Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một trong những người con của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phủ nhận dính líu đến đường dây buôn lậu ma túy.

phi1

Paolo Duterte, con trai cả của Tổng thống Duterte, bị cáo buộc giúp đỡ buôn lậu một số lượng lớn ma túy từ Trung Quốc sang Philippines

Paolo Duterte trình bày trước cuộc điều trần của thượng viện rằng cáo buộc ông đã giúp buôn ma túy từ Trung Quốc sang Philippines là "vô căn cứ".

Con rể của Tổng thống cũng phủ nhận sự liên quan, và nói các cáo buộc là "tin đồn thất thiệt".

Tổng thống Duterte đã khởi động một chiến dịch bạo lực chống tội phạm ma túy ngay sau khi ông lên nắm quyền vào năm ngoái.

Chiến dịch chống ma túy của ông đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Ông cũng đã hứa sẽ từ chức nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình ông dính líu đến các đường dây buôn ma túy.

Paolo Duterte và Manases Carpio đang phải đối mặt với cáo buộc rằng cả hai đã giúp vận chuyển hóa chất methamphetamine có giá trị 125,4 triệu đôla vào Philippines từ Trung Quốc.

Các cáo buộc xoanh quanh lời khai của một quan chức hải quan nói rằng ông nghe thấy tên của họ được đề cập trong một vụ buôn lậu. Ông này đã công bố một văn bản nói họ không liên quan.

Một thượng nghị sĩ phe đối lập, vốn là một nhà chỉ trích chính phủ gay gắt, cho biết Paolo Duterte có một hình xăm trên lưng, chứng minh rằng ông là thành viên của một băng đảng ma túy.

Paolo Duterte, phó thị trưởng của thành phố Davao, nói rằng ông không thể "trả lời các cáo buộc dựa trên tin đồn" và từ chối mô tả hình xăm của mình.

Ông Carpio nói ông "không biết, không tham gia vào việc vận chuyển ma túy bất hợp pháp".

Các nhân viên cảnh sát cho biết có 3800 nghi phạm đã bị giết trong các chiến dịch chống ma túy kể từ khi ông Duterte nhậm chức. Có hàng ngàn vụ giết người bí ẩn được cho là do chiến dịch chống ma túy. Các nhóm nhân quyền đã lên tiếng lo ngại về các cuộc sát hại vô tội.

Tháng trước, thượng nghị sĩ Leila De Lima, một nhà chỉ trích chính phủ bị bắt giam vì những cáo buộc liên quan đến ma túy, một cáo buộc mà bà nói là có động cơ chính trị.

Bà cáo buộc ông Duterte đạo đức giả đối với con trai ông, nói rằng ông vui vẻ khi nhắm vào những người nghiện ma túy nghèo khó nhưng "ông im lặng trước việc hàng tấn thuốc bất hợp pháp tuồn qua hải quan là không thể chấp nhận được".

Phát ngôn viên của tổng thống nói rằng sự hiện diện của hai người con của ông tại cuộc điều trần thượng viện cho thấy họ "sẵn sàng đối mặt với cáo buộc nguy hiểm nhằm công kích danh tiếng của họ".

Published in Châu Á

Thanh tra chính phủ Việt Nam nói đã phát hiện ra hàng loạt dự án BOT sai phạm trên hàng trăm tỷ đồng, theo công bố chính thức kết luận thanh tra chiều 6/9.

bot1

Nhiều dự án BOT có dấu hiệu sai phạm, theo Thanh tra Chính phủ

Chiều 6/9, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải.

Kết luận thanh tra cho thấy có nhiều sai phạm từ giai đoạn đấu thấu, cho đến khâu tiến hành dự án và khâu thu phí hoàn vốn một cách kém hiệu quả, không hợp lý trong một thời gian dài.

Sai quy định về đầu thầu dự án

Thanh tra Chính phủ xác nhận Bộ Giao thông vận tải đã không tiến hành kêu gọi đầu tư vào tháng Một hàng năm theo quy định, dẫn đến chủ trương đầu tư, thông tin dự án không được công bố toàn diện, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư.

Theo báo VnEconomy, từ khi triển khai hình thức hợp đồng BT, BOT, tức từ năm 2009, đã có hơn 70 dự án không được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu mà 100% do chỉ định thầu.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư chỉ góp khoảng 12-15% vốn, còn lại vay 100% vốn ngân hàng với lãi suất cao, phần lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, với vốn điều lệ, vốn vay do Chính phủ bảo lãnh.

Phê duyệt sai tăng trên 451,6 tỷ đồng

Bộ GIAO THÔNG VậN TảI còn phê duyệt sai tổng mức đầu tư cho nhiều dự án, cụ thể là sáu dự án :

- Dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Hầm Phú Gia trên 44 tỷ đồng

- Dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân- Cầu Giẽ 18,8 tỷ đồng

- Dự án đường Hoà Lạc-Hoà Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai- Hoà Bình trên 51,2 tỷ đồng

- Dự án đường Thái Nguyên- Chợ Mới trên 101 tỷ đồng

- Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km0+000 đến Km123+105 trên 225,195 tỷ đồng

- Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 Km123+105 đến Km268 là 11,14 tỷ đồng.

Chỉ với sáu dự án trên, tổng mức đầu tư phê duyệt sai đến trên 451,6 tỷ đồng.

bot2

Hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia bị phê duyệt sai trên 44 tỷ

VnEconomy trích dẫn kết luận thanh tra, rằng doanh thu thực tế của một số dự án 'chênh lệch cao' so với phương án tài chính.

Phần lớn dự án BOT là cải tạo, nâng cấp đường

Kết luận thanh tra cũng xác nhận nhiều dự án BOT là chỉ cải tạo, nâng cấp chứ không mở rộng mạng lưới, phân làn giao thông nên vẫn không hề cải thiện tình trạng ách tắc.

VnEconomy dẫn chứng dự án Quốc lộ 6 xây dựng đường mới Hòa Lạc - Hòa Bình nhưng lại đi cùng việc cải tạo 7km Quốc lộ 3 và xây dựng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới, rồi đặt hai trạm thu phí ở hai nơi.

Nhiều dự án còn đặt sai trạm thu phí, như đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án như Phước Tượng-Phú Gia, hay thu phí đường này để hồi vốn đường kia như dự án Thái Nguyên-Chợ Mới, Hòa Lạc-Hòa Bình.

"Những bất cập đó theo từng góc độ đều ảnh hưởng nhất định đến lợi ích nhà đầu tư, Nhà nước và đặc biệt là tạo áp lực về giá phí cao đối với người dân tham gia giao thông và chi phí hoạt động vận tải.

"Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người dân bức xúc và tụ tập đông người phản đối đến nay chưa có hướng giải quyết dứt điểm", báo VnEconomy dẫn lời Thanh tra Chính phủ.

Vụ BOT Cai Lậy : Công an mời tài xế lên làm việc

Trước buổi công bố kết luận thanh tra hai ngày, thì báo Người Lao Động đưa tin một số tài xế trả tiền lẻ ở BOT Cai Lậy đã bị công an "mời lên làm việc".

The báo này, công an huyện "không xử lý tài xế" mà "chỉ hỏi thăm sự việc".

