Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tng thng Biden : ‘Không ai ng’ có ngày M-Vit tr thành đi tác cao nht

VOA, 20/09/2023

Ti din đàn Liên Hip Quc, Tng thng M Joe Biden hôm 19/9 đã ca ngi vic M-Vit thiết lp quan h mc cao nht là hình mu ca vic k thù tr thành đi tác.

biden1

Tng thng M Joe Biden đang phát biu trước Đi hi đng Liên Hip Quc hôm 19/9 năm 2023

Ông phát biu trước lãnh đo và đi biu các nước ti phiên hp cp cao ca Đi hi đng Liên Hip Quc New York rng không ai có th ng có ngày M-Vit thiết lp quan h cp đ cao nht.

Chính Tng thng Biden đã cùng Tng bí thư Nguyn Phú Trng ca Đng cộng sản Vit Nam tuyên b đưa quan h hai nước lên mc Đi tác Chiến lược Toàn din hôm 10/9 Hà Ni.

"Khong mt tun trước tôi đang phía bên kia thế gii, đó là Vit Nam, mnh đt tng đm máu chiến tranh", ông nói. "Và tôi đã gp mt vài cu chiến binh M và Vit Nam, và tôi đã chng kiến h trao đi các k vt ca h t cuc chiến đó th căn cước và mt cun nht ký".

Ông Biden đ cp đến cuc gp ngn ngi ca ông vi Ch tch Quc hi Vương Đình Hu ti Tòa nhà Quc hi Vit Nam mà khi đó hai nhà lãnh đo đã chng kiến các cu binh hai nước trao đi k vt chiến tranh.

"Tht xúc đng khi thy phn ng ca nhng cu binh Vit và M", ông nói.

"Đó là kết qu ca 50 năm n lc t c hai phía đ gii quyết nhng di sn đau đn ca chiến tranh và đ la chn - chn làm vic cùng nhau hướng ti hòa bình và tương lai tt đp hơn", Tng thng M khng đnh.

Khi thiết lp quan h cao nht vi M, các nhà lãnh đo Vit Nam đã đưa ra phương châm 16 ch là khép li quá kh, vượt qua khác bit, phát huy tương đng, hướng ti tương lai.

M và Đng cộng sản Vit Nam tng là k thù ý thc h trong mt cuc chiến đm máu trước năm 1975 và sau đó là hàng chc năm Hà Ni b Washington cm vn cho đến khi hai nước bình thường hóa quan h vào năm 1995.

"Không có gì trong hành trình này là không th tránh khi. Trong hàng chc năm qua, không ai có th hình dung được mt tng thng M đng Hà Ni bên cnh mt lãnh đo Vit Nam và tuyên b hai bên cùng cam kết thiết lp quan h quc gia cp đ cao nht", Tng thng Biden nói vi lãnh đo các nước t tu ti New York.

"Nhưng đó là li nhc nh hết sc thuyết phc rng quá kh không nht thiết quyết đnh tương lai", ông khng đnh.

Ông nói thêm rng vi s phi hp ca gii lãnh đo và n lc thn trng, k thù có th tr thành đi tác, nhng thách thc trùng trùng có th được vượt qua và nhng vết thương sâu có th hàn gn li.

"Bi vy, đng bao gi quên điu đó. Khi chúng ta chn đng cùng nhau và nhn ra nhng hy vng chung ràng buc toàn nhân loi, chúng ta nm trong tay sc mnh và vi sc mnh đó s thay đi lch s", ông nói.

Ông Biden cho rng trên cương v tng thng Hoa K, ông hiu s mng mà đt nước tôi phi lãnh đo trong thi khc quan trng này. Theo đó, ông nói M s hp tác vi các nước mi khu vc đ liên kết h trong lý tưởng chung ; hòa cùng các đi tác có chung tm nhìn v tương lai ca thế gii.

Tm nhìn đó là mt thế gii mà nơi con em chúng ta không b đói và mi người đu được chăm sóc sc khe cht lượng cao, nơi người lao đng được trao cho sc mnh và môi trường ca chúng ta được bo v, nơi các doanh nghip và nhng nhà đi mi khp mi nơi có th tiếp cn cơ hi, nơi xung đt được gii quyết mt cách hòa bình và các nước có th vch ra hướng đi ca riêng mình.

"M mun xây dng mt thế gii an toàn hơn, thnh vượng hơn, công bng hơn cho tt c mi người bi vì chúng tôi biết tương lai ca chúng tôi gn lin vi tương lai ca quý v. Cho phép tôi nhc li ln na : Chúng tôi biết rng tương lai ca chúng tôi gn lin vi tương lai ca quý v", ông Biden nói.

"Và không mt quc gia nào có th đơn đc đương đu vi nhng thách thc ca ngày hôm nay".

Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính, hin đang có mt th đô Washington D.C., d kiến cũng s có bài phát biu trước Đi hi đng Liên Hip Quc.

Nguồn : VOA, 20/09/2023

***************************

Ông Biden : Không ai có thể tưởng tượng một Tổng thống Mỹ đứng ở Hà Nội để nâng tầm quan hệ !

RFA, 20/09/2023

Published in Việt Nam

Tuyên bố chung Việt Mỹ : đằng sau vấn đề kinh tế là vấn đề an ninh

Hôm 10/9, Tổng thống Biden thăm Việt Nam và Việt Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đồng thời hai bên công bố một bản Tuyên bố chung. Nhân dịp này, RFA phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Huân công ngành quan hệ quốc tế Đại học George Mason, Hoa Kỳ, về các thế chiến lược trong quan hệ Việt Mỹ được thể hiện qua bản tuyên bố chung đó. 

gapgo1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Biden hôm 10/9/2023 tại Hà Nội - The White House

RFA : Xin Giáo sư cho một đánh giá tổng quan về Tuyên bố chung Việt Nam Hoa Kỳ khi họ nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện".

Nguyễn Mạnh Hùng : Trong tuyên bố chung đó, cùng với bài phát biểu ngắn trong Bạch Cung thì tôi thấy có hai điểm. 

Điểm thứ nhất là những đòi hỏi xưa nay của hai bên, một bên thường hay đòi hỏi phát triển nhân quyền, còn bên kia đòi hỏi phải hàn gắn những vết thương chiến tranh, thì giờ đây chỉ được nhắc lại theo cách có tính chất hình thức. 

Điểm thứ hai là họ nhấn mạnh nhất đến vấn đề kinh tế. Họ nâng cấp quan hệ vượt cấp, từ Đối tác toàn diện thì thường phải qua Đối tác chiến lược, nhưng họ lên thẳng Đối tác chiến lược toàn diện. Trong Tuyên bố chung có rất nhiều cam kết. Tôi thấy các cam kết nổi bật trong đó là liên quan đến kinh tế.

Đặc điểm của các cam kết hợp tác kinh tế này là mặc dù họ không nói đến quốc phòng, nhưng rõ ràng các hợp tác kinh tế đó đều có liên quan đến quốc phòng. Ví dụ các cam kết trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo, artificial intelligent), vấn đề an ninh mạng (cybersecurity), công nghệ thông tin... Quan trọng hơn cả là sự có mặt của các nhà đầu tư lớn của Mỹ. Một số đã có mặt ở Việt Nam rồi, một số sẽ có mặt trong tương lai. 

Như vậy có hai điểm quan trọng trong bản Tuyên bố chung. Thứ nhất là chiến lược, thứ hai là kinh tế. 

Khi nghe bài nói chuyện của ông Biden và ông Trọng trong cuộc họp báo chung thì tôi để ý thấy ông Trọng nói rằng ông rất ấn tượng chuyến thăm của mình tới Bạch Cung năm 2015. Và ông Trọng nhắc lại lời mời của ông Biden hồi tháng 7 năm 2023 mời ông thăm Bạch Cung nhưng ông chưa có điều kiện đi thăm. Như vậy ông Trọng tô đậm thắng lợi của Việt Nam là ông Biden công nhận thể chế chính trị của Việt Nam. Như vậy hai bên bỏ cái mô thức lâu nay là đảng quan hệ với bên đảng, quốc gia quan hệ với quốc gia. Nay Mỹ bỏ cái mô thức ấy mà công nhận đặc thù của Việt Nam. 

Hai bên cũng nói rõ là tôn trọng thể chế chính trị của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Điều này làm chúng ta liên tưởng tới tư duy chính trị thế kỷ 19, khi mà người ta chỉ nhắm đến việc cân bằng quyền lực, quyền lợi quốc gia, chứ không nói đến việc can thiệp nội bộ hay tôn trọng thể chế. Như vậy, ông Trọng nhắc đến những gì mà Việt Nam đạt được trong buổi họp báo. 

Về phía Mỹ thì dĩ nhiên Mỹ muốn một Việt Nam hùng mạnh, mà muốn Việt Nam hùng mạnh thì Việt Nam phải có khả năng quốc phòng. Trước đây hai bên thường nói đến Coastguard (bảo vệ bờ biển) còn bây giờ có rất nhiều điều cho thấy ngoài sự hiện diện của những nhà chế tạo công nghệ mới nhất, thì còn nói đến vấn đề "Friend-shoring" (chuyển sản xuất đến những nước thân thiện).

Chuyện đó hoàn toàn có thể đẩy tới vấn đề công nghệ mới, mà các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo) đều quan hệ tới vấn đề quốc phòng cả chứ không chỉ là chuyện kinh tế thuần túy. Mà Việt Mỹ lại nhấn mạnh vấn đề cộng tác hai bên, và Mỹ nói Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng này. Nếu Việt Nam vào được chuỗi cung ứng của Mỹ thì nó tạo niềm tin chiến lược mạnh hơn. Có hai điểm: 

Thứ nhất là về phương diện thực tiễn, nó có thể giúp Việt Nam tăng khả năng quốc phòng của mình. Việt Nam có thể đạt được điều đó qua sự cộng tác nghiên cứu. 

Thứ hai, sự cộng tác này làm cho Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ. Nếu làm được điều đó thì như tôi nói ở trên niềm tin chiến lược của hai bên sẽ mạnh hơn. Tôi thấy niềm tin chiến lược Việt Nam và Mỹ vẫn còn yếu. Nó còn yếu do nhiều lý do khác nhau, nhất là thời chính quyền trước của Mỹ đã làm niềm tin chiến lược đối với Mỹ đã bị tổn hại rất nhiều. Chính quyền Biden đã làm rất nhiều để sửa điều đó. Nhưng đây là việc khác, mình có thể bàn sau. 

RFA : Giáo sư nói Mỹ muốn một Việt Nam hùng mạnh. Xin Giáo sư giải thích vì sao một Việt Nam hùng mạnh thì phù hợp với lợi ích của nước Mỹ.

Nguyễn Mạnh Hùng : Trong bản tuyên bố chung, không có ai nhắc tới Trung Quốc. Nhưng tất cả những gì Mỹ đã và đàm là để đối phó với thách thức của Trung Quốc, từ việc lập ra dự án tàu ngầm hạt nhân AUKUS, lập ra QUAD, tập trận chung với Ấn Độ, và gần đây là họp thượng định giữa Biden và Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Đại Hàn. Tức là ông Biden đã cố gắng tái lập liên minh bị ông Trump phá. Khi ông mới lên, ông Trump đã gây sự với Đại Hàn và Nhật Bản. Ông Biden đã cố gắng gỡ lại liên minh cũ. Nếu ông Biden không làm được điều đó thì ASEAN cũng không thể tin Hoa Kỳ được. 

Nếu mình nhìn vào những gì Trung Quốc hiện nay đang làm, ta thấy họ hành động từ Phi Châu, lập ra BRICS, đến mời thêm các nước khác vào BRICS, rồi hành động ở các nước Châu Mỹ Latin, ta thấy hành động của họ có vẻ muốn cạnh tranh với Mỹ trên toàn thế giới. Họ muốn chiếm một địa vị quan trọng trên thế giới, tức là trật tự thế giới phải có sự hiện diện của mình. 

Tuy nhiên, Trung Quốc khả năng nhiều nhất ở địa phương, tức là vùng Đông Nam Á. Mục đích gần là họ muốn thống soái vùng Đông Nam Á, tức là tạo cái thế unipolarity (thế đơn cực). Vì vậy họ cố gắng đẩy Mỹ ra khỏi vùng Asia Pacific (Châu Á Thái Bình Dương), trong đó có Biển Đông. 

Khi Trung Quốc muốn đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông thì trước tiên họ cố gắng đẩy Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất xung quanh họ. Sau đó nếu có thể được thì đẩy Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ hai. Để làm được điều đó, trước hết, họ cố gắng tạo ra được thế thống soái ở vùng Biển Đông bằng cách xây dựng tam giác căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa là Subi, Chữ Thập, Vành Khăn. Khi đã có tam giác này, họ chế ngự cả vùng trời trong khu vực. Nếu Trung Quốc có thể lập thế thống soái khu vực thì Mỹ có nguy cơ hết cửa đi vào chỗ giữ ảnh hưởng trong khu vực. Vì vậy, để đối trọng với thế unipolarity (đơn cực) của Trung Quốc thì Mỹ phải tạo ra multipolarity (thế đa cực) trong khu vực.  

Muốn tạo ra thế đa cực trong khu vực thì Mỹ cần có các con bài chủ. Ở vòng ngoài, phái Đông Bắc Á, Mỹ đã có Nhật Hàn là những con bài chủ. Nhưng ở Đông Nam Á thì Mỹ chưa có. Trước hết, Mỹ gây ảnh hưởng trở lại ở Philippines. Mối quan hệ Mỹ - Philippines trước đây bị Duterte phá nhưng bây giờ đến thời Marcos thì quan hệ được tái lập. Mỹ đã trở lại và lập mới các căn cứ để đóng quân trên lãnh thổ Philippines. 

Sau Philippines thì Việt Nam quan trọng thứ hai. Việt Nam có vị trí rất quan trọng để phá cái thế unipolarity (đơn cực) của Trung Quốc để tạo ra thế multipolarity (đa cực). Dĩ nhiên trước đây Việt Nam không thể tin Mỹ ngay được vì lo sợ Mỹ "diễn biến hòa bình". Thêm nữa, Việt Nam cũng lo lắng Mỹ không giữ vững cam kết. Thời Trump thì Mỹ gây xích mích với Nhật Bản, Đại Hàn là những đồng minh lâu đời. Rồi Mỹ lại còn chạy khỏi Iraq và Afghanistan thì làm sao Việt Nam tin Mỹ được. Nhưng vấn đề là Việt Nam không tin Mỹ nhưng cần Mỹ. Trong hai cái thế đó thì mình thấy là Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam. Nếu Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông thì Việt Nam mất hết nhưng Mỹ vẫn còn chỗ khác, và hơn nữa Trung Quốc dù khống chế Biển Đông đi nữa thì vẫn không thể ngăn cản quyền tự do hàng hải của Mỹ ở đó. Tôi nhìn cái thế chiến lược hiện nay là như thế: Việt Nam nghi họ nhưng cần họ, và cả Đông Nam Á cũng tương tự như vậy. 

RFA : RFA xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với khán thính giả của chúng tôi về vấn đề "niềm tin chiến lược" giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ. Ở phần tiếp theo, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chia sẻ với khán thính giả RFA về tam giác lợi ích "chiến lược, kinh tế, giá trị"

**********************

Tam giác lợi ích "chiến lược", "kinh tế", "giá trị" trong quan hệ Việt Mỹ

Ở phần trước, RFA đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng về bản tuyên bố chung Việt Nam Hoa Kỳ nhân hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và bối cảnh chính trị quốc tế của động thái này. Quan hệ Việt Mỹ thương bị phủ bóng bởi nỗi lo Mỹ sẽ "bỏ rơi" Việt Nam nếu nước này tiến lại gần Mỹ hơn trong khi láng giềng Trung Quốc khổng lồ phía bắc có thể gây những áp lực lớn hơn nếu Mỹ rời khỏi khu vực. Để giải đáp cho độc giả RFA về vấn đề nêu trên, ở phần này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với RFA về ba lợi ích "chiến lược", "kinh tế", "giá trị" trong các quyết định của Mỹ đối với các vấn đề ngoại giao.

gapgo2

Hoa Kỳ - Việt Nam tuyên bố nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" hôm 10/9/2023 - AFP

RFA : Giáo sư từng viết trong cuốn sách "Strategic Asia 2014–15 : U.S. Alliances and Partnerships at the Center of Global Power" (tạm dịch "Á Châu chiến lược 2014-2015: Các liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở trung tâm quyền lực toàn cầu") của Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia rằng muốn tăng cường hợp tác an ninh, hai nước Việt Mỹ cần xây dựng lòng tin lẫn nhau. Mỹ cần cho Việt Nam thấy rằng Mỹ không có lợi ích chiến lược trong việc phá hoại chế độ hiện tại. Đồng thời, Việt Nam phải hiểu rằng việc thiếu tiến bộ về nhân quyền là trở ngại lớn để thắt chặt quan hệ song phương. Xin Giáo sư giải thích về vấn đề này.

Nguyễn Mạnh Hùng : Về niềm tin chiến lược thì Mỹ là nước lớn nên không cần lắm. Nhưng Việt Nam vì phải cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ nên niềm tin chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quan trọng hơn nhiều. Bởi vì nếu Việt Nam theo Mỹ mà Mỹ lại bỏ mình thì chết với Trung Quốc. Do đó Việt Nam phải nghi ngờ, phải đặt ra khả năng Mỹ làm chuyện đó. Trong quyển sách của ông Đinh Quang Anh Thái mới đây, (RFA chú thích : sách "Nguyễn Mạnh Hùng - Khoảnh Khắc Nhìn Lại", Người Việt xuất bản, 2023) tôi có nhắc lại chuyện ngày xưa ông Hồng Hà có hỏi tôi là "đi với Mỹ thì Mỹ có bỏ mình không", tôi có nói là "Mỹ bỏ thì cũng là do lợi ích, mà không bỏ cũng là do lợi ích". Tóm lại đối với Việt Nam, niềm tin chiến lược rất quan trọng, quan trọng hơn với phía Mỹ. 

Vì thế, chuyến đi của Biden rất quan trọng vì nó giúp cho niềm tin chiến lược tăng thêm nhiều. Trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây chỉ là khởi đầu, còn phải chờ thi hành nữa. Việc hai nước nâng cấp quan hệ chỉ là khởi điểm, điều quan trọng là sau đó phải có hành động, phải tiến lên. 

Bây giờ trở lại vấn đề tự do tôn giáo, tự do nhân quyền, như tôi viết trong quyển sách năm 2015, đối với Mỹ, nước Mỹ có 3 quyền lợi : quyền lợi về chiến lược, quyền lợi về kinh tế và quyền lợi về giá trị. Khi quyền lợi chiến lược lớn lên thì quyền lợi về giá trị như nhân quyền, tự do sẽ giảm đi, ví dụ trường hợp Saudi Arabia trong nhiều năm. Lợi ích về chiến lược của Saudi Arabia rất lớn nên lợi ích về nhân quyền bé đi. Với trường hợp Việt Nam, trước đây khi lợi ích về chiến lược, kinh tế với Việt Nam còn nhỏ thì lợi ích về giá trị lớn lên. Lúc đó Mỹ nói nhiều về vấn đề nhân quyền. Nhưng bây giờ thì dần dần Mỹ lờ dần vấn đề đó đi. Tại sao như thế ? Vì nền ngoại giao của Mỹ dựa trên ba lợi ích đó. 

Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền có giảm do lợi ích chiến lược và kinh tế tăng đi nữa thì sẽ không bao giờ bỏ được, bởi vì có quyền lợi của định chế. Ví dụ bên hành pháp thì ở Bộ Ngoại giao Mỹ từ thời ông Tổng thống Carter đã có một văn phòng chuyên về vấn đề human rights (nhân quyền), tự do tôn giáo. Sau này, bên lập pháp thì Quốc hội Mỹ còn lập ra Ủy ban Tự do Tôn giáo. Các cơ quan này có quyền lợi về định chế của họ. Việc của họ là phải làm việc đó, mỗi năm phải báo cáo về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo. Để làm những việc đó thì các cơ quan này sẽ đặt áp lực lên các cơ quan đại sứ Mỹ ở nước ngoài. Các đại sứ để báo cáo tốt thì phải làm thật. Tóm lại là luôn luôn có vấn đề nhân quyền mà Việt Nam phải "manage", tức là phải xử lý vấn đề nhân quyền với Mỹ để họ làm những việc khác cho mình. Tôi thấy hiện nay Mỹ không phản đối nhiều lắm, nhưng tôi nghĩ Việt Nam chắc chắn sẽ có những hành động đáp ứng để ông Biden đi về vui vẻ và hai bên có thể cộng tác nhiều hơn. 

