Tình hình Việt Nam trước Hội nghị trung ương 7, khai mạc vào tháng 5/2018 có khả năng xấu đi trước hiện tượng thi đua xu nịnh Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng để quên đi nhu cầu cấp bách phải đổi mới chính trị để cho dân tham gia việc nước.
Với chủ đề "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ", Ban Tổ chức trung ương đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan trung ương tại Hà Nội ngày 6/2/2018 để thu thập ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ.
Hội nghị do Ban Tổ chức trung ương tổ chức sáng 6/2
Theo báo điện tử trung ương đảng thì Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính nói với Hội nghị rằng : "Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là nhiệm vụ khó và đặc biệt quan trọng ; cần tạo ra cách làm mới, đột phá, khả thi, tạo sự lan tỏa và sức ảnh hưởng lớn nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong bối cảnh tình hình có nhiều thay đổi".
Nhưng tại sao lại "cấp bách", vì "tình hình có nhiều thay đổi" thì không thấy ông Chính giải thích. Chỉ biết ông đã yêu cầu các đại biểu dự hội nghị quan tâm đến "những vấn đề cụ thể như : chống suy thoái, nạn chạy chức, chạy quyền, kiểm soát quyền lực, đẩy lùi những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng".
Như vậy là khẩn trương và không bình thường, vì ông Chính không nói tại sao vấn đề xây dựng cán bộ lại nẩy sinh "những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng" ?
Chỉ biết một điều chắc chắn là Đảng đang lo sót vó vì tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đang lan rộng và ăn sâu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Những người bị quy kết thuộc hang ngũ "lợi ích nhóm", "đề cao chủ nghĩa cá nhân", "không làm theo lệnh đảng", "say mê quyền lực", "tham nhũng", "cửa quyền", "dễ bị mua chuộc", "lũng đoạn nội bộ", "dèm pha lãnh đạo" và "công khai che bai chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh" và lười tham gia "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Những hiện tượng này không mới mà đã có từ lâu và được diễn dịch ra từ hai căn bệnh "suy thoái tư tưởng" và "suy thoái đạo đức" trong các văn kiện của hai Hội nghị trung ương 4 khóa XI và khóa XII về Xây dựng đảng.
Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo trung ương của đảng và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng đã liên kết chĩa mũi dùi vào điều được gọi là "các thế lực thù địch" bên ngoài và "những kẻ cơ hội" bên trong đã cấu kết với nhau xuyên tạc thành tích xây dựng đảng để chống phá làm mất uy tín đảng và chia rẽ nhân dân.
Vì vậy, báo Quân đội nhân dân đã cảnh giác trong bài viết ngày 01/03/2018 rằng : "Mục tiêu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích ấy, chúng áp dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn, trong đó có việc thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta".
Báo này viết tiếp : "Một âm mưu, thủ đoạn hết sức nham hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam là thúc đẩy sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, mà trước hết và chủ yếu là suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị. Bởi họ toan tính và cho rằng chỉ có làm chệch hướng tư tưởng chính trị thì mới làm cho nội bộ Đảng chia rẽ, tổ chức của Đảng rệu rã, bộ máy của Nhà nước lung lay và nguy cơ tự đánh mất vai trò lãnh đạo, tự sụp đổ sớm muộn cũng đến".
Nhưng chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban chấp hành trung ương đảng đã báo động tình trạng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ trước tiên chứ có người nào hay thế lực nào nói rồi đổ vạ cho đảng đâu.
Nhưng ngoài chuyện đảng viên đang "tự biến" để xa đảng họ cũng tự cho mình quyền bỏ cả Mác-Lênin và quên luôn cả "tư tưởng Bác Hồ" để tìm đường sống. Vì vậy mà báo Quân đội nhân dân đã chạm lòng để lên tiếng phản bác :
"Cùng với việc xuyên tạc, phủ nhận tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thời gian gần đây họ tập trung kích động, cổ xúy cho nhiều quan điểm sai trái phủ định mục tiêu của Đảng và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Họ cho rằng muốn có dân chủ thực sự cho người dân thì Việt Nam phải thực hiện chế độ "tam quyền phân lập". Họ cổ xúy cho xã hội dân sự và cho rằng "xã hội dân sự là hiện thân của tự do, dân chủ và những giá trị tốt đẹp trong xã hội" ; "hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người"... Họ phủ nhận những kết quả và xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay với các luận điệu đáng lưu ý như : "Cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là "cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng" ; "chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng" ; "tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".
Đổi mới chính trị ở đâu ?
Dù bài viết có cố tình lẩn tránh, nhưng sự thật là chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam đã giúp cho tham nhũng tồn tại, vì người dân không có cơ hội tham gia việc nước nói chung và phòng chống tham nhũng nói riêng.
Ngay cả các đại biểu của dân trong Quốc hội và các Hội đồng nhân dân địa phương cũng không trực tiếp gánh vác chống tham nhũng thì những kẻ tham nhũng được tự do hành nghề cũng là điều dễ hiểu.
Đó là lý do tại sao vào ngày 22/1/2016, cả hội trường Quốc hội đã "phát sốt" khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh dõng dạc nói : "Đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện để phát triển".
Bài tham luận của ông Vinh đã thẳng thắn trích lại "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" được Quốc hội thông qua "nêu rõ đổi mới chính trị cần đi đôi với đổi mới kinh tế".
Ông Bùi Quang Vinh nói : "Bên cạnh đổi mới ở bộ máy công chức, nguyên tắc thị trường cần được áp dụng đầy đủ hơn, phân biệt khu vực công - tư, bảo vệ quyền tài sản, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quản trị Nhà nước, hoạch định chính sách...".
Tuy ông Vinh không nói ra nhưng ai cũng hiểu đó chính là đòi hỏi Đảng phải thật sự tôn trọng quyền tự quyết của dân trong một chế độ có bầu cử tự do và trực tiếp. Nhưng Đảng đã làm ngơ trước đề nghị thẳng thắn này của ông Vinh.
Được biết ông sinh năm 1953 tại Hà Nội, từng là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa X, XI, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư (2011 - 2016), Đại biểu quốc hội khóa XIII tỉnh Lai Châu.
Ông Bùi Quang Vinh là bộ trưởng duy nhất từng tuyên bố về chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".
Tại Đại hội đảng XII năm 2016, ông Vinh nói thẳng : "Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển".
Đó là sự thật ngay cả đối với các Chuyên gia kinh tế trong nước, nhưng lãnh đạo đảng và những cái đầu bảo thủ, giáo điều sỏi đá trong Hội đồng lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo thì cứ coi cái định hướng mơ hồ "xã hội chủ nghĩa" là khuôn vàng thước ngọc phải duy trì bằng được. Vì vậy, mỗi khi bị phê bình hay chống đối thì báo đài đảng lại được lệnh phản biện.
Bài viết của Quân đội nhân dân phản ảnh thái độ này bằng lời cảnh giác : "Mục tiêu nhằm tới của họ không gì khác là làm chia rẽ nội bộ mà trước hết là chia rẽ về quan điểm chính trị, từ đó dẫn đến tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng. Tình hình ấy đòi hỏi chúng ta, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên không được phép chủ quan, lơ là, mất cảnh giác".
Nhưng đây là cuộc chiến tư tưởng không có biên cương. Nếu đảng viên đã nghe lời đảng thì làm gì có tình trạng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ?
Sở dĩ cán bộ, đảng viên và nhân dân đã chán Đảng đến tận mang tai vì lãnh đạo nói mà không làm, hoặc nói một đàng làm một nẻo.
Điển hình như Báo cáo chính trị tại Đại hội đảng XII năm 2016, Khóa đảng XI viết : "Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế ; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ".
Nhưng nhóm chữ "đổi mới chính trị" có ý nghĩa gì trong thực tế ?
Hãy nghe chính lời ông Nguyễn Phú Trọng nói tại Hội nghị trung ương 10, Khóa đảng XI :
"Phải nắm vững và khẳng định : Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia".
(VietNamNet, 12/01/2015)
Như vậy thì có gì mà phải rùm beng lên cho ồn ào hàng xóm ?
Nịnh và hót
Nói năng ngược xuôi như thế thì hèn gì mà ông Trọng chẳng được các loa Tuyên giáo hót nịnh đến điếc tai thiên hạ.
Điển hình là Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của trung ương đã ca tụng ông Nguyễn Phú Trọng như sau : "Thông điệp của Tổng bí thư gửi tới chúng ta : "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…" là một hình tượng rất sống, rất hay và rất thực tế. Nó thể hiện sự kiên quyết không thể gì lay chuyển của ông Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hiện nay".
Tưởng hót như thế chưa có người nghe, Nhị Lê liền ca tiếp : "Thông điệp của Tổng bí thư đã gửi - "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…" - là sự kết tinh, thể hiện tầm nhìn, sự kiên định và cả tâm huyết của ông. Cái Ngọn lửa Dân chủ, Đức trị và Pháp trị phải cháy lên trong cái lò ấy ! Và, càng tin rằng, không ai cản được, khi Lòng dân đã dậy sóng, đang làm Gió thổi lò, với quyết tâm : "Dân ta đã nói là hành. Đã đốn quyết đốn cả cành lẫn cây".
