Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không khí Hà Nội ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe (Tuổi Trẻ, 01/10/2019)

Những ngày qua, người dân Hà Nội lo ngại khi chỉ số ô nhiễm không khí của Thủ đô có lúc vượt ngưỡng 300. Các chuyên gia môi trường cảnh báo bầu không khí bị ô nhiễm đã tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.

Trong ngày, các chỉ số này có biến động nhưng đều ở mức cao. Các chuyên gia môi trường đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo về chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Nhiều người đổ bệnh

Theo kết quả trên ứng dụng Pam Air và kết quả quan trắc chất lượng tại 10 trạm quan trắc tự động của Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, nhiều thời điểm trong ngày 30/9 chất lượng không khí suy giảm tới ngưỡng kém và xấu.

Ông Hoàng Dương Tùng, chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết theo dõi diễn biến lúc 4h-5h sáng 30/9, nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí rất cao, cao nhất trong mấy ngày gần đây, và cũng là ngày chỉ số chất lượng môi trường ô nhiễm nhất trong dịp gần đây.

onmt1

Các chuyên gia môi trường đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo về chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

"Sau khi trời hửng nắng, mức độ ô nhiễm giảm dần. Đây là một hiện tượng khá bất thường và đáng lo ngại" - ông Tùng cảnh báo. Thậm chí, có thời điểm kết quả quan trắc ở Hà Nội cho thấy một số điểm chất lượng ô nhiễm không khí tới ngưỡng xấu, chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên tới trên 200, có điểm như khu vực Xuân Đỉnh, Mai Dịch, chỉ số AQI lên tới 238 - ngưỡng gây hại tới sức khỏe tất cả mọi người.

Ông Vũ Văn Giáp, phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay vào những thời điểm chất lượng không khí xấu, chỉ số ô nhiễm cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên tim mạch, hô hấp cũng tăng cao.

"Những người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là người có sẵn bệnh lý tim mạch, hô hấp. Người bệnh thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của một đợt bệnh cấp tính" - ông Giáp nói.

Ông Giáp cũng dẫn các nghiên cứu cho đến nay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết ô nhiễm không khí liên quan tới 30% ca tử vong do ung thư phổi, 25% các ca đột quỵ não và bệnh lý tim mạch. Riêng bệnh lý hô hấp, có đến 435 ca tử vong do bệnh lý hô hấp là có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Tương tự, các bác sĩ da liễu và nhãn khoa lo ngại ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên da và mắt. Số người vào viện khám các bệnh lý về da cũng gia tăng gần đây.

Giảm ô nhiễm, được không ?

Theo ông Hoàng Dương Tùng, khi chỉ số chất lượng không khí lên tới ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người như những ngày vừa qua, bụi mịn sẽ tấn công phổi của con người.

Cụ thể, chỉ số AQI lúc 6h sáng 30/9 tại Hà Nội có nơi lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của WHO. Chỉ số của ngày 30/9 cũng cao hơn nhiều so với kết quả đo được vào cùng thời điểm ngày 29/9 với AQI ở mức 179, bụi mịn PM2.5 là 109,3 µg/m3.

Lý giải về nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao đột biến tới ngưỡng gây hại tới sức khỏe tất cả mọi người, ông Tạ Ngọc Sơn, phó trưởng phòng tổng hợp Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và môi trường), cho rằng ngoài các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông, xây dựng, có nguyên nhân từ điều kiện khí hậu bất lợi, các nguồn ô nhiễm không khuếch tán được.

Ông Sơn cũng cho rằng với các nguồn gây ô nhiễm không khí từ xe cộ, xây dựng, cần phải có lộ trình mới có thể giảm được. Tuy nhiên, những giải pháp về thí điểm hạn chế phương tiện cá nhân với mục tiêu giảm ùn tắc, giảm nguồn phát thải gây ô nhiễm, dư luận cũng chưa ủng hộ.

Ông Sơn cũng cho biết trước tình trạng đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường đã tổ chức đợt kiểm tra các huyện nhằm tuyên truyền, đề nghị chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể vào cuộc để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ.

Trong khi đó, trong khoảng 3 năm qua Hà Nội đã "cắt" dịch vụ công ích là rửa đường, đồng thời không hề có biện pháp giảm phát bụi từ các xe vận chuyển đất đá, công trình xây dựng không tuân thủ quy định che chắn, nhiều tuyến đường của Hà Nội thì liên tục đào lên - lấp xuống, mỗi khi lấp lại hết sức sơ sài, khiến bụi phát sinh. Đây hoàn toàn là lỗi của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng.

Mỗi người chung tay bảo vệ môi trường

Ông Vũ Văn Giáp - phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - khuyên người dân đeo khẩu trang, các gia đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu nên chuyển sang dùng các loại khác.

"Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mãn tính cần tuân thủ, duy trì thuốc hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở, không kiểm soát được thì liên lạc ngay với bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế" - ông Giáp khuyến cáo.

Theo ông Giáp, để giữ cho môi trường trong sạch, mỗi người một việc nhỏ sẽ chung tay bảo vệ môi trường: trồng thêm cây xanh, giảm đốt nhang, vàng mã, người dân ngoại thành ngưng đốt rơm rạ…

X.Long-L.Anh

*******************

Người dân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên hạn chế ra đường (RFA, 01/10/2019)

Người dân tại 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp cần hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt.

onhiem1

Người dân Hà Nội đeo khẩu trang ra đường. RFA

Đây là khuyến cáo được Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường đưa ra vào ngày 1/10.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, chất lượng không khí tại Hà Nội ngày càng giảm sút, nồng độ bụi PM2.5 tại đây cao nhất 5 năm qua, dựa theo kết quả đo tại 13 trạm quan trắc tự động, liên tục từ ngày 12-29/9.

Trong đó, từ ngày 15-19 và từ 23-29/9, có đến 75% giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ của các trạm vượt quy chuẩn Việt Nam.

Theo ghi nhận, nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh vào khoảng đêm và sáng sớm.

Tổng cục môi trường nhận định, nguyên nhân bụi PM2.5 tăng cao do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, thêm hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ tại khu vực ngoại thành và lượng mưa thấp kỷ lục trong năm nay cũng góp phần tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Ngoài ra, chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí trung bình 1 ngày) từ ngày 12-29/9, chỉ có 5/18 ngày có mức AQI trung bình, những ngày còn lại chỉ số AQI luôn ở mức kém (>100). Đặc biệt từ ngày 29 trở đi, chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ vượt qua mức xấu, hơn 200.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục môi trường cho biết tháng 9 là thời điểm giao mùa nên điều kiện thời thiết bất lợi, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời làm xuất hiện sương mù quang hóa. Tổng cục môi trường nhận định chất lượng không khí tại đây đang có diễn biến theo chiều hướng xấu, do đó Bộ khuyến cáo người dân nếu ra ngoài cần trang bị khẩu trang và kính che mắt.

*****************

Khuyến cáo dân Hà Nội 'hạn chế ra đường' vì ô nhiễm không khí (BBC, 01/10/2019)

Hôm 1/10, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội ở mức cao nhất trong 5 năm qua.

onhiem2

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam khuyến cáo người dân Hà Nội "hạn chế ra ngoài" do chất lượng không khí liên tục ở mức xấu trong nhiều ngày.

Ông khuyến cáo "người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời" nhưng không đề cập đến các giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí.

"Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt", ông Tài nói thêm.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang kéo dài nhiều ngày ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây lo ngại và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.

onhiem3

Lớp sương mù dày đặc bao phủ bầu trời Hà Nội nhiều ngày. Hình chụp hôm 27/9/2019.

Ô nhiễm tới mức nào ?

Trong vài ngày qua, người dân ở các thành phố lớn chia sẻ mạnh trên mạng xã hội thông tin về ô nhiễm không khí được đo trên ứng dụng của phần mềm IQAir AirVisual, một tổ chức quan trắc chất lượng không khí trên mạng độc lập.

Chỉ số AQI thường xuyên hiển thị màu đỏ ở mức xấu ("unhealthy"), thậm chí màu tím, mức rất xấu (very unhealthy). Hà Nội trong nhiều ngày đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của tổ chức này, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ngày ở trong top 10.

Chẳng hạn, ở thời điểm 8h40 ngày 30/9, chỉ số AQI ở mức 277, chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp hơn 11 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và hơn 25 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO khuyến cáo mức độ bụi PM2.5 an toàn ở mức không quá 10 µg/m3.

onhiem4

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội hôm 30/9 trên ứng dụng của IQAir AirVisual

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, dẫn chứng số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, chất lượng không khí tại Hà Nội từ 12-19/9 liên tục có nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép.

Trong những ngày ô nhiễm nhất, toàn bộ các trạm đo được nồng độ PM2.5 trung bình 24 giờ vượt tiêu chuẩn quy định.

Tuy nhiên, báo cáo này cho biết "các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn nằm trong giới hạn".

Ô nhiễm vì sao ?

Theo ông Nguyễn Văn Tài, nguyên nhân PM2.5 tăng cao ở Hà Nội trong thời gian qua là do "đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía bắc khuếch tán xuống phía nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí".

"Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí", ông Tài được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

Những yếu tố gây ô nhiễm không khí thông thường như khí thải từ phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt than, khói bụi tại công trường xây dựng không được nhắc đến trong báo cáo của Bộ Môi trường.

onhiem5

Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của IQAir Visual hôm 30/9

Chính quyền chưa nêu giải pháp

Dù đưa ra khuyến cáo, hiện chưa thấy Bộ Tài nguyên và môi trường hay các cơ quan chính quyền đề cập các chính sách, biện pháp cụ thể để cải thiện chất lượng không khí.

Trên mạng, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền và bày tỏ nỗi lo lắng, bức xúc.

Facebooker Giang Ha viết : "Tự giận mình là đã không mua máy lọc không khí sớm ! Bình minh không Còn hấp dẫn chút nào nữa khi chợt tỉnh thấy khó thở và đang phải thở bằng miệng ...Rừng, biển và không khí tưởng như mênh mông giờ đang cạn kiệt và ô nhiễm hết rồi".

Bình luận trên trang Tuổi Trẻ online, danh khoản có tên Thuan viết :

"Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là phải kiểm soát mức độ ô nhiễm để bảo vệ Người Dân chứ không phải khi gặp sự cố hoặc thực trạng quá ô nhiễm thì lại khuyên Người Dân không nên ra đường, không ra đường để đi làm thì lấy gì mà sống ? ! !"

Trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, độc giả có danh khoản 時薰 bình luận hôm 30/9 :

"Dù không phải nhất thế giới thì cũng là thành phố ô nhiễm rồi. Ô nhiễm nước, không khí, thực phẩm, đạo đức, quan chức,... điều đáng cười là chính phủ chỉ nói nhưng không đưa ra bất cứ động thái nào để giảm thiểu nó !"

Ô nhiễm không khí dẫn tới tử vong ở Việt Nam

Ngay từ mấy năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến cáo về tình trạng ô nhiễm không khí dẫn tới tử vong ở Việt Nam.

Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 05/2018), có hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Trang tiếng Việt của WHO cũng giải thích về vấn đề này :

"Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất ô nhiễm không khí đều gây tác động về sức khỏe. Những người đang mang bệnh sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn. Trẻ em, người già và người nghèo dễ bị tổn thương hơn. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe - liên quan chặt chẽ với tử vong quá sớm - là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi".

Việt Nam nằm trong khu vực chịu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới.

Thống kê WHO đăng tải theo số liệu từ 2016 cho thấy Đông Nam Á là khu vực có số tử vong cao nhất thế giới do ô nhiễm không khí.

Đông Nam Á : 1.332.000 ca tử vong.

Tây Thái Bình Dương : 1.255.000 ca tử vong

Châu Phi : 425.000 ca tử vong

Đông Địa Trung Hải : 319.000 ca tử vong

Châu Âu : 304.000 ca tử vong

Châu Mỹ : 164.000 ca tử vong

****************

Ô nhiễm không khí Hà Nội cao kỷ lục, tổng cục môi trường ra khuyến cáo (VOA, 01/10/2019)

onhiem6

nh v ô nhim không khí Hà Ni hôm 30/9/2019

Tổng cc Môi trường ca Vit Nam hôm 1/10 xác nhn ô nhim không khí Hà Nội đt mc cao "vượt quy chun" liên tiếp trong nhng ngày gn đây và khuyến cáo người dân "hn chế các hot đng ngoài tri", theo trang Facebook chính thc mang tên Thông tin Chính ph và nhiu báo trong nước.

Thông báo của Tng cc Môi trường dn số liệu ca 13 trm quan trc t đng Hà Ni, trong đó có 1 trm ca Đi s quán M, cho biết t ngày 25-29/9, toàn b các trm đu báo là ch s bi siêu mn PM2.5 vượt quy chun Vit Nam.

PM2.5 là hạt bi có đường kính 2,5 micro mét hoc nh hơn, tương đương 1/20 đường kính si tóc, là loi có nh hưởng đến sc khe vì chúng quá nh, d dàng xuyên qua h thng lc ca h hô hp đ đi vào cơ th.

Vẫn theo tng cc, nhiu trm báo rng ch s cht lượng không khí (AQI) hàng ngày đã tăng cao "gn ti mc xu", trong đó, riêng trạm ca đi s quán M vào ngày 29/9 báo AQI lên đến 200, đng nghĩa vi "vượt mc xu".

Một bn tin ca trang Bizlive.vn cùng ngày 1/10 nói ch s AQI Hà Ni trong bui sáng đt đến "mc đc bit nguy him". Bài báo đưa ra s liu của ứng dng Air Visual vi con s ghi nhn khu vc h Tây "lên đến mc 333".

Cũng đưa tin v ch s k trên, trang Zing gi đó là mc "cao k lc" và "nguy hi đến sc kho ca mi người".

Bài báo của Zing cho biết thêm là vào sáng 1/10, ô nhim không khí Hà Ni có th được xem là xu nht trong vòng mt tháng qua. "Ch s AQI trung bình ca Hà Ni theo ng dng Air Visual là 212, có hi cho sc kho. S liu ca S Tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng xp x 200", theo tin ca Zing.

Tổng cc Môi trường nói trong thông báo ca h rng xu hướng biến đng bi PM2.5 ti các thành ph min bc Vit Nam, trong đó có Hà Ni, "ph thuc nhiu vào điu kin thi tiết khí hu".

Nhận đnh sơ b v nguyên nhân PM2.5 tăng cao, tổng cc nói rng vì nhng ngày gn đây là thi đim giao mùa, thi tiết thay đi, "gây hin tượng nghch nhit làm gia tăng nng đ các cht ô nhim trong không khí".

Một nguyên nhân đáng k khác, theo thông báo ca tng cc, là do việc "đt rơm r" khu vc ngoi thành "góp phn làm gia tăng nng đ bi PM2.5 trong không khí".

Tổng cc Môi trường đưa ra d báo rng trong nhng ngày ti, khi mà ban ngày tri nng khá mnh, còn ban đêm nhit đ không khí mt đt khá thp, hin tượng "nghịch nhit" vn có th tiếp din, và "nng đ bi PM2.5 có th tiếp tc duy trì mc cao" ti mt s thi đim trong ngày.

Với tình hình như vy, tng cc khuyến cáo người dân "hn chế" ra khi nhà hay thc hin các hot đng ngoài tri, cũng như "hn chế" đi li trên đường. Li khuyến cáo đc bit lưu ý đến "tr em, người ln tui, ph n mang thai, và người mc các bnh hô hp".

Trong những ngày gn đây, theo quan sát ca VOA, nhiu người s dng mng xã hi bày t lo lng v tình trng ô nhim không khí trở nên trm trng và kéo dài nhiu ngày liên tiếp, đng thi h cũng bc xúc khi nhà chc trách chưa có bt c phát ngôn nào v tình trng này.

Người dân cũng nêu ra cht vn v vic thuế bo v môi trường thu hàng năm được s dng ra sao, trong khi ô nhiễm ngày càng ti t hơn ngay th đô ca đt nước.

Theo tìm hiểu ca VOA, s liu do B Tài chính Vit Nam công b cho thy s tin thu được t thuế bo v môi trường lên đến gn 45.000 t đng trong năm 2017.

VOA ghi nhận rng nhiu người s dng mng xã hội cũng chia s các bài báo khng đnh là ô nhim không khí dn đến nhiu loi bnh tt.

Báo Thanh Niên và trang Zing hôm 30/9 dẫn li bác sĩ Vũ Văn Giáp, Phó giám đc Trung tâm Hô hp, Bnh vin Bch Mai, cnh báo rng ô nhim không khí được coi là "kẻ giết người thm lng". Phó giáo sư, tiến sĩ Giáp đưa ra ước tính rng "khong 43% các trường hp t vong do các bnh lý hô hp có liên quan đến ô nhim không khí", theo Thanh Niên và Zing.

Cùng ngày các trang An ninh Thủ đô và Vit Báo đăng tin cho biết lượng người khám bnh da liu "tăng vt" Hà Ni.

Theo các bài báo của hai trang này, Bnh vin Da liu Trung ương tiếp nhn "khong 2.500 bnh nhân ti khám mi ngày" và được xem là "tăng lên bt thường". Nhng người đến khám được chn đoán mc các bnh dị ng nghi liên quan đến môi trường như viêm da tiếp xúc, mày đay, viêm da cơ đa, v.v…, các bài báo cho biết.

Trong một bài đăng trên Facebook vào chiu 1/10, ông Nguyn Anh Tun, mt người có chuyên môn dược và có gn 23.000 người theo dõi trên mng xã hội, cho rng thi gian qua chính quyn gi "im lng" hoc hành đng chm chp v vn đ ô nhim vì "đi đa s người dân không nhn thc đ, và đng lot lên tiếng".

Ông Tuấn cho rng dù người dân chưa "có đy đ quyn công dân trong bu c" mt cách thực chất, song "chúng ta có th bày t quan đim cá nhân v ô nhim và đòi hi chính ph Vit Nam phi x lý ci thin tình trng này, bng cách đăng bài trên Facebook".

********************

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã vượt ngưỡng đỏ, lên ngưỡng tím (RFA, 30/09/2019)

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6 giờ 30 sáng 30/9. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe con người.

onhiem7

Bầu không khí ở Hà Nội hôm 27/9/2019 AFP

Tại nhiều điểm ở phía Bắc cũng có mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tím, như tại Bắc Từ Liêm AQI ở ngưỡng 249, Gamuda garden (Hoàng Mai) ở mức 238, Tây Hồ ở mức 241, Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) ở ngưỡng 204…

Một số điểm đo thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Đông Hưng (Thái Bình) AQI ở mức 239, Thái Thụy (Thái Bình), ở ngưỡng 279, Kiến An (Hải Phòng) ở mức 227, Châu Khê (Bắc Ninh) ở mức 229…

Báo trong nước dẫn lời TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam rằng, tình trạng báo động tím xảy ra vào sáng sớm từ 4 - 7 giờ sáng ở nhiều điểm và một vài điểm có ngưỡng tím vào ban đêm. Đây là hiện tượng bất thường, cần phải có những quan trắc và nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định được về nguyên nhân. Việt Nam cũng đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2 trạm quan trắc cố định có độ tin cậy cao ở Hà Nội, còn TP Hồ Chí Minh không có trạm cố định nào.

*******************

Không khí ở Sài Gòn, Hà Nội ‘mịt mù’ vì ô nhiễm nặng (Người Việt, 26/09/2019)

Hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội xuất hiện lớp mù khô đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục "không phải do ảnh hưởng cháy rừng từ Indonesia" mà do ô nhiễm không khí đang ở mức nặng.

onhiem8

Ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe người dân. (Hình : Tiền Phong)

Theo đó, từ ngày 18 đến 23/09/hầu hết các quận huyện ở Sài Gòn xuất hiện lớp mù đặc quánh từ sáng đến chiều tối. Không thể nhìn thấy các tòa nhà cao nhất thành phố như Land Mark 81 (quận Bình Thạnh) hay Bitexco (quận 1) nếu đứng cách xa 300 mét. Các tài xế lái xe xe tải, xe đò…cảm nhận rõ nhất vì tầm nhìn bị hạn chế.

Báo VNExpress ngày 26/09/2019, dẫn dữ liệu từ Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Sài Gòn, đo tại 30 vị trí trong/09/2019, cho thấy các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO… tăng đột biến trong các ngày từ 18 đến 20/09. Đặc biệt, ngày 20/09/bụi lơ lửng tăng gấp 2.2 lần, NO2 và CO tăng 1.4 lần.

Ông Cao Tung Sơn, giám đốc Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường, cho biết kết quả này được công bố sau tám ngày bầu trời Sài Gòn liên tục bị mù bao phủ, ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 tăng từ 1.9 lên 2.2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo "gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người".

Nguyên nhân của hiện tượng mù là do hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thời tiết Sài Gòn luôn ở tình trạng nhiều mây, không có nắng, nền nhiệt thấp, có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết khiến hơi nước bám vào nên xuất hiện sương mù.

onhiem9

Lớp mù đặc quánh bao trùm Sài Gòn khiến các tòa nhà, khu dân cư như thấy sương mù. (Hình : Thanh Niên)

Ngoài ra, do trời không nắng, không đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt khiến không khí ô nhiễm không thể phát tán lên cao (nằm sát mặt đất). Việc này làm lớp mù ngày càng dày đặc, lâu tan.

Dựa vào các dữ liệu dự báo trong nước và quốc tế, Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường bác bỏ quan điểm cho rằng "ô nhiễm không khí tại Sài Gòn do ảnh hưởng của cháy rừng ở khu vực đảo Sumatra và Kalimanta của Indonesia" như một số thông tin trên Internet. Tình trạng mù gây ô nhiễm không khí những ngày qua cũng thường xảy ra định kỳ hàng năm vào khoảng/09 và Tháng Mười tại Sài Gòn được gọi là "mù khô quang hóa".

Nói với báo Thanh Niên, ông Sơn nhận định tình trạng này có thể được phát hiện sớm. Tuy nhiên, Sài Gòn hiện chỉ có thể quan trắc thủ công gián đoạn, chưa được chia sẻ dữ liệu và các báo cáo về tình hình diễn ra nghịch nhiệt từ các cơ quan khí tượng, nên việc đánh giá chất lượng và khuyến cáo cho người dân còn hạn chế.

"Từ khi lấy mẫu về đến khi ra được kết quả, trung tâm mất ít nhất ba ngày", ông Sơn cho biết.

Trong khi đó, tờ Tiền Phong cho biết vào lúc 8 giờ 50 phút sáng ngày 26/09/website giám sát ứng dụng quan trắc không khí AirVisual xếp "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới", trong khi "Sài Gòn xếp thứ ba về mức độ ô nhiễm". Hệ thống quan trắc của Việt Nam cũng ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng tại hai miền Nam-Bắc.

Cụ thể, tờ Tuổi Trẻ cho biết : "thành phố đang trong tình trạng như sương mù bao phủ, trời lặng gió, không khí ngột ngạt". Hệ thống quan trắc ở nhiều điểm của Hà Nội đều cho kết quả ngưỡng chất lượng không khí ở mức kém, ô nhiễm nghiêm trọng ở các khu vực Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm).

Chỉ số bụi mịn PM2.5 đo được tại Sài Gòn ở mức 102.7 µg/m³, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), các ngày sau có giảm nhưng vẫn ở mức có hại.

Theo bảng xếp hạng AQI của Việt Nam, chỉ số AQI lên ngưỡng trên 200, chất lượng không khí thuộc ngưỡng xấu, rất có hại cho sức khỏe. Nhóm người nhạy cảm như bệnh nhân hô hấp, tim mạch nên tránh ra ngoài, những người khác nên hạn chế thời gian ở ngoài. Trong khi đó theo cảnh báo của Hoa Kỳ, nếu chỉ số AQI lên trên 200 sẽ được xếp vào ngưỡng "cực kỳ không tốt cho sức khỏe mọi người".

Tin cho biết, ô nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (hạt bụi có đường kính 2.5 micromet hoặc nhỏ hơn), loại bụi được coi là "sát thủ trong không khí". Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Bụi PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này. (Tr.N)

*********************

Chính quyền cộng sản sợ dân, không cho tổ chức tuần hành vì khí hậu (Người Việt, 27/09/2019)

Hôm 27/09, giới hoạt động môi trường, xã hội dân sự đồng loạt bày tỏ tức giận vì sự kiện "Tuần Hành Vì Khí Hậu" (Climate Strike) bị hủy vào giờ chót sau khi chính quyền CS ở Sài Gòn thông báo "từ chối cấp phép" mà không rõ nguyên do.

onhiem10

Cảnh khói bụi ở Sài Gòn. (Hình : Zing)

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Sài Gòn cũng như Hà Nội được ghi nhận lọt vào top "Các thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới", căn cứ vào chỉ số AirVisual.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, nhà hoạt động môi trường và là người sáng lập Tổ Chức CHANGE, chia sẻ trên trang cá nhân : "Người dân thì è cổ đóng 4.000 đồng (17 cent) tiền thuế môi trường trong mỗi lít xăng, nhưng cũng không được biết thuế môi trường dùng vào việc gì, mà thành phố vẫn ô nhiễm đến thế ? Còn khi các bạn trẻ chỉ muốn tổ chức một hoạt động ôn hoà, với những thông điệp tích cực cho môi trường sống, thì không cho. Hay là vì ô nhiễm quá, nên chín người đã phải đi nhờ máy bay chủ tịch quốc hội, rồi bỏ trốn ở Nam Hàn ?"

"Hàng trăm người đang hồ hởi chuẩn bị tham gia cuộc tuần hành ngày 27/09 để rồi chưng hửng khi nhận thông báo hủy. Cho nên giới trẻ lại đi xem ngôi sao Nam Hàn, chơi điện tử, và đánh lộn ở trường thôi. Báo chí cũng không nên trách chúng nó sống hời hợt làm gì", bà Hồng viết thêm.

onhiem11

"Trong con mắt của chế độ độc tài thì mọi hình thức tuần hành biểu tình đều là nguy cơ dẫn tới lật đổ chính quyền của họ". (Hình : Zing)

Không chỉ bà Hồng, nhiều Facebooker khác cũng phản ứng trước quyết định hủy sự kiện nêu trên của chính quyền. Facebooker Quyet Ho bày tỏ trên trang cá nhân : "Ngay cả khi người dân tỏ rõ thiện chí qua việc xin phép tổ chức tuần hành ôn hòa vì môi trường để hưởng ứng phong trào #ClimateStrike đang diễn ra khắp thế giới thì chính quyền cũng không cho. Họ quyết tâm chây ì luật biểu tình. Cuối cùng vì vẫn phải quyền ta thì ta cứ làm mà thôi. Bởi trong con mắt của chính quyền độc tài thì mọi hình thức tuần hành biểu tình đều là nguy cơ lật đổ chính quyền đối với họ. Thử hỏi hai chữ "chính danh" như vậy thì để làm gì ? Khi suốt ngày lo sợ nhìn tứ phía đâu cũng ra kẻ thù ?"

Đến nay, việc chính quyền tại Sài Gòn cũng như Hà Nội cho ngăn cản hoặc trấn áp các cuộc xuống đường vì môi trường đã có tiền lệ, với nguyên do được các báo nhà nước diễn giải là người tuần hành "bị các thế lực thù địch kích động, xúi giục".

Liên quan đến cáo buộc này, báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/09 viết : "Một số nhân vật chuyên chĩa mũi dùi vào một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội như một nhà máy gây ô nhiễm môi trường, một quan chức tham nhũng… Do bị tác động bởi các thông tin một chiều, nhiều người dân đã bị lôi kéo xuống đường, gây mất trật tự an ninh trong vụ Formosa Hà Tĩnh [thảm họa cá chết tại vùng biển miền Trung] hồi tháng Tư, 2016…".

Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ hôm 29/09 đưa ra lời khuyên cho bạn đọc : "Bạn không cần xuống đường biểu tình chống biến đổi khí hậu hoặc trở thành một nhà khoa học có công trình nghiên cứu lớn lao. Bằng những việc làm nhỏ mỗi ngày, bạn cũng có thể cứu trái đất".

Cũng cần nói thêm, Việt Nam mới đây được ghi nhận tham gia phong trào #globalclimatestrike, sau 185 quốc gia khác. (T.K.)

Published in Việt Nam

Lúc nào là thời điểm thích hợp để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế ?

Phạm Ngọc Minh Trang, RFA, 28/09/2019

Ngày 28/9/2019, Bộ trưởng Ngoại giao – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Đã có những mong đợi là ông sẽ đưa vấn đề căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ra UN lần này để có thể đạt được một nghị quyết lên án Trung Quốc, làm cơ sở cho những vụ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Nhân dịp này, Đài Châu Á Tự Do phỏng vấn bà Phạm Ngọc Minh Trang – Giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, hiện giờ là học giả theo chương trình Fulbright tại trường Luật thuộc Đại Học New York. Bà Phạm Ngọc Minh Trang vừa có bài viết trên trang Sáng kiến minh bạch hàng hải (thuộc CSIS), phân tích khả năng Việt Nam đưa Trung Quốc ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

kien1

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/9/2018 AFP

RFA : Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sắp có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong bài viết mới đây của chị đăng trên CSIS, chị có nói vấn đề đưa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, chị có thể giải thích nguyên nhân tại sao chị đưa ra lập luận như vậy ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Một phần theo quan sát và nghiên cứu của chính mình, về vấn đề Biển Đông thì Trung Quốc có bộ phận tuyên truyền vừa đối với người dân trong nước vừa với bên ngoài và các học giả Trung Quốc viết rất nhiều sách, đăng trên rất nhiều tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên vấn đề Biển Đông do chính phủ Việt Nam hoặc học giả Việt Nam nói ra ngoài thế giới thì chưa có nhiều. Cộng thêm trao đổi của mình với một số giáo sư về luật quốc tế ở trường đại học và Liên Hiệp Quốc thì họ nói là họ chưa nghe nhiều về Việt Nam nói về Biển Đông, họ có nghe Philippines, Indonesia, Malaysia nhưng Việt Nam thì rất ít. Mình nghĩ là Việt Nam cần phải để thế giới nghe nhiều hơn ý kiến của Việt Nam về vấn đề Biển Đông và đặc biệt là Bãi Tư Chính gần đây, nạn nhân trực tiếp là Việt Nam. Mình tìm hiểu thêm thì biết là quyền của mỗi quốc gia thành viên UN là có quyền nêu ý kiến của mình và nêu các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh của thế giới ra Đại hội đồng UN, mà đại hội đồng phải có nghĩa vụ phải lắng nghe và trả lời cho vấn đề này như thế nào.

RFA : Chị có nói khi Việt Nam đưa vấn đề này ra đại hội đồng UN như vậy thì có khả năng UN sẽ có một nghị quyết. Theo chị thì khả năng Việt Nam giành được thắng lợi tức là tạo được một nghị quyết ở phiên họp lần này ra sao ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Mình nói vấn đề gì đó thì người ta nghe là một chuyện, người ta ủng hộ mình hay không là một chuyện. Cơ chế ở Đại hội đồng UN để mà ra được một nghị quyết là cơ chế bỏ phiếu. Tất cả mọi quốc gia đều có quyền bỏ phiếu và các phiếu bằng nhau. Tuy nhiên nó phải hơn 50% thì mới có nghị quyết còn không thì sẽ trôi qua luôn. Mình phỏng vấn một số đại diện của các nước ở UN cộng với trao đổi với các nhân viên làm việc trong UN, họ nhận định là hiện giờ sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đại hội đồng UN rất là lớn. Cái thứ hai mình tìm hiểu thêm, Trung Quốc có ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, Châu Phi. Thậm chí Trung Quốc có ảnh hưởng ở cả Malasia, Philippines, Campuchia và Lào. Thời điểm hiện nay nếu mình đưa vấn đề này ra và yêu cầu Đại hội đồng UN đưa ra một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc và yêu cầu các nước phải kiềm chế các hoạt động của mình không nên gây hấn tại Biển Đông thì nó khó, vì rất có thể lúc mình phát biểu người ta không đến nghe. Có thể họ không xuất hiện khi bỏ phiếu hoặc trường hợp thứ ba mình ra một cái nghị quyết mà được ít phiếu bầu nên không có ý nghĩa lớn. Như trong bài mình viết là không phải là một chiến thắng lớn (big win). Mình phải làm từng bước từng bước trước. Ví dụ mình chuẩn bị về mặt học giả, về mặt báo chí rồi đưa ra Đại hội đồng, chứ hiện giờ đột nhiên đưa ra Đại hội đồng thì hơi khó.

RFA : Như vậy là Việt Nam hiện giờ vẫn chưa chuẩn bị những bước để đưa ra Đại hội đồng như chị nói đúng không ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Tình hình của Bộ Ngoại giao và Chính phủ thì mình không rõ lắm, nhưng mình đọc thường xuyên các báo trên thế giới như Diplomat hay của trang CSIS thì thấy ít các bài của học giả Việt Nam trong khi các bài của học giả Trung Quốc rất nhiều. Thậm chí Trung Quốc còn bỏ tiền cho các học giả nước ngoài viết để có lợi cho họ nữa. Minh đọc được những bài đó rất nhiều, nhiều hơn những bài do Việt Nam viết.

RFA : Như vậy chị đánh giá là nó sẽ không có lợi cho Việt Nam khi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa vấn đề này ra tại bài phát biểu ở UN vào ngày mai đúng không ạ ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Bài phát biểu của Phạm Bình Minh có thể đưa vấn đề an ninh khu vực nói chung. Còn ví dụ như đề cập trực tiếp Việt Nam lên án Trung Quốc ở Bãi Tư Chính thì theo mình nhận định là hơi khó…. Mình còn một hội nghị nữa mà mình có thể đưa vấn đề Biển Đông ra là hội nghị của các nước thành viên của UNCLOS. Nó có hội nghị hàng năm, tất cả các nước tập hợp lại và chia sẻ việc mình thực hiện công ước thế nào thì lúc đó mình có thể trực tiếp nói là Trung Quốc đã vi phạm điều mấy khoản mấy của công ước. Như vậy là rất trực tiếp và gần như là có tác dụng nhiều hơn.

RFAChị có nói rằng Việt Nam đưa vấn đề này ra UN và giả dụ có được một nghị quyết, nghị quyết đó có thể dùng trong các tòa quốc tế. Chị nghĩ thế nào về khả năng Việt Nam sẽ đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng giống như Philippines đưa Trung Quốc đưa ra tòa Trọng tài Quốc tế PCA và có phán quyết vào năm 2016 ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Minh sẽ phân tích Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo hai mặt. Thứ nhất về thủ tục pháp lý thì mình hoàn toàn có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện về mặt pháp lý, mình là người thực hiện các điều khoản của UNCLOS, những nguyên tắc pháp lý, và Trung Quốc là người đang vi phạm. Mình hoàn toàn có thể thắng. Mặt thứ hai là về tác động xã hội thì mình phải nhìn lại việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc ra thế nào. Ví dụ Trung Quốc có gây khó khăn cho mình không. Thường một vụ kiện tụng kéo dài 3 đến 5 năm thì lúc đó kinh tế mình bị ảnh hưởng thế nào thì mình phải cân nhắc cái đó. Ngoài ra, còn có một số tiểu thương vừa và nhỏ cũng có hợp tác làm ăn với Trung Quốc thế nào đó, thì ví dụ như mình kiện Trung Quốc thì họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp thì mình phải quan tâm đến đời sống của họ và có những cái hỗ trợ cho họ thế nào. Cái thứ hai nữa là tại vì mình không thể kiện Trung Quốc ra các tòa miễn phí như ICJ hay ITLOS. ICJ là tòa được thành lập bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc hay ITLOS là tòa được thành lập bởi UNCLOS, hai tòa này mình là thành viên thì mình không cần trả tiền để kiện ở đây. Mà kiện ở đây phải có sự đồng ý giữa mình và Trung Quốc và chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý giống vụ của Philippines. Mình phải kiện ở nơi khác là Tòa Trọng tài là nơi Philippines kiện Trung Quốc. Tòa này phải trả nhiều tiền, trả cho từng thẩm phán và tòa và nhiều thứ. Lúc mà Philippines kiện Trung Quốc thì tiền mà Philippines bỏ ra để theo kiện tính bằng % GDP của cả nước trong mấy năm. Cho nên để đưa vụ kiện này ra về pháp lý mình hoàn toàn tin tưởng mình có thể chiến thắng, nhưng các mặt khác mình phải tính toán cho thật kỹ, chuẩn bị thật kỹ.

RFAMột số người nói rằng Việt Nam không cần đưa Trung Quốc ra tòa nữa vì Philippines đã đưa ra rồi và phán quyết của tòa có những cái rất có lợi cho Việt Nam liên quan đến đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển. Vậy thì Việt Nam chỉ cần tuyên bố chính thức là Việt Nam chấp nhận phán quyết của tòa năm 2016. Chị có nhận xét gì về ý kiến này ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Thực ra Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố chính thức là Việt Nam ủng hộ tòa đưa ra phán quyết. Đó cũng là một bước cho thấy Việt Nam ủng hộ vụ kiện và ủng hộ Philippines. Cái thứ hai về mặt pháp lý thì đây là vụ kiện của hai nước và nó chỉ có giá trị pháp lý của hai nước mà thôi. Nó sẽ luôn luôn có giá trị pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc dù sau nay không còn Philippines hay Trung Quốc đi chăng nữa, nhưng nó sẽ không có giá trị với nước thứ ba. Theo mình biết từ đó đến giờ chưa có quốc gia nào tuyên bố mình sẽ chấp nhận phán quyết đã ra rồi. Ví dụ trong lúc có vụ kiện mà mình đăng ký vào làm bên thứ ba của vụ kiện này và sẽ chịu tác động pháp lý của vụ kiện trong lúc họ đang kiện thì mình có thể. Còn sau đó rồi thì nó chỉ có giá trị pháp lý giữa hai nước mà thôi. Tuy nhiên nếu mình kiện thì mình có quyền dẫn lại những phán quyết trước đây có lợi cho mình.

RFA : Trong bài báo của chị chị có viết là Việt Nam có thể xem xét các bước khác nữa là có được một tuyên bố của ASEAN bày tỏ sự quan ngại về vấn đề Biển Đông. Thực ra ASEAN trong tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 7 cũng bày tỏ quan ngại nhưng họ không nói thẳng là quan ngại mà nói là có một số sự kiện nghiêm trọng xảy ra ở Biển Đông. ASEAN từ trước đến nay cũng luôn tránh chỉ đích danh Trung Quốc, và một số chuyên gia nhận định là ASEAN cũng bị chia rẽ do ảnh hưởng của Trung Quốc. Chị nghĩ Việt Nam có khả năng tạo được một tuyên bố như vậy không và một tuyên bố chung dung như vậy thì giúp được gì cho Việt Nam ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Thực ra nó không phải là những tuyên bố chung dung đâu. ASEAN là một tổ chức quan trọng nhất ở Đông Nam Á hiện giờ. Họ đã ra được tuyên bố quan ngại về những sự kiện xảy ra trong khu vực cũng thể hiện phần nào áp lực với các nước có liên quan. Cái thứ hai là về vấn đề ASEAN chia rẽ hiện nay thì vấn đề đó là có. Campuchia, Lào, hay Tổng thống Duterte của Philippines hiện giờ thì khó có thể đưa ra một tuyên bố của ASEAN. Tức là 10 nước phải đồng thuận thì tuyên bố đó mới được công bố. Việt Nam có thể lấy tên ASEAN, tập hợp giữa Việt Nam với Malaysia, Singapore, hay cố gắng có Philippines, gọi là các nước ASEAN, thì lúc đó mình có cái tên ASEAN thì tiếng nói của mình là tập hợp của các nước, không phải là một mình Việt Nam lên tiếng chống lại Trung Quốc. Có được cái tên ASEAN vào thì tốt hơn là chỉ là một cái tên Việt Nam quan ngại.

RFA : Chúng ta phải quay lại ý kiến chị nói lúc nãy về tòa Công lý Quốc tế ICJ, và tòa ITLOS, có một số ý kiến nói rằng là Việt Nam có thể yêu cầu hai tòa ra ý kiến tham vấn về hiệu lực của phán quyết tòa PCA. Người ta cũng nêu những dẫn chứng, những vụ trước đó như giữa Malaysia và Singapore. Chị có thể phân tích liệu Việt Nam có thể áp dụng điều này và nó có lợi gì cho Việt Nam ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Để xin được ý kiến tham vấn của các tòa quốc tế thì các quốc gia không thể nào một mình xin ý kiến tham vấn mà phải là một cơ quan của tổ chức quốc tế hay một tổ chức quốc tế nào đó. Ví dụ để xin ý kiến của ICJ thì phải là Đại hội đồng xin ý kiến tham vấn hoặc là Hội đồng bảo an UN xin tham vấn hoặc các cơ quan nhỏ của UN xin tham vấn thì ICJ lúc đó mới có quyền đưa ý kiến tham vấn chứ Việt Nam không có thể nào đưa vào ICJ và nói họ trả lời câu hỏi này… Cho nên bước đầu tiên bao giờ cũng là sự ủng hộ của tất cả các nước, hay đa số các nước của một tổ chức nào đó. Ở đây ICJ thì là Đại hội đồng UN, cũng phải ra được một cái nghị quyết nói rằng Đại hội đồng rất quan ngại về tình hình Biển Đông, và nhơ ICJ tư vấn pháp lý để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra những đề xuất pháp lý giải quyết thế nào, thì vấn đề này mới được giải quyết. Tương tự với ITLOS thì cũng phải là một tổ chức quốc tế, bất cứ tổ chức quốc tế nào hoặc một hiệp ước quốc tế giữa các nước trong khu vực ký kết với nhau và yêu cầu là dựa vào hiệp ước đó thì ITLOS trả lời một số câu hỏi liên quan đến pháp lý về một số vấn đề nào đó. Cho nên nếu Việt Nam muốn sử dụng ý kiến tham vấn, thì lúc nào cũng phải tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đó là một trong những lý do mình nói là Việt Nam phải đưa ra cho quốc tế biết nhiều hơn về vấn đề Biển Đông, phải đưa ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

RFA : Theo phân tích của chị là lúc này Việt Nam chưa có lợi thế để đưa ra bất kỳ tòa nào đúng không ạ ?

Phạm Ngọc Minh Trang : Nhìn chung thì chưa phải là thời điểm thích hợp để đưa ra tòa án. … Những khó khăn đó khiến cho thời điểm lúc này chưa phải là thời điểm thích hợp.

RFA : Xin cảm ơn chị đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 28/09/2019

*****************

Phải chăng Trung Quốc đã thắng trong ‘cưỡng chiếm Biển Đông’ ?

Nguyễn Hiền, VNTB, 28/09/2019

Trung Quốc tiếp tục đưa dàn khoan dầu sâu vào Biển Đông, trước thời điểm kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

kien2

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra trong vùng biển Việt Nam tại Bãi Tư Chính

Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982, hay Ocean Oil 982), đã đi vào hoạt động vào thứ Bảy ở vùng nước sâu tới 3.000m, theo Chang An Jian, một tài khoản truyền thông xã hội do Ủy ban Chính trị và Pháp lý Trung ương Trung Quốc nắm.

Không cho biết vị trí của giàn khoan, nhưng điều này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Việt Nam vẫn đang tiếp tục so kè với nhau tại vùng Bãi Tư Chính.

Theo SMCP, động thái này nằm trong chuỗi tăng cường nỗ lực thăm dò tài nguyên kể từ năm 2016 nhằm giảm sự phụ thuộc dầu thô vào các nhà cung cấp nước ngoài.

Thạch Du 982 gợi nhớ lại giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc – Hải Dương 981 - đi vào hoạt động ở Biển Đông vào năm 2012. Năm 2014, nó đã được chuyển đến đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 30 km, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 222km về phía đông. Và vị trí đặt của Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Sự kiện Hải Dương 981 gây ra khủng hoảng ngoại giao hai quốc gia trong suốt mùa hè 2014 và sau đó, làm nổ ra các cuộc biểu tình lớn tại Việt Nam.

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, cho biết trong một bài báo đã cho rằng, những diễn biến gần đây cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng đẩy mạnh yêu sách hàng hải của mình.

The Diplomat, ngày 26/9, nhận định, Việt Nam đang cho thấy mình ở một vị trí khó khăn, không có nhiều sự hỗ trợ ngoài lời nói, trước một Trung Quốc đầy kiên quyết [về yêu sách].

Điều này phù hợp với những diễn biến thời gian qua, và vào sáng ngày 26/9, Dự án Đại sự ký Biển Đông tiếp tục cập nhật, vẫn chưa tìm được dấu hiệu nào cho thấy hải cảnh Trung Quốc rời khỏi khu vực lô dài 06.1. SỰ thay phiên nhau tìm đến Bãi Tư Chính của nhóm tàu Trung Quốc gắn liền với khu vực Đá Chữ Thập, cho thấy ‘đảo nhân tạo’ hay tiền đồn quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép đã pháp huy tác dụng trong gây rối và thực hiện mưa đồ biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp của Bắc Kinh.

Điều đáng chú ý là, Trung Quốc đang triển khai một cách tiếp cận yêu sách chủ quyền có phần khác so với trong quá khứ. Theo đó, trước đây Trung Quốc triển khai tàu và ở lại trong một vài tháng trong cùng một khu vực, nhưng lần này – Bắc Kinh chỉ triển khai tàu khảo sát vài tuần rồi rút, sau đó lại quay trở lại.

Và dù có những phản ứng quốc tế đến từ Anh, Mỹ, Úc, Nhật, hay thậm chí là Malaysia, Ấn Độ,… về các va chạm trên Biển Đông, đặc biệt là tại Bãi Tư Chính (thuộc chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam) thì theo The Diplomat, ‘dường như Việt Nam sẽ không thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ mạnh mẽ nào từ các đối tác trong khu vực và bên ngoài. Trong khi, Việt Nam khó có thể tự mình chống lại Trung Quốc. [Và] Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải sợ bất kỳ sự chống đối nghiêm trọng nào nữa’.

Sở dĩ như vậy, vì bấy lâu nay, so với các ‘mặt trận’ khác, Biển Đông trong mắt EU và Mỹ, cũng như một số quốc gia khác có chỉ số hồ sơ an ninh thấp hơn. Frans-Paul van der Putten, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Clingendael, một nhóm chuyên gia tư duy độc lập ở Hà Lan cho biết : Cho đến vài năm trước, các nước Châu Âu thích giữ chỉ số hồ sơ thấp về các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á.

Kết quả trong tiến trình coi thấp an ninh tại vùng Biển Đông là thời điểm Trung Quốc tận dụng tối đa thời gian và vật lực để bồi đắp chuỗi đảo nhân tạo. Đặc biệt, từ năm 2014 - 2018, Trung Quốc đã gia tăng xây dựng và mở diện tích sửu dụng các đảo mà Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép trên Biển Đông, kết quả, tổng diện tích bồi đắp các vùng đá ngầm trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc cưỡng quyền trái phép) đã lên đến 13,21km, trong đó nhóm đá nhân tạo Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập trở thành một ‘tiền đồn quân sự’ trên vùng Biển Đông của Bắc Kinh.

Với Việt Nam – quốc gia đang phải chịu tổn thất lớn nhất trong các hành động quấy rối và cưỡng chiếm chủ quyền Việt Nam. Từng có thời chủ đề Hoàng Sa – Trường Sa là chủ đề cấm kỵ trong báo giới và bàn luận xã hội. Vào năm 2011, bộ phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam : Nỗi đau mất mát’ của ông André Menras - Hồ Cương Quyết được thực hiện tại huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu thuộc huyện Bình Sơn, nhưng kết quả, đã bị ‘cấm chiếu ở Việt Nam’ dù không ‘vi phạm luật báo chí Việt Nam’. Trước đó, Báo Du Lịch thuộc Tổng Cục Du lịch Việt nam, đã bị đình bản 3 tháng vào năm 2009, vì đăng bài ‘Tản Mạn Đảo Xa’. Các cuộc biểu tình liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa cũng bị triệt khá vì sự ‘nhạy cảm’ của nó trong mắt chính quyền. Trong vấn đề liên quan đến sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, đến nay, cấp lãnh đạo cao nhất lên tướng về vấn đề này là Phó Thủ tướng.

Phải chăng, Trung Quốc đã chiến thắng trước Việt Nam và các nước phương Tây (bao gồm cả Mỹ), trong cuộc chiến thống trị Biển Đông ? Nói cách khác, trong khi Việt Nam lên tiếng tuyên bố ngoại giao về các bằng chứng chủ quyền lịch sử từ thời nhà Nguyễn, Âu-Mỹ lên tiếng về ‘tự do hàng hải’, thì Trung Quốc đã thực thi cưỡng chiếm chủ quyền bằng hành động ?

Và thực tế cho thấy, vào ngày 22/8/2019, trong khi báo Thanh Niên đăng bài ‘Bằng chứng khách quan Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa’. Thì vào năm 2018, Trung Quốc hoàn thành chuỗi đảo nhân tạo : bãi Đá chữ thập, Đá Xu bi ; Đá Vành khăn ; bãi Châu Viên ; đá Gạc Ma ; Đá Ga Ven - Đá Lạc ; Đá Tư Nghĩa (thuộc quần đảo Trường Sa) ; thực hiện cơi nới đảo Phú Lâm và Quang Hòa (quần đảo Hoàng Sa).

Phải chăng Bắc Kinh thực sự đã ‘tính toán đúng’ về rủi ro và cơ hội trong xâm phạm chủ quyền Biển Đông, họ đã thực trọn vẹn kế ‘Vô trung sinh hữu’ (Không có mà làm thành có) trong đó có chủ quyền Việt Nam, nơi mà ‘họ không phải sợ bất kỳ sự chống đối nghiêm trọng nào nữa’ ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 28/09/2019

Chú thích :

https://thediplomat.com/2019/09/vietnam-confronts-china-alone/

https://www.malaysia-today.net/2019/07/17/china-blocking-malaysian-and-vietnamese-oil-and-gas-vessels-shows-greater-willingness-to-use-force-think-tank-says/

*******************

Biển Đông : Việt Nam "đơn độc" chống Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 27/09/2019

Trang mạng The Diplomat ngày26/09/2019 có bài viết nhận định về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính, Biển Đông. Bài viết đề tựa ngắn gọn : "Việt Nam một mình đối đầu với Trung Quốc".

kien3

Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn khoan của Việt Nam tại Bãi Tư Chính (Biển Đông) AMTI/CSIS

Theo giải thích của tác giả bài viết, Rajeswari Pillai Rajagopalan, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đối đầu dữ dội tại Biển Đông nhưng sự việc lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của thế giới. Trung Quốc gởi một tầu khảo sát và ít nhất 4 tầu tuần duyên. Việt Nam đáp trả qua việc triển khai đội tầu Cảnh sát biển.

Phản ứng của Việt Nam

Đầu tiên tác giả điểm lại diễn biến vụ việc, bắt đầu vào trung tuần tháng 7/2019. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tố cáo "nhóm tầu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông".

Cuối tháng Bẩy, bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định yêu cầu "Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu của họ khỏi vùng biển của Việt Nam và tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vì lợi ích mối quan hệ giữa hai nước và vì ổn định và hòa bình cho khu vực". Việt Nam khẳng định rằng họ đã nhiều lần tiếp cận Trung Quốc thông qua một số kênh khác nhau.

Cũng trong cuối tháng 7, Phó thủ tướng, ngoại trưởng, Phạm Bình Minh tại hội nghị ASEAN đã "bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn tiến gần đây tại Biển Đông, liên quan đến các hoạt động của nhóm tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam và thềm lục địa trong vùng lãnh hải". Ngoại trưởng Việt Nam nói thêm rằng các hoạt động này "đe dọa nghiêm trọng các quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, do đó làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực".

Tờ báo nhắc lại vùng đặc quyền kinh tế này được vạch ra theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, mà cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có tham gia ký kết.

Chỉ có điều lần này Trung Quốc tiến hành theo một phương thức khác. Theo ghi nhận của các nhà phân tích Việt Nam, không giống như trong quá khứ, mỗi lần như thế tầu Trung Quốc ở lại đến vài tháng trong cùng một khu vực. Lần này, Trung Quốc để đội tầu ở lại vài tuần trước khi rút đi, để rồi sau đó quay trở lại trong cùng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đầu tháng Tám năm 2019, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo "tầu Hải Dương Địa Chất 8 đã ngưng các hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam". Vài ngày sau, bộ Ngoại giao lại nhận thấy "đội tầu khảo sát Trung Quốc cùng với nhiều tầu hộ tống lại quay trở lại vùng lãnh hải Việt Nam". Chính quyền Hà Nội một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng với tình hình nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Cùng lúc đó, Bắc Kinh bắt đầu đợt tập trận mới gần quần đảo Hoàng Sa.

Bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam, căng thẳng vẫn tiếp tục, và giờ đã bước sang tháng thứ ba. Cách đây vài ngày, Nguyễn Mạnh Đông, Vụ trưởng Vụ biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, trực thuộc Bộ Ngoại giao, trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, nói rõ là "Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong việc diễn giải và áp dụng Công ước UNCLOS, nhưng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình thông qua các biện pháp quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Điều 279 của UNCLOS".

Phản ứng "dè chừng" của quốc tế

Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực. Tác giả nhắc lại một loạt các sự cố trong năm nay : Tháng 6, Trung Quốc cho tầu đâm chìm thuyền đánh cá của Philippines tại Bãi Cỏ Rong. Đầu tháng 5, tầu cảnh sát biển Hải Dương 35111 cản trở hoạt động của giàn khoan dầu khí của Malaysia gần đảo Luconia Shoals, ngoài khơi bang Sarawak. Trong một động thái khác để khẳng định yêu sách của mình, Trung Quốc đã tổ chức cuộc đua thuyền Sinan Cup lần thứ 7 tại đảo Duy Mộng, thuộc Hoàng Sa.

Trong tình hình này, chính phủ Việt Nam tìm cách tác động đến các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đáp lại lời kêu gọi này là gì ? Một sự im lặng và những lời phát biểu "sáo rỗng". Chẳng hạn, Malaysia trong một tài liệu công bố chính sách đối ngoại mới tuyên bố : "Biển Đông phải là khu vực của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Khu vực Hòa Bình, Tự Do và Trung Lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa tầm nhìn này tại ASEAN".

Hay như thông cáo chung ngày 27/08/2019 giữa Việt Nam và Malaysia chỉ nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, và điều luật quy định trong UNCLOS 1982 cũng như là tránh các hoạt động có thể gây leo thang căng thẳng".

Các cường quốc ngoài khu vực cũng chỉ có những phát biểu tương tự không hơn không kém. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, "thông qua nhiều hành động phi pháp và quân sự hóa các thực thể có tranh chấp, Bắc Kinh đã và tiếp tục hành động để ngăn chặn các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng ước tính trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la".

Còn những cường quốc khác thì dừng lại ở việc nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải, như tuyên bố chung New Dehli – Paris nhân chuyến thăm Pháp gần đây của thủ tướng Modi. Hội nghị về Ấn Độ Dương được tổ chức gần đây tại Maldives trong hai ngày 3 và 4 tháng 9, với sự hiện diện của thủ tướng Sri Lanka cùng các ngoại trưởng Singapore và Maldives, cũng chỉ chú trọng vào tự do hàng hải, nhưng một lần nữa không đề cập đến Biển Đông.

