Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chạy đua với thời gian, Ukraine giáng những đòn nặng vào Nga

Ukraine gần đây mạnh dạn tiến hành những vụ oanh kích tầm xa gây thiệt hại nặng cho Nga. Phương Tây lo ngại những vụ oanh kích đó sẽ khiến Putin leo thang, nhưng các nhà chiến lược ở Kiev tính toán ngược lại : làm bộc lộ những yếu kém của Nga sẽ khuyến khích đồng minh chuyển giao thêm vũ khí để có thể giành chiến thắng.

uk1

Công nhân dọn dẹp đống đổ nát sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào Makiivka, vùng Donetsk, làm hàng trăm lính Nga thiệt mạng. Ảnh chụp ngày 03/01/2022. AP

Bắt đầu giáng những đòn mạnh vào Moskva

Le Figaro dành ba trang báo nói về "Chiến lược của Ukraine để mở rộng oanh kích sang Nga". Theo một viên chức Pháp, tổng thống Volodymyr Zelensky mỗi lần trao đổi với các đồng nhiệm phương Tây, sau khi nói về những vũ khí mà Ukraine đang cần, đều không quên đề cập đến "kế hoạch hòa bình" gồm 10 điểm của mình, và tỏ vẻ thất vọng khi không được lắng nghe. Để gây tiếng vang, quân đội Ukraine trước hết muốn chứng tỏ họ có thể khiến Nga phải chịu thiệt hại nặng nề.

Lực lượng Zelensky tấn công căn cứ không quân Engels tại Nga, nơi xuất phát những oanh tạc cơ chiến lược và mới đây đã làm hàng trăm lính Nga thiệt mạng khi bắn hỏa tiễn vào Makiivka, ngoại ô Donetsk, gây tác động lớn về tâm lý. Quân đội Ukraine đang tăng tốc để khi kết thúc đợt oanh tạc tầm xa có thể sẵn sàng giao tranh trở lại. Trong khi chờ đợi, họ tiến hành những cuộc tấn công nho nhỏ để chiếm những cao điểm, những giao lộ quan trọng để có thể triển khai quân khi thuận lợi. Tổng thống Ukraine tối thứ Ba tuyên bố : "Chúng tôi chắc chắn rằng chủ nhân điện Kremlin sẽ tung ra tất cả những gì còn lại để cố thay đổi tình thế hoặc ít nhất là làm chậm lại thất bại. Chúng ta phải ngăn cản việc này, bọn khủng bố phải thua cuộc".

Theo tướng về hưu Olivier Kempf, chuyên gia địa chính trị, thì cả Ukraine lẫn Nga đều không thể dừng lại. Tuy đều mong Kiev chiến thắng, cả Mỹ lẫn Châu Âu đều thận trọng không muốn bị cuốn vào cuộc chiến. Về hỗ trợ tài chánh, các nhà lãnh đạo đều cố gắng duy trì sự ủng hộ của công luận, và để tránh nguy cơ leo thang, họ kín đáo nêu ra vài lằn ranh đỏ cho Ukraine. Hoa Kỳ từ chối giao đạn Atacms giúp đánh vào sâu nhiều trăm cây số, và cấm tấn công mục tiêu dân sự Nga. Trên chiến trường, vẫn còn những vùng xám. Trong vụ oanh kích căn cứ Engels, Ukraine đã ý tứ không sử dụng vũ khí phương Tây, mà dùng những phiên bản drone Nga đã chỉnh sửa. Những trận giao chiến xung quanh nhà máy điện nguyên tử Zaporijia cũng gây lo ngại, và vấn đề Crimea vẫn cấm kỵ.

Kiev đã có kế hoạch tái sát nhập Crimea

Le Figaro cho biết "Kiev đã chuẩn bị việc tái sát nhập Crimea". Một tài liệu 35 trang bằng tiếng Anh đã được soạn sẵn trong khuôn khổ "Nền tảng cho Crimea", sáng kiến của tổng thống Volodymyr Zelensky từ trước chiến tranh, nhằm tập hợp các nhân tố chính trị và kinh tế về bán đảo bị Moskva chiếm đoạt từ 2014.

Một thành viên tổ chức này lưu ý : "Minsk 1, Minsk 2 và Công thức Normandie nêu ra Donetsk và Luhansk, nhưng hiếm khi nhắc đến Crimea. Sự khai sinh Nền tảng cho Crimea năm 2021 là để lấp vào khiếm khuyết này". Văn bản trên đây mô tả cách thức Nga "xâm chiếm bán đảo, thay đổi thành phần cư dân và hủy diệt bản sắc của người dân bản địa".

Từ 2014, Crimea bị biến thành "căn cứ để chuẩn bị tấn công cả nước Ukraine" và "khu vực luật rừng", cộng đồng thiểu số Tatar bị trấn áp. Kiev hy vọng mai này Crimea sẽ được hội nhập vào hệ thống xa lộ và đường sắt Châu Âu, hướng về "độc lập năng lượng nhờ công nghệ xanh". Phía sau những mục tiêu được phương Tây ủng hộ, là một ẩn số phức tạp hơn : sẽ phải làm gì với cư dân được Nga đưa vào và cơ sở hạ tầng do Nga xây dựng sau khi sáp nhập ?

Thành viên trên đây cho biết, dự kiến sau khi được giải phóng, Crimea sẽ được đặt dưới chế độ quân quản, ai đi ai ở sẽ được quyết định theo thái độ trong thời kỳ chiếm đóng, người dân bình thường có thể an tâm không bị trừng phạt. Kiev chưa hề công nhận các hộ chiếu do Nga cấp. Theo luật Ukraine, những ai đến Crimea qua cầu Kerch sau 2014 đều là cư trú bất hợp pháp.

Máy bay Nga không còn dám phiêu lưu trên không phận Ukraine

Cũng về Ukraine, Le Figaro giải thích "Làm thế nào Không quân Ukraine có thể buộc kẻ thù phải tôn trọng mình". Lực lượng Kiev yếu hơn rất nhiều, nhưng tại sao Nga chưa bao giờ làm chủ được vùng trời Ukraine ? Theo phát ngôn viên Không quân Yuriy Ignat, ngay từ ngày đầu tiên họ đã dẫn dụ phi cơ địch tới khu vực mà phòng không đang chờ sẵn, mấy chục máy bay Nga đã bị bắn hạ khiến kế hoạch chiếm phi trường, vận tải quân xuống Kiev bị phá sản.

Một phi công Ukraine cho biết trong những tuần lễ đầu phía Nga khá hung hăng, tưởng rằng sẽ dễ dàng như ở Syria. Nay phi công Nga đã hiểu và không còn dám bay sâu vào không phận Ukraine. Moskva chuyển sang dùng drone và hỏa tiễn đánh phá, Kiev dựa vào các đơn vị radar trên cả nước làm tai mắt cho Không quân, cũng như thông tin tình báo. Tỉ lệ mục tiêu địch bị phòng không Ukraine tiêu diệt lên đến 75 %.

Chạy đua với thời gian để không đánh mất ưu thế

Trong bài xã luận "Chiếc đồng hồ cát của chiến tranh", Le Figaro nhận định thời gian trước đây đứng về phía kháng chiến Ukraine, dập tắt hy vọng chiến thắng trong vài ngày của Vladimir Putin, nay có nguy cơ đang đe dọa Kiev.

Trong khi Kremlin chờ đợi đối thủ sẽ kiệt sức, bất chấp cái giá khổng lồ về nhân mạng cho quân Nga, những yếu tố làm nên thắng lợi cho Ukraine có thể đang bị hao mòn : lòng can đảm và kiên trì của một quân đội và dân số ít hơn rất nhiều, viện trợ vũ khí của phương Tây, và cả một loạt những sai lầm khó tin của quân xâm lược. Cứ ngỡ rằng những thất bại liên tiếp ở Kiev, Kharkiv và Kherson có thể khiến bộ tham mưu Nga thay đổi chiến lược. Thế nhưng, họ vẫn bất cẩn, khiến mới đây hàng trăm tân binh đã thiệt mạng tại Makiivka.

Trong khi Nga câu giờ, huy động nền kinh tế tập trung cho chiến tranh, Ukraine phải chạy đua với thời gian. Chính là để trình bày chiếc đồng hồ cát đảo ngược này mà tổng thống Zelensky đã đến Mỹ vào cuối tháng 12, và để làm đối thủ phải hoang mang, Kiev liên tục tấn công sâu vào đất Nga. Nếu phương Tây lo ngại những động thái của Ukraine sẽ khiến Putin leo thang, thì các nhà chiến lược ở Kiev tính toán ngược lại : làm bộc lộ những yếu kém của Nga sẽ khuyến khích đồng minh chuyển giao thêm vũ khí để có thể đánh thắng người khổng lồ hung hăng.

Cuộc xâm lăng Ukraine tạo cơ hội cho một số kẻ trục lợi

Bên cạnh đó, Le Monde nhận thấy "cuộc chiến Ukraine mang lại cơ hội bất ngờ cho một loạt kẻ trục lợi như Maduro, Erdogan ou bin Salman". Trong năm 2023, cuộc xâm lăng Ukraine và những hậu quả của nó vẫn sẽ bao trùm thời sự quốc tế.

Tất nhiên là vẫn không thể dự báo được mọi thứ. Cách đây 10 tháng, người ta cho rằng sự khắc nghiệt của mùa đông sẽ làm yếu đi sự ủng hộ từ Châu Âu, nhưng rốt cuộc người dân chấp nhận tiết kiệm, và thời tiết lại rất ấm áp so với thường lệ. Cuộc chiến do Vladimir Putin khởi động đã dồn ông vào chân tường. Ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga từ khi Putin cầm quyền đã bị những thất bại quân sự làm suy sụp, ngược hẳn với phương Tây. Đoàn kết sau Ukraine, các nước dân chủ càng mạnh mẽ hơn, tuy không nắm được tất cả chìa khóa. Chiếc chìa khóa chính, chuyển từ chiến đấu sang đàm phán vào một thời điểm nào đó, vẫn nằm trong tay Kiev.

Ngoài hai bên tham chiến, cuộc chiến tranh đã giúp một số kẻ thủ lợi về chiến lược hay chính trị, mà gần đây nhất là tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. Lâu nay gần như đã chết hẳn về chính trị vì đưa đất nước vào thảm họa, chỉ còn giao thiệp được với vài nước bị quốc tế cô lập như Iran, nay Mỹ đã cho phép tập đoàn dầu khí Chevron thương lượng với Caracas nhằm tái lập hoạt động. Lãnh đạo một cường quốc dầu lửa khác là Mohammed bin Salman "MBS" trước đây bị tẩy chay vì vụ ám sát Jamal Khashoggi, nay được săn đón.

Không nhất thiết phải có được trữ lượng dầu lửa khổng lồ để được hưởng lợi. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, kinh tế chao đảo vì lạm phát đe dọa đến việc tranh cử, nhưng chiến tranh Ukraine đã thúc đẩy Recep Tayyip Erdogan trở thành nhà trung gian hòa giải giữa Moskva và Kiev. Ở Algeria, Abdelmadjid Tebboune đứng đầu một chế độ đàn áp phong trào dân chủ Hirak, cũng được ưu ái nhờ nguồn khí đốt.

Đài Bắc noi gương vệ quốc của Kiev

Nhìn sang Châu Á, Les Echos tỏ ra kinh ngạc khi "Trước Trung Quốc, người Đài Loan có thái độ vô tư kỳ lạ". Chuyên gia Tống Thừa Ân (Raymond Sung) ở Đài Bắc cho rằng "Có một dạng chối từ thực tế tập thể trước mối đe dọa Trung Quốc. Nhiều người nghĩ rằng hòn đảo khó thể bị xâm lăng trong ngắn hạn hoặc trung hạn". Những vụ giương oai diễu võ của Bắc Kinh trong dịp Noel đã khiến chính phủ loan báo điều đang được chờ đợi : kéo dài thời gian đi quân dịch từ 4 tháng thành 12 tháng. Tuy nhiên, luật mới chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2024. Chi tiêu quân sự cũng chỉ ở mức 2% GDP, tương đương với đa số nước phương Tây.

Theo ông Lại Di Trung (I-chung Lai), chủ tịch Prospect Foundation, tư vấn cho chính phủ về quốc phòng, thì Đài Loan không thiếu tiền nhưng khó mua được vũ khí. Mỹ từ chối bán F-35, Đài Bắc chỉ mua được F-16 Viper thế hệ cũ hơn. Hy vọng chỉ mới lóe lên gần đây vào dịp Noël, Washington thông báo sẽ cung cấp 10 tỉ đô la thiết bị quân sự trong đó có hỏa tiễn chống tăng, xe tải, đạn dược. Anh Quốc là nước duy nhất chấp nhận huấn luyện cho quân nhân Đài Loan trên lãnh thổ nước mình, nhưng không có tiếp xúc chính thức nào với quân đội Anh.

Bắt chước Ukraine, Đài Loan trông cậy vào lực lượng nhân dân tự vệ và có thể thành lập một lữ đoàn phòng vệ duyên hải. Lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển dùng cho Internet, Đài Bắc vừa xin kết nối vào mạng lưới Starlink của tỉ phú Elon Musk. Đảo quốc hy vọng cũng chứng tỏ David có thể đọ sức với Goliah như Kiev, nhưng Đài Loan có đặc điểm là là chỉ được 14 nước công nhận, thậm chí không có tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc vì chiếc ghế năm 1971 đã bị lấy giao cho Bắc Kinh. Như vậy sự ủng hộ Ukraine dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và quyền bảo vệ một Nhà nước có chủ quyền, không thể áp dụng cho Đài Loan. Phương Tây có thể cứu vớt như thế nào trong bối cảnh đó ? Nếu Mỹ đã chứng tỏ quyết tâm, về phía Châu Âu vẫn mơ hồ.

Châu Âu lo tự vệ trước Covid từ Trung Quốc

Cũng liên quan đến Trung Quốc, tất cả các báo đều đề cập đến việc Liên Hiệp Châu Âu (EU) cố gắng phối hợp để có quy định chung để đối phó với việc mở cửa biên giới của Bắc Kinh kể từ ngày 08/01. Như thường lệ, các thành viên EU có ý kiến khác nhau, và sau một tuần lễ lúng túng, chuyên gia của các nước mới ngồi lại trong cuộc họp khẩn do chủ tịch luân phiên Thụy Điển triệu tập để bàn bạc.

Rốt cuộc tối qua 04/01 EU quyết định buộc khách từ Hoa lục phải có chứng nhận âm tính với Covid ít nhất 48 giờ trước đó – như Ý, Tây Ban Nha, Pháp đã đòi hỏi ; khách đến và đi từ Trung Quốc đều phải đeo khẩu trang ; xét nghiệm ngẫu nhiên khi đến phi trường ; kiểm tra nước thải các phi cơ từ Trung Quốc… Trước đó nhiều nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Anh quốc từ tuần rồi đã nhanh chóng buộc hành khách từ Hoa lục phải có xét nghiệm âm tính. Một loạt quyết định của phương Tây khiến Bắc Kinh bực tức đe dọa trả đũa, dù vẫn đang bắt buộc khách ngoại quốc đến Hoa lục phải xét nghiệm.

Le Monde nhắc nhở, từ khi virus xuất hiện ở Vũ Hán tháng 1/2020, Bắc Kinh hoàn toàn không có thái độ minh bạch. Từ việc chậm chạp báo động, giảm nhẹ số tử vong cho đến gây khó khăn cho các nhà điều tra quốc tế. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phải đòi Trung Quốc cung cấp dữ liệu "nhanh chóng, thường xuyên và khả tín hơn". Đối với EU, điều quan trọng là sớm biết được khả năng biến đổi của con virus, trong khi mỗi ngày có thêm mấy chục triệu người Trung Quốc bị lây nhiễm. Le Figaro nói thêm, Châu Âu đã đề nghị giúp chuyên gia và tặng các loại vac-xin phù hợp, nhưng chính quyền Trung Quốc thẳng thừng từ chối !

Kim Jong-un xử tử cựu ngoại trưởng từng dự hội nghị Hà Nội với Trump ?

uk2

Ông Ri Yong-ho (trái), cựu ngoại trưởng và "bốn hoặc năm" nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên khác có thể đã bị hành quyết vào nửa cuối năm 2022.

Les Echos dẫn tin của nhật báo Yomiuri Shimbun hôm thứ Tư 04/01 cho rằng Ri Yong-ho, cựu ngoại trưởng và "bốn hoặc năm" nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên khác có thể đã bị hành quyết vào nửa cuối năm 2022. Ông Ri không còn xuất hiện trên báo chí nhà nước từ cuối tháng 12/2019, bức ảnh cuối cùng được chụp vào dịp Hội nghị trung ương đảng Lao Động.

Ri Yong-ho từng đại diện Kim Jong-un vào đầu những năm 2010 trong nhiều phiên đàm phán đa phương về giải trừ nguyên tử Bắc Triều Tiên. Đặc biệt ông Ri là nhân tố quan trọng trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ từ 2017 đến 2019. Ông đã tổ chức các hội nghị thượng đỉnh ở Singapore rồi Hà Nội cho Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump, trước khi bị thất sủng vì thất bại của chiến lược xích lại gần này. Nhà nghiên cứu Michael Madden cho rằng Ri cũng có thể bị trừng phạt vì nhiều sự cố ở Bộ ngoại giao, trong đó có vụ Jo Song-gil, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đào thoát năm 2019.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Makiivka : Thêm một bằng chứng về sự thiếu chuyên nghiệp của quân Nga

Vụ quân đội Ukraine pháo kích vào một nơi đóng quân của lính Nga tại thành phố Makiivka vùng Donetsk, miền đông Ukraine đêm giao thừa vừa qua, khiến 89 binh sĩ Nga thiệt mạng là sự kiện được toàn bộ báo chí Pháp ra ngày 04/01/2023 khai thác rộng rãi. Đáng chú ý nhất là nhật báo thiên tả Libération đã dành hồ sơ chính cho chủ đề này với nhiều phân tích về điều mà tờ báo xem là "biểu tượng của tính chất thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga".

