Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một chuyên gia kinh tế hàng đu ca Vit Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhn đnh vi VOA rng nn kinh tế Vit Nam đang hng chu nhng tác đng tiêu cc trên nhiu mt ca dch Covid-19, nhưng đây cũng là thi đim thun tin đ đy mnh ci cách và tái cơ cấu nn kinh tế nhm "ít ph thuc hơn vào mt th trường duy nht".

vn1

Công nhân làm việc ti mt nhà máy dt may Nam Đnh.

Trước đó, ngày 12/2, B Kế hoch và đu tư công b báo cáo đánh giá nh hưởng ca dch Covid-19 đi vi kinh tế-xã hi Vit Nam. Trong báo cáo mi mi nht, B này đã gim mc d báo GDP xuống ch còn 5,96% nếu dch bnh kéo dài đến quý II, so vi mc tiêu đt ra trước đó cho c năm là 6.8%.

"Dịch Covid-19 Trung Quc tác đng nhiu mt ti kinh tế Vit Nam", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận đnh vi VOA.

"Một là ngành hàng không, đường st đu đã đình chỉ. Hai, khách du lch t Trung Quc chiếm khong 37%, Qung Ninh có th chiếm ti 60%, thì bây gi gim sút rt nhiu, hu như không còn. Ba, doanh nghip Vit Nam cn ph tùng ca Trung Quc".

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thực trng hàng ngàn công nhân Trung Quốc v quê ăn Tết vn chưa được phép tr li Vit Nam làm vic cũng gây tác đng không nh lên các nhà máy và công trình ti Vit Nam, bên cnh tình trng ùn nông sn trong nhng ngày qua vì các quy đnh hn chế đi li đ phòng chng dch.

1/3 phụ thuc v nhp khu

Theo thống kê t Tng cc Hi quan Vit Nam, kim ngch xut khu ca Vit Nam sang Trung Quc năm 2019 đt 75.452 t USD, chiếm gn 30% tng kim ngch xut khu ca Vit Nam, trong khi nhp khu ch đt 41.414 t USD.

Với nn kinh tế b ph thuc gn 1/3 nhp khu t Trung Quc như vy, tình trng gián đon v ngun nguyên vt liu t các nhà máy quc gia láng ging vì dch Covid-19 đang đ ra nhng thách thc ln cho doanh nghip Vit Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết thêm : "Doanh nghiệp dt may đt hàng t si, vi, cho đến cúc t các nhà máy ca Trung Quc. Đến hết tháng 2 này thì cn d tr, nên nếu không gii ta được thì s gp khó khăn".

Sự ph thuc ca kinh tế Vit Nam vào Trung Quc, ngoài cơ chế chính sách, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, còn do yếu t mà ông gi là "ph thuc t nhiên".

Ông phân tích :

"Trung Quốc ngay sát Vit Nam, vi 1.400 km đường b và vnh Bc B nên rt gn gũi. Hai, link kin, hàng hóa ca Trung Quc có giá r và h đáp ng rt nhanh nhng yêu cầu ca Vit Nam. Ví d vi hàng dt may, nếu Vit Nam nhn được các hp đng đòi hi phi thay đi kiu vi, mu mã cúc... thì vi các công ty Italy hay các nước khác thì rt khó khăn, nhưng vi các doanh nghip Trung Quc thì h thích nghi rt nhanh"...

Vì vậy, vic các doanh nghip Vit Nam trong thi gian qua nhp nhiu hàng hóa, nguyên ph liu t quc gia láng ging là điu khó tránh khi.

hi "thoát Trung" ?

"Thoát Trung" là đề tài đã được nhiu kinh tế gia ca Vit Nam bàn tho, vn đng cũng như đưa ra các kiến ngh cho chính ph, đc bit sau khi tình trng ph thuc kinh tế quá nhiu vào mt th trường là Trung Quc bt đu cho thy nhng tác đng tiêu cc lên kinh tế-xã hi ca Vit Nam.

Trước tình trng "đóng băng" ca nhiu ngành ngh, dch vụ, sn xut ti Vit Nam do nh hưởng ca dch Covid-19 t Trung Quc, mt s ý kiến cho rng đây cũng là mt cơ hi tt đ Vit Nam "thoát Trung", gim dn s ph thuc v kinh tế vào quc gia láng ging.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, để làm được vic này, đòi hỏi Vit Nam phi có mt n lc ln và c chp nhn nhng thit thòi ban đu.

"Người Trung Quc rt gii kinh doanh và h có th tranh th được các khách hàng Vit Nam bng nhiu th thut. Vì vy nên trong thi gian sp ti, khi Vit Nam mun đa dng hóa, đa phương hóa thì có l cũng phi điu chnh mt s mt hàng và mt s khách hàng, và có l giá mt s sn phm cũng không tránh khi phi tăng lên".

"Việt Nam có câu trong ha có phúc, trong nguy có cơ. Nhân tình hình này, kinh tế Vit Nam s phi tái cu, phi đi mi sn xut, tìm kiếm th trường mi, linh kin, kênh hp tác mi".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh hy vọng gii hu trách có th biến "nguy" thành "cơ" đ đy mnh vic ci cách và tái cơ cu nn kinh tế Vit Nam, da vào nhng cơ hi đang m ra t vic hp tác vi Châu Âu, M và các quc gia Châu Á khác.

Khánh An

Nguồn : VOA, 22/02/2020

Published in Diễn đàn

Virus Covid-19 : Việt Nam nên mở cửa khẩu với Trung Quốc và cho học sinh đi học trở lại ? (BBC, 23/02/2020)

Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán lớn và hóc búa trong lúc đương đầu và xử lý dịch viêm phổi do virus Covid-19 hay virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc nên chấp nhận việc nối lại tự do đi lại với người Trung Quốc qua các cửa khẩu, biên giới Việt - Trung và có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường hoc hay không.

mocua1

Việt Nam đang đối phó hàng ngày, hàng giờ với dịch bệnh do Virus corona chủng mới hay Covid-19 gây ra

Về bài toán thứ nhất liên quan quan hệ Việt - Trung, hôm 20/2, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại một diễn đàn khu vực về hợp tác ứng phó dịch bệnh tại Vientiane, Lào, đã hối thúc các nước ở Asean, trong đó có Việt Nam, dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc qua các cửa khẩu hay biên giới với Trung Quốc, quốc gia là nơi đã bùng phát Covid-19, Tiến sỹ, Bác sĩ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện độc lập về chính sách xã hội và y tế, sức khỏe, bình luận với Bàn tròn Thứ Năm cùng ngày :

Đứng về phía đề nghị của Trung Quốc, chúng ta thấy xuất phát trên cơ sở để Trung Quốc cố gắng bình thường hóa nỗi lo về tình hình dịch ở Trung Quốc đối với các nước xung quanh, bởi vì nếu như tiếp tục các biện pháp có tính chất ngăn ngừa sự giao thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc và có thể gây nên những hệ lụy rất là nặng nề thêm khác. Cho nên vấn đề Trung Quốc đề nghị, tôi nghĩ rằng cũng có lý do phù hợp.

"Thế còn về phía Việt Nam chấp nhận hay không, tôi nghĩ trong trường hợp này đúng là một bài toán đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất là mềm dẻo giữa vấn đề gọi là tính dịch tễ học và khả năng chống dịch của Việt Nam với tình hình thực tế.

"Chúng ta hiện nay còn thiếu thông tin, chưa rõ được số lượng người dân Trung Quốc sang đây là như thế nào. Thứ hai là hệ thống hoạt động hữu hiệu của bộ phận tại các cửa dịch, chúng ta (Việt Nam) làm tốt đến đâu.

"Điểm thứ ba nữa, chúng ta cũng đều biết rằng là dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chưa kiểm soát xong và tính lây của dịch bệnh này là lây cả trong giai đoạn mà chưa có biểu hiện lâm sàng, tức là trong thời gian ủ bệnh.

"Cho nên việc Việt Nam tổ chức thế nào để giám sát tại các cửa khẩu, đồng thời tiến trình sau đó giám sát được các đối tượng vào ở các vị trí, nếu như cho vào.

"Nếu như không có triệu chứng lâm sàng mà cho vào, thì sau đó tiến trình giám sát mang tính báo cáo với bên y tế về vấn đề tự giám sát các triệu chứng lâm sàng để phát hiện tiếp những trường hợp có nguy có đã nhiễm mà vào Việt Nam, thì tôi cho rằng việc này hoàn toàn trong nội bộ Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc.

"Nếu như hệ thống của anh thực sự tốt và kiểm soát được chặt chẽ tất cả các đối tượng vào, thì lúc đó có thể đặt bài toán ra trong vấn đề gọi là xét mối quan hệ với bên Trung Quốc, một nước láng giềng mà tôi cho rằng vẫn còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.

mocua2

Tác nghiệp kiểm soát dịch tại một chốt kiểm dịch ở tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc Việt Nam

"Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguy. Tại sao ? Bởi vì lúc đó nỗi lo của người dân lại từ trong chính Việt Nam, tức là nỗi lo của xã hội và lại có thể dẫn đến một tình trạng bất lợi khác.

"Đặc biệt chúng ta biết rằng dịch bệnh không chỉ có Covid-19, mà trong điều kiện của đất nước hiện nay, mà lại ở gần Trung Quốc, còn có rất nhiều nguy cơ dịch bệnh khác mà có thể xảy ra. Thế mà để cho nỗi lo trong xã hội cứ dấy lên như thế ảnh hưởng những vấn đề khác, thì chúng ta lại càng khó kiểm soát", từ nơi đang thăm viếng tại Texas, Hoa Kỳ, ông Trần Tuấn nói với BBC.

'Sức ép rất lớn'

Từ Sài Gòn, Luật sư Đinh Hồng Hạnh, một thành viên nhóm quan sát độc lập về quyền con người và chính sách, xã hội, nói với Bàn tròn của BBC :

"Việc chúng ta hay nghe là 'cấm người Trung Quốc qua' thực ra là không chính xác, chúng ta không cấm mà chúng ta quản lí dịch bệnh. Ngoài ra, việc cấm các chuyến bay là một biện pháp thương mại khác.

"Tôi nghĩ giữa việc Trung Quốc tuyên bố đã giảm phần trăm số lượng rất là nhiều lượng người mắc bệnh mới, đồng thời số lượng người khỏi bệnh cũng đã tăng lên, các quy trình khắc phục mà Việt Nam đưa ra khá là khả quan, thì đây là một đề nghị tạm gọi là một đề nghị có lí của Trung Quốc.

"Còn việc Việt Nam có chấp nhận hay không thì tôi nghĩ là phù hợp với chính sách linh hoạt của Việt Nam. Như đã nói thì Việt Nam vẫn áp dụng việc cách ly những người về từ Trung Quốc từ những vùng có dịch, hoặc là Việt Nam cấm cấp giấy phép lao động cho những lao động đến từ Trung Quốc, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn có một sự dè chừng nhất định đối với đề nghị này.

"Ngoài ra, việc thông thương giữa cửa khẩu của hai nước cũng đang dần tốt lên, ví dụ một tuần trước chúng ta (Việt Nam) vẫn còn giải cứu Thanh Long với giá từ 5-10 ngàn đồng (một kg), thì trong vòng ngày hôm qua (19/2) trở lại đây thì giá Thanh Long đã tăng trở lại ở một vài cửa khẩu mà Trung Quốc đã thông thương.

"Thì tôi nghĩ nó sẽ nhỏ giọt ở đâu đó những biện pháp mở cửa trở lại ở Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ vẫn khá là e dè đối với đề nghị này".

Hôm thứ Bảy, 22/02, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và quan sát bang giao Việt - Trung nếu bình luận với BBC :

"Trong bối cảnh 80 quốc gia đang đóng cửa với công dân Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều phải đóng cửa biên giới, Trung Quốc đang lâm vào thế bị cô lập , thập diện mai phục, khó khăn nhiều bề, không lạ khi ngoại trưởng Vương Nghị gây sức ép, đề nghị Bộ trưởng Phạm Bình Minh khôi phục hoặc nới rộng tự do đi lại với công dân Trung Quốc, mở đột phá khẩu cho công dân trong nước để giải toả bớt áp lực trong nước và quốc tế.

mocua3

Các nữ chiêu đãi viên hàng không tại một sân bay trong mùa dịch

"Tuy nhiên, nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, nguy cơ virus có trong nước tiểu hay các chất thải, ô nhiễm qua đường nước thải hay các con đường mà y tế hiện vẫn chưa khám phá hết.

"Việc các bác sĩ Trung Quốc cũng bị lây nhiễm và tỷ lệ tử vong không nhỏ đặt ra những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với dịch SARS hay thậm chí cả dịch Ebola, mọi động thái thận trọng trong chính sách đều không thừa, sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng trong nước lẫn quốc tế, các quốc gia liên quan phụ thuộc vào nhau rất nhiều.

"Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện "đột phá khẩu" hay nghĩa vụ quốc tế.

Mở rộng vấn đề thêm, nhà nghiên cứu này nói : "Đi kèm theo đề nghị này là đề xuất xả nước thuỷ điện để cứu sông Mê Công đang khô hạn nặng ở hạ nguồn, thể hiện hình ảnh " nước lớn có trách nhiệm".

"Tuy nhiên việc xả nước thuỷ điện này theo đánh giá của chuyên gia không hề có tác dụng trong việc cứu đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô hạn, trong khi nguy cơ của việc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc không bối cảnh hiện nay mang lại mối nguy hại quá lớn.

"Sức ép của Trung Quốc đối với chính phủ Việt Nam sẽ là rất lớn, tuy nhiên theo tôi chỉ nên nới lỏng về giao thương hàng hoá và vẫn cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cách ly và hạn chế đối với công dân Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng về y tế của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thời gian vừa rồi khống chế tốt được dịch chủ yếu do chính sách của chính phủ và nỗ lực của toàn dân, hàng triệu gia đình đã phải cho con nghỉ học ở nhà".

Chọn một trong hai ?

mocua4

Người dân xếp hàng chờ đến lượt mua khẩu trang

Về bài toán thứ hai là liệu Việt Nam có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường học hay không, cũng hôm thứ Bảy, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, người cũng có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, đưa ra bình luận với BBC từ góc nhìn bên trong ngành giáo dục :

"Theo tôi tháng 3/2020, các trường Đại học và trường phổ thông chỉ có thể mở lại khi vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách ly 14 ngày đến 24 ngày với công dân Trung Quốc và công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác đến từ các tâm dịch.

"Nếu nhà nước có muốn có các động thái nới lỏng để phục hồi sản xuất, kích cầu các ngành hàng không, du lịch hay có các động thái " hữu nghị" với Trung Quốc thì nên cho các cháu học sinh cấp I (Tiểu học), cấp II (Phổ thông Cơ sở) nghỉ nốt tháng Ba theo đề xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh để giữ an toàn sức khoẻ tính mạng cho các cháu và đảm bảo sự an tâm cho các gia đình.

"Các cháu học sinh lớp 9, học sinh cấp III (Trung học Phổ thông) và đại học có thể cân nhắc nhập học trong tháng Ba để kịp chương trình".

Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng đề cập đến việc có nên chỉ lựa chọn giữa một trong hai vấn đề hay bài toán trên để xử lý vào thời điểm hiện nay ở Việt Nam, bà nói :

"Tôi nghĩ các chính sách ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và chính sách mở cửa trường học trở lại liên quan mật thiết đến nhau.

"Kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy chỉ cần một, hai cháu lây nhiễm là sẽ có nguy cơ rất lớn cho việc dịch bệnh bùng phát trở lại, không nên mạo hiểm trong lúc này, chỉ có thể chọn một trong hai, mở cửa trường học hoặc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc.

"Theo tôi, không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.

"Nhiều cuộc thăm dò ý kiến dư luận vẫn cho thấy khoảng 65% phụ huynh vẫn do dự chưa muốn cho con đến trường vào đầu tháng Ba.

"Để thể hiện tình hữu nghị của Việt Nam, có thể tiếp tục cung cấp khẩu trang, thuốc men, vật tư y tế , kinh nghiệm và phác đồ chữa bệnh, nhưng sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tế", Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng nói với BBC trên góc nhìn từ quan điểm riêng.

*****************

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lo phải tiếp nhận 'người từ vùng dịch Hàn Quốc' (BBC, 22/02/2020)

Chính quyền Thành phố Hà Nội có "phiên họp đột xuất" vào chiều hôm Chủ nhật 23/2 trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là tại Hàn Quốc.

mocua5

Ông Chung cũng nói về nhu cầu "nâng mức cảnh báo đi lại"

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời nói "Hiện chưa có thông tin nào từ Ban Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15 - 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn.

"Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều. Nếu Hàn Quốc diễn biến phức tạp như Vũ Hán …phải đưa người về thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người chứ không ít, nên phải chuẩn bị", ông Chung nói thêm.

Ông Chung cũng nói về nhu cầu "nâng mức cảnh báo đi lại" như Hoa Kỳ đang khuyến cáo công dân nước mình.

Hàn Quốc nâng cảnh báo virus corona lên mức cao nhất trong bối cảnh 5 người tử vong và hơn 600 ca xác nhận nhiễm Covid-19. Hầu hết các ca này liên quan tới một bệnh viện và một nhóm giáo phái gần thành phố phía đông nam Daegu.

Tổng thống Hàn Quốc nói đất nước ông đang đối mặt "bước ngoặt nghiêm trọng" và những ngày tới là vô cùng quan trọng.

Bệnh viện Daenam điều trị cho người mất trí và người cao tuổi tại Cheongdo Hàn Quốc thông báo có 110 ca nhiễm bao gồm 9 nhân viên y tế tại đây.

Tin cho hay Israel từ chối khoảng 200 người không phải là người Israel đến từ Hàn Quốc rời khỏi máy bay, và buộc họ phải trở về Seoul ; 12 người Israel trên chuyến bay thì đã bị cách ly.

Trong khi đó chính quyền Ý đã đưa ra "các biện pháp mạnh mẽ" để giải quyết sự lây lan của một đợt dịch virus corona lớn nhất vừa bùng phát ở Châu Âu.

Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố kế hoạch khẩn cấp vào cuối ngày thứ Bảy khi số trường hợp bị lây nhiễm tăng lên 79 người.

Các biện pháp đã được đưa ra sau khi hai công dân Ý được xác nhận đã tử vong vì virus corona.

Hàng chục thị trấn ở khu vực phía bắc là Bologna và Veneto đang được kiểm dịch một cách hiệu quả theo kế hoạch.

Khoảng 50.000 người từ các thị trấn ở hai khu vực phía bắc đã được chính quyền yêu cầu cách ly tại gia.

Ông Conte cho biết việc ra hoặc vào khu vực bùng phát dịch này giờ sẽ bị cấm trừ khi có được sự cho phép đặc biệt.

Tất cả các hoạt động thể thao và trường học đã bị đình chỉ trong các khu vực này, bao gồm một số trận bóng đá Serie A sẽ diễn ra vào Chủ nhật.

Cảnh sát, và nếu cần thiết các lực lượng vũ trang, sẽ có thẩm quyền để đảm bảo các quy định được thực thi.

mocua6

Thủ tướng nước Ý Giuseppe Conte (giữa) nói rằng người dân sẽ không được phép ra vào khu vực dịch bệnh

Chính quyền Ý lo ngại virus này đã lan ra bên ngoài các trường hợp bị cô lập ở vùng Bologna và Veneto, khiến nó trở nên khó kiểm soát.

Giulio Gallera, giám đốc y tế của Bologna cho biết : "Sự lây nhiễm của loại virus này rất mạnh và hiểm độc".

Virus coronavirus mới có tên gọi chính thức là Covid-19 bắt nguồn từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ năm ngoái, nhưng đã lan sang 26 quốc gia, với hơn 1.400 trường hợp và 11 trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc đã được xác nhận.

Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết tỷ lệ tử vong và các trường hợp mới nhiễm virus corona đã giảm vào thứ Bảy. Hiện có khoảng 76.392 trường hợp bị nhiễm bệnh và trong đó có 2.348 trường hợp tử vong tại Trung Quốc.

mocua7

Tỷ lệ bị lây nhiễm và tử vong của virus corona, Covid-19 so với các đợt dịch trước đây như Sars, Mers

Tuy nhiên bên ngoài Trung Quốc, các ca lây bệnh không có liên kết rõ ràng với quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng, gây lo ngại từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Người đứng đầu WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết mối quan tâm lớn nhất hiện nay là các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn, đặc biệt là ở Châu Phi.

Tàu du lịch Diamond Princess ngoài khơi Nhật Bản cũng có ​​hơn 600 trường hợp.

Ba mươi hai hành khách tàu du lịch Anh và Châu Âu trên tàu này đang đi cách ly ở tây bắc nước Anh sau khi trở về từ Nhật Bản.

Iran thì cho biết đã có người thứ năm chết vì virus corona và ra lệnh đóng cửa các trường học, trường đại học và trung tâm văn hóa ở 14 tỉnh.

Vào tháng 1, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sự bùng phát của Covid-19.

Sốt, mệt mỏi và ho khan là những triệu chứng phổ biến nhất của một người bị lây nhiễm virus corona.

Tỷ lệ người chết vì căn bệnh này dường như thấp, hầu hết chỉ phát triển các triệu chứng nhẹ và sau đó hồi phục hoàn toàn.

***********************

Dịch Covid-19 : Nam Hàn nâng mức báo động, Hà Nội lo đón hàng chục ngàn người từ vùng dịch (RFA, 23/02/2020)

Hà Nội có thể phải đón đến hàng chục ngàn người từ Nam Hàn, nước đang có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trong những ngày qua và vừa phải nâng mức báo động lên mức cao nhất sau ca tử vong thứ 5 hôm 23/2.

songvoi1

Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 19/2/2020 ở Daegu, Nam Hàn : các nhân viên y tế đang phun thuốc khử trùng ở một chi nhánh của nhóm đạo Shincheonji nơi có nhiều người bị nhiễm Covid-19  AFP

Tại cuộc họp khẩn cấp vào ngày Chủ nhật, 23/2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông trong nước trích lời cho biết:

“Hiện chưa có thông tin nào từ Ban Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15 - 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn. Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều. Nếu Hàn Quốc diễn biến phức tạp như Vũ Hán (Trung Quốc - phóng viên), phải đưa người về thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người chứ không ít, nên phải chuẩn bị”.

Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trích thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết hiện ở thành phố Daegu và Gyeongbuk (hai thành phố tâm dịch ở Nam Hàn) có hơn 4.000 lao động Việt Nam. HIện vẫn chưa có lao động Việt Nam nào ở Nam Hàn bị xác nhận nhiễm Covid-19.

