Xuất hiện trong chương trình truyền hình ‘Chào nước Anh’ hôm 5/6 khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước đến nước này, người đứng đầu nước Mỹ đã nói về chiến tranh Việt Nam như sau : "Tôi đã nghĩ đó là một cuộc chiến tệ hại" ; và rằng "Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta nên tham gia"…
Ông Trump tại cuộc họp báo với thủ tướng Anh, Theresa May, 4 tháng Sáu, 2019.
Phát ngôn này của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chiến tranh Việt Nam gây ra những phản ứng khác nhau trong công luận, có người thông cảm, nhưng cũng có người phản đối. Sự bất đồng này mang tính chủ quan theo vị trí, cách nhìn và đánh giá của mỗi cá nhân khi bày tỏ.
Bài viết này, muốn trả lời khách quan hơn cho hai nhận định chủ quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, rằng :
Chiến tranh Việt Nam có là "một cuộc chiến tệ hại như nhận định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không ?
Qua nhận định của Tổng thống Trump, rằng "Tôi đã nghĩ đó là một cuộc chiến tệ hại" dường như ông muốn nói đến sự tệ hại vì "nhiều người đã chết" trong cuộc chiến này. Nhưng có lẽ ông Trump chỉ nghĩ đến sự tệ hại đối với nước Mỹ, với cái chết của 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tham chiến và hàng chục ngàn người Mỹ bị thương cách này cách khác ; mà không quan tâm, có thể đã không biết đến sự tệ hại hơn nhiều về phía các bên Việt Nam, với cái chết của hàng triệu quân và dân người Việt Nam hy sinh ở cả hai chiến tuyến đối nghịch Miền Bắc (cộng sản Bắc Việt) Miền Nam (quốc gia Nam Việt).
Có lẽ, sự tệ hại còn là vì Hoa Kỳ đã bỏ ra hàng tỷ dollar tài trợ cho một cuộc chiến ở "một đất nước rất xa xôi và vào lúc đó không có ai từng nghe đến đất nước đó cả…" như ông Trump nói, để cuối cùng phải rút chân ra khỏi cuộc chiến mà nhiều người Mỹ như ông vẫn không hiểu "điều gì đang xảy ra ở đó vậy ?". Dường như ông không quan tâm để biết rằng, một điều tệ hại hơn nữa "đã xẩy ra ở đó" là Hoa Kỳ đã thực hiện "chính sách Việt Nam hóa chiến tranh" sau bốn năm "Mỹ hóa chiến tranh" (1965-1969) bằng cách đưa quân tham chiến trực tiếp, nói là để giúp chính phủ và nhân dân Việt Nam nhanh chóng đánh bại cuộc xâm lăng của phe cộng sản Bắc Việt, bảo vệ chế độ dân chủ và Miền Nam Việt Nam tự do không bị cộng sản hóa. Thế nhưng mục tiêu này đã không thành đạt, dù Hoa Kỳ đã huy động cao độ mọi khí tài, phương tiện chiến tranh hiện đại, rốt cuộc không đem lại chiến thắng, ngoài lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn tư bản quân sự quốc phòng Hoa Kỳ và đồng minh. Nay lại tìm cách rút chân ra khỏi cuộc chiến bằng chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh", trao lại gánh nặng chiến đấu cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa (mà Việt cộng gọi là "thay màu da trên xác chết"), với những cam kết không có bảo chứng. Hậu quả tệ hại là chỉ ít năm sau phe cộng sản Bắc Việt đã dùng bạo lực cưỡng chiếm được Miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam ngày 27/01/1973, trước sự phủi tay của Hoa Kỳ và làm ngơ của những cam kết quốc tế.
Thực tế là như thế. Vậy mà Tổng thống đương nhiệm Hòa Kỳ đã không biết "điều gì đang xảy ra ở đó vậy ?". Sự thể này cho thấy tình trạng Tổng thống Trump cũng như nhiều người Mỹ lúc đó và cho đến bây giờ vẫn không hiểu biết gì về sự tham dự của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam (1954-1975) dù đã kết thúc hơn 44 năm rồi (1975-2019), nhiều tài liệu về chiến tranh Việt Nam đã được giải mật.
Phải chăng vì vậy mà Tổng thống Trump đã cho rằng "Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta (người Mỹ) nên tham gia" ? Ông nói thế và cho biết mặc dù lúc đó ông không xuống đường phản chiến như nhiều người, nhưng ông không hề ủng hộ cuộc chiến Việt Nam. Nhưng cũng có người cho rằng Tổng thống Trump nói ra điều này còn là một phản ứng mặc cảm tâm lý, vì muốn biện minh cho việc trốn tránh nhập ngũ qua chiến đấu tại Việt Nam thời tuổi trẻ, kể cả bằng cách gian lận để được cấp giấy chứng nhận ‘bị gai xương gót chân’. Các đối thủ của ông đã chỉ trích việc ông trốn lính là ‘gian trá’ và giấy tờ ông đưa ra là ‘giả tạo’. Hồi tháng Hai năm nay, ông Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump, đã khai trước Quốc hội rằng ông Trump ‘đã dựng lên chuyện thương tật đó’ để trốn quân dịch.
Vậy thì Tổng thống Hoa Kỳ nói "Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta nên tham gia…" có đúng không ?
Theo nhận định của chúng tôi, vấn đề không phải là nên hay không nên mà do tình thế buộc Hoa Kỳ phải tham gia vào cuộc chiến Việt Nam. Vấn đề chỉ là Hoa Kỳ tham gia đến mức độ nào để đỡ tệ hại nhất mà vẫn thành đạt được mục đích tham chiến tối hậu của mình.
Bởi vì, sau khi Thế Chiến II kết thúc (1939-1945) đã hình thành một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ"Cách mạng vô sản" để giải phóng giai cấp, chống các đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc bị áp bức, để xây dựng một "xã hội không còn cảnh người áp bức bóc lột người…". Hoa Kỳ lãnh đạo phe tư bản chủ nghĩa (còn gọi là Thế giới tự do) thì phất cao ngọn cờ "Đọc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa tự do" để lôi kéo các nước nghèo yếu đi vào quỹ đạo của mình.
Liên Xô đã thông qua các đảng cộng sản bản xứ làm lính xung kích, phát động và tiến hành các cuộc chiến tranh dưới ngọn cờ"giải phóng dân tộc" (ngụy dân tộc, vì chủ nghĩa quốc tế cộng sản không có hấp lực mà xa lạ và còn là hiểm họa gây kinh hoàng đối với người dân ở các nước) để cộng sản hóa các nước, mở mang bờ cõi cho phe xã hội chủ nghĩa. Trong tình thế này và với vai trò cường quốc lãnh đạo phe các nước tư bản chủ nghia, Hoa Kỳ buộc lòng phải tìm cách giúp các nước đang có hiểm họa bị cộng sản hóa, trong đó có Việt Nam cũng rất cần sự tham chiến của Hoa Kỳ.
Hiểm họa cộng sản hóa Việt Nam khởi sự từ năm 1930, sau khi đảng cộng sản Việt Nam được ông Hồ Chí Minh nhận lệnh từ Đệ tam quốc tế cộng sản đứng ra thành lập. Cuộc nội chiến ý thức hệ giữa những người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia (gọi tắt Việt Quốc) và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt Việt Cộng) khởi phát từ đây. Theo thời gian cuộc nội chiến này ngày một gia tăng mức độ, cường độ, phạm vi, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Cuộc chiến tranh này là một giai đoạn của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam (hai giai đoạn kia là "Tiền chiến tranh Quốc-Cộng" (1930-1954) và hậu chiến tranh Quốc-Cộng"(1975-nay vẫn chưa kết thúc). Vì vậy cuộc chiến tranh Việt Nam mang ý nghĩa song đôi, nội chiến giữa người Việt Nam vốn mang ý thức hệ quốc gia (nationalism) đối kháng với ý thức cộng sản (communism). Nhưng vì cuộc chiến này lồng trong khung cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nên cả hai gọi chung là cuộc chiến Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam mang hai ý nghĩa song đôi này khởi sự từ năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất thủ trận Điện Biên Phủ, đã phải ký Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam. Hệ quả là Pháp đã mất một nửa thuộc địa Miền Bắc Việt Nam cho phe cộng sản miền Bắc, với Đảng cộng sản Việt Nam thiết lập chế độ độc tài toàn trị cộng sản dưới bảng hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ngụy dân chủ ngụy cộng hòa từ trong kháng chiến chống Pháp để giấu mặt cộng sản). Thực chất cũng như thực tế đảng và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã là công cụ tri tình cho Cộng sản quốc tế làm tên lính xung kích, chủ động phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam, cộng sản hóa cả nước, mở mang bờ cõi cho phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là hai tân đế quốc cộng sản Nga-Tàu.
Thế nhưng, để tạo chính nghĩa lôi kéo được quần chúng tham gia cuộc chiến này, phe cộng sản Bắc Việt đã ngụy trang cuộc chiến dưới ngọn cờ"Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước" để khơi động lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm của người Việt Nam. Vì vậy, khi khởi sự phát động chiến tranh vào tháng 12/1960, phe cộng sản Bắc Việt đã thành lập một công cụ quân sự ngụy dân tộc là "Mặt trân dân tộc giải phóng Miền Nam" và sau đó thành lập "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam" (1967). Cuộc chiến tranh này đã được Liên Xô, Trung cộng và các nước xã hội chủ nghĩa tài trợ tối đa tài lực, nhân lực, vũ khí đạn dược và mọi phương tiên chiến tranh hiện đại để xâm chiếm cho kỳ được Miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó, còn nửa nước Miền Nam, sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn, sau khi đã trao trả độc lập từng phần cho chính quyền chính thống quốc gia của vua Bảo Đại từ 1948, qua các Thủ tướng chính phủ Nguyễn Văn Xuân, Bửu Lộc, Nguyễn Văn Tâm và sau cùng là Thủ tướng chính phủ quốc gia Ngô Đình Diệm. Cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955 đã truất phế vua Bảo Đại, cáo chung chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa và Thủ tướng Ngô Đình Diệp được coi là vị Tổng thống đầu tiên của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa trên nền tảng Hiến pháp ban hành ngày 26/10/1956. Hệ quả tất nhiên là chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa phải thực hiện một cuộc chiến tranh tự vệ, trước mắt là để chặn đứng cuộc chiến tranh xâm lăng của phe cộng sản Bắc Việt để bảo vệ độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước còn lại như di sản của tiền nhân ; để sau đó về lâu dài tìm cách thống nhất giang sơn về một mối. Thống nhất một cách hòa bình bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa và giầu mạnh của Miền Nam, đối với chế độ độc tài toàn trị cộng sản nghèo yếu, lạc hậu đang tạm chiếm Miền Bắc Việt Nam (như thực tế nước Đức thống nhất sau Chiến tranh Lạnh, với ưu thế chế độ Tây Đức dân chủ trên chế độ Đông Đức độc tài cộng sản…).
Tất nhiên để thực hiện được mục tiêu gần xa này, trong gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa rất cần và phải được sự trợ giúp toàn diện từ ngoại viện, không chỉ từ cường quốc Hoa Kỳ mà của tất cả các quốc gia đồng minh khác trong phe thế giới tự do. Điều này cũng là hiển nhiên, để đối xứng với sự chi viện tối đa mọi mặt của Liên Xô, Trung cộng và các nước xã hội chủ nghĩa cho công cụ xâm lăng của cộng sản quốc tế là phe cộng sản Bắc Việt.
Tuy nhiên, vấn đề chỉ là Hoa Kỳ tham chiến đến mức độ nào để dỡ tệ hại nhất mà thành đạt được mục đích tối hậu của mình. Theo nhận định của chúng tôi, thì ngay từ khi phe cộng sản Bắc Việt phát động cuộc chiến, Hoa Kỳ chỉ nên tham gia đúng với vai trò một nước đồng minh, có mức độ theo yêu cầu của chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ; tôn trọng, độc lập chủ quyền của một quốc gia độc lập, không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa ; coi vai trò chống cộng chủ yếu, chủ động là của Việt Nam Cộng Hòa và chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa người Việt quốc gia và người Việt cộng sản để giải quyết mâu thuẫn ý thức hệ đối kháng ; Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ trợ giúp, tuyệt đối không đưa quân trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Vì điều này sẽ (và đã) là "Mỹ hóa chiến tranh", làm mất chính nghĩa quốc gia "độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa tự do" của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, giúp đối phương phe cộng sản Bắc Việt ngụy dân tộc tạo được chính nghĩa "chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng, Miền Nam, thống nhất đất nước"… như thực tế đã xẩy ra.
Đến đây, có thể tạm kết luận là Hoa Kỳ cần phải tham gia vào cuộc chiến Việt Nam do vai trò lãnh đạo phe Thế giới tự do tư bản chủ nghĩa, để trợ giúp chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ngăn chặn, đẩy lùi hiểm họa xâm lăng của phe xã hội chủ nghĩa đứng đấu là Nga-Tàu, trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế chiến II. Tuyệt nhiên không phải như Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump nói, rằng "Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta nên tham gia".
Còn chiến tranh Việt Nam vẫn luôn là tệ hại (vì chiến tranh nào cũng là điều tệ hại) chẳng ai mong muốn xẩy ra. Vì đó cũng là điều mà nhân dân Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam đều không bao giờ muốn có cuộc chiến tranh "cốt nhục tương tàn" này. Tất cả chỉ là nạn nhân của lịch sử và trách nhiệm lịch sử thuộc về những kẻ cầm quyền trên hai miền Bắc Nam trong cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt 44 năm qua (1975-2019)
Houston, ngày 14/06/2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 22/06/2019
Vì sao giải quyết vụ Vườn Rau Lộc Hưng (Vườn rau Lộc Hưng) cần có sự tham gia của giới luật sư, tham gia như thế nào và giải quyết ra sao để đem lại kết quả thực tiễn.
Một khế ước thuê ruộng trước năm 1975 của người dân canh tác ở vườn rau Lộc Hưng (FB Hai Van Nguyen)
I. Vì sao ?
1. Vì đó là sáng kiến của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã được người dân Vườn rau Lộc Hưng hoan nghênh.
Thật vậy, trong Thư ngày 13/05/2019 của người dân Vườn rau Lộc Hưng gửi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có đoạn viết :
"1. Chúng tôi được biết UBND Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến pháp lý về vấn đề vụ Vườn rau Lộc Hưng và Sở đã có yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử luật sư nghiên cứu và cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh biết cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc này. Đây là cách đặt vấn để và giải quyết vấn đềđáng được người dân chúng tôi hoan nghênh và chính vì thế các Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đã có sẵn bộ hồ sơ pháp lý của việc sử dụng đất của người dân chúng tôi. Việc các luật sư hai phía (UBND Thành phố Hồ Chí Minh và người dân Vườn rau Lộc Hưng) cùng làm việc để giải quyết nan đề này mà đã kéo dài hơn 20 năm qua chắc chắn sẽ được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đó chính là cách hành xử đúng pháp luật của một nhà nước pháp quyền.
2. Trên cơ sở thảo luận tìm ra giải pháp với thiện chí của chính quyền và người dân, chắc chắn hai phía sẽ đi đến sự đồng thuận, tránh tình trạng mà người dân Thủ Thiêm đã phải khiếu kiện kéo dài 20 năm qua. Chúng tôi tin rằng khi đó và chỉ khi đó ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng chúng tôi vui đón thành quả mà hai bên nỗ lực cùng giải quyết…".
Thật là một chiều hướng đầy lạc quan, tin tưởng của người dân Vườn rau Lộc Hưng.
2. Vì cách làm này phù hợp với tính chất tranh chấp mang tính pháp lý của vụ Vườn rau Lộc Hưng nên chỉ có thể giải quyết trên căn bản pháp luật hiện hành.
Vì đây là sự tranh chấp giữa hai bên liên quan đến tính hợp pháp hay không hợp pháp theo Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan, nên chỉ có thể giải quyết trên căn bản pháp luật hiện hành. Một bên là chính quyền quản lý đất đai F.6 quận Tân Bình đã dùng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất Vườn rau Lộc Hưng cần xét xem có đúng mục đích, thủ tục luật định hay không. Còn bên kia là người dân Vườn rau Lộc Hưng, những người sử dụng đất ổn định, liên tục nhiều năm có đủ yếu tố luật định để được coi là sử dụng đất hợp pháp hay không, dù có được cấp Giấy xác nhận hay chỉ cần sự dụng đất có nguồn gốc hợp pháp, ổn định, liên tục nhiều năm, không bị ai tranh chấp như quy định của pháp luật.
Những sự xác nhận tính hợp pháp về mặt pháp lý trên đây sẽ làm căn bản để xét định và giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng một cách thỏa đáng cho cả đôi bên chính quyền và người dân Vườn rau Lộc Hưng. Nói cách khác cả hai bên tranh chấp đều dựa trên luật pháp hiện hành nên cần giải quyết bằng giải pháp pháp lý.
Thật vậy, theo hồ sơ hiện vụ cho thấy, trước cũng như sau ngày bị cưỡng chế, người dân Vườn rau Lộc Hưng không chống lại việc thâu hồi đất theo qui hoạch vì mục đích công ích (xây trường học, công viên…) thường được coi là chính đáng. Trước sau gì ngưòi dân Vườn rau Lộc Hưng đều có tinh thần chấp hành việc giải tỏa, họ nhiều lần chỉ đòi được chính quyền xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật định, để khi đất bị giải tỏa sẽ phải được bồi thường thỏa đáng theo luật. Thứ nữa là việc tiến hành giải tỏa đất Vườn rau Lộc Hưng phải được tiến hành theo đúng thủ tục luật định. Ý hướng và nguyện vọng này của người dân Vườn rau Lộc Hưng đã được thể hiện qua quá trình khiếu kiện nhiều năm, từ 1999 mà vẫn không được các cơ quan thẩm quyền giải quyết. Nay, dù bị đẩy đến đường cùng, qua thư gửi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, người dân Vườn rau Lộc Hưng vẫn tỏ ra tự chế, không manh động, vẫn muốn được chính quyền giải quyết ôn hòa theo luật pháp.
Chính quyền quản lý đất đai phường 6 quận Tân Bình đã dùng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất Vườn rau Lộc Hưng
Chính vì vậy mà việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng cần sự tham gia của giới luật sư, những người am tường về luật pháp nói chung và Luật Đất Đai nói riêng. Phải chăng vì vậy mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan hành chính cấp trên cùa F.6-Q.TB mới có sáng kiến tham khảo Sở Tư Pháp và sở này đã hỏi ý kiến Đoàn luật sư Thành phố. Sáng kiến này đã được người dân Vườn rau Lộc Hưng và các luật sư hổ trợ pháp lý "hoan nghênh" ?
3. Vì cách làm này phù hợp với điều mà chính quyền hay nói tới, là nỗ lực ngày một hoàn chỉnh "Các qui phạm pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" và kêu gọi người dân "sống và làm việc theo pháp luật".
Đồng thời cách làm này cũng phù hợp với chủ trương cải tiến luật pháp cho phù hợp với thời kỳ "Mở cửa" hội nhập vào hệ thống pháp lý pháp luật quốc tế và sự chỉ đạo giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, rằng "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu".Chúng tôi đề nghị thêm "…và sẽ giải quyết có lý có tình trên cơ sở pháp luật, cho nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng để an dân".
Nguyện vọng đó là phải được bồi thường thỏa đáng đất đai trên cơ sở công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng. Bởi vì họ đã sử dụng đất ổn định, lâu dài và không có tranh chấp theo Luật Đất đai và các luật lệ khác liên quan hiện hành. Họ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do nhà cầm quyền địa phương đã từ chối nhiều lần do ý đồ riêng, không phải lỗi của người dân.
Vì vậy, ngoài ra việc bồi thường đất đai của họ, người dân Vườn rau Lộc Hưng còn có nguyện vọng được bồi thường những thiệt hại tài sản do việc lạm quyền, cưỡng chế không theo trình tự pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời họ còn muốn được chính quyền tạo điều kiện ổn định chỗ ở, công ăn việc làm để người dân được an cư lạc nghiệp…
II. Giới luật sư tham gia thế nào và giải quyết ra sao để có kết quả thực tế ?
1. Giới Luật sư tham gia thế nào ?
Chúng tôi đề nghị, để giải quyết tỏa đáng vụ Vườn rau Lộc Hưng, không chỉ tham khảo mà mời tham gia các luật sư cố vấn cho chính quyền và các luật sư bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng. Một cách cụ thể, đề nghị chức năng Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách và trách nhiệm của cơ quan hành chánh chủ quản cấp trên sẽ triệu tập và chủ trì một hay nhiều phiên họp để giải quyết dứt điểm vụ Vườn rau Lộc Hưng.
- Thành phần tham dự, gồm đại diện chính quyền F.6 và quận Tân Bình (bên cưỡng chế đất) và của một số đại diện người dân Vườn rau Lộc Hưng (bên bị cưỡng chế). Đồng thời, có sự hiện diện của các luật sư hổ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, bên cạnh các luật sư do Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử ra.
Ngoài ra, mặc dầu trong hồ sơ nội vụ, đã có văn bản xác nhận nguồn gốc người dân Vườn rau Lộc Hưng sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của Tòa Giám mục giáo phận Saigon ổn định, lâu dài, không có tranh chấp…Thế nhưng, nếu được chính quyền Thành phố mời đại diện tham dự các phiên họp giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng, như là bên có liên quan, chúng tôi nghĩ là việc giải quyết sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì rằng…
- Nhiệm vụ của các phiên họp này là để xem xét lý tình của đôi bên chính quyền (cưỡng chế) và người dân Vườn rau Lộc Hưng (bị cưỡng chế) theo Luật Đất đai và các luật lệ có liên quan, căn cứ trên lời khai, chứng từ đôi bên đưa ra.Chức năng Thành phố chủ trì các phiên họp, sau khi nghe lý lẽ tranh luận đôi bên, có thể đưa ra giải pháp tức thì nếu được đôi bên đồng thuận.Nhưng nếu bất đồng, thấy có kéo dài thêm các phiên họp cũng không giải quyết được mâu thuẫn, chức năng chủ trì sẽ báo cáo lại với Ủy ban nhân dân Thành phố để sau đó sẽ ra quyết định giải quyết đơn phương vụ Vườn rau Lộc Hưng. Quyết định đơn phương này có thể bị các bên thượng tố lên cơ quan thẩm quyền chính phủ trung ương (tỷ như Thanh tra Chính phủ hay Tòa án Nhân dân Tối cao…) để giải quyết chung thẩm. Phán quyết chung thẩm này sẽ có hiệu lực cưỡng hành với các bên tranh chấp.
