Vốn là một con buôn, Donald Trump không cần biết nước Mỹ đang như thế nào, rồi đây sẽ ra sao, thế giới sẽ đi về đâu… Công việc chính của ông ta khi được đưa lên làm tổng thống là bảo vệ quyền lợi của giới tài phiệt Mỹ, đứng đầu là tài phiệt quốc phòng, tài phiệt dầu mỏ, tài phiệt y tế, tài phiệt súng… Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Donald Trump đã biến chuyến đi tham dự hội nghị APEC năm nay tại Việt Nam thành một chuyến đi bán hàng…
Chuyến đi tham dự hội nghị APEC năm nay tại Việt Nam thành một chuyến đi bán hàng : Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc
Nhiều người không biết "sứ mạng" của Trump là gì, cứ đem "dân chủ" và "dân quyền" ra bày hàng nên chẳng bán được xu nào ! Dưới đầu đề "Donald Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc", danlambao đã viết : "Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống tự do và dân chủ". Ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói : "Tiếng nói của Mỹ về nhân quyền cơ bản đã biến mất".
Khái lược về tổ chức APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập. Hiện nay, APEC có 21 thành viên, thường được gọi là "thành viên kinh tế" (economic members), bao gồm gần 40% dân số thế giới, 55% tổng sản lượng quốc nội (GDP) và 44% mậu dịch thế giới.
Các kỳ họp thường niên của diễn đàn được lần lượt tổ chức tại các quốc gia thành viên và đã trải qua 25 hội nghị. Năm nay là lần thứ hai hội nghị APEC được tổ chúc tại Việt Nam. Lần trước được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2006. Mỗi hội nghị có những chủ đề riêng. Chủ đề năm nay là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung". Sau khi thông qua "Tuyên bố Đà Nẵng" là lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch APEC 2018 cho Papua New Guinea.
Các chủ đề được chọn hàng năm thường ít có giá trị thực hành, nó thường chỉ biểu hiện một hướng đi mong muốn. Nhưng nhiều người Việt đấu tranh lại rất háo hức. Có người đã viết trên Internet rằng với chuyến đi này, Trump sẽ tiêu diệt Bắc Hàn, trừng phạt Trung Quốc và ra lệnh cho Nguyễn Tấn Dũng làm đảo chánh lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam và thành lập tổng thống chế… Họ tin rằng Trump đang làm nên lịch sử ! Đó là "niềm ảo vọng" cuối đời.
Chuyện bán võ khí không dễ
Hôm 11/8/2017, khi Donald Trump phóng ra trên trang Twitter lời đe dọa : "Các giải pháp quân sự giờ đã được đưa vào vị trí, súng đã nạp đạn, cò đã kéo lên, để phòng Bắc Triều Tiên có hành động thiếu khôn ngoan..".. Nhiều người đã hỏi chúng tôi "Có đánh nhau không ?" ; chúng tôi đã trả lời khi nói chuyện trên truyền hình : "Không có chuyện đánh nhau đâu. Chẳng có gì quan trọng cả. Trump đã thổi phồng để dụ Nhật và Nam Hàn mua vũ khí của Mỹ. Chỉ có thế thôi".
Khi Donald Trump lên đường đến Nhật Bản và Nam Hàn, tạp chí Politico viết : "Trump nói ông ta sẽ cho phép Nhật, Nam Hàn mua thêm trang bị quân sự từ Mỹ" (Trump says he'll allow Japan, South Korea to buy more military equipment from the US). Còn hãng Reuters đưa tin : "Trump đang sử dụng Bắc Triều Tiên để bán các vũ khí Mỹ giá rẻ ở Châu Á và tại quê nhà" (Trump is using North Korea to peddle pricey US weapons in Asia and at home).
Phát biểu hôm 6/11/2017, Tổng thống Trump đã gọi các lần thử hạt nhân của Bắc Hàn và lần phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản gần đây là "một mối đe dọa đối với nhân loại, với hòa bình và ổn định quốc tế". Ông đã gây áp lực với Nhật Bản, yêu cầu quốc gia này cắt giảm thâm hụt thương mại và tăng mua vũ khí từ Mỹ. Cụ thể, Trump nói : "Ông Abe đã sẵn sàng mua một số lượng lớn khí tài quân sự từ Mỹ. Và ngay khi việc mua bán hoàn thành, ông ấy sẽ cho bắn hạ các tên lửa của Triều Tiên". Trump nói thêm : "Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia sản xuất vũ khí tốt nhất".
Sau đó, Trump nói Mỹ sẵn sàng duyệt các thương vụ bán vũ khí "trị giá hàng tỷ USD" cho Nam Hàn, sau khi Bắc Hàn thử bom hạt nhân.
Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đã bán các vũ khí tổng trị giá 5 tỷ USD cho Nam Hàn trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016. Hàn Quốc là nhà nhập khẩu vũ khí từ Mỹ lớn thứ 4 trong giai đoạn trên, sau Arab Saudi, Australia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Nhưng lần này xem ra đang gặp khó khăn.
Vào tháng 5/2017, các bệ phóng hỏa tiễn THAAD do Lockheed Martin Corp sản xuất đột nhiên được đưa đến Nam Hàn trước khi ông Moon Jae-in lên làm tổng thống, và đặt tại một căn cứ quân sự Mỹ. Tổng thống Trump yêu cầu Nam Hàn thanh toán chi phí lắp đặt hệ thống phòng thủ này với giá 1 tỷ USD.
Các xe tải chuyên dụng đã được điều động chở các thiết bị chính của THAAD đến vị trí ở huyện Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 250 km. Cư dân tại đây đã cực lực phản đối Mỹ triển khai hệ thống này trong khu vực của họ. Những biểu ngữ màu đỏ cắm dọc hai bên con đường ngoằn ngoèo dẫn vào Câu lạc bộ Lotte Skyhill ở quận Seongju. Một số biểu ngữ ghi hàng chữ "Chúng tôi phản đối THAAD" và "Hãy đưa THAAD về nước Mỹ".
Tổng thống Moon Jae-in đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về việc bốn bệ phóng tên lửa THAAD của Mỹ được triển khai tại Nam Hàn mà chính quyền mới không hề nhận được thông báo. Trước tình trạng này, Trump khó bán thêm vũ khí cho Nam Hàn. Tuy nhiêu, sau một cuộc thảo luận gay cấn, hôm 7/11, Trump cho biết hai bên đã thống nhất về hợp đồng vũ khí khổng lồ !
Các nhà lãnh đạo các nước trong vùng không ai tin rằng Bắc Hàn sẽ mở cuộc tấn công vào nước họ, trừ khi Kim Jong-un mắc bệnh tâm thần. Họ tin rằng Kim Jong-un chỉ là con rối của Trung Quốc và Nga, đã được lệnh quậy phá vì những áp lực mới của Mỹ lên hai nước này. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ thượng viện Hoa Kỳ, ông Hyten phát biểu : "Tôi là một sĩ quan quân sự, trách nhiệm của tôi là cung cấp những lựa chọn quân sự cho Tổng thống… nhưng tôi nhìn vấn đề này từ quan điểm chiến lược và tôi không nhìn thấy một lựa chọn nào mà không có Trung Quốc".
Bản tin của tờ New York Times cho hay trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình, Tổng thống Moon Jae-in nói : "Không ai được phép quyết định có hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên mà không được sự đồng ý của Nam Hàn".
Cho Trump uống nước đường và ăn bánh vẽ
Ngày 8/11/2017, Donald Trump đã đến thăm Trung Quốc và được Tập Cận Bình đón tiếp long trọng khác thường và gọi đó là "chuyến thăm nhà nước đặc biệt", một danh từ chưa từng được Trung Quốc dùng từ năm 1949. Trên các diễn đàn, nhiều người đã hỏi tại sao Tập Cận Bình lại dành cho Trump một sự ưu ái đặc biệt như vậy, chúng tôi đã phóng lên một ý kiến vắn gọn : "Tập Cận Bình coi Trump chỉ là con nít, rất thích đồ ngọt nên cho uống nước đường và hứa với Trump đủ thứ, nhưng sẽ chẳng làm gì cả, đâu vẫn còn đó".
Tập Cận Bình đang cho Trump uống nước đường và ăn bánh vẽ
Thật ra, tôi không phải là người đầu tiên gọi Trump là con nít. Nhiều nhân vật quan trọng ở Mỹ và trên thế giới đã coi Trump như như thế, và quả thật Trump đúng là con nít. Ông David Brooks, Giáo sư trường Đại học Yale, một đại học danh tiếng của Mỹ, đã viết trên tờ New York Times một bài dưới đầu đề "When the World Is Led by a Child" (Khi thế giới được lãnh đạo bởi một đứa trẻ) để nói về tư cách trẻ con của Trump khi lãnh đạo đất nước, còn tờ Libération của Pháp đã đăng hình Trump trên nền đen với cái tựa lớn "Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ".
Vào tháng 9 vừa qua, Donald Trump và Kim Jong-un đã khẩu chiến dữ đội, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã ví cuộc khẩu chiến này như một cuộc cãi vã trẻ con. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker, vốn là một chính trị gia ôn hòa ủng hộ Tổng thống Donald Trump, phát biểu rằng Nhà Trắng chẳng khác gì một nhà trẻ và ông Trump phát ngôn liều lĩnh, có thể gây ra chiến tranh thế giới thứ ba, v.v. Trump thiếu chuẩn bị, thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, dối trá v.v… Và giờ thì biết thêm Trump còn "tài lanh" khoe cơ bắp như một đứa bé 5 tuổi, tiết lộ các thông tin lẽ ra phải giữ kín !
Ông Max Baucus, cựu Thượng nghị sĩ của bang Montana, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nói với BBC News :
"Chính quyền Trump không biết xử lý quan hệ với Bắc Kinh ra sao, họ còn chưa có một nhóm chuyên về Trung Quốc, để tính toán xem cách giải quyết vấn đề thương mại, như tiếp cận thị trường Trung Quốc, bảo vệ sở hữu trí tuệ...
"Trung Quốc có nghìn năm lịch sử kinh nghiệm ‘tâng bốc’ và khen ngợi khách nước ngoài. Họ rất giỏi việc này còn nước Mỹ không có kinh nghiệm đó".
Sau khi đón tiếp Trump một cách long trọng, Tập Cận Bình để cho các công ty Mỹ và Trung Quốc ký những bản hợp đồng được coi là "béo bở". Ngày 9/11/2017, hai nước thông báo một loạt thỏa ước thương mại đã được ký kết với tổng trị giá lên đến 253,4 tỷ USD, trong rất nhiều lĩnh vực, từ điện lực, dầu khí, tin học, thép, đến xe hơi, hàng không, lương thực... Tập Cận Bình nói trước các lãnh đạo doanh nghiệp : "Tiếp tục mở cửa là chiến lược dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thu hẹp hay đóng cửa lại. Chúng tôi sẽ mở cửa ngày càng rộng hơn".
Nhưng khi xem lại các kết ước mới này, các nhà phân tích đã lắc đầu trước những mánh mung của Tập Cận Bình, nhưng Trump vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên chẳng biết gì cả. Bruce Einhorn đã phân tích trên Bloomberg với kết luận : "Nhiều thỏa thuận không được chia thành các định giá riêng biệt, trong khi một số lượng lớn dưới hình thức bản ghi nhớ không ràng buộc (a large number were in the form of non-binding memoranda) hoặc liên quan đến các thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc". Với những hiệp ước như thế thì Trung Quốc có thể phủi tay mà không làm gì nhau được !
Như vậy là Tập Cận Bình đã vừa cho Trump uống nước đường vừa ăn bánh vẽ. Thế là Trump hểnh mũi cao, bước lên diễn đàn ca vọng cỗ : "Ngài là một người rất đặc biệt… Lúc này, không may là cán cân thương mại rất không công bằng. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi đánh giá cao Trung Quốc… Tôi cảm thấy được khuyến khích rất nhiều thông qua các cuộc đối thoại, đặc biệt cuộc đối thoại tối qua với Chủ tịch Tập. Chúng tôi rất tương đồng nhau về vấn đề an ninh (!). Cả hai chúng tôi đều mong muốn điều này cho đất nước mình và cho thế giới".
Trump không dự thượng đỉnh ASEAN tại Manila hôm 14/11/2017. Ông Rex Tillerson, Bộ trưởng ngoại giao thay mặt ông. Trump tuyên bố đã thành công với ít nhất 300 tỉ USD trị giá các hợp đồng mà ông đem về cho nước Mỹ. Mục đích chuyến đi Á Châu lần này của Trump là bán hàng. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN Manila không có ai mua hàng cả nên ông không đến. Vả lại, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva muốn nêu vấn đề nhân quyền lên tại đây nên Trump không muốn dính dấp vào.
Một giấc mơ hão huyền ?
Bài diễn văn Donald Trump đọc tại Hội nghị thượng đỉnh APEC hôm 10/11/2017 được nhiều người ca tụng là tuyệt vời và chuyền cho nhau một cách trân trọng. Dĩ nhiên, bài diễn văn này không phải do Trump viết vì Trump chữ đâu mà viết ? Bài diễn văn được nhóm soạn diễn văn ở Tòa Bạch Ốc phối hợp với Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam biên soạn.
Thông thường, những bài diễn văn của các nhà lãnh đạo quốc gia tại những hội nghị như thế này chỉ nói lên quan điểm và đường lối mà quốc gia đó mong muốn tổ chức tiến tới, nó không có giá trị thực hành.
1. Khoe thành quả vĩ đại !
Mở đầu Trump ca tụng nước Mỹ đang trở thành vĩ đại do công trình của ông ta. Trump nói : "Chuyến thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhấp trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ".
Thật ra Trump đang thừa hưởng những di sản của Obama để lại sau 8 năm áp dụng biện pháp "nới lỏng định lượng" (Quantative Easing) với phí khoản lên đến trên 4.500 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế Mỹ sắp sụp đổ. Nay Trump cứ đòi làm như Obama, nhưng FED và Quốc hội không chấp nhận vì số bội chi đã vượt mức rồi. Trump bèn quay qua đòi giảm thuế cho nhà giàu để "phát triển kinh tế" !
Trong thực tế Trump chưa làm được gì cho đất nước này. Còn vấn đề cờ bạc của Thị trường Chứng khoán Mỹ gần như các tay chơi đều biết : cứ thổi giá lên để bán ra rồi lại hạ giá xuống để mua vào, làm hàng chục triệu người tan gia bại sản. Không thể căn cứ vào đó để thẩm định tình hình kinh tế hay hoạch định kế hoạch kinh doanh được. Đây là những vấn đề chúng tôi đã nói đến nhiều lần.
2. Chơi trò thổi ống đu đủ
Tiếp theo Trump chơi trò thổi ống đu đủ, đưa mước chủ nhà và một số nước trong vùng lên mây xanh. Ông ca tụng Việt Nam ngày nay "với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng".
Ông mô tả người dân Nam Hàn "đã biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Ngày nay, người Hàn Quốc thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu", v.v.
3. Trump lại đe dọa Trung Quốc ?
Khi đi tranh cử cũng như sau khi mới đắc cử, Donald Trump dọa sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc 45% và bắt các công ty Mỹ phải đem xí nghiệp trở về Mỹ với khẩu hiệu "Thuê người Mỹ" và "Mua hàng Mỹ". Giới bình dân ít hiểu biết về kinh tế quốc gia, nên hoan hô và bỏ phiếu cho Trump. Nhưng các nhà chính trị và các chuyên gia kinh tế, kể cả cựu Ngoại trưởng Kissinger, đã khuyên Trump chớ làm như thế, nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ. Đầu thập niên 1990 Mỹ phải ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế Mỹ. Nhật và Đài Loan chạy theo ngay. Nay tình hình đang đổi khác, phải tìm cách sửa đổi. Quay trở lại phương thức "Thuê người Mỹ" và "Mua hàng Mỹ" là tự sát.
Sau khi nghe những người "giữ trẻ" khuyên răn nhiều, hôm 10/11/2017, khi ra trước diễn đàn APEC ở Đà Nẵng, Trump đã đọc : "Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn về thương mại tự do. Tôi đã nói rất rõ với Trung Quốc, thể hiện sự mong muốn làm việc với Trung Quốc nhưng thương mại phải được thực hiện công bằng. Cách giao thương hiện nay là không chấp nhận được. Tôi không chấp nhận các nước lợi dụng Mỹ để tăng trưởng. Tôi không trách họ vì họ chỉ đang làm việc của mình. Vấn đề là những người tiền nhiệm đã không làm gì nhưng tôi thì sẽ làm". Từ nay, chúng tôi sẽ cạnh tranh trên một nền tảng công bằng. Nước Mỹ phải đặt lên trước".