Makiva1

Tòa nhà nơi các tân binh Nga đồn trú đã bị tên lửa Himars do Mỹ cấp cho Ukraine đánh sập hoàn toàn. © Reuters/Alexander Ermochenko

Ngay trên trang nhất, trên nền một bức ảnh chụp cảnh ngôi trường được Nga dùng làm nơi trú quân ở Makiivka bị phá tan hoang, Libération chạy hàng tựa lớn : "Makiivka: Putin bị trúng đạn". Tờ báo giải thích: "Vụ pháo kích gây ra tổn thất lớn trong hàng ngũ quân đội Nga, củng cố thêm các nghi vấn về năng lực của bộ tham mưu và chiến lược của điện Kremlin".

Makiivka : Bước ngoặt trong cuộc chiến Ukraine ?

Trong bài xã luận mang tựa đề: "Vụ thảm sát Makiïvka, biểu tượng cho tình trạng thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga", Libération cho rằng vụ pháo kích cực kỳ hiệu quả của Ukraine đã làm lộ rõ những yếu điểm của quân đội Nga. Dù vậy, điện Kremlin vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đã lỗi thời này.

Tờ báo trước hết nói về số phận không may của hàng trăm lính nghĩa vụ Nga, một số vừa mới bị động viên, tập trung tại một trường học ở Makiivka, lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng. Nơi ở của họ trong một ngôi trường dĩ nhiên tốt hơn nhiều so với lều ngoài trời, đặc biệt là vào giữa mùa đông. Các bức tường gây ấn tượng sai lầm về tính kiên cố, số lượng lớn binh lính trong tòa nhà mang lại sự tự tin, kho đạn đầy ắp bên dưới củng cố ảo tưởng về sức mạnh.

Đó là đêm giao thừa và trong ba phút nữa mọi người có thể ăn mừng năm mới ; thế nhưng không. Vào lúc 23g57, khi tên lửa đầu tiên đánh vào tòa pháo đài với độ chính xác cực kỳ, nơi này đã trở thành mồ chôn của họ. Bốn phút sau, tất cả đều đã chết…

Nhắc đến tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình" của nhà văn Tolstoi, Libération tố cáo : "Quy mô thiệt hại của Nga ở Makiivka chỉ củng cố ý tưởng rằng, đối với Vladimir Putin, những người lính này chỉ là bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh lỗi thời mà ông vẫn quyết tâm tiến hành".

Moskva đã nhanh chóng công bố con số 63 binh sĩ thiệt mạng trong vụ pháo kích (sau đó được điều chỉnh thành 89 người), nhưng theo Libération, có khả năng là đã có hàng trăm trường hợp thương vong –nh v tinh cho thy toàn b tòa nhà b phá hy, nên rt ít người bên trong có th sng sót. Tuy vy, ngay c con s chính thc cũng gây sng sốt trong một cuộc chiến tranh hiện đại, khi mà các trận đánh hiếm khi gây ra nhiều chết chóc như vậy.

Cuộc tàn sát này có thể khiến điện Kremlin xem xét lại các kế hoạch của mình không ? Trước mắt có lẽ là không. Thậm chí ngược lại là khác.

Đối với Libération, chỉ huy Nga hành xử thiếu chuyên nghiệp, trang bị vũ khí yếu kém và quân lính thiếu kỷ luật đã bị phơi bày trước toàn thế giới, kể cả ở Nga. Trong cuộc chiến này, tuy đã có nhiều bài học, nhưng sẽ có hai giai đoạn trước và sau Makiïvka.

Hai nguyên nhân khiến Ukraine thành công

Do đâu mà Ukraine thành công như vậy trong vụ pháo kích vào trạm trú quân của lính Nga ở Makiivka ? Trong bài "Bộ chỉ huy quân đội Nga quá chia rẽ nên không hiệu quả", nhà nghiên cứu Yohann Michel thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS đưa ra hai lý do chính.

Thành công của Ukraine có thể được giải thích bằng tầm quan trọng của viện trợ quân sự mà phương Tây cung cấp cho Kiev, cụ thể là hệ thống pháo phản lực Himars của Mỹ được dùng trong vụ tấn công vào Makiivka. Tuy nhiên, thành công đó cũng bắt nguồn từ nhiều vấn đề cơ cấu mà quân đội Nga phải đối mặt, gần một năm sau khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược.

Điều được nhà nghiên cứu Yohann Michel ghi nhận là thái độ quá khinh địch của giới lãnh đạo Nga, đã phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác tại Ukraine : "Sự tích lũy các sai lầm thực sự đáng kinh ngạc. Bộ tổng tham mưu Nga dường như không tính đến các biện pháp an ninh cần phải áp dụng kể từ khi Mỹ bàn giao Himars cho Ukraine. Các kho hậu cần hoặc kho đạn được bố trí công khai cách mặt trận vài km đã từng bị tấn công nhiều lần trong quá khứ. Hệ thống phòng không của Nga đôi khi thất bại. Có khả năng cao là những lỗi lầm này có liên quan đến thái độ coi thường của Bộ tổng tham mưu Nga đối với kẻ thù của mình".

Thói kiêu ngạo của quân đội Nga bị "phá nổ"

Trong bài viết mang tựa đề "Tại Makiivka, Ukraine phá nổ thói kiêu căng của Nga", Libération nhắc lại sự kiện là thoạt đầu, điện Kremlin chỉ công nhận 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong vụ pháo kích. Một con số có lẽ đã bị giảm thiểu, nhưng điều đó lại là một sự thừa nhận cực kỳ hiếm hoi của Moskva về sự yếu kém của mình.

Theo thông tín viên tờ báo tại Nga, đó không chỉ là tổn thất nặng nề nhất trong một cuộc tấn công được Moskva thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, mà còn là thông tin chính thức đầu tiên về số lính tử trận kể từ tháng 9/2022 đến nay. Ngay sau khi loan báo số người chết tại Makiivka, chính quyền Nga lập tức đã bị cáo buộc giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt từ phía các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh và các phóng viên chiến trường khác, những người ngày càng có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Giới lãnh đạo quân đội Nga cũng bị tố cáo là bất tài, kém cỏi, đặc biệt là cho đóng quân ngay sát kho đạn, với hầu như tất cả các thiết bị quân sự gần tòa nhà không được ngụy trang.

Lỗi ở các tân binh tử vong ?

Điều được Libération nêu bật là một số nhà bình luận Nga đã cho rằng guồng máy tuyên truyền của chế độ đang cố gắng đổ lỗi cho chính những tân binh đã bị thiệt mạng. Theo một nguồn tin từ chính quyền ly khai thân Nga tại vùng Donetsk, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, "việc quân đội ở Makiivka thuộc Cộng hòa nhân dân Donetsk sử dụng rộng rãi điện thoại di động của họ là nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công của quân đội Ukraine". Viện Nghiên cứu Chiến tranh trụ sở tại Hoa Kỳ cho rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ cố "đổ lỗi về tình trạng an ninh kém cỏi của họ trên các quan chức [lực lượng ly khai] và các binh sĩ vừa được động viên".

Theo Libération, dẫu sao thì thảm kịch Makiivka có thể tác hại đến làn sóng động viên mới mà Moskva có thể khởi động ngay vào thượng tuần tháng Giêng này để bổ sung quân cho chiến trường Ukraine. Thông tin do lãnh đạo ngành Quân báo Ukraine đưa ra, Moskva không xác nhận, nhưng đồng thời tuyên bố rằng 350.000 lính nghĩa vụ sẽ sớm được gọi để tăng cường cho quân đội Nga.

Đối với Libération, lệnh "động viên từng phần" hồi tháng 9/2022 đã khiến hàng chục nghìn người đàn ông Nga trốn ra nước ngoài. Thảm kịch tân binh Nga bị chết ở Makiivka có nguy cơ thúc đẩy những người khác từ chối làm bia đỡ đạn.

Dư luận Nga rúng động

Sự kiện Makiivka dĩ nhiên cũng được khai thác trên các tờ báo khác. Tất cả đều nhấn mạnh trên cơn chấn động mà thảm kịch này gây ra trong công luận Nga

Nhật báo công giáo La Croix cũng dành tựa lớn trang nhất cho tình hình Ukraine, nhưng nói về "Kherson dưới bom đạn". Ở trang trong, tờ báo đã có bài về Makiivka mang tựa đề : "Nước Nga bàng hoàng sau vụ pháo kích chết người".

Tờ Le Figaro đã giới thiệu ngay trang nhất trong hàng tựa nhỏ : "Cuộc oanh kích tại Ukraine làm rúng động quân đội Nga", trong lúc Les Echos thì nhìn thấy : "Điện Kremlin bị chỉ trích sau cái chết của 89 binh sĩ ở Ukraine". Tờ báo kinh tế ghi nhận việc Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận tổn thất quân sự nặng nề nhất của họ trong một cuộc tấn công duy nhất nhằ vào Makiivka, ở miền đông Ukraine. Thông báo gây sốc cho người dân Nga.

Le Monde thì chạy tựa một cách khách quan : "Căn cứ Nga ở Donbass bị Ukraine tấn công".

Du khách Trung Quốc rón rén trở lại

Ngoài Ukraine, trang nhất các báo đều dành cho các chủ đề xã hội nước Pháp. Riêng Les Echos đã dành nguyên một hồ sơ cho "Sự trở lại dè dặt của du khách Trung Quốc".

Bị cấm đi du lịch từ 3 năm nay vì dịch Covid, du khách Trung Quốc đã có thể ra nước ngoài trở lại. Tượng trưng cho một thị trường to lớn, họ rất được mong đợi, bất chấp những rủi ro trước mắt về mặt y tế. Các hãng hàng không dự báo một sự hồi phục từ từ của các đường bay nối liền Trung Quốc với Phương Tây.

Khủng hoảng khí hậu biến thành cấp bách

Trang nhất Le Monde thì chú ý đến khả năng : "Khủng hoảng khí hậu biến thành vấn đề cấp thiết ngay vào năm 2023". Trong lời chúc đầu năm, Emmanuel Macron đã khiến nhiều nhà khoa học sững sờ khi nói rằng cuộc khủng hoảng khí hậu vào năm 2022 là điều "không thể dự đoán trước". Phe đối lập đã chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu này và cáo buộc nguyên thủ quốc gia "mất kết nối" và "bỏ bê" sinh thái và khí hậu.

Ngay cả trong phe đa số, một số ngày càng nghi ngờ về tham vọng chống biến đổi khí hậu mà bên hành pháp thể hiện. Cuộc tranh luận này diễn ra khi thời điểm năm cũ chuyển sang năm mới được đánh dấu bằng sức nóng bất thường ở khắp mọi nơi trên nước Pháp.

Bất động sản thoái trào

Tựa lớn trang nhất của Le Figaro chú ý đến một vấn đề kinh tế : "Giá bất động sản đang bắt đầu giảm".

Lãi suất tăng, khả năng tiếp cận tín dụng chặt chẽ hơn và mãi lực giảm đang đè nặng lên thị trường bất động sản, bị giảm sụt lần đầu tiên sau mười năm. Các số liệu vẫn cho thấy mức tăng trong cả năm 2022, nhưng mạng lưới mua bán nhà Century 21 đã ghi nhận sự sụt giảm kể từ tháng Bảy. Nếu không ai nghĩ rằng thị trường sẽ sụp đổ, nhưng xu hướng giảm sẽ kéo dài đến hết năm 2023.

Lãi suất tăng phần lớn giải thích cho tình trạng thị trường bớt khởi sắc : Người đi vay hiện phải trả lãi suất trung bình 2,3% trong vòng 20 năm để trở thành chủ sở hữu nhà, so với mức dưới 1% một năm trước đây. Khả năng tiếp cận tín dụng cũng bị thắt chặt, các ngân hàng ngày càng trở nên kén chọn hơn và cho vay ít hơn.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế

Ukraine chuẩn bị những phương án phản công để giành chiến thắng

Ukraine cũng như Nga đều đang chuẩn bị một giai đoạn mới để tránh chiếc bẫy một cuộc chiến tranh hao mòn. Có nhiều chọn lựa cho một chiến tuyến dài đến 900 kilomet. Chiến dịch sắp tới sẽ tập trung vào Bakhmut, Crimea, Mariupol, Zaporijia hay thành phố nào khác ? Kiev chỉ còn vài tuần lễ nữa, trước khi quân Nga củng cố được lực lượng.

phancong1

Các quân nhân Ukraine quan sát một drone đang nhận dữ liệu từ một trung tâm chỉ huy ở Bakhmut, vùng Donetsk, ngày 25/12/2022. AP - Libkos

Hàng trăm lính Nga thiệt mạng vì Himars : Cuộc tấn công gây rúng động

Những thách thức đối với Pháp và thế giới trong năm mới, tình hình chiến sự Ukraine và đại dịch Covid tại Trung Quốc tiếp tục là những chủ đề được báo chí Pháp khai thác. Việc Moskva hôm qua nhìn nhận có 63 lính Nga thiệt mạng trong vụ tấn công vào thành phố Makiivka ở miền đông Ukraine là sự kiện được tất cả các nhật báo lớn chú ý hôm nay.

Kiev ban đầu không lên tiếng, nhưng đến cuối ngày quân đội Ukraine xác nhận đã tiến hành vụ oanh kích, cho biết có đến 400 lính Nga tử thương. Theo nhiều nhà quan sát từ cả hai phía, được Slate dẫn ra, tòa nhà vốn là một trường dạy nghề bị quân Nga chiếm đóng đã hoàn toàn bị hỏa tiễn Himars tiêu hủy. Les Echos dẫn lời blogger quân sự Nga Rybar (1 triệu người theo dõi trên Instagram) cho biết có 600 lính Nga hiện diện vào lúc tòa nhà bị biến thành gạch vụn. Dù sao đây cũng là lần đầu tiên Moskva công nhận số lính tử thương lớn như vậy chỉ trong một vụ tấn công.

Một nguồn ẩn danh từ chính quyền ly khai Donetsk nói với hãng Tass, đó là do nhiều tân binh mới đến sử dụng điện thoại di động nên quân đội Ukraine định vị được. Chuyên gia Vincent Tourret nói với Libération, giả thiết này khả tín vì quân đội Nga luôn chậm chạp so với việc sử dụng kỹ thuật số đa dạng của lính trẻ. Nhà nghiên cứu Yohann Michel nhận xét, những người mới bị động viên đôi khi kém ý thức về những rủi ro, và ngỡ rằng ở hậu cứ là được an toàn. Ông cũng cho rằng việc Ukraine gần đây liên tục tấn công tầm xa một cách chính xác cho thấy bộ chỉ huy và cơ quan tình báo của Kiev làm việc rất tốt.

Ukraine : Nhiều kịch bản và ẩn số cho việc phản công

Le Figaro đưa ra "Các phương án phản công của Ukraine". Những vụ Nga dùng drone đánh vào mục tiêu dân sự Ukraine gieo chết chóc đau thương, nhưng không làm thay đổi chiều hướng cuộc chiến. Một đợt hỏa tiễn mới lại ồ ạt ập đến từ hôm thứ Hai 02/01, nhưng quyết tâm kháng chiến của Ukraine không suy suyển.

Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định "Nga đang thua. Drone, hỏa tiễn và tất cả những thứ khác không giúp được gì cho họ, vì chúng tôi đồng tâm hợp lực". Tuy nhiên theo Le Figaro, Ukraine cũng như Nga đều đang chuẩn bị một giai đoạn mới để tránh chiếc bẫy một cuộc chiến tranh hao mòn. Bộ trưởng Quân lực Pháp Sébastien Lecornu sau cuộc hội đàm với tổng thống Zelensky nhận xét : "Rõ ràng Ukraine đang chuẩn bị một điều gì đó". Họ chờ đợi thời tiết thuận lợi hơn, và nhịp độ giao tranh đang chậm lại giúp tái lập các kho dự trữ.

Có nhiều chọn lựa cho một chiến tuyến dài đến 900 kilomet, và những ẩn số cũng rất nhiều. Ở phía bắc, giả thiết Belarus can thiệp khiến không thể rút bớt lực lượng. Tại miền nam, quân Nga dày đặc để bảo vệ Crimea. Miền đông, các trận đánh tập trung xung quanh Avdiivka thuộc thành phố Donetsk và nhất là ở Bakhmut, nơi số lính tử trận là khủng khiếp. Chính quyền Ukraine nói với quân đội Pháp là Nga mất đến 5.000 lính một ngày, Paris thận trọng hơn trong ước tính, nhưng cái giá nhân mạng cho trận Bakhmut là khổng lồ so với lợi ích chiến lược.

Theo bộ trưởng Lecornu, vấn đề trước hết là nội bộ Nga, phía lính đánh thuê Wagner muốn chứng tỏ là có thể thắng ở nơi mà quân đội chính quy bị thua. Giành được Bakhmut, Nga có thể mở đường về miền trung, ngáng chân các cuộc phản công của Ukraine. Tái chiếm Donbass cũng quan trọng cho Kiev. Buộc quân Nga phải trả giá thật đắt, Ukraine hy vọng các gia đình Nga sẽ nhận ra sự ác liệt của cuộc chiến, hoài nghi những luận điệu của Vladimir Putin.

Chạy đua với thời gian để tránh một cuộc chiến tranh tiêu hao

Để chiến thắng, quân đội Ukraine không thể mãi ở thế thủ. Trong danh sách những mục tiêu tiềm năng, các ban tham mưu phương Tây lưu ý đến khu vực Zaporijia. Tái chiếm được nhà máy điện nguyên tử sẽ là "game changer" về địa lý và năng lượng. Nhưng làm thế nào giao tranh mà không ảnh hưởng đến nhà máy ? Từ nhiều tuần qua phương Tây đã thương lượng với Nga và Ukraine để xác định một khu vực bảo vệ, thuyết phục bên này không bố trí thiết bị quân sự trong chu vi nhà máy, và bên kia không oanh kích.

