Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Seoul và Bình Nhưỡng sắp hoàn tất kế hoạch tổ chức thượng đỉnh Liên Triều (RFI, 16/04/2018)

Ngày họp thượng đỉnh song phương đầu tiên từ hơn một thập kỷ nay đã gần kề, đại diện Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên khẩn trương thương thuyết về các chi tiết cuối cùng của hội nghị và hy vọng hoàn tất công việc ngay trong tuần này, nhân cuộc họp cấp bộ trưởng, dự trù vào ngày 18/04/2018 sắp tới.

korea1

Bàn Môn Điếm. Ảnh chụp ngày 11/04/2018. Reuters/Kim Hong-Ji

Hôm qua, Chủ Nhật, 15/04/2018, hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết, quan chức cao cấp hai bên sẽ tiến hành thêm một cuộc họp cấp chuyên viên ngày thứ Tư 18/04 tại Tongilgak, tòa nhà của Bắc Triều tại Bàn Môn Điếm để đúc kết các chi tiết liên quan đến an ninh, thủ tục lễ tân, báo chí cùng nhiều vấn đề kỹ thuật khác.

Sau cuộc họp, các cuộc thảo luận cấp cao sẽ diễn ra giữa bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon và ông Ri Son Gwon, chủ tịch cơ quan Bắc Triều Tiên đặc trách quan hệ Liên Triều.

Hôm qua, Seoul loan báo, khẩu hiệu chính thức của Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Triều 2018 sẽ là "Hòa Bình, sự khởi đầu mới".

Theo ông Kim Eui Kyeom, phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc, khẩu hiệu này nêu bật sự khởi đầu của hòa bình thế giới thông qua cuộc họp Liên Triều đầu tiên từ 11 năm nay, được nối tiếp bằng hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên.

Trang web chính thức của thượng đỉnh có tiếng Việt

Ban tổ chức hội nghị của Hàn Quốc cũng sẽ khai trương ngay từ ngày mai, 17/04, trang web chính thức (www.koreasummit.kr) để công bố kịp thời các thông tin được cập nhật tức thời về hội nghị, nhằm minh bạch hóa thông tin.

Theo đài Hàn Quốc KBS, ngoài tiếng Hàn, trang web trực tuyến này còn cung cấp các nội dung bằng 9 ngôn ngữ khác, gồm tiếng Anh, Pháp, Hoa, Tây Ban Nha, Ả Rập, cũng như tiếng Đức, Nga, Nhật, và đặc biệt là tiếng Việt.

Mai Vân

*********************

Bắc Triều Tiên : Dân chúng cần lương thực khẩn cấp (RFI, 16/04/2018)

10,3 triệu dân Bắc Triều Tiên, trong tổng số 25 triệu, cần được trợ giúp khẩn cấp thuốc men và lương thực. Cuối tuần qua, nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc tại Bắc Triều Tiên phát động chiến dịch quyên góp khoảng 111 triệu đô la.

korea2

Một vùng biên giới Bắc Triều Tiên, bên kia sông Áp Lục (Yalu), nhìn từ Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 23/12/2017. Reuters/Damir Sagolj

Tuy nhiên, chế độ Bình Nhưỡng, bị tố cáo dồn ngân sách hạn hẹp cho chương trình hạt nhân hơn là cứu đói, sẽ không để cho các cơ quan thiện nguyện quốc tế hoạt động dễ dàng.

Từ Seoul, thông tín viên Frédérique Ojardias phân tích :

40% dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng và thiếu chăm sóc sức khỏe, theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc. Cơ quan quốc tế kêu gọi các nước hảo tâm tài trợ chương trình phân phát lương thực cho dân chúng và viện trợ y tế cho các bệnh viện ở Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, các nước tài trợ không mấy sốt sắng đóng góp cho một nước Bắc Triều Tiên khăng khăng ôm lấy chương trình vũ khí nguyên tử. Trong năm 2017, một nhóm vài tổ chức của Liên Hiệp Quốc hoạt động tại phía bắc vĩ tuyến 38 chỉ nhận được một phần ba ngân khoản mong đợi.

Thế mà tình hình vô cùng cấp bách. Cụ thể là 100.000 người dân Bắc Triều Tiên mắc bệnh lao trong năm 2016, trong số họ, nhiều người bị loại vi trùng chống thuốc kháng sinh lây nhiễm. Tổ chức Y Tế Thế Giới xếp Bắc Triều Tiên vào danh sách các quốc gia bị nạn lao hoành hành.

Song chế độ Bình Nhưỡng hạn chế nghiêm khắc mọi tiếp xúc giữa dân chúng và các cơ quan thiện nguyện. Hệ quả là Quỹ Thế Giới Chống Bệnh Lao, trong năm 2018 này, đã ngưng mọi trợ giúp cho Bắc Triều Tiên, vì sợ viện trợ sẽ bị chính quyền thu tóm.

Quyết định này làm cho giới chuyên gia lo ngại dịch bệnh vượt tầm kiểm sóat có thể lây lan sang các nước láng giềng.

Tú Anh

***************

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye không kháng án 24 năm tù (VOA, 16/04/2018)

Cựu Tng thng Hàn Quc Park Geun-hye quyết đnh không kháng án 24 năm tù.

korea3

Cựu Tng thng Hàn Quc Park Geun-hye ti phiên tòa Seoul (nh tư liu ngày 23/5/2017).

Hãng thông tấn Yonhap hôm 16/4 nói rng bà Patk đã np đơn khước t, mà hình như đơn đó bác đơn kháng án mà em gái ca bà đã np hôm th Sáu tun trước.

Phiên xử phúc thm s vn din ra bi vì các công t viên mun có bn án nng hơn. H nói rng bà Park đã tránh được mt s ti danh b truy t hi đu tháng này.

Cựu Tng thng Park ty chay tt c các phiên tòa mà bà gi là bt công.

Bà Park bị Tòa Bo hiến Hàn Quc trut quyn tng thống hi năm ngoái vì b cáo buc thông đng vi người bn tri k Choi Soon-sil ép buc các công ty đóng góp đến 70 triu đôla và vào mt qu đáng nghi ng, đ đi li nhng ưu đãi trong kinh doanh.

Published in Châu Á

Kim Jong-un chuẩn bị ngoại giao trước cuộc đọ sức với Donald Trump

Phương Tây trước thách thức tấn công quân sự trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hóa học. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần đầu tiên đề cập đến chiến lược ngoại giao với kẻ thù, Facebook khủng hoảng ngày thêm nghiêm trọng. Đó là những sự kiện quốc tế chính được các báo Pháp ra hôm nay quan tâm.

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫy tay chào khi tàu rời nhà ga Trung Quốc Đan Đông (Dandong). Ảnh do KRT công bố ngày 29/03/2018KRT/via Reuters

Trước hết xin được đến với hồ sơ Bắc Triều Tiên. Một tháng sau khi bất ngờ đưa lời mời gặp thượng đỉnh với tổng thống Donald Trump, hôm qua (10/04), "lãnh đạo tối cao" Bắc Triều Tiên lần đầu tiên trong một cuộc họp Đảng công khai đề cập đến "viễn cảnh đối thoại" với Washington, kẻ thù không đội trời chung với Bình Nhưỡng từ hơn nửa thế kỷ qua.

Sự kiện được nhật báo Le Figaro đề cập qua bài viết : "Kim thắt chặt các liên minh quốc tế trước cuộc gặp thượng đỉnh với Trump". Tờ báo ghi nhận lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang liên tục tìm kiếm chỗ dựa ngoại giao trước cuộc đọ sức với tổng thống Mỹ. Việc Kim Jong-un công khai nói đến chiến lược xích lại gần kẻ thù là dấu hiệu khẳng định cuộc gặp lịch sử này đang được chuẩn bị. Hôm thứ Hai, ông Trump đã khẳng định dự tính gặp Kim trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Theo Nhà Trắng thì Bình Nhưỡng đã trực tiếp tỏ cho Hoa Kỳ thấy quyết tâm đặt hồ sơ hạt nhân lên bàn đàm phán.

Le Figaro trích dẫn bà Sue Mi Terry, chuyên gia thuộc Center For Strategic & International Studies - CSIS, từng là cựu nhân viên CIA cho biết : "đã có những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan tình báo" hai bên. Kênh liên lạc bí mật này đã được Mike Pompeo, cựu lãnh đạo CIA vừa được bổ nhiệm ngoại trưởng Mỹ, khởi xướng và chủ yếu để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh tới. Một nhà ngoại giao Mỹ tháng trước đã có các cuộc trao đổi với các quan chức Bình Nhưỡng tại Phần Lan còn khẳng định với le Figaro rằng lần này thì "Bắc Triều Tiên rất nghiêm túc xem xét sự việc".

Hội nhập quốc tế trong tư thế cường quốc hạt nhân

Nhật báo Pháp nhắc lại là sau khi có hồi âm nhanh chóng nhận lời của tổng thống Mỹ, Kim cũng đã không chậm trễ tạo vị thế ngoại giao. Theo chuyên gia chính trị Abraham Denmark thuộc trung tâm Wilson Centre, "Kim có sáng kiến. Ông ta mở ra một giai đoạn mới trong thời kỳ trị vì của mình nhằm tái hòa nhập Bắc Triều Tiên với quốc tế, nhưng trong tư thế là cường quốc hạt nhân". Để chuẩn bị cho cuộc gặp Kim-Trump, những ngày qua, Bình Nhưỡng liên tục có các cuộc tiếp xúc ngoại giao với nhiều nước, cử ngoại trưởng tới Nga, còn với Trung Quốc Kim Jong-un trực tiếp tới Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.

Le Figaro nhận định, cuộc phản công ngoại giao nhằm tìm kiếm thêm sự hậu thuẫn trước khi lên "võ đài" đấu với Trump, người vẫn luôn đe dọa dùng giải pháp quân sự trong trường hợp giải pháp ngoại giao thất bại. Việc bổ nhiệm nhân vật có tiếng là diều hâu John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia sẽ co hẹp phạm vi hành động của các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên. Bởi vì theo Le Figaro, chính nhân vật này dưới thời tổng thống Bush đã làm cho quan hệ với Bình Nhưỡng trở nên tồi tệ hơn khi đặt Bắc Triều Tiên vào "trục tội ác" để rồi Bình Nhưỡng đáp lại bằng đẩy mạnh chạy đua vũ khí hạt nhân. Thậm chí ở Mỹ, có ý kiến ví von rằng "kho vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên hiện nay là con đẻ của Bolton".

Đàm phán nhưng không từ bỏ bom hạt nhân

Có một điều mà các chuyên gia khẳng định, dù sẵn sàng đàm phán nhưng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ bom hạt nhân.

Từ thời Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng vẫn gắn vấn đề ngừng chương trình hạt nhân với một hiệp ước hòa bình ký với Washington, một sự bảo đảm cho chế độ tồn tại. Theo Le Figaro, Bắc Triều Tiên đang thăm dò qua các đồng minh về những đề nghị đàm phán với tổng thống Mỹ.

Ngoài ra, vấn đề chọn địa điểm cho cuộc gặp thương đỉnh cũng là một vấn đề nhạy cảm và đau đầu trên phương diện ngoại giao cũng như an ninh. Mặc dù khu phi quân sự hai miền Triều Tiên DMZ có thể là địa điểm mang tính biểu tượng cao, nhưng Washington dường như lại thích chọn một nước thứ 3 để khỏi mang tiếng lệ thuộc vào người "môi giới" Hàn Quốc.

Tờ báo cho biết, Thụy Điển, Thụy Sĩ đã sẵn sàng cho mượn địa điểm. Tuy nhiên, một vị trí gần với bán đảo Triều Tiên chẳng hạn như Oulan Bator của Mông Cổ hay Vladivostok (Nga) có thể tiện hơn cho việc di chuyển bằng xe lửa của Kim Jong-un. Biết đâu ông Trump, một người vốn tính khí khó lường lại một lần nữa làm sai lệch mọi dự đoán khi chấp nhận đến Bình Nhưỡng thì sao ?

Mỹ-Trung : Tranh chấp thương mại triền miên

Một chủ đề khác liên quan đến Châu Á được nhật báo kinh tế Les Echos chú ý. Đó là căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tờ báo ghi nhận : "Đối mặt với Donald Trump, Tập Cận Bình chơi bài mở cửa nhưng hạn chế nhượng bộ".

Trong bối cảnh những đe dọa trả đũa nhau giữa Mỹ và Trung Quốc trong làm ăn kinh tế tiếp tục leo thang, tại diễn đàn kinh tế Bát Ngao Trung Quốc ngày hôm qua, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một bài diễn văn dài nhằm đáp lại chủ trương bảo hộ mậu dịch của người đồng nhiệm Mỹ. Ông Tập hứa hẹn sẽ mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên ông không tuyên bố một biện pháp cụ thể nào.

Vẫn liên quan đến thương mại Mỹ -Trung, Les Echos có bài viết nhắc lại 16 năm tranh chấp thương mại Mỹ- Trung ở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (OMC). Tờ báo cho biết, từ khi Trung Quốc gia nhập OMC năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã kiện nhau ra tổ chức này 38 vụ. Gần nhất là ngày hôm qua (10/03/2018) Trung Quốc lại chính thức kiện Mỹ về vụ áp mức thuế với mặt hàng nhôm 10% và thép 25% nhập vào Mỹ. Theo tờ báo thì hầu hết các vụ kiện trên đều không được giải quyết thỏa đáng và các tranh chấp thương mại giữa hai bên vẫn như những đợt sóng ngầm, có điều kiện lại nổi lên.

Tấn công Syria : Phương Tây tiến thoái lưỡng nan

Trở lại với sự kiện quốc tế nóng nhất của báo chí Pháp : Phương Tây lại bị đặt trước tình thế thách thức nan giải tấn công trừng phạt Syria vì những cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Douma, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy hôm 07/04 vừa qua.

Pháp và Mỹ đã hứa đáp trả cứng rắn vụ tấn công hóa học được cho là do quân đội của Assad tiến hành. Nhật báo Le Monde chạy tựa xã luận : "Syria : Đòn đáp trả tất yếu của phương Tây".

Theo Le Monde thì đây là lần thứ 2 cộng đồng quốc tế lại đối mặt với thách thức chế độ Damascus sử dụng vũ khí hóa học sát hại chính dân mình. Xã luận Le Monde tỏ phẫn nộ : "Trừng phạt thế nào với những thủ phạm của hành động mà theo luật pháp quốc tế gọi là tội ác chiến tranh ?"

