Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông: Quốc sách chủ bại trước Bắc Kinh của Tổng thống Philippines (RFI, 30/05/2018)

Ngày 28/05/2018 vừa qua, ngoại trưởng Philippines Cayetano cứng rắn cho biết là nước này sẵn sàng "chiến đấu" chống Trung Quốc nếu Bắc Kinh có những hành động mà Tổng thống Duterte xem là không thể chấp nhận được. Tuyên bố đanh thép hiếm hoi này được đưa ra ít lâu sau khi Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington (Mỹ) công bố ảnh vệ tinh ngày 17/05 cho thấy quân đội Philippines đã bắt đầu sửa chữa một phi đạo và nâng cấp một số cơ sở hạ tầng khác trên đảo Thị Tứ, do Manila kiểm soát tại Trường Sa.

bd1

Ảnh minh họa: Tổng thống Rodrigo Duterte, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 120, ngày thành lập Hải Quân Philippines? Ảnh tại Manila, ngày 22/05/2018. Reuters/Romeo Ranoco

Đối với giới quan sát, đó là những động thái có mục tiêu trấn an dư luận Philippines, đang ngày càng lo lắng trước đường lối bị coi là chủ bại, thậm chí là đầu hàng Trung Quốc, của tổng thống Duterte trên vấn đề Biển Đông, để tranh thủ lợi ích trong lãnh vực kinh tế, thương mại.

Trong bài phân tích mang tựa đề "Cuộc đấu mờ nhạt của Philippines ở Biển Đông - Philippines' lacklustre fight in the South China Sea", trang mạng đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera ngày 22/05 đã dẫn lời một số chuyên gia Philippines cho rằng "nhân nhượng" Trung Quốc không phải là một giải pháp tốt cho đất nước Đông Nam Á này.

"Tôi không thể đi đến chiến tranh với Trung Quốc": đây là những lời của tổng thống Philippines Duterte mỗi khi được hỏi về tranh chấp chủ quyền của Philippines trên một phần Biển Đông. Đây cũng là quan điểm ông từng nêu lên khi phát biểu nhân kỷ niệm lần thứ 120 ngày thành lập Hải Quân, vào hôm 22/05/2018. Mặc dù khen ngợi những nỗ lực ‘oai hùng’ của các lính thủy trong việc gìn giữ bảo vệ lãnh thổ Philippines, nhưng ông Duterte đã gián tiếp công nhận thế yếu của họ so với đối thủ Trung Quốc.

"Tôi không thể lao vào một trận chiến mà tôi không thể thắng", ông đã nói như vậy trước những người lính Hải Quân và các nhân vật cao cấp.

Đối với giới chỉ trích, quả là tổng thống Philippines đã đưa ra những lập luận chủ bại, và ông phải gánh một phần trách nhiệm trong thái độ hung hăng của Trung Quốc, tiếp tục quân sự hóa Trường Sa và Hoàng Sa, bất chấp những lời kêu gọi từ biết bao quốc gia đòi Bắc Kinh ngưng ngay việc này.

Manila đã không cùng lên tiếng với họ, trong khi mà Philippines là quốc gia duy nhất nắm con chủ bài có thể giúp ngăn sức mạnh quân sự của Trung Quốc: Phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và khẳng định đặc quyền kinh tế của Philippines trong vùng 200 hải lý tính từ bờ biển của mình.

Do việc ông Duterte đã chủ trương gác qua một bên phán quyết quốc tế với hy vọng tranh thủ được Trung Quốc, giới phân tích giờ đây đánh giá là Philippines đang thua trong cuộc tranh chấp, trước một láng giềng hung hăng hơn.

Trả lời đài Al Jazeera, chuyên gia Jay Batongbacal, thuộc Viện Nghiên Cứu Hàng Hải và Luật Biển thuộc Đại Học Philippines, cảnh báo rằng: "Nếu Manila cứ tiếp tục trên con đường hiện tại, thì phán quyết kể như sẽ không còn phù hợp với thực tế trên hiện trường trong một năm tới đây".

Đối với ông Batongbacal, vì cho là phán quyết quốc tế luôn có giá trị, muốn dùng lúc nào cũng được, cho nên ông Duterte đã "nhượng cuộc chơi quá sớm" và chính quyền của ông chỉ có thể tự trách mình khi gác qua một bên và "lãng phí chiến thắng có ý nghĩa nhất của Philippines trong tranh chấp Biển Đông".

Oanh tạc cơ và tên lửa Trung Quốc trên Biển Đông

Vào hôm thứ Sáu 18/05, Không Quân Trung Quốc thông báo triển khai oanh tạc cơ tại một tiền đồn ở Hoàng Sa, một nơi mà Đài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Vào thượng tuần tháng 5 này, kênh truyền thông Mỹ CNBC trích nguồn tin tình báo Mỹ, nói rõ là Trung Quốc đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm và hỏa tiễn phòng không ở Trường Sa, nơi mà cả Philippines, lẫn Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong cả hai trường hợp, Philippines đều rơi vào bên trong tầm nhắm của vũ khí tấn công Trung Quốc đặt cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Điều này đã làm dấy lên lo ngại trong dân chúng và tăng sức ép lên tổng thống Duterte, thúc giục ông hành động.

Bộ ngoại giao Philippines nói rằng họ "đang đưa ra hành động ngoại giao thích hợp" để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của đất nước", nhưng sẽ không "nói công khai về bất kỳ hành động đưa ra nào". Đó không phải là phản ứng mà công luận Philippines chờ đợi.

Khác với Việt Nam đã công khai lên tiếng tố cáo Trung Quốc "làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn định trong khu vực" và yêu cầu Bắc Kinh ngưng quân sự hóa Biển Đông.

Quyền lãnh đạo Tư Pháp Philippines Antonio Carpio và cựu ngoại trưởng Alberto Del Rosario, hai người từng là tác nhân vụ kiện và bảo vệ đơn khiếu nại của Philippines trước Tòa Trọng Tài La Haye, đã chỉ trích phản ứng của chính quyền Duterte.

Ông Del Rosario cho là chính quyền phải "xem xét lại" chính sách ngoại giao của mình, quyết định xếp vào ngăn tủ phán quyết Tòa Trọng Tài sẽ làm Philippines mất đi "cơ may thúc đẩy lập trường của mình" và tạo điều kiện cho Trung Quốc "đi vào sân sau của Philippines".

Từ năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp 7 đảo đá ở Trường Sa và biến chúng thành những cơ sở quân sự. Theo phán quyết của Tòa Trọng Tài thì những đảo đá đó nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chiếu theo Luật Biển quốc tế.

Phần ông Carpio thì thúc giục chính quyền "chính thức phản đối" hành động của Trung Quốc và lôi kéo những quốc gia khác muốn hậu thuẫn cho phán quyết của tòa quốc tế. Không làm như vậy, Philippines sẽ trở thành "nạn nhân tự nguyện của chiến lược chiến tranh thứ 3 của Trung Quốc", dùng sức mạnh quân sự để hù dọa đối thủ tranh chấp.

Để giải tỏa nỗi sợ hãi của ông Duterte về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, ông Carpio giải thích là việc chính thức phản đối được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc công nhận là một hành đông đáp trả "hòa bình và chính đáng", và do đó không thể trở thành cớ để gây chiến.

Người tích cực cộng tác với kẻ xâm lược

Tổng thống Duterte đã bị nhiều người chỉ trích vì đã nêu khả năng xẩy ra chiến tranh với Trung Quốc thành một cái cớ để không làm gì cả trên vấn đề Biển Đông.

Trong một tham luận vào tháng 7/2017, ông Carpio nhận thấy là tổng thống Duterte có "một thiếu sót kiến thức đáng ngạc nhiên về luật quốc tế và quan hệ quốc tế", và ông nêu bật là Trung Quốc sẽ không mạo hiểm tấn công Philippines vì làm như thế sẽ khởi động hiệp định phòng thủ hỗ tương mà Manila đã ký với Mỹ.

Nói cách khác, một cuộc chiến với Philippines sẽ là một cuộc chiến với Mỹ mà ông Carpio cho rằng Trung Quốc không muốn.

Tuy nhiên đối với ông Jose Antonio Custodio, một nhà phân tích quân sự, từng là cố vấn cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Philippines, thì ông Duterte không đơn thuần là quá thận trọng.

Trả lời Al Jazeera, chuyên gia này phân tích: "Các hành động của chính quyền Duterte ngay từ ngày đầu đã cho thấy là họ từ bỏ việc lập một khối đồng thuận quốc tế chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc để chuyển qua cộng tác đắc lực với Bắc Kinh".

Bên cạnh việc gạt qua một bên phán quyết thuận lợi cho Philippines của Tòa Trọng Tài, ông Duterte còn giảm nhẹ mức độ cứng rắn trong bản tuyên bố chung của ASEAN muốn nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông lúc ông làm chủ tịch vào năm ngoái 2017. Ông Duterte vẫn tiếp tục ca ngợi, tâng bốc Bắc Kinh, mở cửa Philippines cho ảnh hưởng kinh tế và chính trị Trung Quốc thông qua các khoản trợ giúp, tín dụng.

Những điều đó, theo ông Custodio, cho thấy hình ảnh một Duterte năng nổ phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc, và "phổ biến một không khí chủ bại để biện minh cho chính sách thân Bắc Kinh".

Trung Quốc chỉ là một mối quan ngại chứ không là đe dọa

Ê kíp truyền thông của ông Duterte ý thức rất rõ là chính quyền bị chỉ trích như thế, cho nên đã cố phô trương hình ảnh một Duterte yêu nước.

Vào trung tuần tháng 5, tổng thống Duterte đã viếng một tàu hải quân chuẩn bị đến Benham Rise, một vùng giàu tài nguyên và và có vị trí chiến lược ngoài khơi Thái Bình Dương, và đã được ông đặt tên lại là Philippine Rise sau khi phát hiện tàu Trung Quốc trong khu vực.

Con trai ông cùng với cộng sự viên cao cấp nhất của ông đã chạy môtô nước chung quanh chiếc tàu bỏ neo ngoài biển, như để nhắc lại tuyên bố của ông Duterte lúc vận động tranh cử là sẵn sàng chạy môtô nước ra Trường Sa cắm cờ Philippines trên một cơ sở của Trung Quốc.

Có điều hiện nay, ngay cả những phụ tá của ông Duterte cũng tỏ ra rất thận trọng khi nói về Trung Quốc. Khi được hỏi về quan điểm của tổng thống về những diễn tiến mới đây ở Biển Đông, phát ngôn viên của ông Duterte giải thích là tổng thống nhìn Trung Quốc như một "mối quan ngại chứ không là mối đe dọa".

Ông Duterte luôn luôn nhấn mạnh là Philippines không có nhiều chọn lựa, nếu không muốn nói là không có bất kỳ chọn lựa nào khi xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, do đó chỉ có thể "hy vọng nơi thái độ khoan dung" của Bắc Kinh.

Mai Vân

*******************

Biển Đông : Tạo rủi ro khi khoan dầu, Trung Quốc muốn bóp nghẹt kinh tế Việt Nam (RFI, 29/05/2018)

Reuters nhận xét, một số lô dầu ngoài khơi Việt Nam lại nằm lọt trong phạm vi đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông, để yêu sách chủ quyền hầu hết diện tích vùng biển quan trọng này.

bd2

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Nga Rosneft và tàu hậu cần hoạt động ngoài khơi Vũng Tàu, ngày 29/04/2018. Reuters/Maxim Shemetov

Tuần trước, Rosneft Vietnam BV, chi nhánh của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft tiến hành khoan thăm dò tại một lô khí đốt ở ngoài khơi làm Bắc Kinh tức giận. Hôm 17/05/2018, Rosneft tuyên bố khu vực Biển Đông mà tập đoàn này có giấy phép khai thác "nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam", khẳng định chỉ tiến hành các hoạt động "trên thềm lục địa của Việt Nam".

Bộ ngoại giao Việt Nam lập tức tuyên bố lô khí đốt 06.01 "hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của nước mình.

Dầu khí, nguồn thu quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế

Hồi tháng Ba, Việt Nam đã phải cho ngưng một dự án khoan dầu ở gần mỏ Cá Rồng Đỏ (Red Emperor) do áp lực của Trung Quốc. Đây là một phần của lô 07.03 tại khu vực Bể Nam Côn Sơn ở ngoài khơi Vũng Tàu, có tiềm năng cung cấp gần 30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày. Tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha đã chi trên 40 triệu đô la cho việc thăm dò mỏ này.

Trước đó vào tháng 7/2017, Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam tại Trường Sa, do Repsol chuẩn bị khoan thăm dò lô 163-3 ở bãi Tư Chính. Repsol liên doanh với Mubadala Development Co. (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất), đã chi ra ít nhất 27 triệu đô la (có tin cho rằng đến 300 triệu đô la), nhưng Hà Nội đành phải cho ngưng khoan, khi tướng Trung Quốc Phạm Trường Long giận dữ bỏ về nước không tham gia hoạt động giao lưu quốc phòng Việt-Trung.

Chuyên gia phân tích rủi ro Verisk Maplecroft nhận định, vụ Cá Rồng Đỏ là "một đòn nặng nề cho kỹ nghệ thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, và việc chính quyền Hà Nội gọi thầu để tìm kiếm nguồn lợi dầu khí ngoài khơi mà Việt Nam hoàn toàn có quyền hợp pháp, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Lãnh vực dầu khí rất quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Việt Nam, tức PetroVietnam, cung cấp đến 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP), và chiếm 30% tổng thu nhập ngân sách của Hà Nội từ 1986 đến 2009.

Việt Nam có trữ lượng từ 3,3 tỉ đến 4,4 tỉ tấn dầu thô và khí đốt tại vùng biển của mình – theo PetroVietnam. Hiện nay mỗi năm tập đoàn này đang sản xuất ra 22 đến 33 triệu tấn dầu, từ các lô đang khai thác.

Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, nếu đường lưỡi bò gồm 9 đoạn của Trung Quốc được nối liền với nhau, thì sẽ cắt làm đôi hoặc nuốt gọn 67 lô dầu của Việt Nam. Cũng theo Wood Mackenzie, thì có bốn trong số các lô này đang sản xuất ra dầu thô, số còn lại đang ở các giai đoạn thăm dò hoặc khai thác khác nhau.

Bắc Kinh cố phá hoại phán quyết của Tòa Trọng tài trên thực tế

Yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Bất chấp sự phản đối kịch liệt của Bắc Kinh, Philippines vẫn tìm cách kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Năm thẩm phán quốc tế năm 2016 đã trao cho Manila chiến thắng vang dội, qua việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, tuyên bố đường 9 đoạn do Bắc Kinh tạo ra để kiểm soát Biển Đông, là vô căn cứ.

