Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại một hội nghị của chính phủ hôm 28/12 tại Hà Nội, rằng việc chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng "được đẩy mạnh hơn bao giờ hết".
Cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) được ví như là chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải).
Truyền thông trong nướcnói đây là lần đầu tiên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đến dự một hội nghị trực tuyến của chính phủ.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói sự có mặt của ông Trọng tại cuộc họp chính phủ cho thấy chủ trương "Đảng lãnh đạo toàn diện và chỉ đạo toàn diện" và "nhất thể hóa các chức danh Đảng và Nhà nước".
"Ông Trọng lần đầu tiên tham dự một cuộc họp của chính phủ và thực hiện một việc mà các đời tổng bí thư trước đây cũng như các đời chủ tịch nước trước đây chưa hề làm được", nhà báo Dũng nhận định. "Điều đó cho thấy ông Trọng ngày càng tự tin và rất tự tin và có thể nói, không những thể hiện vai trò lãnh đạo độc tôn không những của Đảng mà của cả cá nhân ông Trọng".
Theo chủ tịch Hội nhà báo độc lập, ông Trọng trở nên tự tin sau khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo ngành dầu khí bị cáo buộc làm thất thoát 3.300 tỷ đồng, về Việt Nam và "tự tin hơn nữa" sau khi bắt Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị. Cả ông Thăng và Thanh đều từng làm lãnh đạo trong tập đoàn dầu khí PetroVietnam (PVN) và sẽ bị đưa ra tòa xử vào tháng sau.
Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng là 2 trong số những lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam sẽ bị đưa ra xét xử trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh chụp từ VTV)
Trong bài phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Trọng ca ngợi các nỗ lực chống tham nhũng, ông nói cuộc "đấu tranh phòng chống tham nhũng bước đầu đạt được nhiều kết quả cụ thể, tích cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ".
Cuộc chiến chống tham nhũng mà Tổng bí thư Trọng phát động, theo nhận định của nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Trần Quốc Thuận với VOA, đã "đến hồi quyết liệt", đến giai đoạn "sống còn" nên cần được ủng hộ rộng rãi.
"Tổng bí thư đến họp chính phủ không những nhấn mạnh ý chí lãnh đạo của Đảng quyết đấu tranh chống tham nhũng mà cũng cần có sự tập hợp ủng hộ cả từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương và tất cả các bộ ngành hữu quan", theo ông Thuận.
Theo các chuyên gia thì cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng Bí Thư Trọng lãnh đạo đã đụng đến "những nơi nhạy cảm" từng được coi là "vùng cấm" với các vụ đại án đánh vào các quan chức cấp cao và các nhóm lợi ích đầy quyền lực.
Lần đầu tiên một ủy viên bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, bị tống giam và truy tố trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng ví von là "đốt lò".
ZingNews trích lời ông Trọng nói tại hội nghị hôm 28/12 : "Các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được làm rất kiên quyết, nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu".
Hơn 20 lãnh đạo của PVN bị điều tra, trong đó có ông Thanh, người mà chính phủ Đức nói đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin. Ông Thăng, Thanh và các lãnh đạo khác của PVN sẽ được đưa ra xét xử bắt đầu từ ngày 8/1/2018.
Cũng trong cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng, hồi tháng 9 nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình, trong khi cựu chủ tịch Hà Văn Thắm lãnh án tù chung thân.
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hồi năm ngoái từng thừa nhận rằng đạo đức trong Đảng đang xuống cấp, làm mất lòng tin của dân, và đe dọa sự tồn vong của Đảng.
Nói với VnExpress, một nhà quan sát chính tình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales nói mỗi vụ án tham nhũng được xử không những dựa trên thất thoát về tài chính, mà còn dựa trên mức độ ảnh hưởng tới sự ổn định về chính trị. Theo nhận định của giáo sư Thayer trên tờ Asia Times, các vụ đại án được tiến hành và những mức án nặng được đưa ra là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng đối với nạn tham nhũng đang tràn lan ở Việt Nam.
Theo chỉ số tham nhũng của Transparency International, Việt Nam đứng thứ 113 trên 176 quốc gia được khảo sát.
VOA tiếng Việt, 28/12/2017
Từ Quảng Nam đến Kiên Giang, hai tuyến chiến thuật của Tổng bí thư Trọng
Rốt cuộc, Quảng Nam đã không thể "nơi đây bình minh chim hót" theo cái cách mà người con đất Quảng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng dùng thơ để ví von về vận hội mới của vùng đất này.
Còn đâu cảnh "đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của chính phủ" vào năm 2011 ? Ảnh : Quốc hội
Hai tuyến chiến thuật
Chỉ một tuần sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và tống giam, cùng lúc xuất hiện trên mạng xã hội một số đồn đoán về mối quan hệ có vẻ đang nhạt đi giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Nam bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo kỷ luật : ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh ; ông Huỳnh Khánh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, và có lẽ đặc biệt nhất là trường hợp hai cha con ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 và ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư.
Sau Quảng Nam và Hậu Giang, sẽ rất có thể là Kiên Giang - "căn cứ địa cách mạng" của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Không biết vô tình hay hữu ý, vào cùng thời gian trên lại hiện ra những tin ngoài lề về khả năng ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch thành phố Đà Nẵng - không còn được "che chở" và sẽ phải "nghỉ non", thậm chí là nghỉ ngay sau Tết nguyên đán 2018.
Từ trước vụ xung đột quyền lực và có thể cả lợi ích nhóm giữa cánh của ông Huỳnh Đức Thơ với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, nhiều người đã cho rằng ông Thơ thực ra là "người thân" của Thủ tướng Phúc. Nhận định này dường như đã được chứng minh bằng kết quả của Hội nghị trung ương 6 vào đầu tháng 10/2017 : trong khi Nguyễn Xuân Anh "mất sạch" thì Huỳnh Đức Thơ vẫn ung dung tại vị, bất chấp nhiều điều tiếng về những công trình tai tiếng ở Đà Nẵng liên quan đến nhân vật này.
Có một bộ phận quan chức trung cao - những người sợ chiến dịch "chống tham nhũng" của Tổng bí thư Trọng và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ - đã từng kỳ vọng rằng vụ Đà Nẵng là điểm kết thúc để phần cuối năm 2017 sẽ không có thêm vụ nào khác. Rồi đến khi nổ ra vụ bắt Đinh La Thăng, một số quan chức lại hy vọng rằng đó sẽ là vụ cuối cùng của năm 2017.
Nhưng sự đời lại cứ như khiêu khích ước muốn an lành của con người. Sau Đà Nẵng, đến Quảng Nam. Sau Quảng Nam đến Hậu Giang…
Có thể nhìn rõ là Tổng bí thư Trọng đã và đang vận động song hành hai tuyến chiến thuật : vừa dùng Ủy ban Kiểm tra trung ương để thi hành kỷ luật quan chức, vừa có vẻ thẳng tay dẹp nạn "thái tử đảng".
Sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017 - thời điểm có thể được xem là mốc mở màn cho "chống tham nhũng giai đoạn 2" của ông Trọng mà khởi đầu bằng vụ bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, không chỉ hàng loạt quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và quan chức ngân hàng bị bắt, một số quan chức lãnh đạo các địa phương Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam bị kỷ luật, mà những "thái tử đảng" cũng bị "lên thớt" : Nguyễn Phước Hoài Bảo - con trai cựu bí thư Quảng Nam Nguyễn Phước Thanh, Huỳnh Minh Phong - cậu ấm của cựu bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc.
Ông Trọng lại chẳng có gì phải "lăn tăn" vì ông ta không bị dính chuyện con cái mình "hót hay nhảy giỏi". Bởi thế ông Trọng chẳng ngần ngại "chém" những mái đầu trẻ trâu nhưng lại thích làm người lớn.
Tuy nhiên những dấu hỏi lớn bật ra là chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng chỉ thuần túy là một động tác hãm bớt "tham vọng cá nhân" như tinh thần nghị quyết của ông, hay còn mang một ẩn ý và nhắm đến một mục tiêu nào khác ?
Sau Quảng Nam và Hậu Giang, ông Trọng còn muốn tiến đến đâu nữa ?
Đảo ngọc Phú Quốc
Vài blogger "thân đảng" vừa quy hoạch điểm đến của chiến dịch trên. Những lời khuyến cáo lẫn hàm ý đe dọa được tung ra nhắm tới Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết - hai con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đòi hai người "tuổi trẻ tài cao" này phải trả lại chức, nếu không "sẽ có chuyện".
Nhiều tờ báo nhà nước cũng đang ồn ào hỗ trợ cho chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng. Không khí cũng khá giống với cảnh "đấu tố" vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào giữa năm 2016 : không đánh trực tiếp ngay tâm, mà "làm" dần từ vòng ngoài hướng vào tâm.
Có thể hình dung ngay rằng trong không bao lâu nữa, vòng vây sẽ khép kín hai người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Kiên Giang, và Nguyễn Minh Triết đang ở Trung ương Đoàn.
Từ giữa năm 2017, báo chí nhà nước đã bất ngờ lôi vụ khách sạn Hương Biển xây sai quy hoạch ở đảo ngọc Phú Quốc ra "mần". Có tờ báo còn bạo gan đề cập đến trách nhiệm của Bí thư Nguyễn Thanh Nghị.
Phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt "hổ lớn" khác ?
Nhiều khả năng ông Nghị sẽ bị "luân chuyển cán bộ" - một hình thức được xem là ưu đãi - trong thời gian tới. Còn nếu không chịu đi, Nguyễn Thanh Nghị sẽ có thể phải đối mặt với đủ thứ chuyện chẳng hay ho gì.
Nhưng con cái chỉ là một vế. Nếu chiến dịch "Diệt thái tử đảng" đánh từ ngoài vào nhằm hướng đến hai người con của Nguyễn Tấn Dũng, thì sau hai người con đó, Nguyễn Tấn Dũng sẽ là cái đích cuối cùng, mục tiêu lớn nhất.
Cô độc ngay tại "căn cứ địa cách mạng"
Trong cuộc đời "vì đảng vì dân" của Nguyễn Tấn Dũng và ngay cả khi ông quyết định trở lại "người tử tế", chưa bao giờ Nguyễn Tấn Dũng lại rơi vào tình thế cô đơn như lúc này.
Vào đầu tháng 12/2017, sự kiện đám tang mẹ của ông Dũng mất đã làm lộ ra một sự thật quá đen đúa : quá hiếm quan chức đương nhiệm và cả hưu trí dám đến dự đám tang này. Dường như cả đám người từng một thời anh em xôi thịt như một đàn nhặng quanh Nguyễn Tấn Dũng đã ngửi thấy mùi tử khí phảng phất quanh ông ta nên dạt xa càng nhanh càng tốt.
Hiện tượng báo đảng nói riêng và và báo chí nhà nước nói chung im bặt trước đám tang của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là một chỉ dấu đặc biệt, không chỉ về thói vô cảm chính trị trong chính trường Việt thời nay, mà còn như một biểu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết "phù thịnh không phù suy".
Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng - bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng.
Một facebooker bình luận : "Là người có khí chất Nam Bộ giao lưu rộng rãi, ông cũng ít nhiều cũng có bộ hạ hay đồng liêu thân tín trong đảng. Thế mà giờ này không một ai tới hay gởi lẵng hoa viếng làm tôi thật sự bất ngờ. Đúng là trước có người so sánh đảng của ông với đảng bọn cướp tôi không tin. Nhưng giờ nhìn lại thấy đảng cướp nó vẫn nghĩa tình với nhau hơn".
Tình cảnh "đèn nhà ai nấy rạng, thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ" đang phổ biến đến mức ghê gớm trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Không chỉ với trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, mà có lẽ tuyệt đại đa số giới quan chức từ trung cấp đến cao cấp của đảng sẽ phải chịu thân phận "hết quyền hết bạc hết ông tôi" ngay sau khi họ "nghỉ" - cho thấy không chỉ hiện tượng phân hóa sâu sắc mà đang diễn ra giai đoạn phân rã ngày càng nhanh trong đảng.
Vào năm 2016 sau khi Nguyễn Tấn Dũng đã bị hất khỏi Bộ Chính trị sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, người ta vẫn nhìn thấy có đến vài ba trăm quan chức cùng lẵng hoa chúc mừng cho buổi sinh nhật của ông Dũng.
Nhưng kể từ quý 4 năm 2016 khi chiến dịch "đánh" Đinh La Thăng – người được xem là một thủ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng – khởi động, dường như Nguyễn Tấn Dũng cô độc hẳn.
Sau 'hổ' Đinh La Thăng liệu sẽ tới ai ?
Cho đến năm 2017 và đặc biệt cùng với các vụ việc Đinh La thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, vụ đại gia ngân hàng là Trầm Bê – người được dư luận cho là "tay hòm chìa khóa" của gia đình Nguyễn Tấn Dũng – bị bắt và bị đưa ra truy tố, rồi đến vụ Nguyễn Thanh Nghị – con trai Nguyễn Tấn Dũng, đang là bí thư tỉnh Kiên Giang – có thể bị phe đảng của Tổng bí thư Trọng cho "lên thớt" với lý cớ đầu tiên là vụ khách sạn Hương Biển sai quy hoạch ở ngọc đảo Phú Quốc, nghe nói cả một người thân của Nguyễn Tấn Dũng là Lê Thanh Hải – cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – còn không còn dám đi chơi golf với ông Dũng nữa.