Lần trước cách đây gần 5 năm, chế độ Damascus cũng đã vượt qua "làn ranh đỏ" dùng vũ khí hóa học làm hàng trăm thường dân Syria thiệt mạng. Nhưng lần đó kế hoạch tấn công quân sự đã bị chính quyền Obama bỏ rơi sát giờ khai hỏa, ngày 31/08/2013, khiến Pháp chưng hửng đành phải thu quân. Lần này, sau vụ thảm sát ở Douma, tổng thống Donald Trump và Emmanuel Macron trong hai ngày đã gọi nhau hai lần và đồng thuận là nhất thiết phải "có phản ứng cứng rắn của cộng đồng quốc tế".

Theo Le Monde : "Như vậy, một sự đáp trả là tất yếu … Vấn đề không còn là có phải đáp trả hay không ? mà là đáp trả thế nào ?". Xã luận bài báo phân tích, "trên bình diện ngoại giao, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga, người bảo vệ Bachar al-Assad đồng thời là ông chủ của bầu trời Syria phủ quyết mọi ý định trừng phạt Damascus. Một khi con đường ngoại giao đã bị đóng, Pháp và Mỹ sẽ phải hành động theo ý riêng của mình, có thể với sự hỗ trợ của Anh".

Xã luận Le Monde kêu gọi : "Mỹ và Pháp cần phải nghĩ xa hơn, không hấp tấp, càng có nhiều đồng minh càng tốt, không coi thường hệ lụy của chiến dịch trong một môi trường dễ bùng nổ bởi sự có mặt của các tác nhân như Nga, Iran và Israel cũng như là Thổ Nhĩ Kỳ. Hiếm khi nào Trung Đông lại ở trong tình thế nguy hiểm như thế này".

Facebok chưa hết lao đao vì vụ rò rỉ thông tin cá nhân

Thời sự thế giới được Libération quan tâm nhiều là vụ Facebook đang đối mặt với một khủng hoảng lớn để rò rỉ thông tin cá nhân người sử dụng mạng xã hội.

Người sáng lập mạng xã hội này hôm qua phải ra điều trần trước Thượng Viện Mỹ, liên quan đến vụ Facebook để công ty Cambridge Analytica khai thác bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội.

Bài phân tích của Liberation chạy tựa lớn "Facebook : Với Zuckerberg, những phiền toái đang hiện rõ".

Từ những ngày qua, người sáng lập ra mạng xã hội hàng đầu thế giới cùng với các giám đốc bộ phận phải đôn đáo ngược xuôi khắp nơi để giải trình, phân trần và xin lỗi. Theo Libération, "vụ Scandal Cambridge Analytica đang kéo Facebook vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, sức ép của các nhà chính trị và của dư luận mạnh chưa từng thấy". Libération khẳng định đây là một vụ bê bối 2 trong 1 : Một là vai trò của Cambridge Analytica, một công ty "tiếp thị"thương mại và chính trị đã sử dụng bất hợp pháp thông tin cá nhân của hàng chục triệu người để phục vụ mục đích chính trị là chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và chiến dịch vận động trưng cầu dân ý về Brexit. Mặt khác đó là chuyện Facebook, nắm giữ một khối lượng khổng lồ thông tin cá nhân người sử dụng và chuyển cho bên thứ 3 để sử dụng. Vấn đề không còn là uy tín hay khả năng bảo mật của Facebook mà đó là cách làm ăn của Facebook. Trong khi lãnh đạo của Facebook đang tìm cách dập đám cháy thì các cáo buộc, chỉ trích mạng xã hội số 1 thế giới này ngày thêm nhiều về tính năng cũng như mô hình hoạt động của nó. Tài sản của Facebook từ xếp hạng 7 thế giới đang bốc hơi và tụt xuống 2 bậc kể từ khi nổ ra vụ bê bối.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Triều Tiên đồng ý đàm phán với Mỹ : bước đột phá hay mưu mẹo chính trị ? (VOA, 07/03/2018)

Việc Triu Tiên tha thuận đàm phán vi Hoa Kỳ có th là mt bước đt phá ngoi giao đ đt mt gii pháp hòa bình cho cuc khng hong ht nhân, hoc mt mưu mo đ làm suy yếu các bin pháp chế tài áp đt lên chế đ min Bc, hoc c hai.

bandao1

Tổng Thng Nam Triu Tiên Moon Jae-in đc din văn đu năm ti Dinh Tng Thng Seoul, Hàn Quc ngày 10/1/2018.

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un t ý sẵn sàng đàm phán vi Hoa Kỳ đ chm dt chương trình vũ khí ht nhân ca nước ông, và ha s tm ngưng các cuc th nghim ht nhân và tên la trong thi gian tiến hành đàm phán, đã được ông Chung Eui-yong, người đng đu Văn phòng An ninh Quc gia Hàn Quốc báo cáo, sau cuc hp gia ông vi ông Kim Jong-un Bình Nhưỡng.

Những thông đip mâu thun

Chính quyền Triu Tiên vn chưa xác nhn li din gii ca min Nam v bước đt phá ngoi giao tim tàng đó. Ngược li, t báo ca nhà nước Triu Tiên, t Rodong Sinmun, hôm 7/3 đăng một bài viết vi nhng quan đim dường như mâu thun đ bin minh cho s cn thiết ca kh năng răn đe ht nhân ca Triu Tiên đ t bo v "chng li các mi đe da ht nhân t Hoa Kỳ", và nói rng đây không phi là mt vn đ đ mang ra tranh cãi.

Bộ Thng Nht ca Hàn Quc hôm th Tư bác b lp trường không khoan nhượng ca t Rodong Sinmun, nói rng v thế ca chính quyn Kim Jong-un, như được trao đi vi đi din ca Hàn Quc, là sn sàng chm dt chương trình ht nhân ca mình trong các điều kin hp lý.

Baik Tae-hyun, người phát ngôn ca B Thng nht, nói : "Triu Tiên rõ ràng xác nhn rng h sn sàng phi ht nhân hóa, và cũng nêu rõ rng không có lý do gì đ h gi vũ khí ht nhân, nếu mi đe da quân s chng li Triu Tiên được gii quyết, và an ninh ca chế đ được đm bo.

Tuy nhiên Triều Tiên đã phá v nhng tha thun đt được trước đây đ chm dt chương trình ht nhân đ đánh đi tr giúp kinh tế và đm bo an ninh. Trong hai năm gn đây, chính phủ Kim Jong-un đã tăng tc các cuc th nghim tên la đn đo tm xa và các cuc th nghim ht nhân, đng thi t thái đ thách thc khi tuyên b rng Triu Tiên là mt quc gia có vũ khí ht nhân và đang tiến gn ti ch có th dùng tên la đn đo xuyên lục đa đ tn công các mc tiêu ti các thành ph ca Hoa Kỳ.

Đồng minh hoài nghi

Tổng thng M Donald Trump phn ng vi mt chiến lược tăng "áp lc ti đa" đ buc Bình Nhưỡng phi đình ch chương trình ht nhân bng cách áp đt các bin pháp trng pht gt gao, cm các sn phm xut khu ca Triu Tiên tr giá hàng t đô la như than, qung st, hàng may mc và thy sn. Chính quyn ca Tng thng Trump còn tuyên b sn sàng s dng sc mnh quân s, nếu cn, đ loi b mi đe da ht nhân t Triu Tiên.

Đặc s hàng đu ca Nam Triu Tiên s cùng Giám Đc Cơ quan Tình báo Quc gia Suh Hoon lên đường sang Washington vào tun ti đ trao đi vi các quan chc an ninh Hoa Kỳ v nhng kết lun ca h. Hai nhân vt này cũng s đi thăm Bc Kinh, Moscow và Tokyo để trao đi vi các quan chc ca các nước này.

Ông Trump nói Bắc Triu Tiên t ra "thành thc" khi đ ngh hai bên tham gia đàm phán. Tuy nhiên, Phó Tng thng Mike Pence nhn mnh rng Hoa Kỳ s duy trì áp lc ca các bin pháp trng pht cho đến khi Bình Nhưỡng áp dng nhng bin pháp có ý nghĩa đ đình ch chương trình ht nhân ca h.

Nhật Bn cũng lên tiếng mnh m ng h vic duy trì các bin pháp trng pht kinh tế đi vi Triu Tiên trong khi tiến hành bt c cuc đàm phán nào.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bn Yoshihide Suga nói :

"Nếu chúng ta mun có mt cuc tho lun có ý nghĩa, thì Triu Tiên phi cam kết thc thi mt kế hoch phi ht nhân hoá có th được kim chng và không th b đo ngược, h cn phi có hành đng c th".

Trung Quốc khuyến khích các nỗ lc hòa gii, nhưng t Hoàn Cu Thi báo ca nhà nước Trung Quc hôm th Tư 7/3 li đăng mt bài xã lun, nhn mnh rng Trung Quc, Nga và Hi đng Bo an LHQ phi được tham gia đàm phán đ gii quyết vn đ ht nhân ti Triu Tiên.

Những tiến bộ thn trng

Giới phân tích có phn ng ln ln, va lc quan va hoài nghi trước đ ngh ca Triu Tiên, mun m các cuc đàm phán ht nhân trong khi đình ch các v th nghim mang tính khiêu khích, vi s pha trn ca s lc quan thn trng và hoài nghi.

Trong khi tham gia đàm phán có thể là mt bước tích cc, hin không rõ Hoa Kỳ và Triu Tiên thm chí có đng ý vi nhau v thế nào là phi ht nhân hóa hay không. Washington mun tháo g toàn b chương trình ht nhân ca Bình Nhưỡng, trong khi lp trường của Triu Tiên t lâu là phi ht nhân hoá phi bao gm vic rút toàn b lc lượng M ra khi bán đo Triu Tiên, đng thi M phi rút li cam kết s s dng kho vũ khí ht nhân đ bo v các đng minh trong khu vc.

Ngoài ra còn có quan ngại cho rng chính quyn Kim Jong-un ch mi M tham gia đàm phán đ đt được nhng s nhượng b ca min Nam và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in khi lãnh t hai min gp nhau vào cui tháng 4.

Thỏa thun t chc hi ngh thượng đnh liên Triều ti làng đình chiến Bàn Môn Điếm khu vc phi quân s biên gii trên phn lãnh th ca Hàn Quc, cũng được đưa ra trong chuyến đi thăm Bình Nhưỡng ca đc s Hàn Quc. Nếu din ra, thì đây s là cuc gp mt đu tiên gia lãnh đo ca hai min Bắc-Nam, tính t năm 2007.

Một s người lo lng rng Tng Thng Nam Triu Tiên Moon Jae-in có th yêu cu min áp dng các bin pháp chế tài, và đ ngh nhng bin pháp ưu đãi kinh tế cho Triu Tiên khi ông gp lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un vào tháng 4, như m li khu công nghip Kaesong chung gia hai nước, nơi 5.000 công nhân Bc Triu Tiên làm vic cho ti khi khu phc hp này b đóng ca sau v th ht nhân năm 2016 ca Bình Nhưỡng.

Ông Bong Young-shik, một nhà phân tích chính tr thuc Hc vin nghiên cứu Bc Triu Tiên Seoul, nói :

"Bất c điu gì có th làm suy yếu hoc gim tác đng ca các bin pháp trng pht kinh tế hin hành đi vi Triu Tiên, s là mt sai lm ln.

Hãng thông tấn Yonhap ca Hàn Quc hôm 7/3 dn li Tng thng Moon Jae in, khng đnh ông không có kế hoch ni lng các các bin pháp chế tài liên quan ti hi ngh thượng đnh liên Triu.

*****************

Mỹ dè dặt trước đề nghị đàm phán của Triều Tiên (VOA, 08/03/2018)

Các giới chc Hoa Kỳ t ý nghi ng v đ ngh ca Triu Tiên mun khi s đàm phán vi Hoa Kỳ v vic t b vũ khí ht nhân ca Bình Nhưỡng.

bandao2

Tổng thng Donald Trump phát biu ti Hi ngh thượng đnh Liên minh Lp pháp Châu Mỹ La tinh Washington, ngày 7/3/2018.

Buổi hi kiến chưa tng có trước đây gia Kim Jong-un vi các gii chc Hàn Quc đưa đến gn như là mt bước đt phá ngoi giao.

Ông Chung Eui-Yong, Giám đốc An ninh Quc gia Hàn Quc :

"Miền Bc bày t sn sàng đàm phán thng thn vi Hoa Kỳ đ bàn v vn đề tài gim binh b và khôi phc các mi quan h M-Triu".

Cũng có tin là Triều Tiên đang xem xét vic t b vũ khí ht nhân đ đi ly nhng s bo đm an ninh t Washington.

Tuy nhiên, tại Washington, các gii chc Hoa Kỳ nói không nhanh thế đâu.

Dan Coats, Giám đốc An ninh Quc gia M nói :

"Gần như chc chn s có thêm các v phóng phi đn và có th s có thêm các v th nghim ht nhân".

Trong những năm qua, Triu Tiên đã vài ln ha t b vũ khí ht nhân đ đi ly vin tr và nhng nhượng b khác ca phương Tây.

Tuy nhiên nhiên mỗi ln như vy, các n lc đu tht bi, và Triu Tiên lại tái tục chương trình vũ khí ca h.

"Hiện chúng ta thc s không biết Triu Tiên đòi hi nhng gì. Tuyên bố do Hàn Quc đưa ra thc s mơ h v nhng gì Triu Tiên kỳ vng. Tuy nhiên không th nào không nghĩ rng chí ít h cũng phi đng ý đàm phán, và xem xem h đòi hi nhng gì".

Ngày 6/3, tại Tòa Bch c, Tng thng Trump đáp ng mt cách dè dặt :

"Dĩ nhiên đã đạt tiến b v vn đ Triu Tiên, nói mt cách hoa m ít nht là như thế. Điu này tt cho thế gii, cho Triu Tiên, cho bán đo Triu Tiên, nhưng s phi ch xem chuyn gì s xy ra".

Trước đó ông Trump đã chia s trên Twitter rng "Dù đường hướng nào đi na, Hoa Kỳ sn sàng đáp ng quyết lit".

***************

Tổng thống Hàn Quốc thận trọng với thiện chí của Bắc Triều Tiên (RFI, 07/03/2018)

Hôm 07/03/2018, tổng thống Hàn Quốc đã đón nhận thông tin Kim Jong-un ngỏ ý sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về giải trừ chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên một cách khá thận trọng, với nhận định : "Vẫn còn quá sớm để lạc quan".

bandao3

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tiếp ông Chung Eui Yong, trưởng phái đoàn Hàn Quốc, tại Bình Nhưỡng ngày 06/03/2018. Yonhap via Reuters

Ông Chung Eui-yong, cố vấn của tổng thống Hàn Quốc, sau cuộc tiếp kiến lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng đã tiết lộ rằng Bắc Triều Tiên sẵn sàng nói chuyện với Mỹ về chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên, một chủ đề mà mới đây Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết không đặt lên bàn đàm phán. Về thông tin này, tổng thống Moon Jae-in hôm nay tại Seoul đã tuyên bố với các quan chức rằng : "Chúng ta mới chỉ ở điểm xuất phát".