Tuy bảo người khác đem cơ sở về Mỹ, nhưng Trump vẫn để con gái tiếp tục đầu tư ở Trung Quốc. Hiện nay Ivanka Trump Marks có khoảng 150 cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc, nó trở thành những "con tin" hay "vật bảo chứng". Dù Trung Quốc có làm gì, Trump cũng không dám đụng tới Trung Quốc vì những lợi ích của chính mình và gia đình mình. Tập Cận Bình biết rõ như thế.
Đảng cộng sản Việt Nam "đẻ bọc điều" ?
Trước đây Việt Nam Cộng Hòa chỉ "bắt cá một tay" và cương quyết chống "hòa giải hòa hợp" đến sáng mai luôn, nên đã thua sạt nghiệp. Còn Đảng cộng sản Việt Nam đang "bắt cá ba tay" nên thu về rất nhiều lợi lộc.
Hiện nay các nước Đông Nam Á đã đứng hết về phía Trung Quốc như Lào, Cambodia, Thái Lan và Miến Điện. Ngay cả Philippines ở tận ngoài biển cũng đi theo Trung Quốc, nên Mỹ quyết giữ Việt Nam lại làm "tiền đồn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á" thay Việt Nam Cộng Hòa. Mỹ đã dành cho Đảng cộng sản Việt Nam nhiều ưu đãi, ký tuyên bố thiết lập "đôi tác toàn diện" với Việt Nam, cho hàng hóa Việt Nam nhập cảng vào Mỹ dễ dàng : Năm 2015 bán cho Mỹ 38,1 tỷ, chỉ mua 7,1 tỷ, thâm hụt 30,9 tỷ. Năm 2016 bán 42 tỷ, chỉ mua 10,1 tỷ, thâm hụt 31,9 tỷ. Năm 2017 (đến tháng 9) : bán 34,4 tỷ, mua 5,8 tỷ, thâm hụt 28,5 !
Khi tranh cử cũng như sau khi đắc cử, Trump đòi cắt quota của Việt Nam. Nhưng tướng Matis và các cố vấn bảo Trump đừng có chơi dại, nó đi theo Trung Quốc như Thái Lan là mất cả vùng Đông Nam Á, nên Trump đành giữ lại quota của Việt Nam như cũ. Nay Trump gạ Việt Nam mua của Mỹ khoảng 9 tỷ USD hàng và vũ khí để giảm bớt số thâm hụt, Việt Nam đã đồng ý. Các chuyện dân chủ và nhân quyền được dẹp ra một bên. Nhiều người cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam "đẻ bọc điều" nên mới gặp Trump !
Donald Trump đưa nước Mỹ đi về đâu ?
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết", Donald Trump chỉ lo phục vụ quyền lợi của các giới tài phiệt Mỹ, bỏ rơi Âu Châu, Trung Đông, Á Châu, Biển Đông...
Khi Donald Trump lên đường đi Á Châu tờ The Economist của Mỹ đã tung ra một bài dưới đầu đề "Ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đã giảm dần dưới thời Donald Trump", nhận định rằng "Một chuyến đi của Tổng thống ở Châu Á không thể giấu một thực tế là nước Mỹ đã quay lại hướng về phía trong, làm tổn thương chính mình và thế giới".
Trước đó, tạp chí này đã đăng bài phân tích dưới đầu đề "Nguy hiểm : Ảnh hưởng Mỹ bị suy yếu đi dưới thời Donald Trump" của Joseph S. Nye, Jr., cựu Chủ tịch Hội đồng Tình báo quốc gia, Giáo sư Đại học Harvard, tác giả của cuốn "Is the American Century Over ?". Đây là những vấn đề rất quan trọng, chúng tôi sẽ bàn sau.
Ngày 16/11/2017
Lữ Giang
Không có tín dụng ưu đãi !
Một thực tế trần trụi mà giới chóp bu Việt Nam, dù muốn hay không, cũng cần thừa nhận như một quy luật bất biến trong giai đoạn cuối của buổi chợ chiều chính thể : bất chấp khá nhiều cố gắng vận động của "đảng và nhà nước ta" nhằm "nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới", những sự kiện quốc tế then chốt liên quan đến Việt Nam vào năm 2017 vẫn cứ như một con số 0 khổng lồ không chịu ngủ mà lại lang thang vô định trên mái nhà nhân loại trong màn đêm vô tận.
Ông Trump rời Đà Nẵng, đến Hà Nội.
Không có tín dụng ưu đãi !
Một thực tế trần trụi mà giới chóp bu Việt Nam, dù muốn hay không, cũng cần thừa nhận như một quy luật bất biến trong giai đoạn cuối của buổi chợ chiều chính thể : bất chấp khá nhiều cố gắng vận động của "đảng và nhà nước ta" nhằm "nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới", những sự kiện quốc tế then chốt liên quan đến Việt Nam vào năm 2017 vẫn cứ như một con số 0 khổng lồ không chịu ngủ mà lại lang thang vô định trên mái nhà nhân loại trong màn đêm vô tận.
APEC Đà Nẵng 2017 - một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - đã thêm một thuyết minh về câu chuyện an ủi cho giới chóp bu Việt Nam ứng với tục ngữ dân gian "có tiếng, không có miếng".
Thành công lớn nhất của APEC 2017 là không có… sự cố an ninh.
Nhưng vào lúc kết thúc APEC và cũng chấm dứt các cuộc gặp đa phương lẫn song phương giữa chủ nhà Việt Nam với người Mỹ và lãnh đạo những quốc gia khác, ngoài một hiệp định khung về việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020 cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde…, đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào, càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam - một đòi hỏi mà chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải "vay để đảo nợ".
"Vay đảo nợ" !
Bài toán số học quá đơn giản dành cho học sinh lớp Ba là cứ mỗi năm ngân sách Việt Nam lại phải xuất ra khoảng 5 tỷ USD để trả tiền lãi cho các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Nhật Bản… Còn nếu tính cả khoản trả nợ gốc, ngân sách Việt Nam có thể phải chi ra đến 10 - 12 tỷ USD/năm để trả nợ nước ngoài.
Sau một thời gian dài cố gắng bưng bít thông tin và chỉ đạo báo chí nhà nước né tránh tối đa cụm từ "vay đảo nợ" với lý do "hết sức nhạy cảm", từ cuối năm 2015 đến nay và cùng với hình ảnh thăng hoa tung tóe của ngân sách cạn kiệt, "vay đảo nợ" đã dần được công khai hóa trên báo chí và cuối cùng đã được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận như một cách nói không còn trốn đi đâu được.
Chỉ có điều, chính vào lúc giới quan chức cao cấp Việt Nam buộc phải dần chấp nhận những cụm từ "nhạy cảm chính trị", cơ chế cho vay đảo nợ từ quốc tế lại không còn "thoáng" như xưa. Nếu trong suốt vài chục năm trước, Việt Nam được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn để trả nợ lên đến 30 - 40 năm, thì từ tháng Bảy năm 2017, các chủ nợ quốc tế đã chấm dứt chế độ ưu ái đó, thay vào đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần "thời xa vắng" - từ 2,5 đến 2,7%/năm, còn thời gian ân hạn giảm xuống chỉ còn 15 - 20 năm.
Trong tình cảnh quỹ dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng hơn 40 tỷ USD mà trong đó có đến 12 tỷ USD thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ, phần còn lại phải lo chống đỡ con bão nhập siêu từ Trung Quốc lẫn chi tiêu "ngoài kế hoạch" của chính phủ lẫn khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ.
Đó cũng là nguồn cơn mà trong một cuộc gặp gần đây với đại diện Ngân hàng thế giới, Thủ tướng Phúc đã buột miệng nhờ vả tổ chức này tìm cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại.
Lời buột miệng của Thủ tướng Phúc, cũng như lời tán thán mang tính cảnh báo của ông Phúc vào đầu năm 2017 về "sụp đổ tài khóa quốc gia", đều có nguồn cơn bi đát của nó.
Mỹ sẽ "đòi nợ" sau APEC
Khác hẳn với những năm trước, từ đầu năm 2017 đến nay luồng tín dụng được giải ngân của "bạn bè khắp nơi trên thế giới" vào Việt Nam là nhỏ giọt buồn bã. Không chỉ từ WB, IMF và ADB, mà ngay cả Nhật Bản cũng không còn mặn mà cung cấp ODA cho Việt Nam, cho dù nhiều thông tin cho biết "Nhật dư tiền".
Sự thật cùng tương lai trần trụi là nếu khan hiếm tiền đồng và thiếu tiền chi cho khối chính quyền lẫn khối đảng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn còn khả năng in tiền, thậm chí in tiền ồ ạt như những dấu hiệu vào những năm trước, đặc biệt vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nhưng nếu không có ngoại tệ để trả nợ cho quốc tế, ngân sách Việt Nam sẽ đương nhiên rơi vào cảnh phá sản y hệt như "người anh em xã hội chủ nghĩa Venezuela" mới đây.
Nhưng APEC 2017 đã không hề chiều lòng "đảng và nhà nước ta".
Cũng hệt với một sự kiện được hệ thống tuyên giáo đảng mô tả là "thành công tốt đẹp" trước đó - chuyến đi Washington vào tháng Năm năm 2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng cuộc hội đàm với Tổng thống Trump - đã chẳng nhận được một hứa hẹn và càng không có cam kết nào từ chính phủ Mỹ về viện trợ không hoàn lại và cho vay tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Thậm chí điều mà ông Phúc và đằng sau đó là ông Nguyễn Phú Trọng quá mong mỏi là Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ cũng chẳng hề được Trump đả động tới.
Sau những cuộc đón tiếp linh đình lẫn quốc yến ở APEC 2017, Tổng thống Trump lại chẳng đoái hoài gì đến hiệp định trên - một "cứu cánh" mà có thể giúp Việt Nam tiếp tục duy trì số xuất siêu gần ba chục tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ để có thể tạm cân bằng với số nhập siêu cũng đến 30 tỷ USD mỗi năm (chỉ tính theo đường chính ngạch mà chưa kể đường tiểu ngạch) từ Trung Quốc.
Thậm chí ngược lại, Trump đang đặc biệt đặt vào "tầm ngắm" mức thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam lên đến 30 tỷ USD, để có khả năng sau APEC Đà Nẵng sẽ tiếp tục cho Bộ Tài chính Mỹ đi "đòi nợ", bắt buộc Việt Nam phải tìm cách giảm bớt xuất siêu vào Mỹ, nếu không muốn bị chế tài bằng hàng rào thuế quan, hàng rào bảo hộ kỹ thuật và có thể cả những động tác khác mang màu sắc chính trị.
Nếu ở lần đăng cai APEC đầu tiên vào năm 2006, Việt Nam đã được tiếp máu bằng nhiều nguồn viện trợ lớn từ các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, IMF, ADB…, thì vào năm 2017, bức tranh đó đã quay mặt vào trong và lộ hẳn ra cái mặt trái bạc phếch sống sượng của nó.
Mềm nắn rắn buông
Rõ là thời Trump khác hẳn với thời Obama mà được giới chóp bu Việt Nam xem là "dễ chơi".
Dễ dãi đến mức vào tháng Năm năm 2016, Hà Nội bất ngờ nhận được món quà đặc biệt từ Tổng thống Obama khi ông đến thăm Việt Nam : Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Kể từ thời điểm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 1995 và từ lúc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Mỹ vào năm 2001, 2016 là năm mà Hà Nội được người Mỹ ưu ái đến thế.
Nhưng giới chóp bu Việt Nam đã đáp trả thịnh tình của Obama như thế nào ?
Hà Nội tháng 5/2016. Obama đáp xuống sân bay Nội Bài trong không khí nhạt nhẽo, lèo tèo vài quan chức bậc trung của Việt Nam ra đó. Thậm chí bó hoa mà Việt Nam tặng cho Obama ở cầu thang máy bay cũng đượm vẻ héo úa.
Rồi Obama về Hà Nội. Nhưng có đến 6 trong tổng số 15 khách mời của Tổng thống Mỹ - những nhà hoạt động nhân quyền và đại diện của xã hội dân sự tại Việt Nam - đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn cửa không cho đi gặp Obama.
Hơn một năm sau, Tổng thống Trump cũng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài và được phía Việt Nam tiền hô hậu ủng mà không lược bỏ bất kỳ nghi thức đón tiếp nào đối với cấp nguyên thủ quốc gia. Chỉ có điều, Trump đã chẳng có kế hoạch nào gặp giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam nhân sự kiện APEC, do đó cũng chẳng có cơ hội nào để chứng kiến hình ảnh công an Việt Nam chặn khách mời của mình.
Chính thể Việt Nam là vậy, mềm nắn rắn buông.
Nhưng có vẻ bất chấp việc giới lãnh đạo Việt Nam đối đãi với mình ra sao, Trump vẫn cho thấy ông là một nhà kinh doanh bẩm sinh và thực dụng : kết quả tín dụng bằng 0 trong chuyến thăm Việt Nam của Trump, cộng với việc Trump vẫn chưa hề dỡ bỏ Việt Nam khỏi danh sách 16 nước "gây hại kinh tế" đối với kinh tế Mỹ, sẽ khiến Việt Nam quá khó để nhận được viện trợ không hoàn lại, tín dụng ưu đãi mà từ đó chưa có gì đáng gọi là xán lạn cho tương lai của ngân sách chính phủ lẫn khối đảng ăn theo.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 15/11/2017
Mỹ hoan nghênh kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump (RFI, 13/11/2017)
Kết quả chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được Nhà Trắng chính thức hoan nghênh. Trong một bản thông cáo công bố hôm 12/11/2017, phủ tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng chuyến công du của ông Trump cho phép hai bên "tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt".
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, 12/11/2017. Reuteurs/Kham
Thông cáo mở đầu bằng lời tổng thống Donald Trump xác định "Việt Nam ngày nay là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất hành tinh… Chúng ta biết rằng Mỹ hưởng lợi khi thiết lập quan hệ với các đối tác trong khu vực đó, một khu vực phát triển thịnh vượng một cách tự lập, không dựa vào ai…".
Thông cáo đã điểm lại những gì mà tổng thống Mỹ gặt hái và quyết định tại Việt Nam trong đó có viêc củng cố Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Mỹ-Việt, được cho là một yếu tố quan trọng của một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Một cách cụ thể, thông cáo nhắc lại rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận cấp đất cho Mỹ tại Hà Nội để xây dựng đại sứ quán mới, xem đấy là một ví dụ cụ thể cho thấy quan hệ ngày càng phát triển giữa hai nước.
Riêng trong lãnh vực quốc phòng, Nhà Trắng cho biết là hai bên đã đúc kết một Kế Hoạch Hành Động 3 Năm về Hợp Tác quốc phòng nhằm tăng cường các hoạt động hải quân song phương.
Mỹ cũng chính thức bàn giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên (lớp Hamilton), giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát và bảo đảm an ninh hàng hải.
Đặc biệt bản thông cáo cũng nhắc lại rằng hai lãnh đạo Mỹ và Việt Nam hoan nghênh kế hoạch dự trù cho một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam ngay trong năm 2018.
Riêng về Biển Đông, bản thông cáo của Nhà Trắng ghi nhận việc hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và cam kết giải quyết các tranh chấp hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế.
Điểm thu hút sự chú ý chính là sự kiện Nhà Trắng ra một thông cáo về kết quả chuyến công du Việt Nam của ông Trump, trong lúc mà các nội dung nêu trong thông cáo đều đã được ghi chi tiết trong bản Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ công bố sau cuộc họp thượng đỉnh Donald Trump-Trần Đại Quang.
Việt Nam và Hoa Kỳ kêu gọi làm rõ yêu sách ở Biển Đông
Phần về Biển Đông trong bản Tuyên Bố Chung đó đã nhắc lại hầu như nguyên văn các cam kết của Mỹ từ trước đến nay, đồng thời kêu gọi các bên "làm rõ yêu sách" chủ quyền, một thông điệp được cho là gởi đến Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn mập mờ :
"Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải – hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác.
Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây, bao gồm việc kêu gọi các bên không có những hành động làm leo thang căng thẳng, quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp, và hạn chế một cách phi pháp các quyền tự do trên biển ; tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên Bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp".
Trọng Nghĩa
*****************
Tổng thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công du Việt Nam (RFA, 12/11/2017)
Bản Tuyên bố chung được công bố có 14 điểm bao quát các lĩnh vực trong mối quan hệ Việt- Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giơ tay chào trước khi lên máy bay Air Force One rời Việt Nam để đến Philippines hôm 12/11/2017 - AFP
Vấn đề nhân quyền là điểm thứ 10 trong tuyên bố chung, và theo đó thì lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.
