Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn : VOA, 04/07/2017

Published in Video
lundi, 03 juillet 2017 22:18

Ván bài Biển Đông của Hoa Kỳ

Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông (RFI, 03/07/2017)

Căng thẳng Mỹ-Trung được hòa dịu từ sau cuộc hội kiến Donald Trump-Tập Cận Bình vào tháng tư năm nay tại Florida. Tuy nhiên, quan hệ song phuơng trở thành lạnh giá sau một loạt động thái của Washington làm Bắc Kinh nổi giận.

bien1

Chuẩn đô đốc Brian Hurley (trước), chỉ huy Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương rời khu trục hạm USS Stethem (DDG-63), neo tại Singapore ngày 19/07/2016. ROSLAN RAHMAN / AFP

Vụ khu trục hạm Mỹ USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017, chỉ là tiếp nối một loạt sự kiện trong 6 tuần lễ gần đây sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng Tư năm nay ở Florida.

Vào ngày 25/05/2017, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch "Tự do hàng hải" lần đầu tiên thời tổng thống Donald Trump, ở Trường Sa trong mục đích phủ nhận trên thực tế những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.

Trong tuần qua, Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh. Hôm thứ năm 27/06, chính quyền Trump bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí. Cùng ngày, Washington lần đầu tiên thông báo trừng phạt ngân hàng Trung Quốc Dandong, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng trong ngày thứ năm, bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố quan ngại các quyền tự do tại Hồng Kông không được Trung Quốc tôn trọng. Trước đó hai hôm, Mỹ đưa Trung Quốc và danh sách đen các nước buôn người ngang hàng với Bắc Triều Tiên, Syria và Venezuela.

Những quyết định trên đây của Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược với không khí "thân hữu" nhân cuộc tiếp xúc lần đầu giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng tư và những tuần lễ sau đó mà cụ thể là vào giữa tháng 5, Trung Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò và khí đốt của Mỹ.

Gần đây, chủ nhân Nhà Trắng nhiều lần tỏ ý thất vọng chính quyền Trung Quốc không giữ lời hứa gây sức ép với Bắc Triều Tiên hoặc ít ra "không mang lại kết quả".

Bình Nhưỡng thử một loạt tên lửa, công khai vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.

Tại Biển Đông, chủ quyền truyền thống của Việt Nam và Philippines bị Trung Quốc đòi làm chủ đến hơn 80%. Sau nhiều năm gia cố, xây dựng trên các đảo thiên nhiên và bãi đá ngầm, Trung Quốc đã hoàn tất một loạt căn cứ, phi trường, hải cảng có khả năng đón máy bay, tàu chiến, bố trí tên lửa các loại, trong mưu đồ bị tố cáo là quân sự hóa Biển Đông để thống trị.

Nghi ngờ Bắc Kinh thôn tính biển đảo của các nước láng giềng bằng vũ lực, và khống chế con đường hàng hải huyết mạch quốc tế, Washington đưa hạm đội 3 về Châu Á Thái Bình Dương tăng cường cho hạm đội 7.

Tú Anh

********************

Hoàng Sa : Tàu chiến Mỹ vào khu vực 12 hải lý đảo Tri Tôn (RFI, 03/07/2017)

Theo truyền thông Hoa Kỳ, Chủ nhật 02/07/2017, quân đội Mỹ đã cho một tàu khu trục áp sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, bên trong phạm vi 12 hải lý. Đây là lần thứ hai dưới thời tổng thống Donald Trump, tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, bất chấp các đe dọa của Trung Quốc.

bien2

Chiến hạm Mỹ USS Stethem tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, ngày 22/03/2017.REUTERS

Trang mạng Fox News cho biết, tàu khu trục USS Stethem, trang bị tên lửa dẫn đường, bố trí tại Nhật Bản, đã thực hiện cuộc tuần tra này. Trong suốt thời gian cuộc tuần tra, tàu khu trục Mỹ đã bị một tàu chiến Trung Quốc theo sát. Thông tin nói trên do hai quan chức quốc phòng Mỹ cung cấp.

Người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hạm đội trưởng Matt Knight, không khẳng định thông tin này, nhưng nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP), như đã làm trong quá khứ.

Cuối tháng 05/2017, khu trục hạm USS Dewey cũng có một đợt tuần tra áp sát với khoảng cách 6 hải lý một đảo nhân tạo khác do Trung Quốc bồi đắp tại quần đảo Trường Sa.

Theo Fox News, việc Hải quân Hoa Kỳ chỉ trong vòng hơn một tháng có hai cuộc tuần tra FONOP tại Biển Đông, trong khu vực 12 hải lý của các đảo do Trung Quốc kiểm soát, dường như cho thấy chính quyền Mỹ đã "mất kiên nhẫn" trước việc Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, bất kể các kêu gọi của cộng đồng quốc tế. Dưới thời tổng thống tiền nhiệm Obama, các cuộc tuần tra FONOP được thực hiện trung bình sáu tháng một lần.

Cuộc tuần tra sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa, được thực hiện ngay sau khi tổ chức tư vấn Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), có trụ sở tại Washington, công bố các hình ảnh vệ tinh (thứ Sáu, 30/06) cho thấy Trung Quốc xây thêm nhiều công trình quân sự mới trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa (đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi).

Hoa Kỳ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa. Hôm thứ Tư (28/06), tại Brisbane, Úc, nơi quân đội Hoa Kỳ đang tập trận với Úc, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tố cáo Trung Quốc "đang sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình để làm sói mòn trật tự quốc tế, được xây dựng trên cơ sở pháp luật".

RFI tiếng Việt

*********************

Biển Đông : Trung Quốc phản đối Mỹ "khiêu khích nghiêm trọng" (RFI, 03/07/2017)

Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ "khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng". Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.

bien3

Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016. ROSLAN RAHMAN / AFP

Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Quốc điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.

Như tin đã đưa ngày 02/07/2017, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khu trục hạm USS Stethem, trong ngày, đã tiến sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo. Hành động này, theo AFP, mang ý nghĩa Hoa Kỳ phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực mà Việt Nam vẫn xem là chủ quyền truyền thống, nhưng bị Bắc Kinh tranh đoạt từ năm 1974.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và xem đây là hành động "khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc".

Đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 5, Hải Quân Mỹ mở chiến dịch "tự do hàng hải" tại Biển Đông, nhưng lần này diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hồ sơ Bắc Triều Tiên.

"Đài Loan : yếu tố tiêu cực"

Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm sáng thứ hai 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc than phiền với tổng thống Mỹ là có "nhiều yếu tố tiêu cực" làm quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trước khi ông nhắc đến Đài Loan và nguyên tắc "một nước Trung Quốc".

Trong khi đó, thông cáo báo chí của Nhà Trắng không đề cập gì đến vụ "đảo Tri Tôn" nhưng cho biết tổng thống Mỹ sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh G20 tại Đức vào cuối tuần.

Tú Anh

*********************

Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ cho tàu áp sát đảo Tri Tôn (RFA, 03/07/2017)

Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm 3 tháng 7 lên tiếng chỉ trích việc Hoa Kỳ đưa chiến hạm USS Stethem đi vào khu vực 12 hải lý, thuộc đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa ngoài biển Đông hôm 2/7, gọi đây là hành động phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định khu vực.

bien4

Tàu USS Stethem đến cảng Wusong ở Thượng Hải hôm 16/11/2015. AFP photo

Tuyên bố của Bộ quốc phòng Trung Quốc viết rằng Bộ quốc phòng Trung Quốc phản đối kịch liệt việc tàu chiến Mỹ đi vào vùng lãnh thổ của Trung Quốc và gọi hành động của Mỹ đã phá hoại nghiêm trọng môi trường chính trị liên quan đến việc phát triển quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc, Nhiệm Quốc Cường gọi hành động của Mỹ là sai luật và cảnh báo Trung Quốc sẽ tăng cường việc xây dựng một loạt các khả năng quốc phòng, gia tăng tuần tra trên biển và trên không để bảo vệ chắc chắn lãnh thổ và an ninh tùy theo mức độ đe dọa.

