Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Drone Ukraine vào sâu đất Nga trả đũa, khả năng oanh tạc của Moskva thu hẹp

Với ba cuộc tấn công liên tiếp vào các địa điểm nằm sâu hơn 500 kilomet trong lãnh thổ Nga - là nơi xuất phát những oanh tạc cơ lâu nay phá hoại cơ sở hạ tầng của Ukraine - Kiev chứng tỏ không thể tiếp tục để Moskva tự do tung hoành. Đây là hành động tự vệ chính đáng, theo NATO, và còn là đòn tâm lý. Động thái trả đũa chừng mực này cho thấy các cơ sở quân sự ở Nga nay không còn an toàn nữa.

drone1

Khói bốc lên phía trên phi trường ở vùng Kursk của Nga ngày 06/12/2022. Thống đốc vùng cho rằng vụ hỏa hoạn xảy ra do bị drone Ukraine tấn công. AP

Trang nhất Libération hôm nay được dành cho "Trí thông minh nhân tạo : Nói chuyện với một robot". ChatGPT, robot có thể trò chuyện bằng nhiều thứ tiếng được trình làng từ một tuần qua đã thu hút hơn một triệu ngựời. Les Echos quan tâm đến "Thuế, gánh nặng của doanh nghiệp Pháp", La Croix cho biết "Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội được đặt trong tầm ngắm".

Về thời sự quốc tế, Le Monde nhận định "Covid : Trung Quốc đành phải thay đổi chính sách", còn Le Figaro nhìn sang Trung Đông, chạy tựa "Iran : Chế độ của các giáo sĩ bất lực trước phong trào nổi dậy". Ở các trang trong, việc Ukraine tấn công vào nội địa Nga ; còn Trung Quốc phải giảm nhẹ phong tỏa, thực chất là từ bỏ zero Covid do loạt biểu tình vừa qua, được các báo rất chú ý.

Tấn công cơ sở quân sự trên đất Nga : Tự vệ chính đáng và là đòn tâm lý

La Croix  Le Monde cho biết việc Ukraine dùng drone oanh kích hai căn cứ không quân và một sân bay quân sự Nga ở cách biên giới khoảng 500 kilomet đã gây ngạc nhiên cho giới quân sự. Hai oanh tạc cơ hạng nặng của Nga đã bị hư hại, ba quân nhân thiệt mạng. Cho dù Kiev không chính thức nhận trách nhiệm, đây là lần đầu tiên kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine phản đòn sâu vào nội địa Nga.

Để so sánh, thủ đô Moskva nằm cách biên giới Ukraine chưa đầy 500 kilomet, hoàn toàn trong tầm tấn công. Một chiến thắng mang tính biểu tượng, chứng tỏ khả năng trả đũa chiến dịch phá hoại cơ sở hạ tầng của Ukraine. Cựu tướng Úc Mick Ryan nhận xét : "Đây là một đòn tâm lý. Dân Nga cứ ngỡ rằng hoàn toàn không bị tác động từ chiến tranh".

Căn cứ Diagilyevo ở vùng Riazan ở cách điểm kiểm soát gần nhất của quân đội Ukraine khoảng 500 kilomet, và căn cứ Engels ở vùng Saratov cách Kharkiv trên 600 kilomet, cả hai bị oanh kích cùng ngày thứ Hai 05/12. Còn sân bay Khalino bị nhắm đến hôm sau, cách biên giới Ukraine 100 kilomet.

Theo các nguồn phương Tây và Nga, Ukraine tấn công bằng Tupolev Tu-141 Strizh, drone trinh sát do Liên Xô sản xuất trong thập niên 70 có thể bay nhanh và thấp khiến khó phát hiện. Sau khi độc lập, Ukraine còn giữ lại nhiều chiếc Tu-141 có tầm hoạt động 1.000 kilomet, một số có thể đã được lắp đặt thêm hệ thống định vị GPS và chất nổ để biến thành drone tự sát. Một giả thiết khác là tập đoàn Ukroboronprom chế tạo thành công drone bay xa 1.000 kilomet và mang được 75 ký chất nổ.

Các căn cứ Nga từ nay không còn an toàn

Nhà nghiên cứu Jean-Christophe Noel của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhấn mạnh, đây là "sự trả đũa chừng mực", cho thấy tính sáng tạo của Kiev. "Ukraine đã quyết định không còn khoanh tay đứng nhìn, chứng tỏ quyết tâm đối phó". Và họ chỉ tấn công nơi xuất phát chiến dịch phá hoại, chứ không đánh vào mục tiêu dân sự hay cơ sở hạ tầng Nga. Tiến sĩ Rob Lee của King's College (Anh) nhận định : "Nếu các radar và đơn vị phòng không Nga không thể ngăn cản một chiếc Tu-141 bay xa mấy trăm cây số, đánh vào căn cứ chính của các oanh tạc cơ chiến lược trong thời chiến, không có gì sáng sủa cho khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công ồ ạt bằng hỏa tiễn hành trình". 

Được biết căn cứ Engels là nơi xuất phát các oanh tạc cơ Nga để phá hoại hệ thống năng lượng Ukraine, căn cứ Diagilyevo có các phi cơ tiếp liệu, oanh tạc cơ, trung tâm huấn luyện phi công. Còn sân bay Khalino từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lăng được dành cho các chiến đấu cơ. Sau ba vụ tấn công trên, ít nhất sáu oanh tạc cơ đã phải dời sang nơi khác.

Tại trụ sở NATO, việc Ukraine đánh vào các mục tiêu quân sự ở Nga được coi là hành động tự vệ hợp pháp, vào lúc Moskva tìm cách kìm lại cuộc chiến trong mùa đông để chuẩn bị đợt tấn công mới vào mùa xuân. Lo ngại leo thang chiến sự, phương Tây hạn chế cung cấp hỏa tiễn tầm xa, chiến đấu cơ hiện đại, hỏa tiễn Patriot. Phía Mỹ cho biết tuy không khuyến khích nhưng cũng không ngăn chặn Ukraine. Theo tạp chí Vortex, Moskva nay đành phải co cụm lại ở một số địa điểm, và các cơ sở quân sự Nga nay không còn an toàn, dù có cả một mạng lưới phòng không xung quanh Ukraine.

Zelensky, nhân vật năm 2022 : Chọn lựa "chưa bao giờ rõ ràng đến thế" của Time

Về việc tổng thống Volodymyr Zelensky và "tinh thần Ukraine" được tạp chí Time chọn là nhân vật trong năm, Libération trích dẫn lý do được tuần báo uy tín của Mỹ đưa ra. "Vì đã chứng tỏ rằng lòng can đảm cũng có thể lan tỏa như sự sợ hãi, đã thúc đẩy những con người và các quốc gia đoàn kết lại để bảo vệ tự do, đã nhắc nhở cho thế giới sự mong manh của dân chủ và hòa bình".

Đôi mắt xanh nhìn thẳng về phía trước, khuôn mặt râu ria, chiếc áo màu kaki đã trở thành nổi tiếng, bao quanh ông Zelensky là những khuôn mặt tranh đấu, những lá cờ xanh vàng, hoa hướng dương... chiếm trang bìa tờ Time xuất bản hôm qua. Tổng biên tập Edward Felsenthal nhấn mạnh : "Volodymyr Zelensky đã gây phấn khích cho cả thế giới bằng cách mà chúng ta chưa từng thấy từ nhiều thập niên qua". Đối với Time, sự chọn lựa nhân vật cho năm nay "chưa bao giờ rõ ràng như thế".

Ông Felsenthal nói thêm : "Trong những tuần lễ tiếp theo các cuộc oanh tạc của Nga hôm 24/02, quyết định của ông Zelensky không di tản khỏi Kiev mà ở lại và tập hợp được sự ủng hộ, là rất quan trọng. Từ thông điệp đầu tiên dài 40 giây trên Instagram hôm 25/02 - cho thấy văn phòng tổng thống và xã hội dân sự không suy suyển và vẫn trụ lại - cho đến những bài diễn văn trực tuyến hàng ngày trước các định chế như Quốc hội nhiều nước, Ngân hàng Thế giới, Grammy Awards, tổng thống Ukraine có mặt khắp nơi".

Sau đợt phản kháng, Trung Quốc bỏ zero Covid

Tại Châu Á, Les Echos nhận thấy "Trung Quốc bắt đầu một sự thay đổi dứt khoát và đầy rủi ro trong việc quản lý Covid", Le Monde cũng ghi nhận "Bắc Kinh từ bỏ những biện pháp dịch tễ quá cứng rắn", "Trung Quốc nới lỏng gọng kềm zero Covid" (Le Figaro). Tuy không chính thức tuyên bố chấm dứt chính sách khắt khe này, nhưng Trung Quốc giờ đây đành sống chung với con virus.

Chẳng hạn việc giảm xét nghiệm PCR gắn liền với mã QR y tế, "vũ khí" chính của Trung Quốc từ nhiều tháng qua. Cho đến nay, người dân phải đi xét nghiệm nhiều lần trong tuần để có thể đến những nơi công cộng. Tại các nhà ga, sân bay, hành khách khi đến nơi phải chịu thử PCR cho dù lúc đi đã xét nghiệm rồi. Nay thì có thể đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Một biện pháp quan trọng khác áp dụng suốt ba năm qua, nay cũng được từ bỏ là không còn buộc cách ly tập trung. Những ai không có triệu chứng hay chỉ có những dấu hiệu nhẹ, có thể tự cách ly tại nhà.

Dan Macklin, nhà phân tích ở Thượng Hải nhận thấy Bắc Kinh muốn tỏ ra chủ động thay đổi chính sách chứ không phải do làn sóng biểu tình. Thế nên dù số lây nhiễm lên cao, nhà cầm quyền vẫn có những phát biểu trấn an. Vấn đề còn lại là liệu chính quyền địa phương có thi hành trên thực tế hay không, vì sự nghiệp của quan chức liên quan đến công trạng chống Covid. Ngoài ra, cơ quan tư vấn Wigram Capital Advisors dự báo một làn sóng lây nhiễm sẽ tràn ngập trong mùa đông này. Nếu Bắc Kinh không kiểm soát nổi, trên 1 triệu người có nguy cơ tử vong do tỉ lệ chích ngừa nơi người lớn tuổi ít và vac-xin made in China kém hiệu quả. Financial Times dự báo đến giữa tháng Ba mỗi ngày có khoảng 20.000 người chết, nhu cầu hồi sức tăng gấp 10, đặc biệt là đợt về quê ồ ạt trong dịp Tết.

Công an truy bức các thanh niên biểu tình

Người biểu tình đã chiến thắng, nhưng không phải là không trả giá. Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải kể lại việc "bóp nghẹt làn sóng phẫn nộ chống zero Covid". Theo lời chứng của các thanh niên tham gia biểu tình, họ bị còng tay bắt vào đồn công an, bị buộc cởi hết quần áo, bị lăng nhục, bắt đứng dựa vào tường nhiều tiếng đồng hồ, hát quốc ca, chép đi chép lại điều lệ đảng… thậm chí bị tra tấn.

Một thanh niên nói rằng không sợ hậu quả, chỉ e ngại sự thô bạo của các công an viên kể cả với nữ, chẳng hạn một công an mặc thường phục liên tục nhục mạ, ném chai lọ, tàn thuốc vào mặt họ. Sau đó là thẩm vấn riêng từng người, buộc khai mật mã điện thoại, thông báo cho công an địa phương và nhà trường, gọi thân nhân đến bảo lãnh… Có những người biểu tình bị "bắt nguội" tại nhà hay nơi làm việc do công an định vị điện thoại. Nhưng những người được hỏi chuyện đều cho biết không hề hối hận đã tham gia.

Iran : Chế độ thần quyền đàn áp để tồn tại

Tại một quốc gia độc tài khác là Iran, Le Figaro nhận thấy "Nhà cầm quyền cứng rắn, phong trào phản kháng vẫn không bị yếu đi". Trên 400 người đã thiệt mạng, 15.000 người bị bắt và ít nhất 11 bản án treo cổ đã được tuyên : sau gần ba tháng biểu tình, nhà cầm quyền vẫn bám vào chủ trương đàn áp tàn bạo để có thể sống sót. Về phía người biểu tình vẫn không từ bỏ cuộc đấu tranh đòi tự do, thay đổi chế độ. Bất tuân dân sự, đình công toàn quốc, biểu tình đông đảo… Rất nhiều phụ nữ thách thức bằng cách để đầu trần không choàng khăn xuống đường, dù theo luật năm 1983 có thể bị đánh 72 gậy.

Trong ngắn hạn, chưa có gì thay đổi. Nhà nghiên cứu Ali Alfoneh của Viện các Nhà nước Vùng Vịnh đặt tại Washington khẳng định : "Chế độ không dập tắt nổi sự phẫn nộ của đường phố, nhưng người biểu tình cũng không lật đổ được vì không có ban lãnh đạo, không được tổ chức và không có nguồn tài trợ". Ngay cả tình báo Israel, kẻ thù không đội trời chung của bộ máy thần quyền Shia Iran, cũng cho rằng "chế độ này không bị nguy hiểm trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những năm sắp tới".

Bị Bắc Kinh chèn ép, Châu Âu kiện lên WTO

Về quan hệ Châu Âu-Trung Quốc, Les Echos cho biết căng thẳng đang lên cao giữa Bruxelles và Bắc Kinh về thương mại. Do không tìm được thỏa thuận, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề sở hữu trí tuệ và việc chèn ép Litva. Theo ủy viên thương mại Châu Âu Valdis Dombrovskis, EU đã hết sức kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để mong giải quyết thông qua tiến trình tham vấn nhưng vô vọng. EU nay không có chọn lựa nào khác là phải yêu cầu lập hai nhóm đặc biệt của WTO để xử lý hai hồ sơ.

Trước hết là về việc Bắc Kinh cưỡng ép các công ty Châu Âu phải từ bỏ quyền bảo vệ bằng sáng chế của mình. Chẳng hạn những doanh nghiệp nào kiện ra các tòa án Châu Âu vì bất đồng trước một bằng sáng chế Trung Quốc có thể bị phạt đến 130.000 euro một ngày. Hồ sơ thứ hai liên quan đến việc Trung Quốc ngăn chặn hàng xuất khẩu của Litva, thành viên EU. Do năm ngoái cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện thương mại, Bắc Kinh đã nổi trận lôi đình, cấm nhập khẩu một số mặt hàng của Litva. Bên cạnh đó còn bất ngờ lấy cớ vệ sinh dịch tễ để cấm nhập rượu, thịt bò, sữa, trái cây từ Litva đưa sang. Hậu quả là xuất khẩu của Litva sang Trung Quốc sụt mất 80%. Vụ này còn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Liên Hiệp Châu Âu, gây thiệt hại cho các công ty Thụy Điển và Đức.

