Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngay sau khi Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro tại Venezuela tuyên bố là người chiến thắng trong một cuộc bầu cử, nhiều cuộc biểu tình nổ ra khắp Venezuela để phản đối với lý do kết quả đó không minh bạch.

vene1

Người biểu tình hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối chiến thắng gây tranh cãi của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 28/7 tại Quảng trường Bolivar ở Bogota vào ngày 3/8/2024. AFP

Các cuộc biểu tình bắt đầu từ hôm 29/7/2024. Một ngày sau, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela gọi các cuộc biểu tình là "một cuộc đảo chính". Bà Maria Corina Machado, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, đã kêu gọi người dân biểu tình trên khắp các thành phố để tố cáo hành vi, mà bà coi là gian lận bầu cử, của phe tổng thống Nicolas Maduro.

Phe đối lập khẳng định đối thủ của ông Maduro là ông Edmundo Gonzalez Urrutia đã giành được hơn 6 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử ngày 28 tháng 7, so với 2,7 triệu phiếu bầu của ông Maduro.

Venezuela dưới thời của Nicolas Maduro vẫn theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Mặc dù đất nước này giàu tài nguyên nhưng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Maduro, Venezuela lâm vào khủng hoảng triền miên.

Từ Việt Nam, nhà hoạt động xã hội Trần Anh Quân ở Sài Gòn theo dõi tình hình hiện nay của Venezuela và đưa ra nhận định của bản thân :

"Rất nhiều người Việt Nam hào hứng khi thấy người dân Venezuela xuống đường để chống lại chế độ độc tài của Maduro. Nhưng rõ ràng, cảm hứng đó rất khó trở thành sự thật ở Việt Nam bởi chế độ độc tài ở Việt Nam đã kéo dài suốt 80 năm, từ năm 1945 đến nay, trong khi chế độ độc tài ở Venezuela còn non, mới có 26 năm, từ năm 1998 tới nay. Họ có kinh nghiệm về bầu cử tự do từ khi dành được độc lập từ năm 1958, tức họ có 40 năm tự do. Chế độ độc tài ở Venezuela chưa có nhiều kinh nghiệm đàn áp người dân, đàn áp biểu tình như chế độ độc tài ở Việt Nam, cho nên rất là khó để người dân Việt Nam có thể có một cuộc biểu tình giống như Venezuela.

Theo tôi, trong bộ máy cầm quyền đã có những đảng viên họ thay đổi tư duy mà theo ngôn ngữ cộng sản thì gọi là "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Họ cũng thấy được những vấn đề nội tại của họ là triệt hạ lẫn nhau, thì tôi nghĩ, cũng có những người có xu hướng muốn có dân chủ, nhưng con số này còn quá ít. Cho nên, để được như Venezuela thì phải mất rất nhiều thời gian, bởi chỉ một vài cán bộ hay tướng lĩnh có dám đứng ra thì số còn lại quá đông, là thế lực đối chọi rất mạnh".

Theo tin tức từ truyền thông quốc tế, sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Venezuela năm 2017, Chính phủ Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và gọi ông là "nhà độc tài". Trước đó đã có ba nhà lãnh đạo bị Hoa Kỳ liệt vào diện này là Tổng thống Syria Bashar al-Assad ; nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.

vên2

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Maria Corina Machado (áo trắng) vẫy tay từ trên xe tải trong cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử tổng thống, tại Caracas vào ngày 3/8/2024. AFP

Có nhận định cho rằng, không chỉ sự kiện về Venezuela, mà cả tình hình hỗn loạn ở Miến Điện, Bangladesh... mà người dân đang dẫn lại tin tức với sự hồ hởi, chia sẻ lan rộng trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, thực sự đang làm cho Hà Nội cảm thấy vô cùng lo ngại và tìm cách đối phó. Một nhà đấu tranh trong nước yêu cầu ẩn danh, nói với RFA :

"Người ta có thể tìm thấy cách đối phó của Ban Tuyên giáo bằng cách hướng dẫn cho những nhóm dư luận viên dẫn những hình ảnh ở Venezuela, Miến Điện, Bangladesh... và bình với các luận điệu như các thế lực phương Tây không bao giờ để yên cho các nước trong tầm ngắm phát triển, các quốc gia không có đảng lãnh đạo độc quyền luôn dẫn đến những sự hỗn loạn như vậy... và ca ngợi công "khó nhọc" của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất nước hiện nay. Ấu trĩ hơn nữa, họ đưa những hình ảnh về Miến Điện, trong đó có cả sự tàn bạo của quân đội cầm quyền hiện nay, cùng những lời đe dọa người dân rằng bất kỳ lúc nào không có sự ổn định toàn trị, chết chóc và hỗn loạn sẽ diễn ra.

Những hình ảnh đẫm máu ở Miến Điện được xen kẽ với những hình ảnh công an Việt Nam đang bắt bớ vô tội vạ những người Thượng ở Tây nguyên trong vụ ngày 10/6/2023 đầy ngụ ý. Buồn cười hơn nữa là những bình luận về ca ngợi sự lãnh đạo và ổn định của đất nước với Đảng cộng sản Việt Nam của dư luận viên còn được cẩn thận dịch ra bằng tiếng Anh trên Tik Tok, Facebook, YouTube, nhằm để người nước ngoài có thể nhìn thấy đó như là một sự ổn định về tư tưởng chính trị của toàn dân Việt Nam".

Tin tức từ Reuters hôm 3/8 cho hay, hàng ngàn người Venezuela đã tuần hành khắp đất nước để phản đối cuộc bầu cử đầy tranh cãi, và Tổng thống Nicolas Maduro nói với những người ủng hộ rằng khoảng 2.000 người đã bị bắt. Ông Maduro tuyên bố sẽ bắt giữ nhiều người nữa và dọa bỏ tù phe đối lập.

Hàng nghìn người biểu tình đã tràn ra các con phố của nhiều khu vực ở thủ đô Caracas của Venezuela ; xé và đốt các áp phích chiến dịch của ông Maduro, xô đổ bức tượng ông khỏi bệ rồi châm lửa đốt.

Nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước, Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu quan điểm của ông với RFA :

"Tôi tin rằng sự phản ứng của người dân Venezuela là hoàn toàn chính đáng và cần thiết để đòi lại quyền lực của người dân. Theo đó, tôi tin không chỉ người dân Việt Nam theo dõi sự kiện này mà cả chế độ trong nước cũng đã theo dõi sát sao vì sự tương đồng giữa hai quốc gia. Điều đang xảy ra ở Venezuela cũng có khả năng là điều sẽ xảy ra ở Việt Nam trong tương lai gần. Người dân không chỉ mong muốn lật đổ chế độ độc tài mà sẽ còn hủy hoại tất cả biểu tượng của sự độc tài đó, như các tượng đài chẳng hạn.

Chế độ trong nước nên học bài học từ Venezuela, hoặc trước đó tại Yemen, Libya, Iraq, Romania mà cái kết của các nhà độc tài đều là chết thảm khi người dân nổi giận. Cải tổ chính trị, đảm bảo các quyền tự do căn bản của người dân là điều mà chế độ trong nước cần làm ngay. Không chỉ vì lợi ích của đất nước mà còn vì cái kết của chính họ".

Người dân Việt Nam hiện đang sống dưới một chế độ độc tài khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ toàn bộ quyền quyết định. Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố : "Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng !"

Nguồn : RFA, 08/08/2024

Additional Info

  • Author Trần Anh Quân, Đặng Đình Mạnh, RFA
Published in Diễn đàn

Bị giới bình dân Venezuela bỏ rơi, Nicolas Maduro đang cô độc

Người dân cả nước Venezuela tiếp tục xuống đường phản đối việc Nicolas Maduro được tuyên bố tái đắc cử tổng thống tuy đối lập khẳng định có những bằng chứng gian lận. Ngay cả giới bình dân trước đây chưa từng biểu tình cũng đã tham gia phong trào phản kháng. Đây là sự kiện được báo chí Pháp ngày 31/07/2024 quan tâm.

nicola1

Thủ lãnh đối lập Venezuela, Maria Corina Machado và ứng cử viên Edmundo Gonzalez trên một xe tải, xung quanh là biển người biểu tình phản đối kết quả bầu cử cho rằng ông Nicolas Maduro đắc cử tổng thống, Caracas, Venezuela, ngày 30/07/2024. AP - Matias Delacroix

Đối lập Venezuela và quốc tế đòi hỏi minh bạch

Le Monde nhấn mạnh đến yêu cầu minh bạch mà nhiều quốc gia đã đưa ra, vì cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28/07 có rất nhiều dấu hiệu gian lận, tuy ông Nicolas Maduro khoe rằng đã "lập được thành tích vẻ vang đánh bại phát-xít".

Từ tối thứ Hai, ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia và người trước đó bị chận không cho ra ứng cử là Maria Corina Machado đã khẳng định trước báo chí rằng họ đang có trong tay 73% tổng số biên bản kiểm phiếu, cho thấy đối lập đạt 6,2 triệu phiếu trong khi tổng thống mãn nhiệm chỉ có 2,7 triệu phiếu. Maduro không thể nào rút ngắn khoảng cách với 27% số phiếu còn lại. Trung tâm Carter, tổ chức duy nhất được phép quan sát, yêu cầu công bố kết quả từng phòng phiếu một trước khi đưa ra ý kiến.

Trong chiến dịch tranh cử, khoảng mấy chục nhà hoạt động và cộng sự của bộ đôi Gonzalez-Machado bị bắt giữ, và vô số biện pháp đe dọa khác đã được thi hành. Cuộc bầu cử cũng có nhiều dấu hiệu bất hợp lệ, và trong số 5 triệu cử tri phải lưu vong vì khủng hoảng kinh tế, chỉ có 69.000 được bỏ phiếu vì bị gây khó dễ. Dù vậy, diễn tiến của chiến dịch cho thấy rõ ràng ứng cử viên đối lập chiếm ưu thế, vì dân chúng đã kiệt quệ sau 25 năm dưới chế độ "xã hội chủ nghĩa" kiểu Chavez.

Nếu không minh bạch tối đa và cho kiểm phiếu độc lập, việc "tái đắc cử" hoàn toàn không mang lại tính chính danh cho Maduro. Theo Le Monde, người dân Venezuela đã chịu nhiều đau khổ, đã đến lúc phải vực dậy nền kinh tế, tái lập tự do và để cho những người di cư trở về quê hương.

Giờ phút quyết định cho nhà độc tài Maduro

Libération nhận định "Giờ của sự thật cho chính quyền Nicolas Maduro" đã đến. Khi tuyên bố chiến thắng dù đối lập phủ nhận và đưa ra bằng cớ, tổng thống mãn nhiệm đã gây ra một làn sóng phản đối mới trên toàn quốc. Sau vài tiếng đồng hồ sững sờ trước sự gian lận trắng trợn này, cơn phẫn nộ của người dân Venezuela bùng lên. Cũng như những nhà độc tài khác, Nicolas Maduro bất chấp những con số, bất chấp thực tế. Người cựu tài xế xe buýt được đào tạo ở La Havana giữ được ghế tổng thống nhờ khủng bố tất cả những ai dám chống lại, dựa vào sự hỗ trợ của quân đội.

Lần này, nếu giới quân nhân có vẻ vẫn còn ủng hộ ông ta, cư dân những khu phố bình dân có thể làm thay đổi tình hình. Vắng bóng trong những đợt biểu tình trước đây, tối thứ Hai họ đã nổi dậy vì quá chán ngán sau những năm dài chịu đựng sự dối trá và tình trạng nghèo khó, trong khi giới lãnh đạo túi đầy tiền từ dầu lửa. Chừng như họ sẵn sàng cho mọi thứ, kể cả nguy cơ thiệt mạng, để lật đổ Nicolás Maduro. Cộng đồng quốc tế có phản ứng khác biệt, giữa các nước ủng hộ truyền thống (Nga, Trung Quốc, Cuba...) và ngày càng nhiều quốc gia  ngờ vực về cuộc bầu cử, đứng đầu là Hoa Kỳ.

Venezuela vốn là nước sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, nhiều hơn cả Saudi Arabia, nhưng việc quốc hữu hóa lãnh vực dầu khí và cấm vận của Mỹ đã làm yếu đi năng lực khai thác. Một chiến thắng của đối lập sẽ giúp dỡ bỏ trừng phạt, mở cửa đất nước cho các nhà đầu tư phương Tây. Những giờ phút sắp tới mang tính quyết định : nếu quân đội nhường bước cho áp lực của đường phố, Nicolas Maduro sẽ rơi đài. Còn nếu vẫn được quân đội bảo vệ, ông ta sẽ tiếp tục đè bẹp đất nước bằng cả sức mạnh đang có.

Phong trào phản kháng lan rộng trên toàn quốc

Phóng sự của Libération cho biết "Tại Venezuela, phong trào phản kháng Maduro lan rộng". "Tự do ! Tự do !", những tiếng hô liên tục của hàng ngàn người trên mình quấn lá cờ Venezuela, xen giữa tiếng còi xe, tiếng kèn vuvuzela inh ỏi. Một người biểu tình nói với đặc phái viên tờ báo:  "Chính quyền đã đánh cắp cuộc bầu cử, nhưng chúng tôi không để yên, chúng tôi có bằng chứng là họ đã gian lận !". Với chủ trương minh bạch để chống lại sự mù mờ của chế độ, phe đối lập đã thiết lập một nền tảng để kiểm tra lại từng biên bản kiểm phiếu mà họ nhận được.

Eugenio Martínez, một nhà báo chuyên theo dõi bầu cử nhận xét, chỉ trong 24 giờ đối lập đã thực hiện được điều mà Ủy ban bầu cử suốt nhiều năm qua không làm nổi : Một trang web để tham khảo và công bố kết quả từng phòng phiếu một. Nhưng chính quyền đã có cách chống chế, nói là bị tấn công tin học, đồng thời loan báo khởi tố ba nhân vật đối lập với cáo buộc liên quan đến tin tặc. Hôm qua, Freddy Superlano, tổng thư ký đảng Voluntad Popular của cựu tổng thống lâm thời Juan Guaidó đã bị bắt chẳng biết vì tội gì.