Tổng thống Hàn Quốc cũng phủ nhận tin đồn rằng Seoul đã có thỏa thuận bí mật để thuyết phục Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán. Ông Moon khẳng định "không có thỏa thuận bí mật dưới bất cứ hình thức nào với miền Bắc, không có món quà nào cho miền Bắc".

Ngoài ra, tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ thì các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa bán mới khả thi. Về điểm này, ông Moon nhận định : "Các cuộc thảo luận liên Triều sẽ không đủ để đạt được hòa bình".

Còn truyền thông Hàn Quốc ghi nhận biến chuyển lập trường của Bình Nhưỡng là tích cực, tuy không khỏi hoài nghi về sự chân thành của chế độ Kim Jong-un.

Chosun ilbo, một nhật báo bảo thủ ở Hàn Quốc, nghi là Bình Nhưỡng thông qua việc xích lại gần với Seoul đang tìm cách làm nới lỏng trừng phạt của quốc tế, kéo dài thêm thời gian để hoàn thiện chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Còn nhật báo Joongang Ilbo nhận định cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tới đây cũng sẽ vô ích, nếu không dẫn tới việc giải trừ hạt nhân.

Trong khi đó, tờ báo độc lập Hankyoreh lại hồ hởi cho rằng chuyển biến này là "ngoài mong đợi" và "mở ra con đường hướng tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn trong tương lai".

Hoa Kỳ và Trung Quốc hoan nghênh đối thoại liên Triều

Còn tại Bình Nhưỡng, tờ báo chính thức Rodong Sinmun hôm qua dành trọn trang nhất cho cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên và các đại diện của Seoul, chạy tựa "Đồng chí Kim Jong-un tiếp các đặc phái viên của tổng thống Hàn Quốc". Ông Kim Jong-un tỏ ra rất vui vẻ trong một số bức ảnh, còn cô em gái Kim Yo Yong xuất hiện rất nhiều lần.

Trung Quốc, sau khi có những thông tin về một hội nghị thượng đỉnh liên Triều, đã kêu gọi hai nước Triều Tiên "nắm lấy cơ hội" phi hạt nhân hóa bán đảo.

Trong thông cáo tối qua 07/03/2018, bộ ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh "lối thoát tích cực" trên. Phát ngôn viên Cảnh Sảng cho biết : "Chúng tôi hy vọng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ thực hiện thỏa thuận này một cách chân thành, và tiếp tục nỗ lực nhằm hòa giải và hợp tác. Trung Quốc sẵn sàng đóng tiếp vai trò lâu nay vì mục đích trên".

Về phía tổng thống Mỹ Donald Trump cũng hoan nghênh các dấu hiệu cởi mở của Bắc Triều Tiên về khả năng đối thoại với Hoa Kỳ, nhưng vẫn kêu gọi thận trọng trong khi chờ đợi có được những tiến bộ cụ thể.

Theo ông Donald Trump, các tuyên bố của cả hai miền Nam Bắc đều "rất tích cực". Ông cho rằng đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng là "thành thật". Trong cuộc họp báo, khi được hỏi chuyển biến này là do đâu, tổng thống Mỹ vừa cười vừa nói "Đó là nhờ tôi !"

Nhưng vài giờ sau đó, bộ ngoại giao Hoa Kỳ loan báo các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Bắc Triều Tiên, sau khi đã xác quyết rằng Bình Nhưỡng sử dụng chất độc VX để ám sát ông Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un. Một bằng chứng khác cho việc "gây áp lực tối đa" lên Bình Nhưỡng, là các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn sẽ được tiến hành sau khi Thế vận hội dành cho người tàn tật kết thúc.

Anh Vũ, Thụy My

******************

Kim Jong-un tranh thủ thời gian để cứu chế độ (RFI, 07/03/2018)

Tiếp phái đoàn đặc sứ Hàn Quốc ngày 06/03/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên chấp nhận trao đổi với Mỹ về một chủ đề cấm kỵ : bỏ vũ khí hạt nhân đổi lấy sự sinh tồn của chế độ nếu an ninh được bảo đảm. Đây là thực tâm hay chỉ là một mưu đồ ?

bandao4

Kim Jong-un tiếp phái đoàn Hàn Quốc ngày 06/03/ 2018 tại Bình Nhưỡng.House/Yonhap via Reuters

Trở về Seoul sau hai ngày sang thăm Bình Nhưỡng, đặc sứ Chung Eui-yong (Trịnh Nghĩa Dung), cố vấn an ninh của tổng thống Hàn Quốc, cho biết lãnh đạo Bắc Triều Tiên đưa ra nhiều đề nghị mới. Cụ thể là một cuộc gặp thượng đỉnh vào cuối tháng tư ở Bàn Môn Điếm và "đối thoại thẳng thắn với Mỹ" để bàn về phi hạt nhân hóa bán đảo, một yêu sách then chốt của cộng đồng quốc tế, chứ không riêng gì của Washington và Seoul. Để tỏ thiện chí, Kim Jong-un hứa sẽ tạm ngưng thử nghiệm bom hạt nhân và phóng tên lửa.

Qua thái độ và tuyên bố hoà nhã này, Bình Nhưỡng mưu tính gì ?

Bà Juliette Morillot, chuyên gia về bán đảo Triều Tiên, tác giả quyển sách "Le Monde selon Kim Jong-un" (Thế giới theo quan điểm của Kim Jong-un), phân tích :

Bắc Triều Tiên tìm kiếm trước hết là sự sống còn của chế độ và hai miền nam bắc đều muốn nắm vận mệnh đất nước trong tay. Bình Nhưỡng luôn yêu cầu đối thoại trực tiếp với Seoul cũng như với Washington. Dĩ nhiên là phải có điều kiện. Điều kiện đó là bảo đảm sự sống còn của chế độ và những bảo đảm về an ninh quốc phòng.

Hoa Kỳ phải cam kết gì để Bình Nhưỡng yên tâm ? Rất có thể Bắc Triều Tiên sẽ đòi hỏi như đã nhiều lần đề nghị trong quá khứ : Trước hết là một hiệp định bất tương xâm. Bước thứ hai là một hiệp ước hoà bình, bởi vì, chúng ta đừng quên là hai nước Triều Tiên trên lý thuyết vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với Bắc Triều Tiên, vũ khí hạt nhân là bảo hiểm nhân thọ. Do vậy, chỉ khi nào Bình Nhưỡng thực sự yên tâm là chế độ sẽ tồn tại thì họ sẽ từ bỏ hạt nhân".

Hàn Quốc đón nhận các đề nghị của Kim Jong-un một cách thận trọng. Tổng thống Moon Jae In tuyên bố "còn quá sớm để lạc quan". Báo chí tại Seoul nhắc lại là Bắc Triều Tiên đã từng cam kết "phi hạt nhân hóa có kiểm soát và không đảo ngược" qua thỏa thuận 2005, để rồi sau đó lại thất hứa.

Phe đối lập Hàn Quốc, dứt khoát hơn, cho là Bình Nhưỡng chỉ tìm cách tháo gỡ cấm vận kinh tế. Lãnh đạo đảng Tự Do, Hong Hoon Pyo, cảnh báo mưu toan lừa bịp của Kim Jong-un như Hitler trước Thế chiến thứ hai, qua thỏa thuận Munich 1938, ru ngủ Anh, Pháp, để xáp nhập một vùng lãnh thổ của Tiệp Khắc.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây là Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ hạt nhân, nếu không được đối phương nhượng bộ tương xứng. Do vậy, theo chuyên gia Juliette Morillot, sớm muộn gì, các bên cũng phải đi đến hoà đàm :

Trong nội bộ chính quyền Washington, nhiều người thân cận với tổng thống Donald Trump ở Lầu năm góc cũng muốn thương lượng trực tiếp với Bình Nhưỡng. Do vậy, tổng thống Mỹ sẽ nương theo chiều gió, mỗi lần đụng đường ranh đỏ do mình đặt ra, thì ông ấy vượt qua. Theo tôi, Mỹ sẽ chọn con đường đối thoại, và bắt buộc sẽ đi tới chuyện phi hạt nhân hóa bán đảo và hai bên sẽ trở lại điểm then chốt là bảo đảm sự tồn vong của chế độ Bình Nhưỡng, với một hiệp định bất tương xâm.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng từ bỏ hạt nhân quân sự. Washington và Bình Nhưỡng đã từng ký hai thỏa thuận phi hạt nhân hóa vào năm 1994 và 2005. Cả hai đều thất bại và mỗi bên đổ trách nhiệm cho nhau không tôn trọng chữ ký.

Nhưng sau nhiều năm căng thẳng leo thang, những tiến triển đạt được trong quan hệ liên Triều từ Thế Vận Hội Pyeonchang là một cơ may thực sự để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.

Cho dù Washington không để cho Bình Nhưỡng và Seoul tự quyết.

Tú Anh

*****************

Mỹ khẳng định Kim Jong-nam đã bị Bình Nhưỡng sát hại (RFI, 07/03/2018)

AFP dẫn thông cáo bộ ngoại giao Mỹ ra ngày 06/03/2018 cho biết, Hoa Kỳ đã xác định rằng Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã bị chế độ Bình Nhưỡng sát hại bằng chất độc thần kinh VX.

bandao5

Kim Jong-nam khi đến sân bay Bắc Kinh ngày 11/02/2007. Kyodo/via Reuters

Trong thông cáo, phát ngôn viên ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố : "Hoa Kỳ kiên quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học để ám sát" Kim Jong-nam. Người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un đã bị hạ sát ngay giữa sân bay Kuala Lumpur, Malaysia ngày 13/02/2017.

Các nhà điều tra ngay sau đó đã phát hiện các dấu vết chất độc thần kinh VX, bị xếp vào loại vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt, trên mặt và trong mắt nạn nhân Kim Jong-nam.

Bà Nauert nói rõ là từ ngày 22/02/2018, Washington đã "xác định" chất độc trên "đã được chính phủ Bắc Triều Tiên" sử dụng để hạ sát Kim Jong-nam.

Kết luận này đã dẫn tới việc áp dụng ngay lập tức các trừng phạt mới của Washington đối với Bắc Triều Tiên vì sử dụng vũ khí hóa sinh học bị cấm.

Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên hiện đã bị quá nhiều trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân. Nếu có trừng phạt vì sử dụng vũ khí hóa học thì Bình Nhưỡng cũng không bị tác động thêm là bao nhiêu.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Đối lập Hàn Quốc phản đối chuyến công du của một viên tướng Bắc Triều Tiên (RFI, 23/02/2018)

Hôm 23/02/2018, các nghị sĩ đối lập ở Hàn Quốc đã biểu tình phản đối việc một viên tướng Bắc Triều Tiên, mà họ xem là "tội phạm chiến tranh đáng bị treo cổ", sẽ đến miền Hàn Quốc.

han1

Hoạt náo viên Bắc Triều Tiên mang cờ thống nhất, Pyeongchang, ngày 18/02/2018. Reuters/Kai Pfaffenbach

Tướng Kim Yong Chol sẽ dẫn đầu phái đoàn chính thức của Bắc Triều Tiên đến dự lễ bế mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang vào ngày Chủ nhật 25/02. Dự lễ bế mạc ngày cũng sẽ có trưởng nữ của tổng thống Mỹ Donald Trump, Ivanka Trump.

Phe đối lập phản đối dữ dội như vậy là bởi vì tướng Kim Yong Chol, từng là lãnh đạo ngành tình báo Bắc Triều Tiên, bị nghi là đã ra lệnh bắn chìm hộ tống hạm Cheonan của hải quân Hàn Quốc vào năm 2010, khiến 46 người chết.

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình :

"Phe đối lập rất phẫn nộ về việc tướng Kim Yong Chol sẽ đến miền Nam. Là nhân vật chịu trách nhiệm chính trong vụ bắn chìm chiếc hộ tống hạm Cheonan vào năm 2010, nhân vật này không được phép đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc. Đó là tuyên bố của nữ phát ngôn viên Đảng Tự Do Triều Tiên. Bà xem đây là một sự sỉ nhục hiếm thấy đối với miền Nam.

Tướng Kim Yong Chol là một trong những nhân vật bị Hoa Kỳ và Hàn Quốc trừng phạt do có tham gia vào chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Seoul đã phải tạm ngưng thi hành lệnh trừng phạt đó để tướng Kim Yong Chol có thể đến Hàn Quốc.

Chính phủ Seoul biện minh rằng chuyến viếng thăm của nhân vật này sẽ mở đường cho đối thoại hòa bình. Khi gởi đến lễ bế mạc Thế Vận Hội một sứ giả gây nhiều tranh cãi như vậy, Bình Nhưỡng dường như muốn trắc nghiệm quyết tâm của Seoul cải thiện quan hệ song phương, đồng thời qua đó gây chia rẽ xã hội Hàn Quốc.

Có thể đây cũng là một cách gia tăng áp lực lên Hoa Kỳ và Hàn Quốc vì hai nước đã thông báo sẽ duy trì các cuộc tập trận chung sau khi kết thúc Thế Vận Hội. Chính quyền Kim Jong-un vẫn lên án các cuộc thao dượt quân sự này."

Thanh Phương

*******************

Các nghị sĩ Nam Hàn đòi xử tử tướng Bắc Hàn (RFA, 23/02/2018)

Khoảng 70 dân biểu thuộc đảng Triều tiên tự do của Nam Hàn hôm thứ sáu ngày 23/2 ra tuyên bố phản đối một viên tướng Bắc Hàn tới dự bế mạc Olympic Mùa đông ở Pyeongchang, và đòi viên tướng này phải bị xử tử.

han2

Hình chụp hôm 13/12/2007 : tướng Kim Yong Chol (giữa) và quân lính Bắc Hàn đi qua biên giới giữa hai miền Triều Tiên để dự cuộc gặp giữa hai bên ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm - AFP

Tướng Kim Yong Chol của Bắc Hàn sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu gồm 8 thành viên đến Nam Hàn vào chủ nhật tuần này để dự lễ bế mạc Olympic mùa đông.

Viên tướng này được cho là người chịu trách nhiệm trong các vụ tấn công nhắm vào miền Nam bao gồm cả vụ tấn công bằng ngư lôi vào tàu Cheonan của Nam Hàn hồi năm 2010 khiến 46 người thiệt mạng.