Nhật Bản còn có vẻ cứng rắn một chút. Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng Biển Đông là một tuyến đường giao thông quan trọng đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Vùng này có liên quan trực tiếp đến sự ổn định và hòa bình của khu vực. Do vậy, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, chú ý nghiêm túc đến tình hình ở Biển Đông. Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào của bất kỳ ai nhằm làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Tương tự, Ấn Độ cũng nhấn mạnh rằng "hòa bình và ổn định khu vực mang lại lợi ích bền vững. Ấn Độ giữ vững lập trường ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và hàng không, và giao thương hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển quốc tế, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS."

Trước những lời lẽ này, tác giả kết luận : Trong cuộc đối đầu này, Việt Nam có thể sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ mạnh mẽ nào từ các đối tác trong khu vực và bên ngoài. Nhưng Việt Nam cũng khó có thể tự mình chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải lo sợ bất kỳ một sự hợp nhất chống đối nghiêm trọng nào.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 27/09/2019

*******************

Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nói tên Trung Quốc (RFA, 28/09/2019)

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.

kien4

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9/2019 Screen shot

Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói :

"Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS"

Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến việc các bên liên quan phải tôn trọng luật quốc tế mà cụ thể là UNCLOS.

"Chúng tôi thúc giục các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS 1982, vốn được coi như một hiến pháp của đại dương. Nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông rất quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Những nỗ lực của các bên liên quan đã đưa lại những kết quả tích cực trong việc giải quyết những khác biệt và tranh chấp"

Cũng trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế.

"Luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa".

Kể từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng đưa tàu vào vùng biển của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây nói rằng vùng biển ở khu vực Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ các hoạt động khoan tìm dầu khí tại đây.

Trung Quốc nói rằng vùng nước này nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ. Tuy nhiên theo phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế PCA 2016, các thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa không thể coi là các đảo nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý căn cứ theo UNCLOS.

Đã có những ý kiến từ những chuyên gia trong và ngoài nước thúc giục chính quyền Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm hồi năm 2013 và có phán quyết vào năm 2016.

Bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên khoa quan hệ quốc tế Đại học khoa học xã hội nhân văn (Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) mới đây nói với RFA rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thắng nếu đưa Trung Quốc ra tòa.

"Về thủ tục pháp lý thì mình hoàn toàn có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện về mặt pháp lý, mình là người thực hiện các điều khoản của UNCLOS, những nguyên tắc pháp lý, và Trung Quốc là người đang vi phạm. Mình hoàn toàn có thể thắng".

Tuy nhiên bà Trang cũng nói đến những khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối đầu khi theo đuổi vụ kiện.

"Về tác động xã hội thì mình phải nhìn lại việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc ra thế nào. Ví dụ Trung Quốc có gây khó khăn cho mình không. Thường một vụ kiện tụng kéo dài 3 đến 5 năm thì lúc đó kinh tế mình bị ảnh hưởng thế nào thì mình phải cân nhắc cái đó. Ngoài ra, còn có một số tiểu thương vừa và nhỏ cũng có hợp tác làm ăn với Trung Quốc thế nào đó, thì ví dụ như mình kiện Trung Quốc thì họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp thì mình phải quan tâm đến đời sống của họ và có những cái hỗ trợ cho họ thế nào. ...Mình phải kiện ở nơi khác là Tòa Trọng tài là nơi Philippines kiện Trung Quốc. Tòa này phải trả nhiều tiền, trả cho từng thẩm phán và tòa và nhiều thứ. Lúc mà Philippines kiện Trung Quốc thì tiền mà Philippines bỏ ra để theo kiện tính bằng % GDP của cả nước trong mấy năm. Cho nên để đưa vụ kiện này ra về pháp lý mình hoàn toàn tin tưởng mình có thể chiến thắng, nhưng các mặt khác mình phải tính toán cho thật kỹ, chuẩn bị thật kỹ".

Đã có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể đưa vấn đề ra các tòa quốc tế khác như Tòa công lý Quốc tế ICJ hay tòa của UNCLOS là ITLOS vốn không phải trả tiền vì Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên bà Trang cho biết việc này đòi hỏi phải có sự đồng ý từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã từng từ chối phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện với Philippines, nên Bắc Kinh cũng có thể sẽ làm tương tự trong trường hợp này.

Cơ chế tham vấn với ITLOS và ICJ cũng đã được nói tới, nhưng để đạt được điều này Việt Nam cũng phải có được tiếng nói ủng hộ của những tổ chức quốc tế như ở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. 

Published in Diễn đàn

Trọng có dám ‘thiêu’ Tiến ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 26/09/2019

Phải mt đến hai năm k t phiên tòa v nhp 9.300 hp thuc H-Capita cha bnh ung thư "không được s dng cho người" vi nguyên Tng giám đc VN Pharma Nguyn Minh Hùng b dư lun xem là ‘Lê Lai cu chúa’, v án này mi được B Công an khi t cp cao hơn là Cc Qun lý Dược thuc B Y tế.

tien1

Bà Nguyễn Th Kim Tiến và vụ VN-Pharma - Ảnh Soha

Không có cơ s đáng thuyết phc nào cho thy v khi t trên xut phát t ‘quyết tâm đt lò’ ca ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng, trong khi vn ngày càng nóng lên dư lun v chuyn ông Trng thích đt ‘ci rng’ hơn là ‘ci nhà’ mà khiến cho tính ‘chính nghĩa’ ca chiến dch được xem là ‘chng tham nhũng’ ca ông ta càng lúc càng thiếu thuyết phc và càng bế tc.

Nhìn lại phiên tòa ‘Lê Lai cu chúa’

Vụ án VN Pharma, thc cht là nhp khu thuc ung thư gi, đã gây phn ut ghê gm trong dư lun khi Công ty VN Pharma, được cp phép vô thiên vô pháp bởi Cc Qun lý Dược. Trong 3 năm liên tiếp 2012, 2013, 2014, cc này đã cp đến 607 giy phép nhp khu thuc chưa có s đăng ký, không yêu cu doanh nghip np giy phép hot đng v thuc và nguyên liu làm thuc ti Vit Nam. Trong đó có các loại thuc không rõ ngun gc, không đ cht lượng và không th s dng làm thuc cha ung thư cho con người như H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500mg.

Theo đó, VN Pharma đã tung ra thị trường và vào các bnh vin hàng trăm ngàn viên thuc ung thư gi mà đã khiến hàng ngàn bnh nhân - trong khi chưa chết vì bnh ung thư tht - thì đã đi mt vi t thn vì ung thuc gi.

Một chi tiết rt ‘đáng n’ là VN Pharma đã gi mo tt c h sơ, chng thư đ nhp khu s thuc trên, đc bit là gi mo cả giấy xác nhn ca tham tán lãnh s quán Vit Nam ti Canada đ hp pháp hoá lô thuc H-Capita và đưa vào Vit Nam.

Thế nhưng ti phiên tòa xét x v VN Pharma vào tháng 10 năm 2017, ch có Nguyn Minh Hùng và mt s ‘cá bé’ phi nhn án tù, trong khi cp trên trực tiếp ca Hùng là Th trưởng y tế kiêm Cc trưởng Cc qun lý Dược Trương Quc Cường vn bình chân như vi dù đã trc tiếp ký rt nhiu giy phép nhp khu cho VN Pharma.

Và trên Trương Quc Cường là b trưởng ‘kim tiêm’ Nguyn Th Kim Tiến, quan chức đã bút phê chp thun ch trương cho nhp khu thuc ung thư gi, cũng không h hn gì.

‘Ả chuyên giết người’

Sau khi thoát khỏi phiên tòa x VN Pharma, Nguyn Th Kim Tiến đã mnh ming trước báo chí : trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma’. Đó cũng là khoảng thi gian mà ‘đng và nhà nước ta’ khi đng bàn tic ‘làm nhân s’ cho đi hi 13, còn các quan chc t trên xung dưới chun b cho mt cuc chy đua giành git tng cái ghế trong Ban chp hành trung ương và B Chính tr. Trong s đó và một ln na p hy vng là B trưởng y tế Nguyn Th Kim Tiến, dù quan chc này đã tr thành ‘hàng hiếm mun’ trong chính trường bi là b trưởng duy nht không phi là ‘trung y’ (y viên trung ương đng) ti đi hi 12 vào đu năm 2016.

Nhưng chng bao lâu sau lời trn tình có v rt chân tht ca Nguyn Th Kim Tiến, đã xut hin nhng thông tin rt màu ni b vch trn s gi di ca bà ta. Theo đó, có ít nht hai người nhà ca Nguyn Th Kim Tiến đã tham gia VN Pharma là Hoàng Quc Dũng - em chng bà Tiến - là Phó Tng giám đc ph trách mng đi ngoi và quan h vi các bnh vin, đã dùng nh hưởng ca ch dâu là B trưởng Tiến đ đi móc ni và ép các bnh vin cho công ty VN Pharma trúng thu thuc ; và Hoàng Quc Cường - con trai bà Tiến - là c vấn ca VN Pharma.

Hoàng Quốc Cường, 37 tui và thuc loi ‘tui tr tài cao’, cũng là nhân vt được người m Nguyn Th Kim Tiến trc tiếp ký b nhim làm phó vin trưởng Vin Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2019 - mt biu hin rõ như ban ngày v sang chấn ‘hốt cú chót’ nếu bà Tiến chng may b ‘văng’’ khi đi hi 13.

Nếu Th trưởng y tế Trương Quc Cường không b quá nhiu dư lun chú ý bi đc tính giu mt ca ông ta, thì đc thù thích làm ni ca Nguyn Th Kim Tiến đã đưa tên bà ta vào lch s ca dân tộc Vit Nam trong câu vè ‘Trai kim Cự, gái Kim Tiêm ; K thì giết bin, chuyên giết người’, không chỉ bi ti nhp thuc ung thư gi mà đã giết hàng ngàn người bnh đến hai ln, mà còn đ cho toàn b ngành y tế rơi vào thm trng vô lương tâm trong kiểu cách đối x vi hàng triu bnh nhân nghèo.

Nguyễn Th Kim Tiến cũng là mt trong nhng quan chc b dân chúng Vit Nam căm ghét nht và đòi hi phi t chc nhiu nht. Nhng làn sóng đòi bà ta phi t chc c r lên tng đt trên mng xã hi hu nhưo mỗi năm.

Nhưng không nhng không chu t chc, không nhng được ‘lò’ ca Nguyn Phú Trng nương nh và không phi chu bt c mt hình th k lut nào, đến tháng 7 năm 2019 Nguyn Th Kim Tiến còn được đc cách b nhim Trưởng Ban Bo v chăm sóc sc khỏe cán bộ trung ương, tr thành b trưởng duy nht không phi là ‘trung y’ nhưng li có đ tp quyn thuc loi cao nht trong giàn giáo các b trưởng và như được đúc khuôn bi mô hình ‘ch tch nước kiêm tng bí thư’ ca Nguyn Phú Trng.

‘Củi nhà’ khác ‘ci rng’ ra sao ?

Tháng 9 năm 2019, bầu không khí ‘toàn đng’, toàn quân lp thành tích chào mng đi hi 13’ đã tr nên quyết lit và ha hn sng mái. Đơn thư t cáo ni b - cái mà đng cm quyn xem là ‘thông tin không chính thc’ bt chợt tung ra dày đc trên mng xã hi…

Chỉ hai ngày sau khi Nguyn Th Kim Tiến ‘ht cú chót’ v con trai Hoàng Quc Cường, Thanh tra Chính ph thình lình thông báo kết lun thanh tra v nhp khu thuc ung thư gi, nhưng ln này đ cp trc tiếp đến trách nhiệm ca Cc qun lý Dược, B Y tế. Đáng chú ý, kết lun thanh tra trên đã chính thc xác đnh B Y tế đã có nhiu tc trách trong đăng ký, qun lý nhp khu, lưu hành thuc cha bnh, dn đến doanh nghip nhp khu, lưu hành thuc ung thư gi.

Cũng đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyn kết lun thanh tra này sang y ban kim tra trung ương đ xem xét, x lý theo thm quyn đi vi cán b, đng viên thuc din B Chính tr, Ban Bí thư qun lý có liên quan đến khuyết đim, vi phm nêu trong kết lun thanh tra.

Và cũng chỉ vài ngày sau đó, B Công an khi t v án này.

Như vy, sau hai năm ‘không chính thc’ k t lúc m tòa x Công ty Pharma nhp thuc ung thư gi, cũng là hai năm B trưởng ‘kim tiêm’ Nguyn Th Kim Tiến được bo bc bi Nguyn Phú Trng - người đã được bà Tiến chăm sóc thường trc và hết mình trong khong thi gian ông Trng b bo bnh t tháng 4 năm 2019, Nguyn Th Kim Tiến đã chính thc b quy trách nhim trong v án tán tn lương tâm đó.

Vậy ‘ chuyên giết người’ s b x lý ra sao - chỉ đơn gin là v mt đng và mt phn trách nhim hành chính, hay còn phi ra tòa đ vi ti danh hình s nh nhàng nht cũng phi là ‘thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng’ ?

Nhưng vi truyn thng ‘giơ cao đánh kh’ và đc bit vi triết lý mi ‘chống tham nhũng phải nhân văn’ ca ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng, chng có gì chc chn là B trưởng y tế Nguyn Th Kim Tiến s phi nhn mt hình thc x lý nào, cho dù là x lý cho có.

Thậm chí còn có thông tin ‘không chính thc’ cho biết Nguyn Th Kim Tiến đã có tên trong danh sách các y viên trung ương cho đi hi 13, sau khi Hi ngh trung ương 10 kết thúc vào tháng 5 năm 2019.

Cũng bởi thế, trin vng bà Tiến tiếp tc được cho tn ti đ tn tình chăm sóc sc khe cho Nguyn Phú Trng và ‘các đng chí có công với cách mng’ là khá tươi sáng.

Rất ‘đng cm’ vi Nguyn Th Kim Tiến còn là hàng lot quan chc có quá nhiu tai tiếng nhưng vn an lc hành s như Bí thư Thanh Hóa Trnh Văn Chiến, cu Bí thư Hà Giang Triu Tài Vinh, Bí thư Bc Ninh Nguyn Nhân Chiến, Bí thư Yên Bái Phm Th Thanh Trà… Tt c nhng quan chc này đu được xem là ‘người nhà’ ca ‘Người đt lò vĩ đi’.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/09/2019

******************

VN Pharma : ‘Minh bạch’ lại khóc ngất !

Trân Văn, VOA, 26/09/2019

Hội đng xét x sơ thm ln th hai v án Nguyn Minh Hùng (cu Ch tch Hi đng Qun tr kiêm Tng giám đc VN Pharma) và đng bn "buôn bán thuc gi" va tt vào mt "minh bch" mt gáo nước lnh : Cnh báo tt c các cá nhân d x, t b cáo, nhân chng, người có quyn và nghĩa liên quan,… cho đến lut sư, báo gii,… rng, h sơ v án có mt s tài liu thuc loi "mt" và "tuyt mt", vô tình hay c ý tiết l nhng tài liu này s b truy cu trách nhim hình s (1) !

vnpharma1

V án Nguyn Minh Hùng (cu Ch tch Hi đng Qun tr kiêm Tng giám đc VN Pharma) và đng bn "buôn bán thuc gi"

***

VN Pharma chào đời năm 2011, năm 2012 thai nghén ri sinh h năm công ty con, đến 2014 tr thành "vua" trong lĩnh vc nhp cng – tranh thu - phân phi thuc, thiết b y tế cho các bnh vin trên toàn quc.

Tháng 9 năm 2014, công an Việt Nam khi t v "buôn lậu" xy ra  VN Pharma. Hàng "buôn lu" được xác đnh là H-Capita, mt loi thuc đc tr ung thư mà VN Pharma xin phép nhp cng t Canada và đã được cho phép nhp cng, phân phi ti Vit Nam.

Có thể tóm tt v "buôn lu" va k thế này : Thông qua trung gian, VN Pharma tiếp cn vi người ca mt công ty dược có tên là Helix  Canada đ mua H-Capita. V nguyên tc, mun có giy phép nhp cng H-Capita, Helix phi cung cp h sơ v H-Capita cho VN Pharma nhưng Helix chng có gì đ trao cho VN Pharma cả. Do đó VN Pharma thay Helix làm hết (t son t kết qu nghiên cu, kết qu th nghim đến giy phép phân phi ti Canada, hướng dn bo qun, hướng dn s dng,…).

Cho dù có thể tìm thông tin v Helix, v H-Capital trên Internet và ch cn dùng Google, cũng có thể nhn ra Helix là… công ty ma, H-Capita là… thuc đu nhưng Cc Qun lý Dược ca B Y tế - cơ quan kim soát, cho phép lưu hành tt c các lai dược phm sn xut trong nước và nhp cng, không làm ! Cơ quan này cũng chng nhn ra, nhng tài liliên quan đến H-Capita mà VN Pharma đ trình có nhiu sai sót ký quái… Nh vy, VN Pharma có giy phép nhp cng, phân phi H-Capita ti Vit Nam !

***

Cách nay năm năm, khi vụ VN Pharma/H-Capita bùng lên thành scandal, tng có rt nhiu người thc mc, ti sao lại xem ông Hùng và tám đng phm "buôn lu", trong khi tt c nhng tình tiết có liên quan đến chui sai phm này là "buôn bán thuc gi" ? Tuy nhiên h thng tư pháp không thèm gii thích ti sao.

Tháng 8 năm 2017, Hội đng xét x sơ thm ln đu, tuyên phạt ông Hùng và ông Võ Mnh Cường (Giám đc Công ty H&C – b cáo buc là đng ch mưu) mi người 12 năm tù. By b cáo còn li b pht nhiu mc khác nhau, cao nht là 5 năm tù, nh nht là hai năm tù nhưng được hưởng án treo.

Bản án va k khiến dư luận phn n không ch do điu tra – truy t - kết án sai bn cht ca hành vi phm ti, đó rõ ràng là "buôn bán thuc gi" (hình pht l ra nng hơn nhiu so vi "buôn lu"), mà còn b sót trách nhim ca nhiu viên chc như : Nguyn Quc Triu (cu B trưởng Y tế, nguyên Trưởng Ban Bo v sc khe cho Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nay được thay thế bng Nguyn Th Kim Tiến), Cao Minh Quang, Trương Quc Cường (cùng là Th trưởng Y tế),… Đã vy còn làm ngơ, không truy xét xem nhng ai biến VN Pharma thành "vua" !

Chẳng riêng h thng tư pháp, h thng chính tr và h thng công quyn cũng làm ngơ, không thèm đáp ng yêu cu ca công chúng : Liu bà Nguyn Th Kim Tiến, cu Th trưởng Y tế, nay là B trưởng Y tế, có gi được s "vô tư" cn thiết khi ông Hoàng Quc Dũng, em chồng bà Tiến là Phó Tng giám đc ca VN Pharma ? Khi VN Pharma/H-Capita bùng lên thành scandal, ti sao bà nói di – ph nhn tin đn bà có thân nhân làm vic cho VN Pharma (2) và chưa bao gi xin li do đã nói di ?..

Có thể trn bão dư lun v bn án sơ thm x ông Hùng, ông Cường và các đng phm "buôn lu" là lý do mt tháng sau (tháng 9 năm 2017), Vin Kim sát phúc thm ti Thành phố Hồ Chí Minh đt nhiên tuyên b đã kháng ngh hy bn án sơ thm. Tháng 10 năm 2017, ti lượt Tòa phúc thm ca Tòa án Ti cao ti Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hy bn án sơ thm, yêu cu điu tra – xác đnh li ti danh, xác đnh thêm đng phm...

***

Đầu tun này, ông Hùng, ông Cường và các đng phm tiếp tc b đưa đến pháp đình đ chu xét x sơ thm ln hai. Tuy ti danh đã đi t "buôn lu" thành "buôn bán thuốc gi", tuy công an đã khi t thêm ba người, nâng tng s b cáo t chín thành 12 nhưng c ba đu ch là nhân viên hoc ca VN Pharma, hoc ca Công ty H&C.

Cho dù phiên xử sơ thm ln hai ch mi bt đu song chc chn hàng lot câu hi liên quan đến nhiu vn đ mà công chúng tng quan tâm s không được gii đáp. Ví d, VN Pharma không ch nhp và phân phi H-Capita. VN Pharma tng nhp cng – phân phi ít nht by loi kháng sinh dùng đ chích vào tĩnh mch ca… Helix. Helix là… công ty ma. Những được phm như H-Capita đã được xác đnh là không th dùng… cho người !

Dựa vào các yếu t đó, y gii cnh báo, nếu không hi đ yêu cu nghiêm ngt v cht lượng, kháng sinh tiêm vào tĩnh mch s tr thành đc bit nguy him cho người bnh. Thế nhưng sau scandal VN Pharma/H-Capita, Cc Qun lý Dược ch lng lng rút giy phép lưu hành by loi kháng sinh mà VN Pharma tng mua t Helix !

Còn hệ thng tư pháp (công an, vin kim sát, tòa án) ca Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam ? H thng này cũng không bận tâm. Hot đng điu tra – truy t - xét x ông Hùng, ông Cường và các đng phm ch xoay quanh H-Capita, bt k mt đi biu Quc hi vn là chuyên viên y tế đã tng cht vn ti sao (3) ?

Ông Hùng, ông Cường và phn ln thuc cp dính líu đến scandal VN Pharma/H-Capita đã bị tm giam hơn năm năm. Trong năm năm y, các viên chc y tế có trách nhim liên đi không ch vô s mà còn được qui hoch đ đm nhn nhng trng trách… nng n hơn. Ông Trương Quc Cường, Cc trưởng Cc Qun lý Dược ngày y, nay là Thứ trưởng Y tế. Ông Nguyn Tt Đt, ngày y là Trưởng phòng Qun lý kinh doanh Dược, nay là Cc phó Cc qun lý Dược...

Mãi đến tun trước, sau khi Thanh tra ca chính ph chuyn Kết lun Thanh tra vic cp giy phép nhp cng và giy lưu hành 10 loại thuc ca Công ty Helix cho VN Pharma đếy ban Kim tra ca Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đ ngh nơi này xem xét, x lý theo thm quyn nhng đng viên thuc din Ban Bí thư, B Chính tr qun lý (4), công an mi khi t v án "thiếu trách nhim gây hậu quả nghiêm trng" xy ra ti Cc Qun lý Dược và các nơi có liên quan đến VN Pharma/H-Capita (5).

Chắc chn du hiu vi phm pháp lut đã rt rõ nên công an mi khi t v án nhưng v án mi trong scandal VN Phama/H-Capita chưa có b can. y ban Kim tra chưa lun ti, Ban Bí thư, B Chính tr chưa có… phán quyết thì công an, kim sát, tòa án phi ch xem cá nhân nào thuc din Ban Bí thư, B Chính tr qun lý, b chn làm… b can.

Đó là ví dụ minh ha ti sao nhng người kêu gi thc hin "tam quyn phân lập" (lp pháp, hành pháp, tư pháp hot đng đc lp, kim soát ln nhau nhm bo đm các h thng hot đng lành mnh) – lõi ca th chế cng hòa, luôn b đng ta xem là… thù đch, là lun điu phn đng "c xúy cho… xung đt quyn lc và bn chính tr" (6) !

***

Dẫu hot đng "buôn bán thuc gi" ca ông Hùng, ông Cường liên quan cht ch vi hot đng ca Cc Qun lý Dược và B Y tế nhưng rõ ràng, h thng tư pháp mun tách chui hot đng phm pháp này thành hai v án riêng bit. B Chính tr, Ban Bí thư gi vai trò gì khi năm năm sau, mi khi t v án th hai ?

Lần trước, khi "được" truy t ti "buôn lu", hình pht ti đa dành cho ông Hùng ch là 12 năm nhưng ln này, khi ti danh đã chuyn thành "buôn bán thuc gi", ông Hùng s phi đi din vi khả năng b pht t hình. Liu vin cnh y có làm ông Hùng suy sp ti mc "khai tut tun tut" và gây nguy hi cho qui hoch nhân s lãnh đo ch cht ca đng  nhim kỳ ti ?

Vì lẽ gì mà nhp cng – phê duyt – phân phi dược phm li có tài liu thuloại "mt" và "ti mt" ? Vì l gì mà Hi đng xét x v án Nguyn Minh Hùng và đng bn "buôn bán thuc gi" phi cnh báo tt c các cá nhân liên quan đến tiến trình xét x, rng vô tình hay c ý tiết l nhng tài liu được bo mt s b truy cu trách nhiệm hình s ? Cnh báo như vy thì làm sao có th tìm và xác đnh "s tht khách quan" đ đnh tính, đnh lượng cho đúng đn theo đúng tinh thn ca lut hình s ?

Tài liệu "mt" và "tuyt mt" liên quan ti nhp cng – phê duyt – phân phi dược phm, có cùng tính chất vi… tài liu "mt" và "tuyt mt" trong v… AVG bán 95% c phn cho MobiFone không ? Bo mt chc chn có li cho mt s cá nhân, mt s nhóm nhưng làm sao bo đm s toàn vn ca công lý, làm sao thuyết phc đám đông, rng công lý đã được thực thi và hệ thng tư pháp tng xác đnh ông Hùng ch "buôn lu", ln này vn… đúng khi bo rng đó là… "buôn bán thuc gi" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 26/09/2019

Chú thích

(1) https://plo.vn/phap-luat/nhung-dau-mat-tuyet-mat-trong-ho-so-vu-an-vn-pharma-860035.html

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-y-te-khong-noi-gi-ve-viec-em-chong-lam-o-pharma-20170830185428451.htm

(3) https://news.zing.vn/lo-hong-dau-thau-duoc-pham-giup-vn-pharma-thang-the-post775699.html

(4) https://nld.com.vn/thoi-su/vu-vn-pharma-nhap-thuoc-ung-thu-gia-chuyen-ho-so-sang-uy-ban-kiem-tra-trung-uong-20190916183733769.htm

(5) https://tuoitre.vn/vu-vn-pharma-khoi-to-vu-an-thieu-trach-nhiem-tai-cuc-quan-ly-duoc-20190918161750464.htm

(6) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2019/55412/Nhap-khau-thuyet-Tam-quyen-phan-lap-hay-la-bai-co-xuy.aspx

Published in Diễn đàn

Có quốc thể đâu mà nhục ?

Thạch Đạt Lang, 25/09/2019

Báo Tiếng Dân ngày 24/09/2019 có đăng một bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường với tựa đề "Nhục Quốc Thể" nói về chuyện đoàn ngoại giao do Chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm Nam Hàn 4 ngày trong tháng 12 năm 2018, trong đó có 9 người đã trốn ở lại, mục đích tất nhiên chỉ để cư trú và làm việc bất hợp pháp.

9nguoi0

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam, cho biết về vụ 9 người trong đoàn Đại biểu quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc quá giang : đi bao nhiêu không biết, về bao nhiêu cũng không hay…

Bài viết của ông Tường căn cứ vào thông tin từ báo chí Nam Hàn. Ông Tường cho rằng, tin tức từ truyền thông Nam Hàn về sự kiện này là nhục nhã và đáng căm phẫn.

Theo nhận định của ông Tường, không có quan chức nào của chính quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận việc sống chui nhủi, đi làm trốn thuế với những công việc thấp hèn hoặc tạm bợ bởi giai cấp cán bộ, đảng viên cộng sản trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là thành phần ăn trên, ngồi trước, hơn nữa lại là thành phần được tham dự một chuyến công du bằng phi cơ riêng, thuê của Vietnam Airlines.