Trước đó, hàng trăm ngàn người trẻ trên cả nước - vốn ngày càng ít thấy trong một Venezuela bị chảy máu lao động - trang bị xoong chảo và gậy gộc đã tiến về các trụ sở chính quyền để nói lên sự phẫn nộ và tuyệt vọng. Một phong trào phản kháng chưa từng thấy của giới bình dân vốn ủng hộ Hugo Chávez kể từ khi lên nắm quyền năm 1999. Ít nhất 11 người đã thiệt mạng. Hiện chỉ có cảnh sát đàn áp, còn quân đội vẫn đứng ngoài, dù bộ trưởng quốc phòng đã tuyên bố trung thành với chế độ. Một người biểu tình nói rằng chưa bao giờ Maduro gian lận một cách đáng xấu hổ như vậy, "nhưng lần này ông ta và bạn bè trở nên cô độc". Những hàng dài người xếp hàng trước các siêu thị, không ai biết được những ngày sắp tới sẽ ra sao nên phải lo dự trữ thực phẩm.

Chính quyền Venezuela sợ dân biểu tình hơn bị cấm vận

Les Echos nhận định Venezuela đang trong không khí gần như là nổi dậy. Không chỉ dòng người tuần hành trên đường, mà cơn phẫn nộ đang sôi sục còn được thấy rõ từ những cửa số các tòa nhà, nơi tiếng gõ nồi chảo xen lẫn với tiếng hô "Tự do !". Theo Cơ quan giám sát xung đột Venezuela, có ít nhất 187 cuộc biểu tình nổ ra tại hầu như tất cả các bang. Người biểu tình còn lật đổ nhiều bức tượng của cố tổng thống Hugo Chavez từng được coi là thần tượng – người xúc tiến cuộc cách mạng Bolivar và đã cất nhắc Nicolas Maduro.

Đối với nhà nghiên cứu Thomas Posado của đại học Rouen, chính quyền Maduro sợ những cuộc xuống đường của người dân hơn là trừng phạt của quốc tế. Trả lời Libération, ông Posado cho rằng việc dân chúng biểu tình đông đảo có thể đóng vai trò quan trọng, vì không thể đoán trước những diễn biến. Dân chúng đã quá kiệt lực với nạn lạm phát phi mã làm 8/10 người dân lâm vào cảnh nghèo khó.

Thực ra Maduro bắt đầu có những cải cách xa lạ với cánh tả như đô la hóa nền kinh tế, ưu đãi các công ty ngoại quốc, nhưng chỉ nhằm thu hút đối tác Trung Quốc. Về phía Mỹ, thời Donald Trump đã gia tăng trừng phạt, sau đó đảng Dân Chủ giảm nhẹ vì an toàn năng lượng liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhưng dù chủ nhân sắp tới của Nhà Trắng là ai đi nữa, chính sách của Mỹ vẫn mang tính thực dụng, dầu lửa của Venezuela vẫn là ưu tiên.

"Zero Day", bộ phim Đài Loan đầu tiên về nguy cơ Trung Quốc xâm lược

Tại Châu Á, Le Figaro cho biết trong bộ phim nhiều tập "Ngày Zero", các tác giả muốn đánh động ý thức của người Đài Loan trước nguy cơ quân Trung Quốc đổ bộ lên hòn đảo. Từ năm 1978, cứ vào cuối tháng 7, lại diễn ra những cuộc tập huấn quân sự trên toàn quốc trong năm ngày. Những hồi còi báo động phòng không mở đầu bộ phim Zero Day (tên tiếng Hoa là Linh Nhật Công Kích), lần đầu tiên giả thuyết Trung Quốc xâm lăng được đưa lên màn ảnh. Thời điểm ra mắt dự kiến là năm 2025, nói về cơn ác mộng tệ hại nhất của người Đài Loan : chỉ ít lâu sau cuộc bầu cử tổng thống, quân đội Trung Quốc tấn công hòn đảo.

Chính vào năm 2022 khi Nga xâm lược Ukraine mà đạo diễn La Cảnh Nhâm (Lo Ging Zim) ý thức được một cuộc chiến đang tiến gần với Đài Loan. Mới hôm 11/07, đã phát hiện đến 66 chiến đấu cơ Trung Quốc xung quanh Đài Loan chỉ trong một ngày. Nhà sản xuất Trịnh Tâm Mị (Cheng Hsin Mei) nói tình hình ngày càng căng thẳng, nhưng người dân không ý thức được. Có lẽ họ không muốn nghĩ đến, nhưng bên trong vẫn là nỗi sợ.

Cho đến nay, điện ảnh luôn tránh xa chủ đề vô cùng nhạy cảm này. Nhiều nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà đầu tư từ chối tham gia bộ phim vì sợ mất thị trường Hoa lục ; số người đóng góp thì giấu tên. Phim có ngân sách 230 triệu đô la Đài Loan, tương đương trên 6 triệu euro, trong số nhà đầu tư có tài phiệt chip bán dẫn Tào Hưng Thành (Robert Tsao) - người đã dành gia tài của mình để huấn luyện xã hội dân sự đối phó với chiến tranh. Qua bộ phim giả tưởng này, các tác giả hy vọng tạo điều kiện cho những tiếng nói có thể cất lên trong xã hội.

Sau khi công bố 17 phút trailer trên mạng xã hội, phản ứng của người Đài Loan rất đa dạng : sợ hãi, tỏ tình liên đới, hay cho rằng phóng đại. Chiếc hộp Pandore đã mở ra. Trailer nêu rõ việc Trung Quốc xâm nhập vào nhiều tầng lớp xã hội. Một số cho rằng thất bại là không thể tránh khỏi, sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của Bắc Kinh ; số khác chiến đấu đến cùng, người thì chạy trốn. Trịnh Tâm Mị đặt câu hỏi : Nếu chiến tranh nổ ra, thế giới có hiểu rằng đây là một cuộc chiến giữa hai quốc gia, hay cho là một cuộc nội chiến ? Nếu bị coi là nội chiến, Đài Loan sẽ bị cô lập. Tuy vậy bà vẫn lạc quan, không nghĩ rằng khi bị xâm lăng, người Đài Loan sẽ buông vũ khí và đầu hàng.

Sự mất tích bí ẩn của tác giả "Hoàng tử bé"

Trên lãnh vực văn hóa, trong loạt bài mùa hè, Le Figaro đề cập đến những giả thuyết xung quanh cái chết của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry, nổi tiếng với các tác phẩm "Bay đêm", "Cõi người ta", "Hoàng tử bé"… Cách đây đúng 80 năm, vào ngày 31/07/1944, Antoine de Saint-Exupéry lúc đó 44 tuổi, đã là nhà văn lừng danh, thực hiện một phi vụ thám sát và không bao giờ trở về. Vào thời đó, người ta không thể biết gì hơn. Trong suốt năm mươi năm sau, mọi nỗ lực tìm kiếm chiếc phi cơ đều hoài công.

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra : nhà văn lớn đã tự tử, tự ý bỏ đi, tham gia một âm mưu, bị địch tấn công, ẩn náu ở một nơi nào đó… Cuốn "Hoàng tử bé" được đọc đi đọc lại để tìm kiếm những dấu hiệu mà có thể Saint-Exupéry để lại. Mãi đến ngày 07/09/1998, một ngư dân ở Marseille phát hiện chiếc vòng tay có khắc tên ông, và đến 2004 Không quân Pháp tìm được xác chiếc máy bay dưới đáy biển gần đảo Riou, nhờ nhà khảo cổ Luc Vanrell. Cộng vào đó là lời chứng của Horst Ripper, người phi công Đức đã bắn hạ phi cơ của Antoine de Saint-Exupéry, tuy thiếu bằng cớ cụ thể. Như vậy, nhà văn phi công không gặp nạn, không bay lạc cũng như không tự sát, mà đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc chiến cuối cùng.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

"Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" của Maduro không còn thuyết phục dân Venezuela

Ông Nicolas Maduro "đắc cử" ở Venezuela, Thế vận hội Paris là những chủ đề được báo chí đề cập nhiều nhất hôm nay 30/07/2024.

maduro1

Những người biểu tình tại Puerto La Crux, Venezuela gõ xoong chảo phản đối kết quả bầu cử, theo đó tổng thống mãn nhiệm Nicolas Maduro thắng nhà đối lập Edmundo Gonzales. Ảnh chụp ngày 29/07/2024. Reuters - Samir Aponte

Dân chủ giả hiệu của Maduro

Trong bài xã luận "Dân chủ bị coi thường", La Croix ghi nhận ông Nicolas Maduro đã đạt được mục đích : Hội đồng bầu cử quốc gia - định chế dưới sự khống chế của ông - hôm Chủ nhật tuyên bố tổng thống mãn nhiệm đã tái đắc cử, khiến đối lập bị sốc. Ứng cử viên đối lập được cho là đạt 70% số phiếu, nhưng việc kiểm phiếu không minh bạch.

Nhiều nước Châu Âu và Châu Mỹ La-tinh đòi hỏi một cuộc "kiểm tra kết quả vô tư", thế nhưng Nicolas Maduro không có ý định rời bỏ quyền lực. Trong thời gian vận động, ông ta đã hứa hẹn "tắm máu" nếu thất bại. Maduro dùng mọi cách để bám ghế, từ việc dùng tư pháp dưới quyền mình bác hồ sơ của các nhân vật đối lập chủ chốt, đến vận dụng nhiều bộ máy tuyên truyền của nhà nước, bắt bớ nhiều nhà ly khai, không cho các quan sát viên trung lập giám sát. Các thăm dò trước đó đều dự báo một thất bại lịch sử cho Maduro.

Màn dân chủ giả tạo này cho thấy thực chất của chế độ : một liên minh dân sự và quân sự do Hugo Chavez dựng lên từ một phần tư thế kỷ. Hứa hẹn "chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21", Chavez quốc hữu hóa các công ty, gia tăng sự kiểm soát của Nhà nước, quân đội tham gia quản trị. Sau khi ca ngợi "dân chủ tham vấn", chính quyền lại tăng cường quyền hành của trung ương.

Lời hứa về một Nhà nước phúc lợi bị bỏ qua, chế độ lập ra chính sách phân phối theo đối tượng cụ thể để ràng buộc lợi ích. Nguồn lợi dầu khí giảm hẳn do cấm vận của Mỹ và sự bất tài của những người quản lý. Mức sống tồi tệ khiến một phần tư dân số phải lưu vong kiếm sống. Chính vì muốn chấm dứt cảnh tình trạng bất công mà một phần lớn dân chúng muốn thay đổi. Nhưng Nicolas Maduro nằm trong số quan lại nhất định không muốn lắng nghe người dân.

Đối lập tố cáo bị tước đoạt chiến thắng

Les Echos dẫn lời phe đối lập cho rằng Nicolas Maduro đã "đánh cắp" chiến thắng của họ, do ứng cử viên Edmundo Gonzales luôn dẫn trước tổng thống mãn nhiệm 20 điểm trong các cuộc thăm dò trước đó. Ông Maduro không chỉ bị mất điểm nơi các nhóm xã hội ủng hộ đối lập, như giới trẻ và cư dân thành thị, mà cả trong lớp cử tri chủ chốt của ông, như những người trên 60 tuổi và dân nông thôn.

Những nghi ngờ liên quan tới việc chuyển kết quả bằng internet, vì đây là cuộc bỏ phiếu điện tử. Chính Ủy ban bầu cử quốc gia cũng nhìn nhận là có cuộc tấn công vào hệ thống máy tính. Một nhà đối lập sống tại Pháp khẳng định Maduro còn cho cả người chết đi bầu. Người này nói rằng một cô bạn ở Venezuela có người cha đã qua đời nhưng vẫn có tên trong danh sách cử tri. Tối Chủ nhật, xung quanh đại sứ quán Venezuela ở Paris, không khí căng thẳng thêm vì nhân viên sứ quán thông báo sẽ kiểm phiếu vào hôm sau, nhằm đuổi các quan sát viên ra ngoài. Những người này từ chối ra đi thì bị dọa nhốt trong khuôn viên không cho ăn uống.

Quốc tế đã phản ứng ngay trước kết quả công bố. Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố thằng thừng "Nhà độc tài Maduro hãy ra đi !", trong khi các nước phương Tây sử dụng ngôn từ ngoại giao. Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn nhất của Caracas, có lẽ sẽ tái lập trừng phạt, tuy năm ngoái đã dỡ bỏ với lời hứa một cuộc bầu cử tổng thống "đàng hoàng, minh bạch". Nhà Trắng, Roma, Paris, Madrid, Luân Đôn đều bày tỏ sự ngờ vực, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đòi hỏi minh bạch hoàn toàn, có nghĩa là kiểm từng lá phiếu một và có biên bản.

Trầm trọng hơn với Caracas là đa số quốc gia Châu Mỹ la-tinh cho đến nay vẫn thân thiện với Nicolas Maduro từ Chile, Costa Rica, Colombia cho tới Peru, Guatemala, Uruguay đều cho rằng kết quả là gian lận. Ngược lại, các chế độ độc tài cộng sản như Cuba, Nicaragua hoan nghênh Maduro, cũng như các đồng minh truyền thống như Nga, Trung Quốc. Có thể đối lập sẽ kêu gọi xuống đường quy mô trong những ngày tới, với nguy cơ sẽ bị cảnh sát, quân đội đàn áp.

Maduro : "80% người biểu tình là tội phạm, nghiện ma túy"

Đặc phái viên Libération cho biết hôm Chủ nhật khoảng mấy chục ngàn người, chủ yếu từ các khu phố nghèo, đã biểu tình tại các thành phố chính của Venezuela. Đã có một người thiệt mạng ở miền tây.

Sáng sớm thứ Hai, người dân thủ đô Venezuela thức giấc, sững sờ với kết quả Nicolás Maduro thắng cử. Những tiếng gõ nồi xoong, những lời thóa mạ vang lên sau các khung cửa sổ. Mưa bất ngờ xối xả trút xuống thành phố hãy còn vắng vẻ. Thường thì mưa lớn người ta ở nhà, nhưng lần này dù đường phố đã biến thành những con suối, hàng ngàn người tập họp lại để gõ nồi chảo inh ỏi. Tia hy vọng đã biến thành cơn phẫn nộ.

