Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Singapore lên làm chủ tịch ASEAN : Cơ may cho Biển Đông ? (RFI, 25/10/2017)

Vào lúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Philippines sắp chấm dứt, vai trò của Singapore đã bắt đầu thu hút sự chú ý vì là nước sẽ lên đứng đầu Hiệp Hội Đông Nam Á kể từ năm tới 2018. Vào lúc thủ tướng Singapore công du nước Mỹ để củng cố thêm quan hệ quốc phòng song phương vốn đã rất chặt chẽ, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore đã đến Philippines dự Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và hôm 24/10/2017 đã tiết lộ một sáng kiến quan trọng liên quan đến Biển Đông : Đó là khả năng tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và toàn khối ASEAN. Theo phía Singapore, nếu được thực hiện, sáng kiến này sẽ cho phép giảm thiểu đáng kể căng thẳng đến từ tranh chấp biển đảo tại vùng Biển Đông giữa 4 nước ASEAN và Trung Quốc.

bd6

Ảnh minh họa : Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Ảnh 30/09/2017.bReuters/Bobby Yip

Giới quan sát đã ghi nhận tính chất thực tế trong sáng kiến nêu trên, phản ánh một đặc điểm vốn có của Singapore.

Mới đây, trên trang mạng kênh truyền hình Singapore Chanel News Asia, trong một bài ý kiến mang tựa đề "Singapore làm chủ tịch luân phiên ASEAN phải chăng là một cơ may để có tiến bộ thực tế ở Biển Đông ? (Singapore’s chairmanship a chance to make practical progress on South China Sea)", hai chuyên gia Henrick Z Tsjeng và Collin Koh thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, đã nêu bật một số tiến bộ có thể đạt được - đặc biệt về mặt an ninh - trên hồ sơ Biển Đông khi Singapore lên làm chủ tịch ASEAN vào năm 2018.

Đối với hai chuyên gia Singapore, Châu Á–Thái Bình Dương là một vùng mà các tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết - và không có dấu hiệu sớm có giải pháp – đặc biệt tại Biển Đông - là những lò lửa chiến tranh.

 Mọi người đã thở phào nhẹ nhõm sau khi Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận vào tháng trước về một cái khung cho một Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông (Framework on the Code of Conduct).

Singapore, quốc gia nói ít làm nhiều

Theo hai chuyên gia Singapore, việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm : Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho nên có tư thế nhất để thúc đẩy quan điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Henrick Z Tsjeng và Collin Koh trước hết nhấn mạnh đến các nỗ lực của Singapore trong việc cụ thể hóa quan hệ hợp tác giữa 18 nước trong cơ chế Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ADMM +, bằng những đề nghị tập trận chung và giao lưu quân sự, qua đó thể hiện bản lĩnh của một quốc gia nhỏ bé nhưng nhạy bén trong vấn đề an ninh khu vực, có những trực giác tốt trong việc định hướng lối tiến tới trong vấn đề an ninh.

Dĩ nhiên là không thể chối bỏ thực tế địa chính trị gay go của tranh chấp lãnh thổ và tiến trình đàm phán lâu dài. Để có được Bộ Quy Tắc Ứng Xử cho Biển Đông, cần có những cuộc thảo luận dài lâu, và cơ chế này sẽ mất nhiều thời gian để hình thành.

Nhưng trong thời gian chờ đợi thì thực tế hiện trường đòi hỏi là những lực lượng trên biển – Hải Quân và Tuần Duyên – phải mau chóng thảo luận về cách đề phòng và giảm thiểu những cuộc chạm trán trong những vùng biển tranh chấp.

Theo hai tác giả, không nên xem nhẹ quan hệ chặt chẽ xây dựng trên nền tảng thói quen hợp tác và sự tin tưởng giữa các lực lượng an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương để bảo đảm sao cho căng thẳng không vượt khỏi tầm kiểm soát, và hiểu lầm ở hiện trường không biến thành vòng xoáy dẫn đến đọ sức bằng vũ khí.

Một trong những sáng kiến theo hướng này Quy Tắc Ứng Xử Khi Đối Đầu Ngoài Ý Muốn Trên Biển (Code for Unplanned Encounters at Sea-CUES), một thỏa thuận mà 21 lực lượng Hải Quân đã ký và đồng ý, xác định những quy tắc ở hiện trường để giải quyết các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân.

Nhìn chung thì Hải Quân trong khu vực đều chấp hành tích cực bộ quy tắc này, như Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện. CUES cũng nằm trong chương trình huấn luyện, thao diễn giữa một số nước trong khu vực.

Theo hai chuyên gia, đã đến lúc mở rộng CUES cho những lực lượng khác, bắt đầu bằng lực lượng tuần duyên hay cảnh sát biển, vốn hoạt động ở tuyến đầu tại những điểm nóng ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, sau đó mở rộng ra cho những cơ quan khác...

Tại Đối Thoại Shangri-La tháng 6/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen đưa ra một loạt đề nghị để tránh những vụ chạm trán trên không giữa các máy bay quân sự ASEAN, theo mô hình những điều từng được Hoa Kỳ và Trung Quốc chấp nhận tháng 9/2015 và ghi trong Biên Bản Ghi Nhớ (Memorandum of Understanding) về quy tắc ứng xử cho những vụ chạm trán trên không và trên biển.

An toàn cho các tàu ngầm

Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore cũng đã đề nghị mở rộng quy tắc CUES cho các hoạt động dưới mặt nước, dự phòng sự phát triển của hạm đội tàu ngầm : Hải Quân Châu Á -Thái Bình Dương dự kiến sẽ có từ 250 đến 300 tàu ngầm khoảng vào 2030

Trong lãnh vực này, hai tác giả đã ghi nhận một số tiến bộ trong việc tăng cường trao đổi thông tin đề phòng tàu ngầm đụng nhau trong vùng. Hải Quân Singapore chẳng hạn đã tung ra một Cổng Thông Tin về An Toàn cho Tàu Ngầm (Submarine Safety Information Portal ) vào tháng 5 năm nay, giúp nêu bật những rủi ro như lưu thông trên biển hay những chướng ngại vật ở dưới đáy biển.

Vụ đụng tàu gần đây như trường hợp chiếc USS John McCain nêu bật những mối hiểm nguy đến từ lưu thông chằng chịt trên biển trong những tuyến hẹp. Những mối hiểm nguy đối với tàu trên mặt biển này cũng không nên đánh giá thấp đối với tàu ngầm.

Với Singapore, ASEAN đi xa hơn nữa ?

Hai chuyên gia Z Tsjeng và Collin Koh đi đến kết luận : Là nước tiếp nối theo Philippines để lãnh đạo ASEAN, Singapore có nhiều cơ hội trong năm tới đây khi ASEAN và Trung Quốc có vẻ nghiêm túc bước vào thảo luận bộ Quy Tắc Ứng Xử COC.

Trong tư thế chủ tịch ASEAN, Singapore có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, như thông qua Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng ADMM+, hay Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, để mở rộng việc áp dụng các quy tắc tránh va chạm, dĩ nhiên trước tiên là trong nội bộ ASEAN và sau đó cho những đối tác bên ngoài khu vực.

Những quy tắc phải mang tính ràng buộc và chỉ riêng việc công bố những quy tắc đó sẽ giúp phát triển cung cách ứng xử tốt trên biển và trên không, dẫn đến những trao đổi tốt và giảm những tính toán sai lệch giữa các lực lượng an ninh trong vùng.

Có làm như thế thì ASEAN mới đóng góp vào hòa bình và ổn định của vùng... ASEAN đã đi qua một cách đáng khen quãng đường 50 năm, nhất là trong hợp tác an ninh. Với Singapore là chủ tịch trong năm tới đây, thì ASEAN còn có khả năng đi xa hơn nữa.

Mai Vân

******************

Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ? (RFI, 24/10/2017)

Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du Châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?

dna1

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các lãnh đạo cao cấp của Quân Đội tại Nhà Trắng (Washington DC), ngày 05/10/2017. Reuters/Yuri Gripas

Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược "xoay trục" quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.

Thái độ dấn thân của chính quyền Obama đã trấn an được các nước ASEAN.

Trong lãnh vực nhân quyền, với nỗ lực phối hợp trừng phạt và vận động ngoại giao, Washington đã giúp cho Miến Điện thực hiện tiến trình dân chủ hóa.

Giờ đây, ở Washington, chính quyền kế nhiệm đã bước vào tháng thứ 10. Một trong những lo ngại chính đáng của khu vực là liệu tổng thống Donald Trump có tìm cách phá bỏ di sản chiến lược của tổng thống tiền nhiệm hay không ?

Câu hỏi này được nêu lên cùng lúc trên hai nhật báo lớn ở Đông Nam Á : The Bangkok Post của Thái Lan và The Myanmar Times của Miến Điện. Theo tác giả, Kavi Chongkittavorn, câu trả lời là vừa có vừa không.

Có, bởi vì TPP bị Trump xếp lại. Không, bởi vì trên thực tế, cho đến bây giờ, sau mười tháng cầm quyền, không có dấu hiệu chủ nhân Nhà Trắng lạnh nhạt với một thành viên ASEAN.

Sử dụng tài nghệ giao dịch của một doanh nhân, tổng thống Donald Trump tạo được quan hệ tốt với Singapore, Malaysia, Philippines của Duterte, Thái Lan của Chan-O-Cha, Indonesia và Việt Nam. Đây là những quốc gia có vị trí then chốt cho nền an ninh và quyền lợi của Mỹ trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự, Singapore và Malaysia còn là thành viên trong nhóm "ngũ cường" với Anh, Úc và New Zealand. Bây giờ Washington muốn có thêm hai đối tác chiến lược mới là Việt Nam và Indonesia.

