Như vậy là một năm cầm quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gốc doanh nhân đã trôi qua với nhiều sóng gió đến độ những người không hiểu rõ sự vận hành ổn cố của cơ chế chính trị Hoa Kỳ có lúc nghĩ rằng Ông sẽ khó giữ được chiếc ghế Tổng thống nội trong năm đầu của nhiệm kỳ bốn năm (2017-2021).
Tổng thống Donald Trump.
Nhiều người cho rằng sóng gió trên chính trường Hoa Kỳ một năm qua là do vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump thuần túy là một doanh nhân thành đạt trên thương trường trở thành tỷ phú, nhưng chưa có kinh nghiệm chính trường vì chưa bao giờ nắm giữ một chưc vụ công cử hay dân cử nào trong guồng máy công quyền quốc gia Liên bang cũng như tiểu bang. Thêm vào đó, là do cá tính bộc trực, nóng nảy, tự tin, tự mãn và tự cao, ít nghe theo lời các cố vấn, nên đã điều hành quốc gia theo kiểu ông chủ của một công ty kinh doanh, với các chủ trương chính sách cai trị dựa trên tính toán "lời hay lỗ", hoàn toàn trái với cách hành xử của các vị tổng thống tiền nhiệm cùng đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ đối lập, đều là những chính trị gia chuyên nghiệp. Những đặc tính này của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện từ cách chọn lựa và bổ nhiệm nhân sự chính trị, ngoại giao các cấp, đến cung cách điều hành chính quyền, hoạch định và thực hiện chính sách đồi nội và đối ngoại trong một năm qua.
Chọn lựa nhân sự điều hành chính quyền
Người ta thấy thành phần nội các của Tổng thống Trump phần đông là các nhà tư bản tỷ phú hay triêu phú, khác với nội các của các tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm đa số thường là các chính trị gia chuyên nghiệp hay những chuyên viên có kiến thức và kinh nghiệm về các lãnh vực mà họ được bổ nhiệm vào vai trò lãnh đạo, điều hành.
Thông thường trong các đời tổng thống trước thì các chức vụ công cử chính trị, hành chánh hay ngoại giao này được bổ nhiệm rất nhanh để sớm ổn định về cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành trong guồng máy công quyền hành pháp quốc gia. Nhưng với Tổng thống Trump tiến trình này được thực hiện rất chậm, cho đến giờ này Đại sứ quán ở một số nước vẫn chưa bổ nhiệm vị đại sứ hay một số chức vụ công cử hàng đầu vẫn còn bỏ trống.
Dường như ông Trump muốn tiết kiệm ngân sách nên đối với chức vụ trong những lãnh vực mà ông cho có bỏ ngỏ một thời gian cũng không có hại gì, nên thủng thẳng cũng không sao để khỏi chi phí. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm hay sa thải thì cung cách hành xử của Tổng thống Trump không khác gì ông Chủ của một công ty, hợp ý thì lưu dụng, trái ý thì sa thải… Không cần nói ra thì ai cũng biết, những trường hợp bị Tổng thống Trump sa thải hay buộc phải thôi việc đều theo cung cách này khá nhiều trong một năm qua.
Về đối nội và đối ngoại
Nhìn chung chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Donald Trump trong năm qua được thể hiện cụ thể qua việc thực hiện hầu hết những gì mà Ông đã hứa với cử tri khi tranh cử ; hơn là hoạch định bài bản, rõ nét về chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Hoa Kỳ trong ngắn hạn cũng như dài hạn, khác với các Tổng thống tiền nhiệm.
Thêm vào đó là cung cách thực hiện các chủ trương đối nội cũng như đối ngoại đều mang tính mạnh bạo, quyết liệt, đột phá khó lường, đảo lộn hầu hết các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Tổng thống dân chủ Barrack Obama và khác với truyền thống nếu so với các Tổng thống tiền nhiệm.
Những người ủng hộ thì coi đây là hành động cách mạng để phá đổ hoàn toàn cái cũ, xây dựng những cái mới sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, như khẩu hiệu tranh cử của ứng viên Donald Trump. Những người chống đối thì cho đây chỉ là hành động của một tổng thống thiếu kinh nghiệm đã điều hành đất nước theo cá tính, bốc đồng, quyết định theo sáng kiến cảm tính của một chủ nhân điều hành một công ty kinh doanh, đã gây xáo trộn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trong cho đất nước.
Nhiều người tự hỏi, không biết cung cách hành xử táo bạo, đột biến khó lường này, có phải do cá tính quyết đoán, bồng bột hay là sự tính toán có chủ đích chính trị của Tổng thống Trump và bộ tham mưu của ông ?
Về đối nội : Một năm qua Tổng thống đã thực hiện được hầu hết những điều đã hứa với cử tri, dù thành quả chưa đạt là ngoài ý muốn.
Ông đã thất bại trong nỗ lực bãi bỏ Obamacare để thay thế bằng một Luật bảo hiểm y tế cho người dân mà ông cho là tốt hơn. Ông đã ban hành các Sắc lệnh về nhập cảnh và di trú dù bị ngăn cản, những vẫn cố gắng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, trục xuất những di dân nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ mà ông cho là cần thiết cho an ninh quốc gia.
Bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico, ông đã xin ngân sách nhưng không được Quốc hội chuẩn phê, nhưng ông vẫn tiếp tục nỗ lực này trong ba năm còn lại của nhiệm kỳ.
Một thành công nổi bật trong năm đầu cầm quyền là Tổng thống Trump đã thưc hiện lời hứa thay đổi Luật thuế Liên bang được lưỡng viện quốc hội thông qua. Luật thuế mới này đã giảm thuế sản xuât kinh doanh cho các nhà đầu tư từ 35% xuống 21%, chấp nhận thất thu 1.500 tỷ đôla để thu hút vốn đầu tư hải ngoại về nước và gia tăng đầu tư trong nước, đem lại việc làm cho dân.
Thành quả từ Luật thuế mới này tương lai chưa biết ra sao, vì chưa có thời gian ứng dụng, song thực tế đã có dấu hiệu tốt trong năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Trump mà chính CNN, một trong những cơ quan truyền thông lớn từng bị Tổng thống Trump cho là loan những tin giả, chống ông, cũng ghi nhận rằng Trump đã làm cho kinh tế tăng trưởng, chỉ số chứng khoán Dow Jone liên tục gia tăng cao nhất là 24.000 điểm, tổng sản lượng quốc gia tăng 3,3%, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (4,7) so với 17 năm qua…
Mặt khác, về chính trị nội bộ, chính quyền Trump trong một năm qua đã phải vất vả đối phó với nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Do nghi án này mà tổng thống Trump đã cách chức giám đốc FBI James Comey và nhiều nhân vật thân cận của ông đã bị điều tra hoặc truy tố…
Về đối ngoại : Để thực hiện khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", một năm qua Tổng thống Trump đã thực hiện một chính sách đối ngoại đặt nặng lợi ích kinh tế quốc gia hơn lợi ích chính trị ngoại giao.
Nghĩa là theo cách tính toán cộng trừ, nhân chia của một doanh nhân, chính sách ngoại giao nào chi tiêu nhiều mà đem lại lợi ích ít hay không có lợi ích cụ thể, ông kiên quyết loại bỏ, bất kể hậu quả với các đối tác hay đồng minh.
Chẳng hạn xét lại quan hệ bao lâu nay giữa Hoa Kỳ và khối thị trường chung Châu Âu (EU), hay Hoa Kỳ đã rút ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, vì hiệp định cũng bị Tổng thống Trump xem là bất lợi cho nước Mỹ. Ông cũng hoài nghi về biến đổi khí hậu, đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Paris, vì cho rằng hiệp định này bất lợi cho Mỹ, tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền đóng góp quá nhiều để cho nước khác, đứng đầu là Trung Quốc, thanh lọc môi trường khí thải của họ.
Mặc dầu bị nhiều người chỉ trích cho Tổng thống Trump là người thiếu hiểu biết về khoa học nên không tin là "địa cầu đang nóng lên". Trump cũng rút khỏi tổ chức Unesco vì các thành viên chống lại quyết định thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Mỹ, tiết kiệm được 80 triệu USD/1 năm tiền thuế của dân Mỹ. Đồng thời cũng vì đa số các nước hội viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu chống lại quyết định thừa nhận này của Mỹ, Trump còn đòi cắt đóng góp cho Liên Hiệp Quốc gần 300 triệu USD… làm cho thế giới rúng động.
Về địa chính trị quốc tế, chính quyền Trump trong một năm qua đã phải đối phó với khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên và vẫn đang tiếp tục cùng với cộng đồng quốc tế gia tăng và đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ lên chế độ Bắc Triều Tiên để buộc nước này phải thi hành các nghị quyết của Liên Hiệp, phải từ bỏ chế tạo và tang tữ vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh khu vực và hòa bình thế giới.
Kết luận
Tựu chung, trong năm đầu cầm quyền đầy sóng gió do cung cách hành xử vai trò Tổng thống Hoa kỳ quá đặc thù với nhiều cá tính của ông Trump, thể hiện chủ yếu qua những tin nhắn trên mạng Twitter, đã liên tục gây sóng gió trên chính trường quốc nội cũng như quốc tế. Người bình dân gọi hệ quả này là là do ‘Vạ miệng".
Tất nhiên, ở cương vị Tổng thống người khen chê, yêu ghét là điều bình thường, tài năng lãnh đạo quốc gia thực sự chính là thành quả thực tế mà một vị tổng thống đem lại cho nhân dân và đất nước Hoa Kỳ từ các chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại được thực hiện bằng những phương cách hiệu quả. Nhưng phải có thời gian ít nhất 4 năm nhiệm kỳ đầu của một tổng thống mới có thể đánh giá.
Tổng thống Donald Trump mới trải qua một năm đầu trong sóng gió, tam tứ đầu thọ địch, vẫn tỏ ra can trường, tự tin, với một số ít thành quả đạt được bên cạnh những thất bại ngoài ý muốn. Người ta hy vọng ông sẽ rút kinh nghiệm để trong 3 năm tiếp theo nhiệm kỳ đầu này ông sẽ thực hiện được điều ông nói là làm cho "nước Mỹ vĩ đại trở lại" mà đúng là là làm cho "nước Mỹ vĩ đại hơn nữa". Vì thực tế nước Mỹ đã vĩ đại và vĩ đại từ lâu rồi. Phải không thưa Tổng thống Trump ?
Houston, ngày 20/01/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 22/01/2018
Kịch bản "đã hổ, diệt ruồi" nguyên tác của ông Tập Cận Bình người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc đã được ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam sao ý bản chính và đang đạo diễn cho các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện, với sự cố vấn, cam kết hổ trợ của đảng và nhà nước Trung Quốc. Nhiều người đã nhận xét như vậy để cho rằng chính cơ sở này mà Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng và nhóm lợi ích đang ở thế mạnh của ông mới dám chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, quyết liệt như hiện nay mà không sợ"bứt dây động rừng", sự phản kháng của các đối tượng tham nhũng trong các nhóm lợi ích khác.
Kịch bản 'đả hổ diệt ruồi' của Tập Cận Bình đã được Nguyễn Phú Trọng sao ý bản chính
Khi chúng tôi viết bài này thị vụ đại án chống tham nhũng đã diễn ra một tuần và dự kiến kéo dài khoảng hai tuần. Đây là một đại án chống tham nhũng vì là vụ án lớn "điển hình" cho kịch bản chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" do Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo thực hiện.
Vụ đại án liên quan đến 22 viên chức cán bộ đảng viên cộng sản từng nắm những chức vụ lãnh đạo cấp cao trong chính quyền, điều hành các cơ sở kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lớn, tiền nhiều, đầy cám dỗ. Trong số các bi can này, cao cấp nhất là nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy, Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã bị tước hết binh quyền trước khi bị bắt giam hôm 8/12/2017 và truy tố ra tòa cùng với Trinh XuânThanh và khoảng 20 người khác thuộc hạng không hổ thì cũng là cọp beo ; mà có đồn đoán là thuộc nhóm lợi ích của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả đều bị truy tố một hay cả hai tội danh "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 165, và tội "tham ô tài sản" quy định nơi khoản 4, Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999, không phải Bộ Luật hình sự 2015 có hiệu lực từ năm 2018. Vì các tội phạm xẩy ra trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng khi Bộ luật hình sự 1999 đang có hiệu lực pháp luật.
Đối với con hổ Đinh La Thăng (tương tự như con hổ Bạc Lai Hy, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Thượng hải và vợ ở Trung Quốc) thì bị truy tố một tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng, ông Thăng có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Ông Thăng bị cho là đã chỉ định công ty dầu khí Việt Nam PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo công ty con PV Power ký hợp đồng với PVC ‘trái quy định’. Sau đó ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu đôla và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích.
Như vậy là ông Thăng chỉ bị truy tố một tội "cố ý làm trái quy định…" nên mức án tối đa chỉ còn 20 năm tù. Vì Khoản 3 Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy địmh : "Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến 20 năm". Vì vậy sau một tuần xét xử, tin truyền thông cho hay hôm 13/01/2018 đại diện Viện kiểm sát nhân dân đã xác nhận bị can Đinh La Thăng có tội vì đã đủ yếu tố cấu thành tội "cố ý làm trái…", dù bị can không nhận tội, nhưng vẫn đề nghị với Hội đồng xét xử mức án từ 14 đến 15 năm tù cho bị can Đinh La Thăng là mức trung bình giữa mức án tối đa và tối thiểu của khung hình phạt về tội danh này.
1. Đối với tội trạng của "hổ" Đinh La Thăng
Đúng như dự đoán trong một bài viết trước phiên xử, chúng tôi cho rằng dù là một vụ án điển hình "đả hổ", nhưng con hổ Đinh La Thăng có thể được nhận một bản án khoan hồng ở mức thấp nhất của khung hình phạt là 10 năm tù hay mức trung bình 15 năm tù về mặt pháp lý dù kháng cáo hay không kháng cáo.
Sự suy đoán này dựa trên các dấu hiệu báo trước một mức án vừa phải đủ đạt yêu cầu, không quá nặng nề sẽ dành cho ông Thăng như :
(1) Truy tố một tội "cố ý làm trái quy định…" bỏ cho tội "tham ô tài sản" là đảng đã "chiếu cố" mở đường "cho hổ chạy", khỏi bị án tử hình hay chung thân, tránh "bức xúc xã hội", giảm sức phản kháng các nhóm lợi ích đối nghịch.