(Tuần Việt Nam 09/08/2017)
Tiếp theo là Đài phát thanh nhà nước, Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam) lên giọng từ Hà Nội :
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền. Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền.
Người có học bao giờ cũng trọng cái danh và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Vài ba chục năm trở lại đây, người dân từng biết khá nhiều vị có chức sắc bằng quyền lực của mình cất nhắc con cái, người thân vào những vị trí này nọ. Mỗi lần có sự việc nào đó từ cưới xin cho con, thượng thọ cho bố mẹ, không ít vị lợi dụng chức vị để kiếm chác. Trên thiếp mời còn lòe loẹt in đủ chức danh và học vị.
Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không. Đã kinh qua nhiều chức vụ cao nhất của Nhà nước, của Đảng nhưng từ việc lớn cho đến việc nhỏ, trong dân gian chưa có lời đồn, giai thoại nào về sự lợi dụng quyền hạn của ông để mưu lợi cho mình, cho người thân.
Về với lớp từ phổ thông đến đại học, Tổng bí thư vẫn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Ngay cả khi đang ở vị trí cao nhất Quốc hội, khi về với lớp học cũ, ông vẫn khiêm tốn với bạn đồng môn với các thầy, các cô giáo cũ".
Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa
Hát khan cả họng mà như chưa được ai cho xu nào nên Tiếng nói Việt Nam ca tiếp :
"Lò lửa chống tham nhũng đang ngùn ngụt cháy đúng như mong muốn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy". Chiếc lò đó đã bắt đầu và sẽ liên tục thiêu ra tro những củi gộc mối mọt, độc địa. Ngọn lửa nghìn độ đó không chỉ được nuôi bằng lương tâm, dũng khí mà còn bằng trí tuệ, tài thao lược bài bản, có lớp lang của một kẻ sĩ có tâm, có tài, có dũng. Nhờ có chiếc lò và ngọn lửa hợp lòng dân như vậy nên chưa bao giờ cuộc chiến đấu chống tham nhũng lại quyết liệt, công bằng và có kết quả như lúc này.
Xin nhắc lại người nhóm lò và giữ cho ngọn lửa trong lò đó, người đứng đầu cuộc chống tham nhũng đang có hiệu lực làm nức lòng người đó chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - một kẻ sĩ Bắc Hà ta đó".
(VOV, ngày19/02/2018)
Với kỷ nguyên của truyền thông điện tử toàn cầu và con người Việt Nam không còn u ám như thập niên 50 mà báo đài nhà nước thi đua viết bài khen ông Trọng nứt lưỡi thì chắc là ông khoái chí lắm.
Chỉ có điều là khi ông đang ở giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XII mà được ca ngợi không tiếc lời như thế thì khi nhớ lại lời ông nói về "đổi mới chính trị", hẳn không ít người sẽ nói theo lời cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong hoàn cảnh mới :
"Đừng nghe những gì ông Trọng nói mà hãy nhìn kỹ những gì ông Trọng làm".
Phạm Trần
(08/03/2018)
Với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Trần Quốc Vượng sẽ không còn cần đến động tác Ủy ban Kiểm tra trung ương làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư mỗi khi muốn đề xuất kỷ luật quan chức nào như trước đây, mà trong một số trường hợp và có thể nhận được sự cho phép của Tổng bí thư Trọng, ông Vượng – trong vai trò Thường trực Ban bí thư và trên tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai", sẽ "quyết luôn".
Đó cũng là một phương thức thức đơn giản hóa thủ tục hành chính của đảng cầm quyền.
Vượng diệt ruồi, Trọng diệt hổ - Cặp bài trùng mới trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam
Trước đây, thông thường Ủy ban Kiểm tra trung ương phải kiểm tra đối tượng quan chức – đảng viên vi phạm, sau đó hoàn thành kết luận kiểm tra rồi làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư xin ý kiến chỉ đạo, không chỉ với đối tượng thuộc loại "có máu mặt" tức vào hàng ủy viên trung ương hay bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban ngang cấp bộ không phải ủy viên trung ương, mà kể cả đối với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy ; thành ủy và tỉnh ủy viên lẫn thành ủy viên.
Nhưng gần đây và ngay trước ngày 5/3/2018 là thời điểm Bộ Chính trị công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban Bí thư, đã xuất hiện thông tin chính thức về việc trong năm 2018, Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Vượng sẽ tiến hành những cuộc kiểm tra đến tận cấp quận, huyện, thay vì chỉ kiểm tra đến cấp tỉnh, thành như trước đây. Theo đó, khối lượng công việc của cơ quan Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ tăng vọt so với trước, kéo theo một danh sách rất dài các quan chức – đảng viên dự kiến sẽ bị kỷ luật và bị cho "nhập kho".
Hẳn là ông Nguyễn Phú Trọng đã dự liệu khả năng và sức khỏe của ông ta không cho phép "ôm" hết, nếu cứ mỗi cái tên trong bản danh sách dự kiến kỷ luật trên lại kèm theo hai tờ trình – một của Ủy ban Kiểm tra trung ương và một của Thường trực Ban bí thư – xin ý kiến tổng bí thư, cùng một hồ sơ dày cộm mà chỉ riêng việc đọc lướt qua cũng hoa cả mắt. Nếu quy trình xử lý cán bộ vẫn giữ như cũ, ông Trọng sẽ ngập đầu trong đống giấy tờ xử lý cán bộ mà không còn thời gian đâu để lo toan những việc khác hay làm thơ về "sử xanh lưu truyền" cho khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản.
Có lẽ đó là một trong những nguồn cơn chính yếu mà đã khiến Tổng bí thư Trọng quyết định phân quyền cho Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng. Thậm chí, có thể hình dung một cơ chế cởi nới và thông thoáng đến mức là Ban bí thư sẽ được "quyết" xử lý kỷ luật không chỉ đối với các quan chức cấp tỉnh, thành mà còn có thể ra thông báo kỷ luật luôn cấp ủy viên trung ương đảng mà không cần xin ý kiến tổng bí thư, hoặc chỉ cần thông báo cho tổng bí thư về vụ việc kỷ luật đó.
Trong thực tế, với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Trần Quốc Vượng đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ "số 2 trong đảng" mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy "đảng và nhà nước ta", chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cũng có thể nhìn rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam" để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc được xem là "chống tham nhũng’ của ông Trọng.
Vương Kỳ Sơn là ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương. Từ khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước vào năm 2013, Vương Kỳ Sơn đã chính thức trở thành cánh tay mặt của Tập trên mặt trận "đả hổ diệt ruồi", trở thành nỗi sợ hãi đến mất ngủ của rất nhiều quan chức tham nhũng. Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, chỉ sau Tập Cận Bình. Nhưng Vương Kỳ Sơn còn qua mặt Tập bằng vào kỷ lục số lần bị ám sát hụt.
Vào tháng Tám năm 2017, khi Trần Quốc Vượng được bổ nhiệm làm "thành viên Thường trực Ban bí thư", ông Vượng và Ủy ban Kiểm tra trung ương đã được Tổng bí thư Trọng khen "làm việc gì ra việc nấy".
Vào buổi sáng ngày 8/12/2017, có một cuộc họp được xem là rất quan trọng tại trụ sở Văn phòng trung ương đảng, do Tổng bí thư Trọng chủ trì về "cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo". Cuộc họp này có mặt hầu hết ủy viên bộ chính trị, trừ… Trần Quốc Vượng.
Đến chiều muộn ngày 8/12/2018, cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất thần bị khởi tố và bị tống giam.
Nhiều nhà quan sát đã cho rằng ông Trần Quốc Vượng, bằng vào sự vắng mặt của trong buổi sáng 8/12, đã có một vai trò như "bộ trưởng công an" trong vụ bắt Đinh La Thăng.
Vào ngày 5/3/2018, trùng với thời điểm ông Trọng đi nước cờ đầu tiên trong năm âm lịch 29018 về quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban bí thư, đã xuất hiện vài tin tức đáng chú ý về "lò" của ông Trọng. Theo đó, "người đốt lò vĩ đại" – một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vừa dành tặng cho Nguyễn Phú Trọng – sẽ chỉ đạo công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG vào tháng Ba này – một vụ việc thậm chí còn có thể lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh. Có khoảng 10 đối tượng sẽ bị khởi tố và bắt giam…
Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bị cho là "chủ mưu" trong vụ Mobifone mua AVG…
Tin xấu đối với các đối thủ chính trị và đối tượng tham nhũng của ông Trọng là vào năm 2018, có lẽ bản "danh sách tử thần" của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc cơ quan "làm việc gì ra việc nấy" phải hoạt động hết công suất và Trần Quốc Vượng – dù muốn hay không – cũng phải trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 06/03/2018
Một cách đương nhiên và chẳng cần phải hồ nghi, thông tin nóng bỏng về việc "tập thể Đảng cộng sản Trung Quốc" vào ngày 25/02/2018 đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp nước này – một thủ pháp âm mưu chính trị để mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền vĩnh viễn – sẽ tác động không ít đến chính trường Việt Nam.
