Chuyện vui cuối tuần
Căn nhà bốn tầng
Trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Củ Sâm hồi tháng hai năm 2019 có một câu chuyện được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay. Đó là chuyện ngài Đỗ Năm Trăm và tùy tùng viếng thăm tòa "biu đinh" 4 tầng - được xây dựng đối diện với lăng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những thành quả "tuyệt vời" của đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
Đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ tới hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Phất phát âm theo tiếng Mỹ).
Cuộc thăm viếng tòa "biu đinh" của Đỗ Năm Trăm và phái đoàn do thủ tướng Phất (còn gọi là Phất đầu tàu) hướng dẫn đến nơi - sau khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm được chiêu đãi một bữa ăn thịnh soạn.
Bước vào tòa nhà, khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm còn đang trầm trồ khen ngợi về sự phong phú, "đẫm chất" văn hóa của tầng thứ nhất, nơi trưng bày như một nhà trẻ với các bàn học, ghế ngồi nhỏ nhắn, xinh đẹp đủ màu sắc, tràn ngập những đồ chơi, sách báo thiếu nhi với những hình ảnh của Lê Văn Tám, Kim Đồng... được vẽ lại theo trí nhớ của "sử ra" Trần Huy Liệu, Trăm chợt lên tiếng :
- Xin thủ tướng chỉ giùm cái toilet được không ạ ? Tôi... tôi muốn đi toilet !
Thủ tướng Phất ngạc nhiên, quay sang hỏi nhỏ người thông dịch đi bên cạnh :
- Toilet là cái cờ lờ mờ vờ gì ?
Thông dịch viên nói nhỏ vào tai Phất :
- Là cái nhà cầu ! Ngài tổng thống muốn đi tiêu, đi tiểu gì đó !
Thủ Tướng Phất lắc lắc cái đầu thường bị lệch nghiêng một bên :
- Tầng này không có toa-lét ! Nô toa-lét hia !
Thủ tướng Phất biểu lộ sự hài lòng với cái đầu lệch nghiêng cố hữu
Đỗ Năm Trăm lộ vẻ ngạc nhiên hỏi tiếp :
- Xin thủ tướng cho biết ! Tầng này dành cho ai, giai cấp nào mà không có toilet ?
Thông dịch viên nói lại. Phất trả lời :
- Tầng này dành cho trẻ em, thiếu nhi Việt Nam, con cháu các lãnh đạo, giai cấp sẽ lãnh đạo đất nước mai sau. Dưới sự giáo dục ưu việt, tốt đẹp của chúng tôi, con cháu lãnh đạo thường tiêu, tiểu bậy bạ, ị đái ra đến đâu, chúng tôi hốt, dẹp đến đó nên không xây toa-lét làm gì cho tốn kém. Chúng tôi dành tiền đó để xây dựng đất nước, làm chuyện khác.
Trăm gật gật cái đầu, có vẻ đồng tình, cười nhìn Phất, tay phải nắm lại, giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất. Đoàn đi một vòng tầng thứ nhất rồi lên tầng thứ hai. Ở tầng này, đoàn thăm viếng trông thấy những tranh ảnh, những sa bàn, mẫu mã các máy móc, dụng cụ, thiết bị, công trình lạ mắt chưa từng có ai được nhìn thấy bao giờ.
Trăm giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất.
Mọi người còn đang tò mò ngắm nghía, bàn tán, chỉ trỏ những vật trưng bày, Đỗ Năm Trăm lại lên tiếng :
- Xin ngài thủ tướng chỉ giùm cái toilet ! Tôi đau bụng quá !
Lần này chỉ nghe 2 chữ toilet, dù dốt đặc cán mai, Phất đã hiểu ngay, nên lắc đầu trả lời :
- Nô toa-lét hia !
Nghe câu trả lời của Phất, Trăm ôm bụng, mặt nhăn nhó nhưng cũng ráng hỏi thêm :
- Tầng này dành cho giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ?
Phất cười trả lời :
- Tầng này dành cho giai cấp công nhân, giai cấp nòng cốt, tiên tiến nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đây là giai cấp làm việc, chịu gian khổ, hi sinh nhiều nhất nhưng lương bổng, thu nhập ít nhất. Do đó họ ăn uống rất ít, ăn uống ít, làm việc nhiều, tiêu tiểu toàn ra hơi và khói. Vậy xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?
Nghe thông dịch viên nói lại, Trăm cười ha hả, quên cả đau bụng, vẻ mặt hài lòng, giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy. Đoàn đi tiếp lên tầng thứ ba.
Trăm giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy.
Vừa bước qua cửa, họ Đỗ dáo dác nhìn quanh, ra vẻ tìm kiếm gì đó trong lúc cả đoàn đi theo quan sát, ngắm nhìn mấy trăm tờ báo sặc sỡ, từ Tuổi Không Già, (Nam) Thanh Niên, Người (mất) Lao Động đến (Vô) Pháp Luật, Phụ Nữ (về đêm), An Ninh Thủ Dâm... đếm không xuể. Hiểu ý Đỗ Năm Trăm, Phúc nói :
- Xin ngài tổng thống thông cảm, tầng này chúng tôi cũng không có toa-lét ! Đây là tầng…
Không để thông dịch viên nói hết câu, Trăm cắt ngang :
- Tầng này dành cho giai cấp phóng viên, ký giả báo chí, truyền thông... phải không ? Bọn này là bọn chuyên đưa tin giả, kẻ thù của nhân dân, truyền thông thổ tả, bọn Dâm Chủ... không cần xây toilet cho bọn chúng…
Phất gật đầu đồng tình :
- Đúng thế ! Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng tôi đã kiểm soát, sai khiến được bọn này ! Chúng tôi tạo cơ hội cho chúng nó kiếm ăn, làm tiền các doanh nghiệp,... cho chúng đấu đá, ỉa đái vào mồm nhau là xong, do đó không cần xây toa-lét.
Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.
Loay hoay chỉ trỏ, bàn tán chừng ít phút, cả đoàn kéo nhau lên tầng cuối cùng. Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.
Từ thảm trải nền nhà, sa lông, bàn ghế, tranh ảnh trang trí trên tường đến màn cửa, đèn trần sáng chói, các đồ dùng như ly tách, chén đĩa bằng pha lê, sứ được bày biện trong các tủ kính đều là thứ đắt tiền, xa hoa... người dân ít có.
Trăm nghĩ, với sự sang trọng, tiện nghi... tầng này chắc chắn phải có toilet nên nói luôn :
- Thủ tướng làm ơn chỉ tôi toilet ở đâu ? Tôi đau bụng chịu hết nổi rồi !
Phất nghiêng đầu, nhún vai, 2 tay xòe ra như phân bua :
- Thưa tổng thống ! Xin ngài đừng phiền ! Tầng này cũng không có toa-lét.
Trăm nhăn mặt, ôm bụng rên rỉ :
- Tầng này dành cho giai cấp nào ? Sang trọng, đẹp đẽ như thế tại sao cũng không có toilet ?
Phất cười hãnh diện :
- Thưa ngài tổng thống ! Tầng này dành cho giai cấp lãnh đạo đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, các bộ trưởng, thứ trưởng, các tổng giám đốc, bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân, cán bộ công an... các cái.
Đỗ Năm Trăm vừa ôm bụng vừa rên nhưng cũng phều phào :
- Tại sao ? Tại sao dành cho những người quyền lực như thế lại không có toilet ?
Phất cười to, cái đầu bị nghiêng càng nghiêng hơn :
- Giai cấp lãnh đạo của đảng và chế độ cộng sản Việt Nam chúng tôi là giai cấp ăn trên, ngồi trước, sống sung sướng, xa hoa, hoang phí bằng tham nhũng, hối lộ... nhưng dân đen có dám phản đối đâu ? Chúng tôi có ị đái lên đầu dân thì chúng nó cũng chịu thôi, chẳng đứa nào dám phản kháng, có hành động chống đối... vì thế xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?
Tất cả trang thiết bị hiện đại lẫn thiết kế mỹ thuật từ phòng họp, tới phòng làm việc của Thủ tướng, phó thủ tướng, phòng tiếp khách tới sảnh chờ, Trăm nhìn còn lác mắt vì sức chịu chơi của Thủ tướng Phất
Đỗ Năm Trăm nghe xong cười ha hả, hết cả đau bụng, vỗ vai Phất :
- Thủ Tướng nói đúng ! Có lẽ tôi cũng phải học theo ngài.
Thạch Đạt Lang
(12/05/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/4 loan báo với Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) sẽ rút Mỹ ra khỏi một hiệp ước võ khí quốc tế ký năm 2013 bởi Tổng thống Barack Obama nhưng bị NRA và các nhóm bảo thủ khác phản đối.
Tổng thống Donald Trump giơ cao một sắc lệnh khi loan báo Mỹ sẽ rút ra khỏi Hiệp ước Buôn bán Võ khí.
Ông Trump nói ông định hủy tư cách là một bên ký kết của Mỹ trong Hiệp ước Buôn bán Võ khí vốn chưa bao giờ được Thượng viện phê chuẩn.
Ông gọi quyết định này là bảo vệ chủ quyền nước Mỹ. Hiệp ước quy định việc kinh doanh các võ khí truyền thống trị giá 70 tỷ đô la và tìm cách tránh để võ khí rơi vào tay những kẻ vi phạm nhân quyền. NRA lâu nay phản đối Hiệp ước này vì cho rằng Hiệp ước sẽ gây phương hại đến quyền súng ống ở nội địa, điều mà chính quyền Obama bác bỏ.
Hiệp ước cũng bao gồm việc xuất khẩu võ khí, từ các loại võ khí nhỏ tới xe tăng, nhưng không liên quan đến việc mua bán võ khí ở nội địa.
Ông Trump nói Liên hiệp quốc sẽ sớm nhận được thông báo chính thức của việc Mỹ rút lui khỏi Hiệp ước Buôn bán Võ khí.
Phát ngôn nhân Liên hiệp quốc, Stephane Dujarric, gọi Hiệp ước vừa kể là thành tựu bước ngoặt cho nỗ lực đảm bảo trách nhiệm trong chuyển giao võ khí quốc tế. Các giới chức Liên hiệp quốc nói họ không hay biết việc ông Trump tính chuyện rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước.
Đại Hội đồng Liên hiệp quốc gồm 193 nước thông qua Hiệp ước vào tháng tư năm 2013 và Mỹ, nhà xuất khẩu võ khí hàng đầu thế giới, biểu quyết tán thành Hiệp ước dù NRA phản đối kịch liệt.
Tới nay, 101 nước chính thức tham gia Hiệp ước. Hai mươi chín nước khác, trong đó có Mỹ, ký kết nhưng chưa chính thức gia nhập.
Vài điều có thể bạn chưa biết ẩn trong báo cáo Mueller (VOA, 20/04/2019)
Báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller tập trung vào các câu hỏi cốt yếu về việc liệu ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump có thông đồng với Nga hay không và liệu tổng thống có tìm cách cản trở cuộc điều tra một cách bất hợp pháp hay không.
Báo cáo Mueller - Ảnh minh họa
Nhưng ẩn trong tài liệu dài 450 trang này là những mẩu chuyện sinh động và những tiết lộ có ý nghĩa về một dàn những nhân vật gây tò mò vướng vào cuộc điều tra của ông Mueller.
Dưới đây là một số người :
Cuộc truy lùng email
Ngay cả khi người Nga xâm nhập các tài khoản email của Đảng Dân chủ, một nhóm người Mỹ cũng tự mình thực hiện một nỗ lực song song : truy lùng hàng chục ngàn email bị xóa khỏi máy chủ email cá nhân của Hillary Clinton.
Việc này đã trở thành một niềm đam mê đối với ông Trump, người đã yêu cầu nhiều người xung quanh chiến dịch tranh cử tìm kiếm các email bị mất.
Trong số đó có Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia tương lai của ông Trump. Ông Flynn tranh thủ sự giúp đỡ của một cựu nhân viên Thượng viện tên là Barbara Ledeen và Peter Smith, một cố vấn đầu tư và hoạt động tích cực trong chính trị của Đảng Cộng hòa.
Báo cáo ghi lại nhiều bước mà hai người đã thực hiện để truy tìm email. Chẳng hạn, ông Smith đã tuyển mộ các chuyên gia bảo mật và các cộng sự kinh doanh và tuyên bố với những người mà ông ta tìm kiếm nguồn tài trợ là ông ta đang liên lạc với các tin tặc liên kết với Nga.
Không rõ tuyên bố đó có nghĩa lí gì hay không vì ông Mueller không tìm thấy bằng chứng cho thấy bất cứ người Mỹ nào thực sự liên lạc với bất kì tin tặc người Nga nào hoặc có bất kì mối liên hệ nào với họ.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions (trái) và cựu đại sứ Nga Sergey Kislyak
Sessions bị điều tra
Ông Mueller xác nhận văn phòng của ông đã điều tra Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions về chuyện liệu ông có khai man trong phiên điều trần chuẩn thuận vào tháng 1 năm 2017 hay không khi nói rằng ông không có liên lạc với người Nga trong chiến dịch tranh cử.
Phát biểu này là sai vì trên thực tế, ông Sessions có hai cuộc gặp riêng với đại sứ Nga lúc đó ở Mỹ — một cuộc gặp trong tuần lễ diễn ra Đại hội Đảng Cộng hòa Toàn quốc vào tháng 7 năm 2016 và một cuộc gặp khác tại văn phòng Thượng viện của ông hai tháng sau đó.
Ông Sessions sau đó giải thích rằng ông hiểu câu hỏi chỉ tập trung hạn hẹp vào việc liệu ông có trao đổi thông tin chiến dịch tranh cử với người Nga hay không, chứ không phải có những tương tác thường xuyên hơn với họ.
Báo cáo của ông Mueller nói các công tố viên chấp nhận tuyên bố này là hữu lí và khép lại điều tra mà không truy tố.
"Chúng ta sẽ được chiếu cố"
Cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump, Paul Manafort và cộng sự kinh doanh của ông ta, Rick Gates, là hai trong số những phụ tá đầu tiên của tổng thống bị ông Mueller truy tố về một loạt các tội tài chính.
Suốt nhiều tháng, họ sát cánh bên nhau như những đồng bị cáo nhưng mối quan hệ đó tan vỡ vào tháng 2 năm 2018 khi ông Gates đồng ý tuyên có tội và hợp tác với cuộc điều tra.
Báo cáo tiết lộ một cuộc gặp gỡ đáng tò mò một tháng trước đó khi ông Manafort tìm cách can ngăn ông Gates từ bỏ thỏa thuận. Ông nói với ông Gates rằng ông đã nói chuyện với luật sư riêng của tổng thống và rằng "chúng ta sẽ được chiếu cố", theo báo cáo.
Ông Gates vẫn tuyên có tội, khai chứng chống lại ông Manafort trong phiên tòa của mình. Mấy tháng sau ông Manafort theo bước và gần đây bị tuyên án hơn bảy năm tù.
Vô số đặc vụ FBI
Một ngày sau khi ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders đưa ra một tuyên bố mà ngay cả vào thời điểm đó nghe có vẻ sai.
Hóa ra sai thật.
Bà Sanders, khi bị các nhà báo truy vấn về quyết định sa thải ông Comey của tổng thống, nói Nhà Trắng "đã nghe từ vô số thành viên của FBI" phàn nàn về sự lãnh đạo của ông Comey. Tuyên bố này mâu thuẫn với điều được biết là tập thể nhân viên FBI rất buồn vì ông Comey bị sa thải. Ngày hôm sau, bà lại tiếp tục nói rằng cá nhân bà đã liên lạc, "qua email và tin nhắn văn bản", với một số lượng lớn nhân viên FBI nói rằng họ rất hài lòng với quyết định của tổng thống.
Tuyên bố của bà trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng gây khó hiểu đến mức một phóng viên hỏi vặn, "Thật vậy à ?"
