Ngày 2/9/1945 là ngày khởi sự về mặt pháp lý một quá trình bán nước của Việt cộng (gọi chung đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng viên cộng sản và những ai tin theo chủ nghĩa cộng sản) cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu. Nhưng đồng thời, ngày 2/9/1945 cũng là khởi điểm về mặt pháp lý một quá trình làm mất nước của Việt quốc (gọi chung chính quyền chính thống quốc gia, các chính đảng quốc gia và nhân dân mang ý thức hệ quốc gia chống cộng).
Lễ thượng kỳ Đảng cộng sản trước trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh minh họa
Đó là ý nghĩa lịch sử tổng quát của ngày 2/9/1945 được thể hiện qua diễn biến các sự kiện lịch sử, sẽ là nội dung bài viết này.
Trong một bài viết từ năm 2012 của giáo sư sử học Phạm Cao Dương, được sửa lại và đăng tải trên Việt Báo online ngày 21/08/2018 dưới nhan đề"Sự thực về ngày 2 tháng 9, 1945, 73 năm nhìn lại : Hai bản Tuyên ngôn độc lập thay vì một, lịch sử không thể chỉ được biết có một nửa.
Phần mở đầu ông viết "Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11 tháng 3, 1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản…".
Vẫn theo Giáo sư Phạm Cao Dương, đây là nội dung Tuyên ngôn Độc lập thứ nhất đề ngày 11/03/1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự, rằng :
"Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.
Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.
Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên".
Và đây là phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập thứ thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh đọc :
"Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
"Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
"Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…".
Bản tuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh một mình soạn thảo, một mình đứng tên và đọc tại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót sáu tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị.
Như vậy là, sau khi cướp được chính quyền về mặt thực tế trên cả nước từ ngày 15 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, có thể coi ngày 2/9/1945 đã khởi đầu về mặt pháp lý một quá trình Việt cộng bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu. Quá trình này trải qua ba giai đoạn : 1) Ngụy dân chủ cộng hòa để che dấu căn cước cộng sản, 2) ngụy dân tộc để phát động và chủ đạo tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ"chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc", 3) cướp chính quyền để thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.
1. Ngụy dân chủ cộng hòa bằng Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp chế độ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"
Tháng 8 năm 1945 đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền từ tay chính quyền chính thống quốc gia, với chính phủ Trần Trọng Kim mới tiếp nhận độc lập từ tay Nhật, ép của Vua Bảo Đại thoái vị. Việt Minh cộng sản gọi cuộc cướp chính quyền không đổ máu này là "Cách mạng Tháng 8" như là cuộc "Cách mạng Tháng 10 Nga" của đảng cộng sản Bolsevick Nga lật đổ chế độ Nga Hoàng cướp chính quyền năm 1917. Nhưng vì thế lực của đảng Cộng sản Việt Nam vào thời khoảng này còn yếu kém so với các chính đảng quốc gia, nên lãnh tụ cộng đảng Việt Nam Hồ Chí Minh buộc lòng phải đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng.
Đồng thời vào lúc đó chủ nghĩa cộng sản đang bị hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế coi là một hiểm họa chung của nhân loại cần ngăn chặn. Vì thế ông Hồ đã phải " ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa" khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh "chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Do đó, nội dung bản "Tuyên ngôn Độc lập" này không có từ ngữ nào nói về chế độ xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa.
Trái lại trong Tuyên ngôn ông Hồ Chí Minh còn cố tình mượn ý lời từ bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ rằng "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được…" ; và "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi…".
Đồng thời nội dung bản Hiến pháp năm 1946 đã cho thấy chế độ chính trị tương lai của Việt Nam sẽ là một chế độ dân chủ cộng hòa, đúng như danh xưng"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" ghi trong Hiến pháp. Thế nhưng thực tế sau đó cho đến hiện nay ai cũng thấy không phải như vậy mà là chế độ"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa" vẫn còn chút "ngụy cộng hòa" (chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân). Vì thực chất cũng như thực tế chế độ mệnh danh "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" từ quá khứ đến hiện tại chỉ là một "chế độ độc tài Đảng trị hay toàn trị cộng sản", với chủ quyền tuyệt đối thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam ; độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền chỉ là bánh vẽ, biến thành ân huệ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ban phát cho người dân nào chỉ biết phục tùng mệnh lệnh của "Đảng và Nhà nước ta" mà thôi !
2. Ngụy dân tộc phát động và chủ đạo tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ "chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước".
Thật vậy, do lập trường khác biệt không thể thỏa hiệp, hội nghị Fontainebleau đã tan vỡ vào ngày 19/12-1946. Việt Minh phát động một cuộc kháng chiến toàn dân chống Pháp vào ngày 23 tháng 12 năm 1946.
Cuộc kháng chiến này do Việt Minh chủ đạo tiến hành, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân có chung lòng yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc. Thế nhưng đã bị Việt Minh cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của họ để thành đạt mục tiêu giai đoạn của mình (cướp chính quyền để thực hiên chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải giành dộc lập cho dân tộc…). Nhưng để huy động lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải "ngụy dân tộc" và dấu mặt bằng mặt nạ Việt Minh (viết tắt của tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh hội).
Ngụy dân tộc bằng cách phất cao ngọn cờ "kháng chiến chống xâm lược Pháp, giải phóng dân tộc". Giấu mặt trong mặt nạ "Việt Minh" sau khi tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Việt Nam, (đến năm 1952 lại xuất hiện dưới cái tên đảng Lao Động Việt Nam, cho đến kết thúc cuộc chiến tranh Quốc- Cộng (1954-1975) cưỡng chiếm được Miền Nam, đưa cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, đảng Cộng sản Việt Nam mới hiện nguyên hình là một tập đoàn bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu).
Sở dĩ đảng Cộng sản Việt Nam phải dấu mặt trong một thời gian dài trước khi cướp được chính quyền trên cả nước như thế, là vì chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội không có sức thu hút nhân dân tham gia kháng chiến bằng chủ nghĩa yêu nước. Trái lại chủ nghĩa cộng sản mới du nhập còn quá xa lạ và còn là mối sợ hãi khinh hoàng của người dân khi nghe nói về một chủ nghĩa vô thần, "tam vô" (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo).
Vì thế sau khi đã loại trừ các chính đảng Quốc gia, Việt Minh cộng sản đã độc quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp cuối cùng và đã kết thúc vào năm 1954 sau khi Pháp thất thủ tại căn cứ quân sự chiến lược Ðiện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 giữa Việt Minh và thực dân Pháp.Chính quyền chính thống quốc gia của vua Bảo đại, với Thủ tướng chính phủ Ngô Đình Diệm đã không ký vào Hiệp định này, nên chỉ có hệ quả như là quân xâm lược Pháp (kẻ cướp nước) đã mất một nửa thuộc địa Miền Bắc trên vĩ tuyến 17 cho Việt Minh cộng sản (phường bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu) ; còn một nửa nước Miền Nam dưới vĩ tuyến 17, Pháp buộc lòng phải trao trả độc lập hoàn toàn cho chính quyền chính thống quốc gia Nam Triều của Quốc trưởng Bảo Đại, mà trước đó Pháp đã phải trao trả độc lập từng phần cho chính quyền này.
3. Cướp chính quyền để thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.
Người Việt quốc gia kháng chiến chống Pháp để giành độc lập dân tộc. Việt Minh cộng sản chống Pháp giành độc lập dân tộc chỉ là chiêu bài "ngụy dân tộc" để đạt mục tiêu giai đoạn cướp chính quyền, tiến đến mục tiêu tối hậu cộng sản hóa Việt Nam theo lệnh của cộng sản quốc tế (Nga-Tàu).
Vì thế sau khi cướp được chính quyền trên một nửa thuộc địa Miền Bắc trên vĩ tuyến 17 của thực dân Pháp, đảng Cộng sản Việt Nam dưới tên trá hình là đảng Lao Động Việt Nam, đã thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một nửa nước Miền Bắc. Thế nhưng, do nhu cầu tuyên truyền lừa bịp nhân dân và quốc tế, Việt cộng dù đã ban hành một bản Hiến pháp mới (1959) có nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu mẫu "Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Liên Xô", nhưng vẫn giữ bảng hiệu chế độ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa để lừa mị người dân trong nước và quốc tế).
Thế nhưng trên thực tế, Việt cộng cũng đã thực hiện bản Hiến pháp này mốt cách triệt để với quyết tâm "xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa" vững mạnh ở Miền Bắc, làm hậu phương lớn cho cuộc chiến tranh cộng sản hóa Miền Nam, vẫn dưới chiêu bài "ngụy dân tộc" như thời khang chiến chống Pháp (1945-1954).
Ý đồ của Việt cộng là muốn mọi người lầm tưởng rằng với cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng (1954-1975) chỉ là nối tiếp cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ; coi Hoa kỳ như một đế quốc thực hiện "chủ nghĩa thực dân mới" ở Việt Nam và chính phủ chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chỉ là tay sai…Tuy nhiên, thực tế cũng như thực chất Liên Xô mới là một đế quốc mới (đế quốc cộng sản) thực hiện một "chủ nghĩa thực dân mới" (là chủ nghĩa cộng sản) theo đúng ý nghĩa của cụm từ này (dùng "sợi chỉ đỏ chủ nghĩa cộng sản" để lèo lái,gián tiếp khai thác các lợi ích thông qua chính quyền của một đảng cộng sản bản xứ lệ thuộc chặt chẽ trong hệ thống cộng sản quốc tế).
Vì thế, thực chất cũng như thực tế cuộc nối chiến Quốc-Cộng (1954-1975) là cuộc xung đột vũ trang giữa người Việt Nam theo ý thức hệ Quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế chiến II (1939/1945) giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, dứng đầu là Liên Xô và tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ. Miền Bắc Việt Nam nằm trong quỹ đạo của phe Xã Hội Chủ nghĩa, đứng đầu là đế quốc cộng sản Liên Xô ( là nước lớn có tham vọng kiềm tỏa được nhiều quốc gia dân tộc khác,khai thác lợi ích toàn diện, thông qua đảng cộng sản bản xứ như đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn công sản quốc tế Liên Xô, Trung Quốc…) thực hiện chủ nghĩa thực mới là chủ nghĩa cộng sản độc tài toàn trị.
Miền Nam Việt Nam thuộc phe Tư bản chủ nghĩa hay Thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của đế quốc tư bản Hoa Kỳ (cũng là nước lớn có tham vọng kiềm tỏa được nhiều quốc gia dân tộc khác trong đó có Việt Nam) thực hiện chủ nghĩa thực dân mới là chủ nghĩa tư do dân chủ(dùng sợi chỉ xanh "chủ nghĩa tự do dân chủ" và dùng viện trợ để lèo lái, đầu tư khai thác lợi ích nhiều mặt, thông qua chính quyền bản xứ, độc lập trên nguyên tắc, lệ thuộc có mức độ trên thực tế).
Cả hai chính quyền Cộng sản Bắc Việt và Quốc gia Nam Việt đều là công cụ cho các "Đế quốc cộng sản" (Đế quốc đỏ) và "Đế quốc tư bản" (Đế quốc trắng) ; chỉ có sự khác biệt căn bản : Cộng sản Bắc Việt đã là công cụ tri tình (tình nguyện, chủ động làm công cụ cho đế quốc cộng sản phát động, tiến hành "chiến tranh cách mạng cộng sản" ngụy dân tộc để cộng sản hóa Miền Nam…) ; còn Quốc gia Nam Việt đã là công cụ ngay tình (bị buộc phải làm công cụ, bị động thực hiện cuộc chiến tranh chống cộng bảo vệ chế độ tự do dân chủ và phần đất Miền Nam của quốc gia Việt Nam,vốn là di sản bao đời của tiền nhân).
Tiếc thay, "công cụ tri tình" Cộng sản Bắc Việt đã thực hiện thành công nghĩa vụ công cụ của mình, sau hơn 20 năm phát động, tiến hành chiến tranh (1954-1975) với sự chi viện vũ khí, đạn dược, nhân lực, tài lực dồi dào của quốc tế cộng sản Liên Xô–Trung Quốc, đã cướp được chính quyền nửa nước Miền Nam còn lại của quốc gia Việt Nam vào ngày 30/04/1975 ; cộng sản hóa cả nước bằng sự áp đặt chế độ"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" trái với nguyện vọng của toàn dân, nô dịch hóa dân tộc trong vòng cương tỏa của hai tân "đế quốc đỏ cộng sản Nga-Tàu", làm tròn "nghĩa vụ quốc tế cộng sản cáo cả" !?
Như thế Việt cộng đã kết thúc quá trình bán nước cho cộng sản quốc tế (Nga-Tàu) về mặt pháp lý cũng như thực tế, khởi đi từ ngày 2/9/1945, với Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 "ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa" để che dấu "cái đuôi cộng sản" hòng lừa bịp nhân dân và che mắt quốc tế. Hệ quả tất nhiên là Việt quốc đã làm mất nước vì đã không làm tròn bổn phận của con dân Nước Việt bảo vệ di sản của Tiền nhân để Việt cộng nhuộm đỏ giang sơ gấm vóc từ ải Nam quan đến Mũi Cà Mau. Và do đó, ngày 2/9/1945 không phải là ngày Quốc khánh của toàn dân, ngày độc lập của dân tộc Việt, mà chỉ là ngày "Quốc khánh của Việt cộng và Quốc tế cộng sản Nga-Tàu" mà thôi !
Tất cả những sự thật lịch sử về sự bán nước của Việt cộng đều đã từng được chính lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, người con ưu tú của "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" khẳng định không cần che dấu, rằng "Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản".
Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc chiến bị Trung Cộng bức bách đòi nợ trong chiến tranh nên đã uất ức tuyên bố, rằng "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…".
Phải vậy không ạ, thưa các "đồng chí cộng sản" đang ở Giờ Thứ 25 của chủ nghĩa cộng sản mà vẫn chưa chịu phản tỉnh ? Thế là thế nào ?
Houston, ngày 30/8/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 04/09/2018
Tháng 8 năm 1945, là một tháng có nhiều biến cố trên chính trường Việt Nam, tạo một khúc quanh quan trọng đối với vận mệnh dân tộc và đất nước Việt Nam chúng ta.
Kỷ niệm 2 tháng Chín, 1966 tại Hà Nội. Bìa phải là ông Hồ Chí Minh.
I. Từ biến cố tháng 8 năm 1945
Tháng 8 năm 1945 Đảng cộng sản Việt Nam đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền từ tay chính quyền chính thống quốc gia, với chính phủ Trần Trọng Kim mới tiếp nhận độc lập từ tay Nhật, ép của Vua Bảo Đại thoái vị.
Việt Minh cộng sản gọi cuộc cướp chính quyền không đổ máu này là"Cách mạng Tháng 8" như là cuộc "Cách mạng Tháng 10 Nga" của đảng cộng sản Bolsevick Nga lật đổ chế độ Nga Hoàng cướp chính quyền năm 1917. Nhưng người Việt quốc gia chỉ coi là một "Biến cố lịch sử" và có lẽ chính sử dân tộc sau này (khác với lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam viết) cũng sẽ viết khách quan với tiêu đề "Việt Minh cộng sản cướp chính quyềnTháng 8 Năm 1945", đã đưa Việt Nam vào một khúc quanh mới đầy bất trắc và di hại nhiều mặt cho dân tộc và đất nước.
Thật vậy, trong Thế Chiến II (1939-1945) Việt Nam cũng không thoát khỏi tham vọng xâm lăng của quân phiệt Nhật thuộc Phe Trục (gồm Ðức, Ý, Nhật), đối đầu với phe Ðồng Minh (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga). Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim được thành lập, tạm thời chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên nguyên tắc ; nhưng thực tế lại rơi vào thế kìm kẹp của quân phiệt Nhật, với chủ nghĩa Ðại Ðông Á và khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị"Châu Á của người Á Châu".
Sau khi hai trái bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ngày 13 tháng 8 năm 1945, đã đưa đến sự đầu hàng đồng minh vô điều kiện của quân phiệt Nhật, kéo theo sự tồn tại bấp bênh của chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập trước đó 4 tháng. Tình hình lúc này, theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì tại Bắc Việt hai lực lượng cách mạng quốc gia và cộng Sản tranh nhau nắm chính quyền.
Một bên là "Ðại Việt Quốc Gia Liên Minh, một mặt trận quốc gia gồm nhiều đảng phái và quan trọng hơn cả là Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Ðại Việt Quốc Xã của các ông Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Xuân Tiếu..." .
Bên kia là "Mặt Trận Việt Minh do các lãnh tụ Ðông Dương Cộng Sản đảng là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp điều khiển. Dân chúng hướng cả về các lực lượng và trong khi Việt Nam như là cái nhà bỏ ngỏ, dĩ nhiên ai vào trước thì người ấy làm chủ. Việt Minh nhờ có nhiều kỹ thuật đấu tranh cách mạng và thủ đoạn sâu sắc, đã đi bước trước giành được chính quyền, sau khi tổ chức được nhiều cuộc biểu tình cổ động quần chúng từ ngày 15 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, nắm được hậu thuẫn của các tầng lớp dân chúng…".
Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã lợi dụng tình hình tranh tối tranh sáng, cướp chính quyền vào ngày 15 tháng 8, nhờ thủ thuật tuyên truyền lừa mị và kinh nghiệm đấu tranh lật đổ, nên đã huy động được sức mạnh của công chức và quần chúng trong một cuộc biểu tình trước Nhà Hát Lớn Hà Nội ; nên thay vì để ủng hộ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim mới được Nhật trao trả độc lập trên nguyên tắc, thì thực tế đã biến thành cuộc biểu tình ủng hộ Mặt Trận Việt Minh (tên việt tắt Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, một tổ chức do đảng cộng sản Việt Nam lập ra làm mặt nạ ẩn mình) cướp chính quyền. Sau đó, Việt Minh cộng sản tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình tương tự, từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 19/8 năm 1945, cướp chính quyền ở nhiều nơi trên cả nước.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của triều đại quân chủ chuyên chế Việt Nam, dưới áp lực của Việt Minh đã tuyên bố thoái vị, và một chính phủ lâm thời liên hiệp Quốc-Cộng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, với bản tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ðây là một sự liên hiệp bất đắc dĩ về phía Việt quốc (gọi tắt phe người Việt quốc gia) do tình thế chẳng đặng đừng. Trong khi về phía Việt Minh cộng sản việc thành lập chính phủ liên hiệp chỉ là thủ đoạn chính trị có tính giai đoạn, khi họ còn yếu kém thế lực, chưa đủ uy tín quốc tế và để có thêm thời gian củng cố thế lực đủ mạnh sẽ quay lại tiêu diệt các chính đảng và các nhà ái quốc theo ý thức hệ quốc gia. Trong thời khoảng này, sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi nhận :
"Các đảng phái quốc gia đối với cuộc chuyển biến chính trị này và nội các Trần Trọng Kim đều có vẻ dè dặt, nhất là đối với người Nhật tuy vẫn có sự giao thiệp công khai với họ. Riêng mặt trận Việt Minh là hoạt động hơn cả. Họ tuyên truyền ầm ĩ trong dân chúng, ám sát một số mật thám của chính phủ Pháp và tung ra khẩu hiệu "Ðánh Nhật đuổi Pháp". Giữa lúc này dân chúng Việt Nam đã bắt đầu đánh nhiều dấu hỏi về nền độc lập vừa trao cho họ trước sự lủng củng giữa chính phủ Trần và Ðại Bản Doanh Thiên Hoàng sau khi đã xẩy ra một vài việc bất đồng ý kiến…".