(2) Trong thời gian "làm việc" (điều tra xét hỏi) bị can đảng viên cấp cao Đinh La Thăng đã được đánh giá là cộng tác, thành khẩn khai báo sự thật giúp cơ quan điều tra kết thúc hồ sơ vụ án nhanh theo lệnh của Tổng bí thư Trọng và giúp tòa án xét xử "đúng người, đúng tội". Đây là một tình tiết được xét giảm tội theo luật.
(3) Qua tiết lộ của luật sư Nguyễn Huy Thiệp, một trong bốn luật sư của ông Thăng nói với báo Pháp Luật trước ngày xử án và nói trước tòa về quan điểm của ông Đinh La Thăng là "sai đến đâu, ông sẽ nhận trách nhiệm đến đấy, cái gì không sai thì cần xem xét cho ông ấy"...
Tiết lộ này cho thấy người ta muốn tỏ lộ nhân cách của đảng viên cộng sản Đinh La Thăng được thể hiện trọng nhà tù với tinh thần "tự kiểm, tự phê, nhận trách nhiệm", rằng ""sai đến đâu, ông sẽ nhận trách nhiệm đến đấy" để xin khoan hồng "cái gì không sai thì cần xem xét cho ông ấy". Đồng thời tỏ ra là môt đảng viên có khí phách, dám nhận trách nhiệm về mình như luật sư Thiệp nói ông Thăng xin tha tội cho những người đã thực hiện lệnh của ông, mà lệnh đó là "sai", nhưng dứt khoát không xin tha cho những ai "chiếm đoạt, dù chỉ một đồng".
Điều này có ý nghĩa gián tiếp xác nhận phẩm chất trong sáng không hề tư túi "dù chỉ một đồng" của bản thân bị can đảng viên cấp cao Đinh La Thăng và như thế đã phạm tội là không có động lực vụ lợi cá nhân. Sự sai phạm của bị can như thế là "không cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng…", chẳng qua là vì quá"nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại" như câu nói dân gian truyền khẩu sau ngày 30/04/1975 ám chỉ những cán bộ đảng viên cộng sản "giỏi trong chiến đấu, dở trong kinh tế" ; và những kẻ quần chúng gọi là "cách mạng 30" muốn lập công lập cán với chế độ mới sau ngày 30/04/1975, đã có những hành động "độc tài hơn cả Đảng ta" khiến dân oán ghét là phá hoại chế độ. Bị can Đinh La Thăng có thể vì quá nhiệt tình mà thiếu hiểu biết về điều hành kinh tế nên đã vấp nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì thế nào cũng được "tòa án của đảng ta"chiếu cố xét giảm tội.
(4) Công trạng, thành tích công tác kinh qua các chức vụ trong bộ máy đảng và nhà nước của bị can cựu Ủy Viên Bộ chính trị Đinh La Thăng cũng được chiếu cố để giảm nhẹ hình phạt.
Điều này phù hợp với lời dạy cán bộ đảng viên của "Bác Hồ" lúc sinh tiền, rằng "mọi tội đều có thể tha được, trừ tội phản đảng" ! Mà bị can Thăng thì không phản đảng, dù không thể tha, phải chịu một án điển hình, nhưng thế nào cũng được giảm tội đến mức tối thiểu của khung hình phạt về tội "cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng…".
Trước Tòa bị can Thăng trong những lời nói sau gây xúc động lòng người cùng đã mạnh mẽ tuyên xưng đức tin cộng sản, rằng vẫn tuyệt đối trung thành, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, với ước mong không phải chết trong tù để được làm "ma tự do" ! (duy tâm hữu thần hay duy vật vô thần ?).
2. Đối với tội trạng của "cọp", nếu không cũng là "beo", Trịnh Xuân Thanh
Trong quá trình thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, đã chỉ đạo cấp dưới chi cho PVC hơn 6,6 triệu đôla và hơn 1.312 tỉ đồng, đồng thời gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 119 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, khác với hổ Đinh La Thăng, bị can Trịnh Xuân Thanh phạm cả hai tội : "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định theo khoản 3 Điều 165 và " Tham ô tài sản" quy định nơi khoản 4, Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau :
"Điều 278, Khoản 4 :
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hay tử hình :
a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên ;
b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác"…
Theo cáo trạng thì trong quá trình điều tra, ông Thanh "khai báo không thành khẩn, quanh co, chối tội", và sau khi phạm tội "đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở điều tra" và đó là những tình tiết cần xem xét "để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc".
Điều này cho người ta cảm tưởng là bị can Thanh sẽ bị kết án tối đa là tử hình cần có cho một vụ đại án điển hình để làm gương. Nay trước Tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân đã xác nhận đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo luật về hai tội "cố ý làm trái…" và "tham ô…" dù bị can không nhận tội, là mất đi tình tiết giảm tội, nhưng vẫn chỉ để nghị hình phạt chung thân. Đúng như chúng tôi đã nhận xét bị can Thanh sẽ không bị lãnh hình phạt tối đa của khung hình phạt là tử hình.
Nếu án sơ thẩm có tuyên án tù chung thân cho Trịnh Xuân Thanh, thì phúc thẩm cũng có thể sẽ được giảm xuống mức tù thấp nhất 20 năm hay cao hơn có thời hạn để bị can có cơ hội được chết trở thành "ma tự do" như ước mơ của thượng cấp Đinh La Thăng mà bị can đã xúc động ngỏ lời xin lỗi khi nói lời cuối cùng trước Tòa vì mình làm sai mà bị khổ lụy.
Thực tế bị can Trịnh Xuân Thanh cũng có thể được hưởng mức án nhẹ hơn tù chung thân, nếu đó là mệnh lệnh của Tổng bí thư Trọng, người đã ra lệnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá để phục vụ cho việc phá đại án tham nhũng mà Thanh là một đầu mối quan trọng không thể thiếu ; nay muốn làm theo yêu cầu của chính phủ Đức để tái lập quan hệ đối tác toàn diện với Đức quốc bị gián đoạn sau khi tình báo Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang xin tỵ nạn tại nước này, vi phạm luật bang giao quốc tế. Tất nhiên bề ngoài Tòa án xét xử Trịnh Xuân Thanh vẫn phải lấy căn cứ là "Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện tự giác về Việt Nam đầu thú" cho đúng bài bản chối tội "bắt cóc" của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Do đó các luật sư biện hộ cho bị can Trịnh Xuân Thanh có thể nương theo chiều hướng trên, kèm theo hành động của Thanh sẵn sàng nhả ra một số lớn tiền đã tham nhũng trả lại cho công quỹ, để thỉnh cầu Tòa án của đảng chiếu cố đến thành tích, công trạng phục vụ "đảng và nhà nước ta" trong quá khứ và những yếu tố có lợi khác cho bị can để có thêm căn cứ giảm tội cho Trịnh Xuân Thanh một cách "logic" theo duy vật biện chứng !
Mặc dù hai mức án dành cho bị can Đinh La Thăng và bị can Trịnh Xuân Thanh mới chỉ là những đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân, nhưng nhiều người cho rằng Hội đồng xét xử rồi đây cũng sẽ ra bản án không cách biệt là bao. Vì kinh nghiệm thực tế ai cũng biết Tòa án trong chế độ độc tài đảng trị không tôn trọng nguyên tắc phân quyền tam lập, các vụ án chính trị thường được tiền định do sự thống nhất trước giữa đại diện Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử theo sự chỉ đạo của các cấp bộ đảng. Đại án chống tham nhũng mang tính điển hình ắt là phải được sự chỉ đạo từ Trung Ương là Tổng bí thư và Bộ Chính trị.
Như phần mở đầu bài viết chúng tôi đã nêu ra, rằng kịch bản chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" đang được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhóm lợi ích của ông thực hiện chỉ là bản sao kịch bản chống tham nhũng của người đứng đầu đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu tối hậu của kịch bản này theo nhận xét của nhiều người là Tổng bí thư kiêm Chủ tích nước Tập Cận Bình muốn dùng chiêu bài chống tham nhũng để thanh từng các nhóm lợi ích khác hầu thâu tóm quyền lực vào tay mình và nhóm lợi ích đang ở thế mạnh của ông ta.
Một câu hỏi được những người quan tâm đặt ra là liệu người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và nhóm lợi ích đang ở thế mạnh của ông ta có thành đạt mục tiêu tối hậu như Ông Tập khi vận dụng kịch bản "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc vào công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam không ?
Thực tế sẽ có câu trả lời. Chúng ta hãy chờ xem.
Houston, ngày 16/01/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 17/01/2018
Thông thường khi nói đến thành tích là nói đến thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi xấu sa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ thì mới hợp luận lý. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề "Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2017 của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam" là cưỡng từ đọat lý ?
Lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ, 11/5/2017.
Xin thưa, phải dùng cụm từ có tính "cưỡng từ đoạt lý" như vậy mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam với một nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản luôn làm những điều nghịch lý, trái với luận thường đạo lý bao đời của tổ tiên và nhân loại văn minh. Vì thông thường, tự do và nhân quyền là một quyền tự nhiên bất khả phân (có con người là phải có tự do, nhân quyền) và bất khả xâm phạm (không ai kể cả nhà cầm quyền được vi phạm).
Thế nhưng đối với các chế độ độc tài nói chung, độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam nói riêng, thì nhân quyền lại là một ân huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân nào biết phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào của nhà cầm quyền, dù đúng hay sai ; nếu ai chống lại sẽ bị các công cụ bảo vệ chế độ như quân đội, công an, tòa án, nhà tù, pháp trường trấn áp thẳng tay.Vì vậy đảng và nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã có một định nghĩa về nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ quát ở các nước tự do dân chủ trên thế giới. Và vì vậy vi phạm nhân quyền đã là thành tích của chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt nam một cách nghịch lý như thế.
Mọi sự tố cáo, lên án suông của quốc tế về các hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không đi kèm các biện pháp chế tài hữu hiệu, thì nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ coi thường.
Vậy thì thành tích vi phạm nhân quyền nổi bật năm 2017 vừa qua của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam là gì ?
Theo thông cáo chung hôm Thứ sáu 5-1-2018 của Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) có trụ sở chính tại Paris Pháp quốc, thì năm 2017 nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam đã "đàn áp chưa từng có" nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa, hợp pháp cho các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền ở Việt Nam. Đồng thời các tổ chức nhân quyền quốc tế này cũng đã mạnh mẽ lên tiếng tố cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục áp lực mạnh mẽ với Hà Nội phải thực thi nhân quyền.
Theo thông cáo chung của hai tổ chức nhân quyền quốc tế trên thì trong năm 2017, nhà đường quyền Việt Nam đã tùy tiện bắt giam hoặc bỏ tù ít nhất 46 nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảy người phụ nữ (như blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Trần Thị Nga…), chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt và tự do tụ tập ôn hòa. Cuộc đàn áp tăng tốc vào cuối tháng 12 năm 2017 với 15 nhà hoạt động bị tuyên án tù nặng nề.
Thông cáo chung cũng liệt kê một vụ việc trong số nhiều vụ việc khác, là vụ lực lượng công an và an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 20 tháng 12 năm 2017 hành hung ít nhất 20 người và bắt giữ năm người trong số họ tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối công ty Formosa của Đài Loan về thảm họa môi trường biển miền trung vào năm 2016. Thông cáo viết "Cuộc đàn áp tăng tốc của Việt Nam vào cuối tháng 12 được hoạch định một cách chiến lược để trùng thời điểm với những thứ gây phân tâm trong dịp lễ cuối năm" để công luận ít quan tâm. Hiện còn Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ trong nhà tù trên khắp cả nước.
Theo nhận định của Tổng thư ký FIDH Debbie Stothard được dẫn lời nói "Việc EU và Mỹ quan tâm tới chuyện ký kết các hợp đồng kinh doanh hơn là bàn về nhân quyền đã khiến Hà Nội bạo dạn đẩy mạnh những vụ tấn công nhắm vào các quyền dân sự và chính trị cơ bản", và rằng "Đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải mạnh mẽ tái can thiệp với Hà Nội về nhân quyền". Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái dẫn thêm "EU và Mỹ nên mở mắt để thấy và lên tiếng đòi phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và nhanh chóng thi hành những cải cách về thể chế và lập pháp ở Việt Nam".
Thực tế quả đúng như những nhận định trên, nên nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã ngày càng tỏ ra cao ngạo, coi thường nhân dân và dám thách thức cộng luận quốc tế bằng các hành động bắt giam tràn lan và kết án nặng nề các nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền tại Việt Nam. Điền hình là hai bản án nặng nề mà nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã tuyên phạt đối với blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm tù và nhà hoạt động dân chủ Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam với cùng tội danh là tội "tuyên truyền chống nhà nước…". Cả hai bản án sơ và chung thẩm này đều được tuyên trước và sau hội nghị quốc tế APEC tại Đà Nẵng thuộc Trung phần Việt Nam ; dường như nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam có ý đồ chứng tỏ sự coi thường mọi áp lực quốc tế, để cảnh cáo và răn đe những ai đòi nhân quyền trông chờ vào sự hổ trợ quốc tế.
22222222222222222
Các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam, ngày 25/5/2017.
Thực ra, như chúng tôi đã lên tiếng nhiều lần, mọi sự tố cáo, lên án suông của quốc tế về các hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không đi kèm các biện pháp chế tài hữu hiệu, thì nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ coi thường. Tuy nhiên trong quá khứ, các chính quyền Hoa Kỳ tiền nhiệm trên nguyên tắc vẫn đặt nặng vấn đề nhân quyền trong quan hệ đối tác làm ăn với Việt Nam, nên ít nhiều cũng hạn chế số lương và cường độ các vụ vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam các nhà dân chủ đấu tranh cho nhân quyền vì thực tế nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, chứ không phải trông chờ quốc tế hổ trợ mới đấu tranh. Thành ra sự gia tăng đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền trong nước, nếu có gây thêm khó khăn, gian khổ cho họ, song tuyệt đối nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ không thể tiêu diệt được ý chí và quyết tâm đấu tranh đến cùng cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước của họ.
Trong bài viết "khai bút" đầu năm này, người viết xin cầu chúc các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam cầm tù hay sẽ bị cầm tù : Một Năm Mới 2018 sức khỏe dồi dào, ý chí kiên cường, góp phần sớm đưa Việt Nam đến chế độ dân chủ pháp trị ; để mọi tầng lới nhân dân Việt Nam được sống trong"Tự do, Ấm no, Hạnh phúc" với các dân quyền, nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ và hành xử ; tạo tiền đề cho đất nước phát triển toàn diện đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại ; để nhân dân Việt Nam có đủ thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày 7/1/2018
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 09/01/2018
Mùa Giáng Sinh thường khởi sự từ tuần lễ đầu và kết thúc vào tuần lễ cuối cùng của tháng 12 hàng năm. Đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo, Mùa Giáng Sinh khởi sự bằng tuần lễ thứ nhất của mùa vọng và kết thúc bằng tuần lễ thứ tư là Lễ Giáng Sinh vào đêm 24 rạng ngày 25-12 hàng năm.