Giới chức sở Y tế Hà Nội cho biết hiện có khoảng 26.000 người Việt tại hai tỉnh có dịch của Nam Hàn.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu trước mắt cần nâng mức độ cảnh báo đi lại, bởi Mỹ cũng đã nâng mức cảnh báo đi lại với Nhật, Hàn Quốc.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị cách ly nơi cư trú 14 ngày đối với người đến từ vùng có dịch ở Hàn Quốc, đồng thời khuyến cáo người dân không đi du lịch sang các nước có dịch.

******************

Virus corona : Việt Nam bớt hạn chế trao đổi mậu dịch qua biên giới Trung Quốc (RFI, 21/02/2020)

Hãng tin Reuters hôm 21/02/2020 trích dẫn Bộ Công thương cho biết Việt Nam đã giảm nhẹ các hạn chế về trao đổi mậu dịch qua biên giới Việt – Trung, mặc dù dịch viêm phổi vẫn đang hoành hành tại Trung Quốc.

songvoi2

Nhân viên y tế mặc bảo hộ làm việc tại cửa khẩu biên giới Hữu Nghị Lạng Sơn, Việt Nam, ngày 20/02/2020 Reuters/Kham

Trong bản thông cáo, Bộ Công thương cho biết là chính quyền tỉnh Lạng Sơn hôm qua đã mở lại các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh của tỉnh này. Nhưng theo Bộ Công thương, tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể kéo dài, phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cho nên "tiến độ xuất khẩu nông sản vẫn chậm hơn rất nhiều" so với thời gian trước khi có dịch.

Ngoài ra, theo các nhân chứng của hãng tin Reuters, gần cửa khẩu Hữu Nghị, hàng trăm xe tải của Việt Nam cũng đang chuẩn bị chở hàng sang Trung Quốc, sau khi bị chặn lại từ ngày 05/02. Toàn bộ các nhân viên hải quan đều đeo khẩu trang khi làm việc và các tài xế xe tải cũng đeo khẩu trang trước khi vượt qua biên giới.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam. Vào đầu tháng này, để ngăn chận sự lây lan của dịch Covid-19 từ Trung Quốc, Việt Nam đã đóng cửa một phần biên giới, đồng thời đã ngưng cấp visa nhập cảnh cho khách Trung Quốc.

Cũng theo Reuters, một điều tra của Phòng thương mại Hoa Kỳ vào tuần trước cho thấy là các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề về nguồn cung cấp nguyên vật liệu do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tại Việt Nam hiện nay, trên tổng số 16 người được xác định bị nhiễm virus corona chủng mới, 15 người đã khỏi bệnh và được xuất viện, người cuối cùng là một Việt kiều Mỹ, được xuất viện chiều nay sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ở Sài Gòn. Như vậy tính đến hôm nay, 21/02, chỉ còn một người bị nhiễm Covid-19 nằm viện, đó là bệnh nhân đang được điều trị ở Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam hôm nay, do vẫn lo ngại về nguy cơ dịch Covid-19 lây lan, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định không tổ chức Lễ hội Pháo hoa quốc tế 2020, theo dự kiến sẽ diễn ra vào mùa hè. Trước đó, hôm 18/02/2020, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã quyết định dời ngày tổ chức Festival Huế 2020, theo dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 4.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn duy trì cuộc đua xe Công thức 1 (F1) tại Hà Nội. Tuy vậy, đài truyền hình RTL của Đức hôm qua thông báo sẽ không cử người đến Việt Nam để tường thuật về sự kiện thể thao này.

Thanh Phương

*****************

Bộ Công thương : Samsung sẽ chịu ảnh hưởng do dịch covid-19 (RFA, 21/02/2020)

Bộ Công thương hôm 21/2 cho hãng tin Reuters biết khu vực chế tạo của Việt Nam với ví dụ điển hình là hãng Samsung sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19.

songvoi3

Xe container chở vật liệu từ Trung Quốc tại biên giới cửa khẩu Hữu Nghị giáp với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam ngày 20/2/2020 - Reuters

"Các nhà chế tạo xe hơi, thiết bị điện tử và điện thoại đang gặp khó khăn trong việc mua nguyên vật liệu vì gián đoạn do virus (covid-19).

Việt Nam phụ thuộc về nguyên vật liệu và thiết bị từ Trung Quốc, và điều này làm cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng khi dịch bệnh bùng phát", thư điện tử của Bộ Công thương gửi Reuters có đoạn viết.

Theo Bộ Công thương, Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng, cụ thể là dây chuyền sản xuất hai loại điện thoại mới của hãng này vì phần lớn phụ kiện nhập từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, hôm 20/2 trang tin Nikkei của Nhật bản trích lời giới chức Công ty điện tử Samsung Electronics cho biết hoạt động tại các nhà máy của Samsung tại Việt Nam vẫn diễn ra ở công suất tối đa.

Ông Nguyễn Trí Thông, Giám đốc Truyền thông Công ty Điện tử Samsung Việt Nam, cho biết : "Hoạt động của Samsung tại Việt Nam hiện vẫn hoàn toàn bình thường. Cứ 2 chiếc điện thoại Samsung bán ra trên thế giới thì có 1 chiếc được sản xuất tại Việt Nam. Chúng tôi đang hoạt động hết công suất".

Samsung đã công bố ra mắt điện thoại Galaxy S20 tại Hoa Kỳ vào ngày 12/2. Điện thoại dự kiến sẽ bán ra thị trường ngày 6/3, điều này cho thấy Samsung có đủ năng lực để sản xuất model cao cấp tại các nhà máy Việt Nam cho cả thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Reuters, Việt Nam hôm thứ Năm (20/2) đã giảm bớt một số hạn chế liên quan đến y tế đối với thương mại xuyên biên giới để thúc đẩy hoạt động kinh tế, nhưng một số biện pháp nghiêm ngặt vẫn được áp dụng.

Bộ Công thương cho biết Samsung đang xem xét sử dụng vận tải đường biển hoặc đường hàng không để nhập khẩu các linh kiện cần thiết nhưng điều này sẽ làm tăng chi phí và hầu như không đáp ứng được lịch trình sản xuất và nhu cầu.

Nếu dịch bệnh không được kiềm chế trong khoảng 1 tháng tới, chúng tôi sẽ dự trữ hàng. Sản lượng TV và điện thoại trong nước sẽ giảm mạnh", Bộ cho biết, trích dẫn từ một báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam.

*****************

Dịch covid-19 : Bộ Y tế lo ngại người trở về từ Trung Quốc trốn cách ly (RFA, 21/02/2020)

Bộ Y tế Việt Nam hôm 20/2 cho biết một số người Việt Nam trở về từ vùng dịch covid-19 đã trốn cách ly theo quy định là 14 ngày. Bộ Y tế yêu cầu công an ở các tỉnh thành lập danh sách những người trở về trong 14 ngày qua để báo giới chức y tế nhằm kịp thời cách ly những người này.

songvoi4

Hình minh họa. Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một tài xế ở cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới với Trung Quốc hôm 20/2/2020 - Reuters

Dịch covid-19 xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng tháng 12 năm ngoái hiện đã lan ra 29 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 76.000 ca nhiễm bệnh và hơn 2.200 ca tử vong, phần đông là tại Trung Quốc.

Việt Nam cho đến lúc này mới ghi nhận 16 ca dương tính với virus mới và đã cho xuất viện 15 ca.

Thành phố Hồ Chí Minh hôm 21/2 đã cho xuất viện bệnh nhân người Mỹ gốc Việt và thông báo thành phố không còn người nhiễm covid-19.

Thung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho báo chí biết đã có hai hành khách thuộc du thuyền Westerdam đến sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 20/2. Đây là du thuyền đậu ở Campuchia và đã phát hiện có trường hợp nhiễm covid-19. Giới chức y tế thành phố cho biết hai người này đã được kiểm tra y tế và không có dấu hiệu bệnh. Tất cả các hành khách còn lại trên chuyến bay cũng bình thường và đều được khuyến cáo về bệnh dịch.

Trong khi đó, tại Nam Hàn, số người nhiễm covid-19 đã tăng gấp 3 lần trong vòng 3 ngày qua với tổng số ca nhiễm được hãng tin Yonhap của Nam Hàn ghi nhận là 156 trường hợp. Thành phố Deagu của Nam Hàn là nơi có nhiều ca nhiễm nhất với 41 trường hợp. Chính phủ nước này đã tuyên bố thành phố Daegu và Cheongdo là "khu vực quan tâm đặc biệt" sau một loạt trường hợp dương tính với virus mới những ngày qua.

Nguyên nhân khiến Nam Hàn có số ca nhiễm covid-19 tăng vọt được cho là do ca nhiễm số 31 ở nước này đã tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong thời gian ủ bệnh.

*******************

Nữ sinh ở Huế tử vong sau 1 tuần ho sốt, chính quyền nói không do covid-19 (RFA, 22/02/2020)

Nữ sinh lớp 12 ở Thừa Thiên - Huế, Việt Nam vừa tử vong sau 1 tuần có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như khó thở, ho, sốt tuy nhiên các báo trong nước lại dẫn thông tin từ cơ quan chức năng cho biết người này tử vong do bệnh lý về não, mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm bệnh phẩm.

songvoi5

Hình minh hoạ. Bác sĩ mặc đồ bảo vệ ở tại khu cách lý cho bệnh nhân covid 19 ở bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/1/2020 - Reuters

Tối 21-2-2020, các báo trong nước dẫn thông tin từ ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận, ở địa phương vừa có một ca tử vong có các triệu chứng tương tự covid-19 vào buổi sáng nhưng khám nghiệm pháp y thì do bệnh não chứ không do bệnh dịch đang hoành hoành ở trên thế giới.

"Tuy nhiên để gia đình và mọi người an tâm, chúng tôi vẫn lấy mẫu xét nghiệm để gửi đi kiểm tra covid-19. Tôi cũng mong mọi người đừng xa lánh với người thân của gia đình người đã khuất" - báo Tuổi trẻ online dẫn lời ông Đức nói.

Mẫu bệnh phẩm được gửi đi Viện Pasteur Nha Trang và Bệnh viện Trung ương Huế để xét nghiệm, đồng thời cơ quan y tế cũng tiến hành phun thuốc khử trùng ngôi nhà và kiểm tra sức khỏe người thân của nạn nhân.

Theo ông Hoàng Văn Đức, qua kiểm tra yếu tố dịch tễ, nữ sinh này và người thân, hàng xóm đều không có ai từng tiếp xúc với người hoặc đi đến vùng có dịch.

Chính quyền Huế cho biết, đến tối 21/2 vẫn chưa có ca bệnh nào hoặc ca nghi nhiễm nào do virus corona chủng mới gây ra.

Mặc dù vậy, du thuyền Diamond Princess đang có 634 người nhiễm nCoV (tên gọi cũ của covid-19) từng cập cảng Chân Mây, Thừa Thiên Huế để du khách tham quan vào hôm 27-1-2020 trước khi đến Nhật ngày 3/2 và phát hiện ca dương tính đầu tiên.

Ngày 7/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thị sát về công tác phòng chống dịch covid-19 ở tại Huế khi thông tin về tàu Diamond Princess có người nhiễm nCoV được loan đi trên các tờ báo nước ngoài.

******************

Virus corona - Covid-19 : Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị cho nghỉ học đến hết tháng Ba (RFI, 20/02/2020)

Sáng hôm nay 20/02/2020, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký văn bản kiến nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 03/2020.

songvoi6

Làm vệ sinh lớp học để chuẩn bị đón học sinh tại một trường ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 15/02/2020 Reuters/Kham

Hiện nay, học sinh thành phố Hồ Chí Minh đang được nghỉ học đến hết ngày 29/02. Theo báo chí trong nước, chủ tịch thành phố cũng kiến nghị chính phủ điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, theo đó học kỳ 2 sẽ được tiếp tục từ tháng 04 đến tháng 07 và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia sẽ được dời đến cuối tháng 07.

Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường, với nhiều nguy cơ tiềm ẩn và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới, vì vậy, điều quan trọng là bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người học, giúp học sinh và gia đình yên tâm.

Vào ngày 14/2, bộ Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam đã đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, xem xét cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2.

Thùy Dương

******************

Dịch covid 19 : Miền Trung tiếp tục đón khách từ các tàu du lịch nước ngoài (RFA, 20/02/2020)

Đà Nẵng và Huế tiếp tục đón các tàu du lịch nước ngoài với hàng trăm khách vào thăm giữa mùa dịch covid 19, sau khi tỉnh Quảng Ninh trước đó đã từ chối hai tàu du lịch nước ngoài khác vì sợ bệnh dịch lây lan.

songvoi7

Quá trình làm thủ tục cùng thuyền viên và hành khách có nhu cầu lên bờ, tham quan tỉnh Thừa Thiên-Huế - Courtesy of Vietnamnet - RFA edited

Truyền thông trong nước cho biết, vào ngày 19/2, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) đã đón hai du thuyền hạng sang cỡ nhỏ Crystal Symphony và Silver Spirit để tham quan cố đô Huế. Tổng số thủy thủ và du khách trên hai tàu này là khoảng hơn 1.000 người.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, hấu hết các hành khách trên hai tàu này đến tứ Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, hoàn toàn không có du khách Trung Quốc.

Sau khi hai du thuyền Crystal Symphony và Silver Spirit cùng quốc tịch Bahamas cập cảng Chân Mây, bộ Y tế đã tiến hành kiểm dịch y tế cho toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn có nhu cầu lên bờ và không có trường hợp nào có dấu hiệu nghi nhiễm covid-19.

Theo lịch trình, du thuyền Crystal Symphony sẽ cập cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 ngày, và ngày 24/2 sẽ rời đến nước khác.

Hôm 19/2, tàu Silver Spirirt cũng đã đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, theo ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng. Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng cho biết dù ngành du lịch tại đây chịu ảnh hưởng nặng do dịch covid-19, nhưng Đà Nẵng vẫn là điểm đến an toàn, được du khách châu Âu tin tưởng lựa chọn.

Hai du thuyền này có sức chở hơn 1.000 hành khách, nhưng trong đợt này, tàu Silver Spirit chỉ có 208 hành khách và 405 thủy thủ. Trong khi đó, tàu Crystal Symphony có sức chở 848 hành khách và 545 thủy thủ, nhưng đợt này cũng chỉ chở 147 khách và 536 thủy thủ.

********************

Việt Nam phong tỏa phòng Covid-19 : Thiếu chuẩn bị tâm lý, lợi bất cập hại (RFI, 19/02/2020)

Đầu tháng 2/2020, dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, gây lo ngại lớn tại Việt Nam. Xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc, với nhiều người nhiễm virus trở về từ Vũ Hán, truyền sang người khác, trở thành một "ổ dịch". Ngày 13/02, chính quyền phong tỏa Sơn Lôi để chống dịch. Nhiều người cảnh báo, nếu làm sai cách, việc phong tỏa toàn bộ một khu vực dân cư lớn sẽ lợi bất cập hại.

songvoi8

Công an đeo khẩu trang kiểm soát lối vào xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 13/02/2020 Nhac NGUYEN / AFP

Cho đến nay, thông tin về diễn biến của cuộc phòng chống dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, hơn 10.000 dân, gần như hoàn toàn do các kênh truyền thông của Nhà nước loan tải. Nếu như chính quyền thường xuyên đưa ra các thông điệp cho thấy tình hình chống dịch tại Sơn Lôi diễn biến tích cực, một số thông tin tại chỗ cho thấy không hẳn đã như vậy (nhiều người dân Sơn Lôi không dám lên tiếng trên công luận để thông tin về dịch bệnh, do lo ngại bị chính quyền trừng phạt. Tại Việt Nam, dư luận chú ý đến việc hai người dùng Facebook bị chính quyền phạt tiền khi đăng tải thông tin về Covid-19, với cáo buộc xuyên tạc sự thực).

Bên cạnh các thiếu thốn về phương tiện vệ sinh phòng hộ, điểm đáng chú ý là nỗi lo khá phổ biến trong dân chúng, vì thiếu thông tin, đặc biệt về tình trạng các thân nhân, đang sống cách ly xa gia đình, tình trạng một số người "tâm lý yếu" hoảng sợ khi bị cưỡng chế cách ly. Việc thiếu sự chuẩn bị tâm lý và kỹ năng phòng dịch cho người dân, trước một đợt phong tỏa kéo dài, đặt người dân vào thế thụ động, lo lắng, hoang mang, khiến đợt phong tỏa phòng dịch có thể dễ dàng mất đi hiệu quả mong muốn, nhất là trong bối cảnh nỗi ám ảnh do virus đè nặng, không khí kỳ thị dân cư vùng bị dịch khá phổ biến ở nhiều nơi.

Trong việc phòng chống dịch Covid-19, đang trong diễn biến khó lường, chính quyền Việt Nam dường như đã không chú ý đúng mức đến mức độ nguy hiểm của "virus vô hình của nỗi sợ", đang trở thành mối đe dọa không thể coi nhẹ.

Nguồn gốc "ổ dịch"

Trở lại với ổ dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nơi có nữ công nhân Nguyễn Thị D., từ Vũ Hán (Wuhan), trở về Sơn Lôi, ngày 17/01, tức khoảng một tuần trước khi thành phố bị phong tỏa. Ngày 25/01, chị Nguyễn Thị D. đã tới Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương lấy mẫu. Ngày 30/01, kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị nhiễm Covid-19. Nữ công nhân Nguyễn Thị D. là một trong ba người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus corona mới, và là người để virus truyền trực tiếp sang 5 người khác. Một bé gái 3 tháng tuổi bị nhiễm virus từ một trong 5 người nói trên.

Chị D. là một trong 8 công nhân được cử sang Vũ Hán tập huấn. Trong số họ tổng cộng 5 người bị nhiễm virus. Tất cả đều trú quán tại tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc trở thành địa phương có đông người nhiễm virus corona nhất trên cả nước (chiếm 11 trên 16 ca). Ngày 12/02, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quyết định phong tỏa xã Sơn Lôi. Cuộc phong tỏa bắt đầu ngay ngày hôm sau, 13/02. Thời gian dự kiến kéo dài 20 ngày.

Diễn biến "chống dịch" theo truyền thông Nhà nước

Theo thông tin từ phía chính quyền, Vĩnh Phúc đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp về phòng chống dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiến hành khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, nơi có nhiều ca mắc nhất trên địa bàn huyện Bình Xuyên, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Xã Sơn Lôi thành lập 12 chốt tại các trục đường chính, còn tại các tuyến đường nhỏ, trong các cánh đồng đều có lực lượng tuần tra an ninh 24/24. Đồng thời, "phun khử trùng, tiêu độc, huy động tối đa lực lượng kiểm soát tình hình sức khỏe của người dân".

Bộ Y Tế đã cử 2 đội công tác đặc biệt trực 24/24 ở Bình Xuyên, hỗ trợ tại chỗ công tác giám sát dịch, cũng như điều trị cho bệnh nhân. Mỗi người dân có bảng theo dõi sức khỏe sát sao. Mỗi ngày cán bộ đến 2 lần, đến theo dõi xem có ốm, sốt ho, gai người... cặp nhiệt độ sáng chiều.

Trong cuộc họp báo chiều 14/2, chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên cho biết chính quyền đã dự đoán đợt phong tỏa chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến đời sống người dân, đồng thời khẳng định "đảm bảo đủ nước rửa tay, khẩu trang, không có việc lên mạng kêu gọi hỗ trợ". Tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết tập trung các nguồn lực để hỗ trợ người dân trong vùng cách ly, về nhu yếu phẩm.

Thiếu phương tiện, thiếu thông tin về thân nhân

Xã Sơn Lôi có khoảng 1.400 người theo Công giáo. linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại, phụ trách giáo xứ Hữu Bằng, từ ít ngày gần đây, được chính quyền cho phép đưa một số trang bị vệ sinh, phòng hộ vào cho những người Công giáo trong vùng dịch. Linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết một số nét chính về đời sống giáo dân tại Sơn Lôi. Ngoài vấn đề trang bị vệ sinh, phòng dịch, ông đặc biệt lo ngại về tâm trạng của bà con giáo dân. Trả lời RFI hôm 17/02, Linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết :

"Những người Công giáo chưa ai xét nghiệm bị dương tính. Ăn thì người ta vẫn có cái ăn, đời sống thì không ngại lắm. (Điểm đáng lo là) họ không thấy sự nguy hiểm của nó, nhiều lúc họ coi rất bình thường. Mình cũng đề nghị chính quyền cấp cho họ khẩu trang, cũng như thiết bị y tế, như nước rửa, sát trùng. Nhưng đến ngày hôm nay, nhưng cũng chỉ mới phát lẻ tẻ, không đáng kể… Một số người đi làm ở các nơi khác bị đuổi việc, bắt tập trung về thôn của mình. Một số người tâm lý hơi yêu yếu, tâm lý có hơi hoảng loạn.

Những người ở trong đó cũng theo dõi thôi, nhưng có biết những người đang cách ly ở đâu đâu, tình trạng như thế nào đâu. Cứ theo dõi xem có ai không, sợ nhỡ người nhà mình. Chỉ có đọc kinh cầu nguyện thôi".

Vị cha xứ cũng cho biết tình hình đang từng bước được cải thiện, trước hết với việc một linh mục, cha Hoàng Trọng Hữu, được phép vào trong vùng dịch, để hỗ trợ người dân tại chỗ. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh dịch phát triển nặng thêm trong thời kỳ đầu, linh mục Nguyễn Đức Đại nhận xét là những người có nguy cơ bị nhiễm virus đã không được chuẩn bị tâm lý để thực hiện tốt việc tự cách ly, nhằm bảo vệ cộng đồng.

"Nếu ngay từ lúc đầu, nếu mình làm tốt, thì nó không bùng ra như thế, nhưng làm không chặt lắm. Chúng tôi được biết là những người đó (có nguy cơ nhiễm virus) về, nhưng họ vẫn sinh hoạt bình thường. Họ vẫn ăn uống, hát karaoke, rồi đi lại bình thường. Sau khi đã xác định họ dương tính với virus, thì còn mấy người khác trong gia đình, bảo cách ly, chỉ cách ly tại nhà thôi, nhưng họ không chịu. Họ vẫn đi làm, coi sóc con cháu… Mình đã không có biện pháp làm cho tốt hơn, cũng không hỗ trợ họ nên chính vì thế bị ảnh hưởng thêm".

