Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 24 décembre 2023 21:37

Nhớ Phạm Chí Dũng...

Tù nhân lương tâm, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập

Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào Thiên Chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ Chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết. 

pcd1

Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng - RFA edited

Ngày cánh cửa nhà giam khép lại sau lưng anh, Phạm Chí Dũng để lại một khoảng trống thông tin, một khoảng không gian vắng lặng. Không ai còn được nghe những phản biện sắc bén của anh về những sự kiện chính trị xảy ra trong nước. Ngày ấy khởi đầu cho một kỷ nguyên đen tối về quyền tự do biểu đạt ở nước ta, nó là dấu chấm hết cho cuộc chiến giành thông tin đầy gian nan của anh. Phạm Chí Dũng đã chia cùng những phóng viên quả cảm trên thế giới cái giá khắc nghiệt của một cuộc chiến không cân sức. Nhà văn Balzac bảo rằng : "Sự tự do về chính trị, sự hòa bình của một quốc gia và chính cả khoa học là những món quà mà định mệnh đánh thuế nặng nề bằng máu !" dù ta sống ở bất kỳ đâu trên trái đất này, tự do chưa bao giờ là món quà cho không của thượng đế. 

Đất nước hoà bình thịnh vượng, xã hội văn minh tự do là thứ mà dân tôi cả hai miền nam-bắc dù khác biệt chính kiến đã trả bằng máu suốt mấy chục năm để giành cho bằng được. Thế nhưng với cái giá đắt đỏ đó, nửa thế kỷ qua đất nước vẫn chìm đắm, người dân vẫn phải sống với áp bức và một nền tư pháp lạc hậu. Những vụ bắt bớ vô tội vạ gần đây, từ người mẫu Ngọc Trinh, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cho đến đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã cho thấy hàng rào sắt đang dần khép lại. Bộ công an, một lực lượng kiêu binh có thể tạo dựng chứng cớ để bắt bớ bất kỳ ai. Một chế độ "công an trị" theo mô hình Stasi ở Đông Berlin đã dần hình thành ở quê nhà. Trách cứ ai đây ? Chúng là sản phẩm của thời đại chúng ta. Người dân VN vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm với cái thể chế ấy. 

Trong tiếng chuông ngân của mùa giáng sinh, tôi bỗng nhớ giọng hát ấm áp của Bruce Springsteen. Nhớ Phạm Chí Dũng tôi lại nghĩ đến cái ánh sáng nhấp nháy trong ca khúc "Tiếng Chuông Tự Do"(Chimes of Freedom) mà Bruce trình bày trước hàng trăm ngàn người trẻ ở Đông Đức. Tôi tưởng tượng đến lối trình diễn tưng bừng, cuốn hút của anh. Mặc dù không được tận mắt, nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi khát khao tự do mà Bruce đã đánh thức ở Đông Berlin như thế nào. Tôi cũng từng một thời tuổi trẻ, cũng từng xuống đường hò hét tự do cho Việt Nam. 

Những ngày Chicago trở gió, gió thổi tung, gió muốn quật mình ngã, đám sinh viên Việt tị nạn chúng tôi ốm gầy như những cây khô trụi lá mùa đông. Suốt con phố Argye, chúng tôi đi trong tuyết lạnh, đi giữa rừng cờ quạt, hàng người dài từ đầu phố đến cuối phố. Tóc mình xanh, hồn mình xanh, áo mình xanh bay trong gió. Chúng tôi yêu đất nước mình và không muốn dân mình phải chìm đắm trong chế độ công sản. Bây giờ tóc không còn xanh, nhìn về những thế hệ ở quê nhà, chẳng biết đến bao giờ mới có được tự do ! 

Nhớ Phạm Chí Dũng tôi thấy Bruce thật hạnh phúc. Mặc dù anh không phải là một nhà hoạt động, nhưng có ai góp mặt trên cuộc đời này mà không muốn góp phần mình vào những thay đổi của xã hội ? Và mặc dù Bruce mào đầu rằng anh đến Đông Bá Linh chỉ để giới thiệu dòng nhạc rock’n roll, nhưng suốt bốn tiếng đồng hồ mê hoặc, anh đã biến đêm nhạc 19/07/1988 trở thành một sự kiện lạ thường. Một nhà nghiên cứu về lịch sử âm nhạc đã đánh giá đêm biểu diễn của anh là một sự kiện âm nhạc"quan trọng nhất trong thế kỷ 20". Đó là những nhát búa đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh một năm sau đó. 

Không rộn ràng như Bruce Springsteen, Phạm Chí Dũng đơn độc nhưng bản lĩnh. Thái độ vững vàng, trực diện của anh đã để lại trong chúng tôi sự quý mến và một niềm kính trọng sâu xa. Từng là đảng viên cộng sản suốt 20 năm, từng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy thành phố HCM, Phạm Chí Dũng rất chuyên nghiệp. Anh không lý lẽ, không dài dòng, khi nhận bản cáo trạng từ tay vị đại diện Viện kiểm sát, anh thản nhiên viết thẳng vào bản cáo trạng : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam" rồi ký tên mình vào đó. 

pcd2

Dân biểu Quốc hội Châu Âu, bà Saskia Bricmont, lên án việc kết tội nhà báo Phạm Chí Dũng. Photo RFA

Chúng ta còn nhớ năm 2014, tổ chức Phóng viên không biên giới đã truy tặng Phạm Chí Dũng danh hiệu "Anh hùng thông tin". Cách xử lý của anh khi bị tuyên 15 năm tù đã chứng thực điều đó. Thông báo với luật sư về quyết định không kháng án, anh bảo : "Hãy để bản án này cho thế giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào". Còng tay anh, lãnh đạo CS nghĩ rằng họ đã thắng trong mặt trận truyền thông ; thế nhưng, Phạm Chí Dũng vẫn làm chủ cuộc chiến thông tin lúc ấy, anh vẫn đẩy cuộc chiến của anh đi tới. Và ngay lập tức, ở ngoài này chúng ta cảm nhận được cái lực đẩy đó từ anh. Một số nghị sĩ Quốc hội Đức đã ra thông báo ngay sau phiên toà, họ gọi bản án của nhà cầm quyền Việt Nam là "vô nhân đạo". 

Nhớ Phạm Chí Dũng tôi không chỉ nhớ đến vẻ cứng cỏi bề ngoài của anh. Như bao nhiêu nhà hoạt động ở nước ta, họ đều phải đơn độc đối diện với một môi trường hoạt động khắc nghiệt. Họ cũng có gia đình, có trái tim biết đớn đau, họ cũng yêu vợ con, yêu sự tự do của chính mình. Tôi còn nhớ phút giây mềm lòng của hai người đàn ông trong khung cảnh tù ngục, khi Luật sư Đặng Đình Mạnh vào thăm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vào trung tuần tháng 11 năm 2020. Dường như cả hai cùng đoán được một bản án dài nhiều năm sẽ là cái kết cho anh. Trong không gian ấy, Phạm Chí Dũng tâm sự rằng anh thường nhìn thấy vợ con trong giấc mơ nhưng lại không thấy Chúa, người dẫn đường tinh thần cho mình. Luật sư Mạnh buột miệng tiếp lời : "Anh được bình an mỗi ngày thì chẳng phải Chúa lúc nào cũng hiện diện trong anh hay sao ?" Câu buột miệng của Luật sư Mạnh làm hai người đàn ông cùng dừng lại. Cái khoảng lặng cảm xúc đó làm họ rơi lệ ! 

Hình ảnh Phạm Chí Dũng nghiêng người qua mặt bàn, siết chặt bàn tay Luật sư Mạnh cho chúng ta cảm nhận được cái sức mạnh họ chuyền cho nhau. Sức mạnh và tình cảm thân thiết của hai người đồng hành. Chúa, phật, thượng đế trên cao có thể đã chứng kiến bao lần con dân Việt phải đối mặt với thử thách, nhưng có lẽ không gì có thể cho chúng ta sức mạnh bằng tình cảm của một người đồng hành. Khi cảm nhận được nó, người ta có thể chiến thắng mọi nghịch cảnh. Chúng ta có thể không có đủ để cho nhau về vật chất, nhưng thiết tưởng trong suốt đoạn đường lịch sử của một quốc gia nhược tiểu, đó là thứ mà chúng ta luôn dành để trao cho nhau. 

Trong niềm kính trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, xin được siết chặt tay anh. Từ đây cho đến ngày rời bỏ hành tinh này, có thể chúng ta chưa được nhìn thấy tự do có mặt trên quê mẹ, nhưng tôi nghĩ đoạn đường anh đi cũng đủ. Vì cho dù ở đâu, dù sống ở nơi nào anh vẫn đang sống với những giá trị mà mình trân trọng. Anh vẫn là người tự do. Tôi nhớ đến câu nói của một họa sĩ trẻ người Nga, cô Akiane Kramarik : "Khi ta có mặt trên đời này ta là người được (Chúa) chọn, nhưng chỉ những người anh hùng mới rời khỏi cuộc đời này và để lại một nơi chốn tốt đẹp hơn cho người khác". 

Trong không khí an lành của đêm chúa giáng sinh, tôi xin được dâng lời cầu nguyện cho những nhà hoạt động hữu danh và vô danh đang gánh chịu những bản án khắc nghiệt ở quê nhà. Một lần nữa, xin cám ơn ts Phạm Chí Dũng, xin chúa luôn ở cùng anh.

***

Nói với K&T

Con ạ, trên thế giới này Phạm Chí Dũng có lẽ là một ký giả chịu án tù dài nhất. Ngày Luật sư Mạnh vào thăm anh, nước mắt của hai người đàn ông trong khung cảnh tù ngục đã chạm mạnh vào tim mẹ. Ba năm sau, Luật sư Mạnh phải cùng gia đình cấp tốc rời bỏ quê hương để vượt thoát khỏi lệnh truy tìm của công an tỉnh Long An.

Kể câu chuyện này, mẹ muốn nhắc con rằng Tự Do con đang được hưởng quý giá đến dường nào. Đó là máu lệ, là biết bao hy sinh của lớp người đi trước, hãy trân trọng và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ.

"Từ bỏ tự do là từ bỏ chính mình ! ?" Mẹ vẫn tin vào lịch sử của quê hương mẹ. Một đất nước nhược tiểu có những người con trai, những người con gái chưa bao giờ từ bỏ chính mình. Tự do vẫn lấp lánh trên bầu trời ấy bởi những Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, …

Nguyệt Quỳnh

(Chuyện kể cho K&T)

Nguồn : RFA, 24/12/2023

Published in Diễn đàn
mardi, 12 décembre 2023 23:51

Xin giữ vững lòng trung

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" Nội hàm cốt lõi của điều 25 Hiến pháp 2013 hiện hành là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình. Thực hiện điều 25 Hiến pháp hiện hành, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đứng ra lập hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, nói tiếng nói tự do ngôn luận của quyền con người, của trách nhiệm công dân. Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập có mặt trong đời sống xã hội Việt Nam từ ngày 4/7/2014.

longtrung1

Chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập Phạm Chí Dũng phát biểu trong lễ kỉ niệm 7 năm thành lập câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do .

Là tổ chức của xã hội dân sự, hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập tự nuôi sống bằng hoạt động báo chí lành mạnh, chính đáng. Khác với các hội quốc doanh như hội Nhà Báo Việt Nam do quyền lực hành chính nhà nước dựng lên, phải sống bằng bầu sữa ngân sách mỗi năm nhà nước phải rót hàng chục tỉ tiền thuế của dân nuôi hội nhà báo quốc doanh chỉ để làm công cụ tuyên truyền cho nhà nước chuyên chính vô sản.

