Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 03 octobre 2019 07:55

Việt Nam sợ Tầu là có thật !

Những hành động mới cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn biết sợ Trung Quốc là giải pháp tốt nhất để tồn tại.

 tq1

Chủ trương này xẩy ra trong bối cảnh tầu Hải Dương 8 (HD-8), được nhiều tầu quân sự và hải giám Trung Quốc hộ tống, tiếp tục công tác tìm kiếm dầu khí, bắt đầu từ ngày 03/07/2019, ở bãi Tư Chính và vùng biển lân cận, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý (khoảng 370 cây số) của Việt Nam.

Phía Việt Nam cũng đã gửi một số tàu võ trang của Hải quân và lực lượng Cảnh sát biển đến vùng Tư Chính để bảo vệ an ninh cho các giàn khoan dầu hỗn hợp giữa Việt Nam với Nga và Ấn Độ.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không thông tin về hoạt động của đôi bên, dường như là để che đậy về cường độ mâu thuẫn.

Nhưng sự thể phía Trung Quốc tiếp tục để HD-8 hoạt động sau 3 tháng có mặt và chưa có dấu hiệu rút lui là một thách thức mới cho quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Khác với năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông thì nó chỉ đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014.

Ngược lại, nay bãi đá Chữ Thập ở phía bắc Tư Chính, bị Trung Quốc chiếm năm 1988, đã biến thành đảo nhân tạo với bến cảng kiên cố, sân bay và có quân lính bảo vệ nên HD-8 và các tầu hộ tống của Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập làm trạm nghỉ ngơi và tiếp tế nên có thể hoạt động dài ngày.

Hành động của Trung Quốc ở vùng Tư Chính, cực nam trong hình lưỡi bò (hay đường 9 đoạn) tự vẽ để chiếm 3/4 tổng diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông, là nhằm chống hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với nước khác, không phải là Trung Quốc. Bởi vì từ năm 1977, khi lãnh đạo Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình còn sống đã đưa ra đề nghị "gác tranh chấp để cùng khai thác", với các nước có tranh chấp với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Philippines, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.

Từ đó đến nay, qua nhiều lãnh đạo kế vị Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc vẫn không đạt được mục đích hợp thức hóa quyền chủ quyền không hề có của mình ở Biển Đông.

Nhưng đến thời Tập Cận Bình thì áp lực của Trung Quốc đối với 5 nước Đông Nam Á gia tăng rõ rệt, song song với kế hoạch dùng viện trợ kinh tế và kỹ thuật, trong chủ trương "Một vành đai, một con đường" (Nhất đới, Nhất lộ) để mua chuộc và thao túng.

Philippines - Trung Quốc

Cho đến nay, mặc dù bị Tòa án hòa giải quốc tế bác quyền chủ quyền của Trung Quốc trong hình lưỡi bò, trong phán quyết Philippines kiện Trung Quốc ngày ngày 12/07/2016, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết này.

Từ lâu, Philippines tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Tây Philippines ở bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn (Mischief) và bải Cỏ Mây (Second Thomas), nhưng bị Trung Quốc bác bỏ. Bắc Kinh đã đem quân đồn trú và thường xuyên đe dọa ngư dân Phi đánh bắt ở đây.

Do đó, trước áp lực và được nhiều viện trợ của Trung Quốc, Tổng thống Philippines Rodrido Duterte đã đồng ý hợp tác với Trung Quốc để tìm dầu khí chung với tỷ lệ ăn chia 60 - 40 nghiêng về Philippines.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh cuối tháng 8/2019, ông Duterte đã công bố quyết định thành lập ban nghiên cứu giữa hai nước, sau cuộc họp với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo Tân Hoa Xã của Trung Quốc thì họ Tập nói với Tổng thống Duterte : "Hai nước nên đặt tranh chấp qua một bên, loại trừ sự can thiệp từ bên ngoài, và có thể tiến một bước lớn hơn đối với việc phát triển dầu khí chung".

Vẫn thân thiện

Vậy liệu lãnh đạo cộng sản Việt Nam có noi theo Philippines, trong bối cảnh của Tư Chính không ?

Chưa có dấu hiệu như thế, nhưng chỉ thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào làm phật lòng Tập Cận Bình từ khi xẩy ra vụ HD-8.