Trong lĩnh vực quốc phòng, lãnh đạo hai phía khẳng định cam kết chung làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và quyết tâm đối phó với những thách thức an ninh khu vực. Về hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ông chủ tịch Trần Đại Quang cám ơn phía Mỹ đã chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton cho Việt Nam, nhằm giúp nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi pháp luật của Việt Nam.
Lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam hoan nghênh kế hoạch về một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ lần đầu tiên đến thăm một cảng của Việt Nam trong năm 2018.
Về lĩnh vực thương mai theo Tuyên bố chung thì lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới trị giá hơn 12 tỷ đô la nhân chuyến thăm của tổng thống Donald Trump đến Việt Nam.
Ngoài Tuyên bố chung 14 điểm được Hà Nội phổ biến như vừa nêu, hãng tin Reuters vào ngày 12 tháng 11 loan tin trong cuộc gặp chủ tịch nước Việt Nam, tổng thống Donald Trump cho biết sẵn sàng làm trung gian thương thuyết giữa các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Reuters dẫn lời của tổng thống Donald Trump với chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rằng nếu thấy bản thân ông Trump có thể giúp làm trung gian hòa giải hay làm trọng tài thì hãy cho ông ta biết. Ông Trump nói rõ bản thân ông là một người giỏi làm trung gian hòa giải và làm trọng tài phân xử.
Tổng thống Donald Trump thừa nhận hoạt động tạo vị thế của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang của Việt Nam lặp lại quan điểm tin tưởng vào biện pháp giải quyết tranh chấp tại khu vực Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hãng tin AFP loan tin trong cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào sáng ngày 12 tháng 11, tổng thống Donald Trump lặp lại than phiền về thâm thủng mậu dịch giữa hai nước nghiên về phía Việt Nam ở mức 26 tỷ đô la vào năm ngoài. Yêu cầu phải loại bỏ mất cân đối về mậu dịch từ phía Việt Nam đối với Mỹ được đưa ra ngay đầu cuộc gặp giữa tổng thống Donald Trump với thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc.
Như trong tuyên bố chung đưa ra, thì vào sáng ngày 12 tháng 11, tổng thống Trump chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận giữa các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam thuộc các lĩnh vực khí thiên nhiên, vận tải và hàng không. Trong đó có hợp đồng giữa Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines với Hãng Pratt& Whitney của Hoa Kỳ trị giá 1,5 tỷ đô la. Theo đó Vietnam Airlines mua động cơ và dịch vụ hỗ trợ sản phẩm động cơ cho 20 máy bay Airbus A321. Hãng Vietjet cũng có hợp đồng mua động cơ máy bay và dịch vụ hỗ trợ của Pratt & Whitney trị giá 600 triệu đô la Mỹ.
Hai công ty năng lượng Mỹ gồm Alaska Gasline Development Corporation, AES Corporation và công ty xe tải Hoa Kỳ Navistar cũng có một số hợp đồng ký với phía Việt Nam sáng ngày 12 tháng 11 ; nhưng chi tiết chưa được công bố.
********************
Tổng thống Mỹ bắt đầu viếng thăm chính thức Việt Nam (RFI, 11/11/2017)
Chiều ngày 11/11/2017 tổng thống Donald Trump đã rời thành phố Đà Nẵng bay ra Hà Nội, bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước theo lời mời của chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang. Chương trình chính thức sẽ bắt đầu vào ngày 12/11/2017 với buổi hội đàm với chủ tịch nước Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lúc đến Hà Nội, ngày 11/11/2017, viếng thăm chính thức Việt Nam. Reuteurs/Jonathan Ernst
Thông tín viên đài RFI Frédéric Noir từ Sài Gòn điểm qua những hồ sơ quan trọng mà nguyên thủ hai nước sẽ trao đổi với nhau lần này :
"Tái tạo niềm tin đang bị đặt trước thử thách. Có lẽ đó là mục tiêu của tổng thống Trump tại Hà Nội. Cần nhắc lại rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP là một vố đau đối với Việt Nam. Bởi vì, một trong những mục tiêu của TPP là giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và Việt Nam là một trong những nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất với thỏa thuận này, do Mỹ là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Việt Nam.
Trung thành với phương châm "Nước Mỹ là trên hết", Donald Trump đề ra mục tiêu giảm thâm hụt trong cán cân thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Phía Việt Nam hiểu rõ thông điệp này và Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ gần gũi với nước cựu thù là Mỹ để làm đối trọng với những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Tháng 5/2017, thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên hội kiến tổng thống Mỹ tại Washington.
Vấn đề đặt ra là chính quyền Mỹ đang thuyết phục Trung Quốc gia tăng áp lực lên chế độ Bình Nhưỡng, kềm hãm tham vọng hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho nên hồ sơ liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông bị lùi lại. Đây là một hồ sơ rất quan trọng đối với phía Việt Nam, giờ đây là một trong những quốc gia duy nhất trong khu vực tìm cách cưỡng lại tham vọng bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tháng 8 vừa qua, nhân thượng đỉnh Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, ASEAN, Việt Nam là quốc gia duy nhất cố gắng thuyết phục 9 thành viên còn lại đưa lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng đã thất bại.
Đây là một hồ sơ nhậy cảm đối với tổng thống Trump. Ông đang rất được lòng công luận Việt Nam nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực tái tạo niềm tin, phần nào bị sứt mẻ qua một loạt các quyết định của ông kể từ khi lên cầm cầm quyền".
Ngay chiều mai, kết thúc chuyến công du Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ sẽ đến Manila, Philippines, dự thượng đỉnh ASEAN từ ngày 12 đến 14/11/2017.
Thanh Hà
Người ta cứ bảo ông Trump là người bất nhất và khó đoán. Có lẽ điều đó đúng ở gần như mọi nơi. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là ông Trump là người thẳng thắn và sòng phẳng. Ông trung thành với lời hứa "Nước Mỹ trên hết" và trước hay sau, chưa bao giờ ông gạt những quốc gia như Trung Quốc và một vài quốc gia khác ra khỏi những kẻ láu cá lợi dụng sự hào phóng của Mỹ. Vì vậy ở khía cạnh này, ông không cần nói, nhưng những gì ông định nói, có thể biết trước.
Donald Trump và "Nước Mỹ trên hết"
Thị trường là thị trường, không có loại thị trường nửa vời, kiểu thị trường có sự định hướng của nhà nước như kiểu "thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam. Ông cho rằng mọi sự bất bình đẳng, mọi sự lợi dụng và mọi loại chính sách mất đối xứng đều có nguồn gốc từ sự can thiệp của chính phủ, của nhà nước, từ sự can thiệp, thao túng và chỉ đạo từ nhà nước. Cho nên, chỉ có thể được công nhận là kinh tế thị trường khi không có thành phần kinh tế quốc doanh tham gia thị trường. Doanh nghiệp nhà nước trong thị trường, chính là sự có mặt của nhà nước trong thị trường. Nó sẽ bóp méo tất cả cho chủ đích của những phần tử gọi là lãnh đạo nhà nước. Quan hệ kinh doanh thực chất đúng luật chỉ có thể xảy ra với và giữa các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn độc lập và tự chủ trên mọi phương diện kinh tế, kỹ thuật và pháp luật trong quan hệ với chính phủ. Kinh tế quốc doanh chỉ có tư cách trong phạm vi nội bộ nền kinh tế đối nội và phi thị trường.
Ông nhấn mạnh : "Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, mà là lĩnh vực công nghiệp tư nhân sẽ có sự đầu tư trực tiếp".
WTO đã bị thao túng hoặc lợi dụng bởi một số nước, bởi các quốc gia trong đó kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng quyết định, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, trong khi "Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp, sự đổi mới và công nghiệp lĩnh vực tư nhân. Những quốc gia (này) lại sử dụng ngành công nghiệp do chính phủ vận hành và hoạch định cùng các doanh nghiệp quốc doanh". "Họ tham gia bằng cách trợ giá sản phẩm, bán phá giá, thao túng tiền tệ và các chính sách công nghiệp lợi dụng". "Họ phớt lờ các quy tắc để giành lợi thế trước những người tuân thủ luật chơi, tạo ra sự méo mó lớn trong thương mại, đe dọa các nền tảng của chính thương mại quốc tế".
Các nền kinh tế giả dạng thị trường đó, các thể loại kinh tế thị trường có định hướng của chính phủ đó, phải bị loại ra khỏi sân chơi quốc tế, nơi luật chơi chung phải được tôn trọng bởi những nền kinh tế trưởng thành và tự trọng. Không thể che đậy bằng cách này hay cách khác để thực hành những thủ đoạn như những mẹo vặt trên sân chơi của những con người văn minh, nơi mà mọi sự khôn ngoan thiếu đứng đắn đều được coi là không xứng đáng.
Các nền kinh tế này không thể được luật thương mại quốc tế công nhận, phải chịu chế tài, chịu trừng phạt và cần phải được loại ra khỏi WTO.
Ông Tổng thống Mỹ công bố :
"Chúng tôi không thể bỏ qua những sự lợi dụng thương mại này. Chúng tôi sẽ không tha thứ họ. Sau nhiều năm những cam kết bị vi phạm, chúng tôi tin rằng một ngày nào đó, sớm thôi, các bên sẽ hành xử công bằng và có trách nhiệm". "Đó là lý do tôi có mặt ở đây ngày hôm nay, để nói một cách thẳng thắn về những thách thức của chúng ta và cùng hành động hướng đến tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người".
"Sự mất cân bằng thương mại hiện nay (giữa Mỹ và Trung Quốc) là không thể chấp nhận được. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác, dù có rất nhiều nước, vì đã lợi dụng nước Mỹ trong vấn đề thương mại. Nếu các đại diện của họ có thể bình an vô sự với điều này, họ chỉ làm việc mà họ phải làm. Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và phải làm cái gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm".
Với thông điệp này, và với tính cách của một trùm kinh doanh bất động sản, người ta phải nhận thức rằng đó không là cách hành văn trang trí của một bài diễn văn ngoại giao.
Việt Nam đã nắm được các thông điệp này từ trước, nhưng chỉ ở phía "kênh chính phủ", ngược chiều với "kênh đảng". Cũng tại APEC, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Trong mọi hoạch định chiến lược phát triển của đất nước, Việt Nam luôn khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng sẽ hiện thực hóa mục tiêu một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và đưa kinh tế tư nhân Việt Nam (cùng với các thành phần kinh tế khác) phát triển lên một tầm cao mới, có sức cạnh tranh và khả năng hội nhập trên bình diện khu vực và thế giới".
Nếu chỉ xét khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước thì có tới 98,6% là quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%.
Không, nền kinh tế Việt Nam không thể được thừa nhận là nền kinh tế thị trường chỉ bằng vận động ngoại giao. Nền kinh tế khi thành phần quốc doanh còn chiếm giữ gần 80% tổng sản lượng quốc gia GDP (2015), chi phối hầu hết mọi nguồn lực, thao túng mọi chính sách, chế độ, thực thi mọi nhịệm vụ chính trị được chỉ định trước từ hệ thống, thì tham nhũng là tất yếu và các tín hiệu từ thị trường không còn giá trị hướng dẫn mà trở thành nhân tố phá hoại doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Trước đó, chỉ tiêu giảm kinh tế quốc doanh xuống con số 105 doanh nghiệp nhà nước với tổng vốn chiếm giữ sẽ chỉ còn khoảng 2,5 triệu tỷ USD, bằng khoảng 15% tổng sản lượng quốc gia vào năm 2025, chính phủ của ông Phúc bất chấp mục tiêu "hoàn thành giai đoạn quá độ xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ" trong cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011.
Mục tiêu một triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020 và khoảng hai triệu doanh nghiệp tư nhân vào đầu năm 2030 và giảm tỷ trọng tài sản khu vực nhà nước xuống 15-20% GDP, thì thực chất chính phủ đã thực hiện hoàn thành mục tiêu tư nhân hóa hay tư bản hóa hoàn toàn nền kinh tế, chấm dứt hoàn toàn ảo tưởng quay lại nền kinh tế quốc doanh và tập thể xã hội chủ nghĩa vào năm 2035. Cũng đồng nghĩa với việc không bao giờ có xã hội "xã hội chủ nghĩa hoàn thiện vào cuối thế kỷ này". Lý tưởng cộng sản trong đầu ông tổng bí thư Trọng sụp đổ cùng với ảo tưởng của ông.
Ông Phúc và bộ máy chính phủ của ông Phúc có phải đang cố tình bủa vây và cô lập ông Trọng ? Hay ông Phúc đang lợi dụng ông Tổng thống Mỹ để hạ bệ ông Trọng ? Cái gì sẽ đến nếu doanh nghiệp nhà nước không còn là "lực lượng chủ đạo càng ngày càng phát triển trở thành trụ cột" ? Có một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà không còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ? và nếu không còn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa làm nền tảng thì liệu có một cái "thượng tầng kiến trúc xã hội chủ nghĩa không" ?
Kênh đảng đang phát triển tăng trưởng, kênh chính phủ cũng đang tăng trưởng và phát triển, nhưng hai kênh chảy theo hai chiều ngược nhau, triệt tiêu lẫn nhau. Mọi quái thai đều mang theo trong nó các hoại thư. "Thị trường" và "định hướng" là hai phạm trù trái chiều và là hai cơ cấu phủ định lẫn nhau, bị ghép và bó vào một bó với lý luận đảng.
Một thông điệp khác : Hãy từ bỏ lối hành xử nước đôi, đi dây hiện nay. Có những thủ đoạn và âm mưu. Nước Mỹ là thịnh vượng đi kèm với độc lập. Với Trung Quốc, thịnh vượng có thể có hoặc không, nhưng độc lập thì không bao giờ nữa. Hãy lựa chọn độc lập như tổ tiên người Việt từng làm từ thời Hai Bà Trưng, 2000 năm trước đây. Đường mật láng giềng ẩn chứa những thèm khát nô dịch muôn thuở.
"Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào.
Hãy chọn thịnh vượng và tự do chứ không phải nghèo đói và sự tôi tớ".
Những điều này, ông Trump nói với ai nếu không phải là với người Việt Nam, với những nhà lãnh đạo Việt Nam đang là chủ APEC hôm nay ? Trong những người ngồi trong phòng họp này, có những người yêu quý và tôn trọng độc lập của Việt Nam, cũng có những kẻ khác, dùng lời đường mật cám dỗ nhưng không bao giờ từ bỏ dã tâm gậm nhấm từng tấc đất Tổ quốc của dân tộc Việt.
"Đại cục", hay hãy nhớ có một cái "cục khổng lồ" luôn chắn ở trên đầu, liền sông liền núi với Việt Nam, nhưng hòa bình và thịnh vượng chỉ đến khi tự tan biến vào cái "Đại cục" đó. Nếu giàu có như Mỹ mà người Mỹ còn không thể chịu và không thể chấp nhận bất bình đẳng thương mại, thì người Việt phải không được ảo tưởng. Và dù mạnh đến đâu, nước Mỹ cũng không thể tồn tại mãi với những thâm hụt tới 400 tỷ đô la mỗi năm với Trung Quốc.
Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc liên tục từ hai ba thập niên, thì thực chất Việt Nam sản xuất hộ Trung Quốc bằng lao động giá rẻ của Việt Nam và Việt Nam bán hàng hóa ra thế giới hộ Trung Quốc bằng các ưu đãi thuế quan mà thế giới rộng lượng với một nền kinh tế còn thấp kém. Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc không chỉ nguồn nguyên liệu không có cách gì thay thế mà còn cả trên các khoản nợ chồng chất từ nhiều năm không có cách gì trả được. Nếu Trung Quốc bất ngờ và nhất loạt đòi nợ cả vốn lẫn lãi, thì Việt Nam chỉ còn con đường phá sản.
Ba cái đặc khu tại cả ba miền đất nước, Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, đang được thiết kế sẵn để bán 99 năm cho các nhà đầu tư, có nằm trong lộ trình hòa tan vào đất "Đại cục" không ? Có phải người ta đang tìm cách che đậy một âm mưu bán tất cho Trung Quốc, nhân danh phát triển kinh tế vì lợi ích toàn dân, để đến một lúc nào đó thì chuyện hòa tan vào "đại cục" là chuyện tự nhiên đến, và ít nhất thì cũng bất khả đảo ngược ?