Lần đầu tiên từ sau Thế Chiến Thứ II, vị thế của Mỹ trong khu vực bị Trung Quốc công khai cạnh tranh. Chính quyền Trump ý thức rõ mối nguy này nên cố gắng cân bằng lực lượng. Từ tháng 5/2017, tổng thống Donald Trump tiếp kiến các nhà lãnh đạo Đông Nam Á từ thủ tướng Malaysia, Thái Lan cho đến Việt Nam trong khi phó tổng thống Mike Pence gặp tổng thống Indonesia tại Djakarta. Ngày 23/10, đến lượt thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, lãnh đạo thành viên Đông Nam Á sau cùng kết thúc loạt tiếp xúc của Donald Trump trước khi chủ nhân Nhà Trắng gặp toàn bộ lãnh đạo 10 lãnh đạo ASEAN, nhân Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẳng và sau đó tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Clark, Philippines.

Đối với Philippines, tuy tổng thống Duterte hay "Trump Châu Á" có cường điệu với Mỹ, nhưng quan hệ song phương rất vững chắc, hợp tác quốc phòng được tăng cường trong năm 2018.

Ẩn số còn lại là Việt Nam và Miến Điện. Trong cuộc gặp gỡ hồi tháng năm tại Nhà Trắng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa hẹn tăng cường trao đổi thương mại với Mỹ và trong bản tuyên bố chung, hai bên chống lại mọi hành động "quân sự hóa Biển Đông".

Theo nhà bình luận Kavi Chongkittavorn, chuyện lý thú là để coi tổng thống Donald Trump xếp Việt Nam vào vị trí nào trong chiến lược toàn diện. Hà Nội đã được chính quyền Obama hủy lệnh cấm vận vũ khí kéo dài suốt 50 năm, nâng Việt Nam lên thành một trong những đối tác chiến lược trong vùng. Riêng đối với Miến Điện, một di sản của Obama vừa bị tấn công : Mỹ ban hành một số biện pháp trừng phạt quân đội Miến Điện, thủ phạm sát hại người Rohingya.

Nhìn chung, vì quyền lợi cốt lõi, Hoa Kỳ tiếp tục xây dựng và củng cố một liên minh trong vùng Đông Nam Á nhưng phải chờ hai cuộc hẹn ở Đà Nẵng và Clark vào đầu tháng 11 để xem tổng thống thứ 45 của Mỹ "tiếp cận" di sản của Barack Obama như thế nào.

Tú Anh

******************

ASEAN : Trung Quốc đề nghị tập trận chung (RFI, 24/10/2017)

Hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM) tại căn cứ không quân Clark (Philippines), hôm 24/10/2017, bước sang ngày thứ hai, mở rộng cho các đối tác. Singapore tuyên bố Trung Quốc và ASEAN có thể tập trận chung ở Biển Đông để xây dựng "lòng tin cậy".

dna2

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (g) tham dự Hội Nghị Quốc Phòng của khối ASEAN tại sân bay Clark (tỉnh Pampanga, ở phía bắc Manila, thủ đô Philippines) ngày 24/10/2017. Reuters/Dondi Tawatao

Theo hãng tin Anh Reuters, tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng, bộ trưởng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thúc đẩy ASEAN tập trận chung trên biển. Theo lời kể của bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen, ông "không nghe một tiếng phản đối nào trong phòng họp" khi phía Trung Quốc đề nghị tập trận chung vào năm 2018 để "tạo sự tin tưởng lẫn nhau" giữa các bên tranh chấp chủ quyền.

Singapore cho biết sẽ tìm cách sắp xếp thảo luận về hậu cần và tìm địa điểm thích hợp.

Trong bản thông cáo chung, hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 11 cam kết "tôn trọng thi hành nghiêm ngặt Tuyên Bố Ứng Xử Ở Biển Đông DOC và nguyên tắc 6 điểm của ASEAN". Hội nghị kêu gọi nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông cho đến nay vẫn mới ở dạng khung.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông trong một số động thái mà nước này tiến hành thời gian qua ở vùng biển có tranh chấp này 'không phải nhắm vào Việt Nam' mà chính là 'nhắm vào ngư dân Trung Quốc', một học giả từ Đại học Hạ Môn, Trung Quốc nói với BBC tiếng Việt tại Oxford cuối tuần này.

cam1

Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành tập trận, huấn luyện quân sự, trong đó có diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông, theo giới quan sát.

Việt Nam nên 'cùng ngồi xuống' để 'đàm phán song phương' với Trung Quốc về các bất đồng, thay vì đưa ra các 'phản đối', vẫn học giả này nêu ý kiến và 'kêu gọi' Việt Nam.

Trao đổi bên lề một Hội thảo về giải pháp cho xung đột trên Biển Đông tổ chức ở một đại học tại Oxford, hôm 20/10/2017, Giáo sư Phó Côn Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, thuộc Đại học Hạ Môn, nói :

"Có ý kiến của nhà nghiên cứu từ Việt Nam cho rằng lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc thực thi trên Nam Trung Hoa [hay Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam] thời gian qua là vô lối. Không, lệnh cấm đánh cá không phải chống ngư dân Việt Nam mà về cơ bản nó được hướng vào việc kiểm soát chặt chẽ ngư dân Trung Quốc.

"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất là thông qua đàm phán song phương.

"Hai chính phủ và các chuyên gia của hai nước cần ngồi lại và thảo luận về thực thi lệnh cấm đánh cá một cách thức hợp lý hơn thay vì phản đối nó trên Biển Hoa Nam. Qua tư duy thế này, có nhiều điều chúng ta có thể làm được, những điều không thể làm được nhưng phải được nói ra", học giả Trung Quốc, người cho hay ông có 'gốc gác' từ Đài Loan, nói.

cam2

Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc là nhắm vào ngư dân Trung Quốc, theo Giáo sư Phó Côn Thành, từ Đại học Hạ Môn.

Hồi tháng 5/2017, Việt Nam đã có phản ứng phản đối một lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đưa ra tại Biển Đông và cho rằng lệnh cấm 'đơn phương' này là 'trái' với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam và các quyền chủ quyền và tài phán liên quan của Việt Nam trên vùng biển.

"Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 30/4 bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần vịnh Bắc Bộ", báo mạng VnExpress của Việt Nam hôm 4/5 cho hay. Lệnh cấm kéo dài hơn ba tháng, bắt đầu từ 1/5 đến 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

"Trung Quốc áp dụng quyết định với cả ngư dân nước này và ngư dân nước khác. Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm". Đây là lệnh cấm dài nhất kể từ khi Trung Quốc thực thi lệnh này.

"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan. Quyết định này cũng đi ngược lại với tinh thần và lời văn của DOC, không phù hợp với xu thế phát triển quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

cam3

 Tàu đánh cá của Trung Quốc - Hình minh họa (nguồn Tân Hoa Xã)

"Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình", vẫn theo VnExpress.

'Hãy đưa ra những bằng chứng'

Cũng hôm 20/10, học giả đến từ Đại học Hạ Môn của Trung Quốc cũng có một 'thông điệp' nữa cho Việt Nam, khi ông cho rằng Việt Nam cần phải đưa ra các 'bằng chứng' lịch sử chủ quyền cho nhân dân Trung Quốc và thế giới biết, thay vì các bằng chứng được đưa ra tại các 'triển lãm' được cho là đóng cửa với phía Trung Quốc.

"Quí vị biết cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực tế là Trung Quốc đã 'giành lại' toàn bộ khu vực Hoàng Sa và trên Trường Sa, người Việt Nam chiếm nhiều hơn các đảo và đá", học giả Phó Côn Thành nói.

"Nhưng với tôi, mọi việc cần phải trở lại với luật pháp quốc tế, chúng ta không thể xem những gì đã xảy ra đầu thập niên 1970 và sau đó, chúng ta phải xét xem ai phát hiện những quần đảo này trước, ai quản lý những đảo đó trước và ai thực sự đã duy trì và kiểm soát những quần đảo đó trước.

"Trong luật pháp quốc tế, người ta gọi đây là nguyên tắc thủ đắc, với thủ đắc sớm, quản lý sớm và kiểm soát sớm một vùng đất, khi đó một quốc gia sẽ tuyên bố chủ quyền trên đó.

"Tôi biết rằng một số bạn bè Việt Nam của chúng tôi nói rằng họ có những bằng chứng từ sớm.

"Rất tốt thôi ! Hãy đưa cho nhân dân Trung Quốc và thế giới xem những bằng chứng đó…".

Theo học giả này, người mà đồng thời cũng là giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học Hạ Môn, các học giả Trung Quốc đã có các 'bằng chứng' từ rất sớm tới 'hàng ngàn năm' về việc phát hiện các quần đảo và các chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm đã tiến hành việc 'kiểm soát', 'quản lý', đưa ra một thông điệp với Việt Nam, ông Phó Côn Thành nói tiếp :

"Vậy đối với chính phủ và người Việt Nam, các quí vị phải đưa các bằng chứng cho người Trung Quốc và thế giới, nếu triển lãm là sự kiện đóng cửa ở Việt Nam, tôi được cho biết là chính quyền địa phương đã có một số triển lãm đưa ra bằng chứng về chủ quyền với các quần đảo, họ gọi đó là Trường Sa và Hoàng Sa.

cam4

 Có ý kiến trong giới chuyên gia cho rằng Việt Nam nên thay đổi chiến thuật trong phát ngôn và vấn đề 'chủ quyền' của nước này trên Biển Đông.

"Nhưng những triển lãm này không mở cửa với người Trung Quốc... Điều này tạo ra [tranh cãi]... các vị biết là phải thuyết phục người Trung Quốc của chúng tôi, nhưng nếu triển lãm của quí vị lại đóng cửa với người Trung Quốc, thì làm sao người ta có thể được thuyết phục ? Do đó tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam cần phải đối diện với luật pháp quốc tế, cùng với những bằng chứng lịch sử của họ".

Hiện chưa rõ liệu một số triển lãm về lịch sử chủ quyền với hai quần đảo nói trên của Việt Nam trong thời gian qua như được thông tin công khai trên báo chí, truyền thông nhà nước của Việt Nam có hạn chế cụ thể nào hay không về đối tượng được tiếp cận, tham dự các sự kiện triển lãm, trưng bày đã được loan báo.

