Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Công an Việt Nam đã hiện nguyên hình bản chất dã man, tàn bạo và điêu ngoa của chế độ trong cuộc tấn công vào làng Hoành khoảng 4 giờ sáng ngày 9/01/2020, để thảm sát cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo chống bạo lực và cướp đất của dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

congan1

Bộ Công an đã lộ bản chất dã man, tàn bạo và điêu ngoa trong cuộc tấn công vào làng Hoành sáng ngày 9/01/2020 để ám sát cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi

Hành động giết người cướp của diễn ra vào dịp Đảng sinh nhật 90 tuổi (02/3/1930 - 02/03/2020) là vết nhơ sẽ bám theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho đến cuối đời ông.

Biến cố Đồng Tâm ngày 09/01/2020 còn chứng minh tuyên truyền Việt Nam hoàn toàn có tự do Báo chí và quyền dân được pháp luật bảo vệ là xảo trá.

Sau đây là những chi tiết dẫn đến ba kết luận trên :

Tin giả - tin thật

Thứ nhất, ngày 09/01/2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ra "thông báo về vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm".

Đây là thông tin duy nhất mà Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho tất cả bào đài của đảng phải sử dụng. Thông báo viết :

"Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh ; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.

Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch".

Nhưng cuộc hành quân hỗn hợp của Công an và Quân đội không diễn ra ở Miếu Môn mà nhắm vào làng Hoành, nơi có gia tộc cụ Lê Đình Kình sinh sống, cách nơi xây tường từ 3 đến 5 cây số, tùy theo góc nhìn trên bản đồ giữa 2 địa điểm.

Đây là mâu thuẫn thứ nhất.

Ngay hôm sau, 10/1/2020, báo chí đảng đồng loạt đưa tin :

"Lãnh đạo Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) vào ngày 9/1/2020. Cụ thể, các tội danh bị khởi tố trong vụ án gồm : "Giết người", "Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép" và "Chống người thi hành công vụ".

Cuối cùng, theo Công an, có 22 người bị khởi tố "về hành giết người" và "chống người thi hành công vụ" gồm :

Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải.

Và hai người bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ gồm : Lê Đình Hiển và Bùi Viết Tiến.

Báo Thanh Niên còn đưa tin :

"Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội đang tạm giữ hình sự các đối tượng Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim để làm rõ hành vi giết người và Nguyễn Thị Dung về hành vi chống người thi hành công vụ".

Chiều 10/1, thông tin từ Bộ Công an cho biết Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tiến hành khám nghiệm hiện trường, bước đầu thu giữ tám quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, ba hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa.

Tại sao làng Hoành ?

Trong khi cả hệ thống báo chí và truyền thông của đảng, công an và quân đội bao phủ báo in, báo mạng, truyền thanh và truyển hình với thông tin, bình luận và phóng sự đổ hết tội cho những người chống chiếm đất do cụ Lê Đình Kình lãnh đạo thì thông tin của các mạng xã hội dân sự và bloggers từ Việt Nam đã mau chóng đánh bại chiến dịch bịa tin để tuyên truyền và xuyên tạc sự thật để chạy tội của nhà nước.

Sự bất tín của dư luận người Việt trong và ngoải nước đối với thông tin độc quyền và một chiều của Công an đã khiến Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an phải cảnh báo trong cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 10/01/2010.

Nguyên văn trao đổi :

TTXVN : Qua vụ việc này, Bộ Công an có khuyến cáo gì đối với người dân, nhất là khi tham gia mạng xã hội ?

Tô Ân Xô : Qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an phát hiện, liên quan vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, trên mạng xã hội và một số đài báo nước ngoài xuất hiện thông tin xuyên tạc, kích động làm nóng tình hình, gây hoang mang dư luận, thậm chí lợi dụng vụ việc để kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ Công an khuyến cáo người dân không tin, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nhất là trên các trang mạng xã hội. Mọi thông tin có liên quan Bộ Công an sẽ kịp thời thông báo để nhân dân cả nước biết, đồng hành với lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm cuộc sống an toàn, lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân".

Nhưng dư luận chung ở Việt Nam vẫn nghi ngờ, nhất là khi Công an không minh bạch lý do tại sao phải hành quân ban đêm, giữa lúc dân đang ngủ để giết cụ Kình. Cũng tại sao mà 3 công an đã tử vong trong cuộc đột kích vào nhà cụ Kình. Công an nói cả ba đều rơi xuống hố kỹ thuật (hay còn được gọi là giếng trời) giữ hai nhà và bị tưới xăng đốt theo lệnh của cụ Kình, nhưng không trưng hình ảnh để chứng minh.

Báo chí nước ngoài ở Hà Nội đã không được phép đến Đồng Tâm điều tra trắng đen, trong khi báo đài nhà nước chỉ đăng tin duy nhất do Công an đưa ra.

Vì vậy, bốn ngày sau (14/01/2010) tại hội nghị giao ban báo chí, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Lương Tam Quang đã dựng lên một bản kịch mới với những chi tiết tấn công vào làng Hoành, đích thị mục tiêu là nhà cụ Lê Đình Kình, nhưng hoàn toàn khác với tin ngày 09/01/2020 của Bộ Công an.

Từ bạo động đến phản động

Trước hết báo chí Việt Nam trích lời Trung tướng Lương Tam Quang nói :

"Theo nguồn tin của trinh sát, số đối tượng "tổ đồng thuận" do nhóm ông Lê Đình Kình đứng đầu tổ chức phản đối kết luận thanh tra, tuyên bố sẵn sàng hy sinh, đổ máu để giữ đất, chống đối việc xây tường rào. Đồng thời chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, vũ khí tự chế với ý đồ bắt cán bộ, gây cháy nổ UBND xã Đồng Tâm, gây cháy nổ cây xăng Đồng Tâm, để gây tiếng vang với dư luận bên ngoài, đồng thời sẽ bắt giữ người già và trẻ em để gây áp lực với cơ quan chức năng".

"Trinh sát" nào, có là con người bằng xương bằng thịt hay chỉ là chuyện bịa trên giấy ? Tại sao đã có tin của "trinh sát" về kế hoạch chống phá, hại người nghiêm trọng này mà Công an không đưa ra bằng chứng cho Thanh tra bắt giữ trước để bây giờ mới nói ?

Đây là mâu thuẫn thứ hai.

Thứ trưởng Quang kể tiếp rằng :

"Từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Việc xây dựng được bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ và ngay từ đầu đã bị những người cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối.

Thậm chí, những người từ "tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình cầm đầu còn tự lột quần áo giữa đường để gây rối. Họ dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, dọa gây nổ cây xăng Miếu Môn, dọa nổ nhà Chủ tịch xã, dọa bắt cóc…".

congan2

Từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn. Ai là những người từ "tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình cầm đầu còn tự lột quần áo giữa đường để gây rối. Họ dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn ?

Ô hay, tại sao biết nhóm cụ Kình "dọa" nhiều thứ có thể gây ra án mạng và thiệt hại tài sản như vậy mà nhà cầm quyền Thành phố Hà Nội nói chung, Công an nói riêng không ra tay hóa giải để vãn hồi trật tự ?

Nhưng "bằng chứng dọa" của nhóm cụ Kình đâu không thấy ông Quang đưa ra, ngoài lời nói buông ?

Đây là mâu thuẫn thứ ba.

Bảo vệ hay giết dân ?

Hãy nghe ông Quang kể tiếp :

"Trước tình hình trên, Bộ Công an lập phương án, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Phương án cao độ nhất là khi tiến hành xây dựng đến phần đất trên đồng Sênh, thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác. 

Mặc dù đã dùng loa để tuyên truyền nhưng nhóm đối tượng này vẫn manh động tấn công và cố thủ ở nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình".

"Trước tình huống đó, tổ công tác buộc phải nổ súng và trong 30 phút đã bắt giữ hơn 30 đối tượng, thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn, 3 súng bắn điện, nhiều côn nhị khúc, dao mác, liềm... Khi lực lượng chức năng tiến vào trên tay Lê Đình Kình vẫn còn một quả lựu đạn".

congan3

Truyền thông nhà cầm quyền đã dựng lên đủ kịch bản về cái chết của 3 cán bộ công an và cho rằng nhà cụ Kinh có hố chông để bẫy người. Nhưng hình ảnh thực tế thì đó là giếng trời, lỗ thông gió nhà cụ Kình

Theo lập luận của ông Quang thì lý do Công an "tiến hành triển khai các chốt" là "nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn… cảnh sát phải lập chốt tại thôn Hoành, ngăn "mang vũ khí, lựu đạn đi ra khu vực Đồng Sênh".

Nhưng nhóm cụ Kình có manh động nào hay có lý do gì để sử dụng vũ lực chống "trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn" không ?

Và tại sao nói là bảo vệ các mục tiêu khác mà lại quay súng tấn công vào nhà cụ Kình ? Câu hỏi khác cũng muốn biết là nếu không bị tấn công thì liệu nhóm cụ Kình có dám tự ý tấn công lực lượng đàn áp để tự mang họa vào thân không ? Bụt không trêu tòa thì có bị gà mổ mắt không ?

Đây là mâu thuẫn thứ bốn.

Tường thuật tại chỗ

Nhưng nếu cứ nghe miệng lưỡi công an "còn Đảng còn mình" nói mãi cũng phát mệt nên hãy đọc diễn biến ở Đồng Tâm, theo lời kể của Blogger Trịnh Bá Phương :

"Lúc 23g40p các xe chở cảnh sát cơ động đang tiến về Đồng Tâm.

Cập nhật : lúc 2g54 sang ngày 9/1, bà con Đồng Tâm báo hơn một nghìn Cảnh sát cơ động đã tập kết tại Ba Thá, gần Đồng Tâm.

04g00

Đồng Tâm lúc 4g quân cướp đất bắt đầu tràn vào tấn công bà con Đồng Tâm.

Tiếng kẻng báo động bắt đầu vang lên.

Nhà các thủ lĩnh Đồng Tâm đang bị bao vây, quân cướp với hàng nghìn tên đã phong tỏa tất cả các lối ra vào làng. Những tiếng khóc thảm thiết của bà con trong cuộc gọi đến.

Lúc 5g13p nhiều người cả phụ nữ bị đánh đập dã man, súng đạn hơi cay vẫn tiếp tục nổ. Nhà cụ kình vẫn đang bị vây chặt bởi hơn 1 nghìn tên.

Quân cướp đất không đến khu Đồng Sênh mà tấn công thẳng vào làng

Lúc 5g20 một người bị bắn gãy tay là con anh Lê Đình Công, cháu trai cụ Kình. Cảnh sát cơ động bắn khi đang cố phá cửa nhà cụ Kình.

Người dân quanh làng bị cô lập không thể di chuyển đến ứng cứu. Hiện chỉ còn một số cố thủ trong nhà.

Lúc 5g50p quân cướp vẫn đang tấn công nhà...

Tuyên truyền của Bộ Công an, một số báo nhà nước được lịnh đăng nguyên văn. Các phóng viên không được bén mảng vùng Đồng Tâm.

Ngày 12/1/2020, Facebook mang tên Võ Tuyền Long loan tin :

"Nguồn tin nội bộ của Tổng cục 2 được rò rỉ ra ngoài cho biết, trong đợt tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua để tấn công gia đình cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi đời và gần 60 tuổi đảng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam huy động trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội là lực lượng chủ lực.

Theo video clip trên facebook Trịnh Bá Tư được loan truyền vào ngày 11 tháng 1 thì tường nhà cụ Kình chằng chịt các vết lủng do súng đạn của Công an cộng sản bắn vào. Trong cuộc tập kích này, nhà cầm quyền cộng sản tuyên bố có 3 công an đã chết.

Lý do chết

Nguyên nhân chết của 3 công an được facebook Võ Tuyền Long thông tin như sau :

Sau khi đập vở kính và quăng lựu đạn khói, hơi cay qua đường cửa sổ từ nhà bên cạnh vào nhà cụ Kình. Tiếp đến Công an cộng sản xâm nhập vào nhà cụ Kình bằng đường sân thượng với nhiều hướng khác nhau. Do thời điểm trời còn tối, cộng với khói mù mịt do đội quân tạo ra đã khiến một viên công an đã chết vì lọt xuống giếng trời nhà cụ Kình trong lúc nhảy từ cửa sổ sang bên kia không thành công.

Còn công an thứ 2 chết vì trúng nhầm làn đạn đồng bọn của mình bắn ra như mưa trong bối cảnh khói trái nổ mù mịt nên không nhìn ra ai là ai. Công an thứ 3 chết vì trong lúc trèo lên nóc nhà nghiêng thì nghe thấy tiếng nổ từ đồng bọn bắn ra và bị té.

Sau 3 cái chết này, truyền thông nhà cầm quyền đã dựng lên đủ kịch bản về cái chết của 3 viên công an này, và cho rằng nhà cụ Kinh có hố chông để bẫy người. Nhưng hình ảnh thực tế thì đó là giếng trời, lỗ thông gió nhà cụ Kình".

Thứ trưởng Lương Tam Quang lại nói khác :

"Khi bị nhóm 3 cảnh sát do thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô) chỉ huy truy đuổi, những người chống đối chạy vào nhà Lê Đình Chức, rồi sang nhà Lê Đình Hợi. "Giữa hai nhà có một hố kỹ thuật, sâu khoảng 4 m, không nắp, cảnh sát đã ngã xuống và bị tưới xăng, châm lửa đốt theo chỉ đạo của Lê Đình Kình" (Vietnam Express, 14/01/2020).

Như vậy là cả 3 người đều "ngã xuống hố" một lượt, không phát ra tiếng kêu nào, và không có hình ảnh 3 công an bị chết thiêu được đưa ra để chứng minh.

Bộ Công an cho biết 3 công an tử thương trong vụ Đồng Tâm là Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an ; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an ; Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an Thành phố Hà Nội.

Đây là mâu thuẫn thứ năm.

Trong khi đó, BBC tiếng Việt đưa tin ngày 12/01/2020 :

"Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.

Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.

Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai.

Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh, người dân ở Đồng Tâm nói.

Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo".

Người dân này mô tả : "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ".

"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm".

"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm".

Người này kể tiếp : "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ".

"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím", người dân này cáo buộc".

Lưu vong và cụ Kình

Cuối cùng, bi kịch thảm sát của Lê Đình Kình, 84 tuổi, có 60 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ xã Đồng Tâm đã xẩy ra.

Thông tin từ Đồng Tâm xác nhận cụ bị bắn "cận trực diện" vào tim (1) và 3 phát đạn khác vào đầu (2) và chân (1). Một chân cụ bị gãy lìa. Công an nói khi chết, cụ Kình vẫn còn nắm 1 quả lựu đạn, nhưng các cựu chiến binh bác lập luận phản khoa học này.

VIETNAM-PROTEST/

Hôm 13/1, đám tang ông Lê Đình Kình đã diễn ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, nhưng hàng ngàn công an đã có mặt để phong tỏa, và ngăn cấm người dân quay phim, chụp hình. Ảnh minh họa 

Dân xã Đồng Tâm và nhiều làng bên đều đội khăn trắng đưa tang cụ Kình nên Công an sợ hình ảnh này, nếu phổ biến rộng rãi sẽ có hại cho đảng.

Trong khi đó, phía Công an không quên gài nhóm cụ Kình đã cấu kết với thế lưc lưu vong bên ngoài để chống đảng và tư lợi.