"Có mấy xe đi một lượt nên mời hỏi thôi chứ không có xử lý hay buộc người ta làm gì đâu. Chỉ hỏi là tâm tư, nguyện vọng thế nào thôi để có chủ trương chung", một chỉ huy công an nói với báo Người Lao Động hôm 4/9.

Trong bản toàn văn kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị 'chấn chỉnh quản lý' và 'xử lý kinh tế'.

Trong đó, với Bộ Giao thông vận tải, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong các sai phạm trên, phải "khắc phục và thực hiện nghiêm túc các quy định", "rà soát, giám sát chặt chẽ" các hoạt động quyết toán đầu tư.

Với 6 dự án phê duyệt sai 451,6 tỷ, Bộ Giao thông vận tải phải điều chỉnh về tổng vốn đầu tư, xác định lại chi phí và thu hồi nộp gân sách phần còn lại.

Bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về các dự án BOT không đề cập đến dự án BOT Cai Lậy vốn gây xôn xao dư luận trong tháng qua, khi nhiều tài xế phản đối vị trí bất hợp lý và mức phí quá cao của trạm thu phí này.

Published in Việt Nam

Điện Kremlin bác bỏ luật mới của Viện Duma, cơ quan lập pháp của Cộng hòa liên bang Nga, quy định lại cách mai táng Lenin để đưa thi hài ông đi chôn.

nga1

Người dân Nga vác cờ, hoa và ảnh Lenin trong một sự kiện đánh dấu 147 năm ngày sinh của cố lãnh tụ cách mạng tháng Mười của Nga

Truyền thông Nga hôm thứ Sáu 08/09 đưa tin luật về cải táng do một nhóm dân biểu đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất trình lên Quốc hội đã không được Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Prikhodko ký thông qua.

Như thế Lenin và không ít các nhân vật nổi tiếng khác của Nga sẽ vẫn nằm ở lăng mộ cho họ chứ không bị đem đi chôn.

Dân biểu Ivan Sukharev, một trong số người đưa ra dự luật nói một điều tra dư luận ở Nga, cho hay đa số người dân muốn đưa Lenin ra khỏi Lăng tại Hồng trường ở Moscow để đi mai táng.

Theo trang RT.com của Nga hôm thứ Sáu, 08/09/2017, một cuộc điều tra dư luận hồi tháng Tư trong năm nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.

Một phần dư luận Nga cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo.

Qua đời năm 1924, Vladimir Lenin để lại ý nguyện được chôn bên cạnh ngôi mộ của mẹ ông.

Đảng cộng sản Nga luôn phản đối việc đưa thi hài Lenin đi chôn.

'Tôn trọng di chúc'

Một loạt các lãnh tụ cộng sản sau Lenin đã được ướp xác và xây lăng, dù trong đó có một số công trình đã có thay đổi và xác ướp bị hỏa thiêu, hay cải táng, trong khi một số khác vẫn tồn tại.

Nhiều lăng mộ của các lãnh tụ cộng sản được biết đến khá rộng rãi một thời như với Dmitrov (ở Bulgaria), Stalin (ở Nga), Mao Trạch Đông (ở Trung Quốc), Kim Nhật Thành (ở Bắc Hàn), Hồ Chí Minh (ở Việt Nam)...

Hôm 02/9/2017, trong dịp Việt Nam đánh dấu 72 năm quốc khánh, một cựu quan chức Vụ trưởng thuộc một ủy ban của chính phủ Việt Nam trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt từ Budapest, Hungary, có đề cập đến di chúc của cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh.

nga3

Lăng cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh được xây trong 2 năm, khởi công ngày 2/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975.

Nhà quan sát xã hội dân sự Việt Nam, ông Trần Tiến Đức, con trai thứ của ông Trần Duy Hưng, Thị trưởng đầu tiên của Hà Nội trong thời chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nói :

"Đúng là trong di chúc Cụ Hồ, di chúc gốc, không có nói đến chuyện xây lăng, thậm chí ông còn đề nghị là hỏa táng và rắc tro của ông ở các miền của đất nước, tôi nghĩ rằng đấy mới là điều mong muốn thực sự của cố Chủ tịch, của cụ Hồ Chí Minh.

Và tôi nghĩ rằng chúng ta nên tôn trọng di chúc đó như mong muốn của ông. Và nếu mà theo phương Đông, thì con người sinh ra từ cát bụi và khi chết đi cũng phải trở về với cát bụi, thì nên để cho ông được an táng, hoặc là tốt nhất, theo đúng di chúc của cụ Hồ Chí Minh là nên hỏa táng và rắc tro đi. Thì đấy tôi nghĩ sẽ là một điều đúng đắn, còn đây không phải là chống cộng hay không chống cộng, đây trước hết chúng ta phải tôn trọng di chúc của người đã mất.

Thứ hai, tôi xin nói việc duy trì thi hài của cụ Hồ Chí Minh là một việc rất là tốn kém, có lẽ hiện nay ở trên thế giới chỉ còn có ông Lenin, ông Lenin còn lại thi hài, và người ta cũng bàn đến rất nhiều là đưa ông ra khỏi lăng Lenin, hình như còn ông Mao Trạch Đông, rồi ông nào nữa tôi không biết, nhưng ở Bulgaria, ông Dmitrov, người ta đã cho bỏ lăng đi rồi".

"Tôi nghĩ rằng đấy là một chuyện rất bình thường, vì con người cũng nên làm như thế và chính ông Hồ Chí Minh khi còn sống đã khuyến khích là nên hỏa táng, bởi vì cụ nói rằng đất chật, người đông, cứ chôn nghĩa trang nhiều như thế, làm sao lấy đất mà canh tác, mà sinh sống ?", ông Trần Tiến Đức, cựu Vụ trưởng Vụ Giáo dục và truyền thông, Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam nói với BBC.

Published in Quốc tế

Một đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt sẽ đưa quyền con người vào chương trình giáo dục từ mẫu giáo tới đại học, theo truyền thông Việt Nam hôm 06/09/2017.

day1

Giáo dục Việt Nam có tham vọng bắt kịp thế giới

Ở cấp mẫu giáo, trẻ em Việt Nam sẽ được học "những yếu tố cơ bản về quyền, bổn phận của bản thân và của người khác ; đối với học sinh tiểu học là một số kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người".

"Đó là bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt, và các quyền con người của trẻ em đã được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định".

Lên tới trung học, nội dung về nhân quyền gồm các kiến thức cơ bản, giá trị về quyền con người... ở mức cao hơn so với học sinh tiểu học.

Sau đó, ở cấp giáo dục nghề nghiệp, thì quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền con người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm, các cơ chế bảo vệ quyền con người... sẽ được dạy.

Lên bậc đại học, sinh viên học các quyền người được quy định trong những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia... quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành ; bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương trong xã hội...

Công tác dạy thí điểm sẽ được đưa vào giáo dục cấp tiểu học giai đoạn 2017-20, và sau đó sẽ dạy toàn bộ từ 2025.