Cần "giám sát độc lập"

Về tình hình phòng chống dịch tại Sơn Lôi, với biện pháp phong tỏa toàn bộ xã, trả lời RFI, Bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ y tế cộng đồng, cho biết nhận xét chung của ông :

"Tôi có theo dõi ở Sơn Lôi, thấy rằng dường như quyết tâm của chính quyền là cao, nhưng sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền với bên y tế, để bảo đảm triển khai để người thực hiện đúng các nguyên tắc của bên y tế cộng đồng đưa ra, thì tôi cho rằng việc thực thi này, có lẽ là lần đầu tiên họ làm, cho nên chưa có kinh nghiệm. Phần giáo dục cho dân, cung cấp kiến thức cụ thể cho dân, các bước cụ thể cho mỗi cá nhân hiểu và thực thi trách nhiệm cá nhân, thì trong những ngày đầu chưa đảm bảo. Điểm thứ hai nữa là cần phải có bộ phận giám sát đánh giá độc lập, tham gia vào để bảo đảm thực thi, bảo đảm tính thực tế của kế hoạch này. Việc giám sát này chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một bộ phận thực sự khoa học, độc lập với bộ phận đang triển khai, của địa phương. Nếu có thể được, thì đấy phải là các tổ chức chuyên đánh giá về y tế cộng đồng, thì đến cuối đợt chúng ta có thể có những số liệu, thông tin để đúc rút kinh nghiệm, để đánh giá hiệu quả thực sự của nó. Để rồi áp dụng ngay cho giai đoạn tiếp theo".

(Theo quy định của chính phủ Việt Nam, Tiểu ban giám sát thuộc Ban chỉ đạo chống dịchcó hai nhiệm vụ, theo dõi diễn biến dịch và tổ chức thực hiện phòng chống dịch. Chức năng "giám sát" ở đây hoàn toàn không liên quan đến hoạt động "giám sát", theo đề nghị của Bác sĩ Trần Tuấn).

Vai trò người dân bị coi thường : Bài học Vũ Hán

Bác sĩ Trần Tuấn đặc biệt lưu ý đến Bài học Vũ Hán, với việc chính quyền Trung Quốc đã không xem người dân như các chủ thể chủ động, tích cực, là "tuyến đầu" trong việc phòng chống dịch. Bài học thất bại của Vũ Hán, nếu không được rút ra đầy đủ có thể lặp lại tại những nơi khác, cụ thể như Việt Nam.

"Phải nói đây là một virus có tính lây nhiễm cao, nhưng độc lực vào loại trung bình, trong các virus gây viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu như tính lây nhiễm cao, độc lập trung bình thôi, thì các biện pháp, các kinh nghiệm trong phòng chống dịch chúng ta đã có. Từ các virus có vắc xin hoặc chưa, thì về nguyên tắc, chúng ta có đủ kinh nghiệm khoa học và kinh nghiệm để kiểm soát tốt vụ dịch này, không để lây lan mạnh được. Nhưng tại Vũ Hán, vì sao tình trạng lại xảy ra nặng nề như vậy, đặc biệt là số người chết, người mắc lại tăng rất nhanh sau khi biện pháp cô lập, cách ly thành phố đã được thực hiện.

Chúng tôi thấy, khi chính quyền Trung Quốc tổ chức phòng chống dịch này, thì dường như họ lại xem dường như người dân như là một đối tượng chỉ có tuân thủ và thi hành những gì mà bên hệ thống Nhà nước đưa ra, chứ không xem người dân là một chủ thể tích cực, có tính chủ động. Chúng tôi xem là bản thân các chủ thể là phòng tuyến đầu, họ có thể tự bảo vệ mình bằng các kiến thức để khỏi bị lây nhiễm, hoặc khỏi gây lây nhiễm cho người khác, nếu đã nhiễm bệnh. Và điều thứ ba cần chú ý, là trong trường hợp dịch bệnh không có thuốc đặc trị, không có vắc xin, thì chính khả năng tự miễn dịch của mỗi cá nhân, nếu được nâng cao, nếu được bảo vệ thì là một yếu tố tích cực nhất. Họ mới là điểm chính trong cuộc chiến đánh bại con virus, khi virus đã xâm nhập cơ thể. Hỗ trợ của y tế chỉ trong trường hợp cấp thiết, ví dụ như các trường hợp nặng. Còn không tất cả các biện pháp ăn uống, sinh hoạt (tập luyện thể chất), đặc biệt về tâm lý là người dân hoàn toàn có thể làm được. Nếu hiểu được như vậy, thì chúng ta sẽ tránh được đường lối can thiệp mang tính bất ngờ, đột ngột, xáo trộn cuộc sống của người dân, trong khi chưa chuẩn bị được tinh thần, và kiến thức của người dân, đối phó với dịch".

Để "virus của nỗi sợ" lan tràn : WHO ở đâu ?

Để chống dịch virus Covid-19, có thể dựng các hàng rào hữu hình để phong tỏa cả một xã, một thành phố, nhưng biện pháp quyết liệt này rất có thể sẽ lợi bất cấp hại, nếu tình hình phòng chống bệnh dịch không dựa trên các nghiên cứu cụ thể, và nỗi sợ vô hình tác hại nặng nề đến tâm lý người dân, rất có thể còn nguy hại hơn cả chính con virus (nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng trong một chia sẻ với chúng tôi cho biết hai gánh nặng tâm lý khác là tâm trạng không tin tưởng vào hành xử của chính quyền trong một bộ phận người dân, cùng với nạn tin giả tràn lan).

Trong bài trả lời phỏng vấn RFI, Bác sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không thực hiện đúng vai trò của một định chế y tế quốc tế, có khả năng tiến hành nghiên cứu dịch tễ tại các khu vực có nguy cơ cao (cũng như tại Trung Quốc), WHO có xu hướng "đồng nhất" dịch bệnh Covid-19, trên phần còn lại của thế giới, với tình hình dịch bệnh đã trở thành đại dịch tại Trung Quốc, bùng phát do cách quản lý không minh bạch của chính quyền nước này.

"Truyền thông quốc tế gắn nối một cách quá mức diễn biến dịch bệnh ở Trung Quốc với nguy cơ xảy ra ở các nước. Phát biểu gần đây của lãnh đạo WHO, cho rằng khó mà tiên lượng được dịch, đã đánh đồng việc khó tiên lượng được ở Trung Quốc, với dịch bệnh ở các nước. Thực tế diễn biến dịch, hình thái phân bố, số mắc, số chết… cho đến nay, khác biệt rất rõ giữa diễn biến tại Trung Quốc, tại Vũ Hán, với bên ngoài. Việc đồng nhất diễn biến tại Trung Quốc với thế giới làm tăng thêm nỗi lo. Lẽ ra WHO, về thông tin dịch tễ học, trong vai trò của mình, với các văn phòng khu vực, và tại các nước mà dịch lan đến, hoàn toàn có thể tiến hành hoặc hỗ trợ các nghiên cứu dịch tễ học. Tạo ra các bằng chứng khách quan hơn, để đánh giá cho đúng hơn tính lây lan, độc lực của virus, giúp cho việc cân bằng (về đánh giá), để giảm nỗi lo sợ. Chúng tôi thấy rằng WHO gần như không thấy nói đến các kế hoạch nghiên cứu đã được triển khai đến đâu, các văn phòng khu vực đã tiếp xúc với các bệnh nhân đến đâu, hỗ trợ chính phủ các nước như thế nào. WHO vẫn có xu hướng đồng nhất diễn biến dịch tại Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Điều này khiến diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh của thế giới".

Xu hướng đồng nhất này thể hiện rõ ràng qua việc rất nhiều người tin rằng gần 2.000 người chết do virus hiện nay (theo con số chính thức) là rải ra trên toàn thế giới nói chung, chứ không phải là tuyệt đại số trên lãnh thổ Trung Quốc, và chủ yếu tại vùng tâm dịch Vũ Hán – Hồ Bắc. Sự đồng nhất này là một nguyên nhân khiến nỗi ám ảnh, sợ hãi virus (cùng với những thông tin chính thức và không chính thức về thảm họa y tế tại Vũ Hán) rất có thể vượt quá xa mức độ nguy hiểm thực sự, xét về mặt sinh lý học, của chính bản thân virus.

Hệ quả của việc không kiểm soát, hạn chế hay giải tỏa được nỗi sợ hãi bao trùm này là tình trạng kỳ thị trong xã hội, tâm lý lo âu quá mức gia tăng. Trong trường hợp dịch bệnh có thêm các diễn biến bất thường, thêm nhiều khu vực bị phong tỏa, thì không khí hoang mang này ắt hẳn sẽ càng gây khó khăn thêm cho việc phòng chống dịch bệnh.

Trọng Thành

******************

Virus corona - Covid-19 : Cơ hội để Việt Nam giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc ? (RFI, 19/02/2020)

Phải chăng "trong cái rủi có cái may", dịch Covid-19 có lẽ là cơ hội để Việt Nam không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trao đổi mậu dịch song phương lên đến 107,6 tỉ đô la.

songvoi9

Ảnh minh họa : Công nhân phân loại và đóng gói trái vải để xuất khẩu tại một cơ sở ở phía bắc thành phố Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. i Duong province. HOANG DINH NAM / AFP

Theo Tổng Cục Thống Kê, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt mức 75,3 tỉ đô la trong năm 2019, tăng 14% so với năm 2018. Những mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc là tư liệu sản xuất, trong đó có nguyên, nhiên, vật liệu. Về xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam (sau Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu), đạt 32,5 tỉ đô la tính đến tháng 10/2019, trong đó có nông sản, thủy hải sản…

Tuy nhiên, dường như thị trường Trung Quốc trở nên "khó tính" hơn đối với nông sản Việt Nam. Điều này được thể hiện qua đề nghị "khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam" của phó thủ tướng Vương Đình Huệ với lãnh đạo tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) hôm 23/10/2019.

Thực vậy, Trung Quốc không còn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, mà hiện tại là Philippines. Nguyên nhân chính là do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến hàng Trung Quốc bị tồn đọng nhiều, phải tiêu thụ trong nước nên nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.

Ngoài ra, do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu nên chính phủ phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu. Hậu quả là gạo của Việt Nam bị ép giá. Cuối cùng, thị trường Trung Quốc cũng có những thay đổi : người tiêu dùng có đời sống cao hơn, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Dịch virus corona (Covid-19) tại Trung Quốc gây tác động trực tiếp đến trao đổi thương mại với Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tháng 01/2020 chỉ đạt 8,29 tỉ đô la, giảm 25,8% so với tháng 12/2019 và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài lý do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của hai nước kéo dài và rơi vào tháng Giêng, dịch bệnh Covid-19 cũng khiến hoạt động kinh tế và sản xuất của Trung Quốc gần như bị tê liệt.

Trang bignewsnetwork ngày 17/02 nhận định "giữa hai nước (Việt Nam và Trung Quốc) tồn tại một môi trường và điều kiện sản xuất và việc giảm khả năng hoặc nhu cầu từ một nước sẽ tác động đến nước kia". Một trong những tác động đầu tiên, từng được chính phủ Việt Nam nhắc đến, là thiếu vật liệu để sản xuất khẩu trang ngay đầu mùa dịch Covid-19 khi nhu cầu tăng cao bất thường. Tiếp theo, là trái cây và nông phẩm tiếp tục ùn ứ ở cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam - tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4 trong những ngày gần đây, theo trang Petro Times (ngày 19/02).

Dù thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 224/CĐ-TTg ngày 12/2/2020 cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua hai cửa khẩu phụ này, nhưng thời gian hoàn tất thủ tục thuế, cũng như việc cách ly được cả hai bên áp dụng khiến thời gian giao hàng bị kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng một số sản phẩm tươi như trái cây.

Cũng vì dịch bệnh, thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời hạn nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng cho bên thứ ba.

Trang The Star (ngày 17/02) của Miến Điện cho rằng dịch Covid-19 là cơ hội để Việt Nam tìm ra những nguồn cung cấp vật liệu mới cũng như đầu ra cho nông phẩm. Một số doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có lĩnh vực dệt may, đang nghiên cứu nhập khẩu vật liệu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil để tránh phụ thuộc vào khối lượng nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc.

Trong chuyến công du Ấn Độ vào tuần trước, thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Cao Quốc Hùng đã đề nghị New Delhi tăng khối lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam (nhãn, vải, mãng cầu, thanh long), cũng như cá nuôi và vải cho ngành dệt may. Từ 5 năm gần gây, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng thêm gần 48%, đạt 13,7 tỉ đô la trong năm 2019, nhưng Việt Nam vẫn chỉ là đối tác thương mại thứ 4 trong khối ASEAN của Ấn Độ.

Cuối cùng, Liên Hiệp Châu Âu, với hiệp định thương mại EVFTA được Nghị Viện Châu Âu thông qua ngày 12/02, là cơ hội để Việt Nam tăng khối lượng trao đổi mậu dịch, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thu Hằng

******************

Virus corona - Covid-19 : Việt Nam dời Festival Huế vì lo ngại dịch bệnh (RFI, 19/02/2020)

Theo báo chí trong nước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế hôm 18/02/2020 đã quyết định dời ngày tổ chức Festival Huế 2020 do lo ngại về tình hình dịch viêm phổi do virus corona mới, Covid-19, gây ra.

songvoi10

Khinh khí cầu bay trên cố đô Huế (Việt Nam) nhân một Festival Khinh Khí Cầu ngày 28/04/2019. Ảnh minh họa Manan VATSYAYANA / AFP

Theo dự kiến Festival Huế 2020 sẽ diễn ra vào đầu tháng 4, với sự tham gia của hơn 20 đoàn nghệ thuật nước ngoài, trong đó có Pháp, bên cạnh các đoàn nghệ thuật của Việt Nam. Thế nhưng, do thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu "hạn chế việc tổ chức lễ hội tập trung đông người", cho nên Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế quyết định hoặc là sẽ dời lại sự kiện văn hóa này đến cuối tháng 8, hoặc sẽ tổ chức vào năm 2021.

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, hôm Ban tổ chức Giải đua xe Công thức 1 (F1) cho biết giải đua tại Việt Nam vẫn sẽ diễn ra như dự kiến, tức là sẽ chính thức khởi tranh vào tháng 4/2020 tại Hà Nội, chứ không bị hoãn giống như Giải Chinese Grand Prix ở Trung Quốc.

Ông Trần Trung Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, hôm qua cũng khẳng định là Giải đua F1 sẽ vẫn diễn ra đúng kế hoạch cho dù đang có dịch Covid-19. Theo ông Hiếu, tuy là một sự kiện thể thao, nhưng giải đua quốc tế này "có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá cho du lịch Hà Nội".

Về bộ môn bóng đá, hôm Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông báo một trận đấu hữu nghị giữa hai đội tuyển Việt Nam và Irak, trên nguyên tắc diễn ra ngày 26/03 ở Bình Dương, tức là một tuần trước giải đua F1, sẽ bị hủy, theo đề nghị của Liên đoàn Bóng đá Irak, do lo ngại về dịch Covid-19.

Mối lo ngại này một phần do việc Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc phải cách ly cả một xã, đó là xã Sơn Lôi, với hơn 10 ngàn dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh.

Đời sống của người dân trong xã này, nhất là của giáo dân Công giáo, hiện nay ra sao, trả lời RFI Việt ngữ, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại, người coi sóc hai họ đạo Công giáo thuộc Giáo Xứ Hữu Bằng, Giáo Phận Bắc Ninh, cho biết :

"Người Công giáo thì chưa ai bị xét nghiệm dương tính. Về đời sống thì có vấn đề thiếu trầm trọng các thiết bị y tế như nước rửa, nước sát trùng, khẩu trang… Một số người đi làm ở các nơi khác, rồi bị đuổi việc, rồi sau đó bị bắt tập trung vào thôn của mình để phong tỏa. Một số người tâm lý hơi yếu thì hơi hoảng loạn. Những người trong đó thì chỉ biết theo dõi thôi, chứ không biết những người bị cách ly đang ở đâu, tình trạng thế nào, cứ theo dõi xem có ai (bị lây nhiễm) không, sợ rằng có (người nhiễm trong) nhà mình. Chỉ biết đọc kinh cầu nguyện thôi".

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Samsung dùng máy bay vận chuyển linh kiện sang Việt Nam lắp ráp Galaxy (VOA, 19/02/2020)

Samsung đã bắt đu vn chuyn các linh kin đin t đ lp ráp các đin thoi Galaxy mi nht ca công ty này t Trung Quc sang các nhà máy Samsung Vit Nam gia lúc tp đoàn Samsung đang cht vt đi phó vi nhng s gián đon trong chui cung ng do dch virus corona gây ra, theo báo Financial Times.

cachly1

Nhân viên trên đường ti hãng Samsung tnh Thái Nguyen làm vic. nh chp ngày 13/10/2016. Reuters/Kham -

Chính phủ Vit Nam đang hn chế khi lượng hàng hóa vn chuyn hàng ngày t Trung Quc sang Vit Nam qua các tuyến đường b, nhưng chúng tôi đang linh đng đi phó vi vn đ bằng cách tăng các nguồn cung ph tùng t Trung Quc bng đường hàng không và đường thy", mt người hiu chuyn cho biết.

Samsung đã ra mắt đin thoi thông minh mi nht có th gp li được và chiếc Galaxy S20 5G hi tun trước ti San Francisco.

Một người phát ngôn của Samsung nói : "Chúng tôi đang dn mi n lc nhm gim thiu tác đng đi vi các hot đng ca công ty".. Người này nói thêm rng khâu sn xut chưa b chm li, nhưng Samsung không bình lun gì thêm.

Samsung, nhà sản xut đin thoi thông minh lớn nht thế gii, sn xut gn 2/3 s lượng đin thoi ca công ty, bao gm mi nht, ti các hãng sn xut tnh Bc Ninh và Thái Nguyên.

Nhưng cuc khng hong virus corona đã gây muôn vàn khó khăn cho các nhà sn xut chế to ca Vit Nam, c do người nước ngoài hoc người Vit làm ch, vì Vit Nam vn l thuc nng n vào các mt hàng ca Trung Quc, t hàng đin t ti vi si và giy dép. vì nhiu chui cung ng l thuc nng n vào Trung Quc.

Khi các nhà máy ở Vit Nam hot đng tr li sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, biên gii vi Trung Quc đóng ca hoc hn chế các hot đng buôn bán t c hai bên.

Việt Nam và Trung Quc đu đã thc hin các bước đ gim bt lưu lượng hàng hóa nhưng Hà Ni cách ly các tài xế xe ti tr t đó v t Trung Quc, khiến mt s tài xế không sn sàng lái xe ti đó vì s mt tin lương.

LG Electronics, một nhà sn xut công ngh khác ca Hàn Quc thường sn xut đin thoi thông minh t cp thp đến trung cp ti Vit Nam, đang đi mt vi gián đon ngun cung tương t. Người phát ngôn ca hãng này khng đnh LG chưa phi đi mt vi tình trng thiếu nguyên liu Vit Nam, nhưng đang xem xét các gii pháp khác nhau, trong trường hp khng hong kéo dài làm gián đon ngun cung.

Theo The Register, Samsung là một tp đoàn công ty đóng vai trò quan trọng trong nn kinh tế Vit Nam. Năm 2017, công ty Samsung con ti Vit Nam thu v gn 58 t đô la, doanh thu ln nht đi vi bt kỳ công ty Vit Nam nào, trong khi PetroVietnam đng hng nhì. Tìm đến Vit Nam vì chi phí lao đng thấp hơn, Samsung tuyn dng hơn 60.000 người làm vic cho công ty, ch yếu xung quanh các tnh Bc Ninh và Thái Nguyên.

****************

n Lôi kêu gọi gần 200 người rời địa bàn trở về, dân mong sớm được ‘giải phóng’ (VOA, 19/02/2020)

Một người dân ti xã Sơn Lôi, huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc, nơi đang b cách ly hoàn toàn vì dch Covid-19, nói vi VOA rng người dân trong xã ai cũng mong sm đến "ngày gii phóng", gia lúc các gii chc đa phương đang tìm cách kim soát và kêu gi gần 200 người dân đã ri khi đa bàn trước đó sm tr v đa phương đ phòng tránh dch lây lan.

cachly0

Một cht kim soát dch Covid-19 ti xã Sơn Lôi, huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc.

Năm ngày sau khi chính thức b phong ta khi thế gii bên ngoài, mt ph n xin giu tên xã Sơn Lôi nói vi VOA rng tình hình trong xã hin "rt m đm" khi mi sinh hot đu b hn chế vì lnh cách ly.

"Sinh hoạt ca bn em thc ra là làm nông, vi cả mọi người cũng đi làm xây dng, làm sơn, làm c công ty na… nói chung được ngh thì ch nhà thôi. Ai đi sang đng thì phi xin phép này n, nói chung không được thoi mái".

n Lôi, vi dân s gn 11.000 dân, được xem là "tâm ca tâm dch" Covid-19 ti Việt Nam hin nay, vi s ca nhim virus corona nhiu nht, chiếm 6 người trong s 11 người "tâm dch" Vĩnh Phúc, trong tng s 16 người nhim dch trên c nước.

Dịch bt đu ti Sơn Lôi sau khi mt n công nhân đi hun luyn ti Vũ Hán, tâm dch Covid-19 ở Trung Quc, tr v đa phương và lây nhim bnh cho người thân trong gia đình, t đó phát tán ra bên ngoài.

Để phòng chng dch bnh chết người lan rng, gii hu trách đa phương đã khoanh vùng, cách ly hoàn toàn xã Sơn Lôi trong vòng 20 ngày k t 13/2.

Theo đó, có 8 chốt kim soát được lp ra trong xã đ ngăn chn 10.641 người dân di chuyn ra khi khu vc.

"Ở nhà cũng chng làm ăn được gì. Nhng nhà kinh doanh nói chung là m đm lm. Ai cũng mong hết dch, hết cách ly đ mi người có th đi làm tr li. Đám cưới, đám cheo đu hoãn hết", người ph n Sơn Lôi nói vi VOA.

Theo lời người ph n này, nếu tính s người trong làng đi xut khu lao đng Trung Quc và các nước Châu Á thì "có đy", và nhng người này cũng như s công nhân đang b cách ly tại đa phương là mt trong nhng ngun thu nhp chính ca dân làng.

"Đa phần bn em bán rau c là bán cho nhng công nhân khu công nghip đi làm v", người ph n này cho biết, ri nói thêm rng "Còn 14 ngày nữa, theo lch là còn 14 ngày na. Nói chung kế hoch là như thế ch còn bn em cũng ch biết thế nào. C theo nhà nước thôi. Nhà nước bo thế nào thì c theo thế thôi".

"Trước khi khoanh vùng, mi người t tp bán hàng vi nhau ri chuyn trò. Nhưng bây gi ví d nhà em có rau hái t bên đng không có cách ly về, em đem ra bán thì c có người mua xong là v, không đng t tp vi nhau na vì bây gi ai cũng s !"

Trong thời gian b cách ly, mi người dân ti xã Sơn Lôi b cách ly ti nhà s được nhà nước tr cp 40.000 đng/ngày. Nhng người b cách ly tại trung tâm y tế s nhn được 60.000 đng/ngày.