2. Để có kết quả thực tế
Cách làm này chỉ có kết quả thực tế khi những người cầm "cán cân công lý" thực sự là "công bộc của dân, ăn lương của dân, phục vụ và bảo vệ cho các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân". Chỉ những người này mới có "tinh thân chí công vô tư" mới giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình cho người dân Vườn rau Lộc Hưng để đưa đến kết quả thực tế. Có nghĩa là, kết quả thực tế là tùy thuộc về phía chính quyền F.6, quận Tân Bình và Thành phố Hồ Chí Minh có tuân thủ đúng qui định của Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan hay không.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn có thể giải quyết được ổn thỏa nếu chính quyền thành phố đứng ra giải quyết vụ việc theo đúng Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan.
Sở dĩ chúng tôi đưa ra giải pháp này, là vì trong quá khứ khi còn ở Việt Nam, đã từng có dịp tham gia hổ trợ pháp lý cho một số vụ khiếu kiện đất đai của các tập thể người dân vào khoảng các năm 1990-1992, đã có kết quả tốt. Vì mặc dù các vụ khiếu kiện này đã khởi động nhiều năm trước đó trong "thời kỳ bao cấp" (1975-1985), công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa triệt để bị thất bại phải "Đổi Mới". Bước vào "thời kỳ đổi mới" (1985-1995). Đảng và nhà cầm quyền Việt Nam lúc đó đã chuyển đổi từ cai trị bằng "nghị quyết" qua cai trị bằng "pháp luật" mà chúng tôi gọi là "nghị luật"(nghĩa là nghị quyết của Đảng đưa qua Quốc hội thể chế hóa thành pháp luật) . Nhưng dẫu sao tôi thấy vẫn có cơ hội để người dân có thể khiếu kiện, dựa trên pháp để đòi quyền lợi chính đáng, hợp pháp, như quyền sử dụng đất đai, có thể thắng kiện. Nhờ đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó đã giải quyết các đơn khiếu kiện vế đất đai bị giải tỏa thỏa đáng, có lý, có tình, căn cứ trên luật pháp, nên được người dân chấp nhận. Nay đã và đang ở thời kỳ "Mở cửa" sau hơn 20 năm (1995-2019) thực tế cho thấy cả những người cầm quyền và người dân đã ý thức được phần nào tinh thần thượng tôn pháp luật, công luận và chúng tôi hy vọng sẽ được chính quyền giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật cho các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng Sau đây xin được lược kể lại hai vụ điển hình như tiền lệ giải quyết khiếu kiện đất đai của người dân có kết quả tốt.
III. Hai vụ khiếu kiện bồi thường đất đai theo đúng pháp luật
1. Vụ thứ nhất là vụ khiếu kiện của giáo xứ Phú Trung phường 11 quận Tân Bình, đòi đất cho một đơn vị Bộ đội mượn đóng quân.
Theo hồ sơ nội vụ, thì sau ngày 30/04/1975, một đơn vị bộ đội có ký hợp đồng mượn một khu đất trống của giáo xứ Phú Trung làm nơi đóng quân trong thời hạn 3 năm. Nhưng hết hạn và sau đó bộ đội rút quân song vẫn không trả lại mà giao đất cho chính quyền quận Tân Bình. Khi giáo xứ thấy nhiều căn nhà được xây dựng trên khu đất này, hóa giá bán cho nhiều người thì giáo xứ gửi đơn khiếu tố đến Ủy ban nhân dân quận Tân Bình và các cấp bộ đảng, chính quyền thành phố cũng như trung ương nhiều lần vẫn không được giải quyết.
Vào khoảng năm 1990 đại diện giáo dân giáo cứ Phú Trung có đến gặp chúng tôi tại văn phòng tiếp dân của một đại biểu quốc hội khóa 8 để nhờ chuyển đạt hồ sơ khiếu tố đến các cơ quan có thẩm quyền các cấp. Vì khi đó chúng tôi được vị đại biểu quốc hội này mời làm cố vấn pháp luật và đặc trách văn phòng tiếp dân để nhận đơn từ khiếu nại kêu oan của dân chuyển đạt và can thiệp theo chức năng của một đại biểu quốc hội. Với tư cách này, chúng tôi đã thay mặt dại biểu quốc hội đến tiếp xúc và làm việc đôi ba lần với UBND quận Tân Bình dưới thời bà Ba Vân làm Chủ tịch. Qua các buổi làm việc này, chúng tôi đã trình bày về căn bản pháp lý và thực tế để giải quyết khiếu tố của giáo xứ Phú Trung như sau :
(1) Khu đất mà Đơn vị Bộ đội mượn đóng quân có ký hợp đồng thời hạn 3 năm đã hết hạn và quá hạn nhiều năm, đúng ra là phải hoàn trả trả lại cho Giáo xứ Phú Trung, chứ không phải giao trả cho UBND quận Tân Bình. Vì khu đất này thuộc quyền sở hữu tập thể (theo luật Điền thổ chế độ cũ) , hay quyền sử dụng đất tập thể hợp pháp (theo Luật Đất đai chế độ mới) của một pháp nhân tôn giáo (Giáo xứ Phú Trung) là đất tư, không phải đất công thuộc quền sở hữu toàn dân, nên Đơn vị bộ đội không thể hoàn trả cho UBND quận Tân Bình tiếp quản. Như vậy là không đúng pháp luật.
(2) Sau khi tiếp quản khu đất đơn vị Bộ đội mượn của Giáo xứ Phú Trung không đúng pháp luật, nếu UBND quận Tân Bình có quy hoạch làm nhà cho các đối tượng chính sách, thì cần tiến hành theo thủ tục trưng dụng theo Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan. Nay UBND quận Tân Bình đơn phương phân lô xây nhà hóa giá là vi phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của giáo dân Giáo xứ Phú Trung nên bị khiếu kiện thì cần được giải quyết thỏa đáng theo luật.
(3) Vì vậy, chúng tôi đề nghị UBND quận Tân Bình họp với đại diện Giáo xứ Phú Trung để giải quyết theo hướng bồi thường đất trưng dụng đã xây nhà theo giá được đôi bên thống nhất, một cách công bình là tương đương với 50% tiền lời của mỗi căn nhà, sau khi trừ chi phí và 50% tiền lời bỏ vào ngân sách của quận Tân Bình. Những đất trống còn lại chưa xây nhà có thể trả lại cho Giáo xứ hay điều đình để lấy đất tiếp tục xây dựng nhà cửa…
Năm 1992, chúng tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, nên không rõ kết quả thực tế UBND quận Tân Bình đã giải quyết vụ việc này ra sao. Chúng tôi có yêu cầu luật sư đồng môn Luật khoa Saigon là một trong các luật sư đang hổ trợ pháp lý miễn phí cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, hãy liên lạc với Giáo xứ Phú Trung để tham khảo như một tiền lệ. Vì tình trạng pháp lý thực tế vụ đất đai Vườn rau Lộc Hưng cũng tương tự như đất đai của Giáo xứ Phú Trung.
Vì theo chỗ chúng tôi được biết, toàn thể đất đai của Giáo xứ Phú Trung cũng như VRLR trước đây đều thuộc quyền sở hữu của Tòa Giám mục Saigon, một pháp nhân tôn giáo. Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, những giáo dân từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam đã được đưa đến định cư trên khu đất này qui tụ thành Giáo xứ Phú Trung. Cũng như nhiều giáo xứ di cư khác, mỗi gia đình thường được cấp phát một lô đất thổ cư làm nhà thuộc quyền sở hữu cá nhân, gia đình và một khu đất để làm nhà thờ và các cơ sở sinh hoạt tôn giáo thuộc quyền sở hữu tập thể của giáo xứ. Theo tài liệu có trong hồ sơ khiếu kiện của Giáo xứ Phú Trung lúc bấy giờ, thì vào tháng 8/1974 tòa Tổng Giám mục Sài Gòn quyết định thành lập Giáo xứ Phú Trung và giao cho xứ mới một khu đất 26.000 m2 để xây dựng nhà thờ và các cơ sở khác. Sau 30/04/1975 có mấy đơn vị đến chiếm hoặc mượn. Quân đội, Bưu điện, Bộ Công thương... Nhưng chỉ có bên Quân đội trao trả nhưng lại qua quận Tân Bình. Cho nên bị quận này chiếm hữu một phần, bán cho tư nhân xây chung cư Bảy Hiền Town hiện nay.
Mảnh đất mà đơn vị bộ đội ký hợp đồng mượn của Giáo xứ Phú Trung để đóng quân trong 3 năm là thuộc khu đất trống này, nên không thể coi là đất công hay sở hữu toàn dân, để không "bồi thường thỏa đáng" mà chỉ "hổ trợ" đơn phương mang tính áp đặt một chiều mỗi khi nhà cầm quyền muốn trưng dụng vì mục đích công ích.
2. Vụ thứ hai : Đất nghĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm ở quận Gò Vấp bị giải tỏa theo quy hoạch. UBND quận Gò Vấp đã chia lô xây dựng nhà ở hóa giá bán cho tư nhân không thông qua Giáo dân.
Vụ việc này đại diện giáo dân Giáo xứ Phát Diệm đã khiếu kiện và chỉ được UBND quận Gò Vấp "hổ trợ" số tiền rất nhỏ cho trưng dụng đất nghĩa trang sau khi giải tỏa theo quy hoạch. Giáo dân không đồng ý đã tiếp tục khiếu kiện lên UBND Thành phố Hồ Chí Minh qua sự chuyển đạt của văn phòng tiếp dân của Đại biểu Quốc hội mà chúng tôi phụ trách.
UBND. Thành phố Hồ Chí Minh trong một phiên họp có đại diện Sở Nhà đất, Quản thủ đất đai Thành phố, UBND quận Gò Vấp và cá nhân chúng tôi đại diện cho Văn phòng tiếp dân của đại biểu quốc hội để hổ trợ pháp lý cho người dân Giáo xứ Phát Diệm, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND Thành phố lúc bấy giờ (1990-1991) là ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (nếu tôi nhớ không lầm).
Trong phiên họp liên ngành này, chúng tôi đã trình bày quan điểm về thực tế và pháp lý của đất nghĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm nói riêng, các xứ đạo nói chung :
Rằng đất ngĩa trang của Giáo xứ Phát Diệm là tiền đóng góp của giáo dân trong xứ đạo để mua đất chôn cất cho giáo dân sau khi qua đời. Vì thế đây là đất tư, là quyền sở hữu tập thể, khác với đất công, như đất nghĩa trang Đô Thành, trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Lê Văn Duyệt cũ), thuộc quyền sở hữu toàn dân theo luật Đất đai và các luận lệ liên quan hiện hành. Vì thế sau khi giải tỏa theo quy hoạch, UBND quận Gò Vấp muốn trưng dụng phân lô làm nhà cho diện chính sách, thì phải thông qua các sở hữu chủ hay tập thể có quyền sử dụng đất nghĩa trang bị giải tỏa là giáo dân và phải được bồi thường thỏa đáng.
Ví vậy nguyện vọng của tập thể giáo dân Giáo xứ Phát Diệm là muốn UBND quận Gò vấp phải bồi thường thỏa đáng.
Ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố, đặc trách xử lý nhà đất, sau khi nghe đại diện Sở Nhà Đất và đại diện Sở quản lý đất đai Thành phố tán đồng quan điểm của chúng tôi, cũng đã xác nhận UBND quận Gò Vấp đã trưng dụng đất không đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật. Ông hỏi đại diện UBND quận Gò vấp tính sao. Vị này nói là đã đề nghị "hổ trợ" 20 triệu đồng, nhưng giáo dân vẫn không chịu, đòi hơn nữa quận không có khả năng vì tiền hóa giá nhà đã bỏ vào ngân sách quận chi tiêu hết rồi. Ông Phó Chủ tịch yêu cầu tôi thuyết phục giáo dân chấp nhận số tiền "hổ trợ" 20 triệu này được không. Tôi nói chắc là giáo dân không chịu đâu. Vì nếu chấp nhận theo đề nghị của UBND quận Gò Vấp thì họ đã không khiếu kiện lên Thành phố. Vậy giáo dân muốn được "Hổ trợ" bao nhiêu, ông Phó Chù tịch hỏi. Tôi nói, giáo dân họ muốn được "bồi thường" thỏa đáng chứ không phải "hổ trợ" vì đất trưng dụng là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của họ. Trước khi đến đây họp, đại diện giáo dân có cho tôi hay là tiền hóa giá nhà quận đã thu về cả trăm triệu, họ chỉ chấp nhận tiền bồi thường đất đai cho họ ít nhất 50% tiền quận đã thâu được. Ông Phó Chủ tịch căn cứ trên ý kiến tán đồng của đa số đã yêu cầu UBND quận Gò Vấp giải quyết bồi thường theo tỷ lệ này. Nhưng đại diện UBND quận Gò Vấp báo cáo số thâu là 70 triệu chứ không phải 100 triệu như giáo dân đưa ra và đồng ý quận sẽ bồi thường 50% của 70 triệu là 35 triệu đồng. Cho đến khi chúng tôi rời Việt Nam, không rõ quyết định này sau đó có được thực thi hay không.
IV. Kết luận
Tóm lại, vụ Vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn có thể giải quyết được ổn thỏa nếu chính quyền thành phố đứng ra giải quyết vụ việc theo đúng Luật Đất đai và các luật lệ khác có liên quan. Vì đây là một tranh chấp pháp lý nên cần có sự tham gia giải quyết của giới luật sư am tường pháp lý, pháp luật. Một khi Thành phố giải quyết trên cơ sở pháp lý này một cách nghiêm túc sẽ đáp ứng được nguyện vọng hợp pháp chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng. tránh được sự bất bình của công luận trong và ngoài nước, nhất là sự uất ức, phẫn nộ của các nạn nhân dẫn đến bất ổn chính trị xã hội khó lường, do điều mà ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cảnh giác "các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động".
Đồng thời giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng theo chiếu hướng này sẽ thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, rằng "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu". Xin thêm rằng nhất là để bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp chính đáng cho mọi người dân theo đúng pháp luật, như đảng và nhà đương quyền Việt Nam từng kêu gọi mọi người dân "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Nhưng trước hết là những người cầm quyền phải tôn trọng pháp luất trước hết. Phải không thưa ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân ? Mong ông chỉ đạo thực hiện giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng thể hiện được đúng ý nghĩa cái tên "Thiện Nhân" của ông cho dân nhờ.
Houston, ngày 24/05/2019
Chúng tôi vừa nhận được thư của một đồng nghiệp, cũng là đồng môn Đại học Luật khoa Sài Gòn đang hành nghề tại Việt Nam ; là một trong các luật sư tình nguyện hổ trợ pháp lý miễn phí cho các nạn nhân bị cưỡng chế trong vụ vườn rau Lộc Hưng, F.6 Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thư mở đầu viết :
"Thay mặt các luật sư đang giúp đỡ pháp lý miễn phí cho bà con Vườn rau Lộc Hưng tại F.6Q. Tân Bình tôi xin gửi lời kêu gọi thống thiết đến các đồng nghiệp, hội viên Câu lạc bộ Luật khoa Việt Nam. Đây là tiếng nói mới nhất của một trong các luật sư đăng trên FB ngày 8/5/2019… Mong các bạn ở trên một đất nước tư do, yêu chuộng dân chủ, hiểu biết pháp luât quốc tế hơn các luật sư trong nước và người dân, hãy nghiên cứu và có cách nào hổ trợ pháp lý…".
Cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng.
Chúng tôi rất xúc động khi đọc thư và sự ngưỡng phục các đồng nghiệp trong nước luôn có tấm lòng trợ giúp những người dân oan thấp cổ bé miệng, không thù lao và có nhiều hiểm nguy, bất trắc, bất lợi cho việc hành nghề của mình. Trong khi chờ đợi các luật sư trong Câu lạc bộ Luật khoa Việt Nam nghiên cứu hồ sơ xem có thể hổ trợ được gì về mặt pháp lý cho quý đồng nghiệp trong nước, cá nhân người viết có đôi điều nhận thức qua bài viết này như một góp ý xây dựng với nhà đương quyền Việt Nam để giải quyết vụ việc thế nào cho thỏa đáng. Chúng tôi lần lượt trình bày : diễn tiến vụ việc, căn bản thực tế và pháp lý để giải quyết và sau cùng là Nhận định.
I. Diễn tiến vụ việc cưỡng chế khu Vườn rau Lộc Hưng
Theo tin tổng hợp của các cơ quan truyền thông Việt Nam và quốc tế thì :
1. Vị trí Vườn rau Lộc Hưng theo bản đồ, nằm trong Phường 6, quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn. Vườn rau Lộc Hưng là một khu vực trồng rau và sinh sống của những người miền Bắc di cư vào miền Nam từ sau năm 1954.
Nhìn theo bản đồ, Vườn rau Lộc Hưng là khu đất vàng, nằm tiếp giáp quận 3, quân 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống từ 3 hay 4 thế hệ, tiếp theo là chăn nuôi và sau đó là xây các nhà trọ cho người dân tạm cư đến Thành phố Hồ Chí Minh làm việc để có thu nhập thay cho trồng rau và chăn nuôi…
2. Việc cưỡng chế đất đai trái pháp luật :
Nguyên người dân Vườn rau Lộc Hưng là những cư dân sinh sống lâu đời tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng thuộc Phường 6, Quận Tân Bình từ trước năm 1975 và sau năm 1975, họ vẫn tiếp tục sống, sinh con đẻ cái và mưu sinh tại khu vực này.
Do bà con Vườn rau Lộc Hưng có quá trình sử dụng đất ổn định, đóng thuế nông nghiệp cho chính quyền địa phương nhưng các cơ quan chức năng từ Thành phố đến Ủy ban nhân dân Phường 6 khộng hiểu vì lý do gì đã không chịu cấp Giấy công nhận quyền sử dụng đất cho các cư dân này, họ đã kiên trì khiếu nại ra các cấp chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào ngày 04 và 08/01/2019, trong khi bà con ở Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán thì Ủy ban nhân dân Phường 6 huy động một lực lượng có đến hàng trăm, hàng ngàn người võ trang đầy đủ với các xe cơ giới để hủy hoại tài sản, nhà cửa của hơn 100 hộ gia đình, sinh sống tại đây.
Tệ hại hơn nữa, ngay sau khi hủy hoại toàn bộ tài sản của người dân Vườn rau Lộc Hưng, họ đã dùng hàng trăm chuyến xe để mang đi toàn bộ tài sản của người dân. Số tài sản bị hủy hoại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Báo chí trong nước đã im lặng trước việc làm xem thường pháp luật này, chỉ có vài tờ báo can đảm cuối cùng cũng phải lên tiếng. Thế nhưng các báo đài nước ngoài đều đã phản ảnh tình trạng kinh khủng này xảy ra tại ngay khu vực quận Tân Bình.
Ngay sau đó các cư dân đã được hàng chục luật sư khắp cả nước quan tâm và đã nhanh chóng trợ giúp pháp lý miễn phí cho họ. Các luật sư đã xem xét hồ sơ pháp lý của người dân Vườn rau Lộc Hưng và cho hay họ nhận lời giúp đỡ pháp lý vì biết người dân có cơ sở pháp lý đầy đủ để yêu cầu chính quyền phải tôn trọng pháp luật về đât đai hiện hành.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng đã gửi các Đơn khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ và được Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp ân cần và đã có ngay Công văn số 318/BTCDTW-TD1 ngày 08/02/2019 yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp và đối thoại với người dân Lộc Hưng. Thế nhưng cho đến nay đã hơn 04 tháng trôi qua Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố vẫn im lặng, một sự im lặng khiến người dân phẫn nộ vì đã không làm việc phải làm, cho dù có đến 2 văn bản của Thanh tra Chính phủ.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng cũng đã có Đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/01/2019 vì việc hủy hoại tài sản của công dân mà Ủy ban nhân dân Phường 6, Quận Tân Bình đã thực hiện hoàn toàn trái với nội dung Thông báo số 159/TB-UBND-DT ngày 29/12/2018 mà họ đã ban hành. Đó là họ sẽ chỉ thực hiện việc tháo dỡ nhà của những hộ dân xây dựng trái phép từ tháng 1/2018 nhưng thực tế họ đã tàn phá hủy hoại tài sản của người dân đã sinh sống tại đây từ trên 50 năm nay. Đây là điều vi phạm pháp luật nghiêm trọng của sự "lạm quyền", vượt quá quyền hạn khi làm công vụ trong một chính quyền mệnh danh là nhà nước pháp quyền.
Trên thực tế, mặc dầu Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời là đã chuyển đơn và yêu cầu Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình giải quyết, nhưng đến nay Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình vẫn không giải quyết. Đến Đoàn Đại biểu quốc hội đại diện cho dân cũng đóng cửa như như để tránh né việc giải quyết khiếu nại chính đáng của người dân.
II. Căn bản thực tế và pháp lý
1. Căn bản thực tế và pháp lý phía người dân bị cưỡng chế
Đất Vườn rau Lộc Hưng trước 1975
Theo người dân, từ những năm 1954, Hội truyền giáo Thừa sai Paris (Mission étrangère de Paris) Sơn Tây đã quản lý một mảnh đất dài 5km ở xã Tân Sơn Hòa, Gia Định, nay là khoảng từ đường Cách Mạng tháng 8 đến Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.Sau đó giáo dân Bắc di cư vào miền Nam đã được Hội truyền giáo cho mượn một mảnh đất khoảng 60.000m2 để trồng rau có giấy tờ chứng minh (1).
Sau này Hội thừa sai Paris giao lại đất cho Tòa Giám mục Sài Gòn, còn Tổng Nha viễn thông của Pháp xin mượn 12.000m2 trên khoảng đất 60.000m2 để làm đài ăng-ten. Theo đó người dân vẫn canh tác ở khu vực rộng 48.000m2 còn lại có chứng từ (2). Đất giao cho giáo dân, có người ký để làm nhà, có người ký để trồng rau vì nhu cầu mỗi người một khác.
Đất Vườn rau Lộc Hưng sau 1975
Sau 30/04/1975, Đài phát tuyến Chí Hòa bị chính quyền cộng sản Việt Nam thu hồi và thuộc quyền sở hữu của Bưu điện thành phố. Người dân vẫn tiếp tục canh tác trên khu đất 48.000m2, vì họ tin nó không thuộc sở hữu của Đài Chí Hòa.
Theo người đại diện của dân Lộc Hưng, thì từ năm 1976 đã có quyết định thu thuế nên người dân Lộc Hưng đã góp rau và các sản phẩm hoa màu sản xuất ra cho chính quyền địa phương. Đến 1982 chính quyền có ra quyết định điều chỉnh mức thuế thu bằng tiền, với giá "6 tháng nắng thu 10 xu/1m2, 6 tháng mưa thu 5 xu/1m2" có chứng từ (3).