Nhưng khi được đội ngũ của ông Mueller phỏng vấn, bà Sanders đổi giọng, nói rằng tuyên bố "vô số thành viên" FBI là "buột miệng". Bà thừa nhận bà không có căn cứ nào cho một tuyên bố khác nói rằng các đặc vụ đã mất niềm tin nơi ông Comey.
Bà Sanders tuyên bố trong một loạt các cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày thứ Sáu rằng phát biểu "vô số" của bà là "buột miệng" và không phải một luận điểm được soạn sẵn.
"Xin lỗi tôi không phải là robot", bà nói trong một cuộc phỏng vấn.
Julian Assange
Vào mùa hè năm 2016, người sáng lập WikiLeaks bắt đầu quan tâm đến vụ sát hại một cựu nhân viên của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc (DNC) ở Washington, D.C.
Các bản tin đã quy kết chính xác vụ xâm nhập máy tính DNC là do Nga thực hiện, nhưng ông Assange – người sở hữu website Wikileaks vốn đã nắm trong tay các email bị đánh cắp – muốn che giấu nguồn gốc của các tài liệu mà họ đang tung ra.
Để làm điều này, ông Mueller nói ông Assange đã chộp lấy các thuyết âm mưu sai trái liên kết các vụ xâm nhập với Seth Rich, nhân viên DNC bị sát hại.
Mặc dù WikiLeaks đã liên lạc qua lại với Guccifer 2.0, một nhân vật hư cấu của tình báo Nga giả dạng làm một tin tặc đơn độc, ông Assange tuyên truyền rằng anh Rich thực sự có thể là nguồn của những email bị đánh cắp và có liên hệ với vụ xâm nhập máy tính của DNC.
Có lúc ông Assange treo thưởng 20.000 đôla cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ kẻ giết anh Rich.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 25 tháng 8 năm 2016, ông Assange nói, "Nếu có một người nào đó có thể có liên hệ với ấn phẩm của chúng tôi, và người đó bị sát hại trong những tình huống đáng ngờ, điều đó không nhất thiết có nghĩa là hai chuyện đó có liên quan. Nhưng đó là một vấn đề rất nghiêm trọng ... cáo buộc kiểu đó rất nghiêm trọng, và chúng tôi xem cáo buộc đó là rất nghiêm túc".
Trong một vụ việc khác không liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ tuần trước đã công bố một cáo trạng giữ kín cáo buộc ông Assange âm mưu với người từng là nhà phân tích tình báo Chelsea Manning phá mật khẩu của chính phủ Mỹ.
Cựu Cố vấn Anh Quốc gia Michael Flynn
Bàn về chế tài
Bản báo cáo làm sáng tỏ những gì xảy ra sau các cuộc thảo luận của Michael Flynn về các chế tài với ông Kislyak, đại sứ Nga lúc đó ở Mỹ, trong giai đoạn chuyển quyền tổng thống.
Sau khi một cây bút viết bài bình luận của báo The Washington Post tiết lộ vào tháng 1 năm 2017 rằng ông Flynn và ông Kislyak có bàn về các chế tài, ông Flynn — chịu áp lực từ tổng thống đắc cử — đã chỉ đạo K.T. McFarland, người từng là phó cố vấn an ninh quốc gia, liên lạc với tờ Post và phủ nhận không có chuyện thảo luận về các chế tài.
Bà McFarland thực hiện cuộc gọi mặc dù bà biết rằng mình đang trình bày thông tin sai lạc, báo cáo cho biết.
Một tháng sau, sau khi ông Flynn bị sa thải khỏi Nhà Trắng, ông Trump tìm cách bắt bà McFarland soạn một lá thư nội bộ nói rằng ông không có chỉ đạo ông Flynn thảo luận về các chế tài với ông Kislyak. Nhưng bà McFarland từ chối vì bà không biết liệu điều đó có đúng hay không, báo cáo viết.
Các cuộc thảo luận về chế tài của ông Flynn với ông Kislyak là trọng tâm của cuộc điều tra và ông Flynn đã nhận tội khai man với FBI về việc này.
******************
Mỹ : Đối lập vẫn hoài nghi tổng thống Trump trong báo cáo Muller (RFI, 20/04/2019)
Thượng nghị sĩ Mỹ bang Masschusetts ngày 19/04/2019 kêu gọi truất phế tổng thống Trump sau khi báo cáo của công tố viên đặc biệt, Robert Mueller được công bố. Elizabeth Warren là một trong số các ứng viên muốn đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Văn bản hơn 400 trang nói trên của ông Mueller đã kết luận không có bằng chứng ban vận động tranh cử của Donald Trump năm 2016 thông đồng với Nga, nhưng nghi ngờ về hành động cản trở pháp luật của tổng thống Hoa Kỳ vẫn tồn tại.
Bản báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Muller kết luận không có thông đồng với Nga nhưng vẫn không xóa hết nghi ngờ với ông Donald Trump. Reuters/Jonathan Ernst
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salves cho biết thêm về tranh cãi kéo dài chung quanh bản báo cáo Mueller :
Trong bản báo cáo, Robert Mueller để cho Hạ Viện thẩm định xem Donald Trump đã có vi phạm luật hay không. Sau khi đọc qua 448 trang, phe đối lập đã bàng hoàng phát hiện nhiều cuộc trao đổi với những mục đích không mấy tốt đẹp hồi năm 2016 giữa những nhân vật thân tín với Donald Trump, như các cố vấn, luật sư, giám đốc chương trình vận động tranh cử, con rể và cả con trai của ông- với một số số đối tác Nga cũng không mấy trong sạch gì.
Êkip của ông Trump đã đề nghị với phía Nga nhiều tài liệu về Hillary Clinton. Đảng Dân chủ cũng đã phát hiện khoảng một chục sự cố cho thấy Donald Trump trực tiếp tìm cách gây trở ngại cho công tác điều tra.
Trước ngần ấy những thông tin, phe đối lập bị chia rẽ. Một số người, như thượng nghị sĩ Warren hay ngôi sao đang lên thuộc cánh tả của đảng Dân chủ là nữ đại biểu Quốc hội Alexandria Occazio Cortez, mạnh dạn đòi "impeachment", tức là truất phế tổng thống. Nhưng một số khác không mặn mà với khả năng này. Đây là trường hợp của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Nancy Pelosi.
Ngay từ đầu bà phản đối việc tiến hành thủ tục truất phế Donald Trump. Một vị dân biểu Mỹ nói "không bõ công" mở ra hồ sơ này, bởi vì 18 tháng nữa nước Mỹ bầu lại tổng thống.
Hôm qua bên đảng Dân chủ chỉ đòi bản báo cáo Mueller phải được công bố đầy đủ, không có những đoạn bị bôi đen. Phe này cũng yêu cầu công tố viên đặc biệt, Robert Mueller, phải ra điều trần tại Quốc hội vào ngày 23/05/2019.
Về phần mình, tổng thống Mỹ chỉ trích một bản báo cáo "điên rồ" do 18 người thuộc đảng Dân chủ với lập trường chống Trump soạn thảo. Đảng Cộng hòa đoàn kết ủng hộ Donald Trump ngoại trừ Mitt Rommey, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông Rommey lên án thái độ "gian manh" của Donald Trump và coi đó là một hành vi "đáng khinh bỉ".
Thanh Hà
*********************
Tổng thống Mỹ giảm 3 điểm tín nhiệm sau công bố báo cáo Mueller (BBC, 20/04/2019)
Số người Mỹ tán thành Tổng thống Donald Trump đã giảm 3 điểm phần trăm xuống mức thấp nhất trong năm 2019 sau khi báo cáo của Công tố viên đặc biệt về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mới nhất được công bố, theo một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos.
Tiếp tục có chia rẽ sâu sắc trong đánh giá của công chúng Mỹ về tín nhiệm và chấp nhận Tổng thống Trump, theo hãng tin Anh Reuters
Cuộc thăm dò, được thực hiện vào chiều thứ Năm đến sáng thứ Sáu (18-19/4), là cuộc khảo sát quốc gia đầu tiên để đo lường phản ứng từ công chúng Mỹ sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố báo cáo dài 45 trang của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller kể lại nhiều sự kiện trong đó ông Trump có thể can thiệp vào cuộc điều tra, hãng Reuters hôm thứ Sáu đưa tin từ New York.
Theo cuộc thăm dò ý kiến này, 37% người trưởng thành ở Hoa Kỳ chấp thuận công việc của ông Trump tại Nhà Trắng, giảm từ 40% trong cuộc thăm dò tương tự được thực hiện vào ngày 15/4 và phù hợp với mức thấp nhất trong năm. Đó cũng là mức giảm từ 43% trong một cuộc thăm dò được thực hiện ngay sau khi Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr lưu hành một bản tóm tắt của báo cáo Mueller vào tháng Ba.
Trong báo cáo của mình, ông Mueller nói rằng cuộc điều tra của ông không xác định rằng chiến dịch vận động bầu cử của ông Trump đã phối hợp với người Nga. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy nhiều hành vi của Tổng thống có khả năng gây ảnh hưởng quá mức đối với các cuộc điều tra thực thi pháp luật.
Trong khi Mueller cuối cùng đã quyết định không buộc tội Trump với một tội nào, ông cũng nói rằng cuộc điều tra cũng không giải hay miễn tội cho tổng thống.
Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được thực hiện trực tuyến bằng tiếng Anh trên khắp Hoa Kỳ. Nó thu thập phản hồi từ 1.005 người lớn, bao gồm 924 người đã biết báo cáo Mueller. Thăm dò có một khoảng tin cậy, thước đo chính xác, là 4 điểm phần trăm.
Chia rẽ gay gắt
Cuộc thăm dò cho thấy 50% người Mỹ đồng ý rằng, "ông Trump hoặc ai đó từ chiến dịch của ông đã làm việc với Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016, và và 58% đồng ý rằng tổng thống đã cố gắng ngừng điều tra về ảnh hưởng của Nga đối với chính quyền của ông, vẫn theo hãng tin Anh.
Bốn mươi phần trăm nói rằng họ nghĩ ông Trump nên bị luận tội, trong khi 42 phần trăm nói rằng ông không nên bị như thế.
Các phản ứng thăm dò ý kiến đã bị chia rẽ mạnh mẽ theo các đảng phái, trong đó người thuộc phe Dân chủ chỉ trích Trump nhiều hơn so với những người thuộc đảng Cộng hòa của ông.
Cuộc điều tra Mueller trước đây đã buộc tội 34 người khác và ba thực thể của Nga, đã có kết án hoặc nhận tội từ một số cộng sự của ông Trump bao gồm cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn và luật sư cá nhân lâu năm Michael Cohen.
Cho đến nay, bản báo cáo dường như không thuyết phục được nhiều người thay đổi ý kiến của họ về hành vi của tổng thống trong một chiến dịch tranh cử tranh cãi gắt gao, và liệu nhóm thân tín vòng trong của ông có can dự không phù hợp với các đặc vụ Nga, hay liệu ông Trump có cố gắng can thiệp vào các nhà điều tra liên bang sau đó không.
Trong số những người được hỏi cho biết họ đã biết báo cáo của Mueller, 70% cho biết báo cáo không thay đổi quan điểm của họ về ông Trump hay sự can thiệp của Nga vào cuộc chạy đua ghế tổng thống Mỹ. Chỉ có 15% cho biết họ đã biết được điều gì đó để thay đổi quan điểm về cuộc điều tra nhắm vào ông Trump hoặc Nga, và phần lớn những người được hỏi nói rằng họ có nhiều khả năng tin rằng "ông Trump hoặc ai đó thân cận với ông đã vi phạm pháp luật", hãng tin Anh Reuters cho hay.
******************
Tỷ lệ ủng hộ Trump xuống còn 37% sau báo cáo Mueller (VOA, 20/04/2019)
Số người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã giảm 3 điểm phần trăm xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2019 sau khi bản báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller được công bố, theo một cuộc khảo sát ý kiến do Reuters/Ipsos thực hiện.
Phân nửa người dân Mỹ vẫn tin rằng chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng vói Nga
Cuộc thăm dò này là cuộc khảo sát trên toàn quốc đầu tiên để đo lường phản ứng của người dân Mỹ sau khi Bộ Tư pháp công bố báo cáo dài 448 trang của ông Mueller mà trong đó kể lại nhiều sự việc cho thấy ông Trump đã tìm cách can thiệp vào cuộc điều tra.
Theo kết quả thăm dò, 37% cử tri Mỹ tán thành thành tích của ông Trump trong Nhà Trắng – tức là giảm so với mức 40% trong cuộc thăm dò tương tự hôm 15/4 và mức 43% trong cuộc thăm dò ngay sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr công bố tóm tắt bản báo cáo hồi tháng 3.
Trong báo cáo của mình, ông Mueller nói rằng cuộc điều tra của ông không kết luận ban vận động tranh cử của ông Trump đã phối hợp với người Nga. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy ‘rất nhiều hành động của ông Trump có khả năng gây ảnh hưởng quá mức lên cuộc điều tra’.
Mặc dù ông Mueller cuối cùng quyết định không truy tố ông Trump về tội cản trở công lý nhưng ông cũng không khẳng định rằng ông Trump vô tội.
Cuộc thăm dò cho thấy 50% người dân Mỹ đồng ý rằng ‘chính ông Trump hay ai đó trong đội ngũ làm việc cho ông đã phối hợp với người Nga để ảnh hưởng cuộc bầu cử 201’ và 58% đồng ý rằng ông Trump ‘tìm cách chấm dứt cuộc điều tra’.
Khoảng 40% cử tri đòi luận tội ông Trump trong khi 42% phản đối việc luận tội.
Kết quả thăm dò bị chia rẽ rõ ràng theo lập trường đảng phái với các cử tri Dân chủ chỉ trích ông Trump nặng nề hơn nhiều so với các cử tri Cộng hòa.
Bản báo cáo của ông Robert Mueller sau hơn hai năm điều tra đã kết thúc với 448 trang (A4) được gửi tới ông bộ trưởng tư pháp William Barr ngày thứ sáu 22/03/2019.
Hai ngày sau Barr đưa ra một kết luận tóm tắt dài 4 trang : "Tổng thống Donald Trump vô tội, không có bằng chứng nào cho thấy ông Trump đã thông đồng với người Nga trong cuộc tranh cử tổng thống của ông năm 2016".
Báo cáo của Robert Mueller – Donald Trump vô tội ?
Báo chí, truyền thông, Quốc hội và hầu hết người dân Mỹ không hài lòng với bản kết luận, tóm tắt quá hời hợt và ngắn ngủi của bộ trưởng tư pháp Barr. Họ muốn toàn bộ bản báo cáo phải được công khai cho Quốc hội và dân chúng biết, Mueller đã viết gì trong hơn 448 trang giấy đó ?
Thoạt đầu, Barr khăng khăng từ chối, không chấp nhận công khai hay chuyển giao báo cáo cho Quốc hội Mỹ biết. Tuy nhiên sau nhiều ngày bị áp lực của dư luận quần chúng, Quốc hội, truyền thông, báo chí..., cuối cùng Barr đành phải công khai báo cáo cho mọi người biết vào ngày thứ năm 17/04/2019.
Quốc hội, báo chí, truyền thông cũng như người dân Mỹ ngỡ ngàng vì báo cáo có nhiều trang và nhiều chỗ bị bôi đen một cách mờ ám, không biết ông Robert Mueller và cộng sự viên đã viết những gì ở những chỗ đó. Lý do nào bị bôi đen ? Để bảo vệ, che chở cho Trump hay để giữ bí mật cho cuộc điều tra về sự can thiệp của người Nga được tiếp tục ?
Quốc hội và nguời dân Mỹ chỉ có thể biết được hoàn toàn sự thật khi Robert Mueller ra điều trần trước Quốc hội và khi ông chịu nói hết sự thật, những chỗ bị bôi đen có nội dung ra sao.
Từ chuyện báo cáo của Mueller bị cố tình giữ lại trong tay Barr hơn 3 tuần lễ, người ta có thể nhớ lại chuyện báo cáo cuộc điều tra của Kennth Starr về Bill Clinton 21 năm trước.
