức giám sát

- Thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Thông qua gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương ; qua phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng ; qua phản ánh của người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản.

3.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng được giám sát ; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát ; yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết ; tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát.

- Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh, kiến nghị của nhân dân theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Khi có đơn, thư, ý kiến phản ánh của nhân dân, phương tiện truyền thông đại chúng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào quản lý thì cấp ủy, tổ chức đảng cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ; khẩn trương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết và có văn bản để trả lời chủ thể gửi đơn, thư, ý kiến phản ánh theo quy định.

- Kiên quyết xử lý người có hành vi cản trở hoạt động giám sát hoặc trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử ; công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri ; đôn đốc các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, qua đó, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, những bức xúc của cử tri liên quan đến sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên, đại biểu Quốc hội để xem xét hoặc kiến nghị cơ quan chức năng xử lý và thông báo kết quả cho cử tri biết.

- Hoàn thiện quy định và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Xây dựng cơ chế xem xét giải quyết những trường hợp có phản ánh của cử tri, nhân dân và dư luận liên quan đến những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

2. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính ; thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ nhân dân của các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước ; đổi mới cách lấy ý kiến nhân dân, có cơ chế thích hợp để nhân dân hiến kế, bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình.

- Thực hiện nghiêm túc quy định người đứng đầu chính quyền, cơ quan các cấp tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo Luật Tiếp công dân ; xây dựng cơ chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với người dân, doanh nghiệp ; quy định chế tài xử lý người đứng đầu nếu thực hiện không nghiêm túc.

- Ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ; bảo đảm nguồn lực cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

- Xây dựng và thực hiện quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp ; có hình thức xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp.

3. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Tích cực tuyên truyền để nhân dân nắm rõ nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; nhận diện đúng 27 biểu hiện suy thoái, 19 điều quy định đảng viên không được làm và tích cực phản ánh, tố giác những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Tăng cường tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, những người có uy tín trong cộng đồng để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội ; tích cực đôn đốc, theo dõi kết quả việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

- Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, tập hợp đầy đủ ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên, cử tri và nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền ; thông báo cho đoàn viên, hội viên và nhân dân biết về kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản ; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể.

4. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa Hướng dẫn để tổ chức thực hiện, gắn với thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm và gương mẫu trong việc triển khai và tổ chức thực hiện Hướng dẫn.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Hướng dẫn ; kịp thời khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt ; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt. Định kỳ báo cáo Ban Bí thư tình hình, kết quả thực hiện Hướng dẫn (qua Ban Dân vận Trung ương).

5. Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.

Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ, công khai để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện".

P.V

*******************

Vấn đề là :

Chức vụ thật, bổng lộc thật, dùng bằng giả khó mà từ chức

Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng chỉ là giấc mơ thôi.

Tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội hôm 13/10, ông Trần Quang Cảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kêu gọi : Ai có bằng giả thì khẩn trương báo cáo Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, xin rút lui, thậm chí xin từ chức.

Như vậy, dư chấn từ tinh thần hội nghị Trung ương 6 đã lan truyền, tác động tích cực đến tổ chức đảng các cấp. Hà Nội công khai với dư luận là có nạn bằng giả trong nội bộ, đã có bằng chứng, nhưng trước tiên khuyến khích tinh thần trung thực, tự giác, tự soi, tự sửa.

tqv2

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Quang Cảnh

Dư luận phấn khởi, nhưng cũng không thể không hoài nghi. Người ta chờ xem, sau lời kêu gọi của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, sẽ có ai "lỡ nhúng chàm" sử dụng bằng giả, tự giác khai báo với tổ chức, rồi tự xử.

Xem chừng rất khó, quá khó.

Chuyện cán bộ, đảng viên sử dụng bằng giả để tiến thân, tìm kiếm chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, lâu nay không còn là hiện tượng hy hữu, không chỉ ở Hà Nội. 

Chuyện tổ chức đảng đề cao tinh thần phê bình, tự phê bình, tinh thần tự soi, tự sửa cũng đã từ lâu rồi. Nhưng nhìn lại, hầu như chưa có trường hợp nào chủ động, tự giác khai báo với tổ chức để được nhận hình thức kỷ luật. 

Nhiều trường hợp, bị tố giác sử dụng bằng giả, chứng cứ rành rành, nhưng, hoặc tổ chức thấy "khó xác minh", bèn làm lơ, hoặc đối tượng tìm cách che chắn, quanh co, chối cãi. Không hiếm trường hợp, bằng chứng hai năm rõ mười, vẫn một mực kêu oan, chối tội.

Những người sử dụng bằng giả trong bộ máy Đảng, Nhà nước, về mặt đạo đức, là vô liêm sỉ, không hề biết xấu hổ. Về mặt pháp luật, họ bất chấp, dù biết sử dụng giấy tờ giả là vi phạm luật pháp. Về nghĩa vụ, trách nhiệm công chức, viên chức, với tinh thần đề cao tính trung thực, họ coi như không có khái niệm đó. 

Người dám sử dụng bằng giả, dù leo lên vị trí cao đến đâu nữa, cũng không thể là người tử tế, thật khó là người tử tế. Lại nữa, những người sử dụng bằng giả để chui vào bộ máy Đảng, Nhà nước để tìm cách tiến thân, họ đều có động cơ và đường đi nước bước rõ ràng, họ không tiếc "đầu tư" để đạt mục đích. Khi có vị trí, họ tạo mối quan hệ, củng cố nhóm lợi ích, tiếp tục trèo lên vị trí cao hơn. Khi đó, thật khó "bóc mẽ" họ. Cũng không dễ gì kêu gọi họ tự giác khai báo, "xin rút lui", hay "xin từ chức".

Ngoài chuyện bằng giả, còn chuyện bằng thật nhưng học giả, kiến thức rởm. Trong cơ quan đảng, nhà nước có nhiều người có nhiều bằng đại học, bằng thạc sỹ, tiến sỹ, nhiều trường hợp trong số đó là bằng thật, học thật, năng lực thật. Nhưng không hiếm trường hợp, bằng thật nhưng học giả, học theo kiểu "đánh trống ghi tên", "học thầy thi tiệm", học hộ, thi thuê. Thành ra bằng cấp nhiều, bằng cấp cao nhưng kiến thức, năng lực không tương xứng. Những người như thế dễ mắc bệnh háo danh, ham hố quyền lực, hăng hái cổ xúy cho chủ nghĩa bằng cấp. Đồng thời họ tỏ ra kỳ thị nền giáo dục thực học thực tài, đố kỵ người tài, cản trở đổi mới, sáng tạo.

Thanh lọc đội ngũ cán bộ, đưa ra khỏi bộ máy những trường hợp sử dụng bằng giả, khó, mà không khó. Khó, là dễ chịu áp lực và những mua chuộc vật chất. Không khó, vì từ lâu rồi, xã hội đã tỏ thái độ coi thường và căm ghét mấy người dùng bằng giả. Không khó, vì những người sử dụng bằng giả không có đồng môn, đồng khóa và dễ bị tố giác. Chỉ cần đến nơi cấp bằng, đối chiếu hồ sơ gốc, là giả thật rõ ràng.

Có bằng chứng rồi, ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy nên, theo đúng quy trình, xử lý ngay. Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của những cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng khó, nó như giấc mơ mà thôi.

Uông Ngọc Dậu

*******************

Chớ coi thường tham nhũng vặt

Blog Trần Quốc Vượng, 14/09/2017

Gần đây, hàng loạt vụ tham nhũng lớn bị phanh phui, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta có quyết tâm cao và không có vùng cấm cho tham nhũng. Nếu không đánh trống bỏ dùi mà đẩy tới, công cuộc chống tham nhũng sẽ thu được nhiều tín hiệu khả quan hơn.

Thời gian qua, những vụ án tham nhũng lớn thì lớn thật, đích đáng thì đích đáng thật nhưng xa quá, còn như tình trạng tham nhũng vặt vẫn tràn lan trong mọi ngõ ngách đời sống xã hội đang là nguyên nhân khiến nhân dân hao mòn niềm tin thì chưa xử lý được bao nhiêu.

Ngay tại Hà Nội, thỉnh thoảng lại có chuyện ăn tiền khi báo tử, chuyện phê duyệt đơn xin đi học, chuyện làm giả hồ sơ của người có công, chuyện kiếm chác từ các vụ trộm cắp hay tai nạn giao thông, chuyện găm hàng chục sổ đỏ của dân ở ủy ban …

tqv3

Chớ coi thường tham nhũng vặt

Số liệu từ ba năm qua cho thấy mức độ tham nhũng liên quan tới các thủ tục hành chính, các dịch vụ y tế và giáo dục công vẫn không thuyên giảm. Thực tế vẫn còn tình trạng công an, quản lý thị trường, cán bộ cấp cơ sở đục khoét dân; hàng nghìn thủ tục hành chính không đáng có; vào bệnh viện là phải có phong bì… Chúng ta đã nói tới tình trạng này trong nhiều năm nay, nhưng dường như sự cải thiện chưa được nhiều. Thậm chí, so với năm 2013, tỉ lệ người dân cho rằng chính quyền địa phương không nghiêm túc trong chuyện chống tham nhũng còn có xu hướng tăng lên. Đi ngủ thì thôi, mở mắt ra là phải nghĩ đến lo lót. Để có lối ra vào cửa nhà mình, lên xe ra đường là phải gặp quản lý phường và công an. Đến công sở, thấp nhất là trụ sở công an hay UBND phường là phải có tiền thì mới đi đến nơi về đến chốn, giấy tờ không trục trặc. Đấy là dân thường, còn người làm ăn, doanh nghiệp thì lắm thứ còn khổ hơn. Xin một giấy phép xây dựng tốn hàng triệu đồng; một container hàng cần thông quan cũng hàng triệu đồng (tùy hàng), một xe ô tô cần đăng kiểm thì tốn vài trăm; con học trái tuyến hoặc không đủ điểm, vài trăm đến vài triệu, học xong muốn được đi làm ngay 100 triệu là ít… không có tiền không xong, mọi người đều hiểu thế. Tình trạng lo lót, biếu xén, tặng quà…đã và đang trở thành chuyện bình thường trong xã hội và đó chính là nguyên nhân gây bức xúc và xói mòn niềm tin của người dân với chính quyền. Một khi tham nhũng vặt được chấp nhận, được coi là hiển nhiên thì lúc đó, các lĩnh vực thiết yếu của một quốc gia như giáo dục, y tế, toà án, báo chí, công an v.v… sẽ bị điều khiển bởi phong bì. Lợi ích cá nhân bất chính dẫn tới buông xuôi trách nhiệm, chức năng xã hội của mình là điều tất yếu xảy ra.