Nhưng dẫu sao thì vấn đề giá trị sẽ không trở thành vấn đề lớn như vấn đề chiến lược và kinh tế. Trước đây Đông Nam Á rất phàn nàn Mỹ, ví dụ như trong hội nghị Shangri-La mới đây chẳng hạn, Trung Quốc nói rất nhiều về cộng tác kinh tế. Trung Quốc còn có chương trình Vành đai Con đường. Mặc dù chương trình này hay bị nói là một cái bẫy nợ, nhưng các vị chính trị gia thì chỉ nhìn vào lợi ích. Họ cần tiền để xây dựng hạ tầng, nên họ cứ làm rồi tính sau. Họ nghĩ là tương lai sẽ tránh được bẫy nợ Trung Quốc. Còn phía Mỹ thì ông Austin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ toàn nói về vấn đề chiến lược, đồng minh. Những vấn đề đó không hấp dẫn Đông Nam Á. Thành ra lần này ông Biden mang theo cả một gói kinh tế sang Việt Nam. Thông điệp của Mỹ là "chúng tôi đã trở lại". Vấn đề ở đây là kinh tế. 

RFA : Xin Giáo sư cho biết tại sao hệ thống chính trị Mỹ lại cần quan sát các vấn đề nhân quyền trên toàn cầu. Có phải vì sự phát triển nhân quyền trên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Có. Đúng vậy. 

RFA : Xin Giáo sư giải thích. Tại sao họ phải có đến hai cơ quan khác nhau của hai nhánh quyền lực độc lập là hành pháp và lập pháp cùng phụ trách vấn đề nhân quyền trên toàn cầu ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Các cơ quan đó mới lập ra gần đây nhưng thực ra có nguồn gốc từ thuở khai quốc của nước Mỹ. Khi mới lập quốc, người Mỹ cho rằng họ khác Châu Âu : chúng tôi từ Châu Âu sang đây, lập một quốc gia quan trọng và tiến bộ hơn, chúng tôi dân chủ, nhân quyền. Hồi đó người Mỹ thường nói mình là "city in the hill", thành phố ở trên đồi cao, sáng, còn xung quanh ở bên dưới vẫn đang nằm trong bóng tối. Giá trị nhân quyền đã có ngay từ thời "nguyên thủy" của nước Mỹ, nằm trong DNA của người Mỹ. Trong cuộc chiến tranh Lạnh thì đối với Mỹ đó là cuộc va chạm giữa "dân chủ" và "cộng sản". Như vậy họ coi đó là cuộc đấu về giá trị. Sau này có những tổng thống như ông Carter, mặc dù ông yếu về chiến lược nhưng rất thành thật, rất mạnh về niềm tin nhân quyền. Nên dưới thời Carter thì Bộ Ngoại giao mới bắt đầu có cơ quan phụ trách về nhân quyền. Từ kì thủy người Mỹ đã quan tâm vấn đề giá trị nhân quyền, sau này có lại một tổng thống chính thức thúc đẩy nó, và sau này thêm cả vấn đề tự do tôn giáo. 

Sự phát triển đó là nhờ sự thúc đẩy của xã hội dân sự Mỹ. Các hội đoàn xã hội ở Mỹ thúc đẩy chính phủ Mỹ quan tâm đến các vấn đề giá trị đó. 

Mỹ lúc bấy giờ có ảnh hưởng toàn thế giới. Những giá trị này là giá trị Mỹ. Do đó, nếu ai muốn đồng ý với Mỹ thì cũng phải quan tâm đến các giá trị đó. Quyền lợi về giá trị này không bao giờ mất đi được, dù có thể tăng giảm từng giai đoạn. Nhân quyền như tôi đã nói là một trong ba quyền lợi quốc gia của Mỹ: chiến lược, kinh tế, giá trị. Khi nào bang giao tốt, quyền lợi chiến lược tăng lên thì quyền lợi giá trị giảm đi. Ai thông minh thì phải biết xử lý vấn đề đó. 

RFA : RFA xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với khán thính giả của chúng tôi ề tam giác lợi ích "chiến lược, kinh tế, giá trị". Ở phần tiếp theo, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đề cập tới bài học Đài Loan và Philippines cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ

**********************

Bài học Đài Loan và Philippines cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ

Tiếp theo phần trước, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với khán thính giả RFA những suy nghĩ riêng về cách ứng xử của Việt Nam khi xử lý tam giác lợi ích "chiến lược, kinh tế, giá trị" với Mỹ. Ông dẫn hai ví dụ về Đài Loan và Philippines để cho thấy những cải cách quyết đoán và quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nước có thể có những tác động như thế nào đến mối quan hệ thực sự giữa hai nước trong thực tế.

gapgo3

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ họp báo chung sau khi tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương hôm 10/9/2023 tại Hà Nội - AFP

RFA : Như Giáo sư nói Việt Nam hiện nay vẫn lo sợ Mỹ bỏ rơi. Trước đây Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Mỹ đánh Afghanistan rồi bỏ đi. Trước đây đánh Iraq rồi giữa chừng cũng bỏ về, để cho Iraq ngày nay tự xử với các nhóm loạn quân ở bên trong. Nhưng nhìn lại, ta thấy Mỹ có nhiều đồng minh mà họ không bỏ rơi, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ hỗ trợ cho phát triển và chung thủy đến giờ. Có phải là những đồng minh hội tụ cùng lúc cả ba quyền lợi là chiến lược, kinh tế và giá trị thì sẽ không bị bỏ rơi hay không ? Có phải một đồng minh nếu chỉ có lợi ích về mặt chiến lược thì sẽ bị bỏ rơi khi lợi ích chiến lược không còn ? Một đồng minh của Mỹ thường bị bỏ rơi trong điều kiện nào và không bị bỏ rơi trong điều kiện nào ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Thực ra thì ba loại quyền lợi trên không phải ngang bằng nhau. Thứ nhất là chiến lược, thứ hai là kinh tế và thứ ba mới là giá trị. Điều bạn nói một phần nào đó là đúng, ít nhất đúng với trường hợp Châu Âu. Ngược lại đối với Hàn Quốc thời Park Chung-hi rất độc tài nhưng Mỹ không bỏ rơi. Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch rất độc tài nhưng Mỹ không bỏ rơi. 

Nhưng thời thế thay đổi thì chính sách Mỹ cũng thay đổi. 

Khi người Việt Nam hỏi tôi về vấn đề "bỏ rơi", tôi có lấy ví dụ vấn đề Đài Loan : năm 1979 thì Đài Loan gần như bị Mỹ bỏ rơi. Lúc đó Carter đã điều đình với Trung Quốc, tiếp nối chính sách của Nixon. Đó là lúc Đặng Tiểu Bình sang Mỹ rồi về đánh Việt Nam. Mỹ chấp nhận Trung Quốc là một đối tác, một người để đối thoại. Trung Quốc là độc tài. Lúc đó Mỹ đã bỏ Đài Loan. Trước hết, họ hạ thấp tầm của Đài Loan với chính sách chỉ có "một Trung Quốc". Tất nhiên, trong thông cáo chung Hoa Kỳ - Trung Quốc khi đó cũng có thêm một câu để cứu Đài Loan : ủng hộ "một Trung Quốc" nhưng cũng ủng hộ sự thống nhất "trong hòa bình". Câu này là cơ sở cho Đạo luật "Taiwan Relations Act" năm 1979, theo đó Mỹ phải giúp Đài Loan tự phòng thủ. Tức là họ chỉ tập trung vào vấn đề phòng thủ, không chấp nhận hai bên thống nhất bằng vũ lực. Lúc đó Mỹ đã rút quân tuần tra eo biển Đài Loan, sẵn sàng bỏ về bất kì lúc nào. 

Ngay lập tức, ông Tưởng Kinh Quốc cải tổ, trở thành dân chủ. Khi cải tổ trở thành dân chủ thì trùng hợp với Mỹ về quyền lợi giá trị. Bạn nói đúng ở điểm đó là các quyền lợi về chiến lược đã khác nhau, nhưng quyền lợi giá trị trở nên giống nhau. Bất chấp chính sách của bên hành pháp, bên lập pháp Mỹ đã ủng hộ Đài Loan. Nếu như trước 1979 thì Đài Loan có thị trường còn Trung Quốc đại lục không có, thì sau 1979 đại lục cũng có thị trường như Đài Loan nhưng quy mô thị trường lớn hơn. Như vậy quyền lợi kinh tế thì Đài Loan sẽ không bằng được Trung Quốc, nhưng lúc này Đài Loan lại đem đến một quyền lợi khác là giá trị. Khi Trung Quốc phóng tên lửa qua eo biển Đài Loan vì giận dữ khi Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tổ chức cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên năm 1996 thì ông Bill Clinton đã điều động hai hạm đội hàng không mẫu hạm đến khu vực. Đó là cuộc điều động lực lượng lớn nhất của Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam. Lúc đó, Trung Quốc đã rút lui.

Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào Mỹ cũng bỏ rơi đồng minh. Yếu tố giá trị đã trở nên quan trọng ở thời điểm đó, ở điểm đó, trong chế độ đó. 

RFA : Vậy điều đó có hàm ý cho quan hệ Việt Mỹ ngày nay không ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Nếu có hàm ý chung chung cho quan hệ hai nước thì tôi nghĩ Mỹ muốn Việt Nam dân chủ và phát triển nhân quyền, nhưng Mỹ không tìm cách thay đổi chính quyền. Mỹ không có lợi ích trong việc thay đổi chính thể ở Việt Nam. Bởi vì nếu thay đổi chính thể và chính phủ nên hỗn loạn như khi lật đổ ông Diệm năm 1963 thì chính trị hỗn loạn. Việt Nam bị nát ra thì sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực. Mà khoảng trống quyền lực khi đó có thể bị lấp đầy bằng một lực lượng thù nghịch với Mỹ. Về phương diện chiến lược thì Mỹ không có lợi ích gì nếu Chính phủ Việt Nam bị lật đổ. Đối với Mỹ, nếu Việt Nam dân chủ hơn, phát triển về nhân quyền hơn thì càng tốt, vì như thế sẽ được sự ủng hộ của cả bên Quốc hội, của nhân dân. Còn nếu Việt Nam không phát triển theo hướng đó thì Mỹ cũng không có lợi ích gì nếu Chính phủ Việt Nam bị lật đổ. 

Tất nhiên, trong chính trị, không có công thức bất biến. Ngay cả khi Việt Nam chia sẻ thêm với Mỹ một lợi ích khác nữa là lợi ích về giá trị thì không có gì bảo đảm chắc chắn là Mỹ vẫn không bỏ rơi. Ví như thời ông Trump thì Mỹ cũng gây sự với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Không có gì đúng tuyệt đối. Cái gì cũng chỉ có tính tương đối. 

Tôi nghĩ về phương diện quốc phòng, mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo quốc phòng hai nước rất quan trọng. Ví dụ như quan hệ quốc phòng Mỹ - Philippines đã có khoảng 70 năm quan hệ quốc phòng, nên khi ông tổng thống Duterte phá thì phá không được. Mối quan hệ lại trở lại. Quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt Nam đòi hỏi hai bên có những vị tướng, những vị chỉ huy quốc phòng có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, có thể gọi điện thoại nói chuyện thân mật với nhau. Nếu đạt được giai đoạn đó thì hai bên sẽ gắn bó rất nhiều. 

RFA : Theo Giáo sư, để tạo ra mối quan hệ đó thì cần những điều kiện gì ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Bây giờ mình thấy là Mỹ đã đào tạo cho mình rồi. Như phi công thì Mỹ đã đào tạo cho mình rồi. Nếu hai bên mua bán vũ khí thì dĩ nhiên phải đào tạo cách sử dụng. Nhưng tôi nghĩ sẽ phải đến lúc hai nước có "co-production" ("sản xuất chung") để chuyển giao công nghệ. Nếu Mỹ thành thật muốn giúp Việt Nam thì phải có sản xuất chung và chuyển giao công nghệ. Muốn như thế thì hai bên đều cần có các cấp sĩ quan cơ sở cộng tác với nhau. Những sĩ quan học ở West Point khi tốt nghiệp thì trở thành bạn của nhau, khoảng mười năm sau thì thành sĩ quan cấp cao hết cả. Và họ cộng tác với nhau. Đó là tính chuyện lâu dài, còn trước mắt cần xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo quân sự hai nước, như ông Bộ trưởng quốc phòng, ông Tổng tham mưu trưởng. Họ cần quan hệ một cách ngang hàng, làm cho người ta kính trọng mình, tức là kính trọng thật chứ không phải ngoại giao. 

Nếu Việt Nam muốn tăng cường quốc phòng với Mỹ thì lãnh đạo Bộ quốc phòng Việt Nam rất quan trọng. Thái độ và khả năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam rất quan trọng trong việc quyết định mối quan hệ an ninh có tiến lên hay không, trong việc thi hành các cam kết. 

Nếu Bộ quốc phòng có những liên hệ cá nhân với phía Mỹ thì niềm tin chiến lược sẽ tăng lên cao. Về định chế thì hai bên đã có nhu cầu đó, nhưng về phương diện cá nhân thì các vị lãnh đạo quốc phòng có đáp ứng được nhu cầu đó hay không là vấn đề quan trọng. Hai bên đẩy được quan hệ quốc phòng tới đâu thì tùy thuộc vào phía Việt Nam thôi. 

RFA : RFA xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với khán thính giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Ở phần cuối cùng, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chia sẻ với RFA về tầm quan trọng của AI (trí tuệ nhân tạo) đối với sự phát triển và an ninh của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ.

*************************

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong quan hệ Việt Mỹ

Hợp tác phát triển AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những nội dung quan trọng của Bản tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ nhân dịp hai nước nâng cấp quan hệ gần đây. RFA phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng về lý do loại công nghệ mới này trở thành một tâm điểm trong lời hứa hẹn về quan hệ mới giữa hai nước Việt Mỹ. 

gapgo4

Trung Quốc giới thiệu máy bay phản lực không người lái FH-97A tại triển lãm hàng không Zhuhai (Chu Hải) vào tháng 11/2021 - Reuters

RFA : Henry Kissinger cùng hai tác giả khác, trong cuốn sách "The Age of AI : And Our Human Future" ("Thời đại của AI và tương lai con người") năm 2021, đã xếp công nghệ AI vào một loại cách mạng công nghiệp, tương tự cách mạng công nghiệp diễn ra với động cơ hơi nước thế kỉ 18, động cơ đốt trong và sử dụng điện ở thế kỉ 19, công nghệ bán dẫn từ thập niên 1960s thế kỉ 20, và ngày nay là AI (trí tuệ nhân tạo). Xin Giáo sư cho biết vấn đề lớn nhất của công nghệ AI mà loài người ngày nay đang đối mặt là gì ?  

Nguyễn Mạnh Hùng : Vấn đề của AI là làm ra đã khó, áp dụng càng khó hơn. Công nghệ này đặt ra một yêu cầu đối với con người là cần có cách để "deterrent" (răn đe, ngăn chặn) việc áp dụng nó cho mục đích xấu. Nhưng hiện nay, con người chưa có cách nào để "ngăn chặn, răn đe" các mặt tiêu cực của nó. 

Ví dụ, trong chiến tranh nguyên tử, cách thức "deterrent" (răn đe, ngăn chặn) là xây dựng "second strike ability", tức là khả năng đánh trả bằng vũ khí nguyên tử sau khi bị tấn công nguyên tử. Thêm nữa là xây dựng khả năng sống sót sau khi bị tấn công nguyên tử, ví dụ xây dựng nhiều hệ thống đa dạng để khi hệ thống này bị vũ khí nguyên tử của đối phương tiêu diệt thì vẫn còn hệ thống khác, hay như xây dựng hệ thống ngầm trong lòng đất. Nhưng ở thời đại AI, công nghệ AI có tiềm lực phá được hết những cách thức đó. Hơn nữa, con người đã có vũ khí sử dụng công nghệ AI nhưng chưa có vũ khí để kháng lại vũ khí AI. Đó là một tình thế nguy hiểm cho thế giới. 

Trong chiến tranh Ukraine ngày nay, các loại vũ khí Ukraine sử dụng do phương Tây viện trợ đều tích hợp một mạng lưới các công nghệ mới, trong đó có internet vệ tinh và AI. Nói tóm lại, AI là một khám phá mới, đảo lộn đời sống con người. Nó có thể tốt hoặc xấu nhưng con người chưa biết cách kiểm soát cái xấu. 

RFA : Trung Quốc cũng phát triển mạnh công nghệ AI. Nhiều trung tâm nghiên cứu của Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong lĩnh vực này. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề lớn nhất của công nghệ AI ở Trung Quốc là họ sử dụng nó để phục vụ cho một nhà nước cảnh sát, kiểm soát tư tưởng của từng người dân đến từng ngõ ngách xã hội. Việt Nam sẽ học công nghệ AI của ai ? Trung Quốc hay Mỹ ? 

Nguyễn Mạnh Hùng : Dĩ nhiên, Việt Nam sẽ học cả hai. Có hai vấn đề là học để tiếp thu công nghệ và ứng dụng công nghệ đó. Thứ nhất, Việt Nam sẽ học Hoa Kỳ ở những kỹ thuật tối tân. Ai tối tân thì họ học theo. Thứ hai, về việc áp dụng, thì sẽ học cả Trung Quốc. Họ có nhu cầu kiểm soát thì họ sẽ học Trung Quốc. Nhưng còn tùy thuộc vào cá nhân lãnh đạo của Việt Nam : họ muốn cái gì. Đã là lãnh đạo chính trị thì thường sẽ có xu hướng muốn kiểm soát dân chúng, nhưng ở nước có cơ chế dân chủ thì cơ chế không cho phép thực hiện điều đó.  

Nhưng điều quan trọng nhất là sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo nằm ở chỗ khác, không phải ở chỗ đó. Sự nguy hiểm của AI là người ta chưa biết cách kiểm soát nó. Người ta có thể sử dụng công nghệ AI để tàn phá môi trường dễ dàng, ví dụ, bằng cách chế tạo những chương trình phần mềm điều khiển việc phá đập nước ở nơi muốn phá. Nhưng chưa ai biết chống lại những việc như vậy như thế nào.

Nó giúp cho con người rất nhiều nhưng cũng có tiềm năng đem lại cái xấu. Ví dụ giáo sư đại học chấm bài của sinh viên bây giờ rất khó để biết bài do sinh viên làm hay máy làm. Mặc dù cũng có cách để kiểm tra nhưng công nghệ cũng ngày càng tinh xảo để không kiểm soát được. 

AI cũng có thể gây ra thất nghiệp hàng loạt. Thất nghiệp hàng loạt có thể dẫn đến nội loạn. 

RFA : Như vậy trong quân sự, loài người đã có các loại vũ khí để chống lại các vũ khí truyền thống, kể cả vũ khí nguyên tử, nhưng biết cách nào chống lại vũ khí AI ?   

Nguyễn Mạnh Hùng : Chưa biết được cách nào. Vũ khí AI có thể được sử dụng để tấn công tự động. Không ai biết trước khả năng xảy ra nhầm lẫn, sai sót, gây ra tấn công tự động ngoài kiểm soát và dẫn đến chiến tranh thế giới. AI lại còn được trao vào tay tư nhân, và trong một số trường hợp họ quyết định luôn chính sách ngoại giao của một số nước. Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk là một hệ thống tích hợp AI và nhiều công nghệ khác. Elon cắt internet Starlink của Ukraine thì Ukraine cũng không đánh trả Nga được. Elon nói Ukraine đánh đến đây thôi, không được đánh thêm. Đó là một điều nguy hiểm vì không ai phán đoán được hành xử các cá nhân kiểm soát công nghệ quan trọng này. 