Dù thời điểm xẩy ra vụ nhơ nhớp tình dục của Bill Clinton với Monica Lewinsky trong tòa Bạch Ốc, internet chưa phổ biến như hiện nay nhưng chỉ một ngày sau người dân Mỹ được đọc toàn bộ bản báo cáo của Kenneth Starr, không như dưới thời Trump và bộ trưởng tư pháp William Barr.
Điều này chứng tỏ sự lạm quyền của Barr, người được Trump bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp chỉ để bảo vệ Trump. Nói một cách khác, nền dân chủ của Mỹ đang bị suy thoái bởi khuynh hướng độc tài của Trump và những người trong đảng Cộng hòa có suy nghĩ : Còn Trump, còn đảng, còn mình.
Bản báo cáo đúc kết điều tra về hai vấn đề chính : 1. Thông đồng với người Nga trong cuộc bầu cử. 2. Cản trở công lý.
Có hai nhận định trái chiều nhau về báo cáo này, không chỉ trong dư luận Mỹ mà ngay cả cộng đồng Việt Nam cũng thế.
Vấn đề thứ nhất : Thông đồng với người Nga trong cuộc bầu cử
- Một nhận định cho rằng ông Donald Trump vô tội vì trong báo cáo, Robert Mueller không hề đưa ra một bằng chứng hay có kết luận nào để kết tội Donald Trump là người Nga đã giúp đỡ Trump thắng cử trong cuộc bầu cử 2016.
- Nhận định thứ hai cho rằng Robert Mueller đã thật thông minh và khôn ngoan khi không hề kết tội Trump trong bản báo cáo mà để dành quyền quyết định đó cho người dân và Quốc hội Mỹ ; ông cùng với nhóm nhân viên làm việc với mình thật khách quan, chỉ làm phận sự điều tra theo đúng nhiệm vụ, đưa ra những sự việc họ tìm biết được.
Vậy Trump có hay không có tội liên lạc với người Nga, một trong các kẻ thù chính của nước Mỹ để họ có thể nhúng tay vào cuộc bầu cử, giúp Trump trở thành tổng thống ?
Một người có chút hiểu biết, suy nghĩ bình thường chắc chắn phải phân biệt được vô tội khác với có tội nhưng không đủ bằng chứng buộc tội.
Khi Mueller và cộng sự viên không kết tội Trump cấu kết với người Nga, chỉ trình bày kết quả điều tra, những sự việc hiển nhiên, sự liên lạc của những người trong ủy ban tranh cử của Trump với người Nga, đứng đầu là Paul Manafort đã bị bắt giữ, điều tra, kết án tổng cộng 7 năm 6 tháng tù giam không có nghĩa là Trump vô tội.
Nhắc lại một vụ án nổi tiếng khắp nước Mỹ mà những người trưởng thành vào thời điểm năm 1994 đều biết, đó là vụ án cầu thủ bóng bầu dục Orenthal James Simpson (O.J. Simpson) bị tình nghi giết vợ là Nicole Brown Simpson và bạn trai của Nicole – Ronald Goldman.
O.J. Simpson là một cầu thủ da đen bóng bầu dục khá nổi tiếng, đồng thời là một diễn viên điện ảnh nhưng lý do nổi tiếng khắp nước Mỹ của Simpson là do cuộc đuổi bắt Simpson về tội sát nhân trên xa lộ với nhiều xe cảnh sát và trực thăng được truyền hình trực tiếp trên TV.
Hầu hết người dân Mỹ đều tin rằng O.J. Simpson là kẻ giết Nicole Brown và Ronald Goldman nhưng những bằng chứng buộc tội Simpson được đưa ra trước tòa án đã không đủ sự thuyết phục một bồi thẩm đoàn với đa số da đen.
Sự tranh cãi tại phiên tòa về các chứng cớ như găng tay kẻ sát nhân, vết máu nạn nhân và hung thủ tại hiện trường, bằng một cách nào đó đã không ăn khớp với nhau, hơn thế nữa những lời khai của nhân viên điều tra đã bị luật sư Johnnie Cochran của Simpson đánh giá là do kỳ thị chủng tộc. Phiên tòa do đó kết thúc với sự trắng án của Simpson.
Tuy thoát khỏi án tù hình sự nhưng sau đó, một phiên tòa dân sự đã xử phạt Simpson 33.500.000 USD bồi thường cho gia đình Nicole, trong đó có 500.000 USD cho gia đình Goldman.
Trở lại vấn đề. Báo cáo của Mueller không có đủ bằng chứng để kết tội Trump thông đồng với người Nga trong cuộc tranh cử 2016. Tuy nhiên những chỉ dấu dẫn đến cuộc điều tra của Mueller rõ ràng là trong chiến dịch tranh cử, chủ tịch ủy ban tranh cử của Trump là Paul Manafort đã nhiều lần liên lạc với người Nga, đồng thời nói dối khi bị điều tra về những liên lạc này.
Hơn thế nữa, có tất cả 8 cơ quan an ninh của Mỹ đã đồng thuận, kết luận rằng Putin và gián điệp Nga đã trực tiếp tác động vào cuộc cuộc bầu cử để đem lại chiến thắng cho Trump.
Bản báo cáo của Mueller, cho dù không thể kết tội Trump nhưng cũng không hề kết luận là Donald Trump vô tội, không có liên hệ, thông đồng với người Nga.
Chịu khó nghĩ xa hơn, lý do nào Trump bí mật nói chuyện với Putin năm 2018 ở Helsinki, ngoài thông dịch viên ra, không có thêm một nhân viên nào trong nội các của Trump được phép hiện diện. Trump bàn tính, nói chuyện, thỏa thuận gì với Putin ? Không ai biết, tất cả đều không được ghi chép, thâu băng lại.
Hơn thế nữa, rất nhiều cận thần của Trump như Michael Flynn, Rick Gates, Paul Manafort, Michael Cohen, George Papadopoulos... đã bị điều tra, kết án, đi tù, đồng thời 67 nhân viên quan trọng trong nội các của Trump phải từ chức hoặc bị sa thải trong vòng hơn hai năm qua, nhiều chức vụ cực kỳ quan trọng hiện nay còn bỏ trống, không có người đảm nhiệm như bộ trưởng quốc phòng, tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc, bộ trưởng nội an, giám đốc tình báo (secret service director)…
Một người ít nhiều quan tâm đến tình hình chính trị Mỹ dễ dàng thấy được là nội các của Donald Trump là nội các hỗn loạn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó chính là điều mà kẻ thù của nước Mỹ như Nga, Trung Quốc rất mong muốn.
Vấn đề thứ hai : Cản trở công lý
Sự việc rõ ràng hơn ở những điểm sau đây :
1. Gây áp lực với James Comey để đừng điều tra Michael Flynn trong chuyện liên lạc với người Nga. Comey từ chối, ít tháng sau đó bị Trump sa thải.
2. Yêu cầu Don McGahn, cố vấn tòa Bạch Ốc sa thải Mueller, Mc Gahn từ chối thi hành.
3. Ra lệnh cho Cowey Lewandowski gửi thông điệp tới Jeff Sessions, yêu cầu Jeff Sessions không được rút lui khỏi cuộc điều tra của Mueller. Lewandowski không thi hành. Trump tức giận ra lệnh Priebus sa thải Jeff Sessions, Priebus sau khi tham khảo với cố vấn McGahn, cũng không làm theo lệnh Trump.
***************
Bênh vực, bào chữa hay nhận định như thế nào về bản báo cáo của Mueller, về con người của Donald Trump là quyền tự do của mỗi người nhưng đừng quên rằng đạo đức vẫn có giá trị ngàn đời trong vai trò lãnh đạo đất nước.
Không có bằng chứng để kết tội Donald Trump về sự thông đồng với người Nga không có nghĩa là Trump vô tội. Những hành động của Trump về chuyện đòi sa thải Mueller, Jeff Sessions có đủ kết luận là cản trở công lý không cũng tùy thuộc vào nhận định của mỗi người.
Tuy nhiên bằng chứng về đạo đức, tư cách, văn hóa, tài lãnh đạo, sự gian dối trong kinh doanh, khai phá sản để trốn thuế, kỳ thị chủng tộc, phát ngôn bừa bãi, thiếu hiểu biết... của Donald Trump thì không cần phải bàn cãi.
Thạch Đạt Lang
(21/04/2019)
Chủ Nhật vừa rồi ‘tổng bí chủ’ Nguyễn Phú Trọng bước sang tuổi 75. Thất thập cổ lai giờ không còn hiếm nữa nhưng cũng khó mà giữ phong độ khi tuổi ngày một cao. Đúng ngày sinh nhật của ông, mạng xã hội tràn lan tin ông lăn ra ốm.
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Kim Jong-un ở Hà Nội, 1 tháng Ba, 2019.
Mạng xã hội lên cơn sốt cao vì tin ông phải nhập viện khi đang thăm Kiên Giang, thủ phủ của gia đình cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thay vì cầu nguyện cho ông chóng khoẻ trở lại người ta có những phản ứng khiến ông có ngày sinh nhật mất vui.
Có người dẫn lại câu nói của ông ‘một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng khắp cả nước’ để nói về phản ứng của truyền thông xã hội. Người nói họ sẽ "ăn mừng" nếu ông không may về với các Vua Hùng. Thật là "thiên hạ đại loạn" trên mạng xã hội theo cách nghĩ của ông Trọng và những người đứng đầu lỗi mốt khác.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta lại hành động như thế ? Ông Trọng vẫn hay nói "mình phải có thế nào người ta mới thế chứ". Vậy cái "phải có thế nào" đó là thế nào ?
Thứ nhất đó là sự chán nản của một phần không nhỏ dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi, về sự tụt hậu của Việt Nam so với những nước không có gì xuất sắc như Thái Lan, Malaysia, Philippines và ở trong một số góc độcả Lào và Campuchia.
Tại một đất nước phong cảnh đẹp, khá giàu tài nguyên và số người trẻ tuổi và sung sức lớn, Việt Nam hoàn toàn có thể lọt vào danh sách 20 quốc gia hàng đầu thế giới nếu các diễn biến từ sau năm 1975 cho tới nay không cám cảnh như đã xảy ra. Nhưng danh sách top 20 thế giới hiếm hoi mà Việt Nam lọt vào là tổng dân số, đứng thứ 15 với 97 triệu dân. Dân số cũng là một trong những chỉ số tăng đều kể từ năm 1960 khi dân số Việt Nam ở mức trên 32 triệu.
Về thu nhập bình quân đầu người lấy theo số liệu năm 2017, Lào với mức 2270 đô la Mỹ đã vượt Việt Nam với con số 2160. Con số tương tự cho Singapore là 54.530, Malaysia – 9.650, Thái Lan – 5.950 và Philippines – 3.660.
Một nhà báo trong nước cũng nói Việt Nam đứng thứ 11/12 ở Châu Á về chất lượng lao động. Và mặc dù có tới trên 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ nhưng Việt Nam lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á về nghiên cứu khoa học với số bằng sáng chế được cấp bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 0 Malaysia, 1/30 của Singapore. So với Hàn Quốc chỉ còn được 1/1240 và Trung Quốc – 1/1370.
Thứ hai, về mặt xã hội, báo chí gần đây đưa tin nhiều về cảnh cô đánh trò, trò đánh lẫn nhau, nam tấn công nữ trong thang máy rồi lại quay sang tấn công cả trẻ em. Mọi thứ trong xã hội đều có thể mua được từ điểm đại học cho tới chức quyền. Quan chức xung khắc thanh toán nhau bằng súng. Tôn giáo đươc dùng làm lá bài kiếm tiền. Nói dối được chính thức hoá từ nhiều năm và được gọi là báo chí.
Ấy vậy mà ông Trọng vẫn nói "chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới". Câu nói này đúng ở một số nơi nhưng nó thiếu đi góc nhìn so sánh. Gần như mọi nước đều phát triển mỗi năm, chỉ có điều tốc độ ra sao và mặt bằng như thế nào so với hàng xóm láng giềng.
Trở lại chuyện ông Trọng ốm, sức khoẻ của "người đốt lò vĩ đại" đáng ra phải được truyền thông quan tâm và nếu có chạy sau mạng xã hội thì cũng không quá lâu. Nhưng nếu vậy nó đã không phải là tuyên truyền theo kiểu cộng sản trong đó các nhà báo thấy chính quyền bảo sao thì nghe vậy. Truyền thông chính thống như bao lần trước đây nhường sân cho mạng xã hội đang ngày càng có thêm người đọc.
Trong cùng khoảng thời gian thiên hạ râm ran chuyện ông Trọng phải nhập viện, nữ bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy cũng kể chuyện cha cô phải nhập viện nhưng không được chăm sóc kịp thời. Cô viết :
"Ba em, Huỳnh Ngọc Tuấn, bị lao phổi kháng thuốc từ hồi còn ở trong tù. Ông cầm cự gần 20 năm nay, nhưng 2 tháng gần đây bệnh trở nặng. Vợ chồng em thuyết phục mãi ông mới chịu vô cấp cứu ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Sài Gòn.
"Ông đã ói ra máu. Nhưng đến hôm nay đã hơn 2 ngày nhập viện mà các bác sĩ vẫn chưa thăm khám, các xét nghiệm vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Tình hình sức khỏe ba em đang tệ lắm, nếu không được xét nghiệm đầy đủ và điều trị thì sẽ nguy hiểm tính mạng. Có ai quen bác sĩ chuyên lao phổi ở Phạm Ngọc Thạch không, giúp em với".
Những chuyện như thế này cho thấy những người không muốn làm cừu, không có quan hệ với quan chức và không có tiền để lót tay khổ tới đâu dưới sự cai trị của ông Trọng và các đảng viên. Bởi vậy có lẽ ông đốt lò cũng nên quá ngạc nhiên khi mình lăn ra ốm giữa sinh nhật mà mạng xã hội chỉ toàn trù ẻo.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 19/04/2019
Báo cáo Mueller cuối cùng đã công bố : Chuyện gì kế tiếp ? (VOA, 19/04/2019)
Bản báo cáo 448 trang của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về chuyện Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã được công bố vào ngày thứ Năm, khép lại cuộc điều tra kéo dài 22 tháng mà Tổng thống Donald Trump liên tục đả kích là "săn phù thủy" với hàm ý ông bị truy bức chính trị.
Báo cáo Mueller về chuyện Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã được công bố
Cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ban vận động tranh cử năm 2016 của ông Trump tham gia trong một âm mưu phạm tội với Nga, và ông Mueller không thể đưa ra kết luận về việc liệu ông Trump có phạm tội cản trở công lí hay không.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr kết luận rằng ông Trump không phạm tội. Nhưng báo cáo của ông Mueller liệt kê 10 sự việc liên quan đến ông Trump và thẩm định liệu hành vi cản trở công lí có xảy ra hay không.
Dưới đây có thể là những bước tiếp theo trong một câu chuyện trường thiên đã đeo bám ông Trump kể từ khi ông đắc cử và có phần chắc sẽ tiếp diễn sang năm 2020 khi ông nỗ lực tái đắc cử :
Bầu cử 2020
Ông Trump có thể tìm cách vận động tranh cử dựa trên cuộc điều tra Mueller, điều mà nhiều nhân vật đồng đảng Cộng hòa cho là nỗ lực của FBI nhằm hạ bệ ông. Lời hiệu triệu của ông nói rằng cuộc điều tra là một cuộc săn lùng phù thủy nhằm loại bỏ một tổng thống được bầu cử dân chủ có thể hữu hiệu trong việc huy động người ủng hộ ông bỏ phiếu cho ông một nhiệm kì thứ hai, nhiều người trong số này vốn ngờ vực Washington,
Ông Trump hôm thứ Năm cố gắng giành lấy lợi thế chính trị. Vài giờ trước khi báo cáo Mueller được công bố, ông đăng trên Twitter : "Trò bịp chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại !/ Những tay Cớm gian trá, Bẩn thỉu và DNC/Phe Dân chủ mới là những kẻ phạm tội".