Có thể nói đây là thời kỳ xung đột quyết liệt và đẫm máu nhất trong giai đoạn tiền chiến tranh Quốc-Cộng (1930-1954) giữa các chính đảng quốc gia với đảng cộng sản Việt Nam, để giành quyền chủ đạo kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này đảng cộng sản Việt Nam còn rất yếu kém so với lực lượng các chính đảng quốc gia, nên lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh đành phải chấp nhận thành lập một chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng. Ông Hồ Chí Minh nắm chức Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời, ông Nguyễn Hải Thần được cử làm Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) giữ chức Bộ trưởng ngoại giao, Trương Ðình Tri làm Bộ trưởng y tế, Chu Bá Phượng coi Bộ Kinh tế. Còn các bộ quan trọng khác như Quốc phòng, Nội vụ, Thông tin do phía Việt Minh nắm giữ.
Trong Quốc hội liên hiệp hình thành sau đó vào đầu năm 1946, Việt Nam Quốc Dân Ðảng và các đảng phái quốc gia, kể cả Ðồng Minh Hội chỉ giữ 70 ghế trong cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 do Việt Minh cộng sản đạo diễn. Theo nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn, thì đây chỉ là một cuộc hợp tác bất đắc dĩ về phía Việt Minh, để Hồ Chí Minh dễ dàng ký kết Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Ngày 6 Tháng 3 Năm 1946 với Pháp, như là kế hoãn binh để có thời gian củng cố uy thế quay lại tiêu diệt các chính đảng quốc gia và những nhà ái quốc Việt Nam không tuân phục Việt Minh.
Ðể củng cố uy thế về mặt cơ chế tổ chức chính quyền, ngày 27/05/1946, Hồ Chí Minh cho thành lập Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam để nắm giai cấp công nhân. Ngày 29/05/1946 thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam, tức Mặt Trận Liên Việt, tiền thân của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Ðảng cộng sản Việt Nam để nắm các đoàn thể quần chúng. Ngày 11/08/1946 Việt Minh cho thành lập đảng Xã Hội Việt Nam, sau đó là đảng Dân chủ Việt Nam để trang trí bộ mặt dân chủ giả hiệu cho một chế độ thực chất là độc tài đảng trị phản dân chủ. Mặt khác, để tiêu diệt các đảng phái quốc gia trên bình diện pháp lý, ngày 05/09/1946 Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh giải tán các tổ chức gọi là tay sai Nhật như Ðại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng. Một sắc lệnh khác ngày 12/09/1946 giải tán Việt Nam Hưng Quốc Thanh Niên và Việt Nam Ái Quốc Hội. Phản ánh ý đồ đen tối của Việt Minh, cuốn "Lịch sử Việt Nam (1945-1975)" do nhà xuất bản Giáo Dục cộng sản ấn hành năm 1987 đã viết :
"Những năm 1945, 1946 tình hình chính trị trong nước rất phức tạp nên ngoài việc trấn áp bọn phản cách mạng, Chính Phủ Lâm Thời cũng có biện pháp tạm thời thỏa hiệp, đưa một vài đại diện của Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Việt Nam Cách Mạng Ðồng Chí Hội như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Trương Ðình Tri tham gia vào chính phủ lâm thời…".
Quả đúng như nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn, ngay sau khi ký được Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946, Việt Minh liền dốc toàn lực tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng và các đảng phái quốc gia khác. Bởi vì Hiệp Ước Sơ Bộ này chỉ có lợi cho hai phe thực dân Pháp và Việt Minh (mặt nạ của cộng đảng Việt Nam), nhưng hoàn toàn bất lợi cho người Việt quốc gia.
Đối với Việt Minh cộng sản nhờ Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Mùng 6 tháng 3, đã loại được quân Tàu của Thống chế Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa, vốn hậu thuẫn cho Việt Nam Quốc Dân Ðảng và các đảng phái quốc gia. Đồng thời cũng giúp Việt Minh có thêm thời gian củng cố được thế chính quyền để tiêu diệt phe quốc gia ; bất động được các nước đồng minh vì đã thừa nhận chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh cầm đầu.
Ðối với thực dân Pháp thì toan tính, nhờ Hiệp Ðịnh Sơ Bộ, Pháp đưa quân vào được Bắc Việt và giúp cho Việt Minh cộng sản thành lập được chính phủ, thì sau này Trung Hoa và Mỹ sẽ không còn lý do can thiệp vào Việt Nam. Bởi Pháp chủ quan tin rằng với ưu thế quân sự có thể đè bẹp được Việt Minh trong ít tháng sau đó. Với Hiệp Ðịnh Sơ Bộ, Việt Nam nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, người Pháp nghĩ rằng họ sẽ uy hiếp được Việt Minh. Do đó, thực tế ngay lúc đó, Pháp đã có hành động hợp tác với Việt Minh để cùng tiêu diệt phe quốc gia một cách tận tình. Bởi vì phe quốc gia vốn là thù nghịch cố hữu của Pháp, trước khi có thêm thù nghịch với Việt Minh cộng sản.
Chính vì những lợi ích vừa kể, theo sự tính toán của Pháp, mà Pháp đã đồng tình với Việt Minh, thu xếp cho phe quốc gia cùng ký vào Hiệp Ðịnh Sơ Bộ Mùng 6 tháng 3 năm 1946, để tránh sự phiền phức với đồng minh, là Pháp có thể bị coi là đã hợp tác với một chính phủ cộng sản. Vì hiểu dụng ý trên đây của thực dân Pháp và Việt Minh, nên hai ông Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam đã kịp lánh mặt vượt thoát qua Tàu. Ông Vũ Hồng Khanh, một trong những lãnh tụ hàng đầu Việt Nam Quốc Dân Ðảng còn ở lại trong nước, đã ký tên vào Hiệp ước Sơ bộ, để rồi phải gánh chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước quốc dân và trước chính đảng của Ông. Theo nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn, thì "Sơ ước 6/3 thành tựu đã là cái hố chôn vùi sự nghiệp của những người quốc gia ở đây và làm đảo lộn cả tình thế chính trị đang có lợi chung…".
Sau khi tiêu diệt được phe quốc gia, Việt Minh cộng sản đã độc chiếm chính phủ lâm thời, phát động và chủ đạo tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm cuối cùng chống thực dân Pháp sau đó (1945-1954).
II. Đến cuộc kháng chiến cuối cùng chống Thực dân Pháp (1946-1954)
Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam gắn liền với từng bước chân của quân xâm lược Pháp. Từ những ngày đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, các cuộc kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước mang ý thức hệ quốc gia, đã liên tục nổ ra ở nhiều nơi.
Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam do Ông Hồ Chí Minh đứng ra thành lập ở Hong-Kong Trung quốc, theo lệnh của Đệ tam quốc tế cộng sản. Từ đó, trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, có thêm lực lượng kháng chiến chống Pháp do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhưng khác ý đồ. Người Việt quốc gia kháng chiến chống Pháp để giành độc lập dân tộc. Việt Minh cộng sản chống Pháp giành độc lập dân tộc chỉ là chiêu bài "ngụy dân tộc" để đạt mục tiêu giai đoạn cướp chính quyền, tiến đến mục tiêu tối hậu cộng sản hóa Việt Nam (*).
Vì thế từ đó dẫn đến sự xung đột ý thức hệ giữa các nhà lãnh đạo kháng chiến chống Pháp mang ý thức hệ quốc gia và ý thức hệ cộng sản. Để lôi kéo quần chúng tham gia kháng chiến dưới sự chủ đạo của mình, hai bên Quốc-Cộng đã tuyên truyền chống phá lẫn nhau ngày một lan rộng trong nhân dân biến cuộc xung đột ý thức hệ cục bộ trong hàng ngũ lãnh đạo kháng chiến thành cuộc nội chiến ý thức hệ toàn bộ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt Cộng). Trong 9 năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc, đảng cộng sản Việt Nam đã loại trừ được vai trò lãnh đạo của các nhà ái quốc và các chính đảng quốc gia, dành quyền chủ đạo kháng chiến khởi đi từ biến cố Tháng 8 năm 1945.
Thật vậy, sau khi ký được Hiệp Ðịnh Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với Pháp, Việt Minh đã thực hiện chính sách hai mặt : Một mặt dốc toàn lực tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Ðảng và các đảng phái quốc gia khác rất tàn bạo ở khắp nơi. Mặt khác đối với quân Pháp thì Việt Minh ve vuốt, tuyên truyền là "Pháp Mới", "Pháp Dân Chủ" và để cho quân đội Pháp từ Hải Phòng kéo lên Hà Nội trước sự bỡ ngỡ của dân chúng Hà Nội lúc bấy giờ.
Trong khi cuộc Hội Nghị tại Ðàlạt từ ngày 24/04 đến 11/05/1946 thất bại, thì phái đoàn Phạm Văn Ðồng đã có mặt tại Pháp để tham dự Hội Nghị Fontainebleau dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ Chí Minh, cũng có mặt tại Pháp lúc bấy giờ, nhưng lánh mặt để dễ bề né tránh những điều khó xử. Do lập trường khác biệt không thể thỏa hiệp, hội nghị Fontainebleau đã tan vỡ vào ngày 19/12/1946. Việt Minh phát động một cuộc kháng chiến toàn dân chống Pháp vào ngày 23 tháng 12 năm 1946. Cuộc kháng chiến này do Việt Minh chủ đạo tiến hành, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước có chung khát vọng độc lập dân tộc. Thế nhưng đã bị Việt Minh cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của họ để thành đạt mục tiêu giai đoạn của mình (cướp chính quyền…).
Vì thế sau khi đã loại trừ các chính đảng Quốc gia, Việt Minh cộng sản đã độc quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp cuối cùng và đã kết thúc vào năm 1954 sau khi Pháp thất thủ tại căn cứ quân sự chiến lược Ðiện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 giữa Việt Minh và thực dân Pháp.Vì chính quyền quốc gia của vua Bảo đại, với Thủ tướng chính phủ Ngô Đình Diệm đã không ký vào Hiệp định này, nên chỉ có hệ quả như là quân xâm lược Pháp (kẻ cướp nước) đã mất một nửa thuộc địa Miền Bắc trên vĩ tuyến 17 cho Việt Minh cộng sản (phường bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu) ; còn một nửa nước Miền Nam dưới vĩ tuyến 17, Pháp buộc lòng phải trao trả độc lập hoàn toàn cho chính quyền chính thống quốc gia Nam Triều của Quốc trưởng Bảo Đại, mà trước đó Pháp đã phải trao trả độc lập từng phần cho chính quyền này.
Thật vậy, sau khi hội nghị Fontainebleau tan vỡ vào ngày 19/12/1946, Việt Minh bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.Thanh thế của lực lượng kháng chiến Việt Minh cộng sản mỗi ngày một mạnh, phát triển từ chiến tranh du kích tiến dần đến chiến tranh qui ước khi Việt Minh đã có những đơn vị bộ đội chính quy các cấp Tiểu đoàn, Trung Đoàn, Sư đoàn, được Liên Xô, Trung Quốc trang bị vũ khí, hổ trợ hậu cần.Việt Minh đã mở được các trận đánh qui mô lớn nhỏ, từng bước lấn chiếm mở rộng vùng kiểm soát gọi là "vùng tự do" (tương tự vùng giải phóng trong chiến tranh Quốc-Cộng sau này) theo chiến thuật "chiếm nông thôn bao vây thành thị" của lãnh tụ cộng đảng Trung Hoa Mao Trạch Đông.
Hệ quả là Pháp mất dần hầu hết các vùng nông thôn, chỉ còn quyền cai trị nơi các thành thị gọi là "vùng tề".Trước tình thế này, Pháp đã nghĩ đến "giải pháp Bảo Đại". Theo đó, Pháp sẽ trao trả độc lập từng phần cho một chính quyền quốc gia với vua Bảo Đại là Quốc Trưởng, với ý đồ lôi kéo sự ủng hộ, liên kết được các chính đảng quốc gia và người dân Việt Nam chống cộng (thực tế một số cá nhân và chính đảng quốc gia đã tham chính sau khi rời bỏ kháng chiến về thành, tiếng lóng "dinh tê"là về "vùng tề"do Pháp cai trị…) ; và tìm sự hậu thuẫn quốc tế nơi các cường quốc tư bản chống cộng đang ở thế đối đầu trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II, giữa tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ và cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là tân đế quốc cộng sản Liên Xô (thực tế Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Pháp đánh Việt Minh cũng vì lợi ích chống cộng…).
Để thực hiện giải pháp chiêu dụ này, Hiệp định sơ bộ ngày 5/6/1948 ký tại vịnh Hạ Long giữa chính phủ Pháp và chính phủ quốc gia lâm thời đầu tiên Nguyễn Văn Xuân với sự chứng kiến của Vua Bảo Đại. Tiếp theo sau nhiều thương lượng đôi bên cuối cùng Hiệp Định Hạ Long được sửa đổi và được ký kết vào ngày 8/3/1949 tại điện Elysée Pháp quốc giữa vua Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo đó "Nước Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của nước Việt Nam và Việt Nam có quyền thực hiện thống nhất. Nước Việt Nam công bố gia nhập khối Liên Hiệp Pháp với tư cách là một nước độc lập trong Liên hiệp với nước Pháp…".
Ngày 23/04/1949 Hội Đồng Lãnh đạo gồm 50 hội viên Pháp-Việt đã biểu quyết sát nhập Nam Kỳ quốc thuộc địa trở về lãnh thổ Viêt Nam. Trước áp lực của tình thế, chính phủ Pháp đã phải trao trả dần chủ quyền đối nội cũng như đối ngoại cho chính phủ quốc gia Việt Nam. Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, ngày 4/6/1954 Thủ tướng Pháp Joseph Laniel mới ký kết với Thủ tướng chính phủ quốc gia Việt Nam là Hoàng thân Bửu Lộc một Hiệp Định xác nhận "Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Sau này ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam luôn tự hào về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, như là công trạng độc quyền giành độc lập cho đất nước và dân tộc. Thế nhưng thực tế cũng như thực chất không phải như vậy, mục tiêu kháng chiến của Việt Minh không phải là giành độc lập cho dân tộc, mà là giành thuộc địa kiểu mới cho các tân đế quốc đỏ Nga-Tầu trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai khối cộng sản và tư bản hình thành sau Thế Chiến II.
Vì rằng, lịch sử và thực tế sau đó đã có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc kháng chiến 9 năm do Việt Minh phát động và chủ đạo tiến hành, là không cần thiết và là một sự tiêu hao nhân lực, tài nguyên đất nước và xương máu của nhân dân một cách vô ích.
Bởi vì, sau Thế Chiến II, phong trào giải thực đã là xu thế tất yếu của thời đại, khi chủ nghĩa thực dân cũ đã bước vào thời kỳ suy tàn đi đến cáo chung. Thực tế, nếu không có hiểm họa cộng sản trên phạm vi toàn cầu, nếu Việt Nam không có Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản của ông ta, thì Việt Nam đã được trao trả độc lập ngay sau khi Nhật đầu hàng Ðồng Minh và tình hình Viêt Nam đã phát triển theo chiều hướng khác tốt đẹp cho dân cho nước.
Theo chiều hướng này, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim có thể đổ, nhưng một chính quyền quốc gia chính thống, chính danh khác có uy thế và năng lực lãnh đạo Đất Nước sẽ hình thành ; dù là chế độ Quân Chủ Lập Hiến hay chế độ Dân chủ hoàn toàn, thì Việt Nam cũng sẽ được các cường quốc mới như Hoa Kỳ và đồng minh hỗ trợ. Nhờ đó chính quyền này sẽ ngăn cản được thực dân Pháp trở lại thống trị Việt Nam và các nước Ðông Dương. Đồng thời, Việt Nam sẽ tránh được tình trạng chia đôi đất nước, rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản và tư bản dẫn đến cuộc nội chiến Quốc-Cộng "nồi da sáo thịt" đẫm máu sau này (1954-1975)
Chính vì hiểm họa cộng sản, mà Hoa Kỳ dù trên nguyên tắc chống lại chính sách khai thác thuộc địa kiểu cũ của các đế quốc nói chung, thực dân Pháp nói riêng ; song thực tế vẫn đã phải làm ngơ cho Pháp quay trở lại thuộc địa Việt Nam và sau đó còn viện trợ ít nhiều cho Pháp chống trả Việt Minh. Trên thực tế, dù trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, song chiều hướng mới đã buộc các đế quốc có thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,Bồ Ðào Nha... đã phải lần lượt trao trả độc lập cho các dân tộc bị trị, dù họ đã không cần tiến hành một cuộc kháng chiến hao tổn nhiều xương máu nhân dân và tài lực đất nước như ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam đã làm sau cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.Điển hình một số nước trong vùng Châu Á đã lần lượt được các đế quốc thực dân trao trả độc lập sau Thế Chiến II : Philippines (1946), Malaysia (1945), Indonesia (1945), Ấn Độ và Pakistan (1947), Triều Tiên (1945)…
Hệ quả tệ hại hơn nữa là, dù Pháp đã phải rời bỏ thuộc địa Việt Nam sau hơn 80 năm khai thác, song Việt Nam đã không có được độc lập, tự chủ thực sự. Bởi vì sau kháng chiến 9 năm do Việt Minh phát động, chủ đạo tiến hành, Việt Nam đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu.
Hiêp định Genève ký kết giữa Pháp và Việt Minh đã chia đôi đất nước : Miền Bắc Việt Nam (cộng sản) và Miền Nam Việt Nam (quốc gia) đã trở thành công cụ chiến lược một thời của hai phe cộng sản (Nga- Tầu và các nước cộng sản chư hầu) và phe tư bản (Mỹ và các đồng minh cường quốc tư bản), đưa Việt Nam vào một giai đoạn chiến tranh khốc liệt (1954-1975) của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng khởi sự từ khi chủ nghĩa cộng sản du nhập Việt Nam với sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.
III. Kết luận
Tựu chung, nếu chủ nghĩa cộng sản không du nhập Việt Nam và không có những môn đồ cộng sản cuồng tín như Hồ Chí Minh và các thế hệ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam ; đã tri tình làm công cụ bành trướng cho cộng sản quốc tế, thì Việt Nam đã có độc lập từ lâu (từ khi Nhật trao trả độc lập cho vua Bảo Đại với chính phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945) và nhân dân Việt Nam đã không phải hao tổn quá nhiều xương máu, đất nước không bị tàn phá nặng nề, qua cuộc "tiêu thổ kháng chiến" 9 năm chống Pháp không cần thiết, do Việt Minh phát động và chủ đạo tiến hành (1946 - 1954) và sau đó qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng "cốt nhục tương tàn" hơn 20 năm (1954 – 1975) do cộng sản Bắc Việt gây ra.
Cả hai cuộc chiến tranh trước sau này Việt Minh hay Việt cộng đều không nhằm giành độc lập cho dân tộc, mà chỉ "ngụy dân tộc" để khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của toàn dân góp máu xương và của cải cho mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam, nô dịch hóa dân tộc và chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản quốc tế đứng đầu là cộng sản Liên Xô, với sự cạnh tranh ngôi vị bá chủ của Tàu cộng.
Vậy thì ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam có công hay có tội với đất nước ?
Chẳng cần đợi chính sử dân tộc mai này phán xét, khách quan ai cũng có thể tìm được câu trả lời chính xác ngay từ bây giờ. Bởi vì không ai có thể "làm tôi hai chủ".