Sau hàng loạt vụ việc trên, ngày càng nhiều dư luận cho rằng đường đi của Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.
Đường đi của Nguyễn Tấn Dũng lại bị cho là đầy tì vết tham nhũng. Nguyễn Tấn Dũng là đời thủ tướng bị cho là "phá chưa từng có" trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, một thủ tướng mà nếu cánh đảng muốn và dám làm, gần như bất cứ lĩnh vực hay công trình cộm cán về tiền bạc nào cũng đều ít nhiều mang bóng dáng của cựu thủ tướng Dũng.
Sau Quảng Nam và Hậu Giang, sẽ rất có thể là Kiên Giang - "căn cứ địa cách mạng" của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao phải truy tố gấp Đinh La Thăng ?
Trong bầu không khí không hề ăn ngon ngủ yên của chính giới Việt Nam, vào ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.
Trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Bà Schlagenhauf - luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh - còn cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018.
Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng - bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vụ truy tố có vẻ rất gấp gáp đối với Đinh La Thăng - với bản kết luận điều tra được hoàn thành chỉ 11 ngày sau khi ông Thăng bị bắt - đang khiến nảy sinh những dấu hỏi mới : phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt "hổ lớn" khác ?
Và, phải chăng Tổng bí thư Trọng muốn chủ động đánh phủ đầu cánh quan chức dám phản ứng ông qua vụ bắt Thăng và trấn áp luôn một "âm mưu lật đổ" nào đó còn trong trứng nước ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 22/812/2017
Xã Đông Hội quê hương của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm cạnh xã Mai Lâm. Con em Đông Hội sang bên Mai Lâm học cùng trường tiểu học. Ngày còn bé tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo học ở thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm cô giáo cũ. Ảnh VnExpress, 18/11/2011
Khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư vào năm 2011, cô giáo dạy cho Trọng hồi ấy ở xã Mai Lâm đã 80 tuổi. Mặc dù bao nhiêu năm đã trôi qua và dạy bao nhiêu học trò, nhưng theo lời một bài báo thì bà Đặng Thị Phúc vẫn minh mẫn khi kể về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng là người tốt như thế nào.
Như lời bà Phúc kể thì đó là năm 1956, Nguyễn Phú Trọng học lớp 4, ở độ tuổi 12. Nguyễn Phú Trọng phải băng cánh đồng lên Lê Xá rồi thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm học. Gặp phải những hôm mưa dầm đường trơn cậu bé Nguyễn Phú Trọng phải bấm ngón chân xuống đất cho khỏi ngã mà đi học. Chỉ có điều lạ nếu phải bằng đồng tại sao cậu bé Nguyễn Phú Trọng không đi thằng từ nhà là thôn Đông Trù thẳng đường dến đình Mai Hiên, cớ gì phải đi vòng đường tam giác lên tân Lê Xá rồi vòng lại. Đường Đông Trù lên Mai Hiên có từ vài trăm năm thẳng một lèo. Đoạn này có thể bà giáo Phúc đã nhầm lẫn, nhưng thôi từng ấy năm, từng ấy học trò mà bà nhớ Trọng tốt thế nào cũng là được rồi, báo chí nó chỉ cần thế.
Kể cũng lạ khi bà Phúc biết và nhớ hình ảnh đấy, chắc bà nhiều lần nhìn thấy cậu bé Nguyễn Phú Trọng đi chân đất đi học. Qua đây thấy gia đình cậu học trò Nguyễn Phú Trọng rất nghèo, áo không có mà mặc, dép không có mà đi. Gia đình cậu thuộc dạng bần cố nông, thành phần cơ bản trong vùng. Đó là năm 1956, năm mà cải cách ruộng đất phát triển mạnh mẽ.
Bà Phúc kể với phóng viên :
"Khi ấy tôi nghĩ trò Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng. Giữa đám học trò lam lũ ấy tôi có ấn tượng nhất với Nguyễn Phú Trọng bởi trò ấy nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, tóc hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp. Trò Trọng đi học từ nhà ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp. Quãng đường dài gần 3km toàn đường đất, rất khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa dầm, cậu học trò nhỏ phải cố bấm ngón chân xuống đường cho khỏi ngã" (1).
Như bà Phúc nói thì Nguyễn Phú Trọng ở thôn Đông Trù, xã Đông Hội.
Nhưng một người bạn học của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thời đại học sau này thì lại nói Nguyễn Phú Trọng ở thôn Lại Đà. Đông Hội. Theo đường chim bay thì Lại Đà cách Đông Trù 1 km, nếu đi bộ mất 1,7 km.
Báo viết :
"Ông Khoa cũng chính là Chi ủy viên được giao nhiệm vụ đi điều tra lý lịch để kết nạp Nguyễn Phú Trọng vào Đảng. Ông Khoa nhớ lại : "Gia đình anh Trọng thuần nông và mến khách lắm. Cái đêm về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi đi đò qua sông rồi đến nhà anh Trọng. Khi đó mới 4 giờ sáng mà ông Nguyễn Phú Nội, cụ thân sinh của anh Trọng chưa rõ chúng tôi về làm gì, chỉ biết là bạn học của con đã dậy tất bật lấy rơm nấu nước cho chúng tôi uống" (2).
Nếu thế đã có sự nhầm lẫn một trong hai người là bà giáo Đặng Thị Phúc và ông tiến sĩ nhà giáo ưu tú Trịnh Hồ Khoa về thôn sinh ra ông Trọng. Chi tiết này tưởng không quan trọng nhưng nó lại quan trọng đến lời kể không đúng sự thật của một trong hai người về cuộc đời lúc trước của Nguyễn Phú Trọng. Khả năng bà Đặng Thị Phúc tuổi cao, nhớ không rõ, nhà báo phỏng vấn bà cứ thế làm theo miễn sao khen được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là được, vì thế nhà báo đã khẳng định bà giáo Đặng Thị Phúc còn minh mẫn lúc ấy, nhớ từng chi tiết như thế về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng bấm chân đi thế này, học giỏi thế kia....toàn là bố láo, vì bà Phúc chả nhớ được gì hết, đến địa danh, khoảng cách là cái dễ nhớ nhất còn không nhớ thì nhớ cái gì mà kể.
Một lãnh tụ tối cao còn sống sờ sờ đây mà tiểu sử đã mơ hồ đến vậy, mà ở ngay Hà Nội chứ đâu xa, thử hỏi tiểu sử của các lãnh tụ cộng sản xa hơn trước đó vẽ thế nào mà chả được.
Khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, là dịp để các nhà báo phỏng vấn cô giáo, bạn học của Trọng để ca ngợi Trọng. Những người thân quen cũ của Trọng cũng được dịp lên báo khoe mẽ quan hệ. Việc này thường hay xảy ra ở cách lãnh tụ cộng sản các đời không cứ gì Trọng, nhưng duy nhất có Hồ Chí Minh là không có thầy giáo, bạn học hay họ hàng nào kể về ngày xưa thời bé Hồ Chí Minh thế này, lúc học trường này giỏi giang thế kia. Có lẽ đức tính khiêm tốn nên Hồ Chí Minh đã không để cho người quen, thân cũ ca ngợi mình, đây là đức tính mà nhiều lãnh đạo cộng sản sau này không noi theo được, đặc biệt như Nguyễn Phú Trọng háo danh đến nỗi huy động được ai quen từ ngày nào cũng đưa lên báo để ca ngợi Trọng. Nhưng cũng có thể Hồ Chí Minh hồi bé không giỏi được bằng Nguyễn Phú Trọng nên không ai nhớ đến như người ta nhớ đến Trọng.
Một bạn học cũ thời học Văn khoá 8 với Trọng là nhà phê bình lý luận Nguyễn Ngọc Thiện, vào năm 2013 khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, Thiện ca ngợi Trọng hết lời. Thiện còn nhớ đến bài luận văn tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc của Nguyễn Phú Trọng hồi ấy có tên là : "Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu".
Với bài luận này Nguyễn Phú Trọng đã tốt nghiệp với điểm tối ưu. Vào những năm 1967, 1968 thơ của Tố Hữu đang bao trùm cả nước, chọn đề tài này để làm tốt nghiệp chứng tỏ con người của Nguyễn Phú Trọng rất biết đi đúng hướng trong sự nghiệp của mình.
Nực cười thay, khi Nguyễn Ngọc Thiện ca ngợi Trọng vào năm 2103 thì ngay sau đó 1 năm vào năm 2014, đề tài na ná này lại được một cô gái tên là Nguyễn Thị Hải Yến bảo vệ thạc sĩ văn ở trường Khoa học xã hội nhân văn, tức cũng là khoa mà Trọng đã học. Đề tài Nguyễn Thị Hải Yến có tên là : "Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu "
Trong trang 11 luận án bảo vệ thạc sĩ của mình, Nguyễn Thị Hải Yến viết :
"Tác giả Nguyễn Phú Trọng trong Tạp chí Văn học số 11– 1968 cũng đã tổng kết sâu sắc một cách cô đọng về sự ảnh hưởng của ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu.
Bài viết với nội dung sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hửởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hóa dân gian, đậm chất dân tộc".
Yến viết như vậy, người đọc sẽ hiểu gì ? Thơ dân gian ảnh hưởng đến thơ Tố Hữu hay thơ của Tố Hữu ảnh hưởng đến thơ dân gian ? Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến đã nhầm hay cô đã trích dẫn đúng sự thật rằng Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hưởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hoá dân tộc.
Có thể cô gái này đã viết nhầm, nhưng một bản luận án tầm thạc sĩ mà còn sai sót chết người, sai sót ngô nghê đến mức trích lời tổng bí thư ngược hẳn đến như vậy, mà vẫn được chấp nhận bởi các Phó giáo sư, tiến sĩ như Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ của trường Khoa học xã hội nhân văn thì không còn gì để nói về chất lượng trí thức của các loại văn bằng ở trường này.
50 năm trước Nguyễn Phú Trọng đã nhân cơ hội Tố Hữu đang ở đỉnh cao đề lấy làm đề tài bảo vệ tốt nghiệp cho mình, ở thời kỳ hừng hực dòng thơ cách mạng của Tố Hữu như thế, đề tài ca ngợi thơ Tố Hữu ăn điểm dễ dàng là điều tất nhiên.
Gần 50 năm sau, khi Nguyễn Phú Trọng ở đỉnh cao quyền lực. Một thạc sĩ lại lật lại đề tài Trọng từng làm để làm thạc sĩ và đã thành công, mặc dù luận án viết sơ sài và sai sót nghiêm trọng nhưng do ăn hơi Nguyễn Phú Trọng nên đã được công nhận.
Thật đáng sợ cho đất nước này nếu như thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến kia có ngày nào đó lại vào cương vị lãnh đạo đất nước như Nguyễn Phú Trọng. Những giáo điều được lặp lại, những kẻ cơ hội được lặp lại, sự bảo thủ lặp lạị và sự ăn cắp, nịnh bợ cũng được lặp lại.
Còn những tên bồi bút, những kẻ cơ hội, nịnh bợ như thế, đất nước này liệu có sáng sủa được không ? Từ cô giáo đến bạn học rồi đến cô Yến, người có thể tạm gọi học trò của Trọng đều như vậy, đủ hiểu con người Nguyễn Phú Trọng ra sao.
Thực ra những kẻ nịnh bợ, cơ hội, tôn sùng Nguyễn Phú Trọng này hôm nay chúng chỉ làm những việc mà mấy chục năm trước Nguyễn Phú Trọng đã làm mà thôi.
**********************
Vụ Trịnh Xuân Thanh là một vụ gây nhiều xôn xao dư luận trong suốt một năm qua, nhưng nếu chính xác nơi nào người ta bàn đến nhiều nhất thì phải nói đến hai xã Mai Lâm và Đông Hội của huyện Đông Anh.
Huỳnh Đức Thơ có bọn tài phiệt Cocobay và Sun Group hậu thuẫn nên tiền rất nhiều
Hai xã tức hai làng gần nhau, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Đông Hội, Trịnh Xuân Thanh ở làng Mai Lâm. Hai làng này gần nhau đến nỗi ngày bé trẻ con hai làng học chung cùng một mái trường bên thôn Mai Hiên của làng Mai Lâm, Nguyễn Phú Trọng cũng học nhờ làng bên ấy như làng bên nhà mình. Cô giáo của Trọng kể rằng hồi ấy lớp có 33 em học sinh người Mai Lâm, 15 em học sinh người Đông Hội, em Trọng người nhỏ bé nhất.
Đến giờ bên làng Mai Lâm còn có rất nhiều người học cùng Nguyễn Phú Trọng hồi ấy, vì thế câu chuyện tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng truy bắt tận cùng Trịnh Xuân Thanh là một câu chuyện nóng bỏng ở đây hàng ngày. Bây giờ nhà ông Trọng ở quê đã xây tường cao 2 mét dường như đề phòng những tiếng đồn của bà con hàng xóm bàn tán về chuyện ông bắt Trịnh Xuân Thanh.
