Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 30 novembre 2019 16:05

Ký – Rồi sao nữa ?

Sau nhiều ngày đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, dưới sức ép của lưỡng viện quốc hội cũng như để trả lời sự hăm dọa của Trung Quốc - không được ký 2 dự luật (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) và (Protect Hong Kong Act) - ông Donald Trump cuối cùng đã quyết định phê chuẩn 2 dự luật này trước khi đi nghỉ những ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ở Mar-A-Lago.

act1

Việc ký 2 dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act và Protect Hong Kong Act được người dân Hongkong hoan hô, vui mừng

Quyết định đặt bút ký của ông Donald Trump khiến nhiều người ngạc nhiên. Đa số dư luận đều nhận định rằng ông sẽ dùng quyền phủ quyết bỏ túi (Pocket Veto) để tránh làm mất lòng ông Tập Cận Bình - ngâm dấm 2 dự luật trên trong 10 ngày, không ký, để cho 2 dự luật tự động trở thành đạo luật - vì đã được lưỡng viện quốc hội chuẩn thuận với hơn 99% ở hạ viện, 100% ở thượng viện.

Việc ký 2 dự luật trên không những được người dân Hongkong mà cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước hoan hô, vui mừng khá cuồng nhiệt, ca tụng ông trên mạng xã hội FB với những lời có cánh. Với người dân Hongkong, việc hoan nghênh chuyện ký 2 đạo luật rất dễ hiểu bởi nó xác nhận thêm một lần nữa chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Hongkong.

Tuy nhiên, với những người hiểu biết rõ về thể chế chính trị, hiến pháp của Mỹ thì việc ký hay không ký 2 dự luật trên chỉ là hình thức, nguyên tắc, khi 2 dự luật đã được Quốc hội thông qua gần như tuyệt đối.

Hơn ai hết, ông Tập Cận Bình và nội các, những nhà ngoại giao Trung Quốc đều hiểu rằng dù ông Trump không ký thì 2 dự luật vẫn được thông qua. Như vậy tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại 2 lần gọi đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để chuyển lời hăm dọa đến ông Donald Trump - không được phép ký ?

Câu trả lời thật đơn giản. Chỉ là những trò vờ vịt, biểu diễn sức mạnh giống như 2 đấu thủ trên võ đài đô vật Mỹ (Wrestling) mà khán giả dễ dàng nhận ra. Đấm, đá, quật, quăng, dẫm, đạp, kẹp cổ, bẻ chân, bẻ tay... chẳng thấy đối thủ nào đau dớn, rên la hay bị thương tật… sau trận đấu.

act2

Donald Trump đã tự sướng, đưa lên mạng Twitter tấm hình của ông được chỉnh sửa từ một phần mềm, ráp đầu của ông vào thân hình võ sĩ của tài tử Silvester Stallone trong phim Rocky 3 với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc như thép

Chính vì vậy nên sau khi ký, ông Donald Trump đã tự sướng, đưa lên mạng Twitter tấm hình của ông được chỉnh sửa từ một phần mềm, ráp đầu của ông vào thân hình võ sĩ của tài tử Silvester Stallone trong phim Rocky 3  với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc như thép – như một câu trả lời những hăm dọa của Tập Cận Bình – dĩ nhiên chỉ để phô diễn cho những ai ái mộ, ủng hộ ông, riêng họ Tập thì đã nắm tẩy của ông từ lâu.

Thật ra Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền cho Hongkong đã có từ năm 1992, đạo luật vừa được ông Trump ký , S.1838 chỉ có thay đổi và thêm một số điểm. Đạo luật thứ hai Protect Hongkong Act là S.2170 thì hoàn toàn mới, cấm Tổng thống ký giấy phép xuất khẩu các loại đạn đặc biệt, kể cả các công cụ trang bị cho cảnh sát, lực lượng hổ trợ cảnh sát dùng trong việc đàn áp biểu tình như lựu đạn cay, còng số 8, đạn cao su…

Vấn đề quan trọng là 2 đạo luật trên sẽ được ông Trump và nội các thi hành ra sao ? Chắc chắn ông Donald Trump và nội các khi thi hành 2 đạo luật này sẽ diễn giải theo ý kiến riêng như thế nào để không bị thế giới chỉ trích, lên án, đồng thời không mất lòng ông Tập Cận Bình.

Hơn thế nữa, sau khi 2 đạo luật được chuẩn thuận, tòa Bạch Ốc cũng đưa ra 2 thông cáo của ông Trump.

Thông cáo thứ nhất nói rằng :

Ông Donald Trump ký 2 đạo luật đó là do lòng kính trọng của ông với chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Hongkong. Hai đạo luật đó được ban hành với niềm hi vọng rằng, các nhà lãnh đạo cũng như đại diện của Hongkong sẽ giải quyết các bất đồng một cách ổn thỏa, êm đẹp để Hongkong được hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người.

Thông cáo thứ hai mới đáng "quan ngại" vì sự không rõ ràng. Thông báo này nói là một số điều khoản của đạo luật theo hiến pháp, có thể ảnh hưởng, giới hạn thẩm quyền của tổng thống trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tuy nhiên không ai rõ là ông Trump muốn nói đến điều khoản nào.

Nội các của tôi (ông Trump) sẽ thi hành từng điều khoản của đạo luật một cách cân nhắc, phù hợp với thẩm quyền hiến định của tổng thống trong chính sách đối ngoại.

Vậy là sao ? Hiểu một cách thông thường về thông cáo thứ hai, tổng thống Donald Trump có thể sẽ tùy nghi sử dụng quyền hành pháp của mình trong việc thi hành các điều khoản của đạo luật nói trên. Hoặc nói cách khác, ông Trump sẽ không để bị Quốc hội trói tay trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc.

Phải chăng đây là một tín hiệu (ngầm) của tổng thống Donald Trump muốn gửi tới người bạn tuyệt vời của ông là chủ tịch Tập Cận Bình rằng : "Chủ tịch yên chí ! Chính sách của Mỹ với Hongkong sẽ không có gì thay đổi khi nào tôi còn ngồi trong tòa Bạch Ốc".

Hòa đàm của giai đoạn 1 về cuộc thương chiến Mỹ-Trung vẫn chưa được kết thúc. Phía Trung Quốc tiếp tục kéo dài đàm phán, cù cưa, lần lừa trong mọi chuyện cho dù ông Tập Cận Bình đang gặp vô vàn khó khăn trong tình hình nội bộ Trung Quốc.

Liệu ông Tập Cận Bình có hiểu được tín hiệu (ngầm) mà ông Donald Trump gửi tới cho mình ? Thời gian sẽ trả lời.

Thạch Đạt Lang

(30/11/2019)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Diễn đàn

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (RFA, 20/11/2019)

Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba 19/11 đã thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông với số phiếu gần như tuyệt đối trong bối cảnh bạo lực leo thang sau 5 tháng biểu tình đòi dân chủ ở thành phố từng là thuộc địa của Anh.

hktq1

Ảnh minh họa : Chủ tịch Đại học Bách Khoa Hong Kong phát biểu với báo giới ngày 20/11/2019 - AFP

Theo hãng tin Reuters, dự luật này hiện đã trở lại Hạ viện, nơi đã phê chuẩn dự luật này vào tháng trước. Hai viện sẽ phải tìm ra sự khác biệt của họ trước khi bất kỳ dự luật nào có thể được gửi đến Tổng thống Donald Trump xem xét.

Thượng viện cũng thông qua dự luật thứ hai, đồng ý sẽ cấm xuất khẩu một số loại đạn kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông.

Dự luật này cấm xuất khẩu các mặt hàng như hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng gây choáng.

Theo dự luật đầu tiên của Thượng viện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ phải chứng đặc biệt của Mỹ nhằm củng cố vị thế là một trung tâm tài chính thế giới.

Nó cũng sẽ cung cấp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông

Theo Thượng nghị sỹ bang nhận ít nhất mỗi năm một lần rằng, Hồng Kông có đủ quyền tự chủ trước Trung Quốc hay không để phù hợp với điều kiện xem xét hưởng giao dịch Arkansas Tom Cotton hôm 19-11 phát biểu trước Thượng viện trước khi dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được thông qua thì dự luật này khi thành luật có thể đóng băng tài sản các quan chức chịu trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.

Sau khi có tin Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền cho đặc khu này, một số sinh viên biểu tình giương cao lá cờ Hoa Kỳ bên trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hương Cảng vào sáng ngày 20 tháng 11 năm 2019.

Một số ít người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn cố thủ trong trường đại học Hồng Kông bất chấp cảnh báo của bà đặc khu trưởng Carrie Lam vào ngày 19 tháng 11.

Hãng tin Reuters hôm 20-11-2019 chụp lại bức ảnh khẩu hiệu "Không bao giờ đầu hàng !" trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông, khi vẫn còn một số ít người biểu tình chống chính phủ cố thủ ở đây.

Cũng tin liên quan, hôm 19/11/2019 tại Geneva, Thụy Sĩ - ông Rupert Colville, Người phát ngôn của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Hồng Kông thực hiện giải pháp nhân đạo cho vụ việc bao vây trường đại học Bách khoa Hương Cảng kéo dài đã nhiều ngày.

****************

Thượng Viện Mỹ hậu thuẫn Hồng Kông, Bắc Kinh phẫn nộ (RFI, 20/11/2019)

Thượng Viện Mỹ vào hôm qua, 19/11/2019 đã nhất trí thông qua một văn kiện ủng hộ "Nhân Quyền và Dân Chủ ở Hồng Kông" (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) và còn đe dọa đình chỉ quy chế kinh tế đặc biệt mà Washington đang dành cho Hồng Kông. Bắc Kinh đã rất bực tức.

hktq2

Ảnh minh họa : Cảnh sát chận bắt sinh viên ở khu ký túc xá Đại học Bách Khoa Hồng Kông,18/11/2019. Reuters/Thomas Peter

Văn kiện về "Nhân Quyền và Dân Chủ ở Hồng Kông", sẽ còn phải chuyển xuống Hạ Viện. Trong tháng qua, Hạ Viện cũng đã thông qua một văn kiện tương tự. Giờ đây các nghị sĩ sẽ thống nhất hai văn bản, trước khi bỏ phiếu thông qua lần cuối và có thể đưa ra để tổng thống Trump ký ban hành.

Các thượng nghị sĩ Mỹ vào hôm qua cũng đã thông qua quyết định cấm bán cho cảnh sát Hồng Kông hơi cay, đạn cao su, cũng như thiết bị khác để trấn áp biểu tình.

Trung Quốc đã rất tức giận trước các động thái của Thượng Viện Mỹ, và lên tiếng cảnh cáo là sẽ có biện pháp trả đũa nếu văn kiện về Hồng Kông được thực sự thông qua.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng mục tiêu của Mỹ chỉ là "hỗ trợ những kẻ cực đoan và phần tử chống Trung Quốc đang cố gây hỗn loạn ở Hồng Kông, với mục tiêu là cản trở sự phát triển của Trung Quốc bằng cách lợi dụng vấn đề Hồng Kông".

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào sáng nay, 20/11, đã triệu mời đại biện Mỹ William Klein lên để "phản đối" văn kiện của Thượng Viện Mỹ.

Tại Hoa Kỳ , thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, Marco Rubio, khẳng định : "Thượng Viện Mỹ đã gởi một thông điệp rõ ràng đến người Hồng Kông đang đấu tranh cho các quyền tự do mà họ gắn bó từ lâu… (và) không thể không phản ứng khi Bắc Kinh phá vỡ quyền tự trị của Hồng Kông".

Trong một thông cáo, thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Bob Menendez, ở Ủy Ban Đối Ngoại, nhấn mạnh là văn bản thông qua "cho thấy rõ là Hoa Kỳ bảo vệ khát vọng chính đáng của dân chúng Hồng Kông".

Mai Vân

***************

Trung Quốc thề 'trả đũa' nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong (BBC, 20/11/2019)

Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ, và cảnh báo sẽ trả đũa nếu Tổng thống Trump ký duyệt Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, sau khi dự luật này được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua.

hktq3

Người biểu tình Hong Kong thường vẫy cờ Hoa Kỳ trong các cuộc biểu tình trong nhiều tháng qua

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Ma Zhaoxu đã triệu tập William Klein, Cố vấn Bộ trưởng Đại sứ quán Hoa Kỳ.

"Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ và Mỹ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", tuyên bố nói trên viết.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Mỹ kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong bắt đầu cách đây năm tháng.

Hôm 19/11, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật bảo vệ quyền con người ở Hong Kong trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh tay đàn áp phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra nhiều tháng qua, theo Reuters.

Sau cuộc bỏ phiếu bằng miệng, dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong sẽ được gửi đến Hạ viện, nơi đã thông qua phiên bản của họ về dự luật này.

Thượng viện sau đó thông qua dự luật thứ hai, cấm xuất khẩu một số vũ khí giải tán đám đông cho lực lượng cảnh sát Hong Kong. Những loại vũ khí bị cấm gồm hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng chích điện.

Liệu ông Trump có ký thành luật ?

Nhà Trắng chưa đưa ra phản hồi chính thức về quyết định này của Thượng viện.

Và hiện vẫn chưa cho biết liệu ông Trump có sẽ ký hay phủ quyết dự luật Nhân quyền Hong Kong.

Một quan chức giấu tên nói nếu dự luật này đến bàn Tổng thống Trump thì có thể sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt giữa các trợ lý của ông Trump lo lắng nó có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc và những người tin rằng đã đến lúc phải đứng lên chống lại Trung Quốc về nhân quyền và quan điểm của nước này về Hong Kong.

hktq4

Joshua Wong cùng các nhà hoạt động Hong Kong ra điều trần trước Ủy ban Điều hành của Quốc hội đặc trách về Trung Quốc tại Thượng viện Mỹ hồi tháng 9

Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói :

"Những người dân Hong Kong nhìn thấy trước được những gì sẽ diễn ra - họ nhận thấy một quyết tâm không ngừng nghỉ nhằm làm xói mòn quyền tự trị và quyền tự do của họ" và cáo buộc Bắc Kinh về "bạo lực và đàn áp".

Theo phiên bản của Thượng viện về dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, ít nhất mỗi năm một lần, sẽ phải xem xét xem Hong Kong có đủ quyền tự chủ, đủ điều kiện để tiếp tục nhận được sự đối đãi đặc biệt từ Hoa Kỳ và củng cố vị thế là một trung tâm tài chính của thế giới hay không.