Hiến pháp cho người dân quyền lập hội, đương nhiên hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập là tổ chức dân sự hợp pháp. Dân hành xử theo pháp luật. Nhưng nhà nước chuyên chính vô sản ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước và nắm trong tay quyền lực hành chính, không hành xử theo pháp luật, không nhìn nhận quyền lập hội chính đáng, hợp pháp của dân, không công nhận hội Nhà Báo Độc Lập.

longtrung2

Chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, ngoài cùng, bên phải, trong buổi sinh hoạt định kì hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập.

Cũng như giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập ở Nam Việt Nam từ năm 1964. Sáu năm sau thâu tóm hoàn toàn lãnh thổ cả nước, năm 1981 nhà nước chuyên chính vô sản mới lập ra giáo hội Phật Giáo quốc doanh có tên giáo hội Phật Giáo Việt Nam để thâu tóm cả đức tin của người dân cả nước. Giáo hội mang triết lí, mang tư tưởng nguyên sơ, sâu thẳm và đích thực của đạo Phật, giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị gạt ra ngoài hệ thống tôn giáo chính thống, bị gạt ra ngoài vòng pháp luật !

longtrung3

Chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập vắng mặt trong tang lễ người Cha thân yêu.

Tất cả những tổ chức quốc doanh, từ kinh tế đến tôn giáo đều chỉ là công cụ cai trị của đảng cộng sản cầm quyền, chỉ vì mục đích chính trị của đảng cộng sản, không vì mục đích và tôn chỉ mà tổ chức đó mang tên.

Giáo hội Phật Giáo quốc doanh mang tên Giáo Hội Việt Nam đưa chủ nghĩa xã hội hoang tưởng và đầy tội ác trở thành đức tin tôn giáo : Đạo Pháp và Chủ Nghĩa Xã Hội. Những con người tạo ra một thời lịch sử đẫm máu dân, những con người say mê lấy bạo lực chuyên chính vô sản cướp mạng sống và cướp tài sản của dân suốt chiều dài lịch sử tồn tại : Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, rồi cả Đỗ Mười, Trần Đại Quang . . . Giáo hội Phật Giáo quốc doanh đúc tượng những con người mang nợ máu với dân, với lịch sử đưa lên bệ thờ cạnh tượng Phật trong nhà chùa thì đạo Phật chân chính làm sao có thể chấp nhận, thì giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập từ năm 1964 không thể là thành viên, không thể hòa tan vào giáo hội quốc doanh Đạo Pháp và Chủ Nghĩa Xã Hội !

Thế là nhà tư tưởng uyên bác nhất của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người có ảnh hưởng lớn nhất, sâu rộng nhất và bền vững nhất với phật tử Việt Nam, hòa thượng Thích Tuệ Sỹ liền bị vu tội "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân", bị tuyên án tử hình.

Lãnh tụ tinh thần và nhà tư tưởng của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bị bắt khẩn cấp, bị tuyên án tử hình thì chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng bị bắt khẩn cấp, bị tuyên bản án nặng nề 15 năm tù !

Cũng như khí tiết lẫm liệt của nhà tư tưởng Phật giáo chân chính Thích Tuệ Sỹ khi nhà nước chuyên chính vô sản yêu cầu Ngài cúi đầu xin ân xá, Ngài khẳng khái trả lời : Không ai có quyền xét xử tôi ! Không ai có quyền ân xá tôi. Chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng không nhìn nhận tính hợp pháp của phiên tòa xét xử ông, không nhìn nhận tính hợp pháp của bản án 15 năm tù, ông không kháng cáo.

longtrung4

Tác giả (ngoài cùng góc phải) dự lễ tang thân phụ của chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Tròn bốn năm chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị cấm cố trong ngục tù nhà nước chuyên chính vô sản thì người Cha thân yêu của ông, nhà cách mạng Phạm Văn Hùng mãn lộc Trời ở cõi tạm về tiêu dao vĩnh hằng nơi cõi Phật.

Trong ngục tù, tiếng nói quyền con người, tiếng nói trách nhiệm công dân của chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phải câm lặng nhưng tiếng nói sự thật không mất đi trong cuộc sống. Tất cả những nhà báo chân chính còn có tự do đã và đang mạnh mẽ cất lên tiếng nói sự thật của chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

Trong ngục tù, chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng không thể về chịu tang người Cha thân yêu thì đông đảo những nhà báo chân chính còn có tự do đã có những đại diện thay mặt chủ tịch hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng về quê nhà xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chịu tang người Cha thân yêu.

Tự do là giá trị của cuộc sống. Không bạo lực nào khuất phục được tự do. Trong tấm lòng trung trinh với nghĩa lớn có tình cảm tận hiếu riêng tư. Xin tiến sĩ nhà báo Phạm Chí Dũng an lòng giữ vững lòng trung với sự nghiệp đấu tranh cho xã hội dân chủ và quyền tự do của con người.

Phạm Đình Trọng

(28/11/2023)

Published in Quan điểm

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy xé bỏ đơn kháng cáo trong trại giam

RFA, 29/01/2021

guong0

Blogger Nguyễn Tường Thụy tại phiên tòa sơ thẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một blogger của Đài Á Châu Tự Do đã xé bỏ đơn kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 5/1-2021 trong trại tạm giam của An ninh thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị buộc phải viết theo hướng dẫn của viên công an. 

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, Phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị tuyên án 11 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Thụy hôm 29/1 thuật lại lời của 1 bị cáo khác ở trong cùng trại giam cho hay. Ông nói qua điện thoại như sau : 

"Về trường hợp của ông Thụy thì ngay lần đầu tiên... một tuần sau khi phiên tòa thì tôi có vào gặp ông Thụy thì ông cho biết là cái khả năng kháng cáo của ông là dưới 50%.

Tuy nhiên là tôi đã chỉ cho, hướng dẫn cho ông là kháng cáo thì chỉ có lợi chứ không có hại.

Ông ấy nói rằng, tình hình giam giữ ở trong trại giam này khắc nghiệt cho nên ông muốn ra ngoài lao động cho được tự do. 

Sau đó đến gần sát ngày thời hạn kháng cáo, tôi lại vô thì cái khả năng kháng cáo của ông nói rằng là chỉ còn 20%, có nghĩa là càng ngày càng xuống. 

Trong cái ngày thứ 16 tức là 15 ngày là hết hạn kháng cáo thì tôi có vào gặp một bị cáo khác trong một vụ án khác có biết ông Thụy, thì bị cáo ấy thuật lại : Ông Thụy đi ra ngoài ngày thứ 15 để viết đơn kháng cáo, tuy nhiên cán bộ hướng dẫn ông ấy nói rằng là ông phải viết theo ý của họ thì ông Thụy đã không đồng ý. 

Ông Thụy đã xé bỏ cái bản kháng cáo đó và trở về phòng giam. Họ có nói rằng là thứ sáu tuần trước hoặc là thứ hai tuần này sẽ được đi lao động tại trại giam Bố Lá và từ Bố Lá sẽ chuyển ra trại nào nữa thì không biết".

Như vậy, trong vụ xét xử các thành viên Hội Nhà báo Độc Lập mở màn cho năm 2021 của chính quyền Việt Nam, chỉ có 1 người kháng cáo bản án sơ thẩm là ông Lê Hữu Minh Tuấn.

2 nhà báo khác là ông Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Dũng không kháng cáo và đã bị chuyển sang trại giam Bố Lá của Công an thành phố Hồ Chí Minh ở Bình Dương hôm 25/1. 

Bà Nguyễn Thị Lân, vợ ông Thụy hôm 29/1 cũng đi thăm ông ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh nhưng được chỉ sang trại giam Bố Lá. 

Công an quản giáo trại giam này sau đó không cho phép bà Lân gặp blogger của Đài Á Châu Tự Do, viện dẫn là tình hình dịch bệnh phức tạp và chỉ cho gửi quà và tiền lưu ký. 

Như chúng tôi đã thông tin, ngày 5/1/2021, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng buổi sáng đã xét xử xong và kết án 3 lãnh đạo của Hội Nhà Báo Độc Lập VN vì làm công việc báo chí của họ. 

Mức án lần lượt gồm : ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù giam. 

Bản án này ngay lập tức đã vấp phải chỉ trích của hàng loạt tổ chức quốc tế về nhân quyền, các cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ. 

Nghị viện Liên Hiệp Châu Âu vừa qua cũng bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án việc bỏ tù 3 nhà báo, kêu gọi Việt Nam phóng thích và đề nghị xem xét lại Hiệp định thương mại tự do với quốc gia độc đảng này. 

*************************

Dân biểu Đức "bàng hoàng" vì ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo

RFA, 29/01/2021

Một Dân biểu Đức hôm 26/1 cho biết bà "bàng hoàng" khi nghe tin ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam không kháng cáo bản án 15 năm tù.

guong2

Nhà báo Phạm Chí Dũng tại phiên tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Ông Phạm Chí Dũng bị tuyên án 15 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong một phiên tòa hôm 5/1/2021 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông cáo báo chí của bà dân biểu Renate Kunast, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với ASEAN, cho rằng tuyên bố không kháng án của ông Phạm Chí Dũng cho thấy rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang thảm hại thế nào.

Bà này kêu gọi cộng đồng quốc tế không được phép ngừng nghỉ trong hoạt động đòi hỏi cho nhân quyền phải được tôn trọng.

Bà dân biểu Đức trong thông cáo đưa ra cũng bày tỏ hoan nghênh việc Nghị Viện Châu Âu vào ngày 21 tháng 1 thông qua Nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, trong đó có yêu cầu Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho ông Phạm Chí Dũng và những người khác phải bị tù chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận.

Sang ngày 27 tháng 1, bà Dân biểu Đức Renate Kunast cùng với hai Dân biểu Đức khác và một Dân biểu Nghị viện Châu Âu gửi một thư ngỏ về việc hai tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực tại Việt Nam.

Thư ngỏ cho biết tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đang phải tuyệt thực tại Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An và tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực tại Trại An Điềm ở Quảng Nam.

***********************

Nhà báo Phm Chí Dũng không kháng cáo, dân biu Đc ‘bàng hoàng’

VOA, 28/01/2021

Sau khi hay tin nhà báo đc lp Phm Chí Dũng quyết đnh không kháng án bn án 15 năm tù và 3 năm qun chế, Dân biu liên bang Đc Renate Künast bày t s bàng hoàng trước nim vô vng ca tù nhân lương tâm vào nn công lý Vit Nam.

guong3

Nhà báo Ph m Chí Dũng t i phiên tòa ngày 5/1/2021 Thành ph H Chí Minh. Photo

"Hôm nay tôi bàng hoàng khi nhn tin ông không mun đòi phúc thm bn án vô nhân đo vì ông không còn chút hy vng nào v mt phiên x công bng ti quc gia Vit Nam này", Dân biu Künast viết trong mt thông cáo bng tiếng Đc hôm 26/1 và được t chc VETO! Mng lưới Người Bo v Nhân quyn dch sang Vit ng và gi cho VOA hôm 27/1.