Ở miền quê Bắc Bộ, tình làng nghĩa xóm được người ta coi trọng lắm. Thế nên khi Trọng bắt Thanh, tiếng xì xào bàn tán đủ điều xôn xao là chuyện tất nhiên. Các cụ trong làng bây giờ cũng được con cháu chỉ cho cách vào mạng để xem thông tin, thậm chí có ông còn lập cả Facebook để theo dõi thời sự.
Người làng Mai Lâm oán Trọng lắm, họ nói láng giềng hàng xóm với nhau, xưa học nhờ đất làng, dân làng coi như con cháu trong làng, giờ làm to hại lại người làng này, như thế khác nào làm ơn mắc oán. Có quán bia giữa hai làng, ban chiều mọi người hay ra đó uống, câu chuyện lại được khơi ra như thế từ phía người làng Mai Lâm.
Người làng Đông Hội hiểu nếu xét về tình ông Trọng không phải với làng nước, nhưng còn việc nước chung là lẽ khác, nên có người cũng đáp lại :
- Ông Trọng cũng vì việc nước, quân pháp bất vị thân, ông đã nói rằng chống tham nhũng không có vùng cấm, ông làm thế tốt cho cả đất nước, vì cái chung cả thôi.
Người Mai Lâm nói :
- Dào ôi, nếu mà ai ông ấy cũng làm thế thì đâu đến nỗi. Đàng này thiên hạ người ta tham nhũng, phá hoại nhiều vô kể, thiếu gì người cần bắt mà phải đi bắt người làng tôi. Cũng do hồi xưa ông ấy đi học bên này, xuất thân bần cố nông, đi học dép không có mà đi, thấy dòng họ Trịnh làng tôi danh giá khoa bảng nên đem lòng ganh ghét nhỏ mọn. Cái hẹp hòi ấy nuôi trong lòng, bây giờ làm thế để cho hả dạ, chứ chống tiêu cực tham nhũng cái gì.
Người Đông Hội nói :
- Ấy, bác nói thế là suy nghĩ của bác, chứ làm sao biết được bác Trọng làng tôi nghĩ vậy mà bác nói thế. Chả lẽ phải bao che cho nhau mới là tốt ư, thế thì làm quan làm cái gì cho nước được nhờ.
Người Mai Lâm nói rành rẽ :
- Tôi nói không phải vô lý đâu, bây giờ báo chí rồi mạng internet người ta nói rõ cả đấy. Có vụ cả gần 10 ngàn tỷ như vụ Mobi Fone bọn Lê Nam Trà nó cấu kết với bộ trưởng truyền thông Trương Minh Tuấn chia nhau đấy, ngay sát ông Trọng mà ông có làm gì đâu. Còn này nữa nhé, chuyện Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng làm chú trọng lắm, ông huy động tất cả ban ngành vào cuộc ngay lập tức, báo chí phủ đầu nhục mà thằng Thanh rồi cả bố nó là ông Giới nữa, bêu rếu đủ kiểu mà không cho người ta thanh minh gì cả, ép nó phải chết nhanh chóng. Bác cứ nhìn hành động ông đối xử với thằng Thanh có thấy ráo riết, cạn tình không ?
Người Đông Hội nói gỡ :
- Thì làm quyết liệt, khẩn trương đáp ứng lòng dân mà.
Người Mai Lâm uống ngụm bia, rồi mở điện thoại vào internet tìm một trang đưa ra cho người Đông Hội xem và nói :
- Đấy bác xem đi, cái thằng Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng nó ăn bao nhiêu tiền của đất nước nhân dân. Nó có đất rừng, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất biệt thự... rồi làm chủ cả nhà máy thép, bao nhiêu công ty vật liệu xây dựng. Nó cậy quyền xin đất nông nghiệp chả mất đồng nào, rồi nó chuyển nhượng quyền ấy được mười mấy tỷ vào năm 2009, hồ sơ đấy, công an kết luận đấy mà có bắt được nó đâu. Lúc đó nó còn làm thấp, chứ sau những năm ấy nó làm to hơn đến chủ tịch bây giờ, biệt thự, đất vàng hàng đống... người ta chỉ rõ tên đường, số nhà của nó, có cả danh sách kê khai tài sản nó có sở hữu những công ty nào. Cử tri người ta phản đối không cho nó làm chủ tịch, ủy ban kiểm tra trung ương cảnh cáo nó như tát yêu, giờ nó cứ nhơn nhơn làm chủ tịch thành phố đấy, sao ông Trọng không xử nó đi, không chỉ đạo quyết liệt và ráo riết đi. Chúng tôi thấy từ khi nó có hồ sơ tham nhũng tung ra đến lúc bị cảnh cáo, việc ầm trời mà tuyệt không thấy ông Trọng nhắc đến tên nó một lần. Ông như không biết, thế mà lúc xử thằng Thanh làng tôi, thì nào là ông đọc báo thấy có cái xe sang biển công ở tít Hậu Giang dư luận bức xúc, ông chỉ đạo làm rõ cái xe đó của ai. Rồi ông huy động báo chí, thanh tra, kiểm tra các kiểu đoàn, bộ, ban ông tung hết vào cuộc cố bới chuyện từ cái xe sang chuyện khác, thế có phải chủ ý ác với làng xóm không, người thiên hạ thì ông cứ để khơi khơi.
Người Đông Hội giơ tay như muốn ngăn :
- Ấy, bác chắc lại nghe thằng phản động Hiếu Gió rồi, nó chuyên kích động gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo nước ta. Bác đừng có mà đọc nó rồi tin nhé, thằng ấy nó trốn ở nước ngoài có dám về đây mà nói đâu.
Người Mai Lâm nói :
- Bác cứ như tôi là trẻ con lên ba mà nghe thằng phản động lưu manh ấy nó kích động, tôi lạ gì âm mưu của chúng nó, nhưng nếu nó chỉ xoáy vào là đấu đá nội bộ, phe cánh thì đã đành. Nhưng đây nó cứ khoét vào nỗi đau của chúng tôi, nó đánh vào tình nghĩa làng xóm của bà con mình, đau lắm bác ạ. Nó bảo ông Trọng hại thằng Thanh chẳng qua là thằng Thanh ở làng tôi, ông ấy thù dân làng tôi bác ạ, nó bảo tại hồi bé ông Trọng nhìn dân làng tôi thấy họ Trịnh bề thế mà gia đình nhà ông ấy nghèo không có mà ăn, vì thế ông ấy đâm thù hận trong lòng, ông ấy muốn mượn gió bẻ măng mà diệt thằng Thanh cho cả làng tôi phải chịu nhục. Hàng ngày nó cứ lôi chuyện thằng Thơ, thằng Thân Đức Nam ở Đà Nẵng đang sống nganh nhiên phè phỡn, vợ nọ, con kia, bồ nhí du hý vòng quanh thế giới sắm đồ hiệu...rồi nó bảo bọn này đầy tội rõ ràng nhưng ông Trọng không xử đến nơi đến chốn, nhưng thằng Thanh làng tôi thì ông ấy quyết diệt bằng mọi gía, vì ông ấy muốn long mạch của làng tôi đứt đoạn, không còn ai được làm quan nữa ông ấy mới thoả lòng ông ấy. Tôi nói cho bác hay, làm quan chỉ được nhất thời, dân mới là vạn đại, mà dân ở đâu xa, dân là chúng ta đây, làng xóm chúng ta đây. Làm gì phải giữ lấy cái đức của cha đất tổ, tuyệt diệt như thế đừng tưởng là giỏi, không ai nắm tay đến sáng đâu.
Người Đông Hội đứng phắt dậy như định đi đâu :
- Vậy bắt nốt thằng Huỳnh Đức Thơ, Thân Đức Nam thì dân làng hết nói ông Trọng thiên vị à ?
Người Mai Lâm kéo tay người làng xóm ngồi lại ghế và nói :
- Ông ấy mà làm được thế thì chúng tôi đâu có gì so sánh, nhưng mà tôi biết là không làm được đâu. Chỉ vì ông Trọng nhà ông cũng chả trong sạch gì, hồi làm bí thư Hà Nội ăn hàng ngàn tỷ ở dự án Ciputra, bọn bên thằng Thơ có đàn anh nó biết hết, nắm hết. Ông Trọng mà động vào chúng thì chúng cho ông xấu mặt thiên hạ, không còn đường mà về quê nhìn làng xóm. Nhục mà cố giấu chứ oai hùng, giỏi giang, công chính cái gì đâu. Chứ ông Trọng mà không bị bọn nó nắm thóp thế, đời nào ông ấy chịu để mang tiếng diệt hàng xóm, láng giềng nhà mình mà không dám diệt bọn nơi khác.
Người Đông Hội thẫn thờ :
- Bác ơi cũng chưa biết đúng sai thế nào, bác đừng nói thế tội dân làng em. Thực sự là dân làng em thấy bác Trọng làm thế cũng áy náy lắm, đi qua làng bác cứ như chính chúng em làm gì không phải. Bao đời nay có chuyện thế này giữa dân chúng mình đâu. Giá như bác Trọng mà làm được cái việc xử tên quan tham Huỳnh Đức Thơ kia thì bọn xấu nó không thể nào xuyên tạc, xoáy vào vết thương lòng của bác.
Người Mai Lâm ngửa cổ lên trời ai oán :
- Đấy, giá như mà được thế, thì chúng tôi đâu phải ê chề, đi đến đâu cũng bị thiên hạ người ta giễu rằng - thằng Thanh mà sinh ra ở Đà Nẵng như thằng Thơ thì bây giờ vẫn ung dung phè phỡn, nó chết chẳng qua là nó sinh ở cái đất hàng xóm với nhà ông Trọng thôi. Họ nói thế khác nào nói đất làng tôi giờ độc lắm, hay là bị nguyền rủa vậy.
Trời đã tối, người làng Đông Hội chào đi về, lúc qua cổng nhà Nguyễn Phú Trọng thấy có người họ nhà Trọng đang lùa gà vào chuồng, mới rẽ vào hỏi thăm rồi kể lại câu chuyện ban nãy ở quán bia. Người nhà Trọng nói :
- Bác ấy bây giờ bân bịu lắm, lâu rồi bác ấy cũng không về quê. Để mai tôi sang Hà Nội qua gần mạn Thiền Quang rẽ vào lựa lời nói với bác ấy xem sao cho dân làng quanh vùng người ta cũng đỡ dị nghị.
Chuyện này đến tai Huỳnh Đức Thơ. Thơ lúc này cũng lo xa, sẵn có bọn tài phiệt Cocobay và Sun Group đang hậu thuẫn nên tiền rất nhiều, Thơ sai người đi khắp nơi nghe ngóng. Thám thính cài ở quê Trọng nghe được chuyện ấy điện về báo Thơ. Thơ lập tức gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đỡ đầu Thơ để xin định việc.
Phúc cười hềnh hệch mắt nhắp tí hí nói :
- Mày không thấy, lão Trọng nói ném chuột không để vỡ bình à ?
Thơ khúm núm :
- Dạ có nghe, nhưng đà này lão ấy ném chết em thì cái bình chế độ chả sứt mẻ gì.
Phúc thủ tướng cúi đầu bấm điện thoại tin nhắn của người đẹp thể thao Kim Oanh :
- Mai anh vào Đồng Tháp, ủy lạo bọn quân khu 9, rồi anh lên Sài Gòn gặp em nhé.
Thơ đợi Phúc nhắn tin xong, nói lại chuyện bình chế độ với Phúc.
Phúc lại cười hềnh hệch đầy khoái trá bảo :
- Mày biết lão ấy nói mấy cái bình không ?
Huỳnh Đức Thơ :
- Dạ, mỗi cái bình chế độ thôi ạ.
Phúc cười sảng khoái :
- Nếu thế mày chết lâu rồi em à, đúng như mày nói, loại mày giết ảnh hưởng gì đến bình chế độ. Nhưng lão ấy còn có cái bình nữa, bình chế độ là của toàn đảng. Còn bình này mày biết của ai không ?
Thơ nghĩ một lúc rồi lắc đầu, Phúc thì thầm :
- Bình này chính là lão ấy, danh dự và uy tín lẫn cái ghế lão ấy ngồi, thậm chí cả số phận của lão ấy. Tao chỉ cần một cú công bố những sai phạm của lão ấy lúc nào thì đời lão đi tong lúc ấy.
Ở số 5 Thiền Quang, Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nói chuyện với người họ hàng ở quê sang mà cho ông ba con gà mái. Đã thành lệ từ hồi ông làm việc và có nhà bên Hà Nội, bao nhiêu năm trôi qua đều như vắt chanh, cứ mỗi tháng người nhà ông ở quê lại mang lên cho ông 3 con gà mái chuẩn bị đẻ lứa đầu để ông có trứng gà và thịt gà ăn mỗi tháng.
Người họ hàng kể câu chuyện ở quê dân làng đồn đại, Trọng trầm ngâm rồi nói :
- Cái này bên ủy ban kiểm tra của đảng đã cảnh cáo rồi, nhưng cái anh Thơ kia chức anh ấy là do thủ tướng chính phủ quyết, không biết cậu ấy làm đến đâu rồi. Để mai kia tôi gặp hỏi cậu ấy xem sao, thế làng mình giờ đường sá tốt rồi chứ ?
Chuyện hỏi thăm một lúc thì chiều đã dịu nắng, người họ hàng từ biệt Trọng chở cái bu gà không về, để tháng sau lại có bu chở gà lên cho tổng bí thư.