Bắc Kinh vốn từ chối tham gia tranh tụng, lu loa rằng phán quyết của Tòa Trọng tài là trò hề, và tiếp tục đòi hỏi quyền tài phán trên hầu hết diện tích Biển Đông, cho dù vẫn chưa nối liền 9 đoạn của đường lưỡi bò.

Trung Quốc và các nước khác yêu sách chủ quyền Biển Đông đã có bàn bạc về việc cùng khai thác năng lượng trên vùng biển tranh chấp, nhưng không đi đến đâu do vấn đề chủ quyền.

Tháng trước, Philippines cho biết đang tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong vài tháng để cùng thăm dò dầu khí tại Biển Đông.

Tuy nhiên trong lúc Trung Quốc tỏ ra nhập nhằng, không cụ thể hóa các yêu sách, vùng biển bao quanh các mỏ dầu ở đông nam Việt Nam từ lâu vẫn là điểm nóng.

Bắc Kinh luôn cố tìm cách ngăn trở các hoạt động của Việt Nam, thông qua việc đe dọa trong hậu trường, và đôi khi còn phô trương cơ bắp trên biển.

Việc Trung Quốc đe dọa ngầm chính quyền Việt Nam đặc biệt dữ dội vào năm 2007 và 2008. Tập đoàn Mỹ ExxonMobil Corp không khuất phục trước áp lực, nhưng tập đoàn Anh BP và các công ty dầu khí khác đành phải rút lui khỏi một số lô. Bắc Kinh hăm dọa không bảo đảm cho khối tài sản 4,2 tỉ đô la của BP tại Hoa lục, cũng như an toàn cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của tập đoàn Anh tại khu vực "tranh chấp".

Ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông của ISEAS Yusof Ishak Institute ở Singapore nhận xét, phản ứng của Trung Quốc trước việc Rosneft khoan thăm dò "hoàn toàn là một thử nghiệm, xem Bắc Kinh có thể dấn tới đến đâu. Đó là cách thức của Trung Quốc, nhằm cố gắng phá hoại toàn bộ phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 trên thực tế".

Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông

Các nhà ngoại giao Việt Nam và quốc tế đều cho rằng các nỗ lực của Hà Nội nhằm thu hút các tập đoàn nước ngoài tham gia thăm dò, khai thác dầu khí, là một phần của chiến lược đối phó với áp lực của Trung Quốc, qua việc "quốc tế hóa" tranh chấp Biển Đông.

Vào tháng Năm và Sáu năm 2011, Hà Nội chính thức phản đối các hành động của những tàu "dân sự" Trung Quốc quấy nhiễu các tàu khảo sát địa chấn, thậm chí còn cắt cả cáp của một tàu thăm dò Na Uy đang hợp đồng với PetroVietnam.

Căng thẳng càng tăng lên vào tháng Năm năm 2014, các tàu tuần duyên và tàu cá của hai bên đâm va, rượt đuổi nhau, sau khi tập đoàn CNOOC (Chinese National Offshore Oil Corporation) của Trung Quốc cho kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ Hải Dương Thạch Du (Haiyang Shi You) 981 đến khoan thăm dò tại vùng biển Hoàng Sa. Sau đó Bắc Kinh phải cho rút giàn khoan này đi, trước làn sóng biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng dầu thô của Việt Nam trong năm đó là 15,53 triệu tấn. Đến năm 2017, sản lượng bị giảm xuống chỉ còn 13,567 triệu tấn dầu thô, tức giảm 12,6%.

Tháng Tư năm nay, PetroVietnam cho biết tình hình căng thẳng trên biển với Trung Quốc đã ảnh hưởng đến việc thăm dò ngoài khơi và các hoạt động sản xuất trong năm 2018, khiến việc khoan khảo sát của Rosneft trở nên đặc biệt quan trọng.

Nga sẽ không bị Trung Quốc kèn cựa ?

Nhờ quan hệ đối tác với Liên Xô cũ, Việt Nam mới khởi động thăm dò trữ lượng dầu của mình. Với logo mang ngôi sao vàng của Việt Nam và hình búa liềm của Liên Xô, Liên doanh Dầu khí Việt-Xô tức Vietsovpetro đã được thành lập vào năm 1981. Liên doanh này bắt đầu khảo sát thềm lục địa Việt Nam, và phát hiện ra mỏ dầu đầu tiên của đất nước là mỏ Bạch Hổ năm 1984.

Anton Tsvetov, nhà phân tích về Đông Nam Á của think tank độc lập Centre for Strategic Research (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược) ở Moskva nhận định, trái với những quốc gia khác, các lợi ích về dầu khí của Nga trong khu vực có vẻ được để yên.

Theo chuyên gia Tsvetov, ngoài các tuyên bố chính thức, khó thể có việc Trung Quốc gây sức ép trực tiếp lên Rosneft hay chính phủ Nga về việc khoan thăm dò tại Việt Nam mới đây. Ông nói : "Hiện nay Trung Quốc và Nga có mối quan hệ rất chặt chẽ, và vấn đề năng lượng là ưu tiên hàng đầu. Cho nên tôi nghĩ rằng sẽ rất bất thường nếu Trung Quốc gây rắc rối cho một tập đoàn dầu khí lớn như thế của Nga".

Thụy My

******************

Biển Đông: Trung Quốc cho vận hành mạng lưới điện trên đảo Phú Lâm (RFI, 29/05/2018)

Trung Quốc vừa cho vận hành mạng lưới điện cỡ nhỏ đầu tiên trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, theo hãng tin chính thức Trung Quốc, China News Service, hôm qua, 29/05/2018.

bd3

Hình ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí mới trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 12/05/2018. CSIS AMTI/Handout via Reuters

Hệ thống đường dây điện này, chính thức vận hành kể từ Chủ nhật, 27/05 có thể tải điện từ các máy nhiệt điện và điện mặt trời. Mạng lưới vừa được vận hành có thể được nối với hệ thống điện chính của tỉnh Hải Nam hoặc vận hành độc lập và sẽ giúp tăng gấp 8 lần lượng điện cung cấp trên đảo Phú Lâm, phục vụ cho các hoạt động tại đây.

Theo China News Service, mạng lưới điện đầu tiên này cũng sẽ được sử dụng cho việc phát triển dân sự và quân sự, thậm chí có thể trở thành một trung tâm kiểm soát, điều khiển các mạng lưới điện trên các đảo khác. Riêng về mặt quân sự, nguồn điện ổn định là rất cần thiết đối với các kho vũ khí trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và độ mặn cao trên các đảo như Phú Lâm. Các hệ thống tên lửa địa đối không và tên lửa chống hạm của Trung Quốc trên đảo này kể từ nay có một nguồn điện ổn định.

Việc lắp đặt mạng lưới điện là một bước mới của Trung Quốc trong việc phát triển các đảo trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền, nhưng Bắc Kinh hiện kiểm soát toàn bộ.

Giữa tháng 5 vừa qua, Bắc Kinh cũng đã triển khai các oanh tạc cơ chiến lược H-6K đến đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng ( Yongxing ). Đây là lần đầu tiên các oanh tạc cơ của Trung Quốc hạ cánh trên một đảo ở Biển Đông.

Cũng về Biển Đông, hôm qua, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết, tổng thống Rodrigo Duterte đã cảnh cáo Trung Quốc rằng Manila sẵn sàng đi đến chiến tranh với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vượt qua những "lằn ranh đỏ" và giành độc quyền khai thác nguồn dầu khí ở Biển Đông.

Phe đối lập Philippines vẫn chỉ trích tổng thống Duterte đã không mạnh mẽ lên tiếng về những hành động gần đây của Trung Quốc, trong đó có việc lắp đặt các tên lửa trên những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Rõ ràng là Quốc hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.

so1

Mức độ rộng lớn của công trình trái phép mà Trung Quốc xây dựng trên Gạc Ma lớn gấp nhiều lần so với Huy Gơ (Thanh Niên)

Thái độ nhu nhược này đã lộ rõ mỗi ngày từ đầu năm 2018, khi Trung Quốc hầu như đã hoàn tất kế hoạch bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa 7 bãi đá chiếm của Việt Namở Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Căn cứ vào hình chụp vệ tinh thì các viện nghiện cứu quân sự Tây phương, kể cả Hoa Kỳ và Anh cho biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay, bãi đáp trực thăng, thiết lập các dàn phóng phòng không, dựng đài Radar, đài khí tượng và lập nhiều bến tầu đổ bộ, tiếp vận tại 7 vị trí.

Về phương diện chiến lược thì Subi, Gaven và Chữ Thập gần Việt Nam nhất. Gạc Ma và Châu Viên nằm ở vị trí có thể ngăn chặn các tầu tiếp viện và lương thực từ Tỉnh Khánh Hòa cho quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa. Hai đá Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ), phía bắc Gạc Ma và Vành Khăn nằm chệch về hướng đông, hay phía Tây của biển Phi Luật Tân.

Vào ngày 06/01/2018, Trung Quốc đã cho 2 máy bay dân sự của China Southern Airlines và Hainan Airlines bay thử và đáp xuống sân bay dài trên 3,000 mét ở đá Chữ Thập.

Đe dọa Việt Nam

Theo tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì : "Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bê tông dài hơn 60m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này.

Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám".

Như vậy, từ vị trí Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Quốc có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng, cố đô Huế và các tỉnh miền Trung trong nháy mắt.

Trong khi đó, tại bãi Subi phía bắc của Gaven và Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Quốc cũng đã bị nhận diện có mặt từ hồi tháng 5/2018.

Tin này được đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) phát đi từ Hà Nội ngày 11/05/2018, dựa theo báo Tiếng nói nước Nga Việt Nam (Sputnik Vietnam).

Theo Sputnik Vietnam thì : "Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative , AMTI) đã công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 Trung Quốc đỗ trên đường băng mà nước này ngang nhiên xây dựng phi pháp ở Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những hình ảnh cực kỳ chi tiết do vệ tinh chụp được ngày 28/4 cho thấy, một chiếc máy bay quân sự Shaanxi Y-8 đang đỗ trên đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Y-8 là máy bay vận tải quân sự nhưng một số phiên bản có thể sử dụng để vận chuyển trực thăng, chống ngầm và do thám. Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển dựa trên thiết kế của máy bay Antonov An-12 do Liên Xô chế tạo và có thể so sánh với chiếc C-130 Hercules của Mỹ.

Theo AMTI, những động thái của Trung Quốc ở Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cho thấy Trung Quốc có tham vọng theo đuổi mô hình họ từng thực hiện phi pháp ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".

Từ Subi, máy bay quân sự Trung Quốc cũng có thể xung trận tấn công vào Việt Nam cùng lúc với máy bay cất cánh từ Chữ Thập.

Ngoài ra từ đầu tháng 05/2018, đài CNBC của Mỹ trích tin tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bố trí tên lửa YJ-12 chống hạm trong tầm hoạt động 295 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) và tên lửa địa không HQ-9B, có tầm bắn xa 257 cây số trên 3 bãi Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.

Từ Tư Nghĩa xuống Gạc Ma

Về họat động của quân Trung Quốc và công tác kiến thiết doanh trại của họ ở Trường Sa, hai phóng viên của báo Thanh Niên (Việt Nam), Mai Thanh Hải và Trung Hiếu đã có một số bài viết từ chuyến ra Trường Sa từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2018.

Theo quan sát của hai phóng viên này thì các hoạt động của tầu hải quân Trung Quốc và tầu quân sự Trung Quốc đã không bị cản trở khi di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác, dù trong tầm quan sát của lực lượng Việt Nam ở Trường Sa.

Mai Thanh Hải viết : "Chiều một ngày cuối tháng 1/2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Từ đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma - Bãi đá của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14/3/1988 và giữa năm 2013 tập trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại" (Thanh Niên, 05/02/2018).

Trong khi đó, phóng viên Trung Hiếu quan sát :"So với công trình 9 tầng trên bãi đá Huy Gơ (hay Tư Nghĩa) thì 'thành phố nổi' mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma có quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Theo ghi nhận của phóng viên báo  Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4/2016, Trung Quốc  đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8 tầng trên bãi Gạc Ma .

Bao quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động bên trong tòa nhà.

Đáng chú ý ở thời điểm phóng viên Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma.

Tàu vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng 270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo 30 mm.

Tàu 998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981  trái phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014". (báo Thanh Niên, ngày 19/04/2016).

Như vậy, dù Trung Quốc chỉ chiếm 7 vị trí tại Trường Sa nhưng Bắc Kinh đã biến chúng thành các căn cứ quân sự kiên cố và trang bị vũ khi tối tân để đe dọa Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Nam Dương.

Đài Loan, tuy kiểm soát đảo Ba Bình, lớn nhất trong Trường Sa, nhưng không tranh chấp với Bắc Kinh vì Trung Quốc coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình.

Ngược lại, Việt Nam luôn luôn chứng minh Ba Bình thuộc Trường Sa là của Việt Nam.

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa và ở Hoàng Sa (chiếm của Việt Nam từ tháng 01/1974), cộng với các cuộc thao diễn lực lượng hải và không quân của nước này từ đầu năm 2018, có dự kiến của Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, cho thấy Bắc Kinh không ngại phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Và nhiều phần Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm :

- Cụm Song Tử : Đảo Song Tử TâyĐá Nam

- Cụm Nam Yết : Đảo Nam YếtĐảo Sơn CaĐá LớnĐá Núi Thị

- Cụm Sinh TồnĐảo Sinh TồnĐảo Sinh Tồn ĐôngĐá Cô LinĐá Len Đao

- Cụm Trường Sa : Đảo Trường SaĐá ĐôngĐá LátĐá Núi LeĐảo Phan VinhĐá TâyĐá Tiên NữĐá Tốc TanĐảo Trường Sa Đông

- Cụm Thám Hiểm : Đảo An Bang Đá/Bãi Thuyền Chài

Ngư dân và thuyền chài

Với các hoạt động quân sự ngông ngênh của Trung Quốc ở Biển Đông đã rõ như thế mà người đứng đầu đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Quốc hội, cơ chế đại diện dân vẫn không dám có bất cứ động thái nào chống mưu đồ nham hiểm của của Bắc Kinh.

Họ đã ngâm miệng nhìn hàng chục ngư dân bị lính Tầu đánh đập, dã man dâm chìm thuyền trong đêm tối giữa biển khơi và cướp đi tài sản đánh bắt từ ngày 18/03/2018 ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Vụ mới nhất đã xẩy ra khoảng giữa tháng 5/2018 cho ngư dân Lê Văn Nam ở Quảng Ngãi khi tầu của ông đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa thì "bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.

Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu" (tin các báo từ Việt Nam, ngày 25/5/2018).

Ngoài các hành động vô nhân đạo và cướp bóc của lính Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt mà chính quyền cộng sản Việt Nam không bảo vệ được, Việt Nam còn bị Trung Quốc áp lực ngưng các hợp đồng tìm kiếm dầu với các công ty nước ngoài ở Biển Đông.

Tiêu biểu như Việt Nam đã phải ngưng Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain,Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá Rồng Đỏ, sau khi Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của Việt Nam ở Trường Sa.

Giếng Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam.

Giếng này có khả năng sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày.

Trung Quốc cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng "lưỡi bò" thuộc chủ quyền của họ, mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016.

Lạc quan hồ hởi

Với những bằng chứng kể trên, rõ ràng lãnh đạo Việt Nam đã chỉ biết khoanh tay cúi đầu trước áp chế của Trung Quốc mà không dám phản ứng.

Chẳng những thế, một số viên chức trong nước và báo chí còn không dám chỉ đích danh lính Trung Quốc và tầu Trung Quốc đã tấn công, đánh đập dã man và cướp tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Họ cam tâm cúi mặt để gọi các tầu hải quân, cảnh sát biển Trung Quốc là "tầu lạ", hay "tầu nước ngoài".

Cũng bằng cái giọng lạc điệu và hồ hởi của kẻ bàng quang, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa  - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã nói với báo chí tại hành lang Quốc hội rằng : "Quan hệ đối ngoại, quốc phòng, kể cả vấn đề liên quan đến hoạt động trên biển đảo đều rất tốt".

"Ông lấy ví dụ như hoạt động tuần tra chung, giao lưu hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam với các nước diễn ra rất tốt.

Ông tướng này nói thêm : "Có thể nói độc lập, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất, tạo được hòa bình để phát triển kinh tế… chúng ta đấu tranh bằng tất cả các giải pháp từ chính trị, ngoại giao, xây dựng bảo vệ thực địa, đặc biệt là việc tổ chức, giáo dục tuyên truyền để nhân dân bạn bè quốc tế hiểu hơn về chủ quyền của ta đối với vùng Biển Đông" (VnExpress, 25/05/2018).

Như vậy thì Việt Nam đã mất định hướng ở Biển Đông chưa, hay khi nào giặc Trung Quốc vào nhà dí súng vào mặt thì mới biết mở mắt ra ?

Hay là, lại giống như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khuyên những ai phản đối du khách Tầu vào Việt Nam mặc áo thun có hình "Lưỡi Bò" rằng : "Không để những sự cố nhỏ ảnh hưởng đến đại cục".

Tất nhiên ông Tuấn đã bị rất nhiều người chửi phản quốc vì ông sợ làm to chuyện áo thun sẽ mất du khách Tầu du lịch Việt Nam.

Tư duy vọng ngoại như thế mà viên chức này vẫn tại chức mới lạ.

Càng lạ hơn, nếu đem những chuyện Trung Quốc đang tung hoành ở Biển Đông để đo lường khả năng cầm quyền của lãnh đạo Việt Nam thì sẽ thấy ngay họ sợ Tập Cận Bình đến mức nào ?

Phạm Trần

(31/05/2018)

Published in Diễn đàn

Đài Loan là con cờ trong ván bài thương lượng với Trung Quốc của Hoa Kỳ ? (CaliToday, 26/05/2018)

Ngoại giao chưa bao giờ dễ dàng đối với Đài Loan và ngày càng trở nên phức tạp hơn vì họ đang bị giằng co giữa Hoa Kỳ với một nhà lãnh đạo không thể đoán trước và Trung Quốc ngày càng quyết đoán, khẳng định hòn đảo tự cầm quyền này là một phần lãnh thổ của đại lục.

dailoan1

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Photo Credit : Getty

Trong tuyên bố mạnh mẽ nhất của nữ Tống thống Đài Loan Thái Anh Văn trước áp lực từ Trung Quốc, đổ lỗi cho Bắc Kinh sau khi cắt đứt quan hệ hôm thứ Năm (24 tháng 5) với Đài Bắc.

Bà Thái cho biết Trung Quốc đang tỏ ra bất an về "những phát triển quan trọng hơn trong quan hệ giữa Đài Loan – Hoa Kỳ, và các quốc gia cùng chí hướng khác".

Mỹ vẫn là đồng minh mạnh nhất và là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, mặc dù Hoa Kỳ đã từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979 để công nhận Bắc Kinh.

Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một dự luật ‘Du Lịch" mở đường cho các chuyến thăm lẫn nhau của các viên chức cao cấp và Washington đã chấp thuận chờ đợi một giấy phép cần thiết để bán công kỷ nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan.

Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ của Đài Loan với Hoa Kỳ là điều cần thiết đối với an ninh của họ, Đài Loan cũng phải bảo vệ chống lại việc đe dọa Trung Quốc, một mối đe dọa quân sự lớn nhất, và thị trường thống trị nền kinh tế định hướng xuất khẩu của hòn đảo này.

Các viên chức Bắc Kinh đã mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan như một lời cảnh cáo chống lại chủ quyền của mình. Các nhà phân tích nói rằng đó cũng là một thông điệp gởi tới Washington.

Trong khi Đài Loan tự gọi mình là một quốc gia có chủ quyền, hòn đảo này chưa bao giờ chính thức tuyên bố tách ra khỏi lục địa và Trung Quốc cho biết thống nhất là mục tiêu cuối cùng của họ.

Kể từ khi bà Thái lên cầm quyền cách đây hai năm, Bắc Kinh ngày càng trở nên thù địch và rất nghi ngờ về truyền thống độc lập của bà.

Trung Quốc đang sử dụng nỗ lực của mình để ngăn cản Đài Loan trong các cuộc họp quốc tế và gây áp lực cho các công ty công nhận hòn đảo này là một tỉnh của Trung Quốc trên trang web của họ.

Để giảm thiểu sự đàn áp của Bắc Kinh, Đài Bắc cũng đang nỗ lực phối hợp để giành được nhiều ủng hộ quốc tế hơn.

Bà Thái đang theo đuổi hoạt động kinh doanh mới và hợp tác với các quốc gia khác, bao gồm cả "chính sách hướng nam", nhắm tới 16 quốc gia Nam và Đông Nam Á, cũng như Úc và New Zealand.

Nhiều quốc gia hơn bao giờ hết đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan sau khi Bắc Kinh ngăn chặn họ từ một cuộc họp lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này, bà Thái người cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hòn đảo đã được công nhận toàn cầu.

Ông Jonathan Sullivan, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham cho biết : "Đài Loan cần hình thành một liên minh rộng lớn hơn của những người bạn sẵn sàng để bổ sung sự hỗ trợ từ Mỹ.

Các nhà quan sát nói rằng sự thất vọng ngày càng tăng với Bắc Kinh về những cử chỉ ủng hộ mới nhất từ ​​Mỹ đối với Đài Loan trong khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang và lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.

Quan hệ với Trung Quốc "không còn phục vụ lợi ích của Mỹ", ông William Stanton, người đứng đầu Viện Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đài Loan (American Institute in Tawan, AIT) nói.

Có thể cho rằng Đài Loan là nơi tự do nhất ở Châu Á, Đài Loan tương phản hoàn toàn với nhà nước độc đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là đồng minh chiến lược Thái Bình Dương của Washington chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra cách tiếp xúc thất thường của ông Trump đối với chính sách đối ngoại và lo sợ Đài Loan có thể được sử dụng như một món đồ trong các cuộc đàm phán của ông với Trung Quốc.

"Có vẻ như là tình hình ở Mỹ báo trước tốt cho Đài Loan. Nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa nhìn thấy những lợi ích mang lại cho chúng tôi", ộng Teng Chung-chian, một giáo sư ngoại giao tại Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Bắc nói.

Mỹ đã không đưa ra các biện pháp bảo hộ thương mại đặc biệt cho Đài Loan, như giảm giá thép và nhôm, ông nói thêm.

Bất kỳ hỗ trợ nào của Hoa Kỳ nêu bật tuyên bố chủ quyền của Đài Loan cũng có thể gây ra một "phản ứng khắc nghiệt" từ Bắc Kinh, ông Kharis Templeman, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Stanford, nói.

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Wu đã bác bỏ khả năng Đài Loan được sử dụng như một con cờ thương lượng của Mỹ, nói rằng hòn đảo này có "những người bạn tốt" trong chính quyền Tổng thống Trump.

"Đài Loan, chính họ cũng là một diễn viên trên sân khấu chính trị", ông nói thêm.

"Chúng tôi cũng có thể cố gắng điều chỉnh những gì mang lợi ích tốt nhất cho Đài Loan, và cố gắng tìm chính sách phù hợp với Đài Loan".

Ngọc Thạch (Theo Straitstimes)

*****************

Trung Quốc đưa thêm vũ khí đến Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (RFA, 25/05/2018)

Hình ảnh vệ tinh chụp được kể từ ngày 12 tháng 5 vừa qua cho thấy Trung Quốc tiến hành bố trí những vũ khí mới trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.

dailoan2

Người biểu tình chống Trung Quốc ở Manila vào tháng 2 năm 2016. AFP

Chương trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến Llược Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 24 tháng 5 cho biết như vừa nêu.

Tin nêu rõ những vũ khí được phủ lại ; dẫu thế vẫn có thể suy luận đó là những loại tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống ngầm và những hệ thống radar đi kèm.

Theo nhận định của AMTI thì có khả năng những vũ khí mới được đưa đến Đảo Phú Lâm vào dịp Quân Đội Trung Quốc tiến hành diễn tập vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.

Đến ngày 20 tháng 5, Kênh truyền hình FOX của Hoa Kỳ công bố những ảnh vệ tinh cho thấy vũ khí mới trên Đảo Phú Lâm vẫn còn ở đó.

Vào năm 2016, Trung Quốc từng đưa các vũ khí tương tự đến Đảo Phú Lâm. Vào tháng 10 năm ngoái, chiến đấu cơ J-11 cũng được đưa đến Phú Lâm.

Đảo này lâu nay được Trung Quốc trang bị các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho khả năng phòng không. Trên đảo có đường băng máy bay dài 2700 thước, nhà chứa máy bay và hệ thống radar.

AMTI nêu rõ đảo Phú Lâm là trung tâm hành chính và là căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hoạt động nâng cấp, bố trí vũ khí tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa là cơ sở cho công tác bố trí tại những căn cứ trên những đảo khác ở Trường Sa trong thời gian tới.

Bắc Kinh lâu nay khăng khăng cho rằng họ có chủ quyền không thể chối cãi đối với những thực thể tại Biển Đông.

Biện pháp quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này khiến Hoa Kỳ rút lại lời mời Bắc Kinh tham gia đợt tập trận Vành Đai Thái Bình Dương thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Ngay lập tức, Bắc Kinh cho rằng Washington cưỡng bức Trung Quốc từ bỏ chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam lâu nay mỗi khi có động thái nào của Trung Quốc tại Biển Đông và bị báo giới chất vấn đều lặp lại tuyên bố có chủ quyền và quyền tài phán không thể chối cãi tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1974 khi hai miền nam- bắc Việt Nam chưa thống nhất. Lúc đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý Hoàng Sa và mạnh mẽ lên tiếng hoạt động sử dụng vũ lực của Hải quân Trung Quốc.

Hành động xác quyết ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng gây quan ngại cho thế giới và nhiều nước trong khu vực. Vào ngày 25 tháng 5 ; truyền thông Philippines loan phát biểu của thượng nghị sĩ đối lập Leila de Lima kêu gọi tổng thống Rodrigo Duterte phải triệu tập ngay cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhằm giúp người đứng đầu chính phủ Manila xác định biện pháp ứng phó phù hợp.

Theo Nghị sĩ Leila de Lima thì tổng thống Philippines cần đưa ra mọi giải pháp ứng phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, từ chính sách ngoại giao mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh cũng như các nước láng giềng, cho đến việc vận dụng phù hợp các cơ chế của Liên Hiệp Quốc.

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines, ông Roilo Golez, được mạng báo Ngôi Sao Philippines dẫn lời vào ngày 25 tháng 5 rằng cần phải tiến hành cuộc chiến pháp lý như là cách ôn hòa buộc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế- PCA đã tuyên về đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn khu vực Biển Đông.

PCA vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên đường đó không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử nên vô hiệu.

****************

Ngư dân Việt lại bị tàu nước ngoài tấn công và cướp ngư cụ (RFA, 25/05/2018)

Hai tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công, cướp ngư cụ và hải sản.

dailoan3

Tàu thuyền của ngư dân ở Thừa Thiên Huế (9/2017). AFP

Báo chí trong nước loan tin này vào ngày 25/5, cho biết rằng cách đây 10 ngày khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu của ngư dân Lê Văn Nam bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.

Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu.

Báo Việt Nam không nói rõ những chiếc tàu sắt và ca nô này là của nước nào, nhưng quần đảo Hoàng Sa hiện nay do Trung Quốc chiếm đóng kể từ năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội vẫn tuyên bố rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ; tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc quản lý và tiến hành xây dựng biến đảo Phú Lâm thành một trung tâm hành chính và căn cứ quân sự.

Vào ngày 18 tháng 5 vừa qua, Trung Quốc chính thức thừa nhận đưa oanh tạc cơ H-6K xuống Biển Đông diễn tập. Sau đó, truyền thông quốc tế xác nhận oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc đáp và cất cánh từ đảo Phú Lâm.

Liên quan đến chuyện ngư dân Việt Nam bị tấn công ngoài Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của Quân đội nhân dân Việt nam, nói với các nhà báo bên hành lang cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội rằng lực lượng chức năng như cảnh sát biển phải cương quyết bảo vệ ngư dân Việt Nam chống lại việc ngư dân các nước khác vào vùng biển Việt Nam đánh cá.

Ông Nghĩa cho biết là các cơ sở hậu cần của Việt Nam trên các đảo ở Biển Đông đang được củng cố, và không quân Việt Nam cũng thực hiện những phi vụ cứu giúp ngư dân.

Trước đó, tại một cuộc họp ở Quốc hội trong kỳ họp lần này, ông Lê Chiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói rằng tình hình an ninh trên biển trong những tháng đầu năm 2018 rất phức tạp khi mà tàu đánh cá của Trung Quốc với sự trợ giúp của lực lượng chức năng của nước này đã vào sâu trong vùng biển của Việt Nam để đánh cá.