Nhân quyền quá nhiều hay quá ít ?

day2

Các hiểu biết chung về nhân quyền trên thế giới sẽ giúp cho thanh thiếu niên Việt Nam hội nhập tốt hơn khi đi du học hay làm việc ở nước ngoài

Trên thực tế, việc giáo dục nhân quyền đã được đưa vào rất nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam - có tài liệu nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội nêu ra 13 nghìn văn bản - nhưng vấn đề không phải là số lượng mà là chất lượng của nhận thức và tuân thủ cụ thể các Công ước quyền con người của Liên Hiệp Quốc.

Có vẻ như quan điểm về giáo dục nhân quyền tại Việt Nam sẽ vẫn không thể tách khỏi một chủ thể bao trùm và giám sát các lĩnh vực xã hội là Đảng Cộng sản.

Vì ở cấp đại học, sinh viên sẽ học cả "quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân", theo bài trên báo VnExpress 06/09/2017.

Trong khi đó, ở các nước phát triển khác, nhân quyền là lĩnh vực không gắn với một đảng cụ thể nào cả hoặc thậm chí đứng trên cả chính trị đảng phái.

Dù vậy, việc đưa giáo dục quyền con người vào các cấp, từ mẫu giáo đến đại học cũng là một bước tiến triển, làm xóa dần đi ấn tượng tiêu cực về chủ đề này ở Việt Nam.

Trong nhiều năm Việt Nam luôn khẳng định nước này "hoàn toàn không có vấn đề nhân quyền", như một số văn kiện chính thống nêu ra hồi 2014-2015.

Các tuyên bố này đối nghịch với phê phán về "vi phạm nhân quyền" của nhà chức trách Việt Nam mà các tổ chức quốc tế nêu ra.

Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam cũng từng bị nhìn nhận khá nặng nề, coi là một phần của "âm mưu chính trị đen tối của Mỹ và các nước phương Tây", nhằm chống phá hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Nhưng càng về gần đây, các văn bản chính thức cũng thừa nhận rằng nhận thức về nhân quyền thực sự cần được nâng cao cho toàn xã hội.

Giới nghiên cứu luật pháp cũng thừa nhận đây là lĩnh vực cần tạo sự tiến bộ ở Việt Nam cho các cơ quan thực thi pháp luật, kể cả giáo dục công an, cảnh sát.

Một luận văn tại Đại học luật Hà Nội từ 2013 về chủ đề này đã nêu :

"Lực lượng công an nhân dân, cảnh sát nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết và khiếm khuyết trong nhận thức về vấn đề nhân quyền đã vi phạm thậm chí xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền con người của người dân, gây bất bình trong dư luận và ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của ngành công an nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung".

Giới quan sát nói hiểu biết chung về nhân quyền được nâng cao sẽ giúp tránh được các vi phạm gây căng thẳng không cần thiết, giảm bớt xung khắc xã hội.

Ngoài ra, kiến thức về nhân quyền cũng giúp thanh thiếu niên, công nhân Việt Nam hội nhập tốt hơn khi đi ra nước ngoài lao động, học tập.

Published in Việt Nam

Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học 'đau đớn' cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về, hai nhà quan sát Việt Nam nói với BBC.

vu1

Bàn tròn Thứ Năm, từ trái qua phải : Quốc Phương, Nguyễn Quang A và Lê Đăng Doanh

Từ Budapest, tiến sĩ Nguyễn Quang A và tiến sĩ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.

1. Vụ Trịnh Xuân Thanh

vu2

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8

"Sai thì phải nhận, phải tôn trọng pháp luật sở tại"

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói vụ Trịnh Xuân Thanh có thể được coi là một "thảm họa ngoại giao" "rất đáng tiếc" cho Việt Nam" :

"Tôi nghĩ Việt Nam chả cần làm đến biện pháp 'rừng rú' như vậy để có những thông tin cần thiết nếu họ có đấu đá nội bộ với nhau.

"Sự việc nó đã xảy ra và quan hệ giữa Đức với Việt Nam nói riêng và có thể giữa EU với Việt Nam nói chung sẽ có những ảnh hưởng rất là xấu. Bây giờ, chắc chắn là chính phủ phải có cách giải quyết, nhưng tôi nghĩ phải nên rất cẩn thận.

"Tất nhiên [có thể dùng] phương pháp ngoại giao để mình không quá mất mặt, nhưng mà sai thì phải nhận ra và phải tôn trọng người ta, phải tôn trọng pháp luật nước sở tại và quốc tế. Làm như thế này thì còn ai chơi với Việt Nam nữa.

"Đây là một bước đi hết sức là tai hại cho mối quan hệ của Việt Nam với quốc tế, và tôi nghĩ người nào có chủ trương này có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về cái thảm họa ngoại giao này".

Hệ lụy của vụ Trịnh Xuân Thanh ?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo phía Đức không nên loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu (EUVFTA) vì việc này sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động, những người 'là nạn nhân chứ không phải thủ phạm' của vụ này.

"Theo tôi, cách tốt nhất đối với Việt Nam là nên có đàm phán và giải quyết một cách thực chất đối với phía Đức, hạn chế những thiệt hại không cần thiết đối với sự hợp tác và quan hệ hữu nghị với Đức.

"Tôi đã có phát biểu trên truyền thông của Đức là rất mong hai bên sẽ hợp tác với nhau để hạn chế các biện pháp trừng phạt người dân. Nếu bây giờ mà loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu thì nó sẽ tác động đến hàng triệu người lao động trong lĩnh vực may mặc, da giầy, nông lâm thủy sản. Họ là những nạn nhân chứ không phải là thủ phạm trong vụ này.

"Phía Đức và Việt Nam nên tiến tới đàm phán để có các biện pháp làm rõ ai là người chịu trách nhiệm về vụ này. Việt Nam cần rút kinh nghiệm rất sâu sắc và bảo đảm thực thi pháp luật, tôn trọng pháp luật của nước sở tại và luật pháp quốc tế trong khi hành xử vụ khác trong tương lai".

Cảnh báo từ vụ án Trịnh Vĩnh Bình

vu3

Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời phiên tòa xét xử cuối tháng Tám ở Pháp

Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris hồi cuối tháng 8/2017 đòi bồi thường với số tiền là 1,25 tỷ USD.

Bình luận về hệ lụy của vụ án này, ông Nguyễn Quang A nói với BBC :

"Vụ Trịnh Vĩnh Bình vạch ra một tập quán rất xấu. Chính quyền [đáng lẽ] phải thực hiện nghiêm túc luật pháp thì họ lại không làm. Đây là một bài học cho tất cả các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng luật trước tiên rồi sau đó mới được yêu cầu người dân thực hiện đúng luật.

"Nhà nước sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để đền cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Nghe nói là sau khi trừ chi phí, ông ấy sẽ dành 90% số tiền ấy để làm từ thiện cho Việt Nam. Như vậy về cơ bản Việt Nam cũng không mất nhiều tiền lắm trừ án phí 10%.

"Nhưng hậu quả về mặt kinh doanh là rất xấu đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và với các doanh nghiệp nói chung. Một lời cảnh báo rất nghiêm túc với các cơ quan nhà nước Việt Nam là các ông phải thực hiện nghiêm về luật. Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè".

Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói vụ án này là một bài học đau đớn đối với chính phủ Việt Nam với tác động "trầm trọng" đến tâm lý các doanh nhân về môi trường kinh doanh Việt Nam.