Theo cáo buộc, nhưng không có bằng chứng của Thứ trưởn Công an, Trung tướng Lương Tam Quang thì "tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động" cho nhóm cụ Kình :

"Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình. Đặc biệt hơn là trong nhóm đối tượng bị bắt giữ không có ai có đất canh tác ở khu vực cánh đồng Sênh. Toàn bộ 14 gia đình có đất ở khu vực đều đã nhận đền bù và sẵn sàng rời đi. Tuy nhiên, các đối tượng trong "tổ đồng thuận" đã thường xuyên ngăn cản, dọa dẫm 14 hộ này di dời khỏi khu vực".

Tố cáo huyên thuyên như thế nhưng ông Tướng này lại giấu nhẹm bằng chứng "tổ chức lưu vong, phần tử chống đối" đã tiếp tay, giúp tiền cho "tổ đồng thuận". Ông Quang cũng không cho biết nhóm cụ Kình đã thu được bao nhiêu tiền, và gia đình cụ Kình đã nhận gần một nửa là bao nhiêu ?

Chỉ có một điều rõ, nhưng hèn hạ, tàn bạo là cụ bà
Dư Thị Thành, vợ cụ Kình, mới đeo khăn tang trắng, đã kể lại chuyện bị công an tra tấn và ép cung.

Một video tiết lộ ra ngoài ghi bà kể :

"Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân".

Sự tàn bạo này, nếu chẳng may xẩy ra cho các bà vợ lãnh đạo đảng và công an khác thì ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao ?

Vậy mà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và toàn Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và là đại biểu của dân, vẫn ngậm miệng về vụ Đồng Tâm và hành động thảm sát cụ Lê Đình Kình của Công an.

Do đó, trong Tuyên bố ngày 10/01/2010, các Tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đã đặt 3 câu hỏi :

1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không ? Có hợp pháp không ?

2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh ?

3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của "Chính quyền Nhân dân" ?

Tuyên bố kết luận :

"Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay ! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào ! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là "của dân", người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu : "Quyết đổ máu để giữ đất !"

Như vậy thì Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam có còn mặt mũi nào mà không nhớ lời tuyên bố của ông Hồ Chí Minh, tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), ngày 7/6/1960 ?

Ngày ấy ông Hồ nói rằng :

"Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác".

Nay, qua nhiều cuộc cưỡng chế phi pháp của những lãnh đạo tham nhũng và lợi ích nhóm, vô số công nhân và bà con nông dân đã mất tài sản, ruộng vườn vào tay các cá nhân và tổ chức của đảng.

Vậy thì đảng này có còn xứng đáng lãnh đạo đất nước nữa không, hay mặt trái của chế độ đã phơi ra ở Đồng Tâm hết rồi ?

Phạm Trần

(16/01/2020)

Published in Diễn đàn

"Chín mươi năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế và lực của nước ta đã được tăng cường, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia kinh tế - văn hóa phát triển, chính trị - xã hội ổn định, có nhiều triển vọng tốt... Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay".

Đó là lời tự khoe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng trong cuộc phỏng vấn đầu năm dành cho Thông tấn xã nhà nước ngày 03/01/2020.

dang1

Đảng đã tự ý tròng chủ nghĩa cộng sản vào cổ dân, nhưng chưa bao giờ dám trưng cầu ý xem dân có muốn hay không.

Nhưng sau tấm màn nhung giả tạo này là quốc nạn tham nhũng năm sau cao hơn năm trước của cán bộ, đảng viên ; tình trạng thanh niên mất định hướng ; hàng ngũ lãnh đạo suy thoái tư tưởng, mất đạo đức trong lối sống ; xã hội băng hoại trong các lĩnh vực giáo dục, đạo lý, thuần phong mỹ tục, tội phạm, nghiện xì ke ma túy, cờ bạc, tai nạn lưu thông và ngày càng có nhiều người trẻ muốn bỏ nước ra đi.

Tại sao ? Vì đảng duy nhất cầm quyền cộng sản tiếp tục độc tài và độc quyền ca trị đất nước, mặc dù nhân dân, nay trên 90 triệu người, chưa bao giờ bỏ phiếu hay ủy thác cho đảng giữ quyền này.

Đảng đã tự ý tròng chủ nghĩa cộng sản (Mác-Lênin ngoại lai và tư tưởng Hồ Chí Minh) vào cổ dân, nhưng chưa bao giờ dám trưng cầu ý dân xem họ có muốn hay không. Đảng còn bao biện tự cho mình quyền lãnh đạo toàn xã hội và không chấp nhận đa đảng chính trị. Đảng còn độc quyền ngôn luận, không cho tư nhân ra báo và kiểm soát gắt gao các diễn đàn dân sự trên Internet của cá nhân và tập thể.

Đảng cũng chỉ muốn có một Quốc hội và các Hội đồng nhân dân do người của đảng, hay cảm tình viên kiểm soát.

Đảng cũng sợ bị lật đổ nếu để cho dân có quyền biểu tình và lập hội như quy định trong Điều 25 Hiến pháp nên đã tìm mọi cách trì hoãn việc làm luật của Quốc hội (1).

Tuy nhiên đảng cầm quyền đã thành lập và bỏ tiền nuôi ăn các Tổ chức ngoại vi để mạo nhận tính đại diện nhân dân như : Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hiệp hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh v.v…

Tổng chi phí hàng năm cho các tổ chức không làm gì cho dân này, ước lượng khoảng 68 ngàn tỷ đồng.

Kỳ tích hại dân

Vậy mà, trong cuộc phỏng vấn của TTXVN, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn huyênh hoang nói rằng :

"Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, làm nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam ; đồng thời chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân".

"Kỳ tích" gì, ngoài chiến thắng Điện Biên Phủ mà đảng tự phong "chấn động địa cầu" ngày 07/05/1954 đã chia đất nước làm hai. Hơn một triệu người miền Bắc đã bỏ của chạy lấy người vào miền Nam tìm tự do và xây dựng đời sống ấm no với đồng bào ruột thịt miền Nam.

Sau đó là "kỳ tích" của chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 mà Đảng cộng sản Việt Nam, khi ấy do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã cam tâm giết hại từ khoảng 15.000 đến ngót 50.000 người dân vô tội hay bị cáo oan.

Sau đó, bắt đầu từ 1960, Đảng lao động Việt Nam (sau đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam) đã đưa ra kế hoạch xâm lăng miền Nam qua chiêu bài gọi là "giải phóng" để chiếm phần lãnh thổ còn lại bằng võ lực với súng đạn và lương thực của Trung Quốc và khối cộng sản quốc tế do Nga lãnh đạo.

Hậu quả của chiến dịch "kỳ tích" mang tên Hồ Chí Minh, kết thúc ngày 30/04/1975, đã đặt miền Nam trong gông cùm cộng sản. Từ đó, thay vì hòa giải dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam đã đạt "kỳ tích" khác bằng các chiến dịch trả thù Quân-Cán-Chính miền Nam, qua các đợt bắt tù gọi là "học tập cải tạo" và tấn công giới thương nghiệp miền Nam để cướp tài sản.

Tiếp theo là "kỳ tích" uất hận mà Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra cho hàng chục ngàn người miền Nam bị chết thê thảm trên đường vượt biển và vượt biên tìm tự do từ sau 1975.

Cũng là một "kỳ tích" khi chưa bao giờ trong lịch sử nước Việt, đã có trên 4 triệu người dân, đa phần là tị nạn cộng sản từ miền Nam Việt Nam, bỏ nước ra đi sống rải rác trên thế giới.

Giờ đây, sau gần 45 năm thống nhất đất nước mà giấc mơ đại đoàn kết toàn dân trong chiêu bài "hòa hợp" dân tộc một chiều của đảng đã bị tẩy chay bởi người miền Nam ở ngoài nước. Mặt trái của Nghị quyết 36 về "Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" được Bộ Chính trị ban hành ngày 26/3/2004, chỉ nhằm thu hút trí tuệ, khả năng và vật lực của người Việt ở nước ngoài về giúp đảng củng cố quyền hành và xây dựng đất nước theo chủ trương và chính sách của đảng cầm quyền.

Tuyệt nhiên, Nghị quyết 36 (NQ-36) không có thực tâm "hòa giải" những bất đồng trong dân tộc và giữa các khuynh hướng chính trị cộng sản và không cộng sản. Do đó, nó chỉ là một chiêu bài nhằm kích thích tình tự dân tộc và nỗi nhớ về quê hương và nguồn cội của người xa xứ để có lợi cho nhà nước.

Bằng chứng thất bại của NQ-36 là đã có rất ít trí thức tị nạn chịu về giúp nước theo các điều kiện của Đảng cộng sản Việt Nam. Cũng chỉ có số đếm trên đầu ngón tay số thương gia Việt hải ngoại chịu bỏ tiền đầu tư vào các dự án kinh tế lớn. Tính đến cuối năm 2019 tuy có khoảng 300 doanh nghiệp đã đầu tư lối 4 tỷ dollars nhưng chỉ tập trung vào ngành địa ốc và hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên Việt Nam đã nhận được trên 16,7 tỷ USD, gọi là kiều hối, của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về giúp gia đình hay đầu tư trong năm 2019, tăng 800 triệu USD so với năm 2018.

Người trong nước

Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì như thế. Người Việt trong nước không dính dáng với đảng và các tổ chức của đảng cũng không may mắn hơn. Giới lao động chân lấm tay bùng thì làm còng lưng vẫn không đủ sống. Ngược lại cán bộ đảng viên có chức có quyền, tuy cấp trung với đồng lương đủ ăn, nhưng lại có nhà lầu, nhà cho thuê, xe hơi hoặc đất đai thì tiền này ở đâu ra không thấy nhà nước điều tra.

Khôi hài là khi bị vặn hỏi, có người khai nhờ nuôi lợn (heo), hay bán chổi, trồng rau sạch bán v.v…

Đến khi bắt khai thì khai xong lại nộp cho thủ trưởng hay cơ quan nơi làm việc cất đi, hoặc chỉ công bố trong nội bộ, không cho dân biết thì khai làm gì cho xấu hổ ?

Cũng vì đã có bất công và lợi ích nhóm làm giầu bất chính nhưng đảng không tìm ra manh mối nên đã có tiếng nói của những người can đảm và trí thức đòi dân chủ và thực hiện quyền dân để xã hội có công bằng và pháp trị.

Nhưng thay vì lắng nghe, đảng lại quy chụp những người này bằng nhiều loại mũ như "phản động", "cơ hội chính trị", hay "nội gián" của các thế lực thù địch, hoặc "tay sai" của "diễn biến hòa bình" để chống phá đảng.

Lý do đảng muốn đội cho họ nhiều mũ vì đảng cầm quyền không muốn đối thoại với những người, dù biết có thiện tâm, vì sợ mất thể diện ta là lãnh đạo. Vì vậy, đã có một khoảng trống sâu thẳm giữa những người đấu tranh đòi dân chủ, quyền con người với hàng ngũ lãnh đạo, cách riêng giữa Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với Trí thức, những người đã nhìn ra sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhất là thứ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Những người chống đảng đòi phục hồi quyền làm chủ đất nước cho dân và phải để dân quyết định vận mệnh chính trị của mình. Nhưng ông Trọng, một trong số người mê muội chủ nghĩa cộng sản và đam mê quyền lực hơn ai hết đã khẳng định đảng phải lãnh đạo toàn diện. Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn của TTXVN ngày 03/01/2010, ông nói :

"Cần quán triệt tinh thần : Dứt khoát phải đổi mới, song đổi mới mà không xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc, không chệch hướng, đổi màu…".

Phương châm này có từ lâu, được vẽ ra bởi Hội đồng Lý luận Trung ương, toàn bộ là "đổi mới nhưng không đổi màu. Hội nhập mà không hòa tan".

Hội đồng này là cơ quan soạn thảo các Văn kiện cho các kỳ Đại hội đảng. Vì vậy, những điều ông Trọng nói với TTXVN, sẽ phản ảnh trong nội dung các văn kiện của Đại hội đảng XIII, diễn ra vào tháng 1/2021.

Trong đó, quan trọng nhất là phải tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước, như đã quy định trong Cương lĩnh (bổ xung) năm 2011.

Nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" không còn tin Mác-Lenin và tư tưởng ông Hồ là cứu cánh bất diệt cho đảng.

Vì vậy, trong thời gian qua, Ban Tuyên Giáo đã phải bươn chải tóat mồ hôi để bảo vệ chế độ không tan.

Nội dung bài viết "Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng", ngày 3/1/2020 là một tỷ dụ.

Một đoạn tiêu biểu nói rằng : "Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến khó lường cùng những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hoang mang, dao động, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội"...

Nhưng một lần nữa, Ban Tuyên giáo lại đổ vấy cho thế lực bên ngoài đạ thúc đầy đảng viên chệch hướng. Bài báo viết tiếp rằng :

"Trong khi đó, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa".

Và, vẫn luận điệu cũ, bài viết đã khuyến cáo đảng viên :

"Thế giới có thể đổi thay, nhưng hơn bao giờ hết, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải : "Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định (là vững vàng, không dao động, thay đổi lập trường, ý chí trước mọi trở ngại) chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới" - coi đó là một nguyên tắc cơ bản để giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng".

Trụ được bao lâu ?

Mặc dù Tuyên giáo và Bộ chính trị cố níu kéo cho đảng vững mãi, nhưng liệu được bao lâu trước tình hình suy thoái mỗi ngày một sâu rộng hiện nay ?

Hãy đọc lại những lời nói thẳng của cố Thiếu tướng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Nguyễn Trọng Vĩnh, người đã qua đời ngày 26/12/2019, hưởng thọ 104 tuổi.

Theo nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã :

"Cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được ! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa ! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất :

- Một là, Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được ! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì !

- Hai là, Đảng cộng sản Việt Nam không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi Đảng lao động trước đây nữa !

- Ba là, Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào Đảng cộng sản Trung Quốc ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với Đảng cộng sản Trung Quốc, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào Đảng cộng sản Trung Quốc ! Đảng cộng sản Việt Nam làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam !".

Như vậy, nếu đem nhận xét của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh khi còn sinh thời cách nay 3 năm so với tình trạng xiêu vẹo của Đảng cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội XIII thì có thấy khác gì không, hay còn nguy kịch hơn với đe dọa mỗi ngày một nghiêm trọng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là sau vụ Tư Chính từ ngày 3/7 đến 24/10/2019 ?

Phạm Trần

(08/01/2020)

(1) Điều 25 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định"

Published in Diễn đàn
mercredi, 01 janvier 2020 15:08

Thấy gì ở Việt Nam năm 2020 ?

Có ba sự kiện quan trọng đối với Việt Nam năm 2020, nhưng ánh sáng tương lai vẫn chưa lóe lên ở cuối đường hầm.

chuc1

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương ngày 31/12/2019. (Trí Dũng/TTXVN)

Về mặt đối ngoại, kể từ ngày 01/01/2020, Việt Nam luân phiên giữ chức Chủ tịch ASEAN (The Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Cũng từ ngày đầu năm, Việt Nam chính thức hành sử vai trò Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Đối nội, Việt Nam sẽ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp từ tháng 4 đến trước ngày 30 tháng 6 để bầu đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 01/2021. Nhưng, theo các tin từ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Chính trị đương nhiệm khóa XII đã "quy hoạch" được khoảng 250 cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện trở thành cán bộ "cấp chiến lược" của Khóa đảng XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Như vậy, chuyện bầu cử đang được ráo riết tuyên truyền phải thật sự dân chủ, trong sáng và "chống chạy chức, chạy quyền, lơi ích nhóm" có ý nghĩa gì không, hay chỉ làm để đăng báo, chụp hình, quay phim ?

