Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 28 janvier 2018 14:13

Vấn đề chống tham nhũng hiện nay

Trong thời gian gần một năm trở lại đây, vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đề tài được cả nước quan tâm. Một loạt lãnh đạo các ngân hàng bị bắt và đưa ra xét xử. Các quan chức cũng nhiều người bị bắt và bị kết án.

chong1

Chống tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đề tài được cả nước quan tâm

Đỉnh điểm của cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam là việc bắt giam và xét xử ông Đinh La Thăng, người từng có chức vụ cao nhất là ủy viên bộ chính trị. Điều này mới nhìn qua thì có thể nghĩ việc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam là quyết liệt, mạnh mẽ và không có vùng cấm nào. Tất nhiên, dàn đồng ca của báo chí chính thống không bỏ lỡ cơ hội tung hô sự thành công của công cuộc chống tham nhũng, sự nghiêm minh của pháp luật và chế độ.

Đối với một luồng ý kiến khác, cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra đơn thuần chỉ là sự thanh trừng phe phái của những người có quyền lực nhất trong chế độ. Trong phạm vi nào đó, luồng ý kiến này có thể hợp lý, nhưng xét bối cảnh chung, vấn đề không hoàn toàn như vậy.

I. Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam

 Có thể khái quát, ở Việt Nam, tham nhũng là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, bất cứ ở đâu, bất cứ ngành nghề nào, cấp nào, lĩnh vực nào và hoàn cảnh nào cũng đều có tham nhũng. Khi đã nói tham nhũng là phương thức tự tồn tại có nghĩa là nếu ai ở vị trí có điều kiện mà không tham nhũng, thì người đó tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, hay ra khỏi công việc, vị trí đang đảm nhiệm. Vấn đề này, bất cứ ai có lương tâm, và một chút hiểu biết đều phải công nhận như vậy.

 Về mức độ của tham nhũng, tức là tỷ lệ phần trăm số tiền bị tham nhũng, thất thoát trong các dự án, tùy ngành nghề và lĩnh vực, nhưng tỷ lệ thông thường là từ 70-75% giá trị dự án. Số tiền thực chi trong các dự án chỉ là 25-30%. Tính chất nghiêm trọng của tham nhũng còn thể hiện ở những lĩnh vực nhân đạo của con người, đó là ngành y, nghề thầy thuốc. Chúng ta hình dung người bệnh nhân cần đút lót cho y, bác sĩ để họ tiêm không bị đau thì không còn một từ ngữ nào để diễn tả thảm trạng tham nhũng của đất nước. Guồng quay tham nhũng diễn ra mọi nơi, mọi lúc trong toàn xã hội.

Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam. Tham nhũng ở Việt Nam hầu như ai cũng hiểu, đó chính là do cơ chế, thể chế chính trị độc tài toàn trị cộng sản gây ra, và đó chính là bản chất của chế độ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích đầy đủ để hiểu được thể chế chính trị đã gây ra tình trạng tham nhũng như thế nào, từ đó mới có thể nhận định được kết quả của công cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Động cơ tham nhũng : Khác với các quốc gia dân chủ, nơi động cơ của chủ thể tham nhũng thường là lòng tham bất chợt nổi lên,hay một tình huống đột xuất về tài chính dẫn dắt tới hành vi tham nhũng. Ở Việt Nam, động cơ tham nhũng tiềm ẩn ở tất cả các cán bộ, công nhân viên chức, quan chức trong toàn hệ thống. Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất, mức lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, quan chức không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do cấu trúc của chế độ độc tài toàn trị cộng sản, có hai hệ thống đảng và nhà nước song hành cùng với các hội, đoàn nhằm kiểm soát dân chúng mà số lượng người hưởng lương, phụ cấp của ngân sách là con số khổng lồ, ít nhất 15-20 triệu người. Với số lượng lớn như vậy, lương và thu nhập của các thành viên trong hệ thống không đủ sống là điều đương nhiên. Thứ hai, việc mua suất biên chế, mua quan, bán tước là phổ biến và được coi như một khoản đầu tư. Do đó, khi có vị trí, tất cả đều phải tìm cách tham nhũng để thu hồi số tiền đã bỏ ra cho việc chạy biên chế, chạy chức, chạy quyền. Đây vừa là động cơ tham nhũng vừa là hậu quả của một loại hình tham nhũng, đó là tham nhũng quyền lực.

Như vậy, đối với tất cả các thành viên trong hệ thống của bộ máy đảng và nhà nước, động cơ tham nhũng là tiềm ẩn, sẵn sàng khi có bất cứ cơ hội nào để duy trì cuộc sống và trang trải những khoản đầu tư cho vị thế, công việc của mình cũng như có một cuộc sống sung sướng, hưởng thụ.

- Môi trường và nguồn gốc tham nhũng : Tuy có sẵn động cơ tham nhũng, nhưng trong môi trường có sự trung thực, công khai, minh bạch cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng nếu có xảy ra tham nhũng thì đó cũng là những sự việc đơn lẻ, số ít. Ở Việt Nam nói riêng và các chế độ cộng sản nói chung không có được môi trường như vậy. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân về cơ chế, đó là có một tổ chức, một lực lượng và một hệ thống đứng ngoài và đứng trên pháp luật mà không phải chịu bất kỳ một sự giám sát, kiểm soát và đối trọng quyền lực nào. Tổ chức và lực lượng đó chính là đảng cộng sản. Việc đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước và nhân dân mà không có một đối trọng quyền lực nào, không chịu sự giám sát và không phải chịu một trách nhiệm nào chính là cội nguồn của tội ác và tham nhũng. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới tha hóa tuyệt đối, biểu hiện của tha hóa đó chính là trục lợi từ quyền lực, chính là tham nhũng. Chúng ta hình dung, với động cơ tham nhũng tiềm ẩn trong tất cả mọi cá nhân, thành viên của hệ thống chỉ chờ cơ hội và điều kiện để tham nhũng trong một môi trường có một tổ chức chi phối, quyết định cả lập pháp, hành pháp và tư pháp thì bản chất của chế độ chính là một chế độ tham nhũng nhũng. Và đương nhiên, xuất phát điểm và bao trùm lên tất cả, đó là tham nhũng quyền lực, tức là kiếm lợi từ việc sắp xếp các vị trí và vận hành của bộ máy.

II. Chủ thể và mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng 

 Hậu quả của hệ thống độc tài toàn trị, và hậu quả trực tiếp của quốc nạn tham nhũng là sự cạn kiệt nguồn lực và sự phá sản hoàn toàn của nền kinh tế. Với mức nợ tổng thể gấp 3 lần GDP tương đương hơn 600 tỷ đô la, sự thua lỗ của tất cả các tập đoàn kinh tế nhà nước chính là biểu hiện của sự phá sản nền kinh tế. Ở đây chúng ta cần hiểu một vấn đề quan trọng. Một thực thể là nền kinh tế của một nước, sự phá sản không chỉ là việc giải thể hoặc ngừng lại của các ngành sản xuất, mà sự phá sản còn thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế, với những số nợ ngày càng tăng và hoàn toàn không có khả năng trả được nợ. Mới chỉ cách đây ba năm, số nợ của nền kinh tế chỉ ước tính gấp đôi GDP, nhưng nay số nợ đã tương đương với con số nêu trên, tức là gấp ba lần GDP.

Một hậu quả nặng nề của quốc nạn tham nhũng là việc hủy diệt nền kinh tế bởi vì chi phí cho các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh quá cao. Một trong các ví dụ là các sản phẩm nông nghiệp giá trị thấp, nhưng khi cộng giá cước vận tải, bao gồm cả thuế phí và tiền mãi lộ, đã đẩy giá lên rất cao khi đến tay người tiêu dùng. Điều này dẫn tới tình trạng giá nông phẩm tại nơi sản xuất đã bị ép xuống mức cùng cực, người nông dân hầu như không còn lãi, thậm chí công lao động cũng vô cùng rẻ mạt. Trong khi người tiêu dùng lại phải mua nông sản với giá rất cao. Như vậy, tham nhũng vừa làm cạn kiệt nguồn lực, lại vừa hủy diệt nền kinh tế.

Đứng trước quốc nạn tham nhũng, đảng cộng sản cũng đã hiểu ra vấn đề, nếu để kéo dài tình trạng tham nhũng thì chế độ sẽ sụp đổ. Bởi vì ngoài việc cạn kiệt nguồn lực và sự tan hoang của nền kinh tế thì sự bất mãn của người dân với vấn nạn tham nhũng cũng là một yếu tố cần được tính đến. Chính vì vậy, mặc dù không muốn, nhưng đảng cộng sản vẫn phải thực hiện công cuộc chống tham nhũng một cách quyết liệt (tất nhiên là theo cách nghĩ về "quyết liệt" của đảng).

Quan điểm cho rằng, công cuộc chống tham nhũng hiện nay đơn thuần chỉ là thanh trừng phe phái trong đảng không hoàn toàn đúng, mặc dù có lý. Đây là chủ trương lớn của đảng, nhận được sự đồng thuận của phần lớn đảng viên, bởi vì về khía cạnh lo-gic và hình thức, không ai không nhận ra nguy cơ của quốc nạn tham nhũng, và cũng không ai không đồng ý với chủ trương tốt đẹp như vậy của đảng. Vấn đề bên trong, theo truyền thống, khi đảng cộng sản cảm thấy bị đặt vào tình thế hiểm nghèo (ở đây là sự tồn vong của chế độ do tham nhũng) thì chính nó sẽ xử lý ngay trong nội bộ để duy trì sự tồn tại của chế độ và quyền lực tuyệt đối của mình. Điều này lý giải cho việc, ai cũng thấy rằng, chống tham nhũng là "ta đánh ta" nhưng sự việc vẫn xảy ra thực sự. Còn vấn đề thanh trừng phe phái cũng rất dễ hiểu. Mặc dù công cuộc chống tham nhũng được phát động bởi toàn đảng, nhưng người và phe nhóm có quyền lực nhất đương nhiên phải nhắm vào những đối thủ của mình. Công cuộc chống tham nhũng vì thế cũng đồng thời là việc triệt hạ đối thủ, nâng cao uy tín và vị thế của mình, và trục lợi trong chính quá trình này. Đây là lý do khiến nhiều người đánh đồng cuộc chiến chống tham nhũng với việc thanh trừng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản.

Đảng cộng sản thực hiện công cuộc chống tham nhũng với ít nhất ba mục tiêu. Thứ nhất, ngăn chặn phần nào quốc nạn tham nhũng. Đây là mục tiêu mà đảng đặt ra, còn trong thực tế, một guồng máy hoạt động với động cơ tham nhũng sẵn có đã tồn tại và kéo dài mấy chục năm, có liên quan, liên đới tới tất cả các bộ phận trong những mục tiêu tham nhũng, vấn đề có thực hiện được và thực hiện đến đâu lại là chuyện khác. Thứ hai, thu hồi một phần tài sản của các quan chức tham nhũng, vụ án tham những để phục vụ duy trì sự tồn tại của chế độ. Thứ ba, lấy lại được phần nào niềm tin của người dân thông qua công cuộc chống tham nhũng.

III. Những kết cục được báo trước

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, công cuộc chống tham nhũng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tạo ra cơ chế phòng, tránh tham nhũng. Việc đầu tiên là vấn đề đối trọng quyền lực từ các đảng phái trong nền chính trị. Đối trọng quyền lực vừa là yêu cầu về đa nguyên, đa đảng cho thể chế dân chủ, vừa là vũ khí để chống tham nhũng hiệu quả. Khi đảng cầm quyền có các đảng viên tham nhũng, đảng đối lập sẽ tận tâm, tận lực để điều tra nhằm kết tội đảng cầm quyền và thông qua bầu cử để loại bỏ đảng cầm quyền, giành thắng lợi. Vấn đề tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước cũng là cơ chế cũng là cơ chế để ngăn chặn việc lạm quyền. Ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập và giám sát, kiềm chế lẫn nhau là cơ chế quan trọng phòng chống tham nhũng. Ngôn luận, báo chí tự do cũng là một định chế vô cùng quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng… tóm lại, bản thân thể chế dân chủ đã là một cơ chế tự thân để phòng và chống tham nhũng.

Khi một quốc gia chưa hội đủ các điều kiện để thể chế dân chủ vận hành thông suốt và lành mạnh, dẫn tới vấn đề tham nhũng nghiêm trọng, thì việc chống tham nhũng bao giờ cũng cần những yêu cầu quan trọng sau.

- Một cơ quan quyền lực, độc lập với tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc đối với cơ quan chống tham nhũng. Độc lập ở đây có nghĩa là độc lập về hoạt động, không bị chi phối và ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan nào. Quyền lực của cơ quan này cũng là tuyệt đối, có thể thâm nhập, yêu cầu cung cấp thông tin, điều tra bất kể cá nhân, cơ quan và cấp độ nào. Một sự giới hạn về quyền lực của cơ quan này cũng đều đồng nghĩa với việc chống tham nhũng nửa vời.

- Những người trong cơ quan chống tham nhũng phải là những người trong sạch, gương mẫu. Quan chức và cán bộ của cơ quan chống tham nhũng không thể là những người không trong sạch khi bản thân công việc đòi hỏi người thực thi phải có tính biểu tượng, gương mẫu. Nếu người trong cơ quan chống tham nhũng mà có tỳ vết, cũng tham nhũng thì điều đầu tiên sẽ không có uy tín để làm công việc đặc trưng đó. Sau nữa, các đối tượng tham nhũng sẽ tấn công vào các tỳ vết của người thực thi chống tham nhũng để đổi chắc,hoặc làm mất uy tín và chính nghĩa của cơ quan chống tham nhũng, dẫn tới việc vô hiệu hóa hoạt động của cơ quan này.

- Sự tham gia của người dân và việc bảo vê nguồn tin, nhân chứng. Sự tham gia của người dân có nhiều góc độ và khía cạnh. Có thể là cung cấp thông tin, có thể làm nhân chứng, hoặc hỗ trợ giúp đỡ cơ quan chống tham nhũng trong việc tiếp cận mục tiêu, đối tượng điều tra, v.v. Ngoài việc đãi ngộ, hoặc thưởng cho những những người có công, thì vấn đề bảo vệ nguồn tin, bảo vệ nhân chứng phải được đặt lên hàng đầu. Người dân chỉ có thể tham gia góp sức khi cảm thấy an toàn và được bảo vệ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, thì vẫn còn những vấn đề nữa góp phần quyết định của công cuộc chống tham nhũng. Đó là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng đó không phải là những yếu tố có tính chất trực tiếp và cụ thể

Đối với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, để giải quyết được triệt để cần phải giải quyết cái gốc của vấn đề, tức là tiêu diệt động cơ và cơ chế gây ra tham nhũng. Như đã nói ở trên, động cơ của tham nhũng tiềm ẩn trong tất cả mọi cá nhân, thành viên của hệ thống do mức lương quá thấp vì số lượng người quá lớn bám vào ngân sách. Việc thu hẹp phạm vi và giảm bớt số người của hệ thống là yêu cầu tiên quyết. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi cấu trúc của hệ thống độc tài đảng trị hiện nay. Tương tự như vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng một tổ chức, hệ thống, lực lượng đứng trên và đứng ngoài pháp luật nhưng chi phối toàn diện và triệt để đời sống của người dân. Cần đặt đảng cộng sản bên dưới và bên trong nhà nước. Pháp luật, hiến pháp cần được thượng tôn. Và để làm được điều này không có gì đơn giản hơn là cho các tổ chức, đảng phái chính trị xuất hiện và tồn tại làm đối trọng và đối lập với đảng cộng sản.

Nói một cách đơn giản và ngắn gọn, dân chủ hóa đất nước chính là điều kiện và yêu cầu số một trong việc giải quyết vấn nạn tham nhũng. Đó là giải pháp độc nhất vô nhị nếu thực sự mong muốn chống tham nhũng hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, không còn một giải pháp nào có thể thay thế được giải pháp dân chủ hóa đất nước.