"Điều cần phải rút kinh nghiệm là không thể hình sự hóa các mối quan hệ kinh thế và quản lý dân sự. Càng không thể áp đặt định kiến của một người nào đấy để trừng phạt một doanh nhân trong nước hay ngoài nước.

"Tác động về mặt tâm lý về môi trường kinh doanh còn trầm trọng hơn số tiền phải bỏ ra vì các doanh nhân sẽ rút kinh nghiệm, sẽ xem xét họ có thể trở thành một Trịnh Vĩnh Bình thứ hai hay không và theo tôi điều này có gây tổn hại rất lớn.

"Tôi rất mong phía Việt Nam sẽ truy cứu trách nhiệm và làm rõ những người nào đã gây ra vụ kiện này, những người nào đã không thực hiện cam kết đền bù cho Trịnh Vĩnh Bình trông phiên tòa đầu tiên và đến bây giờ những người đã dẫn đến vụ án này. Tất cả những người này đều phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, tài chính hay hình sự nếu có những vi phạm như vậy".

Published in Việt Nam

Báo Úc đưa tin Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ở Hội nghị G20 vào tháng 7 ngừng để cờ của Việt Nam Cộng Hòa được treo ở Úc.

uc1

Lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn là một biểu tượng chính trị và văn hóa mà Cộng đồng người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ và Úc và nhiều nơi trên thế giới tôn trọng

Trước thông tin này, cộng đồng người Việt ở Úc đã lên tiếng phản đối và không muốn chính phủ Việt Nam can thiệp vào quyền treo lá cờ vàng, một biểu tượng chính trị và văn hóa đối người Việt tị nạn sau chiến tranh Việt Nam ở Úc.

Chủ tịch Hội Người Việt tại Úc, ông Peter Thang Ha, nói lá cờ là biểu tượng của bản sắc văn hoá của người Việt tị nạn ở Úc, theo tờ Daily Telegraph ở Úc (dailytelegraph.com.au).

"Lý do khiến nhiều người rời bỏ Việt Nam là do chế độ Cộng sản", ông Thang Ha cho biết.

"Chúng tôi treo cờ này vì chúng tôi vẫn không chấp nhận chế độ hiện tại và lá cờ đỏ ; nó không phải là một phần của nền văn hoá của chúng tôi và nó đã không bao giờ được chấp nhận".

Hội đồng Thành phố Fairfield cũng ủng hộ quyền của Cộng đồng gốc Việt tại đây treo cờ vàng ba sọc đỏ vào những dịp đặc biệt.

Ông Thang Ha cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop đưa ra vấn đề này trong một cuộc họp gần đây với cộng đồng tại Canberra.

"Đây là một vấn đề địa phương, nhưng Chính phủ Việt Nam lại làm lớn chuyện với việc đề cập đến nó với Julie Bishop", ông Thang Ha được tờ Daily Telegraphy dẫn lời.

Phát ngôn viên của bà Bishop nói rằng các quy định pháp lý của bang và địa phương không bị ràng buộc bởi luật lệ theo Nghị định Treo Cờ của Chính phủ Úc.

"Đó là một thông lệ của chính phủ Úc, khi các tổ chức địa phương treo cờ vàng, họ được khuyến khích theo chính sách của Chính phủ là chỉ treo những lá cờ được Úc chính thức công nhận cùng với quốc kỳ Úc", bà nói.

uc3

Nghị quyết chống treo cờ đỏ sao vàng trên các cột cờ thành phố San Jose, Mỹ.

Thị trưởng Fairfield Frank Carbone cho biết tại một cuộc họp Hội đồng thành phố hồi tháng Năm rằng nhiều thuyền nhân Việt Nam tại Fairfield coi lá cờ vàng như một biểu tượng, di sản và cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ.

uc4

Người Việt tại thành phố Miltipas vui mừng khi nghị quyết chống cờ đỏ sao vàng được thông qua hôm 5/9

"Thành phố Fairfield là nơi chúng ta coi trọng sự đa văn hóa, nhưng chúng tôi phải kết hợp với các giá trị của Úc, bao gồm việc tôn trọng di sản và văn hoá của nhau và tự do cho phép biểu hiện văn hoá", ông nói.

Trong một diễn biến khác, Hội đồng thành phố Milpitas ở California, Hoa Kỳ vừa thông qua nghị quyết cấm cờ đỏ sao vàng hôm 5/9 với 100% phiếu thuận.

Published in Quốc tế

Bắc Hàn : Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh ? (BBC, 05/09/2017)

Nam Hàn nói rằng Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị cho nhiều vụ phóng tên lửa khác sau vụ thử hạt nhân mới đây nhất - tương đương một trận động đất mạnh 6,3 độ richter vào cuối tuần trước.

bachan1

Cơ quan địa chấn Hoa Kỳ USGS nói rung chấn 6,3 độ richter gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng bất kỳ mối đe dọa nào sẽ gặp "một phản ứng quân sự dữ dội". Tổng thống Donald Trump trước đây đã hứa sẽ đáp trả với "khói lửa và giận dữ".

Liệu có thể có một giải pháp ngoại giao không ? Hay khủng hoảng này đang hướng đến một cuộc chiến không thể tránh khỏi ?

Phóng viên chuyên về ngoại giao và quốc phòng Jonathan Marcus sẽ trả lời các câu hỏi về Bắc Hàn và khủng hoảng này có thể được giải quyết như thế nào.

Liệu chiến tranh sẽ xảy ra ?

Chắn chắn không ai hy vọng chiến tranh sẽ xảy ra. Khó có thể tưởng tượng một cuộc xung đột nào sẽ nổ ra vì nguy cơ dẫn đến chiến tranh toàn diện là rất cao vào thời điểm vô cùng nhạy cảm này.

Mỹ đang mạnh mẽ cảnh báo Bắc Hàn tránh làm điều gì có thể gây ra một cuộc xung đột.

Một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ rất thảm khốc xét về số lượng thương vong.

bachan2

Thông tấn xã Bắc Hàn cung cấp hình ảnh này, được cho là khoảnh khắc tên lửa rời bệ phóng 29/8

Và điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân - sẽ là lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến Hai, và có thể đặt ra một tiền lệ đáng sợ cho các xung đột quốc tế.

Và cuối cùng, sau một sự tàn phá khủng khiếp, Bắc Hàn có thể sẽ không tồn tại. Đó là chắc chắn, vì vậy hy vọng chính phủ Bình Nhưỡng sẽ sáng suốt và hiểu được những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên những hành vi của Bình Nhưỡng gần đây chỉ đẩy xung đột đến miệng hố chiến tranh.

Nước nào đóng vai trò chính và vai trò đó là gì ?

Trước hết sẽ là sự đối đầu giữa Bắc Hàn - Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Rất khó có thể nói chính xác vai trò của Nhật Bản là gì trừ khi bị tấn công trực tiếp, nhưng có rất nhiều quân đội và căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.

bachan3

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trump năm 2016

Mỹ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao từ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và, nếu không được, sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ các đồng minh. Các đồng minh này sẽ can thiệp đến đâu thì khó có thể nói.

Có khi nào xung đột vũ trang gây ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu ?