Nếu luật đặc khu kinh tế được phê chuẩn chỉ để kêu gọi và bán cho nhà đầu tư, không giới hạn đối tượng, thì đây chắc chắn là một thủ đoạn "đại cục" của Trung Quốc. Nếu ai có tiền đều có quyền đầu tư, thì sẽ chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc lục địa, hoặc Trung Quốc Hồng Kông, hoặc Trung Quốc Đài Loan hoặc một loại nhà đầu tư Trung Quốc trá thành hình Việt Nam thắng cuộc. Thực tế trên 90% các dự án quốc gia quan trọng đưa ra đấu thầu đều lọt vào tay Trung Quốc. 100 năm ở cả ba miền, thì văn hóa, tiếng nói và chữ viết, không biết đã thành Trung Quốc chưa, chứ nền kinh tế thì không còn của Việt Nam nữa.
Nói là hiểu thấu đáo Trung Quốc, thì người Việt Nam thuộc số ít dân tộc trên thế giới, nhưng nó chỉ thành vốn dùng vào việc chống dã tâm bành trướng của Trung Quốc cộng sản, còn ngược lại, nếu tập đoàn cầm quyền của chế độ mà dụng tâm bán nước, thì vốn am hiểu của họ về một đặc tính Trung Hoa giúp họ che được mắt dân chúng và thúc đẩy việc mua bán đất đai Tổ tiên chóng vánh và êm thấm hơn.
Bây giờ, không cần phải giả vờ lầm lẫn mang cờ sáu sao ra dò lòng người nữa, cứ công khai giữa thanh thiên bạch nhật mà treo. Công an đàn áp bắt bớ người giữ nước, thì bốn hay năm sao gì cũng vậy.
Dẫu nhiều tai tiếng thị phi, nhưng ông Trump là người yêu nước Mỹ và trung thành với nước Mỹ. Ông có thể sai hoặc đúng, nhưng theo cách của ông, chắc chắn chỉ có một hướng tới duy nhất là lợi ích của nước Mỹ và của người dân Mỹ. Chỉ điều đó cũng là một thông điệp tốt cho bất cứ thế lực, tập đoàn hay cá nhân cầm quyền nào, đặc biệt với tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, vì những gì ông nói đều trên đất Việt Nam. Ông nhìn thấu con người của họ hay sao ?
Cộng sản sẽ không có dân tộc, không có biên giới, chỉ có lý tưởng và chỉ có một giai cấp được quyền thống trị nhân loại - Giai cấp vô sản. Mọi cuộc cách mạng dân tộc đều chỉ là bộ phận của quốc tế cộng sản. Trung Quốc đang trở thành pháo đài, thành trì và trung tâm của cộng sản quốc tế. Mọi quốc gia cộng sản đều phải là bộ phận cấu thành của nó.
Nhưng không ở đâu trên trái đất, giai cấp vô sản không bị cầm đầu bởi một nhúm những nhà "vô sản" giầu sụ và quyền lực vô biên.
Paris, 14/11/2017
Bùi Quang Vơm
Những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười nồng ấm, cả rừng bài viết ca ngợi hợp tác song phương, đa phương... Nhưng người Việt được gì ? Nghịch lý là chúng ta đang bị đe dọa lấy mất phần lớn không gian tự do kết nối với thế giới : Facebook, Google, Viber... thật nực cười khi những kẻ được gọi là nguyên thủ đang bô bô : "ủng hộ tự do, mở rộng bang giao, kết nối toàn cầu...".
Những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười nồng ấm, cả rừng bài viết ca ngợi hợp tác song phương, đa phương... nhưng người Việt được gì ?
Có lẽ yên tâm với điều đó, chúng ta phó mặc nhu cầu tranh đấu tự do cho Đảng cộng sản Việt Nam, báo chí Việt Nam say sưa tìm hiểu việc Thủ tướng Canada đẹp trai thế nào ? Xăm hình gì trên bắp tay ? Xe của Trump hoành tráng ra sao ? Tại sao lại gọi là "quái thú"... Theo lẽ tự nhiên, người ta sẽ bớt đau đầu hơn khi bàn đến những thứ dễ dãi, hời hợt, ít tranh cãi, còn những thứ đau đầu như chính trị, tự do, dân chủ thì người ta né tránh, không muốn đề cập đến.
Chúng ta thường tự hào với truyền thống "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", vậy tại sao việc nước nguy nan mà chúng ta lại "đau đầu" và né tránh ? Chúng ta kỳ vọng gì ở những hội nghị như APEC ? Người Việt Nam, những người đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những quyết định, hiệp định được ký kết tại APEC, liệu có bao giờ đánh đổi thời gian đọc "chuyện tình của thủ tướng Canada" để tìm hiểu về những điều khoản mà Đảng cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết tại kỳ họp này ? Obama đã từ chối trách nhiệm giành dân chủ mà người Việt "giao phó", còn Trump thì đang bận "lo cho lợi ích của nước Mỹ", vậy chúng ta sẽ giao trách nhiệm này cho Tập Cận Bình ư ? Mọi kết nối, bang giao còn gì là ý nghĩa nếu người dân không màng đến việc nước ?
Chúng ta luôn ta thán về một thời đại thừa thông tin, nhưng có bao giờ chúng ta thực sự muốn tìm hiểu những thông tin hữu ích có liên quan đến thực tại và tương lai của đất nước ? Thực tế là không ít người đã dừng lại khi "bức tường lửa" hăm dọa. Nếu vậy thì sao chúng ta biết được báo chí Việt Nam trơ trẽn dịch thiếu chữ nhân quyền trong phát biểu của Trudeau ?
Điều gì cũng trở nên đặc biệt khó khăn đối với người Việt, khi đó là việc chung. Chúng ta "không quan tâm" đến những gì Đảng cộng sản Việt Nam đang làm để rồi sau đó chúng ta lại điên lên khi những thỏa thuận ngu dốt của Đảng cộng sản Việt Nam được phơi bày, rồi chúng ta lại còng lưng gánh những món nợ do họ để lại ! Làm sao có được những "thỏa thuận" chiếm ưu thế khi kẻ đại diện (là Đảng cộng sản Việt Nam) thay mặt chúng ta đi đàm phán lại là những kẻ dốt nát, bảo thủ và chỉ giỏi đàn áp người dân Việt Nam ?
APEC diễn ra ở Việt Nam vào thời điểm thật trớ trêu, số người đấu tranh ôn hòa bị bắt đạt đỉnh điểm, vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền của Đảng cộng sản Việt Nam nghiêm trọng chưa từng có… thế nhưng các nguyên thủ quốc gia, được mấy người lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam ? Họ không có trách nhiệm và nghĩa vụ "đấu tranh" để mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam nhất là sau khi quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ đã rút lui !
Các nguyên thủ 21 nước APEC đến Việt Nam là để bàn chuyện làm ăn và đánh bóng hình ảnh của họ. Tổng thống Putin đã hào phóng ủng hộ nạn nhân cơn bão Damry 5 triệu đôla và sau đó là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng vậy. Họ lờ đi việc Đảng cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và thách thức lương tri của cả thế giới khi tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga trong khi cả thế giới lên án và tố giác chủ nghĩa cộng sản đã giết hại hàng trăm triệu người trên trái đất.
Người có hành động duy nhất đáng được nể phục trong tuần lễ APEC có lẽ là bà… Melania Trump. Dù đã đến Trung Quốc nhưng bà vẫn quyết định không sang Việt Nam. Lý do có thể xuất phát từ lá thư của con gái Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), cháu Nguyễn Bảo Nguyên gửi cho bà Melania, nhờ bà can thiệp với Hà Nội trả tự do cho Mẹ Nấm. Đây là nhiệm vụ bất khả thi với chính sách "không quan tâm nhân quyền" của chồng bà. Lựa chọn tránh mặt của bà là hợp lý và có... tình người.
Thành quả duy nhất và rõ nét trong APEC kỳ này là sự hồi sinh của hiệp ước TTP không có Mỹ với tên gọi mới "Hợp tác toàn diện và Cấp tiến xuyên Thái Bình Dương" (Comprehensive and Progressive Agreement for he TPP-CPTPP) với vai trò đầu tàu của Nhật. Hy vọng với sức mạnh của nền kinh tế cộng với sự quyết tâm cao của chính phủ Abe, Nhật Bản sẽ thay thế Mỹ để thiết lập và hình thành một Liên minh kinh tế trong khu vực, làm đối trọng với sự bá quyền của Trung Quốc với kế hoạch đầy tham vọng "một vành đai, một con đường".
Hiệp ước TTP không có Mỹ với tên gọi mới "Hợp tác toàn diện và Cấp tiến xuyên Thái Bình Dương" (CPTPP) với vai trò đầu tàu của Nhật.
Việt Nam thay vì bày tỏ thái độ cầu cạnh các nước lớn (mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện quá trớn và vô duyên) thì cần phải thay đổi, chấp nhận những nguyên tắc và luật chơi chung của thế giới thay vì những hành động vuốt ve, nịnh nọt hay ngớ ngẩn như việc định "cấm cửa" Facebook, Google, Viber… Ngay cả Tổng thống Trump cũng nói thẳng rằng Mỹ cần những "đối tác mạnh mẽ chứ không tìm đối tác yếu kém" trong bài phát biểu tại APEC.
Chắc chắn Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đặt lợi ích của dân tộc vào trọng tâm của các cuộc đàm phán, thỏa thuận mà họ chỉ quan tâm làm sao để kéo dài chế độ, làm sao để ngoại quốc ít lên án. Nếu người Việt chúng ta tiếp tục ngại tìm hiểu, ngại đau đầu, ngại vượt tường lửa để biết và quan tâm đến các vấn đề chính trị…thì những diễn đàn như APEC mãi là nơi diễn ra những thỏa thuận ngầm giữa Đảng cộng sản Việt Nam và ngoại bang.
Việt Nghĩa
(12/11/2017)
TPP 11 đạt đồng thuận ‘cốt lõi’ (VOA, 11/11/2017)
Mười một nước thành viên của Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương không có Mỹ (TPP-11) nhất trí với nhau về các "yếu tố cốt lõi" của thỏa thuận, một số khía cạnh còn bất đồng được gạt sang một bên để thương lượng thêm, trong đó có lĩnh vực văn hóa và giải quyết tranh chấp.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị cáo buộc là đã gây trở ngại cho việc thông qua TPP11 vì không đến dự cuộc họp của các lãnh đạo các nước thành viên tại Đà Nẵng trong khuôn khổ Hội nghị APEC.
Các thành viên TPP-11 đạt được đồng thuận khá muộn vào đêm 10/11 bên lề diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam, chỉ vài giờ sau khi bị gây trở ngại bởi Thủ tướng Canada, Justin Trudeau.
Kịch tính chính trị bao gồm sự vắng mặt của ông Trudeau khiến một cuộc họp dự trù của các lãnh đạo TPP cuối cùng bị hủy bỏ và báo đài quốc tế loan tin rằng Canada đã đổi ý và cho các đồng minh TPP "leo cây".
Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne nói tin đó là một "sự hiểu lầm" và rằng Canada đã dành thời gian cần thiết để thúc đẩy các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các lĩnh vực liên quan đến môi trường và lao động.
"Canada là vậy. Chúng tôi sẽ không dễ dàng chung quyết bất cứ thỏa thuận nào", ông nói với các phóng viên hôm thứ Sáu (10/11). "Đó là nhằm đảm bảo Canada, một quốc gia Thái Bình Dương, có thể tiếp cận các thị trường trong khu vực Thái Bình Dương. Đó là đặt ra các điều kiện mại trong khu vực".
Bộ trưởng Canada gợi ý rằng bất kỳ thay đổi nào đối với các quy tắc thương mại liên quan đến ngành ô tô – mối quan tâm chính của các nhà sản xuất ô tô và các lãnh đạo công đoàn ở Bắc Mỹ - sẽ được ấn định vào một ngày sau đó.
Ông Champagne nói với các phóng viên rằng : "Đặc biệt khi nói về lĩnh vực văn hoá, khi nói đến ngành ô tô, chắc chắn chúng tôi sẽ dành thời gian tham khảo ý kiến các bên liên quan để đạt được thỏa thuận".
Các cuộc đàm phán ban đầu bao gồm Hoa Kỳ, nhưng Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP. Ông vận động mạnh mẽ để chống lại hiệp định này, gọi đó là "một sự cưỡng đoạt liên tiếp đối với đất nước chúng ta" và là "một thảm họa".
Khó khăn đối với Canada và Mexico là cả hai vừa đang đàm phán TPP vừa đang trong giai đoạn thương thảo lại hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Hoa Kỳ, nghĩa là nhiều vấn đề tương tự đang được đặt lên hai bàn đàm phán riêng biệt.
Trước đó trong ngày 10/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã coi Thủ tướng Trudeau là lý do khiến chưa thể đạt được thỏa thuận cho TPP kịp lúc.
Toàn bộ 11 quốc gia tham gia TPP gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đều nằm trong khối 21 nước thành viên của APEC.
"Các Bộ trưởng vui mừng thông báo rằng họ đã đồng ý về các yếu tố cốt lõi của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP)", 11 thành viên TPP tuyên bố trong thông cáo.
"Các Bộ trưởng nhất trí rằng CPTPP duy trì tính tiêu chuẩn cao, cân bằng và hội nhập tổng thể của TPP đồng thời đảm bảo lợi ích thương mại và các lợi ích khác của tất cả các bên tham gia và duy trì quyền điều chỉnh, bao gồm tính linh hoạt của các bên đề ra các ưu tiên về lập pháp và luật lệ".
*********************
Đàm phán TPP-11 tại Đà Nẵng thất bại (RFI, 10/11/2017)
Cuộc họp giữa lãnh đạo 11 nước còn lại trong hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã không diễn ra ngày 10/11/2017, tại Đà Nẵng theo dự kiến, do vẫn còn nhiều bất đồng về hiệp định này.
Bộ trưởng Thương Mại Canada Francois-Philippe Champagne trả lời phỏng vấn Reuters bên lề thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 08/11/2017. Reuters/Jorge Silva
Từ Đà Nẵng, đặc phái viên Minh Anh tường trình :
"Theo dự kiến, bên lề thượng đỉnh APEC, lãnh đạo các nước TPP-11 họp lại vào đầu buổi chiều hôm nay (10/11) để bàn về việc thúc đẩy hiệp định này, nhưng cuối cùng thủ tướng Canada Justin Trudeau đã không đến dự, theo nguồn tin từ một quan chức Canada.
Bộ trưởng Thương Mại Canada, François-Philippe Champagne, hôm qua (09/10) đã lên tiếng bác bỏ thông báo của phía Nhật Bản cho rằng cuộc họp giữa các bộ trưởng Kinh Tế TPP-11 đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc cho phép thúc đẩy tiến trình đàm phán.
Cho dù một viên chức chính phủ Tokyo cho biết là "đã đạt được thỏa hiệp cơ bản cấp bộ trưởng" nhưng đàm phán về TPP sẽ được tiếp tục trong ngày hôm nay, do các bên vẫn còn bất đồng trên một số điểm
Dường như Canada và một số nước như Việt Nam, Malaysia đã có những bất đồng trên một số điểm. Canada muốn duy trì "các tiêu chuẩn quan trọng" trong thỏa thuận, như bảo đảm duy trì quyền của người lao động tại các nước tham gia. Việt Nam và Malaysia, hai nền kinh tế mà khu vực nhà nước chiếm đa số, giờ lại không muốn nhượng bộ trên những lĩnh vực được cho là nhậy cảm này.
Bộ trưởng Công Thương Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, khi trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về TPP trong cuộc họp báo hôm qua đã khẳng định các bên vẫn nỗ lực duy trì TPP như một hiệp định "chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu phát triển trong khu vực"".
*********************
TPP cần 'cấp cứu' sau khi Canada bỏ họp ? (BBC, 10/11/2017)
Đàm phán nhằm khôi phục hiệp định TPP đã gặp khó khăn sau khi cả Thủ tướng Canada Justin Trudeau và bộ trưởng ngoại thương của chính phủ ông, François-Philippe Champagne đều không đến họp vào buổi tối 10/11 tại Đà Nẵng.
Thủ tướng Justin Trudeau sẽ một mình buông tay để TPP chìm luôn ?
Cuộc họp do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì đã phải hoãn lại vì đoàn Canada không xuất hiện.
Theo Reuters, ông Trudeau không hề nêu ra một lời giải thích về chuyện "bỏ ký kết".
Trước đó, các đoàn dự APEC như New Zealand và Canada đã nêu chỉ dấu họ đặt câu hỏi về TPP-11.
Dù không ai nói ra là nước họ sẽ bỏ TPP, cả thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern và thủ tướng Justin Trudeau của Canada đều bình luận về TPP theo hướng còn chưa dễ hoàn tất đàm phán.
Theo Reuters, các đoàn đã nêu ra "những bình luận trái ngược nhau" về TPP-11 hôm thứ Ba 9/11 tại Đà Nẵng.
