Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 26 juin 2019 18:17

Quán quân dối trá !

Nếu mọi người luôn nói dối bạn, hậu quả không phải vì bạn tin vào những lời nói dối mà vì không ai còn tin vào điều gì nữa… Một dân tộc mất niềm tin, không thể tự quyết. Họ không những chỉ mất khả năng hành động mà còn mất cả khả năng suy nghĩ và phán đoán. Và đối với những dân tộc như vậy, bạn có thể đối xử như thế nào cũng được (1).

trump1

Trong 869 ngày nắm chức vụ tổng thống, Donald Trump đã dối trá hay tuyên bố sai lệch sự thật 10796 lần

Tính đến ngày 7/6/2019, trong 869 ngày nắm chức vụ tổng thống, Donald Trump đã dối trá hay tuyên bố sai lệch sự thật 10.796 lần, theo The Fact Checker’s database, Washington Post số ra ngày 10/6/2019. Như vậy, trung bình mỗi ngày Trump dối trá hay tuyên bố sai lệch 12 lần. Một kỷ lục không một tổng thống hay chính khách nào trong lịch sử nước Mỹ trước đây có thể vượt qua. Tuy thế, ông vẫn được rất nhiều người ủng hộ. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì nó xảy ra trong một quốc gia dân chủ, nơi người dân có quyền tự do truy tìm và đánh giá mức độ khả tín của thông tin.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao người ta vẫn hài lòng sống với dối trá, đồng hóa nó với sự thật, cổ võ sự sai lệch và tiếp tục ưa chuộng vị tổng thống dối trá hàng loạt này ?

Mặc dù những lời dối trá, cường điệu, nhảm nhí hay ăn nói trơ trẽn, không biết xấu hổ đã có từ lâu trong nhân gian và ngoại trừ ở những quốc gia độc tài, hiếm khi người ta tìm thấy quá nhiều tin tức giả, tuyên bố sai lệch và dối trá chính trị với mục đích mị dân trên chính trường hay nơi công cộng như Donald Trump đã làm trong thời gian vận động bầu cử và cả sau khi thắng cử. Ở đây, sự kiện khách quan không quan trọng bằng việc khích động cảm xúc, lôi kéo cử tri.  

Giao tiếp chính trị cần sự cân bằng giữa cảm xúc và sự thật. Không cảm xúc mạnh, không dấn thân. Nhưng nếu sự thật cứ bị gạt sang một bên như Donald Trump đã làm bằng cách liên tục tung ra những thông tin sai lệch vô tận của mình, thì đến một lúc nào đó người dân có thể trở nên đần độn hay thờ ơ, chán nản, không còn thiết tha hay quan tâm tìm hiểu hay phản kháng. Tình trạng này thường xuyên xảy trong sinh hoạt chính trị. Lịch sử các quốc gia độc tài toàn trị cộng sản hay quốc xã đã chứng minh việc này. Khi một dân tộc bị ngụp lặn trong dối trá, cuối cùng sẽ mất khả năng suy xét phải trái, không còn tin vào điều gì nữa rồi trở nên thụ động hoặc cuồng tín chủ thuyết và lãnh tụ.

Rất khó có thể nhận diện được sự dối trá khi nó đánh đúng vào tâm lý hay phù hợp với quan điểm đã có của chúng ta về thế giới chung quanh. Nguyên nhân có thể giải thích bằng sinh học.

Theo Drew Western, giáo sư tâm lý học và tâm thần học tại Emory University, Atlanta, não bộ của chúng ta luôn ngăn cản chúng ta thay đổi quan điểm một khi chúng ta đã quyết định cái gì là phải cái gì là trái, hay cái gì đúng cái gì sai từ trước. Vì vậy,

"Một phần của vấn đề là sự kiện, cho dù với số lượng lớn, không cấu thành thực tế. Thực tế, như nó xuất hiện trước chúng ta, là những gì còn lại sau khi chúng ta đã thanh lọc, sắp đặt các sự kiện theo thứ tự ưu tiên và sau đó tẩm ướp chúng theo các tiêu chuẩn giá trị  và truyền thống của chúng ta. Thực tế là cá nhân” (2).

Do đó, thông tin về sự thật tự nó một mình không đủ sức thuyết phục người được truyền đạt bởi lẽ chúng tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm sống, giá trị và vị trí trong xã hội của họ. Trump hiểu rõ và tận lực khai thác yếu tố này. Trump biết dối trá đúng lúc sẽ đạt được hiệu quả lớn.

Trump không những dối trá mà còn nhảm nhí. Ngoài việc dối trá có chủ ý để được ủng hộ, Trump không cần biết đến đúng sai hay thật giả. Mọi thứ đều như nhau. Chỉ cần tuyên bố một câu sai lệch, bất cần đúng sai sự thật rồi vênh mặt nhún vai. Thậm chí không buồn bảo vệ lời nói dối của mình nếu bị chất vấn. Mục đích không phải để đưa ra một sự thật nào mà chỉ để kích hoạt sự đồng tình hoặc ác cảm hay chỉ để tự đánh bóng mình.           

Hoàn cảnh lịch sử, kinh tế và chính trị đã tạo ra một nước Mỹ phân hóa. Ngoài ra, công nghệ truyền thông mới đã cách mạng hóa cách thức các chính trị gia và phần còn lại trong chúng ta nói chuyện với nhau. Sự dối trá nhờ đó được phổ biến sâu rộng và củng cố. Nó đánh đúng vào tâm lý của những đối tượng không hài lòng với sự phát triển nhân khẩu học hay thua thiệt kinh tế. Người Mỹ sống trong một xã hội đa sắc tộc đầy mâu thuẫn, nơi các hình thức giao tiếp mới làm tăng thêm sự nghi kỵ chia rẽ.

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 cho thấy hình ảnh sự chia rẽ vùng miền, sự khác biệt về nhận thức chính trị và xã hội giữa các thế hệ, giữa các thành phố cấp tiến và vùng quê bảo thủ, giới trẻ khuynh tả tự do và người già thủ cựu, trình độ học vấn, người da trắng đa số và các sắc dân thiểu số đang gia tăng. Cuộc tranh cử vạch trần trận chiến văn hóa, sự kỳ thị chủng tộc và chênh lệch kinh tế.

Kể từ sau cuộc nội chiến, nước Mỹ chưa từng bao giờ phân cực như bây giờ và chính trị trong nước rối loạn liên tục. Đó là hậu quả do việc người Mỹ đã bầu lên một tổng thống chuyên sử dụng dối trá để làm bước tiến cho sự nghiệp chính trị của mình.

Hoàng Thủy Ngữ

(26/06/2019)

(1) If everybody always lies to you, the consequence is not that you believe the lies, but rather that nobody believes anything any longer… And a people that no longer can believe anything cannot make up its mind. It is deprived not only of its capacity to act but also of its capacity to think and to judge. And with such a people you can then do what you please (Hannah Arendt)

(2) Brooke Glastone, The Trouble with Reality : A Rumination on Moral Panic in Our Time, Paperback, 16/5/2017

Published in Diễn đàn

Donald Trump, "kẻ phá bĩnh" chuyên nghiệp

Cây bút xã luận, bà Sylvie Kauffmann, trên nhật báo Le Monde (13/06/2019) có bài nhận định về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng tựa "Donald Trump chỉ biết phá bĩnh".

pha1

Ảnh minh họa trên trang bìa tuần báo Anh The Econonomist, số 08-14/06/2019. Ảnh chụp màn hình The Econonomist

Đầu tiên hết, tác giả nhắc lại câu nói đùa của nhà bình luận người Nga, Dmitri Kisselev, trong một chương trình truyền hình của Nga ngày 10/06/2019, cho rằng chủ nhân Nhà Trắng luôn tự cho mình là bậc thầy trong "nghệ thuật thương thuyết" nhưng "ông Donald Trump lại chẳng có được một thỏa thuận nào trong tay để phê chuẩn ! Tất cả những gì ông ấy đang làm, chính là phá hủy những thỏa thuận đang có sẵn !".

Một nhận định hiếm khi được tờ The Economist chia sẻ. Trong tuần đó, tuần san kinh tế Anh Quốc trên trang bìa đăng ảnh biếm họa ông Donald Trump dưới hình quả bom rồi chạy tít lớn "Weapons of Mass Disruption" (tạm dịch là Vũ khí phá rối hàng loạt). Những loại vũ khí được ghi trên quả bom bao gồm : thuế hải quan, danh sách đen công nghệ, cô lập tài chính và các biện pháp trừng phạt.

Donald Trump đang thực hiện những gì ông đã hứa trong suốt chiến dịch vận động tranh cử : Phá vỡ trật tự thế giới mà ông cho là bất lợi cho Hoa Kỳ. Chỉ có điều – vô tình hay cố ý – ông quên rằng trật tự đó là do chính Hoa Kỳ lập nên. Giờ đây, sau hai năm rưỡi làm chủ nhân Nhà Trắng và vào lúc ông đang chuẩn bị vận động tranh cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2020, một loạt các câu hỏi đặt ra : Liệu ông Trump đã thành công trong chính sách đối ngoại hay không ? Đâu là những thành tích mà ông có thể "khoe" ?

Điểm tích cực duy nhất mà giới chuyên gia đều nhìn nhận là, hơn người tiền nhiệm, ông Donald Trump đã đặt lại vấn đề về chính sách ngoại giao của Mỹ, cho phép giới chuyên gia và học giả thuộc thế hệ mới "xem xét lại các học thuyết thời kỳ cuối chiến tranh lạnh", theo nhận định của bà Maya Kandel, giáo sư trường Đại học Paris-III, tác giả tập sách "Nước Mỹ và thế giới" nhà xuất bản Perrin, phát hành năm 2018.

Kẻ phá bĩnh

Thế nhưng, điều này không đủ che khuất những điểm tiêu cực của ông Donald Trump. Mà ví dụ điển hình nằm trong bốn hồ sơ chính, đầu tiên hết là cuộc thương chiến Mỹ - Trung.

Quả thật, ông Donald Trump đang làm một điều mà không một nước nào dám làm, đồng thời khuyến khích nhiều nước khác, nhất là Châu Âu, phải tỉnh táo hơn trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh. Chỉ có điều, trong cuộc thương chiến này, không ai dự đoán được hồi kết, trong khi Bắc Kinh tuyên bố không hạ vũ khí.

Với Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ muốn kết thúc nhanh hồ sơ này theo hướng có lợi cho Mỹ. Sau hai cuộc họp thượng đỉnh, kết quả là gì ? Chẳng có một thỏa thuận nào hết.

Trong cùng lục địa, hồ sơ Venezuela là một điều sỉ nhục cho chính sách đối ngoại của Mỹ : "Maduro must go !" (Maduro phải ra đi !), là lời phát biểu hùng hồn của phó tổng thống Mỹ tại Munich hồi tháng 2/2019. Bốn tháng sau, Nicolas Maduro vẫn tồn tại. Còn vị tổng thống tự phong được Mỹ và nhiều nước phương Tây công nhận vẫn không tài nào giành lấy được quyền lực. Người dân vẫn tiếp tục "khăn gói quả mướp" ra đi, trong khi Na Uy cố thử làm vai trò trung gian hòa giải từ xa.

Còn với Iran thì sao ? Các biện pháp trừng phạt mới tuy bóp nghẹt nền kinh tế nước này thêm một chút, nhưng cũng không làm cho Tehran lùi bước. Người dân Iran 40 năm qua đã quen sống cùng với cấm vận. Châu Âu cũng không muốn chùn bước trong hồ sơ này. Kể cả những phần còn lại ở Trung Cận Đông, người ta hoài công tìm kiếm chút gì đó để có thể hãnh diện về chính sách đối ngoại của ông Donald Trump.

Theo tác giả, điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt trong đường lối chính sách của ông Trump so với những đời tiền nhiệm là ở phương pháp thực hiện : Không đe dọa thế giới bằng số đầu đạn hạt nhân mà Lầu Năm Góc sở hữu, mà bằng kho vũ khí trừng phạt kinh tế và thuế quan đáng gờm.

Mặt trận ưa thích của ông Trump chính là hệ thống thương mại toàn cầu. Nước Mỹ thống trị mặt trận này trong thế thượng phong, chủ yếu nhờ vào đồng đô la, mà ông Trump có thể có những biện pháp trừng phạt vượt cả ra ngoài biên giới.

Chẳng cần hao binh tổn tướng, Donald Trump vẫn có thể buộc đối thủ lùi bước mà ví dụ điển hình là Mexico, khi đe dọa áp thuế quan mới vào hàng nhập khẩu của nước này. Tác giả lưu ý, các biện pháp này của ông Trump chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, chính sách trừng phạt này của ông Trump sẽ có tác động tàn phá rất lớn.

Tóm lại, Donald Trump, "kẻ phá bĩnh hàng đầu, chỉ biết làm có mỗi việc này !" như hàng tựa tóm tắt bài nhận định của bà Sylvie Kauffmann.

5G : Kẻ thù của giới an ninh Châu Âu ?

Trong lĩnh vực an ninh, báo Le Monde trên trang nhất báo động "Mạng 5G khiến các cơ quan an ninh Châu Âu lo ngại".

Nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp thông tin, thông qua mạng lưới 5G do Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, cung cấp, mà Hoa Kỳ cho vào danh sách đen, không phải là mối họa duy nhất trong tương lai.