Dự luật cũng sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức liên đới đến các vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.

Người biểu tình ở Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình trên đường phố trong bối cảnh bạo lực ngày càng gia tăng và lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường phản ứng để ngăn chặn tình trạng bất tuân dân sự này.

Gửi một thông điệp đến Tập Cận Bình

Lãnh đạo Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer nói sau khi thông qua dự luật :

"Chúng tôi đã gửi một thông điệp tới Chủ tịch Tập Cận Bình : Sự đàn áp tự do của ông, dù ở Hong Kong, Tây Bắc Trung Quốc hay bất cứ nơi nào khác, sẽ không được để yên.

"Ông không thể là một nhà lãnh đạo vĩ đại - và ông không thể là một quốc gia vĩ đại - khi ông chống lại tự do, khi ông quá tàn bạo với người dân Hong Kong, ngay cả với người già và trẻ con tham gia biểu tình".

Tân Cương, ở Tây Bắc Trung Quốc, là nơi sinh sống của nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nhiều người trong số họ đã bị giam giữ trong những trại mà Trung Quốc gọi là "các trại giáo dục", nhưng Hoa Kỳ gọi đó là những trại tập trung.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong tháng này rằng Trung Quốc đã tỏ rõ quan điểm với Hoa Kỳ về dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong và yêu cầu Mỹ không thông qua dự luật. Và rằng dự luật sẽ không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ và cả lợi ích riêng của Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết "Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi những biện pháp mạnh mẽ để đáp trả một cách chắc chắn, để kiên quyết bảo vệ các quyền lợi chủ quyền, an ninh và phát triển".

Trump đã gây ra nhiều nghi vấn về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các quyền tự do ở Hong Kong khi vào tháng 8, ông đã gọi các cuộc biểu tình là "bạo loạn" và đó là vấn đề Trung Quốc sẽ tự giải quyết.

Kể từ đó, Trump đã kêu gọi Trung Quốc xử lý vấn đề này một cách nhân đạo, đồng thời cảnh báo rằng nếu có bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra ở Hong Kong, thì các cuộc đàm phán thương mại sẽ chấm dứt.

*****************

Hồng Kông : Thua ở đại học Bách Khoa nhưng phong trào sẽ tiếp diễn RFI, 20/11/2019)

Cuộc đọ sức bất cân xứng tại đại học Bách Khoa Hồng Kông bước sang ngày thứ tư. Trong số 900 sinh viên, học sinh cố thủ lúc ban đầu, hơn 200 bị bắt và truy tố, đa số chạy thoát và cho đến ngày 20/11/2019, vẫn còn lại hơn 50 thanh thiếu niên vẫn kiên quyết bám trụ trong vòng vây cảnh sát.

hktq5

Một góc bên trong trường đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 20/11/2019 - Reuters/Adnan Abidi

Dù kết cục ra sao, nhiều dấu hiệu cho phép giới phân tích suy đoán phong trào tranh đấu vì quyền tự trị vẫn tiếp diễn.

Vào lúc công luận lo ngại đại học Bách Khoa Hồng Kông sẽ là Thiên An Môn thứ hai, phong trào tranh đấu đòi Bắc Kinh tôn trọng công thức "một quốc gia hai chế độ" có lý do lên tinh thần.

Trước hết, về phản ứng quốc tế : Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh tìm một giải pháp ôn hòa. Còn tại Hoa Kỳ, được xem là điểm tựa tinh thần của phong trào dân chủ nói chung và sinh viên nói riêng, Thượng Viện Mỹ thông qua "Nghị quyết ủng hộ Nhân quyền và Dân chủ" tại Hồng Kông với những biện pháp trói buộc mà Bắc Kinh , trong phản ứng giận dữ, lên án Washington "yểm trợ cho các phần tử cực đoan chống Trung Quốc, gieo rắc bất ổn".

Nếu Bắc kinh làm mạnh, áp bức nhân quyền và các quyền tự do tại Hồng Kông thì đặc khu này, con gà đẻ trứng vàng, ngõ giao lưu tài chính của Hoa lục sẽ mất quy chế ưu đãi. Tuyên bố của thượng nghị sĩ Marco Rubio rất rõ ràng : Mỹ sẽ ở bên các bạn Hồng Kông, sẽ không ngồi yên để Bắc Kinh phá hoại quy chế tự trị.

Một nhân vật đáng tin cậy nhập cuộc

Nội bộ Hồng Kông cũng không thiếu những tín hiệu hòa dịu từ phe thân Trung Quốc. Từ đầu tuần, Tăng Ngọc Thành (Tsang Yuk Shing) lãnh đạo đảng DAB (Liên minh Dân chủ Tiến bộ), cánh tay nối dài của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã trực tiếp đứng ra làm trung gian hòa giải. Ông vào đại học Bách Khoa tiếp xúc với ban lãnh đạo, cam kết với người biểu tình là người lớn không bị đánh đập, trẻ vị thành niên được tự do ra về. Tăng Ngọc Thành được xem là "cố vấn" đáng tin cậy của Bắc Kinh, từng là chủ tịch Nghị viện Hồng Kông từ 2008 đến 2016 trong tư thế rất trung lập, không thiên vị.

Giới phóng viên Hồng Kông nghi ngờ "nhiệm vụ" của sứ giả Tăng Ngọc Thành khi vào đại học Bách Khoa là để cứu cháu gái của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ.

Thế nhưng, theo hãng tin Asia Times, trong bối cảnh tình hình bế tắc vì thái độ cứng rắn của hai phe, sự kiện Tăng Ngọc Thành đứng ra làm trung gian hòa giải chắc chắn là có sự đồng ý của Bắc Kinh, và đây là tín hiệu tốt. Ít ra là tránh được một vụ Thiên An Môn thứ hai.

Vấn đề là tình hình sẽ ra sao ?

Nhìn từ Tây phương, khi được RFI đặt câu hỏi, chuyên gia Eric Florence, đại học Liège, vương quốc Bỉ cho rằng "với sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng địa phương, phong trào tranh đấu sẽ tiếp tục", nhưng chưa rõ theo hình thức nào.

Trong số năm yêu sách, chính quyền Hồng Kông mới thỏa mãn đòi hỏi thứ nhất là bỏ luật dẫn độ, điểm phát khởi của phong trào.

Từ Hồng Kông, nhà chính trị học Phương Chí Hằng (Brian Fong) nhìn sâu hơn. Ông xem phong trào phản kháng hiện nay là "cuộc cách mạng nước", uyển chuyển, tùy nghi ứng biến. (Le Monde 15/11/2019). Ngày nào mà nghị viện và chính phủ chưa được bầu một cách tự do thì luật dẫn độ hay bất cứ một mưu toan nào khác nhằm phá hỏng công thức "một quốc gia hai chế độ" cũng có thể được Bắc Kinh tiến hành.

Dân Hồng Kông một lòngphe thân Bắc Kinh chia rẽ

Điều lý thú, vẫn theo nhà chính trị học Phương Chí Hằng, là lực lượng của phe "đỏ" không mạnh và không thống nhất. Phe "tả khuynh" trung thành với Bắc Kinh, trong đó có thành viên đảng DAB, tuy kiểm soát nghị viện, trên thực tế chỉ là thiểu số. Phần gọi là "thân Bắc Kinh" thì họ là đại diện của giới doanh nghiệp, công chức… và chống luật dẫn độ. Trong phe này có đảng Tự Do, còn đòi thành lập cơ quan điều tra độc lập chống cảnh sát bạo hành. Phe này luôn giữ lập trường cách biệt với phe chính phủ.

Nói cụ thể là không người nào dám ủng hộ đường lối bạo lực của Bắc Kinh vì sợ mất uy tín với dân Hồng Kông và với các đối tác thương mại.

Vậy thì tại sao chính quyền đặc khu lại có quyết định sai lầm gây ra làn sóng phản đối ? Theo Phương Chí Hằng, đó là do "Trung Quốc tự tin quá trớn". Chế độ Tập Cận Bình tưởng đâu có đủ khả năng kiểm sóat tình thế, nên đẩy con chốt đi quá xa, ở Hồng Kông cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Các nhân tố "đồng minh khách quan" này là cơ may cho phong trào dân chủ Hồng Kông.

Tú Anh

*******************

Sinh viên Việt tại Đại học Bách khoa Hong Kong ‘chưa biết bao giờ quay trở lại’ (VOA, 20/11/2019)

Sinh viên Việt Nam tại Đi hc Bách khoa Hong Kong, tâm đim ca cuc đi đu bo lc gia cnh sát và người biu tình hôm 17/11, quyết đnh v nước, nhưng "chưa biết bao gi quay tr li".

hktq6

Một sinh viên Hong Kong b cnh sát bt hôm 18/11.

Chị Hoàng Th Xuân Hương, nghiên cu sinh ngành điu dưỡng, cho VOA tiếng Vit biết rng "t cui tun trước, nhà trường đã gi thư sơ tán khn cp toàn b sinh viên, giáo viên trong trường", và rng vic nghiên cu ca ch "không b gián đon" do "có th tiến hành ti nhà".


"Tuy nhiên, do trườ
ng b phá, khu văn phòng ca em là nơi các bn sinh viên chn làm đim chiến đu vi cnh sát nên hin ti em quyết đnh v Vit Nam mt thi gian. Cũng chưa biết bao gi mi quay tr li Hong Kong", ch Hương nói, và cho biết thêm rng "tại mt s trường ít b phá hoi thì các bn sinh viên đã quay tr li hc tp".

Hãng tin Reuters dẫn li các nhân chng cho biết rng hôm nay, 20/11, vn còn khong 100 người biu tình kt li Đi hc Bách khoa Hong Kong, trong vòng vây ca cnh sát chng bo lon, sau khi hơn 1.000 người đã b bt gi k t hôm 18/11.

Tin cho hay, một s đã tìm cách thoái lui qua cng thoát nước thi nhưng không thành công vì b chính quyn chn li.

hktq7

Một người biu tình tìm cách thoái lui qua đường ng thoát nước thi.

Chị Hương cho biết rng tính c ch, "có ba người Vit Nam đang theo hc" ti Đi hc Bách khoa Hong Kong. "Hai người là nghiên cu sinh và mt bn là sinh viên năm th hai. Hai bn sinh viên kia đã v nước t ngay hôm có biu tình đp phá ti trường", chị cho biết.

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 18/11 thông báo đã "h tr theo yêu cu 40 sinh viên Vit Nam đang theo hc đi hc, thc s và tiến s Hong Kong v nước an toàn". "Hin còn 10 sinh viên Vit Nam và mt s giáo viên, ging viên đang ti các khu vc an toàn", theo thông báo trên Cng thông tin đin t v công tác lãnh s.
Công dân Việ
t Nam cũng được khuyến cáo "cn thc hiện theo hướng dn ca cơ quan chc năng s ti, hn chế đến các khu vc t tp đông người đ tránh xy ra nhng ri ro đáng tiếc" khi ti Hong Kong.

Mấy ngày qua, cuc đi đu gia người biu tình và cnh sát Đi hc Bách khoa Hong Kong đã thu hút s quan tâm của người Vit và đã tr thành mt trong các tin tc được người Vit tìm kiếm nhiu nht trên Google.

Bình luận hôm 20/11, Facebooker Trương Huy San viết : "Ti hôm kia, khi cnh sát vây ráp sinh viên căng thng nht trường Bách khoa Hong Kong, đang đnh hi, ti sao Bc Kinh hung hãn như thế mà Nhà Trng không phát ngôn gì, thì đài M đưa tin, Nhà Trng cho rằng, "Đàm phán tiến trin tt vì phía Trung Quc rt xây dng" ; Trung Quc cũng nói, "Phía M rt xây dng".

Người được nhiu cư dân mng biết ti vi tên gi Osin Huy Đc viết thêm : "'Gi mi đc được bài viết ca t The Guardian, cho biết, Trump "hứa với Tp là s không nhc gì ti Hong Kong chng nào đàm phán mu dch chưa xong". T nhiên cm thy cay đng. S vĩ đi ca nước M là bo v được các giá tr ph quát trên nn tng t do ch s vĩ đi ca nước M đâu ch nm "cán cân thương mi".

hktq8

Một sinh viên b cnh sát bt hôm 18/11 khi tìm cách ri Đi hc Bách khoa Hong Kong.

Trên trang Facebook cá nhân, chị Hoàng Th Xuân Hương dn li bài viết ca mt người tên Nguyn Hng Quý cũng hc Hong Kong, trong đó có đoạn : "‘Chuyn ca người Hong Kong, đ cho người Hong Kong gii quyết’ – sư huynh ca mình đã nói vi mình như vy, và mình thy nó hoàn toàn có lý".

"Không thể ph nhn biu tình Hong Kong mang đến rt nhiu bt tin và lo âu cho chúng mình, nhưng bn thân mình cho rng, mình đã la chn đến Hong Kong, thì lúc nó phn vinh rc r, hay lúc nó bi thương bt n, thì mình đu phi chp nhn", ch Quý viết.

Trong một din biến liên quan ti căng thng Hong Kong, B Ngoi giao Trung Quc hôm 20/11 cho biết đã triu tp mt nhà ngoi giao ca Đi s quán M Bc Kinh, sau khi Thượng vin M nht trí thông qua D lut Dân ch và Nhân quyn Hong Kong.

Phát ngôn viên Cảnh Sng nói rng d lut này "pht l s tht, áp dng tiêu chun kép và can thiệp trng trn vào công vic ni b ca Hong Kong cũng như Trung Quc". "Trung Quc lên án và hoàn toàn bác b vic này", ông Cnh nói.

Viễn Đông

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Người biểu tình Hong Kong kêu gọi chế tài từ Mỹ (VOA, 16/10/2019)

Các nhà hoạt động cổ súy dân chủ cho Hong Kong thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật nhân quyền qua đó có thể áp đặt chế tài thương mại lên trung tâm tài chính quốc tế này, một biện pháp mà những người chỉ trích cho rằng lợi bất cập hại.

hongkong1

Ngưởi biểu tình Hong Kong giương cờ Mỹ trong một cuộc tập họp tối ngày 15/10/2019.