Tuy nhiên theo Nhà Trắng, trong cuộc nói chuyên điện thoại giữa Tổng Thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 3/7, cả hai bên đã không đề cập đến vấn đề này mà chỉ nói về những nỗ lực nhằm giải giáp chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.

Trong cuộc nói chuyện, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cảnh báo rằng dù quan hệ hai nước đã đạt được những bước tiến nhất định từ cuộc gặp lãnh đạo hai nước hồi tháng 4 vừa qua nhưng vẫn có những nhân tố gây ảnh hưởng xấu. Ông Tập nói ông hy vọng Tổng thống Mỹ sẽ giải quyết phù hợp vấn đề Đài Loan, tuân thủ nguyên tắc một Trung Hoa.

Quan hệ Trung Quốc và Mỹ đã trở nên căng thẳng sau vụ tàu chiến Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý gần đảo Tri Tôn. Mặt khác, Mỹ cũng sốt ruột vì những phản ứng chậm chạp của Trung Quốc trong việc tìm kiếm cách ngăn cản Bắc Hàn chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Hồi tuần trước, Hoa Kỳ đã đồng ý bán cho Đài Loan vũ khí trị giá 1,4 tỷ đô la. Thỏa thuận này đã làm Trung Quốc tức giận.

Ngoài ra Hoa Kỳ mới đây cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình tự do của Hong Kong và đưa Trung Quốc vào danh sách các nước có tình trạng buôn người tồi tệ nhất thế giới.

Chính phủ Mỹ mới đây cũng đã áp dụng lệnh cấm làm ăn buôn bán với một ngân hàng Trung Quốc, một công ty vận chuyển của nước này cùng với hai công dân Trung Quốc khác vì cáo buộc rửa tiền cho Bắc Hàn.

*************************

Bộ quốc phòng Trung Quốc : Mỹ phá hoại ổn định Biển Đông (VOA, 03/07/2017)

Hoa Kỳ gây tổn hi nghiêm trng đến hòa bình và n đnh Bin Đông sau khi tàu chiến ca M di chuyn gn mt đo tranh chp trong vùng bin mà Trung Quc tuyên b ch quyn, Reuters dn li Bộ quốc phòng Trung Quc nói hôm th Hai (3/7).

bien5

Khu trục hạm trang bị phi đạn điều hướng USS Curtis Wilbur (DDG 54) đi vào khu vc qun đo Hoàng Sa, Bin Đông gn đây.

Tuyên bố được Bộ quốc phòng Trung Quc đăng trên mng xã hi nói b này "kiên quyết phn đi vic tàu chiến M đi vào lãnh th ca Trung Quc".

"Các hoạt đng ca hi quân Hoa Kỳ đã gây tn hi nghiêm trng đến bu khí chính tr xung quanh vic phát trin quan h quân s giữa hai nước".

Tàu khu trục tên la dn đường ca M USS Stethem đã đi vào khu cc trong vòng 12 hi lý ca đo Tri Tôn, thuc qun đo Hoàng Sa Bin Đông gn đây, theo li mt gii chc thuc Bộ quốc phòng Mỹ.

Published in Châu Á

Ngày 20/06/2017, Bộ quốc phòng Trung Quốc đột ngột loan báo hủy bỏ vào giờ chót cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới với Việt Nam được dự kiến mở ra cùng ngày.

bd1

Một chiếc tàu cảnh sát biển Trung Quốc (phải) đi qua giàn khoan HD-981 (trái) ở Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Ảnh chụp ngày 13/06/2014. REUTERS/Nguyen Minh

Thông báo được đưa ra sau khi tướng Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến công du Việt Nam. Ngày 29/06, trên tập san Nhật Bản The Diplomat, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc tự hỏi : "Phải chăng một cuộc khủng hoảng mới về Biển Đông đang âm ỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam ? - Is a New China-Vietnam Maritime Crisis Brewing in the South China Sea ?", nêu lên tác động có thể có của sự kiện này.

Bài phân tích trước hết ghi nhận sự kiện là có tin cho rằng sở dĩ Trung Quốc hủy bỏ cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư được dự trù cả năm trước đây, đó là để tỏ thái độ không hài lòng trước việc Việt Nam bắt đầu lại các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Dĩ nhiên là không bên nào chính thức xác nhận thông tin đó, và giáo sư Thayer đã điểm lại các thông tin công khai cũng như những tiết lộ nội bộ từ cả hai phía để tìm hiểu thực hư.

Sự cố mới với Việt Nam cho thấy Bắc Kinh quyết đoán hơn

Kết luận của giáo sư Thayer rất rõ ràng : Sự cố Việt-Trung là một thực tế, và đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, trong việc chống lại các hoạt động thăm dò dầu khí tiềm tàng của Philippines và thực tế của Việt Nam.

Thế nhưng cũng có những diễn biến khác, khi gắn lại với nhau, sẽ giải thích được hành động bất thường của tướng Phạm Trường Long.

Những diễn biến đó bao gồm : việc chính quyền Trump vào ngày 24/05 tái lập chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải của tại quần đảo Trường Sa ; việc Trung Quốc đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra hàng hải của Hoa Kỳ P-3C Orion tuần tra trên vùng biển gần đảo Hải Nam, cũng vào ngày 24 tháng 5 ; chuyến thăm cuối tháng 5 và đầu tháng 6 của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc qua Washington và Tokyo, nơi mà các quan hệ quốc phòng và an ninh hàng hải đã được thảo luận ; các cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Nhật ngoài khơi Hàn Quốc đầu tháng 6 ; và những lời chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông do thủ tướng Úc và các bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Úc và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La, cũng vào đầu tháng Sáu.

Bằng chứng về mối liên hệ giữa việc tướng Phạm Trường Long hủy bỏ các hoạt động Giao lưu biên giới Việt-Trung với các hành động của Hoa Kỳ và các đồng minh, có thể được thấy chính trong các bài viết trên tờ báo Trung Quốc Global Times (Hoàn cầu Thời báo) về chuyến thăm Việt Nam của ông Phạm Trường Long : "Mong muốn của các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ và Nhật Bản không phải là giảm căng thẳng ở Biển Đông. Họ muốn biến Biển Đông thành nơi cạnh tranh về địa chính trị. Họ sẵn sàng nhìn thấy Việt Nam và Philippines gặp rắc rối với Trung Quốc, tạo cơ hội cho họ can thiệp. Giờ đây họ đã coi trọng Hà Nội hơn sau khi Manila thay đổi thái độ".

Đã có những suy đoán cho rằng tướng Phạm Trường Long đã làm theo ý riêng của mình. Trong trường hợp đó, hành động của ông rất vụng về vì công việc phản đối như vậy thường do Bộ ngoại giao Trung Quốc thực hiện, nhận xét của ông Phạm Trường Long, một vị tướng cấp cao, có thể hàm ý đe dọa sử dụng quân đội. Những lời lẽ đó cũng phản tác dụng vì không có khả năng đe dọa các lãnh đạo Việt Nam. Trong thực tế, các nguồn tin Việt Nam cho biết là "các lãnh đạo Việt Nam đã phản đối tướng Phạm Trường Long, khiến ông ta bực tức và quyết định trở về Trung Quốc ngay trong đêm".

Bước lùi quan trọng nhất trong quan hệ Việt-Trung từ sau vụ HD-981

Đối với giáo sư Thayer, việc đột ngột hủy bỏ cuộc Giao lưu biên giới Việt-Trung đã tác hại đến lòng tin chiến lược giữa Hà Nội và Bắc Kinh, và là bước lùi quan trọng nhất trong quan hệ song phương kể từ vụ giàn khoan HD-981 vào giữa năm 2014.

Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có sẽ tăng áp lực lên Việt Nam hay không, để chứng minh rằng Tập Cận Bình là một lãnh đạo mạnh trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.