Về công cuộc chống tham nhũng hiện nay của đảng cộng sản. Như đã phân tích ở trên, không phải giải pháp dân chủ hóa đất nước cũng đồng nghĩa với không giải quyết được gốc rễ, cội nguồn của tham nhũng. Như vậy, tất cả các giải pháp hiện nay của đảng cộng sản thực sự chỉ là "phủi bụi" cho tham nhũng, chỉ là ví dụ để người dân thấy, đảng cộng sản có quyết tâm giải quyết vấn nạn tham nhũng mà thôi. Chính vì cảm nhận được công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản không thực sự giải quyết được vấn đề nên bản thân hệ thống cũng không tham gia một cách tích cực, nhiêt tình. Mặt khác, tất cả đều tham nhũng, đều nhúng chàm thì thực hiện việc chống tham nhũng bằng cách nào ? Để diễn giải sự thiếu hiệu quả, sự bất lực của công cuộc chống tham nhũng hiện nay, chúng ta đối chiếu với yêu cầu, điều kiện thông thường của một cuộc chiến chống tham nhũng đã nêu ở phần trên.

+ Một cơ quan quyền lực, độc lập với tất cả các cơ quan khác trong hệ thống. Đây là điều không tưởng trong cơ chế độc tài toàn trị. Với cơ chế này, nếu không phải là đảng viên thì không bao giờ được giao trọng trách. Nhưng khi được giao trọng trách lại phải bảo đảm tuân thủ và chịu sự chi phối của đảng cộng sản. Ở đây chúng ta đụng ngay phải nguyên nhân cốt lõi của tham nhũng, một cơ quan có quyền lực tuyệt đối, đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Như vậy, điều kiện đầu tiên không được bảo đảm, thất bại được báo trước.

+ Những người trong cơ quan chống tham nhũng, thực thi việc chống tham nhũng phải là những người trong sạch, gương mẫu. Có lẽ, nếu được đọc những dòng này, bản thân những người đang chống tham nhũng ở Việt Nam cũng phải phì cười. Họ cười cũng là hợp lý, bởi vì với cơ chế này, thể chế này mấy chục năm nay bất cứ ai có điều kiện và cơ hội đều tham nhũng hết, và nó đã trở thành guồng máy vận hành trơn tru mọi nơi, mọi lúc. Điều kiện thứ hai như vậy cũng là ảo tưởng, vô vọng.

+ Vấn đề huy động người dân tham gia và việc bảo vệ nguồn tin, nhân chứng. Trước hết người dân Việt Nam, những người hàng ngày, hàng giờ chịu sự cai trị của đảng cộng sản đều hiểu rõ bản chất chế độ. Cứ cho là một số chưa hiểu bản chất chế độ hiện nay muốn đươc tham gia vào công cuộc chống tham nhũng thì đó cũng là việc bất khả thi. Trong chống tham nhũng, tự do ngôn luận, tự do báo chí có tầm quan trọng rất lớn, nhưng ở Việt Nam hiện nay, đó là các quyền đang phải đấu tranh để có được. Trong thực tế, bởi vì không có cơ quan quyền lực độc lập chống tham nhũng thì không thể bảo vệ được nguồn tin và nhân chứng. Bởi vậy, những người có tâm, có nhiệt huyết đứng lên chống tham nhũng, góp phần chống tham nhũng đều chịu hậu quả khốc liệt từ đòn thù của các cơ quan, quan chức tham nhũng. Đây là hiện tượng phổ biến hiện nay, và điều này đã gần như hủy hoại hoàn toàn mong muốn người dân tham gia vào công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản.

Tóm lại, công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam không đi vào thực chất, không giải quyết gốc rễ, cội nguồn của quốc nạn tham nhũng đã được biết trước về mặt kết cục. Khi tất cả đều cảm nhận được sự bất lực trong việc chống tham nhũng thì công cuộc này cuối cùng chỉ còn lại tác dụng của việc thanh trừng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Thanh trừng phe phái, tranh giành quyền lực, lợi ích trong giai đoạn cạn kiệt nguồn lực, dồn nén xã hội hiện nay là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình tự sụp đổ của chế độ độc tài toàn trị cộng sản./.

Hà Nội, ngày 28/01/2018

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 28/01/2018 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 25 janvier 2018 17:14

Điểm báo Pháp - Xử Đinh La Thăng

Xử Đinh La Thăng : Chống tham nhũng ở Việt Nam nhuốm màu chính trị

Liên quan đến Việt Nam, Le Monde số đề ngày hôm nay, 25/01/2018, có bài viết mang tựa đề "Chiến dịch chống tham nhũng nhuốm màu sắc chính trị", với việc hai quan chức cao cấp bị lãnh những bản án tù nặng nề.

dlt1

Ông Đinh La Thăng lúc còn là bộ trưởng Giao Thông Vận Tải. (Ảnh chụp trong một buổi lễ tại Hà Nội, ngày 02/07/2015) Reuters

Chiến dịch chống tham nhũng dữ dội được giới lãnh đạo Việt Nam tung ra từ nhiều tháng qua, vừa làm rơi rụng thêm hai nhân vật, và không hề là loại tép riu. Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ chính trị, cựu chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam, hôm thứ Hai 22/1 đã bị tuyên án 13 năm tù giam. Còn ông Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo một công ty con của PetroVietnam, được cho là đã bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức năm 2017, bị lãnh án chung thân.

Trịnh Xuân Thanh đào thoát sang Đức năm 2016 để trốn tránh tư pháp, sau khi bị tước chức vụ đại biểu quốc hội. Vụ bắt cóc ông Thanh tại một công viên ở thủ đô nước Đức đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Hà Nội và Berlin. Hai bị cáo, ra tòa từ hai tuần qua cùng với 20 quan chức khác, với cáo buộc "cố ý làm trái" và tham ô công quỹ, được ước tính trên 4 triệu euro.

Vai vế của hai bị cáo chính khiến người ta nghĩ rằng phiên tòa ở Hà Nội mang màu sắc chính trị, dù diễn ra trong khuôn khổ một chiến dịch nhằm chống lại nạn dịch đang hoành hành tại một trong những nước tham nhũng nhất Đông Nam Á.

Ông Đinh La Thăng, ngoài chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, còn là cựu bộ trưởng giao thông, cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tức Sài Gòn cũ, thủ đô kinh tế của cả nước. Ông Thăng còn là một trong những người thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một "người chủ trương tự do" thân phương Tây, nạn nhân của một cuộc "thanh trừng" trong Đại hội Đảng năm 2016 theo Le Monde.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cựu bộ trưởng công an, đã đòi hỏi những vụ liên quan đến "các hoạt động kinh tế và tham nhũng" phải được xử lý đích đáng. "Các bản án chủ yếu nhằm chứng tỏ với công chúng là chính quyền rất nghiêm túc trong việc tấn công vào nạn tham nhũng ở cấp độ cáo". 

Hồi tháng 9/2017, chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer đã nhận xét như trên sau khi Nguyễn Xuân Sơn, một cựu lãnh đạo khác của PetroVietnam bị kết án tử hình. Ông Thayer tuy vậy tỏ ra nghi hoặc về tác động thực sự của các bản án, khi mà tham nhũng "là hậu quả của một hệ thống quản lý kém và thiếu vắng tư pháp độc lập".

Đối với nhà chính trị học Jonathan London, chiến dịch chống tham nhũng là "phương cách tốt để cảnh cáo" các địch thủ của ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay, vốn thường bị xâu xé bởi đấu đá nội bộ. Theo ông London, chiến dịch này gợi nhớ đến chương trình "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình, nhằm thanh trừng "những người chống đối thực sự hoặc tiềm năng…".

Nate Fischler trên trang web Asia Times nhận định : "Xét đến chức vụ cao của ông Đinh La Thăng, vụ kết án ông thật đáng ngạc nhiên. Các cựu ủy viên Bộ chính trị trước đây dù có tham nhũng đều được bỏ qua, không có ai bị đưa ra tòa".

Việc xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, "người bị bắt cóc từ Berlin" vẫn chưa kết thúc : thứ Tư 24/1, ông Thanh còn phải trả lời về một vụ khác, trong đó ông bị cáo buộc đã bỏ túi khoảng 600.000 euro. Ông Thanh có nguy cơ lãnh án tử hình. Chính quyền Việt Nam luôn chối vụ bắt cóc ông Thanh theo kiểu thời chiến tranh lạnh. Hà Nội nhấn mạnh là bị cáo đã tự ý quay về nước hồi tháng 8/2017, thú nhận các "tội lỗi" của mình trong một cuộc "phỏng vấn" truyền hình.

Câu chuyện này, theo Le Monde, sắp tới có thể có thêm những diễn biến mới. Việt Nam đã yêu cầu Singapore cho dẫn độ một cựu sĩ quan tình báo, ông Phan Văn Anh Vũ, bị cáo buộc "tiết lộ bí mật Nhà nước", đã bỏ trốn ra nước ngoài cùng với gia đình hồi tháng 12/2017. Một số nguồn tin cho rằng ông Vũ có thể nắm giữ những thông tin gây bối rối, nhất là về việc làm thế nào ông Trịnh Xuân Thanh đã được "thuyết phục" trở về đầu thú.

Người lao động nghèo bị xua đuổi khỏi Bắc Kinh

Về Trung Quốc, phụ trang kinh tế của Le Figaro chú ý đến việc "Nhiều khu phố tại Bắc Kinh sẽ bị giải tỏa trắng trong năm 2018". Những căn nhà xây dựng "bất hợp pháp" sẽ bị phá hủy toàn bộ.

Tại nhiều khu phố ngoại ô, nhà cửa đã bị san bằng hàng loạt, trông giống như một bãi chiến trường. Nhân vụ một tòa nhà bị hỏa hoạn hôm 18/11/2017, chính quyền đã tung ra đợt cưỡng chế quy mô, lấy cớ phải tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn. Trong chiến dịch chớp nhoáng này, mấy chục ngàn lao động nhập cư đành phải rời bỏ nhà cửa, một số phải về quê. Họ chỉ có vài ngày để thu dọn đồ đoàn của cả gia đình, sự thô bạo này gây sốc cho giới trí thức và nhiều cư dân mạng Trung Quốc.

Chính quyền địa phương vẫn làm ngơ, tiếp tục phá hủy những khu phố với những ngõ hẻm quanh co làm nên linh hồn của phố cổ Bắc Kinh. Họ muốn giới hạn dân số ở mức 23 triệu cho đến năm 2020. Nhưng phía sau việc truy quét những người lao động nghèo, còn có tính toán khác : thủ đô chỉ dành cho giới tinh hoa giàu có và học vấn cao. Giải tỏa trắng còn giúp thu hồi được một diện tích đất lớn, để xây lên các tòa nhà và khu văn phòng cho giới thượng lưu.

Người Hàn Quốc chia rẽ vì Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận hội

Cũng về Châu Á, La Croix nhận xét "Việc xích gần lại Bắc Triều Tiên trong dịp Olympic gây chia rẽ tại Hàn Quốc". Đa số người Hàn Quốc hoan nghênh sự hòa dịu tạm thời giữa hai miền, nhưng một số trách cứ Seoul đã đi quá xa.

Chẳng hạn đảng đối lập chính theo khuynh hướng bảo thủ là Liberty Korea Party tố cáo "Chính quyền đã từ bỏ Thế vận hội Pyeongchang, biến thành Thế vận hội Pyongyang (Bình Nhưỡng)". Hôm thứ Hai đầu tuần, những người cực đoan đã đốt cờ Bắc Triều Tiên và ảnh Kim Jong-un trước nhà ga Seoul, nơi một phái đoàn vừa đến từ Bình Nhưỡng để chuẩn bị một loạt các cuộc trình diễn ca nhạc.

Có đến 80% người Hàn Quốc ủng hộ việc Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận hội Pyeongchang. Nhưng điều gây chia rẽ là việc lập đội nữ khúc côn cầu trên băng chung, và vận động viên hai miền diễu hành dưới cùng một lá cờ. Chi phí cho đoàn Bắc Triều Tiên 500 người đều do phía Hàn Quốc đài thọ.

Đã qua rồi thời kỳ mọi người đều đẫm lệ khi hai nước Triều Tiên lần đầu cùng diễu hành tại Olympic năm 2000. Thế hệ trẻ Hàn Quốc hiện nay không cảm thấy gắn bó với miền Bắc, đối với họ việc thống nhất đất nước không còn là điều bắt buộc.

Ai Cập : Một cựu tướng bị bắt sau khi tuyên bố ra tranh cử tổng thống

Nhìn sang Ai Cập, Le Monde cho biết "Tổng thống Sissi tống khứ được một địch thủ bên quân đội". Cựu tổng tham mưu trưởng Sami Anan đã bị bắt giam, chỉ ba ngày sau khi loan báo sẽ ra ứng cử tổng thống vào tháng Ba tới.

Vị tướng về hưu Anan, 69 tuổi đã từng định ra ứng cử vào năm 2014, có uy tín đang lên trong dân chúng, bị cáo buộc xúi giục gây chia rẽ giữa quân đội và nhân dân, làm giả tài liệu. Trước ông, đã có ba ứng cử viên tổng thống bị loại hoặc rút lui, trong đó có cựu thủ tướng và là tướng không quân Ahmed Chafiq. Chỉ có một chủ tịch câu lạc bộ bóng đá là Mortada Mansour và luật sư cánh tả Khaled Ali còn trên đường đua, nhưng cả hai đều bị rắc rối với tư pháp nên khó thể được chấp nhận ứng cử.

Tướng Sami Anan có thể tập hợp được các cử tri nuối tiếc kỷ nguyên Moubarak và những người thất vọng về chính quyền Sissi, với nạn lạm phát phi mã. Kêu gọi mở cửa và tôn trọng các quyền tự do, ông thu hút những người đấu tranh cho dân chủ và cả phe ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo. Nhưng từ khi tuyên bố ra tranh cử, ông Anan liên tục bị truyền thông do Nhà nước chỉ đạo tấn công. Một nhà phân tích nhận định, thật ra tướng Sami Anan khó thể thắng cử, nhưng chế độ không muốn thấy hiện tượng vết dầu loang.

Venezuela tổ chức bầu cử sớm để loại đối lập

Còn tại Venezuela, "Cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành trước thời hạn để ngáng chân phe đối lập". Theo Le Monde, trên đất nước đang rệu rã này, tổng thống Nicolas Maduro muốn tổ chức bầu cử trước ba tháng để có thể nhanh chóng tái đắc cử.

Loan báo này được Quốc hội lập hiến – một định chế gồm toàn các thành viên phe Chavez và không được quốc tế nhìn nhận - đưa ra hôm thứ Ba 23/1. Việc bầu cử sớm nhằm lợi dụng tình trạng chia rẽ hiện nay trong phe đối lập : người thì muốn tổ chức bầu cử sơ bộ, người khác muốn chỉ định ứng cử viên ra tranh cử. Tuy nhiên đối lập nhấn mạnh, Quốc hội lập hiến không có "tính chính danh" để triệu tập bầu cử. Hơn nữa, chế độ đã tước quyền tham gia chính trường của các lãnh đạo đối lập chủ chốt, thậm chí còn đe dọa cấm luôn đảng của các nhân vật này.

Họp tại Lima, 14 nước Châu Mỹ và vịnh Caribê đòi hỏi "bầu cử cần có thời gian cần thiết, với sự tham gia của tất cả các nhân tố tại Venezuela". Riêng Mexico còn đòi rút lui khỏi cuộc đối thoại ở Saint Domingue, giữa chính phủ Maduro và phe đối lập.

Tuy nhiên ngay trong phe cầm quyền cũng đang chia rẽ, nhất là khi siêu lạm phát làm sức mua giảm còn hầu như bằng không, thiếu thốn thực phẩm, thuốc men… Nạn đói đe dọa những người nghèo nhất, vốn là cử tri của phe Chavez, và số lượng người ly khai không ngừng tăng lên. Cựu bộ trưởng kinh tế Rafael Ramirez, cựu bộ trưởng Nội Vụ Miguel Rodriguez Torres và Lorenza Mendoza, tổng giám đốc tập đoàn Polar cũng ngấp nghé ra tranh cử.