Biết tác hại của tham nhũng vặt như thế nhưng không ai làm và nếu có thì người chống tham nhũng cũng cô độc. Tuc ngữ Việt Nam có câu “Chú khi ni, mi khi khác”, người ta ngại bị trả thù, bị ngược đãi vì không được bảo vệ. Phần lớn những người tham nhũng vặt không hề chịu một hậu quả nào, thậm chí ngược lại, họ còn coi số ít đồng nghiệp khước từ tham nhũng như những người gàn hay đạo đức giả. Bên cạnh đó, người dân sử dụng dịch vụ công thường cho đấy là chuyện vặt thời nào chả thế, hay không đủ dũng cảm để là người đầu tiên bước vào cuộc chiến chống tham nhũng vặt. Hai yếu tố trên tạo nên một vòng tròn khép kín. Người dân có tâm lý cam chịu vì họ nghĩ rằng cái vòng tròn khép kín này quá mạnh, họ lẻ loi và không thể nào phá được nó. Họ không tin là sẽ được bảo vệ nếu họ phá nó.

Thực tế từ các nước cho thấy, có thể có những vụ tham nhũng lớn nhưng chưa chắc đã có tham nhũng vặt. Ví như ở các nước châu Âu, thi thoảng chúng ta thấy cơ quan chức năng phát hiện ra một số vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên, ở các nước đó hầu như không có tham nhũng vặt, không có chuyện chạy trường, chạy lớp, vào bệnh viện phải lo lót, phong bì cho bác sỹ… Một xã hội mà tham nhũng vặt trở thành cái lệ, trở thành văn hóa phong bì, văn hóa lo lót thì chắc chắn sẽ tạo ra cái nền cho các vụ tham nhũng lớn. Đã tham nhũng cái nhỏ khi có cơ hội thì chắc chắn sẽ tham nhũng lớn. Cái đáng lo ngại hơn là khi tham nhũng vặt trở thành hệ thống thì chắc chắn người khác bắt chước làm theo. Do đó cần phải có những giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng tham nhũng vặt.

(Theo Đảng Cộng Sản)

Published in Việt Nam

Trong cơn thanh trừng những người của phe phái cũ trước kia của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều kẻ đã phải ôm hận vì không biết đường sớm quy phục Phúc. Rút cục đều lần lượt bị Phúc mượn tay Trọng diệt trừ.

Chính trị chỉ có thần phục hoặc là kẻ thù, không có chỗ dung thân cho những kẻ không thần phục. Trong cơn thanh trừng những kẻ đã không theo mình của Phúc, có nhiều kẻ giờ đang trong vòng tay bóp cổ của Phúc nghẹt thở dần dần.

Nhưng có những kẻ khéo léo, biết thời thế hay phòng xa không những chẳng nằm trong vòng càn quét mà còn nghễu nghệ trong thời kỳ mới, những kẻ như thế đáng là tấm gương cho những kẻ đang khốn khó do Phúc thanh trừng cần học hỏi.

Đó là tiến sĩ Đoàn Thanh Nô.

no1

Tổng giám đốc Vifolac - ông Đoàn Thanh Nô - phát biểu tại hội nghị The 13th Asia Pacific International Honesty Enterprise Keris Awards 2014 - Ảnh vifolac (11/03/2015)

Khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng, Đoàn Thanh Nô dẫn vợ con ra Hà Nội thuê nhà lập nghiệp. Nhờ mác đồng hương với Dũng, đi đâu Nô cũng nhận là người của Nguyễn Tấn Dũng và nhanh chóng Nô thiết lập được những mối làm ăn, quan hệ tốt để tiến thân do thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đỡ đầu. Thời gian sau Nô đã có mặt trong hàng ngũ lãnh đạo của VIFOLAC (Vietnam Foundation of Supporting Literature and Artistic Creations, tức Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học và nghệ thuật Việt Nam, còn được gọi là Diễn đàn ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam). Vợ Nô là Trần Tuyết Ánh cũng được bố trí làm trong Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, nay đang là vụ trưởng. Còn Nô đã là phó chủ tịch của VIFOLAC.

Đoàn Thanh Nô là tác giả của việc đốt 240 tỷ tiền ngân sách thành giấy vụn, qua việc phổ biến văn hóa dân tộc (1).

Phóng viên báo Tinh Hoa đã giật mình khi thấy số sách của Đoàn Thanh Nô làm từ ngân sách ngốn hàng trăm tỷ đó ở đầy vỉa hè hay trong những hàng sách cũ mà chủ tiệm mua được theo cách tính giấy vụn. 240 tỷ tan thành mây khói, nhưng Nô và vợ sau vụ ấy không những chẳng làm sao mà còn thăng tiến quan trường. Số sách này một tay chân của Nô được Nô cho thầu in, ngoài tiền bớt xén ra kẻ thầu in này phải cung phụng chu cấp cho việc học hành của con trai Nô ở nước ngoài.

Nguyên nhân vì sao Nô làm thiệt hại hàng trăm tỷ và là người của Nguyễn Tấn Dũng mà chẳng bị cơn thanh trừng của Phúc nghẹo ?

Vì khi Phúc còn làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Phúc cũng muốn gây dựng ảnh hưởng quan hệ với mọi tay chân của Dũng. Trong lúc xây dựng quan hệ này, Phúc đã ngủ với Trần Tuyết Ánh, vợ Nô nhiều lần. Đó là lý do thứ nhất vì sao Đoàn Thanh Nô mang tiếng là tay chân của Dũng mà không bị Phúc xử.

no2

Bà Trần Tuyết Ánh, vợ Đoàn Thanh Nô

Không những chẳng bị sao như nhiều người khác, Trần Tuyết Ánh còn đòi làm thứ trưởng bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, tranh chức với Trịnh Thi Thủy nhưng không được vì bị tố giác dùng bằng cấp giả. May Nguyễn Xuân Phúc thương tình cũ nói với Nguyễn Ngọc Thiện tạm xếp cho Ánh chức vụ trưởng, để đợt luân chuyển cán bộ tới sẽ đưa Ánh đi địa phương nào đó làm phó chủ tịch tỉnh.

Đầu năm 2016 cánh báo chí ngỡ Nguyễn Tấn Dũng thất thế, bèn tìm những người của phe Dũng đập lấy lòng phe mới lên. Mới lôi chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cho Nô 240 tỷ in sách thành giấy vụn. Nhưng khi vào cuộc mới được một bài, tin ngầm xuống các báo người chủ trương thiết kế cho Đoàn Thanh Nô in sách đó là chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng và đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bây giờ. Các báo được lệnh nín bặt.

Ngoài lý do Phúc từng ngủ với Ánh vợ mình, Đoàn Thanh Nô còn có một điểm tựa nữa là Trương Tấn Sang do cùng học lớp luật tại chức với nhau. Nhờ mối quen biết cũ này khi Sang làm chủ tịch nước, Nô đã đứng ra cùng Dị là trợ lý Sang làm môi giới cho các doanh nghiệp đến chào chủ tịch Sang, với giá vé vào cửa từ 10 ngàn USD trở lên tùy theo khả năng doanh nghiệp, mỗi màn chào hỏi này trị giá 1 ngàn USD cho một phút. Từ quan hệ với Trương Tấn Sang, được Sang nâng đỡ mà sau này Nô còn bắt mối được với đệ tử của Sang là phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Đây là số điện thoại mà Nô đã gọi cho các doanh nghiệp hỏi có muốn mua vé vào cửa đến chào tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay không : 0946111616.

Ngày nay nhờ mối quan hệ mật thiết với thủ tướng, phó thủ tướng như vậy, Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô không màng đến văn hóa mà hàng ngày đi xe xanh biển công của Tổng cục 4 Bộ công an, chạy các nơi làm dự án. Đến đâu Nô cũng giới thiệu mình là anh em chí cốt với Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình. Thực sự thì Nô không nói quá, giữa Nô và Phúc, Bình có mối quan hệ khá sâu đậm của tình, tiền. Các đối tác làm việc với Nô đều biết rõ Nô có quan hệ như vậy là sự thật, không phải nói khoác để lường gạt, bởi Nô chính là thành viên trong văn phòng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

no3

Tiến sĩ Đoàn Thanh Nô hàng ngày đi xe xanh biển công của Tổng cục 4 Bộ công an

Có vô số những cặp vợ chồng vừa là quan chức vừa là đại gia như vợ chồng Đoàn Thanh Nô-Trần Tuyết Ánh như những con sâu mọt đục khoét đất nước này, chúng làm được chỉ nhờ những mối quan hệ dắt dây sặc mùi tiền, tình, quyền với những ủy viên bộ chính trị, những kẻ cầm quyền chóp bu. Nhiều kẻ đã phải thân bại danh liệt vì chủ thất thế nên chúng phải chịu số phận hẩm hiu, có kẻ bị tù tội, bị kết án tử hình. Có kẻ đang trong tầm lao lý. Có kẻ dâng phần lớn tài sản mua yên thân với số tiền còn lại, chạy ra nước ngoài đầu tư mang theo cả gia đình.