Các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ phát biểu rất ít về cuộc điều tra Mueller gây chia rẽ sâu sắc một nước Mỹ vốn đã bị phân cực. Câu hỏi bây giờ là liệu việc công bố báo cáo có thôi thúc họ lên tiếng hay không, dù điều đó có nguy cơ đẩy họ vào một tranh cãi trên Twitter với ông Trump mà họ có thể thua.
Các cuộc khảo sát dư luận cho thấy cử tri quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sát sườn liên quan đến nền kinh tế hơn là cuộc điều tra. Vì vậy, có thể không có lợi lộc gì cho các ứng cử viên Dân chủ tìm kiếm lợi thế chính trị thông qua báo cáo này, đặc biệt là ở các khu vực chiến trường nơi cử tri có quan điểm ôn hòa chiếm đa số,
Điều tra ở New York
Các công tố viên liên bang ở Khu vực tư pháp phía Nam của New York đang điều tra các hoạt động kinh doanh và giao dịch tài chính của ông Trump, theo lời khai chứng được gửi tới Quốc hội vào tháng 2 bởi cựu luật sư của ông Trump, Michael Cohen, người bị tuyên án tù ba năm vì các tội liên quan đến các khoản chi trả cho những người phụ nữ tuyên bố đã có quan hệ tình dục với ông Trump.
Các công tố viên ở đây có thẩm quyền điều tra rộng hơn ông Mueller và họ sẽ hoạt động độc lập.
Các cáo trạng của các công tố viên liên bang ở New York có thể còn gây chú ý hơn cả báo cáo Mueller.
Báo cáo Mueller lưu ý rằng văn phòng công tố viên đặc biệt đã chuyển 14 hồ sơ đề nghị điều tra hình sự nằm ngoài phạm vi điều tra của công tố viên đặc biệt.
Báo cáo nói các bằng chứng đã được gửi đến "các cơ quan chấp pháp thích hợp", chủ yếu là các văn phòng khác thuộc Bộ Tư pháp và FBI.
Luận tội ?
Xác suất phe Dân chủ tại Hạ viện tiến hành luận tội ông Trump đã giảm xuống vào tháng trước khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố ông Mueller không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thông đồng với Nga.
Nhưng những chi tiết về những phát hiện của ông Mueller có thể cung cấp thêm luận cứ để khởi động các thủ tục luận tội vốn được thực hiện chỉ ba lần trong lịch sử Mỹ.
Một nỗ lực luận tội sẽ tập trung vào việc liệu ông Trump có thể đã phạm "trọng tội và hành vi sai trái" hay không. Đó là một định nghĩa rộng cho Quốc hội thẩm quyền to lớn hơn thẩm quyền điều tra hạn hẹp của ông Mueller.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhân vật hàng đầu của theo Đảng Dân chủ Mỹ, nói vài tuần trước khi báo cáo được công bố rằng bà phản đối việc luận tội, nói rằng việc này sẽ gây chia rẽ quốc gia. Vì cho tới giờ không có nghị sĩ Cộng hòa nào tỏ ra hứng thú với chuyện luận tội, bất cứ nỗ lực nào như vậy có thể sẽ "chìm xuồng" tại Thượng viện, nơi có thể chuyển việc luận tội thành kết tội - trừ phi báo cáo này làm một số người đổi ý.
Tuy vậy, một số thành viên có chủ trương cấp tiến của phe Dân chủ vẫn tiếp tục thúc đẩy việc luận tội.
Phản ứng về việc che bớt thông tin
Nhiều nghị sĩ Dân chủ yêu cầu một bản báo cáo đầy đủ mà không có phần nào bị bôi đen.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện có thể ra trát đòi giao nộp báo cáo đầy đủ, không bị bôi đen và các tài liệu liên quan, cũng như lời khai chứng mà ông Mueller thu thập từ một số cựu phụ tá Nhà Trắng hàng đầu của ông Trump.
Nếu hành động đó được thực hiện, không rõ liệu Bộ Tư pháp có tuân thủ trát hay không. Nếu không, tranh chấp này cuối cùng có thể được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phân xử.
Lời khai chứng của Barr
Bộ trưởng Tư pháp William Barr, quan chức chấp pháp hàng đầu của quốc gia, dự kiến sẽ ra khai chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện vào ngày 2 tháng 5.
Ông Mueller dự kiến sẽ khai chứng trong một phiên điều trần mở của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nhưng sau khi ông Barr xuất hiện.
Hồ sơ thuế của Trump
Bên cạnh việc xem xét các kết luận của ông Mueller, phe Dân chủ đang theo đuổi các kênh khác để tiến hành các cuộc điều tra của Quốc hội về những giao dịch của ông Trump khi ông là doanh nhân trước khi trở thành tổng thống và kể từ khi ông dọn vào Nhà Trắng vào năm 2017.
Ví dụ, Ủy ban Thuế khóa và Ngân sách của Hạ viện ra thời hạn 23 tháng 4 cho Sở Thuế vụ của Bộ Tài chính cung cấp hồ sơ thuế cá nhân và doanh nghiệp của ông Trump trong sáu năm. Phe Dân chủ cho rằng các hồ sơ này có thể hé lộ những manh mối về các thỏa thuận kinh doanh có thể có của ông Trump với Nga.
Không giao nộp hồ sơ đúng hạn có thể khiến Hạ viện khép các quan chức của bộ vào tội khinh thị Quốc hội, kích hoạt các thủ tục pháp lí để buộc cơ quan này tuân thủ.
Các cuộc điều tra khác của Quốc hội
Ủy ban Tình báo Thượng viện do phe Cộng hòa đứng đầu vẫn chưa công bố kết quả điều tra chuyên sâu về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016. Kết quả có thể được công bố vào một thời điểm sau đó trong năm nay. Trong khi đó, Ủy ban Tình báo Hạ viện đang đẩy mạnh điều tra trong khi phe Dân chủ còn đang nắm quyền kiểm soát.
Các Ủy ban Tình báo, Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Giám sát của Hạ viện vẫn đang tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các cuộc trò chuyện của ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ủy ban Giám sát cũng đang xem xét các vấn đề về quyền tiếp cận an ninh liên quan đến con rể của ông Trump, Jared Kushner và những người khác.
********************
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ họp báo công bố báo cáo Mueller vào ngày thứ Năm (VOA, 18/04/2019)
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 9:30 sáng giờ Washington (13:30 GMT) vào ngày thứ Năm để thảo luận về việc công bố báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về cuộc điều tra sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Bộ Tư pháp cho biết ngày thứ Tư.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã xác định không có đủ bằng chứng để chứng minh ông Trump đã phạm tội cản trở công lí, mặc dù ông Mueller không nói ông Trump vô tội trong khía cạnh này.
Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, người đã bổ nhiệm ông Mueller làm công tố viên đặc biệt gần hai năm trước, cũng sẽ tham dự cuộc họp báo, bộ cho biết trong một thông cáo.
Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần chỉ trích cuộc điều tra của ông Mueller là "săn phù thủy" (hàm ý ông bị truy bức chính trị), nói trong một cuộc phỏng vấn trên radio hôm thứ Tư rằng ông có thể tổ chức một cuộc họp báo sau ông Barr.
Ông Mueller ngày 22 tháng 3 đã nộp cho ông Barr một bản báo cáo dài gần 400 trang về cuộc điều tra kéo dài 22 tháng của ông xem xét liệu ban vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với Moscow nhằm xoay chuyển cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho mình hay không, và liệu ông Trump có phạm tội cản trở công lí với những hành động nhằm cản trở cuộc điều tra hay không.
Trong một bức thư gửi các nhà lập pháp hai ngày sau đó, ông Barr nói rằng ông Mueller không nhận thấy các thành viên của ban vận động Trump tham gia vào một âm mưu phạm tội với Nga.
Ông Barr cũng nói rằng ông xác định không có đủ bằng chứng để chứng minh ông Trump đã phạm tội cản trở công lí, mặc dù ông Mueller không nói ông Trump vô tội trong khía cạnh cản trở công lí.
*******************
Báo cáo Mueller : Tám điều chúng ta mới được biết (BBC, 19/04/2019)
Bản báo cáo dài 448 trang về cáo buộc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, vừa được công bố, đã xác nhận những gì ông Trump khẳng định ngay từ đầu : không có sự thông đồng.
Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã vẽ nên một bức tranh hỗn tạp về hành vi của Tổng thống Donald Trump, vừa đáng ngờ vừa kỳ lạ.
Cuộc điều tra cũng tạo một hồ sơ dầy cộm cho thấy rằng vị tổng thống đảng Cộng hòa cũng đã cản trở công lý, nhưng nó lại không kết luận ông Trump phạm tội.
Và trong khi không có chứng cớ "nóng hổi" để ngay lập tức tiến hành các thủ tục luận tội, đảng Dân chủ cho biết bản báo cáo cũng cho họ rất nhiều thông tin khác để tiếp tục sự giám sát của Quốc hội đối với ông Trump.
'Nhiệm kỳ tổng thống của tôi kết thúc rồi'
Báo cáo mô tả cụ thể về nỗi kinh hoàng của ngài Tổng thống với những ngôn từ chửi rủa kể từ ngày ông Trump biết một công tố viên đặc biệt đã được bổ nhiệm để điều tra ông hồi tháng 5/2017.
Theo báo cáo của Mueller, khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nói với ông Trump về cuộc điều tra của Mueller, ông Trump đã nói :
"Ôi trời ơi ! Điều này thật tồi tệ. Nhiệm kỳ tổng thống của tôi kết thúc rồi". Ông Trump văng thêm hai câu chửi tục sau đó.
Ông nói thêm : "Mọi người nói với tôi nếu anh bị một trong những công tố viên độc lập này điều tra, điều đó có nghĩa là nhiệm kỳ tổng thống của anh coi như kết thúc. Nó sẽ kéo dài nhiều năm và tôi sẽ không làm gì được. Đây là điều tồi tệ nhất từng xảy ra cho tôi".
'Mueller phải ra đi'
Báo cáo của Mueller cho thấy vào tháng 6/2017, tổng thống đã gọi cho cố vấn Nhà Trắng Donald McGahn từ Trại David và ra lệnh cho ông phải loại bỏ công tố viên đặc biệt.
Trong cuộc gọi thứ hai, ông McGahn nói rằng tổng thống đã gia tăng áp lực, nói : "Gọi cho Rod [Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein], nói với Rod rằng Mueller có mâu thuẫn và không thể là Công tố viên Đặc biệt", và "Mueller phải ra đi "và" Gọi lại cho tôi khi anh làm xong điều đó".
McGahn đã rất bực mình vì sự can thiệp này đến nỗi ông đe dọa sẽ bỏ việc thay vì tham gia vào những gì ông dự đoán sẽ xảy ra là một "Cuộc thảm sát đêm thứ Bảy" giống như vụ Nixon.
Vào tháng 1/2018 sau khi truyền thông tiết lộ những nỗ lực của ông Trump để loại bỏ Mueller, một trong các luật sư của tổng thống đã liên lạc với ông McGahn, yêu cầu ông công khai bác bỏ thông tin đó.
Nhưng McGahn, thông qua luật sư của mình, đã từ chối.
Không thông đồng
Báo cáo cho thấy có một số liên hệ giữa các thành viên trong nhóm của ông Trump và Nga, và báo cáo cũng phát hiện chiến dịch tranh cử của ông Trump "dự kiến sẽ có lợi về mặt bầu cử từ những thông tin bị đánh cắp và được tiết lộ thông qua các hỗ trợ của Nga".
Nhóm Trump cũng "thể hiện sự quan tâm" đối với các email bị hack do Wikileaks công bố và "hoan nghênh thiệt hại có thể gây ra" cho ứng cử viên Hillary Clinton. Đảng Dân chủ gọi đó là "không yêu nước và vô đạo đức". Nhưng nhóm Mueller nói rõ rằng nó không cấu thành âm mưu hình sự.
"Các mối liên hệ với Nga bao gồm các liên hệ kinh doanh, đề nghị hỗ trợ cho chiến dịch, lời mờiứng cử viên Trump và [Tổng thống Nga Vladimir] Putin gặp gỡ nhau trực tiếp, mời các quan chức chiến dịch tranh cử và đại diện của chính phủ Nga gặp gỡ, và các đề nghị chính sách giúp cải thiện Quan hệ Nga-Mỹ.
"Trong khi cuộc điều tra xác định có nhiều mối liên hệ giữa các cá nhân có mối quan hệ với chính phủ Nga và các cá nhân liên quan đến chiến dịch tranh cử Trump, không có đủ các bằng chứng để cáo buộc hình sự.
"Cuộc điều tra không xác định được rằng các thành viên của chiến dịch tranh cử của Trump đã âm mưu hoặc phối hợp với chính phủ Nga trong các hoạt động can thiệp bầu cử".
Không minh oan việc cản trở công lý
Tuy nhiên báo cáo của Mueller không hề là 'sự giải oan' như ông Trump đã tuyên bố hồi tháng trước.
Báo cáo cuối cùng kết luận : "Không giống như các trường hợp mà đối tượng liên quan đã cản trở công lý để che giấu tội ác, bằng chứng chúng tôi thu thập được không cho thấy Tổng thống có liên quan đến một tội ác tiềm ẩn liên quan đến sự can thiệp bầu cử của Nga".
Nhưng báo cáo cũng ghi chú rõ ràng :
"Nếu chúng tôi tự tin rằng, sau khi điều tra kỹ lưỡng, Tổng thống không có hành vicản trở công lý nào, chúng tôi đã tuyên bố như vậy. Tuy nhiên, dựa trên các sự việcvà các tiêu chuẩn pháp lý hiện hành, chúng tôi không thể đưa ra phán quyết đó.Các bằng chứng chúng tôi thu thập được về các hoạt động và ý định tìm cách gây khó khăn cho chúng tôi của Tổng thốngkhiến chúng tôi không thểkết luận một cách thuyết phục rằngkhông có bất kỳ hành vi phạm tội nào. "
Trong khi báo cáo thừa nhận một tổng thống tại vị không thể bị truy tố, nó cũng đề cập đến việc Quốc hội có quyền điều tra và có khả năng luận tội Tổng thống :
"Quốc hội có thể áp dụng luật cản trở công lý xem xét những hành vi sai phạm lạm dụng quyền lực của Tổng thống với hệ thống tam quyền phân lập (checks and balances) theo Hiến pháp của chúng ta và nguyên tắc không có ai đứng trên phápluật".
Trump cố ảnh hưởng cuộc điều tra thế nào
Báo cáo trích dẫn 10 trường hợp được cho là có tiềm năng cản trở công lý của ông Trump mà nhóm Mueller điều tra.
Hầu hết đã được ghi chú rất kỹ, chẳng hạn như việc Giám đốc FBI James Comey bị ông Trump sa thải.
Nhưng những phát hiện cũng xác nhận các thông tin truyền thông Mỹ trước đây đã bị Nhà Trắng từ chối.
Khi ông Trump biết các hãng truyền thông đã đặt câu hỏi về cuộc họp tháng 6/2016 tại Trump Tower giữa các quan chức chiến dịch vận động tranh cử cấp cao, bao gồm Donald Trump Jr., và một luật sư người Nga được cho là đang hứa hẹn sẽ tung những "tin xấu" cho đối thủ Hillary Clinton, tổng thống đã đưa ra một thông tin đánh lạc hướng, báo cáo cho biết :
"Trước khi các email được công khai, Tổng thống đã chỉnh sửa một thông cáo báo chí cho Trump Jr bằng cách xóa một dòng thừa nhận rằng cuộc họp với 'một cá nhân [Trump Jr] được cho biết có thể có thông tin hữu ích cho chiến dịch' và thay vào đó chỉ nói rằng cuộc họp là về việc nhận con nuôi của Nga".
Ông Trump cũng bảo cựu quản lý chiến dịch tranh cử Corey Lewandowski yêu cầu cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions tuyên bố công khai rằng cuộc điều tra "rất không công bằng" và ông Trump đã không làm gì sai, báo cáo cho biết.
