Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gần đây, những biến động trên thượng tầng chính trị Việt Nam nhận được sự chú ý trên truyền thông khắp thế giới. Một năm trước, cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức, cách đây hai tháng người kế nhiệm ông Phúc là ông Võ Văn Thưởng cũng từ chức. Trong khoảng một tháng sau thì chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ bị cho "thôi các chức vụ". Những biến động chính trị này về danh nghĩa được Việt Nam coi là một phần của chiến dịch "đốt lò" mà ông Nguyễn Phú Trọng nói đến lần đầu năm 2017. Nhưng theo nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam, chiến dịch "đốt lò" này đã dần dần biến thành một cuộc giải quyết các cạnh tranh quyền lực trên thượng tầng. Vậy cuộc cạnh tranh quyền lực này có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai Việt Nam ? 

xungdot1

(Hàng đầu từ trái qua phải) : Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Võ Văn Thưởng đến dự họp Quốc hội hôm 15/1/2024

Cạnh tranh chính trị không theo quy chuẩn pháp luật 

Gần đây, trước khi những người như ông Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ mất chức, một số người nổi tiếng trên truyền thông mạng xã hội đã đưa tin trước. Hãng tin Reuters cũng đưa tin trước khi sự kiện diễn ra vài ngày. 

Không khó để nhận thấy điều này chứng tỏ có khả năng là nội bộ đưa tin ra bên ngoài. Vấn đề đặt ra là vì sao người ta muốn đưa tin trên mạng xã hội và truyền thông nước ngoài trước truyền thông nhà nước. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người có nhiều năm làm việc với các định chế quyền lực như hệ thống hành pháp, tư pháp ở Việt Nam, cho rằng đó có thể là một phần của cuộc cạnh tranh quyền lực. Ông nói với RFA :

"Chế độ Cộng Sản không xây dựng, điều hành chính quyền theo các nguyên tắc quản lý xã hội thông thường và bằng các quy định pháp luật theo quy chuẩn. Thế nên, họ thay thế điều đó bằng cách sử dụng biện pháp tuyên truyền như là một trong những cách thức điều hành xã hội. 

Do đó, các định chế chính quyền như quyền lực nhà nước, quốc hội, chính phủ, tòa án, truyền thông… đều mang ý nghĩa khác với thế giới đang hiểu và hoàn toàn phụ thuộc vào sự lãnh đạo duy nhất từ định chế đảng Cộng Sản".

Cạnh tranh chính trị là hiện tượng phổ biến khắp thế giới, nhưng riêng ở Việt Nam, theo quan sát của Luật sư Đặng Đình Mạnh, sự cạnh tranh không diễn ra theo quy chuẩn pháp luật nào cả. 

Trong cuộc cạnh tranh đó, một trong những biện pháp người ta sử dụng để hạ bệ các quan chức lãnh đạo cao cấp là tuyên truyền. Theo quan sát của Luật sư Mạnh, trong thời gian gần đây, những hoạt động "tuyên truyền hạ bệ" này được tiến hành theo hai giai đoạn : Giai đoạn tuyên truyền thuyết phục và giai đoạn tuyên truyền thông tin. LS. Đặng Đình Mạnh phân tích : 

"Trong giai đoạn tuyên truyền thuyết phục, họ tung tin đồn không chính thức ra ngoài xã hội với mục tiêu chuẩn bị dư luận, thuyết phục công chúng và thuyết phục chính bản thân quan chức bị hạ bệ. Sau khi sự việc đã an bài, họ mới thực hiện việc thông tin chính thức cho giới truyền thông chính thống.

Việc tung tin với mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào phản ứng của người trong cuộc. Với trường hợp ông Vương Đình Huệ chẳng hạn, thậm chí, họ phải tung công khai lên đầy mạng xã hội văn bản đóng dấu "Tuyệt mật" của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ong Vương Đình Huệ. 

Điều đó không đơn thuần chỉ là bôi nhọ danh dự ông ấy, mà còn để thuyết phục công chúng về sự cần thiết, đồng thời, thuyết phục bản thân ông ấy bằng cách "đe dọa".

Như thường lệ, truyền thông chính thống của nhà nước chỉ còn làm mỗi việc sau cùng là đưa tin về một sự việc đã được thu xếp hoàn tất. Dĩ nhiên, truyền thông chính thống của nhà nước không tiện đưa tin về giai đoạn tuyên truyền thuyết phục được, vì khi ấy, sự việc còn giằng co, thỏa hiệp chưa đạt, nếu đưa tin thì chẳng khác nào phải phơi bày sự vô pháp, tùy tiện của chế độ".

xungdot2

Bộ trưởng Công an Tô Lâm chụp hình tại Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 25/1/2016. Reuters/Kham

Cuộc "đốt lò" : từ "chống tham nhũng" chuyển thành "xung đột nội bộ"

Năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng dùng hình ảnh "củi" và "lò" để nói về chiến dịch chống tham nhũng do mình phát động : "Củi khô, củi vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên", sau đó "củi tươi vào đây cũng phải cháy". 

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, khái niệm "đốt lò" được ông Trọng dùng để nói ngụ ý về công cuộc chống tham nhũng mà ông ấy đã phát động từ năm 2016 với mục tiêu chỉnh đốn đảng. Vì lẽ, tham nhũng là những tội danh liên quan đến chức vụ, mà là đảng viên thì mới là người có quyền được giữ các chức vụ. Các khái niệm "củi khô", "củi vừa", "củi tươi", theo giải thích của Luật sư Mạnh, là ám chỉ việc "đốt lò" không có vùng cấm về chức vụ cao, thấp ("củi vừa", so sánh với củi nhỏ, củi to), về quan chức tại chức ("củi tươi") hoặc đã nghỉ hưu ("củi khô"). Tuy nhiên, theo Luật sư Mạnh, thực tế thì cuộc chống tham nhũng của ông Trọng vẫn có "vùng cấm" và "vùng né". Ông đưa ra dẫn chứng để chứng minh nhận xét của mình :

"Thực tế, cho đến nay, tôi nghĩ các khái niệm ấy mang ý nghĩa tuyên truyền nhiều hơn là thực thi. Vì lẽ, danh sách các quan chức bị xử lý đã chứng minh rằng công cuộc đốt lò của ông ấy vẫn có những vùng cấm nhất định. 

Các ủy viên Bộ Chính trị, hoặc ủy viên Ban chấp hành Trung ương có vi phạm pháp luật đều bị xử lý nhẹ nhàng hơn như thôi chức chứ không bị truy tố hình sự. Duy nhất, trường hợp ông Đinh La Thăng, một ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố hình sự là ngoại lệ mà thôi". 

Theo nhiều nhà quan sát, cuộc "đốt lò" có vùng cấm, vùng né dẫn đến một hệ quả là cái "lò" nóng liên tục nhiều năm của ông Trọng dần dần chuyển thành một công cụ cho cuộc cạnh tranh quyền lực. 

Trao đổi với RFA, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ (University of Houston at Downtown) cho rằng từ khi chiến dịch "đốt lò" mở ra đến nay, trong thời gian qua, ông Tô Lâm là người trực tiếp "cầm củi cho vào lò", vì vậy, nếu đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 mà "ổng về hưu thì cũng kẹt cho ổng lắm". Tuy nhiên, thực tế là sau khi có đến ba nhân vật trong "tứ trụ" phải ra đi (gồm hai chủ tịch nước và một chủ tịch quốc hội) mà ông Tô Lâm vẫn không nhận chức nào trong số đó chứng tỏ ông ấy nhắm đến vị trí cao hơn. Đồng tình với cách nhìn nói trên, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói :

"Tôi tin rằng trong hầu hết thời gian "đốt lò", thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là người "cầm trịch", cho đến trước trường hợp ông Võ Văn Thưởng. Trong quá trình đó, không thể không nhắc đến là vai trò ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, như là một người thực thi đắc lực công cuộc "đốt lò" và là người đứng đầu cơ quan được giao thẩm quyền vô hạn định. 

Nhưng đến trường hợp ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ mất chức, khi trước đó, cả hai đều nhận được sự ưu ái, cất nhắc của ông Nguyễn Phú Trọng vào hai chức vụ được xem như là hai ứng viên tiềm năng thừa kế chức vụ Tổng bí thư thì tôi không tin như vậy nữa. 

Sau trường hợp ông Thưởng và ông Huệ thì tôi tin người ‘cầm trịch" công cuộc "đốt lò" lúc này đã chuyển qua tay ông Tô Lâm". 

Luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định ông Tô Lâm không sai khi cuộc "đốt lò" lan đến ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ, "vì hai ông này mất chức không oan uổng gì cả". Tuy vậy, theo Luật sư Mạnh, "ông Tô Lâm hạ bệ hai ông Thưởng và Huệ vì động cơ tham vọng quyền lực cá nhân". Người được giao thẩm quyền hạ bệ quan chức tội phạm đang giành lấy quyền lực của những kẻ tội phạm để lại ấy cho chính mình. Căn cứ vào luận điểm này, Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa một nhận xét về hiện tình chính trị Việt Nam :

"Điều này phản ánh bản chất nền chính trị hỗn mang Việt Nam, vốn không hoạt động dựa trên những nguyên tắc dân chủ mà khởi đầu bằng một sự thoán đạt quyền lực "Cướp chính quyền" và duy trì điều đó cho đến nay. Chế độ và cả đất nước này đang phải trả giá cho sự hỗn mang chính trị đó". 

Việt Nam có thể lãnh hậu quả gì khi cuộc "đốt lò" chuyển thành "cạnh tranh nội bộ" ?

Trao đổi với RFA, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ cho rằng những xáo trộn nội bộ trên thượng tầng chính trị có thể sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp trong ngắn hạn. Tuy vậy, xét về các vấn đề chiến lược dài hạn của Việt Nam thì "đáng ngại hơn nhiều". Ông nói : 

"Cái vấn đề quan trọng của Việt Nam bây giờ, theo thiển ý của tôi, là tôi chỉ ngại rằng sau này, khoảng năm hay mười năm nữa, vị thế địa chính trị của Việt Nam không còn quan trọng với Tây phương như bây giờ nữa". 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ, một khi Việt Nam không còn quan trọng với Tây phương nữa thì Việt Nam dù muốn dù không sẽ rơi vào tình trạng "Phần Lan hóa". Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ giải thích rằng nếu Việt Nam không thể phát triển mạnh hơn về công nghệ và kinh tế, những sự tiến bộ hiện nay về công nghệ và quân sự có thể làm cho vai trò địa chính trị của các quốc gia suy giảm. Vị thế của Việt Nam đối với Tây phương do đó cũng giảm theo. Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô cho Phần Lan có nền chính trị độc lập nhưng kiểm soát mạnh mẽ chính sách của họ, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Đối với trường hợp Việt Nam ngày nay, nếu nước này bị Tây phương bỏ qua và trở nên "Phần Lan hóa" thì nước đóng vai trò của Liên Xô đối với Phần Lan trước đây sẽ là Trung Quốc đối với Việt Nam.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho rằng cuộc "đốt lò" khi đã chuyển thành cuộc "rối ren" trên thượng tầng chính trị thì sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề của đất nước. Ông chia sẻ rằng mình không lạc quan trước tình hình đó : 

"Sau nửa thế kỷ nắm giữ quyền lực chính trị thống nhất trong toàn lãnh thổ, cho đến trước thời điểm phát sinh ra các rối ren chính trị ở cấp lãnh đạo cao cấp trong thời gian gần đây, thì chế độ Cộng Sản chưa từng thể hiện được khả năng phát triển quốc gia. 

Lúc này, nền kinh tế cùng hàng loạt lĩnh vực khác như tài chính, giáo dục, y tế… kể cả các giá trị tinh thần như dân khí, đạo đức… đều đang lao dốc không phanh. Theo đó, sự bất ổn chính trị hiện nay sẽ chỉ làm trầm trọng hơn điều đó mà thôi. Tôi thật sự bi quan về hiện tình đất nước". 

Nguồn : RFA, 10/05/2024

Published in Việt Nam

Nhà báo David Hutt, mới đây viết trên tờ Asia Sentinel rằng nỗ lực tưởng chừng đáng khen nhằm diệt tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam), nay đã trở thành trò ăn thịt lẫn nhau thật cay đắng. Mà hình ảnh mới nhất là chuyện Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhân vật hiếm hoi có vẻ là có năng lực nhất trong số quan lại cầm đầu cộng sản Việt Nam, vừa bị buộc nghỉ hưu.

anthit0

Một tiến trình rõ ràng : con thú nào quyền lực nhất sẽ ăn thịt đồng loại để chiếm chỗ.

Quả vậy, mọi thứ trong nội bộ đảng, là một tiến trình rõ ràng : con thú nào quyền lực nhất, sẽ ăn thịt đồng loại để chiếm chỗ. Vào cuối năm 2015, ngay trước Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã hất ông Thủ tướng hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng để ngồi vào ghế Tổng bí thư Đảng. Đổi lại là một cam kết ngầm : Dũng sẽ không bị truy tố vì những sai phạm, để rút khỏi chính trường hoàn toàn một cách êm thắm.

Bây giờ, khi Đại hội XIV đang đến gần, các phe phái trong Ba Đình đã biến các quy tắc đạo đức cán bộ thành vũ khí, và không ngừng đẩy những người từng là lãnh đạo của phe chính phủ sang một bên. Những đảng viên bị phát hiện tham nhũng hoặc có tư tưởng sai lệch bị đưa vào thanh trừng. Kể từ năm 2016, hàng ngàn đảng viên đã bị loại bỏ. Theo thống kê của BBC, năm ngoái, 459 cán bộ đảng đã bị kỷ luật vì cái gọi là "tham nhũng".