Sự việc xảy ra đã hơn 10 tháng, đến nay mới vỡ lở dù 1 trong 9 người trốn ở lại đã ra đầu thú và xin về nước từ đầu năm nay, nhưng mãi tới bây giờ thông tin mới lộ ra ở Nam Hàn và báo chí nước này đưa tin. Chính phủ Nam Hàn sau đó bắt thêm được một người nữa và hiện đang làm thủ tục trục xuất.

Bài báo của thongtinhanquoc.com cho biết, đoàn của bà chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân có tất cả 162 người gồm 20 bộ và thứ trưởng cao cấp (thứ trưởng, bộ trưởng mà không cao cấp thì còn ai cao cấp nữa ?). Như vậy khi làm thủ tục xuất cảnh khỏi Nam Hàn, đoàn thiếu mất 9 người, chỉ còn lại 153.

Nghĩ cũng lạ, một phái đoàn ngoại giao do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu, đi bao nhiêu không biết, về bao nhiêu không hay. 9 người chứ có phải 9 con ruồi, con kiến đâu mà không thấy ai báo cáo, báo chồn gì cho đến 10 tháng sau, báo chí, truyền thông và người dân trong nước mới biết chuyện nhờ báo chí nước ngoài đưa tin!

Tuy nhiên, sự kiện này thật ra chẳng có gì quan trọng để ông Tường phải căm phẫn hay cảm thấy nhục nhã cho quốc thể.

Đối với những người cộng sản Việt Nam, quốc thể chỉ là chuyện tầm phào, nói cho có, sự tồn tại thiên niên trường trị của đảng cộng sản, cũng như địa vị lãnh đạo, chức tước của họ trong đảng, trong chính quyền mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, rất quan trọng và rất ư quan ngại.

Nếu người cộng sản Việt Nam coi trọng quốc thể – biết nhục nhã, có lòng tự trọng khi thể diện đất nước hay cá nhân – trong cương vị lãnh đạo sợ bị chỉ trích, phê bình, thì đã không có những chuyện tai tiếng gấp hàng chục, hàng trăm lần từ lúc Hồ Chí Minh còn ở đỉnh cao quyền lực gây ra trước đây, cho đến các lãnh đạo cao cấp đã gây ra, kéo dài đến ngày hôm nay. Đơn cử một vài thí dụ :

1. Hồ Chí Minh bị khuyến cáo nên chấm dứt trò hôn hít nhi đồng nước bạn một cách thô bỉ.

2. Trong thập niên 90, đại sứ Lê Văn Bàng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp quốc bị bắt ở Mỹ vì tội trộm sò ở khu vực cấm Hog Creek, quận East Hampton, New York. Có lẽ do Đại sứ Bàng không biết luật lệ ở Mỹ nên đi mò sò, nhưng khi bị cảnh sát phát hiện, ông Bàng giả vờ không biết tiếng Anh. Khi cảnh sát lập biên bản, do sợ bị bắt giữ, ra tòa, chuyện sẽ nổ lớn, nên ông Bàng xuất trình giấy tờ chứng minh là viên chức ngoại giao và xin đặc quyền miễn trừ ngoại giao.

3. Những lời phát biếu ngớ ngẩn của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, làm trò cười cho thiên hạ.

4. Vũ Kiều Trinh con gái của Vũ Văn Hiến, Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, năm 2001, đã vào siêu thị ở Thụy Điển ăn cắp và bị bắt. Tòa đại sứ Việt Nam ở Thụy Điển phải can thiệp, làm giấy chứng nhận giả vờ bị tâm thần, nên cảnh sát Thụy Điển chỉ giam vài ngày rồi thả.

Nhưng chứng nào tật nấy, năm 2006, khi qua Anh làm việc, Kiều Trinh lại ngứa tay chôm chiếc máy ảnh digital ở một cửa hàng và bị bắt. Một lần nữa giấy chứng nhận tâm thần lại là bùa hộ mệnh cho Kiều Trinh.

6. Chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị Trung Quốc khi bọn khốn kiếp đang quậy phá bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa Việt Nam.

Đây là hành động nhục nhã của dảng cộng sản Việt Nam mà bà Kim Ngân là người đại diện trong cương vị chủ tịch quốc hội, hành động đó đáng khinh bỉ và lên án hơn việc 9 người trong đoàn người ngoại giao qua Nam Hàn đã bỏ trốn.

Không biết ông Nguyễn Tiến Tường có vì một lý do nào đó hoặc có ý bóng gió khác hay không trong việc bào chữa cho bà chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng dù bà Ngân có bị hàm oan trong việc này thì vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tục ngữ có câu : Con dại cái mang. Bà Kim Ngân trong chuyện này chắc mang nỗi oan của Thị Mầu.

Dư luận ồn ào lên tiếng yêu cầu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức vì những bê bối khủng khiếp gây thiệt mạng cho hàng chục trẻ em trong vụ vaccine dỏm, hay vụ thuốc cao đơn hoàn tán trị ung thư H-Capita của VN-Pharma thì cũng không thể bỏ qua việc chủ tịch áo dài để sổng chuồng 9 con nhạn trong phái đoàn ngoại giao.

Ở khía cạnh khác, người dân Việt Nam chẳng còn mấy ai quan tâm đến vận mệnh dất nước, dân tộc. Rất nhiều người, hễ có điều kiện, phương tiện, tiền bạc, kể cả những người là đảng viên, dại biểu quốc hội, có chức tước, địa vị trong chế độ cũng đều đang tìm cách thoát thân khỏi Việt Nam thì việc trốn ở lại của 9 người trong đoàn ngoại giao của bà Kim Ngân chẳng có gì đáng coi là một điều nhục nhã, căm phẫn.

Điều chúng ta nên cảm thấy nhục nhã, căm phẫn là hầu hết người dân đã chọn sự im lặng hoặc lên tiếng chưa đủ chỉ vì hèn nhát, chỉ vì thờ ơ để cho những kẻ bất tài, gian dối, tham lam cùng cực tiếp tục lãnh đạo, đưa đất nước đến vực thẳm, lệ thuộc vào ngoại bang trong nay mai.

Người cộng sản Việt Nam không có quốc thể, họ chỉ có "đảng thể".

Thạch Đạt Lang

(25/09/2019)

****************

"Thành tích" của Nguyễn Thị Kim Ngân

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 24/09/2019

Bây giờ người dân Việt Nam mới biết chuyện từ 10 tháng trước do báo chí Hàn Quốc xì ra.

9nguoi2

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh : Trọng Đức/TTXVN)

Chuyện rằng Nguyễn Thị Kim Ngân hồi cuối năm 2018 đã dẫn đoàn cán bộ cao cấp của Việt Nam sang thăm Hàn Quốc từ ngày 4 đến 7 tháng 12 năm 2018. Đoàn có 162 người, trong đó có hơn 20 Bộ trưởng, thứ trưởng cao cấp đi riêng một máy bay của hãng Vietnam Airlines và hạ cánh tại sân bay Gimhae (Busan). Nhưng đến khi quay về Việt Nam tại sân bay Incheon thì 9 người đã trốn ở lại Hàn Quốc.

Chuyện này, mãi tối ngày hôm qua 23/9/2019, báo chí và đài truyền hình Hàn Quốc mới đồng loạt đăng tin. Không hiểu sao thông tin đưa ra muộn 10 tháng nhưng lại đồng loạt đăng cùng một lúc.

*

Chuyện có lạ không ? Không lạ.

Trước đây, đã có nhiều thông tin về người Việt Nam đi du lịch xứ "tư bản giãy chết" trốn ở lại. Nổi tiếng nhất là vụ cũng vào tháng 12/2018, cả đoàn từ Việt Nam đi du lịch Đài Loan 153 người thì 152 người trốn ở lại.

Những người ấy là công dân bình thường, có lẽ chẳng chức quyền, hoặc quyền bé, kiếm chác chẳng được là bao. Cũng có thể có người không khó khăn về kinh tế nhưng khao khát tự do nên tìm cách ở lại.

Thiết nghĩ không nên trách cứ họ làm gì. Kể cả báo chí nhà nước lên án, cho rằng họ làm nhục quốc thể thì tình thường cũng không nên trách. Đó là sự lựa chọn của họ. Sau tháng 4/1975 hàng triệu người Việt, kể cả ở miền Bắc vượt biên, bị kết tội rằng, sự trốn chạy của họ là phản bội Tổ quốc nhưng thực chất họ không có tội. Họ chỉ là nạn nhân. Đi tìm tự do không bao giờ có tội.

Những vụ trốn chạy khỏi đất nước khốn khổ này không lạ. Lạ là ở chỗ, những người có điều kiện không bỏ chạy mà cam chịu hoặc là ảo tưởng về một cuộc sống tuy đầy rẫy khốn khó nhưng có quá nhiều lời hứa hẹn viển công về thiên đường chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra cũng cần cảm thông với những người không có điều kiện hoặc còn nhiều thứ ràng buộc.

Đấy là nói về những dân thường. Còn vụ này là đoàn cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam do Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu có 9 người trốn ở lại.

Có lạ không ? Cũng không lạ.

Vì con người, ngoài nhu cầu vật chất, còn có nhu cầu tinh thần. Tự do là một thứ nhu cầu tinh thần.

Không lạ nhưng mai mỉa, hài hước. Nó làm cho các vị lãnh đạo đảng và nhà nước mất mặt vì đã có quá nhiều phát ngôn không có thật. Còn có ngượng ngùng, xấu hổ không ? Chắc là không.

Trước hết, phải nhắc đến lời ông Nguyễn Phú Trọng : "Đất nước ta có bao giờ được thế này không ?"

Là lời của ông Nguyễn Minh Triết khi còn làm chủ tịch nước, đòi cùng Cu Ba canh giữ hòa bình thế giới, phân công nhau mỗi nước canh một bán cầu. Thế mới tợn.

Là lời của bà Nguyễn Thị Doan khi làm phó chủ tịch nước : dân chủ nước ta "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản".

Vậy mà, dân Việt Nam cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, không loại trừ cả cán bộ cao cấp của chế độ.

Xin nhắc lại, những chuyện ấy, người Việt Nam không lạ nhưng mai mỉa bởi những lời phát ngôn ngu ngơ hoặc tưởng dân ngu ngơ của mấy vị lãnh đạo cao nhất nước kia. Việc cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, nó là những cái "vuốt má" đối với những người phát ngôn ra những câu nói để đời kia (tôi không muốn bắt chước các vị thường dùng từ "cái tát" khi nói về "thế lực thù địch")

*

Bây giờ, có vài lời về Nguyễn Thị Kim Ngân.

Vụ 9 người trong đoàn cán bộ cao cấp trốn ở lại Hàn Quốc, Kim Ngân và nhà nước Việt Nam có biết không ? Dĩ nhiên là biết, vì ai cũng biết đếm, biết phân biệt con số 162 và 153 nhưng họ đã ém nhẹm, có lẽ vì quá nhục. Sự việc chỉ bị lộ ra khi 10 tháng sau, báo chí Hàn Quốc đăng tin thì dân chúng Việt Nam mới biết.

Nghe nói Nguyễn Thị Kim Ngân xuất thân từ một cô gái bán vé số ở tỉnh Bến Tre. Từ khi Ngân bước chân vào chính trường, người ta chỉ biết đến bà ta qua những câu chuyện bà ta đưa ông Obama thăm ao cá và cho ông này chứng kiến cách bà ta cho cá ăn. Người ta biết đến bà mặc quần áo lòe loẹt khi đi viếng liệt sĩ, biết bà ta ưỡn ẹo với Tập Cận Bình khi Tàu Cộng đang gây hấn ở Bãi Tư Chính. Kim Ngân còn nổi tiếng với ít nhất 300 bộ áo dài đắt tiền các kiểu (chỉ tính riêng của nhà thiết kế Võ Việt Chung), tiêu tốn tiền ngân sách vài chục tỉ đồng, bất chấp bà ta đã là một bà già U70.

Về vai trò Chủ tịch Quốc hội, có lần Nguyễn Thị Kim Ngân đưa dự thảo Luật đặc khu bắt quốc hội thông qua vì "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật".

Nhưng cuối cùng, bị dân đả đảo nhiều quá, bà ta đã không hoàn thành nhiệm vụ mà ông Trọng giao cho.

Đại khái, việc làm và hình ảnh của Kim Ngân chỉ có vậy. Thế nhưng bà ta lại rất hay cao giọng giáo dục người khác. Ngân đã từng gây phẫn nộ trong nhân dân khi bà ta cho rằng những người lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là những người "ồn ào kích động" và hỏi họ "Đã làm gì cho đất nước chưa ?" Gần đây nhất, giọng lưỡi ấy lặp lại khi bà ta nói : "Luật Thanh niên sửa đổi phải giúp thanh niên đọc vào thấy được mình đã làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải để đòi hỏi Tổ quốc làm gì cho mình". Rất nhiều người biết, nội dung này là đạo lời Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961 : "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi : Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc". (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country). Nhưng Ngân lại lập lờ làm cho lớp thanh niên còn ít hiểu biết cử tưởng là lời của "nhà lãnh đạo" Nguyễn Thị Kim Ngân.

Lẽ thường, khi nhắc lời của ai thì phải chú giải, ông A nói, ông B nói... Không chú giải tức là mặc nhiên nhận là lời của mình. Không biết của ai thì cũng phải nói "tôi nghe nói".

Với việc nhắc đi nhắc lại câu nói của ông Kennedy đã trở thành phổ biến cho thấy trình độ chính trị của Ngân chỉ là trình độ của một dư luận viên mới vào nghề.

Nguyễn Thị Kim Ngân còn phát ngôn nhiều câu nghịch nhĩ nữa như "Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ không tôn trọng con cái thì ra đời con cái không tôn trọng người khác" hoặc "Nếu đâu đó xảy ra mất dân chủ, dân chủ hình thức, thì đó là cái sai của của tổ chức, cá nhân cụ thể, không phải bản chất nhà nước"...

Trở lại vụ đoàn cán bộ cao cấp của Nguyễn Thị kim Ngân có 9 người trốn ở lại Hàn Quốc. Có lẽ vì Kim Ngân vô tích sự quá nên có người an ủi coi đây là thành tích của bà ta. Rằng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cài cắm được 9 chiến sĩ cộng sản trung kiên vào đất nước của bọn tư bản giãy chết, để gây dựng cơ sở, làm nội ứng cho Bắc Triều Tiên vào "giải phóng miền Nam" sau này.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 24/09/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Dự án cao tốc Bắc-Nam và nỗi lo Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 23/09/2019

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam vẫn gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đấu thầu quốc tế, vì nhiều người sợ là dự án mang tính chiến lược này lại lọt vào tay các công ty Trung Quốc.

bacnam1

Một đoạn đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 01/11/2014AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Ngày 16/09/2019, Việt Nam đã khởi công dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98km nối Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, với tiền đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Đây là phần đầu tiên của đại dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau khoảng 2.100 km, chạy qua 32 tỉnh, thành phố và được đầu tư theo 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 (2017 - 2020), Việt Nam dự kiến đầu tư xây 654 km, gọi là tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chia làm 11 phần, trong đó có 3 phần là dự án đầu tư công, như trường hợp của đoạn đường Cam Lộ - La Sơn. Tám dự án còn lại sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Hiện chính phủ Việt Nam đang sơ tuyển các nhà đầu tư cho 8 dự án đó trong khuôn khổ đấu thầu quốc tế.

Theo kế hoạch, Bộ Giao thông và vận tải tổ chức sơ tuyển quốc tế và dự kiến là trong tháng 09/2019 sẽ công bố kết quả sơ tuyển. Từ tháng 10/2019 họ sẽ thực hiện đấu thầu qua việc mời thầu và đến tháng 3/2020 mới công khai kết quả đấu thầu, để tháng 4/2020 ký hợp đồng dự án, sau đó dự án này sẽ được triển khai.

Nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa biết kết quả sơ tuyển thầu đường bộ cao tốc Bắc-Nam, bởi vì theo lời thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp báo của chính phủ ngày 04/09, đây là "tài liệu mật, không thể công bố".

Tuyên bố của vị thứ trưởng nói trên càng không giải tỏa được mối quan ngại rằng dự án cực kỳ quan trọng này lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc.

Mối quan ngại này đã được nêu lên trong một bản kiến nghị đề ngày do 118 văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước ký ngày 5/6/2019 gửi đến lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu không để Trung Quốc làm đường cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc Nam. Kiến nghị yêu cầu : "Để có nguồn vốn lớn cho đầu tư, Nhà nước nên chủ động khai thác tiềm năng, tài lực nội tại của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, nhất là các doanh nghiệp tư nhân mà đến nay họ đã trở thành một lực lượng mạnh".

Bản kiến nghị viết thêm : "Còn nếu không đủ lực, trong trường hợp cần kết hợp với doanh nghiệp nước ngoài, thì nên thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng về mọi mặt. Đặc biệt, trong tình hình cụ thể của giai đoạn này, chúng ta không thể chấp nhận trao những con đường xương sống của đất nước, hay bất cứ đoạn nào của những con đường này, vào tay những nhà đầu tư và nhà thầu Trung Quốc".

Tuy không tham gia ký tên vào bản kiến nghị nói trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Hà Nội, cũng đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này trên báo chí Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ, bà Phạm Chi Lan giải thích :

"Tôi lên tiếng về việc này vì tôi thấy là đưa ra 8 dự án đó được đưa trong một thời gian rất gấp gáp. Khi thay mặt bộ Giao Thông báo cáo với Thường vụ Quốc Hội vào cuối tháng 4 về tiến triển của dự án đó, thứ trưởng bộ Giao Thông có cho biết là các công ty, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ điều kiện để tham gia. Với các quy định hiện hành, một số nhà đầu tư quốc tế như Nhật Bản, Pháp, Anh, v.v… thì không mặn mà, và chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm, muốn tham gia.

Khi thấy thông tin đó được đăng trên báo chí Việt Nam, tôi đã lên tiếng ngay lập tức, cho rằng việc này cần phải xem lại : những quy định được đưa ra như thế nào mà khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam bị loại ra ngay từ đầu, không đủ điều kiện để tham gia ? Những điều kiện đó là điều kiện gì, khắc nghiệt đến mức nào mà doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được ?

Tám dự án đó có độ dài bình quân của mỗi dự án chỉ khoảng độ 60 km, với khổ rộng của đường chỉ là từ 4 đến 6 làn xe. Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam đã làm nhiều dự án còn lớn hơn thế nữa, họ toàn toàn có khả năng tham gia. Ở đây có thể bất ổn nằm ở ngay chính các quy định của nhà nước đưa ra như thế nào đó để loại họ ra ngay từ đầu. Điều đó là bất công, phi lý đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, tôi cũng thắc mắc là tại sao các nhà đầu tư khác lại không mặn mà ? Phải chăng là các quy định đó không đủ độ minh bạch cần thiết để cho các nhà đầu tư khác có thể yên tâm mà tham gia ? Tại sao chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc mặn mà ? Như vậy, cách thiết kế và đưa ra các dự án này phù hợp với cách làm của người Trung Quốc hơn, như họ đã từng tham gia và thắng thầu trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Trong bài của tôi, tôi cũng nói rõ là nếu như tham gia theo kiểu đường sắt Cát Linh- Hà Đông, tức là rơi vào tay Trung Quốc, thì ở đây nó bất ổn ngay từ đầu, từ cách ra đầu bài, đến toàn bộ quá trình chọn thầu và giám sát, để cho nó trở thành một dự án tệ hại như vậy. Với kinh nghiệm, với bài học rất xấu của đầu tư Trung Quốc về dự án giao thông đó, không nên để cho các dự án này chỉ rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc.

Sau khi bài báo của tôi được đăng trên nhiều kênh báo chí và đặc biệt là khi bài báo đến tay thủ tướng Phúc qua báo chí, thì thủ tướng đã ra chỉ thị và sau đó, bộ Giao Thông đã điều chỉnh lại quy định, theo cách để cho các các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh với nhau hoặc hợp vốn với nhau để đủ khả năng tham gia đấu thầu".

Trả lời kiến nghị nói trên của các nghệ sĩ, vào đầu tháng 7, bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định : "Chủ trương này được nghiên cứu đầu tư trên tinh thần độc lập, tự chủ, không liên quan đến chính sách của bất cứ quốc gia nào". Vị bộ trưởng còn bảo đảm là việc đấu thầu sẽ được tổ chức "theo quy định của pháp luật về đấu thầu, xem xét chặt chẽ tất cả các điều kiện, tiêu chí của các hồ sơ dự thầu ; không chỉ quan tâm đến giá thầu mà còn xem xét các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, uy tín…".

Tuy nhiên, đối với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, các luật lệ, quy định về việc đấu thầu quốc tế cho dự án đường cao tốc Bắc – Nam phải thật rõ ràng, minh bạch :

"Sau này, trên một số kênh khác, khi góp ý về cách làm PPP ở Việt Nam, tôi cũng đưa ra vấn đề tương tự : phải làm cho luật pháp và các quy định thật rõ ràng, minh bạch và có đủ thời gian cần thiết để cho các nhà đầu tư khác nhau có thể có được thông tin đầy đủ, hiểu đúng nhau về các yêu cầu của các dự án và từ đó họ có thể tham gia.

Thứ hai là Việt Nam cũng không nên đặt vấn đề đấu thầu chỉ căn cứ trên giá rẻ. Nếu nhà đầu tư nào đã chào giá rẻ, thì sau này cứ phải đúng giá đó mà làm, chứ nếu đội giá lên thì nhà đầu tư phải chịu, chứ không phải chính phủ Việt Nam chấp nhận trả thêm tiền nhiều lần, hoặc thời gian kéo dài quá lâu như trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông".

Sau khi bộ Giao Thông sửa đổi các quy định, đã có thêm các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sơ tuyển trong cuộc đấu thầu, nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thời gian vẫn còn quá ngắn để các doanh nghiệp Việt Nam kịp chuẩn bị :

"Theo những thông báo ban đầu của bộ Giao thông, sau khi đã điều chỉnh (các quy định), số doanh nghiệp Việt Nam tham gia sơ tuyển vòng đầu trong cuộc đấu thầu cho 8 dự án này đã có tăng lên, nhưng cũng không thật nhiều.

Tôi cũng tiếc là thiếu những gương mặt của những nhà đầu tư lớn trong khu vực tư nhân của Việt Nam, mà ban đầu mọi người nghĩ là họ hoàn toàn có khả năng tham gia. Tôi cho ở đây có vấn đề là thời hạn quá ngắn, bởi vì khi điều chỉnh lại, như bộ trưởng Giao thông báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp tháng 5, thời gian còn lại để nộp đơn xin dự thầu chỉ kéo dài đến trước tháng 8 thôi, bởi vì tháng 8 là khóa thầu rồi và họ sẽ bất đầu sơ tuyển.

Thời gian quá ít thì ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam có muốn ngồi lại bàn với nhau để hợp vốn, hợp doanh, xem xét năng lực của các bên tham gia, ai mạnh về mặt gì và cùng nhau góp vốn như thế nào, thì họ cũng không có đủ điều kiện để hoàn tất những việc đó, để nộp đơn dự thầu với tất cả những lý lẽ và những điều kiện mang tính thuyết phục cao nhất.

Thứ hai, có lẽ họ cũng không có đủ thời gian để các nhà đầu tư lớn đưa vào kế hoạch tính toán của họ. Thông thường, các doanh nghiệp lớn, làm ăn quy củ, thường có một kế hoạch dài hạn, bỏ một số vốn khoảng vài nghìn tỷ vào một dự án mà trong một thời gian quá ngắn, ví dụ như chỉ có 3 tháng để quyết định, thì họ không đủ thời gian xem xét cần thiết. Khi tôi tìm hiểu một số nhà đầu tư, ví dụ như Nhật Bản, thì đúng như tôi phán đoán, đối với họ, thời gian quá ngắn, thành ra họ không quan tâm đến việc tham gia.

Thông thường, đối với những dự án như vậy, họ phải mất hàng năm trời để điều tra xem có đáng làm hay không, địa hình cụ thể những đoạn đường mà họ định tham gia như thế nào, điều kiện tự nhiên ra sao, yêu cầu kỷ thuật như thế nào, vốn liếng cần bao nhiêu, ứng dụng công nghệ nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đoạn đường, cũng như yêu cầu của phía Việt Nam, từ đó họ tính toán xem có đảm bảo lợi ích kinh tế để tham gia hay không.

Một vài khía cạnh về chính sách của Việt Nam cũng có thể làm cho họ băn khoăn, ví dụ như các vấn đề về tỷ giá. Như vậy là cả nhà đầu tư Việt Nam lẫn nhà đầu tư Nhật Bản hoặc của một số nước khác đều có thể rơi vào tình huống là quá ít thời gian để có thể đọc và hiểu kỹ "đầu bài" mà bộ Giao Thông đưa ra, để từ đó quyết định là có nên tham gia hay không.

Một vấn đề khác, như đã nói ở trên, cho tới nay, bộ Giao thông vẫn chưa công bố danh sách các doanh nghiệp đã lọt qua vòng sơ tuyển, cho nên bà Phạm Chi Lan tỏ vẻ quan ngại :

"Khi họ công bố các doanh nghiệp nộp vào vòng sơ tuyển, họ cũng nói là có tới khoảng 30 doanh nghiệp là của Trung Quốc và hơn 30 doanh nghiệp là của Việt Nam và các doanh nghiệp khác. Lúc bấy giờ trên báo chí, bản thân tôi và nhiều người khác đã yêu cầu là đã công bố danh mục này thì phải công bố kết quả sơ tuyển : những doanh nghiệp nào trúng sơ tuyển, doanh nghiệp nào không. Tại sao những doanh nghiệp này lọt vào sơ tuyển và tại sao những doanh nghiệp kia bị gạt ra, thì phải công bố rõ. Rất tiếc là cho tới nay chưa thấy có thông tin đó".

Nói chung, mối quan ngại của nhiều người, trong đó có chuyên gia Phạm Chi Lan, vẫn là nguy cơ dự án đường cao tốc Bắc – Nam, một dự án chiến lược, rơi vào tay Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh đang gia tăng sức ép lên Việt Nam trên Biển Đông :

"Với tính chất của nó về an ninh quốc phòng, cũng như ý nghĩa về kinh tế, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà Trung Quốc đang quấy rối Việt Nam ở Biển Đông một cách càng ngày càng trắng trợn, xâm lấn cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì Việt Nam tuyệt đối không thể để cho Trung Quốc làm các dự án bên trong lãnh thổ Việt Nam. Kẻ cướp ở trước cửa nhà thì không thể để nó vào trong nhà mình để làm những việc khác. Cho nên, Việt Nam không thể để cho các nhà thầu Trung Quốc tham gia vào bất cứ dự án nào trong 8 dự án PPP của đường cao tốc Bắc-Nam cũng như tham gia vào cung cấp gì cho 3 dự án đầu tư công, vì điều đó sẽ gây thêm sức ép và những rũi ro rất lớn cho Việt Nam về mặt an ninh quốc phòng".