Không chắc chắn. Một cuộc xung đột khu vực là đã đủ tệ.

Nga, các đồng minh NATO của Washington không trực tiếp liên quan. Tuy nhiên câu hỏi lớn là nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ làm gì ? Liệu Bắc Kinh có can thiệp như những năm 1950 để đảm bảo sự sống còn của chế độ Bắc Hàn hay chỉ đứng bên lề ?

Bắc Kinh liên kết với Bình Nhưỡng bằng một hiệp định phòng thủ nhưng điều này không đảm bảo sự can thiệp của Trung Quốc.

Bắc Hàn đã là một cường quốc hạt nhân và đã có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ trong một thời gian.

bachan4

Hồi tháng Tám, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ đáp trả Bắc Hàn với "khỏi lửa và giận dữ"

Điều làm cho cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn khi Bình Nhưỡng hiện đang có những bước tiến nhanh chóng hướng tới khả năng đe dọa lục địa Hoa Kỳ bằng một tên lửa hạt nhân.

Việc yêu cầu Bắc Hàn ngừng hay giảm nhẹ các chương trình tên lửa và hạt nhân không còn khả thi nữa. Trong tương lai, điều cần phải tập trung là ngăn chặn và kiểm soát.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc miễn cưỡng chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Có thể có một giải pháp ngoại giao không ?

Mức độ tiến bộ kỹ thuật của Bắc Hàn rất khó xác định.

Nhiều cuộc thử nghiệm có thể là cần thiết và rất khó để biết liệu một tên lửa và đầu đạn của Bắc Hàn có thể chịu được áp lực khi bay trở lại bầu khí quyển của trái đất hay không.

Có thể họ chưa đạt đến trình độ đó nhưng họ đang tiến gần hơn.

Cho đến nay, mục tiêu chính là yêu cầu Bắc Hàn chậm lại các chương trình hạt nhân.

Về việc đối thoại để tìm kiếm một phương án ngoại giao - có nghĩa là đàm phán đa quốc gia với Bình Nhưỡng - thì không rõ mục đích của các cuộc đối thoại này là gì.

Có phải là để đóng băng tài sản của Bắc Hàn ? Để ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành thêm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa ? Và đổi lại Hoa Kỳ sẽ cho đi điều gì, về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế ?

Đã có những cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng trong quá khứ. Giao dịch được thông qua và được thực hiện, ít nhất trong một trường hợp, dù chỉ trong một khoảng thời gian. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng không bao giờ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng hay không thể có một kết quả tích cực sau đàm phán.

Tuy nhiên, giới cầm quyền hiện tại của Bắc Hàn là một vấn đề khác.

Trung Quốc thì sao ?

Trung Quốc là bên quan trọng nhưng lại mâu thuẫn. Một mặt, Bắc Kinh không muốn một Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân và cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm này với Bình Nhưỡng.

bachan5

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi 2014

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn thấy chế độ Bắc Hàn sụp đổ. Điều này sẽ dẫn đến việc hàng triệu người tị nạn tràn vào Trung Quốc và có lẽ sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất nằm trong quỹ đạo của Hoa Kỳ. Điều này còn tệ hơn cho Bắc Kinh hơn là một người hàng xóm khó bảo với vũ khí hạt nhân.

Nếu Trung Quốc nhận ra có sự trùng hợp ngẫu nhiên của sự phát triển nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và sự thiếu ổn định về khả năng ngoại giao của chính phủ Trump có nghĩa là có một nguy cơ thực sự dẫn đến hiểu lầm và thảm hoạ thì có lẽ Bắc Kinh sẽ gây nhiều áp lực hơn lên Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn là một đất nước rất cô lập và Trung Quốc là vừa đồng minh chính và là chỗ dựa nền kinh tế.

Có rất nhiều thứ mà Trung Quốc có thể làm. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bắc Hàn hẳn đã khiến Trung Quốc xấu hổ vì nó đã làm Hoa Kỳ tức giận.

Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một bài toán ngoại giao khó khăn.

Trung Quốc và Nga đã cùng nhau lập một lộ trình ngoại giao nhằm đề xuất việc chấm dứt hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Trong thời điểm hiện tại, họ nói rằng Bắc Hàn nên đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và Hoa Kỳ và Hàn Quốc nên đình chỉ các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Bắc Hàn tỏ ra không quan tâm đến đề xuất này, ít nhất là ở bề ngoài, và Hoa Kỳ thì bác bỏ nó - theo như lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley - là mang tính "xúc phạm".

Jonathan Marcus

Phóng viên ngoại giao và quốc phòng BBC

**************************

Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh' (BBC, 05/09/2017)

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang "cầu xin chiến tranh" với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với loại bom hạt nhân mạnh nhất, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc nói.

bachan6

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley : "Kim Jong-un đang cầu xin chiến tranh"

Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn.

Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới cho Liên Hiệp Quốc để tăng cường các biện pháp trừng phạt.

Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.

Trong khi đó, hải quân Nam Hàn đã tiến hành các cuộc tập trận vào hôm 5/9, cảnh báo rằng nếu Bắc Hàn khiêu khích họ "chúng tôi sẽ ngay lập tức phản công và chôn vùi họ dưới biển", hãng tin Yonhap đưa tin.

Vụ việc diễn ra một ngày sau khi quân đội Nam Hàn tiến hành một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng vào vị trí thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.

Các báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử nghiệm một tên lửa khác.

bachan7

Các hình ảnh gần đây cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un đang kiểm tra một quả bom

Hôm 3/9, Bắc Hàn đã thử nghiệm một quả bom dưới lòng đất, được cho là có tầm hoạt động từ 50 kiloton đến 120 kiloton.

Thiết bị 50 kiloton có kích thước gấp ba lần kích thước của quả bom đã hủy diệt Hiroshima vào năm 1945.

Trong những diễn biến khác :

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà áp đặt lệnh trừng phạt khắt khe của EU lên Triều Tiên, đồng ý với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự cần thiết của các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn

Nhật Bản đang lên kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh, cho việc di tản gần 60.000 người dân Nhật đang sinh sống hoặc đến thăm Hàn Quốc, theo tờ Nikkei

'Đến lúc đối thoại'

Bà Haley lập luận rằng chỉ những biện pháp chế tài mạnh nhất mới có thể giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.

"Chiến tranh không bao giờ là điều mà Hoa Kỳ muốn", bà nói. "Chúng tôi không muốn chiến tranh ngay bây giờ nhưng sự kiên nhẫn của đất nước chúng tôi không phải là không giới hạn".

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Lưu Kết Nhất, đã nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên trở lại đàm phán.

"Vấn đề bán đảo phải được giải quyết một cách hòa bình", ông nói. "Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép có hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo".

Phát biểu tại Berne, Tổng thống Thụy Sĩ Doris Leuthard nói "Tôi nghĩ đã đến lúc để đối thoại".

Bà nói : "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như một trung gian hòa giải. Tôi nghĩ trong những tuần tới sẽ còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể làm gì để tạo ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng này".