Sau khi Jeff Sessions tuyên bố rút khỏi cuộc điều tra Nga, để lại một ông Trump tức giận rằng mình đang mất quyền kiểm soát cuộc điều tra, tổng thống đã ép cựu Bộ trưởng Tư pháp rằng nếu ông nghĩ lại quyết định rút khỏi cuộc điều tra đó thì ông sẽ là "anh hùng".
Từ chối 'thi hành mệnh lệnh'
Báo cáo của Mueller cho thấy tiềm năng cản trở công lý của tổng thống chỉ đã thất bại vì các thành viên trong chính quyền ông từ chối "thi hành mệnh lệnh", bao gồm cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu cố vấn Nhà Trắng Don McGahn và cựu quản lý chiến dịch tranh cử Corey Lewandowksi.
Trong một đoạn văn không hay ho gì cho Trump, báo cáo viết :
"Những nỗ lực của Tổng thống nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc điều tra hầu như không thành công, nhưng điều đó phần lớn là vì những người vây quanh Tổng thống đã từ chối thi hành mệnh lệnh hoặc chiều theo yêu cầu của ông. Comey đã không kết thúc cuộc điều tra cuối cùng dẫn đến việc Flynn bị truy tố và bị kết án tộinói dối với FBI. McGahn đã không nói với Bộ trưởng Tư pháp Sessions rằng Công tố viên Đặc biệt phải bị đuổi, nhưng thay vào đó, chuẩn bị từ chức nếu Tổng thốngra lệnh đó. Lewandowski và Dearborn không gửi thông điệp của Tổng thống cho Sessions rằng nên giới hạn cuộc điều tra Nga cho những cuộc bầu cử trong tương lai. Và McGahn từ chối rút lại những thông tin xoay quanh chỉ đạo loại bỏ Công tố viên Mueller của Tổng thống mặc cho Tổng thống liên tục yêu cầu ông làm như vậy. Tương tự như thế, chứng cớ chúng tôi thu thập được không hỗ trợ việc cáo buộc các trợ lý và cộng sự của Tổng thống có khả năng cản trở công lý ngoài những hồ sơ đã nộp. "
'Trả lời bằng văn bản không đầy đủ'
Những người theo dõi sát sao câu chuyện Mueller có thể nhớ lại rằng vào tháng 1/2018 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông "mong chờ" được ngồi xuống trả lời phỏng vấn với ông Mueller, rằng ông sẽ "thích làm điều đó càng sớm càng tốt", và khoe rằng ông ta sẽ trả lời câu hỏi và thề không nói dối như trước tòa án.
Nhưng báo cáo Mueller lại ghi chú, "sau hơn một năm thảo luận, Tổng thống đã từ chối phỏng vấn".
Ông đồng ý gửi câu trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi của công tố viên đặc biệt cho các vấn đề liên quan đến Nga, nhưng từ chối "cung cấp câu trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi về chủ đề cản trở công lý hoặc câu hỏi về các sự kiện trong quá trình chuyển giao quyền lực", báo cáo lưu ý.
Báo cáo của Mueller viết : "Nhận thấy rằng Tổng thống sẽ không tự nguyện trả lời phỏng vấn, chúng tôi đã xem xét liệu có nên gửi trát hầu tòa cho lời khai của ông hay không. Chúng tôi thấy các câu trả lời bằng văn bản của ông không thỏa đáng".
Nhưng nhóm Mueller cho biết cuối cùng họ quyết định không triệu tập ông Trump vì việc kiện tụng sẽ gây ra sự chậm trễ đáng kể ở giai đoạn cuối của cuộc điều tra.
Tại sao Sessions, Trump Jr và Kushner không bị truy tố
Đội ngũ Mueller đã không truy tố Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì tội khai man trước Quốc hội khi ông ta làm chứng sai rằng ông ta không liên lạc với người Nga trong chiến dịch tranh cử, vì những câu hỏi dùng từ không chính xác, theo báo cáo.
"Bằng chứng không đủ để chứng minh rằng Sessions có thể đưa ra câu trả lời sai cho các câu hỏi liên quan đến Nga theo cách diễn đạt và bối cảnh của những câu hỏi đó", báo cáo viết.
Nó cũng làm rõ Donald Trump Jr, Jared Kushner và các nhân viên chiến dịch tranh cử khác đã đi sát ranh giới phạm luật trong cuộc họp tháng 6/2016 tại Trump Tower với một luật sư người Nga.
Nhóm Mueller nói rằng họ đã không truy tố con trai cả và con rể của tổng thống vì vi phạm tài chính chiến dịch tranh cử vì họ không thể chứng minh rằng những người này đã "cố tình" vi phạm luật.
Tổng thống Donald Trump đã sung sướng tuyên bố hôm 24 tháng Ba : "Nó là một sự hoàn toàn và toàn diện nói không có tội", ngay sau khi ông bộ trưởng tư pháp của ông phổ biến bốn trang giấy tóm tắt những khám phá của Điều tra viên đặc biệt Robert Mueller. Rồi ông tiếp : "Nó là một sự tìm cách hạ thủ bất hợp pháp đã thất bại".
Người dân Mỹ đọc tin trang nhất một số tờ báo tại Washington hôm thứ Bảy, 23 tháng Ba, sau khi Điều tra viên đặc biệt Robert Mueller hôm 22 tháng Ba nộp bản phúc trình được mọi người chờ đợi lâu nay về can dự của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016 cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr. (Hình : AP Photo/Alex Brandon)
Sự vui sướng của tổng thống cũng dễ hiểu thôi. Sau khi trải qua 22 tháng điều tra về liệu chiến dịch Nga để ăn gian cho cuộc bầu cử năm 2016 có lợi cho ông Trump, điều tra viên đặc biệt không tìm thấy là tổng thống phải ra tòa. Nhưng điều tra viên đặc biệt cũng không nói là tổng thống không có tội.
Trước hết là những tin mừng cho tổng thống. Trong khu vực của sự vi phạm trầm trọng nhất mà ông Mueller cứu xét, theo lời tóm tắt của Bộ trưởng Tư pháp William Barr, ông "không xác định là thành viên của ban vận động Trump âm mưu hay điều phối với chính phủ Nga trong các hoạt động can thiệp vào bầu cử".
Việc này không có nghĩa là chiến dịch vận động của tổng thống không hợp tác với cố gắng của người Nga. Trong suốt cuộc điều tra của ông Mueller, nhiều vụ rõ ràng có hợp tác đã lộ diện. Ông Paul Manafort chẳng hạn, cựu chủ tịch ban vận động của tổng thống – mà vì cuộc điều tra của ông Mueller đang ngồi tù với bản án bảy năm rưỡi – đã chia sẻ những thông tin thăm dò dư luận của ban bầu cử cho một người được nói là điệp viên của Nga. Và có lẽ là ông Mueller đã tìm thấy những vụ khác nữa. Nhưng rõ ràng ông không tìm thấy bằng cớ "súng còn bốc khói" là ban vận động của ông Trump đã là những người cố tình tham dự vào một âm mưu của Nga. Những sự liên lạc của họ với người Nga, theo bản tóm tắt của ông bộ trưởng, không đủ để trở thành một "âm mưu" hay "một thỏa thuận – ngầm ý hay bày tỏ… về can thiệp vào bầu cử".
Nó sẽ phải có một sự tiết lộ hơn nữa những khám phá của điều tra viên đặc biệt, mà ông Barr đã hứa công bố nhưng nay lại có vẻ chần chừ, để có thể xác định là kết luận đó có làm cho chúng ta tin cậy được hay không. Nhưng dầu sao chăng nữa một thắng lợi lớn cho tổng thống. Mặc dầu vẫn còn có những nghi ngờ – trước sự việc là toán của tổng thống đã bao lần nói láo, né tránh và chứng tỏ một sự sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của người Nga – nó đã khá gần trong việc xác nhận cho khẳng định "KHÔNG CÓ ĐỒNG LÕA" của tổng thống mà ông đã tưởng không thể hy vọng có được.
Nó sẽ không cản trở những vị dân biểu Dân chủ tiếp tục những cuộc điều tra của Quốc hội vào công việc của tổng thống và Nga. Và thực ra là phải như vậy. Quyền kiểm tra của Quốc hội khác với một cuộc điều tra của một điều tra viên đặc biệt. Mục đích việc kiểm tra của Quốc hội là để cung cấp một sự công khai những hành vi đi ngược lại quyền lợi chung, ngay cả khi nó không lên đến mức tội phạm, vốn là cái thước mà ông Mueller đã được ra lệnh phải sử dụng. Và vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về liên hệ kỳ lạ của tổng thống với Nga (chẳng hạn như, tại sao Nga lại mong muốn ông được đắc cử đến như vậy ?) mà có vẻ ông Mueller hoặc là không cứu xét đến hay chưa giải quyết được.
Dầu sao chăng nữa, điều tra viên đặc biệt có vẻ đã làm giảm được nỗi sợ lớn nhất : rằng một tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ là một kẻ đồng lõa trong một âm mưu của Nga. Điều này quả là tốt cho ông Trump, nhưng nó còn tốt hơn cho Hoa Kỳ, và sự kiểm tra của các nhân vật bên đảng Dân chủ nên được hướng dẫn bằng việc này. Nếu ông Mueller không tìm thấy bằng cớ nóng bỏng thì họ cũng không nên chờ đợi tìm thấy.
Phần chính kia của cuộc điều tra của ông Mueller là chuyện khác. Tóm tắt của ông bộ trưởng xác nhận là điều tra viên đặc biệt đã tìm hiểu "một số những hành động của tổng thống" mà có thể coi như là một cố gắng bất hợp pháp để cản trở cuộc điều tra vào âm mưu của Nga. Cuộc điều tra chính, bởi cơ quan FBI, đã được trao cho ông Mueller một phần là vì quyết định của ông Trump cách chức người lúc đó là giám đốc cơ quan, ông James Comey. Đó là một trong những hành động có thể là cản trở pháp lý. Những cố gắng sau đó của tổng thống để cách chức ông Mueller, mà cuộc điều tra ông đã gọi là "săn phù thủy", có lẽ là một điều cản trở pháp lý nữa.
Cả hai việc này chả hay ho gì cho tổng thống. Nhưng nó luôn là khó khăn khi đặt câu hỏi nó có thể coi như cản trở công lý hay không, bởi sự việc là ông Trump, qua chức vụ tổng thống, có quyền cách chức cả hai người. Hầu hết các chuyên gia pháp lý nghĩ là một tổng thống có thể có tội cản trở, ngay cả khi hành xử quyền chính đáng của chức vụ, nếu động cơ có ác ý. Và cách chức ông Comey trong cố gắng đóng cửa cuộc điều tra về Nga chắc chắn sẽ đúng với định nghĩa đó.
Những chuyên gia khác – đáng kể hơn là kể cả ông bộ trưởng – duy trì là tổng thống không thể có tội cản trở khi hành động trong khuôn khổ quyền hạn. Cuối cùng, ông Mueller, biết rõ những bất đồng ý kiến, quyết định không giải quyết vấn đề này.
Theo bản tóm tắt của ông bộ trưởng Tư pháp về kết luận của ông, ông kể ra những điều ông tìm thấy về những hành vi đáng nghi ngờ của ông Trump nhưng không quyết định là liệu nó có là bằng cớ đủ để có thể đưa ra tòa. Thay vì vậy ông Mueller cung cấp lý luận cho cả hai phe. Theo ông bộ trưởng, "điều tra viên đặc biệt nói là ‘trong khi bản phúc trình này không kết luận là tổng thống có tội, nó cũng không nói là ông không có tội’".
Ông bộ trưởng – mới tháng rồi trở lại nắm Bộ Tư pháp, mà ông đã từng điều hành thời cố Tổng thống George H.W. Bush – đã tự giải quyết vấn đề. Ông và thứ trưởng Rod Rosenstein đã khẳng định là bằng cớ ông Mueller cung cấp không đủ để "thiết lập là tổng thống có một hành động phạm tội cản trở công lý". Với việc chúng ta đã biết lập trường của ông Barr, việc này cũng chả có gì là ngạc nhiên cả. Tuy nhiên, ông bộ trưởng đưa ra một lý luận khác để hỗ trợ cho lập luận này. Ông biện bạch là khi ông Mueller không tìm thấy bằng cớ tổng thống có âm mưu với Nga, nó sẽ rất khó xác định được là những hành động sử dụng quyền hành của ông, nhưng bán cản trở công lý, có thể là có ý xấu.
Lập luận này nghe thật thái quá. Những liên hệ mờ ám giữa ông Trump và Nga, và những thành tích của việc ông và các thuộc hạ của ông nói láo về liên hệ đó, cho thấy tổng thống có những động cơ vô cùng đáng đặt câu hỏi – tuy chưa đến mức âm mưu vĩ đại để gian lận bầu cử – để đóng cửa cuộc điều tra về Nga. Dầu sao chăng nữa, những đối thủ của tổng thống sẽ nhắm thẳng vào sự việc là ông Mueller cung cấp bằng cớ cản trở, mà ông cảm thấy không thể tha thứ cho tổng thống, chưa kể những lý do pháp lý khiến nên làm vậy. Bên Dân chủ nay sẽ tranh đấu để có được chi tiết của những gì ông Mueller phúc trình về vấn đề này.
Cuộc chiến sắp xảy ra sẽ có một cuộc sống chính trị riêng. Trong bản tóm tắt, ông Barr nhắc lại "biết đến sự chú ý của công chúng đến vấn đề này", ông hy vọng sẽ phổ biến tối đa bản phúc trình của điều tra viên đặc biệt sao cho "thích hợp với luật pháp liên hệ, luật lệ, và chính sách của bộ". Từng đó cũng đủ để giữ kín khá nhiều bản phúc trình của ông Mueller.
Những người Dân chủ cảm thấy bị tổn thương vì sự thất bại của ông Mueller không kết tội tổng thống, sẽ tự an ủi bằng cách xông vào cuộc chiến mới với ông Barr về công bố bản phúc trình. Nhưng họ không nên cảm thấy bị thương tổn. Ý tưởng là điều tra viên đặc biệt sẽ hạ bệ ông Trump nằm trong trí tưởng tượng của bên Dân chủ nhiều hơn là thực tại. Hàng trăm trang bằng cớ đã công bố, nhiều trăm trang tài liệu trình tòa, không chỉ ra một âm mưu vĩ đại giữa ban vận động Trump và Nga. Vụ cản trở khó mà chứng minh.
Thực ra, gánh nặng bằng cớ mà công tố viên độc lập phải chịu đã làm cho cuộc điều tra của ông trông ra có vẻ như là một sự lảng tránh để người ta quên đi những câu hỏi chính trị liên quan đến liên hệ của ông Trump và Nga. Thí dụ như : Liệu cử tri Hoa Kỳ có chấp nhận rằng tổng thống của họ tiếp tục từ chối công nhận sự hiện hữu của một cuộc tấn công vào nền dân chủ của mình do một thế lực ngoại lai, mà ông luôn nói láo về liên hệ của ông với họ, hay là có thể vào được ghế tổng thống nhờ họ, trong khi ông không làm gì để cản trở cuộc tấn công tiếp tục của họ ?
Bên Dân chủ có lẽ nên cảm thấy là ông Mueller đã cho họ một món quà chiến thuật. Một bản phúc trình nói có tội sẽ làm cho họ khó có thể lờ đi chuyện đàn hạch ông. Và dĩ nhiên chuyện đó vô bổ vì đảng ông bảo vệ, tổng thống chắc chắn sẽ không bị luận tội và cách chức. Các lãnh tụ Dân chủ biết rõ điều đó. Và họ không muốn làm điều đó. Điều tốt nhất mà họ có thể hy vọng ở ông Mueller là một bản phúc trình biện minh cho việc họ tiếp tục các chiến dịch kiểm tra tổng thống nhưng không buộc họ phải đàn hạch ông. Và ông Mueller đã làm gần đúng như vậy.
