Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến tranh Ukraine : Putin khẳng định giành thêm một chiến thắng, Kiev bác bỏ

Thanh Phương, RFI, 21/02/2024

Quân đội Ukraine hôm nay, 21/02/2024, đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng Kiev đã mất quyền kiểm soát một ngôi làng bên bờ sông Dniepr ở miền nam Ukraine.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ở Chelyabinsk, Nga, ngày 16/02/2024. AP - Ramil Sitdikov

Theo hãng tin AFP, hôm qua, tổng thống Vladimir Putin cũng như bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu đều tuyên bố Nga đã giành lại được quyền kiểm soát ngôi làng Krinky mà quân đội Ukraine đã chiếm được trong mùa hè 2023 trong những điều kiện hết sức gian nan. Việc chiếm được ngôi làng có vị trí như một đầu cầu ở tả ngạn sông Dniepr bị Nga chiếm đóng là một trong những chiến thắng hiếm hoi của quân đội Ukraine trong chiến dịch phản công từ mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, đầu cầu này vẫn không giúp được lực lượng của Kiev tiến thêm về phía nam. Từ đó đến nay, quân Nga đã oanh kích ồ ạt vào khu vực này và làng Krinky đã bị phá hủy hoàn toàn.

Hôm qua, tổng thống Putin đã xem việc chiếm được làng Krinky là thắng lợi lớn thứ hai sau khi chiếm được thành phố Avdiivka, miền đông Ukraine. Nhưng trên các mạng xã hội hôm nay, bộ tư lệnh mặt trận miền nam của quân đội Ukraine chính thức khẳng định những thông tin nói trên là "hoàn toàn sai lạc" : "Lực lượng phòng thủ của miền nam Ukraine vẫn trấn giữ các vị trí ở làng Krinky và gây những tổn thất nặng nề cho quân địch".

Quân Ukraine hiện đang bị quân Nga tấn công dồn dập tại mặt trận miền đông lẫn mặt trận miền nam, đồng thời bị oanh tạc liên tục trong lúc đang bị thiếu đạn pháo do viện trợ của phương Tây ngày càng ít đi, thậm chí viện trợ của Mỹ vẫn bị chặn lại ở Quốc hội.

Trong khi còn vài ngày nữa là bước sang năm thứ ba, tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, chính tổng thống Volodymyr Zelensky hôm thứ Hai vừa qua đã thừa nhận là tình hình trên chiến trường hiện nay là "cực kỳ khó khăn".

Tên lửa Bắc Triều Tiên chứa linh kiện phương Tây ?

Trong khi đó, theo một tổ chức phi chính phủ, Conflict Armament Research (CAR), các mảnh còn sót lại của một tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên được tìm thấy ở Ukraine có chứa những linh kiện điện tử được sản xuất tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Bình Nhưỡng đã lách được các biện pháp trừng phạt của quốc tế để mua được các linh kiện đó.

Thanh Phương

*************************

Tng thng Ukraine : Nga li dng s chm tr vin tr

Reuters, VOA, 20/02/2024

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm th Hai nói rng Nga đang li dng s chm tr trong vin tr cho Ukraine và tình hình ti các khu vc mà Moscow tp trung quân ca h là "cc k khó khăn".

uk1

Tng thng Ukraine Zelenskiy thăm tin tuyến khu vc Kharkiv.

Ông Zelenskiy phát biu như vy sau khi đến thăm khu vc Kupiansk tin tuyến phía đông bc, khu vc được Ukraine chiếm li vào năm 2022 nhưng là nơi quân Nga đang hot đng trong nhng tháng gn đây.

Chuyến thăm ca ông Zelenskiy din ra vài ngày sau khi Nga chiếm quyn kim soát Avdiivka xa hơn v phía nam, sau nhiu tháng giao tranh căng thng, và là chiến thng ln nht ca Nga tin tuyến trong 9 tháng.

Tng thng Zelenskiy nói : "Hin nay tình hình cc k khó khăn mt s khu vc tin tuyến, nơi quân đi Nga tp trung ti đa binh lính ca h.

"H đang li dng s chm tr trong vin tr cho Ukraine và đây là mt vn đ rt nhy cm. Tình trng thiếu đn pháo, vũ khí phòng không và vũ khí tm xa".

Ông Zelenskiy bày t s tin tưởng rng Quc hi Hoa K s thông qua mt gói vin tr ln, trong đó có c h tr cho Ukraine, vn b trì hoãn do tranh cãi gia các nhà lp pháp.

Tng thng Hoa K Joe Biden hôm th Hai cho biết ông sn sàng gp Ch tch H vin Mike Johnson đ tho lun v d lut tài tr, đng thi nói thêm rng đng Cng hòa đang phm sai lm khi phn đi gói vin tr.

Thượng vin trong tháng này đã thông qua gói vin tr tr giá 95 t đôla, bao gm khon vin tr dành cho Ukraine, nhưng ông Johnson đã t chi đưa gói vin tr này ra biu quyết ti H vin, nơi đng Cng hòa kim soát vi t l 219-212.

Reuters

Nguồn : VOA, 20/02/2027

*******************************

Nga chiếm Avdiivka, Ukraine tăng cường phòng th phía đông

Reuters, VOA, 20/02/2024

Ukraine hôm th Hai cho biết quân đi ca h đã chiếm các v trí phòng th mi min đông sau khi rút lui khi th trn Avdiivka va b Nga chiếm, và đy lùi các cuc tn công mi ca Nga.

uk2

nh chp li t video do Cơ quan báo chí B Quc phòng Nga công b hôm th Hai, ngày 19/2/2024, cho thy hình nh ca Nhà máy hóa cht và than cc Avdiivka, min đông Ukraine.

Nga đã kim soát hoàn toàn th trn Avdiivka b tàn phá sau khi quân đi Kyiv rút lui hi cui tun. Đây là bước tiến ln nht ca quân Nga trên chiến trường k t khi thành ph Bakhmut b Ukraine chiếm li vào tháng 5.

Vic Nga chiếm gi Avdiivka đã đy lc lượng Ukraine ra xa thành ph pháo đài Donetsk mà Nga đang chiếm gi, mt trung tâm hu cn quan trng được Moscow s dng đ h tr các hot đng ca Nga trên khp min đông Ukraine b nga chiếm đóng mt phn -- khu vc được gi là Donbas.

Tng thng Nga Vladimir Putin mô t vic chiếm được Avdiivka là mt chiến thng quan trng, và Moscow nói quân Kyiv rút lui gp rút và rt hn lon, b li nhiu binh sĩ và vũ khí.

Moscow đơn phương tuyên b đã sáp nhp các khu vc Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia ca Ukraine vào năm 2022 mc dù không kim soát hoàn toàn khu vc nào trong s đó.

Reuters

Nguồn : VOA, 20/02/2024

***************************

Kiev bi quan về tình hình quân sự "vô cùng khó khăn"

Thu Hằng, RFI, 20/02/2024

Nga mở 5 mặt trận trên chiến trường đông nam Ukraine và tiếp tục các cuộc tấn công ban đêm. Ngày 20/02/2024, Kiev cho biết đã bắn hạ 23 drone Shahed của Nga. Ngoài ra, Nga cũng phóng hai tên lửa S-300/S-400 từ vùng biên giới Belgorod và một tên lửa Kh-31. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình chiến sự "vô cùng khó khăn".

uk3

Một xe tăng của quân đội Ukraine, ở gần mặt trận Avdiivka, Ukraine. Ảnh chụp ngày 11/02/2024. AFP – Genya Savilov

Tổng thống Zelensky đã đến thăm binh sĩ Ukraine ở vùng Koupiansk ngày 19/02. Trong buổi điểm tin hàng ngày, được AFP trích dẫn, ông cho biết "tình hình vô cùng khó khăn trên nhiều khu vực chiến tuyến, nơi quân Nga đang tập trung tối đa lực lượng, tận dụng sự chậm trễ trong viện trợ cho Ukraine". Vẫn theo ông Zelensky, Ukraine đang thiếu pháo, cần hệ thống phòng không trên chiến tuyến và vũ khí tầm xa.

Ukraine từ thế phản công chuyển sang thế thủ nhưng khó chống lại được quân Nga khi không nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh. Trong khi đó, Nga đang tiến hành cùng lúc 5 mặt trận ở miền đông và nam Ukraine : Kreminna, Bakhmut, Avdiivka, Marinka, Robotybe và sẽ tìm cách chiếm thêm đất sau khi "kiểm soát hoàn toàn" Avdiivka.

Viện trợ quân sự cho Ukraine

Trong khi đó, khoản viện trợ lớn của Washington cho Ukraine vẫn bị chặn ở Hạ Viện Mỹ. Về phía Ukraine, sau khi ký hai thỏa thuận quân sự với Pháp và Đức vào tuần trước, Ukraine sẽ nhận được viện trợ từ Hà Lan và Canada. Ngày 19/02, bộ trưởng quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết "gửi nhiều drone cho Ukraine" nhưng "không thể tiết lộ số lượng chính xác". Hà Lan nằm trong liên minh do Latvia điều phối để cung cấp công nghệ tân tiến về drone quân sự cho Ukraine. Còn Canada thông báo sẽ chuyển cho Ukraine 800 drone SkyRanger R70.

Ngược lại, Ecuador từ bỏ ý định giao nhiều vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine thông qua Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld trấn an trước Quốc hội rằng "Ecuador sẽ không gửi bất kỳ thiết bị quân sự nào cho một nước can dự vào một cuộc xung đột quốc tế". Tuy nhiên, quyết định rút lui của quốc gia Nam Mỹ này có thể là do tác động từ Nga. Moskva đã rất tức giận và ra lệnh cấm nhập khẩu chuối của Ecuador ngay sau lời hứa của Ecuador chuyển vũ khí cho Ukraine.

Thu Hằng

***************************

Chiến tranh Ukraine : Nga có thể mở rộng phản công sau chiến thắng Avdiivka

Trọng Thành, RFI, 19/02/2024

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại Mỹ, trong một thông báo hôm nay, 19/02/2024, trên mạng X, cảnh báo là quân đội Nga có thể tranh thủ bối cảnh phương Tây giảm viện trợ để mở thêm nhiều cuộc phản công, sau chiến thắng tại Avdiivka, miền đông Ukraine.

uk4

Một khu nhà ở Lysychansk, Luhansk, Ukraine, bị tàn phá. Ảnh trích xuất từ video công bố ngày 03/02/2024 via Reuters - Russian Emergencies Ministry

Viện ISW, dựa trên các thông tin từ Ukraine và một số nguồn tin phương Tây, ghi nhận quân Nga đang tiến hành "ít nhất ba mũi phản công". Thứ nhất là dọc theo đường ranh giới giữa hai tỉnh Kharkiv và Luhansk, đặc biệt là tại các khu vực gần Kupiansk và Lyman. Thứ hai là xung quanh thành phố Avdiivka, và thứ ba là gần làng Robotyne, ở phía tây tỉnh miền nam Zaporizhzhia, khu vực mà quân đội Ukraine chọc thủng phòng tuyến Nga hồi cuối mùa hè năm ngoái. 

AFP dẫn lời một chỉ huy Ukraine cho biết, riêng tại khu vực Avdiivka, các đơn vị Ukraine đã đẩy lùi 14 cuộc tấn công gần Lastochkin, cách Avdiivka khoảng 2 km, và chặn đứng 13 cuộc phản công tại khu vực gần làng Robotyne, tỉnh miền nam Zaporizhzhia.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ nhấn mạnh là "việc thiếu phương tiện quân sự phương Tây, và nỗi lo ngại trước việc Mỹ ngừng viện trợ, buộc các lực lượng Ukraine phải chuyển sang chính sách tiết kiệm vũ khí trên tất cả các mặt trận. Và chính điều này khiến các lực lượng Nga khai thác được các lợi thế để đẩy mạnh một số hoạt động phản công với quy mô hạn chế trong vòng 48 giờ qua". Theo ISW, các cuộc phản công tiếp theo của Nga "có thể cản trở quân đội Ukraine huy động binh sĩ và các phương tiện cần thiết, để chuẩn bị cho các đợt phản công mới", dự kiến được tiến hành trong năm 2024.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
samedi, 17 février 2024 01:14

Quân Ukraine rút lui khỏi Avdiivka

Chiến tranh Ukraine : Avdiivka thất thủ, một thắng lợi của Nga

Thanh Hà, RFI, 17/02/2024

Tình hình tại thành phố Avdiika, miền đông Ukraine, từ nhiều ngày qua được mô tả như "địa ngục trần gian" đối với binh lính Ukraine. Trong đêm 16/02/2024, tân tổng tư lệnh Oleksandre Syrsky ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi thành phố này. Theo giới quan sát, tái chiếm Avdiivka, thành phố với 34.000 dân cư trước chiến tranh, là một "thắng lợi mang ý nghĩa lớn đối với Moskva" vài tuần trước bầu cử tổng thống Nga.

UKRAINE-CRISIS/ADVIIVKA-REINFORCEMENT

Thành phố Avdiïvka, vùng Donbass, sau một trận đánh khốc liệt. Ảnh ngày 15/02/2024. Reuters - RFE/RL/Serghii Nuzhnenko

Thông tín viên RFI từ Kiev Emmanuelle Chaze tường trình :

"Trong đêm qua, tổng tư lệnh quân đội Oleksandr Syrskyi tuyên bố rút toàn bộ quân Ukraine khỏi Avdiivka. Khả năng này đã được dự báo trước do tình hình ở đây rất khó khăn. Trong thông cáo, tướng Syrsky giải thích quyết định nói trên là nhằm bảo toàn tính mạng cho các quân nhân Ukraine, đưa họ về hậu phương. Chỉ huy mặt trận miền Đông Ukraine, tướng Tarnavky thì nêu bật sức mạnh của quân Nga, tương quan lực lượng bất tương xứng, Ukraine trong thế 1 chọi lại 10. Đêm qua trong lúc rút quân, nhiều binh sĩ Ukraine đã bị bắt và việc sơ tán thương binh cũng đã diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn do quân đội Nga vẫn tiếp tục dồn hỏa lực về phía đối phương. 

Trong khi đó công luận Ukraine, sau nhiều tuần lễ lo lắng, giờ đây người dân có vẻ như đang thở phào nhẹ nhõm, an tâm hơn về số phận của những người lính đang cầm súng chiến đấu, nhưng kèm theo đó là nỗi buồn Avdiivka thất thủ. Về phía Nga, vài tuần trước bầu cử tổng thống, thắng lợi ở Avdiikka là một cột mốc quan trọng diễn ra đúng thời điểm. Hơn nữa đây là chiến thắng quan trọng đầu tiên từ khi Nga để mất Bakhmut hồi tháng 5/2023".

Thanh Hà

*****************************

Binh sĩ Ukraine rút khi Avdiivka, quân đi lâm cnh thiếu đn dược

Reuters, VOA, 17/02/2024

Các binh sĩ Ukraine đã rút khi th trn Avdiivka b tàn phá min đông, người đng đu quân đi Ukraine cho biết hôm th By, m đường cho bước tiến ln nht ca Nga k t khi chiếm được thành ph Bakhmut vào tháng 5 năm ngoái.

adviika2

Mt quân nhân Ukraine thuc L đoàn cơ gii 47 chun b xe chiến đu Bradley sn sàng tham chiến, cách Avdiivka thuc vùng Donetsk không xa, ngày 11/2/2024.

Kyiv nói s rút lui này, được loan báo trong bi cnh Ukraine đang đi mt vi tình trng thiếu đn dược trm trng do vin tr quân s ca M b trì hoãn trong nhiu tháng ti Quc hi, là nhm cu binh sĩ khi b lc lượng Nga bao vây hoàn toàn sau nhiu tháng giao tranh ác lit.

Thượng tướng Oleksandr Syrskyi, người nm quyn ch huy quân đi Ukraine trong mt cuc ci t ln vào tun trước, nói các lc lượng Ukraine đã rút v các v trí an toàn hơn bên ngoài th trn, nơi có dân s trước chiến tranh là 32.000 người.

"Tôi quyết đnh rút các đơn v ca chúng ta khi th trn và chuyn sang phòng th t nhng tuyến thun li hơn nhm tránh b bao vây và bo toàn tính mng cũng như sc khe ca các quân nhân", ông được dn li nói trong mt phát biu ca lc lượng vũ trang.

Gn hai năm k t cuc xâm lược toàn din ca Nga, vic rút quân là du hiu rõ ràng nht cho thy chiu hướng chiến tranh đã chuyn sang có li cho Moscow sau khi mt cuc phn công ca Ukraine không th chc thng phòng tuyến ca Nga vào năm ngoái.

Vic trit thoái được tiến hành theo kế hoch nhưng mt s binh sĩ Ukraine đã b Nga bt gi nhng giai đon cui, Chun tướng Oleksandr Tarnavskyi cho biết nhưng không nêu rõ s lượng.

Tng thng Volodymyr Zelenskyy ca ngi quân đi ca ông đã "làm cn kit" lc lượng Nga Avdiivka và nói ông đng ý vi quyết đnh rút lui đ bo toàn sinh mng.

Trong phát biu ti Hi ngh An ninh Munich, Zelenskyy kêu gi các đng minh phương Tây tăng cường cung cp vin tr quân s và cho rng vic rút quân mt phn là do thiếu vũ khí.

"Bây gi, (quân đi) s b sung, h s ch đi nhng vũ khí phù hp, đơn gin là không có đ vũ khí", ông nói. "Nga có vũ khí tm xa, trong khi chúng tôi li không có đ".

Tng thng M Joe Biden hi đu tun đã cnh báo rng Avdiivka có th rơi vào tay lc lượng Nga vì tình trng thiếu đn dược sau nhiu tháng phe Cng hòa trong Quc hi chng đi gói vin tr quân s mi ca M cho Kyiv.