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội tháng 11/2017 : "Trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam" - Ảnh : Người Lao Động
Điều này sẽ khiến một số quan chức cao cấp, đặc biệt là những quan chức đang hoặc sẽ có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội 13 của đảng này vào năm 2021, phải "lộn tròng mắt" nhìn lại lộ trình của mình có thật sự đáng bỏ công bỏ của và hao tâm tổn trí hay không.
Nhưng sống còn hơn cả là phải nhìn vào "lộ trình Nguyễn Phú Trọng".
"Hoàng đế Tập Cận Bình"
Khi Tập Cận Bình thay thế Hồ Cẩm Đào để trở thành tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc tại đại hội 18 vào năm 2012, đã chỉ có quá ít dự đoán cho rằng ông Tập sẽ trở nên một nhân vật sẽ gây sóng gió ghê gớm cho chính trường Trung Quốc và tích hợp được các yếu tố tập quyền cỡ như Mao Trạch Đông.
Nhưng song trùng với thời gian trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư vào năm 2013, Tập Cận Bình cũng đồng thời tạo nên một cơn chấn động bằng vụ "trảm" Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị và là bí thư tỉnh Trùng Khánh, mở màn cho chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" đảo lộn cả chính trường Trung Quốc.
Sau Bạc Hy lai, đến lượt Chu Vĩnh Khang – bộ trưởng công an khi đó – bị "thịt". Còn sau Chu Vĩnh Khang là Từ Tài Hậu – phó chủ tịch quân ủy trung ương và nhiều quan chức cao cấp khác của đảng…
Chỉ mất có 5 năm "đánh Đông dẹp Bắc", Tập Cận Bình đã tập quyền đến mức không những nắm vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước một cách thực chất và thực quyền, mà còn thực quyền một cách đúng nghĩa trên cương vị "thống lĩnh các lực lượng vũ trang". Nhiều quân khu được chuyển thành đại chiến khu và đều được "đảng chỉ huy súng" bởi họ Tập.
Tham vọng xưng hùng của Tập Cận Bình rốt cuộc đã ghi dấu ấn tư tưởng đầu tiên và chính thức. Tại đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2017, tên của Tập đã được ghi trong điều lệ của Đảng cộng sảnTrung Quốc, nâng vị thế của ông ta lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người sáng lập Trung Quốc. Điều lệ sửa đổi bao gồm khái niệm "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc cho thời đại mới".
Chắc hẳn trên con đường tập quyền và độc tôn quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã tham khảo rất kỹ cái cách làm thế nào để Vladimir Putin, từ năm 1999 khi Putin trở thành tổng thống Nga đến nay, có thể hoán đảo ngoạn mục từ vai trò tổng thống về vị trí thủ tướng, rồi từ thủ tướng lại trở thành tổng thống nước Nga, nhưng vẫn chưa dừng ở đó mà giờ đây mọi chuyện có vẻ như Putin sẽ "nắm quyền mãi mãi".
Ngay cả khi chưa xảy ra việc Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp, không ít nhà quan sát, phân tích chính trị và báo chí quốc tế đã vừa mỉa mai vừa lo lắng khi lần đầu tiên dùng cụm từ "hoàng đế Tập Cận Bình".
Còn Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam thì sao ?
"Vua ?"
"Lộ trình Nguyễn Phú Trọng", nếu nên gọi như vậy, có thể đã đi sau nước cờ đầu tiên của Tập Cận Bình khoảng 5 năm – khi so sánh với vụ xử Bạc Hy Lai vào năm 2013 và xử Đinh La Thăng vào năm 2018.
Có ít nhất một điểm chung giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình : Cả hai đều chọn "chống tham nhũng" là sách lược cơ bản trong trung hạn và có thể cả dài hạn.
Nhưng có một sự khác biệt cơ bản : Tập Cận Bình đã chọn "chống tham nhũng" ngay vào thời kỳ đầu tiên chấp nhiệm của mình, trong khi Nguyễn Phú Trọng chỉ dám bước vào con đường này khi ông ta đã ngồi ghế tổng bí thư đến 6 năm.
Không hề dễ ăn, "chống tham nhũng" là con dao hai lưỡi và chỉ dành phần thưởng cho kẻ nào có đủ bản lĩnh. Tập Cận Bình, trong 5 năm qua, đã vượt qua một đoạn đường khá dài, xương xẩu, đã phải đối mặt với hàng chục âm mưu ám sát và đã chinh phục được những đỉnh cao quyền lực mà ngay cả Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng không thể với tới được.
Ở Việt Nam, chưa có dấu hiệu hoặc thông điệp rõ rệt nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng thể hiện tham vọng "ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi" một cách lộ liễu theo cách Trung Quốc dự định bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước để mở đường cho Tập Cận Bình có thêm ít nhất một nhiệm kỳ thứ ba.
Nhưng đang thấp thoáng những dấu hiệu và biểu hiện cho tương lai "tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" ở Việt Nam. Xuất phát điểm của tương lai này là chủ trương "nhất thể hóa", được triển khai ở cấp cơ sở để dần từng bước "đánh lên" cấp trung ương. Từ tháng 10/2017, một hội nghị trung ương có số thứ tự là "6" đã nêu ra và sau đó nhanh chóng triển khai chủ trương này. Hàng loạt tỉnh thành đang nằm trong danh sách "bí thư kiêm chủ tịch ủy ban", thậm chí có thể thực hiện cơ chế "3 thành 1" với bí thư vừa kiêm chủ tịch ủy ban hành chính, vừa kiêm luôn chủ tịch hội đồng nhân dân. Không chỉ đảng "nắm" hết, không chỉ "đảng không làm thay mà làm luôn", mà mỗi bí thư địa phương trên thực tế sẽ trở thành một "lãnh chúa".
Vào thời phong kiến ở Châu Âu và ở Việt Nam, giai cấp quý tộc và lãnh chúa tạo thành một cái đỉnh của nó: Vua.
Nếu cơ chế triển khai chủ trương "nhất thể hóa" là thuận lợi, có thể ngay vào năm 2019 vấn đề "tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" sẽ được đặt ra một cách chính thức trong Bộ chính trị và trong các hội nghị trung ương.
Và nếu không có gì cản trở thêm, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể trở thành nhân vật độc tôn quyền lực vào khoảng năm 2019, hoặc chậm hơn thì vào năm 2020. Không những thế, ông Trọng sẽ "thống lĩnh lực lượng vũ trang" – bao gồm vai trò bí thư quân ủy trung ương và đương nhiên phải "nắm" Bộ công an.
Cũng không loại trừ đến khi đó, và nếu cảm thấy sức khỏe "còn đủ để cống hiến cho đảng và dân tộc", ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nảy ra ý tưởng "ngồi mãi" như Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Thế là một bộ sậu nào đó của ông Trọng sẽ hùng hục "đề xuất sửa đổi Hiến pháp"
Nhưng cũng khi đó, những quan chức mà hiện thời được xem là ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư khi điều lệ đảng hiện hành chỉ cho phép một người đứng đầu đảng không quá hai nhiệm kỳ, chắc hẳn sẽ tràn trề thất vọng. Bởi trước mắt họ và trước một hình ảnh độc tôn cá nhân, nhất là trước một người đang mang tham vọng tinh thần được "sử xanh lưu truyền" như Nguyễn Phú Trọng, sẽ chẳng còn cơ hội nào để họ được ghi tên họ vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam như một "đảng trưởng".
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 04/03/2018
Nhân vật được một số văn nhân cận thần xưng tụng là "Minh quân" – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại vừa có thêm một "tác phẩm" mới : Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.
Hình ảnh Bộ chính trị Việt Nam khóa 12 - Ảnh : Dân Sinh
Bản quy định trên được Ban bí thư – cơ quan của "thành viên thường trực Ban bí thư" Trần Quốc Vượng – vừa ban hành vào cuối tháng Hai năm 2018.
Theo đó, các cán bộ cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe (bao gồm các đồng chí đương chức và nguyên chức) : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng. Các ủy viên Bộ chính trị ; Bí thư Trung ương Đảng ; Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại tướng lực lượng vũ trang ; ủy viên trung ương Đảng, trưởng các ban đảng, trưởng các đoàn thể chính trị – xã hội, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương ; thượng tướng lực lượng vũ trang ; phó trưởng ban đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, thứ trưởng, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương.
Theo quy định của Ban bí thư, thời gian khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ 6 tháng/lần.
Quy định cũng nêu rõ việc thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.
Có thể xem quy định trên là đảng văn cụ thể hóa Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý, ban hành vào tháng Tám năm 2017.
Cũng có thể cho rằng lần đầu tiên, nhiệm vụ "kiểm tra sức khỏe" trở nên quan yếu và "sống mái" đến thế khi đây là điều kiện bắt buộc để xét tương lai "bổ nhiệm" và "bổ nhiệm lại".