RFA : Nếu Việt Nam ứng dụng công nghệ AI theo cách chơi với cả hai, Trung Quốc và Mỹ, thì điều này có khả thi không ? Vì trong lĩnh vực này, nếu Việt Nam đi với Trung Quốc thì các doanh nghiệp phương Tây sẽ rút lui không ?  

Nguyễn Mạnh Hùng : Việc phát minh, chế tạo khác với việc thực hành. Áp dụng để kiểm soát xã hội thì Việt Nam có thể bắt chước Trung Quốc. Bắt chước chứ không phải theo Trung Quốc. Còn phát triển công nghệ thì rõ ràng Việt Nam có thể sẽ theo chiều hướng Mỹ vì Mỹ đã tỏ ý giúp. Việt Nam không theo mô hình Trung Quốc mà theo mô hình của mình, tức là làm gì có lợi nhất cho mình.  

Về phát triển năng lực công nghệ AI thì Việt Nam dĩ nhiên sẽ vui vì được được một nước lớn, có công nghệ nguồn giúp cho, để cho mình trong tương lai đủ năng lực vào chuỗi cung ứng. Nhưng về mặt áp dụng AI để kiểm soát xã hội thì nếu Việt Nam áp dụng nhiều quá thì Mỹ có thể phản đối. Tất nhiên, Mỹ phản đối hay không thì tùy thuộc vào áp lực của xã hội dân sự ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Nếu Việt Nam càng ngày cộng tác tốt với Mỹ thì không thể ứng dụng dễ dàng công nghệ này để kiểm soát xã hội.   

Nếu Mỹ có thể giúp Việt Nam tham gia nghiên cứu chung công nghệ AI thì nó giúp tăng niềm tin chiến lược lên rất nhiều. Bây giờ thì đó mới chỉ là lời hứa, còn thi hành đến mức nào thì chưa ai biết. 

RFA : RFA xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành cho độc giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 

Nguồn : RFA, 19/09/2023

Published in Diễn đàn

Vic hai nước cu thù chiến tranh Hoa K - Vit Nam tiến ti nâng cp quan h lên mc Đi tác chiến lược toàn din vào đu tun này cho thy s tn ti và tim năng ca hình thái ngoi giao a ái", tương phn vi cách tiếp cn truyn thng theo kiu "mt mt mt còn" hay phương thc "bn-thù", theo nhn đnh ca mt chuyên gia cp cao nghiên cu v Vit Nam ti M.

vietmy

Tng thng M Joe Biden trong cuc hp vi Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng ti Hà Ni vào ngày 10/9/2023.

Vit Nams xa Trung khi gn M: Chưa đúng và chưa đ!

K c trước và sau khi Vit Nam và M nâng cp mi quan h lên mc cao nht, mt lung quan đim ni lên rt rõ xoay quanh s kin này là M đang bt tay vi Vit Nam đ "chng Trung Quc" và Hà Ni đang tìm cách "thoát Trung" khi tiến gn hơn vi M.

Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cp cao ti Trung tâm Đông Nam Á thuc Vin Hòa bình M (USIP), cho rng nhn đnh này không hoàn toàn chính xác, hay nói đúng hơn là chưa đ, bi mi quan h Vit M có rt nhiu ni dung đc bit và quan trng khác ngoài vn đ an ninh quc phòng.

"Mt là đi tác chiến lược v an ninh trong khu vc Đông Nam Á. Hai là hp tác kinh tế gia Vit Nam và Hoa K đã tăng cường rt mnh sau khi bình thường hóa quan h và ký tha thun v thương mi Vit M năm 2001. Bây gi thì M là đi tác kinh tế th hai ca Vit Nam. Và rõ ràng bây gi Vit Nam có mt chiến lược phát trin kinh tế liên quan đến công ngh cao. Chính cái này là Vit Nam mun tăng cường cng tác vi M. Có người nói, đ Vit Nam tránh cái by thu nhp trung bình, thì Vit Nam phi hp tác vi M và các nước giàu hơn. Nếu cng tác vi Trung Quc và các nước xung quanh Châu Á thì rt khó phát trin tiếp", Tiến sĩ Wells-Dang phân tích.

Ngoài ra, Vit Nam và M cũng có nhng quan h đc bit khác như hàng triu người Vit đã sang M t nn sau chiến tranh và tr thành công dân M, các chương trình hp tác gii quyết hu qu chiến tranh, bên cnh nhng chương trình hp tác v giáo dc-đào to...

Vì vy, theo ông, nếu xét v khía cnh an ninh khu vc thì vic nâng cp quan h có liên quan đến Trung Quc là "đúng nhưng chưa đ", và điu này đã được th hin trong li khng đnh ca Tng thng Biden khi ông Hà Ni vào đu tun này.

"Chính Tng thng Biden nói rt rõ rng vic tăng cường quan h đi tác vi Vit Nam không phi là vì Trung Quc hay Chiến tranh lnh mi, mà là mt cách đ tiếp tc ng h s phát trin và thnh vượng ca Vit Nam và Đông Nam Á", Tiến sĩ Wells-Dang nói vi VOA.

Vit Nam "thc dng", M "uyn chuyn"

Theo nhn đnh ca Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, vic Hoa K - Vit Nam nâng cp quan h lên mc đi tác chiến lược toàn din là kết qu ca mt quá trình dài nhiu thp niên n lc ca c hai phía, mà trong đó có s linh hot đáng k ca các thế h lãnh đo trong vic đáp ng yêu cu ca "phía bên kia" và mang li li ích cho c hai nước.

Ông cho rng sau nhng tri nghim chiến tranh thương đau trong sut chiu dài lch s, Vit Nam đã có nhng tính toán "thc dng".

"H biết rng các cường quc có li ích xung đt nhau. Thay vì liên minh vi mt cường quc này đ chng li mt cường quc khác, vn đã gây ra nhng hu qu tai hi như vy mt nước Vit Nam b chia ct (trong chiến tranh), h s tìm cách hp tác vi tt c mi người", Tiến sĩ Wells-Dang nhn đnh.

Mc tiêu này được xác đnh ti Đi hi Đng Cng sn ln th VII vào năm 1991 khi Hà Ni tuyên b "tr thành bn ca tt c các nước trong cng đng thế gii phn đu vì hoà bình, đc lp và phát trin".

Bước chuyến biến v chính sách này đã m đường cho nhng bước tiến mnh m sau đó trong mi quan h gia Vit Nam vi cu thù Hoa K.

Còn xét v phía M, Tiến sĩ Wells-Dang cho rng chuyến thăm ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng đến M vào năm 2015 dưới thi Tng thng Obama là mt thi đim rt quan trng.

"Vì đây là ln đu tiên M tôn trng đng cng sn Vit Nam (trong tư cách) là lãnh đo", chuyên gia ca USIP nói.

Trước đó, theo li Tiến sĩ Wells-Dang, nhng chuyến thăm gp được thc hin ch là vì lý do "phi hp tác vi Vit Nam mà thôi" và thường là vi người đng đu nhà nước, ch không phi vi mt lãnh đo đng cng sn.

"Sau đó thì tt c các tng thng M đu nói là M tôn trng h thng chính tr ca Vit Nam, và lãnh đo Vit Nam cũng luôn luôn nhc li vic đó. Nhưng đây cũng là mt nguyên tc cơ bn trong quan h quc tế thôi, nước nào cũng vy. [Điu này] không có ý là M phi đng ý vi h thng chính tr hay là các quyết đnh ca Vit Nam, và Vit Nam cũng không cn thiết phi đng ý vi nhng cái M đang làm hay h thng dân ch M, nhưng hai bên vn s hp tác vi nhau".

Tiến sĩ Wells-Dang tin rng mt khi mi quan h gia hai bên cht ch hơn, hai phía s có nhiu cơ hi "trao đi" vi nhau hơn đ gii quyết nhng khúc mc và khác bit, chng hn như vn đ nhân quyn.

Chuyến đi "quan trng" và "cn thiết" đến Bc Kinh ca Nguyn Phú Trng

Mc dù vic nâng cp quan h gia M và Vit Nam đã được lên kế hoch và được mt s ngun tin tiết l t cui năm ngoái, nhưng nhng chuyn biến bt ng v chính tr ti Vit Nam trong thi gian qua đã dn đến nhiu lo ngi v kh năng kế hoch không thành s.

Hi đu năm nay, vn được xem là năm p" và "thích hp" đ hai bên t chc s kin quan trng này sau 10 năm thiết lp quan h đi tác toàn din, Hà Ni bt ng "thay tướng" gia đường. Nhng người được xem là "hiu biết" hay thiên v M như Th tướng Nguyn Xuân Phúc và B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh bt ng b bãi chc, khiến không ít người lo ngi v kh năng bt thành ca vic nâng cp quan h trong năm nay và thm chí c s can thip ca Trung Quc.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Wells-Dang nói có 2 điu có th quan sát thy và ngm hiu trong nhng din biến chính tr ti Vit Nam thi gian qua.

"Mt là, vic Nguyn Phú Trng đi Bc Kinh là rt quan trng và phi làm thế. Nếu không, Trung Quc li không đng ý và không hiu ti sao Vit Nam li nâng cp vi M. Tôi không biết hai lãnh đo Vit Nam, Trung Quc đã nói gì, nhưng chc chn là phía Vit Nam đã nói gì đy gii thích vi Trung Quc v chính sách đi ngoi đc lp ca h".

"Th hai, đúng là trong năm nay có mt s lãnh đo mi thay các ông phi t chc, nên nhng người mi chưa có nhiu kinh nghim v M và phương Tây bng các lãnh đo trước. Nhưng chính vì thế, có th h mun tham gia và mun cho thy là bây gi dù ai lãnh đo thì cũng s tiếp tc chính sách đi ngoi ca Vit Nam t trước".

Hình thái "đa ái" trong ngoi giao

Theo Tiến sĩ Wells-Dang, h thng chính tr toàn cu sau thế chiến th hai ri đến Chiến tranh lnh đã phân cc thế gii thành hai phe, mt bên là các nước ch nghĩa xã hi và bên kia là các nước tư bn. Ông nói, t góc nhìn ca M, thì ch có hai la chn : hoc "bn đi cùng chúng tôi" (là "bn"), hai là bên phía kia (là "thù").

Chuyên gia ca USIP nói mi quan h M - Vit hin ti cho thy các mi quan h chính tr trong thế gii hôm nay không đơn thun ch là "bn thù" na, mà ni lên hình thái a ái trong ngoi giao" (diplomatic polyamory) làm bn vi tt c.

"Chính sách đi ngoi ca Vit Nam là mt cách đ th xem có mt cách nào mà không cn phi bên này hay bên kia nhưng hp tác vi tt c. Thành công đến mc nào thì chúng ta phi tiếp tc đ ý, nhưng đến gi thì Vit Nam có mt s thành tu ln t chính sách đó", Tiến sĩ Wells-Dang nói thêm.

Do đó, nếu xét trong khía cnh này, sau khi nâng cp quan h vi M, nếu Vit Nam tiếp tc đy mnh hp tác vi Trung Quc, Nga và các nước khác thì điu này, theo ông, cũng là bình thường.

Khi được hi liu sau ct mc quan trng va qua, Hà Ni và Washington đã vượt qua nhng "ln cn" v lòng tin gia hai bên hay chưa, vì đây là mt thc tế mà mt s chuyên gia vn đ cp đến bt chp nhng li tán dương ca c hai phía lãnh đo v nhng thành qu ca vic "xây dng lòng tin", Tiến sĩ Wells-Dang nói :

"Chưa nói được là lãnh đo hai nước nghĩ gì. Mình ch biết là h nói gì và làm gì. Nhưng suy nghĩ thì có th vn có mt s lo ngi trong đu. Th hai, c M và Vit Nam không phi hoàn toàn ging nhau và c gia nhng b ngành khác nhau Vit Nam thì có nhng quan đim khác nhau...".

Nguồn : VOA, 16/09/2023

Published in Diễn đàn

Khi Tổng thống J. Biden định giới thiệu Thomas Valelly, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói, "Ở đây, mọi người biết ông ấy".

cuubinh01

Cựu binh Thomas Valelly tiếp Huy Đức tại khách sạn - Ảnh Facebook Osinhuyduc, 16/09/2023

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước, Tổng thống J. Biden giới thiệu "Tom Vallely" là "my very close and old friend" và ông kể câu chuyện thời trẻ, khi vận động để được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên tổng thống, Tommy là người sát cánh bên ông. Cùng bay trên chiếc máy bay nhỏ, Biden hỏi, "Tom, sao anh làm thế vì tôi ?". Tommy nói, "Vì tôi muốn thay đổi căn bản quan hệ với Việt Nam".

Đấy là năm 1987, năm Thomas Vallely rời Hạ viện Massachusetts, bắt đầu một hành trình hoàn toàn cho Việt Nam.

Năm 1990, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước Phan Văn Khải được giao đứng đầu nhóm soạn thảo "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000" và ngay sau đó được cử làm trưởng đoàn "khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước Châu Á". Trong suốt hành trình, sau những phiên làm việc chính thức, về khách sạn, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Nguyên đã trao đổi rất nhiều với Giáo sư David Dapice và ông Thomas Vallely, hai người của Đại học Harvard cử đi hướng dẫn đoàn nghiên cứu.

cuubinh02

Thư cựu Thủ tướng Phan Văn Khải gởi Thomas Velely ngày 24/3/2014

Ông Phan Văn Khải, thừa nhận chuyến đi thực chất là "học" và nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình biên soạn "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000" mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành các chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thập niên 1990.

Sau khi tiễn Biden và Kerry ra tận sân bay lên "Airforce One", trở về khách sạn, Tom Vallely dành riêng cho tôi một cuộc gặp. Theo Tommy, con đường đưa quan hệ Mỹ - Việt đạt tới tầm "đối tác chiến lược, toàn diện" là một hành trình dài với sự vận động không mệt mỏi của những cựu binh chiến tranh Việt Nam như John Kerry, John McCain, Chuck Hagel, Bob Kerry… Và người luôn đứng sau lưng họ, J. Biden.

Biden và J. Kerry cùng tranh cử năm 1972, nhưng phải 12 năm sau, Kerry mới trở thành nghị sĩ. Trong ba người bạn thân mà khi phát biểu tại tiệc chiêu đãi, Tổng thống Biden "muốn nói lời cám ơn" vì những đóng góp cho tiến trình bình thường hóa, ngoài J. Kerry, Tom Vallely, "Còn một người bạn thân nữa của ba chúng tôi, John McCain, hôm nay ông ấy không có ở đây".

cuubinh03

Tổng thống Biden chụp chung với John Kerry và Tom Vallely tại Phủ Chủ tịch. "Còn một người bạn thân nữa của ba chúng tôi, John McCain, hôm nay ông ấy không có ở đây".

Từ Việt Nam trở về, J. McCain làm trợ lý quân sự cho Thượng nghị sĩ Biden, và chính Biden đã đề nghị McCain ứng cử vào Thượng viện. McCain nghe theo nhưng ông chọn ứng cử ở phía đảng Cộng hòa. Cả Kerry và McCain đều là ứng cử viên tổng thống của hai đảng, Kerry thua Bush năm 2004 và McCain thua cặp Obama và Biden năm 2008.

Phải nghe những gì mà "giặc lái" John McCain chịu đựng trong thời gian bị bắt và nhìn những gì ông làm cho "bình thường hóa" mới thấy, dùng tư duy người Việt để tiếp cận là rất khó để hiểu người Mỹ.

cuubinh04

Cu Ngoi trưởng John Kerry và đương kim Ngoi trưởng M, Antony Blinken, ti bia đánh du phi công John McCain b bt 1967. nh, Thomas Vallely chp 11/9/2023.

Tôi hỏi Tommy, vì sao chính các cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam lại là những người quyết liệt nhất, bền bỉ nhất vận động cho tiến trình bình thường hóa. Tommy thay vì trả lời ngay, kể cho tôi cuộc trò chuyện trong xe Cadillac One trên đường ông tiễn Biden và Kerry ra sân bay Nội Bài :

"Tôi hỏi, ông đã coi bộ phim Oppenheimer chưa ? Biden nói, chưa".

"Oppenheimer là người đóng vai trò quan trọng trong thành công của dự án sản xuất bom nguyên tử và chính ông lại là người vận động hành lang để quốc tế kiểm soát nó. Chúng tôi nói về hai quả bom ném xuống Nhật Bản và thành công của Mỹ sau đó khi giúp Nhật tái thiết. Nhưng, những sai lầm của người Mỹ cũng bắt đầu từ những thành công này, bắt đầu khi người Mỹ ý thức quyền lực của mình quá lớn".

Theo Tommy thì chính Kerry thuyết phục Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng. Những cố gắng của người Mỹ sau thế chiến thứ Hai nhằm giúp các quốc gia thiết lập nhà nước theo mô hình của mình thường thất bại. Người Mỹ không can thiệp vào mô hình chính trị của Việt Nam và biết ai là "người đứng đầu" trong mô hình ấy.

Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, Tommy nói, ông khuyên Biden nên dành thời gian trên máy bay để xem phim "The Post" bộ phim nói về vụ bê bối "Pentagon Papers". Biden cũng đã từng dự tuyển làm phi công trong chiến tranh Việt Nam nhưng ông không trúng vì sức khỏe.

Khi những nhà lãnh đạo nước Mỹ ngồi với nhau, điều họ nói là những bài học sai lầm của chính quyền mình.

Cả Kerry, McCain, Tommy, Chuck Hagel… tham gia Chiến tranh Việt Nam đều với tư cách những người lính chứ không phải là những người quyết định gây ra cuộc chiến. Và câu trả lời mà Tommy nói thay cho các bạn của ông là, "Chính những người lính đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh ấy phải kết thúc nó và kiến tạo ở đó, hòa bình".

Cho dù theo Biden, "Tom Vallely đã dành cả sự nghiệp đời mình để thay đổi quan hệ Việt - Mỹ", tôi vẫn thấy trên gương mặt Tommy nhiều băn khoăn. Như Biden nói, "Quan trọng nhất là chúng ta sẽ tiến xa đến đâu trong những năm tới". Không ai hiểu người Việt như Tommy, ông nói với tôi, "Điều duy nhất để Việt Nam khác với Myanmar và Bắc Triều Tiên là Việt Nam không ‘ngắt kết nối’ với thế giới".

Tôi hiểu, những cựu binh như Tommy, như McCain, Kerry… làm những điều này là vì nước Mỹ và vì chính họ. Tất nhiên, quan hệ hai nước còn có những lợi ích chiến lược, nhưng Việt Nam đã hưởng rất nhiều thuận lợi khi trên thượng tầng chính trị Mỹ có họ.

Trong nhóm cựu binh Chiến tranh Việt Nam, Tommy là người trẻ nhất cũng đã ở tuổi 73, chính trường Mỹ sẽ không bao giờ có lại những người coi Việt Nam là mối quan tâm cả đời mình như họ nữa. Từ nay, Hà Nội sẽ là bên quyết định để ở Washington có những chính trị gia quan tâm đến Việt Nam là vì "thân Hà Nội" hay "thân Việt Tân" hơn.

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 16/09/2023

PS1: Bài này viết xong thì xảy ra vụ cháy chung cư nên tôi để đến hôm nay mới post.

PS2: Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

[Dài nên chỉ dành cho ai thực sự quan tâm]

****************************

Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ gần như bế tắc kể từ khi những nỗ lực dưới thời Tổng thống Jimmy Carter thất bại. Hai trở ngại chính cho tiến trình này là việc Việt Nam đóng quân ở Campuchia và việc tìm kiếm tù nhân và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA). Cho tới lúc đó, Việt Nam thường chỉ được người Mỹ nhớ tới như là tên của một cuộc chiến tranh, cuộc chiến được biết theo cách mô tả của Hollywood.

Ngay sau Hiệp định Paris, 27/1/1973, 590 tù binh Mỹ bị bắt ở Việt Nam, Lào và Campuchia đã được trao trả. Tuy nhiên, vẫn còn 2.646 người Mỹ bị xếp vào danh sách mất tích. Không ai biết bao nhiêu trong đó bị chết mà không tìm được hài cốt. Việc tìm kiếm MIA gần như phải đình lại sau ngày 30/4/1975. Trong khoảng từ tháng 2/1973 đến tháng 3/1975, người Mỹ chỉ xác nhận được 63 bộ hài cốt trong đó có 23 chết trong thời gian bị giam giữ và 5 trường hợp chết tại Lào. Trong thập niên 1980, một số người Việt vượt biên đến Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa khi nói là họ vẫn nhìn thấy tù binh Mỹ ở Việt Nam. Nhiều người Mỹ tin rằng Hà Nội đã nói dối về số lượng tù nhân chiến tranh.