Dân biu Đc cho biết thêm : "Tuyên b ca ông cho thy rõ tình trng nhân quyn ti Vit Nam đang thm hi thế nào và chúng ta - cng đng Quc tế - không được phép ngng ngh trong vic đòi hi cho nhân quyn phi được tôn trng".

Hôm 24/1, Vit Nam Thi báo, trang tin ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAVN) do ông Phm Chí Dũng làm ch tch, viết : "Tiên liu rng vic kháng cáo cũng s không làm thay hin trng ca bn án đã tuyên, ông Dũng đã tuyên b s không kháng cáo ngay trong bui tiếp xúc đu tiên vi các lut sư bào cha sau phiên x án. Tuy nhiên ông Phm Chí Dũng đã khuyên hai đng s ông Nguyn Tường Thụy và ông Lê Hu Minh Tun nên kháng cáo".

Trước đó, hôm 18/1, t tri giam Chí Hòa, ông Dũng đã ra tuyên b không kháng cáo : "Tôi hiu đây là mt bn án đã được đnh sn cho chúng tôi đ bóp nght t do báo chí Vit Nam".

"Không kháng cáo bn án không phi là chp nhn bn án bt công và rt nng n này Hãy đ bn án này cho thế gii thy cái gi là t do nhân quyn, t do báo chí Vit Nam là như thế nào", theo tuyên b ca ông Dũng được trang Vit Nam Thi báo đăng ti.

T Đc, ông Vũ Quc Dng, Giám đc Điu hành ca t chc nhân quyn VETO! Mng lưới Nhng người Bo v Nhân quyn, nói vi VOA :

"Ông Phm Chí Dũng là mt trường hp đin hình cho vic vi phm quyn t do ngôn lun và t do báo chí Vit Nam".

"Trước khi b bt, ông Dũng đã gi mt s kiến ngh cho Ngh vin Châu Âu trong giai đon Ngh vin Châu Âu đang xét thông qua Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA)".

Ông Vũ Quc Dng cho biết Dân biu Renate Künast đã bo tr cho ông Phm Chí Dũng t tháng 10/2020 và đưa ông Dũng vào chương trình Dân biu bo v cho Dân biu ca Quc hi Đc.

Hôm 28/1, t Hà Ni, bà Phm Th Lân, v ca ông Nguyn Tường Thụy cho VOA biết rng bà s vào thành ph H Chí Minh vào ngày 29/1 đ tìm hiu xem chng bà có quyết đnh kháng cáo bn án 11 năm tù và 3 năm qun chế ca ông hay không.

Trang Vit Nam Thi báo loan báo rng ông Lê Hu Minh Tun, người cũng b kết án 11 năm tù và 3 năm qun chế, s kháng cáo.

Hôm 21/1, Ngh vin Châu Âu thông qua ngh quyết v tình hình nhân quyn ti Vit Nam, bày t quan ngi sâu sc đi vi vic bt gi tùy tin và kết án đi vi ba nhà báo thuc Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam ; kêu gi Vit Nam phi tr t do ngay và vô điu kin cho ba ông, cũng như tt c nhng nhà báo khác - nhng người bo v nhân quyn, môi trường, nhng nhà hot đng công đoàn, các tù nhân lương tâm b bt gi và chu án tù ch vì thc thi quyn t do biu đt.

Thông cáo ca các ngh viên Châu Âu tái khng đnh rng vic tôn trng nhân quyn cu thành mt nn tng chính yếu cho nhng quan h song phương gia Vit Nam và EU và là mt yếu t quan trng ca Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA).

Ngh quyết ca Ngh vin Châu Âu cũng kêu gi Vit Nam sa đi các điu khon mang tính đàn áp trong lut hình s, đáng lưu ý là điu 117, 118 và 331 trong B lut Hình s Vit Nam.

***********************

Dân biu Đc kêu gi tr t do cho ông Phm Chí Dũng

VOA, 05/01/2021

Dân biu liên bang Đc Renate Künast hôm 5/1 kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho nhà báo đc lp Phm Chí Dũng ngay sau khi ông b kết án 15 năm tù và 3 năm qun chế.

guong4

Dân biu Đc Renate Kunast và chân dung ông Phm Chí Dũng. Photo bundestag.dee

"Hôm nay tôi rt bàng hoàng nhn tin nhà báo ni tiếng Tiến sĩ Phm Chí Dũng, Ch tch ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAVN), đã b Tòa án Nhân dân Thành ph H Chí Minh kết án 15 năm tù và thêm 3 năm qun thúc ti gia vi cáo buc "Tuyên truyn chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam", bà Künast viết trong mt thông cáo bng tiếng Đc và được t chc VETO! Mng lưới Người Bo v Nhân quyn dch sang Vit ng và gi cho VOA ngày 5/1.

"Hai cng s viên ca ông cũng b tòa án này kết án tng cng 22 năm tù và 6 năm qun thúc ti gia. Đây là án tù cao nht cho ti nay cho ti danh này đi vi người bo v nhân quyn Vit Nam", Dân biu Đc cho biết.

"Cũng trong tư cách là Ch tch Nhóm Dân biu v Quan h vi Khi ASEAN ca Quc hi Liên bang Đc tôi kêu gi Vit Nam tr t do cho Tiến sĩ Phm Chí Dũng, ông Nguyn Tường Thy và ông Lê Hu Minh Tun", bà kêu gi.

guong5

Tuyên b ca Dân biu Đc Renate Kunast v vic kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho ông Phm Chí Dũng. Photo renate-kuenast.de.

Dân biu Künast, trước đó đã chính thc bo tr cho ông Phm Chí Dũng, cho biết rng ngay trước khi b bt Tiến sĩ Dũng đã nhiu ln và mnh m kêu gi Ngh Vin Âu Châu không b phiếu thông qua Hip đnh Thương mi T do gia EU và Vit Nam (EVFTA) nếu Vit Nam không tr t do cho các tù nhân chính tr và không ci thin tình trng nhân quyn mt cách c th.

"Các quc gia thành viên ca Liên Hiệp Châu Âu (EU) có bn phn đu tranh cho ông được t do và cho t do báo chí Vit Nam vi tt c các phương tin ca EVFTA và Hip đnh Đi tác và Hp tác gia EU và Vit Nam (PCA)", thông cáo viết.

Bà nhn mnh : "Nhng ha hn ci thin nhân quyn trong tiến trình phê chun EVFTA là chưa đ mà cn chng minh bng hành đng thc tế. Thương mi t do vi khi EU không th din ra mà không bo v nhân quyn".

Published in Diễn đàn

Ba thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam bao gm Phm Chí Dũng, Nguyn Tường Thy và Lê Hu Minh Tun s b mt tòa án Thành phố H Chí Minh xét x vào ngày 5/1/2021.

pcd1 (2)

Ông Ph m Chí Dũng phát bi u trong video trình chi ế u t i m t h i ngh nhân quy n Châu Âu hôm 3/12/2019. Ch p t YouTube Quê M .

 

Trong mt quyết đnh ca Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 15/12/2020 mà VOA xem được, ba thành viên trên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAVN) d kiến s ra tòa lúc 8 gi sáng ngày 5/1/2021.

pcd2 (2)

Quyết đnh ca Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Ba nhà báo Phm Chí Dũng, Nguyn Tường Thy và Lê Hu Minh Tun b truy t theo khon 2 Điu 117 B Lut hình s 2015 "Làm, tàng tr, phát tán, hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm chng Nhà nước".

Vào tháng trước, Vin Kim sát thành ph H Chí Minh chính thc đưa ra cáo trng đi vi nhà báo đc lp Phm Chí Dũng khiến ông có th b hình pht tù t 10 đến 20 năm, nhưng ông vn khng đnh rng ông "không vi phm pháp lut", lut sư bào cha Nguyn Văn Miếng cho VOA biết.

Lut sư Nguyn Văn Miếng cho biết ông ln đu tiên tiếp xúc vi ông Dũng 10/11 ti tri giam s 4 Phan Đăng Lưu, qun Bình Thnh.

"Ông Phm Chí Dũng nhn cáo trng và ghi vào giy nhn cáo trng rng : "Tôi không vi phm pháp lut Vit Nam" và ông ký tên", Lut sư Miếng cho VOA biết.

K t khi b bt vào tháng 11/2019 cho đến nay, đây là ln đu tiên ông Phm Chí Dũng được tiếp xúc vi lut sư, và gia đình ông cũng không được thăm gp.

Lut sư Nguyn Văn Miếng cho VOA biết qua ln tiếp xúc vi thân ch va ri cho thy ông Dũng s không nhn ti.

Ông Phm Chí Dũng, Ch tch Hi nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAV), đng thi là mt cng tác viên thường xuyên ca VOA, b bt ngày 21/11/2019, vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

pcd0

Cùng chung cáo trng vi ông Phm Chí Dũng, còn có Phó Ch tch Hi là Nguyn Tường Thy, b bt vào tháng 5/2020, và nhà báo đc lp Lê Hu Minh Tun, b bt vào tháng 6/2020.

Published in Việt Nam

Phản đối thể chế chính trị ‘xã hội chủ nghĩa’ đồng nghĩa với "chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" ?

Nguyễn Nam, VNTB, 11/11/2020

Quan sát các bài báo được viết với tư cách nhà báo tự do của ông Phạm Chí Dũng, đăng rải rác trên các báo điện tử ‘có đóng thuế’ như VOA, Người Việt tại Mỹ ; hoặc qua trả lời phỏng vấn báo chí của BBC (Anh quốc), RFI (Pháp quốc). Bài viết của ông Phạm Chí Dũng còn được đăng tải thường xuyên trên trang web mang tên Việt Nam Thời Báo.

pcd1

Dường như Điều 117, Bộ luật Hình sự của Việt Nam đang có cách hiểu như vậy trong quy chụp về tội danh "chống Nhà nước".

Công bằng mà nói, tác giả Phạm Chí Dũng với trải nghiệm là một cựu sĩ quan an ninh chuyên ngành tài chính, ông có những góc nhìn hậu trường với tâm thế của người trong cuộc. Điều đó khiến bài viết của ông tạo nên sức lôi cuốn, bao gồm cả sự tò mò.

Như đề cập ở trên, xuất thân là một sĩ quan an ninh được đào tạo bài bản trong nước và tu nghiệp nước ngoài, khi viết báo, ông Phạm Chí Dũng thừa hiểu lằn ranh sinh tử khi lựa chọn đeo đuổi phản biện các chính sách của nhà nước, và của đảng cầm quyền.

Rất có thể trục pháp lý mà ông Phạm Chí Dũng ‘bám’ theo để giữ độ ‘cân bằng’ trong các lập luận phản biện, là hiến định công dân được quyền đóng góp ý kiến với cơ quan công quyền - miễn là những ý kiến đó minh bạch, không phải trò ném đá giấu tay (Điều 28, Điều 30, Hiến pháp 2013).

Ông Phạm Chí Dũng từng là đảng viên. Ông Phạm Chí Dũng có học vị tiến sĩ, với người thầy hướng dẫn ông trong luận văn tiến sĩ là giáo sư Trần Trung Hậu, một trí thức hàng đầu trong chuyên ngành hẹp "Quản lý kinh tế" ở Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trước đây.

Ông Phạm Chí Dũng từ nền tảng học vấn, ông hiểu là "xã hội chủ nghĩa" trong bối cảnh Việt Nam, đến nay vẫn là trên con đường đi tìm các lập luận biện chứng thích hợp trước hiện thực toàn cầu hiện chỉ còn vài quốc gia là đeo đuổi con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản, với bước quá độ mang tên "xã hội chủ nghĩa".