Các nguồn tin từ Việt Nam đã cho rằng việc Trung Quốc triển khai giàn khoan cỡ lớn HD-981 ở vùng biển gần Hoàng Sa vài ngày trước chuyến thăm của ông Phạm Trường Long có thể báo hiệu cho một cuộc khủng hoảng mới. Những nguồn tin này cũng tiết lộ những thông tin chưa được xác nhận, theo đó Trung Quốc đã triển khai 40 tàu thuyền đủ loại xuống Biển Đông.

Diễn tiến vụ Bắc Kinh hủy bỏ Giao lưu quốc phòng biên giới

Về phía Trung Quốc, ngay từ ngày 12 tháng 6, Bắc Kinh đã loan báo thông tin về chuyến công du Tây Ban Nha, Phần Lan rồi Việt Nam của tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân ủy trung ương, đã rời Bắc Kinh đến thăm Tây Ban Nha, Phần Lan và Việt Nam. Tháp tùng theo ông là một phái đoàn rất cao cấp bao gồm Thiệu Nguyên Minh (Shao Yuanming), phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu Liên hợp Quân ủy trung ương ; Lưu Chấn Lập (Liu Zhenli), tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc ; Lưu Nghị (Liu Yi), phó tư lệnh Hải Quân ; Tống Côn (Song Kun), phó chính ủy Không Quân ; và Viên Dự Bách (Yuan Yubai), tư lệnh Bộ tư lệnh Miền Nam.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc xác nhận rằng tướng Phạm Trường Long "cũng sẽ tham dự cuộc họp biên giới cấp cao lần thứ 4 giữa quân đội Trung Quốc và Việt Nam" nhân dịp ghé Việt Nam.

Về phía Việt Nam, chương trình chuyến thăm của ông Phạm Trường Long cũng được thông báo chính thức, đặc biệt là cuộc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ tư (20-22/06), tổ chức đồng thời tại tỉnh Lai Châu của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc, do đích thân bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và tướng Trung Quốc Phạm Trường Long đồng chủ trì.

Về mặt chính thức thì mọi sự đều tích cực, quan hệ quốc phòng Việt-Trung đang chuyển biến tốt đẹp... Truyền thông của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc thoạt đầu đều đưa tin lạc quan về các cuộc thảo luận ngày 18 tháng 6 giữa tướng Phạm Trường Long với bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trần Đại Quang và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...

Bình luận của các phương tiện truyền thông từ cả hai bên đều lạc quan và tích cực về tình hữu nghị, quan hệ hợp tác song phương, kể cả trong lãnh vực quốc phòng...

Biển Đông vẫn là đầu mối bất đồng được nêu lên

Riêng về Biển Đông, các phương tiện truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đều ghi nhận việc vấn đề này đã được nêu ra trong các cuộc thảo luận giữa tướng Phạm Trường Long với giới lãnh đạo Việt Nam. Tân Hoa Xã chẳng hạn đã trích dẫn thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng "Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thực thi Tuyên bố về ứng xử (DoC) của các Bên ở Biển Đông và đạt được thỏa thuận về một bộ Quy tắc ứng xử (CoC) thông qua những cuộc tham vấn sẽ sớm được mở ra".

Điểm đáng chú ý là việc Tân Hoa Xã Trung Quốc trích dẫn tuyên bố của tướng Phạm Trường Long theo đó : "các hòn đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa... và tình hình hiện nay ở Biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) đã ổn định và đang trở nên tích cực...". Ông cũng kêu gọi "cả hai bên tuân thủ đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được. Hai bên phải tăng cường liên lạc chiến lược, quản lý đúng đắn và kiểm soát những bất đồng để duy trì mối quan hệ tổng thể cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Báo Nhân Dân của Việt Nam, khi tường trình về cuộc họp giữa hai ông Phạm Trường Long và Ngô Xuân Lịch, thì lưu ý rằng "cả chủ nhà và khách đều đồng ý không cho phép các vấn đề liên quan đến biển ảnh hưởng đến quan hệ hai nước".

Trung Quốc phản đối hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông

Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, ngay sau đó, rõ ràng là mâu thuẫn đã xuất hiện giữa hai bên với việc Việt Nam cho khoan dầu trở lại ở Biển Đông, và những bất đồng đó đã dẫn tới việc hủy bỏ các hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới.

Một vấn đề chưa được sáng tỏ là tướng Trung Quốc đã nói chung chung về các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng biển đang tranh chấp, hay nêu cụ thể một khu vực nào đó.

Một nguồn tin Việt Nam qua thư điện tử cá nhân, cho biết rằng ông Phạm Trường Long đã "nêu câu hỏi với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc], và yêu cầu Việt Nam dừng khoan dầu tại lô 136/03". Lô 136/03 nằm ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank). Một số nhà phân tích khác thì nói rằng ông Phạm Trường Long đã đề cập đến lô 118, còn được gọi là Cá Voi Xanh, ngoài khơi miền Trung Việt Nam, nơi mà tập đoàn Mỹ ExxonMobil đang hoạt động.

Các nguồn tin của Việt Nam nói rằng nhà lãnh đạo Việt Nam (mà họ không nêu đích danh) bị tướng Phạm Trường Long nêu câu hỏi, đã trả lời bằng cách bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam. Chính lời lẽ này đã khiến ông Phạm Trường Long hủy bỏ sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 4 và trở về Trung Quốc một cách đột ngột.

Cũng không rõ là tướng Phạm Trường Long rời khỏi Hà Nội ngay vào đêm 18 tháng 6 hay sáng ngày hôm sau. Cuộc Giao lưu biên giới năm 2017 dự kiến bắt đầu vào ngày 20 tháng 6.

Việt Nam bất bình vì tướng Trung Quốc khẳng định lại đường lưỡi bò

Đối với giáo sư Thayer, có thể là những tuyên bố của tướng Phạm Trường Long khẳng định giá trị của đường lưỡi bò Trung Quốc đã gây nên bất bình nơi lãnh đạo Việt Nam.

Cần lưu ý rằng năm 2016, Tòa trọng tài La Haye đã phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc đòi Biển Đông không có cơ sở trong luật quốc tế. Tòa cũng phán quyết rằng yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền dựa trên các quyền lịch sử đã bị triệt tiêu khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Những nhận xét được báo chí nêu lên của tướng Phạm Trường Long về Biển Đông, có thể được hiểu là nhằm nhấn mạnh rằng Việt Nam không tuân thủ "đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo hai nước và hai đảng". Tuyên bố của ông, mà báo chí tiết lộ, có thể đã làm cho các lãnh đạo của Việt Nam cảm thấy khó chịu vì hai lý do : Thứ nhất, bởi vì nó do một viên tướng quân đội đưa ra, chứ không phải là một người thuộc Bộ ngoại giao, và thứ hai, là vì nó thể hiện việc tái khẳng định đường chín đoạn của Trung Quốc và tuyên bố của Trung Quốc về «chủ quyền không thể tranh cãi" của họ đối với các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà Hà Nội có quyền chủ quyền.

Vào ngày 22/06, tờ Global Times của Trung Quốc loan tin Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu khí trở lại ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong năm nay, và gián tiếp gắn điều này với việc tướng Phạm Trường Long hủy bỏ cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới năm nay.

Hoàn cầu Thời báo không trích dẫn nguồn tin chính thức, mà nhưng trích lời nhà phân tích dân sự Lưu Phong (Liu Feng) : "Việt Nam đơn phương phá vỡ sự đồng thuận của mình với Trung Quốc, trong đó có việc gác tranh chấp để đồng phát triển, và động thái của Việt Nam là nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của mình đối với khu vực... Hành động đó tác hại đến sự ổn định của Biển Đông, và vi phạm chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc".