Còn Crimea ? Mariupol ? Chiếm lại thành phố tử đạo sẽ là biểu tượng cho chiến thắng, cô lập được bán đảo. Một giả thiết khác là Ukraine tìm cách tấn công sâu vào Crimea hay đất Nga, như đã từng oanh kích căn cứ Engels. Tướng Pháp Clermont nhấn mạnh : "Để chiến thắng, Ukraine phải đánh vào lãnh thổ Nga. Nhưng Kiev không làm, và như vậy không thể thắng được".

Mọi phương án đều vấp phải vấn đề vũ khí và đạn dược. Ukraine chỉ nhận được nhỏ giọt nên khó tổ chức tấn công. Phía Nga nhịp độ pháo kích cũng chậm lại. Tướng Pellistrandi, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng cho rằng Nga muốn câu giờ nhằm sản xuất thêm vũ khí, huy động thêm tân binh để giành lại ưu thế về tương quan lực lượng. Vladimir Putin không hề từ bỏ tham vọng, kể cả việc diễu hành trên đường phố Kiev. Tất cả những kịch bản của Ukraine đều phải tính đến cuộc chạy đua với thời gian, trước khi quân Nga lại ồ ạt tiến đánh. Họ chỉ còn vài tuần lễ nữa.

Chiến sự vẫn ác liệt ở Bakhmut, bị tàn phá 80%

Trên thực địa, Les Echos mô tả "Tại Bakhmut, dấu vết những trận đánh lì lợm của Nga". Từ sáu tháng qua, quân Nga và lính đánh thuê Wagner cố chiếm thành phố nhỏ bé này bằng mọi giá. Những người dân còn ở lại sống tạm bợ qua ngày trong những đống đổ nát, 80% thành phố đã bị phá hủy.

Các chuyên gia và những người lính phải đặt dấu hỏi vì sao quân Nga lại cố sống cố chết tấn công như thế, vì thành phố không mấy quan trọng về mặt chiến lược. Leonid, người phụ trách drone của tiểu đoàn Skala kể lại : "Mỗi ngày, những nhóm 15 đến 20 lính cố gắng chiếm vị trí của chúng tôi và sau đó oanh kích". Lực lượng đôi bên gần nhau đến nỗi khó thể xác định những quả moọc-chê rơi xuống là của phía Ukraine hay Nga.

Trên những đường phố không người, chỉ có tiếng đạn pháo ầm vang từng phút một trên những tòa nhà đổ nát, những cửa hàng kiếng đã bị bể. Người dân sống trong những căn hầm, không điện nước, họ sưởi ấm và nấu ăn bằng củi. Một lính cứu hỏa cho biết mỗi ngày đều đi tuần để tránh cho thành phố không bị thiêu hủy hoàn toàn. Cả đơn vị đều là dân Bakhmut ; họ quyết định ở lại bất chấp nguy hiểm : đã có 11 lính cứu hỏa thiệt mạng tại Donetsk.

Chống dịch kiểu quân phiệt, thất bại càng cay đắng cho Bắc Kinh

Nhìn sang Châu Á, bài xã luận của La Croix nhấn mạnh đến "Thất bại của Bắc Kinh". Bệnh nhân Covid tràn ngập các bệnh viện, theo một số nguồn thì có thể lên đến hàng trăm triệu người. Có những thành phố hoàn toàn tê liệt.

Các nhà dịch tễ học lo sợ sẽ nảy sinh ra những biến thể, đến một lúc nào đó vượt ra ngoài biên giới. Chưa kể đến nguy cơ lây lan về kinh tế : hàng ngàn nhà máy sản xuất chậm lại, và sự hụt hơi của Trung Quốc đe dọa tăng trưởng của thế giới. Như vậy theo tờ báo không ai có thể vui mừng về việc Bắc Kinh lao đao trước đại dịch. Tuy nhiên cần phải rút ra bài học về giới hạn cho quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình.

Không một chế độ nào có thể khoe rằng đã hành động một cách hoàn hảo trước đại dịch. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc, thất bại càng thê thảm vì Bắc Kinh đã dùng đến những biện pháp hết sức cực đoan. Chiến lược zero Covid trước hết là zero tự do, trộn lẫn với đàn áp, giám sát khắt khe và bóp méo thông tin. Buộc cách ly người bị nhiễm, thậm chí nhốt kín họ trong những căn nhà bị khóa cửa hay cổng vào bị hàn kín, chỉ làm chậm lại việc lây lan của con virus. Ba năm sau khi virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc không làm ra được một loại vac-xin nào hiệu quả. Tất cả đi ngược lại với tuyên truyền của một chế độ xưa nay vẫn nói rằng các nước dân chủ không có khả năng đáp trả hiệu quả thách thức Covid.

Trung Quốc thúc thủ trước Omicron, kinh tế lao dốc

Về mặt kinh tế, La Croix tỏ ra lo ngại, chạy tựa trang nhất "Kinh tế Trung Quốc gặp trắc trở" và dành hai trang trong cho tình trạng Bắc Kinh "đầu hàng trước biến thể Omicron".

Vào đầu năm 2023, nền kinh tế thứ nhì thế giới có nguy cơ khựng lại. Từ khi chính quyền đột ngột từ bỏ chính sách zero Covid, dịch bệnh bùng lên nhanh chóng. Bắc Kinh là nạn nhân của chính sách tiêm chủng do chính mình đề ra : chỉ ưu tiên cho người trong độ tuổi lao động, không chịu nhập vac-xin ARN thông tin của phương Tây. Một nghiên cứu của đại học Harvard ước tính đợt dịch mới có thể làm 1,5 triệu người chết tại Hoa lục. Còn theo công ty phân tích y tế Airfinity của Anh, số tử vong thậm chí đến 2,1 triệu ; hiện nay tại Hoa lục mỗi ngày có đến 9.000 người chết vì Covid !

Nhiều công ty hoạt động rời rạc vì thiếu nhân viên, các tiệm buôn, nhà hàng vắng khách. Một chủ doanh nghiệp Pháp cho biết 12 ngày sau khi dỡ bỏ chính sách xét nghiệm mọi lúc mọi nơi, nhà máy của ông ở Hoa lục thiếu mất 20% công nhân. Tổng cục Thống kê vốn thường công bố những con số đẹp đẽ, nay nhìn nhận sản xuất và tiêu thụ đều sụt giảm do đại dịch, gây tác động khá lớn. Chắc chắn Trung Quốc không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2022. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ có thể là 2,7% trong năm 2022 và 4,3% năm 2023, "sự quay lại với quỹ đạo tăng trưởng liên tục sẽ lâu hơn dự kiến".

"Đừng nghe những gì Bắc Kinh nói…"

Về mặt chính trị, chuyên gia François Godement của Viện Montaigne nhận thấy "Nhng li hoa m bt hung hăng hơn ca Trung Quc không được phn ánh trong hành động". Trong ngắn hạn, kinh tế chậm lại không tác động đến ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc. Tuy xuất khẩu không còn tăng, nhưng thặng dư thương mại vẫn rất lớn và luồng đầu tư nước ngoài vẫn còn quan trọng. Cùng với Nga và Saudi Arabia, Trung Quốc có cán cân thanh toán thặng dư, và trọng lượng tài chánh không giảm sút. Ngược lại, dân số giảm sẽ có tác động lâu dài lên sức mạnh kinh tế.

Trong lãnh vực đối ngoại, những năm dài hung hăng với ngoại giao "chiến lang" và tăng cường quân sự hóa đã gây ra cú sốc không chỉ ở Hoa Kỳ. Nhật Bản tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, Đài Loan kéo dài thời gian quân dịch, kỹ nghệ vũ khí Hàn Quốc gia tăng kể cả xuất khẩu. Hoa Kỳ tạo ra tại Ấn Độ-Thái Bình Dương một liên minh quân sự với Úc và Anh. Châu Âu cứng rắn hơn về thương mại, củng cố các chính sách chống lại sự lũng đoạn của Bắc Kinh. Trước sự phản công này, Trung Quốc điều chỉnh mặt ngoài bằng cách tỏ ra bớt hiếu chiến hơn, mà việc bổ nhiệm Tần Cương (Qin Gang), cựu đại sứ ở Washington làm ngoại trưởng là một ví dụ.

Nhưng thực ra trong hành động thì không hề thay đổi. Bắc Kinh tiếp tục tăng cường vũ trang trên mọi mặt. Những tuần qua Trung Quốc đã tập trận hải quân chung với Nga trên Biển Hoa Đông, gia tăng áp lực quân sự lên Đài Loan, xâm nhập quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật, chưa kể xung đột trở lại với Ấn Độ ở Himalaya. Bắc Kinh tiếp tục bảo vệ lợi ích kinh tế, các yêu sách lãnh thổ và tìm cách thiết lập trật tự quốc tế có lợi cho mình. Tập Cận Bình luôn ủ mưu vượt qua mặt Hoa Kỳ. Trong khi theo như những gì Bắc Kinh vẫn nói, thì Trung Quốc không phải là một Nhà nước bá quyền như Mỹ, phương Tây !

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Dư luận Nga chấn động sau vụ Ukraine phá hủy căn cứ quân sự

Trọng Nghĩa, RFI, 03/01/2023

Việc Moskva ngày 02/01/2023 công khai thừa nhận hàng chục binh sĩ Nga bị chết trong một vụ tấn công của lực lượng Ukraine quả là một sự kiện gần như chưa có tiền lệ. Tính chất bất thường này tương ứng với cú sốc mà loạt tên lửa Himars của Ukraine, phá hủy căn cứ Nga tại thành phố Makiivka vào đêm giao thừa vừa qua, gây ra trong công luận Nga.

duluan1

Một cơ sở của quân Nga tại Makiivka, trong vùng Donbass, bị Ukraine oanh kích ngày 03/12/2022. AP

Đối với giới quan sát, cuộc không kích của Ukraine chính là đòn "ăn miếng trả miếng" từ phía Kiev sau các vụ không kích liên tục của Nga vào các thành phố Ukraine.

Trả lời kênh truyền hình Ả Rập Al Jazeera, nhà phân tích Samuel Ramani, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại Học Anh Quốc Oxford, cho rằng cuộc tấn công mới nhất của Kiev nhắm vào quân đội Nga ở Makiivka là đòn trả đũa làn sóng tấn công bằng tên lửa và drone mà Moskva đã tiến hành trong thời gian gần đây, nhắm vào các thành phố và cơ sơ hạ tầng dân sự của Ukraine, đặc biệt vào dịp năm mới.

Chuyên gia Ramani nêu bật sự kiện Makiivka "là thành trì của lính quân dịch Nga". Theo giới quan sát, việc số lính này bị thương vong nặng nề sẽ có ảnh hưởng to lớn trên công luận Nga, gây khó khăn cho giới lãnh đạo tại Moskva.

Và trong thực tế, mọi việc đã diễn biến theo chiều hướng đó. Ngay sau khi những thiệt hại mà Ukraine gây ra tại căn cứ Makiivka được biết đến, chính quyền và quân đội Nga đã phải đối mặt với cả một làn sóng chỉ trích nội bộ.

Giới chỉ huy quân sự Nga là thành phần bị đả kích đầu tiên. Theo hãng tin Pháp AFP, cựu lãnh đạo phe ly khai thân Nga Igor Strelkov, rất am hiểu tình hình trên chiến trường, đã lập tức lên tiếng tố cáo giới chỉ huy Quân Đội cất giữ đạn dược ngay tại nơi có đông đảo quân lính, khiến số người chết cao như thế.

Còn theo hãng tin Anh Reuters, nhiều đoạn video chưa được xác minh nhưng đã được đăng trực tuyến cho thấy một tòa nhà khổng lồ dùng làm doanh trại chỉ còn là đống đổ nát bốc khói.

Archangel Spetznaz Z, một blogger quân sự người Nga có hơn 700.000 người theo dõi trên Telegram, viết : "Những gì đã xảy ra ở Makiivka thật kinh khủng". Nhà bình luận này tố cáo : "Ai đã nghĩ ra ý tưởng bố trí số lượng lớn binh sĩ trong một tòa nhà, nơi mà ngay cả một kẻ ngốc cũng hiểu là khi bị trúng pháo kich, sẽ có rất nhiều người chết hay bị thương ?".

Đối với blogger này, giới chỉ huy quân sự Nga "không thể coi thường" việc đạn dược được cất giữ một cách lộn xộn trên chiến trường.

Igor Girkin, cựu chỉ huy lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine, một trong những blogger quân sự theo dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng nhất của Nga, thoạt đầu cho biết số người chết lên tới hàng trăm người, sau đó đã chỉnh sửa lại để bao gồm cả những người bị thương trong con số đó. Theo nhân vật này, đạn dược đã được cất giữ tại địa điểm này và các thiết bị quân sự của Nga ở đó không được ngụy trang.

Hãng AFP trích lời ông Andrey Medvedev, phó phát ngôn viên Nghị Viện thành phố Moskva phê phán : "Mười tháng sau khi bắt đầu chiến tranh, việc coi kẻ thù là một kẻ ngốc không nhìn thấy gì là một điều nguy hiểm và là một tội ác"

Trên mạng xã hội, một số người đã cáo buộc chính quyền cố tình hạ thấp số người chết. Trên VKontakte, mạng xã hội chính của Nga, một người Nga tên Nina Vernykh đã viết : "Chúa ơi, ai sẽ tin vào con số 63 chết ? Tòa nhà đã hoàn toàn bị phá hủy".

Vào tháng Tư năm ngoái, khi tuần dương hạm Moskva của Nga với thủy thủ đoàn hàng trăm người bị Ukraine đánh chìm, Moskva chỉ công nhận một người thiệt mạng.

Trọng Nghĩa

**************************

Tên lửa Ukraine phá tan căn cứ Nga ở vùng Donbass : ít nhất 63 lính thiệt mạng

Trọng Nghĩa, RFI, 03/01/2023

Moskva hôm 02/01/2023 loan báo có đến 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong một vụ pháo kích của lực lượng Ukraine vào một căn cứ Nga ở vùng Donbass. Đây là tổn thất nặng nề nhất trong một cuộc tấn công mà Moskva thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm ngoái.

ngauk4

Một chiến xa Nga bị Ukraine phá hủy tại vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 02/01/2023. AFP – Sameer al-Doumy

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Kiev đã bắn 6  tên lửa từ hệ thống Himars vào một đơn vị Nga gần thành phố Makiivka thuộc vùng Donetsk hiện do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Đã có 4 tên lửa phát nổ, khiến cho 63 binh sĩ Nga thiệt mạng, trong lúc 2 tên lửa khác đã bị lực lượng phòng không Nga bắn chặn.

Phía Ukraine xác nhận đã tiến hành cuộc không kích vào Makiivka và khẳng định có đến gần 400 lính Nga bị chết, một số lượng cực lớn nhưng khó có thể kiểm chứng.

Từ Kiev, thông tín viên Stephane Siohan tường trình :

Vào Thứ Hai hôm qua, đã xảy ra một điều hiếm thấy : Quân đội Nga đã thừa nhận một cuộc oanh kích của Ukraine, mà theo Điện Kremlin, đã làm cho 63 binh sĩ Nga thiệt mạng, ở Makiivka, một thành phố lân cận thành phố Donetsk, ở vùng Donbass ly khai.

Dường như là vào đêm giao thừa, ngay sau nửa đêm một chút, quân đội Ukraine đã phóng tên lửa Himars cực mạnh về phía một ngôi trường mà Nga sử dụng làm một trung tâm đóng quân tạm thời, nơi có vài trăm binh sĩ đồn trú.

Cảnh tàn phá đã được nhiều blogger quân sự Nga xác nhận qua việc công bố hình ảnh của một tòa nhà bị phá nát. Các nguồn tin này nói rõ là căn cứ có hàng trăm binh sĩ đang ở đó, ngay sát một kho đạn. Chính những tin nhắn chúc mừng năm mới mà lính Nga trao đổi với nhau đã giúp tình báo Ukraine định vị chính xác sự hiện diện đông đảo lính Nga tại nơi này.

Về phần mình, phía Ukraine hoàn toàn nhận trách nhiệm về đòn giáng mạnh đó vào kẻ thù. Kiev cho biết là 400 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, và 300 người khác bị thương, những con số gây ấn tượng mạnh, nhưng hiện chưa thể được xác minh...

Từ nhiều tháng qua, quân đội Ukraine đã tiến hành một số cuộc tập kích như vậy vào các doanh trại của Nga, nhưng lần này có lẽ là cuộc tấn công đẫm máu nhất nhắm vào quân đội Nga kể từ đầu cuộc chiến.

Trọng Nghĩa

***********************

Ukraine nói đã tiêu diệt hàng trăm lính Nga trong vụ tấn công bằng tên lửa

Elsa Maishman & Sam Hancock, BBC, 02/01/2023

Ukraine cho biết họ đã giết chết khoảng 400 binh lính Nga trong một cuộc tấn công bằng tên lửa vào khu vực Donetsk bị chiếm đóng.

ngauk1

Hình ảnh trông có vẻ như từ hiện trường vụ tấn công, do quân đội Ukraine đăng tải

Tên lửa nhắm vào một tòa nhà ở thành phố Makiivka, nơi được cho là các lực lượng Nga đang đóng quân.

Con số mà Ukraine nêu ra vẫn chưa được kiểm chứng. Giới chức thân Nga thừa nhận có thương vong, nhưng không xác nhận con số được báo cáo.

Tại Kyiv, các cuộc không kích ồn vang tối Chủ nhật, khi làn sóng tấn công mới nhất bằng máy bay không người lái và tên lửa từ ​​Nga tiếp tc din ra.

Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao được Nga hậu thuẫn tại các khu vực bị chiếm đóng của Donetsk, cho biết tên lửa đã tấn công Makiivka lúc 0g02 ngày đầu năm mới.

"Một cú đánh mạnh đến từ MLRS Himars của Mỹ, nhắm vào trường dạy nghề này", ông nói, đề cập đến các tên lửa do Hoa Kỳ cung cấp.

"Đã có người chết và bị thương, con số chính xác vẫn chưa được biết", Bezsonov cho biết thêm trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một số nhà bình luận và blogger người Nga thừa nhận có vụ tấn công - nhưng cho rằng các con số thấp hơn so với tuyên bố của Ukraine.

Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình người Nga, viết trên Telegram rằng "tổn thất đáng kể nhưng không hề sát" với con số 400.

Nhưng Igor Girkin, cựu quân nhân Nga nay chuyên bình luận tình hình, nói rằng hàng trăm người đã bị giết và bị thương, và bản thân tòa nhà "gần như là bị phá hủy hoàn toàn".

Ông nói rằng những người thiệt mạng đa phần là lính bị huy động gần đây chứ không phải là những người muốn đi chiến đấu.

Theo quân đội Ukraine, 300 người bị thương và khoảng 400 người thiệt mạng.

Chính quyền do Nga dựng lên cho biết ít nhất 25 quả rocket đã được bắn vào khu vực trong ngày cuối năm.

Vài giờ sau cuộc tấn công vào Makiivka, Kyiv bị khai hỏa. Thị trưởng thủ đô Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa đã nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của thủ đô.

Một người đàn ông ở Kyiv đã bị thương do mảnh vỡ từ một máy bay không người lái của Nga bị bắn hạ, ông thị trưởng cho biết thêm.

Vụ tấn công xảy ra ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn chiến thắng và "sự trở lại bình thường" cho Ukraine vào năm 2023.

Trong bài phát biểu mừng năm mới trên truyền hình Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình.

Quân đội Kyiv đã ra cảnh báo về các cuộc tấn công mới nhất ngay sau 01g00 (23g00 GMT) ngày thứ Hai.

ngauk2

Giới chức Ukraine đăng ảnh một chiecs drone Nga trên đó có viết dòng chữ tiếng Nga, "Chúc mừng năm mới"

"Cuộc tấn công trên không vào Kyiv cảnh báo trên không được kích hoạt ở thủ đô", quân đội thông báo trên Telegram.

Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của thành phố, yêu cầu mọi người ở trong những nơi trú ẩn.

Ông Kuleba, thống đốc khu vực, cho biết vũ khí là máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất, đồng thời nói thêm rằng chúng "nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng".

"Điều quan trọng bây giờ là giữ bình tĩnh và ở trong các nơi trú ẩn cho đến khi chuông báo động tắt", ông nói.

Nga đã nhắm đánh cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vài tháng qua, phá hủy các nhà máy điện và khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối trong mùa đông lạnh giá ở nước này.

Elsa Maishman & Sam Hancock

******************************

Ukraine tiếp tục bị Nga oanh kích bằng drone và tên lửa

Chi Phương, RFI, 02/01/2023

Vào rạng sáng ngày 02/01/2023, Kiev tiếp tục bị không kích.Theo AFP, trên mạng Telegram, lãnh đạo quân sự của thủ đô Kiev đã yêu cầu người dân ở nguyên tại nơi trú ẩn và khẳng định Kiev đã thành công bắn chặn 12 mục tiêu trên không.

ngauk3

Một khách sạn bị hư hại nặng nề do bị Nga oanh kích tại Kiev, Ukraine, ngày 31/12/2022. © AP - Efrem Lukatsky

Theo thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, vụ nổ ở quận Desnyanskyi sáng nay đã khiến một người bị thương. 

Trước đó, chính quyền Ukraine cho biết Nga cũng đã tấn công thủ đô Kiev và 7 vùng khác của Ukraine ngay trong đêm giao thừa, vào lúc chuyển sang năm mới. Một tên lửa đã rơi xuống trung tâm thủ đô Kiev, phá hủy phía bên ngoài của một khách sạn. Cảnh sát Kiev đã đăng tải trên mạng xã hội hình ảnh những mảnh vỡ của một drone, còn sót lại sau vụ nổ, với dòng chữ ghi bằng tiếng Nga : "Chúc mừng năm mới !" Vụ tấn công đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương. 

Theo tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, sau đó, trong ngày hôm qua, Nga đã thực hiện 35 cuộc không kích, chủ yếu sử dụng drone Shaheh-136 và tất cả đều bị bắn hạ. Nga cũng đã bắn tên lửa vào vùng Kherson, nhắm vào một bệnh viện nhi của thành phố. 

Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận đã nhắm bắn vào các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của Ukraine. Chính quyền phe ly khai thân Nga ở miền đông thì tố cáo quân đội Ukraine cũng đã tấn công vào Donetsk trong đêm giao thừa, khiến 15 người bị thương. 

Chi Phương

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Elsa Maishman, Sam Hancock, BBC, Chi Phương, RFI
Published in Diễn đàn

Năm mới 2023 : Không có hưu chiến cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 01/01/2023

Ngày 31/12/2022, người dân Ukraine bắt đầu năm 2023 giống như cách nước này kết thúc năm 2022 : Không có hưu chiến cho Năm mới. Nhiều thành phố của Ukraine, kể cả thủ đô Kiev hôm qua đã hứng chịu một trận mưa tên lửa mới từ Nga, khi chỉ mới bước qua năm 2023. 

uk1

Lính Ukraine đón Giao Thừa tại một trạm nghỉ quân sự ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 01/01/2023. Reuters - – Clodagh Kilcoyne

AFP cho biết, chỉ 30 phút sau khi bước qua năm mới, Nga ồ ạt dội tên lửa nhắm vào hai khu phố ở Kiev. Hiện chưa có thương vong nào được ghi nhận theo như đô trưởng thành phố Kiev, Vitali Klitschko, trên mạng Telegram. Về phần mình, thống đốc vùng Kiev Oleskiy Kouleba tuyên bố : "Đây chính là cách Nga chúc mừng năm mới chúng ta nhưng Ukraine sẽ bền gan chiến đấu". 

Trước đó, đầu chiều hôm qua, ít nhất có 11 vụ nổ đã vang lên tại thủ đô Kiev vào lúc người dân đang chuẩn bị đón năm mới. Theo giới chức tại Kiev, những vụ oanh kích này đã làm ít nhất một người chết và 22 người khác bị thương. 

Nhiều địa phương khác của Ukraine cũng bị oanh kích trong ngày cuối năm, nhất là tại thành phố Mykolaiv ở miền nam, Khmenlnytskyi ở miền tây Ukraine. Theo bộ tham mưu Ukraine, tổng cộng có đến 20 tên lửa hành trình được Nga bắn đi từ các chiếc oanh tạc cơ chiến lược xuất phát từ vùng biển Caspi, và 12 tên lửa trong số này đã bị hệ thống phòng không bắn chặn. 

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong bài diễn văn đầu năm gởi đến toàn dân, tuyên bố "Ukraine sẽ không tha thứ", khi cam kết rằng "sẽ không đặc xá cho những ai ra lệnh cho những cuộc tấn công này và những ai thực hiện chúng". Cũng theo nguyên thủ Ukraine, năm 2023 sẽ là năm của "chiến thắng" trong cuộc chiến chống Nga. 

Trong bối cảnh này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong lời chúc năm mới gởi đến toàn dân, đã cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine "cho đến khi nào giành được chiến thắng". Ông tuyên bố "chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một nền hòa bình công bằng và bền vững. Hãy tin tưởng vào nước Pháp và hãy tin cậy vào Châu Âu". 

Minh Anh

*************************

Năm mới 2023 : Tổng thống Putin tố phương Tây "sử dụng" Ukraine để "chia rẽ nước Nga"

Minh Anh, RFI, 01/01/2023

Cùng thời điểm Kiev bị oanh kích trong những thời khắc đầu tiên của năm mới 2023, đài truyền hình Nga ở vùng Viễn Đông phát sóng bài diễn văn Năm mới của tổng thống Nga Vladimir Putin. Điểm thiết yếu trong các kỳ lễ mừng của Nga, năm nay có phần đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine. 

uk2

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình gửi thông điệp chúc mừng năm mới, sau chuyến thăm tại một căn cứ quân sự ở Nga, 31/12/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Theo AFP, thay cho khung cảnh điện Kremlin như thông thường, năm nay, tổng thống Nga đọc lời chúc mừng năm mới trước một nhóm quân nhân tham chiến ở Ukraine. Tại tổng hành dinh của quân khu miền nam, tổng thống Nga trước hết nhắc lại rằng năm 2022 vừa qua là một "năm của những quyết định khó khăn" và những "sự kiện chết người".

Chủ nhân điện Kremlin khẳng định "sự đúng đắn về đạo đức và lịch sử" là "đứng về phía nước Nga". Do vậy, theo ông, nước Nga "sẽ chiến đấu vì một nền độc lập thật sự, bảo vệ dân tộc Nga trên chính lãnh thổ lâu đời của Nga". Đó còn là một lời kêu gọi mà tổng thống Nga muốn gửi đến những vùng của Ukraine bị Nga sáp nhập hồi tháng Chín năm 2022. Vladimir Putin còn có lời tri ân các binh sĩ Nga tử trận trong "chiến dịch quân sự đặc biệt", khi xem họ như là những "anh hùng" hoàn thành một "nghĩa vụ thiêng liêng". 

Trong lời chúc đầu năm, tổng thống Putin còn đưa ra những dự phóng cho năm 2023. Đó sẽ là một năm quyết định "số phận cho nước Nga". Ông tố cáo một "cuộc chiến trừng phạt thực sự do phương Tây tiến hành chống lại nước Nga". Tổng thống Nga khẳng định "phương Tây đã nói dối chúng ta khi nói về hòa bình nhằm chuẩn bị tấn công nước Nga". Chủ nhân điện Kremlin lên án Hoa Kỳ và Châu Âu đang "dùng Ukraine và người dân Ukraine một cách gian xảo để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga" trước khi hứa rằng "Nga rồi sẽ chiến thắng". 

Minh Anh

***************************

Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga - Trung củng cố hợp tác quân sự

Thùy Dương, RFI, 31/12/2022

Trong cuộc gặp trực tuyến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 30/12/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và ca tụng sự chống đỡ của Bắc Kinh và Matxcơva trước "các sức ép" chưa từng có và sự khiêu khích từ Phương Tây. 

uk3

Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm video với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/12/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Tổng thống Nga Putin hôm qua hy vọng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du cấp Nhà nước sang Nga vào mùa xuân 2023, để "chứng tỏ với toàn thế giới quan hệ gắn bó chặt chẽ" giữa hai nước. Theo AFP, trong suốt gần 8 phút, ông Putin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng lớn của mối quan hệ Nga - Trung như một nguồn tạo sự ổn định và sự cần thiết phải củng cố quan hệ quân sự song phương.

Ông Putin lưu ý, mối hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước góp phần bảo vệ an ninh Nga - Trung. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh hai cường quốc từ trước đã có "ý định củng cố quan hệ hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của Nga và Trung Quốc".

Đáp lại, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Nga trong bối cảnh "khó khăn" nói chung trên thế giới.

Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua tỏ ý lo ngại về việc Trung Quốc ngả sang Nga. Hãng tin Reuters dẫn lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, cho rằng "Bắc Kinh khẳng định trung dung, nhưng cách hành xử của họ rõ ràng cho thấy Bắc Kinh vẫn luôn cam kết có các quan hệ mật thiết với Nga", vì thế "Washington đang theo dõi chặt chẽ hoạt động" của Trung Quốc.

Thùy Dương

***************************

Ukraine cảnh báo : Nga chuẩn bị "một làn sóng động viên mới"

Trọng Nghĩa, RFI, 31/12/2022

Trong một đoạn video được công bố ngày 30/12/2022, bộ trưởng quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cảnh báo các công dân Nga về việc giới lãnh đạo Matxcơva đang chuẩn bị một đợt động viên rầm rộ mới và lên kế hoạch đóng cửa biên giới trong vòng một tuần để tiến hành việc này.

uk4

Ảnh minh họa : Những người lính Nga bị động viên chờ lên xe lửa ở Volgograd, ngày 29/09/2022. AP

Phát biểu bằng tiếng Nga, bộ trưởng quốc phòng Ukraine lưu ý : "Tôi biết chắc rằng các bạn chỉ còn quyền lựa chọn trong khoảng một tuần nữa mà thôi… Vào đầu tháng Giêng, chính quyền Nga sẽ đóng cửa biên giới đối với với nam giới, tuyên bố thiết quân luật và bắt đầu một làn sóng động viên mới. Biên giới của Belarus cũng sẽ bị đóng".

Theo ông Reznikov, làn sóng gọi nhập ngũ mới này "liên quan đến cư dân của các thành phố lớn của Nga". Theo báo điện tử Ukraine Kyiv Independent, trong các đợt động viên vừa qua, hai thành phố lớn như Matxcơva hay Saint- Petersburg không bị nhiều ảnh hưởng, trong lúc gánh nặng chủ yếu dồn vào các sắc dân thiểu số tại các vùng khác.

Trong cùng ngày trước đó, trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine, cho biết là vì thiếu quân, Nga đang lên kế hoạch cho một đợt động viên mới từ ngày 05/01/2023.

Về tình hình chiến sự, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối hôm qua cho biết là lực lượng vũ trang trong nước vẫn giữ vững các vị trí chống lại quân Nga ở vùng Donbass và đang có những bước tiến bộ nhỏ ở một số khu vực.

Sau hàng loạt những vụ không kích của Nga, tổng thống Ukraine khẳng định rằng nước ông đã tăng cường năng lực phòng không và sẽ tăng cường hơn nữa trong năm tới để bảo đảm an ninh cho chính mình và toàn bộ lục địa Châu Âu.

Cũng trong ngày hôm qua, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Minh cung cấp thêm vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Về phần mình, bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace đã công bố khoảng viện trợ hơn "1.000 máy dò kim loại Vallon" và "100 bộ thiết bị gỡ bom", hoặc bộ dụng cụ chống nổ, để "giúp dọn sạch các bãi mìn" và đảm bảo an ninh cho "các vùng lãnh thổ được thu hồi, nhà ở của cư dân và cơ sở hạ tầng".

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thùy Dương, Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế
jeudi, 22 décembre 2022 21:20

Chiến dịch mùa Đông của Putin

Chuyến đi M ca ông Zelensky s nh hưởng quyết đnh trên cuc chiến trong Mùa Đông 2022-23 vì ch có nhng vũ khí ti tân ca M mi giúp quân Ukraine đi phó vi chiến dch mùa Đông sp ti ca Vladimir Putin.

muadong1

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky đã bay ti Washington đ gp Tng thng Joe Biden và nói chuyn vi quc hi M.

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky đã bay ti Washington đ gp Tng thng Joe Biden và nói chuyn vi quc hi M. Đây là chuyến đi ra nước ngoài đu tiên k t khi nước ông b quân Nga xâm lăng vào tháng Hai năm nay.

Sau khi quân Ukraine tái chiếm nhiu phn đt b quân Nga chiếm đóng, cuc chiến tranh Ukraine đang trong tình trng dng co. T tháng Chín Ukraine đã tái chiếm tnh Khakiv, đot li nhng vùng b quân Nga chiếm phía Tây ca hai tnh Luhansk và Donetsk giáp biên gii Nga. Tháng 11 h đã đánh vào tnh Kherson b Nga cướp t ngày cuc chiến bt đu, ly li được th ph đu tháng 12. Nhưng Ukraine đang b đe da v kinh tế cũng như quân s, trong lúc Putin đang chun b cuc tn công trong mùa Đông sp ti.

Trong hai tháng qua, Nga áp dng chiến tranh phá hoi, bn vào các nhà máy và h thng đin trên toàn quc vi các ha tin tm xa và các máy bay nh không người lái, drones, do Iran cung cp. Mùa Đông khc nghit đang ti, Ukraine có th s lâm vào tình trng thiếu đin, thiếu nước dùng, các cơ xưởng công nghip b phá hoi hàng ngày.

Đi tướng Valery Valuzhny, tham mưu trưởng quân đi Ukraine nói vi báoThe Economist t ý lo lng. Nga có th tn công c h thng đin bng nhng ha tin có sc tàn phá mnh hơn và bn xa hơn. "Tinh thn binh sĩ s ra sao khi v con h b rét cóng ? Không có đin, không có nước, không được sưởi, làm cách nào có th đưa quân tr b ra chiến trường ?"

Gn đây, quân Nga bt đu thay đi chiến thut, sau khi Tướng Sergei Surovikin nm quyn tng ch huy, t tháng Mười. Nga s dng lc lượng lính đánh thuê Wagner làm đi quân xung kích, phn ln đu thin chiến nh kinh nghim trn mc Syria, li tuyn thêm nhng tù nhân b ti t hình hoc kh sai chung thân Nga, ra mt trn s được ân xá. Sau đó, đến nhng đám lính đánh thuê t Chechnya, mt vùng đã b sáp nhp vào Nga sau khi bi trn. Nhng đám quân này đang tn công thành ph Bakhmutt, tnh Donetsk, trong vùng vn còn thuc chính ph Ukraine. Thành ph này không có giá tr chiến lược nào quan trng. Cho nên Tướng Valuzhny cho rng người Nga ch mun "cm chân" quân Ukraine đó, dn sc bo v Bakhmut, s yếu hơn trên các mt trn khác. Ông Valuzhny khen Tướng Surovikin t ra có sáng kiến nhưng nói mình s không b đánh la.