Tối đang ăn cơm thịt gà, đang cắn miếng thịt gà trong họng, ông Trọng bật cái máy có đoạn ghi âm ở nhà thủ tướng do cán bộ ban bảo vệ nội bộ mang đến. Cứ mỗi tối hàng ngày cán bộ bảo vệ nội bộ lại mang đến cho ông những đoạn ghi âm như vậy để ông nghe. Khi miếng thịt gà mới vào trong miệng, ông Trọng nghe thấy Phúc nói đến cái bình thứ hai, ông suýt sặc thịt gà. Ông hộc lên một tiếng uất ức, miếng thịt gà văng bắn ra, ông gầm :
- Trời đã sinh ra ta, sao còn sinh ra Phúc.
Đêm ấy ông buồn, nghĩ đến tình đời, đến đồng chí, đến tình làng nghĩa xóm và những chuyện thời ấu thơ và ông nhớ về những con gà mái ở quê ông, đám lông mượt mà, chân nhỏ, đẻ trứng cách nhật quả nào quả nấy thơm bùi ngậy không nơi nào ngon hơn trứng vùng quê ông, rồi ông ngủ thiếp đi
Ông Trọng không biết rằng, cách đây hơn 50 năm, mẹ ông đã mua chịu ba con gà mái của một người dân bên làng Mai Lâm, rồi người ấy thấy mẹ ông nghèo không trả được, người lành Mai Lâm ấy đã ân cần bảo mẹ ông rằng họ không lấy tiền gà, biếu bà gọi là chút quà hàng xóm giúp nhau cho con ăn học.
Xem thêm chuyện Ba con gà mái và tổng bí thư và lời phản biện của ông Dương Đức Quảng, bạn học Nguyễn Phú Trọng (3).
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 21/12/2017
-------------
(1) https://baomoi.com/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-cau-tro-ngheo-den-nha-lanh-dao-vi-nuoc-vi-dan/c/18558191.epi
(2) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-qua-loi-ke-ban-hoc-2196791/
(3) http://www.tienbo.org/2017/03/duong-uc-quang-vai-dong-gui-ong-bui.html
Sớm không "đánh", muộn không "đánh". Sau ký kết bản Tuyên bố chung 2017 thì ông Trọng tới tấp "đánh" tham nhũng.
Thái độ khúm núm nịnh bợ của ông Trọng : "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" cho ta thấy sau lưng ông Trọng là ai.
Tôi cho rằng mục tiêu ông Trọng không hẵn là để diệt trừ tham nhũng mà chỉ để che dấu một mưu đồ. Bởi vì muốn diệt trừ tham nhũng là phải "đánh" từ trên xuống dưới, đánh từ trong ra ngoài, đánh những điểm cần đánh trước, không loại trừ một ai trong đảng cộng sản.
Đám cần "đánh" đầu tiên dĩ nhiên là "công an". Từ cảnh sát đứng đường chận từng chiếc xe để ăn. Từ công an làng xã xông vào chợ ruồng bắt, tịch thu từng rổ cá, mẻ tôm của dân nghèo. Cho đến "thượng tầng", như ông tướng chi đó ký công văn "tuyệt mật" ra lịnh cho ông Đinh La Thăng, lúc làm bí thư Sài gòn, "đề nghị" nâng đỡ cho phe công an trong một "thương vụ" ngân hàng. Công an Việt Nam thể hiện là một bầy mọt nước. Chúng ăn của dân không từ một thứ gì, kể cả 4 tấm ván hòm của người đang nằm chờ chết.
Đám ưu tiên "đánh" thứ nhì là quân đội. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 4 thập niên nhưng quân đội "Việt Nam anh hùng" vẫn hành động như là "người có công lao to lớn". Đây là thái độ "kiêu binh". Vấn đề là thái độ "kiêu binh" của đám tướng tá quân đội không nhằm bảo vệ đất nước, an ninh quốc phòng, mà chỉ nhằm làm "kinh tế". Nếu có đọc những bài báo nước ngoài, ta thấy Mỹ đã không bán vũ khí cho Việt Nam chỉ vì phía Việt Nam đòi "lại quả 50%".
Nếu ông Trọng muốn đánh tham nhũng, những tướng lãnh nào dính vào "phi vụ" này cần phải chém đầu làm gương. Ta cũng thấy vụ đất đai thuộc phi trường Tân Sơn Nhứt, vụ Đồng Tâm… đâu có "đất vàng" thì ở đó có mặt "quân đội". Đám tướng tá quân đội thực ra là những con sâu, con chuột... ăn hại, phát nát tan đất nước này.
Mục tiêu "đánh" tham nhũng của ông Trọng không hề tương đồng với chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình. Để ý, ông Trọng đánh người nào thì người đó đích thị hoặc "thân Mỹ", hoặc ở về phía "đối thủ" chính trị.
Ông Trọng lên làm tổng bí thư đã 6 năm. Trong đó ít nhứt 5 năm dài ông này lù khù, không làm được việc chi ra hồn, đến đỗi người ta gọi ông là Trọng lú. Nhưng từ khi ông này ký kết Tuyên bố chung 2017, vào tháng giêng 2017, tức thì thế lực ông Trọng tăng vọt "đột biến".
Theo tôi, ta không thể loại trừ "bàn tay hôi hám", là "thế lực" của ngoại bang "chống lưng" cho ông Trọng, dùng ông này để tiêu diệt mọi thế lực trong đảng có khuynh hướng "thân Mỹ", cũng như tất cả những đảng viên bày tỏ ý tưởng ôn hòa, ủng hộ chủ trương "xã hội dân sự", "dân chủ, đa nguyên"... Bản nội qui mới của đảng cộng sản Việt Nam vừa công bố cho phép ta đặt vấn đề như vậy. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần bị ngoại bang khuynh đảo cho phép ta đặt giả thuyết.
Trở lại vụ Việt Nam ra lịnh rút giàn khoan Repsol hồi tháng tám 2017. Giàn khoan này vốn của Tây ban nha, thăm dò ở lô 136-03 trên thềm lục địa pháp lý của Việt Nam, cách đường cơ bản của Việt Nam dưới 200 hải lý. Khu vực này cách lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số.
Trước sự "đe dọa" của Trung Quốc, "mầy không rút tao đánh", Việt Nam phải ra lệnh cho Repsol rút về, mặc dầu chi phí đầu tư khai thác ở đây đã lên đến 27 triệu đô la (có nguồn nói là hàng trăm triệu đô la).
Câu hỏi đặt ra : Trung Quốc lấy tư cách gì để hăm dọa Việt Nam, trong vụ khai thác lô 136-03 ? Và ai trong giàn lãnh đạo Việt Nam đã chủ trương rút ?
Dĩ nhiên, thứ nhứt, Trung Quốc vịn lý do lô 136-03 "có chồng lấn" với "đường chữ U chín đoạn", tức "đường lưỡi bò".
Thứ hai, một nguồn tin từ "nội bộ" hé lộ rằng, hai người chủ trương "rút" là Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.
Quyết định "bó gối qui hàng" của ông Trọng đã gây một tiền lệ chết người : Việt Nam nhìn nhận yêu sách của Trung Quốc ở khu vực lô 136-03 là chính đáng.
Cần nhắc lại, khu vực thềm lục địa chung quanh lô 136 thuộc về bãi Tư chính - Vũng mây, thuộc về thềm lục địa (pháp lý) của Việt Nam. Khu vực này từ những năm 1992 Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định chủ quyền, bằng các tuyên bố cũng như những hành vi ký hợp đồng cho phép các công ty dầu hỏa nước ngoài đến khai thác. Nhưng chưa bao giờ Việt Nam nhượng bộ ở khu vực này. Bằng các biện pháp ngoại giao, pháp lý và răn đe quân sự… rốt cục phía Trung Quốc phải tháo lui.
Quyết định của ông Trọng đã gây ra một tiền lệ là Việt Nam nhìn nhận tính chính đáng của "đường lưỡi bò".
Quyết định này hết sức là nguy hiểm, vì nó hàm ý quần đào HS và TS thuộc Trung Quốc ; Hệ quả có thể làm Việt Nam mất khoảng 50% diện tích vùng biển.
Trở lại nội dung Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2017. Hôm trước tôi có viết là tuyên bố này đi ngược lại tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ngược lại nội dung 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình cũng như đi phá bỏ nền tảng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, được qui định theo Tuyên bố 2000.
Tuyên bố về Hợp tác Toàn diện trong Thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 2000), nhấn mạnh nguyên tắc nền tảng quan hệ hai nước như sau :
"Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quạn hệ giữa hai nước phát triển toàn diện. Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc : độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
Nguyên tắc nền tảng của Hiến chương Liên Hiệp Quốc là "bình đẳng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ". Tức là các quốc gia, lớn nhỏ, mạnh yếu không phân biệt, tất cả đều bình đẳng như nhau, không được xâm lấn lãnh thổ quốc gia khác.
Nguyên tắc "Chung sống hòa bình" (coexistance pacifique) do Trung Quốc chủ trương, gồm 5 nguyên tắc :
1. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
2. không xâm lược lẫn nhau,
3. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
4. bình đẳng và cùng có lợi, và
5. cùng chung sống hòa bình.
Nội dung Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc 2017, nhìn nhận Việt Nam và Trung Quốc "có chung tương lai, có cùng vận mệnh", tức là là đã phá vỡ mọi nguyên tắc, từ Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho tới 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình của Trung Quốc.
Vụ ông Trọng uống trà với Tập Cận Bình, nhìn thái độ khúm núm nịnh bợ của ông Trọng : "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" cho ta thấy sau lưng ông Trọng là ai.
Mục đích đánh tham nhũng của ông Trọng chưa chắc có mục tiêu chấn hưng Việt Nam nhưng rõ ràng đưa Việt Nam chính thức "vào vòng bắc thuộc".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/12/2017
Rất có thể với việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra về các sai phạm của ông Đinh La Thăng vào ngày 20/12/2017 – chỉ 11 ngày sau khi ông này bị khởi tố và bắt giam, Tổng bí thư Trọng đang phải chịu một áp lực đủ mạnh về thời gian làm án, bởi một hoặc những nguồn cơn nào đó.
Ảnh : TNT Media Macon
ột trong những nhân vật cộm cán bị bắt trước ông Đinh La Thăng là đại gia ngân hàng Trầm Bê. Ông Trầm Bê bị Bộ Công an bắt vào tháng 8/2017 và đến tháng 11/2017 mới có thông tin "hoàn tất kết luận điều tra để đưa vụ án Trầm Bê ra xét xử".
Nhiều trường hợp bị bắt điều tra khác cũng phải mất ít ra 3 – 4 tháng mới có kết luận điều tra của riêng công an, chưa tính cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Vậy nguồn cơn nào khiến Tổng bí thư Trọng chịu áp lực "đốt cháy giai đoạn" vụ Đinh La Thăng ?
Một hiện tượng đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi Đinh La Thăng bị bắt, trên mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện những bài viết và tin tức mang tính công kích ông Nguyễn Phú Trọng. Không quá khó để nhận định rằng tác giả ẩn danh của những bài viết này là "phe Đinh La Thăng", hoặc thuộc phe cánh những quan chức chẳng ưa gì Nguyễn Phú Trọng.
Vào những ngày này khi "lò" càng nóng, càng nhiều "củi" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngân hàng được đốt, trên mạng xã hội lại càng xuất hiện nhiều tin đồn về tướng này, tá kia (cả công an lẫn quân đội) đã bị bắt hoặc sẽ bị bắt.
Nhưng cảm nhận tổng quát là dường như đang có một đợt phản công hướng vào Tổng bí thư Trọng.
Vụ truy tố có vẻ rất gấp gáp đối với Đinh La Thăng đang khiến nảy sinh những dấu hỏi mới : phải chăng Tổng bí thư Trọng muốn "dằn mặt" cánh quan chức dám phản ứng ông qua vụ bắt Thăng ? Và phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt "hổ lớn" khác ?
"Hổ" khác là ai ?
Vào những ngày này, dư luận mạng xã hội gần như tập trung mối quan tâm vào "hổ Nguyễn Tấn Dũng".
Luồng dư luận trên không phải là không có cơ sở khi đã có những dấu hiệu hoặc tín hiệu không hề mơ hồ về "đường đi" của ông Trọng nhiều khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà ông Dũng.
Liên quan đến vụ "thái tử đảng", vài blogger "thân đảng" đang tung ra những lời khuyến cáo lẫn hàm ý đe dọa được tung ra nhắm tới Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết – hai con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đòi hai người "tuổi trẻ tài cao" này phải trả lại chức, nếu không "sẽ có chuyện".
Nhiều tờ báo nhà nước cũng đang ồn ào hỗ trợ cho chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng. Không khí cũng khá giống với cảnh "đấu tố" vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào giữa năm 2016 : không đánh trực tiếp ngay tâm, mà "làm" dần từ vòng ngoài hướng vào tâm.
Có thể hình dung ngay rằng trong không bao lâu nữa, vòng vây sẽ khép kín hai người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Kiên Giang, và Nguyễn Minh Triết đang ở trung ương đoàn.
Cùng lúc, đã hiện ra một tín hiệu công kích trực tiếp đối với nhân vật được xem là "Thái thượng hoàng Lê Đức Anh", xuất hiện trên facebook Trương Huy San (blogger Huy Đức) – một blogger mà từ khá lâu nay được dư luận chung đánh giá là "người của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang", cũng là một "cây bút tín hiệu" mà thường báo trước "điềm gở" cho một số quan chức cấp cao trong nội bộ đảng.