Vic chiếm được th trn này s trao cho Tng thng Vladimir Putin mt chiến thng trên chiến trường khi ông tái tranh c vào tháng sau, và là mt bước nh khác hướng ti mc tiêu ca Nga là giành quyn kim soát hoàn toàn hai tnh to thành khu vc công nghip Donbas.

Avdiivka đã hng chu áp lc tn công ngày càng tăng ca quân Nga phía đông k t tháng 10 năm ngoái, khi vin tr quân s ca phương Tây không n đnh đã làm tăng thêm s mt mi ca binh sĩ chiến đu k t đu năm 2022.

"Chúng tôi đang thc hin các bin pháp đ n đnh tình hình và duy trì v thế ca mình", ông Syrskyi nói.

B Quc phòng Nga không nêu ra trn chiến giành Avdiivka trong mt phát biu hôm th By, nhưng nói rng các lc lượng Nga đã "ci thin v trí ca h" trên mt trn Donetsk.

Reuters

Nguồn : VOA, 7/02/2024

Published in Quốc tế
samedi, 17 février 2024 23:46

Viện trợ để Ukraine kháng Nga

Cuộc quyết đấu Trump - Biden đầu mùa tranh cử 2024

Thời sự giữa tháng 2/2024 nổi bật với phát biểu của Donald Trump để mặc Nga tấn công đồng minh NATO, được ví như "cơn sốc điện" với Châu Âu. Diễn biến thu hút nhiều chú ý là khoản viện trợ quân sự 60 tỉ đô la giúp Ukraine kháng Nga, vừa được Thượng Viện Mỹ thông qua, nhưng đang bị ách lại tại Hạ Viện. Chính trị quốc tế và chính trị trong nước hòa trộn. Cựu tổng thống Trump, ra tái tranh cử, coi chống viện trợ cho Ukraine là điểm quyết đấu chống đương kim tổng thống.

doidau1

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Cuộc đối đầu Donald Trump (trái), và Joe Biden. AFP – Sergio Flores, Brendan Smialowski

Bất chấp các bế tắc trong hiện tại tưởng không thể vượt qua, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đang tìm kiếm nhiều phương thức hợp tác để khẩn cấp thông qua khoản viện trợ quân sự giúp Ukraine chống xâm lược. Người Hồng Kông đặt hy vọng gì đối với vùng lãnh thổ này vào Năm con Rồng vừa bắt đầu với quẻ bói đầu năm. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Ngày 10/02/2024, vận động tranh cử tại bang South Carolina, ông Trump đã tung ra một phát biểu chưa từng có : đe dọa các đồng minh NATO, khuyến khích Nga tấn công những quốc gia nào bị khép tội không đóng góp đủ cho ngân sách quốc phòng ("I would encourage them to do whatever the hell they want" (tạm dịch là : "Tôi sẽ khuyến khích họ làm bất cứ điều gì họ muốn").

Sổ toẹt "nguyên tắc đoàn kết" của NATO

Với phát biểu nói trên, cựu tổng thống Mỹ đã sổ toẹt nguyên tắc đoàn kết, từng giúp cho NATO tồn tại và phát triển trong suốt 75 năm qua, với phương châm một nước bị tấn công là tất cả bị tấn công. Các phát biểu cực đoan, "văng mạng", không phải là điều hiếm có với nhà tỉ phú, từng được lãnh đạo nước Mỹ đưa ra, nhưng tuyên bố được ví như "cơn sốc điện" nói trên, đang gây lo sợ và bất bình ghê gớm tại Châu Âu. Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, Joseph Borrell, gọi đây là những lời lẽ "nguy hiểm" và "ngớ ngẩn", bởi Liên minh NATO gắn bó mật thiết hoàn toàn không phải là một câu lạc bộ lỏng lẻo, để ai muốn tham gia thế nào thì tham gia. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc lại là, không chỉ Châu Âu cần đến Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ cũng cần đến các đồng minh. Còn tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên án các lời lẽ nhắm vào NATO của đối thủ đảng Cộng hòa là "dốt nát", "hèn hạ", "nguy hiểm" và "chống lại nước Mỹ".

Ông Biden lưu ý : "chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một tổng thống hèn hạ như vậy trước một nhà độc tài Nga", đồng thời nhấn mạnh đến "cam kết thiêng liêng" của NATO, "dựa trên các nguyên tắc căn bản của tự do, an ninh và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, những điều mà Donald Trump coi như "một gánh nặng" và hoàn toàn không chia sẻ, bởi đối với ông ta mọi thứ "chỉ là hàng hóa". 

Trên thực tế, tuyên bố gây sốc của Donald Trump và các phản ứng dữ dội chống lại Trump, là tiêu biểu cho hai quan điểm đối lập về thế giới chủ đạo tại Mỹ. Trump đại diện cho "chủ nghĩa biệt lập" (isolationisme), có ảnh hưởng mạnh tại Mỹ, với khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết". Quan điểm thứ hai, mà chính quyền Biden theo đuổi, hướng đến xây dựng các liên minh, đối tác và khẳng định"vai trò lãnh đạo của nước Mỹ giúp cho sự ổn định của thế giới" và đổi lại "người dân Mỹ cũng được hưởng lợi trực tiếp" về mặt công ăn việc làm, kinh tế thương mại, theo như phát biểu của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), khai mạc hôm 16/02.

Hỗ trợ quân sự Ukraine : Vượt cửa ải lớn Thượng Viện Mỹ

Cuộc đọ sức nổi bật nhất hiện nay, giữa hai quan điểm đối lập về thế giới này, liên quan đến các hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga. Hoa Kỳ có tiếp tục hậu thuẫn Ukraine, quốc gia trên tuyến đầu của khối các quốc gia dân chủ chống độc tài, hay bỏ mặc Kiev. Ngày 12/02, Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói hỗ trợ 95 tỉ đô la, trong đó có 60 tỉ đô la cho Ukraine. Để đạt được kết quả này, dự luật đã được sự ủng hộ của hơn 20 thượng nghị sĩ đối lập Cộng hòa, bất chấp các đe dọa của phe Trump.

Theo báo chí Mỹ, hợp tác mật thiết giữa thủ lĩnh nhóm thiểu số Cộng hòa Mitch McConnel với phe đa số Dân chủ của Chuck Summer là một bí quyết của thành công. Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm :

"70 phiếu thuận, 29 phiếu chống : với đa số đặc biệt cao này, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ. Tổng số tiền là 95 tỷ đô la, trong đó có 60 tỷ đô là dành riêng cho Ukraine. Phần còn lại dành cho Đài Loan, Israel và viện trợ nhân đạo. 70 phiếu thuận có nghĩa là khá nhiều đảng viên đảng Cộng hòa, chính xác là 22 người, đã bỏ phiếu cho gói viện trợ này, cùng với đảng Dân chủ.Trong số đó, có các cựu thành viên lực lượng vũ trang hoặc các giới chức dân cử gắn bó với an ninh quốc gia Mỹ, theo mô tả của một số người trong họ.Ngoài ra cũng còn có nhiều lãnh đạo thuộc phe thiểu số Cộng hòa ở đó, bao gồm cả thủ lĩnh Mitch McConnel, người rất thiết tha với viện trợ cho Ukraine.

Tuy nhiên, 22 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận giờ đây gần như bị coi là những kẻ phản bội. Trước hết, họ chỉ chiếm chưa đến một nửa nhóm, và các thượng nghị sĩ khác đã làm mọi cách để ngăn chặn hoặc làm chậm cuộc bỏ phiếu cho khoản viện trợ này. Ông Donald Trump công khai phản đối viện trợ cho Ukraine, cũng như việc bỏ phiếu thuận cho gói viện trợ này.

22 thượng nghị sĩ cho biết họ không hề lo sợ về những hậu quả đối với bầu cử có thể xảy ra sau này, và đây là điều đúng đắn nên làm. Viễn cảnh này chắc chắn ít có khả năng xảy ra hơn ở Hạ Viện, nơi toàn bộ các ghế dân biểu sẽ được bầu lại vào tháng 11 tới. Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, trung thành với Donald Trump, là người quyết định các văn bản sẽ được đưa ra bỏ phiếu hay không, đã nói rõ rằng, đối với ông, đề xuất này là không thể chấp nhận được."

Hạ Viện : Đa số ủng hộ giúp Ukraine, nhưng dân biểu Cộng hòa sợ Trump

Cửa ải Hạ Viện dường như rất khó vượt. Ngay sau khi dự luật được thông qua tại Thượng Viện, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, người do phe Trump dựng lên hồi tháng 10/2023, tuyên bố sẽ không đưa luật ra bỏ phiếu.

Theo thẩm định của các chính trị gia từ cả hai phía, nếu đưa ra bỏ phiếu, dự luật sẽ được thông qua. Đây là quan điểm của dân biểu Cộng hòa Andy Biggs (bài "US aid for Ukraine : a new chance for $60bn to get through Congress ? / Trợ giúp Mỹ cho Ukraine Cơ hội mới để khoản 60 tỉ đô la được Quốc Hội thông qua ?, Financial Times, 14/02/2024). Lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ, Hekeem Jeffries, tin tưởng là sẽ có khoảng 300 trên 435 dân biểu ủng hộ.

Căng thẳng đang dâng cao khi một nhóm nhỏ dân biểu trung thành với Donald Trump đe dọa phế truất chủ tịch Hạ Viện, nếu ông Mike Jonhson đưa dự luật ra bỏ phiếu. Trong khi đó, phe Dân chủ thiểu số tại Hạ Viện cũng chủ trương "sử dụng mọi công cụ lập pháp sẵn có" để dự luật được thông qua. Trong số các biện pháp được tính đến có "Discharge petition" (tạm dịch là "Kiến nghị đi tắt"), vì chỉ cần được đa số dân biểu ủng hộ (quá 50%), dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu, không phải qua cấp tiểu ban, cũng không chờ quyết định của chủ tịch Hạ Viện.

Thủ tục tưởng như đơn giản, vì chỉ cần quá một nửa số dân biểu ủng hộ là thành công, tuy nhiên trên thực tế không dễ, đặc biệt do bên Cộng hòa có thể có rất ít người tham gia. Ủng hộ "Discharge petition" thường bị coi như phản bội lại đảng của mình. Biện pháp này trên thực tế cũng rất ít được sử dụng, và nếu được dùng, xác suất thành công không cao. Lần thành công gần nhất được ghi nhận cách nay 10 năm.

Dân biểu Cộng hòa phải lựa chọn : Đi với nước Mỹ hay đi với Trump ?

Theo một số nhà quan sát, dù sao việc một bộ phận phe Cộng hòa ở Thượng Viện đoàn kết với phe Dân chủ thông qua được luật đã là một đòn bất ngờ với Trump. Sau khi qua ải Thượng Viện, dự luật trực tiếp đặt các dân biểu Hạ Viện trước trách nhiệm với cử tri. Hôm 13/02, ngay sau khi luật được thông qua tại Thượng Viện, đích thân tổng thống Biden kêu gọi chủ tịch Hạ Viện "hãy để cho toàn thể Hạ Viện có cơ hội bày tỏ quan điểm, không để cho những tiếng nói cực đoan nhất ngăn chặn dự luật." Tổng thống Biden cũng trực tiếp nói với các dân biểu Cộng hòa : "Các vị sẽ chọn bảo vệ tự do hay đi theo đảng của độc tài, đàn áp ? Các vị chọn đi với Ukraine hay đi với Putin ? Các vị chọn nước Mỹ hay chọn Trump ?".

Báo Anh The Guardian dự báo : "còn nhiều rào cản chính trị và cơ chế cần vượt qua, trước khi khối đa số dân biểu vốn không quen làm việc cùng nhau trong Hạ Viện có thể cùng nhau vượt qua được cả Johnson (tức chủ tịch Hạ Viện), và rộng hơn là thắng được Trump" (Bài "Sự lộn xộn của đảng Cộng hòa trong việc viện trợ cho Ukraine vén lộ sự phục tùng của Đảng đối với Trump", The Guardian, 13/02/2024 ).

Trump "điều chỉnh chiến thuật" do áp lực nội bộ ?

Nếu gói viện trợ cho Ukraine được thông qua, bên hưởng lợi sẽ không chỉ là Ukraine, mà cả nền dân chủ Mỹ. Hậu thuẫn Ukraine là để bảo vệ nền dân chủ, chống độc tài. Thái độ tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu trách nhiệm trước cử tri, của các dân biểu Hạ Viện, cũng sẽ chính là liều thuốc giúp cho nước Mỹ tránh chìm sâu trong xu thế độc tài – dân túy.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa McConnell lưu ý, việc nghị sĩ lưỡng đảng đoàn kết ra luật hỗ trợ Ukraine cũng chính là nỗ lực "xây dựng lại kho vũ khí dân chủ ("arsenal of democracy") và chứng minh cho các đồng minh cũng như đối thủ thấy rằng chúng ta nghiêm túc thực thi sức mạnh Mỹ". Các đồng minh của Mỹ, như Anh, cũng kêu gọi Quốc Hội Mỹ "đứng về phía bảo vệ tự do" (phát biểu của ngoại trưởng Anh David Cameron).

Dường như bắt mạch được áp lực ủng hộ đang gia tăng trong nội bộ đảng Cộng hòa, có thể khiến dự luật viện trợ Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện, Donald Trump trong một phát biểu tranh cử tại North Charleston (bang South Carolina) hôm 14/02, đã đổi hướng. Trump, người kiên quyết chống viện trợ cho Ukraine, giờ đây khẳng định chính ông mới là người thực sự bảo vệ quốc gia Đông Âu này nếu tái đắc cử, và lên án đối thủ Biden để mặc nước Nga xâm lược Ukraine.

Quẻ bói năm con Rồng cho đặc khu Hồng Kông

Hồng Kông tưng bừng đón Năm mới Giáp Thìn với lượng pháo hoa nhiều nhất kể từ năm 2019, bị cấm kể từ đó do phong trào phản kháng đòi dân chủ 2019, rồi Covid. Theo truyền thống Trung Quốc, con rồng – con vật huyền thoại duy nhất trong 12 con giáp - là năm chứa đầy hy vọng. Năm Rồng là năm được coi là may mắn với hôn nhân, địa ốc hay sinh nở. Số trẻ em sinh năm nay dự kiến cũng sẽ tăng vọt, tiếp nối xu thế từ ba năm nay, với tỉ lệ sinh tăng 38% trong năm con Thỏ (2023) (tức năm Mão với người Việt).

Tại Hồng Kông cũng có một truyền thống đầu năm mới xem vận mạng của toàn vùng lãnh thổ. Quẻ được rút tại một ngôi đền cổ. Thông tín viên Florence de Changy tường trình từ Hồng Kông :

"Tại Hồng Kông, có một truyền thống rất lâu đời, liên quan đến một ngôi đền lớn thờ tướng Xa Công (Che Kung), thời nhà Tống. Hàng năm tại đây người ta tổ chức buổi rút quẻ tiên tri về Năm mới, cho toàn bộ vùng lãnh thổ này. Quẻ được rút ra từ 96 chiếc que nằm trong một chiếc ống tre. Mỗi que tương ứng với một điềm báo, trong đó 35 que mang "điềm lành", 17 mang "điềm xấu" và 44 là "điềm trung tính".Người đứng đầu các cộng đồng nông thôn Hồng Kông chịu trách nhiệm rút quẻ.

Năm nay, vị "thầy bói" rút được quẻ số 15, một quẻ "trung tính", tương tự như sáu năm trước. Quẻ kèm theo lời giải thích là "Hồng Kông đang bị mắc kẹt trong một khu rừng". Một lời tiên tri nghe rất giống với một lời chỉ trích, vào thời điểm mà nền kinh tế Hồng Kông đang gặp khó khăn : thị trường chứng khoán kém hiệu quả, giá bất động sản sụt giảm, khách du lịch giảm, các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa.

Nhưng như để bù đắp cho vận xấu này, người "thầy bói" nói thêm rằng : năm nay thuận lợi với việc áp dụng điều 23 của bộ luật An ninh mới. Đây là điều mà người dân Hồng Kông từng kịch liệt bác bỏ trước đây. Điều luật dự kiến sẽ được áp dụng vào cuối năm nay, để hoàn thiện luật An ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vào năm 2020.

Như vậy, năm Giáp Thìn 2024, cho dù dân Hồng Kông được trông đợi sẽ có thêm nhiều đứa trẻ sinh ra năm con Rồng, nhưng có nguy cơ sẽ là một năm đen tối nữa đối với các quyền tự do dân sự tại vùng lãnh thổ này".

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 17/02/2024

Published in Diễn đàn

Ukraine bị tàn phá nhưng không gục ngã

Chiến tranh Ukraine, bầu cử Nghị Viện Châu Âu là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm 16/02/2024.

tanpha1

Một tòa nhà chung cư bị phá hủy sau cuộc tấn công của Nga ở Kiev, Ukraine, ngày 03/01/2024. AP - Efrem Lukatsky

Trang nhất và bài xã luận của nhật báo thiên tả Libération chú ý đến một nước Ukraine bị tàn phá, nhưng vẫn không gục ngã. Kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/02/2022, Kristina Berdynskykh hàng ngày viết đúng một dòng chữ. Trên mạng X (tiền thân là Twitter), nhà báo người Ukraine và là cộng tác viên của Libération đếm từng ngày. "Ngày thứ 723", theo sau là hai hình biểu tượng thể hiện cảm xúc : lá cờ Ukraine và một nắm tay siết chặt, với hashtag : "#Chiến tranh Ukraine bước sang ngày thứ 723, tức gần 2 năm".