Việt Minh cộng sản hay Việt cộng không thể cùng lúc tôn thờ, phục vụ lợi ích cho hai "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô"(quốc tế cộng sản) và "Tổ Quốc Việt Nam"(độc lập dân tộc) ; cũng không thể cưỡng ép nhân dân "yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội" như sự áp đặt của các báo cáo viên trong các lớp "học tập chính trị" ở Miền Nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975 ; ngày cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam bằng bạo lực quân sự, cộng sản hóa cả nước,vi phạm trắng trợn cả hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 mà họ đã ký kết.
Houston, ngày 19/08/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 20/08/2018
(*) Khi thành lập ngày 3/2/1930, đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chính cương và sách lược đấu tranh gồm hai giai đoạn :
1) Làm "Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân" để giải quyết mâu thuẫn dân tộc (với thực dân pháp) để giành chính quyền ; bước vào giai đoạn
2) Làm "cách mạng xã hội chủ nghĩa"nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp (giai cấp vô sản với các giai cấp tư sản trong toàn xã hội như "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn"…) để xây dựng xã hội "xã hội chủ nghĩa" (còn giai cấp…) tiến tới "xã hội cộng sản" (không còn giai cấp…) !
Nhất nguyên cộng sản (mono-communism) và nhất nguyên chống cộng (mono-anticommunism) là gì ? Vì sao hai cái nhất nguyên "đối kháng" này lại làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ?
Nội dung bài viết nhằm giải đáp hai câu hỏi vừa nêu.
Sinh viên Việt Nam phất cờ trong dịp quốc khánh - Ảnh minh họa
I. Nhất nguyên cộng sản và nhất nguyên chống cộng là gì ?
1. Nhất nguyên cộng sản là con đường những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản, tập hợp dưới bảng hiệu Đảng cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Việt Cộng), đã và đang theo đuổi để thiết lập chế độ độc tài toàn trị duới sự thống trị độc tôn và độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện chủ nghĩa nhất nguyên cộng sản tại Việt Nam. Những người theo chủ nghĩa nhất nguyên này coi con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu) tiến đến xã hội cộng sản chủ nghĩa(cùng đích) là duy nhất đúng. Từ đó, họ không chấp nhận bất cứ cái nguyên nào khác ; và vì vậy họ đã bằng mọi cách tiêu diệt bất cứ ai chủ trương và có hành động thực hiện chủ nghĩa dân chủ đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.
2. Nhất nguyên chống cộng sản là con đường những người Việt theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc) đã và đang theo đuổi để chống lại con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, nhằm lật đổ chế độ độc tài toàn trị, để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam (cùng đích). Nhưng để đạt được cùng đích này,một số người Việt Quốc lại coi chủ trương, đường lối chống cộng của mình là duy nhất đúng, không chấp nhận chống cộng đa nguyên, nên bằng mọi cách loại trừ bất cứ chủ trương đường lối chống cộng nào khác mình.
Cả hai con đường nhất nguyên cộng sản và nhất nguyên chống cộng sản, tuy mục tiêu khác nhau, đối kháng nhau, nhưng đều có chung một đặc tính chủ quan, cực đoan, coi con đường, phương thức thực hiện để đi đến mục tiêu tối hậu của mình là duy nhất đúng, không chấp nhận và quyết liệt loại trừ bất cứ cái nguyên nào khác cái nguyên của mình. Cả hai cái nhất nguyên đối kháng này đều dẫn đến hệ quả làm chậm tiến trình dân chủ hóaViệt Nam. Vì sao ?
II. Vì sao hai nhất nguyên "đối kháng" này làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ?
Vì cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng kéo dài quá lâu chưa phân thắng bại do các mục tiêu tối hậu của Việt Cộng (xây dựng chủ nghĩa xã hội) cũng như Việt Quốc (dân chủ hóa đất nước) chưa bên nào thành đạt.Trong khi tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh đã ảnh hưởng đến tình hình quốc nội Việt Nam, tạo chuyển biến nội bộ cả hai phe Quốc-Cộng. Hệ quả là, nội bộ Việt Cộng đã phân hóa thành hai con đường nhất nguyên cộng sản và đa nguyên dân chủ xã hội. Trong khi từ nội bộ Việt Quốc thì cũng phân hóa thành hai con đường nhất nguyên chống cộng và đa nguyên chống cộng.
1. Vì sao nhất nguyên cộng sản làm chậm tiến tình dân chủ hóa Việt Nam ?
Vì chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam là Việt Nam phải có tự do dân chủ ; chế độ độc tài toàn trị độc đảng nhất nguyên cộng sản sớm muộn phải bị tiêu vong để hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Viêt Nam. Chiều hướng phát triển này không thể đảo ngược, vì phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa về kinh tế(thị trường tự do hóa) và chính trị(dân chủ hóa chế độ độc tài các kiểu)trên phạm vi toàn cầu. Vì thế những người cộng sản Việt Nam nào còn theo đuổi con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa là đi ngược với chiều hướng phát triển và xu thế này, tạo sức cản làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Thật vậy, sau khi Liên Xô sụp đổ kéo theo sự tiêu vong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đã chuyển biến theo chiều hướng số lượng đảng viên cộng sản mất đức tin vào chủ nghĩa cộng sản ngày một gia tăng, cho đến bây giờ thì hầu như đã mất đức tin toàn đảng. Trên thực tế chỉ còn một thiểu số đảng viên cộng sản nắm quyền, bề ngoài vẫn phải tiếp tục tuyên xưng "đức tin cộng sản" (như một tôn giáo vô thần) làm vỏ bọc cho tham vọng nắm quyền thống trị độc tôn, độc tài kéo dài thêm thời gian, dù thâm tâm họ đều biết sự tiêu vong đã là một tất yếu.
Thế nhưng, dù mất đức tin toàn đảng, biết rằng chủ nghĩa cộng sản đã ở"Giờ thứ 25", không thể và vĩnh viễn không bao giờ có thể thực hiện được tại Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới ; song để duy trì và bảo vệ ưu quyền đặc lợi của một tập đoàn thống trị độc quyền, nên bề ngoài một bộ phận thiểu số trong Cộng đảng Việt Nam đang nắm quyền vẫn cố giữ cái vỏ "xã hội chủ nghĩa Việt Nam" như một chiêu bài lừa mị ; vẫn bảo nhau bày tỏ quyết tâm "xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam" bằng con đường "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (lừa bịp), dù thâm tâm đều biết là thực tế"kinh tế thị trường (tất yếu phải) định hướng tư bản chủ nghĩa" (là thực).
Mặc dầu một bộ phận Cộng đảng Việt Nam vẫn cố giữ cái vỏ nhất nguyên "xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chỉ là thiều số, nhưng nhờ ưu thế nắm quyền, lại được chống lưng của Cộng đảng Trung Quốc, nên đã và đang tiếp tục thẳng tay trấn áp nhân dân và thanh trừng những đảng viên cộng sản nào "phản tỉnh", hay "mất đức tin cộng sản" dù chiếm đa số. Những đảng viên cộng sản này dù tại chức hay đã về hưu, ai mà dám công khai bày tỏ quan điểm hay có hành động tham gia cùng quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại con đường nhất nguyên độc tài cộng sản, lập tức bị trấn áp bằng khai trừ, tước đoạt mọi ưu quyền đặc lợi của một đảng viên. Thực trạng này dẫn đến xung đột nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam giữa hai khuynh hướng bảo thủ "nhất nguyên cộng sản" và cấp tiến "đa nguyên dân chủ xã hội". Hệ quả là đã phá nát sự đoàn kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành nội bộ đảng, bộ máy nhà nước và đẩy chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay theo chiều hướng tiêu vong từng bước tiến đến tiêu vong hoàn toàn về mặt bản thể đã là một tất yếu khách quan. Đây là một sự chuyển thể tịnh tiến mà Cộng đảng ngoài miệng thường hô hoán là âm mưu "Diễn biến hòa bình của các thế lực thù nghịch", nhưng thực tế đã và đang phải uốn mình theo diễn biến hòa bình, sẵn sàng đóng vai trò công cụ chiến lược quốc tế mới trong vùng, vì quyền lợi của một tập đoàn thống trị độc quyền trong hiện tại, để được tồn tại trong chiều hướng mới ở tương lai. Vì thế đã có hiện tượng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" đã và đang diễn ra một cách gia tốc trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, khiến các lãnh đạo chóp bu của "Đảng ta" chỉ còn biết cảnh giác các đảng viên như một nguy cơ có thể làm "Mất đảng". Đây là nỗ l ực ngăn cản làm chậm lại diễn tiến này, tức là làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày trong bài viết trước đây để cho thấy những căn cứ trả lời cho câu hỏi "Vì sao cộng sản Việt Nam suy mà chưa sụp ?". Một trong những căn cứ ấy là sự ngoan cố của thiểu số tập đoàn cộng sản cầm quyền hiện nay, dù biết rằng "con đường nhất nguyên xã hội chủ nghĩa" đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn trên toàn thế giới và tại Việt Nam là không bao giờ đi đến "xã hội chủ nghĩa không tưởng". Chính người đứng đầu tập đoàn công sản nắm quyền hiên nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thú nhận "cho đến cuối thiên niên kỷ 21 này không biết Việt Nam đã có xã hội chủ nghĩa hay chưa ?".
Thế những tập đoàn thiểu số nắm quyền này vẫn lừa bịp trắng trợn nhân dân bằng sự kiên định tiếp tục thực hiện mục tiêu xậy dựng "xã hội chủ nghĩa" bằng "con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Chính hành động ngoan cố của tập đoàn "nhất nguyên cộng sản này" đã làm tiến trình dân chủ hoá Việt Nam bị chậm lại, dù nó không thay đổi được chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, rằng chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam tất yếu phải tiêu vong để hình thành chế độ tự do dân chủ pháp trị đích thực theo đúng ý nguyện của toàn dân.
2. Vì sao nhất nguyên chống cộng sản cũng làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ?
Vì trong nhiều thập niên qua, người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chống chế độ nhất nguyên cộng sản độc tài, độc đảng là để thành đạt mục tiêu tối hậu là thiết lập chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Muốn thành đạt mục tiêu tối hậu này, điều tiên quyết là Việt Quốc phải đoàn kết thống nhất được mọi khuynh hướng và lực lượng chống cộng để kết hợp được sức mạnh tổng hợp, toàn diện đối nội cũng như đối ngoại của các lực đẩy, lực xoay cùng chiều về phía dân chủ. Nhất nguyên chống cộng đã làm phân hóa lực lượng chống cộng là giúp nhất nguyên cộng sản tồn tại thêm thời gian, cũng là làm cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam chậm lại. Bởi vì khuynh hướng này đã quyết liệt chông lại khuynh hướng chống cộng đa nguyên trên thực địa cũng như trên lãnh vực truyền thông đại chúng.
Thật vậy, sau khi chiến tranh Quốc - Cộng (1954-1975) kết thúc vào ngày 30/04/1975, cuộc nội chiến ý thức hệ quốc-cộng tại Việt Nam bước vào giai đoạn cuối cùng để khẳng định chân lý thuộc về ai, chung cuộc Việt Quốc và Việt Cộng ai thắng ai. Do tương quan lực lượng không cân sức giữa Việt Quốc và Việt Cộng, nên hơn 40 năm đã qua, kết quả chung cuộc vẫn chưa có được, dù đã đẩy được chế độ độc tài nhất nguyên cộng sản lùi dần về phía dân chủ đa nguyên. Trước những biến chuyển ngày một gia tốc của tình hình quốc tế và quốc nội nội, ngày càng có đông người Việt Quốc gia chống cộng muốn đi theo con đường đa nguyên chống cộng để phù hợp với chiến luợc toàn cầu mới sau Chiến tranh Lạnh (Cold War) của các cường quốc cực, để có hiệu quả hơn, để mau chóng thành đạt mục tiêu tối hậu của sự nghiệp chống cộng là dân chủ hóa cho đất nước.
Thế nhưng, mặc dầu khuynh hướng đa nguyên chống cộng dường như khá đông nhưng vẫn giấu mặt, chỉ có rất ít cá nhân hay chính đảng quốc gia dám bày tỏ công khai một cách dè dặt, có tính thăm, chấp nhận bị đánh phá, bôi bẩn, xuyên tạc, chụp mũ "tay sai cộng sản nằm vùng", "hòa giải hòa hợp với Việt Cộng" do phản ứng của những kẻ cực đoan trong khuynh hướng nhất nguyên chống cộng biểu hiện công khai còn mạnh mẽ. Vì thực tế tại hải ngọai, mặc dầu khuynh hướng nhất nguyên chống cộng không hẳn còn là đa số ; vì theo quy luật thời gian sau hơn 40 năm kết thúc chiến tranh Quốc-Cộng, số người theo khuynh hướng này đã mai một dần.
Thế nhưng khuynh hướng này vẫn ở thế mạnh vì vẫn nắm "Chính nghĩa chống cộng truyền thống từ thời Việt Nam Cộng Hòa" ; nay tiếp tục thực hiện phương thức và kinh nghiệm chống cộng trong thời chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975). Họ vẫn tin rằng con đường chống cộng này đã có hiệu quả và là con đường duy nhất đúng dẫn đến thắng lợi sau cùng.
Do đó đã có phản ứng quyết liệt để chống lại, loại trừ từ trong trứng nước những khuynh hướng đa nguyên chống cộng nào mà khuynh hướng "Nhất nguyên chống cộng" cho là đã đi ngược lại chủ trương "Bất hợp tác, không đối thoại, không hoà giải hòa hợp với Việt Cộng, đối kháng đến cùng để tiêu diệt chế độ độc tài toàn trị nhất nguyên cộng sản(nhưng chưa đưa ra được phương cách tiêu diệt Việt Cộng nào có tính thuyết phục), để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên tại Việt Nam(cũng chưa đưa ra được mô hình chế độ dân chủ nào có tính khả thi, phù hợp thực trạng Việt Nam hậu cộng sản)".
Điển hình không cần viết ra thì người ta cũng có thể tìm thấy khá nhiều trong sinh hoạt đấu tranh chống cộng ở hải ngoại, với các trường hợp xung đột quyết liệt, giữa cá nhân với cá nhân hay với các tổ chức, đảng phái chống cộng. Những xung đột có thễ diễn ra trên sinh hoạt chống cộng thực địa hay trên lãnh vực truyền thông trên mạng, có khi "cạn tàu ráo máng" giữa hai khuynh hướng "nhất nguyên chống cộng" và "đa nguyên chống cộng".
Hệ quả của sự xung đột dẫn đến phân hóa trong nội bộ Việt Quốc, lại được đối phương Việt Cộng khai triệt để qua "Đặc tình thực địa" và "Đặc tình truyền thông" để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ hay tạo ra mâu thuẫn để phá nát sự đoàn kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức chống cộng vốn đã lỏng lẻo, làm băng hoại niềm tin quần chúng chống cộng vào vai trò lãnh đạo chống cộng của các cá nhân hay các chính đảng quốc gia và niềm tin tất thắng của chính nghĩa đấu tranh chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam.
Hệ quả thực tế là ngày càng có nhiều người không tham gia các hoạt động chống cộng và công ích trong các tổ chức cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Nhưng, trong mọi trường hợp, dù chán nản, vẫn kiên định ý chí chống cộng đến cùng, không bỏ cuộc và khi cần vẫn có hành động tham gia hay yểm trợ công cuộc chống cộng theo khả năng. Nghĩa là phần đông người Việt hải ngọai, vẫn tin tưởng cuối cùng "chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ" tất thắng "ngụy nghĩa cộng sản, phi dân tộc, độc tài, phản dân chủ".
Tất nhiên, mọi hệ quả này, nếu bất lợi cho nội bộ Việt Quốc, thì lại có lợi cho đối phương Việt Cộng, giúp đối phương kéo dài thời gian thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền. Và như thế, sự thành đạt mục tiêu tối hậu của chống cộng là "dân chủ hóa đất nước" sẽ chậm lại, sẽ mất thêm thời gian. Mặc dù đó đã là một tất thắng của chân lý, là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sự Việt Nam, rằng :
Chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản độc tài, độc tôn, phản dân chủ ; và dân chủ đa nguyên tất thắng độc tài toàn trị nhất nguyên cộng sản và các kiểu độc tài toàn trị khác.
Vì chiều hướng này phù hợp với xu thế không thể đảo ngược của thời đại : Dân chủ hóa các chế độ độc tài và thị trường tự do hóa các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
III. Kết luận
Phải thấy rằng có sự khác biệt giữa sự phân hóa đưa đến xung đột nội bộ nhất nguyên cộng sản và sự phân hóa nội bộ nhất nguyên chống cộng sản : Việt Cộng thì phân hóa cả mục tiêu tối hậu lẫn con đường đi đến mục tiêu tối hậu. Việt Quốc thì vẫn thống nhất trong mục tiêu tối hậu, chỉ phân hóa con đường đi đến mục tiêu tối hậu mà thôi. Và vì vậy hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột nội bộ hai nhất nguyên này rất khác nhau, trái chiều nhau.
Nhận định khách quan : Sự phân hóa nội bộ nhất nguyên cộng sản hiện nay là có lợi cho mục tiêu chống cộng của Việt Quốc là dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam. Vì đa số "phản tỉnh" trong nội bộ Cộng đảng Việt Nam đã đi theo con đường "đa nguyên dân chủ xã hội" mặc nhiên trở thành đồng minh của Việt Quốc thì tại sao không thể kết hợp để gia tốc cho tiến trình dân chủ hóa đất nước ?
Đồng thời nhất nguyên chống cộng và đa nguyên chống cộng đều có chung cùng đích "dân chủ hóa đất nước", thay vì chống phá lẫn nhau, làm phân hóa nội bộ, mất niềm tin trong hàng ngũ chống cộng,làm giảm sức mạnh chiến đấu và làm chậm tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ; thì tại sao hai khuynh hướng chống cộng không ngồi lại với nhau, kết hợp với "đa nguyên dân chủ xã hội" của những người cộng sản phản tỉnh, để cùng hoạch định và tiến hành một sách lược chống cộng chung, khả thi, có hiệu quả để sớm đưa tiến trình dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam đến kết thúc nhanh chóng hơn ?
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 09/09/2018
* Góp ý về bài viết này của Giáo sư Tạ Văn Tài :
"Cám ơn Thiện Ý về bài này, và xin góp ý :
Với cách trình bày rõ ràng các nhận định và lập luận, đặc biệt với chữ màu đỏ khi nói về phe cộng sản và chữ màu xanh khi nói về phe chống cộng, anh Thiện Ý đã tỏ ra là một lý thuyết gia về các vấn đề chiến lược lớn. Anh đã tả rõ thực tế chia rẽ nội bộ trong 2 phe, do khuynh hướng nhất nguyên ở mỗi nơi muốn đè bẹp khuynh hưóng đa nguyên ở nơi đó, và làm hại cho chính quyền lợi hay mục tiêu tối hậu của họ.
Tôi xin góp ý thế này : đó là sự xung đột, trong cả hai phe, giữa giáo điều cứng nhắc và nguyên tắc suy tư và hành động không giáo điều mà theo thực tiễn (pragmatism) mà tìm quy luật thực của xã hội mà mình hành động thích ứng, quyền biến-thực tiễn trong sinh hoạt xã hội này cũng là theo tinh thần khoa học là tự do tư tưởng để theo đuổi các gỉa thuyết khác nhau, thử nghiệm mãi, không gạt bỏ mà cũng xét đến gỉa thuyết hay ý kiến trái ngược nào ai khác đưa ra, cho đến khi tìm được giả thuyết nào gần sự thực của thiên nhiên và thực trạng xã hội con người nhất (và ngay giả thuyết này cũng sẽ tiếp tục thử nghiệm mãi để điều chỉnh nếu cần).