Ít nhất 2/3 status trên tập trung vào Lê Đức Anh và sự hậu thuẫn được đồn đoán từ lâu của Lê Đức Anh dành cho Nguyễn Tấn Dũng – khi Dũng còn là thủ tướng, và cả cho tới nay.
Khó có thể hiểu khác hơn, việc lần đầu tiên Huy Đức ra mặt công kích Lê Đức Anh – một chính khách về hưu hiếm hoi vẫn còn duy trì đươc ảnh hưởng quyền lực trong chính trường Việt Nam – là hoặc nhằm hạn chế và cô lập ảnh hưởng đó, hoặc nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ của Lê Đức Anh cho Nguyễn Tấn Dũng, hoặc cả hai.
Nếu xét bối cảnh status trên của Huy Đức vào lúc Nguyễn Phú Trọng đang khởi động một giai đoạn mới về "chống tham nhũng", vừa phát lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng – một nhân vật được xem là "đệ tử của anh Ba Dũng", và đang có thể tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho rằng status của Huy Đức là một thông điệp nhắn gửi ông Lê Đức Anh "hãy ngồi im".
Trong khi đó, báo đảng lại tập trung phỏng vấn một số nhân vật cựu thần về ai bao che cho ông Đinh La Thăng ?". Đáng chú ý là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 :
"Trong cái sai phạm ấy ngoài trách nhiệm của cá nhân ông Thăng thì còn có trách nhiệm của tổ chức, những cơ quan thanh tra, những người có trách nhiệm kiểm soát vị trí của ông Thăng, kiểm soát những việc làm của ông Thăng.
Chẳng lẽ không biết gì về vi phạm của ông Thăng hay sao ? Không biết hay là cố ý lờ đi ?
Cái đó, tôi cũng mong Đảng phải truy xét làm rõ trách nhiệm của những cá nhân có liên quan".
Trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng – bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kịch bản "Đinh La Thăng làm nhân chứng chống lại Nguyễn Tấn Dũng" có vẻ ngày càng rõ hơn…
Thiền Lâm
Nguồn : Cali Today, 21/12/2017
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã xúi tuổi trẻ Việt Nam, rường cột của đất nước, đi vào con đường xã hội chủ nghĩa mù mịt, tiếp tục bảo vệ cương lĩnh và đường lối của đảng xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng mất gốc cộng sản Hồ Chí Minh.
Nhưng thanh niên thì từ lâu đã tự cho mình quyền phủ nhận, lạnh nhạt và lơ là học tập để giữ vững tư tưởng như đảng mong muốn.
Nguyễn Phú Trọng nói : "…thanh niên là đối tượng thường bị các thế lực xấu, thù địch tiếp cận, lôi kéo, kích động, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"... Ảnh : Làm thế nào để uống không say ?
Trong diễn văn tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI Đoàn thanh niên cộng sàn Hồ Chí Minh, ngày 11/12/2017, ông Trọng nêu ra nhjững bất cập trong thanh niên ngày nay. Ông nói : "Hiện nay xã hội không khỏi băn khoăn trước thực trạng có một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ; thậm chí có một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp".
Sở dĩ có tình trạng này vì thanh niên ngày nay không còn chịu để cho đảng che mắt dẫn đi như đàn ngựa trong trường đua. Họ đa biết suy nghĩ, nhìn xa trông rộng và biết được hết những dối trá của đảng đã đối xử với cha anh họ và các thế hệ đi trước.
Vì thanh niên đã tự gây miễn kháng sinh chống đảng nên họ không màng đến những lời dạy khô khan, không thực tế của đảng. Do đó, ông Trọng chỉ trích : "Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, một số hoạt động còn nặng về "bề nổi", dàn trải, hình thức. Một số phong trào mới chỉ thu hút đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững. Chất lượng tổ chức đoàn cơ sở trên địa bàn dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, khu công nghiệp còn yếu. Một bộ phận cán bộ đoàn chưa bắt nhịp kịp thời với những thay đổi nhanh chóng trong nhận thức, đời sống của thanh niên. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, trong đó có trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức đoàn".
Vậy lỗi tại ai ? Ông Trọng chỉ còn biết đổ cho "các thế lực xấu" và con ma "diễn biến hòa bình". Ông nói : "Tuy nhiên, do chưa được từng trải, thiếu kinh nghiệm sống, thanh niên cũng là đối tượng thường bị các thế lực xấu, thù địch tiếp cận, lôi kéo, kích động, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta".
Nhưng có ai biết hay hiểu "diễn biến hòa bình" là cái quái gì đâu. Vấn đề then chốt là thanh niên đã phai nhạt lý tưởng và mất lòng tin vào chế độ cũng như đường lối cai trị lỗi thời cộng sản của đảng.
Do đó, ông Trọng kêu gọi đặt trọng tâm vào :
"Một là, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, thường xuyên, vừa là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thoả đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội, trong đó Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng. Đoàn cần tập hợp, giáo dục thanh niên, khơi dậy và thúc đẩy trong mỗi bạn trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, kiên định niềm tin vào chế độ".
Nhạt Đảng khô Đoàn
Liều thuốc mà ông Trọng muốn đổ vào mồm cho thanh niên uống là chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin và tư tưởng cộng sản ngoại lai Hồ Chí Minh. Ông nói :
"Ngày nay, lý tưởng cách mạng của thanh niên là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Thanh niên Việt Nam phải biết yêu thương, quý trọng con người, sống có văn hóa, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, sẻ chia, nhân ái ; có tinh thần dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ ; đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, cản trở sự phát triển ; cần cù, sáng tạo trong lao động, lập nghiệp ; dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Muốn làm tốt được nhiệm vụ trên, Đoàn phải coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên. Đặc biệt, phải kiên trì, sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Hạt giống đỏ Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, trả lời phóng viên tại cuộc họp báo ngày 13/12/2017. Ảnh : Như Ý (Tiền Phong)
Nhưng thứ thuốc "độc trị" này đã bị kháng sinh miễn nhiễm trong cơ thế thanh niên tẩy uế ra ngoài từ lâu nên ông Trọng bối rối khi yêu cầu cầu : "Tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội ; tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị"…
Ông cũng kêu gọi thanh niên : "Không để bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Tích cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng. Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ; góp ý với đảng viên, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ với hình thức phù hợp, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII của Đảng".
Như vậy, khi thanh niên đã tìm cách xa đảng, lạnh nhạt với lời dạy hão huyền của đảng thì nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc theo chủ trương của đảng cần được báo động. Bởi vì khi thanh niên, lực lượng rường cột của tổ quốc lãnh đạm với nhiệm vụ giữ nước theo ý muốn của đảng thì tương lai đất nước ra vuợt ra khỏi tầm tay của họ.
Phạm Trần
(21/12/2017)
Cuộc họp của Ban Bí thư do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hôm 17/12 đã cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015 của ông Phạm Văn Vọng, từng là Ủy viên Trung ương Đảng.
Đây là diễn biến mới nhất sau hai năm, kể từ Đại hội Đảng 12, khi ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đấu tranh "chống tham nhũng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống".
Sau khi được bầu lại làm Tổng bí thư tháng Giêng 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cùng giới chức trong Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Tháng 10/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ủy ban Kiểm tra là đạo diễn chính
Ủy ban Kiểm tra trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Một trong những vụ kỷ luật lớn nhất, đến nay vẫn đang tiếp diễn, liên quan ông Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, bị điều tra từ tháng 6/2016.
Bắt đầu từ việc ông Thanh dùng ô tô Lexus trị giá hơn 5 tỷ đồng gắn biển xanh, do báo chí đưa tin, Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng cộng sản công bố điều họ nói là các vi phạm trong việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm…
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức trung ương đều bị kiểm tra liên quan vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, người bị khai trừ Đảng.
Các ủy viên trung ương bị kỷ luật
Cảnh cáo hai cựu ủy viên trung ương
Tháng 12/2016, hai cựu ủy viên Trung ương Đảng bị cảnh cáo vì liên quan việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó Chủ tịch UBND Tỉnh.
Hai người này là ông Trần Lưu Hải, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương và Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng bị Ban Bí thư khiển trách vì vụ này.
Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương
Ông Trịnh Xuân Thanh đứng đầu Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) giai đoạn 2011-2013, bị cho là thua lỗ hơn 3.200 tỷ thời gian này.
Đến tháng 8/2013, ông Thanh đã thôi toàn bộ các chức vụ ở PVC, nhưng được Bộ Công thương, dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đưa về Bộ, làm Phó Chánh Văn phòng Bộ.
Một năm sau, ông Thanh được bổ sung quy hoạch Thứ trưởng Công thương.
Vì vụ này, cộng thêm việc bổ nhiệm con trai Vũ Quang Hải vào các vị trí ở Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Sabeco, ông Vũ Huy Hoàng, vào tháng 11/2016, bị Đảng cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương giai đoạn 2011 - 2016.
Đến tháng 1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương của ông Hoàng.
Ông Trần Quốc Vượng (bìa trái) đang lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương
Điều tra Tập đoàn Dầu khí
Theo một bài báo trên trang web Ủy ban Kiểm tra trung ương, "cũng từ việc" ông Trịnh Xuân Thanh có những sai phạm khi còn làm trong ngành dầu khí, nên cơ quan này ", đặt ra vấn đề phải gấp rút kiểm tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước".
Ủy ban này nói khi điều tra Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đã "phát hiện ra vi phạm" của Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn.
Trong một diễn biến hiếm có, ông Đinh La Thăng bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị hồi tháng 5/2017, và bị bắt tạm giam đầu tháng 12.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị ghi nhận đang trong cơn khủng hoảng, với việc hàng loạt cựu và đương kim lãnh đạo bị kỷ luật.
Nhóm lãnh đạo PVN giai đoạn 2009 - 2015 bị Đảng kết luận đã "thiếu trách nhiệm", khiến mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank), và nhiều khoản đầu tư "bị tổn thất".
Sự cố Formosa Hà Tĩnh
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo vì để xảy ra sự cố môi trường liên quan Formosa Hà Tĩnh xả thải hủy diệt đáy biển bốn tỉnh miền Trung.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, bị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, bao gồm các chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Ông Võ Kim Cự đã nghỉ hưu từ đầu tháng 10 năm nay.
Kỷ luật các cựu ủy viên trung ương
Tháng 5/2017 : ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Định bị cảnh cáo, do "có trách nhiệm trong việc bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn và không đúng quy định".
Tháng 9/2017 : ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2016, bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Quang bị kết luận có những vi phạm, khuyết điểm "gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Tháng 10/2017 : ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
Tháng 12/2017 : ông Phạm Văn Vọng, đã nghỉ hưu, bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Ông Vọng đã "bổ nhiệm một số cán bộ không bảo đảm nguyên tắc", "chủ trương nhiều dự án có sử dụng đất không đúng quy định", theo Ban Bí thư Đảng cộng sản.
Đánh giá từ nước ngoài
Với giới quan sát nước ngoài, không ít người vẫn hoài nghi về thực chất chiến dịch chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam.
Một bài của Reuters hôm 11/12, sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt, cho rằng chiến dịch chống tham nhũng nhằm "kiềm chế tham nhũng lớn".
Nhưng chiến dịch cũng giúp ban lãnh đạo Đảng củng cố vị thế dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo bài báo.
"Dù các vụ bắt giữ có lên cao hơn hay không, uy thế của ông Trọng được bảo đảm trong nhiệm kỳ kéo dài tới 2021, và phe này có điều kiện tốt hơn để duy trì ưu thế cả sau đó", bài báo nhận xét.
Từ Mỹ, chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza bình luận với BBC :
"Toàn bộ vụ ông Đinh La Thăng, từ chuyện ông mất ghế ủy viên Bộ chính trị cho đến vụ xử đại án Ocean Bank, đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đầy ngạc nhiên, đều là những chỉ dấu cho thấy vụ này lớn hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát".
"Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được".
Sáng ngày 8/12/2017, trong cuộc họp có lẽ được triệu tập bất ngờ, do đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, được công bố là rất quan trọng, nhưng lại với một nội dung chung chung : "Bộ chính trị cho ý kiến về công tác cán bộ". Có nhiều bức ảnh được chụp và đưa lên hầu hết các tờ báo chính thống. Nhưng bức ảnh có chiếc ghế để trống bên cạnh ông Trọng, có một lý do đặc biệt. Nó đặc biệt vì chưa bao giờ có hiện tượng như vậy.
Trong cuộc họp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì ngày 8/12/2017, ghế của ông Đinh Thế Huynh vẫn để trống bên cạnh
Đây là chiếc ghế có bảng ghi danh Đinh Thế Huynh, thường trực Ban bí thư. Ông Đinh Thế Huynh vắng mặt trong các sinh hoạt của Bộ chính trị và Trung ương đảng từ sau Hội nghị Trung ương 5, ngày 10/05. Đến bây giờ, duy nhất chỉ có một thông tin cho biết ông Đinh Thế Huynh đang nghỉ dưỡng bệnh. Thông tin này không phải là một thông báo chính thức về tình trạng sức khoẻ của ông, mà giải thích lý do Bộ Chính trị quyết định phân công ông Trần Quốc Vượng, trưởng ban Kiểm tra trung ương "tham gia thường trực Ban Bí thư trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh". Không nói ông Huynh điều trị bệnh gì, tình trạng như thế nào và khả năng tiến triển ra sao.