Trong một khía cạnh nào đó, bản phúc trình này có vẻ là một sự chỉ trích cho những ai muốn nhờ luật pháp giải quyết một vấn đề chính trị. Cử tri chứ không phải là công tố viên cuối cùng sẽ quyết định là ông Trump có đáng được làm tổng thống hay không. Và đó chính là cách một nền dân chủ giải quyết vấn đề chính trị.
Lê Phan
Nguồn : Người Việt, 30/03/2019
Tổng thống 45 của Mỹ, Donald Trump đã để lại "dấu ấn lịch sử" trong chính trường Mỹ chỉ 2 năm sau ngày nhậm chức. Dấu ấn lịch sử đó không phải là bức tường mới (có thể xây) giữa Mỹ và Mexico, cũng không phải là đã làm cho "nước Mỹ vĩ đại trở lại"… mà có lẽ là làm nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết.
Dấu ấn lịch sử đó không phải là bức tường mới giữa Mỹ và Mexico… mà có lẽ là làm nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết.
Di sản buồn mà Trump để lại đối với nước Mỹ đã đành, không những thế Trump còn để lại cả dấu ấn trong cộng đồng người Việt Nam (cả ở Mỹ lẫn ở trong nước) đó là làm cho người Việt Nam cũng chia rẽ thành "hai phe", phe ủng hộ và phe phản đối Trump.
Với một số người thì Tập Hợp (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) thuộc về "phe phản đối Trump" nhưng khác với những người "cùng phe" là Tập Hợp chỉ trích Trump ngay từ khi ông ta lọt vào vòng chung kết đại diện cho đảng Cộng hòa để tranh chức tổng thống với Hilary Clinton. Chúng tôi không thích Trump và cũng không thích cả Hilary vì nhận thấy là cả hai ứng cử viên đều không đưa ra được một cương lĩnh chính trị thực sự có ích lợi cho thế giới trong đó có Việt Nam. Đừng quên là tổng thống Mỹ, đồng thời cũng là lãnh đạo của khối các nước dân chủ, luôn có ảnh hưởng trên qui mô toàn cầu. Buồn thay, các ưu tư của các tổng thống Mỹ chỉ đơn thuần bó hẹp trong phạm vi nước Mỹ.
Khi chúng tôi đưa ra đề nghị mô hình chính trị cho Việt Nam trong tương lai là "dân chủ nghị viện và tản quyền" thay vì mô hình chính trị "tổng thống chế" (bầu một người thay vì bầu một chính đảng) thì đã không nhận được sự chia sẻ của trí thức và người dân Việt Nam. Nước Mỹ, cường quốc số một thế giới đang bị khủng hoảng vì mô hình "tổng thống chế", sự tê liệt và xuống cấp của các chính đảng đã cho phép những người không có kiến thức về chính trị trở thành tổng thống như trường hợp Trump. Chính mô hình "tổng thống chế" đã buộc các ứng cử viên phải "dân túy" bằng cách mị dân và hứa hẹn mang lại những điều ngoài khả năng của họ. Ví dụ Trump hứa lấy tiền của Mexico để xây dựng bức tường mới ngăn cách hai nước, kế hoạch mang các công ty của Mỹ trở về Mỹ hay ngay cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, Mỹ-EU… Cũng đã gần như thất bại hoàn toàn.
Tập Hợp đã phân tích trong nhiều bài viết rằng tư tưởng chính trị của thế giới nói chung và của nước Mỹ nói riêng đã không theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì trí tuệ nhân tạo và máy móc đã thay thế rất nhiều cho con người trong nhiều lĩnh vực. Nhiều ngành nghề ăn nên làm ra nếu biết khai thác kỹ thuật mới như các công ty Apple, Facebook, Google, Amazon…Trong khi đó rất nhiều ngành nghề khác bị đi xuống nhất là những ngành dùng nhiều lao động chân tay như nông nghiệp, bưu điện hay đóng tàu, lắp ráp ô tô…
Rõ ràng là các chính trị gia thế hệ cũ đã lỗi thời vì không thay đổi kịp thời cuộc dù đó là Hilary Clinton hay các chính trị gia đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa. Trump xuất hiện và lấp vào khoảng trống đó bằng những lời hứa bạt mạng mà các chính trị gia truyền thống không dám phát ngôn. Sau khi Trump đắc cử và trở thành tổng thống Mỹ thì các chính trị gia Mỹ mới tá hỏa và tìm mọi cách "hạn chế" ông ta. Việc tống vào tù gần chục cộng sự đắc lực của Trump là nỗ lực nhằm hạn chế các hành động thất thường và mang tính răn đe với Trump nhưng có lẽ vì đôi lúc đảng Dân chủ quá "soi mói" và nặng lời với Trump khiến cho Trump càng được ‘thông cảm’ và ủng hộ bởi những người yêu mến. Họ cho rằng Trump là nạn nhân của một âm mưu phế truất vì cay cú của đảng Dân chủ…
Dù bản báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller vừa được công bố kết luận là Trump không "thông đồng" với Nga nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử hồi 2016 nhưng điều đó không có nghĩa là Trump được yên thân. Chỉ riêng việc một tổng thống đương nhiệm bị nghi ngờ là thông đồng với "kẻ thù" truyền thống là Nga cũng đã là một sỉ nhục ghê gớm với Trump. Thật khó hình dung nếu bản kết luận của Mueller là ngược lại, khi đó bộ mặt của nước Mỹ sẽ giấu vào đâu ?
Uy tín của nước Mỹ bị sứt mẻ nghiêm trọng và hoàn toàn không thể phục hồi, kể cả sau khi Trump đã ra đi. Một ví dụ là vào đầu năm 2021 người Mỹ phải xin visa khi vào Châu Âu. Hay một ví dụ khác là Châu Âu và các nước Nam Mỹ đã không ủng hộ đúng mức và cần thiết cho tổng thống đối lập của Venezuela Juan Guaido, người được Trump công khai hậu thuẫn và cho dù cuộc ‘cách mạng’ này gần như đã thành công chỉ vì lý do là họ không thích Trump. Xin nhắc lại, Trump hoàn toàn đúng trong việc này.
Tập Hợp là tổ chức chính trị đầu tiên lên tiếng chỉ trích Trump ngay từ khi ông ta chưa thành tổng thống Mỹ. Chúng tôi không thù ghét hay liên quan gì đến ông ta mà chỉ vì ông ta không tôn trọng các giá trị đạo đức mà Tập Hợp cổ xướng và theo đuổi. Không chỉ có thế, Trump còn đi ngược lại và bỏ bê các giá trị tinh thần dân chủ đã làm nên một nước Mỹ vĩ đại như ngày hôm nay từ những Locke, Jefferson, Stuart Mills, De Tocqueville, James v.v.
Trump là lãnh đạo của nước Mỹ cũng đồng thời là đại diện cho thế giới văn minh vì vậy mọi người đều có quyền chỉ trích ông ta. Vấn đề yêu ghét không nên đặt ra khi tranh luận về Trump hay bất cứ ai. Cái cần đặt ra nhất là lý lẽ, là lý trí, là sự phân tích đúng sai, hay dở chứ không phải vì ông ta là một doanh nhân giỏi, có vợ đẹp hay làm việc không lương. Dù sao thì Trump cũng chỉ là một cơn gió thoảng qua lịch sử nước Mỹ, ông đến rồi ông đi. Giờ đây khi đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và phê phán Trump trong cộng đồng người Việt Nam thì chúng tôi lại có ý kiến mới rằng Trump, sau những tiêu cực mang lại cho nước Mỹ và thế giới tự do thì sự "xuất hiện" của ông ấy lại đang mang lại những "tích cực" cần thiết cho nước Mỹ và thế giới.
Rồi họ (người dân và giới chính trị Mỹ) sẽ thấy được sự tai hại của những nhà lãnh đạo dân túy, rồi họ sẽ thấy được mô hình tổng thống có rất nhiều hạn chế, rồi họ sẽ thấy để một người "tay mơ" về chính trị lên làm lãnh đạo đất nước là nguy hại như thế nào, rồi họ sẽ thấy vai trò quan trọng của các giá trị đạo đức nền tảng mới làm cho nước Mỹ vĩ đại chứ không phải những lời lời đao to búa lớn và lỗ mãng, rồi họ sẽ thấy vai trò của các chính đảng là quan trọng như thế nào, rồi họ sẽ thấy một dự án chính trị là cần thiết ra sao kể cả đối với một quốc gia dù đã hùng mạnh như nước Mỹ, rồi họ sẽ thấy uy tín nước Mỹ đã bị hủy hoại như thế nào…Để rồi từ đó họ tìm cách để sửa chữa và khắc phục. Sự ưu việt của các thể chế dân chủ là chúng có cơ chế để thay đổi và sửa chữa mọi khiếm khuyết.
Tập Hợp quan niệm rằng lẽ phải và sự thật là tối thượng, thậm chí trên cả Thượng đế. Bảo vệ lẽ phải và những điều đúng đắn là việc bắt buộc phải làm và nên làm. Tập Hợp chưa bao giờ ngần ngại hay phân vân vì sợ nói ra sự thật và bảo vệ lẽ phải sẽ làm mất lòng ai đó. Chúng tôi chấp nhận "mất lòng" khi phê phán "đối lập dân chủ Việt Nam", trí thức Việt Nam hay Donald Trump. Vì Trump mà Tập Hợp mất đi một số thân hữu và một lượng người theo dõi trang Fanpage của Tập Hợp trên Facebook. Có người bày tỏ sự "tiếc nuối" khi thấy Tập Hợp phản đối Trump khiến họ phải "chia tay" Tập Hợp. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc nhưng không thể làm khác. Chúng tôi không có gì thay đổi, chúng tôi vẫn là chúng tôi của hơn 30 năm về trước, nếu có khác thì chỉ là chúng tôi chín chắn hơn, trưởng thành hơn và "biết" nhiều hơn.
Làm chính trị là hò hẹn với tương lai, tức là phải có khả năng tiên liệu những điều có thể xảy ra trong tương lai để từ đó có đối sách và sự chuẩn bị. Một tổ chức chính trị mà không có viễn kiến, không tiên liệu được tương lai thì khó lòng có…tương lai. Tất nhiên sự tiên liệu không phải lúc nào cũng đúng nhưng đó là điều bắt buộc. Nếu không thì cũng sẽ giống như các nhân sĩ suốt ngày chạy theo các sự kiện, chạy theo các biến cố và rồi vì không "biết mình, biết địch" nên hành động và phát ngôn hời hợt và vô duyên, cuối cùng bị cả chính quyền lẫn người dân coi thường và phê phán.
Tập Hợp luôn đưa ra các nhận định về tình hình thế giới và sự ảnh hưởng của chúng đến Việt Nam suốt ba thập niên qua, từ dự đoán Liên Xô sẽ sụp đổ cho đến…Trung Quốc trong một tương lai gần. Nếu độc giả nào theo dõi Tập Hợp thường xuyên thì sẽ nhận thấy là hầu hết các dự đoán của chúng tôi đều đúng.
Thái độ của Tập Hợp sẽ không thay đổi, sẽ luôn đề cao các giá trị đạo đức, lẽ phải, sự lương thiện, bao dung với sự thẳng thắn trong tinh thần tương kính, lắng nghe và luôn sẵn sàng đối thoại. Chúng tôi hy vọng là những người hiểu lầm về thái độ của Tập Hợp với Trump sẽ hiểu ra vấn đề và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong tương lai khi mà mọi việc về Trump được rõ ràng và cụ thể.
Một điều mà tôi muốn tâm sự nhân việc nói về Trump, đó cũng là điều làm chúng tôi ngạc nhiên là chỉ vì không đồng ý với nhau về Trump mà nhiều người bỗng trở nên dữ tợn, hằn học và "tấn công" những ý kiến khác về Trump rất thô bạo ? Tại sao phải như thế ? Tại sao chỉ vì một người xa lạ (chắc không mấy người là bạn bè thực ngoài đời của Trump) mà lại sỉ vả nhau cạn tàu ráo máng như vậy ? Chúng ta có còn là đồng bào, là người Việt Nam nữa hay không ? Bản chất của xã hội dân chủ là tôn trọng mọi chính kiến khác biệt. Làm sao chúng ta có thể xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mà lại không tôn trọng dân chủ ? Chắc gì ý kiến về chính trị của một cá nhân lại có thể đúng hơn ý kiến của một tập thể làm chính trị chuyên nghiệp ?
Có lẽ Việt Nam vẫn chưa có được dân chủ là vì người dân còn ngộ nhận nhiều thứ và mâu thuẫn với chính mình. Không ít người ủng hộ Trump, khi nói về Trump, họ không phân tích lý lẽ mà chỉ đưa ra lập luận rằng ông ta kinh doanh giỏi, vợ đẹp, sẵn sàng làm việc không lương…Mấy thứ đó có liên quan gì đến các hoạt động chính trị đâu ? Hầu hết các chính trị gia kiệt xuất đều không phải là doanh nhân và nếu vợ đẹp thì Melania đâu phải là hoa hậu ? Có lẽ tư duy "làm chính trị là tìm kiếm thành công cho bản thân" đã ăn sâu vào trong tâm hồn người Việt. Tâm lý này khiến 2/3 cộng đồng người Việt tại Mỹ ủng hộ Trump trong khi các sắc dân thiểu số Châu Á khác chỉ là 1/3. Chúng ta là một dân tộc không giống ai.
Tư duy bị ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Khổng giáo khiến người Việt luôn ủng hộ cho các "cá nhân làm chính trị" thay vì ủng hộ cho các "tổ chức làm chính trị" bất chấp là các cá nhân mà họ ủng hộ có muốn hay không. Họ cho rằng chỉ cần một cá nhân nổi tiếng là có thể mang lại thành công chứ không cần một tổ chức. Điều này hoàn toàn sai vì đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân.
Suốt bao năm qua người Việt chỉ ủng hộ cho các cá nhân hoạt động chính trị chứ không mấy quan tâm đến các tổ chức chính trị. Một ai đó bị đi tù vì lý do chỉ trích chính quyền lập tức được nhiều người tung hô như một người hùng có thể "cứu nhân độ thế", tuy nhiên một người thì có thể làm được gì ? Bao nhiêu người đi tù được tung hô lên tận mây xanh nhưng sau khi ra tù hay được bảo lãnh ra được ngoài thì cũng đâu làm được gì hơn ?
Mâu thuẫn lớn ở đây là dư luận luôn ủng hộ và muốn "đôn" những người không có ý định hay khả năng làm chính trị trở thành "người dẫn đường", đứng lên "phất cờ khởi nghĩa" trong khi những tổ chức chính trị chuyên nghiệp lại không nhận được sự ủng hộ cần thiết đáng ra phải có đó. Việc này cũng giống như khi một người bị bệnh nan y, thay vì tìm đến bệnh viện với ê-kip các bác sĩ có chuyên môn cao thì họ đi tìm một thầy lang. Nhiều người ngụy biện "các tổ chức chính trị của người Việt Nam hiện nay không xứng đáng, chưa đủ trình, chưa thuyết phục…" nhưng khi hỏi vậy ai, tổ chức nào mới xứng đáng thì họ không có câu trả lời. Hoặc có người chê bai tất cả các tổ chức nhưng khi được hỏi sao không tự mình thành lập một tổ chức mới đi thì họ cũng không có câu trả lời...
Một tổ chức chính trị chuyên nghiệp và có thâm niên hoạt động, dù chưa thực sự hùng mạnh thì vẫn hơn tất cả những cá nhân và tổ chức mới ra đời. Kinh nghiệm, khả năng, tầm nhìn và uy tín của một tổ chức chính trị là những thứ không tự nhiên mà có được mà phải được chứng minh, thể hiện qua một quá trình dài. Nếu cho rằng vẫn có những người hay tổ chức khác có khả năng hơn, giỏi hơn nhưng chẳng qua là chưa muốn "xuất hiện"…vậy làm sao biết và kiểm chứng được họ là như thế nào ?