Cái tư tưởng giáo điều trong việc điều hành kinh tế trong nước trước "Đổi Mới" đã làm Việt Nam lụn bại cho đến khi họ nhận ra phải "đổi mới hay là chết", giáo điều cũng phải nhượng bộ thực tiễn quy luật xã hội, cho nhân dân "phá rào" trả thuế theo lối "khoán sản phẩm" và làm kinh tế tư và tìm ra lối thoát kinh tế thị trường và mở cửa, tạo nên việc phát triển sau đó. Cái giáo điều trong khuynh hướng muốn cấm vận cho "Việt Cộng chết luôn" trong một số những người chống cộng giáo điều vào đầu thập niên 1990 đã kém sáng suốt hơn khuynh hướng mềm dẻo muốn bỏ cấm vận để người dân trong nước đỡ khổ và có căn bản tự chủ trong đời sống kinh tế nên dám đòi hỏi nhiều tự do kinh tế và xã hội hơn và cuộc thử nghiệm bỏ cầm vận của Mỹ từ năm 1995 đã chứng tỏ trong nước dần dần có tự do kinh tế và xã hội hơn (tuy chưa có tự do chính trị theo nguyên lý dân chủ).
Tôi cũng tin tưởng như anh Thiện Ý là đa nguyên, không giáo điều, cho tự do tư tưởng để tìm tòi con đường đúng nhất sau các lần thử nghiệm, theo tinh thần khoa học và theo châm ngôn Voltaire về sinh hoạt xã hội ("tôi không đồng ý với anh nhưng sẽ liều chết để bảo vệ quyền tự do tư tưỏng và phát biểu của anh") cuối cùng sẽ thắng trong tương lai, vì nó hợp với lòng người trong đại đa số nhân dân, ở cả hai phe cộng sản và chống cộng.
iới trẻ ở cả hai phe sáng suốt, đã theo khuynh hướng đa nguyên, không giáo điều, tự do khám phá đường lối mới ; và chỉ còn một ít "cây cổ thụ" của mỗi phe còn cứng nhắc mà thôi ; mà cứng nhắc là vì thâm tâm muốn đổi mới rồi nhưng sợ diễn tiến hòa bình mau quá thì chết không được "quốc táng" mà lại còn có thể mồ mả không yên (đó là ở trong nước họ diễn tả việc rút lui dần nhưng vẫn cố tự vệ của các "cây cổ thụ") ; hoặc là nói chống cộng bằng mồm tại hải ngoại cho sướng miệng (tuy cũng có thể hiểu được kinh nghiệm đau khổ của họ) mà không đưa ra giải pháp nào cho giới trẻ trong việc tìm giải pháp khả thi cho giới trẻ khi họ nghĩ tới việc làm cái gì đó cho hay tại Việt nam. Vì tư tưởng các cụ này đã sơ cứng mà không còn sức mà nghiên cứu tim tòi các on đường và giải pháp mới theo tinh thần khoa học, và khư khư giữ ý của mình, bỏ ý đó thì sợ là người ta cho là mình sai rồi.
Tạ Văn Tài
Tiến sĩ chính trị học,
nguyên giáo sư Học Viện Quốc gia Hành chánh,
Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường Luật Việt Nam,
hiện là Giảng sư và phụ khảo nghiên cứu Harvard Law School.
Thượng đỉnh Mỹ-Nga đã diễn ra hôm 16/7/2018 tại Helsinki, Phần Lan ở Châu Âu. Hội nghị đã diễn ra sau vài giờ họp riêng giữa Tổng Thống Hoa kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, với sự hiện diện của hai thông dịch viên. Sau đó là hội họp chung giữa nhị vị Tổng thống và phái đoàn tùy tùng hai nước Mỹ-Nga.
Họp báo chung tại thượng đỉnh Mỹ - Nga tại Helsinki, Phần Lan, 16 tháng Bảy.
Hội nghị Thượng đỉnh đã kết thúc không có Thông Cáo chung mà bằng một cuộc họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Mỹ-Nga. Chính cuộc họp báo này đã tạo ra một làn sóng chống đối ồn ào, dữ dội về cung cách hành xử và những lời nói của Tổng Thống Trump trong cuộc họp báo này. Và cũng chính làn sóng chống đối ồn ào này mà dường như ít ai quan tâm đến việc xét xem Thượng đỉnh Mỹ-Nga thành hay bại, vốn là mục tiêu chính mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn thành đạt
1. Làn sóng chống đối ồn ào
Làn sóng chống đối ồn ào của giới truyền thông và các chính trị gia chuyên nghiệp nhắm vào Tổng thống Donald Trump gốc doanh gia là vì cung cách hành xử và lời ăn tiếng nói mà họ cho là bất xứng, không giống như các vị Tổng Thống tiền nhiệm, có tính xúc phạm và làm nhục quốc thể. Có người còn đòi đàn hạch Ông Trump để truất quyền Tổng thống… Rằng “theo các nhà sử học” chuyến công du náo loạn của ông đến châu Âu, đã phá bỏ những quy ước về các nhà lãnh đạo Mỹ trên trường quốc tế. Và rằng nhiều Tổng thống Mỹ cũng gây ồn ào khi công du nước ngoài, nhưng không có ai gây rối loạn ở mức độ như Tổng thống Donald Trump.
Sau đây đơn cử những hành động và lời nói của Tổng thống Trump bị chống đối :
1. Tán đồng sự phủ nhận của Tổng thống Nga Putin rằng “Nga chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ can dự vào chuyện nội bộ của Hoa Kỳ.”
Vì Tổng thống Trump đã tuyên bố trong cuộc họp báo một ngày sau Thương đỉnh (17-6-18) rằng "Tôi không thấy có lí do gì để Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ" .Mặc dầu sau khi trở về Nhà Trắng Tổng thống Trump đã nói lại rằng"Tôi không thấy có lý do gì để Nga KHÔNG can thiệp". Tổng thống Mỹ nói thêm "Tôi chấp nhận những kết luận của cơ quan tình báo Mỹ theo đó Nga đã can thiệp vào bầu cử hồi năm 2016".
Thế nhưng những người ủng hộ Tổng thống Trump thì cho rằng nếu thực sự có sự tán đồng phủ nhận của Tổng thống Nga Putin như thế, chẳng qua là để tạo bầu không khí thuận lợi để thành đạt mục tiêu cải thiện bang giao với Nga vì lợi ích chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ ; chứ không phải đến hội nghị để tranh cãi, đổ tội, tố cáo lẫn nhau. Đồng thời, về mặt tâm lý có lẽ Ông Trump không muốn sự đắc cử của mình bị coi là do có sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử, mà là do sự tín nhiệm của đa số cử tri như Ông hằng tin tưởng.
Một vài sử gia thì phê phán rằng : Vì phương châm ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump đã chứng kiến ông ấy chấp nhận lời của một quốc gia thù địch thay vì đứng về phía các cơ quan tình báo của đất nước, sỉ nhục đồng minh và gieo rắc nghi ngờ về cam kết của nước Mỹ với khối đồng minh NATO. Nhưng có ý kiến cho rằng hành động của Tổng thống Trump chỉ như một“khổ nhục kế”,để lôi kéo “quốc gia thù địch” trở thành“đối tác sẽ đem lại lợi ích thực tế cho Hoa Kỳ” ; cũng như dám mạnh miệng đòi hỏi “khối đồng minh NATO” chia sẻ gánh nặng quốc phòng, an ninh quốc tế với Hoa Kỳ, cũng chỉ là nói lên một sự thật bất công bao lâu nay với Hoa Kỳ mà các vị tiền nhiệm không ai dám nói lên…Tất cả thì cũng đúng như phương châm tranh cử“Nước Mỹ trên hết” mà Tổng thống Trump đã và đang nỗ lực thực hiện đã có kết quả bước đầu là các đồng minh NATO rốt cuộc phải đồng ý sẽ thực hiện gia tăng ngân sách quốc phòng 2% như đã thỏa thuận từ lâu vẫn chưa thực hiện, làm nhẹ bớt gánh nặng bao sân của một “Cảnh sát quốc tế” của Hoa Kỳ, là có lợi cho Hoa Kỳ.
2. Tự nhận người Mỹ có lỗi và đổ lỗi cho các Tổng thống của các chính quyền tiền nhiệm trong chuyện tạo ra tình hình bang giao căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Nghị Sĩ Cộng Hòa Ben Sasse, tiểu bang Nebraska phản bác trong một bản tuyên cáo, rằng “Tại sao lại phiền trách Hoa Kỳ về việc thiếu giao tình Mỹ-Nga ? Người Mỹ rất muốn có liên hệ tốt với người Nga, nhưng ông Putin và bọn côn đồ của ông ta phải chịu trách nhiệm về lối lấn chiếm liên bang.”.
Nhưng cũng có nhận định rằng việc“tự nhận người Mỹ có lỗi và đổ lỗi cho các chính quyền tiền nhiệm trong việc tạo ra tình hình bang giao căng thẳng giữa Mỹ và Nga” có thể chỉ là một thủ thuật thương thảo của một doanh gia(muốn chứng tỏ mình khác với các chính quyền tiền nhiệm…)để giành một đối thủ cạnh tranh, khác với các chính trị gia chuyên nghiệp, nên bị chống đối. Tổng thống Trump chắc phải biết sẽ có sự chống đối này, nhưng Ông vẫn làm và đã từng làm theo kiểu “lội nước ngược” như thế, mà ông tin là sẽ thành công vì hợp với lòng dân, có lợi cho đất nước. Vậy cần chờ kết quả hơn là vội kết án nặng nề cách làm của Ông Trump.
Hôm 18/7, tờ Fox News cho đăng bài viết của Stephen Yates, là Phụ tá cố vấn An ninh Quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, yêu cầu mọi người đừng vội vàng phán xét hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin. Ông Stephen cho rằng Tổng thống Trump một lần nữa cho thấy ông không có cách tiếp cận thông thường về đối ngoại. Kết quả là, hầu hết những gì dẫn đến cuộc gặp thượng đỉnh và họp báo với Tổng thống Nga Putin tại Helsinki hôm 16/7 là hoàn toàn xa lạ với những người hiểu biết những sự kiện tương tự trong các chính quyền Mỹ trước đây. Vậy thì…
2. Thượng đỉnh Mỹ - Nga thành hay bại ?
Muốn biết Thượng đỉnh Mỹ-Nga thành công hay thất bại, cần biết mục tiêu của Thượng đỉnh được đề ra và kết quả đạt được sau hội nghị. Thông thường mục tiêu và kết quả Hội nghị được thể hiện qua một Thông Cáo Chung sau Hôi nghị. Thượng đỉnh Trump-Putin không ra Thông Cáo Chung mà chỉ có cuộc họp báo chung.
Qua cuộc họp báo chung, người ta thấy cả hai nguyên thủ quốc gia Mỹ - Nga đều tuyên bố lạc quan về quan hệ sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp, có lợi trong quan hệ song phương cũng như quan hệ đa phương toàn cầu trong tương lai, khởi đi từ kết quả Thượng đỉnh Helsinki hôm 16/7/2018 vừa qua.
Sự cải thiện quan hệ ngoại giao với Nga thì ông Trump loan báo lạc quan rằng, “Giờ này bang giao đã được cải thiện, cải thiện từ bốn tiếng đồng hồ trước.” Ông nói “Từ chối không gặp nhau, không liên hệ với nhau là việc vô cùng dễ làm trên trường chính trị, nhưng thái độ đó không đưa chúng ta đến đâu hết.”. Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump tỏ ra rất hài lòng về thượng đỉnh Helsinki qua tuyên bố "Cuộc gặp với tổng thống Putin là một thành công lớn, ngoại trừ trong mắt các phương tiện truyền thông đưa tin giả Fake News.”
Một dấu hiệu tốt đẹp thực tế sau Thượng đỉnh là Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến Thăm Hoa Kỳ vào Mùa Thu này như là khởi đầu triển khai những gì hai bên đã đạt được trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao ngày một tốt đẹp giữa hai nước.
Theo ông Stephen, mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh là hoàn toàn thông thường :Khám phá xem liệu nước Mỹ có đủ sự quan tâm quốc gia và ý chí của giới lãnh đạo, chấp nhận một mối quan hệ đầy rủi ro với một quốc gia có thế lực, và đưa họ theo chiều hướng hợp tác hơn.Tại thời điểm này, người ta không thể biết liệu hội nghị hôm 16/7 có thất bại hay không ? Hay nó đã đánh dấu sự khởi đầu của một cách tiếp cận mới, mang lại ‘quả ngọt’ trong những năm tháng tới.Vẫn theo ông Stephen nhận xét : Một tiến bộ quan trọng trong việc đáp ứng những thách thức đối với chính sách đối ngoại mà Mỹ đang đối mặt ở Syria, Iran, Triều Tiên, Trung Quốc, Ukraine và các nơi khác, có lẽ chính là việc Hoa Kỳ cần có ít hơn sự thù địch, và nhiều hơn sự hợp tác từ Nga. Do đó rất đáng để khám phá sự hợp tác [với Nga], ngay cả khi vẫn còn sự hoài nghi,
Vẩn theo ông Stephen, Tổng thống Trump và ông Putin có thể đạt được được những tiến bộ quan trọng khi làm việc trong phòng kín, nhưng mọi người hiện nay chủ yếu phản ứng, tập trung vào những gì diễn ra trong cuộc họp báo của họ.
3. Kết luận
Tổng thống Donald Trump bị các chính trị gia chuyên nghiệp và giới truyền thông chống đối dữ dội cung cách hành xử và lời ăn tiếng nói trong cuộc họp báo một ngày sau Thượng đỉnh Mỹ-Nga hôm 16/7/2018. Nhưng qua vài cuộc thăm dò thì dường như Tổng thống Trump vẫn được sự hậu thuẫn của khoảng trên dưới 50%. Vì vậy cần quan tâm đến những dấu hiệu cho thấy kết quả của Thượng đỉnh Mỹ-Nga hơn là tập trung phê phán, kết án nặng nề cung cách hành xử và lời ăn tiếng nói của một Tổng thống nặng cá tính, vốn có cung cách hành xử đặc thù, táo bạo của một doanh nhân, có đầu óc thực dụng, khác với chính trị gia chuyên nghiệp hành xử thận trọng, rụt rè, đắn đo, tính toán thiệt hơn cho sự nghiệp chính trị cá nhân ; cũng không giống các vị Tổng thống tiền nhiệm của lưỡng đảng Cộng hòa và Dân Chủ ; lại thực hiện các chính sách đối ngoại và đối nội mang tính đảo lộn theo kiểu “xóa bàn cờ cũ, chơi bàn cờ mới”.
Để kết thúc bài này, xin mượn lời kết trong bài viết trên tờ Fox News hôm 18-7 của Stephen Yates, rằng Hội nghị thượng đỉnh Helsinki là sự bắt đầu của một ‘vở kịch nhiều màn’ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuối cùng, kết quả thực tế sẽ nói nhiều hơn những gì thể hiện hôm 16/7. Mọi người sẽ có được sự hiểu biết tốt hơn nhiều về tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh sau 6 tháng hoặc một năm so với những gì biết được ngày hôm nay.
Houston, ngày 20/7/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 23/07/2018
Những cuộc biểu tình rầm rộ và đầy khí thế của nhiều tầng lớp nhân dân lan rộng đến nhiều thành phố trong nhiều ngày qua đã làm rung chuyển “Triều đình tân An Nam đô hộ phủ Ba Đình” của quốc vương Nguyễn Phú Trọng và triều thần cộng sản Hà Nội. Đây là một xuống đường đông đảo về số lượng, mở rộng phạm vi trên cả nước, với cường độ mạnh được truyền thông mô tả theo ngôn ngữ hiện đại là “chưa có tiền lệ” hay nói theo ngôn ngữ người xưa là “vô tiền(nhưng chưa phải là)khoáng hậu”. Vì đúng là trước đây chưa từng xảy ra(vô tiền), nhưng sau này (khoáng hậu) vẫn có thể xảy ra với số lượng người dân tham gia đông hơn, mạnh hơn, lan rộng hơn trên cả nước. Bởi vì mục tiêu tối hậu của các cuộc biểu tình hiện nay liên quan đến sự sống còn của dân tộc, đất nước và Tổ Quốc, đụng chạm và khơi dạy lòng yêu nước mãnh liệt của toàn dân Việt Nam. Ngày nào mục tiêu tối hậu ấy chưa đạt được thì nhân dân không thể ngồi yên, các cuộc xuống đường vẫn tiếp tục nổ ta với cường độ mạnh mẽ hơn.
Biểu tình chống dự luận Đặc Khu tại Sài Gòn. (Hình : FB Trần Tiến Dũng)
Những khẩu hiệu được hô vang hay viết trên biểu ngữ đã cho thấy mục đích tối hậu của các cuộc xuống đường biểu tình của quần chúng nhân dân là cảnh báo nghiêm trọng cho toàn dân và công luận thế giới biết ý đồ xâm lăng Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc là có thật. Ý đồ này đã và đang được Bắc Kinh thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, với sự tiếp tay của tập đoàn lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc quốc hội của đảng cầm quyền cộng sản độc tôn này muốn thông qua Dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” gọi tắt là “Dự luật đặc khu kinh tế” (special economic zone) là hành động mới nhất trong nhiều việc làm trước đây của tập đoàn tay sai bán nước cộng sản Việt Nam, giúp Trung Quốc thực hiện ý đồ xâm chiếm Việt Nam một cách tịnh tiến theo kiểu“tằm ăn dâu”.Vậy giải pháp nào để cứu nước thoát họa Bắc thuộc một lần nữa ? Vì nghe đâu đây vang vọng tiếng réo gọi của Hội Nghị Diên Hồng lịch sử đời Nhà Trần năm xưa :
“Toàn dân nghe chăng ?
Sơn hà nguy biến !
Hận thù đằng đằng !
Biên thùy rung chuyển !”…
Câu trả lời tổng quát của chúng tôi là :để cứu nước thoát họa Bắc thuộc một lần nữa, Việt Nam cần và bằng mọi cách, phải thay đổi chế độ chính trị từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa(giả) qua dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa(là thật, tuy đã trễ, nhưng chưa muộn, vẫn còn cứu vãn được) :
- Vì sao phải thay đổi chế độ chính trị mới cứu nước thoát họa Bắc Thuộc ?
- Thay đổi chế độ chính trị như thế nào ?
I. Vì sao phải thay đổi chế độ chính trị mới cứu nước thoát họa Bắc thuộc ?
Vì chế độ chính trị hiên nay gọi là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam” đã là “cái thòng lọng” hay là “Vòng kim Cô Đỏ” mà Trung Quốc đã dùng để xiết cổ và lèo lái các thế hệ lãnh đạo Cộng đảng Việt Nam trong nhiều thập niên qua.Từ Chủ tịch đảng cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh qua các đời tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng hiện nay, Trung Quốc đã qua những người này từng bước xích hóa dân tộc Việt Nam để tiến tới cùng đích Hán hóa Việt Nam ; một giấc mộng ngàn năm trong lịch sử của các hoàng đế Trung Hoa vẫn chưa đạt được do đụng phải ý chí quật cường, tinh thần độc lập tự chủ và sức đề kháng mãnh liệt của các thế hệ dân tộc Việt Nam.
Vậy muốn cứu nước thoát họa Bắc thuộc lần thứ 5 trong lịch sử (*), điều tiên quyết là Việt Nam cần gấp rút chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa bán nước (vốn là nguyên nhân đưa đến hiểm họa mất nước) qua chế độ dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa để giữ nước, thoát hiểm họa Bắc thuộc. Vì sao ?