Đối diện với lịch sử và tòa án

Học giả từ đại học của Trung Quốc hôm thứ Sáu cũng đưa ra thêm bình luận trên quan điểm riêng của ông với BBC tiếng Việt về phương cách giải quyết 'tranh chấp' chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo ông hai bên tranh chấp cần đối diện với 'bằng chứng' lịch sử và trước luật pháp quốc tế, ông Phó Côn Thành nói :

"Một điều nữa tôi phải nhấn mạnh là để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhân dân của cả hai nước này phải biết rằng chúng ta đều được hưởng một số quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa.

"Một số đồng nghiệp [học giả] Việt Nam tin rằng chỉ có người Trung Quốc tuyên bố và hưởng các quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa. Điều đó không đúng !

"Trung Quốc có thể đã hưởng từ sớm hơn và nhiều hơn một số bằng chứng lịch sử về việc 'phát hiện đầu tiên', 'thủ đắc đầu tiên' và 'quản lý đầu tiên' những đảo này, nhưng cũng có những bằng chứng lịch sử khác chỉ ra rằng người Việt Nam cũng có thể được hưởng một số quyền lịch sử.

"Do vậy, nếu chúng ta có thể đối diện với lịch sử một cách trung thực, khi đó chúng ta có thể đối diện tiếp và ngay lập tức với luật pháp quốc tế, và khi đó, tất cả những tranh chấp sẽ có thể được giải quyết", Giáo sư Phó Côn Thành nêu quan điểm.

Trong một tuyên bố gần đây của Việt Nam trong sự kiện có liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố và tiến hành 'huấn luyện quân sự bắn đạn thật' ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đầu tháng trước, người phát ngôn của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng được truyền thông Việt Nam hôm 05/09/2017 dẫn lời nói :

"Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.

cam5

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói Trung Quốc 'nguy hiểm và thô bạo' khi tập trận gần Đà Nẵng.

"Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", bà Hằng được báo mạng VnExpress dẫn lời nhấn mạnh.

Còn trong một số thảo luân bàn tròn với BBC Việt ngữ thời gian gần đây, một số học giả từ Việt Nam và hải ngoại cũng nêu quan điểm về xung đột, tranh chấp Trung - Việt trên Biển Đông, trong đó, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam cho rằng 'mưu đồ của Trung Quốc thôn tính, độc chiếm, hoàn toàn Biển Đông là rõ ràng và không bao giờ thay đổi'.

Ý kiến khác từ nhà phân tích chính trị Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thì cho rằng 'Việt Nam sẽ không bao giờ thỏa hiệp về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với Trung Quốc'.

Trong khi đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam nên nhấn mạnh với thế giới về nhu cầu 'bảo vệ' các nguyên tắc và luật pháp quốc tế về tôn trọng và đảm bảo các 'quyền tự do hàng hải', 'giải thích' cho thế giới biết về những thiệt hại, thương vong cụ thể mà Trung Quốc gây ra với mình trên Biển Đông thay vì đưa ra những 'tuyên bố xuông' và luận điểm 'đòi chủ quyền' mà quốc tế đã quen nghe và có thể cho rằng đây chỉ là vấn đề riêng giữa hai nước có tranh chấp.

Quốc Phương

Cấm đánh cá ở Biển Đông 'không để chống Việt Nam' ?

Published in Quốc tế

Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại (RFI, 15/10/2017)

Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại, phát biểu hôm 14/10/2017 nhân một hội nghị về biển tại Goa, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ đã bày tỏ thái độ quan ngại về cả cuộc tranh chấp Triều Tiên lẫn Biển Đông. Đặc biệt về Biển Đông, lãnh đạo Hải Quân Ấn cho rằng nguyên do đến từ việc "chủ quyền lãnh thổ" của các đảo quốc và các nước đã bị một số quốc gia "nghiễm nhiên vô hiệu hóa".

song1

Ảnh minh họa : Chiến hạm Ấn Độ viếng cảng Port Area tại Philippines ngày 30/09/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Theo hãng tin Ấn Độ TNN, đô đốc Lanba đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm sao cho các đại dương được tự do và an toàn để cho mọi quốc gia có thể sử dụng được một cách hợp pháp. Và khi xuất hiện tranh chấp giữa các quốc gia sử dụng biển, điều đó cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết xung đột đã được thiết lập.

Thế nhưng, theo tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Thái độ hẹp hòi, dân tộc chủ nghĩa cực đoan đôi khi có xu hướng làm suy yếu các cơ chế, ví dụ như ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, và đó là vấn đề khiến ai cũng phải quan ngại".

Bên cạnh đó, theo đô đốc Lanba, một yếu tố đáng quan ngại khác là sự trỗi dậy của các hình thức tội phạm hàng hải khác nhau như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy, vũ khí và đánh cá bất hợp pháp.

Đối với tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Không thể giải thích việc chia sẻ quyền sở hữu một cách lỏng lẻo, để biến điều đó thành hành động cướp tài nguyên một cách vô tội vạ… Bảo tồn hệ sinh thái mỏng manh, đảm bảo tính bền vững của môi trường vì lợi ích chung và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả vùng duyên hải cũng là một trách nhiệm tập thể mà một vài nước có thể là cố tình lãng quên để trục lợi".

Đô đốc Ấn Độ không tố cáo đích danh nước nào, nhưng thông điệp của ông được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước trong thời gian qua thường xuyên bị cáo buộc là ỷ mạnh chèn ép các láng giềng để đòi chủ quyền rộng khắp trên hầu như toàn bộ Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tàn phá hệ sinh thái trong vùng khi cho nạo vét các rạn san hô mà họ chiếm đóng tại Biển Đông để bồi đắp và xây dựng các tiền đồn trên đó.

Trọng Nghĩa

******************

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc (RFA, 14/10/2017)

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu với tờ Washington Free Beacon trên chuyến bay từ Miami đến Washington rằng việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

song2

Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis. AFP

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis như vừa nêu là phản ứng đầu tiên của phía Hoa Kỳ đối với cáo buộc mà Trung Quốc đưa ra sau khi khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hành chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Bắc Kinh cho rằng hoạt động của khu trục hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Vùng quần đảo này Bắc Kinh đặt tên là Tây Sa và hoàn toàn chiếm quyền kiểm soát từ Việt Nam Cộng Hòa sau trận hải chiến vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Theo lời của ông Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thì Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại.

Chuyến FONOPS do khu trục hạm USS Chafee tiến hành vào ngày 10 tháng 10 vừa rồi qua khu vực biển quần đảo Hoàng Sa là chuyến thứ tư trong năm nay của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên lần này, chiến hạm USS Chafee không đi vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như ba lần trước. Đó là vào ngày 10 tháng 8, khu trục hạm USS John S McCain đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa ; ngày 2 tháng 7 khu trục hạm USS Sthethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa ; ngày 24 tháng 5 khu trục hạm USS Dewey cũng đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

Published in Châu Á

Tàu khu trục mang tên lửa USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch "tự do hàng hải" ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa vào thứ 3 ngày 9/10/2017.

Ngày 10/10, CNN dẫn nguồn tin 2 sĩ quan quốc phòng Mỹ cho biết, tàu khu trục mang tên lửa USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch "tự do hàng hải" ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông hôm thứ Ba ngày 9/10/2017.

bd1

Đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trên Biển Đông - Ảnh minh họa

USS Chafee không tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà đi vào trong "đường cơ sở thẳng" do Trung Quốc tự vạch ra và chính thức công bố (năm 1996) bao lấy quần đảo này.

Các sĩ quan nói rằng hoạt động này là một phần của nỗ lực bền bỉ, lâu dài của Mỹ chống lại "yêu sách biển quá đáng" của Trung Quốc. 

Mỹ không thừa nhận yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở khu vực này, mà cho rằng vùng biển này được coi là vùng biển quốc tế.

Đưa tin về động thái này, ngày 11/10/2017 Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có bài "Chiến hạm Mỹ phá "đường cơ sở thẳng" phi pháp Trung Quốc yêu sách ở Hoàng Sa".

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin với những nhận định khá chuẩn xác và cô đọng, có tính đến bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tình hình khu vực và quốc tế đang rất căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, khi tiếp cận các thông tin này, nhiều bạn đọc đã đặt ra một số câu hỏi như sau :

- "Đường cơ sở thẳng" là gì ? Trung Quốc đã công bố hệ thống đường cơ sở thẳng ở quần đảo Hoàng Sa như thế nào ?

- Tại sao tàu USS Chafee khi thực hiện quyền "tự do hàng hải" không hoạt động ở vùng biển biển nằm trong hay ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ bất kỳ một thực thể địa lý nào của quần đảo ?

Thay vào đó chiến hạm Mỹ đã vượt qua "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo do Trung Quốc công bố năm 1996 để đi vào vùng biển nằm phía trong hệ thống "đường cơ sở thẳng" này ?

Nếu như vậy, liệu tàu chiến của Mỹ có vi phạm cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với "vùng nước quần đảo" theo chế độ nội thủy hay không ?

Để góp phần làm sáng tỏ những băn khoăn nói trên, chúng tôi xin được cung cấp thêm một số nội dung liên quan như sau :

1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải :

Để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển (Coastal States) hay của quốc gia quần đảo (Archipelagic States ), UNCLOS 1982 quy định có 2 phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở :

Đường cơ sở thông thường (Điều 5) :

Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Đường cơ sở thẳng (Điều 7) :

1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một Châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.

4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.

5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Đường cơ sở của quốc gia quần đảo (Điều 47) :

1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.

2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý ; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.

3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.

4. Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.

5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế.

6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.

7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.

8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.

9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.

Như vậy, nếu chiểu theo các quy định của UNCLOS 1982, "đường cơ sở thẳng" chỉ được thiết lập bởi "quốc gia ven biển" dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa và chiều rộng lãnh hải ven bờ các hải đảo nằm cách bờ biển quá 12 hải lý, kể cả đối với các hải đảo nằm trong một nhóm đảo hay một quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, và bởi các "quốc gia quần đảo" dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia quần đảo.

Điều này có nghĩa là đường cơ sở thẳng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được thiết lập cho từng thực thể địa lý hội đủ tiêu chuẩn của một đảo theo định nghĩa tại Điều 121, UNCLOS 1982.