*****************

Thử bom nguyên tử : Kim Jong-un "vỗ mặt" Tập Cận Bình ? (RFI, 04/09/2017)

Chỉ vài giờ trước lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, ngày 03/09/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã cho nổ quả bom hạt nhân thứ sáu của mình. Hào quang quốc tế mà lẽ ra ông Tập Cận Bình được hưởng nhờ vai trò chủ nhà cuộc họp lãnh đạo năm nước năng động nhất hành tinh đã lập tức bị dư chấn của vụ thử bom làm lu mờ. Theo giới quan sát, việc chọn thời điểm thử bom không phải là ngẫu nhiên, và đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong-un ngang nhiên thách thức Tập Cận Bình. Câu hỏi đặt ra là để làm gì ?

thubom1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) trong một cuộc họp Bộ Chính Trị. Ảnh được KCNA công bố ngày 4/9/2017. KCNA via Reuters

Phải nói là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chờ đợi rất nhiều từ hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, tập hợp về thành phố Hạ Môn (Xiamen), miền đông nam Trung Quốc, lãnh đạo 4 thành viên còn lại trong khối là Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, các nước cùng với Trung Quốc được cho là đại diện cho sức vươn lên của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Ông Tập Cận Bình hy vọng là sự kiện này, được báo chí quốc tế loan báo rộng rãi, sẽ cho phép phô trương uy lực của Trung Quốc, điểm tô thêm cho uy tín bản thân ông, vài tuần lễ trước Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà ông muốn tranh thủ để củng cố thêm quyền lực.

Thế nhưng, theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times, số đề ngày hôm nay 04/09, ngay sau khi Bình Nhưỡng loan báo vụ thử bom hạt nhân, thông tin về vụ nổ đã lan tỏa trên thế giới, làm cho tin tức về cuộc họp của khối BRICS mờ nhạt ngay lập tức, gây chấn động ngay tại Trung Quốc và khơi dậy nỗi lo ngại về nguy cơ ô nhiễm hạt nhân tại miền đông bắc nước này.

Đối với nhật báo Mỹ The New York Times, trong số đề ngày hôm nay 04/09, rõ ràng là Bắc Triều Tiên đang cố gắng tạo ra sự bối rối tối đa cho Trung Quốc và đây không phải là lần đầu tiên mà ông Kim Jong-un chọn đúng thời điểm một sự kiện quan trọng tại Trung Quốc để khiêu khích bằng cách phô trương vũ khí của mình. Vào tháng Năm vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã phóng tên lửa đạn đạo vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, tập hợp nhiều lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh.

Theo các nhà phân tích, sự trùng hợp giữa các vụ thử vũ khí của Bắc Triều Tiên với các sự kiện trọng đại do ông Tập Cận Bình công khai chủ trì không phải là ngẫu nhiên, mà là nhằm cho thấy là bản thân ông Kim Jong-un, lãnh đạo quốc gia láng giềng nhỏ bé, bị cho là côn đồ, hoàn toàn có thể làm giảm uy quyền và uy tín của ông Tập Cận Bình trong tư cách chủ tịch Trung Quốc.

Một số chuyên gia, trả lời The New York Times, còn khẳng định rằng vụ thử bom hạt nhân mới nhất có thể nhằm gây áp lực trên ông Tập Cận Bình chứ không phải là trên tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Peter Hayes, giám đốc của Viện Nautilus, một nhóm nghiên cứu chuyên về Bắc Triều Tiên : "Kim Jong-un biết rõ là Tập Cận Bình có khả năng thực sự ảnh hưởng đến tính toán ở Washington… Ông ta đang gây sức ép lên Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Trump : Hãy đàm phán với Kim Jong-un".

Theo chuyên gia này, điều mà ông Kim Jong-un mong muốn nhất là nói chuyện được với Washington, với hy vọng đạt được một thỏa thuận cắt giảm quân số Mỹ tại Hàn Quốc và để yên cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Và trong tính toán của ông Kim Jong-un, Trung Quốc đủ sức thúc đẩy cho cuộc đàm phán đó xảy ra.

Một câu hỏi khác được đặt ra ông Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao trước hành vi có thể nói khiêu khích của Kim Jong-un. Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên phải trả giá cho hành động coi thường Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn.

Tuy nhiên, khả năng chủ tịch Trung Quốc đổi thái độ được cho là không nhiều vì lẽ, như The New York Times nhận định, một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ít nguy hiểm đối với Trung Quốc hơn là việc chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc.

Trọng Nghĩa

*****************

Hàn Quốc tập trận bắn tên lửa trả đũa vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (RFI, 04/09/2017)

Theo thông báo của bộ Tham mưu liên quân Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, hôm 04/09/2017, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận bắn tên lửa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm xa, với giả định tấn công vào khu vực phía đông bắc Bắc Triều Tiên, nơi mà Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch, ngày hôm qua.

thubom2

Chiến đấu cơ F -15 của Quân đội Hàn Quốc tấn công bằng tên lửa dẫn đường SLAM-ER, ngày 04/09/2017. Yonhap/Reuters

Cuộc tập trận chỉ do quân đội Hàn Quốc tiến hành. Các hoạt động luyện tập khác với quân đội Mỹ cũng đang được chuẩn bị.

Đồng thời, Seoul thông báo sẽ tạm thời cho triển khai thêm 4 hệ thống bắn chặn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tổng thống Moon Jae-in, vốn ủng hộ đối thoại với Bắc Triều Tiên, lần này, cũng cho rằng cần phải có những đáp trả về quân sự trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias gửi về bài tường trình :

"Hàn Quốc biểu dương sức mạnh qua việc giả định một cuộc tấn công cơ sở thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, với việc bắn tên lửa đạn đạo và cho các oanh tạc cơ xuất kích.

Thế nhưng, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng nhắc lại rằng ông vẫn tìm kiếm một giải pháp đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Tại Seoul, người ta không nhận thấy sự hoảng sợ vì người dân Hàn Quốc đã quen với các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Nghệ sĩ Cho Ji-eun nói : Tôi không lo ngại. Điều làm tôi lo ngại không phải là quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên, mà là mối quan hệ với những cường quốc khác ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Từ 10 năm nay, hồ sơ Bắc Triều Tiên đã được thảo luận với những nước khác, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, trong khi bản thân người dân Triều Tiên lại không được tham khảo và đây thực sự là có vấn đề. Chúng tôi không thực sự cảm thấy bị Bắc Triều Tiên đe dọa.

Ngược lại, người dân Hàn Quốc ngày càng cảm thấy căng thẳng trước những tuyên bố gay gắt của tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguyên thủ Hoa Kỳ, thông qua các tweet, lúc thì nói đối thoại, lúc thì nói tấn công quân sự. Chính thái độ khó lường của Mỹ, đồng minh lớn của Hàn Quốc, gây ra nhiều lo lắng".

RFI tiếng Việt

**********************

Mỹ cảnh báo phản ứng quân sự dữ dội' với Bắc Hàn (BBC, 04/09/2017)

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis nói bất kỳ mối đe dọa nào của Bắc Hàn đối với Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ sẽ bị đáp trả với "một phản ứng quân sự dữ dội".

thubom3

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis (trái) nói phản ứng quân sự của Hoa Kỳ sẽ "hiệu quả và mãnh liệt"

Ông Mattis đưa ra các tuyên bố này sau cuộc họp an ninh quốc gia với Tổng thống Donald Trump về vụ thử hạt nhân bí mật gần đây nhất của Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng nói họ đã thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch có thể được nạp vào một tên lửa tầm xa.