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như "người tử tế".
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã chớm được người ta nhớ đến sự tồn tại của cơ quan này thông qua vụ Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Tuy nhiên sau cái chết của ông Thanh, ban này cũng im bặt phát ngôn, dù trước đó vẫn ra sức trấn an dư luận theo cách "tau khỏe mà, có chi mô".
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cũng có một chút tiếng tăm trong vụ "tướng chữa bệnh" Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015. Tuy nhiên tương tự vụ Nguyễn Bá Thanh, sau khi ông Phùng Quang Thanh đột ngột lui vào hậu trường, ban này cũng im bặt.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng lại nổi lên như "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo". Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền và từ năm 2016 đến nay, ông Trọng đã chỉ đạo ban hành khá nhiều quy định của đảng, mang tính "đặc thù" và khá nhiều trong đó gây dư luận ồn ào và trái chiều, chẳng hạn quy định "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa", quy định về xét tuổi đảng viên", quy định tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, quy định về đảng viên không được nói về đa nguyên hay tam quyền phân lập…
Cùng với hai chiến thuật tổ chức nhân sự đã tung ra là "nhất thể hóa" và "luân chuển cán bộ", có vẻ ông Trọng đang đặc biệt chú ý đến một ‘vũ khí" mới là "kiểm tra sức khỏe". Với mối quan tâm mới mẻ và đặc biệt này, vai trò của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương chỉ qua một bản quy định đã có thể được nâng lên ngang tầm với những cơ quan "đinh" như Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Tổ chức trung ương, Ban nội chính trung ương.
Có thể hình dung trong tương lai không xa, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương lẫn thường vụ tỉnh/thành ủy sẽ phải nối đuôi nhau "kiểm tra sức khỏe định kỳ" hoặc đột xuất, dù họ có muốn hay là không.
Bởi chỉ cần bị ông Trọng điểm danh "đồng chí đã kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa ?", hoặc bị Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương tham mưu cho Tổng bí thư Trọng về quan chức A, hoặc B nào đó, "không đủ sức khỏe" thì số phận chính trị của những quan chức đó coi như là "xong".
Cho tới nay, đương kim thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh vẫn chưa chịu xuất hiện trên chính trường sau một thời gian dài bị bệnh. Có lẽ ông Huynh chưa nhận được giấy chứng nhận lành bệnh của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
Tuy vậy, bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức.
Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 02/03/2018
Năm 2017 và 2018 việc xét xử các đại án mà Bộ chính trị cộng sản đưa ra là tâm điểm của dư luận, hàng loạt các quan chức và đại gia phải ra vành móng ngựa. Sự việc này khiến dư luận hồ hởi đón chào và cũng khiến Bộ chính trị, Ban bí thư và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hả hê.
Đã xuất hiện nhiều bài viết ca ngợi Nguyễn Phú Trọng như một vị minh quân, một bậc nhân kiệt, một chí sĩ Bắc Hà, một lãnh đạo mang tầm vóc còn hơn cả lãnh tụ.
Chúng ta thử xem lại các vụ đại án mà bậc minh quân Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xét xử trong năm 2017 và năm 2018 mà báo chí đã đưa tin.
Ngày 17/0/2017, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng dự định mang ra xét xử 12 vụ đại án, trong đó đa phần là các đại án ngân hàng, chiếm đến 2 phần 3. Các dự án còn lại liên quan đến xây dựng. Trong buổi làm việc này, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo thêm cần phải truy bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước.
Thực hiện yêu cầu truy bắt của Nguyễn Phú Trọng, trung tướng Đường Minh Hưng, anh hùng lực lượng vũ trang, ủy viên ủy ban chống khủng bố Việt Nam đã dẫn quân lên đường sang Đức thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Việt Nam. Bằng kinh nghiệm và trao đổi với nước bạn trong nghề chống khủng bố, trung tướng Đường Minh Hưng đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đúng kiểu gậy ông đập lưng ông.
Vụ án Trịnh Xuân Thanh đưa ra xét xử với số tiền Thanh tham ô là 4 tỷ đồng, trong một phiên tòa đầy tranh cãi, lời khai chỉ có từ một phía. Tiếp đến là vụ làm sai quy định khiến thất thoát 112 tỷ đồng ở nhiệt điệt Thái Bình, 112 tỷ này chỉ là con số các giám định viên nghĩ ra, đặt ra giả tưởng là tiền không chuyển cho dự án, nếu để ở ngân hàng cho vay dạng kinh doanh sẽ sinh lời như thế.
Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thỏa mãn tiêu chí xử tham ô, làm sai quy định mà Nguyễn Phú Trọng đang muốn làm. Nếu tính về thiệt hại cho đất nước, thì việc mất quan hệ ngoại giao chiến lược với Đức tổn thất hơn nhiều. Không ai dám so sánh thiệt hại giữa việc mất quan hệ ngoại giao chiến lược với việc xét xử tham nhũng vài tỷ đồng, bởi báo chí nằm trong tay tổng bí thư, cho nên tất cả chỉ thiên về hướng ca ngợi việc bắt cóc là nghiêm khắc, đích đáng.
Nhắc lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh giữa các đại án mà Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo năm 2017 để thấy ra điều gì. ?
Thấy ra dấu ấn cá nhân, quan diểm cá nhân, mệnh lệnh cá nhân của Nguyễn Phú Trọng bao trùm lên tất cả. Trọng muốn xử ai, muốn xử vụ nào, khi nào xử, mức án ra sao đều do Trọng quyết định.
Phải hiểu về cái dấu ấn cá nhân của minh quân Nguyễn Phú Trọng, người ta mới hiểu tại sao những đại án khác không được đem ra xét xử, hoặc bị ém nhẹm, cho chìm đi.
Đại án của đại gia Thân Đức Nam ở Cienco 5, thiệt hại cho nhà nước 1.500 tỷ đồng không thu hồi được. Gia đình nhà Thân Đức Nam giữ nhiều vị trí chủ chốt ở tổng công ty này, họ sở hữu cá nhân nhiều tài sản lớn nhưng lại để tổng công nợ nhà nước hàng nghìn tỷ không trả được. Nam hiện nay là phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, sống với vợ bé bằng tuổi con gái mình ở Sài Gòn trong một biệt thự lớn trị giá triệu USD.
Đại án của đại gia Lê Thanh Thản, cũng cấu kết với Thân Đức Nam thanh lý dự án Thanh Hà của Cienco5. Thản bỏ ra 1.500 tỷ mua dự án Thanh Hà. Ngay sau đó công bố dự án này trị giá 3.500 tỷ. Những sai phạm của Thân Đức Nam được phi tang bằng cách chuyển dự án cho Lê Thanh Thản.
Thông tin cho biết tại Văn bản số 454/CV-ANĐT-P5 nêu rõ :
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn :
Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP (Cienco 5) là nhà đầu tư/chủ đầu tư.
(hết trích)
Những tưởng Thân Đức Nam và Lê Thanh Thản sẽ không thoát được vành móng ngựa, người dân háo hức chờ đợi cặp quan chức và đại gia thao túng lợi ích đất nước này sẽ ra vành móng ngựa trước các dấu hiệu mà cơ quan an ninh điều tra đang làm.
Thế nhưng cơ quan an ninh điều tra bỗng nhiên có sự thay đổi nhân sự, đại tá Lý Anh Dũng được bất ngờ phong chức thiếu tướng và về làm cục trưởng cơ quan an ninh điều tra. Thân Đức Nam và Lê Thanh Thản thoát tội dễ dàng, vụ điều tra rơi vào im ắng. Tức hàng ngàn tỷ bị thất thoát không còn được ai nhắc tới nữa. Một vụ đại án khổng lồ ngay sát thủ đô, gần trung ương đã bị bỏ quên.
Trước đó một đại án khủng là dự án Ciputra, con số nhà nước bị mất trắng vào tư nhân thực tế phải đến 20 ngàn tỷ, cơ quan thanh tra chỉ phát hiện ra hơn 4 nghìn tỷ bị mất. Mặc dù vậy hơn 4 ngàn tỷ cũng đáng là một đại án lớn, thế nhưng vụ việc cũng bị chìm xuồng.
Hà Nội có vô số vụ việc rất đáng lọt vào đại án như thế đã bị bỏ qua, những vụ việc như tòa nhà Lê Trực, nhà cao tầng Kim Mã , Lương Yên, các khu đất vàng quanh Hồ Gươm hay cả dự án chậm tiến độ, đội vốn như đường sắt trên cao... đều không bị xử lý. Những nơi khác chỉ cần bằng 1 phần 10 như thế, Bộ chính trị đã trống dong, cờ mở, nào là tiếng trống lệnh, nào là nghiêm khắc thế nọ thế kia.
Phải chăng Hà Nội là đất linh thiêng, nên những kẻ thức thời như Lê Thanh Thản, Thân Đức Nam, Nguyễn Thị Nga có thể tha hồ làm mưa gió, thao túng quan chức để lộng hành chiếm đoạt của nhà nước hàng chục ngàn tỷ dễ dàng như vậy. ?