Mặc dù UNCLOS 1982 đã quy định rõ ràng như vậy, nhưng Trung Quốc đã cố tình vận dụng các quy định cho việc thiết lập hệ thống đường cơ sở thẳng của quốc gia quần đảo nêu tại Điều 47 vào việc thiết lập hệ thống "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã đánh chiếm từ trước năm 1974.

Trung Quốc đã công bố hệ thống "đường cơ sở thẳng" này dưới hình thức là một Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 1996. 

Trung Quốc cũng đã khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục tuyên bố việc thiết lập hệ thống "đường cơ sở thẳng" theo cách này cho quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa ;

Rồi cả với "Đông Sa", "Trung Sa", cho đủ "Tứ Sa" ở trong Biển Đông mà họ nói có "chủ quyền từ thời cổ đại" nhằm "gia cố" cơ sở pháp lý cho yêu sách đường 9 đoạn đang bị lung lay tận gốc.

2. Mỹ đã sử dụng "phương tiện chiến tranh pháp lý" nào để "tham chiến" ?

Tàu tàu USS Chafee khi thực hiện quyền "tự do hàng hải" không hoạt động ở vùng biển nằm trong hay ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ bất kỳ một thực thể địa lý nào của quần đảo Hoàng Sa.

Chiến hạm này đã vượt qua "đường cơ sở thẳng" bao lấy toàn bộ quần đảo do Trung Quốc công bố năm 1996 là sự lựa chọn loại "vũ khí chiến tranh pháp lý" hoàn toàn thích hợp, cần thiết và đầy uy lực để "tham chiến" trong "cuộc chiến tranh pháp lý" do Trung Quốc phát động.

Bởi vì, như đã trình bày ở trên, hệ thống "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc thiết lập và công bố là hoàn toàn trái ngược với các quy định của UNCLOS1982.

Chẳng những Mỹ mà hầu hết các quốc gia trong khu vực và quốc tế đều không thể chấp nhận được.

Vì nó là yêu sách biển "quá đáng"của Trung Quốc.

Nó không những vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; mà còn bất chấp các quy định của UNCLOS 1982.

Yêu sách của Trung Quốc gây cản trở quyền "tự do hàng hải" của tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển và không có biển hoạt động trong phạm vi biển quốc tế được quy định bởi UNCLOS1982, ở Biển Đông.

Đúng như nhận xét của nhà báo Hồng Thủy, tàu USS Chafee đã "phá đường cơ sở thẳng phi pháp" của Trung quốc thiết lập ở quần đảo Hoàng Sa.

Chiến hạm này "phá hủy" hệ thống "đường cơ sở thẳng" không phải bằng tên lửa vốn được trang bị mà bằng thứ "vũ khí pháp lý" đã được UNCLOS 1982 trang bị.

Phải chăng cuộc "chiến tranh pháp lý" giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các quốc gia có chung các quyền, lợi ích trên biển thật sự đã mở màn ?

Chúng tôi mong rằng cuộc chiến này sẽ nhanh chóng được kết thúc và kẻ chiến thắng sẽ thuộc về những ai biết thượng tôn pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải, vì các quyền và lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, bất kể là giàu, nghèo, mạnh yếu khác nhau…

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 13/10/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://edition.cnn.com/2017/10/10/politics/us-navy-south-china-sea-freedom-of-navigation-operation/index.html

[2] http://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2114810/us-destroyer-sails-near-islands-claimed-china-south-china-sea

[3] http://www.reuters.com/article/us-usa-china-military/exclusive-u-s-warship-sails-near-islands-beijing-claims-in-south-china-sea-u-s-officials-idUSKBN1CF2QG

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Mỹ khẳng định chủ trương tăng tốc các cuộc tuần tra (RFI, 13/10/2017)

Ngày 10/10/2017, khu trục hạm Mỹ USS Chafee đã lại tiến hành một chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Chuyến tuần tra này đã thu hút sự chú ý, vì đây là lần thứ tư trong vỏn vẹn năm tháng mà Hải Quân Mỹ cho thực hiện một chiến dịch như vậy, nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, không còn nghi ngờ gì cả : chính quyền Donald Trump đang triển khai hướng tiếp cận mới về Biển Đông, mà đặc trưng nổi bật nhất là tính chất thường xuyên và nhịp độ cao hơn so với trước đây.

bd1

Chiến hạm USS Chafee (P) trên Thái Bình Dương. Ảnh ngày 20/09/2017. US Navy via Reuters

Theo ghi nhận của nhà báo Ankit Panda trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, chiến dịch do chiến hạm Chafee thực hiện hôm 10/10 vừa qua chứng tỏ rằng chính quyền Trump đã đồng ý cho Hải Quân Mỹ tăng gia nhịp độ các hoạt động tuần tra tại Biển Đông.

Chỉ mới năm tháng từ sau khi các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông được tái lập vào ngày 24 tháng Năm vừa qua, với khu trục hạm USS Dewey xâm nhập vùng 12 hải lý quanh Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, đã có thêm ba cuộc tuần tra được thực hiện : Ngày 02/07, tàu khu trục USS Stethem đã áp sát đảo Tri Tôn tại Hoàng Sa ; một tháng sau, ngày 10/08, đến lượt chiếc USS John S. McCain trở lại vùng Bãi Vành Khăn ; và mới đây là chiến dịch tuần tra khu vực Hoàng Sa ngày 10/10 của chiếc USS Chafee.

So với thời tổng thống Obama, thì rõ ràng là các chiến dịch tuần tra thời ông Trump mang tính đều đặn hơn, trung bình cách nhau từ một đến hai tháng, và do đó số lượng sẽ gia tăng, hơn hẳn vỏn vẹn 4 cuộc tuần tra từ tháng 10/2015 đến hết năm 2016.

Những người chỉ trích cách tiếp cận quyền tự do hàng hải tại Biển Đông của chính quyền Obama, đã cho rằng chính tính chất không đều đặn và cảm tưởng tạo ra là các hoạt động đó gắn chặt với tình trạng trồi sụt trong quan hệ Mỹ-Trung đã làm cho các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải mất đi giá trị của một công cụ củng cố luật pháp quốc tế, vốn là nền tảng của hoạt động này.

Một yếu tố khác đã được giới phân tích ghi nhận trong các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông thời tổng thống Trump : đó là các chiến dịch này là những cuộc tuần tra đích thực, với các chiến hạm thực hiện các hoạt động tập huấn hay diễn tập hải quân bình thường trong các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, chứ không "rón rén" áp dụng thủ tục qua lại vô hại như thời Obama.

Chuyến tuần tra của chiếc USS Chafee hôm 10/10 vừa qua đã khiến một số nhà quan sát phân vân, vì trái với các lần trước đây, kể cả trong những chiến dịch thời Obama, chiến hạm Mỹ lần này không tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông.

Cho dù vậy, các quan chức Mỹ được hãng tin Anh trích dẫn vẫn xác định là chiếc tàu Mỹ đã có những hoạt động bình thường để thách thức các yêu sách chủ quyền thái quá.

Các viên chức Mỹ không nói rõ đó là các yêu sách gì, nhưng giới phân tích cho rằng tàu Mỹ đã thách thức cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc vạch ra từ năm 1996 bao quanh quần đảo Hoàng Sa, trên cơ sở đó yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho quần đảo này, một điều không được Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển chấp nhận.

Bắc Kinh hiểu rất rõ mục tiêu của Mỹ, vì vậy, từ Bộ quốc phòng cho đến Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, các phát ngôn viên Trung Quốc đều đã lớn tiếng tố cáo tàu Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc.

Nhìn chung, cách tiếp cận Biển Đông của chính quyền Donald Trump có vẻ dứt khoát hơn thời Obama, nhưng về căn bản, lập trường Hoa Kỳ không hề thay đổi, vẫn không thiên vị bên nào, mà chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Trọng Nghĩa

*********************

Trung Quốc phản đối tàu Mỹ vào sát quần đảo Hoàng Sa (BBC, 11/10/2017)

Trung Quốc hôm thứ Tư nói họ đã chính thức phản đối Hoa Kỳ sau khi một tàu chiến Mỹ tới gần quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông.

bd2

Khu trục hạm USS Chafee từng cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hồi 4/2012

Tàu khu trục Chafee hôm thứ Ba đi vào vùng nước gần với Quần đảo Hoàng Sa, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Bắc Kinh đã ngay lập tức cử các tàu hải quân và chiến đấu cơ tới cảnh báo, yêu cầu tàu Mỹ phải rút đi, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ ngoại giao Trung Quốc.

"Hành động của chiếc tàu Mỹ đã vi phạm pháp luật Trung Quốc và luật pháp quốc tế, làm tổn hại tới chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc", bà Hoa nói.

"Trung Quốc cương quyết phản đối điều đó", bà Hoa dùng những từ ngữ ngoại giao chính thức để nói về việc này.

Nếu như tin này được Hoa Kỳ xác nhận thì đây sẽ là hoạt động "tự do đi lại" thứ tư (FONOP) của hải quân Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, từ tháng Giêng cho tới nay.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói mọi hoạt động đều được tiến hành phù hợp với luật quốc tế và "thể hiện rằng Hoa Kỳ sẽ bay phía trên, đi lại trên biển, và triển khai ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép", nhưng từ chối xác nhận.

"Chúng tôi đang tiếp tục các hoạt động FONOPS thường lệ, chúng tôi đã thường xuyên làm vậy và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai", Trung tá Chris Logan nói trong một tuyên bố.

bd3

Hồi tháng 8/2017, một tàu khu trục Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành khăn

Tuy nhiên, Reuters tường thuật là có ba quan chức quân sự Hoa Kỳ nói với họ về sự kiện xảy ra hôm thứ Ba.

Khác với sự kiện hồi tháng 8, khi khu trục hạm USS John S McCain tiến vào phạm vi cách Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn) 12 hải lí, nơi Trung Quốc đã bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, lần này, các quan chức nói với Reuters rằng tàu Chafee không vào gần Hoàng Sa tới mức đó.