Nhật Bản thì nói một đồng thuận "đã đạt được trên nguyên tắc", nhưng ngay sau đó Canada bác bỏ điều này.
Trước khi tới Việt Nam, ông Trudeau đã nói "Canada không vội vàng với TPP".
Còn bà Jacinda Ardern, sau khi lên làm thủ tướng New Zealand ở tuổi 37, nhờ thành lập chính phủ liên minh do đảng Lao Động cánh tả của bà dẫn dắt đã nói :
"Cho dù đó là TPP hay bất kỳ thỏa thuận nào khác, cần phải đảm bảo rằng chúng ta có thể cấm người nước ngoài mua các ngôi nhà đã có sẵn tại New Zealand".
Không phải ai cũng thích APEC : Biểu tình đòi 'Vứt APEC' ở Manila, Philippines
Dù vậy, trả lời báo chí ở Đà Nẵng hôm 10/11, Bộ trưởng thương mại New Zealand, David Parker nói "không phải nước ông cản trở TPP".
Ông nói, "có một nước khác" đã làm chuyện đó nhưng không nêu tên nước nào,
Từ 12 xuống 11
Lúc đầu có tin nói 11 nước còn lại - sau khi Mỹ rút - sẽ thông qua một tuyên bố căn bản tại APEC.
Nhưng Canada xác nhận cuộc họp thứ Sáu không diễn ra.
Một viên chức Canada được dẫn lời : "Chúng tôi cần làm đúng việc này, và sẽ mất thời gian".
Canada là nền kinh tế lớn thứ hai chỉ sau Nhật trong nhóm TPP-11.
Nhưng hôm thứ Tư, Canada tuyên bố sẽ không vội tham gia một thỏa thuận mới.
Canada và Mexico, đều có trong nhóm TPP-11, lại đang thương lượng với chính quyền Mỹ về hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP khi ông nhậm chức.
Sự vắng mặt của Mỹ khiến một số nước không còn mặn mà, nhưng Nhật Bản vận động mạnh mẽ cho một hiệp định mới.
Mới đầu ngày thứ Sáu, Thủ tướng Malaysia Najib Razak còn nói "khá tự tin" rằng có thể đạt thỏa thuận.
Bên cạnh Malaysia có Singapore và Nhật Bản là những nước mặn mà nhất với TPP.
Tại hội nghị APEC hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi ra thông điệp mạnh mẽ về thương mại.
Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand ngỡ ngàng trước món quà : chân dung của chính bà được Thủ tướng VN trao tặng. Tuy thế New Zealand vẫn có quan điểm khác Việt Nam về TPP
Ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không "dung thứ" cho những lạm dụng thương mại và đòi chính sách bình đẳng, công bằng.
Ông Trump cũng nói Mỹ sẽ không tham gia các hiệp định đa phương.
Trong khi đó phát biểu ở APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kêu gọi "duy trì đa phương".
Theo phóng viên kinh doanh của BBC News Karishma Vaswani từ Đà Nẵng thì các đoàn của 11 nước còn có ngày mai, 11/11 để quyết định về TPP.
Phóng viên của chúng tôi cũng nói Canada muốn có đảm bảo rõ hơn về quyền lợi của người lao động trong các điều khoản của TPP.
Quá nhiều xu hướng và cách nhìn khác nhau
Một lý do nữa mà chính phủ Trudeau nêu ra là đàm phán TPP có thể gây khiến thỏa thuận ba nước Bắc Mỹ, gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico trở nên "phức tạp hóa".
Hôm 09/11, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà bình luận thời sự từ Ottawa, Canada đã nêu đánh giá của ông về khả năng thành công hay không của vòng đàm phán TPP lần này.
Nói về hội nghị APEC trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, ông cho hay :
"Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới thông qua APEC là động cơ thúc đẩy cho phát triển của Việt Nam. Liệu APEC có đạt được gì [cho Việt Nam] không ? Theo những nguồn tin chúng ta biết được thì không. Ngay như hồi đầu tuần, Nhật Bản đã cố gắng khởi động lại TPP nhưng vào giờ chót thì có lẽ là đã không thành công. Theo tôi, APEC 2017 sẽ không có điểm gì xuất sắc hết".
TPP có tham vọng bỏ thuế quan cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mà tỷ trọng trao đổi thương mại năm 2016 đạt 356 tỷ USD.
Còn ông Jenik Radon, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia thì từng nói với BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị kinh doanh tại Đà Nẵng trong tuần :
"Ý tưởng về TPP là tốt nhưng tôi không thích chi tiết của nó bởi có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng sự thiếu rõ ràng này".
Với nước chủ nhà của hội nghị APEC năm nay là Việt Nam, nếu TPP-11 được thông qua, nền kinh tế nước này có thể có thêm vài phần trăm tăng trưởng mỗi năm, theo giới quan sát.
Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Giang của BBC từ London thì hội nghị APEC ở Đà Nẵng đang nâng cao vị thế của Việt Nam nhưng lại diễn ra vào thời điểm "hội tụ nhiều yếu tố đe dọa" tự do hóa thương mại toàn cầu.
Làn sóng chống tầng lớp trên, gọi là nhóm 1% hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa về kinh tế, đang dâng lên không chỉ ở Châu Mỹ, Châu Âu, anh nói.
Ngoài ra, cái nhìn về kinh tế và chính trị quốc tế của những lãnh đạo trẻ như ông Trudeau và bà Ardern, thuộc một thế hệ hoàn toàn khác với các nhân vật cùng dự họp, cũng có tác động đến nghị trình chung.
Bà Jacinda Ardern và ông Justin Trudeau trẻ hơn và thuộc một thế hệ khác hẳn các lãnh đạo còn lại của APEC
Vì thế, việc Canada hay New Zealand nêu ra quyền của người lao động hoặc nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng bản địa là dễ hiểu.
Về cơ bản, câu hỏi cho TPP là ai sẽ được lợi và ai thua thiệt vì thương mại toàn cầu.
Một trong những quyết định đầu tiên của tân chính phủ Ardern là cấm người nước ngoài mua nhà ở nước họ để bảo vệ người mua New Zealand.
Ngoại kiều mà đa số là người Trung Quốc đã mua ồ ạt nhà cửa ở New Zealand những năm qua.
Tổng thống Trump : Châu Á không thể là con tin của hạt nhân Bắc Triều Tiên (RFI, 10/11/2017)
Kim Jong-un tiếp tục là mục tiêu tấn công của Donald Trump. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố : Tương lai của Châu Á không thể bị "một nhà độc tài dùng lá bài nguyên tử bắt làm con tin".
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 10/11/2017. Reuters/Nyein Chan Naing/Pool
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương, tổng thống Mỹ nêu lên hai vấn đề nổi bật : hạt nhân Bắc Triều Tiên và thương mại.
Liên quan đến tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, Donald Trump nhấn mạnh : tham vọng của chế độ Bắc Triều Tiên là điều "huyễn tưởng" và Châu Á không thể để trở thành "con tin của vũ khí hạt nhân".
Tại ba chặng dừng trước khi đến Việt Nam trong vòng công du Châu Á dài ngày, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, tổng thống Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi tất cả "các quốc gia có trách nhiệm" gia tăng áp lực để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Tại Bắc Kinh ngày 09/11, trong buổi làm việc với lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Trump đã kêu gọi chủ tịch Tập Cận Bình "hành động nhanh chóng" để giải quyết hồ sơ nhạy cảm này và Washington tin rằng Bắc Kinh có điều kiện để "dễ dàng và nhanh chóng" đạt đến mục tiêu phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Donald Trump : "Thương mại, không một quốc gia nào lấn át Mỹ"
Vẫn theo Reuters, khi đề cập đến vế thương mại trong bài phát biểu của tổng thống Donald Trump, lãnh đạo Hoa Kỳ một lần nữa nhắc lại ông đặt "quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết - America First". Trước cử tọa khoảng 2.000 doanh nhân, tổng thống Mỹ kêu gọi các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng nên "đặt quyền lợi của nước mình lên trên hết" trước khi đi xa hơn với tuyên bố "nước Mỹ sẽ không chấp nhận để các đối tác thương mại lạm dụng" và đòi hỏi ở các bạn hàng một sự "bình đẳng và công bằng", "các bên cùng tôn trọng lẫn nhau để cùng có lợi cho tất cả".
Giới quan sát ghi nhận, không nêu đích danh Trung Quốc nhưng lời lẽ cứng rắn trên đây của chủ nhân Nhà Trắng nhắm vào chính sách thương mại của Bắc Kinh. Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ-Trung, bất lợi cho Washington liên tục tăng nhanh, đạt 26,6 tỷ đô la trong tháng 10/2017, tăng hơn 10% so với cùng thời kỳ năm 2016.
Thanh Hà
*********************
APEC trước hai chiến lược thương mại đối kháng Mỹ-Trung (RFI, 10/11/017)
Nhân thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC tại Việt Nam, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đứng đầu hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, có dịp trình bài hai nhãn quan cạnh tranh và đối chọi về thương mại toàn cầu với các nhà lãnh đạo toàn khu vực trong ngày thứ Sáu 10/11/2017 tại Đà Nẵng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 10/11/2017 - Reuters/Nyein Chan Naing/Pool
Theo AFP, tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng vào buổi trưa, vài giờ trước khi thượng đỉnh thường niên của APEC khai mạc.
Các nhà lãnh đạo trong vùng kinh tế năng động nhất địa cầu, tạo ra hơn 60% của cải thế giới, chờ Donald Trump làm sáng tỏ nhãn quan "một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở" trong chủ trương "nước Mỹ trước đã".
Quyết định của ông Trump rút bỏ Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống đã làm nhiều nước thành viên, đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam bối rối.
Trong khi nước Mỹ của Donald Trump co cụm trong chủ thuyết "kinh tế quốc gia chủ nghĩa"thì Trung Quốc của Tập Cận Bình tiến lên một bước, với hàng loạt đề án hợp tác trong vùng. Theo nhà phân tích Ian Bremmer của nhóm chuyên gia Eurasia Group, Hoa Kỳ càng ngày càng bị xem như là một đồng minh "thiếu nhất quán". Cho dù hầu hết các quốc gia Châu Á không ưa gì mô hình Trung Quốc nhưng họ đành phải tìm cách thích nghi với tình huống mới. Thêm vào đó, sau Đại Hội Đảng Cộng Sản vừa qua, uy quyền của Tập Cận Bình được củng cố thêm. Lãnh đạo Trung Quốc tạo được hình ảnh một "hoàng đế đỏ" thống lĩnh một đại cường đang lên và đủ sức làm rung chuyển nước Mỹ. Đối đầu với "nước Mỹ trước đã",chủ tịch Tập Bình tuyên bố "tự do thương mại là xu thế lịch sử không thể đảo ngược" và Bắc Kinh thông báo "nới rộng thị trường đón tiếp doanh nghiệp thế giới".
Theo chủ tịch Trung Quốc thì cần phải "ủng hộ mậu dịch tự do, giúp cho các nước đang phát triển hưởng được lợi nhuận thương mại và đầu tư". Giới phân tích, rút kinh nghiệm thực tế, thận trọng trước những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc, nhưng thông báo này tạm thời xoa dịu chỉ trích của các đối tác và hướng mọi chú ý vào chủ trương "ngược trào lưu" của Donald Trump.
Trong bối cảnh này, Nhật Bản và nhóm TPP-11 cố gắng tìm một đồng thuận để có thể "trình làng" Hiệp Định TPP để kéo Mỹ trở lại. Sau ba ngày thương lượng vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung. Tuy vậy, tổng thống Trump vẫn cứng rắn khuyến cáo nhóm TPP-11 : Hoa Kỳ không bao giờ ký kết "các hiệp định quan trọng" ép buộc nước Mỹ "từ bỏ chủ quyền".
Trong một bài bình luận trên New York Times, Tony Blinken, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ thời tổng thống Barack Obama than phiền là "Donald Trump đã nhượng vai trò lãnh đạo thế giới cho Tập Cận Bình". Trong khi "Trump chạy trốn chủ nghĩa đa phương và vai trò lãnh đạo thế giới thì Tập càng ngày càng nắm lấy thời cơ".
Tú Anh
*******************
Tổng thống Trump phát đi một thông điệp thương mại không khoan nhượng cho Châu Á (VOA, 10/11/2017)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát đi một thông điệp cứng rắn về thương mại tại hội nghị các nước Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra tại Việt Nam hôm thứ Sáu 10/11. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không khoan nhượng tình trạng Mỹ bị lạm dụng kinh niên trong trao đổi thương mại nữa.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh CEO Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Trung tâm Hội nghị Aryana ở Đà Nẵng, ngày 10/11/2017.
Ông nói : "Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Chúng tôi sẽ không để cho Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa".
Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng thỏa thuận song phương với bất cứ nước nào trong khu vực Ấn Ðộ-Thái Bình Dương, nhưng chỉ trên cơ sở "tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi".
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh CEO Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Trung tâm Hội nghị Aryana ở Đà Nẵng, Tổng thống Trump nói :
"Khi Hoa Kỳ mở quan hệ thương mại với các nước và các dân tộc, từ nay trở đi chúng tôi trông đợi các đối tác của chúng tôi sẽ thành thực tôn trọng các luật lệ quy định".
Ông Trump đã đáp máy bay từ Trung Quốc sang Việt Nam, chặng dừng thứ tư trong chuyến công du Châu Á 12 ngày của nhà lãnh đạo Mỹ. Điều chỉnh lại cán cân thương mại giữa Châu Á và Hoa Kỳ là trọng tâm của chính sách "Mỹ trên hết" của ông Trump mà ông nói là để bảo vệ người lao động Mỹ.
Sự khác biệt giữa cách tiếp cận của ông Trump và cách tiếp cận của Trung Quốc càng được tô đậm bằng phát biểu sau đó của Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập nói rằng toàn cầu hóa là một xu hướng không thể đảo ngược và bày tỏ ủng hộ hợp tác thương mại đa phương.
Trong lúc Trung Quốc hiện là nước có thặng dư lớn nhất trong trao đổi thương mại với Mỹ, Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước có thặng dư mà chính quyền Trump tìm cách hạ giảm.
APEC, diễn đàn lâu nay luôn mạnh mẽ hô hào cho thương mại tự do, đang rối loạn với những thay đổi của ông Trump.
Kể từ khi ông Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP khi mới lên cầm quyền, 11 nước còn lại trong hiệp ước đã chật vật "cứu sống" TPP.
Lãnh đạo của các nước trong TPP dự trù sẽ họp sau đó trong ngày thứ Sáu 10/11 sau cuộc họp của các bộ trưởng hôm thứ Năm với kết cục gây khó hiểu, khi bộ trưởng kinh tế Nhật Bản tuyên bố là các bên đã "đồng ý trên nguyên tắc", trong khi người đồng cấp Canada nói điều đó không đúng.
Ông Trump đả phả khá sớm chiến lược "xoay trục sang Châu Á" của chính quyền Obama, khiến các đồng minh truyền thống của Mỹ lo ngại ông sẽ để cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Biển Đông
Đà Nẵng, chủ nhà hội nghị APEC, là một thành phố trên bờ của Biển Đông – vùng biển gây đau đầu nhất về an ninh trong khu vực và là nơi mà các nước láng giềng của Trung Quốc thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ vùng biển mà không có căn cứ pháp lý.
Tổng thống Trump nói rằng tương lai của khu vực này phụ thuộc vào việc giữ vững "quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang, bao gồm những tuyến đường vận chuyển rộng mở. Ông cũng đề cập đến những mối nguy hiểm đang "mở rộng lãnh thổ", trong đó có ma túy, buôn người và khủng bố.
Việt Nam trở thành một trong những tiếng nói lớn nhất phản đối tuyên bố chủ quyền của của Trung Quốc trên Biển Đông và các hoạt động xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh trong vùng biển.
Trong một phát biểu dường như là ám chỉ đến việc cạnh tranh với kế hoạch Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng của Trung Quốc, Tổng thống Trump nói ông sẽ thúc đẩy Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu tài trợ cho các dự án phát triển hạ tầng và sẽ cải tổ các định chế tài chánh Mỹ.
Ông Trump nói : "Trên hết, chúng tôi mưu tìm tình hữu nghị và chúng tôi không mơ đến việc thống trị".
Mặc dù phát biểu tại hội nghị trong khuôn khổ của thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Châu Á-Thái Bình Dương, ông Trump nhiều lần lập lại ám chỉ khu vực Ấn Ðộ-Thái Bình Dương và đề cập đến tầm quan trọng của Ấn Ðộ trong bài diễn văn của ông.