Tựa chính báo Pháp

Le Mondehôm nay chạy tựa "Giáo dục : Những đề nghị để cải cách kỳ thi tú tài". Theo đó không còn các ban (filière) L (littéraire-văn chương), ES (économique et sociale-kinh tế xã hội), S (scientifique-khoa học), mà học sinh chọn ra hai môn chính và hai môn phụ thêm vào chương trình chung. "Tú tài mới mở cửa cho kiểm tra thường xuyên" - tựa của Le Figaro : điểm của năm lớp 11 và 12 sẽ được tính đến 40% trong tổng số điểm thi.

Về kinh tế, Les Echos quan tâm đến "Số doanh nghiệp thua lỗ ở mức thấp nhất từ mười năm qua". Libération dành trọn số báo hôm nay cho truyện tranh : tất cả các bài viết về mọi đề tài đều được minh họa cụ thể, tranh vẽ chiếm nhiều diện tích của tờ báo.

La Croixnhìn sang "Hy Lạp, sau bảy năm khốn khó". Tờ báo quay lại Volos, thành phố từng bị cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng nặng nề. Tại đây, người dân đã học được cách tự lực tự cường.

Thụy My

Published in Châu Á

Đầu tư nước ngoài quan tâm việc Việt Nam chống tham nhũng (VOA, 19/01/2018)

Các nhà phân tích tin rằng các nhà đu tư nước ngoài Vit Nam s hoan nghênh các thông l kinh doanh công bằng và kh đoán hơn khi chính ph điu tra nhng người đng đu các công ty đa phương v tham nhũng.

chong1

Các công ty nước ngoài có cái nhìn tích cc v chng tham nhũng Vit Nam

Một s công ty nước ngoài có th rà soát đ đm bo là s sách kế toán sch s vào lúc các công t viên điu tra các giám đc điu hành ti các công ty Việt Nam do có nghi vn v tham nhũng. Các nhà kinh tế d đoán rng hu hết mi người s ca ngi cuc trn áp đó như là bước tiến ti minh bch, công bng trong kinh doanh, và các công ty đi tác đa phương được điu hành tt hơn.

Ông Song Seng Wun, nhà kinh tế thuc b phn ngân hàng tư nhân ca CIMB Singapore, nói : "Vic chng tham nhũng, theo tôi cho đến nay, dường như được đón nhn tt. Ít nht là trên b mt, có n lc chng tham nhũng và làm cho minh bch hơn trong cách thc kinh doanh như là mt cách đ đm bo nn tng vng chc hơn".

Sự tin tưởng gia tăng ca các nhà đu tư nước ngoài vào lĩnh vc sn xut, nhng người thích Vit Nam vì đt đai và lao đng r, s giúp duy trì nn kinh tế tng th ca đt nước Đông Nam Á.

Đầu tư nước ngoài góp phần n đnh GDP tr giá 202 t đô la ca Vit Nam. Ngân hàng Phát trin Châu Á kỳ vng GDP ca Vit Nam s tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Các chuyên gia kinh doanh cho biết, các công ty nước ngoài có th rà soát li các th tc kế toán và x lý tin ni bộ đ đm bo rng h tuân th các quy đnh, đ phòng trường hp mt nhân viên bt mãn liên lc vi nhà chc trách.

Ralf Matthaes, giám đốc điu hành ca Infocus Mekong Research, mt công ty nghiên cu th trường thành ph H Chí Minh, nói rng các công ty phương Tây thường tuân theo lut chng tham nhũng nghiêm ngt ca Anh khi Vit Nam, mc dù các nhà đu tư t các nơi khác Châu Á có th s dng các tiêu chun khác.

Hãng xe hơi Ford và Intel nm trong s nhng nhà đu tư nước ngoài ni tiếng nht. Nhưng phn ln vn đu tư đến t Hàn Quc, Singapore, Nht Bn và Đài Loan. Các nhà máy ca nước ngoài thường sn xut hàng hóa, t may mc cho đến đin thoi thông minh, đ xut khu.

Dustin Daugherty, chuyên viên cao cấp v tình báo kinh doanh thuc công ty tư vn Dezan Shira & Associates thành ph H Chí Minh, cho biết : "Có s khác bit gia các quc gia khác nhau".

Nói chung, ông nói, "Đến nay, h theo hướng tuân th nhiu hơn. H quan tâm hơn đến vic tuân th các quy tc, ít đi tt hơn".

Theo số liu ca B Kế hoch và Đu tư, trong năm 2017, vn đu tư trc tiếp nước ngoài đăng ký ti Vit Nam đt 29,68 t đô la tính đến ngày 20/12, tăng 44% so vi cùng kỳ năm 2016.

Các công ty trong nước và nước ngoài thường hưởng li t nhau hơn là cnh tranh. Ví d, các nhà cung cp đa phương cung cp nguyên liu thô cho các nhà máy nước ngoài, hoc h tr phn cui chu trình sn xut, kinh doanh.

Nhưng mt công ty sch có th b thua thit trong các giao dịch đt đai, tr cp hoc mua sm ca chính ph nếu cnh tranh vi mt công ty dính dáng đến tham nhũng sn sàng tr công.

Theo Carl Thayer, giáo sư danh d ca Đi hc New South Wales, Úc, rt cuc các công ty nhà nước cũng s có th đi đu vi các công ty nước ngoài. S thay đi đó s làm tăng tính cp bách v vic cn có s công bng trong kinh doanh.

Theo ông, các quan chức Vit Nam đang "c gng mt ln vi n lc mi nhm ci thin hot đng ca doanh nghip nhà nước, c phn hoá và tư nhân hóa chúng, làm cho chúng có hiu qu hơn đ chúng có th cnh tranh vi nước ngoài, cũng như đi ti các nước khác và hot đng".

Ông Thayer, người chuyên v các vn đ Đông Nam Á, cho rng tham nhũng "dường như không nh hưởng đến dòng vn đu tư nước ngoài nhưng nó làm tn thương Vit Nam".

Ralph Jennings

*******************

An ninh mạng Việt Nam bảo vệ an ninh quốc gia hay đàn áp đối lập ? (RFA, 18/01/2018)

Chỉ trong thời gian vài ngày đầu năm 2018, báo chí nhà nước Việt Nam chính thức loan tin là quân đội Việt Nam cũng như Bộ Công an Việt Nam có thành lập những lực lượng đặc biệt là lực lượng 47 của quân đội và bộ phận A68 của công an để thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia trên mạng điện tử.

chong2

Một người sử dụng laptop trong một quán cà phê tại Hà Nội. 11/2013. AFP

Quan niệm về an ninh quốc gia

An ninh quốc gia được các cơ quan chức năng đưa ra như là lý do thành lập của lực lượng 47 hay cơ quan A68, nhưng lý do này tức khắc bị nhiều blogger, những nhà hoạt động cho dân chủ và giới bất đồng chính kiến lên tiếng bác bỏ, cho rằng các lực lượng này được nhà nước Việt Nam thành lập là chỉ để đàn áp những ý kiến khác với đảng cầm quyền trên không gian điện tử mà thôi.

Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, hiện sống tại Thành phố Vũng Tàu, cho rằng quan niệm của những người cộng sản về an ninh quốc gia khác với những quan niệm thông thường trên thế giới :

"Trong những nội dung an ninh quốc gia mà họ quan niệm thì có một quan niệm rằng khi những lợi ích của đảng cầm quyền, của chính quyền bị xâm phạm thì đó là xâm phạm lợi ích và an ninh quốc gia".

Đảng Cộng sản hiện là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam, và kể từ khi thông tin điện tử phát triển tại Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây, Đảng Cộng sản đã bị nhiều chỉ trích trên không gian mạng, nơi mà họ không thể hoàn toàn kiểm soát như hệ thống báo chí, sách vở được in theo cách thức truyền thống.

Một nhà báo khác là ông Võ Văn Tạo sống ở Nha Trang cho rằng, ngoài những quan niệm thông thường như là bảo vệ quyền lợi kinh tế, bí mật quốc phòng của quốc gia, thì đối với những người cộng sản đang cầm quyền, một phần lớn trong vấn đề an ninh quốc gia chính là đối phó với sự phản đối của người dân trong nước. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra tại nước cộng sản láng giềng Trung Quốc, nơi ngân sách Bộ Công An lớn hơn Bộ Quốc phòng.

Chúng tôi đặt vấn đề an ninh quốc gia, hiểu theo nghĩa phòng chống hacker, bảo vệ những hệ thống tài chính, kinh tế,… với một chuyên gia tin học là ông Hoàng Ngọc Diêu, hiện sống tại Úc và đã từng làm việc tại Việt Nam cũng như quan tâm nhiều đến vấn đề này tại Việt Nam, thì ông cho rằng từ lâu Chính phủ Việt Nam đã có thành lập những nhóm kỹ thuật để phòng chống nạn tin tặc, nhưng đó không phải là những biện pháp hữu hiệu :

"Thì cũng có những động thái cảnh báo về chuyện virus, chuyện hacking,… Nhưng đó là những biện pháp có tính chất đối phó nhất thời, chứ không phải là những biện pháp có tính chính sách, nền tảng.

Việt Nam bây giờ là một ổ virus, spam, rất khủng khiếp ngày càng được các nhóm kỹ thuật quan tâm. Nhưng họ lại hoàn toàn không có biện pháp nào để triệt tiêu những cái đó. Ví dụ như là họ không có những chính sách chế tài, hay ngăn chận việc sử dụng những phần mềm bất hợp pháp.

Năm bảy năm gần đây, vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam trở nên tồi tệ. Cách đây không lâu là một vụ hack vô sân bay Tân Sơn Nhất, thay đổi những nội dung trong đó. Có vô vàn những vụ hack vô các trang nhà của các ban ngành hay bộ này khác".

Sự việc sân bay Tân Sơn Nhất, lớn nhất Việt Nam, bị tấn công mạng xảy ra vào tháng Ba năm 2017. Khi đó báo chí Việt Nam có loan tải phát biểu của nhà chức trách rằng đây không phải là lần đầu tiên mà hệ thống máy tính của sân bay bị tấn công.

Trên trang nhà của công ty bảo mật tin học Securitybox có trụ sở tại Hà Nội, viết rằng qui mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam ngày càng trở nên lớn và mức độ nguy hiểm tăng lên. Cũng theo lời công ty này, mục tiêu tấn công đang ngày càng được chuyển hướng, nhắm vào các tập đoàn kinh tế lớn. Theo thống kê của Securitybox, trong 9 tháng đầu năm 2017 có 9964 vụ tấn công mạng vào các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam.

Hoạt động của lực lượng 47 và A68

Trở lại vấn đề xoay quanh lực lượng 47 và A68, nhà báo Chu Vĩnh Hải nói rằng những người làm việc cho hai lực lượng này hoạt động một cách ẩn danh :

"Chẳng bao giờ họ sử dụng tính chính danh của họ đâu, chỉ ẩn khuất vào các nick manes (biệt danh) nào đó thôi".

Theo ông Hải, ngoài hoạt động tranh luận trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, mạng xã hội được nhiều người dùng nhất Việt Nam, để bảo vệ Đảng Cộng sản, chống lại những quan niệm trái ngược với đảng như là đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, xã hội dân sự,… các lực lượng 47 và A68 cũng có thể có những hoạt động mang tính kỹ thuật :

"Tôi nghĩ là trong vấn đề này có thể là lực lượng 47, hoặc A68, có một bộ phận hacker để họ report (báo cáo) những tài khoản Facebook có uy tín đối với cộng đồng. Thứ hai là gửi những mã độc, phần mềm độc hại đến các cá nhân có tầm ảnh hưởng và bất đồng chính kiến với chính quyền".

Một trong những nạn nhân của việc báo cáo này là ông Võ Văn Tạo, có trang Facebook được nhiều người theo dõi. Ông nói :

"Cái chính là cãi cọ với nhau, tranh luận với nhau, còn cái nữa là làm những tiểu xảo kỹ thuật để dập tắt những trang mà họ thấy có ảnh hưởng xã hội nhiều, tức là report. Bản thân tôi cũng đã bị phạt mất ba ngày. Có gì đâu tôi chỉ mô tả lại vụ Vũ nhôm thôi. Tôi đặt vấn đề Vũ nhôm là ai, tại sao Bộ Công an không lên tiếng. Có vậy thôi mà cũng bị Facebook bảo là vi phạm qui chế cộng đồng. Chúng tôi thừa biết đó là người của bên công an quân đội, họ đông lắm, họ xúm xít vào để report, Facebook thì máy móc, thấy nhiều người report thì chặn, không biết nội dung như thế nào".

Câu chuyện Vũ nhôm mà ông Tạo đề cập liên quan đến một vụ án tham nhũng lớn, trong đó người bị tình nghi, ông Phan Văn Anh Vũ, biệt danh Vũ nhôm, được biết là một sĩ quan công an.

Vào năm 2014 đã có nhiều trang Facebook cá nhân bất đồng chính kiến nổi tiếng như blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang Lập,… đã bị đánh sập do bị report.

Nhà báo Chu Vĩnh Hải đánh giá tính hiệu quả của lực lượng an ninh mạng của Đảng Cộng sản :

"Theo tôi thì họ có phát huy được một ít, vì họ đông, và cũng có tính chuyên nghiệp, cho nên cũng có hiệu quả. Nhưng mà dần dần thì sự thật cũng phơi bày thôi. Vì bây giờ thông tin nhiều chiều cho nên người dân nhận thức được những vấn đề xưa nay họ tin họ yêu, không như trước nữa, họ hiểu hơn về mặt xã hội".

Theo tác giả Nguyễn Thế Phương, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, viết trên trang báo mạng Diplomat, thì việc chống lại cái gọi là diễn biến hòa bình, tức là thay đổi chế độ một cách hòa bình, trên mạng thông tin điện tử đã làm cho nhà cầm quyền thấy rằng phải huấn luyện một lực lượng chuyên nghiệp để thực hiện việc bút chiến trên mạng, nhưng theo ông thì còn sớm để đánh giá sự thành công của lực lượng này, vì cách thức tuyên truyền mà ông gọi là theo lối cũ đã không thể thuyết phục được những tầng lớp dân chúng trẻ tuổi ngày càng đông tại Việt Nam nữa.

Nhà báo Chu Vĩnh Hải thì nhấn mạnh rằng việc đổ công sức vào các lực lượng bút chiến này là một sự lãng phí nguồn lực quốc gia, thay vì sử dụng nguồn lực đó cho những mục đích bảo vệ an ninh quốc gia thực sự như là chống tin tặc, bảo vệ kinh tế đất nước.

Chúng tôi có tìm cách gửi lời yêu cầu bình luận về việc bảo vệ an ninh quốc gia trên mạng điện tử, đến Bộ Công an Việt Nam, qua trang web của bộ này nhưng không thành công.

Kính Hòa

Published in Việt Nam

Cuối 2017, đu 2018, công cuc chng tham nhũng li ni lên, sôi ni, ly kỳ. Đinh La thăng, Trnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trc Đinh Ngc H… k sa lưới, người b trn, đy kch tính.

chong1

Ông Lý Quang Diu đã từng nói : mun chng tham nhũng trước hết phi có lut nghiêm, công bng, bình đng.

Sau một thi gian lình xình, như đánh trng b dùi, gn như ngui lnh, Tng ch huy chng tham nhũng Nguyn Phú Trng li lên gân, vung tay bo kiếm, đ ra hành đng "cho tất c ci khô ln ci tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết", vi phương châm "tích cc, khn trương, trit đ, theo đúng pháp lut".

n 20 v đi án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 nhân vt cao cp b khi t, tm giam ch ngày ra trước vành móng ngựa. Án t hình được tuyên b và d kiến, án tù 20 năm, 10 năm đã được kết lun và d trù cho không ít trường hp.