Biển Đông là khu vực mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần, chồng lấn với Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi đắp nhân tạo tại các bãi ngầm ở vùng biển có tranh chấp, và quân sự hóa các điểm này.

Việc tiến hành hoạt động tự do đi lại là nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, dẫu cho chính quyền ông Trump vẫn đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân và thử tên lửa của Bắc Hàn.

Tháng 11, ông Trump sẽ có chuyến công du Châu Á đầu tiên trong cương vị tổng thống. Theo lịch trình, ông sẽ tới Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc, và có thể ghé qua Việt Nam dự Hội nghị APEC.

*********************

Bắc Kinh : Tàu Trung Quốc đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi Hoàng Sa (VOA, 11/10/2017)

Bộ quốc phòng Trung Quc cho biết hôm th Tư 11/10 rng mt tàu chiến, hai máy bay chiến đu và mt chiếc trc thăng đã cnh cáo tàu chiến M phi đi ra khi vùng bin khu vc gn qun đo Hoàng Sa. Trung Quốc nói hành đng này cùng vi "s khiêu khích" ca hi quân M xâm phm ch quyn và an ninh ca Trung Quc, theo hãng tin Reuters.

bd4

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nhc li rng 'Hoàng Sa là lãnh thổ ca Trung Quc.'

Bộ quốc phòng Trung Quc cho biết s tăng cường các bin pháp phòng th hi quân và không quân :

"Chúng tôi yêu cầu phía Hoa Kỳ nghiêm túc thực hin các bin pháp đ khc phc nhng sai lm".

Phát biểu ti mt cuc hp báo Bc Kinh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói rng Trung Quc đã đưa ra các "đ ngh kiên quyết " vi Hoa Kỳ và nhc li rng Hoàng Sa là lãnh thổ ca Trung Quc.

Bà Hoa nói :

"Trung Quốc s tiếp tc có nhng bin pháp kiên quyết đ bo v ch quyn lãnh th và li ích bin ca Trung Quc. Trung Quc kêu gi M phi tôn trng ch quyn lãnh th và li ích an ninh ca Trung Quc, tôn trọng nhng n lc mà các quc gia trong khu vc đã thc hin đ bo v hòa bình và n đnh Bin Đông và ngăn chn nhng hành đng sai trái".

Một tàu khu trc ca Hoa Kỳ đã di chuyn gn các hòn đo mà Trung Quc tuyên b ch quyn trên Bin Đông vào ngày 10/10, ba quan chức M nói vi hãng tin Reuters. Đng thái này khiến Bc Kinh gin d, ngay c khi chính quyn Tng thng Donald Trump mun tìm kiếm s hp tác ca Trung Quc trong vic kim soát các chương trình tên la và ht nhân ca Triu Tiên.

Đây là lần tun tra gn nht đ chng li nhng gì mà Washington cho là n lc ca Bc Kinh nhm hn chế quyn t do hàng hi trong vùng bin chiến lược. Nhưng đng thái này không mang tính khiêu khích như nhng ln trước đây k t khi ông Trump nhm chc vào tháng Giêng.

Các viên chức M, yêu cu không nêu tên, nói rng tàu khu trc có tên la dn đường Chafee, đã tiến hành các hot đng tun tra thông thường, thách thc "tuyên b ch quyn lãnh hi quá mc" gn qun đo Hoàng Sa, trong s các đo nh, các rn san hô và bãi cạn mà Trung Quc có tranh chp ch quyn vi các nước láng ging.

Tháng tới, ông Trump s đi thăm Trung Quc trong công du Châu Á ln đu tiên trong tư cách là tng thng ca ông. Lâu nay ông vn gây áp lc đòi Trung Quc kìm ta Triu Tiên. Trung Quc là nước láng ging và là đi tác thương mi ln nht ca Triu Tiên.

Ngũ Giác Đài không bình luận trc tiếp v hot đng tun tra này, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã thc hin các hot đng tun tra t do hàng hi và s tiếp tc làm như vy thường xuyên hơn trên Biển Đông.

Tàu Trung Quốc cảnh cáo tàu chiến Mỹ

Published in Quốc tế

Tầu khu trục Mỹ lại tuần tra ở Hoàng Sa (RFI, 11/10/2017)

Ngày 10/10/2017, một tầu khu trục của Hải Quân Mỹ đã tiền gần quần đảo Hoàng Sa, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng, tại vùng Biển Đông. Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc để đối phó với chương trình phát triển hạt nhân và vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

bd1

Tầu khu trục USS Chafee. Wikimedia

Hãng tin Reuters, trích nguồn tin ẩn danh từ ba sĩ quan Hải Quân Mỹ, cho biết tầu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chafee, thay thế USS John McCain bị hỏng, đã tiến hành các hoạt động tuần tra bình thường, thách thức "những yêu sách hàng hải quá đáng" của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều đảo nhỏ và bãi cạn đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, theo Reuters, hoạt động tuần tra lần này không mang tính "khiêu khích" như các chiến dịch trước đó, kể từ khi tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 01/2017. Tầu USS Chafee chỉ tiến gần các đảo ở Hoàng Sa. Trong khi đó, vào tháng 08/2017, tầu khu trục USS John McCain đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bị Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa.

Đây là hành động bảo vệ tự do hàng hải lần thứ tư của chính quyền Trump để phản đối những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hạn chế quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông chiến lược.

Bộ Quốc Phòng Mỹ không bình luận trực tiếp về hoạt động trên, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã tiến hành các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải và tiếp tục làm như vậy trong tương lai.

Hạm trưởng, hạm phó USS John McCain bị cách chức

Chỉ huy tầu khu trục USS John McCain, trung tá Alfredo J. Sanchez, và chỉ huy phó Jessie L. Sanchez đã bị bãi nhiệm ngày 11/10/2017 liên quan đến vụ va chạm ngày 21/08/2017 với một tầu chở dầu gần Singapore khiến 10 người chết và 5 người bị thương. Theo thông báo của Hạm Đội 7 Hải Quân Mỹ, "vụ va chạm trên có thể ngừa trước được. Chỉ huy tầu đã phán đoán kém và chỉ huy phó đã thể hiện kém khả năng lãnh đạo trong chương trình huấn luyện của tầu".

Anh sẽ không tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông

Trả lời hãng tin Úc Fairfax Media ngày 10/10/2017, bên lề hội nghị của đảng Bảo Thủ ở Manchester, bộ trưởng Quốc Phòng Anh Michael Fallon khẳng định các chiến đấu cơ Typhoon của Anh đã bay trên vùng Biển Đông vào năm 2016 và sẽ tiếp tục hoạt động này. Tuy nhiên, Anh Quốc không có ý định tiến hành các hoạt động đặc biệt ở Biển Đông, như Hoa Kỳ đang làm.

Vẫn liên quan đến vùng Biển Đông, tầu sân bay Adelaide và chiến hạm HMAS Darwin của Hải Quân Úc đã đến Philippines ngày 10/10/2017 để tham gia loạt huấn luyện quân sự chung tại vùng biển Indo-Thái Bình Dương mang tên "Indo-Pacific Endeavour 2017" kéo dài 5 ngày.

Trang Philstar, trích phát biểu của thuyền trưởng Jonathan Earley, cho biết chuyến thăm lần này thể hiện cam kết của Úc trong việc ủng hộ an ninh và ổn định trong vùng. Đợt huấn luyện diễn ra tại vịnh Subic, tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhân đạo và cứu hộ trong trường hợp thảm họa.

Thu Hằng

**********************

Chiến hạm Hoa Kỳ đi vào vùng quần đảo Hoàng Sa (RFA, 11/10/2017)

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ USS Chafee vừa đi qua quần đảo Hoàng Sa vào ngày 10/10 trong hoạt động nhằm thách thức các đòi hỏi về chủ quyền trên biển Đông quá đáng của Trung Quốc. Hãng tin Reuters trích lời giới chức Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 11/10.

bd2

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chafee tham gia hoạt động đào tạo về kiểm soát thiên tai ở cảng Tiên Sa, Đà nẵng hôm 25/4/2012. AFP

Đây là lần thứ 4 trong năm nay Hoa Kỳ đưa tàu đi gần vào các khu vực đảo đang tranh chấp giữa Trung Quốc và những nước khác ở khu vực Bển Đông.

Lần gần đây nhất là vào tháng 8, khi Hoa Kỳ cho tàu USS John S. McCain áp sát đá Vành Khăn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ.

Tuy nhiên lần này tàu Mỹ không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo như những lần trước đó. Khu vực 12 hải lý quanh các đảo và thực thể được quốc tế công nhận là giới hạn về chủ quyền quanh các đảo. Bằng việc đưa tàu đi vào khu vực 12 hải lý, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc và các nước thấy Hoa Kỳ không chấp nhận về đỏi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực đó.

Trung Quốc phản đối

Trung Quốc hôm 11/10 cũng đã lên tiếng và có hành động phản đối việc Hoa Kỳ cho tàu đi vào khu vực quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.

Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho báo giới biết ngay khi chiến hạm USS Chafee đi vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã cho tầu hải quân và máy bay đến khu vực để xem xét và cảnh báo tàu chiến Mỹ, yêu cầu tàu Chafee phải rời khỏi khu vực này.

Bà Hoa Xuân Oánh nói hoạt động của tàu Mỹ đã vi phạm luật Trung Quốc và luật quốc tế, đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Bà nói tiếp Trung Quốc mạnh mẽ phản đối hành động của tàu Mỹ và đã đưa phản đối này đến phía Mỹ.

Người đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của mình và thúc giục phía Mỹ phải tôn trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra bất cứ lời nhận xét nào về hoạt động mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông mà chỉ nói Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (gọi tắt là Fonops) thường xuyên ở khu vực này.

Fonops là chương trình đã được bắt đầu từ thời của Tổng thống Barack Obama để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định quyền tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực.

Nhóm chiến hạm Mỹ tập trận ở ngoài khơi Nhật Bản

Trong một diễn tiến khác cũng ở khu vực Châu Á, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ đang tiến hành các hoạt động tập trận chung với một tàu chiến của Nhật bản ở ngoài khơi Okinawa. Giới chức quân đội Nhật bản cho biết tin này hôm 11/10.