Biên lai ký ngày 27/06/1983, ghi rõ "Ủy ban nhân dân phường 7 có nhận của : Toàn bộ tổ rau trong phường, 4 tổ rau, số tiền : hai trăm đồng chẵn"... Đây là bằng chứng người dân cho rằng chính quyền từ lâu đã mặc nhiên thừa nhận quá trình sử dụng đất ổn định của người dân.
Đến năm 1999, theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân phường 6 (đã đổi từ phường 7) quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Người dân cho biết họ tiếp tục đóng thuế liên tục từ 1976 đến 1999. Cho đến khi ra xin kê khai đất đai thì Ủy ban nhân dân phường 6 bắt đầu từ chối, ngưng thu thuế dân vườn rau và giải thích rằng "Đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định quy hoạch nào nên bà con cứ về canh tác đi. Phường không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên".
Từ 2002, người dân vườn rau Lộc Hưng đã liên tục gửi đơn khiếu nại, kiến nghị tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ phường, quận, thành phố đến trung ương nhưng không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết. Trong thời gian chờ đợi chính quyền giải quyết đơn từ, để mưu sinh, người dân tiếp tục kiếm kế sinh nhai bằng nghề trồng trọt, vốn là thu nhập chính của họ.
Đến ngày 7/7/2008 cho đến ngày bị cưỡng chế, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ra công văn chuyển đơn tố cáo của các hộ dân Lộc Hưng đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, kiểm tra nội dung, chỉ đạo giải quyết và trả lời công dân.
Năm 2006, có tình trạng "trên bảo dưới không nghe" khi ông Nguyễn Văn Đua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã có cuộc họp với người dân. Tại cuộc họp ông Đua đề nghị Ủy ban nhân dân phường xác nhận cho chính xác, nghĩa là có ý định xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân. Thế nhưng người dân cho biết từ 2006 đến nay, Ủy ban nhân dân phường 6 vẫn không thực hiện. Đáng chú ý, sau đó, khoảng 2007, công ty xây dựng Sài Thành đưa ra đề nghị bồi thường tiền cho một số dân ở đây để giải tỏa đất tiến hành các dự án xây dựng. Khoảng vài chục hộ được đề nghị đền bù 3 triệu/m2 với điều kiện ký vào một văn bản. Nhưng người dân ở đây đã làm đơn tố cáo vì nhận thấy điều này là trái luật vì đất vườn rau vẫn chưa được xác nhận quá trình sử dụng đất thì chưa thể bồi thường thu hồi. Sau đó thì công ty Sài Thành rút lui. Sự thể này khiến người dân Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế hôm nay nghi ngờ rằng việc giải tỏa khu Vườn rau Lộc Hưng không biết có phải tất cả được sử dụng vào mục đích xây trường học hay một phần được dùng cho "lợi ích nhóm" đây ?
2. Căn bản thực tế và pháp lý về phía cơ quan chức năng cưỡng chế
Theo chính quyền địa phương cho báo chí biết, muốn trưng dụng khu vườn rau Lộc Hưng là vì "Hiện thành phố đang có dự án xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường Trung học cơ sở, hạ tầng giao thông và công viên cây xanh trong khu vực Vườn rau Lộc Hưng với tổng vốn đầu tư là 117 tỷ"…
Mục đích giải tỏa nghe ra có vẻ chính đáng. Nhưng theo các luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng thì, để làm được điều này, căn cứ theo Luật Đất đai hiện hành và các văn bản dưới Luật là các Nghị định, thì Nhà nước, Ủy ban các cấp phải giải quyết theo trình tự pháp luật theo qui định. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, nêu rõ việc bồi thường về đất chỉ áp dụng nếu việc thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (xin nhấn mạnh điều này được ghi trong Nghị định). Nói cách khác, khi lập dự án thu hồi đất tại Vườn rau Lộc Hưng, chính quyền thành phố vẫn xem đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân tại đây. Do đó, họ đã lập ra "Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận Tân Bình".
Vẫn theo các luật sư, điều đáng kinh ngạc đó là việc Ủy ban nhân dân Phường 6 thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên đã tiến hành cưỡng chế thô bạo để giải phóng trắng mặt bằng vào các ngày 04 và 08/01/2019, đặt ra vô vàn khó khăn cho người dân, biến họ đang là người có tài sản, có nơi cư ngụ hợp pháp thì nay họ trở thành kẻ không nhà, toàn bộ tài sản bị tước đoạt, họ trở thành người vô gia cư, gia đình và cuộc sống của họ bị đảo lộn… Khiếu kiện tràn lan, gây mất ổn định cho người dân và cho cả chính chính quyền các cấp. Bởi vì dường như chính quyền hiện cũng còn lung túng chưa biết phải giải quyết cách nào cho ổn thỏa các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân Vườn rau Lộc Hưng… ?
Gần đây nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 14 ngày 11/05/2019 đưa ra Nghị quyết với luận điểm chúng tôi cho là trái pháp luật gây phẫn nộ cho người dân. Đáng lẽ phải cùng với người dân Lộc Hưng tìm ra giải pháp dựa trên cơ sở pháp luật thì họ đưa ra Nghị quyết có nội dung làm trầm trọng hóa việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng. Nghị quyết có đoạn đáng lưu ý :
"…Trong quá trình rà soát pháp lý khu đất nói trên, Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình và các sở, ngành nhận thấy đây là khu đất do Nhà nước quản lý, không thực hiện bồi thường về đất mà chỉ giải quyết hỗ trợ cho các hộ dân di dời.
Theo đó, dự án cần thiết điều chỉnh tên từ"Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất công trình cộng Phường 6, Quận Tân Bình" thành "Dự án hỗ trợ để thu hồi đất thực hiện đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, Quận Tân Bình".
Phải chăng, trước sự phản ứng của dư luận trong và ngoài nước, chính quyền tìm cách thay đổi thực trạng pháp lý của khu đất Vườn rau Lộc Hưng bằng cách điều chỉnh thuật ngữ"bồi thường" thành thuật ngữ"hỗ trợ", nhằm hợp thức hóa hành động tước đoạt đất của người dân Lộc Hưng một cách trái pháp luật và trốn tránh trách nhiệm bồi thường ? Người dân cho đây là một sự lật lọng, đổi trắng thay đen của nhà cầm quyền địa phương để tránh trách nhiệm "bồi thường" (có tính bắt buộc nhà cầm quyền thông qua thương lượng thỏa đáng với người dân) khác với "hổ trợ" (tùy lượng định áp đặt một chiều của nhà cầm quyền).
Sự thể này một lần nữa cho thấy cho đến nay người dân Lộc Hưng hoàn toàn có cơ sở thực tế và pháp lý để đúng ra từ lâu, đã phải được xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp theo Luật Đất đai hiện hành. Nay dù nhà cầm quyền tìm cách đổi trắng thành đen cũng không thể phủ nhận quyền lợi hợp pháp, chính đáng đó của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Điều cần lưu ý là, chính sự phủ nhận trái với thực tế và pháp lý này đã vi hiến, vi luật nghiêm trọng. Bởi vì Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm sao chỉ đơn giản bằng một nghị quyết điều chỉnh tên gọi dự án lại có quyền thay đổi cơ sở pháp lý của quyền sử dụng đất hợp pháp theo Hiến pháp và Luật Đất đai, mà chính nhà nước đã mặc nhiên thừa nhận bấy lâu nay ?
Như vậy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tước đoạt đất hợp pháp của người dân Lộc Hưng hoàn toàn vô giá trị về mặt pháp lý.
Nguyện vọng của dân bị cưỡng chế là gì ?
Để nhanh chóng phản ứng lại Nghị quyết vi Hiến vi Luật nêu trên của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các người dân Vườn rau Lộc Hưng và các Luật sư hổ trợ pháp lý cho họ đã có "Thư Ngỏ" gửi ngay cho Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, cũng là Ủy viên Bộ Chính trị và là Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Thư Ngỏ đã cho thấy nguyện vọng của người dân vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế là gì, cần được chính quyền giải quyết ra sao ?
Trong thư có đoạn viết (xin trích) :
"Người dân Vườn rau Lộc Hưng trong suốt bao nhiêu năm qua chỉ có một lập trường, một suy nghĩ là đất đai mà chúng tôi cư ngụ là đất đai chúng tôi đã sử dụng HỢP PHÁP, được Giáo hội, Nhà thờ cho phép, sử dụng cho đến hiện nay không tranh chấp. Sau đó các cấp chính quyền dù có né tránh việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thế nào đi nữa cũng phải công nhận cho phép người dân chúng tôi trực tiếp trồng rau, chăn nuôi, xây dựng nhà để cho người dân tạm cư nhằm đảm bảo cho bà con Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi sinh sống cho đến trước ngày xảy ra biến cố đầu năm 2019, đó cũng là điều cho thấy nhà nước Việt Nam đã đáp ứng phần nào nguyện vọng chính đáng của người dân, điểm son đó tiếc rằng đã bị hủy hoại tàn nhẫn gây phẫn uất cho người dân Vườn rau Lộc Hưng như chúng tôi đã nêu ở trên…".
"Do bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cố tình tránh né việc tiếp xúc đối thoại với bà con Vườn rau Lộc Hưng, nay chúng tôi gửi thư này lên ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là người lãnh đạo Đảng cao nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với nguyện vọng như sau :
1. Chúng tôi được biết Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiếnpháp lý về vấn đề vụ Vườn rau Lộc Hưng và Sở đã có yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cử luật sư nghiên cứu và cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh biết cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc này. Đây là cách đặt vấn để và giải quyết vấn đề đáng được người dân chúng tôi hoan nghênh và chính vì thế các Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đã có sẵn bộ hồ sơ pháp lý của việc sử dụng đất của người dân chúng tôi. Việc các luật sư hai phía (Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và người dân Vườn rau Lộc Hưng) cùng làm việc để giải quyết nan đề này mà đã kéo dài hơn 20 năm qua chắc chắn sẽ được dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đó chính là cách hành xử đúng pháp luật của một nhà nước pháp quyền.
2. Trên cơ sở thảo luận tìm ra giải pháp với thiện chí của chính quyền và người dân, chắc chắn hai phía sẽ đi đến sự đồng thuận, tránh tình trạng mà người dân Thủ Thiêm đã phải khiếu kiện kéo dài 20 năm qua. Chúng tôi tin rằng khi đó và chỉ khi đó ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng chúng tôi vui đón thành quả mà hai bên nỗ lực cùng giải quyết…".
Người dân Vườn rau Lộc Hưng là những công dân tốt, có thiện chí muốn cùng chính quyền giải quyết ôn hòa, có lý có tình vụ việc đất đai của họ bị giải tỏac. Lại là những người thấm nhuần tinh thần hòa giải nơi đức tin tôn giáo lớn lao, nên trong lời kết của THƯ NGỎ đã viết :
"Là những công dân Việt Nam, có đức tin lớn lao, chúng tôi cầu xin Chúa ủng hộ những nỗ lực không mệt mỏi của người dân chúng tôi trong sự việc cùng tìm đến chính quyền để giải quyết sự việc ở Vườn rau Lộc Hưng. Nỗ lực đưa đến một giải pháp tốt đẹp cho người dân Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi chắc chắn sẽ là điểm son cho chính quyền mà ông lãnh đạo và từ đó sẽ là tấm gương cho việc giải quyết vụ Thủ Thiêm mà ông đang trăn trở trong chức trách của mình…".
III. Nhận định
1. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc Vườn rau Lộc Hưng nghiêm trọng là vì nhà cầm quyền ngay từ đầu đã không thi hành việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất đai theo Luật đất đai mới của chế độ, dù người dân đã sử dụng đất liên tục, đóng thuế hợp lệ hội đủ các điều kiện theo luật định.
Người dân Lộc Hưng đã có chứng từ sử dụng đất hợp pháp liên tục nhiều năm trước và sau 1975 và đã nhiều lần xin hợp thức hóa quyền sử dụng đất không được giải quyết. Mặc dầu Luật Đất Đai năm 1987 đã điều chỉnh 3 lần cứ sau 10 năm (1993, 2003 và 2013) để phù hợp với thực tiễn, trong đó có tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho những người dân sử dụng đất đai ổn định, liên tục… như dân Vườn rau Lộc Hưng được xin cấp Giấy xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Nhưng đã bị chính quyền địa phương tìm cách thoái thác.
Sự trì hoãn này xảy ra nơi nhiều địa phương, khiến người dân nghi ngờ là có dự mưu của những kẻ cầm quyền muốn lợi dụng những quy định của luật đất đai mới để thủ lợi cá nhân hay "lợi ích nhóm". Từ đó đưa đến khiếu kiện không giải quyết mà dùng cưỡng chế để chiếm đoạt khiến người dân phẫn uất, phản ứng quá đà để rồi bị kệt tội chống người thi hành công vụ một cách oan ức…
Theo một luật sư trong nước thì hành động cưỡng chế như thế là "phi pháp", đã "triệt tiêu" quyền khiếu kiện của người dân, đồng thời cho thấy tình trạng thực tế là doanh nghiệp lợi ích nhóm đang "mượn tay" chính quyền để cướp đất của người dân. Và rằng việc cưỡng chế, tháo dỡ nhà cửa ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, là hoàn toàn "trái pháp luật" và cảnh báo về một "ngòi nổ Tiên Lãng" ngay giữa lòng Sài thành, sau khi chính quyền "ra quân" rầm rộ và san bằng khoảng 200 ngôi nhà vào ngày 8/1/2019.
2. Nguyên nhân dẫn đến các vụ việc nghiêm trọng như vụ Vườn rau Lộc Hưng và nhiều vụ việc trước đó cũng như sau này, còn xuất phát từ sự bất cập của quy định duy ý chí, không phù hợp thực tiễn trong nước và quốc tế của luật đất đai hiện hành khi quy định "quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân" do nhà nước quản lý.
Mặt khác, vì Luật đất đai coi đất đai là "Sở hữu toàn dân" (công sản) tức sở hữu chủ là nhà nước mà suy cho cùng là giai cấp cầm quyền nắm quyền định đoạt. Vì thế quyền cấp đất cho ai sử dụng là quyền của "đảng ta và nhà nước ta" mà "ta là đại diện". Nên trong thời gian qua những người cầm quyền địa phương diên trì không hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho dân đề chờ thời cơ trưng dụng đất nhân danh công ích để tư túi một phần chăng ?. Thành ra đã hơn một lần tính giải tỏa cấp đất cho một công trình kinh doanh không thành năm 2008 (công ty xây dựng Sài Thành…). Phải chăng, nay là thời điểm khu đất vườn rau Lộc Hưng trở thành đất vàng thì việc cưỡng chế giải tỏa quyết liệt, mạnh bạo khiến người dân phẫn nộ vì nghi ngờ đằng sau lý do lấy đất xây trường học chính đáng, phải có tư lợi, phe nhóm gì đây ?
3. Mặc dầu trưng dụng đất đai vì mục đích công ích là điều đã được ghi trong Luật Đất đai nhưng tại sao lại không thực hiện đúng theo qui trình pháp định mà vội vàng cưỡng chế đất trái pháp luật.
Đó phải chăng đúng là điều mà bà Đại biểu quốc hội Ngô Bá Thành đã từng nói oang oang tại Hội trường Quốc hội là "có một rừng luật nhưng khi hành xử thì lại tùy tiện muốn làm cách nào thì làm". Thực tế nhà đương quyền Việt Nam đã thực hiện cưỡng chế bất hợp pháp với cường độ cưỡng chế, thời gian cưỡng chế (cận Tết) như thế là tàn bạo, bất nhân, vô nhân đạo, gây bất bình, phẫn nộ trong nhân dân và quốc tế là điều dễ hiểu.
Đó là một biến động lớn do chính quyền địa phương Tân Bình gây ra, không phải là "sự việc rất bình thường" như ông Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói ; cũng như sự phẫn nộ của công luận không phải như ông nhân định là do "các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động".
4. Theo sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thì "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu". Sự chỉ đạo này chúng tôi cho là khôn ngoan.
Vì "đối đầu" luôn lợi bất cập hại. Lợi nhất thời là có thể dùng cường quyền trấn áp được nhân dân. Nhưng hại lâu dài là sự dồn nén uất ức của nhân dân tích lũy dẫn đến biên độ "tức nước vỡ bờ" hay là "tình thế cách mạng chín mùi", theo luận điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lê phải không ạ ?
Thư Ngỏ của người dân Vườn rau Lộc Hưng thiết nghĩ đáng để chính quyền hiện nay quan tâm xem xét nghiêm túc, để cùng ngồi xuống thảo luận với người dân bị hại, tìm cách giải quyết vụ việc Vườn rau Lộc Hưng theo cách thức của một nhà nước pháp quyền,dù đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng tôn trọng các qui định của chính Hiến pháp và pháp luật của chế độ. Có như thế mới tạo một tiền lệ pháp lý tốt đẹp, để có cơ sở giải quyết các vụ việc tương tự khác, như vụ việc ở Thủ Thiêm cũng đang còn nằm chờ sự giải quyết "thấu lý đạt tình" giữa người dân và nhà nước ; không thể đối đầu với người dân mãi được đâu.
Houston ngày 12/05/2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 16/05/2019
(1) Bản dịch có công chứng từ nguyên bản do Đại úy Moinard ký ngày 17/2/1955 xác nhận chủ đất là của Hội truyền giáo và cho phép người dân trồng trọt.
(2) Khế ước mướn đất của một người dân với Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn vào 1975.
(3) Quyết định thu thuế canh tác đất năm 1982.
Như vậy là sau 44 cưỡng chiếm được Miền Nam, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không thực hiện được điều mà cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn khẳng định mạnh mẽ, rằng "15 đến 20 năm nữa sẽ xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa". Vì thực tế cho thấy công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thất bại hoàn toàn chỉ sau 20 năm (1975-1995). Thế nhưng, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không thừa nhận (tất nhiên rồi, dại gì, mất uy tín sao ?) mà vẫn tiếp tục xác định mục tiêu tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa bằng con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Vậy triển vọng tương lai chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thế nào ?
"Định hướng xã hội chủ nghĩa" là mục tiêu giả (hay ngụy biện) để che đậy thực trạng xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thất bại hoàn toàn ? - Ảnh minh họa
Câu trả lời tổng quát thì đã được Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đương thời Nguyễn Phú Trọng đang nằm trên giường bệnh ở tuổi "gần đất xa trời", từng nói đại ý rằng "Cho đến cuối Thế kỷ 21 này không biết đã có xã hội chủ nghĩa hay chưa". Câu trả lời nước đôi này khiến nhiều người đưa ra những suy đoán khác nhau.Suy đoán chủ quan theo chiều hướng tiêu cực thì cho rằng câu nói này cho thấy chính ông Tổng cũng hoài nghi về con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa không biết có thành hay bại.
Chúng tôi thì suy đoán khách quan theo chiều hướng tích cực là câu nói ấy của ông Tổng Tịch thể hiện đúng đức tin của môn đồ cộng sản trung kiên ; tương tự như tín đồ trung kiên của một tôn gíáo tin vào các giáo điều. Ông Tổng Tịch tin rằng xã hội chủ nghĩa sẽ thành đạt với một thời gian lâu dài không thể xác định, không cần chứng minh, nhưng tin rằng cuối cùng sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xả hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản viên mãn với đỉnh cao là "Thiên đường cộng sản" (!) Nhưng khác với Thiên đường hay Niết Bàn cực lạc của tôn giáo, theo niềm tin tín đồ có thể đến được, thấy được sau khi chết. Nghĩa là thời gian dài lắm cũng chỉ là một đời người. Còn với xã hội chủ nghĩa phải hiện thực ngay trên trần thế này, thì có thể phải qua nhiều thế hệ đời này qua đời kia chưa biết có hay không. Thế nên hết đời ông Tổng Tịch cũng chưa thể thấy được xã hội chủ nghĩa là cái chắc (75 tuổi rồi, lại vừa ngã bệnh chưa ai biết bệnh tình ra sao), nên Ông mới dự đoán "Cho đến cuối Thế kỷ 21 này không biết đã có xã hội chủ nghĩa hay chưa". Tại sao ông Tổng lại nói như vậy ?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bày :
I. Đi lên xã hội chủ nghĩa bằng con đường "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là thế nào ?
1. Trên bình diện lý luận cộng sản chủ nghĩa
Trong bài trước chúng tôi có đề cập đến sự thất bại của hai kế hoạch 5 năm đầu tiên sau "ngày giải phóng" (1975-1985) thực hiện triệt để lý luận marxist-leninist đi thẳng lên xã hội chủ nghĩa mà không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Nhưng rồi hai kế hoạch 5 năm tiếp theo (1985-1995) thực hiện "Đổi mới" vẫn không thành, trong khi hệ thống các nước cộng sản quốc tế, trong đó có cả "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" đều sụp đổ tan tành phải chuyển ngay qua con đường kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và chế độ dân chủ pháp trị đa đảng (1989- 1991). Thực tế này, khiến "Đảng và nhà nước ta" vội thi hành chính sách "Mở cửa" để cứu nguy, song vẫn độc tài toàn trị, kiên định mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa bằng con đường "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Dường như Đảng cộng sản Việt Nam đã lý luận rằng sự sụp đổ của cả hệ thống cộng sản quốc tế, cũng như sự thất bại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trước đây, đều có chung một nguyên nhân chủ yếu là đã "tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Phải chăng vì chính Vladimir Lenin lãnh tụ cộng đảng Bolsevic Nga cũng đã quá nóng vội, chủ quan, duy ý chí khi vận dụng chủ nghĩa cộng sản vào nước Nga Sa Hoàng tư bản chủ nghĩa mới bước đầu phát triển, trái với các luận điểm kinh điển về chủ nghĩa cộng sản của K. Marx. Theo đó cuộc "cách mạng vô sản" của giai cấp công nhân để tiêu diệt giai cấp tư bản chỉ nổ ra và nhất định thắng lợi, khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến tột cùng trên phạm vi toàn cầu, mâu thuẩn giữa giai cấp công nhân (vô sản) với giai cấp tư bản không còn điều hòa được nữa và trở thành "mâu thuẫn đối kháng" một mất một còn, không chỉ giữa giai cấp tư bản thống trị với giai cấp công nhân mà là mâu thuẫn đối kháng với mọi giai cấp, với toàn xã hội ; cũng không chỉ ở mỗi nước mà cùng lúc ở mọi nước trên toàn thế giới. Vì khi đó, nhà nước do thiểu số giai cấp tư bản độc quyền thống trị ở các nước đều sẽ bị cô lập hoàn toàn, phải đầu hàng trước cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới, dưới sự lãnh đạo của "đội tiền phong của giai cấp công nhân" là các đảng cộng sản. Vì thế Tuyên ngôn quốc tế cộng sản mới kêu gọi "giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại" phải không nào ?