Đã hơn nửa năm, ông Huynh vắng mặt. Mọi cuộc họp có mặt cả ông Trọng, ông Phúc và ông Quang, bao giờ ghế của ông Trọng cũng ở giữa, ông Phúc bên phải và ông Quang ở bên trái. Nếu là cuộc họp với một cơ quan nào đó mà có sự tham dự của cả ba ông, thì ông Trọng ở giữa, thủ trưởng của cơ quan đó là người liền bên trái, liền bên phải là ông Quang, sau ông Quang mới là ông Phúc. Trong bất cứ một cuộc họp hay hội nghị nào, người liền bên trái ông Trọng cũng là người "thứ hai". Người thứ ba là người ngồi bên phải ông, người thứ tư ngồi liền bên người thứ hai, người thứ năm là người ngồi kế tiếp người thứ ba... Không có quy định thành văn nào, nhưng người ta đã quen như vậy.
Một tập quán khác : không bao giờ xếp ghế cho người đã biết là không thể có mặt. Vì vậy mà chiếc ghế thứ hai không phải của ông Phúc cũng không phải của ông Quang, nhưng được để trống, mặc dù ai cũng đã biết chủ nhân của nó nghỉ bệnh từ hơn nửa năm.
Người ta buộc phải hiểu, đây là một việc cố ý và nó phải truyền tải một thông điệp nào đó.
Ông Huynh vẫn là con bài chủ của ông Trọng ?
Giả thiết này có nghĩa là : Từ trước đến nay, ông Huynh vẫn là người của ông Trọng, của phe ông Trọng. Việc ốm bệnh của ông là chuyện thật, chuyện không muốn. Như vậy, sẽ không có chuyện ông Huynh đi Mỹ tháng 10 năm 2016 để tố cáo ông Trọng, mà chỉ đơn thuần là nằm trong chương trình thăm dò nền chính trị Mỹ, xác định khả năng trúng cử của ông Trump, để từ đó dự thảo kế hoạch cho một tương lai của chế độ với tư cách người đứng đầu Quốc gia trong vị trí Tổng bí thư. Vị trí thứ hai trong đảng và thay thế ông Trọng vẫn luôn là của ông Huynh.
Việc cố tình để trống chiếc ghế kế cận, có ý nghĩa thông báo rằng ông Huynh vẫn ngồi đấy ông ấy đã bình phục và sẽ nhanh chóng trở lại ? Việc này nhắc cho ông Phúc biết rằng người kế cận chưa phải là ông, và nhấn mạnh vị trí cách biệt của ông Quang, một mặt dập tắt ảo tưởng tham vọng của ông Quang, một mặt bắn tín hiệu với những kẻ rắp tâm vận động cho ông Quang để thông qua ông Quang, đoạt lại quyền kiểm soát chính trường, là việc làm vô ích. Hãy nhớ rằng, điều kiện để một ứng viên được bầu vào vị trí Tổng bí thư là phải do Tổng bí thư đương nhiệm tiến cử, ngược lại phải được Tổng bí thư đương nhiệm chấp nhận.
Trong bất cứ một cuộc họp hay hội nghị nào, người liền bên trái ông Trọng cũng là người "thứ hai". Người thứ ba là người ngồi bên phải ông, người thứ tư ngồi liền bên người thứ hai, người thứ năm là người ngồi kế tiếp người thứ ba...
Nếu có kẻ đứng sau ông Quang, thì không khó đoán, người đó là ông Dũng. Nếu ông Quang có thể thực hành được quyền lực và trở thành một trong những nhân vật có quyền lực nhất của chế độ là nhờ ông Dũng và trong suốt thời kỳ trị vì của ông Dũng. Nếu ông Quang đã được chia quyền lực thì khó có thể tin được là ông Dũng không được chia gì từ những thứ kiếm được bằng quyền lực.
Ông Quang đứng ở vị trí số một là một đảm bảo cho ông Dũng, cho các con ông Dũng và hệ thống những kẻ từng kiếm chác từ sự che chắn của ông Dũng. Đây có thể là cố gắng cuối cùng của ông Dũng.
Nhiều người, trong đó cả thủ hạ lẫn những tên ăn trộm không thuộc cùng dây biết rằng "nếu ông Dũng chết" họ cũng sẽ "đương nhiên chết theo", vẫn thường mỉa ông Dũng là "có gan ăn cắp, nhưng không có gan chịu đòn". Tệ hơn, có kẻ còn nói : "vừa đ… vừa run thì làm trò mẹ gì !".
Phía trước ông Dũng không còn gì. Chiếc xe biển xanh 7 chỗ ngồi, số đăng ký 29A đang ở đâu đó rất gần ông, có thể xuất hiện trong sân nhà ông bất cứ lúc nào, như đã xuất hiện trước chung cư nhà ông Thăng, chiều tối ngày 8/12 vừa rồi.
Theo kịch bản này, ông Huynh sắp xuất hiện trở lại. Vào giữa năm 2018 chẳng hạn. Ông Trọng sẽ đề cử ông Huynh vào vị trí Tổng bí thư, rút về làm cố vấn cao cấp, một loại Thái thượng hoàng. Ông Huynh lên Tổng bí thư. Ông Vượng chính thức nhận chức Thường trực ban bí thư. Ông Nguyễn Xuân Thắng chính thức nhận chức chủ tịch Hội đồng lý luận, kiêm chức trưởng Ban Tuyên giáo thay cho ông Thưởng chuyển sang làm Trưởng ban kiểm tra trung ương. Trung ương 7 bầu bổ sung ông Phan Bá Trạc và ông Nguyễn Xuân Thắng vào ủy viên Bộ chính trị.
Ông Đinh Thế Huynh làm Tổng bí thư, thì những Hiệp định ông Trọng ký với Trung Quốc sẽ chậm thực hiện rồi "thành bùn", hợp tác với Mỹ và Châu Âu sẽ thực chất hơn. Ân oán cá nhân sẽ được trút bỏ khỏi sinh hoạt chính trị. Bộ chính trị sẽ chỉ còn 17 người. Tham nhũng sẽ có diện mạo khác. Ông Nguyễn Văn Bình và ông Hoàng Trung Hải sẽ thôi ủy viên Bộ chính trị, nhưng ông Quang, ông Phúc sẽ không bị "sờ" đến. Ông Dũng có thể bị thả nổi cho pháp luật, sau khi cho nghỉ sinh hoạt đảng.
Giả thiết hai : ông Huynh đã được cho nghỉ ?
Việc để ghế trống chỉ để nhắc lại một sự khẳng định rằng ông Huynh đã không còn sinh hoạt.
Ngày 28/7/2017, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức trung ương về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định : Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư điều trị bệnh ; phân công ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương tham gia Thường trực Ban Bí thư.
Nhưng sau cái ngày 8/12 định mệnh đúng một tuần, chiều 14/12, tại Hà Nội, "Hội đồng Lý luận trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công phụ trách Hội đồng Lý luận trung ương cho đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương phụ trách Hội đồng Lý luận trung ương trong thời gian đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương nghỉ công tác để chữa bệnh".
Như vậy là cả hai chức danh của ông Huynh, ‘Thường trực Ban bí thư’ được giao lại cho ông Trần Quốc Vượng, và ‘Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương’ giao lại cho ông Thắng. Nếu ông Đinh quay lại thì ngồi vào đâu ? Theo một loại luật không lời, ông Huynh sẽ không còn giữ hai chức vụ này nữa, ngay cả khi ông quay lại mà không bị kỷ luật.
Ông Huynh làm Chủ tịch Hội đồng lý luận từ năm 2011. Sau đại hội XII, tháng 2/2016, ông được bầu vào vị trí Thường vụ Ban bí thư, thay ông Lê Hồng Anh, theo thông lệ, Thường trực Ban bí thư sẽ không kiêm chức chủ tịch Hội đồng lý luận, nhưng không hiểu vì sao, tháng 7/2016, khi Bộ chính trị công bố thành lập Hội đồng lý luận nhiệm kỳ XII, ông Huynh vẫn giữ chức Chủ tịch.
Hội thảo Lý luận Trung-Việt lần thứ XII tại Hà Nội, theo kế hoạch tổ chức vào dịp tháng 10-11/2016, đã tưởng như bị hủy, bởi những xung đột căng thẳng do việc Trung Quốc cơi nới vụng trộm và quân sự hóa các đảo đá chiếm đoạt phi pháp. Nó luôn bị hoãn, nhưng cuối cùng, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhượng bộ và tổ chức vớt vào ngày cuối cùng của năm, ngày 23/12, vì từ sau Noel sẽ không có hoạt động quốc tế. Tuy vậy, đã xảy ra một chi tiết đặc biệt : Hội thảo không do ông Đinh Thế Huynh làm trưởng đoàn phía Việt Nam. Thông thường, đại diện mỗi bên là ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội Đồng lý luận kiêm trưởng Ban tuyên giáo của mỗi đảng, nhưng kỳ hội thảo này, trưởng đoàn phía Việt Nam do ông Phạm Minh Chính mới được bổ nhiệm trưởng Ban Tổ chức trung ương đảm nhận. Ông Chính xuất thân kỹ sư xây dựng, 10 năm làm công an.
Người ta đồn ông Huynh từ chối làm việc với Trung Quốc, việc chuyển vai trò trưởng đoàn sang cho ông Trưởng Ban tổ chức là thái độ bất tuân Bộ chính trị ? Không rõ đây là thái độ đại diện cho lập trường thống nhất trong Bộ chính trị, hay chỉ là thái độ của ông Huynh, nhưng chắc chắn trong Bộ chính trị có người ủng hộ có người không. Có nghĩa là có phân hóa và chia rẽ. Việc này xảy ra sau chuyến ông Huynh đi Mỹ về. Có thể việc tiếp cận với giới lãnh đạo chính trị Mỹ, đã củng cố thái độ cứng rắn của ông Huynh trước tư tưởng bành trướng thâm căn của đảng cộng sản và lãnh đạo cầm quyền Trung Quốc.
Trong cuộc họp vào 10g sáng ngày 8/12, người duy nhất vắng mặt là ông Trần Quốc Vượng. Nếu liện hệ với tất cả những diễn biến sau đó vào buổi chiều cùng ngày, người ta suy đoán rằng ông Vượng chính là lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ huy chiến dịch bắt ông Đinh La Thăng.
Chúng ta đã biết chiến dịch bắt ông Đinh La Thăng được lên kế hoạch chi tiết và với nhũng thủ đoạn. Tất cả những thủ đoạn được áp dụng cho chiến dịch này nhằm tới những ai ? Trong cả hai hội nghị quan trọng, Hội nghị Bộ chính trị về công tác cán bộ vào buổi sáng và Hội nghị Hội đồng Quốc phòng an ninh vào buổi chiều, có mặt cả bốn ông Quang, Phúc, Tô Lâm và Phạm Bình Minh. Nếu các ông này không được biết chi tiết chiến dịch, thì chính các ông là đối tượng cách ly khỏi chiến dịch.
Như vậy, việc để trống chiếc ghế bên cạnh ông Trọng mang tên ông Huynh, một nhân vật được coi như đã bị loại, thì người thay vào đó là ai ? Người ta sẽ hỏi một cách tự nhiên : tại sao ông Quang lại phải ngồi cách ra ? Đơn giản là vì vị trí đó không phải của ông Quang.
Ông Huynh bị loại cùng nghĩa với việc nội bộ Bộ chính trị đã bị phân hóa nghiêm trọng. Ông Trọng và vài người theo ông Trọng vẫn giữ nguyên tắc dựa hẳn vào Trung Quốc để bảo vệ chế độ, bất kể nguy cơ lấn sâu vào sự phụ thuộc và nguy cơ mất quyền kiểm soát chủ quyền quốc gia.
Ông Huynh không hề mất chức ?
Tuy vậy, có thể có một loại "sự thật" khác : ông Huynh không bị kỷ luật hay bị thôi chức, việc ông Vượng được giao "tham gia Thường trực Ban bí thư" không có nghĩa là đã được giao thay thế ông Đinh Thế Huynh. Nếu một ngày ông Huynh quay về, thì mọi chuyện sẽ trở lại nguyên trạng trước đó. Chuyện ông Vượng kế cận vị trí thay thế Tổng Bí thư như đồn đại, hay ai đó cố tình tạo ra một cảm giác như vậy, là chuyện thất thiệt.
Hình ảnh chiếc ghế bỏ trống xác định rằng Bộ chính trị, cụ thể là các thành viên của Bộ chính trị không thừa nhận vai trò thứ hai của ông Vượng, bất kể có hay không có ý định của ông Trọng dành chiếc ghế đó cho ông Vượng.