Tại Petare, La Vega, Antímano, San Agustín, Catia… những khu phố ngoại ô bình dân, làn sóng người tiến về các đại lộ ở thủ đô. Ở những thành phố khác, những cuộc biểu tình bộc phát cũng diễn ra. Nicolas Maduro nói rằng "80% người biểu tình là tội phạm", trong số đó nhiều người "đi thẳng từ Mỹ sang", trong tình trạng "phê ma túy" và "vũ trang tận răng". Nhà báo Pháp ghi nhận khi màn đêm buông xuống, mô tô cảnh sát không ngừng tuần tra các khu phố, không khí nồng nặc mùi hơi cay, nhưng cuộc hòa tấu xoong nồi lại tiếp diễn.

Theo Libération, sức mạnh của Nicolas Maduro nằm ở chỗ ông ta luôn bị đánh giá thấp. Tưởng chừng làn sóng biểu tình bị lật đổ năm 2019, nhưng giới quân nhân vẫn trung thành với Maduro. Tổng thống "xã hội chủ nghĩa" thoát nạn với cái giá 15 triệu đô la do Washington treo thưởng, và một cuộc điều tra vì "tội ác chống nhân loại" được Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) khởi động.

Lính đánh thuê Nga thiệt hại nặng ở Mali

Tại Châu Phi, lính đánh thuê Wagner của Nga chịu thất bại cay đắng ở cực bắc Mali. Khoảng mấy chục người lính trong đó có một chỉ huy đã tử trận trong các vụ giao tranh với quân Touareg. Những ngày gần đây, lính đánh thuê Nga ở Sahel đã bị đánh tan tác, trong những trận đụng độ ác liệt nhất kể từ nhiều tháng qua, bắt đầu từ thứ Năm tuần trước.

Hôm đó, một đoàn xe 20 chiếc chở 80 lính đánh thuê Nga và lính thuộc lực lượng Mali (FAMa) xuất phát từ Kidal. Theo hai kênh thân Wagner Rybar và Razgrouzka Wagnera, đó là hoạt động trinh sát dọc biên giới Algeria, hướng về thành phố Tin Zaouatine, thành trì cuối cùng của quân nổi dậy Touareg. Nhiệm vụ này được giao cho nhóm xung kích 13 của Wagner do Sergey Shevchenko chỉ huy.

Đoàn xe dừng lại vì chất nổ, và sau đó trận đánh diễn ra với lực lượng CSP-DPA, một tổ chức tập hợp nhiều phong trào vũ trang Touareg đòi độc lập. Cũng theo các nguồn tin Nga, tuy ban đầu Wagner chiếm lợi thế nhưng bão cát khiến quân nổi dậy gần 1.000 người lật ngược tình thế, nhiều thiết giáp bị phá hủy. Không quân Mali không can thiệp được, một trực thăng MI-24 đã bị bắn trúng. Quân tăng viện Wagner cố giúp rút lui, nhưng bị phục kích với các vũ khí hạng nặng, drone, xe gài chất nổ.

Hai kênh Telegram trên khẳng định vụ tấn công mới không phải do quân nổi dậy CSP, mà là quân thánh chiến JNIM, một phong trào khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda. Theo tin đồn đãi, một số chỉ huy Wagner đã bị tiêu diệt, phe Touareg khẳng định đã giết chết "ít nhất 80 lính Nga". Các video cho thấy một số xác chết da trắng và vài chục tù binh được cho là người Nga. Từ khi quân Mali tái chiếm Kidal với sự hỗ trợ của Wagner tháng 11/2023, đây là lần đầu tiên phe Touareg sử dụng những loại vũ khí mới, nhất là drone tự sát, một mối đe dọa mới ở Sahel.

Bộ Tứ lo ngại vì Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông

Về tình hình Biển Đông, Les Echos nhận xét sự bành trướng của Bắc Kinh khiến "Bộ Tứ" (QUAD) quan ngại sâu sắc. Họp tại Tokyo, các ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ tuyên bố vô cùng lo ngại và phản đối "mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng bức".

Tuy không nêu trực tiếp Trung Quốc, nhưng rõ ràng tuyên bố nhắm đến tình hình những tháng gần đây, với một loạt vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Philippines. Nhất là về binh lính Philippines trên xác tàu "Sierra Madre" được đánh đắm ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) tại vùng đặc quyền kinh tế của Manila, cho dù tuần trước Bắc Kinh và Manila đã đạt được một thỏa thuận làm dịu bớt căng thẳng. QUAD cũng gián tiếp tố cáo các hành động mang tính áp đặt trên Biển Đông. Trước đó ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin và các đồng nhiệm Nhật đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc "gây bất ổn", "muốn thay đổi trật tự quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của mình".

Người Pháp bắt đầu hòa nhịp với Thế vận hội

Liên quan đến Thế vận hội Paris, các báo đều lưu ý đến thời tiết thất thường : sau cơn mưa như trút hôm khai mạc, nay đến nắng nóng gây trở ngại cho việc tập luyện và thi đấu của các vận động viên. Có thể họ sẽ nuối tiếc trận mưa của ngày đầu : Paris và vùng phụ cận được xếp ở mức báo động màu vàng, trong khi nhiều cuộc tranh tài diễn ra ngoài trời. Các ê-kíp khúc côn cầu trên cỏ, bóng chuyền bãi biển, bóng rổ 3 x 3, biểu diễn xe đạp… sẽ phải thi đấu dưới ánh nắng như thiêu đốt. Làng thế vận không trang bị máy lạnh với mục đích bảo vệ môi trường, dù bảo đảm nhiệt độ thấp hơn bên ngoài 6°C, nhưng các đoàn đã đặt mua 2.500 máy lạnh.

Tuy nhiên một không khí vui tươi bao trùm lên thủ đô, nhiều người dân Pháp nay tỏ ra hào hứng với Thế vận hội. Libération đặt câu hỏi, phải chăng dân Paris vốn hay phàn nàn đã đổi ý? Những người than phiền giao thông công cộng đông đảo hơn, giá vé métro tăng, một số trạm bị đóng cửa… nay không còn thấy lên tiếng. Thay vào đó là một tâm trạng hứng khởi.

Tháng 11/2023, một thăm dò của Odoxa cho biết 44% cư dân Paris và vùng phụ cận coi Thế vận hội là "điều tệ hại", lo lắng về giao thông và an ninh, họ muốn rời thủ đô. Trong Thế vận hội 2012 người dân Luân Đôn cũng có tâm trạng tương tự. Nhưng một khi ngày hội thể thao đã bắt đầu, với sự đa dạng văn hóa trên đường phố, rốt cuộc người ta cảm thấy vui thích. Le Monde cho biết ngay cả các vận động viên cũng phải ngạc nhiên về sự cổ động nhiệt thành của khán giả Pháp. Người ta đã biết đến một nước Pháp yêu bóng đá kể từ World Cup 1998, và nay đến lượt một nước Pháp yêu bơi lội, đấu kiếm, judo… Về cơ sở hạ tầng, với Thế vận hội Paris, đầu tư công đã làm thay đổi bộ mặt nhiều nơi, nhưng còn phải chờ thời gian để đánh giá đúng mức.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Vụ thanh tra, điều tra dự án dầu khí Junin 2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ở Venezuela vẫn đang được thúc đẩy và có khả năng sẽ hoàn tất trước Đại hội 13 dự kiến diễn ra vào đầu năm 2021.

junin1

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Cao Quốc Hưng trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, người từng giữ chức Tổng Giám đốc Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), ngày 04/03/2016Các tranh cãi, tố giác chủ yếu tập trung vào hai câu hỏi : Báo cáo trữ lượng và Báo cáo đầu tư của dự án có sai phạm gì hay không.

Dự án đầu tư khai thác mỏ lô Junin 2 tại Venezuela do Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), công ty con của PVN, làm chủ đầu tư, từ năm 2010.

Thông tin đến nay cho thấy PVEP góp 40% vốn liên doanh làm ăn với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA). Theo giấy chứng nhận đầu tư số 398 do Bộ Kế hoạch – Đầu tư cấp vào năm 2012, trong giai đoạn 1 (2010-2015) PVEP sẽ rót khoảng 1,82 tỉ USD vào dự án.

Tính toán ban đầu cho thấy công suất khai thác giai đoạn 1 của dự án đạt 50.000 thùng dầu/ngày, giai đoạn 2 nâng lên 200.000 thùng dầu/ngày. Lô Junin 2 có tổng diện tích khai thác 522,84 km2 trên đất liền thuộc các huyện Leonardo Infante, El Socorr, Santa Maria, bang Guarico, Venezuela.

Tháng 12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo PVEP tạm dừng đầu tư vào dự án do dự án không có tiến triển.

Tháng 09 vừa qua, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục làm rõ các vấn đề như Thẩm quyền đầu tư đối với các dự án để làm rõ trách nhiệm về các sai phạm, trong đó có dự án Junin 2 – Venezuela.

Thời gian ký kết và thực hiện dự án, Tổng giám đốc PVEP là ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, người sau này đã từ chức Tổng giám đốc PVN. Đây cũng là giai đoạn khi ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị đang thụ án tù, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN (2008-2011).

Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đã có riêng một bài viết chỉ ra 3 cái lạ trong dự án tỉ đô ở Venezuela của PVN.

Cái lạ đầu tiên là không trình Quốc hội. Trong một văn bản gửi PVN ngày 05/08/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

Tiếp đó, ngày 10/08/2010, Bộ Tài chính cũng có công văn khẳng định rằng theo Nghị quyết 49/2010 của Quốc hội khóa 12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.

Phản hồi về điều này, PVN cho rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên.

Tuy nhiên, ngay cả khi lập luận như vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về "quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006 của Quốc hội khóa 11. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 của nghị quyết này nêu : "Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỉ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên" được xem là dự án, công trình quan trọng quốc gia và phải thông qua Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 05/2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán. Đến ngày 29/06/2010, PVN đã cho ký hợp đồng với phía Venezuela.

junin2

Hợp đồng Thành lập và Quản lý Công ty Liên doanh PetroMacareo, Lô Junin 2 thuộc vành đai dầu Orinoco (Venezuela) được đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Venezuela chính thức ký kết vào ngày 29/06/2010 tại thủ đô Caracas, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhiều quan chức cấp cao Việt Nam và Venezuela

Cái lạ thứ hai là hàng trăm triệu USD ra đi mà chưa nhận được gì. PVN đã chấp nhận một điều khoản là phải trả "phí tham gia" (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu và trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không PVN vẫn phải nộp đủ phí này.

Nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối tác Venezuela ; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở Junin 2. Tổng số tiền phải chuyển cho đối tác theo điều khoản này là 584 triệu USD. Trong một văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 10/2010 gọi đây là "tiền hoa hồng dự án", trong khi phía Việt Nam chưa nhận được bất kỳ giọt dầu nào từ dự án này.

Theo báo cáo tài chính năm 2016 của PVN, PVN sau khi chi hai khoản chi phí lần đầu và lần thứ hai với hơn 442 triệu USD vào năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, PVN phải ngừng nộp cho phía Venuezuela khoản chi phí lần ba là 142 triệu USD để đánh giá lại. Như vậy, tính ra PVN đã rơi vào nguy cơ mất trắng 442 triệu USD phí tham gia hợp đồng.

Cái lạ thứ ba là hai bộ từng cảnh báo nguy cơ, rủi ro nhưng PVN vẫn cương quyết đầu tư. Trong một văn bản gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 08/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, trong đó, nhấn mạnh : Rủi ro về chính trị (thay đổi thể chế), đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỉ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 09/01/2010 mất 50% giá trị). Bộ này đã đề nghị "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước".

Còn vào ngày 10/08/2010, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cũng cảnh báo về một loạt yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của PVN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỉ suất thu hồi vốn…

Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn với cái gọi là "phí tham gia hợp đồng" (bonus) cho phía Venezuela. Theo Bộ Tài chính, "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" lần này đã thay đổi phương án và sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến việc huy động tài chính của PVN. Đề nghị PVN giải trình cụ thể về phương án thu xếp, theo dõi và giám sát số phí tham gia hợp đồng là 584 triệu USD.

Dự án Junin 2 tại Venezuela được xem là điển hình về lãng phí trong đầu tư.

junin3

Biểu đồ tỷ giá VEF (đơn vị tiền tệ của Venezuela) so với USD tại thị trường chính thức (đỏ) và thị trường chợ đen (xanh) cho thấy dấu hiệu của siêu lạm phát từ năm 2013

Đây cũng là dự án khủng nhất mà PVEP đại diện cho PVN đầu tư ra nước ngoài với mục đích thăm dò và khai thác dầu khí.

Truyền thông trong nước còn phải gọi cú đầu tư của PVN giống như một cuộc lao đầu tập thể vào lửa. Bởi thời điểm PVN chính thức đầu tư vào Venezuela là năm 2010 cũng là lúc truyền thông quốc tế chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia này.

Hơn nữa chính tại thời điểm đó, có đến hơn 18.000 nhân viên mà hầu hết là chuyên viên và nhà quản lý chuyên nghiệp của Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) bị sa thải, để thay thế vào đó gần 100.000 người chỉ biết chuyên tâm ủng hộ chính phủ.

Từ năm 2006, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế từ chối xếp hạng tín nhiệm PDVSA vì không công bố báo cáo tài chính.

Báo chí trong nước nhận định chỉ cần lướt sơ qua một vài dữ liệu thô như trên thì thật khó tin rằng một nhà đầu tư nào lại dám đầu tư liên doanh với PDVSA.

Vậy mà PVN vẫn tài tình trình Chính phủ về thời gian hoàn vốn 7 năm và các mức sinh lợi cao đến từ dự án đầu tư với PDVSA.

Nhưng vấn đề đặt ra là các bộ ngành cấp trên ở đâu khi để PVN đầu tư một cách lố bịch như vậy. Nhà báo Trần Ngọc Thơ viết :

"Người chơi mất kiểm soát. Nhưng còn các bộ ngành tham mưu ở đâu lúc đó ? Các Bộ Kế hoạch – đầu tư, Bộ Tài chính cũng có đưa ra những cảnh báo cần thiết. Nhưng những cảnh báo này nhẹ tựa lông hồng nếu đặt lên bàn cân hàng tỉ đôla hiếm hoi mà cả nền kinh tế chắt chiu tìm kiếm được lúc bấy giờ.