"Vinh danh Chúa Cả trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Theo lịch mục vụ của Giáo hội Công giáo, mùa vọng Giáng Sinh, thường gọi tắt là Mùa Vọng, là ba tuần lễ đầu của tháng 12, mang ý nghĩa là thời gian trông chờ Chúa đến. Trong thời gian này, các tín đồ thường chuẩn bị tâm hồn trong sạch để đón mừng Chúa đến, theo ý nghĩa Thánh Vịnh về Giáng Sinh, rằng "đồi cao san cho bằng, thung lũng lấp cho đầy, đường cong uốn cho thẳng, hãy dọn đường cho Chúa đến". Thể hiện ý nghĩa này, các giáo dân thường có thói quen tham dự các cuộc cấm phòng hay tĩnh tâm, linh thao, xưng tội rước lễ, hãm mình đền tội và làm nhiều việc lành phúc đức, hòa giải với anh em, chia xẻ cơm ăn áo mặc với anh em nghèo khổ, khốn cùng.
Thông thường hàng năm, vào tuần lễ thứ tư và cũng là tuần lễ cuối cùng của mùa Giáng Sinh, các nhà thờ Công giáo Việt Nam tại thành phố Houston và các vùng phụ cận, thuộc Giáo Phận Galveston Houston, đều thiết kế những cây thông và hang đá trang hoàng đèn sao lấp lánh, vốn là những biểu tượng không thể thiếu trong Mùa Giáng Sinh. Đặc biệt tại thành phố Houston này, từ nhiều năm qua, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam hàng năm đã long trọng tổ chức đại Lễ Giáng Sinh, tập trung hàng chục ngàn giáo dân tại Geoge Brown Convention Center ở Down Town Houston. Đại Lễ Giáng Sinh thường diễn ra từ 4 Giờ chiều tối ngày 24 Tháng 12 hàng năm,do Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Galveston chủ tế,cùng với sự đồng tế của các linh mục Việt – Mỹ trong Giáo phận.
Mặt khác, vượt lên trên ý nghĩa tôn giáo, Giáng Sinh đã đi vào truyền thống văn hóa nhân loại, để trở thành ngày vui chung của mọi người trên trái đất. Riêng tại Hoa Kỳ, hàng năm Mùa Giáng Sinh khởi sự sau Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) vào cuối tháng 11, người ta bắt đầu chuẩn bị đón mừng Lễ Giáng Sinh vào cuối tháng 12, là đêm 24 và ngày 25 tháng 12. Bầu không khí Giáng Sinh bắt đầu lan toả khắp nơi nơi, khi các cửa hàng ở các trung tâm thương mại, các siêu thị, bắt đầu trang hoàng những hình ảnh, màu sắc biểu tượng Giáng Sinh : như cây thông giăng mắc đèn mầu, hỏa Châu lấp lánh, Ông Già Noel bằng hình ảnh hay hình nộm hoặc người thật hóa trang sống động, với nhạc Giáng Sinh réo rắt khắp nơi nơi.
Trong khi đó, các tư gia cũng trang trí cây thông giáng sinh trong nhà và treo đèn kết hoa ra tận cửa, trước sân, trên mái nhà, với ánh đèn chớp sáng đủ màu. Một số gia đình, nhất là các tín đồ Thiên Chúa giáo theo truyền thống Đông Phương như Việt Nam ta, thì vẫn giữ lại phần nào lối trang trí Giáng Sinh truyền thống như những Giáng sinh năm nào ở quê nhà, với hang đá Bethlhem có máng cỏ bò lừa và hình tượng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, hai bên có Cha nuôi và Mẹ Người là Thánh Giuse và đức Maria, cùng Ba Vua và các Thiên Thần bao quanh thờ lậy. Ngoài hang đá trên cao là hình Thiên Thần thổi loa loan báo tin vui và lời chúc tụng "Vinh danh Chúa Cả trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Đồng thời cũng là để chuẩn bị cho Ngày Giáng Sinh, từ mấy tuần trước lễ Giáng Sinh, người ta lo gửi thiệp chúc mừng đến thân nhân, bạn bè ở xa và mua quà tặng cho nhau. Và vì vậy, đối với các nhà kinh doanh, đây là một trong những mùa gặt hái lợi nhuận thương vụ lớn nhất trong năm. Tất nhiên, trái ngược lại, đối với giới tiêu thụ, thì đây lại là dịp phải tiêu tốn tiền bạc nhiều, theo tập quán và hấp lực của mùa " Big sale", để làm công việc mua sắm theo truyền thống Giáng Sinh vốn là như thế.
Tựu chung, Giáng Sinh không còn là ngày lễ riêng của tôn giáo, của những người tin vào màu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần cứu chuộc nhân loại, mà đã trở thành ngày Lễ Hội vui chung cho toàn thể nhân loại trên trái đất. Bởi vì Giáng Sinh đã vượt ra ngoài ý nghĩa tôn giáo, để trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân loại. Và vì vậy, Mùa Giáng Sinh, chính là thời khỏang mà mọi người dù có niềm tin hay không vào mầu nhiệm Giáng sinh, đều có những sinh hoạt cần thiết chuẩn bị cho ngày vui chung này.
Mùa Giáng Sinh 2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 23/12/2017
Tin tổng hợp giới truyền thông cho hay Luật sư Võ An Đôn đã bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên chỉ ít ngày trước phiên xử phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30/11/2017 mà ông nhận bào chữa. Báo chí trong nước cho hay vị luật sư từng bào chữa cho nhiều người dân "thấp cổ bé họng" này đã bị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên "bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn luật sư tỉnh" vì "lợi dụng quyền tự do ngôn luận".
Luật sư Võ An Đôn.
Trả lời VOA Việt Ngữ tối 27/11, luật sư Võ An Đôn cho biết rằng ông vừa nhận được quyết định kỷ luật của ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên với hai lý do cơ bản là "cho rằng tôi đã trả lời phỏng vấn của các báo đài nước ngoài và nói xấu luật sư…".
Nhưng luật sư Đôn đã phản bác rằng "Hai lý do này hoàn toàn không hợp lý, vô căn cứ, vì quyền trả lời phỏng vấn là tự do ngôn luận được hiến pháp quy định…". Vẫn theo luật sư Đôn, lý do mà Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đưa ra trong một thông báo gửi cho ông đã nêu rằng ông đã "vi phạm Luật Luật sư, quy tắc đạo đức, và ứng xử nghề nghiệp…".
Sau khi đọc qua các bản tin của giới truyền thông chúng tôi không khỏi thốt lên câu này "Luật sư đoàn mà cũng thế ư ?". Vì sao ?
1. Nghề luật sư là một nghề tự do độc lập với chính quyền
Luật sư đoàn trong các nước dân chủ văn minh là một đoàn thể nghề nghiệp tư nhân, kết hợp những người cùng hành nghề luật sư, là một nghề tự do độc lập với chính quyền. Sự kết hợp này là để thông qua tổ chức luật sư đoàn (như Ban chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Phú Yên trong hiện vụ) bảo vệ quyền hành nghề độc lập, hợp pháp của các luật sư hội viên trước bất cứ áp lực và sự xâm hại nào đến quyền hành nghề của luật sư.
Vậy mà nay chính Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã không bảo vệ luật sư Võ An Đôn một hội viên, trước áp lực và sự xâm hại của nhà cầm quyền chỉ vì những hành vi thể hiện quyền hành nghề, quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng được Hiến pháp và luật pháp hiện hành của chế độ quy định. Trái lại đã tiếp tay, làm theo chỉ thị của nhà cầm quyền trấn áp hội viên của mình vì mục đích chính trị, với những lý do "hoàn toàn không hợp lý, vô căn cứ, vì quyền trả lời phỏng vấn là tự do ngôn luận được hiến pháp quy định…" như luật sư Đôn đã phát biểu. Như vậy là Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã không thực hiện chức năng của tồ chức đoàn thể mà đã biến mình thành một công cụ của nhà cầm quyền trấn áp hội viên mà mình có nghĩa vụ bảo vệ.
2. Chức năng bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho thân chủ
Với chức năng bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho thân chủ trước các tòa án, cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Luật sư khi thực hiện chức năng nghiệp vụ chỉ căn cứ trên và chỉ tuân theo luật pháp, độc lập với chính quyền hay bất cứ áp lực nào.
Nay có thể vì những tác vụ nghề nghiệp của luật sư Đôn thường liên quan đến các vụ án dân oan khiếu kiện (như các vụ công an bắt người tra tấn đến vong mạng ngay trong đồn công an, cãi cho các nhà bất đồng chính kiến trong các vụ án chính trị…) mà nhà cầm quyền muốn "bịt miệng"…
Hay do những bài viết, trả lời phóng vấn báo đài ngoại quốc liên quan những tiêu cực của chính quyền, chế độ của tổ chức đoàn luật sư… mà nay Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã về hùa với nhà cầm quyền mau mắn đến độ chỉ nội trong ngày "Chủ nhật mà Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã đưa ra một hình thức kỷ luật hết sức nhanh chóng, không mời tôi tham gia. Tôi nghe bên Đoàn luật sư nói là ở cấp trên, tức là bên An ninh chỉ đạo ráo riết để kỷ luật tôi trước ngày mở phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) xử vào ngày 30/11". Như luật sư Võ An Đôn đã trả lời phỏng vấn của Đài VOA hôm 27/11/2017.
3. Luật sư đoàn là một đoàn thể nghề nghiệp được coi là cao quý bậc nhất trong xã hội
Với một đoàn thể nghề nghiệp được coi là cao quý bậc nhất trong xã hội, đoàn thể của những người phụ tá công lý trong các nền dân chủ pháp trị vốn được người dân đặt tin tưởng, cậy nhờ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho họ… thế mà nay đoàn thể ấy biến thành công cụ chính trị của nhà cầm quyền. Và như thế, những người dân bình thường hay những người dân "thấp cổ bé miêng" ở Việt Nam còn biết trông cây vào ai đây ?
Độc giả hãy nghe luật sư Đôn hôm 27/11 viết trên Facebook như lời than thở não lòng "Quyết định này có hiệu lực ngay, kể từ đây ước mơ làm luật sư bào chữa cho dân nghèo và người cô thân yếu thế của tôi coi như chấm dứt, để lại nhiều vụ án oan đang làm dở dang"... Luật sư Đôn cũng nói với VOA rằng nếu Liên đoàn Luật sư Việt nam một mực bảo lưu quyết định của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên thì phần chắc ông sẽ ở nhà "làm nông".
Viết đến đây, người viết nhớ đến một câu nói thời danh của một nhà độc tài Pháp, nếu tôi không nhớ lầm đó là Napoléon Đại đế. Sau cuộc cách mạng 1789 lật đổ chế độ vương quyền ở Pháp, đưa vua Louis 16 và hoàng tộc lên máy chém, thiết lập nền Cộng Hòa đầu tiên cho nước Pháp. Nhưng sau đó tướng Napoléon Bonaparte, sau những chiến thắng quân sự lẫy lừng chống ngoại xâm, đã xưng vương tái lập chế độ quân chủ chuyến chế và bị nhân dân chống đối quyết liệt. Luật sư là giới chống đối mạnh nhất vì muốn bảo vệ thành quả của cuộc cách mạnh nhân quyền và dân quyền 1789. Do đó nhà độc tài Napoléon Đại đế đã tức giận tuyên bố đại ý rằng"Nếu ta có thể cắt lưỡi được những tên luật sư thì ta sẽ cắt hết…".
Trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam, dường như đảng và nhà cầm quyền Việt Nam đang không phải chỉ muốn "cắt lưỡi những tên luật sư" dám phê bình, chỉ chích ta, mà còn muốn "cắt lưỡi bất cứ người dân nào" không dùng "ba tấc lưỡi" ca tụng ta mà dám "chửi ta, nguyền rủa ta và chống ta" dù chỉ cho đỡ tức và đỡ ức chứ chẳng làm gì được ta đâu. Vì ta ở thế vững như bản thạch, chẳng có thằng nào con nào lật đổ được chúng ta đâu.
Có phải vậy không, thưa ông trùm độc tài đảng trị Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo chóp bu của "đảng và nhà nước ta" ?
Houston, ngày 28/11/2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 29/11/2017
Như mọi người đã biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đến Hà Nội chính thức thăm Việt Nam diễn ra từ chiều ngày 11 đến 12 tháng 11 năm 2017 vừa qua, sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, một thành phố biển thuộc Trung phần Việt Nam. Cuộc thăm này nằm trong chuyến đi dài ngày đầu tiên sau 11 tháng đắc cử của Tổng thống Trump đến các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và sau cùng là Philippine để dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Lộ trình chuyến viếng thăm Đông Á của Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, từ ngày 5 đến 12/11/2017.
Sau đây là một số nhận định của chúng tôi về chuyến đi Việt Nam này của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
1. Một chuyến đi được coi là thành công tốt đẹp cho cả đôi bên
Vì mục đích chuyến đi của Tổng thống Trump và sự trông đợi từ chuyến đi này của phía Việt Nam dường như đôi bên đều đã thành đạt trên nguyên tắc được ghi nhận trong Thông cáo chung.