Ông Trọng hiện đã 80 tuổi và sức khỏe ngày càng yếu đi vì bệnh tật, sắp nghỉ hưu sau ba nhiệm kỳ năm năm lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Những diễn biến của Ba Đình lúc này cho thấy một sự đồng thuận đang hình thành qua việc "thịt" từng phần, từng người đang được định hướng vào các vị trí lãnh đạo theo ý Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và các đàn em của mình đã dọn đường xong, cho Lâm lên nắm quyền lãnh đạo Đảng.

Những quan chức cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam được lựa chọn như Nguyễn Tấn Dũng : từ chức hay phải đối mặt với những hình phạt khắc nghiệt hơn. Chọn phương án một, đã có những nhân vật tưởng chừng sẽ vào vị trí cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước kiêm cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ; người kế nhiệm Phúc làm Chủ tịch nước, Võ Văn Thưởng và mới nhất là Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội Việt Nam.

Tất cả những người này đều bị cáo buộc chung một kiểu tội danh là "không giám sát cấp dưới" đã trục lợi từ các kế hoạch tham nhũng. Cũng không có nỗ lực nào chứng minh rằng những người lãnh đạo này biết về hành vi xấu của cấp dưới.

Vương Đình Huệ từng được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ cao nhất của đảng/nhà nước, Tổng bí thư Đảng cộng sản. Nhưng đòn ăn thịt nhau của nội bộ cộng sản, đối với Huệ dường như sát ván nhất, bằng cách công khai làm cho hoen ố hình ảnh bởi những hành vi tham nhũng mà cháu trai và trợ lý lâu năm của ông, cũng như loạt các mối quan hệ ngoài luồng được đồn thổi. 

Các nhà phân tích về chính trị Việt Nam có xu hướng coi những vụ cách chức này là sự mở rộng của chiến dịch kéo dài sáu năm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm thanh trừng đảng viên, tách "những thành phần tham nhũng" ra khỏi hệ thống. Nhưng bối cảnh lúc này, chính Trọng đang mắc kẹt trong chiến dịch "đốt lò" mà ông đề xướng. Vào lúc này, sau hơn 13 năm lãnh đạo đảng, Tổng bí thư cao tuổi Nguyễn Phú Trọng đã bị cái gọi là cánh quyền lực nhất, nhân danh "tính đảng" cô lập - cay đắng hơn, ông chính là người có thể phải vào thế, buộc phải ủng hộ Bộ trưởng Công an Tô Lâm kế nhiệm chức Tổng bí thư khi Đại hội Đảng XIV họp vào tháng 1/2026, nếu như không muốn chính mình rồi cũng bị ăn thịt.

Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam ở Úc, đánh giá rằng "Chiến dịch chống tham nhũng của Trọng và trọng tâm vào trách nhiệm giải trình đã mở ra cánh cửa cho phe cứng rắn trong đảng hạ bệ các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại, qua đó dọn đường cho những người cứng rắn này đảm nhiệm chức vụ cao hơn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mười bốn".

Theo nhà báo Việt Nam Diên Luông, viết trên Nikkei Asia vào cuối tháng 3, "Các phe phái trong Đảng cộng sản có thành trì trong các cơ quan quốc phòng, an ninh và tuyên giáo của đất nước đã trỗi dậy kể từ năm 2016. Điều này đã đưa đất nước vào quỹ đạo kiểm soát hà khắc xã hội dân sự và diễn ngôn công khai trên phương tiện truyền thông chính thống và không gian mạng".

Nhà phân tích Zachary Abuza nói với Đài Á Châu Tự Do ngày 24/4 rằng, "điều khiến Huệ sụp đổ là chính trị quyền lực và tham vọng", và Tô Lâm, con thú ăn thịt có nanh vuốt hàng đầu của Việt Nam, đang "có quyền điều tra to lớn để xây dựng những vụ án sâu rộng vào các giao dịch kinh doanh và đời sống cá nhân của các đối thủ".

Được BBC phỏng vấn, David Hutt nói thêm rằng, "Công an đang dần nắm quyền. Đây không phải là điều tốt đối với người dân Việt Nam… Tôi lo ngại về điều gì sẽ xảy ra sau Đại hội Đảng năm 2026 nếu cuộc thanh trừng tiếp tục. Nhất là những người có thể leo lên đỉnh cao quyền lực như ông Tô Lâm không phải là những người trong sạch".

Sự gia tăng quyền lực của cánh công an trong đảng, cũng gây lo ngại, cả những tác động dây chuyền đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như sự đàn áp các ý kiến chính trị. Từ năm ngoái, rõ ràng là các quan chức cộng sản cấp cao, đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ giải ngân vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, đã trở nên cực kỳ miễn cưỡng trong việc chấp nhận rủi ro, vì cũng không muốn bị ăn thịt trong móng vuốt của Bộ công an. Thật sự, tiến trình ăn thịt lẫn nhau trong nội bộ Ba Đình đã lên đến đỉnh cao.

Nam Việt

Nguồn : RFA, 07/05/2024

Published in Diễn đàn

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) cách đây tròn 70 năm, vừa được tổ chức long trọng tại Điện Biên, với diễn văn của đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính, bằng những lời đầu tiên (trích) : "...Hôm nay, trong không khí vui mừng, phấn khởi, tự hào của cả nước, tại thành phố Điện Biên Phủ tươi đẹp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một chiến thắng vĩ đại "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc…" [1].

dienbien1

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng trong tư cách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sáng ngày 21/3/2024, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì kỳ họp bất thường lần thứ 6 của Quốc hội khóa 15 để xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng. Bà Võ Thị Ánh Xuân đảm nhận vai trò Quyền Chủ tịch nước. Bà Xuân cũng là người đầu tiên đảm nhận vai trò này tới 2 lần, qua 2 ông : Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng. Trong buổi lễ trọng đại nói trên, người ta không nhìn thấy bà Võ Thị Ánh Xuân xuất hiện trong tư cách Quyền Chủ tịch nước.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Vương Đình Huệ, sau khi ông Phạm Thái Hà - trợ lý của ông Huệ bị bắt vào ngày 22/4/2024, do nhận hối lộ trong vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận An. Sau đó, ngày 2/5/2024, Quốc hội khóa XV họp bất thường lần thứ 7 để miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ. Theo điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Quốc hội của Luật Tổ chức Quốc hội quy định :

"Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội".

Sau khi ông Huệ bị miễn nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc phân công ông Mẫn như vậy là trái với điều 65 như thượng dẫn, bởi ông Huệ bị miễn nhiệm, chứ không phải vắng mặt như nội dung quy định. Và đây cũng là lổ hổng quá lớn của Luật Tổ chức Quốc hội, từ một sự việc vô tiền khoáng hậu trong suốt gần nửa thế kỷ qua, khi một Chủ tịch Quốc hội bị miễn nhiệm. Và người dân cũng không nhìn thấy ông Mẫn trong tư cách người điều hành Quốc hội xuất hiện trong lễ kỷ niệm chiến thắng được tổ chức long trọng và rình rang tại Điện Biên Phủ.

Sự việc ông Thưởng và ông Huệ dồn dập xảy ra, khiến thượng tầng kiến trúc Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực cao nhứt của Đảng cộng sản Việt Nam - đối diện khủng hoảng chính trị lớn chưa từng có trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện nay Bộ Chính trị chỉ còn 13 thành viên, sau khi các ông : Nguyễn Xuân Phúc - Phạm Bình Minh - Trần Tuấn Anh - Võ Văn Thưởng - Vương Đình Huệ rút lui trong lặng lẽ.

Theo lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam gần trăm năm qua, tất cả các chiến thắng lớn hay nhỏ - vang dội hoặc chói lọi - vĩ đại và tự hào gì đi nữa, tất cả đều xuất phát từ cốt điểm quan trọng nhứt : tính ĐOÀN KẾT như lời Hồ Chí Minh đã dạy :

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công.

Dồn dập có tới 5 vị Ủy viên Bộ Chính trị rời ghế chỉ trong 2 năm qua, cho thấy lịch sử của người cộng sản Việt Nam đã không còn mấy "tính đoàn kết" (!).

Trang fanpage của BBC thắc mắc [3] : "Vậy thực ra đã có bao nhiêu đại biểu quốc hội tán thành miễn nhiệm ông Huệ, bao nhiêu người không ?". Còn trang fanpage của RFA vừa thắc mắc vừa phàn nàn [4] : "Ông Phúc khi rời ghế Chủ tịch nước còn được phát biểu đôi câu, hai ông Thưởng và Huệ mất chức thì không được nói câu nào. Vì sao ?". Quả thật, quá kỳ lạ cho một sự việc công khai thuộc tầm cỡ "quốc gia đại sự".

Liên Hiệp Quốc đang trong quá trình kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Thụy Sĩ - nơi mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang nhận nhiều đánh giá không tốt đẹp mấy, về tình hình nhân quyền nói chung và tự do ngôn luận nói riêng từ nhiều quốc gia. Ngay cả "hai trụ" Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ còn không được nói câu nào, còn nghĩ gì về quyền được nói của dân quèn Việt Nam (?!).

Nam Gia

Nguồn : RFA, 08/05/2024

[1] https://vov.vn/chinh-tri/dien-van-cua-thu-tuong-tai-le-ky-niem-70-nam-ch...

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-To-chuc-Quoc-h...

[3] https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/posts/pfbid0nQdM997zwk3UeH4r3...

[4] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid0SdGPPusmVcNTM5yB3SDBTZZt...

Published in Diễn đàn

Hưng đá giò lái chưa đúng lúc

Viết từ Sài Gòn, RFA, 08/05/2024

Cho đến lúc này, tôi quan sát thấy chưa có ca sĩ nào lại dùng võ, đặc biệt dùng đòn nghịch lân (còn gọi là đá giò lái) giỏi như Đàm Vĩnh Hưng. Nói khác đi, Hưng là một nghệ sĩ biết tận dụng thời cơ chính trị thuộc vào dạng thượng thừa, bậc thầy. Nhưng có vẻ như lần này, Hưng đá giò lái hơi sớm và không có lợi cho anh mấy.

hung1

Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi sau ồn ào đeo huy hiệu 'lạ' biểu diễn

Nói Hưng đá giò lái thượng thừa vì xuất thân là chàng ca sĩ hạng áp chót, chuyên hát thay chỗ, những năm 1990, lúc đó Lam Trường nổi đình nổi đám với Tình thôi xót xa, Hoa tím ngày xưa... thì Mr Đàm lọt tọt đi theo sau, ngồi ở cánh gà sân khấu, cầu trời sao bạn Lam của mình đi muộn, kẹt xe, cấn sô để hát lấp, có hát thì có tiền mà bỏ bụng.

Thế rồi cái thời của Lam Trường, thời của Làn sóng xanh qua mau, lúc này, mọi thứ trở nên nhàn nhạt, người ta tìm một cái gì đó nghe cho sâu hơn. Quang Dũng nổi lên nhưng chưa tới, để tìm một "cái gì đó" vô cùng khó, vậy là Mr Đàm mở ngay cước pháp giò lái, thay vì đi hát lấp hay hát phòng trà, anh làm một CD riêng và chấp nhận tặng cho mọi người, thậm chí mang đi tặng giống như nhân viên tiếp thị đi phát tờ rơi quảng cáo vậy.

Kết quả vượt ngoài mong muốn, cú đá giò lái của Hưng quá đẹp, người ta bắt gặp một CD mà người trẻ nghe cũng có máu lửa tuổi trẻ, người già nghe cũng thấy có cái sâu của ca từ. Quyết định làm cover lại toàn bộ các ca khúc trữ tình trước 1975 bằng chất giọng và khúc thức, giai điệu mới của Hưng nhanh chóng đẩy Hưng lên vị trí hàng đầu.

Vấn đề tên tuổi coi như tạm giải quyết xong, tiếp theo là đá giò lái chính trị, bởi tại Việt Nam, một nghệ sĩ mà không có các va chạm chính trị thì cứ nhàn nhạt, chán lắm, còn va chạm quá thì lại hỏng. Vậy là Hưng làm một tour diễn ra nước ngoài, ở đây, Hưng nhắm tới Mỹ, vì ở Mỹ có cơ hội đá giò lái tốt nhất, không đụng bên này thì cũng đụng bên kia, chí ít là có đụng, đụng mới vang.

Không rõ lúc đó Hưng đã có thẻ xanh chưa, nhưng khả năng có là rất cao, và không chừng, nếu thị phần béo bở, thị trường rộng mở thì phát biểu vài câu gì đó "tạo ấn tượng", coi như trở thành công dân Mỹ như một số đàn anh, đàn chị từng làm, tị nạn chính trị... Nếu thị trường không béo bở thì lại tính theo chiêu thức khác.

Lần đi đó của Hưng, không biết Lý Tống do vô tình hay hữu ý lại lọt vào đòn giò lái của Hưng, Lý Tống xịt một phát hơi cay vào Hưng, anh lảo đảo trên sân khấu, sau đó tuyên bố trướng truyền thông "Lý Tống, anh nợ tôi 1 - 0 !". Phải nói là quá ngầu, có thể không ngầu trong cộng đồng người Việt hải ngoại, thậm chí vớ vẩn, nhưng lại rất ngầu với anh em dư luận viên trong nước, nhưng vẫn chưa đủ ếp-phê.