Tuy nhiên, tờ Hoàn cầu Thời báo đã xác nhận việc tướng Phạm Trường Long "đột ngột cắt ngắn chuyến đi Việt Nam", và trích dẫn Bộ quốc phòng Trung Quốc giải thích rằng đó là vì vấn đề "sắp xếp công việc". Global Times cũng gắn liền việc hủy bỏ cuộc Giao lưu biên giới với bất đồng giữa hai nước về Biển Đông bằng cách trích dẫn "truyền thông nước ngoài". Global Times tiếp tục lưu ý rằng "không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra từ phía Việt Nam".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 03/07/2017

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ lại đưa chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông (RFA, 02/07/2017)

Hoa Kỳ vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 cho chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

us1

Tàu khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Stethem

Hãng Fox News của Mỹ dẫn lời hai quan chức quốc phòng Hoa Kỳ như vừa nêu. Theo đó khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Stethem thực hiện chuyến ‘tự do hải hành’ vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 đi qua vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn.

Có một chiến hạm của Trung Quốc đi theo chiếc USS Stethem của Hoa Kỳ khi làm nhiệm vụ này.

Như vậy đây là lần thứ hai kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nhậm chức, Ngũ Giác Đài cho tàu chiến thực hiện hoạt động ‘tự do hàng hải’, tiếng Anh viết tắt là FONOPs tại khu vực Biển Đông. Chuyến đầu tiên do chiến hạm USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý của đá Vành Khăn thuộc Trường Sa vào cuối tháng 5 vừa qua.

Tàu chiến Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn lần thứ nhất vào tháng 10 năm ngoái, dưới thời của tổng thống Barack Obama.

Hoạt động thực thi chiến dịch tự do hàng hải mới nhất của chiến hạm Mỹ như vừa nêu diễn ra vào khi Hoa Kỳ tỏ ra mất kiên nhẫn với Trung Quốc về việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng khả năng quân sự tại khu vực Biển Đông.

Một phát ngôn nhân của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, thiếu tá Matt Knight, trong văn bản gửi cho hãng Fox News viết rõ là Mỹ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải như thông lệ ; trong quá khứ đã thực hiện và tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Mới hôm thứ tư ngày 28 tháng 6, đô đốc Harry Harris chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, lên tiếng tại Brisbane, Úc rằng những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lắp nên tại khu vực Biển Đông là những đảo giả. Vị đô đốc này nói Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên căn bản luật pháp.

Fox News nhắc lại vào ngày 30 tháng 6, Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington DC công bố những ảnh vệ tinh cho thấy các cơ sở quân sự mới có cả những hệ thống radar được Trung Quốc bố trí trên ba đá Vành Khăn, Chữ Thập và Subi thuộc quần đảo Trường Sa.

Những cơ sở quân sự như thế khiến phía Hoa Kỳ thêm quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ cho bố trí tên lửa đất đối không tại những đảo nhân tạo ; từ đó thách thức các chuyến bay quân sự của Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông nơi có tuyến hàng hải quan trọng với lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua mỗi năm.

Ngoài Trung Quốc, còn Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

************************

Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông (VOA, 02/07/2017)

Một quan chc quân đi M nói vi CNN rằng hôm 2/7 mt tàu khu trc ca Hi quân M đã đi vào vùng 12 hi lý quanh mt đo có tranh chp Bin Đông.

us2

Khu trục hm M USS Stethem thăm cng Thượng Hi, Trung Quc (nh tư liu 16/11/2015)

Hải quân M đã tiến hành mt "hot đng vì t do hàng hi" quanh đo Tri Tôn thuc qun đo Hoàng Sa. C Vit Nam, Trung Quc và Đài Loan đu tuyên bố ch quyn v qun đo này.

Trong khuôn khổ hot đng, tàu khu trc mang tên la điu hướng USS Stethem đã đi vào bên trong vùng 12 hi lý ca Tri Tôn, nơi mà Trung Quc tuyên b là lãnh hi ca h.

Mỹ không công nhn tuyên b ch quyn ca Bc Kinh đi vi các hòn đo mà h đã chiếm đóng và đã xây dng trên đó các công trình kiên c.

Ngũ Giác Đài từ chi bình lun v hot đng này.

Theo Chương trình Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á thuc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quc tế đt th đô Washington, M, "Bc Kinh đã thc hin nâng cp đáng k cơ s h tng quân s ca h qun đo Hoàng Sa".

Chương trình này cũng nói rng Trung Quc gn đây đã m rng các cơ s ca h trên đo Tri Tôn, bao gồm cả vic xây dng mt sân bay trc thăng.

Một phát ngôn viên ca Hm đi Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung tá Matt Knight, không th xác nhn v hot đng hôm 2/7 nhưng ông nói vi CNN rng các hot đng đó là mt phn thường l trong các công vic ca Hi quân Hoa Kỳ. Ông nói "những tuyên b v hàng hi thái quá" ca 22 quc gia đã b thách thc trong năm tài chính va qua.

Hoạt đng hôm 2/7 din ra vài ngày sau khi chính quyn ông Trump thc hin mt s đng thái dường như gây khó chu cho Bc Kinh, bao gm các biện pháp trng pht đi vi các doanh nghip Trung Quc kinh doanh vi Bc Triu Tiên và chun thun vic bán vũ khí mi cho Đài Loan.

Hoạt đng hôm 2/7 là cuc th hai được ghi nhn dưới thi chính quyn ông Trump.

Cuộc th nht din ra ngày 24/5, khi tàu khu trục mang tên la điu hướng USS Dewey đi vào bên trong vùng 12 hi lý quanh đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuc qun đo Trường Sa, phía nam ca qun đo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã không tr li hôm 2/7 khi được CNN đ ngh cho biết ý kiến v hot động ca tàu Stethem.

(theo CNN, Wall Street Journal, Fox News)

Published in Châu Á

Việt Nam muốn Nga đóng vai trò tích cực trên Biển Đông (VOA, 01/07/2017)


Chủ tch nước Vit Nam Trn Đi Quang và Tng thng Nga Vladimir Putin kêu gi gii quyết các tranh chp trên Biển Đông bng gii pháp hòa bình theo lut l quc tế.

nga1

Chủ tch nước Trn Đi Quang được Tng thng Nga Vladimir Putin tiếp đón nồng hu ti đin Kremlin. Hai nhà lãnh đo đã ra tuyên b chung kêu gi gii quyết tranh chp trên Biển Đông bng phương pháp hòa bình.

Hai nhà lãnh đạo gp nhau ti đin Kremlin hôm 29/6 đ bàn vic tăng cường hơn na mi quan hệ chiến lược và ký kết thêm các hp đng hp tác song phương, theo trang web ca đin Kremlin.

Thông Tấn Xã Vit Nam tường thut rng trong bn tuyên b chung được đc cho báo chí ti đin Kremlin, 2 nhà lãnh đo đng ý rng bt c tranh chp nào v lãnh thổ và biên gii cn được gii quyết mt cách hòa bình và không s dng vũ lc, phù hp vi lut pháp quc tế, nht là Công ước lut bin 1982 (UNCLOS) ca Liên Hip Quc.

Kênh truyền hình tin tc ca Nga Ruptly TV trích dn Ch tch nước Vit Nam nói : "Việt Nam đánh giá cao nhng n lc ca Nga và mun Nga tiếp tc đóng vai trò quan trng và tích cc trong vic gìn gi hòa bình và n đnh trong khu vc Châu Á Thái Bình Dương".

nga2

Người biu tình bên ngoài Lãnh s Trung Quc Manila, Philippines, hôm 12/7/2016 trước khi Tòa trng tài quc tế La Hague phán quyết bác b nhng tuyên bố ch quyn trên hu hết Biển Đông ca Trung Quc. Vit Nam và nhiu nước trong khu vc đu có tranh chp lãnh hi vi Trung Quc.

Cả 2 nhà lãnh đo kêu gi nhanh chóng thông qua mt b Quy tc ng x trên Biển Đông (COC-Code of Conduct). Tuyên b chung nêu rõ "Nga và Việt Nam ng h và thc hin đy đ và hiu qu Tuyên b v ng x ca các bên Biển Đông".