Vì, theo sự hiểu biết của chúng tôi, sau khi thay đổi chế độ chính trị ở một quốc gia, theo công pháp và tập quán quốc tế, chính quyền trong chế độ mới có quyền thay đổi chính sách đối nôi, đối ngọai. Vi thế chính quyền mới có thể đơn phương tuyên bố hủy bỏ hay ngưng thi hành để thương thảo lại các Hiệp ước song phương cũng như đa phương nào bất lợi, bất công hay bất bình đẳng do bị ép buộc trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Đã có nhiều tiền lệ quốc tế mà gần nhất là hành động của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ khi nhậm chức (20/1/2016) đã đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi các hiệp định đa phương mà ông cho là không công bằng gây thiệt hại cho quyền lợi đất nước Hoa Kỳ. Tỷ như Hiệp ước biến đổi khí toàn cầu, Hiệp ước TPP, Hiệp ước nguyên tử với Iran và đang tìm cách xét lại các hiệp ước song phương cũng như đa phương khác xét thấy bất lợi quá đáng cho Hoa Kỳ…
Việt Nam trong tương lai, sau khi chuyển đổi chế độ chính trị, chính quyền trong chế độ mới cũng có thể hành xử tương tự. Tỷ như các hiệp định về biên giới Việt-Trung trên đất liền, biển đảo, hiệp ước khai thác quặng Bauxit Tây Nguyên, thuê rừng đầu nguồn quá dài hạn, đặc khu Formosa Hà Tĩnh và các mật ước Việt-Trung ký trong Hội Nghị Thành Đô năm 1990, mà có lời đồn doán là hiệu lực thi hành từ năm 2020 có hậu quả nghiêm trọng đến chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc, v.v…
Tất nhiên, sẽ có người lo ngại và không tin Việt Nam sau chuyển đổi chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị có đủ tư thế thực hiện một chính sách đối ngoại như thế với Trung Quốc. Vì Hoa Kỳ là một đại cường quốc có thể chủ động hành xử như thế được và có thể tự thân vượt qua được những khó khăn trở ngại do hàng động đơn phương của mình gây ra phản ứng ngược chiều Nhưng Việt Nam là nước nhỏ, tương qua lực lượng không cân sức, với nhiều ràng buộc, hệ lụy quá khứ cũng như hiện tại với đại cường Trung Quốc đầy tham vọng đất đại và theo đuổi chủ nghĩa bá quyền, thì làm sao Việt Nam có thể chủ động thực hiện và khả năng vượt qua những khó khăn trở ngại do Trung Quốc phản ứng.
Thế nhưng chúng tôi cho rằng mọi vấn đề dù khó khăn cách mấy cũng có cách giải quyết.Cổ nhân có câu“Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu…” ;có nghĩa là sự việc khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, và khi đã thông suốt thì sẽ thành tưu lâu bền. Con voi khổng lồ chưa chắc đạp chết một con kiến nếu nó nằm đúng kẽ hở của chân voi... Lịch sử Việt Nam đã chứng minh “con rồng Việt Nam” nhỏ bé đã bao phen đánh thắng các cuộc xâm lăng của “Con voi Trung Quốc” và làm thất bại ý đồ đồng hóa dân Việt sau hàng ngàn năm Bắc thuộc. Vì vậy, không chỉ là niềm tin mãnh liệt mà sẽ là thực tế sẽ xẩy ra : Việt Nam nhất định sẽ thoát được họa Bắc thuộc, giữ vững được độc lập chủ quyền và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam, nếu chuyển đổi kịp thời chế độ chính trị từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua chế độ dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa.
Bởi vì. Sự chuyển đổi này sẽ thống nhất được toàn lực quốc gia, tập trung và huy động được sức mạnh và tài trí tinh hoa của toàn thể quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước ; với những người lãnh đạo chính quyền mới trong một chế độ dân chủ pháp trị do dân bầu chọn tự do, trong số những ứng viên tài giỏi, đức độ và đầy lòng yêu nước từng được chứng tỏ qua lời nói và hành động thực tiễn. Một“chính quyền của dân, do dân và vì dân” đúng thực chất này sẽ huy động, phát huy và kết hợp được sức mạnh lịch sử (đấu tranh dựng nước, giữ nước) và sức mạnh thời đại (yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, tài trí sáng tạo trên mọi lãnh vực…)của trên 90 triệu quốc dân Việt Nam trong nước và người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới.
Mặt khác, chính quyền trong chế độ dân chủ pháp trị này, bằng chính sách đối ngoại đa phương, cũng sẽ tạo được hậu thuẫn mãnh mẽ của quốc tế nói chung, các cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Anh quốc, và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu nói riêng… vốn có những mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích quốc gia với Trung Quốc và coi tham vọng bá quyền của Trung như một hiểm họa chung của nhân loại cần gian chỉ, tiêu diệt. Ngoài ra, tổ chức Liên Hiệp Quốc mà Việt nam là một hội viên và cộng đồng các quốc gia trên thế giới, chắc chắn sẽ không để cho Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu, nuốn làm gì thì làm đối với Việt Nam.Tất nhiên, chủ yếu vẫn là sực mạnh nội lực của dân tộc, sự đoàn kết trên dưới một lòng của toàn dân Việt Nam, sẽ là nhân tố quyết định và sẽ là bảo đảm cho sự thành tựu của “giải pháp cứu nước thoát họa Bắc thuộc”.
II. Việt Nam cần thay đổi chế độ chính trị
Theo nhận định của chúng tôi, thì Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của quá trình đi vào quỹ đạo của thế chiến lược toàn cầu mới(thị trường tự do hóa toàn cầu song song với dân chủ hóa toàn cầu…).Nghĩa là quá trình hình thành một chế độ chính trị“dân chủ pháp trị đa đảng và cơ cấu kinh tế thị trường tự do” đã gần đến kết thúc. Vì vậy có hai cách chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa :
Một là, chuyển đổi hòa bình, êm dịu : nếu những người lãnh đạo đương quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khôn ngoan hơn, biết dừng lại đúng lúc. Cách chuyển đổi này là hoàn toàn tốt cho nhân dân, có lợi cho đất nước và cho chính đảng cộng sản Việt Nam.
Bởi vì, sự chuyển đổi này không xây xáo trộn, bất ổn có hại cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn có thể bảo vệ được quyền và lợi cho một tập đoàn thống trị trong quá trình chuyển đổi và sau khi chuyển đổi chế độ từ độc tài toàn trị độc đảng qua dân chủ pháp trị đa đảng. Nghĩa là các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ tránh được số phận bi thảm của các nhà lãnh đạo các chế độ độc tài cộng sản Rumani ở Đông âu, hay không cộng sản vùng Trung Đông như Lybia,Yemen, Ai Cập… khi ngoan cố bám lấy quyền hành làm nhân dân nổi dận phải trừng phạt. Nếu chấp nhận cách chuyển đổi này theo đúng ước muốn của nhân dân, đảng cộng sản Việt Nam vẫn có chỗ đứng và tiếng nói trên chính trường (tương tự như ở Nga và các nước cựu cộng sản Ðông Âu). Nghĩa là, ở cuối quá trình chuyển đổi, nếu đảng cộng sản Việt Nam chủ động kết thúc quá trình bằng sự tự giác từ bỏ độc quyền thống trị, một mình đi bước trước hay cùng với các lực lượng chính trị quốc gia, dân tộc, dân chủ thiết lập một thể chế chính trị dân chủ pháp trị đa đảng.
Hành động cụ thể khả tín là chủ động tự mình tuyên bố tu chỉnh hay hủy bỏ toàn bộ bản hiến pháp hiện hành, làm bản hiến pháp mới hay sửa đổi biến cải bản hiến pháp hiện hành thành bản hiến pháp dân chủ đa đảng (tốt nhất là lưỡng đảng hay tam đảng để tránh phân tán, bất ổn chính trị như kinh nghiệm ở một số nước) ; song song với việc trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị và chấm dứt mọi hành vi bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến hay vì lý do tôn giáo. Ðồng thời, điều chỉnh các văn kiện lập pháp và lập quy cho phù hợp với thể chế dân chủ đa đảng, song song với việc thực thi, tôn trọng, bảo vệ các quyền tự do dân chủ và các nhân quyền cơ bản…
Tất cả các việc cần làm trên, nhằm hình thành khung cảnh dân chủ đa nguyên, tiền đề chế độ dân chủ pháp trị và tạo niềm tin cho các lực lượng chính trị quốc gia, dân tộc dân chủ(về sự thực tâm của người cộng sản) để bước vào sân khấu chính trị tranh cử với đảng cộng sản (nếu còn giữ nguyên tên đảng) hay đảng của những cựu đảng viên cộng sản (nếu biến thể thay tên khác như đảng Xã hội hay Xã hội Dân chủ chẳng hạn). Trong điều kiện này, các chính đảng thuộc mọi khuynh hướng có thể nắm quyền bằng phương thức dân cử thông qua các cuộc ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do. Nếu đảng cộng sản vẫn là một chính đảng mạnh, được nhân dân tín nhiệm, họ vẫn có thể tiếp tục nắm quyền. Tất nhiên, dù đảng cộng sản nắm quyền hay bất cứ chính đảng nào khác cũng phải cai trị theo hiến pháp và luật pháp chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng đã được ban hành.
Cách chuyển đổi này trong hoàn cảnh hiện tại người ta e ngại có vẻ khó thành tựu vì pheđang nắm quyền của Ông Tổng Trọng đã bị “thòng lọng” hay “Vòng Kim Cô Đỏ” Trung Cộng xiết chặt êm ái bằng liều thuốc mê “Bốn Tốt, 16 chữ vàng” trong quan hệ Việt-Trung, khó mà “thoát Trung”cho được. Đúng như Tổng Bình, hoàng đế vương quốc cộng sản Trung Quốc từng phán“Trung Quốc và Việt Nam cùng chung vận mệnh”.
Hai là, chuyển đổi bằng bạo lực cách mạng của quần chúng : nếu những người lãnh đạo đương quyền cộng sản Việt Nam ngoan cố bám lấy quyền hành, hay muốn“thoát Trung” mà không thoát ra được vì “tay đã nhúng máu ăn thề”tuyệt đối trung thành với Bắc Thiên Triều.
Cuộc cách mạng này sẽ phải nổ ra trong điều kiện lượng dân chủ đã tích lũy thừa đủ, sức chịu đựng của nhân dân đã dâng cao đến biên dộ “tức nước vỡ bờ” thì chế độ đương quyền tại Việt Nam sẽ bị lật đổ bằng chính sức mạnh của quần chúng nhân dân. Nghĩa là, vào thời điểm đó, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không còn là mâu thuẫn với một vài giai cấp trong xã hội, mà trở thành mâu thuẫn đối kháng (một mất, một còn) với mọi giai cấp, với toàn xã hội. Giai cấp cầm quyền (là đảng cộng sản Việt Nam) sẽ bị cô lập, sẽ tạo ra tiền đề sụp đổ là “tình thế cách mạng chín muồi”, như V. Lenine lãnh tụ đảng cộng sản Bolsevik Nga đã dạy họ ; rằng trong tình thế này cuộc cách mạng quần chúng nhằm lật đổ chính quyền sẽ nổ ra và chắc chắn thànhcông. Lúc đó các công cụ bảo vệ chế độ chuyên chính cộng sản(quân đội, công an…)sẽ đứng về phía nhân dân, sẽ quay súng bắn vào đầu những kẻ cầm quyền độc tài ngoan cố hay sẽ bỏ chạy để mặc làn sóng biểu tình của nhân dân ào lên đè bẹp giai cấp cầm quyền bằng sức nặng của số đông chứ không cần sức mạnh của bạo lực quâ n sự.
Ðây không chỉ là lý luận Mác-Lê về đấu tranh cách mạng mà là một thực tế đã xẩy ra tại Liên Xô vào cuối thập niên 1990, khi nhân dân Liên Xô bao vây trụ sở Duma (Hạ viện). Lúc ấy, dân chúng ào lên, quân đội, công an, mật vụ vốn là công cụ bảo vệ nền chuyên chính vô sản Xô viết thiết lập hơn 70 năm ở đất nước này (1917-1991), đã bỏ chạy. Chế độ Xô viết đã sụp đổ tan tành, kéo theo sau đó sự tiêu vong của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu, để cùng hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng, với cơ cấu kinh tế thị trường tự do như hiện nay,
Việt Nam qua các cuộc biểu tình lan rộng khắp nơi trên cả nước của nhiều giai cấp trong đó có cả các cán bộ đảng viên “phản tỉnh” công khai hay dấu mặt, như là dấu hiệu tiền “Tình thế cách mạng đã chín muồi”. Nghĩa là cuộc cách mạng chưa xẩy ra vì cao trào xuống đường của nhân dân mới chỉ là “điều kiện cần” ; nhưng sẽ xẩy ra nay mai khi xuất hiện thêm các“nhân tố đủ” là sự lãnh đạo và tính tổ chức quy mô để tập trung được sức mạnh cao trào quần chúng vào mục tiêu chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị cộng sản qua dân chủ pháp trị. Những nhân tố mới này xuất phát từ đâu ?
Người dân đang trông chờ sự hổ trợ tích cực về mặt đối ngoại của các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ ở hải ngoại, để tìm hậu thuẫn quốc tế. Nhưng quan trọng hơn có tính quyết định là người dân trông chờ hành động thức thời của những cán bộ đảng viên cộng sản “phản tỉnh” công khai hay còn giấu mặt, tại chức hay đã về hưu trong các ban ngành của cơ cấu chính quyền dân sự cũng như quân sự của chế độ hiện nay. Nhất quân đội, công an và các lực lượng vũ trang đã “phản tỉnh”, đứng về phía nhân dân, bất động, không dùng bạo lực đàn áp nhân dân dã man theo kiểu Thiên An Môn Trung Quốc (1989) ; trái lại hãy hành động như lực lượng cảnh sát chiến đấu ở Ninh Thuận đã làm trong cao trào nhân dân biểu tình vừa qua ; hay giống như quân đội và cảnh sát Liên Xô đã không bắn vào nhân dân Liên Xô bao vây Viện DUMA quốc hội Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Boris Yeltsin, một trong những lãnh đạo hàng đầu bên cạnh Tổng Bí thư cuối cùng của đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã “phản tỉnh” đứng về phía nhân dân để chuyển đội hòa bình chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô Viết” độc tài toàn trị, qua chế độ dâ n chủ pháp trị“Cộng hòa Liên Bang Nga” ngày nay ; cùng lúc đã giải phóng cho nhiều dân tộc trong vùng bị đảng cộng sản Nga cưỡng ép sát nhậm thành Liên Bang Xô Viết kể từ sau cái gọi là cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 cướp chính quyền, thiết lập Liên bang Xô Viết, chế độ cộng sản đầu tiên tồn tại hơn 70 năm mới sụp đổ (1917- 1991).
Nhân dân hy vọng và tin tưởng rằng, những cán bộ đảng viên cộng sản Việt Nam“Phản tỉnh” sẽ là những“nhân tố đủ”, đóng một vai trò quan trọng có tính quyết định thắng lợi cho cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân trong giai đoạn chuyển đổi cũng như sau khi hoàn tất chuyển đổi. Cách chuyển đổi này chúng tôi cho là chẳng đặng đừng, không ai mong muốn xẩy ra, có thể gây nhiều đổ máu và nhiều hậu quả tai hại. Thế nhưng ở thế cùng, cách chuyển đổi này khả thi, có cơ may thành công ít đổ máu (nếu tập đoàn thống trị mau chóng chấp nhận trao chính quyền lại cho nhân dân mà không phản ứng điên cuồng trước khi giãy chết…). Đồng thời sau đó, tình hình sớm được ổn định, tránh được xáo trộn bất lợi cho đất nước, nhờ những người lãnh đạo chế độ mới hầu hết cũng đều xuất thân từ chính quyền chế độ đương thời, có sẵn năng lực và kinh nghiệm điều hành, quan lý các ban ngành trong hệ thống công quyền quốc gia.
III. Kết luận
Để cứu nước thoát nguy cơ Bắc thuộc, chúng tôi nghĩ không có con đường nào khác là phải gấp rút, bằng mọi cách Việt Nam phải chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua chế độ dân chủ dân tộc chủ nghĩa. Qua cao trào xuống đường biểu tình rầm rộ và đầy khí thế thể hiện lòng yêu nước cao độ của mọi tầng lớp nhân dân Việt nam, dường như sự uất hận của nhân dân với nhà cầm quyền đã gần đến biên độ “tức nước, vỡ bờ” hay là “đêm trước” của“tình thế cách mạng chín muồi” theo luận điểm của lãnh tụ cộng sản Nga Vladimir I. Lenin, rằng “đấu tranh cách mạng lật đổ” là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng sự thành công của cuộc cách mạng nàythực tế cho thấy không thể thiếu vai trò lãnh đạo và tham gia của các cán bộ đảng viên cộng sản “phản tình”. Nhất là quân đội, công an và các lực lược võ trang “phản tỉnh” cần đứng về phía nhân dân, bất động, không đàn áp nhân dân để bảo vệ một chế độ phản dân hại nước đã quá lâu và lỗi thời, cần được thay thế, vì lợi ích tối thượng của đất nước.
Nhân dân Việt Nam ước mong rằng, các cán bộ đảng viên cộng sản dân sự cũng như quân sự sẽ can đảm vượt qua sự sợ hãi, tin tưởng vào sức mạnh vạn năng của lòng yêu nước của toàn dân ; can đảm đứng vào hàng ngũ nhân dân, đưa cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân hiện nay đến tình thế“Cách mạng chín muồi” tạo tiền đề chuyển đổi chế độ từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa. Tổ quốc Việt Nam lâm nguy, giờ lịch sử đã điểm, mọi tầng lớp quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước cần làm tất cả những gì có trong khả năng, góp phần thành tựu một giải pháp hữu hiệu để cứu dân cứu nước thóat họa diệt vong Bắc thuộc.
Houston, ngày 9/7/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 17/07/2018
(*) Chính sử Việt Nam ghi nhận rằng : Dân tộc Việt Nam đã bị nước Tàu đô 998 năm qua 4 thời kỳ Bắc thuộc :
1. Bắc thuộc lần thứ nhất. (111 TCN-39). Nhà Triệu, nhà Hán
2. Bắc thuộc lần thứ hai. (43-541). Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương.
3. Bắc thuộc lần thứ ba. (602-905). Nhà Tùy, nhà Đường.
4. Bắc thuộc lần thứ tư. (1407-1427). Nhà Minh
Và hiện tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 5.
Đó là nguy cơ có thật, nhưng mãi cho đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, ông Nguyễn Cơ Thạch, một cán bộ cao cấp, ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã chính thức xác nhận :“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”.Vì sự xác nhận này, ông Thạch đã bị cộng đảng Việt Nam loại ra khỏi Bộ Chính trị và cách chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Trong những ngày qua, các cuộc xuống đường biểu tình của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam chống dự luật "Đặc khu kinh tế" và luật "An ninh mạng" đã lan rộng đến nhiều thành phố trên cả nước, thu hút hàng ngàn người biến thành một cao trào toàn dân chống ngoại xâm Phương Bắc. Có người hỏi chúng tôi rằng liệu cao trào này có dẫn đến sự sụp đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam hay không ?
Vì sao Đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam đã từng có lúc suy yếu đến tột cùng như thế mà không bị sụp đổ ? Hình minh họa.
Chúng tôi đã trả lời rằng, sụp đổ thì chưa, dù đó là một tất yếu, nhưng các cuộc biểu tình mạnh mẽ, lan rộng của nhân dân là một trong nhiều dấu hiệu tiền sụp đổ của chế độ. Vì sao ?