Trong thời gian gn 1 tun phong ta, vn có mt vài trường hp người dân trong xã tìm cách ra bên ngoài. Gn đây nht là trường hp hai v chng giáo viên tranh th thi gian được ngh vic đi thăm hng ở các tnh thành khác, hoc trường hp mt thanh niên đi thăm bn gái Lai Châu, khiến hàng chc người tiếp xúc vi thanh niên này b cách ly.

Nói thêm về ý thc phòng chng dch bnh ca người dân đa phương, người ph n Sơn Lôi tha nhn vi VOA rng ngay c m bà cũng "ch my khi đeo khu trang" dù đang gia tâm dch, khiến bn thân bà và nhng người khác phi tìm cách vn đng, thm chí "ép buc" đ phòng tránh lây nhim dch.

"Các bà ở đây có đeo khu trang my đâu. Thế nhưng bây gi đeo m ầm. Phải đeo thôi. Không đeo, đi đường thanh niên bn em đưa cho khu trang bt đeo luôn. Bn em c trêu bo : ‘i, trước gi đi mãi ngoài đng nng cháy da ch thèm đeo, bo vướng, bây gi đeo m m là’. Đeo ri li thành quen. Cho nên nói chung là thôi, chp nhn đ còn được gii phóng đi ch không thì chết !"

Hiện gii hu trách ti Sơn Lôi cũng đang kêu gi gn 200 người đã ri khi đa bàn trước khi xã này b cách ly quay tr v đa phương.

Tin cho hay số người này nm trong s 315 nhân khu vng mt trong địa bàn trong thi đim hin ti.

Kể t khi bt đu thc hin lnh cách ly, Sơn Lôi cho đến nay đã phi tăng cường thêm 6 cht kim soát, nâng tng s cht chn lên thành 14 cht đ bo đm kim soát cht ch người ra vào xã, theo Tui Trẻ.

*******************

Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona (VOA, 17/02/2020)

Sau khi Hàn Quốc khuyến cáo người dân không ti Vit Nam vì chng virus Corona mi (Covid-19), phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói vi VOA tiếng Vit rng chính quyn Hà Ni "tôn trng" bước đi ca Seoul.

cachly3

Một chốt kiểm soát dịch bệnh ở xã Sơ n Lô i, tỉnh Vĩnh Phúc.

"Chúng tôi tôn trọng quyết định của các nước trong n lc phòng, chng dch bnh do virus Covid-19 gây ra", bà Hng nói hôm 14/2.

Ba ngày trước đó, B Y tế và Phúc li Hàn Quc khuyến cáo người dân hn chế ti Vit Nam nhm ngăn chn điu B này nói là s lây nhim virus gây chết người ở quc gia nm trên bán đo Triu Tiên thông qua mt nước th ba bên ngoài lãnh th Trung Quc.

Ngoài Việt Nam, B này cũng khuyên công dân không nên ti Nht, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan vì nhng nơi này đã có s lây nhim Covid-19 trong cng đng.

Trong tuyên bố gi cho VOA Vit Ng qua email, phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói thêm rng chính ph Vit Nam "nhn thc rõ" rng Covid-19 là "vn đ nghiêm trng, liên quan trc tiếp ti sc khe ca nhân dân" nên đã "quyết lit phòng chng dch, không để dch lây lan rng trong cng đng Vit Nam".

Từ ngày 13/2, Vit Nam quyết đnh cách ly, hn chế người ra vào xã Sơn Lôi vi hơn 10 nghìn người dân tnh Vĩnh Phúc đ hn chế s lây lan ca Covid-19 sau khi phát hin nhiu v nhim virus xut phát từ thành ph Vũ Hán ca Trung Quc xã này.

"Cho đến nay tình hình dch bnh cơ bn được kim soát tt, s lượng ca lây nhim ít, quá trình điu tr din biến kh quan, đã có mt s bnh nhân được xut vin, môi trường an toàn được bo đm, không gây ảnh hưởng tiêu cc ti các hot đng phát trin kinh tế, xã hi và du lch. Nhng n lc và kết qu đt được ca Vit Nam đã được T chc Y tế Thế gii và cng đng quc tế đánh giá cao", bà Hng nói vi VOA tiếng Vit v tình hình chung Vit Nam.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hng cho biết tiếp rng "Vit Nam s tiếp tc theo dõi sát sao tình hình dch bnh, quyết tâm kim soát, không để dch bnh lan rng, bo đm môi trường, điu kin an ninh, an toàn nht cho khách nước ngoài đến Vit Nam du lch, làm ăn và tham d các s kin quc tế".

Trong khi Việt Nam "tôn trng quyết đnh" ca Hàn Quc, theo trang tin Taiwan News, B Ngoi giao Đài Loan hôm 12/2 đã triệu tp đi din ngoi giao Hàn Quc đ yêu cu sa cha thông tin v vic bùng phát virus Corona trong cng đng trên hòn đo này. Mi nht, mt tài xế lái taxi Đài Loan đã t vong vì Covid-19, đánh du ln đu tiên nơi này ghi nhn người chết vì virus mà nay đã làm 5 ca t vong ngoài lãnh th Trung Quc, theo Reuters hôm 16/2.

Theo cập nht ca B Y tế Vit Nam, ti ngày 17/2, Vit Nam đã ghi nhn 16 ca nhim Covid-19, trong đó có 6 người tr v t Vũ Hán, Trung Quc. B này cho biết, ti nay, 7 trường hp đã được "điu tr khi".

Published in Việt Nam

Ai có nguy cơ cao trước virus corona ? (VOA, 19/02/2020)

Các giới chc y tế Trung Quc công b nhng chi tiết đu tiên ca hơn 44.000 ca lây nhim Covid-19, trong mt cuc nghiên cu ln nht k t khi dch bnh bùng phát.

covid1

Bệnh nhân lây nhim virus corona nm trong mt bnh vin tm ti Trung tâm Th thao Vũ Hán, thành ph Vũ Hán (nh được Tân Hoa Xã công b ngày 17/2/2020)

Dữ liu ca Trung tâm Phòng nga và Kim soát Dch bnh Trung Quc (CCDC) phát hin hơn 80% các trường hp là nh, nhng người có vn đ v sc khe và người ln tui có nhiu nguy cơ nht.

Cuộc nghiên cu cũng cho thy các nhân viên y tế có nguy cơ cao trước virus chết người này.

Giám đốc mt bnh vin Vũ Hán đã t trn vì virus này hôm 18/2.

Ông Liu Zhiming, 51 tuổi, giám đc bnh vin Wuchang Vũ Hán, mt trong nhng bnh vin hàng đu ti trung tâm virus lây lan. Ông là mt trong nhng gii chc y tế cao nht t trn cho ti nay.

Hồ Bc, th ph là Vũ Hán, là tnh chu nh hưởng t hi nht ca Trung Quc.

Phúc trình của Trung tâm Phòng nga và Kim soát Dch bnh Trung Quc cho thy t l t vong ca tnh là 2,9% so vi 0,4% trên toàn quc.

Cuộc nghiên cu nâng con s t vong vì Covid-19 lên 2,3%.

Con số chính thc mi nht ca Trung Quc được công b ngày 17/2 cho thy con s t vong là 1.868 người và 72.436 ca lây nhim.

Các giới chc báo cáo có 98 ca t vong mi và 1.886 ca lây nhim mi trong ngày trước, vi 93 người chết và 1.807 ca lây nhim ti tnh H Bc, trung tâm bùng phát ca dch bnh.

Theo nhà cầm quyn Trung Quc, có hơn 12.000 người lành bnh.

Cuộc nghiên cu cho thy điu gì ?

Tài liệu ca CCDC, công b ngày 17/2 và được đăng trên Tp chí Dch t hc ca Trung Quc, nghiên cu hơn 44.000 ca được xác nhn lây nhim Covid-19 ti Trung Quc tính đến ngày 11/2.

Trong khi kết qu phn ln xác nhn nhng mô t trước đây v virus và các mô thc lây nhim, cuc nghiên cu cũng bao gm chi tiết đt phá v 44.672 ca được xác nhn ti Trung Quc.

Cuộc nghiên cu phát hin là 80,9% ca lây nhiễm được xếp hng nh, 13,8% nng và ch có 4,7% là nguy kch. Con s nhng người chết trong s nhng người b lây nhim, gi là t l t vong, vn thp nhưng tăng cao trong s nhng người trên 80 tui.

Xét về mt gii tính, phái nam d chết hơn (2,8%) so với phái n (1,7%).

Cuộc nghiên cu cũng cho thy loi bnh nào đang mc phi làm cho người bnh gp nguy cơ lây nhim virus corona. Bnh tim đng đu, tiếp theo là tiu đường, bnh kinh niên v đường hô hp và huyết áp cao.

Đối vi nhân viên y tế, phúc trình nói, có tổng cng 3.019 người b lây nhim, vi 1.716 ca được xác nhn. Tính đến ngày 11/2, ngày cui cùng ca d liu nghiên cu, có 5 người trong đi ngũ y tế ca Trung Quc chết vì virus corona.

Ngày 13/2, Trung Quốc m rng đnh nghiã v cách thức chn đoán, bao gm "nhng ca chn đoán lâm sàng" mà trước đây đếm tách bit vi "nhng ca được xác nhn".

Phúc trình nói gì về tương lai ?

Nhìn về phía trước, phúc trình phát hin là "đường cong biu hin nhng triu chng" lên đến cao đim chung quanh ngày 23-26 tháng 1, trước khi gim vào ngày 11/2.

Cuộc nghiên cu cũng cho thy là khuynh hướng đi xung ca đường cong dch bnh có th có nghĩa là "cô lp toàn thành ph, loan nhng tin tc cn thiết (như qung bá vic ra tay, mang khu trang, tìm cách chữa tr) lp đi lp li nhiu ln qua nhiu kênh, và đng viên nhng toán đáp ng nhanh chóng trong nhiu lãnh vc giúp ngăn chn dch bnh.

Tuy nhiên các tác giả cũng cnh báo là vi nhiu người t nhng cuc ngh dưỡng dài ngày tr v, Trung Quc "cn chun b cho dch bnh có th tái phát trin mnh".

(Nguồn http://weekly.chinacdc-cn/en/article/id/e53946e2-c6c4-41e9-9a9b-fea8db1a8f51)

******************

Bác sĩ Trung Quốc dùng huyết tương để chữa trị bệnh nhân virus corona (VOA, 19/02/2020)

Các bác sĩ tại Thượng Hi truyn huyết tương ca các bnh nhân khi bnh do virus corona gây ra đ cha tr cho nhng người còn đang lây bnh, đã báo cáo một s kết qu sơ khi đáng khích l, mt giáo sư Trung Quc cho biết ngày 17/2.

covid2

Nhân viên y tế ti mt bnh vin Đông y Fuzhou, tình Giang Tây gói các thang thuc cha tr vào lúc dch bnh bùng phát ti Trung Quc (nh chp ngày 17/2/2020)

Dịch bnh do virus corona gây ra xut phát t mt khu ch hi sn ti thành ph Vũ Hán, th ph tnh H Bc, và cho ti nay đã làm 1.770 người thit mng và hơn 70.000 người khác b lây nhim ti Hoa lc.

Thượng Hi, trung tâm tài chánh ca Trung Quc, đã có 332 ca lây nhim, tính đến ngày 17/2, trong đó có mt người thit mng. Ông Lu Hongzhou, giáo sư và đng giám đc Trung tâm Điu dưỡng Công cng Thượng Hi, cho biết có 184 ca vẫn còn được điu tr ti bnh vin, trong đó có 166 ca nh, và 18 ca trong tình trng nguy kch.

Ông nói bệnh vin thiết lp mt nơi đt bit đ áp dng phương pháp cha tr bng huyết tương và dành cho nhng người mun hiến tng huyết tương. Máu được kim tra đ xem người đó có b nhng bnh khác như viêm gan B hay C hay không, ông nói thêm.

"Chúng tôi chắc chn rng phương pháp này rt có hiu qu đi vi bnh nhân ca chúng tôi", ông nói.

Hiện chưa có phương cách cha tr được cp phép hay vcxin chống li virus corona mi, và tiến trình phát trin và th nghim thuc có th mt nhiu tháng và ngay c nhiu năm.

Cũng như cách dùng huyết tương, ly nhng kháng th trong máu ca nhng người đã chng li được s lây nhim ca virus, bác sĩ cũng th dùng các loại thuc chng virus đã được cp phép đ chng li nhng trường hp nhim trùng khác đ xem các loi thuc này có th giúp ích gì được không.

Các nhà khoa học Trung Quc đang th nghim hai loi thuc chng virus và phi mt vài tun na mi có kết qu. Trong khi đó người đng đu bnh vin Vũ Hán nói vic truyn huyết tương ca nhng bnh nhân đã khi bnh cho thy nhng kết qu sơ khi rt khích l.

Một gii chc y tế cao cp Trung Quc hôm 14/6 nói có 1.716 nhân viên y tế đã b lây nhim virus corona và 6 người trong s đó đã chết. Hơn 87% nhng nhân viên y tế b lây nhim làm vic ti H Bc. Ti ngày 18/2, truyn hình nhà nước Trung Quc cho biết ông Liu Zhiming, Giám đc Bnh vin Vũ Hán, qua đi, tr thành nhân viên y tế th 7 t vong vì Covid-19.

Theo Reuters

*****************

Giám đốc bệnh viện Vũ Hán qua đời vì dịch, tác động kinh tế lan rộng (VOA, 18/02/2020)

Giám đốc mt bnh vin hàng đu Vũ Hán, trung tâm dch nơi bùng phát virus corona, đã qua đi vì căn bnh này hôm th Ba 18/2 giữa lúc tp đoàn Apple cnh báo doanh s ca công ty s b tác đng vì dch bnh, truyn đi nhng tín hiu tiêu cc ti các th trường chng khoán toàn cu.

covid3

liu : Các nhân viên y tế trang b chng dch đ chn s lây lan ca virus giết người bùng phát ti Vũ Hán, nh chp ti Bnh vin Ch Thp Đ Vũ Hán, ngày 25/1/2020 (Photo by Hector RETAMAL / AFP)

Truyền hình nhà nước Trung Quc cho biết ông Liu Zhiming, Giám đc Bnh vin Vũ Hán, qua đi vào lúc 10 :30 sáng 18/2, nhân viên y tế th 7 và cao cp nht tr thành nn nhân ca dch Covid-19. Bnh vin này ch điu tr cho bnh nhân nhim virus.

Số ca mc virus corona chng mi Hoa lc ln đu tiên gim xung dưới mc 2.000 tính t tháng 1, nhưng con đường hãy còn dài trước khi kim chế được virus này.

Tổng s các ca t vong Trung Quc đã tăng lên ti 1.868 ca, y ban Y tế Quc gia cho biết. Có 1.886 ca nhim mi được xác nhn, nâng tng s các ca lây nhim lên 72.436 ca.

Quyết đnh phong ta các thành phố và hn chế đi li đã hãm bt s lây lan ca virus bên ngoài dch, tuy nhiên dch bnh này vn là mt cái giá đt cho nn kinh tế và các giao dch thương mi toàn cu.

n hai chc hi ch thương mi và hi ngh công nghip đã b hoãn li vì nhng hn chế đi li và nhng lo ngi v s lây lan ca virus có nguy cơ phá v các giao dch tr giá hàng t đô la.

Apple trở thành công ty mi nht cnh báo v tác đng ca dch bệnh, nói rằng công ty s không đáp ng được nhng d báo v doanh s trong quý 3 do sn xut iPhone chm li và do nhu cu gim trên th trường Trung Quc.

Cổ phiếu st giá Châu Á và Ph Wall cũng có du hiu s tht lùi t các mc cao k lc hôm th ba sau khi tin này loan truyền.

Tổng thng Hàn Quc Moon Jae-in nói nn kinh tế đang trong tình trng khn cp và cn có kế hoch kích thích vì dch bnh đã tác đng ti nhu cu đi vi hàng hóa Hàn Quc.

Singapore đã công bố gói cu nguy tài chính tr giá 4,5 tỷ đô la đ giúp kim chế v bt phát và chng li tác đng kinh tế ca dch bnh này.

Tại Hong Kong, trưởng đc khu Carrie Lam cho biết chính quyn s tăng tài tr đ gii quyết dch bnh t 25 t lên ti 28 t đô la Hong Kong (3,60 t USD), gia lúc vùng lãnh thổ này đang tìm cách gim thiu các tác đng đi vi nn kinh tế vn đã b các cuc biu tình nh hưởng nghiêm trng.

Singapore Airlines cho biết s tm thi ct gim các chuyến bay trong ba tháng đến tháng 5, do nhu cu gim vì dch bnh.

Nhật Bn đã công bố kế hoch s dng thuc HIV đ chng li virus Covid-19 gia lúc ngày càng có nhiu ca lây nhim, đe da nn kinh tế ln th ba ca thế gii cũng như sc khe ca cng đng. Vi 520 ca lây nhim, Nht Bn là nước có nhiu ca lây nhim nht bên ngoài Trung Quốc.

covid4

Du thuyền Diamond Princess neo bến tàu Daikoku, bên cnh quc kỳ Nht Bn


Giữ
a lúc nn kinh tế Nht Bn đang co cm làm tăng nguy cơ xy ra suy thoái kinh tế, s lây lan ca virus corona đã khiến Tokyo phi gii hn các cuc t tp đông người, mt s công ty cho nhân viên làm vic t nhà.

Kể t ngày 30 tháng 1, s ca nhim mi hàng ngày trên lãnh th Trung Quc vn trên mc 2.000 ca, trong khi s người chết hàng ngày không dưới 100 ca kể t ngày 11 tháng 2.

Bên ngoài Trung Quốc, có 827 trường hp lây nhim ti 26 quc gia và khu vc, và có tt c 5 ca t vong, theo s liu ca Reuters da trên các tuyên b chính thc.

Tổng giám đc T chc Y tế Thế gii Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng các d liu ca Trung Quc dường như cho thy các ca lây nhim mi đã gim sút, nhưng "bt kỳ xu hướng nào cũng phi được din gii mt cách hết sc thn trng".

Published in Châu Á

Virus corona - Covid-19 làm lộ rõ những trục trặc của xã hội Trung Quốc

Dịch virus corona giam lỏng hơn 700 triệu người Trung Quốc trong nỗi sợ không biết bao giờ chấm dứt. Thêm tài liệu về chính sách đàn áp của Bắc Kinh ở Tân Cương. Địa Trung Hải, thùng thuốc súng sát nách Châu Âu là một số chủ đề quốc tế trên báo Pháp ngày 19/02/2020.

tructrac1

Cư dân Trung Quốc đeo khẩu trang xếp hàng trước một cửa hiệu ở Vũ Hán (Hồ Bắc - Trung Quốc) ngày 23/01/2020. Ảnh chụp màn hình video. China News Service/via Reuters TV/File Photo

Virus corona : Thảm kịch xã hội tại Trung Quốc

Người dân sống như thế nào trong nỗi ám ảnh và sợ hãi triền miên ?

Le Monde chú ý số phận của khoảng 280 triệu dân công (nông dân bỏ làng lên thành phố kiếm sống) vô tình trở thành nạn nhân của chính sách "chống dịch trước đã". Đó là khổ nạn chung của di dân lao động trên khắp lãnh thổ rộng lớn này, không cách nào trở lại nhà máy sau ba tuần nghỉ Tết kéo dài bắt buộc, vì hoặc không được phép rời địa phương, hoặc không được quyền trở lại thành phố nơi làm việc, hoặc bị chủ nhà từ chối cho thuê tiếp. Trong lúc hàng trăm triệu nhân công sống trong hoang mang hồi hộp : không những không được trả lương mà chủ của họ cũng bị đe dọa khánh tận. Trong khi đó, lực lượng nhân viên y tế bị huy động làm việc không ngừng từ hơn một tháng nay. Tình trạng này kéo dài thì sẽ đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho chính quyền Trung Quốc.

Nhật báo công giáo La Croix dành hai trang gửi đến độc giả toàn cảnh xã hội Hoa lục : sinh hoạt ngưng đọng chỉ còn im lặng, nỗi buồn và giao động tinh thần, nhà thờ vắng tín đồ, trường học đóng cửa. Một phụ nữ ở Hàng Châu cho biết nhiều người thân quen, thuộc hàng đại gia triệu phú, sống phập phồng lo sợ sản nghiệp tiêu tan. Điều bất cập trong xã hội Trung Quốc là giới y tế, lên tuyến đầu chống dịch thì thiếu phương tiện bảo hộ chống lây nhiễm.

Tuy không châm biếm hình ảnh tuyên truyền của truyền thông nhà nước Trung Quốc "đưa chủ tịch Tập Cận Bình lên tuyến đầu chống dịch", La Croix bình luận : Chưa bao giờ trong lịch sử đương đại xảy ra biện pháp áp đặt cách ly thô bạo như ở Trung Quốc. Từ Vũ Hán, Bắc Kinh, Hàng Châu, Quế Lâm cho đến Tây An, chứng nhân có người từ chối trả lời, có người can đảm lên tiếng qua điện thoại hay SMS. Tất cả đều có chung nỗi ám ảnh : Khi nào thì qua hết cơn ác mộng ?

Các câu hỏi không giải đáp

Thái độ lưng chừng, nước đôi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc đặt ra nhiều nghi vấn.

Nếu virus corona không nguy hiểm thì tại sao phái đoàn điều tra không dám đến Vũ Hán ? Còn nếu dịch đã đe dọa thế giới thì khi nào WHO mới tuyên bố đại dịch ? Và chủ tịch Trung Quốc, vì sao truyền thônn nhà nước "đưa lên tuyến đầu" trong những ngày gần đây ? Phải chăng vì dịch đang được "khống chế" như bác sĩ tổng giám đốc WHO, người Ethiopia và giới chức Y tế Trung Quốc tuyên bố, nên chủ tịch xung phong chờ hưởng thành quả ? Hoặc trái lại, chủ tịch Trung Quốc bị một số người nào đó ép buộc nhận mình là chỉ huy tối cao chống dịch để sau đó lãnh trách nhiệm nếu thất bại ?

Le Monde không có câu trả lời, nhưng theo nhà phân tích Jean-Pierre Cabestan tại Hồng Kông, qua hành động xung trận này, Tập Cận Bình nhìn nhận là phải cải thiện cách điều hành đất nước, tức là nhìn nhận chế độ có vấn đề. Do vậy, ông ta cần nhanh chóng làm chủ tình hình qua các biện pháp khống chế mạng xã hội và phong tỏa lãnh thổ.

