Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân Bangladesh lật đổ chế độ độc tài

Ngô Nhân Dụng, VOA, 12/08/2024

Các cuộc biểu tình trên đường phố khiến Sheikh Hasina phải bỏ chạy, trốn qua Ấn Độ, sẽ khiến giới lãnh đạo ở Hà Nội phải lo lắng ; mặc dù bà thủ tướng Bangladesh chỉ nắm quyền từ gần 20 năm, so với hơn 80 năm từ khi đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.

bangladesh1

Thân nhân những người mất tích trong giai đoạn cầm quyền của liên đoàn Awami tuần hành đòi trả người tại Dhaka, 11 tháng Tám.

Vụ thay đổi chế độ ở Bangladesh không phải là một cuộc đảo chính như thường thấy. Không có cảnh xe tăng bao vây dinh thủ tướng ; không thấy các tướng lãnh họp nhau bàn thay đổi ; họ cũng không đứng ra nắm quyền khi có cơ hội. Vị thủ tướng mới chưa bao nuôi tham vọng đứng ra nhận chức vụ này, đã 83 tuổi, vốn không phải là một chính trị gia và đang ở Paris, làm cố vấn cho đoàn lực sĩ quốc gia dự Olympics.

Quá trình lật đổ Sheikh Hasina diễn ra ngoài đường phố. Các sinh viên bắt đầu biểu tình vì một lý do : Họ cũng muốn làm công chức. Họ chỉ phản đối quy chế bất công trong việc tuyển mộ thư lại. Luật lệ dành 30% số ghế nhân viên nhà nước cho mấy loại ứng viên, đã được thi hành từ lâu. Nhóm người được ưu đãi nhất là con cháu của những "chiến sĩ lập quốc" ; là những người đã tham dự cuộc chiến đấu chống quân đội Pakistan để tách ra thành lập một quốc gia độc lập, từ năm 1970. Những người hưởng lợi nhất trong quy chế tuyển mộ công chức này chính là các đảng viên của Liên đoàn Awami, do bà Hasina thành lập. Họ quy tụ con cháu của các "anh hùng lập quốc", như chính chị em bà Hasina.

Lãnh thổ Bangladesh trước đây là một phần của Pakistan, quốc gia thành hình sau năm 1947, khi Đế quốc Anh trả lại độc lập cho dân bán đảo Ấn Độ. Những người theo Hồi giáo lập một quốc gia riêng, gồm hai vùng nằm ở phía Tây và phía Đông nước Ấn Độ ; chính quyền trung ương nằm ở vùng Tây Pakistan. Dân hai vùng theo chung một tôn giáo nhưng chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục khác nhau. Sau hơn 20 năm, dân miền Đông Pakistan thấy chính quyền ở thủ đô Islamabad bất công, đưa công chức và quân đội từ miền Tây qua bắt họ đóng thuế nhưng không cung cấp đủ các dịch vụ. Có thể so sánh với cảnh Hà Nội đưa người từ miền Bắc vào nắm quyền ở miền Nam Việt Nam sau năm 1975. Dân Đông Pakistan bất mãn, nổi lên đòi quyền lợi, bị quân đội đàn áp nặng nề.

Cuối cùng nhờ quân Ấn Độ giúp, họ thành lập nước Bangladesh. Sheikh Mujibur Rahman lên nắm quyền, được coi là một anh hùng lập quốc. Năm 1975, quân đội đảo chính, cả gia đình ông bị giết, chỉ hai người con gái, Sheikh Hasina và Sheikh Rehana thoát chết vì họ không có mặt trong nước (Sheikh là một danh hiệu vinh dự). Họ lập Liên đoàn Awami và thành công nhờ ảnh hưởng tinh thần của Sheikh Rahman.

Năm 1996, đảng Awami chiếm đa số trong quốc hội, Sheikh Hasina lên làm thủ tướng. Năm 2000 bà thất bại, phải nhường chức thủ tướng cho bà Begum Khaleda Zia, Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP). Kể từ đó, các cuộc tranh cử giữa hai phụ nữ với cá tính mạnh mẽ tiếp diễn sau mỗi lần quân đội Bangladesh đảo chính, dựng lên những chính phủ lâm thời để tổ chức bầu cử lại. Năm 2009 bà Hasina đắc cử lần thứ hai, nắm quyền cho tới năm nay.

Điều may mắn cho Sheikh Hasina là gần đây kinh tế Bangladesh đi lên. Năm 2022, Tổng sản lượng nội địa tăng thêm 7,2%. Kinh tế Việt Nam cũng phát triển như vậy, nhờ xuất cảng hàng hóa qua các nước Âu Mỹ thay thế hàng Trung Quốc bị cấm vận hoặc giá đắt vì công nhân đòi lương cao hơn. Nhưng chỉ các xí nghiệp chủ nhân hưởng lợi ; giới lao động vẫn nghèo. Những người giàu nhất nước chiếm một phần mười dân số, kiểm soát 41 phần trăm lợi tức quốc gia, theo bản tin Al Jazeera. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng nặng nề, cũng không khác gì tình cảnh đang diễn ra ở Việt Nam. Giới sinh viên ra trường còn chịu cảnh bất công vì hơn 30% số việc làm cho chính phủ đã được dành riêng cho một thành phần ưu đãi.

Ngày 1/7/2024, sinh viên Đại học Dhaka bắt đầu biểu tình. Dần dần, sinh viên các đại học lớn khác tới theo. Họ hô các khẩu hiệu đòi công bằng, chống tham nhũng và đòi trả tự do cho những giới đối lập bị bắt bớ vô lý. Các cuộc biểu tình biến thành bạo động khi bà Hasina cho đám "thanh niên xung phong" của Liên đoàn Awami xuất hiện, tấn công các sinh viên biểu tình. Dần dần, dân chúng cũng xuống đường ủng hộ giới trẻ. Họ thắt một băng đỏ trên đầu, như các sinh viên, để bày tỏ tình đoàn kết, theo hãng tin Associated Press. Phong trào lớn lên dần vì những uất ức chất chứa từ hàng chục năm có cơ hội biểu lộ. Những người tham dự biểu tình bao gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, với cả các diễn viên kịch nghệ và điện anh, các ca sĩ và nhạc sĩ, theo báo The Guardian.

Dân chúng từ nhiều tỉnh kéo về thủ đô Dhaka. Hơn 300 người chết không khiến họ chùn bước. Người ta hết sợ những họng súng và bắt đầu chống lại bằng vũ khí. Riêng ngày Chủ Nhật, 94 người thiệt mạng, trong đó có 13 nhân viên cảnh sát, theo Agence France-Presse.

Tối cao Pháp viện tuyên án thay đổi quy chế tuyển mộ công chức, nhưng quá trễ. Trưa ngày Thứ Hai, cảnh sát bắt đầu bỏ cuộc, để cho sinh viên và dân chúng phá đổ các rào cản, tiến vào trung tâm thành phố, tới vây dinh thủ tướng. Quân đội không can thiệp. Thứ Sáu trước, Tướng chỉ huy trưởng Waker-Uz-Zaman đã gặp các sĩ quan cấp dưới, nghe họ yêu cầu không ra lệnh bắn vào dân chúng, theo bản tin BBC. Nhiều quân nhân đã bắt tay với sinh viên và dân biểu tình.

Sheikh Hasina không tuyên bố từ chức nhưng đành bỏ chạy. Những người lãnh đạo biểu tình yêu cầu ông Muhammad Yunus đứng ra lập chính phủ lâm thời. Ngày 8/8, tổng thống Mohammed Shahabuddin tuyên bố giải tán quốc hội và chủ tọa lễ tuyên thệ của ông Yunus, với nhiệm vụ tổ chức bầu cử quốc hội mới, theo tin AP.

Muhammad Yunus, sinh năm 1940, tốt nghiệp PhD tại Đại học Vanderbilt bên Mỹ, thường được gọi là "Nhà Ngân hàng của Dân nghèo". Ông được trao Giải Nobel Hòa Bình năm 2006 vì sáng kiến "tín dụng nhỏ" (microfinancing). Trong một cuộc phỏng vấn với AP năm 2004, ông Yunus nói ông nảy ra ý kiến này khi gặp một bà bán các món đồ làm bằng tre. Ông ngạc nhiên vì bà đã làm ra những vật dụng tinh xảo, đẹp đẽ như vậy mà tại sao không kiếm đủ tiền trả nợ. Ông tin rằng các "nhà kinh doanh nhỏ" này không bao giờ "quịt nợ" nếu được tin cậy để vay tiền với lãi suất thấp hơn. Năm 1983 ông lập Ngân hàng Grameen Bank với các chương trình cho giới làm ăn nhỏ được vay tiền, mà các ngân hàng khác thường từ chối họ vì thấy không đủ điều kiện. Sáng kiến "tín dụng nhỏ" của ông đã trở thành một phong trào được nhiều nước nghèo bắt chước làm theo. Năm 2013, ông Yunus đã bị chính quyền Hasina đưa ra tòa vì "tội nhận tiền mà không xin phép chính phủ". Đó là những món tiền ông lãnh từ Giải Nobel, cũng như tiền bản quyền các cuốn sách của ông được in ở nước ngoài !

Từ Paris trở về nước ngày 8/8, Muhammad Yunus kêu gọi tái lập trật tự và đoàn kết quốc gia : "Bangladesh là một đại gia đình. Chúng ta cần đoàn kết với nhau", ông tuyên bố. Bà Khaleda Zia, cựu thủ tướng, đang nằm trong bịnh viện cũng lên tiếng yêu cầu những người ủng hộ mình đừng để cho đất nước chia rẽ.

Bangladesh đã lật đổ chế độ độc tài, bước vào một trang sử mới, hoàn toàn do các cuộc biểu tình của sinh viên và những người dân bình thường. Đây là một bài học cho người Việt Nam suy nghĩ.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 12/08/2024

*****************************

Chính phủ Việt Nam sợ tinh thần phản kháng ở Bangladesh lan đến Việt

RFA, 14/08/2024

Tại Bangladesh, các cuộc biểu tình kéo dài liên tục trong nhiều tuần qua đã buộc thủ tướng cầm quyền 15 năm của nước này là bà Sheikh Hasina phải từ chức và chạy trốn khỏi đất nước vào ngày 5 tháng 8 vừa qua. 

bangladesh2

Một sinh viên vẫy quốc kỳ Bangladesh ở gần Đại học Dhaka ở thủ đô vào ngày 12/8/2024. AFP

Hãng tin AP loan tin các cuộc biểu tình ban đầu diễn ra trong ôn hòa và được lãnh đạo bởi chủ yếu là sinh viên - những người thất vọng với chính sách việc làm mà họ cho là thiên vị những người có quan hệ với đảng cầm quyền. 

Tăng trưởng việc làm ở khu vực tư nhân bị đánh giá là trì trệ khi gần 32 triệu thanh niên không có việc làm hoặc không được học hành trong tổng dân số 170 triệu người.

Ngày 15/7, các cuộc biểu tình trở thành bạo lực khi các sinh viên đụng độ với lực lượng cảnh sát và những người ủng hộ chính quyền. Sự việc tới nay đã khiến gần 300 người thiệt mạng, bao gồm cả sinh viên và cảnh sát.

Ngay cả sau khi Bangladesh bãi bỏ hạn ngạch, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, lan rộng ra ngoài phạm vi sinh viên. Người dân thường cũng đổ xuống đường bày tỏ sự tức giận với đối với chính phủ của bà Hasina.

Hãng tin Reuters loan rằng các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo không gian cho hoạt động dân chủ cũng đã bị thu hẹp dưới thời bà Hasina. Chính phủ bị cáo buộc là kìm hãm bất đồng chính kiến, vùi dập tiếng nói của giới truyền thông và những người chỉ trích chính phủ, và bỏ tù những người chỉ trích mạnh mẽ nhất. 

Truyền thông nhà nước định hướng dư luận

Báo chí nhà nước Việt Nam, khi đưa tin về sự kiện diễn ra tại Bangladesh đã mô tả những cuộc biểu tình đòi quyền lợi của người dân thành những cuộc bạo loạn đầy bạo lực, tàn phá nền kinh tế và gây rối an ninh - trật tự tại quốc gia Nam Á này. 

Đơn cử, báo Công an nhân dân có bài viết hôm 7/8 với tiêu đề "Những cuộc biểu tình phá tan nền kinh tế Bangladesh" ; hôm 19/7, mạng báo VnExpress có bài "Bạo loạn ở Bangladesh vì hạn ngạch viên chức" ; Trang báo mạng của VTV - Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam hôm 5/8 đăng bài về tình hình ở Bangladesh rằng "Biểu tình bạo lực tiếp tục nổ ra ở Bangladesh, gần 100 người thiệt mạng". 

Bên cạnh đó, các trang fanpage của dư luận viên cũng đăng nhiều bài viết chỉ trích các cuộc biểu tình ở Bangladesh. Page Chính trị Việt Nam cảnh báo rằng những cuộc biểu tình như ở Bangladesh chính là nguyên nhân gây ra bạo loạn, bất ổn chính trị. Và rằng, Việt Nam là một đất nước đang ổn định, bình yên nên mọi người "cần cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng khát vọng dân chủ, tự do của nhân dân để thực hiện những "cách mạng màu" nhằm lật đổ chính quyền hợp hiến". 