Tại một cuộc tập họp lớn đòi dân chủ, ủng hộ Mỹ tối 14/10 ở trung tâm Hong Kong, người biểu tình kêu gọi thông qua Luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Dự luật này đề ra rủi ro cho quy chế đặc biệt về kinh tế của Hong Kong với Mỹ và ban hành trừng phạt lên các giới chức bị coi là đàn áp quyền tự do căn bản của nhân dân. Dự luật vừa kể được cả hai đảng ở Mỹ hậu thuẫn và dự kiến sẽ được mang ra Hạ viện xem xét sớm nhất là trong tuần này.

Một sinh viên 18 tuổi không muốn nêu tên tại buổi tập họp chia sẻ với VOA rằng dự luật sẽ "là vũ khí hùng mạnh nhất chúng tôi có được tới nay chống lại những người cộng sản Trung Quốc".

Người biểu tình Hong Kong kêu gọi chế tài từ Mỹ (VOA, 16/10/2019)

Các nhà hoạt động cổ súy dân chủ cho Hong Kong thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật nhân quyền qua đó có thể áp đặt chế tài thương mại lên trung tâm tài chính quốc tế này, một biện pháp mà những người chỉ trích cho rằng lợi bất cập hại.

1111111111111111

Ngưởi biểu tình Hong Kong giương cờ Mỹ trong một cuộc tập họp tối ngày 15/10/2019.

Published in Châu Á

Facebook dừng cài sẵn ứng dụng trên điện thoại Huawei (VOA, 07/06/2019)

Hãng Facebook không còn cho phép cài đặt sn các ng dng ca h trên đin thoi Huawei, mt bn tin đc quyn ca Reuters cho hay hôm 7/6. Đây là cú đánh mi nht vào hãng công ngh khng l ca Trung Quc vào lúc hãng này đang cht vt duy trì hot đng trong bối cnh b M cm mua các linh kin và phn mm ca M.

trade1

Biển hin Facebook ti mt trung tâm trin lãm Thượng Hi

Khách hàng đã có điện thoi Huawei vn có th s dng ng dng ca Facebook và cp nht, Facebook nói vi Reuters, vn theo bn tin đc quyn. Nhưng các đin thoi Huawei mi s không còn có th cài đt sn ng dng Facebook, WhatsApp và Instagram.

Động thái ca Facebook dn đến trin vng u ám v doanh s ca hãng Huawei Technologies. Mng kinh doanh đin thoi thông minh đã tr thành ngun to doanh thu ln nht ca hãng hi năm ngoái, nh vào sự tăng trưởng mnh m Châu Âu và Châu Á.

Cách đây ít lâu, hãng Google thuộc tp đoàn Alphabet cho biết h s không còn cung cp phn mm Android cho đin thoi Huawei vào tháng 8, khi kết thúc giai đon 90 ngày hoãn lnh cm ca chính ph Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Google Playstore và tất c các ng dng Google vn s có th được cài cho các mu đin thoi Huawei hin ti, k c nhng mu chưa được phân phi hoc thm chí chưa được sn xut.

Ngược li, lnh cm ca Facebook áp dng cho bt kỳ đin thoi Huawei nào chưa ri khi nhà máy, theo mt người nm v vn đ này. Facebook t chi nói c th là lnh cm này đã được thc hin t khi nào.

trade2

Tên của hãng Facebook ti mt đa đim Paris

Hồi tháng 5, Washington đã cm các công ty Hoa Kỳ cung cp công ngh cho Huawei, mt phn ca chiến dch kéo dài đánh vào hãng này. Hoa Kỳ cáo buc rng Huawei quá thân cn vi chính ph Trung Quc và các thiết b mng vin thông cũng như các sn phm khác của h có th tiếp tay cho các hot đng do thám. Huawei ph nhn các cáo buc đó.

Những người mua các mu đin thoi Huawei hin ti chưa cài đt sn Facebook vn có th ti xung t Google Playstore. Tuy nhiên, các đin thoi Huawei trong tương lai s không có quyền truy cp vào Google Playstore và các ng dng trong đó, tr khi chính ph Hoa Kỳ thay đi chính sách.

Một s khách hàng ti các ca hàng Châu Âu và Châu Á đã nói vi Reuters rng h không mun mua đin thoi Huawei vì nhng điu bt đnh phía trước, còn các nhà phân tích d đoán rng doanh s đin thoi thông minh Huawei s gim mnh.

Theo Reuters

******************

Giới lập pháp Mỹ soạn luật ngăn Trung Quốc do thám học đường (VOA, 06/06/2019)

Một s nhà lp pháp M đang tìm cách thông qua luật khiến cho sinh viên và hc gi Trung Quc khó làm vic ti M hơn, vin dn nhng lo ngi v an ninh trong khi đang có mt cuc chiến tranh thương mi gia Washington và Bc Kinh.

my1

Lp pháp M đang tìm cách thông qua luật khiến cho sinh viên và hc gi Trung Quc khó làm vic ti M hơn

Các thành viên của Quc hi, ch yếu là các ngh sĩ Cộng hòa cùng đảng vi Tng thng Donald Trump, đang son tho các d lut đòi hi các trường đi hc và phòng thí nghim phi khai báo nhiu hơn v ngân qu t Trung Quc, cm sinh viên hoc hc gi có quan h vi quân đi Trung Quc nhp cnh M hoc đ ra những gii hn mi đi vi vic tiếp cn các nghiên cu hc thut nhy cm.

Không tuân thủ có th đưa ti khó khăn v tài chính.

Các dự lut được đ xut càng tăng thêm áp lc đi vi các sinh viên, nhà nghiên cu, công ty và các t chc khác M.

Giữa chiến tranh thương mi M-Trung đang leo thang, các thành viên Quc hi ngày càng lo ngi hàng ngàn sinh viên, giáo sư và nhà nghiên cu Trung Quc ti M có th đ ra mi đe da an ninh bng cách đem thông tin nhy cm v Trung Quc.

Thượng ngh sĩ Cng hòa John Cornyn hôm 4/6 nói ông hi vọng s giành được s ng h lưỡng đng cho Đo lut "Bo toàn An ninh cho Nghiên cu ca Chúng ta", mt d lut mà ông d đnh s gii thiu vào tun sau đ thúc gic các cơ s nghiên cu M làm nhiu hơn na đ bo v những nghiên cu có giá tr.

"Chúng ta đang bị tn công", ông Cornyn nói ti phiên điu trn ca y ban Tài chính Thượng vin xem xét nhng mi đe da t nước ngoài đi vi nghiên cu ca M. "Mc tiêu ca h (Trung Quc) là thng tr M v quân s và kinh tế", ông nói.

Ông Cornyn, cũng là thành viên của y ban Tình báo Thượng vin, gi gii hc thut M là "ngây thơ" v mi đe da t Trung Quc. Ông cnh báo rng ông s không biu quyết chp thun bt kì kế hoch nào trao tin ca người đóng thuế cho các cơ sở công tr phi h ci thin an ninh.

Nhiều d lut riêng l có rt ít cơ hi thông qua mc dù có mi lo ngi lưỡng đng ngày càng tăng trong Quc hi M v ri ro an ninh t Trung Quc.

Trong khi ông Trump và nhiều ngh sĩ Cng hòa khác mun kim soát cht ch hơn đi vi vn đ di trú cũng như cng rn hơn đi vi Trung Quc, phe Dân ch, hin đang kim soát H vin, cnh báo v vic người nhp cư có th cm thy không được chào đón.

Chính quyền Trung Quc bác b nhng cáo buc v do thám hc đường M và đang phn pháo. Hôm 3/6, Bc Kinh cnh báo sinh viên và các hc gi v ri ro M, ch ra các gii hn v thi hn ca visa và nhng v t chi visa.

Ngày 4/6, Trung Quốc m rng cnh báo cho các công ty và du khách. Trung Quốc nói vi các công ty hot đng ti M rng h có th đi mt vi s sách nhiu t cơ quan chp pháp M và vin dn tình trng bo lc súng ng, nhng v cướp và trm cp.

*******************

Mỹ- Trung : Đã đến lúc "tính sổ" lẫn nhau (RFI, 06/06/2019)

Năm 1989, bất chấp vụ trấn áp đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, Hoa Kỳ và trong một chừng mực nào đó là các nước Tây Âu, vẫn chìa tay giữ quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng, ba mươi năm sau, Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau dữ dội trên mọi phương diện. Cây bút xã luận Alain Frachon, trên báo Le Monde ngày 01/06/2019 mỉa mai nhận định : Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đến giờ "tính sổ lẫn nhau".

my2

Cuộc đọ sức Mỹ - Trung giờ chỉ mới bắt đầu ! Reuters/Aly Song

Lợi ích của Mỹ là trên hết

Đầu tiên hết tác giả đặt câu hỏi : Chuyện gì đã xảy ra ? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả nêu ra một chi tiết ít ai biết đến : Vài tuần sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn tháng 06/1989, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George H.W. Bush đã bí mật cử lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, tướng Brent Scowcroft đến Bắc Kinh, cầm theo một bức thư gởi ban lãnh đạo Trung Quốc.

Về mặt chính thức, Hoa Kỳ đã có phản ứng khi thông báo ngừng trao đổi chính trị với Trung Quốc. Nhưng Scowcroft đến cải chính là không nên có sự hiểu lầm. Thông điệp của ông Bush gởi đến Đặng Tiểu Bình gói gọn trong một câu : Tất cả những điều này quả thật là đáng tiếc nhưng không làm thay đổi gì cả mối quan hệ của chúng ta.

Từ cuối những năm 1970, mối quan hệ này đã trở nên chặt chẽ đến mức hình thành mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau cả trong kinh tế lẫn tài chính. Mối quan hệ này đã tạo thuận lợi cho sự cất cánh thần kỳ của Trung Quốc. Cũng nhờ mối quan hệ đặc biệt này mà Hoa Kỳ trở thành một trong những nước đầu tiên được đầu tư vào nền kinh tế mới mẻ của Trung Quốc.

Và trên bình diện chiến lược, mối bang giao này còn giúp Hoa Kỳ có thể cô lập được Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vào thời điểm đó, có thể nói, chính sách của Mỹ với Trung Quốc chịu ảnh hưởng của ngoại trưởng Kissinger – người thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Cuộc chiến công nghệ

Sự cố Thiên An Môn xảy ra cũng không làm "sứt mẻ" mối bang giao của hai nước. Trung Quốc quá quan trọng để mà Mỹ cũng như là Châu Âu lên tiếng phản đối vấn đề nhân quyền. Lợi ích của nước Mỹ là trên hết. Thị trường rộng bao la và một tầng lớp trung lưu giầu có mới trỗi dậy đã làm cho Mỹ và phương Tây lóa mắt. Do vậy, khó có thể mà chọc giận Trung Quốc vì chuyện nhân quyền.

Ba mươi năm sau, tháng 6/2019, Mỹ và Trung Quốc xoay lại đối đầu nhau từ thương mại cho đến công nghệ, với nguy cơ tiềm tàng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự tại vùng biển Tây Thái Bình Dương. Một cách tổng quát, cuộc đối đầu này sẽ kiến tạo diện mạo thế kỷ XXI.

Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường kinh tế thế giới và trong tương lai sẽ là những siêu cường hải quân ngang hàng nhau. Tác giả cho rằng, dù có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì cuộc xung đột giữa hai nước cũng sẽ không suy giảm. Cách nhìn của Mỹ về Trung Quốc vì thế đã thay đổi.

Hoa Kỳ giờ đây mới vỡ lẽ ra rằng sự "thành công mô hình xã hội chủ nghĩa theo đặc tính Trung Hoa đã không sản sinh ra một sự tự do chính trị nào cả". Dưới thời Tập Cận Bình, chế độ còn cứng rắn hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc chơi không "sòng phẳng" : khép cửa thị trường nội địa, đánh cắp công nghệ để nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm Trung Quốc, thao túng tiền tệ… Tóm lại là cạnh tranh bất chính gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, kèm theo đó là chính sách bành trướng kinh tế - chính trị hung hăng của Bắc Kinh ra toàn địa cầu.

Chậm trễ phát hiện, nên giờ đây Washington phải trực diện với một cường quốc, mà lần đầu tiên kể từ năm 1945, được xem như là một đối thủ trong mọi lĩnh vực – kinh tế, công nghệ, quân sự, chính trị. Tình trạng này còn khó khăn hơn do những mối liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quá quan trọng. Nước Mỹ có cảm giác như bị đánh lừa. "Đồng thuận Kissinger" giờ bị cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cùng phản bác.

Cuộc song đấu mới chỉ bắt đầu

Giờ đây, cử tri Mỹ ủng hộ Donald Trump và một bộ phận đảng Dân Chủ cho rằng 40 năm toàn cầu hóa theo xu hướng tân tự do được Ronald Reagan khởi xướng năm 1980, đã giúp cho Trung Quốc trỗi dậy nhưng lại nhấn chìm nước Mỹ xuống hố sâu. Do vậy cần phải "kềm hãm" Trung Quốc. Chiến lược này đã được bắt đầu dưới thời tổng thống Barack Obama.

Tổng thống thuộc Dân Chủ muốn ngăn chận các tham vọng của Trung Quốc trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương bằng dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP : Một liên minh khu vực về kinh tế và chiến lược mà Trung Quốc không được mời dự. Ấy vậy mà ông Trump đã từ bỏ để rồi sau đó thú nhận lấy làm tiếc và khởi động lại cuộc đối đầu.

Một cách tự nhiên, cuộc đối đầu dần chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Trung Quốc đang đe dọa – không biết đúng hay là sai – một trong những trụ cột của sức mạnh Hoa Kỳ : Khả năng sáng tạo tương lai. Vụ Hoa Vi thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghệ và an ninh quốc gia, giữa những bộ vi xử lý và các loại vũ khí hiện nay cũng như là trong tương lai. Do vậy, xung đột không còn là chuyện cán cân thương mại nữa mà là cân bằng chiến lược thế giới.

Theo chiều hướng này, thế giới sẽ lại chứng kiến một cuộc đối đầu Đông – Tây mới, như lời kết luận trong một hồ sơ đặc biệt trên tuần báo The Economist (18-24/05/2019). Đối với Bắc Kinh, thách thức rất đơn giản : chẳng qua là vì Hoa Kỳ không chấp nhận ý tưởng Trung Quốc đã thành công và vươn lên thành cường quốc. Với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách kiến tạo một trật tự thế giới mới chỉ có lợi cho riêng mình. Tác giả kết luận : Cuộc đọ sức thế kỷ chỉ mới bắt đầu mà thôi !