Cuộc tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn đang tăng cao và Mỹ cũng cho tiến hành một cuộc diễn tập hàng không khác với những máy bay ném bom B1-B ngay trong khu vực.

Theo Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cuộc diễn tập với tàu cuả Mỹ được tiến hành vào hôm thứ bảy tuần qua. Các tàu tham gia diễn tập đi qua eo Bashi giữa Philippines và Đài Loan đến vùng nước quanh đảo ở vùng tây nam của Nhật Bản, gần với Bắc Hàn.

Published in Châu Á

Indonesia phát triển hải, không quân để đối phó với Trung Quốc (RFI, 05/10/2017)

Hôm 05/10/2017, là kỷ niệm 72 năm thành lập, quân đội Indonesia đã mở cuộc diễu binh ngay tại cảng Cilegon ở tỉnh Banten, trên đảo Java. Đây đã là dịp để họ phô trương chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng điện và diesel KRI Nagapasa-403, chiếc tàu ngầm thứ ba của Indonesia.

bd1

Lính hải quân Indonesia tham gia lễ diễu binh kỷ niệm 72 năm thành lập quân đội, 05/10/2017. Reuters

Một thiết bị quân sự khác cũng đã được quân đội Indonesia đặc biệt phô diễn hôm nay đó là chiếc trực thăng tấn công Apache Guardian, một kiểu trực thăng mới cũng sẽ được sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố. Trong lễ diễu binh, các phi công Indonesia đã bay biểu diễn với các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và SU-30 của Nga.

Tất cả những màn trình diễn nói trên là nhằm phô trương khả năng phòng thủ của hải quân và không quân Indonesia, mà hiện đang được phát triển rất mạnh. Trong lễ diễu binh hôm nay, tổng thống Joko Widodo đã tự hào tuyên bố : "Lực lượng Vũ trang Indonesia sẽ là quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất Đông Nam Á".

Kể từ khi giành được độc lập năm 1945, Indonesia vẫn cố tránh xung đột với một quốc gia khác. Nước này chỉ có một cuộc đụng độ ngắn với Malaysia vào thời Sukarno, tổng thống đầu tiên của Indonesia. Cho tới nay, quân đội Indonesia chủ yếu được huy động để duy trì hòa bình trong nước và dập tắt các phong trào ly khai, như ở tỉnh Aceh hoặc ở khu vực tây đảo New Guinea. Trong bối cảnh đó, trong suốt nhiều năm, lục quân vẫn chiếm ưu thế so với hai binh chủng kia. Hiện giờ lục quân vẫn chiếm gần 80% tổng quân số 400 ngàn người của quân đội Indonesia.

Nhưng nay tổng thống Widodo có một cái nhìn chiến lược khác về quân đội. Để đạt được mục tiêu phát triển Indonesia thành một cường quốc hải dương trong khu vực, ông cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của hải quân và không quân để bảo vệ chủ quyền biển của nước này.

Nhu cầu đó lại càng cấp thiết bởi vì, tuy không phải một trong những bên tranh chấp, Indonesia cũng bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Để đối phó với những hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này, chính quyền Widodo đã cho xây một căn cứ cho tàu ngầm và nâng cấp một phi đạo ở quần đảo Natuna.

Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, quân đội Indonesia nay còn phải đối phó với nguy cơ khủng bố quốc tế, nhất là vì một phần lãnh thổ của nước này chỉ cách đảo Mindanao, miền nam Philippines, có 300 km, mà đảo này lại là nơi là các nhóm vũ trang trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi Giáo đang hoành hành.

Thanh Phương

********************

Philippines : Sự hiện diện của tàu Trung Quốc là "bình thường" (RFI, 05/10/2017)

Theo nhật báo Inquirer của Philippines, hôm nay 05/10/2017, hai quan chức Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở khu vực đảo Pagasa (còn gọi là đảo Thitu) ở vùng Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, là chuyện "bình thường" và không phải là điều gì đáng báo động.

bd2

Đảo Pagasa, Trường Sa, chụp từ trên không. Reuters/Rolex Dela Pena/Pool

Ông Triệu Giám Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Manila, hôm nay nói với báo chí rằng, sự hiện diện của tàu Trung Quốc hay tàu Philippines trong vùng biển chồng lấn hoặc tranh chấp là điều "rất bình thường". Quan chức ngoại giao này nói rằng Bắc Kinh vẫn tuân thủ nghiêm ngặt bản Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông-DOC, mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí.

Về phía Manila, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng đồng tình với đại sứ Trung Quốc rằng không có xung đột nào đang xảy ra trong vùng biển tranh chấp. Manila cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng biển này "không có nghĩa là những tàu đó đang hoạt động phi pháp hay đang sách nhiễu những tàu khác", mà có thể chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của họ, như lời Bắc Kinh tuyên bố. Lãnh đạo quốc phòng Philippines cho biết cả hai nước đang kiểm soát tình hình và đều tuân thủ bản tuyên bố DOC.

Phát biểu này được đưa ra nhằm phản bác ông Gary Alejano, dân biểu đối lập ở hạ viện Philippines, vì gần đây ông đã lên tiếng báo động về sự hiện diện của 4 tàu của tuần duyên và hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9 vừa qua tại khu vực nói trên.

Mỹ, "đồng minh số 1" của Philippines

Sau tổng thống Duterte, đến lượt tổng tư lệnh Quân Đội Philippines, tướng Eduardo Ano, ngày 05/10/2017 khẳng định khép lại giai đoạn căng thẳng trong quan hệ giữa Manila và Washington.

Sau chuyến công tác tại Hawaii và sau cuộc tiếp xúc với tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, tướng Harry Harris, hồi tuần trước, họp báo tại thủ đô Manila sáng nay 05/10/2017, tư lệnh Quân Đội Philippines thông báo sẽ tăng cường các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ vào năm tới và nhắc lại lập trường của tổng thống Duterte : "Mỹ là đồng minh số 1" của chính quyền Manila.

Phát biểu trên đây của tướng Ano được đưa ra một tuần lễ sau khi tổng thống Rodrigo Duterte hy vọng phát triển "quan hệ chặt chẽ" với Washington.

Như ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, tư lệnh Quân Đội Philippines nhấn mạnh đến ưu tiên trong quan hệ Mỹ-Phi vào lúc Trung Quốc trao cho quân đội Philippines 3.000 khẩu súng trường và đạn dược, trị giá trên ba triệu đô la.

Duy Anh

********************

Philippines 'nâng cấp hạ tầng ở đảo Thị Tứ' (BBC, 02/10/2017)

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết nước này sẽ nâng cấp phi đạo dài 1.300 mét trên đảo Thị Tứ, hòn đảo do Philippines gọi tên là Pag-Asa và đang kiểm soát ở Trường Sa.

ac1

Phi cơ Philippines trên đảo Thị Tứ

Việt Nam vẫn tuyên bố đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nói là bị "Philippines chiếm đóng phi pháp".

Tuy vậy, quan hệ giữa quân đội hai nước tại vùng Trường Sa là hữu hảo.

Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Philippines vào năm tới cũng sẽ nâng cấp các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc hạ tầng khác trên 9 đảo nhỏ ở Trường Sa hiện do Philippines kiểm soát, theo trang The Diplomat.

ac2

Quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ

Ông Duterte, nhậm chức tổng thống từ tháng Bảy 2016, đã thi hành chính sách kết thân với Trung Quốc, sau nhiều năm căng thẳng.

Hôm 20/9 tại New York, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano nói chính phủ Duterte vẫn bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng theo "cách chiến lược hơn".

"Chúng tôi không phải lúc nào cũng than phiền về Trung Quốc, không có nghĩa là chúng tôi ngồi im".

Ngoại trưởng Cayetano nói : "Chúng tôi tiếp tục thách thức mọi nước đòi chủ quyền" ở Biển Đông.

Published in Châu Á

Tư lệnh hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam để thắt chặt quan hệ quân sự (RFI, 04/10/2017)

Ngày 03/10/2017, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, kiêm chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng Ấn Độ, đã đến thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước.

ando1

Đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, kiêm chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng Ấn Độ, duyệt đội ngũ học viên Hải Quân, ngày 29/03/2017. ARUN SANKAR / AFP

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 03/10 đến 07/10/2017, đô đốc Lanba sẽ hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng quốc phòng, tướng Ngô Xuân Lịch và tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, tướng Phan Văn Giang.

Là hai quốc gia đều lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007 và trong những năm gần đây đã tăng cường quan hệ quân sự song phương.

Khi đi thăm Hà Nội vào tháng 09/2016, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã loan báo cấp cho Việt Nam 500 triệu đôla tín dụng để mua thiết bị quốc phòng. Cũng nhân chuyến viếng thăm đó của ông Modi, hai nước đã nâng quan hệ đối tác chiến lược thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Trước đó, vào tháng 05/2015, Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký "Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015-2020".

Để giúp Hà Nội tăng cường tiềm lực quân sự, New Delhi đã cam kết sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam tên lửa siêu thanh Brah-Mos và hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không Akash. Ấn Độ cũng đang bắt đầu huấn luyện các phi công Việt Nam lái các các chiến đấu cơ phản lực Sukhoi-30.

Thanh Phương

*******************

Hải Quân Ấn Độ thăm Philippines (RFI, 02/10/2017)

Trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN, hai tầu chiến Ấn Độ đến ghé thăm giao lưu với Hải Quân Philippines.

ando2

Chiến hạm tàng hình INS Satpura của Ấn Độ. Ảnh : Wikipédia

Phát ngôn viên Hải Quân Philippines, thuyền trưởng Lued Lincuna, ngày 01/10/2017 cho biết thêm là hai tầu chiến Ấn Độ, INS Satpura - tầu chiến tàng hình đa năng và INS Kadmatt - tầu hộ tống chống tầu ngầm, sẽ cập cảng South Harbor ở Manila từ ngày 03-06/10/2017.