Khóa đảng XII, nguyên thủy có 180, nay còn 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Nhìn gà hóa cuốc !

Nhưng trước hết hãy bàn về hai nhiệm vụ quốc tế đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khoe trong Thông điệp đầu năm.

Ông nói : "Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển ; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại" (VTC News, ngày 02/02/2020).

Ông Trọng "khoe vậy mà không phải vậy", bởi vì việc Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN chỉ là luân phiên đương nhiên theo vần tên nước trong số 10 quốc gia hội viên, theo nguyên tắc mỗi nước làm một năm. Có quyết tâm hay không cũng xẩy ra, không phải tranh dành với ai.

Chuyện Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cũng vậy, không phải ganh đua với ai vì Việt Nam là ứng viên duy nhất của nhóm Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 07/06/2019, tổng cộng có 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Ban Tuyên giáo đảng đã khoe ầm lên đây là "thành tích ngoại giao" quan trọng.

Trước Việt Nam đã có Nam Dương, thay mặt khu Châu Á-Thái Bình Dương giữ nhiệm kỳ 2018-2019 nhưng báo đài nước này đã "dửng dưng như người Sài Gòn".

Do đó, ông Nguyễn Phú Trọng, nay sang tuổi 76, đã hồ hởi tự khoe trong Thông điệp rằng : "Những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế".

"Sáng kiến" gì và "ưu tiên" nào, và đã được đưa ra từ bao giờ trong khi Việt Nam chỉ được nhận trách nhiệm tại ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ ngày 01/01/2020 ? Ai trong Ban Đối ngoại Trung ương hay Bộ Ngoại giao đã viết những điều bịa chuyện này ?

Vì vậy, cũng thử hỏi ông Trọng : Với lợi thế quốc tế mới, liệu Việt Nam có dám đưa hành động chống phá của Trung Quốc ở Biển Đông ra hai diễn đàn ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không, hay ông chỉ biết nói cho sang miệng già ?

Hỏi chơi vậy thôi chứ ai chả biết trong đầu ông vẫn nghiêm trang nghĩ gì về những người Tầu Bắc Kinh mà từ thời ông Hồ Chí Minh, đã tâng bốc "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Bằng chứng trong suốt thời gian từ ngày 03/07 đến 24/10/2019, khi Trung Quốc đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 vào dò tìm dầu ở bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng Đông Nam, ông Trọng đã không dám nói một câu chỉ trích hành động của Trung Quốc.

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, ngày 13/10/2019, ông Trọng chỉ nói mấy chữ : "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Nhưng đấu tranh với ai và tại sao phải tranh đấu ? Cả thế giới có nước nào, ngoài Trung Quốc là nước duy nhất đã xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông ?

Tiếp theo câu nói vu vơ của ông Trọng, Ban Chấp hành Trung ương gồm 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết, cũng chỉ nói rập khuôn : "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc".

Sau đó, vào ngày 21/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ấm ớ hội tề trong báo cáo trước Quốc hội rằng : "Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

Ông Phúc nói to nhưng thùng rỗng vì ông cũng sợ không dám nói thẳng với Quốc hội và Quốc dân rằng Trung Quốc là thủ phạm ?

Đến phiên Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ú ớ trong Diễn văn khai mạc Quốc hội ngày 21/10/2019. Bà nói : "Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta".

Lãnh đạo mà ngọng miệng như mắc câu trong lưỡi khi phải nói đến chủ quyền lãnh thổ trước hành động xâm phạm trắng trợn của Tầu như thế thì bản lĩnh cầm quyền và nô lệ có gần nhau không ?

Làm được gì ?

Phản ảnh "giống Tầu như đúc", ông Nguyễn Phú Trọng còn rao hàng ngoại giao "đa phương" trong Thông điệp gửi thế giới như Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc vẫn làm khi có cơ hội. Ông nói Việt Nam : "Thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế".

Cũng là thừa vì từ ngày thành lập tại Bangkok, Thái Lan ngày 08/08/1967, ASEAN đã có truyền thống hợp tác chặt chẽ và sát cánh với Liên Hiệp Quốc trong mọi hoạt động. Nhưng vì ASEAN, tuy là một khối 10 nước nhưng rất hiếm đạt được đoàn kết thống nhất lập trường với Trung Quốc, nhất là trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông của Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á và Brunei. Lý do vì có một số nước không có tranh chấp với Trung Quốc gồm Thái Lan, Lào, Cao Miên, Miến Điện và Nam Dương, vì được ưu đãi viện trợ và đầu tư, đã có lập trường "đứng giữa" mỗi khi bỏ phiếu chống lại lợi ích của Trung Quốc.

Dù vậy, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn phô trương trong Thông điệp Việt Nam muốn : "Chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột…".

Nhưng kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy Việt Nam, tuy đông dân ngót 100 triệu người và có quân đông trên 5 triệu, kể cả lực lượng dự bị, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng thực lực trên chính trường quốc tế và khu vực như Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Thái Lan và Tân Gia Ba.

Hơn nữa, với vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tuy Việt Nam sẽ có thêm cơ hội hiện diện với tiếng nói tại diễn đàn quan trọng này, và có quyền bỏ phiếu với 14 nước khác, nhưng sẽ rất khó mà đạt ý muốn, vì Trung Quốc và Nga có quyền "phủ quyết" bình đẳng như 3 Ủy viên thường trực khác là Hoa Kỳ, Pháp và Anh.

Do đó, bất cứ đề xướng nào về tình hình Biển Đông do Việt Nam đưa ra trước Hội đồng này, nếu có, cũng sẽ gặp khó khăn với Trung Quốc. Khi phủ quyết, chỉ cần một trong 5 Ủy viên thực hiện quyền này là Nghị quyết tiêu tan.

Dù vậy, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn nuôi hy vọng rằng : "Với thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới ; với sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ; với sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của các nước ASEAN, bạn bè và cộng đồng quốc tế, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới".

Tự tin như thế là ông Trọng đã lạc quan tếu, vì ngay trong nội bộ ASEAN cũng có nước không đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bằng chứng, trong Thông cáo chung công bố ngày 31/07/2019 tại Bangkok, Thái Lan, tổ chức ASEAN đã không dứt khoát ủng hộ Việt Nam, mặc dù Phó Thủ tướng, Bộ trường ngoại giao Phạm Bình Minh đã kêu gọi ASEAN lên án Bắc Kinh trong vụ HD-8.

ASEAN chỉ tuyên bố trống không rằng :

"Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công nhận lợi ích khi có Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác tiếp tục được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, được thúc đẩy bởi tiến trình đàm phán thực chất hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông (COC).

Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu lầm và tính sai.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng đã lo ngại về việc cải tạo đất đai, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

(VietnamNet, 01/08/2019)

Viễn ảnh xấu của Đại hội Đảng

Về tình hình nội bộ, Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với các tệ nạn nói mãi vẫn còn nguyên, bao gồm : "Chạy chức, chạy quyền ; suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên".

Vì vậy, ngày 30/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã viết bài "Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng".

Điều đầu tiên ông chỉ thị là phải "Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng".

Thứ đến, khẳng định : "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu…".

Ngoài ra ông Trọng còn kêu gọi : "Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội... Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đặt lợi ích của Đảng, đất nước và nhân dân lên trên hết".

Toàn là những vấn đề nan giải vẫn còn tồn tại từ các khóa đảng trước, bằng chứng như Ban Bí thư đã ta thán trong Kết luận ngày 15/08/2019.

Theo đó : "Qua nắm tình hình, ý kiến phản ánh của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và thực tiễn công tác cán bộ những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy : Mỗi khi đến thời điểm chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ...".

Như thế đã nát chưa, hay còn vá được ?

Hỏi cho biết vậy thôi chứ Ban Bí thư đã xả hết các chứng thói xấu xa cho toàn dân biết như là : "Bên cạnh đó, có nơi, cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp ủy còn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận ; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung. Cá biệt có nơi người đứng đầu đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không chủ động chuẩn bị người thay thế ; có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền...".

Rõ ràng là hết thuốc chữa, thế mà, tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 30/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn chỉ đạo :

- Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý ; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, có đức, có tài, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới. Không để lọt vào cấp ủy những người không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu.

- Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng ; đồng thời, phải tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn.

Cũng toàn là những vấn đề "biết rồi, khổ lắm nói mãi", nghe hoài mệt nghỉ mà cứ phải nói đi nói lại không biết mỏi miệng thì có khổ cho một Lãnh đạo già 76 tuổi như ông Nguyễn Phú Trọng không ?

Vậy đó là niềm vui hay mối lo cho Việt Nam năm 2020 ?

Phạm Trần

(01/01/2020)

Published in Diễn đàn

Sau 45 năm độc tài cai trị đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt với giặc ngọai xâm Trung Quốc trên đất liền và ngoài Biển Đông, trong khi nội thù "phai nhạt lý tưởng, lợi ích nhóm, tự diễn biến-tự chuyển hóa và quốc nạn Tham nhũng" đe dọa sự sống còn của chế độ khi Việt Nam bước qua năm 2020.

20191

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông - Tranh biếm họa

Kết luận này không do "các thế lực thù địch", "diễn biến hòa bình", hay "những kẻ cơ hội chính trị" đưa ra để nói xấu chế độ mà do tình hình thực tế và từ miệng lưỡi lãnh đạo Tuyên giáo, Tổng cục Chính trị quân đội, Công an và Bộ Thông tin và truyền thông.

Trước hết, khi nói về hiểm họa mất nước vào tay bá quyền Trung Quốc, không người Việt Nam nào quên sự kiện Trung Quốc đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) vào tự do hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số về hướng Đông Nam, từ ngày 03/07 đến 24/10/2019 mà Việt Nam không dám xua đuổi.

Trong suốt thời gian này, chỉ có một lần họp của khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là người duy nhất đã lên án đích danh Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính và đòi Bắc Kinh rút tầu. Nhưng sau đó, trong diễn văn ngày 28/09/2019, ông Minh lại tránh lên án Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.

Mọi người chỉ nghe ông nói : "
Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – "Hiến chương của Biển và Đại dương"… Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".

Lối nói chung chung này đã thể hiện nỗi sợ Bắc Kinh trả đũa của nước nhỏ lệ thuộc Việt Nam, theo chủ trương của Bộ Chính trị, lãnh đạo bởi ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng khi "tam đầu chế" gồm ông Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không dám công khai lên án Trung Quốc trong thời gian HD-8 tự do khuấy nhiễu thì thấy tập đoàn này đã không giấu được thói nhu nhược hổ thẹn trong cương vị lãnh đạo.

Bên cạnh nỗi nhục thuần phục này, ông Trọng cũng không dám kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế như Phi Luật Tân đã đối phó với Bắc Kinh năm 2016 và thắng kiện, mặc dù nhiều đảng viên cao cấp và nguyên lãnh đạo và các chuyên gia quốc tế đã thúc đẩy ông Trọng theo gương Phi Luật Tân. Tòa năm 2016 đã bác yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền trong phạm vi đường Lưỡi Bò, hay đường 9 đoạn, chiếm 3/4 diện tích của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông.

Nỗi sợ Trung Quốc của Đảng cộng sản Việt Nam còn thể hiện qua việc nhà nước tiếp tục khủng bố, ngăn chặn và bắt bỏ tù những ai dám chống Tầu trong các dịp kỷ niệm đau thương ngày mất Hoàng Sa 19/01/1974 ; chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/02/1979 và trận Gạc Ma 14/03/1988. Đảng cộng sản Việt Nam còn cấm dân không được tổ chức truy diệu và ghi ơn những chiến sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến chống Tầu xâm lược này, đặc biệt đối với 74 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình ở Hoàng Sa.

Hành động chia rẽ, hận thù dân tộc Bắc-Nam của nhà nước cộng sản đã xác nhận thêm sự giả dối của chế độ ngay cả đối với những người đã chết khi bảo vệ lãnh thổ.

Vì vậy, ngay cả trong sách sử, các sử gia cộng sản cũng chỉ dám ghi lại hời hợt cho có những cuộc chiến giữa quân Tầu xâm lược và quân đội Việt Nam, thay vì phải ghi lại đầy đủ để lưu truyền tinh thần giữ nước hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc.

Lệ thuộc kinh tế - mất chủ quyền đất đai

Trên đất liền, nét rõ mất chủ quyền kinh tế và đất đai đã chứng minh trong hai dự án Bauxite Tây nguyên và Formosa Hà Tĩnh. Đảng cộng sản Việt Nam đã để cho các nhà thầu Trung Quốc tự do làm giầu trên lưng lao động của người Việt Nam để thu vét tài nguyên từ quặng Bauxite ở Lâm Đồng, Nhân Cơ và gang thép ở Hà Tĩnh, nơi Công ty Formosa đã thải chất độc làm chết hải sản và ô nhiễm môi trường ngày 06/04/2016. Cho đến nay, ba năm sau, chưa có bất cứ cuộc khảo sát nào có chứng minh quốc tế là biển miền Trung đã an toàn ở 4 Tỉnh bị ô nhiễm gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huê.

Ngoài ra rất nhiều nhà máy, hãng xưởng do Trung Quốc đầu tư hay cho Việt Nam vay chịu nợ đã được thiết lập ở dọc theo các địa điểm chiến lược bờ biển trọng yếu từ Bắc xuống Nam. Tất cả các vị trí này thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối ra vào của Trung Quốc, kể cả quyền đưa công nhân Tầu vào làm và cướp việc của người Việt.

Bên cạnh đó là việc Đảng cộng sản Việt Nam đã cho Công ty InnovGreen của Trung Quốc, một số công ty khác của Hồng Kong và Đài Loan thuê đất trồng cây kỹ nghệ, dài 50 năm ở nhiều vùng biên giới Việt-Lào.

Theo một bài viết trên báo Đất Việt ngày 18/06/2014 thì việc cho thuê đất đã xẩy ra ở các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương.

Đất Việt cho biết : "Các địa phương đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".

Như vậy, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam được lợi gì khi cho người Tầu thuê đất ở các địa điểm chiến lược biên giới, và có ai biết họ đã và đang làm gì trong các khu rừng này ?

Trong lĩnh vực trao đổi thương mại, chỉ riêng 11 tháng năm 2019, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc là 31 tỷ Mỹ kim với đủ mặt hàng và máy móc. Thêm vào đó, tổng số tiền nợ Trung Quốc của Việt Nam được ước tính khoảng 6 tỷ USD vào năm 2013, trong khi Việt Nam không bao giờ công số các khoản nợ nước ngoài.

Vì nhà nước đã chi nhiều hơn thu trong dài hạn, nhất là khi đến hạn phải trả nợ nước ngoài nên báo cáo của Chính phủ về nợ công đã thừa nhận Việt Nam đang ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng. Trung bình mỗi người dân gánh 32 triệu đồng nợ công (VietnamNet, 17/06/2019).