Thật vậy, những gì mà đôi bên Mỹ-Việt muốn đạt được nằm trong khuôn khổ quan hệ"đối tác toàn diện" giữa hai nước từng được ghi nhận qua thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ cuối tháng 5 vừa qua. Vì vậy thành quả chuyến đi lần này cũng chỉ là tái khẳng định những gì đã đạt được trước đây trong quan hệ Mỹ-Việt được nhắc lại trong thông cáo chung lần này. Một cách tổng quát hai bên đã ghi nhận và ca ngợi những thành quả đã đạt được và cam kết tiếp tục mở rộng, củng cố và thực hiện để thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước, được cụ thể hóa qua một số hiệp ước song phương đựợc ký kết nhân chuyến đi này trên các lãnh vực kinh tế, quân sự quốc phòng, an ninh khu vực…
Trên lãnh vực kinh tế, theo thông cáo, đôi bên sẽ cam kết tăng cường các cuộc thảo luận hướng tới mở rộng thương mại, trao đổi mậu dịch-đầu tư giữa hai nước để đạt được các thỏa thuận thương mại nhiều tỷ đô la, trên nguyên tắc có thể lên tới 12 tỷ đô la trên cơ sở đôi bên cùng có lợi…
Trên lãnh vực an ninh, quốc phòng song phương, Thông cáo chung cũng cho thấy sẽ có hợp đồng mua một số vũ khí phòng vệ của Hoa Kỳ như Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa hẹn khi gặp Tổng thống Trump trong chuyến đi Mỹ trước đây, trên nguyên tắc có thể lên đến hàng chục tỷ dollar. Đây là sự đáp trả lời mời chào hàng của vị Tổng thống Hoa Kỳ gốc doanh nhân, khi trực tiếp nói với các lãnh đạo Việt Nam, rằng hãy mua thiết bị quân sự của Mỹ, nhất là máy bay và tên lửa. Ông Donald Trump từng nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 12/11, rằng "Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết bị từ Hoa Kỳ. Chúng tôi sản xuất thiết bị tốt nhất. Chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất. Các tên lửa thì thuộc loại không ai có thể cạnh tranh nổi…". Còn trong cuộc gặp với Chủ tịch Trần Đại Quang, Tổng thống Trump nói rằng "quan hệ quốc phòng của chúng ta thật tuyệt vời".Ông nói : "Chúng tôi có nhiều giao dịch với nước ngài liên quan tới mua vật liệu và mua một số lượng đáng kể thiết bị quân sự. Và chúng tôi trân trọng điều đó. Nó tạo công ăn việc làm cho nước Mỹ, và nước ngài có được thiết bị tốt nhất thế giới". Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng "vì thế, chúng tôi muốn Việt Nam mua của chúng tôi, và chúng ta phải xóa bỏ việc mất cân bằng thương mại", mà ông Trump nói là lên tới 32 tỷ đôla trên nguyên tắc.
Thông cáo chung cũng cho biết đôi bên Việt-Mỹ sẽ chung quyết kế hoạch hành động 3 năm về hợp tác quốc phòng giúp tăng cường các hoạt động hải quân giữa hai nước ; Mỹ sẽ chính thức chuyển giao tàu tuần tra của Lực lượng tuần duyên Mỹ cho hải quân Việt Nam giúp củng cố an ninh hàng hải Việt Nam…
Trên lãnh vực an ninh khu vực, đôi bên cũng bầy tỏ sự thống nhất chủ trương phi hạt nhân hóa trên bán đảo Trều Tiên và trong khu vực, cũng như tích cực thực hiện các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong chiến dịch áp lực tối đa buộc Triều Tiên trở lại lộ trình phi hạt nhân hóa. Mặc dầu không trực tiếp nói đến vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông (sợ đụng chạm với Trung Quốc làm mất thành quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc trước Hội nghị APEC ?), nhưng trong Thông cáo chung các nhà lãnh đạo Mỹ-Việt đã tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, thương mại không bị cản trở ở Biển Đông và cùng ủng hộ phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đa phương với vai trò trung tâm là tổ chức phát triển vùng ASIAN, dựa trên luật lệ quốc tế như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và mong bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông sớm được hoàn thành và đi vào thực hiện để giải quyết tranh chấp hàng hải cũng như biển đảo, chống quân sự hóa ở Biển Đông... Trong trao đổi riêng với các nhà lãnh đạo Việt Nam Tổng thống Trump đã bày tỏ sự sẵn sàng làm trung gian để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam… nhưng dường như phía Việt Nam đáp ứng ý tưởng này một cách dè dặt và hoài nghi (Vì có người lo sợ chính quyền Trump có thể dùng vấn đề Biển Đông để thương lượng hầu tìm thuận lợi trong quan hệ hai chiều với Trung Quốc…).
Trong diễn văn đọc trước Hội nghị APEC trước đó, Tổng thống Trump dương như có chủ ý làm đẹp lòng nước chủ nhà, khi nhắc lại tinh thần chống ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược Phương Bắc. Ông nói "Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước ở mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.Phải chăng đây là hành động gián tiếp nói lên quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền của Hoa Kỳ và sự ủng hộ quan điểm, thái độ và hành động ứng xử của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong vùng trong việc đối phó với tham vọng lấn chiếm các biển đảo của Trung Quốc dựa trên sức mạnh.
2. Chuyến đi đã thể hiện chủ nghĩa thực dụng triệt để trong chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump
Theo đó, chính quyền của Tổng thống Trump thực hiện triệt để và công khai mọi phương cách, biện pháp để đem lại lợi ich cao nhất cho Hoa Kỳ, thực hiện chủ trương "quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ là tối thượng", để đạt điều mà Tổng thống Trump hứa hẹn với cử tri khi tranh cử là làm cho "Hoa Kỳ vĩ lại trở lại".
Để thành đạt chủ trương và mục tiêu tối hậu này,Tổng thống Trump đã và đang đẩy mạnh mũi nhọn : bảo vệ mậu dịch song phương, ưu tiên phát triển kinh tế quốc nội phục vụ quốc kế dân sinh – chấm dứt hay hạn chế tối đa vài trò cảnh sát quốc tế và Hoa Kỳ chỉ đóng vai hổ trợ, giao lại gánh nặng an ninh quốc phòng cho các nước tự bảo vệ và cùng chia xẻ trách nhiệm quốc tế một cách công bằng, hợp lý (chứ không phải như bao lâu nay Hoa Kỳ phải bao sân quá nhiều..).
Vì vậy, qua Thống Cáo Chung sau chuyến đi thăm Việt Nam vừa qua cũng như những lời tuyên bố khi đến các nước trong vùng như Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc và cả trên diễn đài Hội nghị thượng đỉnh APEC…chủ nghĩa thực dụng đã được Tổng thống Trump thể hiện triết để, không che dấu. Nhất là trong chuyến đi thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump đã có thái độ hòa dịu và những lời tuyên bố trái với những gì trước đây nói về quan hệ mậu dịch song phương thủ lợi của Trung Quốc, bất công và có hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Trong diễn văn đọc trên diễn đàn APEC, Tổng thống Trump cũng đã nói, rằng "Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết. Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây...".
Đồng thời trong các lời tuyên bố đó đây trong chuyền thăm Việt Nam, cũng được thể hiện trong Thống Cáo Chung về chuyến đi Việt Nam mà chúng tôi trích dẫn đôi điều trong bài viết này.
3. Vì chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Donald Trump không coi trọng vấn đề vi phạm nhân quyền và khác biệt chế độ chính trị như là rào cản trong chính sách đối ngoại với Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung.
Vì vậy, trong Thông cáo chung, chỉ để cập một cách chung chung đến vấn đề nhân quyền vỏn vẹn trong một câu ngắn gọn, đúng 11 chữ, rằng hai nhà lãnh đạo "ghi nhận tầm quan trọng và thúc đẩy quyền con người…". Còn lại hầu hết nội dung Thông cáo chung đề cập đến các thành quả đã đạt được trên thực tế và sự hợp tác trong tương lai về các vấn đề hai bên cùng quan tâm và cùng có lợi. Tỷ như ghi nhận thiện chí và và ca ngợi những đóng góp của Hoa Kỳ trong việc tẩy xóa chất độc màu da cam, hợp tác tiếp tục tìm kiếm di cốt chiến binh hai bên trong cuộc chiến, mở Đại học Fulbright, hoạt động của tổ chức chí nguyện hòa bình…và nhiều lợi ích song phương khác trên các lãnh vực chính tri, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước…
Theo nhận định của nhiều người, do chính sách thực dụng triệt để trên của Tổng thống Trump khác với các Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm, nên nhà cầm quyền Việt Nam đã tỏ ra coi thường mọi lên án của công luận, mạnh tay đàn áp, bắt bớ nhiều nhà bất đồng chính kiến, kết án nặng nề ngay trước ngày Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức thăm Việt Nam. Đồng thời từ đây các nhà bất đồng chính kiến, các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cường độ và mức đô đàn áp của nhà cầm quyền sẽ gia tăng, số phận các tù nhân lương tâm trong các nhà tù không còn được Hoa kỳ quan tâm, can thiệp như bao lâu nay nữa…
Điển hình gần nhất là vụ bắt giam và kết án nặng nề Bloger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, một người vào tháng Sáu vừa qua đã bị tòa án ở Khánh Hòa kết án 10 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam ; chỉ vì những bài viết trên các trang bloge Mẹ Nấm, phản ánh những sự thật của đất nước và sự bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền của tác giả, thể hiện quyền tự do tư tưởng cá nhân.Trong đầu năm nay một phụ nữ khác là bà Trần Thị Nga cũng đã bị công an tỉnh Hà Nam bắt giam và bị kết án 9 năm tù cùng tôi danh với Bloger Mẹ Nấm. Bà là một thành viên của Hội Phụ nữ Việt vì Nhân quyền và thường xuyên lên tiếng bênh vực cho những dân oan bị nhà nước chiếm đất.
Có thể vì những sự bắt bớ giam cầm, kết án nặng nề này đã vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, mà có lời đồn đoán cho rằng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania đã không cùng đến thăm Việt Nam với Tổng thống Trump, dù trước đó đã đi cùng trong chuyến đi đến Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Nhất là, một trong hai tù nhân lương tâm trên là Bloger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người mà Đệ nhất phu nhân Melania đã công khai ca ngợi việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là "Người Phụ Nữ can đảm nhất thế giới".
4 - Một vài sự kiện có ý nghĩa trong chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Một là sự kiện đón tiếp long trọng và những lời ca tụng Tổng thống Donald Trump và cảm ơn Hoa Kỳ của các lãnh đạo nhà nước Viêt Nam và qua nội dung Thông cáo chung, về những thành quả trong quan hệ song phương đã và sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam, nâng quan hệ "Đối tác toàn diện Hoa Kỳ và Việt Nam" lên một tầng cao mới … Dường như nhà cầm quyền Việt Nam muốn thành đạt ý đồ tạo thế đối trọng để quân bình trong chính sách đối ngoại đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hầu giảm áp lực lấn lướt ngày một gia tăng của Trung Quốc ; để ít ra cũng duy trì được cách ứng xử phù hợp, hiệu quả ít nhiều với đối sách "lá mặt, lá trái" của Trung Quốc bao lâu nay trong quan hệ Việt-Trung trên hồ sơ chủ quyền Biển đảo.(miệng nói hữu hảo, thực thế lấn chiếm biển đảo, áp chế Việt Nam đủ điều…)
Vì vậy có nhận định cho rằng Việt Nam đã thành đạt ý đồ trên bằng thủ thuật ngoại giao khôn khéo, có hiệu quả, vì đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng là Tổng thống Trump từng là một nhà kinh doanh thành công lớn trước khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Với nghi thức đón tiếp long trọng và những lời ca tụng qua cửa miệng các lãnh đạo Việt Nam đã đánh đúng thị hiếu thuộc cá tính của một Tổng thống vốn ưa thích được người ta ca tụng, tung hô và phản ứng nhanh, quyết liệt, không khoan nhượng với những lời chỉ trích phê bình trái ý của bất cứ ai.Đồng thời đáp ứng " lời chào hàng" của một Tổng thống gốc doanh nhân vốn có chủ trương "lợi ích kinh tế trước hết, lợi ích quốc gia trên hết", Việt Nam đã làm "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi". Nghĩa là, Tổng thống Donald Trump cảm thấy vui, phấn khởi tự hào là chuyến đi thăm Việt Nam thành công lớn như đã thành công tại Trung Quốc trên đường đến Việt Nam( bán được hàng tỷ đollar hàng hóa, quân bình cán cân mậu dịch song phương, củng cố được quan hệ ngoại với một đối tác có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng rất hữu ích cho Hoa Kỳ… ). Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam thì tin rằng, với thủ thuật ngoại giao khôn khéo của mình đã gặt hái được một thành quả theo đúng ý đồ.
Tuy nhiên, dù muốn thành đạt ý đồ trên, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn sợ phản ứng bất lợi từ phía Trung Quốc khi họ cảm thấy Việt Nam đã coi trọng mối quan hệ với Hoa Kỳ hơn Trung Quốc hay ngả theo Mỹ. Do đó, bề ngoài đảng và nhà cầm quyền Việt Nam luôn tìm cách chứng tỏ lúc nào cũng coi trọng và cam chịu khuất phục trước "Đồng chí Trung Quốc" hơn là "Đối tác Hoa Kỳ".Vì vậy, trong những chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của các lãnh tụ hàng đầu như Nguyễn Phú Trọng, thường là phải ghé qua Trung Quốc trước, trên đường đến Hoa Kỳ. Gần nhất, trong bài viết của Tập Cận Bình trước chuyến thăm Việt Nam đăng trên báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam,Ông ta đã nhắc lại điệp ngữ"Việt Nam-Trung Quốc có sông liền sông, núi liện núi…" và từng nói "Việt-Trung có cùng vận mệnh" (nhân dân Việt Nam vốn đang rất lo sợ Tập Cận Bình đi đến kết luận rằng "sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi !").
Có lẽ vì mối lo sợ trên mà trong nghi thức đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc, kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc vừa qua, người ta thấy một vài chi tiết nhỏ có ý nghĩa, như nghi thức đón tiếp Tập Cận Bình phải long trọng hơn đón Donald Trump, với 21 phát đại bác chào mừng họ Tập, mà Tổng thống Trump thì không. Hay Tập thì được tứ trụ triều đình của chế độ là Tổng Bí thư Trọng, Chủ tịch nước Quang, Chủ tịch Quốc hội Ngân và Thủ tướng Phúc đón tiếp nống hậu, "thắm tình đồng chí anh em". Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump chỉ được Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đón và chỉ ghé thăm xã giao Tổng bí thư đảng cầm quyền Nguyễn Phú Trọng, như muốn chứng tỏ dù đón tiếp Donald Trump long trọng thế nào cũng không thể hơn được sự đón tiếp "người đồng chí anh em" Tập Cận Bình đâu.
Hai là có sự trái ngược lý trí và tình cảm giữa nhân dân và các lãnh đạo đảng và nhà nước biểu lộ trong việc đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cân Bình.
Qua hình ảnh phát tán trên hệ thống internet toàn cầu, người ta thấy đông đảo nhân dân Việt Nam tự nguyện tự giác kéo ra hai bên đường nồng nhiệt đón chào Tổng thống Hoa Kỳ ở những nơi phái đoàn đi qua (tương tự như nồng nhiệt đón chào các Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm Barrack Obama, George W. Bush, Bill Clinton…). Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì ngoài các thành phần dân chúng được nhà cầm quyền tổ chức sắp xếp đón chào, số người tự nguyện tự giác hay hiếu kỳ đã không xuất hiện nhiều ở những nơi phái đoàn đi qua.