Đà Nẵng là một địa điểm đặc biệt trong lịch sử Mỹ-Việt : đó là nơi các đơn vị bộ binh Mỹ đầu tiên được phái đến năm 1965 khi cuộc chiến tại Việt Nam leo thang để rồi kéo dài tiếp mấy chục năm sau đó cho đến khi cộng sản giành chiến thắng.
Đà Nẵng rất gần với những chiến trường khốc liệt nhất trong Cuộc chiến tranh Việt Nam, còn phi trường quân sự của thành phố này là nơi mà rất nhiều lính Mỹ cùng thế hệ với ông Trump đã được máy bay chở đến để tham chiến.
Bản thân ông Trump được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự 5 lần, một trong những lần đó là bị đau xương gót chân.
(Theo AP, AFP)
*******************
APEC : Mỹ muốn song phương, Trung Quốc kêu gọi đa phương (RFA, 10/11/2017)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 10/11 đều đã có bài phát biểu chính thức tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng, với cách tiếp cận về thương mại hoàn toàn trái ngược nhau.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại hội nghị APEC ở Đà Nẵng hôm 10/11/2017 - AFP
Phát biểu trước cử tọa gồm hàng trăm lãnh đạo các quốc gia và doanh nghiệp, Tổng thống Trump nói nước Mỹ đã bị lợi dụng quá lâu vì những thương mại bất bình đẳng với các quốc gia khác và từ giờ trở đi nước Mỹ sẽ không chấp nhận điều này nữa. Tổng thống Trump nói :
"Từ bây giờ trở đi, chúng ta sẽ cạnh trạnh trên cơ sở bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để cho nước Mỹ bị lợi dụng nữa. Tôi luôn đặt nước Mỹ trước tiên cũng như tôi mong tất cả các quý vị trong căn phòng này cũng đặt quốc gia mình lên trước tiên".
Tổng thống Mỹ đưa ra hướng tiếp cận song phương trong các thỏa thuận thương mại với các nước trong khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương thay vì đa phương như trước kia
"Tôi sẽ làm những thỏa thuận thương mại đa phương với bất kỳ quốc gia Ấn Độ Thái Bình Dương nào muốn là đối tác với chúng tôi và sẽ tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng có qua có lại trong thương mại".
Trong bài phát biểu của mình Tổng thống Trump cũng chỉ trích Tổ chức Thương mại Thế giới và các thỏa thuận đa phương khác mà Mỹ đã tham gia vì cho rằng nước Mỹ đã không được đối xử công bằng khi Mỹ tuân thủ các quy định còn những nước tham gia khác thì không.
Tổng thống Trump cũng nói đến những vấn đề về ăn cắp bản quyền trí tuệ và khẳng định nước Mỹ sẽ không chấp nhận điều này. Đồng thời ông nói nước Mỹ cũng không chấp nhận việc bắt các doanh nghiệp Mỹ phải trao công nghệ cho các quốc gia khác để đổi lấy việc tiếp cận thị trường.
Ngược lại với đề nghị thương mại song phương với các nước của Tổng thống Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc trong bài phát biểu của mình lại nhấn mạnh những hợp tác đa phương.
Phát biểu sau Tổng thống Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình nói mở có nghĩa là mang đến sự tiến bộ. Ông lặp đi lặp lại lời kêu gọi toàn cầu hóa kinh tế qua hương mại đa phương. Ông nói Trung Quốc cần ủng hộ đa phương và chủ nghĩa khu vực mở để cho phép các nước phát triển hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư quốc tế.
Nhân dịp này Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh đến sáng kiến Khu vực Tự do Thương mại Châu Á Thái Bình Dương mà Trung Quốc đưa ra trong hơn 10 năm qua, đối trọng với Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà Mỹ vừa rút khỏi hồi đầu năm nay sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không quên cổ võ cho sáng kiến Vành Đai Con Đường của Trung Quốc, coi đây là cơ bản cho sự phát triển kết nối vì sự thịnh vượng chung. Chủ tịch Tập Cận Bình nói sáng kiến này không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về cả thế giới. Ông nói Bắc Kinh đang trợ giúp các dự án phát triển hạ tầng cho một số nước khắp Châu Á, đồng thời khẳng định Trung Quốc đi đầu cho sự phát triển của toàn cầu.
**********************
APEC : Tập Cận Bình bảo vệ toàn cầu hóa (RFI, 10/11/2017)
Trên diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, phát biểu vài phút sau sau tổng thống Mỹ Donald Trump, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng toàn cầu hóa là một "xu thế lịch sử không thể đảo ngược". Đây là quan điểm trái ngược hẳn với lập trường "Nước Mỹ trước đã" của chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 10/11/2017 - Reuters/Jorge Silva
Khoác áo người đứng ra bảo vệ tự do mậu dịch, ông Tập Cận Bình giải thích là "trao đổi thương mại phải được xem xét lại" để "mở rộng hơn, cân bằng hơn, công bằng hơn và có lợi cho mọi người".
Theo chủ tịch Trung Quốc, "cần phải hỗ trợ tự do mậu dịch và thực hiện một chủ nghĩa khu vực cởi mở để cho phép các nước đang phát triển được lợi hơn trong thương mại và đầu tư quốc tế".
Vào hôm nay, Bắc Kinh đã thông báo mở cửa lãnh vực tài chính của mình cho các công ty nước ngoài, chấm dứt chế độ hạn chế mà các đối tác Trung Quốc luôn chỉ trích.
Mai Vân
Tuần lễ APEC đang được tiến hành ở Đà Nẵng – Hội An.
Lãnh đạo đảng, Nhà nước, báo chí và ban Tuyên giáo đảng ở trong nước tỏ ra vui mừng, lạc quan về cuộc họp quốc tế hiếm có này.
Dọn dẹp phố cổ Hội An sau bão Damrey, 8 tháng 11.
Nào là cuộc họp này nâng cao vị trí, uy tín quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chứng tỏ Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với khu vực và thế giới, mở rộng cửa giao lưu với bạn bè khắp nơi, mở ra cơ hội mới cho tự do, phát triển, Việt Nam sẽ tăng cường đáng kể các mối quan hệ nhiều mặt và sẽ nhận được những làn sóng viện trợ và đầu tư lớn hơn trước của thế giới.
Xin chớ vội hý hửng rồi vỡ mộng.
Quả thật ít khi Việt Nam có đông khách quốc tế như lần này, lại là những nguyên thủ lớn nhất. Tổng thống Hoa Kỳ D. Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga V. Putin, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe, Thủ tướng Canada J. Trudeau, bà Aung Sau Syu Ky lãnh đạo Myanmar, Thủ tướng Úc M.Turbill, Tổng thống Chilê M. Bachelet, Thủ tướng Malaysia N.Razak, Tổng thống Mexico P.Nido, nữ Thủ tướng New Zealand J. Ardern (37 tuổi, là nhà lãnh đạo trẻ nhất cuộc họp này ; trong khi ông D. Trump là người cao tuổi nhất – 72 tuổi, chưa kể ông Trọng chưa đến cuộc họp còn cao tuổi hơn : 73 tuổi).
Dự họp còn có vài trăm nhà kinh doanh nổi tiếng của thế giới và Việt Nam, trong đó có một số bản tham luận về nhiều đề tài liên quan đến kinh doanh và phát triển.
Đã có những báo hiệu chẳng lành. Ngày 7/11 - ngày kỷ niệm tròn 1 thế kỷ của cách mạng tháng Mười Nga – Tổng Thống Hoa Kỳ, Donald Trump, công bố ngày này là ngày "Tưởng niệm Nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới", ngay vào lúc tổng thống Hoa Kỳ đến gần nước cộng sản Bắc Triều Tiên và đặt chân lên đất Trung Quốc và Việt Nam, 2 quốc gia cộng sản. Một sự ngẫu nhiên không vui vẻ với nước đang mở hội đón APEC 2017.
Báo Hoa Kỳ, Pháp, Đức… nhân ngày này cũng đăng ảnh V/I. Lenin, với chú thích gọn "Đây là kẻ sáng lập ra chủ thuyết toàn trị". Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước được cả thế giới nhận diện là đang một mực theo chế độ độc đảng toàn trị, 2 chính quyền cộng sản độc đoán lẻ loi còn sống sót trơ trọi sau khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan biến do bản chất phản dân chủ, phản nhân dân.
Tôi đã chăm chú nghe các tham luận của các nhà lãnh đạo kinh tế và doanh nhân Việt Nam tại cuộc họp thượng đỉnh doanh nghiệp mấy ngày qua ở Hội trường lớn Đà Nẵng APEC, do truyền hình VTC1 truyền đi, quả là mất thì giờ !
Nào là phải vực nông nghiêp dậy, coi là một trọng điểm của nền kinh tế, xây dựng những đơn vị sản xuất nông nghiệp quy mô lớn năng xuất cao, tạo ra hàng xuất khẩu có số lượng và chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Nói thì hay vậy. Nhưng với cái xiềng xích "đất đai ruộng đồng là thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước (cộng sản) thay mặt quản lý", biến đảng ủy các cấp thành chủ sở hữu trên thực tế, muốn thu hồi bao nhiêu lúc nào cũng được, với đền bù rẻ mạt, người nông dân vốn là chủ sở hữu bỗng trở thành bần cố nông làm công cho ông địa chủ lớn là đảng toàn trị, thì nông nghiệp làm sao mà khởi sắc nổi ! Không một nhà kinh tế hay doanh nghiệp nào dám nói đến cái thảm cảnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân này. Chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân gắn bó với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có lần nói lên bế tắc do quan hệ sản xuất quái đản trên đây đã kìm hãm sức sản xuất nông nghiệp ra sao.
Đã có một số tham luận nêu lên vai trò của các nhà kinh doanh trẻ, có sức nghĩ, sức làm, sức trẻ sẽ làm cho nền kinh tế tư nhân khởi sắc mạnh mẽ như Bill Gates, như Jack Ma. Nhưng có ai nói đến cái xiềng xích trói chặt tay các doanh nghiệp tư nhân khi đảng một mực giữ phương châm lấy "sở hữu quốc doanh làm chủ đạo", nêu bật sự không bình đẳng trong kinh doanh, coi quốc doanh là con đẻ, tư nhân là con ghẻ, ưu tiên mọi thứ cho quốc doanh, từ các dự án to lớn, béo bở, đến ưu tiên tuyệt đối về cấp vốn không hạn chế từ ngân hàng Nhà nước với tiền lãi thấp nhất, với cả sự dễ dãi về xét duyệt dự án, sự ưu đãi ghi trong luật cho các Tập đoàn quốc doanh cá mập. Chính do đó mà các nhà kinh doanh tư nhân thân cô thế cô bị bóp chết, phá sản hàng lọat, kể cả các nhà kinh doanh có ý chí, kinh nghiệm, tiền vốn khá, trong khi các tập đòan quốc doanh chỉ phá của, lỗ lã hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng do tham nhũng tràn lan, ở mọi cấp, gắn liền với các phe cánh quan chức cao nhất. Số ít nhà kinh doanh tư nhân thành đạt phần lớn là sân sau của các phe nhóm quyền cao chức trọng, cũng được coi như các doanh nhân quốc doanh trá hình được ưu đãi, được chia ít lợi lộc không sạch sẽ.
Nhiều đại biểu nói đến một nền kinh tế Việt Nam dựa vào trí thức, trí tuệ, sản xuất các sản phẩm kỹ thuật tinh vi, mũi nhọn, nền sản xuất theo kỹ thuật số, mua bán qua hệ thống internet nhanh nhậy, đón đầu nhảy vọt vào giữa thế kỷ XXI, đuổi kịp các nền kinh tế tiền tiến nhất… nhưng đây chỉ là giấc mơ hão huyền.
Vì điều kiện trước hết cho mơ ước đó là cuộc cải cách giáo dục sâu rộng từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học, sớm dạy toán, lý, hóa, kỹ thuật số cao cấp từ bậc trung học, dạy kỹ năng tự tìm tòi, thực nghiệm và sáng tạo. Muốn vậy phải đơn giản hóa một số bộ môn phụ, bỏ hẳn các môn Mác Lênin, lịch sử đảng trong chương trình và trong các kỳ thi rất có hại, phí thời gian, chỉ nuôi dưỡng tư duy cứng nhắc, giáo điều, triệt tiêu óc sáng tạo, năng động khởi nghiệp.
Nói tóm lại muốn phát triển kinh tế, mời gọi hợp tác đầu tư quy mô lớn, không có con đường nào khác là đổi mới chế độ cai trị, thực hiện mô hình dân chủ - pháp quyền, xây dựng nếp sống bình đẳng, trả lại cho nông dân và mọi người lao động quyền sở hữu cá nhân về đất đai, tải sản do họ vốn có và sáng tạo ra, cải cách tận gốc nền giáo dục quá lạc hậu, giáo điều, nhồi sọ…, xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, cởi mở, kết bạn thân với các quốc gia dân chủ trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Tuy các nguyên thủ chưa phát biểu, có thể dự đoán qua và sau cuộc họp, Trung Quốc vẫn được lãnh đạo Việt Nam tôn sùng ; về kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ khống chế, vẫn xuất siêu cực lớn, rất có hại cho Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ hạn chế gắt gao thậm chí đánh thuế cao hơn hàng nhập từ Việt Nam như hàng may mặc, giày dép, nông phẩm, hạn chế xuất siêu từ Việt Nam, làm cho khó khăn về kinh tế tài chính tăng thêm gấp bội.
Có thể dự đoán, cuộc họp APEC sẽ qua, nước đăng cai sẽ chi phí tiếp khách, quà cáp, tặng rất phẩm lớn, hàng nghìn tỷ đồng nhưng thu về không đáng kể. Chỉ được một số lời khen xã giao, lời tự khoe mẽ bẽ bàng vì không thực chất. Chỉ thiệt cho người dân đang bị lũ lụt gây khốn khổ thêm, thiệt cho đất nước kinh tế đang khó khăn, tài chính đang kiệt quệ, thu không bù chi, nay lại phải chi rất lớn vào dịp cuối năm trong một không khí đất trời và tâm tư xã hội đều u ám, ảm đạm.
Câu châm ngôn "Hãy tự cứu mình trước, ông trời sẽ giúp sau" – Aide toi, le Ciel aidera. "Trời" đây là các nước quanh ta, là thế giới, lúc này có ý nghĩa rất sâu sắc vậy.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 10/11/2017
Kể từ những ngày bắt đầu đón các nguyên thủ quốc gia đến tham dự APEC, dân Việt bàn tán nhiều về các vấn đề liên quan đến việc Tổng thống Mỹ đến Việt Nam với đầy đủ mọi góc cạnh của nó từ những điều nhỏ nhất là cách ăn mặc, phương tiện, hành động và lời nói như thế nào. Những điều đó vẫn luôn mới, lạ và hút khách với những độc giả Việt Nam như chiêm ngưỡng một nhân vật đến từ một hành tinh xa xôi nào đó.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Ảnh minh họa
Chuyện lạ hút khách ?
Đơn giản chỉ vì nó xa lạ với người dân Việt Nam, vốn luôn luôn "vững bước theo con đường mà bác và đảng đã chọn" mà hình tượng là con lừa bị che mắt cả hai bên để chỉ nhìn thấy bó cỏ treo phía trước mà kéo xe. Còn cái bó cỏ xanh non - thiên đường xã hội chủ nghĩa - thì mãi không thấy. Thậm chí cho đến lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố thẳng thừng là cái bó cỏ "Thiên đường xã hội chủ nghĩa" còn là xa vời lắm, đến cuối thế kỷ vẫn chưa thấy đâu. Vậy nhưng bầy cừu nhiễm độc niềm tin vẫn cứ cắm cúi kéo xe phục vụ đảng ngồi chễm chệ trên lưng.
Họ thấy lạ là phải.
Những tờ báo quốc doanh chăm chú vào chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ ra sao, đoàn tùy tùng bao nhiêu người, họ được đảm bảo an ninh như thế nào, được chiêu đãi món gì... Tất cả được khai thác như để chứng minh một điều : Chuyện quan chức cộng sản Việt Nam ra đường thì còi hụ dẫn đường, công an, cảnh sát đông như ruồi, xe cộ chạy tán loạn từng đoàn dài là chuyện bình thường, chưa nhằm nhò gì với Tổng thống Mỹ. Hoặc quan chức đi chỗ nọ, chỗ kia chỉ chăm chăm việc ăn gì, uống gì và ngủ ở đâu... chứ nội dung làm gì đâu quan trọng như quan chức Việt Nam.
Tuy nhiên, đem điều đó ra so sánh thì chỉ là chuyện so vôi với phấn.