Có nhà bình luận trong ngoài nước so sánh phen này ông Tng Trng cùng trưởng Ban Kim Tra Trn Quc Vượng s ra tay, như cp Tp Cn Bình – Vương Kỳ Sơn đã trng tr hơn 1 triu ti phm, trong đó có hàng trăm cán b cp cao, tướng lĩnh, y viên Ban chp hành trung ương, y viên B Chính tr và c y viên thường v b Chính tr xưa nay bt kh xâm phm.

Thế nhưng trong đng cộng sản và ngoài xã hi, có một lung dư lun ngày càng lan rng, ăn sâu khi tng kết 2 năm chnh đn đng do ông Trng khi xướng, rng "đng càng chnh đn li càng đ đn, tha hóa hơn, tham nhũng ngày càng ph biến rng hơn, nng n hơn, phc tp hơn".

Đó là vì cái cơ chế hin nay không nhng hoàn toàn bt lc chng gic ni xâm rt ngoan c này, mà trái li chính cái cơ chế đc đng, không phân chia 3 quyn lp pháp, hành pháp, tư pháp kim chế, kim soát ln nhau, không có t do ngôn lun ca công dân và báo chí tư nhân thì chống tham nhũng ch là hình thc vô hiu, như phi bi, càng chng càng sinh sôi ny n thêm.

Chính cái cơ chế đc đoán, đo đc gi đã to điu kin cho tham nhũng phát trin, không to nên sc răn đe đ mc, dưới nhìn lên trên, noi gương trên, cho rng không tham nhũng là dại, tham gia phe nhóm đ ăn chia, bo v che ch cho nhau, làm cho tham nhũng như bnh dch không có thuc cha, lan tràn tàn phá ngân sách, tàn phá li sng buông th, ăn chơi, hưởng lc, đua nhau có "b nhí", có bit th, bit phủ hàng vài tỷ đng.

Nhớ li li khuyên chân thành ca ông Lý Quang Diu, rng mun chng tham nhũng trước hết phi có lut nghiêm, công bng, bình đng, mt Nhà nước pháp quyn, nn tư pháp đc lp, h thng tòa án công khai minh bch, li cn mt dư lun xã hi mi người coi khinh, chê trách, coi bọn tham nhũng là k cướp bóc tài sn xã hi, đáng khinh, đáng nghiêm tr, đ cho mi công dân, nht là cán b viên chc phi s b tr ti, vào tù, phi biết s b nhc, b xã hi lên án coi khinh, đ không dám, không n tham lam 1 đồng bc ca công, ca người khác.

Chính cái cơ chế không ging ai, 1 đng ôm đm c 3 mng quyn lc, va đá bóng va thi còi, va làm lut, va lãnh đo, va qun lý li va x án mà ông Trng mt mc kiên trì gi vng, mt cơ chế lc thi đi, mang tính mác-xít giáo điều mù quáng, bo th cc đoan, không có sc răn đe, khuyên gii ngăn chn, cnh báo nhng k có lòng tham vô đ.

Đây là một điu phi lý, phi pháp thành c tt, kéo dài thành mt nếp cai tr lc hu, h lu, b c thế gii tiến b chê trách mà vẫn trơ trơ cho là l phi, chân lý, mu mc ! Mt tư lnh chng tham nhũng được suy tôn là rt kiên quyết, trit đ, nghiêm minh, nói là làm, s làm đến cùng… nhưng tht ra li kiên đnh duy trì mt cơ chế h bi đ ra tham nhũng, khuyến khích tham nhũng lan tràn ở mi cp, càng cp trên càng nghiêm trng, làm tht thoát hàng trăm ngàn t đng, khi xét x không thu hi ni vài phn trăm .

Dù cho có tử hình Trnh Xuân Thanh, có tuyên án 20 năm tù Đinh La Thăng, có x ti c hơn 40 k liên quan các v án này mà không thay đổi cơ chế như đông đo cán b, đng viên và toàn dân đòi hi thì ri s có hàng chc, hàng trăm ngàn Thăng và Thanh mi xut hin, tài sn đt nước s còn b tht thoát như trong thùng không đáy.

Và cuối cùng, trước thế gii và trước toàn xã hội, ngài Tư lnh chng tham nhũng Nguyn Phú Trng hin nguyên hình là k tòng phm nguy him nht, khi kiên trì mt mô hình cai tr cc kỳ li thi, mt mô hình đang thai nghén và đ ra lúc nhc vô vàn con sâu tham nhũng mi.

Đây chính là một điu trái khoáy, một trò cười ra nước mt, mt bi kch xã hi đau đn nht, kéo dài mãi mà người dân Vit hết chu ni.

Cả B Chính tr, Ban chp hành trung ương, các đi biu Quc hi, các nhà lý lun ca Hc vin Chính tr va hp tng kết cui năm có dám m mt nhận ra bi kịch quc gia và đi bi kch ca đng cộng sản này hay không ?

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 29/12/2017

Published in Diễn đàn

Nhiều nguyên lãnh đạo Hội sở DongA Bank bị khởi tố, bắt giam (Thanh Niên, 28/12/2017)

Các bị can này đã giúp sức tích cực cho nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc của DongA Bank, gây thiệt hại cho DongA Bank.

Ngày 28/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với một số nguyên lãnh đạo của Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) vì giúp sức ông Trần Phương Bình.

Theo đó, các bị can này đã giúp sức tích cực cho ông Trần Phương Bình, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc của DongA Bank, gây thiệt hại cho DongA Bank.

cuimoi1

Cơ quan Cảnh sát điều tra tra khám xét nhà bị can Nguyễn Thị Ái Lan tại H.Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh)

Các bị can gồm : Nguyễn Thị Kim Loan, nguyên Giám đốc khối kinh doanh nguồn vốn DongA Bank ; Nguyễn Thị Ái Lan, nguyên Giám đốc phòng quản lý tài sản nợ DongA Bank, bị khởi tố về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, một số bị can khác cũng bị khởi tố, được cho tại ngoại điều tra trong đợt này.

Theo thông tin ban đầu từ Cơ quan điều tra, những bị can nói trên đã tiếp tay, giúp sức đắc lực cho ông Bình, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân.

Sáng cùng ngày, các tổ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khám xét nơi ở của các bị can. Việc khám xét kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Trước đó, ngày 10/12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Trần Phương Bình để làm rõ hành vi "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "vi phạm quy định về cho vay".

Tháng 11/2016, Bộ Công an chính thức tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank, để điều tra, làm rõ hành vi "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "vi phạm quy định về cho vay".

Tháng 4/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng, khám xét nơi ở và nơi làm việc của : bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (59 tuổi, ngụ P.3, Q.Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank để điều tra, làm rõ hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo kết quả điều tra ban đầu, bà Xuyến đã gây thiệt hại cho DongA Bank hơn 350 tỉ đồng, đến nay không thể thu hồi. Ngoài ra, các nguyên lãnh đạo phòng giao dịch, cán bộ DongA Bank cũng bị bắt và khởi tố về tội cố ý làm trái.

Theo thông tin ban đầu, tháng 8/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ từ Ngân hàng Nhà nước để điều tra, làm rõ những dấu hiệu vi phạm của các lãnh đạo và cán bộ DongA Bank thời kỳ 2006 - 2015. Sau đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho C46 để tiếp tục điều tra vụ án. Ngay sau đó, C46 đã ra quyết định điều tra và khởi tố các bị can liên quan nhiều đợt cho đến nay.

Tháng 8/2015, DongA Bank tiến hành kiểm tra quỹ của ngân hàng thì phát hiện quỹ Hội sở và quỹ Sở giao dịch bị thiếu hụt hơn 2.000 tỉ đồng. Ngoài số tiền này có hơn 62.000 lượng vàng "không cánh mà bay".

Ông Bình đã chỉ đạo bà Vân, bà Xuyến và một số lãnh đạo khác ở Sở giao dịch DongA Bank lập khống và duyệt các bộ hồ sơ tín dụng nhằm lấp đầy các khoản thiếu hụt mà ông Bình đã đề nghị rút trái quy định trước đó.

Ông Bình cũng nhờ người nhà của mình đứng ra vay tiền của DongA Bank để lấy tiền đầu tư. Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới của mình làm thủ tục cho một số công ty và cá nhân vay tiền. Sau đó, ông Bình chỉ đạo các bị can khác là cấp dưới của mình hợp thức hóa hồ sơ bằng các khoản vay khống.

Ông Bình, với vai trò là lãnh đạo, nhưng đã không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình, bỏ qua những quy định của ngân hàng, chỉ đạo cấp dưới giải ngân số tiền lớn ngoài sổ sách, không có chứng từ kế toán, để sử dụng làm ăn cá nhân. Sau khi làm ăn thua lỗ, không có khả năng để trả nợ cho ngân hàng, gây thiệt hại cho DongA Bank hơn 2.000 tỉ đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương tiến hành điều tra triệt để, mở rộng vụ án./.

Ngày 24/11, C46 bắt giữ và khám xét nơi ở và nơi làm việc của bị can Nguyễn Hồng Ánh (56 tuổi, ngụ Q.7, Thành phố Hồ Chí Minh), nguyên cán bộ một đội nghiệp vụ của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ông Ánh, C46 đã chia làm nhiều tổ công tác thi hành lệnh khởi tố đối 7 lãnh đạo, cán bộ Phòng giao dịch của DongA Bank và các chi nhánh.

Các bị can này bị khởi tố về tội "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tuy nhiên được tại ngoại điều tra. Các bị can này có hành vi làm thủ tục tất toán khống các khoản vay của các cá nhân, tổ chức.

Sau khi tiến hành khám xét nơi ở của các bị can, cơ quan công an thu giữ được một số tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ án.

Ngọc Lê

**********************

Bắt tạm giam hai nguyên cán bộ ngân hàng (RFA, 28/12/2017)

Nhân vật Vũ ‘Nhôm’ tiếp tục được truyền thông trong nước loan tin. Theo tin của mạng báo Tuổi Trẻ vào ngày 27 tháng 12 thì ông Phan Văn Anh Vũ và doanh nghiệp của ông này là Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu vốn điều lệ và cổ phần khá lớn tại Ngân Hàng Đông Á- DongABank.

cuimoi2

Công ty cổ phần Xây Dựng Bắc Nam 79 - Ảnh chụp màn hình. Courtesy of VTC.

Theo xác nhận của Ngân hàng Đông Á thì Công ty Xây Dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu 50 triệu cổ phần, tương ứng 10% vốn điều lệ (giá trị theo mệnh giá là 500 tỷ đồng) của ngân hành này.

Còn cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ sở hữu 2,73% vốn điều lệ, tương đương gần 137 tỷ đồng (theo mệnh giá) góp vốn tại Ngân hàng Đông Á.

Ngân Hàng Đông Á ra thông báo nói rõ dù là cổ đông lớn của ngân hàng, nhưng ông Phan Văn Anh Vũ không tham gia Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều Hành hay giữ bất kỳ vị trí nào tại ngân hàng. Do đó các sự việc liên quan đến cá nhân ông Vũ ‘Nhôm’ và Công ty Xây Dựng Bắc Nam 79 không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đông Á.

Vào ngày 28 tháng 12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công An Việt Nam thi hành lệnh khởi tố bị can, khám xét chỗ ở của hai người nguyên lãnh đạo của Hội sở Ngân hàng Đông Á.

Hai bị can gồm nguyên giám đốc khối kinh doanh nguồn vốn, bà Nguyễn thị Kim Loan, và nguyên giám đốc phòng quản lý tài sản nợ, bà Nguyễn thị Ái Lan, bị khởi tối tội cố ý làm trái các qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tin nói hai bà Loan bà Lan bị khởi tố vì có liên quan đến những hành vi sai trái của nguyên Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình.

Vào ngày 10 tháng 12 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Phương Bình cũng về tội cố ý làm trái các qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ; và thêm tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

*************************

Khởi tố phó chủ tịch UBND Thành phố Mỹ Tho (Tuổi Trẻ, 28/12/2017)

Ông Phan Văn Hoàng - phó chủ tịch UBND Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - bị khởi tố tội cố ý làm trái liên quan sai phạm khi còn làm giám đốc Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho.

cuimoi3

Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Công trình đô thị Mỹ Tho

Ngày 28/12, một lãnh Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang xác nhận với Tuổi Trẻ Online Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Đống thời, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 bị can là cán bộ và nguyên cán bộ Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho. Các bị can được tại ngoại.

6 bị can gồm Phan Văn Hoàng - nguyên giám đốc công ty, hiện là phó chủ tịch UBND Thành phố Mỹ Tho, ông Nguyễn Công Khanh - nguyên phó giám đốc, bà Trần Thị Thiện Mỹ - nguyên trưởng phòng kế toán công ty, bà Nguyễn Thị Thùy Linh - phó phòng kế toán, ông Phạm Văn Răng - trưởng phòng kế hoạch kinh doanh và ông Đặng Thế Vinh - phó phòng kế hoạch kinh doanh công ty.

Theo kết quả điều tra bước đầu, Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho trong quá trình ông Hoàng giữ chức giám đốc đã chủ trương động viên người lao động (kể cả công nhân quét rác) góp vốn tích lũy gửi tiết kiệm mỗi tháng một triệu đồng/người để dành mua cổ phần khi công ty cổ phần hóa. 

Tuy nhiên do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát nên đã xảy ra việc 3 cán bộ phòng kế toán tài vụ chiếm đoạt 361,5 triệu đồng. 

Cụ thể, tổng số tiền lãi phát sinh khi gửi tiết kiệm là 974,8 triệu đồng. Trong đó, số tiền lãi còn tồn, chưa chi cho người lao động là 374,2 triệu đồng thì bà Trần Thị Thiện Mỹ, trưởng phòng kế toán tài vụ, chiếm đoạt 145 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Thùy Linh, phó trưởng phòng kế toán tài vụ, chiếm đoạt 69,1 triệu đồng và thủ quỹ Đinh Thị Anh Thư "chiếm giữ" 147,3 triệu đồng của người lao động.

Những sai phạm tại Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho bị lộ ra từ thông tin tố cáo của nhân viên công ty từ năm 2016.

Sau đó, Thanh tra tỉnh Tiền Giang cũng vào cuộc, đã phát hiện hàng loạt sai phạm ở công ty này và kết luận tổng số tiền thiệt hại cho công ty lên tới hơn 16 tỉ đồng. Từ những sai phạm trên, thanh tra đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.

***************

Đinh La Thăng có thể thoát chết, nhưng Trịnh Xuân Thanh thì không ? (CaliToday, 28/12/2017)

Tiếp sau kỷ lục hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng trong một thời gian kỷ lục là 12 ngày (kể từ ngày ông Thăng bị bắt là 8/12) của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, đến lượt Viện kiểm sát nhân dân tối cao tạo ra một kỷ lục khác còn chấn động hơn : cơ quan này đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự) vào ngày 26/12, tức chỉ 5 ngày sau khi nhận được kết luận điều tra vụ Đinh La Thăng từ Cơ quan cảnh sát điều tra.

Và kịch bản "chủ động thông tin cho báo chí" ngay trước đó cũng được lặp lại : bản cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng ngay lập tức được báo chí nhà nước đưa tin vào ngày 26/12.

Một ngày trước đó, báo Cali Today đã có bài "Thêm dấu hiệu Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng sẽ bị án nặng" 

Đến lúc này, cơ hội để Đinh La Thăng được một "thái thượng hoàng" (nếu có) hay một thế lực chính trị nào đó ra tay cứu vớt đã gần như trở thành con số 0. Chỉ đạo hoàn thành quá gấp gáp kết luận điều tra đối với Đinh La Thăng cùng việc các cơ quan điều tra và tư pháp tung thông tin tố tụng hình sự vụ án Thanh – Thăng từng giai đoạn cho báo chí nhà nước đăng tải càng cho thấy Tổng bí thư Trọng muốn "đặt sự đã rồi" và lập tức trấn áp các phản ứng và can thiệp chạy tội cho Đinh La Thăng.