Quay lưng chống Đảng

Về mặt chính trị, năm 2019 cũng đánh dấu nội bộ đảng cầm quyền đã và đang nát từ thất bại trong công tác "bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng" và "bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

20192

Thiếu tướng, Phó Giáo sư tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Bá Dương phát biểu tại buổi tọa đàm chống "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7 ngày 17/05/2018 - Ảnh minh họa

Tình trạng suy thoái tư tưởng, chán đảng, nhạt đoàn và ngại học tập Nghị quyết và tự ý làm sai Chỉ thị của Đảng đã đến mức báo động. Nghiêm trọng đến độ Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân phải cảnh báo : "Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, quyết liệt, nóng bỏng, cấp bách và không nhân nhượng" (Thanh Niên, 23/12/2019).

Lên tiếng tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 tại Hà Nội, tướng Nghĩa giải thích lý do khẩn trương vì : "Âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch, phản động, ngày càng tinh vi, phức tạp, trực diện và triệt để khai thác công nghệ, bóp méo, làm sai lệch, gán ghép thông tin, gây hoang mang, lo lắng cho dự luận. Mục đích của chúng là làm tan rã, suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, chế độ và lực lượng vũ trang nhân dân".

Đáng chú ý, lần đầu tiên Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã tiết lộ các thành phần chống đảng hiện nay gồm : "Ngoài lực lượng hoạt động thù địch của chế độ cũ thì hiện nay đã có lực lượng mới là những cán bộ thoái hóa, biến chất, những người đã bị xử lý kỷ luật, xử lý về pháp luật, thậm chí có những cán bộ cao cấp, có cả những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, rồi thanh niên, sinh viên và tầng lớp khác, do đó, công tác đấu tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất phức tạp".

Tướng Nghĩa không cho biết "lực lượng" của mỗi phe chống đảng có bao nhiêu người, nhưng ông nhìn nhận "có lợi ích nhóm trên mặt trận tư tưởng".

Như vậy là rối beng, có nhiều thành phần trong xã hội, trong đảng và quân đội đã hợp lực với nhau chống Đảng là hiện tượng chưa hề có từ trước tới nay.

Tướng Nghĩa nói : "Trong công tác tư tưởng, có hay không "lợi ích nhóm" Tôi cho cho là có. Nhiều đồng chí nói các thông tin này do ai đưa ra ? Thực tế nhiều thông do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch lợi dụng chống phá".

Công an và Thông tin nhập cuộc

Tiếp lời ông Nghĩa là báo cáo của Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành. Báo VietnamNet ngày 23/12/2019 trích lời ông Thành nói : "Trong lực lượng công an đã có hơn 50 đơn vị địa phương thành lập ban chỉ đạo, bộ phận thường trực của công an trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch phản động".

Cụ thể, Tướng Nguyễn Văn Thành kể chi tiết : "Thời gian qua, ngành công an đã xây dựng 20 kế hoạch ; đăng tải 1.500 tin bài trên các báo chính thống ; 113.000 tin bài viết, video clip ; 304 trang web, blog để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái thù địch, đưa ra 1.260 bình luận để phản bác những thông tin đó. Công an địa phương đã chủ động nắm tình hình, đấu tranh với 300 trang mạng xã hội (Facebook, blog, kênh Youtube)".

Ngoài ra, vẫn theo ông Thành thì : "Công an đã tập trung ngăn chặn kích động biểu tình với các nhóm hội mạng xã hội trên Facebook có hoạt động phá hoại ; tiến hành vô hiệu hoá 50 trang tin điện tử mang tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ; yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ hàng trăm link Youtube có nội dung kích động biểu tình, gây rối và vi phạm pháp luật".

Về phần mình, Thứ trưởng Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo nêu ra những khó khăn trong quản lý thông tin trên báo chí, dù toàn là báo của Đảng. Ông nói : "Năm tới (2020) là năm tổ chức đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng khóa 13, nên nếu quản lý không tốt thì rất dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng báo chí gây ra mất đoàn kết nội bộ".

Theo báo VietnamNet thì : "Ông (Hoàng Vĩnh Bảo) lưu ý lãnh đạo các địa phương về tình trạng thông tin bên nọ cung cấp để "chiến đấu" với bên kia dẫn đến những khó khăn trong xử lý của cơ quan quản lý báo chí như Bộ Thông tin và truyền thông".

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo tiết lộ trước Hội nghị : "Tình trạng đơn thư của địa phương chuyển lên về báo chí rất nhiều. Khi gửi yêu cầu báo cáo thì bên này nói thế này, bên kia nói thế kia, chúng tôi rất khó xử lý".

Tuyên giáo và báo chí cũng diễn biến

Nội bộ đảng ở địa phương mà chống nhau như thế, báo chí cũng phe đảng bênh và chống thì Tuyên giáo cũng dao động và suy thoái là chuyện phải có.

Việc này được ông Võ Văn Phuông, Ủy viên trung ương đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương nhìn nhận đã có những hạn chế.

Theo báo cáo của ông Phuông thì những yếu kém là : "Tính dự báo, phát hiện các vấn đề phức tạp, các xu hướng vận động trong diễn biến tư tưởng chính trị, dư luận xã hội có lúc, có nơi chưa thực sự chủ động, tính nhạy bén chưa cao. Sự phối hợp với các cơ quan liên quan để phát hiện, nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội trong các giai tầng xã hội chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới ở những vụ việc, sự kiện cụ thể. Ngoài ra, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác, gương mẫu trong học tập nghị quyết. Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa kịp thời, chưa quyết liệt.

Đặc biệt, trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, hiện nay vẫn còn có một số bài báo, ấn phẩm tính chính trị, tính tư tưởng không cao, thậm chí gây ảnh hưởng đến công tác đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội , hoặc có biểu hiện "thương mại hóa", xa rời tôn chỉ, mục đích của một số cơ quan báo chí chưa được chấn chỉnh hiệu quả".

Rối ren và đối phó

Ngoài chuyện bên trong Hội nghị, Tuyên giáo còn kêu gọi các cấp đảng bộ từ địa phương đến trung ương, nhất là các cơ quan báo chí, phải tập trung và phối hợp chặt chẽ trong mặt trận đấu tranh bảo vệ Đảng, trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra vào tháng 01/2021.

Bài viết chung của Thượng tướng, Viện sĩ Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên trung ương đảng, nguyên Thứ trưởng quốc phòngĐại tá, Phó Giáo sư tiến sĩ khoa học quân sự Trần Nam Chuân đã đề xuất những việc phải khẩn trương làm như sau :

1. "Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như : Phát hiện các trang web, blog, "diễn đàn" thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch ; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới ; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền phá chống phá cách mạng Việt Nam ; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai…".

2. "Để nắm tình hình có hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan báo chí cách mạng cần sử dụng tổng hợp các lực lượng, phương tiện, biện pháp ; thường xuyên rà quét, lên danh sách các trang web, blog, diễn đàn có nội dung phức tạp, các đối tượng viết bài trên những trang mạng này (có thể là tên thật hoặc nickname, bút danh) ; khai thác thông tin trên các trang web, blog để xác định được đối tượng sở hữu, quản lý bài viết và đề xuất biện pháp kịp thời xử lý".

3. "Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi ; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt các chuyên trang, chuyên mục chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò nòng cốt đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội".

4. "Tăng cườnghoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng "độc hại" một cách có hiệu quả. Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về công nghệ để ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu độc trên các trang mạng. Đặc biệt, phải chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung "độc hại" trong một thời gian nhất định. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn ; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động".

Với 4 nhiệm vụ "sống chết gian nan" này, liệu ngành Tuyên giáo, các tổ chức đảng và báo chí có giúp đảng vượt qua để tồn tại hay, sau những bất lực, sẽ bị chôn cùng một lỗ trong vòng tay của Trung Quốc ?

Phạm Trần

(26/12/2019)

Published in Diễn đàn

Sau 75 năm có mặt trên đất nước, có bao giờ Quân đội cộng sản Việt Nam tự hỏi mình : Chúng ta là của dân hay của Đảng cầm quyền độc tài ?

quandoi1

Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi đơn giản, nhưng trả lời thì khó vì Quân đội đã tình nguyện đặt mình dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng từ ngày thành lập 22/12/1944. Do đó, khẩu hiệu Quân đội nhân dân "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ" như tuyên truyền, không phản ảnh đúng lịch sử của 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do Đảng chủ động.

Trong 30 năm ấy (1945-1975), Quân đội nhân dân, lực lượng nồng cốt của Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm cả Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, tổng số trên 3 triệu người, phải chịu trách nhiệm trong hai cuộc chiến đẫm máu giữa những người Việt với nhau.

Từ nghĩa vụ tiên phong cao đẹp ban đầu "chống thực dân Pháp giành độc lập", Đảng cộng sản Việt Nam đã biến quân đội thành đội quân xâm lăng chống đồng bào ruột thịt ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 30/04/1975.

Qua chiêu bài "chống Mỹ cứu nước", Quân đội nhân dân đã để cho Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam), dưới quyền lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, sử dụng như một công cụ để xâm lược phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân miền Nam.

Nhưng sau 21 năm nội chiến tương tàn, tuy Quân đội nhân dân đã giúp Đảng cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước, lại gây ra mối hân thù Nam-Bắc và chia rẽ dân tộc sâu thẳm hơn giữa hai miền đất nước, từ cuộc gọi là chiến thắng ngày 30/04/1975.

Bây giờ, sau 44 năm kết thúc chiến tranh và 35 năm gọi là "đổi mới", nhân dân Việt Nam vẫn còn đói nghèo và lạc hậu, trong một số lĩnh vực, sau cả nhân dân Campuchia.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2018, lợi tức đầu người của Việt Nam là 2.563 USD, đứng sau Lào với 2.567 USD, nhưng ở trên Campuchia : 1.512 USD và Miền Điện (Myanmar) : 1.279 USD. Trong khi đó, lợi tức của người Singapore : 64.581 USD, Malaysia : 11.239 USD, Brunei là 31.627 USD, và Nam Hàn với 37.849 USD.

Trách nhiệm về ai ?

Như vậy, Quân đội nhân dân có trách nhiệm gì với nhân dân không, hay "quốc nạn" Tham nhũng và những tệ nạn xã hội khác như : xì ke-ma túy, trẻ hóa tội phạm trong thanh-thiếu niên mỗi ngày một gia tăng ; đạo lý suy đồi, phai nhạt lý tưởng và thiếu kiến thức và khả năng bảo vệ đất nước là trách nhiệm của ai ?

Hỏi nhau như thế vì Quân đội được quy định là "lực lượng chính trị", vừa có công tác Đảng" và công tác chính trị.

Theo báo Quân đội nhân dân ngày 18/02/2019 thì hai nhiệm vụ này "trở thành "linh hồn, mạch sống" của quân đội ; góp phần giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội".

Ngoài ra, báo Quân đội nhân dân còn khoe Quân đội đã : "Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn. Tình hình chính trị, tư tưởng toàn quân ổn định ; cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm chính trị cao".

Bài viết "Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trước yêu cầu mới" của Quân đội nhân dân còn khẳng định rằng : "Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đây là giải pháp then chốt, quyết định, có tính bao trùm, xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta".

Như thế rõ ràng Quân đội đã có trách nhiệm chung với Đảng trong cả thành công lẫn thất bại, cũng phải gánh vác trách nhiệm với Đảng về những hành động sai trái trong mọi lĩnh vực, nhất là trong nhiệm vụ bảo vệ và yểm trợ nhà nước độc tài chống lại đòi hỏi dân chủ và các quyền tự do của nhân dân đã được quy định trọng Hiến pháp.

Ngoài ra Quân đội còn ra sức, cùng với Đảng kiên định Chủ nghĩa cộng sản, một sản phẩm ngoại lai do ông Hồ du nhập vào Việt Nam từ 1930, đã làm băng hoại đất nước và hủy hoại tiềm năng dân tộc trong 30 năm chiến tranh.

Bằng chứng đã phơi ra trong bài báo của Quân đội nhân dân, theo đó : "Ðảng ta luôn trung thành và nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo các quy luật vận động, phát triển của xã hội, các quy luật của chiến tranh để đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự, quốc phòng, đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân".

Cũng đang "tự diễn biến" ?

Nhưng trước những khoe khoang thành tích và tái khẳng định tuyệt đối trung thành với Đảng, những dư luận viên quân đội và tuyên giáo cũng không che giấu nổi nỗi lo sợ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang lan nhanh trong hàng ngũ quân nhân.

Dưới tiêu đề "Xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức", báo Quân đội nhân dân yêu cầu : "Kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điểm thù địch, phản động ; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cấp xem xét, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật đảng, kỷ luật quân đội ; không để một vài vụ việc cụ thể làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội ; phải đặc biệt giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội".

Ngoài ra, báo này còn lên mặt chỉ thị phải : "Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Các cấp ủy phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ ; chú trọng bảo vệ tổ chức, con người an toàn tuyệt đối về chính trị ; phòng, chống sự xâm nhập, móc nối, cài cắm, lộ lọt thông tin. Chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch ; từ đó phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Đối với các phương tiện truyền thông, bài viết đề xướng : "Các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục chủ động triển khai những bài viết có tính lý luận, tính chiến đấu cao, kịp thời phản bác các quan điểm sai trái, kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, kích động, đi đôi với khẳng định tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thành tựu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội. Các đơn vị văn hóa-nghệ thuật quân đội tăng cường nghiên cứu, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, tính chính trị cao, theo đúng đường lối văn hóa của Đảng ; tôn vinh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc".

Tuyên giáo tiếp tay

Song song với cơn bão tâm thần hoảng loạn, Ban Tuyên giáo trung ương đảng cũng hiệp lực bảo vệ Quân đội qua bài viết "Không có và không bao giờ có "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị", ngày 13/12/2019.

Bài viết có đoạn gay gắt như đỉa phải vôi : "Quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị" là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Đây là luận điểm vô chính trị, phản khoa học, lừa bịp đã có từ lâu, nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm vô hiệu hóa và làm lạc hướng quân đội cách mạng. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử đã khẳng định : Không có "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị".

Cuối cùng Tuyên giáo khuyến cáo : "Luận điểm "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị", "trả quân đội về cho nhà nước"... thực chất là một mũi tiến công chủ yếu nhằm làm cho quân đội xã hội chủ nghĩa mất phương hướng, rơi vào quỹ đạo chính trị phản động mà các thế lực tư bản, đế quốc đã thực hiện đối với quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trước đây".

Trước đó, vào ngày 7/12/2019, Tuyên giáo còn công bố bài "75 năm keo sơn gắn bó "như cá với nước" để lộ ra nỗi sợ bị đánh phá bởi "thế lực thù địch".

Bài viết bắt đầu : "Nhận rõ sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là sức mạnh chính trị, là từ sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch, phản động ngày càng tăng cường thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ", đòi "phi chính trị hóa" quân đội, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, âm mưu muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Chúng không ngừng kích động gây mâu thuẫn giữa quân đội với nhân dân, với công an ; cán bộ đảng, chính quyền với cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ; giữa cán bộ với chiến sĩ, hòng phá hoạt sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, làm mai một truyền thống quân dân "như cá với nước" và sự đoàn kết hợp đồng các lực lượng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa của quân đội ta".