Năm 2012, Hưng bồi tiếp một cú bằng cách len lỏi, thậm chí lăn lóc để vào viếng đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội. Hình ảnh của Hưng mang lại cho anh ta một số điểm quá lớn, đủ để hoạt động ca hát thỏa thích trong nước dưới sự che chở của nhiều thứ và bên cạnh sự ủng hộ của anh em dư luận viên (sau này gộp thành AK47). Nắm được lực lượng này trong tay, được họ ủng hộ, thì lượng vé của giới thanh niên đoàn, tức đoàn viên thanh niên CSHCM có thể nói là đếm không xuể, đếm mòn cả chỉ tay.

Vậy là từ bấy tới nay, sự nghiệp ca hát của Hưng một bước lên mây, cái danh "ông hoàng nhạc Việt" cũng chưa đủ, Hưng còn mong làm cả mặt trời. Mà mong làm mặt trời là bị lố, đá như vậy quá hở sườn, Hưng quên rằng với anh em AK47, chỉ có một mặt trời duy nhứt, đang nằm trong lăng Ba Đình thôi. Hố cú này nghe có vẻ đơn giản nhưng bị ném đá tơi tả, mà bị chính người anh em AK47 ném nữa thì xem như độ rủi ro rất cao.

Hơn nữa, tình hình chính trị rối ren, thêm phần chuyện chị Hằng, rồi chuyện nguy cơ mất trắng tài sản của một số nghệ sĩ vì có dính dự đến chính trị, dính đến các vụ kiện tụng và lợi ích nhóm trong thời gian sắp tới, chuyện này, chắc chắn Hưng phải là người biết rõ hơn ai hết, bởi Hưng thông minh và nhanh nhảu mà ! Hơn nữa, vụ chị Hằng cùng các lùm xùm có dính đến Hưng vẫn chưa ra tấm ra mẻ gì. Giờ chỉ có đường vạch càng nhanh càng tốt, mà vạch đi đâu cho chắc ăn ngoài đi Mỹ ? !

Nghiệt nỗi, giờ bà vợ, cũng là bầu sô của Hưng một thời bên Mỹ đã đệ đơn li dị Hưng, khán giả hải ngoại thì xem Hưng là thằng nằm vùng, dân văn công trá hình... Vậy thì đường nào cho Hưng sang Mỹ đây. Trong khi sống tại Việt Nam, rất khó cho Hưng ở quãng đường phía trước, bởi một khi khán giả bắt đầu quay lưng, thời vàng son khép lại, thì e rằng mọi thứ khó khăn có thể ập xuống bất kì giờ nào. Và muốn giữ cửa thì phải nuôi đàn em, trước có tiền này tiền nọ mới nuôi nổi chứ tới lúc hết thời, có bán cả gia tài cũng chả nuôi được bao lâu. Nếu không nuôi thì không yên, chơi với giang hồ đâu có dễ ! Lâu nay Hưng lớn láo là nhờ giang hồ chống lưng cả đấy thôi !

Thì chơi tiếp một cú giò lái vậy, lần này đá ngược, cơ hội cũng rất cao bởi vì dân đấu tranh dân chủ dạo gần đây có vẻ tắt tiếng ca cũng nhiều, rồi thêm nhiều anh chị dân chủ lại ăn nói hớ hênh, có phần trả treo làm cho cộng đồng người Việt hải ngoại thất vọng, nếu không muốn nói là quá thất vọng về họ. Nói khác đi, lúc này, hình ảnh một "nhà" gì đó xuất hiện là hết sức hợp lý và thời cơ chín muồi. Hưng tung ngay đòn giò lái của mình.

Hưng chọn ngay kiểu thời trang mà chỉ cần xuất hiện trên sân khấu thì anh em AK47 sẽ nhảy cẩng lên vì bất ngờ, sau đó lồng lộn. Và, Hưng cũng chỉ mong chừng đó, vì anh em AK47 càng ném đá Hưng bao nhiêu thì càng đánh vào lòng trắc ẩn của cộng đồng người Việt hải ngoại bấy nhiêu. Hưng chỉ cần chừng đó, để lấy lại thị trường và thị phần trên đất Mỹ. Với tấm thẻ xanh có sẵn, Hưng bước sang Mỹ, một thời vàng son mới lại nổi lên và không chừng, lúc đó Hưng lại làm thơ rằng mình từng phản tư, từng ném đá vào cái mặt trời trong lăng bằng cách nói "tôi muốn làm mặt trời, vì mặt trời chỉ có một", nghĩa là tao đá cái mặt trời trong lăng kia rồi mà bọn nó không hiểu.

Người ta nói rồi, lưỡi nó không có xương, mà cỡ hù dọa anh chị, hù dọa dao thớt một cách công khai, ra dáng anh chị giang hồ Hưng cũng dám làm thì không có thứ gì Hưng ngại qua mặt khán giả cả. Vì có hành vi ấy, người khác đã rớt đài lâu rồi, Hưng thì không, vẫn lên như diều gặp gió, thế mới biết tầm cỡ và nội lực lưỡi của Hưng cỡ nào !

Rất tiếc, lần này, hiệu ứng giò lái đã có, một số người ở hải ngoại, thậm chí từng ghét Hưng chuyển sang mến mộ anh trở lại. Nhưng con số ít ỏi, hơn nữa, cơ hội để vạch sang bên kia lần này lại rất thấp. Không còn thông thoáng như ngày xưa. Lần này Hưng đá giò lái quá thành công nhưng lại đá sớm, không dính mặt đối thủ mà dính mặt trọng tài, nguy cơ bị rút thẻ đỏ rất cao. Đợi rồi xem !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 08/05/2024

**************************

Đàm Vĩnh Hưng gây bão vì ‘đeo huy hiu ging Vit Nam Cng hòa’

VOA, 08/05/2024

Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ tng dính vào nhiu lùm xùm, mt ln na gây bão dư lun khi b t cáo đeo nhng huy hiu ging như thi Vit Nam Cng hòa trong mt bui trình din s vic khiến gii chc Vit Nam phi vào cuc điu tra.

hung2

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong trang phc trình din gây tranh cãi trong đêm liveshow ti 4/5

C th, trong liveshow Ngày em thp sao tri din ra vào ti ngày 4/5 ti thành ph H Chí Minh, Đàm Vĩnh Hưng đã mc b trang phc vét màu ghi sáng nhiu túi trông ging như sĩ quan. Đc bit hai bên ngc áo có đeo nhiu huy hiu không rõ là huy hiu gì.

Tuy nhiên, khi hình nh này lan truyn trên mng xã hi, đã có ý kiến cho rng các huy hiu này trông ging như Bit công bi tinh mt loi huy chương ca Vit Nam Cng hòa được s dng t nhng năm 1950 đến 1974 đ vinh danh nhng quân nhân có công trng trong chiến tranh Vit Nam.

Mt huy hiu có dòng ch Marine Semper fi, trong tiếng Latin có nghĩa là Luôn luôn trung thành. Đây là khu hiu ca Thy quân lc chiến M t năm 1883.

Hin gi, nhng t chc và cá nhân liên quan đến v vic trong ban t chc liveshow ca Đàm Vĩnh Hưng đã b S Văn hóa và Th thao thành ph mi lên làm vic đ làm rõ, t Tui Tr cho biết.

T Thanh Niên dn li ông Lê Thanh Liêm, chánh Thanh tra ca B Văn hóa, Th thao và Du lch cho biết B đã làm vic vi S Văn hóa và Th thao thành ph v v vic và kết qu truy cu s được S báo cáo lên B.

V phn mình, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hôm 6/5 đã lên trang fanpage ca mình đ giãi bày rng các huy hiu này hoàn toàn không có mt n ý v chính tr nào như các trang mng đang dn dt.

Ca sĩ này gii thích rng các huy hiu mà ông đeo ch là nhng ph kin bình thường mang tính cht trang trí đ b trang phc thêm phn bt mt. Ông cũng đăng hình chp cn cnh các huy hiu đ rng đường dư lun.

Ông cho rng ông rt hâm m phong cách thi trang này mà ông cho là th hin kiu cá tính mnh m. "Mi ngui đ ý k s thy liveshow nào ca Hưng cũng luôn có nhng b na ná như thế này dù là nhc tr hay nhc xưa", ông viết trên fanpage.

Ca sĩ này kêu gi các fan hâm m ca ông tránh b dn dt dn đến hiu lm và b các thành phn xu li dng đy câu chuyn đi xa.

Mc dù nói là trang phc này không có gì’, ông Đàm Vĩnh Hưng cũng cho biết ông s không mc li nó trong đêm liveshow ti Hà Ni sp ti.

Dưới phn bình lun, người hâm m ca ca sĩ này cũng có ý kiến trái chiu v các huy hiu.

"Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hay mc kiu trang phc như thế này t lâu ri và mt s thành phn c tình đưa thông tin sai lch thôi. Nhng người nghe nhc chân chính s đ tnh táo đ phân bit đúng sai", mt người ghi tên là Map Map Kien bình lun.

Mt người khác có tên là Nhit Huyết ghi : "Anh th mt ln mc trang phc ca quân đi Vit Nam s được yêu mến nhiu hơn na đy".

Tuy nhiên, cũng có nhng ý kiến ch trích Đàm Vĩnh Hưng gay gt. "Thy có clip anh rt t hào khi có quc tch M. Anh nên v vi nơi anh t hào. Hát cho người dân bên đó nghe và đ dân bên đó làm fan ca anh", Hà Hoàng bình lun.

Khán gi ký tên Anh Ba thì cho rng Đàm Vĩnh Hưng nên tìm hiu cho k nhng gì đeo lên người. "Tuy là nhng ph kin nhưng đng đeo nhng th mô phng loi mà không phù hp vi Vit Nam hin ti", khán gi này viết.

Bà Nguyn Ngc Như Qunh, tc blogger M Nm, mt nhà hot đng dân ch hin đang t nn M, viết trên trang Facebook ca mình rng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mc mt b đ quân nhân không ra quân nhân, đ lính cũng chng phi mà canh tù thi thc dân cũng chng ra canh tù, lng lng đeo thêm dăm ph kin trang trí’.

"Vy mà bên thng cuc li hong ht lo s đến c huy đng B Văn hóa vào cuc vì s rng đó là huân chương Bit công bi tinh", bà Qunh ch trích.

Mc dù nhiu ln sang M trình din phc v, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã b mt b phn trong cng đng người Vit M ty chay và cáo buc ông là văn công ca Vit Cng.

Nguồn : VOA, 08/05/2024

******************************

Bộ Văn hóa thanh tra "huy hiệu lạ" mà Đàm Vĩnh Hưng đeo khi biểu diễn

RFA, 07/05/2024

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ huy hiệu" bị cho là "lạ", giống dạng huy hiệu thời Việt Nam Cộng Hòa, mà ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đeo tại chương trình biểu diễn hôm tối 4 tháng 5 vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh.

hung3

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và trang phục với huy hiệu gây tranh cãi - FB Đàm Vĩnh Hưng

Truyền thông Nhà nước ngày 7 tháng 5 loan tin dẫn ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương cấp phép cho chương trình của Đàm Vĩnh Hưng như vừa nêu.

Như tin đã loan, sau đêm biểu diễn live-concert chủ đề "Ngày em thắp sao trời" dài chừng 4 tiếng với khoảng 62 bản "mash-up" do Đàm Vĩnh Hưng trình bày, trên mạng xã hội xảy ra cuộc tranh cãi về một trong những bộ trang phục mà ca sĩ này mặc. Đặc biệt là một thiết kế giống với loại huy chương của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sau đó đã lên tiếng trên trang cá nhân cho rằng "Các huy hiệu đi kèm Hưng có chụp cận cho mọi người thấy đều là những phụ kiện bình thường mang tính chất trang trí fashion (thời trang-PV) để bộ trang phục thêm phần bắt mắt, hoàn toàn không có một ẩn ý về chính trị nào như các trang mạng đang dẫn dắt".

Ông cũng tiết lộ bộ trang phục ông mặc lúc biểu diễn là do "Tuấn Trần đã thiết kế riêng" và lấy cảm hứng từ bộ trang phục trên sàn diễn thời trang runway của quốc tế mà ca sĩ này rất thích.

Đàm Vĩnh Hưng cũng khẳng định "sẽ quyết định không sử dụng trang phục này tại show diễn ở Hà Nội sắp tới để tránh xảy ra những hiểu lầm" và "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện đi xa".

Hôm 5/5, trang Vietnam People's Navy có 20 ngàn người theo dõi (không có dấu tích xanh) đăng tải các tấm ảnh trong buổi biểu diễn của ca sĩ họ Đàm và cho rằng ông đã mang "cái "hồn ma" của bọn ngụy... có tên gọi là : Biệt Công Bội Tinh" trong đêm nhạc bolero.

Huy chương Biệt Công Bội Tinh Huy được trao tặng cho quân nhân nào có công với Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và trao cho cả các quân nhân nước ngoài.

Theo tấm ảnh ca sĩ này chụp cận cảnh và đăng lên trang cá nhân, "huy chương" ca sĩ này cài áo có dòng chữ "HIGH QUALITY GARMENT" theo Đàm Vĩnh Hưng giải thích nghĩa là "CHẤT LƯỢNG CAO CỦA NGÀNH MAY MẶC", nó không giống gì với huy chương thời Việt Nam Cộng Hòa.