Từ lâu, chúng tôi đã có suy nghĩ để tìm cách trả lời cho câu hỏi "vì sao chế độ cộng sản Việt Nam suy mà chưa sụp và sẽ sụp đổ như thế nào". Vì đó đã như là một tất yếu, sớm muộn chế độ phản dân, hại nước này sẽ phải sụp đổ mà thôi.
Trong tập tài liệu nghiên cứu lý luận "Việt Nam trong Thế chiến lược quốc tế mới" (*) chúng tôi đã dùng nhiều trang sách lý giải chứng minh "Vì sao chế độ cực tả Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam suy mà chưa sụp" (trang 262-326), nhưng "sẽ bị sụp đổ như thế nào ?" (trang 326-349). Nay chúng tôi xin được nhắc lại một cách cô đọng như lời giải đáp cho những câu hỏi này.
1. Vì sao chế độ cộng sản Việt Nam suy mà chưa sụp ?
Như quý độc giả đã biết, sau khi đế quốc đỏ Liên Xô sụp đổ kéo theo sự sụp đổ tan tành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, nhiều người dự đoán rằng, cái gọi là chế độ"Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" tức chế độ nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, chắc chắn không thể tồn tại, sớm muộn cũng sẽ bị sụp đổ.
Bởi vì, chỗ dựa lý luận là chủ nghĩa Mác- Lê và chỗ dựa thực tiễn là Liên Xô "Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa" và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu đã không còn. Đồng thời, vào thời điểm đó tình hình trong nước thì suy đồi toàn diện, nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam thì phân hóa cùng cực, chế độ thì mất lòng dân, kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp thì đi từ thất bại này đến thất bại khác, đưa đất nước vào hàng ngũ năm nước nghèo đói nhất thế giới. Trong khi đó, về mặt đối ngoại thì bị Hoa Kỳ và cá nước đồng minh cấm vận ; bị bao vây cô lập trên trường quốc tế vì chế độ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Thế nhưng đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại trong một chế độ độc tài toàn trị dưới bảng hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", người ta tự hỏi : Vì sao Đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam đã từng có lúc suy yếu đến tột cùng như thế mà không bị sụp đổ ?
Theo nhận định của chúng tôi một cách tổng quát, Cộng đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam, gọi tắt là Việt cộng, đã suy tàn mà chưa sụp đổ là vì ba lý do chủ yếu :
1. Tương quan lực lượng giữa Việt cộng và các lực lượng chống cộng gọi chung là Việt quốc, không tương xứng.
2. Vì yêu cầu của thế chiến lược tòan cầu mới, hậu Chiến tranh lạnh, muốn triệt tiêu Việt cộng một cách hòa bình bằng sự chuyển hóa qua một quà trình thời gian, không dùng bạo lực lật đổ, thay thế.
3. Vì Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ muốn cải tạo Việt cộng thành công cụ chiến lược mới tại khu vực, nên không chủ trương lật đổ Việt cộng để thay thế bằng Việt quốc, và đã coi Việt cộng là "Đối tác", không còn là "đối phương" ; nên đã không hổ trợ cho các hoạt động lật đổ, mà chỉ coi và dùng Việt quốc như một lực lượng áp lực Việt cộng khi cần mà thôi.
4. Vì Trung cộng vẫn cột chặt Việt cộng trong "vòng Kim cô Đỏ", nên dù đa số đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam "phản tỉnh" có muốn thoát ra để chuyển hóa chế độ theo lòng dân cũng khó.
Thật vậy, chẳng cần nói ra thì ai cũng thấy tương quan lực lượng không tương xứng giữa một bên là Việt cộng có ưu thế vì có lãnh thổ, chính quyền, quân đội và uy thế quốc tế với tư cách là một quốc gia, thành viên của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trong cộng đồng thế giới. Việt cộng dù đã áp đặt một chế độ độc tài tòan trị trái với ý nguyện của tòan dân, dùng bạo lực trấn áp nhân dân và tước đọat các quyền tự do dân chủ, nhân quyền, nhưng dưới sự thống trị độc quyền sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam, họ đã trấn áp được mọi sức phản khảng của nhân dân bằng bạo lực, ngay cả vào thời điểm chế độ Việt cộng suy yếu đến cùng cực.
Trong khi đó bên chống cộng chủ yếu là Việt quốc đã thất thế kể từ sau khi Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30/04/1975, không còn lãnh thổ, chính quyền, quân đội, mất tư thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Thế nhưng, vì vẫn còn ý chí chống cộng và niềm tin tất thắng vào chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủđối với ngụy nghĩa cộng sản phản quốc, phi dân tộc, phản dân chủ, nên vẫn tập hợp lại tại hải ngọai cũng như trong nước để tiếp tục công cuộc chống cộng cho đến hôm nay. Như vậy, chính niềm tin tất thắng vào chính nghĩa Quốc gia Dân tộc Dân chủ đã là động lực thúc đẩy ngườii Việt Quốc gia tiếp tục chống cộng, để thành đạt mục tiêu tối hậu : làm tiêu vong chế độ độc tài toàn trị cộng sản, dân chủ hóa đất nước, dù phải đấu tranh trong điều kiện tương quan lực lượng không tương xứng. Đây là sự chọn lựa đúng đắn, hữu ích và cần thiết cho tương lai Đất nước và Dân tộc Việt Nam.
Trên thực tế, sỡ dĩ Việt quốc đã mất cơ hội nhận chìm chế độ Việt cộng vào những thời điểm bị sa lầy trong những vũng lầy của những khó khăn chồng chất, tòan diện và sự phân hóa nội bộ Cộng đảng đến cùng cực, là vì lúc đó và cho đến bây giờ, phía chống cộng vẫn chưa kết hợp được trong một tổ chức chống cộng duy nhất, đòan kết thống nhất tại hải ngoại cũng như trong nước, để cùng thực hiện đấu tranh chống cộng theo một sách luợc chung có hiệu quả và hiệu quả có thể kiểm chứng được theo từng thời gian. Vì thế, vào những thời khoảng suy yếu cùng cực của đối phương, các lực lượng chống cộng đã không hội đủ sức nặng thừa đủ của tổ chức và sức mạnh áp đảo của quần chúng nhân dân để nhận chìm được Việt cộng trong vũng lầy của những khó khăn chồng chất. Nhờ đó Việt cộng đã tự cứu bằng thủ thuật "mềm nắn, dắn buông", "lùi một bước siết hai bước".
Trong hiện tại, với cao trào toàn dân xuống đường đã và đang đẩy chế độ cộng sản Việt Nam vào một vũng lầy mới, nhiều người cho rằng chế độ độc tài đảng trị cộng sản có thể sụp đổ nay mai.
Nhưng theo nhận định của chúng tôi thì đây mới là một trong nhiều dấu hiệu tiền sụp đổ, mới chỉ là điều kiện cần mà vẫn thiếu điều kiện đủ. Điều kiện cần là lòng dân căm ghét chế độ đã biểu lộ ở cường độ cao và mức độ lan rộng trên cả nước. Nhưng chỉ là tự phát, chỉ là số đông ô hợp, thiếu điều kiện đủ là tính tổ chức và vai trò lãnh đạo của một hay nhiều tổ chức kết hợp để đẩy lên thành cao trào toàn dân chống chế độ, tạo ra được điều mà Vladimir Lenine lãnh tụ cộng đảng Bolsevick Nga nói là "Tình thế cách mạng chín muồi" như ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiền sụp đổ vào các năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Điều kiện đủ này chưa có được ở Việt Nam vì nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam dù đa số đảng viên đã "phản tỉnh" muốn trở thành nhân tố lãnh đạo cao trào chống chế độ của nhân dân để chuyển đổi chế độ theo ý dân.
Thế nhưng thiểu số cầm quyền phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được sự hậu thuẫn vững chắc và mạnh mẽ của Trung cộng ; trong khi phe đa số"phản tỉnh" thì chưa kết hợp được với các tổ chức chống cộng bên ngoài cũng như trong nước ; nhất là chưa tìm được chỗ dựa ngoại bang nào vững chắc hơn Tàu cộng. Tỷ như Hoa Kỳ như nhiều người nghĩ đến và hy vọng như một cứu tinh.
Thế nhưng hiện tại thì chưa có và có vẻ khó khăn. Vì nền tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bao lâu nay vẫn là không can thiệp vào nội bộ các nước, trừ khi vì quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ. Thành ra, phe Ông Tổng Trọng, được Bắc Kinh hổ trợ, đã và đang tìm cách đối phó với cao trào xuống đường biểu tình của nhân dân bằng các thủ đoạn quen thuộc "lùi một bước" đối với nhân dân để thoát hiểm. Sau đó "tấn nhân dân" quyết liệt và tàn bạo hơn để trấn áp, trừng trị, tiêu diệt ý chí phản kháng của nhân dân.
Tất nhiên, mọi nỗ lực này sẽ thất bại, vẫn không thể tiêu diệt được ý chí đấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân. Tất cả nỗ lực này chỉ có hiệu quả nhất thời, kéo dài thêm"tuổi thọ cho chế độ", song "tử vong của chế độ đã là một tất yếu". Vấn để chỉ còn là thời gian đến sớm hay muộn mà thôi. Vậy thì…
2. Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ bị tiêu vong như thế nào ?
Đến đây thì ai cũng có thể tự trả lời cho câu hỏi vì sao Việt cộng có những lúc suy yếu đến cùng cực mà vẫn không sụp đổ. Đồng thời cũng có thể khẳng định rằng chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt NamN chắc chắn sớm muộc sẽ phải tiêu vong. Nó đã và đang bị tiêu vong về mặt bản thể, tiêu vong tịnh tiễn một cách hòa bình do tác động của những lực đẩy, lực xoay từ nhiều hướng cùng chiều về phía dân chủ.
Trong đó có lực đấu tranh của "Việt cộng phản tỉnh" và "Việt quốc thức tỉnh", để hình thành chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc ở cuối quá trình chuyển đổi. Đây cũng chính là mục tiêu tối hậu của cuộc trường kỳ chống cộng trong nhiều thập niên qua của người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngòai nước. Và như thế ai sẽ là kẻ chiến thắng sau cùng trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc – Cộng kéo dài trong nhiều thập niên qua, hẳn đã rõ.
3. Kết luận
Hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng biết rõ chiều hướng mới "không thể đảo ngược" là Việt Nam nhất định đi đến dân chủ, song ngoài miệng vẫn hô hoán đây là "âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch", nhưng chân thì vẫn phải chạy theo diễn biến hòa bình này. Vì một phần là không cưỡng lại được hấp lực của quyền và lợi cá nhân, gia đình do "diễn biến hòa bình" trong "môi trường mật ngọt kinh tế thị trường" đem lại cho bản thân và gia đình các đảng viên cộng sản ; phần khác là vì chiều hướng này xem ra vẫn có lợi cho tập đoàn thống trị là các cán bộ đảng viên cộng sản trong hiện tại cũng như tương lai nếu biết thức thời để "hạ cánh an toàn".
Chính diễn biến hòa bình đã dẫn đến thực tế hiện nay cái gọi là "Đảng cộng sản Việt Nam" và chế độ"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã thực sự tiêu vong về mặt bản thể(mục tiêu và lý tưởng cộng sản không còn) chỉ còn tồn tại tính tổ chức cao của một đảng cộng sản và kỹ thuật sắt máu cộng sản để trấn áp nhân dân, bảo vệ ưu quyền đặc lợi cho một tập đoàn thống trị độc tôn và độc quyền chỉ để níu kéo thêm thời gian tồn tại mà thôi.
Houston, ngày 4/7/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 06/07/2018
(*) Tài liệu nghiên cứu lý luận "Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới" ấn hành lần đầu 1995, tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ.
Xin vào : luatkhoavietnam.com, Mục "Diễn Đàn", Tiểu mục "Tác giả- Tác phẩm" để đọc tài liệu này ; vào Tiểu mục "phỏng vấn-Hội luận" để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này (1995).
Theo tin từ Việt Nam, ngày 12/6 vừa qua, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội của nhà nước độc tài đảng trị biểu quyết thông qua với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%) ; 15 đại biểu không tán thành ; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 1-2019.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng nhằm dịch chuyển đám mây điện toán về Việt Nam vào trong tay Đảng cộng sản !
Như vậy là sau Luật hình "bịt miệng" nhân dân, nay Đảng và nhà cầm quyền Việt Nam làm thêm Luật An ninh mạng để"xiết cổ" nhân dân. Vậy nhân quyền Việt Nam sẽ đi về đâu ?
I. Luật hình ‘bịt miệng’, an ninh mạng ‘xiết cổ’ nhân dân
Luật An ninh mạng gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. An ninh mạng được luật này định nghĩa như là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.
Mục tiêu chính hay là "Điểm" mà đảng và nhà đương quyền Việt Nam nhắm tới là để tiêu diệt mọi đối kháng, bảo vệ chế độc độc tài đảng trị hay toàn trị, được thể hiện nơi Điều 8 của Luật An ninh mạng (Các hành vi bị nghiêm cấm), quy định chi tiết sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, người dùng Internet bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi : Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước ; Xuyên tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới tính, phân biệt chủng tộc (chỉ là diện làm nhẹ bớt tính "điểm" của Luật cho có vẻ "vô tư")… Các hành vi như : Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.
Như vậy có thể nói bao lâu nay đảng và nhà đương quyền Việt Nam đã dùng Bộ Luật hình sự (áp dụng nhiều nhất là các Điều 79 : Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ; Điều 83 : Tội tuyên truyền chống Nhà nước ; Điều 89 : tội phá rối an ninh trật tự…) để "bịt miệng" nhân dân trên không gian thực địa, nay làm thêm luật An ninh mạng để có thêm công cụ pháp lý "xiết cổ" người dân dám có lời nói, hành động, bài viết, phim ảnh chuyển tải trên không gian mạng bất cứ điều gì bất lợi cho chế độ độc tài toàn trị, dù đó là sự thật cũng đều bị gán ghép là " Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân…" ; bị kết tội "sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi : Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước…".
Vì rằng, mục tiêu chính hay là "Điểm" trên đây của cái gọi là "Luật An ninh mạng" đã được chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của cái gọi là "Đảng cộng sản Việt Nam" không cần che dấu, đã "nói toạc móng heo" trong một cuộc tiếp xúc với dân mới đây, đại ý rằng đã đến lúc không thể để cho cư dân mạng tự do nói xấu, xuyên tạc "Đảng và nhà nước ta", phải bị trừng trị đích đáng để bảo vệ chế độ, bảo vệ thanh danh (ảo) của lãnh tụ và uy tín (vốn không có) của các lãnh đạo "Đảng và Nhà nước ta" (chứ không vì quyền tự do ngôn luận, tư tưởng của nhân dân như Hiến pháp hiện hành của chế độ quy định. Tất nhiên rồi)
II. Nhân quyền Việt Nam đi về đâu ?
Tất cả những quy dịnh trong Luật An ninh mạng và lời tái khẳng định của ông Tổng Trọng (xin đừng lầm với tên gọi Chánh Tổng, Lý Trưởng trong làng xã Việt Nam xưa dưới thời thưc dân Pháp đô hộ),thực sự đã không làm ai ngạc nhiên. Vì đó vốn là bản chất của một chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị, vận dụng triệt để luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lê, rằng Luật pháp chỉ là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước để áp bức, bóc lột giai cấp bị trị. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là giai cấp bị trị đang bị giai cấp thống trị độc quyền là các cán bộ đảng viên CS áp bức bóc lột toàn diện, trong đó có các quyền tự do dân chủ, nhân quyền,
Không ngạc nhiên, nhưng người dân Việt Nam rất phẫn nộ.
- Vì Quốc hội Việt Nam mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, hưởng lương bổng bằng tiền thuế của dân, mà đã theo lệnh của Đảng cầm quyền làm ra Luật An ninh mạng phản dân chủ, trái với ý dân, vi phạm trắng trợn các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền cơ bản, trong đó có quyền tự do tư tưởng, truyền thông… được chính Hiến pháp hiện hành của chế độ quy định.
- Vì Nhân dân phải đóng thuế chi trả quá nhiều cho một đạo luật làm ra để chống lại các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình trên lãnh vực truyền thông, tự do tư tưởng ; uất ức vì phải chi trả một số tiền quá lớn, từ khi khởi sự Dự luật An ninh mạng được chính phủ đưa qua quốc hội năm 2014, qua thời gian dài bốn năm nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến dân chiếu lệ (cho có vẻ dân chủ) đến ngày biểu quyết thông qua 12-6-2018. Chưa hết, tốn kém còn nặng nề hơn khi đi vào thực hiện Luật An ninh mạng, ngân sách quốc gia còn phải chi trả trong một thời gian lâu dài (Điều 35. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng) cho một đội quân hàng chục ngàn người bên công an, quân đội, các ban ngành chính quyền các cấp mang tên "lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng" để theo dõi, rình rập bắt bớ bỏ tù nhân dân vi phạm Luật An ninh mạng (Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng)
Vì thế nhân dân bị trị đã không ngạc nhiên mà chỉ bất bình, phẫn nộ, phản kháng tự phát bằng các cuộc xuống đường biểu tình tràn lan khắp đất nước trong nhiều ngày qua chống "Luật An ninh mạng" (phản dân chủ) cùng lúc chống "Luật Đặc khu kinh tế" (Phản quốc). Hiện tượng này ông Tổng Trọng và các đồng chí môn đồ chủ nghĩa Mac-Lê hơn ai hết chắc phải biết nó nằm trong phạm trù quy luật đấu tranh giai cấp, rằng "Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh" và rằng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Người viết xin thêm "Một chế độ thiết lập bằng bạo lực, duy trì bằng bạo lực, thì sớm muộn cũng bị hủy diệt do tự bản chất và do sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, bóc lột" (1).
Vậy sau luật An ninh mạng "xiết cổ" nhân dân, tăng cường cho Luật Hình sự "bịt miệng" nhân dân bấy lâu nay,nhân quyền sẽ đi về đâu ?
Ai cũng có ngay câu trả lời tổng quát là, nhân quyền Việt Nam tiếp tục bị đảng và nhà đương quyền bác đoạt, chà đạp mạnh mẽ, ác liệt hơn nữa. Thế nhưng không chỉ là niềm tin mà là một thực tế, rằng tương lai nhân quyền vẫn sống hùng, sống mạnh và tồn tại vĩnh viễn trong lòng người dân Việt Nam, trên đất nước Viêt Nam ; vì chế độ nào rồi cũng qua đi, Dân là vạn đại, dân tộc, đất nước là trường tồn vĩnh cửu. Vì đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất khả triệt tiêu của con người. Bởi đó là "một thực thể bất khả phân. Có con người là phải có tự do và nhân quyền, thiếu nó con người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật" ! (2).
III. Kết luận
Vì vậy, dù đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay có làm thêm nhiều luật kiểu Luật An ninh mạng, để mở rộng không gian, tăng cường mọi biện pháp răn đe nhằm bác đoạt nhân quyền và các quyền dân chủ, dân sinh của người dân, cuối cùng cũng sẽ thất bại hoàn toàn. Bởi vì, lịch sử và thực tế đã chứng minh rằng, mọi công cụ pháp lý, Tòa án, nhà tù, pháp trường của giai cấp thống trị trong chế độ độc tài các kiểu như độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam không làm giảm ý trí đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của giai cấp bị trị là người dân. Trái lại, thực tế rồi dây trong những ngày tháng tới, sức sống và sự trường tồn của nhân quyền tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ hơn qua những tiếng nói đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, thể hiện bất đồng chính kiến, tố cáo, vạch trần những sai trái của chế độ và các quan chức trong giai cấp cán bộ đảng viên cầm quyền vẫn vang lên mạnh mẽ, nhân rông hơn ; không từ một cá nhân, một nhóm vài ba chục mà lan rộng đến hàng triệu để sau cùng đến hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam. Đó là sự toàn thắng và tất thắng của tự do, dân chủ và nhân quyền đối với chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị tại Việt Nam.