Tuy nhiên Châu Âu sẽ phải kiên nhẫn thêm rất nhiều, vì Trung Quốc có thể chống lại việc lập các nhóm đặc biệt. Thời gian xem xét kéo dài có khi đến một năm rưỡi, và nếu bị bất lợi, Bắc Kinh kháng cáo thì cơ quan phúc thẩm của WTO không hoạt động được vì Hoa Kỳ ngăn cản việc thay thế các thẩm phán. Một giải pháp khác là dùng các công cụ chống cưỡng bức mà Ủy Ban Châu Âu đang chuẩn bị. Cuộc leo thang chỉ mới bắt đầu.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Tội ác chiến tranh : Liên Hiệp Quốc điều tra về các vụ Nga oanh kích mạng lưới điện Ukraine

Thùy Dương, RFI, 03/12/2022

Một ủy ban điều tra đã được Liên Hiệp Quốc chỉ định để xác định xem liệu các vụ oanh kích của quân Nga, đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, có cấu thành tội ác chiến tranh hay không.

crime1

Lực lượng cứu hỏa Ukraine dập lửa sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào một trạm điện ở Kharkiv, Ukraine, ngày 11/09/2022. AP - Kostiantyn Liberov

Le Monde ngày 02/12/2022 trích dẫn ông Pablo de Greiff, một trong các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc, theo đó nếu các vụ oanh kích của quân Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine cấu thành tội ác chiến tranh, thì Nga chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Phát biểu của điều tra viên Pablo de Greiff được đưa ra trong một cuộc họp báo từ Kiev.

Trong khi đó, Jasminka Dzumhur, một thành viên khác của ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc, khẳng định :"Các cơ sở hạ tầng dân sự được bảo vệ bởi các đạo luật nhân đạo quốc tế. Ủy ban sẽ xem xét vụ thể vấn đề này". Bà Jasminka Dzumhur tỏ ý lo ngại là tình hình hiện nay sẽ tác động đến các quyền và cuộc sống của trẻ em Ukraine. Theo bà, các vụ oanh kích phá hủy mạng lưới điện của Ukraine cũng tác động đến việc di chuyển của người bệnh và gián tiếp khiến người dân mất quyền được chăm sóc y tế, đặc biệt đối với người bị bệnh mãn tính hoặc cần được cấp cứu.

Putin : Oanh kích cơ sở hạ tầng Ukraine là "không thể tránh khỏi"

Cũng trong ngày hôm qua 02/12, trong cuộc điện đàm đầu tiên với thủ tướng Đức Olaf Scholz kể từ giữa tháng 09, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các lực lượng vũ trang Nga trong một thời gian dài đã tránh dùng tên lửa có độ chính xác cao để oanh kích một số mục tiêu của Ukraine, thế nhưng những biện pháp đó đã trở nên "cần thiết và không thể tránh khỏi" để đối phó với các hành động "khiêu khích" của Kiev.

Về phát biểu của tổng thống Mỹ Joe Biden là ông sẵn sàng nói chuyện với Putin với điều kiện Putin phải rút quân Nga khỏi Ukraine, theo AFP, điện Kremlin hôm qua đã bác bỏ các "điều kiện" của Biden. Trong khi đó, John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia, trực thuộc Nhà Trắng, tuyên bố tổng thống Biden "hiện giờ không hề có ý định" thảo luận với Putin về hồ sơ Ukraine.

Thùy Dương

************************

Các quan chc Kherson to điu kin cho vic vượt sông t phía lãnh th do Nga nm gi

Reuters, VOA, 03/12/2022

Các quan chc khu vc Kherson, min nam Ukraine, tuyên b hôm th By 3/12 rng h s giúp công dân sơ tán khi các vùng lãnh th b Nga chiếm đóng b đông sông Dnipro trong bi cnh có nhng lo ngi v giao tranh gia tăng.

crime2

Cu Antonivsky b tàn phá Kherson, Ukraine, 27/11/2022.

Yaroslav Yanushevych, thng đc khu vc, cho biết các quan chc đang tm thi d b lnh cm băng qua sông đ cho phép người Ukraine sng các ngôi làng bên kia sông đi được qua dòng Dnipro vào ban ngày và đến mt đim được ch đnh.

"Vic sơ tán là điu cn thiết do kh năng gia tăng chiến s trong khu vc này", ông viết trên ng dng nhn tin Telegram.

Quân đi Ukraine đã gii phóng thành ph Kherson, nm b tây ca Dnipro, khi ách chiếm đóng ca Nga vào ngày 11/11 nhưng lc lượng ca Moscow vn kim soát phn còn li ca khu vc b đông.

Các quan chc Ukraine cho biết các lc lượng Nga đã tiếp tc pháo kích vào Kherson và các khu vc xung quanh k t ngày đó, giết hi dân thường.

Ông Yanushevych cho biết lnh cm vượt sông s được d b cho đến th Hai 5/12.

(Reuters)

Published in Quốc tế

NATO cam kết ''tiếp tục sát cánh với Ukraine''

Thu Hằng, RFI, 30/11/2022

Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO họp tại Bucarest (Rumani) ngày 29 và 30/11/2022. Trong ngày họp đầu tiên, tổng thư ký Jens Stoltenberg lên án tổng thống Nga Vladimir Putin "tìm cách sử dụng mùa đông làm vũ khí chiến tranh" do không tiến triển trên thực địa, đồng thời lãnh đạo NATO hứa sẽ gia tăng hỗ trợ, "tiếp tục sát cánh với Ukraine chừng nào cần thiết".

nato1

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tham dự họp báo tại hội nghị ngoại trưởng NATO ở Bucarest, Rumani, ngày 29/11/2022. Reuters – Stoyan Nenov

Ông Jens Stoltenberg nêu tình hình đáng lo ngại tại Ukraine : "Chúng ta đã thấy những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Châu Âu sáng trưng còn Ukraine chìm trong bóng tối… Khôi phục mọi thứ là một nhiệm vụ vô cùng lớn". Ukraine phải đối mặt với một mùa đông vô cùng khó khăn do thiếu điện và nước vì quân Nga "cố tình" tập trung oanh kích các cơ sơ hạ tầng dân sự.

Tổng thư ký NATO lên án mục tiêu của điện Kremlin là "gây ra nhiều đau đớn nhất có thể cho dân thường Ukraine để cố phá vỡ sự ủng hộ, sự đoàn kết của họ trong cuộc chiến chống xâm lược Nga". Tuy nhiên, ông khẳng định "chúng ta (tức NATO và Ukraine) sẽ không lùi bước".

Theo AFP, phát biểu với tổng thư ký Jens Stoltenberg trước cuộc họp, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba tiếp tục kêu gọi NATO cung cấp thêm vũ khí, nhưng "nhanh hơn". Ukraine hiện cần máy phát điện và tên lửa hệ thống phòng không Patriot.

Rất nhiều nước NATO thông báo viện trợ cho Kiev. Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ thêm 53 triệu đô la, bổ sung cho khoản viện trợ 55 triệu đô la trước đó để mua máy phát điện giúp Ukraine. Đức sẽ cung cấp cho Kiev "hơn 350 máy phát điện", trị giá 56 triệu euro. Pháp chuẩn bị cho Ukraine vay 100 triệu euro, bổ sung cho khoản vay 300 triệu euro vào tháng 3/2022. Theo thông cáo của bộ Kinh Tế Pháp, khoản tiền trên "giúp duy trì hoạt động cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu, vào lúc Nga gia tăng các chiến dịch phá hủy khi mùa đông tới".

Thu Hằng

************************

Tổng thống Zelensky cảnh báo những khó khăn ở mặt trận miền đông Ukraine

Thu Hằng, RFI, 30/11/2022

Mặt trận miền đông Ukraine hiện gặp "khó khăn", quân Nga cố tiến ở vùng Donetsk hoặc thâm nhập vào vùng Kharkiv. Tuy nhiên, trong buổi điểm tin hàng ngày tối 29/11/2022, tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định "chúng ta vẫn trụ vững và nhất là không được để kẻ thù thực hiện ý đồ của chúng". 

nato2

Một góc thị xã Bakhmut, Donbass, Ukraine bị chiến tranh tàn phá. Ảnh chụp ngày 25/11/2022. © Cléa Broadhurst/RFI

Theo ông Zelensky, được AFP trích dẫn, "dù bị tổn thất rất lớn, quân chiếm đóng vẫn cố tiến ở vùng Donetsk, cắm quân ở vùng Luhanssk và thâm nhập vào vùng Kharkiv". Ngoài ra, Nga đang chuẩn bị "điều gì đó ở miền nam". 

Trên thực địa, quân Nga đang cố chiếm Bakhmut, ở tỉnh Donetsk, từ ngày 17/05. Tập đoàn Wagner mở chiến dịch "Lò mổ Bakhmut" nhưng mục tiêu chính, theo Yevgeny Prigozhin, chủ nhân của công ty lính đánh thuê, là "hủy diệt quân đội Ukraine" để "giảm năng lực chiến đấu" của họ. 

Đội ngũ cứu thương, được điều đến Kherson ở miền nam trước đó, đã trở lại tăng viện cho Bakhmut phản ánh phần nào mức độ quyết liệt trên chiến trường. Tham gia chiến đấu với quân Ukraine còn có lực lượng tình nguyện viên nước ngoài. 

Đặc phái viên RFI Cléa Broadhurst gặp một tiểu đoàn tình nguyện viên tại Konstantinovka, sát Bakhmut : 

Trong một ngôi nhà, tất cả các cửa sổ được che kín, các chiến binh tình nguyện đang chuẩn bị. Một người đàn ông nói : "Tự do có cái giá của nó". 

Shar, 28 tuổi, phải rời Crimea năm 2015 sau khi bị kết án phản bội. Hiện giờ, anh chiến đấu vì tự do, chống lại nước Nga. Anh nói : "Chúng tôi chiến đấu vì tự do, với những người thân cận với chúng tôi, suy nghĩ như chúng tôi và có chung khát vọng tự do. Chúng tôi muốn tự do cho dân tộc Ukraine, cho Crimea, cho người Chechnya. Chúng tôi đoàn kết, chỉ có một mục tiêu cuối cùng và chúng tôi sẽ đạt được". 

Maga, viên chỉ huy, được tôi luyện trong các cuộc chiến tranh Chechnya. Ông cho biết : "Tôi lớn lên trong chiến tranh. Đấu tranh cho tự do đã nằm trong gien dân tộc chúng tôi. Tôi hy vọng là thế hệ chúng tôi sẽ chấm dứt được cuộc chiến này". 

Maga đã sát cánh cùng Ukraine trong cuộc chiến chống Nga từ năm 2016, với hy vọng một ngày nào đó, Kiev sẽ giúp tương tự cho cho người Chechnya : cùng cuộc đấu tranh trước kẻ thù chung. 

Ông Maga nhớ lại : "Tuyên truyền giống hệt lúc chiến tranh Chechnya xảy ra. Họ nói người Chechnya là khủng bố, là những kẻ cực đoạn và ăn thịt trẻ em ! Trước tiên chúng tôi (người Chechnya) ăn thịt trẻ em Nga, sau đó đến lượt người Ukraine. Sự tuyên truyền này không hề thay đổi". 

Được quân đội Ukraine gọi tăng viện, họ tiến ra chiến tuyến. 

Thu Hằng

************************

14 thành phố Châu Âu cam kết tham gia tái thiết thủ đô Ukraine

Trọng Thành, RFI, 29/11/2022

Hôm 28/11/2022, diễn đàn kinh tế lần thứ bẩy về Kiev diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Mục tiêu chính là tái thiết thủ đô Ukraine sau chiến tranh. Diễn đàn này cũng có mục tiêu huy động các hỗ trợ để giúp Kiev vượt qua mùa đông khắc nghiệt năm nay, khi một phần lớn cơ sở hạ tầng của Ukraine bị quân đội Nga tàn phá.

nato3

Cảnh tàn phá tại thị trấn Borodyanka, vùng Kiev (Ukraine) sau một trận pháo kích của Nga ngày 05/04/2022. Reuters – Zohra Bensemra

Theo kênh truyền thông Bỉ RTBF, ít nhất 14 thành phố Châu Âu - bao gồm các chính quyền và các doanh nghiệp tư nhân - cam kết tái thiết thủ đô Kiev. Trong số các đại diện thành phố tham dự diễn đàn Paris, Bruxelles, Helsinki hay Sarajevo. Đại diện các thành phố Châu Âu nói trên hứa sẽ thông báo cho nhau về các phương tiện có thể đáp ứng các nhu cầu của Kiev.

Nhu cầu là rất lớn. Một phần lớn các cơ sở hạ tầng của Kiev đã bị phá hủy. Thị trưởng Kiev, ông Vitali Klitschko, nhấn mạnh : "Hệ thống sưởi, điện, nước, tất cả đã bị phá hủy chỉ trong ít ngày. Hiện tại, chúng tôi đang làm việc 24 trên 24 giờ, để phục hồi các cơ sở hạ tầng nói trên. 40 đến 50% gia đình hiện vẫn bị mất điện".

Nhu cầu khẩn cấp hàng đầu là máy phát điện. Từ nhiều tuần qua, thủ đô nước Bỉ đã viện trợ cho Kiev và cam kết hỗ trợ thủ đô Ukraine trong việc sửa chữa các nhà máy điện bị Nga oanh kích. 

Trong khi đó, hôm nay, Hoa Kỳ cho biết, bên lề hội nghị của khối NATO tại Bucarest, Romania, sẽ công bố một gói trợ giúp tài chính "quan trọng" để giúp Kiev khắc phục các thiệt hại do Nga gây ra. Khoản trợ giúp này nằm trong kế hoạch quốc tế của các nhà cấp vốn "hỗ trợ cuộc kháng cự dân sự của người Ukraine". Một hội nghị về chủ đề này dự kiến diễn ra tại Paris ngày 13/12 tới.

Các ngoại trưởng NATO họp tại Bucarest trong hai ngày, hôm nay và ngày mai. Một chủ đề chính là các hậu thuẫn của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là hỗ trợ Ukraine chống xâm lăng Nga về các phương tiện quân sự và dân sự. Theo Reuters, trong một phát biểu tại Bucarest, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh một lần nữa : "NATO sẽ ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần thiết", và Ukraine phải giành được thêm chiến thắng trên chiến trường, để đàm phán tìm giải pháp hòa bình Nga được thuận lợi.