*******************

Mỹ công bố kế hoạch tránh phụ thuộc đất hiếm từ Trung Quốc (RFI, 05/06/2019)

Chính phủ Mỹ cho biết sẽ thực hiện những "bước đi chưa có tiền lệ" nhằm bảo đảm nguồn cung cấp đất hiếm cho các ngành sản xuất thiết bị quân sự và công nghệ cao, tránh phụ thuộc vào nguồn nhập từ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại chưa có hồi kết.

my3

Mỏ khai thác đất hiếm Steenkampskraal ở Nam Phi. Ảnh minh họa. LCM

Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross hôm 04/06/19 cho biết một bản báo cáo mới đã nêu ra 35 nguyên tố và hợp chất có vài trò chiến lược cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ. Trong số đó có uranium, titan và các loại đất hiếm được sử dụng trong chế tạo điện thoại thông minh, máy tính, máy bay, các thiết bị định vị, cũng như các ứng dụng khác.

Bộ trưởng Thương Mại Mỹ, được AFP trích dẫn, cho biết : "Qua các đề nghị được nêu ra trong báo cáo này, chính quyền liên bang sẽ có những bước đi chưa có tiền lệ để bảo đảm cho Mỹ không bị thiếu hụt những loại vật liệu quan trọng này".

Báo cáo, dài 61 trang, được bộ Thương Mại công bố hôm 04/06, xác nhận sự lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu có thể dẫn tới hậu quả nghiệm trọng đối với nền kinh tế và quân sự quốc gia trong trường hợp Trung Quốc dừng cung cấp đất hiếm cho Mỹ.

Báo cáo cũng yêu gọi gia tăng nguồn cung cấp bằng cách "đầu tư và giao thương với các đồng minh", bao gồm Nhật Bản, Úc và Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời hợp thức hóa việc cấp giấy phép nhằm thúc đẩy khai thác nội địa.

Trung Quốc là nguồn cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh kinh tế leo thang, Bắc Kinh đã đe dọa hạn chế xuất khẩu nguồn tài nguyên này như một vũ khí đối phó với thuế nhập khẩu của Mỹ.

Gia Hưng

**************

Tổng thống Trump đe dọa đánh thêm thuế 300 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc (VOA, 06/06/2019)

Tổng thng Donald Trump mi lên tiếng đe da đánh thêm thuế đi vi hàng hóa ca Trung Quc, tr giá "ít nht" 300 t đôla, nhưng nói rng ông nghĩ c Trung Quc và Mexico đu mun đt tha thun đ gii quyết tranh chp thương mi vi Hoa Kỳ.

my4

Tổng thống Donald Trump.

Căng thẳng giữa hai nn kinh tế ln nht thế gii đã gia tăng nhanh chóng k t khi các cuc đàm phán nhm chm dt cuc chiến thương mi đ v hi đu tháng Năm.

Theo Reuters, trong khi ông Trump hôm 6/6 nói rằng các cuc đàm phán vi Trung Quc vn tiếp din, không có cuộc gp trc tiếp nào được t chc k t hôm 10/5, ngày ông Trump tăng thuế t 10% lên 25% đi vi hàng hóa Trung Quc tr giá 200 t đôla, khiến Trung Quc tr đũa.

"Tôi có thể tăng thêm đi vi ít nht 300 t đôla và tôi s thc hin điu đó vào thi đim phù hp", ông Trump nói vi các phóng viên, nhưng không cho biết hàng hóa nào s b nh hưởng, theo Reuters.

"Nhưng tôi nghĩ Trung Quc mun đt mt tha thun và tôi nghĩ Mexico thực s mun đt tha thun".

Phát biểu ti mt cuc hp báo thường kỳ Bc Kinh, phát ngôn viên B Thương mi Trung Quc Gao Feng nói : "Nếu M c tình quyết đnh làm leo thang căng thng, chúng tôi s chiến đu ti cùng".

Phát ngôn viên này nói thêm rằng Bc Kinh s tiến hành "các bin pháp đáp tr cn thiết và kiên quyết bo v các quyn li ca Trung Quc và người dân".

******************

Ông Tập tặng gấu trúc và để Huawei ký hợp đồng 5G với Nga (BBC, 06/06/2019)

Thăm Moscow ba ngày, chủ tịch Tập Cận Bình gọi tổng thống Putin là 'người bạn tốt nhất' và cam kết tăng cường quan hệ.

my5

"Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị" - Tập Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc tới Moscow tối thứ Tư và đã phát biểu gọi nước Nga là đối tác thân thiết của nước ông.

"Trong sáu năm qua, chúng tôi đã gặp nhau 30 lần, và ông Putin là bạn, người đồng cấp tốt nhất của tôi".

Chủ tịch Tập cũng xác nhận "Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị.

Được biết, trường cũ của ông Putin là Đại học quốc gia St Petersburg sẽ trao cho chủ tịch Tập bằng tiến sĩ danh dự.

Thông báo của hai bên cũng cho hay hai lãnh đạo bàn cả về tăng cường hợp tác quân sự.

Thời điểm sát lại gần nhau

Thời điểm diễn ra cuộc gặp cao cấp ở Moscow cũng là lúc quan hệ của Nga với Phương Tây xuống điểm lạnh nhất từ sáu năm qua, và Trung Quốc đang có cuộc thương chiến gay go với Hoa Kỳ, theo BBC News.

Trong khi trên thế giới diễn ra hai cuộc kỷ niệm, tưởng niệm Thiên An Môn (6/1989), và ngày đổ bộ D-Day của Đồng Minh chống phát-xít (06/1944) ở Châu Âu, cả Nga và Trung Quốc đều không tham gia.

my6

Các lãnh đạo cao cấp chứng kiến Huawei ký hợp đồng lớn với chủ tịch MTS, Alexei Kornya để thiết kế mạng 5G cho Nga

Trung Quốc cấm mọi nội dung nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, còn Nga từ một thời gian qua đề cao hơn lễ Chiến thắng chống Phát-xít từ Cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại 1945.

Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Portsmouth, Anh Quốc năm nay, người ta đã không mời tổng thống Nga.

Ông Vladimir Putin có dự lễ tương tự 5 năm trước, đánh dấu 70 năm ngày D-Day.

Phản ứng trước việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói ngày đổ bộ D-Day "không nên bị phóng đại" vì "chính các nỗ lực khổng lồ của Liên Xô hồi đó mới đem lại chiến thắng" trong Thế Chiến 2.

Theo bà Zakharova, "ngày D-Day không có tác động quyết định" cho Thế Chiến 2.

Ngoài sự chia sẻ nhãn quan chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế Nga - Trung cũng ngày càng thắt chặt.

Đường dẫn khí đốt (The Power of Siberia) từ Nga sang Trung Quốc sẽ được hoàn tất năm nay, trị giá 400 tỷ USD.

Đầu tư của Trung Quốc vào Nga đạt 140 triệu USD năm 2017, còn quá nhỏ so với tiềm năng giao thương hai bên.

Cũng trong chuyến thăm của ông Tập, tập đoàn Huawei của Trung Quốc ký với Nga hợp đồng thiết kế mạng 5G ở nước này.

Huawei đang bị Hoa Kỳ đặt vào tầm ngắm và một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng không muốn cho Huawei xây mạng 5G, viện cớ "an ninh về thông tin".

Published in Châu Á

Đòn mới nhất của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc cho thấy rằng hơn một năm đàm phán nhắm tới một thỏa thuận thương mại sâu rộng với Bắc Kinh chưa đi tới đâu cả mà thay vào đó, có thể chỉ tạo ra một thỏa thuận về các điều khoản ly hôn kinh tế.

divorce1

Công nhân Huawei tan việc vào cuối ngày làm việc tại một khuôn viên rộng lớn mới ở Đông Quan, gần Thâm Quyến, Trung Quốc. (Kevin Frayer / Getty Images)

Mối quan hệ giữa hai quốc gia tuy chưa bị hủy hoại đến mức đó, nhưng vào hôm thứ Năm (16, tháng Năm, 2019), căng thẳng đã gia tăng trở lại khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đáp trả hành động mới nhất của chính quyền Trump khi đưa Công ty công nghệ Hoa Vi (Huawei Technologies) của Trung Quốc vào danh sách đen các Công ty xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Động thái chống lại một trong những công ty nổi tiếng nhất của Trung Quốc, một biểu tượng kết nối chính trị giữa khát vọng của chính quyền Trung Quốc đối với giới lãnh đạo công nghệ, đã xổ toẹt triển vọng sớm tái tục đàm phán và dường như đã kích hoạt những phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

Điều đó cũng khiến một số nhà phân tích lên tiếng cảnh báo rằng sau bốn thập kỷ của quan hệ kinh tế chặt chẽ trước giờ, chính quyền Trump có thể đang tìm cách tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - một bước đi có thể làm rung chuyển cả nền kinh tế toàn cầu.

Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết "Hoa Kỳ không nên có các hành động khiêu khích hơn nữa đối với kinh tế Trung Quốc. Hành động này có thể không chỉ tổn hại đối với công ty Huawei mà còn tới mạng lưới sử dụng các thiết bị của Huawei trên toàn thế giới. Hành động này giờ đây chắc chắn sẽ đặt toàn bộ các mối quan hệ kinh tế lên trên bàn đàm phán".

Trump đã trực tiếp tham gia vào các cuộc thảo luận chi tiết về việc trừng phạt công ty Trung Quốc này. Hôm chiều thứ Tư, Trump đến trễ tại cuộc họp về kế hoạch nhập cư tại phòng Roosevelt, vì ông đã phải bàn bạc về các vấn đề thương mại Trung Quốc. Tổng thống thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ không hài lòng với quyết định về Huawei, và rằng điều đó có thể làm cho các cuộc đàm phán thương mại phức tạp thêm.

Nhưng ông mô tả quyết định này là không thể tránh khỏi, khi liên tục nhận xét rằng Trung Quốc đang chiếm lĩnh thế giới vì sức mạnh kỹ thuật.

Theo một người tham dự yêu cầu được giấu tên thì Trump đã nói rằng "Trừ khi chúng ta chống lại họ ngay từ bây giờ, còn nếu không thì sẽ không có cơ hội để làm điều đó trong tương lai". 

Với việc Trump dự kiến ​​gặp Tập Cận Bình trong sáu tuần nữa tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka, Nhật Bản, thì thời điểm ra đòn chống lại Huawei khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ông Dennis Wilder, một cựu phân tích gia về Trung Quốc tại Cục Tình báo Trung ương (CIA), cho biết "Tôi đã rất ngạc nhiên về thời điểm ra đòn. Phải chăng ông Trump lại chọn một quân bài khác ? Hay ông ta đã ngả về phía những người trong chính quyền ủng hộ việc tách rời hai nền kinh tế ?"

Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc và là một cố vấn không thường xuyên của chính quyền Trump, đã kêu gọi Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc, nói rằng tổng thống không ủng hộ việc phá vỡ hoàn toàn các mối quan hệ và chỉ đơn giản là "tự chuẩn bị cho thượng đỉnh sắp tới tại Osaka".

Các cuộc đàm phán thương mại có tầm quan trọng sống còn. Trong tuần này, sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với các nhà lập pháp rằng các quan chức Hoa Kỳ đã lên kế hoạch trở lại Bắc Kinh để sớm tiến hành thêm các cuộc thương lượng, thì hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng họ không hiểu ông Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin có hàm ý gì.

Henry Farrell, một giáo sư khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bắt đầu giống với "một cặp vợ chồng ly dị rất, rất bất hạnh, phải ở chung nhà vì lý do tài chính và cãi nhau liên tục xem ai sẽ ngồi chọn kênh tivi để xem".

Tuy nhiên, bất kỳ một nỗ lực nào nhằm tách biệt hai đối tác thương mại khổng lồ đều sẽ là đáng sợ.

Trao đổi thương mại hàng hóa Hoa Kỳ-Trung Quốc đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2004 đạt tới 660 tỷ đô la vào năm ngoái. Số hàng hoá Trung Quốc nhập vào Mỹ cao gấp 6 lần hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc.

Đây cũng là sự phụ thuộc tài chính : Trung Quốc nắm giữ hơn 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ trong Kho bạc Hoa Kỳ, và là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất về cổ phiếu chứng khoán của chính quyền Hoa Kỳ.

Khi Trung Quốc thời hậu Mao bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970, các tổng thống Hoa Kỳ của cả hai đảng đã vội ăn mừng những lợi ích tiềm năng đối với các công ty Mỹ và dự đoán rằng theo sau đó sẽ là tự do hóa chính trị Trung Quốc.

Nhưng dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã có một bước ngoặt chuyên chế độc đoán, trong khi Trump nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các kêu ca, than phiền đã kéo dài từ lâu của Hoa Kỳ về hành vi trộm cắp các bí mật thương mại và thực tiễn phân biệt đối xử của Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài. Giờ đây, việc Washington coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược hơn là một đối tác tiềm năng đã khuyến khích người ta ủng hộ việc tách rời 2 nền kinh tế hơn.

Hành động của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chống lại Huawei chấm dứt việc nhiều năm chính quyền Hoa Kỳ phải chịu đựng lo ngại về an ninh khi làm ăn với Huawei - công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Cả chính quyền Obama lẫn chính quyền Trump đều lo ngại rằng Huawei có thể tạo công nghệ cửa sau trong các thiết bị nhằm cho phép quan chức Trung Quốc do thám người Mỹ hoặc sẽ làm gián đoạn hay tê liệt các mạng lưới quan trọng của Hoa Kỳ nếu có xung đột.

Trong một thông báo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết rằng họ đã đưa thêm Huawei và các công ty con của Huawei vào "danh sác các thực thể" cần trừng phạt và cho biết "Huawei đang can dự vào các hoạt động gây phương hại cho an ninh quốc gia hoặc cho lợi ích về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ". 

Do đó, bất kỳ một công ty nào muốn bán công nghệ của Mỹ cho Huawei thì trước hết phải có được giấy phép của chính quyền Hoa Kỳ - yêu cầu sẽ đe dọa cắt đứt các dây chuyền cung cấp của công ty Trung Quốc này.

Tại Phố Wall, phần lớn các nhà đầu tư đã chấp nhận tham gia tấn kịch chiến tranh thương mại mới nhất, mặc dù các công ty cung cấp thiết bị cho Huawei đã hứng chịu tổn thất. Chỉ số Dow Jones trung bình đã tăng tới 215 điểm, tương đương 0,8%, lúc đóng cửa ở mức 25.862,68.

