Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan chc phương Tây : Mt na s chiến đu cơ ca hm đi Bin Đen Nga vô dng

Reuters, VOA, 19/08/2022

Mt quan chc phương Tây cho biết hôm th Sáu 19/8 rng các v n ti căn c không quân Saky bán đo Crimea đu tháng này đã khiến hơn mt na s máy bay chiến đu ca hm đi Bin Đen không còn s dng được.

nga1

Căn c Saky ca Nga Crimea b tn công hôm 9/8.

Căn c không quân gn Novofedorivka ven bin phía tây ca bán đo mà Nga sáp nhp t tay Ukraine hi năm 2014 đã hng chu nhiu v n vào ngày 9/8.

Quan chc không mun nêu tên cho biết Ukraine hin đang liên tc đt được "hiu ng đng hc" sâu trong vùng hu tuyến ca Nga, điu này gây tác đng c th đến ngun hu cn ca Nga và "nh hưởng tâm lý đáng k đến gii lãnh đo Nga".

Quan chc này nói : "Hin chúng tôi đánh giá rng các s kin xy ra sân bay Saky vào ngày 9/8 đã khiến hơn mt na s máy bay chiến đu ca hm đi Bin Đen không s dng được".

Vào ngày 12/8, B Quc phòng Anh cho biết trong bn tin tình báo cp nht ca h rng tuy ch mt phn nh trong s các máy bay chiến đu Nga b phá hy trong v n, song năng lc không quân ca hi quân đã b suy gim nghiêm trng.

Quan chc này cho biết hm đi Bin Đen đang cht vt đ hot đng nhiu hơn ch không ch là "mt đi phòng th duyên hi" ch thnh thong tiến hành các cuc tn công bng tên la. Vn quan chc này nói tiếp rng n lc ca Nga hăm da tn công đ b vào Odessa đã b cn tr.

Quan chc này nói thêm rng nhìn chung, cuc chiến đang "thi đim mà các hot đng gn như dm chân ti ch".

"Lc lượng trên b ca c hai bên đu không có đ sc mnh chiến đu tp trung trên b đ tiến hành các hành đng tn công hiu qu, theo bt k cách nào gây ra được nh hưởng c th đến chiu hướng ca cuc chiến", quan chc này nói.

(Reuters)

**********************

Cháy kho đạn của Nga gần biên giới Ukraine

Thanh Hà, RFI, 19/08/2022

Chiều ngày 18/08/2022 kho đạn của Nga ở tỉnh Belgorod cách biên giới Ukraine khoảng 50 km bị cháy. Dân cư tại hai ngôi làng lân cận được lệnh sơ tán. Cùng lúc, bốn vụ nổ đã xảy ra gần một căn cứ không quân của Nga tại Belbek, sát cạnh thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea.

nga2

Khói bốc lên tại khu vực xảy ra vụ nổ tại một kho đạn của Quân đội Nga gần làng Mayskoye (Crimea), ngày 16/08/2022.  AP

Reuters nhắc lại, Sevastopol thuộc bán đảo Crimea của Ukraine đã bị Nga thôn tính từ 2014. Trên mạng Telegram, thống đốc Sevastopol, Mikhaïl Razvojaïev cho biết không ghi nhận bất kỳ một "thiệt hại" nào. Tuy nhiên theo một số nguồn tin từ Crimea "ít nhất bốn vụ nổ đã xảy ra chiều qua gần một căn cứ không quân của Nga tại Belbek, cách không xa thành phố Sevastopol". Từ khi thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, Nga đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.

Cũng chiều qua, Nga khởi động hệ thống phòng không gần thành phố Kerch, Crimea. Đây là nơi có cây cầu nối liền bán đảo Crimea với phần lãnh thổ của Nga. Từ tuần trước, nhiều căn cứ không quân và kho đạn của Nga tại Crimea liên tục bị tấn công. Cách nay hai ngày, Moskva đã cách chức tư lệnh Hạm đội Biển Đen.

Còn ngay trên lãnh thổ của Nga, trong khu vực Belgorod, sát biên giới Ukraine, chiều qua, dân cư tại hai ngôi làng đã được lệnh sơ tán sau vụ cháy một kho đạn. Trong thông cáo, lãnh đạo tỉnh Belgorod, Viatcheslav Gladkov cho biết tai nạn không gây ra thiệt hại nhân mạng. Nhưng dân cư tại các làng Tomonovo và Soloti được đưa về những nơi "an toàn".

Kể từ khi tổng thống Vladimir Putin đưa quân xâm chiếm Ukraine, Moskva đã nhiều lần tố cáo Kiev "tấn công" Belgorod. Tháng trước chính quyền địa phương cho biết tên lửa Ukraine cướp đi sinh mạng của bốn dân cư tỉnh này.

Mỹ tăng cường viện trợ cho Ukraine

Cũng Reuters trích dẫn ba nguồn tin khác nhau tại Washignton cho biết rất có thể nội trong ngày hôm 19/08/2022 chính quyền Biden tháo khoán thêm 800 triệu đô la viện trợ cho Ukraine, trong đó bao gồm luôn cả khoản viện trợ vũ khí. 

Thanh Hà

*********************

Cầu lửa nhấn chìm kho đạn Nga gần biên giới Ukraine

Linh Đan, Công an nhân dân, 19/08/2022

Nhiều video về vụ nổ kho đạn mới nhất của Nga gần biên giới Ukraine đã được chia sẻ rộng khắp các mạng xã hội. Hình ảnh từ những video này cho thấy, quả cầu lửa khổng lồ đang nhấn chìm kho đạn và kèm theo cột khói đen dày đặc. 

nga3

Vụ nổ ở Belgorod xảy ra chỉ ít ngày sau hàng loạt vụ nổ liên tiếp tại Crimea. Ảnh : Twitter.

Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov tối 18/8 cho biết: "Một kho đạn và vũ khí đã bốc cháy tại khu vực làng Timonovo thuộc huyện Valuysky. Theo những báo cáo mới nhất, vụ cháy không gây thương vong về người. Chính quyền địa phương đang sơ tán người dân tại các làng Timonovo và Soloti đến nơi trú ẩn an toàn".

Các video về vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp vang lên tại kho đạn, tạo nên quả cầu lửa khổng lồ. Lực lượng cứu hỏa địa phương đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường để tiến hành công tác dập lửa và cứu hộ.

Vụ nổ nêu trên xảy ra chỉ ít ngày sau các vụ tấn công liên tiếp của Ukraine nhằm vào các căn cứ của Nga tại Crimea. Hiện nguyên nhân của vụ nổ đang được điều tra làm rõ.

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được tiến hành, nhiều vụ pháo kích của Ukraine nhằm vào các chốt kiểm soát tại vùng Belgorod đã được ghi nhận. Do đó, giới chức địa phương không loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công của các lực lượng thân Ukraine.

Phía Moscow trước đó mô tả việc các kho đạn và sân bay quân sự ở Crimea nổ lớn liên tiếp là hành động phá hoại, chủ yếu được thực hiện bởi máy bay không người lái và súng cối, khiến cơ sở hạ tầng bị hư hại và gây thương vong cho dân thường.

Được biết, cùng ngày, các cột điện cao thế kết nối với nhà máy điện hạt nhân Kursk tại khu vực miền Nam nước Nga cũng đã bị phá hủy. Không những vậy, nhiều tiếng nổ lớn đã được ghi nhận tại trung tâm chỉ huy của quân đội Nga ở thành phố Melitopol, miền Nam Ukraine.

Linh Đan

************************

Nga thừa nhận nhiều cơ sở hạ tầng ở bán đảo Crimea "bị phá hoại"

Trọng Thành, RFI, 17/08/2022

Hôm 16/08/2022, một kho đạn và nhiều cơ sở hạ tầng ở bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ của Ukraine hiện do Nga kiểm soát, bị phá hủy. Chính quyền Nga thừa nhận đây là hành động "phá hoại".

nga4

Khói bốc lên sau vụ nổ ở làng Mayskoye, thuộc Dzhankoim, Crimea, ngày 16/08/2022  © Reuters - Stringer

Thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình từ Moskva :

"Một kho đạn tạm thời ở phía bắc bán đảo Crimea bị nổ. Trái ngược với lý do sơ suất đã dẫn đến vụ nổ kho đạn dành cho không quân hồi tuần trước, chính quyền Nga thừa nhận đây là một hành động phá hoại, tuy không nói rõ là thủ phạm đã được xác định hay chưa.

Theo quân đội Nga, nhiều cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm một đường dây điện cao thế, một nhà máy điện, một tuyến đường sắt, cũng như một số ngôi nhà đã bị hư hại. Theo thống đốc bán đảo Crimea, Sergei Aksionov, đã đến hiện trường, có hai thường dân bị thương, và họ đã tổ chức sơ tán cư dân của một ngôi làng lân cận.

Tình hình này buộc phía Nga phải quy hoạch lại nhiều tuyến đường sắt nối với lãnh thổ Nga, vào thời điểm có rất nhiều du khách đi nghỉ chuẩn bị trở lại Nga trước khi học sinh tựu trường.

Cho dù quân đội không nói về việc này, chúng ta có thể tưởng tượng được rằng các vụ phá hoại nói trên cũng có thể làm gián đoạn việc gởi quân tiếp viện cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" đang tiếp tục ở Ukraine. Về mặt chính thức, đường ray đã được sửa chữa, nhưng sẽ không có chuyến tàu khách nào chạy trên tuyến này trong ngày hôm nay".

Bán đảo Crimea, bị Moskva sáp nhập vào năm 2014, đóng vai trò là hậu phương cho quân đội Nga trong các cuộc tấn công vào các vùng lãnh thổ khác của Ukraine. Các vụ nổ trong những ngày gần đây có khả năng làm suy yếu cơ sở hậu cần của Nga.

Về phần mình, chính quyền Ukraine vẫn tỏ ra mơ hồ xung quanh các vụ nổ nói trên, không chính thức xác nhận hay phủ nhận vai trò của quân đội Ukraine đằng sau các vụ nổ này. Trong lúc một số giới chức Ukraine hoan nghênh các cuộc tấn công có độ chính xác cao"như thợ kim hoàn" của quân đội Ukrainethì tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky tỏ ra thận trọng.

Trên mạng Telegram tối 6/08, tổng thống Ukraine kêu gọi người Ukraine rời xa các căn cứ quân sự Nga do các vụ nổ, đồng thời khẳng định những kẻ chiếm đóng đang phải rời khỏi bán đảo Crimea. Ông Zelensky kết luận : "Họ cần phải hiểu rằng đó không phải là vùng đất của họ".

Về mặt chính thức, các dàn phóng tên lửa đa nòng mà nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine để tự vệ chống Nga có tầm bắn 80 km. Chính quyền Kiev từng cam kết không sử dụng loại vũ khí này để tấn công lãnh thổ Nga.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tái chiếm Kherson ? Với ưu thế đang lên, Ukraine không cần vội vã

The Economist cho rằng Ukraine không cần vội vã tìm cách tái chiếm toàn bộ Kherson, mà nên bao vây, tiêu hủy dần nguồn lực của Nga. Hiện thời đôi bên dường như đều trong ngõ cụt, nhưng Ukraine sẽ thoát khỏi bế tắc vào đầu năm tới, khi được bổ sung nhiều tân binh đang được Anh huấn luyện và có thêm vũ khí. Những cuộc chiến tranh tiêu hao không thể kết thúc trong một sớm một chiều.

kherson1

Một chiến sĩ Ukraine tại chiến hào ở Kherson, ngày 12/06/2022  © Genya Savilov/AFP

Chiến sự Ukraine, vụ ám sát hụt nhà văn Salman Rushdie, vị thế thống trị trong đảng Cộng hòa của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, tham vọng xâm lăng Đài Loan của Trung Quốc là những vấn đề được đề cập nhiều nhất trên các tuần báo kỳ này.

Dục tốc bất đạt

The Economist trong bài"Hãy bình tĩnh ở Kherson" lý giải vì sao Ukraine không nên vội vã tìm cách tái chiếm toàn bộ tỉnh này. Theo tuần báo Anh, trong những năm tới, các lực lượng vũ trang NATO sẽ phải xếp hàng trước Bộ tổng tham mưu Ukraine để học hỏi làm cách nào ngăn chận được quân Nga ở Kiev và Odessa và loại khỏi vòng chiến 60.000 địch quân trong sáu tháng chiến tranh. Nhưng một trắc nghiệm quan trọng vẫn còn ở phía trước : Ukraine muốn thu hồi lãnh thổ của mình.

Người ta đang nói nhiều về việc quân đội Ukraine đang chuẩn bị phản công bên trong và xung quanh thành phố Kherson ở miền nam. Họ đã phá hư hầu hết những cây cầu nối Kherson với các lãnh thổ khác đang do Nga kiểm soát, cô lập quân Nga ở phía tây sông Dniepr, oanh kích các kho đạn và sở chỉ huy. Một tướng lãnh Ukraine nói rằng có thể giải phóng thành phố vào cuối năm nay.

Tuy nhiên thực tế phức tạp hơn nhiều. Nga đã đổ quân vào Kherson và đào nhiều công sự ở đây, chiến tranh đô thị thì chậm chạp và tốn kém. Nga đã chiếm Mariupol, Severodonetsk cũng như một số các thành phố khác của Ukraine và không ngần ngại san bằng thành bình địa, còn Kiev mong giữ cho Kherson được nguyên vẹn. Một cuộc phản công hiệu quả rất có thể là chiến dịch bao vây, dùng chiến lược tiêu hao kéo dài thay vì tấn công chớp nhoáng.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng phải cân nhắc. Các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Châu Âu đang phải chịu đựng giá khí đốt tăng cao, thiếu thốn nguồn cung. Ông cần chứng tỏ một ít tiến triển, và muốn phá vỡ kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý giả tạo của Nga nhằm sáp nhập Kherson. Zelensky hứa sẽ giải phóng tất cả, nhưng thực tế Ukraine cần có thêm thời gian để huấn luyện binh sĩ, nhận thêm nhiều vũ khí và làm yếu đi trận địa phòng thủ của Nga.

Ưu thế đang dần nghiêng về Ukraine 

Hiện thời cuộc chiến dường như trong ngõ cụt. Đà tiến của quân Nga ở Donbass thuộc miền đông chậm lại, những động thái thăm dò của Ukraine ở bắc Kherson cũng không mang lại kết quả. Đôi bên đều cần gầy dựng lại lực lượng sau sáu tháng chiến đấu. Trong những tháng tới, Moskva sẽ tăng cường phòng thủ, tiếp tế cho binh lính và tăng viện bằng quân tình nguyện được trả lương cao.

Nhưng theo chiều hướng hiện nay, Ukraine đang ở thế thượng phong để thoát khỏi bế tắc vào đầu năm tới. Khoảng 10.000 tân binh đang được Anh giúp huấn luyện sẽ bổ sung vào lực lượng, và mỗi tuần đều có thêm vũ khí được chuyển giao. Hôm 08/08, Mỹ loan báo đợt viện trợ lớn nhất trong đó có thêm đạn dược cho các giàn rốc-kết Himars đang gây kinh hoàng cho quân Nga.

Đồng minh của Ukraine cần kiên nhẫn, những cuộc chiến tranh tiêu hao không thể kết thúc trong một sớm một chiều. Các chính phủ phương Tây có thể vất vả trong việc duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với Ukraine khi hóa đơn khí đốt tăng vọt trong mùa đông, Vladimir Putin đang trông cậy vào sự mệt mỏi này. Nhưng giành lại Kherson không phải là giải pháp duy nhất. Những cuộc tấn công đầy ấn tượng vào Crimea trong tháng này, mới nhất là vụ tiêu diệt một kho đạn lớn hôm 16/08 ở xa hơn hẳn tầm bắn của những vũ khí đang có, chứng tỏ sự quyết tâm và giàu sáng kiến của Kiev. Việc phá hủy có phương pháp sức mạnh quân sự của Nga rốt cuộc sẽ mở ra con đường tái chiếm các lãnh thổ như Ukraine mong ước.

Phản công tái chiếm Kherson hay không ?

Cũng theo The Economist, những trận chiến lớn trong thế kỷ 20 đều xoay quanh những cuộc phản công. Chẳng hạn sự kiện phe đồng minh đổ bộ vào Normandie, vụ tấn công bất ngờ của tướng Douglas MacArthur vào Inchon trong chiến tranh Triều Tiên, cú đánh thọc sườn từ bên trái của tướng Norman Schwarzkopf để cắt đứt lực lượng Iraq, giúp giải phóng Kuwait.

Ngày nay Ukraine với 1/5 lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng, hy vọng tiếp nối danh sách này. Các vụ tấn công của Himars làm yếu đi pháo binh Nga, hôm 13/08 một chiếc cầu trên đập Nova Kakhovka, siết thêm gọng kềm xung quanh Kherson. Nhưng chỉ có bộ binh mới tái chiếm được lãnh thổ.