Một người hoạt động dân chủ trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, nhận định rằng việc truyền thông bị kiểm duyệt đưa tin theo định hướng như là một hành động cướp phá bạo lực là do họ muốn ngăn chặn sự lan rộng của phong trào này, nhất là trong hoàn cảnh tình hình kinh tế xã hội ngày càng bất ổn như hiện nay. 

"Việc đưa tin một phía sẽ bóp méo tính chính nghĩa và mục đích cao đẹp của phong trào, làm người dân hiểu lầm về tính hợp pháp xã hội của một cuộc đấu tranh bất bạo động, làm cho phong trào bị hiểu nhầm thành công cụ của các phe nhóm chính trị, và mất đi tính đại diện hợp pháp cho nguyện vọng của nhân dân".

Ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động chính trị Việt Nam nói với RFA rằng rõ ràng là nhà nước Việt Nam đang chỉ đạo đưa tin một chiều về tình hình ở Bangladesh hiện nay :

"Qua cái cách trình bày vấn đề của phía báo chí nhà nước, thì chúng ta thấy cái cách đưa tin nó hoàn toàn một chiều. Họ hoàn toàn không lý giải được là tại sao lại dẫn đến những cái cuộc biểu tình hay bạo loạn. Giả sử như là đúng ý họ nói là bạo loạn thì tại sao người dân phải như vậy ? Tại vì khi người dân dám bạo loạn thì họ phải đối đầu với súng đạn của công an và quân đội ? Tại sao họ bất chấp cả cái chết họ dám làm chuyện như vậy ?... thì họ không lý giải được".

Lo ngại tinh thần dân chủ lan truyền tới Việt Nam

Nguyên nhân mà nhà nước Việt Nam chỉ đạo đưa tin về những cuộc biểu tình ở Bangladesh một cách đầy bạo lực và tiêu cực như vậy, theo ông Nguyễn Tiến Trung, là do họ lo sợ tinh thần phản kháng, đòi dân chủ ở Bangladesh sẽ lan truyền và tác động tới người dân Việt Nam : 

"Việt Nam chúng ta cũng nằm trong chế độ độc đảng dưới sự cai trị độc tài của Đảng cộng sản, họ đàn áp đối lập và người dân không có tiếng nói gì.

Khi nghe thấy có thêm một nước chuyển từ chế độ độc tài sang dân chủ thì họ chắc chắn phải sợ hãi và sợ cái tinh thần mà đấu tranh của người dân Bangladesh có thể lan truyền đến Việt Nam và khi người dân Việt Nam tiếp nhận được thông tin đó, thấy được tinh thần đấu tranh của người dân Bangladesh và sẽ học hỏi theo. Cho nên chắc chắn là phía Đảng cộng sản Việt Nam phải sợ hãi rồi".

Đồng quan điểm, nhà hoạt động giấu tên cho rằng sự việc xảy ra tại Bangladesh có ảnh hưởng to rộng đến những nước đang ở thể chế toàn trị. Do đó, Việt Nam phản ứng như vậy không phải là điều bất ngờ :

"Những cuộc biểu tình, đấu tranh ôn hòa luôn tạo ra một làn sóng lan tỏa và truyền động lực cho những người có cùng hoàn cảnh như vậy. Cụ thể là như những người dân tại Bangladesh, đặc biệt là tại những nước tồn tại tình trạng phân biệt đẳng cấp, xuất thân, như người dân Bangladesh đã phản đối việc ưu tiên việc làm cho người nhà cán bộ công chức, những điều ở trên cũng đang tồn tại và xảy ra ở Việt Nam". 

Biểu tình làm kinh tế suy tàn ?

bangladesh3

Một số fanpage dư luận viên đưa tin về các cuộc biểu tình ở Bangladesh.

Luận điểm chính mà các trang dư luận viên sử dụng như để chỉ trích các cuộc biểu tình đòi quyền lợi của người dân Bangladesh chính là việc nền kinh tế của nước này đang tụt dốc.

Trang fanpage Đơn vị Tác chiến Việt Nam đăng status nói rằng bất ổn chính trị Bangladesh chính là nguyên nhân khiến hàng loạt nhà máy may mặc phải đóng cửa, "đơn hàng đang đổ dồn về Việt Nam. Việc hàng loạt nhà máy phải đóng cửa trước mùa mua sắm lớn nhất năm, đánh mạnh vào niềm tin của các thương hiệu thời trang vào quốc gia này, điều này sẽ tác động lâu dài đến nền kinh tế nước này".

Ngành kinh tế chủ lực của Bangladesh chính là gia công và xuất khẩu các mặt hàng dệt may, được coi là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong lĩnh vực này. 

Theo nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, dư luận viên đã cố tình đánh tráo khái niệm trong việc đưa tin rằng kinh tế Bangladesh suy tàn vì biểu tình. Thực tế, chính việc quản lý kinh tế yếu kém, kinh tế đình trệ lâu nay mới là nguyên do khiến đông đảo người dân xuống đường :

"Cái này là Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh tráo nguyên nhân và hậu quả. Xã hội ở Bangladesh bất ổn vì sự cai trị độc tài của bà Hasani và đảng của bà ta chứ không phải là vì người dân biểu tình. Người dân biểu tình là hệ quả, không phải là nguyên nhân".

Nhà hoạt động giấu tên cho rằng tình trạng đói kém, bạo lực, hay những tổn thất vĩ mô của một quốc gia đến từ sự hoạch định chính sách sai lầm của cơ quan nhà nước và sự bất lực của chính phủ trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, tình trạng tham nhũng và trì trệ xã hội… Những điều này không thể là hành động mang tính bộc phát của toàn xã hội chỉ trong vài ngày hay vài tháng :

"Hay nói chính xác, thì chính sự yếu kém của chính quyền mới là nguyên nhân của sự tụt hậu, đói kém, thất bại kinh tế, chính trị, xã hội. Những cuộc biểu tình chỉ là công cụ của quần chúng để giải quyết những "hậu quả" của một chính phủ yếu kém. Còn về "Cách mạng màu, nhìn chung thì đây là một "thuật ngữ" được nêu ra bởi Việt Nam, và chỉ được dùng để gán ghép cho những cuộc biểu tình ôn hòa dân chủ lật đổ những kẻ độc tài có quan hệ tốt với họ".

Một bài viết của Reuters hôm 8/8 phân tích rằng dưới thời Hasina, Bangladesh trong những năm gần đây đã chứng kiến thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng gia tăng, đồng tiền mất giá và dự trữ ngoại hối sụt giảm. Chi phí sinh hoạt tăng cao đã gây ra làn sóng phản đối của công nhân may mặc đòi tăng lương. Nền kinh tế quốc gia Nam Á này giảm tốc mạnh kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine do giá nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, buộc Bangladesh vào năm ngoái phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để nhận gói cứu trợ trị giá 4,7 tỷ USD.

Một bài viết khác của Bloomberg đưa ra dự đoán rằng các cuộc biểu tình và việc đóng cửa ngành may mặc của Bangladesh có thể khiến nền kinh tế thiệt hại 10 tỷ USD, khiến việc tăng cường dự trữ ngoại tệ càng trở nên khó khăn hơn. 

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy cho rằng các cuộc biểu tình đúng là có gây ra xáo trộn các hoạt động xã hội và kinh tế trong tương lai gần có thể khó khăn hơn. Tuy nhiên :

"Chuyện này là chuyện chẳng đặng đừng, nhưng mà người dân Bangladesh Họ phải làm để mà họ thoát khỏi bàn tay sắt, thoát khỏi cái nhà tù và cái gọng kiềm, sự cai trị hà khắc của chính phủ Bà Hasina để mở ra một chân trời mới cho họ.

Và nếu mà một cái chính phủ mới được bầu theo nguyện vọng của nhân dân, vì hạnh phúc người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đối xử với người dân một cách công bằng với nhau thì không có lý do gì mà người dân bạo loạn làm gì". 

Bangladesh - Việt Nam có nhiều điểm tương đồng

Theo những nhà hoạt động chính trị mà RFA phỏng vấn trong bài viết này, tình hình chính trị, xã hội của Bangladesh và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng.

Mồi lửa châm ngòi cho các cuộc biểu tình chính là hệ thống hạn ngạch việc làm của chính phủ Bangladesh. Theo chính sách này, một phần ba việc làm trong khu vực công dành cho người thân của cựu chiến binh trong cuộc chiến giành độc lập của Bangladesh từ Pakistan năm 1971.

Nhìn lại Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Trung thấy rằng hầu hết quan chức trong nhà nước Việt Nam đều là thành viên của Đảng cộng sản, người dân thường hoàn toàn không có cửa để trèo lên các vị trí cao trong hệ thống công quyền :

"Trước đây chúng ta thấy rất rõ là qua cái chủ nghĩa lý lịch. Nó không đưa ra thành luật nhưng mà mọi người đều ngầm hiểu. 

Những người ngoài Đảng cộng sản cũng không được phép tham gia vào chính quyền. Chính quyền hoàn toàn là 100% là Đảng cộng sản Việt Nam. Có thể nói tỷ lệ là gần như 100%. 

Trong khi chính quyền Bangladesh của bà Hasani là họ chỉ đưa ra con số 30% thôi. Tức là cái mức độ bất công của Bangladesh vẫn còn nhỏ hơn mức độ bất công của Việt Nam rất là nhiều".

Theo tiến sĩ Huy Vũ, nếu mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác trong xã hội thì Việt Nam cũng tương tự như Bangladesh dưới thời bà Hasina, rằng người dân không được bầu chính phủ mà mình tin tưởng, con cháu của đảng viên cộng sản luôn được hưởng những đặc quyền hơn các tầng lớp khác trong xã hội : 

"Tương tự như ở Việt Nam cũng vậy thôi. Chúng ta thấy là Đảng cộng sản và con cháu họ nắm những vị trí rất lớn trong chính quyền, được hưởng những ưu đãi, được nắm giữ tài sản rất lớn có được nhờ nhiều cách khác nhau. 

Nếu mà nhìn qua nhìn lại thì chúng ta sẽ thấy được là những người giàu nhất hiện nay ở Việt Nam là những người đã từng là một phần của chế độ hoặc là một cánh tay của chế độ, những sự kiện này cũng tương tự như Đảng Awami bên Bangladesh mà thôi. 

Bên cạnh đó thì chúng ta cũng thấy là có một cái tầng lớp người bình dân không có một tiếng nói nào cả. Lá phiếu bầu của họ không có giá trị và họ không biết bầu cho ai và ai là người đại diện cho họ. Họ là những người sống bên lề xã hội, những người được gọi là tạm trú trên đất nước của chính mình".

Nguồn : RFA, 14/08/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Sinh viên sơn tường xóa bỏ thông điệp thù hận, tuyên truyền của chính quyền cũ

Trọng Thành, RFI, 11/08/2024

Thách thức hàng đầu với chính phủ lâm thời Bangladesh là hòa giải dân tộc, khôi phục trật tự, ngăn ngừa bạo lực. Hôm 10/08/2024, hành động đầu tiên của giải Nobel Hòa bình Muhammad Yunus, người vừa trở về nước đảm nhiệm chức thủ tướng chính phủ lâm thời, là tưởng niệm những anh hùng của nền độc lập Bangladesh.

sinhvien1

(Ảnh minh họa) - Các sinh viên phân làn giao thông ở Dhaka, Bangladesh, ngày 08/08/2024. © Nicolas Rocca / RFI

Tân thủ tướng cũng viếng thăm quê hương của Abu Sayeed, người sinh viên đầu tiên hy sinh vì đạn của cảnh sát, hôm 16/07. Sinh viên, lực lượng nòng cốt của phong trào phản kháng chống chế độ tham nhũng của thủ tướng Sheikh Hasina, tiếp tục đứng ở tuyến đầu của các nỗ lực khôi phục nền dân chủ.

Tại thủ đô Dhaka, sinh viên tham gia đông đảo vào hoạt động sơn lại tường để nhằm xóa bỏ những thông điệp hận thù, các khẩu hiệu thời cựu thủ tướng Sheikh Hasina, đồng thời bảo vệ những dấu ấn của phong trào tranh đấu. Từ Dhaka, đặc phái viên Nicolas Rocca gửi về bài phóng sự :

"Tại góc phố nào cũng có các nhóm sinh viên, ủng hộ biểu tình, với chổi sơn trên tay. Mục tiêu của họ là sơn lại các bức tường của thủ đô, chủ yếu là để lưu dấu phong trào tranh đấu. Một phụ nữ cho biết : "Nếu quan sát, các vị có thể thấy có nhiều khẩu hiệu chính trị. Chúng tôi không muốn là mọi người quên đi đóng góp của các sinh viên. Việc sơn lại tường cũng là một việc chưa có tiền lệ, bởi chúng tôi không muốn duy trì các thông điệp chính trị thù hận tại đây".