Khối NATO đang xem xét tăng cường hỗ trợ Ukraine về hệ thống phòng không và đạn dược. Bên cạnh đó là các phương tiện "phi sát thương", như thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái, nhiên liệu, vật tư y tế và các trang thiết bị dùng cho mùa đông.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Trọng Thành
Published in Quốc tế

Mỹ cân nhắc gởi vũ khí tấn công có tầm hoạt động 150km đến Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 28/11/2022

Lầu Năm Góc đang xem xét đề xuất của hãng Boeing về việc cung cấp cho Ukraine những đầu đạn nhỏ chính xác, giá rẻ, được gắn vào các loại tên lửa sẵn có dồi dào, cho phép Kiev tấn công tận phía sau các phòng tuyến của Nga.

uk1

Hệ thống tên lửa M142 (HIMARS) được sử dụng trong cuộc tập trận gần Liepaja, Latvia ngày 26/09/2022. Reuters - INTS KALNINS

Theo hãng tin Anh Reuters, nhiều nguồn tin trong ngành cho biết là hệ thống do Boeing đề xuất mang tên "Bom có đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), là một trong khoảng hơn nửa chục kế hoạch đưa vũ khí mới vào sản xuất để cung cấp cho Ukraine và các đồng minh Đông Âu của Mỹ.

Hệ thống này có thể được giao sớm nhất là vào mùa xuân năm 2023, theo một tài liệu được Reuters và ba người thông thạo kế hoạch xem xét. Nó kết hợp loại "Bom có đường kính nhỏ" GBU-39 được lắp vào một tên lửa M26, cả hai loại này đều rất phổ biến trong kho vũ khí của Hoa Kỳ.

Phát ngôn viên của hãng Boeing từ chối bình luận, trong lúc người phát ngôn của Lầu Năm Góc Tim Gorman chỉ cho biết là Mỹ và các đồng minh đang "xác định và xem xét các hệ thống phù hợp nhất" có thể giúp đỡ Kiev.

Mặc dù Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu cung cấp tên lửa ATACMS có tầm bắn 185 dặm (297 km) cho Ukraine, nhưng tầm bắn 94 dặm (150 km) của loại pháo phản lực GLSDB sẽ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự có giá trị từng nằm ngoài tầm với của lực lượng Kiev, giúp Ukraine tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch phản công bằng cách bắn phá các khu vực hậu phương của Nga.

GLSDB do hai hãng SAAB AB của Thụy Điển và Boeing của Mỹ hợp tác chế tạo và đã được phát triển từ năm 2019, trước cuộc xâm lược Ukraine do Nga tiến hành. 

Theo trang web của SAAB, đầu đạn GLSDB được định hướng bằng GPS, có khả năng chống lại một số thiết bị gây nhiễu điện tử, có thể được sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết để phá hủy các loại xe bọc thép. GBU-39 - sẽ hoạt động như đầu đạn của GLSDB – được trang bị cánh nhỏ có thể xòe ra, cụp vào, cho phép nó lướt đi trong một khoảng cách hơn 100 km nếu được thả từ máy bay và nhắm trúng những mục tiêu có đường kính nhỏ không đầy 1 mét. 

Việc cải biến vũ khí khác với mục tiêu quân sự thông thường ban đầu không phải là một hiện tượng mới. Một vị dụ cụ thể : Hệ thống phòng không (tức là bắn đi từ mặt đất) NASAMS, được Kongsberg Defense and Aerospace của Na Uy và Raytheon của Mỹ phát triển, sử dụng tên lửa AIM-120 - ban đầu được dùng để bắn đi từ máy bay chiến đấu vào máy bay khác.

Trọng Nghĩa

************************

Ukraine cảnh báo về những vụ oanh kích mới của Nga vào lúc tuyết bắt đầu rơi

Trọng Nghĩa, RFI, 28/11/2022

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tối hôm 27/11/2022 đã lại cảnh báo rằng Nga đang "lên kế hoạch" cho những vụ oanh kích mới, đồng thời kêu gọi các lực lượng vũ trang và người dân chuẩn bị đối phó với một tuần lễ căng thẳng mới vì thiếu điện trong bối cảnh thời tiết lạnh giá.

uk2

Người dân dọn dẹp đống đổ nát sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga, ở Vyshhorod, gần Kiev, Ukraine, ngày 24/11/2022. Reuters - GLEB GARANICH

Trong thông điệp video thường nhật, tổng thống Ukraine tố cáo việc "những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch mới cho các vụ oanh kích", và "miễn là chúng còn tên lửa, tình hình, rủi thay, sẽ không thể được yên ổn trở lại".

Một phát ngôn viên quân đội Ukraine cho biết : Một tàu chiến Nga có khả năng bắn tên lửa hành trình gần đây đã được triển khai tới Biển Đen với tên lửa loại Kalibr trên tàu.

Các lời cảnh báo được đưa ra vào lúc tuyết bắt đầu rơi xuống thủ đô Kiev và vùng miền trung, thời tiết trở thành lạnh giá. Hàng triệu người dân Ukraine đang phải vật lộn với nguồn điện và sưởi bị gián đoạn sau các đợt tên lửa của Nga.

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev, các nhà khai thác năng lượng công và tư đang phải vất vả sửa chữa thiệt hại do các cuộc tấn công tên lửa vào tuần trước, nhưng tuyết và cái lạnh buộc phải duy trì tình trạng cắt điện ở thủ đô :

"Một lớp tuyết dày 10 cm đã rơi xuống thủ đô Ukraine vào hôm qua, Chủ Nhật, trong khi ở tất cả các quận, tình trạng cắt điện vẫn tiếp diễn và khiến Kiev chìm trong bóng tối từ buổi chiều.

Các nhà sản xuất điện Ukraine ước tính hiện đáp ứng được 80% nhu cầu của người dân, nhưng do thời tiết lạnh, lượng tiêu thụ trong nước ngày càng tăng khiến mạng lưới điện chịu nhiều áp lực. 

Trong bối cảnh đó, công ty quản lý điện tại thành phố Kiev ước tính rằng người dân thủ đô được cấp điện trong khoảng bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng chính quyền đang kêu gọi người dân hạn chế mức tiêu thụ càng nhiều càng tốt. 

Với nhiệt độ sẽ ở mức âm trong cả tuần, tình hình hệ thống sưởi và nước cần được đặc biệt theo dõi.

David Arakhamia, lãnh đạo phe dân biểu ủng hộ tổng thống tại Quốc Hội, một cộng sự thân cận của ông Volodymyr Zelensky, cho biết hôm Chủ Nhật, là chính quyền và quân đội đang chuẩn bị cho điều mà ông gọi là một "tuần lễ rất khó khăn", dự đoán các cuộc tấn công bằng tên lửa mới của Nga vào những cơ sở hạ tầng năng lượng vẫn còn hoạt động được".

Trọng Nghĩa

************************

Nga bác thông tin chuẩn bị rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia

Minh Anh, RFI, 28/11/2022

Điện Kremlin ngày 28/11/2022, khẳng định nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia vẫn luôn dưới sự kiểm soát của Nga. Tuyên bố của Moskva được đưa ra sau khi lãnh đạo tập đoàn năng lượng Ukraine trước đó nói rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy các lực lượng Nga dường như chuẩn bị rời khỏi nơi đây. 

uk3

Lính Nga canh gác tại nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, Ukraine, ngày 01/03/2022. AP

Trả lời các nhà báo trong buổi điểm tin hôm nay, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitri Peskov, khẳng định "không nhất thiết phải tìm kiếm các dấu hiệu vì chúng chẳng có và cũng không thể nào có". 

Trước đó một hôm, Petro Kotin, chủ tịch tập đoàn năng lượng Energoatom của Ukraine, trên kênh truyền hình Nhà nước, nói rằng Kiev nhận được nhiều thông tin, trước hết từ các kênh truyền thông Nga, cho thấy có nhiều dấu hiệu quân Nga "có thể đang chuẩn bị rời nhà máy". Theo quan chức này, trong hoàn cảnh hiện nay, nên để cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA kiểm soát nhà máy.

Theo nhận định hãng tin Anh Reuters, một cuộc rút quân như thế rất có thể là một sự thay đổi quan trọng trong vùng Zaporijjia, đông nam đất nước, bị chiếm đóng một phần. Tại đây, đường chiến tuyến hầu như không dịch chuyển từ nhiều tháng qua. Nga và Ukraine liên tục đổ lỗi cho nhau trong các cuộc oanh kích xung quanh nhà máy, làm dấy lên nỗi lo một thảm họa hạt nhân khác. 

Minh Anh

***********************

Kremlin bị lộ dàn dựng Putin gặp "mẹ và vợ quân nhân" Nga

Thu Hằng, RFI, 28/11/222

Cộng đồng mạng không mất quá lâu để lật tẩy cuộc gặp được dàn dựng tổng thống Nga Vladimir Putin "lắng nghe" tâm tư, phản ánh thẳng thắn của những người mẹ, người vợ quân nhân đang chiến đấu ở Ukraine. Tuy nhiên, sự kiện này cho thấy điện Kremlin lo ngại làn sóng phẫn nộ của hậu phương, rất năng động trong các cuộc chiến Afghanistan và Chechnya.

uk4

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp các đại diện mẹ và vợ quân nhân Nga đang phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhân Ngày của Mẹ ở dinh thự tổng thống Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, ngày 25/11/2022. AP - Mikhail Metzel

Buổi gặp diễn ra ngày 25/11/2022 tại dinh thự tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva. Trong số các "vợ và mẹ quân nhân", có thể thấy một công chức Moskva và là dân biểu của đảng Nước Nga thống nhất của ông Putin, một nhà lãnh đạo của phong trào ủng hộ Kremlin "Mặt trận Nhân dân toàn Nga" hoặc một nữ đạo diễn nhiều bộ phim "chính thống giáo và yêu nước".

Theo báo L’Express ngày 27/11, thêm một sự kiện cho thấy công chúng được lựa chọn để gặp nhà lãnh đạo Nga và "tất cả các cuộc gặp với người dân" đều được dàn dựng chi tiết. 

"Vladimir Vladimitrovitch, ông có là người hay không ?" 

Tổng thống Putin đang phải đối mặt với những lời kêu gọi "Vladimir, trả lời chúng tôi !" của những người vợ, người mẹ quân nhân bị huy động ra chiến trường Ukraine. Trong những đoạn video lan truyền từ nhiều tuần qua, họ đòi có tin tức của người thân ở tiền tuyến, phản ánh điều kiện chiến đấu, vũ khí cổ lỗ, sĩ quan vắng mặt hoặc thiếu năng lực. 

Ngày 22/11, Olga Tsukanova, chủ tịch "Ủy ban vợ và mẹ" quân nhân, chỉ trích thẳng thừng chủ nhân điện Kremlin trong một đoạn video : "Vladimir Vladimitrovitch, ông có là người hay không ?" và yêu cầu gặp tổng thống. Olga Tsukanova, cũng là mẹ một thanh niên đang đi nghĩa vụ quân sự, từng chỉ trích tổng thống sẽ chỉ gặp "những bà mẹ trong số những người ủng hộ ông, những người chỉ đặt những câu hỏi thích hợp và như mọi lần, lại cảm ơn ông". Bà đến từ thành phố Samara cách Moskva 900 km về phía đông, với hy vọng được điện Kremlin gặp nhưng vô vọng. Theo bà, "họ sợ chúng tôi đặt những câu hỏi phiền phức. Nhưng phải giải quyết vấn đề".

Theo trang L’Express, lời kêu gọi này gây sốc vì nghe gia đình quân nhân Nga lên án chính quyền địa phương là chuyện vẫn thấy, nhưng chỉ trích trực tiếp con người ông Putin là sự kiện nặng lời hiếm có. 

Sau khi ban hành lệnh động viên bán phần, điện Kremlin trấn an rằng tân binh được huấn luyện vững vàng, được trang bị tốt và sẽ không bị đưa ra tiền tuyến. Tuy nhiên, theo AFP, rất nhiều vi phạm đã được thống kê : lính động viên chết ngoài mặt trận, động viên cả những người không có khả năng chiến đấu, những người cha gia đình đông con hoặc quá tuổi, thiếu trang bị thích hợp, rất nhiều người bị huy động không được huấn luyện. 

Chính quyền Kremlin đã phải thừa nhận những "sai lầm" trong chiến dịch điều động vô tổ chức. Lo lắng của những người mẹ và vợ quân nhân đang đặt điện Kremlin vào thế tế nhị : nếu như chính quyền không ngừng trấn áp mọi thắc mắc về cuộc tấn công ở Ukraine, thì tiếng nói của những người vợ quân nhân là điều quan trọng và bỏ tù họ có thể sẽ gây sốc tại Nga.

Thu Hằng

***********************

Kiev lập sáng kiến "Ngũ Cốc Ukraine" hỗ trợ nước nạn nhân khủng hoảng lương thực

Minh Anh, RFI, 27/11/2022

Ngày 26/11/2022, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức hội nghị cấp cao với các quốc gia đồng minh, nhằm khởi động kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc trị giá 150 triệu đô la cho các nước dễ bị ảnh hưởng do nạn đói và hạn hán. 

uk5

Nhiều lãnh đạo Châu Âu (Litva, Bỉ, Hungary, Ba Lan, Pháp, Đức) tham dự Hội nghị quốc tế về an ninh lương thực tại Kiev, 26/11/2022. AFP - GENYA SAVILOV

Khi phát biểu sáng kiến "Ngũ cốc Ukraine" cho thấy vấn đề an ninh lương thực toàn cầu "không chỉ là những lời suông", tổng thống Ukraine còn nhằm đáp trả chỉ trích từ điện Kremlin cho rằng ngũ cốc xuất khẩu từ các cảng Biển Đen của Ukraine theo một kế hoạch do Liên Hiệp Quốc bảo trợ đã không đến được các quốc gia dễ bị tác động nhất. 

Tổng thống Zelensky cho biết, Kiev đã huy động được 150 triệu đô la từ hơn 20 quốc gia và Liên Hiệp Châu Âu để xuất khẩu lương thực sang các nước như Ethiopia, Sudan, Nam Sudan, Somalia, Congo, Yemen và nhiều nước khác. Cũng theo ông Zelensky, Ukraine có kế hoạch gởi "ít nhất 60 tầu chở lương thực đến các quốc gia đối mặt với nguy cơ đói kém và hạn hán nhiều nhất". 

Hội nghị cấp cao ngày hôm qua có sự tham dự trực tiếp của thủ tướng các nước Bỉ, Ba Lan, Litva và tổng thống Hungary. Thủ tướng Đức, tổng thống Pháp và lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu có bài phát biểu qua video. 

Kết thúc cuộc họp, thông cáo chung khẳng định kể từ ngày Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine, nguồn cung lương thực cho thế giới đã bị giảm mất 10 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2021. Thông cáo viết : "Điều này có nghĩa là an ninh lương thực cho hàng triệu người dân trên toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng", do Nga trước đó đã cho phong tỏa các cảng của Ukraine trong cuộc xung đột. Các bên tham dự bày tỏ hy vọng "cùng nhau khắc phục những hậu quả kinh tế và nhân đạo của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc chiến xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine gây ra". 