Trong khi Lenin thì cho rằng "Cách mạng vô sản" cướp chính quyền có thể nổ ra ở những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản. Tại các nước tư bản mới phát triển bước đầu thời Lenin (những thập niên đầu Thế kỷ 20) khâu yếu nhất là tính bóc lột tàn tệ sức lao động của giai cấp công nhân. Vì tham lam lợi nhuận các chủ tư bản đã bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, bắt công nhân làm việc nhiều giờ, trong điều kiện lao động tồi tệ, thiếu an toàn, đồng lương chết đói, đã tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản với giai cấp công nhân. Vì lòng tham vô đáy, các chủ tư bản đã tìm cách mở rộng thị trường khai thác thuộc đia bằng chủ nghĩa đế quốc xâm lược các nước nghèo nhược tiểu tạo mâu thuẩn đối kháng giữa các dân tộc với các đế quốc tư bản chủ nghĩa xâm lăng. Dựa trên những luận điểm này Lenin và đảng cộng sản Bolsevic Nga đã vận dụng lần đầu tiên chủ nghĩa cộng sản vào nước Nga tư bản chủ nghĩa, cướp chính quyền năm 1917 (Cách mạng tháng 10 Nga…), lật đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chế độ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô-Viết" (Liên Xô) đầu tiên trên thế giới, hình thành "Đệ Tam quốc tế cộng sản" (1) (chủ nghĩa marxist-leninist)) đối kháng, xung đột đẫm máu với "Đệ tứ quốc tế cộng sản" (2) (chủ nghĩa marxist) vốn trung thành với các luận diểm của Marx về "cách mạng vô sản".
Sau khi vận dụng thành công "Cách mạng vô sản" vào khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga, Lenin đã xuất cảng cách mạng đến các khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản khai thác các thuộc địa. Ngày 16/4/1917, Lenin đã đến Petrograd trình bày trước Trung ương Đảng Bolshevik một bản báo cáo đề ra mục tiêu và đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết". Bản báo cáo này được gọi là "Luận Cương Chính Trị tháng 4", trong đó có đề cập đến. cách mạng giải phóng nơi các dân tộc bị áp bức đã lôi kéo, mời chào được nhiều nước thuộc địa phất cao "ngọn cờ giải phóng dân tộc" (ngụy dân tộc), cướp chính quyền, để xây dựng "xã hội chủ nghĩa" dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản bản xứ do Liên Xô đào tạo và chỉ đạo tiến hành cách mạng vô sản toàn thế giới,cộng sản hóa toàn cầu. Ông Hồ Chí Minh có lẽ là người Việt Nam đầu tiên đã nồng nhiệt tiếp nhận lối mời chào này; để rồi sau đó đưa đất nước vào thảm cảnh triền miên trong nhiều thập niên đến nay vẫn chưa chấm dứt, gây hận thù và làm phân hóa dân tộc, di hại lâu dài cho dân cho nuoc (3).
Nay sau khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa quốc tế sụp đổ, tất cả đều nhanh chóng chuyển đổi ngay qua con đường "kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa" và chề độ dân chủ pháp trị. Bốn nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại là Cu ba, Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam thì từ lâu đã chết lâm sàng (chết trên giường bệnh chờ ngày chôn cất) về mặt bản thể và đang tìm cách tồn tại thêm thời gian chuyển đổi theo cách thế khác nhau. Riêng Việt Nam thì đang được đảng cộng sản chuyển đổi theo đúng lý luận kinh điển về tiến trình "Đi lên chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) phải thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Vận dụng thế nào trên thực tế, hiệu quả ra sao ?
2. Trên bình diện thực tế, Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng thế nào, hiệu quả ra sao ?
Trên thực tế, Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách "Mở cửa" là nhằm thành đạt giai đoạn "phát triển tư bản chủ nghĩa" bằng "kinh tế thị trường", một đặc trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (là thật) ; còn "định hướng xã hội chủ nghĩa" là mục tiêu giả (hay ngụy biện) để che đậy thực trạng xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thất bại hoàn toàn trong quá khứ. Thế nhưng từ hiện tại đến tương lai, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lừa mị nhân dân (bản chất mà), dù thâm tâm họ cũng biết, rằng vĩnh viễn vẫn không thể, không bao giờ hiện thực xã hội chủ nghĩa trên hành tinh này được nữa. Vì sao thì ai cũng biết qua thực tiễn rồi; dù có làm theo luận điểm của Marx tạo được giai đoạn "phát triển tư bản chủ nghĩa" cũng không bao giờ xây dựng được cái xã hội chủ nghĩa, tiến lên cái xã hội cộng sản với đỉnh cao là "Thiên đường cộng sản" hoang tưởng được nữa đâu. Phải không "các đồng chí cộng sản" đỏ vỏ, xanh lòng ?
Mục tiêu thực hiện giai đoạn "phát triển tư bản chủ nghĩa" bằng kinh tế thị trường thì thực tế khách quan mà nói, quả thật đã đạt được thành quả trông thấy ít nhiều và đang tiến triển ngày một hoàn chỉnh để cuối cùng Việt Nam sẽ có được thời kỳ kinh tế phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì kể từ khi Hoa kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1995) Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh "chính sách mở cửa" làm ăn với bên ngoài, đúng ra là với các nước dân chủ tư bản chủ nghĩa nên mới khá được như hôm nay. Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện "Mở cửa" bằng định thức "kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" là thực hiện theo luận điểm Marxism "Tiến lên xã hội chủ nghĩa thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Trên thực tế, sau 24 năm làm ăn theo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (1995-2019) Việt Nam quả thực ngày một phát triển nhiều mặt và tạo được bộ mặt phồn vinh như hôm nay. Trước đây, đã có lúc nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu các định chế quốc tế công nhân Việt Nam đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để được kết nạp vào các tổ chức kinh tế quốc tế đa phương… Thực tế rất có triển vọng Việt Nam sẽ hoàn thành được các yếu tính của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở cuối quá trình chuyển đổi. Thế còn "định hướng xã hội thì sao, triển vọng tương lai thế nào ?
II. Triển vọng tương lai "định hướng xã hội chủ nghĩa" thế nào ?
Hai câu hỏi được nhiều người đặt ra :
1. Liệu Đảng cộng sản Việt Nam có hiện thực được chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam bằng con đường "kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" hay không ?
Câu trả lời ngắn gọn có tính khẳng định là không. Cho dù sau này có tạo ra được tiền đề kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển như luận điểm của Marxism, thì tất yếu cũng không đạt được mục tiêu "định hướng xã hội chủ nghĩa". Vì thực tế với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hôi chủ nghĩa sau nhiều thập niên thử nghiệm xây dựng gây nhiều hệ lụy tiêu cực nhiều mặt cho nhiều dân tộc, đã cho thấy chủ nghĩa cộng sản là không tưởng (lý tưởng có vẻ cao đẹp nhưng không thể hiện thực), sai từ lý luận đến thực tiễn. Do đó, có thể khẳng định, không sợ sai lầm rằng triển vọng tương lai Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không, và vĩnh viễn sẽ không bao giờ thực hiện được mô hình : Xã hội "Xã hội chủ nghĩa" lý tưởng nhưng không tưởng này. Và rằng Kinh tế thị tường tất yếu định hướng tư bản chủ nghĩa".
2. Vậy triển vọng tương lai xã hội chủ nghĩa Việt Nam thế nào ?
Câu trả lời là chế độ mang danh "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã chết lâm sàng về mặt bản thể từ lâu rồi. Nay chỉ là "ngụy cộng hòa" (chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, không phải dân chủ tập trung trong tay đảng cộng sản) "ngụy xã hội chủ nghĩa" (một xã hội không còn cảnh người áp bức bó lột người, thực tế hoàn toàn trái ngược…). Thực chất cũng như thực tế chế độ hiện nay chỉ còn là một chế độ độc tài đảng trị theo chủ nghĩa thực dụng, nghĩa là đảng cầm quyền độc tôn, độc quyền chính trị, dù còn mang danh "đảng cộng sản" nhưng không còn thực hiện chủ nghĩa xã hội nữa, mà đã và đang cai trị bằng các chủ trương chính sách thực tế nào xét ra có lợi nhất (thực dụng) trên hết và trước hết cho một tập đoàn thống trị.
Thành ra, triển vọng xã hội chủ nghĩa trong tương lai là không có. Cái gọi là "kinh tế thị trường" là thật sẽ hiện thực, "định hướng xã hội chủ nghĩa" chỉ là mục tiêu giả, làm mặt nạ che đậy ý đồ chính trị lừa mị nhân dân. Chính kinh tế thị trường mà chúng tôi gọi là "Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường" sẽ từng bước lột bỏ cái mặt nạ này theo tiến tình hình thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, để cuối cùng đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay sẽ lộ nguyên hình và bị tiêu vong khi nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoàn chỉnh ở cuối quá trình phát triển; cùng lúc với sự hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng một cách phù hợp. Đó là một tất yếu. Vì kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa luôn song hợp với chế độ dân chủ pháp trị, đa nguyên, đa đảng.
Thật vậy, Đảng cộng sản Việt Nam không thể và không bao giờ còn cơ hội xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Những người mang danh cộng sản Việt Nam trong thâm tâm cũng biết thế, nhưng vì lợi ích của một tập đoàn thống trị, Cộng đảng Việt Nam bề ngoài vẫn xác định tiếp tục "Đi lên chủ nghĩa xã hội" bằng con đường "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thế nhưng thực tiễn đã không chiều theo cách ngụy biện chủ quan duy ý chí có tính "cưỡng từ doạt lý" của Đảng cộng sản Việt Nam, chỉ có mục đích tuyên truyền lừa bịp đảng viên và quần chúng thiếu hiểu biết, không có giá trị hiện thực. Thực tiễn con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" nhất định sẽ phát triển theo quy luật khách quan đến xã hội tư bản chủ nghĩa. Và triển vọng số phận tương lai của cái gọi là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là sự tiêu vong từng bước theo một tiến trình mà sự kết thúc êm đẹp hay bi thảm tùy thuộc sự lựa chọn của chính những người lãnh đạo đảng và nhà đương quyền Việt Nam hôm nay.
Theo đó, trong "Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường" các cán lớn, cán nhỏ đảng viên cộng sản và cả cái chính quyền mạo danh "chuyên chính vô sản" trong chế độ ngụy "xã hội chủ nghĩa" bao lâu nay, đã như những con ruồi sa vào hũ mật (mật ngọt chết ruồi" theo tục ngữ Việt Nam), cũng "đã và đang biến chất" và "sẽ biến thể hoàn toàn" ở cuối quá trình tiêu vong. Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang bị "Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường"hóa thân tịnh tiến theo đúng quy luật duy vật biện chứng"Lượng đổi, chất đổi" (lượng độc tài tiêu vong, lượng dân chủ lớn dần, triệt tiêu độc tài ở cuối quá trình tích lũy chất dân chủ thừa đủ, hình thành dân chủ đa nguyên,đa đảng, như nước đun sôi dến 100 độ C thì bốc hơi biến thành thể hơi…).
Diễn biến cụ thể đó là : cán bộ đảng viên cộng sản đã bị tư sản hóa từng bước (trở thành tư sản hay tư bản Đỏ), nhà nước được tư bản hóa từng phần (tiến trình giải tư công, nông, thương nghiệp quốc doanh…), chế độ thì được dân chủ hóa tịnh tiến (dần dần theo thời gian đã phải trả lại cho nhân dân nhiều quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền ,dù còn ít nhiều hạn chế…). Dẫu sao, dường như Đảng cộng sản Việt Nam cũng biết được rằng đi theo chiều hướng này là tốt nhất,vẫn giữ được phần nào quyền lợi cho một tập đoàn thống trị sau khi "chế độ độc tài toàn trị, độc đảng" phải biến thể qua "dân chủ pháp trị đa đảng". Một chiều hướng không thể đảo ngược và Đảng cộng sản Việt Nam cũng không có sự lựa chọn con đường nào khác hơn. Do đó, cho dù "Đảng ta" miệng có la hoảng về cái gọi là "Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù nghịch" ; dù ông Tổng Trọng có luôn cảnh giác đảng viên về hiện tượng "Tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ "Đảng ta", thì thực tế chân vẫn phải chậy theo và bị "diễn biến ấy" lôi đi xềnh xệch không sao cưỡng lại được.
III. Thay lời kết
Viết đến đây chúng tôi liên tưởng nhớ lại một hình ảnh rất cụ thể, rất sống động để mọi người thấy ngay con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là "đường đi không bao giờ đến", chủ nghĩa xã hội là hoang tưởng. Từ quá khứ đến hiện tại, tất cả chỉ là sự lừa bịp nhân dân trắng trợn và tàn nhẫn của cộng sản quốc tế nói chung, cộng sản Việt Nam nói riêng.
Hình ảnh này hình thành trong đầu khi người viết nằm trong biệt giam số 6 Khu C2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu ở Gia Định, Sài Gòn, vào khoảng cuối năm 1979 hay đầu năm 80. Vào giờ suy tư hàng đêm trước khi đi ngủ, chợt nhớ lại hình trên báo tường thời Trung học, do một người bạn cùng lớp vẽ hình một người cỡi trên lưng con Đại bàng, tay cầm cần câu đưa ra phía trước để nhử cho Đại bàng cô gắng bay cao, bay nhanh để đớp được miếng mồi. Tất nhiên, ai cũng thấy là Đại bàng dù cố gắng cách mấy cũng không bao giờ đớp được miếng mồi ngon. Khi đó tôi liên tưởng đến lời khẳng định của Tổng bí thư Lê Duẫn, rằng "15 đến 20 năm nữa sẽ xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa". Thê là trong đầu tôi nghĩ đến hình ảnh một chiếc xe ngựa, với một cần câu dương cao phía trước treo bảng đề "Xã hội chủ nghĩa". Ngựa kéo xe là 10 cặp người dân tương đương với 20 năm ông Tổng Duẩn khẳng định, mắt ngước nhìn bảng hiệu, mồ hôi đỏ (máu) nhễ nhãi, cố chạy nhanh theo nhịp thúc giây cương của người cầm lái là Tổng bí thư Lê Duẩn cầm giây cương, bên cạnh ngồi đầy trên xe là các Ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng… với nét mặt hồ hởi, phấn khởi nhìn về phía trước.
Quý độc giả có thể so sánh để tự kết luận.
Houston, ngày 5/5/2019
Thiện Ý
Ghi chú :
Theo Wikipedia :
(1) Đệ Tam Quốc tế, còn gọi là Quốc tế cộng sản hay Comintern, là tổ chức của những người cộng sản, được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, Đệ Tam Quốc tế đã tiến hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
(2) Đệ Tứ Quốc tế còn gọi là Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.
Đệ Tứ quốc tế cộng sản tại Việt Nam: Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu. Trong lịch sử của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ XX, Việt Nam thuộc số ít các nước là nơi mà chủ nghĩa Trotsky tạo được phong trào lớn mạnh. Các lãnh đạo và hầu hết thành viên của chủ nghĩa Trotsky tại Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu diệt từ tháng 10 năm 1945. Được biết Ông Hồ Hữu Tường một nhân sĩ Miền Nam và vợ từng gia nhap "Đệ tứ quốc tế cộng sản". Khoảng năm 1980, người viết cùng một số anh em bạn tù khác được chở từ khám Chí Hòa đến trại tù lao động mang tên K1-Z30D Hàm Tân Thuận Hải,chân ướt chân ráo vừa đến nơi còn đang tụ tập trước đầu láng dãy nhà sẽ nhốt chúng tôi, thì thấy một người tù cõng một người tù to béo như con bò mộng trên vai. Người được cõng giơ tay vẫy qua vẫy lại nói như hết hơi "Tường đây, Tường sắp chết rồi…". Sau này được biết Ông Hồ Hữu Tường bị bệnh viêm gan cổ chướng, người phình to như con bò mộng, Hôm đó ông được đưa lên trạm xá, rồi được thả về nhà ít ngày sau thì qua đời. Thật tôi nghiệp cho một trong những trí thức hàng đầu của Miên Nam đã chết như thế đó.
(3) Theo lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam ông Hồ Chí Minh (còn có tên là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và nhiều tên khác khi hoạt động) năm 1911 đã ra đi tìm đường cứu nước qua nhiều nước tư bản cũng như thuộc địa. Tại Pháp ông Hồ đã đọc được "Luận cương Chính trị tháng 4" của Lenin và hét to một mình trong phòng trọ, rằng "Đây rồi, muốn giải phóng dân tôc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản" (!). Thế rồi ông Hồ gia nhập đảng Xã Hội Pháp (1924), được huấn luyện đào tạo ở Liên Xô trở thành môn đồ của chủ nghĩa cộng sản, gia nhập "Đê Tam quốc tế cộng sản". Sau đó ông Hồ nhận chỉ thị, từ Moskva về Hong-Kong họp Đại hội ở thành phố Cửu Long, thống nhất 3 tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Từ đó khởi đầu một bi kịch lịch sử với "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam" kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt, với đỉnh cao là cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn kéo dài 21 năm (1954-1975) để cộng sản hóa cả nước. Điều bi thảm đáng phẫn nộ, là với cái giá núi xương sông máu của quân dân hai miền Bắc Nam, đất nước bị bom đạn ngoại bang tàn phá tan hoang, nhân dân hai Miền bị khổ ải trăm bề vì những năm tháng thử nghiệm mô hình Xã hội chủ nghĩa trên cả nước thất bại. Ai chịu trách nhiệm trước lịch sử đây ? Câu trả lời có ngay trong câu hỏi.
Sau ngày "Giải phóng Miền Nam" ít lâu, Đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức một cuộc mít-tinh qui mô lớn ăn mừng chiến thắng. Một lễ đài lộ thiên được dựng lên trước cổng Dinh Độc Lập Sài Gòn (sau 30/04/1975 đổi là Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh), người ta thấy có sự hiện diện của hầu hết các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt như Lê Duẩn, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng… Đồng thời và tất nhiên cũng có sự hiện diện của những người đứng đầu Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miên Nam Việt Nam như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Bà Nguyễn Thị Định, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát… Vì đây là những công cụ chính trị và quân sự của cộng sản Bắc Việt "ngụy dân tộc" để phát động và tiến hành cái gọi là "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" (khoảng một năm sau 30/04/1975 các công cụ này bị giải tán vì đã hoàn thành vai trò công cụ được "đảng ta"gọi là "hoàn thành nhiệm vụ lịch sử"…).
Cuộc mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn ngày 7/5/1975.
Giờ đây, mục tiêu "giải phóng Miền Nam" đã hoàn thành, trong cuộc ăn mừng chiến thắng này, Ông Lê Duẩn, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam (trước đó ngụy trang dưới cái tên Đảng Lao Động Việt Nam) đã không cần che dấu mục đích của cuộc "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" là để "cướp chính quyền quốc gia" ở Miền Nam, thống nhất đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản). Nghĩa là dùng đã chiêu bài"ngụy dân tộc" và "chủ nghĩa yêu nước" để thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Trong cơn say men chiến thắng, Ông Lê Duẩn đã mạnh mẽ khẳng định, rằng "trong vòng 15 đến 20 năm nữa chúng ta sẽ xây dựng thành cộng chủ nghĩa xã hội trên cả nước" ( ! ? !).Phụ họa cho sự khẳng định đầy tự tin và tự hào này là những biểu ngữ đỏ, cờ đỏ sao vàng giăng mắc quanh khán đài và những con đường mà các đoàn thể quần chúng đang xếp hàng chờ diễu hành qua khán đài.Rằng "Đảng CSVN người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam muôn năm" ; rằng "Chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng muôn năm" (!?!).
Vậy thì, giờ đây sau 44 năm "giải phóng Miền Nam, thồng nhất đất nước" đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Việt cộng) đã xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp của cộng sản quốc tế đến đâu rồi, hiệu quả thế nào ?
Nội dung bài viết này lần lượt trình bày :
Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp cộng sản quốc tế thế nào, hiệu quả ra sao ?
Trên thực tế, theo nhận định của chúng tôi, Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa qua ba giai đoạn :
Giai đoạn I : (1975-1985) thường được gọi là "thời bao cấp"
Trong giai đoạn này, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện triệt để mô hình xã hội chủ nghĩa theo một tiến trình như Liên Xô đã làm, kể từ sau khi Cộng đảng Bolsevick Nga lật đổ được chế đô Nga Hoàng, cướp được chính quyền vào năm 1917, thiết lập "Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết " (gọi tắt là Liên-Xô). Bảng hiệu chế độ cũng giống luôn "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Theo gương Liên-Xô, Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc "Đi lên chủ nghĩa xã hội mà không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" tại Việt Nam không như Karl Marx lý luận về chủ nghĩa cộng sản là phải thông qua giai đoạn phát triển tư bản. Nghị quyết Đại Hội IV của Cộng đảng Việt Nam đã đưa "Đường lối chung của Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước" như một định thức chỉ đạo : "Nắm vững chuyên chính vô sản,phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng : Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tương và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt…"). Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện định thức này ra sao ? hiệu quả thế sao ?
1. Thực hiện "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động"
1.1. Tiến hành ra sao ?
Để "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động" , Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện chính sách hai mặt : củng cố và phát triển bộ máy Đảng và bộ máy nhà nước ngày một vững mạnh,song song với tiến hành triệt hạ nguy cơ phản kháng (bằng chế độ tập trung cải tạo các sĩ quan, lãnh đạo chính quyền, đảng phái quốc gia…), truy quét,trấn áp, các cá nhân và tổ chức chống chế dộ (Đảng cộng sản Việt Nam gọi là truy quét phản động). Đồng thời Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện cái gọi là "quyền làm chủ tập thể" thông qua cái gọi là "dân chủ tập trung" (trong tay đảng và nhà cầm quyền cộng sản) để giám sát, ban phát quyền dân chủ cho nhân dân nào chỉ biết phục tùng thực hiện mọi chủ trương chính sách cai trị của "Đảng và nhà nước ta" ( !)
Để củng cố và phát triển bộ máy đảng và nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã học tập kinh nghiệm thống trị bằng bạo lực kềm kẹp, trấn áp nhân dân của Tầu cộng ; rút kinh nghiệm tổ chức đảng, chính quyền và chính sách cai trị 21 năm ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954-1975) vận dụng vào Miền Nam mới "Giải phóng" (!) . Bộ máy đảng luôn tồn tại song hành với bộ máy chính quyền (đã là gánh nặng ngân sách quốc gia) từ trung ương đến địa phương, trong mọi cơ quan, ban ngành, đoàn thể ; thực hiện triệt để định thức cai trị kềm kẹp "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Để truy quét, trấn áp, tiêu diệt mọi sức đề kháng chống chế độ, Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng các công cụ chuyên chính vô sản (công an, quân đội, hệ thống tòa án công lý một chiều,nhà tù, pháp trường, khủng bố…). Để nắm được từng người dân, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện triệt để chính sách hộ khẩu và chế độ tem phiếu thực phẩm, kết hợp với các thủ đoạn tuyên truyền lừa mị đối với mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện khẩu hiệu "nghe thì sống, chống thì chết".