Le Monde cũng không quên xứ chùa Tháp sau khi cho hàng ngàn du khách tàu Westerdam cặp bến : Nỗi lo "ác mộng dịch tễ" tại Cam Bốt. Hệ quả của một quyết định hào phóng có dụng ý chính trị của thủ tướng Hun Sen, từ đầu vụ khủng hoảng virus corona, luôn ngả theo lập luận của Bắc Kinh "có chi đâu mà lo".

Cách ly vì không biết làm gì khác

Khủng hoảng Covid-19 hay virus corona thật ra cũng là cơ hội để rút tỉa bài học, bởi vì đó là lúc những bất cập, những trục trặc của một xã hội hiện ra một cách rõ ràng không thể che giấu.

Với nhận định này, trang ý kiến của Les Echos rút ra ba nhận xét về xã hội Trung Quốc :

Thứ nhất, dù với tất cả các biện pháp kiểm soát xã hội mà chế độ thi hành từ hệ thống video nhận diện, theo dõi kiểm duyệt thông tin trên mạng như tác phẩm "1984" của George Orwell mô tả chế độ toàn trị Stalin và Đức Quốc Xã, chính quyền Trung Quốc cũng không có khả năng truy ra nguồn cội của dịch bệnh để ngăn chặn lây lan.

Khi Nhà nước Trung Quốc ở thế kỷ 21 sử dụng chế độ cách ly như chiếu chỉ của vua Pháp ban hành cách nay 700 năm để chống bệnh cùi, thì còn gì để nói ?

Thứ ba, trước tâm lý giao động, lo sợ của công luận, một số nhà bình luận mượn hình các đường biểu diễn thống kê để chứng minh Covid-19 không nguy hiểm hơn bệnh cúm.

Vấn đề là trong cơn hấp tấp, những tín đồ của con số đã quên một điều cơ bản là trong trường hợp xuất hiện dịch lạ, lấy số nạn nhân qua đời chia cho số người bị nhiễm, để tìm tỷ lệ tử vong hầu suy đoán dịch đang tăng hay giảm, là sai. Đó là trường hợp của Trung Quốc, ngày nào cũng cho thống kê 2,1% tử vong.

Tài liệu mới về Tân Cương

Thêm tài liệu mật của Trung Quốc bị phát tán, tố giác chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ trong các nhà tù khổng lồ ở Tân Cương : Từ năm 2014, ban lãnh đạo đảng cộng sản đưa 200.000 cán bộ về nông thôn để "thu thập thông tin và dạy người Hồi giáo cách yêu nước".

Ba tháng sau khi đợt tài liệu mật thứ nhất được phát tán, đợt tài liệu thứ hai cũng được trao cho nhà báo điều tra người Đức Adrian Zenz và 12 cơ quan truyền thông quốc tế trong đó có các đài truyền hình Mỹ, Anh, báo New York Times Le Monde

Tài liệu liên quan đến quận Karakash, sát sa mạc Taklamakan, Tân Cương, trong đó có danh sách hàng trăm người bị nhốt vào trại cải tạo vì những lý do chẳng có gì là bất chính như có ba đứa con, có liên lạc với nước ngoài, biểu lộ niềm tin tôn giáo. Cụ thể, chỉ cần có một người bà con ở nước ngoài hay xin cấp hộ chiếu mà sau đó không đi du lịch… là có thể ở tù.

Một thành phần khác, gồm những người từ 20 đến 40 tuổi tức sinh vào những thập niên 1980, 1990, 2000, thì bị xem là thành phần có "tư tưởng khó đoán". Chỉ trong một huyện mà có đến "3.000 người đi cải tạo" trong đó có "331 học viên" có thân nhân ở nước ngoài.

Những người được thả cũng không yên thân sau đó. Họ luôn sống trong mối đe dọa bị bắt trở lại.

Danh sách đen Karakash, theo nhà báo Đức Adrian Zenz, cho thấy rõ chiến dịch "giam cầm và tẩy não đặt trên nguyên tắc nghi can là người có tội hoặc đồng lõa với tội ác", một hình thức khủng bố tinh thần buộc toàn gia phải luôn tuân thủ chế độ.

Donald Trump, đồng minh của phe bảo thủ Iran ?

Phe bảo thủ Iran củng cố thế thống trị. Phe ôn hòa được dự báo thua lớn trong kỳ bầu Quốc hội 21/02. Nhờ công ai hay lỗi tại ai ?

Đây là chủ đề bài phóng sự đặc biệt của Le Monde từ Tehran. Trong mục đích củng cố phe bảo thủ, chế độ Hồi giáo dàn dựng tuyên truyền đánh bóng tướng Qasem Soleimani, bị Mỹ oanh kích giết chết hồi đầu tháng Giêng.

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 21/02 tới đây, dưới sự kiểm soát của chế độ, sẽ là chiến thắng lớn của phe cực kỳ bảo thủ. Tổng thống Hassan Rohani, trong buổi lễ ngày 11/02 có dấu hiệu lép vế. Theo nhận định của một cựu chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Donald Trump đã tặng cho phe bảo thủ một món quà vô giá khi hạ sát tướng Qasem Soleimani.

FSB bị cáo buộc ám sát đối lập Tchetchenia tị nạn tại Đức

Về thời sự Châu Âu, vụ án mật vụ Nga ám sát một nhà đối lập Tchetchenia ở Đức ngày 23/08/2019 là đề tài của báo Pháp. Thủ phạm, Vadim Krasikov, tên trong hộ chiếu là Vadim Sokolov, 54 tuổi, bị bắt tại chỗ và bị truy tố tội sát nhân hôm 11/02 vừa qua.

Qua nhân vật này, cảnh sát liên bang Nga FSB, hậu thân của KGB bị tố cáo đích danh. Theo Le Monde, cũng như các đồng nghiệp Đức, hiếm khi FSB can thiệp ngoài nước Nga. Hầu hết các vụ ám sát, đầu độc thi hành được hay bị tình báo Tây phương phá vỡ, đều do an ninh quân đội Nga thi hành.

Địa Trung hải căng thẳng

Một chủ đề làm tốn giấy mực nhiều nhất là tình hình căng thẳng tại Địa Trung Hải. Với bản đồ chi tiết, Libération La Croix phân tích vì sao Thổ Nhĩ Kỳ và các nước bờ đông quyết liệt giành nhau quyền khai thác tài nguyên trong bối cảnh giữa Ankara và Athens đều ở trong tình trạng chiến tranh chưa kết thúc. Cả hai đều là thành viên của NATO. Hy Lạp còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.

Hải sản, khí đốt và nay có thêm tham vọng tại Lybia khiến Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại đưa quân sang Syria và Libya. Liệu Địa Trung Hải sẽ nổi sóng ?

Từ năm 2019, Ankara đưa chiến hạm đến gần đảo Chypre để dọa tập đoàn dầu khí của Ý đang thăm dò. Trong một động tác trấn an thành viên Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng quân lực Pháp Florence Parly, ngày hôm qua đến Nicosie để trao đổi về tình hình an ninh với đồng nhiệm đảo Cyprus.

Phim mới

Như mỗi thứ Tư hàng tuần, các rạp chiếu phim Pháp trình chiếu phim mới. Trang phim ảnh của báo chí Pháp hôm nay chú ý bộ phim "Trường hợp Richard Jewell" của Clint Easwood. Câu chuyện có thật, một nhân viên FBI, phá vỡ một vụ khủng bố cứu hàng trăm sinh mạng lúc Thế Vận Atlanta 1996. Nhưng sau đó bị cáo buộc dàn dựng chiến công để được lợi danh.

Phim thứ hai, "Wet Season", mang màu sắc "vòng tay học trò" của đạo diễn Singapore, Anthony Chen.

Phim thứ ba, ấn bản mới dựa theo danh tác The Call Of The Wild, "Tiếng gọi nơi hoang dã" của Jack London với hai tài tử gạo cội Harisson Ford và Omar Sy cùng con chó Buck đi tìm vàng.

Tú Anh

Published in Châu Á

Virus corona đang hoàng hành tại Trung Quốc hơn hai tháng qua vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Số người chết đã lên đến hơn 2.000 người với gần 75.000 ca nhiễm. Việc phong tỏa Vũ Hán và các thành phố khác tại Trung Quốc gây nên nhiều cảnh hỗn loạn chưa từng thấy.

Người dân Trung Quốc hoang mang và phẫn nộ trước nhiều cái chết thương tâm như cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông là một trong tám bác sĩ cảnh báo sớm về virus COVID-19 ngay từ cuối tháng 12/2019. Vài ngày sau đó ông bị công an mời lên đồn và bắt phải ký vào bản nhận tội “tuyên truyền sai sự thật, gây hoang mang cho người dân”. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã khiến quần chúng tức giận, trong đó có nhiều người là trí thức và nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc.

lyvanluong1

Bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm về dịch cúm corona đã qua đời vì lây nhiễm do virut COVID-19

Không chỉ bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời vì nhiễm bệnh mà ngay cả bác sĩ, giám đốc bệnh viện Vũ Hán cũng vừa qua đời do virus COVID-19. Đạo diễn Thường Khải ở Vũ Hán cũng đã tử vong cùng cả gia đình gồm bố mẹ và chị gái khi tự cách ly tại nhà. Theo báo chí thì có hơn 3.000 nhân viên y tế tại Vũ Hán đã bị lây nhiễm virus corona trong khi điều trị cho các bệnh nhân. Gần 800 triệu người Trung Quốc nằm trong khu vực giới hạn đi lại trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải. Hiện đã có hơn 80 quốc gia trên thế giới cấm hoặc hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh.

Do dịch cúm Vũ Hán vẫn tiếp diễn nên chưa có con số thống kê về thiệt hại của Trung Quốc do virus corona gây ra tuy nhiên ngay từ bây giờ chúng ta cũng có thể hình dung được sự tổn thất to lớn cho nền kinh tế của Trung Quốc, đại công xưởng của thế giới. Nhiều nhà máy phải đóng cửa trong đó có các nhà máy ô tô. Foxconn, nhà máy sản xuất của Apple, cũng tạm dừng sản xuất. Không chỉ tại Trung Quốc mà nhiều công ty ở bên ngoài cũng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nguyên vật liệu được sản xuất tại Trung Quốc.

Nhân đây, tôi muốn đề cập một chút đến phong trào toàn cầu hóa, đó là việc các công ty lớn tại các nước phát triển di dời các nhà máy hãng xưởng sang các nước đang phát triển nhằm giảm chi phí sản xuất. Đây là trào lưu không thể đảo ngược vì nó hoàn toàn hợp lý. Trung Quốc được chọn làm công xưởng của thế giới vì có một tài nguyên khổng lồ, đó là dân số với hơn 1,4 tỉ người. Nếu Trung Quốc là một nước dân chủ thì không có gì để nói, họ sẽ phát triển và thăng tiến trong bền vững. Tuy nhiên Trung Quốc là một nước độc tài, càng hùng mạnh thì họ càng trở thành mối lo ngại cho hòa bình thế giới khi lãnh đạo Trung Quốc ngày càng công khai bày tỏ tham vọng bá chủ thế giới, ví dụ việc gia tăng chi tiêu ngày càng lớn cho quân sự.

Một Trung Quốc lớn mạnh nhưng vẫn từ chối các giá trị về dân chủ và nhân quyền đã trở thành mối đe dọa chung cho tất cả các nước dân chủ chứ không riêng gì Mỹ. Kìm hãm, bao vây và cô lập Trung Quốc là hành động tự vệ bắt buộc của các nước dân chủ. Nước Nga của Putin cũng bị cấm vận và cô lập sau khi dùng vũ lực sát nhập bán đảo Krime của Ukraine vào lãnh thổ Nga. TPP (Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương) ra đời là nhằm mục đích bao vây và cô lập Trung Quốc. Đáng tiếc là hiệp ước đó đã bị Donald Trump xé bỏ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Trump phát động chỉ gây ồn ào và mang tính mị dân chứ không có hiệu quả là bao.

TMaiMyTrung2

Trong năm 2018 (một năm sau cuộc chiến thương mại), thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lập kỷ lục với 419,2 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm, kể từ năm 2008.

Như chúng ta đều biết thâm thủng thương mại của Mỹ với Trung Quốc vào khoảng 300-350 tỉ USD mỗi năm và Trump cho rằng đây là sự “bất công” đối với Mỹ vì thế ông ta đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nhằm cân bằng thâm thủng thương mại giữa hai nước. Sự thật không giản dị như vậy. Trong năm 2018 (một năm sau cuộc chiến thương mại), thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lập kỷ lục với 419,2 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm, kể từ năm 2008. Xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Trung Quốc giảm 9,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ tăng 34 tỷ USD. Sau 18 tháng, cuối cùng Trump cũng phải ký “hòa ước” đình chiến chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Tại sao như vậy? Trước chiến tranh thương mại, mỗi năm Trung Quốc mua của Mỹ khoảng 200 tỉ USD các loại hàng hóa thì 100% các loại hàng hóa đó là của Mỹ. Trong khi đó hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thì có đến hơn 50% là hàng hóa của các công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc. Apple là một ví dụ. Một chiếc điện thoại iPhone sản xuất ở Trung Quốc với giá khoảng 240 USD, trong đó Trung Quốc chỉ nhận được 8,46 USD, số còn lại chia đều cho các công ty Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan. Mỗi cái điện thoại, Apple đút túi gần 300 USD. 50% hàng hóa còn lại là những mặt hàng gia dụng và tiêu dùng thiết yếu mà người Mỹ bắt buộc phải mua. Kết quả là dù Trump có đánh thuế bao nhiêu trên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu thì thâm thủng mậu dịch cũng không vì thế mà giảm đi. Hơn nữa tiền thuế đó là dân Mỹ trả chứ Trung Quốc không có trả. Dân Mỹ là con nhà giàu nên nhu cầu chi tiêu lớn, họ bỏ tiền ra để nhận được những thứ mình cần, điều đó hoàn toàn hợp lý, thuận mua vừa bán.

Quá trình toàn cầu hóa là không thể thay đổi. Không có công ty nào tại Mỹ có thể làm ra được một cái áo sơ mi hay một đôi giày với giá 10 USD, đơn giản vì tiền lương của người Mỹ quá cao. Không chỉ Mỹ và các nước phát triển mới làm như vậy mà ngay cả các nước như Hàn Quốc, thậm chí là Thái Lan cũng đã không làm gia công may mặc từ nhiều năm qua. Các công việc đó sẽ chuyển sang Trung Quốc hoặc các nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh, Pakistan, Myanmar… Trung Quốc không “ăn cắp” công ăn việc làm của người Mỹ. Mỹ và các nước phát triển sản xuất các mặt hàng có giá trị cao và tinh vi còn các mặt hàng rẻ tiền và cần nhiều sức lao động sẽ chuyển sang cho các nước kém phát triển.

Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho việc làm ra hàng hóa giá rẻ để xuất đi khắp thế giới là vô cùng lớn. Dễ thấy nhất là sự hủy hoại môi trường. Trung Quốc đã cố gắng tăng trưởng kinh tế một cách hoang dại bất chấp hậu quả. Chủ nghĩa thực tiễn của Mỹ và các nước dân chủ cũng đã lợi dụng và tiếp tay cho sự phát triển hoang dại đó. Giờ đây thế giới đã nhận ra là không thể tiếp tục như vậy. Dịch cúm Vũ Hán có thể là cơ hội để các nước dân chủ cô lập Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn. Việc các nhà máy rút khỏi Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Hơn nữa việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc cũng nguy hiểm cho chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu mỗi khi có sự cố tại quốc gia này.

Việt Nam sẽ ra sao trong hoàn cảnh mới này?

Có thể nói là Việt Nam đang đứng trước một cơ hội “có một không hai” để phát triển và vươn lên. Nhiều nhà máy sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Một đồng thuận gần như là 100% của các nước dân chủ là kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Trung Quốc, giúp Việt Nam mạnh lên để làm đối trọng với Trung Quốc. Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được nghị viện Châu Âu thông qua (hôm 12/2/2020) bất chấp phản đối của nhiều tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế là một minh chứng.

Đảng cộng sản Việt Nam cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “bỏ Tàu theo Mỹ” dù thâm tâm không hề muốn. Kinh tế của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào ngoại thương, chủ yếu là Mỹ và các nước dân chủ. Như vậy quá trình “xoay trục” là không thể đảo ngược. Trung Quốc sẽ sớm rơi vào khủng hoảng và chúng ta sẽ thấy rõ điều đó trong năm 2020. Dịch cúm Vũ Hán cũng đã bộc lộ nhiều lúng lúng và bất cập của một chính quyền thiếu vắng tự do và dân chủ. Trong một hệ thống chính trị độc đoán, thiếu minh bạch với sự kiểm duyệt gắt gao càng làm cho tình hình hỗn loạn, lòng dân hoang mang. Nếu chính phủ Trung Quốc không bưng bít ngay từ đầu, khi dịch cúm mới xảy ra thì có thể hậu quả đã không nghiêm trọng như bây giờ.

Chúng ta có thể thấy là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không gây thiệt hại nhiều cho Trung Quốc mà chính con virus corona bé nhỏ mới thực sự làm cho đế quốc khổng lồ của tập Cận Bình chao đảo. Đây là một cơ hội trời cho để Mỹ và các nước dân chủ cô lập Trung Quốc. Không phải tự nhiên mà Trung Quốc tố cáo Mỹ là “gieo rắc sự hoang mang và sợ hãi” cho dư luận thế giới bằng việc rút các cơ quan ngoại giao Mỹ tại Vũ Hán về nước và sau đó đem máy bay đến Trung Quốc để di tản toàn bộ công dân của Mỹ tại đây. Các nước khác lập tức theo chân Mỹ, trong đó có cả Việt Nam.

Đứng trước cơ hội này, Việt Nam muốn hay không cũng phải thay đổi. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục là một bản sao của Trung Quốc thì không có lý do gì để các tập đoàn đa quốc gia chuyển các nhà máy sang Việt Nam. Họ có rất nhiều sự lựa chọn khác trong khu vực. Như vậy, dù muốn hay không thì chính quyền Việt Nam cũng phải cải cách và thay đổi. Các áp lực từ các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế sẽ gia tăng ngày càng mạnh lên đảng cộng sản Việt Nam. Cơ hội dân chủ hóa đất nước ngày càng đến gần. Những người thật sự quan tâm đến tương lai và vận mệnh đất nước cần tìm đến và kết hợp lại với nhau thành một lực lượng dân chủ hùng mạnh để trở thành một giải pháp cho đất nước.

Việt Hoàng (20/02/2020)

Published in Quan điểm

Virus corona - Covid-19 : Mối lo mới từ Nhật Bản

Dịch Covid -19 vẫn chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp ra hôm nay. Mặc dù dường như đã bắt đầu có dấu hiệu dịu xuống ở Trung Quốc nhưng bệnh dịch vẫn tiếp tục tiến triển khó lường. Ngoài Trung Quốc, đã bắt đầu xuất hiện những ổ dịch mới đáng lo ngại.

nb1

Hành khách trên tàu Diamond Princess neo tại Yokohama, Nhật Bản vẫy chào báo chí, ngày 12/02/2020. Reuters/Kim Kyung-hoon

Nhật Bản đang trở thành điểm nóng mới, cụ thể là thành phố công nghiệp Yokohama với 3,7 triệu dân nằm cách thủ đô Tokyo 30 km. Tại đó, con tàu du lịch Diamond Princess chứa 3.700 người đang bị cách ly trên bến cảng từ hôm 5/12 sau khi phát hiện có hành khách nhiễm virus.

Nhật báo La Croix chạy tựa : "Đến lượt Nhật Bản báo động virus corona". Sát ngày hết hạn cách ly con tàu (19/02), Bộ Y tế Nhật xác nhận trên con tàu du lịch này có hơn 500 ca nhiễm Covid-19, và số người dương tính với virus corona tăng thêm hàng chục mỗi ngày qua. Đó mới chỉ là số ca phát hiện nhiễm trên tổng số 1.723 người được xét nghiệm. Cộng thêm 65 trường hợp xác nhận đã bị nhiễm virus corona và một ca tử vong ở trong nước, Nhật Bản đang là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai sau Trung Quốc.

Theo La Croix, "người Nhật vẫn quen đối phó với những thảm họa thiên tai, giờ đang chuẩn bị đối mặt với sự lây lan của virus corona dài hơn, nghiêm trọng hơn như là họ dự tính lúc đầu".

Tờ báo cho biết : "Tại thành phố Yokohama, cuộc sống vẫn tiếp tục bình thường nhưng một nửa dân thành phố giờ đây ra đường đeo khẩu trang. Người ta đã thấy xuất hiện những hàng người xếp hàng trước các cửa hiệu dược phẩm dài thêm mỗi ngày. Trước các khách sạn, có những chai nước tẩy trùng để khách hàng rửa tay trước khi vào. Nỗi lo sợ bắt đầu tràn vào các nhà dưỡng lão, một trong những nơi nhạy cảm của bệnh dịch".

Chính phủ Nhật đã báo động về tình trạng dịch virus corona đồng thời kêu gọi ý thức và trách nhiệm công dân của mỗi người. Hệ quả là một loạt các sự kiện thể thao, lễ hội bị hủy bỏ. Nhưng với Nhật Bản mối đe dọa lớn nhất ở phía xa hơn một chút, đó là đe dọa đối với Thế vận hội mùa hè Tokyo, sẽ khai cuộc vào giữa tháng 7 tới.

Chính phủ Nhật lo giữ hình ảnh đất nước, chậm xử lý khủng hoảng ?

Liên quan đến sự việc này, báo Le Monde có bài "Nhật Bản bị chỉ trích về quản lý dịch Covid-19". Các quyết định của cơ quan y tế Nhật trong vụ xử lý dịch trên con tàu Diamond Princess bị dư luận trong nước chỉ trích là đưa ra chậm trễ và thiếu thận trọng. Ví dụ Nhật đã đưa 206 kiều dân trở về từ Vũ Hán, nhưng chỉ yêu cầu họ tự cách ly trong nhà 2 tuần, trong khi mà ở những nước khác, những người từ vùng dịch trở về đều bị tập trung bắt buộc cách ly.

Theo Le Monde, "ngay từ đầu, chính quyền Abe có vẻ như chăm lo cho hình ảnh của nước Nhật nhiều hơn. Hôm 6/2, chính phủ Nhật kêu gọi truyền thông Nhật và Tổ chức Y tế Thế giới không tính gộp những trường hợp nhiễm trên tàu Diamond Princess vào số ca nhiễm ở trong nước. Chính phủ sợ người Nhật cũng bị xếp vào danh sách bị hạn chế nhập cảnh". Trong khi đó, theo tờ báo, ngày 5/2, đảo quốc nhỏ giữa Thái Bình Dương Micronesia đã ra lệnh cấm nhập cảnh những người đến từ Nhật.