Published in Diễn đàn

Phần 1

Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam đã đến đỉnh điểm căng thẳng. Đảng cộng sảncầm quyền vẫn khăng khăng chế độ mà Đảng toàn trị là ‘trí tuệ’ và, chỉ những quan chức tham nhũng làm xấu chế độ. Cho đến khi nhận ra tham nhũng là nguy cơ làm sụp đổ chế độ, Đảng quyết chống tới cùng. Đảng đang vận dụng "trí tuệ (sự khôn ngoan) chính trị" để chống tham nhũng ở "vùng cấm" trong khi giới quan sát, công luận cho rằng, Đảng đang diễn những ‘vở kịch’ cuối cùng trước khi buộc phải thay đổi.

quyenluc1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tại Hà Nội hôm 13/12/2023 (minh họa) - AFP

Chiều ngày 28/4/2023 ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin từ nhiệm và, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ‘đồng ý’ [1] Thêm một ‘vở kịch’ của nghệ thuật tranh giành quyền lực Đảng ở ‘vùng cấm’, bao gồm các lãnh đạo chóp bu của Đảng, trong "tứ trụ" hay các Ủy viên Bộ Chính trị, được ‘dàn dựng’ bởi "trí tuệ chính trị" đã hạ màn.

Từ đầu năm 2023 đến nay các vở kịch liên tục được công diễn. Trước tiên, vở kịch mang tên "Việt Á" và "Chuyến bay giải cứu" trong đó các diễn viên chủ chốt ‘bất đắc dĩ’ là ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước, ông Phạm Bình Minh, nguyên Phó thủ tướng thường trực Chính phủ và ông Vũ Đức Đam, nguyên Phó thủ tướng. Họ từ chức ngày 17/1/2023 vì phải "chịu trách nhiệm chính trị" bởi người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tràn lan. ‘Diễn viên chính’ ở vở kịch thứ hai mang tên "Bộ Công thương" là ông Trần Tuấn Anh, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương phải từ chức ngày 31/1/2024 vì phải "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công thương". Vở kịch thứ ba mang tên "Phúc Sơn", trong đó ông Võ Văn Thưởng phải từ chức Chủ tịch nước ngày ngày 20/3/2024 cũng với lý do "chịu trách nhiệm chính trị" liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, sau hơn một năm một tháng ở cương vị này.

Vở kịch vừa hạ màn, mà diễn viên chính là ông Chủ tịch Quốc hội, mang tên "Thuận An" [2] có vẻ được dàn dựng công phu, khẩn trương hơn. Ngày 15/4/2024 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng ; Đưa hối lộ ; Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Từ đó, C03 đã "tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm liên quan" đến tập đoàn này. Ngày 21/4/2024, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. Và, đến ngày 28/4 ông Chủ tịch Quốc hội phải từ nhiệm.

Trên đây là những tình tiết chính thức diễn ra trên sân khấu, tuy nhiên trong hậu trường kịch bản đã được chuẩn bị chu đáo : Hồ sơ vụ án, dọn đường công luận qua mạng xã hội, những cuộc họp kín về quy trình, thủ tục, lường trước hiệu ứng phụ không mong muốn có thể… Một sự kiện được các nhà quan sát quan tâm là trước khi phải thôi chức, ông Huệ được bố trí chuyến công du Trung Quốc khá dài ngày từ ngày 4 đến 9/4/2024). Tại Bắc Kinh ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, đã được ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp kiến, trong đó ông Tập khuyên ‘người anh em’ Việt Nam sử dụng "trí tuệ chính trị"[3] trong việc quản lý các mối quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông" với cam kết "chia sẻ tương lai chung" nhưng đồng thời đang tìm cách giải quyết tranh chấp căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông.

Sau diễn ngôn "trí tuệ chính trị" ông Tập Cận Bình đã muốn gửi thông điệp gì tới cá nhân ông Huệ nói riêng và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam nói chung ? Tất nhiên, ông Huệ đến Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tranh giành quyền lực trước thềm đại hội 14 của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng) có lý do ‘ngầm’ của nó chứ không phải chỉ để nghe lời khuyên hãy ‘khôn ngoan hơn về chính trị’ trong ứng xử hay để "triển khai các thỏa thuận" đã ghi nhớ trong cuộc gặp của hai ông Tổng bí thư hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hồi cuối năm 2023.

Mặc dù trong tâm thế bị động bởi ‘tự ty’ nước nhỏ và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Nho giáo, người Việt có thói quen thường trực cảnh giác trước người ‘Tàu.’ Trong lịch sử người Trung Quốc từng được gọi theo thói quen xấu là người "Tàu". Cái danh xưng này không chỉ mang tính lịch sử đặc biệt, gắn liền với sự cai trị nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với dân Việt, nước Việt mà còn nghĩa ám chỉ sự ‘thâm nho’, kiểu ‘nói một đằng làm một nẻo’, của giới lãnh đạo phong kiến phương Bắc, một yếu tố văn hóa truyền thống, trong lời nói và hành động.

Giới quan sát nhận thấy một sự kiện ngoại giao ‘bất ngờ’ gây chú ý trước khi vở diễn "Thuận An" chính thức bắt đầu. Đó là chuyến công tác của bà Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh sang thăm và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 18-19/4. Bà Bộ trưởng Hạ được tiếp kiến [4] bởi các ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Việc triển khai ‘thông điệp’ "Trí tuệ chính trị" thế nào chỉ giới lãnh đạo cộng sản của hai nước biết, nhưng vở kịch, như đã trình bày ở trên, đã diễn ra.

quyenluc2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh - Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Một trong những lý do gọi đây là các vở diễn, trong đó những nhân vật chủ chốt, các quan chức lãnh đạo ở "vùng cấm" được chỉ đích danh phải "chịu trách nhiệm chính trị", đã hạ cánh an toàn với những ‘bí ẩn cung đình’, nhờ sự chuẩn bị ‘chu đáo’, sự ‘sáng suốt’ của "trí tuệ chính trị" khi đã ban hành nhiều quy tắc, chỉ thị nội bộ để duy trì quyền lực Đảng, trong đó có Quy định số 41-QĐ/TW [5] của Bộ Chính trị ban hành ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Đảng cộng sản Việt Nam. Những "bí ẩn cung đình" này là món nợ tiếp tục đè nặng lên lịch sử thăng trầm của dân tộc mà nhiều thế hệ sau phải minh bạch hóa và trả nợ. Những nỗi ám ảnh ăn sâu trong tâm trí các thế hệ nối tiếp : khi chiến tranh biên giới 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động xâm lược Việt Nam ; tự tin về sự ‘am hiểu’ người Việt Nam, ông ta nói "dạy cho Việt Nam một bài học". Những câu nói như "Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng" cũng được ‘giải mật’ trong dịp này. Rồi "Mật ước Thành Đô" được cho là đã ký kết năm 1991 cũng vẫn chưa được công khai khiến cho các suy đoán trái chiều…

Đó là thực tế cuộc sống mà ta phải chấp nhận, dẫu biết rằng trong lịch sử nghìn năm cho đến thời hiện tại yếu tố độc hại từ văn hóa Trung Quốc, luôn có tác động quan trọng tới chính trường Việt Nam. Chúng ta đã ‘vẫy vùng’ để thoát khỏi nó mà không thể, thậm chí cả khi có cơ may. Nay nó lại ‘phát tác’ trong những tình huống kịch tính, đặc biệt với công tác nhân sự Đảng, theo nghĩa thực nhất bao gồm các lãnh đạo chóp bu, nhất là người đứng đầu Đảng, sau đó là tư tưởng của họ, ý thức hệ và thể chế.

Còn nhiều thứ không được công khai minh bạch nhưng liệu lịch sử đến bao giờ mới giúp chúng ta sáng tỏ về thực tế chúng ta đang sống ! ? Giải mã "Trí tuệ chính trị" mà ông Tập Cận Bình khuyên giới lãnh đạo Việt Nam trong bài viết là một nỗ lực đồng thời là hy vọng ‘rút ngắn’ lịch sử để tìm ra sự thật.

Phần 2

quyenluc3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 13/12/2023 (minh họa) AFP

Đặt trong sự ràng buộc của mối quan hệ giữa hai Đảng cộng sản và lãnh đạo của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm "trí tuệ chính trị" có ý nghĩa quan trọng nói chung và trong bối cảnh căng thăng tranh giành quyền lực đảng trước đại hội 14 nói riêng. Theo nghĩa phổ quát trong từ điển, một định nghĩa trí tuệ (wisdom) ít gây tranh cãi, đó là phẩm chất của việc có kinh nghiệm, kiến thức và phán đoán tốt ; chất lượng của sự khôn ngoan. Từ các khía cạnh ứng dụng khác nhau nó tương tự như sự khôn ngoan, sự thông thái, trí thông minh, sự hiểu biết hay cái nhìn sâu sắc. Và, về tính hợp lý, đó là một hành động hoặc quyết định, sự đánh giá liên quan đến việc áp dụng kinh nghiệm, kiến thức và phán đoán tốt. "Trí tuệ chính trị" (tiếng Trung giản thể là "识分子政治", tiếng Anh là "political wisdom") không chỉ được hiểu là sự khôn ngoan, mưu lược trong lĩnh vực chính trị, mà thứ triết lý ‘biến hóa’ phức tạp hơn nhiều khi gắn với mô hình Trung Quốc. Đây chính là thông điệp mà Tập Cận Bình muốn gửi đến giới lãnh đạo Việt Nam và cá nhân ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhân vật điển hình trong ‘vở kịch’ "Thuận An" được nêu ở đầu phần một. Theo tôi, nó gắn với chữ "Thiên" mang màu sắc tâm linh huyền bí nhưng được Đảng cộng sản Trung Quốc thế tục hóa trong thực tế cai trị hiện nay. Tổng bí thư Đảng được thể chế hóa, được ví như vua chúa phong kiến, "thế thiên hành đạo", thay Trời để cai trị thiên hạ, để duy trì "giá trị cốt lõi" của chế độ Đảng toàn trị. Trong lúc "thăng" người ta nói về pháp quyền, nhưng khi "trầm" sử dụng pháp trị và, khi khủng hoảng người ta tập trung sức lực, mưu mẹo để "thế thiên hành đạo" !

Như đã biết, Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ là một kiểu giải trình và chịu trách nhiệm mang tính đạo đức, có nghĩa là Đảng cộng sản hoàn toàn không phải giải trình và chịu trách nhiệm thông qua bầu cử nhưng quan chức của Đảng phải được giáo dục và tu thân, rèn luyện "noi gương" các bậc hoàng đế và vua chúa để thấy được trách nhiệm trước công chúng. Đây là một nội dung của triết lý cai trị trong mô hình Trung Quốc.

Lịch sử cai trị tập quyền ở Trung Quốc có từ thời cổ đại, nếu tính từ triều đại nhà Hạ, Thương Chu, khoảng thế kỷ 21 trước công nguyên đến thế kỷ 16 trước công nguyên, nhưng nổi bật nhất trong thời cận đại và hiện đại có liên quan với sự thăng trầm của Nho giáo. Nho giáo (tiếng Trung : 儒教, tiếng Anh : Confucianism) là triết lý đạo đức thịnh hành ở Trung Quốc. Khác với các tôn giáo khác, chẳng hạn Kitô giáo, Nho giáo là đạo giáo thế tục, một triết lý đòi hỏi tự hoàn thiện mình thông qua học tập, tu dưỡng để đạt thành tựu của trí tuệ và hành động trong bối cảnh xã hội nghiêm ngặt, nơi bạn biết vị trí của mình và cư xử phù hợp. Nho giáo đặt trật tự xã hội ở vị trí cao nhất, nhấn mạnh những kẻ cai trị như vua quan và cho rằng nếu họ tu thân và cư xử tốt thì mọi thứ sẽ tốt và, rằng những người ở vị trí lãnh đạo cần phải khôn ngoan và nhân từ, có trách nhiệm chăm sóc những người sống dưới quyền của họ và, đổi lại, giới cầm quyền phải được tôn trọng và sự vâng lời. Khi tất cả điều này là đúng thì có sự hòa hợp xã hội là một khái niệm theo chủ nghĩa tập thể vẫn còn phù hợp trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Đó là lý do tại sao Nho giáo nhấn mạnh những thứ như sự tôn trọng, trật tự, ổn định, tính toàn vẹn và truyền thống.

Khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949 và chính thức đưa chủ nghĩa cộng sản vào Trung Quốc, đường lối chính thống của Đảng cộng sản là bác bỏ Nho giáo và gọi nó là "tiểu tư sản", giai đoạn cao trào là cách mạng văn hóa. Nho giáo từng ‘biến mất’ một thời gian nhưng đã được phục hồi bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại, thậm chí Đảng cộng sản bây giờ, dưới thời Tập Cận Bình, công khai đề cập đến nguyên tắc Nho giáo, nó tương thích bởi sự hòa hợp xã hội và tổ chức nhà nước. Điều đó có nghĩa là Nho giáo và tư tưởng Đảng cộng sản Trung Quốc bây giờ chính thức cùng tồn tại. Hơn thế, khái niệm "trí tuệ chính trị" còn kết hợp với tư tưởng thực dụng từ cuối thập niên 1970, khi đó câu nói của Đặng Tiểu Bình ‘mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn là nó bắt được chuột’ đã ghi dấu ấn. Tính thực dụng này được cho là có nguồn gốc từ cuốn "Binh pháp Tôn Tử" [6] (chữ Hán : 孫子兵法 ; tiếng Anh : The Art of War). Đây là sách chiến lược, chiến thuật chiến tranh do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 trước công nguyên thời Xuân Thu. Điều này cho tạo ra tính linh hoạt cao, khó đoán định và khác biệt với triết lý cai trị phương Tây. Đỉnh cao của sự kết hợp Nho giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng thực dụng được phản ánh trong phạm trù khái niệm gây tranh cãi, cái gọi là "chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc" [7] được Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đưa ra năm 1978. Với "trí tuệ chính trị" như vậy, ông Đặng được ca ngợi là người đã thay đổi Trung Quốc mãi mãi.

