Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp chuẩn bị một cuộc cách mạng đạo lý sinh học

Tai tiếng ấu dâm trong một số giáo hội Công giáo, ý kiến táo bạo của hội đồng tham vấn đạo lý sinh học Pháp, phát biểu của tổng thống Mỹ Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, căng thẳng Nga-Israel tại Syria là những chủ đề trên báo chí Pháp hôm nay.

sinhhoc1

Trẻ sơ sinh tại một bệnh viện. Ảnh minh họa : Getty Image

Trên trang nhất, Les Echos thở phào với tựa : "Quỹ an sinh xã hội sẽ được quân bình trong năm tới" sau 8 năm thâm thủng. Libération hứng khởi với tựa "đạo lý sinh học có biến chuyển". Lo âu, nhật báo công giáo La Croix nhận định "một bước ngoặt cải cách" nhưng cảnh báo "hướng xấu".

Trong bài "Thụ thai, thụ tinh, trợ tử : ý kiến của Hội đồng Tham vấn đạo lý sinh học" Le Monde cho biết trong bối cảnh chính phủ Pháp muốn cho phép mọi phụ nữ có quyền được hỗ trợ y khoa để thụ thai vào dự luật đạo lý sinh học vào cuối năm nay, Hội đồng Tham vấn hướng đến một đạo luật dựa trên niềm tin ở từng cá nhân, tiến bộ khoa học hơn là ngăn cấm". Cụ thể, Hội đồng mở ra nhiều hướng nghiên cứu như là giúp một cặp vợ chống tránh bệnh di truyền cho đứa con tương lai, giúp cho một đôi phụ nữ đồng tính hoặc góa phụ thụ thai với tinh trùng của người chồng quá cố.

Libération hài lòng với những đề nghị mới và cho rằng "nhiều cánh cửa đã rộng mở" nhưng nhật báo cánh tả lưu ý "vẫn còn một nguyên trạng chưa được đánh bật" : đó là trợ tử lúc cuối đời. Cho dù chủ tịch Hội đồng Tham vấn Jean-François Delfraissy, giáo sư đại học y khoa, đề nghị cần phải nhanh chóng có thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng để tiến tới tình trạng công bằng trong xã hội và địa phương trong công việc trợ tử vào cuối cuộc đời", Hội đồng Tham vấn không dám cướp quyền tạo hóa : chỉ ngưng trị liệu, không cho ăn, cứ để cho người không muốn sống nữa trút linh hồn một cách tự nhiên.

Le Figaro cũng nhấn mạnh đến những ý kiến "có thể làm đảo lộn" luật Đạo lý sinh học như là "cho phép thụ thai với tinh trùng người chết, được đồng ý và bảo quản bằng đông lạnh trước" hay là "cho phép đứa bé khi lớn lên tìm biết danh tính người cha hay mẹ sinh học"

Đối với nhật báo công giáo La Croix, thì những ý kiến của các vị cố vấn về thụ thai nhân tạo, xét nghiệm "gen", nghiên cứu phôi, trợ tử là "một khúc quanh" trong xã hội Pháp, nhưng xã hội sẽ đi về đâu ?

Trong bài xã luận "Những hướng đi xấu", La Croix không "phản bác gì những ý kiến được suy tư cẩn trọng", nhưng rõ ràng là Hội đồng Tham vấn, tuy nêu lên những rủi ro và đặt chốt chận, đã không lùi bước trước những chuyện đã rồi. Phải chăng Hội đồng Tham vấn đang đi sai hướng ? La Croix lý giải : Chúng ta chưa đạt đến một thế giới toàn hảo, nhưng đang tiến đến gần. Mỗi cá nhân có quyền tự do quyết định và quyết định theo quan điểm riêng, với những "đường ranh đỏ riêng". Chẳng hạn như chuyện giúp người khác qua đời hay thụ tinh hộ người khác, các nhà cố vấn không đón nhận các ý kiến khác biệt, ngay trong nội bộ của Hội Đồng.

Tại sao Giáo hội Pháp không hành động ?

Tai tiếng ấu dâm trong Giáo hội Công giáo là hồ sơ thứ hai trên báo chí Pháp hôm nay. Le Monde than phiền : Tại sao Giáo hội Pháp không hành động ?

Libération tập trung vào trường hợp Giáo hội Đức mà bản báo cáo được các nhà nghiên cứu công bố một ngày trước kiểm kê được 3.677 vụ trẻ em bị lạm dụng trong suốt 70 năm từ sau thế chiến thứ hai. Hội đồng Giám mục Đức "ân hận và hổ thẹn" vì đã hèn yếu bao che tội ác trong suốt thời gian nay. La Croix cho biết "Giáo hội Đức tiếp tục nỗ lực làm sáng tỏ sự thật".

Nhìn lại nước Pháp, Le Monde đặt câu hỏi : Tại sao Giáo hội Pháp vẫn còn bất động ? Cho dù nhiều vị giám mục ý thức được thảm họa này, cho dù nhiều nơi khác như tại Úc đã có biện pháp quốc gia bồi thường cho các nạn nhân, đã có những nghiên cứu sâu rộng để truy tìm, phát giác tệ nạn lạm dụng thân xác trẻ em ở trong mọi định chế của Giáo hội từ năm 2012. Giáo Hội Mỹ cũng dứt khoát tuyên bố "chấm dứt tình trạng bao che" từ năm 2002, sau một số vụ tai tiến được báo Boston Globe khui ra. Tại Ireland, cuộc điều tra do chính phủ yêu cầu đã kê ra hàng ngàn trẻ em bị cưỡng bức. Tại Pháp, tạp chí "Gia đình Tín đồ Thiên chúa" kêu gọi phải "tổng vệ sinh" trong Giáo hội : bất cứ một linh mục, giám mục nào phạm tội, dù một trường hợp mà thôi, cũng phải từ nhiệm".

Bài xã luận "Giáo hội bị soi mòn vì tai tiếng", Le Monde cũng tỏ ra rất nghiêm khắc : Giáo hoàng Francis được bầu lên vào năm 2013, luôn tỏ ra bảo vệ những người yếu đuối nhưng dường như ngài không ý thức quy mô cơn sóng thần đang làm rung chuyển nền móng của Giáo hội. Gần đây, ngài nhìn nhận "xấu hổ vì những sai lầm nghiêm trọng trong cách tiếp cận và đánh giá tai tiếng này".

Giáo hoàng còn tố giác "tình trạng đồi bại" trong hàng giáo sĩ. Tuy nhiên, theo Le Monde, những lời ăn năn hối lỗi không còn đủ nữa. Phải có những hành động mạnh mẽ hơn. Như đề nghị của ủy ban do Tòa thánh lập ra là "lập tòa án để xét tội các giám mục thiếu trách nhiệm". Tại Pháp, tân giám mục giáo phận Reims là Eric de Moulins-Beaufort đòi phải có một cuộc "điều tra toàn diện với sự trợ giúp của tác nhân bên ngoài". Điều này hàm ý gì ? Trước quy mô to lớn của nạn ấu dâm, Nhà nước Pháp không thể giả vờ không thấy, Le Monde kết luận.

Quyết định ngoại giao của Vatican với Trung Quốc

Trong lúc Tòa thánh La Mã bị công kích tứ phía thì tại Trung Quốc, Giáo hội thầm lặng sẽ còn "đau khổ hơn" vì một quyết định ngoại giao của Vatican, thỏa hiệp với chế độ áp bức.

Theo tường thuật của Le Figaro, trên máy bay trên đường trở về sau chuyến tông du ba nước baltic về Roma, Giáo hoàng Francis "nhiều lần" chia sẻ là ngài nhận hết mọi trách nhiệm trong thỏa thuận với Trung Quốc theo đó Tòa thánh công nhận Giáo hội do Bắc Kinh kiểm soát, được gọi là "Giáo hội yêu nước". Giáo hoàng gián tiếp trả lời Hồng y Trần Nhật Quân (Hồng Kông), tố cáo Tòa Thánh "bán đứng" Giáo hội Công giáo cho chính quyền cộng sản" bởi vì ngày 22/09 vừa qua, Vatican đã ký một văn kiện cùng bổ nhiệm giám mục với chính quyền Bắc Kinh.

Giáo hoàng giải thích, khi đạt một thỏa thuận qua đàm phán thì mỗi bên phải hy sinh một ít để cùng đi tới. Ngài hiểu là thỏa thuận này sẽ làm nhiều người khổ đau, ngài không quên những người đề kháng, những tín đồ trong Giáo hội thầm lặng, vì trung thành với Tòa Thánh mà bị áp bức từ 1949 đến nay. Tuy nhiên, Giáo hoàng tin rằng tín đồ Trung Quốc có đức tin to lớn, như thánh Phê-rô, như Chúa Giêsu đã nói, đức tin của tín đồ là đức tin của thánh tử đạo để mà đi tới. Đề cập đến quyết định nhìn nhận 7 giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm, Giáo hoàng khẳng định ngài đã "xem xét từng trường hợp một" và chính ngài chịu trách nhiệm về chữ ký trên thỏa thuận, một văn kiện phải mất hàng chục năm chuẩn bị chứ "không phải là ngẫu hứng".

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp khoán đại

Chuyện gì đáng chú ý tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong kỳ họp khoán đại năm nay ? Đó là hồ sơ quốc tế của Les Echos Le Figaro.

Tổng thống Macron dàn trận mới chống tổng thống Trump. Pháp không ký một thỏa thuận thương mại song phương nào nếu không tôn trọng Hiệp định Khí hậu Paris, tựa của Les Echos. Nhật báo kinh tế cho biết thêm, cũng tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ chôn chính sách đa phương, kêu gọi quốc tế cô lập Iran. Le Figaro cũng cùng nhận định "Mỹ tự co cụm" nhưng tổng thống Donald Trump không từ bỏ biện pháp can thiệp, cụ thể là ông hướng mũi súng vào Iran : chế độ giáo quyền tham ô gieo rắt xáo trộn, chết chóc và tàn phá ở Trung Đông và xa hơn nữa . Lãnh đạo Iran không tôn trọng biên giới, chủ quyền các láng giềng…

Tổng thống Trump kêu gọi các nước hỗ trợ người dân Iran nổi dậy. Theo Le Figaro, Donald Trump nói đến thảm họa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng kỳ thực là nhắm vào Iran. Mục tiêu của Mỹ là huy động Liên Hiệp Quốc gây sức ép tối đa để khai tử hiệp định hạt nhân 2015. Khoảng 50 chuyên gia Mỹ công kích chính sách của Nhà Trắng đặt Iran trước vỏn vẹn hai lựa chọn : một là đầu hàng hai là chiến tranh. Trả lời phỏng vấn CNN, ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố không loại trừ kịch bản xung đột trực diện nếu vệ binh Hồi giáo tấn công binh sĩ Mỹ.