Theo tiết lộ của bài viết thì : "Chúng còn cổ súy tâm lý "tự do", ngại kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong quân đội, lối sống thực dụng, buông thả, vị kỷ để không chỉ nhằm kích động tư tưởng công thần, địa vị, bè phái, cục bộ, đòi hưởng thụ đãi ngộ của các "bậc công thần" ; kêu gọi quân đội liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại, trở thành quân đội "nhà nghề" như quân đội các nước tư bản mà còn thúc đẩy sự tha hóa, biến chất, "tự diễn biến" trong nội bộ quân đội theo ý đồ của chúng".

Thì ra tình hình đâu có "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tự khoe ngày 01/02/2019.

Đến Quân đội, tổ chức phải kỷ luật và tuân lệnh hàng đầu mà còn nhiễu nhương như thế thì lực lượng Công an và các tổ chức đảng như thế nào ?

Nói khác với lời khoe của ông Trọng thì "nội bộ phải thế nào thì mới lắm chuyện rối ren như thế chứ", phải không ?

Phạm Trần

(19/12/2019)

Published in Diễn đàn

Báo chí suy thoái tư tưởng, cán bộ mơ hồ chệch hướng và đảng viên không thèm đọc Nghị quyết để thi hành là những chứng tật báo hiệu Đảng đang mất lãnh đạo từ trên xuống dưới.

bao1

Đảng viên không thèm đọc Nghị quyết để thi hành là những chứng tật báo hiệu Đảng đang mất lãnh đạo từ trên xuống dưới.

Kết luận như thế không nóng vội, hay thiếu cơ sở mà tìm thấy từ những bài viết hay lời nói của Lãnh đạo trước Đại hội đảng bộ các cấp địa phương,từ tháng 4/2020 đến trước ngày 30/6/2020 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII vào tháng 01/2021.

Trước sau vẫn vậy

Trong số những Lãnh đạo nói nhiều về khuyết tật của cán bộ, đảng viên, sau Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, không ai khác hơn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng, 49 tuổi, là người cầm đầu bộ máy tuyên truyền và chỉ huy báo chí nên ông phải làm hết sức để bảo vệ Đảng và hô hào kiên trì Chủ nghĩa Mac-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vì vậy, mỗi câu nói hay dòng chữ của ông Thưởng về tình hình tuyên truyền xuống cấp, hay những chứng hư tật xấu của cán bộ, đảng viên là có thật chứ không vô căn cứ hay thổi phồng để dọa nạt. Do đó hậu quả của khuyết tật là nghiêm trọng, đau xót và ray rứt cho đảng chứ không chỉ nói cho xong việc, nhất là khi ông Thưởng đã phải nói đi nói lại nhiều lần mà cán bộ, đảng viên không những vẫn trơ ra như đá mà có người còn vi phạm nghiêm trọng hơn.

Bằng chứng này đã được người cầm đầu Tuyên giáo nêu ra trong bài viết "Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí", được phổ biến rộng rãi trên báo, đài và trong nội bộ từ ngày 05/12/2019.

Nội dung chính của bài viết là Báo chí phải do đảng lãnh đạo. Cơ quan chủ quản (chủ báo), Tổng Biên tập và cán bộ báo chí phải phục vụ quyền lợi của đảng. Nhưng trong nhiều năm, đã có nhiều báo và nhiều người làm báo, không muốn để cho đảng nắm đầu và kiểm soát dạ dầy. Họ đã tìm mọi cách lách luật để kiếm ăn thêm, ngoài trợ cấp của đảng.

Do đó ông Thưởng đã chỉ trích : "Không ít cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, thậm chí còn có sản phẩm báo chí sai định hướng chính trị, tư tưởng, gây tác hại cho đời sống xã hội, vi phạm chỉ đạo, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm suy giảm uy tín, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với báo chí".

Như vậy là cán bộ làm báo đã quay lưng lại với đảng rồi còn gì nữa ? Nhưng số "không ít" là bao nhiêu, trong tổng số "868 cơ quan báo chí in, 66 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia và hơn 20 nghìn nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo", theo số thống kê chính thức ?

Đâu chỉ có vậy vì, theo ông Thưởng còn có : "Một số cơ quan báo chí đưa thông tin theo lối "giật gân, câu khách", phiến diện, thiếu chân thực, khách quan, làm dư luận hiểu chưa đúng, thậm chí có cái nhìn phiến diện, sai lệch vấn đề. Một số cơ quan báo chí chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước. Có cơ quan báo chí chỉ quan tâm khai thác các vụ việc tiêu cực, chưa quan tâm đến tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, thiếu hài hòa giữa "xây" và "chống". Khuynh hướng "thương mại hóa" hoặc để tư nhân đứng sau thao túng có xu hướng gia tăng cần phải được nhận diện, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn".

Ô hay, như thế là loạn cào cào rồi. Trên bảo dưới không nghe rồi còn gì nữa mà than. Báo chí đã được quy định là "tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước" mà dám cả gan "chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước" thì nguy to rồi. Rõ ràng họ muốn nói : chống thù địch là chuyện của đảng.

Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng mới bực tức nói trắng ra : "Cá biệt còn có cơ quan báo chí, nhà báo thiếu trách nhiệm chính trị, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, chỉ coi trọng chức năng giải trí, thị hiếu tầm thường mà xem nhẹ chức năng chính trị - tư tưởng, định hướng văn hóa, thẩm mỹ, thậm chí lợi dụng báo chí để mưu lợi cá nhân chí".

Đó là chuyện của năm 2019.

Chuyện năm 2018-2017

Nhưng tại Hội nghị báo chí toàn quốc, tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, tổ chức chiều 28/12/2018, ông Thưởng cũng đã mỉa mai : "Thực tế không ít cơ quan báo chí lại câu view đăng thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp thay thế. Cùng với đó là việc hù dọa, tống tiền gây sức ép với doanh nghiệp làm quảng cáo, hỗ trợ, hợp tác truyền thông.

"Nhiều phóng viên bị đồng nghiệp ta thán, bị xã hội vừa sợ vừa khinh miệt bằng những từ như "phóng viên đếm tầng", "phóng viên IS", ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự những người làm báo chân chính.

Tư duy, cách làm đó không giải quyết căn cơ đến kinh tế báo chí và trái tôn chỉ mục đích ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung, uy tín, sứ mệnh thiêng liêng của báo chí cách mạng, là nguyên nhân cơ bản xuất hiện tình trạng đưa ra các sản phẩm báo chí thiếu tầm văn hóa trong thời gian qua… công chúng và dư luận bức xúc trước tình trạng ngày càng có nhiều hơn những sai phạm nghiệp vụ có chủ ý. Thậm chí có những vụ theo đặt hàng của nhà báo và cơ quan báo chí".

Ông Thưởng còn nói thẳng : "Đây là những hành vi trục lợi, lợi ích nhóm, tham nhũng trong một bộ phận những người làm báo. Vì vậy, Hội Nhà báo Việt Nam phải đấu tranh chống những nhà báo cào bàn phím, xào nấu tin bài, áp đặt suy nghĩ chủ quan, dựng các nhân vật hư cấu.

Công nghệ thông tin phát triển, một số nhà báo không đến hiện trường, không đi thực tế mà ngồi chat xào nấu tin bài, viết bài thông qua đặt hàng, sai sót về nghiệp vụ không thể chấp nhận được".

Vậy tình hình báo chí năm 2017 có khá hơn không ?

Ông Võ Văn Thưởng nói tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 : "Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm giấy phép hoạt động ở một số báo, trang thông tin điện tử ; khuynh hướng giật gân câu khách, đưa thông tin thiếu nhạy cảm chính trị ; dễ dãi trong trích nguồn, hiện tượng "xào" lại tin bài còn tương đối phổ biến… Bên cạnh đó, còn nhiều tin bài thiếu tính nhân văn".

Vẫn theo tiết lộ của ông Thường thì :"Năm 2017 là năm mà số phóng viên báo chí bị xử lý hình sự, bắt quả tang khi nhận tiền, khi vòi vĩnh nhiều hơn mọi năm. Điều này làm cho những người làm báo chân chính đau lòng và cũng đặt ra cho người làm báo cần phải đấu tranh không để con sâu làm rầu nồi canh, làm cho hình ảnh báo chí xấu đi trong mắt xã hội".

Với tình hình báo Đảng cà cán bộ làm báo nát như tương như thế, nên trong bài viết ngày 05/12/2019, ông Võ Văn Thưởng đã ra lệnh :

1. "Báo chí phải giữ vững bản lĩnh chính trị, thực hiện nghiêm trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

2. "Đối với các cơ quan báo chí, công tác xây dựng Đảng góp phần bảo đảm nguyên tắc bất di bất dịch là luôn luôn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, truyền thông…".

3. "Các cơ quan báo chí phải coi trọng công tác tư tưởng, lý luận. Trên cơ sở bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…".

4. "Các cơ quan báo chí phải thể hiện rõ vai trò tiên phong, chủ lực trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa...".

5. "Đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ những người làm báo ; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tâm lý ngại học tập nghị quyết, tâm lý thỏa mãn bằng lòng với trình độ, thiếu nhiệt huyết phấn đấu, ảo tưởng quyền lực".

Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó "đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy", hoặc "khi nào điểm danh nháy máy nhé", hoặc "nhớ giơ tay hộ nhé", hoặc "nhớ ghi tên hộ nhé",… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.

Học hành cái gì ?

Nhưng khi nói về việc học Nghị quyết của đảng viên thì có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Chính ông Võ Văn Thưởng đã có lần nói rằng : "Nhiều cuộc học nghị quyết tôi quan sát được tỷ lệ không nhỏ ngồi dưới xem iPad, iPhone, đọc tin, nhắn tin".

Nhưng tác giả Trần Phú Dũng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) còn quan sát nhiều trò, nhiều kiểu học Nghị quyết trớ trêu và lãng phí khác trong bài viết trên Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 31/10/2019 : "Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên".

Ông Dũng kể : "Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao ?".

Hỏi như thế rồi ông tự trả lời : "Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết".

Thế rồi sao nữa ? Hãy nghe ông Dũng kể tiếp : "Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.

Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng,… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.

Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng".

Cuối củng, ông Trần Phú Dũng đã đề nghị chua chát : "Cần đổi mới và thiết kế lại, tránh tình trạng 100% đảng viên đã viết đầy đủ thu hoạch nhưng bản thu hoạch được sao chép của nhau, thay tên đổi họ và in, gửi nộp ban tổ chức, gây lãng phí tài chính, ngân sách của đơn vị".

Nhưng ngân sách là tiền thuế của dân, là công sức lao động của mọi người chứ đâu phải là tiền chùa hay tiền của bá tanh công quả cho Nhà nước tiêu hoang ?

Tiêu tiền của dân mà học hành ma mãnh như thế thì có đáng bị xử tội không ? Nhưng tại sao cán bộ, đảng viên đã chán học Nghị quyết như thế mà chưa thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói gì ?

Hay là ông đã phải đầu hàng trước cao trào "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ?

Phạm Trần

(12/12/2019)

Published in Diễn đàn

Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ Đảng cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y : suy thoái tư tưởng, đạo đức xuống cấp, tham nhũng và lợi ích nhóm trong trong cán bộ, đảng viên.

phongchong1

Phòng chống tự diễn biến tự chuyển hóa trong cán bộ đảng viên là điều kiện sống còn của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay

Đe dọa hàng đầu cho sống còn của đảng hiện nay về mặt tư tưởng là đã có một số không nhỏ đảng viên quay lưng lại với chủ nghĩa cộng sản, công khai bài bác tư tưởng Mác-Lenin và đường lối lãnh đạo sai lầm và lỗi thời của Đảng.

Vô số đảng viên không những đã coi thường lệnh phải bảo vệ chế độ bằng mọi giá mà còn thờ ơ với phong trào "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Tình trạng này đang dâng lên như con nước thủy triều trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra vào tháng 01/2021.

Do đó khi Hiến pháp và Cương lĩnh đảng đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước mà bị nhiều đảng viên phủ nhận cả hai thì đảng lung lay là tất yếu.

Vì vậy không ngạc nhiên khi thấy Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng phải cảnh báo : "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề có tính quy luật và mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay" (Thanh Niên, 05/07/2019).

Nhưng tại sao khẩn trường đến thế ? Vì, theo ông Thưởng, những người xoay chiều chống đảng lại chính là : "những cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ cao trong bộ máy nhưng suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Vì vậy, ông Thưởng, 49 tuổi, đã gay gắt nói : "Những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong bộ máy chính trị là nhóm thế lực thù địch không khó để nhận ra nhưng rất khó đấu tranh".

Chán Đảng còn hơn chán cơm nguội

Tại sao lại "khó đấu tranh" ? Ông Thưởng trả lời : "Vì là lực lượng len lỏi và phức tạp".

Như vậy là rất căng. Mạng lưới an ninh nội bộ của đảng đã bị những kẻ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chui vào nhiều nơi khiến cho tình hình nội bộ khá phức tạp, rất khó biết ai là thù, ai là bạn.

Ông Thưởng đã hằn hộc đặt những cán bộ, đảng viên quay lưng lại đảng vào hàng ngũ "thế lực thù địch", thay vì gọi họ là "thành phần cơ hội trong nước" như trước đây.

Nhưng "thế lực thù địch" này chiếm bao nhiêu phần trăm trong số hơn 4 triệu đảng viên ? Ông Thưởng không nói. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng giấu luôn, dù đã nhiều lần Lãnh đạo thừa nhận đó là "một số không nhỏ".

Vẫn theo bài nói chuyện dài tới 75 phút tại Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7/2019, ông Thưởng cho biết : "Các thế lực thù địch sử dụng các thủ đoạn, phương thức chống phá rất muôn hình vạn trạng, đặc biệt là sử dụng truyền thông đại chúng, sử dụng internet và truyền thông xã hội" để phổ biến quan điểm chống Đảng.

"Trong khi đó", ông Thưởng nói tiếp, "những người làm công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lại thụ động hơn, rơi vào tình trạng phải chờ định hướng, thậm chí là chờ chế độ chính sách và đây là vấn đề cần lưu ý khắc phục sớm".

Thất bại của ngành tuyên giáo không mới, vì người dân bây giờ đã thông minh hơn và biết tìm ra sự thật nhanh và chính xác hơn tuyên truyền của Đảng.

Vì vậy, theo ghi nhận của báo Thanh Niên (05/07/2019), ông Thưởng yêu cầu các cấp tuyên giáo : "Cần phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. "Trong đánh giá các nghị quyết vẫn có một câu là tổ chức thực hiện nghị quyết là khâu yếu. Tôi cho rằng, quán triệt nghị quyết cũng là khâu yếu. Nhiều cuộc học nghị quyết tôi quan sát được tỷ lệ không nhỏ ngồi dưới xem iPad, iPhone, đọc tin, nhắn tin".

Đây là bằng chứng khác cho thấy các Nghị quyết của đảng không còn hấp dẫn đối với đảng viên. Sự nhàm chán, lặp đi lặp lại, chồng chéo lên nhau, đấm đá lẫn nhau, bản sau tồi hơn bản trước là chuyện thường tình trong nội bộ Đảng.

Cho nên, sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông Võ Văn Thưởng yêu cầu phải tăng cường kiểm soát người sử dụng Internet. Ông nói : "Từ nay tới Đại hội Đảng XIII, mỗi địa phương chắt lọc đối tượng trên địa bàn, xử lý một vài đảng viên, cá nhân, công dân sử dụng internet, mạng xã hội vi phạm luật An ninh mạng để xử lý thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều".