Lc lượng quân Nga vn đáng k, mc dù cuc "tng đng binh" ca ông Putin ch đưa ra mt trn thêm 300.000 lính quân dch không đ khí gii, có khi thiếu c thc ăn và quân phc. Nhưng b trưởng quc phòng Estonia, ông Kusti Salm, nhn xét rng hin tượng h huy đng được mt s lính đông đúc trong thi gian nhanh chóng như vy cn phi được Ukraine và khi NATO chú ý. Khi NATO, đc bit là Anh quc, đã mt 18 tháng đ hun luyn được 30.000 quân Ukraine, ông Salm nhc nh.

Vi s quân đông đo hơn, dù không thin chiến, Nga có th luân chuyn lính t mt trn v ngh hu phương, ri li ra trn, thay phiên nhau. Đó là điu Tướng Valery Valuzhny nhn mnh khi ông nghĩ rng cuc đng binh ca Putin vn có hiu qu. Mt chng c là Nga vn c th được hai thành ph trong tnh Luhansk b quân Ukraine tn công, dù trong đó ch có nhng người lính đng viên, hun luyn sơ sài lo phòng ng.

Tướng Valuzhny nghĩ rng Putin đang chun b mt cuc tn công vào mùa Đông, có th bt đu vào tháng Giêng, tháng Hai, chm nht là tháng Ba năm 2023. Quân Nga s phn công các tnh b Ukraine chiếm li, nhưng có th li tn công vào tn th đô Kyiv.

Mt mi đe da khác trên quân đi Ukraine là vùng biên gii Belarus, mà ông tng thng Lukashenko vn là đng minh ca Vladimir Putin. Tháng 11, b trưởng ngoi giao Vladimir Makai b đu đc chết, có th do gián đip Nga ch mưu vì ông không mun Belarus tham d cuc chiến Ukraine. Tng thng Lukashenko đã phi thay đi c đu bếp và nhng người phc dch chung quanh vì lo s đến lượt mình b h th, theo bn tin ca báoKyiv Post ngày 11 tháng 12. Đu tháng 12, b trưởng quc phòng Nga đã ti th đô Belarus và sau đó chính ông Putin cũng ti Minsk. Nga đã tp trung 9.000 quân biên gii Belarus, ch cách Kyiv hơn 200 cây s.

Trước ngày ông Zelensky lên đường, b trưởng quc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên b s tăng quân s Nga t 1.150.000 lên 1,5 triu ; ngoài s binh sĩ đi quân dch s có 695.000 lính tình nguyn, mt phn s được đưa ti biên gii phía Tây, vì Phn Lan và Thy Đin s gia nhp khi NATO. Trong khi đó, Ukraine ch có 200.000 quân chính quy giàu kinh nghim chiến trường, trong tng s 700.000 gm c dân quân tình nguyn.

Trong d án ngân sách mà quc hi M s biu quyết trước khi đi ngh l, có 1,85 t USD vin tr cho Ukraine, đc bit nht là ln đu tiên s cung cp các tên la Patriot. Patriot là loi tên la rt hiu qu chuyên nhm đánh các ha tin ca đi phương trong lúc còn đang bay ti đích. Hin nay M ch cung cp Patriot cho 10 quc gia, trong đó có Israel, Đc, Nam Hàn, Nht Bn, Đài Loan ; Ukraine s là quc gia th 11 được trang b, sau Ba Lan.

Cùng vi Patriot, ngân sách vin tr mi cũng tng thêm các loi bom có th điu khin sau khi phóng đi. Các phi cơ chiến đu ca Ukraine có th lái trái bom nhm trúng đích, như ha tin hoc máy bay Nga. Đây chính là nhng vũ khí Ukraine đang cn đ ngăn làn sóng la t trên tri đánh xung các thành ph. Vic hun luyn quân sĩ đ quen s dng các vũ khí mi này s thc hin Đc trong nhiu tun l.

Đi tướng Valery Valuzhny nói rng Ukraine đang cn thêm 300 chiến xa (xe tăng), 600 đến 700 xe chiến đu cho b binh và 500 đi bác, Howitzers. Tt c s nh vin tr ca các nước t do dân ch mà hin nay M, Anh Quc, Đc và Pháp đóng góp nhiu nht. Các nước khác như Ý, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Thy Đin, Phn Lan cũng h tr. Các nước nh vùng Baltic vin tr cho Ukraine vi mt t s trên Tổng sản lượng nội địa (GDP) ln hơn t s vin tr ca các cường quc, vì h lo Putin s nhm đến nước h nếu thng Ukraine. Đó cũng là mi lo ca tt c các nước trước đây thuc Liên bang Xô Viết và các nước cộng sản Đông Âu.

Trước ngày ông Zelensky đi xe la qua Ba Lan đ bay sang Washington, Tng thng Biden đã đ ngh mt ngân sách 37 t m kim vin tr khn cp cho Ukraine, nhưng quc hi M đã biu quyết tăng lên thành 45 tỷ USD.

Hin nay đng Dân chủ còn kim soát H vin nên thông qua các món vin tr trên nhanh chóng. Trên thượng vin, c hai đng đu ng h, chng t nước M hoàn toàn đng sau lưng Ukraine, như Ngh sĩ Chuck Schumer, trưởng khi đa s tuyên b. Các ngân sách 1,85 t USD và 45 t USD được hai vin b phiếu trước ngày l Giáng Sinh vì mi lo ngi sang năm thành phn quc hi s thay đi, đng Cộng hòa s chiếm đa s H vin sau cuc bu c va qua.

Ngh sĩ Mitch McConnell, trưởng khi Cộng hòa Thượng vin cũng nói, "Lý do chính khiến chúng ta tiếp tc giúp Ukraine đánh đui quân Nga xâm lược là vì quyn li thc tế, lnh lùng ca nước M Đánh bi cuc xâm lăng ca Nga s giúp Châu Âu tránh được các cuc khng hong an ninh sp ti".

Nhưng Dân biu Cộng hòa Kevin McCarthy, California, sang năm có th s làm ch tch H vin, đã tng tuyên b rng s ông không chp nhn vin tr vô gii hn cho Ukraine, mà ông ví ging như ký mt ngân phiếu đ trng cho người th hưởng viết s tin vào.

Chuyến đi M ca ông Zelensky s nh hưởng quyết đnh trên cuc chiến trong Mùa Đông 2022-2023 vì ch có nhng vũ khí ti tân ca M mi giúp quân Ukraine đi phó vi chiến dch mùa Đông sp ti ca Vladimir Putin. Liu Tng thng Ukraine có th thuyết phc được nhng chính khách như ông Kevin McCarthy được không ?

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 22/12/2022

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Phương Tây chưa thể đánh quỵ nền kinh tế Nga sau 10 tháng áp dụng các trừng phạt

Trọng Nghĩa, RFI, 26/12/2022

Tính đến ngày 24/12/2022, như vậy là cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine do Nga tiến hành đã tròn 10 tháng. Ngay sau khi Moskva khởi chiến, phương Tây đã ban hành hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại nhằm bóp nghẹt Nga, buộc nước này ngưng chiến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là dù bị suy yếu, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững bất chấp 10 tháng trừng phạt.

nga1

Dầu lửa của Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu bất chấp trừng phạt của phương Tây. Ảnh : Tàu chở dầu xuất khẩu Nga tại cảng Novorossiysk, Nga, ngày 11/10/2022. AP

Phải nói là mục tiêu mà phương Tây đề ra với các biện pháp trừng phạt đáng kể rất rõ ràng : "Cắt đứt mọi ràng buộc giữa Nga và hệ thống tài chính toàn cầu". Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định nào là phong tỏa tài sản của Ngân Hàng Trung Ương Nga, nào là loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống giao dịch tài chính quốc tế SWIFT, nào là cấm vận dầu hỏa và khí đốt Nga…

Tuy nhiên, theo nhật báo Pháp Le Figaro ngày 23/12 vừa qua, các dữ liệu mới nhất về thương mại của Nga mà tổ chức tư vấn Bruegel tại Bruxelles thu thập được cho thấy là Moskva vẫn tiếp tục, ở mức độ thấp hơn, các giao dịch của họ với các nước Liên Âu, đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, những quốc gia chưa bao giờ thực sự lên án cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Ví dụ điển hình về sức đề kháng tốt của Moskva là cán cân thương mại của Nga với 34 quốc gia trên thế giới – trong đó có Liên Âu, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc – chiếm 75% kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga vào năm 2019, năm cuối cùng trước đại dịch. Vào tháng 3 vừa qua, ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu, Nga đã đạt mức thặng dư thương mại kỷ lục là 36,6 tỷ đô la, rồi sau đó ổn định ở mức gần với mức cuối năm 2021. 

Nghịch lý : Chính EU đã chi 106 tỷ cho Nga

Nga đã thu lợi được nhờ giá nguyên liệu thô tăng vọt, đặc biệt là khí đốt và dầu mỏ, và các khoản thu liên quan, do cuộc chiến Ukraine gây ra. Điều oái oăm là một mặt trừng phạt Nga, nhưng một mặt khác Liên Âu chưa từ bỏ việc nhập năng lượng từ Nga. Vào tháng 10 năm 2022 chẳng hạn, gần một nửa số nguyên liệu thô xuất khẩu của Nga được bán qua một quốc gia EU, với 9,7 tỷ đô la được chi cho việc mua dầu và khí đốt. Nếu tính thêm tiền mua than, số tiền mà các nước EU chi trả cho Nga lên tới 106 tỷ đô la trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 vừa qua !

Để giảm thiểu tác hại từ việc không xuất được hàng qua Châu Âu, Nga đã ồ ạt gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Ấn Độ. Trong thực tế, lượng dầu khí mà New Delhi mua của Nga đã tăng lên gấn năm lần và vào tháng 11 vừa qua, Moskva đã trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ấn Độ.

Đối với các sản phẩm khác mà Nga bán ra, xu hướng cũng tương tự như dầu khí : Xuất khẩu sang phương Tây đã giảm : (-62% với EU, -72% với Hoa Kỳ, -99% với Vương quốc Anh), trong lúc hàng hóa bán qua Trung Quốc và Ấn Độ lại gia tăng.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên duy nhất của NATO không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva, đã trở thành khách hàng của hơn 40% hàng xuất khẩu của Nga sang 34 quốc gia được nghiên cứu !

Trung Quốc : Nhà cung cấp chính cho Nga

Vế nhập khẩu trong cán cân thương mại của Nga cũng tuân theo logic của vế xuất khẩu. Theo tổ chức Bruegel, sau cú suy giảm dữ dội trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, việc mua hàng từ nước ngoài của Nga đã tăng lên trở lại, thậm chí còn trở lại mức trước xung đột trong trường hợp Trung Quốc, nước đã soán ngôi Châu Âu trong tư cách là nhà cung cấp chính của Moskva.

Nhìn chung, theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào tháng 10 năm 2022, giá trị nhập khẩu của Nga lên tới 14,2 tỷ đô la cho 34 quốc gia được nghiên cứu, so với 17,7 tỷ đô la một năm trước đó. Mức suy giảm đó rất đáng kể, nhưng rõ ràng là nền kinh tế Nga dường như còn lâu mới chuyển sang trạng thái tự cung tự cấp như mong muốn của phương Tây.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, việc kinh tế Nga không bị đánh quỵ không có nghĩa là trừng phạt của phương Tây hoàn toàn thất bại. Nếu có một lãnh vực có thể nói là hiệu quả, thì đó là các biện pháp trừng phạt công nghệ.

Theo một ghi chú do nhà nghiên cứu Iryna Bogdanova thuộc Viện Phát Triển Bền Vững Quốc Tế công bố, những đòn đánh vào lãnh vực công nghệ "có khả năng có tác động tàn phá, không chỉ đối với năng lực quân sự của Nga mà còn đối với khả năng phát triển các giải pháp công nghệ cho mục đích phi quân sự, đặc biệt bằng cách hạn chế quyền tiếp cận của Nga đối với các linh kiện bán dẫn".

Trọng Nghĩa

**************************

Tổng thống Nga : Chiến tranh Ukraine kéo dài là do Kiev và phương Tây

Trọng Thành, RFI, 26/12/2022

Trong một trích đoạn phỏng vấn trên kênh truyền hình Nga hôm 25/12/2022, tổng thống Vladimir Putin một lần nữa cố thuyết phục công luận về tính chính đáng của cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Ông Putin cảnh báo sẽ phá hủy "100%" các hệ thống tên lửa Patriot tối tân mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine để tự vệ.

nga2

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp với các quan chức quốc phòng Nga hôm 21/12/2022 tại Moskva, Nga. AP - Sergey Fadeichev

Nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng không nêu ra các đề xuất cụ thể. Theo tổng thống Nga, cuộc chiến kéo dài là do chính quyền Ukraine và phương Tây.

Thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình từ Moskva :

Nếu chiến sự tiếp diễn tại Ukraine, đó là do lỗi của phía Ukraine và các đồng minh phương Tây. Theo tổng thống Nga, vấn đề là các đối thủ địa chính trị của Nga, cụ thể là phương Tây và chính quyền Kiev, đang tìm cách chia rẽ "nước Nga lịch sử", phá hủy mối liên hệ truyền thống tồn tại từ nhiều thế kỷ nay giữa Kiev và Moskva.

Đây là quan điểm mà tổng thống Nga bảo vệ trong bài trả lời phỏng vấn phát trên truyền hình hôm Chủ nhật 25/12. Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng thảo luận với tất cả các bên tham gia vào tiến trình thương lượng này, nhưng với điều kiện là - cần chú ý sắc thái quan trọng này - có thể đạt được một số kết quả chấp nhận được. Tuy nhiên, tổng thống Nga đã hoàn toàn tránh nêu ra các hướng đàm phán hay đưa ra các ví dụ cụ thể cho phép đạt được một kết quả như vậy.

Đối với ông Putin, cuộc nói chuyện hôm qua cũng là một cơ hội để biện minh cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tổng thống Nga nhắc lại rằng Moskva chỉ bảo vệ các lợi ích của quốc gia, lợi ích của các công dân Nga, của nhân dân Nga. Sau khi tố cáo việc các lợi ích của Nga bị gạt ra bên lề sau bài phát biểu của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước Quốc Hội Mỹ, ông Putin hy vọng phương Tây cuối cùng sẽ lắng nghe Nga.

Ukraine đề xuất loại Nga khỏi ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an 

Về phần mình, chính quyền Ukraine dự kiến hôm nay sẽ chính thức đề xuất loại Nga khỏi ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Trong một chương trình truyền hình hôm qua, 25/12, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết vấn đề ghế thành viên thường trực của Nga tại Hội đồng Bảo an đã bắt đầu được thảo luận trong nội bộ giới ngoại giao. Theo ngoại trưởng Ukraine, nhiều người đặt câu hỏi cần làm thế nào để Nga "không trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới".

Kể từ đầu cuộc can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine, một số dự thảo nghị quyết lên án cuộc chiến xâm lăng của Nga đã bị bác tại Hội đồng Bảo an, do Moskva có quyền phủ quyết. Để đạt được một nghị quyết lên án Nga xâm lược, các đồng minh của Ukraine đã phải đưa dự thảo ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Trọng Thành

**********************

Chiến tranh Ukraine : Điện Kremlin cấm báo chí nói đến đợt động viên quy mô lớn mới

Trọng Thành, RFI, 25/12/2022

Chính quyền Nga ra lệnh cho truyền thông thuộc quyền kiểm soát nhà nước hoàn toàn không được nói đến khả năng một đợt động viên quân quy mô lớn mới, kể cả thông tin đến từ Quốc hội Nga. Báo chí Pháp hôm 24/12/2022, cho biết như trên.

noel2

Tấm áp phích với khẩu hiệu "Quân đội Nga - Đội quân chuyên nghiệp" tại Moskva, Nga, ngày 24/10/2022. AFP – Yuri Kadobnov

Báo Le Figaro dẫn lại thông tin từ báo Nga Moscow Times, ấn bản Anh ngữ, cho hay truyền thông Nga được lệnh cấm loan báo mọi thông tin về vấn đề này. Theo một nguồn tin từ nội bộ chính quyền Nga mà Moscow Times có được, trước lệnh cấm này, truyền thông vẫn có thể viết về "đợt động viên hiện tại, về các kịch bản và dự báo. Tuy nhiên, kể từ giờ, tất cả các dự báo đều bị cấm. Theo chính quyền, không được phép nhắc đến, kể cả thông tin đến từ một dân biểu của Duma, tức Hạ Viện Nga, hay từ một thượng nghị sĩ".  

Về phía Viện Duma Nga, các dân biểu đối lập khẳng định với Moscow Times là đã không nhận được bất cứ lệnh cấm đưa quan điểm về chuyện này. Theo một nghị sĩ đảng cộng sản, "có thể đã có một yêu cầu riêng đối với đảng Nước Nga Thống Nhất (đảng cầm quyền tại Nga)".  

Trong những tuần lễ gần đây, ngày càng có nhiều tin đồn về khả năng có một đợt động viên mới, kể từ khi bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoigu tuyên bố muốn bổ sung thêm 350.000 lính cho Quân đội. Hôm 21/12, trong một cuộc họp với các chỉ huy cao cấp của Quân đội, bộ trưởng quốc phòng Shoigu nêu khả năng cần đưa quân số từ 1,15 triệu hiện nay lên thành 1,5 triệu. Bên cạnh đó, tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc sẽ được chuyển từ 18 đến 27 tuổi hiện nay thành từ 21 đến 30 tuổi. Tổng thống Nga ủng hộ dự kiến tăng cường binh lực này.  

Le Figaro dẫn lại thông báo của ông Sergey Krivenko, giám đốc tổ chức bảo vệ nhân quyền Nga "Citizen Army Law", trên BBC News, dự kiến đợt động viên mới có thể sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng Giêng tới. Bởi, theo kế hoạch quân sự tại Ukraine của bộ quốc phòng Nga đã được thông báo, các lực lượng quân nhân mới động viên sẽ phải có mặt trên chiến trường Ukraine vào đầu mùa hè tới, và thời gian huấn luyện và chuẩn bị là khoảng từ 3 đến 4 tháng. "Citizen Army Law" là tổ chức trợ giúp về pháp lý cho quân nhân Nga.