Giai đoạn 2009-2011 là thời điểm dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ khoảng 12 tỉ đôla, ở mức thấp nhất trong lịch sử từ năm 1997. Vậy mà chỉ riêng 1 trong tổng số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN đã ăn hết 20% trong tổng số ngoại tệ quốc gia.

Phản ứng của các bộ ngành thật không xứng đáng với vai trò là kiến trúc sư trưởng nền kinh tế và quản lý rủi ro mà nhân dân kỳ vọng.

Nhiều vụ việc tham nhũng gần đây cho thấy các bộ ngành dường như ra vẻ có tiếng nói ít nhiều trong các vụ mua bán, đầu tư của các tập đoàn kinh tế. Họ làm vậy cũng chỉ để phần nào giảm nhẹ trách nhiệm công vụ về sau, hơn là thực hiện chức trách thiêng liêng được giao phó.

Mãi đến năm 2013, khi không có bất kỳ dấu hiệu một thùng dầu nào được khai thác, GDP của Venezuela sụt giảm đến 50% và xuất hiện siêu lạm phát, Chính phủ mới quyết định tạm dừng dự án. Điều mà đáng lý phải thực hiện ngay khi triển khai nếu mọi thứ đều minh bạch và trách nhiệm giải trình được thực thi ngay từ đầu.

Cần làm rõ những điều phi lý này để nghiêm trị những ai làm sai trái. Nhưng tất nhiên chúng cũng sẽ sản sinh ra hàng loạt điều phi lý khác trong tương lai, nếu như không trị ngay từ gốc rễ của vấn đề.

Những vụ tương tự như PVN vẫn sẽ còn xảy ra, nếu như tham vọng đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng vẫn chỉ là mơ ước xa vời trên hành trình đưa Việt Nam hóa rồng".

Các nguồn tin trong nước cho biết Bộ Công an đang xác minh tố giác về dấu hiệu sai phạm tại dự án Junin 2 – Venezuela, còn ở phía dân sự, Bộ Tài chính đang làm báo cáo gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đầu tháng 10 mới đây Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an (A09) có văn bản yêu cầu PVN cung cấp thông tin về dự án Junin 2 – Venezuela. Lý do được nêu ra là A09 đang điều tra, xác minh tố giác về dấu hiệu sai phạm tại dự án Junin 2 – Venezuela, và nay cơ quan này đang thu thập chứng cứ theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trước đó, hồi tháng 02, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu C03 cũng có văn bản đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án này.

Đáng chú ý là truyền thông trong nước, hồi tháng 03/2019, đã tiết lộ trong số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN/PVEP có 11 dự án thua lỗ, nguy cơ lỗ. Mỗi dự án có quy mô từ vài triệu USD đến hàng tỉ USD như dự án Junin 2 ở Venezuela.

Báo Tuổi trẻ đã liệt kê cụ thể các dự án thua lỗ của tập đoàn con cưng này. Sau nhiều năm tham gia góp vốn đầu tư vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Gazpromviet để nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Nga, đến năm 2017 PVN bất ngờ xin rút vốn nhưng Chính phủ không đồng ý. Chính phủ đã yêu cầu PVN đàm phán, thống nhất với phía Nga để không phát sinh thêm chi phí, ngoài khoản vốn góp 1,29 triệu USD.

Cũng với mục tiêu thăm dò dầu khí tại Congo, PVEP rót vốn vào dự án lô Marine XI. Nhưng vì dự án không hiệu quả, đến tháng 06/2017 PVEP đã xin chuyển nhượng toàn bộ 8,5% vốn góp.

PVEP cũng đầu tư phát triển dầu khí lô Danan (Iran). Dù đã đầu tư hơn 82 triệu USD nhưng đến nay PVEP buộc phải dừng và giãn tiến độ dự án.

Tại sân nhà ASEAN, các dự án đầu tư của PVN/PVEP cũng không khá khẩm hơn. Đầu năm 2018, PVN đã đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép PVEP được chuyển nhượng toàn bộ 15% quyền lợi tham gia vào lô dầu PM304, và kết thúc dự án tại các lô XV, lô SK305 ở Malaysia.

Riêng tại Myanmar, PVEP có tới 3 dự án đầu tư chưa rõ hiệu quả, đó là dự án lô M2, lô MD2 và lô MD4 đang được PVEP cân nhắc hiệu quả đầu tư, gia hạn hoặc dừng dự án đầu tư.

Tại Campuchia, sau khi PVEP đầu tư 72,4 triệu USD để thực hiện thăm dò dầu khí, đến nay đã hết thời hạn cấp phép đầu tư, PVEP vẫn chưa thể triển khai dự án, buộc phải chuyển nhượng lại cho đối tác nước ngoài.

Hoàng Lan (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 17/10/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Lan
Published in Diễn đàn

Thay thế Cuba, Venezuala trúng cử vào Hội dồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Bất chấp thành tích nhân quyền tệ hại đang diễn ra, Venezuela vẫn trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền trong cuộc bầu cử thường niên diễn ra tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc vào hôm 17/10/2019.

vene1

Một phiên họp và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Genève - Ảnh minh họa 

Với 105 phiếu ủng hộ trên tổng số 193 phiếu, Venezuela trở thành quốc gia đại diện cho khu vực Mỹ Latinh và Vùng Caribe, tham gia vào cơ quan hàng đầu thế giới chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu.

Trước đó vài tuần, Costa Rica trong một nỗ lực ngăn cản Venezuela trúng cử vì không có ứng viên cạnh tranh theo khu vực địa lý, đã ra tranh cử vội vàng và không đạt kết quả như mong muốn, chỉ được 96/193 phiếu.

Với kết quả này, Venezuela sẽ thực hiện nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền trong ba năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2020 để thay thế cho Cuba - sau khi quốc gia này kết thúc hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Chính trị hóa nhân quyền

Kết quả thắng cử của Venezuela cho thấy quốc gia này vẫn còn nhiều “đồng minh nhân quyền” trong Liên Hợp Quốc, dù chính phủ Nicolás Maduro đại điện cho Venezuela tại Liên Hợp Quốc không còn được công nhận ở Hoa Kỳ, Tây Âu và hầu hết các quốc gia Châu Mỹ.

Điều đó cho thấy cuộc bỏ biếu bầu chọn thành viên tại Hội đồng Nhân quyền vẫn còn bị thao túng bởi mục đích chính trị hơn là xét về tiêu chuẩn nhân quyền, mà thế lực đằng sau không ai khác chính là Nga và Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 7/2019, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ đã đệ trình báo cáo nói rằng Venezuela là một ứng cử viên không phù hợp khi liên tục vi phạm nghiêm trọng các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.[1]

Một tháng trước ngày bỏ phiếu, Hội đồng Nhân quyền đã thành lập một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế 'để điều tra các vụ xử tử phi pháp, thực hiện các vụ cưỡng bức mất tích, giam giữ tùy tiện, tra tấn và đối xử tàn ác từ năm 2014 ở Venezuela".[2]

Chính phủ Maduro đã lên án hành động này và tuyên bố sẽ không hợp tác với bất kỳ một cơ chế nhân quyền nào của Liên Hợp Quốc tiến hành điều tra về các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở nước này.

Giờ đây Venezuela sẽ tham gia vào chính cơ quan đang tiến hành điều tra họ. Điều này rõ là sự khôi hài !

Khả năng giới hạn

Tình trạng các quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền không phải là điều mới lạ kể từ khi cơ quan này thành lập vào năm 2006.

Với thể thức bầu cử thành viên được phân chia số ghế theo khu vực địa lý đã phát sinh tình trạng có nhiều năm việc bỏ phiếu diễn ra mà “không có ứng viên cạnh tranh”.

Theo đó, 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền được phân chia theo khu vực : Châu Phi 13 ghế, Châu Á 13 ghế, Đông Âu 6 ghế, Mỹ Latinh và Caribe 8 ghế, Tây Âu và khu vực khác 7 ghế.

Điều này đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia có tình trạng vi phạm nhân quyền báo động như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Arap Saudi … vẫn cứ ung dung trúng cử, dù thành viên của Hội đồng Nhân quyền được yêu cầu duy trì "các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền".

Vào năm ngoái Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi Hội đồng Nhân quyền, và đại sứ Nikki Haley gọi cơ quan này là "đạo đức giả và vụ lợi" và tạo ra "một sự nhạo báng về nhân quyền”.

Xu hướng này thật đáng lo ngại khi quốc gia có thành tích bảo vệ nhân quyền tốt lại ra đi, còn các quốc gia có thành tích xấu thì thay phiên nhau bám trụ, trong khi Hội đồng Nhân quyền là cơ quan mang trọng trách thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Cũng khó đòi hỏi nhiều hơn khi nguyên tắc hoạt động của cơ quan này chỉ là đối thoại và hợp tác mà thiếu hẳn cơ chế trừng phạt. Dù vậy, nhiều người theo dõi nhân quyền vẫn đánh giá rằng Hội đồng Nhân quyền đang có từng bước cải cách về cơ chế vận hành để hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 22/10/2019 (minh-luat's blog)

--------

Xem thêm :

Thông tin về kết quả bầu cử Hội đồng Nhân quyền hôm 17/10/2019

[1] Báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Venezuela vào tháng 7/2019

[2] Hội đồng Nhân quyền thành lập một nhiệm vụ điều tra thực tế về vi phạm nhân quyền ở Venezuela vào tháng 9/2019

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo phe đi lp Venezuela Juan Guaido hôm 11/5 nói ông đã yêu cu đc s ca ông ti Hoa Kỳ gp g các quan chc Ngũ Giác Đài đ ‘hp tác’ v mt gii pháp cho cuộc khng hong chính tr ti quc gia Nam M này.

guaido1

Lãnh đạo đi lp Juan Guaido, người được đa số các nước công nhn là Tổng thống lâm thi Vennezuela, ti cuc tun hành ng h Quc hi Venezuela, chng Tổng thống Nicolas Maduro Caracas hôm 11/5/2019. REUTERS/Ueslei Marcelino

Ông Guaido cho biết ông đã nhn được tin t Trung Quc rng nước này s tham gia mt n lc ngoi giao gia các nước Châu Âu và Châu M Latinh trong Nhóm liên lc quc tế v Venezuela, đ đàm phán nhằm chm dt cuc khng hong.

Hồi tháng 1 năm nay, ông Guaido vin dn hiến pháp quc gia OPEC đ đng ra đm nhn chc v tng thng lâm thi, vi lp lun cuc bu c năm 2018, bu li ông Nicolas Maduro là bt hp pháp. Ông Guaido đã được hu hết các nước phương Tây và Châu M Latinh công nhn, nhưng ông Maduro vn được s hu thun ca các đng minh Trung Quc, Nga và Cuba.

Các nỗ lc ca ông Guaido nhm lt đ ông Maduro đ lên nm quyn và t chc bu c mi đã b đình tr trong nhng tun gn đây, sau khi một âm mưu ni dy ca quân đi hôm 30 tháng 4 b trn áp. Guaido nói vi mt t báo ca Ý trong tun này rng ông có th chp nhn s can thip ca quân đi M nếu Hoa Kỳ đưa ra đ xut này.

Tại mt cuc mít tinh Caracas hôm th By 11/5, ông Guaido nói :

"Chúng tôi đã chỉ th cho đi s Carlos Vecchio gp g ngay lp tc ... vi B Tư lnh min Nam ca Hoa Kỳ và Đô đc Tư Lnh ca B đ thiết lp mi quan h trc tiếp. Ngay t đu, chúng tôi đã nói là chúng tôi sẽ s dng tt c các ngun lc có trong tay đ tăng áp lc".

Đại din ca B Tư lnh min Nam Hoa Kỳ và đi s Vecchio không lp tc tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Chính quyền ca Tng thng Trump đã nhiu ln tuyên b là M không loại tr bt c gii pháp nào, đ đy ông Maduro ra khi v trí cm quyn. Ông Maduro gi ông Guaido là "mt bù nhìn ca Hoa Kỳ" đang tìm cách lt đ ông trong mt cuc đo chính.

Bộ Tư lnh min Nam cho biết trong mt tweet hôm th Năm rng B đã chun b đ tho lun v cách kh dĩ có th h tr cho vai trò tương lai ca các nhà lãnh đo lc lượng vũ trang Venezuela đã "khôi phc trt t hiến pháp", khi nhn li mi ca ông Guaido.

Reuters cho biết B Thông tin Venezuela không tr li ngay lp tc yêu cầu bình lun ca hãng tin này. Trong mt din biến khác, B trưởng Quc phòng Venezuela Vladimir Padrino hôm th By nói rng mt tàu Cnh sát bin Hoa Kỳ đã đi vào lãnh hi ca Venezuela, điu mà theo ông, "chúng tôi s không chp nhn".

Published in Quốc tế

Đảo chính Venezuela : Thất bại là mẹ thành công

vene1

Tổng thống Nicolas Maduro thăm một trung tâm huấn luyện quân sự ở El Pao, Venezuela, ngày 04/05/2019. Miraflores Palace/Handout via Reuters

Tựa chính của các tuần báo Pháp kỳ này tập trung cho những vấn đề xã hội : những câu hỏi đặt ra xung quanh việc nghỉ hưu (Le Point), thụ tinh nhân tạo (L’Express), các liệu pháp mới để trị trầm cảm (L’Obs). Courrier International dành hồ sơ cho thủ tướng New Zealand, chạy tựa "Jacinda Ardern, một hiện tượng chính trị", còn báo Anh The Economist báo động "Xung đột Mỹ-Iran : Cả hai bên đều nên lùi bước".

Đối lập Venezuela thất bại nhưng chưa thua

Về thời sự Châu Mỹ la-tinh, Courrier International chơi chữ "Venezuela : Đối lập thất bại nhưng chưa thua". Lời kêu gọi của thủ lãnh Juan Guaido, thúc giục quân đội lật đổ chế độ của ông Nicolas Maduro đã không mang lại hiệu quả, dù có được một số tác động. Cuộc chơi đã tàn chăng ? Theo tờ báo, tất cả tùy thuộc vào sự so găng giữa Washington và Moskva.