1.2. Hiệu quả ra sao ?
Nhìn chung, với việc thực hiện triệt để chính sách hai mặt trên, Đảng cộng sản Việt Nam đã "nắm vững được chuyên chính vô sản" ; nghĩa là đã dùng bạo lực qua các công cụ của nền chuyên chính vô sản trấn áp thành công (chứ không tiêu diệt được) sức phản kháng và đưa được mọi tầng lớp nhân dân vào khuôn phép kỷ luật nhà binh.
Thật vậy, trong 5 năm đầu sau khi chiếm được Miền Nam (1975-1980), Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện triệt để những chủ trương, chính sách và các biện pháp căn bản trên đây. Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc "truy quét phản động", ổn định và giữ vững được tình hình an ninh chính trị. Vì thực tế cao trào chống cộng của các cá nhân hay tổ chức ngày một lắng xuống. Nhờ đó, sau 5 năm kế tiếp (1980-1985), Đảng cộng sản Việt Nam từng bước củng cố cơ cấu đảng và chính quyền các cấp, các ngành để tiến hành mạnh bạo các chủ trương, chính sách và biện pháp "Đi lên Xã hội xã hội chủ nghĩa" trên cả nước, dưới bảng hiệu chế độ"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
2. Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng như thế nào, hiệu quả ra sao ?
Một cách tổng quát, trong giai đoạn I, cả ba cuộc cách mạnh nêu trong định thức "tiến lên chủ nghĩa xã hội" đều đã được Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện triệt để. Hiệu quả sau cùng tất cả đều thất bại hoàn toàn. Riên về kinh tế, mặc dầu cố gắng "Đổi mới" trong giai đoạn II (1985-1995) vẫn không cứu vãn được.Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi chỉ đề cập chi tiết đến cuộc "cách mạng quan hệ sản xuất" mà Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành, vì cơ cấu kinh tế có tính quyết định sự thành bại của toàn bộ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
2.1. Mục tiêu cách mạng quan hệ sản xuất phải thành đạt là gì ?
Là thực hiện các chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm phá nát, tiêu diệt triệt để quan hệ sản xuất cũ, mà lý luận cộng sản cho là mang tính áp bức, bóc lột (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính tư hữu), để thiết lập từng bước, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng quan hệ sản xuất mới không mang tính áp bức bóc lột (quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mang tính công hữu).
2.2. Thực hiện thế nào ?
Để phá đổ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cả nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện chủ trương, chính sách cải tạo công thương nghiệp, lưu thông phân phối và dịch vụ tư bản tư doanh nơi các thành thị và cải tạo nông nghiệp ở nông thôn với hai kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980, là tiếp mối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 30/04/1975) và lần thứ ba (1981-1985).
2.2.1. Thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh : Vào giữa năm 1976, một loạt chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế tư bản tư doanh và cá thể đã được Đảng cộng sản Việt Nam ban hành và đi vào thực hiện có tính thăm dò thử nghiệm.Mặc dầu chỉ thực hiện trên qui mô nhỏ, song cũng đã gây chấn động lớn về kinh tế, xã hội và là nỗi kinh hoàng cho các đối tượng bị kiểm kê tài sản, nhất là những gia đình bị qui kết thành phần tư sản mại bản (vì trong quá khứ có liên hệ làm ăn với tư bản nước ngoài) hay tư sản dân tộc. Họ không những bị kiểm kê tịch thu hết tài sản, có khi còn bị tù đầy hay cưỡng bức rời thành phố đi lập nghiệp vùng kinh tế mới.Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư sản Đợi I.
Phải đợi cho đến sau Đại Hội IV (1976) của Cộng Đảng Việt Nam, chủ trương "Cải tạo" trên mới được chế độ thực hiện triệt để trên quy mô rộng lớn với cường độ mạnh mẽ thể hiện quyết tâm thực hiện khẩu hiệu tuyên truyền "đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa". Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư sản Đợi II. Lúc này, đích thân ông Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã lãnh đạo "đánh tư sản"ở Miền Nam trong chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm "Trưởng Ban Cải Tạo Trung Ương".
Chung quy, đánh tư sản hay cải tạo tư sản là chế độ Đảng cộng sản Việt Nam muốn nắm độc quyền kinh tế(khống chế lực lượng lao động,định đoạt phương thức sản xuất và chiếm dụng độc quyền nguyên vật liệu phương tiện sản xuất). Nghĩa là một kiểu nhà nước tư bản độc quyền,biến lực lượng sản xuất (mọi tầng lớp nhân dân) thành công cụ lạo động thực hiện các hoạt động kinh tế (sản xuất công,nông, thương nghiệp, kinh doanh, phân phối, tiêu thụ, dịch vụ…) dưới sự chỉ huy của chính quyền theo chính sách kinh tế hoạch định cứng rắn của nhà nước.
Hiệu quả ra sao ? Theo nhận định của chúng tôi, công cuộc cải tạo này đã thất bại hoàn toàn vì nó đã đụng chạm vào một trong những yếu tình thuộc về bản chất và cũng là quyền cơ bản của con người : Quyền tư hữu. Vì nó đã tước đoạt trắng trợn thành quả lao động , công lao mồ hôi nước mắt của cả một đời người hay bao đời truyền lại. Những nạn nhân đã uất ức vì bị cưỡng đoạt trắng tay, mất hết tài sản, gia đình ly tán, lại phải vào tù. Nhiều người quá uất ức đã nhẩy lầu tự vẫn, dùng độc dược quyên sinh hay tìm cái chết oan nghiệt qua sợi giây thong lọng tự treo cổ mình.
Thực tế là, sau khi thực hiên các biện pháp "Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh", Đảng cộng sản Việt Nam đã không gặt hái được hiệu quả mà chỉ tạo ra một hậu quả tai hại về mặt kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.Bởi vì nó đã phá nát quan hệ sản xuất cũ là cùng lúc tiêu hủy các nhà sản xuất kinh doanh có tài và kinh nghiệm (vốn quý mà mãi sau này Đảng cộng sản Việt Nam mới nhận ra muộn màng trong thời kỳ đổi mới, mở cửa…),là phá nát các cơ cấu, cơ sở sản xuất kinh doanh vốn có hiệu quả kinh tế bao lâu nay ở Miền Nam.
Hậu quả thực tế là, các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, xáo trộn, ách tắc, năng xuất thấp, phẩm chất xấu, sản lượng giảm, hạch toán lỗ lã triền miên, cung cầu mất cân đối, dẫn đến khó khăn trong lưu thông phân phối hàng hóa, rối loạn thị trường.Từ đó, sự độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh, phân phối tiêu thụ dẫn đến tệ nạn chợ đen, móc ngoặc, tham ô làm giầu bất chính cho một thiểu số những kẻ có chức, có quyền trong guồng máy kinh tế độc quyền (cán bộ đảng viên cộng sản và những kẻ ăn theo), trong khi đa số nhân dân (lực lượng sản xuất chủ yếu) thì đời sống ngày một khó khăn thiếu thôn, đã nghèo ngày càng nghèo thêm, dù đã lao động cật lực vẫn không đủ sống, vì đồng lương chết đói, không tương xứng với sức lao động bỏ ra.
Trong khi chế độ nỗ lực "cải tạo tư sản mại bản, tư sản dân tộc và các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa khác" để biến tất cả thành "vô sản", thì thực tế đã tạo tiền đề đẻ ra các nhà tư sản mới (tư bản đỏ vỏ xanh lòng) ngày một đông đảo, sau mỗi đợt cải tạo và trong khi thực hiện chủ trương chính sách xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa (công, thương nghiệp nhà nước, tổ hợp quốc doanh…). Người dân gọi những nhà tư sản mới phát lên này (thường là cán bộ đảng viên có chức có quyền…) nhờ công cuộc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, là các nhà "Tư sản hay tư bản Đỏ" (Còn hầu hết nhân dân được gọi mỉa mai là "Tư sản mại sản" vì phải bán dần của cải, đồ đạc trong nhà để duy trì sự sống …).
2.2.2. Thực hiện chủ trương chính sách cải tạo nông nghiệp thì sao ?
Cải tạo nông nghiệp là phá đổ quan hệ sản xuất cũ (tư hữu đất đai, phương thức canh tác và tư liệu sản xuất), thiết lập quan hệ sản xuất mới (công hữu đất đai, công liệu và tập thể hóa nộng nghiệp) bằng chủ trương, chính sách "tập thể hóa nông nghiệp". Với chủ trương đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân (công hữu), từ địa chủ ngồi thu đia tô, đến nông dân trực canh, là chủ đất ít nhiều hay tá điền đều không có quyền sở hữu đất đai. Chính sách cải tạo căn cứ vào số ruộng đất sở hữu mà quy kết thành phần địa chủ, phú nông, nông dân trực canh hay tá điền mướn ruộng canh tác để có những biện pháp cải tạo khác nhau.
Trên thực tế, có lẽ Đảng cộng sản Việt Nam đã rút được bài học kinh nghiệm cải tạo nông nghiệp tàn bạo ở Miền Bắc sau năm 1954 qua các cuộc đấu tố dã man thành phần bị quy kết địa chủ, phú nông cường hào ác bá ở nông thôn, nên những thành phần bị quy kết là địa chủ hay cường hào ác bá ở Miền Nam chỉ bị tịch thu hết đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất, một số bị tù đầy, hay trở thành nông dân trực canh như mọi nông dân khác có hay không có ruộng đất canh tác trước đây, đều phải đi vào con đường làm ăn tập thể, được tổ chức từ thấp đến cao : Tổ sản xuất, hợp tác xã, nông trường quốc doanh…Tất cả đều lao động tập thể và thành quả lao động được hưởng theo sự chấm công của tổ chức.
Hiệu quả ra sao ? Trong thời khoảng này (1975-1985) công cuộc cải tạo nông nghiệp ở nông thôn cũng đi đến thất bại như công cuộc cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh ở các thành thị Miền Nam.Các hình thức lao động sản xuất tập thể, dù do các tập thể tự quản (Tổ, Đội lao động, Hợp tác xã nông ngghiep…) hay do nhà nước quản lý (nông trường quốc doanh…) đều không đem lại hiệu quả kinh tế.
Bởi vì phương thức sản xuất mới gọi là "Xã Hội Chủ nghĩa" đã đi ngược với qui luật tự nhiên và quan hệ sản xuất mới (xã hội chủ nghĩa) là quan hệ bóc lột còn tàn tệ, bất công hơn nhiều so với quan hệ sản xuất cũ muốn hủy bỏ (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa).
Phương thức sản xuất mới trái với qui luật tự nhiên là vì con người ai cũng có đầu óc tư hữu, tư lợi. Chính đầu óc này đã là động lực thúc đẩy người ta hăng say lao động sản xuất, làm việc quên mình và quên thời gian. Vì ai cũng nghĩ thành quả lao động họ sẽ gặt hái cho mình để toàn quyền xử dụng cho các nhu cầu cuộc sống cá nhân, gia đình ; phần còn lại tích lũy, đầu tư làm giàu và sau khi chết của cải để lại cho con cái…
Nay Đảng cộng sản Việt Nam ép buộc mọi người vào con đường làm ăn tập thể, bằng chế độ chấm công, dù có dùng các hình thức kích thích cách nào, như "thi đua lao động" để đạt danh hiệu "cá nhân tiên tiến" hay "Anh hùng lao động"… vẫn không lôi kéo được nông dân làm việc hết sức như cho chính mình. Thái độ lao động chung là làm việc cầm chừng, làm hết giờ chứ không làm hết việc. Với tinh thần "Cha chung không ai khóc", người ta sẵn sàng làm ngơ trước những việc phải làm để cứu lúa, cứu mùa khi có thiên tai, dịch họa ; không muốn phát huy sáng kiến canh tác, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất… nên sản lượng nông nghiệp sau cải tạo không tăng mà ngày một giảm nghiêm trọng.
Hậu quả là cả nước lâm vào tình trạng thiếu lương thực nặng nề. Vào những năm cuối thấp niên 70 và đầu thập niên 80, nhân dân cả nước đã phải ăn bo-bo là thực phẩm dành cho gia súc nhập cảng từ Liên-Xô vì thiếu gạo do sai lầm về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô và còn phải trả nợ trong chiến tranh cho Trung quốc. Thật không ai có thể tưởng tượng được là một nước vốn có tiềm năng mạnh về nông nghiệp, trong quá khứ từng là nước hàng năm xuất cảng gạo hàng đầu trong vùng Đông Nam Á, mà nay nhân dân thiếu đói phải ăn độn đủ loại thực phẩm trong đó có thực phẩm vốn chỉ dành cho súc vật.Đời sống nhân dân cả nước đói khổ hơn cả thời kỳ sống dưới chế độ thực dân Pháp !
Tựu chung, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trên lãnh vực nông nghiệp cũng như công, thương nghiệp, chỉ mới manh nha song đã thể hiện đầy đủ tính áp bức, bóc lột còn tàn tệ hơn quan hệ sản xuất cũ tư bản chủ nghĩa mà Đảng cộng sản Việt Nam muốn xóa bỏ. Một sự bóc lột độc quyền nhà nước trên nguyên tắc, trên thực tế một cách cụ thể là sự bóc lột độc quyền của một giai cấp mới, "Giai cấp cán bộ, đảng viên cộng sản" có chức, có quyền trong cơ cấu đảng, chính quyền và cơ cấu kinh tế.Chính những thất bại thảm hại trong việc thực hiện chủ trương cải tạo công, thương, nông nghiệp, lưu thông phân phối hàng hóa và dịch vụ tư bản tư doanh, Đảng cộng sản Việt Nam đã phải tìm cách cứu nguy bằng chính sách "Đổi mới" theo gương Liên Xô trước đây.
Thật vậy, Liên Xô, sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng (1917), cũng quyết tâm đưa cả nước "Đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa phát triển", bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thất bại(1917-1922), Lenin và Cộng đảng Bolsevick Nga đã đưa ra "Chính sách Kinh tế Mới" để sửa sai. Chính sách này đã giúp Liên Xô vượt qua khó khăn ban đầu và tồn tại thoi thóp thêm nhiều thập niên sau đó, cho đến năm 1985 khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô đã cùng các đồng chí cấp tiến trong Cộng đảng Liên Xô phải thực hiện cải cách để cứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô sau 68 năm xây dựng (1917-1985). Thế nhưng, họ đã không thành công trong ý đồ cải cách để vẫn duy trì được chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.Vì chỉ sau một năm đưa ra được những nhận định thức thời (Trong Hội Nghị Toàn Liên Bang Xô-Viết lần Thứ 19 ngày 28-6-1988) và chưa đầy bốn năm (1988-1991) thực hiện chương trình "Cải tổ" (Glasnost) và "Cởi mở" (Perestroika), Liên Bang Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Xô-Viết đã sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991. Nay một lần nữa Đảng cộng sản Việt Nam lại bắt chước Liên-Xô, thực hiện chủ trương, chính sách "Đổi Mới" cũng để để cứu nguy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thất bại sau hai kế hoạch ngũ niên (1976-1985).Thực hiện "Đổi mới" thế nào, hiệu quả ra sao ?
Giai đoạn II : Thực hiện chính sách "Đổi Mới" (1985-1995)
1. Nguyên nhân và mục tiêu của "Đổi mới"
Trước những thất bại thực tế khi thực hiện định thức xây dựng xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong thời khoảng 1975-1985, nghị quyết Đại Hội VI của Cộng Đảng Việt Nam năm 1986, đã đưa ra chủ trương, chính sách "Đổi Mới" về kinh tế để sửa sai.(nhưng không đổi mới chính trị)
Đại Hội VI của Cộng đảng Việt Nam năm 1986 đã nhận định lạnh lùng có tính "huề cả làng" về cái gọi là "những sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện" là do "những biểu hiện nóng vội, muốn xóa bỏ ngay những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa", do cái gọi là "bệnh chủ quan duy ý chí". Rồi thừa nhận "cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại một thời gian tương đối dài" trong suốt "Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội".
Chấp nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cho cùng tồn những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bên cạnh các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa (còn gọi là phi xã hội chủ nghĩa).Nhưng coi các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ đóng vai chủ đạo, chủ động từng bước mạnh lên, triệt tiêu các thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa, sau cùng thành đạt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để tiến lên xã hội chủ nghĩa.
2. Tiến hành "Đổi mới" thế nào ?
Thất bại nên phải "Đổi mới" về phương cách nhưng vẫn giữ vững mục tiêu "Đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa"
Thực hiện "Đổi mới" qua hai kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986-1990) và thứ năm(1991-1995), trên lãnh vực công, thương nghiệp, Đảng cộng sản Việt Nam cho các hình thức sản xuất kinh doanh, phân phối, dịch vụ tư nhân cá thể hay tập thể (công ty, tổ hợp, cá nhân...), bên cạnh hệ thống công tư hợp doanh và quốc doanh đóng vai trò chủ đạo.
Trên lãnh vực nông nghiệp cũng thế, Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận giao lại một phần ruộng đất cho nông dân canh tác trực canh cá thể hay tập thể, khoán sản phẩm hay nộp thuế nông nghiệp, tồn tại song song với các công, nông trường quốc doanh. Tuy nhiên Đảng cộng sản Việt Nam chỉ cấp quyền xử dụng đất cho người nông dân, quyền sở hữu đất đai thì vẫn giữ thuộc "quyền sở hữu toàn dân" (tức thuộc nhà nước,tức thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, vì "Đảng ta"cũng là "nhà nước ta", " nhà nước ta và Đảng ta"tuy hai là một, trong chế độ độc tài đảng trị Việt cộng).
Chiến thuật của "Đổi mới" là tạm thời Đảng cộng sản Việt Nam "lùi một bước" (chấp nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế tư nhân cá thể phi xã hội chủ nghĩa trên lãnh công, nông, thương nghiệp và dịch vụ…) để sửa chữa sai lầm, rồi tiến hai bước theo hướng " đi lên kinh tế xã hội chủ nghĩa" (với ý định dùng thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai chủ đạo ngày một lớn mạnh sẽ tiêu diệt, thay thế dần dần các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể, để sau cùng thiết lập được quan hệ sản xuất công, nông, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa…như tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam dẫn chứng ở trên).
3. Hiệu quả ra sao ?
Trên thực tế, sau hai kế hoạch 5 năm "Đổi mới"(1986- 1995), mục tiêu sau cùng trên đã không đạt được vì các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể phi xã hội chủ nghĩa ngày một phát triển lớn mạnh, trong khi hệ thống kinh tế quốc doanh đóng vai chủ đạo thì ngày càng suy yếu, không chỉ là nguy cơ mà là một thực tế :các thành phần kinh tế tư nhân cá thể tư bản chủ nghĩa đã từng bước tiêu diệt các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể xã hội chủ nghĩa. Nhiều đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh công thương, nông nghiệp quốc doanh làm ăn hạch toán lỗ lã đã phải giải thể.
Như vậy là chính sách "Đổi mới" kinh tế sau 10 nằm đã không sửa sai, không cải tạo được các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Hệ quả tất nhiên là đã không thiết lập được quan hệ sản xuất, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Và như thế"Đổi mới" đã thất bại hoàn toàn vì các mục tiêu của cuộc cách mạng quan hệ sản xuất là một trong 3 cuộc cách mạng của định thức đưa cả nước "Tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa" đã không thành đạt.Nghĩa là thất bại hoàn toàn, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không chịu thừa nhận, tiếp tục thực hiện "Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội"bằng chính sách "Mở cửa" giao tiếp với bên ngoài qua con đường "kinh tế thị trường, dịnh hướng xã hội chủ nghĩa"
Giai đoạn III : Thực hiện chính sách "Mở cửa" (Từ 1996 đến nay)
1. Nguyên nhân và mục tiêu "Mở cửa"
Thất bại trong chủ trương, chính sách"Cải tạo và xây dựng cơ sở ban đầu của xã hội chủ nghĩa" và "Đổi mới" cũng không cứu vãn được, Đại Hội VIII Cộng Đảng Việt Nam (1996) đã đưa ra nghị quyết thực hiện chính sách "Mở cửa" vẫn trong chủ trương, chính sách "Đổi mới kinh tế", "không đổi mới chính trị". Có khác chăng là việc thực hiện chủ trương, chính sách "đổi mới" trước đây diễn ra trong khung cảnh quốc nội, giao tiếp hạn hẹp với một số nước cùng chủng loại xã hội chủ nghĩa hay độc tài các kiểu ; còn chủ trương ,chính sách "mở cửa" sau này cho đến nay, đã diễn ra trong khung cảnh mở rộng ra thế giới bên ngoài, giao tiếp đa phương với mọi nước dù khác chế độ chính trị, trong đó đa phần là các nước dân chủ tư bản chủ nghĩa.
2. Thực hiện thế nào ?
Sở dĩ Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện được chủ trương, chính sách "Mở cửa" này khá thuận lợi là nhờ nước cựu thù "Đế Quốc Mỹ" thay đổi chính sách, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Đảng cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1995,không còn coi Đảng cộng sản Việt Nam là "Đối phương" mà là một "Đối tác" làm ăn trên cơ sở"hai bên cùng có lợi". Từ đó, mở ra cơ hội cho mỗi ngày một nhiều các nước tư bản chủ nghĩa trở thành đối tác làm ăn kinh tế với Việt cộng.