Hai bên còn đồng ý tiếp tc tăng cường hp tác quc phòng. Báo chí trong nước đc bit nêu bt tm quan trng ca hp tác đào to quân s trong quan h Vit-Nga.

Nga đang tìm cách thắt cht quan h vi Vit Nam đ m rng phm vi nh hưởng ca Mosow ti Đông Nam Á trước s tri dy ca Trung Quc.

Các chuyên gia nhận đnh rng đ thoát dn nh hưởng ca Trung Quc, Vit Nam đang tìm cách tăng cường quan h hp tác với c Hoa Kỳ và Nga.

Một cuc thăm dò công chúng do Trung tâm Nghiên cu Pew thc hin vào năm ngoái cho thy 75% người Vit có quan đim tích cc v nước Nga. B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh tng lên tiếng ng h "vai trò ln hơn ca Nga trong các vấn đ toàn cu".

Việt Nam và Nga đt ch tiêu tăng kim ngch thương mi 2 chiu lên 10 t USD trước năm 2020. Du khí s tiếp tc là lĩnh vc ưu tiên trong hp tác gia 2 nước, theo tng thng Putin. Hai nhà lãnh đo nht trí tăng cường hp tác và m rng vùng thăm dò và khai thác du khí trên thm lc đa ca Vit Nam.

Vietsovpetro, một liên doanh du khí gia Vit Nam và Nga, chiếm 1/3 lượng du thô được khai thác Vit Nam.

Tranh cãi về khai thác du trên Biển Đông được cho là lý do khiến mi quan h Vit Nam-Trung Quc căng thng sau chuyến thăm b ct ngn ca mt quan chc quc phòng Trung Quc ti Hà Ni.

Theo nhận đnh ca giáo sư Carl Thayer trên The Diplomat, v vic này "là mt du hiu cho thy Trung Quc đang tr nên quyết đoán hơn trong vấn đề đi phó vi các hot đng khai thác du ca Vit Nam và Philippines trên Biển Đông".

******************

Biển Đông : Nga-Việt Nam kêu gọi nhanh chóng thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử (RFI, 30/06/2017)

nga3

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trao đổi với tổng thống Nga Putin tại điện Kremlin, ngày 29/06/2017. Reuters

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm ngày 29/06/2017 tại Moskva. Tại cuộc họp báo, tổng thống Nga cho biết hai bên đã thông qua hơn 20 dự án kinh tế, đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng con đường hòa bình.

Bản tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc áp dụng hoàn toàn và hiệu quả Tuyên bố 2002 về ứng xử các bên ở tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên nhanh chóng thông qua bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Cả Nga và Việt Nam cũng kêu gọi các tranh chấp biên giới, lãnh thổ và các tranh chấp khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương "cần được các bên liên quan giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực", phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.

Trên lĩnh vực kinh tế, theo phát biểu của tổng thống Nga, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, "hai bên đã thống nhất về hơn 20 dự án đầu tư chung (giữa Nga và Việt Nam) với trị giá là 10 tỉ đô la". Ngoài ra, quỹ đầu tư Nga-Việt dự kiến chi khoảng 500 triệu đô la cho các dự án phi tài nguyên, cụ thể là trong lĩnh vực bào chế dược phẩm hay nông nghiệp.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Ba đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa sẵn sàng được bố trí thiết bị quân sự (BBC, 30/06/2017)

Ba đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực Trường Sa nay sẵn sàng để được bố trí các trang thiết bị quân sự như bệ phóng tên lửa…

dao1

Bãi đá Chữ Thập sau khi được Trung Quốc bồi đắp. Ảnh chụp ngày 16/06/2017. CSIS

Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo gần đây và được truyền thông quốc tế loan đi vào cuối tháng 6.

Theo đó thì hoạt động xây dựng tại ba đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập thuộc Trường Sa với những công sự phòng thủ, đài radar, cơ sở hải quân, không quân… gần như hoàn thành. Bắc Kinh nay có thể bố trí những thiết bị quân sự gồm máy bay chiến đấu, dàn phóng tên lửa di động bất cứ lúc nào.

AMTI còn lưu ý những công trình ngầm chắc hẳn được xây dựng để chứa đạn dược và những trang thiết bị khác.

Theo nhận định của AMTI thì với 3 căn cứ không quân tại Trường Sa cùng một căn cứ khác trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đủ khả năng cho máy bay quân sự quần thảo khắp khu vực Biển Đông.

Còn Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trong phúc trình thường niên năm nay gửi Quốc hội nêu rõ mặc dù hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không củng cố về mặt pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh cũng như tạo thêm bất cứ lãnh hải mới nào cho Trung Quốc tại khu vực Biển Đông ; nhưng nước này có thể sử dụng những thực thể tạo nên ở đó làm căn cứ quân sự cũng như dân sự nhằm gia tăng sự hiện diện, nâng cao khả năng kiểm soát khu vực.

Hoạt động củng cố các điểm tiền tiêu của Trung Quốc phản ánh tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông của Trung Quốc dù có những tranh chấp với một số nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia, Việt Nam.

Vào tháng tư vừa qua, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Florida được đánh giá dường như hai nước xích lại gần nhau hơn ; tuy nhiên thực tế cho thấy không thể thuyết phục Bắc Kinh thay đổi chiến lược biển của họ.

********************

Biển Đông : Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa (RFI, 30/06/2017)

Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc triển khai tên lửa. Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.

dao2

Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Vành Khăn. Ảnh vệ tinh 16/06/2017. Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe

Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng tên lửa với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017. Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Quốc cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và mạng lưới thông tin liên lạc.

Trên mỗi đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc đã cho xây dựng thêm bốn công trình ngầm trong lòng đất "quy mô rất lớn" để sẵn sàng tiếp nhận đạn dược, các thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm.

AMTI theo dõi sát việc bồi đắp và xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông từ gần hai năm nay. Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu, với các cơ sở hàng hải, hàng không, ra-đa, hệ thống phòng ngự hiện có, Bắc Kinh hoàn toàn có đủ khả năng triển khai các phương tiện chiến tranh tại quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào, kể cả các phi cơ chiến đấu và bệ phóng tên lửa di động.

AMTI nhấn mạnh, với bốn tiền đồn bao gồm nhóm ba đảo ở Trường Sa thường được gọi là "Big 3" và đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, các máy bay quân sự của Trung Quốc có thể tác chiến trên gần như toàn bộ Biển Đông. Chỉ riêng tại nhóm đảo "Big 3", Bắc Kinh có thể triển khai tổng cộng 72 phi cơ chiến đấu.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, với đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng. Tháng 7/2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách này. Cộng đồng quốc tế lo ngại đà quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, đe dọa hòa bình và an toàn hàng hải, hàng không khu vực. Hoa Kỳ thường xuyên phản đối nỗ lực quân sự hóa của Trung Quốc.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Ngay phiên họp đầu tiên của cuộc đối thoại cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Trung mở ra hôm 21/06/2017, hai bộ trưởng Mỹ đã khẳng định trở lại quan điểm phản đối "mọi thay đổi nguyên trạng" tại Biển Đông và "cácđòi hỏi chủ quyền quá đáng không phù hợp với luật pháp quốc tế". Trước đó, ngày 06/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược hiện đại B-1B bay đến vùng Biển Đông, hai tuần sau khi một tàu khu trục của Hạm Đội 3 tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại vùng Trường Sa.

bd1

Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ luyện tập trên Biển Đông ngày 06/06/2017. Reuters

Trong bài phân tích "Chính sách Biển Đông của Trump đang định hình" (Trump’s South China Sea policy taking shape), đăng trên báo Nhật Japan Times ngày 23/06, giáo sư Mark J. Valencia, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc, đã cho rằng các sự kiện trên đây cho thấy là những đường nét trong chính sách Biển Đông và Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump "đang nổi lên từ sương mù của những tuyên bố và hành động lộn xộn và mâu thuẫn".