Mặt trái của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phía sau của chỉ thị này là mối lo xoắn vó lên của ngành tuyên giáo trước sức mạnh của Internet và các mạng xã hội dân sự. Vì nhờ có Internet mà người dân Việt Nam, nhất là những người có học và giới thanh niên đã biết nguyên nhân tại sao chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ở nước Nga và Đông Âu từ 1989 đến 1992.

Họ cũng hiểu tại sao, Đảng cộng sản Việt Nam không dám ra khỏi quỹ đạo cộng sản nếu Trung Quốc chưa từ bỏ thứ gọi là "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".

Do đó, trong bài viết về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp địa phương,từ tháng 4/2020 đến trước ngày 30/6/2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cấp bảo đảm giữ vững tư tưởng với định hướng hàng đầu là phải : "Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng".

Thứ đến là : "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng", và báo chí và các cơ quan chức năng "phải huy động được lực lượng rộng rãi đẩy mạnh đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch và những thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội, Internet, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng".

Tuy nhiên, vì còn tình trạng thượng bất chính, hạ tắc loạn nên ông Trọng đã nhìn nhận : "Vẫn còn cấp ủy chưa khẳng định được trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, còn thụ động, trông chờ, ỷ lại, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân ; có biểu hiện "trên nóng dưới lạnh", "trên có chính sách, dưới có đối sách" ; dù có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi nhưng chưa khai thác, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí còn để xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật".

Phai nhạt muôn năm

Nhưng mặc cho ông Trọng kêu gào và kiên định, rất nhiều đảng viên đã tự đặt mình ra ngoài vòng cương tỏa của Đảng để tự do suy nghĩ và tự do hành động theo ý muốn.

Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 27/11/2019 cho ta thấy mặt trái không thật của những điều Đảng khoe như : thành công trong chống tham nhũng, đoàn kết trong nội bộ, thống nhất lãnh đạo, quyết chí một lòng theo đảng, tuyệt đối trung thành với đảng, và kiên định, giữ vững và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng lãnh đạo.

Nội dung bài viết "Nhạt phai lý tưởng cách mạng - "đường gần" dẫn đến suy thoái" đã phơi ra trắng đen giữa thật và giả trong tình hình cán bộ, đảng viên trước Đại hội đảng XIII.

Một số đoạn sau đây đã nói lên tất cả tình hình cán bộ, đảng viên, trong hơn một năm còn lại của Khóa đáng XII (2016-2021) :

"Trước những diễn biến phức tạp của thời cuộc và mặt trái kinh tế thị trường phần nào làm nhạt phai lý tưởng cách mạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Sự nhạt phai đó biểu hiện dưới nhiều khía cạnh chệch choạc. Thay vì đề cao lý tưởng "Tổ quốc là trên hết", nhiều người chỉ nhăm nhăm chăm lo quyền lợi cá nhân, bảo kê lợi ích nhóm, bất chấp pháp luật, chà đạp đạo lý để co kéo lợi ích tối đa về bản thân, gia đình và bộ phận nhỏ nhoi của mình…

Một bộ phận cán bộ do tham nhũng, vơ vét mà sa đà vào lối sống vinh thân phì gia, xa hoa, cách biệt với người dân, không quan tâm đến cuộc sống vất vả của biết bao người lao động và dân nghèo.

Thay vì thực hiện phương châm "sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tìm mọi kẽ hở của cơ chế, "khe hổng" của chính sách, luật pháp để bòn rút của công, gây nhiễu nhương, phiền hà doanh nghiệp và người dân mà thực chất là muốn người khác phải lót tay cho mình thì mới giải quyết công việc hanh thông".

Thay vì "nói đi đôi với làm", "nói đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng", thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo, phát ngôn vô tổ chức, vô ý thức kỷ luật, gây tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, tác động xấu đến dư luận xã hội. Rồi tình trạng một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao khi đăng đàn, viết báo, viết sách thì lên mặt "đức cao vọng trọng" để khuyên răn, chỉ bảo, giáo huấn cấp dưới và nhân dân phải đề cao lý tưởng, coi trọng đạo đức, nâng tầm văn hóa, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng phía sau những lời hay ý đẹp, mỹ từ ấy là một tâm địa ích kỷ, nhỏ nhen, ham hố tầm thường của chính người trong cuộc".

phongchong2

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn vừa bị công an kết luận điều tra là đã nhận hối lộ 200.000 USD từ Mobifone. Đây chỉ là một phần nhỏ bị lộ hàng trong sự nghiệp "tự diễn biến", tự chuyển hoá" của đa số các quan tham khác.

Vẫn như cũ

Ngoài ra, cũng nên nhìn qua nội dung một bài viết khác về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị của đảng viên trong báo Quản lý Nhà nước ngày 16/06/2019.

Bài viết mở đầu : "Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp".

Báo này nhắc lại rằng từ Đại hội Đảng XII năm 2016, Trung ương đã nhấn mạnh : "Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên".

Đến Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa XII), Đảng thừa nhận : "Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên không những không được đẩy lùi mà còn biểu hiện rõ nét hơn. Vì vậy, Đảng đã ra nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".

Vậy suy thoái về tư tưởng chính trị của đảng viên là gì ?

Báo Quản lý Nhà nước giải thích : "Trước hết, sự suy thoái về tư tưởng chính trị có thể nhận diện qua một số biểu hiện cụ thể như : phai nhạt lý tưởng cách mạng ; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị ; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác ; khi có khuyết điểm thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật".

Ngoài ra báo này cũng nêu lên những đặc tính xấu của cán bộ, đảng viên như là : "Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức. Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình ; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thiếu gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị và đời sống sinh hoạt hằng ngày".

Trước mắt ông Nguyễn Phú Trọng

Vậy tình hình hiện nay, sau 10 Hội nghị Trung ương, có gì thay đổi khá hơn trong đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên không ?

Bài viết trả lời thay cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : "Thực tế hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Một số cán bộ sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, cơ hội ; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trục lợi. Có nơi bổ nhiệm cán bộ tràn lan, sai nguyên tắc, gây bức xúc trong xã hội, điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ; vụ ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 người thì 44 người là cán bộ lãnh đạo quản lý…

Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu ; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật…".

Như thế thì tình hình có nhiễu nhương, rối ren không hay toàn là chuyện do các Thế lực thù địch trong và ngoài nước đã cấu kết với nhau tung ra vu khống cho đảng ?

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Võ Văn Thưởng phải nói sao cho dân xuôi tai, dừng để cho "diễn biến hòa bình" giật mất lá cờ thi đua thì nguy to.

Phạm Trần

(05/12/2019)

Published in Diễn đàn
jeudi, 07 novembre 2019 16:42

Chỉ biết sợ Tầu để giữ Đảng

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng.

Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Quốc, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.

so1

Tại Hội nghị ASEAN 35, Cố vấn An ninh quốc gia Roberts O’Brien cũng công khai chỉ trích Trung Quốc đã xách nhiễu các nước nhỏ ở Biển Đông.

Từ Thành Đô đến Biển Đông

Đầu tiên, phải kể đến cam kết Việt Nam không được nhắc lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm từ 1979 đến 1989 mỗi khi họp với phía Trung Quốc và không tổ chức kỷ niệm cuộc chiến này.

Lệnh này được Lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, giao cho Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân để giao kèo với đoàn Việt Nam, tại cuộc họp kín ở Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990. Đây là một trong 2 điều kiện để hai nước nối lại bang giao bị gián đoàn vì cuộc chiến biện giới. Điều kiện kia là Việt Nam phải rút quân khỏi chiến trường Cao Miên để xúc tiến giải pháp chính trị cho nước này.

Đoàn Việt Nam khi ấy do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cầm đầu, cùng với sự có mặt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười, và Cố vấn Phạm Văn Đồng.

Tuy nhiên đoàn Việt Nam đã vô cùng thất vọng khi Đặng Tiểu Bình tìm cách tránh gặp như kỳ vọng của phía Việt Nam.

Nạn nhân trực tiếp của Thỏa hiệp bí mật Thành Đô là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương, thân phụ của đương kim Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh), người đã bị Trung Quốc ép phía Việt Nam loại khỏi Đại hội đảng kỳ VII thời Tổng bí thư Đỗ Mười, vì có thái độ chống Tầu.

Thứ hai, Việt Nam không được nêu vấn đề Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc chiếm ngày 19/01/1974, mỗi khi thảo luận về Biển Đông.

Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 103 tuổi, nguyên Đại sứ tại Trung Quốc từ 1974 đến 1987 là chứng nhân lịch sử của những "nỗi nhục" này trong quan hệ Việt-Trung.

Hai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và Nông Đức Mạnh (hai khóa IX và X), những người có trách nhiệm ký và thi hành 3 văn kiện :

- Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam- Trung Quốc ký ngày 30/12/1999.

- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25/12/2000.

- Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ, ký 25/12/2000.

phải chịu chung trách nhiệm trước lịch sử cùng với Quốc hội, cơ quan đã nhắm mắt phê chuẩn mà không có bất cứ cuộc duyệt xét hay thảo luận nào, để cho những hệ lụy vẫn đang diễn ra ở Biển Đông.

Thứ ba, mặc cho Việt Nam tranh cãi, nhưng Lãnh đạo Trung Quốc gồm Đảng, Nhà nước và Quân đội vẫn khẳng định các bãi đá, đảo và vùng nước chung quanh là của tổ tiên họ để lại.

Thứ tư, Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng nói Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng lại không dám đánh hay kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để :

1. Lấy lại Hoàng Sa ;

2. Đòi bồi thường khi ngư dân Việt Nam bị tấn công (nhiều khi có người chết và bị mất tài sản) ; bị ngăn cấm đánh bắt ở Biển Đông ;

3. Không dám dùng biện pháp quân sự để ngăn cản hay chống Trung Quốc đã ngang nhiên đưa tầu khảo sát dầu khí xâm nhập sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (lối 370 cây số tính từ bờ biển) của Việt Nam, như đã xẩy ra trong vụ Hải Dương 981 (HD-981) năm 2014 (từ 2/5 đến 16/07/2014) và Hải Dương 8 (HD-8) ở bãi Tư Chính băm 2019 ( từ ngày 3/7 đến 24/10/2019).

Miệng lưỡi lãnh đạo

Trong khi đó, tam đầu chế gồm Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng chính phù Nguyễn Xuân Phúc đã không dám chỉ trích đính danh Trung Quốc khi xẩy ra vụ Tư Chính.

Trong hàng bộ trưởng, duy nhất chỉ có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã công khai chí trích Trung Quốc 1 lần, tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 52 (AMM-52) ở Bangkok, Thái Lan ngày 31/7/2019.

Ông Minh được trích lời đã bầy tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động khảo sát của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính.

Ông cũng nói với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị rằng Trung Quốc đã "vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

Tuy nhiên, sau đó, trong diễn văn ngày 28/09/2019 tại Liên Hiệp Quốc, ông Minh lại tránh nói đến Trung Quốc, ngược lại ông chỉ nói chung chung, vô tội vạ rằng :

"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982)… Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".

Nhưng "các bên liên quan" là những bên nào, ngoài Trung Quốc là nước duy nhất đã và đang "vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam" ?

Đến lượt Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, cũng không khá hơn. Ông tướng này cũng không dám nêu tên Trung Quốc là nước đã và đang gây ra bất ổn ở Biển Đông. Ông Lịch nói tại Diễn đàn Hương Sơn (Trung Quốc) ngày 21/10/2019 :

"Tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, nếu không được xử lý tốt sẽ tác động đến hòa bình, ổn định tại khu vực, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, cản trở những nỗ lực hợp tác của khu vực… Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích hợp pháp của mỗi nước với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng…".

Nhưng ai đã gây ra tình hình "phức tạp", ngoài Trung Quốc ? Tại sao không nói trắng ra cho thế giới biết ? Đoàn Quốc phòng Việt Nam, do tướng Lịch cầm đầu đã không dám bỏ phòng họp khi Thượng tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa tuyên bố thẳng thừng trước Hội nghị rằng : "Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Cuộc họp cấp cao của Tổ chức ASEAN (The Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các ước Đông Nam Á) tại Bangkok, Thái Lan ngày 03/11//2019.

Theo báo Chính phủ Việt Nam, trước hết ông Phúc đã "khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc". Nhưng về vấn đề trên biển, ông Phúc lại :

"Đề nghị hai bên cùng kiểm soát tốt bất đồng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai nước ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực… xử lý tốt vấn đề nghề cá và ngư dân ; đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam ; khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế…".

Toàn là những chuyện đầu môi, chót lưỡi viển vông không ăn nhập gì đến những hành động ngang ngược của Hải Dương 8 mà Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam ở bãi Tư Chính, mới chấm dứt 10 ngày trước đó (24/10/2019).

Thái độ cúi đầu trước Lý Khắc Cường của ông Phúc không lạ, vì trước đó, vào ngày 21/10/2019, Nguyễn Xuân Phúc cũng ấm ớ hội tề trong báo cáo trước Quốc hội rằng :

"Tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

Nhưng mà ai, ngoài Trung Quốc, đã "vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam" ? Tại sao ông Phúc lại sợ không dám nói thẳng với Quốc hội và Quốc dân rằng Trung Quốc đã có những vi phạm nghiêm trọng ở Tư Chính mà ai cũng biết ?

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không hơn gì khi ú ớ nhắc đến Biển Đông trong Diễn văn khai mạc Quốc hội ngày 21/10/2019. Bà Ngân nói :

"Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta".

Vậy ai đã làm cho tình hình Biển Đông "phức tạp", chẳng lẽ ma nó làm à ?

Thậm chí, người đứng đầu Đảng và Nhà nước là ông Nguyễn Phú Trọng cũng không đả động gì đến chuyện bãi Tư Chính, khi HD-8 vẫn đang hoành hành trong khu vực.

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, ngày 13/10/2019, ông Trọng chỉ nói mấy chữ :

"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Trong khi Thông báo cuối cùng của Ban Chấp hành Trung ương cũng chỉ nói rập khuôn :

"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc".

Đến ngày 28/10/2019, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ra trước Quốc hội báo cáo về tình hình ngoại giao năm 2019, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhưng Quốc hội lại họp kín. Nhân dân không biết ông Minh đã nói gì với Quốc hội. Báo chí đảng cũng nín thinh như gà mắc dây thun.

Như vậy thì còn trông mong gì ở Quốc hội, Cơ quan quyền lực cao nhất nước, nhưng lại là bù nhìn của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng, một người thân Trung Quốc cầm đầu ?

Cho đến khi Hải Dương 8 tự ý rút về nước ngày 14/10/2019 vì đã hoàn tất kế hoạch, theo loan báo của Trung Quốc, không ai biết phía Việt Nam đã thi hành những biện pháp bảo vệ biển đảo ra sao.

Chỉ biết rằng, vào ngày 30/10/2019, trước phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, đã tiết lộ :

"Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì, xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới" (Thanh Niên Online, 30/10/2019).

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có sáng kiến gì mới không, hay ông cứ ì ra đấy để mặc kệ dân băn khoăn ?

Mã Lai - Phi Luật Tân - Hoa Kỳ

Nhưng cũng rất lạ là khi các viên chức Việt Nam, nạn nhận trực tiếp và thường xuyên của Trung Quốc ở Biển Đông, đã níu lưỡi, không dám nêu tên Trung Quốc thì Ngoại trưởng Mã Lai (Malaysia) Saifuddin bin Abdullah đã nhấn mạnh tại cuộc họp của ASEAN vào ngày 2/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan : "Malaysia lo ngại sâu sắc về sự tồn tại của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc" trong vùng biển của Mã Lai.