Houston, ngày 26-6-2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 27/06/2018
Ghi chú :
(1) "Tuyên ngôn Nhân Quyền Việt Nam 1977" do người viết khởi thảo.
(2) Những Điều khoản trích dẫn Luật An ninh mạng.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây :
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này ;
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc ;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác ;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người ; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác ; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng ;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng ; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông ; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử ; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng ; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự ; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Điều 35. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng
1. Kinh phí thực hiện hoạt động bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện hoạt động bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan nhà nước do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Trong những ngày qua, Dự luật "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" gọi tắt là "Dự luật đặc khu kinh tế" (special economic zone) đã bị sự chống đối quyết liệt của người Việt khắp nơi, từ trong nước ra hải ngoại.
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Nhiều cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ đã nổ ra trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam mà cao điểm là cuộc tổng biểu tình thu hút hàng trăm ngàn người diễn ra vào Chủ nhật 10/06/2018 tại các tỉnh thành lớn nhỏ như Hà Nội, Sài Gòn, Bình Thuận… Mặc dầu trước đó một ngày (9/06/2018) quốc hội Việt Nam đã hoãn lại biểu quyết Dự luật này, nói là theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ, song thực chất là có lệnh của "Đảng ta" mà người đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vì sao "Dự luật Đặc khu kinh tế" bị chống đối quyết liệt và lan rộng khắp nơi ?
Câu trả lời tổng quát là vì "Dự luật Đặc khu kinh tế" có sự mâu thuẫn đối kháng giữa lòng dân và ý đồ của đảng cầm quyền độc tôn. Lòng dân thì dễ dàng tìm thấy qua thái độ, hành động, lời nói đầy lòng yêu nước của các giới quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt Nam) trong và ngoài nước đã bày tỏ trong những ngày qua, với nhiều bài viết, khẩu hiệu, hình ảnh sống động gây ấn tượng mạnh của các cuộc biểu tình được các phương tiện truyền thông truyền đi khắp thế giới.
Theo đó, các giới quốc dân Việt Nam không quan tâm đến độ dày của một dự luật gồm 6 Chương, 88 Điều khoản và 4 Phụ lục ; với nội dung quy định cơ cấu tổ chức, điều hành, các điều kiện ưu đãi, thủ tục tiến hành đầu tư kinh doanh v.v… ở ba "Đặc khu kinh tế" Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh (Bắc phần), Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trung phần) và Phú Quốc thuộc Kiên Giang (Nam phần). có kinh phí đầu tư dự trù là 1.570.000 tỉ VND (tính đến năm 2030). Họ không quan tâm vì nội dung các quy định có tính nguyên tắc, chuyên môn mà bất cứ văn thức lập pháp nào cũng phải thế, nên ít ai mất thời giờ để đọc.
Điều mà các giới quốc dân Việt Nam quan tâm, lo lắng là hệ quả "lợi bất cập hại" cho đất nước của "Dự luật Đặc khu kinh tế", nếu nó được Quốc hội của đảng cầm quyền độc tôn thông qua. Sự lo lắng đến phẫn nộ của nhiều người là vì Dự luật này nói là phải được thông qua, dù trái với lòng dân, bất lợi cho đất nước ; nhưng lại là ý đồ của đảng, do đây là nghị quyết của Bộ chính trị được Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc lại tại quốc hội ; phẫn nộ vì quyền làm chủ của nhân dân luôn bị tước đoạt trắng trợn, thông qua một "Quốc hội công cụ của đảng, do đảng và vì đảng" !
Vậy hệ quả "lợi bất cập hại" cho đất nước của "Dự luật Đặc khu kinh tế" là gì ? Trả lời câu hỏi này, theo phản ánh chung, lợi đây là lợi ích về phát triển kinh tế và hại đây là hại về an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng do dự luật đem đến cho nhân dân và đất nước.
Đã có nhiều bài phân tích, nhận định chi tiết về sự lợi hại của nhiều người am tường trong và ngoài nước. Vì thế chúng tôi sẽ chỉ đưa ra như một đúc kết các điểm "Lợi về kinh tế thì ít, hại về an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng thì nhiều" của "Dư luật Đặc khu kinh tế", để cho thấy vì sao "lòng dân trái với ý đồ của đảng".
Những Đặc khu kinh tế có lợi gì cho phát triển kinh tế đất nước ?
Theo ý đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, "Dự luật Đặc khu kinh tế" sẽ tạo ra môi trường kinh doanh có những điều kiện pháp lý cũng như thực tế thuận lợi, với nhiều ưu đãi, lợi nhuận cao, sẽ tạo hấp lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài đa diện, đa năng, đa hiệu ; cùng lúc du nhập các phương tiện, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật công nghiệp cao, góp phần đưa nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, bền vững ; Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế làm giầu cho ngân quỹ quốc gia vốn đang bị thâm thủng, công trái nặng nề, do quốc doanh làm ăn lỗ lã vì quản lý kém cỏi và tham nhũng đục khoét nặng nề… Chẳng hạn chế độ ưu đãi như quyền độc lập tự chủ về quản trị kinh doanh rộng rãi cho các nhà đầu tư, miễn thuế, giảm thuế dài hạn, cho thuê đất đến 99 năm (hơn cả Luật Đất đai hiện hành qui định tối đa là 70 năm)…
Thế cho nên ý đồ của đảng được thể hiện trong Điều 4. quy định về "Chính sách của Nhà nước về phát triển đặc khu", khoản 1 viết :
"Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu ; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao ; bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu".
Lòng dân thì không muốn có "Đặc khu kinh tế" tí nào vì :
1. Hình thức thu hút đầu tư qua các đặc khu kinh tế nay đã lạc hậu, tốn kém và ít có tính khả thi.
Theo nhận định của tác giả Nguyễn Quang Dy, trong bài viết ngày 1/06/2018 nhan đề "Nghịch lý về đặc khu kinh tế" thì "Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng "sai một ly đi một dặm". Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển (như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam, hay biến Phú Quốc thành Singapore của Việt Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt Nam có quá nhiều)".
2. Với thời hạn cho thuê đất dài hạn đến 99 năm sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư không vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận mà đầu tư bất động sản để đầu cơ trục lợi. Bởi vì thời hạn dài đến 99 tương đương với vài ba thế hệ đời người, nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau khi khai thác xong, hoặc thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất… Và do đó, "Đặc khu kinh tế" có thể trở thành môi trường thuận lợi cho "tệ tham nhũng phát triển" hay "kinh tế phát triển" ?
3. Về hiệu quả của mô hình "Đặc khu kinh tế" thì kinh nghiệm thực tế ở một vài nước áp dụng, theo đánh giá của các kinh tế gia không có gì chắc chắn, thành công và thất bại theo tỷ lệ 50/50 và sự thành công hay thất bại là tùy thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách quan ở mỗi nước.
Tác giả Nguyễn Quang Dy dẫn chứng về sự thành công của Singapore là dựa trên những tiền đề hoàn toàn khác Việt Nam (1).
Ông Lý Quang Diệu từng nói : "Lẽ ra vị trí số một ở Châu Á phải là của Việt Nam". Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành "người khổng lồ ở Châu Á". Nhưng đáng tiếc ngày nay năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore (hay 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan). Ông khẳng định sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố chính là : điều kiện tự nhiên (như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người, và thời cơ, nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Vì vậy ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi (2).
Tuy ý tưởng về đặc khu kinh tế không mới, nhưng người ta đã chóng quên bài học xấu về các dự án lớn như "đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng", khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghiệm xấu tại Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó thất bại ? Cái gì đảm bảo ba đặc khu mới này sẽ thành công ? Nếu Việt Nam không cải tổ thể chế để kiểm soát quyền lực và tham nhũng, thì các mô hình phát triển tương tự sẽ lặp lại bài học "lợi bất cập hại" (1).
Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc "đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu". Các quy định trong dự luật về đặc khu chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc (property market) và đánh bạc (casino) chứ không nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong khi đó, cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp và kinh tế trí thức, chứ không phải là phát triển địa ốc và casino.
Tựu chung như vậy là những lợi ích kính tế mà đảng và nhà đương quyên Việt Nam muốn thực hiện bằng Dự luật "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" xem ra không có gì chắc chắn, còn nhiều bấp bênh. Nghĩa là "lợi bất cập hại".
Những cập hại của "Đặc khu kinh tế" là gì ?
Lòng dân biết rằng, những cập hại của "Đặc khu kinh tế" là những tác hại nghiêm trọng về mặt an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước, đã được nhiều người Việt trong và ngoài nước nêu lên.
Những tác hại nghiêm trọng ấy, chẳng cần nói ra thì ai cũng thấy là đã và sẽ đến từ nước láng giềng đại cường Phương Bắc vốn có tham vọng xâm lăng Việt Nam từ quá khứ lịch sử đến hiện đại.
Mặc dầu "Dự luật Đặc khu kinh tế" không đề cập đến đối tượng đầu tư dành riêng cho người nước nào, không có từ ngữ nào nói đến Trung Quốc, nhưng ai cũng thấy nguy cơ gần như chắc chắn đến từ Trung Quốc, nếu "Dự luật Đặc khu kinh tế" được Quốc hội thông qua. Vì thực tế đã có nhiều dạng "Đặc khu kinh tế" của người Trung Quốc chiếm lĩnh và tương lai ai cũng đoán được người Trung Quốc sẽ nắm thế thượng phong hay độc quyền đầu tư trong các "Đặc khu kinh tế" dự trù, do Việt Nam nằm trong vòng cương tỏa toàn diện và lệ thuộc nặng nề Trung Quốc, nhất là về chính trị và kinh tế.
Thực tế nhãn tiền, là hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam đều rơi vào tay các tập đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các đặc khu kinh tế tương lai lại không rơi vào tay họ và biến thành các "tô giới của Trung Quốc". Các tập đoàn tư bản Trung Quốc được nhà nước hổ trợ có thừa ưu thế và nguồn vốn, động cơ để chiếm lĩnh các đặc khu kinh tế này như một cuộc "xâm lược mềm", không cần đánh vẫn thắng (như binh pháp Tôn Tử). Những vị trí hiểm yếu trên đất liền mà Trung Quốc không chiếm được bằng vũ lực (như họ đã từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ sẽ cưỡng chiếm bằng được qua đầu tư và "sức mạnh sắc bén" (sharp power).
Vì vậy, "chủ trương lớn" về ba đặc khu kinh tế với những ưu đãi đặc biệt (như cho thuê đất 99 năm), chẳng khác gì "gửi trứng cho ác" hay "nối giáo cho giặc". Hay nói như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa "nếu có chết thì cố chết cho chậm, việc gì phải ký giấy tự sát vào ngày 15 này ?" (tức ngày Quốc hội định thông qua Dự luật Đặc khu kinh tế).
Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Các Đặc khu kinh tế chính là các vị trí hiểm yếu mà Trung Quốc có thể sẽ chinh phục và điều này hoàn toàn bất lợi về an toàn quốc gia, an ninh lãnh thổ, quốc phòng cho Việt Nam, khiến nhiều người lo ngại, đưa đến sự chống đối "Dự luật Đặc khu Kinh tế" quyết liệt và lan rộng khắp nơi trong những ngày qua một cách tự phát, đồng bộ(vì đụng chạm đến lòng yêu nước của hầu hết quốc dân Việt Nam) .
Vì trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển ; như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (với trận Bạch Đằng năm 938), thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống (1075-1077), thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông để hội nhập quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã đại bại…
Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Tại Miền Trung, ngoài cảng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quốc đã nắm, nay chỉ còn Vân Phong và Cửa Việt là hai cảng trung chuyển lớn (nước sâu) có tầm quan trọng chiến lược, nhưng Trung Quốc chưa nắm được. Phú Quốc có vị trí đặc biệt trong tầm nhìn chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có mấy chục cây số). Trung Quốc đã thuê được (lâu dài) hai vị trí chiến lược đó của Campuchia, nên họ rất thèm có Phú Quốc, để hình thành một tam giác chiến lược. Một khi Trung Quốc thỏa thuận được với Thái Lan để làm kênh đào Kra thì vị trí chiến lược của Phú Quốc còn quan trọng hơn cả Singapore.
Nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra thì ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược hiểm yếu đối với mục tiêu ngăn chặn địch tiếp cận. Nếu ba vị trí chiến lược đó bị đối phương (Trung Quốc) chiếm thì không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với ASEAN và các cường quốc khác có lợi ích sát sườn tại Biển Đông như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, và EU (hoặc Nga). Vì thế ý nghĩa quan trọng nhất của ba đặc khu kinh tế này là bất lợi về chiến lược quân sự và an ninh quốc phòng (chứ không chỉ lợi ích kinh tế) đối với Việt Nam.
Đến giờ này thì có lẽ 486 Đại biểu quốc hội Việt Nam đã hiểu vì sao Dự luật "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" gọi tắt là "Dự luật về đặc khu kinh tế" đã và đang bị sự chống đối quyết liệt của người Việt yêu nước khắp nơi, từ trong nước ra hải ngoại. Một khi biết được nguyên nhân vì sao, ắt mỗi Đại biểu quốc hội đã có thể xác định vị thế mình là đại biểu của dân hay cán bộ của Đảng. Từ đó mỗi Đại biểu quốc hội biết mình sẽ"bấm nút" biểu quyết về Dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo lòng dân hay ý đảng.
Vì rõ ràng trong vụ việc này "lòng dân khác ý đảng", mà lợi ích của nhân dân luôn phù hợp với lợi ích của Đất nước và Dân tộc ; còn lợi ích của đảng chỉ phù hợp với lợi ích của nhân dân và đất nước khi "lòng dân, ý đảng là một" (mà điều này thực tế ít xẩy ra).
Nay "Dự luật Đặc khu kinh tế" được hoãn lại và đang chờ biểu quyết trong phiên họp khác của Quốc hội trong trương lai gần. Các Đại biểu quốc hội có cơ hội quyết định chọn lựa bấm nút theo ý dân hay theo lệnh của Đảng. Quý vị nền nhớ rằng, dù có giảm thời gian cho thuê đất ngắn đến đâu, "dù chỉ một ngày" thì ý dân được bầy bỏ trong các cuộc biểu tình yêu nước vẫn là phải "hủy bỏ" toàn bộ Dự luật. Vì nguy cơ Trung Quốc xâm lược mềm dưới vỏ bọc "đầu tư kinh tế" chỉ là "diện", mà "điểm" là lấn chiếm đất đai của Việt Nam theo kiểu "tằm ăn dâu" với các thủ đoạn chính trị thâm độc.
Thực tế đó không còn là nguy cơ nữa, mà là hiện thực trên nhiều vùng "đầu tư kinh tế" của người Tàu tại Việt Nam, đồng dạng với ba "Đặc khu kinh tế" Vân Đồn, Bắc Phong Vân và Phú Quốc mà ý đồ của đảng muốn thiết lập bằng Dự luật "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt", gọi tắt là "Dự luật đặc khu kinh tế" đang bị quốc dân Việt Nam khắp nơi chống đối quyết liệt.
Thiện Ý
Houston, ngày 18/06/2018
Ghi chú :
Bài viết có tham khảo và trích nguyên văn một số đoạn trong bài viết của tác giả :
(1) Nguyễn Quang Dy, trong bài viết nhan đề "Nghịch lý về Đặc khu kinh tế" ngày 1/6/2018
(2) Cao Huy Huân, trong bài viết nhan đề "Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu", VOA, 14/9/2014.
Như vậy là Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã diễn ra đúng ngày 12/06/2018 như đôi bên hoạch định, nhưng thành quả Thượng đỉnh này theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người thì chỉ có tính biểu tượng và mang nhiều kịch tính, trái với dự đoán và sự trông đợi thực tế phải khác hơn. Vì sao ?
Tính biểu tượng còn được thể hiện qua lời lẽ và nội dung Thông Cáo Chung kết thúc Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Thực tế nhiều người dự đoán là Thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un có thể gay go, trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên và nếu không có sư bất trắc xảy ra đưa Thượng đỉnh đến tan vỡ, thì thành quả ít ra phải có được những gì cụ thể. Thế nhưng Thượng đỉnh đã diễn ra êm ả và kết thúc tốt đẹp cho cả đôi bên. Có điều, qua các hình ảnh, diễn tiến các sự kiện, cung cách và ngôn từ ứng xử giữa hai nhà đạo Mỹ-Triều ; cũng như nội dung Thông Cáo Chung kết thúc Thượng đỉnh, đã cho thấy thành quả Thượng đỉnh Mỹ-Triều chỉ có tính biểu tượng và mang nhiều kịch tính.
Thật vậy, qua hình ảnh và diễn tiến các sự kiện cũng như lời ăn tiếng nói, cử chỉ, điệu bộ của hai nhà lãnh đạo cao nhất của đại cường quốc Hoa Kỳ và tiểu nhược quốc Bắc Hàn, dường như đã được đôi bên sắp xếp như một cuốn phim được các nhà đạo diễn quan tâm đến từng chi tiết đối thoại và diễn xuất. Qua đó người ta thấy những hình ảnh thân thiết và những lời tán tụng nhau giữa hai nhà lãnh đạo, mà chỉ ít tháng trước đây vẫn còn coi nhau như kẻ thù không đội trời chung, buông ra những lời thóa mạ nhau thậm từ. Nhất là Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ca ngợi hết lời Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, dù ông từng bị công luận quốc tế tố cáo là một nhà độc tài tàn ác không chỉ với nhân dân (nhà tù lao động khổ sai, pháp trường…) mà cả với thuộc cấp và thân tộc (Như xử tử chú Dượng và ra lệnh ám sát người anh em cùng cha khác mẹ…), nếu làm trái ý Ông ta.
Chẳng hạn trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Van Susteren của đài VOA, trả lời câu hỏi "Điều gì ở ông Kim Jong-un làm ngài ngạc nhiên ?". Tổng thống Trump nói "Thực sự, ông ấy có một cá tính tuyệt vời. Ông ấy là một người vui tính, ông ấy rất thông minh, và là một nhà thương thuyết tuyệt vời. Ông ấy thương dân, nhưng không phải tôi ngạc nhiên vì điều đó, mà thật sự ông ấy yêu mến người dân Triều Tiên…".
Cùng với cử chỉ ưu ái, vỗ về, trước khi bước vào hội đàm, Tổng thống Trump còn chiếu cho Chủ tịch Kim và phái đoàn coi một video ngắn 4 phút với các hình ảnh vẽ ra một tương lai tuyệt vời cho Bắc Hàn và quan hệ Mỹ-Triều vô cùng tốt đẹp, khởi đi từ sự thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm nay. Sự thể này khiền người ta có cảm tưởng như vị Tổng thống Hoa Kỳ gốc doanh nhân đang dùng kỹ thuật chiêu dụ một đối tác trên thương trường.