Nội dung chi tiết về chuyến thăm không được tiết lộ. Ông Lued Lincuna chỉ cho biết có buổi giao lưu giữa hai tầu chiến Ấn Độ và tầu chiến Rajah Humabon. Phát ngôn viên Hải Quân Philippines nhấn mạnh chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ.

Sự kiện đã được New Dehli thông báo vào đầu tháng 9 năm nay. Theo đó, hai tầu chiến Ấn Độ tiến hành một vòng viếng thăm 12 cảng quân sự trong vòng 3 tháng.

Xuất phát từ cảng Visakhapatnam, bắt đầu từ ngày 08/09, hai tầu chiến này sẽ lần lượt đến các nước ở Đông và Đông Nam Châu Á : Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Philippines, Brunei, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

The Diplomat nhắc lại năm 2017 đặc biệt quan trọng cho quan hệ đối tác Ấn Độ và ASEAN, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN. Dù rằng các mối quan hệ văn hóa đã có hơn 2 000 năm qua, nhưng Ấn Độ chính thức trở thành đối tác đối thoại khu vực với ASEAN vào ngày 28/01/1992 ; đối tác đối thoại toàn diện năm 1996 ; đối tác cấp cao năm 2002 và đối tác chiến lược năm 2012.

Minh Anh

Published in Châu Á

Suy cho cùng, chúng tôi thiết nghĩ đây vẫn là một thủ đoạn được Trung Quốc tính toán để hợp thức hoá yêu sách đường "lưỡi bò" phi lý.

Theo VOA, trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8/2017, ông Mã Tân Dân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tiết lộ rằng :

Thông qua một số tuyên bố pháp lý, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với "Tứ Sa" - gồm 4 khu vực mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Paracel) ;

Quần đảo Trung Sa (thực tế là bãi cạn Macclesfield), "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Sprathly) và quần đảo Đông Sa (bãi Pratas).

tusa1

Ông Mã Tân Dân, ảnh : enb.iisd.org.

Ông Dân nói khu vực (biển liền kề) này là "lãnh hải mang tính lịch sử" của Trung Quốc và còn là một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, xác định các khu vực liền kề một lãnh thổ thuộc cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc.

Mã Tân Dân khẳng định cái gọi là "Tứ Sa" là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ tham dự cuộc họp rất ngạc nhiên trước mưu kế mới của Trung Quốc để đòi quyền kiểm soát Biển Đông. Họ cho rằng đây là điều chưa từng được thảo luận trước đó. 

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins nói rằng Washington không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao. 

Ông Higgins chỉ nói Hoa Kỳ có chính sách toàn cầu từ xưa đến nay về việc không áp dụng các lập luận tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Biển Đông. 

Hoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các thực thể, cấu trúc địa lý vừa nêu. Ông nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đô la hàng năm, là biển quốc tế. 

Chiến tranh pháp lý "Tứ Sa"

Bình luận về tuyên bố của ông Mã Tân Dân, các học giả Hoa Kỳ cho rằng đây là một chiến thuật mới của Trung Quốc, "chiến thuật pháp lý Tứ Sa".

tusa2

Phác họa bản đồ Tứ Sa của Trung Quốc - Ảnh: Wikimedia

Thủ đoạn này hình thành sau phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bác bỏ tuyên bố "quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với các vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn, tháng 7/2016. 

Thậm chí, có học giả Hoa Kỳ còn nhận định rằng đây là một cuộc "chiến tranh pháp lý" (lawfare).

Trung Quốc muốn sử dụng "chiến thuật pháp lý Tứ Sa" để thay thế cho cái gọi là "đường 9 đoạn" của họ đã bị hầu hết dư luận khu vực và quốc tế lên án và bị Tòa Trọng tài phủ nhận. 

Ông Michael Pillsbury, thành viên cao cấp của Viện Hudson, Giám đốc của Trung tâm Chiến lược Trung Quốc, cho biết ý đồ mới nhất của Bắc Kinh, chiến tranh pháp lý, là một trong ba công cụ trong chiến tranh thông tin của Trung Quốc. 

Hai công cụ kia là chiến tranh truyền thông và chiến tranh tâm lý. 

Ông Pillsbury lưu ý rằng, chính phủ Hoa Kỳ không có khả năng về chiến tranh pháp lý, ngay cả khả năng chống lại chiến tranh pháp lý cũng không có :

"Chính phủ Trung Quốc hình như được tổ chức tốt hơn để thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn khéo để thách thức các quy tắc được quốc tế chấp nhận, mà không bị chế tài hay trừng phạt."

Trong quyển sách có tựa đề Chiến Tranh Pháp lý : Luật là vũ khí chiến tranh, tác giả Orde F. Kittrie nói rằng, chiến tranh pháp lý trong bối cảnh lịch sử và ý thức hệ của Trung Quốc, bao gồm cả kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử.

Triết lý này được xem là "đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh" của người Trung Hoa.

Chúng tôi hết sức quan tâm đến những thông tin nói trên, đặc biệt là những nhận xét, đánh giá, bình luận của các học giả Hoa Kỳ có liên quan đến tuyên bố của ông Mã Tân Dân, một quan chức cấp cao của bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

Trước hết, chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao sự quan tâm của giới học giả Mỹ trước tuyên bố của một quan chức ngoại giao Trung Quốc về Biển Đông. 

Những nhận xét, đánh giá của họ có thể nói đã cung cấp cho bạn đọc hiểu được phần nào về chiến thuật mà Trung Quốc đã vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông.

Trên mặt trận truyền thông, bao gồm chiến tranh pháp lý, những phân tích trên cho thấy thực ra nó là một trong ba chiến thuật trong chính sách "3 loại chiến tranh" của Trung Quốc.

Đó là chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý.

Để góp phần làm sáng tỏ hơn về những nhận xét, đánh giá của các học giả Mỹ, chúng tôi xin được bổ sung thông tin và phân tích các nội dung chủ yếu có liên quan đến tuyên bố nói trên của một quan chức ngoại giao có thẩm quyền của Trung Quốc :

Về lập trường "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với cái gọi là "Tứ Sa"

Theo nghiên cứu của chúng tôi, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố họ có chủ quyền đối với "Tứ Sa". 

Họ lập luận rằng Trung Quốc có "chủ quyền lịch sử" đối với 4 cấu trúc / cụm cấu trúc địa lý giữa Biển Đông, bao gồm :

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phương Tây gọi là quần đảo Paracel, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phương Tây gọi là quần đảo Spraley ; bãi Macclesfield Trung Quốc gọi là Trung Sa quần đảo ; khu vực bãi Pratas mà Trung Quốc gọi là Đông Sa quần đảo. 

So với cái gọi là "Tam Sa" mà vào năm 2012 Trung Quốc đã lập một đơn vị hành chính mới gọi là "thành phố Tam Sa" để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, thì cái gọi là "Tứ Sa" thêm bãi Pratas.

Bàn về nguyên tắc pháp lý của Công pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ đối với các vùng lãnh thổ đang có sự tranh chấp chủ quyền, chúng tôi đã có những công trình nghiên cứu, sách, báo được xuất bản, đăng trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước. 

Bạn đọc có thể tham khảo trên các trang báo điện tử, đặc biệt là Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, mục Biển Đông / Quốc tế.

Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng "chủ quyền lịch sử" không được coi là một nguyên tắc có hiệu lực pháp lý trong việc xác định chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ có tranh chấp. 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, nhiều học giả quốc tế, nếu dựa vào lịch sử để chứng minh chủ quyền thì thể giới sẽ trở nên hỗn loạn. 

Nhiều quốc gia sẽ không còn tồn tại như hiện nay bởi cái lý "chủ quyền lịch sử" mơ hồ đó, kể cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bây giờ. 

Trung Quốc không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nhưng họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1974 và một nhóm thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988, khi 2 quần đảo này đã có chủ. 

Đó là Nhà nước Việt Nam, Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này, từ khi chúng còn là đất vô chủ (res-nullius), chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. 

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục, hòa bình. 

Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử (có giá trị pháp lý) để chứng minh chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này, phù hợp với nguyên tắc "chiếm hữu thật sự" theo luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành.

Về 2 khu vực được Trung Quốc gọi là "Trung Sa quần đảo" và " Đông Sa quần đảo" 

Cho đến nay, không mấy ai bàn thảo về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 khu vực này.

Vì đây là khu vực không có tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thổ và là khu vực hoàn toàn không thích hợp cho con người đến định cư, sinh sống thường xuyên, ổn định. 

Nhưng liệu có chuyện người Trung Quốc từ thời cổ đại đã có thể đến đây sinh sống, khai phá, thực thi chủ quyền ở nơi toàn là bãi cạn, bãi ngầm, ám tiêu san hô… này từ thời cổ xưa như tuyên bố của Bắc Kinh không ?

Chúng tôi xin được trích dẫn một số thông tin có liên quan đến 2 khu vực này như sau : 

Theo Wikipedia tiếng Việt và một số tài liệu, hải đồ được các nước phương Tây xuất bản, thì khu vực bãi ngầm Macclesfield là một rạn san hô vòng (rạn vòng) lớn nằm trên cực đông của sườn lục địa phía tây Biển Đông.

Nó có chiều dài tính từ tây-nam lên đông-bắc là 75 hải lý (139 km) và chiều rộng tối đa là 33 hải lý (61 km). 

Phía tây của bãi ngầm là máng biển sâu 2.500 m ; phía đông của bãi ngầm dốc hơn 50° xuống đồng bằng đáy biển sâu 4.000 m. 

Vành ám tiêu của Macclesfield rộng trung bình khoảng 4,8 km, trên đó là hàng loạt các bãi cạn có độ sâu dưới 20 m. 

Nơi nông nhất của vành này là tại điểm mút đông bắc của bãi cạn Pigmy với độ sâu 11,9 m. 

Trong khi đó, nơi nông nhất của bãi ngầm là bãi cạn Walker sâu 9,2 m nằm bên trong vụng biển của bãi ngầm. 

Trong các bản đồ chính thức, Trung Quốc chú thích "quần đảo Trung Sa" là bãi Macclesfield. 