Một báo cáo của Ủy Ban Châu Âu về một chính sách chống khủng bố chung cho rằng mạng 5G rất có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các cơ quan an ninh trong việc theo dõi các cuộc gọi, xác định và định vị các cuộc trao đổi trong cuộc chiến chống tội phạm và khủng bố.

Với báo cáo này, Châu Âu sẽ phải xem xét lại vai trò của các cơ quan an ninh trong xã hội tương lai được phủ mạng 5G, ước tính sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị được kết nối.

Trước viễn cảnh này, một cuộc tranh luận gay gắt đã bắt đầu dấy lên liên quan đến thế cân bằng giữa việc bảo vệ các dữ liệu và những yêu cầu an ninh.

Giới trẻ Hồng Kông trên tuyến đầu phản đối dự luật dẫn độ

Tại Hồng Kông, trước cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ có quy mô lớn, hôm qua, chính quyền đặc khu buộc phải thông báo hoãn cuộc bỏ phiếu. Một thắng lợi đầu tiên, một cuộc "phục thù" nhỏ cho thất bại phong trào "Dù Vàng" năm 2014… là những nhận định chung của các nhật báo Pháp.

Le Figaro, Le Monde, Les Echos, La Croix lần lượt có các bài viết "Tại Hồng Kông, mặt trận chống Bắc Kinh được củng cố", "Ở Hồng Kông, chính quyền hòa hoãn", "Đọ sức giữa đường phố và chính quyền vẫn tiếp diễn ở Hồng Kông" và "Cuộc trấn áp bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông".

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân ngày hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) buộc phải hoãn cuộc bỏ phiếu. "(…) Một thắng lợi nhỏ đầu tiên cho chúng tôi, nhưng tôi nghi ngờ Bắc Kinh có những chỉ thị rõ ràng : Không để cho làn sóng phản đối hình thành", lời nhận định của cô Leslie với phóng viên báo La Croix.

Với luật sư Yip, điểm đáng chú ý của phong trào phản kháng tại Hồng Kông lần này là những người tham gia phần đông còn rất trẻ. "Họ thậm chí chưa tới 14 tuổi ngay từ vụ phong trào "Dù Vàng" (2014), nhưng nhận thức về chính trị đã được nảy sinh chính vào thời kỳ này và bây giờ họ có mặt ở đây".

Giới trẻ trên tuyến đầu trong ngày biểu tình hôm qua. Lòng quyết tâm và cách tổ chức hậu cần cho thấy sự chín chắn của giới trẻ Hồng Kông dấn thân chống dự luật. Họ đã rút ra được bài học thất bại cách nay năm năm và ý thức được về đối thủ trước mặt họ.

Cuộc phản kháng lần này còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của giới kinh doanh. Họ cho rằng dự luật này rất có thể gây cản trở cho khả năng cạnh tranh của đặc khu. Ông Fred Hu, nhà sáng lập và chủ tịch Primavera Capital Group, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc, nhận định với nhật báo kinh tế Les Echos rằng "Mọi bước đi sai có thể sẽ phải trả giá cực kỳ đắt và làm tổn hại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài".

Hiện tại lãnh đạo đặc khu và Bắc Kinh đang tìm cách vận động các dân biểu thân chính quyền trung ương ủng hộ dự luật. Tuy nhiên, theo quan sát của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc, trường đại học Baptiste tại Hồng Kông, với báo Le Figaro, đây sẽ là một điều khó có thể trong trước mắt.

Vẫn theo Le Figaro, việc chính quyền Bắc Kinh những ngày qua cứ ra rả điệp khúc lên án "các thế lực thù địch" tìm cách làm tổn hại đến Trung Quốc chỉ có nguy cơ làm tăng thêm thái độ nghi kỵ của người dân Hồng Kông với chế độ Tập Cận Bình.

Shinzo Abe : "Đặc sứ" của Donald Trump

Một chủ đề khác cũng được một số báo Pháp quan tâm đến là chuyến công du Iran của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Le Monde đề tựa "Abe, đặc sứ của Trump tại Iran".

Nhật báo nhắc lại : Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi cuối tháng 5/2019, tổng thống Mỹ đã bật đèn xanh cho chuyến công du này của thủ tướng Nhật. Ông nói : "Tôi biết là thủ tướng và Nhật Bản có một mối quan hệ tốt với Iran, vậy thì chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra".

Theo nhận định của ông Rouzbeh Parsi, chuyên gia về Iran, trường đại học Lund tại Thụy Điển, "Chí ít, chuyến thăm này của ông Abe còn bao hàm rằng ông Trump mong muốn có một kênh đối thoại công khai với Iran. Về phía Tehran, họ cho rằng Trump đã gây ra quá nhiều thiệt hại từ hai năm qua. Họ không còn kiên nhẫn để đợi xem ông Trump có sẽ tái đắc cử hay không vào năm 2020 trước khi bắt đầu thương lượng".

Dù rằng, thủ tướng Nhật Bản không chính thức thừa nhận đóng vai trò trung gian, nhưng giới chuyên gia đều đánh giá rằng chuyến đi này của ông đến Iran mang hơi hướm của một hoạt động "hòa giải". Một hoạt động mà nhật báo kinh tế Les Echos đánh giá là "đầy rủi ro".

Làm thế nào bảo vệ được các lợi ích của Nhật Bản trong vùng Cận Đông, nguồn cung ứng dầu hỏa chính cho Tokyo, mà không đi ngược với đường lối cứng rắn của chính quyền Donald Trump ? Đây quả là một bài thực hành không dễ chút nào !

Đông Âu báo động dân số sụt giảm

Trong lĩnh vực xã hội, Le Monde cho biết "Dân số Đông Âu sụt giảm mạnh". Người dân di cư và giảm sinh nở đang ảnh hưởng mạnh đến các nước cộng sản Đông Âu cũ.

Trong vòng có ba thập niên, các nước như Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Slovakia và Slovenia có số dân bị giảm từ 111 triệu người xuống còn 103 triệu, sụt mất 7% dân số. Cùng giai đoạn này, tại Tây Âu, dân số tăng thêm 13%.

Theo giải thích của Le Monde, biên giới Liên Hiệp Châu Âu mở rộng cho phép các sắc dân thiểu số, vì vấn đề văn hóa cũng như kinh tế di cư, về phía những nước Tây Âu. Kể từ năm 2004, thị trường lao động được mở rộng trong khối kinh tế Châu Âu đã làm cho dòng người di cư từ Đông sang Tây tăng gấp 5 lần, trong đó người Ba Lan và Romania chiếm đa số.

Điểm đáng chú ý trong làn sóng di dân nội bộ này là các nước như Ý, Tây Ban Nha, Ireland trở thành những điểm đến mới, thay vì là Đức và Áo như trước đây. Những nước tiếp nhận mới đón nhận nhiều di dân Đông Âu để cung cấp cho thị trường lao động xây dựng và giúp việc nhà.

Một điểm khác đáng quan tâm là độ tuổi những người đi di cư phần đông trong khoảng 20-34 tuổi. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ sinh nở giảm mạnh tại các nước Đông Âu.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ lẽ ra đừng nên tham chiến tại Việt Nam.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Anh tuần này, gặp Thủ tướng Theresa May

Trả lời phỏng vấn của Piers Morgan, vừa phát hôm thứ Tư nhân dịp thăm Anh, ông Trump được hỏi liệu ông có ước ao phục vụ quân ngũ ở Việt Nam không.

Ông Trump trả lời : "Tôi chưa bao giờ là fan hâm mộ cuộc chiến đó cả, tôi nói thẳng cho anh biết. Theo tôi đó đã là cuộc chiến tồi tệ (terrible war). Nó ở rất xa và khi đó, chả ai nghe về đất nước đó. Ngày hôm nay, họ đang sống rất tốt (they're doing very well). Về thương mại, họ tàn nhẫn kinh (brutal, very brutal), họ là nhà thương thuyết siêu hạng (great negotiators), là doanh nhân tuyệt vời (great business people).

Đây chả giống như là tôi chiến đấu chống Đức quốc xã, đánh nhau với Hitler. Tôi giống nhiều người khi đó. Lúc đó tôi không xuống đường biểu tình. Tôi không nói sẽ sang Canada sống giống nhiều người...Nhưng tôi không phải là fan hâm mộ cuộc chiến đó.

Cuộc chiến đó không phải là thứ mà chúng ta lẽ ra nên tham gia. (That war was not something we should've been involved in".

trump2

Nữ hoàng Anh đón tiếp tổng thống Donald Trump

Nhà báo Anh Piers Morgan hỏi tiếp ông Trump có muốn phục vụ trong một cuộc chiến khác không.

Ông Trump trả lời sẽ thật "vinh dự" cho ông làm thế. Ông nói ông đã tăng tiền cho quân đội Mỹ như một cách đền bù cho việc ông không đi lính.

"Tôi không ngại đâu, tôi sẽ vinh dự đó. Nhưng nay tôi đã đền bù rồi. Năm ngoái tôi cho 700 tỉ đôla nhé, năm nay là 716 tỉ. Tôi đang đền bù nhanh chóng, vì chúng tôi đang tái xây dựng quân đội ở mức độ chưa từng có đó nhé".

Tại Mỹ, ông Trump nhiều lần đối diện câu hỏi về việc ông được miễn quân dịch sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania năm 1968.

trump3

Y tá Mỹ chăm sóc thương binh trước khi phi cơ rời Tân Sơn Nhất trong những ngày cuối của Cuộc chiến Việt Nam

Đã không đi lính hay né tránh quân dịch ?

Trước đó ông được bốn lần miễn để học xong đại học, rồi lại được giấy chứng nhận 'bị gai xương gót chân' để khỏi đi Việt Nam.

Tuy thế, một số báo tiếng Anh nói thực ra ông Trump chơi thể thao đều, và rất khoẻ mạnh nhưng đã tìm cách 'tránh quân dịch' (found a way around the draft - CNN), điều ông ta bác bỏ.

Published in Việt Nam

Đi đêm có ngày gặp ma.

Thành ngữ Việt

ma1

Mãi cho đến khi gần đất xa trời, tôi mới khám phá ra mình là một thiên tài về Khoa Tử Vi Đẩu Số. Tài năng tới cỡ đó mà không thi thố e hơi uổng phí nên sau khi lấy lá số cho tất cả bạn bè, lối xóm, bà con xa gần (và ai suýt xoa thán phục) tôi bèn quyết định xuất hiện giang hồ trên mạng để… cứu nhân độ thế.

Theo "chương trình hành động nghĩa hiệp" này, bắt đầu từ hôm nay cứ mỗi tuần tôi đều chấm số tử vi cho hai nhân vật đã được nhiều người biết đến – một đồng hương và một ngoại quốc – rồi đối chiếu với nhau, cho thiên hạ có dịp chiêm nghiệm và học hỏi. Tuần này xin bắt bắt đầu bằng hai tên tuổi quen thuộc : Nguyễn Thọ và Tập Cận Bình.

Chủ tịch Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953, tuổi Tỵ. Kỹ sư Nguyễn Thọ sinh ngày 30 tháng 2 năm 1951, tuổi Mão. Tỵ/Mão nếu khác phái và sống chung thì rất thuận hòa và êm đẹp, còn cùng phái thì lại hoàn toàn khác : khắc lắm. Tuổi đã khắc mà ngày sinh tháng đẻ của hai ông cũng khắc luôn nên chả trách chi ông Thọ đố kỵ với ông Bình ra mặt. Ghét người đã đành, ông Thọ còn không bỏ lỡ một cơ hội nào để lên tiếng chê bai, chỉ trích (nặng nề) luôn cả cái đất nước mà ông Bình đang là chủ tịch nữa cơ.

Tuần rồi, trên trang FB Tho Nguyen xuất hiện những dòng chữ chất ngất hận thù và oán ghét :

"Nếu như thời Thượng cổ, Trung Quốc từng là cái nôi văn minh của nhân loại với hàng loạt phát minh về kỹ thuật, thiên văn, triết học, toán học, thì ngày nay Trung Quốc đang là quốc gia copy và bắt chước các sáng tạo, phát minh của các dân tộc khác… Cứ như vậy Trung Quốc thả sức ăn cắp thành quả sáng tạo của phương tây tự do, từ ô-tô điện, động cơ phản lực đến Trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu Big Data".

Dường như tôi cũng có chút máu Tầu nên nghe ông Nguyễn Thọ mắng nhiếc cả̉ nước "Trung Quốc thả sức ăn cắp" thì mặt mũi tự nhiên bỗng hóa hồng hào, và cảm thấy hơi bị tổn thương. Đang loay hoay chưa biết nên phản ứng, hay "phản biện" cách sao thì lại nghe một nhân vật khác (Christopher Wray, Giám Đốc FBI) la làng la xóm : "Trung Quốc huy động cả xã hội đi trộm cắp".

Ngay đến Joseph Biden – Phó Tổng Thống thời Obama, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tới – cũng không chối được rằng "việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ là trọng tâm vấn đề cần giải quyết".

Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết. Xá chi cỡ ông Tập Cận Bình. Thiệt là khó đỡ, và khó gỡ. Tôi chả còn biết cãi cọ hay ăn nói sao nữa mà chỉ thấy buồn thôi, và buồn lắm. Coi : la bàn, thuốc súng, chữ in … đều là những phát kiến vĩ đại của dân tộc Trung Hoa tự ngàn xưa thế mà nay cả nước bỗng dưng đâm đổ đốn đến độ đi "copy và bắt chước các sáng tạo, phát minh của các dân tộc khác" (theo như nguyên văn lời mắng mỏ của ông Nguyễn Thọ) thì có xấu hổ không cơ chứ !