Lằn ranh chê - khen về một thể chế, trong vài hoàn cảnh nào đó, dễ bị lợi dụng từ các nhóm quyền lực chính trị ngay trong nội bộ của đảng cầm quyền. Ông Phạm Chí Dũng lại từng là trợ lý của Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang, người về sau là Chủ tịch nước. Ông Trương Tấn Sang là người quê Long An. Quê nội của ông Phạm Chí Dũng là Đồng Tháp. Có lẽ ít nhiều ở đây nghi ngại về phe nhóm chính trị miền Nam.

Trở lại với các bài báo của ông Phạm Chí Dũng đang bị cáo buộc là một dạng tài liệu của gây chiến tranh tâm lý. Nếu cáo buộc ấy là đủ cơ sở, cho thấy đây chính là một lỗ thủng rất đáng lo ngại của nhà chức trách. "Chiến tranh tâm lý" không thể là hành vi đơn lẻ, một ngày một bữa.

Vậy thì trong thời gian dài với các bài báo của tác giả Phạm Chí Dũng đăng tải công khai trên các kênh truyền thông hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ (trường hợp VOA, Người Việt), hay của chính phủ Anh (trường hợp BBC), hoặc của chính phủ Pháp (trường hợp RFI), người ta dễ nhận thấy từ chủ trương của những cơ quan truyền thông này là "tự do thông tin rất quan trọng", thì với việc minh bạch nội dung luôn là điều mà tác giả Phạm Chí Dũng muốn nhấn đến, là phù hợp tiêu chí chung của quyền tự do báo chí.

Hơn nữa, mục đích chính khi ông Phạm Chí Dũng chọn viết báo tư cách người quan sát tự do, là nhằm phản biện bằng lập luận đa chiều về các chính sách, qua đó góp phần kiến thiết lại đất nước mà thân phụ của ông đã đổ xương máu cho ngày thống nhất Bắc - Nam.

Rất có thể việc ông Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý, còn là câu chuyện của khi thương củ ấu cũng tròn…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

************************

"Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam"

Vân Khanh, VNTB, 11/11/2020

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, kể :

"Hôm nay ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Hình sự :

pcd02

Truyền hình VOA 4/12/19: Video Phạm Chí Dũng kêu gọi hoãn EVFTA được trình chiếu tại Châu Âu

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra : pháp luật Việt Nam có những quy định gì gọi là "nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ?

Trước tiên về mặt từ điển tiếng Việt, động từ "nhằm" được hiểu là "hướng vào một cái đích nào đó".

Theo Điều 2, Hiến pháp 2013, thì "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân".

Từ cách hiểu qua từ ngữ văn bản pháp luật, thì "nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là đồng nghĩa với "nhằm chống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân".

Tuy nhiên cho đến nay cần phải hiểu cụ thể như thế nào là "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", thì chưa có bất kỳ văn bản dưới luật nào giải thích.

Lý thuyết hàn lâm nói rằng "Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ".

Vậy thì đã là chế độ dân chủ song được ‘đính kèm’ thêm cụm từ "xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", sẽ mang ý nghĩa gì cho ưu thế lựa chọn của người dân ? Rất tiếc điều này vẫn đang trong các bước hoàn thiện về cơ sở lập luận tại những văn kiện qua các lần đại hội đảng, bao gồm cả dự thảo đại hội đảng lần thứ 13.

Dẫn chứng : trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Lý luận Trung ương, hôm 05-08-2019 có bài "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế" (*), tác giả là GS.TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phần kết của bài viết, tác giả Trần Văn Phòng đề xuất :

"Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đồng bộ hoàn thiện pháp luật về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, đổi mới hoàn thiện quy trình lập pháp theo hướng : chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật".

Với đề xuất trên, cho thấy cách hiểu về "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" vẫn đang giai đoạn tìm kiếm sự hoàn thiện.

Do đó, nếu gọi ai đó là "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", thì điều ấy là khiên cưỡng - thậm chí có thể là suy diễn cho hình sự hóa một quan hệ dân sự, vì luật Hiến pháp bảo hộ quyền đóng góp ý kiến của công dân trong xây dựng "nhà nước pháp quyền" ; hơn nữa, Hiến pháp cũng bảo hộ "quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" :

"Điều 14.1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".

"Điều 28.

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội ; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".

Với những góc nhìn pháp lý cụ thể kể trên, cho thấy có cơ sở cho dòng ghi "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam" của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Vân Khanh

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

Chú thích :

(*)http://hdll.vn/vi/nghien-cuu—trao-doi/xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-trong-boi-canh-phat-trien-kinh-te-thi-truong-hoi-nhap-quoc-te.html

*********************

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm

Quang Nguyên, VNTB, 11/11/2020

Tin từ Luật sư Nguyễn Văn Miếng :

Hôm nay ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự :

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

pcd3

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị truy tố theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự

Trên thế giới, ngoài Việt Nam không biết còn xứ sở nào khác có một thứ luật vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận trắng trợn như vậy.

Hành động bắt giữ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam chỉ vì lên tiếng phản biện một cách đứng đắn, chừng mực, văn minh và hợp với hiến pháp Việt Nam của chính quyền Việt Nam là một hành vi vi phạm hiến pháp. Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng Việt Nam có lần rêu rao cần lắm những tiếng nói phản biện, chỉ là những lời dối trá. 

Trong chế độ độc tài, mỗi hành vi của người dân đều bị theo dõi sát sao. Gương những người bị buộc tội phản đảng, phản tổ quốc trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn đó. Người bình thường, không có cái dũng của trí thức, sĩ phu trước vận mệnh của đất nước dám lên tiếng không ? 

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam không nhằm lật đổ chính quyền như cáo trang vu khống, họ chỉ muốn có một xã hội tốt hơn, ở đó, nhà nước biết tôn trọng nhân quyền, trong đó đảng cộng sản phải tôn trọng quyền làm chủ đất nước của họ, biết đặt quyền lợi của đảng dưới quyền lợi của dân tộc. Đó có phải là tội ? 

cộng sản Việt Nam đã nhiều lần bị quốc tế liên tục lên án vi phạm nghiêm trong nhân quyền, quyền tự do ngôn luận. Trong những phiên điều trần của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bị cáo buộc bởi nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc, họ nhiều lần cúi đầu nhận thiếu sót và xin sửa sai. 

Nhưng chứng nào, tật nấy. Việt Nam nhận lỗi trước công luận thế giới, nhưng không hề thay đổi. Bắt Phạm Đoan Trang mới đây và đưa ra các bản án dự trù lên đến 20 năm tù đối với các thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, chính quyền cộng sản Việt Nam lại một lần nữa tự lột mặt nạ cho nhân nhân Việt Nam và toàn thế giới thấy rõ bộ mặt thật của họ.

Chính quyền Việt Nam đã nhầm khi muốn bẻ gẫy ý chí của những nhà lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Trong suốt một năm bị tra cung, thẩm cung, không ngoại trừ khả năng bị dụ dỗ, mớm cung, ép cung, làm áp lực tinh thần trên gia đình và cá nhân các ông, cuối cùng cả hệ thống chính quyền nhận được lời tuyên bố đanh thép của Chủ tịch Phạm Chí Dũng : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam". 

Tôi tin Phó chủ tịch Hội Nguyễn Tường Thụy, và người vô tội Lê Tuấn cũng đường hoàng, chững chạc trả lời như vậy : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam". 

Các thành viên còn lại và các cộng tác viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, các chính phủ trên khắp thế giới và người Việt Nam trong, ngoài nước đều cùng lên tiếng : "Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Họ vô tội". 

Chính quyền Việt Nam cũng đã nhầm khi họ có ý định dùng những bản án nặng nề để ‘răn đe’ người trong nước. Người Việt không hèn như đảng cộng sản nghĩ. Sẽ ngày càng có nhiều người đi lên lãnh trách nhiệm tiếp tục phản biện với Đảng cộng sản Việt Nam, bước theo con đường của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vẫn trân trọng địa vị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội khi họ vắng mặt, và hội vẫn không ngừng lớn mạnh. 

Hành động đè nén nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của bằng cách đưa ra các bản án cao cho những người bênh vực các quyền này bao nhiêu lại càng hạ thấp uy tín và phẩm chất của cộng sản bấy nhiêu.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

Published in Diễn đàn
samedi, 23 mai 2020 16:19

Chim hót ngoài lồng

Sống dưới một chế độ xấu xa, hủ bại mà không dám lên tiếng là có lỗi với con cháu.

Phạm Thành

chim1

Trong ký ức thơ ấu của tôi, Đà Lạt không phải là nơi có nhiều chim chóc. Ngoài những bầy sẻ ríu rít đón chào nắng sớm trên mái ngói, và những đàn én bay lượn khắp nơi vào lúc hoàng hôn – thỉnh thoảng – tôi mới nhìn thấy vài chú sáo lò cò giữa sân trường vắng, hay một con chàng làng lẻ loi (và trầm ngâm) trên cọc hàng rào.

Chào mào tuy hơi nhiều nhưng chỉ ồn ào tụ họp, giữa những cành lá rậm ri, khi đã vào hè và trái mai (anh đào) cũng đà chín mọng. Họa hoằn mới thấy được thấy đôi ba con chim lạ, đỏ/vàng rực rỡ (chả biết tên chi) xa tít trên những cành cây cao ngất, giữa đồi thông vi vút.

Ở California thì chim chóc nhiều hơn, và cũng dạn dĩ hơn. Tiếc vì vốn liếng tiếng Anh giới hạn (và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên cũng thế) nên tôi chỉ gọi tên được dăm ba loại chim thôi : robin, blue bird, hummingbird, mockingbirdhouse sparrow – sẻ nhà. Nơi đâu có người là có chim se sẻ, tiếng kêu gần gũi thân quen của chúng vào lúc chiều tàn – ở bất cứ phương nao – cũng đều khiến cho tôi cảm thấy được an ủi (phần nào) trong suốt những tháng ngày lưu lạc.

Mãi cho đến những năm gần đây (khi không còn phải bận bịu với chuyện áo cơm) tôi mới có dịp tìm biết thêm ít/nhiều về thế giới của loài chim, qua những tập phim tài liệu, và qua ống kính của giới birder (hay con gọi là birdwathcher) chuyên nghiệp tự quê nhà.

Hôm đầu năm nay, người ngắm chim Huynh Ngoc Chenh mới trình làng một chú Sơn Ca (trông) rất bảnh.

chim2

Bên dưới bức ảnh là lời bình của FB Nghiem Vietanh :

"Sơn ca có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo địa phương, như chiền chiện ; Huế gọi là Cà lơi ; Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là Chà chiện, ở bãi sông Hồng còn một loại nữa cũng giống sơn ca nhưng nhỏ hơn và không biết hót, à con sẻ mía. Con của ông Chênh, bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Tôi nghe tên Sơn Ca từ khi còn thơ ấu nhưng mãi đến nay mới được thấy hình, và được biết thêm đôi điều lạ lẫm : "Bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Hay nhỉ ?