Bắc Hàn đã thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và áp lực quốc tế bằng việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể bay tới Mỹ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mattis nói rằng Hoa Kỳ có khả năng tự bảo vệ mình và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ hay các vùng lãnh thổ - bao gồm cả Guam - hoặc các đồng minh của chúng ta, sẽ bị đáp trả với một phản ứng quân sự dữ dội, một phản ứng hiệu quả và mãnh liệt".

Tuy nhiên, ông nói vẫn hy vọng cho việc phi hạt nhân hoá, "bởi vì chúng tôi không muốn hủy diệt toàn bộ một quốc gia, cụ thể là Bắc Hàn".

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Hai, 4/9 để thảo luận về một phản ứng quốc tế.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng Mỹ có thể ngừng giao dịch với bất cứ quốc gia nào đang hợp tác với Bắc Hàn.

********************

Nga chỉ trích phản ứng của Mỹ về Bắc Hàn (VOA, 04/09/2017)

Moscow hôm 4/9 lên án phản ng ca M và đng minh trước v th ht nhân mi và mnh mt ca Bc Hàn, và cnh báo rng bt kỳ bước đi sai lm nào cũng hết sc nguy him.

thubom4

Thứ trưởng ngoi giao Sergei Ryabkov

Reuters dẫn li Th trưởng ngoi giao Sergei Ryabkov nói vi các phóng viên ti mt hi ngh thượng đnh ca nhóm năm cường quc mi ni gi tt là BRICS Trung Quc : "Tht rõ rng trong tình thế hin nay, bt kỳ bước đi vng v nào cũng có th dn ti sự bùng nổ, bùng n v mt chính tr, bùng n v quân s, và không ch dn ti mt v n ht nhân".

Việc Bc Hàn tuyên b th nghim thành công mt qu bom nhit hch có th dùng cho tên la tm xa đã khiến c thế gii lên án, cũng như tuyên b ca M v phản ứng ng quân s "rm r" nếu nước này và các đng minh b đe da.

Ông Ryabkov nói : "Không nên để cho tình hình leo thang. Nhng ai thông minh và mnh hơn nên kim chế".

Washington tuyên bố có th áp đt các bin pháp trng pht mi đi vi Bình Nhưỡng. Ngoài ra, chính quyền này cũng tho lun vic m rng hp tác quân s vi Hàn Quc, vn trin khai h thng phòng th tên la ca M, viết tt THAAD, mà c Nga và Trung Quc đu kch lit phn đi.

thubom5

Cả Nga và Trung Quc đu phn đi vic trin khai THAAD.

Ông Ryabkov cho rằng vic Washington tính ti chuyn trng pht là điu đáng tiếc, và rng không nước nào có quyn có hành đng đơn phương.

Quan chức ngoi giao Nga này nói thêm rng s trng pht Bc Hàn trước đây đã ti gii hn tác đng, và rng nhng biện pháp mi ch làm tn hi ti nn kinh tế ca Bình Nhưỡng ch không th nh hưởng ti kh năng quân s ca nước này.

Nga và Trung Quốc là s ít các quc gia có quan h kinh tế vi quc gia b cô lp, và tng nhiu ln kêu gi bình tĩnh x lý cuc khng hoảng. C hai đu bày t quan ngi v vic trin khai THAAD.

Theo Reuters, ông Ryabkov nói rằng "Moscow không coi Bc Hàn là mt mi đe da, ít nht là đi vi Nga".

Published in Châu Á

Một chuyên gia của Bộ Giáo dục Việt Nam bình luận với BBC rằng nhiều người ở Việt Nam hiện nay "không tin tưởng vào cải cách giáo dục" đang được đề xuất.

giaoduc1

Nhiều người ở Việt Nam hiện nay không tin tưởng vào cải cách giáo dục - Ảnh minh họa

Tiến sĩ Mạc Văn Trang thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị ở Budapest rằng nhà nước Việt Nam năm nay lại đưa ra một cải cách đổi mới chương trình giáo dục, nhất là sách giáo khoa và tập huấn giáo viên.

"Tuy nhiên, rất nhiều người không tin tưởng [vào đề án cải cách này] vì cách làm vẫn như cũ, hướng đi vẫn như cũ và tư duy và thể chế không có gì thay đổi", Tiến sĩ Mạc Văn Trang nhận định.

giaoduc2

Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói về cải cách giáo dục Việt Nam

Theo Tiến sĩ Trang, có nhiều bài báo đưa tin chi phí để làm chương trình sách giáo khoa mới là khoảng 70-80 triệu USD. Nhưng ông nói có "ít hy vọng là nó sẽ tốt hơn" vì "toàn bộ hệ thống bị sai lệch hết cả và không vượt lên được".

Ông cho rằng vấn đề lớn nhất của giáo dục Việt Nam là phát triển số lượng rất lớn nhưng chất lượng thì không đảm bảo, không đáp ứng được mong mỏi của người dân cũng như như cầu của xã hội.

Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là "trì trệ quá và rất khó thay đổi", Tiến sĩ Trang kết luận.

Theo truyền thông Việt Nam, lộ trình triển khai thực hiện áp dụng thay sách giáo khoa mới cho tất cả các lớp của Bộ giáo dục sẽ được tiến hành từ năm 2018 và hoàn tất vào năm 2023 theo hình thức cuốn chiếu.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội yêu cầu : "Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông".

Cụ thể dự kiến lộ trình triển khai áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới như sau :

- Năm học 2018 - 2019 : Lớp 1, lớp 6 và lớp 10

- Năm học 2019 - 2020 : Lớp 2, lớp 7 và lớp 11

- Năm học 2020 - 2021 : Lớp 3, lớp 8 và lớp 12

- Năm học 2021 - 2022 : Lớp 4, lớp 9

- Năm học 2022 - 2023 : Lớp 5

Published in Việt Nam

Với tình trạng đàn áp dân chủ nhân quyền gia tăng, Việt Nam có thể sẽ phải trả giá bằng nền kinh tế, một tác giả đưa ra nhận định trên Bloomberg hôm 25/8.

danap1

Sự thiếu dân chủ của Việt Nam có thể sẽ phải trả giá bằng kinh tế, một nhà báo nhận định

Nhà báo Ilaria Maria Sala chuyên về Trung Quốc và Châu Á nhận định nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây với tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở 2,3%.

Tuy nhiên, ngay cả khi nền kinh tế phát triển, chính trị của Việt Nam đã trở nên khắt khe hơn. Ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến bị kết án nặng hơn.

Tác giả cho rằng những sự đàn áp này đang đe dọa tiến trình phát triển kinh tế vốn đã rất khó khăn để đạt được của Việt Nam.

Và có thể chế độ cộng sản cầm quyền sẽ bắt đầu để ý đến điều này.

'Thiếu dân chủ sẽ phải trả giá bằng kinh tế'

Chỉ trong năm nay, blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - "Mẹ Nấm" - bị tuyên án 10 năm tù vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước".