Thế là thế nào ?

Vì đâu nên nỗi ?

Tôi bèn rà lại lá số tử vi của Tập Cận Bình, và tá hỏa tam tinh : hóa ra thằng chả có cung lươn lẹo – Giời ạ ! Thảo nào mà tiểu sử của họ Tập theo Wikipedia (không phải loại Wikipedia ma-dzê-inh Việt Nam đâu nha) có đoạn hơi lắt léo như sau :

Từ năm 1998 đến 2002, ông học tại chức khóa triết học và tư tưởng Marxist dành cho những người đã tốt nghiệp đại học ở Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Thanh Hoa, là nơi ông đã từng học đại học và bảo vệ thành công bằng Tiến sĩ Luật (LLD), bằng cấp bao trùm các lĩnh vực pháp luật, chính trị, quản lý và lịch sử cách mạng. Nhưng, các nhà bình luận tỏ ra nghi ngờ bằng cấp này và họ nêu ra một loạt câu hỏi. Tờ The Sunday Times of London đã giao cho một số học giả đọc luận án tiến sĩ chưa được công bố của Tập. Các học giả nhận xét rằng nội dung ít liên quan tới pháp luật, dường như không có nghiên cứu độc đáo nào, chẳng khác gì một tập hợp các trích dẫn từ các tác phẩm đã xuất bản (1).  Nhà văn Joe Chung tiến hành so sánh các tác phẩm của Tập [Cận Bình] với các học giả khác và phát hiện được rằng nhiều đoạn được sao chép từ các tác phẩm đã xuất bản từ trước hoặc các tác phẩm được xuất bản cùng thời với Tập [Cận Bình]. Có lúc, người ta thấy các trích dẫn đã được sao chép từ một tác phẩm khác, còn nguyên lỗi chính tả và lỗi chấm câu trong tác phẩm đã xuất bản trước đó. Dựa trên nghiên cứu này, Chung [Joe] hỏi liệu Tập [Cận Bình] có đạo văn khi viết luận án tiến sĩ của mình hay không (2). Bài báo trên tờ The Sunday Times cũng nói rằng những bằng cấp trước đó của Tập có chất lượng thấp và ngờ rằng rằng học vị Tiến sĩ là do ủy ban phát minh ra nhằm cải thiện hình ảnh của họ Tập (*).

ma2

Ảnh : medium.com

Ăn cắp quen tay nên Ngài Chủ tịch nước thản nhiên xua toàn dân đi chôm chỉa những phát kiến của thiên hạ về dùng, cho tiện. Nhưng đi đêm có ngày gặp ma, một con ma nặng ký, theo như cách nói nhạo báng của nhà báo Thomas L. Friedman :

"Donald Trump không xứng là tổng thống của Hoa Kỳ nhưng Trung Hoa thì chắc chắn xứng với cái ông tổng thống này" (**). 

Cho đến nay, nói nào ngay, Tầu Cộng cũng mới trộm cắp lặt vặt thôi nhưng Donald Trump – rõ ràng – đã có những phản ứng quá đáng và… quá đã :

- Tạp Chí Luật Khoa cho hay : "Tháng 11/2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố thành lập một nhóm chuyên trách về những hiểm họa đến từ Trung Quốc, tên gọi China Initiative.

- The Wall Street Journal cho biết tiếp : "Vào ngày 15/5, Tổng thống Trump ban hành một mệnh lệnh hành pháp viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, trao cho chính quyền quyền hạn chế mọi giao dịch với ‘đối thủ nước ngoài’ liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông. Ngay lập tức Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei cùng công ty con của họ vào danh sách ‘kiểm soát xuất khẩu’, khiến các chuỗi cung ứng phụ kiện cho Huawei trên toàn cầu lần lượt ‘cắt đứt’ quan hệ kinh doanh với Huawei, vì không có sự cho phép của Washington".

Hệ quả : China's Richest Start Leaving As The Trade War Escalates (Giới giầu sụ của Trung Hoa bắt đầu rời nước khi cuộc chiến thương mại leo thang) theo ghi nhận của Oliver Williams, trên tạp chí Forbes, số phát hành vào ngày 28/5/2019. Tầu sắp chìm thì chuột phải chạy thôi. Cái hay của đám nhà giầu, cũng như đám chuột (ở bất cứ nơi đâu) là chúng đều đánh hơi được mùi của tai họa – từ rất xa !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 02/06/2019 (tuongnangtien's blog)

(*) From 1998 to 2002, he studied Marxist philosophy and ideological education in an "on-the-job" postgraduate programme at the School of Humanities and Social Sciences, again at Tsinghua University, and obtained a Doctor of Law (LLD) degree, which was a degree covering fields of law, politics, management, and revolutionary history. However, commentators have questioned this qualification, pointing out a series of problems with it. The Sunday Times of London commissioned scholars to read the unpublished PhD thesis who noted that the content has little to do with law, appears to contain no original research, and reads like a collection of quotes from existing published works (1). Writer Joe Chung compared Xi's works with those of other scholars and found that numerous passages had been copied from previously published works or works published around the same time as Xi's. In one case, citations were shown to have been copied from another work, including misspellings and punctuation errors in that previously published work. Based on this research, Chung raised the question of whether Xi plagiarised his PhD (2). The Sunday Times article also noted the poor esteem of his previous qualifications and speculated that the PhD was invented by a committee in order to improve Xi's public image.

(Translated by Phạm Nguyên Trường)

(1) "Objection, Mr Xi. Did you earn that law degree ?". 11 August 2013. Retrieved 13 May 2014.

(2) "Plagiarism and Xi Jinping". 24 September 2013. Retrieved 13 May 2014.

(**) Donald Trump is not the American president America deserves, but he sure is the American president China deserves. 

("China Deserves Donald Trump". The New York Times May 21, 2019).

Published in Diễn đàn

Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du Nhật Bản (RFI, 25/05/2019)

Tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân bắt đầu chuyến công du Nhật Bản trong bốn ngày, kể từ hôm nay 25/05/2019. Donald Trump là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được tân Nhật hoàng Naruhito tiếp đón.

japan1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump rời khỏi chiếc Air Force One tại sân bay Haneda ở Tokyo, ngày 25/05/2019. Reuters/Issei Kato

Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây là một chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng nhiều hơn. Ít có khả năng đôi bên san bằng những bất đồng về thương mại như Nhà Trắng mong đợi.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm về lịch trình của tổng thống Mỹ tại Tokyo lần này.

"Donald Trump thích được tâng bốc. Nước chủ nhà Nhật Bản biết rất rõ điều ấy. "Tôi là vị khách danh dự duy nhất. Đây là sự kiện quan trọng nhất tại Nhật Bản từ hơn hai trăm năm qua". Nguyên thủ Mỹ đã tuyên bố như trên khi đề cập đến buổi tiếp xúc sắp tới đây với hoàng gia Nhật Bản.

Donald Trump là nhà lãnh đạo đầu tiên tiếp kiến tân Nhật hoàng và cũng sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên được mời xem một trận đấu sumo. Ban tổ chức đặt một chiếc ghế rất gần các võ sĩ cho Donald Trump, thay vì để ông phải ngồi trên sàn nhà như khán giả bình thường.

Ngoài ra, chương trình của tổng thống Trump bao gồm cả việc tham quan một chiếc hàng không mẫu hạm của Nhật đang được trùng tu để chiến đấu cơ F35 của Mỹ có thể đáp xuống. Tokyo muốn chứng minh rằng Nhật Bản tích cực tăng cường khả năng phòng thủ và mua trang thiết bị quân sự của Mỹ như điều mà Washington mong đợi. Nói tóm lại, Nhật Bản đang làm tất cả để Donald Trump được vừa lòng.

Nhà Trắng cho biết chuyến công du Nhật Bản lần này nhằm "khẳng định lại tầm mức quan trọng của liên minh giữa hai nước". Ngoài ý nghĩa biểu tượng, chính quyền Mỹ cũng muốn đạt được một số tiến bộ về đàm phán thương mại với Tokyo.

Một thỏa thuận được ký kết với Nhật Bản có lẽ sẽ giúp Donald Trump ghi được một bàn thắng và phần nào giảm bớt áp lực mà giới nông gia Mỹ đang phải gánh chịu do tác động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung".

Thanh Hà

*******************

Mỹ áp lực các đảo quốc Thái Bình Dương chớ bỏ rơi Đài Loan (VOA, 25/05/2019)

Một nhà ngoi giao cao cp ca M hôm 24/5 kêu gi các đo quc Thái Bình Dương ch rút li s công nhn ngoi giao đi vi Đài Loan và cảnh báo rng sc ép ca Bc Kinh đ thay đi v thế quc tế ca hòn đo t tr này đe da làm tăng kh năng xung đt.

japan2

Ông Patrick Murphy đang có chuyến công du đến các đo quc Thái Bình Dương

Quyền Tr lý Ngoi trưởng Hoa Kỳ ph trách các vn đ Đông Á và Thái Bình Dương W. Patrick Murphy đã phát biu vi các phóng viên ở Canberra vào cuối chuyến thăm Úc ba ngày đ hi đàm vi các quan chc ca chính ph mi va được bu li Úc v m rng liên minh an ninh gia hai nước.

Sáu đảo quc Thái Bình Dương công nhn Đài Loan v mt ngoi giao, chiếm 1/3 trong tng s các đng minh ngoại giao ca hòn đo t tr này trên thế gii.

Tuy nhiên, họ đang gp sc ép ngày càng mnh m t Bc Kinh phi chuyn phe vào lúc Trung Quc đang gy dng nh hưởng trong khu vc.

Ông Murphy nói rằng không nên đ Trung Quc đi lc gây nh hưởng các quyết đnh ngoi giao.

"Trung Quốc đang âm mưu gim các quan h ngoi giao ca Đài Loan trong khu vc và đó là mt kiu hành đng mnh tay", ông phát biu. "Điu đó gây ra căng thng bng cách thay đi hin trng và dn đến kh năng xung đt".

Thủ tướng Quần đo Solomon, Rick Hou, ha s xem xét li quan h ca nước ông vi Đài Loan trước khi ông đ mt quyn lc trong cuc bu c hi tháng ri. Tuy nhiên, chuyn quan h sang Bc Kinh, th trường xut khu ln nht ca Solomon, vn là vn đ đang được xem xét.

Ông Murphy nói rằng Hoa Kỳ ‘có quan h ngoi giao mnh m’ vi Solomon và đã chúc mng tân Th tướng Manasseh Sogavare.

Ông từ chi cho biết liu ông có bàn bc vi gii chc Úc v quan ngi ca mt s phân tích gia an ninh rng Bc Kinh đang mun xây dựng mt căn c quân s nước sâu đâu đó Thái Bình Dương hay không.

Việc Trung Quc quân s hóa Thái Bình Dương cũng s gây bt n như vic h quân s hóa các hòn đo tranh chp Bin Đông, ông nói.

"Sự hin din quân s ngày càng ln bt c nơi đâu trong khu vực ca mt quc gia như Trung Quc vn không hành đng trên cơ s lut l hay tuân th các chun mc quc tế là mt vn đ gây quan ngi", Murphy nói.

"Chúng tôi có rất nhiu li ích quc gia trong khu vc vn được xây dng da trên t do thương mại, t do hàng hi và t do bay trên vùng tri. Chúng tôi có nhng đi tác ch cht và vic thiết lp s hin din quân s đó tht s là rt phin toái".

Ông Murphy dự kiến s bay đến nước láng ging gn nht ca Úc là Papua New Guinea vào ngày 25/5. Th tướng nước này Peter O’Neill ng h đòi hi ch quyn ca Bc Kinh Bin Đông.

Mỹ và Úc cam kết xây dng li mt căn c hi quân đo Manus ca Papua New Guinea.

Khi Úc và Papua New Guinea công bố kế hoch nâng cp căn c này hi tháng 10, Trung Quc lưu ý c hai nước cn t b tư duy Chiến tranh Lnh.

"Các đảo quc Thái Bình Dương không nên là phm vi nh hưởng ca bt c nước nào", phát ngôn nhân B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng phát biu vào lúc đó.

********************

Trump thúc Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Mỹ, chỉ trích lợi thế thương mại (VOA, 25/05/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Bảy thúc giục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đầu tư vào Mỹ trong khi ông chỉ trích Nhật Bản có "lợi thế lớn" về thương mại mà các nhà đàm phán đang cố gắng cân đối trong một thỏa thuận song phương.

japan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự một sự kiện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cùng với Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản William Hagerty ở Tokyo, ngày 25 tháng 5, 2019.

Ông Trump đến Nhật Bản vào ngày thứ Bảy trong một chuyến thăm cấp nhà nước phần lớn mang tính hình thức nhằm nêu bật mối quan hệ thân thiết giữa hai nước đồng minh dù có một số vấn đề trong quan hệ thương mại.

Ngay sau khi được chào đón trên thảm đỏ tại sân bay, ông Trump dự tiệc chiêu đãi tại dinh thự của Đại sứ Hoa Kỳ William Hagerty mà Nhà Trắng cho biết bao gồm giám đốc điều hành các doanh nghiệp Nhật Bản từ Toyota, Nissan, Honda, SoftBank và Rakuten.

Ông Trump nói với các quan chức của các công ty rằng chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để đầu tư vào Mỹ và nhắc lại lời than phiền rằng các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã cản trở tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt được tiềm năng trọn vẹn.