Hà Nội linh thiêng trước các đại án, bởi vì mọi ý chí quyết định xử các vụ đại án nào đều do ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định. Những đại án và các đại gia dính tới đó đều là người thân của ông, chỗ huynh đệ của ông, cũng là chỗ kinh tài cho Nguyễn Phú Trọng.
Đến đầu năm 2018, khi các đối thủ của mình đã được dẹp bỏ gần hết trong trung ương. Cảm thấy thảnh thơi trước kết quả thanh toán một loạt cái gai trong mắt mình, trong ngày đầu xuân du hí và nghỉ hưởng lạc ở khách sạn Mường Thanh ở Nghệ An, minh quân Nguyễn Phú Trọng đã cao hứng xuất khẩu thành thơ, ban khen cho đám tay chân của mình.
Đời thật trớ trêu, trong khi các đại gia khác chỉ đụng đến thiệt hại đất nước vài trăm tỷ lập tức minh quân Nguyễn Phú Trọng cho vào lò thiêu. Nhưng sờ sờ những đại gia, quan chức tham nhũng, chiếm đoạt làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ như Thân Đức Nam, Lê Thanh Thản lại được tổng bí thư đích thân ban khen là sử xanh lưu truyền.
Bút tích của Nguyễn Phú Trọng và nội dung bài thơ tặng, như một chiếu chỉ, như một quyết định từ Bộ chính trị rằng - đừng có đồng chí nào trong đảng đòi thanh tra, kiểm tra gì những nơi đây.
Thế mới hiểu vì sao cả Lê Thanh Thản và Thân Đức Nam đều phớt lờ dư luận chỉ trích những sai phạm của chúng, bởi chúng biết chừng nào người đỡ đầu của chúng là Nguyễn Phú Trọng còn sống, thì khi ấy chính những người chỉ trích chúng mới là những người bị xử lý.
Người Buôn Gió
Nguồn : fb.nguoibuongio1972, 27/02/2018
Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam – vừa được báo đảng trong nước chính thức xưng tụng thêm một biệt danh mới : "Người đốt lò vĩ đại".
"Người đốt lò vĩ đại" - Ảnh : Zing News
Có thể hiểu, một phong trào tôn sùng cá nhân ông Trọng cũng đã chính thức khởi động.
Ngày 19/2/2018, trong bầu không khí Tết nguyên đán và "năm mới thắng lợi mới", Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng tải bài viết cho rằng : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền", và "Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền".
VOV thuộc quyền quản lý của Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu bởi ông Nguyễn Thế Kỷ – cựu Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương và được xem là "học trò cưng" của giáo sư Nguyễn Phú Trọng về mặt ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cường độ tuyên truyền cho công cuộc "chống tham nhũng" của ông Trọng.
Từ sau "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy" – một phát ngôn "xuất thần" của Nguyễn Phú Trọng vào tháng Tám năm 2017 và trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng Đức – Việt bùng nổ từ việc Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nay tại Berlin vào tháng 7/2017, đến nay "Người đốt lò vĩ đại" đã trở thành danh xưng chính thức dành cho "lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng".
Trước đó, ông Trọng đã được một số văn nhân cận thần xưng tụng thành "Sĩ phu Bắc Hà", "Minh quân". Và cả "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo".
Trước Nguyễn Phú Trọng, chưa có một tổng bí thư nào được tụng ca ngút trời như thế.
Vào năm 1986, tổng bí thư đảng cộng sản khi đó là Nguyễn Văn Linh đã phát động chủ trương "những việc cần làm ngay" để chống tham nhũng và tệ nạn quan liêu cửa quyền hành chính trong đảng. Tuy nhiên mức độ tham nhũng vào thời gian đó chủ yếu là tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt, hoàn toàn chưa có những vụ "đại án tham nhũng" với quy mô lên đến hàng trăm triệu USD như hiện thời.
Ba chục năm sau thời Nguyễn Văn Linh, dường như Nguyễn Phú Trọng muốn tái hiện hình ảnh một tổng bí thư theo tinh thần "đổi mới". Tháng Sáu năm 2016, ngay sau khi tái nhiệm chức vụ tổng bí thư, ông Trọng đã phát ra chủ trương "việc cần làm ngay" và bắt đầu khởi động giai đoạn đầu tiên của chiến dịch "chống tham nhũng" của ông.
Lần đầu tiên trong lịch sử 73 năm của chế độ một đảng cộng sản ở Việt Nam, một chiến dịch được xem là "Chống tham nhũng" trên phương diện tuyên truyền, hay còn có tên là "Đốt lò" theo cách gọi dân gian, đã được nhân vật đứng đầu đảng cộng sản là Nguyễn Phú Trọng kích phát với quyết tâm và quy mô lớn chưa từng có.
Nhưng cuộc chiến "chống tham nhũng" của ông Trọng lại mới chỉ bắt đầu. Bắt đầu sau gần hai năm chấp nhiệm chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ 2, và gần 6 năm từ khi ông ngồi ghế này.
Trong suốt nhiệm kỳ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã không để lại một dấu ấn nào về chống tham ô, tham nhũng. Vài ba vụ án kinh tế lớn đươc đưa ra tòa xét xử chỉ mang ấn tượng của "tập thể Bộ Chính trị". Bất chấp vài ba phát ngôn rập khuôn như "phải chống tham nhũng quyết liệt" của ông Trọng, chỉ số tham nhũng trong giới quan chức ở Việt Nam vẫn chỉ tiến chứ không giảm trên bảng xếp hạng của các tổ chức nghiên cứu quốc tế.
Khác hẳn với ba chục năm trước, chế độ chính trị ở Việt Nam bị xem là "quốc nạn" về tham nhũng. Từ hàng chục năm trước đó, đã có nhiều đồn đoán về hàng ngàn quan chức bậc trung – cao có tài sản nổi và chìm lên đến hàng trăm triệu USD mỗi người. Còn đến nay, có đến vài ba "đại gia" ở Việt Nam đã lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới, đính kèm một dòng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài lên đến 19 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2015 – theo một tiết lộ của Hồ sơ Panama. Tính gộp cả vài chục năm trước đó, số tiền chuyển ra nước ngoài lên đến hơn 80 tỷ USD. Nhiều dư luận cho rằng trong số tiền lưu chuyển không rõ gốc gác và đầy nghi ngờ đó, tiền của giới quan chức chiếm chủ yếu. Mà tiền của quan chức lại chủ yếu, hoặc tuyệt đại đa số là tiền tích góp do tham ô tham nhũng, bị xem là "hút máu dân".
Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mục đích thực chất của "đốt lò" là chống tham nhũng một cách thực chất hay chỉ là một chiến dịch thanh trừng các đối thủ chính trị trong quá khứ gần và ngay trong hiện tại.
Bởi cho tới giờ này ông Trọng mới chỉ chứng tỏ được sự nghiệp của ông là "chống tham nhũng thời kỳ trước", tức "thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng", hoặc còn gọi là "chống tham nhũng một bên" chứ chưa có gì gọi là công bằng khi còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả, Võ Kim Cự – cựu bí thư Hà Tĩnh liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa, Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch…
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 21/02/2018
Nếu năm 2016 đã trôi qua khá êm ả đối với thân phận của đảng cầm quyền – trừ vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái mà đã khiến quân số bảo vệ giới "yếu nhân" nghe nói tăng vọt gấp đôi gấp ba, nếu 11 trong tổng số 12 tháng của năm 2017 vẫn có vẻ tiếp diễn thế giằng co của chính trường Việt Nam, thì cái tháng cuối của năm cũ đã trở thành sự khởi đầu cho một năm 2018 mà nhắm mắt cũng thấy rõ quang cảnh "biến loạn" trong giới chính trị từ thượng tầng kiến trúc trung ương xuống tận các hạ tầng cơ sở thuộc "vùng sâu vùng xa".
Sau phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, dư luận chờ đợi sự ra tay của ông Nguyễn Phú Trọng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2018. (Hình: Getty Images) (Hình : Getty Images)
"Năm của Nguyễn Phú Trọng"
Những ngày Tết Nguyên Đán 2018…
Khác với khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán 2017 hoàn toàn "bình yên" – một khoảng bình yên trên ngọn núi lửa trong lúc Ủy ban Kiểm tra trung ương của Trần Quốc Vượng âm thầm chuẩn bị hồ sơ kỷ luật Đinh La Thăng, những ngày cận Tết Nguyên Đán 2018 từ lao xao đến xôn xao tin đồn về "sẽ bắt ông H, ông M, ông A, kỷ luật ông B…" và tư thế khó mà tại ngoại cho hàng lố quan chức của một ngân hàng thương mại cổ phần nào đó.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, chỉ còn là "cho ăn tết để nhân văn hơn…".