Ngoài dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Việt Nam còn dự kiến sẽ xây đường sắt cao tốc Bắc Nam, một dự án rất lớn, với tổng vốn đầu tư theo dự kiến của bộ Giao thông là khoảng 60 tỷ đôla. Dự án này vừa qua cũng gây nhiều tranh cãi khi bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra phương án có thể số vốn đầu tư sẽ giảm xuống còn 32 tỷ đôla, nếu có cách làm khác đi.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, rất nhiều người, trong đó cũng có bà, ủng hộ ý tưởng đó của bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, thậm chí bà Phạm Chi Lan cho là còn có thể tiết kiệm hơn nữa, nếu có cách làm hợp lý hơn về các mặt. Tuy nhiên, bà cũng đề nghị là dự án này nên được gác lại sau năm 2030 hãy tính đến, bởi vì hiện nay điều kiện về tài chính, cũng như nhu cầu thật sự đối với đường sắt cao tốc này chưa có. Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, bây giờ chỉ nên tập trung vào sửa con đường sắt hiện có, để bảo đảm an toàn hơn, sử dụng cùng với hệ thống đường bộ, đường thủy, đường ven biển. Độ khoảng 10 năm nữa, khi mà điều kiện kinh tế và trình độ kỹ thuật cho phép, thì lúc bấy giờ mới đặt lại vấn đề này.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 23/09/2019

*******************

Cao tốc Bắc Nam : Nhà thầu ‘ta’ hay nhà thầu ‘lạ’ cũng… rứa

Trân Văn, VOA, 23/09/2019

Nhiều người Vit th phào khi ch có các doanh nghip ca "ta" đu tư và thi công đon cao tc t Cam L (Qung Tr) đến La Sơn (Tha Thiên – Huế).

bacnam2

Lời phn đi nhà thu Trung Quc xây cao tc mi Vit Nam xut hin trên mt din đàn mng, 28/5/2019

Đoạn cao tc Cam L - La Sơn dài khong 100 cây s là 1/11 đon cao tc cn thi công đ hoàn tt tuyến cao tc chy sut t Bc vào Nam.

Theo chính phủ thì h thng công quyn s dùng ngân sách đu tư 3/11 đon góp phn cu thành cao tc Bc Nam, 8/11 đon còn lại s được thc hin theo hình thc BOT.

Đoạn cao tc Cam L - La Sơn là mt trong s 8 đon được đu tư theo hình thc BOT. Tng vn đu tư cho đon này khong 7.700 t đng.

Có nhiều lý do khiến người Vit âu lo và đòi gii hu trách không vay, không giao bất kỳ công trình giao thông nào Vit Nam cho nhà đu tư, nhà thu Trung Quc.

Thể theo nguyn vng ca đng chí, đng bào, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã chn hai liên danh thun… Vit, thc hin đon Cam L - La Sơn ca cao tốc Bc Nam : Liên danh th nht gm hai doanh nghip là Công ty Đu tư Xây dng 703 và Tng Công ty Thành An. Liên danh th hai gm ba doanh nghip là Tng Công ty Xây dng Trường Sơn, Công ty Xây dng Dch v Thương mi 68 và Công ty Đu tư xây dng Xut nhập khu 168 Vit Nam.

Nếu tuyến metro Cát Linh – Hà Đông đã to thêm mt trái đng qua vic vay vn Trung Quc, s dng nhà thu Trung Quc và dù rt… ráng nhưng c h thng chính tr, h thng công quyn ln dân chúng Vit Nam vn khó mà nut cho trôi thì giao các đoạn ca cao tc Bc Nam cho nhng nhà đu tư, nhà thu thun… Vit liu có… ngt hơn không ? Khng đnh là không thì võ đoán vì công trình xây dng đon Cam L - La Sơn ch mi khi công nhưng ai dám bo là… có vì qu s… "ngt" hơn ?

***

Trong năm doanh nghiệp thuc hai liên danh được chn tham gia đu tư, thi công đon Cam L - La Sơn có hai doanh nghip thuc B Quc phòng là Tng Công ty Thành An và Tng Công ty Trường Sơn. Tuy cui năm ngoái, B Quc phòng thông báo gii th "14 ‘l đoàn công binh dự b đng viên’ thuc by tng công ty" (36, 319, Đông Bc, Lũng Lô, Thái Sơn, Thành An, Trường Sơn) (1) nhưng v bn cht, vn liếng, phương tin, nhân lc ca các tng công ty này vn rút t ngun dành cho quc phòng !

So với Trung Quc, Thành An và Trường Sơn nếu không hơn thì có l cũng bng ngoi nhân c v năng lc thi công ln mc đ thin lương. C hai tng công ty này cùng vi Tng Công ty 789 (cũng thuc B Quc phòng) là 3/5 nhà thu thc hin đon quc l chy ngang Phú Yên và Bình Đnh. Dẫu đon đó ca quc l 1 ch chng 140 cây s, ngn gn 8.000 t và ngay trong thi hn bo hành, trên mt đường có ti 5.300 h, , gây ra đ th thit hi, k c thit hi nhân mng nhưng không nhà thu nào thèm sa cha (2)...

Ba doanh nghiệp còn li thuộc hai liên danh được chn tham gia đu tư, thi công đon Cam L - La Sơn cũng thế. Công ty Đu tư Xây dng 703 chính là bn đng hành vi Tng Công ty Trường Sơn trong thi công đon cao tc Đà Nng – Qung Ngãi (3), vn ni tiếng vì va khánh thành đã lún, lõm, bề mt b thành vô s h, , cu b nt, thm, (4)… Mun biết chi tiết hơn v cht lượng đon cao tc tr giá 34.500 t đng này thế nào, c dùng google !

Còn Công ty Xây dựng Dch v Thương mi 68 ? Doanh nghip này ni tiếng vì "đu đâu, thng đó". Một s t báo Vit Nam tng thú nhn, h không hiu ti sao Công ty Xây dng Dch v Thương mi 68 liên tc thng các gói thu ln (chng 15 gói thu, tng giá tr khong 1.600 t) trong đ mi lĩnh vc! Gn đây, Công ty Xây dng Dch v Thương mi 68 tiếp tc thng gói thu xây dng đường sá Thành phố Hồ Chí Minh tr giá 200 t mà báo gii ví von là "gói thu cm ca báo chí" (5)…

Doanh nghiệp cui cùng trong s năm doanh nghip tham gia hai liên danh thc hin đon Cam L - La Sơn: Công ty Đu tư xây dng Xut nhp khu 168 cũng thuc loi ly lng vì tên tui gn cht vi Tng Công ty Thái Sơn ca Đinh Ngc H (Út Trc) trong mua – bán các gói thu (6). Công ty Đu tư xây dng Xut nhp khu 168 cũng l doanh nghip mà tên tui gn cht vi tr hn, nhiu hng mục chưa nghim thu đã hư khi tham gia thc hin tuyến tránh Pleiku thuc d án đường H chí Minh (7)…

***

Ý tưởng dùng vn ca Trung Quc và nhà thu Trung Quc đ hoàn tt cao tc Bc Nam tng khuy đng dư lun, khiến đng chí, đng bào xúc đng mnh. Chẳng phải công chúng, báo gii mà ngay c các chuyên gia cũng phn đi tiêu chun chn thu (phi có sn khon vn ti thiu là 20% tng giá tr d án, tìm được ngân hàng hoc t chc tín dng nào đó khng đnh cho vay phn còn li). H tiêu chun chn thu để doanh nghip Vit Nam có th tham gia, tr thành… nguyn vng chung (8) !

Cho dù càng ngày càng nhiều người Vit bt bình vì cách thc la chn nhà đu tư cho các d án giao thông theo hình thc BOT : Thiếu c năng lc tài chính ln thi công, cht lượng công trình tồi, d án tr thành gánh nng mà c kinh tế ln xã hi khó kham (do có th vay hơn 90% tng giá tr d án, nhà đu tư biến h thng ngân hàng thành con tin, vì vy được thu phí cao, thi gian thu phí bt hp lý so vi sut đu tư,…) nhưng ý tưởng chọn Trung Quc đã đy công chúng đến ch t nguyn ng h nhà đu tư – nhà thu "ta" !

Nhìn một cách tng quát, ý tưởng chn Trung Quc đã thúc đy đng chí, đng bào "đi xá" cho nhà đu tư – nhà thu "ta". Vin cnh ti t nếu dùng vn Trung Quc, nhà thầu Trung Quc khiến đng chí, đng bào b qua chuyn chính ph s dùng ngân sách h tr các nhà đu tư - nhà thu "ta" hoàn tt nhng đon thuc cao tc Bc Nam theo hình thc BOT đ nhà đu tư, nhà thu "ta" thu… phí ! Chưa k đó còn có th là cơ hi đ nhà đầu tư - nhà thu "ta" va nhn tin h tr ca chính ph, va tăng phí các d án BOT khác (9).

Không rõ ý tưởng chn Trung Quc – gióng lên hi chuông cnh báo d án, công trình rơi vào tay Trung Quc - có quan h thế nào vi D lut v Đu tư theo hình thức đi tác công tư (PPP) mà chính ph va trình y ban Thường v Quc hi đ xin ý kiến. Theo đó, đ nhà đu tư – nhà thu "ta", mnh dn tranh thu trong các d án thuc loi PPP, chính ph cam kết s "chia s" đến 50% phn thiếu ht nếu doanh thu thực tế thp hơn doanh thu d kiến. Điu mà ông Phan Thanh Bình, Ch nhim y ban Văn hóa - Giáo dc - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đng ca Quc hi, xem là bt hp lý vì "thua l thì nông dân phi ráng chu, còn nhà đu tư – nhà thu BOT thì được… chia sẻ" (10).

***

Rõ ràng, vốn Trung Quc, nhà thu Trung Quc là mt th… "v dưa" không người Vit nào mun vp đ quc gia, dân tc trượt dài như đã và đang phi trượt theo nhng d án kiu như Tuyến metro Cát Linh – Hà Đông. Song nhà đu tư – nhà thu "ta" có khá hơn hay cũng ch là mt th v như… "v da" ? Liu có k nào dùng "v dưa" đ d đng chí, đng bào t nguyn chn… "v da" không? Chưa rõ nhưng ít nht có mt điu đã rõ là nếu h thng chính tr, h thng công quyn hin ti vn có quyn la chn như trước nay thì đường chúng ta đi s còn vô s loi v do chính h chn và bày ra. Tránh được v này s đng nhm v kia, không t thương cũng trng thương!

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/09/2019

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/thoi-su/bo-quoc-phong-giai-the-hang-loat-don-vi-3860230.html

(2) https://tuoitre.vn/tam-dinh-chi-can-bo-cam-cua-6-nha-thau-de-o-voi-tren-quoc-lo-1-20181217113030727.htm

(3) https://baodautu.vn/2400-ty-dong-xay-88km-duong-cao-toc-da-nang-quang-ngai-d2293.html

(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/cao-toc-da-nang-quang-ngai-tri-gia-hon-34500-ti-dong-gio-ra-sao-1099021.html

(5) https://baodauthau.vn/dau-thau/chan-dung-nha-thau-trung-goi-thau-cam-cua-bao-chi-105646.html

(6) http://danviet.vn/tin-tuc/sai-pham-cua-cong-ty-ut-troc-tai-du-an-acv-dau-tu-bo-giao-thong-van-tai-lam-ngo-972901.html

(7) https://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/duong-ho-chi-minh-tuyen-tranh-pleiku-chua-nghiem-thu-da-gap-su-co-1266658.html

(8) https://tuoitre.vn/dau-thau-cao-toc-bac-nam-nha-dau-tu-trong-nuoc-gap-bat-loi-20190812080934284.htm

(9) https://tuoitre.vn/bo-xay-dung-de-nghi-khong-dung-ngan-sach-cuu-du-an-bot-20190703143618074.htm

(10) https://m.thanhnien.vn/thoi-su/nong-dan-thua-lo-thi-bao-rang-chiu-ma-bot-lai-chia-se-rui-ro-doanh-thu-1126793.html

Published in Diễn đàn

Có phải Trung Quốc đang gây sức ép đòi ExxonMobil dừng hoạt động ở Việt Nam ?

Carl Thayer, RFA, 11/09/2019

Đầu tuần này, những email riêng từ Việt Nam và những nơi khác cho biết công ty ExxonMobil sắp ngưng hoặc chấm dứt dự án khí đốt tự nhiên lớn ở mỏ Cá Voi Xanh tại lô 118 ngoài khơi miền trung Việt Nam do sức ép từ Trung Quốc. Vào giai đoạn này, những đồn đoán vẫn chưa thể được xác nhận. Nhà báo Bill Hayton viết trên Twitter rằng những khác biệt về thương mại liên quan đến giá của khí đốt có thể là nhân tố chính. Bill Hayton đề nghị mọi người đợi xem sao.

exxon1

Hình minh họa. Hình chụp hôm 21/9/2016 tại mọt nhà máy lọc dầu của ExxonMobil ở Mỹ AP

Tuy nhiên, nếu những đồn đoán được xác nhận thì đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đã gây sức ép lên ExxonMobil, đòi công ty này tránh việc tìm kiếm và sản xuất dầu ở Việt Nam. Vào cuối năm 2007, một quan chức cấp cao của Việt Nam đã thừa nhận với tôi là Trung Quốc đã có được một bản tài liệu mật về chiến lược Biển đến năm 2020 của Việt Nam và đã bí mật cảnh báo các công ty dầu khí phương Tây rằng các lợi ích của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ giúp Việt Nam.

Tôi đưa thông tin này cho Greg Torode lúc đó làm cho South China Morning Post. Vào tháng Sáu năm 2008, ông ấy đã khiến ExxonMobil phải công khai xác nhận về việc Trung Quốc đã đe dọa. Vào tháng Năm năm 2009, hai giới chức thuộc chính phủ của Tổng thống Obama, phó trợ lý của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, điều trần trước một ủy ban của Quốc hội (Mỹ). Họ đề nghị một cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" để đối phó với sự cưỡng bức của Trung Quốc đối với các công ty dầu khí Mỹ.

exxon2

Hình minh họa. Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ExxonMobil Rex Tillerson tại cuộc họp với các cổ đông của ExxonMobil ở Dallas, Mỹ hôm 28/5/2014. AP

Năm 2014, khi xảy ra đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến giàn khoan dầu Hải Dương 981, ExxonMobil đã cử các lãnh đạo cấp cao tới Bắc Kinh để tìm hiểu ý định của Trung Quốc và ảnh hưởng đến dự án Cá Voi Xanh của công ty.

ExxonMobil mua lại cổ phần ở các lô 117, 118 và 119 thuộc Bồn trũng Phú Khánh từ công ty BP vào năm 2009. Những lô này nằm cách tỉnh Quảng Nam 88 km, và hoàn toàn trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) của Việt Nam. ExxonMobil bắt đầu khoan tìm kiếm vào năm 2010 và nhận được những kết quả khả quan hai năm sau đó ở mỏ thứ ba, Cá Voi Xanh – 3X.

Vào ngày 16 tháng Một năm 2017, một diễn tiến quan trọng xảy ra, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam và ExxonMobil Vietnam ký một thỏa thuận khung dự án và một thỏa thuận về bán khí để phát triển dự án khí đốt lớn nhất Việt Nam. Các lô ở mỏ Cá Voi Xanh được ước tính có trữ lượng 150 tỷ m3 khí và có chi phí ước tính là 10 tỷ đô la. Việc khai thác khí sẽ bắt đầu vào cuối năm 2023.

Hiện tại, Công ty ExxonMobil Exploration and Production Vietnam Limited (thuộc ExxonMobil) và PetroVietnam vẫn đang hợp tác ở dự án Mỏ Cá Voi Xanh. ExxonMobil nắm giữ 64% cổ phần.

Vào tháng Một năm nay, ExxonMobil trao hợp đồng thiết kế dự án đưa khí đốt từ lô 118 mỏ Cá Voi Xanh vào bờ cho công ty Saipem của Ý. ExxonMobil hiện đang xin các giấy phép, lên kế hoạch xin phép và thực hiện các các công việc chuẩn bị khác cho dự án.

Hôm 13 tháng 8 năm nay, tôi được một giới chức ngoại giao cấp cao của Việt Nam cho biết "Cá Voi Xanh sẽ là mục tiêu tiếp theo", và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ở Bangkok hôm 2/8, bên lề Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN. Ông Vương Nghị đề nghị người tương nhiệm yêu cầu công ty Rosneft dừng các hoạt động khai thác ở Việt Nam. Ông Lavrov đã từ chối đề nghị này.

exxon3

Hình minh họa. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Sochi, Nga hôm 13/5/2019 AP

Nói cách khác, nếu Việt Nam thất bại trong việc hạn chế các hoạt động của Rosneft Vietnam và chần chờ trong việc hợp tác phát triển với các công ty của nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ chuyển sức ép trực tiếp lên các công ty nước ngoài khác đang hoạt động ở Việt Nam. Một số thông tin cho rằng ExxonMobil trì hoãn việc đưa ra một quyết định về Quyết định Đầu tư Trực tiếp (FID) cho tới năm sau để xem tình hình với Trung Quốc sẽ ra sao. Nhưng hồ sơ chỉ cho thấy là quyết định xem xét FID vào năm 2020 đã được đưa ra từ tháng Một năm 2019 hoặc 5 tháng trước khi Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 đến gần Bãi Tư Chính.

ExxonMobil hiện đang trong quá trình lấy các phê duyệt về quy định, các đảm bảo của chính phủ, các thỏa thuận bán khí và các đánh giá cạnh tranh kinh tế.

Chính phủ Việt Nam có rất nhiều quyền lợi trong dự án này ; cuối cùng thì đây là mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam. Một số người ước tính rằng chính phủ có thể thu được 20 tỷ đô la từ dự án Cá Voi Xanh. Điện lực Việt Nam, PetroVietnam và công ty Sembcorp của Singapore hiện đang thảo luận để xây dựng và vận hành 2 nhà máy điện khí với công suất 2 Gigawatt, chiếm đến 10% nhu cầu điện hiện tại của Việt Nam.

Nếu Trung Quốc gây sức ép lên một trong hai bên hoặc cả hai bên là Việt Nam và công ty ExxonMobil, thì thời điểm này là không thích hợp. Có những đồn đoán là Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào tháng tới để mở rộng quan hệ đối tác toàn diện. Hoa Kỳ đã ra các tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vì đã bắt nạt Việt Nam và đe dọa việc khai thác dầu khí lâu dài của Hà Nội. Các tuyên bố gần đây của Mỹ nhìn chung đều bao gồm sự ủng hộ đối với "việc sử dụng hợp pháp Biển Đông". Điều này có thể hiểu là quyền khai thác các tài nguyên trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế của các quốc gia ven biển.

* Carl Thayer là giáo sư thuộc trường Đại học New South Wales, Canberra, Australia. Ông là người đóng góp cho RFA các bài phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam.

Carl Thayer

Nguồn : RFA, 11/09/2019

***************

Thực hư ExxonMobil ‘bỏ cuộc’ ở Việt Nam vì ‘áp lực’ từ Trung Quốc

Viễn Đông, VOA, 11/09/2019

Xuất hin các đn đoán v vic tp đoàn ExxonMobil ca M, hin thăm dò m "Cá Voi Xanh" vi PetroVietnam (Tp đoàn Du Khí Vit Nam), "b cuc", trong lúc có tin nói rng Trung Quốc "gây áp lc" vi Hà Ni v các d án du khí vi nước ngoài trên Bin Đông.

exxon5

ExxonMobil và PetroVietnam hợp tác thăm dò mỏ "Cá Voi Xanh" từ năm 2009.

Trong bối cnh tàu hi cnh hai nước "đi đu" Bãi Tư Chính quanh mt tàu thăm dò, gây căng thng vùng bin tranh chp, ông Nguyn Như Phong, cu Tng biên tp báo PetroTimes của Hi Du Khí Vit Nam, cui tháng trước dn li dòng trng thái ca mt Facebooker có tên Nguyn Văn Trung vi ni dung : "Tin cc nóng : ExxonMobil đã rút khi lô Cá Voi Xanh".

Thông tin này lại gây chú ý thêm na hôm 9/9, khi nhà báo t do Trương Huy San (tc blogger Osin Huy Đc), viết trên Facebook rng "ExxonMobil (US) b cuc !" "Trước sc ép ca [Ch tch Trung Quc] Tập, các siêu cường đu b mc : UK [Anh] (BP 2007), Nga 16, TBN [Tây Ban Nha] (2018)… Xoay trc v đâu ?", Facebooker có hơn 300 nghìn người "follow" [theo dõi] bình lun, nhưng không nêu rõ ông trích ngun t đâu.

Trả
li VOA tiếng Vit v các thông tin này, bà Julie King, đại din truyn thông ca ExxonMobil, nói : "Chúng tôi không bình lun v các tin đn th trường hoc đn đoán v vic kinh doanh ca chúng tôi". N phát ngôn viên này không đáp li câu hi v vic ExxonMobil đã ra quyết đnh đu tư cui cùng hay chưa.

Trên Facebook của tp đoàn du khí ca M Vit Nam, khi được hi v các đn đoán trên, người qun tr ca trang này hôm 10/9 viết rng "hin chúng tôi vn đang trin khai D án Cá Voi Xanh và s không đưa ra ý kiến đi vi nhng ngun tin không chính thống".

Theo ExxonMobil, từ năm 2009, hãng này và PetroVietnam hp tác thăm dò m "Cá Voi Xanh" "nm cách b bin min Trung Vit Nam khong 80 km" mà tp đoàn M cho rng có kh năng "thúc đy tăng trưởng kinh tế" ca quc gia nm Đông Nam Á.

VOA đã gửi câu hi tới ban lãnh đo PetroVietnam đ xác nhn thông tin ExxonMobil "b cuc" cũng như v giai đon đu tư hin nay ca tp đoàn M m "Cá Voi Xanh", nhưng không nhn được hi đáp.

Năm ngoái, trong lần tuyên b hiếm hoi, Tp đoàn Du Khí Vit Nam nói rng "tình hình biển Đông d báo tiếp tc có nhng din biến phc tp, s nh hưởng đến hot đng tìm kiếm thăm dò du khí cũng như nh hưởng đến vic kêu gi các nhà đu tư nước ngoài tham gia đu tư tìm kiếm thăm dò du khí các lô còn m ca tp đoàn".

exxon6

Mô hình dàn khoan dầu khí ở mỏ "Cá Voi Xanh". (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án "Cá Voi Xanh" của ExxonMobil)

Thông tin về vic ExxonMobil "bỏ cuc" thu hút s quan tâm ca dư lun Vit Nam trên mng xã hi gia bi cnh mt tàu thăm dò ca Trung Quc b cáo buc "xâm phm" Vùng Đc quyn Kinh tế ca Vit Nam, cũng như chuyn tàu hi cnh ca Trung Quc "quy nhiu" các tàu ca Vit Nam phc v cho giàn khoan ca Nht được công ty Nga Rosneft thuê đ thăm dò Lô 06.1 thuc b Nam Côn Sơn ngoài khơi thm lc đa ca Vit Nam.

Ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) có tr s Washington, nhn đnh vi VOA rng Vit Nam s phi đng vng trước áp lc ca Trung Quc vì cũng ging như d án Nam Côn Sơn vi Rosneft, m Cá Voi Xanh "quá quan trng đi vi ngành năng lượng ngoài khơi ca Vit Nam cũng như tuyên bố ch quyn Bin Đông".

"Nhưng nó thc s không ph thuc vào Hà Ni. Nếu Exxon quyết đnh rng đu tư ca mình quá ri ro, mà nhiu kh năng là đúng, xét v áp lc mà c Rosneft và Repsol [tp đoàn Tây Ban Nha] phi đi mt, thì hãng này s thoái vốn và Việt Nam ít có th làm gì đ ngăn chn điu đó. Mc tiêu ca Trung Quc là thiết lp kim soát đi vi hu như toàn b Bin Đông. Điu đó đng nghĩa vi vic bt kỳ hot đng du khí bt kỳ nơi nào trong vùng cn phi được thc hin vi s cho phép của Trung Quc hoc hp tác vi các công ty Trung Quc", ông Poling nói.

Chuyên gia theo dõi về tình hình Bin Đông này nói thêm rng "hot đng ca các công ty nước ngoài các vùng bin ca Vit Nam, Malaysia và Philippines là một s thách thc trc tiếp đi vi tuyên b ‘ch quyn lch s’ ca Trung Quc".

"Vì thế, Bc Kinh quyết tâm liên tc gây áp lc và quy nhiu tt c các hot đng thăm dò du khí mi nhm đánh tiếng cho các công ty nước ngoài rng quá ri ro đ thc hin các đu tư mi, cũng như đ thuyết phc các chính ph Đông Nam Á rng h không có la chn nào khác là phi chp nhn các yêu sách ca Trung Quc và tham gia phát trin chung vi các công ty Trung Quc", ông Poling nói thêm.

Trước đây, ExxonMobil tng khng đnh vi VOA tiếng Vit rng d án "Cá Voi Xanh" "không nm vùng có tranh chp", và rng "ch quyn là vn đ ch các chính ph mi có th quyết đnh".

Tháng trước, B Ngoi giao M đã bay t "quan ngi sâu sc" v vic Trung Quc "can thip vào các hoạt đng thăm dò và khai thác du khí" nơi Vit Nam tuyên b là Vùng Đc quyn Kinh tế.

Ông Poling nhận đnh rng M có l mun phát mt thông đip ti Vit Nam và ExxonMobil rng Hoa Kỳ s không đ Bc Kinh "hăm da" ti m "Cá Voi Xanh".

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 11/09/2019

*******************

‘ExxonMobil rút khỏi Cá Voi Xanh’ : Tin thật hay tin giả ?

Thường Sơn, VNTB, 10/09/2019

Ngày 9/9/2019, ‘ExxonMobil rút khỏi Cá Voi Xanh’ - một tin tức bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội đã khiến sôi trào dư luận và kéo theo những phán đoán đầy ngờ vực về tính thực chất của tin tức này.

exxon4

Sơ đồ Mỏ Cá Voi Xanh trong thềm lục địa Việt Nam

Bởi nếu tin tức trên là đúng thì như bình luận của nhiều độc giả và đánh giá của giới quan sát chính trị, người Mỹ chẳng còn mặt mũi nào xứng đáng với vai trò ‘đối trọng duy nhất của Trung Quốc ở Biển Đông’. Trong khi đó, ‘đồng minh’ của Mỹ, mà thực chất là chế độ đang can đảm dựa dẫm hải quân Mỹ để khai thác dầu khí - chính thể độc đảng ở Việt Nam - sẽ mất đi một nguồn lợi khổng lồ, bởi Cá Voi Xanh hứa hẹn mang lại đến 60 tỷ Mỹ kim.

Rủi thay, cơ sở có vẻ đáng tin cậy của tin tức trên lại có nguồn từ nhà báo Huy Đức - người thường chứng tỏ có được nhiều tin tức thuộc loại thâm cung bí sử và bí mật trong triều đình cộng sản.

Cùng lúc, tin tức về ExxonMobil rút khỏi Cá Voi Xanh được nêu ra bởi vài facebooker khác. Trong khi đó, các hãng tin quốc tế có phóng viên theo dõi về tình hình Biển Đông vẫn chưa có tin gì về vấn đề hết sức nhạy cảm này.

Vậy ‘ExxonMobil rút khỏi Cá Voi Xanh’ là tin thật hay tin giả ?

Dù Huy Đức là nhà báo đưa tin nội bộ có độ tin cậy cao, nhưng thật ngạc nhiên nếu quả thực tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil chịu rút khỏi Cá Voi Xanh một cách dễ dàng đến thế.

Bởi mới vào cuối tháng 8 năm 2019, ExxonMobil đã nhận được một sự bảo đảm rất lớn từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

"Các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông" và Mỹ "mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ" - Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa, sau vài lần trước đó, lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành xử ở Biển Đông với lời lẽ đanh thép hơn. Lời lên tiếng này phát ra trong bối cảnh tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, sau khi đến mỏ Đá Chữ Thập để tiếp nhiên liệu, đã ‘trở về’ khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để quấy phá.

Vào năm 2017, đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc gây sức ép mà đã khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh. Suýt chút nữa thì dự án này phải hoãn lại.