Từ cứng đến mềm, rồi kiên quyết trở lại !

Theo giáo sư Valencia, tân chính quyền Hoa Kỳ đã khởi đầu bằng một thái độ tương đối thù địch đối với Trung Quốc nói chung, và các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông nói riêng. Nhưng Washington dường như đã xét lại lập trường, và chính sách mới đang bắt đầu hình thành trông khá quen thuộc. Về cơ bản, đó là sự tiếp tục đường lối của chính quyền Obama, cho dù dường như có một sự nhấn mạnh hơn trên vế quân sự.

Đối với chuyên gia Valencia, dù đúng hay sai, các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải của Mỹ (FONOP) nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông được coi là dấu hiệu thể hiện quyết tâm của Mỹ - ít ra là một số nhà lãnh đạo trong vùng đã suy nghĩ như vậy.

Thời chính quyền Obama, cho dù mang tính chất không mấy rõ ràng và dứt khoát, đã có sáu chiến dịch FONOP được thực hiện ở Biển Đông nhằm chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng từ chiến dịch sau cùng ngày 16/10/2016, khoảng tám tháng đã trôi qua mà không thấy tân chính quyền Mỹ có động tĩnh mới.

Giáo sư Valencia ghi nhận là chính quyền của tổng thống Trump đã ba lần bác bỏ yêu cầu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (PACOM) để thực hiện các chiến dịch tuần tra FONOP mới. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Scott Swift, giải thích rằng phía quân đội chỉ đề xuất ý kiến, còn quyết định cho tiến hành hay không thì tùy thuộc vào chính quyền.

Thế rồi bắt đầu có dấu hiệu cho thấy rằng ông Trump, trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại theo kiểu "có đi có lại" của ông, đã tránh những lời chỉ trích và hành động đối với Trung Quốc nói chung và ở Biển Đông nói riêng để đổi lấy sự trợ giúp của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn vũ khí hạt nhân và các chương trình phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Chủ trương mới : Nói nhẹ, nhưng không loại trừ hành động mạnh

Đối với giáo sư Valencia, đó chính là nền tảng cho các tuyên bố và hành động gần đây của Hoa Kỳ.

Trong bài diễn văn tại Đối Thoại Shangri-La vào đầu tháng 6, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã tìm cách cân bằng giữa việc ca ngợi Trung Quốc, vì sự giúp đỡ của họ trên hồ sơ Bắc Triều Tiên và việc chỉ trích các hoạt động "quân sự hóa không thể tranh cãi các hòn đảo nhân tạo" cũng như "các yêu sách biển đảo quá mức không được luật pháp quốc tế công nhận".

Thế nhưng ông cũng lên giọng nói thêm rằng Hoa Kỳ "không thể và sẽ không chấp nhận các hành vi cưỡng bức đơn phương để thay đổi hiện trạng". Ông cũng nêu bật chính sách kết hợp giữa thái độ hậu thuẫn và khi cần thiết, có hành động cụ thể để chứng tỏ "các quy tắc dựa trên trật tự quốc tế" ; khuyến khích một khu vực liên kết với nhau trên vấn đề an ninh ; tăng cường khả năng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng ; và củng cố quan hệ quốc phòng Mỹ với các đồng minh và các đối tác sẵn sàng hợp tác với Mỹ, trong cả lãnh vực huấn luyện lẫn buôn bán vũ khí.

Theo giáo sư Valencia, điều đó về cơ bản tương tự như cách tiếp cận từng được tuyên bố của cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đối với khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gần đây đã phát biểu mạnh mẽ hơn, nói với Quốc hội vào ngày 14 tháng 6 rằng ông đã cảnh báo các đối tác Trung Quốc rằng chính sách đối ngoại hiện nay của Bắc Kinh sẽ "kéo cả hai bên vào một cuộc xung đột". Ông cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đã đến mức mà một cuộc chiến tranh có thể nổ ra, nếu không được quản lý đúng đắn.

Vào ngày 21 tháng 6, sau cuộc hội đàm tại Washington với ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) và tham mưu trưởng Quân Đội Trung quốc phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nhân cuộc đối thoại an ninh ngoại giao Mỹ-Trung, ông Tillerson nói rằng ông và ông Mattis đã nói rõ với các đồng nhiệm Trung Quốc rằng lập trường của Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên : "Chúng tôi phản đối những thay đổi nguyên trạng thông qua việc quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông và các yêu sách biển quá mức mà luật pháp quốc tế không ủng hộ, và chúng tôi duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không".

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis nói thêm : "Tôi quyết tâm cải thiện quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ-Trung Quốc sao cho quan hệ đó vẫn là một yếu tố ổn định trong mối bang giao toàn diện giữa hai bên".

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thành mũi nhọn tiến công

Tóm lại, trên đây là chính sách Biển Đông của chính quyền Trump. Và người đã nổi lên thành "mũi tên" của cách tiếp cận chiến lược của Washington đối với Trung Quốc là viên chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris.

Thật vậy, theo chuyên gia phân tích an ninh Carl Thayer, đô đốc Harris là "chính là chất keo duy trì đường lối truyền thống của Mỹ trên toàn Châu Á". Chí ít, ông cũng là người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách. Một số nhà quan sát cho rằng bài phát biểu tại Đối Thoại Shangri-La của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, phản ánh quan điểm của ông Harris cho rằng Hoa Kỳ cần có một thái độ mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc ở đó.

Theo chính lời của đô đốc Harris, Mỹ "sẽ tiếp tục hợp tác ở những nơi có thể hợp tác, nhưng phải sẵn sàng đối đầu nếu cần. Vì vậy, tôi chỉ đơn giản là tiếp tục tập trung xây dựng các mối quan hệ quan trọng trong khi vẫn đảm bảo rằng Mỹ có sức chiến đấu đáng tin cậy để bảo vệ các cam kết an ninh của Mỹ và giúp nền ngoại giao Mỹ hoạt động trên thế mạnh".

Chiến thuật tiếp cận cứng rắn hơn này có thể là đã được chứng minh bằng các hành động gần đây của Hoa Kỳ trong khu vực. Vào tháng 5, hai hải đội tàu sân bay tấn công đã được triển khai tới phía tây Thái Bình Dương, và một trong hai hải đội này đã thực hiện các cuộc tập trận đầu tiên ở Biển Đông với tàu Izumo, trực thăng mẫu hạm lớn nhất của Nhật Bản. Chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông đầu tiên dưới thời chính quyền Trump cũng đã được tiến hành vào cuối tháng 5 khi chiếc USS Dewey thực hiện một chuyến hải hành, không theo "thủ tục qua lại vô hại", bên trong vùng 12 hải lý (22km) của Đá Vành Khăn (Mischief Reef), gián tiếp thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể nửa chìm, nửa nổi.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, người được cho là đã yêu cầu Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đề ra một chiến lược cho Biển Đông, đã cho biết rằng chiến dịch do chiếc Dewey thực hiện là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ.

Chuyến tuần tra của khu trục hạm Dewey đã được tiếp nối ngay sau đó bằng một bài tập huấn đầy tính thách thức trên Biển Đông, với hai oanh tạc cơ chiến lược hạng nặng B-1B Lancer, kết hợp với tàu khu trục USS Sterett lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường.

Vẫn duy trì củ cà rốt "hợp tác"

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Giáo sư Valencia, vế "củ cà rốt" của phương trình cũng được triển khai với việc chiếc Sterett thực hiện một chuyến ghé thăm đã được dự trù đến cảng Trạm Giang, một cơ sở chính của Hạm Đội Nam Hải của Hải Quân Trung Quốc.

Trưởng phái đoàn Mỹ không ai khác hơn là người có thể thay đô đốc Harris lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương vào năm tới : đô đốc Swift, hiện là chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương.

Theo đúng chủ trương mới của ông Harris là "nói nhẹ, nhưng mang theo một cái gậy lớn", đô đốc Swift đã giảm nhẹ tầm mức quan trọng của các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải để nêu bật việc Mỹ thể hiện sức mạnh bằng sự "hiện diện nhất quán và bền vững" trong khu vực.