Bầu không khí chính trị, rốt cuộc, đang có vẻ diễn biến theo mong muốn của Tổng bí thư Trọng về "trên nóng, dưới cũng phải nóng theo". Sau một số vụ bắt bớ đối với giới cựu quan chức của Tập đoàn Cao su Việt Nam, kỷ luật một số lãnh đạo và cựu lãnh đạo ở Quảng Nam, Thanh Hóa, Hậu Giang vào cuối năm 2017, chiến dịch tấn công vào các thành lũy còn lại đang có chiều hướng phát triển theo bề rộng và cả chiều sâu, với những địa danh nổi bật như Đà Nẵng, Kiên Giang, Sài Gòn.
2018 hình như là "năm của Nguyễn Phú Trọng".
Bức tranh "chống tham nhũng" của ông Trọng cho tới giờ đã lộ diện hai gam màu khác hẳn nhau :
Gam màu lạnh : từ tháng Sáu, 2016, khi ông Trọng phát lệnh "việc cần làm ngay" với vụ xe Lexus của Phó Chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đến đầu tháng Mười Một, 2017, có thể được xem là giai đoạn chống tham nhũng theo phương châm "vận động, thuyết phục, xử lý chủ yếu bằng kỷ luật". Chỉ có một ít trong số "giới tinh hoa" bị bắt như Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và giới quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Còn nhân vật từng được một số dư luận xem là "hiện tượng chính trị" hay "thần tượng chính trị" – Đinh La Thăng – chỉ bị loại khỏi Bộ chính trị nhưng vẫn giữ được ghế ủy viên trung ương đảng.
Gam màu nóng : Kể từ cuối tháng Mười Một, 2017 khi công bố việc đưa ra xét xử Trịnh Xuân Thanh, và đặc biệt đến ngày 8 tháng Mười Hai, 2017, cho bắt Đinh La Thăng, chiến dịch "chống tham nhũng" của ông Trọng đã chính thức chuyển sang giai đoạn 2 – một giai đoạn đầy "máu lửa" và ngả theo phương châm chủ yếu "bắt và xử tù".
Không "nghỉ giải lao"
Khác với nhịp độ chậm chạp và thiếu hẳn sức nóng của giai đoạn 1, vào giai đoạn 2 dường như sẽ cấp tập mà chẳng có khoảng trống nào cho "giải lao". Một tín hiệu rất rõ ràng cho tinh thần "tiến công, tiến công liên tục" như thế là vụ cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng : Nhân vật được xem là "Bạc Hy Lai Việt Nam" này chỉ mất tròn một tháng từ lúc bắt cho đến lúc ra tòa, và từ lúc còn đang là phó trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đến khi phải nhận một bản án tù nặng nề chỉ có một tháng rưỡi – một thời gian được rút ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bảy tháng rưỡi kể từ tháng Tư, 2017 khi ông Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra về những hành vi sai phạm "rất nghiêm trọng" cho đến khi chính thức bị bắt.
Một biểu hiện khác, không kém rõ ràng, cho thấy nhịp độ công kích của ông Trọng sẽ được đẩy nhanh, kể cả thời gian cận Tết Nguyên Đán 2018. Đó là việc các cơ quan tư pháp như điều tra công an, viện kiểm sát, tòa án đã có vẻ phải làm việc hết tốc lực, kể cả vào hai ngày nghỉ cuối tuần, để hoàn thành một thời gian kỷ lục vụ xử án "Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh", "Phạm Công Danh – Trầm Bê". Rồi hầu như không ngừng nghỉ, tiếp luôn các vụ xử "Trịnh Xuân Thanh giai đoạn 2" ngay trước tết và "Đinh La Thăng giai đoạn 2" ngay sau tết. Nhịp độ nhanh đến mức đầy bất thường như thế ít nhất cho thấy quan điểm của Tổng bí thư Trọng muốn các vị Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê phải được hoàn tất số phận của chúng trước tết nguyên đán 2018, để sau tết "còn làm chuyện khác".
Nếu đúng như thế, "chuyện khác" là gì, hoặc những gì ?
Danh sách tống giam đối với giới quan chức PVN cho tới giờ chỉ mới chiếm khoảng 1/6 bản danh sách dài hơn hơn mà ngay từ cuối năm 2016 đã có đồn đoán về nó. PVN dĩ nhiên đã trở thành một thứ đại án – tương xứng với tầm vóc có thời kỳ đã đóng góp đến 1/4 GDP của tập đoàn này. Và PVN được hứa hẹn sẽ còn trở thành một thứ "hậu đại án" nữa.
Việc đảng "để dành" Đinh La Thăng cho vụ xét xử "800 tỷ" sau tết nguyên đán 2018 hẳn không chỉ nhắm vào việc chung quyết số phận của ông Thăng với một mức án tổng cộng có thể lên đến ít nhất 30 năm tù giam, mà Đinh La Thăng còn được xem là "đầu vụ" của vụ PVN và dắt dây đến rất nhiều quan chức PVN khác. Theo đó, dự liệu sẽ còn nhiều quan chức và cựu quan chức của PVN phải "nhập kho" trong năm 2018.
Nhưng PVN cũng chỉ là một trong số 21 đại án mà có lẽ đảng muốn cho "lên thớt" trong năm 2018 này. Mà để bảo đảm được kết quả ấy, ngành kiểm sát và tòa án phải căng mình xử 2 vụ mỗi tháng. Còn có dấu hiệu cho thấy ngành công an phải "tổng động viên" cả một số cán bộ điều tra vừa nghỉ hưu…
Kịch bản "Người tử tế"
Sau Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười, 2017 sẽ là Hội nghị Trung ương 7 – có thể diễn ra vào quý 2 năm 2018. Nếu Hội nghị Trung ương 6 chỉ "diệt ruồi" đối với bí thư thành ủy Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh, thì Hội nghị Trung ương 7 có thể hứa hẹn sẽ sôi sục hơn nhiều. Những cái tên nào – có thể cả cấp ủy viên bộ chính trị – sẽ bị Nguyễn Phú Trọng "trảm ?"
Còn sau Hội nghị Trung ương 7 sẽ là Hội nghị Trung ương 8 – theo truyền thống là diễn vào quý 4 năm 2018. Khi đó, đại án PVN và vài vụ án khác có lẽ đã kết thúc phần luận tội và các bản án chính, để cùng với một số đầu dây mối nhợ khác, có lẽ Tổng bí thư Trọng có thể bắt đầu ngẫm nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn về nhân vật "người tử tế" trong kịch bản của ông.
Kể cả về một "phiên tòa lịch sử", một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử triều đại đảng cộng sản Việt Nam, có thể diễn ra vào năm 2019…
"Chiến lược" cùng những nước cờ của ông Trọng, được chuẩn bị công phu kể từ năm 2016 và chuyển sang "giai đoạn 2" kể từ tháng Mười Một, 2017, đã ngày càng nổi bật mục tiêu số một của ông ta : Nguyễn Tấn Dũng.
Ở vào thế đã cưỡi lưng cọp, có lẽ ông Trọng đã tự chọn cho mình một quyết định sống mái như thế, và ông ta hiểu bất cứ một biểu hiện khoan hòa, dung thứ hay thỏa hiệp nào từ phía ông ta đều sẽ khiến ông ta bị cọp vồ ngược.
Trong cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" và tập quyền cao độ của ông Trọng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ chí ít là mục tiêu tối thiểu, để sau đó Nguyễn Phú Trọng mới có thể quyết định cho tâm thế cá nhân sẽ "nghỉ" hay "ngồi tiếp" tại đại hội 13 của đảng cầm quyền – sẽ diễn ra vào năm 2021.
Ngay trước mắt, nếu không có "vấn đề" gì về tình trạng sức khỏe, 2018 chắc chắn sẽ là "năm của Nguyễn Phú Trọng" – một ấn tượng chưa từng có về quyền lực xung sát trong lịch sử triều đại Đảng cộng sản Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 18/02/2018
Ngày giáp Tết Mậu Tuất – 2018, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi họp cấp cao đọc một bài dài chúc Tết toàn đảng toàn quân và toàn dân.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết toàn đảng toàn quân và toàn dân
Vẫn là một kiểu tuyên truyền, nói lấy được, tự khen đảng và Nhà nước, kiểu "thành tích lịch sử", "lòng dân phấn chấn", lặp lại những khái niệm mơ hồ không ai hiểu rõ như "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", một khái niệm giáo điều mốc meo không tồn tại ở đâu trên thế giới này.
Ông Tổng còn nói đến thế trận "quốc phòng toàn dân", "an ninh nhân dân" và cao hứng nhấn mạnh "quốc phòng toàn dân theo tinh thần ‘giữ nước từ xa’ và ‘giữ nước từ khi nước chưa nguy !’".
Ông Tổng Trọng nói có thật lòng không ?
Vì sự thật không ai có tinh thần cảnh giác cao độ với Trung quốc bành trướng xâm lược Trung Quốc, sớm báo động từ xa bằng cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, cô Bùi Minh Hằng, cô Đoan Trang… và hằng trăm nam nữ công dân khác mang tinh thần "quốc phòng toàn dân" đã lên tiếng ngay sau cuộc mật đàm bán nước Thành Đô mà các tổng bí thư tiền nhiệm của ông Trọng là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã thực hiện với Giang Trạch Dân và Lý Bằng.