Hôm thứ Năm, ông Jim Glassman, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thương mại JPMorgan Chase, đã viết rằng "Mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung quá quan trọng - và có khả năng tạo ra rất nhiều của cải – sẽ bị hy sinh cho chủ nghĩa bảo hộ ngắn hạn. Không có bên nào được lợi từ việc làm gián đoạn dòng chảy thương mại hoặc đảo ngược sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu".

Đó có thể hoặc không thể là quan điểm của chính quyền Trump. Trong năm qua, chính quyền Trump đã thực hiện một số bước đi để làm chậm hoặc đảo ngược sự hội nhập kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Quá trình sàng lọc đề xuất dự án đầu tư vào Hoa Kỳ của các công ty Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn. Các quy định mới nhằm hạn chế xuất khẩu các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và robot sang Trung Quốc đang được soạn thảo. Và Washington đang trở nên khắt khe hơn trong việc cấp thị thực cho các học giả, sinh viên và doanh nhân Trung Quốc.

Scotiabank, một ngân hàng Canada, cho biết các đợt thuế quan nối tiếp của Trump đã khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải trả mức thuế trung bình cao nhất so với mức thuế suất trong hơn 25 năm qua. Quan chức chính quyền đã có giọng điệu ngày càng gay gắt đối với Trung Quốc kể từ bài phát biểu mang tính bước ngoặt vào tháng 10 tại Học viện Hudson của Phó Tổng thống Pence, cảnh báo các công ty về sự nguy hiểm khi làm ăn với Trung Quốc, bao gồm việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức, trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp mạng.

Hồi tháng Tư, Giám đốc FBI là Christopher cho biết rằng "Trung Quốc có vẻ quyết tâm leo thang kinh tế bằng cách lợi dụng chúng ta... Thực tế là một số trong những mối đe dọa này là những mối đe dọa sống còn đối với một doanh nghiệp". 

Ngay cả khi các cuộc đàm phán thương mại kết thức bằng một thỏa thuận có ý nghĩa, cả hai nước đều có thể sẽ có những con đường khác nhau trong các lĩnh vực bao gồm cả sự phát triển của công nghệ tiên tiến.

Các cố vấn của Trump, ngay từ đầu đã bị chia rẽ về mục tiêu và mức độ tái cân bằng thương mại với Trung Quốc. Mnuchin nằm trong số những người tìm cách duy trì mối quan hệ đầu tư và thương mại sinh lợi. Những người khác như Peter Navarro, giám đốc Văn phòng Chính sách Sản xuất và Thương mại của Nhà Trắng, lại muốn giành lại cho người Mỹ các nhà máy đã bị mất.

Có vẻ như đó là một sự hiểu lầm hoàn toàn về thực tế, ông Carlos Gutierrez, chủ tịch của Albright Stonebridge Group và thư ký thương mại của chính quyền của George W. Bush nói. "Rất nhiều điều xảy ra ở đây đều bắt nguồn từ Trung Quốc… Thật không thực tế khi cho rằng chúng ta có thể lấy tất cả những chuỗi cung ứng mà chúng ta xây dựng ở đó và bằng cách nào đó tách mình ra khỏi Trung Quốc".

Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hạn chế vai trò kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đã gặp những vấp váp. Bất chấp những cảnh báo cao cấp về Huawei, Vương quốc Anh và Đức đã từ chối loại công ty này ra khỏi việc cung cấp mạng 5G của họ.

Tương tự như vậy, Ý, một đồng minh khác của Hoa Kỳ, cũng đã bác bỏ sự phản đối của Washington và tham gia chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu mang dấu ấn Tập Cận Bình – Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ông Gutierrez nói "Trung Quốc không tự tách mình ra khỏi thế giới. Mà thậm chí Trung Quốc đang tự ràng buộc vào thế giới còn nhiều hơn. Vào thời điểm mà nhiều người thì thầm vào tai Tổng thống Trump rằng chúng ta có thể tự tách mình ra khỏi thế giới, thì đó có vẻ là một chiến lược tự sát".

David J. Lynch

Nguyên tác : Are the U.S. and China heading for a deal - or a divorce ?, The Washington Post, 16/05/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 22/05/2019

Published in Diễn đàn

Tác động tới Boeing sau biến cố ngừng bay 737 Max ? (BBC, 16/03/2019)

Hai tai nạn máy bay chết người gần đây liên quan Boeing 737 Max đang khiến tập đoàn Mỹ đối mặt việc khôi phục niềm tin về an toàn.

boeing1

737 Max là máy bay bán chạy nhất của hãng Boeing, nay tạm bị ngừng bay cho đến tháng Năm.

Mỹ đã tuyên bố 737 Max sẽ bị tạm ngừng bay cho đến ít nhất tháng Năm.

Một số hãng hàng không nói sẽ tìm kiếm bồi thường trong lúc Boeing tạm ngừng việc giao hàng.

Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng lâu dài cho Boeing còn phụ thuộc kết quả điều tra.

Lo ngại xảy ra sau khi chuyến bay của Ethiopian Airlines gặp nạn hôm Chủ nhật làm chết 157 người.

Tháng 10 năm ngoái, 189 người chết trong tai nạn của Lion Air.

Cơ quan quản lý của Mỹ nói 737 Max, máy bay bán chạy nhất của Boeing, nay tạm bị ngừng bay cho đến tháng Năm.

Đây là mẫu mới, từ mẫu truyền thống 737, và việc giao hàng chỉ mới bắt đầu năm 2017.

Hiện toàn cầu có 370 máy bay này đang hoạt động, trong khi Boeing đã nhận đơn đặt hàng lên tới 5.000 chiếc.

Mỗi máy bay có giá khoảng 45-50 triệu đôla.

boeing2

A320 Neo là đối thủ của 737 Max

Các đơn hàng sẽ thế nào ?

Boeing hiện tạm thời ngừng giao hàng, mặc dù sẽ vẫn làm máy bay này.

Tuy nhiên, một số khách hàng cân nhắc việc hủy.

Garuda Indonesia nói có thể sẽ hủy đơn hàng 20 máy bay.

VietJet của Việt Nam nói đơn hàng 25 tỉ đôla sẽ phụ thuộc kết quả điều tra.

320 Neo của Airbus là đối thủ trực tiếp của 737 Max.

Tuy nhiên, không đơn giản một sớm một chiều để một hãng bay đổi từ Boeing sang Airbus hay ngược lại. Đó là vì một đơn hàng có thể mất nhiều năm trước khi hoàn tất.

Ngoài ra, còn là vấn đề đào tạo phi công.

Peter Morris, từ Ascend, giải thích : "Thường là có phi công Boeing, và phi công Airbus".

Hệ thống điều khiển của hai hãng này khác nhau. Phi công cần có bằng chứng nhận trước khi được lái máy bay hãng khác, nên không dễ dàng.

Nếu 737 Max bị ngừng trong thời gian dài, khách hàng có thể yêu cầu đàm phán lại, khiến Boeing bị ảnh hưởng thu nhập.

boeing3

Các nhà điều tra ở hiện trường tai nạn Ethiopian Airlines

Các hãng bay nói gì ?

Một số hãng nói sẽ đòi bồi thường.

Norwegian Air và Smartwings nghe nói đang đòi Boeing trả tiền.

Nhưng có lẽ Boeing sẽ đủ tiền để vượt qua khó khăn.

Tác động tới các hãng bay ?

Do hiện nay có ít 737 Max đang vận hành, và lệnh ngừng bay xảy ra trong thời điểm không phải là cao điểm trong năm, nên ảnh hưởng chưa lớn.

Nếu tình trạng ngừng bay kéo dài, sẽ phức tạp hơn.

Trong giai đoạn bận rộn, các hãng bay có thể thuê máy bay từ các công ty chuyên biệt. Nếu 'thuê ướt', tức là máy bay cho thuê gồm cả phi hành đoàn, chi phí bảo trì và bảo hiểm, thì có thể tốn khoảng 3.000 đôla một giờ cho loại 737-800.

Hoặc nếu chỉ thuê riêng máy bay không tính dịch vụ, thì mỗi tháng tốn khoảng 230.000 tới 330.000 đôla.

Cổ phiếu Boeing đã mất khoảng 10% từ khi xảy ra tai nạn, tương đương 25 tỉ đôla về giá trị thị trường.

Ảnh hưởng lâu dài còn phụ thuộc nguyên nhân tai nạn.

Nếu là lỗi phần mềm, việc này sẽ nhanh và ít tốn kém hơn lỗi thiết kế.

Nhưng Boeing đối diện khó khăn của việc khôi phục niềm tin.

Năm 2013, 787 của Boeing bị ngừng bay do cháy pin. Nó được sửa, và tiếp tục được đặt hàng lớn.

********************

Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc : Luật mới ảnh hưởng cách kinh doanh (BBC, 16/03/2019)

Trung Quốc đang gấp rút thông qua luật đầu tư nước ngoài trong một nỗ lực rõ ràng nhằm xoa dịu Washington trong khi các nhà đàm phán cố gắng hòa giải hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới khỏi cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Nhưng nó có thành công ?

boeing4

Chỉ một số rất ít đại biểu Quốc hội Trung Quốc dám bỏ phiếu chống lại một dự luật

Khoảng 3.000 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hàng năm của Trung Quốc đã thông qua luật mới vào thứ Sáu.

Họ không phản đối luật này. Đó không phải là cách làm luật ở đây.

Khi một cuộc bỏ phiếu được thực hiện, thông thường chỉ có một số ít người bỏ phiếu chống lại. Số phiếu này chỉ để cho có, mang tính tượng trưng, bởi vì nếu bầu 100% "có" hết lần này đến lần khác thì sẽ trông thật lố bịch.

Nếu có sự phản kháng hay sửa đổi gì đối với bản dự thảo luật, thì những việc này sẽ xảy ra trước khi Đại hội diễn ra, tại một loạt các cuộc họp kín của ủy ban thường trực. Quá trình này có thể mất nhiều năm.

Lần này, bộ luật này chỉ mất ba tháng.

Chính phủ Trung Quốc dường như đã vội vã thông qua luật đầu tư như sính lễ gửi đến Hoa Kỳ trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại.

Tuy nhiên, nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp ở Trung Quốc ở đây coi luật này là một danh sách những chủ định, đề nghị hơn là một bộ quy tắc có luật lệ cụ thể, có thể thi hành được.

Họ lo sợ bộ luật quá lỏng lẻo và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu và thi hành luật khác nhau.

boeing5

Các công ty nước ngoài có thể không phải cộng tác với các công ty địa phương để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nữa

Bộ luật được cho biết sẽ giải quyết được nhưng mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, yêu cầu các công ty nước ngoài hợp tác với một công ty địa phương và tình trạng trợ cấp thiên vị cho các công ty Trung Quốc.

Nó cũng sẽ giải quyết tình trạng ưu ái các công ty Trung Quốc trong việc trao hợp đồng và tình trạng buộc các công ty nước ngoài phải trao các bí mật công nghệ như một vé vào cổng thị trường lớn của Trung Quốc.

Nhưng luật này sẽ không bao gồm tất cả lĩnh vực kinh doanh.

Có một "danh sách đen" gồm 48 lĩnh vực sẽ không được mở cho đầu tư nước ngoài hoặc, trong một số trường hợp, không được mở nếu không có điều kiện hoặc sự cho phép đặc biệt.

Ví dụ, có một lệnh cấm hoàn toàn về đầu tư vào thị trường đánh cá, nghiên cứu gen, giáo dục tôn giáo, phương tiện truyền thông và phát sóng truyền hình.

Được phép đầu tư một phần vào khai thác dầu khí, năng lượng hạt nhân, hàng không, vận hành sân bay và y tế công cộng, và một số các lĩnh vực khác.

Sản xuất ô tô năng lượng không tái tạo sẽ yêu cầu hợp tác với công ty địa phương trong một vài năm nhưng sau đó sẽ bỏ dần.

Đối với các ngành không có trong danh sách, nguyên tắc là các công ty nước ngoài sẽ nhận được sự đối xử tương tự như các công ty Trung Quốc.

boeing6

Trong khi Trung Quốc mở cửa hơn với các công ty nước ngoài, thì nhiều lĩnh vực vẫn bị "đóng kín"

Các công ty nước ngoài có nên cảnh giác ?

Một trong những điều khoản sẽ bao gồm yêu cầu các công ty con địa phương của các công ty nước ngoài báo cáo các chi tiết về hoạt động của họ cho các quan chức Trung Quốc.

Điều này có thể bao gồm các chỉ số hiệu suất liên quan đến quan hệ lao động, số lượng nhân viên tổng thể, hồ sơ ô nhiễm...

Điều đó nghe có vẻ ổn trừ việc các công ty nước ngoài đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải đảm bảo về mặt pháp lý rằng dữ liệu này sẽ không được chuyển cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ - nhưng Bắc Kinh không hề cam kết điều này.

Và rồi thủ tục khiếu nại hứa hẹn đền bù nếu phát hiện bất kỳ hành vi vi phạm nào theo luật mới.

Nếu thủ tục này được điều hành thông qua các tòa án Trung Quốc bình thường, sẽ thường bảo đảm kết quả có lợi cho Đảng Cộng sản, và điều này có vẻ không phải là một cơ chế thực thi thỏa đáng.

Trong những năm qua, chúng tôi đã đưa tin về nhiều trường hợp doanh nhân nước ngoài, đặc biệt là người gốc Trung Quốc, đã bị tống vào tù với tội danh rất đáng nghi ngờ sau một cuộc tranh chấp thương mại với một doanh nhân địa phương được cán bộ Đảng Cộng sản địa phương ủng hộ.

Những người ở đây lâu với tri nhớ tốt thì đều biết rõ điều này và sẽ tiếp cận bộ luật mới với một mức độ thận trọng có thể hiểu được.