Hóa ra có những con chim không hót trong lồng ! Chi tiết thú vị này khiến tôi nhớ đến những dòng chữ của Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc :

Ngày 14-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký "Sắc lệnh về chế độ báo chí", buộc người dân ra báo phải xin phép, chấm dứt trên miền Bắc thời kỳ ai muốn làm báo chỉ cần đăng ký mà người dân An Nam được hưởng gần một thế kỷ dưới thời thực dân Pháp… Ngày 5-6-1958, dưới sự chủ trì của Tố Hữu, "800 văn nghệ sỹ" đã ký vào một nghị quyết "hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm". Ngày 7-7-1958 Ban Chấp hành Hội Nhà văn ra thông báo "kỷ luật nhóm Nhân Văn"…

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người". Phần lớn các nạn nhân, vốn là những văn nhân tài hoa, đều phải cúi đầu, tự mình viết bài xỉ vả mình. Họ được ở lại Hà Nội và sau một thời gian lao động phần lớn được trở lại hành nghề. Cũng có những nhà văn, nhà thơ bỏ về rừng như Hữu Loan, Nguyên Hồng. Nhưng, cái giá mà họ và gia đình họ phải trả là vô cùng đau đớn.

Tôi có đọc "Lời Tự Thuật Của Hữu Loan" nên cũng biết qua về "cái giá" mà nhà thơ và cả gia đình phải trả cho quyết định "về rừng" của ông. Kể thì "đau đớn" và khốn nạn thật nhưng vẫn chưa đến nỗi nào, nếu so với tình cảnh của nhiều người cầm cầm bút độc lập hiện nay. Xin ghi lại đôi ba trường hợp.

Trương Duy Nhất sinh năm 1964, bắt đầu viết báo từ năm 1987. Đến năm 2011, ông đột nhiên tuyên bố "nghỉ báo viết blog để viết theo lẽ phải !" Nói cách khác, và nói theo cách riêng của Trương Duy Nhất, là ông ngang nhiên ra khỏi cái "Hợp tác xã Tư tưởng" của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tôi không hiểu – vào thế kỷ trước, ở miền Bắc – khi một nông dân bỏ Hợp tác xã Nông nghiệp thì sẽ bị trừng phạt ra sao nhưng thấy cái giá mà Trương Duy Nhất phải trả hiện nay thì cay nghiệt quá, "một đòn thù chính trị đê hèn" : hai cái án tù, tổng cộng là 12 năm chẵn. Cả hai vụ án này – chắc chắn – đã không xẩy ra, nếu bạn Nhất vẫn chịu hót… trong lồng !

Trường hợp chia tay với làng báo quốc doanh của Đoan Trang thì hơi khác, nhẹ nhàng và kín đáo hơn. Nhân vật này lặng lẽ rời bỏ cái Hợp tác xã Tư tưởng Việt Nam không một lời tuyên bố hay tuyên ngôn gì ráo. Tuy thế, cái giá mà Đoan Trang phải trả – xem ra – cũng không rẻ lắm. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, vào hôm 5 tháng 3 năm 2020, cô cho biết :

"Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu".

Nói tóm lại và nói cho chính xác là Đoan Trang chỉ bị truy sát và truy lùng thôi chứ chưa mất mạng và cũng chưa bị túm. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, không được "may mắn" thế.

Năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." Qua năm 2019, ông lại bị khởi tố và bắt giam lần nữa với cáo buộc là đã "đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội".

Tuy không rành rẽ về bói toán hay lý số, tôi vẫn có thể đoán (chắc) được rằng lòng bàn tay của ông Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập có đường tù ngục vì đường này cũng có thể thấy ngay được qua cái chức vụ của ông. Cái gì chứ Độc Lập với Tự Do là "hai món" mà đám cầm quyền ở Việt Nam hiện nay tối kỵ (họ nuốt không trôi) nên Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý là chuyện tất nhiên.

chim3

Sau Phạm Chí Dũng đến lượt Phạm Thành, nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên. Ông vừa bị "tó" tại nhà, với cáo buộc là đã vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình Sự. Điều này có khoản ghi rõ như sau :

"Người phạm tội có hành vi làm ra, tạo ra, xác lập thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân… tạo ra hình ảnh méo mó, phản cảm, sai lệch về việc làm, hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị...".

BBC, nghe được vào hôm 22 tháng 5 năm 2020 ái ngại loan tin :

Blogger 'Bà Đầm Xòe', cây bút chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bị bắt vì cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" do ông tự xuất bản năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. Nội dung chính cuốn sách "ngoài luồng" này tập trung vào thái độ và hành động của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc… Trước đó, ông từng tự xuất bản một số cuốn sách khác như "Hậu Chí Phèo", "Nền Kinh tế Thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa Xuống hố cả lũ".

Phen này Phạm Thành chắc chết, chết chắc, với Đảng và Nhà nước ta chứ chả phải bỡn đâu !

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người." Xét ra thì thời kỳ "hậu đổi mới" còn ti tiện và tàn tệ hơn nhiều. Dân Việt, tuy thế, vẫn chưa bao giờ thiếu vắng những nhân vật cầm bút vẫn nhất định làm người. Xin chân thành cảm ơn quí vị.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 23/05/2020 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Phúc đáp Kháng thư của Liên Hiệp Quốc về nhà báo Phạm Chí Dũng

VNTB, 03/04/2020

Phúc đáp kháng thư của Báo cáo viên đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu lộ ; Tổ công tác về giam giữ tùy tiện ; Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội ôn hòa ; và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền.

lhq1 

Các cáo buộc được đưa ra trong kháng thư nêu trên là không chính xác, chủ yếu được đưa ra từ thông tin không có căn cứ và không phản ánh bản chất của vụ án. Ở Việt Nam, không ai bị truy tố, đưa ra xét xử, giam giữ hoặc quấy rối vì làm "người bảo vệ nhân quyền", vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận hoặc hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

1. Khung pháp lý và thực thi quyền tự do ý kiến và bày tỏ ở Việt Nam

Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do ý kiến và bày tỏ và tự do báo chí. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã bảo đảm rõ ràng rằng Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình. Việc thực hiện các quyền đó sẽ được quy định bởi pháp luật (Điều 25) và rằng Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội : công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. điều 28.

Bên cạnh đó, khung pháp lý của Việt Nam củng cố thêm các nguyên tắc này bằng nhiều luật khác nhau liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chương II của Luật Báo chí năm 2016 đưa ra các quy định cụ thể về quyền tự do báo chí và quyền của công dân được tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chương XV của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các quy tắc xử lý hành vi xâm phạm các quyền tự do cơ bản và quyền tự do dân chủ của công dân, bao gồm Điều 167, quy định về tội vi phạm quyền của công dân đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin và biểu tình ôn hòa. Hơn nữa, luật khiếu kiện năm 2011 và luật tố cáo của 2018 và nhiều luật khác có liên quan bảo vệ quyền của công dân khi quyền của họ bị xâm phạm, bao gồm các hành vi quấy rối hoặc đe dọa.

Trong thực tế, người Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và truy cập thông tin có thể được chứng thực bởi sự tăng trưởng nhanh chóng và đa dạng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cả nước. Người Việt Nam có thể tiếp cận các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, NHK, EU Network… Tất cả các cơ quan và báo chí quốc tế lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo… có các phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều tạp chí và tờ báo nước ngoài được phân phối rộng rãi trong cả nước và nhân dân có thể tự do truy cập báo trên Internet.

Báo chí đã trở thành diễn đàn cho các tổ chức xã hội và nhân dân và đường lối quan trọng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ và quyền tự do cơ bản. Báo chí cũng đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm tra và theo dõi thực hiện các chính sách và luật pháp của chính phủ, đặc biệt là những người liên quan đến nhân quyền. Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông chủ động vạch trần tham nhũng, các vi phạm nhân quyền hoặc quyền công dân và hành động bất hợp pháp. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người có thể kiến nghị, bày tỏ quan điểm chính trị, và đóng góp công khai cho tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế-xã hội và chính trị.

Trên mạng, ai cũng có thể truy cập tất cả các loại thông tin và thường xuyên bày tỏ ý kiến và quan điểm về nhiều vấn đề xã hội. Tính đến 2019, Việt Nam có 64.000.000 người sử dụng Internet (66% dân số), 62.000.000 người sử dụng mạng xã hội (64% dân số). Trong bối cảnh của sự tăng trưởng internet nhanh chóng, mạng xã hội và các ứng dụng, cho đến nay nhà nước đã không chặn cũng không can thiệp luồng thông tin trong khi đảm bảo các quyền của người dân về tự do thông tin.

Các cuộc tranh luận và thảo luận tại Quốc hội về chính sách quốc gia ; Hội thảo, thảo luận và báo cáo đa chiều về các vấn đề kinh tế-xã hội và chính trị với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị… diễn ra hàng ngày. Ở bất kỳ quốc gia pháp quyền nào, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận đi kèm với trách nhiệm và tôn trọng pháp luật của đất nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội. Những điều này phù hợp với các công ước quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền mà Việt Nam là thành viện kể cả ICCPR. Việt Nam chỉ truy tố và đưa ra xét xử những người vi phạm pháp luật, chứ không phải những người thực hiện các quyền hợp pháp của họ đối với quyền tự do ngôn luận và hội họp. Việc tạm giam và xét xử vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy trình pháp luật Việt Nam.

Trường hợp Phạm Chí Dũng
a) thông tin cơ bản về Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng bị tạm giam với cáo buộc "làm, lưu trữ, phân phối hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và vật phẩm chống lại nhà nước Việt Nam" theo điều 117 của Bộ luật Hình sự. Sức khỏe của ông là trong điều kiện bình thường.

b) Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ

Tháng 8 năm 2019, các cuộc điều tra ban đầu của công an cho thấy Phạm Chí Dũng đăng 63 bài viết bóp méo sự thật, kích động các cá nhân nổi loạn và lật đổ chính quyền nhân dân, gây lòng hận thù và cực đoan, gây hiểu lầm cho người dân về tình hình kinh tế-xã hội với quan điểm gây lo âu chung và bất ổn xã hội.

Ngày 18 tháng 11 năm 2019, cơ quan điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố hình sự, phát lệnh tạm giam và lệnh khám xét nhà Phạm Chí Dũng vì tội làm, lưu trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và vật phẩm chống lại nhà nước Việt Nam theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê lệnh tạm giam và khám xét này. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện những lệnh này. Việc bắt giữ và giam giữ Phạm Chí Dũng và khám nhà của ông được giám sát theo quá trình tố tụng hình sự được quy định theo luật Việt Nam ; các biên bản thủ tục tố tụng đã được tất cả các bên có liên quan như công an, nhân chứng và chính Phạm Chí Dũng ký kết. Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra.

Những thủ tục tố tụng hình sự này là bình thường và cần thiết để điều tra vụ án và thu thập bằng chứng bổ sung để thiết lập bản chất và mức độ nghiêm trọng của phạm nhân và xử án.

Điều 117 của bộ luật hình sự : Điều 117 nêu rõ người vi phạm sẽ bị trừng phạt theo pháp luật và thiết lập ranh giới rõ ràng giữa các hành vi phạm tội và thực hiện quyền tự do ngôn luận. Điều này chỉ là với cố ý bóp méo sự thật nhằm phản đối các nhà nước và không có hạn chế nào về quyền tự do ngôn luận hoặc các quyền tự do cơ bản khác. Vì vậy, điều 117 là tương thích với điều 19 của ICCPR. cụ thể, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải đảm bảo nhiệm vụ đặc biệt và trách nhiệm, bao gồm cả tôn trọng các quyền hoặc danh tiếng của người khác cũng như bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng và đạo đức.