Những hình ảnh mà người dân chứng kiến ở các nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam là một thủ tướng Canada trẻ trung, mạnh khỏe và hêt sức bình dân, ngồi trà đá vỉa hè với người dân như thường mà không sợ bị ám sát, không sợ bẩn hoặc sợ bị đánh giá thấp đi như quan chức cộng sản Việt Nam.
Nhưng…
Có lẽ một trong những điều được người dân Việt Nam quan tâm chia sẻ nhiều nhất là bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trumph tại Diễn đàn APEC đang diễn ra tại Đà Nẵng.
Người ta chú ý không chỉ ở phong thái đĩnh đạc phát biểu hết sức tự nhiên một bài dài dằng dặc vậy mà không phải chúi mũi gằm mặt vào tờ giấy nhàu nát đút túi như giấy lau nồi của các lãnh đạo Việt Nam khi gặp các lãnh đạo nước ngoài.
Người ta cũng chú ý không chỉ ở lượng người thả những biểu tượng yêu thích rợp cả màn hình khi được live stream trực tiếp qua mạng xã hội ngược hẳn với những hình ảnh cảm xúc giận dữ, chế nhạo khi Tập Cận Bình phát biểu.
Điều mà người ta chú ý là những nội dung mà Tổng thống Mỹ Donald Trumph đã nói. Qua bài phát biểu chúng ta thấy gì ?
Đó là sự phát biểu hết sức thẳng thắn về tình hình thế giới, tình hình nước Mỹ với những con số, hiện tượng đáng tự hào.
Đó là việc phát biểu ca ngợi những thành công của Singapore với những bước tiến kỳ diệu từ chỗ thu nhập đầu người chỉ 500 đola nay đã trở thành một trong những nước văn minh, hiện đại công dân có thu nhập cao nhất thế giới.
Không chỉ có thế, Tổng thống Trumph còn không quên khen câu này : "Sự biến chuyển này đã thành hiện thực nhờ tầm nhìn của chính phủ Lý Quang Diệu, một chính phủ được quản lý trung thực và tuân theo pháp luật". Không rõ các nhà lãnh đạo Việt Nam ngồi dưới nghe câu này có biết xấu hổ mà giật mình ?
Những bài học lịch sử cần nhắc lại
Điều mà nhiều người nhận thấy trong các chuyến gặp gỡ quan chức cộng sản Việt Nam, các đời Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lẩy Kiều luôn dùng để nhắc nhở, nói chuyện là các đề tài về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Báo chí Việt Nam không hoặc giả vờ không hiểu những ẩn ý của họ, ngược lại họ chỉ ôm mối "tự sướng" rằng thì là Truyện Kiều là nhất, là đi khắp thế giới...
Nhưng điều hài hước là các quan chức Việt Nam dù luôn tự hào là trí tuệ của đảng vẫn á khẩu khi được nghe các câu Kiều từ miệng nguyên thủ ngoại quốc, kể cả Nguyễn Phú Trọng vốn tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Nhưng, lần này, Tổng thống Donald Trumph với tính cách ngang tàng, thẳng thắn đã không thèm "đàn gảy tai trâu" chi cho mệt ông thẳng ruột ngựa nhắc cho lãnh đạo Việt Nam rằng :
"Ở Mỹ - cũng giống như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá như quyền lợi đương nhiên của công dân, sự độc lập quý giá và sự tự do.
Lý tưởng đó đã dẫn dắt chúng tôi trong lịch sử nước Mỹ. Lý tưởng đó đã thôi thúc chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng của chúng tôi trong Cách mạng Mỹ, chúng ta vẫn nhớ đến lời của lời nhà lập quốc và là Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams. Trước khi từ giã cõi đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu đưa ra suy nghĩ trong dịp kỷ niệm 50 năm tự do của Mỹ. Câu trả lời của ông là "độc lập vĩnh viễn".
Và ông nhắc lại cho nhớ về lịch sử Việt Nam :
"Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.
Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau".
Tôi không có điều kiện để chứng kiến xem các gương mặt lãnh đạo Việt Nam khi nghe những lời này sẽ đỏ lên, hay tái đi ? Hay làn da vẫn cứ bì bì như da trâu ?
Nhưng, tôi nghĩ rằng nếu là người có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì có lẽ chính họ sẽ chui xuống đất sau những lời đó.
Bởi không ngượng làm sao được, khi mà cả cái đảng cộng sản từ Tổng bí thư cho đến Bộ trưởng Quốc phòng đều cúi rạp mình trước các thế lực phương Bắc, mặc cho Tổ quốc bị xâm lăng, mặc cho đất nước bị chiếm đóng, mặc cho dân mình bị sát hại ngay trên lãnh thổ, lãnh hải của mình.
Mà cũng có thể là không, bởi cha ông có nói rằng "cùi không sợ lở". Nếu họ biết ngượng, thì chính họ đã không ra mặt đàn áp, bắt bớ những người dân vô tội vốn giàu lòng yêu nước. Mà chính lòng yêu nước của họ đã có thời bị lạm dụng và khai thác triệt để cho cuộc chiến tương tàn Nam - Bắc.
Mà cũng rất có thể chưa chắc các lãnh đạo Việt Nam đã biết đến lịch sử dân tộc, đất nước mình. Hầu như họ chỉ biết lịch sử đảng là chính.
Lời phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trumph trên lãnh thổ Việt Nam, trước mặt quan chức, người dân Việt Nam về việc phải yêu Tổ quốc, đất nước của mình như một cú giáng thẳng thắn vào thói nô lệ và coi nhẹ sự độc lập, quyền lợi của Tổ Quốc mình trước ngoại bang mà đảng đang theo đuổi và thể hiện bấy lâu nay. Không rõ đám An ninh và Dư lợn viên của Đảng có còn gào lên là"âm mưu của Đế quốc Mỹ xâm lược" nữa hay không ?
Nước Mỹ sẽ không làm thay
Cũng những ngày APEC sắp họp, nhiều người hy vọng rằng trong cuộc họp này, những vấn đề về nhân quyền, về sự có mặt của các nguyên thủ quốc gia ở các nước tiến bộ đến Việt Nam sẽ lên tiếng bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Thậm chí, còn có người hy vọng rằng phu nhân tổng thống Mỹ sẽ can thiệp cho trường hợp nọ, trường hợp kia như họ mong muốn.
Điều này cũng tương tự như những tư tưởng vẫn thường có trong dân chúng rằng Mỹ sẽ làm tất cả cho trật tự thế giới, ngăn chặn việc xâm lấn của Trung Cộng với các nước láng giềng...
Và họ cứ ngồi chờ đợi để rồi thất vọng.
Thế rồi, ngay tại Đà Nẵng, tổng thống Mỹ đã tuyên bố như sau : "Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết…".
Và : "Thay vào đó, chúng tôi sẽ thương thảo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch sử và vươn tới tương lai".
Có vẻ như nghe những lời này, Tổng thống Mỹ đang nói về kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, quan điểm này không chỉ riêng vấn đề thương mại hoặc kinh tế của Mỹ mà cả các lĩnh vực chính trị, xã hội khác cũng tương tự.
Tất cả đặt lợi ích quốc gia của Mỹ lên hàng đầu, đơn giản vậy thôi.
Tư duy trông chờ và ỉ lại
Trong cuộc sống xã hội Việt Nam, ngày càng chứng minh một điều không thể chối cãi : Đảng cộng sản đang là lực cản lớn nhất, nguy cơ lớn nhất cho dân tộc, cho đất nước trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống từ kinh tế, xã hội, đạo đức cho đến việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ...
Vô cảm lên ngôi khi xã hội mất đạo đức
Trước đây, nhiều người bị hệ thống tuyên truyền làm cho ngộ độc nặng nề đến mức khiếp sợ và không dám mở miệng ngay cả khi chính mình là nạn nhân trực tiếp. Thế rồi thời đại công nghệ thông tin phát triển đến mức mọi ngõ ngách cuộc sống được phơi bày đầy đủ trước mắt họ và họ đã hiểu ra.
Thế nhưng, trong họ vẫn cứ có tư duy ỉ lại, trông chờ vào những người khác đấu tranh thay họ để rồi "đến một lúc nào đó" tự đảng cộng sản sụp đổ hoặc những sự đấu tranh của người khác thành công, họ sẽ được hưởng thành quả của một xã hội mới với trật tự mới. Còn hiện tại, họ chỉ chăm lo nịnh hót, chạy chọt, dựa dẫm vào thế lực tham nhũng, chức quyền để kiếm thật nhiều tiền nhằm vinh thân, phì gia.
Họ say mê với những nhà cửa, xe cộ và mọi thứ thỏa mãn cuộc sống hiện tại cho họ và gia đình mình, còn những sự việc xã hội khác, họ khoán cho tất cả những người dấn thân đấu tranh.
Để kết thúc bài viết này, xin kể một câu chuyện có thật như sau :
Sau phiên tòa xử án Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh ngày 22/9/2016 một người bạn gặp tôi hỏi :
- Sao hôm trước ông không đi phiên tòa xử Ba Sàm ?
- Tôi có đi chứ, nhưng vừa đến nơi chúng nó bắt tôi nhốt vào đồn yên Hòa cả ngày không ra được.
- Hèn gì, bọn tôi ngồi cafe cứ bảo nhau những vụ này thì nhất định ông phải đi nhưng sao không thấy.
Thấy buồn cười, tôi hỏi lại :
- Vậy hôm đó ông đứng ở đâu ?
- À, tôi không đi, tôi bận nhiều thứ làm ăn nên sao đi được.
- Ông không đi được sao tôi lại nhất định phải đi ?
- Thì những người đấu tranh là phải có mặt những vụ như thế chứ, vừa để động viên tinh thần cho người bị xét xử vô luật pháp, vừa biểu thị tinh thần đấu tranh bất khuất chứ. Còn như tôi mà ra đó nó đập chết ngay. cộng sản này nó khốn nạn và tàn bạo lắm ông ạ, không sụp đổ thì dân còn chết, còn làm nô lệ ông ạ, các ông cần cố gắng hơn nữa.
- Ông ra nó đập chết, vậy tôi thì nó đập không chết à ? Tôi có phải làm bằng cao su đâu. Mà tại sao không phải tất cả mọi người cùng cố gắng mà chỉ bọn tôi hay bọn ông ? Đây là trách nhiệm của 90 triệu thằng dân chứ đâu cho bọn nào đâu ông ?
- Trách nhiệm thì chung. Nhưng các ông là những người đấu tranh thì phải thế.
- Vậy có ai khoán việc hay trả tiền cho những người đấu tranh phải thế để những người khác cứ ngồi theo dõi không ? Ông có thuê họ đi đấu tranh phần của ông không ?
- À, tôi còn bận kiếm tiền nuôi vợ con, gia đình mà ông...
Câu chuyện khá dài, chỉ kết thúc ở đây để hiểu rằng cái tư duy chỉ ngồi nhìn, nghe rồi yêu sách, trông chờ vẫn còn đang phổ biến tại Việt Nam.
Đó cũng chính là tư duy nô lệ, phụ thuộc và thụ động.
Và đã đến lúc, mọi người cần phải hiểu ra rằng làm trong sạch xã hội Việt Nam để đất nước tồn tại và phát triển là trách nhiệm của mọi công dân phải tự gắng sức mình nếu không muốn làm nô lệ.
Không thể trông chờ vào bất cứ một ai ra tay cứu giúp dân tộc, đất nước mình, kể cả Tổng thống Mỹ.
11/11/2017, Kỷ niệm 6 năm ngày bị bắt vào Sở Công an Hà Nội, 6 Quang Trung, Hà Đông
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 10/11/2017 (nguyenhuuvinh's blog)
Các nhà tranh đấu không hy vọng nhiều trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump ? (VOA, 09/11/2017)
Các nhà tranh đấu cho nhân quyền có nhiều phản ứng khác nhau về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Từ Đăk Lăk, Blogger Huỳnh Thục Vy, người phụ trách Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nói bà không kỳ vọng gì trong chuyến thăm Hà Nội của ông Trump.
"Không phải chỉ lần này ông Donald Trump, một người không quan tâm đến nhân quyền, mà ngay cả như ông Obama, thì tôi cũng không kỳ vọng gì trong những chuyến thăm như vậy. Những chuyến thăm đó chỉ mang tín xã giao thôi. Tôi nghĩ là tình hình địa chính trị ở khu vực Đông Nam Á, cụ thể là vấn đề Trung Quốc, Bắc Hàn, và thế đối đầu hay hợp tác giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc thì mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ chuyến thăm này không có gì quan trọng".
Ngược lại, bà Nguyễn Thị Dương Hà, một luật sư tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, và cũng là vợ của nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ ở thành phố Chicago, bang Illinois, nói bà trông chờ chuyến thăm của Tổng thống Trump sẽ mang lại kết quả tích cực liên quan đến hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam :
"Như đã thể hiện trong bức thư của tôi gửi cho Tổng thống Donald Trump và Phu nhân Melania Trump. Tôi trong chờ chuyến thăm của Tổng thống Trump mang lại kết quả tích cực liên quan đến hợp tác quốc phòng giữa hai nước và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, cụ thể là tăng cường quốc phòng theo hướng liên minh quân sự nhằm chống Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm, trong đó có hai phụ nữ có con nhỏ là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga.
Hơn một tuần trước khi ông Donald Trump đặt chân đến Việt Nam, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà có viết thư cho Tòa Bạch Ốc "khẩn thiết đề nghị" Tổng thống Mỹ và Phu nhân kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặt biệt "giải cứu" hai nữ tù nhân có con nhỏ là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga.
Trong bức thư gửi nhà nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, bà Dương Hà viết : " Nếu như việc bỏ tù những công dân chỉ vì họ bày tỏ quan điểm khác biệt với chính quyền dứt khoát là hanh vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, thì việc bỏ tù những người mẹ nuôi con nhỏ do họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, không nghi ngờ gì nữa, là hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng gấp trăm lần".
Từ Khánh Hòa, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm 10 năm tù vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" nhưng được Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh "Phụ nữ Can đảm Quốc tế," nói với VOA về chuyến thăm Hà Nội của ông Trump :
"Con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không phải là tù nhân lương tâm duy nhất mà họ cáo buộc những điều rất vô lý. Những điều con tôi nói là những điều xảy ra thường ngày ở Việt Nam và con tôi gióng lên tiếng nói cảnh báo. Tôi chỉ mong muốn rằng không riêng gì Tổng thống Donald Trump mà tất cả các nhà lãnh đạo quốc tế đến Việt Nam hãy giúp người dân Việt Nam được bảo đảm quyền làm người và trả tự do, vô điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến".
Hòa thượng Thích Không Tánh tại thành phố Hồ Chí Minh mong rằng Hoa Kỳ nên lưu tâm đến tự do tôn giáo ở Việt Nam và kêu gọi ông Trump đừng quên những tiếng nói bị đàn áp ở vùng thôn quê :
"Hội đồng Liên tôn và các cộng khác mong rằng khi thăm Việt Nam lưu tâm đến tình trạng vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền. Chúng tôi mong rằng Tổng thống Donald Trump nghĩ đến 90 triệu người dân Việt Nam, chứ đừng vì một đảng Cộng sản hay giới cầm quyền mà bỏ quên đồng bào nghèo khó mà còn bị đàn áp ở quê nhà".
Về khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà rất mong Hoa Kỳ giúp Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật và hủy bỏ những điều luật phản nhân quyền :
"Chừng nào mà Điều 79, Điều 88, và Điều 258 của Bộ Luật Hình sự còn tồn tại thì vẫn còn tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Do đó chính quyền Mỹ và Tổng thống Donald Trump cần kêu gọi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ các điều luật phản nhân quyền nói trên. Ngoài ra, Mỹ cần tích cực giúp Việt Nam cải cách pháp lý mạnh mẽ để xây dựng nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, vì đó là thể chế bảo vệ nhân quyền hiệu quả nhất".
Vào tháng 9, khi ra điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trước khi nhậm chức đại sứ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink nói vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo là một trong các ưu tiên của ông tại Việt Nam.
Đài truyền hình CNBC trong tuần nhận định rằng Tổng thống Trump dự kiến sẽ không nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Châu Á, trong đó có Việt Nam, thay vào đó, các cuộc gặp song phương chỉ tập trung vào an ninh khu vực, thương mại và đầu tư.
**********************
20 dân biểu yêu cầu Tổng thống Trump gây áp lực với Hà Nội về nhân quyền (VOA, 09/11/2017)
20 dân biểu Hoa Kỳ hôm 8/11 công bố một bức thư yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thúc ép chính quyền Việt Nam cải thiện và tôn trọng nhân quyền.
Phần đầu bức thư gửi Tổng thống Donald Trump, 7/11/2017.