Với các cuộc đàm phán thương mại đang tiếp diễn, ông Trump cũng chỉ trích nước chủ nhà và nói ông muốn có một thỏa thuận để giải quyết sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

"Nhật Bản đã có lợi thế đáng kể từ nhiều năm qua, nhưng không sao, có lẽ đó là lí do vì sao các bạn thích chúng tôi đến vậy", ông nói.

"Với thỏa thuận này, chúng tôi hi vọng sẽ giải quyết được sự mất cân bằng thương mại, xóa bỏ những rào cản đối với hàng xuất khẩu của Mỹ và đảm bảo sự công bằng và đối ứng trong mối quan hệ của chúng ta", ông Trump nói.

Thương mại là một trong những vấn đề mang dấu ấn của ông Trump, và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Mỹ là một đặc trưng trong các chuyến đi nước ngoài của ông.

Ông Trump sẽ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào Chủ nhật và chơi golf, xem một giải đấu sumo và dùng bữa tối riêng tư.

Hai nhà lãnh đạo có mối quan hệ nồng ấm, điều mà ông Abe muốn nhấn mạnh giữa lúc Washington đang cân nhắc thuế quan đối với xe hơi xuất khẩu của Nhật Bản mà chính quyền Trump coi là mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm năng.

Published in Châu Á

Người Việt ‘ngấm đòn’ hay ‘vỗ tay’ khi thấy Mỹ ‘đánh’ Huawei ? (VOA, 21/05/2019)

Nhiều người Vit Nam s dng đin thoi, máy tính ca Huawei thy "sc" v tin Google s không cho hãng ca Trung Quc tiếp cn vi các dch v phn cng, phn mm ca hãng M, báo chí Vit Nam cho hay hôm 20/5. Trong khi đó, trên mng xã hi, nhiu người khác tỏ ra hoan h v "đòn him" t phía M.

huawei1

Một ca hàng có bán đin thoi Huawei Vit Nam

Google tuyên bố vi báo gii quc tế hôm 20/5 rng h s hn chế vic Huawei được tiếp cn h điu hành Android và các phn mm ng dng sau khi chính quyn ca Tng thng Trump đưa hãng công ngh ca Trung Quc vào danh sách đen.

Động thái này được gii phân tích xem như mt cú đánh mnh vào Huawei khi hãng đang nhm mc tiêu tr thành thương hiu điu thoi di đng hàng đu vào năm 2020.

Hồi tun trước, chính quyn ông Trump đã cm các công ty M bán hàng cho Huawei nếu không có giy phép ca chính ph M, mt bước leo thang đáng k trong cuc chiến thương mi M-Trung.

Diễn biến mi nht gia hai hãng Google, Huawei có tác đng tc thì đến th trường Vit Nam. Các báo hay trang tin như Tui Tr, VnExpress loan tin "nhiều người Vit mun thanh lý đin thoi Huawei sau lnh cm ca M" và "đin thoi Huawei Vit Nam b tr giá bèo bt".

Các báo trong nước tường thut rng các din đàn trên mng ca nhng người dùng smartphone Huawei ở Việt Nam, vi hơn 20.000 thành viên, đang th hin s "hoang mang", "lo lng", "bt an" v sn phm h đang dùng vì chúng có nguy cơ "biến thành cc gch".

Cùng lúc, những li rao bán đin thoi Huawei "liên tiếp xut hin" trên các din đàn này. Mt bn tin của Tui Tr viết rng "nhiu người tranh th ép giá", và đưa ra dn chng v mt người rao bán đin thoi Huawei P30 Pro "mi đp, không try xước, bo hành đến tháng 4/2021" có giá mua ban đu gn 23 triu đng, nhưng nay ch được mt s người tr giá "5 triệu, 2 triu hay... 500 ngàn đng".

Một doanh nhân tng buôn bán đin thoi di đng s lượng ln Vit Nam trong 20 năm qua nhn đnh vi VOA rng đòn đánh ca Google s dn đến nhng h qu đáng k đi vi Huawei Vit Nam. Doanh nhân h Ngô, không muốn nêu danh tính đy đ, nói vi VOA :

"Bắt đu t bây gi Huawei s bán rt là chm. Google không cho s dng phn mm ca h na, ch s dng phn mm m, thì Huawei đã thua ri. Vit Nam thì không thích Trung Quc, đy là tâm lý chung, thì rõ ràng M cnh tranh thương mi vi Trung Quc thì chc chn là Vit Nam không nói ra nhưng rõ ràng là Vit Nam thích thú. Tôi nghĩ rng th phn Huawei chc chn s gim sút. Khó khăn luôn và kh năng là khó bán Vit Nam".

Theo doanh nhân này, các nhà phân phối chủ cht s b nh hưởng là chính, bao gm Thế Gii Di Đng, Viettel, Vinaphone, Mobiphone và các chui ca hàng ln. Vi kinh nghim ca mình, ông d báo các nhà phân phi s không b thit hi nhiu và chuyn sang bán các loi đin thoi di đng khác của Trung Quốc, như Oppo chng hn.

huawei2

Huawei có tham vọng tr thành thương hiu đin thoi di đng hàng đu vào năm 2020

Chuyên trang ICT News của báo mng VietnamNet cho biết th phn smartphone ca Huawei ti Vit Nam hin nay "vào khong 5%". Riêng ti Thế Gii Di Đng, chui bán l ln nht trong nước, "Huawei đang đng th tư v doanh s, sau Samsung, Oppo, Apple", vn theo chuyên trang này.

Trong khi đó, trên nhiều trang cá nhân và din đàn "Bàn lun v Kinh tế-Chính tr", xut hin hàng trăm li bình lun th hin thái đ h hê khi Huawei đi mt vi nhng nguy cơ t phía M. Mt s người cho rng s vic đang din ra cho thy Huawei "không có gì ghê gớm, ch làm được phn cng, còn phn mm vn ph thuc vào phe tư bn". Mt s người khác nhn xét Trung Quc "vn còn non và xanh lm".

Facebooker Mạnh Kim, mt nhà báo có lượng người theo dõi đông đo, viết trên trang cá nhân rng "Ch những sự kin như v Google ‘làm khó’ Huawei mi thy nn kinh tế nào mi tht s là ngun dưỡng khí cho các nn kinh tế l thuc".

Ông Mạnh Kinh khng đnh s kin này "không ch cho thy sc mnh" mà còn cho thy s khác bit v "giá tr" gia Trung Quc và Mỹ.

Về lý do nhiu người Vit phn chn khi theo dõi cuc đu liên quan đến Huawei và trên bình din rng hơn là cuc chiến thương mi M-Trung, doanh nhân kỳ cu h Ngô trong lĩnh vc buôn bán đin thoi di đng nói vi VOA :

"Nói chung lần này là đòn đánh mnh vào Trung Quc. Mà Vit Nam vi Trung Quc tht ra là bng mt nhưng không bao gi bng lòng, nên cái chuyn này chc chn là mi người [Vit Nam] v tay, tt nhiên là v tay ngm thôi".

Cách đây 3 tháng, trả li phng vn vi tp chí Nht Nikkei Asian Review, ông Fine Fan, Giám đc điu hành Huawei-Vit Nam, đơn v thành viên ca Huawei Technologies, nói : "Chúng tôi t tin v trin vng m rng kinh doanh Vit Nam".

Tin tức khi đó cho hay hãng Trung Quc này "t tin sẽ thắng thu" cung cp thiết b và xây dng mng lưới 5G Vit Nam. Cùng thi gian, mt kho sát ca t Kinh tế Sài gòn cho thy có đến 95% đc gi không mun Huawei thng thu 5G ti Vit Nam.

Giờ đây, sau nhng đng thái cng rn t phía chính ph MGoogle đối vi Huawei, doanh nhân h Ngô đưa ra nhn đnh vi VOA rng chính ph Vit Nam s lo ngi v vic s dng công ngh ca Huawei nói riêng và Trung Quc nói chung vào h tng vin thông Vit Nam. "Các hãng Trung Quc trong tương lai rt d b M x lý như v Huawei ln này", ông nói.

Tin tức cp nht vào cui bui chiu ngày 21/5, gi Vit Nam, cho hay B Thương mi M gia hn 90 ngày đ các hãng đin thoi di đng và nhà cung cp internet băng thông rng làm vic vi Huawei nhm duy trì các mng hiện có và bo v người s dng khi các nguy cơ an ninh.

Việc gia hn này cho phép Google gi các bn cp nht phn mm đến các máy đin thoi Huawei s dng h điu hành Android t nay cho đến ngày 19/8.

*****************

Nhà sáng lập Huawei nói Mỹ đánh giá thấp sức mạnh hãng này (BBC, 21/05/2019)

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn kiên quyết chống lại các động thái của Hoa Kỳ chống lại công ty của ông, nói rằng Hoa Kỳ "đánh giá thấp" khả năng của Huawei.

huawei3

Huawei triển khai mạng kinh doanh rộng trên khắp thế giới

Phát biểu với truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Nhậm đã hạ thấp tác động của các phát biểu gần đây của Mỹ và nói rằng không ai có thể bắt kịp công nghệ 5G của Huawai trong tương lai gần.

Tuần trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách các công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.

Động thái này đánh dấu sự leo thang trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn công ty của Trung Quốc.

"Cách làm hiện nay của các chính trị gia Hoa Kỳ đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi", ông Nhậm được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói.

huawei4

Ông Nhậm Chính Phi tỏ ra tự hào về năng lực công nghệ của Huawei

Huawei phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm của hãng này trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.

Quyết định của Hoa Kỳ đưa Huawei vào "danh sách thực thể" hay các công ty, tổ chức chịu chế tài đã thành tâm điểm chú ý vào thứ Hai, 20/5/2019 sau khi Google cấm nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc khỏi một số cập nhật cho hệ điều hành Android.

Giấy phép tạm thời

Tiếp đó, cùng ngày thứ Hai, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấp giấy phép tạm thời cho phép một số công ty tiếp tục hỗ trợ các thiết bị và mạng Huawei hiện có.

Hoa Kỳ nói việc sẽ cấp giấy phép thời hạn 90 ngày "cho phép người dùng điện thoại di động của Huawei tiếp tục các hoạt động hiện có cùng với mạng băng thông rộng nông thôn", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.

huawei5

Điện thoại Huawei đã có tăng trưởng doanh số khá tốt trước khi hãng này gặp những vấn đề chế tài và ngăn chặn từ Mỹ

Trong một diễn biến khác, Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh đã ra khuyến cáo với người sở hữu điện thoại Huawei trên trang web của cơ quan này.

Trung tâm an ninh cho biết giấy phép có nghĩa là khách hàng của Huawei có thể "cập nhật thiết bị cầm tay của họ như bình thường" và nói thêm rằng Trung tâm đang tiếp tục đánh giá tình hình và lên kế hoạch cung cấp lời khuyên trong tương lai cho người sử dụng.

Tuy nhiên, ông Nhậm đã hạ thấp tầm quan trọng của động thái này, nói rằng Huawei đã chuẩn bị trước những chế tài, hạn chế của Mỹ.

Hãng công nghệ của Trung Quốc đã ở tâm điểm của cuộc tranh đấu quyền lực Mỹ-Trung trong suốt nhiều tháng.

Khách hàng của Huawei đang lo lắng về ý nghĩa của những động thái quốc tế đối với các sản phẩm của hãng này, trong khi những tác động này đối với Huawei cũng có thể là đáng kể.

**********************

Hoa Vi lao đao với đòn công nghệ cao của Washington (RFI, 21/05/2019)

Trong lúc các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục bế tắc từ hàng tháng qua, Nhà Trắng dùng đòn công nghệ cao tấn công vào Hoa Vi. Đại tập đoàn viễn thông Trung Quốc có thể sẽ còn khốn đốn vì bị nhắm trúng điểm yếu là sự lệ thuộc vào công nghệ Mỹ.

huawei6

Google thông báo ngưng cung cấp phần mềm ứng dụng cho Hoa Vi. Reuters/Marko Djurica/Illustration

Trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung, chiến trường công nghệ cao được Washington khai hỏa, khi hôm 15/5 tổng thống Trump ký sắc lệnh đưa Hoa Vi vào danh sách các công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Tập đoàn truyền thông hàng đầu Trung Quốc, nhà sản xuất điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới và đang đi đầu trong việc triển khai mạng truyền dẫn dữ liệu 5G, bị cấm mua các thiết bị, linh kiện, phần mềm viễn thông Mỹ.

Giới quan sát nhận định, bằng cách khóa cửa không cho Hoa Vi tiếp cận công nghệ Mỹ, tổng thống Donald Trump đã nhắm vào gót chân Achille của người khổng lồ Trung Quốc. Đây sẽ là một đòn đánh mạnh gây choáng váng cho tập đoàn Hoa Vi, vốn dĩ lớn mạnh được là nhờ vào công nghệ Mỹ, đặc biệt là các chíp điện tử và phần mềm. Nếu Hoa Vi bị cắt hoàn toàn nguồn công nghệ Mỹ, đó sẽ là điều tồi tệ nhất, đe dọa sự tồn vong của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, theo nhận định của văn phòng tư vấn Eurasia Group. Hoa Vi có thể sẽ không giữ được hình hài như hiện nay nữa.

Hệ quả đòn tấn công của Washington là việc Google thông báo cắt cầu với Hoa Vi, trong khi mà sản phẩm của công ty Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào hệ điều hành Android do công ty Mỹ làm chủ.