Tuy nhiên cũng đang lộ ra một mâu thuẫn lớn giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Trong cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, ông Thăng được Viện kiểm sát đánh giá "thành khẩn khai báo" nên đề nghị tòa án giảm nhẹ hình phạt.

Chỉ 4 ngày trước, một số trang báo nhà nước mà tiêu biểu là báo Người Lao Động đã "vô tình" đăng tin "Theo cơ quan an ninh điều tra, đáng chú ý, bị can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú nhưng thái độ khai báo không thành khẩn", và "Trong quá trình điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra".

Điều đáng ngạc nhiên là không hiểu Viện kiểm sát nhân dân tối cao lấy đâu ra thời gian để hỏi cung Đinh La Thăng đánh giá "thành khẩn khai báo", trong lúc hoàn tất cáo trạng chỉ trong 4 – 5 ngày ?

Cần nhắc lại, hồ sơ truy tố Đinh La Thăng đã được "ghép" cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng 1/2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Theo kịch bản này, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng : bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng.

cuimoi4

Nếu không có gì thay đổi, Đinh La Thăng (trái) có thể thoát chết, nhưng Trịnh Xuân Thanh thì không.Ảnh : PLO.VN

Còn Đinh La Thăng sẽ phải ra tòa không phải một mà ít nhất 2 vụ án : vụ PVC và vụ Ngân hàng Đại Dương. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.

Nếu chỉ riêng vụ PVC với tội "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", ông Đinh La Thăng có thể phải nhận mức án hàng chục năm tù giam. Còn nếu cộng cả hình phạt từ 2 vụ án mà ông Đinh La Thăng phải hầu tòa, mức án chung dành cho ông có lẽ sẽ ngất ngưởng.

Nhưng rõ ràng ông Đinh La Thăng đã được một ngôi sao trên trời chiếu mệnh, để chỉ trong thời gian 4 -5 ngày trên cung đường từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đến trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, mệnh tù của ông đã có thể được giảm nhẹ đáng kể, từ "không thành khẩn khai báo" sang "thành khẩn khai báo".

Theo "truyền thống" của ngành tư pháp (công an, viện kiểm sát và tòa án) ở Việt Nam, thái độ khai báo có "thành khẩn" hay không được xem là tiêu chí quan trọng đầu tiên để xem xét lượng án đối với bị can, bị cáo (nếu có án). Sau tiêu chí này mới là tiêu chí "nhận tội".

Còn theo kinh nghiệm của giới luật sư chuyên bào chữa cho bị cáo, "thái độ khai báo thành khẩn" sẽ giúp cho bị cáo được tòa án giảm khoảng 20% mức án.

Như vậy, bước đầu Đinh La Thăng đã có được "lợi thế so sánh" 20% đó.

Nhưng Trịnh Xuân Thanh thì lại không được sao chiếu mệnh đó. Nhân vật này, dù được toàn bộ hệ thống tuyên giáo đảng cho là "tự nguyện đầu thú", vẫn bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá rằng ông Thanh trong quá trình điều tra đã không thành khẩn, khai báo quanh co, chối tội. Sau khi phạm tội, ông bỏ trốn gây khó khăn, cản trở quá trình điều tra, do đó đề nghị áp dụng hình phạt nghiêm khắc với ông Thanh.

Nếu không có gì thay đổi, Đinh La Thăng có thể thoát chết, nhưng Trịnh Xuân Thanh thì không.

Trong phiên xử vụ Ngân hàng Đại Dương gần đây, Hà Văn Thắm đã phải nhận án chung thân, còn Nguyễn Xuân Sơn – tử hình.

Thiền Lâm

****************

Chuyên gia kinh tế : vụ Sabeco ‘lộ’ ra nhiều nguy cơ (VOA, 27/12/2017)

Các chuyên gia kinh tế bày t lo ngi v vic hơn 50% c phn ca Công ty Sabeco, tc Tng công ty Bia - Rượu - Nước gii khát Sài Gòn, rơi vào tay ca mt nhà đu tư nước ngoài. H cho rng không nên vì cn tin tr n mà làm li cho tư nhân nước ngoài, phá hỏng thương hiu Vit.

cuimoi5

Dây chuyền sn xut bia Sabeco.

Từ thành ph New York, Tiến sĩ kinh tế Vũ Quang Vit, nguyên V trưởng V Tài khon Quc gia thuc Cc Thng kê LHQ, nói vi VOA rng vic bán c phn Sabeco cho nhà đu tư nước ngoài, đi ngược li vi chính sách phát trin kinh tế tư nhân mà Vit Nam tng hô hào :

"Chiến lược đi bán cho nước ngoài không phi là chiến lược phát triển tư nhân trong nước mà là phát trin kinh tế tư nhân nước ngoài. Bây gi hướng h gii quyết là ngược li. H bán nhng công ty này cho nước ngoài. Sabeco là công ty có nhiu người trong nước biết và có li nhun rt cao.

"Tôi nhìn lại thng kê ca Vit Nam và thấy rng kinh tế tư nhân trong nước có chiu hướng gim, năm 2005, GDP ca khu vc tư nhân là 8.5%, đến 2016 ch còn 8.26%. Trong khi đó kinh tế ca khu vc nước ngoài (FDI) tăng t 15% đến 18%. Vn đ đt ra là chính ph Vit Nam mun gì ?"

Sau phiên đấu giá c phn ca Công ty Sabeco ngày 18/12, Công ty mi thành lp Vietnam Beverage thuc Tp đoàn ThaiBev đã chính thc s hu hơn 53% c phn ca Sabeco, tr giá khong 4,8 t đôla.

Vietnam Beverage là một công ty mi thành lp ti Vit Nam và được nắm gi gián tiếp 49% bi BeerCo Ltd, công ty bia do ThaiBev s hu 100% - có tr s ti Hong Kong, ca mt t phú người Thái gc Hoa tên Charoen Sirivadhanabhakdi.

cuimoi6

Thông tin về Công ty Sabeco

Tiến sĩ Vũ Quang Vit nhn đnh, nếu Vit Nam mun ưu tiên phát trin kinh tế trong nước thì nên bán các doanh nghip làm ăn sinh lãi như Sabeco, cho các nhà đu tư trong nước. Ông nêu ra mt s nghi vn v đng cơ bán c phn Sabeco cho nước ngoài.

"Sabeco đang có lãi, trong khi rất nhiu công ty quc doanh khác thua l, ti sao không tìm cách bán nhng công ty không có lãi cao ? Không ci cách nhng công ty lãi ít ? Ti sao li bán đi nhng công ty đang đóng góp li nhun cho ngân sách quc gia ? Nếu phân chia cổ phn và bán trên th trường chng khoán Vit Nam thì có rt nhiu người Vit Nam mua ch !"

Hôm 22/12, ThaiBev công bố thông tin v thương v mua c phn Sabeco lên cho S Giao dch chng khoán Singapore.

ThaiBev nói Sabeco là doanh nghiệp có cht lượng cao vi lch s hơn 140 năm và có thương hiu ni tiếng như bia Sài Gòn và bia 333. Sabeco có th phn ln nht trong ngành bia Vit Nam, tình hình tài chính và kinh doanh tăng trưởng tt. ThaiBev cho rng th trường bia Vit Nam rt hp dn vi v trí lớn nht ASEAN và đng th 3 Châu Á, ch sau Trung Quc và Nht Bn.

VOA tiếng Việt

***************************

Bán Sabeco để ‘đầu tư phát triển’ hay vào túi quan tham ? (CaliToday, 28/12/2017)

"Cả một thời gian dài vừa rồi, Việt Nam mượn vốn nước ngoài để phát triển doanh nghiệp quốc doanh và hầu hết là lỗ và gây nợ rất lớn. Sắp tới họ gặp vấn đề trả nợ, nợ chiếm 20% ngân sách quốc gia. Muốn vốn để tiếp tục cho các doanh nghiệp này thì họ nghĩ ngay đến việc bán công ty Việt Nam cho nước ngoài. Nhưng vốn này chưa chắc giúp nền kinh tế phát triển mà chỉ tiếp tay cho tham nhũng, tiêu hoang giống như trước nay". – Tiến sĩ Vũ Quang Việt – nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc – nói với VOA Tiếng Việt về việc chính phủ Việt Nam vừa phải bán những doanh nghiệp "ăn nên làm ra" như Sabeco ( Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn).

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về việc hơn 50% cổ phần của Công ty Sabeco, tức Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, rơi vào tay của một nhà đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng không nên vì cần tiền trả nợ mà làm lợi cho tư nhân nước ngoài, phá hỏng thương hiệu Việt…

Trong khi kế hoạch bán đường, bán cảng, bán sân bay… mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ ngành "nghiên cứu thực hiện" từ năm 2015 vẫn chưa đâu vào đâu, đơn giản là vì chưa có ai mua, thì việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rút tiền từ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp lớn là chóng vánh và thuận lợi nhất.

 T tháng 8/2016, Thủ tướng Phúc đã phải chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp khủng như Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) và bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 doanh nghiệp như Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia VN, Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần viễn thông FPT…

 Khi đó, một chuyên gia ngành tài chính ước tính, nếu bán hết vốn nhà nước tại 10 công ty thuộc SCIC cùng Habeco, Sabeco, Nhà nước có thể thu được tới 7 tỷ USD (khoảng 150.000 tỉ đồng).

 Con số 150.000 tỷ đồng trên, bằng khoảng 13% chi ngân sách năm 2016 hoặc năm 2017, là một số tiền lớn và đáng kể trong bối cảnh đảng không biết lấy tiền đâu để chi xài sau những vụ suýt nữa vỡ nợ của các thành ủy Cà Mau và tỉnh ủy Bạc Liêu, để sang năm 2016 và 2017 còn nghe nói đảng đã phải dùng đến "quỹ đen" (một loại quỹ dự phòng trong đảng) và đang phải tìm cách "nhất thể hóa" giữa một số cơ quan đảng với cơ quan chính quyền để tiết giảm nguồn chi ngân sách.

 Số tiền 150.000 tỷ đồng trên có thể sẽ bù đắp cho khoản bội chi ngân sách năm 2016 hoặc 2017 có thể lên đến 150.000 tỷ đồng hoặc hơn.

 Thế nhưng 150.000 tỷ đồng cũng chỉ đủ để chi ngân sách khoảng 1,5 tháng. Câu hỏi đặt ra là sau khi bán sạch những cổ phần ngon ăn và màu mỡ nhất tại các doanh nghiệp, chính quyền Việt Nam còn gì để bán ?

 Nhiều chuyên gia gần gũi nhà nước cũng tình thật về tình trạng cạn kiệt nguồn lực ở Việt Nam. Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải : tìm đâu ra "nguồn lực" để bán vào năm 2018 và trong vài năm sau đó, để ngân sách không bị vỡ nợ ?

cuimoi7

Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán ! Ảnh : VOA Tiếng Việt

 Vào thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính không chỉ tiếp tục đẩy mạnh vay mượn quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm y tế, mà một lần nữa phải "nhìn trộm túi quần dân chúng" : 500 tấn vàng vẫn còn rải rác trong dân, làm thế nào tung "chứng chỉ vàng" để thu gom tất cả, lấy vàng chi xài cho ngân sách và đổi sang ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, còn phần trả vàng cho dân chúng thì để các chế độ sau gánh !

 Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán !

 Đã có một giải đáp cho ẩn số trong phương trình "chính phủ sẽ bán đến khi nào ?" : tại kỳ họp quốc hội tháng 10 -11 năm 2017, một quan chức trong Ủy ban ngân sách quốc hội đã tán thán rằng "Cứ bán như thế này thì đến nhiệm kỳ sau chẳng còn gì để bán nữa !".

 "Nhiệm kỳ sau" là vào khoảng năm 2021. Nhưng một số chuyên gia nhà nước đã ước tính rằng với đà bán doanh nghiệp nhà nước như hiện thời, "deadline 2018" sẽ co ngắn lại, có thể vào năm 2019 hoặc 2020.

 Sau sự thất thủ của cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, lẽ đương nhiên những doanh nghiệp này sẽ rơi vào tay các tập đoàn lớn, trong đó hẳn có mặt nhiều kẻ con ông cháu cha và nhóm quan chức "tham nhũng chính sách". Nhưng đó rất có thể là những "con bò sữa" cuối cùng mà Chính phủ còn để bán.

 Trong những ngày này, một số tờ báo đảng tỏ ra hào hứng với con số 110.000 tỷ đồng thu được từ bán Sabeco, cùng lúc Quốc hội lên kế hoạch "chia chác" cho các khoản "đầu tư phát triển" và những khoản còn đang bị thiếu hụt trầm trọng.

Nhưng lại đang xuất hiện nhiều nghi vấn trong dư luận xã hội về một phần không nhỏ của số tiền khổng lồ 110.000 tỷ đồng đó đã (hoặc sẽ) rơi vào túi đám quan chức tham nhũng.

Thiền Lâm

Published in Việt Nam

Vụ ‘Mobifone mua AVG’ : Lê Nam Trà và Cao Duy Hải sắp vào ‘lò’ ? (CaliToday, 17/12/2017)

Sau một thời gian lắng tiếng khá dài từ sau hội nghị trung ương 6 đầu tháng 10/2017, "cây bút tín hiệu" Huy Đức vừa xuất hiện và "gọi tên" Nguyễn Bắc Son – cựu bộ trưởng thông tin truyền thông và Cao Duy Hải – nhân vật vừa thôi chức Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone để "đi chữa bệnh" :

thamnhung1

Hai ông Cao Duy Hải (trái) và ông Lê Nam Trà (Ảnh : I.T)

"Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm Tổng Giám đốc MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một "thương vụ"mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi "thương vụ" này…".

Cùng thời điểm xuất hiện bài viết của Huy Đức vào trung tuần tháng 12/2017, một số tờ báo nhà nước bắt đầu ẩn dụ "Điểm trùng hợp trên đường công danh 2 ông Lê Nam Trà – Cao Duy Hải" theo cách "bổ nhiệm cùng ngày" và "chuyển công tác, đi chữa bệnh cùng năm", chẳng hạn như "Ngày 21/4/2015, khi ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên thì ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone thay ông Trà. Chỉ hơn 2 năm sau, sau khi ông Lê Nam Trà chuyển công tác khỏi MobiFone, tới lượt ông Cao Duy Hải xin phép nghỉ ốm để chữa bệnh".

Trước đây, báo chí nhà nước hết sức dè dặt khi đề cập vụ "Mobifone mua AVG".

Vụ "Mobifone mua AVG" đã được một tác giả có bút danh là Nguyễn Văn Tung tung lên mạng xã hội từ năm 2015 và cho tới nay đã có đến 27 bài. Ngoài việc đặc tả những nhân vật của Mobifone, tác giả này đặc biệt nhắm đến Thanh tra chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra vụ "Mobifone mua AVG", cụ thể là Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh. Ngô Văn Khánh lại là quan chức mà trong những năm qua đã bị cả báo chí nhà nước lẫn mạng xã hội vừa đặt dấu hỏi vừa tố về khối tài sản khổng lồ của ông này.

Cho tới nay, bất chấp một số chỉ đạo phải công khai báo cáo kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG", Thanh tra chính phủ vẫn lần lữa và nại ra nhiều lý do để không công bố.

Từ khoảng giữa năm 2017, trên mạng xã hội bắt đầu rộ lên những thông tin về vụ "Mobifone mua AVG", nhưng không chỉ quy kết "trách nhiệm hình sự" đối với bộ trưởng thông tin và truyền thông thời những năm trước là Nguyễn Bắc Son, mà còn "bắn ý" đến trường hợp ông Trương Minh Tuấn – khi đó là thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông.

Đặc biệt hơn, thông tin trên mạng xã hội còn được điểm xuyết bằng những công kích của blogger Huy Đức đối với ông Trương Minh Tuấn, cũng liên quan mật thiết đến vụ "Mobifone mua AVG". Theo đó, khi còn là thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, ông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định phê duyệt để ông Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trong khi giá trị thực sự của AVG là 8.900 tỷ đồng, hợp đồng mua AVG chỉ có 300 tỷ đồng. Vậy số tiền còn lại chạy đi đâu, và ai được "lại quả" từ số tiền đó ?