Theo ông tổng Trọng, hiện nay nguy cơ mất nước của nước ta vẫn còn ở xa ư ?
Và cũng theo dòng suy nghĩ của ông, hiện nay nền độc lập của ta chưa lâm nguy ư !
Xin lỗi ông giáo sư về Xây dựng đảng, ông lầm to rồi đó !
Chả trách cách đây 7 năm, khi Trung Quốc cho tàu khoan dầu lớn nhập sâu vào vùng biển nước ta, ông đã nhân danh chủ tịch quốc hội trấn an quốc hội và toàn dân rằng "tình hình Biển Đông không có gì mới".
Với dòng suy nghĩ như thế, tội của ông đối với nhân dân, với quân đội, với Nhà nước, với cái đảng của ông là to lắm, nặng lắm đấy.
Mong ông Trọng giở bản đồ đất nước để xem người Trung Quốc đã hiện diện hàng vạn, hàng chục vạn trên đất nước ta, Từ Bắc chí Nam, thuộc đủ mọi ngành : trồng rừng, khai thác đủ thứ mỏ quặng, đặc biệt là bôxit, nhận thầu các công trình thủy điện, nhiệt điện, phân bón, hóa chất, giao thông vận tải, hàng hóa Tàu – hàng giả, hàng lậu, hàng độc hại… tràn qua biên giới gần như được mở toang, lan ra khắp cả nước, với những thị trấn Tàu, cửa hàng Tàu, quảng cáo Tàu tràn ngập nước ta.
Mới đây, ông còn ký Tuyên bố chung với Tập Cận Bình về 2 bên hợp tác giúp nhau đào tạo cán bộ cấp cao ngành quốc phòng và đối ngọai, các tỉnh biên giới Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh hợp tác về mọi mặt với khu tự trị Choang / tỉnh Quảng Tây, nhất là về đào tạo cán bộ, một kiểu sáp nhập vào nhau như trong một nước thống nhất. Ông Trọng đã kéo nguy cơ mất nước đến gần hơn rất nhiều.
Ông kêu gọi phải giữ nước từ xa, nhưng chính ông lại mở cửa đón mời, rước Trung quốc vào sâu khắp nơi, về mọi mặt, tràn ngập trong nước này.
Vậy mà ông cho rằng đất nước chưa lâm nguy ư ? Để chờ đến bao giờ mới là nguy cơ mất nước, mất độc lập, thưa ngài Giáo sư chính trị ?
Rất mong trong những ngày Tết Mậu Tuất này, bà con ta hãy đem bài nói chúc Tết của ông tổng bí thư được đăng trên mọi tờ báo lề phải, bàn tán về lời chúc về "tinh thần giữ nước từ xa" và "giữ nước từ khi nước chưa nguy" để đánh giá xem ông thật lòng ra sao, ông chân thành và sáng suốt ra sao.
Nếu như ông thật lòng với chính mình thì ông hãy cùng Bộ Chính Trị giải oan cho hơn 100 chiến sĩ dân chủ đang nằm trong tù, vì chính họ là những chiến sĩ sáng suốt dũng cảm thật sự có "tinh thần giữ nước từ xa, và giữ nước từ khi nước chưa lâm nguy", theo đúng lời chúc Tết của ông !
Nhân Tết Mậu Tuất, thả ngay hôm nay mọi chiến sĩ dân chủ, đó là nét liêm sĩ và lương thiện nhân văn cả xã hội đang trông
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 16/02/2018
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang sống những ngày vui. Trong các tổng bí thư từ xưa đến nay, ông Trọng là tổng bí thư nắm được nhiều quyền lực nhất.
Đầu năm 2018 của ông Trọng còn được tăng gấp bội vì tháng Hai này ông đã nhận Huy hiệu hiếm hoi "50 năm tuổi đảng"
Trong tay ông có quyền lực tối cao Tổng bí thư, kiêm thêm quyền lực Bí thư Quân ủy trung ương lãnh đạo số 1 các lực lượng vũ trang, còn kiêm chức Ủy viên thường vụ Đảng ủy lực lượng Công an, cộng thêm quyền uy cực lớn nữa là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, có quyền sinh quyền sát đối với bất kỳ cán bộ đảng viên nào.
Ông Trọng còn là Tổng bí thư đầu tiên tự cho quyền tham dự để chỉ đạo cuộc họp Chính phủ mặc dầu không có chức vụ gì trong chính phủ. Ông đang tập dượt để sẽ sớm kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước, theo chế độ nhất nguyên hóa bên Trung Quốc ?
Niềm vui đầu năm 2018 của ông Trọng còn được tăng gấp bội vì tháng Hai này ông đã nhận Huy hiệu hiếm hoi "50 năm tuổi đảng" trong một buổi lễ trọng thể, đi cùng với 1 bài báo dài của Nhị Lê trên tạp chí Cộng sản, ngợi ca ông là "đảng viên mẫu mực về liêm khiết, trong sạch, mộc mạc, tình nghĩa thủy chung đồng thời có thái độ quyết liệt, cẩn trọng trong lãnh đạo".
Cũng nhân dịp này, nhà xuất bản quốc gia Sự Thật cho ra mắt cuốn sách của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với đầu đề "Vững bước trên con đường Đổi mới", 2 tập, gồm các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn từ năm 2014 đến nay, với ý định hướng dẫn việc chỉnh đốn đảng, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.
Tư duy chính trị của ông Trọng trong 7, 8 năm qua, ai theo dõi tình hình Việt Nam đều biết rõ, chẳng cần phải đọc 2 tập sách trên.
Đó là tư duy cực kỳ bảo thủ, giáo điều thâm căn cố đế, tóm tắt trong 8 điều kiên định : kiên định học thuyết Mác-Lê ; kiên định chủ nghĩa xã hội mác xít ; kiên định chế độ độc đảng ; kiên định nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩaN ; kiên định 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, duy nhất, thường xuyên liên tục của đảng ; kiên định phương châm "đất đai thuộc Sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý" ; kiên định coi sở hữu Quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế ; kiên định đường lối đối ngoại "bề ngoài là làm bạn với mọi nước, thực chất là ngả hẳn về phía ông bạn 4 tốt 16 chữ vàng", theo nguyên tắc 3 không : không liên minh quân sự với nước ngoài, không có quân đội và căn cứ quân sự nước ngoài, không dựa vào nước này để chống nước khác.
Tám điều kiên định trên nói lên điều gì ? Nó nói tư duy cứng nhắc không thể thay đổi, không thể đổi khác, nghĩa là đóng cửa cho mọi sự thay đổi. Vậy thì cái gọi là con đường đổi mới là không hề có thật, là giả vờ đổi mới, là đổi mới giả tạo, là bịt chặt con đường đổi mới, duy trì những đường lối cũ kỹ, cổ hủ đã bị loài người phủ định vứt bỏ không thương tiếc.
Đổi mới sao được khi ôm chặt chủ nghĩa Mác – Lê và chủ nghĩa xã hội mác–xít đã bị Liên Xô các nước Đông Âu vứt bỏ gần 30 năm rồi, còn xây tượng đài Tưởng niệm hơn 100 triệu oan hồn nạn nhân của nó như một lời thề không bao giờ cho nó sống lại tại các nơi đã chôn vùi nó. Đổi mới sao được khi chế độ độc đảng toàn trị là trái ngược với nền dân chủ của thời đại văn minh, khi chế độ pháp quyền đã chế ngự chế độ theo luật rừng man rợ tồn tại từ xa xưa ; đổi mới sao được khi phủ nhận quyền tư hữu về ruộng đất, về tài sản, về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh là thủ tiêu quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi công dân và gia đình trong xã hội. Đổi mới sao được khi trong thời đại toàn cầu hóa, khi thế giới phân cực, lại ngăn cấm nước ta kết bạn thân, kết đồng minh chiến lược, liên minh chiến lược với các nước có thiện chí mà ta có thể tin cậy theo chủ quyền bất khả xâm phạm chọn bạn của mỗi nước, sao ta lại tự trói mình một cách dại dột đến vậy ?
Xét cho cùng việc đổi mới của Việt Nam suốt 70 năm nay là đổi mới suông, trên chữ nghĩa, ngoài mồm, không có một thực chất nào. Về mặt đàn áp dân chủ và nhân quyền, tình hình còn xấu hơn, tệ hại hơn trước, càng đổi mới càng thêm cũ, thêm lạc hậu. Về mặt tôn trọng luật pháp, nền tư pháp có quyền độc lập, tình hình cũng ngày càng thụt lùi, để trở nên lạc hậu tệ hơn hơn cả thời thuộc Pháp và thời đại phong kiến.