Không có Android, Hoa Vi làm sao có thể thuyết phục được khách hàng mua các điện thoại di động không có các ứng dựng Gmail, Youtube hay ứng dụng bản đồ Maps. Đó mới chỉ là vài ứng dựng cơ bản không thể thiếu ở các máy điện thoại thông minh ngày nay. Giáo sư Ryan Whalen, thuộc Trung Tâm Công nghệ Đại học Hồng Kông, khẳng định đây là đòn đánh mạnh vào mảng điện thoại di động của Hoa Vi.

Về phần mình, Hoa Vi quả quyết đã chuẩn bị hệ điều hành riêng. Hiện chỉ có hai hệ điều hành thống trị thế giới điện thoại thông minh : Android chiếm tới 75% thiết bị, còn lại là iOS, độc quyền của Apple. Khó có thể tạo ra được một phần mềm mới nào để thay thế. Những tên tuổi lớn như Nokia, Blackberry và Microsoff đã từng thử và đều thất bại.

Về mảng công nghệ truyền dẫn dữ liệu, không thể phủ nhận Hoa Vi đã đi đầu trong lĩnh vực thiết bị mạng 5G. Nhưng ở đây Hoa Vi không phải không có điểm yếu. Mỗi năm công ty phải chi 67 tỷ đô la mua thiết bị, trong đó 11 tỉ chi cho các nhà cung cấp thiết bị Mỹ. 

Tuy nhiên, một loạt công ty Mỹ trong lĩnh vực này như Qualcomm, Qorvo và Texas Instrument đã tạm ngừng cung cấp thiết bị cho Hoa Vi. Nhà chế tạo phần mềm Oracle và Microsoft cũng làm ăn nhỏ giọt với vị khách hàng lớn Trung Quốc này. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo những yếu tố như vậy có thể làm tổn hại tham vọng của Hoa Vi trong lĩnh vực 5G,

Trước các đòn tấn công cấp tập của Washington, Hoa Vi vẫn phải tỏ ra tự tin, sẵn sàng chấp nhận thách thức, bảo đảm rằng công ty đã chuẩn bị được giải pháp thay thế, phần mềm, linh kiện Mỹ… Nhưng điều này khó thuyết phục được các chuyên gia của Eurasia. Văn phòng tư vấn này nhấn mạnh : "Hoa Vi không thể tích trữ phần mềm và công ty không có cơ hội sống sót lâu dài nếu không tiếp cận dây chuyền cung ứng của thế giới.ʺ

Để cưỡng lại cuộc tấn công của Washington, Hoa Vi chỉ có thể nhắm tới sự ủng hộ của các nước Châu Âu. Nhưng trong trường hợp Washington gây áp lực mạnh thì, "sẽ rất khó mà Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục hợp tác với Hoa Vi", giám đốc văn phòng tư vấn của Bỉ Grueguel, ông Guntram Wolff cảnh báo.

Có thể nói số phận của tập đoàn Trung Quốc giờ phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ thực sự của tổng thống Mỹ, hiện đang dùng Hoa Vi như là con tốt trong ván cờ thương mại với Trung Quốc.

Anh Vũ

******************

Washington tạm hoãn một phần lệnh cấm Hoa Vi (RFI, 21/05/2019)

Chưa đầy một tuần sau khi xếp Hoa Vi vào danh sách đen, chủ yếu vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền Donald Trump hôm qua, 20/05/2019, đã quyết định tạm hoãn 3 tháng cho một phần lệnh cấm đối với tập đoàn viễn thông số 1 Trung Quốc.

huawei7

Washington tạm hoãn thi hành lệnh cấm đối với Hoa Vi trong vòng ba tháng.© Reuters/Dado Ruvic

Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép Hoa Vi được mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho hệ thống mạng hiện có, theo Reuters. Công ty Trung Quốc cũng được phép tiếp cận các bản cập nhật cho thiết bị di động của Hoa Vi hiện bán tại thị trường Mỹ.

Hôm 15/05, tổng thống Donald Trump đã xếp công ty viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen những công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Theo đó, Hoa Vi bị cấm mua các linh kiện của các công ty Mỹ, nếu không được chính phủ cho phép. Trong khi đó các kiểu điện thoại di động của Hoa Vi đều có các linh kiện và phần mềm Mỹ.

Chính quyền Washington không hủy trừng phạt mà chỉ tạm hoãn áp dụng một phần lệnh cấm trong vòng 90 ngày để tập đoàn Trung Quốc và các đối tác thương mại Mỹ có thời gian thích ứng. Bộ Thương Mại Mỹ cũng cho biết sẽ nghiên cứu khả năng kéo dài hay không thời hạn tạm hoãn trên.

Ngày 19/05, Google tuyên bố "tuân thủ sắc lệnh và đang xem xét các vấn đề liên quan", đồng thời cho biết sẽ ngừng cho phép Hoa Vi sử dụng phần mềm Android, nền tảng hoạt động của điện thoại di động.

Các biện pháp cấm vận Hoa Vi đã gây ngay hệ quả đối với nhiều doanh nghiệp Mỹ trên thị trường tài chính. Cổ phiếu của Google mất 2% tại Wall Street. Các nhà chế tạo bán dẫn và bộ vi xử lý như Qualcomm mất 6%, Intel mất 3% tài sản.

Hoa Vi sẵn sàng đương đầu với thách thức Mỹ

Về phía tập đoàn Trung Quốc, nhà sáng lập Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi hôm nay tuyên bố tập đoàn đã chuẩn bị trước để đương đầu với lệnh cấm của Nhà Trắng, đồng thời cho rằng "Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp công ty của ông".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Thời hạn 90 ngày là vô nghĩa với chúng tôi. Chúng tôi không cần phải có thêm 3 tháng làm gì, chúng tôi đã sẵn sàng", người sáng lập Hoa Vi sáng nay (21/5) nhấn mạnh.

Đòn bí mật của Hoa Vi đối phó với lệnh cấm của Mỹ có thể đó sẽ là hệ điều hành thay thế Android, có tên là "Hồng Mông - Hong Meng", theo tiết lộ của Viện nghiên cứu công nghệ cao của tập đoàn trên We Chat.

Hệ điều hành có tên gọi mượn từ trong kinh sách của Lão Tử này đã "sẵn sàng", ông Dư Thừa Đông, tổng giám đốc mảng điện thoại thông minh của Hoa Vi, hôm nay khẳng định trên nhật báo Tin tức Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo tại trụ sở của tập đoàn ở Thẩm Quyến, nhà sáng lập đồng thời là tổng giám đốc Hoa Vi đã gửi lời cảm ơn đến 5000 nhân viên được huy động trong kỳ nghỉ Tết hồi tháng Hai vừa qua để chuẩn bị đối phó với các biện pháp của Washington giờ đây.

Ông cũng gửi lời cảm ơn đến những công ty Mỹ đã "góp phần vào sự phát triển của Hoa Vi", cố gắng "thuyết phục chính phủ Mỹ không sử dụng trừng phạt". Phát biểu trên ám chỉ đến các nhà chế tạo linh kiện bán dẫn Mỹ, mà các thiết bị viễn thông 5G của Hoa Vi phải cần tới. Các công ty đó đóng trụ sở tại Mỹ nhiều năm qua đã cộng tác với tập đoàn Trung Quốc".

Anh Vũ

*******************

Google ngừng cung cấp dịch vụ phần mềm cho Hoa Vi (RFI, 20/05/2019)

Hôm 19/05/2019, tập đoàn Mỹ Google cho biết sẽ chấm dứt cung cấp phần mềm ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật cho Hoa Vi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc vừa bị Washington đưa vào danh sách đen bị cấm các hoạt động thương mại tại Mỹ.

huawei8

Trụ sở tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/03/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo hãng tin Reuters, Google quyết định đình chỉ cấp phép sử dụng cũng như các thỏa thuận chia sẻ với Hoa Vi các sản phẩm phần mềm.

Như vậy công ty Trung Quốc sẽ mất quyền sử dụng hệ điều hành Android dùng cho điện thoại di động. Đồng thời các mẫu điện thoại thông minh mới của Hoa Vi sẽ không được cài đặt các ứng dụng và dịch vụ trong kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail hay YouTube. Tuy nhiên Hoa Vi vẫn có quyền truy cập vào các dịch vụ nguồn mở của nền tảng Android ( AOSP).

Theo nguồn tin của Reuters, các chi tiết về các dịch vụ liên quan vẫn đang được thảo luận trong nội bộ Google. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 2,5 tỉ thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Quyết định của tập đoàn Mỹ không tác động nhiều tại Trung Quốc vì phần lớn các ứng dụng cho điện thoại di động của Google đã bị cấm. Nhưng thị trường lớn thứ hai của Hoa Vi là Châu Âu có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi quyết định của Google.

Hành động của Google diễn ra vào thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng cao độ. Vào tuần trước, tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm các tập đoàn Mỹ làm ăn buôn bán trong lĩnh vực viễn thông với các công ty ngoại quốc bị cho là có khả năng gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia, trong đó có Hoa Vi. Cuối tuần qua, bộ Thương Mại Mỹ thông báo có thể sẽ rút bớt một số giới hạn với tập đoàn viễn thông Trung Quốc bằng cách cấp phép tạm thời để "không làm gián đoạn các hoạt động và trang thiết bị của hệ thống mạng hiện có".

Công việc kinh doanh của Hoa Vi đang phát triển. Quý một năm nay, điện thoại thông minh Hoa Vi chiếm 19% thị phần thế giới, vượt lên trên nhãn hiệu Apple, chỉ xếp sau Samsung của Hàn Quốc. Hoa Vi hiện đang dẫn đầu trong công nghệ mạng truyền dẫn tín hiệu 5G.

Sau ZTE, một công ty viễn thông khác củaTrung Quốc, Hoa Vi từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump vì bị nghi ngờ có hoạt động gián điệp phục vụ chính quyền Bắc Kinh.

Một diễn biến khác của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox New hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nhiều công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Châu Á khác vì quyết định của Mỹ áp thuế mới đối với hàng Trung Quốc. Ông Trump cũng khẳng định không thể có thỏa thuận 50-50 với Bắc Kinh mà phần hơn phải nghiêng về Mỹ do cách hành xử buôn bán của Trung Quốc.

Anh Vũ

*****************

Điện thoại Huawei của Trung Quốc bị trả giá ‘bèo bọt’ ở Việt Nam (Người Việt, 20/05/2019)

Hàng loạt người tại Việt Nam đã rao bán điện thoại Huawei của Trung Quốc chỉ sau vài giờ có thông tin Google và 3 nhà cung cấp chip nổi tiếng gồm Intel, Qualcomm, Broadcom thông báo ngưng hợp tác với hãng này.

huawei9

Quầy trưng bày điện thoại Huawei thưa thớt khách. (Hình : Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ cho hay như vậy, và cho biết thêm : "Ngoài rao bán, khá nhiều người còn tới tận các cửa hàng để hỏi thông tin dừng hợp tác với Huawei có ảnh hưởng đến điện thoại hiện tại đang sử dụng không, có sử dụng được Gmail, Google…"

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một người tên Thái Cường (30 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) thở phào nhẹ nhõm và cho biết cảm thấy hên vì mới bán chiếc thoại Huawei 3i vào tuần trước.

"Điện thoại này giá mới gần 6 triệu, nhưng anh Cường mua máy cũ tại cửa hàng Thế Giới Di Động với giá gần 4 triệu. Sau khi dùng gần 2 tháng, anh bán lại với giá tròn 4 triệu, vẫn lời 140 ngàn".

"Nếu bán bây giờ giá có thể rất thấp vì người dùng e ngại, họ cảm thấy điện thoại không được hỗ trợ nữa nên không dám mua, nhiều khi không bán được luôn", anh Thái Cường cho hay.

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, "Hội người dùng Huawei & Honor Việt Nam có gần 20.000 thành viên và nhiều hội nhóm Huawei Việt Nam khác trên Facebook, tin rao bán điện thoại Huawei liên tiếp xuất hiện. Tin Huawei bị dừng hợp tác với các ‘ông lớn’ cũng được thảo luận sôi nổi".

"Nhiều người tranh thủ ép giá. Giá mua mới điện thoại này gần 23 triệu, nhưng có người vào trả 5 triệu, 2 triệu hay… 500 ngàn đồng để ‘mua về làm kỷ niệm.’ Trong khi đó, nhiều người lại tranh thủ chớp thời cơ để mua điện thoại Huawei giá rẻ, vì tin tưởng rằng Huawei sẽ sớm có cách giải quyết".

"Không ít người vẫn hoang mang, than thở vì mới mua và đang trả góp, nên hỏi han cách lấy lại tiền khi lỡ đặt cọc mua Huawei".

Báo Tuổi Trẻ ghi nhận, "Chiều 20 Tháng Năm, các quầy điện thoại Huawei ở nhiều cửa hàng chuyên bán điện thoại di động ở Sài Gòn khá vắng vẻ trong khi các quầy trưng bày những loại điện thoại khác vẫn được nhiều người lựa xem…" (KN)

*****************

Huawei : những nước nào chặn công nghệ 5G của công ty Trung Quốc ? (BBC, 20/05/2019)

Quyết định của Mỹ cấm các công ty của mình sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài với lý do về rủi ro bảo mật là loạt đạn mới nhất dường như nhắm vào hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.

huawei10

Chưa có quyết định trên toàn Châu Âu về việc dùng công nghệ 5G của Huawei.