Putin : căng thẳng với Israel ở Syria

Le Monde dành một trang lớn cho nước Nga của Putin : căng thẳng với Israel ở Syria, trong khi uy tín của tổng thống hao mòn trong nước

Với tựa : Moskva làm Israel lo ngại khi tăng cường hệ thống phòng thủ của Syria, Le Monde phân tích : từ trước cho đến khi xảy ra vụ phòng không Syria bắn lầm vào máy bay Nga hôm 17/09, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rất khéo léo giữ quan hệ tốt với tổng thống Putin, nhưng chủ nhân điện Kremlin cũng phải bảo vệ quyền lợi Nga và uy tín đối với đồng minh Syria. Chắc chắn, tai nạn thảm khốc này sẽ được Moskva khai thác để xét lại cách thức buộc Irael xuống thang tại Syria. Cơ chế vận hành từ trước đến nay, giữa hai bộ tham mưu có sĩ quan nói tiếng Nga trực tiếp đối thoại, hoạt động tốt nhưng chưa bao giờ hợp tác với nhau, bởi vì Israel không muốn lộ bí mật các phi vụ oanh kích vị trí quân sự của Iran tại Syria. Phi vụ oanh kích lần tới sẽ là cuộc trắc nghiệm thực tế. Bộ tham mưu Israel chắc chắn sẽ cân nhắc bằng cân tiểu ly khi lựa chọn mục tiêu.

Trong khi đó, tình hình chính trị tại Nga không mấy sáng sũa cho đảng cầm quyền. Dự luật cải cách hồi hưu gây câm phẩn trong dân chúng đã làm cho nhiều đảng viên đảng Ngôi Nhà Nước Nga trả giá đắt : 4 tỉnh trưởng bị thua ngược trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật 23/09 vừa qua. Bực tức, chính quyền trung ương trút cơn giận lên nhà đối lập Alexei Navalny : vừa mãn án tù 20 ngày, khắc tinh của tổng thống Putin bị cảnh sát đón ngay cổng nhà giam, bắt đưa sang một tòa án khác. Alexei Navalny cũng kịp thời gian thu một đoạn băng hình khen ngợi những người ủng hộ : "các bạn có thấy không, uy tín đảng cầm quyền rơi 15% trong cuộc bầu cử mới nhất. Bốn tỉnh trưởng của Putin, cho dù được ông ta ủng hộ, đã thất cử. Đó là nhờ các bạn".

Libération, trong trang văn hóa, dành một bài dài về "người phụ nữ cội nguồn nhân gian". Người mẫu bí ẩn của danh họa Courbet được nhận dạng qua một bức thư giữa hai văn hào George Sand và Alexandre Dumas con.

Người phụ nữ dấu mặt khỏa thân, đùi mở rộng, nằm trên giường gây chấn động dân chúng thượng lưu Paris trong cuộc triển lãm năm 1866 là cô Constance Quéniaux, 110 năm sau khi qua đời, đã được thế giới biết đến.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Chủ nghĩa đa phương : Trật tự phương Tây sắp đến hồi cáo chung ?

Mục Quốc tế các báo Pháp số ra ngày 25/09/2018 dồn mọi sự chú ý vào phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73. Theo nhận định chung của các báo, tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này ngày càng tỏ ra suy yếu, mất dần ảnh hưởng, trong khi mà một trật tự thế giới mới đang hình thành, ở đó Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, tìm kiếm một vai trò lãnh đạo hàng đầu.

trattu1

Phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73, New York, ngày 25/09/2018 Reuters/Shannon Stapleton

Phiên họp năm nay diễn ra trong một bầu không khí "nghi kị" như ghi nhận của Le Monde. Từ năm 2013, chưa có phiên họp đại hội đồng nào lại quy tụ đông đảo nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ như lần này – 133 đại diện so với con số 114 năm 2017.

Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được thành lập cách nay 73 năm, định chế quốc tế lớn nhất thế giới phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như thế : Từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc và dân túy cho đến các bế tắc trong việc xử lý các xung đột Ukraine, Syria hay Yemen.

Năm 2018 còn được khởi đầu bằng một loạt các tuyên bố thể hiện rõ "thái độ nghi kị" của Hoa Kỳ với các định chế đa phương. Washington lần lượt thông báo rút ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran, thỏa ước thế giới về di dân, UNESCO và Hội đồng Nhân quyền.

Đáng chú ý là trong phiên họp năm nay, không có sự tham gia của lãnh đạo hai cường quốc khác là Trung Quốc và Nga, cũng như là sự hiện diện của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Nói tóm lại, phiên họp lần thứ 73 gần như mang không khí của một hồi kết.

Trung Quốc : Tân lãnh đạo trật tự thế giới mới ?

Một quan điểm đã được nhật báo kinh tế Les Echos đồng chia sẻ. Bài phân tích đề tựa "Chủ nghĩa đa phương : Hồi kết của trật tự phương Tây đang đến gần", khẳng định chủ nghĩa đa phương không chết, nhưng tâm điểm của trật tự này đang dần dịch chuyển sang hướng đông, với những luật chơi mới và tác nhân chủ đạo mới là Trung Quốc.

Đầu tiên hết, bài viết khẳng định Liên Hiệp Quốc đang mất ảnh hưởng và một trật tự đa phương mới đang hình thành, ở đó phương Tây chỉ là một thành viên thảm hại. Trên thực tế, dấu hiệu báo động sự suy sụp này đã có từ lâu. Đó chính là hai cú sốc liên tiếp : Vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cú sốc thứ nhất được xem như là một sự chối bỏ các giá trị tự do phương Tây. Còn cú sốc thứ hai đã làm rúng động sâu sắc nhiều nền kinh tế mới trỗi dậy, biến họ thành một trong số các nạn nhân hàng đầu. Những nước này từng ủng hộ toàn cầu hóa, giờ đây muốn viết lại luật chơi, bắt đầu từ việc từ chối phương Tây hóa. Điều đó giải thích phần nào cho thắng lợi của phe theo tư tưởng Ấn giáo của ông Modi hay việc ca tụng một Thổ Nhĩ Kỳ thời đế chế Soliman của ông Erdogan.

Theo Les Echos, việc viết lại luật chơi đó đều có thể thực hiện được. Đó là nhờ vào chiếc đầu tầu kinh tế Trung Quốc mà nhiều nước mong muốn đi theo. Sức mạnh mới này cho phép Trung Quốc tái tổ chức trật tự quốc tế theo như cách nhìn của họ và tập trung xung quanh đế chế Trung Hoa.

Trung Quốc muốn trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ trong thế kỷ XXI, đang tái vũ trang cũng như là tạo ra các con nợ và các thị trường trên một nửa hành tinh với chương trình "Một vành đai, Một con đường". Bắc Kinh hình thành một loạt các định chế mới : Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á AIIB, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải OSC … Trung Quốc vẫn tiếp tục tài trợ cho các định chế quốc tế được hình thành sau Đệ Nhị Thế Chiến, để có được nhiều tiếng nói hơn cả ở Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lẫn Liên Hiệp Quốc.

Như vậy, chủ nghĩa đa phương vẫn còn lâu mới chấm dứt. Nhưng trung tâm đã dịch chuyển, không còn ở địa chỉ số 47 đường phía đông ở New York, trụ sở Liên Hiệp Quốc. Định chế quốc tế này giờ tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các xung đột. Tình liên đới và các tham vọng cũng khác nhau. Các nước mới trỗi dậy lại sát cánh nhau và cùng dựa vào các giá trị chống phương Tây, nhất là chủ nghĩa can thiệp.

Ấn Độ bám lấy Nga, Trung Quốc điều khiển một liên minh tập trung chủ yếu các con nợ từ Pakistan cho đến Bắc Triều Tiên, đi qua cả Châu Phi để rồi sang đến cả Châu Mỹ Latinh. Nhất là tại Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, những nước đó có thể tìm thấy lợi ích của họ ở liên minh này, hoặc thông qua kinh tế, hoặc là vì cùng chống Mỹ.

Trong khi đó, nước Nga của ông Vladimir Putin chỉ quan tâm đến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hơn là tái gia nhập khối G8. Ông biết rằng từ đây đến năm 2050, Pháp và Anh sẽ phải rời sân chơi ngay từ năm 2030 để nhường chỗ cho Indonesia, Brazil và Mexico.

Les Echos trích nhận định của cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine cho rằng phương Tây "nên khẩn trương sàng lọc giữa những gì cơ bản và những gì có thể đưa ra một đồng thuận trước khi Trung Quốc đặt phương Tây vào thế việc đã rồi".

Cuối cùng, theo giải thích của ông Bertrand Badie, chuyên gia về quan hệ quốc tế, từng dự đoán về hồi kết của hệ thống quốc tế và chủ trương ủng hộ toàn cầu hóa, "người ta phát hiện ra là sự ổn định của quốc tế không còn lệ thuộc vào thế cân bằng sức mạnh đến như thế nữa, mà là một thế cân bằng rất bấp bênh các điều kiện xã hội. Nói một cách khác, vị thế của nước yếu và sự bất lực quá mức của nước đó đương nhiên đang trở thành nguồn cội của nhiều mối đe dọa lớn đang đè nặng lên sự ổn định của cả thế giới".

Tóm lại như hàng tựa của La Croix : "Một thế giới mới đang định hình tại Liên Hiệp Quốc".

Chiến tranh thương mại : Bắc Kinh bất ngờ phản công

Xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục sa lầy. Bắc Kinh ngày 24/09/2018 công bố sách trắng "tố cáo Donald Trump gây rối loạn thương mại".

Với hơn 36.000 ký tự, được chia đều trong 6 chương khác nhau, Trung Quốc đã quyết định phản ứng mạnh mẽ nhằm bảo vệ các lợi ích của mình trong sách trắng, được công bố vài giờ sau khi các biện pháp áp thuế thêm 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc của chính quyền Washington có hiệu lực.

Bắc Kinh không còn muốn thương lượng trong thế "bị dí súng vào đầu" nên đã lên án mạnh mẽ chính sách "Nước Mỹ trước đã" của Donald Trump là một sự từ bỏ các nguyên tắc cơ bản trong giao thương quốc tế, cáo buộc Hoa Kỳ "gây rối loạn thương mại" và đưa "các cáo buộc giả tạo" nhằm "hăm dọa" các nước khác với hy vọng buộc các nước này theo ý của Washington.

Theo Les Echos, lời cáo buộc này được đưa ra vào lúc tại Châu Âu ngày càng có nhiều lời chỉ trích về thái độ cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc. Cường quốc kinh tế này e ngại bị cô lập trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong tình thế này, ông Timothy P. Stratford, cộng tác viên cho văn phòng luật sư Covington & Burling tại Bắc Kinh đặt câu hỏi lớn : "Liệu Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản, vốn cũng có cùng mối lo ngại với Hoa Kỳ về Trung Quốc, có sẽ liên kết với Washington hay là sẽ xích lại gần với Trung Quốc để cố tránh bị liên lụy trong cuộc xung đột thương mại này".