Các dân biểu đã tổ chức một cuộc biểu tình ngoài tòa nhà Xanh của tổng thống, thúc giục Tổng thống Moon Jae-in phải hủy bỏ chuyến thăm.

Đại diện nhóm dân biểu, ông Kim Sung-tae nói tướng Kim Yong Chol là một tội phạm chiến tranh đã tấn công miền Nam và vì vậy ông ta xứng đáng phải bị treo cổ ngoài đường.

Người phát ngôn Bộ Thống nhất Nam Hàn Baek Tae-hyun nói chính phủ Nam Hàn biết được những quan ngại về chuyến thăm của ông Kim nhưng vẫn chấp nhận chuyến thăm như một cơ hội để cải thiện quan hệ hai miền và hòa bình.

********************

Pyeongchang : 260 đô la cho bữa ăn của mỗi đại biểu Bắc Triều Tiên (RFI, 22/02/2018)

Chính quyền Seoul đã chi trung bình trên 260 đô la một bữa ăn cho mỗi thành viên của phái đoàn chính thức của Bắc Triều Tiên, trong vài ngày lưu lại Hàn Quốc nhân Thế vận hội Pyeongchang. Hãng thông tấn Yonhap hôm nay 22/02/2018 cho biết như trên.

han3

Các nữ cổ động viên xinh tươi của Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội Pyeongchang, Hàn Quốc. Reuters

Sau hai năm căng thẳng tột độ do chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, Thế vận hội Pyeongchang đã giúp hai nước anh em thù địch có được khoảng thời gian hòa hoãn hiếm có.

Miền Bắc đã gởi sang một phái đoàn chính thức gồm bốn quan chức cao cấp. Trong đó có Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ; và ông Kim Yong-nam, người đứng đầu Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc.

Bốn vị này được 18 cố vấn tháp tùng, trong chuyến đi từ ngày 9 đến 11/2. Chi phí lên đến 240 triệu won (220.000 đô la), toàn bộ do chính phủ Hàn Quốc gánh chịu. Chi phí lưu trú tại các khách sạn sang trọng ở Seoul và Gangneungse là 130 triệu won (120.000 đô la), phí di chuyển 50 triệu won (46.000 đô la) và ăn uống 50 triệu won.

Nếu tính ra 22 đại biểu dùng 8 bữa ăn trong hai ngày rưỡi ở miền Nam, số tiền ăn là 284.000 won (261 đô la) cho một bữa trên đầu người. Các đại biểu Bắc Triều Tiên chủ yếu dùng món cá minh thái Alaska, uống rượu soju của Triều Tiên trong các bữa tiệc ở Phủ tổng thống Hàn Quốc, và món thịt bò trong dạ tiệc cuối cùng tại Seoul.

Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cũng dành ngân sách kỷ lục trên 2,5 triệu đô la phí khách sạn cho 418 đại biểu Bắc Triều Tiên không tham gia thi đấu ở Pyeongchang, tính ra 6.150 đô la một người.

Bình Nhưỡng và Seoul đã thỏa thuận hồi tháng Giêng về việc gởi phái đoàn quan chức Bắc Triều Tiên và các vận động viên, nghệ sĩ, cổ động viên sang Hàn Quốc trong dịp Olympic. Mọi chi phí do Hàn Quốc, nền kinh tế thứ 11 thế giới đảm trách.

Thụy My

Published in Châu Á

Quan hệ liên Triều hòa dịu, nhưng khủng hoảng hạt nhân vẫn còn đó (RFI, 09/01/2018)

Cả thế giới hôm nay có thể thở phào nhẹ nhõm khi thấy tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã dịu xuống sau nhiều tháng căng thẳng do khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên đã lên cao đến mức ai cũng lo ngại một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa Bình Nhưỡng với Hoa Kỳ.

trieutien1

Trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên, Ri Son-gwon (P) bắt tay đại diện Hàn Quốc Cho MyoungGyon. Ảnh ngày 09/01/2018.Yonhap via  Reuters

Cuộc đối thoại đầu tiên từ 2 năm qua giữa hai miền đã đạt được một kết quả cụ thể, tuy còn khiêm tốn, đó là Bắc Triều Tiên sẽ gởi một phái đoàn đến dự Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang Hàn Quốc. Cuộc đối thoại này diễn ra sau khi trong bài diễn văn đầu năm 2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã bất ngờ tỏ thái độ hòa hoãn với láng giềng miền Nam.

Vì sao Bình Nhưỡng đã đổi thái độ như vậy ? Theo nhận định của tạp chí Time có thể đó là do tác động của việc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã gia tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên. Ngay cả Trung Quốc, đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng, cũng đã thi hành các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn. Và đúng là đã có những dấu hiệu cho thấy chế độ Bình Nhưỡng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những biện pháp trừng phạt đó.

Tuy nhiên, theo lời ông John Delury, chuyên gia về Đông Á tại Đại học Yonsei ở Seoul, Bắc Triều Tiên vẫn quen chống trả các áp lực nước ngoài. Cho nên, chuyên gia này cho rằng không nên vội kết luận là các biện pháp trừng phạt của quốc tế đã có hiệu quả.

Một yếu tố khác có thể giải thích sự thay đổi thái độ của ông Kim Jong-un đó là nay lãnh đạo Bắc Triều Tiên cảm thấy đủ mạnh, sau khi đã hoàn tất chương trình hạt nhân và tên lửa, để có thể chủ động đề nghị nối lại đối thoại với Hàn Quốc và từ đó đạt được những nhân nhượng.

Có lẽ cũng chính vì nguy cơ bị Bắc Triều Tiên tấn công bằng vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo, mà Hoa Kỳ nay cũng đổi giọng. Vào tháng trước, ngoại trưởng Rex Tillerson đã tuyên bố là Washington sẵn sàng thương lượng bất cứ lúc nào với Bình Nhưỡng mà không cần điều kiện tiên quyết. Ngay cả tổng thống Donald Trump, sau khi tuyên bố vào tháng 10 năm ngoái rằng nói chuyện với Bắc Triều Tiên chỉ "phí thời gian", ngày 04/01/2018 cũng đã tỏ ý sẵn sàng đối thoại với Kim Jong-un. Hoa Kỳ cũng đã đồng ý tạm ngưng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội Pyeongchang.

Nói chung là tất cả các bên đều đã tỏ thái độ cởi mở hơn. Nhưng chưa biết tình hình sẽ đi đến đâu. Trung Quốc hy vọng rằng việc nối lại đối thoại giữa hai miền Triều Tiên sẽ mở đường cho việc đạt đến một thỏa thuận "hai bên đều ngưng", tức là Hoa Kỳ và Hàn Quốc ngưng các cuộc tập trận chung và đổi lại Bình Nhưỡng tạm ngưng thử nghiệm hạt nhân.

Nhưng ngày 04/01 vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã cho biết rằng các cuộc tập trận chung sẽ được mở lại sau Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paralympics (09-13/03/2018). Điều này chắc chắn sẽ cản trở mọi nỗ lực xích lại gần nhau giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Tóm lại, tuy hai miền Triều Tiên đã nối lại đối thoại, nhưng khủng hoảng hạt nhân vẫn còn đó, nhất là vì Kim Jong-un không từ bỏ tham vọng cường quốc nguyên tử. Trước mắt, khủng hoảng tạm thời sẽ không trầm trọng hơn, vì trong thời gian các vận động viên và các quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên có mặt ở Thế Vận Hội Pyeongchang, Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ không có một hành động khiêu khích nào khác.

Thanh Phương

********************

Đối thoại Liên Triều : Sự "khôn khéo" của Bắc Triều Tiên (RFI, 09/01/2018)

Chuyên gia về bán đảo Triều Tiên Juliette Morillot : "Kim Jong-un khai thác rất khéo rạn nứt trong trục Mỹ-Hàn". Phái đoàn hai nước Triều Tiên họp tại Bàn Môn Điếm, trong vùng phi quân sự-biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để bàn về việc cử phái đoàn Bắc Triều Tiên dự Thế Vận Hội Olympic mùa đông Pyeongchang 2018. Giới quan sát coi đây là một cử chỉ hòa hoãn của chế độ Bình Nhưỡng.

trieutien2

Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc (trái) và Bắc Triều Tiên trong cuộc họp tại Bàn Môn Điếm ngày 09/01/2018. Reuters

Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về bán đảo Triều Tiên, Juliette Morillot, đồng tác giả cuốn 100 câu hỏi về Bắc Triều Tiên, nhà xuất bản Tallandier 2016, phó tổng biên tập tạp chí Châu Á Asialyst phân tích về chiến lược ngoại giao rất "khéo léo" của Kim Jong-un.

RFI : Tại sao Bắc Triều Tiên tại đột nhiên có cử chỉ hòa hoãn ?

Juliette Morillot : Theo tôi, đây không hẳn là một cử chỉ hòa hoãn. Sau một năm liên tục bắn thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân, Bình Nhưỡng tiếp tục chính sách đối ngoại với mục tiêu rất rõ ràng và đỉnh điểm của chính sách đó là bài diễn văn của Kim Jong-un hôm Tết dương lịch. Mục đích đặt ra là khẳng định đã có vũ khí nguyên tử và không tính tới kế hoạch giải trừ hạt nhân. Nhưng đồng thời Kim Jong-un muốn chứng minh ông ta là một nguyên thủ quốc gia, chìa bàn tay thân thiện với Seoul.

Trên thực tế Bình Nhưỡng chưa bao giờ có mục đích đe dọa Seoul. Hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên chủ yếu là để tự vệ trước đe dọa quốc gia này bị Hoa Kỳ tấn công. Chẳng những thế, Kim Jong-un còn đang muốn chứng tỏ thiện chí hòa bình. Đây là một bước đột phá gây bất ngờ. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng, quyết định nối lại đối thoại liên Triều là bước kế tiếp trong chiến lược của Bình Nhưỡng.

RFI : Nói như vậy có nghĩa là đối thoại Seoul-Bình Nhưỡng mở ra tại Bàn Môn Điếm sau hai năm bị gián đoạn không phải là một cử chỉ cởi mở của Bắc Triều Tiên ?

Juliette Morillot : Có chứ. Đấy là một cử chỉ cởi mở nhưng cần nói lại là Bình Nhưỡng chưa bao giờ tỏ ra hung hăng với Seoul - ngoài những đòn võ mồm. Nhưng theo tôi đây là một yếu tố rất quan trọng để hiểu về tình hình bán đảo Triều Tiên. Các vụ bắn thử tên lửa và thử nghiệm vũ khí hạt nhân là lá bùa hộ mệnh của chế độ Kim Jong-un đề phòng Mỹ tấn công. Bình Nhưỡng muốn đối thoại song phương và trực tiếp với Washington trên vấn đề vũ khí. Nhưng căn cứ vào những tin nhắn gần đây của Donald Trump thì dường như và Nhà Trắng không đáp ứng đòi hỏi này. Ngược lại với Seoul thì khác. Bắc Triều Tiên muốn đàm phán thẳng với Hàn Quốc mà không có sự can thiệp của Hoa Kỳ.

RFI : Vậy trong cuộc đàm phán hôm nay hai nước Triều Tiên có đề cập đến vế hạt nhân hay không ?

Juliette Morillot : Tôi cho rằng hạt nhân là hồ sơ Bình Nhưỡng dành để thảo luận với Washington chứ không phải với Seoul. Do vậy thương lượng để Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận Hội mùa đông là một biểu tượng rất mạnh trong cái mà chúng ta hay gọi là 'ngoại giao thể thao', nhất là nếu như hai phái đoàn Nam và Bắc Triều Tiên cùng diễu hành dưới một mầu cờ. Đây là biểu tượng của một sự đoàn kết và thống nhất. Nhưng tôi e là Hoa Kỳ sẽ không hài lòng về điều này. Nhà Trắng không tán đồng đối thoại trực tiếp liên Triều và cũng không muốn Kim Jong-un chìa bàn tay thân thiện với nước láng giềng phía Nam.

RFI : Điều ấy được thể hiện qua thái độ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Đại diện Hoa Kỳ cho rằng đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng chỉ là một sự "chắp vá". Ngược lại thì Seoul cũng như chính bản thân tổng thống Moon Jae-in tin tưởng vào con đường đối thoại.

Juliette Morillot : Tôi nghĩ là đôi bên chủ yếu tập trung vào vế thể thao. Có thể phái đoàn của hai nước sẽ đề cập đến một vài khía cạnh kinh tế. Đàm phán lần này thể hiện thái độ độc lập của tổng thống Hàn Quốc đối với đồng minh lâu đời là Mỹ. Đừng quên rằng ông Moon đã đắc cử sau khi tổng thống Park Geun Hye bị truất phế, mà ông này chủ trương đối thoại với Bắc Triều Tiên, khác hẳn với bà Park, một người có đường lối rất cứng rắn với chế độ Bình Nhưỡng.

Trên điểm này ta thấy rằng chính sách của Seoul dưới thời đại Moon Jae-in trước sau như một. Còn Kim Jong-un thì chứng tỏ ông ta mới là người chủ động và Kim khai thác rất khéo léo những mâu thuẫn trong công luận quốc tế về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải nhìn nhận Kim Jong-un là một 'tay láu cá'. Chúng ta thấy Bình Nhưỡng rất tinh tế về phương diện ngoại giao : từng bước cô lập Mỹ và gần như là đang lật ngược thế cờ, khi mà báo chí quốc tế bắt đầu nói tới thiện chí hòa bình của Kim Jong-un.

Ở bên kia đấu trường thì Donald Trump với những tin nhắn trên Twitter vỗ ngực khoe rằng nút hạt nhân của Mỹ lớn hơn so với Bắc Triều Tiên. Việc này làm xấu đi hình ảnh của nước Mỹ. Dù vậy, Bình Nhưỡng vẫn chỉ trích Seoul là tay sai của Washington.

RFI : Bà muốn nói là Washington đã lầm khi trả đũa đòn khiêu khích được Bình Nhưỡng tung ra ?

Juliette Morillot : Vâng tôi nghĩ Donald Trump đã ứng xử vụng về khiến Lầu Năm Góc phải đau đầu. Xét cho cùng, trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, giải pháp duy nhất hiện nay là cộng đồng quốc tế cần nắm bắt lấy cành ô liu - biểu tượng của hòa bình, mà Kim Jong-un vừa chìa ra. Điểm kẹt ở đây là tới nay Mỹ vẫn không chấp nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc nguyên tử, mà trên thực tế thì Bình Nhưỡng đã có vũ khí hạt nhân và muốn dùng lá bài này để mặc cả với quốc tế. Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân.

RFI : Vậy Mỹ và Hàn Quốc có tiếp tục tập trận hay không ?