Hoa Kỳ đã đi đầu trong nỗ lực hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng di động 5G, với lý do các vấn đề bảo mật nghiêm trọng.

Huawei hiện đang phải đối mặt với sự phản pháo từ các chính phủ khác về nguy cơ công nghệ của hãng này có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.

Vậy những quốc gia nào khác đang chặn công nghệ 5G của Huawei và nước nào cho phép hoạt động ?

Đây là công nghệ mới, trong giai đoạn mới bắt đầu triển khai và nhiều quốc gia vẫn đang quyết định vai trò Huawei nên đóng, nếu có.

Nhưng Huawei cho biết họ hiện đã ký hơn 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Á.

Năm con mắt

Úc đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, ZTE, vào năm ngoái khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia cho các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.

New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, nhưng vẫn chưa loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.

Hai quốc gia này, cùng với Vương quốc Anh và Canada, tạo nên cái gọi là mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (Năm mắt) cũng với Hoa Kỳ.

Vương quốc Anh vẫn đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G "không cốt lõi", chẳng hạn như cột ăng ten.

Hoa Kỳ đã chính thức chặn tất cả sự tham gia của Huawei vào mạng 5G.

huawei11

Nam Hàn đã có mạng 5G toàn quốc

Chưa có quyết định trên toàn Châu Âu

Cho đến nay, chưa có quốc gia Châu Âu nào chính thức chặn Huawei và phần lớn các hợp đồng 5G toàn cầu hiện tại của công ty là với các công ty hoạt động ở Châu Âu.

EU vào tháng Ba đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ vào cuối tháng Sáu và báo cáo kết quả của họ cho Ủy hội EU.

Bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Đức đã chống lại lệnh cấm và Pháp không nói họ có kế hoạch theo một đường lối cứng rắn chống lại công ty này.

Công ty viễn thông lớn nhất của Hà Lan, KPN, đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng 5G "cốt lõi" của mình, nhưng họ có thể cung cấp các thiết bị khác được coi là ít nhạy cảm hơn.

Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định sử dụng thiết bị Huawei vào cuối tháng Sáu.

Đường vào Châu Á

Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào tháng trước và một trong ba nhà mạng của họ đã sử dụng thiết bị 5G do Huawei cung cấp.

Các thử nghiệm 5G dự kiến sẽ được thực hiện tại Ấn Độ vào cuối năm nay với Huawei là một trong những công ty được mời tham gia.

Tuy nhiên, có tin rằng Ấn Độ có thể hạn chế sự tham gia của Huawei vào việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G.

huawei12

Huawei tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua.

Malaysia đã nói rõ rằng Huawei có thể tham gia phát triển mạng 5G, với thủ tướng đến thăm văn phòng của công ty tại Bắc Kinh vào tháng Tư.

Tại Indonesia, bộ trưởng viễn thông nước này cho biết hồi đầu năm nay rằng họ không thể "hoang tưởng" khi sử dụng công nghệ Huawei.

Tại Thái Lan, Huawei đã triển khai dự án thử nghiệm 5G.

Việt Nam, nơi đang phát triển mạng 5G, đã không nói họ chính thức cấm Huawei, mặc dù Viettel, một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất hiện đang sử dụng công nghệ của Ericsson.

Nhật Bản đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei cho 5G vì lo ngại bảo mật, mặc dù như ở các quốc gia khác, thiết bị Huawei là một phần của mạng 4G hiện có.

Sự tăng trưởng của 5G có thể sẽ dẫn đến các cơ hội khác cho Huawei trên toàn thế giới.

Công ty cho biết họ đã có 10 hợp đồng 5G được ký ở Trung Đông.

Châu Phi đã không đi đầu trong việc áp dụng 5G sớm, nhưng các nền kinh tế tiên tiến hơn tại Châu lục này sẽ là các thị trường có khả năng khá màu mỡ.

Ví dụ, tại Nam Phi, Huawei đã tuyên bố tham gia vào mạng 5G thương mại ở Johannesburg với nhà cung cấp dữ liệu di động, Rain.

Theo một cơ quan quản lý toàn ngành, đã có hơn 200 nhà khai thác tại 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới hình thức này hay hình thức khác vào tháng Ba năm nay.

Published in Quốc tế

Trong tuần lễ vừa qua, ông Donald Trump đã sử dụng một chiến thuật tởm lợm trong chiến dịch tranh cử của ông vào năm 2020.

Trump cho thấy sẽ dùng quyền lực tổng thống của mình để quấy rối, hạ nhục các đối thủ chính trị bằng cách tạo ra một dư luận tồi tệ, xấu xa về những người này.

donald1

Tổng thống Donald Trump trong một cuộc biểu vận động ở Panama City Beach, Fla., vào tuần trước. Ảnh Doug Mills/The New York Times

Bằng phương thức này, Trump hi vọng sẽ khiến cho ít nhất một số cử tri tin rằng hầu hết các chính trị gia đều lem nhem, dơ bẩn về tài chánh hơn là nhận ra chính Trump mới là vị tổng thống tham nhũng nhất trong lịch sử nước Mỹ một thời gian rất dài.

Nói một cách cụ thể hơn, Trump cho biết sẽ yêu cầu bộ trưởng tư pháp William Barr – người do Trump bổ nhiệm – điều tra về các thỏa thuận giữa ông Joe Biden, người đang dự trù ra tranh cử tổng thống năm 2020 với Ukraine. Luật sư riêng của Trump, Rudy Giuliani đồng ý với Trump, cho biết muốn nhờ chính phủ Ukraine giúp đỡ trong việc điều tra.

Trên nguyên tắc, những việc điều tra này không có gì trái với pháp luật, tuy nhiên khi hành động như vậy, Trump đang tận dụng quyền lực của mình để tìm cách bôi nhọ, dánh phá đảng Dân Chủ.

Jonathan Chait bình luận hành động này trên Tạp Chí New York rằng : "Đây là việc chưa một tổng thống nào trong lịch sử Mỹ nghĩ tới sẽ hành động. Những quyền lực hành pháp đã bị một tổng thống tham nhũng lạm dụng và một đảng phái đã nhắm mắt làm ngơ cho sự lạm dụng đó vượt quá giới hạn một cách đáng sợ".

Một nữ đồng nghiệp của Chait, Maureen Dowd bày tỏ : "Một tổng thống hơn 2 năm dài cố gắng chống trả những nghi ngờ đã cấu kết với chính quyền ngoại bang giúp đỡ mình trong cuộc bầu cử, chỉ 3 tuần lễ sau khi (tạm) thoát nạn lại cho luật sư của mình tuyên bố sẽ liên minh với chính phủ ngoại quốc để xúc tiến, điều hành tranh cử năm 2020".

Nguyên nhân Trump sử dụng chiến thuật này nhằm đánh vào Joe Biden là do một câu chuyện xẩy ra khi Joe Biden còn là phó tổng thống cho Barack Obama. Vào năm 2014, Hunter Biden - con trai Joe Biden – bắt đầu làm việc trong ban chấp hành của một công ty của Ukraine do Mycola Zlochevsky - một chính trị gia có quá khứ rất phức tạp lãnh đạo.

Việc Hunter Biden cho biết cha đang là phó tổng thống cho Obama là một quyết định sai lầm tệ hại. Vào cùng thời điểm đó, Joe Biden đang cố gắng liên kết, làm việc với các nước Đông Âu, kể cả Ukraine để ngăn chận khả năng bành trướng của Nga trong khu vực.

Tờ New York Times và Bloomberg News vừa công khai nói về chuyện này. NY Times đặt vấn đề xung đột quyền lợi với Joe Biden và theo báo cáo của Bloomberg cho biết những câu hỏi đã được Joe Biden trả lời.

Theo sự khằng định của Erik Wemple báo Washington Post, rất khó theo giõi được chi tiết nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Joe Biden đã giúp đỡ con trai mình hoặc Zlochevsky.

Oliver Bullough tác giả một quyển sách mô tả về một vài nhân vật liên hệ nói với Washington Post : "Khi các nhà báo đi tìm ngọn lửa sau đám khói mù về câu chuyện Biden-Ukraine, họ gọi điện thoại cho tôi để hỏi tôi nghĩ gì về chuyện này? Nhiều người muốn nhận được câu trả lời rằng có một sự cấu kết nào đó nhưng tôi đã nói cho họ biết rằng không có chuyện đó".

Mặc dầu vậy, câu chuyện vẫn trở nên vẩn đục khiến cho Joe Biden bị nghi ngờ. Đó chính là điều mà Trump và liên minh ma quỷ của Trump mong muốn. Trump đã áp dụng chiến thuật này trong lần tranh cử năm 2016 khiến cho Hillary Clinton, xuất hiện dưới mắt nhiều cử tri là một ứng cử viên tham nhũng, tồi bại. Chính Hunter Biden và Hillary đã nhẹ dạ, vô tình giúp đỡ cho Trump thực hiện âm mưu.

Tuy nhiên giờ đây mọi chuyện mới trở nên thật sự đen tối và nguy hiểm hơn. Trump hiện đang là tổng thống với đầy đủ quyền lực để có thể uy hiếp, lèo lái, ép buộc, dụ dỗ người khác tham dự vào trò chơi.

Các nhân viên liên bang, những người làm việc cho Trump hoặc các giới chức ngoại quốc có liên hệ mật thiết với Mỹ, không muốn bị chính quyền Trump ghét bỏ... có thể vì quyền lợi, địa vị sẽ tham gia chiến thuật đểu cáng của Trump.

Trong trường hợp này, tôi thật sự vui mừng về câu trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Ngày hôm qua viên thẩm phán tối cao Ukraine đã thông báo cho hãng tin Bloomberg biết là hoàn toàn không có điểm nào có thể nghi ngờ Biden đã có hành động sai trái.

Sự thật này chắc chắn không làm cho Giulinia và Sean Hanity hài lòng. Chắc chắn họ sẽ tìm cách đẩy câu chuyện Ukraine đi xa hơn. Trường hợp Joe Biden thua trong sự chọn lựa ứng cử viên đại diện đảng Dân Chủ, Trump và ban tham mưu của chiến dịch tranh cử sẽ tìm thấy những câu chuyện mờ ám về ứng cử viên sáng giá nhất.

David Leonhardt

Nguyên tác : Trump’s 2020 Dirty Tricks, The New York Times, 17/05/2019

Thạch Đạt Lang phỏng dịch, 19/05/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 12 mai 2019 10:07

Căn nhà bốn tầng

Chuyện vui cuối tuần

Căn nhà bốn tầng

Trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Củ Sâm hồi tháng hai năm 2019 có một câu chuyện được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay. Đó là chuyện ngài Đỗ Năm Trăm và tùy tùng viếng thăm tòa "biu đinh" 4 tầng - được xây dựng đối diện với lăng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những thành quả "tuyệt vời" của đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

tdl1

Đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ tới hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Phất phát âm theo tiếng Mỹ).

Cuộc thăm viếng tòa "biu đinh" của Đỗ Năm Trăm và phái đoàn do thủ tướng Phất (còn gọi là Phất đầu tàu) hướng dẫn đến nơi - sau khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm được chiêu đãi một bữa ăn thịnh soạn.

Bước vào tòa nhà, khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm còn đang trầm trồ khen ngợi về sự phong phú, "đẫm chất" văn hóa của tầng thứ nhất, nơi trưng bày như một nhà trẻ với các bàn học, ghế ngồi nhỏ nhắn, xinh đẹp đủ màu sắc, tràn ngập những đồ chơi, sách báo thiếu nhi với những hình ảnh của Lê Văn Tám, Kim Đồng... được vẽ lại theo trí nhớ của "sử ra" Trần Huy Liệu, Trăm chợt lên tiếng :

- Xin thủ tướng chỉ giùm cái toilet được không ạ ? Tôi... tôi muốn đi toilet !

Thủ tướng Phất ngạc nhiên, quay sang hỏi nhỏ người thông dịch đi bên cạnh :

- Toilet là cái cờ lờ mờ vờ gì ?

Thông dịch viên nói nhỏ vào tai Phất :

- Là cái nhà cầu ! Ngài tổng thống muốn đi tiêu, đi tiểu gì đó !

Thủ Tướng Phất lắc lắc cái đầu thường bị lệch nghiêng một bên :

- Tầng này không có toa-lét ! Nô toa-lét hia !

tdl22

Thủ tướng Phất biểu lộ sự hài lòng với cái đầu lệch nghiêng cố hữu

Đỗ Năm Trăm lộ vẻ ngạc nhiên hỏi tiếp :

- Xin thủ tướng cho biết ! Tầng này dành cho ai, giai cấp nào mà không có toilet ?

Thông dịch viên nói lại. Phất trả lời :

- Tầng này dành cho trẻ em, thiếu nhi Việt Nam, con cháu các lãnh đạo, giai cấp sẽ lãnh đạo đất nước mai sau. Dưới sự giáo dục ưu việt, tốt đẹp của chúng tôi, con cháu lãnh đạo thường tiêu, tiểu bậy bạ, ị đái ra đến đâu, chúng tôi hốt, dẹp đến đó nên không xây toa-lét làm gì cho tốn kém. Chúng tôi dành tiền đó để xây dựng đất nước, làm chuyện khác.