Có hai vụ nghiêm trọng là tàu Trung Quốc vào đến một khu vực chỉ cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 40 đến 50 hải lý, và có lúc vào tháng tư tàu Trung Quốc vào đánh cá chỉ cách bãi biển Đà Nẵng 30 hải lý.

Published in Châu Á

Biển Đông : Trọng tâm chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch Việt Nam (27/05/2018)

Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trả lời phóng viên Nhật Bản tại Hà Nội ngày 25/05/2018, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã khẳng định như trên, đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Tokyo trong việc duy trì ổn định tại vùng biển này.

bien1

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Ảnh ngày 30/08/2016.AFP

Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản trong vòng 5 ngày, từ ngày 29/05 đến 02/06/2018, sẽ hội kiến Nhật hoàng Akihito, hoàng hậu Michiko và gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Theo trang The India Wire (26/05), ngoài hợp tác liên quan đến Biển Đông, chủ tịch Trần Đại Quang cho biết sẽ đề cập đến vấn đề đánh bắt hải sản và duy trì ổn định, tự do lưu thông an toàn trên khắp vùng biển, hiện đang bị Trung Quốc gia cố và quân sự hóa. Nhật Bản đã cung cấp nhiều tầu tuần tra và hỗ trợ an ninh hàng hải cho Việt Nam cùng với nhiều nước Đông Nam Á khác có tranh chấp với Trung Quốc.

Vẫn trong buổi phỏng vấn, chủ tịch Việt Nam bày tỏ hy vọng Hà Nội và Tokyo hợp tác để cùng giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp theo đúng luật pháp quốc tế.

Trong quan hệ thương mại, Hà Nội hy vọng Nhật Bản sẽ trở thành đối tác chính đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). Từ năm 2017, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thu Hằng

**********************

Ảnh vệ tinh : Trung Quốc triển khai thêm vũ khí ở Hoàng Sa (RFI, 26/05/2018)

Các ảnh vệ tinh do cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asian Maritime Transparency Initiative - AMTI) công bố ngày 24/05/2018 cho thấy là Trung Quốc đã triển khai thêm hệ thống vũ khí trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, vào ngày 12/05.

bien2

Hình ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí mới trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 12/05/2018. CSIS AMTI/Handout via Reuters

Theo AMTI, một cơ quan thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS của Mỹ, các vũ khí nói trên có thể đã được sử dụng trong các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 09/05. Nhưng do đến ngày 20/05, các hệ thống vũ khí đó không được loan báo là đã được dời khỏi đảo Phú Lâm, cho nên AMTI cho rằng chúng được đặt luôn tại đây.

Tuy nhiên, AMTI không thể xác định được cụ thể đó là những hệ thống vũ khí gì do chúng được che phủ. Họ chỉ có thể đoán rằng trong số này có các tên lửa địa đối không gắn trên xe tải và các tên lửa chống hạm, cùng các radar kèm theo.

Bên bờ phía bắc đảo Phú Lâm, họ đếm được 20 xe mới, trong đó có thể bao gồm các xe chở hệ thống tên lửa và một xe chở radar. Bên bờ phía đông, AMTI đếm được 2 xe tải và 4 xe được che phủ. Chiến đấu cơ J-11, được thiết kế để tác chiến trên không cũng như tấn công từ trên không, cũng được nhìn thấy trên đảo Phú Lâm. Theo AMTI, trước đây, chiến đấu cơ J-11 cũng từng được triển khai đến đảo Phú Lâm, gần đây nhất là vào tháng 10/2017.

Ngày 19/05, Tân Hoa Xã loan tin là không quân Trung Quốc lần đầu tiên đã điều động một nhóm oanh tạc cơ đến thao dượt quân sự ở "vùng biển phía Nam". Theo AMTI, các oanh tạc cơ đó đã đáp xuống đảo Phú Lâm.

Ngày 21/05, Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, đã lên án hành động này của Trung Quốc là "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa", cũng như "làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực".

Thanh Phương

*********************

Việt - Trung : Tranh chấp Biển Đông lan sang ngành du lịch (RFI, 25/05/2018)

Vụ du khách Trung Quốc mặc áo in bản đồ đường lưỡi bò khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ cho thấy là tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông nay đã lan sang ngành du lịch. Sự kiện này cũng được báo chí quốc tế quan tâm, thể hiện qua một bài báo đăng trên trang Asia Times ngày 24/05/2018.

bien3

Biên phòng Việt Nam kiểm tra giấy tờ du khách và thương gia Trung Quốc tại một cửa khẩu Việt Nam. Ảnh chụp ngày 24/06/1999. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Đêm 13/05 vừa qua, một đoàn du khách Trung Quốc sau khi xuống sân bay Cam Ranh thì bị phát hiện mặc áo thun in hình "đường lưỡi bò", tức là bản đồ mà Trung Quốc tự vẻ nên để khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Sau đó cơ quan chức năng của sân bay đã yêu cầu những người này cởi bỏ áo thun. Nhóm khách Trung Quốc thì khẳng định với công ty du lịch của Việt Nam rằng họ đến một khu chợ tại Trung Quốc mua áo quần cho chuyến đi du lịch, "thấy áo đẹp nên mua mặc", chứ không có ý đồ gì cả.

Ngày 17/05 vừa qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về vụ việc nói trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không trả lời thẳng, mà chỉ nhắc lại lập trường của Việt Nam về Biển Đông : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Nói chung, chính quyền Việt Nam có vẻ như xem vụ du khách Trung Quốc mặc áo in hình lưỡi bò chỉ là một sự cố nhỏ, như phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn ngày 18/05 cho rằng cần xử lý "kịp thời" vụ này, nhưng phải "mềm dẻo, không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đến đại cục".

Theo Asia Times, tuy cơ quan chức năng ở sân bay Cam Ranh đã yêu cầu các du khách Trung Quốc cởi bỏ ngay áo thun in đường lưỡi bò, nhưng hành động này không kịp để ngăn chận một làn sóng bài Trung Quốc trên các mạng xã hội. Dân Việt Nam trong những ngày qua đã đua nhau đăng lên Facebook các bức ảnh chụp những du khách Trung Quốc nói trên. Nhiều người đòi là phải trục xuất họ, những người khác thì chỉ trích các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã không mạnh mẽ lên án hoặc xử lý nghiêm khắc vụ này.

Một số người đặt đặt câu hỏi là làm sao một nhóm đông du khách như vậy có thể phối hợp hành động theo một cách mà chắc chắn sẽ gây phẫn nộ người Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát rất chặt chẽ các tour du lịch nước ngoài, điều này khiến nhiều người nghi ngờ là trong vụ này có sự đồng lõa của Nhà nước Trung Quốc.

Chính bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, cho rằng đây là "những biểu hiện lợi dụng thông qua khách du lịch để tuyên truyền, quảng bá có ý đồ, có tổ chức, có sự chuẩn bị chứ không phải vô tình". Theo ông Mai Tiến Dũng, đối với những hành động này "cần phải phản bác và quản lý chặt chẽ".

Nói chung vụ áo thun in đường lưỡi bò đã làm bùng lên trở lại căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh do tranh chấp Biển Đông. Asia Times nhắc lại rằng vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đã dẫn đến các vụ bạo động chống Trung Quốc, khiến hơn 20 công dân Trung Quốc thiệt mạng, theo tin của Reuters (chính phủ Việt Nam chỉ thông báo có 4 người chết và hơn 100 người bị thương). Hàng trăm người Trung Quốc khác cũng đã phải di tản khỏi Việt Nam.

Nhưng gần đây, du khách Trung Quốc lại ồ ạt đổ sang Việt Nam. Các số liệu thống kê cho thấy trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, đã có gần 1,8 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng đến gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Asia Times, tuy Trung Quốc là nguồn du khách chủ yếu, vụ du khách Trung Quốc mặc áo in đường lưỡi bò xảy ra tại Cam Ranh được nhiều người xem là có ý đồ. Hiện giờ người Việt Nam khi muốn đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp thì phải bay đến Cam Ranh, rồi từ đó đi tàu đến khu vực quần đảo này. Nhưng việc đi đến Trường Sa bị hạn chế nghiêm ngặt, ngay cả đối với công dân Việt Nam. Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in đường lưỡi bò có lẽ là đi đến thành phố biển Nha Trang gần đó.

Asia Times nhận xét là báo chí Việt Nam, mà toàn bộ do Nhà nước kiểm soát, đã đề cập đến vụ này với một giọng điệu gay gắt khác lệ thường, với những phản ứng đối nghịch với phản ứng của chính quyền. Trong một nước tự do, dân chủ, việc mặc những chiếc áo với những thông điệp gây tranh cãi có thê gây ầm ĩ trên mạng một thời gian, nhưng sau đó vụ việc sẽ lắng đi. Nhưng ở một quốc gia độc đảng như Việt Nam, người dân lại muốn hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến của du khách thông qua trang phục.

Asia Times cũng trích dẫn ý kiến của một người Việt Nam nghi nhận rằng du khách Trung Quốc được tự do mua quần áo in bản đồ Biển Đông ở Trung Quốc, trong khi dân Việt Nam lại bị trấn áp khi xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc hay mặc áo thun in hình đường lưỡi bò bị gạch chéo.

Nhưng Asia Times lưu ý rằng trong khi Việt Nam tranh cãi nhau về chuyện áo thun và du khách, Trung Quốc vẫn tiếp tục lấn lướt trên Biển Đông. Chỉ vài ngày sau vụ việc nói trên, lại có tin là Bắc Kinh lần đầu tiên điều động oanh tạc cơ đến các đảo ở Biển Đông.

Tờ New Delhi Times ngày 22/05/2018 cũng đã có bài viết về vụ du khách Trung Quốc mặc áo thun in hình lưỡi bò, nhắc lại rằng ít nhất đây là vụ thứ tư liên quan đến các du khách Trung Quốc trong vòng hai năm trở lại đây. Theo tờ báo Ấn Độ, những vụ này cho thấy Bắc Kinh đang dùng "quyền lực mềm" để nhắc Việt Nam về tranh chấp Biển Đông và mỗi lần như thế thì công luận Việt Nam lại phẫn nộ.

Vào năm 2016, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã rút giấy phép của một công ty du lịch vì đã phục vụ những du khách Trung Quốc đốt giấy bạc Việt Nam. Cũng năm đó, Bắc Kinh đòi Việt Nam điều tra về việc công an cửa khẩu "viết bậy" vào họ chiếu của một du khách Trung Quốc. Cũng trong năm 2016, các hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc bị tố cáo là đã phổ biến những thông tin bóp méo lịch sử Việt Nam.

New Delhi Times trích lời tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn : "Nếu nhìn vào bức tranh rộng hơn, chúng ta có thể thấy là chính quyền Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều thường dân để quảng bá đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, từ ngư dân quân cho đến các du khách".

Giáo sư Alan Chong, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, được New Delhi Times trích dẫn cũng có cùng nhận xét :"Trong lịch sử, Trung Quốc vẫn khuyến khích công dân nước họ quảng bá chính sách đối ngoại khi đi ra nước ngoài, và đặc biệt là sửa chữa những cái nhìn "sai lệch" của thế giới về Trung Quốc. Mọi hình thức hoạt động của người dân ở bên ngoài đều có thể được hướng vào mục đích tuyên truyền".

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Bắc Kinh biến Đá Xu Bi thành một trung tâm hành chính (RFI, 24/05/2018)

Trong số bảy thực thể địa lý mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Đá Xu Bi đang được xây dựng để trở thành một căn cứ quân sự và thủ phủ hành chính tương lai của quần đảo. Trên đây là dự báo của nhiều chuyên gia được Reuters hôm nay, 24/05/2018, dẫn lại.

biendong1

Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa, Biển Đông), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017. Reuters/Erik de Castro

Theo dữ liệu của Earthrise Media, một cơ sở truyền thông độc lập, phi lợi nhuận, trên Đá Xu Bi - hòn đảo nhân tạo nằm cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.200 cây số (750 hải lý) - hiện tại đã có khoảng 400 tòa nhà, tức nhiều hơn toàn bộ số công trình trên tất cả các đảo Bắc Kinh kiểm soát tại Trường Sa. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy cả nhiều sân bóng rổ, thao trường và nhà cửa đủ loại, cùng với các thiết bị radar.

Số lượng nhà nói trên tương đương với các công trình được xây dựng tại đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã biến thành một tiền đồn quân sự, và trung tâm hành chính của vùng Biển Đông.

Đá Xu Bi có thể trở thành nơi đồn trú của hàng trăm binh sĩ. Theo nhà phân tích Collin Koh, ở Singapore, ba đảo nhân tạo, Đá Xu Bi (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), hiện do Trung Quốc kiểm soát, có thể tiếp nhận một trung đoàn, tức từ 1.500 đến 2.400 binh lính.

Theo giới chuyên gia, sau khi hoàn tất việc bồi đắp đảo nhân tạo trên qui mô lớn trong bốn năm vừa qua, cùng với các hạ tầng cơ sở quân sự và dân sự, Bắc Kinh đang thăm dò phản ứng quốc tế để có những bước đi tiếp theo.

Hồi tháng trước (4/2018), truyền thông Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc đã bố trí tên lửa chống hạm YJ-12B, với tầm bắn 300 hải lý, và tên lửa địa đối không HQ-9B (160 hải lý) tại Subi và hai đảo nhân tạo nói trên. Còn trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, oanh tạc cơ Trung Quốc thực hành các bài tập cất cánh và hạ cánh tại một số đảo ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho "một cuộc chiến tranh ở Nam Hải" (từ ngữ Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông).

Trả lời Reuters, một nhà ngoại giao phương Tây kỳ cựu, nắm vững hồ sơ này, nhận xét là các nước phương Tây bắt đầu thực sự nhận thấy là cần phải có một "chiến lược mới" với Trung Quốc. Theo nhiều nhà quan sát, hoạt động tuần tra Hải Quân để bảo vệ tự do hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành từ năm 2015 trở lại đây có rất ít tác động đến các kế hoạch của Bắc Kinh. Hoạt động này thậm chí còn bị Trung Quốc lợi dụng để lấy cớ đây là "một đe dọa quân sự", nhằm khẳng định gia tăng quân sự hóa Biển Đông là điều cần thiết.