Stephen McDonell

Published in Quốc tế

Thương mại và Biển Đông : Mỹ siết thêm gọng kềm trên Trung Quốc (RFI, 21/11/2018)

Trong cùng một ngày, hôm qua, 20/11/2018, Mỹ đã có hai động thái nhắm vào Trung Quốc. Tại Washington, văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ tố cáo Bắc Kinh cố giữ chính sách thương mại "vô lý, bất công" đối với Hoa Kỳ, trong lúc tại Biển Đông, Không Quân Mỹ lại cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay ngang khu vực Biển Đông trong một cử chỉ thị uy. Theo giới quan sát, rõ ràng là Mỹ đang gia tăng sức ép trên Trung Quốc trong bối cảnh lãnh đạo hai nước chuẩn bị gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G.20 vào cuối tháng 11.

mytrung1

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ hai bên phải), thành viên Đoàn thương thuyết Hoa Kỳ với Trung Quốc, rời khách sạn ở Bắc Kinh, ngày 03/05/2018. Reuters/Jason Lee

Trong bản cập nhật cuộc điều tra về chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã thẩm định rằng "Trung Quốc về cơ bản, vẫn chưa thay đổi các chính sách thương mại bất công, vô lý và bóp méo thị trường", mà Mỹ từng nêu lên với Bắc Kinh.

Theo ông Lighthizer, Bắc Kinh đã không phản hồi "một cách xây dựng" với các vấn đề nêu lên, và không có hành động nào đáng kể để giải quyết các lo ngại của Mỹ. Đối với đại diện thương mại Mỹ, Trung Quốc rõ ràng không muốn thay đổi chính sách hiện tại, vẫn tiếp tục các chính sách nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ thông qua Internet, đồng thời tạo rào cản về cấp phép công nghệ, dùng hàng rào này để buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ".

Văn kiện có thể gọi là "luận tội" Trung Quốc này được công bố trước ngày tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề Thượng Đỉnh G20 tại Argentina, được cho là sẽ tăng cường sức ép trên Bắc Kinh, vốn rất muốn tìm lối ra cho cuộc chiến tranh thương mại kéo dài từ nhiều tháng qua.

Áp lực quân sự, ngoại giao

Sức ép về mặt thương mại có dấu hiệu được tiến hành song song với các áp lực trong các lãnh vực quân sự, ngoại giao. Đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc ghé thăm Philippines, một đồng minh của Washington nhưng lại đang xoay trục hướng về Bắc Kinh, Lực Lượng Không Quân Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua loan báo đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay gần Biển Đông, tham gia một công việc "huấn luyện thường kỳ" ở khu vực "lân cận Biển Đông", gần các đảo tranh chấp.

Thông báo của Không Quân Mỹ còn lập lại các từ ngữ mà Trung Quốc rất ghét. Đó là phi vụ của hai chiếc B-52 "phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rông mở".

Không chỉ thị uy trên không, Mỹ còn ra phô trương sức mạnh trên biển. Hãng tin Mỹ AP vào hôm qua xác nhận việc Hải Quân Mỹ quyết định cử hai chiếc tàu sân bay vào Biển Đông. Đó là các hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis. Hai hàng không mẫu hạm này vừa tập trận trên vùng Biển Philippines, sẽ chuyển hướng đi vào Biển Đông.

Trước đó, hôm 17/11 vừa qua, đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, trong một phát biểu tại Canada đã tố cáo Trung Quốc biến các đá ngầm và rạn san hô trên Biển Đông thành một "vạn lý trường thành" tên lửa, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.

Áp lực ngoại giao từ phó tổng thống Mỹ

Trong lãnh vực ngoại giao, áp lực dữ dội nhất và gần đây nhất trên Trung Quốc đến từ phó tổng thống Mỹ Mike Pence, đã không ngần ngại "nã pháo" vào Trung Quốc nhân hai hội nghị ASEAN ở Singapore và APEC ở Papua New Guinea vào tuần trước.

Tại Singapore, ông Pence đã thẳng thắn tuyên bố Biển Đông không phải là của riêng nước nào, một mũi tên rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, nước tự nhận mình là chủ hầu hết Biển Đông.

Còn tại Papua New Guinea, nơi có mặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại đả kích sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của lãnh đạo Bắc Kinh khi khẳng định với các nước khác rằng Hoa Kỳ không bao giờ đề nghị với đối tác của mình "một vành đai bóp nghẹt", hoặc một "con đường một chiều".

Trọng Nghĩa

**********************

Máy bay B 52 của Hoa Kỳ lại bay qua Biển Đông (RFA, 21/11/2018)

Hai máy bay chiến đấu B – 52 H Stratofortress của Hoa Kỳ vừa bay qua Biển Đông từ căn cứ Không quân Andersen ở Guam trong một diễn tập thường kỳ hôm thứ Hai, ngày 19/11.

mytrung2

Hình minh họa. Máy bay B-52 của Mỹ bay từ căn cứ khoogn quân Andersen ở Guam, thực hiện một chuyến bay gần căn cứ Không quân Osan của Nam Hàn hôm 10/1/2016. Bay cùng B-52 là máy bay F-15K Slam Eagle của Nam Hàn và F-16 Falcon của Mỹ. AFP

AP hôm 21/11 trích thông báo của lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho biết chuyến bay lần này của máy bay B-52 hoàn toàn tuân thủ luật quốc tế và cam kết về khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở của Mỹ.

Hồi giữa tháng 10 vừa qua, 2 máy bay B – 52 của Mỹ cũng đã bay gần các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Phía Không quân Mỹ cho biết những chuyến bay này là những chuyến bay đã được phía Mỹ tiến hành thương xuyên từ tháng 3/2014 trở lại đây.

Máy bay và tàu chiến của Mỹ thời gian qua thường xuyên đi vào khu vực Biển Đông, thách thức những đòi hỏi quá đáng về chủ quyền của Trung Quốc tại vùng nước tranh chấp. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo những hành động này của Mỹ là khiêu khích và quân đội Trung Quốc sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã điều tàu chiến đi sát đến mức nguy hiểm tàu Decatur của Hải quân Hoa Kỳ khi tàu này đi gần đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa.

*********************

Biển Đông : Trung Quốc xây thêm cơ sở trên một rạn san hô ở Hoàng Sa (RFI, 21/11/2018)

Bắc Kinh vẫn tiếp tục củng cố các tiền đồn nằm trong tay của họ ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố hôm 20/11/2018 cho thấy Trung Quốc đã xây một công trình mới trên một rạn san hô thuộc quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp với Việt Nam. Công trình này hoàn toàn có thể được dùng cho các mục tiêu quân sự.

mytrung3

"Thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc dựng lên tại quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam. Ảnh chụp ngày 27/07/2012. STR / AFP

Theo cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, Washington, công trình mới đã được Trung Quốc xây dựng trên Đá Bông Bay (Bombay Reef), cách đảo Phú Lâm (Woody Island) 89 km về phía nam đông nam.

Đây là một cấu trúc có quy mô "khiêm tốn", trên nóc có thiết kế một vòm che radar và nhiều tấm pin mặt trời.

Đối với AMTI, cơ sở mới này đáng quan tâm do vị trí chiến lược của Đá Bông Bay, cũng như khả năng Trung Quốc "nhân bản" nhanh chóng loại công trình này ở những nơi khác trên Biển Đông. Tác dụng của công trình này còn chưa rõ ràng, nhưng AMTI cho rằng nó có thể nhằm mục tiêu quân sự.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ giải thích : "Đá Bông Bay nằm ngay cạnh các tuyến vận chuyển chính nối liền Hoàng Sa với Trường Sa ở phía Nam. Bắc Kinh có thể cài đặt trên đó những loại thiết bị cảm biến (sensor) cho phép mở rộng tầm radar của Trung Quốc hoặc là thu thập tín hiệu tình báo trên tuyến đường biển quan trọng đó".

Theo hãng tin Anh Reuters, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và các công trình khác trên các thực thể mà họ chiếm đóng. Việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông đã khiến các láng giềng quan ngại và làm cho Washington giận dữ.

Về công trình mới trên đá Bông Bay, cho đến trưa ngày 21/11, bộ Quốc Phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters, trong lúc phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng thì khẳng định lại rằng chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa không hề có tranh chấp, và không có gì sai trái khi Trung Quốc thực hiện công việc xây dựng trên lãnh thổ của mình.

Tuyên bố trên đây hoàn toàn trái ngược với thực tế vì chính Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm trọn Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974, và hiện nay, Việt Nam vẫn thường xuyên lên tiếng khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.

Reuters cũng đã yêu cầu Việt Nam cho biết ý kiến về việc Trung Quốc xây dựng mới trên Đá Bông Bay, nhưng chưa thấy phản ứng từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự mới trên quần đảo Hoàng Sa (RFA, 21/11/2018)

Trung Quốc vừa tiến hành xây dựng cơ sở quân sự mới trên đảo Bom Bay ở quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam theo hình ảnh vệ tinh được Sáng Kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) - thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, cung cấp hôm 20/11.

mytrung4

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cấu trúc mới được xây trên đảo Bom Bay thuộc Hoàng Sa Courtesy AMTI (CSIS)

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy cấu trúc nhỏ mới được xây trên đảo có mái che radar và các tấm năng lượng mặt trời. Mục đích của cơ sở xây mới này hiện chưa rõ làm gì nhưng theo AMTI đánh giá, có khả năng là để phục vụ mục đích quân sự

Theo AMTI, với vị trí chiến lược của đảo Bom Bay ở Hoàng Sa, việc xây mới là đáng quan tâm và có khả năng những cấu trúc tương tự cũng sẽ được Trung Quốc cho xây lắp ở những nơi khác ở Biển Đông.

AMTI đánh giá đảo Bom Bay nằm cạnh những tuyến đường biển chính giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến vị trí của đảo này trở nên quan trọng cho việc lắp đặt các radar hoặc cơ sở thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc.

Khi được hỏi về phản ứng liên quan đến thông tin mới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói ông không biết nhưng khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng trên các vùng chủ quyền của Trung Quốc vì vậy không có gì sai.

Published in Quốc tế

Mỹ giục Trung Quốc ngừng quân sự hóa, Trung Quốc yêu cầu Mỹ thôi điều tàu chiến tới Biển Đông (BBC, 10/11/2018)

Các quan chức Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng quân sự hóa khu vực Biển Đông đang có tranh chấp trong một cuộc họp ngoại giao quân sự cấp cao hôm 9/11.

bd1

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis tại cuộc họp báo hôm 9/11.

Trong lúc đó, phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng điều tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các hòn đảo và bãi đá mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Cuộc họp thường niên Đối thoại Ngoại giao và Quân sự Mỹ - Trung diễn ra tại Washington hôm thứ Sáu 9/11.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã gặp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ông Ngụy Phượng Hòa.

Được dự kiến tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng trước, cuộc họp sau đó đã bị hoãn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chỉ trích Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo và bãi đá ở Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định nước này có chủ quyền.

"Chúng tôi vẫn có lo ngại về các hoạt động và việc quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc", ông Pompeo phát biểu sau cuộc họp. "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc thực hiện các cam kết đã có ở khu vực này".

Ông Dương Khiết Trì, cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người có kinh nghiệm xây dựng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, nói Trung Quốc đã cam kết "không đối đầu" nhưng Bắc Kinh có quyền xây dựng "các cơ sở quốc phòng cần thiết" ở nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis nói rõ yêu cầu này của Trung Quốc không được Washington để ý tới, và khẳng định Mỹ hành động theo luật quốc tế để bảo vệ khả năng tiếp cận tới Biển Đông cho Mỹ và các quốc gia khác.

bd2

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa

Trung Quốc phủ nhận tự do hàng hải bị cản trở

Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp hôm thứ Sáu, Ủy viên Quốc vụ, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc ông Dương Khiết Trì nói :

"Phía Trung Quốc cam kết cho hòa bình và phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi tôn trọng lợi ích của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, chúng tôi trông đợi Hoa Kỳ tôn trọng lợi ích an ninh của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương, tôn trọng chủ quyền và lợi ích phát triển của Trung Quốc.

"Trung Quốc đã tiến hành xây dựng trên các đảo và bãi đá của chúng tôi. Hầu hết chúng là các căn cứ dân sự. Mục đích là để phục vụ lợi ích của người dân Trung Quốc và cũng là để mang lại điều tốt cho những nước khác.

"Đồng thời, điều cần thiết cho Trung Quốc là xây dựng những cơ sở an ninh nhất định đáp lại các mối đe dọa tiềm năng từ bên ngoài. Chúng tôi tin rằng không một quốc gia nào có thể lấy cớ để tiến hành quân sự hóa ở khu vực này. Thực ra, theo đuổi quân sự hóa trong khu vực không những làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong khu vực, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các nước có những hành động đó. Không có chuyện tự do hàng hải và đường bay trên không bị cản trở, nên dùng tự do hàng hải và bay trên không làm lý do để theo đuổi các hành động quân sự là phi lý".

Trả lời câu hỏi của một phóng viên về những điều cụ thể phía Mỹ và Trung Quốc đang làm để xây dựng một cơ chế quân sự tránh xung đột, ông Dương Khiết Trì đáp :

"Trong phần thảo luận của chúng tôi hôm nay, phía Trung Quốc nói rõ cho phía Mỹ rằng Mỹ phải ngừng điều tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc và ngừng các hành động làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Và chúng tôi yêu cầu Mỹ đóng vai trò xây dựng cho hòa bình và phát triển ở Biển Đông. Điều đó sẽ giúp giảm các nguy cơ an ninh".

Cuộc họp "thẳng thắn và xây dựng"

Trong một thông cáo đưa ra hôm thứ Bảy 10/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả cuộc họp là "thẳng thắn, xây dựng và rất thành công".

Ngoài chủ đề tự do hàng hải trên các vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương, hai bên cũng trao đổi thẳng thắn về những điểm khác biệt, trong đó có chiến tranh thương mại, một nước Đài Loan tự trị và việc Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.

Cuộc họp giữa hai bên được cho là nhằm kiềm chế tổn hại của mối quan hệ giữa hai bên, đã xấu đi nhiều trong vài tháng qua, và để mở đường cho cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng 11.

"Hoa Kỳ không theo đuổi một cuộc Chiến tranh Lạnh hay một chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại cuộc họp báo.

Cho dù Hoa Kỳ và Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khó khăn, "hợp tác vẫn là điều chủ chốt trong nhiều vấn đề", ông nói và dẫn chiếu nỗ lực thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân.