Juliette Morillot : Đây cũng là một điểm nhức nhối khác. Vấn đề đặt ra là liệu Hàn Quốc có sẽ tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ hay không và giảm tới mức độ nào. Quan hệ giữa Hàn Quốc với đồng minh truyền thống là Hoa Kỳ khá phức tạp : người dân xứ này an tâm vì được Mỹ bảo vệ nhưng không có nghĩa là Hàn Quốc chấp nhận làm tay sai cho Hoa Kỳ. Ngay sau khi đắc cử tổng thống, Moon Jae-in đã sang Washington và Donald Trump đã tiếp lãnh đạo Hàn Quốc một cách rất lạnh nhạt bởi vì ông Moon chủ trương hủy dự án lắp đặt lá chắn chống tên lửa Mỹ THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Một lần nữa chúng ta thấy rằng, từ Bình Nhưỡng, Kim Jong-un đã khéo léo khai thác rạn nứt này trong trục Mỹ - Hàn.

RFI : Bà muốn nói là quốc tế vẫn nên thận trọng về tình hình bán đảo Triều Tiên ?

Juliette Morillot : Đúng thế, ta nên thận trọng là hơn. Có thể Thế Vận Hội mùa đông lần này góp phần làm hạ nhiệt trên báo đảo Triều Tiên, nhưng sau đó thì sao ? Chúng ta chưa biết được. Khó có thể đoán trước rằng sau sự kiện thể thao trọng đại này, Seoul có giảm bớt các đợt tập trận chung với Mỹ hay không, trong lúc mà các chương trình tập trận đó vẫn làm Bình Nhưỡng bực bội. Giới hạn các chương trình tập trận có khả năng giúp hai miền Triều Tiên dễ dàng đối thoại với nhau hơn, qua đó tránh được tình trạng căng thẳng leo thang trong năm 2018.

Thanh Hà

*****************

Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông ở Hàn Quốc (RFI, 09/01/2018)

Ngày 09/01/2018, trong cuộc đối thoại đầu tiên từ 2 năm nay với Hàn Quốc, diễn ra tại Bàn Môn Điếm, nằm ở vùng phi quân sự giữa hai miền, Bắc Triều Tiên đã đề nghị gởi một phái đoàn gồm các vận động viên và các quan chức cao cấp đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông ở Pyeongchang, sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 25/02/2018.

trieutien3

Trưởng đoàn Bắc Triều Tiên Ri Son-gwon (trái) tại Bàn Môn Điếm. Ảnh ngày 09/01/2017. Reuters

Về phần mình, Seoul đề nghị với Bình Nhưỡng tổ chức lại các cuộc họp mặt những gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :

"Bắc Triều Tiên thông báo sẽ gởi đến Thế Vận Hội một phái đoàn đông đảo, gồm các vận động viên, các quan chức cao cấp và các cổ động viên. Tiếp đến sẽ có một đoàn nghệ thuật và một đoàn biểu diễn Thái Cực Đạo. Như vậy là đã có những bước tiến đáng kể.

Về phần mình, Seoul đã đề nghị là hai miền Triều Tiên sẽ diễu hành chung trong lễ khai mạc Thế Vận Hội. Bình Nhưỡng chưa trả lời về đề nghị này. Hàn Quốc cũng đã đề nghị tổ chức trở lại các cuộc họp mặt những gia đình bị ly tán trong chiến tranh. Các cuộc họp mặt này có thể diễn ra vào giữa tháng 2, tức là trong thời gian Thế Vận Hội Pyeongchang.

Seoul còn đề nghị các cuộc đàm phán khác, lần này sẽ là đàm phán quân sự, nhằm tìm ra những phương cách để tránh cho các sự cố ở biên giới biến thành xung đột vũ trang.

Các cuộc đàm phán hiện tiếp diễn ngay tại biên giới giữa hai miền, trong một tòa nhà được xây bên phía miền nam, nằm cách lằn ranh có vài mét. Về hồ sơ hạt nhân, Bình Nhưỡng vẫn tỏ thái độ kiên quyết. Tuy vậy, sau nhiều tháng căng thẳng, Hàn Quốc nay có thể tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông trong một bầu không khí hòa dịu hơn".

Ngoài những kết quả nói trên, Seoul và Bình Nhưỡng hôm nay cũng đã quyết định tái lập đường dây điện thoại quân sự giữa hai miền kể từ sáng ngày 10/01/2018. Cách đây vài ngày, hai bên đã tái lập đường dây điện thoại dân sự.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Mỹ thị uy bằng vũ khí tại Hàn Quốc, nhân cuộc tập trận chung (RFI, 15/10/2017)

Một ngày trước cuộc tập trận với Hải Quân Hàn Quốc, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, máy bay tàng hình cùng nhiều trang thiết bị tối tân khác của Mỹ trong tư thế sẵn sàng. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy Washington công nhận "căng thẳng trong khu vực leo thang".

corea1

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, lúc còn ở Biển Đông ngày 30/09/2017. Reuters/Bobby Yip

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap nêu lên khả năng Bắc Triều Tiên sẽ có hành động trả đũa vụ tập trận chung Mỹ -Hàn được dự trù mở ra vào ngày mai, 16/10/2017 và sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Phía Hoa Kỳ đã điều hàng không mẫu hạm chiếc USS Ronald Reagan đặt căn cứ Yokosuka, Nhật Bản đến vùng biển của Hàn Quốc. Tàu sân bay này đóng vai trò "then chốt" trong chiến lược phòng thủ Mỹ tại vùng Thái Bình Dương. Dài 333 mét, có trọng lượng 100.000 tấn, chiếc USS Ronald Reagan là một trong 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.

Ngoài ra Hải Quân Hoa Kỳ còn huy động tàu ngầm có trang bị hệ thống bắn chận tên lửa, chiếc USS Michigan, có trang bị 150 tên lửa Tomahawk. Chiếc USS Michigan đang túc trực ngoài khơi thành phố cảng Busan.

Bên cạnh việc chuẩn bị cho đợt thao diễn trên biển lần này, Washington còn đưa nhiều máy bay và trang thiết bị quân sự dùng cho Không Quân đến phía nam thủ đô Seoul, trong khuôn khổ cuộc triển lãm hàng không sắp mở ra tại căn cứ quân sự Seongnam vào ngày 17/10/2017.

Thanh Hà

*******************

Đưa tàu ngầm chở 154 tên lửa Tomahawk tới bán đảo Triều Tiên, Mỹ định phát tín hiệu gì ? (Tin Tức, 15/10/2017)

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ, nặng 18.000 tấn và được trang bị 154 quả tên lửa Tomahawk, vừa cập cảng Busan của Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

corea2

Tàu ngầm USS Michigan cập cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh : AP

Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Litovkin nhận định trong một bài phỏng vấn với đài Sputnik rằng mục tiêu chính của tàu ngầm này chính là gây áp lực tột độ lên Triều Tiên. Sự xuất hiện của tàu Michigan tại cảng Busan đã được lực lượng hải quân Hàn Quốc thông báo trên trang Facebook chính thức của họ.

Theo ông Litovkin, sự hiện diện của một tàu chiến trang bị tên lửa Tomahawk – có thể bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách 2.200 km – là một thách thức nghiêm trọng đối với Bình Nhưỡng. 

"Các mục tiêu, theo quan điểm của tôi, khá rõ ràng : gây sức ép mạnh mẽ lên Triều Tiên, nước đang trong một mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Những quả tên lửa hành trình này có thể chứa đầu đạn hạt nhân và khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách rất xa. Những thứ vũ khí như vậy xuất hiện gần Triều Tiên sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền Bình Nhưỡng", ông Litovkin nhận xét. 

USS Michigan, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, là một trong số 18 tàu ngầm đang hoạt động của Hải quân Mỹ, có thể chở 24 tên lửa đạn đạo Trident I và Trident II. Mỗi tên lửa Trident I lại có thể chứa tới 8 đầu đạn 100 kiloton, trong khi Trident II chứa được 14 đầu đạn 100 kiloton hoặc 8 đầu đạn loại 475 kiloton. Để so sánh sức mạnh thì quả bom phá hủy Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 chỉ gây ra một vụ nổ có sức công phá từ 12 - 18 kiloton. 

Theo sau USS Michigan, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ cũng sẽ tới Hàn Quốc vào tuần tới, tờ Chosun Ilbo đưa tin. 

Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc trong lúc Bán đảo Triều Tiên đang "căng như dây đàn" do hàng loạt vụ phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

Gần đây nhất, ngày 15/9, Triều Tiên đã bắn một quả tên lửa đạn đạo bay qua không phận Nhật Bản và rơi xuống phía bắc Thái Bình Dương khoảng 20 sau đó. Không chỉ có vậy, Bình Nhưỡng liên tục lên tiếng đe dọa tấn công Washington. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam đoan sẽ "phá hủy toàn bộ" Triều Tiên nếu bị buộc phải bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại cảnh báo Washington về một "biện pháp đáp trả cứng rắn nhất trong lịch sử".

Hoàng Trang

*****************

Mỹ theo đuổi ngoại giao với Bắc Hàn tới lúc ‘thả bom’ (VOA, 15/10/2017)

Ngoại trưởng M Rex Tillerson hôm 15/10 nói rng Tng thng Donald Trump đã lnh cho ông phi tiếp tc theo đui n lc ngoi giao đ làm gim căng thng leo thang vi Bc Hàn.

corea3

Ngoại trưởng M Rex Tillerson.

Reuters dẫn li ông Tillerson nói rng "các n lc ngoi giao đó s tiếp tc cho ti khi nào th qu bom đu tiên".

Tr
li phng vn ca chương trình "State of the Union" trên kênh CNN, ông Tillerson cũng gim nh tm quan trng ca thông đip mà ông Trump từng viết trên Twitter v chuyn quan chc ngoi giao hàng đu ca M phí thi gian tìm cách đàm phán vi lãnh t Bc Hàn.

"Ông Trump đã nói rõ v
i tôi phi tiếp tc các n lc ngoi giao", Ngoi trưởng Tillerson nói.

Tổng thng Trump hôm 7/10 nói rng "chỉ có duy nht mt th hiu qu" đ đi phó vi Bc Hàn, sau khi các chính quyn tin nhim đi thoi vi Bình Nhưỡng nhưng không đt được kết qu.

"Các đời tng thng và chính quyn ca h đã nói chuyn vi Bc Hàn 25 năm qua, các tha thun và các các khoản tin ln được tr", ông Trump viết trên Twitter. "…Không đi đến đâu, các tha thun b vi phm ngay trước c khi chúng ráo mc, biến các nhà đàm phán M thành nhng k ng. Xin li, ch có mt điu duy nht hiu qu !".

Theo Reuters, ông Trump không nói rõ điều ông đ cp ti, nhưng các bình lun ca ông dường như gi ý thêm na v gii pháp quân s.

Nguyên thủ M tng tuyên b rng nếu cn, Hoa Kỳ s "hy dit" Bc Hàn đ bo v bn thân và các đng minh trước các mi đe da ht nhân ca Bình Nhưỡng.

Ông Trump từng nhiu ln tuyên b không mun đi thoi vi Bc Hàn, và thm chí còn cho rng ý tưởng đi thoi vi Bình Nhưỡng là điu gây mt thi gian, sau khi Ngoi trưởng Rex Tillerson nêu lên đ xut này.

Sau đó, Tổng thng Trump nói rng ông vn còn mi quan h tt đp vi người đng đu B Ngoi giao M, dù vn còn mt s bt đng.

********************

Bình Nhưỡng gây sự với Úc vào lúc bán đảo Triều Tiên nóng lại (RFI, 15/10/2017)

Một hôm sau khi bị Bắc Triều Tiên đe dọa, chính quyền Úc vào hôm nay 15/10/2017 đã cứng rắn đáp trả : Phát biểu với báo giới tại Sydney, ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã cho rằng lời lẽ hung hăng của Bình Nhưỡng không có gì mới, và điều đó chỉ làm cho Canberra kiên định hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

corea4

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop không khoan nhượng với Bình Nhưỡng. Reuters/Stephanie Keith

Vào hôm qua, 14/10, hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đã lớn tiếng tố cáo là "Úc gần đây đã có những bước đi nguy hiểm khi hùa theo các hành động khiêu khích chính trị và quân sự điên rồ của Mỹ nhằm chống lại Bắc Triều Tiên". Hãng tin Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo là nếu tiếp tục theo chân Mỹ để "áp đặt áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Bắc Triều Tiên…, Úc sẽ không thể tránh được thảm họa".

Lời tố cáo nói trên được đưa ra sau khi hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Úc, nhân chuyến công du Hàn Quốc, hôm 11/10 vừa qua đã ghé thăm làng Bàn Môn Điếm trong vùng phi quân sự ở biên giới Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Tại đấy, hai bộ trưởng Úc đã nhấn mạnh trên nhu cầu gây áp lực ngoại giao để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và kêu gọi Bắc Triều Tiên ngừng các chương trình thử nghiệm vũ khí, hạt nhân và tên lửa.

Đối với ngoại trưởng Úc, Bắc Triều Tiên vẫn quen thói đe dọa Úc, cũng nhu các nước khác trong khu vực, và đó là lý do tại sao Úc tham gia vào một chiến lược tập thể nhằm gây sức ép tối đa trên Bình Nhưỡng để buộc Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Cùng một quan điểm với bà Bishop, ông Dan Tehan, một quốc vụ khanh trong bộ Quốc Phòng Úc, vào hôm nay cũng xác định trở lại rằng Canberra sẽ tiếp tục làm tất cả để bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ các đồng minh, và không "khiếp nhược" trước những lời hù dọa của Bình Nhưỡng.

Khẩu chiến Bình Nhưỡng-Canberra bùng lên vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại trong bối cảnh liên quân Mỹ-Hàn đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận rầm rộ khởi sự vào ngày mai.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Bắc Kinh tìm cách đối phó trước nguy cơ Bắc Triều Tiên rối loạn

Bầu cử Đức hôm 24/09/2017, tiếp tục là chủ đề chính. Trang nhất Le Monde : "Merkel thắng lợi, nhưng suy yếu. Đột phá lịch sử của cực hữu". Libération đặt câu hỏi : "Tại sao nước Đức lung lay ?", La Croix tìm hiểu "Những lý do làm Đức bất an". Le Figaro báo động : "Dự án Châu Âu của Pháp bị bầu cử Đức gây khó". Trước hết xin giới thiệu bài phân tích của Le Monde về "nguy cơ sụp đổ Bắc Triều Tiên nhìn từ Trung Quốc", trong bối cảnh khủng hoảng hạt nhân ngày một trầm trọng, bóng ma chiến tranh lơ lửng.

bk1

Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tướng Joseph Dunford và tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nhân buổi ký thỏa thuận trao đổi thông tin, ngày 15/08/2017, tại Bắc Kinh. Ảnh : Reuters

Bài "Trung Quốc đặt câu hỏi về tương lai Bắc Triều Tiên", của nhà báo Brice Pedroletti - thông tín viên của Le Monde tại Trung Quốc - mở đầu với nhận xét : "Chính quyền của ông Tập Cận Bình rất thiếu sáng kiến trong hồ sơ Bắc Triều Tiên". Bắc Kinh chỉ quan sát thụ động, trong lúc oanh tạc cơ Hoa Kỳ bay sát biên giới Liên Triều, cùng lúc với việc tổng thống Mỹ đe dọa "sớm xóa số" chế độ Bình Nhưỡng, còn ngoại trưởng Bắc Triều Tiên thì gọi tổng thống Trump là "kẻ rối trí".