Triết lý sâu xa ẩn chứa sau khái niệm này, trước hết, Trung Quốc ngầm ‘tuyên bố’ kết thúc mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô - Viết, thoát khỏi Liên Xô và, tự xây dựng triết lý phát triển của riêng mình. Ông Đặng Tiểu Bình từng nói rằng "cải cách và mở cửa" không hàm chứa ‘kế hoạch’ lớn nào và cách thức tiến hành là ‘dò đá qua sông’, điều gì có lợi cho nước, cho đảng thì phải làm. Tiếp đến, sự tương đồng Nho giáo với tư tưởng của Mác - Lênin được cải biên để thiết chế bộ máy cai trị hiện tại của Đảng cộng sản. Đó là một nhà nước chuyên chính vô sản ‘tự phong’ hay ra đời từ cách mạng, trong đó Đảng cộng sản toàn trị, đứng trên luật pháp, kiểm soát cá nhân, không chấp nhận đối trọng chính trị, xã hội dân sự và nhân quyền, tách một bộ phận xã hội thành ‘phản động’ hay ‘thế lực thù địch’ để sử dụng sức mạnh, xóa bỏ sở hữu tư nhân, nhà nước phân phối các nguồn lực và, tuyên truyền mục đích thay cho phương tiện… Chế độ như vậy đã được cho là "dẻo dai" với các nguyên tắc quản trị nội bộ như tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể và "song quy" [8], một quy trình xử lý kỷ luật nội bộ đảng do các Ban của Đảng tiến hành, thể chế kiểm soát nội bộ đối với các thành viên bị cáo buộc "vi phạm kỷ luật", như Quyết định 41/ 41-QĐ/TW đã nêu, đề cập đến tham nhũng ở "vùng cấm".

"Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc", sự khác biệt với mô hình Xô Viết, đã tạo nên thành công kỳ diệu về kinh tế, từ đó xóa đói giảm nghèo. Sự thật bị che giấu là sự "kỳ diệu" này là nhờ chủ nghĩa tư bản qua cách biện minh là thị trường để cường điệu quyền lực Đảng. Chính sách "mở cửa"để chào mời tư bản nước ngoài đã tạo nền kinh tế hỗn hợp, trong đó tư nhân đã lớn mạnh nhanh chóng trong hơn 40 năm, đến nay chiếm đến 60% tổng sản phẩm quốc nội GDP. Một nhà nước Trung Quốc tư bản thân hữu đã ‘vũ khí hóa’ tham nhũng để tăng trưởng kinh tế để đảm bảo tính chính danh. Liệu đây có phải cách hiểu của Đảng về "trí tuệ chính trị" ?!

Chế độ trong tình trạng tồi tệ càng tăng cho đến khi Đảng nhận ra rằng tham nhũng là nguy cơ tồn vong. "Cải cách" đã không theo kịp, không những cản trở tăng trưởng, gây khủng hoảng cơ cấu kinh tế mà còn đang hỦy hoại chính chế độ toàn trị do tham nhũng tràn lan. Cải cách chính trị đang thoái lui. Thay vì thúc đẩy nó, Đảng khăng khăng đặt trọng tâm vào chống tham nhũng "vùng cấm". Mô hình Trung Quốc đang ở thời kỳ thoái trào [9] khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản và quan hệ sản xuất ‘xã hội chủ nghĩa’ ngày càng căng thẳng, xung đột. Ông tổ lý thuyết cộng sản Các Mác đã chỉ ra dù người ta có thể nói khác đi [10] Sự biện minh cho "chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc" ngày càng kém thuyết phục ngay cả ở trong nước.

Đảng cộng sản sử dụng "trí tuệ chính trị" để chống tham nhũng ở "vùng cấm" như lá bài cuối cùng liệu có cứu được chế độ khỏi sụp đổ ? Không thể có câu trả lời thuyết phục nhưng sự thay đổi lớn là điều không tránh khỏi.

Huỳnh Trần

Nguồn : RFA, 06/05/2024

Tham khảo :

1. https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/trung-uong-dong-y-ong-vuong-dinh-hue-thoi-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri-chu-tich-quoc-hoi-223630.html

2. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/vu-an-tap-doan-thuan-an-khoi-to-bat-tam-giam-giam-doc-pho-giam-doc-ban-quan-ly-du-an-xay-dung-tinh-119240416104509767.htm ;

3. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gv6199j7eo ;

4. https://baochinhphu.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-bo-truong-bo-tu-phap-trung-quoc-102240419184129305.htm ;

5. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-41-qdtw-ngay-03112021-cua-bo-chinh-tri-ve-viec-mien-nhiem-tu-chuc-doi-voi-can-bo-8336

6https://vi.wikipedia.org/wiki/Binh_pháp_Tôn_Tử ;

7https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/vcp-prepares-documents-for-14-th-party-congress-part-1-03052024094939.html ;

8https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Communist_Party

9https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/china-model-out-of-trend-what-lesson-for-vn-part-1-04162024111025.html ;

10.https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/gia-tri-cot-loi-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-moi-quan-he-giua-luc-luong-san-xuat-va-quan-he-san-xuat--phan-1.html.

Published in Diễn đàn

Liệu Bí thư và Chủ tịch Nghệ An có thoát hay không ?

Tin Nội Chính, Thoibao.de, 04/05/2024

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Bí thư Nghệ An Thái Than Quý (Thủ tướng Phạm Minh Chính khi bị tai nạn gãy tay hồi tháng 2/2024 là đi chung xe với ông Quý) và Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nghệ An Nguyễn Đức Trung được Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, khai biếu cho Quý 700.000 USD (7 trăm ngàn đô la Mỹ), Trung 500.000 USD (5 trăm ngàn đô la Mỹ). Vụ việc liên quan đến các dự án của Tập đoàn Thuận an tại Nghệ An, trong đó có dự án cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối thị xã Cửa Lò (Nghệ An), gói thầu 14 thi công nâng cấp QL15A đi qua tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") khai biếu cho Thái Thanh Quý 1.000.000 USD (1 triệu đô la Mỹ) và Trung 1.000.000 USD (1 triệu đô la Mỹ). Vụ việc liên quan đến các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại Nghệ An, trong đó có dự án khu đô thị Hưng Hòa 1 và 2 tại thành phố Vinh với tổng quy mô hơn 200ha.

phephai1

Bí thư Nghệ An Thái Thanh Quý (bên phải) và Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nghệ An Nguyễn Đức Trung (bên trái)

Trung và Quý bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an gọi ra số 47 Phạm Văn Đồng làm việc 7 lần.

Cục C03 bày cách khai tiền đó Hậu "pháo" ủng hộ tỉnh Nghệ An làm từ thiện, nên Quý và Trung như "chết đuối vớ được cọc" vội về Nghệ An triệu tập bà Võ Thị Minh Sinh (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Nghệ An), ông Lê Văn Ngọc (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc) lập khống hồ sơ thu chi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cục C03 nhằm thoát tội. Bà Sinh từng đi tu nghiệp tại Cộng hòa liên bang Đức : Thực tập sinh chuyên ngành ngoại thương và kinh tế đối ngoại tại Trường Đại học Duisburg (Tây Đức). Trong thời gian tu nghiệp 1 năm, bà là Bí thư Chi bộ Thực tập sinh Trường Đại học này thuộc Đảng ủy tại Cộng hòa liên bang Đức (Đảng ủy là Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bí thư Đảng ủy là Đại sứ).

Cục trưởng C03 hiện nay là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, SN 1973, quê quán Nghệ An.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chống tham nhũng "không có vùng cấm" liệu có hiệu lực với Bí thư và Chủ tịch Nghệ An hay không.

Tin Nội chính 

Nguồn : Thoibao.de, 04/05/2024

***********************************

Phe Nghệ An và Tổng Trọng sẽ cản bước Tô Đại, để báo thù cho Huệ Vương ?

Trà My, Thoibao.de, 04/05/2024

Phiên họp bất thường của Quốc hội Việt Nam chiều 2/5, đã chính thức khép lại sự nghiệp chính trị của ông Vương Đình Huệ. Ông Huệ từng được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất, cho chiếc ghế Tổng bí thư, sau khi Tổng Trọng rút lui.

phephai2

Chiều 2/5/2024, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ. Ảnh minh họa Vương Đình Huệ phát biểu trước Quốc hội

Tấm hình ông Vương Đình Huệ trong phiên họp bất thường của Quốc hội vừa qua, đăng trên báo Dân trí, cho thấy, ông Huệ đang trong tâm trạng "tức tưởi". Dường như, ông trùm phe Nghệ An rất uất ức, nhưng cũng bất lực. Đồng thời, cũng có thể, gương mặt đó biểu hiện sự "ngậm đắng nuốt cay", sự bất phục của một chính khách có bản lĩnh, đang nuôi chí phục thù.

Công luận cho rằng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã lập một kỷ lục chưa từng có, chỉ trong vòng 35 ngày đã đánh gục 2 trong số "Tứ trụ" – những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam. Cả ông Thưởng và ông Huệ vốn được đánh giá là tay chân thân cận của Tổng bí thư. Họ đều được ông Trọng dìu dắt trong kế hoạch bồi dưỡng nhân sự, để kế thừa chiếc ghế Tổng bí thư. Vậy mà, trong chớp mắt, công lao vun đắp trong hơn 10 năm của ông Trọng, chỉ còn lại một đống đổ nát.

Ông Tô Lâm đã tương kế tựu kế, sử dụng "phượng thương bảo kiếm" của Tổng bí thư, nhân danh việc bảo vệ sự trong sáng của Đảng. Đồng thời, ông Tô cũng lợi dụng triệt để "chỉ dụ" "chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ" của ông Trọng, để triệt hạ tay chân của chính ông.

Giáo sư Alexander Vuving từ Hoa Kỳ đã nhận định : "Rõ ràng là chiến dịch chống tham nhũng đã vượt tầm kiểm soát của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phương châm của ông [Trọng] là "đánh chuột nhưng không làm vỡ bình". Do đó, ông tìm mọi cách để giữ bình không bị vỡ, nhưng ông lại không nghĩ rằng, trong số chuột cũng có cả những con cưng của ông".

Điều đó đã tạo ra tình trạng khủng hoảng nhân sự của Bộ Chính trị, trong việc chọn người kế nhiệm các chức danh "Tứ trụ", cho Đại hội Đảng lần thứ 14 đang tới gần. Tình trạng này hoàn toàn có lợi cho Tô Lâm nhưng lại gây bất lợi cho các ứng viên khác.

Theo BBC, giới quan sát nhận định rằng "chiến dịch "đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, không phải "đi hơi xa" như một số ý kiến trước đó, mà thật ra nó đã thất bại".

Đáng chú ý, ông Tô Lâm và phe cánh đang nắm thế thượng phong trong cuộc đấu, dù họ có nhân sự ít hơn về số lượng, nhẹ cân hơn về vị trí quyền lực, nếu so với phe Nghệ Tĩnh của ông Vương Đình Huệ. Phe Nghệ An – Hà Tĩnh có số ủy viên Trung ương Đảng lên đến 25 người, chiếm đến 1/8 Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có đến 4 ủy viên Bộ Chính trị. Trước khi ông Huệ bị truất chức, phe Nghệ tính vẫn giữ tỷ số 4/14 thành viên Bộ Chính trị còn lại của khóa 13.

Trong khi, phe Hưng Yên của Bộ trưởng Tô Lâm chỉ vẻn vẹn có 5 ủy viên Trung ương Đảng và một Ủy viên Bộ Chính trị.

Nhưng những vụ bê bối tham nhũng và những vụ từ chức mới đây, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều đó đã khiến cho bầu không khí chính trị ở Việt Nam ngày càng trở nên u tối hơn. Quan trọng hơn, một câu hỏi mà công luận cũng như các phe cánh trong Đảng quan tâm, đó là, "ai sẽ là con dê tế thần tiếp theo ?"

Thực chất, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Việt Nam hiện nay. Nhưng có lẽ, nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ vấn nạn xung đột phe phái trong nội bộ Đảng. Trong bối cảnh đó, chắc chắn, cuộc đua vào chiếc ghế Tổng bí thư sẽ đặc biệt gay gắt vào những ngày tới đây.

Nếu Tổng Trọng chịu từ bỏ tham vọng ngồi lại ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 4, khi ấy, phe Nghệ An và ông "trùm" Vương Đình Huệ chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất. Đó là, bằng mọi giá phải chặn bằng được kẻ có tên Tô Lâm, không cho vươn tới chiếc ghế Tổng bí thư từ tay ông Nguyễn Phú Trọng.

Có thể thấy, Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn không chắc chắn có thể đạt được mục tiêu.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 04/05/2024

Published in Diễn đàn
dimanche, 05 mai 2024 15:28

"Những con lợn bình đẳng hơn"

Tin đâu như sét đánh ngang

Bác Huệ đương chức chuyển sang về vườn

Quý vị thế nào cũng có người hỏi bác Huệ ấy là bác nào ?