Vào tháng 02/2023, trong số báo tưởng niệm năm đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine, Libération đã ca ngợi lòng dũng cảm và phẩm giá phi thường của người Ukraine. Người dân và binh sĩ nước này vẫn đứng vững, vẫn kiêu hãnh, 365 ngày sau khi bị quân đội Nga xâm lược và tàn phá. Thêm một năm đã trôi qua, và sự can đảm, sự kiên cường của mọi người vẫn hiện hữu, và chiến tranh cũng đang trở thành một cuộc chiến tiêu hao.

Trong số báo tưởng niệm năm nay, các phóng viên và đặc phái viên của tờ báo thiên tả thuật về những người đã khuất, bị thương, hoặc tàn tật suốt đời. Quá nhiều nước mắt đã rơi trên hàng chục ngàn ngôi mộ được trang trí bằng lá cờ xanh vàng tràn ngập trên khắp các nghĩa trang của đất nước, nếp nhăn lộ rõ trên khuôn mặt mọi người. Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng công du khắp thế giới để thuyết phục các nước viện trợ thêm nhiều vũ khí. Nguyên thủ Ukraine hôm nay có mặt ở Paris để ký kết với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron một thỏa thuận an ninh song phương, với hy vọng sẽ giúp Kiev tiếp tục đứng vững trên chiến trường.

Cuộc chiến cũng đè nặng lên vai những giáo viên phụ trách các lớp học ở dưới tàu điện ngầm Kharkiv, tìm cách duy trì và nuôi dạy thế hệ tiếp theo bằng bất cứ giá nào. Nhưng làm sao trẻ con có thể phát triển bình thường khi hàng ngày phải sống trong tình trạng "hứng bom" ? Libération cũng chú ý đến những người lính kiên cường trên chiến trường, những người dân có tuổi không chịu rời bỏ những ngôi nhà bị phá hủy, ở giữa những cánh đồng bị rải mìn. Họ không còn mong chờ bất cứ điều gì, kể cả hòa bình.

Bài xã luận nhắc lại cuộc chiến ở Ukraine đã kéo dài không phải 2 năm mà là 10 năm. Vào năm 2014, đông đảo người dân Ukraine đã mơ về một Châu Âu mang lại cho họ sự cởi mở, tôn trọng các quyền tự do và pháp quyền, và sau đó là hòa bình và an ninh. Nga đã phản ứng một cách tàn khốc, thông qua việc sáp nhập bán đảo Crimea. 10 năm sau, Kiev vẫn tìm cách hướng về một tương lai chung với Châu Âu, điều hoàn toàn trái ngược với quốc gia xâm lược họ, nơi các quyền tự do ngày càng trở nên hiếm hoi, nơi cuộc sống ngày càng giống với những năm đen tối của chế độ độc tài Stalin.

Liên Âu vẫn tích cực hẫu thuận Ukraine

Vẫn về Ukraine, tờ Les Echos dành trang nhất nói về việc Liên Âu vẫn tích cực hậu thuẫn Kiev. Khối 27 đang nỗ lực hết sức để chứng tỏ sự ủng hộ của họ dành cho Ukraine không hề suy giảm, khi cuộc chiến chống Nga chuẩn bị bước vào năm thứ ba.

Pháp hôm nay ký kết với Ukraine một thỏa thuận an ninh song phương, giống với thỏa thuận thủ tướng Anh Rishi Sunak ký với tổng thống Zelensky vào cuối tháng 1. Như vậy, các thành viên khối G7 có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 07/2023 lần lượt ký các thỏa thuận song phương với Ukraine, cam kết cung cấp hỗ trợ và thiết bị quân sự cho Kiev.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Paris đã cung cấp thiết bị bảo hộ, tên lửa chống tăng, xe bọc thép hạng nhẹ, đại bác Caesar và đạn dược cho Ukraine. Xứ lục lăng cũng tham gia huấn luyện phi công Ukraine trong việc sử dụng chiến đấu cơ F-16. Ngoài ra, nước này sẽ nhận được thêm 40 tên lửa SCALP tầm xa, hàng trăm quả bom và pháo Caesar, cũng như những tên lửa địa đối không A2SM vào năm 2024.

25 quốc gia khác cũng đã cam kết hỗ trợ Ukraine tại cuộc họp ở Vilnius, và theo đó, nối gót các nước G7 sẵn sàng đưa ra những bảo đảm an ninh cho Ukraine. Một nhà ngoại giao Châu Âu giải thích : "Chúng ta cần thể hiện sự ủng hộ lâu dài đối với Ukraine. Nga vẫn chưa đạt được bất kỳ mục tiêu nào, khi Moskva muốn viết lại trật tự an ninh Châu Âu theo cách riêng của họ, tức là bằng vũ lực. Putin tin rằng thời gian đang ủng hộ ông ta và các nền dân chủ thì đang suy yếu".

Nhật báo kinh tế nhận định việc Liên Âu mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine và thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro vào ngày 01/02 là những dấu hiệu mới nhất về nỗ lực của Châu Âu trong việc hỗ trợ Kiev. Nhưng khó khăn chính đối với các đồng minh của Kiev vẫn là đẩy nhanh tốc độ cung cấp vũ khí khi tình hình trên thực địa đang rất phức tạp. Ukraine đang cạn kiệt đạn dược, trong khi Nga đang vận hành ngành công nghiệp quốc phòng hết công suất và nhận được vũ khí từ Bắc Triều Tiên và Iran.

Tư tưởng cực hữu hoành hành ở Châu Âu

Tờ Le Figaro dành trang nhất nói về hiện tượng các đảng cực hữu đang ngày càng được lòng dân ở các nước Châu Âu. Tại Pháp, đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN) đang dẫn đầu các thăm dò trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng 6, bỏ xa đảng Phục Hưng (Renaissance) của tổng thống Macron. Ở Ý, đảng Fratelli d'Italia của Giorgia Meloni vượt xa đảng Dân Chủ. Ở Áo, đảng FPO cũng đang dẫn đầu.

Chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, viễn cảnh những đảng cực hữu giành được nhiều ghế đang ngày càng trở nên rõ rệt. Nhật báo thiên hữu nhận định trong bối cảnh Châu Âu phải đối mặt với tình trạng nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, chi phí sinh hoạt cắt cổ, các quy định về môi trường ngày càng chặt chẽ, tình trạng bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, cán cân quyền lực hoàn toàn có thể bị đảo lộn.

Le Figaro nhấn mạnh từ trước tới giờ, định chế này luôn rất "thân" Châu Âu, giờ đây sẽ phải đối mặt với viễn cảnh một Nghị Viện quay sang "bài" Châu Âu. Một chuyên gia về Châu Âu nhận định "nếu định chế này có tới gần 200 nghị viên thuộc phe cực hữu, Nghị Viện Châu Âu sẽ nhanh chóng rơi vào thế bế tắc vì sẽ luôn có những nhóm bỏ phiếu chống hoặc không bỏ phiếu", và đây là điều mà định chế này chưa từng trải qua…

Mỹ : Robert Kennedy Jr có khả năng gây bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống 2024 ?

Nhìn sang Hoa Kỳ, tờ La Croix dành trang nhất quan tâm đến cháu trai của cố tổng thống John Kennedy, Robert Kennedy Jr, người có thể gây bất ngờ khi "xen vào" cuộc đối đầu giữa Joe Biden và Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Các cuộc thăm dò chỉ mang tính tương đối vào thời điểm 9 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, dường như mọi thăm dò đều cho thấy một trận "tái đấu" giống như hồi năm 2020. Người dân Mỹ dường như không mấy vui vẻ khi lại phải bầu lên một tổng thống đã "rất có tuổi".

Nhật báo công giáo nhận định Kennedy có thể sẽ gây bất ngờ, bởi ưu điểm của ông chính là tên ông mang. Vào tháng 08/2023, Robert Kennedy Jr đã tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Nhà Trắng. Theo các cuộc thăm dò, nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm nay, hơn 15% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Kennedy. Một lần nữa, những cuộc thăm dò vào tháng 2 chỉ có giá trị dự báo tương đối cho cuộc bầu cử diễn ra sau đó 9 tháng. Tuy vậy, La Croix nhắc lại mọi bất ngờ đều có thể xảy ra, khi doanh nhân Ross Perot đã nhận được gần 20% số phiếu bầu vào năm 1992, và ngăn cản George H. Bush trở lại Nhà Trắng, đồng thời giúp cho Bill Clinton đắc cử tổng thống.

Sự trở lại của huyền thoại thể dục dụng cụ Simone Biles

Về lĩnh vực thể thao, nhật báo Le Monde dành trang nói về huyền thoại môn thể dục dụng cụ Simone Biles, người đang chuẩn bị tích cực cho Thế Vận Hội Paris khai mạc vào tháng 7 tới.

Là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đăng quang ngôi vô địch thể dục dụng cụ Hoa Kỳ vào năm 2013, ở tuổi 16, Simone Biles đã giành được 7 huy chương Olympic – trong đó có 4 huy chương vàng (cá nhân, đồng đội, nhảy ngựa và thể dục tự do) tại Rio vào năm 2016, và 30 huy chương khác tại giải vô địch thế giới, trong đó có 23 huy chương vàng, bao gồm cả các danh hiệu cá nhân vào các năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2019, 2023. Simone Biles chỉ cao 1,42 mét, là vận động viên thể dục có nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử bộ môn, tính cả nam lẫn nữ, và nhiều người đã đặt biệt danh cho cô là "The GOAT", nghĩa là "vĩ đại nhất mọi thời đại".

Sau hơn 2 năm nghỉ ngơi, Simone Biles đã trở lại thi đấu vào tháng 08/2023 và lần thứ tám trong sự nghiệp giành chức vô địch quốc gia. Sau đó, vào tháng 10, cô lần thứ sáu vô địch thế giới tại Anvers, Bỉ. Tại giải đấu đó, cô thực hiện cú nhảy đôi yurchenko, cú nhảy mà chưa một vận động viên nữ nào thực hiện thành công trong một giải đấu chính thức.

Các nhà quan sát nhận định có rất nhiều khả năng Simone Biles sẽ tiếp tục tỏa sáng rực rỡ trong kỳ Thế Vận Hội tới ở Pháp.

Báo động về bạo lực học đường ở Pháp

Về tình hình xã hội ở Pháp, trang nhất của tờ La Croix cũng chú ý đến tình trạng bạo lực học đường. Bộ trưởng Giáo dục Nicole Belloubet hôm 12/02 đã công bố kết quả các bản tham khảo ý kiến của 7,5 triệu học sinh, từ lớp 3 đến lớp 12 về vấn đề này. Kết quả đã khiến rất nhiều chuyên gia ngạc nhiên, bởi nguy cơ học sinh bị quấy rối và bạo hành cao nhất là ở cuối cấp tiểu học.

Kết quả của cuộc khảo sát khiến nhiều người đặt câu hỏi, bởi hầu hết các thảm kịch liên quan đến trường học gần đây đều do học sinh cấp hai thực hiện. Eric Debarbieux, nhà giáo dục, chuyên gia về bạo lực học đường, nhận định : "Điều này khiến chúng ta bị nhầm lẫn về bản chất của vấn đề. Chúng ta đã quên rằng những bi kịch này chỉ chiếm một phần rất nhỏ của bạo lực học đường, và chúng được hình thành một cách âm thầm, từ bậc tiểu học trở đi, và chúng ta chưa có đủ các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu".

Nhà phân tích tâm lý Nicole Catheline khẳng định cần phải nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này ngay từ khi học sinh còn rất bé, đặc biệt trong giai đoạn học lớp 4 và lớp 5, bởi đây là lúc có rất nhiều mối đe dọa đối với tâm lý : "Trong hai năm học đó, trẻ trở nên độc lập hơn, tức là trẻ bắt đầu tự suy nghĩ. Nhóm bạn dần dần thay thế cha mẹ về mặt suy nghĩ, và chúng học bắt chước người lớn".

Phan Minh

Published in Quốc tế

Chiến hạm Nga tiếp tục làm mồi cho drone Ukraine trên Hắc Hải

Chỉ trong hai tuần lễ, hai chiến hạm Nga đã bị Ukraine tiêu diệt ở Hắc Hải, trong khi trên bộ tình hình Avdiivka đang nguy ngập. Moskva liên tục phá hoại cơ sở hạ tầng năng lượng để nhấn chìm Ukraine trong đêm đen. Số hiếm hoi trẻ em bị Nga bắt cóc được giải cứu tố cáo bị tẩy não. Sắp tới dịp kỷ niệm hai năm Putin đưa quân sang xâm lược, báo chí Pháp hôm nay 15/02/2024 có nhiều bài viết về tình hình Ukraine.

drone1

Một quân nhân Ukraine kiểm tra kết nối của drone trước khi cho hoạt động ở gần tiền tuyến tại Zaporizhzhia, ngày 02/02/2024. Reuters - Stringer

Ukraine diệt thêm chiến hạm Nga ở Hắc Hải, Avdiivka nguy kịch

La Croix chú ý đến sự kiện "Thêm một chiến hạm mới của Nga bị Ukraine phá hủy tại Hắc Hải", chỉ hai tuần sau khi làm hư hại nghiêm trọng một tàu Nga khác. Chiến tranh đã kết thúc đối với chiếc Caezar Kunikov. Đã bị thiệt hại nặng hồi tháng 3/2022, chiếc tàu đổ bộ đồ sộ này đêm 13 rạng 14/02/2024 lại bị nhiều drone hải chiến Ukraine tấn công ngoài khơi Crimea. Theo tình báo quân đội Ukraine, chiếc tàu Nga đã bị chìm sau khi vụ nổ xé toạc sườn bên trái. Điều trớ trêu của lịch sử là chiếc tàu mang tên sĩ quan nổi tiếng của Hồng quân, 81 năm sau lại bị tiêu diệt đúng vào ngày Caezar Kunikov tử trận.

Trong một video, nhiều drone tấn công Magura V5 có thể mang theo 200 ký chất nổ bay ngoằn ngoèo về phía chiếc tàu Nga, tương tự như vụ phá hủy tàu chở hỏa tiễn Nga Ivanovets cách đây hai tuần ở phía tây Crimea. Một thiệt hại nặng nề cho Moskva, vẫn chưa tìm được cách hóa giải những drone hải chiến của Ukraine, rẻ tiền hơn rất nhiều so với chiến hạm.

Có ít nhất 25 trên tổng số 80 chiến hạm của Hạm đội Hắc Hải Nga đã bị tiêu diệt kể từ đầu cuộc xâm lăng. Trong số đó có soái hạm Moskva, bị đánh chìm hồi tháng 4/2022. Nga đành phải sơ tán một phần hạm đội sang phía đông Crimea, nới bớt phong tỏa nhờ đó Kiev lại xuất khẩu được lúa mì. Chiến công lừng lẫy trên biển của Ukraine không bù đắp được cho những khó khăn trên đất liền, do quân Nga hàng ngày dội pháo ồ ạt gấp ba lần bộ binh Ukraine vốn đang thiếu đạn. Tình hình rất nguy kịch ở Avdiivka, hầu như đang bị bao vây. Tướng Oleksandr Syrsky hôm qua cho rằng "vô cùng phức tạp và căng thẳng".

Kremlin làm mọi cách để Ukraine chìm trong bóng tối

Trả lời Libération, luật gia German Galushchenko, bộ trưởng Năng lượng Ukraine nhấn mạnh : "Người Nga đã làm mọi cách để nhấn chìm chúng tôi trong bóng tối". Ông cho biết mùa đông năm ngoái, Nga tấn công ồ ạt bằng hỏa tiễn và drone cả ngày lẫn đêm, làm thiệt hại 50 % cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia lớn nhất Châu Âu bị quân Nga chiếm, không còn sản xuất điện từ tháng 3/2022, đập Kakhovka bị phá sập tháng 6/2023. Tuy vậy qua chiến dịch tái thiết quy mô, Ukraine đã trải qua một mùa đông không bị cúp điện và sưởi.

Bộ trưởng khẳng định Nga có một nhóm chuyên gia về năng lượng trợ giúp quân đội xác định những mục tiêu mang tính chiến lược nhất. Theo ông, đó là tội phạm vì các mục tiêu này không phải là quân sự, mà để cung cấp nước, hệ thống sưởi cho cư dân. Yếu tố quan trọng nhất là phòng không. Năm ngoái, Nga dùng hỏa tiễn Kinjal tức loại địa-không siêu thanh có độ chính xác cao gây thiệt hại lớn. Nhưng nay Kiev có hỏa tiễn Patriot của Mỹ phá hủy được Kinjal.

Moskva đặc biệt nhắm vào các vùng kỹ nghệ để phá hoại kinh tế Ukraine. Theo ông Galushchenko, có một may mắn là Ukraine đã ngắt khỏi mạng lưới cũ để hòa nhập vào mạng điện Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 23/02/2022, tức đúng một ngày trước khi quân Nga kéo sang, nên giảm nhẹ thiệt hại. Ông cho rằng các nước Châu Âu nên giảm mạnh việc nhập khẩu năng lượng Nga vì số tiền này sẽ phục vụ cho cuộc chiến của Vladimir Putin. Kremlin dùng tiền bán khí đốt mua hỏa tiễn, xe tăng, đạn dược để giết người Ukraine. Một ví dụ là Đức chỉ trong một năm rưỡi đã không còn lệ thuộc vào khí đốt Nga.

German Galushchenko đặc biệt quan ngại về nhà máy Zaporizhzhia trong tay Nga : các chuyên viên cao cấp Ukraine không được vào làm việc, nếu xảy ra sự cố sẽ không khác Fukushima, ảnh hưởng đến toàn Châu Âu. Về các chính khách phản đối viện trợ cho Ukraine, nói rằng mỏi mệt về cuộc chiến, bộ trưởng Galushchenko đặt câu hỏi : họ mệt mỏi vì điều gì ? Các vị không bị mất đi bạn bè, người thân, không phải trốn trong hầm trú ẩn khi các hỏa tiễn Nga lao tới. Thái độ này không chỉ bất công mà còn thiển cận : nếu Ukraine thất bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc này, Putin sẽ không dừng lại ở đây.