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất các báo Pháp dành cho tình hình ngân sách năm 2019. Le Monde nói về "Kẻ được và người thiệt trong ngân sách 2019". Les Echos thông báo : "Thuế khóa, nền kinh tế : diện mạo cho năm 2019". Le Figaro có vẻ bi quan : "Thuế khóa, thâm thủng, kinh tế : một ngân sách với bước tiến chậm".

Tờ Libération thì quan tâm đến ý định ra tranh cử chức thị trưởng Barcelona của Manuel Valls, từng là thủ tướng Pháp dưới thời tổng thống François Hollande.

Về phần mình, nhật báo công giáo La Croix chú ý đến "Sự chờ đợi mòn mỏi của những người Harkis", tức những người đã từng cộng tác hay tham gia quân đội Pháp trong suốt cuộc chiến tranh Algeria đến sinh sống tại Pháp từ sau thỏa thuận Evian. Một thỏa thuận đánh dấu kết thúc cuộc chiến.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Quân đội Miến Điện : Liên Hiệp Quốc "không được can thiệp" vào hồ sơ Rohingya

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hôm 23/09/2018, đã cảnh báo Liên Hiệp Quốc là "không có quyền can thiệp" vào chủ quyền đất nước của ông. Đây là phản ứng công khai đầu tiên của tướng Min Aung Hlaing, một tuần sau khi một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc chính thức yêu cầu truy tố ông cùng một số tướng lãnh Miến Điện khác ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế về tội "diệt chủng" trong cuộc khủng hoảng Rohingya.

rohingya1

Tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, họp Hội đồng An ninh Quốc gia tại Naypyidaw ngày 30/04/2018. Reuters/Kevin Fogarty

Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn tờ báo quân đội Miến Điện Myawady, cho biết là trong một phát biểu trước quân đội vào hôm qua, tướng Min Aung Hlaing đã phản ứng gay gắt về các đề nghị của đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc

Ông nhấn mạnh là không một quốc gia, tổ chức hay nhóm nào, "có quyền can thiệp và đưa ra quyết định trên chủ quyền của một đất nước". Theo tư lệnh Quân Đội Miến Điện, việc "lạm bàn vào công việc nội bộ một nước sẽ (gây ra) hiểu lầm".

Trong bản báo cáo điều tra dầy hơn 440 trang được công bố chính thức vào tuần trước, Liên Hiệp Quốc nêu bật những "tội ác" của quân đội Miến Điện, đã có những hành vi tra tấn, giết người, hãm hiếp, bạo hành ở mức khó tưởng tượng ở bang Rakhine, khiến hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Các nhà điều tra đã thúc giục Hội Đồng Bảo An đưa lãnh đạo quân đội Miến Điện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye. Họ cũng chỉ trích sự im lặng của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

Quân đội Miến Điện hoàn toàn bác bỏ những lời cáo buộc kể trên, trong lúc Tòa án Hình sự Quốc tế thì cho biết sẵn sàng thụ lý hồ sơ.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, con đường truy tố giới tướng lãnh Miến Điện hoàn toàn không dễ dàng.

Mai Vân

Quân đội Miến Điện : Liên Hiệp Quốc "không được can thiệp" vào hồ sơ Rohingya

 

Published in Châu Á

Ân Xá Quốc Tế : Bắc Kinh phải minh bạch vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 24/09/2018)

Trong một báo cáo công bố hôm 24/09/2018, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (AI) đã kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ vụ "đàn áp hàng loạt" nhắm vào cả triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở vùng Tân Cương.

uighur1

Lực lượng an ninh Trung Quốc trên đường phố Kashgar, Tân Cương, ngày 23/03/2017. Reuters/Thomas Peter

Trong bản báo cáo, với lời chứng của nhiều người bị giam giữ trong các trại "cải tạo", Ân Xá Quốc Tế cáo buộc Bắc Kinh thực hiện "một chiến dịch do chính phủ chủ trương nhằm giam giữ đại trà, giám sát cả đời tư cá nhân, tẩy não chính trị và cưỡng bức đồng hóa văn hóa".

Theo Ân Xá Quốc Tế, người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại Trung Quốc đang bị trừng phạt vì vi phạm luật cấm để râu và mặc áo trùm burqa, và vì sở hữu kinh Coran Hồi giáo một cách bất hợp pháp.

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nicholas Bequelin, giám đốc phụ trách Đông Á của Ân Xá Quốc Tế, xác định rằng hàng trăm ngàn gia đình người Duy Ngô Nhĩ đã bị chia cắt do chính sách đàn áp đó, và "đang mỏi mòn tìm hiểu xem những gì đã xảy ra với người thân của họ".

Theo ông, đã đến lúc nhà chức trách Trung Quốc cung cấp cho họ câu trả lời. Ân xá Quốc tế đồng thời kêu gọi thế giới gây sức ép buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về "cơn ác mộng" tại Tân Cương.

Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc bị cáo buộc trước một ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc là đã hoặc đang giam giữ khoảng một triệu người tại các trung tâm cải tạo. Nhiều người bị giam giữ vì tội rất nhỏ như liên lạc với người thân sống ở nước ngoài hoặc chào nhau trên mạng xã hội nhân dịp lễ hội Hồi giáo.

Bắc Kinh phủ nhận tất cả những cáo buộc này, nhưng bằng chứng về sự tồn tại của các trại đang ngày càng nhiều, qua các tài liệu chính thức và lời khai của những người đã trốn thoát khỏi các trại.

Trọng Nghĩa

****************

Hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ : Mỹ mở mặt trận mới chống Trung Quốc (RFI, 22/09/2018)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 21/09/2018 chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh về cách đối xử với sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc.

uighur2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và tổng thống Donald Trump trong cuộc họp ở Nhà Trắng, Washington, ngày 16/08/2018 Reuters

Sau khi Washington ngày 20/09 thông báo trừng phạt một cơ quan quân sự của Trung Quốc vì đã mua vũ khí của Nga, lời chỉ trích của ngoại trưởng Mỹ có thể khiến mối quan hệ song phương, vốn đã xấu, lại càng tồi tệ hơn.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích :

"Donald Trump thường xuyên nhắc tới tình bạn của ông với chủ tịch Trung Quốc và luôn luôn ca ngợi Tập Cận Bình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ đang trong giai đoạn tồi tệ : Washington liên tục tăng thuế đáp trả đối thủ trong xung đột thương mại ; chỉ tríchBắc Kinh hờ hững trong việc giải quyết khủng hoảng Bắc Triều Tiên, trừng phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc... Hoa Kỳ rất cứng giọng. Và loạt chỉ trích của ngoại trưởng Mỹ hôm thứ Sáu 21/09, trong bài diễn văn về tự do tôn giáo, lại đổ thêm dầu vào lửa. Ông nói : Hàng trăm ngàn và rất có thể là hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng chế, giam vào những nơi được gọi là trại cải tạo, ở đó họ nhồi sọ chính trị và bị lạm dụng khủng khiếp. Tín ngưỡng tôn giáo của họ bị hủy hoại. Và chúng tôi cũng rất lo ngại về việc chính quyền Bắc Kinh liên tục trấn áp các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Trung Quốc, qua các hành vi thù hằn như đóng cửa nhà thờ, tiêu hủy kinh thánh và buộc các tín đồ ký giấy xác nhận từ bỏ tín ngưỡng của họ".

Trước đó một hôm, ngoại trưởng Mỹ đã chỉ trích là cách đối xử của Trung Quốc với các cộng đồng người thiểu số rất kinh khủng. Tại Quốc Hội, nhiều dân biểu đảng Dân Chủ và Cộng Hòa kêu gọi chính quyền ban hành lệnh trừng phạt Bắc Kinh vì vi phạm quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, cho đến nay, các dân biểu vẫn chưa nhận được câu trả lời".

Thùy Dương

Published in Châu Á

Khủng hoảng cơ chế đa phương quốc tế : Lá cờ đầu trong tay Pháp

Thời sự trong nước là tựa trang nhất của nhiều nhật báo Pháp hôm nay, với chủ đề ngân sách quốc gia, dự kiến công bố trong ngày, thứ Hai 24/09/2018 : Les Echos nói đến "cú đặt cược mạo hiểm", còn Libération đăng hình gương mặt đầy ưu tư của tổng thống Pháp. Le Figaro dành trang nhất cho vụ phóng tên lửa đẩy Ariane 5 lần thứ 100, trong lúc chủ đề chính của La Croix là "thỏa thuận lịch sử" giữa Vatican và Bắc Kinh. Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về nền ngoại giao đa phương thế giới bị mất hướng và niềm hy vọng đặt vào nước Pháp.

daphuong1

(Ảnh minh họa) - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. ONU

Bài xã luận của Le Monde, mang tựa đề "Trong một thế giới hỗn loạn, ngoại giao bị mất hướng", được đăng tải đúng vào lúc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc phiên họp thường niên. Trong lần họp này, 95 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ sẽ tham gia. Le Monde ghi nhận chưa bao giờ lại có đông đảo lãnh đạo các nước tề tựu về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York như vậy, như thể để cho thấy một bộ phận lớn cộng đồng quốc tế đang hết sức lo ngại cho cơ chế đa phương quốc tế đang ngày càng bị đe dọa nhiều hơn.

Cơ chế đa phương được thiết lập sau Thế chiến Hai, với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc (tháng 10/1945) và nhiều định chế quốc tế khác. Le Monde nhấn mạnh là, kể từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền, chính Hoa Kỳ - được coi là cột trụ và quốc gia đóng góp chính cho Liên Hiệp Quốc - đã có nhiều quyết định chống lại cơ chế đa phương quốc tế. Cụ thể là các tuyên bố rút khỏi UNESCO (tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc), thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, thỏa thuận về hạt nhân Iran 2015…, hay các đe dọa rút khỏi các hiệp ước thương mại quốc tế, được cộng đồng quốc tế dày công xây dựng.

Đối mặt với lập trường co cụm của tổng thống Mỹ, cách nay đúng một năm, cũng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lớn tiếng cổ vũ cho một nhân loại, ngày càng gắn bó với nhau trong một cộng đồng mà ông gọi là "đồng hội, đồng thuyền" (communauté de destin). Tiếng nói của nước Pháp ngày càng được chú ý trong bối cảnh, một số quốc gia đang trỗi dậy, đặc biệt là Trung Quốc, đang tạo ra một thế giới "đa cực, thậm chí vô cực, đầy bất trắc", trong đó luật pháp quốc tế không được tôn trọng.