Sự trái ngược này có ý nghĩa gì không cần nói ra thì ai cũng biết nhân dân Việt Nam yêu ghét ai, mong chờ ai đến, ai là bạn, ai là thù, ai đã giúp Việt Nam có bộ mặt phôn vinh như hôm nay và sẽ đưa Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào thế giới văn minh tiến bộ ngày nay …Và như thế "lòng dân, ý đảng có là một" như "Đảng Ta" thường tự hào hay không ?
Houston, ngày 14 tháng 11 năm 2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 15/11/2017
Thấm thoát mà đã 54 năm kể từ biến cố ngày 1/11/1963, một số tướng tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã làm cuộc đảo chánh quân sự và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, trong cương vị cố vấn chính trị. Mặc dầu lịch sử đã sang trang, song những di hại khởi đi từ biến cố này đã là một trong những nguyên nhân đưa đến thực tế tồi tệ hôm nay : Miền Nam tự do mất vào tay Việt cộng, nhân dân Việt Nam trên cả nước đã phải sống dưới ách một chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã 42 năm qua (1975-2017) và vẫn đang phải tiếp tục sống dưới chế độ tàn hại này chưa biết đến bao giờ.
Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Chính vì vậy mà nhiều người, trong đó có chúng tôi tự hỏi : Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam có tránh được thực tế ngày càng tồi tệ như hôm nay không ?
Bài viết lần lượt trình bày :
I. Từ một biến cộng sản lịch sử
Lịch sử ghi nhận rằng, ngày 1/11/1963, với sự gợi ý, cho phép và ngầm hỗ trợ, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm tướng tá Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc đảo chánh lật đổ và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa đến sự cáo chung nền Đệ Nhất chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1956-1963), khai sinh nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1963-1975) tại Miền Nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh quân sự này đã đưa đến cái chết bi thảm cho vị Tổng thống tiên khởi của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vốn có tiếng là thanh liêm chính trực, có đạo đức và tác phong lãnh đạo. Cùng bị sát hại với Tổng thống là bào đệ Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Tổng thống, một nhà chính trị uyên thâm, mưu lược và có viễn kiến.
Lý do mà các tướng tá làm đảo chánh đưa ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài gia đình trị, chủ trương tiêu diệt đối lập chính trị, kỳ thị và đàn áp tôn giáo ; lại có âm mưu trực tiếp thương lượng với chế độ cộng sản Bắc Việt về một giải pháp chính trị cho Việt Nam (1), làm cho công cuộc chống cộng sản ở Miền Nam có thể bị lâm nguy. Vì vậy cần phải lật đổ chế độ Diệm để có điều kiện củng cố phát triển một chế độ dân chủ đích thực tại Miền Nam ; để công cuộc chống cộng ở Miền Nam hữu hiệu và bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa quốc gia ở Miền Nam đối với ngụy nghĩa cộng sản Bắc Việt.
Thế nhưng, thực tế những tháng năm sau đó đã cho thấy nhiều lý do ngụy tạo hay xuyên tạc (2) và các mục tiêu cuộc đảo chánh đưa ra đã không thực hiện được : Chế độ dân chủ đích thực ở Miền Nam đã không củng cố và phát triển được sau đảo chánh mà đôi lúc còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ"độc tài gia đình trị" trước đó ; công cuộc chống cộng bảo vệ Miền Nam đã không hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng ; mà đảo chánh đã mở đầu cho một giai đoạn suy thoái chính trị, suy yếu quân sự và suy đồi toàn diện ở Miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương cộng sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam.
II. Đến một giả định lịch sử
Đứng trước một thực trạng đất nước ngày một suy đồi toàn diện, kể từ sau ngày đảo chánh lật đổ, sát hại Tổng thống Diệm ; nhất là thảm trạng ngày nay khoảng hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam đã và đang phải sống dưới ách chế độ độc tài toàn trị Việt cộng, nhiều người đã tỏ ra nuối tiếc rằng : Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Miền Nam Việt Nam phải khác, không thể có ngày 30/4/1975 và lịch sử Việt Nam đã biến chuyển theo một chiều hướng khác, tốt đẹp hơn cho đất nước và dân tộc Việt. Vì sao ?
1. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam sẽ được cải thiện từng bước, ngày một vững mạnh và tồn tại cho đến hôm nay.
- Vì cái tội "độc tài gia đình trị" nếu có thì không thể lớn hơn sự sống còn của Miền Nam Việt Nam trước hiểm họa cộng sản và hoàn toàn có thể cải sửa được bằng phương cách khác hơn. Chẳng hạn, dưới áp lực gia tăng vừa đủ của Hoa Kỳ, đồng minh, đòi hỏi chính đáng của các chính đảng quốc gia và quần chúng sẽ buộc được Tổng thống Diệm phải thay đổi, sửa chữa các nhược điểm. Người ta tin rằng, một nhà lãnh đạo tài đức với tâm địa "Tiết-Trực-Tâm Hư", hết lòng lo cho dân cho nước như Tổng thống Diệm ; bên cạnh lại có một cố vấn mưu lược là bào đệ Ngô Đình Nhu, và nhiều người tài đức khác trong chính quyền, sớm muộn gì các nhược điểm của cá nhân và chính quyền của Tổng thống Diệm sẽ được điều chỉnh, sửa sai.
2. Chính trường Miền Nam sẽ dần dần ổn định, đối lập chính trị có tiếng nói, chế độ được dân chủ hóa theo một tiến trình phù hợp với tình trạng đang có chiến tranh với VC, niềm tin của dân với chính quyền và sức mạnh đoàn kết quân dân ngày một củng cố tạo thế và lực đương đầu thắng lợi với quân cộng sản Bắc Việt xâm lăng.
- Với phương thức cải sửa "Độc tài gia đình trị" ôn hòa, có thời gian và hữu hiệu, Miền Nam Việt Nam sẽ tránh được bất ổn, xáo trộn nghiêm trọng như đã xẩy ra sau đảo chánh. Các tướng tá quân đội thì mải mê tranh giành quyền lực, bỏ ngỏ chiến trường, nếu lúc đó quân đội Hoa Kỳ không nhẩy vào thì Miền Nam đã lâm nguy. Thêm nhiều đảng phái được thành lập không phải để tạo thế và lực mới cho mục tiêu chống cộng mà chỉ cốt để có bảng hiệu, kết bè phái tranh thầu chống cộng hoặc chia chác quyền hành với phe nhóm được Hoa Kỳ chấp nhận cho "Trúng thầu chống cộng".
- Thượng tầng kiến trúc chế độ Miền Nam sau đảo chánh thì băng hoại như vậy, hạ tầng cơ sở chống cộng thì bị phá đổ nhiều mảng, ví như quốc sách "Ấp Chiến Lược" dù có cố gắng đổi tên thành "Ấp Tân Sinh" vẫn không tránh khỏi tan rã. Quần chúng nhân dân thì bị phân hóa bởi óc kỳ thị địa phương, tôn giáo chống phá lẫn nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần đoàn kết và sức mạnh chiến đấu của quân dân Miền Nam ; nhất là lực lượng chủ lực là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tựu chung Miền Nam Việt Nam sau đảo chánh đã suy đồi toàn diện, rơi vào tình trạng tự do vô tổ chức, vô chính phủ…
3 - Chính nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam sẽ ngày một sáng ngời trong nhân dân và trên trường quốc tế.
- Vì đảo chánh rồi, quân Mỹ ồ ạt kéo vào trực tiếp tham chiến chống cộng. Hoa Kỳ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh, cuộc chiến đấu cho chính nghĩa Dân Chủ, Tự Do và độc lập Dân tộc của chính quyền và quân dân Miền Nam bị đối phương xuyên tạc trong nhân dân hai miền để kích động lòng ái quốc chống ngoại xâm ; tuyên truyền trên trường quốc tế để cô lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đây là điều Tổng thống Diệm cấm kỵ từ lâu và đã có hành động cản ngăn ngay cả việc Hoa Kỳ muốn mở rộng lực lượng "Cố vấn Mỹ" trong các cấp chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Điều này sẽ không xẩy ra nếu còn Tổng thống Diệm. Và cũng vì muốn bảo vệ chủ quyền của một quốc gia độc lập mà Tổng thống Diệm đã bị lật đổ và sát hại thảm thương như thế đó.
Nói cách khác, nếu không thì chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và quân dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ bảo đảm cho thắng lợi sau cùng. Vì đó là chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản quốc tế phi dân tộc, phản dân chủ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của công cụ cộng sản Bắc Việt nhằm nhuộm đỏ Miền Nam chắc chắn bị tàn lụi, ý chí xâm lăng của tập đoàn tay sai cộng sản quốc tế là Cộng đảng Viêt Nam sẽ bị đập tan, một khi chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ sẽ cho nhân dân hai miền thấy rõ đâu là chính (Việt quốc) đâu là tà (Việt cộng). Thực chất của cái gọi là "Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc" mà cộng sản Bắc Việt lúc bây giờ tuyên truyên lừa mị sẽ bị vạch trần trước nhân dân và công luận thế giới. Một khi nhân dân biết rõ mặt thật, Việt cộng sẽ không còn huy động được "sức người, sức của" để làm "Chiến tranh giải phóng Miền Nam" ; lại bị cô lập trên trường quốc tế, bị quân dân Miền Nam đánh trả quyết liệt, với sự hỗ trợ tích cực, hữu hiệu của nước bạn đồng minh Hoa Kỳ (theo đúng nghĩa) và hậu thuẫn quốc tế, cộng sản Hà Nội sẽ không còn con đường nào khác là phải rút về cố thủ Miền Bắc, như cộng sản Bắc Hàn đã làm sau khi cuộc xâm lăng Nam Hàn năm 1950-1953 bị liên minh Hoa Kỳ và đồng minh dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc đánh bại.
4 - Sau cùng, nếu Miền Nam không muốn "Bắc tiến" để giải phóng Miền Bắc như chủ trương của các chính quyền quốc gia để tránh đổ máu, thì ít ra cũng duy trì được tình trạng tạm thời qua phân như Bắc Hàn và Nam Hàn hiện nay, để chờ cơ may thống nhất đất nước một cách hòa bình, bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa giầu mạnh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài đảng trị cộng sản nghèo yếu ở Miền Bắc.
Đó chính là cơ may đã dến với dân tộc Đức quốc năm 1989, đã thống nhất đất nước một cách hòa bình, với phần ưu thắng của Tây Đức dân chủ giầu mạnh trên Đông Đức độc tài cộng sản nghèo yếu, để có một Nước Đức thống nhất trong một chế độ dân chủ ngày nay. Việt Nam nhất định đã có được tình trạng song song tồn tại hai chế độ đối nghịch trên hai Miền Đất nước như Nam-Bắc Triều Tiên ngày nay, nếu Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại.
Điều này không có nghĩa là chỉ có Tổng thống Diệm mới tạo cho Đất nước có được tình trạng và chiều hướng phát triển tốt đẹp như thế. Và cũng không có nghĩa là Tổng thống Diệm sẽ tồn tại lâu dài trong ngôi vị lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho đến hôm nay. Đến một lúc nào đó, Tổng thống Diệm phải được thay thế và cần thiết phải thay thế cho phù hợp với thể chế dân chủ, nhưng không phải và chưa phải vào thời điểm năm 1963.
Càng không phải và không cần thay thế Tổng thống Diệm bằng bạo lực và sát hại tàn bạo một nhà ái quốc như thế, mà xét ra trong chín năm cầm quyền đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân, cho nước, dù cũng có những sai lầm, khiếm khuyết về lãnh đạo .Tuy nhiên vẫn có thể cải sửa bằng phương pháp dân chủ và phải để cho ông có đủ thời gian cải sửa, đặt nền móng cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa vững mạnh về chính trị, kinh tế, ổn định xã hội, tiến tới tự túc tự cường vừa chiến đấu, vừa phát triển, như chủ trương tự túc tự cường (tam túc, tam giác) mà Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dự hoạch thực hiện nhằm chống lại áp lức ngày một gia tăng của Hoa Kỳ, tạo thế lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
III. Kết luận
Tựu chung, nếu không có cuộc đảo chánh quân sự lật đổ và sát hại Tổng thống Diệm vào ngày 1/11/1963, chắc chắn cộng sản Bắc việt đã không cưỡng đoạt được Miền Nam vào ngày 30/4/1975, xô đẩy nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước vào một thảm trạng trong hòa bình : Cả nước trong một thời gian dài đã phải sống đói nghèo cơm áo, đói nghèo tự do dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam ; nhiều người dân đã phải trốn chạy bỏ nước ra đi tìm tự do bằng mọi cách và bằng mọi giá, kể cả mạng sống, nhiều người đã chết trong lòng biển cả hay rừng già biên giới trên đường tìm tự do.
Nếu không có đảo chánh lật đổ và sát hại cố Tổng thống Diệm, chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến hôm nay, và triển vọng thống nhất đất nước bằng sự tất thắng chế độ độc tài phản dân chủ cộng sản Bắc việt, đã phải là một tất yếu, sớm muộn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Houston, Ngày 1/11/2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 04/11/2017
Chú thích :
(1) và (2) : Sự thật về việc cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu bí mật tiếp xúc với Phạm Hùng của cộng sản Bắc Việt, theo nhận định của chúng tôi có thể chỉ là "động tác giả", để gián tiếp cảnh cáo Hoa Kỳ đừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa quá sâu và áp lực ngày càng nặng nề trên chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu không họ sẽ nói chuyện thẳng với cộng sản Bắc Việt về một giải pháp giữa người Việt Nam cho vấn đề Việt Nam.
Thực tế những tài liệu khả tín từ nhiều phía sau này cho thấy nội dung cuộc tiếp xúc bí mật mà không bí mật này (CIA có biết) không có gì làm mất Miền Nam vào tay cộng sản Bắc Việt sớm hơn như nhiều người lầm tưởng đưa ra như là lý do cần phải loại trừ Diệm-Nhu.
Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng chuyến đi gặp Phạm Hùng của Ông Nhu, trước khi chết đã trả lời câu hỏi thứ 19 trong một cuộc phỏng vấn của Phong Trần, tác giả bài viết "Cao Xuân Vỹ - "LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT" như sau (Xin trích nguyên văn) :
"19. Hỏi : Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không ?