********************

Mỹ Trung tiếp tục tranh cãi về Biển Đông (RFA, 10/11/2018)

Tại đối thoại ngoại giao an ninh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Washitong DC hôm thứ Sáu, ngày 9/11, lãnh đạo hai nước tiếp tục cho thấy có những bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông.

bd3

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (thứ hai bên phải) bắt tay với người đồng nhiệm Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoàng (thứ hai bên trái), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (trái) và Ủy viên Bộ chính trị đảng CS Trung Quốc Dương Khiết Trì (phải) tại đối thoại ngoại giao an ninh ở Washington DC hôm 9/11/2018 - AFP

Phát biểu tại cuộc họp báo sau đối thoại, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ những lo ngại về những hoạt động quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc, và yêu cầu Trung Quốc phải hành xử đúng như những cam kết của nước này trong khu vực.

Thông cáo báo chí sau cuộc gặp từ phía Mỹ cho biết Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc phải rút các giàn tên lửa khỏi các thực thể mà nước này cho xây lấp ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước Châu Á khác, yêu cầu tất cả các quốc tia nên tránh giải quyết tranh chấp qua xâm lấn hay đe doạ.

Đáp lời, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng Trung Quốc cam kết không đối đầu nhưng Bắc Kinh có quyền xây dựng những cơ sở quốc phòng cần thiết trên các khu vực mà nước này cho là thuộc chủ quyền của mình. Ông Dương cũng thúc giục Washington phải ngừng ngay lập tức việc điều tàu chiến và máy bay chiến đấu đến Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói Washington sẽ không nghe Theo đòi hỏi này của Trung Quốc, khẳng định Hoa Kỳ chỉ thực hiện các hoạt động theo luật quốc tế để đảm bảo quyền tự do hàng hải của Mỹ và các nước khác tại khu vực Biển Đông.

Bất chấp những bất đồng còn tồn tại, thông cáo sau đối thoại nhấn mạnh hai bên đồng ý ủng hộ một giải pháp hòa bình các tranh chấp và các vấn đề khác trong khu vực.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/11 cho biết đối thoại giữa hai bên mang tính xây dựng và có kết quả.

********************

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông (RFI, 10/11/2018)

Mỹ và Trung Quốc không ngừng cáo buộc nhau gây căng thẳng ở Biển Đông trong khuôn khổ cuộc đối thoại thường niên 2+2 về an ninh và ngoại giao tại Washington ngày 09/11/2018.

bd4

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và chánh văn phòng đối ngoại đảng CS Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc họp báo ngày 09/11/2018 tại Washington. Reuters/Leah Millis

Theo hãng tin AFP, trả lời họp báo sau buổi làm việc với phái đoàn Trung Quốc, chánh văn phòng đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh : "Chúng tôi tiếp tục quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc và quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các cam kết của mình trong lĩnh vực này".

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis kêu gọi "giảm nguy cơ tính toán sai lầm" có thể dẫn đến các cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Về phía phái đoàn Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh kiên quyết tránh mọi va chạm tại Biển Đông, đồng thời yêu cầu Mỹ ngừng điều chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, cũng như chấm dứt các "hành động phá hoại chủ quyền của Trung Quốc" tại Biển Đông.

Ông Dương Khiết Trì cũng kêu gọi Washington chấm dứt "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc" liên quan đến nhân quyền, ngụ ý đến các trại cải tạo người Duy Ngô Nghĩ và sắc dân thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương.

Dù "cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hữu nghị", theo ngoại trưởng Mỹ, AFP cho rằng hai nước không tìm cách che giấu những bất đồng sâu sắc trong nhiều chủ đề quan trọng. Tuy nhiên, ông Pompeo trấn an rằng sẽ tránh "một cuộc chiến tranh lạnh mới".

Thương mại và hạt nhân Bắc Triều Tiên

Cũng trong buổi họp báo, đại diện cho ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Khiết Trì tuyên bố hy vọng đôi bên sớm tìm ra đồng thuận. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thì tránh đề cập nhiều tới chủ đề này.

Về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Mike Pompeo kêu gọi Bắc Kinh duy trì áp lực lên chính quyền Bình Nhưỡng, hợp tác với Washington nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên cho tới khi nào quốc gia này bãi bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân.

Đáp lời ngoại trưởng Mỹ, chánh Văn Phòng Đối Ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Vương Khiết Trì, nhắc lại lập trường của Bắc Kinh : "Ủng hộ công cuộc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực qua đối thoại và đàm phán" và Trung Quốc "tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh" các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Bắc Kinh cũng hy vọng Mỹ và Bắc Triều Tiên chóng nối lại đàm phán sau khi Washington hoãn cuộc gặp hôm 08/11/2018 với phó chủ tịch đảng Lao Động Bắc Triều Tiên, Kim Yong-chol. Nhân vật này được coi là cánh tay mặt của chủ tịch Kim Jong Un.

Phát biểu ngày 09/11/2018, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley giải thích phía Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng. Còn ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết Bình Nhưỡng và Washington đang tìm kiếm một thời điểm thích hợp cho cuộc gặp được dự trù giữa các ông Mike Pompeo và Kim Yong-chol.

Thu Hằng, Thanh Hà

Published in Châu Á

Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử quan hệ lâu đời phức tạp, và trong thời hiện tại, hai quốc gia này lại gắn chặt với nhau bằng ý thức hệ cộng sản, thiết chế chính trị tương đồng. Trong những sự tương đồng đau đớn đó có sự dị biệt về quy mô của nền kinh tế, thu nhập hàng năm trên đầu người với phần thấp kém thuộc về phía Việt Nam. Nếu nền tảng của sự phát triển kinh tế-xã hội là sự sáng tạo , chua xót thay, nền kinh tế Việt Nam hiện không có tính sáng tạo, và nền kinh tế Trung Quốc có tính sáng tạo thấp (các thành quả sáng tạo của Trung Quốc đến từ cướp đoạt công nghệ dưới nhiều hình thức). Cả Việt Nam và Trung Quốc liệu sẽ có lựa chọn nào cho sự phát triển ?

chon1

Các thách thức về kinh tế và xã hội đang đòi hỏi Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn một thiết chế chính trị tiến bộ hơn thiết chế chính trị hiện tại

Việt Nam có thu nhập GDP bình quân là 2300 USD/người/năm, nằm trong số những nước thấp nhất trên thế giới. Vậy Việt Nam cần gì để phát triển ?

Trung Quốc có GDP bình quân là 8600 USD/người/năm và nằm trong hiện trạng bẫy thu nhập trung bình thấp- một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nền kinh tế buộc phải có một lựa chọn quyết định để phát triển ở mức tầm cao hơn, hoặc phải hài lòng và chấp nhận tình trạng trung bình thấp đó. Vậy, Trung Quốc cần gì để thoát ra khỏi tình trạng bẫy thu nhập trung bình thấp đó ?

David Shambaugh, một học giả nổi tiếng người Mỹ đã viết trong cuốn China's Future - Tương Lai Trung Quốc, rằng : "Phát triển tương lai của Trung Quốc cũng sẽ là bài kiểm tra của các cuộc tranh luận triền miên giữa các nhà khoa học xã hội về vấn đề liệu dân chủ hóa chính trị có cần đi cùng hiện đại hóa kinh tế. Cho đến nay, chưa từng có trường hợp một nước phát triển kinh tế hiện đại mà không đồng thời dân chủ hóa. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa là dân chủ không chỉ là kết quả của hiện đại hóa- nó cũng là nhân tố hỗ trợ cần thiết của quá trình này. Tối thiểu, chúng là quá trình cộng sinh". Quan điểm của David Shambaugh cũng là quan điểm của nhiều học giả chuyên nghiên cứu về các chế độ độc tài toàn trị. Nếu theo quan điểm của David Shambaugh, để thoát bẫy thu nhập trung bình thấp, Trung Quốc bắt buộc phải thay đổi về chính trị, hay nói cách khác, thay đổi chính trị ở Trung Quốc là bắt buộc.

Trung Quốc trong giai đoạn 1998 đến 2008 đã có những sự cởi mở khá rộng rãi về xã hội dân sự, về truyền thông báo chí, về cách đối xử bao dung với người dân. Trong giai đoạn này, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc luôn tăng trưởng ở mức cao, trung bình là 8,7%năm. Phải chăng đó là thành quả của sự khá cởi mở ? Nhưng kể từ năm 2009 trở đi, Trung Quốc đã kiên quyết giải tán xã hội dân sự yếu ớt, siết chặt truyền thông báo chí, tăng cường đàn áp dân chúng. Đặc biệt, kể từ khi Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực vào năm 2012, chính quyền Trung Quốc ngày càng độc tài sắt máu. Các trại cải tạo mọc lên như nấm ở Tân Cương, hệ thống camera nhận diện khuôn mặt, chỉ số đánh giá tín nhiệm công dân, truyền thông báo chí tung hô Tập Cận Bình, đàn áp khốc liệt các cuộc phản kháng...là những bằng chứng cho thấy chính thể Trung Quốc càng ngày càng độc tài toàn trị. Trong giai đoạn 6 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, tính trung bình là 6,7%/năm. Phải chăng, các yếu tố tự do vừa mới nảy nở đã mau chóng bị dập tắt là nguyên nhân làm chậm lại quá trình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ?

Trung Quốc sẽ lựa chọn thiết chế chính trị tự do, dân chủ- nền tảng làm nảy sinh tính sáng tạo để phát triển, hay Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện thể chế chính trị độc tài toàn trị để rồi mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp ? Từ khoảng 30 năm nay, nhiều học giả, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã đưa ra nhiều dự báo về tương lai Trung Quốc. Đa phần các dự báo đều trực diện nêu lên thời điểm nền kinh tế Trung Quốc sẽ đổ vỡ, thể chế chính trị Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng tất cả đều sai. Giờ đây, đối với các học giả, việc dự báo về tương lai của Trung Quốc- cũng là dự báo về tương lai của Việt Nam, khó khăn như việc tìm kim dưới đáy biển. Tuy không thể dự báo, tuy không đưa ra dự đoán, nhưng cần phải đưa ra những con đường mà Trung Quốc- dĩ nhiên là cả Việt Nam, phải lựa chọn để phát triển đối với Việt Nam, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp đối với Trung Quốc.

Nếu cả Trung Quốc và Việt Nam đều lựa chọn thể chế độc tài toàn trị hiện nay, thì, Trung Quốc sẽ khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp, và đành phải chấp nhận vị thế của một kẻ chiếu dưới về kinh tế và quyền lực mềm, bởi không thể nào hiện đại hóa kinh tế nếu không có dân chủ. Nếu lựa chọn thể chế độc tài toàn trị hiện nay, sự bất ổn ở Trung Quốc sẽ càng ngày càng dâng cao(vào năm 2015, Trung Quốc có 210.000 cuộc phản kháng có từ 100 người đến hơn 10.000 người so với 9.800 cuộc phản kháng vào năm 1998) kéo theo sự trì trệ về kinh tế và xã hội. Việt Nam, nếu vẫn chọn độc tài toàn trị thì kinh tế sẽ phát triển ở cấp số cộng trong khi thế giới phát triển với cấp số nhân, và bất ổn xã hội ngày càng lớn. Từ khoảng 5 năm nay, các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam đã chính thức thừa nhận sự tụt hậu về kinh tế của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng, Châu Á và thế giới nói chung. Và những thực tế xã hội đau lòng đã xuất hiện với tần suất liên tục. Nỗi đau Thủ Thiêm đang rộ lên là điển hình cho những bất công và cay đắng ở Việt Nam. Nhưng khi Trung Quốc đã thay đổi hiến pháp để ông Tập Cận Bình nắm quyền trọn đời, khi ông Nguyễn Phú Trọng sắp có trong tay chức vụ chủ tịch nước, có vẻ như, cả Trung Quốc và Việt Nam đều kiên định con đường độc tài toàn trị, ít nhất là trong vòng 5-10 năm nữa.

Con đường thứ hai mà Trung Quốc và Việt Nam có thể lựa chọn là thiết chế chính trị độc tài mềm đang tồn tại ở khá nhiều quốc gia với đặc trưng có nền kinh tế thị trường khá cao, có đối lập vừa phải, có đa nguyên chính trị tương đối, có xã hội dân sự tương đối rộng khắp, có báo chí truyền thông chút ít tự do. Phẩm chất của mô hình chính trị này là xã hội có tự do tương đối nên sẽ có sáng tạo tương đối, và có các chính sách thực dụng giúp kinh tế phát triển. Nếu lựa chọn con đường này, Trung Quốc sẽ thoát ra bẫy thu nhập trung bình thấp, xã hội bất ổn ở mức thấp, và Trung Quốc sẽ có tiếng nói khá trọng lượng đối với cộng đồng quốc tế, có hành xử trách nhiệm. Nếu Việt Nam lựa chọn con đường này, Việt Nam sẽ tương đối phát triển, và tiến nhanh về bẫy thu nhập trung bình thấp mà Trung Quốc đang vướng phải, xã hội Việt Nam có độ bất ổn thấp.

Con đường thứ ba mà Trung Quốc và Việt Nam có thể lựa chọn là xây dựng một thể chế dân chủ nửa vời kiểu Singapore với đặc điểm đa đảng nhưng đa nguyên chính trị thấp, đảng cầm quyền nhưng tam quyền phân lập đích thực, triệt để một nền kinh tế thị trường, xã hội dân sự phát triển cao, tự do báo chí ở mức khá cao. Cách đây khoảng 20-30 năm về trước, Trung Quốc đã muốn đi theo hình mẫu Singapore, nhưng sau biến cố Thiên An Môn vào năm 1989, ông Đặng Tiểu Bình đã âm thầm tiêu diệt ước mơ này. Nếu Trung Quốc đã có ước mơ đó tại sao không nghĩ rằng họ sẽ mơ ước lại ? Giờ đây, cả chính thể và người dân Việt Nam đều ngưỡng mộ đất nước Singapore, thế tại sao họ không cố gắng xây dựng đất nước theo hình mẫu ấy ? Nếu chọn con đường dân chủ nửa vời theo kiểu Singapore, cả Trung Quốc và Việt Nam sẽ mau chóng phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.

Có chọn lựa nào, có con đường nào khác cho Trung Quốc và Việt Nam ? Có con đường mà nhân loại văn minh đã dày công vun đắp và trên con đường ấy luôn ngập tràn yêu thương, bao dung và tha thứ. Đó là con đường tự do, dân chủ hoàn toàn theo kiểu Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand, Canada, Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có sức hấp dẫn cực kỳ lớn đối với thế giới thứ ba và thế giới thứ nhất. Nếu cả Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn con đường này, đấy là niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ riêng của nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, mà còn là niềm hạnh phúc vô bến vô bờ của nhân dân toàn thế giới.