Những cố gắng tìm kiếm của Chính phủ Mỹ ở Lào và Campuchia sau năm 1975 không làm hài lòng người dân. Một số cựu binh Mỹ trong vai người hùng đã quay lại Đông Dương trong các nỗ lực được gọi là "chiến dịch giải cứu" tù binh. Hollywood làm trầm trọng thêm vấn đề POW/MIA khi để trí tưởng tượng của mình tô vẽ những cuộc phiêu lưu của những cựu binh này. Trong thập niên 1980, có lẽ không mấy người Mỹ không biết đến Chuck Norris và Sylvester Stallone. Đặc biệt là Sylvester Stallone trong vai Rambo. Trong khi tù binh Mỹ được mô tả là đã bị chính phủ của mình bỏ quên thì hình ảnh Stallone và Chuck Norris vạm vỡ, quả cảm trên những bích chương quảng cáo - "Chiến tranh chưa kết thúc cho đến khi chàng trai cuối cùng trở về" - đã tác động rất lớn đến tinh thần người Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Reagan (1980/1988) phản đối việc bình thường hóa cho đến khi có sự xác nhận Việt Nam đã rút hết quân ở Campuchia và có sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam nhằm đạt được mức độ cao nhất có thể về việc tìm kiếm những người mất tích có tên trong danh sách.

Ronald Reagan cũng như người kế nhiệm ông, George H.W. Bush (1988- 1992), đã giao công cuộc tìm kiếm POW/MIA cho Bộ Quốc phòng, nhằm tránh áp lực của các nhóm vận động hành lang. Năm 1987, Reagan phái tướng về hưu John Vessey đến Hà Nội. Năm 1988, Hà Nội cho phép các nhóm tìm kiếm POW/MIA đến hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng vấn đề người Mỹ mất tích vẫn không nhờ thế mà dịu xuống.

Chính quyền Mỹ liên tục bị chỉ trích là đã che giấu thông tin, những sản phẩm bịa đặt thường lại được tin cậy hơn là những thông tin chính thức. Tháng 7/1991, một thăm dò trên tờ Wall Street Journal cho thấy : 3/4 số người được hỏi tin chính quyền Mỹ đã không làm đủ những điều cần thiết để tù binh được trao trả. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, tháng 6/1992, đã đổ thêm dầu vào lửa khi nói với NBC News rằng, một số tù binh Mỹ có thể đã được chuyển từ Hà Nội đến Liên Xô.

Năm 1991, theo đề nghị của Thượng nghị sĩ Bob Smith, Thượng viện lập Ủy ban Đặc biệt về POW/MIA. Ủy ban do Thượng nghị sĩ John Kerry, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam làm chủ tịch. Một cựu binh khác, Thượng nghị sĩ John McCain [426], tham gia với tư cách ủy viên. Tiếng nói của hai ông trở nên có trọng lượng nhất trong vấn đề này [427].

Từ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt cũng đã "đánh vào" tâm lý của dân chúng Mỹ khi ông trả lời phỏng vấn báo Time, tuần lễ từ ngày 7 đến 13/1/1992, nói rằng : "Sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống... là một điều ngớ ngẩn. Động cơ nào có thể thúc đẩy chúng tôi làm điều đó ?". Báo Time hỏi : "Làm sao để dân chúng Mỹ có thể tin vào sự đảm bảo của các ông ?". Ông Kiệt : "Ở Việt Nam có hàng chục ngàn gia đình có người thân bị mất tích. Tôi cũng là một nạn nhân. Gia đình tôi có bốn người, vợ và ba con của tôi, bị mất tích trong chiến tranh. Trực thăng Mỹ đã giết 300 người trong một trận càn dọc sông Sài Gòn, vợ và con trai, một con gái của tôi đã mất trong trận càn đó. Tôi có thể thấu hiểu được nỗi đau của tất cả các gia đình Mỹ có người thân bị mất tích trong chiến tranh... Tôi mong muốn dân chúng Mỹ hiểu được hoàn cảnh của chúng tôi trong vấn đề này. Chúng tôi xin mời bất cứ người nào nghi ngờ còn người Mỹ sống ở Việt Nam hãy đến Việt Nam mà tìm hiểu".

Cuối năm 1992, khi tới Hà Nội lần thứ hai, ông John Kerry đã đề nghị Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho phép một cộng sự của ông, Thượng nghị sĩ Bob Smith xuống đường hầm ở khu vực lăng Hồ Chí Minh để tận mắt thấy không có lính Mỹ bị giam dưới lăng như Hollywood nói.

Vào cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống George H.W. Bush đã đi được một quãng dài trong "lộ trình" do phía Mỹ đơn phương đưa ra để bình thường hóa. Đáp lại việc Việt Nam chấp nhận một văn phòng của Mỹ tại Hà Nội để xử lý vấn đề POW/MIA, Mỹ bãi bỏ lệnh hạn chế đi lại trong bán kính hai mươi lăm dặm đối với các nhà ngoại giao Việt Nam ở Liên Hợp Quốc, đồng thời cho phép người Mỹ được đi đến Việt Nam một cách có tổ chức, thay vì chỉ được đi theo từng cá nhân. Tháng 12/1991, các công ty Mỹ được phép có một số hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Tháng 11/1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam được thiết lập.

Lệnh cấm vận có thể đã được bãi bỏ nhanh hơn nếu G.H.W. Bush tái đắc cử. Nhưng ông đã thua cuộc trước Bill Clinton, một thống đốc chỉ bằng tuổi con trai ông. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ rất khó khăn với Bill Clinton, người đã tránh nhập ngũ thời chiến tranh Việt Nam, nếu không có tiếng nói của hai cựu binh, Thượng nghị sĩ Dân chủ John Kerry và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain.

Đầu tháng 4/1993, Chính quyền Clinton lặng lẽ, thận trọng tìm kiếm những bước đi tiến tới bình thường hóa với Việt Nam. Ngày 12/4/1993, tờ Wall Street Journal tuyên bố "Bill Clinton dường như đã ở bên bờ của sự kết thúc hoàn toàn chiến tranh Việt Nam".

Nhưng ngay trong ngày hôm đó, tờ New York Times giật tít lên đầu trang nhất : "Nhiều tài liệu cho thấy năm 1972 Hà Nội đã dối trá về số lượng tù binh". Bài báo được viết bởi Celestine Bohlen, trưởng văn phòng tại Moscow của tờ New York Times. Ngay trong ngày 12/4/1993, Hà Nội tuyên bố tài liệu này là bịa đặt. Nhưng, cả báo chí và chính trường Mỹ lúc đó dường như không ai còn đủ sự điềm tĩnh để đánh giá "bản báo cáo" về sau được chứng minh là ngụy tạo này [428]. Báo chí Mỹ tuyên bố : "Chúng ta không thể thiết lập quan hệ với những kẻ đã giết tù binh chiến tranh". Một thăm dò do Wall Street Journal/NBC thực hiện vào các ngày 17 và 20/4/1993 cho thấy 2/3 người Mỹ tin rằng tù binh Mỹ vẫn còn bị giữ tại Đông Nam Á.

Ngày 18/4/1993, Tướng John Vessey từ Hà Nội trở về khẳng định với Tổng thống Bill Clinton, không có cơ sở để tin là vẫn còn người Mỹ bị giam giữ ở Việt Nam. Tuyên bố này của Tướng Vessay tiếp tục bị các tổ chức hoạt động chống Việt Nam trong vấn đề POW/MIA phản đối.

Khi đó, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo đang ở Washington, DC. Hơn hai năm trước, ông đã nhận giúp Hà Nội vận động hành lang. Khi ông Hảo xuất cảnh năm 1981, ông Võ Văn Kiệt vẫn giữ liên lạc với ông thông qua bà Bùi Thị Mè [429].

Tháng 2/1990, vừa tới Thụy Sĩ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Kiệt gọi điện thoại ngay cho ông Hảo, khi ấy đang là một chuyên gia tư vấn của World Bank. Ông Nguyễn Văn Hảo kể : "Đang ở Haiti, tôi nhận được điện thoại, người đàn ông ở đầu dây bên kia hỏi tôi có nhận ra ai không. Tôi đề nghị ông nói lại một lần nữa, rồi kêu lên : Sáu Dân. Tôi hỏi ông đang ở đâu ? Ông bảo : Geneva. Tôi nói : Mai tôi qua".

Tháng 12/1991, sau khi trở thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Võ Văn Kiệt mời ông Nguyễn Văn Hảo trở lại Việt Nam. Ông Kiệt bàn với ông Hảo việc quay trở lại Washington, vận động Mỹ bỏ cấm vận và thúc đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa. Ông Kiệt không làm việc này "đơn tuyến". Ông bố trí để ông Hảo gặp Chủ tịch Lê Đức Anh và Tổng bí thư Đỗ Mười. Theo ông Hảo : Ông Đỗ Mười coi ông như một "người của mình". Ông Mười hỏi : "Anh về đã vào viếng lăng Cụ chưa ?". Ông Hảo trả lời : chưa. Ông bảo : "Anh nên đi". Ông Hảo nói : "Vậy anh đưa tôi đi đi". Thế là ông Đỗ Mười đích thân đưa ông Hảo viếng lăng Hồ Chủ tịch.

Sứ vụ của ông Nguyễn Văn Hảo bắt đầu cuối năm 1992, khi ứng cử viên của đảng Dân chủ, Bill Clinton dần dần thắng thế. Thông qua một nhà cung cấp thực phẩm cao cấp, Marc Ashton, ông Hảo đã ba lần tiếp cận được ông Ron Brown. Lần đầu, khi Ron Brown đang là chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của đảng Dân chủ, tổ chức thành công đại hội của Đảng đưa Bill Clinton chính thức ra tranh cử tổng thống Mỹ. Cuộc gặp gần như tình cờ khi ông Hảo đang ở nhà Ashton và Brown từ cuộc gặp với các thành viên đảng Dân chủ ở Virginia trở về ghé ngang. Họ kéo nhau ra một nhà hàng gần đó. Bữa tối diễn ra khá thân thiện, Brown còn nói đến việc hợp tác làm ăn với Việt Nam khi giao thương được tái lập.

Tháng 12/1992, khi cuộc bầu cử đã ngã ngũ với phần thắng thuộc về Bill Clinton, Ashton đến thăm cô em vợ, Madsen, đang là "bạn rất thân" của Brown, đang ở trong nhà của chính Brown, rồi rủ Brown cùng ghé lai rai chút đỉnh. Khi Brown đến thì ông Hảo đã ở đó. Cuộc gặp được viết lại trên báo Time ngày 11/10/1993 rằng, ông Hảo mang theo một lá thư được viết sẵn của Chính phủ Việt Nam chúc mừng ông Brown và hy vọng quan hệ hai nước sẽ tốt đẹp hơn.

Brown để lại lá thư trên bàn sau khi nói rằng ông không muốn nhận một lá thư như thế. Mấy ngày sau, theo đề nghị của Ashton, Brown gửi ông Hảo một mảnh giấy ghi : "Nice to have met you. Happy holidays". Lần gặp thứ ba diễn ra vào trưa 13/2/1993, Ashton lại mời Brown ăn trưa cùng cô bạn Madsen, cùng đi có thêm ông Hảo. Rồi chính ông Ashton đề nghị Brown đưa mọi người ghé thăm Bộ Thương mại nơi Brown vừa được bổ nhiệm làm bộ trưởng. Brown đồng ý.

Thượng nghị sĩ John Kerry đưa tên của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên đầu danh sách những người Việt Nam mà ông cho là có đóng góp đặc biệt cho chương trình POW/MIA và tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Thượng nghị sĩ John Kerry gặp ông Kiệt nhiều lần, và năm 1993 khi ông Kiệt tiếp ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, John Kerry đđề nghị ông Kiệt nên viết thư gửi Tổng thống Bill Clinton yêu cầu Mỹ xóa lệnh cấm vận thương mại, tiến tới bình thường hóa. Ông Kiệt hỏi : "Theo ngài thì tôi nên viết cho tổng thống như thế nào ?". Thay vì chỉ góp ý, ông John Kerry đã lấy giấy bút ra tự tay thảo giúp ông Kiệt lá thư gửi Bill Clinton. Theo ông Võ Văn Kiệt : "Tôi gần như chỉ phải sửa lại rất ít bản thảo mà ông John Kerry chuẩn bị giúp. Tôi cho chuyển bức thư ra Hà Nội đóng dấu rồi gửi vào ngay để kịp nhờ Thượng nghị sĩ John Kerry mang về Mỹ". Ngày 2/7/1993, Clinton tuyên bố : "Mỹ không còn phản đối những dàn xếp được ủng hộ bởi Pháp, Nhật, và các nước khác nhằm nối lại sự giúp đỡ của các định chế tài chánh quốc tế cho Việt Nam".

Đầu năm 1994, Việt Nam được Liên Hợp Quốc mời đến Ohio dự một hội nghị của Tổ chức Thương mại và Phát triển, UNCTAD. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cử Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết đi với tư cách là trưởng đoàn. Ông Lê Văn Triết kể : Vừa tới Ohio thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Boutros Boutros Ghali, gặp nói : "Tôi muốn có một cuộc họp riêng giữa ông và ông bộ trưởng Thương mại của nước chủ nhà". Không kịp xin ý kiến Hà Nội, ông Triết trao đổi với phiên dịch Trần Đức Minh và một quan chức Bộ Ngoại giao đi cùng rồi nhận lời. Hôm sau, ông B.B. Ghali giới thiệu ông Triết với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ron Brown rồi lấy cớ bận một việc khác, rút lui.

Sau vài câu xã giao, Ron Brown nói : "Tôi muốn có cuộc gặp này để thông báo với ông, tổng thống của chúng tôi sắp tuyên bố bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam". Ông Triết cố gắng giấu sự xúc động, trả lời : "Tôi rất hoan nghênh ; điều đó rất phù hợp với nguyện vọng của người Việt Nam cũng như người Mỹ". Brown nói : "Tôi muốn nghe ông nói sâu hơn về suy nghĩ của người Việt Nam". Ông Triết : "Lịch sử hai nước có sự bất hạnh là gặp nhau trong chiến tranh, tôi không nói lỗi của ai, nhưng chiến tranh ở Việt Nam cũng là bất hạnh của cả nhân dân Mỹ. Lệnh cấm vận gây thiệt hại rất lớn cho chúng tôi, chúng tôi có nhiều hàng hóa mà không thể bán sang đây, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn với Việt Nam cũng không thể được". Brown : "Tôi cám ơn ông. Tôi muốn hỏi thêm, sau dỡ bỏ cấm vận, cái gì sẽ đi theo ?". Ông Triết : "Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ, sau đó là thiết lập quan hệ ngoại giao". Brown : "Ở tầm nào ?". Ông Triết : "Đại sứ". Brown : "Đó cũng là ý kiến của Thủ tướng ?". Ông Triết: "Thủ tướng sẽ có ý kiến riêng, nhưng tôi biết ông là một người cởi mở, đường lối của Đảng chúng tôi hiện nay là làm bạn với tất cả, đây là một quyết định phù hợp với thời đại". Ron Brown cám ơn rồi nói tiếp : "Tôi đề nghị chúng ta nên thường xuyên quan hệ với nhau. Sau ngoại giao, thương mại sẽ có rất nhiều việc để làm".

Ở thời điểm Bộ trưởng Ron Brown gặp Bộ trưởng Lê Văn Triết, ông đang chuẩn bị để ra trước một bồi thẩm đoàn. Giữa năm 1993, một cộng sự của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, ông Lý Thanh Bình - Việt kiều ở Miami - tố cáo : Chính phủ Việt Nam đã hối lộ ông Brown 700 nghìn USD nhằm đổi lại việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và thiết lập bình thường hóa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Bình đã cùng ông về Việt Nam và trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam ông đã đưa Bình theo và ông ta biết được phần nào câu chuyện. Sau khi máy kiểm tra không phát hiện ra Bình nói dối, cảnh sát Miami đã khởi tố vụ án. Bình được trang bị các thiết bị ghi âm, mang mật danh "radar" và được hướng dẫn cách đưa ông Nguyễn Văn Hảo vào bẫy điều tra của cảnh sát. Nhưng những băng ghi âm của Bình sau đó đã không cung cấp được thêm bằng chứng nào cho thấy ông Hảo đang thực hiện một âm mưu hối lộ.

FBI thu được hai bản fax ông Hảo gửi cho các quan chức Việt Nam hồi tháng 12/1992 nói rằng phản ứng của Ron Brown là tích cực. Theo tờ New York Times thì FBI cũng tìm thấy dấu hiệu chính quyền Việt Nam dự định mở một tài khoản ở Singapore. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc mở các tài khoản này có liên quan tới những hoạt động vận động hành lang của ông Hảo. Các tổ chức phản đối tiến trình bình thường hóa Việt - Mỹ đã khai thác những lời tố cáo của Bình. Nhưng cả ông Hảo và Brown đều chỉ nhận là có gặp nhau ba lần và không làm gì sai trái. Sau bảy tháng điều tra công phu, ngày 1/2/1994, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ron Brown phải ra hầu tòa. Trong ngày, bồi thẩm đoàn cho rằng Ron Brown vô tội. Hai hôm sau, 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại Việt Nam.

Tuyên bố của Tổng thống Clinton được đưa ra vào 5 giờ sáng ngày 4/2/1994 theo giờ Việt Nam. Chưa đầy hai giờ sau, Công ty Pepsi Cola tung một quả bóng bay khổng lồ (hình cái lon Pepsi) lên vùng trời Thành phố Hồ Chí Minh, và phát không những lon Pepsi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Ngày 5/2/1994, Coca Cola bảo trợ một cuộc biểu diễn nhạc rock tại Việt Nam. Pepsi và Coca Cola là hai trong số hơn 100 công ty Mỹ có mặt ở Việt Nam lúc đó.

Ngay trong tháng 4/1994, một hội chợ triển lãm hàng Mỹ lần đầu được khai mạc. Ở thời điểm ấy, các doanh nghiệp Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật, Pháp và Úc đã ký kết các dự án đầu tư lên tới 8 tỷ đôla. Giới doanh nghiệp Mỹ đã tạo sức ép khá lớn để bỏ cấm vận.

Huy Đức

Nguồn : Facebook.Osinhuyduc, 16/09/2023

Tham khảo :

Huy Đức, "Bên thắng cuộc", Chương 18, Tam nhân phân quyền [từ trang 265 – 270].

[426] John McCain đã từng trải qua sáu năm bị giam giữ trong nhà tù Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn hạ và dù của ông rơi xuống hồ Trúc Bạch.

[427] John Kerry nhớ lại : "Chúng tôi đã trở về nhà trên hai con đường khác nhau nhưng cùng có những trải nghiệm giống nhau trong thời gian tại ngũ. Chúng tôi cùng chia sẻ một tầm nhìn về con đường phía trước, không phải như những cộng sự mà như hai người bạn... Chúng tôi cam kết truy tìm sự thật cho dù điều đó dẫn chúng tôi tới đâu". Thượng nghị sĩ John Kerry mô tả công việc sau đó của Ủy ban là "hàng nghìn giờ chậm rãi, đau xót và tỉ mẩn", giải mật hàng triệu trang tài liệu của Chính quyền Mỹ. John Kerry nói tiếp : "Tôi đã bay tới Việt Nam và các nước trong khu vực mười bốn chuyến, nghiên cứu từng chi tiết các câu chuyện kể về hàng trăm trường hợp mất tích và hồi tưởng từng ký ức chiến tranh của cá nhân mình gần như hàng ngày".