Nhưng cũng nhiều kẻ khôn ngoan, biết lựa nhiều cửa và không hề từ thủ đoạn nào, kể cả dâng vợ cho thủ tướng để tiến thân như Đoàn Thanh Nô, y như Thụ Điêu, Dịch Nha dâng con cho vua ăn để tiến thân thời Chiến Quốc. Giữa một thời thế mà những kẻ thất tâm, thất đức như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình có quyền lực, thì chỉ những kẻ biết quy phục dâng vợ, dâng con và tài sản mới thoát được cơn bão càn quét thanh trừng và tiếp tục có cơ hội làm ăn mới huy hoàng hơn như Đoàn Thanh Nô.

Với những người làm văn hóa như vợ chồng Đoàn Thanh Nô, Trần Tuyết Ánh như trên, nền văn hóa của Việt Nam ngày nay phát triển thế nào là câu hỏi dành cho những người trí thức Việt Nam.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb. nguoibuongio1972, 16/10/2017

(1) http://tinhhoa.net/du-an-lam-sach-240-ty-dong-vua-in-xong-lien-dem-ban-giay-vun.html

Published in Diễn đàn

Nhân từ với kẻ thù của đất nước, dân tộc là tàn nhẫn với dân, với nước.

Trong "Bình Ngô đại cáo", cụ Nguyễn Trãi viết : "Đánh một trận, sạch không kình ngạc. Đánh hai trận, tan tác chim muông…".

"Đánh" ở đây là đánh bọn xâm lược phương Bắc mà cha ông ta thời nhà Lê gọi là "giặc Ngô" (giặc Minh).

Ghét cay ghét đắng bọn "giặc Ngô’ khiến dân gian xuất hiện những câu thành ngữ như "Thằng Ngô, con đĩ" hoặc "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng"…

Tuy nhiên nếu nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy cụ Nguyễn Trãi nói đánh giặc Ngô để đất nước "sạch không kình ngạc", đánh cho "tan tác chim muông" chứ không phải là đánh "chết tươi" kẻ thù xâm lược.

don1

Tranh biếm họa phòng chống tham nhũng của Duy Liên trên Báo Nhân dân

Gặp gỡ cử tri sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 12, đề cập đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, chống lợi ích nhóm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói :

"Phương châm là không phải đánh cho một đòn "chết tươi"… Trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng bây giờ đánh trên đầu rất mạnh, các tỉnh cũng phải làm mạnh đi, ở trên làm mà dưới không làm là địa phương mất uy tín" [1].

Có thể thấy cách thức mà Trung ương và Tổng bí thư đang tiến hành nhằm mục đích đầu tiên là làm cho trong Đảng, tiếp đó là bộ máy công quyền "sạch không kình ngạc" chứ không nhất thiết phải là "tan tác chim muông".

Người dân rất mong muốn Đảng, Nhà nước dọn sạch bọn quan tham, bọn nhũng nhiễu, bức hại dân lành, mong muốn một đất nước đúng với tiêu chí "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" chứ không phải một đất nước với xã hội văn hóa, đạo đức xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, không phải một đội ngũ khá đông đảo quan chức bộ ngành, địa phương "nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng dở".

Người viết cho rằng, tại thời điểm này Tổng bí thư đã khá nương nhẹ khi cho rằng : "Ở trên làm mà dưới không làm là địa phương mất uy tín".

Tham nhũng, lãng phí, thoái hóa, biến chất là giặc nội xâm và sự gây hại của họ chẳng khác gì "giặc Ngô".

Thế nên không đánh cho "sạch không kình ngạc" mà chỉ đánh vào "uy tín" liệu họ có run sợ ?

Thực tế cho thấy có người chẳng cần gì "uy tín" miễn là có "uy quyền".

Nếu coi trọng uy tín, coi trọng danh dự, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã chẳng "chí phèo" đến mức tuyên bố : "Tôi về hưu rồi, muốn xử ra sao thì xử".

Lịch sử cho thấy chỉ với 12 sứ quân, đất nước đã loạn lạc, muôn dân lầm than oán hận.

Các sứ quân này mới chỉ là các lãnh chúa một vùng, không phải vương hầu hay vua chúa.

Nếu đất nước có vài chục sứ quân ở địa phương, lại thêm hàng chục sứ quân các bộ, ngành, nếu mỗi sứ quân lại là "vua con" chứ không phải lãnh chúa thì tương lai đất nước, dân tộc sẽ thế nào ?

Sẽ là sai lầm nếu chỉ chú ý đến các "vua con" ở địa phương mà quên "vua con" tại các bộ, ban, ngành.

Các ngành Công thương, Ngân hàng, Dầu khí bị lũng đoạn trong nhiều năm, điển hình là đại án OceanBank, là hơn chục dự án nghìn tỷ có nguy cơ đắp chiếu là do con người hay do thể chế ?

Tại sao chữa bệnh cứu người lại tồn tại việc nhập lậu thuốc chữa bệnh và giá thuốc cao so với thu nhập của người dân ?

Tại sao ngành Giáo dục năm nào cũng bắt dân bỏ tiền mua sách giáo khoa ?...

Tại sao cả triệu người kê khai tài sản mà chỉ có bốn, năm người bị xử lý ?

Có phải nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc có quá nhiều "vua con", từ hiện trạng "trên bảo dưới không nghe".

Nói thế để thấy, nếu trên làm, dưới không làm mà chỉ bị "mất uy tín" thì sẽ có người không sợ.

Ngày 29/9/2017, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo số 116-TB/UBKTTU "Về kết quả kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên tại Sở Xây dựng".

Hình thức kỷ luật cao nhất đối với tổ chức/cá nhân sai phạm là khiển trách, số còn lại thì "kiểm điểm sâu sắc và nghiêm túc rút kinh nghiệm".

Sau khi công bố kỷ luật, người lãnh đạo cao nhất tỉnh này hoan hỉ tuyên bố :

"Cần thực hiện công khai để đảng viên trong Đảng bộ hiểu rõ bản chất vụ việc, đâu là việc đúng, sai, để thể hiện tính minh bạch trong xử lý vi phạm" [2] ?

Kể thì cũng lạ, nếu các đảng viên trong Đảng bộ không hiểu rõ bản chất vụ việc thì làm sao dám giơ tay biểu quyết hình thức kỷ luật khiển trách hay nghiêm túc rút kinh nghiệm, còn nếu đã hiểu rõ vụ việc, đã nhất trí rất cao hình thức kỷ luật thì vì sao cần rùm beng chuyện "công khai" ?

Liệu có phải "công khai" để "trên" hiểu rằng "dưới" đang "minh bạch" đây, "dưới" đang hết mình chống tiêu cực chứ không phải là chống… eo (eo tức là lưng đấy).

Có lẽ cũng nên bàn thêm về "tính minh bạch trong xử lý vi phạm" của tổ chức đảng tỉnh này khi mà chính Thông báo 116-TB/UBKTTU đã liệt kê quá nhiều sai phạm của ông Phó Chủ tịch tỉnh khi còn làm Giám đốc sở Xây dựng.

Nào là thành lập thêm mấy ban không đúng, tuyển dụng hơn 40 trường hợp sai, quy hoạch Phó Giám đốc sở cho "hot girl Quỳnh Anh" có vấn đề, đặc biệt là chuyện "dấm dúi" đưa cô gái này vào danh sách học lý luận chính trị cao cấp…

Theo khoản 1, điều 8, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì :

"Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng ;

Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên".

Trần Vũ Quỳnh Anh tự ý bỏ việc, từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017 không sinh hoạt đảng, từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2017 không đóng đảng phí, trong quá trình làm việc không kê khai tài sản dù thuộc diện phải kê khai.

Thế thì vì lẽ gì sau 12 tháng bỏ sinh hoạt đảng và sau 9 tháng không đóng đảng phí, người này mới bị khai trừ khỏi Đảng ?

Vấn đề ở đây không chỉ là trách nhiệm của Chi bộ, của Đảng ủy Sở Xây dựng Thanh Hóa mà còn là của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy và trên hết là của Bí thư Tỉnh ủy.

Ai, bộ phận nào đã cố tình trì hoãn việc khai trừ bà Quỳnh Anh khỏi Đảng, có hay không sự hậu thuẫn nào đó từ những người có trách nhiệm khi chậm khai trừ và những biện minh rất khó hiểu về việc không thể kiểm tra tài sản nguyên đảng viên này ?

Chúng ta thường nói xử lý sai phạm phải nghiêm minh, phải thượng tôn pháp luật, riêng với đảng viên còn phải tuân theo Điều lệ Đảng và "những điều đảng viên không được làm".

Vậy Ủy ban Kiểm tra Trung ương nghĩ sao về hành vi vi phạm điều lệ Đảng của các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thuộc Tỉnh ủy Thanh Hóa ?