Những tuần lễ gần đây Nga đã rút lực lượng ở Izyum đến tăng cường cho Kherson, từ 13 cụm tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG) đã tăng lên 25 đến 30. Lực lượng tấn công phải đông gấp ba quân phòng thủ, mà lợi thế này của Ukraine không còn nữa, năm lữ đoàn thiện chiến nhất đã bị thương vong rất nhiều, đạn dược cũng phía tấn công cũng tiêu tốn nhiều hơn phòng vệ.

L’Express dẫn lời một tình nguyện quân nước ngoài cho biết, lính Nga hết sức tệ hại khi chiến đấu trong thành phố, nhưng vấn đề là họ quá đông. Theo chuyên gia Chris Dougherty, tốt nhất Ukraine nên cô lập Kherson, ngăn chặn đường tiếp tế của quân Nga.

Tuy nhiên những tuyên bố sẽ nhanh chóng phản công cũng có mặt lợi là nâng cao tinh thần người dân ở Kherson và khiến quân Nga luôn bị căng thẳng, Moskva phải điều quân từ Donbass sang khiến áp lực lên Sloviansk giảm đi. Phóng đại về cuộc phản công rồi không thực hiện rốt cuộc có thể gây thất vọng, nhưng nếu tấn công và thất bại thì còn tệ hơn. Một chiến dịch vì mục đích chính trị, bất chấp thực tế quân sự sẽ rất tai hại.

Cuộc sống khắc nghiệt trong thành phố bị Nga tạm chiếm

Riêng về cuộc sống ở thành phố Kherson bị chiếm đóng vô cùng nghiệt ngã, theo lời kể của những người tị nạn được The Economist ghi lại. Lính Nga, mật vụ và những cảnh sát trung thành với quân xâm lược buộc tập trung những cựu quân nhân Ukraine và những người bị nghi ngờ là phá hoại. Ở vùng quê, còn bị khám từng nhà để truy lùng các cựu binh. Theo Human Rights Watch, ít nhất 600 người dân Kherson đã mất tích, số khác bị tra tấn và người ta nghi ngờ cùng chung số phận với Bucha.

Những tờ truyền đơn ghi tên người mất tích được người dân treo lên những cành cây trong thành phố, trung tâm thương mại lớn nhất chỉ còn là đống gạch vụn. Các công ty bắt đầu trả lương bằng đồng rúp, người Ukraine có thể mở tài khoản ở hai ngân hàng mới mở của Nga, nhưng chỉ khi họ có hộ chiếu Nga. Các số điện thoại di động của Ukraine không còn hoạt động, nên những ai có internet tại nhà thường đặt bộ tiếp sóng gần cửa sổ để người qua đường kết nối được.

Trường học chuẩn bị dạy theo chương trình Nga, những ai chống đối đã bị sa thải. Các pa-nô ghi dòng chữ "Nga sẽ ở lại đây vĩnh viễn", một blogger ngậm ngùi "Chúng tôi đã bị thụt lùi 30 năm". Người Nga dọn vào cư ngụ tại các căn hộ mà chủ nhân đã di tản. Một chiến binh Ukraine đóng gần Kherson cho biết cư dân vẫn hỗ trợ quân đội bằng cách cung cấp thông tin về các vị trí Nga, nhưng đôi khi những người dân yêu nước phải trả cái giá rất đắt.

Nhiều lãnh vực của Nga khốn đốn vì cấm vận

Về phía Nga trên khía cạnh kinh tế, L’Express cho biết "Hàng không, xe hơi, công nghệ… Nga đang lao đao". Dù trước mắt cú sốc cấm vận có được giảm nhẹ nhờ những biện pháp chống đỡ của Moskva, nhưng viễn cảnh rất u ám. Hy vọng tránh được suy thoái lùi xa, sức mua sụt hẳn, dự trữ của doanh nghiệp giảm dần, chảy máu chất xám. Trên 30% máy bay không thể hoạt động vì thiếu phụ tùng, lượng xe hơi bán ra sụt 70% và trang bị nghèo nàn, sản xuất hàng điện tử tiêu dùng giảm phân nửa… Về lâu về dài, tình trạng này sẽ còn nặng nề thêm.

Tập Cận Bình luôn nung nấu dã tâm xâm lược Đài Loan

Nhìn sang Châu Á, Courrier International nhận định "Bắc Kinh quyết tâm chiếm Đài Loan hơn bao giờ hết". Cuốn Sách Trắng về Đài Loan đầu tiên kể từ 22 năm qua nói rõ ý định sử dụng vũ lực để "thống nhất" hai nước, cho dù vẫn ưu tiên cho giải pháp hòa bình. Bạch Thư được công bố hôm 10/08 tái khẳng định "Đài Loan thuộc về Trung Quốc, đó là thực tế". Văn bản đổ lỗi cho chính quyền Đài Bắc và đặc biệt là đảng Dân Tiến "hủy hoại hòa bình và ổn định" ở eo biển, cho rằng đảng này là"chướng ngại vật cần loại bỏ" trong tiến trình thống nhất theo chính sách "nhất quốc, lưỡng chế" như Hồng Kông.

Theo Hoàn cầu Thời báo, đây là Sách Trắng "cứng rắn nhất từ trước tới nay" về Đài Loan. Trong hai Bạch Thư năm 1993 và 2000, chữ "Đài Loan độc lập" được nhắc đến 5 lần, còn lần này đến 36 lần và giọng điệu cũng nghiêm trọng hơn. Nhưng tờ Liên hiệp Tảo báo (Lianhe Zaobao) của Singapore cho rằng cho dù căng thẳng xảy ra từ chuyến thăm của bà Nancy Pelosi, Đảng cộng sản Trung Quốc không thay đổi chính sách đối ngoại do sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 20.

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, nói rành tiếng quan thoại và là chuyên gia về văn hóa Trung Quốc, khi trả lời L’Express đã phán đoán Tập Cận Bình tự ra cho mình kỳ hạn 15 năm để chiếm được đảo quốc, tức trong lúc tại vị. Ông Tập có tham vọng nắm giữ quyền lực đến tận năm 2037, tức là thêm ba Đại hội Đảng nữa, khi đó ông ta đã 84 tuổi. Tập tuyên bố công cuộc "đại phục hưng Trung Quốc" - sẽ đạt đỉnh vào 2049 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước - không thể thiếu việc "thống nhất" Đài Loan.

Salman Rushdie, 33 năm trong hành lang tử thần Hồi giáo

Về mối đe dọa Hồi giáo cực đoan, sự kiện nhà văn Salman Rushdie bị ám sát được tất cả các tuần báo quan tâm. L’Express chạy tựa trang nhất "Hồi giáo chống lại tự do", Courrier International nhận xét "Salman Rushdie, nỗi xúc động trên toàn thế giới". Le Point đăng chân dung nhà văn trên trang bìa với chú thích "Salman Rushdie, 33 năm trong hành lang tử thần Hồi giáo" và chạy tựa lớn"Lời cảnh báo" về "một cuộc chiến tranh đang chờ đợi chúng ta".

Tờ báo cho rằng những nhát dao đâm vào Rushdie ở New York là cảnh báo cho mọi người : hành lang tử thần của Hồi giáo chưa hề bị lãng quên. Ba mươi ba năm sau lệnh trừng phạt "fatwa" của giáo chủ Khomeyni, một tín đồ mê muội thậm chí chưa sinh ra vào thời đó, đã thực thi. Tại Hoa Kỳ cũng như Châu Âu đang có xu hướng thu mình lại như đà điểu. Sau vụ khủng bố Charlie Hebdo năm 2015, Hội Văn Bút danh giá đã tặng giải thưởng can đảm cho tuần báo này, nhưng bị phản đối bởi… trên 200 hội viên !

Ở Pháp, một số nhân vật cánh tả trước đây ủng hộ nhà văn nay không dám đề cập đến chủ đề này, chẳng hạn thủ lãnh cực tả Jean-Luc Mélenchon hoàn toàn im lặng, số khác thậm chí có thái độ đồng lõa để kiếm phiếu. Có những dân biểu thuộc đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) lên tiếng bảo vệ tu sĩ Hồi giáo Hassan Iquioussen khi ông này có nguy cơ bị trục xuất vì tuyên truyền bài Do Thái, phụ nữ phải chịu khuất phục… thay vì bênh vực Salman Rushdie.

Nhà văn Kamel Daoud cho biết : "Khi là một người Algérie sống sót trước Hồi giáo cực đoan vũ trang, người ta hiểu được tính chất toàn trị của họ : Nếu chịu thua trước một luật lệ tưởng tượng, một ngày nào đó bạn không còn được quyền viết, đọc…". Nhà báo kiêm nhà văn gốc Maroc Leila Slimani viết : "Tôi mới 8 tuổi khi lệnh fatwa được đưa với Salman Rushdie, và đáng buồn thay, từ đó đến nay Hồi giáo cực đoan đã thắng trong cuộc chiến văn hóa tại nhiều nước. Bảo thủ, cố chấp, thù ghét thân thể, những đức hạnh giả tạo làm băng hoại xã hội chúng ta và bóp nghẹt ý hướng tự do". Giải Nobel văn chương người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk cho biết riêng việc phát biểu ý kiến trên Le Point không phải là không rủi ro. Vài người bạn đã khuyến cáo nên cẩn thận, dù biết rằng ông có vệ sĩ bảo vệ. Bài học về vụ này thật cay đắng : Rushdie vẫn còn sống, nhưng phe sát nhân không hoàn toàn thất bại mà thậm chí còn có đôi chút thắng lợi.

Bị FBI khám nhà, Donald Trump càng được ủng hộ

Liên quan đến Hoa Kỳ, The Economist đăng ảnh bìa là cựu tổng thống Trump đang cầm sợi dây dẫn một chú voi con đội chiếc nón đỏ và đặt câu hỏi ở trang trong "Liệu Donald Trump có tái tranh cử ?".Nếu vậy, đảng Cộng Hòa có đề cử ông hay không ? Le Point nhận định việc FBI khám nhà ông ở Florida, đã phản tác dụng, giúp sức thêm cho Donald Trump.

Đây là sự kiện chưa từng thấy đối với một cựu tổng thống Mỹ, bị đối xử như một tên trộm, nhất là tiến hành bất ngờ và không hề tôn trọng sự riêng tư. Đành rằng từ khi rời Nhà Trắng hôm 20/01/2021, ông Trump luôn từ chối yêu cầu của cơ quan lưu trữ quốc gia đòi chuyển giao mọi tài liệu chính thức, theo như luật pháp quy định. Có thể ông đã đem về nhà, nhưng nhiều nhân chứng khẳng định Trump có thói quen xé bỏ giấy tờ. Tuần báo cánh hữu cho rằng ở đây không đơn thuần là nhu cầu lưu trữ, mà còn nhằm tìm kiếm những bằng cớ về quan hệ được cho là giữa Donald Trump và những người thân cận với những người chiếm điện Capitol hôm 06/01/2021.

Cuộc tập kích của FBI khiến cựu tổng thống phẫn nộ trước hành động "săn lùng phù thủy", và đảng Cộng hòa kịch liệt phản đối. Le Point dẫn nguồn Fox News nhận định mỗi lần FBI hay bộ Tư pháp tấn công ông Trump, lại củng cố thêm niềm tin của cử tri ông là giới tinh hoa muốn hạ bệ Donald Trump bằng mọi cách. Tương tự, Courrier International trích dẫn trang Politico cho rằng Trump sẽ nhân vụ này để tập hợp các đồng minh. "Nếu khả năng Donald Trump sẽ tái tranh cử năm 2024 là 99%, thì giờ đây đã thành 100 %".

Chó mèo lên hương trong thời buổi con người dễ bị trầm cảm

Chuyển sang lãnh vực xã hội, tuần báo L’Obs dành trang bìa và hồ sơ cho"Liệu pháp thú nuôi", những người bạn trung thành đã giúp cho đời sống con người thêm dễ chịu. Từ đầu cuộc xâm lược, vô số hình ảnh người tị nạn Ukraine lê bước trên đường, tay ôm chú chó berger Đức hay vuốt ve con mèo đang run rẩy trong hầm trú ẩn, đã được truyền đi khắp thế giới. Nhiều người di tản còn từ chối ra đi nếu không được mang theo người bạn bốn chân của mình. Chưa bao giờ một cuộc chạy loạn lại in đậm hình ảnh chó mèo đến thế, chứng tỏ vị trí của vật nuôi đã khác hẳn.

Sau nhiều thế kỷ được nuôi để giữ nhà, bắt chuột, chó mèo nay được coi như thành viên của gia đình. Theo viện Statista, hơn phân nửa người Pháp sở hữu thú cưng, và trong thời kỳ phong tỏa vì Covid, không ít người nhờ chúng mà vượt được nỗi cô đơn. SPA (cơ quan bảo vệ súc vật) ghi nhận số lượng chó mèo được nhận nuôi trong năm 2020 đạt mức kỷ lục, đến nỗi Vatican còn lo sợ thú cưng sẽ thế chỗ cho trẻ em.

Chó mèo nay ngủ trên giường, được cho mặc quần áo nhiều khi là hàng hiệu, không còn ăn đồ thừa mà là bánh khô bio (sinh thái), uống nước suối. Hàng loạt dịch vụ dành cho chúng như khách sạn, massage, hồ bơi…, thị trường thực phẩm, chăm sóc thú cưng tại Pháp có doanh số vượt quá 5 tỉ euro. Có người vay mượn để mua chó mèo thuần chủng, cắt bớt ngân quỹ nghỉ mát để chữa bệnh cho thú nuôi, cho chó đi học.

Và nhân vật nhiều ảnh hưởng năm 2022 là một… chú mèo. Stepan, một chàng mèo Ukraine hiện có 2,4 triệu người theo dõi trên TikTok và Instagram. Mèo Stepan nổi tiếng cách đây hai năm sau khi cô chủ đăng tấm hình đang đường hoàng ngồi gác tay lên bàn bên cạnh một ly rượu vang và dĩa bánh blini. Mùa đông vừa qua khi chiến tranh nổ ra, cuộc chạy trốn khỏi Kharkov của chú mèo được đưa tin liên tục trên mạng xã hội, và đến tháng Năm, Stepan được trao tận… chân giải thưởng nhân vật trong năm, bên lề Đại hội Điện ảnh Cannes.

Thụy My

Published in Quốc tế

Chiến tranh lan đến Crimea : Ukraine muốn tái chiếm, Putin lâm vào thế kẹt

Crimea, bán đảo chiến lược ở miền nam Ukraine bị Nga chiếm năm 2014 vốn không hề hấn gì vào đầu cuộc xâm lăng, nay đang trong tầm ngắm của Kiev. Một kho đạn lớn tại phía tây đã bị nổ tung hôm thứ Ba 16/08/2022, và trước đó vào ngày 09/08, một phi trường quân sự đã bị tấn công. Ukraine dùng drone, cho lực lượng đặc nhiệm xâm nhập hay sử dụng các hỏa tiễn tự sản xuất được nâng cấp bằng công nghệ của đồng minh ?

crimea01

Hình ảnh tiêu biểu của năm 2022 : các du khách Nga đang nằm phơi nắng trên bãi biển Crimea trong khi đằng xa một cột khói đen khổng lồ đang cuồn cuộn trên bầu trời.

Crimea không còn yên tĩnh

Le Mondechạy tựa trang nhất "Ukraine : Chiến tranh đã lan đến Crimea". Le Figaronói về "Sự bối rối của Moskva sau một loạt vụ ‘phá hoại’ tại Crimea được cho là do Kiev thực hiện". Một bức ảnh có thể được xếp vào những hình ảnh tiêu biểu của năm 2022 : các du khách Nga đang nằm phơi nắng trên bãi biển Crimea trong khi đằng xa một cột khói đen khổng lồ đang cuồn cuộn trên bầu trời.

Nhiều vụ nổ đã phá hủy kho đạn của không quân Nga hôm 09/08. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng do "vi phạm quy định phòng cháy", báoKommersantnói do "bất cẩn khi hút thuốc lá". Nhưng ảnh vệ tinh chứng tỏ phi trường bị thiệt hại nặng, theo CNN có 7 chiến đấu cơ bị phá hủy trong đó có tiêm kích Su-30 và oanh tạc cơ Su-24.

Với vụ thứ hai, các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy kho đạn quan trọng ở làng Maiskoie bị nổ lớn từ sáng sớm, gây thiệt hại trong khu vực rộng vài trăm mét. Thống đốc "Cộng hòa Crimea" sau đó nhìn nhận có hai người bị thương và phải sơ tán trên 3.000 dân, đường xe lửa nối bán đảo với Nga ở gần đó cũng bị ảnh hưởng khiến việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đều phải ngưng lại.