[428] Tài liệu trên đây, còn được gọi là "Russian Document" hay "smoking gun", được nói là một báo cáo 30 trang của Tướng Trần Văn Quang gửi Bộ Chính trị Việt Nam được KGB dịch ra tiếng Nga ngày 15/9/1972, được tìm thấy trong kho lưu trữ Liên Xô bởi một nhà nghiên cứu có uy tín người Úc, Stephen J. Morris, đang làm việc tại đại học Harvard. "Russian Document" đề cập đến số lượng tù binh bị giữ ở Việt Nam cho tới trước 15/9/1972 là 1.205 người Mỹ thay vì chỉ 368 người như thừa nhận lúc đó của Lê Đức Thọ. Nếu báo cáo này là đúng thì Hà Nội còn giữ tới 614 tù binh Mỹ vì 591 tù binh đđược trao trả vào tháng 3/1973.

[429] Nguyên "thứ trưởng" trong Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đồng thời làm "hộp thư" giữa ông Kiệt và Đại tướng Dương Văn Minh, sau khi ông Minh sang định cư ở Pháp vào năm 1978.

Published in Diễn đàn

Triển vọng và thách thức sau khi Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ

Lê Thùy Dương, RFA, 14/09/2023

Trong chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Tổng thống Biden đã cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường sức mạnh và động lực cho quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh hai nước phối hợp để đạt được mục tiêu chung là hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

viengtham0

Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cốc cùng Chủ tịch Võ Văn Thưởng tại bữa tiệc cấp nhà nước ở Hà Nội hôm 11/9/2023 - AFP

Tổng thống Biden đã phát biểu trong khi gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều ngày 10/9 là từ nay, quan hệ Việt - Mỹ sẽ bước sang một chương mới.

Triển vọng mở rộng hợp tác song phương

Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược không chỉ tạo điều kiện hợp tác kinh tế mà còn khiến hợp tác trong lĩnh vực quân sự sâu sắc hơn. Theo quan điểm của Việt Nam, việc nâng cấp này có thể báo hiệu sự chấm dứt những hạn chế trong hợp tác, mở ra khả năng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực vốn dĩ nhạy cảm như chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc phòng và chia sẻ thông tin tình báo. Việc tiến tới quan hệ đối tác chiến lược đòi hỏi phải vun đắp thêm "lòng tin chiến lược", vốn sẽ thiết lập nền tảng vững chắc và tạo niềm tin cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam để theo đuổi sự hợp tác đa dạng và rộng rãi hơn với Washington.

Cả hai bên đều đồng ý rằng lợi ích an ninh quốc gia của Việt Nam và Mỹ phần lớn gắn kết với nhau. Những lợi ích gắn kết này bao gồm : 1) sẵn sàng thúc đẩy một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập ; 2) cam kết đối với một trật tự quốc tế dựa trên quy tắc ; và 3) sự hiện diện lâu dài của Mỹ trong khu vực.

Hai nước có chung lợi ích trong việc đảm bảo rằng các lực lượng vũ trang Việt Nam ngày càng hiện đại và có khả năng tự vệ. Đối với Mỹ, một đối tác mạnh mẽ và có năng lực sẽ góp phần ngăn chặn và bảo vệ trước hành vi cưỡng ép của Trung Quốc. Hà Nội và Washington cũng có chung lợi ích trong một trật tự dựa trên quy tắc, chống lại các hành vi thay đổi nguyên trạng một cách đơn phương, cưỡng ép và sử dụng vũ lực. Nhờ có chung thái độ ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế và nền tảng hợp tác an ninh song phương và đa phương liên quan đến pháp quyền, quan hệ an ninh Việt-Mỹ có thể trở nên có nguyên tắc và hấp dẫn đối với người dân ở cả hai nước. Điều đó có nghĩa là các mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn nên được xây dựng dựa trên một tập hợp các nguyên tắc và lý tưởng chung, chứ không chỉ dựa trên ý tưởng chống lại Trung Quốc như một hệ quả của sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Nó cũng có nghĩa là củng cố các thể chế khu vực để bảo vệ tốt hơn các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Thứ ba, Mỹ cho rằng sự hiện diện của mình trong khu vực có ý nghĩa trọng yếu đối với việc bảo vệ các lợi ích chung trong khu vực và toàn cầu, và Việt Nam không tỏ thái độ thù địch với sự hiện diện đó. Nhiều người trong giới tinh hoa Việt Nam cho rằng sự hiện diện như vậy của Mỹ giúp duy trì sự ổn định trên Biển Đông.

Về mặt quân sự, Hoa Kỳ và Việt Nam đã từng bước tăng cường hợp tác, đặc biệt tập trung vào an ninh biển. Mặc dù vẫn còn hạn chế về phạm vi, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự thiết yếu và đào tạo để nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Điều này được chứng minh bằng việc bàn giao hai tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2021, với đợt chuyển giao thứ ba đang chờ đợi, và dự kiến bàn giao 12 máy bay huấn luyện mới từ năm 2024 đến năm 2027. Ngoài ra, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với vũ khí sát thương bán vũ khí cho Việt Nam vào năm 2016 đã tạo ra một con đường mới để Việt Nam mua vũ khí của Hoa Kỳ nhằm đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình khỏi Nga. Sau hội chợ quốc phòng của Việt Nam vào tháng 12 năm 2022, các công ty quốc phòng lớn của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin và Boeing, được cho là đang đàm phán với chính phủ Việt Nam về việc bán máy bay trực thăng và máy bay không người lái tiềm năng (1).

Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, mong muốn học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của Mỹ trong lĩnh vực thể chế, giáo dục và đào tạo, thiết bị và vũ khí…, và đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ. Việc sử dụng máy bay huấn luyện của Mỹ và áp dụng hệ thống đào tạo phi công kiểu Mỹ không những giúp Việt Nam nâng cấp thiết bị và vũ khí, mà còn giúp đổi mới phương pháp huấn luyện.

vietmy2

Tàu CSB 8021 do Mỹ chuyển giao cho Việt Nam. Hình chụp tàu lúc ở Seattle, Mỹ. Hình : Đại sứ quán Mỹ

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ và Việt Nam có thể hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh. Vị thế của Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ (với tư cách là một khối, ASEAN đứng thứ ba cùng với Trung Quốc và EU) làm nổi bật sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà sản xuất Mỹ đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ nỗ lực đa dạng hóa kinh tế của Việt Nam bằng cách khuyến khích các công ty Mỹ chuyển đến hoặc kết hợp chuỗi cung ứng của họ với Việt Nam.

Thương mại song phương giữa hai nước đã phát triển vượt bậc trong ba thập kỷ qua và đầu tư song phương lên tới hàng tỷ USD. Hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam-Hoa Kỳ vượt quá 138 tỷ đô la vào năm 2022, một sự mở rộng đáng chú ý từ gần như không có liên kết kinh tế nào khi các mối quan hệ được thiết lập 28 năm trước. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, bao gồm dệt may, giày dép và điện tử. Việt Nam mua các sản phẩm của Hoa Kỳ như bông và đậu nành, đồng thời tiếp nhận đầu tư của các công ty lớn của Hoa Kỳ. Là một trong 14 đối tác triển khai Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF), Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang đạt được tiến bộ trong việc hoàn thiện văn bản về cả bốn trụ cột của IPEF.

Sau khi nâng cấp quan hệ, hai nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực như hợp tác chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, kinh tế xanh và phát triển công nghiệp chế tạo.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là lĩnh vực hợp tác mang tính đột phá. Hai nước sẽ tập trung vào việc tạo nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái bán dẫn, hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chuyển đổi năng lượng, công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm cũng sẽ được chú trọng.

Hợp tác phát triển khu vực Mekong

Tại tiểu vùng Mekong, Hoa Kỳ ủng hộ hợp tác xuyên biên giới nhằm giải quyết kết nối kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh phi truyền thống và phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ Mekong-Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác (MUSP). Kể từ năm 2009, Hoa Kỳ đã viện trợ và hỗ trợ 5,8 tỷ USD để hỗ trợ tiểu vùng sông Mê Công. MUSP hợp tác với hơn 14 cơ quan chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp cho người dân Việt Nam và tiểu vùng sông Mekong. Ngoài ra, theo MUSP, Quan hệ đối tác năng lượng Nhật Bản-Hoa Kỳ-Mekong (JUMPP) tạo điều kiện triển khai năng lượng sạch, thương mại điện khu vực và kết nối điện, cũng như phát triển thị trường điện quốc gia và khu vực (2). Chính vì vậy, nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam có thể tìm thấy sự hỗ trợ đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hợp tác ở Biển Đông chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc

Các chuyên gia Việt Nam và Mỹ đều công nhận tầm quan trọng của an ninh hàng hải đối với lợi ích quốc gia của hai bên. Trong thập kỷ qua, sức ép "vùng xám" mà Bắc Kinh gây ra đối với Hà Nội ở Biển Đông đã có sự gia tăng đều đặn về tần suất và cường độ. Sau khi hoàn thiện hầu hết các cơ sở hạ tầng chính trên các căn cứ đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2017, Trung Quốc đã có thể triển khai một số lượng lớn tàu hải quân, tuần duyên và đặc biệt là tàu dân quân cách bờ biển Trung Quốc 800 dặm. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn nguyên trạng thời bình. Trung Quốc giờ đây có thể duy trì các cuộc tuần tra quy mô lớn và kéo dài đối với các hoạt động đánh bắt cá và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn".

Với lợi thế về quân số, khả năng chiếm ưu thế về tình báo, giám sát và do thám (ISR) của Trung Quốc cùng thái độ sẵn sàng gia tăng nguy cơ va chạm mang lại cho Bắc Kinh lợi thế đáng kể. Các tàu hải quân, thực thi pháp luật và dân quân của các nước láng giềng, bao gồm cả Việt Nam, không thể đáp trả một cách tương xứng về cách thức và quy mô trước mọi hoạt động triển khai của Trung Quốc. Điều này khiến Việt Nam và các bên tham gia khác ở Đông Nam Á không thể đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư dân sự hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, dẫn đến sự giảm sút chậm nhưng đều đặn của các ngành công nghiệp ngoài khơi, được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực năng lượng ngoài khơi của Việt Nam. Sự hiện diện ngày càng gia tăng của lực lượng hải quân, lực lượng thực thi pháp luật và dân quân Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam cho thấy cách thức xúc tiến yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh và sự suy yếu trong việc thực thi luật pháp quốc tế ở vùng biển Đông Nam Á.

Sau khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng cao, Mỹ sẽ có thể giúp Việt Nam nhiều hơn nữa về tăng cường năng lực biển. Mỹ chủ yếu tập trung hỗ trợ xây dựng năng lực tuần tra và giám sát hàng hải của Việt Nam. Mỹ cũng đã hỗ trợ ngoại giao cho Việt Nam và các bên tham gia khác ở Đông Nam Á. Theo các chuyên gia Mỹ, những sự hỗ trợ này là hữu ích nhưng chưa đủ. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục dựa vào ASEAN để quản lý tình hình vốn đang ngày càng tồi tệ. Sự hiện diện và can dự của Mỹ trong khu vực đóng vai trò làm thế cân bằng với Trung Quốc. Việc nâng cao quan hệ Việt- Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều lợi thế. Mỹ có thể cho phép Việt Nam tiếp cận các thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ trong dài hạn. Chưa kể, Mỹ có thể giúp Việt Nam trong việc hiện đại hóa quân đội, trong đó tập trung vào lực lượng hải quân và không quân.

Hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân

Trong tương lai, Việt Nam có thể hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Trước đây, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến việc phát triển vượt ra ngoài mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng với Mỹ bằng cách thiết lập các cơ chế hợp tác nghiên cứu công nghệ hạt nhân, phát triển nguồn nhân lực, cũng như pháp luật và thể chế liên quan đến năng lượng hạt nhân. Hai cường quốc khác là Nga và Trung Quốc cũng tỏ ý định sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển công nghệ hạt nhân, thế nhưng, đối với Việt Nam, Nga và Trung Quốc có hai nhược điểm tiềm tàng : 1) Nguồn cung cấp từ Trung Quốc và Nga không sở hữu công nghệ an toàn, đáng tin cậy và đảm bảo ; và 2) Hai nhà cung cấp này từng lợi dụng các mối quan hệ như vậy để thao túng chính trị và chính sách. Do đó, điều này có thể làm giảm quyền tự chủ chiến lược của nước tiếp nhận.

Thách thức cho việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ

Trong khi những lo ngại về an ninh liên quan đến Trung Quốc là động lực lớn nhất để Mỹ khởi xướng các sáng kiến xây dựng năng lực cho lực lượng vũ trang Việt Nam, nhiều chuyên gia của cả hai nước đều xác định Trung Quốc là nhân tố kìm hãm chính. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhận thấy rằng Việt Nam có được lợi ích tối ưu khi mối quan hệ quân sự với Mỹ không làm gián đoạn quá mức mối quan hệ với Trung Quốc. Bất chấp những khác biệt đáng kể và lịch sử đầy biến động, Trung Quốc vẫn là nước có mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất đối với Việt Nam, một phần vì sự gần gũi về địa lý. Việt Nam cũng không muốn "theo phe" Mỹ hoặc bị coi là đứng về bất kỳ phe nào.

Bắc Kinh có thể khai thác sự e ngại của Hà Nội về sự thay đổi chế độ để gieo rắc mối bất hòa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vị trí gần Trung Quốc, các tranh chấp song phương phức tạp ở Biển Đông và lịch sử nhiều lần xâm lược từ phương bắc, Hà Nội sẽ thận trọng tránh bất kỳ hành động nào giống như đối đầu với Bắc Kinh (3).

Bởi Trung Quốc vừa là động lực vừa là nhân tố kìm hãm việc phát triển quan hệ an ninh chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ, nên theo một số chuyên gia, Việt Nam có thể sẽ duy trì hai chính sách đã có từ lâu trong việc xác định mối quan hệ hợp tác với Mỹ trong hiện đại hóa quân sự và xây dựng năng lực : Chính sách đối ngoại "đa hướng" (đa phương hóa) và chính sách quốc phòng "bốn không" của Việt Nam (không thiết lập liên minh quân sự, không liên kết với một quốc gia để chống lại một quốc gia khác, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Với chính sách đối ngoại "đa hướng", Hà Nội nhiều khả năng sẽ không chỉ tiếp cận Washington mà còn tìm đến các bên tham gia lớn khác, đáng chú ý là Tokyo, Moscow, New Delhi, Canberra và Bắc Kinh. Chính sách "bốn không" có nghĩa là nếu có thể, Việt Nam sẽ né tránh việc hợp tác đầy đủ về các khía cạnh được coi là rõ ràng chống lại Trung Quốc trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ theo đuổi các mối quan hệ quân sự nhằm tăng cường bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và an ninh, đồng thời sẽ hỗ trợ các sáng kiến chiến lược thúc đẩy pháp quyền - đặc biệt là những sáng kiến nhằm đối phó với hành động của bất kỳ quốc gia nào muốn tìm cách làm suy yếu pháp quyền.

Các thách thức đáng kể khác bao gồm chính sách của Mỹ liên quan đến xuất khẩu vũ khí sát thương, vấn đề nhân quyền và tự do dân sự ở các nước được hỗ trợ, các đạo luật Mỹ nhằm vào các nước mua vũ khí của Nga (Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), hạn chế của Việt Nam trong khả năng tiếp nhận công nghệ quân sự của Mỹ, bao gồm chi phí, năng lực tiếp thu, khả năng phối hợp hoạt động với các hệ thống hiện tại (chủ yếu là hệ thống của Nga), và rào cản ngôn ngữ giữa hai bên.

Lê Thùy Dương

Nguồn : RFA, 14/09/2023

Tham khảo :

1. https://www.washingtonpost.com/national-security/2023/09/01/vietnam-biden-partnership-china/

2. https://www.state.gov/the-united-states-vietnam-relationship-celebrating-10-years-of-comprehensive-partnership-and-28-years-of-diplomatic-relations/

3. https://fulcrum.sg/u-s-vietnam-relations-ready-for-a-strategic-partnership-upgrade/

***************************

Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông ra sao ?

Trường Sơn, RFA, 14/09/2023

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên khăng khít hơn bao giờ hết khi hai nước vừa tuyên bố việc trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, theo sau chuyến thăm của tổng thống Joe Biden tới Hà Nội. 

biden1

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại lễ đón ở Hà Nội ngày 10/9/2023. AFP

Việc nâng cấp quan hệ được cho là sẽ mở ra cơ hội lớn để Việt Nam phát triển kinh tế, bằng chứng là trong bản tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước, thì việc hợp tác thương mại và kinh tế chiếm phần lớn nội dung. Trong bối cảnh nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, Việt Nam rõ ràng là bên được lợi rất lớn từ việc thắt chặt quan hệ với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy cả hai nước có vẻ đã cố tình đổ dồn chú ý vào khía cạnh hợp tác phát triển, điển hình là việc cho thêm cụm từ "vì hoà bình, hợp tác, và phát triển bền vững" vào tên gọi của mối quan hệ ngoại giao mới, thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ để kéo sự chú ý ra khỏi vấn đề mà cả hai bên đều cho là nhạy cảm - cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. 

Bằng chứng là trong cuộc họp báo của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hầu hết các câu hỏi được nêu ra đều xoáy vào mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc, trong khi nước chủ nhà Việt Nam thì hầu như không được nhắc đến. 

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở trong một mối quan hệ mà giới học giả cho là cuộc cạnh tranh của các siêu cường. Do vậy, cũng dễ hiểu khi việc Mỹ nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam lại được liên hệ với cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, khi mà Việt Nam có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng ở khu vực mà Trung Quốc vốn coi là sân sau của họ. 

Tuy sự chú ý được đổ dồn vào cuộc đối đầu giữa hai siêu cường, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đứng ngoài bức tranh an ninh khu vực. Trên thực tế thì vấn đề an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương được coi là ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam. Cụ thể là ở trên khu vực Biển Đông nơi mà Việt Nam đang phải đối diện với sự bành trướng về mặt lãnh thổ và quân sự của Trung Quốc. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là Biển Đông nằm ở đâu trong sự tính toán của giới lãnh đạo Việt Nam khi họ quyết định nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ ? 

Trao đổi với đài Á Châu Tự do, thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Biển Đông, cho biết dù phía Việt Nam không đả động gì đến Trung Quốc hay tình hình Biển Đông, nhưng hàm ý của việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lại rất liên quan đến những vấn đề này : 

"Mặc dù trong tất cả các tuyên bố chung của Việt Nam không hề nhắc một chút nào tới Trung Quốc, Mỹ cùng vậy. Nhưng mà giống như câu chuyện Harry Potter, có một cái người mà không ai nhắc tới nhưng ai cũng biết đấy là ai, tức là cái bóng của Trung Quốc đằng sau, và càng không nhắc tới thì người ta càng thấy cái điều đó". 

Ông này cũng chỉ ra rằng trước thềm chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam thì Trung Quốc đã liên tiếp có những động thái gây căng thẳng trên Biển Đông, điển hình là việc tàu nghiên cứu của nước này đã hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam liên tiếp trong 28 ngày hồi tháng 5 và tháng 6 năm nay. 

Nhận định về mối liên hệ giữa việc Trung Quốc gây áp lực trên khu vực Biển Đông và sự kiện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học New South Wales chuyên ngành an ninh hàng hải, cho rằng ở đây có mối liên hệ trực tiếp : 

"Cái vấn đề Biển Đông với vấn đề Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ nó có một mối quan hệ nhân quả. Chính vì những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông mới đẩy Việt Nam tới cái mức phải nâng cấp quan hệ với Mỹ, như là một biện pháp để cân bằng lại. Đặt ngược lại câu hỏi là nếu như Trung Quốc không làm gì ở Biển Đông thì Việt Nam cũng chẳng nâng cấp quan hệ với Mỹ làm gì. 

Cái vấn đề ở đây là cái việc nâng cấp quan hệ là sự lựa chọn của Việt Nam, và bởi vì chính sách hung hăng của Trung Quốc ở khu vực, nên Việt Nam mới nâng cấp quan hệ với Mỹ". 

Như vậy, yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, đằng sau việc Việt Nam quyết định đưa quan hệ của mình với Hoa Kỳ lên tầm cao mới, theo như các học giả là mang tính mấu chốt. 