Vụ việc Trung ương xử lý các đảng viên Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ và Thành ủy Đà Nẵng được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Vậy vụ việc "tự kiểm điểm, tự kỷ luật" ở Đảng bộ Thanh Hóa mà dư luận rất ngạc nhiên có cần được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét ?

Để minh chứng ý kiến nhân dân, xin trích ý kiến đảng viên lão thành, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước :

"Xử lý tiêu cực phải quyết liệt, đừng để như Yên Bái, Thanh Hóa ; vấn đề liên quan đến lãnh đạo cấp tỉnh thì Trung ương phải vào cuộc" [1].

Những việc rõ như ban ngày xảy ra ở Yên Bái, Thanh Hóa,… chậm được giải quyết có phải vì "phép trên" thua "lệ dưới" ?

Chuyện ở Thanh Hóa khiến dư luận liên tưởng đến câu thành ngữ hiện đại "Hà Nội không vội được đâu", sự liên quan thế nào có lẽ bạn đọc đều biết nên không cần nói rõ. Có phải do có điểm chung nào đó nên ở đây : "Kỷ luật - không vội được đâu" ?

"Hy sinh đời bố, củng cố đời con" là câu thành ngữ hiện đại nhưng đã sớm trở nên lạc hậu. Không "hy sinh đời bố" mà vẫn "củng cố" được đời con mới là điều các "bố" đang quyết tâm theo đuổi.

Để làm được việc đó, người ta thực hiện nguyên tắc Ba không : "Đồng chí không bằng đồng minh" ; "Uy tín không bằng uy quyền" ; " "Lệnh trên" không bằng "cồng dưới".

"Đồng minh" là cách diễn giải "lịch sự" của hiện tượng "kết bè kéo cách" mà Tổng bí thư và các văn bản Trung ương Đảng từng đề cập.

Có đồng minh, việc lớn hóa nhỏ, việc to hóa bé, việc bé hóa … bùn, có đồng minh là có nghị quyết, thông báo theo ý của "Minh chủ".

Một khi "đồng minh" chiếm thế áp đảo thì chẳng lẽ kỷ luật tất cả, kỷ luật hết thì lấy đâu người làm việc ?

Có "đồng minh" là có uy quyền, có thể trở thành "vua con", khi đó thiểu số những đồng chí "ấm ức" chắc chẳng phải chờ cả năm mới nhận được quyết định kỷ luật như trường hợp "hot girl Quỳnh Anh" ở Thanh Hóa.

Vẫn biết Cụ Nguyễn Trãi đã viết : "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn ; Lấy chí nhân để thay cường bạọ", nhưng dân gian cũng có câu "Nhân từ với kẻ thù là tàn nhẫn với bản thân".

Nhân từ với kẻ thù của đất nước, dân tộc là tàn nhẫn với dân, với nước.

Sau lời cảnh tỉnh của Tổng bí thư : "Ai trót để tay nhúng chàm thì hãy sớm tự gột rửa" liệu sẽ có bao nhiêu cánh tay tự nguyện giơ lên xin phép "tự gột rửa" ?

Chẳng phải suốt mấy năm trời kê khai tài sản, chỉ có vài người trong số gần triệu người bị phát hiện kê khai không trung thực ?

Chẳng phải quan "to" như Hồ Xuân MãnVũ Huy HoàngTrần Văn TruyềnNguyễn Xuân Anh, quan "nhỡ" như Hồ Thị Kim ThoaPhan Thị Mỹ Thanh, quan "bé" như Ninh Văn Quỳnh… đều đã kê khai tài sản đó sao ?

Vậy thì nhân từ có phải là phương thuốc hữu hiệu khi người ta không phải "trót" mà cố tình nhúng chàm ?

Xuất phát từ truyền thống nghìn năm của dân tộc, chiến lược lâu dài trong cuộc chiến chống nội xâm đúng là phải nhân từ, nhưng chiến thuật tại thời điểm này phải là "một đòn… chết tươi".

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 16/10/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://thanhnien.vn/thoi-su/long-dan-dang-ung-ho-phai-lam-tiep-khong-dung-lai-889735.html

[2] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bi-thu-Thanh-Hoa-noi-ky-luat-roi-phai-cong-khai-de-biet-ban-chat-biet-dung-sai-post180039.gd

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng cảnh báo quan chức tự giác ngộ sau hội nghị trung ương 6

Phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 6 hôm 11/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa.

canhbao1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016. AFP

Ông phát biểu như thế sau khi nêu ra trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị cách chức vì những sai phạm của ông này, mà Tổng bí thư gọi là rất nghiêm trọng.

Ông Trọng cho rằng việc xử lý kỷ luật các cán bộ cao cấp trong thời gian qua được nhân dân rất ủng hộ. Ông nói thêm rằng nếu làm hợp lòng dân thì chế độ còn, và đảng cộng sản sẽ còn.

Ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nói rằng còn rất nhiều thách thức trước mắt cho đảng cộng sản Việt Nam.

Về chuyện nhân sự, Hội nghị trung ương lần thứ sáu kết thúc nhưng không có nhân vật nào mới được bầu vào Bộ Chính trị thay cho ông Đinh La Thăng bị kỷ luật vào tháng Năm vừa qua, chỉ có hai người được bầu vào Ban Bí thư trung ương đảng là ông Phan Đình Trạc, và ông Nguyễn Xuân Thắng.

Ngoài ra còn có ông Trương Quang Nghĩa, hiện là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, được điều về thay ông Nguyễn Xuân Anh ở vị trí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Trong ngày bế mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo rằng sắp tới đây Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nhóm họp để miễn nhiệm ông Trương Quang Nghĩa, một động tác được cho là mang tính thủ tục để ông về nhận nhiệm vụ mới ở thành phố Đà Nẵng.

Vào phút chót một nhân vật lại được nói đến là ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ. Bà Kim Ngân nói rằng ông Sáu cũng sẽ được miễn nhiệm để nhận nhiệm vụ mới.

Báo Pháp Luật phỏng đoán rằng ông Sáu sẽ về đảm nhiệm trọng trách tại một tỉnh phía Nam, còn có đồn đoán ông sẽ về làm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng.

Một quyết định khác của Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam là kết thúc hoạt động của ba Ban chỉ đạo đặc biệt, Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam Bộ.

Theo ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì việc chấm dứt hoạt động của ba ban này là nhằm để làm cho bộ máy chính trị Việt Nam bớt cồng kềnh, tinh gọn hơn.

Các ban này trước đây được Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thành lập và chỉ đạo trực tiếp, để chú ý đến những vấn đề chính trị và sắc tộc tại ba vùng nói trên. Trước khi hội nghị trung ương sáu diễn ra một số nhà quan sát trong nước có nhận định với đài RFA là các ban này sẽ chấm dứt hoạt động vì thiếu ngân sách, cũng như các ban này không có thực quyền.

Tin giản bộ máy cũng là một chủ đề trong chương trình nghị sự của Hội nghị Trung ương 6 đảng cộng sản Việt Nam.

Published in Việt Nam

Ngày 4/10/2017, Hội nghị Trung ương 6 của đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Theo truyền thông trong nước, hội nghị này sẽ bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, dân số, y tế, và không thể thiếu vấn đề nhân sự nội bộ đảng.

chong0

Những thanh củi đã và đang được đưa vào lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ luật quá nhẹ

Trước thềm Hội nghị Trung ương 6 của đảng cộng sản Việt Nam, một loạt "đại án" tham nhũng được đem ra xét xử, nhiều bị can bị bắt giữ thêm và hàng loạt quan chức các cấp bị kỷ luật đảng vì nhiều sai phạm, trong đó có bí thư thành ủy và chủ tịch thành phố Đà Nẵng.

Theo nhà văn Nguyễn Nguyên Bình – một cán bộ đã nghỉ hưu, vấn nạn tham nhũng đã có hàng chục năm nay, gây bức xúc trong nhân dân và giới lão thành cách mạng, gây nên nhiều hệ lụy cho đất nước. Bà Nguyên Bình cho rằng, để chống tham nhũng cần phải đạt được ít nhất hai mục tiêu. Thứ nhất, là phải trừng phạt được những quan chức tham nhũng và thứ hai, là phải thu hồi được số tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Tuy nhiên, bà đánh giá cả hai mục tiêu này cho đến nay đều không đạt được :

"Một là những hình thức kỷ luật các ông ấy là quá nhẹ, thậm chí về mặt đảng thì cũng chưa ai khai trừ đảng. Đáng lẽ những tội ấy phải chịu trách nhiệm hình sự và truy tố thì không thấy ai bị truy tố cả. Thế thì những cái ấy không có tác dụng răn đe gì cả, những người chưa tham nhũng thì họ cũng chẳng sợ. Cái thứ hai là tịch thu tài sản mà họ đã tham nhũng, thì chưa thấy báo chí nói đã tịch thu đồng nào để đưa vào ngân sách cả".

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết, nguyên trưởng ban Dân vận của đảng cho rằng, các cơ quan chống tham nhũng của Đảng được lập ra và hoạt động không dựa trên bất cứ cở sở pháp lý nào ; công cuộc chống tham nhũng là "đánh trống bỏ dùi", "nửa vời" :

"Phải thay đổi cơ cấu, cơ chế về luật pháp, phải có tòa án độc lập, phải thật sự có một ngành công an tài đức dụng, thì mới chống tham nhũng được. Còn nhà báo viết bài chống tham nhũng thì bị bỏ tù thì làm thế nào chống tham nhũng được".