Drone, đặc nhiệm hay hỏa tiễn "nội hóa" của Ukraine được cải tiến ?

Tuy đã lấp liếm rằng vụ Ukraine tấn công vào căn cứ không quân Saky chỉ là tai nạn, lần này Moskva đành phải thông báo vụ kho đạn Djankoi bị nổ là "hành động phá hoại" nhưng không cho biết cụ thể. Về phía Kiev xác nhận vụ nổ nhưng không nhận đã tấn công. Trên lý thuyết, các địa điểm ở Crimea bị nhắm đến đều nằm ngoài tầm oanh kích của quân đội Ukraine. Căn cứ không quân Saky và kho đạn Djankoi cách tiền tuyến hơn 200 kilomet, quá xa đối với giàn phóng rốc-kết đa nòng Himars có tầm bắn 80 kilomet. Washington cũng tái khẳng định không viện trợ cho Ukraine hỏa tiễn đạn đạo ATACMS có thể bắn xa 300 kilomet.

Nếu giả thiết dùng drone hay lực lượng đặc nhiệm xâm nhập không thuyết phục được các chuyên gia quân sự, nhiều người tin rằng các hỏa tiễn do Ukraine sản xuất được nâng cấp bằng công nghệ của đồng minh. Một số nêu ra "hai hoặc ba giàn phóng" được công ty hàng không Ukraine Yuzhnoye State Design Office chế tạo, có thể bắn đi những hỏa tiễn đạn đạo trang bị hệ thống dẫn đường của các nước bạn.

Điều chắc chắn duy nhất là các vụ tấn công vào Crimea nằm trong chiến lược của Ukraine nhằm quấy phá các tuyến đường và kho hậu cần của Nga ở hậu phương, nhờ có các giàn phóng rốc-kết phương Tây. Yohann Michel, nhà nghiên cứu của IISS khẳng định "Crimea là một điểm logistic rất quan trọng với Nga, đã tập trung vô số vật liệu kể từ đầu năm 2021 để cung ứng cho toàn bộ mặt trận miền nam, từ Kherson đến Zaporijia".

Kiev gây áp lực lên hạm đội Hắc Hải, không từ bỏ mục tiêu tái chiếm Crimea

Khi đánh vào các kho đạn và đường xe lửa, quân đội Ukraine hy vọng buộc Nga phải giảm lượng tiếp tế cho chiến trường, rút ngắn khoảng cách về hỏa lực mà họ phải chịu đựng từ đầu cuộc xâm lăng. Các cuộc tấn công cũng gây áp lực lên hạm đội Nga ở Hắc Hải. Đóng tại Sebastopol ở tây nam Crimea, hạm đội này phong tỏa đường biển khiến Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc. Các chiến hạm và tàu ngầm Nga cũng bắn hỏa tiễn đạn đạo vào lãnh thổ Ukraine.

Tấn công sâu vào Crimea có thể buộc Moskva phải dời các chiến hạm xa khỏi quân cảng nằm cách tiền tuyến 250 kilomet. Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Ba nhận xét, việc này sẽ hạn chế chiến lược xâm lăng của Nga, nhất là vô hiệu hóa mối đe dọa đổ bộ vào Odessa. Nhờ đó Ukraine có thể tập trung nguồn lực để gia tăng sức ép lên bộ binh Nga ở những nơi khác.

Ngoài ra các vụ tấn công còn mang tính chính trị : chứng tỏ Ukraine không từ bỏ mục tiêu tái chiếm Crimea dù đã bị Nga chiếm đóng suốt 8 năm qua. Tetyana Ogarkova, phụ trách về quốc tế của Ukraine Crisis Media Center ở Kiev khẳng định nhờ đó tinh thần của người Ukraine lên y dựng rất cao. Nga đã xây dựng Crimea thành pháo đài, coi là bất khả xâm phạm, nhưng nay người Ukraine chứng minh rằng họ không còn sợ hãi nữa. "Khi xâm lược Ukraine, Nga đã phạm sai lầm chiến lược. Mỗi ngày trôi qua nhân dân Ukraine càng nung nấu quyết tâm thu hồi tất cả lãnh thổ bị chiếm, kể cả Donbass và Crimea".

Khi tấn công sâu như vậy vào một vùng mà nhiều người Nga đến nghỉ mát, Kiev cũng gởi thông điệp đến công luận Nga. Sau khi căn cứ Saky bị đánh, các video trên mạng xã hội cho thấy cảnh kẹt xe trên những con đường dẫn đến cầu Crimea nối bán đảo với lãnh thổ Nga, được Vladimir Putin khánh thành năm 2018. Theo Tetyana Ogarkova, những hình ảnh dân Nga đua nhau bỏ chạy chứng tỏ người Nga không sẵn sàng chiến đấu vì Crimea, họ chỉ coi đây là địa điểm thư giãn, và sự thống trị vùng đất này chỉ là giả tạo.

Crimea, thách thức của Zelensky

Le Monde nhắc lại, Moskva đã sáp nhập chớp nhoáng Crimea năm 2014 trong vòng hai tuần lễ, sau cuộc cách mạng Maidan khiến tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich mất chức. Nhờ đó Nga có được sự hiện diện quân sự chiến lược trên Hắc Hải, khiến Ukraine khó thể gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO, làm hài lòng dân Nga và gia tăng uy tín cho Vladimir Putin. Tại Crimea, tất cả cư dân đều được cấp quốc tịch Nga, thậm chí bắt buộc. Với thời gian, người dân rốt cuộc coi như bán đảo này không còn thuộc về Ukraine.

Một bước ngoặt đã diễn ra vào tháng 2/2021, từ sáng kiến của Volodymyr Zelensky, được bầu làm tổng thống hai năm trước đó. Ông lập ra "nền tảng Crimea" nhằm đưa chủ đề này ra quốc tế, phối hợp thương thảo để "đóng góp vào việc giải tỏa tình trạng chiếm đóng" bán đảo. Hội nghị quốc tế đầu tiên hôm 23/08/2021 tập hợp 46 đại diện các quốc gia và tổ chức quốc tế, đã lên án vụ sáp nhập bất hợp pháp này. Hội nghị thứ hai dự kiến đúng một năm sau, ngày 23/08/2022 trong bối cảnh căng thẳng cực độ, sáu tháng sau cuộc xâm lược, và Crimea bắt đầu rơi vào cuộc chiến.

Trong bài xã luận "Thách thức của Zelensky tại Crimea", Le Monde nhận định không có gì lay chuyển được quyết tâm của tổng thống Volodymyr Zelensky, dù bị kẻ xâm lăng hùng mạnh áp đặt một cuộc chiến tranh bất đối xứng từ nửa năm qua. Hai vụ tấn công lần lượt mà Kiev không chính thức nhận trách nhiệm, đã viết nên một phiên bản mới : cuộc xâm lược không phải bắt đầu từ ngày 24/02/2022 mà tận 8 năm trước, ngày 27/02/2014 khi Nga chiếm Crimea, và sau đó hợp thức hóa bằng cuộc "trưng cầu dân ý" chưa bao giờ được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Khi cố gắng đặt lại số phận Crimea trên bản đồ quân sự và lập ra "Hội đồng về giải tỏa tình trạng chiếm đóng", Volodymyr Zelensky chứng tỏ sự táo bạo. Khi tuyên bố hôm 09/08 "Cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu từ Crimea và sẽ phải kết thúc bằng việc giải phóng Crimea", ông đã đưa ra một lá bài mới. Vladimir Putin một lần nữa phải tính đến sự bền bỉ của Kiev. Đã lỡ coi Crimea là lằn ranh đỏ, Putin không có cách nào khác là phải lên tiếng nếu các cuộc tấn công được cho là của Ukraine tiếp tục, và như vậy ông ta làm nổi rõ cuộc chiến vốn muốn che giấu với dân chúng.

Tân binh Ukraine đầy nhiệt huyết trên các thao trường Anh

Về mặt huấn luyện quân sự, đặc phái viên Le Monde cho biết "Anh quốc giúp đào tạo những tân binh do Kiev gởi đến". Tờ báo mô tả khung cảnh : những vụ nổ diễn ra bên phải một tòa nhà, những loạt đạn rền vang. Các chiến sĩ lao vào, một người xem xét cửa vào có bị gài mìn hay không trong lúc đồng đội bắn yểm trợ, người khác xông lên tầng trên… dưới sự giám sát của huấn luyện viên, một thông dịch viên chạy tới lui để truyền các mệnh lệnh. Cuộc tập luyện này diễn ra hôm 15/08 tại một căn cứ quân sự ở đông nam nước Anh. Đây là ngày thứ tư và là ngày cuối cùng về cận chiến đô thị, trong khuôn khổ cuộc huấn luyện quân sự vài tuần lễ.

Từ 2015, khi bắt đầu xung đột ở Donbass, quân đội Anh đã đào tạo 22.000 quân nhân Ukraine nhưng tại các căn cứ của Kiev. Sau khi Nga kéo quân sang hôm 24/02, những căn cứ này trở nên nguy hiểm vì thường xuyên bị đánh bom nên Luân Đôn cho dời về bốn căn cứ của Anh và huy động khoảng 1.000 quân nhân để trợ giúp. Các nước khác như Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển cũng gởi các huấn luyện viên tăng cường.

Một người phụ trách cho biết đó chỉ là những kỹ thuật căn bản để giúp tạo phản ứng theo bản năng. Nhưng tất cả các huấn luyện viên đều rất ấn tượng trước tinh thần chiến đấu của các tân binh Ukraine chưa từng cầm súng xuất thân từ đủ mọi giới, từ 18 đến 55 tuổi trong đó có rất nhiều phụ nữ. Họ thực sự muốn học hỏi, và buổi tối tự tập lại những gì đã được dạy. Với lòng ái quốc mạnh mẽ, họ tin rằng Ukraine sẽ chiến thắng, vấn đề chỉ là thời gian.

Chống đối Donald Trump, Liz Cheney thất bại nặng nề

Bên cạnh tình hình Crimea, sự kiện dân biểu Liz Cheney đại bại trước một ứng cử viên thân Trump là đề tài được báo chí Pháp đề cập nhiều hôm nay. Libérationnhận thấy "Chống lại Donald Trump, Liz Cheney thất bại". Le Figarocho rằng "Bại trận nhưng Liz Cheney vẫn không xuôi tay". Tương tự vớiLe Monde "Thất cử, Liz Cheney tiếp tục cuộc chiến chống Trump", cònLes Echos vẽ nên chân dung con gái của cựu phó tổng thống Dick Cheney, nhân vật số 3 của đảng Cộng hòa.

Le Figaro nhận định thế là chỉ còn sót lại có 2 trong số 10 dân biểu Cộng hòa ủng hộ truất phế ông Donald Trump sau vụ xâm nhập vào điện Capitol hôm 06/01/2021. Libérationđếm ngược lại : đã có 8 người hoặc bị đánh bại, hoặc rút lui khỏi chính trường, 2 người thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc nhờ cách chỉ định ứng viên của tiểu bang họ, nhưng đều có nguy cơ thua cuộc trong kỳ bầu cử tháng 11. Donald Trump đã trả được mối thù.

Dù đã dự đoán trước, nhưng cái tát quả là đau điếng. Cho đến phút cuối, phe Cheney đặt trọn hy vọng vào lá phiếu của những người Dân chủ và độc lập, nhưng chiến dịch gõ cửa từng nhà ở bang Wyoming vẫn không tạo được phép lạ. Đối thủ Harriet Hageman được cựu tổng thống Trump ủng hộ đã bỏ xa Liz Cheney đến 37 điểm, ngay tại lãnh địa mà bà đã ngự trị suốt 3 nhiệm kỳ và trước đó người cha Dick Cheney cũng được tín nhiệm trong 10 năm. Le Mondeghi nhận, bà bị coi là "con rối của Pelosi" do chấp nhận đề nghị của Nancy Pelosi – một trong những khuôn mặt bị phe Cộng hòa ghét nhất – giữ chức phó chủ tịch ủy ban điều tra về vụ tấn công Capitol.

Liz Cheney không cho biết sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2024 hay không, nhưng cha bà không giấu giếm ý định là bà sẽ "đi đến cùng để ngăn cản Donald Trump tiến lại gần Phòng Bầu Dục". Theo trang web Cowboy State Daily ở Wyoming, Liz Cheney nhắm xa hơn, đến năm 2028, khi Donald Trump chỉ còn là kỷ niệm. Tuy nhiên bà có nguy cơ khó thoát được cái nhãn "kẻ phản bội", do sẵn sàng bầu lại cho Joe Biden thay vì ủng hộ đảng của mình, và trở thành con số không trên chính trường như Donald Trump đã "trù ẻo".

Tàu "gián điệp" Trung Quốc quá cảnh Sri Lanka : Ấn Độ không đọ nổi Bắc Kinh 

Nhìn sang Châu Á, Le Monde chú ý đến việc "Quá cảnh gây tranh cãi của một tàu ‘gián điệp’ Trung Quốc ở Sri Lanka". Ấn Độ và Hoa Kỳ đã gây áp lực để ngăn cản chiếc tàu "Viễn Vọng 5" (Yuan Wang 5) và 2.000 thủy thủ của nó neo đậu ở cảng Hambantota, nhưng không thành công.

Báo chí Ấn Độ dẫn lời các chuyên gia cho biết chiếc tàu thám sát dài 222 mét mà Bắc Kinh nói rằng "không phải là tàu quân sự", thực ra được sử dụng để bổ sung cho các trạm mặt đất theo dõi việc phóng vệ tinh, hỏa tiễn và hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa của quân đội Trung Quốc. Về địa chính trị, Hambatota nằm trên tuyến đường nối Đông Nam Á với Châu Phi và Đông Á. Cảng nước sâu này là thành phần của Con đường tơ lụa mới, đồng thời là biểu tượng cho bẫy nợ Trung Quốc đã làm Sri Lanka mất khả năng chi trả.

Sự kiện trên đây là thất bại cho chính sách ngoại giao của Ấn Độ, tuy đã hào hiệp với đất nước có tên cũ là Tích Lan từng là thuộc địa Anh, với nhiều món tín dụng. Đối với Sri Lanka, bị kẹt giữa hai láng giềng khổng lồ, phải chiều theo Trung Quốc vì sợ chủ nợ Bắc Kinh phá rối cuộc thương lượng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để vay món tiền mà nước này đang khẩn cấp cần đến.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nga oanh kích gần nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia miền trung Ukraine


Trọng Thành, RFI, 1/08/2022

Cuộc oanh kích của quân Nga trong đêm ngày thứ Ba qua ngày thứ Tư 10/08/2022, tại khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, 14 người chết và 13 người bị thương, theo chính quyền tỉnh Dnipropetrovsk.

hatnhan1

Một hố tên lửa do Nga oanh kích vào khu định cư Kushuhum, ở vùng Zaporijjia (Ukraine) ngày 10/08/2022. Reuters - Stringer

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk, ông Valentin Reznitchenkoa, phát biểu trên mạng Telegram, theo đó quân đội Nga dùng tên lửa đa nòng Grad oanh kích thị xã Marganets, đối diện với nhà máy hạt nhân, bên kia sông Dniepr, và ngôi làng Vychtchetarassivka. Sáng ngày 10/08, làng Kuchugum gần đó cũng là mục tiêu tấn công của 4 tên lửa. Theo thống đốc tỉnh, bốn ngôi nhà dân đã "hoàn toàn bị phá hủy. Hàng chục ngôi nhà khác không còn mái, và cửa sổ. Điện và nước bị cắt đứt". Tổng cộng 80 trái hỏa tiễn đã được bắn đi, và quân Nga "đã cố tình bắn vào một số khu dân cư, nơi nhiều người đang ngủ tại nhà mình".  

Sau cuộc oanh kích nói trên, tối ngày 10/08, tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong buổi họp báo hàng ngày, tuyên bố "các đơn vị vũ trang Ukraine, các lực lượng tình báo và an ninh Ukraine sẽ có các biện pháp đáp trả sau cuộc tấn công của quân Nga nhắm vào thị xã Marganets.  

Nhà máy Zaporijjia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu. Hôm qua, nhóm 7 cường quốc công nghiệp phát triển (G7) đã ra thông cáo yêu cầu Nga "trao trả ngay lập tức" toàn bộ quyền kiểm soát hợp pháp nhà máy điện này cho chính quyền Kiev. G7 cảnh báo : Nếu Nga tiếp tục kiểm soát nhà máy điện nói trên, an ninh toàn khu vực sẽ "lâm nguy".  

Trong tuần qua, hai chính quyền Kiev và Moskva cáo buộc nhau về việc khu vực nhà máy điện hạt nhân bị oanh kích. Hiện tại, không có nguồn tin độc lập nào để xác minh thông tin của các bên. Theo một số nguồn tin, chiều hôm nay, theo yêu cầu của Nga, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có cuộc họp khẩn về chủ đề này.