Ngược lại, ông Trọng và Chính phủ cộng sản Việt Nam vẫn tỏ ra thân thiện, trên giấy trắng mực đen với nhà cầm quyền Trung Quốc. Bằng chứng là Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đưa tin ngày 29/09/2019 như sau n:

"Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc (1/10/1949 - 1/10/2019), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện mừng tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư".

VOV viết tiếp :

"Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, đặc biệt sau hơn 40 năm cải cách mở cửa ; chúc nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách mở cửa, sớm xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và tươi đẹp, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới".

Điện mừng khẳng định : "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, mong muốn cùng Trung Quốc tiếp tục củng cố truyền thống láng giềng hữu nghị, làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, cùng hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc vào năm 2020".

Trong khi đó, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Nguyễn Phương Nga cũng đã nói trong buổi liên hoan mừng Quốc khánh Trung Quốc :

"Việt Nam coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, và luôn mong thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng đi vào chiều sâu. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt-Trung sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với bạn bè Trung Quốc, tổ chức càng nhiều hoạt động, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước để chào đón 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước".

Phạm Bình Minh

Riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cố tình tránh không nói tên Trung Quốc, trong diễn văn ngày 28/09/2019 tại Liên Hiệp Quốc mặc dù trước đó, ông Minh đã có lần lên án đích danh Trung Quốc tại Hội nghị các nước ASEAN (Đông Nam Á).

Về Biển Đông, ông Minh đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc :

"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – "Hiến chương của Biển và Đại dương". Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".

Tuyên bố của ông Minh, chắc chắn không phải của riêng ông mà là của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Mà ông Trọng là người nổi tiếng thân Bắc Kinh thì ai cũng biết.

Thân phụ của ông Phạm Bình Minh là cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, một người công khai chống việc để cho Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc dưới thời cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.

tq2

Cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, một người công khai chống việc để cho Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc

Có tin nói, vì không bằng lòng với áp chế của Trung Quốc vào Việt Nam mà ông Thạch đã cảnh giác ông Linh rằng : "Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu".

Cí lẽ chính vì câu nói này mà sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị loại ra khỏi Bộ Chính trị thời Nguyễn Văn Linh và luôn cả Đại hội đảng 7 thời Đỗ Mười, năm 1991

Hai ông Linh và Mười đã cúi đầu tuân lệnh Bắc phương là một vết nhơ trong lịch sử bang giao Việt-Trung mà ai ở Việt Nam cũng biết.

Giờ đây, khi nối nghiệp thân phụ mình trong lãnh vực ngoại giao, ông Phạm Bình Minh đã không có nghĩa khí như Cha mình. Ngược lại cả Bộ Chính trị, trong đó có ông Phạm Bình Minh, đã sợ Tầu ra mặt.

Phạm Trần

(03/10/2019)

Published in Diễn đàn

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi chính thức mở hồ sơ luận tội Tổng thống Donald Trump vì, theo lời bà, ông đã "phản bội lời thề bảo vệ chức vụ Tổng thống, phản bội an ninh quốc gia và phản bội sự công chính của các cuộc bầu cử" (1).

trump1

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi tuyên bố mở hồ sơ luận tội Tổng thống Donald Trump

Nhưng tại sao bà Pelosi, lãnh tụ đảng Dân chủ đa số ở Hạ viện, đã có quyết định này vào hôm Thứ Ba, 24/09/2019, sau hơn 2 năm bà không mấy mặn mà với yêu cầu tương tự của các Dân biểu cấp tiến của đảng Dân chủ ?

Nguyên nhân

Lý do vì trước đây bà Pelosi và đảng Dân chủ không nắm được những bằng chứng cụ thể để buộc tội ông Trump trong vụ một số người trong Ban tranh cử của ông Trump có quan hệ với Nga, nước đã bị các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ tố cáo đã nhúng tay làm lũng đoạn cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Vì vậy, sau 2 năm điều tra, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cũng không tìm được bằng cớ không thể phủ nhận để truy tố ông Trump đã cấu kết với Nga, hay nhờ Nga giúp đánh bại ứng cử viên Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, dù phúc trình của Mueller xác nhận chuyện Nga phá hoại bầu cử là có thật.