Còn bác nào nữa ngoài cái bác mà từ quán chè chén đến hàng xôi người ta cứ kể vanh vách ra trước khi có thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng đến cả tuần trời ấy.

hoahue1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 13/12/2023 - AP

Trên báo chí Nhà nước, vỏn vẹn chỉ có mấy dòng thông báo cho biết Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội. Quyết định này được đưa ra trên nguyện vọng của ông Huệ.

Kỳ thật, hai năm nay chẳng hiểu phong thủy nước Nam ta bất ổn thế nào mà trước sau liên tiếp đến năm vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước có nguyện vọng trả chức về vườn. Mà kỳ bí hơn cả là trước đó các vị chẳng hề có dấu hiệu băn khoăn nào về hoạn lộ, không có biểu hiện mệt mỏi hay chán chường gì với cái gánh nặng chức vụ. Nhưng cứ đánh uỳnh một phát một đêm ngủ dậy toàn dân bỗng thấy các đồng chí được cho thôi giữ tất cả các chức theo nguyện vọng vậy thôi.

Tuy thế, nói thì nói, dân Việt Nam vốn là dân tộc giỏi giang chữ nghĩa nên từ trong câu chữ ngắn gọn của các bản thông báo, người ta nhận ngay ra sự bất thường.

Hoa Huệ đã rụng như thế nào ?

Ông Vương Đình Huệ có nguyện vọng trả chức thật không ?

Bản tin trên các báo trích dẫn thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết :

- Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông (Huệ) đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

À thôi hiểu rồi, hóa ra có phốt. Mà phốt nặng nha, gây ảnh hưởng đến cả uy tín của Đảng và Nhà nước cơ mà. Uy tín của cá nhân lãnh đạo thì có thể châm chước ; ai cũng là con người, có ái ố sân si cả. Nhưng Đảng và Nhà nước thì phải tuyệt đối trong sạch vững mạnh. Nên đụng tới Đảng và Nhà nước tức đã đụng tới bàn thờ rồi, không thể tha thứ.

Nhưng nếu đã vi phạm nặng đến mức ấy thì quý vị có tin là ông Huệ thật sự tự nguyện trả chức về vườn không ? Hay, sự thật chính là điều ai cũng tự hiểu : chẳng có tự nguyện gì ở đây cả. Là bị ép phải về.

Nhưng đây lại chính là điều khiến người ta ấm ức.

Trung ương kết luận ông Huệ vi phạm những điều Đảng viên không được làm, nhưng lại không nói rõ vi phạm điều gì, mức độ ra sao. Thành thử tôi phải tự tìm. Nhưng càng tìm càng hoang mang.

Quy định có 19 điều Đảng viên không được làm.

Vậy ông Huệ đã nói, viết, làm trái hay không thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng (điều 1) ? Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (điểu 3) ? Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các công trình văn hóa nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam (điều 5) ? Biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh (điều 7) ? Tổ chức, xúi giục các hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ (điều 8) ? Kê khai tài sản không trung thực, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả (điều 9) ? Chạy chức, chạy quyền (điều 12) ? Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ, rửa tiền (điều 14) ? Tham gia đánh bạc, sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha (điều 18) ? Mê tín, tham gia các tôn giáo bất hợp pháp (điều 19) ?...

Ông Huệ đã có hành vi nào trong số những hành vi kể trên ?

Các bác Trung ương sơ hở lắm ! Nếu các bác không nêu cụ thể thì bọn phản động nó tha hồ thêu dệt, nào là trồng bầu ở nhà ca sĩ nọ được hai trái, nào nuôi được anh trợ lý nhận tiền (từ doanh nghiệp) giùm… Mà chẳng ai phản bác (để bảo vệ lãnh đạo) được, vì các bác có thèm cho biết cái gì để làm cơ sở phản bác đâu !

Chả lẽ vi phạm điều "Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân…" ?

Trung ương Đảng lại cũng thông báo ông Huệ đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên và trách nhiệm người đứng đầu.

Ông Huệ được thông báo đã vi phạm trách nhiệm nêu gương của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Quy định này được Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành ngày 15/10/2018, gồm bốn điều với tất cả 16 khoản nêu rõ những hành vi, tư tưởng, việc làm được xem là thuộc trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là các chức vụ chủ chốt đã nêu ở trên.

Thế thì tương tự, ông Huệ có thể đã vi phạm hành vi nào trong số những hành vi dưới đây ?

- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Đảng cộng sản Việt Nam (khoản 1 điều 2).

- Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân (khoản 2 điều 3).

- Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức, tặng quà, nhận quà vì vụ lợi (khoản 5 điều 3).

- vân vân…

Bây giờ là thời đại thông tin. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm các quy định nói trên trên mạng internet và tự đối chiếu nó với nội dung thông báo của Trung ương Đảng và suy luận giống như tôi vừa thử đặt vấn đề. Nếu suy luận thế là oan cho ông Huệ thì trách Trung ương ấy, ai bảo không nói rõ ?

Cái máy photo của Trung ương thật tốt

Vào năm 2022, xảy ra trường hợp thật hiếm có là hai Phó Thủ tướng cùng lúc được thông báo "xin thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác, nghỉ hưu theo quy định", là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Cũng đột ngột, bất ngờ, không hề có dấu hiệu nào báo trước từ chính chủ.

Thậm chí thông cáo báo chí về trường hợp của hai ông cũng gần giống hệt thông báo của Trung ương Đảng về sự việc ông Vương Đình Huệ, là xin thôi chức "theo nguyện vọng cá nhân".

Vâng, lại là "nguyện vọng cá nhân".

Đến tháng 1/2023, lại đùng một cái như tiếng sét giữa trời quang, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc "thôi giữ các chức vụ Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng-an ninh".

Lý do lại vẫn là "theo nguyện vọng cá nhân".

Thế nhưng lần này "nguyện vọng cá nhân" của ông Phúc lại có những chi tiết liên quan đến những người khác.

Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rất cụ thể :

(…) Ông (Nguyễn Xuân Phúc) chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng ; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự".

Ra thế !

Té ra là hai Phó Thủ tướng đã có những vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chứ không phải vì tự dưng cảm thấy yêu cuộc sống điền viên, nuôi thêm cá và trồng thêm rau hấp dẫn hơn cuộc sống làm Phó thủ tướng.

Tức là, cái lý do "theo nguyện vọng cá nhân" được nêu ra để giải thích cho việc hai vị Phó thủ tướng bỗng dưng từ chức-chỉ là lý do cuội. Bề ngoài có vẻ như để giữ gìn danh dự uy tín cho hai vị, nhưng bên trong thì là thao tác vụng về một cách cố ý để khơi lên bao tò mò, thắc mắc…

Chỉ hơn một năm sau, đến tháng 3/2024, người kế nhiệm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục lặp lại nguyên văn bản thông báo thôi chức truyền thống của Trung ương Đảng, không sai một chữ cả về "theo nguyện vọng cá nhân" lẫn "gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí".

(Đến đây phải dừng lại để khen cái máy photo của Trung ương thật là tốt, qua hết năm vị lãnh đạo to mà nó sao y bản chánh không sai một chữ nào).

Vậy là vỏn vẹn trong vòng hơn một năm, đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội "tự nguyện thôi giữ các chức vụ" vì… có vi phạm nghiêm trọng.

Thôi vòng vo mỏi mồm quá, túm lại cho gọn là trong tứ trụ, trước sau đã có đến ba cái trụ lần lượt gãy lìa tức tưởi vì thiếu chức trách gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chưa kể còn hai phó trụ cũng gãy ngang vì lý do y chang.

Nhưng, tại sao gây hậu quả nghiêm trọng đến thế mà tất cả bọn họ đều được hạ cánh an toàn ?

"Bình đẳng và bình đẳng hơn"

Cứ cho là sứt mẻ danh dự uy tín đi, nhưng trên dư luận công khai họ đều là chủ động từ chức chứ không bị kỷ luật cách chức. Xem như trọn vẹn khí tiết người đảng viên cộng sản.

Trong khi đó, vô số cấp dưới của họ lần lượt vào lò, thân tù tội, tài sản bị tịch thu, hoàn toàn thân bại danh liệt.

Hành xử của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong năm vụ việc cụ thể liên quan đến năm cá nhân lãnh đạo cao cấp trên, nói theo phong cách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì vừa trái pháp luật, vừa thiếu tình người.

Trái pháp luật là vì đã xác định rõ hành vi vi phạm, xác định sự thiếu nêu gương gây thiệt hại nặng nề cho đất nước… nhưng người liên quan lại không bị truy tố, làm rõ từng vụ việc, soi xét từng hành vi bị cáo buộc là vi phạm. Họ sai phạm cụ thể ra sao, gây thiệt hại bao nhiêu tiền ? Tại sao họ được an toàn về vườn-dù khá nhục nhã nhưng không bị mất đồng nào ? Phần tài sản của Nhà nước đã bị thiệt hại do các vi phạm của họ sẽ tính vào cho ai, cho lĩnh vực nào ? Nhà nước có được đền bù không hay mất trắng ? Tại sao các lãnh đạo cao cấp lại được công nhiên đứng trên pháp luật ?

Sự bưng bít nói trên rõ ràng là tắm nhưng không gội đầu, xát xà bông chỉ từ cổ trở xuống, công nhiên xác định vùng cấm.

Còn thiếu tình người vì, trong một xã hội luôn tự xưng là thượng tôn pháp luật, bất cứ việc gì, do cá nhân nào gây ra đều phải được cân nhắc và phán quyết hình phạt dựa trên pháp luật, bằng cách xét xử công khai. Đương sự được quyền thuê luật sư bảo vệ. Trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên tòa, công và tội của các cá nhân bị cáo buộc vi phạm sẽ được làm rõ. Nguyên nhân, động cơ, bối cảnh, hậu quả, hệ quả, những dây dưa liên quan… cũng được làm rõ. Có như vậy mới hy vọng đạt được sự công bằng tối thiểu cho đương sự, cũng như vạch ra được bức màn đen phía sau những diễn biến sân khấu, phát hiện các nguyên nhân sâu xa để kịp thời ngăn chặn và dự phòng.

Đằng này không điều tra, không khởi tố, không làm rõ, không công khai các vi phạm, khuyết điểm (đã bị đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng) mà u u minh minh, nửa nói nửa không, che đậy còn kích thích tò mò hơn phô bày, vừa giống như kéo bức màn the che bãi nôn ô uế, vừa bóp chết mọi khả năng bào chữa, thanh minh, giải thích, cứu vớt danh dự của đương sự. Họ có thể chỉ có lỗi/tội một phần, phần còn lại là của những người khác, có những nguyên nhân khác… nhưng không bao giờ họ còn có cơ hội để nói lên điều đó hay đòi hỏi sự công bằng đáng lẽ phải có.

Cho nên mới nhìn thì tưởng được bao biện, che đậy, bưng bít giùm. Nhưng kỳ thực bên trong lại là một sát chiêu đầy oán độc, vĩnh viễn đóng đinh các đương sự vào vị thế thật hèn hạ, có miệng mà không thể ra lời. 

"Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn các con khác" (Trại súc vật-George Orwell). Trong trại súc vật của Orwell, có đủ bò dê lợn cừu, nhưng những con lợn đã giành được vị trí lãnh tụ.

Nhưng xem ra, sự "bình đẳng hơn" này giống như kẻ hầu hạ bị căn bệnh trào ngược, cổ họng ợ đầy nước chua nóng rát nhưng vẫn phải nhoẻn cười và gập người nói "Cảm ơn các đồng chí".

Nguyễn Nhơn

Nguồn : RFA, 30/04/2024

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/ly-do-mien-nhiem-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2023010916265009.htm

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-08-qditw-ngay-25102018-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-ve-trach-nhiem-neu-guong-cua-can-bo-dang-vien-truoc-het-la-4811

https://stc.bacgiang.gov.vn/documents/21419/11799035/1635494264986_37-QD_TW.pdf/96319acc-12b0-49b9-9e3c-2cc57614eb5a

https://tuoitre.vn/trung-uong-dang-dong-y-de-ong-vuong-dinh-hue-thoi-giu-cac-chuc-vu-2024042613221248.htm

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến vào ngôi vị lãnh đạo Việt Nam nóng lên sau hàng loạt các vụ cách chức làm giảm số lượng đối thủ

ngoivi1

Bà Trương Thị Mai, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính - Minh họa của Amanda Weisbrod/RFA - AP, Wikicommons, Adobe Stock

Cuộc đua vào ngôi vị lãnh đạo ở Hà Nội đang bắt đầu diễn ra - hơn 18 tháng trước Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam) dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2026.

Theo quy định của Đảng, để đủ điều kiện trở thành Tổng Bí thứ Đảng cộng sản Việt Nam, ứng cử viên phải có đủ hai nhiệm kỳ là Ủy viên Bộ Chính trị. Với việc các ông Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng  và Vương Đình Huệ đều buộc phải từ chức kể từ thời điểm tháng 12/2022, hiện chỉ còn ba ứng cử viên đủ điều kiện cho vị trí cao nhất, đó là : Bà Trương Thị Mai, ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở nhiệm kỳ thứ ba. Và trong khi ông có thể tự coi mình là người duy nhất có thể loại bỏ được nạn tham nhũng trong Đảng, tuổi tác và sức khỏe của ông lại là những trở ngại.