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIEA), Rafael Grossi, đã thông báo với Hội đồng Bảo an về tình trạng "hết sức nghiêm trọng" tại nhà máy điện hạt nhân. Về phần mình, tổng thống Ukraine cảnh báo nguy cơ xảy ra một tai nạn hạt nhân, như kiểu vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl, miền bắc Ukraine, vào năm 1986, dưới thời Liên Xô.  

Trọng Thành

**********************

Kiev đòi lập vùng phi quân sự quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia

Thùy Dương, RFI, 09/08/2022

Trong bối cảnh Moskva và Kiev vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về các vụ tấn công vào nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ở miền nam Ukraine, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu và hiện đang bị quân Nga chiếm giữ, Kiev hôm 08/08/2022 kêu gọi thiết lập vùng phi quân sự quanh nhà máy Zaporijjia và cho rằng cần có sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại khu vực này. 

uk3

Nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia tại Enerhodar, vùng Zaporjijia, Ukraine, ngày 04/08/2022.  Reuters – Alexander Ermochenko

Phát biểu trên truyền hình hôm 08/08, ông Petro Kotine, lãnh đạo tập đoàn năng lượng Nhà nước Ukraine Ernergoatom, kêu gọi "cộng đồng quốc tế và mọi đối tác" của Ukraine "làm mọi điều cần thiết" để "quân xâm lược rút khỏi khu vực có nhà máy điện hạt nhân" và để "lập một khu vực phi quân sự hóa". Quan chức Ukraine nhận định, một khi lực lượng mũ nồi xanh kiểm soát khu vực này thì sự hiện diện của họ sẽ cho phép giải quyết mối lo cơ sở hạt nhân bị tấn công. 

Trong khi đó, theo AFP, cũng trong ngày hôm qua, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói đến nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân Zaporijjia như vụ nổ Tchernobyl hồi năm 1986. Mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nhiều bởi Tchernobyl chỉ bị nổ 1 lò hạt nhân, còn nhà máy Zaporijjia thì có tới 6 lò hạt nhân. 

Về phía Mỹ, phát ngôn viên Nhà Trắng, Karine Jean Pierre, hôm qua kêu gọi "Nga ngưng mọi chiến dịch quân sự trong và xung quanh các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine và trao trả lại quyền kiểm soát" những nơi này cho Ukraine. 

Thùy Dương

***********************

Ukraine : "Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt tấn công "tự sát" nhắm vào trung tâm hạt nhân Zaporijjia

Minh Anh, RFI, 08/08/2022

Nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia của Ukraine là cơ sở lớn nhất Châu Âu, lần thứ hai bị bắn phá trong vòng hơn 24 giờ. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, đang công du Nhật Bản, hôm 08/08/2022 kêu gọi "chấm dứt mọi cuộc tấn công tự sát" và tạo thuận lợi cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử AIEA tiếp cận địa điểm để thanh sát.

uk4

Một quân nhân, với quân phục có hình cờ Nga, đứng gác gần nhà máy điện hạt nhân Zaporijiia, ngoại ô thành phố Enerhodar do Nga kiểm soát ở vùng Zaporijiia, Ukraine ngày 04/08/2022.  Reuters - Alexander Ermochenko

Theo AFP, giống như các cuộc pháo kích hôm thứ Sáu 05/08 nhắm vào cơ sở hạt nhân nằm ở phía nam Ukraine, rơi vào tay quân Nga hồi đầu tháng Ba năm nay, hôm qua, Chủ nhật, 07/08, cả Nga và Ukraine đều quy trách nhiệm cho nhau về vụ tấn công.

Chính quyền thành phố Energodar do Nga dựng lên, tố cáo quân đội Ukraine đã nã pháo trùm trong đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ nhật bằng loại pháo đa nòng Ouragan. Theo lời giới chức thành phố, "các mảnh vỡ và động cơ của đạn pháo trùm nằm cách một lò phản ứng có 400m", và vụ oanh kích này đã làm hỏng nhiều tòa nhà hành chính và bắn trúng vào "vùng cất giữ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng".

Về phần mình, tập đoàn năng lượng Nhà nước Ukraine Energoatom thông báo một nhân viên đã bị thương phải nhập viện do "tiếng nổ từ một quả đạn pháo do Nga bắn tối thứ Bảy". Cũng theo cơ quan này, "ba thiết bị giám sát bức xạ xung quanh địa điểm đã bị hư hại (…) Hậu quả là không thể đo được mức độ phóng xạ cao và khó thể can thiệp đúng lúc".

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) hôm thứ Bảy đánh giá tình hình "đáng báo động" trước những thông tin đến từ trung tâm hạt nhân. Đang thăm Tokyo, Nhật Bản, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tuyên bố : "Mọi cuộc tấn công nhắm vào các trung tâm hạt nhân là một hành động tự sát. Tôi hy vọng rằng các cuộc tấn công này sẽ chấm dứt. Đồng thời, tôi cũng mong rằng AIEA có thể tiếp cận được trung tâm Zaporijjia"

Minh Anh

Published in Quốc tế

Lầu Năm Góc : Có đến 80.000 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến tại Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 09/08/2022

Trong bối cảnh Nga hầu như giữ kín con số thương vong tại Ukraine sau khi xua quân xâm lược nước láng giềng, Mỹ cùng với Ukriana là bên thường xuyên loan báo về tổn thất của Nga. Cụ thể là ngày hôm 07/08/2022 tại Washington, thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Colin Kahl đã ước tính : Sau gần 6 tháng tham chiến tại Ukraine, từ 70.000 đến 80.000 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến.

nga01

Một quân nhân Nga đang chuẩn bị drone trinh sát Orlan-10 ở một địa điểm không được xác định. Ảnh do bộ quốc phòng Nga cung cấp ngày 08/08/2022. AP

Trong một cuộc họp báo, thứ trưởng quốc phòng Mỹ đặc trách chính sách nói rõ : Đây là con số "kết hợp những trường hợp tử trận hay bị thương trên chiến trường". Đối với ông Kahl, số liệu thực có thể thấp hơn hay cao hơn một chút, nhưng chắc chắn là nằm trong mức đó.

Theo tờ báo Mỹ The Hill, con số trên đây cao hơn ước tính do ông ông William Burn,s giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, đưa ra hồi tháng Bảy, theo đó chỉ có khoảng 15.000 binh sĩ Nga thiệt mạng và 45.000 người khác bị thương tại Ukraine.

Đối với ông Kahl, con số thương vong to lớn kể trên rất đáng chú ý trong bối cảnh "Nga chưa đạt được mục tiêu mà ông Putin đề ra khi bắt đầu chiến dịch". Nhận định này hàm ý nhấn mạnh đến thất bại của Moskva. Quan chức Mỹ cho rằng sở dĩ Nga bị tổn thất nặng như vậy, đó là vì họ đã vấp phải một lực lượng Ukraine có tinh thần và quyết tâm chiến đấu cao.

Cho đến nay, Moskva hầu như không nói gì về tổn thất của Nga tại Ukriana. "Thống kê" sau cùng của Nga về số thương vong của mình là vào tháng 3 vừa qua, với vỏn vẹn 1.351 binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc giao tranh.

Về tình hình chiến sự, tình báo Anh hôm nay khẳng định là Nga vào cuối tuần qua vẫn tiếp tục tập trung củng cố tuyến phòng thủ ở miền nam Ukraine, đồng thời duy trì các cuộc tấn công vào các vị trí của Ukraine ở vùng Donetsk ở miền đông.

Trọng Nghĩa

***********************

Tình báo Anh : Ít nhất sáu tướng Nga bị cách chức, hơn 10 tướng khác tử trận tại Ukraine

Minh Anh, RFI, 07/08/2022

Trong bản phân tích tình hình thực địa tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh, hôm 07/08/2022, đưa ra đánh giá "những hoạt động kém hiệu quả của quân đội Nga tại Ukraine" khiến hàng sĩ quan cấp cao của Nga trả giá đắt : "Ít nhất có sáu tướng đã bị cách chức từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022"

nga1

Ông Dmitry Medvedev (thứ hai từ trái sang), phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, kiêm chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, thăm doanh trại quân đội Totsk ở khu vực Orenburg, Nga, ngày 05/08/2022.  AP - Ekaterina Shtukina

Phân tích của tình báo quân sự Anh đưa ra trường hợp của thượng tướng Aleksandr Chaiko, bị cách chức Tư lệnh Quân khu miền Đông vào tháng 5/2022, trong khi đó thượng tướng Alexander Zhuravlev, chỉ huy quân khu miền Tây từ năm 2018, đã vắng mặt nhân Ngày Hải Quân Nga ở Saint-Petersburg hôm 31/07. Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng nhiều khả năng nhân vật này đã bị thay thế bởi trung tướng Vladimir Kochetkov. 

Về phần tướng Aleksandr Vladimirovitch Dvornikov, người này cũng đã bị cách chức sau khi được giao chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine. Còn tướng Sergey Surovikin lên nắm quyền chỉ huy các lực lượng miền Nam thay cho tướng Guennadi Jidko. Ngoài việc thay thế số tướng lĩnh trên, phân tích tình báo Anh ghi nhận ít nhất có khoảng 10 vị tướng khác bị chết tại Ukraine, và điều này có thể góp phần gây ra nhiều khó khăn chiến thuật và tác chiến của Nga. 

Về tình hình chiến sự tại Ukraine, theo tường thuật của thông tín viên đài RFI Stephane Siohan, quân đội Nga dường như đang cho chuyển quân từ phía đông xuống miền nam về phía các vùng Kherson và Zaporijia nhằm chuẩn bị đối phó với các cuộc phản công từ Ukraine. Dù vậy, các cuộc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở vùng Donbass, đặc biệt là ở Bakhmout, một thành phố của vùng Donetsk, nơi quân đội Nga tập trung nỗ lực.

Chiến sự ác liệt gây khó khăn cho việc sơ tán thường dân. Theo chính quyền Kiev, hơn 2.000 người dường như đã được sơ tán bằng xe buýt và xe lửa từ những vùng giao tranh, nhưng vẫn còn hàng chục nghìn người còn mắc kẹt giữa làn mưa đạn.

Minh Anh

Published in Diễn đàn

Tình báo Anh : Ít nhất sáu tướng Nga bị cách chức, hơn 10 tướng khác tử trận tại Ukraine

Minh Anh, RFI, 07/08/2022

Trong bản phân tích tình hình thực địa tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh, hôm 07/08/2022, đưa ra đánh giá "những hoạt động kém hiệu quả của quân đội Nga tại Ukraine" khiến hàng sĩ quan cấp cao của Nga trả giá đắt : "Ít nhất có sáu tướng đã bị cách chức từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022"

nga1

Ảnh minh họa : Ông Dmitry Medvedev (thứ hai từ trái sang), phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, kiêm chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, thăm doanh trại quân đội Totsk ở khu vực Orenburg, Nga, ngày 05/08/2022.  AP - Ekaterina Shtukina

Phân tích của tình báo quân sự Anh đưa ra trường hợp của thượng tướng Aleksandr Chaiko, bị cách chức Tư lệnh Quân khu miền Đông vào tháng 5/2022, trong khi đó thượng tướng Alexander Zhuravlev, chỉ huy quân khu miền Tây từ năm 2018, đã vắng mặt nhân Ngày Hải Quân Nga ở Saint-Petersburg hôm 31/07. Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng nhiều khả năng nhân vật này đã bị thay thế bởi trung tướng Vladimir Kochetkov. 

Về phần tướng Aleksandr Vladimirovitch Dvornikov, người này cũng đã bị cách chức sau khi được giao chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine. Còn tướng Sergey Surovikin lên nắm quyền chỉ huy các lực lượng miền Nam thay cho tướng Guennadi Jidko. Ngoài việc thay thế số tướng lĩnh trên, phân tích tình báo Anh ghi nhận ít nhất có khoảng 10 vị tướng khác bị chết tại Ukraine, và điều này có thể góp phần gây ra nhiều khó khăn chiến thuật và tác chiến của Nga. 

Về tình hình chiến sự tại Ukraine, theo tường thuật của thông tín viên đài RFI Stephane Siohan, quân đội Nga dường như đang cho chuyển quân từ phía đông xuống miền nam về phía các vùng Kherson và Zaporijia nhằm chuẩn bị đối phó với các cuộc phản công từ Ukraine. Dù vậy, các cuộc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở vùng Donbass, đặc biệt là ở Bakhmout, một thành phố của vùng Donetsk, nơi quân đội Nga tập trung nỗ lực.

Chiến sự ác liệt gây khó khăn cho việc sơ tán thường dân. Theo chính quyền Kiev, hơn 2.000 người dường như đã được sơ tán bằng xe buýt và xe lửa từ những vùng giao tranh, nhưng vẫn còn hàng chục nghìn người còn mắc kẹt giữa làn mưa đạn.

Minh Anh

**************************

Ukraine : Kiev và Moskva đổ lỗi cho nhau về vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Trọng Nghĩa, RFI, 06/08/2022

Tình hình chiến sự Ukraine tiếp tục nóng bỏng, đặc biệt với một vụ pháo kích nhắm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, bị Nga chiếm đóng kể từ đầu tháng 3/2022. Sau sự cố, cả Kiev lẫn Moskva đều đổ lỗi cho nhau là thủ phạm vụ tấn công.

nga2

Pháo MSLR BM-21 "Grad" của Ukraine bắn các vị trí của Nga tại Kharkiv, Ukraine ngày 02/08/2022.  AP - Evgeniy Maloletka

Trong thông điệp video hàng ngày của mình tối hôm qua, 05/08/2022, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tố cáo : "Hôm nay, quân chiếm đóng đã tạo ra một tình huống cực kỳ nguy hiểm khác cho toàn bộ Châu Âu : Họ đã hai lần tấn công nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia. Bất kỳ một vụ bắn phá nào vào địa điểm này đều là một tội ác vô liêm sỉ, một hành động khủng bố".

Trước đó, Energoatom, công ty nhà nước Ukraine phụ trách nhà máy đã báo động rằng "có những nguy cơ rò rỉ khí hydro và thất thoát chất phóng xạ. Nguy cơ hỏa hoạn rất cao".

Về phần mình, trong một thông cáo, quân đội Nga đã tố cáo những vụ "pháo kích" từ "các đơn vị vũ trang Ukraine", đồng thời "nhắm vào nhà máy điện Zaporizhzhia và thành phố Energodar". Nga đã lên án "các hành động khủng bố hạt nhân".

Khi nhà máy điện Zaporizhzhia bị chiếm đóng vào tháng Ba, quân đội Nga đã nổ súng vào các tòa nhà ở đó, bất chấp nguy cơ xảy ra một tai nạn hạt nhân lớn.

Giới nghiêm và săn tìm "cộng tác viên" trong Mykolaiv

Ngoài khu vực Zaporizhzhia, lực lượng Nga hôm qua lại một lần nữa pháo kích Mykolaiv, một thị trấn không xa mặt trận phía nam. Theo ông Oleksandr Senkevich thị trưởng Mykolaiv, đã có 22 người bị thương, trong đó có một cậu bé13 tuổi.

Thống đốc khu vực Vitali Kim cho biết lệnh giới nghiêm đã được ban hành tại thành phố này cho đến sáng thứ Hai 08/8 nhằm vô hiệu hóa những "cộng tác viên" của Nga.

Các lực lượng Ukraine hiện đang tiến hành một cuộc phản công ở phía nam, khu vực mà họ tuyên bố đã tái chiếm được hơn 50 ngôi làng bị thất thủ và rơi vào tay Nga.

Tình báo Anh : Chiến sự Ukraine bước vào "giai đoạn mới"

Bộ Quốc Phòng Anh hôm nay, 06/08/2022 cảnh báo rằng các lực lượng Nga "hầu như chắc chắn" là đã tập trung ở phía nam để chuẩn bị đối phó với một cuộc phản công từ phía Ukraine. Các đoàn xe dài gồm xe vận tải quân sự, xe tăng và xe kéo pháo đang di chuyển về phía tây nam, ra khỏi khu vực Donbas ở miền đông Ukraine.

Trong bản cập nhật tình báo công bố trên mạng Twitter, Bộ Quốc phòng Anh nhận định : "Cuộc chiến giữa Nga vài Ukraine sắp bước sang một giai đoạn mới, với cuộc giao tranh dữ dội nhất đang trải rộng về phía tây nam, trên một chiến tuyến dài khoảng 350 km từ khu vực gần Zaporizhzhia đến Kherson, song song với sông Dniepr".