Các sinh viên, làm công việc của nghệ sĩ, tổ chức lại để xóa bỏ những khẩu hiệu tuyên truyền của cựu thủ tướng, hoặc những dòng chữ graffiti nhục mạ người khác. Một thanh niên nói : "Chúng tôi muốn tẩy sạch những bức tường này bởi ở đây có quá nhiều dòng chữ thô tục. Chúng tôi sẽ xóa chúng đi và thay vào đó là những hình ảnh mới đầy sắc màu và mang tính phản kháng". Một phụ nữ khác nói thêm : "Chúng tôi trước hết muốn vinh danh những con người đã hy sinh vì nghĩa lớn. Đấy chính là sức mạnh của phong trào sinh viên, của tuổi trẻ".

Một chiếc xe 4x4 màu vàng dừng lại, đưa thức ăn đến cho các sinh viên. Vô số những hành động hào phóng như vậy đang được tiếp tục, nhắc lại thời điểm gắn bó toàn xã hội Bangladesh. Một phụ nữ bày tỏ : "Đây là một thời điểm tuyệt vời ! Thật đáng ngưỡng mộ. Giới trẻ làm việc cả ngày lẫn đêm. Trời rất nóng, nhưng họ không hề bỏ cuộc. Họ phân luồng giao thông, lập lại trật tự mà xã hội này đang hết sức cần".

Trong tình trạng cảnh sát vắng mặt, tại một số khu phố, "người dân tập hợp lại trước các khu chung cư để ngăn ngừa mọi hành động trộm cắp, hành hung".

Biểu tình phản đối bạo lực nhắm vào người Hindu

Theo Reuters hôm qua, 09/08, hàng trăm người đã biểu tình tại thủ đô Dhaka phản đối tình trạng bạo lực nhắm vào cộng đồng thiểu số người Hindu kể từ khi cựu thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và chạy trốn khỏi đất nước hồi đầu tuần này. Ít nhất một giáo viên thiệt mạng, và 45 người bị thương. Người Hindu, chiếm khoảng 8% trong tổng số 170 triệu dân Bangladesh vốn có truyền thống ủng hộ đảng Liên đoàn Awami của cựu thủ tướng Hasina.

Trên mạng X hôm 08/08, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng kêu gọi bảo đảm an toàn cho người Hindu và các nhóm thiểu số khác tại Bangladesh.

Trọng Thành

***********************

Cách mạng đường phố lật đổ chính phủ chuyên quyền

Thu Hằng, RFI, 09/08/2024

Bangladesh cuối cùng đã sang trang 15 năm "triều đại" Sheikh Hasina. Nữ thủ tướng 76 tuổi đã đánh đổi danh tiếng của gia tộc, với người cha Sheikh Mujibur Rahman được coi là nhà lập quốc, để bám quyền và cuối cùng phải chạy sang Ấn Độ và từ chức. Cũng vì bà "tham quyền cố vị" mà hơn 400 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bị cảnh sát thẳng tay trấn áp. Chính phủ lâm thời đã được giải Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus thành lập ngày 08/08/2024.

sinhvien2

Giải Nobel Hòa Bình 2006 Muhammad Yunus tuyên thệ nhậm chức thủ tướng lâm thời ở Dhaka, Bangladesh, ngày 08/08/2024. Reuters - Mohammad Ponir Hossain

Việc "triều đại" Hasina bị lật đổ có thể được giải thích qua nhiều yếu tố. Nhưng lý do đầu tiên là sự phẫn nộ của giới trẻ dẫn tới cuộc cách mạng đường phố. Nguyên nhân sâu xa là hệ thống hạn ngạch công chức được cho là ưu ái đối với con em cựu chiến binh có công lập quốc, có nghĩa là người của đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) của thủ tướng.

Đường phố thắng thủ tướng

Năm 2009, trở lại điều hành chính phủ sau 5 năm làm phe đối lập, thủ tướng Sheikh Hasina bị lên án đưa đất nước vào vòng xoáy chuyên chế, nhất là kể từ khi bà tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào tháng 01/2024 sau cuộc bầu cử lập pháp bị đối lập tẩy chay. Dưới thời của bà, nền kinh tế Bangladesh đã phát triển mạnh nhưng chính phủ lại không kiểm soát được lạm phát và thất nghiệp tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ.

Chính vì thế, sinh viên bất bình đòi xóa bỏ "hệ thống hạn ngạch công chức", từng được giảm nhẹ năm 2018, nhưng lại được khôi phục từ tháng 06/2023. Họ lên án hệ thống này ưu ái với con em của các cựu chiến binh, chủ yếu là người ủng hộ đảng BNP cầm quyền. Phong trào bùng phát từ ngày 16/07 sau khi nhiều người biểu tình bị sát hại. Chính phủ không bãi bỏ hệ thống hạn ngạch nhưng giảm tỉ lệ 20% dành cho con em cựu chiến binh xuống còn 5%. Nhưng phẫn nộ đã lan rộng, làn sóng biểu tình lan khắp cả nước, người biểu tình đòi thủ tướng từ chức.

Vai trò bình ổn của quân đội

Lý do thứ hai góp phần vào thành công là quân đội Bangladesh không ủng hộ thủ tướng Sheikh Hasina, trái với lực lượng cảnh sát giúp chính phủ trấn áp đẫm máu người biểu tình. Reuters, trích thông tin từ một quan chức Ấn Độ, cho biết trước ngày thủ tướng Sheikh Hasina trốn sang Ấn Độ, tổng tư lệnh quân đội Waker-Uz-Zaman, đã họp với các tướng lĩnh, sau đó liên lạc với văn phòng của bà Hasina, để thông báo rằng quân đội không thể triển khai biện pháp "phong tỏa" như bà yêu cầu.

Lần đầu tiên, quân đội Bangladesh từ chối trấn áp biểu tình, khiến thủ tướng Sheikh Hasina mất nơi nương tựa. Luật gia Pháp Nordine Drici, giám đốc văn phòng chuyên môn và tư vấn ND Consultance, giải thích trên đài RFI về vai trò của quân đội :

"Từ năm 1990, quân đội không thực sự và không trực tiếp giữ vai trò chính trị ở Bangladesh. Tổng thống cuối cùng xuất thân từ quân đội là tướng Ershad, người thành lập đảng Jatiya, một đảng lớn ở Bangladesh. Chính quyền dân sự thực sự bắt đầu từ năm 1990 với nữ thủ tướng đầu tiên Khaleda Zia, sau đó là Sheikh Hasina Wajed. Quân đội không còn có vai trò chính trị trực tiếp mà giữ vai trò bình ổn cho chính trị. Đó là vai trò điều phối mà chúng ta thấy ở Bangladesh hiện giờ. Đó chính xác là vai trò hiện nay của tướng Waker-Uz-Zaman. Ông ấy bảo đảm an toàn cho tiến trình chính trị này.

Tiếp theo, phe quân sự cũng không ngây thơ, theo nghĩa họ cũng có lợi ích khi bà Sheikh Hasina cầm quyền, trong đó có lợi ích kinh tế, vì giữa quân đội và lĩnh vực tư nhân có một mối liên hệ mạnh mẽ. Và họ muốn giữ những ưu đãi đó, giữ khả năng đầu từ vào lĩnh vực tư nhân. Cho nên, tôi nghĩ rằng họ sẽ gây ảnh hưởng để trở thành một lực lượng chính trị ở Bangladesh nhưng không trực tiếp là một đảng".

Tại sao lại chọn Muhammad Yunus ?

Tướng Waker-Uz-Zaman đã đóng vai trò điều phối khi tổ chức các cuộc gặp với các đảng đối lập, đại diện của sinh viên để chuẩn bị cho việc thành lập một chính phủ lâm thời. Tất cả đồng tình chọn kinh tế gia Muhammad Yunus, người được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2006, và được coi là "ngân hàng của người nghèo" để thành lập chính phủ chuyển tiếp trong lúc chờ bầu cử Quốc Hội. Tại sao lại là Muhammad Yunus ? Một sinh viên Đại học Dhaka giải thích với RFI :

"Chúng tôi muốn một ai đó đủ tín nhiệm, ai đó không bị thiên lệch. Giáo sư Muhammad Yunus là một người mà chúng tôi cho là thích hợp để đảm nhiệm chức vụ này, ông ấy nổi tiếng cho đến bây giờ. Gần đây, ông ấy bị chính phủ Bangladesh truy bức, bị cáo buộc là khai thác nhân viên của ông, cùng với nhiều cáo buộc hoàn toàn bịa đặt khác. Đó là người thích hợp nhất cho vị trí này bởi vì chúng tôi muốn một người nào đó đủ khả năng và đáng tin tưởng để điều hành phong trào này. Năm 2007, khi quân đội đảo chính và lật đổ chính phủ, quân đội đã yêu cầu Muhammad Yunus thành lập chính lâm thời nhưng giải Nobel Hòa Bình từ chối vì theo ông, việc đó có lẽ là phản bội lại nhân dân Bangladesh. Một người có tầm vóc như ông ấy lại không tham quyền thì xứng đáng với niềm tin của chúng tôi".

5 thách thức của chính phủ lâm thời

Ông Muhammad Yunus đã tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời ngày 08/08. Ngay lập tức, Pakistan, Trung Quốc, Hoa Kỳ… đã hoan nghênh và hy vọng Bangladesh ổn định trở lại. Ngày 05/08, trước khi từ Paris, nơi ông tạm lánh nạn sau khi vào đầu năm, bị tư pháp Bangladesh kết án 6 tháng tù vì vi phạm luật lao động, để về Dhaka, ông là khách mời của đài truyền hình France 24. Ông nhấn mạnh đến quyền công dân nhưng người Bangladesh bị tước đoạt từ nhiều năm qua :

"Chúng tôi cần một chính phủ vì chính phủ đã không còn nữa. Hasina đã rời đất nước. Chuyện gì sẽ xảy ra ? Một chính phủ lâm thời đã được thông báo, chính phủ này phải đảm trách việc tổ chức bầu cử vì chúng tôi không có bầu cử từ nhiều năm qua. Lần đầu tiên, chúng tôi sẽ có một cuộc bầu cử công bằng và minh bạch để mọi người có thể đi bỏ phiếu và quyết định họ muốn có ai trong chính phủ, ai đại diện họ ở Quốc Hội. Đó là quyết định của họ, vậy mà họ từng không thể thực hiện quyền này, người ta đã chọn thay cho họ. Chúng tôi muốn một hệ thống dân chủ trong sạch, nơi không ai có thể can thiệp vào quyền được bỏ phiếu và bày tỏ chính kiến và Nhà nước pháp quyền".

Một ngày trước khi về nước, ông được Tòa án Lao Động Bangladesh xử trắng án sau khi kháng cáo. Ông cho biết không có ý định nắm quyền lâu dài và chỉ muốn toàn tâm toàn ý vào những dự án hỗ trợ vốn cho người lao động, thông qua quỹ Grammen Bank (thành lập năm 1983). Ông là người đã giúp hàng triệu người Bangladesh thoát nghèo, xóa tình trạng bần cùng ở quốc gia từng nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới.

Một chương mới mở ra cho Bangladesh. Tuy nhiên, theo AFP, chính phủ lâm thời sẽ phải đối mặt với 5 thách thức. Trước tiên, vai trò thiếu rõ ràng của quân đội trong chính phủ lâm thời. Giám đốc Viện Nam Á của Wilson Center tại Washington cho rằng "các chỉ huy quân đội sẽ giữ vai trò lớn trong việc giám sát chính phủ lâm thời dù họ không trực tiếp điều hành". Tiếp theo là phải lập lại an ninh, vực dậy nền kinh tế bởi vì các vụ bạo loạn đã khiến hoạt động của công xưởng may mặc thế giới bị tác động. Vấn đề thứ 4 liên quan đến tư pháp, phải mở điều tra về những sự kiện tang thương trong những tuần vừa qua. Cuối cùng là tổ chức bầu cử để "khôi phục nền dân chủ, bị xói mòn trong những năm qua, ở Bangladesh", theo nhà phân tích Thomas Kean của tổ chức International Crisis Group, trong khi phe đối lập cũng "bị suy yếu và chia rẽ".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Trọng Thành
Published in Châu Á
mercredi, 07 août 2024 12:54

Sinh viên Bangladesh làm nên lịch sử

Từ khi trở thành đảng đối lập từ đầu năm 2009, Bangladesh Nationalist Party (BNP), từng tuyên bố có vài triệu đảng viên, đã làm đủ mọi hình thức, từ biểu tình ôn hòa đến bạo lực, sử dụng lá phiếu, tẩy chay bầu cử hai lần (năm 2014 và 2024), v.v… để tìm cách giành lại chính quyền từ đảng Bangladesh Awami League (BAL) do bà Sheikh Hasina lãnh đạo. Có những cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày và lên đến hàng trăm ngàn người trong thời gian qua. Nhưng thế cuộc tại Bangladesh vẫn vậy. Vậy mà trong vòng 3 tuần đấu tranh không khoan nhượng của sinh viên Bangladesh, họ đã buộc bà thủ tướng Hasina phải trốn chạy sang Ấn Độ ngày hôm qua, 5/8.

bangladesh1

Người biểu tình thuộc đảng BNP trong một cuộc tập hợp tại Dhaka ngày 7/8/2024.

Có thể nói không ai ngờ được kết cuộc như thế với bà Hasina. Tại sao ?

Cách đây vài hôm tưởng chừng bà Hasina vẫn nắm mọi quyền lực chính trị trong tay như đã từng làm kể từ năm 2009, và không có dấu hiệu gì nhượng bộ hay bỏ chạy.