Các thách thức về kinh tế và xã hội đang đòi hỏi Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn một thiết chế chính trị tiến bộ hơn thiết chế chính trị hiện tại, và đây không phải là một lựa chọn may rủi mà là sự lựa chọn dựa trên thông minh hay ngu xuẩn. Kẻ thông minh sẽ có lựa chọn thông minh, kẻ ngu xuẩn sẽ có lựa chọn ngu xuẩn.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 22/10/2018

Published in Diễn đàn

Đọ sức thương mại với Mỹ : Bắc Kinh dè dặt do sợ lãnh đòn nặng

Mỹ tái áp đặt trừng phạt kinh tế Iran, Luân Đôn cáo buộc Paris làm suy yếu vị thế trung tâm tài chính của Anh Quốc, vua đầu bếp Pháp Joel Robuchon qua đời là một số tít lớn trang nhất các báo hôm nay.

dosuc1

Đồng đô la Mỹ và đồng nhân dân tệ Trung Quốc. Reuters/Thomas White

Về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Le Monde có bài phân tích về các phản ứng rất dè dặt từ phía Bắc Kinh, trước viễn cảnh Trung Quốc chịu nhiều tổn thất nặng nề, xét về "trung hạn".

Bài "Thương mại : Trung Quốc chưa muốn xung trận" của Le Monde mở đầu với nhận định "Bắc Kinh đang bị kẹp giữa hai gọng kìm". Một mặt, chắc chắn Trung Quốc không thể làm thinh trước các đe dọa tăng thuế với 200 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ. Ngày 3/8 vừa qua, Bắc Kinh đã trả lời bằng các biện pháp đánh thuế 60 tỉ đô la hàng Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Trung Quốc cũng hiểu rằng không thể địch lại với chính quyền Donald Trump trong cuộc chạy đua gia tăng trừng phạt hàng hóa nhập khẩu.

Lý do đơn giản là Trung Quốc chỉ nhập khẩu có 130 tỉ đô la hàng hóa Mỹ hàng năm, trong lúc Hoa Kỳ nhập đến 550 tỉ đô la hàng Trung Quốc.

Chênh lệnh rất lớn này buộc Bắc Kinh phản ứng rất chừng mực. Bộ Thương mại Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ trả đũa "về mặt số lượng", nhưng đồng thời cả "về mặt chất lượng". "Về mặt chất lượng" có nghĩa là, không chỉ hàng xuất khẩu Mỹ, mà cả các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc cũng sẽ là đối tượng trừng phạt.

Thế nhưng trên thực tế, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh thực sự làm đúng như nói. Ngay giữa tháng 7 vừa qua, việc phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) đón tiếp ông chủ doanh nghiệp Mỹ Tesla nổi tiếng ngay tại Trung Nam Hải – được coi là đầu não của chính quyền Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng cửa cho các doanh nghiệp Mỹ. Elon Musk đến Trung Quốc ký hợp đồng hợp đồng xây dựng một nhà máy lớn tại Thượng Hải.

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc chưa biết cách làm thế nào để khiến Donald Trump nguôi giận. Đích thân phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) – một cựu sinh viên trường Harvard - đến Washington hồi tháng 5, với hy vọng tìm được một thỏa thuận nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ, với các biện pháp như nới lỏng hàng rào thuế quan với máy bay và đậu nành Mỹ. Tuy nhiên, thương thuyết không đạt kết quả.

Theo một giảng viên đại học Trung Quốc, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã bị động trước cuộc chiến về thuế của Mỹ, và tìm cách tránh né, bởi về trung hạn, xung đột với Mỹ sẽ gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc.

Bắc Kinh cấm báo chí dùng từ "chiến tranh thương mại"

Lo ngại căng thẳng với Mỹ gây bất lợi trong nội bộ, Bắc Kinh đã ra lệnh cho báo chí nhà nước không được sử dụng cụm từ "chiến tranh thương mại", mà phải thay bằng những cách diễn đạt khác mềm mại hơn. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh cũng buộc báo chí ngừng quảng bá cho chương trình "Made in China 2025", dự kiến đầu tư ồ ạt, để biến Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ mũi nhọn. Một chương trình vốn bị lên án mạnh mẽ tại Mỹ, Washington cáo buộc Trung Quốc cạnh tranh bất chính.

Thêm một yếu tố nữa khiến Bắc Kinh lo ngại hơn, đó là trong tháng vừa qua, Hoa Kỳ và Liên Âu đã đạt được một thỏa thuận hưu chiến về thương mại. Bruxelles và Tokyo cũng nhanh chóng thông qua một thỏa thuận mậu dịch tự do. Trung Quốc ngày càng cảm thấy cô độc, bởi Liên Âu có cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ, chống lại chính sách quản lý chặt thị trường của Bắc Kinh.

Theo giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), Viện Công Nghệ Bắc Kinh, thì "cuộc chiến tranh kinh tế" hiện nay có mặt tích cực của nó, đó là điều này buộc Trung Quốc phải gia tăng các cải cách, có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

WTO : Ba cải cách chống Trung Quốc thao túng thị trường

Cuộc chiến thương mại mà tổng thống Mỹ vừa khởi sự, ngoài Trung Quốc là đối thủ trực tiếp, còn có một đích ngắm khác, đó là gây áp lực để buộc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) - định chế thương mại lớn nhất của thế giới, với 164 thành viên - phải cải cách.

Bài "Cải cách WTO : Những hướng đi bắt đầu xuất hiện" của Les Echos nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc trong ít tháng gần đây bắt đầu có các nỗ lực đi theo hướng này. Les Echos điểm lại năm hướng cải cách, trong đó không phải hướng nào cũng được Washington hưởng ứng. Tuy nhiên đa số có mục tiêu hạn chế các can thiệp của chính quyền vào thị trường, gây bất lợi cho các nước khác. Đích nhắm chủ yếu không ai khác hơn là Trung Quốc.

Les Echos nhắc đến ba cải cách chủ yếu chống lại việc thao túng thị trường. Thứ nhất là minh bạch hóa các khoản trợ giá của chính quyền cho doanh nghiệp. Cho đến nay, hơn một nửa quốc gia thành viên WTO không thông báo về trợ giá, do vậy các nước bị thiệt khó đưa ra các biện pháp trả đũa tương xứng. Liên Hiệp Châu Âu đề nghị minh bạch hoàn toàn, quốc gia nào không cung cấp thông tin sẽ bị trừng phạt.

Cải cách thứ hai là chống lại các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. "Chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc" là đích ngắm chính, bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là xương sống của hệ thống kinh tế nước này. Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Mexico cùng chung quan điểm không nhắm mắt làm ngơ trước việc các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc được hưởng các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường, được coi là thủ phạm của cạnh tranh bất chính, và gia tăng tình trạng nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc, do Nhà nước nắm, sản xuất dư thừa, và các mặt hàng này được bán ồ ạt ra các thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề khó với trường hợp Trung Quốc, đó là còn cần phải tìm ra các biện pháp riêng đối với những doanh nghiệp, về hình thức là của tư nhân, nhưng thực chất do một thành viên của đảng cộng sản chi phối.

Một cải cách quan trọng khác, mà Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ cùng ủng hộ. Đó là phải sửa đổi quy định của WTO để chấm dứt tình trạng nhiều quốc gia sở tại, đặc biệt là Trung Quốc, gây áp lực buộc các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao công nghệ, bản quyền. Cho đến nay, các quy định của WTO chưa cho phép khắc phục các tệ nạn trong lĩnh vực này.

Đối đầu với Mỹ, Bắc Kinh nhập nhiều hơn hàng Châu Á

Về ảnh hưởng lâu dài của cuộc chiến tăng thuế nhập khẩu mà Washing đang tiến hành, Le Monde có bài dự báo : "Cuộc chiến thương mại của Mỹ có thể vẽ lại các dòng lưu chuyển hàng hóa toàn cầu". Châu Á là một khu vực có triển vọng được hưởng lợi trong bối cảnh này.

Do cuộc chiến thương mại với Mỹ, xu hướng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu từ các nước trong vùng, vốn đã gia tăng, sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn. Theo kinh tế gia trưởng của tập đoàn Edmond Rothschild, đi liền với việc tăng thuế với hàng hóa nông phẩm Mỹ, Trung Quốc cũng hạ thuế đối với hàng hóa từ nhiều nước trong khu vực, như Hàn Quốc, Ấn Độ, Lào, Sril Lanka… để cân bằng lại. Thuế nhập khẩu xe hơi của Trung Quốc từ các nước láng giềng cũng giảm xuống.

Riêng về vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ trong bối cảnh chiến tranh kinh tế với Mỹ khởi sự, theo Les Echos, chính quyền Trung Quốc đang lo ngại đồng tiền quốc gia sụt giá quá nhanh. Đồng nhân dân tệ sụt liên tục từ 8 tuần qua, lần đầu tiên kể từ năm 1994. Đồng nhân dân tệ xuống giá giúp cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, nhưng mặt khác nếu xuống quá mạnh, vượt vòng kiểm soát, sẽ gây lạm phát và làm mất lòng tin trong xã hội. Gần 80% các nhà đầu tư chờ đợi đồng tiền Trung Quốc tiếp tục xuống giá.

Iran : Kinh tế điêu đứng, nhưng phe cực đoan có thể mạnh hơn

Mỹ tái áp đặt trừng phạt kinh tế với Iran là một chủ đề thời sự lớn. Le Monde có bài xã luận "Iran : Trump và chiếc đuôi sư tử". Bài viết nhấn mạnh đến không khí căng thẳng giữa Washington và Tehran như bên bờ vực chiến tranh. Lập trường của chính quyền Trump là buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới, Washington không chấp nhận Iran mở rộng ảnh hưởng, nhằm "thống trị" vùng Trung Đông. "Đuôi sư tử" là lời lẽ bóng gió mà tổng thống Iran dùng, để đe Mỹ đừng đụng đến Iran mà mang họa.

Về phần mình, La Croix có bài xã luận "Người Iran bị kẹt" nhắc nhở đến một điều là, với chiến dịch tái áp đặt trừng phạt, tổng thống Mỹ có thể thành công trong cuộc bầu cử giữa kỳ tới, nhận được nhiều ủng hộ của cử tri hơn do tỏ ra "cứng rắn" với một chế độ không được lòng dân, nhưng một điều nghịch lý là, các trừng phạt này có thể khiến "phe cực đoan nhất" của chế độ mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ bất ổn gia tăng khu vực.

Cũng La Croix có bài của chuyên gia Mahnaz Shirali (Viện Công giáo Paris), ghi nhận là "chế độ Cộng hòa Hồi giáo Iran đang hết sức mong manh và bất ổn", áp lực từ Hoa Kỳ làm đời sống kinh tế tại Iran ngày càng khốn đốn, đồng tiền quốc gia mất giá 80% từ một năm nay. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, đối mặt với "khủng hoảng xã hội" trong nước, thế lực siêu bảo thủ và thế lực ôn hòa đang dần dần xích lại với nhau, và chế độ Hồi giáo dường như đoàn kết hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, về phía dân chúng, các phong trào phản kháng chống lại đời sống đắt đỏ hứa hẹn sẽ kéo dài, còn người dân dường như không sẵn sàng đoàn kết với chính quyền, chống lại kẻ thủ bên ngoài, như hồi Cách mạng mới bùng lên cách nay 40 năm. Từ một tháng nay, Tehran đang nhờ đến quốc gia láng giềng Oman, đứng ra làm trung gian đàm phán với Hoa Kỳ.

Điện thoại cũ tái chế : Huy động vốn kỷ lục

Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường, Les Echos chú ý đến thành công mới của công ty khởi nghiệp Pháp mang tên Remade, hoạt động trong lĩnh vực làm mới các điện thoại đã qua sử dụng.

Công ty, có cơ sở tại vùng Normandy, ra đời năm 2013, được coi là đứng đầu nước Pháp trong lĩnh vực này. Remade vừa huy động được 125 triệu euro tiền vốn.

Cho đến nay, hàng năm Remade đã đưa trở lại thị trường khoảng 500.000 điện thoại di động một năm, trong đó chủ yếu là iPhone. Nhờ huy động thêm vốn, sản phẩm của hãng dự kiến sẽ tăng lên 840.000 chiếc trong năm tới. Theo giám đốc công ty, đây là lần đầu tiên một số vốn lớn đến như vậy được huy động trong lĩnh vực này. Công ty Remade chiếm 25% thị phần điện thoại tái chế ở Pháp.

Thị trường điện thoại tái chế toàn cầu có tiềm năng rất lớn. Theo dự báo của IDC, từ nay đến năm 2022, thị trường này sẽ đạt doanh số 52,7 tỉ đô la.

Vua đầu bếp Pháp qua đời

Vua đầu bếp Pháp Joel Robuchon qua đời. Báo chí Pháp hôm nay dành nhiều bài để nói về người được coi là một "thiên tài". La Croix tiếc thương ngôi sao của nghề bếp đã trở về với "trời sao".

Đầu bếp Joël Robuchon qua đời hôm qua ở tuổi 73. Phụ trương báo kinh tế Les Echos ca ngợi ông là "đầu bếp nhiều sao nhất thế giới". Tổng cộng ông Joël Robuchon được cẩm nang du lịch ẩm thực Michelin vinh danh 32 lần. Lần đầu tiên là vào năm 1981.

Joël Robuchon từ giã cõi đời, nhưng hệ thống 38 cơ sở ẩm thực với 1.200 nhân viên do ông sáng lập, ở khắp nơi trên thế giới, tiếp tục đưa những món ăn mang dấu ấn của ông đến với thế giới. Theo Le Figaro, Joel Robuchon trước hết là một nghệ sĩ, chứ không phải là một doanh nghiệp. Nhà đầu bếp tìm sự hoàn hảo trong chất lượng và vẻ đẹp của các món ăn, chứ không phải trong các hợp đồng làm ăn. Chưa bao giờ trong đời ông ký một hợp đồng, như lời kể của Guy Job, một trong những khách hàng lâu năm và cũng là một cộng sự trung thành của ông.

"Món khoái tây nghiền nhuyễn để tang" là câu đầu tiên trong bài xã luận của Libération để nói về vị đầu bếp thiên tài. Joël Robuchon chính là người đã làm sống dậy món ăn cổ truyền của người Pháp, biến nó thành một niềm tự hào của ẩm thực Pháp.

Trọng Thành

Published in Quốc tế