Bà Nguyên Bình nhận định, cuộc chiến chống tham nhũng hay kỷ luật trong nội bộ đảng có liên quan đến sự đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe cánh trong đảng, đặc biệt được sử dụng trong các hội nghị trung ương :

"Anh nào cũng tham nhũng, nhưng mà không phải phe của mình thì mới chống, mới đánh. Ví dụ một vụ rất lớn là vụ thuốc giả ở Bộ y tế làm ảnh hưởng cộng đồng thì chưa thấy nói gì cả. Trong khi đó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh chỉ vì tội dùng bằng giả và một số tội khác, chẳng biết tội ai nặng hơn ai, nhưng mà ông Xuân Anh lại bị đánh".

chong2

Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, ngày làm việc thứ 2, hôm 5/10/2017 tại Hà Nội. Courtesy of chinhphu.vn

Theo bà Nguyên Bình, kết quả của Hội nghị Trung ương 6 lần này khó dự đoán, bởi đây là sự cạnh tranh về quyền lực và lợi ích giữa các phe, chứ không phải về vấn đề tư tưởng và quan điểm :

"Trước kia, trong nội bộ cấp cao của đảng cũng có một vài phe phái, nhưng người ta cảm nhận được nó rõ và nó ít thôi. Và cái sự đấu tranh của người ta cũng còn kín đáo, thế nhưng đến gần đây thì tôi cảm nhận là cò rấ nhiều phe và họ đấu tranh với nhau có vẻ cũng lộ liễu. Nhưng mà cũng như dân gian nói là không biết mèo nào cắn miểu nào ? Có người họ nói phe này mạnh, có người nói phe kia mạnh. Có người lại nói anh này trước ở phe này nhưng giờ lại chạy sang phe kia. Có nhiều biến đổi nên khó dự đoán".

Kịch bản thỏa hiệp

Tuy khó dự đoán về kết quả, nhưng theo nhà văn Nguyên Bình, có một kịch bản thỏa hiệp giữa các phe trong nội bộ đảng có thể sẽ diễn ra trong hội nghị lần này :

"Thường thường, bao nhiêu cuộc đấu tranh thì nó cứ đấu tranh đến đoạn lưng chừng thì lại thỏa hiệp, từ trước đến nay chưa có cuộc đấu tranh nào đến nơi đến chốn cả. Hai bên đánh nhau như là giết nhau đến nơi, nhưng rồi lại thỏa hiệp thì chịu, không thể dự đoán được".

Trước Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Trung – cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, đã có một bản kiến nghị cải cách chính trị gửi tới các lãnh đạo cấp cao của Đảng. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận định, nếu như đảng cộng sản không "tỉnh ngộ", nghe theo các kiến nghị cải cách về thể chế, chính trị, pháp luật, xây dựng xã hội dân sự thì sẽ "mua dây buộc mình", mất lòng tin của người dân. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai không tin rằng hội nghị này sẽ lắng nghe những ý kiến như của ông Nguyễn Trung :

"Cho nên có người hoan nghênh Nguyễn Trung, nhưng cũng có người người chê, nói ông tầm phào, không thấy sự thật. Nhiều cán bộ lão thành cách mạnh, kể cả cưu ủy viên bộ chính trị nói với tôi rằng ‘nói với họ như nói với đầu gối’ họ không có nghe đâu".

Trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước như chiếc lò đang nóng hừng hực với công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, sự cạnh tranh trong nội bộ đảng, bên cạnh là những yếu tố về kinh tế, quan hệ ngoại giao với Đức và EU, theo bà Nguyên Bình đánh giá, những điều này tác động xấu đến tình hình đất nước :

"Bởi vì tình hình đất nước đứng trước hai nguy cơ, một là kinh tế tụt hậu, hai là nguy cơ ngoại xâm. Nhưng họ không tập trung giải quyết hai nguy cơ đấy mà lo tranh quyền đoạt lợi lẫn nhau thì làm sao mà không ảnh hưởng đến đất nước".

Bà Nguyên Bình nhắc lại đề nghị từng được nhiều người đưa ra là để chống được cả ngoại xâm và tham nhũng, Việt Nam cần phải dân chủ hóa đất nước, đổi mới chính trị, tôn trọng sự đa nguyên, áp dụng tam quyền phân lập, và thực sự tôn trọng các quyền của công dân.

Phóng viên RFA, Hà Nội

Nguồn : RFA, 10/10/2017

Published in Diễn đàn

19 thứ trưởng được trung ương luân chuyển giờ ra sao ? (VietnamNet, 10/10/2017)

Trong 19 thứ trưởng và tương đương được trung ương luân chuyển về địa phương, đến nay có 9 người được vào trung ương khóa 12, có người làm bí thư tỉnh ủy, có người giữ chức bộ trưởng.

Tháng 3/2014, Bộ Chính trị luân chuyển, điều động 44 cán bộ trung ương, trong đó có 19 thứ trưởng và tương đương về các địa phương để chuẩn bị nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đến nay, 19 cán bộ này làm gì, ở đâu ?

tw1

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị là 1 trong 19 thứ trưởng được trung ương luân chuyển. Ảnh : Phạm Hải

9 ủy viên trung ương

1- Ông Nguyễn Thanh Nghị , ủy viên dự khuyết trung ương khóa 11, Thứ trưởng Bộ Xây dựng được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Sau đó, ông được hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu làm Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Đến đại hội Đảng toàn quốc tháng 1/2016, ông Nghị được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 12 và trúng cử Đại biểu quốc hội sau đó.

2- Ông Sơn Minh Thắng , Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ủy viên trung ương khóa 11 được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Tại đại hội Đảng toàn quốc tháng 1/2016, ông được bầu làm ủy viên trung ương khóa 12. Đến tháng 5/2016, ông được Bộ Chính trị phân công làm Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho đến nay.

3- Ông Lê Hồng Quang, Phó chánh án TAND Tối cao được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Sau đó, ông được đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 bầu làm Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy và tại đại hội Đảng toàn quốc được bầu vào trung ương khóa 12.

Tháng 6 vừa qua, ông Quang được điều động giữ chức vụ Phó chánh án TAND Tối cao.

4- Ông Phan Văn Mãi , Bí thư thường trực trung ương Đoàn được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Đến đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 11/2015, ông được bầu làm Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy và sau đó được đại hội Đảng toàn quốc bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12.

5- Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. Tại đại hội Đảng toàn quốc, bà được bầu vào trung ương khóa 12 và sau đó trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14.

Hiện bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022.

6- Ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Ông được Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 10/2015 bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Tại đại hội Đảng toàn quốc, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12. Sau đó, ông trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và làm trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bạc Liêu.

7- Ông Trần Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Điện Biên. Sau đó, đại hội Đảng bộ tỉnh bầu ông làm Bí thư Tỉnh ủy. Ông trở thành ủy viên trung ương khóa 12, trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và làm trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Điện Biên.

8- Ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm VPCP có tên trong danh sách luân chuyển làm Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó, ông được rút và tiếp tục ở lại làm Phó chủ nhiệm VPCP.

Tại đại hội Đảng toàn quốc, ông Định được bầu vào Ban chấp hành trung ương. Sau đó ông trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

9- Ông Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho đến tháng 9/2015. Tháng 10/2015, Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Ông được đại hội Đảng toàn quốc bầu vào trung ương khóa 12.

Ngày 9/4/2016, Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu 21 chức danh chủ chốt của Chính phủ và ông Long trở thành Bộ trưởng Tư pháp.

10- Ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chánh văn phòng trung ương Đảng được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Tại đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 vào tháng 10/2015, ông tái cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.

11- Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Sau đó bà được Ban Bí thư điều động, chỉ định và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017.

12- Ông Lê Quang Huy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 10/2015, ông Huy tái cử chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.

13- Ông Đặng Thế Vinh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội được luân chuyển về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Sau đó ông tái cử chức vụ này và trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14.

14- Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn. Tháng 10/2015, Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho đến nay.

15- Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn. Ông giữ chức Phó bí thư thường trực cho đến nay.

16- Ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch VCCI được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ, sau đó tái cử và giữ chức vụ này cho đến nay.

17- Bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư trung ương Đoàn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Sau đó, bà được bầu lại vào Ban chấp hành Đảng bộ, tiếp tục giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.

18- Ông Dương Văn An, Bí thư trung ương Đoàn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Sau đó, đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 bầu ông tiếp tục giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.

19- Cùng đợt luân chuyển này, có ông Lê Hồng Sơn , Thứ trưởng Bộ Tư pháp được trung ương giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Hiện ông Sơn vẫn giữ chức vụ này.

Ngoài ra, còn có một số cán bộ trung ương được luân chuyển trong đợt này được bầu làm ủy viên trung ương khóa 12 như Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ hiện là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên ; ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Nam và hiện là Bí thư Tỉnh ủy.

Thu Hằng

*****************

Luân chuyển 19 thứ trưởng, 25 cục trưởng... (Soha, 01/03/2014)

Văn phòng trung ương Đảng ngày 28.2 đã có công văn số 7314-CV/VPTW về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ gần đây.

tw2

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, công văn trên nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở trung ương nhiệm kỳ tới, kết hợp việc đào tạo, rèn luyện cán bộ với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố để luân chuyển cán bộ.

Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 người. Trong đó, 25 người giữ chức phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 2 người là ủy viên trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ.

Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 người được quy hoạch chức danh ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Công văn cũng cho hay, việc lựa chọn cán bộ luân chuyển lần này được tiến hành chặt chẽ. Ban Bí thư đã giao cho Ban Tổ chức trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy cung cấp thông tin, tài liệu, bồi dưỡng những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp cán bộ luân chuyển nhanh chóng nắm tình hình, sớm tiếp cận và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao ở các địa phương.

theo Một thế giới

*****************

Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ ? (BBC, 09/10/2017)

Một thành viên Hội đồng lý luận trung ương tại Việt Nam cho rằng có thể sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ, trong nỗ lực tinh gọn bộ máy.

tw3

Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Phát biểu của ông đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang bàn bạc làm sao tổ chức lại bộ máy chính trị.