Thế giới thay đổi từng ngày trong khi tư duy về chính trị của người Việt Nam vẫn đang ngủ vùi trong giấc ngủ hơn hai ngàn năm của văn hóa Khổng giáo. Đã đến lúc người Việt phải thức dậy và lấy quyết định ủng hộ cho các tổ chức chính trị chuyên nghiệp, đứng đắn, cùng đồng hành với các tổ chức đối lập đó để mang lại dân chủ cho Việt Nam.
Việt Hoàng
(27/03/2019)
Bản báo cáo của ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller được gửi tới cho bộ trưởng tư pháp William Barr thứ sáu 22/03/2019.
Donald Trump, Robert Mueller và William Barr - Ảnh ghép minh họa
Chưa đến hai ngày sau, chiều chủ nhật, William Barr đưa ra bản kết luận dài 4 trang về báo cáo của Mueller như sau : "Cuộc điều tra của Robert Mueller cho thấy trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Donald Trump không có sự cấu kết, thông đồng nào với người Nga cũng như bằng chứng ông Trump cản trở cuộc điều tra này" (1).
Mặc dù còn nhiều câu hỏi rất quan trọng trong báo cáo của Mueller không có câu trả lời, bản kết luận của bộ trưởng tư pháp William Barr không những khiến cho nội các của ông Trump thở ra nhẹ nhõm sau hai ngày căng thẳng mà còn làm cho nhiều người Việt Nam ủng hộ ông Trump, những người bất chấp sự thật, lẽ phải, đạo đức... bày tỏ sự vui mừng một cách cuồng nhiệt.
Trên facebook của cộng đồng người Việt, dễ dàng tìm thấy những ý kiến, status biểu lộ sự mừng rỡ, hoan hô, khen tặng sự vững vàng của Trump trước sóng gió, sự công tâm của William Barr xen lẫn những lời chửi bới tục tằn, nhục mạ thô lỗ đảng Dân chủ, Hillary Clinton, Obama...
Nhiều facebooker thuộc loại fan cuồng của ông Donald Trump viết stt chỉ trích, phê bình đảng Dân chủ tiêu tốn tiền thuế của dân trong suốt hai năm qua vào cuộc săn bắt phù thủy. Hơn thế nữa, họ còn đòi hỏi đảng Dân chủ, những tờ báo, cơ quan truyền thông từng soi mói, tìm kiếm, chỉ trích những sai trái, lạm quyền của Trump... phải lên tiếng công khai xin lỗi... Donald Trump.
Những người yêu cầu đảng Dân chủ, truyền thông tự do (liberal media) xin lỗi Trump dường như không biết hoặc cố tình quên đi 2 điều :
1. Trump là người lãnh đạo hành pháp cao nhất của nước Mỹ, bất cứ ai cũng có quyền chỉ trích, soi mói, phê bình việc làm, lời nói của Trump nếu họ nhận định rằng lời nói, hành động đó sai trái và họ có quyền yêu cầu điều tra.
2. Trong quá khứ Trump đã có những lời nhục mạ, vu khống cựu Tổng thống Barack Obama là dùng khai sanh ngụy tạo, đặt máy ghi âm nghe lén Trump trong tòa nhà Trump Tower... Trump lờ tịt, không hề xin lỗi Obama hay đính chính những phát biểu láo lếu, hồ đồ của minh khi những điều trên được chứng minh là sai.
Hơn thế nữa, việc tháo gỡ (một phần nào) gánh nặng khiến cho Donald Trump điên đầu trong 2 năm qua chỉ mới là kết luận của William Barr, bộ trưởng tư pháp, người của đảng Cộng hòa do Trump bổ nhiệm.
Trong cương vị bộ trưởng tư pháp của mình, Barr chưa làm tròn trách nhiệm và bổn phận khi kết luận cuộc điều tra của Robert Mueller một cách hời hợt, ngắn ngủi và không thuyết phục được ai ngoại trừ đảng Cộng hòa và những người muốn bênh vực, che chở cho Trump.
Barr đã áp dụng nguyên tắc 5 không (hơn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa 1 điều không), đó là :
1. Không có liên hệ giữa ban điều hành chiến dịch tranh cử của Trump với người Nga.
2. Trump không có hành động nào ngăn cản cuộc điều tra, tức không phạm tội hình sự.
3. Trump hoàn toàn không biết những việc làm của thuộc hạ, những người như Michael Flynn, Michael Cohen, Paul Manafort (chủ tịch ủy ban tranh cử), Rick Gates tay chân thân tín nhất của Manafort...
4. Không công khai hồ sơ điều tra của Mueller cho dân chúng hay Quốc hội được biết vì...
5. Không có lý do.
Chính vì những nguyên nhân đó mà đảng Dân chủ cùng một số thành viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng đòi hỏi sự minh bạch của William Barr về báo cáo của Mueller, phải công khai cho dân chúng biết về nội dung báo cáo đó.
Rất dễ dàng nhận ra sự vô lý trong kết luận của Barr. Cuộc điều tra dài gần 2 năm với hàng trăm lệnh bắt giữ, khám nhà cùng nhiều án tù cho các cộng sự viên của Donald Trump trong ủy ban tranh cử mà chỉ cần chưa tới 48 giờ đồng hồ đọc báo cáo, William Barr đưa ra kết luận là Trump vô tội.
Việc kết luận nhanh chóng, ngắn ngủi của William Barr chứng tỏ Donald Trump đã không sai lầm khi bổ nhiệm Barr vào chức vụ bộ trưởng tư pháp. Bằng cách nay hay cách khác, Barr bắt buộc phải phục vụ, trả ơn Trump nếu không muốn cái ghế mình ngồi chưa nóng đít đã bị chặt gẫy như đã xẩy ra trong quá khứ với nhiều nhân viên trong nội các khác dười triều đại Trump.
Còn nhiều câu hỏi rất quan trọng trong bản báo cáo không được Barr trả lời hay nhắc đến. Quốc hội cũng như người dân Mỹ có quyền đòi hỏi được biết về kết quả điều tra của Robert Mueller (2).
Nguồn tin mới nhất cho biết ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối đa số, dùng quyền hạn của mình để ngăn chặn yêu cầu của đảng Dân chủ công khai phổ biến báo cáo của Robert Mueller.
Nói tóm lại, nền dân chủ của Mỹ đang có khuynh hướng chuyển dần sang thể chế độc tài như cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng hòa ở Mỹ đã và đang hành động y như đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi nhơ nhớp, bẩn thỉu, lạm quyền, cấu kết với kẻ thù đều bị sửa đổi, ém nhẹm, che giấu, phi tang... để giữ vững sự tồn tại, cai trị của một người như Donald Trump và thể diện đảng Cộng hòa.
Việc đơn phương quyết định gỡ tội cho Donald Trump, dù trong cương vị bộ trưởng tư pháp không chứng minh được là Trump vô tội.
Vậy thì ai là người có lỗi và ai cần xin lỗi ?
Thạch Đạt Lang
(26/03/2019)
Những điểm chính sau cuộc điều tra Nga-Trump (VOA, 26/03/2019)
Cuộc điều tra kéo dài 22 tháng do Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu để tìm hiểu về việc có hay không sự thông đồng giữa ban vận động tranh cử cho ông Trump với Nga, quốc gia bị tố cáo can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Ông Robert Mueller đã hoàn tất cuộc điều tra của mình
Đây là năm điểm ghi nhớ chính từ cuộc điều tra:
Không cho thấy ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump có âm mưu hay phối hợp với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016.
Ông Mueller để ngỏ câu hỏi về liệu ông Trump có cản trở công lý hay không. Bộ trưởng Tư pháp William Barr kết luận rằng ‘không có đủ bằng chứng để khẳng định rằng ông Trump phạm tội cản trở công lý.’
Với các chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 đang diễn ra, đấu đá chính trị đang tiếp diễn ở Washington. Ông Trump nói rằng ông hoàn toàn được giải tội trong khi phe Dân chủ, hiện đang thực hiện cuộc điều tra của riêng họ ở Hạ viện, bác bỏ tuyên bố này của ông và đòi xem toàn bộ bản báo cáo của ông Mueller.
Ông Mueller hôm 22/10 đã chấm dứt cuộc điều tra sau khi tống đạt cáo trạng với 34 người, trong đó có các điệp viên Nga và các cựu đồng minh chủ chốt của ông Trump chẳng hạn cựu chủ tịch ban vận động Paul Manafort, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mike Flynn và cựu luật sư riêng Michael Cohen, mặc dù không có cáo trạng nào dính trực tiếp đến việc liệu ông Trump có thông đồng với Moscow để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử hay không.
Các khó khăn pháp lý của ông Trump còn lâu mới hết, với văn phòng công tố liên bang ở Manhattan và các công tố viên khác đang theo đuổi các vụ việc bao gồm những vi phạm về tài chính tranh cử. Các công tố viên cho biết ông Trump đã ra lệnh cho cựu luật sư riêng Cohen trả tiền bịt miệng cho một số phụ nữ đã có quan hệ tình dục với ông Trump. Tổng thống Trump phủ nhận có quan hệ tình dục với hai phụ nữ: Stormy Daniels – diễn viên phim khiêu dâm – và cựu người mẫu tạp chí Playboy Karen McDougal. Các công tố viên cũng đang xem xét những khoản đóng góp có khả năng là bất hợp pháp cho ủy ban nhậm chức của ông Trump.
********************
Ông Trump mắng kẻ thù là ‘phản quốc’ (VOA, 26/03/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump mắng ‘phông lông’ kẻ thù hôm 25/3 và cáo buộc họ là có ‘hành động xấu xa’ và ‘phản bội’ chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Tư pháp công bố bản tóm tắt báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller trong đó nói rằng ban vận động tranh cử của ông Trump không có thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử hồi năm 2016.
Kết quả điều tra của ông Mueller trao cho ông Trump chiến thắng chính trị
"Chúng tôi mừng là mọi việc đã xong. Nó 100% phải là như vậy", ông Trump nói với các phóng viên ở Nhà Trắng. "Tôi ước gì nó kết thúc sớm hơn, nhanh hơn".
"Có rất nhiều người ngoài kia làm những chuyện rất, rất xấu xa, rất tồi tệ. Tôi có thể nói là những việc phản bội chống lại đất nước", ông Trump nói mà không nêu tên ai hay hành động gì cả.
Phe Dân chủ đang yêu cầu công bố toàn bộ bản báo cáo nhưng một luật sư của ông Trump nói rằng những thông tin chủ chốt – chẳng hạn những câu trả lời bằng văn bản của ông Trump trong cuộc điều tra – phải được giữ lại.
Ông Trump nói rằng ông muốn có cuộc điều tra mới mặc dù ông không nói rõ ai sẽ thực hiện cuộc điều tra này và nó sẽ nhắm vào ai.
"Những người này chắc chắn phải bị sờ tới. Tôi đã để ý họ từ lâu", ông nói trong Phòng Bầu Dục khi tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. "Và tôi nói: Tại sao họ vẫn chưa bị sờ tới? Họ nói dối Quốc hội. Rất nhiều người. Và quý vị biết họ là ai".
"Chúng ta không bao giờ để điều này xảy ra một lần nữa với một Tổng thống khác".
Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện và là đồng minh của ông Trump, nói rằng ông sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Barr bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để xem xét nguồn gốc của cuộc điều tra về Nga, vốn ban đầu do FBI phụ trách sau đó chuyển sang cho ông Mueller sau khi ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey.
Ông Graham nói rằng đã đến lúc xem xét ban vận động của bà Hillary Clinton và nguồn gốc của trát đòi ông Carter Page, cựu cố vấn của ông Trump, ra trình diện dựa theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài vốn dựa một phần trên những thông tin đưa ra trong một tài liệu do ông Christopher Steele, một cựu nhân viên tình báo Anh, soạn thảo. Phe Cộng hòa nói rằng FBI đã không công bố rằng ông Steele là người được một công ty do Đảng Dân chủ cấp ngân quỹ thuê để tìm hiểu về những vụ việc làm ăn của ông Trump.
Phe Dân chủ, vốn hiện kiểm soát Hạ viện, đã kêu gọi công bố cho Quốc hội và công chúng Mỹ toàn bộ báo cáo của ông Mueller và quả quyết sẽ triệu ông Barr, người được ông Trump chỉ định làm Bộ trưởng Tư pháp và đã từng lên án cuộc điều tra của ông Mueller là gây cản trở - ra trước Quốc hội để điều trần.
Xuất hiện trên Đài NBC, nữ phát ngôn nhân Nhà Trắng Sarah Sanders nói: "Truyền thông và Đảng Dân chủ đã gọi Tổng thống là điệp viên cho chính phủ nước ngoài. Đó là hành động tương đương với tội phản quốc, vốn đáng nhận án tử ở đất nước này".
"Tôi nghĩ Đảng Dân chủ và truyền thông tự do nợ tổng thống và nhân dân Mỹ một lời xin lỗi. Họ đã phí hai năm và tạo ra sự ngừng trệ và xao nhãng khỏi những vấn đề tác động đến cuộc sống hàng ngày của mọi người", bà Sanders nói thêm.
Nói với các phóng viên, bà Sanders cũng kêu gọi Quốc hội điều tra một số người chỉ trích ông Trump mạnh mẽ, bao gồm Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, cựu Giám đốc CIA John Brennan, cựu Giám đốc FBI James Comey và các quan chức FBI khác.
***********************
Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller không phát hiện ra rằng các thành viên chiến dịch tranh cử của ông Trump "âm mưu hoặc phối hợp" với chính phủ Nga để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Hãng tin AP đưa tin như vậy, trích dẫn bản tóm tắt dài 4 trang về kết quả điều tra của ông Mueller mà Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gửi tới Quốc hội Mỹ chiều ngày 24/3.
Ông Mueller cũng điều tra xem liệu ông Trump có cản trở công lý hay không, nhưng không đi tới câu trả lời dứt khoát, AP dẫn lá thư của ông Barr cho biết.
Theo AFP, công tố viên đặc biệt từ chối ra tuyên bố về việc liệu các bằng chứng có cho thấy ông Trump cản trở công lý hay không.
Trong bản tóm tắt, ông Barr dẫn lời ông Mueller nói: "Trong khi báo cáo này không kết luận rằng tổng thống phạm pháp, nó cũng không nói ông vô tội".
Bộ trưởng Barr nói rằng sau khi tham vấn với các quan chức Bộ Tư pháp, ông và Thứ trưởng Rod Rosenstein xác định rằng các bằng chứng "không đủ để chứng minh rằng tổng thống phạm tội cản trở công lý", theo AP.
Hãng tin này đưa thêm rằng chánh văn phòng của ông Barr đã gọi điện cho cố vấn pháp lý của Nhà Trắng Emmet Flood chiều 24/3 để thông báo về bản tóm tắt gửi Quốc hội.
Ông Trump, vốn liên tục gọi cuộc điều tra là một sự truy sát chính trị, có mặt tại khu nghỉ dưỡng của gia đình ở Palm Beach, Florida, từ ngày 23 và dự kiến trở về thủ đô vào cuối ngày 24/3.
Phản ứng về bản tóm tắt của ông Barr, Tổng thống Trump viết trên Twitter : "Không thông đồng, Không cản trở, Hoàn toàn vô tội. GIỮ CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI".
Công tố viên đặc biệt gửi báo cáo tới ông Barr hôm 22/3, và từ hôm đó tới ngày 24/3, các thành viên quốc hội, Tổng thống Trump và truyền thông nóng lòng muốn biết về kết quả của cuộc điều tra kéo dài 22 tháng qua.
Reuters cho rằng ông Trump hôm 22/3 đã im lặng một cách bất thường về việc ông Mueller kết thúc cuộc điều tra.
Tin cho hay, ông Barr, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu của Mỹ, đã dành 9 tiếng để nghiên cứu báo cáo của ông Mueller hôm 23/3 và trở lại làm việc tại Bộ Tư pháp hôm 24/3.