3. Hiệu quả ra sao ?
Chính nhờ "Đế quốc Mỹ" cựu thù quay lại, từ"Đối phương" trong quá khứ chiến tranh thành "Đối tác" làm ăn trong hòa bình hiện tại và tương lai, trên căn bản hai bên cùng có lợi, đã giúp vực dậy công cuộc"Đổi mới" của Việt Cộng để có những bước phát triển "nhẩy vọt", không phải "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa" bằng con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"mà đã và đang "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa tư bản" .Vì con đường "Kinh tế thị trường" tất yếu phải "định hướng tư bản chủ nghĩa". Và chính "kinh tế thị trường" đã tạo được những bước phát triển "nhẩy vọt" về kinh tế để Việt Nam có được bộ mặt phồn vinh như hôm nay (chứ không phải do con đường kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như Đảng cộng sản Việt Nam ngụy biện). Đồng thời chính "môi trường mật ngọt kinh tế thị trường" đã từng bước
"tự diễn biến, tự chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị, độc đảng" qua ‘chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng" và sẽ hoàn tất ở cuối quá trình chuyển đổi, khi lượng dân chủ tích lũy thừa đủ theo "qui luật lượng đổi, chất đổi" như nước đun sôi đến 100 độ C sẽ bốc hơi.(Tiến trình này diễn ra như thế nào, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong phần viết về "triển vọng tương lai xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam")
Kết luận
Chẳng cần viết ra, thì người Việt Nam từng sống những năm tháng dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam, hẳn đều biết Việt Cộng quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa Liên Xô từng được xưng tụng là "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" của mình mà. Vì nỗ lực này của Đảng cộng sản Việt Nam đều hướng tới sự nghiệp chung của cộng sản quốc tế đứng đầu là đế quốc cộng sản Liên Xô, với sự cạnh tranh ngôi vị bá chủ của đế quốc cộng sản Trung cộng, trong giấc mộng cộng sản hóa toàn cầu, bằng con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiến tới một xã hội viên mãn là xã hội cộng. Một xã hội không tưởng (lý tưởng không thể và không bao giờ thực hiện được) không còn gia cấp, không còn áp bức bóc lột, không còn nhà nước, không còn biên giới quốc gia, thế giới đại đồng, xã hội tự động vận hành, mọi người làm việc tự giác theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, tài hóa dư thưa thỏa mãn được mọi nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của con người. Khi đó, mọi con người người thuộc mọi dân tộc sống trên hành tinh này sẽ được sống tự do, ấm no, hạnh phúc tuyệt vời như một "thiên đường nơi trần thế", tức "Thiên đường cộng sản" (!).
Thế nhưng, thực tế cho thấy điều mà cố Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn khẳng định một cách tự tin, tự hào trong cơn no say "chiến thắng" (biểu kiến) sau ngày 30/04/1975 đã không xẩy ra mà ngược lại. Nghĩa là "Mười lăm đến 20 măm sau(1975-1995)…" Đảng cộng sản Việt Nam đã không xây dựng thành công mà đã thất bại hoàn toàn công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa" với cái giá hy sinh lớn lao của mọi tầng lớp nhân dân bị đem làm thử nghiệm. Còn "sự nghiệp công sản quốc tế" thì chỉ trên dưới 15 năm sau chiến tranh Việt Nam (1975-1991), hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ tan tành, sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu và cả"Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" cũng tiêu vong sau hơn 70 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa chưa đi đến đâu (1917-1991).
Thực tế trên ai cũng kiểm chứng và như thế mọi người có thể khẳng định không sợ sai lầm rằng : Không phải 44 năm, mà chỉ 15 đến 20 năm sau kết thúc chiến tranh, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng xã hội chủ nghĩa thất bại hoàn toàn, cùng lúc với sự tiêu vong sự nghiệp công sản quốc tế. Vậy triển vọng tương lai xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam sẽ đi về đâu ? Chúng tôi trình bày trong một bài viết tiếp theo.
Houston, ngày 28/04/2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 01/05/2019
Thấm thoát mà đã 44 năm (1975-2019), cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã chấm dứt nhanh gọn, phi lý và bất ngờ cho cả hai bên nội thù tham chiến, sau 21 năm diễn ra khốc liệt (1954-1975). Thế nhưng theo phân định của chúng tôi, đó mới chỉ là sự kết thúc một giai đoạn của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua.
Một buổi tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư tại Westminster, California.
Cuộc nội chiến ấy vẫn tiếp diễn từ sau ngày 30/04/1975 đến nay và vẫn đang tiếp tục, là vì cuộc chiến ấy vẫn chưa phân thắng bại theo nghĩa chưa bên nào thành đạt mục tiêu tối hậu của mình : Việt cộng chưa thành đạt mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ; Việt quốc chưa thành đạt mụ ctieâu dân chủ hóa đất nước. Và vì vậy hàng năm cứ đến ngày 30-4, bên "Việt cộng" (những người Việt Nam cộng sản) thì ăn mừng như một "ngày đại thắng" ; còn bên "Việt quốc" (những người Việt Nam quốc gia ) thì tưởng niệm như một "ngày quốc hận" và coi cả Tháng 4 là "Tháng Tư đen". Vì sao ?
I. Ý nghĩa từ ngữ "Ngày Quốc hận" và 'Tháng Tư đen"
Chúng tôi không biết cá nhân hay đoàn thể Việt quốc nào ở hải ngoại lần đầu tiên đã dùng từ ngữ"Quốc hận" để gọi ngày 30/04/1975 và "Tháng Tư đen" để chỉ tháng 4/1975. Nhưng điều đó không quan trọng bằng ý nghĩa của từ ngữ này đã nói lên được điều gì ?
Theo suy luận của chúng tôi thì cụm từ"Ngày Quốc hận 30-4" diễn tả nỗi đau uất hận của những người Việt quốc gia từng sống ở Miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975, dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa. Vì ngày ấy đánh dấu chế độ tự do dân chủ non trẻ ở Miền Nam Việt Nam bị cưỡng tử, khiến cho gần 20 triệu dân quân Miền Nam Việt Nam lúc đó mất hẳn vùng đất tự do, rơi vào ách thống trị chế độ độc tài toàn trị Việt cộng.
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, có nghĩa là đã bị bắt buộc phải "chết bất đắc kỳ tử", khi mà chế độ ấy cơ thể như còn khỏe mạnh, không thể chết được hay ít ra chưa thể chết ngay được, còn có thể cứu vãn được tình hình để hồi phục và tồn tại. Bị cưỡng tử vì chính quyền, quân, dân của chế độ có chính nghĩa ấy vẫn còn thừa khả năng chiến đấu để tự tồn, trước một đối phương Việt cộng phi chính nghĩa, ngụy dân tộc lúc đó đang ở thế cùng lực kiệt, thực sự không có khả năng để có được một chiến thắng như"trên trời rớt xuống" nhanh như vậy.
Thế nhưng, đối phương ấy đã được các thế lực khuynh đảo quốc tế sắp xếp cho đóng vai "Bên thắng cuộc", trong một cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 21 năm (1954-1975), chỉ vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực. Thật là điều bất công, phi lý khi họ đã cho phe "Tà cộng" thắng "Chính quốc". Quốc tế và đồng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa, trước hành động xâm lăng của Việt cộng, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình choViệt Nam ngày 27/01/1973, dù có những cam kết đa phương và bảo đảm quốc tế.
Như thế bảo sao người Việt quốc gia ở Miền Nam Việt Nam không uất hận. Chính vì vậy ngày 30/04/1975 đã là "Ngày Quốc hận" và Tháng Tư năm 1975 đã là "Tháng Tư đen" đối với người Việt quốc gia ở hải ngoại cũng như trong nước. Bởi vì ngày ấy, tháng ấy đã diễn ra những sự kiện đen tối cho Việt quốc và là ngày tháng khởi điểm đưa toàn cõi Việt Nam vào một giai đoạn "Đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời cận đại" : Giai đoạn cộng sản hóa cả nước !
Vậy thì :
II. Việt quốc hận ai, hận cái gì và hận để làm gì ?
1. Trước hết Việt quốc hận ai và hận cái gì ?
Về mặt khách quan, Việt quốc hận đối phương Việt cộng đã đành, mà còn hận cả người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, nay đã và đang trở thành là đối tác làm ăn với cựu thù Việt cộng từ sau 1995, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Việt cộng…
Về mặt chủ quan, người Việt quốc gia hận những người lãnh đạo hàng đầu về chính trị cũng như quân sự có trách nhiệm trước sự sụp đổ nhanh chóng chế độ Việt Nam Cộng Hòa và có thể hận với chính mình nữa.
Thật vậy, người Việt quốc gia ở hải ngoại 44 năm qua và có thể cho đến lúc chết vẫn mang trong lòng mối hận người, hận mình, với tính chất và cường độ hận khác nhau.
- Mối hận hàng đầu là đối với đối phương Việt cộng. Với đối tượng này, tính chất và cường độ mối hận phải được diễn đạt bằng ngôn từ "căm hận"hay "căm thù". Căm hận hay căm thù Việt cộng là điều tất nhiên, vì là đối phương, kẻ thù chính trong một cuộc chiến phi nghĩa do họ phát động, tiến hành đã gây nhiều hận thù trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến tiếp tục gây nhiều thù hận vì đã xích hóa nhân dân cả nước dưới chế độ độc tài cộng sản hà khắc, tàn bạo, phi nhân.
Trong chế độ này, Việt cộng đã sử dụng "Chuyên chính vô sản" cướp đoạt mọi tài sản của nhân dân Miền Nam (bị miệt thị là "ngụy"), đầy ải hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù "Tập trung cải tạo". Trong khi cha, mẹ, vợ con họ ở nhà bị Việt cộng phân biệt đối xử như những công dân hạng hai, bị bạc đãi, xua đuổi khỏi các thành thị hay các vùng đất mầu mỡ, đẩy đến các vùng kinh tế mới nơi đèo heo hút gió, đồi núi khô cằn hay bùn lầy nước đọng ; phải bỏ lại tất cả nhà cửa, đất đai tài sản và các tiện nghi khác nơi các thành thị hay nông thôn, nhường lại tất cả cho "Bên thắng cuộc" mà trên hết và trước hết là cho giai cấp mới, giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức có quyền thụ hưởng.
Không căm hận và thù hận sao được, khi khởi đi từ Tháng Tư đen 1975, Việt cộng đã đưa cả đất nước và dân tộc vào một thời kỳ bi thảm và đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam. Bởi vì từ đó, Việt cộng đã phá nát tài sản quốc gia, của nổi cũng như của chìm, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, làm băng hoại toàn diện đất nước về vật chất cũng như tinh thần. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nền đạo đức luân lý xã hội cổ truyền đã bị đảo lộn, phá hủy, thay vào đó cái gọi là "Nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa" vô luân, vô thần. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng của người dân đều bị bài bác và tìm cách tiêu diệt qua các hành động chống phá các giáo hội và đàn áp, khủng bố các chức sắc giáo hội và tín đồ dưới nhiều hình thức tinh vi, thâm độc.
Mọi tầng lớp nhân dân bị bác đoạt các dân quyền và nhân quyền cơ bản. Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân bị đói khổ lầm than và sự cách biệt giầu nghèo giữa thiểu số giai cấp thống trị cán bộ đảng viên cộng sản với tuyệt đại đa số nhân dân ngày một sâu sắc. Hệ quả là sau nhiều năm cầm quyền, Việt cộng đã làm tan hoang đất nước, lòng người ly tán, hận thù và đói nghèo, di hại toàn diện và lâu dài cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai phải gánh chịu… Nếu như vào năm 1995, không được cựu thù "Đế quốc Mỹ" mở rộng vòng tay tạo cơ hội thoát hiểm để có bộ mặt "phồn vinh" như hôm nay (1).
Hận kẻ nội thù Việt cộng là như thế, còn đối với người bạn Hoa Kỳ đồng minh năm xưa thì sao, Việt quốc hận gì ?
Tất nhiên là có hận, nhưng mối hận có khác về tính chất và cường độ được diễn đạt bằng ngôn từ"oán hận" hay "uất hận". Nó tương tự như mối hận của một người tình bị phụ bạc sau những năm chăn gối mặn nồng tưởng như chung thủy. Vì sao hận và hận cái gì ?
Câu trả lời chi tiết thì đã được nhiều người đưa ra, còn câu trả lời tổng quát thì đã được tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng thống dân cử cuối cùng nền Đệ nhị chế độ Việt Nam Cộng Hòa đưa ra trong bài diễn văn từ nhiệm ngày 21/04/1975 trước khi kịp "lưu vong", rằng "Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Thật vậy, họ đã phản bội chúng tôi. Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với một nước đồng minh nhỏ…". Đây là những lời tố cáo muộn màng của người lãnh đạo cao nhất chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sau 9 năm cầm quyền, chẳng thay đổi được gì, chỉ bầy tỏ nỗi uất hận của cá nhân và cũng là mối uất hận chung của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trước sự "phản bội" của Hoa Kỳ.
Sự bầy tỏ uất hận trên đây của cố Tổng thống Thiệu có tính đổ lỗi cho Hoa Kỳ, song vẫn không tránh khỏi mối hận thứ ba của người Việt quốc gia đối với cá nhân ông Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Vì chính họ đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30/04/1975, đã tạo tiền đề cho ngoại bang để cho Việt cộng đóng vai "Bên thắng cuộc" trong cuộc chiến, dù chỉ là chiến thắng giả tạo (Chiến thắng biểu kiến như chúng tôi phân tích trình bầy trong tài liệu nghiên cứu lý luận "Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới") song thực tế đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho nhân dân, dân tộc và đất nước Việt Nam, như mọi người đã biết.
Oán hận và uất hận, vì với trách nhiệm lãnh đạo, họ đã để mất Miền Nam Việt Nam vào tay Việt cộng một cách dễ dàng, chóng vánh và hầu hết trong số họ đã kịp cao bay xa chạy di tản ra hải ngoại trước khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, để lại sau lưng hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính cho đối phương Việt cộng hành hạ, sỉ nhục trong các trại tù "cải tạo" nhiều năm sau đó. Nhất là đã đẩy gần 20 triệu nhân dân Miền Nam Tự do rơi vào ách thống trị cộng sản độc tài và độc ác, cùng chia khổ và bị xích hóa với nhân dân Miền Bắc trong gông cùm của cái gọi là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" kéo dài ít nhất là hơn 20 năm (1975-1995) và sau đó cho đến hôm nay (2019) Việt Nam đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực khởi đi từ 1995, khi Hoa kỳ bãi bỏ cấm vận, tạo thuận lợi cho chính sách "Mở cửa"đưa Việt nam từng bước hội nhập với thế giới văn minh.
Trên đây là những mối "hận người", còn với "chính mình" thì sao ?
Có lẽ người Việt quốc gia cũng phải xét mình để tự"hận mình", song với tính chất và cường độ có khác, được diễn tả bằng từ "ân hận". Tùy vị trí trong xã hội Miền Nam, trong tương quan với cuộc chiến để có "mối ân hận khác nhau". Ân hận rằng nếu như ngày ấy, ở vị trí ấy mình nên làm thế này, không nên làm thế kia thì có thể đã góp phần xây dựng và củng cố chế độ, chính quyền, quân đội, xã hội ở Miền Nam ngày một vững mạnh, để không thể xẩy ra "Ngày Quốc hận 30/04/1975", ngày cuối cùng của một "Tháng Tư đen" ?
Chẳng hạn là người chỉ huy lãnh đạo các cấp chính quyền, quân đội "ân hận" vì đã không quan tâm đúng mức và dồn hết tâm lực cho cuộc chiến chống cộng bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do. "Ân hận" vì đã lợi dụng vị trí lãnh đạo, chức quyền mua quan bán chức, nuôi dưỡng lính ma lính kiểng để thủ lợi, tham nhũng, đục khoét của công để làm giầu bất chính ; tập trung vào các hoạt động hưởng thụ, ăn chơi trong lối sống tương phản với cuộc chiến đấu gian nguy của những người lính tham chiến trực tiếp với Việt cộng và đời sống thiếu thốn của gia đình họ ? "Ân hận" vì đã cấu kết bè phái để tranh danh đoạt lợi, ám hại những người công chính, coi lợi ích cá nhân và phe nhóm cao hơn lợi ích chống cộng ; khoán trắng việc chống cộng cho Hoa Kỳ và coi việc chống cộng thắng bại là trách nhiệm của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ hoạch định, tài trợ mọi mặt ?
Chẳng hạn là những thương gia ân hận vì đã chạy theo lợi nhuận, móc ngoặc, mua chuộc hủ hóa các viên chức chính quyền quân sự cũng như dân sự, môi giới buôn bán vũ khí và cung cấp lương thực cho Việt cộng… ?
Chẳng hạn, là bậc cha mẹ đã ân hận vì đã tìm cách chạy chọt cho con làm lính ma, lính kiển, để được về phục vụ hậu phương xa chiến trường lửa đạn. Là thanh niên ân hận vì đã hèn nhát, tham sống sợ chết, tìm cách trốn lính khi đến tuổi thi hành nghĩa vụ trai thời loạn.
Chẳng hạn là những người gốc Việt cộng, hay ngưỡng vọng Việt cộng, hay "nằm vùng", "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" sớm muộn nay đã "phản tỉnh" thì ân hận vì những nhận thức, hành động sai lầm trong quá khứ làm lợi cho Việt cộng, hại cho quốc gia ngày ấy….
2. Đến đây, Việt quốc mang mối "hận" để làm gì ?
Theo suy luận của chúng tôi, đối với Việt cộng, Việt quốc "căm hận" không phải nuôi chí phục thù rửa hận theo kiểu "răng đền răng, mắt đền mắt" thời Trung Cổ ở Tây phương ; cũng không phải tìm cách diệt đến người Việt cộng cuối cùng. Vì điều này không phù hợp với bản chất nhân đạo và lý tưởng chiến đấu của Việt quốc (mà dù ai đó vì "căm thù Việt cộng" có muốn thế cũng không thể làm được).
Nhưng điều Việt quốc có thể, đã và đang làm và chắc chắn làm được để"phục thù" Việt cộng là kiên trì đấu tranh vương đạo như đã kiên trì đấu tranh 44 năm qua nhằm làm tiêu vong toàn bộ chế độ độc tài toàn trị Việt cộng để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Thắng lợi sau cùng này của cuộc đấu tranh sẽ khẳng định sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia và như thế là Việt quốc đã rửa được mối "Quốc hận 30/04/1975" ?
Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, từng là đối thủ trong chiến tranh, nay lại là "Đối tác" làm ăn với Việt cộng, song cũng vẫn đang là đồng minh với Việt quốc về mục tiêu hiện thực lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Mối "oán hận" chỉ nên coi là bài học kinh nghiệm để có cách ứng xử thận trọng và khôn ngoan hơn trong tương lai sao cho có lợi cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam. Đó là bài học kinh nghiệm về tinh thần độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết và luôn chủ động trong tổ chức, chiến lược, chiến thuật đấu tranh chính trị, ngoại giao, truyền thông, để huy động được sức mạnh nội lực (trong nước) cũng như ngoại lực (quốc tế), nhưng luôn dựa trên sức mình là chính để chống cộng và thắng cộng.
Đối với những người lãnh đạo có trách nhiệm đã để chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, mối hận của Việt quốc đến nay sau 44 năm dường như đã được cảm thông và tha thứ phần nào đối với những người còn sống hay đã khuất. Có lẽ vì ghĩ lại, trong bối cảnh Miền Nam vào những năm tháng cuối cùng trước khi rơi vào tay Việt cộng, Hoa kỳ đã có ý định bỏ cuộc và cố tình tạo tiền đề thuận lợi cho Việt cộng cưỡng tử Việt Nam Cộng Hòa càng nhanh càng tốt, để khỏi phải dính líu thêm nữa, rút ngắn thời gian đi vào thế chiến lược quốc tế mới ; thì cá nhân cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng chẳng làm được gì hơn là trốn chạy để bảo toàn tính mạng ; trừ khi họ dám chọn cái chết hào hùng để trở thành anh hùng bất tử như các vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ... Tiếc rằng phần đông họ đã không chọn con đường như vậy. Thôi thì công tội của họ xin hãy đề lịch sử mai này phán định công minh.
Riêng mối hận mình, mỗi người trong bên Việt quốc hãy tự xét mình xem có điều gì "ân hận" về những gì nên làm đã không làm hay không nên làm mà đã làm có lợi hay có hại cho Việt quốc, có lợi cho Việt cộng trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng hôm qua ?- "Ân hận" để tự rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam hôm nay, để chỉ nên làm những gì có lợi , tránh làm những gì có hại cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước.
Có như vậy Việt quốc mới rửa được "Quốc hận 30/04/1975", ngày cuối cùng của "Tháng Tư đen", để đưa cất những ngày, tháng, năm này đi vào những trang lịch sử đen tối nhất của dân tộc, đất nước, mở ra những trang sử mới tươi sáng cho Tổ Quốc Việt Nam.
Houston, tháng Tư năm 2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 09/04/2019
(1) Xin "Bên thắng cuộc" Việt cộng đừng vì tự ái mà vội phủ nhận và ngụy biện về thực tế này
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm tính đến ngày 30/04/2019 tới đây (1975-2019). Nhưng vẫn còn nhiều bất đồng giữa người Việt Nam cũng như người ngoại quốc từng tham gia cuộc chiến trong việc định danh, định hình, định tính, định lượng về cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh đã có nhiều bài viết, cuốn sách, một số bộ phim tài liệu và các cuộc hội thảo chuyên đề hàng năm về chiến tranh Việt Nam đó đây ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa thống nhất quan niệm Chiến tranh Việt Nam thực chất là chiến tranh gì, do ý đồ của các bên tham chiến khác nhau.
Để nhớ thương về Quảng Trị trong “Mùa Hè đỏ lửa 1972” - Ảnh minh họa
Trên lãnh vực phim ảnh, các nhà đạo diễn Hoa Kỳ đã giàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam, mặc dầu trên danh nghĩa do tư nhân thực hiện, song thường là có chủ đích phục vụ cho các chính sách ngoại giao và mục tiêu chiến lược từng giai đoạn của Hoa Kỳ. Những nhà làm phim lại thường dựa hầu hết trên tài liệu phim ảnh của phong trào "phản chiến Hoa Kỳ" và bên "Việt Cộng" (được chọn là bên thắng cuộc) là một trong hai bên tham chiến là người Việt Nam mang ý thức hệ cộng sản (communism) thuộc phe xã hội chủ nghĩa do Nga-Tàu đứng đầu trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì vậy thường thiếu khách quan, sai sự thật, không công bằng với bên tham chiến thứ hai là "Việt quốc" (bị buộc là bên thua cuộc) cùng là người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia (nationalism), có mâu thuẫn đối kháng với ý thức hệ cộng sản (communism) thuộc phe các nước tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Chẳng hạn điển hình có bốn Bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam.
Theo nhận định của chúng tôi, hai bộ phim đầu sản xuất vào các năm 1980 và 1983 như có chủ đích biện minh cho việc Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến (1965-1973) là cần thiết, chính đáng, phù hợp với quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Đồng thời, việc rút chân ra khỏi cuộc chiến (1973) đưa chiến tranh Việt Nam đi đến kết thúc là chính phủ Hoa Kỳ đã làm theo đòi hỏi của nhân dân thể hiện qua cao trào "phản chiến" lan rộng khắp nước Mỹ. Còn hai bộ phim sau sản xuất vào các năm 2014 và 2017 được hiểu như là cách biện minh cho việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam năm 1995, vốn là đối phương trong cuộc chiến trở thành đối tác chính danh sau 20 năm chấm dứt cuộc chiến, cũng là cần thiết, chính đáng, có lợi cho quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ.