Do đó, đảng Dân chủ, dù nắm đa số ở Hạ viện là nơi mọi thủ tục luận tội phải bắt đầu theo quy định của Hiến pháp, đã không làm được gì, dù rất muốn.

Nhưng sự kiên nhẫn của bà Nancy Pelosi đã bất ngờ được tưởng thưởng, nhưng không do những khám phá mới của phe Dân chủ mà từ chính hành động và những lời phát biểu xác nhận của ông Trump trong cuộc điện đàm ngày 25/07/2019 với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky.

Vậy ông Trump đã nói gì với Tổng thống Zelensky, và tại sao vụ này có thể tác hại đến việc tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 của ông Trump ?

Lạm dụng quyền hành

Trước khi đi vào chi tiết ta cũng nên biết cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Mỹ-Ukraine đã được, ít nhất một người chính thức báo động với thẩm quyền của mình, vì người này ở vị trí nghe được cuộc nói chuyện và thấy rằng những gì ông Trump hứa với Tổng thống Zelensky "rất đáng quan ngại".

Nhân vật bí mật này, được báo chí Mỹ gọi là whistle-blower, tạm dịch là "người thổi còi báo động". Khi tin này, gói trong nội dung "khiếu nại" (complaint), lần đầu được báo Washington Post đăng lên, đã lập tức được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, Dân biểu Adam Schiff, yêu cầu Tòa Bạch ốc, Bộ Tư Pháp và Giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence) cung cấp đầy đủ theo luật định.

Nhưng, theo tuyên bố của bà Pelosi, dù Tổng Thanh tra Cộng đồng tình báo (the Intelligence Community Inspector General), Michael K. Atkinson xác nhận bản khiếu nại rất "khẩn trương và khả tín" (urgent concern and credible), nhưng người xử lý quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Joseph Maguire đã ngăn chặn không gửi sang Quốc hội.

Bà Pelosi nói : "Đây là hành động vi phạm luật" (2).

Sau đó, dần dà nội dung điện đàm Trump-Zelensky bị tiết lộ thêm cho thấy ông Trump đã, ít nhất 8 lần, yêu cầu ông Zelensky mở lại cuộc điều tra hồ sơ gia đình cựu Phó Tổng thống Jose Biden và con trai ông, Hunter Biden.

Thậm chí ông Trump, được nói đã ra lệnh hoãn khoản viện trợ gần 400 triệu cho Ukraine để áp lực Tổng thống Zelensky. Ngân khoản này đã được chuyển cho Ukraine vào tháng 09/2019.

Phe ông Trump muốn đào lại hồ sơ gia đình Biden, dù không có bằng chứng, cho rằng ông Biden, khi còn là Phó Tổng thống, đã sử dụng viện trợ để áp lực chính phủ Ukraine thời bấy giờ cách chức Công tố viên Viktor Shokin, lúc đó đang điều tra Công ty khí đốt Burisma, nơi Hunter Biden là một Ủy viên trong Hội đồng Quản trị.

Mục đích của ông Trump và luật sư riêng, Rudy Giuliani, là muốn dùng hồ sơ Biden để bôi đen uy tín ứng cử viên Tổng thống Dân chủ Jose Biden, người có nhiều triển vọng sẽ được đảng Dân chủ đề cứ chống lại ông Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020.

Đối thoại Trump - Zelensky

Vậy cuộc đối thoại giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói về gia đình Biden ra sao ?

trump2

Cuộc đối thoại giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh minh họa

Theo công bố của Tòa Bạch Ôc hôm 25/09 (2019) thì bản này chỉ là note ghi lại, không phải là bản ghi từng chữ phát ra từ cuộc đàm thoại giữ 2 tổng thống (tạm dịch).

Donald Trump : "Vấn đề khác là đã có nhiều bàn cãi về người con của Biden và Biden đã ngăn chặn việc truy tố và nhiều người muốn biết chuyện gì đã xẩy ra, do đó nếu ông có thể làm được gì với Bộ trưởng Tư pháp (của Mỹ) thì tốt lắm. Biden đã rêu rao là ông ta đã chận được việt truy tố, cho nên nếu Tổng thống có thể xem lại chuyện này…Nó khiến tôi rất khó chịu" (3).