Nhưng sau đó, Mỹ đã ra tay. Một hàng không mẫu hạm có tên USS Carl Vinson được giới tướng lĩnh Mỹ - Việt thống nhất cho hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018 - như một thông điệp bảo vệ cho ExxonMobil và tương lai khai thác mỏ Cá Voi Xanh. Cùng lúc, cố vấn an ninh của Tổng thống Trump là John Bolton lên tiếng cứng rắn "Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không".

Vào ngày 20/08/2019, ông John Bolton viết trên Twitter : "Việc Trung Quốc gần đây leo thang nỗ lực đe dọa để các nước khác không khai thác các tài nguyên ở Biển Đông thật đáng ngại" và "Hoa Kỳ đồng lòng với những ai chống lại các chiến thuật bắt nạt và hành vi cưỡng ép, đe dọa tới an ninh và hòa bình khu vực đó".

Những động thái công khai trên, cùng với những hoạt động mang tính thống nhất giữa Mỹ và Việt Nam nhưng không công khai, đã dẫn tới kết quả là ExxonMobil có một số phận tươi hồng hơn hẳn thân phận hẩm hiu của đối tác Repsol (Tây Ban Nha) khi Repsol phải ‘bỏ của chạy lấy người’ đến hai lần vào năm 2017 và 2018 do bị sức ép và gây hấn của Trung Quốc. Cho tới nay, ExxonMobil vẫn tiếp tục xúc tiến kế hoạch vừa thăm dò dầu khí vừa chuẩn bị khai thác tại mỏ Cá Voi Xanh dưới sự bảo trợ của lực lượng hải quân Mỹ.

Còn nếu ‘ExxonMobil rút khỏi Cá Voi Xanh’ là tin giả thì tin này được tung ra nhằm ý đồ, hoặc một âm mưu chính trị gì ? Ý đồ này có liên quan gì đến chuyến đi Mỹ dự kiến vào tháng 10 năm 2019 của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng và chủ đề ‘quan hệ đối tác chiến lược’ mà rất có thể sẽ được đặt ra ở một mức độ nào đó trong cuộc gặp Trump - Trọng ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 10/09/2019

Published in Diễn đàn

Sống chung với thủy ngân

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 09/09/2019

Sáng sớm ngày 6 tháng 9, chúng tôi sang chào gia đình ông bà hàng xóm duy nhất cùng tầng còn ở lại thì bà bảo, ông bà đi trước, rồi chúng tôi cũng phải đi. Vậy là 8 gia đình tầng tôi ở sẽ không còn ai ở lại.

rang1

Hiện trường vụ cháy nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội hôm 28/8/2019 - Courtesy of congnghiepmoitruong.vn

Bấm thang máy, chẳng phải đợi lâu như mọi lần và chẳng có ai đi chung. Xuống tới sân chung cư, một cảnh đìu hiu đến đắng lòng. Nhìn lên căn hộ mình ở lần cuối, nghĩ không biết bao giờ mới có thể quay trở lại. Sân khu chung cư, không một bóng trẻ em. Tôi không phải để ý tránh những trái bóng của các em đá ra từ đủ mọi hướng, hoặc nhỡ một em nào đó mải chạy va vào.

Thực ra, tôi chỉ quyết định đi vào lúc ấy khi sáng nay vợ tôi ôm ngực và nôn ọe bảo không thể chịu được nữa còn tôi thì tức ngực và khó thở. Chúng tôi, cặp vợ chồng già là tốp cuối cùng rời căn hộ. Nhà tôi có 2 trẻ sơ sinh, các cháu đã được sơ tán từ ngay sau hôm 28/8. Trẻ em phải được quan tâm tốt nhất, ai dám mang các cháu ra để thử phản ứng của thủy ngân.

Chúng tôi lên một chiếc taxi của một anh nhà ở ngay Hạ Đình. Anh bảo anh đã cho các cháu sơ tán ngay sau vụ cháy, còn hai vợ chồng cũng sẽ về quê, tất nhiên sẽ không chạy taxi được nữa.

Chiều, vợ tôi quay về lấy thêm một số đồ sinh hoạt cho biết cả tòa chung cư 13 tầng, giờ chỉ còn một gia đình "đại diện" để "cố thủ".

Nhớ lại buổi tối 28/8 hôm ấy, lửa cháy rừng rực bên nhà máy Rạng Đông. Khu chung cư cách nhà máy một bức tường bao. Cư dân chung cư thót tim nhìn những ngọn lửa đỏ lòm thè ra, lởn vởn bên trên bức tường bao làm ranh giới với nhà máy, lo nó liếm sang bên này. Đội phòng cháy chữa cháy của chung cư chống chọi đến kiệt sức, ra sức ngăn chặn ngọn lửa, không cho đám cháy lan sang. Cuối cùng thì điều tồi tệ thêm đã không xảy ra. Tôi cảm thấy tức ngực, khó thở nên quay về đóng cửa lại, khi đám cháy đã được khống chế.

Về cơ bản, các gia đình đã đi sơ tán ngay 2, 3 ngày sau vụ cháy. Tôi đi được 1 tuần thì quay về "ở thử" và xem xét tình hình thấy không ổn nên buộc lòng phải đi và không dám nghĩ đến trở về vào một ngày gần. Đi sơ tán, dù điều kiện, tiện nghi đến đâu cũng không thể như nơi ở chính thức vì nó liên quan đến nhiều thứ, nhất là điều kiện làm việc. Nó như là một kiểu "nghỉ mát" bất đắc dĩ, trong khi, năm thì mười họa, người ta chỉ dám đi nghỉ mát đến 2, 3 ngày mà thôi.

mercure2

Chung cư 54 đêm 1/9/2019 lốm đốm ánh đèn hắt ra từ vài căn hộ Ảnh fb Đàn Ông Chân Chính

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông là một thảm họa môi trường. Nếu thảm họa môi trường formosa làm ô nhiễm nguồn nước biển giết chết hàng trăm tấn cá thì thảm họa Rạng Đông làm ô nhiễm một bầu khí quyển rộng, đe dọa sức khỏe và có thể cả tính mạng của hàng nghìn người dân ở một khu dân cư với mật độ dân số dày đặc của một thành phố đã quá tải.

Có thể thấy một điều là những thông tin về độ ô nhiễm nguồn nước và bầu không khí rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nghe bàn tán có chuyện phe nhóm "chơi nhau" ở đây. Vì vậy, những thông tin đưa ra, người dân không biết đâu mà lần.

Thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường của Ủy ban phường Hạ Đình sau đám cháy được phát đi vào ngay hôm sau nhưng cũng lập tức bị ủy ban quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi ngay cùng ngày.

Trong vụ này, Công ty Rạng Đông và Ủy ban quận Thanh Xuân phối hợp với nhau khá nhịp nhàng. Ủy ban quận Thanh Xuân phán bừa rằng, theo các cơ quan quan trắc, các chỉ số về môi trường đều đảm bảo an toàn sau vụ cháy. Khi Công ty Rạng Đông giải thích vật liệu chế tạo bóng đèn không gây hại đến sức khoẻ con người khi cháy thì Ủy bạn quận Thanh Xuân trấn an, "khoe" Công ty đã nghiên cứu sử dụng loại Amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sử dụng từ năm 2016. Cách nói lập lờ này để người ta người nhầm tưởng việc sử dụng Amalgam là vật liệu khác không chứa thủy ngân, an toàn khi xảy ra cháy nổ.

Và nhiều những biểu hiện khác như Ủy ban Thành phố Hà Nội họp về vụ cháy nhà máy Rạng Đông mà lại cản trở phóng viên tham dự đưa tin buộc người ra nghĩ đến họ đang che đậy một điều gì ghê gớm lắm.

*

Thì đây, nhiều thông tin được tiết lộ cho thấy hậu quả của vụ cháy không thể xem thường. Hôm 5/9, vừa có thông tin 100 người xét nghiệm máu thì có tới 82 người nhiễm thủy ngân thì ngày hôm sau đã có tin, trong ngày đầu tổ chức khám tại phường cho 179 người thì 52 người phải điều trị.

Trong khi nhà máy Rạng Đông và chính quyền địa phương cho là không ảnh hưởng gì thì Bộ Tài nguyên môi trường cho biết đã có tới 15,1 – 27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường. Tại nhiều điểm quan trắc cho thấy nồng độ thủy ngân trong không khí vượt ngưỡng cho phép từ 10 – 30 lần. Quả là những con số đáng sợ.

Thói quen giấu giếm trước hết nói lên thái độ coi thường dân. Họ tự cho mình quyền độc quyền thông tin, thậm chí quyền xuyên tạc, giấu giếm thông tin. Họ luôn coi dân là một đám quần chúng ngu si, u tối.

Còn lo nhân dân hoang mang ư ? Vậy nếu bưng bít hay xuyên tạc thông tin để dân không hoang mang thì điều gì sẽ xảy ra ? Là cứ vậy sống chung với thủy ngân mà không biết ? là sức khỏe của con người bị xâm hại và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được thông báo đầy đủ và khách quan, người dân sẽ có biện pháp đối phó, cho dù sự thật tàn nhẫn đến mấy. Vậy, làm theo hướng nào thì tốt hơn ? Bưng bít hay nói ra sự thật ?

Đã 10 ngày xảy ra thảm họa môi trường Rạng Đông và những thông tin về nó vẫn còn nhiều tù mù. Người dân chưa biết đến khi nào có thể quay về để ổn định cuộc sống. Nhà máy Rạng Đông và chính quyền bồi thường cho người dân vùng bị ảnh hưởng như thế nào ? Thực phẩm ở vùng còn bị nhiễm độc sẽ xử lý ra sao... và cuối cùng là nhà máy Rạng Đông có được phép tiếp tục sản xuất ở mặt bằng hiện tại hay không ?

Đó là câu hỏi mà những người dân đang sống chung với thủy ngân cần giải đáp.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 09/09/2019

*********************

Ủy ban phường Hạ Đình sẽ thắng nếu dám kiện Ủy ban quận Thanh Xuân

Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 09/09/2019

Ngay sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, Ủy ban phường Hạ Đình phát đi "Thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau đám cháy". Thông báo do bà Trần Thị Nhiên, phó chủ tịch phường ký.

mercure3

Lê Mai Trang, Phó chủ tịch quận Thanh Xuân. Ảnh : Báo Chất lượng Việt Nam

Tuy nhiên, ngay sau đó, Lê Mai Trang, Phó chủ tịch quận Thanh Xuân đòi nghiêm khắc kiểm điểm UB phường Hạ Đình, yêu cầu Phường phải ra quyết định thu hồi Thông báo vì "đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang mang, lo lắng".

Để hiểu "tội trạng" của Ủy ban phường Hạ Đình có không và nếu có thì tội đến đâu ?, Thông báo có cơ sở không và Thông báo có làm người dân hoang mang lo lắng không ?, Phường Hạ Đình ra thông báo với nội dung như thế có vượt quá thẩm quyền không ?, trước hết cần phải phân tích nội dung của nó.

1. Thông báo là hoàn toàn có cơ sở

- Cở sở của thông báo là nhà máy Rạng Đông cháy. Vụ cháy là có thật, đã xảy ra ai cũng biết. UB phường Hạ Đình không bịa ra được.

Nếu Ủy ban quận Thanh Xuân chứng minh được Nhà máy Rạng Đông không hề cháy thì UB phường Hạ Đình mới sai.

- Thông báo không đưa ra thông tin nào thiếu chính xác. Thông báo khá dè dặt khi chỉ cho rằng, vụ cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn. Bất cứ vụ cháy nào cũng đều có khói bụi và nhiễm bẩn không khí chứ không riêng gì vụ cháy nhà máy Rạng Đông.

Nếu UB quận Thanh Xuân chứng minh được vụ cháy nhà máy Rạng Đông không tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, thì UB phường Hạ Đình mới sai.

2. Mục đích của Thông báo là đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

Cũng như tên gọi của nó, thông báo đề cập những nội dung sau :

- Vệ sinh cá nhân

- Vệ sinh môi trường

- Báo cho cơ sở y tế nếu sức khỏe con người bị ảnh hưởng.

- Nhắc các tổ trưởng dân phố thông báo tới từng gia đình để chủ động phòng tránh

- Các trường học, các đơn vị trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng chống (những biện pháp liên quan đến sức khỏe con người).

Các biện pháp ấy được thực hiện thì chỉ đem lại điều tốt chứ không gây ra điều gì có hại.

Nếu UB quận Thanh Xuân chứng minh được, các biện pháp trên có hại đến sức khỏe con người, hại đến xã hội nên không thể áp dụng thì UB phường Hạ Đình mới sai.

3. Người dân hoang mang lo lắng nhưng không phải vì thông báo

Sự hoang mang, lo lắng trong nhân dân là có thật. Bằng chứng cư dân khu vực xung quanh nhà máy Rạng Đông đã đi di tản gần hết.

Nhưng nguyên nhân gây ra hoang mang lo lắng không phải bởi thông báo mà bởi :

- Một là vụ cháy xảy ra

- Hai là chính sự giấu giếm, bưng bít từ phía chính quyền làm cho nhân dân thêm hoang mang lo lắng.

Thông báo không đưa ra một số liệu nào về nồng độ thủy ngân vì khi ấy chưa hề có kết quả trắc nghiệm nào. Mặc dù không có số liệu, Thông báo không nói bừa là môi trường an toàn, không bị ảnh hưởng như nhà máy Rạng Đông và UB quận Thanh Xuân đã tuyên truyền.

Nếu UB quận Thanh Xuân chứng minh được UB phường Hạ Đình đưa tin thất thiệt thì UB phường Hạ Đình mới sai.

4. Người ký Thông báo có vượt quá thẩm quyền không ?

Lê Mai Trang quận phó cho rằng, Thông báo là văn bản quá thẩm quyền.

Thông báo không phải là quyết định. Nó chỉ là thông báo về một sự cố đã xảy ra ở địa bàn phường và đặt ra các biện pháp khắc phục.

Lê Mai Trang không thể nói khơi khơi là Thông báo quá thẩm quyền mà cần phải chỉ ra căn cứ pháp luật nào để nói Thông báo quá thẩm quyền. Tức là phải đưa ra được qui định UB phường được thông báo việc gì và không được thông báo việc gì ?

Và nếu phường không đủ thẩm quyền thì việc ra thông báo luu ý nhân dân phường Hạ Đình sau vụ cháy thuộc thẩm quyền của cấp nào ? Nếu là của cấp trên thì tại sao đã hơn 10 ngày qua, quận hoặc thành phố chưa ra nổi một thông báo khuyến cáo tới người dân ?

Nếu Lê Mai Trang đưa ra được căn cứ ấy thì UB phường Hạ Đình mới sai.

5. Một thông báo kịp thời

Thời gian phát Thông báo cho thấy đây là một thông báo hết sức kịp thời, nhạy bén và đầy trách nhiệm, rất đáng hoan nghênh. Đấy là tính chuyên nghiệp của hoạt động hành chính.

Một thông báo chẳng gây ảnh hưởng gì và nếu dân làm theo cũng chẳng chết ai. Ngược lại chỉ có tác dụng làm sạch môi trường. Kể cả không có vụ cháy thì phường Hạ Đình vẫn có thể thông báo cho nhân dân vệ sinh môi trường, cũng như mỗi khi khu dân cư nào đó hô hào người dân tổng vệ sinh vào một ngày nghỉ nào đó cơ mà.

Vậy mà Thông báo lại trở thành chuyện nghiêm trọng. Ủy ban quận Thanh Xuân làm như thể nếu nhân dân phường Hạ Đình làm theo Thông báo, vệ sinh môi trường sạch sẽ thì đám cháy nó sống dậy không bằng.

*

Vì vậy, xin hỏi Lê Mai Trang : Thông báo chưa đủ cơ sở ở chỗ nào ? Và điều nào trong thông báo làm nhân dân hoang mang lo lắng ?

Cô ta cũng cần đưa ra các qui định để cho rằng, cháy mà nói cháy, cháy xong nêu ra các biện pháp khắc phục môi trường thì đó là sai phạm ?

Có thể, trong cơn hoảng hốt, chỉ lo bịt miệng dư luận, lái dư luận theo ý muốn của mình nên Lê Mai Trang đã làm một việc hết sức tùy tiện, hồ đồ, không có cơ sở. Cô ta chỉ biết một điều duy nhất là cái ghế cô ta đang ngồi. Nếu có phát ngôn hay làm điều gì sai trái thì ở cái ghế ấy, chẳng ai làm được gì cô ta.

Vì vậy, nếu Ủy ban phường Hạ Đình kiện Ủy ban quận Thanh Xuân, tôi cho là họ sẽ thắng kiện. Dĩ nhiên với điều kiện ngành tư pháp phải công minh.

Thấy bất công vô lý thì nói vậy, chứ điều đó không thể xảy ra vì quan hệ giữa UB Thanh Xuân với UB phường Hạ Đình là quan hệ kiểu bố mẹ với con cái. Ở đây là mẹ Lê Mai Trang với con Trần Thị Nhiên.

*

Còn nhớ hồi tháng 4 năm ngoái, Lê Mai Trang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Hoài An chủ cơ sở chăm sóc da Bảo Lâm với số tiền 45 triệu đồng nhưng sau đó bị ông An khiếu nại. Kết cục quyết định do Lê Mai Trang ký đã bị Chủ tịch quận Thanh Xuân hủy bỏ vì đó là một quyết định tùy tiện không có căn cứ.

mercure4

mercure5

Dư luận cũng từng biết đến Lê Mai Trang trong vụ "huy động cả hệ thống chính trị" ra, điều công an đến để trông xe cho cô ta ăn bún. Rõ oai. Hẳn là Lê Mai Trang còn oai ở nhiều vụ việc hoặc ở nhiều câu chuyện mai mỉa khác nữa. Chính vì oai như vậy nên lần này Trang đòi kiểm điểm Ủy ban phường Hạ Đình chỉ vì ra một bản thông báo đúng sự thật và đầy trách nhiệm với dân và bắt rút ngay thông báo ấy.

Chẳng hiểu sao, cô ta lại được ngồi ở ghế phó chủ tịch quận. Tại sao vị trí ấy không phải là Trần Thị Nhiên, người ký thông báo nói trên ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 08/09/2019 (nguyentuongthuy's blog)

*************************

Hà Nội thuê chuyên gia nước ngoài giám định ô nhiễm sau vụ cháy ở Rạng Đông

RFA, 06/09/2019

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam chỉ định cơ quan chuyên môn mời các chuyên gia trong và ngoài nước giám định mức độ ô nhiễm sau vụ cháy ở nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vào hôm 28 tháng 8 vừa qua.

mercure6

Bộ Tài nguyên và môi trường vào ngày 04/09/19 công bố số liệu có khoảng từ 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ hỏa hoạn tại nhà máy Công ty Rạng Đông hôm 28/08/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình laodong.vn

Truyền thông trong nước vào ngày 6 tháng 9 cho biết Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung một ngày trước đó đã gửi hai công văn hỏa tốc đến cơ quan chức năng với nội dung đề nghị vừa nêu nhằm xác định mức độ ô nhiễm cũng như khẩn trương khắc phục hậu quả sau vụ cháy tại Rạng Đông.

Vào ngày 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi Trường Võ Tuấn Nhân được truyền thông dẫn lời khi công bố kết quả quan trắc các mẫu lấy xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy tại Rạng Đông rằng có thể xác định, đã có khoảng từ 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ việc.

Bộ Tài nguyên và môi trường khẳng định một số thời điểm quan trắc không khí trong khuôn viên Rạng Đông sau vụ cháy có lượng thủy ngân trong không khí cao vượt ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong công văn hỏa tốc thứ nhất, người đứng đầu Chính quyền Hà Nội đề nghị thuê các chuyên gia độc lập, bao gồm cả chuyên gia nước ngoài giúp Công an Hà Nội giám định mức độ ô nhiễm tại Rạng Đông để từ đó nhanh chóng có những giải pháp xử lý trong thời gian sớm nhất. Đồng thời trong công văn hỏa tốc thứ 2, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu nhân viên y tế trực 24/24 tại phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân để khám sức khỏe miễn phí cho dân cư trong khu vực bán kính 500m.

Ngay sau vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 28 tháng 8, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông lên tiếng với truyền thông công ty này không sử dụng thủy ngân làm bóng đèn từ năm 2016. Còn Chính quyền phường Hạ Đình ban hành văn bản khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đám cháy trong vòng 21 ngày. Tuy nhiên, một ngày sau khi ban hành, văn bản này được Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi với lý do "không đủ thẩm quyền và chưa có cơ sở".

Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân vào ngày 31 tháng 8 kiểm điểm nghiêm khắc đối với Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản khuyến nghị này.

Published in Diễn đàn

AVG là… ‘trn đánh đp’ hay ‘trn đánh… cui’ ?

Trân Văn, VOA, 07/09/2019

Thot nhìn, Kết lun điu tra v án "vi phm quy đnh ca nhà nước v qun lý và s dng vn đu tư công gây hu qu nghiêm trng", "nhn hi l", ưa hi l", xy ra trong thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone, có v như mt "trn đánh đp".

avg1

AVG là… ‘trn đánh đp’ hay ‘trn đánh… cui’ ?

"Trn" này, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam thng p" vì là ln đu tiên trong quá trình chnh đn đng, phòng chng tham nhũng, "ta" xác đnh có hai y viên Ban chp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) đng, đng thi là hai cu b trưởng "nhn hi l".

Trước nay, tuy cuc chiến "chng tham nhũng" kéo dài ngót nghét hai thp niên, chưa có "trn" nào "ta" đánh p" như thế. Tt c các viên chc có liên quan, t Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun đến Lê Nam Trà, đng lot t thú đã "nhn hi l".

Thm chí Nguyn Bc Son còn thành khn đến mc cung khai c con gái, xác đnh cô như mt đng phm, tham gia tu tán tài sn do phm ti mà có. Tiếc là cô con gái ông Son không tha nhn nên công an bó tay (1). Nếu không, mc đ p" s còn cao hơn na.

Cho dù vic B Công an trao Kết lun điu tra v AVG cho h thng truyn thông chính thc công b rng rãi ngay sau khi hoàn tt điu tra có khiến dư lun dy lên thành bão, không hay lm cho đng nhưng nhìn mt cách tng quát thì "trn đánh" này vn p".

Công cuc chnh đn đng, phòng chng tham nhũng vn vn b b bôi là thiếu thc cht, chưa bao gi tìm ra viên chc nào "nhn hi l" gi đã có ít nht mt câu tr li và s thành khn ca Son, Tun, Trà, đã góp phn đp tan s b bôi y.

Đâu phi t nhiên mà h thng truyn thông chính thc được to điu kin khai thác tn tình Kết lun điu tra, h tr công b nhng thông tin làm nc lòng công chúng như h thng tư pháp đã kê biên tài sn, phong ta tài khon ca nhng viên chc "nhn hi l" (2).

Thm chí h thng truyn thông chính thc còn dám bước xa hơn : Cht vn nhng viên chc hu trách xem có nên thu hi tác phm "Phòng chng t din biến, t chuyn hóa v tư tưởng trong cán b, đng viên", do Trương Minh Tun ch biên hay không (3).

***

Chc chn là không quá li khi bo rng, kết qu p" ca "trn đánh" vào thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone, ging như son phn, giúp đng ta tô đim li din mo, ty xóa cho bt nhem nhuc trước khi tiến hành i hi 13" đ đng ta chng t vn còn xng đáng duy trì vai trò lãnh đo toàn din, tuyt đi ti Vit Nam.

Chưa k quy hoch nhân s lãnh đo quc gia, dân tc, lãnh đo các ngành, các cp trước các đi hi đng toàn quc luôn luôn din biến phc tp, vì các băng, nhóm áp dng đ th chiêu, trò nhm trit h ln nhau, song ln này hi vng s khác. Có ng chí" nào mà tay không nhúng chàm ? Đã dính chàm mà còn ti toe ư ? Son đó, Tun đây, nhìn đi !

Có ai ng đng chí Nguyn Bc Son, nhân vt tng là thư ký riêng ca đng chí Lê Đc Anh oai trn giang h, gi b cáo buc là chính phm trong trong thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone. Đng chí Son không ch b xác đnh là o din" toàn b v án (4) mà còn được sp đt cho mt hết oai phong.

Trong mt công chúng, nhân vt tng "phun ra la, ma ra khói", hóa ra li t hi ti mc toan kéo c con gái vào vòng lao lý đ chia s trách nhim hình s. Chng l B Công an nơi l đi trách nhim ca nhng đng đi tng đem nhãn "an ninh quc gia" dán vào thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone – li vô ý đến thế ?

Ai dám bo tình tiết vn tha, chng đem li chút li ích nào trong vic thu hi tài sn tham nhũng y, không ch khiến công chúng xúm vào ph nh bn lĩnh, tư cách đng chí Nguyn Bc Son - nhân vt mà tiến trình thăng tiến gn cht vi tm nh hưởng ca ch - không làm đng đi ca đng chí Son nn lòng trong cuc chiến giành, gi nh hưởng ca c nhóm ?

T gi tr đi, liu công chúng có còn cơ hi được nhìn thy nhiu đng chí mang hàm tướng, đa s đã ngh hưu "t xung, hu đt" vì bo v thanh danh đng chí Lê Đc Anh mà chng t nhng th b các đng chí cho là "lt s", đến cht vn c gii lãnh đo đng vì đi cách gi "ngy quân", ngy quyn", na hay không (5) ?

***

Cho dù "trn đánh" vào v AVG bán 95% c phn cho Mobifone có mt s nét p" : Ln đu tiên có hai y viên Ban chấp hành trung ương đng thú nhn nhn hi l. Ln đu tiên y viên Ban chấp hành trung ương đng b cáo buc là chính phm ca mt đi án liên quan ti tham nhũng. Ln đu tiên, công an nhn nhá, bôi bn "thanh danh" uy tín y viên Ban chấp hành trung ương đng, song vn còn khá nhiu tình tiết khác khiến người ta phi t hi đng ta có t chc đánh cui hay không ?

Chng hn ti sao thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone đã được các cá nhân, các bên có liên quan đt hết sc k lưỡng, cht ch như đã biết mà Phm Nht Vũ va vui v hy hp đng mua bán, i" ra toàn b khon bc khng l đã nut gn, va t nguyn tr thêm lãi cho khon bc khng l đã nhn đ (6) ? Xưa nay, dưới gm tri này, có thương v nào k quc như thế không ?

Ti sao phi ch Phm Nht Vũ hoàn tt vic thanh lý hp đng mua bán gia AVG vi Mobifone, công an kim sát mi nht trí khi t v án "vi phm quy đnh ca nhà nước v qun lý và s dng vn đu tư công gây hu qu nghiêm trng" ? Có phi vì khi t sm hơn - sau khi Thanh tra xác đnh thương v AVG/Mobifone sai phm đc bit nghiêm trng s không còn cơ s đ ngh cho Phm Nht Vũ hưởng "chính sách hình s đc bit" (7) ?

Phi chăng đng ta có vô s viên chc như Son, Tun, Trà, nhưng li chng có bao nhiêu "doanh nhân" thành tho "hi mi quyn thế" như Phm Nht Vũ, thành ra h thng tư pháp mi thn nhiên s dng "bin pháp nghip v" biến ông Vũ - mt trong các chính phm thành anh hùng đ buc "các đi tượng" còn li phi "rt thành khn" như đi din công an, kim sát mi khoe vi y ban Thường v Quc hi (8) ?

Khoan bàn đ ngh cho ông Vũ hưởng "chính sách hình s đc bit" có đúng pháp lut hay không ( ?), vi nhng đc đim như đã biết v h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, vic biến ông Vũ t k phm đi ti thành có công (ch đng hy b tha thun và hp đng chuyn nhượng c phn, t nguyn tr li toàn b tin gc và lãi, chi phí d án, góp phn gim thit hi cho nhà nước,) s to ra tin l nguy him.