Tờ El Carabobeno ở Valencia ghi nhận, Nicolas Maduro đến 12 tiếng đồng hồ sau mới xuất hiện và tuyên bố vẫn đang nắm quyền. Sự trễ tràng này cho thấy tình hình không sáng sủa cho ông.

Với đối lập, tổ chức đảo chính mà không được giới tinh hoa hỗ trợ mạnh mẽ thì có thể nguy hiểm. Thách thức đối với Guaido là vừa phải cố thúc đẩy dân chúng nổi dậy, vừa dựa vào các cuộc biểu tình để giới tinh hoa quay sang phía mình. Tuy nhiên có nghịch lý ở chỗ, mục tiêu của dân chúng thường là thay đổi hẳn chế độ, hướng về dân chủ, nhưng điều này lại đe dọa giới tinh hoa.

Kadhafi và "cú lừa thế kỷ" đảo chính

Courrier International trích dịch bài "Một trường hợp điển hình về đảo chính thất bại" của The New York Times, đặt câu hỏi, yếu tố nào giúp một âm mưu đảo chính có thể xoay chuyển một đất nước hoặc ngược lại ? Theo tờ báo Mỹ, trước hết là sự ủng hộ của toàn thể giới tinh hoa trong nước.

New York Timesnhắc lại một sự kiện kỳ lạ tại Libya cách đây nửa thế kỷ. Suốt năm 1969 đã liên tục có những tin đồn về một vụ đảo chính. Đến tháng Chín, người ta thấy một số xe quân sự bao vây các tòa nhà chính phủ và trung tâm thông tin, một thông cáo ngắn đưa ra cho biết chế độ quân chủ đã sụp đổ. Các đơn vị quân đội, tin rằng cấp trên làm đảo chính, đã kiểm soát phần còn lại của đất nước mà không đổ một giọt máu. Các cường quốc nước ngoài vội vàng công nhận chính quyền mới.

Một tuần sau, một trung úy lục quân mới 27 tuổi cùng với vài chục sĩ quan cấp thấp tuyên bố đã tổ chức vụ đảo chính. Anh ta tên là Muammar Kadhafi. Đã quá muộn đối với những người Libya cho rằng mình bị lừa. Kadhafi trị vì đất nước trong suốt 42 năm sau đó.

Tờ báo dẫn lời chuyên gia Mỹ Naunihal Singh, nhận xét Juan Guaido đã phạm một số sai lầm về chiến thuật, chẳng hạn kêu gọi hành động trên Twitter. Truyền thống xưa nay cho thấy những người cầm đầu đảo chính đều phát tuyên bố trên đài truyền hình và truyền thanh quốc gia, như vậy mới thuyết phục được quần chúng là họ đã nắm quyền kiểm soát. Ông Guaido cũng kêu gọi các lãnh đạo quân đội đứng về phía mình, chứng tỏ ông đang thiếu sự hỗ trợ. Thay vì nói : "Chúng tôi sẽ chiến thắng nếu có sự ủng hộ của các bạn", lẽ ra phải khẳng định "Chúng tôi đã chiến thắng !".

Một giải pháp ngoại giao cho Venezuela ?

The Economistđặt vấn đề "Liệu có thể đánh bật chế độ độc tài của Maduro bằng con đường ngoại giao hay không ?".

Đảo chính bất thành, nhưng ông Maduro biết rằng những rắc rối còn lâu mới chấm dứt. Hôm 2/5, ông xuất hiện tại một căn cứ quân sự ở Caracas, đòi hỏi binh lính hô to những khẩu hiệu tỏ lòng trung thành. Sau đó tướng Padrino López, bộ trưởng quốc phòng phát biểu : "Họ cố gắng mua chúng tôi, cứ như chúng tôi là lính đánh thuê…". Ống kính truyền hình cho thấy một nét sợ hãi thoáng qua trên khuôn mặt Nicolas Maduro. Dường như đây là lần đầu tiên ông tổng thống nghe được lời thú nhận này. Phải chăng vị bộ trưởng thực sự có liên lạc với đối lập để lật đổ Maduro, như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã nói ?

Một điều chắc chắn là giám đốc tình báo (Sebin), tướng Manuel Cristopher Figuera đã trở cờ, thả nhà đối lập Leopoldo López. Tướng Figuera đã rời Venezuela, dường như sang Porto Rico. Hôm 7/5, phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố đã dỡ bỏ trừng phạt đối với ông Figuera, đề nghị biện pháp tương tự đối với các quan chức cao cấp để cổ vũ họ quay sang chống lại Maduro ; đồng thời đe dọa các thành viên Quốc hội lập hiến bù nhìn của Maduro.

Tuy nhiên cả cây gậy lẫn củ cà rốt của Mỹ dường như không có mấy tác động. Nếu can thiệp quân sự có thể mang lại rủi ro lớn, nên khả thi nhất có lẽ là tác động vào các nước đang ủng hộ ông Maduro, đặc biệt Nga và Cuba.

Tuần trước tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập về chủ đề Venezuela với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ gặp đồng nhiệm Sergei Lavrov ở Sotchi ngày 14/5. Đối với Cuba, Hoa Kỳ siết cấm vận như một cách trừng phạt, bên cạnh đó cho biết "sẽ làm việc với La Havana về những thay đổi ở Venezuela". Nhóm Lima – đa số là các nước Châu Mỹ latinh – thông báo "sẽ có những biện pháp cần thiết để Cuba tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp cho Venezuela".

New Zealand : Nữ thủ tướng lãnh đạo đất nước bằng trái tim

Về Châu Âu, hồ sơ của Courrier International hoan nghênh "Jacinda Ardern làm chính trị theo một cách khác". Thái độ gương mẫu của nữ thủ tướng New Zealand sau các vụ khủng bố ở Christchurch khiến bà chiếm trang nhất của báo chí các nước. Ở tuổi 38, bà là biểu tượng cho một cung cách làm chính trị thực tế và đầy tình thương, khác hẳn với những tuyên bố đao to búa lớn.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Lãnh đạo bằng trái tim", Courrier International nhắc lại, hồi đầu năm 2018, tuần báo đã đặt câu hỏi : "Macron, Trudeau, MBS, Ardern… những người trẻ lên nắm quyền, liệu họ có thay đổi được thế giới ?". Mười sáu tháng sau, chỉ có một mình Jacinda Ardern của New Zealand gây được tiếng vang. Các cải cách của Macron (Pháp) bị bế tắc trong ngõ cụt Áo Vàng, Trudeau (Canada) vấp phải xì-căng-đan, Ben Salmane (Saudi Arabia) lộ rõ là nhà độc tài.

Vụ khủng bố vào hai đền thờ Hồi giáo tại Christchurch làm 50 người chết hồi tháng Ba đã khiến New Zealand chiếm những hàng tít đầu thời sự, và thủ tướng Jacinda Ardern phải chịu đựng gánh nặng. "Một trong những điều mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng sẽ phải làm, và hy vọng chẳng bao giờ phải làm, là phát biểu nhân danh một quốc gia đang chịu tang". Dù vậy bà đã phải làm điều ấy, theo một cách đã làm cả thế giới đánh giá cao.

Tấm ảnh bà ôm chầm lấy một phụ nữ Hồi giáo là thân nhân của một nạn nhân, an ủi một cách chân thành… đã gây xúc động. Bên cạnh đó, bà cương quyết sửa đổi luật về vũ khí, chỉ trích các đại gia internet đã để cho bọn khủng bố tuyên truyền, từ chối nhắc đến những kẻ sát nhân : "New Zealand không cho bọn chúng một cái gì cả, kể cả cái tên !". Một tờ báo Anh sau đó chạy tựa : "Các lãnh tụ xứng tầm là có thật".

Đây không phải là lần đầu tiên Jacinda Ardern thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế. Bà là thủ tướng dân cử thứ hai trong lịch sử, sau bà Benazir Bhutto ở Pakistan, sinh con trong nhiệm kỳ. Jacinda tạo ra sự khác biệt vì bà lãnh đạo đất nước bằng trái tim, trong khi các đồng nhiệm chọn lựa quyền lực. Tuy nhiên theo The Guardian, không dễ dàng gì bắt chước được, nếu không thực sự có tình yêu thương tha nhân.

Hungary : Những cử tri ma của Viktor Orban

Cũng tại Châu Âu, L’Express nói về "Các cử tri ma của Viktor Orban". Chính quyền Hungary đề nghị cấp hộ chiếu cho hàng triệu người gốc Hung đang sống tại Ukraine, Slovakia và Serbia. Liệu chính sách này sẽ mang lại kết quả trong cuộc bầu cử ngày 26/5 sắp tới hay không ?

Mới sáu tháng trước, không có mấy người Ukraine có thể chỉ ra được ngôi làng hẻo lánh Berehove trên bản đồ, nhưng nay địa điểm này đang là trung tâm căng thẳng với nước láng giềng Hungary. Đó là do xuất hiện một video quay lén, cho thấy cảnh một nhóm người Ukraine nhận passport Hung, tuyên thệ và hát quốc ca Hungary. Lãnh sự Hung tươi cười dặn dò nên giữ kín việc này.

Chưa đầy hai tuần sau, chính quyền Kiev đã trục xuất vị lãnh sự này về Budapest, yêu cầu không cấp bất cứ hộ chiếu Hungary nào trên lãnh thổ nước mình – Ukraine vốn không chấp nhận hai quốc tịch.

Thủ tướng Viktor Orban, lên cầm quyền từ 9 năm trước, với lời hứa bảo vệ quyền lợi cho tất cả người Hung. Đối với 10 triệu dân trong nước, tất nhiên, nhưng kể cả 2 triệu người gốc Hung đang sống tại Slovakia, Romania, Serbia, Ukraine – một cộng đồng xuất xứ từ đế quốc Áo-Hung cũ. Hiện nay có 1 triệu kiều dân đã được nhập tịch Hungary, trong đó có trên 120.000 người ở miền đông Ukraine. Đảng cầm quyền Fidesz hy vọng số lượng cử tri quan trọng này sẽ góp phần giúp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Châu Âu.

Để bảo vệ lợi ích của thiểu số người gốc Hung tại Ukraine, một đảng mới được ra đời mang tên KMKSZ. Tương tự đối với các đảng RMDS ở Romania, VNS ở Serbia, SMK-MKP ở Slovakia, tất cả đều có một điểm chung là ủng hộ chính sách của ông Orban. Đối lập ở Budapest tố cáo chính phủ thành lập những đảng ma ở nước ngoài để tìm chiến thắng khi bầu cử.

Marton Gyonggyosi, phó chủ tịch đảng cực hữu Jobbik khẳng định hồi bầu cử Quốc hội tháng 4/2018, đảng Fidesz đã thuê nhiều chuyến xe buýt chở đầy người Ukraine sang Hungary bỏ phiếu, những cử tri này đều đăng ký địa chỉ ma. Kết quả là tại một ngôi làng vùng biên, tỉ lệ cử tri đi bầu vượt quá… 146%, và ứng cử viên của Fidesz đã thắng !

Hồng Kông : Đi về đâu để trốn làn sóng đỏ ?

Liên quan đến Châu Á, trong bài "Hồng Kông, sự chuyển đổi đáng buồn" do Courrier International trích dịch từ báo Đức Deutsche Welle, một nhà báo người Hoa lưu vong nhấn mạnh đến nỗi lo về ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh lên đặc khu này. Đó cũng là lý do khiến hôm 28/04/2019, có đến 130.000 người dân Hồng Kông ồ ạt xuống đường chống lại dự luật cho phép dẫn độ sang Hoa lục.

Tác giả Trường Bình (Chang Ping) thổ lộ, những ai từng sống trong nền chính trị tối tăm của Trung Quốc luôn tìm kiếm ánh sáng từ bên ngoài. Từ sau đợt di tản trong thập niên 1950 - đông đảo người dân chạy sang Hồng Kông để tránh chế độ cộng sản - đặc khu luôn là ngọn đèn pha gieo hy vọng cho hàng ngàn hàng vạn người đang tuyệt vọng ở Hoa lục, như một tia chớp trên bầu trời vần vũ mây đen. Năm 1989, thời điểm xảy ra vụ Thiên An Môn, vô số món tiền quyên góp từ Hồng Kông tràn ngập.

Nhưng 20 năm sau, khi Trường Bình bị từ chối cấp visa để vào Hồng Kông làm tổng biên tập tờ Dương Quang Thời Vũ (Yangguang Shiwu - iSun Affairs), ông "thấy bóng dáng của một Hồng Kông tự do xa dần". Rồi mười năm nữa trôi qua, giờ đây "chiếc bóng ấy quay lại, cho thấy một bộ mặt đã thay đổi, trở nên gớm ghiếc".

Bi kịch của các nhà đấu tranh trong phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn năm 2014 (trong đó bốn thủ lãnh bị lãnh án tù giam hôm 24/4), là điều vẫn diễn ra hàng ngày tại Hoa lục. Hồng Kông ngày càng giống Trung Quốc : báo chí không còn nói về những người hùng này. Ngay cả khi nói chuyện riêng, người ta cũng tránh nhắc tên họ, như ngày nay ở Hoa lục những cái tên như Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) vẫn bị tránh né.

Nếu trước đây, người biểu tình Hồng Kông chỉ bị khởi tố vì "tụ tập đông người bất hợp pháp", thì nay lần đầu tiên tội danh "âm mưu phá hoại trật tự công cộng" được sử dụng để tống giam các thủ lãnh phong trào dân chủ. Mới đây ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wingkee), người đã can đảm đứng ra tố cáo vụ bắt cóc các chủ nhà xuất bản Đồng La Loan (Causeway Bay Books), quyết định di tản sang Đài Loan, trước mối đe dọa từ luật dẫn độ. Ông khẳng định chưa bao giờ nghĩ rằng mình, một công dân Hồng Kông, lại có ngày phải chạy trốn : "Hồng Kông bị nhấn chìm quá nhanh !"