Volodymyr Zelensky : "Tôi muốn nói với Tổng thống vể Công tố viên. Trước hết, tôi hiểu và biết chuyện này. Từ khi chúng tôi thắng đa số ở Quốc hội, Công tố viên tương lai sẽ 100% là người của tôi, ứng viên của tôi, người này sẽ được chấp thuận bởi Quốc hội và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ váo tháng 9. Ông ta hay bà ta sẽ xem lại chuyện này, đặc biệt là Công ty mà Tổng thống đã đề cập đến. Vấn đề điều tra vụ này sẽ là vấn đề nhằm bảo đảm phục hồi lại sự trung thực, và chúng tôi sẽ làm như thế để điều tra vụ này. Ngoài vấn đề này, nếu Tổng thống có thể cung cấp cho chúng tôi những tin mới thì rất hữu ích cho cuộc điều tra để bảo đảm việc thi hành pháp lý ở nước chúng tôi" (4).

Trong một đoạn khác, Tổng thống Zelensky nói thêm : "Mặt khác, tôi muốn bảo đảm với Tổng thống là chúng tôi rất quan tâm đến vụ này (Biden) và sẽ thực hiện cuộc điều tra" (5).

Donald Trump : "Tốt lắm, xin cảm ơn Tổng thống rất nhiều. Tôi sẽ nói Rudy (Giuliani là Luật sư riêng của ông Trump) và Bộ trưởng Tư pháp William Barr gọi cho Tổng thống. Xin cảm ơn. Khi nào Tổng thống muốn đến White House thì xin cứ gọi tự nhiên. Cho chúng tôi biết ngày và chúng tôi sẽ chuẩn bị. Tôi trông chờ được gặp Ngài" (6).

Như vậy rõ ràng đã có sự thỏa hiệp giữa hai ông Tổng thống Trump-Zelensky để đào lại vụ gia đình Biden với mục đích chính trị có lợi cho ông Trump trong cuộc tranh cứ chống nguyên Phó Tổng thống Joe Biden.

Hành động của ông Trump, đương nhiên sẽ được 6 Ủy ban điều tra của Hạ viện khai thác để xem mức độ vi phạm Hiến pháp và luật pháp của Tổng thống đên mức độ nào trong tiến trình luận tội.

Luận tội trong lịch sử Mỹ

Riêng chuyện luận tội thì trước nhất phải qua Hạ nghị viện. Chắc chắn, phe đảng Dân chủ hiện chiếm đa số với 235 Dân biểu chống 198 Cộng hòa, sẽ thông qua với da số tương đối dễ dàng.

Nhưng Thượng viện mới là nơi quyết định hạch tội Tổng thống hay không. Phe Cộng hòa hiện chiếm đa số 53 Nghị sĩ chống 45 Nghị sĩ Dân chủ. 2 Nghị sĩ độc lập luôn luôn bỏ phiếu với Dân chủ nhưng vẫn không hội đủ số phiếu để truất quyền Tổng thống của ông Trump.

Bởi vì Hiến pháp quy định phải có 2/3 trên tổng số 100 Nghị sĩ, hay 67 Nghị sĩ tán thành thì việc luận tội mới thành công. Với tình hình hiện nay thì việc này sẽ không thể xẩy ra.

Tuy nhiên, dù việc luận tội sẽ không đi đến đâu, nhưng ông Trump và đảng Cộng hòa sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc tranh cử năm 2020, vì tiến trình luận tội kéo dài ít nhất từ 3 đến 4 tháng, và rất có thể sẽ lan sang năm bầu cử 2020.

Trong cuộc cờ chính trị này, tuy đảng Dân chủ ở thế thượng phong nhưng việc giành lại Tòa Bạch Ốc và chiếm đa số Thượng viện, trong khi cần duy trì đa số Hạ viện cũng không phải là chuyễn dễ dàng khi đảng cầm quyền Cộng hòa có lợi thế nhờ vào tình hình kinh tế phát triển cao hơn trước đây.

Cho đến nay, ông Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ thứ 4 bị luận tội.

- Tổng thống đầu tiên thoát bị truất phế vào năm 1886 là ông Andrew Johnson với 35 phiếu thuận, 19 phiếu chống. Ông thoát nhờ thiếu 1 phiếu là đủ 2/3 tổng số. Tổng thống thứ 17 của Mỹ bị luận tội vì lạm quyền khi cách chức Bộ trưởng chiến tranh Edwin M. Stanton.

