Thiên Hành, RFA, 25/04/2023
Cụm từ này lưu hành từ lâu, chủ yếu trong nội bộ quan trường và giới doanh nghiệp, nhưng phơi bày hoàn toàn ra trước công chúng, trong một phiên tòa công khai thì có lẽ đây là lần đầu.
Theo lời khai của một bị cáo là doanh nhân trong phiên tòa Chuyến bay giải cứu, khi doanh nghiệp tuyệt vọng vì đã nộp đủ giấy tờ, được ¾ Bộ đồng ý nhưng hai ngày trước khi bay vẫn không được chấp thuận, tổ chức chuyến bay (đưa công dân Việt Nam về nước), thì được một cựu cán bộ Cục quản lý Xuất nhập cảnh nhắc nhở : Phải làm theo CƠ CHẾ CẢM ƠN.
Tức mang tiền tới "chủ động áp sát, nài ép" mấy anh mấy chị nhận. Trước đó ở nhà đã phải thắp nhang van vái ông bà tổ tiên khiến cho mấy anh mấy chị "không cưỡng được cám dỗ", "chỉ nghĩ là tiền cảm ơn", mà nhận giùm. Chịu nhận tiền thì 90% sẽ chịu ký duyệt, cho phép. Từ đó doanh nghiệp mới được kinh doanh, người dân mới có thể hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết.
Nói tóm tắt, nó là quá trình cá nhân hóa quyền lực của nhà nước, biến quan hệ phục vụ hoặc dịch vụ của Nhà nước với người dân và doanh nghiệp trở thành quan hệ ban bố, xin cho giữa một số người được trao quyền với phần còn lại của xã hội, đổi lấy tiền bạc và lợi ích cho cá nhân mình.
Cơ chế là một thuật ngữ, chỉ quy luật vận hành của một hệ thống, sự tương tác giữa các yếu tố với nhau và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động.
Rất thú vị khi khái niệm chính thống này được dùng để đặt tên một nguyên tắc ngầm, góp phần chính thức hóa nó, thậm chí đem nó lên bàn cân để so sánh với các cơ chế phổ biến khác, như cơ chế pháp trị chẳng hạn.
Thú vị còn vì tuy mỉa mai nhưng chính là cách làm công bằng. Vì ở Việt Nam, "cơ chế cảm ơn" chính là bản chất của mối quan hệ giữa các đại diện Nhà nước với người dân. Nó cũng gọi tên chính xác động lực trọng yếu chi phối cách vận hành hoạt động của chính quyền lâu nay, bất chấp những nghị quyết chống tham nhũng, bất chấp các đợt vận động học tập đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng. Thậm chí bất chấp cả cái lò cháy rừng rực suốt hai ba năm nay của cụ Trọng.
Được xướng lên giữa phiên tòa đại án, nó chẳng khác gì cú đạp thẳng vào thể diện và các cố gắng được mô tả là kỳ vĩ của "Người đốt lò vĩ đại".
Cho đến nay, cơ quan điều tra đã chứng minh tội trạng trong vụ án này và sẽ tiến đến bắt tù những quan chức cấp cao phạm tội. Đó là những nỗ lực dũng cảm, được đánh giá hết sức cao, ban đầu đã mang lại sự hả dạ hết sức cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhưng xét về bản chất, đó mới chỉ là hành động vớt sâu trong nồi canh. Thôi thì nồi canh này đem đổ. Nhưng nếu sâu vẫn lúc nhúc trong vườn rau thì sớm muộn gì các nồi canh khác cũng lại sâu nhung nhúc.
Do vậy cốt tủy phải là bao lưới rào kín vườn và thả thiên địch, để bất cứ con sâu nào mon men chớm nở đều bị phát hiện và diệt gọn.
"Không cho nó đẻ trứng", như slogan sắc bén tuyệt vời của dân gian.
Chao ôi, mơ ước đó chỉ là ước mơ hão.
Vì nếu tuyệt đối cấm được hối lộ, diệt trừ cơ chế cảm ơn thì cán bộ sống bằng gì ?
Thu nhập chính thức quá thấp, nhưng quyền lực quá lớn. Hệ thống kiểm soát cồng kềnh nhưng bản chất là nhà táng giấy. Thì xã hội tất yếu sẽ hình thành lớp đệm xám - dùng quyền đẻ ra tiền - giữa hai cực để lập lại thế cân bằng tự nhiên.
Do vậy, sự tha hóa là tất yếu. Thậm chí chính Nhà nước ấn các điều kiện để dễ dàng tha hóa vào tay các cá nhân được trao quyền lực.
Một tuần nay dân Việt Nam chứng kiến sự tha hóa của cả một tập thể các cán bộ lãnh đạo cao cấp tại nhiều cơ quan Nhà nước trọng yếu. Những thái độ, những câu nói trơ trẽn tột độ của họ, đối lập gay gắt với chức vụ rất cao mà họ đang giữ khiến những người dân thường chúng ta hết trồi từ sự ngạc nhiên này lại sụt xuống sự sững sờ khác. Nhưng chỉ chúng ta sững sờ thôi. Giữa họ, các quan chức sống và làm việc theo "cơ chế cảm ơn" thì "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền" chỉ là chuyện thường ngày. Hơn thế, nó chính là nguyên tắc sống còn và thăng chức.
Không thể có cơ chế giám sát thực sự trong chế độ chỉ có một đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước. Chẳng có cơ thể nào dùng tay trái chặt đứt tay phải cả. Vì thế, bà con cũng đừng thấy đỏ tưởng là chín. Hết đại án chuyến bay giải cứu sẽ đến đại án xe bò giải trí, xe tăng giải hạn, xe lửa giải hạn… Và do là sự bù đắp tự nhiên cho lỗi sinh tử của cơ chế nên càng về sau nó sẽ càng công nhiên, chặt chẽ, quy mô lớn hơn, dính líu tới các tầng cấp sâu xa hơn nữa.
Thiên Hành
Nguồn : RFA, 25/07/2023
Tham khảo :
https://vnexpress.net/doanh-nghiep-hoi-lo-bi-ep-dua-tien-4631793.html
https://baomoi.com/vu-an-chuyen-bay-giai-cuu-nhung-loi-an-nan-muon-mang/c/46395133.epi
**********************
Đảng và Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi người dân về vụ "Chuyến bay giải cứu"
Quốc Phương, RFA, 24/07/2023
Để xảy ra đại án nghiêm trọng ‘Chuyến bay giải cứu’ mà tòa sơ thẩm ở Việt Nam đang nghị án trong tuần này, hay vụ Que thử Việt Á, mà không có quan chức lãnh đạo cấp cao nhất nào đứng ra xin lỗi người dân, liệu Chính phủ Việt Nam có quá coi thường nhân dân hay không ? Đó là câu hỏi được công luận Việt Nam nêu ra. Theo giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam trong nước, câu hỏi đó hoàn toàn ‘chính đáng’ và lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam cần sớm có lời giải đáp.
Ảnh ông Hồ Chí Minh và cờ đảng trên một panô ở Hà Nội. AFP
"Xét xử là về mặt ‘lý’ hay pháp lý, ai sai thì phải đưa ra tòa, còn chính phủ cũng là những con người, để cho trọn vẹn lý tình, phải có động tác xin lỗi. Đúng với ứng xử bình thường của con người, anh sai thì anh phải đền bù đã đành, nhưng anh phải có lời xin lỗi, như trong ứng xử của cuộc sống, tôi nghĩ như thế", ông Phạm Viết Đào, cựu quan chức cấp từng làm việc trong cơ quan thanh tra thuộc Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao của Việt Nam thời kỳ trước đây nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 24/7/2023 từ Hà Nội, trên quan điểm riêng.
"Tùy theo cán bộ sai phạm trong vụ án ở cơ quan nào, nếu ở cơ quan đảng, thì đảng phải đứng ra xin lỗi, còn gây cho ai, thì phải xin lỗi đối tượng đó. Ở Việt Nam hiện nay, đảng và chính quyền là một, ông vừa là quan chức của chính quyền, của đảng, thì đều phải xin lỗi nhân dân ; và người nào ở chỗ nào, gây ra lỗi ở chỗ nào, thì phải xin lỗi ở chỗ đó, như thế mới là hợp lý và thấu tình".
Bình luận về việc chậm đưa ra lời ‘xin lỗi’ của ban lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, liên hệ thêm vấn đề và ‘đền bù’ trong vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’, ông Phạm Viết Đào nói :
"Cái này là do ở Việt Nam, mọi ứng xử ở trong nước đối với vấn đề quản lí, quản trị là chưa trọn vẹn. Tôi theo dõi vụ án giải cứu này, Viện Kiểm sát cũng không nói gì đến việc đền bù cho người bị hại, và ngay những người bị hại cũng không có đại diện trong phiên tòa. Như thế không đúng, bởi vì tất cả số tiền hối lộ đó là lấy tiền của dân, lấy tiền của các nạn nhân, chứ không phải là lấy tiền của nhà nước.
Bây giờ trung ương phải có đại diện và trong đường lối của Viện Kiểm sát giữ quyền công tố phải nghĩ đến chuyện tiền ấy phải xử lý như thế nào để người ta thấy rằng được đền bù, trả lại, vì chi phí cao hơn bình thường, và phải trả lại cho người dân thì mới là công minh".
Tòa xử 54 người vụ án "Chuyến bay giải cứu" ngày 11/7/2023. AFP
‘Bộ nào cấp phép, Bộ đó phải đứng ra đền bù’
Trả lời câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu không có sự ‘đền bù’ nào như được đề nghị hay kỳ vọng được đưa ra cho các nạn nhân mà số lượng theo truyền thông Việt Nam lên tới trên 200.000 người, qua trên 1.000 chuyến bay, ông Phạm Viết Đào nói :
"Nếu không ‘ông tòa’ sẽ trở thành một ông ‘trấn (lột)’ khác à ? Ông ấy lại còn cao cấp hơn các ông quan chức bị bắt sao ? Điều ấy trong văn bản công tố của Viện Kiểm sát không thấy nói gì cả, để xem tòa xử lý thế nào, nếu tòa sơ thẩm không nói chuyện này, thì để cho tòa phúc thẩm xử chăng ? Để xem tòa ứng xử ra sao, nhưng tôi thấy hình như là họ ‘quên’, họ ‘bỏ qua’ như những phiên tòa khác…
Theo tôi, tòa này phải có người bị hại, tức là những người mua vé mà phải chịu giá cao, như vậy số tiền thu về, phải đền bù lại cho người dân, cái ấy phải là trách nhiệm của nhà nước đã lập ra phiên tòa, còn nếu không ông này lại ‘chén lại’ của ông kia, thì còn ra gì ? Mà có phải là tiền của nhà nước đâu mà nhập vào (ngân sách) của nhà nước ? Còn tất nhiên, về việc chi phí, thì nhà nước đã có chi phí của nhà nước rồi. Dù là một đồng hay một nghìn đồng, thì phải đền người ta, trả lại tiền cho người ta, còn nếu lợi dụng để chia nhau tiền đó là không được".
Về cách thức đền bù cụ thể, theo ông Phạm Viết Đào nói :
"Đã thu về 130 mấy tỉ đồng Việt Nam, lại đã có Bộ Tài chính, các cơ quan lại có bộ phận tài chính và các hội đồng, … Tòa cần giao cho các ban, bộ, như là Bộ Giao thông thu tiền thì phải đứng ra, rồi Bộ Y tế cũng phải đứng ra mà làm theo trách nhiệm của họ. Làm sai thì phải sửa, chứ ai làm hộ ? Và đúng ra là trong xử án, thì phải có nội dung nói rằng việc này phải đền bù và giao cho bộ phận nào phải đứng ra xử lý theo quy trình của dân sự để đền bù, chẳng hạn Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông, Bộ Y tế và Bộ Công an, bốn bộ này phải đứng ra xử lý việc dân sự này. Bốn bộ này chịu trách nhiệm cấp phép (các chuyến bay), thì bây giờ các bộ đó phải làm.
Còn nếu không làm việc đó thì tức là làm sai, tiền mà thu về để làm gì ? Định xây tượng đài, hay định chia nhau ? Bây giờ thu về 130 tỉ đồng VN, tuyên bố rồi, thì tiền đó bỏ vào đâu ? Không thể nộp ngân sách được… Bây giờ đối với dân, chủ yếu là phải trả tiền người ta, phải minh bạch chuyện ấy", ông Phạm Viết Đào nói.
Công dân Việt Nam được đưa về nước trên một chuyến bay giải cứu từ Vũ Hán, Trung Quốc về sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh hôm 10/2/2020. AFP
‘Phản bội niềm tin, phải xin lỗi nhân dân và nạn nhân bị lừa’
Cũng hôm 24/7/2023, từ Hà Nội, bình luận về câu hỏi đặt ra cần có một lời xin lỗi của lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam với người dân và các nạn nhân của vụ ‘Chuyến bay giải cứu’, một cựu cố vấn Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam, ông Trần Tiến Đức nói với RFA Tiếng Việt :
"Tôi nghĩ rằng đấy là một câu hỏi rất chính đáng của người dân, vì vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ này kéo dài và không chỉ đụng chạm đến một, hai người mà nó ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người dân, trong giai đoạn đại dịch Covid mà người ta ở nước ngoài thấy khó khăn và người ta muốn về nước để điều trị.
Và chúng ta đều biết, việc này liên quan đến Văn phòng Chính phủ, đến năm Bộ, nếu tôi nhớ không nhầm, năm Bộ được thành lập một Tổ thường trực để xử lý tất cả vấn đề này. Như vậy, đến nay 54 người trong đó có các quan chức được đưa ra hầu tòa, và trong đó cũng có các bản án được đề nghị tử hình và các bản án nặng khác. Dư luận hoan nghênh việc đưa ra xét xử, nhưng người ta cũng thắc mắc rằng những người bị nạn là người dân, liệu sau vụ xử này, có được bồi hoàn gì không ? Những khoản tiền mà người ta hoàn toàn tin tưởng vào nhà nước mà bỏ ra, mà bị mất tiền, thì bây giờ người ta được bồi hoàn như thế nào ?"
Về việc liệu lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam có đưa ra lời xin lỗi các nạn nhân và nhân dân hay không khi để xảy ra vụ việc trên, ông Trần Tiến Đức nói tiếp :
"Tôi nghĩ rằng sau phiên tòa, chính phủ và các bộ liên quan sẽ phải trả lời trước công luận và trả lời trước nhân dân về chuyện này. Những người cầm quyền phải làm, ngày xưa tôi nghĩ là hình như cụ Hồ đã có những lần đứng lên xin lỗi nhân dân về những sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Tôi nghĩ rằng đấy là một chuyện bình thường thôi, việc mà các quan chức trong chính phủ để xảy ra những chuyện, những hành vi vi phạm luật pháp mà sâu rộng như thế, mà ảnh hưởng đến uy tìn của chính phủ, thì xin lỗi là một điều tất yếu".
Theo ông Trần Tiến Đức, vấn đề quản lý khủng hoảng đã không được giảng dạy trong các trường dạy về quản lí công, hay các trường chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, và chính vì vậy rất nhiều cuộc ‘khủng hoảng’ đã được xử lý rất chậm, và ông nói thêm :
"Tôi nghĩ rằng đã là một nhà nước pháp quyền, người có quyền hành thì đồng thời phải có trách nhiệm rất lớn, trách nhiệm giải trình trước cử tri, trước người dân, do đó tôi nghĩ rằng đó là một yêu cầu thích đáng của người dân".
Trước câu hỏi liệu Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hay Quốc hội Việt Nam và hay cơ quan bộ, ban ngành có chức năng trong hệ thống chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam, có trách nhiệm gì không trong vụ việc này, hay là không có trách nhiệm gì, ông Trần Tiến Đức nói :
"Tôi không nghĩ rằng những người có trách nhiệm là vô can, họ phải chịu trách nhiệm, bởi vì tất cả cán bộ đều phải tuyển chọn, được sàng lọc qua một quá trình cũng rất nhiều cấp, nhiều giai đoạn khác nhau và người ta vẫn gọi là được thử thách ở nhiều cương vị khác nhau. Cho nên đến khi có vi phạm về luật pháp, chắc chắn những người đã từng bổ nhiệm họ, đã từng phê duyệt họ, tôi nghĩ là phải chịu trách nhiệm và nhìn chung bộ máy giám sát theo tôi hoạt động chưa hiệu quả, và tôi nghĩ rằng ở trong vấn đề này, vai trò của xã hội dân sự chưa được phát huy.
Tôi nghĩ rằng song song với việc phải tăng cường, củng cố cơ chế và bộ máy giám sát ở trong đảng, trong cơ quan dân cử, trong các cơ quan chính quyền, cũng phải tận dụng hơn nữa những tổ chức đại diện cho tiếng nói của người dân".
Đánh giá thêm về hậu quả của vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ và việc chính quyền để xảy ra vụ bê bối này, người cũng là cựu Vụ trưởng tại một Ủy ban trực thuộc Chính phủ Việt Nam giai đoạn trước đây nói với RFA :
"Nếu mà nói gọn lại một câu, đấy là sự phản bội lại niềm tin ! Bởi vì người dân đã tin tưởng, người ta đặt hết cả niềm tin, thậm chí đặt hết tiền của của người ta vào những cơ quan có trách nhiệm của nhà nước. Bây giờ những niềm tin của họ bị phản bội, họ bị lừa, thì tôi đấy là sự phản bội niềm tin.
Tôi nghĩ xin lỗi là điều chắc chắn phải làm. Xin lỗi thì chắc chắn không khó, nhưng còn đền bù như thế nào, đấy là chuyện các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước phải ngồi với nhau để bàn bạc và xử lý một cách thỏa đáng".
Cuối cùng trước việc trên công luận Việt Nam có ý kiến đặt ra rằng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ông Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng cần phải đứng ra xin lỗi, ông Trần Tiến Đức nói :
"Tôi đồng ý với ý kiến đó và nếu làm được việc đó thì sẽ được lòng dân", cựu cố vấn Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam, nói với Đài Á Châu Tự Do trên quan điểm riêng từ Hà Nội.
Theo truyền thông Việt Nam, sáng 22/7, trong ngày làm việc thứ 10 phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án "chuyến bay giải cứu", trước khi vào nghị án, Hội đồng Xét xử đã cho phép 54 bị cáo nói lời sau cùng.
Và theo thông báo của chủ toạ phiên tòa sơ thẩm, mức án dành cho 54 bị cáo, trong đó có 21 bị cáo bị truy tố về tội ‘nhận hối lộ’, bốn bị cáo bị truy tố về tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, 23 người bị truy tố về tội ‘đưa hối lộ’, bốn bị cáo bị truy tố về tội ‘môi giới hối lộ’ và hai bị cáo còn lại bị truy tố ít nhất một tội liên quan ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, sẽ được tuyên vào 14g chiều ngày 28/7/2023.
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 24/07/2023
**************************
Kịch bản nào khi không đủ chứng cứ kết tội cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng ?
Diễm Thi, RFA, 24/07/2023
Chiều 21/7/2023, trong lời nói sau cùng trước khi tòa chuyển sang phần nghị án, bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng Phòng Chính trị Hậu cần, Cục An ninh Điều tra - Bộ Công an ; nguyên điều tra viên vụ án chính của chuyên án chuyến bay giải cứu giai đoạn đầu - vẫn khẳng định mình vô tội và "tin tưởng Hội đồng Xét xử sẽ có phân tích thấu đáo, khách quan để đưa ra phán quyết chính xác nhất, đúng quy định pháp luật nhất cho bị cáo".
Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh : Nam Anh
Ông Hoàng Văn Hưng khẳng định bản thân chỉ nhận chiếc cặp đựng bốn chai rượu chứ hoàn toàn không có tiền trong đó và đề nghị Viện Kiểm sát đưa chứng cứ trong cặp có 450.000 đô la như kết luận của tòa. Ông Hưng cũng đề nghị khởi tố cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội (bị cáo Nguyễn Anh Tuấn) tội vu khống. Ông Hưng cho rằng Viện Kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố đối với ông khi không có chứng cứ và bản thân ông không có bất cứ lời khai nào.
Trong khi đó, Viện Kiểm sát cho rằng đã đủ căn cứ xác định bị cáo Hưng phạm tội nhưng không thành khẩn khai báo, không chịu trả lại số tiền hưởng lợi bất chính và đề nghị mức án 19-20 năm tù.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp ở Việt Nam nhận định rằng, ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bị kết tội, phải chịu tù đày dù chứng cứ phạm tội không có hoặc rất yếu, không đủ sức thuyết phục.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người từng tham gia bào chữa hàng chục vụ án bảo vệ pháp lý cho những người bất đồng chính kiến ở trong nước, đánh giá trường hợp bị cáo Hoàng Văn Hưng là một thách thức thú vị đối với hoạt động pháp đình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Ông phân tích :
"Từ trước cho đến nay, trong hầu hết các vụ án an ninh quốc gia mà chúng tôi tham gia bào chữa, không biết bao nhiêu lần chứng kiến tình trạng cơ quan an ninh điều tra kết luận thân chủ chúng tôi phạm tội dù không có chứng cứ, hoặc chứng cứ rất mơ hồ.
Lần này, trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự "Chuyến bay giải cứu", có nằm mơ chúng tôi cũng không ngờ rằng một điều tra viên kỳ cựu của cơ quan an ninh điều tra lại là nạn nhân của chính tình trạng buộc tội không có chứng cứ, hoặc chứng cứ mơ hồ.
Với niềm tin nội tâm, tôi khó nghĩ rằng ông Hoàng Văn Hưng vô tội. Thế nhưng, pháp đình không thể xét xử buộc tội một người với niềm tin nội tâm mà phải bằng chứng cứ rõ ràng, xác đáng, được thu thập hợp pháp. Nếu phải suy đoán, thì chỉ có một sự suy đoán được luật pháp chấp nhận là suy đoán vô tội.
Trong một nền tư pháp độc lập, với chứng cứ như hiện nay, thì tôi nghĩ chỉ cần một cậu luật sư mới ra trường cũng đủ đưa ông Hưng thoát khỏi vòng lao lý. Nhưng với nền tư pháp chịu sự lãnh đạo toàn diện của một đảng, xét xử theo nhu cầu chính trị, thì một trăm ông luật sư cũng phải chịu thúc thủ trước ý chí thống nhất tội danh từ Ban An ninh Nội chính do đảng chỉ tay. Do đó, ông Hoàng Văn Hưng đương nhiên bị tuyên có tội và chịu hình phạt thích đáng, còn chứng cứ ư ? Quên đi, vì tuyên một bản án hình sự không cần chứng cứ vẫn là chuyện hàng ngày mà giới luật sư chúng tôi đã từng chứng kiến trong nền tư pháp ấy".
Bị cáo Hoàng Văn Hưng. Photo : cand.com.vn
Luật sư Ngô Anh Tuấn ở Hà Nội cho rằng, trên thế giới người ta quan niệm thà để lọt tội phạm còn hơn bắt nhầm, bắt oan ; phải có chứng cứ rõ ràng mới kết tội thì Việt Nam làm ngược lại, tức là bắt lầm hơn bỏ sót ; trọng cung hơn trọng chứng. Ông nói tiếp :
"Thực tế, đối với vụ án này và sức ép của dư luận, cho dù ông Hưng hoặc nhiều người khác nói là ông ấy nhận rượu chứ không phải tiền, thì cuối cùng tòa cũng sẽ khẳng định trong vali chứa tiền mà thôi.
Cho nên, việc tuyên ông Hưng vô tội là chuyện hi hữu lắm và không khả thi trong thời điểm hiện tại. Họ không đủ bản lĩnh để làm đâu.
Một khả năng tốt nhất có thể xảy ra là họ trả hồ sơ hoặc tách hồ sơ vụ án này ra thành một vụ án độc lập để điều tra. Đó có thể là cách tốt nhất để cứu vãn danh dự, uy tín cho các bên mà thôi.
Thực tế, không phải chỉ ông Hưng mà rất nhiều bị can, bị cáo khác mà tôi chứng kiến rất nhiều, họ cũng có tình tiết tương tự, tức không có chứng cứ vật chất nhưng tòa vẫn căn cứ vào lời khai của những người có liên quan hay những chứng cứ gián tiếp khác để khẳng định người đó có tội. Lưu ý là tôi không nói đến những bị cáo liên quan chính trị vì những người này hầu như không được xem xét.
Còn nếu tuyên ông Hưng vô tội thì có thể một số người không hài lòng, nhưng đó là sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động tố tụng của Việt Nam !"
Nói về hệ thống tư pháp Việt Nam, tại buổi làm việc với lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hôm 27 tháng 3 năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu tòa án xét xử không được để xảy ra oan sai.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021, do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức cuối năm 2020, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng, phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu quả. Phấn đấu xây dựng tòa án trở thành ‘thành trì bảo vệ công lý’.
Trao đổi với RFA, một số luật sư cho hay họ không còn tin vào nền tư pháp Việt Nam với nhiều bản án oan sai ; với những phiên tòa bất công mà ý kiến tranh luận của luật sư tại tòa không được xem xét. Một trong những luật sư đó là Luật sư Lê Văn Hòa. Ông tuyên bố trên trang Facebook cá nhân của ông rằng, ông bỏ nghề luật sư từ ngày 27 tháng 5 năm 2021 vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thành viên Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nêu suy nghĩ của ông với RFA, ngay sau tuyên bố bỏ nghề của đồng nghiệp Lê Văn Hòa :
"Lý do ông Hòa từ bỏ nghề nghiệp luật sư xuất phát từ sự bức xúc cao độ đối với các bất công mà thân chủ của ông phải gánh chịu qua các vụ án hình sự oan trái do ông đảm nhận làm người bào chữa, từ các bất cập và vi phạm nghiêm trọng của cơ quan xét xử mà ông nhận thấy mình gần như bất lực, khi đã tận lực, dốc hết sức cho công việc.
Thật ra, trước Luật sư Hòa đã có khá nhiều các luật sư lặng lẽ bỏ nghề, chuyển qua nghề khác trong hệ thống ngành luật như làm Công chứng viên, Thừa phát lại hoặc bỏ hẳn ngành luật để về vườn, làm công việc kinh doanh hoặc lao động chân tay. Câu chuyện của họ giống như việc nhiều đảng viên cộng sản thoái đảng một cách âm thầm vậy !"
Có lẽ không có ngành tư pháp nước nào đặc biệt như ở Việt Nam khi tất cả thẩm phán hiện diện đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoặc xuất thân từ công an. Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hiện nay từng là Thiếu tướng Công an ; ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao từng công tác tại Phòng An ninh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa ; Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao hiện nay, ông Lê Minh Trí (nhậm chức từ 8/4/2016) cũng từng làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Đại án ‘Chuyến bay giải cứu’ mới chỉ xử lý phần nổi của tảng băng chìm ?