Bản cập nhật cho biết thêm là các nhóm tác chiến chiến thuật, gồm từ 800 đến 1.000 quân, đã được triển khai tại vùng Crimea để được tung ra hỗ trợ quân đội Nga ở Kherson. Thiết bị dường như đã được vận chuyển từ lãnh thổ Nga và các khu vực bị Moskva chiếm đóng - bao gồm Melitopol, Berdiansk và Mariupol - tới Crimea qua ngã cầu Kerch.

Chính quyền Kiev thì đang tập trung đánh phá với tần suất ngày càng tăng các cây cầu, kho đạn và các tuyến đường sắt ở các khu vực phía Nam.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Ukraine phủ nhận tấn công Sở chỉ huy Hạm Đội Biển Đen ở Crimea

Thu Hằng, RFI, 31/07/2022

Nga cáo buộc Ukraine tấn công sở chỉ huy Hạm đội Biển Đen ở Sebastopol, trên bán đảo Crimea, ngày 31/07/2022, đúng Ngày thành lập Hải quân Liên bang Nga. Người đứng đầu thành phố Sebastopol cho biết một máy bay không người lái đã hạ cánh xuống sân của sở chỉ huy hạm đội và làm 6 nhân viên bị thương. Tổng cục An ninh Liên bang Nga đã mở điều tra. Phía Ukraine bác cáo buộc của Nga.

bienden1

(Ảnh minh họa) - Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy soái hạm Moskva của Nga tại cảng Sevastopol, bán đảo Crimea, ngày 7/4/2022. Soái hạm Moskva đã bị Ukraine đánh chìm hồi tháng 03. AP

Trên mạng Telegram, thị trưởng Sebastopol Mikhail Razvojaie bày tỏ phẫn nộ vì "sáng nay (31/07), những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã quyết định phá hỏng Ngày thành lập Hải quân Nga" ở bán đảo Crimea, bị Nga sáp nhập vào tháng 03/2014. Mọi hoạt động kỉ niệm nhân dịp này "đã bị hủy vì lý do an ninh". Thị trưởng Sebastopol cũng đề nghị người dân "nếu có thể", không nên ra khỏi nhà.

Theo AFP, đây là lần đầu tiên chính quyền Nga thông báo về một cuộc tấn công như vậy kể từ đầu cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/02. Trước đó, Hạm Đội Biển Đen cũng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng do bị quân Ukraine tấn công, đặc biệt là vụ đánh chìm soái hạm Moskva, dù phía Nga thông báo là bị hỏa hoạn.

Tuy nhiên, ngày 31/07, Ukraine đã phủ nhận cáo buộc của Nga, đánh giá đó là "hành động cố ý khiêu khích". Trong một đoạn video, người phát ngôn vùng Odessa Sergui Bratchuk khẳng định : "Giải phóng vùng Crimea của Ukraine bị chiếm đóng sẽ được tiến hành bằng cách khác, hiệu quả hơn nhiều".

Hải quân Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh

Ngày thành lập Hải quân được tổ chức trên khắp nước nước Nga với nhiều sự kiện quan trọng. Đích thân tổng thống Vladimir Putin thị sát cuộc duyệt binh hải quân của Hạm đội Baltic ở Saint-Peterburg.

Tại buổi lễ, ông Putin thông báo Hải quân Nga sẽ nhận được tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong những tháng tới. Chiến hạm đô đốc Gorchokov sẽ được trang bị loại vũ khí đáng gờm trước tiên. Dù không nhắc đến Ukraine, ông Putin nhấn mạnh rằng khu vực triển khai tên lửa Zircon phụ thuộc vào lợi ích của Nga và "điều quan trọng là Hải quân Nga có khả năng đáp trả chớp nhoáng bất kỳ ai quyết định vi phạm chủ quyền và tự do của chúng ta".

Ngoài ra, theo Reuters, nguyên thủ Nga cũng cho biết đã ký ban hành một học thuyết hải quân mới, nhưng chi tiết không được công bố. Ngoài Hạm đội Baltic lâu đời nhất, Nga còn có Hạm đội Biển Đen, Hạm đội Phương Bắc, Hạm Đội Thái Bình Dương và Hạm đội Caspi.

Thu Hằng

************************

Chính quyền Ukraine kêu gọi toàn dân tỉnh Donetsk sơ tán khẩn cấp

Trọng Thành, RFI, 31/07/2022

Tại tỉnh Donetsk, miền đông Donbass, chiến sự tiếp tục dữ dội trong những ngày gần đây, quân Nga tấn công gần như hàng ngày vào các vùng dân cư. Tối 30/07/2022, tổng thống Ukraine kêu gọi toàn bộ dân cư tỉnh Donetsk khẩn trương sơ tán. 

bienden2

Một khu vực bị Nga oanh kích ở thị trấn Toretsk, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 27/07/2022  via Reuters - State Emergency Service of Ukraine

Theo ước tính của chính quyền Ukraine, hiện tại, ít nhất 200.000 thường dân, trong đó có khoảng 52.000 trẻ em, vẫn còn trụ lại tại tỉnh Donetsk, trong các vùng lãnh thổ không bị quân Nga chiếm đóng, Tránh tổn thất tối đa cho dân thường là mục tiêu của Kiev hiện tại. Thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kiev :

"Tổng thống Volodymyr Zelensky vẻ mặt khá mệt mỏi, vào tối thứ Bảy, đã kêu gọi người dân Donbass rời khỏi tỉnh Donetsk càng sớm càng tốt. Donetsk là nơi giao tranh hiện đang diễn ra rất dữ dội. Trong những giờ gần đây, sức ép của quân đội Nga ngày càng gia tăng trong vùng lân cận thành phố chiến lược Bakhmout. Tại khu vực này, có thể bốn ngôi làng đã bị quân Nga chiếm lĩnh.

Đầu ngày, phó thủ tướng Iryna Vereshchuk cho biết quân Nga đang phá hủy một cách hệ thống các mạng đường ống khí đốt của Donbass, và như vậy về lâu dài, trong mùa đông tới, dân cư tại đây sẽ không thể sống sót trong điều kiện như vậy.

Cuối tuần này, không khí trở nên nặng nề hơn ở Ukraine, sau vụ thảm sát tại nhà tù Olenivka, gần Donetsk, khiến 53 tù nhân chính trị Ukraine thiệt mạng. Các nhà ngoại giao Anh và Pháp đã lên án hành động này, trong khi tổng thống Ukraine một lần nữa gọi Liên bang Nga là một "quốc gia khủng bố".

Trong lúc bạo lực ngày một dữ dội tại Donbass, chính quyền Ukraine dường như giờ đây mong muốn cứu được càng nhiều thường dân càng tốt".

Tại mặt trận phía nam, theo AFP, trong đêm hôm qua sang sáng ngày hôm nay, Chủ Nhật 31/07, thành phố Mykolaiv, một lần nữa bị oanh kích. Theo thông báo của thị trưởng Oleksandr Senkevych, trên Telegram, đây có thể là "đợt tấn công lớn chưa từng có" kể từ đầu chiến tranh, "nhiều tiếng nổ lớn vào khoảng từ 1h đến 5h sáng". Ít nhất 2 người chết và 3 người khác bị thương. Có khoảng hơn chục hỏa tiễn bắn vào các khu dân cư và trường học. Thành phố Nikopol kế bên cũng bị trúng khoảng 50 trái Grad sáng hôm nay và có ít nhất một người bị thương, theo tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk. 

Vụ thảm sát tại nhà tù Olenivka : Nga mời Liên Hiệp Quốc và Chữ Thập Đỏ đến điều tra

Phía Nga cho biết đã mời chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và tổ chức Chữ Thập Đỏ đến điều tra tình hình tại chỗ. Trong thông cáo ngày 31/07, bộ Quốc Phòng Nga cho biết đưa ra quyết định này "vì lợi ích cho việc tiến hành một cuộc điều tra khách quan". Quân ly khai cáo buộc quân đội Ukraine dùng hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ để oanh kích nhà tù. 

Trọng Thành

**********************

Giao tranh ở Kherson : Quân Ukraine tiêu diệt hàng trăm lính Nga

Thùy Dương, RFI, 30/07/2022

Quân đội Ukraine hôm 30/07/2022 cho biết đã tiêu diệt hàng trăm lính Nga và phá hủy 2 kho đạn trong cuộc giao tranh ở vùng Kherson, trung tâm của cuộc phản công của các lực lượng vũ trang Ukraine ở miền nam và là khu vực trọng điểm của các tuyến tiếp tế của Moskva.

bienden3

Một ngôi nhà bị tên lửa Nga phá hủy tại Kramatorsk, Ukraine, ngày 29/07/2022  via Reuters – Donetsk Rehgional Military Administration

Báo cáo của bộ chỉ huy quân sự miền nam Ukraine nhấn mạnh đã có hơn 100 lính Nga bị tiêu diệt, 7 xe tăng bị phá hủy trong cuộc giao tranh hôm qua ở vùng Kherson, thành phố lớn đầu tiên của Ukraine bị Nga chiếm giữ từ hôm 24/02. Phó chủ tịch Hội đồng khu vực Kherson, Yuri Sobolevsky, yêu cầu người dân không đến gần kho đạn của Nga, bởi "quân đội Ukraine đang tấn công dữ dội quân Nga và đây mới chỉ là điểm khởi đầu".

Vẫn theo bộ chỉ huy quân sự miền nam Ukraine, giao thông đường sắt đến Kherson qua sông Dnipro đã bị gián đoạn, có thể cô lập thêm lực lượng Nga ở phía tây dòng sông nhờ cắt được nguồn tiếp viện cho quân Nga từ bán đảo Crimea. Tuy nhiên, cũng trong hôm qua, bộ Quốc Phòng Anh cho biết Nga có thể đã dựng 2 cầu phao và triển khai một hệ thống phà để thay thế các cây cầu bị quân đội Ukraine phá hủy.

Trong khi đó, theo phủ tổng thống Ukraine, các lực lượng vũ trang đang tập trung hỏa lực tấn công vào các kho đạn dược và các vị trí có quân nhân Nga ở Tchornobaika, Nova Kakhovka, Brylivka… nhưng không cho biết thêm chi tiết. 

Còn tại Sloviansk, ở vùng Donetsk, tâm điểm các vụ oanh kích của quân Nga ở miền đông, nhà ga đường bộ và nhiều tòa nhà quanh đó bị hư hại nặng. Theo thống đốc vùng, một trung tâm dịch vụ xã hội cũng đã bị oanh kích, hư hại nhưng không có thiệt hại về nhân mạng.

Còn thống đốc vùng Kharkiv, miền đông, cho biết thành phố Kharkiv, lớn thứ hai Ukraine, trong đêm hôm qua hứng ít nhất 5 tên lửa S-300 của Nga. Vào lúc 3 giờ sáng, 3 tên lửa S-300 đã nhắm trúng vào 1 trường học, làm đổ sụp tòa nhà chính. Hiện giờ chưa có thông tin cụ thể về số nạn nhân.

Thùy Dương

**********************

Quân đội Ukraine sử dụng chiến thuật nào nhằm chiếm lại vùng Kherson ?

Anh Vũ, RFI, 29/07/2022

Hôm 27/07/2022, Ukraine dồn dập bắn phá cây cầu có vai trò trọng yếu trong việc tiếp tế cho các đơn vị quân Nga đang chiếm đóng thành phố Kherson. Trận chiến nhằm kiểm soát vùng mang cùng tên này có thể sẽ có tác động lớn đến cục diện của cuộc chiến tranh. Các chuyên gia quân sự phân tích về ý đồ chiến lược của Ukraine để giành lại vùng đất chiến lược ở phía nam bị Nga chiếm đóng.

bienden4

Ảnh chụp hôm 21/07/2022 : Cầu Antonovsky, dẫn vào thành phố Kherson

The Odessa Journal

Xe quân sự Nga chạy trên cầu Antonovsky sau khi bị quân đội Ukraine pháo kích lần đầu 19/07/2022.  AFP - Stringer

Đây là một cây cầu trọng yếu để vào một thành phố mang tính chiến lược không hề nhỏ. Quân đội Ukraine đã bắn phá từ đêm 26 đến 27/07 cầu Antonovsky nối thành phố Kherson nằm bên bờ nam của sông Dniepr với phần còn lại của vùng đất gần như nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của quân Nga.

Đây không phải lần đầu tiên quân Ukraine nhắm vào công trình này, nhưng Kiev ngày càng cho thấy rõ muốn tập trung nỗ lực vào đó để chuẩn bị phản công nhằm lấy lại thành phố phía nam Ukraine. Ngay từ hôm 19/07, khi các đợt rốc két đầu tiên gây hư hại cầu Antonovsky, các nhà bình luận quân sự Nga lên tiếng cảnh báo về nguy cơ các nhóm quân đóng tại Kherson bị cắt đường tiếp viện.

Cầu Antonovsky nằm trong tầm ngắm 

"Quân chiếm đóng (Nga) phải học bơi để qua sông Dniepr. Bằng không họ phải chấp nhận rút khỏi Kherson chừng nào còn có cơ hội", hôm 27/07, Mykhailo Podoliak, cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky đã viết như vậy trên mạng Twitter.

Sim Tack, một nhà phân tích quân sự của Forces Analysis, một cơ quan chuyên theo dõi các xung đột, cho biết loạt oanh kích hôm thứ Tư vừa rồi đã không phá hủy hoàn toàn cây cầu Antonovsky, nhưng những lỗ thủng do rốc két để lại trên cầu đã khiến "chỉ còn những xe hạng nhẹ có thể đi qua cầu và các đơn vị quân Nga tại chỗ đã đóng cầu đối với các xe tải chở đồ tiếp viện".

Ukraine không chỉ nhắm vào cây cầu Antonovsky dài 1,4 km, lối chính vào Kherson từ phía nam. "Quân đội Ukraine đã bắn phá một cầu nhỏ khác ở phía đông bắc Kherson, bắc qua một nhánh sông Dniepr", chuyên gia SimTack ghi nhận. Đó là một đường quan trọng khác của quân Nga để vào thành phố. Qua đường đó, Nga có thể chuyển đồ tiếp viện và quân đến từ Nova Kharkova. Thành phố bên bờ nam của sông Dniepr này nằm cách thành phố Kherson 70 km về phía đông còn có cây cây cầu thứ 2 để nối hai bờ sông.

Làm tiêu hao sinh lực địch hơn là đối đầu trực tiếp 

Quân Ukraine miễn cưỡng không muốn tấn công trực tiếp vào điểm qua lại đó, vì "cầu nằm gần một nhà máy điện lớn và rủi do nhà máy bị phá hủy sẽ lớn", Sim Tack nhận định. Quân đội Nga đã nắm bắt được mục đích ý đồ của Ukraine và "họ đã lắp đặt, sử dụng các cầu phao để thay thế trong trường hợp bị thiếu tiếp viện", ông Aliyev Huseyn, chuyên gia về xung đột Ukraine-Nga tại đại học Glasgow, ghi nhận. Nhưng các công trình này "không chắc chắn và hẹp hơn các cầu bình thường, điều này làm cho việc vận chuyển hậu cần diễn ra chậm", chuyên gia này nhận xét.

Nhưng Kherson sẽ không chỉ được chiếm lại bằng oanh kích các cây cầu. "Vào thời điểm nhất định cần phải đưa quân vào thành phố", Glen Grant, chuyên gia về quân sự Nga, thuộc cơ quan tư vấn Baltic Security Foundation, nhận định. Chính vì thế phần đông các phương tiện truyền thông đánh giá các vụ bắn phá đó như là bước khởi đầu cho một cuộc tấn công quy mô lớn của Ukraine khi quân Nga bị suy yếu vì thiếu tiếp viện. 

Nhưng kịch bản về một cuộc giao tranh lớn và rất có thể đẫm máu không được các chuyên gia tán thành. "Ưu tiên của quân đội Ukraine là hạn chế tốt đa thiệt hại nhân mạng, nhất là khi các đơn vị quân điều động trong vùng này được trang bị tốt và Kiev không hề muốn hy sinh đội quân đó nếu vẫn còn cách khác", theo chuyên gia Aliev Huseyn.

"Ukraine sẽ dựa vào chiến thuật làm tiêu hao sinh lực quân Nga, tiếp tục bắn phá có phương pháp các điểm vào thành phố cho đến khi quân Nga buộc phải rút lui vì thiếu tiếp viện cần thiết. Sau đó họ sẽ vào thành phố và chỉ còn phải đối mặt với các lực lượng còn lại để yểm trợ cho lính Nga rút", chuyên gia Sim Tack phân tích

Vai trò cốt yếu của dàn phóng rốc-két Himars 

Đó là một chiến lược đòi hỏi kiên trì hơn để hạn chế thiệt hại về người. Nhưng chiến lược đó "sẽ không thể thực hiện nếu không có các hệ thống pháo phản lực Himars của Mỹ", chuyên gia Aliyev Huseyn khẳng định. Các dàn phóng rốc-két đó có độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các loại pháo khác đang được quân đội Ukraine sử dụng. "Để gây được thiệt hại cho các cây cầu như mục tiêu đề ra, quân Ukraine có thể phải tốn nhiều đạn dược và thời gian nếu dùng các loại pháo cổ điển", theo chuyên gia Sim Tack. 