Quyền được tư vấn pháp lý : Theo điều 74 của bộ luật thủ tục hình sự của 2015, cho các tội phạm an ninh quốc gia, Chủ tịch Viện Kiểm sát Nhân dân có thẩm quyền cho phép các luật sư tham gia tố tụng pháp lý sau khi giai đoạn điều tra hoàn tất. quy tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo bí mật cần thiết trong tiến trình điều tra vụ án.

Bên cạnh đó, Phạm Chí Dũng đã bày tỏ nguyện vọng tự bào chữa mà không cần luật sư biện hộ.

Quyền thăm nuôi của gia đình : khi giai đoạn điều tra vụ án, luật chỉ cho phép gia đình tiếp tế cho bị cáo ; yêu cầu gặp mặt gia đình trong giai đoạn này không thể đáp ứng để đảm bảo tính bí mật của các cuộc điều tra đang diễn ra.

Trong thời gian điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh nghiêm chỉnh làm theo điều 183 của luật tố tụng hình sự 2015 quy định rằng việc thẩm vấn ở các cơ sở giam giữ hoặc các cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình. Ngoài ra, Phạm Chí Dũng có quyền nộp đơn khiếu nại trong trường hợp có vi phạm trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở này, chính phủ Việt Nam khẳng định rằng Phạm Chí Dũng không chịu bất kỳ sự giam giữ, tra tấn, đánh đập hoặc đối xử khắc nghiệt nào.

Hiện nay, sức khỏe của Phạm Chí Dũng vẫn bình thường. Ông Dũng được cung cấp thức ăn, chỗ ở, và được chăm sóc sức khỏe theo Luật thi hành giam giữ và tạm giam phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là một thành viên.

____________________

Tham khảo :

Thư phúc đáp

*******************

Chính phủ Việt Nam trả lời chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng

VNTB, 01/04/2020

Ngày 20/3/2020, chính phủ Việt Nam đã trả lời kháng thư chất vấn về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập của nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 22/1/2020.

pcd1

Chính phủ Việt Nam cho biết các quyền tự do báo chí tự do biểu đạt cũng như nhân quyền không bị giới hạn tại Việt Nam.

"Người Việt Nam có thể truy cập các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, NHK, Mạng EU… Tất cả các hãng thông tấn và báo chí quốc tế lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo… đều có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều tạp chí và báo nước ngoài được phân phối rộng rãi trong nước và người dân có thể tự do truy cập các tạp chí này trên internet.

Báo chí đã trở thành diễn đàn cho các tổ chức xã hội và nhân dân và là một lộ trình quan trọng để bảo vệ lợi ích hợp pháp và các quyền tự do cơ bản. Báo chí cũng đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm tra và giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông chủ động vạch trần tham nhũng, vi phạm nhân quyền hoặc dân quyền, và hành vi trái pháp luật. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người có thể kiến ​​nghị, bày tỏ quan điểm chính trị và đóng góp vào diễn ngôn công khai về tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế xã hội và chính trị".

Chính phủ khẳng định việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng không phải là lạm quyền hay bắt giam vô cớ mà đó là dưa vào kết quả điều tra ban đầu vào tháng 8 năm 2019 của công an. Theo đó phía an ninh cho rằng ông Phạm Chí Dũng đã "đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội".

Tuy nhiên nếu theo dõi những bài viết của ông Dũng sẽ nhận thấy đó là những bài phản biện ôn hòa về các vấn đề chính trị, xã hội và không kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân. 

Trong thư cũng nêu rõ các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã thi hành các lệnh khám xét và bắt giữ ông Phạm Chí Dũng vào ngày 20/11/2019 sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn lệnh khám xét và bắt giữ. 

Bức thư khẳng định "việc bắt giữ và giam giữ và khám xét nhà của riêng ông Phạm Chi Dũng theo dõi quá trình tố tụng hình sự được quy định trong luật pháp của Việt Nam ; biên bản tố tụng được tất cả các bên liên quan như cảnh sát, nhân chứng và chính ông Phạm Chí Dũng ký".

Tuy vậy theo các biên bản khám xét và giao nhận được lập vào ngày 21/11/2019 mà chúng tôi được biết, ông Phạm Chí Dũng không ký vào văn bản nào theo như cáo buộc của chính phủ Việt Nam.

Bản phúc đáp cho biết lý do luật sư không được tiếp cận ông Dũng là "để đảm bảo tính bảo mật cần thiết cho việc điều tra một vụ án đang diễn ra". 

Bên cạnh đó còn có thông tin chỉ được phía chính quyền đưa ra mà không có sự xác nhận của ông Dũng về việc " ông Phạm Chí Dũng bày tỏ nguyện vọng tự bào chữa mà không cần luật sư". 

Thư phúc đáp xác nhận việc không Dũng không được phép gặp mặt gia đình "vì vụ án đang trong giai đoạn điều, luật chỉ cho phép gia đình gửi đồ tiếp tế và quà tặng cho bị cáo ; yêu cầu gặp mặt gia đình trong giai đoạn này không thể được đáp ứng để đảm bảo tính bảo mật của các cuộc điều tra đang diễn ra".

Chính phủ Việt Nam xác nhận rằng ông Phạm Chí Dũng không bị giam giữ tùy tiện, tra tấn, đánh đập hay đối xử tàn bạo vì vì" việc thẩm vấn tại các cơ sở giam giữ hoặc các cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình".

Thư cho biết tình trạng sức khoẻ ông Phạm Chí Dũng hiện trong tình trạng bình thường mà không đề cập đến việc ông bị mất ngủ và phải yêu cầu gia đình gởi thuốc an thần vào theo toa bác sĩ trại giam.

Trong khi đó các tổ chức nhân quyền thế giới liên tục lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam xóa bỏ các điều 117 Bộ luật Hình sự, Chính phủ Việt Nam khẳng định điều 117 Bộ luật Hình sự tương thích với tương thích với Điều 19 của ICCPR trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận.

Vào ngày 18/11/2019, cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố hình sự, ban hành lệnh tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Phạm Chí Dũng về việc tạo, lưu trữ, phân phối hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và tài liệu chống lại Nhà nước Việt. Nam theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 22/1/2020 đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập.

Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự quan ngại về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư.

Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc cáo buộc việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng "là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông".

Các luật sư bày tỏ sự lo ngại rằng "việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông Phạm Chí Dũng có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo".

Các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Chính phủ Việt Nam cũng được yêu cầu phải cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.

Kháng thư viết rằng các chuyên viên nhân quyền quan ngại rằng những hành vi của chính phủ Việt Nam dường như có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận và các hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông Dũng.

Nguồn : VNTB, 01/04/2020

Tham khảo :

(1) Thư phúc đáp

(2) Kháng thư

Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Quốc chất vấn Việt Nam vì bắt giam Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Hoàng Lan, Thoibao.de, 27/03/2020

Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào đầu năm nay đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, yêu cầu phản hồi trong 60 ngày.

pcd1

Lễ công bố chính thức thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ngày 04/07/2014 do nhà báo Phạm Chí Dũng (đứng, góc phải), Chủ tịch Hội, nhà báo Nguyễn Tường Thụy (ngồi, thứ hai bên phải), Phó Chủ tịch Hội

Cũng liên quan đến vụ án này, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, cho biết ông bị công an triệu tập.

Theo trang lưu trữ Báo cáo truyền thông của Cao ủy Nhân quyền quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cập nhật vào hôm 22/3, bức thư của nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết :

"Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình".

Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc – bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền – mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng "như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông".

"Chúng tôi lo ngại rằng việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông ấy có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo", bức thư viết tiếp.

"Anh chưa được gặp luật sư", bà Bùi Thị Hồng Loan, vợ của ông Phạm Chí Dũng, cho biết trong một tin nhắn gần đây.

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, hôm 25/03 nhận định rằng sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc đến những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam là "một điều quý giá".

Ông nói thêm :

"Tôi mong rằng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác nên làm cho rành rẽ vấn đề này, đặc biệt là đối với các nhà báo tự do… tiếp tục ủng hộ, bênh vực cho những người bị đàn áp ở Việt Nam".

Cũng liên quan đến vụ án Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Tường Thụy hôm 25/03 cho biết ông cũng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập nhưng ông đã từ chối vì lý do sức khỏe và lo ngại dịch Cúm Vũ Hán.

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, cho biết :

"Vừa rồi họ có đưa giấy mời cho tôi và tôi trả lời là "không đi". Hai hôm sau đó, có một đoàn gồm 6 người trong đó có an ninh thành phố, công an quận Thanh Xuân… đến nhà tôi hỏi lý do tôi không đi.

Tôi nói là hiện đang mùa dịch [Covid-19] và sức khỏe tôi yếu, và tôi nói rằng tôi cũng không cung cấp được gì về trường hợp Phạm Chí Dũng, cũng như không có lời khai nào về Phạm Chí Dũng cả. "Họ nói rằng sẽ tiếp tục triệu tập và ngỏ ý rằng nếu tôi không đến sẽ dẫn giải".

Ông Thụy cho biết thêm rằng trong tuần qua chưa thấy chính quyền có động thái nào khác ngoài việc cử an ninh thường xuyên canh gác nhà ông.

Trong kháng thư của Liên Hiệp Quốc, các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị chính phủ Việt Nam cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.

Kể từ ngày bị bắt đến nay đã hơn 4 tháng, ông Phạm Chí Dũng đã không được phép gặp người nhà lẫn luật sư tuy vẫn được thăm nuôi tiếp tế thức ăn một tháng hai lần cộng một lần được tiếp tế thức ăn thêm nhân dịp Tết nguyên đán.

Không một ai được biết một tin tức gì về ông Phạm Chí Dũng. Người nhà cũng chỉ nhận được được tin nhắn qua các cán bộ trại tạm giam tại số 4 Phan Đăng Lưu hai lần rằng ông mất ngủ và cần phải có thuốc an thần gởi vô theo đơn của bác sĩ ở trại giam. Còn thật hư ra sao thì chỉ có quản giáo và cá nhân ông Dũng biết được.

Thời gian đầu, ông Phạm Chí Dũng không được gặp người nhà vì "mới bị bắt giam". Còn từ khi có dịch virus Vũ Hán thì bên Công an nói lý do là cần phải "đề phòng dịch bệnh lây lan".

Phía luật sư cũng đã được thông báo từ Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm ngoái, rằng tội của ông Dũng là "tội thuộc nhóm xâm phạm an ninh quốc gia theo chương XIII Bộ luật Hình sự" và do đó cơ quan này đã ra quyết định ngày 6/12/2019 "quyết định người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra".

Những gì ông Dũng làm bấy lâu nay không có gì phải là bí mật khi ông có hàng ngàn bài viết trên mạng phản biện các chính sách của nhà nước Việt Nam một cách ôn hòa chỉ nhằm cổ súy cho dân chủ, nhân quyền, dân quyền, minh bạch, tự do báo chí, tự do thông tin và tự do hội họp. Tất cả đều là những quyền căn bản đã được quy định trong hiến pháp hay trong các thoả thuận mà chính phủ Việt Nam đã ký kết với thế giới.

Đầu tháng Giêng 2020, trong thư phúc đáp Nghị Viện Châu Âu về lý do ông Phạm Chí Dũng bị bắt, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ cho biết ông Phạm Chí Dũng bị bắt do thành lập hội trái phép chứ không phải là do bức thư ông đã gởi cho Nghị Viện Châu Âu. Đây là một điều không hợp lý bởi Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho tới thời điểm ông Phạm Chí Dũng bị bắt đã hoạt động được trên 5 năm kể từ tháng 7/2014.