Đầu năm nay 2024, người dân Bangladesh đi bầu lại chính quyền mới. Đảng BNP tẩy chay bầu cử, ra điều kiện chính quyền phải nhường lại cho một chính quyền tạm thời (caretaker government) để không can thiệp hay thao túng kết quả bầu cử. Nhưng đảng cầm quyền BAL bao lâu nay không chấp nhận đề nghị này. Rốt cuộc phần lớn người dân cũng không đi bầu. Tỷ lệ người dân tham gia bầu cử không quá 40%. Chính quyền Mỹ và Anh nhận xét cuộc bầu cử đầu năm nay không tự do và không công bằng (not free or fair). Dù sao đi nữa, bà Hasina vẫn tiếp tục cai trị một cách chính thức, và đại đa số đảng viên của BAL đã nằm trong quốc hội 300 thành viên này.

Mọi sự tưởng chừng như không thể thách thức nền cai trị của bà Hasina cho đến hơn một tháng qua. Đầu tháng 7, toàn án tối cao của Bangladesh ra án lệnh áp dụng lại mức độ 30% công việc của công chức dành cho thành viên gia đình của những người từng đấu tranh dành độc lập cho Bangladesh năm 1971. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng từ đó cho đến năm 2018, nhưng vì bị sinh viên thời đó phản đối biểu tình nên nó đã bị đình chỉ. Nhưng rồi tòa án lại quyết định cho tiêu chuẩn này tiếp tục vào tháng 7.

Trong hai ba năm qua, nền kinh tế của Bangladesh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid, rồi cuộc chiến Nga – Ukraine, nên tỷ lệ thất nghiệp tại Bangladesh gia tăng đáng kể. Với dân số 170 triệu người, ước đoán 32 triệu người trẻ hoặc không đi học hoặc đã ra trường nhưng chưa có việc làm. Bất bình về khả năng quản trị kinh tế của chính quyền Hasina, cộng với việc áp đặt lại tiêu chuẩn bất công này, giới sinh viên kéo nhau xuống đường biểu tình. Trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông ngày 14/7, khi được hỏi về sự kiện này, bà Hasina trả lời : "Nếu con cháu của những chiến sĩ đấu tranh giành tự do không nhận được phúc lợi [quota], thì ai sẽ nhận được ? Con cháu của Razakars ?" Razakars là từ ám chỉ những người ủng hộ Pakistan trong cuộc chiến giành độc lập năm 1971, tức không khác gì nghĩa "phản bội".

Câu phát biểu này đã như dầu đổ vào lửa, làm cho những sinh viên vốn không đứng về phía nào, đã nhập cuộc. Họ cảm thấy tiếng nói của họ không những được lắng nghe mà còn bị khinh miệt. Cuộc diễn hành của họ qua các trường đại học như Dhaka University đã hô to khẩu hiệu : "Bạn là ai ? Tôi là Razakar". Họ công khai tuyên chiến với bà Hasina.

bangladesh2

Những người biểu tình chống hạn chế phúc lợi đụng độ với cảnh sát và những người ủng hộ đảng Liên đoàn Awami cầm quyền ở khu vực Rampura của Dhaka, Bangladesh, ngày 18/7/2024. © Mohammad Ponir Hossain, Reuters

Chính quyền Hasina đáp lại bằng bạo lực. Một vài sinh viên bị bắn chết, làm cho sinh viên càng phẫn nộ. Cảnh sát và đội sinh viên ủng hộ chính quyền Bangladesh Chhatra League (BCL), một chi nhánh của BAL, đã dùng vũ lực dập tắt các cuộc biểu tình. Cảnh sát làm ngơ để thành viên BCL tự tung tự tác, kể cả dùng vũ khí. Điều này làm cho giới sinh viên càng phẫn nộ hơn. Từ giữa đến gần cuối tháng Bảy, nhiều cuộc biểu tình trở thành bạo loạn hơn. Giới sinh viên chống lại chính quyền đã bị lực lượng an ninh, cảnh sát và quân đội đàn áp bằng dùng súng đạn thật.

Nhưng sinh viên đã không nhượng bộ và tiếp tục đấu tranh. Reuters cho biết có 67 người chết nội trong ngày 19 tháng Bảy, và UNICEF báo cáo có 32 trẻ em bị giết. Cuộc biểu tình tràn qua nhiều thành phố khác tại Bangladesh. Mặc dầu đòi hỏi của sinh viên đã được thoả đáp hai tuần sau, và tòa án đã giảm tỷ lệ 30% xuống còn 5% dành cho cựu chiến binh và gia đình họ, giọt nước đã tràn ly. Sinh viên đòi hỏi công lý cho người bị oan và yêu cầu bà Hasina công khai xin lỗi, cách chức vài bộ trưởng, nhưng yêu cầu không thành, nên họ tiếp tục đấu tranh. Chính quyền Hasina bắt đầu áp dụng giờ giới nghiêm và tắt hẳn Internet để thắt chặt thông tin. Con số thương vong của mọi bên lên đến hơn 200 người, bị thương cả chục ngàn. Giới sinh viên lo ngại bạo lực và thương vong leo thang nên đã tạm ngưng biểu tình vào cuối tháng Bảy. Sau đó họ trở lại biểu tình ôn hòa từ ngày 29/7 yêu cầu chính quyền điều tra những cái chết của sinh viên, và kỳ này nhắm vào bà Hasina yêu cầu từ chức một cách mạnh mẽ hơn. Họ tuyên bố quyết tâm đấu tranh cho đến khi nào bà Hasina phải từ chức. Bà Hasina không nhượng bộ, tiếp tục sử dụng mọi biện pháp trong tay để dập tắt phong trào sinh viên. Bà Hasina còn tuyên bố những người biểu tình đã trở thành kẻ khủng bố. Cuộc đối đầu leo thang, và gần 100 người bị giết chết trong cuộc đụng độ giữa biểu tình và cảnh sát vào cuối tuần qua, kể cả cảnh sát.

Giới sinh viên không nhượng bộ, kêu gọi tuần hành dài vào ngày 5/8. Bà Hasina đáp trả tuyên bố cho phép ba ngày nghỉ. Nhưng giữa ngày thứ Hai tin tức cho hay bà đã rời khỏi Bangladesh bằng trực thăng đến Ấn Độ.

Tương lai của Bangladesh trong thời gian tới ra sao thì chưa rõ. Hiện nay bạo loạn diễn ra khắp nơi, với thành phần bất mãn chiếm lấy tư gia của bà Hasina ra sức tàn phá. Những người đối lập như Khaleda Zia và các nhà hoạt động đang dần dần được trả tự do từ các nhà tù. Cảnh sát Bangladesh đang tìm cách biện minh là họ đã bị bắt buộc phải bắn vào người biểu tình. Quân đội Bangladesh đang kiểm soát tình hình nhưng một chính quyền chuyển tiếp là ai thì chưa rõ.

Câu chuyện Hasina của Bangladesh cũng giống như câu chuyện của gia đình Rajapaksa tại Sri Lanka cách đây hai năm, năm 2022, cũng vào tháng Bảy. Nhưng điểm khác chính ở đây là sinh viên Bangladesh đã đi đầu trong cuộc đấu tranh và đã huy động được giới trẻ và nhiều thành phần xã hội khác. Cách đây hai ngày, vào ngày Chủ nhật 4/8 đẫm máu, đâu ai ngờ được cuộc đấu tranh của sinh viên đã thay đổi một triều đại chính trị tại nước này.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 07/08/2024

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

WB : ‘Vành đai-Con đường’ có thể tăng tốc phát triển, nhưng cần minh bạch (VOA, 19/06/2019)

Sáng kiến h tng cơ s quy mô ca Trung Quc mang tên ‘Vành đai-Con đường’ có th đy nhanh phát trin kinh tế và gim đói nghèo cho nhiu quc gia đang phát trin, Ngân hàng Thế gii nhn đnh hôm 18/6 trong mt phúc trình mi kêu gi ci cách chính sách sâu rộng và minh bch hơn đi vi sáng kiến này.

tq1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình trong cuc hp báo bế mc Din đàn 'Vành đai-Con đường’ ti H Yanqi ngoi ô Bc Kinh, ngày 27/4/2019.

Theo bản phúc trình b trì hoãn lâu nay, Vành đai-Con đường gm mt chui các bến cng, đường ray, đường b và cu cng cùng nhng đu tư khác ni lin Trung Quc vi châu Âu qua Trung và Nam Á, có th đưa 32 triệu người thoát khi tình trng nghèo đói nếu được thc thi đy đ.

Tuy nhiên, sáng kiến này kèm theo nhng "nguy cơ đáng k" vì thiếu minh bch và các vn đ đnh chế ti mt s nn kinh tế tham gia sáng kiến, Ngân hàng Thế gii nói.

"Hoàn tất tham vng ca sáng kiến Vành đai-Con đường đòi hi nhng ci cách tham vng ca các nước tham gia", bà Ceyla Pazarbasioglu, Phó Ch tch ph trách mng tăng trưởng đng đu thuc Ngân hàng Thế gii, cho biết.

"Cải tiến báo cáo d liu và minh bch hóa-đc bit là về n-mua bán ca chính ph rõ ràng, tuân th nhng tiêu chun xã hi và nhng tiêu chun môi trường cao nht s giúp mt cách đáng k", bà Pazarbasioglu nói thêm.

Tân Chủ tch ca Ngân hàng Thế gii David Malpass không tham d thượng đnh Vành-Con đường tháng 4 năm nay. Ông Malpass là một người ch trích sáng kiến này khi còn là mt gii chc ti B Tài chính Hoa Kỳ.

Theo Reuters

*********************

Mỹ phạt các hãng dùng Campuchia để trốn thuế của Tổng thống Trump đánh vào Trung Quốc (VOA, 19/06/2019)

Hoa Kỳ vừa pht mt s công ty vì h xut khu hàng thông qua mt đc khu kinh tế thuc s hu ca Trung Quc đt ti Campuchia nhm né thuế mà Tng thng Donald Trump đánh vào hàng nhp khu ca Trung Quc, mt quan chc Đi s quán M ti Phnom Penh nói với Reuters hôm th Tư 19/6.

tq2

Một góc đc khu kinh tế Sihanoukville (nh tư liu, 2017)

Đầu tháng này, hi quan Vit Nam cho biết h cũng phát hin nhiu trường hp các nhà xut khu gn trái phép nhãn mác "Made in Vietnam" (Sn xut ti Vit Nam) lên hàng Trung Quc, nhm tránh thuế quan do chiến tranh thương mi giữa Hoa Kỳ và Trung Quc đang din ra.

"Bộ An ninh Ni đa Hoa Kỳ đã kim tra và pht mt s công ty vì trn thuế Hoa Kỳ bng cách đưa hàng hóa đi vòng qua Campuchia", phát ngôn viên Đi s quán Hoa Kỳ Arend Zwartjes nói vi Reuters trong mt tuyên b gửi qua email.

"Những công ty này nm trong Đc khu Kinh tế Sihanoukville ca Campuchia", ông Zwartjes nói, nhưng không nêu tên hoc cho biết có bao nhiêu công ty đã b pht vì né thuế, hay mc pht bng tng nào, cũng như hàng hóa mà các công ty đã xut khẩu là gì.

Trung Quốc là nước vin tr và đu tư ln nht vào Campuchia, rót hàng t đô la tr giúp phát trin và cho vay thông qua Sáng kiến Vành đai-Con đường, đi d án nhm mc đích tăng cường kết ni trên b và trên bin vi Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Đặc khu Kinh tế Sihanoukville (SSEZ), cách th đô Phnom Penh 210 km v phía tây, là mt liên doanh gia Trung Quc và Campuchia trong khuôn kh Sáng kiến Vành đai-Con đường. Các doanh nghip đó sn xut hàng dt may, túi xách và các sản phm da, theo trang mng ca đc khu.

Theo Reuters

*******************

Bangladesh : Công nhân Trung Quốc chết sau xô xát với người địa phương (BBC, 19/06/2019)

Cảnh sát Bangladesh giải tán một cuộc ẩu đả giữa hàng trăm công nhân Trung Quốc và Bangladesh tại một địa điểm ở nhà máy điện do Trung Quốc tài trợ và xây dựng một phần.

tq3

Hơn 1.000 cảnh sát được điều đến để giải quyết xung đột

Một công nhân Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc ẩu đả ở quận phía nam của Patuakhali, cảnh sát nói với BBC.

Bạo lực bùng phát sau khi một công nhân Bangladesh tử vong do ngã từ trên cao, và công nhân địa phương cáo buộc người Trung Quốc cố gắng che đậy vụ việc.

Hơn 1.000 cảnh sát đã được điều đến để chấm dứt xô xát.

Các công ty Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Bangladesh trong những năm gần đây, tài trợ xây cầu, làm đường và các nhà máy điện.

Phóng viên cho biết ở một số khu vực, số lượng lớn công nhân Trung Quốc đã dẫn tới căng thẳng với cộng đồng địa phương.

Khoảng 6.000 công nhân - 2.000 trong số họ là người Trung Quốc - làm việc tại nhà máy điện ở Patuakhali, cách thủ đô Dhaka khoảng 200km, cảnh sát cho biết.