Nhà báo Trường Bình cay đắng đặt câu hỏi, hôm qua người dân Hoa lục phải trốn chạy sang Hồng Kông, hôm nay người Hồng Kông đi tị nạn ở Đài Loan, còn ngày mai, người dân Đài Loan phải lưu vong đến chốn nào ?

Trí thức thiên tả mù lòa trước tội ác cộng sản

Về mặt lịch sử, mục điểm sách của Le Point giới thiệu cuốn "Những người cánh tả chuyên chối bỏ sự thật" của nhà sử học Thierry Wolton, nói về hiện tượng những trí thức thiên tả không muốn nhìn nhận tội ác của các chế độ cộng sản.

Tác giả chua chát nhận xét, không có một phiên tòa Nuremberg (Nümberg) nào cho chủ nghĩa cộng sản, như đối với phát-xít Đức trước đây. Liên Xô tự sụp đổ, không có ai bị xét xử, và khác với nước Đức hậu quốc xã, Nga không hề thu thập bất kỳ thứ gì về ký ức cộng sản. Trong khi NKVD (an ninh Liên Xô) cũng đã từng dùng các xe khí độc sát hại những người đối lập trong thời kỳ 1937-1938. Mao Trạch Đông tuyên bố "Phân nửa dân số chết cũng chẳng sao", và kết quả là 38 triệu người dân Trung Quốc đã chết vì đói và lao động khổ sai. Thế nhưng không ít trí thức thiên tả lại cố giảm thiểu những tội ác hoặc bóp méo sự kiện, khi nói về lịch sử Trung Quốc, khối xô-viết cũ hay Cam Bốt.

Có thể kể : nhà triết học Régis Debray cho rằng các trại cải tạo gu-lắc là "tuyên truyền của phương Tây", phe trốt-kít ủng hộ vô điều kiện ông Hồ Chí Minh, nhà xã hội học cực tả Serge Thion luôn bênh vực kịch liệt Khmer Đỏ… Riêng triết gia Alain Badiou hết sức tiếc nuối việc Khmer Đỏ bại trận trước quân đội Việt Nam, trong bài viết đăng trên Le Monde năm 1979 mang tựa đề "Campuchia sẽ chiến thắng". Mãi đến năm 2012, ông Badiou mới chịu nhìn nhận sai lầm. Nhà sử học Thierry Wolton lo ngại các thế hệ trẻ sau này quên đi những thảm họa của thời kỳ xô-viết cũng như mao-ít, và coi chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc của mọi cái xấu.

Thụy My

Published in Quốc tế

Sau nhiều tun b ct đin và thiếu nước, hàng chc ngàn người Venezuela đã xung đường ngày th By đ ng h lãnh đo phe đi lp Juan Guaido và phn đi Tng thng Nicolas Maduro, người mà h cáo buc phá nát nn kinh tế.

vene1

Người ng h lãnh đo đi lp Venezuela Juan Guaido biu tình chng tng thng Nicolas Maduro Caracas, Venezuela, ngày 6 tháng 4, 2019.

Người Venezuela, vn đang chu lm phát phi mã và tình trng thiếu lương thc và thuc men tràn lan, nói rng cuc khng hong đt nước hn lon này đã tr nên ti t hơn trong tháng qua. Đó là khi tình trng mt đin trên toàn quc bt đu khiến nhiu vùng rộng ln chìm trong bóng ti my ngày lin cùng lúc, ct đt ngun cung cp nước và dch v đin thoi di đng.

Ông Guaido, người đng đu Quc hi do phe đi lp kim soát và được hu hết các quc gia phương Tây công nhn là nguyên th chính danh ca Venezuela, đã kêu gọi các cuc tun hành vào ngày th By đ đánh du s khi đu ca điu được mô t là mt làn sóng biu tình mi "mang tính quyết đnh" nhm lt đ ông Maduro.

Ông Guaido đã viện dn hiến pháp đ tuyên b mình là tng thng lâm thi vào tháng 1, cáo buộc ông Maduro là k tiếm quyn sau khi ông bt đu nhim kì th hai sau cuc bu c toàn quc năm 2018 b coi là gian ln.

Ông Maduro, người vn duy trì s ng h ca quân đi và các đng minh bao gm Nga và Trung Quc, đã chế giu ông Guaido là con rối ca M và nói rng ông này s đi mt vi công lí.

Tại Caracas, hàng ngàn người ng h phe đi lp tp hp ti mt đim t tp chính qun El Marques phía đông, Reuters cho hay. Người biu tình đó nói nhà ca h đã không có nước trong nhiu ngày và nhiu người đã hng nước t nhng đường ng hoc dòng nước không được v sinh chy xung t núi Avila trông ra Caracas.

Hai đợt cúp đin ln k t tháng 2 đã khiến chính ph ca ông Maduro phi cho hc sinh ngh hc và người lao đng ngh làm và khiến nhiu cơ s kinh doanh đóng ca. Đin đã được khôi phc nhưng vn chp chn ti các thành ph như San Cristobal, Valencia và Maracay.

Dù không có vụ bo lc nào liên quan đến biu tình được báo cáo ngay lp tc Caracas, nhng người chng kiến cho biết v các v đng đ gia người biu tình và cnh sát ti thành ph sn xut du Maracaibo, Reuters đưa tin.

Quốc hi, trên tài khon Twitter ca mình, cho biết hai trong s các nhà lp pháp ca h đã b chính quyn bt gi ti cuc biu tình Maracaibo và yêu cầu tr t do cho h ngay lp tc. B Thông tin Venezuela không tr li yêu cu bình lun.

Đảng Xã hi cm quyn đã t chc mt cuc tun hành cnh tranh Caracas vào ngày th By nhưng Reuters cho hay s người tham gia thưa tht, ch vài trăm người mc áo đ và đi mũ lưỡi trai màu đ đp trng và nhy salsa.

Hôm thứ Ba, Ngh hi Lp hiến Venezuela, mt cơ quan lp pháp đy quyn lc do Đng Xã hi kim soát, đã phê chun mt d lut cho phép truy t ông Guaido bng cách tước quyn min t dành do nghị viên ca ông.

Văn phòng trưởng công t viên đã m mt cuc điu tra nhm vào ông Guaido và các liên kết b cáo buc gia ông và "các v bo lc" hi tháng 1, nhưng h chưa ra lnh bt gi hoc chính thc cáo buc ông v bt kì ti nào.

Chính phủ M hôm thứ Sáu thc hin mt bước na trong n lc buc ông Maduro t b quyn lc, bng cách áp đt các chế tài mi lên các chuyến vn chuyn du ca Venezuela, và tuyên b s "hành đng mnh tay hơn" nhm vào đng minh ch cht Cuba vì đã giúp chng lưng cho chính phủ ca ông Maduro.

Published in Quốc tế

Venezuela : Nhờ đâu Maduro vẫn tại vị sau 45 ngày sóng gió ?

Báo Les Echos ngày 15/03/2019 nhận định "Venezuela : Khả năng hồi phục đáng kinh ngạc của Nicolas Maduro". Được cho là chắc chắn sẽ bị lật đổ cách đây 45 ngày khi thủ lãnh đối lập Juan Guaido tự phong tổng thống lâm thời, Maduro đến nay vẫn chống chọi được và thời gian đang đứng về phía ông ta.

vene1

Những người bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày 10/03/2019 trong đợt cúp điện tại Caracas. Reuters Ivan Alvarado

Sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến dân chúng kiệt lực và bị cô lập trên trường quốc tế, hồi kết của tổng thống Nicolas Maduro xem chừng đã rõ. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, 35 tuổi, người mà Maduro gọi là "cậu bé", có được sự công nhận của 50 quốc gia, với tỉ lệ tín nhiệm trong dân chúng là 60% trong khi tổng thống đương nhiệm chỉ có 14%. Vì sao một tháng rưỡi qua, chàng thanh niên Guaido vẫn chưa lật đổ được đối thủ ?

Trong cuộc song đấu, phần thắng lần lượt nghiêng về bên này hoặc bên kia. Chẳng hạn hôm 23/1, Juan Guaido hứa hẹn sẽ đưa vào Venezuela 250 tấn viện trợ nhân đạo, nhưng rốt cuộc số hàng này vẫn bị kẹt lại bên kia biên giới. Rõ ràng đây là chiến thắng của Nicolas Maduro. Vài ngày sau đó, sau khi đi thăm một số nước Châu Mỹ La-tinh bất chấp lệnh cấm xuất cảnh và lời đe dọa tống giam của Maduro, Juan Guaido không hề e ngại khi quay về Venezuela. Lần này đến lượt tổng thống bị mất mặt, phải lờ đi như không hề biết.

Tuy nhiên, Nicolas Maduro vẫn trụ lại được, chủ yếu nhờ sự ủng hộ của quân đội. Ông Gaspard Estrada, giám đốc điều hành OPALC chuyên nghiên cứu về Châu Mỹ La-tinh của Sciences Po nhắc nhở, đó chính là hòn đá tảng của hệ thống. Ngay khi vừa nhậm chức, Maduro đã tăng gấp đôi số tướng lãnh và bổ nhiệm họ vào các chức vụ quan trọng trong nền kinh tế, như quản lý việc nhập khẩu thực phẩm, kiểm soát xuất khẩu dầu lửa. Những chiếc ghế mang tính chiến lược trong một đất nước đang khủng hoảng nặng nề cũng hết sức béo bở.

Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các sĩ quan cao cấp vẫn trung thành với Maduro, làm ngơ trước lời kêu gọi của Guaido. Một số sĩ quan, như tùy viên quân sự Venezuela ở Washington đã bỏ sang hàng ngũ đối lập, nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên một phong trào. Còn đối với lính thì đã có đến 10.000 người bỏ ngũ từ năm 2016. Juan Guaido hiểu hơn ai hết là phải tác động vào quân đội mới lật được Nicolas Maduro, tuy nhiên đề nghị ân xá của ông vẫn không gây được hiệu quả.

Trong khi chờ đợi, thời gian đang đứng về phía Maduro. Không chỉ có quân đội, ông ta còn nắm trong tay lực lượng bán quân sự cánh tả "colectivo" gồm mấy chục ngàn thành viên đang hoành hành tại những khu phố bình dân, bên cạnh đó là lực lượng đặc biệt. Đe dọa can thiệp quân sự của tổng thống Mỹ Donald Trump không được các nước Châu Mỹ La-tinh và Châu Âu hoan nghênh.

Như vậy trừ phi có một sự kiện đặc biệt nào đó xảy ra, không có sự can thiệp quân sự của Mỹ và sự quay đầu của các tướng lãnh, Maduro vẫn có thể điềm nhiên tại vị. Cũng giống như Bachar Al Assad, tám năm sau khi xảy ra cuộc xung đột, vẫn đang là tổng thống Syria, nhờ có sự giúp sức của Nga và Iran. Tương tự, Maduro đang được Moskva nhiệt tình ủng hộ, và "con lật đật" này vẫn ngóc đầu dậy được sau mỗi đợt sóng gió.

Pakistan, đồng minh quân sự hàng đầu của Bắc Kinh

Về Châu Á, Le Figaro chú ý đến việc "Bắc Kinh bảo vệ Islamabad ở Liên Hiệp Quốc", vì "Pakistan là đồng minh quân sự hàng đầu của Bắc Kinh".

Hôm thứ Tư 13/3 tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã phủ quyết việc ghi tên Masood Azhar, thủ lãnh của tổ chức thánh chiến Jaish-e-Mohammed (JeM) ở Pakistan vào danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an, trong khi người này bị Ấn Độ tố cáo là thủ phạm vụ tấn công làm 40 dân quân Ấn thiệt mạng ở Kashmir ngày 14/2. Hai cường quốc nguyên tử Châu Á có nguy cơ lao vào chiến tranh vì vụ này. Đề nghị trừng phạt được Pháp đưa ra được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an.

Việc Bắc Kinh phủ quyết không gây ngạc nhiên, chứng tỏ Pakistan được coi là đồng minh quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Bước ngoặt trong quan hệ đôi bên diễn ra vào năm 2015, khi Tập Cận Bình công bố kế hoạch đầu tư hành lang kinh tế CPEC (China-Pakistan Economic Corridor) trị giá 46 tỉ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Pakistan. Các doanh nhân, nhà kinh tế và nhà báo nhanh chóng chỉ trích sự thiếu minh bạch của dự án làm nợ công tăng vọt mà Pakistan phải trả trong vòng từ 35 đến 40 năm, tính ra mỗi năm từ 2022 đến 2028 phải trả lãi từ 4 đến 4,5 tỉ đô la. Tuy nhiên, đương kim thủ tướng Imran Khan từ chối hủy bỏ CPEC. Quân đội Pakistan có cùng mục tiêu với Trung Quốc là chận đứng ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nam Á và Ấn Độ Dương.

Trong 10 năm qua, Pakistan trở nên lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào vũ khí Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu hòa bình ở Stockholm (SIPRI), năm 2018, vũ khí mua từ Trung Quốc chiếm đến 70%, và tỉ lệ nhập khẩu vũ khí Mỹ từ 27% sụt xuống chỉ còn 8,9%. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, Islamabad nhận được từ Bắc Kinh 325 chiến xa, thiết bị để lắp ráp 100 chiến đấu cơ JF-17, bốn chiến hạm ; các ngư lôi, hỏa tiễn, trực thăng, phi cơ thám sát biển, radar, thiết bị bay không người lái… Năm 2015 Pakistan còn thỏa thuận mua 8 tàu ngầm S20 mà Trung Quốc xưa nay chưa hề bán cho ai. Hai bên gần đây còn hợp tác chặt chẽ về hàng không không gian.

Thái Lan : Bí mật bao trùm lên xác chết ba nhà ly khai trên dòng Mêkông

Tại Đông Nam Á, thông tín viên của Le Monde ở Thái Lan cho biết "Bí mật bao trùm lên xác chết của các nhà ly khai trên dòng sông Mêkông".