********************

Quan hệ quốc phòng Việt-Ấn tiến bước : Hải Quân tập trận chung (RFI, 24/05/2018)

Ngày 21/05/2018, ba quân hạm Ấn Độ đã ghé cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầumột chuyến thăm kéo dài 5 ngày, mà đỉnh điểm sẽ là một cuộc tập trận hải quân giữa hai bên. Trong một bài phân tích đăng ngày 22/05, nhà báo Prashanth Parameswaran trên tạp chí Nhật Bản The Diplomat đã ghi nhận rằng sự kiện này là dấu hiệu của đà tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng ngày càng rõ nét giữa hai cường quốc Châu Á, kể cả trong lĩnh vực hải quân.

biendong2

Hai chiến hạm Kamorta và Sahyadri, cùng tàu tiếp liệu Shakti của Hải Quân Ấn Độ tại căn cứ hải quân Changi (Singapore) ngày 10/05/2018. Hôm 21/05/2018, đội tàu Ấn Độ đã ghé cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chuẩn bị tập trận với Hải Quân Việt Nam. Reuters/Feline Lim

Đối với The Diplomat, Việt Nam và Ấn Độ đã tìm cách thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ một quan hệ rộng lớn hơn, được nâng lên cấp đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2016. Cả hai bên đều muốn tận dụng mọi cơ hội tích cực trong quan hệ song phương, cũng như hợp sức đối phó với các thách thức chung, đặc biệt là thái độ ngày càng hung hăng trên biển của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, quan hệ quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ đã phát triển, không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống như giao lưu và ghé cảng hữu nghị, mà còn trong công tác đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực và cải tiến thiết bị, hợp tác bảo vệ bờ biển và trong một số lĩnh vực khác như hàng hải hay không gian.

Xu hướng tăng cường quan hệ quốc phòng đã tiếp tục qua năm 2018, với các vấn đề quốc phòng nổi bật trong chương trình nghị sự chuyến thăm Ấn Độ vào tháng Ba vừa qua của chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, với kết quả là hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ và đồng sản xuất, hợp sức giải quyết những thách thức chung như an ninh hàng hải và an ninh mạng. Một loạt các chuyến thăm quốc phòng cấp cao đã được lên kế hoach, với sự kiện bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng Sáu sắp tới.

Tập trận trên biển với Trung Quốc trong tầm nhắm

Về chuyến ghé cảng Đà Nẵng đang diễn ra, The Diplomat ghi nhận đây là chuyến thăm công khai chính thức đầu tiên Hải Quân Ấn Độ kể từ tháng 9/2017 (khi hai chiến hạm Ấn Độ ghé cảng Hải Phòng).

Quy mô lực lượng Ấn Độ cũng đáng kể với số lượng gần một ngàn thủy thủ và sĩ quan Ấn Độ trên ba chiếc hộ tống hạm Sahyadri, tàu tiếp liệu Shakti, và khinh hạm Kamorta, do chính chuẩn đô đốc Dinesh K. Tripathi, tư lệnh Hạm Đội Đông Hải Ấn Độ dẫn đầu.

Ngoài các hoạt động thông thường như tiếp xúc, trao đổi giữa các cấp chính quyền và chỉ huy Hải Quân, cùng với các sinh hoạt giao lưu thể thao, văn nghệ, tham quan, trọng tâm chuyến ghé cảng Việt Nam lần này của Hải Quân Ấn Độ sẽ là một cuộc diễn tập chung mà rất ít chi tiết được tiết lộ.

Hải Quân Ấn Độ chỉ nói rằng "một cuộc tập trận" sẽ được tổ chức trong bối cảnh chung của chiến dịch triển khai hoạt động của Hải Quân nước này tại khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương. Bộ Quốc Phòng Việt Nam cũng không nói rõ gì hơn, chỉ xác định rằng đó sẽ là một cuộc "diễn tập song phương" giữa hai bên trước khi tàu Ấn Độ rời Đà Nẵng.

Trước khi tàu Ấn Độ đến Đà Nẵng, truyền thông hai phía đã nhận mạnh đến ý nghĩa của cuộc tập trận Hải Quân đó : Cho thấy sức mạnh của Ấn Độ và Việt Nam trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những hành động quyết đoán trên Biển Đông.

Đối với The Diplomat, quả đúng là vấn đề Biển Đông và Trung Quốc là mối ưu tư của cả hai bên, nhưng những hoạt động chung của Hải Quân Ấn Độ và Việt Nam phải được lồng vào trong khuôn khổ đà mở rộng và nâng cao quan hệ quốc phòng giữa hai bên, trong mọi lãnh vực. Dưới góc độ đó, chuyến thăm Việt Nam sắp tới đây của bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ là một sự kiện rất đáng chú ý.

Ấn Độ và Việt Nam luôn luôn là chỗ dựa cho nhau

Phân tích sâu hơn về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ, chuyên gia Ấn Độ Arushi Vig thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình và Tranh Chấp Institute for Peace and Conflict Studies IPCS, trong một bài viết đăng trên trang mạng EURASIA ngày 22/05/2018, đã nêu bật các động cơ đã thúc đẩy New Delhi và Hà Nội xích lại gần nhau hơn.

Theo tác giả bài viết, Ấn Độ và Việt Nam gần đây đã ký một thỏa thuận hợp tác bao gồm ba phần chính : Hợp tác hạt nhân, hợp tác nông nghiệp và thương mại, và liên kết kinh tế.

Hợp tác hạt nhân được ghi nhận trong một biên bản ghi nhớ ký kết vào năm 2018, quy định việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình, mở rộng địa hạt nghiên cứu về lò phản ứng hạt nhân, qua các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật hạt nhân, và nhiên liệu và vật liệu nguyên tử. Thỏa thuận này đã được quyết định trước đó vào năm 2016 khi thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Việt Nam và cả hai nước quyết tâm hợp tác để xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở cửa và thịnh vượng, với một kiến trúc an ninh khu vực dựa trên luật lệ. Ấn Độ và Việt Nam cũng quan tâm đến việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, thăm dò dầu khí, an ninh hàng hải…

Việt Nam và Ấn Độ luôn luôn là điểm tựa quan trọng cho nhau. Cả hai nước đều chia sẻ một lịch sử hợp tác lâu dài : Ấn Độ ủng hộ Việt Nam giành độc lập từ Pháp, ủng hộ Hà Nội thời Mỹ tham chiến tại Việt Nam và ủng hộ sự thống nhất của Việt Nam. Và cả hai nước đều đã thiết lập những mối quan hệ song phương tốt trong thương mại, hợp tác kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, dầu khí và công nghiệp nhẹ.

Việt Nam là điều phối viên phụ trách Ấn Độ trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), một trọng tâm của chính sách Act East - Hành Động Hướng Đông - của Ấn Độ. Ấn Độ giúp Việt Nam thông qua nhiều khoản tín dụng. Ví dụ, gần đây Ấn Độ đã mở rộng một khoản tín dụng trị giá 500 triệu đô la để giúp Việt Nam mua thiết bị quân sự, ngoài con số 100 triệu đô la được cấp vào năm 2014 để mua bốn tàu tuần tra hiện đang được đóng trong các nhà máy ở Ấn Độ.

Về mặt quốc phòng, do việc Ấn Độ sở hữu một quân đội lớn thứ tư thế giới, tại Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc, hợp tác với Ấn Độ là lợi ích của Việt Nam. Còn Việt Nam quan trọng đối với Ấn Độ trên bình diện thương mại và dự án đường cao tốc hiện thời chỉ là ba bên - giữa Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan - nhưng đang được đàm phán để kéo dài đến Việt Nam. Đây là một phần của chính sách Hành Động Hướng Đông của Ấn Độ.

Ba động lực hợp tác Ấn-Việt, đi đầu là mong muốn đối phó với Trung Quốc

Cho dù hợp tác hạt nhân Ấn Độ-Việt Nam còn rất mơ hồ, có rất ít chi tiết được công bố, nhưng theo EURASIA, câu hỏi vẫn được đặt ra về những nguyên nhân thúc đẩy New Delhi và Hà Nội tăng cường hợp tác trên mọi mặt. Theo tác giả, có ba động cơ chủ yếu :

Trước tiên hết, cả Ấn Độ lẫn Việt Nam đều muốn củng cố vị thế của mình trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để đối phó với uy lực và sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Cả Ấn Độ và Việt Nam đều phản đối việc Bắc Kinh tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ riêng của Trung Quốc. Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc tập đoàn dầu khí Ấn Độ (ONGC) thăm dò và khai thác các lô mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Bắc Kinh cũng phủ nhận phán quyết của tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông, và vẫn đòi giải quyết vấn đề một cách song phương với từng nước liên quan.

Mặc dù Việt Nam duy trì mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ đã thúc đẩy Việt Nam thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương với Ấn Độ trong tư thế làm đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ tuyên bố của Ấn Độ theo đó cần phải duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, trong tư cách điều phối viên phụ trách Ấn Độ trong ASEAN, Việt Nam đóng vai trò là một mắt xích quan trọng cho chính sách Hành Động Hướng Đông của Ấn Độ. Chính sách Act East tìm cách tăng cường mối quan hệ của Ấn Độ với các nước ASEAN và Nhật Bản. Quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam, nước có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và hình ảnh của một "Nhà Nước có quyết tâm", chắc chắn sẽ có lợi cho Ấn Độ.

Sau cùng, Việt Nam có thể đóng vai trò đầu cầu cho Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á, một vai trò tương tự - mặc dù không giống hệt - như vai trò của Pakistan đối với Trung Quốc ở Nam Á. Việt Nam có một đường lối ngoại giao thông minh – như không do dự kết bạn với Mỹ để có sức kháng lại Trung Quốc.

Mặc dù sẽ không từ bỏ quan hệ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ với các quốc gia mạnh trong khu vực - như Ấn Độ - để làm đối trọng cho đà vươn lên của Trung Quốc và chống lại thái độ bắt nạt của Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

****************

Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia tập trận chung ở Thái Bình Dương (RFI, 24/05/2018)

Hôm 23/05/2018, Hoa Kỳ thông báo đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương. Hành động này là nhằm phản đối việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc đã ngay lập tức lên án quyết định của Mỹ.

biendong3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp báo chung tại Washington (Mỹ) ngày 23/5/2018. Reuters/Yuri Gripas

Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, trung tá Chris Logan, tuyên bố : "Chúng tôi có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã triển khai các tên lửa chống hạm và tên lửa địa đối không, cũng như các thiết bị gây nhiễu trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông". Đối với Washington, việc triển khai các vũ khí và thiết bị nói trên chỉ nhằm vào mục đích quân sự tại một vùng biển mà gần một phần ba giao thương của thế giới đi ngang qua.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cũng nhận định rằng việc Trung Quốc lần đầu tiên cho oanh tạc cơ đáp xuống một đảo ở Biển Đông, đảo Phú Lâm, đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Để phản đối những hành động nói trên của Bắc Kinh, bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút lại lời mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC, diễn ra hai năm một lần tại vùng Thái Bình Dương. Đây là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của gần 30 nước. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự trù diễn ra từ ngày 27/06 đến 02/08. Trung Quốc đã từng tham gia cuộc tập trận này hai lần, vào năm 2014 và năm 2016.

Quyết định nói trên được loan báo đúng vào lúc ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang ở Washington để hội đàm với tân ngoại trưởng Mike Pompeo. Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Mỹ hôm qua, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng đây là một biện pháp "không mang tính xây dựng" và "không giúp cho sự thông hiểu lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".Về phần ngoại trưởng Pompeo, ông không bình luận về quyết định nói trên, mà để cho Lầu Năm Góc trả lời.

Thanh Phương

**********************

Trung Quốc chỉ trích Mỹ rút lời mời dự diễn tập hải quân (VOA, 24/05/2018)

Bộ Quc phòng Trung Quc hôm 24/5 ch trích M rút li li mi nước này tham d cuc din tp hi quân do Hoa Kỳ t chc có tên gi Vành đai Thái Bình Dương, viết tt là RIMPAC, vì vic quân s hóa Bin Đông.

biendong4

Tàu chiến Trung Quc trong cuc din tp Vành đai Thái Bình Dương năm 2016.

Theo Reuters, Bắc Kinh tng tham gia cuc thao dượt hàng hi quc tế được coi là ln nht thế gii, din ra hai năm mt ln Hawaii vào tháng Sáu và tháng By.

Tin cho hay, RIMPAC tạo cơ hi cho lc lượng vũ trang của hai nn kinh tế ln nht thế gii trao đi trc tiếp, và điu này s giúp gim bt căng thng cũng như tính toán sai lm nếu đôi bên đi đu trong tình thế xu hơn.

Theo Reuters, Lầu Năm Góc nói rút li li mi vì Bc Kinh quân s hóa các hòn đảo Bin Đông.

Trong một tuyên b ngn, B Quc phòng Trung Quc nói rng Hoa Kỳ đã "pht l s tht và làm rùm beng cái gi là quân s hóa Bin Đông", và ly đó là cái c đ không mi Trung Quc.

Tuyên bố có đon : "Quyết đnh này ca Hoa Kỳ không mang tính xây dựng. Ngng trao đi bt c lúc nào không có li cho vic thúc đy s tin tưởng ln nhau và giao tiếp gia quân đi M và Trung Quc".

Trung Quốc mi đây đã đáp máy bay ném bom xung đo nhân to nước này xây dng Bin Đông, gây quan ngi Vit Nam và Philippines.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng hôm 21/5 nói rng "vic Trung Quc cho máy bay ném bom tiến hành các hot đng din tp ct, h cánh trên qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam đã vi phm nghiêm trng ch quyn Vit Nam đối vi qun đo này, đi ngược li tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin Vit Nam - Trung Quc, vi phm Tuyên b ng x ca các bên Bin Đông gia ASEAN và Trung Quc (DOC), nh hưởng tiêu cc đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quc nhm xây dng B Quy tc ng x ca các bên Bin Đông (COC), làm gia tăng căng thng, gây bt n trong khu vc và không có li cho vic duy trì môi trường hòa bình, n đnh và hp tác Bin Đông".

"Việt Nam yêu cu Trung Quc chấm dứt ngay các hành đng nêu trên, không được tiến hành quân s hóa, nghiêm túc tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, tuân th nghiêm túc Tha thun nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin Vit Nam - Trung Quc, Tuyên bố ng x ca các bên Bin Đông gia ASEAN và Trung Quc (DOC), to bu không khí thun li cho vic duy trì môi trường hòa bình, n đnh và hp tác trong khu vc", bà Hng nói.

Theo Reuters, Bộ Quc phòng Trung Quc nhn mnh rng vic xây dng các s phòng th trên các đo nhân to Bin Đông là đ bo v ch quyn ca nước này, và không liên quan gì ti quân s hóa.