Như vậy, có thể ông Đinh Thế Huynh "sắp hồi phục sức khoẻ" và có thể sắp quay lại sinh hoạt và đảm nhiệm bình thường chức vụ Thường trực Ban bí thư. Nếu có chuyện ông Huynh quay lại, có khả năng ông Trọng sẽ chính thức công bố rút lui giữa nhiệm kỳ vào dịp Hội nghị trung ương 8 giữa năm 2018, hoặc ít nhất cũng sẽ công bố không ứng cử tiếp vào Đại hội 13, có nghĩa là từ Hội nghị trung ương 9 trở đi, các hội nghị trung ương sẽ có thêm nội dung thảo luận cơ cấu dự kiến Ban chấp hành và Bộ chính trị mới cho nhiệm kỳ 13.
Trước đây, việc ông Đinh thế Huynh đột ngột biến khỏi chính trường được gắn với sự thất sủng của ông với chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi Mỹ tháng 10 năm 2016, vì có tin ông Huynh tiết lộ với chính phủ Mỹ quan điểm kiên trì liên kết với Trung quốc để bảo vệ chế độ của ông Trọng. Với ông Trọng, chế độ và lý tưởng cộng sản quan trọng hơn tiến bộ xã hội gắn với tự do dân chủ, việc quan hệ với Mỹ chỉ là hình thức bề mặt.
Việc buộc phải để trống chiếc ghế thứ hai chứng tỏ vị trí thứ hai trong Bộ chính trị tiếp tục được dành cho ông Đinh Thế Huynh. Ông Trọng đã buộc phải nhượng bộ. Nếu đúng như vậy, có thể khẳng dịnh được một điều rằng, xu thế dựa vào Tàu, đồng nghĩa với xu thế bảo lưu chủ nghĩa Mác và bảo lưu chế độ xã hội chủ nghĩa trong Bộ chính trị đã không còn giữ thế thượng phong.
Gần đây, mặc dù trong các lần xuất hiện, ông Trọng vẫn luôn cố giữ vẻ lạc quan, không lộ gì, nhưng nhiều người đã bắt gặp những biểu hiện sự mệt mỏi. Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng đoán "hình như ông đã muốn nghỉ". Nhìn ảnh của ông, có người nhận xét "tóc của ông Trọng rụng, thưa đi nhiều, mu mắt của ông sụp nhiều hơn, mặt chảy sệ xuống, da mồi hơn...". Và cái tin đồn ông đột quỵ do truỵ tim phải đi Singapore vừa rồi, có thể thật hay ít ra có nguồn gốc từ sự thật. Chiến dịch chống tham nhũng mà ông phát động, đang phát triển như một phản ứng nhiệt hạch, không có giới hạn, không có điểm dừng, và đang không thể kiểm soát. Vụ thâu tóm Sacombank, vụ Mobifone, vụ BOT, thực chất là vị xẻ thịt ODA dính đến cao cấp v.v... theo đà phát triển của tình hình, thì nếu thêm một vụ án kiểu Đinh La Thăng nữa, chắc với tuổi ông, truỵ tim cũng không gây nghi ngờ.
Nhưng điều ông Trọng có lẽ lo ngại chính là đối thủ đang tìm cách thủ tiêu ông. Cái loại tin nhảm ông bị truỵ tim, có cái gì lặp lại chuyện ông Phùng Quang Thanh bị ám sát tại Pháp. Giả mà thật, thật nhưng giả. Nếu việc tổ chức ám sát thành công thì giả hóa thật, ngược lại thì ám sát thật nhưng thất bại, hóa thành chuyện giả.
Quỹ thời gian Trời Phật cho ông Trọng không còn nhiều, ông cũng phải tính tới chuyện dành chút yên tĩnh cuối đời.
Nếu sự tiếp tục trên ngai vàng quyền lực của ông Trọng được xác định kết thúc, hoặc không còn chắc chắn nữa, thì việc định hình nhân vật thay thế bắt buộc phải được đặt ra, và cùng với vị trí thứ nhất đó, những vị trí tiếp theo tất nhiên tự động thành hình.
Diễn biến trên sân khấu nhiều tháng nay cho thấy ông Trọng hoàn toàn đơn độc. Bên cạnh ông hiện nay chỉ có mặt ba nhân vật, Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính và Ngô Xuân Lịch. Nếu có thể kể tên kẻ thứ tư , thì đó là tên một nhân vật làm trái ngành nghề nhưng nổi tiếng cơ hội, là bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chưa bộc lộ nhiều. Với bề ngoài ủng hộ chống tham nhũng, người ta có cảm giác là bà đứng về phía Tổng bí thư. Nhưng cảm giác đó có thể không đúng. Ở bà Ngân ẩn hiện một dòng chảy ngầm, chứa đựng không ít sức mạnh. Chưa rõ dòng chảy này về đâu, nhưng chắc 100% không về hướng Trung Quốc.
Từ những chuyện này, người ta có thể phỏng đoán, sự thống trị của ông vua thủ cựu, lạc hậu, hão huyền và ngoan cố đang kết thúc. Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa Cộng sản đang trút những hơi thở có thể cuối cùng. Số phận của chế độ độc đảng cộng sản sắp hết cùng với sự ra đi không thể cưỡng lại của ông Trọng.
Ông Đinh Thế Huynh trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương - Ảnh : Độc Lập
Bởi vì, ông Đinh Thế Huynh biến khỏi sân khấu khi chưa kịp trả lời ông Võ Văn Thưởng về một bản hướng dẫn đối thoại với những cá nhân có ý kiến khác với đảng cộng sản. Người ta biết chắc chắn rằng, lúc đó ông Huynh giữ chân Thường trực Ban bí thư, người thứ hai, chỉ dưới một người, kiêm chủ tịch Hội đồng lý luận, cấp trên trực tiếp của Ban Tuyên giáo trung ương, nếu ông Võ Văn Thưởng phát biểu "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận...", thì không thể ngoài chủ trương của ông Huynh, chưa nói chính là chủ trương của ông Huynh. Và theo hứa hẹn của ông Thưởng thì Ban bí thư đang soạn thảo và sẽ ban hành bản hướng dẫn đó.
Nhưng cũng chính vì món nợ này, vì chính cái bản "hướng dẫn đối thoại" mà ông Huynh định đáp ứng chờ đợi của ông Thưởng, mà ông buộc phải "biến", dù có thể là "tạm", khỏi sân khấu chính trị, để "nghiền ngẫm" về những "sai phạm có thể", trong ý định đối thoại với những người có ý kiến khác với chủ trương của đảng.
Lần đầu tiên người ta chính thức công khai sự vắng mặt của ông Huynh trong vị trí người "thứ Hai" của chế độ có lẽ báo hiệu ngày quay lại của ông. Người ta vẫn không quên, ông Huynh là người đầu tiên đưa ra sáng kiến không xét đề bạt cán bộ theo lý lịch sửa đổi khác với lý lịch gốc khai khi kết nạp đảng viên. Chỉ một đòn đơn giản đủ để loại ông Quang ra khỏi mọi cuộc chiến.
Chính trị là sự tổng hợp các nghệ thuật lừa đảo ? Nhưng những kẻ làm chính trị mà lừa đảo thì chỉ là những nhà chính trị ở giai đoạn cuối.
Paris, 18/12/2017
Bùi Quang Vơm
Trước thắng lợi bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh và buộc Đinh La Thăng phải khóc lóc trình bày rồi xin lỗi mình, Trọng chỉ đạo bắt tiếp Đinh La Thăng chấp nhận mang tiếng ác để tạo thanh thế, nhằm đến một đối tượng khủng hơn, hạ bệ đối tượng này tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử là người can đảm và không chừa bất kỳ vùng cấm nào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Lê Đức Anh. (ảnh : VOV, 30/0/2013)
Nếu như Tập Cận Bình còn loay hoay chưa đụng được đến Giang Trạch Dân, thì ở Việt Nam đệ tử của Bình là Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị các bước để đưa cựu chủ tịch nước, cựu bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Lê Đức Anh.
Sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi, Lê Đức Anh là người cao tuổi và từng giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Việt Nam. Năm 2018 tới đây, Lê Đức Anh sẽ đạt kỷ lục 80 năm tuổi đảng. Con số kỷ lục nhất trong hàng ngũ những người cộng sản đang còn sống hiện nay. Lê Đức Anh còn mang trong mình đầy rẫy những huân huy chương cao cấp nhất của chế độ cộng sản Việt Nam như Huân Chương Sao Vàng, Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương quân công, Chiến Thắng, Chiến Công... đều hạng nhất.
Lê Đức Anh từng là phó tư lệnh giải phóng quân miền Nam năm 1974, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tư lệnh quân tình nguyện tại Campuchia.
Lê Đức Anh là hiện thân cho sự công thần của quân đội Việt Nam. Ngày nay cứ đến những ngày 30 tháng 4 hàng năm, cánh quân đội và cựu chiến binh lại mang chiến thắng của mình ra kể công và ăn vạ đất nước, khiến cho đất nước đang muôn vàn khó khăn, nhưng vẫn phải gồng mình gánh chịu những kẻ công thần ăn bám này. Từ chế độ lương hưu hậu hĩnh đến việc quân đội thả sức đi tranh giành những ngành nghề kinh doanh màu mỡ như ngân hàng, xăng dầu, xây dựng, viễn thông... thao túng cả nền kinh tế đất nước, khiến việc điều hành đất nước khó khăn bội phần.
Thời đại kiêu binh và ăn bám của đám quân đội, cựu chiến binh quân đội sắp kết thúc. Tiếng trống trận của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vang lên đầy oai lực. Đánh rắn phải đánh dập đầu, thấm nhuần triết lý binh thư ấy, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để nhà báo Trương Huy San, tức Osin Huy Đức nã phát đạn mở màn vào giữa trán tượng đài của đám công thần quân đội, đó là tên bố già oai phong nhất Lê Đức Anh.
Với những bằng chứng và kết luận đầy thuyết phục mà nhà báo Huy Đức đưa ra, vạch rõ tên tội đồ dân tộc Lê Đức Anh đã dính đến việc nhơ nhớp nhất mà toàn dân ta đang sục sôi căm phẫn, đó là cha con nhà Lê Đức Anh dính đến vụ án chục ngàn tỷ có tên MobiFone. Sự nhơ nhớp của Lê Đức Anh trong vụ việc này khiến nhà báo Huy Đức chỉ miệt thị gọi là tướng Lê Đức Anh chứ không thèm cho hắn những chức danh mà hắn từng có.
Bài viết của nhà báo Huy Đức có đoạn vạch tội cha con nhà Lê Đức Anh được ăn chia nhiều đất đai tài sản, như bao nhiêu tên tướng lĩnh quân đội khác, nhưng cha con nhà Lê Đức Anh đã cho đệ tử Nguyễn Bắc Son triển khai thương vụ liên quan đến MobiFone, theo như Huy Đức nói chỉ thời gian nữa sẽ phanh phui.
Bài viết của Huy Đức chỉ trích và phanh phui những việc làm nhơ nhớp của cha con nhà Lê Đức Anh như được chia chiến lợi phẩm không ít, điều này cho ta thấy đám tướng lĩnh quân đội giải phóng miền Nam đã cướp bao nhiêu đất đai, biệt thự chia cho nhà mà nhà báo Huy Đức đã dũng cảm mỉa mai với từ "chiến lợi phẩm" trong ngoặc kép. Chứng mình cho việc giải phóng miền Nam chỉ là một cuộc ăn cướp của quân đội Bắc Việt không hơn, không kém. Chẳng phải hào hùng hay công trạng gì như lũ chúng thường rêu rao bao nhiêu năm nay.
Nhưng nhà báo Huy Đức đã ẩn bài viết này đi, với lý do để cho đúng quy trình.
Như vậy người đọc có thể hiểu, đã có quy trình dự sẵn cho cha con nhà Lê Đức Anh, đã có chủ trương từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đốt lò vĩ đại đang dành cho cho cha con nhà Lê Đức Anh một phiếu hẹn vào lò trong những ngày tới đây.
Nếu quả thực như vậy, ý đồ của tổng bí thư như vậy và nhà báo Huy Đức diễn tả đúng như vậy. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp đi vào lịch sử như một vị minh quân, một anh hùng cái thế, dám đương đầu bóc bộ mặt công thần của đám quân đội Việt Nam bấy lâu vẫn đeo.
Nhưng một nguồn tin khác lại cho rằng, nhà báo Trương Huy San là cánh hẩu với Lê Nam Trà. Trước nguy cơ Lê Nam Trà bị ra tòa vì tội gian lận ở vụ MobiFone. Huy Đức cứu bồ bằng cách lôi cả Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng vào mớ bùng nhùng để làm bình phong giúp cho Lê Nam Trà thoát nạn. Thế nên Huy Đức không đề cập đến việc hiện tại mà Lê Nam Trà đang bị soi xét, Huy Đức lại ngươc thời gian về lúc thành lập MobiFone để lôi Lê Đức Anh vào, khiến việc trầm trọng hơn và trung ương cộng sản không dám xử Lê Nam Trà.
Nguồn tin trên khá có cơ sở, nếu thật thì đây không phải là lần đầu Huy Đức dùng biện pháp này để cứu bồ. Trong vụ thảm hoạ Formosa dư luận tập trung đòi xử Võ Kim Cựu, Huy Đức cũng bằng thủ đoạn này bới ngược lại chuyện ai đã ký cho Formsa 70 năm để hướng thiên hạ vào Nguyễn Tấn Dũng. Nhằm giảm áp lực cho Võ Kim Cựu thoát được sự sục sôi của dư luận lúc đó.