Ông bị một cú đột quỵ vào năm 2021, trước Đại hội 13. Tin đồn ông chết lan truyền vào tháng 1 năm nay. Mặc dù ông đã xuất hiện tại một phiên họp Quốc hội vài ngày sau đó nhưng nhà tư tưởng 80 tuổi này trông ốm yếu một cách rõ rệt.

Với việc Đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức hai phiên lập kế hoạch, một về văn kiện đại hội và một về nhân sự, thì việc xem xét ba ứng cử viên và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ, bao gồm cả những trở ngại có thể khiến chỉ còn một người trụ lại là việc đáng làm.

Bà Mai - có năng lực và kinh nghiệm

Bà Trương Thị Mai đứng thứ ba trong Bộ Chính trị và sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được miễn nhiệm vào tuần trước, bà được dự đoán sẽ trở thành nữ chủ tịch của cơ quan lập pháp này. Bà là người phụ nữ có được vị trí bổ nhiệm cao nhất trong lịch sử Việt Nam và sở hữu nhiều kinh nghiệm làm việc trong các khắp các cơ quan Đảng và Quốc hội.

Bà Mai là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 2006 và được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm 2016.

Bà Mai có nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận và đã kinh qua các vị trí lãnh đạo trong hai tổ chức của thanh niên trước khi được đề bạt làm Trưởng Ban Dân Vận Trung ương. Đối với một đảng ngày càng được cho là đã lỗi thời và mất tính chính danh đối với giới trẻ, công tác dân vận là một ưu tiên quan trọng.

Trong giai đoạn 2016-2021, bà Mai là ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, cơ quan lãnh đạo và đại diện cho Quốc hội khi Quốc hội không trong kỳ họp.

ngoivi2

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai, áo đỏ, đứng trên bục phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 28/1/2016. Nguồn ảnh : Hoàng Đình Nam/ AP

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, bà Mai giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương – cơ quan được cho là phụ trách công tác nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong bất cứ hệ thống cộng sản nào, người giữ danh sách nhân sự là một vị trí quan trọng chịu trách nhiệm cho tất cả các bổ nhiệm từ mức trung đến cao cấp.

Bà được đề bạt làm Thường trực Ban Bí thư - cơ quan phụ trách các công việc hàng ngày của Đảng cộng sản Việt Nam - vào tháng 3/2023.

Nữ lãnh đạo 66 tuổi được cho là có năng lực và kinh nghiệm sâu rộng nhất trong số ba ứng cử viên nói trên [cho chức Tổng bí thư]. Nhưng bà lại là một phụ nữ trong chính trường Việt Nam – một địa hạt mà đàn ông vốn thống trị. Bên cạnh đó, bà còn là người Quảng Bình, một tỉnh ở miền Trung, trong khi từ trước đến nay Đảng cộng sản Việt Nam chỉ chọn người miền Bắc làm Tổng bí thư.

Bà Mai tương đối trong sạch. Mặc dù gia đình bà có các các cổ phần trong lĩnh vực y tế, nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được công bố công khai.

Dành phần lớn thời gian nắm giữ các vị trí trong Đảng, bà Mai ít gặp gỡ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo phương Tây mặc dù bà ngồi ngay bên phải ông Trọng trong cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden vào tháng 9 năm ngoái. Bà Mai cũng đã gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và những người đồng cấp của bà tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2023.

Ông Chính – gặp gỡ, đi lại nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính, xếp ở vị trí thứ hai (trong Bộ Chính trị), là người được biết đến nhiều nhất trong các lãnh đạo cấp cao, thường xuyên gặp gỡ với các quan chức và doanh nhân nước ngoài.

Trước khi tham gia chính trị, ông Chính đã có một thời gian dài làm việc trong ngành công an. Từ năm 2006-2009, ông là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an, sau đó, làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần và Công nghệ trong một thời gian ngắn. Từ năm 2010 đến năm 2011, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ này.

Ông Chính xuất thân từ Thanh Hóa – một tỉnh Bắc Trung bộ. Ông giữ chức Bí thư Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011-2015. Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 và đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, ông Chính được bầu làm Thủ tướng cho dù không có kinh nghiệm quản lý kinh tế ở tầm quốc gia cũng không từng kinh qua chức vụ Phó Thủ tướng. Chính phủ của ông đã bị chỉ trích vì không có những đối phó hiệu quả trong thời kỳ xuất hiện những biến thể Covid-19 mới cũng như trong điều hành mua vắc-xin.

ngoivi3

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu trong lễ ký kết thương mại tại Quốc hội New Zealand ở Wellington. Ảnh chụp ngày 11/3/2024. Nguồn ảnh : Marty Melville/AFP

Ông Chính, 65 tuổi, dính líu với các vụ bê bối liên quan tới Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC Group) và Giám đốc điều hành Nguyễn Thị Thanh Nhàn . AIC là một công ty thương mại tổng hợp, nổi lên chủ yếu là nhờ có gắn kết với những đợt thăng cấp của ông Chính.

Bà Nhàn từ lâu đã được đồn là tình nhân của ông Chính. Bà đã bị kết án vắng mặt  vào tháng 1/2023 và lãnh án 30 năm tù giam. Vào tháng 10/2023, bà lại nhận bản án 10 năm trong phiên tòa thứ hai về gian lận trong đấu thầu và vụ việc lần này xảy ra chính ở tỉnh Quảng Ninh. Bênh cạnh đó, việc hai lãnh đạo cấp cao khác của tỉnh Quảng Ninh đã bị bắt vào cuối năm 2023 – động thái được xem là một cố gắng gây áp lực tiếp theo đối với ông Chính.

Ông Chính được cho hay là đã nộp bản tự phê bình lên Bộ Chính trị. Việc này và thực tế là không có người thay thế rõ ràng, có thể đã cứu ông. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã bị kỷ luật vì một vụ gian lận đấu thầu liên quan đến AIC. Mỗi vụ việc của công ty AIC đều có thể mang tai họa đến cho ông Chính vào bất cứ lúc nào.

Mặc dù dưới sự lãnh đạo của ông Chính, kinh tế Việt Nam đã có được một giai đoạn tăng trưởng nhưng vẫn tiếp tục không đạt được các mục tiêu đề ra. Việt Nam có được đầu tư nước ngoài nhưng Chính phủ đã thất bại trong việc thúc đẩy các hoạt động cải cách quan trọng đồng thời phải đối mặt với không ít vấn đề  - từ khủng hoảng ngân hàng cho tới bong bóng bất động sản, thiếu điện, đóng băng/đình trệ trong chi tiêu công...Những vấn đề này đều chưa được giải quyết dưới thời ông.

Mặc dù ông có những hạn chế trong công tác quản trị và quản lý kinh tế nhưng vị trí Tổng bí thư không có chức năng điều hành. Ông Chính có thể được xem là một ứng cử viên thỏa hiệp – đây vốn là điểm mạnh lớn nhất của ông.

Ông công an Tô Lâm

Ông Tô Lâm là một công an chuyên nghiệp, tham gia ngành cảnh sát từ khi tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân năm 1979. Ông là người miền Bắc, quê ở tỉnh Hưng Yên.

Ông đi lên qua các cấp bậc và trở thành ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội 11 - năm ông trở thành Thứ trưởng. Với cấp bậc Đại tướng, ông Lâm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công an từ khi trở thành Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 12 vào năm 2016. Ông được xếp thứ tư [trong bộ Chính trị].

ngoivi4

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm trước cuộc họp tại Hà Nội trong ngày 30/10/2020. Nguồn ảnh : Hoàng Thống Nhất/TTXVN/AP

Trong bối cảnh toàn bộ sự nghiệp của ông được gây dựng tại Bộ Công an đầy bí hiểm, có rất nhiều điều mà người bên ngoài không biết về ông cho dù hầu hết các chức vụ ông kinh qua đều nằm trong Tổng cục An ninh – cơ quan lớn nhất của Bộ Công an.

Năm 2016, người tiền nhiệm của ông, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bổ nhiệm ông đứng đầu ban chỉ đạo chống tham nhũng và ban chỉ đạo các vấn đề Tây Nguyên – một khu vực tiếp tục có những bất ổn từ phía cộng đồng người Thượng thiểu số. Đây là hai trong số những vấn đề nhạy cảm nhất đối với ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Tô Lâm gần như đã bị hạ bệ bởi chính vụ bê bối của mình. Trong chuyến đi London (Anh) vào tháng 11/2021, sau khi đặt vòng hoa tại mộ Karl Marx, ông đã bị quay phim khi đang ăn miếng bít-tết dát vàng trị giá 2.000 USD  tại nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae và video clip này đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng. Ông đã lần theo những người công khai móc máy ông để trả thù.

Ông Tô Lâm giữ được vị trí của mình nhưng nhận ra rằng cách phòng thủ tốt nhất đối với ông là tiếp tục tấn công.

Ông làm theo chiến dịch "Đốt lò" chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong quá trình này ông đã vũ khí hóa các cuộc điều tra chống tham nhũng để hạ bệ các đối thủ chính trị của mình.

Hai nhà kỹ trị có năng lực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh  đã ngã ngựa vào cuối năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị bật bãi vào tháng 2/2023 và các ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ đều bị sa thải trong năm nay.

Ông Tô Lâm không trong sạch hơn các chính trị gia khác. Giống như các chính trị gia khác, gia đình ông có những lợi ích tập đoàn kinh doanh to lớn xuất phát từ vị trí và quyền lực của ông. Cho đến nay, thông tin về những vấn đề này chưa được công bố công khai.

Trong khi là người bảo vệ Đảng cộng sản, ông Tô Lâm không phải là một nhà tư tưởng. Các nhà ngoại giao và doanh nhân phương Tây đã từng gặp ông mô tả ông là người thực dụng.

Mặc dù vậy, ông đã lãnh đạo chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến, đàn áp các tổ chức xã hội dân sự, thắt chặt kiểm soát internet và lên kế hoạch bắt cóc một quan chức điều hành doanh nghiệp nhà nước bỏ trốn sang Đức.

Ở nhiều phương diện, ông Tô Lâm là ứng cử viên ít phù hợp nhất nhưng lại đảm bảo nhất. Ông hiện có cái mà tất cả các đối thủ của ông không có, đó là quyền lực điều tra rộng khắp của Bộ Công an – thứ mà ông sử dụng rất nhanh chóng và hiệu quả vì ông có chiến lược trở thành người cuối cùng trụ lại.

Hệ thống chính trị của Việt Nam là một hệ thống tuyển cử trong đó những cơ quan cấp cao hơn lựa chọn cấp dưới, cho họ kinh nghiệm qua các vị trí trong Đảng, Nhà nước và địa phương.

Sự trung thành với Đảng là phẩm chất quan trọng nhất. Bộ Chính trị luôn là một sự pha trộn tinh vi của các lợi ích mang tính cạnh tranh, đối chọi trong đó các yếu tố đối chọi giữa đảng với nhà nước, vùng miền và phe phái. Có thêm yêu cầu phải có kinh nghiệm hai nhiệm kỳ (trong Bộ Chính trị) của Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn ứng viên chính trị, vì thế, vừa nông vừa ít ỏi.

Điều này có quan trọng ? Tổng bí thư không có chức năng điều hành. Khác với Trung Quốc, vị trí Chủ tịch nước và Tổng bí thư ở Việt Nam là khác biệt nên ngoại giao không phải là chức năng cốt lõi của người đứng đầu Đảng.

Nhưng Tổng bí thư là "người đứng đầu trong các đồng chí - primus inter pares", đưa ra đường lối của Đảng và có quyền lớn trong việc triệu tập và đưa ra chương trình nghị sự. Các mối quan tâm của Tổng bí thư, chẳng hạn như chiến dịch "Đốt lò" trở thành ưu tiên của Đảng. Nhân sự và chính sách của Chính phủ phải tuân theo chỉ đạo của Đảng.

Mặc dù ông Tô Lâm hiện là ứng cử viên hàng đầu cho việc kế nhiệm ông Trọng, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam gồm 180 người sẽ có tiếng nói quyết định. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã từng bác bỏ các quyết định nhân sự của Bộ Chính trị trong quá khứ và họ có thể thay đổi hoặc từ bỏ các quy định của Đảng để cho phép người chỉ một nhiệm kỳ kinh nghiệm trong Bộ Chính trị làm Tổng bí thư.

Và trong bối cảnh tiềm năng có thể có bế tắc, chúng ta không thể loại trừ khả năng ông Trọng sẽ đưa mình vào vị trí ứng cử viên thỏa hiệp. Rốt cuộc, nếu việc kế nhiệm gây chia rẽ đến vậy thì cần gì phải có người kế nhiệm ?

Zachary Abuza

Nguồn : RFA, 02/05/2024

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Published in Diễn đàn

Chỉ trong vòng 465 ngày (từ ngày 26/04/2024 đến 17/01/2023) Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn "vững như bàn thạch" là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi. Nhưng sau Đại hội toàn quốc tháng 01/2026, ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng ? Đó là câu hỏi chưa có câu trả lời.

thamnhung1

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Dân Trí hôm 10/02/2024  (Mùng Một Tết), ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, tự hào nói rằng những người được giới thiệu làm dân biểu "đều là tinh hoa".

Nạn nhân mới bị ép thôi tất cả các chức vụ trong đảng và chính phủ ngày 26/04/2024 là Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ.

Ông Huệ, sinh ngày 15/3/1957 tại Nghệ An, là Giáo sư, Tiến sĩ ngành Tài chính-Kinh Tế, giữ chức Chủ tịch quốc hội từ ngày 31/3/2021.