Tuyết bắt đầu rơi, các chiến dịch quân sự chậm lại 

Vào lúc hôm nay, 27/11/2022, tuyết bắt đầu rơi dày đặc tại Kiev, hàng triệu người dân Ukraine vẫn chưa có điện, và các nguồn năng lượng sưởi ấm khác. Trong bài phát biểu truyền hình, tổng thống Zelensky cho biết bất chấp các nỗ lực sửa chữa mạng lưới điện, việc cung cấp điện vẫn chưa ổn định. Hệ quả là việc hạn chế tiêu thụ vẫn được áp dụng tại nhiều khu vực. 

Trên chiến trường, điều kiện thời tiết xấu đã làm cho nhịp độ các chiến dịch quân sự bị chậm lại những ngày gần đây, theo như báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW) của Mỹ. Theo các báo cáo từ Nga và Ukraine, mưa tuyết và bùn dày đặc đang cản trở các cuộc tiến quân từ quân đội hai phía. Cơ quan cố vấn này dự báo, nhịp độ chiến dịch quân sự sẽ tăng tốc trở lại trong những tuần tới "khi nhiệt độ giảm và nền đất đóng băng tại các mặt trận". 

Minh Anh

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thu Hằng, Minh Anh
Published in Quốc tế

Phá hạ tầng năng lượng : Nga dùng chiến lược bẻ gãy hậu phương, đánh sụp tiền tuyến Ukraine

Thu Hằng, RFI, 26/11/2022

Nga tiếp tục trả đũa Kherson hai tuần sau khi rút khỏi thành phố miền nam. Ngày 25/11/2022, quân đội Nga đã oanh kích nhiều khu vực dân cư ở Kherson, khiến "15 người chết, 35 người bị thương, trong đó có 1 trẻ em". Chính quyền thành phố cho biết đây là trận oanh kích tang thương nhất trong những ngày gần đây, "nhiều ngôi nhà và chung cư cao tầng" đã bị phá hủy.

uk1

Trung tâm thành phố Kiev mất điện sau các vụ oanh kích của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine, ngày 24/11/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Thống đốc vùng Kherson viết trên mạng xã hội : "Quân xâm lược Nga đã dùng bệ phóng tên lửa đa nòng oanh kích một khu dân cư. Một tòa nhà lớn bị bốc cháy". "Do Nga oanh kích liên tiếp, chúng tôi phải sơ tán các bệnh nhân trong các bệnh viện ở Kherson". Theo bộ Tái nhập các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, được AFP trích dẫn, tối 25/11, một chuyến tầu chở "khoảng 100 công dân đầu tiên ở Kherson được chính phủ hỗ trợ sơ tán đã rời thành phố, trong đó có 26 trẻ em, 7 bệnh nhân liệt giường và 6 người tàn tật".

Tổng thống Zelensky trong buổi điểm tin hàng ngày cho biết đến tối 25/11, hai ngày sau vụ Nga bắn 67 tên lửa vào Ukraine, vẫn còn hơn 6 triệu gia đình không có điện trên hầu hết các vùng và Kiev. Trên trang Facebook, ông cổ vũ người dân "cố chịu đựng mùa đông này - một mùa đông mà mọi người sẽ nhớ mãi".

Tại sao quân Nga đánh phá cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine ?

Chiến lược của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine vào lúc nhiệt độ mùa đông xuống thấp bị ông Zelensky lên án là "tội ác chống nhân loại". Trên đài RFI, tướng Pháp Vincent Desportes, giáo sư về chiến lược trường Sciences Po và HEC, giải thích về ý đồ chiến lược của Nga :

"Tôi không nghĩ là quân Nga nhắm đến thường dân mà thường dân trở thành một trong những cách để giành kết quả chiến lược. Chúng ta đã thấy quân Nga gặp khó khăn ở cấp chiến thuật. Vì không thể thắng trên bình diện chiến thuật, Nga tiến lên một bậc và tìm cách chiến thắng ở cấp chiến lược.

Kế hoạch này đơn giản. Nếu một quân đội không có hậu phương thì sẽ không trụ được. Điều này đúng đối với cả quân đội Nga và Ukraine. Vì thế, ý đồ chiến lược hiện nay của tổng thống Putin là đánh đổ hậu phương của Ukraine để tiền tuyến cũng sụp đổ. Vì quân Nga không có khả năng đối đầu trực tiếp trên chiến trường, họ tìm cách làm suy yếu năng lực của quân đội Ukraine, làm giảm khả năng hỗ trợ cho quân Ukraine cũng như các trận chiến của Ukraine".

Phương Tây khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraine

NATO sẽ sát cánh với Ukraine đến chừng nào cần thiết và sẽ không lùi bước. Theo trang web của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày 25/11, trong buổi trình bày về kế hoạch cuộc họp ngoại trưởng các nước thành viên, tổng thư ký Jens Stolternberg nhấn mạnh : "Về mặt an ninh, hỗ trợ Ukraine cũng vì lợi ích của chúng ta" vì "không thể có hòa bình lâu dài nếu kẻ xâm lược chiến thắng".

Cũng trong ngày 25/11, trên Twitter, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cho biết Bruxelles "viện trợ lớn" giúp Ukraine tái lập mạng lưới điện và sưởi, cụ thể là vài trăm máy phát điện để các bệnh viện dù lớn hay nhỏ không bị gián đoạn hoạt động. Hai thủ trưởng Đức và Pháp, trong cuộc gặp tại Berlin, cũng khẳng định tiếp tục ủng hộ Kiev chống cuộc chiến của Nga.

Giáo hoàng Francis cũng có cử chỉ được coi là "chưa từng có". Trong thư ngỏ đề ngày 24/11, người đứng đầu tòa thánh thể hiện sự gần gũi với người dân Ukraine đang phải sống ở "những thành phố bị bom đạn tấn công trong khi mưa tên lửa gây chết chóc, tàn phá và đau thương, đói lạnh và rét".

Thu Hằng

***************************

Ukraine tìm cách khôi phục hệ thống điện nước sau các đợt oanh kích của Nga

Phan Minh, RFI, 25/11/2022

Tính đến ngày 25/11/2022, chính quyền Ukraine đang tìm mọi cách để khôi phục hệ thống điện và nước cho hàng triệu người dân, sau các đợt oanh kích dồn dập của quân đội Nga bằng tên lửa hành trình trong những ngày qua.

uk2

Thủ đô Kiev, Ukraine, sau một đợt oanh kích của Nga. Ảnh ngày 23/11/2022. © AP/Andrew Kravchenko

Hệ thống năng lượng ở Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về những hậu quả "đe dọa tính mạng" và cho rằng hàng triệu người dân có thể sẽ phải bỏ nhà để đi sơ tán.

Trả lời RFI, Ivan, một cư dân sống ở Kiev cho biết tình hình tại chỗ : 

"Hiện tại, tình hình thực sự rất thảm khốc và tôi tin rằng điều này không chỉ diễn ra ở Kiev mà là ở toàn bộ Ukraine. Đó là do Nga, do những kẻ khủng bố, những kẻ không chỉ chống lại những người lính của chúng tôi mà còn chống lại thường dân, những người dân Kiev bình thường như tôi.

Họ đang tìm cách hủy hoại cuộc sống của chúng tôi gần như mỗi ngày. Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi không có điện, không có nước, không có hệ thống sưởi, và mọi chuyện đã như vậy kể từ hôm qua vì họ đã bắn rất nhiều tên lửa vào đây.

Chúng tôi không thể tắm, không thể rửa tay hay đánh răng.

Và bây giờ nhiệt độ đã xuống khoảng 0 độ, trời rất lạnh. Cảm ơn Chúa vì bây giờ nhiệt độ ngoài trời chưa xuống âm 10 độ, nhưng chúng tôi đang lo không biết mùa đông sẽ ra sao. Còn để chờ xem".

Phan Minh

************************

9 tháng chiến tranh, Nga dồn dập oanh kích Ukraine

Thanh Hà, RFI, 24/11/2022

Chiến tranh Ukraine bước sang tháng thứ 10. Nga tuyên bố "tin tưởng vào thắng lợi". Hôm 23/11/2022, Kiev tố cáo Moskva phóng gần 70 tên lửa vào lãnh thổ Ukraine, làm ít nhất 6 người chết, hơn 30 người bị thương. Tư lệnh Ukraine tướng Varery Zaluzhniy cho biết bắn chặn được 51 trong số 67 tên lửa của quân đội Nga trong 24 giờ qua, phần lớn trong số đó nhắm vào thủ đô Kiev.

uk3

Lính Ukraine ở chiến tuyến ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 23/11/2022. AP - Roman Chop

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba lên án Moskva phá hoại các cơ sở hạ tầng dân sự. Theo ông, đó là một hành động "hèn nhát nhắm vào thường dân" và thể hiện quân Nga đang "bất lực trước sức mạnh của quân đội Ukraine".

Theo hãng tin Anh Reuters sáng nay 24/11/2022 hơn một phần ba dân cư tại Kiev vẫn bị mất điện.

Thông tín viên Stéphan Siohan cho biết thêm tình hình tại thủ đô Ukraine sáng sớm ngày hôm nay tình hình vẫn rất khó khăn :

"Tình hình sáng nay còn nhiều khó khăn. Rất nhiều khu vực tại thủ đô Ukraine vẫn bị mất điện và mất nước sau một loạt bốn vụ nổ lớn ngày hôm qua ở Kiev. Những vụ nổ đó xảy ra khoảng một giờ đồng hồ sau khi Nghị Viện Châu Âu biểu quyết lên án Nga là một Nhà nước yểm trợ khủng bố.

Tổng cộng Nga đã bắn 67 tên lửa hành trình về phía Ukraine. Những tên lửa đó được phóng đi từ máy bay hay tàu chiến ở Biển Đen vào chiều qua. Hệ thống phòng thủ của Ukraine đã bắn chận được khoảng 50 trong số này. Nhưng tại thủ đô Kiev nhiều mục tiêu đã bị nhắm tới. Chẳng hạn hai nhà máy điện tại các khu Darnitsa et Dvitchy. Đây cũng là hai khu ở ngoại ô có đông dân cư.

Một tòa nhà dân cư ở Vychgorod, ngoại ô phía bắc Kiev cũng bị trúng tên lửa của Nga và theo thẩm định sơ khởi, ít nhất 6 thường dân thiệt mạng. Các cơ sở hạ tầng gần nhà máy điện bên sông Dniepr đã bị trúng tên lửa. Ngay lập tức nhiều nợi bị mất điện. Thị trưởng Kiev cho biết là việc cung cấp nước bị gián đoạn ở thủ đô Kiev và kêu gọi mọi người dự trữ nước.

Một hệ quả khác từ các đợt oanh kích hôm qua làm cho việc cung ứng điện bị giảm, đó là ba nhà máy điện nguyên tử trên toàn quốc đã tạm thời bị ngắt khỏi hệ thống điện.

Cần nói thêm đợt tấn công dồn dập hôm qua diễn ra vào lúc mùa đông đã đến nhiệt độ ngoài trời chiều qua là âm 3°C, tuyết rơi trên thủ đô Ukraine". 

Nghị viện Châu Âu kêu gọi các nước thành viên quyên góp các máy phát điện hỗ trợ Ukraine qua được mùa đông này. Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Roberta Metsola nói đến một sáng kiến mang tên "Những máy phát điện đem lại Hy Vọng" cho Ukraine. Từ nhiều ngày qua, Tây Ban Nha, Pháp và Đức đã gửi một số máy phát điện sang hỗ trợ Ukraine.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Phan Minh, Thanh Hà
Published in Quốc tế

"Tình báo nhân dân" giúp Ukraine làm nên chiến thắng Kherson

Đóng góp của người dân trong trận chiến giành lại Kherson, Ukraine. Đó là một trong những chủ đề được báo chí Pháp ngày 24/11/2022, đề cập tới. Trong thời gian bị Nga chiếm đóng, bất kể hiểm nguy, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của địch. Nhờ đó, rất nhiều trại lính, kho đạn, xe tăng, pháo của quân Nga đã bị phá hủy. Ngày Kherson giải phóng, một vị tướng Ukraine đã đến tận nhà cảm ơn những "điệp viên" tình nguyện.

tinhbao1

Một trường học bị phá hủy hoàn toàn ở ngoại ô thành phố Kherson vừa được giải phóng, ảnh chụp ngày 16/11/2022. Sau thất bại nặng nề của quân Nga, Ukraine chuẩn bị những cuộc tấn công mới. AP - Bernat Armangue

Tựa chính của Libération hôm nay tập trung cho cuộc điều tra về các trường dạy nghề lợi dụng chính sách của Nhà nước, Le Figaro đề cập đến tranh cãi về dự luật cấm đấu bò do phe cực tả đề nghị. Le Monde lưu ý "Trung Quốc bị cầm tù bởi chính sách zero Covid của mình", Les Echos chạy tựa trang nhất "iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc". Ở các trang trong, chiến tranh Ukraine và World Cup chiếm lượng bài vở nhiều nhất.

Thông tin quý giá giúp pháo binh tiêu diệt quân Nga

Về Ukraine, đặc phái viên Le Monde nhấn mạnh đến "Vai trò chính yếu của những người ủng hộ ở Kherson" : trong thời gian bị quân Nga chiếm đóng, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của quân địch.

Đó là một trong những phương diện còn chìm khuất của cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhưng theo các sĩ quan mà báo Pháp tiếp xúc trong những tháng gần đây, các hoạt động âm thầm trong vùng tạm chiếm là một phần đáng kể của cuộc kháng chiến. Tướng Dmytro Marchenko cho biết giữa "các chiến sĩ đặc nhiệm xâm nhập, hành động theo mệnh lệnh" và "những người dân bình thường trở thành cảm tình viên, chuyển thông tin" cho quân đội Ukraine, hoạt động bí mật đã "tác động rất nhiều đến trận đánh" và là "trung tâm của chiến thắng" Kherson. Từ sở chỉ huy ở Mykolaiv, ông điều phối các hoạt động du kích tại miền nam Ukraine.

Ban tham mưu, trại lính, kho đạn, xe tăng của quân Nga thường xuyên bị trúng pháo, thiệt hại nặng nề khiến nhiều lần phải kéo nhau rút chạy. Tướng Marchenko khẳng định vai trò của những người ủng hộ và tình báo nhân dân "rất quan trọng". Theo ông, "ba sở chỉ huy có sự hiện diện của các tướng Nga" đã bị tiêu diệt nhờ thông tin từ người dân. "Và điều này cho người Nga thấy họ có thể xâm lăng một lãnh thổ nhưng không thể kiểm soát được, vì dân chúng đứng về phía Ukraine".