Trần Thị Nga, một nhà bất đồng chính kiến khác, cũng chịu chín năm tù với cùng tội danh trên.

Năm ngoái, blogger Nguyễn Hữu Vinh bị tuyên án 5 năm tù giam vì "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước". Trợ lý của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thuý, được trả tự do vào tháng Năm năm nay.

Mặc dù tất cả những trường hợp này đều bị các nhóm nhân quyền lên tiếng chỉ trích, nhưng có ít dấu hiệu cho thấy chế độ cộng sản cầm quyền có ý định thuyên giảm các vụ bắt giữ.

danap2

Bà Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng sản Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự

Tuy nhiên, tác giả cho rằng nghi vấn bắt cóc cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh có thể là một bước ngoặt.

Khi quan chức Đức còn đang xem xét đơn xin tị nạn của ông Thanh thì ông bị bắt cóc ở Berlin bởi tình báo Việt Nam, theo cáo buộc của chính phủ Đức.

Vụ việc này có thể gây nguy hiểm cho một thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, thương mại giữa hai bên tăng từ 10 tỷ đôla lên hơn 48 tỷ đôla.

Thỏa thuận thương mại được đề xuất sẽ cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm từ hàng dệt may, giày dép đến hải sản cho Việt Nam - một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu - tiếp cận thị trường với hơn 500 triệu người. Ước tính thỏa thuận sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam lên khoảng 2,7% mỗi năm.

danap3

Việt Nam còn phụ thuốc rất lớn vào xuất khẩu, làm mích lòng nước lớn liệu có lợi ?

Ngay cả trước khi có nghi vấn bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một số quốc gia EU đã tranh cãi rằng thỏa thuận thương mại này chỉ nên được phê chuẩn với điều kiện Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Việc khiến nền kinh tế mạnh nhất EU nổi giận bằng cách tiến hành bắt giữ trái phép ngay trên lãnh thổ của nước này không hề giúp cải thiện tình hình. Các chiến thuật như vậy cũng có thể cản trở đầu tư, tác giả ghi nhận thêm.

Những đối thủ canh trạnh vốn đầu tư nước ngoài - như Indonesia và Philippines - là các nền dân chủ. Hai quốc gia này tất nhiên cũng có vấn đề riêng.

Nhưng các nghiên cứu cho thấy các thể chế dân chủ có thể làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam có thể gia tăng đáng kể FDI bằng cách mở rộng nền dân chủ, nhà báo Sala nhận định.

Việc đàn áp thêm, nói cách khác, sẽ là một bất lợi trong cạnh tranh.

Published in Việt Nam

Một luật sư ở Hà Nội nói với BBC rằng việc khởi tố ông Nguyễn Văn Đài theo cả hai Điều 88 và 79 "là chưa có tiền lệ" và "là chỉ dấu chính quyền xem ông là con cá lớn để đổi chác với quốc tế".

nvd1

Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài cùng những người bạn đi thăm ông tại Trại tạm giam B14, Bộ Công an hôm 1/4/2017

Tháng 12/2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ Luật hình sự sau khi ông nói chuyện về Hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hôm 30/7, Bộ công an Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam và khởi tố thêm bốn người trong vụ án được gọi là "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79, Bộ Luật hình sự.

Việc thay đổi tội danh từ khi bắt tạm giam cho tới khi khởi tố, đưa ra xét xử theo Bộ Luật hình sự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Luật sư Lê Công Định từng bị bắt theo điều 88 nhưng khi đưa ra xét xử cùng các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long được áp dụng điều 79 (có khung hình phạt nặng hơn).

Thông báo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đài đề hôm 23/8 được luật sư này chia sẻ trên Facebook của ông ghi : "Ông Nguyễn Văn Đài bị khởi tố về các tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 88 và 79 Bộ Luật hình sự, thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia".

"Xét thấy cần phải giữ bí mật trong quá trình điều tra vụ án, Viện Kiểm sát quyết định để người bào chữa [ông Sơn] tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án".

Nói sự thật'

Hôm 25/8, trả lời BBC, Luật sư Lê Quốc Quân nói : "Tôi bị sốc khi hay tin Luật sư Nguyễn Văn Đài bị khởi tố thêm tội danh thế này".

"Lần đầu tiên có người bị khởi tố vì hai hành vi liên quan đến hai Điều 79, 88 thuộc Chương an ninh quốc gia, có mức án rất cao, có thể đến tử hình".

"Dù chỉ khởi tố ông Đài theo một Điều 88 thôi đã là quá đáng, không chấp nhận được vì ông ấy chỉ nói sự thật về hiện trạng đất nước".

"Việc khởi tố thêm tội danh nặng với ông Đài là chỉ dấu cho thấy chính quyền muốn gia tăng đàn áp, không dung thứ cho những ai vì lòng yêu nước muốn thảo luận về tình hình đất nước một cách ôn hòa".

"Việc khởi tố thêm ông Đài theo Điều 79 có nghĩa là chính quyền có quyền giam giữ ông Đài thêm bốn lần tạm giam, tức khoảng 16, 20 tháng nữa mà luật sư bào chữa cho ông không thể can thiệp".

nvd2

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang bị Việt Nam khởi tố và tạm giam, được Liên đoàn Thẩm phán Đức trao giải Nhân quyền 2017 hồi tháng Tư

"Còn về bản án cho ông ấy sẽ thế nào thì tôi không dám dự báo, nhưng mong chờ có sự thay đổi hoặc nhìn nhận đúng đắn là ông ấy không phạm tội".

"Như tôi và những người Việt Nam khác tin ông ấy".

Luật sư Quân nói thêm : "Chính quyền xem vụ án Nguyễn Văn Đài là đầu vụ, xem ông là con cá lớn, là món đổi chác cho những vấn đề lớn với quốc tế".

"Nhưng hiện tại Việt Nam đang vỡ trận, bị ảnh hưởng bởi vụ không tôn trọng luật pháp quốc tế sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nên không có nhiều cơ hội để đổi chác".

"Hơn nữa, bối cảnh quốc đang thay đổi, dường như người ta không quan tâm nhiều lắm đến những cá nhân hoạt động nhân quyền".

'Tiếc là như vậy'

"Bản thân tham gia hoạt động luật sư cùng ông Đài, tôi nhận thấy ông là người chân thành, yêu nước, sống đẹp. Ông đem cái đẹp đi vào một xã hội như thế này nhưng rồi lại bị người ta vùi dập".

"Nhưng tôi biết ông là người có đức tin vào Chúa và lẽ sống nên trời sẽ có mắt, cho ông một giải pháp hoặc một giá trị nào đó".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC : "Các quy trình tố tụng của án an ninh quốc gia có lẽ được "đặc quyền" nằm ngoài quy trình tố tụng của các loại án khác. Nên việc bảo vệ của các luật sư đối với thân chủ trong các vụ án an ninh hầu như là vô vọng".

"Vì thế đa phần các luật sư ít tham gia những vụ án được quy kết là xâm phạm an ninh quốc gia là vậy".

Sau phiên xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm 10 năm tù trong phiên sơ thẩm vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" ở Khánh Hòa hôm 29/06, Luật sư bào chữa Võ An Đôn nói :

"Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết".

Published in Việt Nam