Khi nhng "doanh nhân" chuyên "hi mi quyn thế" được khuyến khích "thay ch gia dòng" và ch cn ưng thun "hoán đi ch" là có th xoay chuyn tình thế t bt li thành có li cho mình, s có bao nhiêu viên chc cao cp trót nhúng chàm b biến thành "con tin" vì không múa may theo lnh ca nhng "doanh nhân" y chc chn s "thân bi, danh lit, mà Son, Tun, Trà, chính là gương tày liếp ?

Mt khía cnh khác cũng cn xét ti là vì sao ông Vũ và thân hu có th sp đt đ c h thng ưng thun mua AVG gp 14 ln giá tr thc, li d dàng ói sch khon đã nut và t nguyn tr thêm tin lãi ? Nhng k có th điu khin B Công an đem nhãn "an ninh quc gia" dán lên thương v, chng l không th thúc h thng tư pháp son kch bn giúp Phm Nht Vũ hưởng "chính sách hình s đc bit" ?

***

Thương v AVG bán 95% c phn cho Mobifone là mt ví d na cho thy, chính đng ta khiến chnh đn đng, phòng chng tham nhũng tr thành khó khăn, phc tp đến mc bt kh thc thi.

Có nhng gii pháp vn dĩ rt đơn gin như : Công b bn kê khai tài sn ca các viên chc cho công chúng xem xét, giám sát. Xác đnh "giàu có bt minh" (không th gii trình hp lý v ngun gc tài sn) là ti phm, đương s va b pht tù, va b tch thu tài sn nhưng đng ta cương quyết khước t.

Cũng vì thế, h thng tư pháp chưa bao gi điu tra vì sao viên chc giàu có bt thường mà ch tìm - x nhng k tiết l các bn kê khai tài sn. Sau ba năm nâng lên, đt xung, tháng 11 năm ngoái, tt c các hình thc x lý "giàu có bt minh" đu b gt khi D lut sa Lut Phòng Chng tham nhũng trước khi Quc hi thông qua d lut này ! Vy là "chng" hay "trng" như các gánh mãi võ bán thuc tr bá bnh ?

Cũng vì thế, công an mi không biết tìm đâu cho đ ba triu M kim mà ông Son tha nhn là đã nhn. Cũng vì thế, i tượng" không "thành khn" là h thng tư pháp b "bó toàn thân" và mi có cơ hi đng thanh "tri ân" nhng cá nhân như Phm Nht Vũ.

Cũng vì thế nhng "trn đánh" trong cuc chiến chng tham nhũng như trn tiu tr tham quan trong v AVG bán 95% c phn cho Mobifone, tuy ly k, thm chí phng pht nét p" nhưng làm sao dám tin đó là "trn đánh" tht ? Thế mi kh !

Trân Văn

Nguồn VOA, 07/09/2019

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/con-gai-ong-nguyen-bac-son-phu-nhan-viec-nhan-3-trieu-usd-tu-bo-20190903152054737.htm

(2) http://www.sggp.org.vn/ke-bien-phong-toa-tai-san-2-ong-nguyen-bac-son-va-truong-minh-tuan-614892.html

(3) https://baosuckhoecongdong.vn/sach-cua-ong-truong-minh-tuan-co-bi-thu-hoi-sau-khi-co-quyet-dinh-truy-to-khong-134453.html

(4) https://tuoitre.vn/cuu-bo-truong-nguyen-bac-son-dao-dien-thuong-vu-avg-de-nhan-trieu-do-nhu-the-nao-20190903120222603.htm

(5) https://thongtinchongphandong.com/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-nguyen-cuc-truong-cuc-tuyen-huan-tong-cuc-chinh-tri-gui-thu-ngo-den-vtv/

(6) https://tuoitre.vn/cac-co-dong-avg-hoan-tat-viec-tra-lai-tien-cho-mobifone-20180502200552008.htm

(7) https://thanhnien.vn/thoi-su/bi-can-pham-nhat-vu-duoc-de-nghi-ap-dung-chinh-sach-dac-biet-do-khai-bao-thanh-khan-1121679.html

(8) https://nld.com.vn/chinh-tri/vu-mobifone-avg-moi-bo-truong-uy-vien-trung-uong-vao-trai-giam-rat-kho-khan-20190904130448823.htm

**********************

'Chính sách hình s đc bit', mt th tham nhũng khác ca pháp lut

Mặc Lâm, VOA, 07/09/2019

Báo chí chính thng trong nhng ngày gn đây tp trung vào câu chuyn 3 triu đô la mà Phm Nht Vũ đưa cho nguyên B trưởng Nguyn Bc Son do ông này chuyên quyn trong v mua li công ty AVG ca Vũ vi giá lên ti 8.889 t đng trong khi giá tr thc ca AVG ch ước chng 1.970 t theo đánh giá ca các công ty đnh giá sau khi v mua bán m ám này b phanh phui. V án AVG gây tht thoát cho nhà nước hơn 6.475 t đng sau khi "thi giá".

avg2

Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun.

B can Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun, đu là nguyên B trưởng B Thông tin và Truyn thông, b đ ngh truy t v hai ti danh : "Vi phm quy đnh v qun lý đu tư công gây hu qu nghiêm trng" và "Nhn hi l". B can Phm Nht Vũ, cu Ch tch Hi đng qun tr Công ty C phn nghe nhìn Toàn Cu (AVG), b đ ngh truy t v ti "Đưa hi l".

Người dân được báo chí cho biết đây là v án có s tin hi l ln nht t trước ti nay và người nhn hi l lúc còn làm B trưởng và Th trưởng. Ông Nguyn Bc Son đã bt chp vic B Thông tin và Truyn thông không có chc năng xác đnh giá mua, cũng như hiu qu d án nhưng vn ch đo cp dưới là Th trưởng Trương Minh Tun ký quyết đnh phê duyt d án. C hai khai nhn đã tiếp tay vi nhau to thành v mua bán trên giy t trong thm quyn ca hai đương s và Phm Nht Vũ đã mang đến tn nhà cho Nguyn Bc Son 3 triu đô la và cho Trương Minh Tun 200 ngàn đô la tin mt sau khi nhn được 95% s tin do móc ngoc này.

Riêng Phm Nht Vũ sau v làm ăn này b túi hơn 300 triu đô la.

Hành vi đưa và nhn hi l ca c ba người đã rõ nhưng v án có du hiu "chuyn hướng" sang mt con đường khác mà ti danh ca c ba can phm có th không làm cho h th án đúng theo quy đnh pháp lut bi chính B công an đã lên tiếng trước báo chí v kh năng c ba b can có th được xét ti nhng yếu t có th bn án ca h s gim xung, còn giàm bao nhiêu tùy phán quyết ca tòa án.

Dư lun cũng chuyn theo s đnh hướng ca B công an và câu hi đt ra cho ý đ này là "Liu B công an có thm quyn khi đ ngh "áp dng chính Chính sách Hình s Đc bit đi vi Phm Nht Vũ và Trương Minh Tun" hay không ?

Th trưởng B công an Nguyn Duy Ngc cho rng : "Chính sách khoan hng ca pháp lut Vit Nam rt c th nhm ghi nhn s hp tác tích cc ca nhng người có hành vi vi phm pháp lut và thành khn trong khai báo, khc phc hu qu. Đây là chính sách ưu vit. Chúng tôi kiến ngh áp dng đi vi nhng người hp tác tích cc, khai báo thành khn".

Theo nhn đnh ca B công an thì do Phm Nht Vũ thành khn khai báo, ch đng hy b tha thun và hp đng chuyn nhượng c phn ; t nguyn tr li toàn b s tin đã nhn t MobiFone (c gc và lãi), có nhân thân tt Ngoài ra gia đình b can Phm Nht Vũ được cho là có công vi cách mng, bn thân b can có nhiu đóng góp vi Giáo hi Pht giáo VN, các Hi cht đc màu da cam và các hot đng an sinh xã hi nên được cơ quan điu tra đ ngh quá trình truy t, xét x cn xem xét các tình tiết gim nh, áp dng "chính sách hình s đc bit".

Cu B trưởng Trương Minh Tun mc dù nhn ca Vũ 200 ngàn đô la cũng được B Công an đ ngh tương t.

Riêng ông Nguyn Bc Son người ch mưu mi vic t đu đến cui thì Cơ quan điu tra cho rng trong quá trình điu tra, ông Son đã thành khn khai nhn hành vi phm ti, hp tác vi cơ quan công an. Ông cu b trưởng có nhiu thành tích được tng thưởng bng khen, giy khen và hin ông Son đang điu tr bnh tim mch và huyết áp.

"Hu qu ca hành vi làm trái đã được khc phc hoàn toàn, ngoài ra ông Nguyn Bc Son có mong mun np khc phc s tin nhn t Vũ. Do đó, cơ quan điu tra đ ngh quá trình truy t, xét x xem xét các tình tiết gim nh khi lượng khung hình pht đi vi ông Nguyn Bc Son", kết lun điu tra nêu.

Cũng theo kết lun điu tra, ông Son xin np s tin hơn 500 triu đng trong tài khon cá nhân đ khc phc hu qu, s tin này ch là con s cc nh so vi 3 triu đô la.

Cn nói thêm ông Phm Nht Vũ là em rut ca ông Phm Nht Vượng người giàu nht Vit Nam hin nay và ông Vượng có mi quan h mt thiết vi nhng lãnh đo cao cp trong h thng chính quyn là điu khó tránh khi.

Ông Nguyn Bc Son tng nhn lãnh Huân chương lao đng hng nhì và ông Trương Minh Tun ni đình ni đám trước khi b bt do ch biên quyn sách mà các đng viên phi xem là kim ch nam trong vic chng li cái tha hóa đang din ra trong đng, cun sách có tên : "Phòng chng t din biến t chuyn hóa v tư tưởng trong cán b đng viên hin nay"

C ba đu là người quan trng, hai cu b trưởng là khuôn mt, là chân dung ca Đng, riêng doanh nhân Phm Nht Vũ là đi din cho mt lp người cc k giàu có và s khuynh loát h thng cm quyn ca h đang làm cho khong cách giàu nghèo ti Vit Nam ngày càng sâu rng hơn. Đng tin h kiếm ra đu t tham nhũng chính sách, móc ni và mua chuc lãnh đo, tìm kiếm k h ca chính ph đ v ra các d án ngàn t. Thiếu nhng đi gia này câu chuyn AVG cùng nhng đi án khác đã không th xy ra.

Nếu Tòa án cho rng hai ông cu B trưởng có nhng thành tích tt thì có l thành tích ni tri nht ca h là s tin kiếm được t v án này ch không phi là cái huân chương hay cun sách mà h viết ra. Huân chương có được do h cu kết vi nhng chân rết khác trong B chính tr đ tìm li đ ngh vi nhng khon biếu xén không th không có. Cun sách là n lc dn đường cho toan tính trong đó không loi tr kh năng biết được kết qu ca ngày hôm nay.

Bn án có th áp dng vic thành khn khai báo hay tr li s tin thâm lm như trường hp ông Vũ nhưng không th vì thế mà gim nh ti mc ti thiu. Thước đo công lý ca h thng tư pháp Vit Nam nm trn trong phán quyết cho c ba b can. Có th người dân không còn háo hc ch đi vì nim tin ca h đã hoàn toàn đánh mt nhưng cái mà h ch là đ nóng t chiếc lò ca ông Trng có tht s dùng đ đt k đu não hay ch dùng đ hăm da nhng đng chí không đng sau lưng mình ?

Mặc Lâm

Nguồn VOA, 07/09/2019

*******************

‘Chính sách hình sự đặc biệt’ thực chất là cái gì ?

Thường Sơn, VNTB, 06/09/2019

Khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ nằm trong kết luận điều tra của Bộ Công an nhưng lại không nằm trong bất kỳ quy định nào của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

dacbiet0

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an lý giải không kiến nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với ông Nguyễn Bắc Son

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, Phạm Nhật Vũ được đánh giá là "đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại Mobifone toàn bộ số tiền cả gốc và lãi, chi phí dự án góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho nhà nước. Ngoài ra gia đình bị can Vũ được cho là có công với cách mạng, bản thân bị can có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Hội chất độc màu da cam và các hoạt động an sinh xã hội…".

Còn cựu Bộ trưởng thông tin kiêm Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn thì được cho là "thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác và tự nguyện nộp lại tiền hưởng lợi bất chính".

Trong khi đó, Nguyễn Bắc Son chỉ "được xem xét các tình tiết giảm nhẹ vì có nhiều thành tích trong công tác, có mong muốn nộp khắc phục số tiền nhận hối lộ".

Tuy nhiên nếu căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự với khung án tử hình dành cho hành vi nhận hối lộ từ 500 triệu đồng trở lên, thì cả Nguyễn Bắc Son lẫn Trương Minh Tuấn đều không thoát, bởi số tiền nhận hối lộ của hai quan chức này lần lượt là 3 triệu USD và 200.000 USD - theo kết luận điều tra Bộ Công an.

Còn theo rất nhiều dư luận, những con số nhận hối lộ trên là quá nhỏ so với số tiền thực đã ‘ngậm’ của hai bị can Son và Tuấn.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ bị thất thoát, tức phải đến hàng ngàn tỷ đồng.

Vậy Bộ Công an đã căn cứ vào đâu để kiến nghị ‘chính sách hình sự đặc biệt’ áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và Trương Minh Tuấn ?

Phạm Nhật Vũ là em ruột của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng - chủ Tập đoàn Vingroup, người được cho là có ‘quan hệ đặc biệt’ với rất nhiều quan chức cao cấp trong Bộ Chính trị đảng. Nhiều nguồn tin cho biết Phạm Nhật Vượng đã bỏ tiền túi của mình để ‘khắc phục hậu quả’ cho Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG.

Còn cựu Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn đã phải ‘ói ra’ 200.000 USD (theo kết luận điều tra Bộ Công an), nhưng theo một số dư luận thì Tuấn còn phải ‘nhả’ cả căn hộ triệu đô nhận từ Phạm Nhật Vũ.

Vả lại nếu so với thủ trưởng Nguyễn Bắc Son đầy thủ đoạn khi nhận hàng đống đô la nhưng không hề đặt bút ký phê duyệt hợp đồng vụ AVG, Trương Minh Tuấn ‘ăn’ ít hơn dù phải đưa đầu ra ký duyệt hợp đồng thảm họa này. Cộng thêm ‘thành tích công tác’ của Tuấn, mà thực chất Tuấn đã từng là ‘gà’ của Nguyễn Phú Trọng, được ông Trọng đưa lên ghế Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vào năm 2016 và sau đó còn được cho kiêm chức Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, rất có thể Trương Minh Tuấn đã được Nguyễn Phú Trọng rủ lòng thương xót để không những không bị dựa cột hay chịu án chung thân mà còn có thể hưởng mức án nhẹ nhàng khi ra tòa.

Khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ nằm trong kết luận điều tra của Bộ Công an nhưng lại không nằm trong bất kỳ quy định nào của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chính khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ được lồng ghép một cách tùy tiện và độc đoán như thế đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ và cho rằng Bộ Công an đã hành xử vô pháp khi tự ý đưa vào kết luận điều tra ‘quy định’ đó. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 06/09/2019

Published in Diễn đàn

Kin Trung Quc ra tòa quc tế : Vì sao Vit Nam do d ?

Ngọc Lễ, VOA, 04/09/2019

Tòa án quc tế thiếu cơ chế thc thi phán quyết và phn ng tr đũa mnh m ca Trung Quc là nhng lý do Vit Nam nên cân nhc k nếu mun đưa hành đng Trung Quc xâm ln vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam ra tòa quc tế, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia v Bin Đông thuc Hc vin Quc phòng Australia, nhn đnh vi VOA.

kien1

Tàu cnh sát bin Vit Nam đi đu tàu hi giám Trung Quc trên Bin Đông trong cuc khng hong giàn khoan hi năm 2014

Cuc đi đu gia Trung Quc và Vit Nam ti Bãi Tư Chính trên Bin Đông đã kéo dài gn hai tháng mà chưa có du hiu h nhit trong lúc ngày càng có nhiu li kêu gi Hà Ni nên kin Trung Quc ra tòa án quc tế do xâm phm vào vùng đc quyn kinh tế rng 200 hi lý ca Vit Nam.

Nhiu chuyên gia cho rng Vit Nam có nhiu cơ hi chiến thng Trung Quc tòa án nếu chiếu theo Công ước Quc tế v Lut Bin (UNCLOS) cũng ging như Philippines đã làm hi năm 2016 vi phán quyết ca Tòa Trng tài Thường trc (PCA).

'Không thc thi được'

Trao đi vi VOA, Giáo sư Carlyle Thayer nhn đnh rng nếu như Vit Nam cũng làm như Philippines là đưa v vic ra tòa trng tài trong khuôn kh Ph lc 7 ca UNCLOS thì Vit Nam s có chiến thng vang di.

"M, Australia, Nht toàn b s ng h phán quyết (cho Vit Nam thng) nhưng Trung Quc s t chi tuân th", ông nói.

Theo ông phân tích, Vit Nam s chiến thng nếu làm như Philippines là yêu cu tòa phân đnh đâu là quyn ca Vit Nam trên Bin Đông, h có được quyn khai thác du khí vùng đc quyn kinh tế ca mình không, và trưng ra bng chng là Trung Quc đã xâm phm vào quyn này.

Ông nói nhng bng chng này cho thy Trung Quc đang ‘đng trên lut pháp quc tế và rõ ràng là Bc Kinh t din gii lut quc tế theo ý mình

Tuy nhiên, cũng t kinh nghim ca Philippines, ông Thayer nêu ra hn chế ca phán quyết ca PCA là không có cơ chế thc thi.

"Nếu anh nhìn trên khp khu vc, không có ai đ cp đến phán quyết này (k c Philippines dưới thi Tng thng Rodrigo Duterte). Trong ASEAN, h gi đó là quá trình ngoi giao và pháp lý", ông cho biết.

"Ngay c tuyên b chung ca Th tướng Australia Scott Morrison và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc mi đây cũng nói rng cn tôn trng tiến trình pháp lý nhưng li không đ cp trc tiếp đến tòa trng tài sau ba năm h đưa ra phán quyết v v kin ca Philippines", ông nói thêm.

Mc dù mt chiến thng pháp lý như vy s làm tn thương uy tín ca Trung Quc và khiến cho M và các nước khác như Anh, Pháp, Nht, Australia mnh dn hơn trong vic bo v trt t da trên lut pháp, nhưng vào thi đim này không có du hiu gì cho thy ít nht nhng quc gia này s h tr bng cách gây áp lc đ đi vi Trung Quc đ h chp nhn phán quyết, theo ông Thayer.

Ông ch ra là bn thân ca M còn chưa ký vào UNCLOS nên h không có tư cách pháp lý đ được tham d phiên x The Hague, Hà Lan.

"Do đó cn phi có câu tr li đo lý và câu tr li thc tin", ông Thayer nói.

Tr li câu hi Bc Kinh s trng pht Hà Ni như thế nào nếu Hà Ni kin h ra tòa, v giáo sư này nói rng chc chn s có hu qu.

"Vit Nam có th giành chiến thng v đo lý nhưng Trung Quc s trng pht Vit Nam trong sut khong thi gian din ra quy trình xét x ca tòa trng tài", ông nói.

"Liu vic chiến thng tòa có đáng đ chu cái giá mà Vit Nam phi tr hay không bi gì s không có gì thay đi trên thc đa c (do không có cơ chế thc thi) ?" ông đt vn đ. "Cho nên (các lãnh đo Vit Nam) cn phi tính toán li ích quc gia : chúng ta s được gì nếu có hành đng pháp lý, chiến thng đo lý hay chiến thng chính tr nhưng vi cái giá như thế nào ?"

Vào thi đim này, ông Thayer cho biết cách x lý ca gii lãnh đo Vit Nam là ‘kháng c âm thm trong khi kim soát truyn thông và Vit Nam đã tn dng tt c các kênh t đng, lãnh đo và quân đi đ nói chuyn vi phía tương nhim Trung Quc đ khiến Trung Quc phi rút đi.

Vit Nam có th làm gì ?

Tr li câu hi ca VOA rng Vit Nam đang có trong tay nhng la chn nào đ đi phó vi Trung Quc Bãi Tư Chính, ông Thayer cho rng trước hết Vit Nam phi tiếp tc phn đi Trung Quc bi vì nếu Vit Nam có đưa v vic ra tòa thì điu đu tiên h phi chng minh vi ban trng tài là h đã tìm mi cách nói chuyn vi Trung Quc và yêu cu Trung Quc rút đi trên thc đa nhưng tt c đu không có tác dng.

Hà Ni cũng phi tranh th các y ban đi ngoi ca Quc hi M vn đang xem xét các d lut trng pht các thc th Trung Quc vì hành đng ca nước này trên Bin Đông và Bin Hoa Đông, ông nói thêm.

"Hin d lut này đang gp khó khăn được thông qua trong phm v hp ca y ban đi ngoi cho nên các nhà ngoi giao (ca các nước b nh hưởng trên Bin Đông) cn phi trình bày trước y ban v nhng gì đang xy ra vùng bin ca Malaysia, Philippines và Vit Nam", ông gii thích.

"Và các phái đoàn ca Vit Nam cp đ cao đến M cn phi gp các thành viên ca y ban đó đ thông báo cho h tình hình", ông nói thêm và cho rng chuyến thăm d kiến vào tháng 10 ca Tng bí thư-Ch tch Nguyn Phú Trng s là cơ hi tt.

Ngoài ra, Vit Nam cũng phi tăng cường các cuc din tp quân s vi mc đích hun luyn nhng vùng bin mà Trung Quc có kh năng s tăng cường hot đng và tăng cường s hin din, ông Thayer khuyến ngh.

Cui cùng, Hà Ni nên tìm cách tn dng truyn thông quc tế đ đưa tin v v vic Bãi Tư Chính như nước này đã tng làm trong cuc khng hong giàn khoan hi năm 2014, ông nói thêm.

"Vit Nam có th đưa các phóng viên quc tế lên tàu cnh sát bin, lên máy bay đ h ghi hình li nhng gì Trung Quc đang làm theo thi gian thc cho thế gii thy", ông nói. "Và nhng hot đng này nên được duy trì liên tc đ gây sc ép lên Trung Quc".

Ông cũng đ xut là Vit Nam nên phi hp vi Malaysia vn mi đây cũng b Trung Quc quy ri tàu thăm dò trong vùng bin ca h.

"Malaysia luôn x lý mi vic (vi Trung Quc) rt, rt âm thm Chúng ta s ch xem liu vic hãng Petronas b Trung Quc thách thc ngoài khơi b bin Surawak có dn đến mt trn chung gia Malaysia và Vit Nam mà nếu có s tr thành mt nhóm vn đng hùng mnh hơn đ lôi kéo cng đng quc tế lên án Trung Quc", ông nói và nhc đến chuyến công du Hà Ni mi đây ca Th tướng Malaysia Mahathir Mohamad.

Theo li ông Thayer thì nếu Hà Ni quc tế hóa vn đ s ‘đi ngược li điu Trung Quc mun.

"Trung Quc mun đy tt c các nước bên ngoài ra đ h có th t mình đi phó vi các nước Đông Nam Á, ông gii thích và cho rng nếu Vit Nam có th tp trn vi các nước M, Nht, Pháp, Úc hết ln này đến ln khác thì Trung Quc s thy rng con đường mà h đang đi có tác dng ngược.

"M hay Úc không có li ích gì đ làm tt c mi th giúp Vit Nam. Vit Nam trước hết phi đ ra là h s cho phép s hin din quân s nước ngoài tm thi như thế nào đ din tp quân s và đ đánh đi tín hiu rng Vit Nam sn sàng bo v ch quyn", ông nói.

Ông Thayer cũng cho rng chuyến thăm sp ti ca ông Trng đến M là cơ hi đến hai nước m rng mi quan h đi tác toàn din đ hướng đến nâng cp lên thành ‘đi tác chiến lược.

Ông nói Hoa Kỳ mun Vit Nam cho phép hàng không mu hm ht nhân ca M cp cng Vit Nam hàng năm và vn đ này ‘đang được tho lun.

"Vit Nam rt cn trng thăm dò xem Trung Quc có th phn ng như thế nào", ông nói.

Bên cnh đó, theo Carl Thayer, uy tín ca Vit Nam đi vi M cũng tăng lên vi vic Hà Ni phn đi ph biến vũ khí ht nhân, thc thi các lnh cm vn ca Liên Hip Quc đi vi Triu Tiên, t chc cuc gp thượng đnh Trump-Kim ln th hai Hà Ni vào tháng 2 năm nay tt c nhng điu này đu quan trng đi vi M. Mt yếu t khác cũng cn lưu ý là Vit Nam hin là thành viên không thường trc ca Hi đng Bo an và sp đm nhn ghế ch tch ASEAN vào năm sau. Tuy vy, chuyên gia này cho rng, Vit Nam vn còn dè dt trong vic nâng cp hp tác quân s vi M.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 04/09/2019

******************

Căng thng Bin Đông : Trung Quốc mun ‘bào mòn quyết tâm ca Vit Nam’

Viễn Đông, VOA, 04/09/2019

Mt chuyên gia nghiên cu v chiến lược nhn đnh rng vic Trung Quc đưa tàu vào Vùng Đc quyn Kinh tế ca Vit Nam (EEZ) nhiu tun qua nhm mc đích "bào mòn quyết tâm" ca Hà Ni, trong bi cnh xut hin tin nói rng tàu được trang b cn cu thuc loi ln nht thế gii "hin din trong vùng lãnh hi ca Vit Nam".

kien2

Ch t ch Trung Qu c T p C n Bình trong chuy ế n thăm Vi t Nam cu i năm 2017.

Ông Brahma Chellaney t Trung tâm Nghiên cu Chính sách New Delhi nói rng ging như n Đ, Vit Nam "không có đng minh quân s và buc phi mt mình đi đu vi s xâm lược ca Trung Quc".

"Bài hc chính cho Vit Nam là phi chun b cho mt cuc chiến trường k vì mc tiêu ca Trung Quc là bào mòn quyết tâm ca Vit Nam thông qua vic gây áp lc t nhiu hướng", ông Chellaney nói, khi được hi v điu Hà Ni có th hc được t kinh nghim đương đu vi Bc Kinh ca chính quyn New Delhi.

Nhn đnh ca chuyên gia n Đ được đưa ra trong khi có tin nói hôm 3/9 rng tàu được trang b cn cu ca Trung Quc là Lam Kình xut hin trong vùng EEZ ca Vit Nam, trong khi tàu thăm dò Hi Dương 8 đã ri khu vc gn Bãi Tư Chính và ti th neo Đá Ch Thp. C Vit Nam ln Trung Quc đu chưa lên tiếng xác nhn hay ph nhn, và VOA cũng không th kim chng đc lp các thông tin này.

Ông Chellaney cho rng tham vng bành trướng ca Trung Quc "rt cuc s buc Vit Nam phi thay đi chính sách ba không’" mt cách "t t và tinh tế". Vit Nam lâu nay vn tuyên b "không tham gia các liên minh quân s, không cho bt c nước nào đt căn c quân s Vit Nam và không da vào nước này đ chng nước kia".

B trưởng Quc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch tháng trước đã cùng bà Federica Mogherini, Phó Ch tch U ban Châu Âu, cam kết "tăng cường tham gia bo đm t do hàng hi, hàng không" cũng như i phó vi các thách thc" trên Bin Đông. Còn phía M nói rng Washington "phi hp đa phương", nht là vi Vit Nam, trong khi đương đu vi Trung Quc vùng bin tranh chp gia nhiu nước.