Published in Quốc tế

Chuyên gia : Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông (RFA, 22/05/2018)

Vào ngày 18/5 vừa qua tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đưa tin và hình ảnh máy bay ném bom H-6K của nước này hạ và cất cánh tại một địa điểm không nêu tên cụ thể ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế ngay lập tức xác định đó là tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và cho rằng trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ cho máy bay ném bom đến Trường Sa nơi nước này đã cho xây dựng các đường băng, nhà chứa máy bay và tên lửa.

bd1

Máy bay H-6K bay trong cuộc duyệt binh kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ở Bắc Kinh hôm 3/9/2015. AP

Hoạt động mới này của Trung Quốc chỉ là một phần trong một loạt những hoạt động quân sự tại Biển Đông của Trung Quốc trong suốt thời gian qua mà như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Christopher Logan gọi là sự tiếp tục quân sự hóa khu vực Biển Đông.

Để đối phó với những hành động gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, thời gian qua Hoa Kỳ ngoài việc lên tiếng phản đối, cũng đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây lấp, trợ giúp các nước Đông Nam Á trong khả năng phòng vệ và tuần tra biển. Tuy nhiên, dường như những gì Hoa Kỳ đang làm vẫn không đủ để đối phó với Trung Quốc. Bà Lindsey Ford, Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh thuộc Viện Chính sách của Asia Society, Mỹ, nhận định trong một hội thảo về Biển Đông tại Trung tâm Penn-Biden ở Washington DC hôm 21/5 :

"Vào khoảng năm 2014 và 2015 thì rõ ràng là những gì mà Hoa Kỳ đang làm đã không có hiệu quả hay thậm chí làm chậm bất cứ cái gì ở Biển Đông. Việc cải tạo đất của Trung Quốc được thực hiện, và đó là dấu hiệu của quân sự hóa, gia tăng quân sự hóa khu vực Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc áp dụng chiến thuật chia rẽ ASEAN và thay vì dùng tàu hải quân họ dùng tàu chấp pháp tại đây và điều này gây khó khăn cho các nước khác khi tìm cách đối phó".

Cựu sĩ quan tình báo Hải Quân Mỹ James Fanell trong một bản tường trình gửi Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ hồi tháng đầu tháng 5 cho biết từ tháng 10/2015 trở lại đây, Trung Quốc đã cho tàu theo sát hầu như mọi hoạt động của tàu Hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông. Ông Fanell nhận định "tàu chiến hải quân Trung Quốc vào và hoạt động trong khu vực Biển Đông, chuyển chiến lược bao phủ khu vực sang chiến lược đối đầu trực tiếp. Sự thay đổi này cho thấy bằng chứng về ý định Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng quân sự để đạt dược những mục tiêu chiến lược qua đe dọa và bắt nạt, bất chấp việc họ vẫn khẳng định về sự phát triển hòa bình".

Theo thống kê được đưa ra trong bản tường trình của ông James Fanell, Từ tháng 10/2015 trở lại đây, Hoa Kỳ đã thực hiện tổng cộng 14 cuộc tuần tra trên Biển Đông trong chương trình Tự do Hàng Hải (Fonops) được Tổng thống Barack Obama đưa ra từ năm 2015.

Mỹ thất bại trong việc tìm chiến lược đối phó

Chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông của Mỹ theo đánh giá của chuyên gia Lindsey Ford là nằm trong những chiến thuật mà Mỹ áp dụng nhằm tìm một chiến lược đối phó hiệu quả với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến thuật này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton vào năm 2010 lần đầu tiên lên tiếng tại Hà Nội về quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông. Theo bà Lindsey Ford, những quyền lợi này đã cho thấy vấn đề mà Mỹ mắc phải khi giải quyết vấn đề Biển Đông

"Tuyên bố (của Ngoại trưởng Hoa Kỳ) làm được là thứ nhất chỉ ra các quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông. Các quyền lợi này bao gồm hai điểm, thứ nhất là tự do hàng hải và sự tiếp cận tới vùng biển của Châu Á, thứ hai là tuân thủ luật quốc tế và giải quyết tranh chấp không qua vũ lực và xâm lấn. Nhưng điều mà tuyên bố không nói tới là quyền lợi trực tiếp của Mỹ ở Biển Đông, quyền lợi của Mỹ ở các đảo và bãi đá hay kết quả của những tranh chấp. Theo tôi cái cách mà Hoa Kỳ đưa ra các quyền lợi của mình trong tuyên bố này đã nói rõ và nó là điều đã dẫn chúng ta đến tình huống ngày hôm nay".

Theo bà Lindsey Ford, Trung Quốc đã ngay lập tức có chiến thuật đối phó thành công còn Hoa Kỳ đã thất bại trong việc tìm ra chiến lược hiệu quả

"Theo tôi câu chuyện Biển Đông trong những năm qua là chiến thuật của Mỹ tìm chiến lược trong khi Trung Quốc đã có chiến lược và họ đi tìm chiến thuật. Khi so sánh hai phía tôi thấy là Trung Quốc đã làm tốt hơn Mỹ trong việc tìm ra chiến thuật hiệu quả còn Hoa Kỳ thì chưa tìm ra được chiến lược hiệu quả cho mình".

Dưới thời của Tổng thống Obama, Hoa Kỳ có chiến lược chuyển trục về Châu Á Thái Bình Dương để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, chiến lược này đã không thực sự hiệu quả.

Dưới thời của Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ có chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mở thay cho chiến lược chuyển trục. Tuy nhiên theo chuyên gia Lindsey Ford cho đến lúc này Mỹ vẫn chưa thực sự có chiến lược hiệu quả đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông mà vẫn tiếp tục thực hiện một số những chiến thuật từ thời của Tổng thống Obama, cụ thể là hoạt động tuần tra tự do hàng hải vốn không có mấy tác dụng.

Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2013 đến nay đã gia tăng việc xây lấp đảo nhân tạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo này. Hồi đầu năm nay, mạng báo Inquirer của Philippines cho biết Trung Quốc gần như hoàn tất việc quân sự hóa 7 rạn san hô đang tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Hiện Trung Quốc đã thiết lập 7 tiền đồn trên quần đảo Trường Sa với ba đường băng trên đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, chưa kể căn cứ quân sự và đường băng ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Hồi đầu tháng 5, hãng tin CNBC dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không và chống hạm ra 3 tiền đồn ở Trường Sa.

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết Trung Quốc đã lắp đặt trên hai tiền đồn ở Trường Sa các thiết bị phá sóng radar và liên lạc.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về việc quân sự hóa khu vực Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc nói rằng nước này có toàn quyền đối với các vùng thuộc chủ quyền của mình và việc xây dựng trên các đảo là nhằm phục vụ mục đích phi quân sự và quốc phòng, không nhằm hướng tới một nước nào cụ thể.

Chuyên gia về luật và chính trị thuộc trường đại học Pennsylvania, giáo sư Jacques Delisle nhận định :

"Chừng nào Trung Quốc còn đưa vào tuyên bố của mình rằng nước này không có ý định ngăn cản tự do hàng hải thì vẫn còn có hai sự khác biệt cơ bản về khái niệm ở đây giữa việc tôi có quyền và tôi chọn không thực hiện quyền đó, và do đó sẽ còn nhiều lý do để chúng ta phải chú ý tới những gì sẽ diễn ra ở Biển Đông sắp tới".

Cho đến lúc này, hoạt động được báo chí đưa tin nhiều nhất của Mỹ tại Biển Đông vẫn là chương trình tự do hàng hải. Chuyên gia Lindsey Ford cho rằng đây là chương trình tốt nhưng tự nó không thể giải quyết được câu hỏi về mặt chiến lược, và đã đến lúc Mỹ cần phải vẽ một lằn ranh đỏ. Tuy nhiên, chuyên gia từ Asia Society cho rằng nếu lằn ranh đỏ có nghĩa bao gồm cả các hoạt động quân sự cụ thể thì có lẽ cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn vào lúc này, nhất là khi Mỹ lại đang cần có sự hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn

*********************

Hoa Kỳ tăng cường hỏa tiễn phòng thủ đạn đạo ở Châu Á (cali, 22/05/2018)

Reuters – Hôm thứ ba 22/5 chiến hạm USS Milius của Hải Quân Hoa Kỳ, vốn được trang bị các hỏa tiễn đạn đạo tối tân nhất, đã đến Nhật Bản nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ chống lại mọi tấn công hỏa tiễn nào từ Bắc Hàn hay của bất cứ ai khác ở vùng Đông Á.

bd2

Chiến hạm USS Milius đã cập bến cảng Hải Quân Yokosuka Naval Base của Nhật Bản - Photo Credit : Tim kelly

Chiến hạm USS Milius đã cập bến cảng Hải Quân Yokosuka Naval Base của Nhật Bản, 3 tuần lễ trước khi diễn ra cuộc hội thảo thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tại Singapore.

Việc này cho thấy Hoa Kỳ vẫn xem chuyện gây sức ép quân sự vẫn là cần thiết lên Bắc Hàn khi phải thuyết phục quốc gia này nên từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa của họ.

Thật ra chuyện điều chiến hạm Milius đến Nhật như thế đã bị trì hoãn gần một năm, vì chiến hạm này cần phải được canh tân hệ thống hỏa tiễn phòng thủ dùng loại radar tối tân Aegis, vốn là loại radar có khả năng phát giác và nhắm vào các hỏa tiễn địch đang bay tới.

Chiến hạm Milius nằm trong lực lượng chiến đấu của Hải Quân Hoa Kỳ lần đầu tiên được giàn ra, với khả năng có thể bắn hạ bất cứ hỏa tiễn địch nào, kể cả hỏa tiễn liên lục địa vốn bay cao trong thượng tầng khí quyển.

Ngoài ra, theo một hiệp ước an ninh dã ký kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, lực lượng phòng vệ này còn có nhiệm vụ bảo vệ cho Nhật Bản không bị kẻ thù tấn công bất ngờ.

Nữ Thuyền Trưởng Jennifer Pontius, Chỉ huy trường chiến hạm Malius tuyên bố với báo chí ở Nhật như sau : "Chiếc chiến hạm Malius giờ đây đã có được sự tân trang mới nhất và lớn lao nhất cho hệ thống chiến đấu của nó"

Đào Nguyên

*******************

Philippines : Quân sự hóa Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (RFA, 22/05/2018)

Philippines sẽ không can thiệp vào việc quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông vì đây là vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Tổng thống Phi, Harry Roque tuyên bố như vừa nêu hôm 22 tháng 5.

bd3

Phát ngôn viên Tổng thống Phi, Harry Roque. Reuters

Theo trang tin phistar.com, tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc cho triển khai máy bay ném bom ra đảo Phú Lâm, một trong những tiền đồn lớn nhất của Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Ông Harry Roque lưu ý rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo này như một tiền đồn quân sự của mình tại vùng biển có tuyến đường biển quan trọng, trong khi Mỹ sẽ triển khai các tàu sân bay để duy trì hoạt động tự do hàng hải ở đó.

Tuy vậy, phát ngôn nhân Harry Roque cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Philippines sẽ không từ bỏ lãnh thổ của mình nhưng sẽ đứng ngoài "những tranh chấp" vào lúc này.

Tuyên bố của Phủ tổng thống Phi được cho là đáp lại lời tuyên bố của Chánh án Antonio Carpio, kêu gọi chính phủ Philippines chính thức phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Roque cũng nhắc lại tuyên bố của Bộ ngoại giao Phi liên quan vấn đề này.

Trước đó, Bộ ngoại giao Phi nói rằng hành động ngoại giao là cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia và hiện đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Ngày 18/5 vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận nước này đã triển khai máy bay ném bom H-6K xuống khu vực Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc đã đưa oanh tạc cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Cũng tin liên quan, hôm 23 tháng 5, Tổng thống Rodrigo Duterte lại lên tiếng biện minh cho lập trường bị cho mềm mỏng trước hành động Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, ông nói rằng, ông không muốn phá hủy đất nước, quân đội và thua trong một cuộc chiến.

Đây là bình luận đầu tiên của ông Duterte về vấn đề này sau khi Trung Quốc đưa máy bay ném bom tầm xa đến quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, một động thái thể hiện khả năng tấn công bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á của Bắc Kinh.

Tuy vậy, ông Duterte không đưa ra các giải pháp khác của Philippines nhằm tránh xảy ra một cuộc chiến trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

*********************

Nhật Bản : Trung Quốc đang đẩy mọi việc vào sự đã rồi trên Biển Đông (RFA, 22/05/2018)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera hôm 22/5 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, gọi đây là một phần trong hoạt động nhằm đẩy mọi việc vào "sự đã rồi" trên Biển Đông.

bd4

Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 gồm máy bay ném bom H-6K tiến hành cuộc tuần tra các đảo - Courtesy of www.news.cn

Ngày 18/5 vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận nước này đã triển khai máy bay ném bom H-6K xuống một sân bay ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc đã triển khai oanh tạc cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Phát biểu trên Đài truyền hình NHK của Nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Onodera nhận định Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã gia tăng các hoạt động san lấp đảo nhân tạo trên quy mô lớn, thiết lập các cơ sở quân sự và gia tăng hoạt động trên Biển Đông.

Bộ trưởng Onodera cảnh báo đây là những bước đi của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng và đẩy mọi việc ở Biển Đông vào sự thể đã rồi.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nhấn mạnh rằng Tokyo rất quan ngại về tình trạng này và hối thúc quốc tế cần phải hợp tác để cũng cố trật tự trên biển đúng theo tinh thần luật pháp.

Về phía Việt Nam, hôm 21/5/2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : Việt Nam có đầy đủ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các đưa máy bay ném bom ra Hoàng Sa.

Published in Quốc tế

Nghị sĩ Mỹ ra dự luật đối phó sự bành trướng của Trung Quốc (VOA, 17/05/2018)

Bốn thượng ngh sĩ M va gii thiu mt d lut chi 1,5 t đô la qu quc phòng thường niên trong 5 năm đ ngăn cn và đi phó vi s bành trướng ca Trung Quc Thái Bình Dương và cng c quan h đi tác quân s vi Đài Loan, theo trang Defense News ngày 15/5.

bd1

Hàng không mẫu hm Liêu Ninh ca Trung Quc tham gia din tp quân s Tây Thái Bình Dương, 18/4/18.

Dự lut gi tt là ARIA cho phép bán võ khí thông thường cho Đài Loan và tái khng đnh cam kết an ninh ca M vi Nht, Úc, Hàn Quc, và các nước đng minh khác n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Dự lut do các thượng ngh sĩ Cory Gardner, Marco Rubio, Edward Markey và Ben Cardin giới thiu là mt khung sườn chính sách đ chng t cam kết ca M vi trt t quc tế da trên lut l và gy dng vai trò lãnh đo ca M Châu Á, văn phòng thượng ngh sĩ Rubio cho biết.