- Người thứ hai là Tổng thống Richard Nixon đã bị Ủy ban Tư pháp luận tội về vụ xâm nhập Đại hội đảng Dân chủ ở khách sạn Watergate ở Washington D.C. Nhưng sau khi biết các Nghị sĩ Cộng hòa cũng bỏ ông nên Nixon tự ý từ chức năm 1974.

- Người thứ ba thoát nạn là Tổng thống Bill Clinton trong vụ Paula Jones, nhưng ông bị tai tiếng nhiều trong vụ liên hệ với Monica Lewinsky, nhân viên tập sự tại Tòa Bạch Ốc. Ông Clinton chỉ bị 45 thuận và 55 phiếu chống truất phế và cuộc bỏ phiếu thứ hai 50-50 nên ông tồn tại.

Phạm Trần

(26/09/2019)

(1) betrayal of his oath of office, betrayal of our national security, and betrayal of the integrity of our elections.

(2) This is a violation of the law.

(3) "The other thing, there's a lot of talk about Biden's son, that Biden stopped the prosecution and a lot of people want to find out about that so whatever you can do with the Attorney General would be great. Biden went around bragging that he stopped the prosecution so if you can look into it... It sounds horrible to me" (Donald Trump).

(4) "I wanted to tell you about the prosecutor. First of all, I understand and I'm knowledgeable about the situation. Since we have won the absolute majority in our Parliament, the next prosecutor general will be 100% my person, my candidate, who will be approved by the parliament and will start as a new prosecutor in September. He or she will look into the situation, specifically to the company that you mentioned in this issue. The issue of the investigation of the case is actually the issue of making sure to restore the honesty so we will take care of that and will work on the investigation of the case. On top of that, I would kindly ask you if you have any additional information that you can provide to us, it would be very helpful for the investigation to make sure that we administer justice in our country…" (Volodymyr Zelensky).

(5) "On the other hand, I also want to ensure you that we will be very serious about the case and will work on the investigation" (Volodymyr Zelensky).

(6) "Good. Well, thank you very much and I appreciate that. I will tell Rudy and Attorney General Barr to call. Thank you. Whenever you would like to come to the White House, feel free to call. Give us a date and we'll work that out. I look forward to seeing you" (Donald Trump).

Published in Diễn đàn

Mỗi ngày qua đi là thêm một ngày nhà nước cộng sản Việt Nam mất chủ quyền và không có đồng minh ở Biển Đông. Bằng chứng này đang xảy ra từ khi Trung Quốc đem tàu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), có các tàu Hải quân và Hải giám võ trang hộ tống vào tìm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đe dọa dự án đào dầu chung giữa Việt Nam-Nga và Ấn Độ ở khu vực bãi Tư Chính, cách Vũng Tàu khoảng 370 cây số hướng đông nam.

hd1

Tàu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), có các tàu Hải quân và Hải giám võ trang hộ tống vào tìm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc và đòi rút HD-8 và các tàu hộ tống, nhưng Trung Quốc không chỉ làm ngơ mà còn tự ý ra vào vùng biển của Việt Nam, có lần chỉ cách Bình Thuận 185 cây số, như vào sân nhà mình.

Lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam đã hiện diện để một mặt theo dõi hoạt động của HD-8, mặt khác bảo vệ các giàn khoan dầu của mình. Tuy nhiên thông tin về các hoạt động của đôi bên không được loan báo nên không ai biết diễn biến ra sao.

Năm 2014, Trung Quốc đã đem giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển) để tìm dầu. Vị trí này cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 Hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông, và đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014, vì vào thời điểm này Trung Quốc chưa tân tạo xong thành đảo bãi đá Chữ Thập.

Nên biết sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sĩ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef), Trường Sa, ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).

Sau đó, Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng

Vì vậy lần này HD-8 tự ý rút khỏi Tư Chính lần thứ nhất ngày 07/08/2019 về nghỉ ngơi và nhận tiếp liệu ở Bãi Chữ Thập ở phía bắc rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08/2019. Sau đó HD-8 lại lần mò vào sâu trong vùng biển Bình Thuận rồi lại trở về Tư Chính.