Về phần mình, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cũng nói vào tối ngày 2 tháng 11 : "Tự do hàng hải ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của ASEAN". Ngày hôm sau, tại hội nghị cấp cao ASEAN, 3/11, ông Duterte đã nói thẳng trước mặt Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) : "Trung Quốc cần phải giảm bớt các hoạt động quân sự ở Biển Đông" (Nihon Keizai Shinbun - Tin tức kinh tế Nhật Bản, 3/11/2019).

Về phía Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia Roberts O’Brien cũng công khai chỉ trích Trung Quốc đã xách nhiễu các nước nhỏ ở Biển Đông. Ông O’Brien nói trong diễn văn với các đại biểu ASEAN (1) :

"Bắc Kinh đã sử dụng hình thức đe dọa để cố gắng ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên ngoài khơi, ngăn chặn việc tiếp cận nguồn dự trữ dầu khí trị giá 2,5 nghìn tỷ đôla.

Khu vực này không hứng thú với một kỷ nguyên đế quốc mới, nơi một quốc gia lớn có thể cai trị những nước khác theo lý thuyết chân lý thuộc về kẻ mạnh" (VOA tiếng Việt)

Như vậy, có phải hai ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khôn nhà dại chợ, hay hai ông cũng chỉ biết tuân lệnh cúi đầu trước Bắc Kinh để giữ Đảng, theo chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng ?

Phạm Trần

(07/11/2019)

(1) "Beijing has used intimidation to try to stop Asean nations from exploiting the offshore resources, blocking access to $2.5tn of oil and gas reserves alone.

The region has no interest in a new imperial era where a big country can rule others on a theory that might makes right".

Published in Diễn đàn

Quốc hội cộng sản Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất nước đã hiện nguyên hình là một tổ chức vô cảm, vô tâm và vô trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Thậm chí có cả một ông Trung tướng lưỡi gỗ còn không dám nêu đích danh Trung Quốc trước diễn đàn Quốc hội.

quochoi1

Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng phát biểu trước Quốc hội ngày 30/10/2019 - Ảnh quochoi.vn

Bằng chứng đã diễn ra tại kỳ họp 8 của Quốc hội khóa 14, bắt đầu từ ngày 21/10 và dự trù kết thúc ngày 17/11/2019.

Trước hết, về tình hình bất ổn ở Biển Đông do Trung Quốc chủ động quanh bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 300 cây số hướng Đông Nam, từ ngày 3/7 đến 24/10/2019, chỉ được lồng trong báo cáo "về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019" do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bầy trước Quốc hội.

Nhưng Quốc hội lại không họp công khai để "nghe" ông Phạm Bình Minh mà đã "họp riêng", trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 10g15 sáng tới trưa ngày 28/10/2019. Cũng vì chỉ "nghe" mà không được thảo luận nên không ai biết ông Phạm Bình Mình đã nói gì với Quốc hội về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.

Giải thích về lý do "họp riêng", Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết vì : "Trong báo cáo này của Chính phủ có một số thông tin nội bộ, cần báo cáo Quốc hội".

quochoi2

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết "Chính phủ có một số thông tin nội bộ, cần báo cáo Quốc hội"

Vậy "thông tin nội bộ" là thông tin gì mà phải giấu dân, những chủ nhân của đất nước ? Chẳng lẽ vì phải nói đến cái tên Trung Quốc nên "nhậy cảm", hay sợ "phạm húy" nên phải che mặt khi mở miệng.

Chỉ biết sau cuộc họp kín này, Quốc hội không có hành động nào khác ngoài thái độ im lặng chịu trận trước hành động của Trung Quốc đã đè Việt Nam xuống đáy vực nhục nhã ở Tư Chính trong suốt 114 ngày, trước khi Bắc Kinh nói Hải Dương 8 "đã hoàn tất công tác" để rút về nước ngày 24/10/2019.

So với vụ Hải Dương 981 năm 2014 thì lần này, tầu HD-8 đã ít nhất 3 lần ngang ngược tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như tắm trong ao nhà mình trước mắt các tầu Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam chỉ dám theo dõi từ xa.

Đại biểu muốn gì ?

Do đó, trước thái độ nhút nhát của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không dám chỉ trích Trung Quốc trong suốt thời gian HD-8 hoành hành ở Tư Chính, nhiều trí thức, đảng viên, cán bộ cao cấp và một số tướng lãnh nghỉ hưu đã kêu gọi Nhà nước kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm năm 2016.

Nhưng lãnh đạo Việt Nam lại run bắn lên cho rằng "lúc này chưa thích hợp để kiện", theo tiết lộ của Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công An, tại cuộc Hội thảo ngày 06/10/2019 tại Hà Nội.

Tại sao lại "chưa thích hợp", và khi nào, với điều kiện nào, mới "thích hợp" ? Hay đây chỉ là thái độ ươn hèn, thiếu cương quyết và muốn câu giờ để cầu may của lãnh đạo, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ?

Về phần mình, một số đại biểu quốc hội đã bầy tỏ quan ngại về hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tiếng nói nổi bật trong số đại biểu có ông Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, đưa ra ngày 30/10/2019.

Đại biểu Hiếu phê bình : "Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì, xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới".

(Thanh Niên Online, 30/10/2019)

Ông Hiếu nói : "Thực tế là Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn xây dựng, bồi đắp (các thực thể trên Biển Đông) sang giai đoạn quân sự hóa và khai thác, sử dụng. Chúng ta cần công khai, cập nhật chi tiết hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ, để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc, được biết".

Nên biết, Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam đã cấm không cho báo-đài đưa tin về vụ xung đột ở Tư Chính nên người dân không nắm vững tình hình. Tuy nhiên, theo lời Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thì :

"Rất nhiều ý kiến cử tri đã đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, mà chúng ta sẽ đưa toàn bộ các hoạt động Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ; xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo, bãi đá trên Biển Đông trong suốt thời gian qua. Khi có chính nghĩa của dư luận quốc tế, ngay cả nhân dân Trung Hoa sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Trung Quốc, không thể phớt lờ lẽ phải hiển nhiên".

Đại biểu Nguyễn An Trí (đơn vị Hà Nội) cho biết ông và nhiều cử tri "có nguyện vọng Quốc hội sẽ ra nghị quyết về tình hình Biển Đông".

(VnExpress,28/10/2019)

Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Tỉnh Đồng Nai) ủng hộ việc Quốc hội ra nghị quyết, và nói thêm rằng :

"Ứng phó với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là "bài toán rất khó". Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận giữa Nhà nước và người dân…Giữ gìn hoà bình, hữu nghị với Trung Quốc là quan trọng. Nhưng tôi mong muốn Quốc hội thể hiện thái độ rõ ràng với những hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển Đông".

(VnExpress, 28/10/2019)

Nhưng, bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người từng bị lên án đã quỵ lụy trước Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 12/07/2019 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc, đã không có phát biểu nào về tình hình Biển Đông, từ khi xẩy ra vụ Tư Chính.

Do đó, không ai hy vọng bà Ngân sẽ thúc đẩy việc Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình Biển Đông trong khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn bình chân như vại.

Bằng chứng khi gặp họ Tập, bà Ngân đã không nói gì đến vụ HD-8, khi ấy, mới vào quấy phá ở Tư Chính được 9 ngày. Ngược lại, theo tường thuật của báo VietnamNet thì bà đã ngỏ ý : "Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước".

Về phần mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói nước đôi rằng : "Hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên hai nước sẽ phối hợp trên tinh thần xây dựng; bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát. Nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước".

Chiếc lưỡi gỗ

Bên cạnh những tiếng nói tích cực của một số rất ít đại biểu quốc hội trong số ngót 500 đại biểu, phần lớn chỉ biết ngồi nhìn, trốn họp hay xem Ipod. Tuy nhiên có một phát biểu đáng chú ý phản ảnh sự sợ hãi Trung Quốc của ông Trần Việt Khoa (đoàn Hà Nội), một đại biểu quốc hội mang quân hàm Trung tướng.

Lên tiếng trong phiên họp ngày 30/10/2019, tướng Trần Việt Khoa, 54 tuổi, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đã không dám nêu tên Trung Quốc như thế này : "Từ tháng 5, khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và đặc biệt từ đầu tháng 7 đến những ngày tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách hết sức phi lý. Đây là những cái chúng ta không thể chấp nhận được… Ngoài ra, họ còn đưa tàu xuống khảo sát thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35-40 chiếc tàu để bảo vệ".

Tại sao tướng Khoa lại né nêu tên Trung Quốc, và ai đã chỉ thị cho ông làm như vậy ? Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì về thái độ "sợ hãi Trung Quốc" của tướng Khoa ?

Tuy nhiên, chuyện "nước ngoài" trong trường hợp này cũng không mới, nếu so với mấy chữ "tầu lạ", hay "tầu nước ngoài" vẫn thường thấy xuất hiện trên báo đài Việt Nam, khi họ đưa tin tầu đánh cá Việt Nam bị tầu Trung Quốc tấn công ở Biển Đông. Nhưng, trước diễn đàn Quốc hội, có truyền hình và truyền thanh trực tiếp cho cả nước xem, thì hành động của ông Trung tướng Trần Việt Khoa, người đươc thăng cấp nhanh như diều từ khi nhập ngũ năm 1983, không có nghĩa nào khác là hành động nhu nhược, hèn nhát của một cấp chỉ huy quân đội trước khi lâm trận.

Phạm Trần

(31/10/2019)

********************

Đại biểu Quốc hội yêu cầu công khai những vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông (RFA, 30/10/2019)

Việt Nam cần công khai thật chi tiết các vi phạm của Trung Quốc tại Biển Đông và đưa ra tòa án quốc tế.

quochoi3

Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, phát biểu trước Quốc hội ngày 30/10/2019 - Ảnh minh họa 

Đây là yêu cầu được đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Lân Hiếu, đưa ra trong ngày 30 tháng 10 và truyền thông trong nước loan đi. Theo vị đại biểu thuộc đơn vị tỉnh An Giang này thì các phương pháp mà Việt Nam sử dụng trong thời gian qua với phương châm ‘vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiên quyết, kiên trì xử lý hanh vi xâm phạm chủ quyền bằng biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu còn cho biết nhiều cử tri đề nghị đưa vi phạm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế, không chỉ kiện Bắc Kinh về vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở phía nam Biển Đông ở khu vực Bãi Tư Chính, mà phải kiện toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, xây công trình phi pháp, quân sự hóa Biển Đông trong suốt thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Lân Hiếu thì Việt Nam có chính nghĩa, dư luận quốc tế và ngay cả người dân Trung Quốc sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Bắc Kinh trong những vi phạm của họ.

Cũng trong ngày 30 tháng 10, Trung tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Quân Ủy Trung ương, Giám đốc Học Viện Quốc phòng, lên tiếng rằng tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tap, ảnh hưởng an ninh, an toàn khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, đe dọa an ninh khu vực và an ninh các nước có chung khu vực Biển Đông.

Trung tướng Trần Việt Khoa nhắc lại kể từ tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam có các hoạt động dầu khí trên biển, đặc biệt từ đầu tháng 7 và cuối tháng 10, nước ngoài đã đưa lực lượng xuống hết sức phi lý. Vị trung tướng này không nói thẳng tên Trung Quốc mà chỉ gọi ‘họ’ khi nêu ra rằng có thời điểm có đến 35-40 tàu xuống, trong đó có tàu khảo sát và thăm dò.

Vào sáng ngày 28/10 Quốc hội họp kín về tình hình đối ngoại để nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019.

Theo truyền thông trong nước, tại phiên họp, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề bãi Tư Chính dù nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 24/10.

Trước đó, vào ngày 21/10 thay mặt Chính phủ Hà Nội, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo Quốc hội, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế-xã hội trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020.

Cũng trong buổi báo cáo công khai này, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có nhắc đến những vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam.

Từ đầu tháng 7/2019, Trung Quốc điều tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 4 lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, thế nhưng trong suốt thời gian đó, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng.

Tuy nhiên, tại buổi khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ 11 sáng 7/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp. Đây được xem là phát biểu đầu tiên của người đứng đầu nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam sau hơn 3 tháng đội tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về luật biển 1982.

Published in Diễn đàn

Báo chính thống "kiểm duyệt" bỏ 2 chữ Biển Đông (1)

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã mơ hồ, viển vông và hão huyền khi tránh đương đầu với Trung Quốc ở bãi Tư Chính, Trường Sa.

hoinghi3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)

Từ ngày 03/07/2019, Trung Quốc đã ngang nhiên đem tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) đến vùng biển Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý của Việt Nam với 3 mục đích rõ rệt :

Thứ nhất, muốn giành chủ quyền không hề có của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam.

Thứ hai, muốn đe dọa công tác tìm kiếm dầu khí liên doanh giữa Việt Nam với Nga và Ấn Độ, bắt đầu từ tháng 05/2019.

Thứ ba, nếu Việt Nam muốn thôi xung đột thì "hãy gác tranh chấp để cùng khái thác" như Phi Luật Tân đã đồng ý với Trung Quốc.

Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với 5 nước gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei từ nghiều năm qua, nhưng Tòa án hòa giải quốc tế đã không nhìn nhận quyền chủ quyền của Trung Quốc trong hình Lưỡi Bò trong phán quyết năm 2016, khi xử vụ Phi kiện Trung Quốc.

Tư Chính nằm cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông-nam. Đây là điểm cực nam của hình tự vẽ Lưỡi Bò của Bắc Kinh nhằm chiếm 3/4 tổng diện tích trên 3 triệu cây số vuông của Biển Đông.

Trong suốt 3 tháng qua, ông Trọng và Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, cơ chế nắm toàn quyền cai trị đất nước, đã không dám hé răng nửa lời lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ngược lại, ông đã để cho người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng, một mình chống Tầu bằng nước bọt và đòi Trung Quốc rút giàn khoan.

HD-8 và các tầu hộ tống võ trang của Cảnh sát biển Trung Quốc chẳng những không rút mà còn ngang nhiên đi đi về về giữa Tư Chính và đảo Chữ Thập để nghỉ ngơi và nhận tiếp tế rồi quay lại hăm dọa như cũ.

Nên biêt đảo Chữ Thập, cách Tư Chính lối 230 hải lý (lối 425 cây số) về phía bắc trước đây cũng chỉ là một bãi đá, nhưng sau khi chiếm của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc đã tái tạo biến thành đảo kiên cố và xây dựng các cơ sở quân sự lớn nhất ở Trường Sa với sân bay, bến cảng, trạm tiếp liệu, đài radar, vô tuyến viễn thông, cột hải đăng, trại lính v.v…

Do đó, dự đoán HD-8 có thể hoạt động lâu dài, không giống như Hải Dương 981 hồi năm 2014, vì không có nơi tiếp tế, đã phải quay về vùng biển Hải Nam sau 76 ngày (1/5 - 16/7/2014) thăm dò dầu khí ở cùng biển chỉ cách đảo Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý (222 cây số) về phía đông. Hải Nam, cách Tư Chính khoảng 600 hải lý (1.111 cây số) phía bắc. Vì vậy, phát ngôn viên Trung Quốc, Cảnh Sảng mới liều lĩnh nói vào ngày 18/09/2019 rằng : "Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam".