Đáp : Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì ? Ông Nhu trả lời : đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn :
-Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do.
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn.
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi : Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy "mình" phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng…".
Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập "The Vietnam War" của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Đối với khán giả các giới Việt Nam trong và ngoài nước, đã có những cảm nhận khác nhau, đưa đến các cuộc tranh cãi trong chốn riêng tư hay qua các bài viết về nội dung, ý nghĩa, tính trung thực và khách quan hay không của bộ phim này.
Một cảnh trong Vietnam War.
Trong bài trước "The Vietnam War là chiến tranh gì ?", được đăng tải trên diễn đàn này của Đài VOA, người viết đã định danh, định hình là "Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng" giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (chủ nghĩa quốc gia : Nationalism) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản : Communism) trong bối cảnh cuộc "Chiến Tranh Ý Thức Hệ Toàn Cầu" (The Global War Of The Ideology) giữa cộng sản chủ nghĩa (Communism) đứng đầu là Liên Xô với phe các nước xã hội chủ nghĩa ; và tư bản chủ nghĩa (Capitalism) đứng đầu là Hoa Kỳ với phe các nước tư bản chủ nghĩa.
Trong bài viết này, người viết sẽ định tính và định lượng "The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai ?".
I. The Vietnam War là chiến tranh của ai ?
Theo cách định danh, định hình của chúng tôi (bên cạnh cách định danh, định hình khác như chúng tôi đã trình bày) thì The Vietnam War là cuộc chiến giữa "Hai phe, bốn bên".
Hai phe đó là : Phe xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa) đứng đầu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản) trong đó có bên cộng sản Bắc Việt (gọi tắt là Việt cộng) ; và phe tư bản chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa)đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa, trong đó có bên quốc gia Nam Việt (gọi tắt là Việt quốc). Cả hai phe cùng thực hiện "cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu" giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa dưới hình thái một "cuộc Chiến tranh nóng" (The Hot War) hay "Chiến tranh cục bộ" tại chiến trường Việt Nam.
Bốn bên đó là : Bên Liên Xô, Trung Quốc với các nước xã hội chủ nghĩa (bên ngoài gián tiếp tham chiến) và bên Việt cộng (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe xã hội chủ nghĩa.- Bên Hoa Kỳ với các nước đồng minh tư bản chủ nghĩa (bên ngoài tham chiến gián tiếp lúc đầu (1954-1963), sau trực tiếp tham chiến) và bên Việt quốc (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe tư bản chủ nghĩa.
Như vậy có thể coi "The Việt Nam War" là "ngoại chiến"(chiến tranh ngoài nước) của các nước Liên Xô, Trung quốc với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa ; cũng là "ngoại chiến" của Hoa Kỳ với các nước đồng minh trong phe tư bản chủ nghĩa. Đồng thời "The Vietnam War" là "Nội chiến" của hai bên người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản và người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đã định danh, định hình chiến tranh Việt Nam là một "Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng". Cuộc nội chiến này diễn ra trong bối cảnh của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là như thế.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng (của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản) , nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua "The Vietnam War". Bởi lẽ nếu hai "cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu" và "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam là một, thì sau ngày 30-4-1975, "bên thua cuộc" Việt quốc đã không còn lý do tiếp tục chống lại "bên thắng cuộc" Việt cộng cho đến nay và vẫn đang tiếp tục cho đến khi nào giành được mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa quốc gia là dân chủ hóa đất nước. Và mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (hay là cuộc Chiến tranh Lạnh theo cách gọi của Tây phương) đã chấm dứt 27 năm rồi (1990-2017).
II. The Vietnam War là chiến tranh do ai ?
"Cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu" hình thành sau Thế Chiến II diễn ra dưới hai hình thái "Chiến tranh Lạnh " (The Cold War) giữa các cường quốc giầu mạnh (Chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, chạy đua vũ trang…) và "Chiến tranh Nóng" (The Hot War) nơi các nước nghèo yếu như Việt Nam (chiến tranh tâm lý, khủng bố, chiến tranh vũ trang…(1)).
Phe cộng sản, đứng đầu là Liên Xô thì phất cao ngọn cờ "Cách mạng vô sản" để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình, để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa xã hội (Chính trị độc tài toàn trị- Kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn, tài sản công hữu, tiến tới xã hội cộng sản không còn giai cấp…(2)
Phe thư bản đứng đầu là Hoa Kỳ thì phất cao ngọn cờ " tự do dân chủ" để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa tư bản (Chính trị dân chủ pháp trị, kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, tôn trọng quyền tư hữu trong một xã hội tự nhiên vốn có giai cấp, cộng đồng đồng tiến...(3).
Sự cạnh tranh giữa hai phe cộng sản và tư bản để"lấn đất dành đồng chí hay bảo vệ đồng minh giữ đất" đã đưa đến các cuộc chiến tranh cục bộ nơi các nước thường là những nước nghèo, mới thoát ách thống trị của các đế quốc thực dân.Các cuộc chiến tranh cục bộ này thường là các cuộc nội chiến ý thức hệ do có sự xung đột giữa ý thức hệ vốn có từ trước của những người trong nước (chủ nghĩa quốc gia) với ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản) mới du nhập. Thực tế tựa hồ như có sự phân công : Phe cộng sản thường ở thế tấn công, phát động chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ, cướp chính quyền. Phe tư bản thì thường ở thế phản công, ngăn chặn, đẩy lùi để bảo vệ lãnh thổ, chính quyền với tổ chức xã hội hiện hữu nơi các nước có hiểm họa cộng sản (Chủ thuyết Domino)
Việt Nam cũng như một số nước nghèo yếu ( như Miên, Lào, Đại Hàn, một số nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin…) có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Vì trước đó, chủ nghĩa cộng sản đã du nhập Việt Nam, với đảng cộng sản Việt Nam chính thức có mặt trên chính trườngViệt Nam từ ngày 3-2-1930 tạo ra mâu thuẫn đối kháng với chủ nghĩa quốc gia (quân chủ chuyên chế rồi dân chủ tự do…). Nói cách khác, nếu chủ nghĩa cộng sản không du nhập, đã không có đảng cộng sản Việt Nam, đã không có cuộc "nội chiến ý thức hệ quốc-cộng" kéo dài nhiều thập niên qua, trước cũng như sau cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Do đó, dù muốn dù không Việt Nam đã được chọn là chiến trường thực hiện hình thái "Chiến tranh nóng" cao độ, để qua đó các cường quốc đứng đầu hai phe cộng sản và tư bản tranh dành lãnh địa, lôi kéo Việt Nam đi vào quỹ đạo của mình, nhân danh mục tiêu lý tưởng tối hậu của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản.
Một số người Việt Nam, hàng đầu như Ông Hồ Chí Minh, đã bị mê hoặc của lối mời chào này, quy tụ thành "Đảng Cộng sản Việt Nam" ( đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm1930), nằm trong hệ thống các đảng cộng sản quốc tế, nên đã tự nguyện, chủ động tiến hành "Cách mạng vô sản" dưới ngọn cờ "chống ngoại xâm, giành độc lập" (thời kỳ kháng chiến chống pháp)hay "Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước"(Thời kỳ chến tranh ý thức hệ toàn cầu) để cướp chính quyền Miền Nam, cộng sản hóa Việt Nam, mở mang bờ cõi cho phe xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, để thực hiện cuộc chiến tranh này, bên Việt cộng đã được Liên Xô, Trung Quốc và "Các nước xã hội chủ nghĩa anh em" chi viện dồi dào mọi mặt về của, về người, như vũ khí, lương thực, y tế và cả nhân lực cố vấn, chuyên gia, hậu cần hay ngụy trang tham gia chiến đấu, để"giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản hóa cả nước..
Hiệp Định Genève 1954 chia đôi Việt Nam đã chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp kéo dài gần 100 năm (1858-1954). Vì Hiệp định này chỉ là sự ký kết giữa chính quyền thực dân Pháp và Việt Minh (tức Việt cộng) sau khi căn cứ chiến lược Điện Biên Phủ bị thất thủ, nên việc giao Miền Bắc Việt Nam từ vỹ tuyến 17 cho Việt cộng chỉ có ý nghĩa như là Pháp bị mất một nửa thuộc địa Việt Nam cho phe xã hội chủ nghĩa, để sau đó, một nửa nước Miền Bắc Việt Nam trở thành "tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa", có nhiệm vụ phát động cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, đưa Việt Nam vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, có chung một "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" (có sự cạnh tranh ngôi vị của Trung Quốc).
Một nửa Miền Nam Việt Nam Pháp đã đến lúc không thể tiếp tục kéo dài chế độ thuộc địa,buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn, sau khi đã trao trả độc lập từng phần từ năm 1949, cho chính quyền quân chủ Việt Nam với vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của dòng họ Nguyễn đã trị vì trước và sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm đô hộ. Và vì vậy, chính quyền quốc gia quân chủ và sau đó chính quyền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa coi mình là một chính quyền chính thống của quốc gia Việt Nam, tiếp nhận nền độc lập từ tay thực dân pháp. Thế nhưng sau đó lại rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Miền Nam Việt nam đã trở thành "Tiền đồn cho phe tư bản chủ nghĩa" hay còn gọi là "Tiền đồn thế giới tự do" đứng đầu là Hoa Kỳ với các nước phe tư bản chủ nghĩa, viện trợ mọi mặt cho chính quyền và nhân dân Miền Nam, trực tiếp tham chiến chống cộng,để cùng ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ đất nước của Việt cộng, được Liên Xô, Trung Quốc và các nước phe xã hội chủ nghĩa chi viện toàn diện.
Đến đây có thể trả lời cho câu hỏi "The Vietnam War" là chiến tranh do ai gây ra : Rằng chính Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở thế tiến công đã gây ra cuộc chiến, khi chủ mưu và hổ trợ cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt khởi động cuộc chiến tranh Việt Nam, với vũ khí, lương thực đạn dược, các phương tiện giết người của Liên Xô, Trung quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Vậy các bên khởi động cũng như bị động tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam là vì ai ?
III. The Vietnam War là chiến tranh vì ai ?
Như ở phần (I) chúng tôi đả viết : "dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua "The Vietnam War".
Vậy The Vietnam War là chiến tranh vì ai ? - Chúng tôi thử nhận định qua bốn bên trong hai phe tham gia trực tiếp hay gián tiếp cuộc chiến Việt Nam là vì ai ?
Đối với hai bên ngoại chiến đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô ( thêm Trung Quốc) và đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa là Hoa Kỳ, thì cả hai bên tham gia chiến tranh Việt Nam gián tiếp hay trực tiếp đều vì quyền lợi quốc gia của họ, dưới chiêu bài khác nhau. Bên Liên Xô (cũng như Trung Quốc) và bên Hoa Kỳ và một số nước đồng minh khi tham chiến đều nhằm thành đạt các lợi ích chính trị,quân sự kinh tế và các lợi ích khác của chính quốc gia của họ, thông qua cuộc chiến Việt nam. Cả hai bên ngoại chiến đều nhân danh những lý tưởng cao đẹp khi tham chiến là để giúp hai bên nội chiến đồng chí (Việt cộng) hay đồng minh (Việt quốc) thắng cuộc để thực hiện mục tiêu lý tưởng chung.
Chẳng hạn về chính trị cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều thông qua chiến tranh Việt Nam để tạo ảnh hưởng, lôi kéo Việt nam vào quỹ đạo của mình. Liên Xô thì có tham vọng cộng sản hóa toàn cầu để trở thành bá chủ. Hoa Kỳ thì tham gia chiến tranh Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh địa, thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu của Liên Xô
Chẳng hạn về quân sự, kinh tế …các cường quốc trong hai phe cộng sản và tư bản nhờ chiến tranh Việt Nam đã tiêu thụ được lượng vũ khí đạn dược và các khí tài quân sự tồn đọng sau Thế Chiên II và là nơi thử nghiệm thêm nhiều loại vũ khí mới. Một điển hình là sau Hiệp Định Genève chia đồi Việt Nam, quân đội VNCH ở Miền Nam ở thế thủ, trong thời gian đầu đã chỉ được Hoa Kỳ trang bị các loại súng cá nhân từ thời Thế Chiến II như súng Garant (mỗi khi bắn phải lên cò từng viên), hay súng liên thanh Carbin M.1 hay M.2. Mãi cho đến khi quân đội CSBV được Liên Xô, Trung Quốc trang bị cho vũ khí cá nhân AK, thì quân đội VNCH mới được Hoa Kỳ trang bị cho AR.15 hay 16. Nghĩa là quân đội VNCH được trang bị vũ khí các loại tối tân theo kiểu "nước lên, thuyền lên". Bên Việt cộng đóng vai trò tấn công trong cuộc chiến được Liên Xô, Trung Quốc trang bị các loại vũ khí tối tân đến đâu thì quân đội VNCH ở thế thủ cũng được Hoa Kỳ và đồng minh trang bị vũ khí tối tân đến đó.
Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, một khi thấy "The Vietnam War"không còn lợi ích, các cường quốc đứng đầu hai phe đã tìm cách chủ động đưa cuộc chiến Việt Nam đi đến kết thúc.Vì vậy chúng tôi từng nhận định rằng, thực tế"The Vietnam War" chấm dứt như thế"không phải là thắng lợi của phe này ( Phe xã hội chủ nghĩa và Việt cộng) đối với phe kia (Phe tư bản chủ nghĩa và Việt quốc) mà chỉ là vì nhu cầu phải thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực mà thôi" (4)
Đối với bên nội chiến Việt cộng ở Miền Bắc thì phát động chiến tranh nhân danh lợi ích ngụy dân tộc "kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì "độc lập- tự do-Hạnh phúc" của nhân dân. Đồng thời, nhân danh quyền lợi giai cấp vô sản, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cộng sản làm "Chiến tranh cách mạng" để nhuộm đỏ Việt Nam và các nước Đông Dương (Việt-Miên-Lào…), cộng sản hoá tòan cầu để thực hiện mục tiêu lý tưởng cộng sản tối hậu (một thế giới đại đồng, không còn biên giới quốc gia, xã hội cộng sản viên mãn như "Thiên đường cộng sản"). Do đó đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa chi viện vũ khí đạn dược, lương thực dồi dào để giành chiến thắng bằng bạo lực cách mạng.