Thực tế, các dàn Himars là loại vũ khí có thể tạo sự khác biệt. Có lẽ đây là giải pháp khả dĩ hơn trong các quyết định của Ukraine khi mở chiến dịch phản công toàn diện hơn vào tỉnh Kherson, như đánh giá của Aliyev Huseyn. 

Như vậy Kiev tránh được tối đa đối mặt trực tiếp với quân đội Nga có quân số áp đảo hơn. "Chiến lược của Ukraine là trước tiên sử dụng pháo Himars để tấn công vào chiều sâu các trung tâm chỉ huy của Nga và các kho khí tài buộc quân Nga phải lùi, kéo theo sự hỗn loạn trong hệ thống liên lạc và hậu cần tiếp viện", chuyên gia Aliyev Huseyn phân tích.

Không thể nào theo đuổi một mục đích như vậy mà không có thiết bị vũ khí mới của Mỹ. "Tất cả những gì quân Nga đã làm cho đến giờ là đặt các kho vũ khí và các sở chỉ huy ở ngoài tầm các loại pháo truyền thống của Ukraine", chuyên gia Glen Grant giải thích. Nhưng các hệ thống Himars của Mỹ có tầm bắn 80 km, ít nhất cũng xa gấp đôi tầm bắn của các loại rốc két thông dụng trên chiến trường.

Bước ngoặt của cuộc chiến ?

Chiến thuật này đã giúp Ukraine lấy lại một số làng và "tiến được ở phía bắc vùng Kherson xung quanh thành phố Vysokopilla", chuyên gia Sim Tack nhấn mạnh. 

Nhưng lấy lại Kherson có thể sẽ là một bước ngoặt của cuộc chiến, theo ông Glen Grant. Thành phố này thực tế là thủ phủ duy nhất của Ukraine ngoài Donbass nằm trong tay quân Nga. Moskva đã triển khai các phương tiện quan trọng để "Nga hóa" thành phố này qua việc thiết lập chính quyền chiếm đóng, kêu gọi các công chức quy hàng để bảo đảm tính liên tục của chính quyền Nga tại chỗ. 

"Nếu Ukraine đẩy lui quân Nga ra khỏi Kherson thì Moskva không thể tiếp tục nói rằng tất cả mọi chuyện đều ổn ở Ukraine", theo ông Aliyev Huseyn. Một tổn thất như vậy "sẽ là đòn đánh vào tinh thần, vốn dĩ đã không cao lắm, của quân đội Nga", ông Glen Grant nhấn mạnh.

Kherson có thể mang lại lợi thế quyết định cho quân đội Ukraine. Nếu Kiev lấy lại được toàn vùng Kherson, Ukraine sẽ có thể tiếp cận trở lại với nhiều hải cảng trên Biển Đen, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc, chuyên gia Aliyev Huseyn nhận định. 

Nga bị dồn vào một bên bờ sông Dniepr, quân đội Ukraine có thể tạo được một phòng tuyến bảo vệ tự nhiên. "Kiev như vậy có thể giải phóng một phần các đơn vị đã huy động trong vùng để tăng cường cho các mặt trận khác, như Donbass hay vùng Zaporijjia", chuyên gia Sim Tack phân tích.

 Moskva không phải không biết mối nguy đó, có lẽ điều đó cũng lý giải phần nào việc Nga giảm các nỗ lực tấn công trong vùng Donbass. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, đã khẳng định rằng Moskva đang triển khai trở lại tối đa quân về hướng Kherson.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chính quyền Ukraine kêu gọi toàn dân tỉnh Donetsk sơ tán khẩn cấp

Trọng Thành, RFI, 31/07/2022

Tại tỉnh Donetsk, miền đông Donbass, chiến sự tiếp tục dữ dội trong những ngày gần đây, quân Nga tấn công gần như hàng ngày vào các vùng dân cư. Tối hôm qua, 30/07/2022, tổng thống Ukraine kêu gọi toàn bộ dân cư tỉnh Donetsk khẩn trương sơ tán. 

donetsk1

Một khu vực bị Nga oanh kích ở thị trấn Toretsk, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 27/07/2022.  via Reuters – State Emergency Service of Ukraine

Theo ước tính của chính quyền Ukraine, hiện tại, ít nhất 200.000 thường dân, trong đó có khoảng 52.000 trẻ em, vẫn còn trụ lại tại tỉnh Donetsk, trong các vùng lãnh thổ không bị quân Nga chiếm đóng. Tránh tổn thất tối đa cho dân thường là mục tiêu của Kiev hiện tại. Thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kiev :  

"Tổng thống Volodymyr Zelensky vẻ mặt khá mệt mỏi, vào tối thứ Bảy, đã kêu gọi người dân Donbass rời khỏi tỉnh Donetsk càng sớm càng tốt. Donetsk là nơi giao tranh hiện đang diễn ra rất dữ dội. Trong những giờ gần đây, sức ép của quân đội Nga ngày càng gia tăng trong vùng lân cận thành phố chiến lược Bakhmout. Tại khu vực này, có thể bốn ngôi làng đã bị quân Nga chiếm lĩnh.  

Đầu ngày, phó thủ tướng Iryna Vereshchuk cho biết quân Nga đang phá hủy một cách hệ thống các mạng đường ống khí đốt của Donbass, và như vậy về lâu dài, trong mùa đông tới, dân cư tại đây sẽ không thể sống sót trong điều kiện như vậy.

Cuối tuần này, không khí trở nên nặng nề hơn ở Ukraine, sau vụ thảm sát tại nhà tù Olenivka, gần Donetsk, khiến 53 tù nhân chính trị Ukraine thiệt mạng. Các nhà ngoại giao Anh và Pháp đã lên án hành động này, trong khi tổng thống Ukraine một lần nữa gọi Liên bang Nga là một "quốc gia khủng bố".  

Trong lúc bạo lực ngày một dữ dội tại Donbass, chính quyền Ukraine dường như giờ đây mong muốn cứu được càng nhiều thường dân càng tốt".

Tại mặt trận phía nam, theo AFnP, trong đêm hôm qua sang sáng ngày hôm nay, Chủ Nhật 31/07, thành phố Mykolaiv, một lần nữa bị oanh kích. Theo thông báo của thị trưởng Oleksandr Senkevych, trên Telegram, đây có thể là "đợt tấn công lớn chưa từng có" kể từ đầu chiến tranh, "nhiều tiếng nổ lớn vào khoảng từ 1g đến 5g sáng". Ít nhất 2 người chết và 3 người khác bị thương. Có khoảng hơn chục hỏa tiễn bắn vào các khu dân cư và trường học. Thành phố Nikopol kế bên cũng bị trúng khoảng 50 trái Grad sáng hôm nay và có ít nhất một người bị thương, theo tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk. 

Vụ thảm sát tại nhà tù Olenivka : Nga mời Liên Hiệp Quốc và Chữ Thập Đỏ đến điều tra

Phía Nga cho biết đã mời chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và tổ chức Chữ Thập Đỏ đến điều tra tình hình tại chỗ. Trong thông cáo ngày 31/07, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đưa ra quyết định này "vì lợi ích cho việc tiến hành một cuộc điều tra khách quan". Quân ly khai cáo buộc quân đội Ukraine dùng hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ để oanh kích nhà tù. 

Trọng Thành

***********************

Ukraine : Moskva và Kiev đổ lỗi cho nhau về vụ oanh kích một nhà tù

Thanh Hà, RFI, 29/07/2022

Hôm 29/07/2022, quân đội Nga quy trách nhiệm cho lực lượng Ukraine "tấn công vào một nhà tù trong vùng Donbass, khiến hàng chục tù binh Ukraine tử vong". Nhưng phía Ukraine tố cáo chính quân Nga đã oanh kích vào nhà tù này.

donetsk2

Một tòa nhà bị hư hại do một cuộc oanh kích của Nga tại Mykolaiv, Ukraine, ngày 14/07/2022. via Reuters – State Emergency Service of Ukraine

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống pháo phản lực Himars do Mỹ cung cấp để tấn công nhà tù Olennivka, cách thủ phủ Donetsk khoảng 30 cây số về phía tây nam. Thông cáo khẳng định : "Hành động khiêu khích này nhằm uy hiếp tinh thần những người lính Ukraine, ngăn cản họ đầu hàng quân Nga".

Thủ lĩnh phe ly khai thân Nga tại Donetsk, Denis Pouchiline, trên đài truyền hình Nga Rossia 24, cho biết thêm : Chính quyền Ukraine đã "ra lệnh tiêu diệt các tù binh Ukraine nào dám lên tiếng tố cáo tội ác mà phía Ukraine gây nên". Denis Pouchiline nói đến khoảng 50 người thiệt mạng vì bom, đạn của chính quân đội Ukraine.

Quân đội Ukraine trong thông cáo vừa công bố vào trưa nay bác bỏ những cáo buộc của phía Nga và nhấn mạnh "tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực luật pháp quốc tế về nhân đạo, không bao giờ oanh kích vào các khu dân cư, nhất là những nơi tù binh có thể đang bị giam giữ". Bộ Ngoại giao Ukraine tố cáo chính quân Nga đã oanh kích vào nhà tù nói trên.

Trước đó, Kiev xác nhận trong 24 giờ qua ít nhất 24 thường dân Ukraine thiệt mạng, 19 người bị thương tại Donetsk vì các đợt oanh kích của quân Nga. Thống đốc vùng Luhansk, Sergui Gaidai, cho biết quân đội Ukraine phải liên tục đối mặt với 6 đợt tấn công của quân Nga trên mặt trận miền Đông.

Về mặt ngoại giao, ngoại trưởng Nga từ chối đối thoại với đồng cấp Mỹ. Cách nay hai ngày, ngoại trưởng Antony Blinken đề nghị trao đổi với Sergei Lavrov về số phận của ngôi sao bóng rổ Mỹ Brittney Griner và một công dân Hoa Kỳ Paul Whelan bị Nga bắt giữ. Nhưng lãnh đạo ngoại giao Nga, đang có mặt tại Uzbekistan, hôm nay cho biết "lịch làm việc của ông hiện quá dày đặc" và ông sẽ xem xét đề xuất của ngoại trưởng Blinken một khi quay lại Moskva.

Thanh Hà

*********************

Quân Nga chiếm được nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraine

Trọng Thành, RFI, 28/07/2022

Trong lúc bị quân đội Ukraine phản công ở mặt trận phía nam, quân đội Nga giành được một thắng lợi ở tỉnh Donetsk. Hôm 27/07/2022, quân Nga khẳng định đã chiếm được nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraine.

donetsk3

Nga chiếm nhà máy điện Vuhlehirsk lớn thứ hai của Ukraina. Ảnh : Getty

Hãng tin Reuters cho biết một cố vấn của tổng thống Ukraine xác nhận lực lượng Nga đã chiếm được nhà máy nhiệt điện Vuhlehirska trong tình trạng "nguyên vẹn". Cố vấn Oleksiy Arestovych nhận định : Với việc chiếm được nhà máy này, quân Nga đã "đạt được một lợi thế chiến thuật nhỏ". Chiếm được nhà máy Vuhlehirska được coi là thắng lợi đáng kể đầu tiên của quân Nga kể từ ba tuần nay ở Ukraine.

Về khu vực phía nam, cố vấn Oleksiy Arestovych cho biết quân đội Nga đang có đợt "tái triển khai lớn" tại ba tỉnh, để đối phó với cuộc phản công của quân đội Ukraine. Khi phổ biến thông tin hàng ngày về tình hình chiến sự tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh cho biết cuộc phản công của quân Ukraine đang đặt Quân đoàn 49 của Nga, bố trí tại phía tây sông Dniepr, vào tình trạng bị cô lập với gần như toàn bộ các phần lãnh thổ của Ukraine mà Nga kiểm soát. Mục tiêu của quân Ukraine là bao vây để buộc lực lượng này phải đầu hàng.

Hướng đến cô lập Quân đoàn 49 của Nga ở bờ tây sông Dniepr

Cây cầu Antonovsky, dài 1.300 mét bắc qua sông Dniepr, nối thành phố Kherson với phía bờ tây sông, liên tục bị quân đội Ukraine pháo kích trong những ngày gần đây. Theo thông tín viên Stephane Siohan tại Kiev, trong đêm hôm thứ Ba qua ngày thứ Tư 27/07, cầu bị tấn công lần thứ ba với các hỏa tiễn Himars, do Hoa Kỳ cung cấp, có tầm bắn 80 km.

Cầu Antonovsky bị hư hỏng đến mức chính quyền của lực lượng chiếm đóng hôm qua phải ra lệnh ngừng hoàn toàn việc đi lại qua cây cầu chính duy nhất này. 

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Quân Ukraine phá hủy một phần cây cầu chính của Kherson do Nga kiểm soát

Trọng Thành, RFI, 27/07/2022

Ngày 27/07/2022, quân đội Ukraine thông báo đã phá hủy một phần cây cầu quan trọng trên sông Dniepr, cầu duy nhất nối thành phố Kherson do quân Nga kiểm soát với căn cứ địa của Nga ở phía nam sông Dniepr.

kherson1

Cầu Antonivski (Antonovsky), Kherson, Ukraine. Ảnh chụp ngày 27/07/2022. Reuters – Alexander Ermochenko

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời bà Natalia Goumeniouk, người phát ngôn bộ tư lệnh miền Nam Ukraine, xác nhận thông tin trên truyền thông về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski. Theo phát ngôn viên quân đội Ukraine, các cuộc tấn công nhắm vào cầu Antonovski được thực hiện với vũ khí có độ chính xác cao, có mục tiêu "làm mất tinh thần" quân địch. Trên Twitter, ông Mikhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraine, nhấn mạnh các lực lượng chiếm đóng phải học cách để "bơi qua sông Dniepr, hoặc rời khỏi Kherson chừng nào có thể". 

Về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski, đại diện của lực lượng chiếm đóng Nga, Kirill Stremooussov, không cho biết mức độ thiệt hại cụ thể, nhưng khẳng định tình trạng hiện nay của cây cầu "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến chiến sự", quân đội Nga đã "dự kiến mọi thứ", và sẽ lắp đặt nhiều cầu quân sự để vượt sông. 

Trong lúc quân đội Ukraine phản công tại Kherson, nhiều địa điểm của Ukraine hôm 26/07/2022 bị quân Nga tiếp tục oanh kích, như cảng Odessa, tây nam Ukraine, thành phố cảng Mykolaiv và Zakota, một ngôi làng ven biển gần Odessa. Bộ tư lệnh miền Nam Ukraine cho biết "các cuộc tấn công ồ ạt bằng hỏa tiễn nhắm vào miền Nam Ukraine xuất phát từ các phi cơ đến từ Hắc Hải".

Dân Ukraine tại Kherson hy vọng ngày giải phóng đến gần

Theo AFP, hiện tại chiến tuyến chỉ có còn cách thành phố Kherson – thủ phủ tỉnh Kherson – "vài cây số". Về tình hình bên trong các khu vực do Nga kiểm soát trong thành phố, phóng viên RFI đã liên lạc được với nhà báo Oleg Batourine. Batourine đã từng bị quân Nga bắt được hồi tháng 4, trước khi trốn thoát. Nhà báo người Ukraine, chủ nhân trang mạng thông tin Novy Den’ (bị Nga đóng cửa) tiếp tục đưa thông tin hàng ngày về đời sống thành phố trên trang Facebook cá nhân. Hiện đang ẩn náu tại một nơi bí mật, ông Batourine cho biết cụ thể :

"Họ nói với tôi về cuộc sống dưới ách chiếm đóng. Vật giá leo thang, đồng tiền của Nga, đồng rúp, đang dần thay thế đồng hryvnia của Ukraine. Tại các chợ, người ta vẫn còn chấp nhận đồng hryvnia, nhưng khi mua sắm trong các cửa hàng, khi thanh toán các hóa đơn, bạn phải trả bằng đồng rúp. Mọi người cũng nói với tôi rằng họ cố gắng tránh quân Nga, vì họ ở khắp mọi nơi.

Nhưng các cư dân ủng hộ chính quyền Kiev vẫn bấu víu lấy niềm tin là quân đội Ukraine sẽ phản công tái chiếm miền Nam… Số các vụ tấn công vào những vị trí của quân Nga tăng mạnh kể từ cuối tháng 6. Điều này mang lại rất nhiều hy vọng cho cư dân vùng Kherson. Tất cả những người mà tôi nói chuyện đều cho biết họ rất vui vì lực lượng Ukraine không ở xa".