Nhưng vấn đề là trong bối cảnh khi mà Trung Quốc đang coi Hoa Kỳ là đối thủ số một của họ, liệu việc Việt Nam trở nên gần gũi với Mỹ có khiến Trung Quốc phản ứng tiêu cực hơn, và giới lãnh đạo Việt Nam đã tính toán điều này thế nào trong quá trình đàm phán nâng cấp quan hệ với Mỹ ? 

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, người vốn theo dõi sát sao nhất cử nhất động về tình hình trên Biển Đông, thì phía Việt Nam chắc chắn đã phải mặc cả với Mỹ để đảm bảo lợi ích của mình trước đe dọa từ Trung Quốc : 

"Cá nhân tôi cho rằng lợi ích của quốc gia sẽ là quan trọng nhất, cho nên Việt Nam sẽ phải ngã giá với phía Mỹ, rằng nếu tôi nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất thì tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn từ phía Trung Quốc, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ Mỹ đây ? Và phía Mỹ cũng đã chứng minh bằng việc mang lại những lợi ích kinh tế to lớn". 

Muốn nâng cao năng lực quốc phòng để bảo vệ lợi ích của mình trên khu vực Biển Đông, thì trước hết Việt Nam cần phải phát triển về mặt kinh tế và công nghệ, và đây chính xác là những gì mà việc nâng cấp quan hệ với Mỹ sẽ mang lại, theo ông Nguyễn Thế Phương, người đang nghiên cứu về lịch sử hải quân Việt Nam.

Ông này cũng cho rằng duy trì mối quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ còn sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình, trong bối cảnh nguồn cung vũ khí cho Việt Nam từ Nga đang gặp vấn đề do cuộc chiến tranh ở Ukraine, và các lệnh cấm vận : 

"Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm thay đổi một cách căn bản về nhận thức của Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội. Ở đây là việc 60 đến 70 phần trăm vũ khí của Việt Nam trước đây là mua từ Nga. Sau cuộc chiến của Nga ở Ukraine thì bắt đầu những lo ngại rất lớn về việc quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ bị chậm đi một cách đáng kể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, và vấn đề thứ hai là làm thế nào để xây dựng được một nền công nghiệp quốc phòng nội địa đủ mạnh ? Cả hai vấn đề đó không thể nào thành công nếu không có một mối quan hệ tốt với Mỹ".

Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Phương cũng cho rằng Việt Nam có thể phối hợp với Hoa Kỳ để cùng tạo ra các sáng kiến nhằm duy trì sự ổn định trên khu vực Biển Đông, nhằm đối phó với chiến thuật vùng xám của Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể phối hợp với Mỹ một cách hiệu quả, thì theo ông này, Việt Nam cần phải trở nên linh hoạt hơn trong chiến lược quốc phòng của mình, cụ thể là cần diễn giải lại chính sách "bốn không".

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 14/09/2023

***************************

"Đối tác chiến lược toàn diện" Việt – Mỹ sẽ hết "phong trần " ?

Hoàng Trường Sa, RFA, 14/09/2023

Cuộc vui nào rồi cũng qua. Nhưng khoảnh khắc lịch sử của bang giao Mỹ – Việt bừng nở trong hai ngày ở Hà Nội sẽ còn tác động lâu dài lên quan hệ song phương và cục diện khu vực. CSP có thật sự nhanh chóng thúc đẩy bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ "ngày lại thêm xuân" ?

myviet2

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Võ Văn Thưởng bắt tay tại Hà Nội hôm 11/9/2023 - AFP

Sẽ tiếp tục tiến lên bao xa nữa ?

Tại buổi quốc yến trưa ngày 11/9 do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lẩy hai câu Kiều : 

"Vinh hoa bõ lúc phong trần

Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"

và cho rằng : "Đây là ngày chúng ta có thể cảm nhận được vinh hoa và ấm áp của những cơ hội vô hạn mở ra trước hai nước" (1). Giữa mùa thu Hà Nội, cuộc tái ngộ trực tiếp giữa Tổng thống Biden với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "duyên lành" theo góc nhìn văn hóa truyền thống của người Việt Nam, vì cuộc gặp lại ấy mang nhiều điều tốt đẹp cho hai đất nước vốn đã có nhiều thăng trầm trong lịch sử. Nói là gặp lại bởi đây là lần thứ hai, ông Joe Biden gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau lần trên cương vị Phó Tổng thống, ông đã chủ trì cuộc chiêu đãi người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama năm 2015. Gặp nhau lại sau hơn 8 năm, đáng ra Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nên lẩy một câu Kiều khác để đáp lễ Tổng thống Biden : "Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…" (2).

Trong buổi tiếp Tổng thống Biden tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ông Thưởng được VietnamNet trích lời nói với người đứng đầu Nhà Trắng rằng, năm tháng sau ngày Việt Nam giành được độc lập vào năm 1946 từ tay người Pháp, Chủ tịch Việt Nam lúc đó, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống (Harry) Truman bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ "hợp tác đầy đủ" với Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Thưởng, do những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử, mong muốn ấy đã trải quan nhiều thác ghềnh, thử thách. Cũng đưa tin về buổi chiêu đãi, VnExpress cho biết ông Thưởng nói với Tổng thống Biden rằng mối quan hệ Việt – Mỹ "chưa bao giờ phát triển tốt đẹp như ngày nay, từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện". Chủ tịch Việt Nam gọi đây là "hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh" (3).

Nhớ lại, cuộc chiêu đãi mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden năm ấy dành cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo tường thuật của báo chí, đã diễn ra hết sức cởi mở, chân thành và để lại ấn tượng sâu sắc khi ông Biden dùng hai câu Kiều để nói về mối quan hệ Mỹ – Việt : "Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời". Lần này, tiếp tục đề cao những nỗ lực chung để "nắm bắt tiềm năng của tương lai", Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh, đó là những cơ hội lớn lao về sự thịnh vượng cho người dân mỗi nước. "Đây là một minh chứng cho quãng đường dài mà chúng ta đã đi qua, nhưng quan trọng hơn là chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên bao xa nữa trong tương lai. Đó chính là lý do chúng ta xác lập mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững để cùng tiến lên phía trước, cùng đối phó với những thách thức, cùng nhau đón nhận tương lai", Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ nhấn mạnh.

Trước khi đặt chân đến Hà Nội, ông Biden đã tuýt "Tôi biết đây sẽ là một chuyến thăm lịch sử". CNN đã liệt kê năm đặc điểm đáng chú ý từ chuyến công du Ấn Độ và Việt Nam của Tổng thống Biden (4). Trong đó, điểm nhấn nổi bật nhất là Tổng thống đã kết nối Việt Nam, một nước láng giềng của Trung Quốc đến gần Hoa Kỳ hơn. Chỉ trong năm tháng qua, Biden đã tiếp đón Tổng thống Philippines tại Nhà Trắng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ ; Biden đã chiêu đãi Thủ tướng Ấn Độ bằng dạ tiệc cấp nhà nước và cũng đón tiếp các đồng nhiệm Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh mang tính biểu tượng tại Trại David, khai sinh ra Bộ Tam mới JAKOUS (Nhật – Hàn – Mỹ).

Theo giới phân tích, trang mới nhất trong chiến lược "Ấn Độ - Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của Hoa Kỳ đang được triển khai với việc thiết lập "Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện" (CSP), đưa Hoa Kỳ ngang hàng với các đối tác cao nhất của Việt Nam, bao gồm cả Trung Quốc lẫn Liên bang Nga. Ở Việt Nam, không chỉ Trung Quốc có ảnh hưởng, mà Biden còn phải cạnh tranh với các đối tác lâu đời của Việt Nam. Vì vậy, cùng với "Tuyên bố chung" gồm 10 trụ cột lớn, Mỹ còn công bố "Kế hoạch hành động" tám điểm để triển khai Tuyên bố Hà Nội lịch sử. Một quan chức chính quyền cho biết, đây là "Kế hoạch tổng thể" (Fact Sheeet) thứ ba công bố các bước giúp Việt Nam đa dạng hóa, thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Nga và Trung Quốc.

Những trở lực nào CSP phải đối mặt ?

Trung Quốc và Liên bang Nga sẽ không dễ dàng "buông tha" Việt Nam. Sự níu kéo này nếu chỉ là những quán tính từ quá khứ thì cũng đã là một trắc nghiệm nan giải đối với cả Hà Nội lẫn Washington. Nhưng cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung, Mỹ – Nga sẽ còn xuất hiện nhiều chiều kích mới, do tình hình nội tại trong mỗi nước, đồng thời còn là do "Trật tự quốc tế hậu Ukraine" sẽ vô cùng nan giải đối với ban lãnh đạo Ba Đình. Các cuộc đấu đá nội bộ giữa Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ tuy phức tạp nhưng khó có khả năng đảo ngược tương lai có vẻ đã an bài của CSP. Nhưng đấu đá nội bộ bên trong Việt Nam, giữa các phe cánh vùng miền, giữa các xu thế thân Nga, thân Tàu, thân Mỹ… có thể vẫn là những thách thức không nhỏ. Trong nhiều trường hợp, các phe cánh có thể tung ra một số đòn để phá bĩnh quan hệ CSP Việt – Mỹ. Điển hình là một văn bản do Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam được tiết lộ trước hôm ông Biden đến Việt Nam một ngày, tố cáo, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn đi cửa sau đàm phán bí mật để mua vũ khí của Nga (5). Cho nên, không loại trừ quan hệ Việt – Mỹ vẫn sẽ có những bước trồi sụt như trong quá khứ. Nhưng khác với trước đây, lần này nhờ những "bảo lãnh" lâu dài về kinh tế và thương mại, an ninh và chiến lược, mà những xáo trộn nếu có sẽ không thể dẫn đến đỗ vỡ trong quan hệ.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đã từng những kẻ thù của nhau trong một cuộc chiến tranh tàn khốc để trở thành những đối tác ngày càng thân thiết, ngay cả khi Việt Nam vẫn được/bị điều hành bởi một thế lực toàn trị và độc tài (mang danh cộng sản chỉ để lừa mị). Tuy nhiên, bóng ma của quá khứ, cộng với các "hiệu ứng bóng đè" từ Trung Quốc và Liên bang Nga vẫn đặt CSP trước những thách thức không thể xem thường. Giáo sư Kolotov từ nước Nga vẫn có những nhận định và đánh giá hoàn toàn trái chiều về bước chuyển tuy được cho là ngoạn mục vừa qua trong quan hệ Việt – Mỹ. Theo vị giáo sư này, việc nâng cấp lên CSP chỉ là một ván cờ ngoại giao, trong đó Việt Nam luôn luôn nằm ở "kèo dưới" và bị lợi dụng trong thế cài răng lược giữa các nước lớn tại khu vực (6). Tờ "Hoàn cầu thời báo", một phiên bản của tờ báo Đảng của Trung Quốc cũng đã liên tiếp có những bài xã luận chát chúa phê phán các "âm mưu lý gián của Mỹ" đối với quan hệ Trung – Việt. Tờ báo khẳng định, cho dù có CSP, quan hệ Mỹ – Việt không bao giờ có thể thay thế được quan hệ về mặt đảng giữa Hà Nội và Bắc Kinh (7).

Cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ ở Việt Nam "hậu – CSP" cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai quan hệ Việt – Mỹ. Nếu xã hội dân sự mất phương hướng, đưa ra khẩu hiệu đấu tranh không thực tế, có thể dẫn đến những rối loạn nội bộ, chắc chắn sẽ không có lợi cho CSP. Nếu tư tưởng Phan Chu Trinh thắng thế, cuộc đấu tranh vì dân chủ chống ách độc tài được tiến hành trên cơ sở hòa bình, bất bạo động thì sẽ có lợi cho CSP (8). Nếu trong tinh thần xây dựng, dưới hình thức liên tục và quyết liệt phản biện xã hội, các tổ chức dân sự thúc đẩy quá trình cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ hóa đất nước, sẽ phù hợp với tiến triển quan hệ Việt – Mỹ. Nếu nó diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tình hình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến CSP. Ngay xã luận báo "Washington Post" cũng đã nêu yêu cầu nhân chuyến thăm Hà Nội, Tổng thống Biden cần đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, phát biểu của ông Biden về vấn đề này đã bị cơ quan kiểm duyệt của Hà Nội thẳng tay cắt bỏ (9).

Hoàng Trường Sa

Nguồn : RFA, 14/09/2023

Tham khảo :

1. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/vinh-hoa-bo-luc-phong-tran-chu-tinh-ngay-lai-them-xuan-mot-ngay-119230911174358452.htm

2. https://www.voatiengviet.com/a/tt-biden-tham-viet-nam-con-duyen-may-lai-con-nguoi-/7252036.html

3. https://vnexpress.net/tong-thong-my-lay-kieu-trong-tiec-chieu-dai-cua-chu-tich-nuoc-4651713.html

4. https://edition.cnn.com/2023/09/10/politics/takeaways-joe-biden-g20-vietnam/index.html

5. https://www.nytimes.com/2023/09/09/world/asia/vietnam-russia-arms-deal.html

6. https://www.youtube.com/watch?v=03XZRoR8Sw0  (Bất ngờ ý kiến của Nga về sụ nâng cấp quan hệ Việt Mỹ !)

7. https://www.globaltimes.cn/page/202309/1297929.shtml

8. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan-chau-trinh-voi-tu-tuong-canh-tan-dat-nuoc.html

9. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-us-support_vn_democracy-human-rights-09042023094206.html

Published in Diễn đàn

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp "chiến lược toàn diện", sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm một ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden.

biden1

Như vậy, hai nước đã bỏ qua cấp "chiến lược" để đạt tới mức ngoại giao cao nhất, chứng minh nhu cầu cấp bách cùa Mỹ và Viêt Nam trước mức độ gia tăng áp lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Khi nâng cấp lên "chiến lược toàn diện" có nghĩa cả Mỹ và Việt Nam đều đặt trong tâm vào 3 lĩnh vực gồm : an ninh, quốc phòng và thịnh vượng chung.

Tuy nhiên Mỹ và Việt Nam không liên kết về quân sự, nhưng Mỹ sẽ tăng cường bán vũ khí sát thương, huấn luyện tiếng Anh và quân đội cho Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam mua vũ khí của Nga nhiều nhất, sau đó là Do Thái. Nhưng mấy năm gần đây, Mỹ đã cung cấp các tầu tuần tra bờ biển có võ trang, radar theo dõi không phận cho Việt Nam và một số tầu cảnh sát biển để bảo vệ ngư dân.

Các đại công ty như Google, Dell và Microsoft sẽ mau chóng đầu tư vào Việt Nam sau các thỏa hiệp kinh tế trong chuyến đi của ông Biden.

Đối với khối ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì thỏa hiệp Việt-Mỹ sẽ bảo đảm an ninh cho vùng Biển Đông chống lại âm mưu khống chế và đe dọa của Trung Quốc.

Trục an ninh chung giữa Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ cũng sẽ được tăng cường mạnh mẽ hơn để bảo vệ vận chuyển dầu từ Trung Đông sang Thái Bình Dương và Biển Đông.

Ngược lại Trung Quốc, đồng minh cật ruột lâu đời của Việt Nam, tuy không công khai bất bình nhưng tỏ ra lạnh nhạt và đánh giá thấp chuyến đi thăm Việt Nam, của Tổng thống Biden.

Chính phủ Bắc Kinh không lên tiếng, nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quuốc viết rằng : "Chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ chỉ mang tính tượng trưng với những kết quả hạn chế, bởi mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không thể được thay thế bằng mối quan hệ giữa hai nhà nước, giữa Nhà nước Việt Nam với một quốc gia khác".

Hoàn cầu viết tiếp : "Theo các chuyên gia Trung Quốc, Hoa Kỳ đang tìm cách lôi kéo Việt Nam trở thành một quốc gia "bán đồng minh" khi tuyên bố mang lại cho Hà Nội một số lợi ích về kinh tế và quân sự".

Tuy nhiên, Báo này cho rằng : "Việt Nam sẽ không "đi quá xa" vì nước này không đặt quan hệ Trung-Việt làm đối trọng với quan hệ Mỹ-Việt".

Nên biết, trước khi ông Biden đến Việt Nam, ngày 05/09, Lưu Kiến Siêu, trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc, đã bất ngờ sang Hà Nội gặp Tổng Bì thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng nhấn mạnh luôn luôn "coi trọng và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ Việt-Trung".

Tuyên bố Nguyễn Phú Trọng – Joe Biden

Tại cuộc họp báo chung, ông Nguyễn Phú Trọng nói : "Trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôi và Ngài Tổng thống Joe Biden vừa có cuộc hội đàm sâu rộng, đạt kết quả tốt đẹp. Hai bên thống nhất cho rằng quan hệ Việt Nam - Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất, hiệu quả kể từ khi bình thường hóa và sau khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện.

Trên cơ sở đó, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, tôi và ngài Tổng thống Joe Biden đã thay mặt hai nước thông qua Tuyên bố chung, thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.

Quan hệ đối tác đó tiếp tục dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước trong thời gian qua, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Chúng tôi cũng đã nhấn mạnh rằng sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Về phần mình, ông Biden phát biểu : "Ngày hôm nay chúng ta có thể nhìn lại chặng đường quan hệ giữa hai nước, từ xung đột tới bình thường hóa và việc nâng cấp mối quan hệ đó lên tầm cao mới sẽ là một động lực cho thịnh vượng và an ninh tại một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới.

Chúng ta nâng cấp quan hệ hai nước lên mức quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và chúng tôi rất vui vì điều này.

Đây là một bước đi vô cùng quan trọng cho cả hai quốc gia bởi nó thể hiện sức mạnh của bản thân mối quan hệ đó khi chúng ta đang phải đương đầu với những thách thức có tác động to lớn đối với tương lai của khu vực và cả thế giới.

Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ trọng yếu và mới nổi, đặc biệt trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng  có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Chúng ta cũng mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư và thương mại giữa hai nước".

Tổng thống Biden nói tiếp :

"Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.

Điều quan trọng nhất là chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, vì đây là trọng tâm của mối quan hệ giữa chúng ta. Điều này bao gồm cả hàng triệu người dân Mỹ gốc Việt đang góp phần xây dựng cộng đồng trên toàn nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn và tôi thực sự mong chờ kết quả cuộc hội đàm này.

…Tôi vô cùng tự hào về cách thức mà hai quốc gia và nhân dân hai nước chúng ta đã tiến hành xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để có thể xử lý các hậu quả đau đớn mà cuộc chiến tranh đã để lại cho cả hai dân tộc chúng ta.

Những công việc của chúng ta đã cam kết là sẽ tiếp tục bao gồm việc rà phá vật liệu nổ còn sót lại từ chiến tranh, làm sạch môi trường do dioxin gây ra, mở rộng chương trình giúp đỡ người khuyết tật và tìm kiếm, quy tập những người lính Mỹ vẫn còn mất tích từ hồi chiến tranh ở Việt Nam cũng như những bộ đội Việt Nam còn mất tích trong cuộc chiến tranh này.

Sự hợp tác của chúng ta trên những vấn đề đau thương này cũng như việc tạo dựng một di sản mới, một di sản của nền hòa bình và thịnh vượng chung là một minh chứng cho sự tự cường và tinh thần của hai dân tộc chúng ta.

Đây cũng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, những gì chúng ta đạt được khi có thể vượt lên một quá khứ đau thương để đón nhận những bước tiến của tương lai, dựa trên sự thống nhất và đoàn kết của hai dân tộc".

Trong cuộc họp với Tổng thống Biden, ông Nguyễn Phú Trọng còn lập lại Chính sách quốc phòng 4 không của Việt Nam, theo đó : Việt Nam

1) không tham gia liên minh quân sự ;

2) không liên kết với nước này để chống nước kia ;

3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ;

4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Nhân quyền ở đâu ?

Trong lĩnh vực nhân quyền, hai nước có vẻ lúng túng khi nói đến chuyện này. Thông tấn xã Việt Nam không đề cập đến lới nói của Tổng thống Biden. Ngược lại Văn phòng Đối ngoại của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lại đăng đầy đủ, theo đó, ông Biden nói :

"I also raised the importance of respect for human rights as a priority for both my administration and the American people. And we’ll continue to — our candid dialogue on that regard".

(dịch)

"Tôi cũng đã nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về lĩnh vực này".