ARIA cũng nhắm mc tiêu c súy hp tác trên mạng vi các đng minh n Đ Dương-Thái Bình Dương, thc thi quyn t do hàng hi, hàng không trong khu vc, thiết lp chính sách đ thc thi các quy đnh kim soát võ khí và cm ph biến võ khí ht nhân, đng thi cũng thăng tiến các cuc thương lượng mu dch song phương-đa phương vi các nước trong vùng.

Theo Executivegov.com/Gardner.senate.gov

******************

Tàu bệnh viện Hoa Kỳ USNS Mercy thăm Việt Nam (VOA, 17/05/2018)

Tàu bệnh vin ca Hi quân Hoa Kỳ USNS Mercy va đến vnh Nha Trang hôm 17/5, bt đu s mnh mang tên Đi Tác Thái Bình Dương thc hin công tác nhân đo và cu tr thiên tai năm 2018 ti Vit Nam.

bd2

Tàu bệnh vin USNS Mercy treo c Vit Nam vnh Nha Trang.

Trang Naval Today hôm 17/5 cho biết ngoài tàu Mercy còn có tàu hậu cn Hoa Kỳ USNS Brunswick và các chuyên gia thuc Lc lượng T v Hàng Hi ca Nht Bn tham gia vào s mnh này.

Theo Chương trình Đi tác Thái Bình Dương 2018 (PP18), các bên tham gia s phi hp thc hin nhiu hot đng y tế nhân đo khám chữa bệnh cho người dân ti Nha Trang, trao đi chuyên môn y tế ; xây mi, sa cha trường hc, bnh xá, tham gia xây dng cng đng, và đào to ng phó vi thm ha thiên tai.

Trang tin quốc phòng dvidshub.net dn li Tư lnh ch huy Đi tác Thái Bình Dương đi úy David Bretz nói : "Sn sàng ng phó vi thiên tai là điu rt quan trng đi vi s n đnh ca khu vc này và tôi mong đi có cơ hi trao đi, tăng cường quan h đi tác vi các đng nghip Vit Nam".

bd3

Tàu bệnh vin USNS Mercy.

Tàu bệnh vin USNS Mercy-được xem như "bnh vin di đng khng l" có 12 phòng m được trang b đy đ, 1.000 giường bnh, dch v chp phóng x v tinh, phòng thí nghim y tế, nhà thuc, phòng khám thị lc, chp ct lp vi tính…

Báo Công an Nhân dân cho biết ngoài hot đng khám – cha bnh, các đi tình nguyn t tàu Bệnh viện Mercy còn tu sa li cơ s vt cht các Trm y tế xã Diên Đin, Diên Hòa - huyn Diên Khánh ; Trm y tế xã Vĩnh Trung - TP Nha Trang ; Trung tâm Giáo dục và Phc hi chc năng cho tr em khuyết tt… vi tng kinh phí trên 65.000 đôla.

Truyền thông Vit Nam cho biết đây là ln th 9, Chương trình Đi tác Thái Bình Dương (PP) được t chc ti Vit Nam và ln th 2 liên tiếp đến Khánh Hòa. Đoàn sẽ lưu li ti Khánh Hòa trong 2 tun, t ngày 17/5 đến ngày 2/6/2018.

Published in Quốc tế

Ván bài Trung Quốc ở Biển Đông chưa ngã ngũ

Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 12/05/2018 là tờ tuần báo hiếm hoi quan tâm đến Biển Đông với một bài phân tích của phóng viên tại Washington mang tựa đề khá châm biếm : "Quậy phá : Trung Quốc đã bố trí tên lửa trên các đảo ở Biển Đông". Điểm đáng chú ý là tác giả bài báo đã có một cái nhìn khác với xu hướng hiện nay theo đó Mỹ đã để mất Biển Đông vào tay Trung Quốc. Đối với The Economist, mọi sự chưa hẳn đã được an bài.

bd1

Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa, Biển Đông), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017 - Reuters/Erik de Castro

Bài báo mở đầu bằng lời báo động vào tháng Tư (2018) vừa qua của đô đốc Philip Davidson, người được tổng thống Donald Trump đề cử lãnh đạo lực lượng vũ trang Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo viên tướng này, sau gần 5 năm nạo vét và bồi đắp các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Philippines, Malaysia và Việt Nam, "Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ".

Đô đốc Davidson đã nêu bật việc Trung Quốc đã đưa lên các thực thể đủ loại thiết bị quân sự, điều duy nhất chưa thấy là "lực lượng đồn trú". Theo viên tướng Mỹ, một khi lực lượng này được triển khai, các tiền đồn của Trung Quốc sẽ có thể thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và "áp đảo dễ dàng" các đối thủ Châu Á đòi chủ quyền trên các vùng biển đó.

Vào đầu tháng Năm, toàn cảnh mà đô đốc Davidson vẽ ra đã được tình báo Mỹ chi tiết hóa bằng thông tin, theo đó Bắc Kinh dường như đã triển khai tên lửa trên ba thực thể - Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef) - từ các loại tên lửa hành trình diệt hạm YJ-12B với tầm bắn 295 hải lý (545km), đến tên lửa địa đối không HQ-9B có thể tiêu diệt phi cơ có người lái và không người lái trong phạm vi 160 hải lý.

Khi được hỏi về điều này, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định rằng chính quyền Trump "biết rất rõ về hoạt động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc" và đe dọa Bắc Kinh về "những hậu quả" phải gánh chịu.

Đối với The Economist, cho đến những năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama, nhiều sĩ quan quân đội và quan chức Nhà Trắng đã xem nhẹ việc Trung Quốc cải tạo các rạn san hô đang tranh chấp. Theo họ, các căn cứ mà Bắc Kinh bồi đắp không có gì đáng ngại, và có thể bị tiêu diệt nhanh chóng trong một cuộc xung đột thực thụ.

Theo chuyên gia Andrew Erickson thuộc trường Hải Chiến Mỹ, ngay cả vào lúc này, các cơ sở đó cũng không đáng sợ hơn bao nhiêu, thế nhưng mục tiêu của Trung Quốc không phải là khởi động một cuộc chiến tranh với Mỹ, mà là giữ thế thượng phong trong thời bình, hoặc trong các cuộc khủng hoảng ở trong "vùng xám", giữa hòa bình và chiến tranh. Trung Quốc muốn nói rõ với những láng giềng nhỏ và yếu hơn rằng họ sẽ phải "trả giá khủng khiếp nếu cố chống lại Trung Quốc ở Biển Đông"…

Tuy vậy, đối với chuyên gia Erickson, Biển Đông chưa bị mất. Mỹ đã cho đến nay đã ngăn cản được, không cho Trung Quốc phát triển khu vực bãi Scarborough, một rạn san hô ngoài khơi Philippines, đang bị Bắc Kinh kiểm soát. Nếu biến được nơi này thành tiền đồn, Trung Quốc sẽ hoàn thành được mục tiêu khống chế hoàn toàn Biển Đông.

Một dấu hiệu khác : Từ lúc ông Trump lên làm tổng thống, chưa thấy Trung Quốc có hành động khiêu khích trắng trợn nào nhắm vào tàu Mỹ hoạt động hợp pháp trong vùng.

Đồng thuận chống Trung Quốc ngày càng tăng tại Mỹ

Khi nói về các hậu quả mà Trung Quốc sẽ phải gánh chịu, chính quyền Trump có vẻ rất mơ hồ. Nhưng điều đó phù hợp với đồng thuận ngày càng tăng giữa các tướng lĩnh Mỹ, đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong Quốc Hội, và ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp.

Hầu như tuần nào cũng có, hoặc là điều trần tại Quốc Hội, hoặc là những hội thảo của các trung tâm tham vấn, để tranh luận về cách thức – chứ không còn là nên hay không nên - đẩy lùi Trung Quốc. Chủ đề có lúc là sức mạnh quân sự đang phát triển nhanh chóng của Bắc Kinh, có lúc khác lại là những hành vi thù địch ngấm ngầm của Trung Quốc, chẳng hạn như hành vi trộm cắp hoặc buộc các doanh nghiệp Mỹ phải chuyển giao công nghệ…

Quy mô ngày càng lớn của các quan ngại của Mỹ về Trung Quốc giúp giải thích sự thiếu tiến bộ khi một phái đoàn chính phủ do bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin dẫn đầu, đến thăm Bắc Kinh vào ngày 3-4/05. Yêu cầu của Mỹ đi từ việc đòi Trung Quốc giảm thâm hụt thương mại song phương xuống 200 tỷ đô la một năm vào năm 2020, đến việc muốn Bắc Kinh giảm bớt việc ép buộc chuyển giao công nghệ, và ngừng trợ cấp cho các doanh nghiệp công nghệ cao mà Bắc Kinh muốn ủng hộ trong kế hoạch công nghiệp "Made in China 2025" của họ.

Ở Trung Quốc, chính quyền Trump bị buộc tội là thiếu nhất quán và không biết mình muốn gì. Nhưng nhìn từ Washington, Trung Quốc đang tấn công hay thách thức trên nhiều mặt trận, khiến cho Mỹ phải nghĩ đến việc "đẩy lùi toàn diện". Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cần đến một đô đốc để nói với họ rằng bão tố đang chờ ở phía trước.

Nên chăng viết lại Thánh Kinh và Kinh Coran

Về trang nhất các tuần báo Pháp, L’Obs tuần này đã chạy một tựa đề rất khiêu khích : "Kinh Thánh (Thiên Chúa giáo) – Kinh Coran (Hồi giáo) - Nên chăng viết lại hai bộ kinh này ?".

Trong một hồ sơ dài 12 trang, L’Obs đã nêu bật sự kiện là trước sự xuất hiện của nhiều hành vi bài Do Thái, trong đó có cả vụ hai bà cụ người Do Thái bị sát hại dã man, mà thủ phạm rõ ràng thuộc phần tử Hồi giáo quá khích, mới đây đã xuất hiện hai bản tuyên ngôn (hay kiến nghị) kêu gọi chống lại hiện tượng "bài Do Thái mới".

Một bản do 300 nhân vật ký tên, đã gắn liền "chủ nghĩa bài Do Thái mới" đó với ngôn từ trong chính bộ kinh Coran của đạo Hồi, và đề nghị "đánh dấu là lạc hậu" tất cả những đoạn bị cho là kích động bạo lực dữ dội nhất.

Bên cạnh đó, có một bản thứ hai, do 30 tu sĩ Hồi giáo (imam) ký tên, thì cho rằng các hành vi bạo lực bài Do Thái chỉ là kết quả độc hại của việc một thiểu số tội phạm ngu dốt đã hiểu sai những điều tinh tế mang tính chất lịch sử được ghi lại trong bộ kinh. Họ đề nghị là phải giải thích rõ, lồng những đoạn kinh đó vào bối cảnh lịch sử, và giữ khoảng cách với những gì được nêu.

Theo tuần báo L’Obs, những lời kêu gọi xét lại kinh Coran dĩ nhiên đã gặp phải những phản ứng dữ dội, và kéo theo những lời cáo buộc là quyển thánh kinh của Thiên Chúa giáo cũng có những đoạn kích động bạo lực tương tự, vì "Kinh Coran không phải là quyển kinh thánh duy nhất kêu gọi chiến đấu chống kẻ khác".

Đối với L’Obs, việc kêu gọi "gạn lọc" các bộ kinh không phải là điều mới lạ, đó là một ước muốn không tưởng, bị mọi nhà nghiên cứu cho là vô hiệu. Thế nhưng, lời kêu gọi "viết lại" kinh Hồi giáo của 300 nhân sĩ mới đây đã cho phép giải tỏa một cấm kỵ, cho phép nói lên rằng việc đề cập đến kinh Coran không phải là một điều bị cấm, và việc chỉ trích đạo Hồi không phải là một âm mưu thóa mạ đến từ phương Tây.

Chống tệ nạn sách nhiễu nữ sinh trong trường trung học

Vào lúc phong trào chống sách nhiễu tình dục phụ nữ đang sôi nổi ngoại xã hội, đặc biệt là tại Liên Hoan Điện Ảnh Cannes vừa khai mạc, tuần báo Pháp L’Express đã dành hồ sơ trang nhất cho tệ nạn sách nhiễu nữ sinh trong các trường trung học Pháp.

Trong một hồ sơ dài 12 trang, tuần báo Pháp đã nêu bật ví dụ về Hajar và Shanley, hai nữ sinh tại trường trung học Camille Pissarro ở Pontoise vùng Val d'Oise, ngoại ô Paris, mà hình ảnh chiếm trọn trang bìa với câu hỏi lớn "Phải chăng chúng ta đã bỏ rơi các cô gái ?".

Theo L’Express, vì quá mệt mỏi trước các hành vi đe dọa, những câu chửi rủa và thậm chí là các vụ hành hung, xâm phạm thể chất mà họ phải thường xuyên chứng kiến hoặc là nạn nhân - mà thủ phạm là các học sinh nam trong trường - vào tháng 12 năm ngoái 2017, hai nữ sinh này đã huy động bạn bè cùng trường biểu tình chống lại.

Và họ đã thành công : Đã có đến 300 học sinh trung học, nam cũng như nữ, tập trung trước cổng trường để nói lên thái độ bất bình của mình và biểu lộ tình đoàn kết với các nạn nhân.

Vào khi ấy, họ đã thu hút được mối quan tâm của các phương tiện truyền thông, nhưng chỉ trong chốc lát mà thôi. Lần này, hai nữ sinh đã dũng cảm lộ diện trên trang bìa tuần báo L’Express, để đánh động dư luận một lần nữa, để mọi người đừng bỏ rơi các em, và nhất là để được các phụ huynh, các bậc đàn anh, đàn chị của họ lắng nghe.

L’Express không ngần ngại lên tiếng cảnh báo là không nên làm ngơ trước tệ nạn này. Tờ báo viết : "Nếu cứ để cho một bộ phận thanh thiếu niên của chúng ta (tức là thủ phạm các vụ sách nhiễu trong trường học) phá vỡ một giá trị căn bản trong xã hội chúng ta - sự bình đẳng giữa nam nữ - chúng ta dọn đường cho điều tồi tệ nhất".

Bí quyết học nhanh và tốt cho mọi lứa tuổi

Như thông lệ, trang bìa tuần báo Pháp Le Point lại được dành cho một đề tài phổ quát : "Làm sao học được nhanh và tốt ?" để phát triển năng lực cá nhân.