Trọng Thành

****************************

Nga sẽ đáp trả quyết định của phương Tây áp giá trần đối với dầu thô

Trọng Thành, RFI, 23/12/2022

Phó thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 23/12/2022, tuyên bố Moskva dự kiến cắt giảm sản lượng dầu thô từ 500.000 đến 700.000 thùng mỗi ngày vào đầu năm 2023. Biện pháp này nhằm trả đũa việc Liên Hiệp Châu Âu (EU), khối G7 và Úc áp giá trần đối với "vàng đen" của Nga

nga4

Nhà máy lọc dầu Tatarstan của Nga. Ảnh chụp ngày 08/03/2022. © Reuters/Sergei Karpukhin

Ông Novak phát biểu : "Vào đầu năm tới, chúng tôi có thể giảm sản lượng dầu từ 500.000-700.000 thùng mỗi ngày, tương đương với khoảng 5-7% tổng sản lượng".

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại vào đầu tháng 12/2022, 27 quốc gia thành viên Liên Âu, khối G7 và Úc đã thống nhất mức giá trần 60 đô la/thùng đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển. Vượt quá mức giá trần này, các công ty vận tải và bảo hiểm của Liên Âu sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ vận chuyển các thùng dầu bằng đường biển.

Mục tiêu của lệnh trừng phạt mới này của phương Tây là làm cạn kiệt một phần thu nhập khổng lồ mà Moskva có được từ việc bán dầu khí và qua đó làm giảm nguồn thu của "cỗ máy chiến tranh" chống Ukraine.

Vài ngày sau khi phương Tây áp giá trần dầu thô Nga, tổng thống Vladimir Putin đã đe dọa sẽ cắt giảm sản lượng dầu nếu cần thiết và lên án một "quyết định ngu xuẩn". Phó thủ tướng Novak cũng từng nói rằng Kremlin sẽ chỉ bán dầu và các sản phẩm dầu cho những quốc gia hợp tác với Nga theo các điều kiện thị trường, ngay cả khi Nga phải giảm một chút sản lượng.

Trọng Thành

**************************

Nga mang tên lửa tối tân Zircon, Sarmat dọa Mỹ và NATO

Thu Hằng, RFI, 22/12/2022

Nga sẽ không tiếc tiền đầu tư cho quân đội để tiếp tục "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng mục tiêu cuối cùng là để chống lại "những sức mạnh quân sự được tất cả các nước NATO sử dụng để chống Nga", theo phát biểu của ông Putin ngày 21/12/2022. Quân số của lực lượng chính quy quân đội Nga sẽ tăng lên thành 1,5 triệu người ngay từ năm 2023 và quân đội sẽ được trang bị thêm hai loại siêu tên lửa Zircon và Sarmat.

nga5

Tên lửa liên lục địa Sarmat của Nga được trưng bày tại một địa điểm không được tiết lộ ở Nga, 01/03/2018. AP

Thông báo được nguyên thủ quốc gia Nga đưa ra vào lúc Mỹ cho biết sẽ giao hệ thống phòng không tối tân Patriot cho Ukraine nhân chuyến thăm Washington của tổng thống Volodymyr Zelensky. Bố trí tên lửa Patriot tại Ba Lan từng là lằn ranh đỏ được Moskva cảnh cáo với NATO, trước khi tấn công Ukraine. Bây giờ hệ thống phòng thủ tối tân của Mỹ lại được triển khai ở sát sườn Nga.

Zircon, Zermat phá thủng hệ thống phòng không Patriot ?

Trong một thông cáo được công bố trước khi tổng thống Zelensky đến Washington, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh : "Hệ thống phòng không Patriot có thể bắn chặn những tên lửa hành trình, tên lửa liên lục địa tầm ngắn và các máy bay ở độ cao hơn tầm bắn của những hệ thống phòng không được giao cho đến nay".

Thực vậy, Ukraine hiện có sẵn hệ thống phòng không S-300 và được cung cấp nhiều hệ thống khác của Châu Âu, như Crotal của Pháp, IRIS-T của Đức, SAMP-T của Ý, nên đã có thể bắn chặn 75% tên lửa và drone của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng. Tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, có tầm bắn từ 60 đến 160 km, sẽ giúp Ukraine lấp lỗ hổng phòng không, nâng tỉ lệ bắn chặn thành công lên thành 85%-90%, theo nhận định của tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, trên đài LCI ngày 21/12.

Tuy nhiên, khi thông báo tài trợ không giới hạn cho quân đội Nga, tổng thống Putin không nhắc đến Ukraine - vẫn được ông coi là dân tộc "anh em", mà nhắm đến kẻ thù chính là "những nước thứ ba muốn thế giới Nga tan rã". Cựu đại tá Michel Goya lưu ý khi trả lời đài RFI rằng tổng thống Nga nhắc đến NATO rất nhiều lần, như thể "chiến dịch quân sự đặc biệt" chỉ là "một trận chiến của cuộc đối đầu ở quy mô rộng hơn với NATO". Cho nên, có thể thấy hai loại siêu tên lửa Zircon và Sarmat của Nga không nhằm "mục đích khiến Ukraine sợ", mà là để "cân xứng với NATO".

Tên lửa Zircon và Sarmat từng được tổng thống Nga cho biết sớm được đưa vào biên chế trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Hải quân Nga vào cuối tháng 7. Theo ông, tên lửa Zircon "không có đối thủ trên thế giới", với tốc độ gấp 9 lần vận tốc âm thanh, sẽ giúp cho hải quân Nga "có khả năng đáp trả chớp nhoáng bất kỳ ai quyết định xâm phạm chủ quyền và tự do" của Nga.

Liên quan đến tên lửa nhiệt hạch liên lục địa Sarmat, Moskva cho biết vụ thử lần đầu tiên đã được tiến hành hôm 20/04/2022 ở phía tây bắc Nga. Tên lửa có thể mang hơn 10 đầu đạn hạt nhân hoặc quy ước và có tầm bắn đến 5.000 km. Khi vào đến bầu khí quyển, mỗi đầu đạn bay theo một lộ trình riêng biệt.

Nga tăng cường quân đội để đối phó với NATO

Do đó, những loại vũ khí tối tân này không có ý nghĩa thực tế trong cuộc chiến ở Ukraine, quá tốn kém nếu chỉ để phá hủy một kho vũ khí hoặc một nhà máy điện. Zircon và Sarmat thường khó bị bắn chặn, nên chủ yếu được nhắm vào những mục tiêu quân sự có tầm quan trọng hơn, như tầu sân bay. Theo cựu đại tá Michel Goya, thông báo của tổng thống Putin về việc triển khai hai loại siêu tên lửa là nhằm "răn đe Mỹ", vớt vát hình ảnh của quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga trước những thất bại trên chiến trường Ukraine.

Ngoài ra, khả năng sản xuất và sử dụng những tên lửa đó cũng được tướng Dominique Trinquand nêu ra khi trả lời đài RFI. Đúng là nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố rất nhiều về các loại tên lửa công nghệ cao, nhưng có bao nhiên tên lửa như vậy sẽ được phóng đi ? Theo ông, "những tuyên bố trên chỉ nhằm gây tác động về truyền thông và chưa cho thấy hiệu quả trên thực địa".

Điều chắc chắn là qua những phát biểu của nguyên thủ quốc gia Nga tại cuộc họp mở rộng của bộ quốc phòng, có thể thấy ông Putin sẽ không ngừng chiến tranh, dù ông thừa nhận cuộc xung đột ở Ukraine là một "thảm kịch chung" và lỗi là tại "những nước thứ ba muốn thế giới Nga tan rã".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Trọng Thành, Thu Hằng
Published in Quốc tế

Ukraine 'ưu tiên bảo vệ các tuyến biên giới' vì lo Nga lại tấn công 'từ Belarus'

BBC, 19/12/2022

Ông Zelensky, trong bài phát biểu qua video hàng đêm trước người dân Ukraine, cũng đưa ra lời kêu gọi mới tới các quốc gia phương Tây cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không tốt hơn như là "một trong những bước mạnh mẽ nhất" để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga.

zelensky1

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết bảo vệ biên giới của Ukraine là "ưu tiên hàng đầu" và đất nước của ông đã sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra với Nga và đồng minh Belarus, quốc gia mà Kyiv đã cảnh báo có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột kéo dài 10 tháng qua, theo Reuters.

Đầu ngày thứ Hai, cảnh báo không kích một lần nữa vang lên ở Kyiv và miền đông Ukraine, với các video về các vụ nổ và hệ thống phòng không được chia sẻ trên mạng xã hội.

"Bảo vệ biên giới của chúng tôi, cả với Nga và Belarus - là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", ông Zelensky nói sau cuộc họp vào Chủ nhật với chỉ huy quân sự của Ukraine. "Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các kịch bản phòng thủ có thể xảy ra".

Zelensky đã phát biểu vào đêm trước chuyến thăm Belarus của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh các cuộc thảo luận về một cuộc tấn công mới có thể xảy ra của Nga và những gợi ý rằng nó có thể bắt nguồn từ Belarus.

Trong nhiều tháng qua, giới chức Kyiv đã cảnh báo rằng Belarus có thể gia nhập quân đội Nga và đóng vai trò là bệ phóng cho một cuộc tấn công mới nhằm hình thành mặt trận thứ hai trong cuộc chiến.

Bất kể Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có thể bị thuyết phục làm gì cho Nga thì "điều này sẽ không giúp ích gì cho họ, giống như tất cả những ý tưởng bệnh hoạn khác trong cuộc chiến chống lại Ukraine và người Ukraine", Zelensky nói.

Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga và tổng thống Lukashenko đã cho phép sử dụng lãnh thổ của đất nước mình để tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Tuy nhiên, ông này đã nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa quân đội của đất nước mình tới Ukraine.

Kissinger kêu gọi đàm phán

Henry Kissinger, cố vấn an ninh của hai đời tổng thống Hoa Kỳ vừa nêu ý kiến về chiến tranh Ukraine trên một trang báo tiếng Anh.

Putin coi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga là một bước ngoặt khi Moscow cuối cùng đã đứng lên chống lại Phương Tây, do Hoa Kỳ lãnh đạo, vốn đang tìm cách tận dụng sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 bằng cách bẻ vỡ Nga.

Ukraine và phương Tây nói rằng Putin không có lý do gì để biện minh cho cho một cuộc chiến tranh kiểu đế quốc dẫn đến việc Nga hiện kiểm soát khoảng 1/5 Ukraine.

Henry Kissinger, kiến trúc sư của chính sách hòa hoãn Chiến tranh Lạnh đối với Liên Xô với tư cách là Ngoại trưởng vào những năm 1970, cho biết đã đến lúc đàm phán hòa bình.

Ông cảnh báo về ý tưởng "phá vỡ và làm suy yếu nước này", vốn sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân.

Ukraine từ chối đề xuất này, nói rằng nó có nghĩa là xoa dịu kẻ xâm lược bằng cách hy sinh các phần lãnh thổ của Ukraine.

"Tất cả những ai ủng hộ các giải pháp đơn giản nên nhớ điều hiển nhiên này : bất kỳ thỏa thuận nào với ma quỷ - một nền hòa bình tồi tệ mà Ukraine phải trả giá bằng lãnh thổ- sẽ là một chiến thắng cho Putin và là công thức thành công cho các nhà độc tài trên toàn thế giới", trợ lý tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak viết trên Telegram.

Các quan chức Điện Kremlin không đưa ra bình luận nào vào cuối ngày Chủ nhật.

Lời kêu gọi mới về hệ thống phòng không

Zelensky đã kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu để giúp giải quyết xung đột và hy vọng sẽ phát đi một thông điệp trước trận chung kết World Cup 2022. Ông nói rằng yêu cầu đó đã bị từ chối, nhưng thế giới vẫn nghe thấy lời kêu gọi hòa bình của ông.

Trong bài phát biểu của mình, Zelensky cũng đưa ra lời kêu gọi mới nhất trong số nhiều lời kêu gọi các quốc gia phương Tây tăng cường khả năng phòng không của Ukraine sau nhiều tuần Nga không kích vào mạng lưới năng lượng của nước này.

Ông Zelensky cho biết điện đã được khôi phục cho thêm 3 triệu người Ukraine trong 24 giờ qua sau vụ tấn công tên lửa hàng loạt hôm thứ Sáu tuần trước vào cơ sở hạ tầng điện khiến 3 người thiệt mạng và 9 cơ sở điện bị hư hại.

Cuộc xung đột đã giết chết hàng chục nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Zelensky nói với người dân Ukraine rằng các lực lượng vũ trang đang giữ vững vị trí ở thị trấn Bakhmut - nơi diễn ra giao tranh ác liệt nhất ở nước này trong nhiều tuần khi Nga cố gắng tiến vào khu vực Donetsk phía đông Ukraine.

Ông nói : "Chiến trường ở Bakhmut rất quan trọng. "Chúng tôi kiểm soát thị trấn mặc dù những kẻ chiếm đóng đang làm mọi cách để không bức tường nào còn nguyên vẹn".

Denis Pushilin, quan chức do Nga cài đặt tại khu vực Donetsk do Moscow kiểm soát, nói rằng quân Ukraine đã pháo kích vào một bệnh viện ở thành phố Donetsk, giết chết một người và làm bị thương một số người khác.

Reuters không thể xác minh độc lập các thông tin này tại chiến trường.

Nguồn : BBC, 19/12/2022

***************************

Ukraine : Kiev lại bị tấn công bằng drone trước thềm thượng đỉnh Nga – Belarus

Thanh Hà, RFI, 19/12/2022

Nhiều quan chức tại Kiev được AFP trích dẫn cho biết, trong đêm 18 rạng sáng 19/12/2022, thủ đô Ukraine lại bị tấn công bằng drone, một số cơ sở hạ tầng dân sự bị hư hại. Hôm nay, tổng thống Vladimir Putin đến Minsk hội đàm với người đồng cấp Alexander Lukashenko để chuẩn bị một cuộc tập trận chung. Kiev lo ngại Moskva đang phối hợp với chính quyền Minsk để mở một đợt tấn công mới từ Belarus nhắm vào Ukraine.

zelensky5

Thủ đô Kiev, khu vực ven sông Dniepr, hoàn toàn bị mất điện trong đêm 16/12/2022. © RFI / Stéphane Siohan

Phóng viên của AFP ghi nhận nhiều đơn vị cứu hỏa đã phải "can thiệp để dập tắt một đám cháy tại một nhà máy điện" ở thủ đô Kiev vào sáng sớm hôm nay. Thống đốc vùng Kiev, ông Oleksii Kouleba, cho biết "nhiều cơ sở hạ tầng và nhà ở của tư nhân bị hư hại", ít nhất hai người bị thương. Lãnh đạo quân đội Ukraine trong vùng, Sergueii Popko qua mạng Telegram tiết lộ đã phát hiện 23 drone và 18 trong số đó đã bị bắn hạ, nhưng "nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu" đã bị tấn công. Theo nhiều nguồn tin quân đội Nga sử dụng drone của Iran, loại Shahet 136-131, được phóng đi từ biển Azov.

Về phía Nga, tổng thống Vladimir Putin hôm nay đến Minsk hội đàm với người đồng cấp Belarus. Chuyến công du này diễn ra vào lúc quân đội Ukraine đặc biệt theo dõi tình hình ở biên giới sát với Belarus. Một số nguồn tin thân cận trong quân đội thậm chí còn nêu lên khả năng Nga phối hợp với Belarus chuẩn bị tấn công vào thủ đô Kiev đầu năm 2023. Phát biểu tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky trấn an công luận : Tình hình tại biên giới phía bắc là một "ưu tiên thường trực". Các giới chức tại Kiev đã chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống.

Hãng tin Interfax ngày 19/12/2022 trích dẫn Bộ quốc phòng Nga cho biết Moskva huy động nhiều đơn vị quân sự để thực hiện các "thao dượt mang tính chiến lược" với Belarus, nhưng hãng tin này không nói rõ về thời điểm và vị trí các cuộc diễn tập.

Thanh Hà

**************************

Anh Quốc thông báo viện trợ thêm đạn dược cho Ukraine

Chi Phương, RFI, 19/12/2022

Anh Quốc sẽ giao "hàng trăm ngàn đạn" cho Ukraine vào năm tới trong khuôn khổ hợp đồng 250 triệu bảng Anh. Thông báo được thủ tướng Rishi Sunakđưa ra nhân cuộc họp tại Riga hôm 19/12/2022 quy tụ lãnh đạo các nước Bắc Âu, các quốc gia vùng Baltic và Hà Lan tham gia Lực lượng Viễn chinh Hỗn hợp (Joint Expeditionary Force - JEF).

zelensky3

Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu tại cuộc họp của Joint Expeditionary Force (JEF) tại Riga, Latvia, ngày 19/12/2022. AP - Henry Nicholls

Lực lượng JEF bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Iceland, Litva và Latvia, Hà Lan, Thụy Điển và Anh Quốc. Chiều nay, lãnh đạo các nước này tập trung thảo luận về những nỗ lực đang triển khai nhằm đối phó với những thách thức mà Moskva đang đặt ra trong khu vực Bắc Âu và vùng biển Baltic. Theo dự kiến tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu qua video với các đối tác tham gia lực lượng JEF.

Từ đầu cuộc chiến Ukraine, Anh Quốc đã huy động nhiều phương tiện quân sự hỗ trợ Ukraine. Luân Đôn đã gửi các dàn pháo đa nòng và đã cung cấp hơn 100.000 đạn cho Ukraine. Thủ tướng Sunak nhấn mạnh Luân Đôn và các đối tác quyết tâm "vãn hồi hòa bình tại tại Châu lục" và để đạt được mục tiêu này, các bên cần "ngăn chặn mọi hành vi răn đe và triển khai các phương tiện cần thiết chứng minh khả năng phòng thủ của Châu Âu trước những mối đe dọa nguy hiểm nhất".