BBC, 23/07/2023
Tuần qua, vụ xét xử đại án 'Chuyến bay giải cứu' thu hút dư luận với những lời khai của các bị cáo, từ tố nhau trước tòa, làm thơ cho đến định nghĩa thế nào là người tử tế.
Sáu trong số 54 bị cáo trong đại án 'Chuyến bay giải cứu'
Trước vành móng ngựa, một số bị cáo nói về đạo đức làm người. Các bị cáo lập luận bản thân không biết là tiền hối lộ, chỉ nghĩ là "quà tết", "quà cảm ơn"... và những giọt nước mắt đã rơi.
'Chỉ là phần nổi của tảng băng chìm'
David Hutt, nhà báo làm việc tại Châu Á, chuyên viết trong mục 'Đông Nam Á' của The Diplomat, bình luận rằng vụ việc cho thấy chiến dịch 'đốt lò' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn nạn tham nhũng.
"Nó cho thấy sau bốn năm thực hiện chiến dịch 'đốt lò" chống tham nhũng, các quan chức cao cấp vẫn nghĩ rằng họ có thể an ổn khi tham nhũng một cách trắng trợn như thế", ông nói với BBC News tiếng Việt.
"Điều này cho thấy bất kỳ chiến dịch chống tham nhũng nào do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng sẽ thất bại nếu không giải quyết một vấn đề thật sự - đó là tình trạng ở một quốc gia độc đảng, các quan chức chỉ bị quan chức cấp cao hơn sờ gáy", David Hutt nhận xét. "Chỉ có thay đổi về hệ thống chính trị mới giải quyết hiệu quả được nạn tham nhũng".
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất, hơn 42 tỷ đồng sau 253 lần nhận tiền, và là người duy nhất bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị án tử hình. Những người khác bị đề nghị mức án tới 20 năm tù giam.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu David Hutt thì "Đây chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm - và là phần nổi rõ rệt nhất", và cho rằng án tử là mức quá nặng. "Tôi nghĩ trong trường hợp của ông ấy thì mức án tù dài hạn là thỏa đáng".
Từ Ba Lan, nhà văn Trần Quốc Quân cũng cho rằng phiên tòa đang diễn ra "mới chỉ giải quyết phần nổi của tảng băng chìm".
"Phần nổi của tảng băng này là quan hệ giữa doanh nghiệp đưa hối lộ và quan chức nhận hối lộ có quyền cấp phép cho các 'chuyến bay giải cứu'", nhà văn Trần Quốc Quân nói với BBC News tiếng Việt. "Phần chìm của tảng băng này là quan hệ giữa các quan chức có quyền duyệt danh sách công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học tập tại nước ngoài được 'giải cứu' về nước trong đại dịch Covid-19".
"Không một ai trong các cấp chính quyền, trong cơ quan chống tham nhũng, trong số các công tố viên đang xét xử vụ án 'Chuyến bay giải cứu' đặt ra câu hỏi cho các bị cáo (nhất là với cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan), rằng tại sao Lãnh sự các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước là cơ quan quản lý trực tiếp nhân sự các công dân ở nước sở tại lại phải gửi danh sách người muốn bay 'giải cứu' về để Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao duyệt cho bay ?"
Không phân biệt được cảm ơn và hối lộ ?
Những lời trình bày trước tòa của một số bị cáo gây kinh ngạc, thậm chí gây phẫn nộ trong xã hội. BBC xin trích dẫn dưới dây một số câu nói được chú ý nhiều :
"Kể cả phạm tội rồi thì mình vẫn phải trung thực, phải là người tử tế, đàng hoàng, không nói xấu người khác…" (bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội)
"Khi tiếp xúc với doanh nghiệp, tôi suy nghĩ đơn giản, không phân biệt được hành vi dân sự với hình sự". (bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao giải thích việc mình không phân biệt được hành vi hối lộ và phạm tội)
"Tôi xác định dù đây là tiền mình vô tình nhận hối lộ nhưng cũng là tôi 'số đen', không may thì trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả. Khi bị bắt tạm giam thì việc đầu tiên tôi làm là gọi về cho vợ, bảo : Em chuẩn bị cho anh ba tỷ, anh sẽ đi nghỉ dưỡng một thời gian" (bị cáo Trần Văn Dự, cựu Cục phó Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an).
"Bị cáo nhận thức đây là tiền doanh nghiệp, không phải tiền ngân sách nên mới nhận" (bị cáo Trần Văn Tân cựu phó chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Nam).
Từ Ba Lan, nhà văn Trần Quốc Quân nói : "Tiến sĩ khoa học Chử Xuân Dũng cựu phó chủ tịch Hà Nội nhận thức hết sức lệch lạc về việc nhận hối lộ, coi hành vi này đơn giản như nhận một món quà tặng bình thường : "Dù hôm nay tôi là tội đồ, nhưng vẫn luôn là người tử tế". Vâng ! Là người tử tế biết nhận hối lộ".
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC : "Nếu ông Tô Anh Dũng nói không phân biệt được giữa hành vi cảm ơn và phạm tội thì tôi cho rằng đây là phát biểu ngây ngô".
Nhà văn Trần Quốc Quân : "Ông Tô Anh Dũng làm đến thứ trưởng Bộ Ngoại giao mà cho rằng việc nhận 21,5 tỷ đồng là do "không nhận thức được việc nhận tiền là vi phạm pháp luật", và coi hành vi đó "như sự cảm ơn của doanh nghiệp". Quan điểm của một cán bộ cao cấp về hối lộ "ngây thơ" như thế thật lạ".
Nhà văn Trần Quốc Quân : "Ông Trần Văn Tân cựu phó chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Nam hết sức đơn giản khi cho rằng, 5 tỷ đồng nhận hối lộ do "Bị cáo nhận thức đây là tiền doanh nghiệp, không phải tiền ngân sách nên mới nhận". Rất lạ ! Trình độ này còn kém hơn cả học sinh trung học phổ thông, vậy mà ông vẫn được bổ nhiệm làm quan, cai quản một tỉnh có gần hai triệu dân".
Lời trình bày của bị cáo Trần Văn Dự nhận được 'bão bình luận' trên mạng xã hội, với nhiều người cho rằng lời khai 'quá trơ tráo', mà theo cách hiểu của bị cáo này thì có thể thấy rằng ông ta mang tâm lý "đen thôi, đỏ quên đi" về hành vi phạm tội của mình.
Lời biện hộ của một số luật sư cũng rơi vào tâm điểm chú ý.
Luật sư Trịnh Văn Tuyến nói việc đưa và nhận tiền giữa hai bị cáo liên quan với ông Chử Xuân Dũng hoàn toàn chỉ mang tính "được chăng hay chớ", "đưa bao nhiêu biết bấy nhiêu".
Luật sư của cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Vũ Hồng Nam cho rằng thân chủ nhận hối lộ "có lỗi rất lớn từ sự chủ động áp sát, nài ép" của doanh nghiệp. Cụ thể Luật sư Trần Nam Long nói. "Như vậy, việc nhận tiền của bị cáo Nam có lỗi lớn từ sự chủ động áp sát, nài ép từ phía doanh nghiệp. Về phía mình, bị cáo Nam cũng có lỗi là không cưỡng lại sự cám dỗ", luật sư Long bào chữa và cho rằng nhận thức đơn giản của thân chủ là doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong, có lãi thì cảm ơn.
Nhà văn Trần Quốc Quân nói về củi và chiếc lò 'đỏ lửa' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : "Thời xưa, khi tôi còn làm công chức, đi thăm nhau hoặc thăm lãnh đạo ốm đau, thường chỉ tặng cân đường, hộp sữa, quả cam. Thời nay, doanh nghiệp muốn được việc phải "cảm ơn" quan chức tiền tỷ, chục tỷ, trăm tỷ".
"Đúng là sống trong môi trường độc hại, lâu dần thành quen, người ta không cảm nhận được cơ thể mình đã bị nhiễm độc. Đó là điều hết sức nguy hại cho đất nước".
"Trong cái thể chế vận hành theo cơ chế xin-cho thì cả doanh nghiệp lẫn người dân là nạn nhân của tình trạng tham nhũng. Lò cụ Tổng không bao giờ đốt hết được củi được sinh ra từ chính khu rừng nuôi dưỡng nó".
"Cơ chế cảm ơn", chính phạm vụ án "chuyến bay giải cứu"
Gió Bấc, RFA, 22/07/2023
Trong phiên tòa xử vụ án chuyến bay giải cứu, nhiều tình tiết vui như vỡ tấu hài, các bị cáo cựu quan chức dạy dỗ đạo đức cho nhau, lẩy kiều, làm thơ, thậm chí còn chê cơ quan tố tụng phạm luật, lọt tội, cáo buộc oan sai.
Những bị cáo quan chức này cũng chưa phải là chính phạm của đại án tham nhũng, hối lộ trong "chuyến bay giải cứu", họ chỉ là hệ quả phái sinh tất yếu của cơ chế xin – cho, "cơ chế cám ơn" mà đảng cộng sản đã tạo ra và nuôi dưỡng.
Điều thú vị nhất là, hầu hết các bị cáo nhận hối lộ từ năm bảy tỷ đồng đến 42 tỷ đồng đều cho rằng đó chỉ là quà "cảm ơn". Những bị cáo bị buộc tội đưa hối lộ đã đưa ra bằng chứng họ bị sách nhiễu, rúng ép, nếu không "cảm ơn" thì không được việc. Một cán bộ công an còn gợi ý thẳng thừng, phải thực hiện "cơ chế cảm ơn".
Quả thật, "cảm ơn" đã thành cơ chế đặc thù của nhà nước cộng sản Việt Nam nên quà "cảm ơn" tỉ tỉ đồng được trao công khai tại trụ sở làm việc của Bộ ngành, thậm chí chuyển qua tài khoản ngân hàng. "Cảm ơn" diễn ra từ Văn phòng Chính phủ, Công an, Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải đến lãnh đạo các địa phương Hà Nội, Quảng Nam. Nơi nào có liên quan, có thẩm quyền với công việc đều có "cảm ơn".
Khi nhân tiền, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đều cho rằng, không chia tiền của ngân sách nhà nước là vô tội. Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vô tư nhận 5 tỷ đồng tiền "cảm ơn" của Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn, lãnh đạo Công ty Bầu Trời Xanh. "Hằng có đưa quà cảm ơn cho bị cáo như kết luận điều tra và cáo trạng cáo buộc. Hằng đã đưa 9 lần, tổng cộng 5 tỷ đồng".
"Bị cáo nhận thức đây là tiền doanh nghiệp không phải tiền ngân sách nên mới nhận. Sau lần nhận đầu tiên, bị cáo nghĩ sẽ trả lại cho chị Hằng. Nhưng thời gian trôi qua, công việc chống dịch nhiều, và muốn trả phải có thời hạn nhất định nên không trả lại. Bị cáo sai sót" (1).
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng thừa nhận, đã nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, cho rằng mình làm đúng nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do nhận thức sai, nghĩ doanh nghiệp đến "cảm ơn" sau khi xong việc nên nhận tiền (2).
Độc đáo nhất là Phạm Trung Kiên, thư ký Bộ Trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đã nhận hối lộ hơn 180 lần với tổng số tiền là 42,6 tỉ đồng. Nhiều lần nhận tiền ở trụ sở Bộ Y tế, hoặc yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp chuyển vào tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Bích Ng, (mẹ vợ Kiên).
Bị cáo Kiên khai phần lớn các lần nhận tiền đều là, sau khi doanh nghiệp được bị cáo hỗ trợ, nên sau đó họ chủ động gọi để xin số tài khoản "cảm ơn" (3).
Chỉ qua thực hiện công vụ xét duyệt thủ tục và cấp phép các chuyến bay giải cứu, các cựu quan chức đã được "cảm ơn" 161 tỷ đồng. Các bị cáo đều là đảng viên cao cấp, theo quy chế của đảng thì năm nào đảng viên cộng sản Việt Nam cũng phải đăng ký "học và làm theo lời dạy Hồ Chí Minh", học tập rèn luyện đạo đức cách mạng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa. Việc dạy dỗ này như thế nào mà có thể yên lòng nhận "cảm ơn" mặn mòi như vậy ?
Nguồn gốc sâu xa của chế độ cộng sản là áp đặt người dân trong cơ chế xin cho và sự kiêu ngạo ban ơn của đảng và nhà nước. Những công vụ, trách nhiệm của viên chức bộ máy nhà nước đều được sùng kính long trọng bằng sự ban ơn. Ngay trách nhiệm bảo hộ, đưa công dân ở nước ngoài hồi hương trong mùa dịch là trách nhiệm của mọi quốc gia, cũng được xem là sự ban ơn.
Không phải ngay trong lúc dịch bệnh, mà đến nay, khi sự việc vỡ lở thành đại án, tội ác vơ vét tiền dân trong dịch bệnh chất chồng như núi, thì báo CAND, cơ quan ngôn luận của Bộ Công An vẫn cao giọng ban ơn và răn đe những ý kiến phản biện :
"Trở lại vụ án, sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào tháng 2/2020, với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", đến tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan Nhà nước phối hợp tổ chức thực hiện và cách ly. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay "combo" song song với các "chuyến bay giải cứu" đến hết tháng 1/2022.
Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản cho người dân (4).
Trong dịch bệnh trách nhiệm nhà nước phải hồi hương mọi công dân có yêu cầu chứ sao lại là cho phép lại còn phân loại công dân thuộc diện ưu tiên. Chính việc đảng, chính phủ tự biến trách nhiệm phải làm, thành quyền cho phép, lại đặt ra tầng nấc công dân thuộc diện ưu tiên đã kích hoạt cho cơ chế xin cho và "cơ chế cám ơn" vận hành tác quái. Năm Bộ Ngành được giao nhiệm vụ lẽ ra hỗ trợ cho việc cứu hộ công dân, lại thành kẻ có toàn quyền xét duyệt cho hay không cho.
Các bị cáo quan chức này đã tận dụng quyền lực ấy để buộc các doanh nghiệp móc hầu bao thực hiện "cơ chế cám ơn".
Theo kết luận điều tra, Phạm Trung Kiên là đầu mối tiếp nhận chuyển giao hồ sơ cấp phép trình thứ trưởng Bộ Y Tế, nhánh quyền lực quan trọng trong việc cấp phép, đã tiếp xúc, yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay và các cá nhân có liên quan với chi phí từ 50 – 200 triệu/1 chuyến bay hoặc 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ tùy theo từng thời điểm, để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc chấp thuận cho khách lẻ được về nước.
Kiên còn cùng với Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an), yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay cũng như kịp trả lời các văn bản (5).
Trước tòa, nhiều bị cáo là giám đốc doanh nghiệp, đã khẳng định bị Kiên quát tháo, ra giá, thậm chí còn đe dọa "đã có chữ ký rồi nếu không có tiền sẽ không có con dấu". Hầu hết giấy phép các chuyến bay đều chỉ cấp một hoặc hai ngày trước khi bay.
Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 32 lần, tổng 25 tỷ đồng, cùng các bị cáo thuộc Cục Lãnh sự, tạo thành nhóm lợi ích, gây khó khăn, nhũng nhiễu, không minh bạch, buộc doanh nghiệp chi tiền để được giải quyết thủ tục. Với doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa hối lộ, họ sẽ gây khó dễ dưới nhiều hình thức. Lan tự ý ra văn bản yêu cầu dừng triển khai chuyến bay khi doanh nghiệp đã bán hết vé và thuê máy bay ; sát ngày bay mới thông báo, thay đổi kế hoạch bay, số hành khách, để doanh nghiệp "phải gặp chi tiền" (6).
Với các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, phải đầu tư vốn liếng, đặt chuyến bay, nơi cách ly, quan hệ với khách hàng, nếu bị chậm trễ sẽ mất lời, còn có nguy cơ phá sản. Họ buộc phải thực hiện "cơ chế cảm ơn" mà không có con đường nào khác.
Bị cáo Trần Thị Mai Xa, 35 tuổi, Giám đốc Công ty Masterlife, là một trong 23 lãnh đạo doanh nghiệp bị truy tố về tội đưa hối lộ. Để Masterlife được bay 18 chuyến, bà Xa chi hơn 8 tỷ đồng cho 8 quan chức bộ ngành.
Chiều 20/7, trong gần 10 phút tự bào chữa, bị cáo Xa 6 lần dùng từ "ấm ức" để nói về quá trình xin cấp phép. Theo đó, bị cáo Xa cho biết, đã mất 1,5 tỷ đồng tiền đặt cọc khách sạn làm địa điểm cách ly nhưng cuối cùng chuyến bay bị từ chối, phải bán nhà trả nợ.
Vào cuối tháng 6/2021 hai ngày trước khi bay, hồ sơ của bà vẫn chưa được chấp thuận. "Rất sốt ruột, bị cáo gọi điện hỏi bộ phận bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, được trả lời ‘có chút vướng mắc bên Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an’ và dặn sang đó xem thế nào", bà Xa trình bày.
Bà được chuyên viên Cục Xuất nhập cảnh Vũ Sỹ Cường cho biết, hồ sơ của Masterlife bị từ chối vì : "Sếp không biết doanh nghiệp em là ai". Cường khuyên : "Để giải quyết nhanh, em nên làm theo ‘cơ chế cảm ơn’ đi, nếu không kịp sẽ khó lắm". Bị cáo như chim gặp cành cong, không còn nhà để bán nữa, phải tìm cách xoay tiền thực hiện "cơ chế cảm ơn".
Giải thích việc Masterlife bị xác định là doanh nghiệp chi tiền nhiều thứ 6 trong vụ án, giám đốc Xa cho rằng, do "thông lệ buộc phải theo", "lần đầu đã bị ép đưa rồi, lần sau cứ thế phải đưa" (7).
Điều tệ hại hơn nữa là ngay trước tòa, khi tự bào chữa hay nói lời sau cùng, Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương Lan và tất cả các bị cáo là quan chức không có chút thành tâm hối hận trước hành vi tàn ác của họ với đồng bào của mình. Những người khốn khó trong dịch bệnh phải vay mượn, vét mót để chi trả khoản phí cắt cổ cho chuyến bay giải cứu. Họ trân tráo, dối trá chối tội, liệt kê công vụ như một loại thành tích xin ân giảm tội với đủ thứ điều kiện khó khăn, nghe rất nực cười. Nguyễn Thị Hương Lan than nghèo, trong khi giá trị tổng tài sản kê biên lên đến 51 tỷ đồng.
"Ngạo nghễ" hơn nữa, Trần Văn Dự, cựu Phó cục trưởng Xuất nhập cảnh, bị cáo buộc nhận hối lộ 6,7 tỷ đồng, tự bào chữa cho rằng, không yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền, việc nhận hối lộ là "thụ động" nên coi như "tôi số đen". Dụ kể rằng, khi bị bắt, đã gọi về dặn vợ chuẩn bị 3 tỷ đồng và coi như "anh nghỉ dưỡng một thời gian rồi về" (8).
Người ta thường lưu truyền câu nói được cho là của Marx : "Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình…". Nếu vậy, súc vật còn kém tàn nhẫn hơn các quan chức nhà sản một bậc rất xa. Súc vật chỉ quay lưng mà không biết tận dụng cơ hội đau khổ của đồng bào để hút máu, bóp cổ, vắt tiền của đồng bào.
Nhưng suy cho cùng, cả những bị cáo quan chức này cũng chưa phải là chính phạm của đại án tham nhũng, hối lộ trong "chuyến bay giải cứu". Nói cách khác, họ chỉ là hệ quả phái sinh tất yếu của cơ chế xin – cho, "cơ chế cám ơn" mà đảng cộng sản đã tạo ra và nuôi dưỡng.
Còn độc tài đảng trị, còn trò hề "công cuộc đốt lò", thì tham nhũng, hối lộ còn sinh sôi, không thua ruồi nhặng.
Chú thích :
5. https://congly.vn/cuu-thu-ky-cua-thu-truong-bo-y-te-nhan-tien-hoi-lo-qua-tai-khoan-me-vo-372940.html
7. https://vnexpress.net/bi-cao-khai-am-uc-khi-bi-ep-dua-tien-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-4631793.html
Chính phủ chẳng làm gì trong các "chuyến bay giải cứu", và cũng không để cho doanh nghiệp và dân chúng tự cứu nhau…
Báo chí Việt Nam tiếp tục dùng cụm từ "chuyến bay giải cứu" trong các bản tin thời sự tường thuật về vụ án tham nhũng xảy ra ở mùa dịch Covid-19. Lăng kính mặc định của "chuyến bay giải cứu" sẽ dễ đưa đến ngộ nhận…
Ngộ nhận đó là việc Đảng và Nhà nước đã tổ chức những chuyến bay nhân đạo đưa người Việt từ những quốc gia có dịch Covid-19 hoành hành, về lại Việt Nam, lúc đó dẫu sao thì thứ hạng về lây nhiễm cũng "nhẹ nhàng" hơn.
"Giải cứu" là một động từ Hán Việt gồm 2 thành tố : Giải (解) có nghĩa "gỡ ra, tách ra, cởi ra" ; cứu (救) là "cứu vớt". "Cứu thoát khỏi tai nạn" là cách diễn đạt thường dùng của động từ "giải cứu".
Theo dõi qua màn hình về "Kết quả giám sát chuyên đề "việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" (*), sẽ thấy rằng ngân sách Nhà nước không hỗ trợ các chuyến bay giải cứu trong đợt dịch Covid-19.
Như vậy nói một cách tử tế và sòng phẳng, ở đây thay vì chính phủ phải thực hiện, hoặc lên kế hoạch và trực tiếp thuê các hãng bay, doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ… để làm công việc "bay giải cứu", và trực tiếp giám sát, thì đằng này chính phủ lại không làm gì cả, còn quan chức thì lợi dụng kiếm chác đủ kiểu.
Rồi đến tận khi dịch giã đi qua, người đứng đầu Bộ Chính trị tiếp tục cho rằng "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt" để hiện thực hóa nghị quyết của Đảng ở mùa dịch giã Covid-19 (**)
Nếu tiếng Việt không méo mó thì cần hiểu phiên tòa "chuyến bay giải cứu" chỉ giải quyết quan hệ trái pháp luật giữa quan chức và doanh nghiệp, không giải quyết quan hệ giữa doanh nghiệp tổ chức dịch vụ "chuyến bay giải cứu" và khách hàng ; tức việc "bảo hộ công dân" vẫn dừng ở chuyện tuyên truyền cổ động chính trị.
Chính phủ đã không bỏ tiền ra cho các "chuyến bay giải cứu", và chính phủ cũng không chừa ra luôn khung cửa hẹp nào đó khả dĩ cho doanh nghiệp và dân chúng tự cứu nhau ; tức là tại sao không quy định luôn các chuyến bay này chỉ cần đăng ký đủ số lượng hành khách và hợp đồng thuê máy bay là tự động được cấp phép. Bởi lúc đó sân bay và đường bay hoàn toàn trống, có sợ đụng hàng với ai đâu mà phải xét với duyệt ?
Còn cách ly thì khi ấy ở Sài Gòn và Bình Dương thôi cũng đã có quá nhiều dịch vụ khách sạn, khu du lịch nhận "cách ly thu phí".
So sánh là khiên cưỡng. Nhớ lại bộ phim "Giải cứu Binh nhì Ryan" (Saving Private Ryan) của điện ảnh Mỹ, kể chuyện viên đại úy John H.Miller, nhận nhiệm vụ quan trọng của tướng Marshall cùng đồng đội bằng mọi giá phải tìm và giải cứu bằng được anh binh nhì Ryan tại mặt trận chống quân Đức ở chiến trường Normandy (Pháp) trong Thế chiến II.
Miller đã quyết tâm thực hiện bằng được mệnh lệnh của vị tướng chỉ huy (Marshall không muốn Ryan tiếp tục tham chiến và hy sinh, do anh là người duy nhất trong gia đình có 4 người con còn sống sót, 3 người anh của Ryan đã tử trận trong trận chiến trước đó. Mẹ và gia đình Ryan mong mỏi anh được trở về). Đó không chỉ là một nhiệm vụ mà người lính phải thực thi mà còn là một hành động xuất phát từ nghĩa cử thiêng liêng…
Nếu vẫn dùng từ "chuyến bay giải cứu", rất có thể sẽ gây nhầm lẫn với những gì mà chính phủ các nước khác đã và đang làm với công dân của họ trong các thảm họa dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 23/07/2023
Chú thích :
(*)https://etv.quochoi.vn/2022/Media/PHANCONG/HOATDONGQH/QUOCHOITV/THANG5/phimtulieu.mp4
(**)https://nhandan.vn/tren-duoi-dong-long-doc-ngang-thong-suot-hien-thuc-hoa-nghi-quyet-cua-dang-post734104.html
Đảng không phải là giải pháp, mà chính là vấn đề
Quay lại vụ án giải cứu, cần hiểu rằng doanh nghiệp cũng là nạn nhân, buộc phải hối lộ để có cơ hội làm ăn thôi. Muốn chống tham nhũng tận gốc thì phải dò ngược lên trên xem ai đã tạo ra cái cơ chế để các quan chức kia được quyền ban phát cơ hội kinh doanh...
"Vụ xét xử "giải cứu" đang gây rúng động xã hội và nhân tâm nhưng lý do chỉ bởi quy mô chứ về bản chất thì không hề khác gì so với hàng vạn vụ tham nhũng lớn bé đang tràn ngập trong xã hội Việt Nam lâu nay".
Những thông tin, tình tiết từ việc xét xử 54 cá nhân dính líu đến việc thực hiện hoạt động "giải cứu" người Việt mắc kẹt ở ngoại quốc trong đại dịch Covid-19 không làm thiên hạ ngạc nhiên, người ta chỉ khinh miệt và phẫn nộ. Mỗi giới thể hiện những cảm xúc đó theo cách của họ. Có những người như Duy Hưng đã dùng nhạc phẩm "Một mai giã từ vũ khí" của nhạc sĩ Ngân Khánh để viết lại lời với những ý như "quỷ ma đội lốt người đang tồn tại giữa đời" (1).
***
Không thể đếm xuể có bao nhiêu người tham gia lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng viên chức cao cấp của tất cả các ngành liên quan đến "giải cứu"cùng nhau khai thác thảm nạn để làm giàu bất chấp chuyện hàng trăm ngàn người vừa là đồng loại, vừa là đồng bào đang quằn quại trong đại họa, trong đó có Lão Tạ. Lão Tạ dẫn trường hợp ông Tô Anh Dũng (Thứ trưởng Ngoại giao) và bà Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao) để làm minh chứng :
Một người nhận tới 25 tỉ đồng, mà vẫn nói như đang báo cáo về kết quả học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ăn đến rỗng túi đồng bào, mà vẫn "coi họ như ruột thịt" thì còn hơn cả sự kinh tởm.Còn ông Tô Anh Dũng, người 37 lần nhận tiền, lên tới 21,5 tỉ (chỉ dẫn các con số được xác thực) mà vẫn đủ trơ tráo nói không biết đó là tiền hối lộ ?
Tiền luôn có sức cám dỗ kinh khủng, bất cứ ai cũng có thể bị nó đánh gục.Nhưng khi đã phạm tội, thì "nhận tội" và chấp nhận hình phạt, là hành động duy nhất còn mang tính đạo lý. Trên thực tế, khi chấp nhận hình phạt, là cách rửa tội lỗi hiệu quả nhất, để tìm lại sự thanh thản.Cần gì phải thanh minh dài dòng. Chỉ một câu thôi : Tôi đã phạm tội và xin nhận hình phạt. Đó là cách họ cho thấy họ vẫn là con người.Sau tất cả những gì đang diễn ra còn hơn cả vở hài kịch, một câu hỏi nghiêm túc rất cần câu trả lời- thói quen dối trá, trí trá của đám cán bộ kia đã thành máu thịt tim óc họ, rõ ràng không phải là bẩm sinh. Họ sinh ra đã có sẵn khả năng biết cái gì tốt đẹp, thứ gì xấu xa ? Vậy cùng với thời gian được đào tạo, học tập, quy hoạch… thì ai đã tước mất liêm sỉ ở họ ?Không còn liêm sỉ thì dù ở đâu, dù có nhét đầy túi đủ loại thẻ chứng thực danh giá, thì cũng không bao gi ờ ra con người(2).
Dương Quốc Chính thì cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới scandal "giải cứu" là từcơ chế "xin – cho". Theo ông Chính : Nhiều anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế "xin – cho" thì càng tạo cơ hội cho tham nhũng.
Chính vì thế, một chính trị gia cánh hữu là Tổng thống Mỹ Reagan đã nói: "Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta ; chính phủ chính là vấn đề". Áp dụng câu nói này vào tình trạng hiện tại. Chúng ta cần hiểu là : "Trong vấn đề tham nhũng hiện tại, Đảng không phải là giải pháp cho vấn đề chống tham nhũng, mà Đảng chính là vấn đề". Bởi vì hầu hết cán bộ tham nhũng là nằm trong Đảng. Chính Đảng, Chính phủ tạo ra cơ chế "xin – cho", từ đó tạo ra tham nhũng, rồi Đảng lại tự đốt lò. Nó thành cái vòng luẩn quẩn.Câu nói của Reagan thể hiện nền tảng tư tưởng cho chính trị cánh hữu, đó là phải thu hẹp quy mô chính phủ lại. Chính phủ càng nhỏ, càng kiểm soát ít, sẽ càng ít tạo cơ chế "xin – cho", càng ít ban phát quyền lực thì sẽ không tạo được cơ hội tham nhũng. Nhưng thực tế, quy mô Chính phủ (chính xác hơn là quy mô bộ máy quản lý thể chế bao gồm cả đảng, chí nh phủ và các đoàn thể ăn theo) của thể chế cộng sản là to nhất so với tất cả các mô hình thể chế chính trị đã có.
Quay lại vụ án giải cứu, cần hiểu rằngdoanh nghiệp cũng là nạn nhân, buộc phải hối lộ để có cơ hội làm ăn thôi. Muốn chống tham nhũng tận gốc thì phải dò ngược lên trên xem ai đã tạo ra cái cơ chế để các quan chức kia được quyền ban phát cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp ? Chống tham nhũng thì trước tiên phải từ cơ chế chứ không thể đổ trách nhiệm cho dân.
Nói về Cơ chế thì đầu tiên phải là luật pháp và cách thức giám sát quyền lựcchứ cơ chế "xin – cho" thì thể chế nào cũng có hết nhưng "kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa" là vô địch, tham nhũng nhiều hơn hẳn "kinh tế kế hoạch" vì "kinh tế kếhoạch" là một bộ máy cứng nhắc, không cho các bộ phận của nó được quyền chủ động ban phát cơ hội. Đừng nhầm tưởng các cụ đảng viên ngày xưa liêm khiết hơn bâygiờ. Chẳng qua là do cơ chế ít tạo điều kiện cho các cụ kiếm tiền thôi.
Lòng tham của con người thì thời nào cũng vậy cả.Mọi người cũng cần hiểu là ngay cả luật pháp hiện nay (gồm cả luật, nghị định, thông tư…) đa số được soạn thảo bởi hành pháp, họ luôn tìm cách cài cắm lợi ích nhóm của chính họ vào đó, để tạo cơ chế "xin – cho", để người dân, doanh nghiệp phải đến xin xỏ cơ quan chức năng, chính là tạo ra cơ chế để tham nhũng. Các loại quota, giấy phép con, cấp chứng chỉ, phê duyệt, thẩm định… đều là cửa kiếm tiền hết. Vì thế nên muốn chống tham nhũng thì phải giảm tối đa những thứ nói trênnhưng Đảng mà làm thế thì lại giống con rắn tự nuốt cái đuôi mình (3).
Tương tự, Là Công Dân lưu ý : Vụ xétxử "giải cứu" đang gây rúng động xã hội và nhân tâmnhưng lý do chỉ bởi quy mô chứ về bản chất thì không hề khác gì so với hàng vạn vụ tham nhũng lớn bé đang tràn ngập trong xã hội Việt Nam lâu nay.Mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính đều có thể diễn ra theo cách như thế, từ xin tờgiấy chứng nhận độc thân, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, mở trường học cho đến những việc đại sự khác. Câu hỏi đặt ra là, tại sao đã có luật, có quy định mà bạn vẫn bị làm khó đủ đường để phải mất tiền ? Đơn giản vì bạn phải "xin", bạn không có quyền yêu cầu hay đề nghị.
Lại hỏi, có quy định rồi, cứ theo đó mà làm, nếu cơ quan và cá nhân nào gây khó thì kiện, sao phải xin xỏ chạy chọt ? Đúng thế, nhưng đấy là trong một cơ cấu quản trị kiểu khác, còn ở Việt Nam thì cơ bản những lẽ thường ấy chỉ nằm trên lý thuyết. Ở các nước có cấu trúc xã hội tiến bộ, chỉ cần nhân viên công quyền làm sai là lập tức bị đưa lên báo hoặc bị kiện ngay và phải về vườn tắp lự.
Lại bảo, "ở ta cũng có báo chí và tòa án cơ mà". Đúng, nhưng đó không phải báo của anh, báo chí tư nhân không có và không độc lập, muốn chuyện được đăng chẳng phải dễ dàng, có khi cũng lại phải "xin. Còn tòa án thì lại cũng chẳng độc lập, kiện có khi chỉ mang thêm họa vào thân.Nghĩa là luật tương đối đầy đủ nhưng cơ chế để vận hành nó thì không tương thích, thành luật hoặc bị hạn chế, hoặc bị vô hiệu hóa, thậm chí bị biến thành công cụ để những cá nhân có quyền lực lợi dụng.
Gần gũi nhất có lẽ là thực tế thối nát đã tồn tại hàng nhiều chục năm, đó là chạy việc/mua việc mà ai cũng chấp nhận và coi như lẽ đương nhiên. Sinh viên sư phạm ra trường, muốn được đi làm thầy thì phải "chạy". Người người chạy, nhà nhà chạy, ngành ngành chạy, nơi nơi đều chạy, thậm chí con học mẫu giáo cũng phải chạy. Tùy công việc và tính chất, ít thì dăm chục, nhiều có khi hàng tỉ đồng.Việc chạy chọtnhư thế đã phá hủy nền tảng xã hội từ bên trong, khiến nó trở nên mục ruỗng tan hoang.
Nhưng vì sao phải chạy ? Vẫn câu trả lời như trên, vì anh phải "xin". Ngoài chỗ những người có quyền ban phát, anh không biết kiếm nó ở đâu khác nữa. Trong tay không có báo chí, không có tổ chức độc lập nào bênh vực, biểu lộ ý kiến tập thể (biểu tình) cũng không được phép. Thế thì ngoài việc bán vườn để chạy việc, anh còn cách nào khác ?Mọi việc chỉ còn biết phụ thuộc vào đạo đức cá nhân của cán bộ, nếu may mắn nhiệm kỳ nào có được một ông quan tử tế thì dân vùng ấy đỡ khổ, bằng không thì khốn đốn điêu linh. Mà ác thay, đạo đức của con người lại là thứ vốn mong manh, không ai đảm bảo ngày mai nó còn vẹn nguyên nữa khi biết bao nhiêu nguy cơ và cám dỗ rình rập bốn phía. Phần lớn công chức sẽ tha hóa, và tất yếu kéo theo sự hư hỏng của người dân.
Là Công Dân cũng xem về bản chất, việc người Việt bị cướp mất hàng trăm tỉ trong hoạt động "giải cứu" chẳng khác gì việc phải đóng 50.000 "lệ phí" khi đi nộp hồ sơ cho con vào lớp sáu :Xử một vụ tổchức các chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng không thay đổi cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được.
Công cuộc chống tham nhũng, vì thế, dù có quyết tâm đến mấy, nghiêm khắc đến mấy, dù tử hình 18 hay cả 54 bị cáo thì vì cái gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng vẫn còn sừng sững ở đó, nên sẽ tiếp tục mọc chồi, tua tủa vươn lên.
Công cuộc chống tham nhũng, kiến tạo xã hội, xây dựng nền an sinh lâu dài, thiết lập các giá trị đạo đức và văn hóa cho con người… về nguyên lý, là điều không khó, chỉ cần thay đổi cấu trúc bộ máy, phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền về cho người dân.
Nếu không làm như thế mà vẫn mải mê trồng cây để "đốt lò", thì những "chuyến bay giải cứu" sẽ tiếp tục "cất cánh" như một nạn dịch vô phương chặn đứng, bay đen đặc bầu trời Việt Namvà phá hủy hết mọi giá trị làm người, biến cả xã hội thành một vũng lầy nhơ nhớp(4).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/07/2023
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/yeunhactrutinh/videos/1042972773775635/
Chuyến bay giải cứu : hậu quả của chủ nghĩa Duy Tình
Nguyễn Ngọc Già, RFA, 21/07/2023
Báo Người Lao Động ra ngày 29/01/2022, sau khi "Chuyến bay giải cứu" được khởi tố vào ngày 27/1/2022. Trong bài báo này có đoạn : "...Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu, có hoàn cảnh khó khăn về nước là một chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong suốt 2 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các hãng hàng không trong nước và nước ngoài thực hiện 800 chuyến bay đưa gần 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước..." [1].
Chuyến bay đặc biệt từ Việt Nam đã đưa 219 công nhân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo, một quốc gia nhỏ bé ở châu Phi bên bờ Đại Tây Dương, về nước.
Theo wikipedia cho biết (trích) : "...Từ giữa cuối tháng 3/2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan, Việt Nam tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế. Kể từ đó, người lao động, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc và người Việt ở nước ngoài muốn về nước phải đi bằng các chuyến bay giải cứu (hay còn được gọi là chuyến bay hồi hương). Khi đại dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên thế giới, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay để giải cứu công dân mắc kẹt ở nước ngoài. Chuyến bay đón công dân đầu tiên có liên quan đến việc đưa công dân từ vùng dịch về Việt Nam là chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines sử dụng chuyên cơ Airbus A321 mang số hiệu HVN68. Máy bay khởi hành lúc 21g55 ngày 9/2/2020, đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc về nước…" [2].
Việt Nam chưa có Luật Bảo hộ Công dân. Thay vào đó, chỉ có quyết định của Chính phủ [3] mang số 119 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 25 tháng Bảy năm 2007 và quyết định của Bộ Ngoại giao [4] mang số 2985 do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Phú Bình ký thay Bộ trưởng, ban hành vào ngày 29/11/2007. Cả 2 quyết định này, liên quan đến vấn đề "thành lập quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài", nhằm bảo hộ công dân và pháp nhân, trong những vấn đề liên quan đến nước sở tại, khi gặp khó khăn hoặc vi phạm pháp luật nước sở tại. Vì lẽ đó, "Chuyến bay giải cứu" không thuộc phạm vi điều chỉnh của hai quyết định này.
Không có quốc gia nào thực hiện cái gọi là "Chuyến bay giải cứu", ngoài Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bối rối và lúng túng, rồi hành động bằng "quyết tâm chính trị" hơn là tìm cách giải quyết khoa học và hợp pháp về tình trạng khẩn cấp, trong bối cảnh đại dịch gọi là "covid 19" lan rộng toàn cầu. Bất cứ Chính phủ nào cũng chỉ thể hiện "tinh thần nhân đạo", đối với những sự việc vi phạm pháp luật trầm trọng, chứ tính nhân đạo không thể và không bao giờ thay thế pháp luật để quản trị quốc gia.
Tên gọi "Chuyến bay giải cứu" đã tự bộc lộ "tư thế ban ơn" từ nhà cầm quyền và "tư thế nhận ơn" từ công dân Việt Nam. Điều này thể hiện chủ nghĩa Duy Tình, thay vì rất cần chủ nghĩa Duy Lý. Thêm vào đó, lẽ ra phải làm rõ tính trách nhiệm và bổn phận của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam, những tên tham nhũng đã dùng Duy Tình để trục lợi một cách táng tận lương tâm.
Người Việt Nam thường được biết như là dân tộc (có vẻ) "trọng tình hơn trọng lý". Không chỉ gói trong mối quan hệ gia tộc - chòm xóm mà nó lan rộng đến từng cơ quan công sở, cho đến cấp cao nhứt tại thượng tầng chính trị. Tư tưởng thấu tình (trước) đạt lý (sau) dễ khiến cho người ta mù quáng, rồi nhanh chóng tin tưởng bọn tham nhũng bằng cái vỏ bọc "nhà nước", cùng hậu quả ê chề đang diễn ra như một vở hài kịch lố lăng, với phát ngôn vô cùng thách thức của Trần Văn Dự : vì "số đen", không may thì trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả và dặn vợ : "Em chuẩn bị 3 tỉ để trả lại cho Nhà nước và coi như anh đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi sẽ về". Người dân ngỡ ngàng với cái bấy lâu nay được gọi là "pháp luật" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trong cách nhìn nhận - đánh giá sự việc từ Trần Văn Dự !
Một chiều hướng dư luận được ủng hộ : Hơn 200.000 người được gọi là "nạn nhơn" của "Chuyến bay giải cứu" cần nên được trả lại số tiền, đã buộc phải bỏ ra để được "giải cứu". Chiếu theo chủ nghĩa Duy Tình, chắc chắn nảy sinh ý kiến : Người ta đã bị vậy rồi, nỡ nào đòi tiền. Không thấy lúc đó, nếu không có "Chuyến bay giải cứu" của Nhà nước, liệu bạn có còn mạng hay không mà giờ này đòi trả tiền ?! Lý luận này dễ dàng đánh phủ đầu hơn 200.000 người được gọi là "nạn nhơn", vốn đã mang tâm thế "nhận ơn" từ nhà nước (!).
Chủ nghĩa Duy Tình lấn át chủ nghĩa Duy Lý không chỉ làm người ta mắc kẹt tại đó mà di họa lớn hơn nhiều, với vô vàn tình huống xảy ra trong xã hội ngày hôm nay, bằng tệ nạn lừa đảo rộng khắp, kể cả các tên lừa đảo mang nhãn hiệu "công bộc". Có vẻ không nhiều người quan tâm đến các phép ngụy biện căn bản, trong đó có phép nguỵ biện mang tên "lợi dụng lòng trắc ẩn" (appeal to pity).
Như các bộ phim khác, bộ phim bi - hài - chính kịch có tựa "Chuyến bay giải cứu" rồi sẽ kết thúc theo cách nào đó, với những "diễn viên đời thực" nhận án tù như chừng "đi nghỉ mát" hoặc thậm chí có một án tử hình để gọi là "răn đe". Điều này không có nghĩa, người Việt Nam có thể hiểu ra và dám đối diện để sống với chủ nghĩa Duy Lý. Tại sao ? Vì người đời còn mải miết chạy theo lối sống : vị tha - nhân ái - cao thượng v.v... và cuối con đường của người được gọi là "sống tình cảm lắm", rất có thể là một hố sâu thăm thẳm mang tên Nô Lệ, miễn họ cứ được vuốt ve - xoa dịu nỗi đau, bằng cách "học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" - vẫn còn đang tiếp diễn ( !).
Nguyễn Ngọc Già
Nguồn : RFA, 21/07/2023
[1] https://nld.com.vn/thoi-su/chuyen-bay-dua-nguoi-viet-nam-ve-nuoc-thoi-gi...
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_chuy%E1%BA%BFn_bay_%22gi%E1%BA%...
[3] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-2985-2007-QD-...
[4] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-119-200...
************************
Xử án vụ "Chuyến bay giải cứu" : phân chia lại tiền xương máu của người "Việt Kẹt"
Gió Bấc, RFA, 19/07/2023
Đại án "chuyến bay giải cứu" thực chất là vụ tham nhũng táng tận lương tâm, lợi dụng tình thế nguy khốn của người "Việt Kẹt" (người Việt kẹt ở nước ngoài trong mùa dịch) theo hệ thống. Quan chức bốn bộ và cả Văn phòng Chính phủ, cùng với lãnh đạo địa phương "tạo điều kiện" cho các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn chuyến bay combo với giá cao ngất trời xanh.
Hơn 200.000 người "Việt Kẹt" phải chắt bóp, vay mượn tiền để được bay giải cứu.
Hơn 200.000 người "Việt Kẹt" phải chắt bóp, vay mượn tiền để được bay giải cứu. Họ chính là nạn nhân, chủ nhân của những khoản tiền hối lộ, tiền lừa đảo kếch xù mà các bị cáo đã chia nhau. Họ là chủ thể quan trọng nhất, người bị hại vĩ đại nhất của đại án, thế nhưng họ không hề được các cơ quan tố tụng nhắc đến. Công lý của nhà nước đã gạt họ ra ngoài và pháp luật được sử dụng để "thu hồi" số tiền họ bị cưỡng đoạt vào tay nhà nước.
Điều đáng thương tâm là, phần lớn những người "Việt Kẹt" ấy không phải là đại gia, người giàu có sống ổn định, có chế độ bảo hiểm y tế ở nước ngoài. Những thành phần có yêu cầu bức thiết phải về Việt Nam trong thời dịch bệnh, đa số là công nhân xuất khẩu lao động, du học sinh, thậm chí có cả gần 2000 tù nhân ở Malaysia.
Siết cổ người "Việt Kẹt" trên 2000 tỷ đồng
Là những công dân yếu thế như vậy, lẽ ra họ phải được hưởng sự bảo hộ, phúc lợi quốc gia, được ưu tiên hồi hương miễn phí trong thiên tai dịch bệnh. Đó là cách ứng xử phổ biến của các chính phủ, ngay cả những nước đang phát triển như Campuchia. Thế nhưng, chỉ riêng công dân xứ thiên đường được tự hào "ngạo nghễ" đi trên các "chuyến bay giải cứu".
Núp dưới danh nghĩa cao đẹp "chuyến bay giải cứu", các doanh nghiệp câu kết với quan chức nhà nước, đã tạo ra hệ thống liên hoàn xét duyệt thủ tục, cấp phép, bán vé máy bay, tổ chức cách ly mà những người "Việt Kẹt" vì sự sống chết phải liều mình chấp nhận với giá cắt cổ. Thực chất "chuyến bay giải cứu" là cuộc cưỡng đoạt tài sản kinh hoàng với hơn 200.000 người "Việt Kẹt".
Trong giai đoạn điều tra, tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, nhấn mạnh, "theo các cán bộ điều tra, mỗi chuyến bay combo, khi trừ chi phí ra, có những chuyến có thể lợi nhuận 2 tỷ đồng/chuyến, mà có gần 2.000 chuyến bay" (1).
Lẽ ra 200.000 con người ấy với danh sách, hồ sơ, cụ thể phải là người bị hại trong vụ án và phải được tòa án nhân danh công lý hoàn trả lại cho họ những thiệt hại phải chi trả cho các khoản đưa hối lộ cho quan chức, phần lợi nhuận không tương xứng của các doanh nghiệp. Thế nhưng, thật bất ngờ khi đại án khai đao thì tòa chỉ xét xử 54 bị cáo về 5 tội danh khác nhau. Trong đó, 21 người nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng ; 23 người đưa hối lộ gần 227 tỷ đồng ; 4 người môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng ; 4 người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ ; 2 người lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 24 tỷ đồng (2).
Hành vi cưỡng đoạt tài sản công dân bị bỏ lọt và 200.000 người bị hại của vụ án bị loại trừ.
Chỉ xem xét lợi ích nhà nước và doanh nghiệp
Tại sao lạ lùng bất công như vậy ? Tiền các doanh nghiệp đưa hối lộ, môi giới hối lộ… đều được hạch toán vào vé bay giải cứu, đều là từ túi của những người "Việt Kẹt" chảy ra, vì sao không được xem xét ?
Một luật sư đã giải thích thủ thuật pháp lý được dùng trong vụ án này là : Tòa án đang xét xử các Bị cáo về các tội danh Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có khách thể bị xâm phạm là trật tự quản lý đúng đắn của nhà nước. Còn tội danh Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, có khách thể bị xâm phạm là quyền sở hữu của Công dân, nhưng Người bị lừa đảo trong trường hợp này là Chủ các doanh nghiệp (Bị lừa đưa tiền cho Người không có khả năng chạy án, để mong được chạy án). Do đó, tài sản của Công dân "Việt Kẹt" là khoản tiền chênh lệch đã bỏ ra – Không phải là khách thể bị xâm phạm trong vụ án, nên không có căn cứ pháp luật để được trả lại tiền ngay trong vụ án này. Đó là điều chắc chắn !
Ôi trời ! Chỉ bằng cái mẹo nhỏ ấy, công lý đã phủi tay với số phận của 200.000 "khúc ruột ngàn dặm" hồi hương, bỏ lọt tội phạm "Cưỡng đoạt tài sản công dân" và số tiền lợi nhuận bất chính khổng lồ mà theo ước tính của ông Tô Ân Xô lên đến hàng ngàn tỉ !
Như vậy, tội phạm tày trời với nhân dân và lợi nhuận khủng ngàn tỷ của tập đoàn tội phạm quan chức, doanh nghiệp này được cho qua, tòa chỉ xem xét số tiền vài trăm tỷ hối lộ, môi giới hối lộ.
Nhà nước chia lại, doanh nghiệp lãi to
Số tiền các bị cáo nộp lại sẽ được giải quyết như thế nào ? Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp, cho rằng : "Tất cả số tiền đưa hối lộ, số tiền gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, tiền do phạm tội mà có, thì sẽ bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự" (3).
Theo tinh thần xét xử "nhân văn" hiện nay, nếu các bị cáo chịu ói ra tiền đã ngậm, gọi là "tích cực khắc phục hậu quả" thì sẽ được giảm nhẹ hình phạt. Điểm mới của phiên tòa là hầu hết các bị cáo đều nhanh nhẩu nộp lại tiền để mua tội ngay từ giai đoạn điều tra cho đến khi xét xử. Mặt khác, tòa cũng ưu ái mở rộng vòng tay tiếp nhận. Chính vì vậy đã xảy ra sự kiện vui chưa có tiền lệ là, hoãn phiên tòa cho các bị cáo nộp tiền, tương tự như cuối năm doanh nghiệp giảm giá, xả hàng tồn kho.
Sáng 17/7, theo dự kiến, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đưa ra bản luận tội, đồng thời đề nghị mức án đối với cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cùng 53 bị cáo. Thế nhưng, để "tạo điều kiện" cho luật sư và các bị cáo thực hiện việc "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả, Hội đồng xét xử "chuyến bay giải cứu" tạm dừng phiên tòa (4).
Thủ thuật xử án cắt khúc và "nhân văn" lấy tiền chuộc tội này, có công minh, thượng tôn pháp luật hay không, là chuyện đáng bàn, nhưng ngân sách nhà nước sẽ thu được trên dưới trăm tỉ trong số tiền lẽ ra phải thu hồi hoàn trả cho người bị hại.
Đáng lo ngại rằng, với nền pháp luật lỏng lẻo mà ngay trong giai đoạn điều tra cả tướng lãnh, trưởng phòng điều tra, đều chạy án hàng chục tỉ đồng, có bị cáo tố ngay tại tòa là sót người, lọt tội, thì liệu giai đoạn xét xử lượng hình bỏ tiền mua tội tỉ tỉ đồng này, có phát sinh chuyện ân tình ?
Với các doanh nghiệp vi phạm thì đây là thương vụ lãi đơn, lãi kép. Số tiền khắc phục hậu quả chỉ là phần nhỏ trong số tiền họ đã cưỡng đoạt từ những khách hàng "Việt Kẹt".
Giống như chuyện ngụ ngôn cáo và chồn tranh nhau miếng thịt sư tử, phân xử bằng cách xơi trọn miếng mồi. Loại trừ quan hệ dân sự giữa khách hàng "Việt Kẹt" và doanh nghiệp, phiên tòa chỉ phân chia lại một phần số tiền mà các bị cáo đã cưỡng đoạt của người dân.
Trên Facebook cá nhân, Luật sư Đặng Bá Kỹ đã nhận xét, "vụ án hình sự xảy ra, với những khoản tiền chung chi, với những lời khai của các Bị cáo – Hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng : Đã có việc đẩy giá vé lên cao một cách bất thường, nhằm để Doanh nghiệp có những khoản tiền chung chi. Hay nói cách khác, là các Bị cáo đã có hành vi biến tài sản hợp pháp của Người dân trở thành ‘Công cụ phương tiện phạm tội’ trọng Vụ án hình sự đang xét xử nêu trên. Hiểu na ná như : A trộm xe của B, sau đó dùng xe này đi cướp giật tài sản của C, thì A phạm cùng lúc hai tội trộm cắp và cướp giật tài sản, riêng chiếc xe là công cụ phương tiện phạm tội, nhưng vì là xe của B, B là bị hại trong vụ án trộm cắp, nên phải trả lại xe cho B (Giả dụ lúc đầu xe là của A thì xe này sẽ bị tịch thu)".
Khởi tố vụ án cưỡng đoạt tiền của người "Việt Kẹt" ?
Từ đó, Luật sư Đặng Bá Kỹ đưa ra 2 phương án giải quyết tình huống này như sau :
"1. Khởi tố, điều tra thêm một Vụ án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản, mà trong đó Bị hại chính là những Hành khách đã sử dụng dịch vụ : Để áp dụng được phương án này, phải có căn cứ để chứng minh các Bị cáo đã đưa ra những thông tin gian dối, như kê khống các dịch vụ không có, hoặc nâng khống giá lên nhằm dụ dỗ Khách hàng, rằng giá vé đó là hợp lý (Hành vi khách quan của tội danh lừa đảo) hoặc có căn cứ để chứng minh các Bị cáo đã có hành vi đe dọa, uy hiếp về tinh thần, khiến cho Khách hàng cảm thấy sợ hãi, hoang mang mà miễn cưỡng chấp nhận mua giá vé cao (Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản). Lưu ý là, ở đây chúng ta mới xác định phương hướng, còn để vận dụng được, thì phải dựa trên các chứng cứ để chứng minh. Và khi những Hành khách được xác định là Bị hại, và khách thể bị xâm phạm là quyền sở hữu tài sản, thì việc trả lại tiền chênh lệch là điều hiển nhiên.
2. Khởi kiện vụ án dân sự, đề nghị Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu do trái đạo đức xã hội và bị cưỡng ép, đe dọa. Việc chứng minh giao dịch vô hiệu do trái đạo đức xã hội trong trường hợp này, có lẽ không hề khó trong tình huống này, với câu nói cửa miệng bình dân "Ăn trên xương máu đồng bào trong dịch bệnh", và chỉ cần nhiêu đó cũng đủ căn cứ pháp lý tuyên hợp đồng vô hiệu, còn việc chứng minh có hành vi cưỡng ép, đe dọa chỉ tăng thêm phần "sinh động" mà thôi. Khi Hợp đồng bị vô hiệu, hai bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, tất nhiên Khách hàng vẫn phải trả khoản tiền tương ứng với phần dịch vụ đã sử dụng. Tức sẽ chỉ được nhận lại phần tiền chênh lệch, chứ không phải nhận lại toàn bộ tiền.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, ngay cả khi áp dụng được một trong những phương án trên, thì việc thực tế có nhận lại được tiền hay không là một vấn đề bỏ ngỏ – Vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thi hành án của các Bị cáo, tức liệu còn tiền để hoàn trả hay không. Vì về nguyên tắc, những khoản tiền các Bị cáo đã nộp lại trong Vụ án đang xét xử, là công cụ phương tiện phạm tội trong vụ án này, sẽ bị tịch thu, sung vào ngân sách, mà không có chuyện dùng để hoàn lại trong một Vụ án khác. Bởi tiền là vật cùng loại, không phải vật đặc định như ví dụ về chiếc xe nêu trên (Có số khung, số máy, biển kiểm soát, giấy đăng ký riêng), để khẳng định đó có phải là tiền mà các Bị hại trong vụ án khác đã bị chiếm đoạt hay không – Dù có niềm tin nội tâm ‘Rằng tiền này là tiền đó’ ! Tất nhiên về mặt chính sách, chủ trương, Nhà nước có thể xem xét, cân nhắc về việc điều này – Tức không dựa trên quan điểm pháp luật, mà chỉ tính đến sự nhân văn" (5).
Kiến giải của Luật sư Đặng Bá Kỹ có cơ sở pháp luật, phù hợp lòng người. Có lẽ sự sáng suốt của Ban Chỉ Đạo phòng chống tham nhũng của cụ Tổng thừa sức hiểu, thừa sức làm. Nếu đã có ý bảo vệ dân, bảo vệ sự công minh của pháp luật, không cần phải tách ra thêm vụ án thứ hai mà phải đưa hành vi cưỡng đoạt tài sản của người "Việt Kẹt" vào ngay trong vụ án này, bởi chính nó mới là bản chất của hành vi phạm tội. Mong ước đúng đắn này không bao giờ xảy ra.
Chỉ xét xử 5 tội danh trên cho thấy sự lựa chọn, quan điểm của đảng là : Mặc xác dân đen !
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 19/07/2023
Chú thích :
5. https://tinyurl.com/bd7nhca8
**************************
Phiên tòa câm
Nguyễn Vũ Bình, RFA, 18/07/2023
Phiên tòa xét xử vụ "Chuyến bay giải cứu" từ ngày 11/7/2023 đang diễn ra đã thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người dân Việt Nam. Với 54 bị cáo bao gồm các quan chức ở các Nộ Ngoại giao, Y tế, Công an, Văn phòng Chính phủ cùng một số doanh nghiệp và người dân đưa hối lộ. Quy mô và mức độ phạm tội của các bị cáo trong vụ án đều đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam. Những vi phạm pháp luật, việc đưa và nhận hối lộ, mức độ trắng trợn và tàn ác đối với người dân trong đại dịch Coivid-19 đều đã bị bóc trần đến từng chi tiết. Dư luận vô cùng căm phẫn đối với giới quan chức, công chức tham nhũng trong vụ án này.
Quang cảnh phiên toà xét xử, sáng 11/7/2023. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Tôi đã quan sát, đọc nhiều bài báo cả chính thống và mạng xã hội, những bình luận và nhận xét về phiên tòa, tôi phát hiện ra, hiện đang có một phiên tòa khác, diễn ra song song với phiên tòa này, nhưng nó hoàn toàn không có lời nói, hình ảnh nào, nó là một phiên tòa câm, nó đang xét xử chế độ này.
Gọi là phiên tòa câm xét xử chế độ bởi vì thủ phạm chính của vụ án này chính là chế độ độc tài toàn trị hiện nay. Chính chế độ này đã tạo ra những con người đang vi phạm pháp luật bị xét xử, chính chế độ này đã bắt ép những quan chức, công chức tham nhũng, vi phạm pháp luật. Đối với tôi, thủ phạm là chế độ này bởi vì nguyên nhân vụ "Chuyến bay giải cứu" có khoảng 70% là do chế độ (cơ chế của chế độ), còn lại chỉ khoảng 30% là do đích thân những người trong bộ máy thực hiện hành vi tham nhũng. Tất cả các quan chức, công chức của các ngành, các cấp được phân công triển khai thực hiện chuyến bay giải cứu đều vi phạm, đều tham nhũng. Điều đó lý giải nguyên nhân chỉ có thể là do cơ chế, chứ không thể do các cá nhân đồng loạt nổi máu tham cùng một lúc.
Gọi là phiên tòa câm xét xử chế độ bởi vì tất cả những người tham dự phiên tòa từ người lính công an nghĩa vụ dẫn giải bị cáo đi xét xử, cho tới chủ tọa phiên tòa đều biết rằng, nếu họ vào vị trí của những người bị cáo hôm này, họ cũng sẽ đang đứng trước vành móng ngựa. Hơn nữa, việc đút lót, hối lộ và tham nhũng họ vẫn đang thực hiện hàng ngày hàng giờ, chỉ khác về tính chất và mức độ so với vụ chuyến bay giải cứu mà thôi. Gọi là câm bởi vì ai cũng biết (hoặc cảm nhận được) nguyên nhân thật sự chính là do cơ chế, do chế độ này mà không một ai dám nói ra. Tất cả đều phải tránh nói về thủ phạm chính, phải lờ thủ phạm chính đi để tồn tại.
Gọi là phiên tòa câm để xét xử chế độ vì tất cả những nạn nhân của chuyến bay giải cứu đều không hề được nhắc tới, không hề có một chút quyền lợi gì trong khi họ là bị hại trong một vụ án kinh thiên động địa. Người dân biết chuyện đó, cộng đồng mạng nhắc tới chuyện đó, nhưng chế độ không hề nhắc tới. Vậy thì phiên tòa này cũng chính là xét xử chế độ theo một cách nào đó…
Gọi là phiên tòa câm để xét xử chế độ vì sau phiên tòa này, đảng cộng sản lại tiếp tục các phiên tòa khác, ở các cấp độ khác để tự hào về thành tích chống tham nhũng của mình. Đã có nhiều người thắc mắc, không lẽ đảng cộng sản không nhận ra tham nhũng xuất phát từ chế độ, từ cơ chế độc tài toàn trị. Câu trả lời có lẽ là nhận ra nhưng không có cách nào giải quyết, giải quyết là phải từ bỏ độc tài, từ bỏ quyền lực.
Sau phiên tòa này, tất cả những quan chức cán bộ của các ngành tố tụng lại quay về với đời sống thường nhật, với hối lộ, đút lót và tham nhũng nhưng phải cẩn thận và khéo léo hơn. Họ cũng như các quan chức và cán bộ ở các ngành các cấp khác đều không thể dừng việc tham nhũng lại được, bởi vì cơ chế của chế độ vẫn đang tồn tại, quán tính của việc tham nhũng vẫn đang vận hành. Tất cả đều tự nhủ, cơ chế vậy, tất cả đều làm vậy, ai đen thì sẽ bị dính đòn, không dính đòn thì vẫn còn được rao giảng đạo đức cho người dân.
Nguyễn Vũ Bình
Nguồn : RFA, 18/07/2023
Tiếc là Lưu Quang Vũ đã về cõi vĩnh hằng, nếu không, giờ này chắc ông vẫn ngồi gõ bàn phím để cho chào đời một "Macbeth thời Covid-19", để dẫn dắt độc giả các lối đi zic zac của quyền và tiền, các biến thái của tham lam và tội phạm…
Sáng 17/07/2023, phiên tòa chuyến bay giải cứu tạm dừng để bị cáo nộp tiền khắc phục hậu quả
Ai là người Việt Nam yêu dân tộc và đất nước khốn khó này lại không quặn đau từng khúc ruột khi theo dõi một vụ đại án như thế ! Sáng 17/7/2023, Chủ tọa phiên tòa bỗng nhiên tuyên bố tạm dừng phiên xử để các luật sư cung cấp chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả.Cuộc mặc cả diễn ra công khai trước công đường ? Đang xử mà tạm dừng chẳng qua là để "họp án" (Họp để bàn cách đối phó với các phản cung trong quá trình xử). Theo báo chí nước ngoài, tòa án của Việt Nam xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" như "mua bán", như "đổi chác" , về mức độ nghiêm minh kém xa so với thời phong kiến. Chỉ có những cây bút viết nhân danh chính quyền mới có thể nói rằng đây là một phiên tòa"đề cao dân chủ, thượng tôn pháp luật" . Dân chủ nào ở đây ? Pháp luật nào ở đây ? Khiến chúng ta nhớ đếnnhà thơ nhân dân Nguyễn Duy . Cách đây hơn một phần tư thế kỷ, ông cũng đã từng quặn đau và phẫn uất khi hạ bút viết về một Tổ quốc trong lòng mà "cột biên giới đóng từ thương đến nhớ" :
Luật pháp như đùa, có như không…
Hôm 17/7, trong phần thẩm vấn tại tòa, một số bị cáo ‘thành khẩn" cho rằng hành vi nhận tiền của mình là do các doanh nghiệp cảm ơn sau khi thực hiện thành công "các chuyến bay giải cứu". Viện Kiểm sát xác định đây là việc đánh tráo các khái niệm cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra tiền lệ xấu. Cần phải nhận thức đúng để loại bỏ "văn hóa phong bì" ra khỏi đời sống xã hội (!?) Đại diện Viện Kiểm sátkhẳng định, hành vi nhận tiền của các bị cáo trong vụ án này là hành vi nhận hối lộ . Cử tọa trong phòng nhiều người cúi mặt. Bởi vì, nếu loại bỏ "văn hóa phong bì" thì ngay đến cả nhân viên quèn ở cấp phường, cấp xã cũng khó tuyển dụng, chưa nói chi lấy đâu ra đội quân "mũ cao áo dài" như quý vị ! "Văn hóa phong bì" lâu nay là con đẻ của chế độ, là "nhóm máu THAM" trong huyết quản của cán bộ ở mọi cấp mọi ngành trong chính quyền.Viện Kiểm sát mà không biết câu đồng giao này thì thật lạ :
"Thanh cha (thanh tra) thanh mẹ thanh gì
Phải có phong bì thì mới Thank You".
Đòi xóa phong bì là quá coi thường "văn hóa tham nhũng" do thể chế này sinh hạ và dày công nuôi dưỡng. Chỉ ngừng tham nhũng một buổi thì cả hệ thống Đảng/Nhà nước này "bị treo" (như khi cái máy tính bị hacker), không có cách gì vận hành tiếp được. Một loại bôi trơn đa chiều, trên – dưới – ngang – dọc đều "thấm đượm" và vượt trội trên cảMobil, Shell và Castrol Industrial.
Một nghịch lý lớn của phiên tòa hiện nay là, xử một đại án, với rất rất nhiều bị can, thiệt hại vật chất lên hàng ngàn tỷ Việt NamD, lưu lượng tiền tham nhũng và "đút lót" để chạy án cũng trên cả triệu USD, nhưng tuyệt nhiên, không thấy bóng dáng một người bị hại nào. Bản tin VOA ngày 18/7 chỉ rõ, phiên tòa kéo dài tới 30 ngày, bắt đầu từ 11/7, xét xử hơn 50 bị cáo về các tội liên quan đến hối lộ, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ,nhưng không có mặt nạn nhân là những người dân và vấn đề đền bù cho họ không hề được nêu ra . Vụ án bung bét đến mức không giấu được thì phải xử. Xử để còn làm những đại án tiếp theo, cho dù trên đã cho "khoanh vùng" đâu ra đó ! Ngay từ những ngày đầu, nhiều người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội rằng, họ quan tâm đến việc nhà nước Việt Nam có biện pháp nào để những nạn nhân của các "chuyến bay giải cứu" được đền bù hay không (Vì trong số này có cả ngoại kiều) ? Điều này đủ nói lên tính chất giả nhân giả nghĩa của phiên tòa. Một số luật sư nói rằng người dân bị thiệt hại cần kiện dân sự hoặc tố cáo hình sự để đòi bồi thường. Lại đúng câu chuyện "con kiến đi kiện củ khoai" !
Ngay sau mấy ngày xử sơ thẩm, FB Nguyên Tống đã nhận xét rất chính xác khi cho rằng, cái gọi là "chuyến bay giải cứu" đã bị sai ngay từ gốc, như bao việc theo kiểu nửa dơi nửa chuột, nhập nhèm, đầu Ngô mình Sở đã xảy ra trên đất nước này. Nếu rạch ròi thì không được gọi là "bay giải cứu" để gây nhầm lẫn với những gì chính phủ các nước khác đã và đang làm với công dân của họ trong các thảm hoạ dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai… Nếu có "chuyến bay giải cứu" thì phải là một chủ trương được ban hành từ cấp cao nhất của chính phủ để giải cứu công dân của nước mình, giao cho Vietnam Airlines chủ trì thực hiện rồi về thanh toán với chính phủ.Phải hoàn toàn miễn phí và vô điều kiện, miễn là có hộ chiếu Việt Nam . Đằng này, đây là một việc tự phát, do các doanh nghiệp tự bỏ tiền ra thuê máy bay và còn phải "xin" nhà nước cho bay mới được làm. Và họ làm việc này không hẳn là vì lòng nhân đạo, mà phần lớn là do "ngửi" thấy cơ hội kiếm lợi nhuận, có lãi mới làm. Chính vì thế mà không thể khoác cho nó cái áo "chủ trương của Đảng và Nhà nước" để lập lờ đánh lận con đen.
Hưng phản cung là "trâu lấm vẩy càn" ?
Tranh luận tại tòa, bị cáo Hoàng Văn Hưng nêu câu hỏi ngoài số tiền 800.000 USD Hưng bị buộc tội lừa đảo, số tiền 1,8 triệu USD mà Hằng khai đã đưa cho Tuấn, hiện nay ai cầm và Hưng kiến nghị cơ quan tố tụng phải làm rõ điều này để tránh bị bỏ lọt tội phạm. Qua thần thái và điệu bộ của Hoàng Văn Hưng, những cử tọa trong và ngoài phòng xử đều ngầm thán phục, thấy cựu Trưởng phòng Bộ Công an nàykhông hổ danh với cương vị từng có . Nhưng cũng thật mỉa mai và ngược đời ! Trước và cả sau khi bị thuyên chuyển công tác, Hưng vẫn tiếp tục hướng dẫn Hằng cách thức khai báo khi làm việc với điều tra viên. Thế mà ông tướng an ninh Nguyễn Anh Tuấn vẫn tin "sái cổ". Hưng nói dối về vai trò của mình và khẳng định vẫn "kiểm soát được tình hình", "vẫn trực tiếp báo cáo đề xuất chủ trương xử lý vụ án..." để moi tiếp tiền từ Tuấn và Hằng. Thế mà trước công đường, Hưng còn "dạy khôn" cơ quan tố tụng đừng để bỏ lọt tội phạm (!?). Hài hết chỗ nói… Cách phản cung của Hưng không phải là "trâu lấm vẩy càn". Sự tự tin của Hưng "trên mức bình thường" và việc tố ngược lại Tuấn có nghĩa là thế lực đứng sau Hưng khá mạnh, dẫu rằng, "người chống lưng cho Hưng" từ đầu câu chuyện, nay cũng đang "toát mồ hôi hột !"
Xử vụ án lớn như thế này, nhất là trong đó có màn đấu tố và phản cung của mấy ông công an loại "bự" bao giờ cũng hứa hẹn nhiều kịch tính. Kịch loại này mà vào tay Lưu Quang Vũ thì thật là "cười ra nước mắt". Vụ án này có cả một "tập thể Macbeth" hẳn hoi, chứ không phải chỉ duy nhất một cá nhân Macbeth như trong kịch của Shakespeare. "Tập thể Macbeth" này bao gồm cả Tòa, Công an và Viện kiểm soát. Phải "thông đồng bén giọt" mới nắm được các lối di chuyển zic zac của quyền và tiền. Từ trước đến nay, những phiên tòa xử Công an bao giờ cũng kịch tính. Đại tá dám tố ngược Thiếu tướng là chuyện giật gân. Nói nhưFB Dương Quốc Chính , anh em, đồng chí, ngày thường đầu gối tay ấp, chén chú chén anh, ăn nhậu chơi bời đủ các kiểu. Nay đùng một cái, rơi vào hai chiến tuyến đối kháng. Ở Việt Nam thì Tòa, Viện kiểm sát và Công an đều là chỗ "thân thiết", nếu có số má thì biết nhau cả, vì phải "chạm trán" qua các buổi "họp án". Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên của Cục An ninh điều tra là dạng đó. Hưng nói khá chuẩn, trên 2000 chuyến "giải cứu" mà chỉ điều tra có 700 chuyến, thì lọt khối tội phạm là cái chắc.
Công luận vẫn tin là Hưng có tham gia chạy án. Khúc nhôi là Hằng (người đưa tiền) đã báo tổng số tiền là 2,8 triệu USD, vậy Hưng "kiếm" bao nhiêu, Tuấn "thịt" bao nhiêu và còn đưa cho ai nữa ? Hưng đe sẽ khai tiếp về việc bỏ lọt tội phạm, khả năng là các đồng chí khác cùng tham gia đường dây. Hồi hộp phết ! Vấn đề bây giờ là "bộ ba Macbeth" phải khoanh vụ án tới đâu, liệu khi nào sẽ cho cúp điện tại Tòa ? Cách đây mấy năm, hồi Dương Chí Dũng nhắc đến tên Trần Đại Quang thì bỗng nhiên toàn bộ khán phòng "mất điện" (!?). Vụ Việt Á tới đây sẽ còn "nặng đô" hơn "chuyến bay giải cứu" rất nhiều. "Xấu chàng hổ ai" ? Không khéo hổ cả ba ta (Tòa, Viện và Công an) thì rất dở, cho nên "đóng cửa bảo nhau" có phải là thượng sách ? Hơn nữa, nếu lần này "chuyến bay giải cứu" được gọn nhẹ, thì bên "Việt Á" nay mai cũng sẽ thể tình. Đôi ba bên cùng có lợi, nhất là sau khi đã thống nhất nhau "rút" được số tiề n ban đầu nhỡ công bố với báo chí ! Rút được tổng số tiền là "nhất cử lưỡng tiện". Các cơ quan tố tụng vừa đút túi được khoản kha khá, mà các bị can, automatically, cũng được giảm nhẹ tội, vì đưa và nhận đều ít hơn trên thực tế sẽ không gây choáng !
Một vấn đề giật gân khác vẫn còn "treo" đó, sau ngày 17/7. Hoàng Văn Hưng dọa tung chứng cứ mới, khi tòa bắt đầu phần tranh luận. Vì sao bị cáo Hưng phản cung trong lúc 53/54 bị cáo khác nhận tội một cách dễ dàng đến đáng ngờ ? Thật dễ hiểu, thuật ngữ hình sự gọi là thỏa thuận nhận tội. Có ít nhất 3 yếu tố kịch tính cho thấy hậu trường vụ án này không chút đơn giản :Thứ nhất, bằng kinh nghiệm của một cựu Trưởng phòng an ninh, Hoàng Văn Hưng tự tin về chứng cứ chạy án "mỏng".Thứ hai, cũng từ chuyện do điều tra viên để lộ, công luận linh cảm về những nhân vật giấu mặt trong vụ án của Hoàng Văn Hưng khi muốn có những ai làm "ma chết thay".Thứ ba, thời gian "hòa đàm" cho những thỏa thuận trong thời gian tòa tạm nghỉ,để sang giai đoạn tranh tụng . Giả sử, Hoàng Văn Hưng tung chứng cứ mới và được cho là "có căn cứ", các phiên xét xử tiếp sẽ ra sao ?Hãy chờ màn sau sẽ rõ !
Hoàng Trường
Nguồn : VOA, 21/07/2023
Sơ thẩm vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ : càng xử càng bộc lộ bất cập của chế độ
Quốc Phương, RFA, 21/07/2023
Phiên tòa sơ thẩm vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’ càng xét xử càng bộc lộ các bất cập của chế độ. Qua đó cho thấy những "ổ tội phạm trầm trọng" nằm trong chính các ngành thực thi và bảo vệ pháp luật ở Việt Nam, mà cụ thể là ngành công an. Nạn tham nhũng quan chức ‘cùng cực’ trong chế độ, tuy nhiên phiên tòa chỉ mang tính ‘trình diễn’, mà không có chỉ dấu cho thấy công lý sẽ đụng tới quan chức ở tầng cao nhất trong ban lãnh đạo của đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm trong việc giao quyền lực nhà nước cho các cá nhân, tập thể quan chức, bộ ngành thực hiện các chuyến bay này. Đó là các ý kiến từ giới quan sát trong và ngoài Việt Nam nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do trong dịp này.
Tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" bắt đầu từ ngày 11/7/2023 - AFP
Trước hết, các ý kiến quan sát dành sự chú ý và bình luận về diễn biến tại tòa án liên quan một bộ phận của nhóm tội phạm là cựu quan chức trong ngành công an, mà được cho là có những lời khai trái ngược, cực kỳ mâu thuẫn nhau trước Hội đồng Xét xử.
Hôm 21/7/2023, truyền thông chính thống Việt Nam loan tin tòa đã cho công bố bằng chứng hình ảnh qua video về việc một bị cáo chính trong nhóm cựu quan chức Bộ Công an đã có hành vi được cho là ‘nhận tiền hối lộ’ để ‘chạy án thế nào’. Báo Thanh Niên, hôm thứ Sáu cho hay "Tại phiên tòa "chuyến bay giải cứu", bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, tiếp tục khẳng định đã đưa tiền cho bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên của Bộ Công an, để "chạy án", nhưng ông Hưng vẫn không thừa nhận;" và cũng vẫn theo báo này, tuy "cơ quan tố tụng xác định ông Tuấn chuyển 800.000 USD (hơn 18 tỉ đồng) cho bị cáo Hưng và xác định bị cáo Hưng lừa đảo chiếm đoạt số tiền này. Số còn lại khoảng 43 tỉ đồng chưa được làm rõ ở đâu, ai đang giữ" (1).
Bình luận về việc mâu thuẫn trong lời khai giữa các bị cáo cựu quan chức ngành Công an thuộc Bộ công an và công an Thành phố Hà Nội này, đặc biệt về vấn đề dường như Hội đồng Xét xử đang gặp khó khăn trong việc ‘xác lập chứng cứ’ để khép tôi và tuyên án với các bị can cựu công an này, trước hết, từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cựu Hội thẩm nhân dân với kinh nghiệm làm việc cả chục năm ở tòa án cấp địa phương trước đây, nhà báo Võ Văn Tạo bình luận với RFA tiếng Việt :
"Ông Tuấn và ông Hưng mâu thuẫn nhau về lời khai, việc ấy cũng là thực tế thôi, chuyện ấy không phải quá hi hữu đối với những vụ án như thế này, chỉ có (điều có) những người mà người ta gọi là ‘lọc lõi’ trong nghề điều tra như là ông Hưng, song tôi cho rằng ông này lọc lõi nhưng không phải là khôn ngoan. Bởi vì các bằng chứng khác đã phơi bày rồi, bản thân chối, không nhận gì cả, thì chính ông Hưng ‘tưởng bở’ rằng cứ từ chối, khước từ, không nhận tội là không sao, nhưng tòa người ta vẫn xét xử, và tôi cho rằng việc đó (mâu thuẫn) là cũng chấp nhận được, chứ không đến nỗi gì là vô lý.
Nhưng tôi cho rằng ông Tuấn không thể nào mà ‘không ăn gì’ trong vụ này, thậm chí ‘ăn một khoản’ cũng kha khá lớn, chứ không ít, chứ không phải là vì ‘thương đồng đội’, hay là ‘thương em gái’, mà ‘làm vô tư, không hưởng thù lao’ trong vụ này. Tôi tin rằng ông Tuấn ‘có phần’ trong vụ này. Tôi cho rằng ông Tuấn cao thủ hơn ông Hưng, ông biết rằng không thể nào chối tội được, nên ông tỏ ra thái độ ‘mềm mỏng, chân thành’; khôn ngoan hơn ông Hưng. Ông Hưng, tôi cho rằng ông ấy tưởng rằng ông ấy khôn, nhưng xử lý như thế không khôn ngoan đối với cá nhân của ông ấy".
Theo vị cựu Hội thẩm nhân dân Võ Văn Tạo, trong khi tất cả các nhân chứng, vật chứng, những lời khai thác được cho là ‘đều chứng minh’ rằng cựu điều tra viên, Bộ Công an Hoàng Văn Hưng ‘có tội’, bị cáo này liên tục bác bỏ nên sẽ không được tình tiết ‘giảm nhẹ’, còn bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã tỏ ra ‘khôn ngoan hơn’ vì biết ‘không thể che dấu’ được hành vi phạm tội, nên có thể sẽ được hưởng lợi từ tâm lý của những người xét xử, mà theo ông Tạo thì "thường hay nghiêng về những người có vẻ thành khẩn" trước tòa. Còn theo truyền thông Việt Nam hôm 21/7, ông Nguyễn Anh Tuấn được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam đề nghị xét giảm một năm, và sau khi bị cáo này đề nghị gia đình nộp tiền để ‘khắc phục’, đã được đề nghị trả hoàn trả lại tiền, vàng, tài sản có số lượng lớn, báo Tiền Phong online cho biết chi tiết :
"Sau phần luận tội, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội đã tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ hậu quả với số tiền 1,85 triệu USD, do đó, Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho bị cáo này. Còn ông Tuấn đề nghị được trả lại 210.000 USD, 146 miếng vàng" (2).
Tòa quyết tìm công lý ‘đến cùng’ hay tùy thuộc vào Đảng quyết định ?
Bình luận liệu tòa có thể làm sáng tỏ được thêm các hành vi phạm tội trong vụ việc hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ này và không để xảy ra việc lọt người, lọt tội hay không, ông Võ Văn Tạo nói :
"Không thể biết được, cái này có thể do quyết tâm điều tra đến cùng của cơ quan điều tra đối với hai ông này, đặc biệt là đối với ông Tuấn. Vì vụ án này rất là lớn, đụng chạm đến nhiều bị cáo và có rất nhiều tình tiết phức tạp, nên người ta khó lòng có thể làm cho công tác điều tra, truy tố có thể hoàn bị được, cho nên còn tùy vào quan điểm của cơ quan điều tra, của tòa án để mà người ta tiếp tục truy vấn đến cùng, hay là chỉ đến thế, cho rằng cơ bản như thế là tạm được và họ chấp nhận như thế thôi".
Từ góc nhìn trên quan điểm cá nhân của mình, Luật sư Lê Quốc Quân từ Hoa Kỳ nói với Đài Á Châu Tự Do :
"Mâu thuẫn ở trong lời khai là một điều thường xuyên xảy ra và nó xảy ra rất nhiều, bởi vì tất cả các tội phạm đều có tính gọi là muốn bảo vệ cho chính mình, cho nên sử dụng tất cả những lời khai có lợi cho chính cá nhân của mình mà thôi. Ngược lại, phía bên kia cũng tận dụng tất cả những lời khai, ví dụ chỉ có một sự thật thôi, nhưng luôn luôn được nhìn từ hai góc độ khác nhau, các cá nhân luôn nhìn các góc độ khác nhau và đưa ra những lời khai có lợi cho mình và dẫn đến mâu thuẫn là chuyện bình thường.
Nhưng ở Việt Nam, thay vì mâu thuẫn đó được đi tìm một cách xác thực bằng các phương tiện, công cụ, các lý luận, tư duy, về cả mặt tâm lý, lẫn cả mặt thực chứng, thể chất, về mặt tâm lý học nữa…, thì ở Việt Nam là chỉ đạo. Ở Việt Nam, quan điểm của người ta là chỉ đạo: chỉ đạo đánh án như thế này, là người ta đánh án như thế này, chỉ đạo làm cho nó phình to ra là nó phình to, và chỉ đạo làm cho nó nhỏ lại là nhỏ lại, chỉ đạo phải ‘diệt’ người này, thì lấy hết những lời khai của người nọ để ‘diệt’ người này. Tất cả phiên tòa này, kể cả những ai đó nói là đấu nhau rất gay gắt trước tòa, nhưng đó chẳng qua cũng là chấp nhận hay không và nhìn nhận nó dưới góc độ nào là hoàn toàn do tòa. Tòa có thể biết đấy, nhưng tòa ‘làm ngơ’, tòa không bao giờ đi đến cùng để tìm công lý cả. Nó không phải là một cuộc chạy đua để tìm kiếm công lý và tranh luận giữa hai bên dựa vào chứng cứ hay dựa vào lời khai. Báo chí nói như vậy thôi, nhưng mâu thuẫn như vậy ai cũng biết, rõ ràng sờ sờ tất tật, nhưng mà người ta vẫn làm theo chỉ đạo. Người ta hoàn toàn nhìn nhận nó dưới góc độ là đảng muốn nhìn nó như thế nào, muốn ‘diệt’ ai, muốn tôn vinh ai, muốn tha ai, hay là muốn bắt ai".
Từ Cộng hòa liên bang Đức, cũng trên quan điểm riêng của mình, Luật sư Nguyễn Văn Đài bình luận với RFA :
"Theo tôi hiểu, bị cáo Hoàng Văn Hưng này hoàn toàn dựa vào bản lĩnh nghề nghiệp của ông ta, ông từng là một điều tra viên rất sành sỏi, rồi ông ta lên đến chức Trưởng phòng 5 của Cục An ninh Điều tra, thì không phải là người non nớt gì về kinh nghiệm cả, cho nên việc ông ta tự tin rằng với những lời khai của ông ta, và với những gì ông ta che đậy hành vi phạm tội của mình, thì ông ta hoàn toàn không hề hấn gì, nhưng cuối cùng Viện Kiểm sát vẫn luận tội và vẫn đưa ra cho ông ta mức án rất cao so với ‘tội lừa đảo’, mức hình phạt cao nhất dành cho ‘tội lừa đảo’ là chung thân, mà ông ta bị đề nghị mức án từ 19-20 năm, tôi cho rằng ông ta đã bị mức án gần kịch khung rồi. Ông ta đã bị mức hình phạt khá cao như vậy, thì cho dù ông ta đã thực hiện tất cả những biện pháp nghiệp vụ, với tất cả những kinh nghiệm trong suốt nghề nghiệp điều tra viên của mình, để chứng minh rằng ông ta không có hành vi phạm tội, không có nhận tiền từ ông Nguyễn Anh Tuấn, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không đem lại lợi ích gì cho ông ta cả, mà ông ta sẽ phải đối diện với một tội danh thứ hai nữa ở trong giai đoạn hai của vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ này".
Các bị cáo ‘ăn năn’, ‘xin lỗi Đảng, Nhà nước’, ‘xin khoan hồng’ có gì lạ ?
Cũng theo truyền thông Việt Nam, trong số nhiều bị cáo tỏ ra ‘ăn năn, hối lỗi’, ‘xin lỗi’ Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam và đề nghị nhận được sự khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trước Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’, cựu trợ lý của một Phó Thủ tướng thường trực của chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Quang Linh được cho là đã tìm kiếm sự chú ý của Hội đồng xét xử với mình, khi trình bày trước tòa rằng :
"Những sai phạm này, bản thân bị cáo đã nhận thức được từ rất sớm, rất ân hận và ăn năn hối cải, thành khẩn trước cơ quan điều tra… Bị cáo gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vì sai phạm của mình".
Còn về phần mình, cũng trình bày lời nói cuối cùng trước tòa như 19 bị cáo khác hôm thứ Sáu, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nói :
"Bị cáo là con trai duy nhất trong gia đình, hoàn cảnh bị cáo như thế này, một mình vợ phải gánh vác cuộc sống 2 bên, chăm sóc 2 con nhỏ".
Vẫn theo truyền thông chính thống Việt Nam, bị cáo bị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị án Chung thân này còn ‘khóc’ và trình bày thêm trước tòa hoàn cảnh cá nhân của mình, rằng : "Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét gia cảnh hiện nay, khi bố đẻ ở chiến trường Tây nguyên trở về đã ngoài 70 tuổi, mẹ đẻ bị tâm thần nhiều năm, bố vợ cũng là thương binh, mẹ vợ thì ung thư phải phẫu thuật".
Bình luận về những diễn biến này, từ Nha Trang, nhà báo, cựu Hội thẩm nhân dân Võ Văn Tạo nói :
"Các tình tiết gây buồn cười thì nhiều, kể cả lập luận của các luật sư cũng như lập luận của các bị cáo, thế nhưng họ trình bày là việc của họ, còn việc phán xử là do Hội đồng xét xử, chuyện ấy tôi thấy cũng xảy ra nhiều trong các vụ án khác, chứ không chỉ riêng ở vụ án này".
Nhìn lại vụ án và phiên xử nhiều ngày qua và cho tới ngày 21/7, các nhà quan sát diễn biến phiên tòa và thời sự chính trị Việt Nam nhân dịp này đưa ra tiếp một số bình luận trên quan điểm riêng của mình với Đài Á Châu Tự Do, mà trước hết, từ Hoa Kỳ, Luật sư Lê Quốc Quân bình luận về vấn đề ‘chạy án’ như trong vụ liên quan tới một số cựu quan chức ngành Công an Việt Nam ở trên, trong vụ án, ông nói :
"Nội bộ của ngành tư pháp của Việt Nam, nói thẳng ra câu chuyện, đó hoàn toàn là một ổ tham nhũng, từ cơ quan Công an, cơ quan Viện Kiểm sát, cơ quan Tòa án là những ổ tham nhũng, một tội phạm nào đó xảy ra, tôi gọi là tội phạm hình sự đi, các tội phạm như ma túy hay là trộm cắp vặt đến tất cả các thứ là đều phải chi tiền cả, và khi người ta chi tiền, người ta nói thẳng là bao nhiêu tiền, thì được giảm bao nhiêu án, một năm tính ra là mấy triệu bạc đó mà giảm đi, và điều này Công an biết, Tòa án biết, Viện Kiểm sát biết, một khi có tội phạm xảy ra, như một tội phạm hình sự xảy ra, là bố mẹ (gia đình) phải đi lo, mà đi lo thì phải lo cả ba cơ quan : lo từ cơ quan điều tra để sao nó bóp lại, xong bóp lại một chút rồi, lại lo đến cơ quan Viện Kiểm sát để Viện Kiểm sát truy tố ít đi, rồi truy tố tội như thế, thì Tòa lại co lại nữa. Cho nên bản thân nó chính là một ổ tham nhũng mà rất khó để có thể ‘khui ra’ được. Người ta có thể ‘cắt ngay’, ngay cả khi tại tòa lời khai đã khai ra rồi, khi cần người ta cắt ngay. Điều đó ai cũng biết, nhưng vấn đề là người ta chưa bao giờ minh bạch ra trước tòa và chưa bao giờ được công khai cho mọi người biết điều đó, nhân dân biết một cách là nó thối nát đến như vậy, mà ở đây như tôi nói là (vấn để) chỉ đạo tới đâu, còn họ làm cả một hệ thống, một chuỗi của nó".
‘Muốn công bằng, phải xử các quan chức cấp cao hơn liên can’
Cho rằng nạn tham nhũng với quan chức ở Việt Nam khó có thể hạn chế được vì có lý do môi trường xuất phát từ nguyên nhân ‘thể chế’, Luật sư Quân nói tiếp :
"Tôi nghĩ ở Việt Nam rất khó làm một người tử tế, bởi vì tổ chức đã sinh ra họ (quan chức tham nhũng) chính là một tổ chức ‘bất lương’, như chính ông Nguyễn Tấn Dũng (cựu Thủ tướng Chính phủ) nói rằng ‘về hưu để làm người tử tế’, nhưng không làm người tử tế được, bởi vì tất cả các quan chức được đào tạo trong một môi trường mà họ phải là Đảng viên, họ sinh hoạt ở trong chi bộ đó, họ lớn lên, trở thành công chức ở đó, chính môi trường ‘bất lương’ và cơ chế ‘sự dữ’ như vậy, thì bản thân những người tốt, hay những người tử tế không thể lọt vào trong đó được".
Từ góc nhìn của mình, nhìn lại các chuyến bay được gọi là ‘giải cứu’ trong vụ án đang được xét xử để thấy rõ hơn tính chất của vụ án và vai trò, trách nhiệm của nhà nước, chính phủ Việt Nam, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà quan sát, bình luận thời sự Việt Nam Lê Văn Sinh nói với RFA :
"Tôi muốn nói về các ‘chuyến bay giải cứu’ để cứu vớt những người Việt Nam đang bị nạn dịch Covid ở nước ngoài, nếu thực sự là ‘chuyến bay giải cứu’ thì tôi hiểu đó phải là chuyến bay được nhà nước thực hiện, vì nhà nước giao cho các hãng hàng không của nhà nước Việt Nam, đặc biệt là hãng hàng không của Việt Nam, hãng Vietnam Airlines, đồng thời là một số hãng hàng không tư nhân… Nhưng nhà nước phải chi tiền, nếu đủ sức lực thì nhà nước chi hoàn toàn. Nếu không đủ tài lực thì nhà nước chi một phần, phần còn lại đồng bào Việt Nam ở trên khắp vùng miền ở trên thế giới được hưởng chế độ của nhà nước, được tài trợ của nhà nước, đóng góp để đưa họ về Việt Nam tránh dịch, thì đó mới gọi là ‘chuyến bay giải cứu.
Còn đây là các chuyến bay do các hãng, các công ty tư nhân lập ra và người ta phải chạy chọt tới năm cửa ải của năm Bộ khác nhau để xin chữ ký, để xin quyết định để được bay về. Và chúng ta thấy tình hình là các nạn nhân người Việt ở nước ngoài đều bị ‘chặt chém’, tới mức gần hai nghìn tù nhân hết hạn tù ở Malaysia…, ngay cả tù nhân là những người bị giam tại Malaysia vì các tội như đánh cá (trái phép), hay tội lao động (chui) ở đất nước họ hay là những cô gái bán hoa do phạm tội ấy mà bị tù, mà vào thời điểm đó các quốc gia như Malaysia có quyết định đưa những người hết hạn tù hoặc cho tù nhân ra sớm để về nước, tránh dịch, mà người ta còn thu, mà theo báo chí Việt Nam đưa tin là Sứ quán Việt Nam ở Malaysia thu những người có hộ chiếu là 22 triệu VNĐ, những người không có hộ chiếu là 25 triệu đồng, tức là mỗi một người là trên 1.000 đôla Mỹ để có được cái vé bay về, thì đó đâu phải là ‘giải cứu’. Vì thế mới có tình trạng hàng loạt quan chức của năm bộ ngành của nhà nước bị dính vào chuyện tham nhũng, hối lộ, rồi chạy án, rồi môi giới hối lộ và nhận hối lộ. Và tôi nghĩ chữ ‘giải cứu’ là không đúng trong hiện thực của xã hội Việt Nam, vào thời điểm mà người Việt Nam bị hoạn nạn dịch giã ở nước ngoài".
Còn từ Berlin, Cộng hòa liên bang Đức, nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo nói :
"Đây là một phạm vi rộng lớn của việc những quan chức ở các Bộ, trong đó có cả các doanh nghiệp, mà là doanh nghiệp ‘cánh hẩu’ của các vị đó phạm tội. Chẳng hạn như Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, rồi các doanh nghiệp, các công ty, tóm lại là như thế, tôi nghĩ rằng nếu muốn công bằng thực sự trong vụ án này, những người ở mức cao, cấp cao không thể không liên quan.
Và họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, họ phải được xử đúng tội, đúng người. Nếu mà dừng lại ở đây, rõ ràng đấy chỉ là đưa ra một số người để mà cho qua vụ án này mà thôi", nhà bình luận chia sẻ trên quan điểm cá nhân với Đài Á Châu Tự Do.
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 21/07/2023
***************************
Sơ thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu' : Hàng trăm ngàn nạn nhân thực sự bị 'bỏ qua'
Quốc Phương, RFA, 19/07/2023
Hàng trăm ngàn nạn nhân của vụ án "Chuyến bay giải cứu" đã bị "bỏ qua" trong phiên xử sơ thẩm đang diễn ra tại Hà Nội.
Công dân Việt Nam được đưa về nước trên một chuyến bay giải cứu từ Vũ Hán, Trung Quốc về sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh hôm 10/2/2020 - AFP
Nhiều lỗ hổng, thiếu sót
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đang tiến hành xét xử 54 bị cáo trong vụ án tham nhũng liên quan đến các chuyến bay giải cứu đưa hàng trăm ngàn công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong thời gian đại dịch Covid-19.
Từ Washington D.C., Hoa Kỳ, luật sư Lê Quốc Quân nói với RFA tiếng Việt trên quan điểm riêng hôm 19/7, rằng các nạn nhân thực sự bị ảnh hưởng bởi vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’, với số lượng lên tới hàng trăm ngàn người, đã không được xét đến trong phiên sơ thẩm đang diễn ra ở Hà Nội, trong khi ‘hai nạn nhân’ có cơ hội xuất hiện trước tòa lại chính là các ‘bị cáo’ có hành vi phạm tội.
"Xem phiên tòa mới thấy có nhiều lỗ hổng, nhiều thiếu sót, đề cập vấn đề của nạn nhân, hiện tại như phiên tòa này nêu ra chỉ có hai ‘nạn nhân’, hai người này đều tên là Hằng, mà bản thân hai bà này đều là những kẻ ‘tội phạm’ cả, mà lấy tiền của hai bà Hằng này cũng là tiền mà chính những người tội phạm này do phạm tội mà có" - Luật sư Lê Quốc Quân nói.
Vẫn theo luật sư Quân, hơn 200.000 nạn nhân của vụ án ‘chuyến bay giải cứu’ cả ở trong và ngoài Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để khởi kiện Chính phủ Việt Nam để đòi công lý và được bồi thường thiệt hại, các nạn nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoàn toàn có thể yêu cầu các tổ chức luật sư và chính phủ nước ngoài hỗ trợ về tư pháp hay bảo hộ công dân cho họ, khi có nhu cầu tiến hành một hành động pháp lý đòi lại tiền bạc và đền bù lợi ích đã bị gây thiệt hại. Ông nói tiếp :
"Cần phải tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam và các nạn nhân này phải làm một đơn kiện tập thể. Khi kiện, có nhiều điều, có thể khởi kiện dân sự, khởi kiện hành chính và có thể khởi kiện hình sự.
Nhưng đẩy lên trên cao, tôi thấy rằng có khả năng tiến hành các vấn đề về hình sự, nếu các nạn nhân phân loại được rõ và người ta phân loại được đầy đủ, bởi vì hàng trăm ngàn nạn nhân như vậy là hàng trăm ngàn tình tiết khác nhau về việc họ bị móc túi như thế nào. Các luật sư có thể dựa vào đó để xem xét là hành vi nào phụ thuộc vào chuyện dân sự, hành vi nào là hành chính, và hành vi nào là hình sự".
Có thể kiện tập thể Chính phủ ?
Tiền của dân, sao trả Nhà nước ?
54 bị cáo là các quan chức cấp cao trong vụ án "chuyến bay giải cứu" đã bị Viện kiểm sát đề nghị mức án hôm 17/7, trong đó có một người bị đề nghị tử hình.
Trước khi tòa nghị án, chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa để xem xét chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả của các bị cáo.
Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ hội đồng xét xử cho biết việc "cập nhật" số tiền khắc phục hậu quả để cơ quan công tố có căn cứ đề xuất mức đề nghị phù hợp.
Theo đó, năm quan chức nộp lại tiền nhiều nhất trong vụ "chuyến bay giải cứu" bao gồm : Cựu Phó giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn (nhận hối lộ 61,7 tỷ, nộp khắc phục 35,4 tỷ, mức án đề nghị 6-7 năm tù) ; Cựu Phó phòng cục quản lý xuất nhập cảnh Vũ Anh Tuấn (nhận hối lộ 27,3 tỷ, nộp khắc phục 20 tỷ, mức án đề nghị 19-20 năm tù) ; Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (nhận hối lộ 21,5 tỷ, nộp khắc phục 16,2 tỷ, mức án đề nghị 12-13 năm tù) ; Cựu Thư ký Bộ trưởng Y tế Phạm Trung Kiên (nhận hối lộ 42,6 tỷ, nộp khắc phục 15 tỷ, mức án đề nghị tử hình) ; Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái (nhận hối lộ 10,4 tỷ, nộp khắc phục 5 tỷ, mức án đề nghị 5-6 năm tù).
Năm quan chức nộp lại tiền nhiều nhất. Ảnh : RFA edited
Trong vụ án này, dòng tiền khởi nguồn từ túi dân giao cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức các chuyến bay về nước. Rồi các công ty này hối lộ, chia chác với các quan chức. Giờ các quan bị bắt thì số tiền đó nộp lại cho nhà nước chứ không phải là những người chịu thiệt hại trực tiếp. Bởi vậy, có ý kiến trong dư luận cho rằng việc cán bộ nộp lại tiền "khắc phục hậu quả" cho nhà nước là không hợp lý.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một người dân Hà Nội, nêu quan điểm trên trang Facebook cá nhân rằng : "Tiền ăn cướp của Dân, chứ không phải là ăn cắp từ ngân sách hay đảng phí, không trả cho bị hại, mà lại bị bắt nộp lại cho đảng nhà nước, để mong nhẹ án thì sao gọi là "khắc phục hậu quả" nhỉ ? Như vậy là chạy án chứ nhỉ ?"
Ông Hoàng Hùng, admin Facebook page "Tôi và sứ quán" cho biết đây cũng là bức xúc của nhiều nạn nhân đã phản ánh với ông :
"Thực ra là thiệt hại là người dân chứ không phải là nhà nước cũng không phải là các doanh nghiệp. Người dân họ phải bỏ tiền ra mua vé bị đội giá rất là cao, như thế thì số tiền thu hồi phải được trả lại cho người bị hại chứ không thể nào sung vào công quỹ được.
Hiện bây giờ, vấn đề là giải quyết chia số tiền đó như thế nào. Bây giờ bắt người dân phải làm đơn đi kiện dân sự là bất hợp lý".
Cơ sở pháp lý
Về mặt pháp lý, ông H, một luật gia ở Hà Nội theo dõi sát diễn biến vụ án này phân tích với RFA rằng tòa đang xét xử về các hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa và nhận hối lộ. Đây là tội hình sự, và nó tách biệt với vụ án dân sự giữa nạn nhân và doanh nghiệp :
"Đây là vụ án về các tội liên quan đến tham nhũng và chức vụ, tức là quan hệ pháp luật trong vụ án này là giữa các bị cáo và nhà nước vì vậy không xét đến thiệt hại của người dân trong các chuyến bay. Cái này gọi là "nộp lại tài sản đã hưởng lợi bất chính, do phạm tội mà có".
Một luật sư không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn nói với RFA rằng trong vụ án này, những người "được giải cứu" về nước với chi phí cao có thể yêu cầu đòi các doanh nghiệp bồi thường :
"Trong trường hợp này thì họ có thể khởi kiện những công ty lữ hành du lịch hoặc những người đã nhận tiền của họ.
Trong bộ luật dân sự Việt Nam có quy định về chuyện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng".
Theo Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi một bên cố ý hoặc vô ý gây hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác :
"Ta thấy rõ ràng ở đây, khi người dân bay về Việt Nam vào thời điểm dịch với giá vé đáng ra chỉ khoảng 2.000 đô thôi, nhưng mà những công ty lữ hành hút máu nên giá vé phải chi trả có thể lên đến 6.000 đô. Số tiền chênh lệch đó họ hoàn toàn có thể đòi được.
Đây là những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Một bên là chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hình sự, một bên khác là chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân sự. Phải phân biệt ra hai loại trách nhiệm đó thì mọi người mới rõ ràng được".
Theo ông Hoàng Hùng, nếu như yêu cầu từng người dân "đơn phương độc mã" đi đòi quyền lợi chính đáng của họ thì rất là khó. Bởi nếu đi khiếu kiện thì thời gian và chi phí cho việc kiện tụng rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền mà họ sẽ lấy lại được. Thay vào đó, ông đề nghị :
"Người đấu tranh cho chính nghĩa hay cho thượng tôn pháp luật rất là ít. Bởi vì họ biết rằng sự đòi hỏi của họ là vô vọng cho nên nhiều người cũng tặc lưỡi bỏ qua.
Danh sách nhập cảnh trong các chuyến bay giải cứu viện vẫn còn, tại sao không lấy số tiền đó chia cho những người dân.
Bây giờ phải bắt người dân làm xác nhận là số tiền đó họ đưa cho ai thì rất là khó. Theo tôi chỉ có chia đồng đều cho tất cả những nạn nhân, những công dân đã nhập cảnh trong thời gian bay chuyến bay giải cứu là hợp lý nhất".
Tòa xét xử vụ đại án "chuyến bay giải cứu" bắt đầu từ ngày 11/7. 54 người bị khởi tố về các tội liên quan đến hối lộ, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ… Đến ngày 17/7, Viện kiểm sát (Viện Kiểm sát) đã tuyên bố mức án đề nghị đối với các bị cáo này, đồng thời đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mở rộng giai đoạn hai của vụ án.
Theo mạng báo Vietnamnet, giai đoạn hai sẽ làm rõ dấu hiệu của tội che giấu tội phạm, dấu hiệu của tội rửa tiền… Hiện tòa chưa đề cập đến chuyện bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trực tiếp của vụ án này.
Tòa xử như ‘mua bán’, thua kém ‘nghiêm minh’ so với thời Phong kiến
Quốc Phương, RFA, 18/07/2023
Phiên tòa xét xử vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’ cho thấy tòa án của Việt Nam xét xử như ‘mua bán’, về độ nghiêm minh còn kém xa so với thời Phong kiến, ý kiến từ giới quan sát vụ án nói với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 18/7/2023.
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế khai báo trước tòa. Nhân dân Online
Thu tiền "chuộc tội"
Nhiều báo chính thống của Việt Nam vẫn đang tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến diễn biến phiên xét xử sơ thẩm đại án "Chuyến bay giải cứu". Trong đó, có nhiều bài viết về gia đình các bị cáo, đặc biệt với trường hợp bị cáo là cựu ‘thư ký’ cho một Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Phạm Trung Kiên, đã nộp bổ sung tiền được gọi là ‘khắc phục’ nhằm được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị.
Hay tương tự là việc gia đình Phó Chủ tịch Tỉnh Quảng Nam đã nộp ‘tiền khắc phục hậu quả’, bản thân bị cáo là con trong gia đình có cha mẹ đẻ ‘là thương binh’, ‘có bằng khen của Chính phủ về chống Covid’ v.v… và đề nghị được tòa cho hưởng khoan hồng, bên cạnh nhiều trường hợp khác cũng được cho là đã được gia đình, thân nhân "khẩn trương" nộp tiền khắc phục trước, và ngay trong khi phiên xử đang diễn ra.
Một trường hợp khác là cựu phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng, ‘người từ tháng 4 đến 12/2021, đã ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa người từ nước ngoài về cách ly’ và ‘được các công ty lữ hành nhờ cấp công văn với mức ‘lại quả’ 1-2 triệu đồng/khách’, theo cáo buộc, cũng đã nộp tiền ‘khắc phục hậu quả’, thừa nhận ‘sai phạm’ nhưng mong được Hội đồng Xét xử thông cảm về bối cảnh phạm tội và sự ‘ăn năn’, vẫn theo truyền thông Việt Nam hôm 18/7.
Bình luận từ Hà Nội về hình thức xử án được cho là ‘tạm dừng bánh xe công lý, để thu tiền chuộc tội này’, một nhà quan sát thời sự Việt Nam, ông Lê Văn Sinh từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nói với RFA tiếng Việt :
"Lẽ ra xử tiếp, tòa dừng lại để cho thân nhân các gia đình bị cáo ‘khắc phục hậu quả’, tức là nộp lại tiền nong, tôi thấy đó là điều lạ. Tại sao lại có thể nộp tiền để ‘khắc phục hậu quả’, để làm nhẹ tội mà tòa lại phải dừng lại trong quá trình xử ?
Vậy sức mạnh của nhà nước nằm ở đâu với những cá nhân biển thủ tiền công quỹ hoặc tiền của các doanh nghiệp, mà đó cũng là tiền của dân, mà đến mức độ là họ phải ‘tự nguyện’ nạp lại tiền, mà không có biện pháp nào để khắc chế, hoặc để ngăn chặn hoặc cưỡng chế những tài sản của họ ?"
Đề cập một trường hợp xử lý quan lại tham nhũng trong thời Phong kiến của Việt Nam vào thế kỷ XV, nhà nghiên cứu sử học này nói :
"Ngay ở thời đầu nhà Lê, tức là thời ông Lê Thái Tông (1423-1442), một viên quan Chuyển vận sứ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng nhận có hai tấm lụa thôi, lập tức đã bị chém đầu, người con của ông ta vì thương bố, xin nhận chết thay cho bố, nhưng không được. Quan Chuyển vận sứ đó chỉ nhận có hai tấm lụa thôi, mà bị chém đầu ngay.
Tuy hình phạt có thể là hà khắc ở chế độ ấy, nhưng hình luật phải là nghiêm minh thì mới có thể răn đe được tội phạm. Còn hình luật mà không nghiêm minh, nặng tay với người này, mà nhẹ tay với người kia, nó chỉ làm cho xã hội thêm rối loạn".
‘Giống như mua bán, giễu cợt pháp luật’
Cũng bình luận về cách thức công lý tạm dừng, nhường bước cho chuộc tội bằng tiền đang diễn ra trong phiên xử vụ án "Chuyến bay giải cứu", từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do :
"Tôi chưa thấy ở đâu lại làm như vậy, nếu các bị cáo có ‘thành tâm’ nộp tiền khắc phục thì những tiền này phải trả lại cho dân, đó là thứ tiền mà nhân đại dịch, lại ‘hút máu’ của người ta như thế, thì phải trả lại cho dân về mức vé chênh lệch trong cái gọi là ‘chuyến bay giải cứu’, vì đó là cướp đoạt.
Thế nhưng việc đó phải làm trước, chứ không phải là trong phiên tòa thì dừng lại rồi nói với người ta là hãy nộp tiền, điều đó giống như một sự mua bán, cực kỳ hài hước, nó tạo ra một hình ảnh không chuyên nghiệp và giễu cợt pháp luật".
Bình luận về việc trên truyền thông chính thống ở Việt Nam, có báo khen ngợi việc chính quyền xét xử vụ án một cách ‘thượng tôn pháp luật’, ‘công bằng’ và ‘nghiêm minh’, cũng như chiến dịch ‘đốt lò’ chống tham nhũng ngày một thành công và nâng cao uy tín, bà Võ Thị Hảo nói với RFA :
"Nếu xử đúng người, đúng tội từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất với tất cả những người liên quan vụ án này, thì mới gọi là nghiêm minh và thượng tôn pháp luật. Và quan trọng nhất trước đó, các cơ quan quản lý không thể không biết (vụ việc), vì nhất cử nhất động họ (chính quyền, an ninh) đều có giám sát và có theo dõi, và bây giờ thời đại công nghệ thông tin như thế này, họ giám sát và theo dõi nên phải biết, nhưng tại sao để cho tất cả (vụ việc) đã xảy ra rồi, thì mới đưa ra (công luận, điều tra, xét xử), cái đó không phải là thượng tôn pháp luật…
Tôi nghĩ rằng hai ông (cựu) Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam để xảy ra việc này, tất nhiên các ông phải chịu trách nhiệm rồi, và các ông đã được ‘đồng ý’ cho ‘thôi nhiệm vụ’, và họ đã xin ‘rút lui’ mặc dù với lý do cá nhân, tất nhiên tôi nghĩ rằng nếu các ông này có tham gia mà có ‘nhận tiền, nhận quà, hối lộ’ trong vụ này, thì các ông ấy còn phải ‘chịu trách nhiệm hình sự’ trước pháp luật, nếu có. Thế nhưng những người như là ông Bộ trưởng Công an ; hay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trước đây ông Trọng đã cấp giấy khen cho bên Công ty Việt Á, tất cả những việc đó tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không nhận trách nhiệm ? Và thông thường, nếu mà tự trọng, thì phải từ chức vì đã để xảy ra những vụ cực lớn trong thời gian ông tại vị, mặc dù ông đã có cổ động việc ‘đốt lò’, nhưng mà chứng tỏ là lỗi thể chế càng ngày càng bộc lộ kinh khủng dưới thời của ông Tổng bí thư Trọng".
Đánh giá nạn tham nhũng trong quan chức thuộc bộ máy của đảng và nhà nước ở Việt Nam và hiệu quả của công cuộc ‘đốt lò’ dưới thời ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lê Văn Sinh nói :
"Tôi chưa tìm được một từ nào để nói về đặc trưng tham nhũng ở Việt Nam, theo tôi ở Việt Nam, nếu tiếp tục ‘đốt lò’ như hiện nay, mà không có một cải cách, một biện pháp nào khác, thì công cuộc chống tham nhũng theo nhận thức của tôi sẽ không có hồi kết, bằng chứng là kể từ khi ‘đốt lò’ đến nay đã gần 10 năm rồi, mà tình trạng tham nhũng không hề giảm, mà nó lại diễn biến ngày càng tinh vi hơn, trắng trợn hơn…
Và ông Lê Văn Sinh nói tiếp :
"Cách mà Việt Nam chống tham nhũng tốt nhất là học những quốc gia dân chủ chống tham nhũng như thế nào. Điều đó là quá rõ ràng, chỉ có điều là các nhà lãnh đạo ở Việt Nam có muốn học bài học đó của họ hay là không mà thôi", nhà nghiên cứu nêu quan điểm riêng.
Quốc Phương, RFA, 17/07/2023
Đại án "chuyến bay giải cứu" đã bước sang tuần thứ hai xét xử sơ thẩm. Nhận định phiên tòa diễn ra mấy ngày qua, nhà quan sát thời sự và chính trị Việt nam cũng là luật gia nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 17/7 rằng những mức định tội được đề xuất của Viện Kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án là đáng ‘thất vọng’.
VietNamNet
Vị luật sư và cũng là nhà quan sát thời sự-chính trị Việt Nam vừa đưa ra bình luận như trên với RFA là Luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông nhận định tiếp :
"Từ khi bắt đầu phiên tòa, không chỉ cá nhân tôi, mà nhiều người dân Việt Nam ở trong nước chờ đợi xem trong số 18 quan chức bị truy tố vì tội nhận hối lộ với hình phạt cao nhất là tử hình, sẽ có bao nhiêu quan chức sẽ bị rơi vào hình phạt này. Nhưng kết quả cuối cùng, chỉ có một cựu trợ lý của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên – tức là bị cáo Phạm Trung Kiên bị đề nghị hình phạt như vậy, thì đa phần người Việt Nam thất vọng với đề xuất của Viện Kiểm sát".
Mặc dù Luật sư Đài nói, cá nhân ông không ủng hộ hình phạt tử hình, nhưng qua vụ xét xử đại án "chuyến bay giải cứu", ông cho rằng "không đem lại bất kỳ một kết quả nào mang tính chất răn đe đối với các quan chức ở trong hệ thống chính trị của cộng sản Việt Nam mà (phạm tội) tham nhũng".
Luật sư từ nước Đức giải thích quan điểm của mình :
"Bởi vì thứ nhất, mức hình phạt mà Viện Kiểm sát đề nghị đối với các quan chức tham nhũng trong vụ án này rất là thấp, cao nhất là cựu Cục trưởng Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan chỉ có từ 18-19 năm tù thôi, trong khi trong quá trình điều tra thì đánh giá rằng bị cáo này ‘rất ngoan cố, chối tội quanh co, không thành khẩn khai báo’ gì cả, thế mà chị bị mức hình phạt đó. Trong khi đó, tại khoản 4 của điều 354 của Bộ Luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ, chỉ cần nhận một tỷ VND trở lên thôi, đã phải đối diện với hình phạt từ 20 năm chung thân hoặc là tử hình rồi, cho nên việc đề xuất mức án thấp như vậy không có tính chất răn đe.
"Vấn đề thứ hai là vấn đề tài sản, việc Hội đồng Xét xử phải cho ngừng phiên tòa để cho các bị cáo nộp những chứng cứ chứng minh rằng gia đình của họ đã nộp tiền khắc phục một phần hậu quả do hành vi nhận hối lộ gây ra, với mục đích là họ muốn giảm nhẹ hình phạt, tôi cho rằng việc này không đúng. Bởi vì không thể dùng những đồng tiền họ có được bằng hành vi phạm tội rồi sau đó nộp lại để được nhận một bản án thấp hơn, một hình phạt nhẹ hơn. Như thế không khác gì chạy án cả, tức là dùng tiền phạm tội để chạy án".
Theo quan điểm riêng của vị luật sư này, tất cả những khoản tiền mà các bị cáo phạm tội có được trong quá trình vụ án này phải bị tịch thu, sung công quỹ 100%, luật sư Đài nói thêm :
"Và chúng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ, mà phải coi việc họ phải nộp phạt, tức là tòa án phải ra những phán quyết, bởi vì như trong khoản 5 của điều 354 của tội nhận hối lộ (Bộ luật hình sự) quy định rằng người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu VND và bị tuyên tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như thế, hình phạt này mới là hình phạt mà tất cả những kỷ tham nhũng không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng rất lo sợ.
Đáng lẽ ra ngoài hình phạt tù, không cần phải cao nhất là tử hình, chỉ cần từ 20 năm đến chung thân là đủ, nhưng hình phạt phụ kèm theo là phải tịch thu một phần cho đến toàn bộ tài sản mới là điểm có tính chất răn đe đối với các quan chức tham nhũng".
Bình luận thêm về tội trạng của một bộ phận nhóm cựu quan chức công an là bị cáo tại vụ án, luật sư Đài nêu tiếp quan điểm cá nhân :
"Tổng số tiền, mà trong đó bốn bị cáo đã bị truy tố và xét xử gồm Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng giám đốc và Phó TGĐ Công ty Bầu Trời Xanh), Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng, là 2,6 triệu đô la Mỹ, trong đó Viện Kiểm sát chỉ cáo buộc Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 đôla thôi. Tức là toàn bộ số tiền gần hai triệu đô la, ông Nguyễn Anh Tuấn này giữ cho mình, như vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn trên cương vị Phó Giám đốc, Thiếu tướng phụ trách cơ quan An ninh điều tra của Thành phố Hà Nội, ông ta phải chịu hai tội danh, một phần với 800.000 đô la, mà đã được cơ quan điều tra xác nhận chuyển cho ông Hoàng Văn Hưng, thì ông ta chịu trách nhiệm về tội môi giới hối lộ.
Còn lại, 1,8 triệu đô la Mỹ mà ông ta giữ cho phần riêng của ông ta, thì ông ta phải chịu một trong hai tội danh : một là tội lừa đảo, vì ông ta nói với Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn rằng ông ta dùng toàn bộ số tiền đó để chạy tội cho hai người đó, nhưng mà trên thực tế, ông ta chỉ dùng hết 800.000 đô la, còn lại 1,8 triệu đô la, là ông ta phạm tội ‘lừa đảo’ ; hoặc là phạm tội ‘nhận hối lộ’, bởi vì ông ta là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng khoản tiền ấy, người ta không nhất thiết cứ phải phạm tội nhận hối lộ là có thể trực tiếp làm hoặc không làm".
Cũng theo luật sư Đài, ở trong tội ‘nhận hối lộ’ quy định tại bộ Luật Hình sự của Việt Nam, người nào nhận hối lộ để ‘làm hoặc không làm một việc, đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ’ thì phạm tội ‘nhận hối lộ’, nhưng vẫn theo ông, ở một phần khác của điều luật quy định tội ‘nhận hối lộ này’, luật Hình sự của Việt Nam đã có quy định rằng :
"Nhận tiền hối lộ để tác động đến một người mà có khả năng tác động để người đó làm hay không làm một việc đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ, thì người đó vẫn phạm tội nhận hối lộ. Vì thế cho nên với khoản 1,8 triệu đô la Mỹ đó, ông Nguyễn Anh Tuấn phải chịu thêm một trong hai tội. Thứ nhất có thể quy ông ta ‘tội lừa đảo’ cũng được, bởi vì nếu ông ta nói rõ ràng với Nguyễn Thị Thanh Hằng rằng ‘tôi nhận của chị số tiền này, và chuyển toàn bộ cho anh Hưng để giúp cho chị, chứ tôi không xơ múi đồng nào ở đây cả’, thì ông ta sẽ phạm tội ‘lừa đảo’. Bởi vì ông ta đã dùng sai mục đích, đáng lẽ ông ta phải chuyển tất cả số tiền đó, nhưng ông ta chỉ chuyển có 800.000 đô la, thì đó là tội ‘lừa đảo’. Còn lại, truy tố ông ta tội ‘nhận hối lộ’ hoàn toàn có thể được".
Trước thông tin từ giới quan sát phiên tòa từ Việt Nam cho hay, lúc bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an bất ngờ có lời khai ‘có tính nhạy cảm’ trước phiên tòa hôm 17/7/2023, việc truyền trực tiếp hình ảnh và âm thanh đồng thời từ phòng xử án ra khu vực theo dõi mà các phóng viên tác nghiệp đã bị gián đoạn trong một số phút. Về việc này, luật sư Nguyễn Văn Đài bình luận :
"Chỉ khẳng định một điều là chắc chắn lời khai trong những phút đó, ông ta (ông Hưng-PV) đã đề cập tên rất nhiều quan chức cấp trên của ông ta, rồi những quan chức ở bên Viện Kiểm sát là cơ quan phối hợp với cơ quan An ninh Điều tra để giám sát vụ án này, và liên quan những khoản tiền mà ông ta nói liên quan những trường hợp bỏ lọt tội phạm. Cuối tuần trước ông ta đã nói như vậy, vậy có thể trong những phút ấy ông ta đưa ra những gì ông ta nắm được, thì diễn biến phiên tòa có thể phức tạp hơn. Chúng ta chờ đợi trong những ngày tới hay ngày mai (18/7) để xem phiên tòa có dừng lại để họ tiếp tục điều tra hay không, còn nếu phiên tòa không dừng lại, họ vẫn tiếp tục phần tranh luận, tôi cho rằng những lời khai trong vòng những phút ấy sẽ được chuyển sang giai đoạn hai của vụ án, hoặc người ta sẽ chuyển lên phiên tòa phúc thẩm, chứ không tiếp tục ở phiên tòa sơ thẩm này nữa".
Theo vị luật sư từ nước Đức, trong tất cả các quốc gia được cho là ‘độc tài’, trong một vụ án tham nhũng ‘liên quan cấp cao’ mà có những ‘lời khai bất lợi’ cho những quan chức mà ‘chưa bị lộ’, chắc chắn người khai ra những tình tiết đó ‘sẽ gặp nguy hiểm’, liên quan trường hợp lời khai của ông Hoàng Văn Hưng, mà có thể cần có thời gian để theo dõi thêm ở vụ án này.
Đề cập diễn biến liên quan việc bổ sung điều tra trách nhiệm một thành viên Ban lãnh đạo Bộ Y tế, được Hồi đồng xét xử vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’ công bố trong phiên tòa hôm 17/7/2023, và tiếp tục liên hệ với trường hợp có thể cần xem xét ở một Bộ khác, luật sư Đài bình luận :
"Nhưng trong quá trình luận tội của Viện Kiểm sát Tối cao tại phiên tòa này, họ chỉ đề nghị xem xét đến trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế thôi thì cũng chưa đủ. Hai ông Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã bị từ chức do liên quan vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ hay vụ ‘Test-kit Việt Á’ rồi, nhưng chưa có một Thứ trưởng nào của Bộ Công an phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tôi cho rằng (nếu có) bỏ lọt ‘tội phạm’ là nó (có thể) ở ‘trường hợp’ này".
Trước câu hỏi đặt ra là liệu trong chế độ chính trị như ở Việt Nam hiện nay, khi chỉ có một đảng chính trị duy nhất là ĐCSVN được phép hoạt động và cầm quyền, thì liệu có thể chống tham nhũng hiệu quả, thành công trong bộ máy chính quyền, nhà nước được hay không, ông Đài nêu quan điểm :
"Quan điểm của tôi từ xưa đến này là muốn chống triệt để cần bốn yếu tố với thứ nhất là đa đảng, hai là tam quyền phân lập, ba là tự do báo chí, bốn là xã hội dân sự…, liệu hiện nay có thể chống tham nhũng hiệu quả thành công hay không, tôi cho rằng nếu như người đứng đầu khởi xướng chiến dịch đốt lò là ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo được các cơ quan tiến hành tố tụng từ điều tra, truy tố và xét xử thực hiện việc điều tra toàn bộ tài sản của các quan chức này có được, kể từ khi họ trở thành một quan chức của chế độ và trong quá trình truy tố và xét xử, phải xử với hình phạt nghiêm khắc, kết hợp với việc tịch thu toàn bộ tài sản (tham nhũng), tôi cho rằng nếu thực hiện được các hình phạt song song với nhau như thế, việc tham nhũng ở Việt Nam sẽ giảm ngay tức thì. Còn nếu không thực hiện điều đó, việc chống tham nhũng sẽ không bao giờ đem lại được hiệu quả" - luật sư Nguyễn Văn Đài nói với Đài Á Châu Tự Do từ thành phố Hanau, Cộng hòa liên bang Đức hôm 17/7/2023 trên quan điểm riêng.
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 17/07/2023
Sau tuần đầu, giờ là lúc có thể nhìn ngang và nhìn dọc những nhân vật chính của "Tấn Trò Đời" – sẽ còn diễn trong nhiều tuần tới tại Tòa Hà Nội – để thử tìm một điểm quy chiếu trước khi tuyên án gia hình "những phường bạc ác tinh ma"…
Phạm Trung Kiên, thư ký của thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tại phiên tòa "chuyến bay giải cứu".
Trong vụ án"chuyến bay giải cứu" đang xét xử, chỉ có một bị cáo bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình, vì hành vi nhận hối lộ trắng trợn nhất, đó là Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký cho Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Theo tờ "Tuổi Trẻ", sáng 17/7/2023, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị 21 người ở nhóm "Nhận hối lộ" mức án từ 2 đến 20 năm tù.
- Trong nhóm ở Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát đề nghị phạt Nguyễn Quang Linh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh 7 – 8 năm ; Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao 12 – 13 năm ; Nguyễn Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự 18 – 19 năm ; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Cục phó Lãnh sự 9 – 10 năm.
- Ở nhóm "Chạy án", Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, bị đề nghị 6 – 7 năm ; Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an 19 – 20 năm. Phiên xử sơ thẩm còn tiếp tục.
Thật là một "Tấn trò đời" ! Hồi một của "Tấn trò đời" này do các quan phụ mẫu và các bị cáo cùng nhau "diễn" trong một tuần qua tại Tòa án Nhân dân Hà Nội tất nhiên không phải là "La Comédie Humaine" của Balzac. 100% câu chuyện ở đây là Việt Nam, là của chính đất nước này, từ chất liệu đến nhân vật, vừa qua hồi cao trào nhất là đề nghị các mức án. "Vở kịch" đang diễn có thể được xem là một trong những công trình "bát ngát mênh mông" nhưng lại do một thực thể đơn nhất chủ công dàn dựng. Thực thể đơn nhất ấy không ai khác là cái thể chế "công an trị" hiện đang bao trùm lên tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống người dân trên giải đất hình chữ S. Đây sẽ là câu chuyện tả thực, một câu chuyện chẳng cần thêm bớt, tuy có thể có vài yếu tố bất ngờ, vể một xã hội đang hỗn loạn và đang rạn nứt.
Để tìm được điểm quy chiếu khả dĩ về vụ án, hãy nhìn ngang và nhìn dọc một số "tuyến nhân vật" và "tuyến sự kiện" xem chúng đã được cấu tứ bằng cách nào ? Nghe các ông Công an cùng bà Phó Tổng Giám đốc đối chất với nhau tại tòa là có thể đoán chừng ra được các kịch bản. Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn nghẹn ngào, Phó Tổng Giám đốc công ty Bluesky khóc nức nở… Còn Trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đồng thời là Điều tra viên thụ lý chính vụ án Hoàng Văn Hưng thì lại trình diễn một "ngôn ngữ cơ thể" đầy bản lĩnh ; cãi phăng phăng để tòa tin rằng, ông bị hai người kia vu oan, và rằng trên thực tế ông không hề đòi tiền, không hề nhận bất cứ một cent nào từ hơn 2 triệu USDông Tuấn "tố" là đã đưa cho ông qua nhiều đợt, với mục đích để "chạy án".
Có thể thấy gì đằng sau những giọt nước mắt nghẹn ngào của một Thiếu tướng Công an Nguyễn Anh Tuấn với 44 năm công tác, từng là Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, từng là người am tường pháp luật ? Phải chăng vì ông Thiếu tướng này, không giống với các ông thiếu tướng khác, thực sự thương người và quá tin người, nên vô tình thành trung gian môi giới cho hành vi hối lộ… và nay bị cáo đang rất ân hận ? Lời khai này có lẽ ông Thiếu tướng nói cho một mình ông nghe (Sau khi đã thống nhất đâu đó cách trình bày trước tòa để "chạy tội"), chứ thực ra ai mà tin được. "Đầu có sạn" của một vị tướng an ninh như ông mà lại dễ mủi lòng đến vậy !
Bị cáo Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã 37 lần nhận tiền của 13 đối tác, được cáo trạng xác định, cầm tất cả 21,5 tỉ VND từ các doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay giải cứu. Bị cáo Dũng nhiều lần lặp lại lời khai, không ra điều kiện với doanh nghiệp, không gây khó khăn gì cho họ cả. Về những lần nhận tiền, ông Dũng nói, doanh nghiệp chủ động đến gặp ông để cám ơn. Trước tòa, ông Dũng khai không nhớ được hết mọi chuyện và xin thành khẩn nhận lỗi, "lúc đó bị cáo không nghĩ là làm sai, vì bị cáo không liên kết, bàn bạc với ai, không gây khó khăn, đòi hỏi. Bây giờ bị cáo đã nhận thức được sai phạm", ông Dũng nói. Trình độ một Thứ trưởng Ngoại giao, đã cầm trong tay quyết định do Chủ tịch nước bổ nhiệm chuẩn bị bay sang Tokyo để thay mặt cho Đảng cộng sản Việt Nam làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại xứ mặt trời mọc mà "ngây thơ cụ" đến như vậy, hỏi có ai tin ?
Từ Tô Anh Dũng, cử tọa có thể nghĩ về một đương kim Thứ trưởng khác đầy quyền lực bên Bộ Y tế là Đỗ Xuân Tuyên. Theo luật định, ông Tuyên này đáng ra phải có mặt tại phiên tòa, vì Thư ký Phạm Trung Kiên của ông đã nhận hơn 42,6 tỷ VND, sau 253 lần gặp gỡ các doanh nghiệp. Nếu không xảy ra đại dịch Covid, theo hoạch định từ Bộ Chính trị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên sẽ được "cơ cấu" vào ghế Bộ trưởng Y tế. Trong đại dịch, các cơ quan chức năng đã phải thông qua Thư ký Phạm Trung Kiên để trình ông xem xét, ký duyệt văn bản trả lời các doanh nghiệp. Trong quá trình "trung gian" đó, theo lời khai của một doanh nhân tại tòa, Thư ký Kiên của ông đã quát tháo các doanh nghiệp, đòi họ phải chi số tiền rất lớn để "bôi trơn". Vậy mà Thứ trưởng Tuyên không hề biết, thậm chí ông đã "nuông chiều" cậu thư ký quá mức,để cho cậu ta một mình nuốt trọn 42,6 tỷ VND (!?).
Từ các ông Thứ trưởng này, dư luận quốc tế đã nhìn lên "đỉnh chóp" quyền lực ở Việt Nam và bình luận : "Đại án chuyến bay giải cứu có liên quan đến quan chức ngoại giao cấp cao, điều này đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của Bộ Ngoại giao Việt Nam," Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ)nói với BBC News tiếng Việt. Chẳng rõ, vị Giáo sư này có đi quá xa không, khi ông cho rằng, tất cả câu chuyện này tạo nhiều áp lực sau hậu trường và có thể nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Bộ Ngoại giao trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2026 ? Nếu quá trình hoạch định chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam có tầm nhìn xa như thế thì dân Việt Nam đã được nhờ to. Tuy nhiên, Giáo sư Abuza có phần đúng, khi ông chọn điểm quy chiếu của vụ án là đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng.
Phải chăng, nếu có một cơ chế "kiểm soát và cân bằng" (check and balance) như ở các nước dân chủ, thảm trạng Covid-19 ở Việt Nam vừa qua không đến mức tang thương như đã thấy, và biết đâu, hoàn toàn có thể tránh được những vụ án như hiện nay ? Vụ đang xử không chỉ là một "vụ án điểm" (từ của ông Trọng dùng). Nó còn là một vụ án "test". Thử nghiệm cái gì ? Theo rò rỉ từ nội bộ, nếu tuyên án vụ này xong mà dân chúng không xuống đường thì mới cho "diễn" tiếp vụ Việt Á ! Chính quyền quá lo xa, dân chúng lấy đâu ra sức lực cho những chuyện "bao đồng" như xử quan chức tham nhũng ! Dù vụ án "ngoáy mũi" tiếp theo dã man hơn nhiều ! Dẫu sao, "chuyến bay giải cứu" này họ ăn tàn bạo thật đấy, nhưng là ăn đa phần của những người còn có tiền. Chứ còn vụ "trói giật cánh khủy để ngoáy mũi" thì ăn cả của "những người khốn khổ", những người nằm chờ chết và làm cho nhiều người chết theo !
Vụ án đang xử quả thật ngồn ngộn chất liệu, với đầy đủ những "hỉ – nộ – ái – ố" của kịch bản. Liệu rồi đây sẽ có nhà văn nào đủ sức sáng tạo ra tác phẩm để lại cho đời sau ? Một khi dân tộc này, đất nước này thoát khỏi họa "toàn trị", con cháu sẽ nhìn lại và biết đau xót cho một kỷ nguyên đất nước "chưa bao giờ có được… như hôm nay". Người viết muốn mượn một ‘tứ’ khá đắt củaFacebooker Lê Huyền Ái Mỹ khi chị nhìn thấy "bữa tiệc của phiên tòa ‘chuyến bay giải cứu’ mấy hôm nay được ‘thết’ từ nước mắt cùng khổ, sợ hãi của dân tôi, của máu mủ đồng bào tôi". Câu hỏi đưa ra như một thách thức : "Những ‘thư ký thời đại’ đang ở đâu, họ có đang mở trừng mắt mà nhìn thẳng vào cái hiện thực phơi trần trong từng lời khai mạch lạc, giọt nước mắt ‘trong sáng’, lời thú nhận ‘ngô nghê’, hay đang ngoả nh mặt quay lưng, che mắt, bịt tai để say sưa ngợi ca những niềm tin bất diệt ?". Vào giờ phút này, câu hỏi ấy giường như vẫn đang còn tan biến trong thinh không…
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 18/07/2023
Việc xét xử đại án 'Chuyến bay giải cứu' có tính chính trị ?
BBC, 16/07/2023
Trong đại án 'Chuyến bay giải cứu', nhiều quan chức cấp cao bị đưa ra xét xử, trong đó có ông Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Bình Minh.
Nhiều quan chức cao cấp bị đưa ra xét xử trong vụ 'Chuyến bay giải cứu'
"Đại án chuyến bay giải cứu có liên quan đến quan chức ngoại giao cấp cao, điều này đã làm xấu rất nhiều hình ảnh của Bộ Ngoại giao Việt Nam", Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC News Tiếng Việt.
"Cấp dưới của ông [cựu Phó thủ tướng thường trực kiêm Bộ trưởng Ngoại giao] Phạm Bình Minh và [cựu Phó thủ tướng] Vũ Đức Đam đều bị đem ra xét xử", nhà nghiên cứu chính trị chuyên về Đông Nam Á nhận xét. "Tất cả chuyện này tạo nhiều áp lực sau hậu trường và có thể nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của họ trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2026".
Chủ trương thực hiện các chuyến bay giải cứu được chính phủ đưa ra vào tháng 4/2020.
Ban đầu, đây là các chuyến bay do hành khách trả tiền vé, còn các chi phí khác trong thời gian cách ly tại các cơ sở quân đội hoàn toàn do nhà nước đài thọ. Về sau bắt đầu có cả các chuyến bay 'combo', theo đó hành khách phải chi trả trọn gói toàn bộ các chi phí phát sinh.
Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, khoảng hơn 1.000 chuyến bay đã được cấp phép, đưa hơn 200.000 công dân về nước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.
Dư luận Việt Nam trong khoảng thời gian một năm này đã bàn luận rất nhiều về tình trạng bị "chặt', "chém" để được một suất trên chuyến bay về nước.
Đến tháng 1/2022, quá trình điều tra và truy tố được tiến hành, sau khi số tiền hàng trăm tỷ đồng đã chảy vào túi một số quan chức.
Trách nhiệm chính trị
Giáo sư Vũ Tường, chuyên ngành khoa học chính trị từ Đại học Oregon (Hoa Kỳ) đánh giá với BBC News tiếng Việt :
"Chi phí một người Việt Nam phải nộp để được đi một "chuyến bay giải cứu" rất cao. và thông tin này được dân chúng bàn luận nhiều trên mạng, coi là vô lý và có tính 'chặt', 'chém'. Cũng như vụ kit test Việt Á, không khó để phát hiện".
"Tuy nhiên, chính ông [Tổng bí thư] Nguyễn Phú Trọng cấp giấy khen cho Việt Á, lẽ ra ông ấy phải nhận trách nhiệm chính trị và từ chức. Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn nhận tiền chạy án trong vụ 'chuyến bay giải cứu', nhưng Bộ Công an chưa có ai nhận trách nhiệm chính trị và từ chức cả", Giáo sư Vũ Tường đánh giá.
Trong phiên họp bất thường của Trung ương Đảng Cộng sản cuối năm 2022, cơ quan này đã "đồng ý cho Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi nhiệm vụ". Hai ông xin rút lui với "lý do cá nhân", theo thông tin chính thức từ Đảng Cộng sản.
Trước đó, ông Vũ Đức Đam đảm nhận vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian từ 1/2020 đến 8/2021.
Theo quy định pháp luật, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận định về vai trò của ủy ban này, Giáo sư Zachary Abuza đánh giá : "Cơ quan điều tra hàng đầu là Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại không phải là cơ quan nhà nước. Với nguồn lực điều tra và truy tố có hạn, thì các đại biểu quốc hội phải chọn vụ án nào để đưa ra xét xử".
"Khi tham nhũng trở thành một đại dịch thì công cuộc điều tra chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ luôn luôn được biến thành một loại vũ khí, được dùng để chống lại đối thủ chính trị", Giáo sư Zachary Abuza nói thêm.
Chống tham nhũng
Trong một bình luận với BBC News tiếng Việt, nhà văn Trần Trung Đạo từ Pháp nhấn mạnh để chống tham nhũng, "xã hội Việt Nam cần phải được thay đổi phải bắt đầu từ gốc rễ, tức từ cơ chế".
"Vì nhận thức chính trị của đa số người dân Việt Nam còn thấp nên khi một lãnh đạo bị ra tòa, không ít dân chúng vỗ tay tán thưởng", ông nói.
Tuy nhiên, "Khi đất nước bị đặt trọn trong tay một nhóm người nắm mọi quyền hành mà không có những biện pháp kiểm soát và chế tài độc lập như tam quyền phân lập, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, tự do báo chí, tự do phản biện của các tổ chức xã hội dân sự nhóm người đó, thì chắc chắn đất nước đó sẽ còn xảy ra lạm quyền, tham nhũng", nhà văn Trần Trung Đạo nhận định.
Từ khía cạnh khoa học chính trị, Giáo sư Vũ Tường nói rằng quyền lực công phải được kiểm soát.
"Nhân loại đã nghĩ ra nhiều cơ chế kiểm soát, bao gồm đảng đối lập, bầu cử công bằng và tự do, tam quyền phân lập hay ít nhất tòa án, tư pháp độc lập, tự do ngôn luận, báo chí, và hội họp, và kiểm toán độc lập".
Và một trong những yếu tố then chốt giúp kiểm soát tốt chính là cần đạt được sự minh bạch, theo Giáo sư Vũ Tường.
Ông nói :
"Minh bạch nghĩa đơn giản là công khai tất cả việc bổ nhiệm, quyết định chính sách, và thu chi, chỉ trừ một phạm vi rất nhỏ chính sách, chi tiêu cho quốc phòng cần phải bí mật, nhưng các đại diện dân cử vẫn phải biết".
"Minh bạch nghĩa là làm theo luật pháp và có tư pháp độc lập để công tâm phán xét mỗi khi có mâu thuẫn".
"Minh bạch nghĩa là chính quyền không có quyền giới hạn thông tin một cách tuỳ tiện, mà phải tôn trọng quyền được thông tin của dân chúng".
Hiện chỉ số Corruption Perceptions Index (CPI) của Việt Nam là 42/100, xếp thứ 77/180 quốc gia. 100 điểm được xem là minh bạch nhất, theo Transparency International.
Giáo sư Zachary Abuza thì cho rằng nền báo chí độc lập cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chống tham nhũng. "Không có báo chí hoặc tư pháp độc lập, thì các cuộc điều tra chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ luôn mang màu sắc chính trị, xét về bản chất", ông nói.
Năm 2023, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đánh giá Việt Nam tụt hạng, gần "đội sổ" tự do báo chí, đứng cuối bảng ở vị trí 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới, chỉ trên Trung Quốc (179/180) và Bắc Hàn (180/180).
Nguồn : BBC, 16/07/2023
****************************
18 người bị đề nghị ở khung hình phạt có án tử hình, trùm cuối vụ chuyến bay giải cứu vẫn chưa lộ diện và con số bí ẩn !
Thu Phương, Thoibao.de, 15/07/2023
Ngày 11/7 vừa qua, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án chuyến bay giải cứu, sau 450 ngày điều tra. Đây là vụ án lớn chưa từng có, với 54 bị cáo. Trong đó có đến 18 người bị đề nghị ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Đây là hình phạt rất nặng dành cho những con người gây ra tội ác không thể dung thứ, đấy là ăn trên đầu trên cổ nạn nhân Covid-19, và trong đó, có những người đã chết.
Đây là vụ án lớn chưa từng có, với 54 bị cáo, trong đó có đến 18 người bị đề nghị ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình nhưng "trùm cuối" vẫn chưa xuất đầu lộ diện.
18 án ở khung hình phạt có mức tử hình là con số kinh khủng, nó cho thấy mức độ tán tận lương tâm của những con người này, và cho thấy quy mô của việc cấu kết để gây tội ác. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, trong 18 án ấy, đã có trùm cuối chưa ?
Câu trả lời là không có trùm cuối trong số 18 người này.
Cho đến nay, người bị dính với vụ chuyến bay giải cứu ở cấp cao nhất là ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng Thường trực và cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Minh chỉ bị khai trừ khỏi Trung ương Đảng và được về nhà an toàn, mà không hề có bất kỳ sự bắt bớ nào cả. Dưới ông Phạm Bình Minh có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Trên cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao, mà để cho Bộ Ngoại giao thực hiện tội ác trên quy mô lớn, thì làm sao ông Phạm Bình Minh có thể nhẹ tội hơn thuộc cấp được ?
Ở cương vị Phó Thủ tướng, ông Phạm Bình Minh nếu không đồng lõa với cấp dưới, thì chí ít, ông cũng phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Nhưng tại sao ông Phạm Bình Minh đến giờ vẫn không bị luật pháp sờ gáy. Có người cho rằng, Bộ Chính trị đã xử lý trường hợp ông Minh là duy tình, chứ không phải duy lý.
Con số đưa nhận hối lộ không khớp nhau, đã phơi bày ra những "vùng cấm" trong vụ án
Ông Phạm Bình Minh để cho cấp dưới tung hoành, và để cho trợ lý của mình tham gia vào đường dây nhận hối lộ, thì ông không thể nhẹ tội hơn thuộc hạ. Còn trên ông Phạm Bình Minh có ai nữa thì không biết. Có tin đồn cho rằng, vợ ông cựu Chủ tịch nước không những dính đến vụ Việt Á, mà còn dính cả vụ chuyến bay giải cứu.
Ngoài ra, trong vụ chuyến bay giải cứu này, lãnh đạo Vietnam Airlines đóng vai trò là kẻ thực hiện những chuyến bay trên, giá vé là do Vietnam Airlines quy định. Hàng ngàn bà con bị móc túi với tổng số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng, nhưng cơ quan điều tra không đả động gì tới lãnh đạo của doanh nghiệp này. Phải chăng, đây là vùng cấm của ông Tổng ?
Ngoài việc trùm cuối vẫn chưa xuất hiện, thì những con số trong vụ này khiến một số người đặt câu hỏi. Tại sao, tổng số tiền đưa hối lộ là 226 tỷ đồng, mà tổng số tiền nhận hối lộ chỉ có 165 tỷ đồng ? Vậy còn lại 61 tỷ đồng, ai đã nhận ?
Theo một số thông tin cho biết, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã nhận khoản tiền này, nhưng không bị xử lý hình sự. Đây rõ ràng là công khai "vùng cấm" mà !
Một con số chênh lệch khác : Có đến 400 lần đưa hối lộ, nhưng số lần nhận hối lộ thì tới 500 lần. Vậy, 100 lần đưa hối lộ kia sao không khui ra ? Phải chăng, những nhân vật đã đưa 100 lần hối lộ ấy là nhân vật không thể bị điều tra ?
Rõ ràng, những con số này thể hiện những vùng cấm ngay trong vụ chuyến bay giải cứu. Vậy thì, ông Nguyễn Phú Trọng hô hào "chống tham nhũng không có vùng cấm", mà lính Tô Lâm lại sợ vùng cấm, thì đấy khác nào là lời nói suông ?
Chống tham nhũng mà cứ để vùng cấm thì chỉ là công cốc. Tham nhũng chỉ cần chui vào trú ẩn trong các vùng cấm, thì xem như bình an vô sự. Tha hồ mà đánh chén.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/07/2023
**************************
Việt Nam xử đại án 'Chuyến bay giải cứu' : Chi 2,65 triệu USD 'chạy án' không thành
BBC, 11/07/2023
Sáng 11/7, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu" và dự kiến kéo dài trong 30 ngày.
Phiên tòa của vụ án "Chuyến bay giải cứu" dự kiến diễn ra trong 1 tháng, kể cả thứ bảy và chủ nhật
Theo hồ sơ, 54 bị can trong vụ án bị đưa ra xét xử với 5 tội danh là "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
10 bị cáo được tại ngoại, 44 bị cáo còn lại bị tạm giam trong vụ án được giới quan sát cho là thể hiện nỗ lực làm trong sạch bộ máy và bảo vệ hình ảnh của thể chế tại Việt Nam.
Hơn 120 luật sư đăng ký bào chữa cho 54 bị can bao gồm hàng loạt các quan chức cấp cao như ông Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao - và ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Bình Minh- cùng bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ, với khung truy tố có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Đây là vụ án có số lượng luật sư bào chữa kỷ lục. Riêng cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng có 3 luật sư, cựu trợ lý Phó thủ tướng, ông Nguyễn Quang Linh, có 2 người bào chữa…
Kế hoạch "chạy án" triệu đô
Đáng chú ý, truyền thông Việt Nam trước đó dẫn nguồn cơ quan điều tra mô tả việc "các bị can đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tương đối tốn thời gian trong công tác điều tra, xác minh vụ việc".
Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ, cáo trạng cáo buộc ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) trong khoảng một năm (từ tháng 1 – tháng 12/2022), để chạy án cho hai bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.
Cơ quan công an xác định hành vi của bị can Nguyễn Anh Tuấn phạm vào tội Môi giới hối lộ, với số tiền môi giới hối lộ là 2,65 triệu USD (tương đương gần 62 tỉ đồng). Trong đó, ông Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 1,85 triệu USD (tương đương gần trên 42,8 tỉ đồng).
Truyền thông Việt Nam miêu tả kế hoạch chạy án vụ chuyến bay giải cứu ly kì như một kịch bản phim.
253 lần hối lộ cho thư ký thứ trưởng
Một vấn đề được quan tâm khác trong vụ án này là người bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất là ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ y tế Đỗ Xuân Tuyên. Cáo trạng cho thấy ông Kiên đã có 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên tới 42,6 tỷ đồng trong vòng 11 tháng.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Trương Huy San đặt câu hỏi : "Bạn nghĩ, 253 lần đưa hối lộ ấy là cho thư ký hay cho thứ trưởng ?"
Ông Trương Huy San cũng viết rằng khi đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên là người được Bộ Y tế phân công xem xét, "phê duyệt hoặc không phê duyệt các chuyến bay giải cứu theo đề xuất của Bộ Ngoại giao". Và, để được thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phê duyệt, thư ký riêng của ông đã "yêu cầu các bên liên quan nộp một mức phí từ 50 - 200 triệu/1 chuyến bay hoặc 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ tùy thời điểm".
Bài đăng có đoạn : "trong phiên tòa hôm nay không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên ; trong số những người bị kỷ luật tới mức phải về hưu cũng không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên" của ông San đã nhận được hơn 6,000 lượt thích và hàng trăm lượt chia sẻ sau vài giờ đồng hồ.
Phiên tòa của vụ án dự kiến diễn ra trong 1 tháng, kể cả thứ bảy và chủ nhật.
Giới quan sát cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đẩy lên một bước với các vụ đại án "chuyến bay giải cứu" và Việt Á.
Tuy thế, cũng có các bình luận rằng để chống tham nhũng thành công thì đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam cần cho phép báo chí hoạt động cởi mở hơn và dần cho tiến tới cơ chế tam quyền phân lập, điều mà "rào cản thể chế" không cho phép.
Nguồn : BBC, 11/07/2023
Đại An, RFA, 14/07/2023
Đại án "chuyến bay giải cứu" đã bắt đầu xét xử sơ thẩm từ hôm 11/7, tại Hà Nội. Theo kế hoạch, vụ án dự kiến xử suốt một tháng. Đặc biệt, vào ngày đôi đẹp nhất năm 08/8, phiên tòa sẽ chất vấn bị cáo "khủng" nhất, kẻ đã một tay bài bố, sắp xếp toàn bộ vụ hối lộ kỷ lục này. Phiên xử này được truyền hình trực tiếp.
TTXVN/AFP
Bị cáo tên là Thể Chế.
…
…
…
Quý vị ơi, tôi đùa đấy.
Nếu thằng Thể Chế bị lôi cổ ra xét xử thì Việt Nam ta đã thành rồng thành hổ từ lâu rồi.
Phiên tòa lịch sử hấp dẫn ngay từ những diễn biến đầu tiên. Hôm 11/7, báo chí Việt Nam tiếp tục ghi được những hình ảnh để đời, với 54 bị cáo, trong đó hết một nửa là cựu quan chức cao cấp của bảy bộ ngành và địa phương.
Không hổ danh là cán bộ cao cấp và dân kinh doanh tinh anh, đoàn bị cáo mặc sơ mi trắng đứng chen chúc sáng cả phòng xử án có màu tường và nền khá u ám của Tòa án Thành phố Hà Nội.
Hầu hết mọi chi tiết trong đại án này đều là hiếm có, là lần đầu.
Về nguyên nhân, các nhận định trước đó của các cơ quan có trách nhiệm quy về sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền trong quá trình thực hiện. Từ đó một số cá nhân có thẩm quyền ở các Bộ, ngành nhũng nhiễu doanh nghiệp để vòi tiền.
Trong các phiên họp Quốc hội, nhiều đại biểu yêu cầu phải siết chặt công tác cán bộ, phải bố trí cán bộ đủ sự liêm chính để không lặp lại đại nạn tham nhũng, ăn hối lộ tập thể như lần này.
Hoan hô Quốc hội. 500 cái đầu được sàng lọc chọn lựa từ hơn trăm triệu người Việt Nam quả thật rất thông minh, nói rất đúng.
Đúng một phần bé tí !
Cán bộ, hay sự chồng chéo không rõ ràng về thẩm quyền chỉ là vài biểu hiện vô cùng bề ngoài của nguyên nhân thật sự.
Đó chính là lỗi hệ thống mang tính sinh tử của thể chế hiện tại. Là sự độc quyền nhà nước trong kinh tế.
Vụ án chuyến bay giải cứu có tổng cộng bảy bên dính líu gồm : Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Nam.
Tại Văn phòng Chính phủ dính vào có Vụ quan hệ quốc tế, trợ lý Thủ tướng thường trực.
Tại Bộ Ngoại giao có Cục lãnh sự, Phòng Bảo hộ công dân, một số đại sứ Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí có cả cựu đại sứ.
Tại Bộ Công an có cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, tương tự có cả cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội.
Tại Bộ Y tế có thư ký của thứ trưởng.
Tóm lại không chừa một ai.
Diễn tiến vụ án có chi tiết rất đắt.
Ban đầu, năm bộ, ngành được giao phối hợp đề xuất chuyến bay. Kết quả tập hợp lại, gởi lên Văn phòng chính phủ để nơi này "tham mưu", đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt (cho công ty nào được tổ chức bay, bao bao nhiêu chuyến.v.v)
Sau đó, ngửi thấy hơi đồng nồng nàn, các anh được giao trọng trách trong Văn phòng Chính phủ phớt lờ tổ năm Bộ, tự ghi tên các doanh nghiệp và trình thẳng lên lãnh đạo Chính phủ.
Khi phát hiện ra việc qua mặt, đầu mối tham mưu-đề xuất lãnh đạo Chính phủ được chuyển về Bộ Ngoại giao.
Nhưng sự điều chỉnh đó không mang lại chút hiệu quả nào mà chỉ khiến thay đổi quy trình hối lộ. Trước kia các doanh nghiệp chỉ cần chạy thẳng một cửa Văn phòng Chính phủ thì nay quyền lực được chan ra cho nhiều bên, nên họ phải chạy đủ các cửa. Tổng số tiền phải chạy tăng lên rất nhiều.
Mới dẫn đến việc giám đốc một công ty khai trước tòa : Thời gian đầu nộp hồ sơ cấp phép tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, nhiều lần Cục trưởng khi đó là bà Nguyễn Thị Hương Lan yêu cầu phải chi tiền. Do không đưa tiền nên doanh nghiệp thường xuyên bị làm khó.
"Bị cáo từng bị Cục Lãnh sự và Bộ Giao thông Vận tải gây khó khăn, không duyệt chuyến bay. Bà Lan bảo đưa tiền nhưng bị cáo không đưa nên sát một ngày mới cấp phép. Do đó, doanh nghiệp lâm vào tình thế khó khăn cùng cực.
Doanh nhân này cho biết khi thực hiện các chuyến bay, phải thế chấp trước 30% tiền thuê máy bay. Khi được cấp phép thì doanh nghiệp phải nộp đủ tiền, mỗi lần thuê máy bay từ sáu tỷ đến chín tỷ đồng. "Công dân ở nước ngoài muốn về phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, gửi đồ đạc mà cứ mai bay, nay mới biết mình được về là hành hạ họ".
Ông này cũng kể đã bị Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Xuất Nhập cảnh - Bộ Công an, và Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, ép phải đưa tiền bôi trơn. "Khi gặp ở Bộ Y tế, Kiên quát, bảo "các anh làm ăn phải nộp mỗi người mấy triệu đồng". Kiên nói "tôi biết các anh đưa tiền cho anh Tuấn thì cũng phải đưa cho tôi 150 triệu một chuyến".
Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (Bộ Y tế) nhận hối lộ đến mòn cả tay : 253 lần.
"Chuyến bay giải cứu" như thanh nam châm cực mạnh ; nó hướng đến bất cứ cơ quan nào thì lập tức hút ra một đống kẻ tham nhũng ở những vị trí cao nhất.
Đáng nói, tất cả các quan chức có trách nhiệm trong chủ trương này đều chủ động làm khó, đòi tiền và nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp một cách công khai, bình thản. Doanh nghiệp thì hiểu ngay phải làm gì để được cấp phép các chuyến bay kinh doanh.
Nghĩa là trong nhận thức xã hội và chính quyền, quan chức ăn hối lộ đã không phải là hành vi sai trái, thậm chí còn không phải là hành vi bình thường. Nó là điều kiện đầu tiên, là cái giá không hạch toán vào khoản nào được nhưng bắt buộc phải chi nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh. Trong tất cả các lĩnh vực, tất cả các cơ quan, tất cả các cấp. Nó là tất-lẽ-dĩ nhiên, ai cũng biết và ai cũng biết là người khác biết việc mình làm.
Doanh nghiệp nào không thừa nhận nguyên lý này sẽ bị hất văng khỏi thương trường lập tức.
Cho nên khi ra tòa, hầu như tất cả các bị cáo đều nói một câu nghe có vẻ mỉa mai, chạy tội ngu), nhưng ngẫm kỹ lại có phong vị thật thà : "Không biết nhận tiền (của doanh nghiệp) như thế lại là phạm pháp !".
Thực ra không có cơ chế nào đủ hoàn hảo để ngăn cản con người phát sinh lòng tham và lợi dụng quyền lực nhằm thỏa mãn lòng tham. Cách phổ biến nhất để hạn chế tình trạng đó là công khai và kiểm soát. Do vậy, nhiều nước có hai hoặc nhiều hơn hai đảng phái để cạnh tranh quyền điều khiển quốc gia. Phe chiến thắng phải cẩn trọng trong từng hành vi vì luôn luôn có những con mắt quan sát của đối thủ. Nếu sơ sẩy, sai lầm của họ sẽ dẫn đến việc thất cử trong nhiệm kỳ sau. Những thành viên của một đảng thất cử sẽ không thể nắm giữ các vị trí quan trọng của quốc gia và cầm lái định hướng phát triển nó. Đó là thất bại lớn nhất về tinh thần cho những người ôm chí lớn muốn thể hiện tài năng của bản thân. Kèm với nó là sự thất bại cụ thể về tài chính.
Việt Nam có rất nhiều tổ chức được thành lập với mục đích kiểm soát và ngăn chặn tình trạng thao túng quyền lực, như các cơ quan thanh tra, Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân các cấp và cao nhất là Quốc hội với các ban/ủy ban chuyên trách. Nhiệm vụ của những cơ quan này nói nôm na là nghe ngóng tình hình và phản ứng của người dân với các chủ trương chính sách, từ đó đi sâu kiểm tra giám sát việc thực thi, hoặc xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Nhưng với thực tế chỉ có một đảng cầm quyền, tất cả các vị trí quan trọng trong chính quyền đều phải là đảng viên mới được bổ nhiệm thì, chính xác như hình ảnh mà dân gian hay dùng để ví von, đó chỉ là một chiếc ô lớn.
Dưới đó mặc dù các thanh nan được sắp xếp đối trọng nhưng sự thật là tất cả đều nằm dưới một mái dù. Không gì có thể vượt lên trên nó. Ngoài nó, cũng không có chiếc ô nào khác để người ta núp mưa.
Sự độc quyền trên thượng tầng khiến không thể có cơ chế kiểm soát, thanh tra, giám sát nội bộ nào tồn tại một cách thực chất.
Đó chính là chiếc tử cung sản sinh, dung chứa và bao bọc tham nhũng.
Các vụ đại án trước kia, hiện tại và sau này đều không dám động vào mấu chốt.
Thay vào đó, các "cụ" tuôn ra những lời kêu gọi lương tâm đảng viên, đạo Đức cá nhân, liêm chính để chống tham nhũng… lấp lánh, hùng hồn, đầy cảm động, đầy quyết tâm.
Nhưng ai cũng biết nó chỉ là những dây pháo hoa giấy, không thể che nổi mất sàn nhà bẩn thỉu ruỗng nát.
Đại An
Nguồn : RFA, 14/04/2023
Tham khảo :
https://thanhnien.vn/xet-xu-dai-an-chuyen-bay-giai-cuu-nhung-cuoc-nga-gia-hoi-lo-18523071223163932.htm
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vu-chuyen-bay-giai-cuu-canh-sat-dan-giai-nhieu-cuu-quan-chuc-toi-toa-c46a1482895.html
***************************
Người dân liệu có chịu trưởng thành sau khi coi phim "Chuyến Bay Giải Cứu" ?
Nguyễn Ngọc Già, RFA, 14/07/2023
Báo Thanh Niên ra ngày 5 tháng Năm năm 2023 cho biết [1] : Đại dịch mang tên Covid-19 đã được WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 5 tháng Năm năm 2023, sau hơn 3 năm gây kinh hoàng, kèm theo những thiệt hại không tính nổi về mọi lãnh vực, trên phạm vi toàn cầu.
10 người bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất
Nhắc lại trận gọi là "đại dịch", quá nhiều tấn bi - hài - thảm kịch đã xảy ra trên xứ thiên đàng, với hơn 40.000 người bỏ mạng. Gần nửa thế kỷ qua, dưới sự cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, người dân chưa bao giờ chứng kiến một đại kịch bản vừa đau đớn, vừa hài hước lại vừa bi thảm như vậy.
Những ngày này, vụ án mang tên "Chuyến Bay Giải Cứu" đang đưa 54 bị cáo ra trước tòa để xử án hình sự. Sự kiện này lại một lần nữa, khiến dư luận trong và ngoài nước, tập trung chú ý trọn vẹn về số phận của những tên tham nhũng - để coi - được định đoạt ra sao.
"Chuyến Bay Giải Cứu" - Một vụ án tham nhũng gây phẫn nộ, từ những đau thương chất chồng, lại không thiếu phần hài hước - Tựa như tên của một kịch bản điện ảnh "trong bi có hài" để thu hút khán giả, vốn làm nên doanh thu vượt trội trên bảng xếp hạng, để khẳng định tên tuổi và làm nên "bảo chứng phòng vé" cho các đạo diễn và tài tử.
Hài hước thiệt chứ ! Người đời cười đến no bụng trước những "lời thoại" ngáo ngơ và lố bịch của các "tài tử đời thực" trong bộ phim hành động căng thằng pha trộn hài hước nhưng... vô duyên vô cùng ! Từ [3] "mang tiền về cho vợ/không mang ưu phiền về cho vợ" của bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y Tế) cho đến "khóc nghẹn" [4] của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội) và vô số hình ảnh - lời thoại của các "tài tử khác" (!).
Cũng như những bộ phim hốt bạc, các "tài tử đời thực" của bộ phim "Chuyến Bay Giải Cứu" không chỉ "hốt bạc" mà "hốt nốt" lòng tin của "đảng và nhà nước", khi họ được giao trọng trách cao cả "bay tuốt luốt vô tâm dịch" để "giải cứu"... đồng bào, vốn đang phủ trùm tâm trạng hoang mang - hoảng sợ, từ những cái chết bất đắc kỳ tử đang bủa vây ! Hơn 200.000 "đồng bào" đã phải chi hàng trăm tỷ đồng để được "giải cứu" (!).
Hình như, chỉ có xứ thiên đàng mới đủ khả năng đào tạo ra những "tài tử gạo cội" đầy kinh nghiệm ... "đóng phim", với bản tánh "ngạo nghễ" và tư thế "bệ vệ" để làm nên kỳ (cục) tích, rồi để lại vô số những nguyền rủa/xỉ vả/lên án gắt gao đến như vậy ! Nhiều người đặt câu hỏi : Tại sao các quốc gia khác, không hề có ý niệm làm nên bộ phim "Chuyến Bay Giải Cứu" theo kiểu "version Việt Nam", bởi đặt trong hoàn cảnh dịch bịnh bao trùm toàn thế giới, chứ không riêng xứ thiên đàng ? Không lẽ xứ thiên đàng - với những lãnh đạo tài ba xuất chúng và đầy lòng nhân ái - giữ "độc quyền" kịch bản ?
Trong các biến cố mang tầm cỡ thế giới, như : chiến tranh, thiên tai dữ dội, bịnh dịch lan rộng, hầu hết các quốc gia đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra khuyến cáo cho công dân nước mình, kể cả đang ở trong nước hay ngoài nước. Xứ thiên đàng không có cơ chế này, khi đại dịch mang tên Covid-19 bùng phát rồi lan rộng.
Người dân xứ thiên đàng, gần nửa thế kỷ trôi qua, luôn luôn được dạy tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của "đảng và nhà nước". Mọi việc, đều có "đảng và nhà nước" chăm lo. Quả thật vậy ! Khi đại dịch - có một không hai trong lịch sử y học thế giới - ào ạt bủa vây ; với tâm thế đó - người dân hoàn toàn chới với và lo âu khôn cùng - vốn không khác gì những đứa trẻ, bấy lâu nay được cha mẹ bảo bọc trong vòng tay. Khi hoang mang nhứt, bỗng nhiên "đảng và nhà nước" thẩy ra chiếc phao cứu sinh mang tên "giải cứu", thử hỏi mấy ai không vồ vập, trong tư cách kẻ sắp chết đuối ? Từ đó, các "tài tử đời thực" rất nhạy bén chớp lấy cơ hội "đại dịch cho", vội vàng khoác đôi cánh "yêu nước - thương dân" mang đầy hào quang lấp lánh của thứ hàng mã, để ra tay móc túi dễ dàng !
Không có một tên tham nhũng nào nghèo với bữa ăn giản dị - lịch sử chống tham nhũng xứ thiên đàng đã ghi nhận từ lâu. Chính bản thân chúng khai nhận, tiền chúng nhiều đến mức, đem đi mua nhiều mảnh đất và cho người thân quen vay (!).
"Được ăn - được nói - được gói mang về" - thành ngữ xa xưa nhanh chóng biến thành "được tiền - được tiếng - được nổ banh chành". Quả thật hay cho các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam - nơi làm nên nhiều cuộc chiến thắng thần thánh và vĩ đại - như họ tự "vỗ ngực xưng tên" (!) Để giờ đây, bọn tham qua ô lại, biến "tấm lòng của đảng" trở nên ô uế ! Đáng trách thay ! Hỡi các đảng viên gương mẫu cùng phong trào "học và làm theo tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh" vẫn... chưa hề chấm dứt !
Người dân liệu có chịu trưởng thành trong suy nghĩ, sau khi coi bộ phim "Chuyến Bay Giải Cứu" hay vẫn thích là những "đứa trẻ lớn tuổi", trong vòng tay nhân ái của "đảng và nhà nước" ?
Nguyễn Ngọc Già
Nguồn : RFA, 14/07/2023
Chú thích :
[1] https://thanhnien.vn/who-tuyen-bo-cham-dut-tinh-trang-khan-cap-ve-covid-...
[2] https://thanhnien.vn/nhung-con-so-gay-choang-vang-trong-vu-chuyen-bay-gi...
[3] https://tuoitre.vn/cuu-thu-ky-thu-truong-nhan-42-ti-chuyen-bay-giai-cuu-...
[4] https://nld.com.vn/phap-luat/chuyen-265-trieu-usd-chay-an-cuu-pho-giam-d...
Quốc Phương, RFA, 13/07/2023
"Phiên tòa xét xử vụ án ‘chuyến bay giải cứu’, mà thực chất ra có thể gọi là ‘chuyến bay cướp bóc’, bộc lộ nhiều điều nực cười". Đó là nhận xét của Luật sư Nguyễn Văn Đài với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 13/7.
TTXVN via AFP
Vị luật sư từ Đức quốc đồng thời cho rằng vụ xét xử trên cũng như các vụ xử án khác tiếp sau đó, trong chiến dịch đốt lò, sẽ được đưa ra xét xử tới đây, cũng sẽ không thể giúp nạn tham nhũng ở Việt Nam giảm đi.
Vẫn liên quan đến vụ án này, công luận đang đặt nhiều dấu hỏi về vấn đề liệu có ‘vùng cấm’ hay không trong vụ xử án này, khi mà một quan chức thứ trưởng Bộ Y tế có cấp dưới là thư ký nhiều lần nhận ‘hối lộ’ tới 253 lần với giá trị tiền bạc lớn đến 42,6 tỷ đồng như cáo buộc, lại không bị liên đới trách nhiệm nào (?!) trong khi đó, theo nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang, người có một chục năm kinh nghiệm làm hội thẩm nhân dân ở Tòa án nhân dân địa phương, nói với RFA Tiếng Việt rằng "…điều đó được hiểu như một cách ‘thách thức dư luận’.
Từ góc nhìn của mình qua phiên tòa xét xử vụ án ‘chuyến bay giải cứu’, luật sư Nguyễn Văn Đài nêu thêm quan điểm riêng của ông :
"Rõ ràng ở đây, từ khi làm ra chính sách thực hiện ‘chuyến bay giải cứu’ những nhóm lợi ích trong bộ máy cầm quyền đã ngầm cấu kết với nhau để thông qua doanh nghiệp, móc tiền túi của người dân Việt Nam rồi, cho nên theo quan điểm của tôi, đây không phải là ‘chuyến bay giải cứu’ mà là ‘chuyến bay cướp bóc’, và chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam ở đây là họ đưa ra chính sách cho các quan chức và giới doanh nghiệp cấu kết với nhau, gọi là những nhóm lợi ích, để mà thông qua chính sách, thực hiện chính sách đó, mà lấy tiền của người dân, chứ không còn phải là giải cứu nữa…".
Luật sư Đài nhận xét rằng có rất nhiều chuyện buồn cười trong vụ xét xử này. Ông đưa ra ví dụ như trường hợp ông cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ông này khai nhận nhận hối lộ tới 37 lần, tổng số tiền là 21,5 tỷ đồng VN, nhưng tại tòa ông cho rằng ông không nhận thức được đó là hành vi phạm pháp.
"Đây là một chuyện rất buồn cười, vì quan chức của tất cả các nước tự do, dân chủ trên thế giới không được phép nhận 'cảm ơn' từ các doanh nghiệp, cũng như từ người dân, thông qua những công việc mà anh có chức trách để phục vụ, bởi vì với các quan chức ở các nước dân chủ, bản thân họ phải hàm ơn người dân đã bầu cho họ, hay đã trao trách nhiệm cho họ, đấy là một vinh dự để họ phục vụ dân và đất nước", luật sư Đài giải thích.
Theo luật sư Đài, qua riêng vụ án này, và những hành vi được khai báo ban đầu trong phiên sơ thẩm trước tòa, có thể phần nào thấy được một vấn đề mà theo ông là ‘không thể chấp nhận’ được đối với nhiều quan chức trong chế độ, ông nói tiếp :
"Hay là ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chẳng hạn, ông ấy nói rằng ông nghĩ đấy không phải là tiền của ngân sách, nên ông nhận (tiền) rất là tự do. Một điều một quan chức tối thiểu phải hiểu là nếu như anh lấy tiền đó từ ngân sách để bỏ túi của mình, thì anh phạm tội tham ô, còn nếu anh nhận tiền từ người dân và doanh nghiệp để bỏ vào túi của mình, thì đó là tiền hối lộ. Hai điều đó được quy định rõ ràng ở trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nhưng họ lại cố tình ‘không hiểu’. Ở đây, chỉ qua lời khai của hai quan chức như vậy, có thể thấy rằng nhận thức của họ rất ấu trĩ, không xứng đáng, mặc dù họ ít nhất phải tốt nghiệp đại học, cho đến có trình độ thạc sĩ ở Việt Nam. Rồi trải qua quá trình họ là đảng viên Đảng cộng sản, họ đã phải trải qua bao nhiêu lớp như là sơ cấp, trung cấp lý luận, với hàm Thứ trưởng, hay Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phải học đến cao cấp lý luận thì mới được vào (những vị trí) đó. Họ được huấn luyện rất bài bản, rồi họ còn được học tập ‘tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh’ nữa, thế thì tại sao những suy nghĩ của họ vẫn giống như những đứa trẻ thơ được sinh ra hồi đầu thế kỷ 20 ? Như thế không thể chấp nhận được !"
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng ra hầu tòa vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. AFP
Từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo, cựu viên chức từng làm việc trong Bộ Thương Mại của Việt Nam thời kỳ trước đây, chia sẻ góc nhìn cũng trên quan điểm riêng của ông với Đài Á Châu Tự do :
"Tôi đơn cử và nhấn mạnh trường hợp của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế. Những người chức vụ cao hơn ông dính dáng đến vụ án này, tuy rằng chưa đến mức độ phải đưa ra vành móng ngựa xét xử về tội trạng, nhưng cũng đã bị ‘cách chức’, mà người cao nhất là ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, rồi hai ông phó thủ tướng, trong đó có ông Phó Thủ tướng thường trực, Ủy viên Bộ Chính trị, là ông Phạm Bình Minh, rồi một ông Phó Thủ tướng nữa là ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng v.v…, những quan chức (bị xử lý) rất là nhiều, ví dụ như Bộ trưởng Bộ y tế, rồi Chủ tịch UBND Hà Nội v.v… Nhiều (trường hợp) lắm, thế nhưng người ta hỏi ông Tuyên là cái gì mà lại được như thế, rõ ràng đây là một trường hợp có thể coi như là ‘vùng cấm’".
Ông Tạo cho rằng đây là một công tác, một công vụ điều tra sơ hở, mà phải nói rõ là thách thức dư luận một cách trắng trợn.
"Tôi tin rằng với chức năng của mình, Hội đồng xét xử trong quá trình xét xử phải luôn luôn lưu ý những trường hợp bỏ sót người, lọt tội. Và nếu như Hội đồng xét xử này mà công minh, thì người ta có thể khởi tố vụ án, tuyên bố ngay rằng ông Thứ trưởng ‘thiếu tinh thần trách nhiệm’ liên quan vụ này. Nhưng tôi chưa hiểu là Hội đồng xét xử này làm việc có công tâm không, hay là có ‘chỉ đạo’ gì không ? Còn đến bây giờ, dư luận vẫn còn bán tín, bán nghi, và phần lớn trên mạng, người ta cũng nói là ông Tuyên 'chắc thoát, chứ không dính đâu'. Thì đó là những cái gay cấn nhất ban đầu. Tất nhiên là 54 bị cáo, quan chức nhiều bộ ngành khác nhau, đưa ra xét xử trong một vụ lớn như thế này, mà cơ quan điều tra làm không được kín cạnh, cho nên sẽ còn nhiều cái công luận đặt dấu hỏi".
Từ những nhận định trên, ông Võ Văn Tạo cho rằng, những vụ xét xử như vụ án ‘chuyến bay giải cứu’ không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, ông lý giải tiếp quan điểm của mình :
"Hệ thống công quyền của Việt Nam có một đặc thù là không ai sống bằng đồng lương hết, và mọi quan chức của nhà nước đều coi rằng việc kiếm chác là chuyện tất nhiên, còn ai đó bị bắt là chuyện rủi ro, xui xẻo mà phải chịu thôi, họ đều coi chuyện ấy là chuyện bình thường, để tồn tại, để sống được".
Cũng theo ông Tạo, chiến dịch đốt lò đã có từ cách đây mấy năm rồi, chứ không phải đến đợt dịch Covid-19 mới xuất hiện. Tuy nhiên, ông cho rằng vì là chuyên án nên người ta chỉ mở đến chuyện này thôi, không có chuyên án nào có thể mở được hết tội trạng của các quan chức Việt Nam, nếu đối chiếu pháp luật.
"Cho nên chúng ta cũng đành hài lòng với chuyện lâu lâu lại ‘làm điểm’ như thế này thôi. Còn tôi cho rằng, ngay cả phiên tòa này nữa, thậm chí nhiều quan chức đi tù, thì nạn đó (nạn tham nhũng-PV) vẫn không thể chấm dứt được, bởi cơ cấu chính trị Việt Nam không có đối lập, chính trị không có đối trọng, không có tam quyền phân lập, cũng không có tự do báo chí, cho nên những tiêu cực, tham nhũng là quy luật tất yếu". - Ông Tạo kết luận.
Cũng về khía cạnh này, trên góc nhìn riêng của mình, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói :
"Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng cho dù những ngày này họ đang xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’, rồi ít bữa nữa họ sẽ xử vụ Việt Á test-kit, vụ FLC, vụ Tân Hoàng Minh, hay là vụ Vạn Thịnh Phát… cho dù bao nhiêu vụ án đi chăng nữa, thì nó cũng không giúp cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam dừng lại và giảm đi. Bởi vì vấn nạn tham nhũng này đã được ‘thiết kế’ từ khi họ thành lập chế độ rồi".
Giải thích rõ hơn về nhận xét của mình, LS Đài nói :
"Để chống tham nhũng, chúng ta biết rằng phải có nhiều yếu tố nền tảng của nó :
Thứ nhất là hệ thống thang bảng lương phải làm sao bảo đảm cho các quan chức có thể đảm bảo cuộc sống, cũng như những nhu cầu thiết yếu của họ, như ở Singapore chẳng hạn, lương của họ rất cao, làm cho quan chức không muốn, hay không cần phải tham nhũng ; với mức lương của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, bản thân cuộc sống của họ (quan chức) còn khó khăn, trong khi đó quyền lực thì nhiều. Chỉ cần sử dụng một chút quyền lực thôi họ có thể kiếm được rất nhiều tiền, thì tại sao họ lại không tham nhũng.
Vấn đề thứ hai tôi cũng nghĩ là phải có đa đảng đối lập, đó là cơ chế để kiểm soát tham nhũng, thứ ba là vấn đề tam quyền phân lập, chính trị phải được phân nhánh ra như vậy để giám sát lẫn nhau. Thứ tư là phải có tự do báo chí, để báo chí cùng với người dân giám sát các quan chức trong quá trình tham nhũng. Và cuối cùng là vấn đề xã hội dân dự, cái này phải được đề cao nhất. Và thiếu tất cả những cơ chế nói trên, không một quốc gia nào có thể chống tham nhũng được cả, mà Việt Nam là một thí dụ điển hình nhất".
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 13/07/2023
***********************
Vài suy nghĩ trước phiên tòa kỷ lục hôm nay
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 12/07/2023
Ngày hôm nay, tiếp tục phiên tòa xử 54 cán bộ, đảng viên là quan chức quyền lực ở các cơ quan trung ương và các địa phương ở nhiều Bộ, nhiều tỉnh, nhiều Ủy Ban, nhiều Thành phố trong cả nước. Đi cùng với các giám đốc các doanh nghiệp tham gia những chuyến bay mang tên "giải cứu" khi cả đất nước đang khủng hoảng cùng cực trong đại dịch Covid-19.
Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng khai nhận 21,5 tỷ đồng 'vì nể nang'
Nhận tiền thêm chỉ có… 7 lần. Mỗi giờ làm việc nhận hối lộ 16,6 triệu đồng.
Báo chí tha hồ khai thác những điều "được phép khai thác" đã vẽ nên một bức tranh gớm guốc mà nhìn vào đó, người ta có nhiều cảm xúc khác nhau. Những lời khai trước tòa, những chi tiết vụ án, những nét mặt bị cáo, những lời lẽ của quan chức rất hào sảng, rất đạo đức được nhắc lại trên mặt báo. Điển hình có lẽ chỉ cần nêu ví dụ như việc Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khi nhận tiền doanh nghiệp hối lộ đã nói rằng : "Lần sau đừng đưa tiền nữa", nhưng, nói chỉ để mà nói, sau đó, Tô Anh Dũng đã nhận tiền thêm chỉ có… 7 lần.
Với 54 bị can được đưa ra trước vành móng ngựa hôm nay, dư luận đồn rầm rĩ rằng : đây chỉ là mấy con tốt thí, con số không thể và không chỉ là chừng đó. Ở đây chỉ là những thanh củi nhỏ thôi, còn những khúc củi lớn khác, hẳn là đã bằng "nhiều biện pháp nghiệp vụ" để tránh bị lộ đợt này. Chẳng hạn, người ta thắc mắc rằng Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, chỉ từ tháng 9/2020 đến tháng 01/2022 tương đương với khoảng 320 ngày làm việc, anh ta đã nhận hối lộ 253 lần với tổng số tiền hơn 42,6 tỉ đồng.
Như vậy, tính ra mỗi lần, anh ta nhận hối lộ trung bình 168,4 triệu đồng. Và tính đều cho 320 ngày làm việc, mỗi ngày anh ta nhận hối lộ 133,125 triệu đồng. Và tính trung bình cho mỗi giờ làm việc, anh ta nhận 16,6 triệu đồng.
Thế nhưng, người dân chưa rõ bằng "biện pháp nghiệp vụ" nào, mà Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lại lọt lưới trong vụ này ? Vậy ông ta trong sạch, ông ta không biết, hay ông ta không phải chịu trách nhiệm ít nhất là của người đứng đầu ? Hay tay Thư ký này nhận được hối lộ thì ăn "Cả giày lẫn tất" ?
Vậy cho nên, dư luận nhân dân khẳng định rằng con số, ẩn số chưa phải chỉ có ở đây.
Bằng chứng là chính Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, tuyên bố với báo chí rằng là con số tiền của thu lợi bất chính qua các vụ "Giải cứu" là hơn 4.000 tỷ với hơn 2.000 chuyến bay. Thế mà ở đây, con số nhận hối lộ chỉ mới có hơn 200 tỷ thì số còn lại đang nằm ở đâu ? Ai đang giữ nó ?
Với những tình tiết được phép đưa lên mặt báo, người ta đã có thể hình dung được nhiều điều của vụ án và qua đó, người ta có thể hình dung được hệ thống chính trị thể hiện qua các quan chức của chế độ đã thối nát và mục ruống như thế nào.
Kỷ lục ?
Đây có thể là một phiên tòa chứa nhiều "kỷ lục" trong lịch sử ngành Tòa án Việt Nam. Kỷ lục ở đây không phải là số bị can đứng trước vành móng ngựa hoặc một con số nào đó định tính rõ ràng hay được xét xử nghiêm minh.
Mà ở đây rất có thể đạt kỷ lục ở những mặt khác.
Trong khi cả thế giới đang bằng mọi cách đổ tiền của, tập trung mọi nguồn lực để cứu trợ người dân sinh sống, vượt qua những khó khăn trong đại dịch. Nhiều cuộc cứu trợ, nhiều khoản tiền rất lớn từ các chính phủ trên thế giới đã đổ ra cho mọi người dân giúp họ vượt qua đại dịch. Nhiều tình người, nhiều sự hy sinh của nhiều cá nhân, tập thể, quốc gia trên thế giới được hệ thống truyền thông nâng cao, nêu gương cho cả thế giới thấy rằng dù trong cơn khó khăn, quẫn bách bởi đại dịch lan tràn và nguy hiểm, thì tình người vẫn còn đó, trách nhiệm của những chính phủ, của những quan chức thật sự của dân, do dân và vì dân mặc dù ở đó, họ không cần một khẩu hiệu, một lời tự ca ngợi hoặc một hành động vinh danh hay "tự sướng" nào.
Đó là kỷ lục của sự tàn nhẫn, bất lương của những kẻ lợi dụng dịch bệnh để cướp nốt những đồng tiền cuối cùng trong cơn quẫn bách trước vấn đề sinh tử của người dân.
Đó là những đồng tiền của những người đã bỏ quê hương đất nước, bỏ con dại cái thơ, bỏ chồng con ở lại với cha mẹ già ốm đau để ra nước ngoài bán thân, bán sức lao động, bán mồ hôi máu xương và thậm chí cả nhân phẩm để kiếm mấy đồng bạc gửi về nước, giờ đảng và nhà nước với danh nghĩa "giải cứu" đã đến móc tận đáy túi họ những đồng cắc cuối cùng bằng được.
Đó là những đồng tiền của những học sinh ở xa đất nước vừa đi học vừa đi làm thêm để lo học phí, lo ăn lo ở, tích lũy kiến thức để về xây dựng đất nước. Thế rồi tin lời đảng, lời lãnh đạo rằng "Chẳng có đâu an toàn bằng Việt Nam", rằng "Nếu cột điện ở Mỹ có chân, nó cũng về Việt Nam" nên đám con cháu, học sinh đã bị lừa đôn đáo kiếm đường về quê hương.
Và đảng đã không tha, vẫn moi của mỗi đứa đủ 500 đola mới được đặt chân lên máy bay.
Đó cũng là những tù nhân ở Malaysia, vì sinh kế, vì biển nhà đã cạn kiệt nguồn sinh vật, bị cấm bởi "bạn vàng" kiếm không ra ăn phải đi biển xa và lạc vào biển của những đất nước lạ như Malaysia để bị bắt giam không ai biết. Đến khi dịch bệnh thân tàn ma dại bị chủ nhà đuổi ra khỏi tù, thì cán bộ của đảng đã kịp thời nặn đủ số tiền hàng ngàn đola của người nhà mới được về đất nước.
Có thể kể đến rất nhiều những trường hợp, những hoàn cảnh thảm thương của người dân Việt khi đảng và nhà nước gia ân "Giải cứu" trong dịch bệnh. Ở đó, hệ thống cán bộ đảng và nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời tổ chức ngay lập tức những đường dây hết sức tinh vi, nhằng nhịt từ trung ương đến địa phương để bóp nặn người dân đến tận cùng.
Người ta nói rằng : Giá như những vấn đề quốc kế, dân sinh có lợi cho đời sống người dân, mà đảng và hệ thống cán bộ đảng, cán bộ nhà nước phát huy kịp thời như vậy, thì đâu có tình cảnh đất nước như hiện tại.
Phiên tòa này cũng có thể lập nên kỷ lục mới, đó là sự chứng minh nhanh nhất, rõ nét nhất bản chất của những cán bộ cộng sản, giữa lời nói và việc làm của họ.
Đến đây, hẳn phải nhắc lại một lần nữa của Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa : "Đừng nghe lời Cộng sản nói, hãy xem việc Cộng sản làm".
Phiên tòa này cũng là một chứng minh điển hình của sự cạn ráo lương tâm con người không thể biện minh ở những quan chức cộng sản. Những lời khai của các bị can trước tòa khi đi xin giấy phép đã nói lên cái "lề lối làm việc" mà Hồ Chí Minh kêu gọi sửa đổi từ cách đây cả 2/3 thế kỷ. Để đến hôm nay, cách làm việc của cán bộ là quát tháo thẳng thừng rằng "mỗi chuyến bay phải có đủ 10.000 đola nộp vào đây mới nói chuyện".
Kết quả là gì ?
Một "Đại án" được khua chiêng gõ mõ khi khởi tố, công an, lãnh đạo đất nước tưng bừng quảng cáo việc khởi tố này rầm rộ, cứ như là họ bắt được kẻ thù là Đế quốc Mỹ hoặc Thực dân Pháp hay Phát xít Nhật nào đó, (trừ Bạn vàng của đảng) đã gây ra vụ "Giải cứu" này, chứ không phải do hệ thống cán bộ, đảng viên của Đảng đã nhanh chóng lập nên "chiến công" này vậy.
Nhưng kết quả đưa ra được những ai trước tòa hôm nay ? Với những kẻ đó, có đủ khả năng vận hành được bộ máy khắp cả nước với hơn 2.000 chuyến bay từ khắp thế giới về Việt Nam ?
Và phải chăng, vụ giải cứu này, chỉ xảy ra hối lộ, tiêu cực, chặt chém chỉ có mấy quốc gia loanh quanh Việt Nam thôi, còn từ Châu Âu, Châu Mỹ và nhiều nơi khác, người dân bỏ ra hàng chục lần tiền vé mới có một chiếc vé về quê hương thì sao ? Ai đã tổ chức những vụ đó ?
Và những lời lẽ rằng "kiên quyết, quyết liệt…" được nhắc đi nhắc lại đến mòn cả lưỡi, thì đến nay, mọi sự đã dần rõ ràng. Đó sẽ là kỷ lục của sự dối trá trước mắt của người dân rằng thì là "Không có vùng cấm, không chừa một ai" chỉ là sự lừa bịp hết sức trắng trợn như đã từng trắng trợn xưa nay.
Ở đây, những nạn nhân của hệ thống cán bộ, đảng viên của đảng, là những người dân thấp cổ bé họng, là giai cấp vô sản của đảng. Vậy nên, đây cũng là kỷ lục của việc minh chứng cách rõ ràng những lời tuyên truyền về "đội quân tiên phong của giai cấp công nhân" – một định nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam – chỉ là những sự bịp bợm với những người thiếu hiểu biết để bị lợi dụng mà thôi.
Vấn đề đặt ra, là Tòa cho rằng, số tiền 226 tỷ đồng đưa hối lộ là của doanh nghiệp nên sẽ tịch thu cùng với số tiền quan chức nhận hối lộ đã nôn ra, giờ sẽ đưa vào đâu ? Hẳn nhiên là không thể đưa vào Nhà nước. Bởi Nhà nước lấy số tiền đó, khác chi Nhà nước lại đi trấn lột lại của đám trấn lột kia.
Câu hỏi cuối cùng là để bảo đảm công minh, công bằng, thì những nạn nhân đã bị đám cán bộ đảng viên này gây thiệt hại, con số hơn 200.000 người, họ có được đền bù, trả lại tiền đã bị cướp đoạt nhân danh đảng "Giải cứu" mình hay không ?
Cứ chờ xem. Nhưng đừng hy vọng.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 12/07/2023