Vào thời điểm Huy Đức "gọi tên" Trương Minh Tuấn, vụ Mobifone – AVG lại được đích thân Nguyễn Phú Trọng xem xét và thúc đẩy. Vụ việc này hứa hẹn sẽ "làm rõ" hàng loạt quan chức cao cấp, không loại trừ một số quan chức cao cấp sẽ phải ra tòa.

Trước khi "gọi tên" Trương Minh Tuấn, Huy Đức đã "báo điềm gở" về Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, Trịnh Xuân Thanh "đã về", Trầm Bê bị bắt.

Đã thành một thói quen, không ít người quan tâm đến biến động chính trị trong nội bộ đảng và chiến dịch được tuyên truyền là "chống tham nhũng" của Tổng bí thư Trọng ngày càng dựa vào những tin tức, dù được thể hiện rõ ràng hay mơ hồ lấp lửng, của Huy Đức để nhận định và dự đoán về tương quan chính trị cùng những biến động, biến cố có thể xảy ra trong tương lai gần. Đặc biệt là về "ai sắp bị bắt" hay "ai sắp chết"…

Vào lần này, hiện tượng báo chí nhà nước bắt đầu nêu ẩn ý về vụ "Mobifone mua AVG" cho thấy tiến trình xử lý vụ việc này có vẻ đang thoát khỏi cảnh chây ì trước đây.

Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 2017, báo chí nhà nước cũng "dạo nhạc" về trách nhiệm của Đinh La Thăng khi còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chỉ đạo gửi 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm, để sau đó số tiền này biến mất. Đến ngày 8/12/2017, Đinh La Thăng bất ngờ bị Bộ Công an khởi tố và bắt giam.

Nếu vụ bắt Đinh La Thăng cho thấy một "đặc thù" quan trọng là Tổng bí thư Trọng bỏ qua các khâu "kiểm điểm" ông Thăng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và kỷ luật đưa ra khỏi Ban chấp hành trung ương, thì vụ "Mobifone mua AVG" cũng có thể sẽ theo cách đó, tức không quá cần thiết phải dựa vào một bản kết luận thanh tra chẳng biết xác thực hay trung thực tới đâu của Thanh tra chính phủ, mà cơ quan điều tra của công an có thể "nhảy" thẳng vào vụ việc này theo mệnh lệnh trực tiếp từ tổng bí thư. Khi đó, cả hai ông Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đều có thể bị đột ngột khởi tố và tống giam.

Tháng 12 năm 2017 vẫn chưa kết thúc và chưa thể "tổng kết năm" như thường lệ. Nếu trong tháng này hoặc sang đầu năm 2018 nổ ra vụ khởi tố và tống giam hai ông Lê Nam Trà và Cao Duy Hải, người ta có thể hình dung tiếp hình ảnh của những nhân vật liên đới trách nhiệm như Nguyễn Bắc Son và Tương Minh Tuấn.

Kể cả "trách nhiệm chây ì" của Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh…

Thiền Lâm

****************

Thêm một ‘thái tử Đảng’ bị cỗ máy ông Trọng ‘trảm’ (VOA, 19/12/2017)

Lê Phước Hoài Bo, Giám đc S Kế hoch-Đu tư, con trai nguyên Bí thư tnh Qung Nam, va b y ban Kim tra trung ương "xóa tên đng" và hy b các quyết đnh b nhim được cho là không đúng trước đó.

thamnhung2

Ông Lê Phước Hoài Bo (gia) được b nhim làm Giám đc S Kế hoch-Đu tư khi mi 30 tui.

Đây được xem là v "trm thái t" nng không thua gì v x Nguyn Xuân Anh, nguyên Bí thư tnh Đà Nng, con trai ca nguyên y viên B Chính tr Nguyn Văn Chi. Tuy nhiên theo đánh giá ca chuyên gia chính tr Jonathan London, đây là mt din tiến "không bt ngờ".

Tiến sĩ Jonathan London, Giáo sư ging dy Kinh tế-Chính tr Á Châu ti Đi hc Leiden, Hà Lan, gii thích v nhn đnh trên :

"Trong khoảng 10 năm qua, Vit Nam có hin tượng là nhiu người còn khá tr đã được b nhim vào nhng v trí quan trng trong bộ máy. Nếu trước đây điu đó làm cho khá nhiu người bt ng, thì vic ngày nay nhng nhân vt đó rơi cũng là điu không bt ng bi vì đó là hu qu ca nhng quyết đnh phn ánh mi quan h thân mt hơn là nhng tiêu chun khách quan".

Ông Lê Phước Hoài Bo là con trai ca nguyên Bí thư tnh Qung Nam Lê Phước Thanh.

Ông Bảo được xem là mt trong nhng "ht ging đ" trong danh sách các "thái t Đng" xut hin gn đây trong b máy chính tr Vit Nam, trong đó có Nguyn Thanh Ngh, 41 tui, con trai cu Th tướng Nguyn Tn Dũng, và Nguyn Xuân Anh, 41 tui, con trai ca nguyên y viên B Chính tr Nguyn Văn Chi.

Sau đại hi đng 12 hi đu năm ngoái, Nguyn Thanh Ngh (Bí thư Kiên Giang) và Nguyn Xuân Anh (nguyên Bí thư Đà Nng) tr thành hai ủy viên chính thc tr tui nht ca B Chính tr và cũng là các bí thư tnh tr tui nht. Còn Lê Phước Hoài Bo là tnh y viên tr nht, vi quan l "thn tc", leo lên chc Giám đc S Kế hoch-Đu tư tnh Qung Nam ch trong vòng 5 tháng, khi mới 30 tui.

Sau khi công chúng thắc mc v vic b nhim ông Bo, B Ni v đã tiến hành kim tra và kết lun vic b nhim này là "đúng quy trình".

Tiếp theo v ông Nguyn Xuân Anh b k lut, cách chc y viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành y và các chức vụ khác hi đu tháng 10, quyết đnh "xóa tên đng" và tước chc v ca ông Lê Phước Hoài Bo được công lun chú ý và xem đây là mt đng thái "mnh tay", theo chiu hướng th hin quyết tâm chng tiêu cc, tham nhũng ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

Nhận đnh v chiến dch này, Tiến sĩ Jonathan London cho rng vic x nhng v c th như hin nay tuy quan trng nhưng không phi là gii pháp đ khc phc "li h thng" ti Vit Nam.

Ông nói : "Đề cp [gii quyết] nhng trường hp như thế này là vic phi làm. Đó là một bước. Nhưng không th được xem là gii pháp đ gii quyết nhng khuyết đim ca th chế nói chung".

thamnhung3

Nguyên Bí Thư Đà Nng Nguyn Xuân Anh, mt trong nhng "ht ging đ" b k lut gn đây.

Riêng với các "ht giống đỏ", Tng bí thư Nguyn Phú Trng, y viên cao tui nht (72 tui) trong danh sách y viên B Chính tr, đã không quên đ cp đến h trong phát biu ti đi hi Đng hi năm ngoái. Ông Trng nói : "Còn nhiu vic phi làm, c gng to điu kin anh em tr làm lãnh đo", theo báo Đt Vit.

Trong số nhng gương mt lt vào danh sách quyn lc ca khóa 12 còn có ông Đinh La Thăng, người được "đ c thêm" ngoài danh sách đã được Ban chp hành trung ương khóa trước chun b.

Ngày 8/12, ông Thăng bị khi t liên quan đến mt "đi án" tham nhũng được cho là phc tp chưa tng có ti Vit Nam.

Cho đến nay, hàng loi quan chc cp cao đã b bt, khi t và k lut trong v này, bao gm nguyên B trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, nguyên y viên Trung ương Đảng- nguyên Phó trưởng ban Thường trc Ban t chc trung ương Trn Lưu Hi, nguyên y viên Trung ương Đảng-nguyên Bí thư Tnh y Hu Giang Huỳnh Minh Chc, nguyên Phó Ch tch UBND tnh Hu Giang Trnh Xuân Thanh và nhiu người khác.

**********************

Trưởng Công an Phú Quốc được chuyển công tác vì lý do gì ? (Người Lao Động, 18/12/2017)

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Kiên Giang, tân Trưởng Công an huyện Phú Quốc phải có trách nhiệm nặng nề hơn, phải làm tốt hơn người tiền nhiệm.

Công an tỉnh Kiên Giang vừa triển khai quyết định luân chuyển cán bộ và bổ nhiệm đại tá Lê Văn Mót - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh Kiên Giang, làm Trưởng Công an huyện Phú Quốc. Đại tá Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng Công an huyện đảo Phú Quốc, được điều chuyển sang làm Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thay đại tá Mót.

thamnhung4

Đại tá Nguyễn Thanh Nhanh. Ảnh : Zing.vn

Dư luận đang đặt ra câu hỏi rằng liệu đại tá Nhanh chuyển sang vị trí mới là do quản lý địa bàn "đảo ngọc" Phú Quốc không tốt trong thời gian qua hay đây là do quy trình luân chuyển cán bộ bình thường của Công an tỉnh Kiên Giang ?

Để rộng đường dư luận, trưa 18/12, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc phỏng vấn nhanh với đại tá Lưu Thành Tín, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang.

Phóng viên : Xin ông cho biết việc chuyển đại tá Nguyễn Thanh Nhanh sang công tác ở vị trí mới có phải là do vị Trưởng Công an huyện Phú Quốc này "dính" đến sai phạm gì hay không ?

Lưu Thành Tín : Không phải. Đây là việc luân chuyển cán bộ bình thường. Cả đại tá Nhanh và đại tá Mót đều không vướng kỷ luật nào cả.

Phóng viên : Thời gian gần đây, tình hình tội phạm ở Phú Quốc diễn biến có phần phức tạp. Vậy, khi thay đổi nhân sự đứng đầu công an huyện thì lãnh đạo Công an tỉnh Kiên Giang có hy vọng tình hình tội phạm sẽ chuyển biến theo hướng tích cực hay không, thưa đại tá ?

Lưu Thành Tín : Tất nhiên là tân Trưởng Công an huyện Phú Quốc phải có trách nhiệm nặng nề hơn, phải làm tốt hơn người tiền nhiệm rồi. Chúng tôi đã có đánh giá năng lực cán bộ rồi mới bố trí đại tá Mót phụ trách địa bàn phức tạp như Phú Quốc.

Những vụ án mạng, mua bán ma túy xảy ra ở Phú Quốc gần đây

Rạng sáng 7/11, 2 nhóm thanh niên đánh nhau khiến 2 người bị thương, được đưavào Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc cấp cứu. Khoảng 1 tiếng sau, 8 thanh niên xông vào bệnh viện truy tìm 2 thanh niên bị thương để truy sát. Hai bên đánh nhau khiến các nhân viên bệnh viện và bệnh nhân sợ hãi. Khi công an nổ súng chỉ thiên thì nhóm thanh niên mới tháo chạy. Vụ việc đang được Công an huyện Phú Quốc xử lý.

Ngày 16/10, Công an huyện Phú Quốc bắt đối tượng Lê Anh Tuấn (34 tuổi ; ngụ xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc) vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ đất liền ra Phú Quốc để bán kiếm lời. Khi khám xét nơi ở của Tuấn, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 35 gói ma túy dạng bột, 1 kg ma túy đá và 580 viên ma túy tổng hợp.

Ngày 16/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Quốc ra quyết định bắt tạm giam Thái Niên (34 tuổi), Thạch Minh Tuấn (29 tuổi) và Danh Khánh (22 tuổi), cùng ngụ ấp Chuồng Vích, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc để tiếp tục điều tra về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân là anh Phạm Phú Q. và anh Nguyễn Văn C. (ngụ Phú Quốc). Tối 11/9, các đối tượng trên đang nhậu thì Q. và C. đến đập cửa, kêu chủ quán cho vào nhậu. Cho rằng bị làm phiền, các đối tượng dùng roi điện chích, dùng dao chém nhiều nhát vào người khiến C. và Q. bị thương rất nặng.

Khoảng 14 giờ 20 phút, ngày 7/9, Công an thị trấn An Thới bắt quả tang đối tượng Trần Ba (ngụ khu phố 1, thị trấn An Thới) buôn bán ma túy. Tang vật thu được là 8 tép ma túy đá nhỏ và một tép ma túy lớn.

Tối 1/9, tại thị trấn An Thới, 2 nam công nhân xây dựng quê ở An Giang đã bị nhóm đối tượng (cùng quê) đâm chết rồi lẩn trốn. Sau đó, Công an huyện Phú Quốc đã bắt được 6 nghi phạm được cho là đã sát hại 2 thanh niên trên.

Ngày 23/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Quốc tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Toản (ngụ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) để điều tra về hành vi "Giết người". Nạn nhân là Mã Văn Hùng (ngụ thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc). Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 22/8, Hùng cầm đá và nón bảo hiểm đi tìm Toản giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Trong lúc xô xát, Toản dùng dao đâm chết Hùng.

Tối 9/12/2016, Trịnh Tấn Vinh cùng một số người bạn đến một quán karaoke ở Phú Quốc để ca hát. Tại đây, Vinh phát sinh mâu thuẫn với một số người khác rồi dẫn đến đánh nhau. Cùng lúc này, anh Phan Thanh Ngoan (quân nhân Lữ đoàn 950) đi từ trong quán karaoke ra thấy sự việc như vậy nên dừng lại hỏi thăm thì bị Vinh dùng dao đâm tử vong. Ngày 27/6 vừa qua, Tòa án Quân sự Quân khu 9 đã tuyên phạt Vinh 19 năm tù.

- Tối 8/6, tại một quán trà sữa trên đường Hùng Vương, khu phố 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc đã xảy ra một vụ giết người khiến bé gái 14 tuổi tử vong. Nạn nhân là Q.T. (quê ở An Giang), nhân viên phục vụ quán trà sữa...

Công Tuấn

Published in Việt Nam

Lãnh đạo ngành cao su Việt Nam bị khởi tố (BBC, 12/12/2017)

Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng nhiều người bị công an Việt Nam khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

thamnhung1

Công an nói đây là vụ án gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Bộ Công an Việt Nam hôm 12/12 ra thông cáo nói đã khởi tố bị can, khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với năm người trong ngành cao su.

Trong đó có ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam, bị khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Bốn người khác làm việc tại Công ty Cao su Đồng Nai và Phú Riềng, gồm cả ông Nguyễn Thành Châu, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai và Nguyễn Hồng Phú, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng.

Hai người còn lại là nguyên kế toán trưởng hai công ty này.

Thông cáo nói sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn ngày 12/12, công an thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can.

Ông Lê Quang Thung có 17 năm là tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, nghỉ hưu từ tháng Giêng 2012.

Tháng Tám 2010, ông Thung được Thủ tướng Việt Nam bổ nhiệm từ Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ chức Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên.

********************

Thứ trưởng Bộ Nội vụ ‘đẩy’ trách nhiệm vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh (VOA, 12/12/2017)

Thứ trưởng B Ni v Vit Nam, ông Nguyn Duy Thăng, nói ông "không ph trách" vào thi đim tht lc h sơ b nhim Trnh Xuân Thanh và đ ngh B Công an điu tra, truy t "vì vic này có liên quan đến nhiu người".

thamnhung2

nh ông Trnh Xuân Thanh trên báo Đc.

Trả li câu hi đã b "truy" nhiu ln v trách nhim trong v đ mt h sơ v ông Trnh Xuân Thanh, ti cuc hp báo ca B Ni v chiu 12/12, Th trưởng Nguyn Duy Thăng nói ông mun "tr li rõ ràng" rng "Ti thi đim mt h sơ, tôi không phụ trách V chính quyn đa phương".

Ông Thăng cho biết ông đã không ph trách công vic này t ngày 15/4, nhưng đến tháng 6 mi phát hin vic mt h sơ.