Trong bối cảnh đó, Pháp có nhiều sáng kiến để huy động sự đóng góp của các cường quốc bậc trung, nhằm xây dựng "một cơ chế đa phương vững mạnh". Ngày 26/09, tại Paris sẽ diễn ra thượng đỉnh One Planet Summit lần thứ hai, về khí hậu, để tạo đà cho các đàm phán tại COP 24 ở Ba Lan cuối năm. Ngày 11/11, Paris sẽ đón hơn 80 lãnh đạo các nước tham dự Diễn đàn về Hòa Bình, nhân kỉ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất.

Cho dù uy tín trong nước bị sụt giảm mạnh, tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn rất được trân trọng trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh lãnh đạo các cường quốc phương Tây khác, như Anh bị suy yếu do vấn đề Brexit, và Đức do bất đồng nội bộ, Pháp hiện là tiếng nói "rõ ràng nhất" của một lãnh đạo phương Tây, vì một cơ chế đa phương quốc tế vững mạnh. Vấn đề là, theo Le Monde, nếu thiếu đồng minh, Paris rất có thể sẽ không làm được gì nhiều.

Paris hy vọng tập hợp được "các cường quốc có thiện chí"

Cũng về chủ đề "cơ chế đa phương quốc tế", Le Monde có bài phỏng vấn ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Lãnh đạo ngoại giao Pháp tin tưởng Paris có thể tập hợp được "các cường quốc có thiện chí".

Trong bài phỏng vấn dài với Le Monde, ông Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh đến nhiều "bước tiến quan trọng" của Liên Hiệp Châu Âu trong hơn một năm gần đây, với đóng góp lớn của tổng thống Pháp, những tiến bộ vốn rất ít được biết đến và thừa nhận. Cụ thể là các thỏa thuận về lao động biệt phái (từng bị coi là bất khả thi), về chiến lược công nghệ số, bảo vệ tác quyền, việc lập ra Quỹ phòng vệ chung của Châu Âu (với 13 tỉ euro), hay việc Châu Âu đoàn kết kháng cự lại Hoa Kỳ sau quyết định của Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong quyết định của Nghị Viện Châu Âu cảnh báo sẽ tước quyền bỏ phiếu của Hungary, vì các xâm phạm đến Nhà nước pháp quyền, cũng có phần đóng góp quan trọng của Pháp.

Ngoại trưởng Pháp cũng điểm lại hàng loạt lĩnh vực hiện đang có sự đóng góp lớn của Pháp, nhằm "phục hồi một cơ chế đa phương hiệu quả". Ngoài các sáng kiến đã được nêu trong bài xã luận nói trên, Paris có vai trò trụ cột trong việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình G5 tại Châu Phi, làm cầu nối cho việc giải quyết khủng hoảng Syria... Trong cuộc khủng hoảng Idlib (Syria) vừa qua, có thể thấy các cảnh báo và áp lực quốc tế đã giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận với Nga, nhằm hoãn lại cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Damascus, nếu xảy ra, sẽ gây thiệt hại nhân mạng khủng khiếp, và một làn sóng hàng triệu người tị nạn.

Ngoại trưởng Pháp tin tưởng nỗ lực phục hồi cơ chế đa phương quốc tế sẽ được sự hưởng ứng mạnh của các "cường quốc có thiện chí", trước hết là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Mexico, cũng như "các quốc gia gắn bó với cuộc chơi dân chủ, với pháp quyền, với nhu cầu hợp tác quốc tế".

"Ốc đảo bình yên" tại Trung Đông bốc lửa : Bài học từ một nước nhỏ

Nội chiến và khủng hoảng kéo dài tại Syria, cũng như tình hình bất ổn tại nhiều khu vực, khiến nhiều người bi quan. Trang quốc tế báo Le Figaro có bài giới thiệu về một "Phép lạ Lebanon mới", giải thích lý do vì sao lại có "một ốc đảo bình yên" tại một Trung Cận Đông bốc lửa.

Cho đến nay, Lebanon - với hơn 6 triệu cư dân - đã tiếp nhận một triệu dân tị nạn Syria. Quốc gia tí hon này cũng đã tránh được cuộc chiến tàn khốc giữa hai hệ phái Hồi giáo, Sunni và Shia, đang tàn phá Trung Cận Đông. Cho dù, lực lượng Hezbollah, theo hệ phái Shia, thân Iran, có thế lực rất mạnh tại Lebanon, và định chế Nhà nước tại quốc gia này không đủ mạnh.

Bí quyết nào đã giúp cho Lebanon giữ được tình hình tương đối ổn định hiện nay ? Theo Le Figaro, tại đất nước của "cây tùng xứ tuyết" (Cedrus), các cộng đồng tôn giáo lớn đã thành công trong việc tìm cơ chế cho phép cả nước đoàn kết. Cứ mỗi thứ Năm hàng tuần, 30 bộ trưởng thuộc bốn cộng đồng tôn giáo, Thiên Chúa giáo, Shia, Sunni và Druze - một hệ phái Hồi giáo nhỏ, họp lại để đưa ra các quyết định chung.

Lebanon không bị cuốn vào phong trào chống độc tài, vì dân chủ, mang tên "mùa xuân Ả Rập", bùng lên tại Tunisia hồi 2011, bởi trước đó nhiều năm, Lebanon đã làm nên "mùa xuân" cho mình, với các cuộc biểu tình khổng lồ năm 2005, buộc quân đội Syria phải rút đi. Kể từ đó, Lebanon, với nền tự do báo chí và bầu cử minh bạch, được coi là quốc gia dân chủ duy nhất của vùng Trung Đông.

Theo Le Figaro, bài học Lebanon có ích cho toàn Trung Đông. Beirut - cái tên một thời từng gắn với chiến tranh, máu lửa - giờ đây có thể đứng ra làm môi giới cho cuộc đàm phán tìm kiếm hòa bình giữa Saudi Arabia và Iran, hai cường quốc khu vực, đứng đầu hai hệ phái Sunni và Shia.

Công giáo : "Thỏa thuận sơ bộ" Vatican - Trung Quốc có ý nghĩa gì ?

Về thời sự Châu Á, cuộc dàn xếp giữa Vatican và chính quyền Trung Quốc là chủ đề quan trọng hàng đầu. Báo công giáo La Croix chạy tựa trang nhất : "Trung Quốc - Vatican : Một kỷ nguyên mới ?", với nhận định là thỏa thuận "tạm thời" về bổ nhiệm giám mục mở ra giai đoạn đầu tiên cho phép hai bên giải quyết được bất đồng đã 60 năm nay.

Bài "Thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh : người Công giáo Trung Quốc bị chia rẽ" của Le Figaro lưu ý là thỏa thuận công nhận bảy giám mục do Bắc Kinh cho phép (vốn không được Tòa Thánh công nhận trước đây) được các tín đồ của Giáo hội Công giáo gọi là "yêu nước" (trung thành với chính quyền) hưởng ứng, trong lúc các tín đồ của Giáo hội ngầm, vốn trung thành với Tòa thánh, rất lo ngại.  Thậm chí một số người, như cựu giám mục Hồng Kông Trần Nhật Quân, thậm chí còn coi đây là một hành động đầu hàng, phản bội lại những người trung kiên với đức tin.

Về phần mình, xã luận báo La Croix, với tựa đề "Cái giá của sự hòa giải", nhấn mạnh đến đây là một bước đi đầu tiên hướng đến sự tin tưởng lẫn nhau của Vatican với Bắc Kinh, vốn được khởi sự dưới thời giáo hoàng tiền nhiệm. Theo La Croix, giáo hoàng Francis - người tiếp tục hướng đi này - đặt niềm tin vào khát vọng tìm được tiếng nói chung với các đồng đạo và tinh thần sáng tạo của các cơ sở công Giáo vốn không được công nhận tại Trung Quốc, trong sứ mạng "hòa giải" và "sống đạo", bất chấp các áp lực của quyền lực thế tục.

Cũng La Croix ghi nhận phản ứng chính của phía Trung Quốc. Nhật báo Global Times, một cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, nhấn mạnh là Bắc Kinh đã có rất nhiều nhân nhượng trong thỏa thuận này, kể cả trong vấn đề Đài Loan (Vatican là một trong hơn 10 quốc gia công nhận Đài Bắc). Trong bối cảnh, Bắc Kinh đang phải đương đầu với Hoa Kỳ, thỏa thuận với Tòa Thánh được coi là một "thắng lợi ngoại giao" của Trung Quốc, cho dù 12 triệu tín đồ Công giáo không phải là một ưu tiên của Bắc Kinh, quốc gia hơn một tỉ dân. 50 triệu tín đồ Tin Lành, được coi là dễ bị ảnh hưởng bởi Hoa Kỳ, mới là vấn đề với Trung Quốc.

Trong một bài viết khác, Le Figaro đi sâu tìm hiểu "các lý do của quyết định lịch sử của giáo hoàng". Theo Le Figaro, quan điểm của Vatican là bằng mọi cách khai thông bế tắc, và tương lai của Công giáo là ở Châu Á, cũng có nghĩa là tại Trung Quốc. Đây là vấn đề của thiên niên kỷ thứ ba, chứ không phải là việc giải quyết các hệ quả của chủ nghĩa cộng sản toàn trị thế kỷ XX.

Le Figaro nhấn mạnh là, đây là lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh thừa nhận thẩm quyền tôn giáo của người lãnh đạo Tòa Thánh.

Litva nhân 100 năm ngày độc lập : Lời nhắn nhủ của giáo hoàng

Báo công giáo La Croix chú ý đến chuyến đi cuối tuần qua của giáo hoàng Francis tới Litva, nước cộng hòa vùng Baltic, nhân dịp 100 năm kỉ niệm ngày độc lập. Litva - bị Liên Xô xâm chiếm năm 1939, theo một thỏa thuận giữa Stalin và Hitler, bị Đức Quốc xã xâm lược, rồi bị sáp nhập vào Liên Xô - đã giành lại được độc lập, sau khi Liên Xô tan vỡ. Gặp gỡ các tín đồ Công giáo ở Vilnius, giáo hoàng Francis chia sẻ những hồi ức đau đớn vẫn còn hằn sâu đối với rất nhiều người Litva, khi nhắc đến cái tên Siberia, với những trại tập trung, hay những trại giam ở thủ đô Vilnius.

Người đứng đầu Tòa Thánh cũng nhắc nhở các lãnh đạo chính quyền, người dân Litva là hãy tìm lại những gì đích thực nhất, độc đáo nhất, trong sâu thẳm con người mình, hãy tìm lấy sức mạnh trong quá khứ, cho dù đó là đau đớn. "Khoan dung, hiếu khách, tôn trọng và đoàn kết" làm nên sức mạnh. Hãy cảnh giác với sự trỗi dậy của các tư tưởng kỳ thị, đố ky, gieo rắc sự đối kháng. Các khuyến cáo của giáo hoàng Francis liên hệ trực tiếp với cuộc tranh cãi dữ dội tại Châu Âu, về vấn đề thái độ với những người di cư, với sự trỗi dậy của làn sóng bài ngoại.