Báo chí Việt Nam, tiêu biểu như các báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh hay Lao Động tuy có đăng, nhưng cắt ngắn câu nói của ông Biden. Các báo này chỉ viết là : "Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người".

Thật hư ra sao ?

Theo bản Tuyên bố chung do Tòa Bạch ốc phổ biến trễ thì :

"Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc cổ võ và bảo vệ quyền con người theo với Hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Cả hai nước cùng cam kết tiếp tục ủng hộ việc đề cao và bảo vệ quyền con người, qua đối thoại thẳng thắn như các cuộc họp hàng năm về nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và san bằng cách biệt".

"The Leaders affirmed the importance of promoting and protecting human rights in accordance with each country’s constitution and international obligations. Both countries pledged continued support for the promotion and protection of human rights, including through frank and constructive dialogues such as the annual Vietnam – U.S. Human Rights Dialogue and Vietnam – U.S. Labor Dialogue, to strengthen mutual understandings and narrow differences".

"Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm rằng mọi người, kể cả những nhóm thiếu may mắn, bất kể thành phần, sắc tộc, tôn giáo hay giới tính, và kể cả những người tật nguyền, được hưởng đầy đủ quyền con người. Mỹ và Việt Nam ghi nhận rằng nhân quyền, ổn định khu vực, hòa bình thế giới và phát triển sẽ được tăng cường…".

"They encouraged further cooperation to ensure that everyone, including members of vulnerable groups, regardless of their gender, race, religion, or sexual orientation, and including persons with disabilities, fully enjoy their human rights. The United States and Vietnam noted human rights, regional stability, global peace, and sustainable development are mutually reinforcing…".

Tóm lại, chuyến thăm Việt Nam tuy chỉ kéo dài một ngày rưỡi, nhưng ông Biden đã gặt hái được nhiều thành quả về an ninh và kinh tế cho hai nước. Ông cũng đã tạo được sự an tâm cho các nước Đông Nam Á nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Riêng với Việt Nam, sự kiện Hoa Kỳ xích lại gần hơn cũng sẽ giúp Việt Nam an tâm hơn trước sức ép của Trung Quốc cả về kinh tế, quân sự, chính trị và tình hình Biển Đông.

Phạm Trần

(14/09/2023)

Published in Diễn đàn

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành "đối tác chiến lược toàn diện", mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc. 

thoidiem1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ tiếp đón tổng thống Mỹ Joe Biden tại phủ chủ tịch Việt Nam, Hà Nội, ngày 10/09/2023. AP - Evan Vucci

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. 

RFI : Xin chào anh Lê Hồng Hiệp. Trước hết theo anh, những lý do gì khiến Việt Nam nay mạnh dạn nâng cấp quan hệ với Mỹ sau một thời gian chần chừ ?

Lê Hồng Hiệp : Việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ thì có nhiều lý do. Thật sự Mỹ và Việt Nam xứng đáng là đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Hiện tại Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với bốn quốc gia là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. So với các đối tác này thì Mỹ hoàn toàn là ngang tầm, thậm chí quan trọng hơn đối với Việt Nam về kinh tế và chiến lược. Chính vì vậy mà việc Việt Nam quyết định nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đến mức ngang với các nước kia là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, về mặt thời điểm, thứ nhất là hai nước đang kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện, một thời điểm, một cái cớ rất phù hợp để hai bên có thể nâng cấp quan hệ mà không gây ra phản ứng từ các đối tác khác, đặc biệt là từ phía Trung Quốc.

Thứ hai, về phía tính toán của Việt Nam, năm nay cũng là năm phù hợp, vì nếu Việt Nam chờ đợi thêm thì có thể có những yếu tố bất định mà Việt Nam không thể lường trước được. Ví dụ như năm sau, Mỹ sẽ bầu tổng thống, chúng ta không thể biết chắc chắn là chính quyền của Mỹ sẽ có gì thay đổi hay không, và nếu có thay đổi, thì liệu Việt Nam có còn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ hay không.

Cạnh tranh Mỹ-Trung đang có xu hướng ngày càng gay gắt, nếu Việt Nam trì hoãn việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, thì nếu trong tương lai, cạnh tranh Mỹ -Trung xấu đi, việc Việt Nam quyết định nâng cấp quan hệ với Mỹ có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc, vì có thể bị xem là chọn đứng về phía Mỹ để chống Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có các lợi ích tiềm năng mà Việt Nam có thể mong đợi nhận được từ việc nâng cấp quan hệ, như là từ thương mại, đầu tư, công nghệ hay hợp tác chống biến đổi khí hậu và đặc biệt là những hỗ trợ của Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

RFI : Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" mang lại những mối lợi gì ?

Lê Hồng Hiệp : Về kinh tế, Việt Nam đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Năm vừa rồi, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ bảy của Hoa Kỳ bên cạnh các đối tác lớn truyền thống của họ. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến các mâu thuẫn về thương mại và đầu tư, dẫn đến việc nhiều công ty của Mỹ đã chuyển các cơ sở sản xuất của họ qua các nước khác, trong đó có Việt Nam, biến Việt Nam thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, phục vụ cho nền kinh tế Mỹ cũng như là các công ty đa quốc gia của Mỹ. 

Về mặt chiến lược, Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, Mỹ-Nga ngày càng gay gắt. Hoa Kỳ coi Việt Nam ngày càng quan trọng trong tính toán của họ đối với việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và Nga. Không thể biến Việt Nam thành đồng minh quân sự thì họ cũng muốn Việt Nam trở thành một đối tác có thể hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của Mỹ, hoặc bằng mọi cách ngăn Việt Nam ngả về phía Trung Quốc hay Nga và qua đó tạo ưu thế chiến lược cho Mỹ và các đồng minh trong việc ứng phó với các đối thủ chiến lược này.

Việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam cũng phù hợp với tầm nhìn về Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Biden, vốn ưu tiên phát triển quan hệ với các nước chủ chốt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Indonesia hay Singapore…

RFI : Trong một thời gian dài Việt Nam đã rất ngần ngại nâng cấp quan hệ với Mỹ vì sợ phản ứng của Trung Quốc. Nay Hà Nội đã quyết định nâng quan hệ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện", chắc là Việt Nam đã có lường trước phản ứng của Trung Quốc cũng như đã có cách "hóa giải" phản ứng đó ?

Lê Hồng Hiệp : Có lẽ các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội đã xác định là nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" thì sẽ khó mà gây ra các phản ứng quá mức từ phía Bắc Kinh. Thứ nhất, đối tác chiến lược toàn diện chủ yếu là một tuyên bố chính trị, chứ không phải là một liên minh quân sự. Cho nên nó không gây ra các mối đe dọa trực tiếp hay tức thì đối với Trung Quốc. Hiện giờ, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc rất là tốt. Quan hệ song phương, ngoài vấn đề Biển Đông đang có căng thẳng, thì đang được quản lý tốt, hầu như không có những vấn đề quá lớn giữa hai nước. Vì vậy, khó có khả năng Trung Quốc sử dụng các biện pháp mạnh để trừng phạt Việt Nam về việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ cũng không phải là điều gì quá ghê gớm đối với Trung Quốc, vì bản thân Trung Quốc đã là "đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam từ 15 năm nay, thậm chí còn ở mức cao hơn một chút, vì về mặt chính thức đó là "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", có thêm yếu tố "hợp tác" có nghĩa là cao hơn đối tác với Mỹ một bậc.

Bản thân Việt Nam vẫn luôn khẳng định giữ thế cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giwuxa Mỹ và Trung Quốc. Cuối năm ngoái, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã là lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc. Và nếu như chúng ta nhìn vào cách làm của Việt Nam từ trước đến nay thì chúng ta cũng có thể dự đoán được là sau chuyến thăm của ông Biden đến Hà Nội thì có rất là nhiều khả năng là Việt Nam sẽ đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình.

Có một dấu hiệu cho thấy điều đấy sẽ sớm xảy ra, đó là ông Lê Kiến Siêu, Trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc đã sang thăm Hà Nội và gặp các lãnh đạo Việt Nam. Có thể chuyến thăm của ông Lê Kiến Siêu là một phần của kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sang Việt Nam. Có thể nói là Việt Nam đã rất khéo léo trong việc giữ cân bằng trong quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và đã trấn an Trung Quốc về việc nâng cấp quan hệ với Mỹ. Tất cả những điều này đã góp phần giúp Việt Nam cảm thấy tự tin để nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ mà không lo ngại các hành động trả đũa từ phía Trung Quốc.

RFI : Mặc dù "đối tác chiến lược toàn diện" chỉ mang tính chất là một tuyên bố chính trị, chứ không phải là một liên minh, nhưng với quan hệ mới này thì vị thế của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông có thể được nâng cao thêm ?

Lê Hồng Hiệp : Theo tôi, có nhiều khả năng là Việt Nam sẽ có một vị thế tốt hơn, một đòn bẫy lớn hơn trong việc ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ. Khi nâng cấp quan hệ, Mỹ có hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa quân đội và đặc biệt là giúp Việt Nam nâng cao năng lực thu thập thông tin tình báo trên biển, bên cạnh những hoạt động mà lâu nay Mỹ vẫn hỗ trợ Việt Nam, đó là nâng cao năng lực trên biển, thông qua việc chuyển giao các tàu tuần duyên cho Việt Nam, hay hỗ trợ Việt Nam một số trang thiết bị để giúp Việt Nam ứng phó tốt hơn với các áp lực trên biển.

Trong thời gian tới, tôi nghĩ là các hoạt động này sẽ được duy trì và thậm chí được nâng cao. Cũng sẽ có thể có việc chuyển giao các trang thiết bị, thậm chí vũ khí mới trong khuôn khổ "đối tác chiến lược toàn diện" này, giúp Việt Nam có năng lực tốt hơn trong việc ứng phó với các thách thức trên Biển Đông. Có nhiều khả năng là Mỹ, với tư cách "đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam, sẽ hỗ trợ Việt Nam tốt hơn trên các diễn đàn quốc tế, hay trong những trường hợp mà Việt Nam có những sự cố trên biển với Trung Quốc, như vào năm 2014 khi xảy ra vụ giàn khoan 981, Mỹ đã là một trong những nước đã mạnh mẽ ủng hộ lập trường của Việt Namn, đã có những tuyên bố, hành động cụ thể để giúp Việt Nam ứng phó với khủng hoảng đó và gây sức ép để Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Thanh Phương thực hiện

Nguồn : RFI, 11/09/2023

Published in Diễn đàn

Việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện là một bước đi mang tính quyết định đi vào ‘quỹ đạo Hoa Kỳ của Việt Nam, báo The Financial Times, hôm 10/9/2023 có bài viết dẫn lời một nhà nghiên cứu chính trị từ Singapore nhận xét về diễn biến vốn đang thu hút sự chú ý của công luận quốc tế và khu vực sau khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố việc nâng cấp này hôm Chủ Nhật (10/9).

quyetdinh1

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham dự bữa tiệc trưa cấp Nhà nước do Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chủ trì tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 11 tháng 9 năm 2023. AFP

Bước chuyển mới ?

"Đây là bước đi quyết định vào quỹ đạo của Mỹ", Phó Giáo sư Simon Tay, học giả, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, được Thời báo Tài chính của Anh dẫn lời nêu quan điểm, đồng thời nội dung bài viết trên tờ Thời báo này cũng nhấn mạnh Hà Nội cho biết Việt Nam cũng sẽ tăng cường quan hệ với Australia, Singapore, Indonesia và Nhật Bản.

Vẫn theo nội dung trên The Financial Times, ngoài những tác động về an ninh, chẳng hạn như tiềm năng hợp tác quốc phòng, quy chế mới với Mỹ, mà có thể được hiểu là thông qua đối tác chiến lược toàn diện, còn mang tầm quan trọng về mặt kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như chất bán dẫn. Xin trích :

"Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, thỏa thuận này bao gồm quan hệ đối tác mới về chip giữa Mỹ và Việt Nam nhằm "hỗ trợ chuỗi cung ứng bán dẫn linh hoạt cho ngành công nghiệp, người tiêu dùng và người lao động Hoa Kỳ", bài viết trên Thời báo Tài chính Anh nhấn mạnh nội dung từ Tuyên bố, và bình luận rằng thỏa thuận này sẽ giúp mở rộng năng lực bán dẫn của Việt Nam để hỗ trợ doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Theo The Financial Times, từ những năm 1990, Việt Nam đã chuyển từ mô hình quản lý kinh tế tập trung sang mô hình cởi mở hơn và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Châu Á năm ngoái.

Thời báo Tài chính Anh cũng trích lời của Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Greg Testman, cho hay cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hy vọng sẽ tiếp tục thấy được sự cải thiện về thuế quan, công nghệ và chuyển giao thông tin tình báo nói riêng.

Hôm 11/9, một ngày sau khi mối quan hệ Việt –Mỹ được nâng lên tầm cao nhất "Đối tác chiến lược toàn diện", trong phần liên quan hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, truyền thông Việt Nam, trong đó có báo mạng VnExpress đưa tin cho hay, xin trích :

"Hai lãnh đạo tái khẳng định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm dựa trên đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định để đạt được mục tiêu trên ; cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường thông qua Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư".

"…Hai lãnh đạo cũng dự định thúc đẩy hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng không, trong đó có việc đàm phán sửa đổi Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam - Mỹ theo các nguyên tắc Bầu trời Mở. Mỹ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam về sản xuất, phát triển hạ tầng vật chất và hạ tầng số chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng công bằng, nông nghiệp bền vững và thông minh, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu rộng và bền vững vào các chuỗi cung khu vực và toàn cầu, trong đó có việc chú trọng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam"... Hết lời dẫn.

Tin tốt cho người dân Việt Nam và đất nước

quyetdinh2

Các tài xế đứng chờ khi đường bị chặn đón đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hà Nội ngày 11/9/2023, sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày.

Hôm 11/9/2023 từ Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, chuyên gia về ngoại thương, thương mại quốc tế, giảng viên nhiều trường đại học tại Việt Nam về lĩnh vực này, nêu cảm tưởng của bà với Đài Á Châu Tự Do về triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia sau khi đã thành lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bà nói :

"Tất nhiên cảm tưởng đầu tiên của tôi là rất lấy làm vui mừng, bởi vì Mỹ là một cường quốc và Việt Nam nâng cấp được quan hệ với Mỹ, thì không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà cả trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, một trọng tâm, và cả an ninh quốc phòng, cũng sẽ giảm việc Việt Nam bị lệ thuộc và Nga và Trung Quốc trên các lĩnh vực này.

Và đó sẽ là một tin tốt không chỉ cho không chỉ những người dân của Việt Nam mà cho toàn thể đất nước Việt Nam, chúng ta sẽ nâng được vị thế của mình lên một chút. Cái thứ hai, tôi cũng nghĩ đây là một sự lựa chọn đúng đắn của Mỹ. Bởi vì bây giờ trong một hoàn cảnh mà mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang không được tốt, việc Mỹ tìm thêm đối tác có những lợi thế tương tự với Trung Quốc, nhưng lại không có tính thù địch như Trung Quốc cũng là một sự lựa chọn tốt của Mỹ. Cho nên với tư cách của một người dân, cũng như với tư cách của một người nghiên cứu về thương mại quốc tế, tôi đều cảm thấy rất vui mừng về việc này".

Về triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ, biến đổi khí hậu… giữa hai nước, tiến sĩ Ánh nói thêm với RFA tiếng Việt :

"Rõ ràng một trong những vấn đề Việt Nam hy vọng nhiều nhất từ Mỹ, đó chính là lĩnh vực khoa học công nghệ, con chip bán dẫn sẽ làm, trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như về kinh tế số, sẽ là những lĩnh vực mà Mỹ cam kết rất rõ ràng là sẽ được phát triển, và đây cũng là một lĩnh vực mà Việt Nam rất quan tâm. Nhưng những vấn đề về biến đổi khí hậu, những vấn đề về thể chế tài chính v.v., cũng hy vọng là tình hình có thể sẽ tiến triển.

Thực ra chúng ta cũng biết vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề mà ngay những nước lớn nhất cũng nói nhiều hơn là làm, cho nên ngay trong lĩnh vực này, tôi cũng chỉ nghe thế thôi, hơn nữa, chúng ta cũng biết là tất cả những nữ anh hùng về chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam đều đã xộ khám cả rồi, cho nên tôi cũng không rõ ai sẽ làm chuyện đó. Nếu như nhìn vào thực tế, có vẻ nó giống như là một câu chuyện nói cho đẹp hơn", bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Hai.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 11/09/2023

Published in Diễn đàn

Chế độ cộng sản Việt Nam như một con tầu vừa mất la bàn vừa thiếu dầu và cần được cứu giúp và chỉ có thể mong đợi ở các nước dân chủ, trong khi nhu cầu tranh thủ Việt Nam không còn như trước nữa. Sự cứu giúp sẽ chỉ có được nếu đi đôi với những nhượng bộ thực sự quan trọng về dân chủ và nhân quyền.

tamcao0001

Chế độ cộng sản Việt Nam như một con tầu vừa mất la bàn vừa thiếu dầu và cần được cứu giúp và chỉ có thể mong đợi ở các nước dân chủ

Dư luận Việt Nam đang xôn xao về cuộc viếng thăm vùa qua của tổng thống Mỹ Joe Biden. Trước ông đã có bốn tổng thống Mỹ -Clinton, George W. Bush, Obama và Trump- thăm viếng Việt Nam từ năm 2000. Cuộc viếng thăm không tưng bừng vì diễn ra trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn. Ông Biden cũng chỉ ở Hà Nội, và trong một thời gian ngắn. Dư luận sở dĩ xôn xao vì quan hệ Việt Mỹ được nâng lên tầm cao "đối tác chiến lược toàn diện" khiến người ta chờ đợi những thay đổi lớn.

Trước hết cần hiểu rằng việc nâng cao hai cấp quan hệ Việt Mỹ, từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược toàn diện"- là một thay đổi hoàn toàn đến từ chính quyền cộng sản Việt Nam vì Mỹ không bao giờ từ chối nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Lý do duy nhất khiến quan hệ Việt Mỹ cho tới nay chỉ ở cấp thứ ba, cấp đối tác toàn diện, là vì chính quyền cộng sản Việt Nam không muốn đi xa hơn. Họ chỉ muốn giới hạn quan hệ với Mỹ ở mức tối cần thiết.

Trong thập niên 1980 Mỹ đã ngỏ ý sẵn sàng bình thường hóa quan hệ giữa hai nước nhưng Hà Nội đã từ chối, đã đặt điều kiện là Mỹ phải bồi thường chiến tranh nếu muốn "được bình thường hóa quan hệ với Việt Nam", để rồi sau khi Liên Xô sụp đổ phải rất vất vả mới thiết lập được quan hệ bình thường với Mỹ năm 1995. Sau đó Mỹ đề nghị Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) nhưng Hà Nội lại từ chối và chỉ gia nhập WTO năm 2007, sau Trung Quốc 6 năm. Năm 2021 phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tới thăm Việt Nam nhưng Hà Nội cũng đã bỏ qua cơ hội này để nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Như vậy việc nâng cấp quan hệ Việt Mỹ là hoàn toàn do Hà Nội chủ động.

Một câu hỏi phải được đặt ra là tại sao Việt Nam ngần ngại xiết chặt quan hệ quan hệ với Mỹ ?

Câu trả lời chỉ giản dị là ít nhất cho tới nay Hà Nội cần đèn xanh của Bắc Kinh. Không ai ngoài các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam biết chính xác nội dung của thỏa hiệp Thành Đô năm 1990 nhưng người ta có thể suy luận mà không sợ sai lầm là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận vai trò chư hầu đối với Trung Quốc. Bằng cớ là trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2013 của Trương Tấn Sang với tư cách chủ tịch nước thông cáo chung đã nhắc lại rằng hai bên cam kết sẽ trao đổi ý kiến -trên thực tế là Hà Nội phải nhận chỉ thị của Bắc Kinh- trong những quan hệ đối ngoại, kể cả tại Liên Hiệp Quốc và trong khối ASEAN. Người ta cũng có thể thấy là trước mỗi chuyến công du qua Mỹ các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đều sang Bắc Kinh để biết những gì họ có thể nói và làm. Một thành tích lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đã hy sinh chủ quyền quốc gia. Lần này Hà Nội đã tự ý nâng cấp quan hệ với Mỹ hay đã chỉ hành động sau khi được Bắc Kinh cho phép ?