Người đọc bị Huy Đức dẫn dụ theo mà không nghĩ đến nguyên lý đơn giản là Lê Đức Anh tạo cho MobiFone ra đời, nhưng Lê Đức Anh có bảo Lê Nam Trà làm sai đâu.
Tuy nhiên để thẩm định những điều trên, phải đợi một thời gian nữa đúng "quy trình" mà Huy Đức đã ngạọ nghễ nêu ra. Nếu chủ trương của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn thanh trừng hạ bệ Lê Đức Anh là có thật, Trọng và Huy Đức sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng, đã vất bỏ cho nhân dân ta và đất nước ta gánh nặng trĩu vai mấy chục năm nay do bọn công thần quân đội tạo ra.
Còn nếu không phải, sẽ chả có cuộc thanh tra nào động đến Lê Đức Anh.
Chỉ là câu chuyện dựng ra để cứu bồ của Huy Đức, như trước kia Huy Đức từng đưa tin về Bắc Hà để nhóm lợi ích đứng sau y hốt hàng tỷ USD chứng khoán xuống giá, khiến những kẻ ngây thơ bán ra phải ôm hận.
Riêng tôi không tin con người Huy Đức khốn nạn đến thế.
Tôi nghĩ trên đà thắng lợi diêt phe lợi ích, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn làm một việc để đời, có ích cho nhân dân, đất nước đó là hạ bệ tượng đài Lê Đức Anh. Có điều chưa chuẩn bị vài thứ nhỏ, cho nên nhà báo Huy Đức nén hào khí xung phong lại để chờ lệnh tổng tấn công.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 18/12/2017
*********************
Lê Đức Anh’s Kids
Fb Huy Đức, 14/12/2017
Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm Tổng Giám đốc MobiFone ngày 20/4/2015 khi Son bắt đầu triển khai một "thương vụ"mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó Tổng Giám đốc MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi "thương vụ" này.
Ông Cao Duy Hải - Tổng Giám đốc MobiFone. Ảnh : MobiFone
Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của tướng Lê Đức Anh đoạn cuối khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn Ban chấp hành trung ương, Son theo làm trợ lý nên được hưởng "hàm thứ trưởng". Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm Phó bí thư Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.
Trong vụ này còn có một mắt xích đặc biệt : Lê Mạnh Hà, con trai tướng Lê Đức Anh. Lê Mạnh Hà chỉ ký một công văn truyền đạt quyết định của Nguyễn Tấn Dũng : "đồng ý chủ trương" ; chữ ký sẽ chỉ như công việc thường nhật của một công chức văn phòng nhưng nó lại khai thông một mưu mô mà đã từng có những người từ chối. Trước đó Lê Mạnh Hà đã từng được một số cán bộ tốt trong Bộ Thông tin và truyền thông cảnh báo và nhờ canh cửa đừng để lọt "thương vụ" này.
Lâu nay, tôi vẫn nghĩ tướng Lê Đức Anh chỉ là người nghiện quyền lực – dù ông và con cũng được chia không ít "chiến lợi phẩm" (đất đai, nhà cửa). Việc hậu thuẫn cho những kẻ như Bắc Son, Tấn Dũng… có thể cũng chỉ nhằm duy trì ảnh hưởng vào lúc sắp tàn hơi, bất chấp bọn chúng đã làm gì với đất nước. Trong một nền kinh tế còn duy trì những vùng tranh tối tranh sáng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, quan lại tham như thế thì làm sao đẩy lùi tham nhũng. Đừng đổ hết lỗi cho các doanh nghiệp, phải "chém" những kẻ chủ mưu "cướp ngày" trước.
Huy Đức
PS : Trước Đại hội, Lê Mạnh Hà được Nguyễn Tấn Dũng đưa ra Văn phòng chính phủ, vị trí giúp ông ta giữ ghế cho đến 2017 ; nếu còn ở Thành phố thì ông Hà không còn đủ tuổi tái cử vào 2015.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng.
Ông Nguyễn Phú Trọng là mẫu cán bộ năng nổ
Đinh La Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đại biểu quốc hội… Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. "Tiện tay", ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chiến dịch "đốt lò", đã có nhiều quan chức cỡ bự, đại gia đang chờ ra vành móng ngựa. Điều này đã lấy lại lòng tin của nhiều người. Tuy nhiên đối với cũng nhiều người, tức là "một bộ phận không nhỏ", người ta còn nghi ngờ về động cơ, mục đích của ông Trọng. Có những cánh rừng có nhiều củi mục nhưng không được nhặt về. Gần đây là thông tin khởi tố hai cựu Tổng giám đốc PVN nhưng sau đó đã nhanh chóng cải chính khiến công luận ngơ ngác không hiểu tại sao.
Nhưng để xảy ra sai phạm tràn lan, gây thất thoát và tham nhũng hàng chục nghìn tỉ đồng, hàng tỉ đô la do lỗi tại ai ? Có phải là cán bộ kém phẩm chất ? Điều này đúng. Có phải cơ chế quản lý lỏng lẻo ? Điều này cũng đúng. Nhưng ai là người cất nhắc họ thành cán bộ rồi tạo điều kiện cho họ chui sâu leo cao ? Cái gì sinh ra sự quản lý hớ hênh, để lòng tham của con người nổi dậy, "dễ đến thế, ngu gì mà không vơ vét". Suy xét cho sâu xa thì rõ ràng là do cái thể chế này sinh ra mà thể chế thì không ai bắt bỏ tù được, chỉ có thể thay đổi. Điều này đã bàn đến nhiều, ở đây chỉ đề cập một nguyên nhân cụ thể là cách sử dụng con người, tức là khâu tổ chức cán bộ.
Có một mẫu người dễ thăng tiến nhất, được cho là kiên định, vững vàng, năng nổ và vì thế anh ta được cấp trên tin cậy, tạm gọi là mẫu cán bộ năng nổ. Mẫu người này có những đặc điểm sau :
- Luôn tỏ ra kiên định về lập trường, vững vàng về tư tưởng. Không kiên định vững vàng, sao họ không hề tỏ ra nghi ngờ bất cứ nghị quyết nào của các cấp ủy đảng, không nghi ngờ bất cứ mệnh lệnh nào của cấp trên. Mọi nghị quyết, mọi mệnh lệnh của cấp trên dù đúng sai, họ đều hưởng ứng, triển khai thực hiện một cách sốt sắng và rất… ồn ào.
- Năng nổ, thích thể hiện : Lúc nào họ cũng đứng ở vị trí tiên phong. Phong trào thi đua nào được phát động, y như rằng có mặt họ ở hàng đầu. Khi là lính thì tích cực cày kéo, dĩ nhiên là sếp phải trông thấy, khi làm quan to rồi thì tích cực làm mẫu dĩ nhiên là phóng viên phải đi theo. Về hiệu quả như thế nào thì họ không cần biết, "đi đâu không biết hàng đầu cứ đi".
- Sẵn sàng xé rào : Mẫu cán bộ này ít trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Họ thấy chuyên môn nghiệp vụ giỏi không cần thiết trong cơ chế này. Bài học về những người tài giỏi, liêm chính nhưng rất ì ạch trên con đường tiến thân khiến họ tránh xa. Trong khi làm lãnh đạo, họ ít để ý đến các qui định của pháp luật và đặc biệt là ít quan tâm đến các nguyên tắc của quản lý kinh tế, tổ chức quản lý nhân sự và rất mạnh bạo xé rào. Họ cất nhắc cánh hẩu bất chấp các qui định về đề bạt, cất nhắc. Họ cho những nguyên tắc, qui định là rào cản cho sự phát triển. Họ mạnh dạn chi những khoản tiền không cần chứng từ, miễn sao được việc. Những khoản chi này sẽ được hợp lý hóa bằng chứng từ giả. Dĩ nhiên là đối với khoản ngoài sổ sách thì không cần chứng từ. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải thay cán bộ. Vị giám đốc mới về "xốc" xí nghiệp lên bằng cách hô hét, quát tháo om sòm, liên tục đưa ra các quyết định này, quyết định nọ kể cả quyết định bằng mồm. Nhiều lúc cao hứng lên, anh ra lệnh cho trợ lý ngay trước mặt công nhân : "Mày về làm quyết định thưởng cho chúng nó 10 triệu, tao ký. Anh không cần biết qui định thưởng tối đa, tối thiểu là bao nhiêu hoặc bằng bao nhiêu phần trăm của giá trị làm lợi, cứ làm như tiền của mình. Chuyên môn thì không dám cãi.
Có những cán bộ cần mẫn, chặt chẽ trong nguyên tắc tài chính, lo cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, tiết kiệm nhiều tỉ đồng cho ngân sách nhưng không ai để ý đến. Trong khi đó, mẫu người trên chỉ giỏi hò hét, phá phách thì được ca ngợi như một hiện tượng của phong trào "thi đua yêu nước", "học tập và làm theo".
- Biết ăn chia : Khi cơ chế quản lý quá lỏng lẻo mà lại được sự tin cậy, chiều chuộng của cấp trên, họ yên tâm và mạnh bạo trong việc phá phách và vơ vét. Tuy nhiên, họ tỏ ra biết điều trong khâu "phân phối", trên dưới ai cũng có phần nên vui vẻ cả.
- Có tài diễn thuyết : Mẫu năng nổ này thường có duyên diễn thuyết, thu hút được đám đông. Ngoài hô hét, họ hay minh họa bằng các câu chuyện lạ, khôi hài, tay vung vít, chém vào không khí, chân đi đi lại lại, có phi gạt phăng cả mic xuống nền hội trường. Cao hứng, họ đi xuống cả các hàng cử tọa, chỉ mặt gọi thằng này thằng kia một cách suồng sã và thân mật.
- Tác phong quần chúng : Mẫu người này thường có tác phong quần chúng, nói năng khá thoải mái, xuề xòa, hay nói tục, dễ hòa đồng với mọi người, hay bao bạn bè, đồng nghiệp. Các ngón nghề cái gì cũng biết, từ hút thuốc lào cho đến gái gú. Họ chơi với ai cũng khá chung thủy, trừ khi buộc phải cứu lấy mạng mình. Họ cũng quý đồng hương, thiên vị quê hương mình. Họ cư xử cũng có nghĩa, có tình, mang chất giang hồ. Đây có lẽ là ưu điểm duy nhất của mẫu người này. Trong khi người ta đã quá chán ngán với mẫu cán bộ lạnh lùng, đạo đức giả thì "tác phong quần chúng" này dễ chiếm được cảm tình của mọi người.
- Họ rất nhạy bén, biết đón ý cấp trên. Họ hiểu rất nhanh ý muốn của từng vị thượng cấp một, sẵn sàng giành lấy những việc mà người khác e ngại không muốn hay không dám làm vì nó trái với nguyên tắc, qui định quản lý hoặc trái với lương tâm đạo đức.
- Được coi là có cá tính : Cách thể hiện của họ khác người nên có được coi là có cá tính. Tất nhiên, trong một tập thể, ai cũng na ná như ai thì cũng dở. Nhưng tiếc rằng, cá tính của các vị ấy không đột phá vào sự trì trệ mà theo xu hướng phá phách. Ngày xưa, thời chiến tranh, lính tráng hay truyền cho nhau chuyện về những ông tướng có tính cách kỳ quặc. Ví dụ có ông thương người, dừng xe lại cho đi nhờ. Đến khi họ xuống xe cảm ơn thì ông nổi "cá tính", bắt lái xe chở về người đi nhờ về vị trí cũ (chắc dọa thôi), vì theo ông, có gì mà phải cảm ơn. Có ông lãnh đạo xuống công trường, thấy một cô gái trèo lên máy xúc chơi, ông tưởng cô này là thợ lái máy liền hứng lên chỉ đạo cho đơn vị xây dựng cô ta thành chiến sĩ thi đua hay anh hùng gì đấy. Chuyện đồn đại ở các đơn vị, không biết thực hư thế nào.
- Được tin cậy : Mọi thể hiện của họ gây được ảo giác cho cấp trên. Cấp trên thấy họ xông xáo nên cho rằng họ được việc, là năng nổ. Vì vậy, mẫu cán bộ này thăng tiến rất nhanh. Họ lên vị trí càng cao thì phá càng mạnh, vơ vét, chia chác càng nhiều. Khi con người ta được đề bạt dễ dàng quá thì sinh ra tự mãn, kiêu căng, không biết điểm dừng. Cuối cùng thì họ có thể hạ cánh an toàn nhưng cũng nhiều trường hợp về hưu rồi cũng không thoát vì tội lớn quá và rõ quá, đảng phải "cay đắng" xử lý họ. Nhưng xét cho cùng thì cũng tại đảng mơ hồ quá, tin tưởng, nuông chiều họ quá nên vô hình trung tạo môi trường cho họ vi phạm pháp luật có hệ thống và để lại hậu quả rất nặng nề. Nếu công tâm, biết đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cán bộ, không cất nhắc họ vào vị trí dễ phá phách, dễ vơ vét thì đâu đến nỗi họ lâm vào vòng lao lý và đảng phải chịu tổn thất nặng nề đến thế. Sai phạm của họ liên quan đến nhiều người, nhưng có nhiều người thoát còn họ trở thành vật hy sinh.
Mẫu cán bộ này hiện vẫn đang được ưa chuộng ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các cấp ủy đảng mà không dễ mấy ai chịu nhìn nhận.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 15/12/2017