Trên thực tế, trong bối cảnh này, nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau ở một điểm, đó là Bắc Kinh không thể không dự kiến "các kế hoạch khẩn cấp", trong trường hợp rối loạn xảy ra.

Điều này phần nào được thể hiện qua tiếng nói của một số học giả Trung Quốc. Trong một bài viết được công bố ngày 11/09/2017, trên trang mạng đại học Úc East Asia Forum, ông Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo) – chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế Đại Học Bắc Kinh – nhận định là "trong một thời gian dài Trung Quốc kháng cự lại kêu gọi của Mỹ và Hàn Quốc, chuẩn bị một số kịch bản khẩn cấp về Bắc Triều Tiên", nhưng Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải sớm thay đổi lập trường.

Cụ thể là Trung Quốc sẽ phải thảo luận về việc kiểm soát hệ thống vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, để tránh mọi nguy cơ lọt ra ngoài. Tiếp đó, Bắc Kinh cũng phải dự kiến đưa quân sang bên kia biên giới, lập "các trại tiếp đón" tại chỗ, để ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Bắc Triều Tiên tràn sang.

Trong trường hợp "khủng hoảng", có nghĩa là "chế độ sụp đổ", học giả Trung Quốc nhấn mạnh là cần phải có sự chuẩn bị để "lập lại trật tự", với quân đội Hàn Quốc hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Tiếp theo đó, cần dự kiến "lập một chính phủ mới dưới sự bảo trợ của cộng đồng quốc tế", hoặc một "cuộc trưng cầu dân ý về tái thống nhất, được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn".

Chỉ huy quân đội Mỹ-Trung gặp gỡ tại biên giới

Theo chuyên gia Mathieu Duchatel (Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu), đối với Bắc Kinh, "công khai thừa nhận đang chuẩn bị kế hoạch đối phó khẩn cấp cùng với Mỹ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khép cửa với đàm phán đa phương". Tuy nhiên, phóng viên Le Monde đặt câu hỏi : Phải chăng trên thực tế chính Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu rậm rạp chuẩn bị cho các thảo luận như vậy ?

Giữa tháng 8/2017 vừa qua, tư lệnh quân đội Mỹ, tướng Joseph Dunford, đã được chính quyền Trung Quốc mời đến căn cứ quân sự Hải Thành (Haicheng), thành phố Thẩm Dương (Shenyang), tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), trụ sở của lực lượng kiểm soát vùng biên giới với Bắc Triều Tiên. Ít có thông tin nào lọt ra về nội dung thực sự của các thảo luận, tuy nhiên, tướng Dunford tuyên bố với báo giới Mỹ là đã nói chuyện về đồng nhiệm Trung Quốc "về các giải pháp quân sự trong trường hợp áp lực ngoại giao và kinh tế thất bại".

Một thỏa thuận đầu tiên đã được ký kết nhằm "tăng cường trao đổi thông tin về các hoạt động trên thực địa giữa hai quân đội Mỹ và Trung Quốc". Nhà nghiên cứu Michael Kovrig – phụ trách mảng Đông Bắc Á của viện tư vấn International Crisis Group, có trụ sở tại Bỉ - khẳng định chuyến công du nói trên "rất có ý nghĩa", bởi đây là "bước đi đầu tiên", cho phép tránh được các sai lầm trong tính toán trong trường hợp khủng hoảng bùng phát.

Bắc Kinh được cảnh báo không nên lầm bạn với thù

Đòi hỏi sẵn sàng đối phó với rối loạn Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc không phải là mới. Ngay từ năm 2009, viện tư vấn ICG đã ghi nhận sự tồn tại của hai nhóm cố vấn, vào thời điểm Bình Nhưỡng rời đàm phán 6 bên và tiếp tục thử hạt nhân lần thứ hai. Nhóm theo quan điểm "truyền thống" chủ trương tình bạn bất di bất dịch với Bình Nhưỡng, trong khi đó nhóm được gọi là "chiến lược gia" cổ vũ cho hợp tác với Hoa Kỳ, vì lợi ích Trung Quốc.

Năm 2013, sau khi Bình Nhưỡng thử bom lần ba, một phó tổng biên tập tạp chí của Trường Đảng Bắc Kinh thậm chí còn kêu gọi "bỏ rơi Bắc Triều Tiên", và "chủ động tìm sáng kiến hậu thuẫn cho việc tái thống nhất Bắc Triều Tiên, dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc".

Tuy tác giả bài viết bị kỷ luật, nhưng lời kêu gọi đã được Bắc Kinh tiếp thu một phần, điều này được thể hiện qua chính sách xích lại với Hàn Quốc, cũng từ năm này.

Le Monde nhắc lại ý kiến của sử gia về chiến tranh Triều Tiên, ông Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) người Trung Quốc, chỉ trích Bắc Kinh trừng phạt các công ty Hàn Quốc, vì Seoul triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD. Theo ông, hiệp ước đồng minh Trung – Triều hiện chỉ còn là "một tờ giấy lộn", Bắc Kinh không nên lẫn bạn với thù : "Bắc Triều Tiên đã trở thành một kẻ thù tiềm tàng, Hàn Quốc là một quốc gia bạn hữu".

Vũ khí laser chống tên lửa Bắc Triều Tiên

Về "chiến lược của Hoa Kỳ" trong cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, báo Le Figaro có bài nhận định của nhà báo Renaud Girard. Tác giả dự báo hai biện pháp mạnh mà Washington đang tìm cách triển khai. Song song với đe dọa cấm cửa về tài chính đối với các công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ tái khởi động "chương trình chiến tranh giữa các vì sao", của tổng thống Reagan trước đây. Theo đó, các vệ tinh địa tĩnh sử dụng tia laser có thể sẽ được phát triển để đánh lạc hướng các hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, ngay trong giai đoạn phóng lên đầu tiên.

Tuy nhiên, một kế hoạch như vậy cũng có nguy cơ thúc đẩy "một cuộc chạy đua vũ trang vô ích giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga…".

Đến nước Đức cũng bị "quá khứ hắc ám" chi phối

Trở lại với cuộc bầu cử Quốc hội Đức, Libération hết sức thất vọng. Bài xã luận "Những bóng ma" cảm thán : "Cả nước Đức nữa !... Cộng hòa liên bang Đức, một mô hình dân chủ ổn định, mà dân chúng, cũng như giới tinh hoa, đã rút ra được bài học lịch sử về thảm họa… một nước Đức, thành lũy bảo vệ Liên Hiệp, trụ cột của nền văn hóa hợp tác và thỏa hiệp, gắn bó hơn ai hơn với những mối quan hệ cộng đồng bảo đảm cho nền hòa bình tại Châu Âu, một nước Đức mạnh mẽ và ôn hòa, nay đến lượt mình cũng bị lây nhiễm".

Libération cảnh báo : "Làn sóng mị dân và dân tộc chủ nghĩa, mà người ta những tưởng đã bị ngăn lại sau chiến thắng của Emmanuel Macron tại Pháp, và những khó khăn của nước Anh với kế hoạch hậu Brexit, vẫn tiếp tục hoành hành. Nếu không có một dự án bảo vệ người dân, không một cương lĩnh chung, không một chính sách mạch lạc và một quyết tâm được thể hiện rõ ràng, thì Liên Hiệp Châu Âu dân chủ sẽ không ngừng lui bước trước những bóng ma sống, hiện thân của một quá khứ hắc ám".

Vẫn Libération nhận định : "Kế hoạch (cải cách) Châu Âu của tổng thống Pháp bị đình lại", trước hết là kế hoạch cải tổ khu vực đồng euro, với việc lập một ngân sách và một bộ trưởng tài chính riêng của khối các nước này.

Hậu bầu cử Đức : Cải cách Châu Âu bị đe dọa

Kết quả bầu cử Đức ảnh hưởng trực tiếp đến Liên Hiệp Châu Âu, hiện đang trong giai đoạn tìm đường cải cách. Xã luận Le Monde – với tựa đề "Merkel, nhiệm kỳ thứ tư đầy rủi ro", nhận xét : chắc chắn là bà Merkel sẽ lại đứng đầu chính phủ Đức trong nhiệm kỳ tới, nhưng hiện nay, không ai có thể đoán được trước là thủ tướng Đức sẽ điều hành đất nước cùng các đảng phái nào. Liên đảng CDU/CSU suy yếu, đảng Xã Hội Dân Chủ thì bị nốc ao.

Nước Đức chuẩn bị bước vào "giai đoạn thương lượng" lập chính phủ, giai đoạn chắn chắn sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Tình hình tương tự như năm 2013, hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị giảm tốc. Do tỉ lệ ủng hộ cao dành cho đảng cực hữu AfD, và cả cánh tự do, chính phủ Đức dường như sẽ không thể "đoàn kết nhiều hơn" với các thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu, trong các vấn đề chung của khối như đón tiếp người tị nạn, chính sách tài chính hay năng lượng.

Báo Les Echos ghi nhận phản ứng từ phía thủ tướng Đức : "Trong bối cảnh chiến thắng mong manh, bà Merkel khẩn nài các đối tác Châu Âu kiên nhẫn". Thủ tướng Merkel hứa hẹn sẽ hành động có trách nhiệm trong "giai đoạn chuyển tiếp" hiện nay. Trong phát biểu hôm qua, Angela Merkel nhấn mạnh trước hết đến việc "bảo vệ biên giới Liên Âu" và "một đồng euro ổn định", hai chủ đề thu hút cử tri của đảng cực hữu AfD.

Về phía Pháp, Les Echos khẳng định thái độ không thụ động của chính phủ. Hôm  nay, tổng thống Emmanuel Macron trình bày quan điểm về cuộc tái lập Liên Hiệp Châu Âu, mà ông chủ trương, tại Đại Học Sorbonne. Một dự án mà tổng thống Pháp muốn thúc đẩy cùng với một nhóm nước, đứng đầu là Đức.

Dự án của tổng thống Pháp mang tên "Châu Âu có chủ quyền, dân chủ và thống nhất". Theo tổng thống Pháp, chỉ thống nhất, Liên Âu 27 nước mới có thể kháng cự hiệu quả trước các thách thức toàn cầu, về tài chính, nhập cư hay khí hậu.

Kế hoạch đầu tư 57 tỉ của Pháp : ưu tiên môi trường

Về Pháp, theo Les Echos, hôm qua, chính phủ công bố kế hoạch đầu tư lớn 57 tỉ euro trong vòng 5 năm, trong đó chuyển sang kinh tế sinh thái và đào tạo nghề là hai lĩnh vực được ưu tiên. 20 tỉ cho chuyển đối sang kinh tế xanh và 15 tỉ cho đào tạo nghề.

Riêng về đầu tư cho sinh thái, phân nửa số tiền được dành cho việc cải tạo hệ thống cách nhiệt nhà ở (với 9 tỉ euro), một phần tư dành để phát triển các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm, đặc biệt là để cải tổ hệ thống đường sắt.

Ngày càng ít phụ nữ dùng thuốc ngừa thai

Trong lĩnh vực xã hội, Libération chú ý đến việc ngày càng nhiều phụ nữ Pháp không dùng thuốc ngừa thai. Năm nay là đúng 50 năm kỷ niêm dịp thuốc ngừa thai được phổ biến. Với khả năng tránh thai hiệu quả, thuốc được coi là một biện pháp giải phóng phụ nữ quan trọng. Tuy nhiên, một kết quả điểu tra về vấn đề này công bố hôm qua – trước Ngày Thế Giới Phòng Tránh Thai - cho hay, tỉ lệ phụ nữ từ 20 đến 24 dùng thuốc tránh thai giảm từ 45% năm 2010 còn 36% trong năm ngoái.

Lý do là vì ngày càng nhiều phụ nữ nghi ngờ ngành công nghiệp dược phẩm, khi một số thực tế gần đây với cuộc khủng hoảng 2012 cho thấy thuốc tránh thai có thể để lại nhiều hậu quả phụ về tim mạch hay hô hấp. Để bảo đảm việc chủ động sinh nở, các biện pháp dùng bao su hay vòng tránh thai được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo Le Monde, thuốc tránh thai vẫn là biện pháp ưu tiên đối với các thiếu nữ (15 đến 19 tuối), với tỉ lệ 60%.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Chiến tranh sẽ nổ ra nếu Bình Nhưỡng thử nguyên tử tại Thái Bình Dương ?

Les Echos số ra ngày 25/09/2017 nhận định "Bình Nhưỡng có nguy cơ gây ra chiến tranh sau khi thử nguyên tử tại Thái Bình Dương", vì như vậy các cường quốc sẽ không còn có thể khoanh tay đứng nhìn.

chien1

Thủy quân lục chiến Hàn Quốc tập trận tại đảo Baengnyeong, gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên ngày 07/09/2017, sau khi Bình Nhưỡng thử bom nguyên tử. Choi Jae-gu/Yonhap via Reuters

Tờ báo cho biết, các cố vấn ngoại giao của tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khuyên ông đừng sỉ nhục cá nhân lãnh đạo Bình Nhưỡng trong bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc, nhưng một lần nữa ông Trump lại để ngoài tai. Trên diễn đàn Đại hội đồng, Kim Jong-un lại bị gọi là "Rocket Man", và Donald Trump còn đe dọa "hủy diệt toàn bộ" Bắc Triều Tiên.

Trước những lời lẽ đúng như tuyên truyền của Bình Nhưỡng lâu nay, là Mỹ muốn tiêu diệt Bắc Triều Tiên, tất nhiên là nhà độc tài trẻ phản ứng ngay. Hôm thứ Sáu, Kim Jong-un công khai tuyên bố Donald Trump là "găng-tơ", "côn đồ", "lão hóa trí tuệ", nhưng nhất là sẽ "kiên quyết trả đũa". Sau đó ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho loan báo có thể cho nổ một quả bom H trên Thái Bình Dương.