Bắt cóc trẻ em Ukraine : Nga gây tội ác chiến tranh

Cũng về Ukraine, Le Figaro có bài điều tra với "Những lời chứng xúc động của những trẻ em Ukraine bị người Nga bắt cóc". Đặc phái viên tờ báo gặp gỡ các em trong dịp đến Latvia tham dự hội nghị quốc tế dành cho hồ sơ trẻ em Ukraine bị bắt đưa sang Nga hay những vùng tạm chiếm. Các nhà quan sát cho rằng Kremlin vừa muốn làm hại thế hệ tương lai của Ukraine, vừa để bù đắp vào dân số đang sụt giảm.

Oleksandr Radchuk, tức "Sashko", 11 tuổi, đang sống hạnh phúc với gia đình ở Mariupol thì quân Nga tiến vào, biến thành phố xinh đẹp này thành bình địa. Em bị thô bạo tách khỏi người mẹ trong một "trung tâm thanh lọc", không được nói cả lời từ biệt. Trong một bệnh viện Donetsk, Sashko chung phòng với một thương binh Nga luôn lặp lại những tuyên truyền trên truyền hình. Người này và bạn bè nói với em là quốc gia Ukraine cũng như dân chúng không còn tồn tại, đất nước đã hoàn toàn bị chiếm đóng và em cũng tưởng thật. Sashko được cứu thoát nhờ một nữ y tá đã chấp nhận đưa tên em lên mạng xã hội, do đó bà ngoại em là Liyudmilla Syrik nhận ra. Bà gõ tất cả mọi cánh cửa, kể cả viết thư cho tổng thống Volodymyr Zelensky.

Ivan và Maksim là hai trẻ mồ côi sống sót ở Mariupol, bị đưa đi dự "trại hè" ở ngoại ô Moskva cùng với 31 trẻ khác. Ba em liên lạc được với gia đình, số các bé còn lại chưa đến 9 tuổi không biết gì đã bị đưa đi mất biệt. Bohdan Yermokhin 16 tuổi, được cấp hộ chiếu Nga lập tức và đưa đi làm con nuôi một gia đình, được đối xử tử tế nhưng bị tẩy não. Cậu được giải thoát đúng lúc nhận được lệnh triệu tập của ủy ban quân sự, để đi chiến đấu chống lại tổ quốc mình. Số 388 trẻ em may mắn được giải cứu chỉ là một số rất nhỏ so với ước tính từ 20.000 đến 300.000 trẻ Ukraine bị bắt đưa sang Nga. Phía Moskva nói rằng đã "sơ tán" 740.000 em "vì lý do nhân đạo".

Tổng thống Zelensky đề ra kế hoạch mang tên "Đưa trẻ em trở về", nhưng không ít em bé đã bị thay đổi tên họ, có nguy cơ vĩnh viễn không còn tìm được dấu vết. Hội nghị không phải ngẫu nhiên được tổ chức tại Latvia : đất nước này đã từng chịu đựng tội ác chiến tranh tương tự thời Liên Xô. Cựu nữ tổng thống Vaira Freiberga khi mới 6 tuổi đã cùng với gia đình di tản sang Tây Âu lúc đất nước bị xâm lăng, đến năm 66 tuổi mới hồi hương. Dân biểu Châu Âu Sandra Kalniete nằm trong số 60.000 gia đình Latvia bị đày sang Xibêri, bị nhồi sọ để thành "con người xô-viết".

Châu Âu lo sợ trước "trận cuồng phong" Trump

Les Echos hôm nay chạy tít "Quốc phòng : Sự thức tỉnh của Châu Âu". Chi tiêu quân sự của châu lục tăng cao chưa từng thấy, và đáp lại tuyên bố của Donald Trump, tổng thư ký NATO nhắc nhở "Hoa Kỳ chưa từng đơn độc tham chiến". Giáo sư Thierry Tardy trên Le Monde nhận xét : "Trận bão Trump khiến Châu Âu đối mặt với thách thức chưa từng có từ 1945". Theo ông, có ba khả năng nếu Hoa Kỳ không bảo vệ Châu Âu.

Thứ nhất, thụ động quan sát như trong nhiệm kỳ đầu của nhà tỉ phú, hy vọng "cơn lốc Trump" sẽ đi qua. Thứ hai, làm mọi cách để người Mỹ cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đều nhìn nhận là Châu Âu đã nổ lực đủ để được bảo vệ, thông qua việc tăng ngân sách quốc phòng và ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ kể cả về Ukraine. Thứ ba, mối nguy bị bỏ rơi mạnh đến nỗi các nước Châu Âu chấp nhận vạch ra con đường để tiến tới một cộng đồng an ninh quốc phòng chung. Như vậy cả Hoa Kỳ của Donald Trump và Nga của Vladimir Putin - đồng minh chủ chốt và kẻ thù chính của Châu Âu - đã thúc đẩy bước ngoặt.

Đối với dân biểu Châu Âu Nathalie Loiseau, sẽ sai lầm nếu coi nhẹ những tuyên bố của Trump, cho rằng dưới ánh mặt trời chẳng có gì mới. Trump II sẽ dữ dội hơn Trump I rất nhiều vì không còn những "người lớn" có thể can gián. Nhưng cựu tổng thống Mỹ có phần đúng ở một điểm : Châu Âu chưa tăng cường đúng mức quốc phòng – dù tình hình đang được cải thiện dần. Từ năm 2017 tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cổ vũ chính sách tự chủ chiến lược Châu Âu, ý tưởng bị chỉ trích trước đây đã chứng tỏ là đúng đắn.

"Văn hóa đình công" của ngành đường sắt làm dân Pháp tức giận

Về thời sự nước Pháp, La Croix đăng ảnh các tình nguyện viên với dòng tựa "Háo hức trước Thế vận hội". Còn sáu tháng nữa ngày hội lớn của hành tinh sẽ khai mạc tại Paris, dù có nhiều chỉ trích về việc tổ chức, những người yêu thích thể thao bày tỏ lòng tự hào khi Thế vận hội sẽ diễn ra tại thủ đô nước Pháp. Le Monde lo ngại "Giao thông, nỗi lo lớn nhất của Thế vận hội" trước việc vận chuyển hàng trăm ngàn hành khách. Le Figaro đưa tựa chính "Cuộc đình công của các kiểm soát viên SNCF gây phẫn nộ lớn". Từ ngày mai đến Chủ nhật, họ ngưng làm việc đúng vào kỳ nghỉ của học sinh, trong khi đã được nhượng bộ rất nhiều.

Bài xã luận của tờ báo nhấn mạnh, sắp đến Thế vận hội và gia hạn nhiệm kỳ tổng giám đốc, "văn hóa đình công" nơi công ty nhà nước này chẳng có giới hạn nào cả. Có vẻ như tân bộ trưởng giao thông bị bất ngờ trước cuộc đình công mới ở tập đoàn đường sắt SNCF, nhưng ông là người duy nhất. Khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, ông sẽ thấy rằng mỗi lần người dân Pháp mừng lễ Giáng Sinh, Mardi Gras hay Saint-Valentin, các nghiệp đoàn đường sắt lại có truyền thống là chận các đoàn tàu không cho đi. Hàng ngàn gia đình mơ được nghỉ mát vài ngày phải ở lại trên sân ga.

Sự phẫn nộ của hành khách không làm lung lay các nghiệp đoàn cánh tả CGT và Sud-rail. Những người cầm đầu nhởn nhơ trên các đài truyền hình, nhân danh bảo vệ dịch vụ công, họ thản nhiên tổ chức những vụ phá rối năm này sang năm khác. Từ những cuộc đình công lớn toàn quốc cho đến mấy chục vụ nho nhỏ tầm địa phương, mỗi ngày đầu độc cuộc sống của hàng ngàn người. Điểm đặc thù so với tất cả những đơn vị khác : tại SNCF đình công đã trở thành phương thức thương lượng. Cuộc sống khó khăn đến thế nơi SNCF để phải xung đột bằng ấy lần chăng ? Lương nhân viên đã được tăng từ 17 đến 21% trong ba năm qua, riêng lương kiểm soát viên đã tăng thêm 500 euro một tháng chỉ trong hai năm, cộng với tiền thưởng và trợ cấp nhà ở. Họ luôn được hưởng chế độ hưu bổng đặc biệt mà phải nhiều thập niên nữa mới chấm dứt được. Còn hành khách và người đóng thuế phải gánh số nợ 35 tỉ euro của SNCF.

Trí thông minh nhân tạo : Các nước dùng chữ tượng hình bị tụt hậu

Trên lãnh vực trí thông minh nhân tạo (AI), Les Echos cho biết ba nước Châu Á Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang rất vất vả để ChatGPT có thể "học" được các ngôn ngữ không phải theo mẫu tự la-tinh này, nhất là tiếng Nhật, Hoa, Khmer.

Tuy các LLM (mô hình ngôn ngữ) của OpenAI có thể dịch khá chuẩn khoảng mấy chục thứ tiếng, nhưng trong tiếng Nhật chẳng hạn ChatGPT không thể nào viết được các email như người. Có vô số cách nói lịch sự, cách xưng hô theo tôn ti (tuổi tác, vai vế, quan hệ xã hội…) mà trí thông minh nhân tạo không đủ độ tinh tế. Các tập đoàn điện tử và vi tính Nhật Bản với sự khuyến khích của chính phủ đã huy động vài trăm kỹ sư, mấy chục triệu đô la để huấn luyện lại thuật toán.

Ở Hàn Quốc, công ty Naver và Kakao phát triển LLM bằng tiếng Hàn, còn Trung Quốc có tập đoàn Baidu và Alibaba. Nhưng tại Trung Quốc, vướng mắc chính là nạn kiểm duyệt. Khi tìm kiếm bằng tiếng Hoa giản thể, "Thiên An Môn" không có câu trả lời. Ở Đài Loan không bị kiểm duyệt nhưng lượng dữ liệu số hóa bằng tiếng Hoa phồn thể lại quá ít. Les Echos kết luận, các nước dùng một ngôn ngữ đặc thù và ít có trao đổi sẽ bị chậm chân trong cuộc cách mạng trí thông minh nhân tạo.

Thụy My

Published in Quốc tế

Huy động binh sĩ Ukraine : Kiev đối mặt khó khăn nhân khẩu và kinh tế

Minh Anh, RFI, 15/02/2024

Ngày 07/02/2024, Quốc hội Ukraine đã tạm thời thông qua dự luật động viên binh sĩ hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25. Văn bản này còn phải được đưa ra tranh luận lần hai trước khi được chính thức thông qua. Ngoài việc cần có thêm nhiều binh sĩ cho chiến trường, Kiev còn phải cân đối các mối bận tâm liên quan đến kinh tế, thuế khóa và đạo đức.

uk1

Binh sĩ Ukraine trên một mặt trận ở Kharkiv, ngày 14/07/2022. AP - Yevgeniy Maloletka

Vào tháng 12/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quân đội muốn huy động thêm 500 ngàn người. Thông báo này đưa ra vào lúc các lực lượng chiến đấu của Ukraine đang hứng chịu nhiều tổn thất mà tầm mức vẫn được giữ bí mật.

Lệnh động viên : Một đạo luật cần thiết !

Một dự luật đầu tiên được trình ở Nghị Viện trong mùa lễ Noel đã làm dấy lên nhiều tranh cãi dữ dội. Văn bản dự trù hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25, hạn chế hoãn nhập ngũ đối với những người khuyết tật nhẹ và tăng hình phạt đối với những người trốn quân dịch. Nhưng nhiều người nghị sĩ khẳng định văn bản này không được xây dựng rõ ràng và bao gồm cả những vi phạm nhân quyền.

Sau nhiều tuần tranh luận gay gắt, ngày 11/01, Nghị Viện Ukraine đã rút dự thảo luật. Bộ trưởng quốc phòng Rustem Umerov tuyên bố dự luật sẽ được tu chỉnh và trình lên chính phủ để phê duyệt. Trên mạng xã hội Facebook, ông khẳng định "dự luật này là cần thiết cho việc bảo vệ quốc gia và mỗi binh sĩ chiến đấu trên chiến trường. Văn bản này phải được thông qua nhanh nhất có thể".

Như vậy, văn bản được thông qua hôm 07/02 là một phiên bản đã có sửa đổi. Nhà báo Alla Lazaréva, phó tổng biên tập trang mạng thông tin The Ukrainian Week, trả lời RFI tiếng Việt, giải thích một số điểm chính của dự luật động viên mới.

"Trước tiên, đợt huy động binh sĩ lần này là để có thể thay thế những người chiến đấu trên mặt trận từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Có rất nhiều người bị gọi nhập ngũ ngay từ tháng 02/2022 vẫn chưa được thay thế từ hai năm qua và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Chủ yếu vì lý do này mà Ukraine muốn huy động bổ sung một lượng lớn quân.

Chính quyền Kiev có thể gọi nhập ngũ từ 27 cho đến 60 tuổi với điều kiện đó là những người có sức khỏe tốt và không có chống chỉ định y tế. Dự luật chưa được thông qua, đây chỉ là lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần thứ hai vẫn biết ngày nào sẽ tranh luận. Nhưng quả thật có nhiều điểm bất đồng liên quan đến vấn đề số người phải huy động, những vùng có liên quan hay vấn đề người Ukraine ở nước ngoài : Họ có thể được huy động hay không ? Nếu có thì trong điều kiện nào ? Vẫn còn tất cả những cuộc tranh luận này !"

Theo Trung tâm Truyền thông quân sự nhà nước và Global Firepower Index, quân đội Ukraine hiện có đến 850 ngàn lính. Với việc huy động quân bổ sung, số binh sĩ chiến đấu trên tuyến đầu từ hai năm qua đã kiệt sức sẽ có thể về nhà mà quân Ukraine vẫn chống cự được với 617 ngàn quân Nga được triển khai dọc theo các đường chiến tuyến.

Sai lầm chiến lược !

Tuy nhiên, nếu như trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, bùng nổ vào tháng 02/2022, người dân Ukraine sôi sục nhập ngũ, thì sau nhiều tháng chiến sự đẫm máu, tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, tinh thần hăng hái ban đầu đó cũng đã biến mất, theo như ghi nhận của nhà báo Alla Lazaréva :

"Phải nói rằng những ai muốn ra đi chiến đấu thì họ đã đi rồi. Còn đối với những ai giờ mới bị gọi nhập ngũ, họ hiểu rằng đó là nghĩa vụ, nhưng đôi khi họ không còn động lực như trong đợt động viên đầu tiên. Nhưng đa số người dân hiểu rằng đất nước đang gặp nguy hiểm và sự tồn vong của quốc gia cũng đang gặp nguy hiểm. Đúng vậy, họ có thể đón nhận điều đó không phải với một sự nhiệt tình cao độ, mà đúng hơn là như một nghĩa vụ".

Trả lời báo Pháp Le Figaro, chuyên gia quân sự Yevhen Dykyy, cựu chỉ huy binh đoàn Aidar, chỉ trích rằng dự luật này lẽ ra phải được đưa ra từ mùa thu 2022 :

"Ngay từ đầu cuộc động viên ồ ạt ở Nga, đợt huy động quân lớn nhất kể từ năm 1945, rõ ràng sớm hay muộn Ukraine cũng sẽ phải làm tương tự. Nga đã huy động 450 ngàn người vào năm 2022 và bổ sung nửa triệu quân vào năm 2023. Nhưng chính quyền Kiev lúc đó vẫn nuôi ảo tưởng rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc và muốn tránh đưa ra một quyết định có thể trả giá đắt về mặt chính trị. Chính phủ cũng như các chính trị khách đều sai lầm trong việc phân cấp mức độ sợ hãi. Nỗi sợ mất cử tri mạnh hơn nỗi lo bị Nga chiếm đóng !"

Về điểm này, nhà báo Alla Lazaréva thừa nhận phần nào thế bị động của chính quyền Kiev :

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã không chuẩn bị chu đáo để đối phó với cuộc chiến xâm lược này, dù rằng Ukraine đã được các cơ quan tình báo nhiều nước phương Tây cảnh báo rằng cuộc xâm lược này đang được chuẩn bị, và sắp xảy ra. Đúng là việc chuẩn bị có thể phải được thực hiện một cách chín chắn và có tổ chức hơn. Nhưng tôi cho rằng các nhà lãnh đạo của chúng tôi, cho đến tận giây phút cuối cùng, đã không thể hình dung rằng Nga lại dám tấn công chúng tôi bằng máy bay, bằng bom, với rất nhiều thường dân thiệt mạng như vậy !"

Thách thức nhân khẩu

Nếu như văn bản này vẫn còn mơ hồ về vấn đề giải ngũ cho những người đã đi chiến trường từ hai năm qua theo như đòi hỏi của nhiều người dân, phần đông là các bà mẹ, vợ và chị em các quân nhân, thì Ukraine phải đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực hạn hẹp. Đất nước rộng hơn 603 ngàn cây số vuông chỉ có khoảng 43,5 triệu dân, ít hơn gấp ba lần so với dân số của Nga, có đến hơn 145 triệu người.

Theo Le Figaro, lệnh động viên mới này có nguy cơ làm xói mòn hơn nữa tình hình nhân khẩu. Chính quyền Kiev đối mặt với thách thức phải tuyển mộ những người trẻ tuổi hơn. Liệu dự án này có thể thực hiện vào lúc có nhiều dự phóng dân số Ukraine sẽ bị suy giảm ? Phó tổng biên tập trang mạng The Ukrainian Week lạc quan tin là Ukraine có đủ nguồn lực để bảo vệ đất nước.