Về nước Nga, La Croix cũng chú ý đến phòng trào phản kháng dự án cải cách hưu trí đang lan rộng, cho dù điện Kremlin cho rằng việc Nghị Viện Nga thông qua luật này dường như chỉ còn là một thủ tục.

Không gian : Châu Âu cần cải tổ để tiếp tục dẫn đầu

Trong lĩnh vực công nghệ, vụ phóng tên lửa đẩy Ariane 5 lần thứ 100 vào ngày mai, tại căn cứ Kourou, ở Guyanne, thuộc Pháp, được Le Figaro đặc biệt chú ý. Ariane lần này sẽ đưa hai vệ tinh viễn thông địa tĩnh lên quỹ đạo cách Trái đất 36.000 km. Tổng cộng, kể từ năm 1996, Ariane 5 đã đưa 205 vệ tinh lên không gian. Với thành tích này, Châu Âu rõ ràng đang đứng đầu thế giới.

Thế nhưng Le Figaro lưu ý ngành không gian Châu Âu cần phải "tái tổ chức" mới có thể tiếp tục dẫn đầu. Đối thủ chính của Châu Âu là nước Mỹ, với cơ chế hợp tác năng động giữa các doanh nghiệp tư nhân, trẻ trung, như SpaceX của Elon Musk, được ngân sách Nhà nước tài trợ. Trong khi đó, Châu Âu không có được các cơ chế như vậy.

Pháp : Ngân sách 2019, chủ đề nhạy cảm

Tại Pháp, ngân sách quốc gia dự kiến công bố hôm nay là chủ đề chính của nhiều nhật báo. Theo Le Figaro thiên hữu, tổng thống có tỉ lệ ủng hộ xuống thấp chưa từng có, theo các điều tra mới đây, quyết định có bước đi mạo hiểm. Trong ngân sách quốc gia năm tới, ông Macron sẽ giảm bớt tổng cộng 6 tỉ euro tiền thuế và các đóng góp xã hội khác, nhằm thể hiện đứng về phía quyền lợi của người dân thường. Về phần mình, Libération ví tổng thống Macron như một nghệ sĩ phải thực hiện tiết mục đi thăng bằng trên dây, cùng một lúc đảm bảo hỗ trợ tài chính cho các đầu tư kinh tế, để thúc đẩy tăng trưởng, giảm chi phí công, đồng thời đảm bảo được cam kết cải thiện điều kiện sống của người thu nhập thấp.

Theo tờ báo thiên tả, trong bối cảnh mức tăng trưởng dự kiến năm nay bị giảm xuống, đầu tư cho chính phủ Pháp cho các gia đình thu nhập thấp ắt là sẽ không tương xứng với các biện pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và giới khá giả. Libération nhấn mạnh "sức mua"của người dân là chủ đề "nhạy cảm nhất", các quyết sách trong vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đến uy tín của tổng thống.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Triều Tiên : Moon Jae-in leo lưng cọp

Thế giới vừa trải qua 7 ngày biến động mà mỗi cá nhân phải chiến đấu để sống còn : Bão tố càn quét Châu Á và một phần bờ biển phía đông của Mỹ ; tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mạo hiểm sang Bắc Triều Tiên để vực dậy tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa đầy rủi ro ; Paris và bài toán chống khủng bố và khủng hoảng kinh tế sắp tới xuất phát từ những món nợ của giới doanh nghiệp. Đó là một số đề tài quốc tế trên các tuần báo Pháp.

moon1

Bức hí họa về thượng đỉnh Liên Triều lần 3 trên tuần báo Courrier International. Ảnh chụp màn hình.

Seoul ngây thơ và liều lĩnh là hành trang của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đi thăm Bình Nhưỡng từ ngày 18 đến 20 tháng 09/2018 với mục đích thúc đẩy chế độ Bắc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Một nhiệm vụ bất khả, theo nhận định của nhà báo Anh Gideon Rachman được Courrier International tuyển chọn.

Moon Jae-in và nước cờ táo bạo

Bức hí họa Kim Jong-un tươi cười bắt tay tổng thống Hàn Quốc, miệng nói "anh muốn hòa bình thì hãy chế tạo bom hạt nhân", tác giả bài phân tích "Seoul đứng giữa liều lĩnh và ngây thơ" nghĩ rằng cả tổng thống Moon Jae-in và tổng thống Donald Trump đánh cược một cách táo bạo : trong nước, Kim Jong-un có thể là một kẻ dám giết cả dòng họ, thân tộc nhưng biết đâu anh chàng trẻ tuổi này lại là một nhà cải cách kín đáo với mục tiêu là giải trừ vũ khí và xây dựng hòa bình.

Chiến lược của Seoul là dám đánh cược vào sự khác biệt giữa nhân vật 34 tuổi này với cha và người ông quá cố. Các cố vấn của tổng thống Moon Jae-in cho rằng Kim Jong-un là một người biết rõ thế giới hiện nay, không muốn cô lập trong một pháo đài khép kín. Kim đang chiến đấu đơn độc chống lại những người thân cận để phi hạt nhân hóa, cái giá phải trả để thoát khỏi cô lập.

Tại Washington, cũng như ở Seoul, những người bi quan lo rằng Moon Jae-in có thể là một kẻ ngây thơ, và do vậy, rơi vào bẫy sập cổ điển của chế độ miền Bắc : giả vờ hòa giải để được viện trợ kinh tế. Theo các chuyên gia hoài nghi, rất khó mà tưởng tượng Kim Jong-un bỏ hạt nhân, bảo kê sinh mạng duy nhất của chế độ. Bằng chứng cụ thể là từ sau thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng Sáu tại Singapore "rất ít tiến bộ" trong hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Nhưng đối với Seoul, những nỗi thất vọng hiện nay không phải là bằng chứng giải pháp đàm phán thất bại. Lẽ ra, phải tiếp cận vấn đề một cách khác : Mỹ đừng ép Bắc Triều Tiên dẹp hạt nhân trước khi được bỏ cấm vận. Bình Nhưỡng cần phải được tưởng thưởng, khuyến khích, trong suốt tiến trình đầy bất trắc. Dĩ nhiên, các cố vấn bảo thủ nhất của Nhà Trắng như John Bolton sẽ không chấp nhận. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng vào tính khí thay đổi đột ngột của tổng thống Trump sẽ tạo thuận lợi cho Seoul, tức là bất chấp những sự kiểm soát chi li của các cố vấn, ông Trump sẽ chấp nhận rủi ro, quyết định hòa bình với Kim.

Ngay giới bảo thủ ôn hòa tại Hàn Quốc cũng lo ngại một ông tổng thống "ngây thơ" cùng với một ông tổng thống "bốc đồng" có thể đưa Mỹ-Hàn vào thế nhượng bộ quá lố Bắc Triều Tiên và để Bình Nhưỡng tiếp tục trang bị vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, theo nhà bình luận Anh Gideon Rachman, tổng thống Moon muốn hành động trước đã. Cách nay không lâu, bán đảo Triều Tiên tưởng đâu sắp rơi vào chiến tranh vì lời lẽ đao to búa lớn. Do vậy, không nên lấy làm ngạc nhiên khi thấy Moon Jae-in đánh cược tương lai một cách ngây thơ. Thà như thế còn hơn là chiến tranh nguyên tử.

Rohingya : Chiếc bẫy trại tị nạn

The Straits Times của Singapore nhấn mạnh đến nguy cơ rình rập 900.000 người Rohingya, sắc tộc theo đạo Hồi, đến từ Miến Điện sang Bangladesh tạm trú cách nay hơn một năm.

Được Liên Hiệp Quốc, các hiệp hội thiện nguyện bảo trợ và lòng nhân đạo của người dân cùng đạo cưu mang, tuy nhiên, tờ báo mạng của Singapore báo động : với thời gian, lòng nhân từ đã có dấu hiệu suy giảm.

Thứ nhất, người dân Bangladesh than phiền dân Rohingya được ưu đãi hơn dân địa phương : chính phủ được quốc tế khen ngợi nhưng người dân không nhận được gì. Thứ hai là muốn cho cũng không còn gì để cho. Một đại biểu chính quyền địa phương nhận định như vậy và nói thêm : không phải lỗi của người Rohingya mà cũng không phải lỗi của chúng tôi. Nhưng không ai nghĩ đến người Bangladesh cả.

"Trong gọng kềm" là một loạt phóng sự của The Straits Times kể lại cuộc sống hàng ngày của người Rohingya tạm trú trong các trại tị nạn nằm dọc theo vùng Cox’s Bazar, Bangladesh. Gần 920.000 người chạy trốn thần chết ở Miến Điện nay đối mặt với bản án chung thân, sống mãn đời trong những căn chòi chật hẹp như một phòng giam, chịu đựng đói khát, ngồi nhìn ngày tháng trôi qua. Trong trại Katupalong, 70.000 người chia nhau một cây số vuông.

Bão tài chính ?

Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới, đã có nhiều dấu hiệu báo động, sẽ xuất phát từ các công ty huy động vốn trên thị trường. Báo Die Zeit ở Hamburg đưa tin báo bão.

Bối cảnh hiện nay : 10 năm sau vụ ngân hàng đầu tư địa ốc Lehman Brothers khánh tận, nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng mới đã lên đến tột độ. Những tập đoàn như xe động cơ điện Tesla, công ty bán phim ảnh Netflix, công ty nông phẩm Campell Soup của Mỹ, tập đoàn HNA của đảo Hải Nam Trung Quốc - con bạch tuộc nắm hết từ hàng không, địa ốc, du lịch, tài chính, hậu cần, đại công ty hàng hải Hapag-Lloyd của Đức có mẫu số chung như thế nào ?

Tất cả điều thiếu nợ ngập đầu. Tesla, sản xuất xe thế hệ 3 mỗi phút tốn 8.000 đôla, đã vay đến 10 tỷ. Trái phiếu của Tesla bị xem là "nợ xấu". Các công ty kể trên đều ở trong tình trạng này. 10 năm sau khủng hoảng tài chính, số tiền mà các công ty vay đã lên đến 66.000 tỷ đôla, tăng gấp đôi trong vòng 10 năm.

Để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đã mua lại công trái phiếu của các công ty, làm lãi suất giảm xuống. Hệ quả là các doanh nghiệp không cưỡng lại được lòng tham, đi vay thật nhiều. Tổng cộng, doanh nghiệp Châu Âu tung ra 270 tỷ euro công trái "nợ xấu".

Khi nhà đầu tư đổ vào công trái "rữa nát" có nghĩa là khủng hoảng không còn xa. Tháng 5 vừa qua, công ty chấm điểm tín nhiệm Moody’s đã cảnh cáo : Hiện tượng công ty nợ kỷ lục là tín hiệu khánh tận hàng loạt. Hiện tượng này có thể biến thành quả bóng tuyết, càng lăn xa thì càng lớn. Không những nó quét sạch thị trường tài chính mà còn làm tiêu tan thị trường lao động.