Trăm gật gật cái đầu, có vẻ đồng tình, cười nhìn Phất, tay phải nắm lại, giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất. Đoàn đi một vòng tầng thứ nhất rồi lên tầng thứ hai. Ở tầng này, đoàn thăm viếng trông thấy những tranh ảnh, những sa bàn, mẫu mã các máy móc, dụng cụ, thiết bị, công trình lạ mắt chưa từng có ai được nhìn thấy bao giờ.

tdl3

Trăm giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất.

Mọi người còn đang tò mò ngắm nghía, bàn tán, chỉ trỏ những vật trưng bày, Đỗ Năm Trăm lại lên tiếng :

- Xin ngài thủ tướng chỉ giùm cái toilet ! Tôi đau bụng quá !

Lần này chỉ nghe 2 chữ toilet, dù dốt đặc cán mai, Phất đã hiểu ngay, nên lắc đầu trả lời :

- Nô toa-lét hia !

Nghe câu trả lời của Phất, Trăm ôm bụng, mặt nhăn nhó nhưng cũng ráng hỏi thêm :

- Tầng này dành cho giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ?

Phất cười trả lời :

- Tầng này dành cho giai cấp công nhân, giai cấp nòng cốt, tiên tiến nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đây là giai cấp làm việc, chịu gian khổ, hi sinh nhiều nhất nhưng lương bổng, thu nhập ít nhất. Do đó họ ăn uống rất ít, ăn uống ít, làm việc nhiều, tiêu tiểu toàn ra hơi và khói. Vậy xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?

Nghe thông dịch viên nói lại, Trăm cười ha hả, quên cả đau bụng, vẻ mặt hài lòng, giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy. Đoàn đi tiếp lên tầng thứ ba.

tdl4

Trăm giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy.

Vừa bước qua cửa, họ Đỗ dáo dác nhìn quanh, ra vẻ tìm kiếm gì đó trong lúc cả đoàn đi theo quan sát, ngắm nhìn mấy trăm tờ báo sặc sỡ, từ Tuổi Không Già, (Nam) Thanh Niên, Người (mất) Lao Động đến (Vô) Pháp Luật, Phụ Nữ (về đêm), An Ninh Thủ Dâm... đếm không xuể. Hiểu ý Đỗ Năm Trăm, Phúc nói :

- Xin ngài tổng thống thông cảm, tầng này chúng tôi cũng không có toa-lét ! Đây là tầng…

Không để thông dịch viên nói hết câu, Trăm cắt ngang :

- Tầng này dành cho giai cấp phóng viên, ký giả báo chí, truyền thông... phải không ? Bọn này là bọn chuyên đưa tin giả, kẻ thù của nhân dân, truyền thông thổ tả, bọn Dâm Chủ... không cần xây toilet cho bọn chúng…

Phất gật đầu đồng tình :

- Đúng thế ! Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng tôi đã kiểm soát, sai khiến được bọn này ! Chúng tôi tạo cơ hội cho chúng nó kiếm ăn, làm tiền các doanh nghiệp,... cho chúng đấu đá, ỉa đái vào mồm nhau là xong, do đó không cần xây toa-lét.

tdl5

Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.

Loay hoay chỉ trỏ, bàn tán chừng ít phút, cả đoàn kéo nhau lên tầng cuối cùng. Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.

Từ thảm trải nền nhà, sa lông, bàn ghế, tranh ảnh trang trí trên tường đến màn cửa, đèn trần sáng chói, các đồ dùng như ly tách, chén đĩa bằng pha lê, sứ được bày biện trong các tủ kính đều là thứ đắt tiền, xa hoa... người dân ít có.

Trăm nghĩ, với sự sang trọng, tiện nghi... tầng này chắc chắn phải có toilet nên nói luôn :

- Thủ tướng làm ơn chỉ tôi toilet ở đâu ? Tôi đau bụng chịu hết nổi rồi !

Phất nghiêng đầu, nhún vai, 2 tay xòe ra như phân bua :

- Thưa tổng thống ! Xin ngài đừng phiền ! Tầng này cũng không có toa-lét.

Trăm nhăn mặt, ôm bụng rên rỉ :

- Tầng này dành cho giai cấp nào ? Sang trọng, đẹp đẽ như thế tại sao cũng không có toilet ?

Phất cười hãnh diện :

- Thưa ngài tổng thống ! Tầng này dành cho giai cấp lãnh đạo đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, các bộ trưởng, thứ trưởng, các tổng giám đốc, bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân, cán bộ công an... các cái.

Đỗ Năm Trăm vừa ôm bụng vừa rên nhưng cũng phều phào :

- Tại sao ? Tại sao dành cho những người quyền lực như thế lại không có toilet ?

Phất cười to, cái đầu bị nghiêng càng nghiêng hơn :

- Giai cấp lãnh đạo của đảng và chế độ cộng sản Việt Nam chúng tôi là giai cấp ăn trên, ngồi trước, sống sung sướng, xa hoa, hoang phí bằng tham nhũng, hối lộ... nhưng dân đen có dám phản đối đâu ? Chúng tôi có ị đái lên đầu dân thì chúng nó cũng chịu thôi, chẳng đứa nào dám phản kháng, có hành động chống đối... vì thế xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?

tdl6

Tất cả trang thiết bị hiện đại lẫn thiết kế mỹ thuật từ phòng họp, tới phòng làm việc của Thủ tướng, phó thủ tướng, phòng tiếp khách tới sảnh chờ, Trăm nhìn còn lác mắt vì sức chịu chơi của Thủ tướng Phất

Đỗ Năm Trăm nghe xong cười ha hả, hết cả đau bụng, vỗ vai Phất :

- Thủ Tướng nói đúng ! Có lẽ tôi cũng phải học theo ngài.

Thạch Đạt Lang

(12/05/2019)

Published in Diễn đàn

Tổng thng M Donald Trump ngày 26/4 loan báo vi Hip hi Súng trường Quc gia (NRA) s rút M ra khi mt hip ước võ khí quc tế ký năm 2013 bi Tng thng Barack Obama nhưng b NRA và các nhóm bo th khác phn đi.

nra1

Tổng thng Donald Trump giơ cao mt sc lnh khi loan báo M s rút ra khi Hip ước Buôn bán Võ khí.

Ông Trump nói ông định hy tư cách là mt bên ký kết ca M trong Hip ước Buôn bán Võ khí vn chưa bao gi được Thượng vin phê chun.

Ông gọi quyết đnh này là bo v ch quyn nước M. Hip ước quy đnh vic kinh doanh các võ khí truyn thng tr giá 70 tỷ đô la và tìm cách tránh đ võ khí rơi vào tay nhng k vi phm nhân quyn. NRA lâu nay phn đi Hip ước này vì cho rng Hip ước s gây phương hi đến quyn súng ng ni đa, điu mà chính quyn Obama bác b.

Hiệp ước cũng bao gm vic xut khu võ khí, từ các loi võ khí nh ti xe tăng, nhưng không liên quan đến vic mua bán võ khí ni đa.

Ông Trump nói Liên hiệp quc s sm nhn được thông báo chính thc ca vic M rút lui khi Hip ước Buôn bán Võ khí.

Phát ngôn nhân Liên hiệp quc, Stephane Dujarric, gọi Hip ước va k là thành tu bước ngot cho n lc đm bo trách nhim trong chuyn giao võ khí quc tế. Các gii chc Liên hip quc nói h không hay biết vic ông Trump tính chuyn rút M ra khi Hip ước.

Đại Hi đng Liên hip quc gm 193 nước thông qua Hip ước vào tháng tư năm 2013 và M, nhà xut khu võ khí hàng đu thế gii, biu quyết tán thành Hip ước dù NRA phn đi kch lit.

Tới nay, 101 nước chính thc tham gia Hip ước. Hai mươi chín nước khác, trong đó có M, ký kết nhưng chưa chính thc gia nhp.

Published in Quốc tế
samedi, 20 avril 2019 23:39

Báo cáo Mueller có gì lạ ?

Vài điều có thể bạn chưa biết ẩn trong báo cáo Mueller (VOA, 20/04/2019)

Báo cáo của Công t viên Đc bit Robert Mueller tp trung vào các câu hi ct yếu v vic liu ban vn đng tranh c ca Tng thng Donald Trump có thông đồng vi Nga hay không và liu tng thng có tìm cách cn tr cuc điu tra mt cách bt hp pháp hay không.

baocao1

Báo cáo Mueller - Ảnh minh họa

Nhưng n trong tài liu dài 450 trang này là nhng mu chuyn sinh đng và nhng tiết l có ý nghĩa v mt dàn nhng nhân vt gây tò mò vướng vào cuc điu tra ca ông Mueller.

Dưới đây là mt s người :

Cuộc truy lùng email

Ngay cả khi người Nga xâm nhp các tài khon email ca Đng Dân ch, mt nhóm người M cũng t mình thc hin mt n lc song song : truy lùng hàng chc ngàn email bị xóa khi máy ch email cá nhân ca Hillary Clinton.

Việc này đã tr thành mt nim đam mê đi vi ông Trump, người đã yêu cu nhiu người xung quanh chiến dch tranh c tìm kiếm các email b mt.

Trong số đó có Michael Flynn, c vn an ninh quc gia tương lai ca ông Trump. Ông Flynn tranh th s giúp đ ca mt cu nhân viên Thượng vin tên là Barbara Ledeen và Peter Smith, mt c vn đu tư và hot đng tích cc trong chính tr ca Đng Cng hòa.

Báo cáo ghi lại nhiu bước mà hai người đã thc hin để truy tìm email. Chng hn, ông Smith đã tuyn m các chuyên gia bo mt và các cng s kinh doanh và tuyên b vi nhng người mà ông ta tìm kiếm ngun tài tr là ông ta đang liên lc vi các tin tc liên kết vi Nga.

Không rõ tuyên bố đó có nghĩa lí gì hay không vì ông Mueller không tìm thấy bng chng cho thy bt c người M nào thc s liên lc vi bt kì tin tc người Nga nào hoc có bt kì mi liên h nào vi h.

baocao2

Cựu B trưởng Tư pháp M Jeff Sessions (trái) và cu đi s Nga Sergey Kislyak

Sessions bị điều tra

Ông Mueller xác nhận văn phòng ca ông đã điu tra B trưởng Tư pháp Jeff Sessions v chuyn liu ông có khai man trong phiên điu trn chun thun vào tháng 1 năm 2017 hay không khi nói rng ông không có liên lc vi người Nga trong chiến dch tranh c.

Phát biểu này là sai vì trên thc tế, ông Sessions có hai cuc gp riêng vi đi s Nga lúc đó M — mt cuc gp trong tun l din ra Đi hi Đng Cng hòa Toàn quc vào tháng 7 năm 2016 và mt cuc gp khác ti văn phòng Thượng viện ca ông hai tháng sau đó.

Ông Sessions sau đó giải thích rng ông hiu câu hi ch tp trung hn hp vào vic liu ông có trao đi thông tin chiến dch tranh c vi người Nga hay không, ch không phi có nhng tương tác thường xuyên hơn vi h.

Báo cáo của ông Mueller nói các công t viên chp nhn tuyên b này là hu lí và khép li điu tra mà không truy t.

"Chúng ta sẽ được chiếu cố"

Cựu ch tch chiến dch tranh c ca ông Trump, Paul Manafort và cng s kinh doanh ca ông ta, Rick Gates, là hai trong số nhng ph tá đu tiên ca tng thng b ông Mueller truy t v mt lot các ti tài chính.

Suốt nhiu tháng, h sát cánh bên nhau như nhng đng b cáo nhưng mi quan h đó tan v vào tháng 2 năm 2018 khi ông Gates đng ý tuyên có ti và hp tác với cuc điu tra.

Báo cáo tiết l mt cuc gp g đáng tò mò mt tháng trước đó khi ông Manafort tìm cách can ngăn ông Gates t b tha thun. Ông nói vi ông Gates rng ông đã nói chuyn vi lut sư riêng ca tng thng và rng "chúng ta s được chiếu c", theo báo cáo.

Ông Gates vẫn tuyên có ti, khai chng chng li ông Manafort trong phiên tòa ca mình. My tháng sau ông Manafort theo bước và gn đây b tuyên án hơn by năm tù.

Vô số đặc vụ FBI

Một ngày sau khi ông Trump sa thi Giám đc FBI James Comey, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders đưa ra mt tuyên b mà ngay c vào thi đim đó nghe có v sai.

Hóa ra sai thật.

Bà Sanders, khi bị các nhà báo truy vn v quyết đnh sa thi ông Comey ca tng thng, nói Nhà Trng "đã nghe t vô s thành viên của FBI" phàn nàn v s lãnh đo ca ông Comey. Tuyên b này mâu thun vi điu được biết là tp th nhân viên FBI rt bun vì ông Comey b sa thi. Ngày hôm sau, bà li tiếp tc nói rng cá nhân bà đã liên lc, "qua email và tin nhn văn bn", vi mt số lượng ln nhân viên FBI nói rng h rt hài lòng vi quyết đnh ca tng thng.

Tuyên bố ca bà trong cuc hp báo Nhà Trng gây khó hiu đến mc mt phóng viên hi vn, "Tht vy à ?"

Nhưng khi được đi ngũ ca ông Mueller phng vn, bà Sanders đi ging, nói rng tuyên b "vô s thành viên" FBI là "but ming". Bà thừa nhn bà không có căn c nào cho mt tuyên b khác nói rng các đc v đã mt nim tin nơi ông Comey.

Bà Sanders tuyên bố trong mt lot các cuc phng vn trên truyn hình vào ngày th Sáu rng phát biu "vô s" ca bà là "but ming" và không phi một lun đim được son sn.