Nhận đnh v phát biu ca gii chc B Ni v, mt chuyên gia v chính sách công ca Vit Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phm Quý Th, nói điu đó cho thy "s điu hành ca h thng này đang có vn đ".

"Thứ trưởng mà nói như vy thì qu là ‘vn đ’ không ch trong qun lý h sơ, mà còn trong vic phân công trách nhim ca nhng người trc tiếp và liên quan. Theo logic quản lý thông thường thì người th trưởng cơ quan đó phi chu trách nhim dù trc tiếp có th là [li] nhân viên dưới quyn".

Tiến sĩ Phạm Quý Th nói vic điu tra làm rõ mi vn đ liên quan đến Trnh Xuân Thanh, trong đó có vic tht lc h sơ, là vic làm "cp bách" nếu mun x v án Trnh Xuân Thanh vào thi đim đu năm 2018 như tuyên b ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng. Theo ông, việc tht lc h sơ liên quan đến v Trnh Xuân Thanh không đơn gin là mt v tht lc giy t thông thường.

Tiến sĩ Thọ nói thêm :

"Cần phi làm rõ xem h sơ này tht lc như thế nào và đng cơ, nguyên nhân tht lc là gì thì mi có th ‘làm hơn’ hin tượng và những người có liên đi hoc có ý đ gì đng sau vic mt h sơ này, ch không đơn gin là vic mt h sơ".

Liên quan đến v mt h sơ b nhim ông Trnh Xuân Thanh, hôm 3/8, Th trưởng B Ni v Nguyn Trng Tha, cho báo chí biết "B Ni v nhn được 2 b h sơ, mt b có du đ t Hu Giang đ ngh phê chun chc danh phó ch tch tnh. Văn thư B Ni v có đóng du ‘công văn đến’ mt bn. Bn gc chúng tôi vn còn, bn đóng du công văn đến b tht lc", trích Vietnamnet.

Cũng trong buổi hp báo ngày 12/12, Thứ trưởng Nguyn Duy Thăng cho biết hin B Ni v đang đ ngh B Công an "vào cuc" điu tra v tht lc bí n này.

Ông nói thêm : "Căn cứ kết qu điu tra ca B Công an, nếu thy vi phm thì x lý theo quy đnh ca pháp lut, có th truy t, vì việc này có liên quan đến nhiu người", theo VnExpress.

Vụ án Trnh Xuân Thanh hin được xem là tâm đim trong chiến dch "đt lò" chng tham nhũng ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

Trong buổi hp Thường trc Ban ch đo Trung ương hi cui tháng trước, ông Trọng phi "c gng tháo g khó khăn, vướng mc, đy nhanh tiến đ điu tra, truy t, xét x" các v án tham nhũng nghiêm trng. Riêng trong v Trnh Xuân Thanh, người đng đu Đng Cng sn Vit Nam nói "trước hết tp trung xét x công minh" v này và "tập trung làm cho bng được, ln lượt đưa ra xét x trong năm 2017, tháng 1 và đu tháng 2/2018".

Ông Trịnh Xuân Thanh b cáo buc v ti C ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng, dn đến thua l khong 3.300 t đng khi giữ chc Tng giám đc, Ch tch Hội đồng quản trị Tng công ty Xây lp du khí Vit Nam (PVC) trong thi gian t năm 2007 – 2013.

Sau một thi gian trn ra nước ngoài, được cho là Đc, ông Thanh bng tái xut hin ti Vit Nam vào cui tháng 7. Vit Nam nói ông Thanh tự ra đu thú, trong khi chính quyn Đc cáo buc tình báo Vit Nam đã "bt cóc" ông Thanh t Đc đưa v Vit Nam.

Khánh An

************************

Công an Việt Nam điều tra Khaisilk 'vì buôn hàng giả' (BBC, 12/12/2017)

Bộ Công thương Việt Nam nói kiểm tra một số mẫu của công ty Khaisilk đã cho thấy "không có thành phần silk" trong sản phẩm mang nhãn "100% silk".

thamnhung3

Bộ Công thương kết luận sản phẩm Khaisilk "không có thành phần silk"

Trong lúc đó, một luật sư lại cho rằng kết luận này "đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát" cho chủ doanh nghiệp.

Hôm 12/12, Bộ Công thương ra thông báo về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại công ty Khải Đức, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Khaisilk.

Văn bản này ghi : "Công ty đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng".

"Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm ("100% silk")".

Ngoài ra, Bộ Công thương nói công ty Khải Đức :

  • có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng
  • vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn
  • vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa
  • che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác

Do vậy, Bộ Công thương "chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự".

thamnhung4

Cơ quan chức năng thu giữ sản phẩm tại cửa hàng Khaisilk ở Thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 11/2017

Ý kiến một luật sư

Hôm 12/12, trả lời BBC, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty luật Thế Giới Luật Pháp, nói : "Kết luận thanh tra chỉ mới đề cập về hành vi phạm mà không nói rõ về mức độ vi phạm. Do đó, cũng khó nói trước là có truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân liên quan tại Công ty Khải Đức hay không".

"Trái lại, đứng ở góc độ nào đó, theo tôi kết luận của đoàn thanh tra này đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát cho công ty này cũng như những cá nhân liên quan".

"Bởi trước đó, đại diện Công ty Khải Đức cho rằng do quản lý yếu kém nên nhân viên bán hàng đã tự ý mua hàng bên ngoài đưa vào để bán chứ họ không có chủ trương mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk "Made In Vietnam".

"Và nay kết luận thanh tra cũng nói rõ : "Từ năm 2009 đến ngày 15/10/2017, công ty này không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang. Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa : khaisilk, Khaisilk Made In Vietnam, Khaisilk Cách Điệu".

"Vì vậy, có thể nói kết luận của Bộ Công thương gián tiếp chứng minh rằng Công ty Khải Đức đã không nhập hàng Trung Quốc từ năm 2009 nên bê bối hàng giả vừa qua là do nhân viên thực hiện chứ không phải chủ trương của chủ công ty. Với kết luận trên thì doanh nghiệp này cũng có thể phủi trách nhiệm bằng cách cho rằng mình là nạn nhân của các nhà cung cấp trong nước".

Luật sư Sơn phân tích thêm : "Theo kết luận, Công ty Khải Đức có dấu hiệu của việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (sử dụng hóa đơn không do cơ quan thuế phát hành, quản lý ; tên hàng hóa thực tế khác với tên hàng hóa ghi trên hóa đơn), mua bán hàng không có hóa đơn chứng từ (Công ty Khải Đức không chứng minh được số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thực tế kiểm tra). Do đó, theo tôi, ngoài dấu hiệu của tội buôn bán hàng giả, Công ty Khải Đức còn có dấu hiệu của tội trốn thuế".

"Nếu quy mô bán hàng giả cũng như số tiền thuế trốn được đạt mức mà bộ luật hình sự quy định thì cơ quan điều tra chắc chắn phải khởi tố vụ án về tội buôn bán hàng giả, tội trốn thuế".

"Trong trường hợp đó, nếu cơ quan điều tra xác định được rằng việc mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk là chủ trương của ông Hoàng Khải thì ông này đương nhiên phải bị khởi tố với vai trò là người chủ mưu còn các cá nhân liên quan sẽ bị khởi tố với vai trò là đồng phạm giúp sức". "Trong trường hợp, đây là chủ trương của người quản lý cấp dưới nhưng ông Hoàng Khải biết mà không phản đối thì ông này vẫn bị truy tố với vai trò là đồng phạm".

Luật sư cũng nói thêm : "Chắc chắn là trong vụ này, quản lý thị trường cũng phải có trách nhiệm rồi. Tuy nhiên, tùy theo hậu quả thì mới có thể đặt vấn đề hình sự hay không".

***********************

Ba cán bộ môi trường bị bắt liên quan đến Formosa Hà Tĩnh (VOA, 12/12/2017)

Công an Việt Nam bt ba cán b môi trường Hà Ni vì gian di trong x lý rác ti nhà máy Formosa, cho rằng h làm h sơ khng đ thu lợi.

thamnhung5

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh.

Truyền thông Vit Nam hôm 12/12 loan tin B Công an đã thc hin lnh bt tm giam đi vi 3 người nguyên là cán b ca Công ty C phn Môi trường đô th và Công nghip 10 (URENCO 10), gm ông Ngô Xuân Hiếu, nguyên Giám đốc, ông Bùi Trí Bình, nguyên Phó giám đc và ông Tng Ngc Thanh, nguyên cán b phòng kinh doanh, v hành vi lp khng giy t, th tc x lý rác thi ti Formosa Hà Tĩnh.

thamnhung6

Tuần hành vì môi trường Ngh An

Báo Công an Nhân dân nói một đi lý Hà Tĩnh đã ký hp đng vi công ty Formosa đ thu gom, x lí rác thi. Sau đó, đại lí này ký hp đng vi s cán b trên ca URENCO 10 thuê x lí rác thi ca Formosa.

Tuy nhiên, khi vận chuyn rác ra Hà Ni, nhóm cán b trên không đưa rác v công ty đ x lý mà lp chng t khng gây thit hi hàng t đng ri đưa ra ngoài xnhằm thu li, báo Công an Nhân dân cho biết thêm.

Báo Dân trí nói cơ quan công an xác đnh t 2013 - 2015, nhóm cán b trên ký các hp đng thu gom, x lý ba bên, nhưng hoàn thin h sơ khng, thu v không x công ty mc đích đ thu li.

Nhà hoạt đng vì môi trường Nguyn Thin Nhân Bình Dương nói vi VOA rng vic bt ba cán b này cho thy có bàn tay ca Formosa cu kết vi các viên chc nhà nước trong vic che đy thm ha môi trường :

"Đây chỉ là nhng cán b thuôc công ty bên ngoài Formosa, nhưng h cu kết vi Formosa đ x lý cht thi, nhưng thc tế là h không x lý, mà ch hp thc hóa giy t cho cái gi là x lý đó. Mt khác, h còn rút tin t ngân sách nhà nước qua vic xut hóa đơn khng. Tôi nghĩ chc chn công ty Formosa có nhúng tay vào việc này và cn thiết phi điu tra luôn c công ty Formosa đ làm rõ và x lý trit đ".

Thảm ha bin min trung xy ra hi năm ngoái khi nhà máy thép ca hãng Formosa ca Đài Loan đt Hà Tĩnh gp s c khi vn hành th, x thi đc hi trái phép làm cá chết hàng lot tnh này và 3 tnh khác.

Ônh Nhân nói qua đó cho thấy có hành vi gian ln trong vic Formosa x lý cht thi :

"Thường chính quyn rt ngi đng đến Formosa mt cách trc tiếp và ch đng đến các cán b kinh tế liên quan mà thôi. Trên giác độ quan sát ca người dân thì chúng ta thy rõ rng đây là mt hành vi gian ln đ chôn giu cht thi ca nhà máy Formosa mà không x lý".

Tháng 6/2016, Formosa đã nhận trách nhim v v này và chp nhn bi thường 500 triu đôla cho chính phủ Vit Nam.

thamnhung7

Một cuc biu tình Đài Loan phn đi nhà máy Formosa x thi không x lý.

Từ đó đến nay, nhà chc trách Vit Nam đã phát tin đn bù cho nhng người b nh hưởng nhưng nhiu người vn ch trích rng s tin đn bù và s minh bch ca chính ph v v ô nhim còn chưa tha đáng.

Trong năm qua, nhiều nhà hot đng vì môi trường khi lên tiếng v thm ha Formosa đã b chính quyn Vit Nam bt giam, kết án tù, quy ti "truyên truyn chng phá nhà nước" hay "lt đ chính quyền".

Vào tháng 8, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ký quyết đnh thi hành k lut bn người liên quan ti Formosa, trong đó có ông Võ Kim C, cu Bí thư Tnh y Hà Tĩnh, người có liên quan đến quá trình cp phép đu tư cho Formosa Hà Tĩnh. Sau đó, ông C xin thôi làm đại biu Quc Hi khóa 14 "vì lý do sc khe," và t tháng 10, ông đã thôi chc Ch tch Liên minh hợp tác xã Vit Nam.

Published in Việt Nam

Bây giờ muốn biết tội lỗi của ông Đinh La Thăng cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh ra sao thì cứ nhẫn nha xem TV hay đọc báo chí nhà nước. Nhưng trước đó, cũng chính hệ thống nầy, hình như không hề biết ông ta có bất cứ sai phạm nào. Như vậy thì rõ ràng đây là màn hợp xướng khi cây que cầm tay của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng được quơ lên ! Họ cùng nhau loa kèn thật ầm ĩ bất kể vi phạm ngay từ nền tảng pháp lý của cái gọi là Hiến pháp Việt Nam.

Đó là "đánh hội đồng nghi can" !

chong0

Nếu thực sự chủ trương chống tham nhũng thì tại sao trước đó, cả hàng chục năm, 4 triệu rưởi đảng viên không hề hay biết và ông họ Đinh cứ tiến nhanh, tiến mạnh leo vô được Bộ Chính trị ? Trái lại, mạng xã hội "vô công rỗi nghề" thì đã biết rõ nội vụ từ rất lâu ! Điều nầy cho thấy hệ thống thông tin nhà nước với thông tin mạng xã hội hoàn toàn trái ngược.

Vậy thì để chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng ông đảng trưởng nên đuổi tất cả bọn công nhân viên làm truyền thông ăn lương từ tiền thuế của nhân dân nhưng rách việc và chọn báo chí mạng xã hội thế vào, vì dù họ chỉ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng kết quả chính xác !

Làm được như thế thì ông đảng trưởng mới thực sự chống tham nhũng mà chẳng cần phải ví von củi khô, củi ướt hay lò tôn, lò đất gì cả !

Vì thế việc dứt điểm ông Đinh La Thăng chỉ là đòn thanh trừng nội bộ. Ai thuộc phe ta. Ai phe đối thủ. Mà phe đối thủ đã từng hạ đo ván phe ta trong đại hội đảng kỳ trước. Bây giờ thế cờ đảo ngược. Cờ đến tay phải phất. Phải diệt trừ hậu hoạn. Vì nếu không lợi dụng thời cơ nầy và theo chỉ thị của quan thầy Bắc Kinh "đả hổ diệt ruồi" thì e rằng "chuột" sẽ làm "vỡ bình". Là tai họa khôn lường ! Phải thi hành lệnh trên để 2 đảng cùng tiến lên xã hội chủ nghĩa "4 tốt, 16 chữ vàng", là tiếp tay thực hiện việc Việt Nam sớm Hán hóa !

Phải chăng đấy là tiến trình của bí mật Hội nghị Thành Đô ?

Trớ trêu là cái "bình" mà ông đảng trưởng sợ vỡ, thật ra đã vỡ tan nát từ hơn 20 năm trước trên thế giới, do cơn gió tự do dân chủ đã hất tung nó rơi xuống từ bệ cao. Và cơn bão nầy sẽ san bằng những chướng ngại vật còn sót lại trên con đường lịch sử tất yếu của nó, điều mà trước kia đảng thường dùng là "dòng thác cách mạng không thể đảo ngược".

Còn đối thủ là ai ? Câu hỏi có vẻ thừa nhưng không phải thuộc cá nhân mà thuộc vùng/miền. Phe miền Bắc và phe miền Nam. Bắc/Nam ở đây không phân biệt là người miền Bắc hay người miền Nam vì sau 42 năm thống trị cộng sản đã thực hiện được chủ trương "vô Nam nhận hàng, ra Bắc nhận họ" để đồng hóa. Nhưng nhờ nền tảng nhân văn từ chế độ tự do dân chủ ở miền Nam còn sót lại, tự nó đã cảm hóa được một số cán bộ cốt lõi cộng sản. Chỉ tiếc rằng số cán bộ nầy, thủ lãnh là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đương quyền có được tư tưởng cởi mở hơn so với loại giáo điều nhưng vẫn bám vào thế độc tôn để tham nhũng mà không hề biết sợ hãi. "Chúng ăn không chừa một thứ gì" đó là câu xác nhận của Phó Chủ tịch nước.