Bức thư ký ngày 7/11 do dân biểu Chris Smith, thuộc đảng Cộng hòa đại diện tiểu bang New Jersey khởi thảo nói : "việc tiếp tục mối quan hệ kinh tế và hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự tiến bộ thực chất và mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền".
Các dân biểu Hoa Kỳ cho rằng một chính phủ phớt lờ các cam kết quốc tế về nhân quyền thì không thể nào là một đối tác đáng tin cậy cho các vấn đề như Biển Đông hay thương mại.
Bức thư nhấn mạnh vai trò của tự do phát biểu trên mạng Internet, tự do tôn giáo và yêu cầu Tổng thống Trump hối thúc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng.
Chữ ký một số dân biểu Mỹ trong bức thư gửi Tổng thống Donald Trump.
Ngoài ra bức thư còn yêu cầu nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lưu ý việc chính quyền Đà Nẵng, nơi tổ chức Hội nghị Hợp tác Phát triển Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà ông Trump tham dự, đã cưỡng chế và tịch thu đất đai của các giáo dân Cồn Dầu vào năm 2010, nhưng nay các giáo dân này đã trở thành công dân Hoa Kỳ.
*********************
Thêm thành viên Hội Anh em Dân chủ bị mời làm việc (RFA, 09/11/2017)
Thêm 2 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Lê Anh Hùng và Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội gửi giấy đòi triệu tập, ghi rõ nội dung buổi làm việc liên quan đến vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). Photo : RFA
Cả 2 ông Hùng và Dũng nhận được giấy gọi của công an Hà nội ngày 8 tháng 11, đòi phải trình diện để làm việc với công an lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay, mùng 9 tháng 11 năm 2017. Hai ông đều quyết định từ chối, không đến đồn công an làm việc.
Trong thư phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội, ông Lê Anh Hùng cho biết ông không tham gia vào bất cứ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nào cả, do đó ông không có trách nhiệm phải gặp công an.
Ông Trương Văn Dũng, một trong hai người có giấy mời làm việc, vào chiều ngày 9 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau về trường hợp của ông :
"Ngày hôm qua họ đưa giấy triệu tập, thì quan điểm của tôi rất rõ ràng là tôi từ chối tôi không làm việc với họ, cho đến ngày hôm nay tôi cũng đã thực thi điều đó là tôi không đi gặp. Trường hợp chúng tôi quan hệ với Nguyễn Văn Đài, hay bất kể với một ai, đó là quyền của chúng tôi. Đấy là điều chúng tôi khẳng định luôn. Thế còn trường hợp họ dùng từ mời hoặc triệu tập chúng tôi không bao giờ hợp tác với họ, bởi vì sao, vì họ là một chính thể tà quyền chúng tôi đấu tranh cho tổ quốc vì thế chúng tôi không hợp tác với tà quyền, quan điểm tôi rất rõ ràng. Chúng tôi khẳng định chúng tôi cũng không làm điều gì sai trái với pháp luật cả".
Cũng cần nhắc lại trong một năm qua, Hội Anh Em Dân Chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp mạnh tay, nhiều thành viên của Hội đã bị bắt giữ, bị truy tố với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, chiếu theo điều 79 Bộ Luật hình sự, hoặc bị ghép vào tội danh tuyên truyền chống nhà nước, dựa theo điều 88 của Bộ Luật hình sự.
Hội Anh Em Dân Chủ được luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và một số người cùng chí hướng đồng thành lập vào tháng Tư năm 2013, với mục đích cổ võ dân chủ, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do dân sự và chính trị như đã được quy định trong hiến pháp cũng như trong các bản công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
Luật sư Đài và người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt hồi cuối tháng 12 năm 2015, đến giờ vẫn chưa xét xử. Tháng Bảy năm nay, thêm 4 thành viên của Hội là Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn trội và Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền bắt giam.
Đến ngày 17 tháng Mười vừa qua, công an Hà Tĩnh cũng bắt khẩn cấp một thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là cô Trần Thị Xuân.
Những vụ đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động cho dân chủ và quyền con người tại Việt Nam đã khiến những tổ chức bảo vệ, tranh đấu cho quyền làm người liên tục lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo của thế giới khi đến Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC phải thúc đẩy Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
Một trong những lời kêu gọi được đưa ra ngày 9 tháng 11 là thư ngỏ của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam gửi các lãnh đạo APEC.
Trong thư ngỏ, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban, nhấn mạnh rằng khi có mặt tại Việt Nam để dự APEC, các nhà lãnh đạo nên dùng cơ hội này để gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngưng ngay chính sách đàn áp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng.
Thư ngỏ cũng nhắc đến những nhà hoạt động xã hội đang bị cầm tù hay bị giam giữ, như bà Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hoặc như nhà tu hành đang bị quản thúc như trường hợp của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
**********************
Nhiều tổ chức lên tiếng về dân chủ ở Việt Nam trước APEC (BBC, 08/11/2017)
Có 17 tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế vừa viết thư chung gửi tới các lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, yêu cầu gây áp lực để chính phủ Việt Nam ngừng các cuộc đàn áp dân chủ.
17 tổ chức trong nước và quốc tế ký tên trong lá thư yêu cầu các lãnh đạo quốc tế tham gia APEC gây áp lực lên Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền
Thư được ký hôm 7/11, chỉ ít hôm sau khi 40 học giả quốc tế lên tiếng yêu cầu trả tự do cho hai nhà hoạt động nữ.
Lá thư viết rằng chính phủ Việt Nam đã tiến hành một cuộc "đàn áp chính trị to lớn đối với quyền biểu đạt ôn hòa" trong năm qua và điều này đi ngược lại với mục tiêu "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" của Hội nghị APEC năm nay.
"Nếu chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế - như các điều khoản từ Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị và Công ước Chống tra tấn - thì làm sao quý vị có thể tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các thỏa thuận ký kết tại APEC ?" trong thư có đoạn.
Lá thư kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "thúc đẩy Việt Nam hãy ngưng ngay cuộc đàn áp" và "tôn trọng các quyền tự do và nhân quyền quốc tế".
"Đồng lòng đoàn kết"
Ông Arthit Suriyawongfuk, thư ký của Hiệp Hội Người dùng mạng Thái Lan (TNN) một trong 17 tổ chức tham gia ký thư, nói với BBC rằng, TNN ký tên vì muốn thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết của giữa các tổ chức đối với tình trạng đàn áp tự do ngôn luận ở Việt Nam.
"Những vụ việc [đàn áp tự ngôn luận] như thế này xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở ngay Thái Lan cũng vậy. Nó là mối đe dọa đến tự do thông tin mạng. Quốc gia thì có biên giới, nhưng lý tưởng và thông tin thì nên được tự do truyền đạt".
"Thực tế mà nói, tôi không nghĩ lá thư sẽ nhận được phản hồi thực tế gì. Có vẻ như các quốc gia đang liên kết với nhau để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Tuy nhiên đây là một cách nhắc nhở rằng vụ việc như vậy đã diễn ra và các tổ chức hoạt động sẽ tiếp tục lên tiếng," ông Arthit nói.
Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và nhiều tổ chức khác cũng đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho các tù nhân chính trị.
Gần như cùng nội dung với lá thư trên, các tổ chức cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế và đối tác thương mại với Việt Nam phải kêu gọi chính phủ cộng sản ngừng các cuộc đàn áp đối với các nhà phê bình ôn hòa và đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tôn giáo.
15 vụ bắt giữ tù nhân chính trị mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho là cần phải được chú ý
"Khi cùng nhau chụp những tấm ảnh kỷ niệm và ký kết các hợp đồng thương mại với lãnh đạo của chính phủ độc đảng Việt Nam, các quan chức quốc tế từ các quốc gia trong APEC không nên nhắm mắt trước hơn 100 tù nhân chính trị mà chính những quan chức này bỏ sau hàng song sắt," Giám đốc Ban Châu Á của HRW, Brad Adams viết trong thông cáo ra hôm 3/11.
"Và ngay trong lúc Việt Nam đang đóng vai trò của một chủ nhà thân thiện để chào đón các đại biểu quốc tế, giới chức lại tăng cường các cuộc đàn áp với bất cứ ai dám dũng cảm lên tiếng về nhân quyền và dân chủ," ông Adams viết.
Thực trạng mà Giám đốc HRW nêu có thể được phản ánh rõ qua trường hợp của một trong những nhà hoạt động dân chủ mạnh mẽ nhất ở Việt Nam.
Nhà báo tự do và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang cho BBC biết cô vẫn đang phải ẩn trốn trong suốt bốn tháng qua.
"Tôi không thể ở trong căn hộ của tôi ở Hà Nội được nữa, tôi rời khỏi Hà Nội từ đầu tháng Bảy," nhà nữ hoạt động nói.
"Không có chút riêng tư nào, ngay cả trong chính nhà của mình. Tôi cảm thấy có người luôn theo dõi, nghe lén tôi qua điện thoại".
Kể từ đầu năm 2017, 25 nhà hoạt động ôn hòa đã bị truy bắt, giam giữ hoặc trục xuất - một con số kỷ lục.
Tháng 1 :
1. Nguyễn Văn Hóa
2. Nguyễn Văn Oai
3. Trần Thị Nga
Tháng 3 :
4. Vũ Quang Thuận
5. Nguyễn Văn Điền
6. Bùi Hiếu Võ
7. Phan Kim Khánh
Tháng 5 :
8. Bạch Hồng Quyền, bị truy nã
9. Hoàng Đức Bình
10. Thái Văn Dung, bị truy nã
Tháng 6 :
11. Phạm Minh Hoàng, bị tước quốc tịch, trục xuất
12. Bùi Văn Thắm
13. Bùi Văn Trung
Tháng 7 :
14. Trần Văn Hoàng Phúc
15. Lê Đình Lượng
16. Phạm Văn Trội
17. Nguyễn Trung Tôn
18. Trương Minh Đức
19. Nguyễn Bắc Truyển
Tháng 8 :
20. Nguyễn Trung Trực
21. Trần Minh Nhật
Tháng 9 :
22. Nguyễn Văn Túc
23. Nguyễn Viết Dũng
Tháng 10 :
24. Đào Quang Thực
25. Trần Thị Xuân
*********************
Mỹ : Hàng ngàn người Việt có nguy cơ bị trục xuất ? (BBC, 09/11/2017)
Khoảng 8.500 người Việt tại Hoa Kỳ có thể bị bắt, giam giữ và trục xuất về Việt Nam, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng tại Hoa Kỳ cho biết.
Cộng đồng hoạt động dân quyền ở Hoa Kỳ diễu hành kêu gọi ngừng trục xuất dân nhập cư Châu Á
Các tổ chức bắt đầu lo ngại khi có thông tin trong vài tháng gần đây, nhiều người đột nhiên bị bắt, giam giữ, điều chuyển và bị thẩm vấn để trục xuất về Việt Nam.
Con số người bị bắt giữ đã lên đến mức kỷ lục, NBC News dẫn lời bà Đinh Quyên, Chủ tịch Trung tâm Hành động Hỗ trợ Đông Nam Á (SEARAC).
Các tổ chức hoạt động vì cộng đồng ở Philadelphia, California, New York gần như đồng loạt đưa ra cảnh báo khẩn vào cuối tháng 10.
Gần 9.000 người có thể bị trục xuất
Cảnh báo khẩn của SEARAC hôm 30/10 ghi rằng : "Trong vài tuần gần đây, ICE [Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan] đã tái bắt giữ một số người Việt đã có lệnh trục xuất mà họ không thể trục xuất trước đây".
Cảnh báo khẩn của SEARAC cho biết tổ chức này phát hiện hồi tháng 9 rằng Hoa Kỳ đã gửi hồ sơ của 95 cá nhân có thể bị trục xuất cho Hà Nội để chính quyền Việt Nam xem xét.
SEARAC cũng ghi nhận các trường hợp lẽ ra không thuộc đối tượng bị trục xuất nhưng vẫn bị bắt giữ trong thời gian vừa qua.
Thông tin cảnh báo cho người Việt tại Hoa Kỳ
"Từ tháng 10 đến tháng 11, một phái đoàn quan chức Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ để tiến hành các cuộc phỏng vấn ở bang Georgia," cảnh báo ghi thêm.
Cảnh báo kêu gọi cộng đồng chia sẻ rộng rãi và ngay lập tức liên hệ các tổ chức để được nhận hỗ trợ pháp lý.
Đối tượng nào có thể bị trục xuất ?
Theo dữ liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ vào năm 2016, hiện có khoảng 8.560 người Việt có lệnh trục xuất nhưng vẫn sinh sống tại Mỹ. Lí do là vì từ sau chiến tranh, Việt Nam luôn từ chối tiếp nhận những người Việt bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Theo Biên bản Ghi nhớ được hai nước ký hồi 2008, Hà Nội chỉ chính thức đồng ý tiếp nhận các cá nhân gốc Việt đến Hoa Kỳ sau năm 1995 - là năm hai nước bình thường hóa quan hệ.
Không phải lần đầu tiên bị ép trở về : Một người phụ nữ phải bị kéo đi trong khi những người khác thì ngồi lỳ trên thang nối máy bay. Đây là nhóm 100 người Việt bị trục xuất khỏi Hongkong sau khi Anh Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận năm 1995.
Từ 1998 đến 2016, đã có khoảng 624 người Việt bị đưa về Việt Nam, theo thông tin chính thức của Bộ Nội An.
"Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ luôn nỗ lực tìm cách trục xuất càng nhiều người càng tốt," ông Huỳnh Ngọc Diệu, người đứng đầu tổ chức VietUnity nói với BBC.
Tuy nhiên, "thường họ chỉ trục xuất người đến Hoa Kỳ sau 1995", ông Diệu giải thích thêm.
Nay, đã có những trường hợp đến Hoa Kỳ từ trước 1995 nhưng vẫn bị bắt và giam giữ.
Trong số 95 hồ sơ bị chuyển cho phía Việt Nam hồi tháng 9, có ít nhất ba người đến Hoa Kỳ trước 1995, không thuộc đối tượng bị trục xuất theo thỏa thuận ký năm 2008, NBC dẫn lại thông tin của SEARAC.
Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất
Katrina Dizon Mariategue, nhân viên tư vấn Chính sách Nhập cư của SEARAC cho BBC biết tổ chức này bắt đầu phát hiện ra vụ việc sau khi một luật sư thông báo về việc một người Việt đến Hoa Kỳ trước 1995 bị bắt giữ và điều chuyển đến bang Georgia.
Bà Mariategue cho biết năm ngoái Hoa Kỳ trục xuất 35 người Việt ; năm nay nếu 95 hồ sơ kia được tiếp nhận thì con số bị trục xuất sẽ tăng gấp 3 lần.
Trump sẽ nêu vấn đề với Việt Nam tại APEC ?
Ông Huỳnh Ngọc Diệu, người hiện cũng đang làm việc cho phó thị trưởng thành phố San Jose, California, bình luận rằng chính phủ Trump "đã có một số hành động gây hại đến cộng đồng dân nhập cư".
"Đây không phải là điều ngạc nhiên. Ông Trump muốn giới hạn nhập cư, muốn trục xuất dân nhập cư, và ông ấy ủng hộ dự luật RAISE Act," ông Diệu nói.
"Bây giờ điều chúng tôi lo ngại nhất là chuyến thăm đến Việt Nam của Trump. Với số lượng người bị bắt giữ mang tính kỷ lục, đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Trump đang nỗ lực khiến phía Việt Nam tiếp nhận thêm người bị trục xuất".
"Điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình, con cái phải rời xa cha mẹ. Đây là điều không ai mong muốn," ông Diệu nói thêm.
Dự luật nhập cư RAISE của Hoa Kỳ sẽ 'siết chặt hơn' ?
Cùng mối quan ngại với ông Diệu, bà Mariategue nói rằng việc Hoa Kỳ muốn trục xuất cả những cá nhân tới Mỹ trước 1995 là một tín hiệu xấu.
Bà e rằng Washington đang tìm cách tái thỏa thuận hoặc mở rộng Biên bản Ghi nhớ năm 2008 để có thể trục xuất thêm người. "Nếu như vậy, có khả năng khoảng 9.000 người Việt sẽ bị ảnh hưởng," bà Mariategue nói.
Tháng trước, chính phủ ông Trump đã ra lệnh trừng phạt đối với Campuchia và ba nước Châu Phi khác vì đã không chịu tiếp nhận người bị trục xuất.
Cũng đồng tình với ông Diệu, bà Mariategue nói : "Chúng tôi lo ngại rằng ông ấy sẽ đặt vấn đề này với Việt Nam vì ông đã có những lời bình luận trong quá khứ về việc trừng phạt những nước không tiếp nhận người bị trục xuất".
BBC đã liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để xác nhận thông tin nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.