Quốc phòng : Châu Âu chậm trễ ?

Châu Âu không phải chỉ có ưu tư kinh tế. An ninh quốc phòng đã trở thành mối lo hàng đầu trước các thế lực mới như Nga và Trung Quốc, trong bối cảnh Hoa Kỳ của Donald Trump muốn giảm bớt dấn thân. Paris muốn Liên Hiệp Châu Âu phát triển một chiến lược phòng thủ tự chủ. Đó là nội dung bài báo "Châu Âu phòng thủ : phải khẩn cấp lên, theo Paris", trên tuần báo L’Express.

Tin giả, chiến tranh không gian, diễn tập hải quân và trên bộ với quy mô lớn… gần một năm sau khi Pháp công bố sách trắng quốc phòng, tình hình quốc tế ngày càng bị đe dọa hơn. Trong tình thế này, Pháp kỳ vọng vào một nỗ lực phòng thủ chung của toàn Châu Âu.

Bộ Quân Lực lưu ý là quân sự đã trở thành trung tâm điểm xung khắc giữa các đại cường mà cuộc chạy đua vũ trang ngày càng tinh vi hơn. Từ 2015 đến 2017, chi phí quân sự trên thế giới tăng 2,5%. Nhưng trong vùng Châu Á-Ấn Độ Dương, ngân sách vũ trang đã tăng 50% trong 10 năm trở lại đây.

Trong cùng thời gian, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng đến 3 lần, mỗi năm hạ thủy một chiếc tàu ngầm. Khối Liên Xô cũ cũng trang bị nhanh không kém với mức tăng 30%. Trung Đông, với đầu tàu Saudi Arabia, thêm 10%.

Tại sao Pháp lo ngại tương lai xấu nhất đang chờ ?

Nước Nga của Putin tiếp tục chính sách hù dọa. Cuộc tập trận Vostok chung với Trung Quốc ở Siberia huy động 300.000 quân, 36.000 xe tăng và 1000 máy bay. Để chuẩn bị tấn công vào tỉnh Idleb ở miền đông Syria, Nga tổ chức cuộc tập trận vào ngày 8 tháng 9 huy động 25 chiến hạm và 34 phi cơ đủ loại trong vùng Địa Trung Hải.

Tại sao Pháp lo ngại ? Theo bộ trưởng quốc phòng, Florence Parly, đối với Nga dường như mọi phương tiện đều tốt miễn đạt được mục đích. Moskva không từ một thủ đoạn nào trên bộ cũng như trên không.

Trong năm 2017, một vệ tinh của Nga đã áp sát một vệ tinh truyền tin quân sự của Pháp-Ý có hệ thống bảo mật. Nga tiến sát đến mức "dường như để nghe lén" mà dân chuyên môn gọi là "gián điệp".

Tổng thống Pháp đã chuẩn bị một chiến lược phòng thủ không gian vào tháng 11 tới không những trên không mà còn bảo vệ mạng internet vì "chiến trường ngày càng mở rộng".

Tuy nhiên có một câu hỏi mà bộ trưởng quốc phòng không đưa ra câu trả lời : Làm cách nào để đối phó với những mối đe dọa của Nga nếu nước Mỹ của Trump không can dự ? Chuyện gì sẽ xảy đến nếu trong tương lai, Châu Âu phải lo liệu một mình ? Vấn nạn của Liên Hiệp Châu Âu là nước Đức không bao giờ tu chính bản Hiến Pháp hòa bình.

Cuồng phong tại Vatican

L’Express cũng đưa một cơn bão khác tới độc giả : Cuồng phong trong tòa thánh Vatican. Đức Giáo Hoàng phải ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu chiến thuật du kích của giới tu sĩ cực kỳ bảo thủ và phải giải quyết cho xong mạng lưới ấu dâm trong Giáo hội.

Độc giả được giới thiệu chân dung và thủ đoạn của một số vị giám mục kẻ thì bị Giáo hoàng Francis ép phải bỏ áo Hồng y, kẻ được biết là lãnh đạo phe cực bảo thủ chống lại chính sách cải cách của Tòa Thánh.

Cuối cùng, tuần báo cánh tả L’Obs dành cho di dân nhập cư nhiều trang để kể lại "nước Pháp trong mắt những người không có nguồn gốc Gaulois" : những bàn tay của di dân kiến thiết nước Pháp sau các cuộc chiến tranh cũng như thành phần đội banh vô địch Cúp Thế Giới 2018 là những minh chứng hùng hồn nhất.

Tú Anh

Published in Châu Á
dimanche, 23 septembre 2018 09:12

Tin tức thời sự truyền hình 23/09/2018

Nguồn : RFI, 23/09/2018

Published in Video

Thượng đỉnh Liên Triều III thành công nhờ cặp Moon-Kim rất ăn ý

Ngoại trừ tờ Libération, tất cả báo lớn Pháp ra ngày 20/09/2018 đều dành nhiều trang bài cho hội nghị thượng đỉnh Liên Triều Moon Jae-in và Kim Jong-un diễn ra tại Bình Nhưỡng. Le Monde Le Figaro đều đưa tin này trên trang nhất, dù không chọn làm tựa lớn, trong lúc La Croix Les Echos cũng dành bài phân tích rõ thêm về sự kiện.

lien1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (P) chạm cốc với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong bữa ăn trưa tại Nhà Khách Samjiyon, ở tỉnh Ryanggang, Bắc Triều Tiên, ngày 20/09/2018 Pyeongyang Press Corps/Pool via Reuters

Đáng chú ý nhất trong loạt bài về cuộc họp có lẽ là bài được Le Monde chọn đưa lên trang nhất mang tựa đề "Giữa Moon và Kim, một sự ăn ý cố tình được phô trương", ghi nhận điều chưa từng thấy là thái độ gần gũi, thân tình bất ngờ giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, được cho là đã giúp cho người dân phía nam có một cái nhìn khác về miền Bắc.

Đối với Le Monde, thời gian sẽ trả lời là liệu hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Chín ở Bình Nhưỡng có đánh dấu một thay đổi thực sự trong lịch sử bán đảo Triều Tiên hay không, nhưng điều chắc chắn là ván cờ ngoại giao của hai lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã thành công trên mọi phương diện : từ ngôn từ, cử chỉ cho đến hình ảnh.

Seoul đã thuyết phục được Bình Nhưỡng tăng phần truyền hình trực tiếp

Le Monde ghi nhận là Seoul đã thành công trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng cho truyền thông nhà nước Hàn Quốc tự do hơn trong việc đi lại, thu hình, đưa tin, khiến cho hình ảnh về hội nghị được tự nhiên hơn. Một ví dụ là phía Hàn Quốc đã thuyết phục được Bắc Triều Tiên để có tối đa những buổi phát hình trực tiếp, điều chưa từng thấy.

Một quan chức Hàn Quốc đã nhấn mạnh đến yếu tố này khi nhắc lại rằng : "Cái bắt tay của hội nghị thượng đỉnh Liên Triều đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2000, giữa Kim Dae-jung và Kim Jong-il không hề được phát sóng trực tiếp".

Phía Hàn Quốc xác định rằng mục tiêu của họ là làm sao để quảng bá cho các mục tiêu tái lập hòa bình, đồng thời thay đổi hình ảnh của Kim Jong-un, vốn bị các chính quyền bảo thủ tại Hàn Quốc phô bày như là một ác quỷ".

Theo ghi nhận của Le Monde, ngày 18 tháng 9 chẳng hạn, người dân Hàn Quốc đã được thấy ông Kim chào đón ông Moon ngay tại nhà khách chính phủ ở Bình Nhưỡng với một câu nói vừa lịch sự vừa hài hước : "Nơi đây có lẽ không sang trọng như tại các nước phát triển khác, nhưng tất cả đã được thực hiện một cách khiêm tốn để quý vị có được một thời gian thoải mái".

Sự thân tình năm 2018, ngược hẳn với sự lạnh lùng hai năm 2000 và 2007

Cách nhấn mạnh như trên, cùng nhiều yếu tố khác, như hình ảnh hai lãnh đạo rất thân tình với nhau, đã khiến người Hàn Quốc thấy rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên là một con người rất tế nhị và có giáo dục, hai đức tính mà người Triều Tiên rất coi trọng. Hơn nữa, cả hai bên đều cố gắng vận dụng đến những biểu tượng mà người Triều Tiên luôn giữ trong lòng.

Đối với Le Monde, thái độ ăn ý được thấy giữa hai ông Moon và Kim không nhất thiết là giả tạo. Cả hai người đều nổi tiếng là thẳng thắn và trực tiếp, và dễ hòa đồng. Dẫu sao thì phong thái của hai tác nhân hội nghị thượng đỉnh 2018 hoàn toàn khác thời hội nghị những năm 2000 và 2007 giữa các tổng thống Hàn Quốc với cha của Kim Jong-un, là Kim Jong-il (1941-2011), một người lạnh lùng hơn.

Bây giờ, giữa vị tổng thống 65 tuổi, thân thiện, thanh lịch, và vị lãnh đạo 34 tuổi lúc nào cũng tươi cười và nhiệt tình, sự ăn ý gần như hoàn toàn. Một người thân cận với phủ tổng thống Hàn Quốc còn khẳng định rằng thậm chí ông Moon còn đã chinh phục được Kim Jo-yong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Theo Le Monde, chiến dịch truyền thông thành công đến mức mà nhiều người Hàn Quốc có xu hướng quên rằng Kim Jong-un đã tàn nhẫn loại bỏ người chú dượng của mình và một số chức sắc trong bộ máy Bắc Triều Tiên… Thậm chí, ngày nay, người Hàn Quốc còn tin tưởng Kim Jong-un hơn là tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Moon Jae-in, một người sẵn sàng nhường cho đối tác tỏa sáng

Nhận thức đó của người dân Hàn Quốc phục vụ các mục tiêu của ông Moon, hiện đóng vai trò vừa thúc đẩy hòa bình trên bán đảo vừa hòa giải giữa Kim và ông Trump.

Một quan sát viên nhận xét : Một trong những phẩm chất của ông Moon Jae-in là biết lui về phía sau để cho người khác tỏa sáng. Điều đó sẽ góp phần vào sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Singapore vào ngày 12 tháng 6, và có thể giúp tổ chức một cuộc họp Kim-Trump thứ hai, như ông Moon dự định sẽ đề nghị vào tuần tới, trong chuyến đi thăm New York.

Nhật báo công giáo La Croix cũng có nhận xét tương tự như Le Monde về sự ăn ý giữa hai lãnh đạo Nam-Bắc Triều Tiên trong bài mang tựa đề "Kim Jong-un và Moon Jae-in vẫn gần gũi với nhau hơn".