Một câu hỏi lớn khác là tại sao bây giờ Hà Nội lại thấy phải nâng cao quan hệ với Mỹ ?

Đó là vì Việt Nam cần được Mỹ và các đồng minh ưu đãi hơn nữa trong lúc này. Việt Nam lệ thuộc một cách bệnh hoạn vào ngoại thương, xuất nhập khẩu lớn gấp hai lần GDP và đang sút giảm nghiêm trọng dù là với Trung Quốc hay Mỹ và Châu Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2023 xuất nhập khẩu với Trung Quốc giảm 12,5% so với cùng thời kỳ năm trước. Trong 8 tháng đầu năm xuất nhập khẩu với Mỹ giảm 11,2%, riêng xuất khẩu giảm 19,1%, so với 8 tháng đầu năm 2022. Lý do của tình trạng nguy ngập này là Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng Trung Quốc về gia công rồi dán nhãn hiệu Made in Vietnam và xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu kiếm lời. Nói chung Việt Nam là trung gian xuất khẩu sản phẩm Trung Quốc trên nhiều mặt hàng. Khó khăn đã đến bởi vì Trung Quốc đang khủng hoảng rất nặng, hoạt động sản xuất sút giảm mạnh nên không còn hàng để cung cấp đầy đủ cho Việt Nam trong khi các thị trường Mỹ và Châu Âu khựng lại do bối cảnh kinh tế không lạc quan và họ cũng có thêm nhiều nguồn cung cấp khác từ Mexico, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ, v.v. Thêm vào đó một số sản phẩm của Việt Nam, như may mặc, cũng bị đánh giá là không đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về môi trường. Mặt khác thái độ rập khuôn theo Trung Quốc của Việt Nam trong các biểu quyết tại Liên Hiệp Quốc về cuộc xâm lăng Ukraine của Nga cũng gây thất vọng. Việt Nam đang vất vả và cần thay đổi để được những điều kiện thuận lợi hơn. Nâng cấp quan hệ với Mỹ trước hết là một nhượng bộ và một thú nhận yếu kém. Nó cũng nhìn nhận rằng cuộc chiến tranh "chống Mỹ cứu nước" mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thường tự hào chỉ là một sự mê muội.

tamcao2

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng Trung Quốc về gia công rồi dán nhãn hiệu Made in Vietnam và xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu kiếm lời.

Việt Nam sẽ được lợi thêm gì sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ ?

Câu trả lời giản dị là không có gì chắc chắn. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho phép hai bên hợp tác triệt để, kể cả giúp đỡ nhau, trong tất cả mọi địa hạt nhưng có thể là một chuyện, có làm hay không là một chuyện khác. Cánh của tuy mở nhưng người ta có thể vẫn không vào vì thấy trong nhà không đẹp. Tất cả tùy thuộc vào thái độ và cách hành xử của chính quyền Hà Nội. Nếu vẫn ngoan cố phuc tùng Bắc Kinh, vẫn từ chối không lên án cuộc xâm lăng Ukraine, vẫn đàn áp hung bạo mọi tiếng nói đối lập, vẫn "kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" thì hợp tác với Mỹ chỉ có thể tiếp tục xấu đi mặc dù quan hệ đã được nâng lên cấp cao nhất.

Cho đến nay chính quyền cộng sản Việt Nam đã được một thời gian ân huệ lớn. Vì Trung Quốc trỗi dậy và tỏ ra hung hăng bành trướng nên Mỹ và các nước dân chủ đã nhìn thấy một mối nguy cho hòa bình thế giới và trật tự dân chủ. Họ có nhu cầu tranh thủ để Việt Nam tách ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc hay ít nhất đừng trở thành đồng lõa của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhu cầu đó đang ngày càng giảm đi. Trung Quốc đang khủng hoảng rất nặng. Kinh tế đang lâm nguy, sản xuất và ngoại ngoại thương đều đang tụt dốc, thất nghiệp lên cao đến độ Bắc Kinh không còn dám công bố những con số nữa. Nhiều ước lượng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ có thể cao hơn 40%, khối nợ có thể đã cao hơn 5 lần GDP, tất cả các chính quyền địa phương đều trong tình trạng phá sản không thể trả nợ và cũng không còn vay nợ được nữa. Ngành xây dựng chiếm 30% GDP đang phá sản, ngành đường sắt cao tốc có lúc chiếm 15% GDP đã tê liệt, ngành đóng tàu cũng đã phá sản trên thực tế, ngành sản xuất quạt điện gió và và panô điện nắng đang rất chao đảo. Vấn đề lớn của Trung Quốc trong lúc này là ngành sản xuất xe ô tô điện; hơn 400 trong số khoảng 500 công ty xản xuất xe ô tô điện đã phá sản, hàng trăm nghìn, có thể hàng triệu, xe ô tô điện không thể bán được đang choán những bãi đậu lớn và chờ được hủy bỏ. Nguy hiểm hơn nữa là sự hủy hoại môi trường; nước vừa rất thiếu vừa nhiễm độc, không khí đã ô nhiễm ở mức không chịu đựng được. Dân số đang sút giảm đi và già đi nhanh chóng. Mô hình tăng trưởng bất chấp con người và môi trường đã thực sự phá sản. Giấc mơ Trung Quốc vĩ đại mà Tập Cận Bình hứa hẹn đang trở thành cơn ác mộng. Trung Quốc hiện nay và từ nay không khác một bệnh nhân trên giường bệnh không còn giúp được ai và cũng không còn đe dọa được ai.

Trong 6 tháng đầu năm 2023 người ta đã ghi nhận được ít nhất 742 cuộc biểu tình phản kháng. Cuối tháng 7 vừa qua Tập Cận Bình đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc về tình hình kinh tế xã hội. Cuộc họp này không đưa ra được một giải pháp nào ngoài nhận định rằng Trung Quốc đang gặp những khó khăn và thử thách rất nghiêm trọng trong một bối cảnh thế giới bất lợi. Phải hiểu rằng Trung Quốc không có lối thoát. Mỹ và các đồng minh không cần phải tấn công Trung Quốc mà chỉ cần không tiếp tay cho Trung Quốc là đủ để Trung Quốc sụp đổ.

Chế độ cộng sản Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Trước hết là họ lấy Trung Quốc làm mẫu mực. Niềm tin nền tảng của những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam là chỉ cần rập khuôn theo Trung Quốc là xong. Niềm tin đó đã khiến họ yên tâm nghĩ rằng mình không cần giỏi và cũng không cần người giỏi, cứ việc đàn áp thẳng tay những trí thức hỗn láo dám nói những điều mà mình không muốn nghe. Họ cũng rất thỏa mãn trong vai trò gia công cho công nghiệp Trung Quốc và không hề xấu hổ, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn khoe khoang là "đất nước chưa bao giờ có cơ ngơi như ngày nay". Nhưng bây giờ mô hình Trung Quốc đã phá sản và phơi bày sự sai lầm, công nghiệp Trung Quốc cũng lâm nguy và không thể cung cấp đủ hàng hóa để Việt Nam gia công nữa. Chế độ cộng sản Việt Nam như một con tầu vừa mất la bàn vừa thiếu dầu và cần được cứu giúp và chỉ có thể mong đợi ở các nước dân chủ, trong khi nhu cầu tranh thủ Việt Nam không còn như trước nữa. Sự cứu giúp sẽ chỉ có được nếu đi đôi với những nhượng bộ thực sự quan trọng về dân chủ và nhân quyền.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đứng trước một chọn lựa sống còn. Nhượng bộ thì chế độ không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay và phải tự diễn biến tự chuyển hóa về dân chủ, điều mà họ rất sợ. Không nhượng bộ thì khủng hoảng kinh tế xã hội sẽ gia tăng nhanh chóng, phản kháng và phẫn nộ sẽ bùng lên cả trong xã hội lẫn ngay trong nội bộ đảng và chế độ sẽ sụp đổ trong bạo loạn. Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ phải chọn lựa hoặc tham gia để làm tác nhân hoặc ngoan cố chống lại để làm nạn nhân của tiến trình dân chủ hóa đàng nào cũng phải đến và đang đến. Giữa kịch bản Ba Lan hay kịch bản Romania. Lịch sử sắp sang trang.

tamcao3

Chúng ta phải tìm đến và kết hợp với nhau để cuộc chuyển hóa về dân chủ diễn ra trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc

Cuộc thăm viếng của Joe Biden đánh dấu một cột mốc quan trọng dù tự nó không quan trọng. Joe Biden không đòi hỏi gì ở Đảng Cộng Sản, ông chấp nhận chế độ độc tài này và hầu như không đặt vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận. Điều quan trọng là thế giới đã thay đổi. Mỹ cũng như các nước dân chủ ngày càng nhận ra là họ không còn cần Việt Nam đến độ phải chiều chuộng chế độ cộng sản một cách vô điều kiện như trước nữa.

Đất nước lại sắp có một cơ hội lớn tương tự như cơ hội Cách Mạng Tháng 8-1945 mà chúng ta vừa kỷ niệm, một cơ hội đã biến thành một thảm họa. Đây là lúc mà những người mong muốn một tương lai dân chủ cho Việt Nam, dù ở trong hay ngoài bộ máy chính quyền, cần tâm đắc một sự thực nền tảng. Đó là một cơ hội chỉ là một cơ hội cho những ai đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ đợi nó. Trong cố gắng chuẩn bị để đúng hẹn với lịch sử đó ngoài đồng thuận cần thiết về một dự án chính trị điều quan trọng nhất cần được nhắc lại là trong lịch sử nước ta, cũng như mọi nước khác, những thay đổi chế độ chưa bao giờ đến từ các nhân sĩ phân tán. Lối đấu tranh nhân sĩ phải được dứt khoát loại bỏ. Đấu tranh chính trị chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức.

Chúng ta phải tìm đến và kết hợp với nhau để cuộc chuyển hóa về dân chủ diễn ra trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, để mở ra cho đất nước một kỷ nguyên mới và một tương lai mới.

Nguyễn Gia Kiểng

(13/09/2023)

Published in Quan điểm

Nhưng chúng ta biết chc chn rng ông Trng đang tr nên quan trng hơn gia bi cnh mà c Hoa K và Trung Quc đu mun giành nh hưởng ca mình ti Châu Á nói chung, vi Vit Nam nói riêng.

tbttt0

Có l Hoa K thc dng hơn và đ hướng ti mt quan h "thc cht" hơn, cho nên hai bên sn sàng b qua lên nhng giao thc ngoi giao thông thường.

Tng thng 80 tui ca Hoa K s có chuyến thăm chính thc Vit Nam vào ngày 10/9 theo li mi ca tng bí thư Nguyn Phú Trng, mà nếu tính theo tui ta, cũng va tròn tám chc. Hai "bô lão" gp nhau là đ "làm sâu sc hơn na quan h Vit Nam-Hoa K trên tt c các lĩnh vc (1).

Chuyến đi ca Tng thng Joe Biden được bàn tán khá nhiu vì mi quan h đc bit gia Vit Nam vi Hoa K trong sut chiu dài lch s. Nó khác vi nhng ln đi thăm ca các tng thng M trước đây là ch thc hin chuyến đi Vit Nam khi đã sp hết nhim k và mang tính nghi thc. Ln này hai "nguyên th" gp nhau đ cho ra nhng quyết đnh chiến lược dài hơi cho 2 nước, đt nn tng cho mt s hp tác vô cùng quan trng gia 2 quc gia trong tương lai.

Nghi l đi ngoi : Ai đón và có bn đi bác không ?

Điu 86 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ :"Ch tch nước là người đng đu Nhà nước, thay mt nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam v đi ni và đi ngoi". Thế mà Tng bí thư ca mt đng đã thay mt c nhà nước mi Tng thng Hoa K đến thăm Vit Nam và chc rng ông Trng cũng là người ch trì l đón.

Điu 4 Hiến pháp quy đnh ng cng sn lãnh đo" nhưng không có mt câu t nào nói v vai trò ca ông Tng bí thư. Khon 3, Điu 4 Hiến pháp còn ghi rõ :"Các t chc ca đng và đng viên Đng cng sn Vit Nam hot đng trong khuôn kh Hiến pháp và Pháp lut".Vy vic mi và đón thăm đã là mt s "l" thu hút s chú ý rt ln ca nhân dân.

Các báo Vit Nam đã rt tế nh khi đ cp đến vn đ này. T Tui Tr git tít là "chưa tng có tin l" (2) và viết :"Ông Joe Biden không phi là tng thng M đu tiên thăm Vit Nam, nhưng là tng thng M đu tiên ti thăm chính thc theo li mi ca Tng bí thư Đng cng sn Vit Nam. Ch riêng điu đó đã nói lên s đc bit ca chuyến thăm này".

Khon 6, Điu 3, Ngh đnh s 18/2022/NĐ-CP v nghi l đi ngoi quy đnh :"Thăm cp nhà nước là chuyến thăm được áp dng mc đ nghi l nhà nước cao nht dành cho Nguyên th quc gia nước khách đng thi là Người đng đu đng cm quyn là khách mi ca Tng bí thư ban chp hành trung ương Đảng cộng sản và Ch tch nước ; Nguyên th quc gia nước khách là khách mi ca Ch tch nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam".

Bi vy, nếu như ông Biden ch đi d vi tư cách là người ca đng Dân chủ đang cm quyn, thì ông Nguyn Phú Trng có quyn mi và tiếp đón vi tư cách gia đng vi đng. Còn nếu ông Biden đến vi tư cách là Nguyên th quc gia nước M thì theo quy đnh phi là khách mi ca Ch tch nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông s được coi là Quc khách và Ch tch nước Võ Văn Thưởng s ch trì nghi l đón tiếp.

Theo Ngh đnh 18/2022/NĐ-CP (3) thì Nghi thc đón phi gm "Ch tch nước và Phu nhân (hoc Phu quân) đón nguyên th quc gia nước khách và Phu nhân (hoc Phu quân) ti nơi đ xe ca Nguyên th quc gia nước khách. Khi duyt đi danh d thì Ch tch nước được mi đến v trí hàng đu, bn 21 lot đi bc khi c Quc thiu hai nước theo nguyên tc có đi có li hoc theo đ án được duyt".

Chính tr thc dng không cnnghi thc

Trong quá kh, chưa có mt đoàn lãnh đo cao cp nào ca Vit Nam được tiếp đón theo nghi thc quc khách ti Hoa K, cho nên nếu theo nguyên tc có đi có li thì s không có bn 21 phát đi bác đ chào đón ông Biden. Vit Nam và Trung Quc thì đã áp dng nguyên tc có đi có li này. Tp Cn Bình đã được đón chào bng 21 phát đi bác vào năm 2017 (4) và Nguyn Phú Trng khi đi thăm Trung Quc vào tháng 10 năm 2022 cũng đã tng được Trung Quc tiếp đón tương t.

Có l Hoa K thc dng hơn và đ hướng ti mt quan h "thc cht" hơn, cho nên hai bên sn sàng b qua lên nhng giao thc ngoi giao thông thường. Vic bn đi bác hay không dường như cũng không quan trng vi Tng thng Hoa K bi vì mc tiêu ca ông là "có" Vit Nam nm trong chiến lược ln hơn ca Hoa K trong thế cnh tranh vi Trung Quc.

Vn đ quan trng là khi tng thng Hoa K chp nhn mt chuyến đi và ông Trng ch trì l đón, c 2 cùng bước lên bc danh d thì phi hiu rng Hoa K đã chính thc công nhn tính chính danh ca Đng cng sn Vit Nam. Hoa K đã nhiu ln khng đnh"tôn trng th chế chính tr ca Vit Nam" nhưng nếu được đón như là mt quc khách, đây có l là ln đu tiên mt tng thng đng cnh mt đng trưởng vi tư cách là "Nguyên th quc gia" trên bc danh d, gia tiếng đi bác và quân nhc c Quc thiu.

Nếu có, thì đó là lúc ông Trng tt đnh vinh quang, và cũng là lúc toàn dân b đng lt trn nhng nghi thc mà thc cht cũng đã được đng âu yếm mc vào bng "Hiến pháp và Pháp lut".

Ông Tng thng và ôngTng bí thư

Tng thng là mt nhà hot đng chính tr lão luyn vi hơn 50 năm kinh nghim. Ông được bu làm thượng Ngh sĩ khi va tròn 30 tui và là thành viên lâu năm ca U ban đi ngoi Thượng Vin Hoa K. Ông cũng đã làm phó tng thng sut 8 năm dưới thi Obama.

Đi vi Vit Nam, ông Joe Biden biết rõ ai là người có quyn lc ; và ông s làm bt c điu gì có li cho Hoa K. Vào năm 2015 ông cũng đã tng m tic chiêu đãi trng th Tng bí thư Nguyn Phú Trng và đc Kiu. Có l"tri còn đ có hôm nay" nên 2 v lãnh đo cũng quyết tâm đ đt du n vào lch s bng cách nâng cp quan h sau khi đã cùng nhau nâng li trong ba tic 8 năm trước. Tng thng Joe Biden hiu rõ tình hình chính tr ca Vit Nam và sn sàng b qua mi nghi thc đ hoàn tt nhng bước chiến lược ca Hoa K.

Còn ông Trng, t mt biên tp viên ca Tp chí Cộng sản, đã tr thành nhân vt trung tâm trong mi quan h ln, đc bit là gia M và Trung Quc.

Chúng ta s không th biết được ông Trng đã nghe gì và nói gì trong chuyến thăm ca Lưu Kiến Siêu (5) vào 2 ngày trước đây, cũng như s không th biết được ai s sang Bc Kinh sau chuyến đi ca Joe Biden.

Nhưng chúng ta biết chc chn rng ông Trng đang tr nên quan trng hơn gia bi cnh mà c Hoa K và Trung Quc đu mun giành nh hưởng ca mình ti Châu Á nói chung, vi Vit Nam nói riêng. H đu nhìn thy ông Trng là nhân vt quyn lc nht, có kh năng ra quyết đnh nht.

Di sn ln cn nim tin chính tr ln

Chuyến đi ca Tng thng Biden ln này thc s mang li nhiu li ích cho Vit Nam nhưng cũng to ra nhng thách thc ln, đc bit khi lch s lên tiếng buc phi la chn gia Hoa K và Trung Quc, nht là khi ni "can qua". Đó là lúc có th xy ra mt s biến cho quc gia.

Còn bây gi, dù là Đng trưởng hay Quc khách, dù b ngoài nói vi nhau điu gì, thì cũng không quan trng, min là được bên nhau và ngm hiu ý nhau, mi là điu quan trng nht. Cá nhân tôi cho rng nhng tiến b trong sut thi gian qua là rt quý giá, đã đt nn tng tt đp cho chuyến đi lch s hôm nay.

Vic ký kết thành i tác chiến lược toàn din", nếu có, s đ li mt di sn thc s có ý nghĩa cho tương lai Vit Nam nếu như nhng người kế nhim ca 2 v hôm nay tiếp tc xây dng được lòng tin chiến lược. Lòng tin đó phi th hin bng các cam kết c th và thc cht trong tương lai, dù có phi tri qua nhng sóng gió hoc s "chia r" t bt c lc lượng nào trên thế gii.

Như vy, chúng ta s có mt Vit Nam mà thế h hôm nay chp nhn được và con cháu mai sau có th t hào.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 09/09/2023

Tham khảo

(1) https://baochinhphu.vn/tong-thong-hoa-ky-joe-biden-sap-tham-viet-nam-102230829121139996.htm

(2) https://tuoitre.vn/tong-thong-my-joe-biden-den-viet-nam-chuyen-tham-chua-co-tien-le-20230831075622361.htm

(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-18-2022-ND-CP-nghi-le-doi-ngoai-503809.aspx

(4) https://thanhnien.vn/ban-21-phat-dai-bac-don-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-185710145.htm

(5) https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-viet-nam-tiep-quan-chuc-dang-trung-quoc-truoc-chuyen-tham-cua-tong-thong-biden/7255006.html

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 4