Một nông dân 23 tuổi ở Kherson, Oleksei Chechine, là một trong những người tích cực nhất trong tám tháng rưỡi bị chiếm đóng. Khi Nga khởi đầu cuộc xâm lược hôm 24/02, như hàng trăm ngàn thanh niên khác, Oleksei xin nhập ngũ nhưng bị từ chối trong đợt đầu vì chưa hề cầm súng. Trở về ngôi làng Chyroka Balka với hơn một chục người bạn, họ lập ra một đội dân quân tự vệ. Hai tuần sau, khi Nga bắt đầu chế độ quân quản, một số di tản cùng với gia đình, Oleksei và người em Roman cùng vài "đồng chí" ở lại. Họ tận dụng một drone của trường làng và bắt đầu quan sát các chuyển động của quân Nga.

Tướng Ukraine đến tận nhà cảm ơn từng "tình báo viên" dũng cảm

Là những nông dân thực thụ, họ biết rõ từng cánh đồng, từng con đường mòn. Khi thấy một đoàn xe tăng Nga, dễ dàng đoán được chúng sẽ đi theo đường nào, bao giờ sẽ đến ngã tư nọ Ban đầu nhóm bạn gởi thông tin cho bạn bè, người thân trong quân ngũ, nhưng việc truyền tin thường mất thời gian. Sở chỉ huy của tướng Marchenko và đặc nhiệm hướng dẫn họ dùng Telegram, các vị trí quân Nga được trung tâm nhận trực tiếp và tin nhắn tự hủy ngay.

Một trong những thành tích của nhóm là việc phát hiện khoảng 50 xe tăng, xe quân sự và các khẩu pháo tập trung gần làng Pravdyne, nhiều khí tài sau đó bị tiêu diệt. Oleksei giải thích, hoặc họ vờ sử dụng máy gặt ở gần đó, hoặc bí mật cho drone ghi hình rồi nhanh chóng trở về nhà. Quân Nga tưởng rằng bị vệ tinh nước ngoài hay drone quân sự của Ukraine phát hiện, chứ không nghĩ do nông dân bình thường. Khi mùa gặt kết thúc, nhóm của anh trinh sát ban đêm với kính hồng ngoại.

Tuy nhiên vài tháng sau quân Nga bắt đầu nghi ngờ, lập hệ thống phá sóng. Các "thám tử" phải tiến sát tiền tuyến để bắt sóng của Ukraine. Số doanh trại, kho đạn, xe bọc thép bị phá hủy nhiều đến nỗi quân đội Nga bắt đầu lùng sục, bắt bớ nhiều người trong làng. Một số không chịu được tra tấn đã khai và mất tích, riêng nhóm của Oleksei vẫn kiên cường, Nga không tìm được bằng chứng, vả lại các thanh niên này chưa bao giờ đi lính nên được thả.

Oleksei bị bắt 8 lần, bị tra tấn 4 lần. Đến cuối tháng 9, sợ rằng sẽ không thoát nếu bị bắt lần thứ 9, cả nhóm quyết định trốn khỏi vùng chiếm đóng bằng cách đi xuyên qua tiền tuyến ban đêm. Oleksei bị thương vì lính Nga bắn trúng chân. Ngày 11/11 Kherson được giải phóng. Trong số các sĩ quan mừng chiến thắng ở quảng trường Tự Do có tướng Dmytro Marchenko, sau đó ông đến từng nhà cảm tình viên để cám ơn. Oleksei kể lại, vẫn còn ấn tượng về một vị tướng đã bỏ công đến tận làng mình.

Quân Nga quăng xác đồng đội vào bãi rác để thiêu hủy

Ngược lại về phía Nga, vốn có tiếng là coi thường sinh mạng binh sĩ, Libération dẫn lời nhiều nhân chứng đã thuật lại với The Guardian, phía Nga đã quăng xác lính mình vào một bãi rác ở Kherson và đốt cháy trước khi rút khỏi thành phố. Rải rác trên mặt đất bùn lầy là những lá cờ, quân phục, nón sắt Nga. Từ tháng 8, khi Ukraine bắt đầu phản công, bãi rác lộ thiên nằm ở một nơi hẻo lánh thuộc ngoại ô Kherson bị cấm vào. Khoảng mấy chục người dân, xuất hiện trước ống kính với tên thật, cách đây hai tuần nhiều xe tải của Nga chở đến những bao màu đen đựng xác lính tử trận và thiêu tại đây, tạo ra những cột khói lớn và mùi thịt cháy khủng khiếp.

Bà Svitlana Viktorivna kể lại, một hôm hai vợ chồng xui xẻo đi qua nên đã bị đánh. Iryna cho biết sau mỗi lần bị Ukraine oanh tạc, quân Nga lại mang xác lính đến thiêu. Cư dân một tòa nhà đối diện bãi rác nói rằng nhiều khi thật khó thở. Olesia Kokorina sống ở tầng 8 cho biết mỗi lần khói bốc lên lại có cảm giác nôn mửa, rất đáng sợ khi ngửi thấy mùi tóc cháy, khói dày đặc đến nỗi không thấy được tòa nhà bên cạnh.

Trong một cuộc gọi bị nghe được hồi tháng 5 gần Donetsk, một lính Nga kể lại với mẹ là các tử thi chất đầy những hố tập thể sâu hai mét. "Đó không phải là nhà xác mà là bãi rác, và sau này dễ dàng nói rằng họ bị mất tích không để lại dấu vết". The Guardian cho biết tuy không thể kiểm chứng nhưng các phóng viên Anh đã đến bãi rác này, năm ngày sau khi Kherson được giải phóng ; đã hỏi chuyện từ nhân viên cho đến cư dân gần đó, tất cả đều nói như nhau. Hiện rất khó ước lượng chính xác số lính Nga đã chết kể từ đầu cuộc xâm lăng 24/02. Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoigu khẳng định gần 6.000 lính tử trận tại Ukraine, nhưng cuối mùa hè Hoa Kỳ ước tính khoảng 80.000 quân Nga đã bị thiệt mạng hoặc bị thương.

Nhà nước côn đồ tấn công thường dân thay vì đọ sức ở chiến trường

Cũng về Ukraine, đặc phái viên Libération cho biết "Bucha tái sinh nhẹ nhàng trong lạnh giá và những chỗ trú tạm bợ". Tại thành phố ngoại ô Kiev nơi quân Nga từng thảm sát 458 thường dân, người dân chuẩn bị đối phó với mùa đông. Sau khi lính Nga rút đi, hơn 1.000 căn nhà đã bị hư hại, nhiều người phải sống trong một góc vườn nhà cũ hay một căn phòng còn sót lại. Sáu mươi người dân mất nhà được tạm ngụ trong những căn nhà tiền chế nhưng không có điện. Công việc tái thiết là khổng lồ đối với chính quyền Bucha.

Trong bài xã luận "Chiến tranh mùa đông", La Croix tố cáo Nga tấn công vào thường dân Ukraine trong mùa lạnh giá. Kiev không còn nước sinh hoạt, Lviv không có điện. Hôm qua, quân đội Nga lại oanh kích ồ ạt vào cơ sở hạ tầng dân sự. Moskva không chỉ tìm cách làm yếu đi địch thủ, mà cả nhân dân Ukraine đã kháng cự lại suốt đúng 9 tháng qua. Không phải là ngẫu nhiên nếu các vụ tấn công này trùng hợp với lúc những bông tuyết đầu mùa rơi xuống. Thất bại trên chiến trường, Vladimir Putin muốn biến cái lạnh và tuyết trắng thành đồng minh để lung lạc tinh thần quân dân Ukraine.

Nhắm vào các cơ sở thiết yếu, kể cả một nhà bảo sanh và nhà dân tại các thành phố cách xa mặt trận hàng trăm cây số, Nga xử sự như một Nhà nước côn đồ. Đánh vào hậu phương, Moskva buộc thường dân phải trả giá cho những thất bại quân sự của mình, sự chọn lựa này không khác gì tội phạm chiến tranh. Vào lúc những quả bom rơi xuống Ukraine, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua với đa số áp đảo một văn bản coi Nga là "Nhà nước ủng hộ khủng bố và sử dụng các biện pháp khủng bố". Tuy nghị quyết này không làm thay đổi thế trận cuộc chiến, nhưng ít nhất đã điểm mặt chỉ tên, nói thẳng thực chất vấn đề.

Tái chiếm Kherson, Ukraine chuẩn bị trận đánh Dniepr

Le Figaro cho biết "sau Kherson, quân đội Ukraine chuẩn bị cho trận chiến Dniepr". Phấn chấn với chiến thắng mới đây, Ukraine muốn vượt qua con sông rộng mênh mông này. Về mặt quân sự, không có mấy tiền lệ trong lịch sử. Tháng 8/1941, quân Đức quốc xã vượt sông dễ dàng. Hai năm sau, Hồng quân tái chiếm nhưng phải trả giá nặng nề. Bên hữu ngạn hiện do Ukraine kiểm soát cao hơn phía tả ngạn, một lợi thế tự nhiên, nhưng không đủ so với bề rộng dòng sông có nơi đến 1 kilomet, chưa kể đường sá bị hư hại nhiều.

Pháo binh Nga cộng với hệ thống hầm hào kiên cố bên kia sông, lại không còn cây cầu nào, khiến tấn công rất phức tạp. Dù ban đêm những nhóm biệt kích Ukraine vẫn gan dạ thám sát, tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy sắp đổ bộ sang. Cần có pháo binh yểm trợ mạnh mẽ, nhưng ngay cả vượt đoạn sông hẹp nhất cũng không dễ. Có ý kiến cho rằng tốt nhất là tấn công trên bộ, hoặc từ Zaporijia phía trên, hoặc chiếm bán đảo Kinbourn ở phía dưới, chỗ cửa sông đổ ra Hắc Hải, để đánh ngược lên. Dù chọn phương án nào, tinh thần binh sĩ đã tăng gấp mười lần sau khi tái chiếm Kherson. Có điều những người dân vừa được giải phóng đã phải lo di tản theo yêu cầu của chính quyền để sẵn sàng cho trận đánh mới.

Công nhân Hoa lục nổi dậy vì bị phong tỏa khắt khe

Nhìn sang Châu Á, Les Echos tường thuật "Tại Trung Quốc, trong địa ngục của nhà máy iPhone khổng lồ". Le Figaro nói về "Cuộc nổi dậy chưa từng thấy của các công nhân Trung Quốc bị cách ly". Các cuộc biểu tình dữ dội hiếm thấy đã nổ ra tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới đặt ở Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc, hầu như bị tách biệt từ hơn một tháng qua vì các biện pháp chống Covid ngặt nghèo. Trước đại dịch, khoảng 300.000 công nhân làm việc tại nhà máy được mệnh danh là "iPhone City" thuộc sở hữu của Foxconn, chuyên sản xuất thiết bị cho Apple.

"Hãy bảo vệ quyền lợi chúng ta !", "Trả tiền lương cho chúng tôi !", "Đả đảo Foxconn !". Khoảng mấy trăm, thậm chí mấy ngàn người lao động từ tối thứ Ba đã đối đầu với công an - theo các video trên mạng xã hội Trung Quốc sau đó đã bị xóa, từ khóa #EmeutesFoxconn (Nổi dậy Foxconn) bị kiểm duyệt. Những người lao động từ sáng sớm muốn chạy khỏi khu nhà tập thể, xô xát với các "đại bạch" (những bảo vệ mặc đồ bảo hộ trắng), cố mở được một đường thoát giữa các dãy rào chắn.

Những video khác cho thấy một xe hơi bị lật ngược, một công nhân đầu đầy máu, nhiều người cầm gậy đập bể các camera giám sát và cửa sổ, khói lựu đạn cay Công an được điều đến vào cuối ngày để trấn áp. Những hình ảnh khán giả trên khán đài xem World Cup không đeo khẩu trang làm xuất hiện một thư ngỏ trên mạng, đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có "cùng một hành tinh" với Qatar hay không.

Hồi cuối tháng 10, hàng ngàn công nhân sợ bị phong tỏa đã chạy trốn về quê, kể cả đi bộ, khiến một phần sản xuất bị tê liệt. Công ty hứa thưởng lớn cho những ai ở lại, và cố tuyển người mới. Chính quyền địa phương hỗ trợ bằng cách vận động các cựu quân nhân và đảng viên vào làm việc. Nhưng nhiều người mới đến đã thất vọng vì điều kiện sống tại chỗ. Một cựu binh 22 tuổi nói với Les Echos qua điện thoại : "Tôi không ngờ như vậy, nếu có thể tôi cũng sẽ đi biểu tình và chạy trốn". 

iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc

Người này sau 3 ngày ở nhà không tiếp xúc ai, thêm 2 ngày tại nhà máy để đề phòng, nhưng một tuần sau vẫn bị nhiễm và bị cách ly cùng với những ca dương tính khác, khoảng 1.500 người. Dù không triệu chứng, họ chỉ được thả sau 7 ngày nếu xét nghiệm 2 lần âm tính. Nơi ở tạm bợ, bữa ăn không ra gì. Nhất là thù lao không như đã hứa, và những ngày cách ly không được trả lương. Khi mới đến họ nói sẽ trả 30 nhân dân tệ (4 euro) một giờ, ngày làm 10 tiếng ; nhưng anh phải làm việc 14 giờ/ngày, giờ phụ trội không được tính. Cộng tất cả những ngày cách ly, cảm thấy mất thời gian vô ích nên anh gọi cho ủy ban nhân dân địa phương để đòi về, nhưng họ nói không thể làm gì.

Bạo động nổi lên tại nhiều nơi ở Hoa lục vì phong tỏa khắt khe. Hồi tháng 5, khoảng mấy trăm công nhân đã đụng độ với bảo vệ nhà máy Quanta Computer ở Thượng Hải sau nhiều tháng trời không được tiếp xúc với bên ngoài. Mới đây nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các khu phong tỏa ở Quảng Châu, trung tâm "công xưởng thế giới".