"Chiến tranh đã làm cho tình hình nhân khẩu của Ukraine thêm tồi tệ, vì có nhiều triệu người đã bỏ xứ ra đi, phần đông là phụ nữ với trẻ em. Giờ có những đứa trẻ đã lớn lên ở nước ngoài. Chiến tranh kéo dài tại Ukraine từ 10 năm qua. Nga bắt đầu gây hấn từ năm 2014 bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea và xâm lược Donbass. Quả thật là có rất nhiều người đã ra đi. Rồi nhiều đứa trẻ, trai hay gái đã trưởng thành. Nhiều phụ nữ tham gia quân đội, tôi nghĩ là có khoảng 1/3. Đúng là tình hình nhân khẩu đáng lo ngại và đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhưng dẫu sao Ukraine cũng là một đất nước rộng lớn có hơn 40 triệu dân, vì vậy, chúng tôi vẫn có một nguồn lực để bảo vệ đất nước".

Cân đối nhu cầu quân sự và kinh tế : bài toán khó

Theo trang mạng Politico, bên cạnh vấn đề nhân lực, dự luật huy động quân của Ukraine còn phải đối mặt với một áp lực to lớn khác. Có tổng sản phẩm quốc nội khoảng 214 tỷ đô la, Ukraine phải dành ra hơn 1/5 của GDP, tức khoảng 46 tỷ đô la, cho nỗ lực chiến tranh.

Phân nửa trong khoản ngân sách này được dùng để trả lương cho binh lính và một phần tư là cho ngành công nghiệp quốc phòng. Một cách đơn giản, toàn bộ ngân sách chính phủ Ukraine là dành cho chiến tranh. Còn hàng tỷ tiền viện trợ từ Liên Hiệp Châu Âu và từ Mỹ là để góp phần tài trợ cho phần còn lại của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ tài chính này hiện đang bị Washington chặn lại do vấp phải sự phản đối từ nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa. Điều đó buộc Kiev phải tìm cách cân đối giữa việc tìm đủ số binh lính mới để tiếp tục cuộc chiến, đồng thời đảm bảo vẫn có đủ người nộp thuế và công nhân để duy trì nền kinh tế và cỗ máy công nghiệp chiến tranh.

Nỗi lo này đã được tổng thống Volodymyr Zelensky thể hiện hồi tháng 12/2023. "Việc huy động thêm từ 450 ngàn đến 500 ngàn người sẽ tiêu tốn của đất nước khoảng 12 tỷ euro và tôi muốn biết số tiền đó sẽ đến từ đâu. Xét rằng phải cần đến sáu thường dân lao động Ukraine đóng thuế để trả lương cho một người lính, tôi sẽ phải cần thêm ba triệu người lao động đâu đó để có thể trả lương cho số quân bổ sung này".

Nghĩa vụ và đạo đức công dân

Ngày 11/01, từ Estonia, tổng thống Ukraine đã kêu gọi tất cả những công dân nào, nếu không ra trận thì có thể làm việc đóng thuế cho đất nước, cử chỉ này cũng là hành động bảo vệ quốc gia. Tổng thống Ukraine nói thêm những người Ukraine đã chạy khỏi đất nước, không chiến đấu và không nộp thuế phải đối mặt với vấn đề đạo đức.

Nhà phân tích chính trị Ukraine Volodymyr Fesenko cho biết dự luật huy động binh lính rất không được lòng dân, nên các chính trị gia ngại tự đề xuất. Làm thế nào cân bằng lợi ích tối ưu giữa việc thỏa mãn các nhu cầu quân sự, các năng lực và nhu cầu tài chính – kinh tế của quốc gia ; giữa tiền tuyến và hậu phương, đây sẽ là một bài toán khó cho ông Zelensky.

Nhiều mối lo ngại cho rằng viết rút đàn ông ra khỏi văn phòng, nhà xưởng và bắt họ mặc đồng phục có thể sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế. Với Kazarin, một binh sĩ Ukraine, mối lo này có lẽ đã bị thổi phồng quá mức.

Ông kết luận : "Họ chỉ quên rằng trong trường hợp động viên thành công, tất cả những người đã cầm vũ khí trong vài năm qua sẽ được giải ngũ sau một năm nữa. Nhiều người phục vụ trong quân đội hiện nay là những doanh nhân, chuyên gia và chuyên viên công nghệ thông tin khá thành đạt trước chiến tranh. Họ đã giữ mặt trận trong hai năm để lại hậu phương cho quý vị. Và giờ thì đến lượt quý vị !"

Đây cũng là lời kêu gọi của nhật báo Lviv tại Ukraine !

Minh Anh

****************************

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine thừa nhận "thiếu người và đạn dược để chiến đấu"

Thanh Hà, RFI, 15/02/2024

Tân tổng tư lệnh quân đội Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyii, hôm qua, 14/02/2024, đánh giá tình hình trên chiến trường "cực kỳ phức tạp" do "thiếu cả quân lính lẫn đạn dược". Cùng lúc tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng thúc giục Hạ Viện nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự 60 tỷ đôla cho Kiev, vì "kho đạn dược của Ukraine đang cạn dần".

uk2

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi (trái) khi còn là tư lệnh Lục quân. Ảnh chụp ngày 16/03/2022 trong chiến dịch bảo vệ Kiev. © Wikipedia

Phát biểu trước khi khai mạc hội nghị NATO tại Bruxelles, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, cũng báo động "tình trạng thiếu đạn dược đã bắt đầu được cảm nhận trên chiến trường vào lúc những người lính can đảm của Ukraine tiếp tục đương đầu với sức mạnh quân sự của Nga".

Trong chuyến thị sát tình hình đầu tiên hôm qua, tân tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi đã cùng với bộ trưởng quốc phòng Rustem Umerov đến Avdiivka và Kupiansk, hai điểm nóng tại miền Đông. Trên mạng Telegram, tướng Syrskyi khẳng định "lực lượng chiếm đóng của Nga tiếp tục tăng quân", những người lính Ukraine đang "làm tất cả những gì trong khả năng để ngăn cản quân thù tiến sâu vào lãnh thổ và đang cố thủ ở các đường phòng tuyến, (…) giới hạn tối đa những tổn thất". Ông nhìn nhận quân đội Ukraine đang gặp khó khăn trước các đợt tấn công của Nga ở các mặt trận miền Đông và tình hình tại đây "cực kỳ phức tạp", do từ tháng 10/2023 Nga ồ ạt oanh kích và mở chiến dịch tái chiếm các thành phố ở miền đông Ukraine. 

Trái ngược với toàn cảnh đen tối đó, tại khu vực Biển Đen, Ukraine ghi được một số chiến thắng cụ thể. Thông cáo của Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm qua cho hay "các lực lượng vũ trang cùng với một số đơn vị quân báo đã phá hủy tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga". Tính đến ngày 06/02/2024, theo quân đội Ukraine, "khoảng một phần ba tàu chiến của Nga ở Biển Đen" đã bị vô hiệu hóa từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine.

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận tại Moskva, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin từ chối bình luận về tin trên. Bộ quốc phòng Nga cũng giữ "im lặng".

Ukraine được đặt trong tình trạng báo động  

Sáng nay, 15/02/2024, Kiev thông báo "khẩn cấp" điều thêm một lữ đoàn đến tăng viện cho Avdiivka, nơi mà tình hình được cho là "hết sức khó khăn", do quân Nga đang "tìm cách bao vây thành phố này". Cùng lúc, Ukraine ban hành lệnh báo động sau khi có tin "một toán oanh tạc cơ của Nga đã cất cánh từ phi trường Olenya, vùng Murmansk, miền đông bắc nước Nga". Trong phi đội này có nhiều oanh tạc cơ Tupolev Tu-95MS và được cho là đang bay "hướng về thủ đô Kiev". Lệnh báo động đã được dỡ bỏ hai giờ sau đó.

Ngoài ra, phóng viên của AFP đã ghi nhận "nhiều vụ nổ" trong khu vực gần thủ đô Kiev, ở Zaporizhzhia, miền nam Ukraine và Lviv, miền tây. Còn trên lãnh thổ Nga, chính quyền vùng Kursk sát biên giới với Ukraine sáng nay thông báo một kho xăng đã bốc cháy trong đêm do bị drone Ukraine tấn công.

Thanh Hà

***************************

Nga muốn tăng gấp đôi sự hiện diện quân sự ở biên giới NATO

Phan Minh, RFI, 14/02/2024

Cơ quan tình báo của Estonia, hôm 13/02/2024, thông báo, Nga đang chuẩn bị một cuộc đối đầu quân sự với phương Tây trong thập kỷ tới, Moskva muốn tăng gấp đôi sự hiện diện quân sự ở biên giới Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

uk3

Lính Estonia tham gia một cuộc tập trận của NATO tại Kadrina. Ảnh ngày 19/05/2023. © Jaap Arriens / AFP

Theo AFP, cơ quan tình báo Estonia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những "biểu hiện" của Nga đối với các nước vùng Baltic, trong bối cảnh Tallinn nhận định Moskva là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các quốc gia nằm ở sườn phía đông của NATO và kêu gọi Châu Âu chuẩn bị đối phó thông qua việc tái vũ trang.

Theo giám đốc tình báo Estonia Kaupo Rosin, Nga muốn tăng gấp đôi lực lượng quân sự dọc biên giới với Phần Lan cũng như với Estonia, Litva và Latvia. Ông Rosin cho rằng Moskva sẽ không tấn công NATO ngay lập tức, do vẫn còn phải tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, nhưng khối liên minh quân sự sẽ phải chuẩn bị đối đầu với Moskva trong một tương lai không quá xa : "Nga đã chọn con đường đối đầu lâu dài và điện Kremlin có thể sẽ tiến hành một cuộc xung đột với NATO từ giờ đến khoảng 10 năm nữa. Nếu chúng ta không phòng bị, xác suất Nga thực hiện một cuộc tấn công quân sự sẽ gia tăng đáng kể".

Các quốc gia vùng Baltic nói chung và Estonia nói riêng đã tăng chi tiêu quân sự kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và các đồng minh NATO đã tăng cường sự hiện diện tại ba quốc gia nói trên. Đức có kế hoạch triển khai 4.800 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trong khu vực từ giờ đến năm 2027.

Phan Minh

Published in Quốc tế

Ngày trở về đầy xúc động của những tù binh Ukraine

Lần đầu tiên một tờ báo Châu Âu được chứng kiến việc trao đổi tù binh ở vùng biên giới giữa Nga và Ukraine, một sự kiện lâu nay vẫn được diễn ra một cách âm thầm. Bài phóng sự độc quyền của Libération ngày 12/02/2024 cho biết những quân nhân, hầu hết từng bảo vệ Mariupol, đã bị giam giữ từ 20 tháng qua, đến phút chót vẫn không tin mình được trao trả.

tubinh1

Một tù binh Ukraine bật khóc lúc nói chuyện điện thoại với người thân, sau khi được Nga trao trả tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine, ngày 31/01/2024 via Reuters - Ukrainian Presidential Press Ser

Bộ trưởng nội vụ Gérard Darmanin hứa sẽ cho những người nước ngoài trong tình trạng hợp lệ ở quần đảo Mayotte được vào nội địa nước Pháp, một vấn đề gây tranh cãi. Những nghi ngại về tuổi tác của ông Joe Biden, trong khi Tòa án Tối cao sắp quyết định về tư cách ứng cử của ông Donald Trump. Robert Badinter, một "người công chính" vừa qua đời ở tuổi 95, bộ trưởng tư pháp thời Mitterrand đã vận động bãi bỏ án tử hình. Đó là những vấn đề được đề cập nhiều hôm nay trên báo chí Pháp, và đặc biệt là có nhiều bài phóng sự độc đáo về chiến tranh ở Ukraine.

Những cuộc trao trả tù binh bí mật trong đêm

Libération đăng ảnh trang nhất những quân nhân vừa được trao trả với lá cờ Ukraine choàng trên vai, chạy tít lớn "Một cuộc trao đổi tù binh nhìn từ bên trong". Lần đầu tiên một tờ báo Châu Âu được chứng kiến một sự kiện lâu nay vẫn được diễn ra một cách âm thầm, ở vùng biên giới giữa Nga và Ukraine.

Bài phóng sự độc quyền của Libération mô tả bầu trời tối đen như mực, đoàn xe buýt cùng với những chiếc xe cấp cứu, xe tải nhẹ và jeep quân sự từ Sumy hướng về phía Belgorod của Nga. Gần đến chiến tuyến, tuyết đóng thành băng càng cứng hơn, trời lạnh -2°C nhưng có cảm giác như -20°C. Tại vùng đất Ukraine nhưng những drone tự sát lảng vảng, bom Nga thường xuyên trút xuống nơi không ai dám phiêu lưu đến trừ những người lính, 100 tù binh Nga sẽ được trao trả để đổi lấy 100 tù binh Ukraine đang chờ đợi ở cách đó 2 kilomet, phía ngoài bãi mìn.

Chiến dịch tế nhị được Trung tâm điều phối xử lý tù binh chiến tranh tiến hành, dưới sự giám sát của tình báo quân đội Ukraine. Giờ trao đổi đã bị hoãn lại ba lần, một sự cố nhỏ cũng làm kế hoạch trở thành công cốc. Đã từng xảy ra những vụ tù binh Ukraine được chở đến gần biên giới nói rằng sẽ được thả, yêu cầu gọi cho người thân nói rằng phía Ukraine không chịu đến nhận rồi lại đưa về trại tù, để gây áp lực với gia đình họ. Hoặc có khi thông báo cho tù binh là được thả, nhưng thực ra lại chuyển họ đến trại tù khác. Thế nên những quân nhân này cho đến phút chót vẫn không tin mình được trao trả.

"Tin vui trong giờ tuyệt vọng"

Một xe cấp cứu trờ đến, người thương binh Ukraine rơi nước mắt khi nghe thông báo "Anh đã về tới Ukraine !". Chiếc xe đầu tiên chở tù binh đến nơi, sau chuyến đi dài bằng xe buýt, máy bay rồi lại xe buýt, nhiều người hô to : "Vinh quang cho Ukraine !", nhưng cũng có những người lặng lẽ bước đi. Họ được phát những lá cờ tổ quốc, các nhân viên Ukraine đưa điện thoại để những ai còn nhớ số của người thân có thể gọi về thông báo, cũng có những người không còn ai thân thích. Trong số 100 quân nhân được thả lần này, có đến 87 người từng bảo vệ Mariupol, đã bị giam giữ suốt 20 tháng qua.

Tại Sumy, dân làng đã nghe tin – một tin vui hiếm hoi sau thời gian toàn những tin xấu. Trong đêm đen giá lạnh, những người dân đủ mọi lứa tuổi đổ ra đón chào những người lính trở về. Tại bệnh viện, các cựu tù binh được phát túi ba lô, quần áo, giày, điện thoại thông minh và thẻ SIM. Một bác sĩ nhận xét, nhóm này tương đối còn sức khỏe, so với những đợt tù binh trước chỉ còn da bọc xương, 90% bị quân Nga tra tấn. Nhưng những chấn thương tinh thần còn khủng khiếp hơn là thể xác.

Về phía tù binh Nga, nhiều người bị bắt lính nhưng có cả những tù hình sự cũ, có người đã được trao trả đến hai, ba lần vì họ bị tống ra mặt trận ngay sau đó. Một sĩ quan Ukraine trao cho họ những tấm thẻ có mã QR, về chương trình "Tôi muốn sống", nếu họ muốn giữ mạng mình bằng cách tiếp tục ở lại Ukraine. Đây là cơ hội cuối cùng cho họ - được ăn uống, sưởi ấm, "dưới sự bảo vệ của Công ước Genève", trong khi người thân bên Nga vẫn được lãnh lương.

"Puma", nữ anh hùng đã cứu nhiều trẻ em Ukraine từ phòng tuyến địch

Cũng liên quan đến Ukraine, một phóng sự khác của Le Figaro nói về "Câu chuyện khó tin của Puma, người nữ anh hùng đã giải cứu được nhiều trẻ em phía sau phòng tuyến Nga". Ngôi trường Seven Fields của Oksana Vokzhyna ở Semypolky cứ như là thoát thai từ một chuyện cổ tích, và với khoảng 40 em học sinh, người phụ nữ tóc vàng này thực sự là một cô tiên. Các em được cô giành khỏi tay tử thần từ Bakhmut, Berdiansk… Bản thân Oksana cũng giống như vừa bước ra khỏi một bộ phim James Bond.

Cô đã chứng kiến nhiều chuyện dâu bể : Liên Xô sụp đổ, cha mẹ là kỹ sư của chương trình không gian Sputnik mất đi công việc danh giá và ly dị. Theo mẹ sang Syria rồi Ukraine, cuối thập niên 80 Oksana là người mẫu trong thế giới trưởng giả hậu xô-viết, đi tiệc tùng với những đại gia Nga từ Moskva sang Paris hay Roma bằng phi cơ riêng, di chuyển bằng xe Rolls-Royce Phantom. Cô từ bỏ môi trường sang trọng này để sống với người mình yêu ở Ukraine năm 2008, cặp vợ chồng có ba con. 

Khi quân Nga bị đuổi khỏi Kiev tháng 4/2022, Oksana trở thành tình nguyện viên trên hai mặt trận căng thẳng nhất là Bakhmut và Avdiivka. Chính tại Bakhmut, cô phát hiện có nhiều trẻ em trú ẩn dưới lòng đất và chắc chắn không thể sống sót trước quân Wagner. Từng học ngành tâm lý, Oksana vận dụng để can thiệp những ca khó khăn nhất vì nhiều khi người mẹ bị tuyên truyền hoặc thiếu thông tin không chịu ra đi. Cô được đặt biệt danh "Puma" vì thường mặc áo mang nhãn hiệu này, và nhất là cô linh hoạt như một con báo, nhờ mưu trí và gan dạ đã cứu thoát được nhiều người ở Mariupol, ở Kherson lúc quân Nga phá đập… khi bằng xe buýt tự mua, khi bằng ca-nô. Riêng Micha, người bạn đồng hành của Puma cũng đã cứu được 300 người với phương tiện cá nhân.