"Xin lỗi tôi không phi là robot", bà nói trong mt cuc phng vn.

Julian Assange

Vào mùa hè năm 2016, người sáng lp WikiLeaks bt đu quan tâm đến v sát hi mt cu nhân viên ca y ban Đng Dân ch Toàn quc (DNC) Washington, D.C.

Các bản tin đã quy kết chính xác v xâm nhp máy tính DNC là do Nga thc hin, nhưng ông Assange – người s hu website Wikileaks vn đã nm trong tay các email b đánh cp – mun che giu ngun gc ca các tài liu mà h đang tung ra.

Để làm điều này, ông Mueller nói ông Assange đã chp ly các thuyết âm mưu sai trái liên kết các v xâm nhp vi Seth Rich, nhân viên DNC b sát hi.

Mặc dù WikiLeaks đã liên lc qua li vi Guccifer 2.0, mt nhân vt hư cu ca tình báo Nga gi dng làm mt tin tặc đơn đc, ông Assange tuyên truyn rng anh Rich thc s có th là ngun ca nhng email b đánh cp và có liên h vi v xâm nhp máy tính ca DNC.

Có lúc ông Assange treo thưởng 20.000 đôla cho thông tin dn đến vic bt gi k giết anh Rich.

Trong một cuc phng vn vào ngày 25 tháng 8 năm 2016, ông Assange nói, "Nếu có mt người nào đó có th có liên h vi n phm ca chúng tôi, và người đó b sát hi trong nhng tình hung đáng ng, điu đó không nht thiết có nghĩa là hai chuyn đó có liên quan. Nhưng đó là mt vn đ rt nghiêm trng ... cáo buc kiu đó rt nghiêm trng, và chúng tôi xem cáo buc đó là rt nghiêm túc".

Trong một v vic khác không liên quan, B Tư pháp M tun trước đã công b mt cáo trng gi kín cáo buc ông Assange âmu vi người tng là nhà phân tích tình báo Chelsea Manning phá mt khu ca chính ph M.

baocao3

Cựu C vn Anh Quc gia Michael Flynn

Bàn về chế tài

Bản báo cáo làm sáng t nhng gì xy ra sau các cuc tho luận ca Michael Flynn v các chế tài vi ông Kislyak, đi s Nga lúc đó M, trong giai đon chuyn quyn tng thng.

Sau khi một cây bút viết bài bình lun ca báo The Washington Post tiết l vào tháng 1 năm 2017 rng ông Flynn và ông Kislyak có bàn v các chế tài, ông Flynn — chu áp lc t tng thng đc c — đã ch đo K.T. McFarland, người tng là phó c vn an ninh quc gia, liên lc vi t Post và ph nhn không có chuyn tho lun v các chế tài.

Bà McFarland thực hin cuc gi mc dù bà biết rng mình đang trình bày thông tin sai lạc, báo cáo cho biết.

Một tháng sau, sau khi ông Flynn b sa thi khi Nhà Trng, ông Trump tìm cách bt bà McFarland son mt lá thư ni b nói rng ông không có ch đo ông Flynn tho lun v các chế tài vi ông Kislyak. Nhưng bà McFarland t chi vì bà không biết liu điu đó có đúng hay không, báo cáo viết.

Các cuộc tho lun v chế tài ca ông Flynn vi ông Kislyak là trng tâm ca cuc điu tra và ông Flynn đã nhn ti khai man vi FBI v vic này.

******************

Mỹ : Đối lập vẫn hoài nghi tổng thống Trump trong báo cáo Muller (RFI, 20/04/2019)

Thượng nghị sĩ Mỹ bang Masschusetts ngày 19/04/2019 kêu gọi truất phế tổng thống Trump sau khi báo cáo của công tố viên đặc biệt, Robert Mueller được công bố. Elizabeth Warren là một trong số các ứng viên muốn đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Văn bản hơn 400 trang nói trên của ông Mueller đã kết luận không có bằng chứng ban vận động tranh cử của Donald Trump năm 2016 thông đồng với Nga, nhưng nghi ngờ về hành động cản trở pháp luật của tổng thống Hoa Kỳ vẫn tồn tại.

baocao4

Bản báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Muller kết luận không có thông đồng với Nga nhưng vẫn không xóa hết nghi ngờ với ông Donald Trump. Reuters/Jonathan Ernst

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salves cho biết thêm về tranh cãi kéo dài chung quanh bản báo cáo Mueller :

Trong bản báo cáo, Robert Mueller để cho Hạ Viện thẩm định xem Donald Trump đã có vi phạm luật hay không. Sau khi đọc qua 448 trang, phe đối lập đã bàng hoàng phát hiện nhiều cuộc trao đổi với những mục đích không mấy tốt đẹp hồi năm 2016 giữa những nhân vật thân tín với Donald Trump, như các cố vấn, luật sư, giám đốc chương trình vận động tranh cử, con rể và cả con trai của ông- với một số số đối tác Nga cũng không mấy trong sạch gì.

Êkip của ông Trump đã đề nghị với phía Nga nhiều tài liệu về Hillary Clinton. Đảng Dân chủ cũng đã phát hiện khoảng một chục sự cố cho thấy Donald Trump trực tiếp tìm cách gây trở ngại cho công tác điều tra.

Trước ngần ấy những thông tin, phe đối lập bị chia rẽ. Một số người, như thượng nghị sĩ Warren hay ngôi sao đang lên thuộc cánh tả của đảng Dân chủ là nữ đại biểu Quốc hội Alexandria Occazio Cortez, mạnh dạn đòi "impeachment", tức là truất phế tổng thống. Nhưng một số khác không mặn mà với khả năng này. Đây là trường hợp của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Nancy Pelosi.

Ngay từ đầu bà phản đối việc tiến hành thủ tục truất phế Donald Trump. Một vị dân biểu Mỹ nói "không bõ công" mở ra hồ sơ này, bởi vì 18 tháng nữa nước Mỹ bầu lại tổng thống.

Hôm qua bên đảng Dân chủ chỉ đòi bản báo cáo Mueller phải được công bố đầy đủ, không có những đoạn bị bôi đen. Phe này cũng yêu cầu công tố viên đặc biệt, Robert Mueller, phải ra điều trần tại Quốc hội vào ngày 23/05/2019.

Về phần mình, tổng thống Mỹ chỉ trích một bản báo cáo "điên rồ" do 18 người thuộc đảng Dân chủ với lập trường chống Trump soạn thảo. Đảng Cộng hòa đoàn kết ủng hộ Donald Trump ngoại trừ Mitt Rommey, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông Rommey lên án thái độ "gian manh" của Donald Trump và coi đó là một hành vi "đáng khinh bỉ".

Thanh Hà

*********************

Tổng thống Mỹ giảm 3 điểm tín nhiệm sau công bố báo cáo Mueller (BBC, 20/04/2019)

Số người Mỹ tán thành Tổng thống Donald Trump đã giảm 3 điểm phần trăm xuống mức thấp nhất trong năm 2019 sau khi báo cáo của Công tố viên đặc biệt về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mới nhất được công bố, theo một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos.

baocao5

Tiếp tục có chia rẽ sâu sắc trong đánh giá của công chúng Mỹ về tín nhiệm và chấp nhận Tổng thống Trump, theo hãng tin Anh Reuters

Cuộc thăm dò, được thực hiện vào chiều thứ Năm đến sáng thứ Sáu (18-19/4), là cuộc khảo sát quốc gia đầu tiên để đo lường phản ứng từ công chúng Mỹ sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố báo cáo dài 45 trang của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller kể lại nhiều sự kiện trong đó ông Trump có thể can thiệp vào cuộc điều tra, hãng Reuters hôm thứ Sáu đưa tin từ New York.

Theo cuộc thăm dò ý kiến này, 37% người trưởng thành ở Hoa Kỳ chấp thuận công việc của ông Trump tại Nhà Trắng, giảm từ 40% trong cuộc thăm dò tương tự được thực hiện vào ngày 15/4 và phù hợp với mức thấp nhất trong năm. Đó cũng là mức giảm từ 43% trong một cuộc thăm dò được thực hiện ngay sau khi Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr lưu hành một bản tóm tắt của báo cáo Mueller vào tháng Ba.

Trong báo cáo của mình, ông Mueller nói rằng cuộc điều tra của ông không xác định rằng chiến dịch vận động bầu cử của ông Trump đã phối hợp với người Nga. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy nhiều hành vi của Tổng thống có khả năng gây ảnh hưởng quá mức đối với các cuộc điều tra thực thi pháp luật.

Trong khi Mueller cuối cùng đã quyết định không buộc tội Trump với một tội nào, ông cũng nói rằng cuộc điều tra cũng không giải hay miễn tội cho tổng thống.

Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được thực hiện trực tuyến bằng tiếng Anh trên khắp Hoa Kỳ. Nó thu thập phản hồi từ 1.005 người lớn, bao gồm 924 người đã biết báo cáo Mueller. Thăm dò có một khoảng tin cậy, thước đo chính xác, là 4 điểm phần trăm.

Chia rẽ gay gắt

Cuộc thăm dò cho thấy 50% người Mỹ đồng ý rằng, "ông Trump hoặc ai đó từ chiến dịch của ông đã làm việc với Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016, và và 58% đồng ý rằng tổng thống đã cố gắng ngừng điều tra về ảnh hưởng của Nga đối với chính quyền của ông, vẫn theo hãng tin Anh.

Bốn mươi phần trăm nói rằng họ nghĩ ông Trump nên bị luận tội, trong khi 42 phần trăm nói rằng ông không nên bị như thế.

Các phản ứng thăm dò ý kiến đã bị chia rẽ mạnh mẽ theo các đảng phái, trong đó người thuộc phe Dân chủ chỉ trích Trump nhiều hơn so với những người thuộc đảng Cộng hòa của ông.

Cuộc điều tra Mueller trước đây đã buộc tội 34 người khác và ba thực thể của Nga, đã có kết án hoặc nhận tội từ một số cộng sự của ông Trump bao gồm cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn và luật sư cá nhân lâu năm Michael Cohen.

Cho đến nay, bản báo cáo dường như không thuyết phục được nhiều người thay đổi ý kiến của họ về hành vi của tổng thống trong một chiến dịch tranh cử tranh cãi gắt gao, và liệu nhóm thân tín vòng trong của ông có can dự không phù hợp với các đặc vụ Nga, hay liệu ông Trump có cố gắng can thiệp vào các nhà điều tra liên bang sau đó không.

Trong số những người được hỏi cho biết họ đã biết báo cáo của Mueller, 70% cho biết báo cáo không thay đổi quan điểm của họ về ông Trump hay sự can thiệp của Nga vào cuộc chạy đua ghế tổng thống Mỹ. Chỉ có 15% cho biết họ đã biết được điều gì đó để thay đổi quan điểm về cuộc điều tra nhắm vào ông Trump hoặc Nga, và phần lớn những người được hỏi nói rằng họ có nhiều khả năng tin rằng "ông Trump hoặc ai đó thân cận với ông đã vi phạm pháp luật", hãng tin Anh Reuters cho hay.

******************

Tỷ lệ ủng hộ Trump xuống còn 37% sau báo cáo Mueller (VOA, 20/04/2019)

Số người dân M ng h Tng thng Donald Trump đã gim 3 đim phn trăm xung mc thp nht t đu năm 2019 sau khi bn báo cáo ca Công t viên Đc bit Robert Mueller được công b, theo mt cuc kho sát ý kiến do Reuters/Ipsos thc hin.

baocao6

Phân nửa người dân M vn tin rng chiến dch tranh c ca ông Trump có thông đng vói Nga

Cuộc thăm dò này là cuộc kho sát trên toàn quc đu tiên đ đo lường phn ng ca người dân M sau khi B Tư pháp công b báo cáo dài 448 trang ca ông Mueller mà trong đó k li nhiu s vic cho thy ông Trump đã tìm cách can thip vào cuc điu tra.

Theo kết qu thăm dò, 37% cử tri M tán thành thành tích ca ông Trump trong Nhà Trng – tc là gim so vi mc 40% trong cuc thăm dò tương t hôm 15/4 và mc 43% trong cuc thăm dò ngay sau khi B trưởng Tư pháp William Barr công b tóm tt bn báo cáo hi tháng 3.

Trong báo cáo của mình, ông Mueller nói rng cuc điu tra ca ông không kết lun ban vn đng tranh c ca ông Trump đã phi hp vi người Nga. Tuy nhiên, các nhà điu tra đã tìm thy ‘rt nhiu hành đng ca ông Trump có kh năng gây nh hưởng quá mc lên cuộc điều tra’.

Mặc dù ông Mueller cui cùng quyết đnh không truy t ông Trump v ti cn tr công lý nhưng ông cũng không khng đnh rng ông Trump vô ti.

Cuộc thăm dò cho thy 50% người dân M đng ý rng ‘chính ông Trump hay ai đó trong đi ngũ làm vic cho ông đã phối hp vi người Nga đ nh hưởng cuc bu c 201’ và 58% đng ý rng ông Trump ‘tìm cách chm dt cuc điu tra’.

Khoảng 40% c tri đòi lun ti ông Trump trong khi 42% phn đi vic lun ti.

Kết qu thăm dò b chia r rõ ràng theo lp trường đảng phái vi các c tri Dân ch ch trích ông Trump nng n hơn nhiu so vi các c tri Cng hòa.

Published in Quốc tế