Đầu tháng 11, Apple nhìn nhận việc phong tỏa đã ảnh hưởng tới sản lượng, một thiệt hại to lớn cho tập đoàn trước mùa bán hàng dịp lễ cuối năm. Nhà máy Trịnh Châu sản xuất đến 80% smartphone cho Apple. Việc giao iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ ít hơn dự kiến và mất nhiều ngày hơn. Foxconn bèn nhìn sang Ấn Độ, trong hai năm tới sẽ tăng gấp bốn số công nhân tại Ấn, giảm bớt những rủi ro từ chính sách của Bắc Kinh.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Chính quyền Ukraine hôm 22/11/2022 đã khám xét Tu viện các hang động Kiev, trụ sở của nhà thờ Chính thống giáo nằm ở trung tâm thủ đô Kiev. Tu viện này bị nghi ngờ đã từng là nơi ẩn náu của lực lượng Nga.

tuvien1

Tu viện các hang động Kiev, ở trung tâm thủ đô Ukraine, bị khám soát ngày 22/11/2022. © Reuters/Valentyn Ogirenko

Từ Warszawa, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình :

Tu viện các hang động Kiev là tu viện cổ nhất ở Kiev, một quần thể ấn tượng gồm hàng chục nhà thờ và các thánh địa, được khánh thành vào thế kỷ 11 và được Unesco công nhận là di sản. Nhưng đó cũng là trụ sở của nhà thờ Chính thống giáo của tòa thượng phụ Moskva, trong khi nhà thờ Chính thống giáo Ukraine Thống nhất, trước đây được gọi là tòa thượng phụ Kiev, thì nằm ở nhà thờ Saint-Sophia, một thánh địa khác ở Kiev.

Theo các nhà chức trách, vào sáng hôm qua, lực lượng SBU, cảnh sát và vệ binh quốc gia đã vào tu viện các hang động để thực hiện "công tác phản gián" và để đối phó với các hoạt động lật đổ của lực lượng đặc nhiệm của Nga ở Ukraine.

Trên thực tế, lực lượng an ninh Ukraine đang tìm kiếm những kẻ phá hoại, đặc vụ Nga, và vũ khí được cho là ẩn náu trong tu viện dưới vỏ bọc tôn giáo.

Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu ở Donbass vào năm 2014, nhà thờ Chính thống giáo Ukraine của tòa thượng phụ Moskva thường bày tỏ lập trường thân Nga, và đồng thời cũng chứa chấp các đặc vụ hoặc chiến binh Nga hoặc phe ly khai thân Nga. Kể từ năm 2019, vai trò của chi nhánh Moskva của Nhà thờ Chính thống giáo Ukraine đã suy giảm khi phải cạnh tranh với nhà thờ Chính thống giáo Ukraine thống nhất.

Giáo đoàn của nhà thờ đã vô cùng bối rối trước những lời kêu gọi ủng hộ chiến tranh từ thượng phụ Moskva Kirill, và giờ đây, chính phủ Kiev đang nghi ngờ về lòng trung thành của giáo đoàn này với Nhà nước Ukraine.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine quá ác liệt, phương Tây lo cạn kho vũ khí

Cuộc chiến tranh cường độ cao ngốn mất một lượng lớn vũ khí của cả hai bên. Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 2/3 số hỏa tiễn Javelin, Stinger trong kho và vừa đặt hàng hơn nửa tỉ đô la tên lửa dùng cho Himars. Sản xuất khó thể theo kịp tiến độ cuộc chiến – có lúc Nga bắn 60.000 đạn pháo/ngày. Công cuộc chống xâm lăng của Kiev lại cần số lượng lớn khí tài thông thường. Đây là một trong những đề tài chính được báo chí Pháp hôm 23/11/2022 quan tâm

vukhi1

Các quân nhân Ukraine bắn moọc-chê tại tiền tuyến, trong lúc Nga tiếp tục tấn công ở Donetsk. Ảnh của lữ đoàn cơ giới 93 Ukraine ngày 20/11/2022 via Reuters – Ukrainian Armed Forces

Nga dội bão lửa, Mỹ mở kho giúp Ukraine đạn pháo, hỏa tiễn

Chín tháng sau khi Nga tấn công vào Ukraine, lo ngại đang tăng lên về khả năng đồng minh duy trì nhịp độ cung cấp vũ khí cho Kiev. Le Monde chạy tựa trang nhất "Kho vũ khí phương Tây dưới áp lực". Theo các chuyên gia quân sự, trong giai đoạn cao điểm vào mùa hè, Nga đã bắn đi 60.000 quả đạn pháo mỗi ngày, Ukraine 20.000 quả. Sau đó con số này giảm xuống "chỉ" còn 20.000 một ngày phía Nga và 7.000 phía Ukraine. Trang web Oryx chuyên đếm số vũ khí bị phá hủy của mỗi bên dựa theo bằng chứng video, ước lượng quân đội Nga đã mất trên 1.500 xe tăng kể từ ngày 24/02, tức phân nửa số xe đang hoạt động.

Để giúp Kiev đối phó với những trận bão lửa của Nga, phương Tây đã mở kho vũ khí, đứng đầu là Hoa Kỳ, chiếm 2/3 quân viện. Lầu Năm Góc đã chuyển giao trên 1 triệu quả đạn pháo : 924.000 quả loại 155 ly, 125.000 quả 120 ly, 180.000 quả 105 ly... Về vũ khí cơ động, rất hiệu quả trong những trận cận chiến, Ukraine đã nhận gần 50.000 hỏa tiễn chống tăng trong đó có 8.500 Javelin đã giúp chận đứng đoàn xe tăng Nga hướng về Kiev. Bên cạnh đó còn có khoảng 1.600 hỏa tiễn phòng không Stinger, 3.000 drone Switchblade (Dao găm), Phoenix Ghost (Bóng ma Phượng hoàng).

Nhà nghiên cứu Mark Cancian của CSIS ước lượng một số dự trữ vũ khí của Mỹ đã xuống đến mức tối thiểu cần thiết cho chiến tranh và huấn luyện. Hoa Kỳ đã chuyển cho Kiev 2/3 số hỏa tiễn Javelin và Stinger. Dự trữ hỏa tiễn GMLRS dùng cho Himars vốn rất hữu ích cho Ukraine cũng xuống thấp. Báo cáo của Center for a New American Security (CNAS) ngày 17/11 cho biết : "Để giúp Ukraine, Hoa Kỳ đã tận dụng lượng vũ khí thiết yếu của mình".

"Cạn vốn", Moskva đưa cả xe tăng nửa thế kỷ trước ra trận

Về phía Moskva cũng không hơn gì. Theo La Croix, kỹ nghệ quốc phòng Nga đang hụt hơi, khó thể theo kịp nhịp độ cuộc chiến, nhất là đang bị phương Tây trừng phạt. Áo giáp chống đạn không thể tìm ra, vũ khí rỉ sét, lính tráng buộc phải tự mua trang bị... Quân đội Nga đứng trước vô vàn khó khăn về hậu cần, không thể trong ngày một ngày hai trang bị được cho cả trăm ngàn tân binh. Ngoài số lính bị động viên, còn phải duy trì cường độ của chiến dịch - tưởng rằng chỉ vài ngày nhưng nay đã bước vào tháng thứ mười. Chuyên gia Samuel Bendett nhận xét, Moskva không chuẩn bị cho một cuộc chiến cần đến nhiều nguồn lực như vậy, và cũng không chắc rằng có thể tiếp tục cùng một nhịp độ trong những tháng tới.

Số lượng xe tăng Nga bị tiêu diệt lớn gấp 6 lần tổng số xe tăng mà quân đội Pháp hiện có. Kho vũ khí khổng lồ thời Liên Xô vơi quá nhanh, Moskva phải huy động cả những chiếc T-62 cổ lỗ sĩ từ thập niên 60. Về đạn pháo, chuyên gia Pavel Louzine hồi tháng 8 ước tính chỉ trong 6 tháng pháo binh Nga đã bắn đi 7 triệu quả. Theo tình báo Mỹ, Nga phải quay sang mua hàng triệu quả đạn của Bắc Triều Tiên, nhưng cả Moskva lẫn Bình Nhưỡng đều chối cãi.

Các loại vũ khí thông minh còn cạn nhanh hơn nên phải dùng các hỏa tiễn kém chính xác, và nay mua drone Shahed-136 của Iran để tấn công cơ sở hạ tầng Ukraine. Moskva thúc giục các công ty quốc phòng phải sản xuất nhiều hơn. Những tháng gần đây các quan chức cao cấp liên tục đi thăm các nhà máy, hăm dọa ban giám đốc. Nhưng theo các nhà quan sát, vẫn không thể đủ cho cuộc chiến dữ dội này, nhất là không còn mua được phụ tùng thay thế cho nhiều loại máy công cụ của phương Tây.

Đã viện trợ 2/3 số hỏa tiễn cơ động cho Kiev, Mỹ tăng tốc sản xuất

Quay lại với dự trữ vũ khí phương Tây. Le Monde lý giải, sau khi Liên Xô sụp đổ, chỉ phải đối mặt với những địch thủ yếu hơn như Iraq, Afghanistan, Somalia, Libya, Syria, các nhà lãnh đạo cắt giảm dần chi tiêu quân sự để dùng vào những việc khác. 

Trong những thập niên gần đây, phương Tây chú tâm chế tạo những loại vũ khí tân tiến, như hỏa tiễn thông minh hay đạn pháo chính xác. Hiệu quả hơn nhưng đắt tiền hơn, nên các bộ tham mưu hạn chế lượng đặt hàng. Chuyên gia Thibault Fouillet của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) giải thích : "Các quân đội phương Tây ngỡ rằng có thể dùng công nghệ thay cho số lượng. Nhưng tuy vũ khí thông minh rất hữu ích ở Ukraine, cuộc chiến này cho thấy các loại pháo cổ điển vẫn là chính".

Quân đội Mỹ hôm 14/11 đã giao cho Lockheed Martin hợp đồng 521 triệu đô la để tăng số hỏa tiễn GMLRS dùng cho Himars. Trước đó, Washington còn muốn mua 100.000 quả đạn 155 ly của Hàn Quốc. Các dây chuyền phương Tây đã giảm quy mô vì số hợp đồng của quân đội ít dần, không theo kịp tốc độ. Hai tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon không thể sản xuất hơn 2.100 hỏa tiễn Javelin/tháng.

Ông Cancain hôm 16/11 nhấn mạnh, Hoa Kỳ đã xuất kho số vũ khí trị giá 10 tỉ đô la cho Ukraine, nhưng chỉ đặt hàng thêm 1,2 tỉ đô. Phải mất nhiều năm nữa số vũ khí này mới tới tay các đơn vị. Tuy nhiên không phải loại vũ khí nào cũng trong tình trạng căng thẳng. Đối với đạn cỡ nhỏ, Mỹ đã cấp cho Kiev 81 triệu và có thể sản xuất 8 tỉ băng đạn/năm.

Phía Pháp còn vội vã hơn, đã đặt hàng 18 khẩu đại pháo Caesar theo "thủ tục đơn giản hóa", nhà sản xuất Nexter phải rút ngắn thời gian sản xuất từ 18 tháng còn 12 tháng. Paris cũng cho kiểm toán kỹ nghệ quốc phòng để nhận ra những doanh nghiệp nào còn thiếu máy móc, nhân lực nhằm hỗ trợ. Bộ Quân lực cam kết bảo đảm đặt hàng lâu dài, dấu hiệu cho thấy Pháp cũng như các nước phương Tây khác đã bước vào kinh tế thời chiến.

Ukraine, cuộc chiến tranh hao mòn

Đó là một "Cuộc chiến tranh tiêu hao", La Croix nhấn mạnh trên trang nhất, với khuôn mặt một chiến binh Ukraine đầy ưu tư, đang trên chiến xa cùng với đồng đội. Đặc phái viên của tờ báo tại Donbass và Kherson cho biết binh sĩ Ukraine trên tiền tuyến đều vui mừng trước chiến thắng mới đây, nhưng họ không ảo tưởng. Một người lính thuộc lữ đoàn cơ giới 53 đóng gần Bakhmut thổ lộ mặt trận này rất ác liệt, họ cầm chân quân Nga từ hơn bốn tháng qua trước áp lực dữ dội của lính đánh thuê Wagner hung ác, nhưng luôn cố gắng "đánh nhanh, rút gọn".

Tại Mykolaiv, Roman Kostenko, một cựu quân nhân trở thành dân biểu rồi lại cầm súng khi đất nước bị xâm lăng, tính toán quân Nga đã năm lần phải rút chạy : Kiev, Sumy, Tchernihiv, Kharkiv, Kherson. Nhưng anh không nghĩ rằng chiến thắng Kherson sẽ lặp lại ở các nơi khác, vì đặc điểm địa hình, bên cạnh đó Nga vẫn còn nhiều đạn pháo và chiến xa, lại ở thế thủ nên ít vất vả hơn. Điều nghịch lý là những vũ khí tân tiến của phương Tây chỉ đến được tiền tuyến nhờ đội ngũ đông đảo những tình nguyện viên, từ quần áo cho đến kính hồng ngoại, áo giáp, đôi khi cả xe bọc thép. Các chiến sĩ Ukraine sau 9 tháng chiến đấu đã quá mệt mỏi, họ chỉ được nghỉ phép ngắn ngày.

Phải chăng đây là lúc để đàm phán ? Trả lời Le Monde, ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billström cho rằng chỉ một quốc gia duy nhất có thể kêu gọi hòa đàm, đó là Ukraine. Phương Tây cần phải nhắm đến mục tiêu Nga thất bại trên chiến trường, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được tái lập kể cả Crimea. Đành rằng nhờ có viện trợ của Mỹ và Châu Âu, nhưng Ukraine đã giành được những thắng lợi vẻ vang nhờ chiến đấu anh dũng, với nhiều đau thương và nỗ lực ; thế nên không ai có quyền ra lệnh cho Kiev nên bắt đầu thương lượng khi nào và ở đâu.

Nạn nhân liên đới Moldova được Châu Âu tiếp sức

Nỗi lo chiến tranh cũng đè nặng lên nước láng giềng Moldova, có đường biên giới chung với Ukraine, lệ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga, hơn nữa còn có 2.000 quân Nga đang đóng ở Transnistria. Le Figaro ghi nhận "Trước mối đe dọa từ Nga, Châu Âu hỗ trợ Moldova", Le Monde cũng nói về "Trợ giúp mới cho an ninh của Moldova". Hiếm khi đất nước nhỏ bé, là một trong những nước nghèo nhất Châu Âu, nằm giữa Romania và Ukraine, lại được chú ý nhiều như thế. Lần thứ ba kể từ 8 tháng qua, quốc gia 2,6 triệu dân là trung tâm cuộc hội nghị viện trợ hôm 21/11 ở Paris, tập hợp 34 nước trong đó có Hoa Kỳ, và 15 tổ chức quốc tế. Mục tiêu là khẩn cấp giúp người dân vượt qua mùa đông, trong cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất kể từ 30 năm qua. Đồng thời hỗ trợ nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trên con đường gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Moldova là nạn nhân liên đới của cuộc xâm lăng Ukraine. Trước chiến tranh, 100% khí đốt tiêu thụ nhập từ Nga, nhưng từ khi nữ tổng thống thân Châu Âu Maia Sandu được bầu lên, Gazprom vừa giảm cung cấp lại vừa tăng giá, nhằm bóp nghẹp nước này. Bộ trưởng Nội vụ Ana Revenko cho biết đến phân nửa ngân sách quốc gia được dành để mua năng lượng : giá khí đốt tăng gấp 7 lần, điện tăng gấp 4, Moldova có nguy cơ sụp đổ trong mùa đông. Điện cúp triền miên - Kiev không còn xuất khẩu điện sang vì bị Moskva oanh tác cơ sở hạ tầng. Lạm phát lên đến 35%, bên cạnh đó Chisinau còn phải tiếp nhận 90.000 người Ukraine tị nạn.