Tính chất phổ quát của đề tài này đã được Le Point nhấn mạnh với hàng ghi chú nhỏ dưới tựa lớn : "từ 7 đến 97 tuổi", mô phỏng và vượt qua một khẩu hiệu nổi tiếng của tuần báo truyện tranh Tintin, từng khẳng định là được dành cho độc giả từ 7 đến 77 tuổi.

Hồ sơ cũng dài 12 trang của Le Point giới thiệu những khám phá của giáo sư Stanislas Dehaene được tờ báo mệnh danh là "Đức giáo hoàng của não – Le Pape du cerveau", nói theo tiếng Việt là "Bậc Thầy của não".

Ảnh của giáo sư Dehaene ngồi đằng sau bàn làm việc tại trung tâm nghiên cứu NeuroSpin-CEA đã được Le Point giới thiệu ở trang bìa. Đáng chú ý là trên bàn có đặt một mô hình bộ não của chính ông.

Là giáo sư tại Học Viện Pháp Quốc Collège de France, viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, ông Stanislas Dehaene hiện là Chủ tịch Hội đồng giáo dục khoa học Pháp. Theo Le Point, ông là người hiểu rõ nhất bộ óc của con người, và đương kim bộ trưởng giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đang kỳ vọng vào ông để tối ưu hóa các phương pháp giảng dạy tại Pháp.

Ba sai lầm của Macron trong chính sách Châu Âu

Đánh giá kết quả một năm đầu cầm quyền của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mọi người đều cho rằng ông rất thành công về đối ngoại. Tuy nhiên, trong một bài xã luận của mình, Le Point tuần này đã nghiêm khắc ghi nhận rằng trên hồ sơ Châu Âu, vị tổng thống rất ủng hộ Châu Âu này chưa đạt được kết quả khả quan nào, vì đã mắc phải ba sai lầm.

Đối với Le Point, đúng là tổng thống Pháp đã nhận được giải thưởng Charlemagne 2018, giải cao quý nhất dành cho những người có công phát huy Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng đó chỉ là giải an ủi cho quyết tâm của ông, chứ còn trong thực tế, tất cả các đề xuất cải tiến Châu Âu của ông đều gặp khó khăn.

Tuần báo Pháp đã liệt kê một danh sách dài về những ước muốn chưa thành : Đề nghị của ông Macron về một Nghị Viện hay một Bộ Trưởng cho khối sử dụng đồng Euro đã bị chỉnh lý ; mong muốn của ông về một sắc thuế trên các đại gia kỹ thuật số của Mỹ vẫn ở dạng ý định ; dự án mà ông rất tâm đắc là một liên danh đa quốc gia trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tới đây đã bị Berlin bắn chìm…

Ngoài ra còn có một loạt ý kiến khác cũng bị gác qua một bên chờ một ngày mai tươi đẹp hơn. Lý do khiến cho tổng thống Macron không thành công, theo Le Point, xuất phát từ ba sai lầm cơ bản mà ông cần rút tỉa kinh nghiệm.

Trước tiên là tính toán chiến lược sai lầm. Tổng thống Pháp đã đặt cược hoàn toàn vào thủ tướng Đức Angela Merkel, nhưng không thể ngờ được là sau một thời gian dài ngự trị, bà đã bị suy yếu đáng kể về mặt chính trị, bất lực trong việc thành lập nhanh chóng một chính phủ liên minh, bị cạnh tranh trong nội bộ Liên minh Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo của mình. Trong tình thế đó, thủ tướng Đức đã không thể đáp ứng các đề nghị của Paris.

Kế đến là sai lầm về mặt phương pháp. Cách tiếp cận theo chiều dọc từ trên áp đặt xuống dưới có thể thành công ở Pháp, trong nội bộ một quốc gia, nhưng không có tác động trong Liên Hiệp Châu Âu, nơi mà phương pháp phải là nhẫn nại thương thảo, tìm kiếm thỏa hiệp, dù phải mất thời gian. Và trong cách tiếp cận theo chiều ngang đó, Pháp phải có những đồng minh, sẵn sàng truyền tải các ý kiến. Tổng thống Pháp đã không có được những điểm tiếp nối đó : Ủy Ban Châu Âu thì đang trên đà rệu rã, Ý rơi vào tình thế bế tắc Chính trị từ cuộc bầu cử ngày 04 tháng 3, Tây Ban Nha đang bị sa lầy trong các cuộc tranh cãi nội bộ, Anh thì chuẩn bị rút khỏi Liên Âu, các nước Trung Âu thì bát bình trước thái độ bị coi là ngạo mạn của Pháp. Và những người ở Bắc Âu, rất hà tiện, đã bất ngờ phản công chống ông Macron.

Sai lầm sau cùng là thiếu nhạy bén về thời gian tính. Phát biểu của ông tại đại học Sorbonne vào cuối tháng Chín 2017, vào lúc bà Merkel không có chính phủ, đã bị Đức cảm nhận như là một nỗ lực để trói tay Berlin. Còn từ giờ trở đi, với cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng 5 năm 2019 đã gần kề, mọi ý định "cải tổ" lại Châu Âu đều bị cho là phù phiếm.

Hai khối Bảo thủ châu âu hay Dân chủ xã hội, vốn thay phiên nhau nắm giữ những chúc vụ then chốt ở Châu Âu trong nhiều năm qua, sẽ không dại gì mà dễ dãi với tổng thống Pháp vốn muốn làm đảo lộn cục diện Nghị Viện Châu Âu vào năm tới.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Pháp-Úc cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh thống trị Ấn Độ-Thái Bình Dương (RFI, 02/05/2018)

Không một quốc gia nào có quyền thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương : Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã tuyên bố như trên vào hôm nay, 02/05/2018 trong buổi họp báo chung tại Sydney nhân chuyến công du nước Úc của tổng thống Pháp. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng theo hãng tin Pháp AFP, lãnh đạo hai nước đã ám chỉ Bắc Kinh.

biendong1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào các thành viên chính phủ Úc, sân bay Sydney, 01/05/2018PETER PARKS / AFP

Theo AFP, tổng thống Macron đã cho rằng Pháp cũng như Úc, cùng với một quốc gia dân chủ khác trong vùng là Ấn Độ, có trách nhiệm bảo vệ khu vực này khỏi ách "bá quyền", một từ ngữ ám chỉ thế lực ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong vùng.

Tổng thống Pháp tuyên bố : "Điều quan trọng là phải bảo vệ sự phát triển dựa trên các quy tắc của luật pháp trong toàn vùng... và duy trì thế cân bằng cần thiết trong khu vực… Điều quan trọng với bối cảnh mới hiện nay là không nên có một thế lực bá quyền nào".

Về phía Úc, thủ tướng Turnbull đã gọi Pháp là một "cường quốc Thái Bình Dương" và cho biết là ông hoan nghênh sự vươn lên về mặt kinh tế cũng như nguồn đầu tư của Trung Quốc, nhưng kêu gọi tất cả các bên cùng hợp tác ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo ông Turnbull, điểm thiết yếu là mọi bên phải tuân thủ "một nguyên tắc của luật pháp theo đó sức mạnh không phải là lẽ phải, cá lớn không thể nuốt cá bé, cá bé không thể nuốt tôm tép".

Đối với thủ tướng Úc, chính nguyên tắc luật pháp đó là điều mà Canberra và Paris đang tìm cách duy trì trong toàn khu vực.

Theo AFP, tuyên bố của hai lãnh đạo Pháp Úc được đưa ra vào lúc các nước trong vùng ngày càng lo ngại về đà vươn lên của một nước Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán.

Pháp có một số lãnh thổ là hải đảo ở Thái Bình Dương, còn Úc thì ngày càng cảnh giác trước việc Bắc Kinh vươn tầm ảnh hưởng xuống khu vực Nam Thái Bình Dương, điều có thể phá vỡ thế cân bằng chiến lược trong khu vực.

Láng giềng của Úc là New Zealand cũng đã bày tỏ nỗi "lo âu chiến lược", một thuật ngữ ngoại giao dùng để chỉ sự quan ngại trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại các đảo quốc trong khu vực.

Vào tháng trước, báo chí Úc đã loan tin về việc Trung Quốc muốn thiết lập một căn cứ quân sự lâu dài tại Vanuatu, điều đã bị Bắc Kinh phủ nhận

Theo ước tính của viện nghiên cứu Úc Lowy, trong giai đoạn 2006-2016, Trung Quốc đã tài trợ 1,78 tỷ đô la, bao gồm các khoản vay ưu đãi, cho các quốc gia nhỏ ở vùng Thái Bình Dương.

Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp, hai nước đã một loạt thỏa thuận trong các lãnh vực từ hợp tác công nghiệp quốc phòng, cho đến phát triển công nghệ để khai thác năng lượng mặt trời và bảo vệ các rạn san hô.

Tổng thống Pháp sẽ rời Úc vào ngày mai, 03/05 để qua Tân Đảo, Nouvelle Calédonie, một vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương.

Trọng Nghĩa

******************

Philippines lần đầu trang bị hỏa tiễn cho tàu chiến (RFI, 02/05/2018)

Quân đội Philippines hôm nay 02/05/2018 loan báo đã mua hệ thống hỏa tiễn đầu tiên để trang bị cho chiến hạm, nhằm tăng cường năng lực răn đe trên Biển Đông, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội.

biendong2

Một tàu chiến của Philippines đậu gần tổng hành dinh quân đội, Manila, ngày 11/12/2011. Reuters/Philippine Navy Handout

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Arsenio Andolong cho biết, hỏa tiễn Spike ER do Israel chế tạo đã được lắp đặt vào các tàu chiến do Philippines tự đóng, được gọi là tàu tấn công đa năng. Tuy nhiên chưa rõ bao giờ hệ thống hỏa tiễn địa-địa tầm ngắn và địa-không sẽ được đưa vào hoạt động.

Một chỉ huy cấp cao của hải quân nói với Reuters, lực lượng tuần duyên Philippines trên Biển Đông giờ đây đã mạnh hơn. Sĩ quan giấu tên này nói : "Đây sẽ là phương tiện răn đe vì lần này chúng tôi có được một loại vũ khí đáng tin cậy, có thể đánh thẳng vào mục tiêu dù đó là tàu nhỏ hay tàu lớn".

Loại tên lửa mới mua có tầm bắn 8 km. Manila đã chi ra tổng cộng 11,6 triệu đô la để mua về, các hệ thống này sẽ được lắp đặt cho ba chiếc tàu thuộc đội tàu cơ động. Các chiến hạm khác của Philippines trong đó có hai chiếc do Hàn Quốc đóng, được trang bị hỏa tiễn tầm xa.

Theo Reuters, Philippines dành ngân sách 125 tỉ peso (2,41 tỉ đô la) trong 5 năm tới để mua chiến hạm, chiến đấu cơ, trực thăng, phi cơ trinh sát, máy bay không người lái và các hệ thống radar.

Thụy My

**************************

Philippines mua tên lửa từ Israel sử dụng cho tàu tuần tra Biển Đông (RFA, 02/05/2018)

Philippines vừa hoàn tất việc mua những hệ thống tên lửa trên tàu đầu tiên của mình để gia tăng khả năng đánh chặn trên biển của quân đội nước này. Giới quân đội và hải quân Philippines cho biết tin này hôm 2/5.

biendong3

Philippines đã chi trả hơn 11 triệu đô la cho Israel để mua hệ thống tên lửa Spike ER trang bị cho tàu chiến.

Tên lửa Spike ER do Israel sản xuất là hệ thống tên lửa tầm ngắn đất đối đắt và đất đối không. Các tên lửa này sẽ được lắp trên các tàu pháo hạm sản xuất trong nước. Hiện vẫn chưa rõ bao giờ thì các giàn tên lửa này sẽ đi vào hoạt động.

Reuters trích lời một giới chức hải quân Philippines cho biết giờ đây hải quân Philipines sẽ được trang bị tốt hơn cho việc tuần tra Biển Đông và các vùng nước có cướp biển.

Philippines cho hay nước này đã trả hơn 11 triệu đô la cho hệ thống tên lửa này.

Published in Châu Á

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa mới công bố một "phát hiện" về "Bản đồ mới của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa". Bản đồ chính trị quốc gia này dường như được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 04/1951.

bando1

Đảo Hải Nam và bản đồ hình "lưỡi bò" đòi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông(@wikipedia.org)

Theo trang Asia Times ngày 29/04/2018, "phát hiện" này có thể sẽ là một ý đồ mới nhằm củng cố, thậm chí là mở rộng những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng Biển Đông, và như vậy chứng minh về mặt pháp lý bản đồ "9 đoạn" của nước này.

"Đường chữ U" (hay "Lưỡi bò") trong bản đồ in năm 1951 được nối liền liên tục, thay vì đứt đoạn như trong yêu sách gần đây của Trung Quốc. Với các nhà nghiên cứu Trung Quốc, bản đồ năm 1951 là bằng chứng không chối cãi được về việc "ranh giới hình chữ U là đường biên giới Trung Quốc trên Biển Đông" và vùng biển nằm trong hình chữ U "thuộc chủ quyền của Trung Quốc".

Nghiên cứu được các nhà khoa học "độc lập" của Câu lạc bộ Quang Hoa và Khoa học Địa lý công bố và được nhà xuất bản SDX phát hành. Chính phủ Trung Quốc không chính thức công nhận nghiên cứu này.

Tuy "phát hiện" trên được cho là kết quả tìm tòi của các nghiên cứu độc lập nổi tiếng ở Trung Quốc, nhưng Asia Times đặt câu hỏi liệu kết quả này có bị chính phủ tác động hay không, trong bối cảnh Nhà nước, dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm soát chặt chẽ các Viện Hàn Lâm.

Nghi vấn này có cơ sở vì ngày 22/04/2018, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post tiết lộ một dự án nghiên cứu hải dương của Trung Quốc. Dự án này chủ trương vạch ra "đường ranh giới mới" trên Biển Đông với đường "Lưỡi bò" nối liền.

Thủ tướng Singapore : "Đàm phán COC về Biển Đông sẽ không dễ dàng"

Quá trình đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ không dễ dàng và có thể sẽ mất nhiều thời gian. Ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, đã phải thừa nhận như trên trong buổi họp báo ngày 28/04 kết thúc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32. Ông cũng nhấn mạnh là các nước ASEAN đã "trao đổi quan điểm" về những tranh chấp ở Biển Đông.

Trước đó, trong một thông cáo chung, công bố ngày 27/04, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí cùng tích cực làm việc để đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử hiệu quả tại Biển Đông.

Thu Hằng

Published in Châu Á