Mi đây, phát ngôn viên B Ngoi giao n Đ Raveesh Kumar đã lên tiếng v v i đu" gia tàu Vit Nam và Trung Quc nhiu ngày qua, nói rng New Delhi "kiên quyết ng h quyn t do hàng hi và bay ngang" Bin Đông.

Khi được hi v tm quan trng ca Vit Nam trong các chiến lược ngoi giao ca n Đ khu vc Đông Nam Á, ông Chellaney nói rng mi quan h gia Hà Ni và New Delhi "đang phát trin nhanh chóng".

Tuy nhiên, nhà nghiên cu tng xut bn sách v s tri dy ca Trung Quc này nói rng hai nước "cn thêm ni dung chiến lược" trong khi cng c quan h song phương.

n Đ năm 2016 tng có ý đnh trang b tên la BrahMos cho các đơn v đóng trên biên gii vi Trung Quc đ bo v ch quyn, khiến Bc Kinh phn ng. Chính quyn ca Th tướng Narendra Modi cũng tng lnh cho công ty liên doanh vi[VHN1]  Nga, vn sn xut tên la ti tân này, tăng cường bán BrahMos sang năm nước tim năng mà đng đu là Vit Nam.

kien3

n Đ t ng coi Vi t Nam là khách hàng ti m năng nh t c a tên l a BrahMos.

Hindustan Times hôm 3/9 đưa tin rng Tp đoàn du khí quc gia n Đ có ý đnh xin gia hn thêm hai năm thăm dò Lô 128 ca Vit Nam Bin Đông. "Vit Nam mun mt công ty n Đ đ đương đu vi s can thip ca Trung Quc các vùng lãnh hi tranh chp", t báo nhn đnh.

Mi đây, mt chuyên gia ca M nói vi VOA tiếng Vit rng s liên quan ca công ty Nga và Nht trong v i đu" gia tàu hi cnh Vit Nam và Trung Quc Bãi Tư Chính đã "gây phc tp" cho quyết sách ca chính quyn Bc Kinh.

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 04/09/2019

******************

Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật nuốt từng hải lý biển Việt Nam

Thường Sơn, VNTB, 04/09/2019

Trong lúc 6 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam được cho là còn phải đi chống ngập ở Hà Nội và Sài Gòn, còn các tàu chiến khác, kể cả ‘tàu buồm hiện đại nhất thế giới’ mang tên Lê Quý Đôn mất dạng, toàn bộ lực lượng hải quân Việt Nam vẫn phủ phục trong tư thế bất lực và kiên định… bám bờ, các tàu Trung Quốc đã thả giàn tung hoành ở Biển Đông và ngay trong ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi’ của Việt Nam.

nuot1

Họa đồ di chuyển của Hải Dương 8

Chỉ trong vòng khoảng một tuần, nhóm tàu khảo sát Hải Dương-8 của Trung Quốc đã tiến sâu thêm 30 km vào vùng biển Việt Nam và chỉ còn cách bờ biển tỉnh Ninh Thuận, miền trung Việt Nam khoảng 155 km, theo dữ liệu theo dõi tàu biển của trang Marine Traffic vào sáng sớm ngày 1/9.

Trước đó vào ngày 24/8, Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Phan Thiết của Việt Nam khoảng 185 km.

Vụ tàu Trung Quốc lấn dần từng chục hải lý như thế đã gián tiếp tiết lộ một sự thật bi thảm : trong suốt thời gian từ đầu tháng 6 năm 2019 khi tàu Trung Quốc bắt đầu xâm nhập bãi Tư Chính, Bộ Quốc phòng và Cảnh sát biển Việt Nam đã đối phó tệ hại đến mức Trung Quốc hoàn toàn coi thường những hành động đối phó này.

Chiến thuật Việt Nam dùng một số tàu chiến và tàu hải cảnh bao vây tàu Trung Quốc, hoặc bám chặt tàu Trung Quốc đã tỏ ra vô ích và vô tích sự, bởi về số lượng thì tàu Trung Quốc luôn vượt gấp ít ra vài ba lần số tàu Việt Nam, còn việc bị bám đuôi thì Trung Quốc chẳng coi ra gì.

Cho tới nay, phía Việt Nam vẫn chẳng dám nổ một phát súng nào, dù chỉ để cảnh cáo tàu Trung Quốc.

Vì sao lực lượng hải quân Việt Nam lại phủ phục đến thế ? Nếu nổ ra chiến tranh thật sự với Trung Quốc thì lực lượng này sẽ đánh chác ra sao ?

Nếu ai đó cho rằng hải quân Việt Nam còn đang ‘giấu mình’, vẫn nêu cao tinh thần yêu nước và sẽ ra đòn quyết địnbh vào một thời điểm thuận lợi, là thế nào để giải thích việc một đô đốc của quân chủng này - Nguyễn Văn Hiến - cách đây không lâu đã bị tống vào ‘lò’ của ‘tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vì tội ‘ăn đất’ ?

Trung Quốc muốn ép Trọng ?

Việc tàu Hải Dương 8, vừa trở lại khu vực Bãi Tư Chính sau 5 ngày quay lại đảo Đá Chữ Thập để tiếp liệu, lại rời Bãi Tư Chính để ‘tham quan’ vùng biển gần Phan Thiết, xảy ra trong bối cảnh một tin tức đang ngày càng cận kề : sau một thời gian khá dài được Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương tận tình cứu chữa, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã gần như hồi phục khỏi cơn bạo bệnh và chuẩn bị cho chuyến thăm Washington - một chuyến đi đặc biệt quan trọng - không chỉ về danh thể của Nguyễn Phú Trọng mà còn do tính chất đối đầu đã tới lúc không thể khoan nhượng giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà theo đó Việt Nam đang rất cần đến lực lượng hải quân và không quân của Hoa Kỳ - đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông - để bảo vệ Việt Nam khai thác dầu khí nuôi đảng.

Chẳng khó để hình dung ra rằng Tập Cận Bình chẳng thích thú gì với chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, và muốn gây sức ép buộc Trọng phải hủy bỏ chuyến đi đó. Hoặc nếu không hủy bỏ thì buộc Nguyễn Phú Trọng phải đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ, như một biểu hiện ‘triều kiến’.

Thời điểm dự kiến cho chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng đang lùi sang tháng 10 năm 2019.

Đã hầu như chắc chắn là sau giai đoạn đầu cho tàu Hải Dương 8 vào quấy phá tại Bãi Tư Chính, Trung Quốc sẽ còn ra những đòn mới và lắm chiêu trò hơn nhằm hành hạ tinh thần ảo não của giới chóp bu Việt Nam.

Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật nuốt từng hải lý biển Việt Nam. Có thể vào một ngày đẹp trời không lâu nữa, người dân và các lực lượng quân đội lẫn cảnh sát ở Phan Thiết hoặc ở một thành phố duyên hải nào đó của Việt Nam sẽ trố mắt trước những chiếc tàu giương cờ Trung Quốc lừng lững ngự ngay trước mắt họ ở vùng biển sát bờ.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 04/09/2019

*******************

Th tướng Vit Nam lên tiếng v ‘vi phm ch quyn’ trên Bin Đông

VOA, 04/09/2019

Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 4/9 nói Vit Nam đãu tranh bng mi bin pháp"đ chng li các hođng vi phm ch quyn trên BiĐông trong bi cnh Trung Quc tiếp tc các hođng "bt hp pháp" trên vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

kien4

Th tướng Nguyn Xuân Phúc, ti mt cuc hp Chính ph hôm 4/9, nói rng Vit Nam đãđu tranh bng mi bin pháđ chng li các hođng vi phm ch quyn trên BiĐông.

Ngườđng đu chính ph Vit Nam đưa ra thông tin trên trong mt cuc hp Chính ph thường k tháng 8 ti Hà Ni hôm 4/9, theo ghi nhn ca truyn thông trong nước.

Đây là lđu tiên ngườđng đu chính ph Vit Nam có phát ngôn liên quan đến tình hình  BiĐông k t khi Trung Quđưa tàu Hi Dương 8 vào hođng ti khu vc Bãi Tư Chính mà Vit Nam nói là vi phm vùng bin ca mình t ngày 3/7.

Ông Phúc không nhc ti Trung Quc hay mt s vic c th nào nhưng nói rng : "Chúng ta đã kiên trì, kiên quyếđu tranh bng mi bin pháđi vi các hođng ca nước ngoài vi phm ch quyn trên bin ca ta".

B Ngoi giao  Hà Nđã 3 ln lên tiếng cáo buc tàu Trung Qu"vi phm" quyn ch quyn và thm lđa ca Vit Nam. Tuy nhiên B Ngoi giao Trung Quc cũng vài ln phn bác nhng cáo buc ca Hà Ni và cho rng tài Hi Dương 8 ca h luôn hođng trong phm vi ch quyn ca Trung Quc.

Vit Nam đã tìm kiếm sng h ca quc tế trong v Bãi Tư Chính khi Th tướng Phúc cùng vi Th tướng Australia Scott Morrison nêu lê"quan ngi sâu sc v nhng din biến phc tp gđây trên BiĐông" trong mt cuc hp báo chung sau khi gp mt nhau ti Hà Ni hôm 23/8.

Trướđó vài tun, Phó Th tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh cũng đã"bày t quan ngi nghiêm trng" v hođng kho sát ca tàu thăm dò Hi Dương 8 trong mt cuc hp kín vi ngườđng cp Trung Quc Vương Ngh ti Hi Ngh B trưởng Ngoi giao ASEAN ti Bangkok hôm 1/8.

Tuy nhiên, Tng Bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng chưa ln nào lên tiếng trước công chúng v nhng căng thng gia Vit Nam và Trung Quc trong hai tháng qua trên BiĐông.

Ti cuc hp hôm 4/9, Th tướng Phúc còđược truyn thông trong nước trích li nói rng : "Nhim v bo v ch quyn lãnh th mc dù có nhng din biến phc tp, nhưng các lc lượng chc năng đã làm hết sc mình dưới s lãnh đo cĐng, Chính ph".

Vào thđim này, theo Giáo sư Carl Thayer nhđnh vi VOA hi tun trước, cách x lý ca gii lãnh đo Vit Nam là"kháng câm thm" trong khi "kim soát truyn thông" và Vit Nam đã"tn dng tt c các kênh tĐng, lãnh đo và quâđi"đ nói chuyn vi phía tương nhim Trung Quc nhm khiến Trung Quc phi rúđi.

Các chuyên gia nước ngoài và người dân Vit Nam trong 2 tháng qua đã kêu gi chính ph Vit Nam kin Trung Quc ra tòán quc tếđ ngăn chn hành vi xâm phm vùng đc quyn kinh tế và thm lđa ca Vit Nam v lâu dài như Philippines làm vàđã thng ti v ki tòa La Haye cách đây hơn 3 năm.

Published in Diễn đàn

Bãi Tư Chính : Việt Nam kêu gọi quốc tế giúp giảm căng thẳng tại Biển Đông

Thanh Hà, RFI, 02/09/2019

Ngày 01/09/2019, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia làm giảm các căng thẳng tại Biển Đông.

tu1

Tàu tuần duyên của Trung Quốc phun vòi rồng xua đuổi tàu hải cảnh của Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. (Ảnh chụp ngày 04/05/2014) Reuters

Theo hãng tin Bloomberg, tiếp theo tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức cuối tuần trước, bày tỏ lo ngại về "tình hình Biển Đông hiện nay", ngày hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, qua thư điện tử, nhấn mạnh, "những diễn biến nguy hiểm" tại Biển Đông đang làm gia tăng cẳng thẳng và gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

Do vậy, Việt Nam kêu gọi các nước tham gia vào việc làm giảm căng thẳng, bảo đảm an ninh và tự do lưu thông tại vùng biển này. Bức thư viết : Biển Đông có tầm quan trọng đối với các nước bên trong và bên ngoài khu vực, trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, an toàn, tự do lưu thông hàng không và hàng hải và "Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng làm việc với các nước và cộng đồng quốc tế" để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Ngày 29/08/2019, với tư cách là các quốc gia ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi các bên thực hiện các biện pháp làm giẳm căng thẳng và góp phần duy trì, thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực.

Ba quốc gia Châu Âu này nhấn mạnh đến "mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát" văn bản này. Đặc biệt là việc tôn trọng phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye. Theo phán quyết hồi năm 2016, việc Bắc Kinh căn cứ vào bản đồ 9 đoạn để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông là "không có cơ sở về mặt pháp lý".

Bắc Kinh đương nhiên đã bác bỏ kêu gọi của Anh, Pháp, Đức về Biển Đông. Họp báo ngày 30/09/2019 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng khẳng định tình hình tại Biển Đông vẫn "ổn định" và đang được "cải thiện" nhờ Trung Quốc và các đối tác ASEAN "phối hợp nỗ lực" giải quyết bất đồng. Bắc Kinh kêu gọi Anh, Pháp, Đức nên "khách quan hơn" về Biển Đông.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 02/09/2019

******************

Bãi Tư Chính : Việt Nam có gì để trông đợi từ EU ?

Thường Sơn, VNTB, 02/09/2019

Sau gần hai tháng trời để cho các tàu ‘đảng anh’ Trung Quốc quần thảo khu vực Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, rốt cuộc chính thể ‘đảng em’ Việt Nam cũng đạt được một chút kết quả nhằm lôi kéo sự ủng hộ của liên minh Châu Âu (EU).

tu2

Bà Federica Mogherini - đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Liên Âu - gặp Thủ tướng Phúc tại Hà Nội vào đầu tháng 8 năm 2019.

Nhưng tuyên bố của EU có gì đặc biệt hay không ?

"Những hành động đơn phương trong những tuần lễ qua ở Biển Đông dẫn đến hệ quả làm gia tăng căng thẳng và suy thoái môi trường an ninh biển. Đây là biểu hiện của mối đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực" - Thông cáo báo chí của Ủy ban Ngoại vụ, Chính sách An ninh, Chính sách Láng giềng và Đàm phán của EU nêu.

Theo EU, tất cả các bên trong khu vực cần thiết phải thực thi kiềm chế, tiến hành những bước cụ thể nhằm trở lại hiện trạng như trước, tránh quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua những phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế ; đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển-UNCLOS.

Chi tiết đáng chú ý là dù đã đề cập về ‘những hành động đơn phương’, nhưng tuyên bố của EU lại không có một từ nào nói rõ về chủ thể của hành động đơn phương đó : Trung Quốc.

Một ngày sau -29/8/2019 - đến lượt Bộ Ngoại giao 3 nước trụ cột EU là Pháp, Đức và Anh đã ra một Tuyên bố chung về tình hình Biển Đông. Theo đó, "Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử dựa trên các nguyên tắc, hợp tác và hữu hiệu phù hợp với UNCLOS ở Biển Đông và để thúc đẩy tiến trình hướng tới hoàn tất sớm Bộ quy tắc ứng xử này".

Có một chút ‘khởi sắc trong tuyên bố của 3 nước Pháp, Đức và Anh, vì dù gì tuyên bố này cũng còn nhắc đến cái tên Trung Quốc, tuy chẳng có lấy một lời lên án.

Lối tuyên bố như thể ‘đi hàng hai’ của EU cho thấy một sự thật đắng chát : Trung Quốc đang vượt mặt Việt Nam về quốc tế vận.

Hồi cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám 2019, Trung Quốc đã giành được một lợi thế trên phương diện quan hệ quốc tế và ngoại giao so với Việt Nam khi Hội Nghị Các Bộ Trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào đã chỉ đề cập khá chung chung và "quan ngại" về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc. 

Thái độ lấp lửng của EU khiến người ta phải nhìn lại bản Thỏa thuận quốc phòng mà EU và Việt Nam sắp ký nhân chuyến thăm Việt Nam của bà Federica Mogherini - đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Liên Âu - vào đầu tháng 8 năm 2019, xem có tính thực chất hay không.

Thỏa thuận quốc phòng trên, còn gọi là bản Hiệp Định Khung Về Tham Gia (Framework Participation Agreement – FPA), mà nếu tham gia thì Việt Nam có thể trở thành nước đối tác góp phần vào các chiến dịch và sứ mạng căn cứ trên Chính sách chung về An ninh và Quốc phòng của Liên Âu. Đây được xem là một chiến lược phối hợp các hoạt động quốc phòng và tình báo của Liên Âu.

Tuy nhiên, từ chuyện ‘sắp ký’ cho đến một hành động thực chất nào đó của EU đối với tình trạng nan giải ở Bãi Tư Chính lại là một khoảng cách có thể còn khá xa.

Cho dù nhiều tàu chiến của một số nước trong khối EU như Pháp, Anh, Tây Ban Nha... đã từng cập cảng Cam Ranh trong thời gian gần đây…

Nhưng cũng như hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ đi vào Biển Đông để tuần tra nhưng chưa có động tác nào can thiệp vào khu vực Bãi Tư Chính, cả Mỹ và EU dường như đều đang dè dặt trước vụ bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung, bởi họ muốn chờ xem chính thể Việt Nam sẽ ‘bản lĩnh’’ đến mức nào trong việc đối phó với chế độ cùng ý thức hệ là Trung Quốc, hay chỉ đánh võ mồm và luồn cúi là giỏi.

Bây giờ thì đã rõ là sẽ khó có chuyện Trung Quốc rút sớm các tàu thăm dò dịa chất và tàu hải cảnh khỏi Bãi Tư Chính, mà sẽ ‘phải cho nó một bài học’. Tức Trung Quốc sẽ nhân cái thế yếu đuối của thằng em ươn hèn để tiếp tục bắt nạt và có thể cả vài cú đánh đập để dằn mặt.

Nếu khả năng tàu Trung Quốc kéo dài vụ xâm nhập Bãi Tư Chính xảy ra, mà xác suất của khả năng này đang được giới phân tích chính trị cho là ngày càng lớn, Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao ? Tiếp tục phát cờ cho ngư dân để ‘thuyền ra biển lớn’ và làm rộ lên câu vè dân gian "Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động" ? Hay tiếp tục kêu gọi quốc tế mau chóng can thiệp ? Liệu hải quân Việt Nam có dám nổ súng nếu tàu Trung Quốc gây hấn ? Và nếu nổ súng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chuẩn bị ra sao cho những kịch bản đen tối không thể tránh khỏi cho một cuộc xung đột quân sự ở quy mô nhỏ hoặc vừa, hay thậm chí là chiến tranh thực sự với Trung Quốc ? 

Thường Sơn

Nguồn VNTB, 02/09/2019

******************

Bãi Tư Chính : Phép thử của Trung Quốc đối với Mỹ ?

Phạm Chí Dũng, Người Việt, 01/09/2019

Vụ Bãi Tư Chính, xảy ra trong ba năm liên tiếp từ 2017 đến 2019, phải chăng là phép thử của một Trung Quốc tham lam và hiếu chiến không chỉ với Việt Nam mà cả với Mỹ ? Và nếu đúng thế, phải chăng mức độ căng thẳng Việt-Trung ở Biển Đông đang và sẽ tỷ lệ thuận với mức độ xung đột trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ?

tu3

 Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, 2018. (Hình : Getty Images)

Tuy chưa có thực tế thật rõ ràng để giải đáp cho những câu hỏi trên, nhưng trong quá khứ gần vẫn có một mối dây liên hệ về ý đồ thực sự của Bắc Kinh : Vụ mỏ khí đốt Cá Voi Xanh.

Vì sao ExxonMobil ‘thoát nạn’ ?

Cá Voi Xanh là dự án khí đốt lớn nhất của Việt Nam, nằm ngoài khơi Quảng Nam-Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối – mà dự kiến khai thác ở mỏ này sẽ đóng góp gần 60 tỷ USD vào ngân sách Việt Nam, lớn hơn rất nhiều so với con số dự kiến ban đầu là là khoảng 20 tỷ USD.

Mỏ khí này quan trọng đến mức rất có thể sẽ trở thành một mục, thậm chí tiêu điểm trên bàn nghị sự Donald Trump – Nguyễn Phú Trọng tại Washington trong thời gian tới, nếu chuyến đi Mỹ của ông Trọng không gặp trục trặc gì.

Vào tháng Giêng năm 2017, Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã trở thành nhà khai thác khí đốt lớn nhất của Việt Nam sau khi ký kết một hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để khai thác dầu khí trên Biển Đông với PetroVietnam.

Vài tháng trước Hội Nghị APEC Đà Nẵng 2017, ExxonMobil đã được Hà Nội bật đèn xanh cho việc thông báo chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh. Khi đó, báo chí nhà nước đã hoan hỉ như thể "sống lại" sau vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 – khi Repsol, công ty liên doanh với PetroVietnam để khai thác dầu khí tại khu vực này, đã bị vài trăm tàu Trung Quốc bao vây và gây sức ép đến nỗi cuối cùng Repsol phải lặng lẽ rút lui khỏi Bãi Tư Chính, trong lúc toàn thể Bộ Chính Trị lẫn Bộ Quốc Phòng Việt Nam ngậm tăm lẫn ngậm đắng nuốt cay vì "có tiền trong túi mà không lấy được".

Nhưng tất cả những hoạt động chuẩn bị khai thác đó đã không thoát khỏi cặp mắt soi mói và thèm khát của ‘con sói’ Trung Quốc.

Một biến cố đã xảy ra vào ngày 7 tháng Mười Một, 2017, trùng với thời gian Tổng Thống Trump dự Hội Nghị APEC Đà Nẵng. Khi đó, ExxonMobil đã mang lại nỗi thất vọng lớn lao cho giới chóp bu Việt Nam : Chủ Tịch Liam Mallon của công ty Phát Triển ExxonMobil tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019, với lời giải thích rất cô đọng : "Chúng tôi cần phải đạt được một số thỏa thuận cụ thể trước khi triển khai đầu tư chính thức".

Cũng khi đó, một số đánh giá đã giả thiết về nguyên nhân chủ yếu và có thể là duy nhất của việc phải hoãn dự án có thể là Trung Quốc gây sức ép mà đã khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh.

Đến tháng Ba năm 2018 khi xảy ra vụ Repsol phải lần thứ hai liên tiếp rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ do Bắc Kinh chèn ép, giả thiết trên đã biến thành thực tế và được xác nghiệm một cách sống sượng : vẫn là "đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của Việt Nam" là Trung Quốc đã nhảy bổ vào nhà của giới chóp bu Việt Nam để đòi không được hợp tác với Mỹ mà phải hợp tác với Trung Quốc để khai thác dầu khí.

"Lời đề nghị khiếm nhã" này được nêu ra bởi Ngoại Trưởng Trung Quốc là Vương Nghị ngay tại Hà Nội. Về thực chất, đó là một loại tối hậu thư của Bắc Kinh gửi cho Hà Nội – hành động mang tính bức tử mà đã khiến giới chóp bu Việt Nam, cho dù chẳng chứng tỏ được gì về việc đã thoát khỏi cái mớ bùng nhùng đu dây và còn chẳng dám hé răng phản đối "đảng anh", cuối cùng cũng đã phải quyết định than thở ngoài hành lang "Trung Quốc dồn Việt Nam vào chân tường rồi !" – như tán thán của một viên tướng quân đội Việt Nam.

Tình hình trên nằm trong bối cảnh Bắc Kinh vừa cho vẽ lại "đường lưỡi bò 9 đoạn" mà đã "liếm" đến 67 lô dầu khí – một phần rất lớn trong tổng số các địa chỉ dầu mỏ của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó đặc biệt là khu vực Bãi Tư Chính với mỏ Cá Rồng Đỏ tiềm năng, và cả mỏ Lan Đỏ không kém tiềm năng – nơi được liên doanh giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam với Tập Đoàn Dầu Khí Rosneft của Nga.

Ba tháng đầu năm 2018 cũng là khoảng thời gian bắt đầu manh nha chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, để một thời gian ngắn sau đó cuộc chiến này bùng nổ và gây chao đảo nền kinh tế Trung Quốc, khiến đảo lộn chiến lược phát triển kinh tế của chế độ này và càng làm Tập Cận Bình cay cú trước hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

Nhưng trái với sức ép của Bắc Kinh, hiệu ứng phản ứng ngược chiều đã xảy ra : Bộ Chính Trị Việt Nam – dù vẫn bị xem là "văn dốt võ dát", từ đầu năm 2018 đã vội vã nhích sang phía Tây, thay cho thế bị cột chặt vào phương Bắc. Cơ chế "giao lưu quốc phòng" Việt-Mỹ được đẩy mạnh hơn hẳn – công khai và không công khai.

Lần đầu tiên từ năm 1975, một hàng không mẫu hạm có tên USS Carl Vinson được giới tướng lĩnh Mỹ-Việt đồng ý cho hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018 – như một thông điệp bảo vệ cho ExxonMobil và tương lai khai thác mỏ Cá Voi Xanh. Cùng lúc, cố vấn an ninh của Tổng Thống Trump là John Bolton lên tiếng cứng rắn "Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không".

Những hành động công khai trên, cùng với những hoạt động mang tính thống nhất giữa Mỹ và Việt Nam nhưng không công khai, đã dẫn tới kết quả là ExxonMobil có một số phận tươi hồng hơn hẳn thân phận hẩm hiu của đối tác Repsol, Tây Ban Nha. Cho tới nay, ExxonMobil vẫn tiếp tục xúc tiến kế hoạch vừa thăm dò dầu khí vừa chuẩn bị khai thác tại mỏ Cá Voi Xanh dưới sự bảo trợ của lực lượng hải quân Mỹ.

Những dĩ nhiên, thái độ thản nhiên và thách thức đó càng khiến Trung Quốc cay cú và muốn trả đũa.

Phép thử Bãi Tư Chính

Hành động trả đũa của Trung Quốc đối với Mỹ là điều chắc chắn, đã được nhiều chuyên gia phân tích quốc tế dự đoán, đã trở thành hiện thực không chỉ trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ mà còn ở khu vực xung quanh cuộc chiến này, trong đó Bãi Tư Chính là một tiêu điểm và cũng là một phép thử mà Trung Quốc muốn tung ra để xem phản ứng của Washington đến mức nào.

Bởi thế, có thể cho rằng mức độ căng thẳng Việt-Trung ở Biển Đông đang và sẽ tỷ lệ thuận với mức độ xung đột trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Cần chú ý về sự trùng hợp của các thời điểm : cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã thất bại vào tháng Năm, 2019, và ngay sau đó Tổng Thống Trump lần đầu tiên ra đòn choáng váng khi quyết định tăng thuế lên $300 tỷ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vài tuần lễ sau đó – đầu tháng Sáu , 2019, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch gây hấn tại mỏ Lan Đỏ, và đến đầu tháng Bảy thì chiến dịch này lan mạnh sang Bãi Tư Chính, đồng thời trả đũa Mỹ bằng cách tăng thuế lên hàng hóa Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, và lần đầu tiên trong một thập niên đánh tuột giá trị của đồng Nhân dân tệ (CNY) xuống dưới 7 CNY đổi được 1 USD.

Đến lúc này, đã có thể xác định rằng với chiến dịch gây sức ép lên Bãi Tư Chính, Trung Quốc bộc lộ ý đồ không chỉ buộc Việt Nam phải chia đôi tài sản dầu khí khai thác được, không chỉ gây áp lực buộc "Tổng Tịch" Nguyễn Phú Trọng phải nhượng bộ những yêu sách về chính trị và dầu khí trước hoặc trong chuyến đi Washington – có thể diễn ra vào tháng Mười năm 2019, mà còn muốn gián tiếp trả đũa Mỹ về cuộc chiến thương mại và "nắn gân" Mỹ về thái độ và hành động hỗ trợ Việt Nam tại Bãi Tư Chính, cùng đe dọa cả dự án Cá Voi Xanh mà Bắc Kinh còn lâu mới lãng quên. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 01/09/2019

Published in Diễn đàn