Trước nguy cơ bị Nga tấn công, Moldova quyết định tăng cường phòng vệ. Quân đội Moldova chỉ có 5.000 người, Pháp sẽ giúp huấn luyện, và EU viện trợ 30 triệu euro làm tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng. Ít nhất đã ba lần bị các mảnh hỏa tiễn Nga rơi xuống lãnh thổ, Moldova cũng mong được viện trợ hệ thống chống tên lửa. Ukraine phản công thắng lợi, đẩy lùi quân Nga làm giảm bớt mối đe dọa lên Moldova, nhưng nữ bộ trưởng Revenko nhấn mạnh vẫn phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Ngay cả nếu Ukraine chiến thắng, Nga vẫn không sớm trở thành nước dân chủ, và Moldova luôn phải đối phó với chế độ độc tài sát cạnh.

Moldova : Tỉ phú thân Nga mướn người biểu tình phá rối hàng tuần

Phóng sự của Le Figaro cho biết thêm "Moskva dùng một tài phiệt nhiều ảnh hưởng để phá rối chính phủ Moldova". Tỉ phú Ilan Shor và đảng mang tên ông ta chi tiền để tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần kể từ tháng 9 ở Chisinau. Từ sáng sớm, những chiếc minibus đã tỏa đi khắp nơi, thu gom những nông dân lớn tuổi về khu trung tâm để biểu tình. Hướng về phía Quốc hội, họ diễn trò tiễn biệt người "quá cố" : Maia Sandu, đương kim tổng thống thân Châu Âu. Những câu khẩu hiệu tố cáo bà Sandu không giữ lời hứa, giá khí đốt tăng do quay lưng lại với Nga, ông Shor bị chèn ép...

Đến cuối buổi chiều người biểu tình trở về nhà, như xong một ngày làm việc. Phóng viên Le Figaro tiếp cận Anton, một thanh niên vừa tham gia, anh xác nhận được đảng Shor trả cho 20 euro mỗi lần biểu tình, và đây là lần thứ tư. Khoảng mấy ngàn "biểu tình viên" hàng tuần có được "việc làm" nhờ ông Shor. Sống lưu vong ở Israel từ 2019, Ilan Shor giàu to từ năm 2014 trong vụ được người dân Moldova gọi là "vụ cướp thế kỷ" : biển thủ gần 1 tỉ euro của ba ngân hàng, số tiền này tương đương 8% GDP cả nước. 

"Có tiền mua tiên cũng được", năm 2015 chỉ sau vài tháng quản thúc tại gia, ông ta trở thành thị trưởng Orhei, một thành phố nhỏ nhanh chóng trở nên thành lũy để mở rộng ảnh hưởng trên khắp Moldova. Đường sá được sửa sang lại, thị trưởng bỏ tiền túi trả chi phí đèn đường, gởi sâm banh và kẹo tặng cho dân ngày sinh nhật... Viên ngọc của vương quốc Shor nằm ở ngoại ô, đó là một khu giải trí nhìn sang một hồ nhân tạo, nước được các xe xi-tẹc đưa về từ Hắc Hải.

Công khai ủng hộ Moskva, nhà tài phiệt 35 tuổi cưới Jasmin, một nữ ca sĩ Nga từng được Vladimir Putin đích thân gắn huy chương. Hôm 26/10, Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt hai vợ chồng vì "phá rối chính trị tại Moldova, được sự hỗ trợ của Nga" và mưu toan "phá hoại việc Moldova gia nhập Liên Hiệp Châu Âu". Trên mạng xã hội và hai kênh thân Nga do người thân của Shor nắm, tháng nào cũng có tin "NATO và Romania sắp xâm lăng Moldova".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Kiev khó chấp nhận đàm phán với Nga vì đang có ưu thế trên chiến trường

Liệu Ukraine có thể chấp nhận đàm phán với Nga trong lúc đang ở thế mạnh trên chiến trường ? Nga liên tục phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine. Khai mạc Cúp bóng đá thế giới 2022 tại Qatar. Đó là những chủ đề nổi bật trong làng báo Pháp hôm 21/11/2022.

kiev1

Một thiếu nữ trong hàng người chờ lãnh thực phẩm cứu trợ sau khi quân Nga rút khỏi Kherson, với chiếc khăn quàng cổ mang dòng chữ "Crimea thuộc về Ukraine". Ảnh chụp ngày 17/11/2022. Reuters – Murad Sezer

Kherson trước nỗi lo bị Nga oanh kích

Đặc phái viên La Croix cho biết về "Nỗi sợ bị trả đũa sau khi Kherson được giải phóng". Một tuần sau khi quân đội Ukraine tiến vào thành phố chiến lược Kherson, chấm dứt 8 tháng chiếm đóng, niềm vui vẫn rộn ràng nơi người dân Kherson, nhưng xen lẫn với mối lo nay trở thành tiền tuyến. Một số cư dân tìm cách rời thành phố. Một người dân nói : "90% cư dân di tản theo Nga trước đây vì tin rằng nếu quân Nga rút qua bên kia sông Dniepr, Moskva sẽ cho oanh tạc Kherson và thành phố sẽ trở thành Mariupol thứ hai". Cùng ngày, hỏa tiễn Nga đã tấn công vào xưởng đóng tàu của thành phố và một làng gần đó làm năm người bị thương.

Với 90.000 dân, Kherson là thành phố lớn nhất được tái chiếm, so với Izyum chỉ 17.000 dân. Hiện nay Kherson không có xăng dầu, điện nước, chỉ có một ít khí đốt. Hôm 06/11, chỉ bốn ngày trước khi đơn vị đầu tiên của Ukraine tiến vào, quân Nga đã phá hủy hai trạm biến điện 250 tấn ở trung tâm thành phố, khiến Kherson chìm trong bóng tối. Một số dịch vụ như bưu điện được tái lập và sáng sớm 19/11 đã có chuyến xe lửa đầu tiên nối Kiev với Kherson. Mùa đông đang đến gần, cả nước đang bị đe dọa mất điện, chính phủ Ukraine nay đứng trước thách thức quản lý một thành phố có mấy chục ngàn dân sinh sống cần khẩn cấp cứu trợ nhân đạo, và đang trong tầm bắn của pháo binh địch.

Không có internet, thực phẩm cứu trợ đến chậm

Tương tự, đặc phái viên Le Figaro ở Kherson nhận thấy cư dân đang phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thường nhật. Hàng ngàn người dân hôm 12 và 13/11 đã vui mừng tập hợp hát những bài ca yêu nước. Bốn ngày sau, những con người mệt mỏi, run rẩy vì lạnh, xếp những hàng dài trong nhiều tiếng đồng hồ để chờ đợi được sạc điện thoại hay xe chở hàng cứu trợ. Do không có internet, giờ giấc và địa điểm phát hàng nhân đạo chỉ được truyền miệng, có khi không chính xác. Việc kiểm soát gắt gao ngõ vào thành phố khiến xe của các tổ chức cứu trợ chỉ có thể vào nhỏ giọt, các cửa hàng thực phẩm không được giao hàng từ hai tuần qua và không có điện để bảo quản đồ tươi.

Ngược lại, hệ thống xe buýt công cộng trong đó có 21 chiếc model mới bị quân Nga trưng dụng, bắt đầu hoạt động trở lại. Việc chuyển đổi từ đồng rúp sang đồng tiền quốc gia hrivna dễ dàng vì quân Nga chưa bao giờ kiểm soát được ngân hàng, máy chủ đặt ở Kiev. Tờ báo cho biết một phụ nữ phụ trách quỹ hưu bổng đã giấu được một số lượng lớn tiền mặt, bất chấp nguy hiểm, và nhiều người dân đã đến đổi số tiền thưởng bằng rúp của Kremlin thưởng ra đồng hrvina, tặng một phần cho quân đội Ukraine – một hành động kháng chiến.

Vết tích trại giam kinh hoàng ở Kherson

Le Monde nói về tình hình ở bệnh viện Tropinka ở Kherson trong thời gian quân Nga chiếm đóng. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ giám đốc Leonid Remiga vẫn điều hành bệnh viện, chữa trị cho thường dân và vài lính Nga. Nhưng đến ngày 07/06, Nga bổ nhiệm những kẻ nằm vùng thân Nga lên phụ trách lãnh vực y tế, họ hống hách hơn nhiều so với binh sĩ Nga. Bác sĩ Remiga vì từ chối ký giấy tuyên thệ trung thành với Moskva nên bị còng tay để tống giam, nhưng đúng lúc đó ông Remiga lên cơn đau và trở thành bệnh nhân trong chính bệnh viện mình. Các đồng nghiệp cố kéo dài thời gian chữa trị để ông không bị bắt vào tù.

Gần hai tháng sau, bác sĩ Remiga trốn thoát nhưng bị gài bẫy bắt được, bị nhốt vào trại giam số 3 đường Teploenerhetikiv, hàng ngày bị thẩm vấn và đánh đập. Nhờ chữa trị cho các tù nhân, ông được vào các xà lim khác và được biết đã có nhiều người bị tra tấn đến chết, và theo lời đồn đãi thì xác của họ bị quăng xuống sông Dniepr. Bác sĩ Remiga nhớ lại trong một buổi thẩm vấn ông đã từng bị đe dọa "sẽ chết tại đây, xác bị liệng xuống dòng sông Dniepr và không ai có thể tìm thấy".

Những người làm việc ở bệnh viện Tropinka và siêu thị gần đó là nhân chứng cho nạn tra tấn trong nhà tù này. Đặc phái viên Libération có bài viết mang tựa đề "Chúng tôi nghe thấy những tiếng kêu la : Tại Kherson, tám tháng khủng bố". Những tù nhân sống sót kể lại cụ thể việc quân Nga hành hạ vô cùng dã man người tù, những câu chuyện khiến người nghe phải rùng mình vì sự tàn ác của quân chiếm đóng.

Quay lại ranh giới trước 24/02 : Quá trễ, Nga đã gây quá nhiều tội ác !

Trong bài "Ukraine : Không thể nào đạt được thỏa thuận", Les Echos nhận định chiến thắng Kherson cách đây hai tuần giúp Ukraine tiến lại gần Crimea hơn, còn Nga thấy giấc mơ chiếm Odessa rời xa. Đó là bước ngoặt chiến lược mang tính biểu tượng, với những hình ảnh gợi nhớ ngày giải phóng Paris tháng 8/1944. Tuy nhiên không có nghĩa là thời điểm đàm phán đã đến. 

Cho tới khi tái chiếm Kherson, vẫn còn có thể mong chờ một sự thương thảo về lãnh thổ, trên cơ sở quay lại với nguyên trạng trước ngày 24/02. Nhưng giờ đây khả năng này không còn nữa. Đối với Kiev, cái mốc phải là tháng 1/2014, trước khi Moskva dùng thủ đoạn và vũ lực xâm chiếm Crimea.

Trong 9 tháng chiến tranh với gần 100.000 nạn nhân ở mỗi bên, hàng triệu người Ukraine phải di tản, những thành phố bị oanh kích, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, Nga liên tục phạm tội ác chiến tranh nếu không muốn nói là tội ác chống nhân loại. Không đọ sức nổi với lực lượng Ukraine đông hơn, trang bị tốt hơn (nhờ viện trợ của phương Tây) và nhất là quyết tâm hơn, Moskva bèn ra sức làm cho thường dân Ukraine sống trong đói rét và chia rẽ các đồng minh của Kiev.

Đến nay, chiến lược này tỏ ra phản tác dụng. Sau khi Kherson sụp đổ và hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Nga không chỉ bị cô lập trên thế giới, mà người ta còn nghiêm túc tự hỏi bản thân Putin có bắt đầu bị cô lập ở Moskva hay không. Trung Quốc và Ấn Độ đã đứng ra xa hơn.

Dù bất đồng với Putin, người Nga vẫn giữ tâm lý nước lớn

"Chiến dịch quân sự đặc biệt" của Putin sẽ lưu lại trong biên niên sử như là một phản mô hình hoàn hảo, một bản tổng kết tất cả những gì không nên làm, đặc biệt khi là một bạo chúa - rất dễ sụp đổ trong trường hợp bị bại trận. Putin muốn nhập Ukraine vào vòng kiềm tỏa của Moskva, để tránh xu hướng thân phương Tây ảnh hưởng đến mô hình toàn trị của Nga. Nói cách khác, người Ukraine lại phải trở thành "Nga" để người Nga sau này không bỏ phiếu cho dân chủ như người Ukraine.

Tuy nhiên thực tế không đơn giản. Tác giả bài viết, Dominique Moisi cách đây vài ngày đã ăn tối với những người Nga di tản sang Latvia, đối với họ Putin hết sức tồi tệ, là hiện thân của Stalin. Nhưng về Ukraine, họ tỏ ra nhập nhằng : việc tái chiếm Kherson chỉ là "triệt thoái chiến thuật", như tuyên truyền của Kremlin. Rõ ràng không có chuyện Nga từ bỏ mọi tham vọng thống trị.

Sự gắn bó của người Nga với bản sắc đế quốc, là sức mạnh đồng thời là điểm yếu của Putin, và là chướng ngại vật trên con đường đàm phán. Đòi hỏi Nga quay lại với đường biên giới năm 1991 - khi Ukraine độc lập - như Zelensky đã nói, không khác nào đặt điều kiện cho hòa bình là Putin phải ra đi. Liệu có nhà lãnh đạo Nga nào có thể tại vị nếu "mất Crimea, nếu không phải là cả Ukraine" ? Nhưng nhà lãnh đạo nào của Ukraine có thể tự bằng lòng với đường biên trước 24/02, sau những hy sinh vô bờ bến và những chiến thắng ngoạn mục đã đạt được ?

Không thể có thỏa thuận nào làm hài lòng cả đôi bên

Một thỏa thuận về lãnh thổ theo kiểu Triều Tiên năm 1953 không thể được Kiev chấp nhận, và quay lại với biên giới 1991 cũng bất khả đối với Moskva. Nga không ở cùng tình cảnh của Đức quốc xã hồi năm 1945, cho dù cách xử sự không mấy khác. Nga là cường quốc nguyên tử, Đức thời đó không có, và Moskva có thể trông cậy vào Trung Quốc dù Bắc Kinh ngày càng lạnh nhạt hơn.