Nhưng trước sự chủ động, nhiệt thành của Tổng thống Trump, Chủ tịch Kim đã đối lại bằng vẻ mặt, nụ cười tươi vui, nhưng chừng mực và hà tiện lời nói, chỉ đủ làm vui lòng người đối diện và trình diễn trước ống kính truyền hình thế giới. Do đó mà đặc phái viên Vincent Sourieau của Reuters cho là do "Kim Jong-un ít có thói quen phát biểu với truyền thông và trước công chúng. Nhưng người ta cảm nhận thấy sự quyết tâm của Kim Jong-un trong thái độ của ông ta. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn tươi tỉnh và thoáng mỉm cười sau mỗi tuyên bố của tổng thống Mỹ. Vấn đề hiện nay là sự đồng thuận giữa hai vị lãnh đạo sẽ được cụ thể hóa như thế nào".
Mặt khác, tính biểu tượng còn được thể hiện qua lời lẽ và nội dung Thông Cáo Chung kết thúc Tượng đỉnh Mỹ-Triều, người ta chỉ thấy ghi nhận sự đồng thuận trên nguyên tắc sẽ giải quyết các vấn đề mà đôi bên cùng quan tâm và cùng có lợi, cũng là yêu sách đôi bên cần thương lượng để giải quyết. Thế nhưng không thấy định ra phương cách và lịch trình giải quyết cụ thể nào. Nghĩa là Thượng đỉnh mới chỉ là sự tiên báo hướng giải quyết các vấn đề mà thành quả thực tế vẫn ở phía trước, còn tùy thuộc vào thực tâm và các hành động cụ thể , song phương Mỹ-Triều để cùng thực hiện sau này.
Đúng như dự đoán của chúng tôi trong một bài viết trước Thượng đỉnh nhan đề "Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ thành công hay thất bại", chúng tôi nhận định :
"Một cách chủ quan chúng tôi cho rằng Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6 tới đây tại Singapore chỉ có thể thành công chứ không thể thất bại… Sở dĩ chúng tôi dám khẳng định một cách chủ quan như thế, là căn cứ trên diễn biến đưa đến các cuộc bàn thảo tiền hội nghị giữa đôi bên, dường như Mỹ-Triều đã có sự tương nhượng để đạt được phần nào những yêu sách cơ bản của mình, nên Thượng đỉnh mới được tái tục. Vì Thượng đỉnh diễn ra đôi ba tiếng đồng hồ không có thời giờ tranh luận, mà chỉ là sự xác nhận, chuẩn phê những gì mà hai bên đã đạt được đồng thuận trước hội nghị ; để sau đó công bố bằng một bản Thông Cáo Chung có ý nghĩa như một "Bản Ghi nhớ" những đồng thuận đã đạt được và tiến trình thực hiện để triển khai…".
Thật vậy, yêu sách chủ yếu hàng đầu cũng là lý do Hoa Kỳ cần có Thượng đỉnh để giải quyết là Bắc Hàn phải "giải trừ vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên". Thế nhưng thành quả đạt được ghi trong Thông Cáo Chung chỉ là sự tái xác nhận của Bắc Triều Tiên "cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên" từng được ghi nhận trong "bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018" sau Thượng đỉnh Liên Triều.
Thành quả này được ghi nhận nơi điểm (3) Thông Cáo Chung 4 điểm (*). Còn các thành quả khác ghi nhận trong Thông Cáo Chung (Nơi các điểm 1, 2 và 4) chỉ là thứ yếu và là hệ quả tất nhiên một khi vấn đề"Phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên" được giải quyết dứt điểm. Thế nhưng, tất cả những vấn đề chủ yếu cũng như thứ yếu này thành quả chỉ là xác nhận trên nguyên tắc có ý nghĩa như một "Ghi nhớ" sự đồng thuận sẽ được đôi bên tìm cách thực hiện trong tương lai có thể kéo dài ngắn dài tùy theo thiện chí, nỗ lực đôi bên.
Đến đây chúng tôi cho rằng, nếu thành quả chỉ có thế thì cần gì phải tổ chức Thượng đỉnh rình rang, mất nhiều thời giờ trao đổi, vận động ngoại giao kín đáo qua lại và tổ chức tốn kém bạc triệu như vậy ? Bởi vì thành quả này coi như đã dạt được từ Thượng đỉnh Liên Triều cơ mà ? Bởi vì, ngay sau khi Bình Nhưỡng chủ động đi bước trước, đơn phương xác nhận trong Tuyên Bố Chung kết thúc Thượng đỉnh Liên Triều (27/4) là ngừng hoàn toàn thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, được cụ thể hóa bằng sự tự phá hủy các căn cứ thử nghiệm, để tiến đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Như thế Hoa Kỳ có thể chỉ cần viết thư từ chối đề nghị của Bắc Triều Tiên về một cuộc họp Thượng đỉnh tay đôi (vì không cần thiết) mà yêu cầu Bắc Triều Tiên nếu thực tâm thì "hãy làm đi", Washington cam kết sẽ đáp ứng theo một tiến trình phù hợp, kiểm chứng được ; đáp ứng có khi còn nhiều hơn 4 điểm ghi trong Thông Cáo Chung đạt được sau Thượng đỉnh-Mỹ-Triều vừa qua : (1) "thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước…" (2), cùng chung sức thực hiện một chế độ hòa bình bền vững và ổn định trên bán đảo Triều Tiên (3) , cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên, (4) " cam kết cho hồi hương thi hài các quân nhân Mỹ mất tích trên chiến trường trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên".
Thế tại sao Thượng đỉnh vẫn đã diễn ra ?
Theo nhận định của chúng tôi là vì hai bên đều có lợi ích thiết thân cần đạt được thông qua Thượng đỉnh này.Vì thế bằng mọi cách, mọi giá đôi bên phải tìm cách tương nhượng để vượt qua mọi trở ngại hầu có Thượng đỉnh vào ngày 12/6 vừa qua. Lợi ích thiết thân của hai bên là gì ?
Về phía Bắc Triều Tiên, cần có Thượng đỉnh với Hoa Kỳ, để có cơ hội khẳng định vị thế ngoại giao trên trường quốc tế mà bao lâu nay bị cô lập và lu mờ dưới bóng phủ của đại cường cộng sản Trung Quốc. Vì thế Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã bầy tỏ không che dấu quyết tâm thành tựu Thượng đỉnh và bằng mọi cách chủ động cứu vãn sự tan vỡ Thượng đỉnh sau khi Tổng thống Trump tuyên bổ hủy Thương đỉnh. (như vội đề nghị họp Thượng đỉnh Liên Triều lần 2, gửi cánh tay mặt Tướng Kim Jong Chol đến Mỹ gặp Ngoại Trưởng Mike Pompeo và đưa thư riêng của Chủ tịch Kim cho Tổng thống Trump…)
Vậy vì lợi ích thiết thân gì mà Bình Nhưỡng phải xuống nước như vậy để có Thượng đỉnh Mỹ-Triều ?
Theo nhận định của chúng tôi, bằng hành động tự nguyện chủ động giải trừ vũ khí hạt nhân, tuyên bố bước qua thời kỳ xây dựng phát triển đất nước, sống chung hòa bình, sau khi tuyến bố các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo tải đầu đạn hạt nhân đã thành công, chế đô Bình Nhưỡng muốn qua diễn đàn Thượng đỉnh vớ đại cường quốc nguyên tử Hoa kỳ, được thế giới mặc nhiên thừa nhận là một cường quốc hạt nhân ; nay có đủ tư thế chủ động thương lượng tay đôi với Hoa Kỳ , để được giải tỏa cấm vận, bảo đảm sự tồn tại của chế độ và sự trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ,Nam Hàn và quốc tế, song phương cũng như đa phương…Dường như Kim Jong-un lãnh tụ chế độ Bắc Triều Tiên đã thành đạt được tức thì tất cả hay phần nào lợi ích thiết yếu này qua Thượng đỉnh Mỹ- Triều.
Về phía Hoa Kỳ, cũng có lợi ích muốn thành đạt qua Thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên. Vì vậy, Tổng thống của cường quốc Hoa Kỳ Donald Trump, một người theo chủ nghĩa thực dụng, đã chỉ coi trọng lợi ích có được qua Thượng đỉnh mà không ngại phải ngồi nói chuyện ngang hàng với Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, một lãnh tụ trẻ tuổi (hàng con cháu) của một tiểu nhược quốc từng là đối thủ gây nhiều nhức nhối cho Hoa Kỳ và thế giới trên hồ sơ hạt nhân của nước này. Do đó, phía Hoa Kỳ cũng đã có nhiều nỗ lực để vượt qua mọi trở ngại để Thượng đỉnh Mỹ-Triều phải thành tựu, không thể tan vỡ.
Theo nhận định của chúng tôi, lợi ích mà Tổng thống Trump muốn đạt được trước hết là sự thành tựu Thượng đỉnh Mỹ -Triều có tính lịch sử sẽ đưa tên tuổi Ông vào lịch sử như một Tổng thống đã phá đổ bức tường ngăn cách với một chế độ độc tài cộng sản khép kín và tàn bạo, từng bị Hoa Kỳ coi là một quốc gia khủng bố quốc tế đã tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân để đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ và hòa bình thế giới ; mà các đời Tổng thống trước đã thất bại trong nỗ lực buộc chế độ này phải từ bỏ. Sự thành tựu Thượng đỉnh còn tạo thành tích lãnh đạo cá nhân xuất sắc hội dủ phẩm chất để được quốc tế trao tặng giải Nobel Hòa bình hàng năm.
Đồng thời thành tựu của Thượng đỉnh Mỹ-Triều, dù mới chỉ là trên nguyên tắc, nhưng đã tìm được sự đồng thuận khả tín và hé lộ thực tâm đôi bên muốn giải quyết vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, báo hiệu một thành quả có phần chắc chắn trên thực tế trong tương lai gần xa. Tuy nhiên, những lợi ích mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn thành đat qua Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn còn ở phía trước, tùy thuộc ở tương lai các thỏa thuận mà đôi bên đạt được trên nguyên tắc có được thực thi đầy đủ, đem lại thành quả thực tế hay không.
Thành ra, nếu so sánh thì người ta thấy, dường như Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thành đạt tức thì ít nhiều các lợi ích thiết thân sau Thượng đỉnh ; trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump còn phải chờ thêm thời gian thì thành quả đạt được trên nguyên tắc sau Thượng đỉnh mới trở thành hiện thực. Nghĩa là rồi đây Bình Nhưỡng có giải trừ thực sự vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thực hiện chính sách sống chung hòa bình… như Thống Cáo Chung Thượng đỉnh Mỹ-Triều ghi nhận, thì khi đó tên tuổi Tổng thống Trump mới thực sự đi vào lịch sử vì đã làm được một điều cả thể mà các đời Tổng thống tiền nhiệm đã không làm được. Từ đó dẫn đến lợi ich cho cá nhân là giải Nobel Hòa Bình và cho đảng Cộng Hòa là vẫn giữ được vị thế đa số trong lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2018 tới đây.
Thiện Ý
Houston, ngày 14/06/2018
Ghi chú :
(*) Sau đây là toàn văn thông cáo chung (theo bản tiếng Pháp của AFP) :
« Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc trao đổi ý kiến đầy đủ, sâu sắc và chân thành về những vấn đề liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) và về việc xây dựng một chế độ hòa bình vững chắc và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đã cam kết đưa ra các bảo đảm về an ninh cho RPDC và chủ tịch Kim Jong-un tái khẳng định cam kết vững chắc và không lay chuyển của mình đối với việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Tin tưởng rằng việc thiết lập mối quan hệ mới Hoa Kỳ-RPDC sẽ đóng góp vào hòa bình và phồn thịnh của bán đảo Triều Tiên và thế giới, và thừa nhận rằng việc thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố :
1. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước phù hợp với nguyện vọng hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước.
2. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sẽ cùng chung sức thực hiện một chế độ hòa bình bền vững và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
3. Bắc Triều Tiên tái khẳng định nội dung bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018, cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
4. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết cho hồi hương thi hài các quân nhân Mỹ mất tích trên chiến trường trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên.
Thừa nhận rằng thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử, là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, đáng ghi nhớ vì thượng đỉnh sang trang nhiều thập niên căng thẳng và thù nghịch giữa hai nước, báo trước một tương lai mới, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un cam kết thực hiện toàn bộ các điều khoản trong thông cáo chung này.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết, ngay khi có thể, tổ chức các cuộc thương lượng liên tục, do ngoại trưởng Mike Pompeo và một đồng nhiệm cấp cao của RPDC tiến hành, nhằm thực hiện các kết quả của thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC.
Tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong-un cam kết hợp tác nhằm phát triển mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC, thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và an ninh của bán đảo Triều Tiên và thế giới".
Như mọi người đã biết, ngày 24/5/2018 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ cho công bố Thư gửi Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un báo hủy cuộc họp dự trù tại Singapore vào ngày 12/6/2018, sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần hăm dọa rút lui vì điều mà họ xem là những phát biểu đối đầu của giới chức Mỹ yêu cầu Triều Tiên đơn phương giải giới vũ khí hạt nhân Thế nhưng lời lẽ hòa dịu tương kính và nội dung bức thư cùng với phản ứng hòa dịu sau đó của Bắc Triều Tiên cho thấy cánh cửa hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn mở và có triển vọng tái tục.
Liệu thượng đỉnh Mỹ - Triều, nếu có, có thể chấm dứt các cuộc thử hỏa tiễn của Bình Nhưỡng ?
Thế rồi biến chuyển dồn dập, rất nhanh các sự kiện xẩy ra sau ngày 24/5 giữa các bên cho thấy triển vọng tái tục Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6 tại Singapore có thể thành sự thật.
Về phía Hoa Kỳ, ngày 25/5 Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ý cho thấy có khả năng họp thượng đỉnh ngày 12/6 với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra ; Ý tưởng này được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông tuyên bố hủy họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vì thái độ thù nghịch công khai của Bình Nhưỡng.Ông Trump ngụ ý rằng có thể cứu vãn cuộc họp này sau khi hoan nghênh giọng điệu hòa giải từ Triều Tiên khi Bình Nhưỡng nói rằng vẫn mở ngỏ cho các cuộc đàm phán.Tổng thống Trump nói trước các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc "Lời lẽ họ đưa ra rất tử tế", ; rằng "Chúng ta sẽ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra, thậm chí có thể giữ đúng ngày 12"... Rồi Ông nhấn mạnh "Chúng tôi đang thảo luận với họ. Họ rất muốn họp. Chúng tôi cũng muốn họp".
Một ngày sau, hôm 26/5 Tổng thống Trump nói thêm rằng ông vẫn xem xét ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh là 12/6 ở Singapore, và các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp. Trong cùng ngày, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee thông báo cho biết : "Đoàn tiền trạm sơ bộ của Tòa Bạch Ốc chuyên trách Singapore sẽ lên đường như đã định để chuẩn bị trong trường hợp cuộc gặp thượng định vẫn diễn ra". Tạp chí Politico trước đó đưa tin rằng một đoàn tiền trạm gồm 30 quan chức Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao đã chuẩn bị lên đường vào cuối tuần này.
Hôm 27/5 Reuters dẫn lại tờ Washington Post cho biết rằng ông Sung Kim, cựu đại sứ Mỹ ở Hàn Quốc và là người từng đàm phán về hạt nhân với Bắc Triều Tiên, dẫn đầu phái đoàn Mỹ đã vượt lằn ranh phân chia hai miền Triều Tiên ở khu phi quân sự để sang Bắc Triều Tiên đàm phán nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Bình Nhưỡng và Washington. Ông đã cùng với bà Allison Hooker, chuyên gia về Bắc Triều Tiên trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, vượt lằn ranh quân sự sang Bắc Triều để đàm phán với Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui. Tin cho hay, các cuộc gặp dự kiến sẽ tiếp tục vào ngày 28/5 và 29/5, với trọng tâm là chương trình hạt nhân của Bắc Triều.
Về phía bắc Triều Tiên, trước diễn biến trên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết rằng nguyên thủ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tái khẳng định cam kết tham dự cuộc họp đã định với Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như việc phi hạt nhân hóa "toàn diện" bán đảo Triều Tiên. Ông Moon khẳng định điều này, vì trong cuộc gặp bất ngờ hôm 26/5 , ông Moon và lãnh đạo Bắc Triều Tiên cùng cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ và Bắc Hàn phải được tổ chức.
Người ta được biết, ngày 26/5 đã có một cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Nam Hàn Moon và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim tại Bàn Môn Điếm trong vùng phi quân sư phân chia hai miền Bắc Nam từ 65 năm qua (1953-2018). Đây là cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai, sau cuộc gặp ngày 27/4 giữa hai nhà lãnh đạo Bắc-Nam Triều Tiên. Ông Moon nói trong một cuộc họp báo ở Seoul hôm 27/5 : "Chủ tịch Kim và tôi đồng ý rằng cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 nên được tổ chức một cách thành công, và rằng nỗ lực về việc phi hạt nhân hóa và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên không nên ngưng lại". Trong khi đó, một tuyên bố từ hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên nói rằng ông Kim đã bày tỏ "thiện chí không suy suyển" về khả năng gặp ông Trump như hoạch định trước đó.
Hãng thông tấn Reuters nhận định rằng cuộc gặp giữa lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên là bước ngoặt mới nhất trong một tuần nhiều biến động về ngoại giao liên quan tới cuộc gặp chưa có tiền lệ giữa Mỹ và Bắc Hàn ; và cũng là một chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy lãnh đạo Bắc Hàn và Hàn Quốc quyết tâm đóng góp để cuộc họp thượng đỉnh diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước mà chúng tôi cho là tác giả kiêm đạo diễn từ kịch bản thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên để hù dọa, đến kịch bản cho Bắc Triều Tiên chủ động đề nghị các cuộc hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều và Mỹ-Triều để thành đạt ý đồ thủ lợi riêng, thì Bộ Ngoại giao nước này đã viết trong thông cáo gửi cho Reuters hôm 27/5 rằng Bắc Kinh "thực sự" hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh có thể diễn ra theo kế hoạch và sẽ thành công, đồng thời lặp lại lời kêu gọi hai bên kiên nhẫn cũng như thể hiện thiện chí (có thể chỉ là động tác giả nhân giả nghĩa để che đậy cho ý đồ thủ lợi mà thôi).
Như vậy đã gần như chắc chắn cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ được tái tục và sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba 12/6/2018 tại đệ tam quốc gia Singapore như các bên dự hoạch. Chung cuộc này có được là vì đã đến lúc các bên đều đã lên đến "đỉnh cao của sự thách đố" cần xuống thang để tránh đẩy nhau vào chân tường có thể đưa đến một cuộc chiến tranh hủy diệt... Vì thế mà Tổng thống Trump viết trong thư gửi cho Chủ tịch Kim như trả lời cho thách thức, hù dọa mới nhất của Bình Nhưỡng, rằng "Ngài nói về khả năng hạt nhân của nước ngài, nhưng [năng lực] của chúng tôi cũng thực sự lớn và mạnh tới mức tôi cầu Thượng đế rằng chúng sẽ không bao giờ được sử dụng…". Do đó, vì lợi ích của hai quốc gia, tránh gây tổn hại cho thế giới, đôi bên đều có lợi, mà Thượng đỉnh là cơ hội hiếm hoi có thể thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu đó.
Những nhu cầu thiết yếu, các bên đều có lợi đó là gì, hiện tại người bang quan chỉ có thể suy đoán phần nào, cụ thể và rõ nét chúng ta vẫn phải chờ xem để biết, không chỉ sau hội nghị Thượng đỉnh chóng vánh đôi ba giờ trong ngày 12/6 tới đây, mà còn phải tiếp tục theo dõi những gì biến chuyển tiếp theo sau Thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo tối cao Hoa Kỳ Donald Trump và Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Houston, ngày 27-5-2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 30/05/2018