Một vụ thử nguyên tử như vậy sẽ là sự khiêu khích trắng trợn nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng. Cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn thận trọng, chỉ cho phóng các hỏa tiễn đạn đạo đến những vùng biển hoang vắng, và cho thử hạt nhân sáu lần tại các căn cứ ngầm dưới lòng đất, ngay trên lãnh thổ nước mình. Ông Daryl Kimball, chủ tịch Arms Control Association cảnh báo : "Một vụ nổ nguyên tử trên bầu trời Thái Bình Dương có thể gây ra một sự leo thang, vượt khỏi tầm kiểm soát của Washington và Bình Nhưỡng".

Có rất ít quốc gia (Trung Quốc, Liên Xô cũ, Hoa Kỳ) dám cho thử hạt nhân trên không vì rất nguy hiểm. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), vụ gần đây nhất do Bắc Kinh tiến hành hồi tháng 10/1980. Nhà nghiên cứu Morris Jones của Lowy Institute for International Policy viết : "Chưa nói đến vấn đề chiến lược, vụ nổ và các tác động điện từ của một quả bom như thế sẽ là thảm họa. Nếu thử bom H mà không báo trước, các phi cơ sẽ bị rơi từ trên trời xuống và các bộ phận điện tử bị rối loạn. Ngay cả các vệ tinh bay ở độ thấp cũng bị ảnh hưởng. Tác động đến môi trường đại dương và nguồn lợi hải sản sẽ nghiêm trọng".

Trước một cú đòn vang dội như vậy, khẳng định năng lực quân sự của chế độ Bình Nhưỡng, các cường quốc đặc biệt là Hoa Kỳ sẽ buộc phải có hành động mạnh mẽ chống lại Bắc Triều Tiên. Ông Van Jackson, chuyên gia về quốc phòng của trường đại học Victoria ở New Zealand lo lắng : "Khi thấy những con diều hâu ở Washington đã sẵn sàng lao vào cuộc chiến với Bắc Triều Tiên như thế nào, tôi không cho là ông Trump sẽ biết kềm chế trước một sự khiêu khích mới".

Lo sợ trước viễn cảnh này, các đối tác hiếm hoi của chế độ toàn trị Bình Nhưỡng hồi cuối tuần qua đã kêu gọi đôi bên xuống thang. Bắc Kinh đã tỏ rõ sự bực bội trước đồng minh khó chịu này, qua việc chính thức loan báo hạn chế xuất xăng dầu và ngưng nhập hàng dệt may của Bắc Triều Tiên.

Hậu quả chiến lược của bom nguyên tử Bắc Triều Tiên

Quả bom của Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến những hậu quả về mặt chiến lược như thế nào ? Le Figaro nhận định, cuộc khủng hoảng kể từ mùa hè năm nay không còn đơn giản là vấn đề răn đe, mà là một sự phổ biến vũ khí nguyên tử, có thể khiến một số nước khác chạy đua theo, đặc biệt là Iran.

Hậu quả đối với Hàn Quốc và Nhật Bản rất quan trọng. Quả bom H, sự tiến bộ ngoạn mục của Bình Nhưỡng đã khiến Seoul phải lao vào vòng tay của Washington, tuy lúc mới được bầu lên, tổng thống Moon Jae-in có ý định xích lại gần Bình Nhưỡng. Việc bố trí các vũ khí nguyên tử chiến lược Mỹ tại Hàn Quốc, vốn đã được rút đi từ khi bức tường Berlin sụp đổ, nay đang được Seoul bàn bạc với bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis. Tăng cường vũ khí phòng không nay là đề tài được đồng thuận tại cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản : Tokyo muốn mua các hỏa tiễn tấn công được Bắc Triều Tiên.

Nhưng việc siết chặt liên minh với Hoa Kỳ không phải là hậu quả duy nhất. Chuyên gia Valérie Niquet, phụ trách về Châu Á của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhận xét : "Việc Mỹ không phản ứng có thể thúc đẩy Bình Nhưỡng lao vào một cuộc phiêu lưu quân sự nhằm thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực. Đối với Kim Jong-un, quả bom cộng với việc thống nhất đất nước sẽ giúp ông ta trở thành người hùng". Thăng bằng chiến lược trong khu vực không còn nữa, các nước láng giềng đang phải xem xét lại chính sách của mình. Cú sốc còn lan xa hơn tại Thái Bình Dương, nhiều nước thậm chí cả Úc lo sợ hậu quả quân sự, chính trị và kinh tế của một cuộc khủng hoảng lâu dài.

Còn đối với Trung Quốc và Châu Âu ? Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cùng chia sẻ một lợi ích chiến lược : đẩy Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Có thể đó là một trong những lý do khiến Trung Quốc đã "để cho vị thần thoát ra khỏi cây đèn", ít nhất là trong lúc này. Cũng theo bà Valérie Niquet, sự thiếu vắng phản ứng của Mỹ cũng có thể khiến "Bắc Kinh coi đây là một sự khuyến khích bành trướng trên Biển Đông", và cao giọng tranh giành Biển Hoa Đông với Tokyo. Thậm chí còn có thể lại đặt vấn đề đưa Đài Loan về với "đất mẹ" Hoa lục.

Về phía Châu Âu, cũng có thể trở thành mục tiêu tiềm năng của quả bom Bắc Triều Tiên. Ván cờ không còn như trước, nhất là đối với Pháp : một số lãnh thổ hải ngoại như Tân Calédonie nằm trong tầm ngắm của hỏa tiễn Bình Nhưỡng. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, Pháp còn nằm trong số những nước tham gia hiệp ước đình chiến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên. Và như vậy, theo chuyên gia Valérie Niquet, Paris "không còn có thể coi hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ đơn giản là một vấn đề ngoại giao".

Trong bối cảnh đó, liệu sẽ tái diễn chạy đua vũ khí nguyên tử hay không ? Nhiều người lo ngại Iran sẽ lại chế tạo bom hạt nhân, đặc biệt từ khi ông Donald Trump đe dọa xé bỏ thỏa thuận đã ký với Teheran. Ngoài ra, còn phải kể thêm Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên theo ông Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, thì một khi Seoul và Tokyo còn tin vào cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ, thì không phải lo lắng về nguy cơ này.

Thảm kịch Rohingya và chiến tranh tôn giáo

Cũng về Châu Á, Le Figaro nói về "Thảm kịch của người Rohingya", thiểu số người Hồi giáo được Hiến pháp 1947 của Miến Điện công nhận, nhưng bị tập đoàn quân sự tước quyền công dân năm 1982, trở thành một dân tộc vô tổ quốc.

Tác giả bài báo nhấn mạnh, không chỉ tấn công quân nổi dậy ARSA, quân chính phủ còn sát hại cả thường dân người Rohingya, khiến họ không còn chọn lựa nào khác : hoặc di tản, hoặc cái chết. Trong số 800.000 người Rohingya sống ở bang Arakan, đã có 420.000 người chạy trốn sang Bangladesh, và trong dòng người tị nạn có đến gần 250.000 là trẻ em có cha mẹ đã bị giết chết. Trên 220 ngôi làng bị đốt phá, đóng hẳn cánh cửa hồi hương. Thế nên Liên Hiệp Quốc mới coi đây là trường hợp điển hình của nạn thanh lọc chủng tộc.

Thảm nạn của người Rohingya đè nặng lên Bangladesh, một nước nghèo và đông dân, không thể tiếp đón và nuôi một triệu miệng ăn. Nó còn làm tăng số người tị nạn (65 triệu) và vô tổ quốc (10 triệu), có liên quan mật thiết đến nạn nô lệ và lao động cưỡng bức. Số trẻ mồ côi trong các trại tị nạn còn là miếng mồi ngon cho thánh chiến, vào lúc tổ chức Nhà nước Hồi giáo vươn vòi sang Châu Á.

Theo tác giả, Hoa Kỳ và Châu Âu cần hợp lực với nhau : ngưng tất cả viện trợ, hợp tác và bán vũ khí cho quân đội Miến Điện ; trừng phạt các thủ lãnh quân sự, các tổ chức và lãnh tụ Phật giáo cực đoan ; tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ và báo chí tại bang Arakan ; huy động viện trợ giúp Bangladesh hỗ trợ người tị nạn. Trong thế kỷ 20 đã diễn ra các cuộc chiến lớn nhân danh ý thức hệ, không nên để thế kỷ 21 trở thành thế kỷ của những cuộc diệt chủng, nhân danh chiến tranh tôn giáo.

ASEAN trước nguy cơ dân tộc chủ nghĩa pha trộn với tôn giáo

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Dominique Moisi trên Les Echos nhận định "Tín ngưỡng và dân tộc chủ nghĩa, một sự pha trộn có nguy cơ cao". Bi kịch của người Rohingya ở Miến Điện diễn ra trong bối cảnh nguy hiểm : bản sắc dân tộc và tín ngưỡng ngày càng có xu hướng pha trộn với nhau ở Đông Nam Á.

"Liệu một ngày nào đó Đông Nam Á có thể trở thành một Trung Đông mới hay không ?". Theo chuyên gia Moisi, chỉ riêng việc có thể đặt ra một câu hỏi như thế đã rất ý nghĩa, trước tình hình chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc tôn giáo đang nổi lên tại vùng Viễn Đông : Phật giáo tại Miến Điện, và Ấn giáo tại Ấn Độ - từ khi đảng của ông Narendra Modi lên nắm quyền.

Ban đầu mang tầm vóc địa phương, nay thảm kịch của người Rohingya đã mang tầm khu vực – nếu không phải là quốc tế. Pakistan chẳng phải đã được thành lập để đón nhận thiểu số Hồi giáo của đế chế Ấn trước đây đó sao ? Làm thế nào một tổ chức như ASEAN có thể sống sót, khi bắt đầu nổi lên xu hướng chia rẽ, một bên là Phật giáo, một bên là Hồi giáo ?

Miến Điện và Thái Lan chủ yếu theo đạo Phật, còn Malaysia và Indonesia đạo Hồi – riêng Indonesia còn là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Tác giả cho rằng đã đến lúc ngăn chận sự lệch hướng này, tránh để lây lan. Liên Hiệp Quốc cần có lời nói đi đôi với việc làm trong cuộc khủng hoảng người Rohingya, để tránh nguy cơ vùng Viễn Đông một ngày nào đó sẽ bị rối loạn như Trung Đông.

Angela Merkel, chiến lược gia đáng nể

Bầu cử lập pháp Đức và cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện Pháp là hai đề tài thời sự được các báo Pháp đề cập nhiều hôm nay. Les Echos tóm tắt trong tựa trang nhất "Bà Merkel thắng được thử thách, phe cực hữu bứt phá". Le Figaro coi đây là một "Chiến thắng với dư vị đắng" cho thủ tướng Đức. Tương tự với La Croix : "Chỗ đứng hàng đầu đắng nghét cho bà Angela Merkel".

Thông tín viên Le Figaro tại Berlin mô tả "Angela Merkel, chiến lược gia đáng gờm". Cũng như các cựu thủ tướng Adenauer hay Kohl - những chính khách lớn trước đây - nữ thủ tướng Đức tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư, nhưng bản thân bà vẫn là một ẩn số.

Không một sự kiện gì có thể tác động mạnh đến bà Merkel, từ những ngôn từ bốc lửa của Donald Trump, các thủ đoạn của Vladimir Putin cho đến làn sóng người tị nạn ồ ạt, hay đòi hỏi tổ chức lại Châu Âu của tổng thống Pháp… Hôm 24/09, bà đón nhận tin chiến thắng với cùng một sự bình thản, dù phe cực hữu lần đầu tiên lọt vào Quốc Hội có thể làm hoen ố nhiệm kỳ mới của bà.

Tất cả những ai từng tiếp xúc với Angela Merkel đều mô tả tính cách bà như nhau : thận trọng, giản dị, cụ thể, dễ mến. Khi tiếp ai, bà luôn đích thân dọn cà phê mời khách. Bà không có những bài diễn văn hùng hồn, nhưng vốn là một nhà khoa học, bà nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề.

Thật ra bà Merkel sinh ở Tây Đức, nhưng cha bà là một mục sư, đã quyết định sang Đông Đức cư ngụ ít lâu sau khi Angela Merkel sinh ra. Bà lớn lên mà không bao giờ nghĩ rằng bức tường Berlin có thể bị sụp đổ, và đêm 09/11/1989 lịch sử ấy, bà theo dòng người sang Tây Đức dạo chơi, rồi trở về đi ngủ sớm để sáng hôm sau còn đi làm. Vài tuần sau, Angela Merkel tham gia phong trào "Dân chủ mới". Kín đáo, chăm chỉ, hiệu quả, bà thăng tiến với tốc độ chóng mặt.

Là người tính toán lạnh lùng, bà loại dần từng đối thủ chính trị. Là người thực dụng, Merkel không đưa ra chủ thuyết mới nào, chỉ thích ứng theo với tình hình thực tế. Mang lại niềm tự hào cho Đức quốc, và nay đối mặt với công cuộc kiến tạo lại Châu Âu, trước nhiệm vụ lịch sử ấy, Angela Merkel vẫn điềm tĩnh một cách đáng phục.

Thụy My

Published in Quốc tế

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên : Youtube khai hỏa ? (RFI, 20/09/2017)

Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa, Seoul vội vàng tập trận. Nhưng chưa có một trận chiến thật sự nào diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, cuộc chiến trên mạng dường như đã bắt đầu mà người khai hỏa là mạng Youtube. Một hành động khiến cộng đồng khoa học nổi giận.

coree1

Ảnh của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp, ngày 16/09/2017, với lời chú : lãnh đạo Kim Jong-un xem bắn thử tên lửa Hwasong-12. Reuters không có phương tiện để thẩm định tính xác thực của bức ảnh.KCNA via Reuters

Trang mạng chia sẻ video đã kiểm duyệt Bắc Triều Tiên bằng cách đóng cửa hai kênh tuyên truyền thường nhật của nước này. Một biện pháp đã khiến những nhà khoa học đang nghiên cứu về Bắc Triều Tiên bất bình. Bởi vì, những hình ảnh video này có thể mang đến những thông tin quý giá về đất nước khép kín nhất hành tinh.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias giải thích vì sao Youtube lại đưa ra quyết định kỳ lạ này.

"Youtube đã đóng hai kênh tuyên truyền quan trọng Bắc Triều Tiên, đó là kênh "Urimizokkiri" - nghĩa là "Dân tộc ta" - và kênh Tonpomail, vốn dĩ do hiệp hội những cư dân Bắc Triều Tiên ở Nhật Bản quản lý.

Những kênh này phát đi mỗi ngày bản tin của đài truyền hình nhà nước và nhiều đoạn video tuyên truyền. Trên trang mạng, Youtube mà chủ sở hữu là tập đoàn Google của Hoa Kỳ có giải thích rằng những kênh đó bị đóng cửa là "do có đơn kiện" và "vì đã vi phạm cam kết của cộng đồng Youtube".