Đến ngày 26/4/2024, ông bị ép thôi tất cả các chức vụ trong Đảng và Chính phủ.

Lý do được giải thích : "Đồng chí Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở ; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, Đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Đồng chí đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ : Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026" (Báo Chính phủ, ngày 26/04/2024).

Ông Huệ mất các chức vụ chỉ 5 ngày sau khi Phụ tá của ông là ông Phạm Thái Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch quốc hội bị bắt về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo quy định tại Khoản 4, Điều 358, Bộ Luật Hình sự".

Vương Đình Huệ - Tập Cận Bình

Cũng đáng chú ý là việc ông Huệ mất chức đã xẩy ra sau
chuyền thăm Trung Quốc từ 07 đến 12/04/2024. Tại Bắc Kinh, ông Huệ đã được Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và các Lãnh đạo trong Quốc hội và Chính phủ tiếp đón long trọng.

thamnhung2

Sáng 8/4/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo Tân Hoa Xã, hãng thống tấn chính thức của Chính phủ Trung Hoa, thì : "Trong buổi đón tiếp ông Vương Đình Huệ, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại việc ông cùng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhất trí xây dựng "cộng đồng chia sẻ tương lai" trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập vào cuối năm 2023.

Trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, ông Vương Đình Huệ còn đề nghị hai bên nâng tầm kết nối chiến lược, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác hai nước với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nhất là nông sản của Việt Nam, đẩy mạnh kết nối giữa Việt Nam với những chiến lược phát triển lớn của Trung Quốc, kết nối đường sắt, đường bộ cao tốc, đường biển, đường không, thúc đẩy hợp tác tài chính, tiền tệ, chuyển đổi số.

Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch quốc hội Triệu Lạc Tế, ông Vương Đình Huệ đã trao đổi về các vấn đề hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, một số vấn đề hợp tác kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, đồng thời phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam".

Với nội dung này, không thấy ông Huệ có vi phạm nào về chủ quyền quốc gia hay chính sách ngoại giao gọi là "cây tre" của Việt Nam. Đó là : "Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam".

Vì vậy, ai cũng nghĩ ông Vương Đình Huệ đã lọt vào "mắt xanh của Tập Cận Binh" trong nỗ lực củng cố quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng khi ông Huệ mất hết các chức vụ sau 14 ngày thăm Trung Quốc thì câu hỏi mới được đặt ra là : Phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng đã cũng cố thêm vị trí lãnh đạo "toàn diện" và "độc lập" với Bắc Kinh ?

Tất nhiên Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các viên chức lãnh đạo Trung Quốc đã gặp ông Huệ phải ngạc nhiên và bất bình vì không được phía Việt Nam thông báo.

Võ Văn Thưởng

Trường hợp mt chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng không do để cho cấp dưới quyền tham ô mà chính ông Thưởng bị tố cáo dính vào tham nhũng.

thamnhung3

Ông Võ Văn Thưởng mất chức Chủ tịch nước ngày 20/03/2024

Ông Thưởng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ông là cánh tay mặt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời có nhiều triển vọng giữ chức Tổng bí thư đảng.

Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng ngày 20/03/2024 không được công khai. Ông Thưởng được bầu giữ chức Chủ tịch nước từ ngày 02/03/2023.

Theo "báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng" thì ông Võ Văn Thưởng "đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác".

Như vậy, chỉ trong một năm đã có 2 Chủ tịch nước mất chức. Người trước ông Thưởng là Nguyễn Xuân Phúc, người bị lên án đã để cho cấp dưới quyền tham nhũng trong vụ Kit test Covid Việt Á và hồi hương công nhân Việt Nam ở nước ngoài về nước để tránh Covid. Tuy nhiên, ông Phúc đã phủ nhận cáo buộc này.

Cùng bị mất chức với ông Phúc còn có hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Lý do tham nhũng ?

Mặc dù chuyện ông Võ Văn Thưởng bị buộc tời bỏ quyền hành còn trong hỏa mù, nhưng cùng lúc rộ lên lý do ông bị thất sủng vì có dính tới tham nhũng trong dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, có vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng, khi ông giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ngài năm 2012.

Ngoài ra cũng có tin ông Thưởng đã "nâng đỡ" chuyện làm ăn và tham nhũng của người anh họ Đặng Trung Hoành, huyện ủy viên, Chánh văn phòng Huyện ủy Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Khủng hoảng nội bộ

Với sự ra đi "bất ngờ" của ông Vương Đình Huệ, Đảng cộng sản Việt Nam đã rơi vào cuộc khủng hoàng chính trị lớn nhất từ trước tới nay.

Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Quảng Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên.

Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.

Điều kiện 4 chức danh

Theo Quy định 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 thì tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt như sau :

- Tổng bí thư : "Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân ; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Người này cũng phải : "Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…".

- Chủ tịch nước : Theo Quy định 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 thì ứng viên Chủ tịch nước phải : "Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng ; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên ; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định".

- Chủ tịch quốc hội : Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. 

Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. 

Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên ; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

- Thủ tướng chính phủ : Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực : có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân.

Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tư duy nhạy bén, năng động, quyết đoán, quyết liệt, quyết định kịp thời những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước ; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế.

Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị. Có năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên ; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Thay lời kết

Nhìn chung, những tiêu chuẩn trở thành "4 Lãnh đạo chủ chốt" tương đối giống nhau, nhưng diều quan trọng nhất là phải "tuyệt dối trung thành với đảng và kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

thamnhung4

Nhóm áp lực nào đứng sau lưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để thanh toán các đồng chí chủ chốt của mình

Như vậy, áp lực nào đã gây ra cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong Đảng trước kỳ Đại hội đảng XIV ? Thật khó mà biết chính xác "nhóm áp lực" nào đứng sau lưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để "thanh toán" các ông Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, và trước đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam ?

Đáng chú ý là tất cả những người mất chức đều tương đối trẻ và có khả năng cao hơn nhiều người trong đảng. Do đó, khi họ bị buộc phải ra đi vì trực tiếp hay gián tiếp dính đến tham nhũng thì câu hỏi được đặt ra là : phải chăng "cuộc đốt lò" không trừ một ai của ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã "thành công vượt bực", hay chính ông Trọng đã gây ra cuộc rối loạn nội bộ hiện nay ?

Nếu ông Trọng không giải thích ổn thỏa được thắc mắc này trước khi có Đại hội đảng XIV, dự trù vào tháng 01/2026, thì chuyện "nghỉ hưu" của ông, sau 15 năm cầm quyền, không thể xuôi buồm thuận gió.

Phạm Trần

(30/04/2024)

Published in Diễn đàn

Chuyện Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 nhất trí cho ông Vương Đình Huệ "thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng cá nhân" (1), cho thấy giới lãnh đạo đảng không còn chút liêm sỉ nào.

nhanvan1

Gắn kết nhau bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Một tổ chức chính trị ra rả "nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức", khẳng định đó là "một trong những điều kiện tiên quyết của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2) nhưng vừa thản nhiên thừa nhận ông Huệ "vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm", phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của đảng và pháp luật của nhà nước" (3), vừa khẳng định chắc nịch rằng ông Huệ có thể "hạ cánh an toàn" (đồng ý cho thôi chức theo nguyện vọng cá nhân), rồi trước ông Huệ là ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng khóa 13, Chủ tịch thứ 12 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trước ông Thưởng là ông Trần Tuấn Anh (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng khóa 13, Trưởng ban Kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng), trước ông Anh là ông Nguyễn Xuân Phúc (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng khóa 13, Chủ tịch thứ 11 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cũng y hệt như vậy. Kiểu hành xử ấy có khác gì vừa tự khoe sạch sẽ vì "học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh", nỗ lực "giữ gìn vệ sinh thật tốt", vừa bôi tro, trát trấu vào mặt và bảo đó là điểm "ưu việt" của "nhà nước dân chủ kiểu mới" !

Một trong những lý do dẫn tới việc bốn Ủy viên Bộ Chính trị vừa kể phải "tự nguyện" xin "thôi giữ các chức vụ" và được Ban chấp hành trung ương đảng nhất trí đáp ứng là không thể thoái thác "trách nhiệm chính trị của người đứng đầu". Nếu đúng là "người đứng đầu" không thể né tránh "trách nhiệm chính trị" vì "để xảy ra nhiều vi phạm khiến nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự, xử lý kỷ luật đảng, hành chính" thì tại sao ông Nguyễn Phú Trọng chưa tự xử hoặc Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 không ngồi lại để xem xét, xử lý Tổng bí thư ? Nên xếp ông Trọng vào loại nào khi ông thường xuyên răn dạy các đồng chí phải "tự soi lại mình, tự gột rửa" (3), gọi hiện tượng "chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người" là bệnh, lớn tiếng cảnh báo căn bệnh này vừa là nguyên nhân dẫn tới, vừa là biểu hiện của "tự diễn biến, tự chuyển hóa" (4) nhưng vẫn không xin thôi làm Tổng Bí thư, cho dù Bộ Chính trị mất năm Ủy viên trong vòng chưa đầy 18 tháng, chưa kể khi đảm nhận vai trò lãnh đạo tiểu ban chuẩn bị nhân sự cho Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, ông Trọng còn chọn nhầm, giới thiệu sai nên Ban chấp hành trung ương khóa này mất thêm hơn một chục Ủy viên nữa bởi từng có đủ thứ "vi phạm, khuyết điểm" trước khi được tiến cử vào Ban chấp hành trung ương đảng khóa này ?

***

Bởi thiếu liêm sỉ nên bất chấp thực trạng thế nào, đầu năm 2021, lúc Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc, bất chấp Điều lệ đảng không cho phép một cá nhân đảm nhiệm vai trò Tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ (5), sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, ông Trọng mới dõng dạc tuyên bố : "Đại hội đã tiến hành nghiêm túc, đúng Điều lệ Đảng, sáng suốt lựa chọn và bầu các đồng chí đủ tiêu chuẩn, xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 13" (6)

Tổng bí thư như thế thì đồng đảng cũng thế. Không ít cá nhân phụ họa như ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương : "Chúng ta chuẩn bị rất kỹ lưỡng về chất lượng chứ không chỉ có điều kiện, tiêu chuẩn Qua công tác nhân sự tại đại hội lần này thấy được niềm tin của nhân dân với đảng, đây là nét rất mới, mang lại thành công lớn của đại hội" (7). May là ông Thắng tán láo. Ông mà đúng, sau scandal Vương Đình Huệ, sẽ có bao nhiêu triệu dân vì thất vọng mà tự tử ?

***

Mười năm trước, ông Trọng định hướng thế này cho công cuộc chống tham nhũng : "Chúng ta làm rất kiên quyết nhưng phải tỉnh táo, làm lâu dài, giữ cho được ổn định đất nước để phát triển chứ giũ tung tất cả, tạo sự mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm Phải khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định" (8).

"Sự khôn ngoan", "con mắt chiến lược" nhằm "bảo vệ được bình hoa" là lý do khiến ông Trọng và đảng của ông khẳng định, vừa điều hành công cuộc chống tham nhũng theo hướng "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, vì sự nghiệp chung bất kể đó là ai" (9), vừa bảo đảm "nhân văn, nhân ái, nhân tình" vì "răn đe, giáo dục, ngăn ngừa là chính, nếu phải xử lý thì nghiêm minh, đúng pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm của con người" (10).

Phải rất thiếu liêm sỉ mới thản nhiên biện luận về việc đặt định những yêu cầu mâu thuẫn, chẳng nơi nào, thời nào trong lịch sử nhân loại dám dùng trong ngăn ngừa "tham quan ô lại". Thực trạng kinh tế - xã hội càng ngày càng thê thảm chứng minh "nhân văn, nhân ái, nhân tình", chỉ kích thích các đồng đảng nhũng lạm táo tợn hơn, không những không "răn đe, giáo dục, ngăn ngừa" được ai mà còn là nguyên nhân khiến các đồng đảng "giũ tung tất cả" nhằm giành phần lớn hơn và cuối cùng vẫn là dân lành lãnh hết hậu quả.

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 29/04/2024

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/trung-uong-dong-y-ong-vuong-dinh-hue-thoi-chuc-chu-tich-quoc-hoi-4735654.html

(2) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quan-triet-va-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/824718/nang-cao-y-thuc-phap-luat-cua-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-dap-ung-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam.aspx

(3) https://nld.com.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-moi-can-bo-dang-vien-tu-soi-lai-minh-tu-got-rua-tu-sua-minh-20211209160506268.htm

(4) https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/truoc-het-phai-tu-phe-binh-738951

(5) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/dieu-le-dang/dieu-le-dang-do-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang-thong-qua-3431

(6) https://www.vietnamplus.vn/dien-van-be-mac-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-post692965.vnp

(7) https://thanhnien.vn/cong-tac-nhan-su-cua-dai-hoi-xiii-da-duoc-chuan-bi-ky-luong-ve-moi-mat-1851034861.htm

(8) https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chong-tham-nhung-danh-chuot-dung-vo-lo-20141006212715536.htm

(9) https://vnews.gov.vn/video/khong-co-vung-cam-khong-co-ngoai-le-vi-su-nghiep-chung-bat-ke-do-la-ai-62856.htm

(10) https://tienphong.vn/chong-tham-nhung-nhan-van-nhung-du-ran-de-ngan-ngua-post1604684.tpo

Published in Diễn đàn