Cùng ngày quân đội Nga khẳng định đã bắn hạ 4 tên lửa HARMS của Mỹ trong vùng Belgorod, thuộc lãnh thổ Nga sát biên giới Ukraine. 

Chi Phương

************************

Ukraine : Người dân vùng sông Dniepr dưới chính quyền thân Nga

Chi Phương, RFI, 19/12/2022

Kể từ khi quân đội Nga rời khỏi Kherson, sông Dniepr trở thành chiến tuyến, đường ranh giới ngăn cách lực lượng Nga và Ukraine. Trên dòng sông chảy qua vùng Zaporijjia và Kherson, nhiều hệ thống thủy điện được xây dựng, như trạm thủy điện ở Novaya Kakhovka. Vào tháng 11/2022 vừa qua, Nga và Ukraine cáo buộc nhau muốn nã pháo vào đập thủy điện này để nhấn chìm các ngôi làng xung quanh. 

zelensky4

Đập thủy điện Kakhovka, tỉnh Kherson, miền nam Ukraine. © Wikipedia

Tại làng Novaya Kakhovka do Nga kiểm soát, nhiều người đã sơ tán, còn những người ở lại tiếp tục cuộc sống. Thông tín viên RFI Anissa El Jabri có mặt tại chỗ và cho biết thêm tình hình :

"Các trận cuồng phong đã dịu đi nhờ vào hơi ẩm nhẹ phả lên từ bờ sông. Tiếng pháo nổ vang dội cách đó vài chục km. Cây cầu bắc qua sông Dniepr đã bị phá hủy một phần và không thể sử dụng được từ giữa tháng 11. Với các trận giao tranh dữ dội hơn, lệnh giới nghiêm đã chuyển từ 22 giờ thành 19 giờ. Vào lúc trời tối sớm hơn, thành phố gần như vắng bóng người ngay từ giữa buổi chiều.

Đại diện cơ quan báo chí của chính quyền Nga ở ngôi làng này nói : "Hãy nhìn xem, ở phía bên này của con đường đã bị phá hủy nặng. Con đường này gần đây đã bị đánh bom. Tốt nhất là không nên đến đó vì rất nguy hiểm". 

Chính quyền của vùng do Nga kiểm soát đã di dời sâu vào trong (cách xa sông Dniepr), nhưng cơ quan báo chí vẫn đi cùng với chúng tôi, vì lý do an ninh. Một vài người dân chúng tôi gặp trên đường cho biết họ không tuân lệnh chính quyền mới : "Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng tiền Ukraine Hryvnya. Chúng tôi vẫn làm theo ý của mình". 

Thế nhưng, chính quyền Nga tại khu vực này đã dự trù ngừng lưu thông tiền của Ukraine kể từ ngày 31/12. Đồng hryvina sẽ tiếp tục được hoán đổi tại các ngân hàng. Đối với người y tá này, điều này không quan trọng, vì bà đã đổi hết tiền Hryvina sang đồng rúp của Nga từ lâu rồi, nhưng bà có những mối lo khác : 

"Tôi có hai bệnh nhân, họ phải nằm tại giường, không thể di chuyển được. Một người thì có con trai ở Châu Phi, còn người kia thì bị người thân bỏ rơi. Họ đã đề xuất cho tôi đi sơ tán, nhưng tôi không thể để bệnh nhân của tôi ở đây một mình không ai chăm sóc. Cuộc sống hàng ngày của tôi chỉ là dọn dẹp nhà cửa, làm việc, về nhà, rồi lại đi làm". 

Đáp lại cáo buộc của phía quân đội Ukraine cho rằng Moskva sẽ bỏ rơi những vùng lãnh thổ này, chính quyền Nga tố cáo quân đội Ukraine muốn gieo rắc sợ hãi và bảo đảm họ sẽ trụ lại đây".

Chi Phương

Additional Info

  • Author BBC, RFI, Thanh Hà, Chi Phương
Published in Quốc tế

Nga tăng cường phòng thủ chiến tuyến Zaporijjia và Kherson

Minh Anh, RFI, 18/12/2022

Quân đội Nga trong thông cáo cho biết bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 18/12/2022, đã đến thăm các lực lượng Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thông báo này được đưa ra hai ngày sau cuộc họp giữa tổng thống Nga và các chỉ huy quân sự Nga tại Ukraine, yêu cầu đề xuất bước kế tiếp cho chiến dịch.

ngauk1

Pháo binh Ukraine bắn phá các mục tiêu của Nga trong khu vực Zaporijjia, ngày 16/12/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Trong khi chờ đợi, các chiến tuyến tại những vùng Zaporijjia và Kherson ở bờ nam sông Dniepr đã được quân Nga củng cố. Thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri đã đến vùng này và gởi về bài tường thuật : 

"Chưa có lúc nào việc kiểm soát của Nga trên các nẻo đường ở vùng Zaporijjia và Kherson lại bị siết chặt như lúc này. Thậm chí một số trục lộ còn cấm thường dân đi qua. Để đi đến đó, bạn phải xuất trình thông tin đăng nhập tại những chốt kiểm soát nằm giữa nhiều khối bê-tông, thường có hình tam giác khổng lồ mà chúng còn được gọi là răng rồng. 

Nhất là người ta thấy chúng rất nhiều trên những cánh đồng còn xanh. Ở hai phía của mỗi trục, những răng rồng này được nối với nhau bằng dây xích thép và được quấn kẽm gai. Nền đất thì bị những xe đào đất xới tung cả lên : Chúng đào những con hào rộng. Từ ngoài đường, người ta có thể đoán đó là những công sự kiên cố. 

Các công trường và những con đường được bảo vệ bởi các binh sĩ được trang bị kỹ. Giống như tại Crimea, Luhansk, quân đội Nga ở bên này bờ sông Dniepr đã lập các tuyến phòng thủ, rồi củng cố chỉ trong vài tuần. Những tuyến phòng thủ có thể thấy rõ từ trên không. Những công sự này gởi đi một thông điệp : Không có chuyện để xe tăng Ukraine ào ào băng qua khi nền đất trở nên đông cứng dưới giá lạnh". 

Minh Anh

***************************

Chiến tranh Ukraine : Đa số người dân Kiev vẫn sống trong bóng tối

Phan Minh, RFI, 18/12/20022

Tình hình ở Ukraine vẫn rất căng thẳng sau khi nước này tiếp tục phải hứng chịu những trận oanh kích của quân đội Nga hôm 16/12/2022. Theo các nhà chức trách Ukraine, những trận oanh kích của Moskva đã gây ra thiệt hại lớn cho mạng lưới điện của đất nước.

UKRAINE-RUSSIA-CONFLICT-WAR-ENERGY

Mặc dù không cvos điện, người dân Ukraine vẫn tiếp tục buôn bán trên đường phố Kiev, tối ngày 16/12/2022. AP - Felipe Dana

Mặc dù điện đã được khôi phục trở lại ở một số nơi trong nước vào hôm qua 17/12, nhưng phần lớn người dân ở thủ đô Kiev vẫn phải sống trong bóng tối. Do vậy, các công ty phân phối điện tư nhân của Ukraine đang dốc hết sức để khôi phục mạng lưới điện đất nước.

Thống tín viên Stéphane Siohan đã gặp Yurii Herasko, phụ trách đội can thiệp khẩn cấp tại DTEK, một công ty phân phối điện tư nhân của Ukraine và gửi về bài phóng sự :

Yurii Herasko là người quản lý đội can thiệp khẩn cấp tại DTEK, công ty phân phối điện tư nhân lớn nhất Ukraine. Họ được đưa lên tuyến đầu mỗi khi có tên lửa rơi xuống thủ đô.

Yurii nói : "Hầu hết các cuộc tấn công của kẻ địch đều nhắm vào thiết bị điện cao thế. Đó là các đường dây 110 hoặc 330 kilovolt, máy biến thế, nhà máy điện và toàn bộ mạng lưới phân phối điện cao thế. Việc khôi phục nguồn điện sẽ mất nhiều thời gian, và đó là điều không thể khắc phục trong nháy mắt".

Đội can thiệp khẩn cấp giống như những người lính năng lượng, vì hơn 500 cơ sở hạ tầng điện quan trọng đã bị oanh kích kể từ khi chiến tranh nổ ra trên toàn quốc.

Yurii nói tiếp : "Khi những chiếc drone tự sát bay đến, chúng tôi không biết chính xác chúng sẽ tấn công vào đâu, bởi vậy, đội ngũ chúng tôi có mặt ở vị trí làm việc của mình. Chúng tôi đã có chỉ dẫn và mọi người biết phải làm gì trong trường hợp bị không kích : đi đâu trú ẩn và bảo đảm an toàn cho bản thân".

Đối với Yurii Herasko, vấn đề chính không phải là việc sản xuất điện trong các nhà máy bị ảnh hưởng, mà là nguồn dự trữ vật liệu về sửa chữa bị cạn kiệt.

Yurii nói thêm : "Đó là các cầu dao ngắt điện, máy biến thế và trạm hạ thế chuyển dòng điện từ 110 kilovolt xuống 10-15 kilovolt và nói chung là tất cả vật liệu cho đường dây cao thế".

Yurii tin rằng trận chiến về điện sẽ tiếp tục cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Phan Minh

************************

EU : Phá hủy lưới điện của Ukraine vào mùa đông là "hành vi khủng bố mù quáng"

Chi Phương, RFI, 17/12/2022

Chỉ còn một tuần nữa là đến Giáng Sinh, chính quyền Kiev hôm 17/12/2022, thông báo đang nỗ lực khôi phục lại hệ thống điện đã bị tên lửa của Nga phá hủy từ những ngày qua. Liên Hiệp Châu Âu lên án hành động tấn công của quân Nga vào Ukraine, gọi đây là tội ác chiến tranh.

ngauk3

Tuyết rơi xuống thành phố Kiev (Ukraine) tối 16/12/2022, vào lúc tình trạng mất điện tiếp tục diễn ra do oanh kích của Nga. AP - Felipe Dana

Quân đội Ukraine cho biết tổng cộng Nga đã bắn 76 tên lửa, lực lượng Ukraine đã bắn chặn thành công 60 tên lửa ngày 16/12. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết thủ đô Kiev và 14 vùng đã bị mất điện và mất nước. Ông Zelensky cho biết các kỹ sư và đội ngũ sửa chữa đã bắt đầu làm việc ngay khi còi báo động reo lên, và đang làm mọi cách để khôi phục lại hệ thống cung cấp điện quốc gia, hãng tin Pháp AFP trích dẫn.

Cụ thể, tại Kiev, chỉ một phần ba dân cư của thủ đô vẫn có thể sử dụng nước và máy sưởi. Tại Kharkiv, chính quyền địa phương thông báo đã khôi phục lại được 55% hệ thống điện vào tối hôm qua. Còn tại Bakhmut, nơi mà Moskva vẫn đang không ngừng tấn công, khoảng 200 lò sưởi sử dụng củi, được các tình nguyện viên phân phát cho người dân. Cách đó không xa, ở Kramatorsk, thành phố đã bị mất điện từ chiều qua, người dân không còn kết nối vào mạng điện thoại.

Cuộc tấn công của Nga ngày hôm qua đã khiến ít nhất 3 người thiệt mạng ở Kryvyï Rig, miền nam Ukraine. Còn về phía Nga, chính quyền ly khai ở Lougansk, vùng Donbass, đã cáo buộc lực lượng Ukraine nã pháo vào hai địa phương, khiến 11 người thiệt mạng.

Theo AFP, đây không phải là đợt pháo kích đầu tiên của Nga, nhắm vào các hạ tầng năng lượng ở Ukraine. Hôm qua, trong một thông cáo, bộ ngoại giao Pháp đã lên án các đợt pháo kích của Nga hôm thứ Sáu - cấu thành tội ác chiến tranh. Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell thì tố cáo điện Kremlin lại thực hiện một "hành động khủng bố mù quáng" mới, đó là các "cuộc tấn công tàn bạo vô nhân đạo" của Nga vào Ukraine. 

Về phía Moskva, điện Kremlin cho biết tổng thống Vladimir Putin đã hội đàm với các lãnh đạo của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm thứ Sáu, giữa lúc Nga nã pháo hàng loạt vào Ukraine. Trong một đoạn video mà kênh truyền hình của Nga đăng tải hôm nay, ông Putin đã hỏi các lãnh đạo quân sự "tôi muốn nghe đề xuất của mọi người về các hành động của chúng ta về ngắn và trung hạn". 

Sáng nay, Reuters cho biết còi báo động kêu gọi mọi người trú ẩn khẩn cấp tiếp tục vang lên trên khắp Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev.

Chi Phương

Additional Info

  • Author Minh Anh, Phan Minh, Chi Phương,
Published in Quốc tế

Mùa đông buốt giá đi qua, Nga sẽ lại kéo quân vào Kiev ?

Trong bóng tối và giá rét, người dân Ukraine cầm cự qua ba tháng mùa đông khắc nghiệt, người lính chuẩn bị đối phó những trận đánh của quân Nga vào mùa xuân, kể cả việc Kiev lại bị tấn công. Tổng thống Zelensky và các tướng lãnh đứng trước những chọn lựa quan trọng cho vận mệnh đất nước. Hạ tầng bị đánh phá, giao tranh dai dẳng ác liệt ở Bakhmut, thiếu đạn dược trầm trọng trước số lượng quân Nga áp đảo... Cuộc chiến đã trở thành một cuộc chạy đua tái vũ trang.

muadong1

Khách bộ hành đi giữa trời mưa tuyết trên đường phố Kiev ngày 07/12/2022. Nga tiếp tục oanh kích vào các thành phố Ukraine khiến người dân không còn điện sinh hoạt và hệ thống sưởi trong mùa đông. Reuters – Gleb Garanich

L'Obs tuần này chạy tựa "Cải cách hưu bổng : Vì sao Macron muốn áp đặt", L'Express giải thích "Khoa học nói gì về giấc ngủ". Courrier International ra ba số nhập một trước khi nghỉ tết sớm, với chuyên đề "Hạnh phúc". Le Point ra số đúp "Các nhà độc tài đã kết thúc như thế nào", thuật lại những ngày cuối cùng của Hitler cho đến Kadhafi, và đưa ra kịch bản sụp đổ của Putin. Trang bìa The Economist dùng màu nền xanh nhạt với chân dung tổng thống Volodymyr Zelensky cùng hai vị tướng, xung quanh là những bông tuyết trắng, chạy tựa "Cuộc chiến tranh mùa đông".

Sự trả thù hèn hạ vào thường dân Ukraine nhằm hủy diệt ý chí

Tuần báo L'Obs trong bài "Tại Ukraine, cuộc chiến dữ dội của giá băng" nhận thấy suốt hai tháng qua, Nga liên tục oanh tạc cơ sở hạ tầng nhằm nhấn chìm hàng triệu người trong giá lạnh và bóng tối, để mưu toan làm người dân Ukraine kiệt lực, không còn ý định kháng cự. Công ty điện lực Ukrenergo phải cúp điện luân phiên để tránh cho lưới điện không bị quá tải. Đợt oanh kích quy mô từ ngày 23/11 khiến nhiều triệu thường dân Ukraine không điện thắp sáng, không được sưởi ấm và nhiều khi còn không có nước uống vì nhiều trạm bơm không hoạt động. Riêng đợt oanh tạc mới nhất hôm 16/12 do những cơ sở bị thiệt hại trải dài khắp bắc, trung, nam, nên Ukrenergo mất nhiều thời gian hơn để tái lập.

Những vùng bị cúp điện nhiều nhất là Kharkiv, Donetsk, Kherson, Mykolaiv gần trận địa, nhưng thủ đô Kiev và các thành phố lớn như Odessa cũng bị ảnh hưởng lớn. Ai nấy đều trang bị bình điện để sạc điện thoại và máy tính, khi màn đêm buông xuống phải dùng đèn pin để soi trên lề đường tuyết phủ trơn trợt. Người già, người tàn tật sống ở tầng cao từ nay coi như bị nhốt trong nhà vì thang máy không còn hoạt động. Courrier International trích trang web Nga lưu vong "Meduza" đặt ở Latvia, cho biết truyền hình Nhà nước Nga và các kênh Telegram thân Kremlin không thể né tránh thực tế này, nhưng tìm cách bóp méo. Họ chế giễu thảm cảnh của người dân Ukraine bằng những từ ngữ miệt thị, còn nếu hỏa tiễn trượt mục tiêu thì nói rằng tự người Ukraine phá hủy !

Trong cuộc chiến giá rét này, Moskva huy động tổng lực, bắn hàng trăm hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng Ukraine. Nhà nghiên cứu Angélique Palle của Irsem cho biết trên 30 % năng lực của mạng giao thông hoàn toàn bị hư hại, tương đương với toàn bộ thiệt hại của mạng lưới Pháp vào cuối Đệ nhị Thế chiến, nhưng hệ thống Ukraine bị hủy hoại chỉ trong vài tuần lễ. Nga đánh vào mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng : oanh kích cả các nhà máy nhiệt điện và thủy điện, các trạm biến điện, tóm lại là phân nửa cơ sở hạ tầng điện Ukraine. Vốn có cùng mạng lưới với Kiev thời Liên Xô, Moskva có nhiều thông tin cụ thể thuộc loại mật, và Putin không bỏ lỡ cơ hội trả thù việc Kiev phá hủy một phần cầu Kerch nối với Crimea.

Cuộc chiến giá lạnh "chỉ còn 100 ngày nữa thôi !"