Ba cái xác được bó chiếu lần lượt nổi lên bên phía Thái trong ba ngày cuối năm ngoái, với cùng những đặc điểm : khuôn mặt biến dạng, bụng bị bơm đầy xi măng. Thi thể thứ hai và thứ ba được nhận diện là hai nhà ly khai Thái Lan Puchana và Kasalong đã tị nạn ở Lào sau vụ đảo chính quân sự tháng 5/2014, nhưng cái xác thứ nhất thì đã biến mất. Người vợ của Surachai Danwattannusorn cho rằng đó chính là chồng bà và đã nộp đơn kiện. Quân đội chối bỏ mọi cáo buộc.

Vụ nhà ly khai Surachai gợi nhớ một thời kỳ đã bị giới trẻ Thái Lan quên lãng. Trong thập niên 60 và 70, hàng ngàn du kích cộng sản Thái Lan được Bắc Kinh yểm trợ chiến đấu với quân đội trong rừng rậm, nhưng đến cuối thập niên 80 họ đã ngưng chiến khi chính phủ ban bố lệnh ân xá. Ông Surachai là một trong những thủ lãnh du kích huyền thoại, sau đó bị tù vì vụ tấn công một đoàn xe chở tiền nhằm mục đích tuyên truyền và tội khi quân, và khi được thả đã sang Lào tị nạn.

Thảo luận toàn quốc, trải nghiệm dân chủ độc đáo ở Pháp

Cuộc thảo luận toàn quốc do chính quyền đề xướng nhằm thoát khỏi khủng hoảng "Áo Vàng" chính thức kết thúc vào hôm nay 15/03/2019, chiếm trang nhất của hầu hết các nhật báo Pháp.

Libérationnhận xét "Từ thảo luận toàn quốc đến một sự lúng túng lớn lao", trong việc diễn dịch cụ thể ý muốn của người dân. Le Figaro chạy tựa "Thảo luận toàn quốc : Người Pháp thực sự muốn gì ?". Một cuộc điều tra cho thấy sức mua vẫn là ưu tư lớn nhất của công dân. "Thảo luận toàn quốc : Độc giả bày tỏ ý kiến", tựa chính của La Croix.

Les Echos chạy tựa lớn "Thảo luận toàn quốc : Tổng kết" và dành đến 8 trang báo để nói về những hướng của tổng thống Emmanuel Macron sau hai tháng qua, tổng hợp các ý kiến về thuế khóa, dân chủ, môi trường. Riêng Le Monde dành tựa trang nhất cho chủ đề "Tư nhân hóa công ty quản lý sân bay ADP : Chính phủ bối rối".

La Croixtrong bài xã luận cho rằng có thể rút ra những bài học tích cực từ sự kiện này. Người dân tham gia đông đảo để nói lên tiếng nói của mình, và đưa ra những đề nghị với chính quyền : 10.335 cuộc hội thảo đã diễn ra trên toàn quốc, và trên mạng có 1.750.108 góp ý.

Tuy không thể coi là đại diện cho 47 triệu cử tri Pháp, và chủ yếu là các công dân đứng tuổi thay vì giới trẻ, nhưng vào tháng 11 năm ngoái, ai có thể tưởng tượng được là nước Pháp sẽ trở thành một diễn đàn khổng lồ như thế ? Tờ báo cho rằng phải cảm ơn phong trào Áo Vàng (Gillets Jaunes) và tổng thống Emmanuel Macron, đã nhận ra những mong đợi này và tạo điều kiện để biểu lộ. Theo La Croix, những cuộc tranh luận dân chủ như thế là một thành tựu trong giai đoạn đầy sóng gió hiện nay, và cần được tiếp tục triển khai.

Show độc diễn của tổng thống trẻ và khát vọng bình đẳng

Libérationđặt câu hỏi "Tranh luận xong rồi, bây giờ phải làm gì ?". Bức màn chưa thể hạ ngay mà phải chờ một tháng nữa, sau các "hội nghị công dân" để tổng kết ở từng vùng và tranh luận tại Quốc hội, trước khi tổng thống Macron phát biểu và có những quyết định quan trọng vào giữa tháng Tư.

Chính quyền không vội vã đặt dấu chấm hết cho trải nghiệm dân chủ độc đáo này. Trước hết là do đã thành công trong chiến thuật đổi hướng sự chú ý khỏi phong trào Áo Vàng, tạo ra một làn gió mới. Tiếp đến, đợt thảo luận đã mang lại hào quang cho vị tổng thống trẻ tuổi, chứng tỏ được kiến thức rộng rãi và tài hùng biện trong các "one president show", những sô độc diễn dài hơi có thể so sánh với Fidel Castro. Cuối cùng, những mong đợi có thể trở thành thất vọng, trong tình trạng ngân sách eo hẹp. Lãnh đạo là phải chọn lựa, mà chọn lựa thì luôn có nguy cơ gây bất bình.

Xã luận của Le Figaro nhắc lại câu nói của nhà lý luận Tocqueville từ thế kỷ trước : các định chế và phương thức dân chủ "đánh thức và ve vãn đam mê được bình đẳng, nhưng chưa bao giờ có thể hoàn toàn thỏa mãn ước vọng này".

Thụy My

Published in Quốc tế

Đối lập Venezuela ban bố tình trạng báo động, biểu tình tiếp tục (RFI, 12/03/2019)

Tại Venezuela, một phần đất nước vẫn chìm trong bóng tối. Quốc hội trong tay phe đối lập, đã ban hành "tình trạng báo động" vào hôm qua, 11/03/2019. Đây là một sắc lệnh minh họa cho tình hình bi thảm của Venezuela.

vene1

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình tại phủ tổng thống Miraflores, Caracas, ngày 11/03/2019. Miraflores Palace/via Reuters

Từ tối thứ Năm 07/03, nhiều bang vẫn bị mất điện. Còn tại thủ đô, điện đã được tái lập được một phần. Tổng thống tự phong Juan Guaido, ngày 12/03, kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường biểu tình để gây sức ép đối với chính phủ Maduro.

Thông tín viên RFI, Benjamin Delille, tường thuật từ Caracas :

"Juan Guaido lợi dụng việc mất điện quy mô rất lớn này để huy động đông đảo người dân Venezuela chống lại tổng thống Maduro. Tình hình trở nên bi thảm đối với một phần lớn đất nước : Vừa không có điện, người dân vừa không có nước để sử dụng, không có xăng, không thể mua lương thực.

Do lạm phát, không còn tiền mặt, giao dịch, mua sắm đều qua thẻ tín dụng. Nỗi tức giận ngày dâng cao, nhưng không chắc là cuộc vận động hôm nay của lãnh đạo đối lập sẽ được hưởng ứng đông đảo.

Nguyên nhân dễ hiểu : Điện bị mất, mạng lưới internet, điện thoại bị tê liệt, hệ quả là một phần lớn dân chúng không biết gì về cuộc vận động biểu tình này.

Chính quyền thì tiếp tục khẳng định là bị Hoa Kỳ phá hoại. Phe đối lập đã dứt khoát bác bỏ lời giải thích trên, tố cáo ngược lại là chính quyền Maduro đã không bảo quản tốt hệ thống điện.

Người dân không mấy quan tâm đến cuộc cãi vã kể trên. Sau nhiều ngày mất điện, họ chỉ muốn một điều : Điện trở lại càng sớm càng tốt.

Tại nhiều thành phố, nạn cướp bóc gia tăng, cắt điện càng kéo dài, khả năng bùng nổ xã hội có thể diễn ra".

Mỹ duy trì áp lực đối với Maduro

Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ duy trì sức ép đối với chế độ Maduro. Trên mạng Twitter ngày 11/03, ông Mike Pompeo đã loan báo quyết định rút toàn bộ nhân viên ngoại giao tại Venezuela về nước do "tình hình ngày càng tồi tệ", và việc nhân viên ngoại giao của Mỹ tiếp tục hiện diện tại nước này là một "hạn chế đối với chính sách của Mỹ".

Phát biểu với báo chí, ông Pompeo tiếp tục tố cáo Nga và Cuba là nguyên nhân làm cho tình hình Venezuela xấu đi khi tiếp tục hậu thuẫn cho tổng thống Nicolas Maduro. Trước đó, ông Pompeo còn cáo buộc Cuba can thiệp trực tiếp vào nội tình Venezuela với một lực lượng quân sự "từ 20.000 đến 25.000 người".

Vào ngày 11/03, chính quyền La Habana đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ, gọi đấy là những luận điệu "dối trá" và "vu khống".

Trọng Nghĩa

*******************

Quốc hội Venezuela tuyên bố ‘tình trạng báo động’ (VOA, 12/03/2019)

Quốc hi Venezuela, do phe đi lp nm gi, hôm 11/3 tuyên b "tình trng báo đng" v vic mt đin kéo dài 5 ngày qua.

vene2

Ông Juan Guaido.

Phần ln Venezuela, theo Reuters, ti ngày 11/3 vn còn mt đin, trong khi đa phn th đô Caracas đã có đin tr li.

Tình trạng mt điện kéo dài t hôm 7/3 và Tng thng Nicolas Maduro coi đây là hành đng phá hoi được s hu thun ca M.

Việc mt đin này khiến dân chúng thêm phn bt mãn trong h đã phi chu cnh siêu lm phát và khng hong chính tr, sau khi th lĩnh đi lp Juan Guaido tuyên bố làm tng thng lâm thi hi tháng Mt.

Hiến pháp Venezuela cho phép tng thng tuyên b tình trng báo đng khi vp phi các thm ha "gây tn hi nghiêm trng ti an ninh quc gia", nhưng không nói rõ tác đng thc tế ca tuyên b kiu này.

Trong phiên họp ngày 11/3, ông Guaido cũng kêu gi ngưng vn chuyn du ti đng minh ca ông Maduro là Cuba.

Cố vn an ninh quc gia M John Bolton ng h tuyên b này.

Ông viết trên Twitter rng các công ty bo him và các hãng tham gia vào vic vn chuyn này "đang được thông báo", nhưng không cho biết cụ thể v các bin pháp mà chính ph M có th tiến hành.

**************

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Tổng thống Venezuela (VOA, 12/03/2019)

Cố vn An ninh quc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm 10/3 lên tiếng v cuc tranh giành quyn lc quyết lit Venezuela gia Tng thng Nicholas Maduro và lãnh đo đi lp Juan Guaido, người được nhiu nước trên thế gii công nhn là Tng thông lâm thi ca Venezuela.

vene3

Ông John Bolton có lời l cng rn vi Tng thng Venezuela Nicholas Maduro

"Tôi hy vọng tương lai ca ông y s là sng mt bãi bin xinh đp đâu đó xa Venezuela", ông Bolton nói v ông Maduro trong chương trình ‘This Week’ trên kênh ABC.

Ông Bolton nói rằng ‘đà thng li đang v phía ông Guaido’ nhưng người dân Venezuela mới là nhân t quyết đnh đm bo s chiến thng ca nhà lãnh đo đi lp.

"Có vô số nhng cuc đi thoi gia các thành viên Quc hi và thành viên lc lượng vũ trang Venezuela v nhng gì có th xy ra, làm sao quân đi có bước chuyn đ ng hộ đi lp", ông Bolton nói.

Lên kế nghim ông Hugo Chavez, mt người cánh t nhit thành, làm Tng thng vào năm 2013, ông Nicholas Maduro liên tc buc ti Washington đng đng sau nhng thng kh ca đt nước ông.

"Chúng ta đang đối mt vi hành đng hung hăng nghiêm trọng nht t ch nghĩa đế quc M mà Venezuela tng chng kiến trong toàn b lch s 200 năm ca đt nước", ông Maduro phát biu ti mt cuc tp hp mi đây ca nhng người trung thành.

Trong khi đó, ở Washington, các v ngh sĩ M cũng gi đi thông đip đến Venezuela.

"Cuộc chiến đu ca các bn đ giành t do và khôi phc nn dân ch cũng là cuc chiến đu ca chúng tôi, và thế gii t do đã và s không quên các bn", Thượng ngh sĩ Cng hòa Marco Rubio của tiu bang Florida, ch tch tiu ban Tây Bán Cu thuc y ban Đi ngoi Thượng vin M, phát biu ti mt phiên điu trn hi tun trước.

"Gửi đến các quan chc ca chế đ Maduro : nếu quý v mun có tương lai Venezuela, và nếu quý v mun có mt tương lai không còn dính các lnh trng pht ca M vn s theo quý v bt c nơi nào trên thế gii thì quý v phi công nhn Tng thng lâm thi hp pháp, Juan Guaido, và ch đ tay quý v nhum máu", Thượng ngh sĩ Bob Menendez ca tiu bang New Jersey, thành viên Dân chủ hàng đu trong y ban đi ngoi Thượng vin, nói.

Nhiều thành viên Đng Dân ch ng h các lnh trng pht mà chính quyn Tng thng Donald Trump áp đt lên chế đ ca ông Maduro nhưng cũng nói rng vic M can thip quân sự không nên tính đến.

"Những li nói chuyn phiếm v hành đng quân s tht s s làm cho nhng k đc tài thêm mnh bo" Thương ngh sĩ Dân ch Tim Kaine ca bang Virginia nói. "Quan tâm duy nht ca chúng tôi là hòa bình, t do và dân ch cho người dân Venezuela. Thế thôi".

Nhà ngoại giao hàng đu ca M Venezuela đã tìm cách đm bo vi các ngh sĩ rng hành đng quân s s không được xem xét.

"Đó chắc chn là điu không mong mun và đó không phi là con đường mà chính quyn đang đi", Đc s M v Venezuela, ông Elliot Abrams, nói trước y ban ca Quc hi.

Phát biểu Nhà Trng hi tháng trước, ông Bolton nói rng Tng thng Trump đang ‘đ ng mi kh năng trên bàn’ v Venezuela. Tuy nhiên, hôm 10/3, ông t chi đưa ra d đoán.

"Chúng ta sẽ ch xem điều gì s xy ra", ông Bolton nói trên chương trình "This Week".

*******************

Mỹ rút hết nhân viên ngoại giao ra khỏi Venezuela (VOA, 12/03/2019)

Hoa Kỳ sẽ rút tt c các nhân viên ngoi giao còn li khi Venezuela trong tun này do tình hình xu đi sau nhiu tháng bt n chính tr, B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết vào cui ngày th Hai 11/3.

vene4

Đại s quán Hoa Kỳ ti Caracas, Venezuela.

Hãng tin Reuters trích tuyên bố ca B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết "Quyết đnh rút hết nhân viên ngoi giao này cho thy tình hình Venezuela đang xu đi, cũng như kết lun rng s hin din ca nhân viên ngoi giao Hoa Kỳ ti đi s quán đây đã tr thành một hn chế đi vi chính sách ca Hoa Kỳ".

Trước đó vào ngày 24/1, Washington ra quyết đnh rút tt c thân nhân ca nhân viên ngoi giao và gim nhân viên đi s quán xung mc ti thiu do tình trng bt n trong cuc bu c tng thng ca Venezuela.

Tuyên bố ca B Ngoi giao M không cho biết thông tin chi tiết hoc đưa ra thi hn cui phi rút khi đi s quán th đô Caracas.

Hôm 11/3, Quốc hi Venezuela tuyên b "tình trng báo đng" do mt đin kéo dài năm ngày, đã làm tê lit nước này và khiến hàng triệu người dân phi vt ln đ tìm thc ăn và nước ung.

Hôm 11/3, Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez lên truyn hình cho biết Venezuela s đình ch các hot đng kinh doanh và đóng ca trường hc vào 12/3 do mt đin.

Việc mt đin đã làm tăng thêm sự bt mãn mt quc gia đang b lm phát phi mã và khng hong chính tr trm trng sau khi ông Juan Guaido, lãnh đo phe đi lp, tuyên b làm tng thng lâm thi vào tháng 1 và nói rng vic Tng thng Nicolas Maduro tái đc c vào năm 2018 là mt vụ lừa đo.

********************

Venezuela vẫn tê liệt vì cúp điện, đối lập đòi hỏi tình trạng khẩn cấp (RFI, 11/03/2019)

Một lần nữa, chính quyền Venezuela hôm qua 10/03/2019 lại ra lệnh đóng cửa các trường học và cơ quan hành chính, trong bối cảnh toàn quốc vẫn bị tê liệt do cúp điện từ hôm thứ Năm 070/3. Thủ lãnh đối lập Juan Guaido kêu gọi Quốc hội thông qua "tình trạng khẩn cấp".

vene5

Cảnh người dân ở Petare, ngoại ô Caracas, xếp hàng mua thực phẩm trong lúc thành phố mất điện. Ảnh chụp ngày 10/03/2019. Juan BARRETO / AFP

Đã bốn đêm liên tiếp, Venezuela tiếp tục chìm trong bóng tối. Phía ông Maduro tố cáo bị Mỹ phá hoại, nhưng đối lập cáo buộc chính quyền từ nhiều năm qua không bảo trì mạng lưới điện. Sân bay phải kiểm tra an ninh bằng phương pháp thủ công, đã có ít nhất 15 bệnh nhân tử vong do không được chạy thận. Người dân cố tìm cách sống sót trong khi cả nước không còn điện nước, không có phương tiện giao thông và liên lạc.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường thuật :

"Từ hôm thứ Sáu đến nay, đa số các cửa hàng và siêu thị tại Caracas đều đóng cửa. Do siêu lạm phát, những tờ giấy bạc hầu như đã biến mất, và điện bị cúp nên các thiết bị đọc thẻ tín dụng trở nên vô dụng. Ở lối vào Petare, vùng ngoại ô lớn nhất Venezuela, hàng trăm người xếp hàng chờ trước những cửa hiệu nhỏ có máy phát điện.

Maria cho biết : "Hầu như không còn một cửa hàng nào có điện để có thể trả tiền, nhưng ở đây thì được. Chẳng còn tiền mặt, nên nếu không có điện thì người mua không thể thanh toán được".

Còn Francisco sau hai tiếng đồng hồ chờ đợi rốt cuộc cũng đã có thể mua sắm. Do tủ lạnh không còn hoạt động, nên anh phải chọn lựa. Francisco cho biết : "Chúng tôi cố gắng mua những loại thực phẩm không bị hư hỏng như gạo, bột mì, trứng…là những thứ không cần phải giữ trong tủ lạnh, để trữ lại ăn dần".

Phía sau quầy, cô bán hàng Ingrid gật đầu đồng tình : Từ hôm thứ Sáu cô đã bị mất tất cả những thức ăn để trong tủ lạnh. Ingrid nói : "Tất cả những loại thịt mà tôi có đều bị hỏng, tôi phải quăng hết vào thùng rác. Thế là một tháng lương đã tiêu tùng. Coi như cả tháng tôi chẳng làm gì cả, tôi lao động không công".

Tất cả những người khách đang chờ đợi đều cư ngụ tại những khu phố bình dân. Họ không cần biết nạn cúp điện là do bị phá hoại hay do mạng lưới không được bảo trì, đơn giản chỉ muốn rằng tình trạng này phải chấm dứt. Và Venezuela sẽ trở lại thành một đất nước bình thường".

Thụy My

********************

Mất điện ở Venezuela : Cướp bóc khi tuyệt vọng gia tăng (BBC, 11/03/2019)

Hôm thứ Hai, chính phủ Venezuela đã ra lệnh cho các trường học và doanh nghiệp đóng cửa do việc mất điện đã kéo dài đến ngày thứ năm. Phe đối lập nói rằng có ít nhất 17 người đã chết vì mất điện. Người dân thủ đô Caracas chia sẻ với phóng viên Will Grant của BBC về nỗi tuyệt vọng ngày càng tăng của họ.

vene6

Nhiều nơi ở Venezuela, gồm cả Caracas, đang chìm trong đêm tối

Cứ mỗi giờ trôi qua mà không có điện, Venezuela, quốc gia đang đứng trên bờ vực, phải hứng chịu thêm nhiều đau thương và căng thẳng.

Trong khi các băng đảng thân chính phủ được gọi là "colectivos" chạy xe máy trên những con đường tối tăm để giữ trật tự tại các điểm súng, thì các vụ cướp bóc lẻ tẻ vẫn diễn ra làm gia tăng nỗi tuyệt vọng cho người dân Venezuela.

Thật khó để hiểu hết những khó khăn vì mất điện ở đây trong bốn ngày qua.

Nhiều nơi trên cả nước bị mất điện và thật không dễ để nắm được toàn bộ tình hình. Ngay cả khi có điện trở lại thì nó cũng bị ngắt quãng và chỉ tổn tại trong vài giờ.

Có thể thấy rõ, người dân tại nhiều khu vực ở Venezuela đang phải vật lộn với cuộc sống kể từ khi bị mất điện vào thứ Năm tuần trước.

Cuộc sống không internet, không điện thoai, không ngân hàng, không máy rút tiền, không nồi cơm điện hoặc không điều hòa thật khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Trên bờ vực

"Tôi có con trai hai tuổi. Tối qua chúng tôi chẳng có gì để ăn cả", Majorie nói với vẻ tức giận bên ngoài một siêu thị trong khu phố Terrazas del Club Hípico ở Caracas.

Một cửa hàng gần nhà cô đã bị cướp và một người hàng xóm đã cho cô ít cơm, Majorie nói.

"Tôi đã đổ thêm ít nước, cho thêm ít đường vào số cơm đó rồi đút cho con trai ăn. Hôm nay nó cũng hỏi tôi có gì ăn không, nhưng tôi biết lấy gì cho nó ăn bây giờ ? Tôi có thể chịu đói. Đối với người lớn, một cốc nước cũng đủ sống qua ngày. Nhưng một đứa trẻ thì phải làm sao đây ?"

Sau lưng chúng tôi, một nhóm các bà mẹ tuyệt vọng và đau khổ không kém bắt đầu đập cửa siêu thị để được vào bên trong.

Bên trong siêu thị, máy tính tiền và máy quẹt thẻ không hoạt động, và nhân viên chỉ nhận thanh toán bằng đô la Mỹ.

"Ở Venezuela chúng tôi không dùng đô la, chúng tôi cũng không được trả bằng đô la, mà chúng tôi được trả bằng tiền Bolivars", Majorie nói với giọng tức giận.

"Chúng tôi không muốn cướp phá các cửa hàng, chúng tôi không muốn gây ra những chuyện này. Cái chúng tôi muốn là đồ ăn. Chúng tôi đói".

vene7

Bác sĩ biểu tình để nêu bật khó khăn của bệnh nhân

Đấu tranh để sinh tồn

Đối với một số khác, vấn đề còn nghiêm trọng hơn việc thiếu thức ăn.

Patricia (không phải tên thật) hiện là nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm của một bệnh viện nhi ở Caracas.

Lo sợ sẽ gặp rắc rối, Patricia gặp tôi tại một nơi cách xa bệnh viện JM de los Rios để nói về ảnh hưởng của việc mất điện lên các bệnh nhân.

"Hôm thứ Năm, không ai có thông tin gì về việc tại sao máy phát điện khẩn cấp của bệnh viện không khởi động. Tại khoa chăm sóc đặc biệt, câu hỏi chuyện gì đang xảy ra và tại sao mọi chuyện lại như vậy vẫn chưa có hồi đáp".

Một đồng nghiệp nói với Patricia rằng, các các bệnh nhi đang được cứu sống bằng hô hấp thủ công.

Ở đó, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ vài tháng tuổi vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt.

"Khi đi qua các phòng bệnh, chúng tôi nhìn thấy một bà mẹ đang khóc và phát hiện ta một trong những đứa bé đã chết", Patricia nói.

Mặc dù đội ngũ nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, một trẻ sơ sinh khác cũng đã chết sau đó.

Một máy phát điện cuối cùng cũng đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên trong bối cảnh hỗn loạn vì mất điện, máy phát điện này không được chuyển đến bởi các quan chức y tế hay chính phủ mà bởi "colectivos" - các băng đảng thân chính phủ.

vene8

Nhiều siêu thị bị cướp

Không có tiền, không có đám tang

Việc mất điện không chỉ khiến an ninh lương thực và ngành y tế tan rã, mà nó thậm chí còn khiến người chết cũng không được yên nghỉ.

Con trai của María Errazo bị giết ở khu phố nghèo nơi bà sống vào hôm thứ Năm, ngày đầu tiên mất điện. Từ đó đến nay, thi thể anh ta vẫn nằm ở nhà xác Bello Monte.

Do hầu hết các văn phòng chính phủ đã đóng cửa từ chiều thứ Năm, María đã không thể làm các thủ tục cần thiết để xem thi thể con trai hay đưa nó về để chôn cất.

Nếu có văn phòng mở cửa thì cũng không thể sử dụng máy in hay kết nối với internet. Theo đó, María cũng sẽ không nhận được xác nhận chính thức về việc con trai bà bị giết như thế nào.

Thậm chí nếu María có thể đưa xác con trai về nhà thì bà cũng không có tiền để tổ chức đám tang. Siêu lạm phát tràn lan ở Venezuela đã cướp đi khoản tiết kiệm nhỏ mà bà có.

"Chúng tôi không có tiền", María nói với giọng buồn bã vì không thể giúp con trai yên nghỉ. Các ngân hàng đã đóng cửa và cũng không có nhiều điểm gọi điện thoại.

"Tôi thậm chí không thể gọi nổi một cuộc điện thoại để tìm cách giải quyết", María nói.

Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi nghe nói siêu thị mà chúng tôi đến sáng nay đã bị cướp.

Chúng tôi chạy ngay đến đó, đúng lúc thấy hàng chục người dân địa phương bị bắt giữa trong khi mẹ, vợ và con gái họ nổi cơn thịnh nộ với lực lượng an ninh nhà nước.

"Chúng tôi phải làm sao bây giờ ?" một người phụ nữ hét lên. "Cháu của chúng tôi đang chết đói kia kìa".

Lời kêu cứu của cô kết thúc một ngày nữa ở Venezuela, nơi sự hỗn loạn vẫn diễn ra trong bóng tối.

**********************

Venezuela : Dân chúng tiếp tục rầm rộ biểu tình ủng hộ Juan Guaido (RFI, 10/03/2019)

Đông đảo người dân Venezuela hôm qua 09/03/2019 lại xuống đường biểu tình, một bên để ủng hộ tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, một bên đứng về phía tổng thống lâm thời Juan Guaido.

vene9

Venezuela : Tổng thống tự phong Juan Guaido trong cuộc biểu tình tại Caracas, ngày 9/03/2019. Reuters/Ivan Alvarado

Các cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh đợt mất điện kéo dài trên diện rộng chưa từng có từ tối ngày 07/03 khiến cả nước rơi vào cảnh hỗn loạn, 15 bệnh nhân chết vì không được chạy thận.

Chính phủ Maduro đã làm mọi việc để ngăn không cho Juan Guaido phát biểu trước người ủng hộ, nhưng đã thất bại.

Từ Caracas, thông tín viên RFI Benjamin Delille phân tích :

"Đây là một thành công mới mang tính biểu tượng cho Juan Guaido. Sau khi trở về Venezuela hôm thứ Hai tuần trước với sự đón chào của nhiều người, mặc dù trước đó ông bị đe dọa là sẽ bị bắt giữ, Juan Guaido một lần nữa tránh được những khó khăn mà chính phủ Venezuela muốn gây ra cho ông.

Những thành công này của Juan Guaido đã sỉ nhục tổng thống Nicolas Maduro và thắt chặt mối liên hệ của Guaido với người ủng hộ ông. Giờ đây, một phần công luận thực sự tôn vinh ông. Mỗi khi Juan Guaido xuất hiện, đám đông hô vang tên ông. Đối với họ, ông là người mang lại may mắn.

Cho dù vậy, trên thực tế, phe đối lập vẫn chưa thực hiện được lời hứa làm suy yếu chính phủ : Giới quân sự vẫn không bỏ rơi tổng thống của họ, hàng cứu trợ nhân đạo vẫn bị chặn ở biên giới và Nicolas Maduro vẫn nắm quyền lực.

Không biết là Juan Guaido còn có thể tiếp tục huy động những người ủng hộ ông cho đến bao giờ. Ý thức được là chính phủ sẽ không nhân nhượng, ngày càng có nhiều người đòi hỏi có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài.

Tuy nhiên vấn đề là dường như các nước sẽ không can thiệp quân sự vào Venezuela, vì có quá nhiều quốc gia ủng hộ phe đối lập của Guaido bác bỏ kế hoạch này".

Thùy Dương

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 4