Đối với bên nội chiến Việt quốc ở Miền Nam thì buộc lòng phải tham gia một cuộc chiến tự vệ vì lợi ích dân tộc, để bảo vệ phần đất Miền Nam và chế độ dân chủ VNCH vì lý tưởng tự do dân chủ, với sự trợ giúp nhiều mặt của Hoa kỳ và đồng minh. Mục tiêu lý tưởng của Việt quốc là dân chủ hóa cả nước, không phải bằng bạo lực chiến tranh thôn tính, mà bằng ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị giầu mạnh văn minh tiến bộ ở Miền Nam trên chế độ độc tài toàn trị cộng sản nghèo yếu, lạc hậu ở Miền Bắc. (như thực tế nước Đức đã thống nhất bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Tây Đức giầu mạnh, trên chế độ độc tài cộng sản Đông Đức …)
Vậy thì, một cách khách quan và công bằng, chúng tôi cho rằng cả hai bên nội chiến phát động chiến tranh từ Miền Bắc (Việ t cộng) hay chiến tranh tự vệ ở Miền Nam (Việ t quốc) đều có ý hướng muốn thống qua cuộc chiến giành chiến thắng để có điều kiện thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu của mình trên cả nước, theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa quốc gia. Vì tự tin rằng đó là điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước và dân tộc.
Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng hai bên Việt quốc cũng như Việt cộng, dù ở thế chẳng đặng đừng phải làm công cụ cho hai phe ngoại bang trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, nhưng không người Việt quốc gia chân chính nào ở Miền Nam nghĩ rằng mình tham gia cuộc chiến chống cuộc chiến tranh xâm lấn của cộng sản Bắc Việt là "đánh thuê cho Mỹ", mà là để bảo vệ phần đất Miền Nam vì lý tưởng tự do dân chủ của chủ nghĩa quốc gia. Trái lại, cũng như những người Việt cộng sản chân chính, không ai nghĩ rằng "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc" như Cố Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn đã phải tuyên bố khi Việt Nam bị Trung Quốc bức bách sau chiến tranh ; mà hầu hết thực tâm tham gia cuộc chiến là say mê vì lý tưởng cộng sản mà họ tin là cao đẹp, có thể hiện thực. Chẳng thế mà trong thời kỳ chiến tranh, cố Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm năm 1958 tán đồng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, có lẽ vì cả tin cho rằng "không còn biên giớ i quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản", thì các hải đảo ở Biển đông là của Việt Nam hay Trung Quốc cũng thế thôi ?-
Tựu chung, cuộc chiến tranh "cố t nhục tương tàn" (1954-1975) và sau khi cuộc chiến tranh này đã kết thúc 42 năm rồi (1975-2017) đã cho thấy cuộc chiến tranh ấy đã không đem lại những điều tốt đẹp gì cho nhân dân, đất nước và dân tộc như mong đợi của cả đôi bên Việt Quốc cũng như Việt Cộng. Thực tế chẳng cần nói ra thì ai cũng biết, cuộc chiến ấy đã chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân, cho nước. Trong khi mục tiêu lý tưởng tối hậu của "bên thắ ng cuộc" cũng như "bên thua cuộ c" vẫn chưa bên nào đạt được.
"Bên thắng cuộc" (Việ t cộng) thì đã có điều kiện và cơ hội thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình là xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh. Thế nhưng đã thất bại hoàn toàn sau 10 năm đầu thử nghiệm triệt để chủ nghĩa xã hội(1975-1985) qua "đổi mới" 10 năm (1985-1995) vẫn không thành, phải "mở cửa" bắt tay với cựu thù "Đế quốc Mỹ" để cho các nước tư bản tràn vào đầu tư. Từ đó và nhờ đó đảng cộng sản Việt Nam đã thoát hiểm, kinh tế Việt Nam cất cánh để có bộ mặt xã hội phát triển phồn vinh như hôm nay. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao, dù sự cách biệt giầu nghèo còn sâu sắc ; nhân dân từng bước đã được trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền.
"Bên thua cuộc" (Việ t quốc) thì tiếp tục đẩy mạnh các hình thức "chống cộng" vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tạo lực đẩy, lực xoay cùng chiều về phía dân chủ, làm tăng tốc dân chủ hóa để sớm kết thúc giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình.
Thiết tưởng, đảng và nhà cầm quyền hiện nay, mà thực chất cũng như thực tế không còn là cộng sản nữa, đã đến lúc phải thức thời, mạnh dạn vất bỏ "cái mặ t nạ cộng sản" đi và công khai khẳng định con đường đưa đất nước đến phôn thịnh, văn minh tiến bộ và dân chủ là "con đườ ng phát triển theo kinh tế thị trường, định hướng tư bản chủ nghĩa", không nên tiếp tục lừa bịp nhân dân bằng "con đườ ng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Vì đó là chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.
Thiện Ý
Houston, ngày 17/10/2017
Nguồn : VOA, 31/10/2017
Ghi chú :
(1), (2), (3) và (4)
Xin vào : luatkhoavietnam.com, Mục "Diễn Đàn", Tiểu mục Tác giả-Tác phẩm" để đọc thêm "Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới" của Thiện Ý, ấn hành tháng 4-1995, tái bản năm 2005- Vào Tiểu mục "Thuyết trình-Phỏng vấn" để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này.
Bộ phim tài liệu The Vietnam War gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick, vừa được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service), mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình trên khắp Hoa Kỳ. Sau đó, The Vietnam War đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet toàn cầu, ai cũng có thể coi được.
Poster phim tài liệu The Vietnam War.
Bộ phim nhiều tập nói về cuộc chiến tranh Việt Nam này, đã được sự quan tâm của giới truyên thông, người dân Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, với những cảm nhận và phản ứng tâm lý, tình cảm, đánh giá khác nhau.
Bài viết này không nhằm nhận xét phê bình bộ phim nhiều tập The Vietnam War nên không đi sâu vào các chi tiết của bộ phim, mà chỉ tìm cách lý giải vì sao người xem đã có những cảm nhận và phản ứng tâm ký, tình cảm khác nhau, qua chủ đề : The Vietnam War là chiến tranh gì ?
1. The Vietnam War là "cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" hay là "cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc", không phải là "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam ?
Đó là tên gọi cuộc chiến Việt nam của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng là một bên trong cuộc chiến hôm qua, cho đến bây giờ vẫn gọi như thế. Nghĩa là Việt cộng không coi đó là "Cuộc nội chiến" giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt cộng).
Như thế, Việt cộng tự coi chính quyền, quân đội của chế độ Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) trong cuộc chiến là chính danh, đại diện cho dân tộc để có quyền phát động và tiến hành "chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước". Đồng thời Việt cộng coi chính quyền và quân đội Việt quốc trong chế độ Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là "ngụy quyền và ngụy quân" tay sai do "đế quốc Mỹ" dựng lên và cưu mang. Nói cách khác, Việt cộng đã đồng hóa Hoa Kỳ như thực dân Pháp xâm lược đô hộ Việt Nam ; chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như chính quyền, quân độ dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1858-1954).
Nhận định :
Cách gọi trên hiển nhiên là chủ quan, một chiều, không đúng với thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến Việt Nam. Tất nhiên không được người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chấp nhận. Vì ai cũng biết đó chỉ là kịch bản "ngụy dân tộc" để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ"Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc" ; để nhân dân trong nước và quốc tế lầm tưởng cuộc chiến tranh này chỉ là sự tiếp nối "cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập".
Kịch bản "ngụy dân tộc" này từng được dùng để che đậy "cái đuôi cộng sản" ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh (mặt nạ của Việt cộng), dưới ngọn cờ"giải phóng dân tộc" hòng khơi dạy lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân để huy động "Sức người, sức của" toàn dân vào cuộc chiến. Vì ngay từ thời đó, chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và đã là nỗi sợ hãi của dân chúng Việt Nam khi nghe nói về một chủ nghĩa ngoại lai "Tam Vô" (vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo). Thế nên, sau khi thống trị một nửa nước Miền Bắc, Việt cộng tiếp tục dùng bảng hiệu "ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa"cho chế độ là "Việt Nam Dân Chủ CộngHòa" có từ sau 1945. Đồng thời đã dùng tên đảng Lao Động Việt Nam làm mặt nạ cho đảng cộng sản Việt Nam (từ 1951). Tất cả bộ mặt "ngụy dân tộc" và "ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa" này đều đã lộ nguyên hình trước là Việt Minh, sau là Việt cộng, chỉ là công cụ của cộng sản quốc tế, đánh Tây, đánh Mỹ không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà để giành chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản, phi dân tộc. Vì thế, sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đã đưa cả nước tiên lên "xã hội chủ nghĩa" (tức giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản !).
Vì ngay khi cuộc chiến tranh đang diễn ra, chính lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản". Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, sau cuộc chiến cũng từng tuyên bố"Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…" Một sự tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành "chiến tranh cách mạng(đỏ)", núp dưới chiêu bài "Chiến tranh giải phóng dân tộc" để nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, tiến đến mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Tàu (thực tế nay đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).
Thế nhưng đến nay, Việt cộng vẫn trơ trẽn đeo mặt nạ cộng sản cho chế độ "đỏ vỏ xanh lòng" bằng bảng hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Mặc dầu "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" và hầu hết "các nước xã hội chủ nghĩa anh em" đã chết từ 27 năm rồi (1990-2017).Thành ra, vai trò của cộng sản Liên Xô là gì và Cộng sản Bắc Việt phát động và tiến hành chiến tranh xâm chiếm Miền Nam cho ai, không cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời là gì rồi.
Đến bây giờ, sau nhiều ngày im lặng, báo chí Việt Nam hôm 21/9/2017 vừa qua đã đăng thông tin liên quan tới bộ phim tài liệu The Vietnam War của Mỹ, khi trích lại tuyên bố chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói : "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước".
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên về bộ phim nhiều tập The Vietnam War đang được nhiều người trong nước theo dõi. Nội dung bộ phim phản ánh thực chất cũng như thực tế không phải là cuộc chiến mà bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền lừa bịp ; trong đó có những hình ảnh, sự thật bất lợi liên quan đến các lãnh tụ Việt cộng hàng đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… và những tội ác chiến tranh không thể biện minh (như vụ thảm sát hàng ngàn người cùng màu da sắc máu Việt tộc trong cuộc tổng tiến công vào các đô thị Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968…). Sau hơn 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975-2017) đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn gọi cuộc chiến Việt Nam theo kịch bàn ngụy dân tộc là "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa…" như lời người phát viên Lê Thị Thu Hằng nói, hoàn toàn duy ý chí, trái với thực chất và thực tế của cuộc chiến tranh này.
2. The Vietnam War là "Cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt" hay là "cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng", không phải là "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" ?
Đó là cách gọi cuộc chiến Việt Nam của một số người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản từng sống ở Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng là một bên trong cuộc chiến. Những người này vẫn không coi là môt "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam. Những người gọi tên như thế, đã dựa trên căn cứ pháp lý là bản Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời phân chia hai Miền Bắc và Nam Việt Nam ; và Hiệp Định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.
Theo đó, với hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, đã tạo ra hai thực thể hội đủ yếu tố cấu thành hai quốc gia (lãnh thổ, dân cư và chính quyền) theo công pháp quốc tế.Vì vậy cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc gia nên không thể coi là "nội chiến" được ; mà phải gọi là cuộc "Cuộc chiến tranh xâm lăng" của quốc gia Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đối với quốc gia Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Do đó, về phía Việt quốc cũng có thể gọi là "cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt" hay là "Cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng"….Cuộc chiến tranh này đã kết thúc vào ngày 30/4/1975 sau khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc dùng bạo lực xâm chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Như tế là đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 và cả Hiệp Định Genève 1954 mà Việt Minh hay Việt cộng đã ký kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước.
Nhận định :
Dường như những người Việt Quốc nào, muốn dựa trên căn cứ pháp lý trên để không coi cuộc chiến giữa Việt Cộng và Việt Quốc là nội chiến, là để có cơ sở pháp lý đấu tranh đòi các cường quốc đóng vai trò bảo đảm việc thực thi hai bản Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973, "buộc Việt Cộng" phải thi hành những cam kết trong hai bản Hiệp Định này vì đã vi phạm trắng trợn khi dùng bạo lực cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Nghĩa là đòi phải tái lập nguyên trạng Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc Việt Nam và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, như trước 30/4/1975, ngày Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam, để thống nhất đất nước môt cách hòa bình... Để từ đó và sau đó có cơ sở pháp lý "Đòi trả lại" các hải đảo thuộc hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt năm 1974 và sau đó, khi các đảo này thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, thực tế liệu các cường quốc có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 có "buộc được Việt cộng" tái thi hành các hiệp định này ; hay có căn cứ pháp lý "đòi Trung Cộng trả lại" các đảo đã cưỡng đoạt của Việt Nam Cộng Hòa hay không ?
Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản. Vì cả hai Hiệp Định này đều được hình thành trong bối cảnh khác nhau, song đều do sự chủ động của các cường quốc liên quan để "thoát hiểm nhất thời" nhằm thành đạt lợi ích chiến lược riêng nào đó, chứ họ không cần để các Hiệp ước đó được thực thi.
Vả lại, nên nhớ là chính quyền Quốc gia và kế tục là Việt Nam Cộng Hòa, đã từ chối cùng với Mỹ đã không ký vào văn bản Hiệp Định Genève 1954 thì không có quyền nại ra để coi là tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia dược. Vì thực tế cả hai chính quyền cộng sản Bắc Việt và chính quyền quốc gia Nam Việt đều coi nước Việt Nam là một, với một đất nước, hai chế độ chính trị đối nghịch, không thừa nhận nhau, đều tự nhận là chính danh, đại diện dân tộc Việt Nam để phủ định nhau, tiêu diệt nhau…
3. The Vietnam War là "cuộc chiến tranh ủy nhiệm"(proxy war) không phải là "cuộc nội chiến" (domestic warfare)
Những người gọi tên cuộc chiến như thế,có thể là những người Việt Nam không cộng sản từng sống dưới hai chế độ đối nghịch trong cuộc chiến trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Những người này căn cứ vào thực tế cuộc chiến diễn ra trên hai miền đất nước Việt Nam trong bối cảnh "cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu" (Global war of Ideology ) giữa tư bản chủ nghĩa (Capitalism) và cộng sản chủ nghĩa (Communism), hình thành sau Thế Chiến II (1939-1945).