Trung Quốc : Tiếp tục cuộc chiến với Covid-19, mở rộng phong tỏa

Tại Trung Quốc, sức tàn sát của virus corona dường như có dịu xuống vài ngày nay, nhưng chưa dấu hiệu nào cho thấy dịch đang bị đẩy lùi. Cuộc chiến của Trung Quốc với tử thần Covid-19 vẫn còn đầy căng thẳng.

Chính quyền thắt chặt các quy định cách ly phòng dịch, Le Monde cho biết. Từ hôm qua các biện pháp kiểm tra, cách ly đã mở rộng ra hàng loạt các địa phương. Thủ đô Bắc Kinh được đặt dưới sự giám sát tối đa. Bất kể ai vào thành phố giờ đây đều bị cách ly 14 ngày. Tại Thượng Hải, người dân ra vào thành phố phải có giấy phép. Có những khu phố người ta chỉ cho phép cư dân sở tại ra vào. Một số thành phố sống trong không khí như có chiến tranh. Người dân bị lệnh giới nghiêm cấm ra khỏi nhà kể cả để mua bán nhu yếu phẩm.

Le Monde cho biết, tình hình kiểm soát đi lại trong thành phố tại Thượng Hải trở nên hỗn loạn. Mỗi khu phố, mỗi khu dân cư làm theo cách của mình tùy theo tâm lý lo sợ ở từng nơi. Có những khu dân cư, chỉ cho phép những người sống trong đó được vào. Ở những khu khác, mỗi gia đình chỉ được ra ngoài 3 lần trong 1 tuần. Nhưng cũng có chỗ thì khách vẫn được ra vào tự do.

Còn tại Hồ Bắc, toàn tình như đặt trong tình trạng chiến tranh : Rất đông quân nhân được cử đến giúp các nhóm y tế địa phương để cưỡng chế cách ly những người có triệu chứng sốt nhỏ nhất.

Ngay từ thứ Sáu tuần trước, thành phố Thập Yến trong tỉnh Hồ Bắc chính thức đặt trong tình trạng chiến tranh. Không một ai được quyền ra khỏi nhà trong 2 tuần. Các huyện bên cạnh thành phố sẽ lo cung cấp thực phẩm cho các gia đình, nhưng chi phí dịch vụ do người dân trả. Nhiều thành phố trong tỉnh Vân Nam, tây nam đất nước, cũng được áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.

Như vậy có khoảng 760 triệu người, tức một nửa dân số Trung Quốc bị cô lập. Gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định lại là cuộc chiến đấu chống dịch "không được làm tê liệt đất nước". Nhưng đến giờ thì Trung Quốc không còn cách làm nào khác.

Khốn khổ khi là người Hồ Bắc

Không chỉ bị cách ly, hạn chế đi lại ngay tại địa phương mà ở khắp nơi trong đất nước Trung Quốc cuộc sống của hàng triệu người khác đang khốn đốn, chỉ vì họ là dân Hồ Bắc.

Phóng viên báo Le Figaro có bài phóng sự điều tra dài với tiêu đề "Những con bệnh "dịch hạch" của Hồ Bắc, những kẻ khốn khổ mới của Trung Quốc". Bài phóng sự cho thấy ngay từ đầu dịch Covid-19 bùng phát, 5 triệu người đã bỏ chạy khỏi thành phố Vũ Hán. Bị chính quyền truy tìm, đồng bào ruồng bỏ, những người Vũ Hán đó đang là những nạn nhân liên đới của virus corona. Ngay cả những người đã rời khỏi quê hương bản quán của mình từ lâu cũng vẫn không thoát được cuộc săn đuổi, hay thái độ khinh thị ở khắp nơi trên tổ quốc của chính mình.

Syria : Thảm cảnh ở cuối cuộc chiến

Chuyển sang thời sự quốc tế khác đang bị vụ dịch virus corona che lấp. Có một thảm cảnh nhân đạo mà cả triệu người khác đang phải hứng chịu những ngày tháng qua tại Syria.

Libération đưa độc giả đến vùng tây bắc Syria, tại đây đang diễn ra những trận chiến của quân chính phủ Damascus dưới sự yểm trợ của quân đội Nga, để giành lại phần đất cuối cùng nằm trong tay quân nổi dậy và các lực lượng thánh chiến khác nhau. Cuộc chiến đã gây ra một thảm cảnh nhân đạo khi gần một triệu người dân vô tội đang phải bỏ chạy khỏi vùng chiến sự từ tháng 12 vừa rồi.

Libération kể lại : "Hàng chục nghìn người, phần đông là phụ nữ và trẻ em, những ngày qua đang tiếp tục bỏ chạy khỏi thành phố và các làng mạc lên hướng bắc để tránh bom đạn của Nga và đà tiến của quân đội Syria. Họ ra đi, không nơi trú, giữa trời đêm nhiệt độ -5°C".

Một người làm công tác nhân đạo tại chỗ cho biết : "Những gì đang diễn ra tại đây thật kinh khủng, không gì có thể so sánh kể từ đầu cuộc chiến đến giờ. Chúng tôi hoàn toàn bị quá tải không biết làm gì. Chúng tôi chỉ có thể lo được cho 100 nghìn người chứ 800 nghìn thì không thể. Người ta ngủ trong xe, trong các lều dựng tạm. Họ đốt tất cả những gì có thể để sưởi. Nhiều trẻ em đã chết vì lạnh".

Le Figaro cũng đồng thanh gọi đây là một thảm kịch thực sự và đó là "trận đột phá đẫm máu của chế độ Syria ở tây Aleppo". Tờ báo nhắc lại là cuộc chiến tranh Syria kéo dài từ 9 năm qua đã làm hơn 380 ngàn người chết và 11 triệu người Syria bỏ nhà chạy nạn.

Bóng đá Champions League : PSG có bước qua lời nguyền ?

Một thời sự thể thao được người Pháp đang háo hức đón chờ, đó là giải cúp Châu Âu Champions League tối nay trở lại với trận đấu lượt đi vòng 1/8 giữa câu lạc bộ Pháp Paris Saint-Germain và Dormund của làng bóng Đức. Le Figaro chạy tựa "PSG muốn phá vỡ định mệnh".

Đó là định mệnh mà nhà vô địch bóng đá Pháp làm mưa làm gió ở các sân cỏ trong nước bao mùa bóng qua, thế nhưng mỗi khi bước ra đấu trường Châu lục thì chưa một lần thành công, và đã ba lần liên tiếp đội bóng thành Paris bị dừng bước ở ngay vòng 1/8. Người hâm mộ bóng đá Pháp đều phấp phỏng hy vọng đội bóng giàu có và hội tụ tài năng lớn nhất của làng bóng Pháp của họ lần này sẽ thoát được bóng ma quá khứ, chơi bóng tự tin hơn, đừng để thất bại trở thành như định mệnh hay lời nguyền không bước qua được.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Tập Cận Bình nhận đã sớm trực tiếp chỉ đạo chống dịch Covid-19 (RFI, 16/02/2020)

Lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục cuộc chiến truyền thông lấy lại thế chủ động, trong bối cảnh khủng hoảng do dịch Covid-19 dường như chưa thấy lối ra. Báo chí chính thức Trung Quốc hôm 15/02/2020, công bố bài phát biểu của ông Tập trong một cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 03/02, trong đó Tập Cận Bình nhấn mạnh, ngay từ ngày 07/01 đã trực tiếp chỉ đạo phòng chống virus corona mới.

covi1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trước công chúng tại Bắc Kinh chỉ đạo chống dịch virus corona ngày 10/02/2020. Tân Hoa Xã/ Reuters

Đây là lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh thừa nhận ban lãnh đạo tối cao đã biết và trực tiếp chỉ đạo phòng chống dịch ngay từ sớm, đúng một tuần sau khi Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới về một virus lạ gây viêm phổi tại Vũ Hán, và hai tuần trước khi Bắc Kinh chính thức thừa nhận dịch. Thông tin nói trên được truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý.

Trả lời báo Mỹ New York Times, tiến sĩ Bùi Minh Hân (Minxin Pei), một chuyên gia về chế độ cộng sản Trung Quốc, Claremont McKenna College, Califonia, nhận xét : tinh thần chính toát lên qua bài phát biểu của ông Tập Cận Bình dường như là động thái thanh minh, ông ta đang tìm cách thay đổi cách tường thuật về diễn biến của cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, cho đến thời điểm đó, đã tỏ ra "rất bất lợi cho lãnh đạo tối cao".

Thông tín viên Liu Zhifan từ Bắc Kinh cho biết cụ thể :

Chính trên tờ bán nguyệt san Cầu Thị, của đảng cộng sản Trung Quốc, đã xuất hiện thông tin về việc một cuộc họp của Thường Vụ Bộ Chính Trị diễn ra vào ngày 07/01, khi Bắc Kinh cho rằng dịch bệnh đang nằm trong tầm kiểm soát. Bộ Chính Trị là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống chính trị Trung Quốc, mà ông Tập Cận Bình là người đứng đầu.

Thông tin lạ lùng này cho thấy chủ tịch Trung Quốc rõ ràng là người lãnh đạo cuộc chiến chống virus corona mới ngay từ những ngày đầu tiên. Nhưng điều đó cũng cho thấy là lãnh đạo tối cao Trung Quốc nắm rõ tình hình diễn biến dịch bệnh, trước rất nhiều so với tuyên bố chính thức mà ông Tập đưa ra về dịch bệnh, hai tuần sau đó.

Diễn biến này có thể đặt ra vấn đề trách nhiệm của chủ tịch Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng. Cho đến nay, dân chúng vốn vẫn đổ dồn chỉ trích vào lãnh đạo thành phố Vũ Hán, do thái độ thụ động trước dịch bệnh, trong lúc hai lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc bị cách chức, để thay thế vào đó là một người thân tín của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, với diễn biến mới nói trên, các chỉ trích có thể sẽ hướng nhiều hơn về phía chính quyền trung ương, đã trở thành đối tượng bị lên án, kể từ sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Cái chết của người đầu tiên cảnh báo dịch bệnh đã gây nên một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy trong xã hội Trung Quốc, dưới chế độ Tập Cận Bình".

Dịch bệnh virus Covid-19, tại Trung Quốc, tiếp tục khiến thêm 142 người chết trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng lên gần 1.700, theo con số chính thức. Hơn 68.000 người nhiễm virus.

Bắc Kinh : Ai vào thành phố đều phải qua giai đoạn cách ly 14 ngày

Trong lúc chính quyền liên tục khẳng định tình hình dịch bệnh có xu hướng cải thiện. Hôm nay, thủ đô Bắc Kinh – với 22 triệu dân – đã đưa ra biện pháp triệt để, với quyết định tất cả ai vào thành phố, đều bị buộc phải cách ly 14 ngày, trước khi trở lại với cuộc sống bình thường. Ai từ chối tuân thủ giai đoạn cách ly này sẽ bị trừng phạt. Hiện mới chỉ có 8 triệu dân Bắc Kinh nghỉ Tết trở về. Quy định siết chặt này sẽ còn khiến các hoạt động sản xuất khởi động trở lại muộn hơn nữa.

Trọng Thành

****************

Virus corona phơi bày những lỗ hổng của ngành y tế Trung Quốc (RFI, 15/02/2020)

Y tá, bác sĩ làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn dụng cụ y khoa, hệ thống y tế bất cập… dịch bệnh virus corona mới (Covid-19) làm lộ rõ những lỗ hổng của ngành y tế tại cường quốc thứ nhì thế giới.

covi2

Nhân viên y tế ở bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan), thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 13/02/2020. China Daily via Reuters

Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong số tám bác sĩ gióng chuông báo động về sự nguy hiểm của chủng virus corona mới, nhưng lại bị chính quyền trấn áp, đã qua đời ngày 06/02/2020 (chứ không phải là ngày 7/2 như thông báo của chính phủ Trung Quốc) do bị nhiễm virus corona mới khi chăm sóc các bệnh nhân.

Cái chết của ông cho thấy rõ những điều kiện làm việc ngặt nghèo của các bác sĩ tại Vũ Hán, tâm dịch bệnh. Theo tường thuật của South China Morning Post, "ít nhất có khoảng 500 bác sĩ và y tá đã bị nhiễm bệnh". Và theo như cách tính mới được Trung Quốc công bố hôm 13/02/2020, trong số hơn 1.300 người chết, là có 6 bác sĩ.

Là tâm dịch bệnh, Vũ Hán là khu vực gánh hậu quả thiệt hại nặng nề nhất : Số người chết chiếm đến hơn 2/3 trong tổng số và số ca nhiễm là hơn 43%. Trên tuyến đầu chống dịch bệnh, các y bác sĩ ở đây lại phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thiết bị y tế và dụng cụ bảo hộ nghiêm trọng, trong khi ngành sản xuất các dụng cụ và thiết bị y khoa chỉ mới hoạt động được có 2/3 công suất.

Làm thế nào có thể ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả khi mà chính bản thân các bác sĩ cũng không được phòng hộ tốt ? Để tiết kiệm, khẩu trang khử trùng lại, mặc đồ bảo hộ công nhân thay vì là y tế, nếu có chỉ được thay bộ đồ bảo hộ một lần sau mỗi 4, 6, thậm chí là 8 tiếng… theo như xác nhận của một bác sĩ xin giấu tên với AFP.

Trong thời gian trực, các y bác sĩ cũng không có thời gian để ăn cơm, uống nước, kể cả đi toa-lét. Một số người phải mặc tã dành cho người lớn trong suốt những giờ trực bệnh dài dằng dặc. Ngay cả khi bị ốm, nếu phát hiện bị sốt, họ sẽ bị cách ly. Nhưng nếu sau 7 ngày, sốt không còn nữa, bệnh viện hối thúc họ quay trở lại làm việc ngay, theo như tâm sự của một nữ bác sĩ khác, cũng xin giấu tên vì sợ bị trừng phạt.

Dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn các con số ấn tượng do trợ lý thị trưởng Vũ Hán, ông Hu Yabo, đưa ra để minh họa cho những khó khăn của các y bác sĩ tại Vũ Hán. Trong tổng số 59.900 bộ đồ bảo hộ cần thiết mỗi ngày, giới y tế ở đây chỉ nhận được có 18.500 bộ. Tương tự, đối với loại khẩu trang N95 để phòng virus : nhu cầu mỗi ngày là 119.000 chiếc, nhưng họ chỉ có được 62.200 chiếc.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã huy động các chuyên gia trên toàn quốc để đối phó với dịch bệnh tại Vũ Hán, nhưng các bệnh viện tại đây vẫn bị quá tải. Mỗi một bác sĩ phải tiếp đến 400 bệnh nhân trong vòng 8 tiếng và phải thường xuyên đối mặt "với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh rất nặng, hay tình trạng sức khỏe đã bị suy biến và đi đến tử vong rất nhanh".

Trên mạng xã hội, một số người thổ lộ về điều kiện làm việc tại Vũ Hán, nhưng cũng có nhiều người lại sợ bày tỏ, vì đảng cộng sản Trung Quốc giám sát và kiểm duyệt mọi thông tin có khả năng làm dấy lên sự bất mãn của người dân.

Những lỗ hổng này của ngành y tế tại tỉnh Hồ Bắc đã được một nhà báo độc lập, Chen Qiushi tố cáo ngay từ ngày 30/01/2020. Thế nhưng, sự biến mất của nhà báo trẻ tuổi này từ hôm 06/02 đến nay đang khiến cho ủy ban chuyên trách về Nhân Quyền Trung Quốc của Quốc hội Mỹ phải lo lắng.

Những bất cập trong hệ thống y tế Trung Quốc

Dịch bệnh virus corona mới xảy còn làm lộ rõ những bất cập trong hệ thống y tế Trung Quốc bất chấp những cải tổ sau trận dịch SARS năm 2002-2003.

Chữa trị bệnh tại Trung Quốc là cả một con đường "gian nan khổ ải". Ngạn ngữ Trung Quốc đã có câu "Bác sĩ càng hiếm và giỏi, giá phải trả càng cao". Hình ảnh dòng người đông đảo trước cổng bệnh viện chỉ để chờ xét nghiệm xem có nhiễm virus hay không phản ảnh rõ tình trạng quá tải tại các bệnh viện, các cơ sở y tế của Trung Quốc.

Nhà báo Dominique Baillard, trong chuyên mục Kinh Tế Hôm Nay của RFI, trước hết đưa ra các con số ấn tượng cho thấy rõ sự khác biệt về điều kiện chăm sóc và chữa trị bệnh nhân giữa Trung Quốc và các nước phương Tây.Một bác sĩ Trung Quốc phải khám trung bình mỗi ngày khoảng 100 người bệnh.

"Thậm chí là gấp đôi ở một số bệnh viện. Tại Trung Quốc, trung bình có một bác sĩ cho từ 5.000 - 6.000 bệnh nhân, tỷ lệ này tại các nước giầu nằm trong khoảng 1/1.500 - 2.000. Những bệnh viện chuyên khoa chỉ cung cấp 4 giường/1.000 cư dân. Con số này ở Hàn Quốc cao gấp ba. Tại Mỹ, khi mỗi một người dân chỉ trả có 10% chi phí khám chữa bệnh, thì người dân Trung Quốc phải trả hơn 30%.

Tại đất nước tư bản xã hội chủ nghĩa này, chăm sóc sức khỏe thuộc lãnh vực tư nhân. Khi ông Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế đất nước, ông để cho thị trường tự quản lý rủi ro này, nhưng không làm tổn hại mấy đến các năng lực y tế khác. Với việc mức sống của người dân được nâng cao, sức khỏe của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện và sự thay đổi đó nhìn chung đã được chấp nhận. 95% người dân Trung Quốc đều mua bảo hiểm bệnh tật".

Vẫn theo nhà báo Dominique Baillard, ẩn sau những con số ấn tượng đó là một thực tế rất phũ phàng :

"Tùy theo vùng địa lý, quy chế xã hội, thẻ định cư, việc tiếp cận hệ thống y tế là rất bất bình đẳng. Các vùng nông thôn và những người nghèo nhất là những đối tượng kém may mắn nhất, khác xa cả về hình thức lẫn tài chính trong việc chăm sóc sức khỏe. Rồi do khan hiếm bác sĩ, thị trường lấy hẹn khám chợ đen nở rộ và hối lộ là thông lệ thường nhật mới được khám chữa bệnh.

Gần một nửa hộ gia đình bị rơi vào tình trạng nghèo khổ (44% theo số liệu chính thức) đã khuynh gia bại sản vì phải đi vay mượn để chữa bệnh. Sức khỏe đã trở thành đối tượng bị hy sinh cho công cuộc phát triển duy ý chí của đế chế Trung Hoa. Cường quốc thứ hai thế giới này chỉ dành có 5% GDP cho lĩnh vực y tế, trong khi tại Liên Hiệp Châu Âu mức trung bình là 10%".

Minh Anh

********************

Covid-19 : Nguy cơ lây nhiễm rất cao đối với nhân viên y tế tại Trung Quốc (RFI, 15/02/2020)

Theo các số liệu thống kê mới nhất được công bố hôm nay, 15/02/2020, tại Trung Quốc, số bệnh nhân chết vì virus corona Covid-19 đã vượt qua ngưỡng 1.500, cụ thể là 1.523 ca tử vong. Số ca lây nhiễm được ghi nhận cho tới nay đã hơn 66.000, trong đó có ít nhất 1.716 bác sĩ, y tá có tiếp xúc với bệnh nhân, theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia (Bộ Y tế) Trung Quốc.

covi3

Nhân viên y tế ở bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan), thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 13/02/2020. Reuters

Cho đến nay đã có 6 nhân viên y tế tử vong do Covid-19, cho thấy nguy cơ lây nhiễm rất cao đối với những người đang làm việc trong các bệnh viện quá tải.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

"Không thể nào tiếp tục che giấu thực tế đáng buồn này, trong các bệnh viện ở Vũ Hán ngày càng có nhiều bác sĩ và y tá bị lây nhiễm từ bệnh nhân. Thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia thừa nhận : "Công việc của các nhân viên y tế rất là nặng nề, điều kiện làm việc rất khó khăn và nguy cơ bị lây nhiễm rất cao".

Đã có hơn 1.700 bác sĩ, y tá bị lây nhiễm virus Covid-19, đại đa số là ở Vũ Hán. Sáu người trong số họ đã chết, trong đó có bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng qua đời vào tuần trước. Ông là một trong những người đầu tiên đã báo động về dịch bệnh.

Sau cái chết của vị bác sĩ này, nhiều nhân viên y tế đã không ngần ngại lên tiếng. Chẳng hạn một y tá của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết trên mạng xã hội Weibo : "Bệnh nhân ở tầng nơi mà tôi đang được chữa trị bao gồm chủ yếu là các đồng nghiệp của tôi. Phần lớn là các phòng có 2 hoặc 3 người nằm chung, với tên họ được ghi rõ trên giấy trắng mực đen trên các cửa".

Thiết bị bảo hộ bị thiếu rất nhiều, hệ thống y tế thì bị quá tải do tầm mức của dịch bệnh. Thêm vào đó là khối lượng công việc quá nặng khiến các ê kíp trên tuyến đầu đang kiệt sức và suy sụp tinh thần.

Ủy ban Y tế Quốc gia vừa thông báo sẽ đền bù cho gia đình của các nhân viên y tế tử vong, đồng thời tăng số tiền thưởng cho những người mà nay cả nước Trung Quốc tuyên dương như những anh hùng".

Thanh Phương

Published in Châu Á

Khẩu với chả trang !

Nguyễn Nam, VNTB, 14/02/2020

Tính đến trung tuần tháng 2/2020, khẩu trang y tế tiếp tục khan hiếm. Báo chí đưa tin ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) đang bắt đầu sử dụng xen kẽ khẩu trang vải với khẩu trang y tế.

mask1

Câu hỏi đặt ra : Hơn 2,5 triệu khẩu trang y tế sản xuất mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh được bán đi đâu ?

Báo cáo của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh về khẩu trang y tế cho biết năng lực sản xuất của 20 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trên địa bàn là 2.532.000 cái/ngày. Trong đó, cung cấp cho bệnh viện 241.500 cái/ngày, nhà thuốc 364.000 cái/ngày. Lượng cung cấp cho các tỉnh, thành, hệ thống siêu thị, đại lý bán hàng… 1.926.500 cái/ngày.

Tuy nhiên hiện tại thì người dân không thể mua được khẩu trang y tế. Ngay cả hiệu thuốc trong các bệnh viện cũng không bán lẻ khẩu trang y tế cho thân nhân đang chăm nuôi bệnh. Lý do khách quan chung là không có đủ nguồn cung cho ngay cả nhân viên y tế, nói gì đến việc bán lẻ khẩu trang y tế cho người nuôi bệnh.