Chính vì vậy mà các bộ phim nói trên đã từng gây phẫn nộđối với những người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia, phần đông sống ở Miền Nam Việt Nam và từng tham gia một bên trong cuộc chiến Việt Nam, với chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (gọi chung là bên Việt Quốc). Vì nội dung các bộ phim trên đều thiếu khách quan, sai sự thật, không thể hiện được thực chất chiến tranh Việt Nam một cách trung thực, công bằng cho các bên tham chiến, giúp người xem phim phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là ngụy nghĩa trong cuộc chiến Việt Nam.
Chính vì vậy mà từ lâu đã có những nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam, của cá nhân cũng như tập thể về phía những người Việt quốc gia. Tất cả cho rằng phía những người Việt Nam cộng sản (gọi tắt : Việt Cộng) đã cố tình bóp méo lịch sử về cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để ngụy biện cho việc họ chủ động thực hiện cuộc chiến tranh "cốt nhục tương tàn" này, là vì ‘độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam". Trong khi sự thật lịch sử là Việt cộng đã "ngụy dân tộc" trước (trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954) cũng như trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để đánh tráo lịch sử giữa "chính nghĩa dân tộc" (Việt quốc) và "ngụy nghĩa dân tộc" (Việt cộng). Nói cách khác Việt cộng đã "ngụy dân tộc", dùng chủ nghĩa yêu nước (chống ngoại xâm) để "cướp chính quyền" thực hiện chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản).
Vì vậy, điển hình cho những nỗ lực trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam mới nhất nhưng chưa phải là cuối cùng, là nỗ lực của một cá nhân và của một tập thể. Chúng tôi muốn nói đến cá nhân anh Alex Thái Đ. Võ, tác giả dự án Lịch sử truyền khẩu và một tập thể đang thực hiện một phim tài liệu phản bác những sai lầm của bộ phim nhiều tập The Vietnam war của hai đạo diễn người Hoa Kỳ Ken Burn và Lynn Novick.
1. Alex Thái Đ. Võ với dự án Lịch sử truyền khẩu
Phỏng vấn Alex Đ. Thái Võ tại Cornell University 19/2/2019 – Dự án Lịch sử truyền khẩu về cuộc chiến Việt Nam. SBTN DC Nam Anh
Theo tin Đài VOA mới đây, Alex Thái Đ. Võ là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đại học Cornell, Hoa Kỳ, thuộc thế hệ trẻ. Anh vừa hoàn tất bộ phim lịch sử nhan đề Con người và Lịch sử và vừa được ra mắt tại trường Đại học George Mason, Virginia hôm 02/03 vừa qua. Bộ phim có thời lượng 17 tiếng, được chia làm 15 phần, nằm trong một dự án nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam theo thể thức truyền khẩu.
Là một dự án học thuật phi lợi nhuận, phải mất sáu năm ròng rã kể từ 2012 thì tác giả Alex Thái mới hoàn thành bộ phim và cho ra mắt khán giả.
Chiếm trọn toàn bộ thời lượng của bộ phim là lời của cựu đại sứ Bùi Diễm, kể về những điều mà ông đã "mắt thấy, tai nghe" trong suốt hàng chục năm hoạt động trong ngành ngoại giao, cũng như chính giới của Việt Nam Cộng Hòa, giữ các chức vụ như Tổng trưởng Phủ Thủ tướng, Ủy viên Ngoại giao, và Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Trả lời phỏng vấn của VOA, cựu đại sứ Bùi Diễm nói :
"Sự thực thì không có cao vọng gì về việc làm lịch sử hay viết lịch sử, chỉ là một cái mong muốn trung thực muốn góp phần vào để cho mọi người hiểu rõ hơn về những cái khía cạnh phức tạp của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đặc biệt là sự can thiệp của người Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam".
Như nhiều người đã biết, bản thân cựu Đại sứ Bùi Diễm đã từng viết nhiều tác phẩm bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nói về cuộc chiến Việt Nam (như Việt Nam trong Gọng kìm lịch sử…). Ông cho biết vẫn muốn tham gia dự án này bởi tự thấy mình có một sứ mệnh phản bác lại những thông tin lịch sử sai lệch về miền Nam Việt Nam cũng như sự can dự của Mỹ. Ông nói :
"Là một người Việt Nam đã có bổn phận đối với đất nước Việt Nam và đồng thời cũng đã có dịp tham gia vào những cuộc hội đàm giữa Mỹ và Việt Nam, tôi có bổn phận phải nói lên những điều mà tôi đã biết, mắt thấy tai nghe".
Trả lời phỏng vấn anh Alex Thái Đ. Võ nói :
"Khi mình gặp cựu đại sứ Bùi Diễm, ông đã 90 tuổi rồi, mình cũng không biết ông sẽ còn sống với mình được bao lâu nữa và mình là người học sử nên mình hiểu rằng nếu những người này mà không còn nữa thì lịch sử nhiều khi cũng sẽ đi chung với họ luôn. Vậy nên mình nghĩ là cần phải tận dụng thời gian còn lại của ông để giữ lại những mảnh lịch sử đó cho chính bản thân mình, và cho tương lai con em của mình"…
Vì thế tác giả dự án Lịch sử truyền khẩu tâm sự :
"Khó khăn lớn nhất là việc đi lại đường xa, cựu đại sứ ở Washington D.C còn mình ở New York, và mỗi lần phỏng vấn như vậy, và để tiết kiệm tiền, mình phải lái xe xuống ở khoảng chừng hai ngày để phỏng vấn. Vì cụ cũng lớn tuổi rồi nên cứ phải vừa làm vừa nghỉ, rồi lại phải trở lại New York, mấy tháng sau mới xuống lại"…
Một người tham dự buổi chiếu ra mắt bộ phim lịch sử nhan đề Con người và Lịch sử, chị Phạm Bích Hà, ở Virginia nói với phóng viên rằng :
"Đối với tôi thì nó quan trọng bởi vì nếu mình không làm những điều này, mình không nói thì mười năm, hai mươi năm hay năm mươi năm nữa con cháu của chúng ta sẽ không biết được cái nguồn gốc của chúng ta. Vì với cái lịch sử một chiều ở Việt Nam hiện giờ, thì tất cả những gì đã xảy ra với Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị quên lãng…".
Còn với Alex Thai Đ. Võ, tác giả dự án lịch sử truyền khẩu, mặc dầu nỗ lực rất lớn khi một mình thực hiện bộ phim lịch sử dài như thế, song trong cuộc phỏng vấn khiêm tốn, anh nói là anh không có tham vọng bao quát hết lịch sử của cuộc chiến Việt Nam, hay đưa ra bất kì kết luận về sự kiện lịch sử nào. Tác giả của dự án chỉ mong muốn, thông qua lời kể của những nhân chứng sống, có thể phần nào vẽ lại bức tranh miền Nam Việt Nam để người xem hiểu rõ hơn về cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc. Anh sẽ tiếp tục việc làm như thế sau này.
2. Tập thể với nỗ lực thực hiện phim tài liệu phản bác những ai lầm trong bộ phim The Vietnam War
Tập thể điển hình tại Houston, tiểu bang Texas, mới đây đã hình thành một Ban tổ chức gây quỹ hỗ trợ cho một đạo diễn vốn là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam để thực hiện một cuốn phim phản bác lại những sai lầm, thiếu khách quan, bóp méo lịch sử, xúc phạm nặng nề đến chính nghĩa, tinh thần đấu tranh vì đất nước, vì dân tộc, cho độc lập quốc gia, lý tưởng tự do, dân chủ của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Việt Nam hôm qua.
Ban tổ chức bao gồm các đoàn thể tôn giáo, chính trị, xã hội đã phát động cao trào yểm trợ tài chánh từ hơn một tháng qua, để thực hiện cuốn phim nhan đề tiếng anh "The Vietnam War Though Our Eyes" (Chiến tranh Việ Nam qua cái nhìn của chúng tôi) do đạo diễn Fred Koster thực hiện. Cuốn phim không dài, dự trù khoảng 1 giờ 30 phút, chi phí khiêm tốn dự trù khoảng 250 ngàn dollar, thực hiện trong khoảng một năm ; hiển nhiên là không thể so với bộ phim dài nhiều tập "The Vietnam War" dài nhiều tập, tới 18 tiếng, chi phí tới 30 triệu dolar, thực hiện trong 10 năm. Thế nhưng, đây là cuốn phim thứ hai về cuộc chiến Việt Nam, sau cuốn phim "Ride The Thunder" do đạo diễn Fred Koster và có sự cộng tác của nữ tài tử Kiều Chinh trong vai trò người đồng xản xuất. Thực hiện trong năm 2014 với kinh phí khoảng một triệu dollar, được chiếu ra mắt ngày 28/03/2015 sau đó được trình chiếu rộng rãi tại nhiều rạp khắp nước Mỹ và trên mạng internet. Tất cả nỗ lực này của đạo diễn, nhà sản xuất và hậu thuẫn của quần chúng mọi giới Việt Nam, dù khiêm tốn, nhưng ít nhiều đã góp phần cùng những nỗ lực của mọi cá nhân và tập thể người Việt Nam không cộng sản khác để "góp gió thành bão" phản bác lại những sai lầm, bất công do các bộ phim của các đạo diễn Hoa Kỳ gây ra. Và có thêm tư liệu cho các nhà viết sử chân chính sau này đối chiếu để viết đúng sự thật lịch sử về cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam (1954-1975).
Về phần mình, người viết cũng đã có nhiều bài viết và một cuốn sách (1) góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong số này đã có ba bài viết được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này ngay sau khi bộ phim nhiều tập "The Vietnam War" của hai nhà đạo diễn Kenn Burnes và Lynn Novick được khởi chiếu hôm 17/09/2017. Đó là các bài : The Vietnam War là chiến tranh gì ? – The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai ? – và "The Vietnam War ai thắng ai ? (2).
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 13/03/2019
Ghi chú :
(1) Sách "Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới", ấn hành lần đầu tại Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 2005. Xin vào : luatkhoavietnam.com mục Diễn Đàn, tiểu mục "Tác giả-Tác phẩm" để đọc và tiểu mục "Phỏng vấn-Thuyết trình" để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý tháng 5/1995 khi phát hành và ra mắt sách tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28 Tháng 2 năm 2019 tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Chúng tôi tự hỏi Thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 liệu có chấm dứt kịch bản "Chuột vờn mèo" ?
Tranh vẽ nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tổ chức tại Hà Nội - Ảnh minh họa (ttassia)
Tại sao chúng tôi gọi là kịch bản "chuột vờn mèo", ai là chuột, ai là mèo và thế nào là chấm dứt kịch bản ? Đó là nội dung bài viết này.
1. Tại sao chúng tôi gọi là kịch bản "chuột vờn mèo" ?
Nghe qua có vẻ nghịch lý. Vì tục ngữ Việt Nam có câu "mèo vờn chuột" chứ đâu có "chuột vờn mèo" bao giờ ? Vì tục ngữ này xuất phát từ quan sát thực tế dân gian thấy cảnh con mèo sau khi bắt được con chuột thường không ăn ngay mà tung lên, hất qua lại nhiều lần (vờn chuột) rồi mới nuốt vào bụng. Đó là nghĩa đen. Còn nghĩa bóng ám chỉ kẻ mạnh dù thừa sức chủ động tiêu diệt kẻ yếu nhưng không tiêu diệt ngay, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, mà quần thảo cho đối phương yếu dần sau một thời gian nhất định rồi mới tiêu diệt. Dường như cả nghĩa đen và nghĩa bóng đều nói lên một điều mèo hay người đều ở thế mạnh, nhưng để đạt mục đích sau cùng ("mèo ăn chuột" hay "người ăn người") cả hai đều thận trọng, dè dặt cho chắc ăn.
2. Ai là "chuột" ai là "mèo" ?
Kịch bản "chuột vờn mè" nghe qua có vẻ nghịch lý cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà mọi người thường hiểu bao lâu nay. Nhưng nghịch lý này lại phù hợp với thực tế qua các cuộc họp Thượng đỉnh Trump-Kim.
Này nhé, nếu chúng ta coi "mèo" ở đây là "Trump" Tổng thống của đại cường quốc Hoa Kỳ có thể dùng sức mạnh áp đảo tiêu diệt Bắc Hàn của Chủ tịch Kim ở thế yếu như "con chuột" trước "con mèo". Nhưng Chủ tịch Kim dù ở thế yếu của một tiểu nhược quốc nhưng ngay từ đầu đã chủ động đề nghị lắt léo nói chuyện tay đôi với Trump Tổng thống của một đại cường quốc. Sở dĩ Kim dám thực hiện một kịch bản nghịch lý này là vì trước đó Kim đã tuyên bố nước Ông đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa có thể tải đầu đạn hạt nhân đến tận lãnh thổ Hoa Kỳ. Đồng thời, lại được đại cường Trung Quốc chống lưng từ lâu nên nay mới dám chủ động thực hiên kịch bản "chuột vờn mèo" này. Vì cho đến lúc này, chúng tôi vẫn không tin chế độ cộng sản Bắc Hàn có độc lập tự chủ hoàn toàn như chúng tôi từng lập luận trong các nài viết trước đây trên diễn đàn này.Do đó, kịch bản "Chuột vờn mèo" phần nào có thể tác giả vẫn là Trung Quốc cũng như kịch bản có vũ khí hạt nhân cho Bình Nhưỡng hù dọa Hoa Kỳ và thế giới để thủ lợi cho Trung Quốc. Nếu suy đoán này là đúng thì đạo diễn cả hai kịch bản trước sau này vẫn có thể phải là Trung Quốc. Sự thể này được thấy qua các bước thực hiện các kịch bản này, Tiểu vương Kim thường công khai đến Bắc Kinh trước để "tham khảo" (hay nhận chỉ thị ?) với Hoàng đế Trung Quốc tân thời Tập Cận Bình (chưa kể những tham khảo ngầm không ai biết được). Vì vậy kết quả của Thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai sẽ tùy thuộc nhiều vào ý đồ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình trên bàn cờ chính trị, kinh tế, quân sự với Hoa Kỳ. Vậy thì…
3.Liệu Thượng đỉnh Trump – Kim có chấm dứt được kịch bản "Chuột vờn mèo" ?
Theo nhân định của chúng tôi, kịch bản "chuột vờn mèo" chỉ chấm dứt khi "con mèo" Hoa Kỳ thành đạt mục tiêu tối hậu là "con chuột" Bắc Hàn phải giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn và vĩnh viễn, với những bước đi cụ thể, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Còn "con chuột" Bắc Hàn thành đạt được mục tiêu trước mắt là giải trừ hoàn toàn lệnh cấm vận ; và mục tiêu lâu dài như phải được sự trợ giúp (viện trợ không hoàn lại hay hoàn lại) của Hoa Kỳ và quốc tế để giúp Bắc Hàn phát triển với sự bảo đảm tồn vững thêm thời gian cho chế độ đường thời (tương tự như các bước đi của đảng và chế đô cộng sản Việt Nam đã có hiệu quả và sự bảo đảm…).
Những mục tiêu tối hậu trên tất nhiên là chưa thể đạt được qua Thưởng đỉnh lần hai vào ngày 27 và 28 Tháng 2 tới đây, nên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói trước hội nghị ước muốn có thêm các cuộc Thượng đỉnh với Chủ tịch Kim. Đồng thời Chủ tịch Bắc Hàn cũng trả lời các nhà báo bóng gió là ông không muốn thế hệ con cái ông phải gánh chịu hiểm họa hạt nhân.
Nhưng dẫu sao, công luận các giới quốc tế cũng dự đoán cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội - Việt Nam lần thứ hai này sẽ đạt được nhiều tiến bộ, với những bước đi cụ thể hơn Thượng đỉnh lần thứ nhất 12/06/2018 tại Singapore. Sau Thượng đỉnh này, ít ra cũng thể hiện được thực tâm, thiện chí và quyết tâm của các bên để rút ngắn thời gian đi đến mục tiêu tối hậu của mình, tạo được sự tin cậy lẫn nhau để cùng thiệt lập một nền hòa bình lâu dài cho bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Nam Á nói riêng, toàn cầu nói chung. Tất nhiên sự tiến bộ và thành đạt đến mức độ nào qua Thượng đỉnh lần hai này cũng còn tùy thuộc ý đồ thủ lợi của ông "Mèo Băc Kinh". Phải không ạ ! Thưa Quý độc giả kính mến.
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 27/02/2019
Sau khi phát hiện Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam bị công an gài người vào tổ chức, người viết đã tìm đường vượt biên ra nước ngoài và bị bắt vì tàu bị đâm vào cồn cát ngoài cửa biển ở Miền Tây (tháng 10/1978). Sau vài tuần bị giam ở một ngôi đình trên một cù lao bên kia bến đò chợ Vĩnh Long, chúng tôi bị tách ra khỏi những người vượt biên cùng chuyến đưa vào khám lớn Vĩnh Long.
Hình minh họa.
Sau này được biết là vì hiền thê của tôi nghe tin chuyến tàu vượt biên không thoát đã báo tin cho ông Chủ tịch Mặt trận Nhân Quyền Việt Nam Nguyễn Đình Phượng ở giáo khu Bình An. Từ đó, người "nằm vùng" trong tổ chức biết, nên công an cho người xuống Vĩnh Long tách tôi ra khỏi đám vượt biên, đưa qua nhà tù tỉnh Vĩnh Long giam một đêm, sáng sớm hôm sau đem tôi về Sài Gòn, đưa thẳng vào buồng giam tập thể số 7 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu gần chợ Bà Chiểu Gia Định.
Buồng giam số 7 là buồng giam tập thể duy nhất nằm tận cùng dãy nhà tôn dài có các phòng biệt giam của Khu C2. Dãy nhà này nằm song song và cách khoảng 2 mét sân láng xi măng với dãy nhà tôn dài phía ngoài với 6 buồng giam tập thể theo số thự tự 3, 4, 5 và 6. Sau khi công an dẫn giải bàn giao cho công an trại giam tại văn phòng ở đầu dãy, tôi được tháo còng số 8, dẫn tới cửa sắt duy nhất của buồng giam số 7. Lúc đó khoảng 10 giờ tối một ngày trong tháng 11/1978, các tù nhân trong phòng đã ngủ yên hay thức mà phải im lặng. Tôi thấy mọi người nằm xếp lớp giở đầu đuôi như cá hộp và nồng nặc hơi nóng vì đông người. Tôi được Trưởng buồng xếp cho một chỗ nằm ở góc phòng gần góc làm nơi vệ sinh tập thể cho tù nhân.
Buồng giam tập thể số 7 rộng khoảng 3 mét, dài 12 mét, nền láng xi măng, với một góc làm nơi vệ sinh tập thể ở góc nhà, ngăn cách với nền nhà ngủ cho khoảng 40 tù nhân bằng một tấm bê tông thấp. Nơi đây, chỉ có một vòi nước, một nhà cầu hở, không che kín. Tôi không gặp ai quen biết trước, nay chỉ còn nhớ tên hai người vì gần gũi và có những kỷ niệm khó quên. Một là giáo sư Cao Xuân Linh, em ruột ông Cao Xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa và là người thân cận ông cố vấn Ngô Đình Nhu thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Hai là ông Trần Liễu, Thượng sĩ binh chủng nhẩy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau này được biết giáo sư Cao Xuân Linh đã được gia đình bảo lãnh qua Hoa Kỳ, ở Nam California, chúng tôi có liên lạc nói chuyện điện thoại đôi lần và đã mất liên lạc từ lâu. Còn Ông Trần Liễu sau được biết cũng đoàn tụ với gia đình ở Houston, nhưng đã chết khi tôi chưa có dịp gặp lại, nên chỉ kể lại đôi điều lúc ở chung cho con trai ông hiện vẫn đang sống ở Houston.
Sau khoảng hơn một tuần sống ở buồng giam tập thể số 7, tôi được chuyển vào biệt giam số 6 cũng thuộc Khu C2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu. Biệt giam, với một cửa sắt chỉ có một cửa gió vừa đủ cho một khuôn mặt áp sát hít thở không khi trong giờ làm việc. Bên trong là một phòng giam ngang khoản hơn 1 mét, dài khoảng 3 mét, với một bệ xi măng cao là chỗ ngủ cho tù nhân. Phần nền thấp chạy từ cửa vào tường bên trong người tù gọi là "Phi đạo". Vừa bước qua cửa ngay bên trái là một vòi nước và cầu tiêu, ngăn cách với bệ ngủ bằng một miếng bê-tông thấp. Sau giờ làm việc, cửa gió đóng lại, cả phòng ngập trong ánh sáng mờ của một bóng đèn ngủ trên trần cao có song sắt…
Tôi bị biệt giam khá lâu và bị gọi "làm việc" (hỏi cung) với chấp pháp liên tục ngày đêm và không được gia đình gặp mặt, gửi quà thăm nuôi cũng khá lâu. Cái Tết đầu tiên trong tù nằm 1979 với tôi lúc đó như không có Tết. Vì không được nhận quà Tết của gia đình như các tù nhân thâm niên, tôi chỉ ăn Tết với đồ ăn của nhà tù, chỉ khác đồ ăn thường ngày là cơm gạo hẩm thay bo-bo hay "bánh bao" (bột mì nhồi thành cục hấp như bánh bao không nhân, đặc và cứng, không mùi thơm) thêm vài miếng thịt lợn bạc nhạc khoảng vài đốt ngón tay lềnh bềnh trong canh rau muống nước nhiều hơn rau.
Khi nghe vẳng đâu ngoài kia tiếng pháo Giao thừa nổ, tôi không khỏi chạnh lòng nhớ đến người vợ trẻ, đàn con thơ dại và mẹ già mà từ khi bị bắt tôi cố tìm cách quên đi để không bị suy sụp tinh thần ; bùi ngùi thương cảm tôi đã tức cảnh nằm suy tư trong đầu "những vần thơ xuân nhớ vợ hiền". Những vần thơ này tôi đã viết lại trong thư sau đó gửi về cho hiền thê, khi được phép trại giam viết thư về cho gia đình.
Thơ rằng :
"Đêm Xuân nhớ vợ hiền"
Ngoài kia tiếng pháo Giao thừa nổ
Khuấy động hồn Anh giây phút thiêng
Thương về tổ ấm lòng vương vấn
Chắc hẳn giờ này Em vẫn trông ?
Vâng Anh biết và cảm thông sâu sắc
Với nỗi lòng mơ ước của riêng Em.
Niềm phận tủi liễu đào khi xuân đến
Trước thềm Năm Mới !
Biết nói gì đây ?
Thôi được rồi ! Hỡi em yêu dấu !
Cố lên đi như đã gắng tự bao ngày,
Công lao ấy mai này Anh đền đáp.