"Chúng ta phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có cùng chức năng lại với nhau".

"Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra trung ương có thể sáp nhập với Thanh tra Chính phủ ; Ban Tổ chức trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ ; Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính", ông Quốc Dũng nói.

tw4

Vai trò Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nổi bật

Ông nói thêm : "Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng, Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian".

"Nếu không có tổ chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển".

Ông ủng hộ nhất thể hóa bộ máy chức danh giữa Đảng và Nhà nước.

"Ví như, Bí thư giữ chức Chủ tịch một địa phương ; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước".

Mới đây nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng kêu gọi "cách mạng bộ máy".

tw5

Một số 'đại án' được đem ra xử

"Như Bộ Công an, nhiều tổng cục quá, hoàn toàn có thể sắp xếp tổ chức lại. Nếu không sẽ phát sinh tầng nấc trung gian, chồng chéo", ông Phiêu nói.

Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản tuần rồi có bàn về Đề án xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

******************

Bộ Y Tế không phát hiện cán bộ tham nhũng năm nay (RFA, 09/10/2017)

Thanh tra Bộ Y tế nói rằng trong chín tháng đầu năm nay, trong bộ này không có việc tặng quà sai qui định nhân dịp lễ tết.

tham1

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - AFP

Đây là một nội dung trong báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế gửi lên Thanh tra của Chính phủ.

Tuy vậy bảng báo cáo này cũng nói là việc kê khai tài sản của Bộ này chưa có hiệu quả, vì có các đơn tố cáo, khiếu nại, nhưng chưa có ai bị kiểm tra, để kê khai thu nhập.

Trong thời gian qua đã xảy ra một vụ bê bối có liên quan đến Bộ Y tế, đó là việc Bộ này cấp phép cho một công ty là VN Pharma nhập khẩu dược phẩm thuốc trị ung thư giả vào Việt Nam, mà một người quản lý cao cấp của công ty này lại là người nhà của đương kim Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Ngành y tế cũng bị người dân than phiền vì phải gửi phong bì cho bác sĩ, hộ lý khi đưa người thân đến chữa trị tại các bệnh viện ; nhất là trong trường hợp khẩn cấp.

*****************

Không thuyên chuyển cán bộ bị kỷ luật về trung ương (RFA, 09/10/2017)

Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa đưa ra một quy định mới không cho phép các cán bộ bị kỷ luật được chuyển về trung ương.

tham2

Ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội. AFP

Qui định mang số 98-QĐ/TW được ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ký ban hành vào ngày 7 tháng 10 vừa qua.

Theo qui định này việc luân chuyển cán bộ kể từ đây sẽ được thực hiện đối với những người làm công việc quản lý và thời gian luân chuyển ít nhất là ba năm.

Qui định này cũng nêu lý do tại sao phải luân chuyển cán bộ quản lý, đó là để tránh các cán bộ quản lý cao cấp là người địa phương, cũng như không để cho họ làm việc tại một địa phương quá lâu.

Các chức vụ sẽ nằm trong việc luân chuyển cán bộ như thế bao gồm : Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các bộ đứng đầu các cơ quan thanh tra, tài chính, công an, hải quan, thuế vụi cấp tỉnh, cấp huyện.

Trường hợp gần đây nhất cán bộ bị kỷ luật đã được chuyển về trung ương là ông Đinh La Thăng, bị cách chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng Năm vừa qua và được chuyển về Ban nghiên cứu kinh tế trung ương của Đảng cộng sản.

*****************

Công An Việt Nam dừng bổ nhiệm mới tại nhiều đơn vị (RFA, 09/10/2017)

Hai năm nay ngành không an Việt Nam không tuyển thêm người từ bên ngoài.

tham3

Công an chặn đường trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm ngăn cản biểu tình chống Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở biển Đông hôm 1/1/2012. AFP

Tin này được một số đơn vị công an tiết lộ cho báo chí Việt Nam biết.

Theo các nguồn tin thì Bộ Công an Việt Nam đang nghiên cứu một đề án kéo dài trong hai năm về hiệu quả công việc liên quan đến bộ máy nhân sự.

Tin cũng cho biết là có lúc bộ máy công an tăng lên rất nhiều biên chế sau năm 2009.

Hiện nay trung ương đảng cộng sản Việt Nam đang nhóm họp tại Hà Nội, và trong chương trình nghị sự của kỳ họp lần này có bàn đến việc làm sao để bộ máy chính trị Đảng cộng sản cũng như Nhà nước Việt Nam do đảng này độc quyền lãnh đạo được gọn hơn.

Theo thống kê từ Đảng cộng sản Việt Nam, hiện nay có đến 2 triệu năm trăm ngàn người làm việc trong các cơ quan đảng cộng sản và hành chính của chính phủ, chưa kể những người trong lực lượng quân đội và công an.

*****************

Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ ? (BBC, 09/10/2017)

Một thành viên Hội đồng lý luận trung ương tại Việt Nam cho rằng có thể sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ, trong nỗ lực tinh gọn bộ máy.

3333333333333333

Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Phát biểu của ông đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang bàn bạc làm sao tổ chức lại bộ máy chính trị.

"Chúng ta phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có cùng chức năng lại với nhau".

"Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra trung ương có thể sáp nhập với Thanh tra Chính phủ ; Ban Tổ chức trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ ; Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính", ông Quốc Dũng nói.

44444444444444

Vai trò Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nổi bật

Ông nói thêm : "Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng, Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian".

"Nếu không có tổ chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển".

Ông ủng hộ nhất thể hóa bộ máy chức danh giữa Đảng và Nhà nước.

"Ví như, Bí thư giữ chức Chủ tịch một địa phương ; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước".

Mới đây nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng kêu gọi "cách mạng bộ máy".

5555555555555

Một số 'đại án' được đem ra xử

"Như Bộ Công an, nhiều tổng cục quá, hoàn toàn có thể sắp xếp tổ chức lại. Nếu không sẽ phát sinh tầng nấc trung gian, chồng chéo", ông Phiêu nói.

Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản tuần rồi có bàn về Đề án xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Published in Việt Nam

Vụ "đốt lò chống tham nhũng" của ông Trọng chỉ mới "nổi lửa" lên vài tháng, nhưng công cuộc cóp nhặt củi đã bắt đầu từ nhiều năm trước, chính xác từ lúc người ta biết tới "những giọt nước mắt" của tổng bí thư.

tutru1

Bộ tứ Mạnh, Triết, Dũng, Trọng

(từ trái sang phải : Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh)

 

tutru2

Bộ tứ Sang, Trọng, Hùng, Dũng

(từ trái sang phải : Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng)

Bây giờ không ai có thể phản biện, công cuộc "đốt lò" của ông Trọng nhằm phá bỏ thế cân bằng "tứ trụ" (Mạnh, Triết, Dũng, Trọng - Sang, Trọng, Hùng, Dũng) đã có từ Đại hội 10. Nói là "cân bằng quyền lực" nhưng thực tế là cân bằng vùng miền mà quyền lực nghiêng về thủ tướng nhiều hơn.

Nếu có theo dõi lịch sử "đổi mới" của Việt Nam, người ta không thể kết luận rằng nguyên nhân nạn tham nhũng Việt Nam đến từ một người nào đó trong "tứ trụ".

Thật vậy, Nghị quyết của đảng "sau 20 năm đổi mới" đã cho phép "đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân không giới hạn qui mô". Đây mới là nguyên nhân, là đầu mối để nạn tham nhũng bộc phát.

Kinh tế Việt Nam thời đó tăng trưởng "đột biến", như người lực sĩ được uống thuốc trợ sức. Các đảng viên cậy thế cậy quyền, tranh nhau "rút ruột" công trình nhà nước, xí nghiệp nhà nước để "dĩ công vi tư". Chính sách về "quĩ đất" phát triển phi mã, cán bộ đảng viên nhờ vào đó làm vốn phất lên. Ai cũng trở thành tỉ phú, triệu phú (đô la). Từ đó tệ nạn "mua quan bán chức" manh nha. Các chức vụ bộ trưởng, đại biểu quốc hội, chủ tịch tỉnh… đầu được niêm yết giá cả.

Trong khi cơ chế "kiểm soát quyền lực" không có. Đảng viên, tức kẻ có quyền không bị chế tài bởi bất kỳ cơ chế kiểm soát nào. Tất cả đều trở thành "cường hào đỏ".

Vì vậy ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều người than vãn đảng bây giờ như bao khoai tây mà mỗi củ khoai là một "nhóm quyền lực".

Vì vậy khi ông Trọng hô hào "đốt lò chống tham nhũng" thì được nhiều người ủng hộ.

Ai, người yêu nước nào lại không muốn chống tham nhũng ?

Bây giờ nhìn lại, tất cả đều bị ông Trọng lừa gạt.

Tham nhũng chỉ hoành hành trong giới có tiền và có quyền. Truy tìm đến nơi đến chốn thì nguyên nhân của tham nhũng là nghị quyết của đảng về "đảng viên được quyền làm giàu". Tức nguyên nhân của nạn tham nhũng là do đảng. Trách nhiệm vì vậy là trách nhiệm tập thể.

Nếu ông Trọng thật tình "diệt tham nhũng", ít ra 95% đảng viên đảng cộng sản Việt Nam phải vào tù. Giới vừa có tiền vừa có quyền là ai, nếu không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam ?