Việc tấn công mạng lưới năng lượng Ukraine còn mang nặng ý nghĩa chiến lược. Làm thế nào vui vẻ được khi lạnh run, không có bữa ăn nóng, mà nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 0°C ? Đánh vào hậu phương, quân Nga hy vọng chia rẽ người dân và chính phủ để họ đòi chấm dứt chiến tranh. Theo bà Palle, đến nay vẫn không hiệu quả, "nhưng cái lạnh ngày càng khủng khiếp". Moskva còn tìm cách giảm năng lực kỹ nghệ của Ukraine. Không có điện, Kiev không thể sản xuất phụ tùng thay thế cho xe quân sự. Nga oanh kích còn nhằm gây rối loạn hệ thống liên lạc. Quân đội Ukraine có máy phát điện và mạng lưới truyền tin, nhưng dựa nhiều vào thông tin từ thường dân. Nếu mạng điện thoại không còn hoạt động, Ukraine sẽ mất đi lợi thế chiến thuật lớn.

Sửa chữa mạng lưới điện rất nguy hiểm, đã có 9 công nhân thiệt mạng, họ là những "người hùng thời đại". Dù làm việc 7 ngày/7, 12 tiếng đồng hồ/ngày, họ không thể làm nên phép lạ. Hồi năm 2013 tại Silicon Valley, những kẻ tấn công đã bắn hư 17 trạm biến điện, việc sửa chữa tốn 15 triệu đô la, kéo dài 27 ngày, mà đó là có đầy đủ thiết bị.

Thứ trưởng Năng Lượng Ukraine Yarolav Demchenkov kêu gọi giúp đỡ vì sắp hết thiết bị biến điện cao tần, nhưng khổ nỗi chuẩn Châu Âu khác với Ukraine. Thiết bị ngắt mạch, dây cáp, vật liệu cách điện cũng thiếu. Anh và EU chi khoảng mấy chục triệu đô la để mua máy phát điện và bảo đảm tín dụng cho Ukrenergo, ngoại trưởng Mỹ loan báo viện trợ 53 triệu đô, hôm 13/12 EU giải ngân 30 triệu euro để mua các bóng đèn LED... Nhưng còn phải chế những thiết bị theo tiêu chuẩn đặc thù Ukraine và việc này mất nhiều tháng.

Trong khi chờ đợi, Kiev không còn ở thế thủ : lần đầu tiên hai căn cứ không quân và một phi trường quân sự Nga cách xa hơn 500 kilomet bị tấn công. Phó thủ tướng Ukraine Iryna Verechtchouk hôm 30/11 khích lệ : "Mùa lạnh kéo dài khoảng 100 ngày, chỉ 100 ngày thôi, rồi mùa xuân sẽ đến !". Tại Kiev, đô trưởng Vitali Klitschko quyết định duy trì truyền thống dựng cây thông mùa Giáng Sinh. Cây thông Noel cao 12 mét sẽ được trang trí bằng "những dây đèn tiết kiệm năng lượng, hoạt động bằng máy phát điện". Một tia hy vọng trong đêm mùa đông Ukraine giá lạnh.

Mùa đông băng giá đi qua, Nga sẽ lại tấn công Kiev ?

Trong bối cảnh ấy, Nga đang tập trung quân và vũ khí cho một cuộc tấn công lớn ngay từ tháng Giêng, hoặc trong mùa xuân ; xuất phát từ Donbass, từ miền nam hay nước chư hầu Belarus. Mục đích là đẩy lùi lực lượng Ukraine, thậm chí có thể mưu toan chiếm thủ đô Kiev lần thứ hai. The Economist cho biết đó không phải là nhận định của tờ báo, mà từ tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, tướng Valery Zaluzhny.

Từ hai tuần qua, The Economist đã có một loạt cuộc trao đổi với vị tướng nổi tiếng này và tư lệnh lục quân Oleksankr Syrsky, cùng với tổng thống Volodymyr Zelensky. Ở lần phỏng vấn gần nhất hồi tháng Ba, cuộc trò chuyện với ông Zelensky diễn ra trong một "phòng tình huống" - một boong-ke bí mật chứa đầy mì ăn liền, trong không khí hết sức căng thẳng. Giờ đây tổng thống đã trở lại văn phòng ông ở Kiev. Dù những bao cát và bẫy xe tăng vẫn còn, nhưng tâm trạng nặng nề trong thời gian đầu đã biến mất.

Tướng Zaluzhny cảnh báo người Nga đang chuẩn bị khoảng 200.000 tân binh, họ có thế mạnh về người, và Ukraine đang cần thêm nhiều vũ khí để chiến đấu. Himars đã giúp phá hủy nhiều kho tàng của Nga, nhưng nay quân Nga di chuyển khỏi tầm bắn nên Kiev cần những vũ khí mạnh hơn như ATACMS có thể đánh trúng mục tiêu ở xa gấp đôi, cộng với đạn dược, pháo các loại, xe tăng… Cuộc chiến đã trở thành cuộc chạy đua tái vũ trang. Patriot của Mỹ rất lợi hại, nhưng còn mất nhiều tháng huấn luyện và theo tuần báo Anh, lẽ ra nên cung cấp cho Kiev sớm hơn.

Zelensky và các tướng lãnh trước vận mệnh đất nước

Ba nhân vật chủ chốt trong công cuộc kháng chiến của Ukraine đều nhấn mạnh lối thoát cuộc chiến tùy thuộc vào những tháng sắp tới. Đánh phủ đầu hay ngồi chờ cuộc tấn công quy mô của Nga rồi mới phản công, tập hợp và phân bổ nguồn lực như thế nào, có được bao nhiêu vũ khí, đạn dược trong những tuần, những tháng sau… những quyết định sẽ định hình tương lai đất nước. Ukraine đã trải qua một mùa thu với khúc ca khải hoàn : thần tốc tái chiếm Kharkiv, tiến vào giải phóng Kherson. Nhưng cả đại tướng Zaluzhny lẫn thượng tướng Syrsky đều không tỏ vẻ đắc thắng.

Một trong những lý do là việc Nga leo thang oanh tạc cơ sở hạ tầng. Tướng Zaluzhny cảnh báo "dường như chúng tôi đã đạt đến giới hạn". Những vụ tấn công lớn hơn có thể vô hiệu hóa hoàn toàn lưới điện, vợ con chiến sĩ lạnh cóng, bản thân họ không điện nước và thức ăn làm sao tiếp tục chiến đấu ? Tướng Syrsky nhận xét ở Bakhmut, Nga thay đổi chiến thuật, lính đánh thuê Wagner, Chechnya và các lực lượng khác trước đây chiến đấu riêng rẽ, nay phối hợp thành các phân đội 900 binh sĩ trở lên. Thách thức thứ ba là Nga có thể huy động tân binh nhiều gấp năm lần so với Ukraine trong thời gian ngắn.

Đại tướng Valery Zaluzhny là một trong những nhân vật lừng danh nhất nước, nhờ những chiến thắng vang dội. Ông chỉ huy theo cách khác hẳn Nga, biết lắng nghe thuộc cấp. Thượng tướng Oleksankr Syrsky, sĩ quan cao cấp thứ nhì của quân đội Ukraine, là tác giả của hai chiến dịch quan trọng : chặn được "đội quân thứ nhì thế giới" ở cửa ngõ Kiev hồi tháng Ba và đuổi chạy khỏi Kharkiv vào tháng Chín. Giờ đây ông là người phải đối đầu với một đội quân Nga bị sỉ nhục đang ném tất cả những gì có được vào Bakhmut.

Còn tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định nếu Putin rút lui về biên giới năm 1991 thì con đường ngoại giao có thể bắt đầu. Không ít đồng minh phương Tây cho rằng "không cần phải giải phóng những người không muốn được giải phóng". Nhưng một cuộc chiến liên quan không chỉ đến lãnh thổ mà cả bản sắc, dường như đã ngoài tầm kiểm soát của nhà lãnh đạo giờ đây nổi tiếng nhất thế giới. Trên 95% đồng bào ông muốn giành lại toàn bộ những vùng đất bị mất, hận thù với Nga rất sâu sắc.

Tâm chấn Bakhmut, "trận Verdun" của Ukraine

Cụ thể trên chiến địa, L'Express nói về "Trận đánh Bakhmut, "trận Verdun" của chiến tranh Ukraine". Thành phố thuộc vùng Donbass hiện là tâm chấn của cuộc chiến. Rượu "sâm banh xô-viết" của Bakhmut được coi là một trong những loại rượu ngon nhất thời Liên Xô, nhờ các hầm rượu được đào trong những mỏ thạch cao, có nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi. Năm 1950 theo lệnh Stalin, chính quyền cộng sản thành lập một nhà máy rượu vang và mới gần đây thôi, công ty Artwinery còn lưu trữ khoảng 50 triệu chai.

Nhưng nay cái tên Bakhmut đồng nghĩa với ác mộng. Bị Moskva tập trung tấn công, những trận đánh tại đây là đẫm máu nhất. Theo Serhiy Cherevaty, phát ngôn viên quân đội Ukraine ở miền đông, mỗi ngày có 50 đến 100 lính Nga thiệt mạng. Trong chuyến thăm Donbass gần đây, tổng thống Volodymyr Zelensky nhìn nhận tình hình "rất căng", "giành từng mét đất".

Trận đánh trên khu vực vài chục cây số mà giới tuyến ít thay đổi, gợi nhớ trận Verdun kéo dài nhiều tháng thời Đệ nhất Thế chiến. Theo cựu đại tá Michel Goya, Bakhmut đã biến thành một trận chiến tiêu hao như Verdun, khi quân Đức dựa vào ưu thế pháo binh để tấn công Pháp. Trận này trở thành quan trọng với Moskva, vốn không muốn bị thua trong một trận đánh mà cả thế giới ngày nào cũng nói đến. Chủ công ty Wagner, Evgueni Prigojine thì muốn chứng tỏ lính đánh thuê của mình giỏi hơn quân đội Nga, nhận cả tù hình sự để làm bia đỡ đạn. "Cối xay thịt" Verdun trước đây là nơi gần 300.000 người lính đã ngã xuống.

Những chiến hào bùn lầy, cảnh tượng tàn phá, mặt đất loang lổ : những hình ảnh từ tiền tuyến trông như tận thế, tiếng đại bác gầm thét không ngừng y như thời Đệ nhất Thế chiến. Ông Goya nhận thấy Bakhmut có cùng một kiểu đánh : dùng pháo binh tấn công gây thương vong lớn. Dù mất rât nhiều lính, Nga chỉ tiến được vài kilomet kể từ mùa hè. Về phía Ukraine, họ áp dụng cùng một công thức với Pháp trong trận Verdun để chống chọi : xoay vòng nhân sự để giữ vững tinh thần binh sĩ.

Microsoft, thành lũy chận tin tặc cho Ukraine

Không chỉ dùng đạn pháo, Nga còn tấn công ồ ạt Ukraine trên thế giới mạng. L’Express cho biết, "Microsoft là ‘thành lũy ảo’ của Ukraine". Hôm 23/02, tức 24 tiếng đồng hồ trước khi Nga xua quân sang, ê-kíp Microsoft đã phát hiện 200 vụ tấn công vào hệ thống tin học của chính phủ Ukraine và cả tư nhân. Tất cả thuộc Iridium, nhóm tin tặc rất thiện nghệ trong việc cài những mã độc dữ dằn nhất, từng rải virus NotPetya làm nhiễm độc hàng trăm ngàn máy tính trên thế giới. Một tuần sau, tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cho phép chính phủ chuyển mọi dữ liệu sang "cloud" (đám mây) mà trước đây bị cấm vì lý do chủ quyền quốc gia. Ông Zelensky phải quyết định như vậy vì đợt hỏa tiễn đầu tiên của Nga đã suýt đánh trúng trung tâm dữ liệu chính của Ukraine.

Do có quan hệ từ trước, Microsoft lo việc di chuyển này. Với trên 60 trung tâm dữ liệu phân bố trên thế giới của tập đoàn, Kiev có thể an tâm. Ông Tom Burt, phụ trách về an ninh của Microsoft chỉ huy 8.500 kỹ sư tại 77 nước, nhấn mạnh khi phát hiện tin tặc luôn phải thông báo lập tức cho Kiev tình trạng tấn công để đối phó. Hiện tập đoàn Mỹ hỗ trợ miễn phí việc chuyển giao và lưu trữ dữ liệu cho đến cuối năm tới, chi phí ước tính 400 triệu đô la, chưa kể thời gian làm việc của ê-kíp chống tin tặc.

Bắc Kinh đòi hỏi quá đáng, Apple chuyển dần sang Ấn Độ và Việt Nam

Nhìn sang Châu Á, L’Express nói về "Chiếc bẫy Trung Quốc của Apple". Ngoài lao động rẻ, Bắc Kinh còn dành mọi ưu đãi cho tập đoàn Mỹ, nhưng nay Apple đang tìm mọi cách để ra đi. Trung Quốc đã xây dựng cả một thành phố cho iPhone, đó là Trịnh Châu với 6 triệu dân, thủ phủ tỉnh Hà Nam nằm cạn sông Hoàng Hà, mỗi ngày có thể xuất xưởng nửa triệu chiếc. Chính quyền Hà Nam đã chi 1,5 tỉ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng từ đường sá, nhà máy điện, trung tâm hải quan, khu cư xá công nhân, ngay cả phi trường cũng được mở rộng.

Trong nhiều năm, mọi việc diễn ra hoàn hảo, nhưng dần dà Bắc Kinh đòi hỏi ngày càng cao, thậm chí cả mã nguồn của phần mềm iPhone. Apple đã phải nhượng bộ một số yêu cầu, nhưng chuẩn bị rút dần khỏi Hoa lục, ngay cả trước khi xảy ra vụ công nhân nhà máy Trịnh Châu nổi loạn. Một phần sản xuất nay được tiến hành ở Ấn Độ và Việt Nam.

Tập Cận Bình đầu hàng Covid, nhân dân lo tự cứu

Cũng về Trung Quốc, The Economist mô tả : Các trạm xét nghiệm được dỡ bỏ, những nhân viên kiểm tra không còn trông thấy trên đường phố. Trong cuộc chiến chống Covid, Nhà nước đã biến mất trên tuyến đầu. Gần ba năm qua, Tập Cận Bình luôn hô hào "chiến tranh nhân dân" chống lại con virus, nhưng nay ông ta đã đầu hàng, và nhân dân phải sống chung với kẻ thù.

Tập Cận Bình không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên kết luận rằng cuộc chiến này không thể chiến thắng. Nhưng trước khi từ bỏ chính sách zero Covid, các quốc gia khác trước hết đã lo chích ngừa, dự trữ thuốc kháng virus… Trung Quốc có rộng rãi thời gian hơn các nước khác rất nhiều, nhưng hai năm qua không lo chuẩn bị, khiến việc mở cửa trở nên nguy hiểm. Lẽ ra Bắc Kinh đã phải nhập khẩu vac-xin ARN thông tin của phương Tây, tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao, đào tạo y tá khẩn cấp, mở rộng chăm sóc bệnh nhân nặng tại những vùng nghèo hơn.

Tuần báo Anh đã lập mô hình tính toán với các biến số như tỉ lệ chích ngừa, hiệu quả của vac-xin nội địa, tỉ lệ tử vong nơi các nhóm tuổi khác nhau, số lượng giường chăm sóc đặc biệt. Trong giả thiết xấu nhất, nếu virus tự do lây lan và nhiều người không được chữa trị, những tháng tới sẽ có 1,5 triệu người chết vì Covid.

Chuyên gia : Phương Tây đừng hoài công giúp hòa nhập, hãy lánh xa Trung Quốc

Trên bình diện địa chính trị, giáo sư Aaron Friedberg của đại học Princeton trên The Economist cho rằng phương Tây nên từ bỏ những nỗ lực nhằm hội nhập một Trung Quốc đầy thù địch. Đã ba lần trong thế kỷ qua, các quốc gia phương Tây đã cố gắng tạo ra một trật tự dân chủ toàn cầu, và đã thất bại. Sau hai nỗ lực trong Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến, đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, họ theo đuổi chiến lược mà chính quyền Clinton gọi là "mở rộng", ngược với ngăn chận. Mục đích là giúp thể chế tự do trải rộng khắp Âu-Á, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Cho dù có vài thành công ở Trung Âu và Đông Âu, giấc mơ này đã kết thúc trong nước mắt.

Nước Nga chìm đắm trong tham nhũng, phe nhóm, độc đoán, được che đậy bằng dân tộc chủ nghĩa chống phương Tây dữ dội, dẫn đến cuộc xâm lăng thảm họa hiện nay của Vladimir Putin. Trung Quốc đi theo một con đường khác, nhưng với mục đích tương tự. Đảng cộng sản lợi dụng việc hội nhập thị trường quốc tế để kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, nhưng thay vì ủng hộ trật tự hiện có, lại ủ mưu thống trị thế giới. Bắc Kinh dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, dùng ảnh hưởng ở các nước phát triển để thao túng, lấy sức mạnh kinh tế để làm áp lực, ra sức chia rẽ các nền dân chủ.

Giáo sư Friedberg nhấn mạnh, bài học ở Nga cho thấy phương Tây nên chuyển ngay các chuỗi cung ứng quan trọng ra khỏi Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa lục, tìm kiếm cơ hội mới ở Nam Á, châu Phi và các khu vực khác. Đồng thời chỉ rõ sự độc tài tàn bạo của Trung Quốc và Nga, khi hai chế độ này từ chối các quyền và hủy hoại phẩm cách của người dân. Những người cai trị ở Bắc Kinh và Moskva biết rõ một điều mà những người đồng cấp trong thế giới tự do dường như đã quên : khát vọng tự do là một dung môi mạnh mẽ ăn mòn nền tảng của toàn trị. Đằng sau những khoe khoang, các nhà độc tài đang lo sợ phải đứng ở góc độ đen tối của lịch sử. Về hồi kết của các lãnh đạo độc tài trên thế giới, như trên đã nói, Le Point có hẳn một hồ sơ và RFI xin phép đề cập trong một kỳ khác.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế