Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bình Nhưỡng dồn dập thử tên lửa : Thùng rỗng kêu to ? (RFI, 09/12/2019)

Bình Nhưỡng thông báo chiều ngày 07/12/2019 đã tiến hành một vụ "thử nghiệm rất quan trọng" từ căn cứ Sohae. Vụ việc diễn ra đúng vào lúc tại Washington tổng thống Mỹ tuyên bố với báo chí ông có "quan hệ rất tốt với Kim Jong-un".

kim1

Vụ thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc, ngày 28/11/2019. Reuters/Kim Hong-Ji

Bắc Triều Tiên đã gia hạn cho Hoa Kỳ đến "cuối năm" để nối lại đàm phán. Càng gần đến hạn định này Bình Nhưỡng càng dồn dập cho thử tên lửa. Qua các đòn diễu võ dương oai đó, phải chăng chế độ Kim Jong-un muốn che đậy hai nhược điểm lớn : quân sự và kinh tế ?

Trên báo The Diplomat ngày 04/12/2019, nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Quốc phòng và Chiến lược Đại học Công nghệ Nanyang-Singapore đặt câu hỏi "Có gì đằng sau việc Bắc Triều Tiên thử tên lửa ?".

Tác giả điểm lại : từ tháng 5 cho đến ngày 28/11/2019 Bắc Triều Tiên đã thử 13 quả tên lửa. Hành động này nhằm thể hiện bất bình về các biện pháp trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế. Lệnh cấm vận chính thức được ban hành từ năm 2016. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem việc giảm nhẹ các biện pháp cấm vận là một điều thiết yếu để đổi lấy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Chính ông Kim Jong-un từng đề ra thời hạn "cuối năm 2019" để đàm phán với Mỹ. Do vậy theo nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, Bắc Triều Tiên tăng tốc các vụ thử tên lửa nhằm nhắc nhở Hoa Kỳ rằng chớ nên xem nhẹ "tối hậu thư" của Bình Nhưỡng.

Nhưng bên cạnh yếu tố chính trị vừa nêu, hai yếu tố quân sự và kinh tế cũng quan trọng không kém. Về khả năng quân sự, nhiều chuyên gia cho rằng, Bình Nhưỡng đang thử nghiệm một số các loại tên lửa đời mới khá lợi hại. Trong số này phải kể đến loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-25 vừa nhẹ, vừa có khả năng linh động cao. Với tầm bắn 380 cây số, KN-25 có khả năng bắn chận đủ loại tên lửa xuất phát từ Hàn Quốc mà không cần phải dùng tới loại tên lửa tầm trung như Rodong1 hay Hwasong7. Bình Nhưỡng làm chủ loại vũ khí lợi hại này sẽ là một thách thức đối với giới quân sự Mỹ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên hệ thống phòng thủ của Bắc Triều Tiên có nhiều lỗ hổng. Tác giả bài báo trên The Diplomat nói đến "thế yếu" của cỗ máy quân sự tại quốc gia này. Việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân, cho thử nghiệm hàng loạt các loại tên lửa, không che giấu được một điều : đó là sự yếu kém của quân đội Bắc Triều Tiên. Cả trên không, trên biển và trên bộ, các chương trình tập huấn thường bị hủy bỏ, khi thì do thiếu xăng, lúc thì do trang thiết bị lỗi thời...

Vậy phải chăng Bắc Triều Tiên dồn nỗ lực phát triển vũ khí đạn đạo và hạt nhân để che đậy và bù đắp lại với những yếu kém của quân đội truyền thống ? Nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, đại học Singapore cho rằng, vũ khí hạt nhân và tên lửa chứng minh về khả năng răn đe của Bình Nhưỡng và qua đó bảo đảm cho chế độ Kim Jong-un một chỗ đứng trên bàn cờ quốc tế.

Thế còn về kinh tế ? Tác giả bài báo cũng tin rằng, đây là động cơ thứ nhì ít nhiều liên quan trực tiếp đến chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Có điều Bình Nhưỡng đủ khôn ngoan để không vượt quá lằn răn đỏ để tránh lãnh thêm các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc thử tên lửa tầm ngắn. Dường như cộng đồng quốc tế có một sự khoan dung nào đó với chế độ của Kim Jong-un, nếu Bắc Triều Tiên không thử tên lửa tầm xa.

Trong những điều kiện đó, tác giả bài viết trên tờ báo Nhật, The Diplomat, Liang Tuang Nah, tin rằng trong năm 2020 Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục đều đặn thử tên lửa và thử nghiệm các loại vũ khí mới để nắn gân quốc tế. Kịch bản tệ nhất vẫn có thể xảy ra.

Thanh Hà

******************

Tổng thống Trump : Ông Kim Jong-un có nguy cơ đánh mất ‘tất cả’ (VOA, 09/12/2019)

Tổng thng Donald Trump hôm 8/12 nói rng lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un có nguy cơ đánh mt "tt c" nếu tái tục các hành đng mang tính thù nghch, theo Reuters.

kim2

Lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ trong cuộc gặp hồi tháng Sáu.

Nhà lãnh đạo M cũng nói rng Triu Tiên phi phi ht nhân hóa, sau khi Bình Nhưỡng tuyên b đã thc hin mt v "th nghim thành công rt quan trng".

"Ông Kim Jong-un quá thông minh và có quá nhiều th đ mt, thc s là mt tt c, nếu ông y hành đng mt cách thù nghch", ông Trump nói.

"Ông ấy đã ký Tha thun Phi ht nhân vng mnh vi tôi Singapore", ông Trump nói thêm trên Twitter, ám ch hi ngh thượng đnh đu tiên vi ông Kim Singapore năm 2018.

Ông Trump nói tiếp : "Ông y không mun loi b mi quan h vi Tng thng M hoc can thiệp vào cuc bu c tng thng M vào tháng 11".

Hãng tin nhà nước KCNA đưa tin, Triu Tiên đã thc hin mt cuc th nghim "rt quan trng" tại địa đim phóng v tinh Sohae, nơi mà quan chc M tng nói rng Bình Nhưỡng đã cam kết đóng cửa.

*******************

Tổng thống Trump không nghĩ lãnh tụ Triều Tiên muốn can thiệp bầu cử Mỹ (VOA, 08/12/2019)

Tổng thng Donald Trump hôm 7/12 nói rng ông không nghĩ lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un mun can thip vào cuc bu c tng thng M vào năm ti, theo Reuters.

kim3

Tổng thống Trump hôm 6/12.

Theo hãng tin Anh, ông Trump nói rằng ông s ngc nhiên nếu Bình Nhưỡng hành đng mt cách thù nghịch.

Ông Trump nói như vy vi phóng viên sau khi đi s Triu Tiên ti Liên Hp Quc nói rng vn đ phi ht nhân hóa không còn nm trên bàn đàm phán vi M.

"Tôi sẽ ngc nhiên nếu Triu Tiên hành đng mt cách thù nghch", ông Trump nói ti Nhà Trng trước khi ri đi đ ti Florida.

"Ông ấy biết là tôi có mt cuc bu c sp ti. Tôi không nghĩ ông y mun can thip chuyn đó, nhưng chúng ta s phi ch xem", Tổng thng M nói thêm.

"Tôi nghĩ ông ấy mun chng kiến mt điu gì đó xy ra. Mi quan h rt tt đp, nhưng có mt s thù nghch nào đó, không còn nghi ng gì na".

*****************

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc : ‘Hiện không cần đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ’ (VOA, 08/12/2019)

Đại s Triu Tiên ti Liên Hip Quc cho biết hôm th By 7/12 rng vn đ phi ht nhân hóa gi không còn nm trên bàn đàm phán vi Hoa Kỳ, và các cuc đàm phán kéo dài vi Washington là không cn thiết.

kim4

Đại s Triu Tiên ti Liên Hiệp Quốc Kim Song, New York, tháng 5/2019

Phát biểu ca Đi s Kim Song dường như còn đi xa hơn cả cnh báo trước đó ca Triu Tiên rng các cuc thương tho liên quan đến chương trình vũ khí ht nhân ca nước này, là trng tâm trong vic M can d vi Triu Tiên trong hai năm qua, có th phi b đưa ra khi bàn đàm phán do Washington t chi nhân nhượng.

Ông Kim nói trong một tuyên b rng "đi thoi bn b và thc cht" mà Hoa Kỳ theo đui thc ra ch là mt mánh khóe "tiết kim thi gian" đ phù hp vi chương trình ngh s chính tr trong nước, hàm ý nói đến n lc tái tranh c ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump vào năm 2020.

"Chúng tôi không cần phi có các cuc đàm phán kéo dài vi Hoa Kỳ, và phi ht nhân hóa đã ra b b khi bàn đàm phán", ông Kim nói trong tuyên b gi cho Reuters.

Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ đã không tr li ngay lp tc khi được đ ngh đưa ra bình luận.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Bình Nhưỡng sợ Donald Trump "lẩm cẩm" gây chiến (RFI, 06/12/2019)

Bình Nhưỡng lại dùng lời lẽ thóa mạ tổng thống Mỹ sau khi bị trả đũa. Thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Choe Son Hui cho là những lời đe dọa của tổng thống Donald Trump tấn công Bắc Triều Tiên là một "thách thức rất nguy hiểm" do "bệnh già lú lẫn".

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm, Hàn Quốc, ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque/

Liệu quan hệ Mỹ - Triều có đứng trước viễn cảnh trở lại thời kỳ đấu khẩu và thóa mạ tiền thượng đỉnh Singapore 2017 hay không ?

Theo KCNA, trong một phản ứng tức giận hôm thứ Năm 05/12/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Choe Son Hui cáo buộc tổng thống Donald Trump "thiếu kính trọng lãnh đạo tối cao" khi nhắc lại biệt danh "kẻ thích bấm nút" mà chủ nhân Nhà Trắng từng gán cho chủ tịch Bắc Triều Tiên.

Một ngày trước đó, Bình Nhưỡng đặt điều kiện buộc Washington đến "trước cuối năm nay", phải quyết định nhượng bộ nếu muốn Bắc Triều Tiên đàm phán về hạt nhân.

Tham dự thượng đỉnh NATO tại Luân Đôn, tổng thống Donald Trump kêu gọi Bắc Triều Tiên và lãnh đạo Kim Jong Un "tôn trọng lời cam kết phi hạt nhân hóa, nếu không Washington có thể dùng vũ lực nếu cần". Ông tuyên bố thêm : rõ ràng Kim là người thích phóng tên lửa cho nên tôi gọi là "rocket man".

Tuyên bố trên đây làm Bình Nhưỡng phẫn nộ. Theo AFP, tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Park Jong Chon lên tiếng đầu tiên, đe dọa "sẽ dùng biện pháp mạnh đáp trả tương xứng". Tiếp theo là lời lăng nhục của thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui khi bà ám chỉ tuổi già của vị tổng thống 73 tuổi.

Tuy nhiên, theo phân tích của hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, thứ trưởng Bắc Triều Tiên dường như vẫn muốn duy trì đối thoại khi lưu ý tổng thống Mỹ : lãnh đạo Kim không bao giờ dùng lời lẽ nặng nề như thế với tổng thống Donald Trump.

Tú Anh

*****************

'Trump là 'món quà chiến lược' và 'tài sản lớn nhất' của Bắc Kinh ? (BBC, 05/12/2019)

Ông Trump quảng cáo mình là tổng thống Mỹ đầu tiên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi nhiều học giả và phân tích gia lại cho rằng tính cách và chính sách của ông rất có lợi cho Bắc Kinh.

qua0

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp gỡ bên ngoài Đại Lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh năm 2017

Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận định trong bài "Trump is a strategic gift for Beijing" :

"Trump là một món quà chiến lược cho Bắc Kinh. Ông đang làm suy yếu vị thế quốc tế và sự đoàn kết của Hoa Kỳ vào thời điểm quan trọng, khi nước này rất cần tập trung vào các thách thức chính, trong đó có thách thức Trung Quốc".

Tác giả Adam Ni lập luận rằng "trong khi Trump thách thức an ninh kinh tế và lợi ích khu vực của Trung Quốc, ông đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược hiệu quả để cạnh tranh lâu dài với nước này".

'Món quà chiến lược'

qua2

Ông Trump phát biểu trước binh lính Hàn Quốc tại căn cứ quân sự ở nam Seoul 30/6/2019.

Theo Adam Ni ông Trump tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lãnh vực : An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị.

"Về an ninh khu vực, cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh". Adam Ni bình luận.

"Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới Châu Á và giúp Đài Loan hỗ trợ nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng. Nhưng Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây hậu quả sâu sắc trong khả năng cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ trong những năm tới".

Về thương mại, Adam Ni vạch ra ràng nhiều thành phần quan trọng trong nước Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho Trump phải tìm lấy một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố "chiến thắng".

Về cạnh tranh chiến lược dài hạn, tác giả Adam Ni viết :

"Các chính sách của Mỹ, bao gồm với Iran, Nga và Triều Tiên, đang tạo ra tiềm năng cho sự chuyển hướng chiến lược. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kỳ ở Trung Đông sau biến cố 911 là một bước ngoặt chiến lược tạo nhiều bất lợi. Hoa Kỳ không thể có thêm hớ hênh khác khi đối mặt với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Chắc chắn một điều là Trump đã không cho thấy ông có khả năng lãnh đạo và trí tưởng tượng cần có để giải quyết thách thức Trung Quốc, và một kế hoạch hiệu quả cho cạnh tranh chiến lược vẫn chưa thành hiện thực".

Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời ông Trump được Adam Ni đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng :

"Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Hoa Kỳ được các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây. Các giá trị tự do, kiểm tra và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn bất ổn hơn là sức mạnh. Từ quan điểm của Bắc Kinh, các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt đang diễn ra ở Hong Kong là một sự khẳng định sống động về điều này".

'Tài sản tốt nhất'

Trang Foreign Policy, trong khi đó, trích lời Yan Xuetong, một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong bài xã luận "Trump is Beijing's best asset" :

"Ông Trump, qua việc phân cực chính trị nội địa Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và tư thế lãnh đạo toàn cầu từ trước đến giờ của Washington, và phá hoại các thỏa thuận liên minh lâu dài, tạo cho cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh".

Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận xét của nhà tư tưởng Yan Xuetong.

Giới ủng hộ Trump sẽ nói rằng ông Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei được vào mạng 5G của Hoa Kỳ và gần đây đã hạn chế visa cho các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc tống giam hàng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương.

Ho sẽ lập luận rằng đây rõ ràng là những thái độ hết sức cứng rắn với Bắc Kinh. Vậy tại sao những chuyên gia này lại cho rằng sự hiện diện của Donald Trump tại Nhà Trắng là điều có lợi Trung Quốc ?

Paul Haenle và Sam Bresnick, đồng tác giả của bài xã luận trên Foreign Policy, giải thích :

"Đối với Bắc Kinh, nhược điểm của Trump quan trọng hơn những hành động phô trương của ông. Trong nhiều cuộc thảo luận riêng với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều người trong số họ đang mong cho Trump tái đắc cử năm tới".

"Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, những người này cho rằng bất kể những tuyên bố hung hăng, Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp Châu Á. Quan trọng hơn nữa là Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của Trump là chiến lược rất tốt cho Trung Quốc về lâu về dài.'

Viết rằng "những nhà tư tưởng Trung Quốc coi Trump là một con chó sủa to nhưng ít cắn", hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick nhắc lại việc ngay sau cuộc bầu cử năm 2016 ông Trump đã thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh khi có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-Wen, việc mà Bắc Kinh cho là vi phạm chính sách của 'Một Trung Quốc' :

"'Lúc ấy Trump công khai đặt câu hỏi liệu ông có nên tuân thủ chính sách này không. Thế nhưng ngay sau đó ông cũng nói sẽ phải hội ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi có cuộc gọi điện khác với Tsai. Hiện giờ, mặc dù chính quyền Mỹ đã bật đèn xanh việc bán một số vũ khí cho Đài Loan, nhưng việc Trump có hỗ trợ Đài Loan khi Bắc Kinh tấn công hay không là điều vẫn còn đáng nghi ngờ, đặc biệt là với thái độ hám lợi của ông đối với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ".

Paul Haenle và Sam Bresnick khẳng định rằng Trump gây nhiều tổn hại cho các thể chế và cơ chế quản trị toàn cầu đã giúp Hoa Kỳ trở thành siêu cường ưu việt của thế giới :

"Bắc Kinh đã được lợi đáng kể từ nhiệm kỳ của Trump. Chính quyền Trump đã bỏ việc sử dụng các tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc kiện tụng các khiếu nại thương mại và đã chặn các cuộc bổ nhiệm vào Cơ quan phúc thẩm của tổ chức".

"Những hành động này không chỉ cản trở hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng nhất của thế giới mà còn thúc đẩy các quốc gia khác xem thường luật pháp quốc tế".

"Trong khi Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mới Zealand, và 10 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một khối thương mại lớn nhất thế giới". Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

Họ kết luận :

"Nếu thỏa thuận này được ký kết, Hoa Kỳ sẽ bị loại khỏi hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, một là Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được đàm phán giữa 11 quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương ban đầu".

Nếu học giả Bắc Kinh mong cho Donald Trump được tái đắc cử, vì cho rằng sự có mặt của ông trong Nhà Trắng có lợi cho Trung Quốc, thì giới ủng hộ Trump cũng mong ông được trị vị thêm bốn năm nữa, nhưng với một lý do hoàn toàn trái ngược.

Những người ủng hộ Trump tin rằng chỉ ông mới "trị được" Trung Quốc, và ông là vị tổng thống thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước này.

Sự thật không phải như vậy.

Thái độ của Hoa Ký về Trung Quốc đã có một sự thay đổi tiêu cực rất rõ rệt tại Mỹ từ cuối năm 2015, và điều quan trọng không phải ai cũng nhận ra là sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump đến Nhà Trắng.

Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của bộ quốc phòng Mỹ, được tác giả David Grossman, trong bài "Mỹ muốn gì từ Trung Quốc ? Và thế cờ chót của Mỹ là gì ?" nói :

"Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này.'

Không phải học giả Trung Quốc nào cũng mong Donald Trump tái đắc cử.

"Phải nói cho rõ, không phải mọi học giả hay quan chức Trung Quốc mà chúng tôi đã tiếp xúc đều muốn thấy Trump tại chức thêm bốn năm nữa. Một số người, chẳng hạn như giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Da Wei, lập luận rằng Trump làm hại cho cả lợi ích của Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ và có thể dẫn đến một trật tự quốc tế bị xâm phạm sâu sắc cũng như làm sự trỗi dậy của Bắc Kinh phức tạp thêm". Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

****************

Bình Nhưỡng cảnh cáo Mỹ đưa hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên ra trước Liên Hiệp Quốc (RFI, 05/12/2019)

Chính quyền Bình Nhưỡng vào hôm 04/12/2019 đã cảnh cáo là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ gia tăng và tình hình sẽ trở nên tồi tệ trở lại nếu Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền tại Bắc Triều Tiên.

qua3

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (áo trắng) thăm vị trí phòng thủ ở Changrindo, biên giới phía tây Bắc Triều Tiên, ngày 25/11/2019. KCNA via Reuters

Trong một lá thư gửi 14 thành viên khác trong Hội đồng Bảo an, đại sứ Bắc Triều Tiên bên cạnh Liên Hiệp Quốc Kim Song, đã cho biết là Bình Nhưỡng sẽ coi bất kỳ một cuộc họp nào của Hội đồng Bảo an về nhân quyền Bắc Triều Tiên là một "hành vi khiêu khích nghiêm trọng khác" bắt nguồn từ "chính sách thù địch" của Hoa Kỳ.

Theo ông Kim Song, Bắc Triều Tiên "sẽ đáp trả mạnh mẽ cho đến cùng", và Mỹ cũng như các nước có liên can "sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn".

Hoa Kỳ giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này, và theo các nhà ngoại giao, chính quyền Trump đang lên kế hoạch cho một cuộc họp bàn về tình hình nhân quyền của Bắc Triều Tiên, có thể là vào ngày 10 tháng 12.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từng thảo luận về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên từ 2014 đến 2017, nhưng đã không đề cập đến vấn đề này vào năm 2018.

Liên Hiệp Quốc lo ngại về tình hình bán đảo Triều Tiên

Liên Hiệp Quốc đang rất quan ngại về tình hình Bắc Triều Tiên trong tháng 12 này vì cánh cửa đối thoại Washington – Bình Nhưỡng mở ra từ cuộc họp thượng đỉnh tháng 6/2018 sẽ khép lại vào tháng này. Từ New York, Carrie Nooten phân tích :

Căng thẳng tăng lên ở bán đảo Triều Tiên. Kim Jong-un đã cho thấy điều đó ngay từ thứ Năm tuần trước nhân ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving- ở Mỹ, khi cho bắn hỏa tiễn đạn đạo. Đó là lần bắn thứ 13 kể từ tháng Năm, vi phạm hoàn toàn nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hôm thứ Ba vừa qua, Bình Nhưỡng lại tiếp tục làm căng, thông báo là Mỹ nên tự quyết định "chọn quà Giáng Sinh của mình", một lời đe dọa khá rõ ràng.

Đại diện Anh Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Karen Pierce, đã mỉa mai : Món quà Giáng Sinh tốt, là tất cả các hành động đều phải tiến đến việc phi hạt nhân hóa thật sự và kiểm chứng được. Nhưng tôi thấy là thái độ của Bắc Triều Tiên cho đến giờ được biểu hiện bằng việc gia tăng bắn hỏa tiễn và vi phạm (nghị quyết Liên Hiệp Quốc).

Sáu quốc gia Châu Âu ở Hội đồng Bảo an đã lên án thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên với các vụ liên tục bắn hỏa tiễn đạn đạo. Họ nhấn mạnh là Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và e ngại là bế tắc hiện nay giữa Washington và Bình Nhưỡng khiến Bắc Triều Tiên lại bị cô lập với khả năng nước này tiếp tục thử nghiệm hạt nhân hay thử tên lửa tầm xa.

Bình Nhưỡng dọa sẵn sàng đáp trả Mỹ về quân sự

Không chỉ làm căng với Mỹ trên vấn đề nhân quyền, Bình Nhưỡng lại có tuyên bố hung hăng trong lãnh vực quân sự. Hôm qua, một viên tướng Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo rằng nếu Mỹ dùng sức mạnh quân sự đối với Bình Nhưỡng, thì sẽ gặp phải một phản ứng đáp trả "tương ứng ở mọi cấp độ".

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 03/12 đã cho biết là khả năng dùng biện pháp quân sự đối với Bắc Triều Tiên vẫn hiện hữu. Một hôm sau, theo hãng tin KCNA, tướng Pak Jong-chon, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên cho biết ông "rất thất vọng" trước những bình luận của ông Trump, và nói thêm rằng :

"Việc sử dụng lực lượng vũ trang không phải là đặc quyền của riêng Mỹ… Nếu Mỹ sử dụng bất kỳ lực lượng vũ trang nào chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên, chúng tôi cũng sẽ có những hành động tương ứng kịp thời ở mọi cấp độ".

Mai Vân

*****************

Bắc Triều Tiên họp hội nghị bất thường cuối tháng 12 (RFI, 04/12/2019)

Kim Jong-un cưỡi ngựa lên núi thiêng Paektu hôm 04/12/2019, cùng lúc với việc chế độ Bắc Triều Tiên quyết định họp hội nghị đảng Lao Động vào cuối tháng 12. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ thay đổi chính sách với Mỹ trong đàm phán giải trừ hạt nhân.

qua4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (đi đầu) cưỡi ngựa lên núi thiêng Paektu, Ryanggang. (Ảnh do KCNA công bố ngày 04/12/2019) KCNA via Reuters

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lại truyền thông miền Bắc, theo đó, đảng Lao Động cầm quyền sẽ họp hội nghị trung ương thứ 5, khóa VII, để "thảo luận và quyết định một số vấn đề hệ trọng". Theo giới quan sát, cuộc họp đầu tiên kể từ 8 tháng đến nay sẽ phải tập trung vào việc điều chỉnh chiến lược của Bình Nhưỡng trong lúc các đàm phán với Hoa Kỳ về hồ sơ hạt nhân, rơi vào bế tắc, đặc biệt kể từ sau thất bại tại thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, cuối tháng 2/2019.

Trong phiên họp của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên hồi tháng 4/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hối thúc Mỹ đề ra các giải pháp khả thi, trước cuối năm nay và đe dọa sẽ chọn "một con đường khác", nếu Washington không thực hiện việc này.

Sau cuộc gặp bất ngờ Trump – Kim tại Bàn Môn Điếm hồi tháng 6, hai bên nối lại đàm phán ở cấp thấp vào tháng 10, nhưng một lần nữa không thu hẹp được bất đồng.

Hãng tin Reuters chú ý đến việc ông Kim Jong-un lên núi thiêng Paektu (còn gọi là núi Trường Bạch) lần thứ hai trong vòng hơn hai tuần lễ, lần này cùng với các thành viên ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA khẳng định chuyến đi nhằm thổi bùng lên "tinh thần cách mạng" của nhân dân.

Hôm qua, tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh quân sự chống lại chế độ Bình Nhưỡng, sau khi Bắc Triều Tiên cảnh báo thời điểm "tối hậu thư" đang đến gần. Bình Nhưỡng có nhiều khả năng nối lại việc thử tên lửa liên lục địa hoặc bom nguyên tử, như trước đây. Các vụ thử từng khiến căng thẳng khu vực dâng cao, dẫn đến nhiều trừng phạt nghiêm khắc của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tổng thống Trump có thể phủ quyết dự luật nhân quyền cho Hong Kong (RFA, 22/11/2019)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/11 nói ông có thể sẽ phủ quyết dự luật nhân quyền cho Hong Kong vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.

trump1

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Donald Trump - AFP

Trả lời phỏng vấn chương trình truyền hình Fox & Friends của Mỹ, Tổng thống Trump nói ông đang cân bằng các quyền lợi cạnh tranh trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Chúng ta phải sát cánh cùng Hong Kong, nhưng tôi cũng phải đứng cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ấy là một người bạn của tôi. Ông ấy là một người tuyệt vời… Tôi muốn thấy họ giải quyết được vấn đề này", Tổng thống Trump phát biểu.

Nói về quyền lợi cạnh tranh trong quan hệ hai nước, Tổng thống Trump cho biết dù ông ủng hộ tự do, nhưng Hoa Kỳ vẫn đang đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Thượng viện và Hạ viện Mỹ hồi trong tuần đã đồng loạt thông qua các dự luật liên quan đến nhân quyền tại Hong Kong. Theo các dự luật này, Hoa Kỳ sẽ cấm vận các quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người được xác định có vi phạm nhân quyền. Dự luật cũng đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ phải xem xét quy chế thương mại ưu đãi mà Washington dành cho Hong Kong hàng năm.

Tổng thống Trump hồi tháng trước tuyên bố Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nguyên tắc cho một thỏa thuận thương mại một phần mà ông hy vọng có thể sẽ được ký kết vào giữa tháng 11. Tuy nhiên các đàm phán giữa hai bên đã gặp bế tắc liên quan đến việc Trung Quốc mua nông sản của Mỹ và Hoa Kỳ bỏ thuế áp trên 360 tỷ đô la hàng hóa từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/11 đã lên tiếng thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ phủ quyết các dự luật này và đe dọa Trung Quốc sẽ có biện pháp mạnh nếu các dự luật được thông qua.

******************

Donald Trump không chắc sẽ phê chuẩn dự luật nhân quyền Hồng Kông (RFI, 23/11/2019)

Trả lời trên đài truyền hình Fox News ngày 22/11/2019, tổng thống Mỹ tuyên bố một cách mơ hồ : "Chúng ta cần phải sát cánh với Hồng Kông, nhưng tôi cũng cần phải ủng hộ chủ tịch Tập. Ông ấy là bạn tôi". Nhà Trắng gắn liền hồ sơ Hồng Kông với vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong tuần, Quốc hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật "Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông". Văn bản này còn đợi tổng thống Donald Trump phê chuẩn.

trump1

Ảnh minh họa : Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 22/11/2019. Reuters/Tom Brenner

Trong khuôn khổ chương trình mang tên "Fox&Friends" của đài truyền hình mà ông ưa thích nhất, khi được hỏi ông sẽ thông qua hay sẽ phủ quyết luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông, ông Trump trước hết cho biết văn bản này đang được gửi đến phủ tổng thống. Kế tới, ông giải thích là đã đề cập thẳng với chủ tịch Tập Cận Bình rằng đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông sẽ dẫn đến những "hậu quả vô cùng tai hại cho những nỗ lực giải quyết xung khắc thương mại" Mỹ-Trung.

Cũng tổng thống Trump quả quyết rằng, nhờ ông đã can thiệp, bằng không "Hồng Kông đã bị nghiền nát trong 14 phút".

Chủ nhân Nhà Trắng tuy nhiên nhấn mạnh ông "ủng hộ Hồng Kông, ủng hộ tự do…" nhưng thực tế cho thấy nước Mỹ đang "đàm phán với Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận mậu dịch quy mô" và đôi bên đang "có tiềm năng rất cận kề" đạt được mục đích đó.

Tính từ ngày Hạ Viện Mỹ thông qua luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông hôm 20/11/2019, tổng thống Hoa Kỳ có 10 ngày để phê chuẩn văn bản nói trên.

Thanh Hà

********************

Tổng thống Trump không nói có ký hai dự luật Hồng Kông hay không (BBC, 23/11/2019)

Tổng thống Donald Trump không nói rõ hôm thứ Sáu 22/11 liệu ông có ký các dự luật liên quan đến Hong Kong đã được thông qua ở Quốc hội Mỹ hay không, CNN đưa tin.

trump2

Tổng thống Trump không nói dứt khoát hôm 22/11 ông có ký hai dự luật liên quan đến Hong Kong

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông có câu trả lời không dứt khoát, làm tăng nỗi lo lắng và khó hiểu trong Capitol Hill.

"Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập", ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với chương trình buổi sáng của Fox News.

"Ông ấy là người bạn của của tôi. Tôi muốn họ tự giải quyết, OK ?"

Bình luận này của ông Trump củng cố thêm ấn tượng ông coi trọng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh hơn nhân quyền.

Ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn ông cần phải cân bằng giữa những đàm phán thương mại với yêu câù từ các nhà lập pháp muốn ông có quan điểm cứng rắng hơn với Bắc Kinh.

"Tôi sát cánh với Hong Kong, tôi sát cánh với tự do, tôi sát cánh với tất cả những điều tôi muốn làm, nhưng chúng ta cũng đang trong quá trình đàm phán những thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử", ông nói.

Ông cũng nói thêm Hong Kong "lẽ ra đã bị phá hủy" nếu không có ông, và nói những cuộc biểu tình triền miên là một "nhân tố gây phức tạp" trong thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Trump nói ông đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng đàn áp bạo lực ở Hong Kong sẽ là "một sai lầm lớn", điều mà ông nói sẽ có "hậu quả hết sức tiêu cực" đến thỏa thuận thương mại.

Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư 20/11 thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong và đã đưa hai văn bản luật này đến Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký duyệt hoặc phủ quyết.

Hai dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong và Bảo vệ Hong Kong được hai nhánh của Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua trong vòng hai tháng trong bối cảnh Hoa Kỳ đang có những đàm phán về thương mại với Trung Quốc.

trump3

Một nhóm người biểu tình nắm tay khi họ rời Đại học Bách khoa Hong Kong ra đầu hàng cảnh sát hôm 22/11

Hong Kong sẽ thiệt hại ra sao nếu bị mất quy chế thương mại đặc biệt ?

Nếu bị Hoa Kỳ tước mất quy chế thương mại đặc biệt, kinh tế Hong Kong sẽ bị thiệt hại nặng, và quan trọng hơn, Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo South China Morning Post, bất ổn ở Hong Kong và khả năng bị Hoa Kỳ trừng phạt sẽ tác động mạnh đến Hong Kong với vị thế là trung tâm buôn bán đồng nhân dân tệ hải ngoại (offshore yuan).

Đây là đồng tiền có mã ký hiệu giao dịch ISO riêng : ¥ - Yuan, khác đồng nhân dân tệ reminbi tức RMB lưu hành ở Trung Quốc.

Thị trường đồng yuan này đang tăng trưởng tốt và có trị giá 600 tỷ - bằng 84,5 tỷ USD - tính đến 2018.

Các khoản ký gửi bằng yuan tại Hong Kong cũng lên tới 644 tỷ, trong đó thương mại với Trung Quốc đạt 500 tỷ.

Ngoài ra, Hong Kong cũng là thị trường cho trái phiếu Trung Quốc phát bằng bằng đồng yuan chuyển đổi.

trump4

Nhân viên văn phòng Hong Kong tụ tập trong giờ nghỉ trưa để ủng hộ người biểu tình tại quận Trung tâm hôm 22/11

Riêng với Trung Quốc, Hong Kong vẫn là một trung tâm tài chính quan trọng.

Theo Reuters, đa số các tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc, từ Ngân hàng Công thương đến công ty tư như Tencent Holdings đều hoạt động trên sàn chứng khoán Hong Kong, và dùng đó là bàn đạp để ra thế giới.

Các ngân hàng Trung Quốc hiện giữ 1,1 nghìn tỷ USD tại Hong Kong, bằng 9% GDP của Trung Quốc, tính đến 2018.

Năm 2018, các công ty Trung Quốc gọi vốn quốc tế được 64,2 tỷ USD qua hình thức IPOs.

Trong con số này chỉ có 19,7 tỷ USD là nhờ thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến, còn 35 tỷ USD là nhờ Hong Kong, theo số liệu của Refinitiv.

Nếu tương lai của Hong Kong với quy chế đặc biệt bị Hoa Kỳ đe dọa, khả năng các nhà đầu tư sẽ không tìm vào Thượng Hải và Thâm Quyến mà tìm đến các thị trường tài chính khác như Tokyo, Singapore và London.

Published in Quốc tế

Trump : ‘Không nhờ tôi thì Trung Quốc đã nghiền nát Hong Kong trong 14 phút chẵn’ (VOA, 22/11/2019)

Tổng thng Trump tuyên b chính ông đã cn ngăn Trung Quc ‘nghin nát’ Hong Kong, và cho biết ông đã nói vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình là đng đưa quân sang Hong Kong bởi vì làm như vy s nh hưởng ti các cuc đàm phán thương mi vi M.

hk01

Một người biu tình đeo mt n hình ông Trump b cnh sát chng bo đng Trung Quốc đy lùi trong mt cuc biu tình Causeway Bay, Hong Kong.

Bản tin ca CBS trích dn mt cuc phng vn mà Tng thng Trump dành cho chương trình Fox & Friends sáng hôm nay, th Sáu 22/11, trong đó ông Trump tuyên b :

"Nếu không có tôi, thì Hong Kong đã bị nghin nát trong 14 phút chn".

Ông Trump nói thêm rằng ông Tp đã huy đng sn 1 triu binh sĩ ngay bên ngoài Hong Kong, lc lượng này không tiến vào Hong Kong "ch vì tôi (Trump) đã yêu cu ông Tp ‘đng làm như vy, bi vì nó s có tác động vô cùng tiêu cc ti tha thun thương mi.’"
Đây là lầ
n đu tiên Tng thng Trump công khai vic ông đã can thip vào tình hình Hong Kong. Hi tháng 8, ông Trump viết trên Twitter rng ông Tp có th chm dt cuc tranh chp Hong Kong "mt cách nhân đo".

Trong cuộc phng vn trên đài truyn hình Fox, ông Trump t chi không nói liu ông có s ký các d lut liên quan ti Hong Kong do quc hi chuyển qua, buc chính ph M áp đt cm vn đi vi các gii chc Trung Quc và Hong Kong có hành đng vi phm nhân quyn chng li người biu tình.

Dự lut này còn quy đnh chính ph M phi ra phúc trình thường niên gn lin quy chế thương mi đc bit cho Hong Kong vi tình trng nhân quyn. Các quan chc Trung Quc hi thúc Tng thng Trump hãy ph quyết d lut này.

Trong cuộc phng vn vi đài Fox, ông Trump nói :

"Chúng ta phải sát cánh vi Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh vi Ch tch Tp Cn Bình".

Ông Trump giải thích rng đó là điu quan trng đ đàm phán vi Trung Quc hu đt được mt hip đnh thương mi.

********************

Hiệu trưởng Đại học Sư phạm ở Sài Gòn ‘cấm sinh viên bàn về biểu tình Hồng Kông’ (Người Việt, 22/11/2019)

Mạng xã hội lan truyền tin các sinh viên Đại học Sư phạm ở Sài Gòn bị bà Nguyễn Thị Minh Hồng, hiệu trưởng trường này, ra lệnh miệng cấm sinh viên bàn luận hoặc chia sẻ post về biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội.

hk02

Bản thông báo do Đại học Sư phạm ở Sài Gòn gửi cho sinh viên. (Hình chụp qua màn hình)

Facebooker Phạm Minh Vũ, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ dựa vào nguồn một số sinh viên Đại học Sư phạm ở Sài Gòn đề nghị ẩn danh, viết trên trang cá nhân : "Lệnh miệng của bà Hồng đưa ra là ‘phải ngăn chặn không cho tình hình Hồng Kông lan tỏa đến sinh viên trong trường Sư phạm, đề nghị phòng Công tác Sinh viên theo dõi Facebook mạng xã hội các em của trường và báo cáo để xử lý mạnh tay".

Ảnh chụp tin nhắn Facebook messenger của một Facebooker tự nhận là sinh viên Đại học Sư phạm ở Sài Gòn cho thấy người này viết "cảm thấy nhục nhã khi là sinh viên Việt Nam" và rằng "nếu vi phạm kỷ luật đến lần thứ ba thì sẽ bị đuổi học".

Trong lúc trở thành tâm điểm của công luận, bà Hồng lập tức ký một văn bản hôm 21/11 ghi : "Hiện các trang mạng xã hội đang lan truyền một số thông tin sai sự thật về Đại học Sư phạm ở Sài Gòn và lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đề nghị các thầy cô giáo, sinh viên bình tĩnh, cảnh giác trước dư luận xấu, đồng thời thể hiện bản lĩnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự chủ, ứng xử nhân văn…".

Trong văn bản bị rò rỉ trên Facebook, bà Hồng cũng không quên đe dọa các tổ chức, cá nhân "có hành vi xuyên tạc, vu khống làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà trường thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Việc bà Hồng ra lệnh miệng cấm sinh viên bàn về biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội là điều có thể hiểu được, vì chủ đề này được coi là "nhạy cảm" trong bối cảnh các báo nhà nước tường thuật cầm chừng về sự kiện đấu tranh đòi dân chủ đang diễn ra tại thành phố cảng thuộc Trung Quốc và luôn phải dẫn kèm quan điểm của Bắc Kinh.

Cũng cần nói thêm, bà Hồng chỉ mới ngồi vào ghế hiệu trưởng Đại học Sư phạm ở Sài Gòn được hơn một năm, nên đang rất cần tránh né "mắc sai phạm về chính trị" để củng cố vị thế.

Theo báo Tiền Phong hồi tháng 8/2018, trước khi được bổ nhiệm chức hiệu trưởng, bà Hồng từng là cựu sinh viên khoa tiếng Trung Quốc của trường, sau khi tốt nghiệp, được giữ lại làm giảng viên rồi sau đó thành trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, trưởng khoa tiếng Trung Quốc, phó hiệu trưởng. (T.K.)

Published in Châu Á

Những tác động tiêu cực trong vụ ông Donald Trump ân xá 3 tội phạm chiến tranh Mỹ

Ngày 15/11/2019, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, Stephanie Grisham đã thông báo một quyết định, theo đó, tổng thống Donald Trump đã ân xá cho một số tội phạm kể cả vài sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội với mục đích tạo cho họ cơ hội thứ hai trong đời sống.

anxa1

Tổng thống Trump đã ân xá cho hai sĩ quan quân đội, Trung úy Clint Lorance và Thiếu tá quân đội Mathew Golsteyn, khôi phục cấp bậc cho trung sĩ nhất Eddie Gallagher thuộc lực lượng đặc biệt Hải quân SEAL

"Việc tổng thống dùng quyền lực của mình để ân xá cho các tội phạm này tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời hơn 200 năm của nước Mỹ", Stephanie Grisham nói.

Những sĩ quan được ân xá làtrung úy bộ binh Clint Lorance, đã ở tù từ năm 2013 sau khi bị kết án 19 năm vì 2 tội danh cố sát mức độ 2 và cản trở công lý sau khi ra lệnh cho lính dưới quyền của mình nổ súng vào 3 người đàn ông không vũ trang ở Afghanistan.

Sĩ quan thứ hai được tha tội là thiếu tá thuộc Lực lượng Đặc biệt của bộ binh Matthew L. Golsteyn, tốt nghiệp trường đào tạo sĩ quan lục quân nổi tiếng của Mỹ West Point. Golsteyn đang chờ ra tòa vào năm 2020 với tội danh hạ sát một người Afghanistan bị nghi là kẻ chế tạo bom vào năm 2010.

Ông Donald Trump cũng đã khôi phục cấp bậc cho trung sĩ nhất Edward Gallagher, điều hành viên chiến tranh đặc biệt thuộc lực lượng SEAL (See and Land) của hải quân Mỹ, người bị kết án tạo dáng, chụp hình với xác chết một chiến binh địch ở Iraq. Edward Gallagher trước đó được tha bổng tội giết người và các tội danh nghiêm trọng khác vào tháng 07/2019 nhưng bị giáng cấp.

Một số cựu viên chức cũng như hiện đang làm việc trong Bộ Quốc phòng đã phản đối gay gắt hành động ân xá của ông Donald Trump cho 3 quân nhân này. Họ lập luận rằng việc ân xá của ông Trump dù là hợp pháp cũng làm suy yếu hệ thống tư pháp trong quân đội Hoa Kỳ.

Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper và Bộ trưởng Bộ Lục quân Ryan McCarthy đã tranh luận căng thẳng với ông Trump về quyết định này. Esper và McCarthy cho rằng việc xóa tội cho 3 quân nhân trên là một thí dụ tồi tệ cho các đơn vị khác trên chiến trường. Trong lúc đó Hải quân cũng đang xem xét việc sa thải Edward Gallagher sau khi người này được ông Trump khôi phục cấp bậc.

Tuy nhiên, thư ký báo chí Stephanie Grisham đã nhấn mạnh rằng tổng thống là Tổng tư lệnh tối cao, Commander-in-Chief, là người có tiếng nói sau cùng về mọi quyết định trong quân đội.

Quyết định của ông Donald Trump được báo Washington Post đưa tin đầu tiên. Tuần lễ trước đó họ đã được xem trên chương trình Fox News - Fox & Friend bởi một trong những người dẫn chương trình của Fox News, Pete Hegseth – một cựu quân nhân nói rằng ông ta đã nói chuyện với tổng thống Trump, mô tả ông Trump là người có lòng trung thành vào các người lính chiến đấu và ông Trump sẽ can thiệp vào vụ án.

Gary Solis, một người đã phục vụ 8 năm ở Việt Nam trong 26 năm trong thủy quân lục chiến Mỹ trước khi trở thành luật sư trong quân đội, hiện là giáo sư giảng dậy đại học Luật Georgetown đã bày tỏ sự lo lắng khi biết chuyện. Ông nói rằng thật là đáng ngại nếu điều này xẩy ra.

Eugene Fidell, một luật sư quân đội nổi tiếng, giảng viên thính giàng đại học Luật Yale nói rằng : "Vấn đề quan trọng với tôi là có phải ông Trump đang tạo nên một lỗ hổng lớn trong việc truy tố tội ác chiến tranh của đất nước này hay không ?". Tha thứ cho tội ác chiến tranh chẳng khác nào đồng lõa với nó. Trong tương lai đưa một tội phạm chiến tranh ra xử trước tòa sẽ gặp nhiều khó khăn".

Hành động của ông Donald Trump, can thiệp vào ngành tư pháp của quân đội hoàn toàn khác với cách hành xử của các đời tổng thống trước đây, không nhúng tay vào quyết định của các tòa án quân sự.

Tội phạm chiến tranh trong quân đội Mỹ xẩy ra ở các nước bị chiếm đóng từ trước đến nay hầu hết bị xét xử ở Mỹ rất nghiêm ngặt, bị giáng cấp, đi tù, đuổi khỏi quân đội, tước hết quân tịch... Mỹ cũng là nước đầu tiên ủng hộ những đạo luật về chiến tranh còn được gọi là Luật Nhân đạo Quốc tế (International Humantarian Law).

Việc can thiệp vào quyết định của tòa án quân đội của ông Trump có thể khuyến khích người lính Mỹ trong tương lai không còn e ngại tù tội khi phạm pháp như tra khảo, đánh đập, hành hạ tù binh chiến tranh hoặc bắn giết thường dân vô tội chỉ để thỏa mãn thú tính.

Hành động xóa tội cho 3 quân nhân trên đang gây lo ngại cho các viên chức trong Bộ Quốc phòng. Họ lo ngai có lý do.

Điều làm cho họ quan tâm, lo lắng là quyết định ân xá tội phạm chiến tranh của ông Donald Trump chắc chắn sẽ làm xấu đi hình ảnh thân thiện, vui vẻ, tử tế, tốt bụng của người lính Mỹ trong mắt người dân các quốc gia đồng minh, nơi có quân đội Mỹ trú đóng.

Người dân ở các nước như Nam Hàn, Nhật, Philippines, các nước trong liên minh NATO... sẽ trở nên nghi ngại, đề phòng người lính Mỹ mỗi khi có dịp giao tiếp với họ.

Đó là chưa kể đối với các quốc gia thù địch như Iran, Bắc Hàn, Trung Quốc, ISIS... Họ sẽ lấy quyết định của ông Trump làm phương tiện tuyên truyền: "Đó ! Nước Mỹ có tử tế, nhân bản gì đâu Cứ việc bắn giết thường dân thoải mái, chụp hình bên xác chết địch quân, phô diễn chiến tích ! Có chuyện gì phải ra tòa rồi cũng được tổng thống xóa tội".

Không ai biết rõ ông Donald Trump có mục đích gì khi ra quyết định ân xá cho 3 quân nhân trên, nhưng có một luồng suy diễn rằng ông đang có mục đích mua phiếu của một số quân nhân trong lần tranh cử sắp tới, những người ngấm ngầm ủng hộ bạo lực nhưng chưa có dịp sử dụng.

Nếu đúng như thế, điều này có lợi cho ông Trump, nhưng sẽ mang di hại lâu dài cho nước Mỹ, bởi vì nó làm suy yếu hệ thống tư pháp trong quân đội Hoa Kỳ và làm mất đi niềm tin của các nước đồng minh vào Mỹ.

Thạch Đạt Lang

(23/11/2019)

Published in Diễn đàn

Các nhà điều tra của Hạ viện đang xét xem liệu Tổng thống Donald Trump có nói dối công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào bầu cử 2016 hay không.

luantoi1

Tổng thống Trump nói rằng cuộc điều tra luận tội chống lại ông là một "cuộc săn phù thủy"

"Tổng thống có đã nói dối ?" một luật sư của Hạ viện nêu vấn đề tại tòa khi ông yêu cầu xem hồ sơ từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt.

Các nhà lập pháp luận tội của Quốc hội được cho là đang xem xét kỹ lưỡng lời khai của tổng thống với ông Mueller liên quan đến WikiLeaks.

Động cơ chính của cuộc điều tra do đảng Dân chủ lãnh đạo là về cáo buộc lạm quyền của ông Trump trong quan hệ Mỹ-Ukraine.

Các nhà lập pháp đã yêu cầu được xem tài liệu của đại bồi thẩm đoàn từ tháng Bảy.

Một thẩm phán vào tháng 10 đã cấp cho họ quyền xem những tài liệu này, mặc dù Bộ Tư pháp đã kháng cáo. Phiên điều trần hôm thứ Hai là để xác định xem kháng cáo có thể tạm thời chặn quyền được truy cập trước đó hay không.

Quốc hội đã được xem hầu hết các báo cáo của Mueller - bao gồm một số phần đã bị bôi đen - nhưng một số tài liệu của bồi thẩm đoàn vẫn còn được giữ bí mật.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ : "Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump"Doug Letter, đại diện của Ủy ban Tư pháp Hạ viện - mà cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm nộp các bài viết luận tội tổng thống - đã nói chuyện với tòa phúc thẩm liên bang vào thứ Hai.

Ông nói rằng cuộc điều tra luận tội đang xem xét vấn đề Ukraine nhưng tiết lộ các nhà lập pháp cũng đang điều tra xem liệu ông Trump có nói dối ông Mueller trong quá trình điều tra về việc Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 hay không.

Ông Letter đã yêu cầu được xem các phần của báo cáo Mueller bị bôi đen và bản ghi chép đầy đủ liên quan đến các phần đó.Ông Trump đã không ra điều trần trong cuộc điều tra Mueller, nhưng ông đã gửi trả lời bằng văn bản cho một số câu hỏi từ nhóm của công tố viên đặc biệt Mueller.

Trong lời khai của ông Mueller trước Quốc hội vào tháng 7, ông được hỏi liệu các câu trả lời bằng văn bản không đầy đủ của ông Trump cho thấy ông không phải lúc nào cũng nói sự thật. Ông Mueller trả lời : "Tôi có thể nói đại khái là như vậy".

Không rõ ông Mueller chính xác có ý gì với câu trả lời của mình, nhưng ông Letter nói với tòa hôm thứ Hai rằng ông tin rằng điều đó có nghĩa là tổng thống "đã không trung thực trong một số câu trả lời".

Truyền thông Hoa Kỳ cho biết ông Letter có thể đã đề cập đến việc ông Trump có nói dối về các liên hệ với WikiLeaks và việc biết trước lúc nào các email Dân chủ bị hack sẽ được WikiLeaks công bố.

Ông Letter nói thêm rằng bằng chứng từ phiên tòa gần đây của ông Roger Stone, đồng minh của Trump, đã củng cố lập luận của các nhà lập pháp là họ cần được đọc các tài liệu bí mật.

Ông Roger Stone, người bị kết án tuần trước đã nói dối trước Quốc hội về công việc của mình với WikiLeaks, đã có nhiều cuộc gọi với ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Tổng thống từng nói rằng ông không hề biết bất kỳ liên hệ nào giữa chiến dịch tranh cử của mình với WikiLeaks và rằng ông không thảo luận gì về WikiLeaks với Stone.

Một luật sư của bộ tư pháp lập luận rằng cuộc điều tra luận tội không phải là một thủ tục tố tụng tư pháp và do đó việc cho các nhà lập pháp xem tài liệu của đại bồi thẩm đoàn không hợp pháp.

Nhưng có tiền lệ về việc này : trong quá trình tố tụng luận tội Tổng thống Richard Nixon, một thẩm phán liên bang đã cấp cho Quốc hội uyền truy cập vào các tài liệu của Đại bồi thẩm đoàn.

Sau những tranh luận hôm thứ Hai, hội đồng kháng cáo đang xem xét vấn đề.

Trước tin tức mới này về cuộc điều tra, ông Trump đã tweet rằng ông sẽ "có lẽ nghiêng về" việc làm chứng cho cuộc điều tra luận tội ''để cho Quốc hội tập trung trở lại".

Như ông đã làm với báo cáo của Mueller, tổng thống bác bỏ cuộc thăm dò luận tội, gọi đó là một "cuộc săn phù thủy".

Tuần này, tám người sẽ ra làm chứng trước Quốc hội như một phần của thủ tục luận tội.

Hôm thứ Ba, Trung tá Alexander Vindman, một chuyên gia về Ukraine trong Hội đồng An ninh Quốc gia, người đã nghe được cuộc gọi tháng 7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky, sẽ ra làm chứng.

Cuộc điện đàm giữa hai bên vào tháng 7 đã khiến một người tố giác phải lên tiếng khiếu nại và cuối cùng đã dẫn đến cuộc điều tra luận tội.

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ : Donald Trump "dự kiến nghiêm túc ra điều trần" (RFI, 19/11/2019)

Trên mạng Twitter sáng 18/11/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố ông dự kiến nghiêm túc ra điều trần trong khuôn khổ thủ tục truất phế tổng thống đang được Hạ Viện tiến hành, mặc dù ông vẫn tố cáo cuộc điều tra của đảng Dân Chủ.

luantoi1

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 15/11/2019. Reuters

Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tỏ ra dè dặt trước tuyên bố này :

"Nancy Pelosi, người phụ nữ dễ bị kích động, đã đề nghị tôi ra làm chứng trong cuộc điều tra dỏm về việc truất phế. Cho dù tôi không có làm gì sai, tôi sẽ dự kiến nghiêm túc làm điều đó", Donald Trump đã viết như trên trong tin nhắn Twitter.

Hôm Chủ nhật, trên đài truyền hình, bà Pelosi đã chỉ trích gay gắt những lời tố cáo không ngớt của tổng thống về thủ tục truất phế và đã cho rằng "nếu ông không đồng ý với những điều ông đã nghe thấy, thì ông nên đến làm chứng với lời tuyên thệ nói thật".

Ngay từ tuần trước, một dân biểu đã tuyên bố là nếu tổng thống muốn đến các buổi điều trần, thì ông rất vui mừng đón tiếp.

Nhưng trên thực tế, ít có cơ may ông Trump ra trước Hạ Viện : ông đã từ chối làm chứng, kể cả bằng lời nói, trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và cũng không cung cấp tài liệu mà Quốc Hội yêu cầu, đồng thời cấm cố vấn Nhà Trắng chấp thuận những triệu mời của Hạ Viện.

Cho dù vậy, phía đảng Cộng Hòa đã không ngớt tố cáo trong tuần qua là không có nhân chứng trực tiếp trong cuộc điều tra mà đảng Dân Chủ tiến hành, một sự thiếu vắng sẽ được bù đắp vào tuần này : Cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, ông Gordon Sondland, người đã trực tiếp thảo luận với tổng thống về Ukraina, sẽ ra điều trần vào ngày mai.

Mai Vân

****************

Ngoại trưởng Mike Pompeo không bảo vệ nền ngoại giao Mỹ (RFI, 18/11/2019)

Trong hai ngày thứ Tư 13 và thứ Sáu 15/11/2019, Hạ Viện Mỹ tiến hành lấy lời chứng từ các nhà ngoại giao Mỹ trong vụ "Ukrainagate". Bên cạnh việc chỉ trích chủ nhân Nhà Trắng thiết lập mạng lưới ngoại giao "song song", ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị cáo buộc đã "không bảo vệ các thuộc cấp" của mình trong vụ tai tiếng này.

luantoi2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Mike Pompeo tại Nhà Trắng nhân chuyến thăm của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh 13/11/2019. Reuters/Tom Brenner

"Sự việc đã vượt quá thân phận ngoại giao của tôi và của hai hay ba người khác. Khi các nhà ngoại giao chuyên nghiệp bị bôi nhọ và bị làm suy yếu thì nền ngoại giao cũng bị ảnh hưởng tương tự. Tình trạng này sẽ nhanh chóng gây ra những tổn hại thật sự, nếu không muốn nói là đã xảy ra". Lời phát biểu này của nữ cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina, bà Marie Yovanovitch, tại phiên điều trần công khai ngày thứ Sáu 15/11/2019 đã phản ảnh rõ một sự chống đối tiềm tàng và một cuộc khủng hoảng niềm tin thật sự tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Là rường cột của các chính sách đối ngoại chính quyền Donald Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo cũng bị lung lay bởi thủ tục luận tội do phe Dân Chủ khởi động trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ tai tiếng "Ukrainagate" : Một cuộc mặc cả lấy trợ giúp quân sự đổi lấy việc mở các cuộc điều tra nhắm vào đối thủ chính trị Joe Biden của tổng thống thống Mỹ.

Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã bị chỉ trích không bảo vệ nền ngoại giao Hoa Kỳ, đặc biệt là nữ cựu đại sứ Mỹ Yovanovitch trước những lời đe dọa của tổng thống Trump bất chấp nhiều lời cảnh báo từ nhiều thành viên từng là các cố vấn thân cận của chủ nhân Nhà Trắng.

Theo nhận định của Gilles Paris, thông tín viên báo Le Monde tại Washington, việc ngoại trưởng Pompeo luôn tìm mọi cách tỏ thái độ trung thành với tổng thống Trump và bản thân ông từ chối đảm nhiệm vai trò trụ cột của bộ Ngoại Giao, đã dẫn đến tình trạng nguyên thủ Mỹ có thể công khai lên án nữ cựu ngoại giao, mục tiêu tấn công của những tờ báo bảo thủ trong nhiều tháng.

Trong từng diễn tiến của vụ Ukrainagate, ngoại trưởng Mỹ đều giữ thái độ im lặng "đồng lõa". Ông Aaron David, cựu nhà đàm phán Trung Đông nghiêm khắc chỉ trích rằng "Rõ ràng ông Mike Pompeo không muốn bảo vệ các nhà ngoại giao chuyên nghiệp của mình tại bộ". Sự im lặng đến mức khó hiểu này đang biến ông thành vị "ngoại trưởng Mỹ tệ hại nhất" thời hiện đại.

Năm 2018, khi vừa nhậm chức, vị cựu nghị sĩ bang Kansas đã từng làm dấy lên nhiều tia hy vọng. Mối quan hệ thân cận của ông với Donald Trump được giới ngoại giao xem như là một lá chủ bài để vực dậy ánh hào quang của nền ngoại giao Mỹ, phần nào bị "thui chột" dưới thời Rex Tillerson.

Giới quan sát cũng nhìn nhận rằng tính khí thất thường, bất ổn của chủ nhân Nhà Trắng hiện nay đã phần nào giảm bớt các tham vọng của ông Pompeo. Trước những việc "đã rồi" của Donald Trump, ngoại trưởng Mỹ, đành phải hạ thấp vai trò, đóng vai một người lính "chữa cháy", tìm cách giảm bớt thiệt hại do những phát ngôn của tổng thống Mỹ.

Hình ảnh của nền ngoại giao Mỹ thời gian gần đây cũng bị lu mờ, bị đưa xuống hàng thứ yếu trong nhiều hồ sơ quốc tế. Từ cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng mới ở Syria tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vụ ám sát lãnh đạo quân khủng bố Abou Bakr al Bagdadi tại Syria… đều vắng bóng lãnh đạo ngoại giao Mỹ.

Trong bối cảnh tổng thống Mỹ dồn lực để đối phó với thủ tục luận tội, có nhiều dấu hiệu cho thấy Mike Pompeo dường như đang nghĩ tới chuyện rút về cứ địa của ông, bang Kansas, vì vào tháng 11/2020, có bầu cử thượng nghị sĩ tại đây. Chỉ có điều, tờ báo địa phương Kansas City Star, ngày 26/10/2019 tỏ thái độ rất rõ ràng : Nếu muốn ra ứng cử, ông "nên từ nhiệm". Ngược lại, "nếu còn nhớ đến ngoại giao, ngài nên dồn hết tâm trí cho nền ngoại giao nước Mỹ".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đồng minh của ông Trump bị kết tội nói dối Quốc hội Mỹ (BBC, 16/11/2019)

Ông Stone đã nói dối trước tòa về nỗ lực của mình để tìm hiểu thêm về thời điểm WikiLeaks sẽ công bố các thư điện tử gây tổn hại cho Hillary Clinton vào năm 2016.

trump1

Ông Roger Stone đến tòa án với vợ, Nydia, để nghe phán quyết về 'số phận' của mình

Bồi thẩm đoàn đã đưa ra phán quyết vào ngày thứ hai của phiên tòa ở Washington DC.

Mua chuộc nhân chứng mang bản án lên đến 20 năm tù. Các tội khác có thể lãnh án 5 năm tù cho mỗi tội.

Roger Stone nói dối trước tòa vào tháng 9/2017 trong khi đưa lời khai trước Ủy ban Tình báo Hạ viện về cáo buộc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ một năm trước đó.

Ông Stone lúc đó được hỏi về việc WikiLeaks công bố các thư điện tử gây tổn hại cho bà Clinton - đối thủ đảng Dân chủ của Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng.

Dư luận phản ứng ra sao ?

Sau phán quyết hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố rằng Stone là nạn nhân của "tiêu chuẩn kép", cho rằng những người như bà Clinton và cựu giám đốc thực thi pháp luật và tình báo, những người mà ông Stone từng cãi cọ, cũng đã nói dối.

Nhưng John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của Clinton có thư điện tử bị tin tặc xâm nhập, tấn công, hả hê vì bản án của Stone.

Các quan chức tình báo Mỹ và Công tố viên Đặc biệt của Bộ Tư pháp Robert Mueller sau đó đã kết luận những thư điện tử đó do tin tặc Nga đánh cắp.

Ông Stone đã làm gì ?

trump2

Khi được hỏi liệu ông có bình luận gì không, Stone nói với các phóng viên : "Nhất định không bình luận gì".

Roger Stone là trợ lý hoặc cố vấn thứ sáu của Trump bị kết án trong vụ án hình sự sau khi cuộc điều tra của ông Mueller kết thúc.

Ông Stone đã nói dối năm lần trong lời khai có tuyên thệ trước Quốc hội bao gồm các cuộc trò chuyện của ông với các quan chức chiến dịch tranh cử của Trump và một "trung gian" được cho là của WikiLeaks vào đầu tháng 8/2016.

Ông cũng nói dối về sự tồn tại của một số văn bản hoặc thư điện tử.

Các công tố viên nói với tòa án rằng Roger Stone đã đưa ra những tuyên bố sai lệch để bảo vệ hình ảnh của ông Trump.

Stone lập luận rằng hồ sơ kiện ông có động cơ chính trị.

Điều xấu hổ cho tất cả ?

Roger Stone, người từng là cố vấn chính trị không chính thức cho ông Trump trong nhiều thập niên, đã bị kết án nói dối trước Quốc hội, trong số các tội danh khác. Nhưng không phải là việc ông đã nói dối, mà là những gì ông ta nói dối, có thể gây tổn hại về mặt chính trị cho Donald Trump.

Các công tố viên liên bang đã đưa ra bằng chứng trong phiên tòa rằng chiến dịch tranh cử của Trump năm 2016 đã xem Stone như một ống dẫn, thông qua đó, nó có thể tìm hiểu về các thư điện tử của đảng Dân chủ bị tin tặc xâm nhập, tấn công, mà WikiLeaks sở hữu và khi nào những emails này có thể được phát hành.

Theo lời khai của Rick Gates, phó chủ tịch chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, ứng cử viên Trump lúc đó đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại với Stone, thảo luận về WikiLeaks.

Tổng thống đã tuyên thệ rằng ông không nhớ bất kỳ cuộc trò chuyện nào như vậy. Nhóm của ông cũng đã không chấp nhận bất kỳ kết nối hoặc phối hợp nào với WikiLeaks, mà các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận đang được Nga sử dụng để công bố các emails bị tin tặc tấn công của đảng Dân chủ.

Stone, các công tố viên cho biết, nếu khai trước Quốc hội một cách trung thực về những nỗ lực tiếp cận WikiLeaks và truyền thông tin cho chiến dịch tranh cử, thì ít nhất nó sẽ gây bối rối cho tất cả những người liên quan. Điều đó, họ kết luận, là lý do tại sao ông nói dối.

Đối mặt với tù tội ?

trump3

Tổng thống Trump nhiều lần phủ nhận các cáo buộc liên quan tới ông trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống do đảng Dân chủ thúc đẩy

Bây giờ thông tin đó được đưa ra. Và Roger Stone đang phải đối mặt với nhiều năm tù tội.

Stone cũng đã báo cho chiến dịch tranh cử của Trump về những loạt thư điện tử gây thiệt hại mới.

Ông nói với Quốc hội, người trung gian của ông với WikiLeaks là người dẫn chương trình phát thanh ở New York và diễn viên hài Randy Credico, người đã phỏng vấn Assange vào năm 2016 - nhưng các công tố viên cho biết trung gian thực sự giữa Stone với WikiLeaks là một tác giả bảo thủ, Jerome Corsi.

Khi Credico sau đó làm chứng trước các nhà lập pháp Hoa Kỳ, rằng Stone đã khuyên ông "làm một 'Frank Pentangeli'" - đề cập đến một nhân vật nói dối với Quốc hội trong các bộ phim Godfather.

Stone cũng đe dọa chú chó trị liệu của Credico, Bianca, nói rằng ông sẽ "mang con chó đó đi khỏi bạn", theo lời nhân chứng trước tòa.

Trong khi đó, cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng Steve Bannon cũng làm chứng chống lại Stone trong phiên tòa - nói với tòa án rằng ông Stone đã khoe khoang về các liên kết của mình với WikiLeaks và người sáng lập Julian Assange.

Chuyện gì đã xảy ra tại tòa ?

trump4

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, thuộc đảng Dân chủ, cho rằng các vi phạm của Tổng thống là hết sức nghiêm trọng

Stone dường như không phản ứng gì trước phán quyết, lờ đi mệnh lệnh đứng lên khi phán quyết được đọc lên. Khi bồi thẩm đoàn xác nhận lại phiếu bầu của họ, ông đeo kính đen vào để quan sát họ.

Cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Trump, Michael Caputo cũng từ chối đứng dậy khi bồi thẩm đoàn rời đi, mặc dù được một nhân viên an ninh ra lệnh. Ông ta nhanh chóng bị đưa ra khỏi phòng xử.

Các công tố viên cáo buộc rằng Stone đã liên lạc với nhà lý luận âm mưu Alex Jones về vụ án vào tối thứ Năm, phá vỡ một lệnh giữ im lặng.

Khi Thẩm phán Jackson hỏi điều này có đúng không, Stone đã phủ nhận - nói rõ với các luật sư của mình, "không phải vậy" - nhưng thẩm phán nói thêm rằng bà có "mối quan ngại nghiêm trọng", cả về lệnh im lặng và về "bản chất" của một số người tại phiên tòa.

Trong số các nhân vật truyền thông có mặt tại tòa án có Gavin McInnes, người sáng lập nhóm cực hữu Proud Boys và Milo Yiannopolous.

Khi Stone rời phiên điều trần, ông nói với các phóng viên yêu cầu bình luận rằng ông "không có gì để nói", trước khi chụp ảnh.

***************

Luận tội : Cú điện thoại tình cờ có thể gây bất lợi cho Trump ra sao ? (BBC, 14/11/2019)

Bước vào ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai Tổng thống Mỹ Donald Trump, tưởng chừng những chi tiết sẽ phơi bày trong phiên điều trần sẽ tương đối giống với những gì báo chí đã đăng tải những ngày qua.

trump5

Khi phiên điều trần diễn ra khi Tổng thống Trump đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Tuy nhiên, đến khúc cuối của bản tuyên bố mở đầu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, Bill Taylor đã làm thay đổi kịch bản.

Ông tiết lộ rằng một trong những phụ tá của ông đã có mặt bên cạnh Đại sứ Hoa Kỳ tại EU, Gordon Sondland, khi ông Sondland nói chuyện qua điện thoại với Donald Trump sau cuộc gặp của Sondland với phía Ukraine vào 26/7, một ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - hay còn được biết đến là cuộc điện đàm nổi tiếng Trump-Zelensky.

Theo lời khai của Đại sứ Taylor, phụ tá của ông đã nghe thấy ông Trump hỏi về "các cuộc điều tra" - và Sondland trả lời rằng Ukraine đã sẵn sàng xúc tiến.

Sondland sau đó nói với phụ tá của Taylor rằng tổng thống rất quan tâm đến cuộc điều tra về hai cha con cựu tổng thống Joe Biden, một trong những cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ, tức một đối thủ chính trị của ông Trump cho kỳ bầu cử 2020.

Rằng ông Trump quan tâm điều đó hơn bất kỳ điều gì khác liên quan đến Ukraine.

Điều này có khả năng tạo ra một bước ngoặt lớn.

Đã có rất nhiều lời khai về các trao đổi giữa Sondland với phía Ukraine và chính Đại sứ Sondland đã khai ông nói với các quan chức Ukraine ngày 1/9 rằng ông cho rằng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ có thể phải bị hoãn lại cho đến khi Ukraine mở cuộc điều tra về cha con Biden.

Xuất hiện tại buổi điều trần hôm thứ Tư, Đại sứ Taylor nói về việc Đại sứ Sondland nói với ông rằng tổng thống, vốn là một doanh nhân, muốn nhận được những gì "nợ ông" trước khi "ký séc" và sẽ có "bế tắc" nếu Ukraine không hành động - điều mà Taylor giải thích có nghĩa là viện trợ quân sự sẽ không tiếp tục nếu Ukraine không tiến hành cuộc điều tra.

trump6

Phó trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề Á-Âu của Hoa Kỳ George Kent (trái) và Đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, William (Bill) Taylor tại phiên điều trần hôm 13/11

Mặc dù trước đó đã có báo cáo về đường giây liên lạc trực tiếp giữa Đại sứ Sondland và tổng thống, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cáo buộc ông Trump liên quan trực tiếp đến cáo buộc có sự trao đổi có qua có lại (quid pro quo) với Ukraine.

Cuộc gọi điện thoại trực tiếp giữa Sondland và Trump hôm 26/7 mà Đại sứ Taylor vừa mô tả trong phiên điều trần có thể thay đổi tất cả.

Vào giữa phiên điều trần hôm thứ Tư, Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố một nhân chứng mới dự kiến sẽ đưa ra lời khai kín hôm thứ Sáu. Nhân chứng mới này là phụ tá của Đại sứ Taylor tên David Holmes, người được cho là người phụ tá có mặt trong cuộc điện thoại giữa ông Sondland và Trump.

Tuần tới, chính ông Sondland dự kiến sẽ làm chứng trong các phiên điều trần công khai.

Đại sứ Sondland trước đó không đề cập đến cuộc gọi với ông Trump trong lời khai kín ban đầu, nhưng sau đó đã bổ sung lời khai một lần để phản ánh một hồi ức mới về các cuộc thảo luận của ông với các quan chức Ukraine về viện trợ quân sự.

Đảng Dân chủ có thể đang hy vọng ông sẽ bổ sung lời khai một lần nữa.

Nếu Đại sứ Sondland hoặc phụ tá Holmes hỗ trợ lời khai của Đại sứ Taylor, nó có thể hạ gục những người vẫn luôn bảo vệ ông Trump.

Họ biện luận rằng tổng thống không liên quan mật thiệt đến các hoạt động của kênh "không chính thức" trong chính sách Hoa Kỳ về Ukraine, vốn chính là việc gây áp lực cho Ukraine phải điều tra về hai cha con ông Biden, theo như ông Taylor giải thích.

Mới tuần trước, khi được hỏi về mối quan hệ của mình với Đại sứ Sondland, ông Trump đã nói : "Tôi hầu như không biết ông ấy". Tuy nhiên, nếu tổng thống thực sự nhận được các cuộc gọi trực tiếp từ vị đại sứ này sau các cuộc họp với Ukraine, thì lời khẳng định 'tôi không biết' đó hơi không đáng tin.

Vào chiều thứ Tư, trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, Tổng thống Trump nói rằng ông không nhớ cuộc gọi đó - "thậm chí không nhớ một chút nào".

"Tôi không biết gì về điều này", ông nói. "Lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này".

Điều đó đặt ra khả năng Holmes hoặc Sondland có thể đưa ra lời khai mâu thuẫn với tổng thống trong những ngày tới.

Trong khi đó - có thể do tình cờ hoặc đã được lập kế hoạch trước - ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai đã tạo ra những tiêu dề rất hấp dẫn và tạo ra một hướng mới để điều tra cùng với những đồn đoán chính trị.

trump7

Đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, William (Bill) Taylor tại phiên điều trần hôm 13/11

"Đảng Dân chủ có được bằng chứng mới trong cuộc điều tra luận tội", trang Politico chạy tin.

"Tiết lộ lớn của William Taylor về luận tội," trang The Alantic viết.

"Bill Taylor thả một quả bom", Vox đăng tải.

Những điều này đủ để một số thành viên đảng Cộng hòa kêu là bên Dân chủ chơi xấu.

"Ông ta chuẩn bị hàng giờ để đến đây điều trần. Rồi đột nhiên, voila, ông bỗng nhiên nhận được thông báo từ một nhân viên kể với ông ta về một điều gì đó ?" Dân biểu Cộng hòa Mark Meadows nói với các phóng viên bên ngoài phòng điều trần của ủy ban.

"Khi chúng ta bắt đầu nhìn vào sự thật, mọi người đều có quan điểm riêng của họ về sự thật là gì".

Sau tiết lộ lớn nhất trong ngày, đảng Dân chủ có lý do để hài lòng, trong khi nhóm của tổng thống có một loạt các vấn đề đau đầu mới.

 

Anthony Zurcher

Bước vào ngày đầu tiên của phiên điều trần luận tội công khai Tổng thống Mỹ Donald Trump, tưởng chừng những chi tiết sẽ phơi bày trong phiên điều trần sẽ tương đối giống với những gì báo chí đã đăng tải những ngày qua.

Published in Quốc tế

Donald Trump : Ứng cử viên lý tưởng của Tập Cận Bình ?

Hai nhân vật ở Châu Mỹ chiếm trang nhất thời sự là Evo Morales và Donald Trump. Người thứ nhất là tổng thống Bolivia, vừa tuyên bố từ chức đã bay sang Mexico lưu vong. Người thứ hai là tổng thống Mỹ mà thủ tục truất phế, với các cuộc điều trần công khai tại Quốc hội, bắt đầu từ hôm nay 13/11/2019.

trumptap1

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Donald Trump là người hùng hay thực chất là một nhà chính trị yếu đuối dễ bị khai thác ?

Libération Le Monde phân tích hai mặt trái phải của tổng thống Mỹ.

Với ảnh Donald Trump chân bước tự tin, và với tựa đen trên nền đỏ màu chiến đấu, nhật báo cánh tả khẳng định : Đối mặt với Impeachment, Trump không sợ. Lý do là trong bầu không khí chính trị hóa lưỡng cực tối đa, tổng thống Trump khó bị truất phế. Ông có thể tin cậy vào thành phần trung thành. Ngay trong phe Cộng Hòa tại Thượng viện, những người biểu quyết truất phế tổng thống cũng ngần ngại, không dám bỏ rơi chủ nhân Nhà Trắng. Sức thu hút của Donald Trump trong giới cử tri bình dân cho phép ông yên tâm đối đầu với phe Dân Chủ, theo kết luận của Libération.

Vấn đề là những lợi khí trong chính trị nội bộ rất có thể là nhược điểm của Donald Trump trong chính sách đối ngoại. Theo Le Monde, tổng thống Mexico thấy rõ điểm yếu của Donald Trump là thích làm người hùng. Cho nên, chỉ cần ký một thỏa thuận thương mại "giả vờ" với Mỹ và chịu khó ngăn chặn làn sóng di dân là Mexico của tổng thống Oprodor tìm được quan hệ "trăng mật" với nước Mỹ của Donald Trump. Các chế độ độc tài cũng ủng hộ Trump. Putin thấy được lá bài tẩy yếu xìu của chủ nhân Nhà Trắng nên thoải mái đẩy các quân cờ đi tới.

Còn Trung Quốc thì sao ? Trong bài "Liệu Donald Trump là ứng cử viên của Tập Cận Bình ?", Le Monde cho rằng khủng hoảng ở Chile có một cái lợi : thượng đỉnh APEC bị hủy bỏ, lễ ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, phần l, bị dời lại. Donald Trump muốn ký với Tập Cận Bình tại một địa điểm hay một dịp biểu tượng, nếu không được tại APEC thì ở bang nông nghiệp Iowa nơi nông dân trồng đậu nành bị lao đao vì biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Tập Cận Bình cũng sẵn lòng trở lại Iowa, nơi lúc còn là quan chức cấp huyện, ông đã đến tham quan.

Câu hỏi đặt ra là vì sao Bắc Kinh muốn làm vui lòng chủ nhân Nhà Trắng ? Theo Le Monde, "Trump là lá chủ bài số một của Bắc Kinh : giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tổng thống Mỹ tái đắc cử bởi vì ông ta quá YẾU". Donald Trump có lợi cho Trung Quốc bởi vì Donald Trump làm nước Mỹ suy yếu. Donald Trump rút bỏ hiệp định TPP do Obama đề xuất làm đê điều ngăn chặn Trung Quốc. Trump bỏ rơi người Kurdistan. Từ Trung Đông đến Philippines ở Châu Á, ai còn tin vào Washington ? Nước Mỹ càng yếu thì Trung Quốc càng có lợi. Nếu để một chính trị gia của đảng Dân chủ đắc cử tổng thống thì phong trào chống Trung Quốc càng mạnh vì Cộng hòa và Dân chủ đều một lòng không muốn siêu cường bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ hai.

Tóm lại, nếu đảng Dân chủ trở lại chính quyền, nước Mỹ có được một chính sách nhất quán và nghiêm khắc thật sự, chứ không phải nói mà không làm, thì Tập Cận Bình sẽ gặp khó khăn hơn là với nước Mỹ sớm nắng chiều mưa của Donald Trump, tác giả kết luận.

Hành động bỏ chạy của tổng thống Bolivia : Đần độn và vô trách nhiệm ?

Đó là lời phê phán của giới phân tích Bolivia về quyết định lưu vong của tổng thống, Evo Morales. Liệu các nước láng giềng, cũng đang bị sức ép đường phố có bị tác động hay không ?

Tất cả báo Pháp đều chạy tựa : Bolivia rối loạn sau khi Morales ra đi. Le Monde dành hai bài dài để mô tả chân dung người hùng Bolivia, xuất thân là nông dân bản địa, sau 14 năm lãnh đạo, không ý thức là mình đã hết thời, nên phải bỏ chạy trước áp lực đường phố, sau cuộc bầu cử sau cùng nhiều tai tiếng. Theo một nhà xã hội học Bolivia, thái độ đáng chê trách của tổng thống Morales là trong suốt 14 năm lãnh đạo, không chuẩn bị cho phe tả có một nhân vật thay thế. Ông từ chức một cách vô trách nhiệm như là cố tình cho Bolivia rơi vào tình trạng hỗn loạn. Le Figaro thì chú ý lời tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump "chào mừng nhân dân Bolivia giành được tự do và quân đội Bolivia từ nay không bảo vệ một cá nhân mà bảo vệ Hiến pháp Bolivia".

Nhật báo thiên hữu dự phóng sự kiện này sẽ tác động đến các chế độ "mất tính chính đáng" lân cận, từ Venezuela cho đến Nicaragua.

Les Echos cũng cho là sẽ có tác động dây chuyền tại Nam Mỹ : Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OEA) có hành động đáng khen là nhanh chóng tố giác những điều bất thường cuộc bầu cử. Tổ chức cũng rất công bình phê phán các hành động quá trớn của tổng thống Morales nhưng lại im lặng về bối cảnh ông phải từ chức. Nếu OEA hành động như bênh vực một bên thì khó tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị lan rộng tại Nam Mỹ.

Hồng Kông chìm sâu vào bạo lực

Từ Bolivia, báo Pháp đưa độc giả qua các phong trào đòi cải cách chính trị tại Chile, và Algeria. "Chiến tranh tiêu hao của người dân Algeria chống chế độ" và "Chính phủ Chile chấp nhận thay đổi Hiến pháp do chế độ Pinochet để lại", tựa của La Croix.

Les Echos và Le Monde trở lại ba ngày xung đột ở Hồng Kông. Nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh đến tình hình Hồng Kông "đang căng thẳng cao độ", dù vậy, phong trào phản kháng tiếp tục được ủng hộ. Cảnh sát xông vào khu đại học, đang bãi khóa, để giải tán biểu tình bằng hơi cay. Le Monde, với một bài tường thuật dài kể lại vụ một người biểu tình bị cảnh sát bắn và một người chống biểu tình bị hỏa thiêu. Vụ châm xăng đốt người cho dù bị cảnh sát lên án là "dã man" không làm cho phe phản kháng nao động. Phương châm của họ là "đoàn kết keo sơn và xin lỗi khi phạm sai trái".

Cho dù hành động bạo lực liên tiếp xảy ra, cho dù người biểu tình ngày càng ít dung thứ những người không cùng quan điểm nhưng vì thái độ thiếu chuyên nghiệp của cảnh sát làm cho dân chúng ngày càng bất bình, cho nên công luận tiếp tục ủng hộ "giới trẻ phẫn nộ".

Thương chiến Mỹ-Châu Âu liệu xảy ra như Donald Trump hăm dọa ?

Le Figaro cho biết có lý do để lạc quan : Sau nhiều tháng đàm phán, Washington sẽ từ bỏ ý định tăng thuế đánh lên xe hơi Châu Âu. Tuy chưa chính thức nhưng tin này được nhiều báo Mỹ loan trước. Vì sao ? Vì lý do bầu cử : Các hãng xe Đức đã tạo ra 12.000 công ăn việc làm tại Mỹ và hứa sẽ đầu tư thêm tạo thêm 25.000 chỗ làm. Phần lớn các hãng này đặt ở các tiểu bang bầu cho Donald Trump năm 2016.

Lý do thứ hai làm Donald Trump phải do dự là ngay các tập đoàn xe hơn Mỹ cũng chống các biện pháp bảo hộ thị trường. Ford, General Motors, Chrysler nhập cảng nhiều trang thiết bị của Châu Âu và chỉ riêng các công ty linh kiện này thôi cũng tạo cho Mỹ 400.000 việc làm.

Thái độ thù hận của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ : dùng tù binh Daesh làm công cụ bắt chẹt Tây phương

Theo Le Figaro, tổng thống Erdogan đưa ra những lập luận hiềm thù và đe dọa. Sau khi dọa mở cửa biên giới cho 4 triệu người tị nạn chạy sang Châu Âu, ông Erdogan sử dụng lá bài tống khứ quân thánh chiến quốc tịch Tây phương, bị giam tại Thổ Nhĩ Kỳ, về nước gốc. Trường hợp đầu tiên là một thành viên Daesh người Mỹ : Washington không nhận, Hy Lạp không nhận, cuối cùng kẻ nguy hiểm này bị đưa vào khu vực trái độn giữa Thổ và Hy Lạp.

Paris cũng đang chờ hành động trả đũa. Tổng thống Erdogan không chấp nhận được sự kiện Pháp giúp dân quân Kurdistan cũng như chống hành động khoan dầu ở ngoài khơi đảo Chyprus.

Một năm Gilets Jaunes : Tiếng nói người phụ nữ

Về tình hình xã hội Pháp, Libération đặc biệt dành nhiều trang cho phong trào Áo Vàng (Gillet Jaunes) sau một năm tranh đấu và phỏng vấn ba phụ nữ, những người đã túc trực ở các ngã tư đường bất chấp thời tiết nóng lạnh trong suốt 12 tháng. Tại sao họ tranh đấu ? Đây là câu trả lời : "Khi Nhà nước không làm tròn bổn phận thì những người mẹ phải lên tuyến đầu".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Một nhà bình luận bảo thủ, Charlie Sykes đã đưa ra một vài lời khuyên cho các những người Cộng hòa (ý nói là dân biểu, nghị sĩ) rằng "Họ nên rời khỏi con tầu điện mang tên Trump vì con tầu này sẽ trật đường rầy trrong nay mai".

impeach0

Nhà bình luận Charlie Sykes đã đưa ra một vài lời khuyên cho các nghị sĩ Cộng hòa

Trong một cuộc thảo luận do đài MSNBC tổ chức vào ngày thứ bẩy 26/10/2019, Sykes nói rằng :

"Chiến thuật chống trả cuộc luận tội Donald Trump của đảng Cộng hòa là tấn công vào quá trình diễn tiến cuộc luận tội chứ không phải nhắm vào dữ kiện, bằng chứng - như thế chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại khi cuộc điều tra leo thang với các cuộc điều trần công khai mà dân chúng có thể theo dõi.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa phải nhận ra rõ một điều là mọi thứ sẽ trở nên vô cùng tồi tệ. Ở vào những thời điểm sắp tới, họ sẽ phải đối đầu với những sự việc mà bản chất thật sự là tổng thống đã lạm dụng quyền lực để bán luôn cả đất nước cho quyền lợi của ông ta và gia đình.

Chiến thuật mà đảng Cộng hòa đang sử dụng có mục đích dánh lạc hướng dư luận, đã trở nên vô ích với phán quyết của tòa án liên bang ngày hôm qua, cho phép tiếp tục điều tra cuộc luận tội. Thật là khó nghĩ rằng Lindsey Graham đã phản ứng rất kỳ lạ, ông ta đã bán rẻ tất cả danh dự, địa vị của mình chỉ nhằm bảo vệ Donald Trump.

Các nghị sĩ Cộng hòa phải nhận ra sự hợp pháp của tiến trình luận tội và tập trung vào quyết định bỏ phiếu. Sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng giống như cầm một chiếc lá sung sắp bị xé nát, đảng Cộng hòa sẽ bị trợt khỏi đường đi của mình như David đã nói.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa trong thượng viện phải tỉnh táo để thấy rằng những bằng chứng về sự lạm quyền, sự phản bội đất nước của Trump càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Ngoài ra, khi dân chúng được công khai theo dõi trên truyền hình cuộc điều trần của nhân chứng trước hạ viện thì điều gì sẽ xẩy ra ? Chắc chắn họ sẽ không còn chỗ để ẩn nấp.

Chiến lược của đảng Cộng hòa là một quả bom nổ chậm.

Toàn bộ chiến lược của đảng Cộng hòa chống lại việc luận tội ông Donald Trump dựa vào 2 lập luận sai lầm :

1. Đảng Dân chủ cần có một cuộc bỏ phiếu chính thức để có một cuộc luận tội chính thức.

2. Cuộc điều tra đã diễn ra hoàn toàn bí mật, như vậy là không hợp pháp.

Cả 2 lập luận này đều không có giá trị.

Về lập luận thứ nhất, Jason Easley của Politicus USA có bản lưu ý vào ngày thứ sáu 25/10/2019 là một thẩm phán liên bang đã phán quyết rằng đảng DC ở hạ viện đang tiến hành một cuộc điều tra luận tội chính thức, hợp pháp. Điều đó có nghĩa là tòa Bạch Ốc không có căn cứ và cũng không được phép ngăn chận các nhân chứng cũng như các lời khai của họ.

Nói một cách khác, cuộc diều tra luận tội Donald Trump vẫn được phép tiến hành dù đảng Cộng hòa có muốn hay không.

Về lập luận thứ hai, Đảng Dân chủ đang tiến hành các phiên điều trần luận tôi bí mật không có sự tham gia của đảng Cộng hòa. Đây là lập luận khôi hài, diễu dở. Chẳng những các phiên điều trần đều có sự hiện diện của các dân biểu, nghị sĩ đảng Cộng hòa mà ngay chính Thượng nghị sĩ Lindsey Graham còn khen ngợi các cuộc điều trần đó, giống như đã được thực hiện để luận tội Bill Clinton.

Nói tóm lại, chiến lược của đảng Cộng hòa hiện nay là một quả bom nổ chậm, cho dù trong một thời gian ngắn họ vẫn có thể giữ được nền tảng đạo đức căn bản của dảng.

Trong thời gian ngắn sắp tới, người dân Mỹ sẽ được nghe, thấy cuộc điều trần công khai với những bằng chứng chống lại Donald Trump. Sau đó Quốc hội Mỹ sẽ có một cuộc bỏ phiếu để truất phế Trump.

Khi những chuyện này xẩy ra, đảng Cộng hòa sẽ phải trực diện với những chứng cớ cho thấy rõ ràng đạo đức suy đồi, hành vi tồi bại của Donald Trump hơn bao giờ, đồng thời họ cũng phải có quyết định - nhất là các thượng nghị sĩ ở Thượng viện - cùng chết với một tổng thống gian manh hay loại bỏ ông ta ?

Sean Colarossi

Nguyên tác : Conservative Commentator to Republicans : Get Off The Trump Train Because It’s About To Derail, Politicus USA, 26/10/2019

Thạch Đạt Lang chuyển ngữ

(27/10/2019)

Published in Diễn đàn