Hôm trước tôi có nói là đảng viên ai cũng ăn ốc, rốt cục mọi người chỉ bắt gia đình ông Ba X đổ vỏ là không công bằng.

Ông Trọng đã thành công vận dụng việc "đốt lò" để qui quyền lực về một mối. Phe cánh của ông X lần hồi bị "tỉa" sạch.

Những người tranh đấu cho một Việt Nam tốt đẹp hơn hầu hết đã bị ông Trọng bắt bỏ tù. Ông Trọng không còn lo ngại những chống đối "lẻ tẻ" bên ngoài xã hội nữa.

Nhưng cuộc thanh trừng rộng lớn hơn sẽ bắt đầu sau ngày 10 tháng 10, tức sau khi Hội nghị đảng 6 bế mạc. Phe ông X, hay những phe nhóm khác, có thể sẽ bị diệt vong.

Vấn đề là đảng cộng sản Việt Nam, tức là "bao khoai tây" hiện đại, có trở thành món "khoai tây tán nhuyễn", tất cả đảng viên triệu người như một hay không ?

Hỏi tức là trả lời vậy.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 09/10/2017

Published in Diễn đàn

Người ta nói cái "lò" của ông Trọng đang nóng lắm, củi ướt củi khô quăng vào cháy tuốt luốt.

lo1

Những vụ án đang được xét xử hiện nay được đặt nền tảng trên điều 165 Bộ Luật hình sự - Ảnh minh họa vụ Vinalines

Cái "lò" của ông Trọng, nhìn những vụ án đang được xét xử hiện nay, ta thấy nó được đặt nền tảng trên điều 165 Bộ Luật hình sự. Đó là "tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Lý ra, nếu lãnh đạo cộng sản thông minh, qua các kinh nghiệm "khoán mười" của ông Kim Ngọc thập niên 60 ở miền Bắc, hay vụ "xé rào" của ông Võ Văn Kiệt vào cuối thập niên 90, thì những điều luật (như điều 165 Bộ Luật hình sự) phải bị hủy bỏ.

Đến nay người dân Sài Gòn vẫn luôn nhớ ông Kiệt. Kể cả những người chống cộng. Họ xem ông là một người cộng sản, nhưng là người cộng sản "tốt". Thử xét lại, nếu áp dụng luật đứng mức, ông Kiệt và toàn thể nhân sự thành ủy Sài Gòn đã bị tử hình.

Tương ứng điều luật 165 Bộ Luật hình sự hiện hành là điều 174 Bộ Luật hình sự 1985 hay điều 12 pháp lệnh 1970.

Vụ "xé rào" của ông Kiệt (và đồng lưu, như bà Ba Thi) nguyên nhân do chính sách "ngăn sông cấm chợ" của "trung ương". Việc này đã làm cho dân Sài Gòn xém chết đói vì thiếu lương thực, là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử. Thời kỳ này dân không có gạo ăn, phải ăn bo bo, trong khi các tỉnh miền Nam thì gạo thừa mứa. Ông Kiệt xuất ngân sách thành phố cho người về miền Nam "mua gạo lậu", sau đó đưa gạo lên xe cứu thương, xe cứu lửa… chở về phân phối cho dân Sài Gòn để cứu đói.

Việc này, ông Kiệt, bà Ba Thi, phạm đủ thứ tội, trong đó tội "cố ý làm trái nguyên tắc chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa" là tội nhẹ nhứt. Quí vị này còn phạm các tội "mua bán lậu", sử dụng công xa, ngân sách thành phố… vào việc mua bán gạo lậu. Ngoài ra còn có tội phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa, phá hoại các chính sách "bỏ đói Sài Gòn" nhằm trừng phạt dân Sài Gòn của đảng.

Nghĩ lại, ông Kiệt, bà Ba Thi… nếu mấy ông bà này sống dưới thời ông Trọng thì chắc là bị tử hình.

Vụ ông Kim Ngọc cũng tương tự như vậy.

Nếu mấy ông này không "cố ý làm trái với chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế…" thì dân chết đói cả tỉnh.

Vậy thì việc làm "trái chính sách, trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế", kiểu ông Kiệt, ông Kim Ngọc… là có công hay có tội ?

Ở các nước có nền pháp luật nghiêm minh, bất kỳ hậu quả có "gây thiệt hại nghiêm trọng" hay không, khi một người phạm luật thì người này phải "trả lời" trước pháp luật.

Ở các nước "tư bản, kinh tế thị trường", không có điều luật nào tương tự như điều 165 Bộ Luật hình sự. Bởi vì kinh tế ở đây là "tự do", ai có gan thì làm giàu, không có rào cản luật lệ theo kiểu "nhà nước quản lý kinh tế".

Chỉ có ở các xứ "cộng hòa chuối" mới có vụ trừng phạt những người làm "trái chính sách, trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", trong khi người làm trái nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì "huề".

(Nhưng từ khi có vụ khủng hoảng subprime, để tránh các ngân hàng đầu tư "chồng chéo", hay đầu tư liều lĩnh vào địa ốc, chứng khoáng… bị rủi ro phá sản tạo gánh nặng cho dân chúng, một số luật lệ được các nước phát triển đặt ra (cho các ngân hàng) nhằm hạn chế bớt sự mạo hiểm quá lố của các nhân viên).

Xét lại, nguyên nhân sâu xa làm cho các "nắm đấm thép" của Việt Nam thất bại là lãnh đạo Việt Nam thời đó quá tin tưởng vào mô hình kinh tế của Mỹ, của Alan Greenspan. Lãnh đạo Việt Nam thời đó cóp py y chang mô hình này. Nhà nước đổ tiền vô tội vạ cho các "nhà đầu tư", mà thực ra là những tay cờ gian bạc bịp. Giá địa ốc được thổi phồng. Các lãnh đạo có tầm nhìn ngắn, "ham làm giàu tắt", thay vì tập trung nguồn lực để phát triển (như kỹ nghệ đóng tàu, hệ thống tàu bè viễn duyên, kỹ nghệ hóa chất, kỹ nghệ thép…), thì lại đầu tư chồng chéo vào địa ốc, vào "nợ xấu" v.v.

Xui một cái, mô hình Greenspan phá sản, những "quả đấm thép" của Việt Nam trở thành "tai họa", trở thành những cục nợ trăm ngàn tỉ đồng bắt nhân dân Việt Nam phải trả.

Không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết các ngân hàng của các nước trên thế giới đều bị "lãnh búa" lây.

Hên cho ông Greenspan là ở Mỹ không có vụ "làm trái qui định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng". Chớ không ông này cũng lãnh án tử hình, như Nguyễn Xuân Sơn, hay tệ lắm là chung thân, như Hà Văn Thắm.

Theo tôi, những người lãnh đạo Việt Nam chủ trương những "quả đấm thép" chắc chắn là không có ý muốn Việt Nam bị thất bại thê thảm như vậy. Đây là một "mô hình" đã được chứng minh là "thành công", như ở Nam Hàn (với các Cheabol).

lo2

Những thanh củi này đang chờ ngày đưa vào lò đốt. Ảnh minh họa 

Nguyên nhân thất bại là cả hệ thống, tức là cả đảng cộng sản Việt Nam, nhân sự tồi tàn dốt nát, một tập đoàn dối trá xài bằng cấp giả, toàn là những con sâu ăn của dân không từ một thứ gì. Dĩ nhiên cùng với mô hình nhà nước không giống ai, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự lực sĩ điền kinh chạy đua Olympic mà cột cục chì 20 ký vào chân.

Vấn đề là ông Trọng xây dựng cái lò bằng điều 165 Bộ Luật hình sự. Việc này chắc chắn làm chùn chân tư bản thế giới.

Cho dù ông Phúc có giới thiệu "chính phủ kiến tạo" ráo nước miếng thì cũng vô ích. Không ai mạo hiểm đầu tư vào một môi trường kinh tế mà trong đó sơ sẩy một chút, lỡ "gây thiệt hại nghiêm trọng" là bị tử hình.

Theo tôi, nếu phải đốt lò thì quăng tất cả đảng viên đảng cộng sản Việt Nam vô lò, kể cả ông Trọng. Tôi sẵn sàng ngồi chụm củi liên tục 36 ngày. Đây mới là việc cần làm để Việt Nam cất cánh.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 30/09/2017

Published in Diễn đàn

Bị cáo buộc "biển thủ công quỹ", tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte ngày 30/09/2017 thông báo không hợp tác với các cơ quan điều tra, đồng thời khẳng định không chịu trách nhiệm trước cơ quan này.

duterte1

Người biểu tình đốt hình nộm tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Manille, 21/09/2017Reuters

Trong một phát biểu nặng lời, xỉ vả, tổng thống Rodrigo Duterte giận dữ chỉ trích cơ quan điều tra chống tham nhũng là "vô tích sự", những lời cáo buộc là những lời "dối trá", các bằng chứng đưa ra là "tạo dựng", và các nhà điều tra là những kẻ "nói dối như Cuội"…

Tổng thống Philippines đã có thái độ như trên là do hồi tuần trước cơ quan chống tham nhũng thông báo điều tra về những cáo buộc cho rằng ông Duterte cất giấu nhiều tài khoản ngân hàng trị giá ước tính hàng triệu đô la.

Tuy nhiên, phản ứng trên của tổng thống Philippines đã trái ngược hoàn toàn với thông cáo trước đó. Phát ngôn viên phủ tổng thống khẳng định ông Duterte sẽ tuân thủ và tin tưởng vào sự công minh của cơ quan điều tra.