Trọng Thành

**********************

Chiến tranh Ukraine : Nga tấn công hải cảng Mykolaiv, bắn vào khu dân cư ở Kharkiv

Thu Hằng, RFI, 26/07/2022

Sáng 26/07/2022, quân Nga gần như đồng loạt tấn công vào cả miền nam và miền đông Ukraine. Cơ sở hạ tầng của một khu cảng ở vùng Mykolaiv, miền nam Ukraine, bị "trúng hàng loạt tên lửa của Nga bắn từ Biển Đen". Trong khi đó, thị trưởng thành phố Kharkiv, ở miền đông, cho biết chuẩn bị thông báo thiệt hại sau vụ tấn công của Nga nhắm vào một khu dân cư gần trung tâm thành phố.

kherson2

Một hố đạn pháo tại một khu dân cư sau khi quân Nga tấn công vào Kharkiv, Ukraine, ngày 26/07/2022. Reuters – Stringer

Trên mạng Telegram, thị trưởng Mykolaiv cho biết không quân Nga cũng được huy động trong vụ tấn công khu cảng ở miền nam, nhưng không nêu thêm chi tiết. Theo AFP, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn tại vùng Kherson (miền nam), bị Nga chiếm đóng từ tháng 3, cũng như ở hai tỉnh miền đông Donetsk và Luhansk hiện do lực lượng ly khai kiểm soát.

Người đứng đầu cơ quan quân sự vùng Kherson cho biết tình hình "vẫn nguy cấp" do thiếu thuốc men, lương thực và sản phẩm vệ sinh. Phía Ukraine khẳng định đã chiếm lại được 44 ngôi làng trong vùng và phá hủy 3 cây cầu để ngăn đà tiến của quân Nga. Ngược lại, quân Nga đã "đạt được một số thành công" gần nhà máy nhiệt điện Vygleguirsk ở vùng Donbass, dù chịu nhiều tổn thất khi tiến gần đến thành phố Bakhmout, hiện giờ vẫn nằm trong tay quân Ukraine, ở tỉnh Donetsk.

Vũ khí viện trợ của phương Tây đang giúp Ukraine lấy lại thế cân bằng trên chiến trường. Theo thông báo của bộ trưởng Quốc Phòng Oleksi Reznikov, 3 trong số 15 xe tăng Gepard được Đức hứa viện trợ đã đến Ukraine ngày 25/07. Cùng ngày, Kiev cũng nhận được nhiều xe tăng PT-91 Twardy của Ba Lan.

Về vụ Nga bắn tên lửa vào cảng Odessa hôm 24/07, Nga khẳng định nhắm bắn "một tầu chiến và một kho tên lửa chống hạm của Ukraine". Tuy nhiên, bản cập nhật tình hình chiến sự tại Ukraine ngày 26/07 của bộ Quốc Phòng Anh phủ nhận thông tin trên : "Không một chi tiết nào cho thấy có những mục tiêu như vậy ở địa điểm bị tên lửa nhắm bắn".

Moskva luôn ưu tiên giảm khả năng chống hạm của Ukraine, mối đe dọa cho đội tầu Nga ở Biển Đen. Tuy nhiên, theo bộ Quốc Phòng Anh, "quá trình tìm kiếm mục tiêu của Nga thường bị sai lệch vì dựa vào những thông tin tình báo lỗi thời, lập kế hoạch sai và theo chỉ thị từ trên xuống".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Thiếu quân, vũ khí bị pháo Mỹ phá hủy, Nga rơi vào thế thủ ở Ukraine

Le Monde nhận thấy "Quân đội của Putin đang giậm chân tại chỗ". Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga đã vượt qua ngày thứ 150, được đánh dấu bằng cường độ các trận chiến giảm hẳn. Quân Nga bị bóp nghẹt, hay đây chỉ là cái bẫy chiến thuật ?

nga1

Xe tăng và vũ khí của quân Nga bị Ukraine phá hủy được triển lãm ở quảng trường Mykhailivska ở Kiev, Ukraine, ngày 23/07/2022. Reuters - Alkis Konstantinidis

Lính Nga ngưng tấn công, lãnh đạo vẫn hô xung phong

Từ hơn hai tuần qua, quân Nga "tạm nghỉ xả hơi" một cách kỳ lạ, trái hẳn với những tuyên bố hung hăng của các nhà lãnh đạo ở Moskva. Ngày 16/07, bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh "gia tăng hoạt động trên tất cả các hướng". Ngày 20/07, ngoại trưởng Sergei Lavrov cam đoan sẽ mở rộng xung đột "ra xa hơn vùng Donbass", còn tổng thống Vladimir Putin hồi đầu tháng Bảy tuyên bố những gì ở Ukraine chỉ mới là khúc dạo đầu.

Tuy có hỏa lực áp đảo, nhưng mục tiêu tối thiểu là chiếm được Donbass còn lâu mới đạt nổi, nói chi đến việc lật đổ chính phủ Zelensky. Vậy mà hôm Chủ nhật 24/07 ông Lavrov vẫn hứa "Nga buộc lòng phải giúp Ukraine thoát khỏi chế độ phản động Kiev". Ban đầu tưởng chỉ vài ngày, nhưng đã sang ngày thứ 151, Moskva chừng như trông cậy vào sự tiêu hao nhân lực, vật lực của Ukraine và tâm trạng mỏi mệt của các đồng minh phương Tây. Có thể lại là "maskirovka", trò tung hỏa mù của Nga. Nhưng thời buổi này làm sao qua mặt được tình báo Mỹ, và các sĩ quan Ukraine vốn cùng một "lò" Xô-viết ?

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington đánh giá Nga "chưa thể gia tăng nhịp độ". Nhóm chuyên gia Conflict Intelligence Team, được đào tạo ở Nga và hiện đang lưu vong, cho rằng quân Nga "vẫn đang trong thời gian tạm nghỉ", chỉ khi nào đội quân thứ ba gồm các tiểu đoàn quân tình nguyện được đưa ra mặt trận, thì giai đoạn này mới kết thúc. Theo tình báo quân đội Ukraine, đội quân này gồm 15.000 người tình nguyện, đã có 8/16 tiểu đoàn mới được huấn luyện xong.

Uy lực vũ khí phương Tây khiến từ nay Nga ở thế thủ

Chuyên gia quân sự Serhi Grabsky nhận xét cần chờ thêm hai tuần nữa, nếu Nga không tấn công trở lại, có nghĩa là họ không đủ nhân lực trong ít nhất từ 3 đến 5 tháng. "Nếu không chiếm nổi Siversk và Bakhmout là các thành phố khá yếu, thì không có cách nào giành được Sloviansk hay Kramatorsk, vốn được bảo vệ rất tốt. Đối với Nga, cuộc chinh phục Donbass dừng lại ở đây, và từ giờ trở đi sẽ phải ở thế thủ".

Các nhà quan sát đều thấy quân Nga đã ngưng các cuộc tấn công trên bộ ở Donbass cũng như các mặt trận khác, chỉ còn những hoạt động trinh sát. Tiền tuyến kéo dài trên 1.000 kilomet vẫn ổn định, phân nửa vùng Donetsk do Ukraine kiểm soát. Những cuộc đấu pháo vẫn tiếp tục, nhưng nhịp độ sát thương giảm hẳn. Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 23/07 cho biết từ 200 quân nhân Ukraine thiệt mạng/ngày nay chỉ còn 30 chiến sĩ hy sinh và 250 bị thương mỗi ngày. Ông coi đây là kết quả của việc phương Tây cung ứng vũ khí.

Những loại pháo mới như đại pháo Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 của Đức, và nhất là hệ thống phóng rốc-kết đa nòng Himars và M270 của Mỹ đã giúp Ukraine tấn công sâu về phía địch, làm rối loạn hệ thống hậu cần và chỉ huy của Nga, cho đến khi nào Nga tìm được cách thích ứng. Nhà phân tích Michel Goya của Pháp nhận định, Nga sẽ phải phân tán các kho đạn xa khỏi tiền tuyến, làm kéo dài thời gian tiếp vận. Trên bầu trời, từ một tháng qua chiến đấu cơ và hỏa tiễn Nga không diệt nổi phòng không của Ukraine, không cản được vũ khí phương Tây đến Ukraine. Ngược lại, Himars của Mỹ tham gia vào việc trừ khử hỏa tiễn phòng không Nga, và trong tương lai, Ukraine có thể phản công với sự yểm trợ của không quân.

Ukraine oanh tạc ba cây cầu, quân Nga ở Kherson bị bao vây

Lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc xâm lăng, Ukraine chủ động bắn nhiều đợt pháo vào ba chiếc cầu quan trọng cho việc tiếp tế của Nga. Trong ba đêm liên tiếp từ 19 đến 21/07, pháo binh Ukraine làm hư hại cầu Antonovka dài 1,3 km bắc qua sông Dniepr ; có đến 11 lỗ thủng khiến xe vận tải nặng và xe bọc thép không thể qua cầu được. Trên chiếc cầu này, trong ngày đầu xâm lược một đoàn xe bọc thép Nga đã bất ngờ vượt qua, tiến chiếm thành phố Kherson.

Cầu Nova Kakhovka, cách 100 km về phía đông cũng bị hư. Hai chiếc cầu này là đường tiếp vận cho quân Nga chiếm đóng, và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Ingoulets gần thành phố Darivka cũng bị pháo Ukraine bắn vào hôm 23/07 ở khoảng cách 40 km, với độ chính xác khủng khiếp : tám lỗ đạn pháo nằm cách nhau đều đặn !

Nhà phân tích Mikhail Samous ghi nhận đó là một cách để gây áp lực tâm lý lên quân địch và chuẩn bị chiến trường. Ukraine bắn vào cầu Antonovka để cắt đứt con đường huyết mạch nối Crimea với hữu ngạn sông Dniepr, nơi có 30.000 lính Nga chia làm hai nhóm đóng ở Kherson và Kryvy Rih. Nhóm lính Nga ở Kherson giờ đây trong tình trạng bị bao vây chiến thuật. Tất nhiên cơ quan tuyên truyền Nga không nhắc đến sự kiện này, vì như vậy chẳng khác nào vĩnh biệt giấc mộng chiếm Odessa.

Mồi nhử để thanh niên nhà nghèo đăng lính : Lương, thưởng cao ngất

Trong bối cảnh thương vong ở Ukraine quá nhiều, Moskva đang ra sức chiêu mộ "quân tình nguyện", hứa hẹn tiền lương và tiền thưởng rất cao, nhờ đến cả các công ty lính đánh thuê như Wagner. Nhà nghiên cứu Dimitri Minic của IFRI nhận thấy nếu hồi chiến tranh Chechenya, Nga phải cưỡng bức bắt lính, thì nay dùng đến hai đòn bẩy là hợp đồng với quân đội hay với tư nhân.

Với lính quân dịch, 85 đơn vị của Liên bang Nga mỗi nơi phải cung cấp một BTG gồm 400 quân, như vậy Moskva sẽ có thêm 35.000 tân binh. Hiện nay lính nghĩa vụ không thể bị điều ra mặt trận, trừ trường hợp ký hợp đồng phục vụ ít nhất ba tháng, nên Nga đang chuẩn bị sửa luật. Các tổ chức xã hội dân sự tố cáo việc gây áp lực đối với lính quân dịch để ký hợp đồng. Kremlin còn đặt một phần gánh nặng lên chính quyền địa phương, các thống đốc vùng do Putin bổ nhiệm biết rằng sự nghiệp của mình tùy thuộc vào việc tuyển quân.

Để dẫn dụ, Moskva đề nghị tiền lương cho lính hợp đồng cao gấp ba, bốn lần so với lúc khởi đầu cuộc xâm lăng : từ 3.500 đến 9.000 euro một tháng. Số tiền gây lóa mắt, cao hơn rất nhiều so với lương cán bộ quản lý ở Moskva, còn ở tỉnh thì lương trung bình chỉ từ 200 đến 400 đô la. Tiền thưởng được tính theo cấp bậc và vị trí, lính xung kích ở tiền phương có thể lãnh 12 euro/ngày. Bắn hạ một trực thăng, máy bay hay xe tăng, được thưởng 4.000 đến 5.000 euro, hạ một drone hay một khẩu pháo được 800 euro.

Trợ cấp cho thân nhân lính tử trận hay bị thương cũng rất cao, con cái sau này được ưu tiên vào đại học. Cộng dồn các loại tiền thưởng và trợ cấp cho gia đình có thể mua được một căn nhà ở tỉnh. Có thể thấy mục tiêu ưu tiên là các gia đình nghèo là, lính tình nguyện chủ yếu từ các vùng xa nghèo khổ.

Nga chiêu mộ lính đánh thuê và cả tù nhân

Từ giữa tháng Tư, các nhà tuyển dụng còn nhờ đến Wagner và các công ty tư nhân khác để huy động lính đánh thuê. Wagner từng đăng quảng cáo : "Bạn muốn được ghi tên vào lịch sử vinh quang của quân đội, nhưng không thích nạn bàn giấy và bị kiểm soát ? Hãy đến với chúng tôi để giải phóng toàn bộ Donbass !".

Cơ quan lao động của Nhà nước cũng không ngồi yên. Khoảng 22.000 chỗ làm, từ xạ thủ, pháo thủ cho đến tài xế xe tải đang cần người. Mục tiêu cuối cùng của Kremlin là... nhà tù. Tại Saint Petersburg và nhiều thành phố khác như Tver, Riazan, Smolensk, Rostov… những tuần lễ gần đây một số tù nhân đã đăng lính để được giảm 2/3 thời gian thọ án. Họ ký hợp đồng từ 3 đến 6 tháng với lương từ 3.000 đến 4.000 euro/tháng.

Hạn định tuổi nhập ngũ tối đa 40 đã được kéo giãn thành 50. Một sĩ quan dự bị Ukraine tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của chiến lược này vì Nga không thiếu "bia thịt" mà cần quân nhân chuyên nghiệp, trong khi đào tạo một ê-kíp xe tăng mất ít nhất ba tháng. Không quân tất nhiên còn lâu hơn nữa.

Ngưng sản xuất hỏa tiễn Buk và tăng T-90 vì bị cấm vận

Về sức mạnh trên không, Le Monde cho biết nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Buk đã ngưng hoạt động vì thiếu linh kiện do Đức sản xuất.

Sức chịu đựng của kỹ nghệ quốc phòng Nga hiện là một trong những ẩn số lớn trong cuộc chiến. Từ đầu cuộc xâm lăng, lý do chiến thuật và sức kháng cự của Kiev có thể là nguyên nhân khiến không quân Nga không khống chế được toàn bộ vùng trời Ukraine. Nhưng theo tạp chí chuyên ngành Vortex của Pháp, trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu có tác dụng lên ngành hàng không Nga, cả dân dụng lẫn quân sự.

Nhà máy sản xuất các loại hỏa tiễn Buk như SA-19 Grison (2K22 Tunguska), SA-17 Grizzly (Buk-M2) ở Ulyanovsk miền trung nước Nga đã ngưng hoạt động, công nhân thất nghiệp sau khi Đức không còn giao các bảng mạch điện tử. Nga cũng chậm trễ trong việc giao các phi cơ thám sát Beriev A-100, vì thiếu những linh kiện điện tử quan trọng. Sản xuất đạn và bom thông minh cũng bị ảnh hưởng, xe tăng T-90 và T-14 Armata, loại xe bọc thép mới nhất của quân đội Nga cũng cùng chung số phận.

Trung Quốc bán linh kiện hỏa tiễn cho Nga để đánh Ukraine ?

Trên Vortex, các tác giả Gwenvael Coulombel, trung úy Malcolm Pinel và đại tá Xavier Rival nghi ngờ Trung Quốc đã tiếp tay cho Nga tránh né cấm vận. Hoa Kỳ hôm 29/06 lần đầu tiên đã cho vào danh sách đen 6 công ty ở Hoa lục trong đó có các nhà phân phối linh kiện vi điện tử. Đại sứ quán Trung Quốc lập tức cải chính mọi hỗ trợ quân sự cho Nga. Nhưng tổ chức phi chính phủ Mỹ C4ADS chuyên phân tích những mối đe dọa về an ninh hôm 15/07 công bố báo cáo tiết lộ nhiều hoạt động thương mại đáng ngờ từ Trung Quốc sang Nga. Tài liệu lấy từ hải quan Nga cho thấy có những linh kiện "chuyên dùng trong radar của hệ thống hỏa tiễn địa-không S-400 Nga", và từ đầu cuộc chiến việc xuất khẩu các bảng vi mạch đã tăng gấp đôi.