Riêng Le Figaro thì cho rằng "Kim và Moon áp đặt nhịp độ của họ lên Trump", thẩm định rằng với những cam kết có điều kiện của ông trong lãnh vực phi hạt nhân hóa, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã đẩy trái bóng trở lại phần sân của Mỹ.

Les Echos nhấn mạnh tính chất mơ hồ trong các lời cam kết của Kim Jong-un qua bài : "Tổng thống Hàn Quốc thành công giờ chót trong việc phục hồi đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington".

Sắp có thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican

Theo La Croix, báo chí Trung Quốc, một phái đoàn cấp cao của Tòa Thánh đang được chờ đợi ở Bắc Kinh để ký một thỏa thuận về việc đề cử giám mục. Nếu Vatican vẫn từ chối cho biết chi tiết về vấn đề này, chỉ nói đơn giản là các cuộc thảo luận đang tiếp tục, thì nhiều nguồn tin ở Vatican xác nhận là thỏa thuận đã cận kề.

Giáo hoàng và Trung Quốc sẽ cùng tham gia vào việc này cử giám mục ở Trung Quốc, mặt khác thì Tòa Thánh sẽ công nhận 7 giám mục Trung Quốc mà chính quyền Bắc Kinh đề cử. Việc công nhận này diễn ra ngay sau khi thỏa thuận đề cử giám mục được ký kết.

Les Échos : Với Trump đồng đô la Mỹ sẽ mất vị trí thống trị ?

Nhật báo kinh tế Les Échos ghi nhận là từ nhiều thập niên qua, đồng đô la đã mất dần ảnh hưởng, nhưng chính sách thù địch của Donald Trump đối với Trung Quốc và Iran có thể làm đồng tiền này yếu đi nhanh chóng hơn và hết còn là đồng tiền bậc nhất của thế giới.

Vào năm 1965, bộ trưởng tài chính Pháp Valérie Giscard d’Estaing đã từng đánh giá là ưu thế mà Mỹ có được chính là nhờ vào vị trí của đồng đô la như là đồng tiền chính của dự trữ thế giới.

Nhưng ngày nay lợi thế của đồng đô la đã giảm đi, với sự vươn lên của đồng tiền Châu Âu euro và gần đây là đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Vào thời điểm hiện nay, chiến tranh thương mại sai lầm đánh vào Trung Quốc, kèm theo là biện pháp trừng phạt Iran của tổng thống Mỹ càng làm thế giới giữ khoảng cách với đồng đô la.

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất Le Monde được dành cho thời sự Pháp đề cập đến nỗ lực của tổng thống Pháp "Macron muốn hòa giải với những người hưu trí".

La Croix cũng nhìn về nước Pháp, nhưng quan tâm đến vấn đề môi trường, với một câu hỏi trên trang nhất : "Khí hậu : Từng bước nhỏ hay đại chấn Big Bang ?".

Le Figaro thì chú ý nhiều hơn đến Liên Hiệp Châu Âu, bị tờ báo cho là đang trong khủng hoảng với tựa lớn : "Nhập cư, Brexit, an ninh, Châu Âu bị tê liệt vào lúc nguy cơ dâng lên".

Libération cũng chú ý đến Châu Âu, nhưng tập trung khai thác chủ đề Brexit và tự hỏi ở trang nhất : "Với Brexit, ngày mai phải chăng sẽ chỉ có một Ireland duy nhất ?"

Báo kinh tế Les Echos dĩ nhiên tập trung vào chủ đề kinh tế, hôm nay đưa thành tựa chính trang nhất sự kiện "Bruxelles tấn công vào pháo đài Amazon", tập đoàn bán hàng trên mạng của Mỹ hiện đứng nhất nhì thế giới.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Sự "trường thọ" đáng ngạc nhiên của Shinzo Abe

Tờ Le Figaro ngày 21/09/2018 quan tâm sự "trường thọ" đáng ngạc nhiên của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vừa tái đắc cử chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ hôm qua và như vậy sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2021.

abe0

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tái đắc cử lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ sau cuộc bỏ phiếu ngày 20/09/2018. Reuters/Toru Hanai

Nếu không có gì trở ngại, đến tháng 10/2019, ông Abe sẽ phá kỷ lục về nắm giữ chức thủ tướng Nhật Bản. Đây là một kỳ công, bởi vì các vị tiền nhiệm của ông chỉ cầm quyền có một hoặc hai năm. Trở lại lãnh đạo chính phủ vào năm 2012, sau nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên 12 tháng vào năm 2006 với kết quả tồi tệ, ông Abe đã được cho là sẽ không tồn tại lâu.

Thế nhưng, để không bỏ lỡ cơ may thứ hai với lịch sử, ông Abe đã đề ra một kế hoạch chấn hưng kinh tế được mệnh danh Abenomics, bao gồm những cải cách theo đúng khuyến cáo của báo chí quốc tế (mở cửa cho nhập cư, cải tổ thị trường lao động, cải tổ quản trị doanh nghiệp). Sáu năm sau khi trở lại nắm quyền, hầu như chẳng có những cải cách nào mà ông hứa hẹn với các nhà đầu tư ngoại quốc được thực hiện tới nơi tới chốn. Nhưng cái chính là ông đã tránh cho giới doanh nghiệp quốc tế, cũng như cho người dân Nhật Bản những đảo lộn kinh tế và xã hội đang diễn ra tại các nước thành viên khác của nhóm G7.

Tuy tiền hưu ít đi, thuế tăng lên, lương chựng lại, trong bối cảnh dân số bị sụt giảm và lão hóa, người dân Nhật có thể cám ơn thủ tướng Abe là đã tránh cho họ những tai họa : tấn công khủng bố, bạo lực, nghèo đói, ma túy, thất nghiệp cao. Một dấu hiệu đáng chú ý đó là thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe lại được lòng giới trẻ nhất.

Nhật báo Les Echos thì ghi nhận : Từ cuối năm 2012, tức là kể từ khi ông Abe trở lại nắm quyền, tình hình thế giới thuận lợi, chính sách tiền tệ rất linh động của ngân hàng trung ương Nhật khiến đồng yen mất giá và qua đó làm tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu. Mặc dù không có những cải tổ cơ cấu nghiêm túc, tăng trưởng kinh tế của Nhật đã tăng trung bình 1,3% trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Abe. Nhưng theo Les Echos, mô hình này đang đối diện với hai nguy cơ : nạn sụt giảm dân số và đe dọa chiến tranh thương mại của Trump.

Cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong 3 ngày qua

Cũng tại khu vực Đông Bắc Á, tờ Libération hôm nay "giải mã" điều mà tờ báo này gọi là sự "dàn cảnh" trong các cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong 3 ngày qua.

Sau 3 ngày thảo luận và ký kết các hiệp định, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm qua 20/9 đã chia tay nhau trên đỉnh núi Paektu, cái nôi của triều đại nhà Kim. Sau cuộc hội ngộ lịch sử ở Bàn Môn Điếm ngày 27/04, biểu hiện mới của hòa giải giữa hai miền đã giúp khởi động lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa.

Ngay khi tới Bình Nhưỡng, ông Moon Jae-in đã được Kim Jong-un đón ngay tại chân cầu thang máy bay, cả hai ông đều có phu nhân đi theo, một cách để nhấn mạnh đến tính chất gia đình và thân thiết của thượng đỉnh này. Vài phút sau, tổng thống Hàn Quốc đã nghiêng mình 90 độ, trong một cái chào đầy lòng biết ơn đối với nhân dân Bắc Triều Tiên, theo như phân tích của nhật báo Kankyoreh.

Cũng theo Libération, trong số những nơi biểu tượng của chính quyền Bình Nhưỡng mà ông Moon Jae-in đến thăm, núi Paektu vẫn mang tính biểu tượng lớn nhất. Theo truyền thuyết về dòng họ Kim, ngọn núi lửa cao 2744 mét, nằm ở biên giới Trung – Triều là "ngọn núi thiêng của Cách mạng", vì đây là nơi mà Kim Jong Il, cha của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay được sinh ra, vào lúc mà trên trời hiện ra một cầu vòng đôi. Mời ông Moon Jae-in đến một nơi mang đầy biểu tượng là một món quà đặc biệt mà ông Kim Jong-un dành cho lãnh đạo Hàn Quốc, vì ông này từ lâu vẫn ao ước được đặt chân lên núi thiêng đó.

Bắt giữ cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak

Cũng về thời sự Châu Á, tờ Le Monde trở lại vụ bắt giữ cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 19/09 vừa qua, với các cáo buộc rửa tiền và lạm quyền liên quan đến vụ biển thủ 583 triệu euro tiền từ quỹ đầu tư 1MDB.

Theo Le Monde, chính thất bại của đảng UMNO trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 09/05, đã đẩy nhanh những rắc rối pháp lý của ông Najib Razak. Chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử đó, cảnh sát Malaysia đã khám xét nhà riêng của cựu thủ tướng, phát hiện một số lượng tài sản khổng lồ, chủ yếu giấu trong tủ của vợ ông, bà Roshah Mansor : 12 ngàn đồ trang sức, 567 túi xách tay, trị giá tổng cộng hơn 200 triệu euro. Năm ngày trước đó, ông Razak đã toan trốn ra nước ngoài, nhưng khi bị chặn lại ở sân bay Kuala Lumpur, ông nói là chỉ muốn "đi nghỉ cuối tuần" cho dịu cơn xúc động. Bị tước hộ chiếu, cựu thủ tướng Malaysia kể từ hôm đó bị cấm xuất cảnh.

Le Monde nhắc lại rằng, khi Najib Razak còn làm thủ tướng, ngành tư pháp, lúc đó làm theo lệnh của chính quyền, đã kết luận rằng các khoản tiền được phát hiện trong tài khoản ngân hàng của ông là tiền do một thành viên hoàng gia Ả Rập Xê Út tặng gia đình ông. Najib Razak bị bắt giữ không chỉ vì ông đã phạm những tội nói trên, mà còn là do ông đang nằm trong tầm ngắm của tân thủ tướng Mahathir Mohamad.

Năm nay 93 tuổi, từng giữ chức thủ tướng liên tục từ năm 1981 đến 2003, Mahathir Mohamad nay trở lại nắm quyền tối cao tại một đất nước mà trong một thời gian dài ông là biểu tượng của phát triển kinh tế. Theo Le Monde, cựu thủ tướng Malaysia không thể trông chờ một sự xót thương từ "chế độ mới". Phiên xử sẽ bắt đầu vào tháng 02/2019. Ông Najib Razak có thể lãnh án nhiều năm tù.

Các giám mục Pháp chống kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Về thời sự xã hội của Pháp, nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất để nói về bản tuyên bố các các giám mục Pháp chống lại kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nêu lên 5 trở ngại của việc mở rộng áp dụng phương pháp này cho các cặp đồng tính nữ và phụ nữ độc thân.