Ông Rod Rosenstein, Thứ trưởng Tư pháp, người bổ nhiệm ông Mueller dẫn đầu cuộc điều tra, cũng có mặt tại đó.
*****************
Bộ Tư Pháp Mỹ : Cuộc điều tra Mueller không thấy sự câu kết Nga-Trump (RFI, 25/03/2019)
Sau khi nhận được báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cuộc điều tra nghi án Nga xen vào bầu cử Mỹ năm 2016, vào hôm qua, 24/03/2019, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr đã công bố bản tóm tắt "những kết luận cơ bản" của cuộc điều tra. Theo Tư Pháp Mỹ, ông Muller đã không phát hiện bằng chứng nào cho thấy là ê kíp vận động tranh cử của tổng thống Trump đã thông đồng với Nga.
Phản ứng của tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi bộ trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr công bố bản tóm tắt "những kết luận cơ bản" của cuộc điều tra Mueller. Ảnh 24/03/2019. Reuters/Carlos Barria
Ngoài ra, ông Barr cũng cho biết là công tố viên đặc biệt Mueller đã không đưa ra kết luận về việc liệu có bằng chứng cho thấy tổng thống Trump cản trở công việc của Tư Pháp hay không, và cũng không đề nghị truy tố bất kỳ ai khác.
Đối với Nhà Trắng, kết quả điều tra đã rõ : tổng thống Trump hoàn toàn vô can. Tuy vậy, theo thông tín viên RFI Grégoire Pourtier từ New York, phe đối lập với tổng thống Mỹ chưa chịu thua.
"Donald Trump đã có thể vui mừng. Theo ông, tóm tắt ngắn gọn của báo cáo của công tố viên đặc biệt Mueller, mà bộ trưởng Tư Pháp đã thảo ra, đã miễn tội hoàn toàn cho ông. Không những thế, ông Trump còn cho đấy là một ‘nỗi nhục mà ông đã phải gánh chịu, và theo lời ông đó một công trình phá hủy uy tín bất chính.
Tổng thống Mỹ đắc thắng, nhưng đối thủ của ông chưa chịu thua.
Ngày 24/03, phe đối lập đã đòi biết chính xác và toàn bộ nội dung báo cáo của công tố viên Robert Mueller. Phe Dân Chủ cũng thông báo ý định chất vấn bộ trưởng Tư Pháp William Barr, người đã ký bản tóm tắt 4 trang và lấy quyết định chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ, miễn tội tổng thống về những cáo buộc cản trở Tư Pháp, trong lúc mà công tố viên đặc biệt lại không có kết luận.
Câu hỏi đặt ra là các kết luận của bản báo cáo Mueller sẽ làm chậm đi hay sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc điều tra khác nhắm vào tổng thống Trump, nhất là liên quan đến tiền vận động tranh cử ?
Bây giờ trong thế yếu, đối lập Dân Chủ sẽ có phản ứng thế nào? Có tiếp tục chơi lá bài Tư Pháp thông qua các thủ tục ở Hạ Viện ? Nhưng liệu họ có phương tiện và ý tưởng để đi vào tranh luận mang tính chính trị hơn hay không?
Dẫu sao thì ông Trump sẽ không thay đổi hướng đi. Gạt bỏ áng mây đen bao phủ Nhà Trắng, ông có vẻ sẵn sàng đánh trả, đòi các cuộc điều tra tập trung vào… đối thủ của ông.
Trọng Nghĩa
*****************
'Báo cáo Mueller' liệu có kết thúc mọi việc ? (BBC, 25/03/2019)
Đã 22 tháng kể từ khi cựu Giám đốc FBI Robert Mueller được chỉ định đứng đầu cuộc điều tra đặc biệt về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và liệu chiến dịch của Trump có liên quan đến can thiệp này không.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller nộp báo cáo cho bộ trưởng tư pháp, người sẽ quyết định sẽ công bố chi tiết thích hợp cho công chúng
Giờ đây công việc của ông Mueller đã xong, và báo cáo của ông được đệ trình lên Bộ Tư pháp.
Nhưng điều đó có nghĩa gì ? Ryan Teague Beckwith, biên tập viên cao cấp của Tạp chí Time so sánh việc cố gắng theo kịp các biến chuyển trong cuộc điều tra của Mueller giống như việc thấu hiểu được cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết Nga bằng cách chỉ nghe cuộc bàn tán trong câu lạc bộ sách.
Bây giờ, cuối cùng, thì có lẽ chúng ta sẽ thấy được bản tường trình đầy đủ.
Hoặc không !
Nếu tất cả những điều này có vẻ khó hiểu, thì đó là vì không ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra kế tiếp.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ biết tất cả các chi tiết ngay lập tức - hoặc sẽ không bao giờ biết.
Cựu giám đốc FBI khét tiếng kín miệng Mueller có thể đơn giản tuyên bố rằng công việc của ông đã xong, thu xếp hành lý và quay trở lại cuộc sống riêng tư của các sân và câu lạc bộ golf, phiên họp hội đồng quản trị của các công ty, đi diễn thuyết tại các trường đại học và lui tới cửa hàng Genius Bar của Apple.
Ryan Teague Beckwith : Ủa, vậy thì sẽ không có bản 'Báo cáo Mueller' với tất cả các chi tiết thú vị sao ?
Robert Mueller : Không nhất thiết như vậy. Thực ra, có lẽ không phải thế.
Có lẽ xác suất một tường trình chi tiết về cuộc điều tra sẽ được trình bày trước công chúng, tương tự như bản tường trình được công tố viên độc lập Kenneth Starr soạn thảo vào năm 1998 rất thấp.
Những thùng tài liệu đi kèm báo cáo của công tố viên Kenneth Star năm 1989
Cuộc điều tra trên diện rộng của ông Starr bắt đầu bằng một cuộc điều tra về bất động sản và cuối cùng xăm soi mối quan hệ của Bill Clinton với Monica Lewinsky được xúc tiến bởi một đạo luật liên bang với các quy tắc khác. Và bản thân ông Starr - một cựu thẩm phán và luật sư hành chính của đảng Cộng hòa - là một mẫu người rất khác với một Mueller, rất nguyên tắc và xuất thân từ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ Tư pháp và chịu sự chi phối của các quy định của bộ này.
Trách nhiệm của công tố viên đặc biệt Mueller khi kết thúc công việc của mình là gửi lên một "báo cáo mật" cho Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr, giải thích các quyết định truy tố của mình.
Sau đó, ông Barr phải cung cấp cho các thành viên cao nhất của ủy ban Tư pháp Thượng viện và Hạ viện một lời giải thích ngắn gọn về bất kỳ hành động nào đã được thực hiện - hoặc các trường hợp mà ông đã phủ quyết đề xuất của công tố viên đặc biệt.
Bộ trưởng Tư pháp sẽ quyết định xem việc phổ biến toàn bộ hay một phần của bản tường trình của Mueller liệu có phải là việc làm phục vụ "lợi ích công cộng" hay không.
Ryan Teague Beckwith : Ông Bill Barr sẽ làm gì ?
Robert Mueller : Đây là câu hỏi đáng giá một triệu đô la.
Tại Thượng viện tháng 1, trong lời khai của mình trong các phiên điều trần xác nhận sự bổ nhiệm của ông vào chức vụ Bộ trưởng Tư pháp, ông Barr đã liên tục bị đảng Dân chủ ép buộc phải hứa rằng ông sẽ công khai bất kỳ khám phá hoặc báo cáo nào do cuộc điều tra của Mueller đưa ra. Ông Bar lúc đó ậm ừ.
Giờ đây, trong lá thư vừa được gửi đến các thành viên cao cấp của Quốc hội, bộ trưởng bộ tư pháp có vẻ muốn tiết lộ nhiều hơn.
"Tôi đang xem xét bản báo cáo và dự đoán rằng có thể cho quý vị biết về kết luận chính của công tố viên đặc biệt ngay sau cuối tuần này", ông viết.
Theo truyền thống, Bộ Tư pháp thường miễn cưỡng cung cấp thông tin về các cuộc điều tra không dẫn đến truy tố hình sự. Đó là điều mà ai cũng nhớ là cựu Giám đốc FBI James Comey đã vi phạm trong tuyên bố báo chí tháng 7 năm 2016 về phác thảo kết quả của một cuộc điều tra liên bang đến việc Hillary Clinton sử dụng máy chủ email riêng trong khi bà là ngoại trưởng của Barack Obama.
Sẽ là mỉa mai, nói một cách nhẹ nhất, nếu kết quả chính trị từ quyết định của ông Comey - mà chiến dịch tranh cử của bà Clinton được cho rằng đã bị đâm một vết dao chí mạng - là truyền thống được Bộ trưởng Tư pháp Barr nêu để bảo vệ quyết định giữ bí mật các chi tiết về cuộc điều tra của công tố viên Mueller liên quan đến Donald Trump.
Lá thư của ông Barr kết luận : "Tôi vẫn chủ trương càng minh bạch càng tốt, và tôi sẽ cập nhật quý vị về tiến trình đánh giá của tôi".
Ryan Teague Beckwith : Vậy chúng ta có thể sẽ không biết mọi chi tiết ?
Robert Mueller : Điều này chắc chắn có thể xảy ra. Hoặc nếu chúng ta có biết được điều gì đó, thì cũng phải mất một thời gian báo cáo này mới được đơn giản hóa thành một dạng mà quần chúng có thể hiểu được (hoặc, theo hoạt động ở Washington, thì có thể bị rò rỉ).
Hãy tưởng tượng cảnh tượng ở Washington, khi thế giới chính trị biết ông Mueller đã cung cấp những khám phá của mình cho Bộ trưởng Tư pháp Barr và sau đó phải chờ đợi - hàng giờ, hàng ngày - để tìm hiểu xem, có bất cứ điều gì, sẽ đến từ báo cáo này.
Tuy nhiên, cũng có một kịch bản khác.
Cho đến giờ, ông Mueller đã phát biểu qua hồ sơ tòa án của mình, rất nhiều chi tiết và những tiết lộ mới. Mặc dù báo cáo của ông cho bộ trưởng tư pháp sẽ được giữ bí mật, nhưng đây có thể không phải là lời cuối cùng của ông Mueller khi kết thúc cuộc điều tra.
----------------------
Có thể còn có nhiều bản cáo trạng sắp tới.
Trong suốt 21 tháng qua, công tố viên đặc biệt Mueller - qua các tài liệu truy tố - đã giải thích cách đặc vụ và giới hoạt động Nga bị cáo buộc thu thập thông tin về tiến trình chính trị của Hoa Kỳ, khởi xướng một chiến dịch truyền thông xã hội để gây ảnh hưởng và tạo tranh cãi giữa các quan điểm chính trị của Mỹ - tài trợ phát triển cơ sở chính trị hạ tầng, và đột nhập vào email và kho dữ liệu của các nhà hoạt động Dân chủ hàng đầu, trong nỗ lực làm tổn hại chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton.
Ông Mueller đã truy tố nhiều thành viên trong vòng tròn nội bộ thân thiết của tổng thống trong việc điều hành chiến dịch tranh cử, vì nhiều hành vi sai trái, bao gồm cản trở công lý và nói dối về các liên hệ với Nga.
Ông đã giúp đạt được thỏa thuận với luật sư cá nhân của ông Trump, Michael Cohen, người đã khai quật được bằng chứng về các cuộc đàm phán kinh doanh của Trump với các quan chức Nga được tiến hành trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Ông đã buộc tội một người bạn tâm giao của Trump, Roger Stone, vì đã nói dối về những liên hệ với Wikileaks, tổ chức mà ông nói là đường dây thông qua đó Nga đã đưa tài liệu của mình vào dòng máu chính trị Mỹ.
Roger Stone, cố vấn lâu năm của ông Trump, là một trong những người dính líu trong cuộc điều tra
Công tố viên đặc biệt có thể đang xây một con đường truy tố dẫn đến Nhà Trắng, với những viên đá cuối cùng sắp được thiết lập. Giới theo dõi tòa án lưu ý là nhóm ông Mueller đã đệ trình lên các tòa án liên bang nhiều bản cáo trạng niêm phong trong vài tháng qua. Đó có thể là những quả bom chính trị và pháp lý, với ngòi nổ đã được mồi lửa.
Hoặc những mồi này sẽ tắt ngúm.
Vậy là vụ này kết thúc hay sao ?
Không dễ thế. Ngay cả khi cuộc điều tra của Mueller kết thúc và "báo cáo" không được công bố, không có bản cáo trạng mới và các tuyên bố công khai của bộ trưởng tư pháp có rất ít chi tiết, câu chuyện đến đây chưa kết thúc.
Một số vụ án được công tố viên đặc biệt khởi xướng - liên quan đến Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn và phó trợ lý chiến dịch tranh cử Rick Gates - vẫn đang chờ tuyên án cuối cùng.
Cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort đã bị bỏ tù vì tội lừa đảo và vì âm mưu liên quan đến vận động hành lang bất hợp pháp.
Cố vấn lâu năm của ông Trump, ông Stone vẫn chưa ra tòa với cáo buộc nói dối trước Quốc hội, can thiệp nhân chứng và cản trở công lý. Ông Mueller đã trao quyền công tố này cho các luật sư của chính phủ. Ngoài ra ông Mueller còn có một hồ sơ cáo buộc công ty Concord Management and Consulting đã hỗ trợ chiến dịch dùng truyền thông xã hội của Nga năm 2016 để can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Trong khi đó, có rất nhiều cuộc điều tra khác đang được xúc tiến độc lập với văn phòng công tố viên đặc biệt. Giới điều tra liên bang ở New York đang xem xét các hành vi có thể đã vi phạm luật bầu cử của ủy ban điều hành chiến dịch tranh cử của Donald Trump và các doanh nghiệp của ông, cũng như hành vi sai trái của ủy ban nhậm chức.
Giới luật sư Hoa Kỳ ở Washington và Virginia cũng đang rất bận rộn, với vụ án gián điệp liên quan đến người Nga Maria Butina và một vụ truy tố vận động hành lang nước ngoài chưa đăng ký với các cộng sự kinh doanh của ông Flynn.
Ngoài ra còn có các cuộc điều tra cấp tiểu bang về quỹ từ thiện của ông Trump và hồ sơ khai thuế của Trump Organization, cũng như một vụ kiện đang diễn ra của Maryland và Quận Columbia cáo buộc rằng tổng thống, thông qua các giao dịch kinh doanh của ông, vi phạm quy tắc hiến pháp cấm chấp nhận tiền từ chính phủ nước ngoài khi còn tại chức.
Ông Mueller có thể đã rời khỏi sân khấu, nhưng bộ phim sẽ vẫn tiếp tục.
******************
Bộ trưởng Mỹ sắp công bố kết quả điều tra của công tố viên đặc biệt (VOA, 24/03/2019)
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr sắp công bố bản tóm tắt báo cáo về cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Reuters dẫn lời một quan chức của Bộ Tư pháp nói rằng bản tóm tắt sẽ được công bố vào lúc 4 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 24/3.
Công tố viên đặc biệt Mueller gửi báo cáo tới ông Barr hôm 22/3, và từ hôm đó tới nay, các thành viên quốc hội, Tổng thống Trump và truyền thông nóng lòng muốn biết về kết quả của cuộc điều tra kéo dài 22 tháng qua.
Ông Trump, vốn liên tục gọi đó là một cuộc truy sát chính trị, có mặt tại khu nghỉ dưỡng của gia đình ở Palm Beach, Florida, ngày 23 và 24/3.
Reuters cho rằng ông im lặng một cách bất thường về việc ông Mueller kết thúc cuộc điều tra hôm 22/3.
Tin cho hay, ông Barr, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu của Mỹ, đã dành 9 tiếng để nghiên cứu báo cáo của ông Mueller hôm 23/3 và trở lại làm việc tại Bộ Tư pháp hôm 24/3.
Ông Rod Rosenstein, Thứ trưởng Tư pháp, người bổ nhiệm ông Mueller dẫn đầu cuộc điều tra, cũng có mặt tại đó.