Tướng Mỹ Charles Brown, tư lệnh không quân hôm 20/07 tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado khẳng định Hoa Kỳ và đồng minh đang cân nhắc việc cung cấp phi cơ tiêm kích cho Ukraine – một giả thiết cho đến nay vẫn bị bác bỏ. Theo ông, các loại chiến đấu cơ Mỹ, Gripen của Thụy Điển, Eurofighter của Châu Âu, Rafale của Pháp đều có thể được sử dụng. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật tài trợ cho việc đào tạo phi công Ukraine trên đất Mỹ.

Miến Điện, cơn ác mộng triền miên

Những nỗi lo về việc tổ chức Thế vận hội Paris 2024, bệnh viện Pháp thiếu nhân lực và phương tiện, vấn đề tiết kiệm năng lượng là những chủ đề chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay.

Về Châu Á, các báo đều chú ý đến sự kiện tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết bốn tử tù, trong đó có hai người là cựu dân biểu và nhà đấu tranh. Đây là lần đầu tiên kể từ 1988 án tử hình được thi hành, trong khi Miến Điện có 114 tử tù kể từ sau cuộc đảo chánh tháng 2/2021. Chế độ vào cuối tháng Ba từng hăm dọa "không thương lượng nữa, sẽ tiêu diệt đến cùng" phe đối lập, và nay bắt đầu thực hiện.

Trong một đất nước có hơn 100 sắc tộc khác nhau, liên tục có những dịp xảy ra xung đột. Thời kỳ tương đối được tự do khá ngắn ngủi (2015-2021) vẫn có những vụ bạo động, người Rohingya bị đàn áp đẫm máu và nay Hoa Kỳ chính thức gọi là diệt chủng. La Croix nhắc lại, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình đã bị các tổ chức phi chính phủ tố cáo buộc là đồng lõa với quân đội. Nay bà đang quân đội - từng được bà bênh vực - giam giữ ở một địa điểm bí mật. Điều này cho thấy sự phức tạp của cơn ác mộng khôn nguôi ở Miến Điện.

Thụy My

Xe tăng và vũ khí của quân Nga bị Ukraine phá hủy được triển lãm ở quảng trường Mykhailivska ở Kiev, Ukraine, ngày 23/07/2022. Reuters - Alkis Konstantinidis

 

Lính Nga ngưng tấn công, lãnh đạo vẫn hô xung phong

Từ hơn hai tuần qua, quân Nga "tạm nghỉ xả hơi" một cách kỳ lạ, trái hẳn với những tuyên bố hung hăng của các nhà lãnh đạo ở Moskva. Ngày 16/07, bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh "gia tăng hoạt động trên tất cả các hướng". Ngày 20/07, ngoại trưởng Sergei Lavrov cam đoan sẽ mở rộng xung đột "ra xa hơn vùng Donbass", còn tổng thống Vladimir Putin hồi đầu tháng Bảy tuyên bố những gì ở Ukraine chỉ mới là khúc dạo đầu.

Tuy có hỏa lực áp đảo, nhưng mục tiêu tối thiểu là chiếm được Donbass còn lâu mới đạt nổi, nói chi đến việc lật đổ chính phủ Zelensky. Vậy mà hôm Chủ nhật 24/07 ông Lavrov vẫn hứa "Nga buộc lòng phải giúp Ukraine thoát khỏi chế độ phản động Kiev". Ban đầu tưởng chỉ vài ngày, nhưng đã sang ngày thứ 151, Moskva chừng như trông cậy vào sự tiêu hao nhân lực, vật lực của Ukraine và tâm trạng mỏi mệt của các đồng minh phương Tây. Có thể lại là "maskirovka", trò tung hỏa mù của Nga. Nhưng thời buổi này làm sao qua mặt được tình báo Mỹ, và các sĩ quan Ukraine vốn cùng một "lò" Xô-viết ?

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington đánh giá Nga "chưa thể gia tăng nhịp độ". Nhóm chuyên gia Conflict Intelligence Team, được đào tạo ở Nga và hiện đang lưu vong, cho rằng quân Nga "vẫn đang trong thời gian tạm nghỉ", chỉ khi nào đội quân thứ ba gồm các tiểu đoàn quân tình nguyện được đưa ra mặt trận, thì giai đoạn này mới kết thúc. Theo tình báo quân đội Ukraine, đội quân này gồm 15.000 người tình nguyện, đã có 8/16 tiểu đoàn mới được huấn luyện xong.

Uy lực vũ khí phương Tây khiến từ nay Nga ở thế thủ

Chuyên gia quân sự Serhi Grabsky nhận xét cần chờ thêm hai tuần nữa, nếu Nga không tấn công trở lại, có nghĩa là họ không đủ nhân lực trong ít nhất từ 3 đến 5 tháng. "Nếu không chiếm nổi Siversk và Bakhmout là các thành phố khá yếu, thì không có cách nào giành được Sloviansk hay Kramatorsk, vốn được bảo vệ rất tốt. Đối với Nga, cuộc chinh phục Donbass dừng lại ở đây, và từ giờ trở đi sẽ phải ở thế thủ".

Các nhà quan sát đều thấy quân Nga đã ngưng các cuộc tấn công trên bộ ở Donbass cũng như các mặt trận khác, chỉ còn những hoạt động trinh sát. Tiền tuyến kéo dài trên 1.000 kilomet vẫn ổn định, phân nửa vùng Donetsk do Ukraine kiểm soát. Những cuộc đấu pháo vẫn tiếp tục, nhưng nhịp độ sát thương giảm hẳn. Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 23/07 cho biết từ 200 quân nhân Ukraine thiệt mạng/ngày nay chỉ còn 30 chiến sĩ hy sinh và 250 bị thương mỗi ngày. Ông coi đây là kết quả của việc phương Tây cung ứng vũ khí.

Những loại pháo mới như đại pháo Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 của Đức, và nhất là hệ thống phóng rốc-kết đa nòng Himars và M270 của Mỹ đã giúp Ukraine tấn công sâu về phía địch, làm rối loạn hệ thống hậu cần và chỉ huy của Nga, cho đến khi nào Nga tìm được cách thích ứng. Nhà phân tích Michel Goya của Pháp nhận định, Nga sẽ phải phân tán các kho đạn xa khỏi tiền tuyến, làm kéo dài thời gian tiếp vận. Trên bầu trời, từ một tháng qua chiến đấu cơ và hỏa tiễn Nga không diệt nổi phòng không của Ukraine, không cản được vũ khí phương Tây đến Ukraine. Ngược lại, Himars của Mỹ tham gia vào việc trừ khử hỏa tiễn phòng không Nga, và trong tương lai, Ukraine có thể phản công với sự yểm trợ của không quân.

Ukraine oanh tạc ba cây cầu, quân Nga ở Kherson bị bao vây

Lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc xâm lăng, Ukraine chủ động bắn nhiều đợt pháo vào ba chiếc cầu quan trọng cho việc tiếp tế của Nga. Trong ba đêm liên tiếp từ 19 đến 21/07, pháo binh Ukraine làm hư hại cầu Antonovka dài 1,3 km bắc qua sông Dniepr ; có đến 11 lỗ thủng khiến xe vận tải nặng và xe bọc thép không thể qua cầu được. Trên chiếc cầu này, trong ngày đầu xâm lược một đoàn xe bọc thép Nga đã bất ngờ vượt qua, tiến chiếm thành phố Kherson.

Cầu Nova Kakhovka, cách 100 km về phía đông cũng bị hư. Hai chiếc cầu này là đường tiếp vận cho quân Nga chiếm đóng, và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Ingoulets gần thành phố Darivka cũng bị pháo Ukraine bắn vào hôm 23/07 ở khoảng cách 40 km, với độ chính xác khủng khiếp : tám lỗ đạn pháo nằm cách nhau đều đặn !

Nhà phân tích Mikhail Samous ghi nhận đó là một cách để gây áp lực tâm lý lên quân địch và chuẩn bị chiến trường. Ukraine bắn vào cầu Antonovka để cắt đứt con đường huyết mạch nối Crimea với hữu ngạn sông Dniepr, nơi có 30.000 lính Nga chia làm hai nhóm đóng ở Kherson và Kryvy Rih. Nhóm lính Nga ở Kherson giờ đây trong tình trạng bị bao vây chiến thuật. Tất nhiên cơ quan tuyên truyền Nga không nhắc đến sự kiện này, vì như vậy chẳng khác nào vĩnh biệt giấc mộng chiếm Odessa.

Mồi nhử để thanh niên nhà nghèo đăng lính : Lương, thưởng cao ngất

Trong bối cảnh thương vong ở Ukraine quá nhiều, Moskva đang ra sức chiêu mộ "quân tình nguyện", hứa hẹn tiền lương và tiền thưởng rất cao, nhờ đến cả các công ty lính đánh thuê như Wagner. Nhà nghiên cứu Dimitri Minic của IFRI nhận thấy nếu hồi chiến tranh Chechenya, Nga phải cưỡng bức bắt lính, thì nay dùng đến hai đòn bẩy là hợp đồng với quân đội hay với tư nhân.

Với lính quân dịch, 85 đơn vị của Liên bang Nga mỗi nơi phải cung cấp một BTG gồm 400 quân, như vậy Moskva sẽ có thêm 35.000 tân binh. Hiện nay lính nghĩa vụ không thể bị điều ra mặt trận, trừ trường hợp ký hợp đồng phục vụ ít nhất ba tháng, nên Nga đang chuẩn bị sửa luật. Các tổ chức xã hội dân sự tố cáo việc gây áp lực đối với lính quân dịch để ký hợp đồng. Kremlin còn đặt một phần gánh nặng lên chính quyền địa phương, các thống đốc vùng do Putin bổ nhiệm biết rằng sự nghiệp của mình tùy thuộc vào việc tuyển quân.

Để dẫn dụ, Moskva đề nghị tiền lương cho lính hợp đồng cao gấp ba, bốn lần so với lúc khởi đầu cuộc xâm lăng : từ 3.500 đến 9.000 euro một tháng. Số tiền gây lóa mắt, cao hơn rất nhiều so với lương cán bộ quản lý ở Moskva, còn ở tỉnh thì lương trung bình chỉ từ 200 đến 400 đô la. Tiền thưởng được tính theo cấp bậc và vị trí, lính xung kích ở tiền phương có thể lãnh 12 euro/ngày. Bắn hạ một trực thăng, máy bay hay xe tăng, được thưởng 4.000 đến 5.000 euro, hạ một drone hay một khẩu pháo được 800 euro.

Trợ cấp cho thân nhân lính tử trận hay bị thương cũng rất cao, con cái sau này được ưu tiên vào đại học. Cộng dồn các loại tiền thưởng và trợ cấp cho gia đình có thể mua được một căn nhà ở tỉnh. Có thể thấy mục tiêu ưu tiên là các gia đình nghèo là, lính tình nguyện chủ yếu từ các vùng xa nghèo khổ.

Nga chiêu mộ lính đánh thuê và cả tù nhân

Từ giữa tháng Tư, các nhà tuyển dụng còn nhờ đến Wagner và các công ty tư nhân khác để huy động lính đánh thuê. Wagner từng đăng quảng cáo : "Bạn muốn được ghi tên vào lịch sử vinh quang của quân đội, nhưng không thích nạn bàn giấy và bị kiểm soát ? Hãy đến với chúng tôi để giải phóng toàn bộ Donbass !".

Cơ quan lao động của Nhà nước cũng không ngồi yên. Khoảng 22.000 chỗ làm, từ xạ thủ, pháo thủ cho đến tài xế xe tải đang cần người. Mục tiêu cuối cùng của Kremlin là... nhà tù. Tại Saint Petersburg và nhiều thành phố khác như Tver, Riazan, Smolensk, Rostov… những tuần lễ gần đây một số tù nhân đã đăng lính để được giảm 2/3 thời gian thọ án. Họ ký hợp đồng từ 3 đến 6 tháng với lương từ 3.000 đến 4.000 euro/tháng.

Hạn định tuổi nhập ngũ tối đa 40 đã được kéo giãn thành 50. Một sĩ quan dự bị Ukraine tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của chiến lược này vì Nga không thiếu "bia thịt" mà cần quân nhân chuyên nghiệp, trong khi đào tạo một ê-kíp xe tăng mất ít nhất ba tháng. Không quân tất nhiên còn lâu hơn nữa.

Ngưng sản xuất hỏa tiễn Buk và tăng T-90 vì bị cấm vận

Về sức mạnh trên không, Le Monde cho biết nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Buk đã ngưng hoạt động vì thiếu linh kiện do Đức sản xuất.

Sức chịu đựng của kỹ nghệ quốc phòng Nga hiện là một trong những ẩn số lớn trong cuộc chiến. Từ đầu cuộc xâm lăng, lý do chiến thuật và sức kháng cự của Kiev có thể là nguyên nhân khiến không quân Nga không khống chế được toàn bộ vùng trời Ukraine. Nhưng theo tạp chí chuyên ngành Vortex của Pháp, trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu có tác dụng lên ngành hàng không Nga, cả dân dụng lẫn quân sự.

Nhà máy sản xuất các loại hỏa tiễn Buk như SA-19 Grison (2K22 Tunguska), SA-17 Grizzly (Buk-M2) ở Ulyanovsk miền trung nước Nga đã ngưng hoạt động, công nhân thất nghiệp sau khi Đức không còn giao các bảng mạch điện tử. Nga cũng chậm trễ trong việc giao các phi cơ thám sát Beriev A-100, vì thiếu những linh kiện điện tử quan trọng. Sản xuất đạn và bom thông minh cũng bị ảnh hưởng, xe tăng T-90 và T-14 Armata, loại xe bọc thép mới nhất của quân đội Nga cũng cùng chung số phận.

Trung Quốc bán linh kiện hỏa tiễn cho Nga để đánh Ukraine ?

Trên Vortex, các tác giả Gwenvael Coulombel, trung úy Malcolm Pinel và đại tá Xavier Rival nghi ngờ Trung Quốc đã tiếp tay cho Nga tránh né cấm vận. Hoa Kỳ hôm 29/06 lần đầu tiên đã cho vào danh sách đen 6 công ty ở Hoa lục trong đó có các nhà phân phối linh kiện vi điện tử. Đại sứ quán Trung Quốc lập tức cải chính mọi hỗ trợ quân sự cho Nga. Nhưng tổ chức phi chính phủ Mỹ C4ADS chuyên phân tích những mối đe dọa về an ninh hôm 15/07 công bố báo cáo tiết lộ nhiều hoạt động thương mại đáng ngờ từ Trung Quốc sang Nga. Tài liệu lấy từ hải quan Nga cho thấy có những linh kiện "chuyên dùng trong radar của hệ thống hỏa tiễn địa-không S-400 Nga", và từ đầu cuộc chiến việc xuất khẩu các bảng vi mạch đã tăng gấp đôi.

Tướng Mỹ Charles Brown, tư lệnh không quân hôm 20/07 tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado khẳng định Hoa Kỳ và đồng minh đang cân nhắc việc cung cấp phi cơ tiêm kích cho Ukraine – một giả thiết cho đến nay vẫn bị bác bỏ. Theo ông, các loại chiến đấu cơ Mỹ, Gripen của Thụy Điển, Eurofighter của Châu Âu, Rafale của Pháp đều có thể được sử dụng. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật tài trợ cho việc đào tạo phi công Ukraine trên đất Mỹ.

Miến Điện, cơn ác mộng triền miên

Những nỗi lo về việc tổ chức Thế vận hội Paris 2024, bệnh viện Pháp thiếu nhân lực và phương tiện, vấn đề tiết kiệm năng lượng là những chủ đề chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay.

Về Châu Á, các báo đều chú ý đến sự kiện tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết bốn tử tù, trong đó có hai người là cựu dân biểu và nhà đấu tranh. Đây là lần đầu tiên kể từ 1988 án tử hình được thi hành, trong khi Miến Điện có 114 tử tù kể từ sau cuộc đảo chánh tháng 2/2021. Chế độ vào cuối tháng Ba từng hăm dọa "không thương lượng nữa, sẽ tiêu diệt đến cùng" phe đối lập, và nay bắt đầu thực hiện.

Trong một đất nước có hơn 100 sắc tộc khác nhau, liên tục có những dịp xảy ra xung đột. Thời kỳ tương đối được tự do khá ngắn ngủi (2015-2021) vẫn có những vụ bạo động, người Rohingya bị đàn áp đẫm máu và nay Hoa Kỳ chính thức gọi là diệt chủng. La Croix nhắc lại, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình đã bị các tổ chức phi chính phủ tố cáo buộc là đồng lõa với quân đội. Nay bà đang quân đội - từng được bà bênh vực - giam giữ ở một địa điểm bí mật. Điều này cho thấy sự phức tạp của cơn ác mộng khôn nguôi ở Miến Điện.

Thụy My

Published in Quốc tế