Các tàu võ trang hộ tống của Trung Quốc đi theo HD-8 cũng đã thay phiên nhau quay về Chữ Thập để lấy tiếp liệu rồi lại quay xuống Tư Chính mà không bị tàu Việt Nam ngăn cản. 

Khả năng Chữ Thập

Vị trí của Chữ Thập do đó đã biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tư Chính và căn cứ Hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ở phía bắc, trong khoảng cách ngót 2.000 cây số.

Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào ?

Báo Thanh niên viết : 

"Tính đến tháng 5/2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m. 

Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác ; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh ; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng... 

Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2. 

Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn... 

Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt" (Thanh Niên, 13/06/2019).

Trong khi đó, theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì : "Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)"…

Wikipedia viết thêm : 

"...Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám".

Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một "phép thử" cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Dông và riêng Việt Nam ở phía cực nam của hình Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm dành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.

Ngậm miệng ăn tiền ?

Vì vậy, khi tình hình Tư Chính, sau hơn 2 tháng HD-8 và các tàu quân sự của Trung Quốc ra vào biển đảo của Việt Nam như đi chợ mà không thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng hành động gì thì rất nhiều thức giả, trong và ngoài nước, đã bắt đầu hoài nghi về khả năng đối phó với Bắc Kinh của ông Trọng và của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đã có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cộng sản Việt Nam phải cương quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá và phải dứt khoát một lần với Trung Quốc, thay vì "đại cục", theo ý muốn của Trung Quốc, mà để bị nắm tóc phục tùng.

Một số bài viết của những người nổi tiếng như các ông Hà Sĩ Phu, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống v.v... đã kêu gọi lãnh đạo đảng và nhà nước hãy can đảm "vượt qua chính mình" và đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên quyền lợi của đảng và quyền lợi của cá nhân để thoát vòng nô lệ phương Bắc.

Trong số góp ý này, cũng đã có yêu cầu Việt Nam đưa vụ Tư Chính ra trước Liên Hợp Quốc, rồi sau đó, ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế, nếu cần, như Phi Luật Tân đã làm năm 2016. Nhưng xem ra, sau lưng hậu trường, các đào kép lãnh đạo, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đã bị nhóm "tư tưởng bàn đèn" trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo níu áo ghìm lại, sợ phản ứng bất lợi của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc.

Vì vậy, lần đầu tiên, ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó trưởng ban thường trực, Ban Tuyên giáo trung ương, cựu Ủy viên trung ương đảng đã viết bài tâm huyết nói thẳng với lãnh đạo đảng và nhà nước về vụ Tư Chính.

Ông viết : 

"Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của Việt Nam đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. 

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu này. 

Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của Việt Nam vài tháng nay không phải là một cuộc "dạo chơi" mà là một bước leo thang ngoạn mục. 

Thế mà phía Việt Nam ta cũng có ý kiến cho rằng "nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu". Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá ! Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. 

Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo "hai nhà là một", nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.

Biển của Việt Nam mà họ bảo của họ, yêu cầu cùng khai thác. Theo luận điệu đó thì Việt Nam mất biển. Mà mất Biển Đông là mất nước. Phần còn lại nhỏ hẹp, không gian sinh tồn của dân tộc mất đi hơn một nửa, lục địa bị bao vây tứ bề, phần tài nguyên khoáng sản lớn và quý giá nhất bị cướp hết, không còn cửa để ra đại dương - cái mà rất nhiều quốc gia đều cần đến để thành cường quốc, hàng không cũng mất tự do, con cháu muôn đời sẽ bị o ép và lệ thuộc họ đủ điều, mất lần này là mất hẳn, mãi mãi không bao giờ đòi lại được, niềm tự hào về lịch sử bất khuất của một dân tộc văn hiến cũng sẽ mờ nhạt và bị tan biến, đất nước anh hùng chỉ còn lại một cái xác như một mảnh nhỏ vô hồn, một dân tộc sẽ mãi tụt hậu, tủi nhục và đau đớn".