Tuyên bố mềm mỏng này phù hợp với quyết định gần đây về việc không thông báo hoặc nêu bật các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đô đốc Swift xác nhận rằng cách tiếp cận kín đáo hơn tương ứng với một lập trường nhẹ nhàng hơn của Mỹ trong khu vực. Cũng trong tháng 5, Mỹ loan báo rằng Trung Quốc đã được mời tham gia cuộc tập trận quốc tế RIMPAC 2018, cuộc diễn tập hải quân quốc tế lớn nhất thế giới do Hải Quân Mỹ tổ chức tại Hawaii.

Có thể kết luận rằng chính sách Biển Đông của Trump là một sự tiếp nối của chính sách Obama, nhưng lại nhấn mạnh hơn đến khía cạnh quân sự. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không sẵn sàng hoặc không giúp đầy đủ trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, hoặc trong các hồ sơ "đổi chác" khác mà Trump đề xuất, thì vế quân sự của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ có thể trở thành cách tiếp cận chính, thậm chí là cách duy nhất.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 27/06/2017

Published in Diễn đàn

Liệu có phải một số dự án dầu khí của Việt Nam được thúc đẩy mạnh gần đây khiến Trung Quốc phật lòng, dẫn tới việc Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam ?

cavoi1

Chủ tịch ExxonMobil Rex Wayne Tillerson trong một hội nghị ở London về dầu lửa hồi 2015. Hiện ông Tillerson là Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Sau khi Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc rời Hà Nội hôm 18/6, hai nước cũng hủy giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới.

Giải thích chính thức của Trung Quốc không đề cập gì đến khả năng có mâu thuẫn giữa hai bên.

cavoi2

Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc gần Philippines đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ

Tuy nhiên, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Hải Nam, nói với South China Morning Post :

"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."

Ông này nói : "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."

Phần nào tán thành đánh giá này, chuyên gia về Biển Đông của BBC, Bill Hayton, nhắc đến hai dự án quan trọng trên Biển Đông.

cavoi3

Repsol của Tây Ban Nha có nhiều kinh nghiệm khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải và vùng biển Bắc Phi

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông : Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định :

Bill Hayton : Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.

Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.

Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.

Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

cavoi4

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5

Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.

Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.

BBC : Dự án Cá voi Xanh được Việt Nam ký với Exxon Mobil gần đây. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về dự án này ?

Bill Hayton :Dự án Cá voi Xanh của Exxon thì gần bờ biển Việt Nam hơn. Mỏ khí chỉ cách bờ khoảng 88 cây số (ở lô 118). Tuy nhiên, "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò) mơ hồ của Trung Quốc lại đi vào giữa lô. Đây là nguồn cơn phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc chưa từng giải thích ý nghĩa của "đường 9 đoạn".

Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc như ông Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu Nam Hải ở Hải Nam cho rằng Trung Quốc có "quyền lịch sử" với tài nguyên của biển, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Không quốc gia nào đồng tình với diễn giải này. Năm ngoái một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng đòi hỏi này không có cơ sở theo luật quốc tế. Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh.

BBC : Vì sao Việt Nam vẫn tiến hành các dự án này dù biết rằng Trung Quốc bực bội ? Liệu Việt Nam có đánh giá thấp sức ép từ Bắc Kinh ?

cavoi5

Bill Hayton (trái) trong một thảo luận trên kênh YouTube và Facebok Live của BBC Tiếng Việt

Bill Hayton :Theo tôi, có thể chính phủ Việt Nam cảm thấy Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC], và Trung Quốc đang muốn quảng cáo cho 'Một vành đai, Một con đường'.

Chúng ta sẽ phải chờ xem sẽ xảy ra chuyện gì - liệu Việt Nam sẽ nhượng bộ hay sẽ vẫn tiến hành và dám thách thức Trung Quốc.

Các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng. Có thể Việt Nam cho rằng tốt hơn là hành động bây giờ trước khi các căn cứ này đi vào hoạt động.

***********************

Bill Hayton, đang làm việc tại kênh truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam : Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea : The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 26/06/2017

Published in Diễn đàn

Tàu chiến Nhật đưa khách đi tham quan Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Tàu chiến ln nht ca Nht Bn đã đi vào Bin Đông trong tun này trong mt hành đng nhm thách thc s quyết đoán ca Trung Quc, vi các quan khách quân s Châu Á trên tàu chng kiến máy bay trc thăng lượn vòng bên trên và pháo th nhm bắn nhng phao mc tiêu.

nhat1

Binh sĩ Lực lượng T v Nht Bn trên tàu Izumo tham gia mt cuc tp trn quân s Bin Đông, gn Singapore, ngày 22 tháng 6, 2017.

Các sĩ quan quân đội ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) gm 10 thành viên đã lên tàu ch máy bay trc thăng Izumo 248 mét ti Singapore hôm th Hai. Nó quay tr li vào ngày th Sáu sau khi phô bày k năng và thiết b hi quân mà Tokyo hy vng sẽ giúp họ tăng cường các liên minh trong khu vc.

Tàu Izumo đã quay trở li Singapore trước khi băng qua ranh gii được gi là đường chín đon n đnh vùng bin mà Trung Quc tuyên b là lãnh hi ca mình.

Nhật Bn lo ngi rng Trung Quc đang cng c quyn kiểm soát ca mình Bin Đông vi nhng cơ s quân s nhân to, nhng thương v vũ khí và vin tr phát trin.

Chuyến du hành gây chú ý này là mt phn trong n lc có phi hp chưa tng thy t trước ti nay ca Lc lượng T v Nht Bn và các quan chc quốc phòng nhm tăng cường quan h vi các quc gia bao quanh vùng bin tranh chp này. Nó cũng đánh du mt n lc đng b tiến vào lĩnh vc ngoi giao quân s ca th tướng Nht Bn Shinzo Abe.

Published in Châu Á

Tàu xưa nay là bậc thầy trong việc sử dụng những chiến thuật kiểu như "tằm ăn dâu", đặt người ta trước sự đã rồi. Cứ nhìn lại trước năm 1974, Trung Quốc rõ ràng một thước đất cắm dùi trên Biển Đông cũng không có, nhờ bắt được thời cơ vàng tiến đánh rồi cướp được Hoàng Sa của Việt Nam rồi từ đó có thế tiến dần, vừa xây vừa chiếm, đến bây giờ Biển Đông đã gần như trở thành "ao nhà" của họ.

ech2

Đối với Việt Nam hay các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, Bắc Kinh đều chơi cái trò "luộc ếch".

Một chiến thuật khác cũng rất hay được Trung Quốc sử dụng đó là "luộc ếch". Ai cũng biết chuyện luộc ếch, nếu luộc nước sôi ngay từ đầu thì con ếch đã nhảy ngay ra ngoài, nhưng nếu nước nóng dần dần, con ếch không cảm thấy cho đến khi nước sôi muốn nhảy ra thì không còn kịp nữa… Mọi việc đối với Việt Nam hay các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, Bắc Kinh đều chơi cái trò như vậy.

Còn nhớ tháng 11 năm 2007, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập một đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam : Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa), Sài Gòn, Hà Nội rần rần biểu tình, lần đầu tiên là vào ngày 9/12/2007. Đây là cuộc biểu tình tự phát có sự tham gia của đông đảo giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức đầu tiên sau bao nhiêu năm hầu như không có những hoạt động như vậy kể từ biến cố tháng 4/1975, chỉ trừ những cuộc biểu tình do chính nhà nước tổ chức có mục đích tuyên truyền chính trị. Sau đó cứ Chủ Nhật hàng tuần lại diễn ra biểu tình cho tới khi bị đàn áp. Người Việt nước ngoài cũng lên tiếng, khí thế, ở nơi này nơi khác, để ủng hộ người trong nước.