Theo đó :
- Chính quyền cộng sản Bắc Việt được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên-Xô (có sự cạnh tranh của Trung Cộng), nhận chi viện mọi mặt của Liên Xô, Trung Quốc và các nước "Xã hội chủ nghĩa anh em" như vũ khí, đạn dược, kinh tế, tài chánh và cả nhân lực nữa… để làm nhiệm vụ "tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa", chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam ; đóng vai trò tên lính xung kích để mở mang bờ cõi cho cộng sản quốc tế, cộng sản hóa Miền Nam và các nước trong vùng thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, tiến đến một thế giới đại đồng mà đỉnh cao là "Thiên đường cộng sản" vốn là mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa cộng sản.
- Chính quyền quốc gia Nam Việt, được sự ủy nhiệm của các cường quốc tư bản quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhận viện trợ mọi mặt như vũ khí, đạn dược,kinh tế, tài chánh và cả nhân sự …của hoa kỳ và các nước đồng minh, để làm nhiệm vụ"tiền đồn Thế giới Tự do", thực hiện một "cuộc chiến tranh tự vệ" để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lăng của CSBV, bảo vệ chế độ dân chủ, xây dựng và phát triển Miền Nam theo kiểu tư bản chủ nghĩa.v.v…
Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ, diễn ra dưới hình thức "Chiến tranh Nóng" cục bộ diễn ra trên đất nước Việt nam, với hai công cụ đều là người Việt Nam. Nhưng đó không phải là "cuộc nội chiến" mà là "Chiến tranh ủy nhiệm". Vì Việt cộng nhận sự ủy nhiệm của Liên Xô và cộng sản quốc tế ; còn Việt quốc thì được ủy nhiệm của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh tư bản, để thực hiện chiến tranh xâm lần lãnh thổ (Việt cộng) và chiến tranh ngăn chặn, đẩy lùi (Việt quốc). Chính Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã từng nói "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…" hay Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm từng nói "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17…". Vì thế, những người có quan niệm này không coi chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" là thế.
Nhận định :
Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam.Vì thực tế cũng như thực chất đó là một "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng". Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (Global War of Ideology) giữa hai khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam.Tuy hai cuộc chiến này trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoại cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng không là một vì khác ý đồ muốn thành đạt thông qua cuộc hiến này.
Chính vì thế mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 cuộc nội chiến ý thức hệ Việt Nam vẫn chữa chấm dứt. Bên thất trận Việt Quốc vẫn tiếp tục chống cộng để thành đạt mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị là "dân chủ hóa đất nước". Bên thắng cuộc Việt cộng vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu là xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình (mà nay đã thất bại hoàn toàn phải quay qua con đường kinh tê 1thò trường tư bản chủ nghĩa…) . Mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay là "Chiến tranh Lạnh"( theo cách gọi của Tây phương) giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt từ lâu, thế giới đã đi vào chiến lược toàn cầu mới.
4. The Vietnam War là một "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản.
Đó là cách gọi có lẽ là của hầu hết những người Việt Nam từng ở hai bên cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua (1954-1975). Vì cách gọi này đúng với ý nghĩa chung của từ ngữ nội chiến (domestic warfare) và diễn tả đúng thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến
Theo ý nghĩa từ ngữ, nội chiến là xung đột vũ trang (chiến tranh quân sự) hay tâm lý (chiến tranh chính trị) trên quy mô cả nước, giữa người trong một nước, có tên gọi khác nhau tùy theo nguyên nhân đưa đến nội chiến. Tỷ như cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1761-1765) có tên gọi riêng "The Civil War" khác với từ ngữ chung về nội chiến (The domestic warfare) ; nguyên nhân là mâu thuẫn về vấn đề nô lệ chủng tộc người da đen giữa chính quyền các tiểu bang Miến Bắc chủ trương bãi bõ chế độ nô lệ, với chính quyền các tiểu bang Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Cuộc chiến tranh Việt Nam nguyên nhân là sự đối kháng ý thức hệ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản nên gọi là "Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng".
Tên gọi này cũng đã được thể hiện qua bộ phim nhiều tập The Vietnam War của hai nhà đạo diễn Mỹ đang được trình chiếu rộng rãi. Tuy nhiên nếu bộ phim phần nào thể hiện được tính khách quan, thì lại thể hiện mờ nhạt, không rõ nét tính chất "Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam, đưa đến sự ngộ nhận chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến giữa Mỹ và Việt cộng ; làm lu mờ vài trò chính quyền quốc gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam vốn là chủ thể chính trong cuôc nội chiến mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ ; tương tự như vai trò của Liên Xô đối với chính quyền Cộng sản Bắc việt là một bên chính yếu trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Chính vì vây mà nhiều người Việt quốc khi xem bộ phim The Vietnam War đã có phản ứng bất bình đến phẫn nội.
Dẫu sao bộ phịm The Vietnam War cũng nói lên được phần nào thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến tranh "cốt nhục tương tàn này" chỉ vì khác biệt ý thức hệ. Ý thức hệ Quốc-Cộng đúng hay sai, lợi hại cho đất nước và và dân tộc thế nào thì đã có câu trả lời bằng chính thưc tế sau khi Việt cộng phát động, tiến hành chiến tranh "giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" đưa cả nước tiến lên "xã hội chủ nghĩa" với hậu quả ra sao ?
Thiết tưởng không cần phải nói thêm những khác biệt về ý thức hệ đã đưa đến nội chiến, thì mọi người cũng đã biết và chúng tôi cũng đã lý giải tổng quát ở các phần trên bài viết này.
Thay lời kết, người viết xin đưa ra một số cảm nhận sau khi xem bộ phim tài liệu nhiều tập The Vietnam War do hai đạo diễn người Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện.
Những hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, những khuôn mặt lãnh đạo, điều hành, chỉ huy gián tiếp nay trực tiếp cuộc chiến tranh Việt Nam ở mọi phía (Diễn viên chính : Việt quốc và Việt cộng- Diễn viên phụ : Hoa Kỳ và Liên Xô…) đối với người viết cũng như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng như người dân Hoa Kỳ có quan tâm đến cuộc chiến đều đã quá quen thuộc.
Đối với người dân Hoa Kỳ quan tâm, họ cũng đã từng coi nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trước đây do các nhà làm phim của họ, với nhiều hình ảnh của chiến tranh được lặp lại nhiều lần, hiển nhiên là họ cũng đã có những cảm nghĩ, phản ứng tâm lý khác nhau về cuộc chiến ngoài nước Mỹ, mà con em, cha anh họ đã chiến đấu hy sinh (58.000 tử sĩ) vì lý tưởng "tự do, dân chủ" muốn thành đạt cho người dân Việt Nam mà đã không thành. Thế nhưng đó không hẳn là thất bại đối với những nhà hoạch định chủ trương, chính sách, mục tiêu tham gia cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng đầu phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc…) trong cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu, khi mà các mục tiếu chiến lược họ đã đạt được tho6ngqua cuộc chiến tranh cục bộ này.
Đối với cá nhân người viết và có lẽ cũng của nhiều người Việt Nam hầu hết đã từng sống, chứng kiến hay từng là là nạn nhân của cuộc chiến, khi coi lại những hình ảnh chiến tranh quen thuộc, dù đã 42 năm sau cuộc chiến, vết thương lòng vẫn chưa lành, không khỏi cảm thấy đau sót, lòng quặn dau khi nhìn lại cảnh tàn sát giết hại nhau trong những trận chiến đẫm máu giữa người cùng màu da sắc máu Việt tộc ở cả hai bên chiến tuyến. Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiếu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến "Nồi da sáo thịt" với núi xương sống máu của hàng triệu con người Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam, tàn phá tan hoang đất nước, làm phân hóa dân tộc, di hại toàn diện và lâu dài cho các thế hệ mai sau..
Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30/4 hàng năm, ngày chấm dứt "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày "Chiến thắng !" nữa ; mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" này ; là cái đuôi của The Vietnam War. Vì đó là mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua. Nếu nay nhà đương quyền Việt Nam (thực chất và thực tế không còn làt cộng sản nữa) tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện được mục tiếu tối hậu này của Viêt quốc cũng là ý nguyện chung của toàn dân Việt, "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng"tại Việt Nam sẽ chấm dứt tức thì, một cách hòa bình, không đổ máu. Tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại ; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 29/09/2017
Theo tin tổng hợp giới truyền thông trong nước, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sau giai đoạn thí điểm 2017- 2020, đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đưa nội dung quyền con người vào chương trình giảng dạy.
Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)
Đọc bản tin trên, người Việt Nam trong cũng như ngoài nước còn quan tâm đến tương lai đất nước cảm thấy vui mừng và lo âu. Cảm giác trái ngược này xuất phát từ tâm trạng bán tín, bán nghi của người dân sống quá lâu trong chế độ độc tài toàn trị mà các quyền con người bị xâm phạm, hạn chế hay bác đoạt hoàn toàn.
Người dân Việt Nam vui mừng vì nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sau những năm dài đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thất bại hoàn toàn (1975-1995), phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa từ 1995 đến nay vẫn đang tiếp tục ; mà thực tế đã có những dấu hiệu tốt đẹp cho dân cho nước. Phải chăng đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền độc tôn trong chế độ độc tài toàn trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã "phản tỉnh",nghĩ đến phải trả lại cho nhân dân những nhân quyền cơ bản, để phù hợp với xã hội dân sự như trong các chế độ chính trị dân chủ ở các nước tư bản trên thế giới ngày nay ?- Mặc dầu trong khẩu hiệu tuyên truyền, vì thể diện, đảng và nhà cầm quyền Việt Nam vẫn phải khẳng định duy ý chí, rằng quyết tâm thực hiện "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (là giả) trong khi thực tế " Kinh tế thị trường (tất yếu) theo định hướng tư bản chủ nghĩa" (là thật).
Thế nhưng người dân Việt Nam lại không khỏi lo âu, bán tín bán nghi về Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân có thực sự theo chiếu hướng tốt đẹp trên hay chỉ là thủ thuật câu giờ, kéo dài tuổi thọ cho chế độ độc tài toàn trị (vì đề án kéo dài nhiều năm cho đến 2025…), bằng cách tạo ra sự lần tưởng rằng chế độ đang chuyển biến theo chiếu hướng dân chủ hóa đất nước, để che đậy tình trạng vi phạm quyền con người đã đến đỉnh cao của đảng và nhà cầm quyền Việt Nam ; hầu xoa dịu sự bất bình, phẫn nộ của nhân dân trong nước và sự lên án gắt gao bao lâu nay của công luận quốc tế.
Vì vậy, để niềm vui của nhân dân sớm trở thành sự thật và mối lo âu của nhân dân không tồn tại, thiết tưởng điều tiên quyết là đảng và nhà đương quyền Việt Nam phải chứng tỏ bằng hành động tôn trọng các nhân quyền cơ bản của nhân dân song song với việc thực hiện Đề án gíáo dục quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vả lại, chủ đích của đề án này mà Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho hay, là việc đưa nội dung mới này vào giảng dạy nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh, bởi nó giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân cũng như tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác. Như thế hiệu quả của đề án giáo dục quyền con người này là cho các thế hệ tương lai trong tương quan giữa cá nhân người dân với nhau.
Thế còn mối tương quan giữa cá nhân người dân trong thế hệ hiện tại sống nhiều năm trong chế độ độc tài toàn trị vắng bóng quyền con người, lại không được giáo dục về quyền con người thì sao ? Thiết tưởng, chính việc thực hành quyền con người của nhà cầm quyền đương thời sẽ có ích rất nhiều không chỉ cho thế hệ người dân hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai sẽ được giảng dạy để biết các quyền con người phải thể hiện thực tế thế nào cho đúng ; trong tương quan giữa cá nhân người dân với nhau và giữa người dân với nhà cầm quyền.Vì rằng, trong các mối tương quan này, việc thực thi các quyền con người trong tương quan giữa nhà cầm quyền và nhân dân là quan trọng nhất và được quan tâm nhiều nhất.
Mặt khác, việc nhà cầm quyền cần khởi sự thực hiện quyền con người trong tương quan với người dân sẽ đánh tan mối lo âu khác của người dân.Đó là liệu nôi dung, ý nghĩa của Đề án giáo dục quyền con người của "đảng và nhà nước ta" có nội dung, ý nghĩa phổ quát như quyền con người đã thể hiện trong các nước có chế độ dân chủ pháp trị trên thế giới ngày nay ; hay có nội dung, ý nghĩa riêng, khác biệt về quyền con người để phù hợp, củng cố cho chế độ độc tài toàn trị cộng sản (đỏ vỏ xanh lòng) hiện nay tại Việt Nam ?
Một điển hình mâu thuẫn về định nghĩa quyền con người phổ quát với định nghĩa quyền con người của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thể hiện trên thực tế bao lâu nay : Đó là những người dân khi bày tỏ bất đồng chính một cách ôn hòa, đấu tranh đòi nhà cầm quyền tôn trọng, thực thi các quyền dân chủ, dân sinh…vốn là quyền con người cơ bản ; nhưng nhà cầm quyền đã trấn áp, bắt bớ, tù đầy vì không coi đó là quyền con người, mà kết tội là hành vi phạm pháp, chống nhà cầm quyền.
Vậy thì, để mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam tin tưởng vào Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay lời kết, chúng tôi xin trích phần mở đầu Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Việt Nam 1977. mà người viết được giao nhiệm vụ khởi thảo khi tham gia Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam :
"Khẳng định rằng : Con người sinh ra có quyền sống và phải được sống xứng đáng với nhân phẩm và cương vị con người.
Sống xứng đáng với nhân phẩm và cương vị con người, là con người không phải chỉ sinh ra để sống như một con vật, mà còn có nhu cầu khẩn thiết hơn là phải được sống và sống tự do.
Sống tự do, là mọi người không phân biệt giai tầng xã hội, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, phải được tôn trọng, bảo vệ và hành xử các nhân quyền cơ bản đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và Hiến chương Liên Hiệp Quốc : Quyền tự do tư tưởng, tự do chính trị, tự do kinh tế….
Vì tự do và con người là một thực thể bất khả phân : có con người là phải có tự do, thiếu nó con người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật !
Tiếc thay ! Một dân tộc đã và đang bị hạ thấp ngang tầm loài vật : Đó là dân tộc Việt Nam. Bởi vì dân tộc này đã và đang phải sống dưới ách chế độ độc tài đảng trị, mọi nhân quyền bị chà đạp hay tước đoạt…".
Và những dòng cuối cùng của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Việt Nam năm 1977 viết :
"Như một quy luật : Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Và rằng : Một chế độ thiết lập bằng bạo lực, duy trì bằng bạo lực, thì sớm muộn cũng bị sụp đổ do tự bản chất và do sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, bóc lột".
Thiện Ý
Houston, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Nguồn : VOA, 21/09/2017