Cảnh sát trưởng địa phương Moinul Hasan nói với BBC Bengali rằng một công nhân Bangladesh đã chết sau khi rơi từ trên cao vào tối hôm 18/06/2019, sau đó một cuộc cãi vã ổ ra giữa hai nhóm công nhân trước khi biến thành bạo lực.

Hơn một chục công nhân bị thương, gồm sáu người Trung Quốc, cảnh sát cho biết thêm. Một trong số những công nhân Trung Quốc này bị thương nặng và chết trong bệnh viện sau đó.

Quản trị viên khu vực Ram Chandra Das cho biết một cuộc điều tra đã được tiến hành. Không ai bị bắt giữ và tình hình hiện đã ổn định, ông nói với hãng tin AFP.

tq4

Cảnh sát Bangladesh bắn đạn hơi cay vào người biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Dhaka ngày 26/1/2017

Căng thẳng liên quan đến người dân địa phương và các dự án do Trung Quốc tài trợ đã tràn ra vùng nông thôn trước đó. Năm 2016, cảnh sát nổ súng vào dân làng ở phía đông nam Bangladesh khi họ biểu tình phản đối việc xây dựng hai nhà máy điện do Trung Quốc hậu thuẫn. Bốn người đã thiệt mạng.

Tài trợ của Bắc Kinh cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn khắp thế giới được gọi là Sáng kiến Vành đai Con đường. Nó được coi là Con đường Tơ lụa mới, giống như tuyến đường thương mại xa xưa, nhằm mục đích đẩy nhanh hàng hóa Trung Quốc đến các thị trường xa hơn.

Tuy nhiên, giới chỉ trích coi đó cũng là nỗ lực tăng cường ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược của Trung Quốc.

Published in Châu Á

Bangladesh trì hoãn việc hồi hương người Rohingya về Myanmar (RFA, 23/01/2018)

Myanmar chỉ trích Bangladesh là nguyên nhân khiến chương trình đưa người tỵ nạn Rohingya về lại nơi sinh sống cũ đã không bắt đầu đúng thời điểm hai quốc gia đã quy định là ngày 23 tháng Một.

rohingya1

Những người tỵ nạn Hồi giáo Rohingya nhận vật phẩm tại trại tỵ nạn Kutupalong ở Bangladesh hôm 23/1/2018 - AFP

Nói với báo chí tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar, ông Bộ Trưởng Bộ Hợp Tác Quốc Tế Kyaw Tin cho hay Myanmar đã sẵn sàng để đón toán người Hồi Giáo Rohinya đầu tiên từ Bangladesh về lại nơi cư ngụ cũ của họ là bang Rakhine, nhưng ông nghe nói phía Bangladesh chưa sẵn sàng để thực hiện kế hoạch.

Ông Bộ Trưởng Kyaw Tin cũng cho biết đang chờ câu trả lời chính thức từ chính phủ nước bạn.

Theo thỏa thuận giữa 2 quốc gia, chương trình đưa gần 690,000 người Hồi Giáo Rohingya từ Bangladesh về lại Myanmar sẽ bắt đầu kể từ sáng nay, và sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm. Nhưng vào ngày 22 tháng Một, ông Mohammad Abul Kalam, người điều hành chương trình tỵ nạn của Bangladesh lại nói rằng vẫn còn nhiều việc cần phải làm, trước khi có thể đưa toán người Rohingya đầu tiên trở về đất Miến.

Hôm nay, một viên chức của Bangladesh giải thích với hãng thông tấn Reuters rằng Bangladesh thấy không nên vội vã, sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ nước láng giềng để đảm bảo an ninh cho người Rohingya, trước khi đưa họ về lại Myanmar.

Viên chức không nêu tên này nói rõ chỉ khi nào những điều kiện vừa nêu được giải quyết thỏa đáng, lúc đó mới đưa người tỵ nạn về lại Myanmar.

Những người Rohingya này chạy từ bang Rakhine sang Bangladesh xin lánh nạn, nói rằng họ bị binh sĩ và nhân viên an ninh Myanmar đàn áp, sau khi quân đội Myanmar thực hiện những cuộc hành quân bài trừ khủng bố hồi tháng Tám năm ngoái.

Người tỵ nạn Rohingya còn cáo buộc binh sĩ và an ninh Myanmar tội đốt nhà, bắn giết, cướp của và hãm hiếp phụ nữ.

Cũng vào sáng ngày 23 tháng Một, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cùng với những tổ chức thiện nguyện quốc tế lại lên tiếng kêu gọi hai chính phủ Bangladesh và Myanmar phải suy tính lại chương trình đưa người tỵ nạn Rohingya về Myanmar.

Trong cuộc họp báo tại Geneve, ông Filippo Grandi, Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa, như vấn đề an ninh, nhà ở, sinh sống… cho người Rohingya khi họ trở về bang Rakhine, chưa kể đến điều cộng đồng quốc tế từng nhiều lần nói tới là chính phủ Myanmar phải cho người của tập thể Hồi Giáo này được quyền nhập tịch.

Ông Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh rằng Myanmar phải cho các các đoàn quan sát nước ngoài đến quan sát tại chỗ, để đảm bảo chương trình đưa người tỵ nạn thật sự an toàn khi họ trở về nơi cứ trú cũ. Đến giờ, ông nói tiếp, ngay chính nhân viên của Liên Hiệp Quốc vẫn không được chính phủ Myanmar cho phép tự do đi lại nên rất khó hoàn thành trách nhiệm.

*******************

Miến Điện : 6 quân nhân lãnh án tù vì sát hại thường dân bang Kachin (RFI, 20/01/2018)

Thông cáo ngày 20/01/2018 của cảnh sát bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện sát biên giới với Trung Quốc, cho biết một tòa án quân sự đã tuyên phạt 6 binh sĩ 10 năm tù vì tội sát hại 3 thường dân hồi tháng 09/2017.

rohingya2

Quân nhân Miến Điện tại bang Kachin (Ảnh minh họa). AFP

Hãng tin AP của Mỹ chưa liên lạc được với chính quyền của bang Kachin để kiểm chứng tin trên. Một số tổ chức nhân quyền xem việc tòa án quân đội trừng phạt các binh sĩ có hành vi sai trái là một sự kiện hiếm có. Tuy nhiên, các bên cho biết phiên xử sáu binh sĩ Miến Điện về tội sát hại ba thường dân Kachin mở ra hôm 19/01/2017 là một phiên xử kín.

Kachin là vùng đất của một lực lượng nổi dậy vũ trang. Xung đột tại đây đã kéo dài từ nhiều năm qua và có khuynh hướng gia tăng trong những tháng gần đây. Đến nay, đã có hơn 100.000 người phải di tản. Theo tin từ cảnh sát bang Kachin, ba thường dân là nạn nhân của sáu binh sĩ Miến Điện nói trên thuộc một nhóm nổi dậy đã bị quân đội bắt giữ vào tháng 5/2017.

Kế hoạch hồi hương người Rohingya từ Bangladesh bị chỉ trích

Ngày 20/01/2018, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch hồi hương người Rohingya một khi từ Bangladesh trở về. Nhóm nổi dậy ARSA coi đây là một âm mưu để Napyidaw tước đoạt đất đai của cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.

Trong thông cáo đăng trên Twitter,lực lượng nổi dậy của người Rohingya tại bang Arakan (ARSA) cho rằng kế hoạch hồi hương mà Bangladesh và Miến Điện đã đạt được là "không trung thực và không công bằng" nhằm "nhốt những người Rohingya hồi hương vào một vài trại tị nạn, thay vì cho phép họ trở về nguyên quán". Mục tiêu sau cùng chính là nhằm "tịch thu đất của người Rohingya, khai thác các dự án phát triển công và nông nghiệp". ARSA cho rằng, về mặt chính trị, Miến Điện muốn bang Rakhine trở thành một vùng đất dành cho cộng đồng Phật giáo.

Về phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền và Liên Hiệp Quốc, kế hoạch hồi hương phải dựa trên tinh thần tự nguyện của 750.000 người tị nạn Hồi Giáo Rohingya đang tạm cư tại Bangladesh.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Quốc Hội Mỹ chuẩn bị trừng phạt quân đội Miến Điện (RFI, 04/11/2017)

Một nhóm dân biểu Hạ Viện Mỹ hôm 03/11/2017 đã trình lên một dự luật trừng phạt quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh, cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong vấn đề người Rohingya.

myanmar1

Quân đội Miến Điện bị tố cáo là thủ phạm các hành động tàn ác nhắm vào cộng đồng Rohingya. Trong ảnh, một cảnh tượng ở làng Tin May, sau một cuộc tấn công của quân đội, ngày 14/07/2017. Reuters

Dự luật này hạn chế các hoạt động hợp tác quân sự với Miến Điện, và đòi chính quyền Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với các tướng tá có liên can đến những vụ bạo động người thiểu số Rohingya. Nhiều dân biểu cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đều ủng hộ, nên dự luật có nhiều khả năng được thông qua tại Hạ Viện.

Ở Thượng Viện, một dự luật tương tự đã được đệ trình bởi thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, thượng nghị sĩ Dân Chủ phụ trách đối ngoại Ben Cardin, và các nghị sĩ khác của cả hai đảng. Dự thảo này đề nghị cấm trở lại việc nhập khẩu hồng ngọc và cẩm thạch của Miến Điện.

Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố : "Luật pháp của chúng ta phải buộc các lãnh đạo quân sự cao cấp phải trả giá – những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát người vô tội, khiến người dân phải di tản". Còn thượng nghị sĩ Ben Cardin cảnh báo : "Họ sẽ phải chịu hậu quả về tội ác chống nhân loại".

Quốc Hội Hoa Kỳ muốn gởi đi một thông điệp rõ ràng, tăng sức ép lên quân đội Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc từng tố cáo là "thanh lọc chủng tộc".

Hôm 24/10, Washington đã loan báo một số biện pháp trừng phạt như ngưng xét cấp visa cho các tướng tá Miến Điện, hủy lời mời các quan chức cao cấp trong lực lượng an ninh Miến Điện tham dự các sự kiện tại Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Mỹ tránh chỉ trích bà Aung San Suu Kyi, phân biệt rõ chính quyền dân sự với phe quân sự.

Thụy My

******************

Liên Hiệp Quốc : Miến Điện phải trao quốc tịch cho người Rohingya (RFI, 03/11/2017)

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, ông Filippo Grandi, ngày 02/11/2017, đã yêu cầu Miến Điện phải trao quốc tịch cho người Rohingya tị nạn tại Bangladesh và cho phép họ hồi hương.

myanmar1

Ảnh một trại tỵ nạn người Rohingya gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 20/10/2017.Reuters/Jorge Silva

Người phụ trách Phủ Cao Ủy Tị Nạn nhấn mạnh : "Không thể để những người này mãi không có quốc tịch vì tình trạng này còn khiến họ bị phân biệt và lạm dụng, như từng xảy ra trong quá khứ".

Bị quân đội Miến Điện trấn áp, hơn 600.000 người Rohingya đã phải trốn sang Bangladesh từ cuối tháng 08/2017. "Để những người này có thể hồi hương và ổn định cuộc sống, cần phải giải quyết vấn đề quyền công dân của họ, được đánh giá là rất phức tạp", theo phát biểu của ông Grandi trước báo giới tại Hội Đồng Bảo An.

Vẫn theo ông, ngoài việc công nhận quyền công dân, chính phủ Miến Điện còn phải thông qua một chương trình phát triển cho bang Rakhine, một trong những bang nghèo nhất nước này.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Miến Điện

Hãng tin AFP cho biết vấn đề người tị nạn Rohingya sẽ là một trong số các chủ đề nghị sự trong chuyến công du Miến Điện của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, bắt đầu từ ngày 15/11. Theo một bản thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Tillerson sẽ gặp gỡ "các nhà lãnh đạo cao cấp" Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw để bàn về "các hoạt động trước cuộc khủng hoảng nhân đạo tại bang Rakhine và sự hỗ trợ của Mỹ trong tiến trình quá độ dân chủ tại Miến Điện".

Trước khi đến Miến Điện, ngoại trưởng Mỹ tháp tùng tổng thống Donald Trump trong chuyến công du Châu Á đầu tiên nhân hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng và sẽ đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Khoảng 600.000 người Rohingya vô tổ quốc nằm trong số ít nhất 3 triệu người không có quốc tịch trên toàn thế giới được thống kê trong bản báo cáo công bố ngày 03/11/2017 của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Bản báo cáo ghi nhận một số tiến bộ trong thời gian qua, như tại Thái Lan, khoảng 30.000 người đã được chính phủ cấp quốc tịch từ năm 2012. Còn tại Châu Phi, người Makondés đã được công nhận là một bộ tộc tại Kenya vào năm 2016.

Thu Hằng

****************Lãnh đạo Miến Điện Suu Kyi lần đầu tiên đi thăm bang Rakhine (RFI, 02/11/2017)

Bà Aung San Suu Kyi ngày 02/11/2017 lần đầu tiên đến thăm bang Rakhine trong tư cách nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Đây là khu vực có đa số cư dân là người Hồi giáo Rohingya mà hơn nửa triệu người trong thời gian qua đã phải bỏ chay qua tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh do các chiến dịch bố ráp của Quân Đội Miến Điện.

aung1

Bà Aung San Suu Kyi đến Sittwe, Rakhine, ngày 02/11/2017. Reuters/Stringer

Bà Aung Sann Suu Kyi đã đến Sittwe, thủ phủ bang Rakhine vào buổi sáng, rồi sau đó đi ngay đến vùng phía Bắc của bang, nơi có nhiều ngôi làng của sắc dân Rohingya.