Cuộc điều tra được mở ra theo đơn kiện của nghị sĩ đối lập, Antonio Trillanes, cáo buộc tổng thống Philippines đã biển thủ công quỹ trong suốt hai thập niên làm thị trưởng thành phố Davao, một thành phố lớn ở phía nam Philippines.

AFP nhắc lại ông Rodrigo Duterte, 72 tuổi, được bầu làm tổng thống vào năm 2016 dựa trên một chương trình chống buôn ma túy và tham nhũng triệt để.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á
mercredi, 27 septembre 2017 07:30

Đảng suy tàn - lãnh đạo tan hoang

Theo dõi tình hình Việt Nam từ bên ngoài thấy lạ tại sao người dân chưa vùng lên lật đổ chế độ mà cứ để cho lãnh đạo tự do chia chác quyền lực và làm giàu trên mồ hôi nước mắt của mình.

dang0

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã, đang đôn đốc chỉ đạo, xử lý nghiêm các vụ tham nhũng nổi cộm.

Có phải vì nhóm cầm quyền đã có Trung Quốc chống lưng nên người dân phát rét, hay biết chưa có lực lượng nên buông xuôi chờ thời ?

Hoặc là vì cả Quân đội lẫn Công an đều nằm trong tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nên không ai dám ngo ngoe, hay cứ đế cho đảng tự chết chìm vì nước lụt đã đến chân ?

Dù trong tình huống nào thì ở Việt Nam ai cũng thấy đảng cầm quyền đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đến bờ vực thẳm, từ sau Hội nghị trung ương IX thời Nông Đức Mạnh, năm 2001. Trận hồng thủy tham nhũng đã ngập đầu từ cá nhân sang tập thể, từ tổ chức đến tập đoàn, và từ các tổ riêng lẻ thành "lợi ích nhóm" để phanh thây xé thịt đất nước.

Nhóm chữ "tình hình vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp" để chỉ tham nhũng đã biến thành câu kinh nhật tụng của Thanh tra chính phủ và Ủy ban kiểm tra trung ương đảng. Nhưng vì cứ phải nghe mãi như điệp khúc ve sầu nên dân mỏi tai, đành phải sống chung với nó như bệnh dịch gia truyền chưa có thuốc chữa.

Trong khi ấy thì lưỡi gươm Trung Quốc đã kề vào cổ 5 đời Tổng bí thư đảng từ thời Nguyễn Văn Linh (khóa VI, 1986), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (2 khóa IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (từ khóa XI).

Bằng chứng qụy lụy, nhượng bộ và dâng hiến tài sản tổ tiên cho Trung Quốc đã được chứng minh ở Hoàng Sa, Trường Sa, Bauxite Tây Nguyên, các vị trí chiến lược trong vụ cho thuê đất rừng, bến cảng khắp lãnh thổ, và gần nhất là Dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Con ông cháu cha

Nhưng khi cúi đầu trước ngoại bang Tầu để vinh thân phì gia và tham nhũng tiền bạc và tài sản, con đẻ của tham nhũng quyền lực, thì nạn con ông cháu cha, hay còn được gọi mánh mung là "hạt giống đỏ", được đưa vào các chỗ béo bở cũng bung ra hoành hành trong hệ thống cai trị của đảng, nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Không ai trong đảng dám chất vấn, nếu muốn chỗ ngồi vẫn còn đóng cọc. Nhưng đến khi xẩy ra vụ Nguyễn Xuân Anh, sinh ngày 01/01/1976, Bí thư thành ủy Đà Nẵng bị phát giác có nhiều lươn lẹo về bằng cấp và mánh mung tham nhũng thì tổ ong "hạt giống đỏ" vỡ ra. Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa Đảng X (2006-2011), Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam , Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003-2011).

Sau đó, mọi con mắt lại dồn vào Nông Quốc Tuấn, Ủy viên trung ương đảng, sinh năm 1963, con nguyên Tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh. Tuấn chưa bị sờ gáy, từng là Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang và hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.

Kế đến là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Ủy viên  trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Nghị là con trai trưởng của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng bị gọi là Đồng chí X bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi thoát bị kỷ luật bởi Trung ương Đảng vì bị quy trách nhiệm trong vụ thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ của Công ty tầu biển Vinashin và Vinalines.

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn còn có người con trai út là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1988, hiện là Ủy viên trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngoài ra con gái ông Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và chồng là (Việt kiều) Nguyễn Bảo Hoàng cũng có nhiều vốn đầu tư và cổ phần trong nhiếu cơ sở thương mại và tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc tài sản của họ không được tiết lộ.

Nguyễn Tấn Dũng, một thời từng được coi là đối thủ chính trị của cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã giữ chức vụ Thủ tướng trong 9 năm 284 ngày, từ 2006 đến 2016.

Họp hành - biến chất

Những việc này đang phơi ra giữa ban ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 6, đang được chuẩn bị diễn ra trong thượng tuần tháng 10 (2017).

Nhưng nếu mục tiêu của Hội nghị chỉ tập trung vào bàn chuyện "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" thì làm sao mà đẩy lùi được qủa tạ ngàn cân tham nhũng quyền lực và tiền bạcđang nằm chình ình trước cửa Hội trường Trung ương đảng  ?

Tại Đại hội XII tháng 1/2016, báo cáo chính trị của đảng đã than : "Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ".

Nhưng sau đó, điều được gọi là cải tổ hành chính, thực ra chỉ đề "hành dân là chính". Trong khi bộ máy biên chế của nhà nước, nói là phải cắt giảm thì lại cứ phình to thêm khiến số nhân viên nhà nước thặng dư chả biết làm gì nên cứ sáng vác ô đi, chiều vác về và giữa trưa thì gọi nhau đi nhậu bia ôm để mánh mung, chạy mối.

Vì vậy, sau hai Hội nghị xây dựng và chỉnh đốn đảng từ Đảng XI qua Đảng XII (2012-2016), tham nhũng vẫn ung dung run đùi cười vào mũi đảng. Trong khi cán bộ, đảng viên thì cừ tìm đường "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" để kiếm ăn và làm giầu, bỏ mặc Bác Trọng kêu gào đỏ cả gân cổ câu thần chú "tuyệt đối trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Bằng chứng nguy cơ lãnh đạo Việt Nam đang đưa dân tộc và tổ quốc vào vòng lệ thuộc phương Bắc và phá nát đất nước đã được nguyên Thiếu tướng cộng sản Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên trong ý kiến nói về quyết định "dứt bỏ mọi liên hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng" của Giáo sư Tương Lai hôm 2/9/2017.

Theo nguyên Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã cho rằng :

"Đảng Cộng sản Việt Nam nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được ! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất :

- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được ! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì !

- Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi Đảng Lao Động Việt Nam trước đây nữa!

- Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

Tướng Vĩnh, một người được kính trọng trong hàng ngũ các đảng viên kỳ cựu nói thêm :

"Quyết định của anh Tương Lai chắc chắn sẽ gợi mở cho nhiều đảng viên lão thành cũng như rất nhiều đảng viên chân chính khác muốn có những hành động thiết thực, có ý nghĩa nhằm thúc đảy cuộc đấu tranh ngăn chặn những sai lầm nguy hiểm đang dẫn dắt Đảng Cộng sản Việt Nam đến bên bờ vực thẳm sụp đổ".

Cán bộ và cán ngố

Trong khi đó, ông Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã nói với báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/09/17 :

"Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động… Trường hợp nhiều lãnh đạo bị kỷ luật nặng thời gian qua vì một thời gian dài Đảng đã buông lỏng công tác cán bộ".

Ông Mão nói thêm : "Tôi cho rằng công tác cán bộ từ đổi mới đến nay, đặc biệt trong vòng 10 – 15 năm có quá nhiều vấn đề như :

- Công tác rèn luyện, tu dưỡng, phê bình và tự phê bình lâu nay bị xem nhẹ. Mặc dù công tác phê bình và tự phê bình được tiến hành thường xuyên nhưng lâu nay đã trở nên hình thức hóa, hành chính hóa đến mức làm cho lấy lệ, làm đủ thủ tục để đối phó.

- Hiện tượng phổ biến là phê bình kiểm điểm trở thành việc làm mang tính tình cảm đồng chí nhẹ nhàng, động viên nhau, thâm chí vuốt ve, tâng bốc vì nể nang nhau.

- Hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi, ngay cả các chi bộ của các cơ quan đầu não.

Vấn đề này không phải đảng viên không biết, lãnh đạo Đảng các cấp không biết mà đáng tiếc là từ cán bộ trung ương đến cán bộ cấp cơ sở đều biết nhưng xem chuyện đó là bình thường. Đấy là vấn đề rất nguy hiểm".

Ông Mão kết luận :

"Nói cho đúng, không có việc sai trái của cơ chế thị trường mà cái sai ở đây là không hiểu hết bản chất của cơ chế thị trường nên đã bị mặt trái của cơ chế này chi phối. Chính vì thế đã xảy ra tình trạng "thị trường hóa công tác cán bộ". Đây là điều đáng báo động và rất nguy hiểm.

Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động".

Cuối cùng, Giáo sư Tương Lai nhận xét về tình trạng tham nhũng hiện nay ở Việt Nam đã viết trong "Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14", phổ biến ngày 25/9/2016 rằng :

"Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng,thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi".

Như vậy thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy tàn và lãnh đạo tan hoang chưa, hay họ vẫn tin là mình còn vững trong vòng tay kẻ đặc thù Trung Quốc  ?

Phạm Trần

(27/09/2017)

Published in Diễn đàn