Phạm Chí Dũng đã thoát khỏi tư tưởng của Đảng cộng sản, nhưng giữ nguyên lý tưởng về tự do, bình đẳng mà đảng này cho là được thành lập để xúc tiến. Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông vào đảng năm 25 tuổi và làm việc cho Ban Nội chính Thành ủy trong suốt 16 năm. Trong những năm cuối còn làm việc tại đây, ông Dũng đã bí mật viết bài với một bút danh.

Phạm Chí Dũng nói : "Đảng đang trong ngõ cụt. Đảng nay đứng về phía những người giàu ; chẳng còn chủ nghĩa xã hội nữa, và bất bình đẳng đang tăng lên".

Sau khi bị bắt khẩn cấp và tống giam năm 2012, ông Dũng đã theo chân ông Lê Hiếu Đằng từ bỏ Đảng cộng sản năm 2013. Ông Đằng là một luật gia có đến 40 năm tuổi đảng.

Trong "Tâm thư từ bỏ đảng" ngày 05/11/2013, ông Dũng viết :

"Tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái… Song tất cả những gì mà Đảng cộng sản thể hiện vai trò "lãnh đạo toàn diện" trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm".

Sau đó ông đã góp phần thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức không bao giờ được Đảng cộng sản cho phép hoạt động, nhưng vẫn cứ hoạt động. Nhà báo David Hutt cho rằng cũng như Vaclav Havel, cựu tổng thống Tiệp Khắc, Phạm Chí Dũng cùng với nhiều nhà báo, nhà đấu tranh khác sống như thể Việt Nam đang được tự do, các quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là điều đương nhiên.

Tháng 8/2019, Phạm Chí Dũng bị đưa lên một chương trình Đối Diện của truyền thông nhà nước, mang tên "Mặt trái của mạng xã hội", mô tả các nhà báo độc lập và nhà hoạt động như những kẻ âm mưu.

Ông Dũng tuyên bố :

"Tôi thách bất kỳ tổ chức đảng, đài phát thanh hoặc đài truyền hình nào có thể chỉ ra một sự kiện nào không chính xác trong các bài viết hoặc bài trả lời phỏng vấn của tôi, hoặc nêu rõ bất kỳ câu nào sai lạc hoặc kích động".

Ông nói thêm là ông có quyền đi kiện.

"Tôi biết là rất khó thắng kiện tại một tòa án Việt Nam, nhưng tôi có thể kiện được họ sau này, chứ không phải bây giờ".

Hôm 3/12/2019, một video quay hình ông Phạm Chí Dũng phát biểu kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn EVFTA đã được trình chiếu tại một hội nghị nhân quyền ở Châu Âu.

pcd2

Ảnh chụp màn hình video trong đó ông Phạm Chí Dũng phát biểu kêu gọi nghị viện Châu Âu hoãn EVFTA đã được trình chiếu tại một hội nghị nhân quyền ở châu Âu hôm 3/12/2019)

Theo các tổ chức nhân quyền, ông Dũng đưa ra thông điệp này chỉ hai ngày trước khi ông bị bắt hôm 21/11. Trong video trình bày bằng tiếng Anh, ông Dũng nhấn mạnh :

"Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (IPA) chỉ làm cho Liên Hiệp Châu Âu bị thiệt hại vì phải nhập siêu hằng năm từ Việt Nam 20 đến 25 triệu đôla.

Ngoài ra, ông Dũng nhận định rằng "8 cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam trong các năm qua chẳng có tác dụng gì","95% những khuyến nghị cải thiện nhân quyền của Liên Âu đã bị Việt Nam bỏ qua".

"Hà Nội chỉ hứa sẽ xét lại vào năm 2023 hay 2025 để phê chuẩn Công ước 87 về tự do thành lập Công đoàn độc lập và Công ước 105 về chống cưỡng bức lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế. Nhưng đây chỉ là "trò bịp" để kéo giờ, và làm nản lòng Liên Âu cũng như Tổ chức Lao động Quốc tế", "Chẳng có một thông báo chi tiết nào về thời gian phê chuẩn cũng như cam kết nào Hà Nội sẽ thực hiện", ông Dũng khẳng định.

Ông Phạm Chí Dũng kết thúc bức thông điệp bằng lời kêu gọi Quốc hội Châu Âu hoãn phê chuẩn hai hiệp ước EVFTA và IPA "cho đến khi nào chế độ Việt Nam chịu cam kết thực thi nhân quyền" , với sự cảnh báo rằng Hiệp ước mậu dịch như hiện nay sẽ không bao giờ chấm dứt được các cuộc đàn áp bất bao dung của Hà Nội.

"Chế độ bắt bỏ tù ngày càng nhiều những nhà bất đồng chính kiến ngay sau khi Liên Âu phê chuẩn EVFTA và IPA. Những nhà bất đồng chính kiến nổi danh nào chống EVFTA vì lý do Việt Nam không tôn trọng nhân quyền cũng như những ai đứng lên chống Trung quốc xâm phạm lãnh hải sẽ phải nhận những án tù nặng nề", ông Dũng nói.

"Bức Thông điệp đắng cay của Phạm Chí Dũng là lời tiên báo cho chính số phận ông", Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR) và Đoàn kết Thiên Chúa giáo năm châu (CSW) cho biết trong một thông cáo.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 27/03/2020

*******************

Vụ Phạm Chí Dũng : Liên Hiệp Quốc chất vấn Việt Nam - Nguyễn Tường Thụy bị triệu tập

VOA, 25/03/2020

Một nhóm các chuyên gia nhân quyn Liên Hiệp Quốc vào đu năm nay đã gi kháng thư cht vn chính ph Vit Nam v vic bt giam nhà báo đc lp Phm Chí Dũng, Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam đc lp, yêu cu phn hi trong 60 ngày. Cũng liên quan đến v án này, nhà báo Nguyễn Tường Thy, Phó Ch tch Hi, cho VOA biết ông b công an triu tp.

pcd3

Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Theo trang lưu tr Báo cáo truyn thông ca Cao y Nhân quyn quyn Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cp nht vào hôm 22/3, bc thư ca nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết : "Chúng tôi bày tỏ s quan ngi ca chúng tôi v vic giam gi tùy tin đi vi ông Phm Chí Dũng và thc tế là ông có th b giam gi mà không được tiếp cn vi gia đình hoc lut sư ca mình".

Bốn chuyên gia nhân quyn Liên Hiệp Quốc - bao gm Báo cáo viên đc bit v thúc đy và bo v quyn t do biểu đt, Phó Ch tch Nhóm công tác v giam gi tùy tin, Báo cáo viên đc bit v quyn t do hi hp và lp hi, và Báo cáo viên đc bit v tình hình nhng người bo v nhân quyn - mô t cáo buc bt giam ông Phm Chí Dũng "như là mt hành đng tr thù cho hoạt đng tuyên truyn nhân quyn ca ông".

"Chúng tôi lo ngại rng vic giam gi lâu dài nhưng không được tiếp xúc vi bên ngoài khiến ông y có nhiu nguy cơ b tra tn hoc đi x tàn nhn vô nhân đo", bc thư viết tiếp.

"Anh chưa được gp lut sư", bà Bùi Th Hng Loan, v ca ông Phm Chí Dũng, cho VOA biết trong mt tin nhn gn đây.

pcd4

Kháng thư ch ất vấn của chuyên gia Liên Hiệp Quốc gửi chính phủ Việt Nam hôm 22/01/2020. Photo spcommreports.ohchr.org

Nhà báo độc lp Phm Chí Dũng, cng tác viên ca VOA, đng thi là Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam Độc lp, b bt vào tháng 11/2019 vi cáo buc "tuyên truyn chng Nhà nước" theo điu 117 B lut Hình s.

Từ Hà Ni, ông Nguyn Tường Thy, Phó Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam Đc lp, hôm 25/03 nêu nhn đnh vi VOA rng s quan tâm ca Liên Hiệp Quốc đến nhng người tranh đu cho nhân quyn Vit Nam là "mt điu quý giá". Ông nói thêm :

"Tôi mong rằng Liên Hiệp Quốc và các t chc quc tế khác nên làm cho rành r vn đ này, đc bit là đi vi các nhà báo t do… tiếp tc ng h, bênh vc cho nhng người b đàn áp Vit Nam".

Cũng liên quán đến v án Phm Chí Dũng, nhà báo Nguyn Tường Thy hôm 25/03 cho VOA biết ông cũng b Cơ quan An ninh Điu tra Công an Hà Ni gi giy triu tp nhưng ông đã t chi vì lý do sc khe và lo ngi dch bnh Covid-19.

"Vừa ri h có đưa giy mi cho tôi và tôi trả li là "không đi". Hai hôm sau đó, có mt đoàn gm 6 người trong đó có an ninh thành ph, công an qun Thanh Xuân… đến nhà tôi hi lý do tôi không đi.

"Tôi nói là hiện đang mùa dch [Covid-19] và sc khe tôi yếu, và tôi nói rng tôi cũng không cung cấp được gì v trường hp Phm Chí Dũng, cũng như không có li khai nào v Phm Chí Dũng c.

"Họ nói rng s tiếp tc triu tp và ngỏ ý rng nếu tôi không đến s dn gii".

Ông Thụy cho biết thêm rng trong tun qua chưa thy chính quyn có đng thái nào khác ngoài vic c an ninh thường xuyên canh gác nhà ông.

pcd5

Gịấy triệu tập của công an gửi đến ông Nguyễn Tường Thụy. Facebook Nguyễn Tường Thụy.

Trong kháng thư ca Liên Hiệp Quốc, các chuyên gia đã yêu cu chính ph Việt Nam phn hi trong vòng 60 ngày v các cáo buc, cũng như cung cp các căn c pháp lý dn đến vic bt giam ông Phm Chí Dũng và gii thích vic giam gi ông y tương thích như thế nào vi tiêu chun nhân quyn quc tế.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị chính ph Việt Nam cung cp nhng bin pháp đã được thc hin nhm đm bo cho các nhà nhà báo và nhng người bo v nhân quyn thc hin công vic hp pháp ca h trong mt môi trường an toàn mà không b đe da, quy ri hoc tr thù dưới bt kỳ hình thức nào.

Ngoài trường hp Phm Chí Dũng, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cũng cht vn Chính ph Vit Nam v v nhà hot đng Đinh Thi Phương Tho, mt cu cng tác viên ca t chc nhân quyn VOICE, b nhà chc trách Vit Nam câu lưu trong 8 gi và tch thu h chiếu sau khi bay từ Bangkok v Hà Ni vào tháng 11/2019.

Kháng thư viết : "Chúng tôi bày t mi quan ngi rng nhng hành vi [ca Vit Nam] dường như có mi quan h cht ch vi quyn t do ngôn lun và các hot đng bo v nhân quyn ca bà Tho, ông Dũng".

Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Quốc chất vấn chính phủ Việt Nam : "Phạm Chí Dũng bị bắt vì kêu gọi hoãn EVFTA ?"

Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, theo trang web lưu trữ Báo cáo truyền thông của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cập nhật vào hôm 22/3.

pcd0

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng (Ảnh : Chuacuuthe.com)

Kháng thư đề ngày 22/1/2020, được đăng tải công khai trên web của cơ quan này sau 60 ngày theo quy định, mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông.