Kiev nỗ lực giữ đoàn kết sau khi tướng Zaluzhny ra đi

Theo Le Monde, rốt cuộc việc tổng thống Volodymyr Zelensky cách chức tổng tham mưu trưởng Valeri Zaluzhny, thay bằng tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky đã không gây ra tác hại nặng nề như dự đoán. Trong thời buổi khó khăn này, người Ukraine chú trọng duy trì tình đoàn kết. Ba người đã lần lượt ôm nhau thật lâu sau buổi lễ gắn huy chương "Anh hùng Ukraine". Lời kêu gọi xuống đường chống thay đổi vị chỉ huy quân đội của chính khách Karl Volokh đã thất bại hoàn toàn : tối thứ Sáu 09/02 chỉ có vài chục người đến quảng trường Maidan biểu tình.

Một nhà phân tích quân sự Ukraine cho rằng việc ra đi của tướng Zaluzhny là "rất cần thiết". "Mặt trận từ lâu không có chuyển biến, cần phải dứt khoát thay đổi chiến lược, có được động lực mới nơi người cầm quân". Mykola Bielieskov, chuyên gia về quốc phòng nói rằng khi quan hệ xấu đi, tổng thống có lý khi chọn một sĩ quan mà mình tin tưởng. Còn tướng Valeri Zaluzhny, khi tỏ ra thân ái với người đã cách chức mình và người thay thế mình, "đã cư xử một cách quân tử".

Theo Bielieskov, những chỉ trích nhắm vào Volodymyr Zelensky là vô trách nhiệm vì từ hai năm qua, tổng thống ở vị trí hết sức khó khăn và ông đã thành công trong nhiệm vụ. Nếu Syrsky cũng thất bại như Zaluzhny thì cũng sẽ bị thay thế. "Trong chiến tranh, quan trọng nhất là duy trì sự đồng thuận trước kẻ thù".

Trump "khuyến khích" Nga xâm lăng Châu Âu !

Nhìn sang nước Mỹ, các báo đều chú ý đến việc ông Donald Trump tuyên bố sẵn sàng "khuyến khích" Nga xâm lăng Châu Âu. Trong cuộc mít-tinh hôm 10/01 tại Nam Carolina, cựu tổng thống chỉ trích những nước Châu Âu không tự lo về quốc phòng. La Croix nhận thấy tuy vẫn thường có những phát biểu khiêu khích, nhưng lần này ông Trump đã đi xa hơn bao giờ hết. 

Trump kể lại, tổng thống của một nước lớn hỏi nếu không chi tiền và bị Nga tấn công thì Mỹ có bảo vệ hay không, ông đã trả lời : "Không, chúng tôi sẽ không bảo vệ, mà tôi khuyến khích họ muốn làm gì thì làm. Các vị phải trả món nợ". Tuyên bố này được đưa ra trong khi từ nhiều tuần qua Trump gây áp lực lên nhiều đại biểu Cộng hòa để chận lại mọi món viện trợ mới cho Ukraine.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Andrew Bates lập tức trả đũa "cổ vũ các chế độ sát nhân xâm lăng các đồng minh thân cận nhất là đáng kinh hãi, không thể tưởng tượng". Ông tố cáo cựu tổng thống "kêu gọi gây chiến và tạo điều kiện cho loạn lạc". Hôm qua tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo những lời lẽ "gây phương hại cho an ninh".

Les Echos cho rằng dù gì đi nữa, những phát ngôn của Donald Trump cho thấy nếu ông tái đắc cử, Châu Âu không còn có thể tự động được Hoa Kỳ bảo đảm an ninh. Hồi năm 2022, Liên Hiệp Châu Âu (EU) chỉ mới dành 1,5% GDP cho quốc phòng thay vì 2% như khuyến cáo của NATO. Nay đa số nước tái đầu tư ồ ạt vào quân đội, nhưng không thể nào bằng Nga đã chuyển sang kinh tế chiến tranh, tăng chi quân sự 70 %.

Mỹ : Nguy cơ khủng hoảng định chế lớn nhất kể từ khi lập quốc

Trong bài phân tích mang tựa đề "Nước Mỹ : Yếu kém hay hỗn loạn", Les Echos nhận định nếu Donald Trump đắc cử sẽ đưa Hoa Kỳ vào cuộc khủng hoảng định chế trầm trọng nhất kể từ khi thành lập năm 1776. Còn nếu Joe Biden chiến thắng, cũng không phải là phương thuốc thần.

Trừ phi có bất ngờ vào phút chót - và điều này chưa hề xảy ra kể từ thập niên 50 - khả năng một cuộc tái song đấu là rất lớn. Vấn đề là năm 2024 có phải là sự lặp lại năm 2020 hay một biến thể của 2016 ? Cũng như hồi 2020, bầu cử tổng thống trước hết là một cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ hay chống lại Trump, và tỉ lệ cũng sẽ sát nút. Phải chăng Joe Biden có thể kém thế so với Hillary Clinton năm 2016 ? Tuổi tác là điểm yếu của ông, làm người ta gần như quên rằng Trump cũng là một "ông già". Nhưng chín tháng là thời gian quá dài trong chính trị, nên không thể đoán trước được điều gì.

Dù vậy tác giả bài viết tin rằng không nên đánh giá thấp hậu quả cho nước Mỹ và thế giới về tương lai của nền dân chủ, nếu Donald Trump tái đắc cử. Donald Trump của năm 2024 rất khác so với trước kia, giống như một ông trùm mafia mong muốn trả thù, trừng phạt địch thủ và tưởng thưởng cho bạn bè.

Trump là một nhân vật cần phải nghiêm túc chú ý dù có những phát ngôn cực đoan nhất, một người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích Hoa Kỳ. Để tấn công Biden bằng mọi giá, thậm chí Trump còn sẵn sàng giúp Nga thắng Ukraine, ngăn chặn Quốc hội bỏ phiếu viện trợ cho Kiev. Làm nước Mỹ yếu đi lâu dài, với Trump không phải là vấn đề, khẩu hiệu của ông không phải là Nước Mỹ trước hết, mà là Trump trước hết.

Biden muốn "cứu thế giới", phe Trump muốn "cứu nước Mỹ khỏi thế giới"

Quá khứ cho thấy Trump không nói đùa, dù là những ý tưởng điên rồ nhất. Một số doanh nhân cho rằng chiến thắng của Donald Trump "tốt cho việc làm ăn", nhưng bản thân Trump là nhân tố gây rủi ro. Sự hỗn loạn chỉ có lợi cho Vladimir Putin và nói chung là cho những kẻ thù của nước Mỹ và dân chủ thế giới.

Les Echos cho rằng những người ôn hòa nên vận động cho ứng cử viên của lý trí, đó là Joe Biden. Nhưng cũng không nên phóng đại hệ quả tích cực về chiến thắng của ông Biden. Bởi vì nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc, tránh được điều tệ hại nhất với Biden, nhưng "chủ nghĩa Trump" vẫn còn đó - sự bất bình trước giới tinh hoa và thế giới. Biden muốn "cứu vãn thế giới", còn những người ủng hộ Trump muốn "cứu nước Mỹ khỏi thế giới".

Cần có một chiến thắng áp đảo của phe Dân chủ năm 2024, để phe Trumpism yếu đi lâu dài, nhưng khả năng này khó thể xảy ra. Dù ai đắc cử, Hạ Viện vẫn sẽ nằm trong tay Cộng hòa. Nữ ca sĩ rất được yêu mến Taylor Swift có thể giúp tránh được điều tệ hại nhất là chiến thắng của Donald Trump, nhưng không giải quyết được vấn đề sâu xa của xã hội Mỹ. Châu Âu phải chuẩn bị sống với một nước Mỹ chẳng mấy giống với thời hậu Đệ nhị Thế chiến. Trước một nước Nga (nếu không phải là Trung Quốc) luôn hiếu chiến, và một nước Mỹ luôn bất định, Châu Âu cần tự chịu trách nhiệm bảo hiểm sinh mạng của mình.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine : Nga có thể thắng, nhưng phương Tây vẫn chưa thực sự ra đòn

Các tuần báo ra vào dịp đầu năm âm lịch có trang bìa hừng hực không khí chiến tranh. The Economist đưa tít "Drone sát thủ đi tiên phong ở Ukraine, vũ khí của tương lai", Le Point đăng ảnh tổng thống Nga với vẻ mặt đầy đe dọa, cảnh báo viễn cảnh "Nếu Putin thắng…". L’Express trấn an "Địa chính trị, dân số, các giá trị : Phương Tây vẫn chưa tung chiêu cuối cùng".

nga1

Các quân nhân Pháp khai hỏa đại bác tự hành Caesar trong cuộc tập trận "Bão tố mùa xuân" 2023. Pháp đã viện trợ cho Ukraine 18 khẩu, và ngày 01/02 vừa đặt sản xuất thêm 108 khẩu Caesar thế hệ mới - AP Photo/Sergei Grits

Nguy cơ thất bại nếu Ukraine chỉ được viện trợ cầm hơi

Trong bài xã luận mang tựa đề "Ukraine, thời khắc của sự thật", Le Point nhấn mạnh Nga có thể chiến thắng, nhưng phương Tây không thể để cho Nga thắng ! Cần phải giúp đỡ Kiev và tái vũ trang để bảo vệ tự do và chủ quyền.

Cuộc chiến tranh Ukraine được coi là chủ chốt của thế kỷ 21, như Cách mạng Pháp hồi thế kỷ 19 hay trận đại chiến của thế kỷ 20 ; mở ra cuộc đối đầu quy mô giữa các đế chế độc tài và các nước dân chủ, kích hoạt liên minh Nga-Trung và giúp Moskva xích lại gần Tehran từ cuộc chiến Gaza. Vấn đề an ninh Châu Âu được đặt lại, do ý đồ đế quốc Tân Nga của Vladimir Putin không dừng lại tại Ukraine, và sự bảo đảm của Mỹ đang giảm sút.

Trong khi đó đối với Ukraine, 2024 là năm của mọi nguy hiểm. Cuộc phản công không thành do Kremlin huy động đến 420.000 quân và chiếm ưu thế về drone, pháo, mìn. Không có bước nhảy vọt công nghệ như hy vọng, quân đội Ukraine ở thế thủ, thiếu đạn, thiếu người sau khi mất ít nhất 135.000 chiến binh. Chiến tranh tiêu hao làm cả người Ukraine lẫn đồng minh phương Tây đều mệt mỏi.

Donald Trump đắc cử sẽ là phát súng ân huệ

Kỹ nghệ quốc phòng Châu Âu sau bao nhiêu năm hòa bình không đáp ứng được nhu cầu trong khi Nga lách được cấm vận và tập trung cho chiến tranh. Đặc biệt Moskva hưởng lợi nhiều nhất nhờ vụ khủng bố của Hamas, mở ra một mặt trận mới cầm chân Hoa Kỳ tại Trung Đông và kích thích "các nước phương Nam" chống lại phương Tây.

Putin nay đặt cược vào một cuộc chiến kéo dài và Donald Trump thắng cử, để bắn phát súng ân huệ vào Ukraine và gây bất ổn vĩnh viễn cho NATO vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập. Nếu Nga thắng, sẽ là thảm họa không chỉ cho quốc gia và dân tộc Ukraine, mà cả các nước NATO, còn uy tín của Hoa Kỳ sẽ sụp đổ. Le Point kết luận, chiến tranh Ukraine cũng chính là cuộc chiến của các nền dân chủ. Không có chọn lựa nào khác ngoài chiến thắng, trừ phi phương Tây từ bỏ quyền tự do, văn hóa và nền văn minh của mình.

Drone sát thủ làm thay đổi bộ mặt chiến trường

Trên chiến trường, The Economist đánh giá các drone sát thủ đang đóng vai trò cân bằng giữa con người và công nghệ. Những vũ khí hiện đại chính xác xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam cách đây hơn 50 năm. Một quả đạn pháo được GPS dẫn đường của Mỹ có giá đến 100.000 đô la, và vì vũ khí thông minh đắt tiền nên rất hiếm hoi. Châu Âu không có đủ trong cuộc chiến Libya năm 2011, Israel muốn bảo tồn kho vũ khí thông minh nên thả bom "ngu" xuống Gaza. Còn nếu muốn phối hợp giữa vũ khí chính xác với số lượng thì sao ? Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, đã tìm được câu trả lời trên chiến địa Ukraine.

Các loại được gọi là FPV (First-person view), tức drone điều khiển từ xa mọc lên như nấm dọc theo chiến tuyến. Đó là các drone nhỏ, rẻ tiền chứa đầy chất nổ, được cải biến từ các mẫu thông dụng, rất nguy hiểm cho mạng sống người lính. Chúng lao vào các tháp pháo xe tăng, hầm trú ẩn, lảng vảng trên đầu con mồi trước khi ra tay, đã gây tổn thất nặng nề cho bộ binh, thiết giáp ; và gần đây là trên biển. Tuần này tổng thống Volodymyr Zelensky đã thành lập Lực lượng Drone chuyên về cách đánh này.

Vũ khí chính xác giờ đây được phổ biến, ngay cả quân nổi dậy Miến Điện và phiến quân Houthi cũng sở hữu. Hạn chế hiện nay là thiếu người điều khiển chuyên nghiệp và bị gây nhiễu. Nga và Ukraine đang thử nghiệm drone tự hành biết nhận diện mục tiêu, trí thông minh nhân tạo trong các drone phổ thông được nhanh chóng cải thiện. Các vũ khí đơn giản, rẻ tiền không thể thay thế cho vũ khí tinh tế, nhưng bổ sung rất hiệu quả ; trong khi Mỹ và Châu Âu khá chậm chân. Những sát thủ săn người từ trên không được sản xuất hàng loạt đang thay đổi bộ mặt chiến trường.

Zelensky và Zaluzhny, từ tâm đầu ý hợp…

Về nội bộ Ukraine, các báo xuất bản vào cuối tuần đều chú ý đến sự kiện tổng thống Volodymyr Zelensky thay thế tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Zaluzhny bằng tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky, một động thái quan trọng trong thời chiến. Libération số cuối tuần cho biết Volodymyr và Valery quý mến lẫn nhau, nhưng tờ báo ví von, "những câu chuyện tình thường có kết thúc buồn".

Năm năm trước, khi hai người gặp gỡ, quân nhân chuyên nghiệp này đã giải thích cặn kẽ cho tổng thống trẻ những vấn đề trong quân đội. Volodymyr Zelensky cất nhắc vị tướng thuộc lớp sĩ quan nói thạo tiếng Anh lên làm tổng tham mưu trưởng quân đội thay vì số được đào tạo tại Liên Xô, gây ngạc nhiên cho mọi người kể cả ông Valery Zaluzhny. Năm 2021, khi Nga gia tăng tấn công vào Donbass, Zaluzhny cho phép các quân nhân Ukraine trả đũa mà không đợi phía chính quyền, và Zelensky sau đó cũng bật đèn xanh.

Vị tướng này đã cứu được thủ đô Kiev vào đầu cuộc chiến. Cho đến tận ngày 24/02/2022, Volodymyr Zelensky vẫn không muốn tin vào những lời cảnh báo của Mỹ, trong khi tướng Valery Zaluzhny âm thầm chuẩn bị cho quân đội chống xâm lược. Khi chiến tranh bắt đầu, những người lính thấy rõ là Zelensky không sợ hãi và sát cánh với phía chỉ huy quân sự. Có một sự phân vai giữa tổng thống làm truyền thông và vị tướng ra mệnh lệnh.

…đến chia tay như những người quân tử

Những bất đồng xảy ra vào cuối mùa xuân 2022, Zaluzhny tỏ ra khá thô thiển với tướng Mỹ Mark Milley khi đòi hỏi vũ khí. Đến mùa hè 2022, ông muốn phản công ở Kherson và Crimea nhưng Zelensky muốn đánh vào Kharkiv, và rốt cuộc đã thành công ở mặt trận này với tướng Oleksandr Syrsky. Nhưng Valery Zaluzhny đã trở thành thần tượng của xã hội, dù có muốn hay không. Ông có thể thu hút khoảng 30% cử tri, một tỉ lệ mà chưa có khuôn mặt đối lập nào đạt được từ trước tới nay.

Theo Le Monde, "thay tướng giữa dòng" là quyết định quan trọng thứ nhì của ông Zelensky, sau quyết định dứt khoát không di tản lúc quân Nga mới tràn sang, có thể ảnh hưởng đến uy tín tổng thống vì tướng Zaluzhny được lòng nhiều người. Hôm thứ Sáu 09/02, chính tay Zelensky đã trao huy chương cao quý nhất "Anh hùng Ukraine" cho tướng Zaluzhny. Hai người đã ôm nhau rất lâu, như muốn đưa ra thông điệp đoàn kết, sau nhiều tuần lễ căng thẳng.

Ưu thế thuộc về phía có số lượng vũ khí hùng hậu

Liên quan đến viện trợ của Liên Hiệp Châu Âu cho Ukraine, dù trong tuần vừa giải tỏa được 50 tỉ euro, nhưng L’Express cho rằng "đừng tự khen mình quá, mà hãy nhìn kỹ vào những con số". Chiến tranh thường liên quan đến số học. Trên mặt trận phía đông thời Đệ nhị Thế chiến, các chiến lược gia Nga và Đức rất nhanh chóng hiểu rằng ai thắng được cuộc chiến kỹ nghệ, sản xuất ra nhiều xe thiết giáp nhất, sẽ là người chiến thắng. Và tại Kursk trong trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử vào mùa hè năm 1943, quân đội của Hitler đã bại trận.