Hãy nhìn kìa ! Con mình đẹp biết mấy !
Đẹp tự Thiên thần,
Là Mùa Xuân Thần Thánh chấp cánh bay cao,
Là mùa xuân tự hào của tình yêu ta đó…
Phải không Em ? Hỡi Em dấu yêu !
Sau khoảng 17 tháng biệt giam, hồ sơ vụ án Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam kết thúc một thời gian, tôi đã được đưa ra buồng giam tập thể số 5 đối diện với biệt giam số 6 nơi tôi bị biệt giam lâu nhất. Vì trong khoảng 17 tháng biệt giam ấy, có khi tôi phải di chuyển đến biệt giam nơi Sở Công an thành phố để làm việc ít tháng. Trong thời gian ở biệt giam số 6, tôi được biết một số đồng nghiệp luật sư niên trưởng của tôi cũng từng bị nhốt ở các buồng giam tập thể đối diện (như luật sư Trần Danh San, Triệu Bá Thiệp…). Biệt giam số 1 có luật sư Vũ Ngọc Truy (Mặt Trận Việt Nam Tự Do…). Thiếu Tá nhẩy dủ Nguyễn Văn Viên (em linh mục Nguyễn văn Vàng, Mặt Trận Liên Tôn, bị kết án tử hình…).
Tôi còn nhớ rõ sáng hôm ấy, khi cán bộ quản giáo trại giam đưa đến trước buồng giam tập thể số 5, anh em tù trong phòng ùa ra hỏi dồn dập "Mới bị bắt à ? Tội gì ? Tội gì ?". Tôi bình thản trả lời ngắn gọn "17 tháng biệt giam. Phản động". Có người hoài nghi : "Sao anh còn tươi thế". Tôi đáp lại "vào đây không tươi thì héo à ?"…
Thế là cái Tết năm 1980 tôi được hưởng một cái Tết tập thể với anh em bạn tù. Tôi đã xướng và yêu cầu anh em họa thành bài thơ xuân thứ hai trong tù. Đó là bài :
Vịnh mắm tôm (*)
Gần Tết sao mà lắm mắm tôm,
Anh nào anh nấy sực mùi thơm,
Ăn vào lại sợ lên cơn ngứa,
Sợ cả Lê Hiền nó "đánh bom" ! (**)
Không chanh, không ớt, không hành tỏi,
Cơm nhạt lùa vào sao vẫn ngon,
Ai về cho nhắn con cùng vợ
Quà kết năm này nhớ mắm tôm !
(*) Mắm tôm hay mắm ruốc ở đây không phải là nguyên chất mà là ngào với thịt heo băm ra là một trong những món ăn thông dụng cho người tù. Vì độ mặn giúp để lâu cho người tù dùng dần dần. Những món ăn thông dụng khác như thịt kho tiêu mặn, cá kho tiêu mặn, đồ ăn nào cũng mặn vừa để lâu được, vừa đỡ tốn đồ ăn….
(**) Câu thơ này là một "điển tích" trong buồng tù lúc bấy giờ. Đó là có một người tù tội kinh tế tên Lê Hiền. Anh này thiếu nhiều răng nên nhai bo-bo và thức ăn không nhuyễn được, nên khi "trung tiện" toát ra một mùi hôi khó chịu trong một buồng giam chật chội, nóng nực hơi người, làm anh em "Sợ cả Lê Hiền nó đánh bom" là vậy.
Trong ít tháng ở buồng giam tập thể số 5 do một Thiếu tá quân đội nhân dân tên Tích, bị tù vì tham nhũng, làm Trưởng buồng, tôi và các bạn tù ở đây chắc không thể quên tiến sĩ Phan Văn Song (Tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp ở Pháp, Nguyên Tổng giám đốc hãng bia Con Cọp) ở chung buồng lúc đó về tài kể chuyện hấp dẫn của anh. Sau bữa ăn chiều, anh em tù đều mong chờ đến giờ kể chuyện của tiến sĩ Phan Văn Song để tìm niềm vui trong song sắt, giúp quên đi những ngày đêm dài không biết ngày mai của thân phận một người tù không tuyên án. Một trọng những chuyện tiến sĩ Song kể không thể nào quên là "Người tù khổ sai Papillon".
Năm 2017, người viết có dịp gặp lại tiến sĩ Phan Văn Song ở Houston sau 37 năm xa cách (1980-2017). Ông hiện sinh sống tại Pháp, có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Trong quán cà-phê "Ông Già" ở khu Saigon Plaza trên đại lộ Bellaire vùng Southwest Houston, chúng tôi có dịp hàn huyên và tôi đã không quên nhắc lại bài thơ xuân "Vịnh mắm tôm" năm nào của tập thể anh em tù nhân buồng giam tập thể số 5 Khu C2 nhà tù nổi tiếng Phan Đăng Lưu, trong đó, vào lúc đó, cho đến bây giờ vẫn còn là nơi giam giữ những người yêu nước bất đồng chính kiến đã đấu tranh cách này cách khác cho tự do, dân chủ, nhân quyền với mục tiêu tối hậu là dân chủ hóa đất nước.
Sau ít tháng ở buồng giam tập thể số 5, tôi được chuyển qua nhà tù Chí Hòa, cùng chuyến với linh mục Nguyễn Văn Vàng (Mặt Trận Liên Tôn, bị kết án chung thân, cùng với em là Thiếu tá nhẩy dù Nguyễn Văn Viên bị kết án tử hình). Chúng tôi ở chung buồng giam tập thể F11 khoảng một tháng thì bị đưa đi lao động cải tạo ở trại tù K1 Z30D Hàm Tân, Thuận Hải cho đến khi được trả tự do vào cuối năm 1981. Còn Linh mục Nguyễn Văn Vàng bị đưa đi đâu sau đó, sống chết ra sao tôi không rõ. Sau này được biết Cha đã chết trong tù từ lâu rồi.
Houston, Giáp Tết Kỷ Hợi 2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 05/02/2019
Khi chúng tôi viết bài này thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đóng cửa Chính phủ vượt con số 21 ngày kỷ lục đóng cửa Chính phủ dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Nhưng triển vọng vẫn chưa có dấu hiệu sớm ngừng đóng cửa Chính phủ.
850.000 viên chức Liên bang bị đặt ở tình trạng "nghỉ phép", hay thất nghiệp tạm thời.
Bài viết này trình bày một số suy tư cá nhân :
- Đóng cửa Chính phủ là gì và hệ quả ra sao ?
- Triển vọng chấm dứt đóng cửa Chính phủ ?
- Chính phủ Hoa Kỳ là dân chủ hay là chủ dân ?
I. Đóng cửa Chính phủ là gì và hệ quả ra sao ?
1. Đóng cửa Chính phủ (government shutdown) là gì ?
Một cách đơn giản dễ hiểu "Chính phủ hết tiền, đóng cửa" nghĩa là việc Chính phủ liên bang phải tạm đóng cửa vì hết tiền do không được Quốc hội lưỡng viện thông qua ngân sách hoạt động mới sau ngày cuối cùng của ngân sách năm trước thường là vào o giờ ngày 30-9 năm kết thúc ngân sách.(riêng năm nay đến nửa đêm ngày 19/01/2019, trước ngày nhậm chức của Tổng thống Trump 20/01/1917). Điều này có nghĩa là, với việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa khi đồng hồ nhích sang 0h ngày 20/01/2019.
Nói chung, "đóng cửa Chính phủ" là biện pháp các chính quyền Liên bang cũng như Tiểu bang và các chính quyền địa phương thuộc ngành hành pháp Hoa Kỳ thường sử dụng để đối phó với các cơ quan có quyền chuẩn chi ngân sách chi tiêu hàng năm (Quốc hội, hội đồng thành phố…) đã không đáp ứng những yêu cầu chi tiêu tài chánh của họ đề ra.
Người dân Mỹ không xa lạ gì việc Chính phủ liên bang phải tạm đóng cửa vì hết tiền. Vì từ năm 1981 đến nay, nước Mỹ đã trải qua 12 lần Chính phủ phải đóng cửa và dịp đóng cửa này của Chính phủ Tổng thống Trump là lần thứ 13. Nhưng là lần đầu tiên một Tổng thống với đảng của mình nắm quyền kiểm soát ở quốc hội (lưỡng viện trước bầu cử giữa kỳ,Thượng viện sau bầu cử giữa kỳ) nhưng vẫn không thể thông qua được ngân sách. Đợt đóng cửa dài nhất xảy đến trong nhiệm kỳ cựu tổng thống Bill Clinton với thời gian 21 ngày, trong khoảng từ tháng 12/1995-1/1996.
Thông thường công luận dân chúng Hoa Kỳ chỉ chú ý nhiều đến các hành động đóng cửa Chính phủ của chính quyền Liên bang hơn là các chính quyền Tiểu bang hay địa phương. Theo đó, một cách tổng quát, Chính phủ sẽ phải đóng cửa khi Hạ viện hoặc Thượng viện Hoa Kỳ không phê chuẩn ngân sách hoạt động theo yêu cầu của Chính phủ.Điều này có thể xảy ra do các bất đồng về chính sách thu chi giữa tổng thống, người đứng đầu hành pháp và Quốc hội lập pháp, vốn nắm giữ quyền quyết định về tài chính cho hoạt động hàng năm của các ngành công quyền quốc gia.
2. Căn cứ pháp lý "đóng cửa Chính phủ" ?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì dường như "đóng cửa Chính phủ" không mang tính hiến định và luật định mà chỉ là biện pháp điều hành công quyền do sáng kiến của những nhà lãnh đạo hành pháp hàng đầu để tạo áp lực buộc Quốc hội hay các hội đồng dân cử địa phương chấp nhận một yêu sách, tỷ như yêu sách về tài chánh là phải chuẩn chấp các đề mục chi tiêu họ đệ trình.
Chúng tôi không biết có điều khoản nào của Hiến Pháp Liên bang cũng như Tiểu bang và đạo luật nào quy định rõ "quyền đóng cửa Chính phủ" của những người đứng đầu hành pháp.Dường như thẩm quyền này chỉ dựa trên nguyên tắc phân quyền về tài chánh, được thể hiện trong Hiến pháp với nguyên tắc "no taxation without representation" (không đánh thuế,ngoài cơ chế đại diện, như Quốc hội…). Vì vậy, dù nói rằng Tổng thống là người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ (Quốc trưởng), Quốc hội lại nắm quyền quyết định trong việc thâu (thuế) và chuẩn chi ngân sách hàng năm cho các hoạt động công quyền quốc gia, kiểm soát chính sách và hoạt động của Chính phủ.
Thành ra, nếu lưỡng viện Quốc hội cho rằng các chính sách công của Chính phủ có vấn đề, và việc phân bổ ngân sách hiện tại không hiệu quả, cả hai viện của Quốc hội đều có quyền thể hiện quan điểm của mình bằng con đường tài chính. Ngược lại, Chính phủ cũng có thể đóng cửa như là một công cụ áp lực khi đàm phán với Quốc hội để yêu cầu cơ quan này chấp thuận các dự toán tài chính của mình.
Như trong hiện vụ Tổng thống Donal Trump đóng cửa Chính phủ Liên bang vì trong dự luật chi tiêu tài chánh năm 2019 quốc hội Liên bang đã không ghi 5,7 tỷ dollars mà ông đề nghị để xây bức tường biên giới ngăn chặn tệ nạn nhập cư trái phép của di dân các nước ngoài(một chính sách then chốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.), mà phần đông là từ các nước vùng trung Mỹ. Quốc hội không đồng ý ghi vào Luật ngân sách 2019, vì không đồng tình với những lý do cần phải xây bức tường biên giới mà Tổng thống Trump đưa ra ( vì an ninh quốc gia cần ngăn chặn các di dân bất hảo, tội phạm và buôn lậu ma túy là những nguy cơ và gánh nặng xã hội mà nhân dân Hoa Kỳ phải gánh chịu….) Trái lại, Quốc hội cho rằng xây dựng một bức tường như vậy quá tốn kém, (không phải chỉ 5,7 tỷ khởi đầu trong tài khoa 2019 mà còn phải chi thêm cho các năm tới có thể lên tới hơn 20 tỷ dllar…)mà lại không có hiệu quả thực tế, tiêu tốn tiền thuế quá nhiều của dân một cách không cần thiết.Trong khi thực tế làn sóng nhập cư bất hợp pháp là một "quốc nạn" đã có từ lâu, giờ đây không quá nghiêm trọng đến độ đe dọa an ninh quốc gia như Tổng thống Trump cường điệu quá đáng….Do đó, Quốc hội đã chỉ ghi vào dự toán ngân sách khoản chi hơn một tỷ dollar để thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh biên giới như bao lâu nay. Vì sự bất đồng này, việc đóng cửa Chính phủ đã phá kỷ lục 21 ngày đóng cửa Chính phủ của Tổng thống Dân chủ Bill Clinton trước đây. Thật ra đây đã là lần thứ ba trong năm 2018 mà chính quyền Tổng thống Trump đóng cửa. Lần đầu tiên là vào tháng 1-2018, Chính phủ đóng cửa hết ba ngày, chủ yếu để các bên tranh luận về ngân sách cho chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA) – vốn dùng để hỗ trợ trẻ em bị đưa một cách bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Lần thứ hai vào tháng Hai, việc đóng cửa chỉ diễn ra trong đúng một ngày, do tranh luận liên quan đến việc tăng ngân sách cho hoạt động quân sự, cứu nạn thiên tai nhưng lại không bao gồm chương trình DACA.
3. Hậu quả thực tế của "Đóng cửa Chính phủ" ?
Việc đóng cửa Chính phủ đã đưa đến hậu quả thực tế khá nghiêm trọng, nhiều mặt.Tuy nhiên cần lưu ý là việc "đóng cửa Chính phủ" không phải toàn bộ các cơ quan Chính phủ liên bang sẽ nghỉ không làm việc. Chỉ có những những cơ quan phụ trợ, không mang tính thiết yếu thì hoạt động mới được xem xét tạm dừng. Các cơ quan thiết yếu khác thực hiện chức năng căn bản và các bộ phận "tối quan trọng" của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ, như Bộ An ninh Nội địa hay FBI vẫn được duy trì. Những nhân viên các ơ quan này tiếp tục làm việc bình thường, dù có thể họ sẽ không được thanh toán đúng hạn tiền lương cho những ngày làm việc này.
Theo báo Guardian cho biết gần 40% nhân sự Chính phủ Liên bang (khoảng 850.000 viên chức Liên bang) bị đặt ở tình trạng "nghỉ phép", hay thất nghiệp tạm thời, không làm việc và không được trả lương trong một cuộc đóng cửa. Dù vậy, phần lớn đó là các nhân sự không nằm trong cơ quan phòng vệ. Các quân nhân đang làm nhiệm vụ không bị ảnh hưởng.
Theo CNN, trong những lần đóng cửa trước, các nhân viên vẫn được trả lương cho thời gian nghỉ sau khi thỏa thuận về ngân sách được thông qua. Các nghị sĩ quốc hội thì vẫn được trả lương, nên Chính phủ có đóng cửa bao lâu cũng không sao. Nhưng những công nhân viên chức buộc phải nghỉ việc hay đi làm việc không lương mà đóng cửa lâu thì đời sống sẽ gặp thêm khó khăn nhiều mặt. Vì không có tiền chi trả cho những nhu cầu thường kỳ cũng như bất thường. Đồng thời, kéo theo các hậu quả dây chuyền khác như công việc bị đình trệ (như ở các sân bay…) dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trên các lãnh vực chịu ảnh hưởng ( như rác rưởi tràn lan trên công viên gây ô nhiễm môi trường, các nơi tham quan bị đóng cửa, làm thất thu ngân sách, an ninh trật tự bị đe dọa vì thiếu nhân lực bảo vệ an ninh công cộng…).
Vẫn theo Guardian dẫn một báo cáo của hãng phân tích S&P Global vào tháng 12/2017 cho biết một cuộc đóng cửa Chính phủ sẽ làm tổn thất của Chính phủ Mỹ khoản 6,5 tỷ USD/tuần. Phân tích này dựa trên tổn thất của các lần đóng cửa trước kèm dự đoán về thiệt hại cho nền kinh tế. Tờ Guardian viết "Một sự gián đoạn trong chi tiêu Chính phủ đồng nghĩa với việc không có khoản chi trả nào để tiêu dùng, các nhà cung cấp dịch vụ từ khối tư nhân mất công ăn việc làm và doanh thu, các cửa hàng bán lẻ không bán được hàng, đặc biệt là những người có liên hệ với những công viên quốc gia bị đóng cửa, và thất thu thuế cho đất nước…". Sự thể này "Đồng nghĩa với một nền kinh tế ít hoạt động và ít công ăn việc làm hơn…". Một hậu quả khác, là gần 1 triệu người sẽ không nhận được các khoản chi trả định kỳ do việc đóng cửa xảy ra. Mặc dù trong các lần đóng cửa Chính phủ trước, viên chức vẫn được trả lương bù sau đó, nhưng việc này thường bị chậm trễ.
II. Triển vọng ngừng đóng cửa Chính phủ ?
Cho đến giờ này triển vọng ngừng đóng cửa Chính phủ rất mờ nhạt. Vì Tổng thống Donal Trump người đóng cửa Chính phủ vẫn kiên quyết bảo vệ yêu sách 5,7 tỷ dollar để xây bức tường biên giới và còn tuyên bố có thể đóng cửa Chính phủ nhiều tháng, thậm chí cả năm, nếu yêu sách không được Quốc hội thỏa mãn. Yêu sách này lại được hậu thuẫn của nhiều nghị sĩ Cộng hòa nắm đa số Thượng viện.
Trong khi Quốc hội hạ viện với đa số thuộc đảng Dân chủ nếu có thể thông qua được luật ngân sách 2019 thì vẫn có thể bị ách tắc tại thượng viện, nếu không thì cũng không được Tổng thống ban hành (phủ quyết) như ông đã lên tiếng đe dọa. Thành ra, hiện tại giải pháp mở cửa lại Chính phủ theo tiền lệ là sự nhượng bộ sau khi các bên cân nhắc, xem xét lợi ích chung và đàm phán thỏa hiệp ít nhiều của cả đôi bên, thì có vẻ khó xẩy ra cho đến lúc này. Giải pháp chính trị bế tắc, liệu pháp lý có thể vận dụng được không ? Tỷ như tranh chấp bế tắc có thể đưa qua tư pháp xét định Tổng thống đóng cửa ai đúng ai sai, có vi hiến vi luật ?...
Thực tế Chính phủ sẽ ngưng đóng cửa thế nào thật khó tiên liệu, chúng ta chỉ biết chờ xem.
III. Chính phủ dân chủ hay là chủ dân ?
Đứng trước sự kiện "Đóng cửa Chính phủ" gây những hậu quả nhiều mặt trên thực tế như vừa nêu trên, một số người đã hoài nghi về nền dân chủ Hoa Kỳ và tự hỏi người đứng đầu Chính phủ Hoa Kỳ hành động như thế có phải là "Chính phủ dân chủ hay là chủ dân" như trong các chế độ độ độc tài ?
Có lẽ những người này ít quan quan tâm đến sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ, hay có khuynh hướng "chống Trump", nên cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donold Trump đứng đầu Chính phủ đã "đóng cửa Chính phủ" quá lâu, chỉ để làm áp lực với Quốc hội, bất chấp hậu quả đối với một thành phần đông đảo dân chúng và tác hại dây chuyền trên nhiều mặt xã hội, kinh tế…chỉ vì "háo thắng" muốn bảo vệ uy tín cá nhân, Ông cần thực hiện kỳ được một trong những lời hứa với cử tri khi tranh cử là xây trường thành biên giới (và cộng với cá tính thích ganh đua muốn có một bức trường thành biên giới tân kỳ, vĩ đại hơn Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc ; như từng có ý định làm một cuộc duyệt binh hoành tráng hơn sau khi dự cuộc duyệt binh ngày Quốc Khánh của Pháp, nhưng đã không thực hiện được vì quá tốn kém ?). Người ta coi thái độ cương quyết không nhượng bộ của Tổng thống Trump, như là hành động chống lại thẩm quyền phân nhiệm hiến định của Quốc hội (là quyết toán ngân sách quốc gia), vốn là cơ quan lập pháp gồm những đại biểu dân cử có nhiệm vụ giám sát chính quyền trong đó có vấn đề chi tiêu tài chánh của Chính phủ, sao cho có lợi cho dân cho nước… Việc đóng cửa Chính phủ và kéo dài thời gian đóng cửa vô định là coi nhẹ quyền lợi của một tập thể đông đảo công dân, bắt dân làm con tin để thương lượng, kéo theo tác hại nhiều mặt cho quốc gia. Đồng thời "Đóng cửa Chính phủ" để làm áp lực chống lại Quốc hội đại diện quyền làm chủ của nhân dân, là vi phạm quyền dân chủ. Vì thế, Chính phủ Hoa Kỳ dường như không còn là một Chính phủ dân chủ mà là Chính phủ chủ dân" như trong các chế độ độc tài. Không thể hiên bản chất của "một chính quyền của dân, do dân và vì dân" của chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ từng được xác lập và thực hiện gần 300 năm qua. Nền dân chủ này đã từng được xưng tụng như một mẫu mực cho nhiều quốc gia noi theo và là ước mơ của nhiều dân tộc trên hành tinh này.
Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, việc đóng cửa Chính phủ không làm biến chất chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ và là sinh hoạt dân chủ đặc trưng của Hoa Kỳ. Vì cả Tổng thống "đóng cửa Chính phủ" để đòi 5,7 tỷ xây tường biên giới, cũng như Quốc hội không chuẩn chấp, đều có tư thế dân cử, thực hiện theo ý nguyện khối cử tri đông đảo tín nhiệm mình.Cả hai đã hành động theo chức năng phân quyền hiến định, khác với các chế độ độc tài như kiểu độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam. Vả lại việc đóng cửa Chính phủ, tuy có gây hậu quả thực tế nhiều mặt như đã trình bày, nhưng vẫn không gây tình trạng bất ổn nghiêm trọng cho quốc gia, các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội vẫn diễn ra bình thường sau hơn 21 ngày đóng cửa. Duy có điều nên xét lại tiền lệ "Đóng cửa Chính phủ" xem có nên tiếp tục duy trì trong sinh hoạt chính trị một tiền lệ xét ra "lợi bất cập hại" cho nhân dân và đất nước Hoa Kỳ ? Vả lại, nếu vì bất đồng với Quốc hội về vấn đế ngân sách hay bất cứ vấn đề gì, Tổng thống có thể sử dụng quyền phủ quyết hiến định để giải quyết bất đồng giữa hành pháp và lập pháp theo thủ tục ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ ( không ban hành, trả dự luật lại Quốc hội xét lại v.v…).
Houston, ngày 14/01/2019