Ông Tin Maung Swe, một lãnh đạo trong chính quyền bang Rakhine, cho biết : "Bà Cố Vấn Quốc Gia vừa đến nhưng bà ấy đang đi lên Maungdaw, ở miền bắc Rakhine, cùng với các quan chức của bang". Cố Vấn Quốc Gia là chức danh chính thức của bà Aung San Suu Kyi từ khi lên cầm quyền.

Phát ngôn viên của chính phủ Zaw Htay thì từ chối tiết lộ chương trình làm việc của bà Suu Kyi, viện dẫn lý do an ninh.

Đây không phải là lần đầu tiên mà bà Aung San Suu Kyi đến thăm bang Rakhine. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2015, bà đã đến miền Nam Rakhine, nơi không xẩy ra nhiều xung đột. Nhưng hôm nay, là lần đầu tiên bà đến Rakhine, và đến miền Bắc, nơi đang bị khủng hoảng gay gắt.

Chuyến thăm này diễn ra sau khi nhân vật số một trong chính quyền dân sự tại Miến Điện bị quốc tế chỉ trích về phản ứng quá thụ động trước trong làn sóng di cư của người Rohingya chạy qua Bangladesh để tránh các chiến dịch của quân đội Miến Điện, bị chính Liên Hiệp Quốc gọi là một cuộc thanh lọc sắc tộc.

Từ ngày 25 tháng Tám đến nay, đã có hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya trốn sang Bangladesh, khi các lực lượng an ninh ở Miến Điện, nước có đa số theo Phật giáo, bắt đầu những hoạt động được gọi là chiến dịch dẹp loạn nhằm đối phó với những cuộc tấn công đẫm máu của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát.

Chiến dịch này bị tố cáo là bao gồm cả việc đốt cháy các ngôi làng của người Rohingya và các vụ vi phạm nhân quyền trên bình diện rộng như hãm hiếp phụ nữ, nổ súng giết người do binh lính Miến Điện hay đám đông người Phật giáo tiến hành.

Làn sóng di cư qua Bangladesh đã chậm lại ở một số điểm nhưng chưa dừng hẳn. Vào sáng nay, vẫn có ít nhất 2000 người Rohingya trong tình trạng hoảng hốt và đói khát, bám trụ tại các ruộng lúa gần một đường biên giới băng qua sông Naf. Họ đã đợi hơn 24 giờ để được phép vào Bangladesh.

Trọng Nghĩa

*****************

Miến Điện trách Bangladesh chậm cho hồi hương người Rohingya (RFA, 01/11/2017)

aung2

Người Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh hôm 01/11/2017. AFP

Miến Điện lên tiếng đổ lỗi cho Bangladesh đã làm trì hoãn tiến độ hồi hương của người Hồi giáo Rohingya đang ở trong các trại tị nạn trở về Myanmar, trong lúc Liên Hiệp Quốc cáo buộc Chính phủ Miến thực hiện cuộc thanh tảo sắc tộc khiến hơn 600.000 người thiểu số ở bang Rakhine phải chạy sang nước này lánh nạn.

Phát ngôn nhân Zaw Htay của Chính phủ Miến, vào ngày 1 tháng 11 nói với AFP rằng Myanmar sẵn sàng nhận về số người Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh bất cứ lúc nào nhưng Dhaka vẫn cứ xem xét thỏa thuận giữa hai quốc gia và vẫn chưa gửi danh sách liệt kê cụ thể những người đã rời Miến kể từ ngày 25 tháng 8 cho đến nay.

Phát ngôn nhân của Chính phủ Miến nói thêm rằng Dhaka đã nhận gần 400 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ cho những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh nên Miến Điện e rằng Bangladesh đang trì hoãn chương trình hồi hương cho những người tị nạn này.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Bangladesh phủ nhận cáo buộc của Chính phủ Miến. Giới chức ngoại giao này nói với AFP hai nước đang làm việc để vượt qua những khác biệt trong hiệp định về thoả thuận hồi hương cho người tị nạn Rohingya.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Mỹ : Quân đội Miến Điện phải chấm dứt bạo hành người Rohingya (RFI, 27/10/2017)

Trong cuộc điện đàm ngày 26/10/2017 với tổng tư lệnh Quân Đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson xem việc chấm dứt đàn áp người Rohingya và tạo điều kiện cho thiểu số Hồi giáo này từ Bangladesh trở về nguyên quán phải là những ưu tiên.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya ở trại Palong Khali gần Cox's Bazar, Bangladesh. Reuters/Hannah McKay

Ngoại trưởng Tillerson bày tỏ "quan ngại về khủng hoảng nhân đạo và những hành vi khủng khiếp tại bang Rakhin được thuật lại". Ông kêu gọi Quân Đội Miến Điện hợp tác với Liên Hiệp Quốc, cho mở "điều tra độc lập" về những vụ vi phạm nhân quyền được cho là đang diễn ra ở bang Rakhin. Lãnh đạo Ngoại giao Hoa Kỳ cũng mong muốn chính quyền Naypiytaw cho phép nhân viên nhân đạo vào được các vùng liên quan.

Hãng tin AFP nhắc lại, cách nay hai ngày, trước cuộc điện đàm với tướng Min Aung Hlaing, chính ông Tillerson đã cho rằng các lãnh đạo quân đội Miến Điện phải "chịu trách nhiệm" về khủng hoảng người Rohingya.

Theo hãng tin Anh Reuters, Chương Trình Lương Thực Thế Giới trực thuộc Liên Hiệp Quốc vừa thông báo, sau hai tháng bị gián đoạn, ngày 27/10, tổ chức này đã được phép hoạt động trở lại tại bang Rakhin, phân phát viện trợ lương thực cho người Hồi giáo Rohingya.

Thanh Hà

*****************

Hồ sơ Rohingya ở Miến Điện : Mỹ sẽ dùng khái niệm "thanh lọc sắc tộc" (RFI, 25/10/2017)

Hôm 24/10/2017, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã hối thúc ông Patrick Murphy, nhà ngoại giao cao cấp chuyên trách Đông Nam Á, cùng một số các quan chức Nhà Trắng khác, nhanh chóng đưa ra quan điểm rõ ràng về cuộc truy bức người Hồi giáo tại bang Rakhine, Miến Điện. Họ đề nghị ngoại trưởng Rex Tillerson sử dụng từ ngữ "thanh lọc chủng tộc", để nói về cuộc khủng hoảng sắc tộc này.

myanmar1

Người tỵ nạn Rohingya chờ nhận trợ cấp tại Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 28/09/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Trong tuần này, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải đưa ra quyết định có sử dụng từ ngữ này đối với Miến Điện hay không. Có nhiều yếu tố khiến Washington vẫn đang cân nhắc chính sách của mình đối với Miến Điện, bao gồm cả những quan ngại về khả năng có thể làm lung lay chính quyền dân sự non trẻ của bà Aung San Suu Kyi.

Theo hãng tin AP, ông Tim Kaine, thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, là một trong những người kêu gọi Washington cần có thái độ rõ ràng. Một thành viên khác của đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, ông Ben Cardin và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, ông Bob Corker, hiện giữ ghế chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, nhấn mạnh rằng, "đã đến lúc điều chỉnh chính sách".

Đối với ông Ben Cardin, việc quân đội vẫn đang kiểm soát đời sống chính trị Miến Điện là "không thể chấp nhận được". Đó cũng là lý do các nhà lập pháp ở lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đề nghị Washington đưa những biện pháp trừng phạt lên quân đội Miến Điện. Trước đó, quốc gia Đông Nam Á này từng được ca ngợi vì tiến trình dân chủ hóa do nhà đấu tranh dân sự Aung San Suu Kyi dẫn dắt.

Sau hội nghị tại Genève hôm 23/10/2017, Liên Hiệp Quốc thông báo số tiền kêu gọi từ cộng đồng quốc tế nhằm cứu trợ cho cộng đồng người Rohingya tại Bangladesh đã lên đến gần 345 triệu USD. Những người Rohingya, hiện đang tập trung tại trại tị nạn Balukhali, huyện Ukhia, thuộc thành phố Cox’s Bazar, Bangladesh, chỉ còn biết trông cậy vào cứu trợ nhân đạo quốc tế.

Duy Anh

********************

Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya (BBC, 24/10/2017)

Hoa Kỳ bắt đầu các biện pháp trừng phạt hạn chế với Myanmar để phản đối việc chính phủ đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

rohingya1

Lượng người Rohingya đến Bangladesh tăng mạnh

Bộ Ngoại giao Mỹ nói sẽ tạm ngừng hỗ trợ quân sự, và dọa có thể có trừng phạt kinh tế.

Gần một triệu người Rohingya đã chạy từ Myanmar sang Bangladesh, theo lời đại sứ Bangladesh tại Liên Hiệp Quốc.

Quân đội Myanmar vẫn nói họ chỉ chống lại dân quân chứ không nhắm tới thường dân.

Tuyên bố của bộ ngoại giao Mỹ nói họ bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về diễn biến gần đây ở bang Rakhine của Myanmar và những hành hạ đau thương, bạo lực với người Rohingya và các cộng đồng khác".

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói lãnh đạo quân đội Myanmar phải "chịu trách nhiệm" vì cuộc tấn công vào người Rohingya.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo.

Ông Antonio Guterres nói rằng những cuộc tấn công bị cáo buộc là do lực lượng an ninh tiến hành nhắm vào người Rohingya là hoàn toàn không thể chấp nhận.

****************

Rohingya : Washington gia tăng trừng phạt quân đội Miến Điện (RFI, 24/10/2017)

Cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép lên Miến Điện. cáo buộc quân đội nước này có trách nhiệm trong các vụ thảm sát người Rohingya, dẫn đến làn sóng tị nạn ồ ạt sang Bangladesh. Ngày 23/10/2017, sau Anh Quốc đến lượt Hoa Kỳ thông báo các biện pháp trừng phạt nhắm vào quân đội Miến Điện.

rohingya2

Người tỵ nạn Rohingya chờ nhận trợ giúp nhân đạo tại trại Kutupalong, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 24/10/2017. Reuters/Adnan Abidi

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình người Rohingya, cũng như cảnh báo mọi tác nhân, kể cả các tổ chức phi chính phủ có liên can đến các hành động bạo tàn phải chịu mọi trách nhiệm.

Một loạt các biện pháp trừng phạt mới đã được bà Nauert thông báo thêm bên cạnh những "lệnh cấm hiện tại" nhắm vào các lực lượng quân đội Miến Điện, đồng thời kéo dài lệnh cấm vận của Hoa Kỳ có từ lâu, liên quan đến việc "bán các thiết bị quân sự".

Theo đó, Hoa Kỳ hủy việc xem xét miễn thị thực nhập cảnh đối với nhiều quan chức quân sự cao cấp của Miến Điện, hủy các chương trình mời lãnh đạo an ninh dự các sự kiện do Hoa Kỳ tài trợ. Hoa Kỳ thông báo xem xét khả năng thực hiện các "biện pháp kinh tế nhắm vào từng cá nhân có liên quan đến hành động thảm sát".

Những biện pháp trừng phạt mới này được đưa ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm thứ Tư 18/10 khẳng định lãnh đạo quân đội Miến Điện có "trách nhiệm" trong cuộc khủng hoảng sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo. Theo con số mới nhất do Liên Hiệp Quốc đưa ra, hơn 580 000 người phải chạy lánh nạn sang Bangladesh.

Cũng trong ngày hôm qua, thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã bổ nhiệm Bob Rae làm đặc sứ phụ trách hồ sơ Miến Điện. Canada muốn gây nhiều áp lực lên các lãnh đạo nước này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Chính phủ Canada còn thông báo tăng gấp đôi trợ giúp nhân đạo cho người tị nạn Rohingya trong năm nay lên mức 25 triệu đô la.

Minh Anh

Published in Quốc tế

UNICEF báo động về số phận trẻ em Rohingya (RFI, 20/10/2017)

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm nay 20/10/2017 báo động, đã có gần 340.000 trẻ em người Rohingya tị nạn tại Bangladesh từ cuối tháng Tám, hiện đang thiếu thốn thực phẩm, nước uống và thuốc men. Và mỗi tuần lại có thêm 12.000 em gia nhập các trại tị nạn.

ro1

Ảnh một trại tị nạn người Rohingya gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 20/10/2017. Reuters/Jorge Silva

Tác giả bản báo cáo, ông Simon Ingram, đã đi thị sát hai tuần tại các trại tị nạn ở Cox’s Bazar, nói với báo chí : "Đây không phải là một vấn đề ngắn hạn sẽ sớm chấm dứt. Điều cốt yếu là các biên giới nhất thiết phải mở cửa, trẻ em phải được bảo vệ, và những em bé sinh ra tại Bangladesh phải được làm khai sinh".

Ông Ingram nhấn mạnh : "Nếu không có giấy tờ chứng minh, các em hoàn toàn không có được cơ hội hòa nhập vào xã hội sau này".