Trở ngại thứ nhất, theo các giám mục, đó là sự thiếu vắng vai trò của người cha trong gia đình, một điều sẽ gây phương hại cho đứa trẻ, đồng thời sẽ làm suy yếu vai trò của người cha trong xã hội nói chung. Trở ngại thứ hai là nguy cơ "thương mại hóa", tức là có nguy cơ buồng trứng bị buôn bán, giống như tinh trùng, trong khi nguyên tắc cơ bản của đạo đức sinh học là tất cả đều phải miễn phí.

Trở ngại thứ ba là trái với chức năng y khoa, vì bác sĩ sẽ được yêu cầu sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để đáp ứng nhu cầu của những người muốn có con, thay vì chữa trị những người thật sự mắc chứng vô sinh. Trở ngại thứ tư, các giám mục lo ngại là con người sẽ áp đặt ý muốn của mình lên thực tế sinh học. Điểm cuối cùng, các giám mục cho rằng hoàn toàn không thể dùng lý do "bình đẳng giới" để biện minh cho việc sửa đổi luật về hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật trữ đông trứng

Cũng về đạo đức sinh học, tờ Le Figaro đề cập đến kỹ thuật trữ đông trứng, một chủ đề gây tranh luận tại Pháp, không thua gì kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật y khoa này giúp phụ nữ khi còn trẻ, khỏe có thể cho hút lấy trứng, đem đông lạnh để bảo tồn khả năng sinh sản - kỹ thuật trữ đông trứng. Sau này khi cần sinh con, họ cho "rã đông" trứng rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện giờ, tại Pháp, kỹ thuật này được cho phép trong một số trường hợp : phụ nữ có nguy cơ mất khả năng sinh sản do hóa trị hoặc những người hiến buồng trứng.

Theo Le Figaro, đối với một số người, đây là một cuộc cách mạng quan trọng không thua gì thuốc ngừa thai, một quyền tự do sinh sản mới, một tiến bộ chấm dứt những âu lo của phụ nữ về đồng hồ sinh học của họ. Nhưng những người khác lên án đây là một hình thức gây áp lực mới lên phụ nữ về sinh sản, ấy là chưa kể phương pháp chưa chắc là mang lại hiệu quả mong muốn.

Báo động về nạn săn bắt loài voi Châu Á

Về thiên nhiên, Le Monde báo động về nạn săn bắt loài voi Châu Á, bởi vì ngoài ngà voi, người Trung Quốc nay còn tiêu thụ rất nhiều da voi. Số lượng voi bị lột da bỏ xác lại trong các khu rừng rậm ở Miến Điện đang gia tăng. Da voi dùng để bào chế thuốc đông y hoặc chế biến thành đồ trang sức, nên rất được dân Trung Quốc ưa chuộng.

Ngày 11 và 12/10 tới tại Luân Đôn sẽ diễn ra hội nghị quốc tế về buôn bán trái phép các loài hoang dã, tổ chức phi chính phủ của Anh Elephant Family báo động về nạn buôn lậu đang bùng nổ ở Đông Nam Á và đặc biệt là tại Miến Điện. Số lượng xác voi được tìm thấy tại quốc gia láng giềng của Trung Quốc cho thấy là loài voi, trong đó có khoảng 2000 con sống hoang dã, ngày càng là nạn nhân của nạn săn bắt lấy da cung cấp cho người Trung Quốc.

Theo Le Monde, da voi được dân Trung Quốc ưa chuộng vì hai lý do : thứ nhất, nó được cho là có tác dụng trị các bệnh về bao tử và da, nên được dùng trong việc bào chế thuốc đông y. Thứ hai, da voi được dùng để chế biến đồ trang sức như vòng đeo tay, mặt hàng thu hút ngày càng nhiều người vào lúc đang trở lại mốt sử dụng hàng thủ công truyền thống. Tại các chợ dọc theo biên giới Miến Điện – Trung Quốc, ta có thể tìm thấy da voi.

Nhật báo Myanmar Times gần đây đưa ra một con số thống kê đáng ngại : trong năm 2010, chỉ có 4 xác voi được phát hiện, con số này tăng lên thành 23 vào năm 2013 và đến năm 2016 cao gấp ba lần năm 2013. Điều đáng báo động nhất đó là nạn săn bắt voi để lấy da không chừa cả voi cái lẫn voi con. Trước đây, vì cần ngà voi, người ra chỉ giết voi đực vì voi đực có ngà lớn hơn.

Trang nhất báo Pháp

Hỗ trợ sinh sản (Procréation médicalement asssistée – PMA), đó là cụm từ nằm trên trang nhất hai nhật báo Le Figaro và và nhật báo công giáo La Croix số ra hôm nay, sau khi các giám mục Pháp vừa ra một tuyên bố long trọng chống lại điều mà họ gọi là việc "sản xuất" trẻ em, trong bối cảnh các dân biểu Quốc Hội Pháp đang tranh luận về việc sửa đổi luật về đạo đức sinh học (bioéthique).

Cũng về y khoa, tờ Libération dành trang bìa cho chứng bệnh Alzheimer với câu hỏi : "Alzheimer : Có nên gọi đó là bệnh ?". Theo Libération, bên cạnh những nỗi đau mà những bệnh nhân Alzheimer và thân nhân của họ gánh chịu, căn bệnh này gây chia rẽ giới y khoa : đối với một số người, đó chỉ là một cách chẩn đoán để xã hội không phải nhìn thẳng vào thực tế về sự lão hóa.

Trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos thì chú trọng đến "Sức mua : những lời hứa hẹn của năm 2019", với dự báo của Đài quan sát tình hình kinh tế Pháp (OFCE) là sức mua của dân Pháp sẽ tăng thêm 3,5 tỷ euro vào năm tới nhờ vào các biện pháp của chính phủ Macron. Riêng Le Monde thì đưa tựa trên trang nhất về tình hình Yemen, nơi mà nạn nghèo đói gây chết người nhiều hơn là chiến sự, với 8 triệu người dân đang bị nạn đói đe dọa.

Thanh Phương

Published in Châu Á
mercredi, 19 septembre 2018 13:57

Tỷ phú Nhật, kinh doanh ở Trung Quốc

Hành khách chuyến bay đầu tiên lên Mặt Trăng : Một tỷ phú Nhật Bản (RFI, 18/09/2018)

Tập đoàn vận tải không gian Space X, của Elon Musk, hôm qua, 17/09/2018, vừa tiết lộ tên tuổi của vị khách hàng đầu tiên của chuyến bay lên Mặt Trăng, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2023. Tỉ phú Yusaku Maezawa, người vốn có một cuộc sống âm thầm trước đó, đã quyết định mời 6 hoặc 7 nghệ sĩ đi cùng, với điều kiện là họ sẽ sáng tác ra các tác phẩm độc đáo, khi trở về Trái Đất.

typhu1

Tỉ phú Yusaku Maezawa. Reuters/Kim Kyung-Hoon/File Photo

Tỉ phú Nhật không cho biết ông đã trả bao nhiêu tiền cho chuyến đi đặc biệt này. Yusaku Maezawa tự coi mình là một người mơ mộng, bình thường. Thông tín viên Frederic Charles tường trình từ Tokyo :

"Đó là một con người đầy đam mê, một người đầy bí ẩn, chống lại các tập quán thủ cựu. Trước khi trở thành một trong các tỉ phú trẻ nhất thế giới, ông Yusaku Maezawa từng say mê môn trượt ván và rock Nhật Bản. Ông trở thành người đánh trống cho ban nhạc Switch Style, và ký hợp đồng với BMG Japan, nhà phát hành đĩa nhạc lớn nhất nước Nhật.

Khi đi cùng một người bạn gái 18 tuổi đến California, chàng trai đột ngột phải lòng âm nhạc và các loại mốt của nước Mỹ. Trở lại Tokyo, Yusaku Maezawa quên hẳn rock Nhật và môn trượt ván, và quyết định thành lập công ty Zozotown, phất lên nhờ nghề bán quần áo qua mạng.

Thế rồi, nhà sáng lập của công ty bán quần áo mốt trên mạng lớn nhất tại Nhật Bản mê nghệ thuật đương đại. Ông trở nên nổi tiếng vào năm 2017, khi bỏ ra 110 triệu đô la để mua một tác phẩm của họa sĩ người New York, Jean-Michel Basquiat. Tỉ phú Nhật đã mua rất nhiều tác phẩm của Picasso, Andy Warhol hay Roy Lichtenstein, và tự coi mình là một mạnh thường quân của thế kỷ 21.

Tuy nhiên, cho dù tài sản của nhà tỉ phú này tương đương với Donald Trump, và ông cũng có hẳn một tài khoản Instagram, Yusaku Maezwa vẫn là một người mà công chúng Nhật Bản đã không hề biết đến".

Trọng Thành

***************

Doanh nghiệp Châu Âu tố cáo nạn cạnh tranh bất bình đẳng ở Trung Quốc (RFI, 18/09/2018)

Trong báo cáo thường niên công bố hôm nay 18/09/2018, Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc tố cáo Bắc Kinh thiếu thiện chí trong việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài qua nạn phân biệt đối xử, những quy định không rõ ràng…mặc dù liên tục hứa hẹn cải cách.

typhu2

Chuyến tàu hàng từ Hamburg (Đức) quay về Vũ Hán, Hà Bắc (Trung Quốc) ngày 26/08/2018.China Daily via Reuters

Những chỉ trích trên đây được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đợt hai lên hàng Trung Quốc nhập khẩu. Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc, ông Mats Harborn nhấn mạnh "gốc rễ của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chính là do Bắc Kinh không chịu mở cửa hoàn toàn thị trường Hoa lục".

Bản báo cáo dài 400 trang nhận định, Trung Quốc đã có một số tiến bộ như giảm thuế hải quan, mở rộng thêm đôi chút trên thị trường tài chính và thiết bị y tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngoại quốc vẫn phải cạnh tranh một cách bất bình đẳng tại Hoa lục.

Phòng Thương mại Châu Âu đại diện cho 1.600 công ty làm ăn tại Trung Quốc, tố cáo các tập đoàn quốc doanh chiếm độc quyền trong nhiều lãnh vực, và doanh nghiệp nước ngoài cũng không được tham gia thị trường đấu thầu của nhà nước do thiếu minh bạch và tùy tiện.

Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch "Con đường tơ lụa mới", có đến 90% số hợp đồng rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Luật an ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017 đặc biệt bị đả kích, do quy mô dữ liệu bị kiểm soát không được quy định rõ ràng.

Cũng theo ông Harborn, chính quyền Bắc Kinh qua các động thái tái cấu trúc muốn làm cho các tập đoàn quốc doanh "lớn hơn và hiệu quả hơn", nhưng trên thực tế không có lợi lộc gì cho việc chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc.

Thụy My

Published in Châu Á