Các đồng minh của Kiev giờ đây phải tôn trọng hai nguyên tắc thực tiễn. Thứ nhất, và quan trọng nhất, là duy trì bằng mọi giá và không giới hạn thời gian chủ trương viện trợ cho Ukraine và trừng phạt Moskva. Tương lai của Châu Âu còn là tương lai thế giới. Không thể chấp nhận việc một quốc gia, hơn nữa còn là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế qua việc dùng vũ lực sửa đổi các biên giới. Ông Moisi cho rằng rất sai lầm khi một số người nói rằng cuộc chiến tranh này không phải của chúng ta, và giúp Ukraine là phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Thứ hai, cần hiểu tính chất sâu xa của quyền lực Nga. Không thể tìm cách đối thoại cho bằng được với một con người như Putin, vốn chỉ biết đến sức mạnh.

Làm thế nào có được một giải pháp ngoại giao mang lại cho Ukraine cảm giác "chiến thắng", và với Nga là cảm giác không "thất bại" ? Nhiệm vụ chừng như bất khả thi. Trong khi chờ đợi, trước những khiêu khích liên tục của Nga, tác giả cho rằng Ukraine và các đồng minh cần phải kiên nhẫn, bình tĩnh.

Gáo nước lạnh trong sa mạc cho Qatar

Ngoài tình hình Ukraine, hội nghị COP27 và World Cup là các đề tài được chú ý nhất hôm nay. Libération nhận thấy sau lễ khai mạc vắng bóng những người nổi tiếng, nước chủ nhà thua ngay trong trận mở màn (0-2) trước Ecuador, dù đây chỉ là đội bóng thứ 44 (theo xếp hạng của FIFA. Số thẻ vàng còn nhiều hơn những cú sút vào gôn, sáu tháng tập dượt ở nước ngoài của đội Qatar chẳng thay đổi được gì. Khán đài trong hiệp đầu được cứu vãn với sự hiện diện của 5.000 người Ecuador, đến hiệp hai trở nên hoàn toàn thưa thớt vì cổ động viên Qatar bỏ về từ phút thứ 60.

Tuy vậy trước khi bước vào sân cỏ, ngày mà Qatar chờ đợi từ 12 năm qua đã bắt đầu rất tuyệt vời. Từ đầu giờ chiều, métro Doha bắt đầu chuyển thành nhiều màu sắc, tất nhiên là màu áo vàng của đội Qatar nhưng cả những màu áo đội Argentina, Úc, Hà Lan… Đến trạm cuối, cổ động viên được trung chuyển đến sân vận động cách đó 50 km, hơn 100 xe buýt hoạt động không ngơi nghỉ. Cỏ xanh ngút mắt, tại một đất nước chỉ có mưa khoảng 9 ngày trong năm. Buổi lễ khai mạc là một màn trình diễn ngoạn mục, nhưng cuộc thi đấu của các cầu thủ Qatar lại tệ hại.

Macron đề nghị "con đường thứ ba" với Châu Á-Thái Bình Dương

Les Echos  Le Monde cùng đề cập đến việc Pháp muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong khu vực. Phát biểu trước các chủ doanh nghiệp lớn họp lại cuối tuần qua ở Bangkok nhân Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ gây thiệt hại cho các nước khác. Ông ví von : "Trong rừng có hai con voi lớn ngày càng bị kích động, có thể bắt đầu gây chiến, ảnh hưởng đến muông thú" và kêu gọi "những loài thú khác như cọp, khỉ… hãy hợp tác với nhau".

Paris không có ý định dẫn đầu một liên minh các nước không liên kết, nhưng có thể giúp các quốc gia mới nổi đi theo "con đường thứ ba" giữa hai khối, tránh đối đầu. Cũng trong logic này, Pháp tiếp xúc trở lại với Úc về vấn đề tàu ngầm. Thủ tướng Úc nói rằng không có ý định đặt lại vấn đề về đối tác với Mỹ, đại cường quân sự duy nhất có thể đối mặt với Trung Quốc. Quân đội Mỹ có 93.000 quân nhân và 86.000 thủy quân lục chiến, hàng trăm phi cơ và mấy chục chiến hạm trong khu vực, còn Pháp chỉ có 8.000 quân. Điện Élysée cho biết sắp tới Paris sẽ gia tăng quân số tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Joe Biden, tổng thống 80 tuổi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ

Nhìn sang bên kia bờ đại dương, La Croix lưu ý "Hoa Kỳ lần đầu tiên có một tổng thống 80 tuổi". Ông Joe Biden ở tuổi 80 vào ngày 20/11, nhưng buổi lễ duy nhất tại Nhà Trắng mà người Mỹ được nghe vào cuối tuần này lại là lễ cưới của Naomi, cháu gái ông.

Tổng thống già nhất trong lịch sử Hoa Kỳ không muốn thu hút sự chú ý vào tuổi tác của ông, là nguồn gốc những lo ngại và tranh cãi, vào lúc Biden cân nhắc ra tranh cử tiếp năm 2024. Trong trường hợp tái đắc cử, khi kết thúc nhiệm kỳ, Joe Biden sẽ 86 tuổi, vượt quá kỷ lục của Ronald Reagan đến 9 năm. Theo thăm dò của CNN, 67% cử tri Midterms không muốn ông ứng cử tiếp, trong số đó đa số cử tri Dân chủ cho biết lo lắng nhất là về tuổi của ông.

Joe Biden có thói quen đáp trả bằng câu "Watch me !" ("Hãy nhìn tôi xem !"). Vấn đề là người Mỹ không an tâm trước những gì họ nhìn thấy. Nhiều video với những cảnh ông Biden nhầm lẫn, quên trước quên sau, vấp té... được đối thủ Cộng hòa khai thác. Một trong những tình huống phiền toái nhất xảy ra hồi tháng 9 trong một cuộc họp ở Nhà Trắng. Tổng thống cảm ơn cử tọa và đưa mắt tìm kiếm một dân biểu Cộng hòa là Jackie Walorski, đã qua đời cách đó một tháng. "Jackie có ở đây không ? Jackie đâu rồi ? Có lẽ bà ấy vắng mặt". Cú lỡ bộ này được giới truyền thông bảo thủ đưa tin rộng rãi, trong khi phát ngôn viên Nhà Trắng vất vả bênh vực ông sếp.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Mỹ hối thúc Ukraine đàm phán với Nga để rảnh tay đối phó với Trung Quốc ?

Minh Anh, RFI, 21/11/2022

Thời gian gần đây, Mỹ liên tục thúc giục Kiev nên tiến tới đàm phán với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh. Theo giới quan sát, trong ván cờ tay ba giữa Nga – Mỹ – Trung, nước Nga của ông Vladimir Putin xem như đã bị loại, giờ Hoa Kỳ muốn tập trung nguồn lực cho cuộc đấu tay đôi với Trung Quốc trong tương lai.

uk1

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley họp báo tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Hoa Kỳ ngày 16/11/2022. Reuters – Tom Brenner

Washington những ngày qua đưa ra nhiều tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ, kêu gọi Kiev nên bắt đầu nghĩ đến đàm phán hòa bình. Tướng Mark Milley, phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York tuần rồi cho rằng đôi bên nên "nắm bắt lấy thời điểm" khi mùa đông đang tới, mọi chiến dịch quân sự cũng sẽ bị chậm lại. Nếu như nguồn hậu thuẫn của Mỹ đối với Ukraine không suy giảm, thì sự ủng hộ này cũng ngày càng hướng đến việc kết thúc chiến tranh hơn là tiếp tục một cuộc chiến mà Washington đánh giá là cả Nga và Ukraine khó có thể giành được chiến thắng quân sự.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Kiev vẫn có tham vọng thu hồi toàn bộ các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng, kể cả vùng bán đảo Crimea, bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014. Nhưng khát vọng tái chinh phục bán đảo Crimea của Ukraine đang làm dấy lên những lo lắng từ nhiều nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ.

Theo nhận định từ đại tá Peer de Jong, phó chủ tịch Viện Thémis, chuyên gia địa chính trị với kênh truyền hình Franceinfo TV, để thực hiện chiến dịch này, Kiev sẽ cần rất nhiều đến nguồn hỗ trợ khí tài và tin tình báo từ Mỹ. Đối với Washington, dù không công nhận việc sáp nhập bán đảo Crimea, nhưng trợ giúp Ukraine tái chiếm Crimea rất có thể là bước tiến tới "đoạn tuyệt" bang giao với Nga.

Armelle Charrier, cây bút xã luận về quan hệ quốc tế trên kênh France 24 lưu ý, trong cuộc chiến tranh Ukraine này, không chỉ có thách thức giữa Nga và Mỹ, mà còn có một thách thức Mỹ - Trung. Trong tính toán của Mỹ, chính quyền Biden hậu thuẫn Ukraine vì "cuộc đấu tranh dân chủ", và do vậy chấp nhận tạm đẩy lùi cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Bất chấp cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rằng họ sẽ là kẻ thù của nhau trong tương lai, trên bình diện kinh tế và chính trị.

Theo hướng này, Joe Biden không thể đến nói chuyện với Tập Cận Bình trong một thế yếu. Hoa Kỳ phải có một nền kinh tế vững mạnh cũng như là một đội quân hùng mạnh. Nếu Ukraine quyết định đánh chiếm lại bán đảo Crimea, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài, có nguy cơ làm tổn hại đến những kho vũ khí chiến lược vì phải tiếp tục cung cấp đạn dược cho Ukraine.

Đây chính là điểm khiến Washington lo lắng. "Nếu phải cung cấp quá nhiều vũ khí và tài chính cho Ukraine, Hoa Kỳ có nguy cơ tự làm suy yếu mình. Những loại vũ khí mà Washington đặt trên lãnh thổ Châu Âu có nhiều rủi ro rơi vào tay quân Nga, để rồi bị bán lại cho Trung Quốc và có nguy cơ bị Trung Quốc sao chép, và sau này rất có thể bị Trung Quốc sử dụng để chống lại phương Tây", theo như giải thích của bà Armelle Charrier.

Nỗi lo này của Mỹ không hẳn là vô căn cứ. Moskva và Tehran, gần đây đã đúc kết được một thỏa thuận, theo đó, Iran cung cấp linh kiện và công nghệ cho Nga để chế tạo drone tự sát trên lãnh thổ Nga. Đổi lại, Moskva sẽ giao cho Tehran ba chiếc tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất để nước này có thể sao chép, chế tạo và sử dụng cho các cuộc xung đột trong tương lai.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 21/11/2022

************************

Kiev : Đàm phán với Nga về chiến tranh Ukraine có nghĩa là "đầu hàng"

Thanh Hà, RFI, 20/11/2022

Trả lời phỏng vấn AFP, cố vấn của tổng thống Ukraine, Mykhailo Podoliak đánh giá "đàm phán với Nga vào thời điểm này là một sự đầu hàng". Tuyên bố này được đưa ra vào lúc tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ, tướng Mark Milley khuyên Kiev "cần tính tới khả năng đàm phán" để vãn hồi hòa bình.

uk2

Cuộc đàm phán đầu tiên Ukraine (trái) và Nga tại Belarus (giáp với Ba Lan), ngày 07/03/2022, khi cuộc chiến tranh mới nổ ra. AP

Trong cuộc trả lời dành cho hãng tin Pháp ngày 20/11/2022, Mykhailo Podoliak nhận định việc phương Tây tìm cách thuyết phục Kiev đàm phán với Nga hơi "lạ kỳ" vào lúc mà quân đội Ukraine đang giành được những thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Đòi Ukraine đàm phán với bên đã đem quân xâm lược nước này không khác gì bắt chính quyền Kiev phải "đầu hàng".

Vẫn theo cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine tự vệ đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ của mình thì tại sao lại phải đầu hàng trước trong lúc mà quân Nga đang thua và phải bỏ chạy. Hơn nữa theo Mykhailo Podoliak, một cố vấn thân cận với tổng thống Ukraine, hiện tại "Moskva chưa trực tiếp đưa ra bất kỳ một đề xuất nào" về khả năng đàm phán. Nga chỉ đánh tiếng qua một số trung gian và thậm chí còn nêu lên khả năng "ngừng bắn".

Kiev coi đây là kế hoãn binh để chuẩn bị cho những đợt tấn công sắp tới. Đây cũng sẽ là thời gian cần thiết để quân đội Nga đào tạo tân binh, tìm kiếm thêm các nguồn cung cấp vũ khí. Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện dành cho hãng tin Pháp AFP, Mykhailo Podoliak cho rằng "thời kỳ mà Nga là một đối tác đáng tin cậy đã qua". Chiến tranh sẽ kết thúc khi mà "Ukraine giành lại được quyền kiểm soát biên giới"

Truyền thông Mỹ gần đây đưa tin nhiều quan chức cao cấp Hoa Kỳ, như là tổng tham mưu trưởng Mark Milley, cho rằng trong tình huống hiện tại, "một cơ hội đang mở ra cho các cuộc đàm phán". Để giải quyết xung đột, ngoài sức mạnh quân sự, các bên còn cần đến những giải pháp về chính chính trị và ngoại giao. Nhà Trắng cách nay hai ngày xác định lại : đàm phán hay không là quyết định tùy thuộc duy nhất vào tổng thống Volodymyr Zelensky. 

Thủ tướng Anh khẳng định quyết tâm yểm trợ Ukraine

Thủ tướng Anh, Rishi Sunak hôm 19/11/2022 dành chuyến xuất ngoại đầu tiên đến Kiev. Ông cam kết tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, đặc biệt là giúp Kiev "tăng cường khả năng phòng không". Tương tự như hai người tiền nhiệm là Boris Johnson và Liz Truss, ông Sunak đã nhắc lại Luân Đôn luôn sát cánh với Kiev cho đến khi nào "hòa bình và an ninh được vãn hồi tại Ukraine". Thủ tướng Sunak thông báo thêm một khoản viện trợ nhân đạo 16 triệu bảng Anh và 50 triệu viện trợ quân sự cho Ukraine. Thông cáo của phủ thủ tướng Anh nói rõ, trong đó bao gồm 125 hệ thống đại bác phòng không và nhiều phương tiện kỹ thuật, như radar, thiết bị điện tử chống drone nhằm đánh chặn drone của Iran do Moskva sử dụng.

Chiều nay (20/11), bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, Peeni Henare đến Kiev. Wellington mạnh mẽ lên án Nga "bất hợp pháp" xâm lược Ukraine. New Zealand gửi nhân viên quân sự sang Anh Quốc đóng góp với Luân Đôn trong công tác đào tạo cho các quân nhân Ukraine và đã viện trợ cho Ukraine hơn 37 triệu đô la để đối mặt với chiến tranh.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 20/11/2022

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thanh Hà
Published in Quốc tế