Người Rohingya theo đạo Hồi, được công nhận là một trong những sắc tộc thiểu số tại Miến Điện từ năm 1948, nhưng đến năm 1982 đã bị tước mất quyền này, trở này những người vô tổ quốc.

Cho đến nay, đã có gần 600.000 người Rohingya từ Miến Điện chạy sang Bangladesh, từ khi quân đội Miến Điện tung ra chiến dịch truy quét phe ARSA (Đạo quân cứu rỗi người Rohingya tại Arakan) để trả đũa việc phe ly khai này tấn công vào một số đồn cảnh sát.

Nhiều vụ sát hại, tra tấn, đốt nhà của người thiểu số Rohingya đã diễn ra, khiến Liên Hiệp Quốc lên án đây là một chiến dịch thanh lọc chủng tộc. Amnesty International kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện.

Thụy My

*****************

Khủng hoảng Rohingya : Hai quan chức Liên Hiệp Quốc lên án chính quyền Miến Điện (RFI, 19/10/2017)

Cộng đồng quốc tế tiếp tục có những phản ứng trước cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện. Hôm qua 18/10/2017, hai quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc lên tiếng khẳng định rằng, chính quyền Miến Điện đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, thất bại trong việc bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya khỏi bạo lực, và kêu gọi quốc tế xem xét về khả năng coi cuộc truy bức sắc tộc này là tội ác chống nhân loại hay không.

ro2

Người Rohingya vượt biên giới sang tị nạn tại Palang Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh. (Ảnh chụp ngày 19/10/2017) - Reuters

Trong một thông cáo chung, ông Adama Dieng, quan chức phụ trách ngăn chặn nạn diệt chủng, và ông Ivan Simonovic, cố vấn đặc biệt về trách nhiệm bảo vệ, đã viện dẫn 3 tội ác mà quân đội Miến Điện đã phạm phải, và phải bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế, đó là tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

Hai quan chức theo dõi vấn đề nhân quyền ở Miến Điện thậm chí đã chỉ trích sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong chính nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền và duy trì hòa bình. Họ kêu gọi chính quyền của bà Aung San Suu Kyi cần phải có những biện pháp tức thời nhằm ngăn chặn bạo lực tại bang Rakhine, và yêu cầu Naypyidaw để Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập tại bang Rakhine.

Cũng trong ngày hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lên tiếng bày tỏ sự "quan ngại đặc biệt" đối với cuộc khủng hoảng tị nạn của sắc dân thiểu số theo Hồi giáo này, đồng thời lên án lãnh đạo quân đội Miến Điện, phải chịu "trách nhiệm" về thảm trạng này. Tuy nhiên, khác với hai quan chức phụ trách nhân quyền Liên Hiệp Quốc, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phần nào bày tỏ sự thông cảm đối với chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi. Ông Tillerson cho biết đã điện đàm trao đổi với nhà lãnh đạo dân sự Miến Điện, và hiểu được vị thế khó khăn của "một chính phủ có quyền lực bị chia sẻ", nơi mà quân đội vẫn nắm giữ quyền lực quan yếu trong vấn đề an ninh.

Cuộc truy bức sắc tộc do quân đội tiến hành ở Miến Điện nổ ra khi những chiến binh Hồi giáo Rohingya tấn công lực lượng cảnh sát hôm 25/08/2017. Theo Liên Hiệp Quốc, kể từ khi bùng phát bạo lực, đã có trên 580 000 người Rohingya phải tị nạn sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Duy Anh

Published in Châu Á

Quân đội Myanmar điều tra cáo buộc người Rohingya bị sát hại, ngược đãi (VOA, 15/10/2017)

Quân đội Myanmar đã m mt cuc điu tra ni b v hành x ca binh lính trong cuc phn công đã khiến hơn mt na triu người Hi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh, nhiu người nói rng h đã chng kiến nhng v giết người, hãm hiếp và đt phá do binh lính gây ra.

rohingyia1

Những người Hi giáo Rohingya mi ti Bangladesh t Myanmar chun b ri mt nơi tm trú Shahparirdwip, Bangladesh, ngày 2 tháng 10, 2017.

Những v tn công có phi hp ca nhng phn t ni dy người Rohingya nhm vào 30 cht an ninh vào ngày 25 tháng 8 đã làm bùng lên phản ng quân s ác lit trong vùng phía bc bang Rakhine nơi người Hi giáo chiếm đa s mà Liên Hip Quc gi là thanh ty sc tc.

Một y ban do Trung tướng Aye Win dn đu đã bt đu mt cuc điu tra v nhng hành vi ca các binh sĩ quân đi, văn phòng của tng tư lnh quân đi cho biết hôm th Sáu, nhn mnh rng hot đng này là tha đáng theo hiến pháp ca nước Myanmar vi đa s dân theo Pht giáo.

Theo một thông cáo đăng trên trang Facebook ca Thng tướng Min Aung Hlaing, ban điu tra sẽ hỏi, "H có tuân theo quy tc ng x ca quân đi không ? H có tuân lnh chính xác trong hot đng này không ? Sau đó (ban điu tra) s công b thông tin đy đ".

Myanmar từ chi cho ban điu tra ca Liên Hip Quc nhp cnh. Ban điu tra này có nhim v điều tra các cáo buc ngược đãi sau mt cuc phn công quân s nh hơn được thc hin vào tháng 10 năm 2016.

Nhưng các cuc điu tra trong nước, bao gm mt cuc điu tra ni b ca quân đi trước đây, phn ln bác b li k ca nhng người t nn v các hành động ngược đãi xy ra trong "nhng hot đng truy quét" ca lc lượng an ninh.

Hàng ngàn người t nn tiếp tc băng qua sông Naf ngăn cách bang Rakhine ca Myanmar và Bangladesh trong nhng ngày gn đây, dù Myanmar nht mc nói rng các hot đng quân s đã chm dt vào ngày 5 tháng 9.

Các cơ quan vin tr ước tính 536.000 người đã ti khu vc Cox's Bazar, làm quá ti ngun lc khan hiếm ca các nhóm cu tr và các cng đng đa phương.

Khoảng 200.000 người Rohingya đã có mt Bangladesh sau khi chy lánh sự bc hi Myanmar, nơi mà h b t chi quc tch và đi mt vi nhng hn chế v đi li và kh năng tiếp cn các dch v cơ bn.

******************

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An áp lực trên Miến Điện (RFI, 14/10/2017)

Điều trần trong một phiên họp kín trước Hội Đồng Bảo An ngày 13/10/2017 với tư cách chủ tịch ủy ban bảo vệ quyền của người Hồi giáo Rohingya, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi gia tăng áp lực trên chính quyền Miến Điện để người tị nạn Rohingya tại Bangladesh sớm được trở về nguyên quán, chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.

rohingya1

Người Rohingya cố bơi qua con sông ở biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh tại vùng Palang Khali. Ảnh tư liệu ngày 09/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Thông tín viên RFI từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Marie Bourreau, tường trình :

Ông Kofi Annan đã ghi nhận một điều : không có kế hoạch B nếu như chính quyền Miến Điện từ chối các đề xuất của Liên Hiệp Quốc nhằm khép lại khủng hoảng cả về mặt chính trị lẫn nhân đạo đã đẩy hơn nửa triệu người Rohingya sang Bangladesh. Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói tới nhu cầu cần có 'một lộ trình rõ ràng và phải có sự đồng thuận của chính quyền Miến Điện', nếu không khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Trước mắt, các nhà ngoại giao kêu gọi Naypyitaw chấm dứt các vụ bạo hành, cho phép và không gây trở ngại cho các tổ chức nhân đạo đến hiện trường, bảo đảm an ninh cho thường dân. Thế nhưng đòi hỏi này không được toại nguyện do vấp phải sự chống đối từ phía Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Annan còn yêu cầu quốc tế công nhận quy chế của người Rohingya và phải công nhận quyền của số này được trở về nguyên quán. Quốc tế không thể để người tị nạn Rohingya sống mãi trong các trại tạm cư ở Bangladesh.

Tới nay, Miến Điện vẫn viện cớ là tình hình rất 'phức tạp', cho dù đã tỏ thiện chí khi khẳng định là muốn cộng tác với Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp kín hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, Miến Điện có cử một quan chức đến dự.

Thanh Hà

******************

Lãnh tụ Aung San Suu Kyi ‘kinh hoàng’ về vụ khủng hoảng Rohingya (RFA, 13/10/2017)

Lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi bị sốc vì những hình ảnh kinh hoàng của những người Hồi giáo Rohingya bị nạn.

rohingya1

Người tị nạn Hồi giáo Rohingya đang đợi thực phẩm do quân đội Bangladesh phân phát cho họ ở trại tị nạn Balukhali gần Gumdhum hôm 26/9/2017.  AFP

Một cố vấn không muốn nêu tên của bà nói với các phóng viên như vậy vào ngày 13 tháng 10, và nói thêm là bà Suu Kyi quyết tâm giải quyết vụ khủng hoảng này, có điều là phải cẩn thận đừng làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Đây được cho là lần đầu tiên bà Suu Kyi thể hiện thái độ của bà về cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Miến Điện, kể từ khi bà liên tục bị chỉ trích là không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Xin nhắc lại tin nói là đã có đến nửa triệu người Hồi giáo Rohingyia, vốn sống ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện phải chạy sang Bangladesh lánh nạn. Họ nói bị thanh lọc sắc tộc ở quê nhà. Hàng trăm người thiệt mạng trên đường chạy loạn vì thuyền bị lật khi đi qua con sông biên giới.

Những người Hồi giáo này bị nhà nước Miến Điện xem là những người nhập cư bất hợp pháp mặc dù họ đã sống nhiều đời tại bang Rakhine. Quân đội Miến Điện luôn bác bỏ rằng họ đang thực hiện một chiến dịch nhằm loại trừ hẳn người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà nói rằng họ chỉ đang chống lại bọn khủng bố.

********************

Rohingya : Aung San Suu Kyi trình bày kế hoạch trước khi LHQ họp kín (RFI, 13/10/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín vào tối 13/10/2017 về tình trạng người Rohingya tại Miến Điện, theo khởi xướng của Pháp và Anh Quốc. Một hôm trước sự kiện này, ngày 12/10, bà Aung San Suu Kyi đã trình bày những đường hướng chính trong tiến trình mang tên "Sáng kiến quốc gia để cứu trợ nhân đạo, tái định cư và phát triển tại vùng Rakhine".

rohingya2

Người tị nạn Rohingya tiếp tục chạy sang Bangladesh. Ảnh ngày 13/10/2017. Reuters/Zohra Bensemra

Bài diễn văn được cố vấn quốc gia Miến Điện trình bày trên truyền hình, bằng tiếng Miến Điện, chứ không phải bằng tiếng Anh như lần đầu tiên phát biểu về cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Ngoài nhấn mạnh đến sự thống nhất của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đề ra ba mục đích chính đối với tình hình tại bang Rakhine : "Hồi hương những người đã trốn chạy sang Bangladesh và cung cấp hỗ trợ nhân đạo một cách hiệu quả ; tái định cư những người này ; mang lại cho vùng sự phát triển và thiết lập ổn định lâu dài".

Về vấn đề người tị nạn, bà Aung San Suu Kyi cho biết Miến Điện "đang đàm phán với chính phủ Bangladesh về việc hồi hương những người hiện đang có mặt tại quốc gia này".

Unicef kêu gọi EU giúp Bangladesh quản lý người Rohingya

Trong khi đó, ông Edouard Beigbedder, đại diện của Unicef tại Bangladesh đã đến Bruxelles từ ngày 12/10 để báo động với Liên Hiệp Châu Âu về tình trạng của người Rohingya, đồng thời đề nghị Bruxelles hỗ trợ.

Hiện có khoảng hơn 800.000 người Rohingya vượt biên sang Bangladesh, trong đó 80% là phụ nữ và trẻ em. Dù không có đủ tiềm lực tài chính, quốc gia Nam Á này đã không đóng cửa biên giới đối với người Rohingya hay xua ngược họ trở lại Miến Điện như từng làm hồi tháng 08/2017.

Thông tín viên RFI Laxmi Lota cho biết Unicef cần 70 triệu euro để xây dựng các công trình hạ tầng cần thiết nhằm tiếp nhận người tị nạn Rohingya, trong đó những nhu cầu cấp bách nhất là về y tế, dinh dưỡng, nước và công trình vệ sinh.

Thu Hằng

************************

Tướng Myanmar nói người Rohingya không phải dân bản xứ (RFA, 12/10/2017)

Cộng đồng người Hồi Giáo Rohingya đang sinh sống ở Miến Điện không phải là người dân bản xứ, báo chí quốc tế cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy lánh nạn, là những điểm đáng chú ý mà Tướng Min Aung Hlaing, Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện, nói với ông Đại Sứ Mỹ Scot Marciel trong buổi gặp gỡ diễn ra hồi sáng ngày 12 tháng 10 ở Yangon.

rohingya3

Những người tị nạn Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong của Bangladesh vào ngày 12 tháng 10 năm 2017.  AFP

Trong cuộc gặp, Tướng Min Aung Hlaing gọi cộng đồng Hồi Giáo Rohingya có xuất xứ từ Bangladesh, được người Anh chấp thuận cho vào Miến từ thời Miến Điện còn là thuộc địa của Anh. Dựa vào đó, Tướng Min Aung Hlaing nói thêm rằng chính quyền thuộc địa Anh phải chịu trách nhiệm về chuyện này.

Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến cũng lên tiếng chỉ trích truyền thông quốc tế, cho rằng báo chí cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy sang Bangladesh lánh nạn, khẳng định không hề có chuyện quân đội và an ninh Miến đàn áp tập thể thiểu số Hồi Giáo, cũng không hề có chuyện hơn nửa triệu người Rohingya phải bỏ chạy lánh nạn.

Cũng trong cuộc gặp với ông Đại Sứ Mỹ, Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến không nói gì tới lời cáo buộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra từ tháng trước, cho rằng quân đội Miến đang thực hiện chính sách diệt chủng có hệ thống nhắm vào người Hồi Giáo Rohingya.

Tướng Min Aung Hlaing chỉ cho biết kế hoạch truy lùng khủng bố đang diễn ra ở bang Rakhine được đại đa số người dân Miến ủng hộ, nói thêm là quân khủng bố đã giết chết 30 người Rohingya và 90 người theo Ấn Giáo, chỉ vì tình nghi những người này có liên hệ với chính phủ Miến.

Bang Rakhine là nơi phần đông người Rohingya cư trú. Các con số do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đưa ra đều nói từ hồm 25 tháng Tám tới nay đã có tới 520.000 người Rohingya phải chạy lánh nạn vì bị quân đội và an ninh Miến Điện đàn áp dưới những hình thức khác nhau, như bắt giữ, bắn chết, cướp của, hãm hiếp và đốt nhà.

Tại bang Rakhine, viên chức đặc trách nội vụ của bang này là ông Tin Maung Swe nói với hãng thông tấn Reuters là ngày nào cũng có người Rohingya tự ý trở về Bangladesh để đoàn tụ với thân nhân.

Ông này cũng bảo rằng không hề có chuyện đàn áp, không hề có chuyện binh sĩ nổ súng bắn giết người Rohingya, cũng không hề có chuyện họ bị chính phủ Miến bỏ đói cho tới chết.

Cũng vào ngày 12 tháng 10, tin từ Rangon cho hay cuối tháng tới khi đến thăm Miến Điện, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô sẽ kêu gọi hòa bình, chấm dứt căng thẳng mang tính tôn giáo đang xảy ra giữa tập thể Hồi Giáo thiểu số ở quốc gia đại đa số theo Phật Giáo.

Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AFP, Linh Mục Mariano Soe Naing, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, nói rằng chưa rõ Đức Giáo Hoàng Phan Xị Cô sẽ nói những gì trong thông diệp của Ngài, nhưng Ngài sẽ thúc đẩy hòa bình, vì đó là một trong những mục tiêu của Đức Giáo Hoàng khi chọn Miến Điện để ghé thăm.

Miến Điện và Tòa Thánh Vatican trao đổi quan hệ ngoại giao hồi tháng Năm vừa rồi, sau khi lãnh tụ Aung San Suu Kyi sang Rome diện kiến Đức Thánh Cha.

Vài tuần trước khi đón bà Aung San Suu Kyi, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có nói trong một bài giảng rằng phải đón nhận người Hồi Giáo như anh chị em một nhà, bảo thêm đã đến lúc phải đem lại bằng an cho những người đang phải gánh chịu đau khổ.

Những điều Đức Giáo Hoàng nêu ra khiến cho một số người Miến bất bình, cho rằng người đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã cố ý can thiệp vào chuyện nội bộ của Miến, khi tìm cách bênh vực cho người Hồi Giáo Rohingya.

Cũng cần nói thêm sau Miến Điện, Đức Thánh Cha sẽ ghé thăm Bangladesh.

***********************

Lãnh đạo quân đội Miến Điện : Quốc tế ''thổi phồng'' hồ sơ Rohingya (RFI, 12/10/2017)

Tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện hôm nay 12/10/2017 khẳng định cộng đồng quốc tế đã "thổi phồng" số người tị nạn Rohingya bỏ trốn ra nước ngoài. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Quốc lên án nạn thanh lọc chủng tộc nhắm vào người Rohingya, và Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp kín ngày mai về vấn đề này.

rohingya4

Người tị nạn Rohingya tới Bangladesh, trên đường về trại tị nạn Cox's Bazar, ngày 02/10/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Tướng Min Aung Hlang viết trên Facebook : "Nói rằng số người Bengali trốn sang Bangladesh rất lớn là phóng đại". Ông dùng từ "Bengali" để chỉ người Rohingya, và tố cáo báo chí phương Tây có hành vi "tuyên truyền".

Tuy nhiên theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, tính đến cuối tháng Tám đã có trên nửa triệu trong số một triệu người Rohingya sống tại Miến Điện, đã phải chạy trốn sang Bangladesh, và còn hàng ngàn người khác đang tìm cách di tản.

Trong một báo cáo công bố hôm qua, thu thập lời kể của 65 nhân chứng, Liên Hiệp Quốc kết luận rằng quân đội Miến Điện đã đàn áp một cách có hệ thống, nhằm ngăn cản người Rohingya quay lại. Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, cho RFI biết thêm chi tiết :

"Những lời kể của các nhân chứng đều tương tự như nhau. Họ thuật lại những vụ tấn công vào làng, binh sĩ nổ súng không cần cảnh báo và đốt cháy làng mạc. Những người khác cho biết có những ngôi làng hoàn toàn không còn dân cư, và những câu nói thường nghe là : "Mấy người không phải ở đây, quay về Bangladesh đi, nếu không sẽ bị tra tấn hoặc giết chết".

Thế nên, với những gì đã biết được, chúng tôi kết luận rằng, đúng là chúng ta đang đối mặt với một sự đàn áp có tổ chức, có phối hợp và hệ thống. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã nêu ra cách đây ba tuần, như một ví dụ điển hình cho nạn thanh lọc chủng tộc. Chúng tôi cũng thấy vậy, cụ thể là rõ ràng quân đội không chỉ muốn đẩy người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà còn ngăn cản họ quay lại.

Các tổ chức nhân đạo bị hạn chế vào, đa số bị cấm, khiến chúng tôi rất quan ngại. Bởi vì hiện vẫn có từ 200.000 đến 300.000 người Rohingya ở miền bắc bang Arakan, đa số đã phải trốn khỏi nơi cư trú và chúng tôi không biết họ đang sống trong những điều kiện như thế nào".

Pháp và Anh ngày mai tổ chức một cuộc họp kín không chính thức của Hội Đồng Bảo An về vấn đề Miến Điện, với sự tham dự của cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, tác giả bản báo cáo mới đây về người Rohingya. Cùng ngày, phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman sẽ đến thăm Miến Điện trong chuyến công du bốn ngày.

Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm qua loan báo sẽ ngưng tất cả những cuộc tiếp xúc với tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện, và có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt "nếu tình hình không được cải thiện". EU cũng kêu gọi chính quyền Miến Điện nhanh chóng mở cửa "hoàn toàn, bảo đảm an ninh và vô điều kiện" cho viện trợ nhân đạo đến bang Rakhine.

Trong bối cảnh đó, hôm nay Hội Đồng Giám Mục Miến Điện loan báo Đức giáo hoàng Francis sẽ đến thăm nước này vào cuối tháng 11, với tư cách một sứ giả hòa bình.

Thụy My

***********************

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi bà Suu Kyi chặn bạo lực (RFA, 11/10/2017)

Một viên chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 tháng 10 lên tiếng kêu gọi lãnh tụ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

rohingya5

Trại tỵ nạn của người Hồi Giáo Rohingya ở dọc theo biên giới giữa Bangladesh và Miến Điện hôm 25/09/2017. AFP

Người đứng đầu văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bà Jyoti Sanghera, có kêu gọi như vừa nêu nhân dịp trình bày báo cáo về chiến dịch của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya tại bang Rakhine.

Bà Jyoti Sanghera bày tỏ quan ngại là số người sắc tộc Hồi giáo Rohingya lánh nạn sang Bangladesh có thể phải chịu tù đày một khi về lại quê nhà ở Myanmar. Đây là nơi mà lâu nay những người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân và các quyền chính trị khác.

Một Ủy ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc cũng cáo giác rằng cuộc tảo thanh sắc tộc có hệ thống của quân đội Myanmar được hoạch định nhằm xóa bỏ cộng đồng thiểu số này khỏi bang Rakhine.

Theo báo cáo đưa ra thì những vụ tấn công được tiến hành một cách có tổ chức kỹ lưỡng, được phối hợp và mang tính hệ thống. Mục tiêu không chỉ trục xuất họ mà còn không để họ có thể trở về quê nhà.

Báo cáo dựa trên những cuộc phỏng vấn số người phải chạy đi lánh nạn sau khi xảy ra chiến dịch phản công của quân đội đối với đợt tấn công do những tay súng nổi dậy nhắm vào lực lượng an ninh ở bang Rakhine hồi ngày 25 tháng 8 vừa qua.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì trong thực tế làn sóng mới nhất trong chiến dịch tảo thanh của quân đội Myanmar tại bang Rakhine đã bắt đầu trước thời điểm 25 tháng 8 ; có thể từ đầu tháng 8.

Trong một số vụ việc, trước và sau khi tấn công, loa thông báo nói rõ với người sắc tộc Hồi giáo Rohingya là họ không thuộc về vùng đất đang ở, hãy sang Bangladesh ; nếu không đi thì nhà cửa sẽ bị đốt cháy bà mạng sống cũng không giữ được.

Published in Châu Á

Liên Hiệp Quốc : Trại tị nạn lớn nhất thế giới tại Bangladesh quá nguy hiểm (RFI, 08/10/2017)

Ngày 07/10/2017, một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc phát biểu về kế hoạch của Bangladesh xây dựng trại tị nạn lớn nhất thế giới cho hơn 800.000 người Hồi Giáo Rohingya là rất nguy hiểm vì tình trạng quá tải có thể làm tăng nguy cơ các bệnh chết người lây lan nhanh chóng.

rohingya1

Người Rohingya tại trại tị nạn Balukhali sau cơn mưa ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 06/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo AFP, việc hơn một nửa triệu người tị nạn Rohingya tràn sang Banglasdesh để tránh cuộc đàn áp của quân đội ở bang Rakhine, Miến Điện từ ngày 25/08 đã khiến các trại tạm cư ở Bangladesh bị quá tải.

Chính quyền Bangladesh đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch mở rộng một trại tị nạn tại Kutupalong, gần thị trấn biên giới Cox's Bazar để tiếp nhận người Rohingya. Theo tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (IOM), đây sẽ là trại tị nạn lớn nhất trên thế giới, vượt xa hai trại Bidi Bidi ở Uganda và Dadaab ở Kenya - cả hai trại này đều có khoảng 300.000 người tị nạn.

Nhà chức trách Bangladesh cho biết khu trại mới sẽ giúp họ quản lý tốt hơn các hoạt động cứu trợ và đảm bảo an toàn cho người Rohingya. Hiện chính quyền Bangladesh đang lo sợ là việc các trại tị nạn nằm rải rác ở nhiều nơi có thể dẫn tới nguy cơ trở thành những nơi tuyển mộ cho các chiến binh Hồi Giáo cực đoan.

Khoảng 1.200 hecta đất bên cạnh trại Kutupalong hiện tại đã được dành cho dự án xây trại tị nạn lớn nhất thế giới. Và theo yêu cầu của chính phủ Bangladesh, Tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý điều phối hoạt động của các cơ quan viện trợ và giúp xây dựng chỗ ở tại khu trại mới.

Tuy nhiên, ông Robert Watkins, điều phối viên thường trực của Liên Hiệp Quốc tại Dhaka, nói với AFP rằng Bangladesh nên tìm các địa điểm mới để xây dựng thêm nhiều khu trại khác, bởi vì "tập trung quá nhiều người vào một khu vực quá nhỏ, nhất là những người sức khỏe yếu dễ bị bệnh, là rất nguy hiểm… Nếu có bệnh truyền nhiễm nào đó xuất hiện, nó lây lan rất nhanh. Nguy cơ này rất dễ xảy ra".

Điều phối viên Robert Watkins cũng nhấn mạnh tới nguy cơ trại tị nạn bị hỏa hoạn. Theo ông Robert Watkins, công tác quản lý người tị nạn, chăm sóc sức khoẻ cho họ và đảm bảo an ninh sẽ dễ hơn nếu họ được phân bổ sinh sống ở các trại nhỏ thay vì sống trong tại một trại tập trung quá lớn.

Thùy Dương

**********************

Miến Điện : Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ (RFI, 07/10/2017)

Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.

rohingya2

Một cụ bà 75 tuổi người Rohingya được người thân khiêng đi tị nạn sang Bangladesh. Reuters/Damir Sagolj

Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10. Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố "kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp" nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.

Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố : "Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự". Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định "không có chính sách đàm phán với quân khủng bố".

LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo

Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá "không thể chấp nhận được" vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.

Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa. Vì vậy, ông Mark Lowcock "kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường".

Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya.

Thu Hằng

Published in Châu Á
Trang 1 đến 2