Và tất nhiên nhà cầm quyền phải ngăn chặn ngay, đặc biệt là tại Sài Gòn, nơi vốn có truyền thống đấu tranh của sinh viên, học sinh, trí thức trước năm 1975 mà nhà nước này quá biết rõ bởi chính họ đã lợi dụng lòng yêu nước, phản đối chiến tranh và sự ngây thơ chính trị của một số người dân Sài Gòn lúc đó.

Khi tàu Trung Quốc lần thứ 3 ngang nhiên cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngày 30/11/2012, những lời kêu gọi biểu tình đã nổ ra trên mạng trong tháng 12/2012, nhưng những đợt biểu tình lần này chỉ có thể diễn ra tại Hà Nội còn Sài Gòn hoàn toàn bị khống chế. Còn nhớ lời kêu gọi từ trang web Nhật ký yêu nước.

Một lần khác khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, nhà nước cộng sản Việt Nam lên tiếng phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm. Lần đó người Việt cũng xuống đường biểu tình mạnh mẽ.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra trong tháng 5 năm 2014 tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam : Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa… Tại đa số các thành phố những cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, thu hút hàng ngàn người tham gia. Người Việt ở nước ngoài cũng sôi nổi tiếp sức.

Nhưng rồi tinh thần của mọi người cứ nguội dần, những cuộc biểu tình thưa vắng dần, một phần do sự đàn áp càng ngày càng mạnh của nhà nước cộng sản. Một phần do nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.

Ngày 20/6 vừa qua, báo Thanh Niên vừa đưa tin Trung Quốc lại kéo giàn khoan Hải Dương-981 xuống Biển Đông chưa kịp bao lâu thì lẳng lặng rút bài xuống. Người dân chỉ còn có thể đọc thấy tin tức này trên những báo, đài bên ngoài như RFA, VOA… để biết rằng Trung Quốc lại điều dàn khoan Hải Dương HD-981 đi xuống khu vực thuộc vùng biển ngoài khơi cửa vịnh Bắc Bộ, nơi chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Còn chúng nó làm gì, tình hình diễn biến ra sao, người dân hoàn toàn không rõ. Giả dụ bây giờ Trung Quốc có bất thình lình đánh úp lấy nốt những đảo còn lại ở Trường Sa cũng chẳng ai hay, nếu báo đài nước ngoài không nói không viết !

Trên facebook sáng nay, Chủ Nhật 25/6/2017 có đưa tin, hình ảnh một số bạn trẻ ở Sài Gòn phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam và lập tức bị công an đàn áp, có người bị bắt về đồn, có người bị đám công an đội lốt côn đồ đánh đập man rợ, tóe máu… Tất nhiên, cuộc biểu tình nhanh chóng bị dập tắt. Nỗ lực lên tiếng của những con người yêu nước thật đáng quý.

Nhưng nỗi buồn đọng lại trong lòng tất cả chúng ta là gì ?

Đó là từ năm 2007 khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần đầu tiên tại Sài Gòn, Hà Nội cho đến nay, phong trào dân sự, phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn chưa thật sự lớn mạnh hơn. Các hoạt động biểu tình, phản đối Trung Quốc hay phản đối những chính sách cụ thể của nhà nước Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức tự phát, từ những nhóm lẻ khác nhau, chưa thể tập họp thành một phong trào mạnh mẽ, có sự chuẩn bị đối phó lâu dài.

Chỉ cần nhìn qua phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên Hongkong năm 2014, còn gọi là "cách mạng dù" bao gồm những cuộc biểu tình, phản biểu tình và những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, và có những gương mặt thủ lĩnh thực sự, là chúng ta thấy. Vậy mà "cách mạng dù" ở Hongkong còn không thành công nổi ! Nhưng chí ít nó cũng đã gây tiếng vang trên thế giới, khiến thế giới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của tuổi trẻ Hongkong.

Việt Nam chưa có được những phong trào như vậy, ngược lại, theo thời gian những cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc (khoan nói đến phản đối nhà nước cộng sản Việt Nam, đòi tự do, dân chủ, đòi thay đổi thể chế) cứ ngày càng thưa thớt, chỉ dăm chục, một trăm con người quan tâm đến chuyện bọn Tàu đang làm gì ngoài kia trên biển của ta, còn lại hơn 90 triệu con người vẫn sống bình thường "mọi chuyện đã có nhà nước lo".

Chiến thuật "luộc ếch" đã bắt đầu phát huy hiệu quả, cũng như mọi chiến thuật "tằm ăn dâu", "bất chiến tự nhiên thành" khác mà Trung Quốc đã áp dụng từ trước tới nay đối với Việt Nam.

Đó là chưa nói đến những nguyên nhân khác. Thời thế đã khác. Thế và lực của Hà Nội, ngày càng yếu, uy tín của chính quyền này trong mắt dân và trên trường quốc tế, ngày càng giảm sút.

Hà Nội từ lâu đã ở trong thế cô đơn tuyệt vọng khi đối đầu với Bắc Kinh, nay càng tuyệt vọng. Nhìn quanh không có một mống đồng minh, bạn bè nào. Mỹ thì đang thời của Donald Trump chỉ lo "American first", Trump cũng chả quan tâm gì mấy đến chuyện nhân quyền thành ra chính quyền cộng sản Việt Nam khỏi chơi trò du dây được nữa, khỏi hy vọng nếu có chuyện gì Hoa Kỳ còn lên tiếng cho.

Còn nếu đánh nhau ? Thua là cái chắc. Không chỉ thua về tài chính, tiềm lực vũ khí, tài trí của những người lãnh đạo (nhìn mấy cái mặt của các vị Trọng, Quang, Phúc, Ngân thì bản lãnh đâu mà đọ lại với Tập Cận Bình, với Lý Khắc Cường ?), mà thua vì tinh thần chiến đấu không còn. Xưa đánh Mỹ ít nhất những người cộng sản cũng còn có tinh thần, có cái lý tưởng (mà họ tin là đúng), có sự hậu thuẫn hùng hậu của Liên Xô, Trung Quốc và cả khối xã hội chủ nghĩa phía sau. Nay có ai, lý tưởng cũng không còn. Nay từ quan chức cho tới quân đội cả một đám chỉ lo vơ vét, làm giàu, tài sản "khủng" nên sợ mất, sợ chết hơn bao giờ hết, tinh thần đâu mà đánh nhau ?

Dân Việt Nam bao giờ cũng yêu nước, nhưng liệu bây giờ người dân có sẵn sàng lên đường hy sinh xương máu cho một đảng cầm quyền bán nước buôn dân, một chế độ hèn với giặc ác với dân ?

Trong bao nhiêu năm qua, một mặt Bắc Kinh tung tiền của mua chuộc đám quan chức Việt làm cho họ hèn yếu đi, đổ đủ thức chất độc lẫn thực phẩm, hàng hóa độc hại vào Việt Nam vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa đầu độc sức khỏe người Việt Nam, làm cho người Việt bịnh hoạn, yếu sức ; mặt khác, Trung Quốc ráo riết, quyết liệt "rào lưới", bao vây Việt Nam, từ ngoài biển khơi cho tới trên bờ, từ Nam ra Bắc chỗ nào cũng nhung nhúc người Hoa, vị trí đắc địa, quan trọng nào các công ty của Trung Quốc cũng cài cắm hết rồi, đánh nhau một cái, từ trên biển đánh vào, từ trong bờ tản ra, trên cao nguyên úp xuống… Đảng cộng sản Việt Nam còn trụ được bao lâu ?

Chẳng lẽ số phận Việt Nam lại nghiệt ngã đến thế. Chẳng lẽ giang sơn này ông cha ta nghìn năm nay đổ máu xây dựng và giữ gìn để cuối cùng đảng cộng sản phá nát, hai tay dâng cho Tàu mà người dân chịu được ?

Chẳng lẽ hơn 90 triệu con người chấp nhận làm những con ếch bị luộc chín ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 25/06/2017

Published in Diễn đàn