Giữa lúc thế nước nghiêng ngửa, giặc ngoài thù trong, nội bộ đảng lại đang tìm mọi cách thanh toán nhau cạn tàu ráo máng thì chuyện mất nước phải đến. "Trai cò giành nhau, ngư ông đắc lợi". Ngư ông phương Bắc hẳn đang vỗ tay về chiến lược "bất chiến tự nhiên thành".

Còn với người Việt Nam yêu nước ? Lịch sử cả 4.000 năm giữ nước bây giờ không lẽ chỉ biết cúi đầu ? Chẳng cần phải làm người hùng, chỉ cần công khai bày tỏ lòng yêu nước, đặc biệt là biết kết hợp và đoàn kết, thì… "một cánh tay đưa lên, hàng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính…" là những câu hát hùng tráng một thời của thời Việt Nam Cộng Hòa đang sống lại từng ngày.

Dậy mà đi hởi đồng bào ơi… !

Kông Kông

Nguồn : Tiếng Dân, 12/12/2017

Published in Diễn đàn

‘Lò chống tham nhũng’ của Việt Nam chưa cháy (VOA, 22/11/2017)

Một đại biu Quc hi Vit Nam cho rng vn đ chng tham nhũng chưa bao gi "nóng" như giai đon hin nay.

thamnhung1

Cuộc chiến chng tham nhũng ca Vit Nam là cuc chiến trong ni b Đng, theo nguyên cán b an ninh Đinh Đình Phú người tiên phong chng tham nhũng đt đai Hi Phòng.

Trong buổi tho lun v d lut Phòng chng tham nhũng sa đi hôm 21/11 ti Hà Ni, đi biu Nguyn Chiến ca Hà Ni được truyn thông trong nước trích lời nói "10 năm qua thi hành lut, ging như xây ‘lò’ nhưng ‘ci to, ci ướt’ chưa cháy được".

Phát biểu trong bui tho lun đóng góp ý kiến, đi biu này nói "vy sa lut ln này phi gia c đ đm bo ‘ci to, ci nh, ci ướt, ci khô’ đu phi cháy", theo trích dn ca VietnamNet.

Việc ví von chiến dch x lý tham nhũng vi chiếc lò đt ci được bt đu t Tng bí thư Nguyn Phú Trng khi ông phát biu ti phiên hp th 12 Ban ch đo trung ương v phòng, chng tham nhũng hi cui tháng 7 va qua. Câu nói ni tiếng ca ông "Lò nóng lên ri thì ci tươi vào cũng phi cháy" đã được lan truyn trên truyền thông và mng xã hi như mt li tuyên b cho mt chiến dch chng tham nhũng do ông phát đng.

Nhận đnh v hiu qu ca ‘lò x lý tham nhũng’ này, cu đi tá an ninh Đinh Đình Phú - mt người mnh m lên tiếng chng tham nhũng Hi Phòng - nói điều quan trng là phi xác đnh "ai là người nhóm lò".

"Vấn đ ai là người nhóm lò cho la hng lên đ ci cháy ?", theo ông Phú. "Người nhóm lò là quan trng. Đi tượng tham nhũng là ai ? Đi tượng tham nhũng không phi là dân lành. (Người) đ ra chính sách và pháp luật cũng không phi dân lành. Ai x được nhng người có chc có quyn tham nhũng ? Phi là Đng".

thamnhung2

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng phát động chiến dch chng tham nhũng vi phát ngôn ni tiếng "lò nóng lên ri thì ci tươi vào cũng phi cháy".

Nhưng ông Phú, người tng đng ra đi din nhân dân t cáo các quan chc th xã Đ Sơn, Hi Phòng, t ý chia chác đt đai vô nguyên tc, cho rng "tham nhũng là những người có chc có quyn ch không phi dân lành". Ông nhn đnh cuc chiến chng tham nhũng là cuc chiến trong ni b Đng.

Đặt ra câu hi trong bui hi tho ca Quc hi hôm 21/11 rng "phi xác đnh ai có th ly được tin bc ca Nhà nước ?" đi biu Nguyn Chiến t tr li "Đó là người có chc v, quyn hn, được trc tiếp giao trách nhim qun lý tài sn, đó là nhng ch th đc bit".

Để cuc chiến chng tham nhũng có hiu qu, theo ông Phú - tác gi hi ký "Cuc chiến thm lng" - cần phải "kết hp 3 mũi giác công". Đó là s kết hp ca nhân dân, báo chí và đng viên, theo người tng làm trong ngành an ninh quân đi Vit Nam.

Ông Phú đề xut lut sa đi phi có nhng điu khon x lý nhng người bao che cho các hành vi tham nhũng đng thời bo v nhng người đng ra chng tham nhũng cũng như khen thưởng cho nhng người này. "Phi b sung vào lut nếu không thì không n. S không ai giám làm, không ai giám chng (tham nhũng) c".

Theo báo cáo của Thanh tra Chính ph, các v tham nhũng năm nay gây thiệt hi trên 1.350 t đng. S tin này chưa bng 1 na so vi s tin hơn 3.300 t đng mà cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh b cáo buc đã làm tht thoát. V ‘bt cóc’ cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh ca mt v Vit Nam, theo cáo buộc ca chính ph Đc, được cho là nm trong chiến dch chng tham nhũng ca người đng đu Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng. Trước đó ông Trng tng nói s bng mi giá mang ông Thanh v Vit Nam đ x lý.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 của Đng Cng sn Vit Nam xác đnh rõ 27 biu hin t din biến t chuyn hóa trong tham nhũng và theo ông Phú, "c xã hi biết đi tượng tham nhũng là ai" cho nên ch cn pháp lut có nghiêm không thì s gii quyết được vn nn này.

********************

Việt Nam cần tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc (RFA, 21/11/2017)

Việt Nam cần tiến hành tịch thu tài sản không giải trình được nguồn gốc.

Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thủy, Thường trực Ủy ban Tư pháp tại phiên họp Quốc hội sáng ngày 21/11 về nội dung dự án Luật phòng, chống tham nhũng.

thamnhung3

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.  Courtesy of news.zing.vn

Bà Thủy dẫn số liệu cho thấy trong 10 năm qua thiệt hại do tham nhũng gây ra cho Việt Nam là trên 59.700 tỷ đồng và 400 ha đất nhưng chỉ thu hồi được khoảng 10% số này, tức là khoảng trên 4.600 tỷ đồng và 219 ha đất.

Nguyên nhân được bà Thủy đưa ra là do pháp luật Việt Nam chưa có cơ sở xử lý sớm với tài sản tham nhũng. Thậm chí nhiều người kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ bị phạt dưới hình thức cảnh cáo hay cách chức.

Trong khi đó, theo bà, hơn 40 quốc gia trên thế giới đã đưa ra quy định về xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc. Một trong những nước được bà Thủy khen ngợi là Trung Quốc vì theo bà tại quốc gia này nếu tài sản không giải trình nguồn gốc được sẽ bị tịch thu và bị tù đến 5 năm.

Cũng tại phiên họp Quốc hội sáng 21/11, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng tham nhũng ở Việt Nam là một căn bệnh cần thuốc đặc hiệu nhưng các biện pháp giải quyết tràn lan, không trọng tâm giống như thuốc bị pha loãng không trị được bệnh.

Vì vậy, vị đại biểu này nói rằng Việt Nam cần thay đổi cơ chế chống tham nhũng để tránh sự tràn lan này.

Theo ông Quốc, để làm được điều này cần phải huy động toàn bộ hệ thống pháp luật chứ không riêng gì luật phòng chống tham nhũng.

Cũng liên quan đến tham nhũng, 4 lĩnh vực được xác định xảy ra tham nhũng nhiều nhất ở Việt Nam là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và ngành xây dựng.

Thông tin trên dược Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 21/11 qua một cuộc khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam. Cuộc khảo sát được tiến hành trên gần 5.500 người.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy tham nhũng là một trong 3 vấn đề được người dân quan tâm nhất, chỉ sau giá cả sinh hoạt và an toàn thực phẩm. 82% số người được hỏi cho rằng tham nhũng rất phổ biến ở Việt Nam. 45% cho biết họ từng chứng kiến tham nhũng và 44% doanh nghiệp cùng 28% người dân phải trả chi phí không chính thức.

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ bị vòi vĩnh tiền và quà tặng để công việc được suôn sẻ. Các ngành thường xuyên đòi phí ngoài quy định nhất là cảnh sát giao thông, công an kinh tế, quản lý tài nguyên, và xây dựng.

Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng đối tượng tham nhũng ở Việt Nam chưa phải chịu hình phạt thích đáng và các biện pháp chống tham nhũng cũng chưa được hiệu quả. Ngoài ra người dân còn lên án sự tiếp tay và bao che giữa công chức và đối tượng tham nhũng.

Published in Việt Nam

Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ

Liên tục kể từ sau Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 12 diễn ra đầu năm 2016, đến các hội nghị trung ương Năm, và trung ương Sáu, người ta thấy nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật với những cáo buộc liên quan đến những vụ tham nhũng, thất thoát tài sản lớn. Đó là các ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng. Nhiều người trong số này được xem là vây cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị mất hết quyền lực chính trị sau Đại hội 12.

chong1

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng của Việt Nam. Ảnh chụp tháng 6/2017. AFP

Cơ quan chống tham nhũng của nhà nước Việt Nam có tên gọi là Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, trước đây do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền điều khiển. Nhưng từ năm 2013, Ban này đã được chuyển sang cho ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng lãnh đạo.

Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh, nói với báo Tuổi Trẻ trong nước rằng việc chuyển quyền điều hành Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sang cho đảng, thay vì chính phủ, là một việc làm cần thiết, vì đảng lãnh đạo tất cả những cán bộ đảng cử sang điều hành chính phủ.

Bên cạnh đó một công cụ khác được Đảng Cộng sản đưa ra, nói là để phòng chống tham nhũng, là Qui định luân chuyển cán bộ.

Trong những ngày cuối tháng 10, năm 2017, Quốc Hội Việt Nam bàn chuyện điều động ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ về làm Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Minh Khái, đang là Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Bạc Liêu, thay cho ông Phan Văn Sáu, ông Trương Quang Nghĩa đang là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng, trong khi đó ông Nguyễn Văn Thể, hiện là Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng về làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đây là điều mà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị Việt Nam hiện sống tại Sài Gòn, gọi là đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ sau Hội nghị trung ương Sáu.

Ngay trong lúc Hội nghị trung ương Sáu diễn ra, ngày 7, tháng 10, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ký một quyết định mang số 98 gọi là Qui định về luân chuyển cán bộ. Theo qui định này các các bộ cao cấp sẽ được chuyển đổi thường xuyên, từ những viên chức điều hành các huyện, tỉnh, cho đến các bộ trưởng, để làm sao cho các viên chức đứng đầu địa phương không làm quá hai nhiệm kỳ tại một địa phương.

Qui định này được nói là nhằm để chống tham nhũng, tránh việc kết bè phái, nhóm lợi ích, sử dụng những người trong họ hàng hoặc quen biết.

Phe phái và nhóm lợi ích

Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng cho biết là việc luân chuyển cán bộ này đã từng được thực hiện như một công cụ để đấu tranh giành giật quyền lực giữa các phe phái với nhau :

"Luân chuyển cán bộ là việc mà trước đây ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức Trung Ương đã làm, có thể nói là khá thành công, luân chuyển đến 80% nhân sự cao cấp, các tỉnh, thành phố, trước Đại hội 12, và do đó đã mang lại lợi thế cực kỳ lớn cho ông Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội 12, trước ông Nguyễn Tấn Dũng".

Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam được tiến hành vào đầu năm 2016. Sau Đại hội này nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được nhiều người dự đoán là sẽ nắm quyền lực nhiều hơn nữa, đã về hưu.

Với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng, giới quan sát cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm quyền lực tuyệt đối về chính trị tại Việt Nam. Ông Phạm Chí Dũng đánh giá về phe nhóm được cho là của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay :

"Rời rạc, yếu ớt, và rất thiếu bản lĩnh. Đúng như dư luận nói là phe này chỉ nằm đó chờ chết mà thôi, không thể làm được một cái gì có thể gọi là xoay chuyển được tình thế".

Tuy nhiên, cũng theo lời ông Dũng, việc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, không vì thế mà có thể thực hiện được dễ dàng. Theo ông Phạm Chí Dũng, những nhóm quyền lực khác nhau, với những lợi ích kinh tế to lớn, sẽ là những chướng ngại vô cùng lớn đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam khác là Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương, lại nhìn chuyện phe phái ở Việt Nam không đơn giản là chỉ có hai phe Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng như vừa qua. Theo ông thì ở Việt Nam hiện nay có thể có bốn xu thế chính trị khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhóm mong muốn cải cách, nhóm thứ hai là nhóm không muốn Việt Nam đi theo con đường tổ chức xã hội kiểu phương Tây, nhóm thứ ba là nhóm trung dung, và nhóm cuối cùng ông gọi là nhóm trục lợi.

Theo ông Lâm, thì rất nhiều quan chức, nhóm quan chức cao cấp, không theo phe phái nào cả, và tùy theo cán cân quyền lực ở một lúc nào đó mà người đó, nhóm đó sẽ ngã theo.

Nhưng tựu chung, vẫn theo lời ông Lâm, xu hướng trục lợi, nơi có các nhóm lợi ích khác nhau sẽ là xu hướng rất mạnh tại Việt Nam hiện nay :

"Xu hướng trục lợi thì vẫn mạnh, vì cái chế độ, chính thể ở Việt Nam hiện nay vẫn tạo ra một môi trường rất phù hợp cho xu hướng trục lợi, bởi vì một mặt là một nhà nước tương đối độc đoán, tương đối khép kín, đồng thời lại có một nền kinh tế tương đối thoãi mái trong chuyện làm tiền. Người ta dễ ở một cái vị trí dùng tiền để mua chức, rồi dùng chức để kiếm tiền".

Ngay sau Hội nghị trung ương Sáu kết thúc, báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin những nghi án tham nhũng có liên quan đến các quan chức cấp tỉnh ở Đồng Nai, Yên Bái. Những nghi án này đã được nói đến từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy những người có liên quan nhận hình thức kỷ luật như thế nào.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam khác là Giáo sư Vũ Tường, từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ nhận định về bản án kỷ luật dành cho ông Đinh La Thăng trong Hội nghị trung ương Năm, tháng Năm, 2017 :

"Tôi nghĩ đó là một thành công rất là bé nhỏ, vì vụ này có từ năm 2011 rồi, mà cho đến bây giờ mới được một mình ông Thăng và một vài người nữa như ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng công thương, tôi thấy chưa có cái gì là nghiêm trọng cả. Tất cả đều trốn thoát pháp luật và hạ cánh an toàn. Thành ra là tôi còn chờ xem họ có đưa ông Thăng và tay chân ông ấy ra pháp luật hay không. Nếu làm được điều đó thì mới có tiến bộ".

Sau khi Hội nghị trung ương Sáu kết thúc, người ta vẫn chưa thấy có một vụ truy tố nào đối với ông Đinh La Thăng được đưa ra.

Giáo sư Vũ Tường nói tiếp là những gì diễn ra xung quanh vụ ông Đinh La Thăng cho thấy đảng cộng sản không có hiệu quả trong việc điều hành nền kinh tế và chống tham nhũng.

Nhiều nhà quan sát cho rằng sự không hiệu quả ấy nằm ở cơ chế không phân quyền của nền chính trị Việt Nam với duy nhất một đảng cộng sản lãnh đạo. Ngay chính đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa, một mặt hoan nghênh việc giao Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng về cho các viên chức đảng quản lý, cũng nói rằng cách thức này cũng có cái bất cập vì người đứng đầu cấp ủy, đảng bộ có thể làm lệch hướng, xử nhẹ hoặc ém nhẹm việc điều tra sai phạm của cấp dưới khi họ muốn bao che, bởi đó có thể là người thân thích hay phe cánh.

Kính Hòa 

Published in Việt Nam