Nội dung kháng thư cho biết, từ năm 2014, ông Phạm Chí Dũng, với tư cách là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã xuất bản nhiều bài báo nhằm nâng cao mối quan tâm của công chúng Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền lao động và công đoàn độc lập, phản ánh các vấn đề bắt giam những người bảo vệ nhân quyền, và sự quấy rối đối với xã hội dân sự độc lập.

Đáng lưu ý, kháng thư dẫn lại nguồn tin cáo buộc nói rằng, ông Phạm Chí Dũng bị bắt vì đã gửi thư kiến nghị kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA).

"Vào ngày 10/11/2019, hai tuần sau khi Ủy ban Thương mại của Nghị viện Châu Âu đến Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng gửi thư kiến nghị kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi chính phủ Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể. Tuần sau, ông Phạm Chí Dũng đã cho các đồng nghiệp biết, ông đã nghe thông tin từ những người trong Bộ Công an nói rằng ông ấy có nguy cơ bị bắt vì đơn kiến nghị", kháng thư viết.

Đến ngày 21/11/2019, ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt và bị khởi tố về tội "làmtàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.

Một bản tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an khi đó nói rằng "Phạm Chí Dũng đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm ; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự".

Vụ việc gây quan ngại cho chuyên gia

Qua kháng thư, các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự quan tâm về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng vì mối liên hệ trực tiếp đến các hoạt động thúc đẩy nhân quyền của ông, và khi bị giam giữ các quyền của ông đã không được đảm bảo.

"Thực tế là ông Dũng bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình. Chúng tôi quan ngại rằng trong khoảng thời gian dài trước khi được phép liên lạc ra bên ngoài khiến ông ta có nguy cơ bị tra tấn hoặc bị đối xử tàn nhẫn và vô nhân đạo", các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ.

Để làm rõ hơn về mối quan tâm này, các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Đồng thời, các chuyên gia cũng đề nghị chính phủ Việt Nam cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.

Kháng thư cũng nhắc lại tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) lần thứ 3 của Việt Nam, một số quốc gia đã khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi hoặc bãi bỏ điều 117 Bộ luật Hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước, và làm cho nó phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế.

Trong khi chờ trả lời, các chuyên gia yêu cầu chính phủ Việt Nam cần thực hiện các biện pháp tạm thời cần thiết để tạm dừng các vi phạm bị cáo buộc và ngăn chặn sự tái diễn.

Kháng thư được đệ trình bởi 4 vị chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là David Kaye, Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt ; Leigh Toomey, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện ; Clement Nyaletsossi Voule, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Michel Forst, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền.

Kháng thư là một hình thức giải quyết khiếu nại vi phạm nhân quyền thuộc Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Các cá nhân hay bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào khi có được thông tin cậy về các hành vi vi phạm nhân quyền của quốc gia có thể gửi đơn khiếu nại đến các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Từ thông tin khiếu nại này, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc có thể can thiệp trực tiếp với chính phủ của quốc gia thông qua kháng thư chất vấn, làm rõ các cáo buộc vi phạm nhằm bảo vệ cho các nạn nhân.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 24/03/2020

Published in Diễn đàn

AVG : Ai đứng sau bản án nhạo báng công lý ?

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 31/12/2019

Vậy là Phạm Nhật Vũ đã bị tuyên mức án 3 năm tù giam sau khi ‘trộm’ không thành 8.900 tỷ của công trong phi vụ AVG. 

vu1

Em trai Phạm Nhật Vượng nhẹ tội ‘nhờ làm công đức nhiều’ cho ‘Phật giáo quốc doanh’ - Ảnh ông Phạm Nhật Vũ (thứ hai, trái qua) trong một lần đưa cả trăm nhân viên AVG đến tu tập tại tổ đình Viên Minh ở Hà Nội. (Hình: Phatgiao.org.vn)

So với nhiều vụ xử các kẻ trộm khác mà dù đồ ăn trộm giá trị kém gấp trăm ngàn lần vẫn bị mọt gông, bản án quá nhẹ dành cho Vũ không khác một sự nhạo báng công lý. 

Để khỏa lấp sự lố bịch của bản án này, nhiều trò đã được họ bày ra. Nào là 2000 tổ chức, cá nhân xin khoan hồng cho Vũ. Nào là Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng triệt để các quy định pháp luật để án Vũ được giảm nhẹ. 

Tuy nhiên, những người bày trò này quên mất một điều rằng cách công chúng đánh giá sự việc không giống những gì họ hình dung. 

Vũ đưa hối lộ để thực hiện phi vụ rút tiền nhà nước thì công luận có thể cho rằng 2000 tổ chức, cá nhân cũng đã nhận được gì đó để xin cho Vũ. Mà thế thì sao tin được.

Tương tự, ai đời Viện Kiểm sát - bên thực hành quyền công tố, tức buộc tội - lại kể công của bị cáo, không khác gì luật sư ? Một phiên tòa công bằng cần hai bên buộc tội và gỡ tội phải đi đến cùng lý lẽ của mình trước tòa để dựa trên đó tòa đưa ra phán quyết. Đằng này, bên công tố lại đóng luôn vai bào chữa cho bị cáo thì còn gì là công bằng. 

Bởi vậy, có thể nói những trò bày vẽ nhằm che giấu bản án 3 năm lố bịch kể trên đã thất bại hoàn toàn, nhất là trong mắt công chúng. 

Thêm nữa, nên nhớ rằng AVG là vụ án trong diện Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống Tham nhũng theo dõi. Ban siêu quyền lực này ắt hẳn sẽ chỉ đạo nghiêm ngặt từng diễn biến của vụ việc, từ điều tra, khởi tố cho đến tuyên án. Không thể có mức án 3 năm ở trên nếu không có sự đồng ý của Ban Chỉ đạo ; hay nói cách khác, đây là mức án mà Ban Chỉ đạo - đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng - lựa chọn cho Phạm Nhật Vũ và phi vụ ăn trộm 8,900 tỷ tài sản nhà nước của ông ta. 

Phần rút ra kết luận xin nhường lại độc giả. 

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 31/12/2019 (nguyenanhtuan's blog)

******************

Bắt Phạm Nhật Vũ để bắt tiếp con gái cựu Thủ tướng Dũng ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 15/04/2019

Vì sao khơi lại vụ ‘MobiFone mua AVG’ ?

Vụ ‘MobiFone mua AVG’ tưởng như đã chính thức đóng hồ sơ vào cuối năm 2018, khi Hội nghị trung ương 9 đã chỉ ‘cách hết chức vụ’ đối với cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son nhưng lại không đụng chạm gì đến người đồng chí cùng chiến hào và cùng chức vụ với Son là Trương Minh Tuấn. Thậm chí sau hội nghị này, Tuấn vẫn giữ nguyên được cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương như một lá bùa hộ mệnh.

banco01

Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà. Nguồn : internet

Trước đó, những cái tên quan chức bị ‘đóng hòm’ chỉ là giới lãnh đạo của MobiFone như Cao Duy Hải, Lê Nam Trà, Phương Anh và quan chức quản lý Phạm Đình Trọng, nhưng không hề hiện ra cái tên Phạm Nhật Vũ - lãnh đạo Công ty AVG và là em trai của tỷ phú đô la số một Việt Nam là Phạm Nhật Vượng.

Về phần mình, Phạm Nhật Vượng có vẻ đã làm những gì có thể cho em trai mình : gần 8.000 tỷ đồng cả ‘gốc’ lẫn tiền lãi đã được nộp lại cho đảng như một cách ‘khắc phục hậu quả’. Ngân sách rốt cuộc đã thu hồi tiền và chẳng mất mát gì. Theo lẽ thường tình của bộ máy pháp đình xã hội chủ nghĩa, vụ việc hay vụ án chỉ dừng ở đó và chỉ mang tính cảnh cáo răn đe là chính, chứ không phải là một cuộc truy đuổi hình sự rốt ráo như cái cách mà Bộ Công an mới khởi tố và tống giam Phạm Nhật Vũ vào trung tuần tháng 4 năm 2019.

Trong bối cảnh ấy, tội danh ‘đưa hối lộ’ được quy về Phạm Nhật Vũ, rất đồng pha với việc hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố thêm tội danh ‘nhận hối lộ’, là một động thái tố tụng hình sự mới tinh và khiến cho nhiều người ngạc nhiên, tuy đa số dư luận vẫn ủng hộ phương án ‘Tổng tịch’ phải xử lý nghiêm vụ ‘MobiFone mua AVG’ bằng tòa án chứ không phải các cuộc họp chi bộ chỉ để ‘kiểm điểm’.

Vì sao vụ ‘MobiFone mua AVG’ được khơi lại, mà lại khởi theo cái cách ‘dám’ bắt cả em trai của một tỷ phú đang sở hữu một tập đoàn kinh tế tư nhân không chỉ có thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam mà còn được xem là chỗ dựa của nhiều quan chức cao cấp?

Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối ?

Phải chăng cái đích trong vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà Nguyễn Phú Trọng nhắm tới phải là ‘sâu chúa’, còn những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng chỉ là loại làm thuê ?

Hãy nhìn lại một nhân vật mà từ đầu đến cuối được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’: Nguyễn Thanh Phượng.

"Công chúa" nắm vai trò gì ?

Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…

Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Value thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.

Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sĩ giảng dạy tại Fulbright.

Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng".

Nguyễn Thanh Phượng lại là con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

‘Sâu chúa’ là những ai ?

Vào năm 2015 và ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một bản giải trình 12 điểm được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là thủ tướng - gửi Tổng bí thư và Bộ Chính trị, trong đó có nội dung giải trình về tài sản của "cháu Nguyễn Thanh Phượng" và việc bà Phượng lấy chồng là con trai của một quan chức thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ vào tháng 3 năm 2019 cho thấy một khả năng : không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể "thoát" vụ "Mobifone mua AVG", mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn tạm thời an toàn.

Từ "tạm thời" có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.

Nhưng giờ đây, thời thế đang lộ ra sự lộn ngược của nó khi một lý lẽ như đinh đóng cột đang dần hiện ra: đã bắt Tuấn và Vũ, không thể không bắt Phượng.

Bởi theo logic vốn phải thế, một khi Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã khai ra nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ, sẽ đến lượt Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ là Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’.

Trước đó, dường như Nguyễn Phú Trọng đã không có được những lời khai đắt giá ấy từ hai phiên tòa xử Đinh La Thăng vào đầu năm 2018 và cả từ đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà - kẻ được xem là thũ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng bởi thế, 2018 là năm mà ông Trọng loay hoay với những vụ án lớn, nhưng chỉ lớn và kéo dài đến nửa đoạn đường dẫn đến cửa nhà cựu thủ tướng Dũng. Cái còn thiếu là bằng chứng theo nguyên tắc ‘án tại hồ sơ’.

Vụ ‘MobiFone mua AVG’ là sự tiếp nối của vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

Dấu hỏi còn lại : Nguyễn Thanh Phượng có phải là ‘sâu chúa’ mà Trọng muốn bắt ? Hay còn ai nữa ?

Logic là thế, nhưng thực tế diễn biến ra sao lại phải chờ ‘Tổng tịch’ có qua được cơn hiểm nghèo ‘tai biến’ vừa xảy ra với ông ta tại Kiên Giang - nơi được xem là căn cứ địa cách mạng của gia độc Nguyễn Tấn’ - vào ngày 14/4/2019 hay không.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/04/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 51