Ngày nay, kịch bản tương tự diễn ra ở Ukraine. Nga dành đến 6% GDP cho việc chế tạo hỏa tiễn, phi cơ tiêm kích và xe bọc thép. Dù tổn thất khủng khiếp, mất đến 315.000 quân và 2/3 số xe tăng, theo CIA, nhưng Moskva có thể tái lập lực lượng trong vài năm. Bên cạnh đó còn có drone của Iran và linh kiện điện tử từ Trung Quốc.

Phương Tây cũng nói rằng cần phải chuyển sang kinh tế chiến tranh để giúp Ukraine tự vệ, như tổng thống Emmanuel Macron khẳng định "Chiến thắng của Nga sẽ là hồi kết cho an ninh Châu Âu". Nhưng Pháp nói riêng và 27 nước EU nói chung hãy còn xa mới đạt mục đích. Dù chi viện những vũ khí hiệu quả (đại bác Caesar, hỏa tiễn Scalp), viện trợ quân sự của Pháp cho Kiev chỉ bằng 1/10 của Đức ; còn về số 1 triệu quả đạn đã hứa, EU chỉ cung cấp được 1/3. Trong khi đó Bắc Triều Tiên, nước có GDP thấp hơn EU đến 400 lần, giao cho Nga 1 triệu quả đạn.

Viện trợ cho Ukraine chỉ bằng 3% ngân sách quân sự Mỹ

Phải mất đến 7 tháng EU mới đồng thuận được 50 tỉ euro cho Ukraine trong bốn năm, số tiền này chỉ bằng 0,025% ngân sách 2021-2027 của Liên Hiệp Châu Âu. Thượng nghị sĩ bảo thủ Mỹ Lindey Graham nhắc nhở, Hoa Kỳ chỉ mới chi ra 3% ngân sách quân sự để giúp Ukraine chống lại Nga, và bấy nhiêu cũng đã đủ tiêu diệt phân nửa quân đội Nga. Ông khẳng định : "Đó là món đầu tư có lợi nhất từ xưa tới nay cho an ninh nước Mỹ, Ukraine là một đối tác tuyệt vời chưa từng thấy kể từ thời Churchill". Trong điều kiện như vậy, tại sao phải lo sợ ?

Hiện nay viện trợ dân sự và quân sự phương Tây chỉ mới giúp Ukraine ngẩng cao đầu, nhưng không thể giúp đẩy lùi quân xâm lược Nga. Nếu các nhà lãnh đạo Châu Âu đánh giá rằng tham vọng của Sa hoàng Vladimir Putin đe dọa an ninh châu lục, thực sự ý thức được tầm vóc địa chính trị và lịch sử của cuộc chiến tranh bất công này, thì phải có biện pháp – dù có người Mỹ bên cạnh hay không. Và không nên lầm lẫn về tầm cỡ - vấn đề của những con số.

Phương Tây chưa thi triển hết nội công

L’Express cũng giải thích "Vì sao phương Tây chưa ‘nói lời cuối cùng’ trước Vladimir Putin và Tập Cận Bình" : Các nền dân chủ tự do có nhiều ưu thế vượt trội để đối phó với các chế độ độc tài. Nhà nhân loại học Emmanuel Todd (con của nhà văn Olivier Todd, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Sài Gòn sụp đổ"), vào đầu năm nay xuất bản sách "Thất bại của phương Tây", đã bán được hơn 20.000 cuốn. Tác giả vốn thân Nga dự báo phương Tây và NATO sẽ tan rã. Emmanuel Todd mô tả Hoa Kỳ như "con bệnh" phương Tây, dựa trên nhiều suy đoán sai lạc.

Nhưng đối với Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) cho rằng trọng lượng của Châu Âu chứ không phải Hoa Kỳ đang suy giảm trên trường quốc tế. Còn Trung Quốc thì rõ ràng đang xuống dốc không phanh, không còn hy vọng qua mặt được Mỹ. Mô hình dựa trên xuất khẩu và đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng không còn hiệu nghiệm, nợ công của các địa phương bùng nổ.

Về dân số, Hoa Kỳ cũng chiếm ưu thế với truyền thống nhập cư và khả năng thu hút nhân tài, trong khi Nga đã mất đi 25 triệu dân trong 50 năm qua và Trung Quốc giảm 2 triệu dân so với năm 2022. Về địa chính trị, tuy thất bại ở Việt Nam hay Afghanistan, Mỹ vẫn bất khả chiến bại trên thế giới. Washington có thể dựa vào mạng lưới đồng minh vững chắc, từ NATO tới AUKUS ở Thái Bình Dương.

Chỉ có 5% dân các nước ngoài phương Tây muốn sống ở Trung Quốc

Trước mối đe dọa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ thậm chí còn thành công trong việc hòa giải hai kẻ thù lịch sử Hàn Quốc và Nhật Bản. Tham vọng "Sáng kiến Vành đai Con đường" của Bắc Kinh đã thu hẹp lại trước những hoài nghi và phản kháng, sau khi cho 165 nước vay gần 2.000 tỉ đô la. Một cuộc điều tra mới đây của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu cho thấy chỉ có 5% công dân các nước không thuộc phương Tây nghĩ đến việc sang Trung Quốc sinh sống, trong khi đến 56% muốn sống tại Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Châu Âu.

Đối với các trí thức như Thierry Wolton, điểm yếu lớn nhất của phương Tây là thiếu sáng suốt trước các đối thủ, mà trước hết là Nga. Không chỉ để cho chế độ Putin gây ảnh hưởng đến tận những người thân cận của các nhà lãnh đạo phương Tây, mà còn hoàn toàn thiếu vắng khái niệm đạo đức trước những tội ác của Nga từ 24 năm qua ở Chechnya, Gruzia, Syria, Ukraine… Chỉ riêng ở Syria, Putin đã giết nhiều thường dân hơn cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daesh, IS).

Cuộc xâm lăng "mềm" của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương

Nhìn sang Châu Á, L’Express đặt vấn đề "Người Trung Quốc hiện diện khắp nơi, phải chăng Hoa Kỳ đã thất bại trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương ?". Washington lâu nay ít quan tâm đến vùng biển có vai trò quan trọng nếu nổ ra chiến tranh với Đài Loan. Đây là sai lầm lớn, mà chính quyền Biden cố gắng sửa chữa, tuy có phần muộn màng.

Xưa kia là Nhật Bản, và nay Trung Quốc muốn thống trị Đông Nam Á, qua việc kiểm soát Thái Bình Dương. Và như vậy phải ngăn cản Hải quân Mỹ tiến vào thông qua hàng loạt quần đảo nhỏ ở Châu Đại Dương : Marshall, Micronesia, Palao, Fidji, Nauru, Papua-New Guinea… Đối với Tokyo, trận Trân Châu Cảng nhằm vô hiệu hóa Mỹ để có thể rảnh tay mở rộng đế quốc của mình mà các chàng Yankee không can thiệp được, và Bắc Kinh nay cũng muốn vượt lên ưu thế Hải quân của Mỹ.

Tuần báo cho rằng trên thực tế cuộc chiến Thái Bình Dương lần thứ hai đã bắt đầu, giữa độc tài Trung Quốc và Hoa Kỳ, Pháp vốn chủ trương Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Bắc Kinh khai chiến một cách âm thầm, theo kiểu cờ vây, tranh thủ những tiểu quốc Thái Bình Dương. Một ví dụ cụ thể cho ảnh hưởng Trung Quốc là năm 2022, đảo quốc Salomon từ chối cho một tàu tuần duyên Mỹ quá cảnh – sự kiện chưa từng thấy. Sự cố nghiêm trọng đầu tiên xảy ra vào năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố tình tông vào tàu tuần duyên Nhật ở vùng biển Senkaku.

Ngày nay Trung Quốc có 350 chiến hạm và tàu ngầm, trong Hoa Kỳ chỉ có 280. Bắc Kinh còn tiến hành cuộc chiến quyền lực mềm, xâm nhập vào bộ máy, hối lộ chính quyền các đảo quốc Thái Bình Dương với mạng lưới đại sứ quán có phương tiện rộng rãi và ê-kíp nói tiếng địa phương. Phóng viên L’Express nhận thấy dưới những hàng dừa của Waikiki Beach ở Honolulu, sinh quán của Barack Obama, những du khách thoải mái nằm sưởi nắng. Sáng sớm ngày 07/12/1941, những thủy thủ ở Trân Châu Cảng ở cách đó 15 phút, cũng vô tư lự như vậy…

"Đêm Không Màu" : Nghệ sĩ gốc Việt tại Victoires de la Musique

Courrier International dành hồ sơ cho "Nông dân, cơn phẫn nộ Châu Âu". Bên cạnh đó cũng có một tin vui, L’Obs loan báo "Ung thư : Cuộc cách mạng và những phương thuốc mới". Lâu nay vẫn bị coi gần như một bản án tử, dù số lượng ca bệnh tăng, nhưng số khỏi bệnh lại tăng nhanh hơn. Thí nghiệm lâm sàng, thuốc thử nghiệm, trí thông minh nhân tạo giúp chẩn đoán… tỉ lệ tử vong giảm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện. Nghiên cứu của Pháp thuộc loại hiệu quả nhất thế giới, tiến bộ khoa học giúp thay đổi cái nhìn về căn bệnh vẫn được coi là nan y.

Trên lãnh vực văn hóa, L’Obs giới thiệu "Nuit incolore" (Đêm không màu) - nghệ danh của nghệ sĩ gốc Việt Théo Marclay, 22 tuổi, một trong ba ca sĩ được đề cử cho hạng mục phát hiện nam của giải thưởng danh giá Victoires de la Musique của Pháp, hàng năm dành tặng thưởng cho các thành tựu âm nhạc. Đã nhiều triệu người thưởng thức dĩa đơn "Dépassé", được coi là phát hiện trong năm của khối các nước nói tiếng Pháp. L’Obs cho biết khi Théo Marclay trình diễn ở bất kỳ nơi nào : Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, khán phòng đều chật kín người. Chuyến biểu diễn ở Paris ngày 30/04 đã bán hết vé, còn album đầu tay "La Loi du papillon" (Luật của loài bướm) ra mắt ngày 10/11/2023 nằm trong danh sách 250 album bán chạy nhất năm 2023 tại Pháp, một thành công hiếm thấy.

Thụy My

Published in Quốc tế

Răn đe nguyên tử : Ukraine, nạn nhân của hai cơ hội bị bỏ lỡ

Le Monde ngày 08/02/2024 nhận thấy "Trong kỷ nguyên mới với đối đầu thay cho hợp tác, vấn đề răn đe bằng nguyên tử lại có đầy đủ ý nghĩa". Cuộc xâm lăng Ukraine và khả năng Donald Trump quay lại Nhà Trắng khiến vũ khí nguyên tử lại chiếm vị trí quan trọng trong quốc phòng Châu Âu, và là trung tâm các cuộc tranh luận về chiến lược.

nguyentu1

Lính Nga vận chuyển một hệ thống hỏa tiễn chiến thuật Iskander, có thể mang đầu đạn quy ước lẫn nguyên tử, tại Kubinka, ngoại ô Moskva ngày 17/06/2015. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine chuyển giao kho vũ khí nguyên tử cho Moskva theo thỏa thuận Budapest, và nay là nạn nhân bị Nga xâm lược cũng như dùng hạt nhân đe dọa. Reuters - Sergei Karpukhin

Bài học cay đắng của bi kịch Ukraine

Một câu nói ngắn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 30/01 trong chuyến công du Stockholm đã gây phản ứng nơi một số đối thủ chính trị và trong giới Twitter trong suốt hai ngày, vì ông nhắc đến khả năng răn đe bằng nguyên tử. Chiến tranh tổng lực quay lại với Châu Âu đã làm thay đổi tất cả. Tại Đức, cựu ngoại trưởng Vert Joschka Fischer đề nghị Liên Hiệp Châu Âu EU có lực lượng hạt nhân riêng để phòng hờ, trong trường hợp không còn chiếc dù che chở của Mỹ, nhưng thủ tướng Olaf Scholz bác bỏ. Đối với nhà nghiên cứu Bruno Tertrais, vũ khí nguyên tử tiếp tục đóng vai trò giữ ổn định, khiến đối đầu quân sự khó thể xảy ra.

Đó là bài học cay đắng của bi kịch Ukraine. Sau khi Liên Xô sụp đổ, đã hai lần Ukraine mất đi cơ hội được bảo vệ bằng khả năng răn đe nguyên tử. Trước hết vào năm 1994, phương Tây, do lo sợ vì kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô nằm rải rác tại bốn nước cộng hòa (Nga, Ukraine, Belarus, Kazakhstan), đã thuyết phục các nhà lãnh đạo những nước vừa được độc lập nên chuyển giao các đầu đạn nguyên tử cho Moskva.

Đầy nghi ngờ, người Ukraine chần chừ. Tổng thống lúc đó là Leonid Kravchuk công khai bày tỏ mối lo với đồng nhiệm Georgia (Gruzia), Eduard Shevardnadze. Ông này khuyến cáo dứt khoát không để mất kho vũ khí. Nhưng áp lực Mỹ quá lớn và chính quyền non trẻ Ukraine quá yếu : Kiev, Moskva, Luân Đôn và Washington ký bản ghi nhớ Budapest dành cho Ukraine "bảo đảm an ninh" về biên giới và toàn vẹn lãnh thổ, đổi lấy việc từ bỏ lực lượng nguyên tử. Chúng ta đã biết bảo đảm này ra sao vào năm 2014, khi Nga chiếm Crimea.

Một cơ hội khác bị đánh mất trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucarest năm 2008, khi thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy làm thất bại ý định của tổng thống Mỹ George W. Bush, mở đường cho Ukraine và Georgia gia nhập NATO. Khi từ chối không cho hai nước này được chiếc dù nguyên tử của NATO bảo vệ, Berlin và Paris đã giúp cho Nga có thể coi Ukraine và Georgia là con mồi.

Dân Slovakia biểu tình hàng tuần chống độc tài

Cũng tại Châu Âu, Le Figaro nói về xu hướng độc tài của thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico. Từ đầu năm đến nay, thủ đô Bratislava sống theo nhịp điệu các cuộc biểu tình, và khoảng 20 thành phố khác của quốc gia 5,5 triệu dân cũng vậy. Một giáo viên tham gia tất cả các cuộc xuống đường của đảng đối lập Slovakia Cấp tiến (PS) nói : "Năm 1989, chúng tôi ngỡ rằng mọi việc đã được giải quyết. Nhưng 35 năm sau mới nhận ra dân chủ là một cuộc tranh đấu thường xuyên, nếu không một ngày nào đó chúng ta sẽ thức dậy trong một chế độ độc tài. Fico là quay lại với quá khứ Đông Âu, PS là tương lai và phương Tây".

Theo một người biểu tình khác, mặc dù đã là thành viên của EU từ hai chục năm qua, Slovakia vẫn chưa bắt rễ với phương Tây, nhất là khi người đứng đầu lại muốn hướng về chủ nghĩa xã hội, thân cận với Moskva hơn là Kiev. "Kế hoạch của Fico cũng tương tự như Viktor Orban ở Hungary : đàn áp tư pháp và truyền thông". Một số người thân tín của Fico đang trong tầm ngắm của tư pháp, như cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kalinak, cựu giám đốc cảnh sát Tibor Gaspar. Công tố viên Daniel Lipsic từ nhiều năm qua phải sống dưới sự bảo vệ của an ninh.

Ngoài việc hủy bỏ tòa án đặc biệt, các biện pháp sắp được thông qua giảm hẳn các hình phạt và thời hạn hồi tố, "giống như một cuộc ân xá toàn bộ" - theo Daniel Lipsic. Fico cũng chuẩn bị giảm ngân sách của truyền thanh và truyền hình công, tách làm hai để buộc giám đốc phải ra đi - một thách thức cho dân chủ.

Theo nhiều cuộc điều tra, xã hội Slovakia rất dễ bị tác động bởi việc bóp méo thông tin, chẳng hạn chỉ trích Mỹ thay vì Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraine. Hôm 20/01, thủ tướng Slovakia khiến Kiev sững sờ khi khẳng định "Ukraine không phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền mà dưới sự kiểm soát và ảnh hưởng của Hoa Kỳ". Hàng mấy chục ngàn công dân vẫn biểu tình hàng tuần sắp bước vào một cuộc chiến đấu mới : ứng cử viên thân Fico, Peter Pellegrini, đang dẫn đầu trong cuộc tranh cử tổng thống.

Thành phố biên giới Nga "rất gần mà rất xa" Phần Lan

Cũng tại Châu Âu, phóng sự của Le Figaro tả lại thành phố Nga Vyborg, rất gần mà nay trở nên rất xa Phần Lan. Helsinki tố cáo Moskva cố tình tạo ra khủng hoảng di dân, và có thể kéo dài việc đóng cửa biên giới. Thành phố Vyborg chỉ cách biên giới Phần Lan khoảng 30 kilomet. Biên giới đã bị đóng lại từ giữa tháng 11 năm ngoái, sau khi hàng trăm người Cận Đông ồ ạt kéo sang theo ngả này.

Tuyến biên giới dài 1.340 kilomet với 8 cửa khẩu trên lý thuyết chỉ đóng tới ngày 11/02, nhưng thủ tướng Petteri Orpo mới đây cho biết trước mắt sẽ không mở lại vì lý do an ninh, nhất là vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Phần Lan sẽ diễn ra vào Chủ nhật này. Phần Lan bắt đầu xây dựng hàng rào chạy dọc theo 200 kilomet biên giới, hiện chỉ mới xong được 3 kilomet.