Cảnh Sảng không nói rõ "các thỏa thuận song phương" nằm trong Hiệp ước nào, nhưng nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam nghi ngờ nó nằm trong Hiệp ước bí mật Thành Đô năm 1990 giữa Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước Giang Trạch Dân để nối lại bang giao giữa hai nước, sau 10 năm chiến tranh biên giới từ năm 1979 đến 1989.

Vì vậy, dù cuôc chiến nước bọt đôi bên tiếp diễn, nhưng tình hình trên biển đã cho thấy quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đã bị đe dọa nghiêm trọng, sau khi HD-8 và các tầu võ trang Trung Quốc đã tự do ra, vào vùng biển của Việt Nam như ao nhà mà không hề bị ngăn chặn.

Ông trọng mù mờ

Do đó, khi thấy ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ nói đến 2 chữ Biển Đông trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, họp từ ngày 7 đến 13/10/2019, thì dư luận quan tâm bàn bạc, mặc dù ông đã cố tình nhét vào phần cuối của diễn văn khi yêu cầu Trung ương thảo luận về phát triển và xây dựng kinh tế năm 2020.

Ông Trọng nói với Trung ương rằng : "Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020".

Nhưng tại sao ông Trọng không dành riêng một phiên họp để thảo luận về Biển Đông, trong đó quan trọng hàng đầu là việc Trung Quốc đem HD-8 xâm nhập và quấy phá bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ?

Ngược lại, 4 đề mục chính của Hội nghị Trung ương 11 đã chỉ tập trung thào luận về : Dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 ; Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng ; Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng ; Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020".

Vậy phải chăng ông Trọng đã "chẳng đặng đừng" mà phải yêu cầu Trung ương đảng xem xét "tình hình Biển Đông", nhưng có mấy Ủy viên nắm được tin tức những gì đã và đang diễn ra ở Tư Chính, nhất là những hoạt động ở Tư Chính thuộc hạng tin tối mật quốc phòng ?

Theo lề lối làm việc nội bộ thì ngoài Bộ Chính trị, các viên chức hàng đầu Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, không ai có thể biết hơn ông Trọng về tình hình Tư Chính, chủ quyền của Việt Nam đang đe dọa đến mức nào.

Vậy tại sao ông Trọng lại "đá bóng" qua sân Trung ương đế Trung ương phải gánh trách nhiệm chung với Bộ Chính trị, trong khi chính ông Trọng mới là người phải đứng mũi chịu sào.

Hành động mập mờ của ông Trọng khi đưa chuyện Biển Đông cho Trung ương giải quyết, do đó, bị nghi ngờ là một chiến lược "ném đá giấu tay" để ông không bị Trung Quốc lên án sau này.

Kinh nghiệm HD-981

Còn nhớ khi xẩy ra vụ HD-981 năm 2014 thì Trung ương đảng khóa XI tuy đang họp kỳ thứ 9 (từ ngày 08/05 đến ngày 14/05/2014), nhưng đã không thảo luận vụ xung đột lớn này.

Khi đó có tin, theo Bách khoa toàn thư mở, thì : "Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5".

Nhưng sau khi bế mạc, Trung ương đảng đã ra Thông báo, trong đó có đoạn viết : "Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định : Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước".

Tựu trung là khi đó, cũng ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã quyết định không dùng biện pháp mạnh, kể cả việc kiện Trung Quốc, để duy trì hòa khí với người phương Bắc mà cả hai nước đã coi nhau "vừa là đồng chí, vừa là anh em", theo phương châm 16 chữ : "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt : "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Quốc hội Việt Nam khi ấy cũng đang họp nhưng Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nín thinh không dám thảo luận vụ HD-981. Bộ Chính trị và ông Hùng là một Ủy viên đã toa rập ngăn chặn Quốc hội ra nghị quyết lên án Trung Quốc. Nhưng sau đó, vào ngày 21 tháng 5, Quốc hội đã ra thông cáo tuyên bố "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước".

Vậy, nay với vụ HD-8, xem như ông Trọng lại muốn rập khuôn cũ để buông tay, mặc dù vụ HD-8 ở Tư Chính nghiêm trọng gấp ngàn lần hơn vụ HD-981.

Trung Quốc rỉ tai ai ?

Trước biến cố Tư Chính, một số đông trí thức, giới khoa học, cựu tướng lĩnh và nhà văn nổi tiếng, khối người trong số này đã ra khỏi đảng và công khai đối lập với đảng đã họp tại Hà Nội ngày 06/10/2019 để thảo luận việc phài làm gì trong tình thế nguy nan này.

Cuộc Tọa đàm do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, do à Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đứng đầu tổ chức.

Theo tường thuật của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đào Tiến Thi từ trong nước thì những người tham dự nổi tiếng gồm có : cụ Nguyễn Khắc Mai, giáo sư Nguyễn Đình Cống, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà ngoại giao Nguyễn Trung, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương, phó giáo sư Trần Thị Băng Thanh, nhà thơ Trần Nhương, phó giáo sư Nguyễn Vi Khải, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, phó giáo sư Chu Hảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà văn Nguyên Bình, nhà văn cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Quốc xâm lược) Phạm Viết Đào, giáo sư Trần Ngọc Vương, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, tiến sĩ Công Nghĩa Tụ, tiến sĩ Nguyễn Đại, tiến sĩ Phạm Văn Chung, tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà báo tự do Lê Dũng.

Ngoài ra còn có phó giáo sư tiến sĩ thiếu tướng Lê Văn Cương, nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, cựu quan chức chính phủ Nguyễn Nam Cường, thạc sĩ Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo các bài tương thuật của ông Đào Tiến Thi thì : "Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định sự kiện bãi Tư Chính là "vô cùng nghiêm trọng". Bởi vì đây là "nút thắt của nút thắt" (Tư Chính là nút thắt vấn đề Biển Đông hiện nay và vấn đề Biển Đông lại là nút thắt của quan hệ Việt–Trung). Mất Tư Chính có thể dẫn đến mất toàn bộ quần đảo Trường Sa, và mất Trường Sa có thể dẫn đến mất nước".

Ông Thi nhấn mạnh : "Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng vụ Tư Chính nguy hiểm gấp cả trăm lần vụ Giàn khoan 981 hồi 2014. Ông cũng bác bỏ từng luận điệu sai trái hiện tồn tại trong chính giới Việt Nam như coi vụ Tư Chính chỉ là cuộc chơi giữa hai cường quốc, như cho rằng Trung Quốc to lớn đến mức ta không thể làm gì được, v.v…".

Vẫn theo ông Thi thì : "Các chuyên gia về luật biển, về biển và về ngoại giao đều cho rằng, kiện Trung Quốc là biện pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên kiện ở tòa nào, kiện về việc gì thì còn phải tính toán, cân nhắc để chắc thắng. Trên thế giới có những luật sư chuyên giúp các nước nhỏ kiện các nước lớn trong vấn đề chủ quyền. Nicaragua đã từng thắng Mỹ theo cách đó.

Cái khó là Trung Quốc rất lì lợm, không chịu cùng nhau ra tòa, trong khi nhiều tòa án quốc tế chỉ thụ lý nếu cả hai bên cùng chấp nhận ra tòa. Theo một số chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc đã nhiều lần 'rỉ tai' giới lãnh đạo Việt Nam 'đừng kiện để giữ đại cục'. Thế thì Việt Nam đã gặp khó khăn ngay từ chủ trương rồi".

Nhưng "rỉ tai" ai, nếu không phải là những người có trách nhiệm hàng đầu trong đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ?

Nhân nhượng hay nằm vùng ?

Ngoài phản ứng rất gay gắt của giới trí thức tại cuộc Tọa đàm ngày 06/10/2019, thỉnh thoảng đó đây cũng phát lên những phản biện thẳng thắn của nhiều trí thức khác đứng trước nguy cơ ở Tư Chính.

Trong số này, phải kể đến bài phát biểu gây tiếng vang lớn của nguyên Đại sứ Nguyễn Trường Giang về Tư Chính, do báo An ninh Thủ đô thực hiện và được ViệtnamNet đăng lại ngày 05/08/2019, nhưng sau đó được lệnh gỡ bỏ.

Ông nói : "Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 ăm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo".

Báo An Ninh Thủ Đô kể rằng : "Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính".

"Cái cớ của họ là gì ? Bãi Tư Chính là của họ ? Chúng ta là kẻ cướp biển, cướp đảo của họ ? Họ chứng minh được việc này thì họ mới có thể bắn. Nhưng làm sao họ chứng minh được ! Họ không thể chứng minh được !

Tôi cho rằng, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng ngăn được các giàn khoan của họ vào vùng biển của chúng ta. Lý do là chưa một quốc gia nào trên thế giới này làm được việc đó. Nếu làm được thì người Mỹ, người Nhật đã chiếm sạch biển của thế giới rồi. Không một ai có thể dùng vũ lực để chiếm biển cả.

Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.

Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý khách quan, thuyết phục để bác bỏ chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa, đường Lưỡi bò. Đây là công cụ vô cùng quan trọng, là niềm tin quan trọng. Nhất định chúng ta giữ được".

Nhà ngoại giao nhấn mạnh : "Câu chuyện lòng dân là cực kỳ quan trọng. Nếu Biển Đông nằm trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một, chúng ta sẽ giữ được biển bảo.

Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, không chỉ đơn giản là gửi công hàm hay tiếp xúc… Sức mạnh của chúng ta lớn lắm, danh tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam lớn tương đương 50 sư đoàn được trang bị hiện đại nhất. Nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc đã nói với tôi như vậy, họ kính nể Việt Nam".

Đại sứ Nguyễn Trường Giang lưu ý : "Tuy nhiên, truyền thông của chúng ta về vụ việc này còn hơi khiêm tốn. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để thấy, nếu họ đưa một chân sói vào được vùng biển của chúng ta, họ sẽ đưa tiếp chân sói thứ hai, chân sói thứ ba… từ đó chúng ta sẽ mất khu vực phòng ngự chiến lược trong vùng biển của chúng ta".

Rồi ông cảnh giác : "Cuối cùng, thái độ nhân nhượng là không ăn thua, giữ đại cục không ăn thua. Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay. Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình".

Vậy ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có banh tai ra mà nghe, căng mắt ra để đọc những lời tâm huyết và chí lý của giới trí thức về vụ Tư Chính chưa, hay vẫn cứ cố tình nhắm mắt, mũ ni che tai để sa vào cãi bẫy tiền tài và danh vọng của Bắc Kinh ?

Chắc ông Trọng và Bộ Chính trị chưa quên hồi tháng 10 năm 2017, Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân phát biểu chống Trung Quốc mạnh mẽ, dài gần 30 phút.

Cuốn Video ghi lời ông nói : "Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào…".

Thiếu tướng cảnh giác người nghe : "Chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ việc mà họ làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta phải nói rõ với nhau như thế. Chúng tôi nói với các đồng chí là : bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo đó. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí là, nó đã có con số đến hàng trăm, mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm. mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa. Mà nếu chúng ta không phát hiện, không nghiêm trị, thì xin thưa với các đồng chí là…".

Như vậy thì có ngạc nhiên gì khi thấy các báo chính thống như trang điện tử của Chính phủ, của đảng và 2 bài tường thuật diễn văn của ông Trọng tại Trung ương 11, do đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Thông tấn xã Việt Nam phổ biến đã "kiểm duyệt" bỏ 2 chữ "Biển Đông".

Bằng chứng của TTXVN : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước (1), từ đó xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020, các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế-xã hội nước ta trong năm 2020".

(Theo Nguyễn Sự-Hồng Điệp (TTXVN / Vietnam+,  07/10/2019)

Trong khi đó, bài của VOV chỉ viết : "Trên cơ sở phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước (1), xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020". 

Vậy lệnh kiểm duyệt 2 chữ "Biển Đông" trong câu nói quan trọng nhất của bài diễn văn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, do ai trong Bộ Chính trị hay Chính phủ chỉ thị ?

Nên biết, tuy các báo đài nhà nước đều có Tổng Biên tập, nhưng chỉ có "một Tổng Biên tập của các Tổng biên tập" là Trường ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng mới có toàn quyền quyết định sinh mạng của các báo.

Vậy thử hỏi ông Võ Văn Thưởng xem ai đã dám qua mặt ông để làm chuyện tầy trời đáng xử trảm này ?

Phạm Trần

(10/10/2019)

(1) Nguyên văn đoạn phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng : "Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khóa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua"...

(xem : Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, baochinhphu.Việt Nam, 07/10/2019).

*********************

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị nghiên cứu tình hình Biển Đông

Trần Khánh, VOV.VN, 08/10/2019

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu vấn đề tại Hội nghị Trung ương 11 trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp.

"Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra".

Đây là một trong những yêu cầu được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, phía Trung Quốc liên tục có những hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

tw1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 11.

Những diễn biến khó lường trên thực địa

Gần 3 tháng qua, Trung Quốc liên tục đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến sâu, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Đáng chú ý, hành động "có chủ ý" này được Trung Quốc thực hiện ngay sau khi nước này tiến hành việc thử tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông hồi đầu tháng 7.

Trung Quốc còn tìm cách ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí của một nước khác ở bất kỳ đâu trong cái gọi là "đường 9 đoạn" – tuyên bố chủ quyền phi lý chồng chéo lên Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của nhiều nước trong khu vực.

Theo Giáo sư Alexander Vuving, nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, hành động ngang ngược của Trung Quốc sẽ đặt ra nhiều nguy cơ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đang hướng tới tham vọng giành thêm các quyền kiểm soát Biển Đông, khống chế không gian biển ở khu vực, chà đạp lên luật pháp quốc tế. Hành động của Trung Quốc nếu không bị ngăn cản sẽ khiến nước này ảo tưởng rằng "sức mạnh của Trung Quốc đứng cao hơn luật pháp quốc tế".

tw2

Tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến sâu, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ảnh : Schottel

Phản ứng kiềm chế nhưng kiên quyết của Việt Nam

Trước những hành động sai trái của Trung Quốc, Việt Nam chủ trương thận trọng, theo dõi sát sao mọi hoạt động của phía Trung Quốc và có phản ứng phù hợp với tình hình trên thực địa.

Cụ thể, sau mỗi lần Trung Quốc có những hành động leo thang căng thẳng, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại đưa ra những tuyên bố ngày càng cụ thể và cương quyết hơn.

Lần đầu nêu việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 16/7 tuyên bố : "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên.

Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982…".

Sau đó, bà Lê Thị Thu Hằng đã nêu đích danh Trung Quốc trong các tuyên bố của mình. Mới đây nhất, ngày 3/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh : "Theo cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm và rút ngay toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển Việt Nam, không để xảy ra vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép".

tw3

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng được đưa ra trong bối cảnh, trước đó, ngày 29/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu vấn đề Biển Đông trong bài phát biểu của ông tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh : "Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – "Hiến chương của Biển và Đại dương". Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982.

Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó nhấn mạnh mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thái độ rõ ràng, dứt khoát đối với một trong những vấn đề hệ trọng không chỉ đối với riêng Việt Nam mà còn cả hòa bình, an ninh hàng hải, hàng không của khu vực và trên thế giới đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập tình hình Biển Đông trong phần nói về kinh tế- xã hội. Nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đề nghị Hội nghị Trung ương11 : "Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua"./.

Trần Khánh

Nguồn : VOV.VN, 08/10/2019

Published in Diễn đàn