Cho nên không phải ngẫu nhiên có nhà bình luận đã mỉa mai cho rằng ông Trọng đã có thể tự vỗ ngực trở thành một lãnh tụ anh minh, một quân vương sáng suốt khi ra tay xét xử các vụ đại án lớn, để các bị cáo phải khóc lóc van xin "lượng khoan hồng nhân văn của Bác Trọng", để ông tha cho tội chết.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Phú Trọng được công luận trong và ngoài nước nhận diện như tổng bí thư ham mê quyền lực nhất, chống các chiến sĩ dân chủ độc ác nhất, thiển cận về chính trị, đối ngoại nhất, ít đi ra nước ngoài để tìm hiểu và hội nhập với thế giới nhất, tư duy cũ kỹ và lão hóa nhất mà lại có vẻ tự phụ, tự mãn nguy hiểm nhất !
Có thể khẳng định về mặt kéo lùi xã hội, giam hãm đất nước trong cảnh nhân dân không có tự do dân chủ, không có nền tư pháp độc lập, thành quả phát triển không được phân chia hợp lý công bằng, nguyên nhân cốt lõi là thuộc chế độ độc đoán độc đảng và trách nhiệm duy nhất là thuộc về sự lãnh đạo kiên trì sai lầm kéo dài của đảng Cộng sản mà tổng bí thư có phần trách nhiệm lớn nhất.
Trên góc độ ấy, có thể nói tội của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị còn nặng hơn tội của hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Mới đây nhân kỷ niệm 42 năm ngày 30/4, giáo sư Đào Công Tiến đã đề nghị toàn quốc nên tổ chức một cuộc Cầu Siêu lớn Tưởng niệm mọi oan hồn của các bên không phân biệt hy sinh trong chiến tranh, trong đó đảng cộng sản sám hối vì đã gây nên mất mát về nhân lực, tài nguyên và đau khổ bất công chồng chất không đáng có để đổi mới thật sự về mọi mặt chính trị, kinh tế tài chính, quốc phòng và đối ngoại. Ông Tiến là đảng viên ngay thẳng sáng suốt yêu nước thật lòng, yêu dân thực dạ.
Mới đây, ông Nguyễn Trung, một trí thức nặng lòng với đất nước, đề nghị "một lộ trình và một mô hình dân chủ thật sự mới mẻ" cho đất nước đã chìm quá sâu trong lạc hậu cổ hủ về mọi mặt.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, tù nhân lương tâm cũng nhân danh "Tập họp Quốc dân Việt Nam" kêu gọi cuộc tập họp, tuần hành hàng tuần của ngày càng đông đảo nhân dân thuộc mọi giới, nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương, tập dượt đấu tranh bền bỉ quyết liệt cho đến thắng lợi.
Đó là những tư duy lành mạnh, thức thời xây dựng cần được mọi tấm lòng lương thiện yêu nước thương dân trong và ngoài nước hưởng ứng một cách thiết thực, huy động sức mạnh của toàn dân, tạo nên một cuộc đổi đời, một cuộc Cách mạng Dân chủ và Nhân quyền, mở ra kỷ nguyên Tự do của dân tộc Việt Nam.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 07/02/2018
Ông tổng Trọng chiều hôm qua 29/3 được nhận huy hiệu 50 năm tuổi đảng, được trao từ tay ông Trần Quốc Vượng. Tin này được BBC giật tít "Giáo sư Nguyễn Phú Trọng Tấm gương sáng của đảng". Trang Vietnamnet thì giật tít "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng". Ngoài các trang báo này thì trong nước ít thấy báo nào đăng tin. Nhưng cái tít của BBC đặt quả nhiên là "hoành tráng" hơn các bạn đồng nghiệp trong nước.
Ông Trần Quốc Vượng trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
BBC dẫn ý kiến của "cụ" Tổng, biểu lộ qua hai câu thơ của Tố Hữu : "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ, Phải trả ta cho mạch giống nòi !". Ý kiến của ông Trọng qua hai câu thơ, được BBC diễn giải, là "để nói rằng ông chưa làm được gì nhiều".
Tra Google, ta thấy hai câu thơ này trích trong bài "Đi" của Tố Hữu, viết năm 1944. Bài thơ này ra đời vào thời kỳ "tiền khởi nghĩa", từ 1941 đến 1945. Hai đoạn liên quan dẫn lại như sau :
Đi, bạn ơi, đi ! Cả cuộc đời
Của ta nào chỉ của ta thôi !
Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Phải trả ta cho mạch giống nòi !
Trả hết, không quyền tiếc mảy may
Trả ngay không hề khất rày mai
Nước non rên xiết trong xiềng xích
Đã giục ta ra giữa chiến đài !
Ý tứ bài thơ như vậy vừa hay vừa hợp thời cuộc. Mục đích thúc giục tuổi trẻ lên đường, bởi vì "Nước non rên xiết trong xiềng xích Đã giục ta ra giữa chiến đài !".
Nhưng có lẽ ông Tổng Trọng diễn giải chỉ đúng ở chỗ ông chưa làm được gì nhiều. Bởi vì ý tứ của bài thơ là giục giã tuổi trẻ lên đường.
Mà bản thân của ông Trọng thì không có lên đường đi đâu hết cả !
Theo BBC thì ông Trọng sinh năm 1944, được kết nạp đảng cộng sản Việt Nam ngày 19/12/1967.
Thế hệ lãnh đạo Việt Nam trước ông Trọng, không ngoại lệ, đều là những người "vào sinh ra tử", những người lập công trạng "trên đầu ngọn súng". Những thanh niên sinh ra cùng năm, cùng thời kỳ với ông Trọng, hầu hết đều "lên đường", "sinh bắc tử nam", đúng như "nghĩa vụ" thanh niên được xác lập trong các bản hiến pháp. Dĩ nhiên đúng theo nội dung kêu gọi của bài thơ Tố Hữu.
Thời kỳ "dầu sôi lửa bỏng" ông Trọng ở đâu ? Nhiều người đặt nghi vấn này, đến nay không thấy câu trả lời nào thuyết phục.
"Công lao" không có. Vậy ông Trọng dựa vào cái gì để "ngoi lên" chức tổng bí thư, "lãnh đạo đảng", đồng nghĩa với việc "lãnh dạo nhà nước và xã hội" ?
Tài năng ? Đọc bài tường thuật trên Vietnamnet, qua ý kiến của Trần Quốc Vượng nói về Nguyễn Phú Trọng :
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân ; giữ vững bản lĩnh người cộng sản, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, luôn nêu cao tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện".
Những "tài năng" của ông Trọng có thể giúp gì cho việc phát triển đất nước ?
Không có gì hết cả ! Mà ngược lại.
Việc "kiên định chủ nghĩa Mác Lênin" của ông Trọng sẽ giúp gì cho Việt Nam hội nhập vào quốc tế ? hay chỉ khiến cho Việt Nam bị cô lập trước trường quốc tế ?.
Cái gọi là "phẩm chất đạo đức cách mạng" của ông Trọng là cái "phẩm chất" gì ?
Nói tới "cách mạng" là nói tới việc "đập phá" và "xây dựng". Đập bỏ cái cũ xấu xa và xây dựng cái mới tốt đẹp hơn.
VN hôm nay đang trong thời kỳ "đập phá" hay trong thời kỳ "xây dựng" ? Tính từ 1975, đã bao nhiêu lần "đập phá", bao nhiêu lần "xây dựng" ?
Việc "kiến thiết quốc gia", như các nước Nhật, Đức… hay các nước Đông Nam Á sau Thế chiến thứ II, là một nỗ lực dài hơi "xây dựng" liên tục, với sự đóng góp công của của toàn thể quốc dân, cùng với mọi của cải, tài nguyên của xứ sở. Lớp sau tiếp nhận và phát huy di sản của lớp trước, mục tiêu hoàn thiện những gì của lớp trước để lại.
Đất nước người ta ngày một phát triển, ngày một giàu mạnh hơn.
Trong đầu óc ông Trọng, một người lãnh đạo quốc gia tối cao, mà chỉ thấy đập phá và đập phá. "Cách mạng" bản chất là đập phá. Xây dựng lên rồi đập phá là đập phá chớ không phải xây dựng.
Vậy thì bao giờ đất nước mới khá được ?
Còn việc "kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".
Nếu "độc lập dân tộc" được "kiên định" thì không có các vụ chia rẽ "địch ta". Những người Việt chống cộng sản thì họ cũng thuộc về khối dân tộc. Nếu kiên định độc lập (chủ quyền) thì không có vụ (hai ông Trọng, Lịch) bỏ phiếu rút lui ở giàn khoan Repsol ở lô 136-02. Nếu kiên định độc lập thì không có ký Tuyên bố chung với Trung Quốc cam kết "Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẻ tương lai".
Nếu kiên định chủ nghĩa xã hội thì nhà nước Việt Nam tại sao phải lạy lục với các nước để được nhìn nhận "kinh tế thị trường" ?
Ông Trọng đã bước qua một nhiệm kỳ lãnh đạo, nay đã bước gần qua ngưỡng 1/2 nhiệm kỳ.
Thành quả gì của ông Trọng, cho đất nước, cho dân tộc, trong quảng thời gian này ?
Đọc báo sáng nay thấy là Việt Nam đã bị Lào qua mặt.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 30/01/2018