Thế nhưng, nguyên nhân cụ thể của hành động kiểm duyệt này lại không rõ ràng. Những kênh đó không có đăng quảng cáo, nên những kênh này chẳng đem về cho Bình Nhưỡng một xu ngoại tệ nào. Rất có khả năng là luật sư của Youtube đã tỏ ra cẩn thận quá đà, trong việc chạy theo nghị quyết mới nhất của Liên Hiệp Quốc, áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân mới nhất".

Vấn đề là quyết định của Youtube đã khiến giới chuyên gia về Bắc Triều Tiên nổi giận. Bởi vì nhờ vào các đoạn video này mà các nhà nghiên cứu lục tìm tỉ mỉ hòng nhặt nhạnh những thông tin quý giá về đất nước quá ư là bí hiểm. Thông tín viên Frederic Ojardias giải thích tiếp :

"Những video này còn giúp các nhà nghiên cứu theo dõi được các di chuyển của lãnh đạo Kim Jong-un, xác định được những cơ sở quân sự mới, có được những chi tiết kỹ thuật về những loại tên lửa mới nhất, xác định những nhân vật cao cấp xung quanh lãnh đạo họ Kim, hay như là biết được những gì chế độ nói với người dân...

Trong một thư ngỏ gởi Youtube, nhà phân tích người Mỹ Curtis Melvin đưa ra một danh sách dài ví dụ về những thông tin có được. Ông cho đấy là những "thiệt hại nghiêm trọng cho công việc của những người nghiên cứu các nguồn thông tin công khai".

Công việc này là thiết yếu, nó cho phép công luận và giới phóng viên tiếp cận những phân tích độc lập. Và điều này còn quan trọng hơn nữa vào lúc căng thẳng đã trở nên trầm trọng từ nhiều tháng nay. Joshua Pollack, một chuyên gia về không phổ biến hạt nhân nhấn mạnh rằng quyết định chặn hai kênh này của Youtube đưa ra không đúng thời điểm".

Bất chấp các phản đối của giới nghiên cứu, Youtube kiên quyết không lùi bước. Một phát ngôn viên của hãng đã biện minh như sau trong một thông cáo :

"Chúng tôi rất lấy làm vui mừng là Youtube là một diễn đàn cho phép làm rõ những góc khuất của hành timh... nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật lệ".

Vẫn theo thông tín viên Frederic Ojardias thì đây không phải là lần đầu tiên Youtube ngăn chận các tài khoản sử dụng của Bắc Triều Tiên. Năm 2016, một kênh truyền hình đã bị rút khỏi trang mạng. Các nhà khoa học giờ đây chỉ biết trông đợi những kênh truyền hình tuyên truyền khác xuất hiện trên trang mạng của Trung Quốc chẳng hạn.

RFI tiếng Việt

*******************

Hàn Quốc là một yếu tố khó lường (RFI, 20/09/2017)

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa biết lúc nào hạ nhiệt. Cộng đồng quốc tế gần như bất lực trước một loạt các vụ phóng thử tên lửa khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Balbina Hwang, chuyên gia về Châu Á, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Georgetown tại Washington, khi trả lời phỏng vấn báo Le Figaro (16/09/2017) cảnh báo, nếu Hàn Quốc rút khỏi hiệp ước không phổ biến hạt nhân, cuộc khủng hoảng trên bán đảo sẽ còn thêm nghiêm trọng.

coree2

Binh sĩ Hàn Quốc tham gia tham gia một cuộc tập trận tại Pocheon 19/09/2017. Reuters/Kim Hong-Ji

Le Figaro : Kim Jong-un tiếp tục trò thách thức mặc cả. Vậy lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ đi đến đâu ? Yếu tố mới mà tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra là gì trong trò chơi nguy hiểm này ?

Balbina Hwang : Căng thẳng với Bắc Triều Tiên luôn luôn gia tăng theo vết lầy của các vụ Bình Nhưỡng vi phạm những chuẩn mực quốc tế. Thế rồi, những căng thẳng này sẽ bốc hơi cho đến khi lại xuất hiện một sự khiêu khích mới của Bắc Triều Tiên. Tình trạng này đã kéo dài từ nhiều thập kỷ qua, điều này giải thích vì sao Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra đến 24 nghị quyết về Bắc Triều Tiên. Dường như đã nhiều lần, người ta tưởng rằng tình hình sẽ rơi vào một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng điều này chưa bao giờ xẩy ra. Không có yếu tố thực chất nào cho thấy có khả năng xẩy ra một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.

Donald Trump là một vị tổng thống rất bất thường và dường như ông tự trao cho mình nhiệm vụ xóa bỏ nguyên trạng, nhưng cuối cùng, cái định chế "tổng thống" lại lớn hơn cá nhân con người đang ở phòng Bầu Dục, Nhà Trắng. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên vẫn là một hồ sơ độc nhất, mối đe dọa duy nhất chưa được giải quyết từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 là phép thử đầu tiên về thỏa thuận an ninh tập thể của Liên Hiệp Quốc và cũng là biểu thị quân sự rõ ràng nhất của chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ đóng vai người canh gác, để kìm hãm Bình Nhưỡng, đặc biệt là bảo vệ Seoul. Việc thể chế hóa mối quan hệ song phương đặc biệt này đóng vai trò chủ chốt trong những thời kỳ căng thẳng nguy hiểm nhất.

Le Figaro : Ai là người làm chủ được cuộc khủng hoảng này ?

Balbina Hwang : Hiển nhiên là Kim Jong-un. Ông ta muốn Bắc Triều Tiên có thể quyết định được vận mệnh đất nước mình, một cách độc lập. Điều này vượt lên trên cả quyết tâm muốn duy trì sự sống còn của chế độ. Bản thân sự tồn tại của Bắc Triều Tiên kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vào năm 1945 (do các nước lớn quyết định) là một ý đồ tạo ra một sự độc lập thực sự, cho dù tình hình địa lý tại đây bị ngự trị bởi các ganh đua của những cường quốc lớn. Công cuộc tìm kiếm chủ quyền đầy viễn vông này là động lực thúc đẩy cách hành xử của hai nước Triều Tiên.

Le Figaro : Hoa Kỳ khai thác yếu tố khó lường trong tính cách của Donald Trump để làm cho mọi người dễ tin là có giải pháp quân sự và buộc Trung Quốc phải hành động. Liệu cách thức này có hiệu quả không ?

Balbina Hwang : Các giải pháp quân sự của Mỹ bị thu hẹp, chỉ trong lĩnh vực phòng thủ và răn đe, cho dù về mặt kỹ thuật, khả năng tấn công vẫn có. Tất cả mọi người chỉ trích Donald Trump có những phát biểu hiếu chiến, nhưng các phát biểu này cũng có ích, đó là Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ giải pháp quân sự. Nếu không thì làm sao các đồng minh của Mỹ có thể tin tưởng được. Mỗi lần Hoa Kỳ phô trương cơ bắp quân sự thì Bắc Triều Tiên lại lùi bước, không lùi hẳn hoàn toàn mà vẫn động đậy ở bên bờ vực thẳm. Không có bất kỳ lý do nào để nghĩ rằng điều này thay đổi, bởi vì chế độ Bình Nhưỡng không điên rồ mà rất tính toán.

Le Figaro : Liệu Trung Quốc có giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên hay không ?

Balbina Hwang : Tôi nghi ngờ vì lợi ích an ninh của Bắc Kinh không trùng hợp với lợi ích an ninh của Mỹ. Trung Quốc không thấy là các giá trị của Bắc Triều Tiên về mặt cơ bản là không thể chấp nhận được. Thậm chí, Bắc Triều Tiên là một chiếc lá nho cần thiết, làm cho Trung Quốc có bộ mặt khả dĩ. Cũng nên thấy là Bắc Kinh bất bình về cân bằng lực lượng tại Châu Á, về mặt lịch sử, Trung Quốc coi khu vực này như một hệ thống cấp bậc trên dưới trong đó Trung Quốc là trung tâm.

Trở ngại lớn nhất ngăn cản các ý đồ của Trung Quốc, đó là sức mạnh của Mỹ, hệ thống liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Do vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Bắc Triều Tiên, mặc dù Bắc Kinh cho rằng cách hành xử của Bình Nhưỡng là đáng ghét.

Một điểm cơ bản khác là cho dù Bắc Kinh có ảnh hưởng kinh tế to lớn đối với Bình Nhưỡng, nhưng đây không phải là đòn bẩy quyết định. Bắc Triều Tiên thù ghét sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bình Nhưỡng đã phát triển quan hệ trong bóng tối với các tác nhân không phải của Nhà nước Trung Quốc và với các quốc gia khác mà Bắc Kinh không kiểm soát được.

Le Figaro : Vậy động lực nào đang diễn ra tại Hàn Quốc ?

Balbina Hwang : Trái ngược với những gì người ta hay nói, Bắc Triều Tiên chắc chắn là tác nhân trong khu vực dễ lường nhất. Đây không phải là trường hợp của Hàn Quốc, đất nước đang có nhiều biến đổi và theo tôi, đây là quốc gia khó lường nhất. Các hành động của tổng thống Moon làm tôi ngạc nhiên (tư tưởng cánh tả đẩy tổng thống Hàn Quốc Moon hướng tới việc làm dịu căng thẳng, thế nhưng ông ta lại đứng về phía Donald Trump).

Đối với cường quốc hiện đại này, ý tưởng tự bảo đảm an ninh xuất hiện. Thế nhưng, khả năng Hàn Quốc ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể làm cho hồ sơ Bắc Triều Tiên lan tỏa ra một cách nguy hiểm nhất. Tôi không tin sẽ sớm có một chiến tranh tại Châu Á, nhưng cần phải chú ý đến sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ chung, dẫn đến hệ quả là Seoul sẽ trang bị vũ khí nguyên tử. Hiệu ứng domino có thể có sức tàn phá ghê gớm.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á
mercredi, 06 septembre 2017 21:08

Giải pháp nào cho bán đảo Triều Tiên ?

Lãnh đạo thế giới đau đầu tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên (VOA, 06/09/2017)

Các nhà lãnh đạo thế gii đang c gng tìm gii pháp đ tránh mt cuc chiến tranh khc lit trên Bán đo Triu Tiên, nơi mà chế đ Kim Jong-un đã khiến dư luận quc tế phn n v v th ht nhân mi nht. Trong khi đó, tin nói Bình Nhưỡng li tiếp tc đe da Washington. Phóng viên Bill Gallo ca đài VOA có bài tường trình chi tiết sau đây.

bachan1

Đại s Triu Tiên ti Liên Hiệp Quốc Han Tae Song.

Chỉ vài ngày sau cuc th ht nhân mi nht, Triu Tiên li đưa ra mt mối đe da khác. Đi s Triu Tiên ti Liên Hiệp Quốc nói rng Triu Tiên có th tiến hành mt cuc th nghim mi.

Đại s Triu Tiên ti Liên Hiệp Quốc Han Tae Song nói :

"Hoa Kỳ sẽ nhn được nhiu gói quà t đt nước ca chúng tôi nếu Hoa Kỳ còn khiêu khích, thiếu thn trng và còn những n lc vô ích gây áp lc lên Triu Tiên".

Mỹ và các đng minh đã gic Hi đng Bo an Liên Hiệp Quốc tht cht các bin pháp chế tài đi vi Bình Nhưỡng sau v th ht nhân ln th 6.

Đại s Hoa Kỳ ti Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cnh báo áp lc kinh tế là la chn hiệu qu nht.

Bà Haley nói : "Chúng ta có nghĩ liệu thêm các bin pháp trng pht Triu Tiên s có tác dng ? Không nht thiết như vy. Nhưng chế tài đ làm gì ? Các bin pháp chế tài ct ngun thu nhp tài chánh mà Bình Nhưỡng dùng đ phát trin tên la đn đo".

Không phải mi người đu đng ý, trong đó có Tng thng Nga Vladimir Putin. Ông Putin nói rng trng pht nhiu hơn cũng "vô dng". Trung Quc cũng t ra hoài nghi, thay vào đó cnh báo c hai bên tránh leo thang căng thng.

Nhưng ông Donald Trump không lùi bước.

...ông viết trên Twitter rng ông s cho phép Nht Bn và Hàn Quc mua thêm thiết b quân s.

Nhưng mi vic có th không d dàng như vy... theo nhn đnh ca ông James Schoff thuc Vin Carnegie Endowment for International Peace.

"Điều này không đơn thuần là tng thng cho bán vũ khí, mà nó còn ph thuc vào vic Nht Bn và Hàn Quc có ngân sách đ mua các h thng vũ khí đó hay không, liu h có cn nhng vũ khí đó hay không, h đt nhu cu đó mc ưu tiên nào. Ngoài ra còn cn Quc hi M bãi min nhiều trường hp cm chuyn giao nhng công ngh đc bit".

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng cnh báo rng M có áp dng các bin pháp hn chế thương mi đi vi các nước đang giao thương vi Triu Tiên.

********************

Nga cân nhắc một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên (VOA, 06/09/2017)

bachan2

Tổng thng Nga Vladimir Putin (phi) và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-inin.

Tổng thng Nga Vladimir Putin lên án vic Triu Tiên th nghim ht nhân mi đây nht, trong khi cân nhc mt gii pháp kh thi cho cuộc khng hong này.

Phát biểu sau cuc hp vi Tng thng Hàn Quc Moon Jae-inin ti thành ph cng Vladivostok ca Nga, ông Putin kêu gi đàm phán vi Triu Tiên. Ông nói các bin pháp trng pht không phi là gii pháp cho cuc khng hong ht nhân và tên lửa ca Triu Tiên.

Tổng thng Vladimir Putin-Nga nói :

Rõ ràng là không thể gii quyết được các vn đ trên Bán đo Triu Tiên bng cách ch áp dng chế tài và áp lc. Chúng ta không nên tùy nghi và dn Triu Tiên vào đường cùng. Mi người nên bình tâm và tránh các bước dn đến căng thng leo thang. Tht khó có th đt được tiến b trong tình hình hin ti mà không có các công c chính tr và ngoi giao. Không có các công c này thì thc s tôi tin rng chúng ta khó có kh năng thc hin được".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gi Moscow ng h các lnh trng pht mnh m hơn đi vi Bình Nhưỡng.

Nga và Trung Quốc, đi tác thương mi chính ca Triu Tiên, nht trí rng vic tiếp tc tht cht các bin pháp trng pht đi vi Bình Nhưỡng s ít có tác dng làm gim nh căng thng trên bán đo Triu Tiên.

Published in Châu Á