Từ sau vụ di dân, nhịp sống ở Vyborg trở nên chậm lại, cảng biển nơi xuất khẩu phân bón như đang ngủ yên, cư dân của thành phố 74.000 dân cảm thấy bị sốc. Vyborg bị Peter đại đế chinh phục năm 1710, trở thành của Phần Lan năm 1918 rồi quay lại với Liên Xô sau Đệ nhị Thế chiến, vẫn liên hệ chặt chẽ với bên kia biên giới. Họ thường sang mua quần áo thương hiệu Phần Lan, phô mai, cacao, bia... nay phải hướng về Nga. Về phía người Phần Lan sang mua xăng, sử dụng các dịch vụ giá rẻ. Tại Vyborg, phân nửa dân số nói tiếng Phần Lan, đã có những đám cưới giữa công dân đôi bên, nhưng nay cả việc sang dự đám tang cũng khó khăn.

Macron : Khủng bố 07/10 là vụ thảm sát Do Thái lớn nhất thế kỷ

Le Monde quan tâm đến kế hoạch khí hậu của Liên Hiệp Châu Âu - tránh đưa ra những mục tiêu cụ thể trong lãnh vực nông nghiệp và rút lại những quy định về thuốc trừ sâu. Le Figaro chạy tít "Ngoại thương, điểm đen của kinh tế Pháp" : bớt thâm hụt thương mại nhờ giá năng lượng giảm, nhưng lãnh vực nông sản, dược phẩm lại yếu đi. Về ngân sách, chính phủ muốn tiết kiệm 10 tỉ euro trong năm nay, theo Les Echos. La Croix nói về "Cuộc sống bấp bênh của những người tị nạn tại Armenia".

"Ngày 7 tháng 10 : Vụ thảm sát người Do Thái lớn nhất thế kỷ" - tuyên bố của tổng thống Emmanuel Macron nhân lễ tưởng niệm 42 nạn nhân Pháp trong vụ tấn công của Hamas được Libération dùng làm tựa chính. Nhật báo thiên tả nhấn mạnh "Pháp là Nhà nước duy nhất tổ chức một buổi lễ trang trọng như thế", trong bối cảnh cộng đồng người Do Thái lo ngại trước sự bùng nổ các hành vi bài Do Thái tại nước Pháp.

Libération miêu tả, ở những lối vào khoảng sân danh dự của Invalides, khách mời chọn lọc được kiểm tra nghiêm ngặt, thân nhân các nạn nhân từ xa đến bằng phi cơ do chính phủ thuê riêng. Tổng thống Pháp với vẻ đau buồn đọc tên từng người một, dàn quân nhạc trỗi quốc ca và nhạc chiêu hồn của Chopin, Vệ binh Cộng hòa mang chân dung những công dân Pháp mà cuộc đời đã kết thúc dưới tay những kẻ cuồng sát.  

Pháp, quốc gia đầu tiên tưởng niệm các nạn nhân của Hamas

Trong bài xã luận mang tựa đề "Trước nỗi đau, hãy gầy dựng lại hy vọng", Libération nhận định đây là động thái quan trọng để nhắc nhở các nguyên tắc của nền cộng hòa mà Emmanuel Macron là người đại diện. Tại buổi lễ đầy xúc động ở sân điện Invalides trưa hôm qua, tổng thống Pháp đã thành công trong nhiệm vụ khó khăn : bày tỏ mạnh mẽ tình tương thân tương ái của đất nước đối với các nạn nhân Pháp, đồng thời tiếp tục giữ thăng bằng trong chính sách Trung Đông. Macron ghi điểm khi Pháp là nước đầu tiên tổ chức tưởng niệm cấp quốc gia sự kiện bi thảm này.

Ông nhấn mạnh không thể nhường bước trước nạn bài Do Thái, đồng thời nhắc lại số phận các nạn nhân vụ thảm sát "không phải là duy nhất, trong cuộc xâu xé ở Trung Đông", và "mọi sinh mạng đều quý giá". Sát hại không phân biệt công nhân nông nghiệp Thái Lan, các nhà hoạt động người Do Thái vì hòa bình, cư dân kibbutz, du khách Đức tham dự lễ hội âm nhạc… Hamas chủ yếu muốn tiêu diệt mọi sự sống chung hòa bình ở khu vực trong nhiều thập niên tới.

Hưu chiến ở Gaza và thả con tin : Hamas yêu sách quá đáng

Về khả năng hưu chiến ở Gaza, Libération cho biết "Hamas đặt điều kiện, đàm phán vẫn tiếp tục", Les Echos nói về "Những trở ngại khó vượt qua trong việc thả con tin". Tổ chức Hồi giáo đề nghị một kế hoạch ba giai đoạn kéo dài sáu tuần, các con tin được thả để đối lấy việc Israel rút quân toàn bộ - một điều kiện mà Israel không thể chấp nhận.

Hamas mất đến mười ngày mới đưa điều kiện, còn thủ tướng Benjamin Netanyahou cũng không vội vã trả lời, có lẽ để không bị chỉ trích là dập tắt mọi hy vọng. Gia đình các con tin đòi hỏi phải đạt  thỏa thuận lập tức bằng bất cứ giá nào, vì lo cho sinh mạng của những người bị bắt. Theo thông tin mới nhất, chỉ có 80/136 con tin còn sống. Ông Netanyahou cũng chịu áp lực "thân hữu" của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, từ hôm qua bắt đầu chuyến thăm Israel lần thứ sáu kể từ đầu cuộc chiến.

Thủ tướng Israel lâu nay không ngừng nhắc lại mục đích tiêu diệt Hamas, nếu chỉ nhượng bộ một phần cũng sẽ bị cho là bất nhất. Về phía phe Hồi giáo chỉ có một ý nghĩ trong đầu: tiếp tục kiểm soát Dải Gaza. Hamas đề nghị trước hết ngưng bắn 45 ngày, trong thời gian đó 45 con tin phụ nữ, trẻ em, người già sẽ được thả ; quân đội Israel rút khỏi một số khu vực và thả 1.500 tù nhân Palestine, trong đó có một số bị án chung thân vì khủng bố. Giai đoạn thứ hai, thả các con tin quân nhân và Israel rút toàn bộ khỏi Gaza. Cuối cùng, xác con tin đã chết được trao trả, bắt đầu thảo luận về tái thiết Dải Gaza.

Theo Les Echos, Hamas đặt mục tiêu quá cao. Qatar, nhà tài trợ cho phe này, đã đề nghị không nên đòi hỏi ngưng toàn bộ chiến dịch quân sự của Israel và rút khỏi Gaza, nếu không Israel có thể tiến vào Rafah, thành phố miền nam gần biên giới Ai Cập. Dư luận Israel cũng chia rẽ : 51% cho rằng việc thả con tin phải được ưu tiên hơn tiêu diệt Hamas, 60% phản đối phóng thích hàng ngàn tù nhân Palestine và ngưng chiến đấu. Khó thể tìm được thỏa hiệp trong những điều kiện như vậy. Ông Benjamin Netanyahu tuyên bố thuận theo đòi hỏi của phong trào Hồi giáo "chỉ dẫn đến một vụ thảm sát mới".

Thụy My

Published in Quốc tế

Quốc hội Ukraine tạm thông qua dự luật động viên để tăng quân số chống Nga

Thanh Hà, RFI, 08/02/2024

Vào lúc Ukraine không còn nhận được viện trợ của Hoa Kỳ từ cuối 2023, Kiev thẩm định cần thêm nửa triệu lính cho cuộc chiến tranh chống xâm lược Nga. Quốc hội Ukraine chiều qua, 07/02/2024, đã thông qua dự luật gây nhiều tranh cãi cho phép chính phủ huy động thêm quân. Trong cuộc biểu quyết lần thứ nhất, dự luật đã được 243 phiếu ủng hộ. Nhưng để được tổng thống phê chuẩn, văn bản còn phải được điều chỉnh, và phải được Quốc hội Ukraine thông qua lần hai. 

uk1

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị pháo M777 trên mặt trận ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 14/01/2024. Reuters - Stringer

Thông tín viên RFI từ Kiev Emmanuelle Chaze giải thích :

"Đây mới chỉ là chặng đầu tiên hướng tới một đạo luật mới cho phép tuyển thêm quân. Trong cuộc biểu quyết lần thứ nhất vào hôm qua tại Quốc hội, dự luật này đã được thông qua. Nhưng sau đó một số sửa đổi sẽ được bổ sung trước khi văn bản này lại được xem xét lần thứ hai, rồi sẽ được thổng thống phê chuẩn. Dự luật này chủ yếu nhằm đơn giản hóa thủ tục tuyển quân, đồng thời quy định một số các biện pháp trừng phạt trong trường hợp thanh niên Ukraine trốn nghĩa vụ quân sự.

Dự luật nói trên nhằm tăng quân số sau hai năm Ukraine bị Nga xâm lược. Theo văn bản mới, tất cả thanh niên phải có ít nhất 5 tháng huấn luyện quân sự. Quy định này từ trước đến nay chỉ giới hạn ở độ tuổi từ 18 đến 24.

Tuy nhiên, dự luật đang gây chia rẽ trong hàng ngũ chính trị và xã hội Ukraine. Đành rằng chính quyền Kiev có một số những quy định rõ ràng hơn về việc cho lính nghỉ phép, thế nhưng, vẫn có nhiều tiếng nói chỉ trích một sự thiếu minh bạch, đặc biệt là về điều khoản khi nào thì cho những người lính đã có hai năm chiến đấu được giải ngũ".

Kiev cần được tiếp tế đạn dược khẩn cấp

Tiếp lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell sáng nay tại Kiev, cả tổng thống lẫn ngoại trưởng Ukraine đồng thanh kêu gọi Bruxelles tăng tốc viện trợ những vũ khí như "đạn dược, drone và các hệ thống phòng không" cho Ukraine. Ông Borrell nhắc lại cam kết Liên Âu cung cấp 1,15 triệu đạn pháo cho Ukraine từ nay đến cuối năm. Quan chức này đồng thời nhấn mạnh "an ninh của Ukraine cũng là an ninh của toàn khối Liên Hiệp Châu Âu". Từ đầu chiến tranh Ukraine đến nay, Liên Âu đã cấp tổng cộng 28 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine.

Thanh Hà

*************************

Chiến tranh Ukraine : Tổng thống Zelensky ra lệnh thành lập lực lượng quân sự chuyên biệt về drone

BBC, 07/02/2024

Vào thứ Ba (6/2), Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã ra lệnh thành lập một lực lượng quân sự riêng biệt chuyên về drone - vũ khí được ông và các quan chức quân đội đánh giá là rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại Nga, theo Reuters.

uk4

Binh lính Ukraine thuộc phi đội máy bay không người lái (UAV) Rarog của Lữ đoàn cơ giới số 24 đang điều khiển một drone gần thị trấn Horlivka, giữa cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày 17/1/2024.

Ông đã ký một sắc lệnh kêu gọi chính phủ và bộ tham mưu quân đội "tập trung vào các vấn đề xoay quanh việc thành lập một lực lượng drone cho quân đội Ukraine".

Trong bài phát biểu video hàng đêm của mình, Tổng thống Zelensky tuyên bố : "Tôi vừa ký một sắc lệnh nhằm khởi động việc thành lập một lực lượng riêng biệt trong quân đội của chúng ta - một lực lượng chuyên biệt về hệ thống drone".

"Đây không phải là kế hoạch cho tương lai. Nó phải mang lại kết quả cụ thể sớm. Năm nay mang tính quyết định trên nhiều phương diện. Đặc biệt là trên chiến trường".

"Những hệ thống drone đã chứng minh được tính hiệu quả trên mặt đất, trên biển và trên không", ông Zelensky nói.

Ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine, cho biết lực lượng chuyên biệt này sẽ là nguồn "động lực mạnh mẽ" cho việc phát triển công nghệ của quân đội.

Ông nói rằng năm ngoái, drone đã "làm thay đổi tình hình trên chiến trường một cách triệt để. Không chỉ hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, chúng còn hỗ trợ các cuộc phản công của quân đội Ukraine".

Theo sắc lệnh của ông Zelensky, kết quả của bản kế hoạch [cho việc thành lập lực lượng chuyên biệt] sẽ được trình lên Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia - cơ quan hoạch định chính sách.

Kể từ cuộc tấn công của Nga hai năm trước, ông Zelensky đã coi drone và việc sản xuất thiết bị này trong nước cũng như các quốc gia đối tác là một yếu tố then chốt trong chiến tranh chống lại Nga.

Tháng 12 năm ngoái, tổng thống cam kết Ukraine sẽ sản xuất một triệu drone trong năm 2024.

Các quan chức chính phủ cho biết Ukraine đặt mục tiêu sản xuất hàng chục ngàn drone mỗi tháng.

Hiện chưa có con số về sản lượng hiện tại, nhưng kể từ khi chiến tranh bắt đầu, việc sản xuất drone đã tăng vọt, với hàng chục công ty phát triển và sản xuất nhiều mẫu drone khác nhau.

Trong một bình luận với CNN tuần trước, tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Valeriy Zaluzhnyi, người có vị trí đang bị lung lay do những bất đồng với tổng thống, cho biết drone là yếu tố quan trọng trong việc tiến hành chiến tranh.

"Điều quan trọng là những hệ thống không người lái - như drone - cùng với các loại vũ khí tiên tiến khác, là cách tốt nhất để Ukraine không bị lôi kéo vào một cuộc địa chiến (positional warfare) – phương thức mà Ukraine không có lợi thế", ông Zaluzhnyi viết.

**************************

Tổng thống Ukraine xác nhận "sắp" cải tổ chính phủ

Minh Anh, RFI, 06/02/2024

Sau nhiều ngày đồn đoán liên quan đến khả năng cách chức tư lệnh quân đội tướng Zaluzhny, và trước sức ép công luận phải giải thích về sự bất đồng giữa hai người, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm Chủ nhật, 04/02/2024, khi trả lời phỏng vấn truyền hình Ý đã phần nào thừa nhận ý định cải tổ sâu rộng chính phủ.

uk2

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (thứ 3 từ trái) cùng các binh sĩ trong chuyến thăm mặt trận vùng Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 04/02/2024. AP

Từ Kiev, thông tín viên đài RFI Emmanuel Chaze tường thuật :

"Sau nhiều tuần đồn thổi, Volodymyr Zelensky lần đầu tiên phát biểu công khai về khả năng thay đổi nhiều vị trí chủ chốt trên thượng tầng Nhà nước. Và những bình luận này đã được ông đưa ra trên truyền hình Ý chứ không phải là Ukraine.

Theo ông, việc tái phân bổ lại các quân bài là cần thiết và ông nói rằng sự thay đổi này không chỉ liên quan đến một người, ám chỉ đến những tin đồn nhắm vào vị tư lệnh quân đội tướng Valery Zaluzhny, mà là một cuộc cải tổ lớn, không chỉ ở cấp độ quân sự.

Tổng thống Ukraine biện minh cho sự thay đổi được công bố này là do nhu cầu đổi mới và nói thêm rằng chính phủ của ông cần có một năng lượng tích cực nhằm giành chiến thắng cho Ukraine trong cuộc chiến này.

Từ Kiev, cuộc cải tổ theo kế hoạch dường như đi theo hướng các tin đồn thông báo khả năng rời vị trí sắp tới của tướng Valery Zaluzhny, rất được người dân và binh sĩ đánh giá cao.

Dù tổng thống có đặc quyền chọn chỉ huy quân đội cho đất nước, nhưng ông Volodymyr Zelensky có nguy cơ gánh lấy rủi ro chính trị ở đây, có thể làm tổn hại đến điểm tín nhiệm của ông trong lòng một bộ phận người dân, giới chính trị gia và quân đội".

Minh Anh

************************

Ukraine phá vỡ một mạng lưới gián điệp Nga "lớn" trong ngành tình báo

Trọng Thành, RFI, 06/02/2024

Theo cơ quan an ninh Ukraine (SBU), hôm nay, 06/02/2024, một mạng lưới gián điệp "lớn" của Nga gồm 5 nhân viên cài trong lực lượng tình báo nước này đã bị "vô hiệu hóa".

uk3

Một cơ sở phòng không của Ukraine tại Mariupol bị Nga tập kích ngay ngày đầu cuốc xâm lược, 24/02/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Theo SBU, nhiệm vụ của nhóm này truyền về Nga các thông tin về quân đội Ukraine và "các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng" của đất nước. Một trong 5 người làm việc cho một chi nhánh khu vực của Cục an ninh Ukraine SBU và bốn người còn lại từng làm việc cho cơ quan tình báo quân sự của bộ Quốc phòng (GUR) và cơ quan tình báo nước ngoài. Văn phòng Công Tố Ukraine cho biết 5 gián điệp Nga đều mang quốc tịch Ukraine.

Theo cơ quan an ninh Ukraine, các gián điệp này đã cung cấp cho Moskva thông tin về loại phương tiện di chuyển được tình báo quân sự Ukraine sử dụng, vị trí của các lực lượng Ukraine, hệ thống bảo vệ an ninh của hai nhà máy điện hạt nhân Ukraine, cũng như các tuyến đường vận chuyển vũ khí nước ngoài tới Ukraine.

Một gián điệp trong mạng lưới này đã chuyển tiếp thông tin về các thành phần của hệ thống phòng thủ được thiết lập gần Odessa, thành phố cảng bên bờ Hắc Hải, và các hệ thống phóng tên lửa đa nòng ở Kharkiv, ở đông bắc, trong bối cảnh cả hai địa điểm này thường xuyên là mục tiêu tấn công của Nga. Văn phòng Công Tố cho biết các gián điệp này này bị nghi ngờ "phạm tội phản quốc" vì đã bán thông tin để lấy tiền.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2/2022, Ukraine đã thông báo phát hiện một số lượng lớn điệp viên Moskva xâm nhập vào các cơ quan nhà nước và đặc biệt là các cơ quan an ninh của nước này, đôi khi ở các chức vụ cao.

Trọng Thành

Published in Quốc tế