Tuy nhiên, Trung Quốc quan niệm rằng "quần đảo Trung Sa" còn bao gồm nhiều bãi cạn và bãi ngầm khác, như bãi cạn Scarborough, bãi cạn St. Esprit, bãi ngầm Dreyer, bãi cạn Helen, núi ngầm Stewart, bãi cạn Truro...

Còn khu vực bãi cạn Pratas nằm ở bắc Biển Đông, cách Đài Bắc 850 km về hướng tây nam, cách cảng Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. 

Trung Quốc gọi nó là "quần đảo", nhưng thực ra là ba ám tiêu san hô vòng.

Trên ám tiêu vòng có một mõm san hô, được cải tạo thành "đảo", trên đó có xây dựng một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm khác hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. 

Pratas vốn không có người và hiện nay vẫn không có dân thường định cư.

Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Hải quân Nhật Bản chiếm đóng Pratas. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thu hồi lại. 

Hiện nay, Pratas do lực lượng Tuần duyên Đài Loan quản lý sau khi nhận bàn giao cơ sở hạ tầng cảng và đường băng từ quân đội vào năm 2002.

Với thực trạng về điều kiện địa lý, cấu tạo địa chất, địa mạo nói trên mà vẫn có người đến được để "sinh cơ lập nghiệp" một cách ổn định, thường xuyên từ lâu đời, thiết nghĩ họ phải là con cháu của Thủy Tề, Hà Bá ?

Trung Quốc có từ bỏ hay thay đổi yêu sách đường 9 đoạn không ?

Các học giả Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, từ chỗ luôn tìm mọi cách hợp thức hóa yêu sách đường 9 đoạn trên Biển Đông đến chỗ, sau Phán quyết Trọng tài 12/7/2016, dường như họ không nhắc tới yêu sách "lưỡi bò" nữa. 

Thay vào đó, họ đã sử dụng đến việc mở rộng các "vùng biển liền kề" tính từ các thực thể địa lý ở "Tứ Sa", cho dù chúng có là đảo hay không. 

Tại sao có lại có sự thay đổi chiến thuật này ? Câu trả lời là : 

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, người Trung Quốc đã quá biết yêu sách đường "lưỡi bò" bị hầu hết các quốc gia và dư luận trong khu vực, thế giới phê phán, bác bỏ vì tính chất phi lý, phản khoa học, bất chấp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

Nếu tiếp tục công khai khẳng định yêu sách này trên các diễn đàn quốc tế thì sẽ tiếp tục bị lên án, phản bác, gây bất lợi cho họ. 

Thứ 2, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối các hải đảo trên Biển Đông là vấn đề phức tạp về pháp lý và thực tế quản lý do lịch sử để lại. 

Nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, vì tính toán đến lợi ích của họ trong quan hệ với Trung Quốc, đều muốn đứng trung lập.

Họ không muốn tỏ rõ lập trường của mình về chủ quyền đối với các thực thể địa lý đang có những tranh chấp giữa các quốc gia ở chung quanh Biển Đông.

Trung Quốc biết khai thác tình thế này để né tránh sự chỉ trích của dư luận bằng cách sử dụng lãnh thổ "Tứ Sa"mà Bắc Kinh tuyên bố có "chủ quyền lịch sử" để làm cơ sở mở rộng các vùng biển "liền kề".

Muốn làm việc này, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Suy cho cùng, chúng tôi thiết nghĩ đây vẫn là một thủ đoạn được Trung Quốc tính toán để hợp thức hoá yêu sách đường "lưỡi bò" phi lý. 

Song song với thủ đoạn pháp lý được các học giả Mỹ gọi đúng tên là "chiến tranh pháp lý", Trung Quốc còn áp dụng thủ đoạn đe dọa, gây sức ép hay mua chuộc các nước liên quan trong và ngoài khu vực.

Bằng các thủ đoạn này, Bắc Kinh đang tìm cách giành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách đường "lưỡi bò" liếm sâu váo các vùng biển và thềm lục địa hợp pháp của các nước xung quanh Biển Đông. 

Như vậy, có thể thấy rằng, Trung Quốc vẫn chưa chịu từ bỏ yêu sách đường "lưỡi bò".

Thủ đoan "Tứ Sa" chỉ là biến tướng của kế sách "dương Đông kích Tây", một "món võ cổ truyền" của người Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng đối phương mỗi khi gắp phải trở ngại.

Liệu chúng ta có giành được thắng lợi trong cuộc "chiến tranh pháp lý" mà Trung Quốc phát động không ?

Như đã trình bày ở trên, ông Michael Pillsbury từViện Hudson sau khi cảnh báo về ý đồ mới nhất của Trung Quốc trong cuộc "chiến tranh pháp lý" đã lưu ý rằng :

Chính phủ Hoa Kỳ không có khả năng về chiến tranh pháp lý. Ngay cả khả năng chống lại chiến tranh pháp lý Mỹ cũng không có.

Trong khi đó, Trung Quốc hình như được tổ chức tốt hơn trong thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn khéo để thách thức các quy tắc được quốc tế chấp nhận, mà không bị chế tài hay trừng phạt.

Phải chăng đây là một nhận xét bi quan nhưng khá sát với thực trạng hiện nay, hay chỉ là một cảnh báo sâu xa của các học giả Mỹ đối với giới cầm quyền của mình trước một "cuộc chiến pháp lý" do Trung Quốc phát động ?

Theo quy luật chiến tranh, dù là loại chiến tranh gì đi chăng nữa, thì kết cục cũng sẽ phải phân thắng bại.

Tất nhiên, kẻ chiến thắng trong cuộc chiến không thể là kẻ phi nghĩa, đi ngược lại lợi ích của nhân loại, bất chấp mọi thủ đoạn chà đạp lên chân lý và đạo lý.

Với tư cách là những chuyên gia pháp lý, tự nhận mình là những chiến binh tuyến đầu của cuộc chiến pháp lý này, chúng tôi cho rằng cuộc "chiến tranh pháp lý" do Trung Quốc phát động là phi nghĩa ; 

Bởi vì họ đã cố tình giải thích sai các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 nhằm xâm chiếm lãnh thổ và vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác bằng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. 

Phương tiện chiến tranh mà họ sử dụng trong cuộc chiến pháp lý này là "luật rừng" nằm trong tay kẻ mạnh dùng để áp đặt cho kẻ yếu, là thứ "vũ khí" đã bị cộng đồng quốc tế lên án, ngăn cấm... 

Vì vậy, chúng tôi tin rằng, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc "chiến tranh pháp lý" phi nghĩa này họ sẽ phải trở thành kẻ chiến bại. 

Và trận chiến mở màn cho thắng lợi của chân lý và lẽ phải phải kể đến Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2017. Trung Quốc đã bị thất bại trong trận mở màn này. Từ đó, bài học được rút ra là : 

Thứ nhất, phải biết sử dụng đúng và có hiệu quả các quy định pháp luật hiện hành, tức là biết phát huy sức mạnh của loại "vũ khí" này trong cuộc "chiến tranh pháp lý" đang và sẽ diễn ra. 

Thứ hai, phải biết tập họp và sử dụng được các chuyên gia pháp lý, các luật sư, luật gia…Họ là nhưng "chiến binh tuyến đầu" trực tiếp cầm "vũ khí" pháp lý để "xông" vào cuộc chiến không kém phần cam go này. 

Nếu không động viên, tập họp được lực lượng này thì chúng ta khó có thể giành được thắng lợi, khó có thể trở thành bên thắng cuộc…

Thứ ba, cần phải xây dựng được "hậu phương" vững mạnh. Đó là sức mạnh đoàn kết, thông nhất ý chí của cả cộng đồng trong nước, cũng như ngoài nước.

Vì vậy, cần phải tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền giáo dục… để tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng…

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 02/10/2017

Published in Diễn đàn

Tình hình khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên không làm Mỹ lơi là Biển Đông. Hôm 30/09/2017, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến hành một cuộc tập trận thường lệ trong vùng biển mà Bắc Kinh tranh giành với các láng giềng Đông Nam Á, dưới sự theo dõi của tàu chiến Trung Quốc.

hq1

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Biển Nhật Bản ngày 01/06/2017. Reuters

Ngày thứ Bảy vừa qua, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thuộc hải đội tác chiến chủ chốt của hạm đội 7 cùng với các chiến đấu cơ F-18 tiến hành một cuộc thao dượt thường lệ ở Biển Đông. Và cũng như thường lệ, các động thái của hải đội luôn luôn bị Trung Quốc theo dõi khi từ xa, lúc tiến gần. Theo phó đô đốc Marc Dalton, chỉ huy trưởng hải đội, vào lúc máy bay Mỹ thao dượt, hai chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong tầm nhìn. Trong quá khứ, đôi khi chiến hạm Trung Quốc ở trong tầm ra-đa của USS Ronald Reagan trong nhiều ngày liên tiếp.

Cũng theo nguồn tin này, có lần hàng không mẫu hạm Mỹ yêu cầu chiến hạm Trung Quốc "hộ tống" một đoạn đường khi có "thay đổi quan trọng trong lộ trình".

Tình hình Biển Đông bất ổn định do Bắc Kinh tự cho có chủ quyền trên phần lớn diện tích. Hoa Kỳ và hai đồng minh Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản phản đối điều mà các nước này gọi là thái độ của Trung Quốc "khi dễ" hải quân các nước láng giềng. Mỹ đã nhiều lần yêu cầu hải quân Trung Quốc rút khỏi những vùng biển đảo không thuộc chủ quyền.

Cuộc thao dượt của hải đội tác chiến Mỹ tại Biển Đông diễn ra vào lúc Washington và Bình Nhưỡng đang lao vào một cuộc chiến tranh cân não, đe dọa hủy diệt lẫn nhau.

Hãng tin Iran , PressTV.ir, trích dẫn một nguồn tin quân sự Mỹ từ Washington, cho biết là trong hai tuần lễ tới, USS Ronald Reagan có thể sẽ được điều động lên phía bắc để cùng tập dợt ở "mức độ cao" với hải quân Hàn Quốc.

Tú Anh

Published in Châu Á