Báo Tuổi Trẻ ngày 13/2 đưa tin, "Ăn vội bữa cơm trưa, các bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh tất bật người cắt, người may khẩu trang trong bối cảnh thị trường đang khan hiếm khẩu trang do người dân lo sợ dịch bệnh do virus corona chủng mới".

Bài báo viết, "Với những vật dụng đơn giản và dễ tìm như giấy ăn, vải thun dệt, dây thun, một chiếc máy may mini và khoảng 1 phút, các nhân viên y tế ở đây đã cho ra đời 1 chiếc khẩu trang dùng cho cá nhân. Những chiếc khẩu trang tự may này vẫn có thể dùng được trong bệnh viện, ở những nơi ít người, không yêu cầu cao về vô khuẩn để hạn chế giọt bắn" (1).

Bài báo cho thấy một thực tế là ở ngay tại thành phố luôn tự hào được cho là đóng góp nguồn ngân sách lớn nhất cho quốc gia, và ngay tại bệnh viện sản lớn nhất miền Nam, khẩu trang y tế tối thiểu cho nhân viên y tế cũng đang thiếu thốn thì chuyện phòng, chống dịch sẽ ngày càng rất khó khăn. Điều này cho thấy vừa qua chỉ riêng cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất đã xuất ra nước ngoài (chủ yếu sang Trung Quốc) theo công bố là 36 tấn khẩu trang y tế (tương đương khoảng 16 triệu khẩu trang), là một quyết định nặng về yêu cầu chính trị của nhà chức trách, kể cả khi viện dẫn lý do nhân đạo.

Theo nhà chức trách công bố, đến ngày 13/2, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.227 người nhập cảnh đang cách ly tại nhà ; 27 người nhập cảnh được cách ly tập trung. Riêng người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 (nCoV) đang có 18 trường hợp được cách ly tập trung, 11 trường hợp cách ly tại nhà. Số ca bị nhiễm Covid-19 là 3.

Trước thực trạng khan hiếm khẩu trang y tế ngay cả trong các bệnh viện, thì việc đảm bảo khẩu trang y tế cho 2.227 người nhập cảnh đang cách ly tại nhà, và những người thân đang cùng chung nhà này là khó thể bảo đảm về mặt an toàn phòng dịch lây lan. Trong bối cảnh đó, với thời gian ủ bệnh là 14 ngày, nếu vài hôm nữa học sinh trên toàn quốc sẽ đi học trở lại, thì không ai dám chắc việc bảo đảm về nguồn dịch sẽ không lây lan.

Yêu cầu về khẩu trang y tế đang rất cần thiết khi nguồn dịch bệnh cho thấy không phải dễ kiểm soát.

"Hải quan Lào Cai cũng đã làm thủ tục cho hàng trăm xe hàng nông sản Trung Quốc nhập khẩu qua cửa khẩu, tuy nhiên do thiếu công nhân bốc xếp nên việc thông quan vẫn còn chậm" – bản tin trên VTV ngày 12/2 cho biết như vậy (2). Thông quan càng chậm trong khi mậu biên đang mở ngay trong mùa dịch, có nghĩa nguồn lây nhiễm sẽ khó kiểm soát hơn, đặc biệt là khẩu trang y tế để giúp giảm thiểu nguồn lây dịch bệnh lại đang phải sử dụng hết sức dè sẻn vì thiếu thốn.

Một lưu ý khác, báo cáo nhanh của Bộ Lao động – thương binh và xã hội ngày 13/2 cho biết đến thời điểm này có 5.112 lao động người Trung Quốc đang được cách ly, theo dõi ở 41 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Báo cáo nêu chi tiết trong số 5.112 lao động này, có 248 người đã vào Việt Nam 14 ngày ; trên 1.000 người vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày và gần 3.800 người vào Việt Nam dưới 10 ngày. Ở những điểm cách ly này nếu khẩu trang y tế không đáp ứng đầy đủ, thì hệ lụy sắp tới đây quả là chất chồng thêm âu lo.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 14/02/2020

(1) https://tuoitre.vn/bac-si-nhan-vien-benh-vien-tu-du-may-khau-trang-chong-dich/20200213134145921.htm

(2) https://vtv.vn/kinh-te/thuc-day-thong-quan-hang-hoa-voi-trung-quoc/20200212185242328.htm

*****************

Cách ly điều trị có nghĩa là gì ?

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 13/02/2020

‘Cách ly điều trị’ có nghĩa là bệnh nhân đó được điều trị trong môi trường cách ly với môi trường chung của các phòng bệnh trong bệnh viện. Như vậy, nếu chỉ là ‘nghi mắc bệnh’ thì chắc chắn không ai áp dụng biện pháp ‘cách ly điều trị’.

mask2

Vắn tắt như trên là nhằm để thắc mắc về thông tin đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Trong bài "Tỉnh biên giới Lào Cai phòng chống nCoV ra sao ?", đăng ngày 09/02/2020 (1), có đoạn : "Được biết, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai hiện có 27 trường hợp đang được cách ly điều trị".

Con số 27 trường hợp đang được cách ly điều trị đó cần được hiểu đúng là như thế nào ?

Vấn đề khác liên quan đến chuyện một ông phó giám đốc sở giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh, đã ‘đánh tiếng’ với báo chí việc mở lại trường học từ ngày 17/02.

Tin tức đăng trên tờ Tiền Phong hôm 11/02 tường thuật buổi ra mắt Trung tâm Điều hành Giáo dục thông minh Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm điều hành giáo dục thông minh đầu tiên của cả nước. Trong bản tin có những chi tiết đáng lưu ý (2) :

Thứ nhất, ông Nguyễn Thiện Nhân thông báo Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang 322 người là cán bộ, giáo viên, học sinh… trở về từ vùng dịch Vũ Hán, Trung Quốc. "Dân số Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 10% cả nước nhưng người trong ngành giáo dục từ vùng dịch trở về chỉ chiếm 3%", ông Nhân cho hay.

Thứ hai, báo Tiền Phong ghi nhận bên lề buổi ra mắt, trao đổi với báo chí ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, "với tình hình hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tuần tới, học sinh đi học lại là phù hợp. Bởi, các trường đã chuẩn bị kỹ, bản thân học sinh cũng đã tiếp cận nhiều thông tin về phòng chống dịch".

Chưa ghi nhận ý kiến của ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về chuyện đề xuất ‘đi học lại’ đó.

Băn khoăn đặt ra, trong tổng số "322 người là cán bộ, giáo viên, học sinh… trở về từ vùng dịch Vũ Hán, Trung Quốc", có bao nhiêu là cán bộ, bao nhiêu là giáo viên, và những học sinh trường nào ở Thành phố Hồ Chí Minh đã từ vùng dịch Vũ Hán trở về ? 322 người đó đã qua đủ thời gian tối thiểu 14 ngày cách ly hay chưa ? Liệu họ có tiếp xúc với cộng đồng trước khi cách ly ?

Tôi cho rằng một lần nữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ngần ngại vào khả năng phòng, chống dịch virus đến từ Trung Quốc. Cả hai lần ra quyết định cho học sinh nghỉ học đều được ký văn bản bởi giám đốc Lê Hồng Sơn, và phó giám đốc Nguyễn Văn Hiếu đóng vai trò thế thân thăm dò dư luận, qua các tuyên bố kiểu như ‘cần chung sống với dịch’, ‘học sinh đi học lại là phù hợp’.

Ông Nguyễn Văn Hiếu đã dùng từ ‘dự kiến’, tức là nếu không có gì thay đổi thì ngành giáo dục thành phố lại đưa 2 triệu học sinh Thành phố Hồ Chí Minh vào nơi nguy hiểm. Nói nguy hiểm vì trường học dù có khử trùng cỡ nào cũng không an toàn.

Học sinh ý thức giữ gìn kém, môi trường sinh hoạt tập trung, lăn lộn vui chơi, ăn uống cùng nhau suốt ngày. Nào ai kiểm được từng đứa trẻ thời gian vừa rồi có xê dịch ở những nơi có người Trung Quốc hay người từng nhiễm dịch lui tới hay không ? Ngay cả bậc phụ huynh và cả giáo viên cũng không biết thời gian qua có từng tiếp xúc với "322 người là cán bộ, giáo viên, học sinh… trở về từ vùng dịch Vũ Hán, Trung Quốc" hay không ?

Tôi nhớ lúc dịch virus Vũ Hán mới tràn sang Việt Nam, có ông quan chức ngành y từng trả lời báo giới về việc có nên cho trẻ đi học lại. Ông khẳng định : "Chúng ta có những dấu hiệu rất lạc quan, đó là tỷ lệ trẻ em mắc bệnh rất thấp. Bệnh nhân nhiễm bệnh ở độ tuổi nhỏ gần như không có, mà chỉ tập trung ở những người lớn đã có bệnh nặng, bệnh nền sẵn".

Ông quan chức lạc quan tếu quá. Em bé ba tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhiễm bệnh hôm rồi là "thế hệ thứ ba" lây virus Corona đấy. Tức, bà của em bị nhiễm qua người khác, rồi em nhiễm qua bà. Nếu so với tổng 15 ca nhiễm tại Việt Nam tính tới lúc này thì tỷ lệ ấy không hề thấp.

Cho tới lúc này thì tôi hoàn toàn chia sẻ với cách đặt vấn đề trên trang Việt Nam Thời Báo là khi EVFTA ký kết, thì nhân quyền không phải chuyện xa xôi của chính trị đa nguyên, mà nhân quyền đơn giản là quyền phải được biết của người dân trong bảo vệ tính mạng của chính cá nhân mình.

Trung Quốc vừa qua bùng phát dịch giết chết đã trên cả ngàn người cũng vì quyền được biết, quyền được nói của người dân đã bị giới hạn theo ý chí của đảng cộng sản.

Việt Nam cần phải trông gương đó mà sửa mình.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 13/02/2020

(1) https://www.moh.gov.vn/web/guest/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/tinh-bien-gioi-lao-cai-phong-chong-ncov-ra-sao- ?

(2) https://www.tienphong.vn/giao-duc/nganh-giao-duc-tphcm-co-hon-300-nguoi-tro-ve-tu-vung-dich-corona-1518457.tpo

*******************

Quyền được biết

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 13/02/2020

‘Nhân quyền’ lâu nay thường được hiểu nghiêng về yếu tố chính trị. Với tôi, nhân quyền hiện tại rất đơn giản, đó là quyền cần được biết sự thật về ngành y tế Việt Nam trước dịch virus Corona (tên gọi mới là Covid-19) đến từ Trung Quốc.

mask3

"Nếu xảy ra dịch Corona tại Việt Nam, thì… sẽ chết như rạ !" Bác sĩ chuyên khoa I, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Mỹ Phước Becamex, cảnh báo như vậy trong một chia sẻ ngày 12/2.

Theo bác sĩ Mỹ Hương, có 4 lý do đưa đến nhận xét ở trên : Trước tiên, lúc bình thường ở bệnh viện công đã quá tải. Khi có dịch xảy ra, nhân viên y tế sẽ khó thể nào kham nỗi nên nhiều khả năng việc bệnh nhân bị bỏ mặc. Thứ hai, chỉ có một số bệnh viện tuyến trung ương có đủ phương tiện hồi sức khi có bệnh nhân nhiễm Coronavirus nặng bị suy hô hấp, như ECMO (Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể, tức máy hỗ trợ phổi nhân tạo). Vậy thì làm sao cứu nổi tất cả bệnh nhân bệnh nặng khi dịch xảy ra ?

Thứ ba, bệnh viện dã chiến hay các khu cách ly tạm thời khi có dịch xảy ra vẫn còn nhiều điều lo ngại. Vì khi xây bệnh viện dã chiến hay khu cách lý cho 1.000 người, xây thì nhanh, những tìm đâu ra bác sĩ, điều dưỡng phục vụ ? Còn trang thiết bị y tế, phòng xét nghiệm ? Còn nhân viên vệ sinh ? Còn chuyện phục vụ ăn uống, chăm sóc cho bệnh nhân vì bị cách lý, không có thân nhân ?

Thứ tư, và có lẽ đây cũng chưa phải là lo ngại cuối, hiện tại các bệnh viện đều thiếu trầm trọng bộ đồ bảo vệ khi chăm sóc bệnh nhân bị lây nhiễm. Khi dịch xảy ra, lấy đâu ra đồ bảo hộ cho nhân viên y tế ?

"Nhà nước Việt Nam một mặc kêu gọi nhân dân phòng chống dịch, một mặt mở cửa tự do cho người Trung Quốc là đối tượng nguy cơ cao vào Việt Nam. Tôi nghĩ rằng nguy cơ Việt Nam trở thành vùng dịch như Vũ Hán là có khả năng xảy ra. Xin đừng chủ quan !". Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hương khuyến cáo.

Liên quan đến ‘quyền được biết’, trong một chia sẻ từ Sài Gòn, nhà báo Thu Hiền nói rằng bà cần ngành y tế của thành phố Hồ Chí Minh nói rõ là có bao nhiêu người đến từ Trung Quốc đang trong diện cách ly, và cách ly ở đâu ? Hiện tại tin tức về vấn đề này qua báo chí còn rất chung chung của việc trấn an.

Theo nhà báo Thu Hiền, trên báo Thanh Niên điện tử phát hành đầu giờ chiều ngày 12/2 có bài viết cho hay, "1.024 người đang được theo dõi là những người đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh Covid-19 chứ không phải từ vùng dịch Vũ Hán hay Trung Quốc đại lục".

Bài báo có chi tiết, "Trao đổi với Thanh Niên sáng 12.2, ông Đỗ Đình Thiện, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân, giải thích 1.024 người này không phải từ vùng dịch Vũ Hán hay các thành phố ở Trung Quốc đại lục. Đây là những người nước ngoài, đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm bệnh Covid-19 do virus Corona gây ra" (1).

Chi tiết "Đây là những người nước ngoài, đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm bệnh Covid-19 do virus Corona gây ra" theo trích dẫn trên báo Thanh Niên, liệu có phải là 1.024 người này đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ (không tính Trung Quốc đại lục) ? Nếu vậy thì có phải người Việt từ nước ngoài về Việt Nam để ăn Tết và chưa về lại Mỹ chẳng hạn, tất cả đều trong tình trạng ‘được theo dõi’ y tế ?

Nghi vấn ở trên có thể tìm thấy phần nào câu trả lời trên trang web của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2).

Theo đó, tính đến 8g30 ngày 12/2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, "Số người nhập cảnh được theo dõi : 2.588 trong đó số đang cách ly tại nhà là 2.521 người. Số đang cách ly tập trung là 30 người. 37 ca đã kết thúc theo dõi" ; "Giám sát việc cách ly người từ Trung Quốc nhập cảnh tại Thành phố tại công ty Pouyen (Bình Tân). Tại khu cách ly của Công ty Pouyuen có 86 người cách ly (trong đó có 79 người Trung Quốc, 06 người Đài Loan, 01 người Việt Nam). Tính từ thời điểm cách ly đến nay (thời gian đã cách ly được 13 ngày), chưa có người nào ghi nhận triệu chứng bất thường".

Báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh không chi tiết về con số 2.521 người đang cách ly tại nhà – ngoại trừ về 86 người ở Công ty Pouyuen, là người quốc tịch nào, đến từ đâu ? Nếu xảy ra dịch bệnh trong số người đang cách ly này, thì người dân phải ứng phó ra sao, vì trên thực tế người dân không hề nhận được cảnh báo liên quan về khả năng phòng ngừa trong tiếp xúc với các nơi được gọi là ‘cách ly tại nhà’.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 13/02/2020

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/thuc-hu-chuyen-quan-binh-tan-cach-ly-1024-nguoi-den-tu-vung-dich-covid-19-1181866.html

(2) http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/phong-chong-dich-benh/tinh-hinh-dich-benh-ncov-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-cap-nhat-08g-ngay-12022020-c2-24357.aspx

Published in Diễn đàn

Bộ Giáo dục đã ‘khi dễ’ Bộ Chính trị

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 15/02/2020

Nếu không ‘khi dễ’ thì tại sao Bộ Giáo dục dám nói rằng "Chỉ cho học sinh đi học trở lại khi có biện pháp phòng chống virus corona". Nên nhớ, trước đó từ cuối tháng 1/2019, Thường trực Ban bí thư, ông Trần Quốc Vượng đã ban hành chỉ thị qua Công văn số 79-CV/TW, về việc "Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch".

hoc0

Bộ trưởng Giáo dục đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2 để phòng dịch Covid-19

 ‘Người đứng đầu cấp ủy’

Toàn văn ở phần yêu cầu nói trên của Thường trực Ban bí thư như sau : "2. Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch. Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch ; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị ; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân ; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm tại chỗ : Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ ; kinh phí tại chỗ ; nhân lực tại chỗ".

Người đứng đầu cấp ủy ở các sở giáo dục địa phương thường là giám đốc những sở này. Hiện tại ở Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang khuyết Bí thư trong cơ cấu Đảng ủy bộ do Bí thư Lê Hải An ‘đột tử’ vào giữa tháng 10/2019. Ông Nguyễn Quốc Hải, phó Bí thư Thường trực Đảng ủy đang giữ trách nhiệm là người đứng đầu cấp ủy.

Nói một cách khác, Bộ trưởng Nhạ không chịu trách nhiệm về trực tiếp chỉ đạo trong vấn đề dịch bệnh này ở ngành giáo dục, nên thiên hạ có ‘réo chửi’, xin gọi đúng tên người được đảng quy định.

Từ yêu cầu mang tính nhiệm vụ được đảng giao phó qua Công văn 79-CV/TW, ngày 29/1/2020, cho thấy về nguyên tắc tất cả "người đứng đầu cấp ủy" phải quán triệt thực thi, không thể nào có chuyện co giãn kiểu nước đôi như "Chỉ cho học sinh đi học trở lại khi có biện pháp phòng chống virus corona". Bằng không, hóa ra là suốt nửa tháng qua, những người đứng đầu cấp ủy trong ngành giáo dục đã không trực tiếp chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch nên giờ đây về trách nhiệm, họ đã cố tìm những địa chỉ khác nhau để lẫn tránh trách nhiệm mà đảng đã phân công.

Nhìn rộng hơn, ‘người đứng đầu cấp ủy’ ở đây còn là các Bí thư Thành ủy, Bí thư Tỉnh ủy. Tuy nhiên hai tuần lễ vừa qua trong vấn đề liên quan đến chuyện học trò sẽ trở lại học đường ra sao, khi dịch bệnh đến từ Trung Quốc vẫn còn quá nhiều thông tin khó xác tín về độ tin cậy, thì chưa thấy bất kỳ Bí thư Thành ủy, Bí thư Tỉnh ủy nào bày tỏ chính kiến. Cũng khó trách các vị là ‘người đứng đầu cấp ủy’, vì ngay cả người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam cũng chọn sự im lặng.

Nghe theo lệnh của ai ?

Trong một diễn biến khác, người viết nghĩ rằng chính phủ cần mạnh dạn trong các quyết sách thay vì phải phụ thuộc vào các vị trí chức danh thuần ý nghĩa đảng, kiểu như ‘người đứng đầu cấp ủy’.

Sáng ngày 14/2 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Báo chí đã trích dẫn phát biểu của phó thủ tướng Vũ Đức Đam : "Ngày 11/2, tôi đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại. Tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại.

Trước hết, nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm. Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa nên cho đi học trở lại ngay.

Đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học.

Những việc liên quan tới đông đảo người dân thì ngoài yếu tố chuyên môn phải đặc biệt lưu ý tới sự đồng thuận của nhân dân. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Dù thế nào thì cũng phải tiếp tục thực hiện thật tốt công tác chống dịch, công tác đảm bảo an toàn trong trường học và đặc biệt là phải tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch nói chung và việc trở lại trường của học sinh nói riêng".

Người viết nhất trí với quan điểm chỉ đạo của phó thủ tướng Vũ Đức Đam, song lại không đồng tình với cách xử trí của ông Đam. Ông đã không đưa ra quyết định mang tính cảnh cáo nào khi phía Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không thực hiện đúng theo chỉ đạo này mà vẫn để cho các tỉnh, thành và nhiều đại học ‘khai trường’ trở lại.

Ông Vũ Đức Đam trong tư cách phó thủ tướng phụ trách toàn diện Bộ Y tế, ông phải chịu mọi trách nhiệm về sức khỏe học đường trước quyết định ở một số địa phương đã thông báo sẽ ‘khai trường’ trở lại từ 17/2.

Và trong cụ thể trường hợp liên quan đến ‘khai trường’ như kể trên, các vị ở Ban bí thư cần chứng tỏ thực lực quản trị ngay trong chính nội bộ đảng của mình, qua việc cần ‘trị’ những ‘người đứng đầu cấp ủy’ đã tắc trách nhiệm vụ mà đảng phân công.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn  : VNTB, 15/02/2020

*******************

Phụ huynh  : ‘Nơi đi học lại, nơi không, tôi hoang mang quá  !

Khánh An, VOA, 15/02/2020

Quyết đnh cho hc sinh đi hc li vào ngày 17/2 hay không hin đã được đy xung đa phương, sau khi B trưởng B Giáo dc Phùng Xuân Nh cho biết B này quyết đnh "lùi thi đim kết thúc năm hc", nhưng không cho biết rõ chi tiết thi gian lùi là ti khi nào và kế hoch c th ra sao.

hoc2

Nhiều ph huynh nói s t cho con ngh hc nhà nếu trường hc quyết đnh cho hc sinh đi hc tr li vào ngày 17/2/2020.

Phát biểu đu tiên ca người đng đu B Giáo dc được đưa ra trong bui hp ti tnh Đng Tháp vào ngày 14/2, sau khi công lun bùng n tranh lun v vic có nên đưa con em tr li trường hc vào tun ti hay không, gia lúc diễn biến dch bnh gây chết người do chng virus corona mi (Covid-19) gây ra ti Trung Quc và trên thế gii chưa được khng chế.

Tự cho con ngh hc

Việt Nam tính đến ngày 14/2 đã có 16 trường hp được xác nhn nhim virus corona, trong đó có mt bé gái 3 tháng tuổi b lây nhim t bà ngoi, người trước đó đã b lây nhim bnh t con gái tr v t Trung Quc.

"Tôi sẽ tiếp tc cho con ngh hc, không đến trường", nhà hoạt đng Nguyn Lân Thng, mt ph huynh Hà Ni cho VOA biết quyết đnh ca ông trước khi thành ph này ra thông báo cho phép hc sinh ngh hc thêm mt tun, tc là đến hết ngày 23/2.

"Nếu đ tr em đến trường sm thì kh năng bùng lên mt đt dch bnh ln s rt nguy him. H thng y tế ca Vit Nam lúc bình thường đã là quá ti ri. Nếu dch bnh bùng lên thì s không th chng chi ni", ông Thắng nói thêm và đ ngh B Giáo dc xem xét cho hc sinh c nước tiếp tc ngh hc trong thi gian din ra dch bnh.

Cùng lựa chn t cho phép con ngh hc nhà, bà Trnh Kim Tiến, mt ph huynh ở Bà Ra-Vũng Tàu, tnh đã quyết đnh cho hc sinh đi hc tr li vào ngày 17/2, nói vi VOA  :

"Mình đặt sc khe con mình lên hàng đu nên mình quyết đnh s cho con ngh hc cho đến khi nhìn thy dch bnh không còn mc đ đe da quá ln như hin nay".

Một kho sát nh do VOA Tiếng Vit đưa ra vào ti 14/2 đ ly ý kiến ca đc gi v vn đ này, ch trong vòng 1 gi, đã có hơn 6.100/7.200 người chn "Đ ngh cho con ngh hc tiếp", chưa đy 1.000 người chn "ng h cho con đi hc li".

"Một trẻ nhỏ nhiễm bệnh sẽ lây lan cả nhà nhiễm bệnh  ! Lúc đó thiệt hại lớn cỡ nào cho gia đình và cho xạ̃i  ! Chừng nào chưa hết dịch sẽ không bao giờ cho con đi học  !", đc gi Minh Thin đưa ý kiến vi VOA.

Hầu hết các đc gi khác đu bày tỏ quan đim rng h sn sàng chp nhn cho con ngay c hc chm li mt năm còn hơn là mo him sc khe và tính mng ca con em và gia đình.

Không nên ‘đẩy qu bóng trách nhim’

Ngày 13/2, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam gi ra công văn yêu cu các đa phương không có dch có th cho hc sinh đi hc tr li sau khi đã kh trùng trường hc.

Tại bui hp ngày 14/2, B trưởng Giáo dc Phùng Xuân Nh cũng yêu cu các đa phương "cân nhc rt k phương án cho hc sinh đi học tr li" trước tình hình dch Covid-19 được cho là "tiếp tc có din biến phc tp".

Việc đy xung cho tng đa phương t quyết đnh chuyn đi hc li ca hc sinh càng khiến nhiu ph huynh thêm hoang mang, lo lng.

Bà Tiến nói vi VOA  : "Mỗi tỉnh thành ra quyết đnh riêng, gây ra tâm lý bt n cho các ph huynh. Nơi không được ngh nhìn vào nơi được cho ngh và sinh ra tâm lý lo lng, thp thm", bà Trịnh Kim Tiến – mt ph huynh tnh Bà Ra-Vũng Tàu chia s vi VOA.

Theo bà, quyết đnh cho nghỉ hay đi hc tr li trong mùa dch bnh này nên là ca B Giáo dc ch không nên đ cho S Giáo dc đa phương t quyết đnh.

"Bộ Giáo dc phi có trách nhim lãnh đo, đưa ra nhng quyết đnh quan trng, không th đy qu bóng v cho đa phương quyết định được, bi vì tình hình dch này được thông báo là dch khn cp trong c nước, nên vic quyết đnh ngh hay đi hc phi là cp b", bà Tiến nói thêm.

Cần gii pháp đng b

Tính đến ti 14/2, theo báo cáo ca Ban Ch đo phòng chng dch virus corona ca B Giáo dc và Đào to, đã có 44 tnh thành quyết đnh cho hc sinh đi hc tr li vào ngày 17/2, trong khi mt s ít tnh thành đã quyết cho hc sinh ngh thêm, trong đó có Hà Ni, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…

Theo thăm dò và quan sát của VOA, quyết đnh được cho là "l t" ca mt s ít đa phương cho phép hc sinh tiếp tc ngh hc đang nhn được s ng h ca rt nhiu ph huynh.

"Theo cá nhân tôi, đó là một quyết đnh đúng", nhà báo Trương Châu Hu Danh nói vi VOA. "Bởi vì cách đây vài tun, khi corona đang ở Vũ Hán thì mình đã cho hc sinh ngh hc. Vy c làm sao bây gi corona đã xut hin ti Vit Nam thì li bt hc sinh đi hc  ?", nhà báo từ Thành phố Hồ Chí Minh đt câu hi.

Theo ông Danh, "việc cho ngh hc hay không là phi thng nht trên c nước, bi vì các kỳ thi tiếp theo như kỳ thi trung hc ph thông hoc các kỳ thi khác Vit Nam đu thi chung, trong cùng mt ngày. Vy khi các em hc sinh Thành phố Hồ Chí Minh, thành ph có ti 10 triu dân, mà đng lot ngh hc trong khi các tnh thành khác vn đi hc bình thường, thì sắp ti nhng kỳ thi quc gia chung cũng s phi ch nhau mà thi thôi. Thành ra vic quyết đnh cho hc sinh ngh hc hay không phi là trên toàn quc, phi thng nht".

Hiện trên mng xã hi có khá nhiu ý kiến đóng góp gii pháp cho B Giáo dc trong thời gian din ra dch Covid-19. Mt trong nhng ý kiến nhn được nhiu s ng h là cho phép hc sinh ngh hc vào thi đim này, như mt hình thc ngh hè sm, và thay vào đó s đi hc bù li vào mùa hè.

Trong khi đó, nhà hoạt đng Nguyn Lân Thng lại cho rằng B Giáo dc nên linh hot trong tình hung này bng cách s dng các phương tin hin có như truyn hình, internet… đ giáo dc t xa, đng thi cho phép hc sinh sinh hot theo tng cm dân cư nh đ có th vn kim soát được dch bnh mà không gây xáo trộn ln cho chương trình hc chung ca các em.

Việt Nam được xem là mt trong nhng nước có nguy cơ bùng phát dch cao vì là quc gia láng ging vi Trung Quc, trung tâm xut phát dch Covid-19, vi rt nhiu liên lc giao thương qua li gia hai nước.

Mặc dù nhiu bin pháp hn chế đi li đã được đưa ra, trong đó có việc đóng mt s ca khu, nhưng nhiu tnh thành ca Vit Nam hin nay vn đang phi đi phó vi nguy cơ bùng phát dch t hàng nghìn công nhân Trung Quc quay tr li làm vic sau Tết.

Một báo cáo mi ca B Lao đng-Thương binh-Xã hi cho biết tính đến ngày 11/2, Vit Nam đang phi "theo dõi cht ch" hơn 5.000 lao đng Trung Quc trong s khong 7.600 công nhân t quc gia láng ging tr li Vit Nam làm vic.

Khánh An

Nguồn  : VOA, 15/02/2020

**********************

Học trò có thể đến trường học ở mùa dịch, nếu…

Mai Lan, VNTB, 14/02/2020

Đang có đồn đoán về một ‘chỉ đạo ngầm’ nào đó về chuyện cần nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động trong đời sống xã hội ở Việt Nam như trước ngày 1/2/2020  ; tức trước lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về công bố dịch virus Corona tại Việt Nam. Dự kiến học trò bắt đầu trở lại trường học từ 17/2 là khởi đầu đó (?).

hoc3

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đưa ra khuyến cáo "học sinh có thể trở lại trường học bình thường".

Nhắc lại, thông tin về một ‘chỉ đạo ngầm’ chỉ là dạng tin tức hành lang, khó thể kiểm chứng.

Vài ngày gần đây trong chuyện phòng chống dịch lây lan đến từ Trung Quốc, trên báo chí bắt đầu ít nhắc đến thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, mà chủ yếu là đưa tin về các phát ngôn trấn an của thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ông Tuyên hiện là phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Ông Tuyên là người thay mặt Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở trường học. Theo đó, tại các tỉnh chưa xuất hiện dịch corona, sau khi triển khai công tác tiêu trùng, khử độc và hướng dẫn tốt cho các giáo viên, học sinh thực hiện tốt việc phòng bệnh, vệ sinh môi trường theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thì học sinh có thể trở lại trường học bình thường.

Ông Đỗ Xuân Tuyên chính là người có phát ngôn mà báo chí vừa đăng hôm 13/2  : "Trong thời gian tới, nếu không có bệnh nhân mới và việc kiểm soát thực hiện tốt, Việt Nam sẽ công bố hết dịch".

Lý lịch của ông Đỗ Xuân Tuyên cho biết ông sinh năm 1966, tốt nghiệp Học viện Quân y và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong ngành y tế tại địa phương  : phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên  ; Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên. Sau đó, ông giữ chức phó Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên rồi Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên  ; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hưng Yên.

Lý lịch của ông Nguyễn Thanh Long đầy đặn hơn về nghiệp vụ y tế. Ông Long sinh năm 1966, tốt nghiệp thạc sĩ y khoa chuyên ngành truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội năm 1995. Ông bảo vệ tiến sĩ y khoa vào năm 2003 và phó giáo sư y học năm 2009  ; giáo sư y học năm 2013. Từ năm 1995 đến 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005 là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS. Từ tháng 6/2005 đến tháng 3/2008 ông Long là Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. Sau đó ông nắm giữ chức Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS đến tháng 11/2018. Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Sau hơn một năm giữ cương vị phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Thanh Long được Thủ tướng điều động về lại Bộ Y tế ngay khi xảy ra dịch virus Corona bắt đầu lây lan sang Việt Nam. Ông Long được cho là người đã đưa ra tham vấn với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc việc cần công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra.

Trở lại với chuyện thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đưa ra khuyến cáo "học sinh có thể trở lại trường học bình thường".

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng (Thành phố Hồ Chí Minh), thì học sinh có thể trở lại trường học ở thời điểm hiện tại, với những điều kiện cụ thể như sau  :

"Đầu tiên là việc quản lý sức khỏe học sinh  : nên có người tiến hành đo thân nhiệt các em trước khi vào trường, nếu học bán trú thì buổi trưa đo lần nữa, em nào sốt hay nhận thấy có ho, sổ mũi thì cách ly tại phòng y tế và yêu cầu phụ huynh đón về, nghỉ học để tự cách ly ở nhà.

Phụ huynh cũng nên tự giác, nếu thấy con mình bệnh thì cho em nghỉ, cung cấp cho nhà trường giấy bác sĩ để trường biết em bệnh gì. Các trẻ vừa về từ vùng dịch, ví dụ đi du lịch Trung Quốc, cần được cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Việc trẻ có bệnh phải ở nhà để không lây cho bạn bè là cần thiết trong mọi hoàn cảnh, không phải chỉ mùa dịch mới cần làm. Giáo viên có bệnh cũng phải nghỉ, tự cách ly.

Biện pháp tiếp theo là giữ trường học thông thoáng, sạch sẽ. Sau khi tan học, trường lớp cần được vệ sinh cẩn thận, lau chùi các bề mặt. Ngoài ra, cũng như khuyến cáo chung là môi trường có nóng, ẩm, thông thoáng làm giảm nguy cơ lây lan của virus corona mới, vì vậy nếu được thay vì đóng kín cửa và dùng máy lạnh, hãy mở cửa các lớp học cho thoáng, tốt nhất là có thêm quạt. Nếu kẹt quá vẫn dùng máy lạnh thì tốt nhất khoảng 28-29 độ. Không nên để trẻ ngồi quá sát nhau, nên cách từ 1 m trở lên.

Bên cạnh đó không thể quên chuyện rửa tay. Không cần thiết đi ‘săn’ nước rửa tay khô, mà nhà trường nên trang bị thêm vòi nước và xà bông, thứ tốt hơn trong việc rửa tay phòng bệnh. Đa số trẻ đã được dạy cho cách rửa tay đúng trong các mùa bệnh khác như các đợt tay chân miệng, tuy nhiên cần tập huấn lại cho trẻ nhớ, giáo viên nhắc trẻ thường xuyên.

Điều cuối cùng là giáo viên và phụ huynh nên nhắc nhở trẻ tránh những hành động như ôm, vật lộn trong giờ ra chơi. Để an toàn hơn, giờ ra chơi trẻ không nên ở lại trong lớp mà phải ra ngoài sân trường thoáng mát, có nắng gió. Nhà trường nên đặt thêm nhiều thùng rác để những trẻ mà cha mẹ lo quá, yêu cầu mang khẩu trang có thể vứt đúng chỗ".

Một bài báo trên tờ Sài Gòn Giải Phóng (cơ quan ngôn luận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết  : "Qua ghi nhận thực tế, nhà vệ sinh trường học cũng là công trình có kết quả khảo sát thực tế – theo cách nói vui của nhiều hiệu trưởng – là "ảo" nhất so với các hạng mục khác như phòng học, thư viện, nhà thi đấu, phòng chức năng.

Bởi mỗi đợt thanh tra, kiểm tra vệ sinh của các đơn vị y tế đều được thông báo trước cụ thể ngày, giờ, trường có thể chủ động lên kế hoạch nâng cấp "cấp tốc" trong vài giờ. Cho nên, cũng nhà vệ sinh đó nhưng buổi sáng đoàn đến kiểm tra sạch sẽ, tươm tất thì cuối giờ học buổi chiều sẽ mang dung mạo khác do quá tải tần suất sử dụng của học sinh. Vì vậy, kết quả đánh giá sẽ không toàn diện" (1).

Câu hỏi đặt ra  : nếu trong trường hợp có lời kêu gọi phụ huynh hãy đồng lòng ‘bãi khóa’ để bảo vệ sức khỏe con em ở mùa dịch virus đến từ Trung Quốc vẫn đang đe dọa, thì đó có phải đối mặt với những hệ lụy của bộ luật hình sự  ?

Mai Lan

Nguồn  : VNTB, 14/02/2020

(1) https://www.sggp.org.vn/nang-chat-luong-nha-ve-sinh-truong-hoc-565841.html

*********************

Hãy chấm dứt những phát biểu hàng hai

Nguyễn Nam, VNTB, 15/02/2020   

Lâu nay trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, người ta vẫn nói rằng Việt Nam có chính sách ‘đu dây’ trong đối ngoại. Tư duy ‘đu dây’/ ‘hàng hai’ này cần chấm dứt trong quản trị quốc gia lúc dịch bệnh đe dọa như hiện nay.

hoc4

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã không đưa ra quyết định cuối cùng là có để học trò đi học trở lại ngay trong mùa dịch virus corona hay không ?

"Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương, tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời như trên vào ngày 14/2 với báo chí, trong chuyến công tác của ông đi kiểm tra việc triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và công tác phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong trường học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, người từng vỗ ngực tự xưng là ‘Tư lệnh ngành’ đã không đưa ra quyết định cuối cùng là có để học trò đi học trở lại ngay trong mùa dịch virus corona hay không ?

Nôm na, khi ra chốn sa trường, vị tư lệnh này sẽ thói quen ‘chỉ tay năm ngón’, kiểu : Ừ, tùy, thích thì cứ bắn, hay ngại thì chui xuống hầm núp. Quốc gia là trọng, tính mạng là vốn quý. Bởi, ‘dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh’. Mạnh Tử bên Tàu đã nói vậy mà…

Sáng 14/2, phó thủ tướng Vũ Đức Đam – người đang giữ vị trí tương đương quyền Bộ trưởng Y tế, cũng đi ‘hàng hai’ khi ông chỉ đưa ra khuyến cáo mang tính chia xẻ cá nhân hơn là một quyết sách của người đứng đầu : "Nếu chưa làm được cho phụ huynh an tâm thì chưa nên cho đi học".

Luật Trẻ em quy định trẻ em về "Quyền sống" : "Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển" – Điều 12. Bất kỳ một quyết định nào lúc này về việc đưa trẻ trở lại học đường mà không thể tin chắc sẽ bảo vệ được "quyền sống" của trẻ, thì quyết định đó là vi phạm pháp luật. Không thể chấp nhận một ‘hàng hai’ nào ở đây như lối ởm ờ phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, và cả của phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Xem ra nhiều quan chức ở Việt Nam hiện nay ‘ăn đứt’ Tôn Thọ Tường hồi nào đã phải phân vân khi :

"Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng".

Với bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và cả ngài phó thủ tướng, những phát biểu như hiện tại sẽ ‘lưỡng toàn’ cả người đứng đầu chính phủ lẫn vị Tổng – Chủ.

Những mỹ từ như hô khẩu hiệu mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói với báo chí : "Các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết", cho thấy ngay trong bộ máy công quyền, cần mạnh dạn tuyển chọn những bộ trưởng biết quyết đoán, không lẩn tránh trách nhiệm, không dựa dẫm vào ‘cấp ủy’ nào đó ở Ban bí thư, Bộ Chính trị.

Nguyễn Nam

Nguồn  : VNTB, 15/02/2020

********************

Cần kiểm điểm các địa phương đã để trẻ em không được đến trường

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 15/02/2020

Tại sao phải kiểm điểm ư ? Đơn giản thôi, vì một khi những người đứng đầu cấp ủy ở địa phương đã đồng ý cho việc mở cửa lại trường học, thì họ tất hiểu mình đang làm đúng theo chỉ đạo của đảng.

hoc5

Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo gửi các địa phương nói rằng nếu đã đảm bảo được các biện pháp phòng, chống dịch thì có thể cho học sinh đi học trở lại.

Nói có sách. Trong một chỉ đạo ở văn bản được ban hành ngày 29/1 mà những đảng viên được phổ biến ở cấp chi bộ, là Thường trực Ban bí thư yêu cầu những người đứng đầu cấp ủy phải ở vị trí đầu sóng ngọn gió trong việc chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh virus corona mà tên gọi mới là Covid-19.

Yêu cầu như trên có nghĩa sinh mệnh chính trị của họ đang đặt trong canh bạc này, ở bối cảnh toàn đảng đang bước vào mùa đại hội cấp cơ sở để đầu năm 2021 là đại hội toàn quốc.

Do đó phải cân nhắc lắm rồi nên những người đứng đầu cấp ủy ở các địa phương, mới dũng cảm đưa đến quyết định cho học sinh quay trở lại học đường để tiếp tục học sau kỳ nghỉ quá dài dịp Tết nguyên đán. Gọi là ‘dũng cảm’ vì cho đến lúc này diễn biến của dịch bệnh vẫn phức tạp. Ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh mặc dù chỉ có 3 ca bệnh về virus corona phải chữa trị ở bệnh viện, song vẫn đang tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến để đón nhận các ca ‘nghi nhiễm’ dự kiến sẽ lên con số đơn vị hàng ngàn – hiện tại bệnh viện dã chiến ở Củ Chi mới đón có ‘8 ca nghi nhiễm’.

Ở đây cũng là chuyện mách có chứng, bởi hôm 13/2 phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo gửi các địa phương nói rằng nếu đã đảm bảo được các biện pháp phòng, chống dịch thì có thể cho học sinh đi học trở lại. Thậm chí ở cấp bộ còn đưa ra ý kiến là học sinh và giáo viên khi đến trường, lớp đều không cần sử dụng đến khẩu trang.

Thế nhưng trong toàn bộ câu chuyện về đi học lại ở mùa dịch đang cho thấy một lỗ hổng rất lớn mà Ban bí thư cần phải giải quyết, đó là thiếu sự đồng bộ giữa các người đứng đầu cấp ủy ở các bộ, ngành liên quan.

Ví dụ như người đứng đầu cấp ủy Bộ Y tế là phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong một khuyến cáo mà ông đưa ra hôm sáng 14/2, cho thấy dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra chiều hướng phức tạp, và theo ý kiến cá nhân của ông là các trường, lớp nên tiếp tục dừng hoạt động.

Trong trường hợp có những ý kiến khác nhau của "Người đứng đầu cấp ủy", thì về nguyên tắc, ý kiến quyết định cuối cùng sẽ là Tổng bí thư. Tuy nhiên suốt nửa tháng đi qua kể từ lúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố dịch virus corona ở Việt Nam, không ai nghe thấy một ý kiến chỉ đạo nào ở tầm người đứng đầu đảng.

Đồ rằng ngay ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang dè chừng nghe ngóng hiện tình từ người đứng đầu đảng cộng sản Trung Quốc, về sự thật của chuyện dịch bệnh bắt nguồn từ phòng thí nghiệm nào đó ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn  : VNTB, 15/02/2020

**********************

Khảo sát lâm sàng nào để đưa ra kết luận về trường học ở mùa dịch ?

Triệu Tử Long, VNTB, 13/02/2020

Dựa vào đâu mà đưa ra các con số là : đóng cửa lớp học nếu có hai trẻ mắc bệnh trong vòng 7 ngày ; đóng cửa trường học khi có hai lớp học bị mắc bệnh  (!?)

hoc6

Cho đến nay phía Bộ Y tế chưa đưa ra nhận xét nào về định lượng/định tính về ‘2 trẻ mắc bệnh trong vòng 7 ngày’, và ‘hơn 2 lớp học có trẻ mắc bệnh’ thì mới đóng cửa trường học tạm thời.

Cuối giờ chiều ngày 12/2 trên báo Thanh Niên có bài "Dịch bệnh Covid-19 ở mức độ nào thì đóng cửa tạm thời trường học, lớp học ?" (1).

Bài viết thực hiện qua việc chuyển tải nội dung từ công văn ngày 12/2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, có công văn gửi Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, dịch Covid-19.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ thực hiện đóng cửa tạm thời lớp học khi lớp học có trên 2 trẻ mắc bệnh trong vòng 7 ngày và kết quả khảo sát dịch tễ cho thấy có khả năng lây lan giữa các trẻ mắc bệnh theo đề xuất của cơ quan y tế.

Chỉ thực hiện đóng cửa trường học tạm thời khi có hơn 2 lớp học có trẻ mắc bệnh và kết quả khảo sát dịch tễ cho thấy có khả năng lây lan giữa các lớp học trên cơ sở đề xuất của cơ quan y tế, được sự thống nhất của lãnh đạo ngành và chấp thuận của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Không rõ bản tin trên tờ Thanh Niên có nhầm lẫn gì không, vì cho đến nay phía Bộ Y tế chưa đưa ra nhận xét nào về định lượng/định tính về ‘2 trẻ mắc bệnh trong vòng 7 ngày’, và ‘hơn 2 lớp học có trẻ mắc bệnh’ thì mới đóng cửa trường học tạm thời.

Đến nay, cơ quan y tế Việt Nam vẫn xác nhận thời gian ủ bệnh là 14 ngày đối với những người nghi nhiễm nCoV ; nguồn lây là qua dịch tiết đường hô hấp với khoảng cách tiếp xúc an toàn về lý thuyết là từ 2 mét. Nếu căn cứ vào những quy định hiện hành này cho thấy định lượng/ định tính như Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra song không viện dẫn được các khảo sát dịch tễ sẽ gây hoang mang trong dư luận ở mùa dịch virus đến từ Trung Quốc.

Triệu Tử Long

Nguồn  : VNTB, 13/02/2020

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/dich-benh-covid-19-o-muc-do-nao-thi-dong-cua-tam-thoi-truong-hoc-lop-hoc-1181981.html

Published in Diễn đàn