Do đó, ông Hoàng nhấn mạnh : 

"Vào lúc này công việc lớn lao nhất, quan trọng nhất, hơn bất cứ thứ gì, là bảo vệ Đất nước, trước mắt là Biển Đông. Tổ Quốc trên hết! Có thể đình hoãn nhiều việc khác, kể cả việc quan trọng, để tập trung suy tính kỹ cả chiến lược, sách lược và giải pháp cụ thể (đừng chủ quan nói đã tính kỹ hết rồi). Đây mới chính là "đại cục" chứ còn cái đại cục gì nữa? Đây là nội dung quan trọng nhất và là cốt lõi, chính yếu của Đại hội lần nầy, chứ không thể nội dung nào hơn được. 

Đây là phương hướng và quan điểm để chọn nhân sự chứ không có bất cứ tiêu chí gì quan trọng hơn vào lúc vận mệnh đất nước như thế này. Theo đó, tiêu chí đầu tiên để chọn cán bộ lãnh đạo các cấp các ngành là thái độ rõ ràng, mạnh mẽ và tư duy mạch lạc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông".

Phản ứng trong nước về phát biểu của ông Hoàng có nhiều, nhưng đáng chú ý nhất là những câu chữ của Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhà bất đồng chính kiến ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Hảo viết : 

"Chắc chắn đã có "một bộ phận không nhỏ" trong giới cầm quyền cản trở việc tháo gỡ các nút thắt này, nên lãnh đạo Việt Nam mới lúng túng và chần chừ đến như vậy. Có một Trần Ích Tắc dân tộc đã khổ, nếu có một bầy Trần Ích Tắc thì nhân dân ta khó lòng giữ được truyền thống quật cường, không khuất phục của Dân tộc ta đã được hun đúc từ khi dựng Nước. Họa mất Nước đang đe dọa dân ta ! Phải vạch mặt bọn Trần Ích Tắc này, đừng sợ !

...Nếu Dự án Đường cao tốc Băc Nam lại chủ yếu rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc thì liệu chừng ta không chỉ mất Biển mà còn mất nốt cả Đất. Đường về nô lệ đang hiển hiện, phải cùng nhau góp sức làm cho toàn dân thấy rõ nguy cơ này, đừng sợ !".

Quá khứ ông Trọng

Riêng ông Nguyễn Phú Trọng thì bài học Hải Dương 981 đã để lại bản lĩnh ù lì của ông, khi ông tự khoe với cử tri Hà Nội ngày 08/12/2015.

Ông nói : 

"Trên Biển Đông, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến hàng hoạt vấn đề bất ổn.

Tuy nhiên, về đại thể, Việt Nam vẫn giữ được ổn định, an sinh xã hội thậm chí được cải thiện ; đường sá xây mới, nhiều trung tâm lớn, nhiều cao ốc mọc lên... Năm 2015, GDP ước đạt 6, 5%, vượt mức đề ra.

Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không ? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển. 

Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?" (Đại hội đảng XII năm 2016).

Ông khoe tiếp : 

"Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật... vừa qua như thế hợp lý không ? Để đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai mà các nước ta quan hệ, hợp tác đều phải nể trọng như vậy".

Nhưng tình hình HD-981 năm 2014 khác với HD-8 năm 2019. Ông Trọng chắc phải biết như thế, nhưng ông lại sợ có đồng minh để đương đầu với cáo già Tập Cận Bình.

Từ khi lên cầm quyền năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh là người trung thành với Bắc Kinh để Đảng cộng sản Việt Nam được tồn tại bằng mọi giá. Ông Trọng sẽ không thay đổi vì ông không có can đảm "vượt qua chính mình" để ngẩng mặt nhìn vào tương lai. 

Do đó, ông rất khó để có đồng minh và sẽ mãi mãi là người cô đơn trong tư duy của một nhà độc tài.

Phạm Trần

(19/09/2019)

Published in Diễn đàn
jeudi, 12 septembre 2019 09:16

Ông Trọng gặp khó khăn đi Mỹ

Nếu không có những đột biến ngoại giao tam giác giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn trong thời gian ngắn thì chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, dự trù trong năm nay (2019) sẽ khó xẩy ra.

dimy1

Ông Trọng đã được Tổng thống Donald Trump mời thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2/2019 khi ông Trump đến Hà Nội họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân

Đó là kết luận của giới chuyên gia có nhiều nguồn tin tín nhiệm về bang giao Việt-Mỹ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đưa ra hồi đầu tháng 9, ngay sau khi có tin ông Trọng có thể thăm Mỹ vào tháng 10.

Ông Trọng đã được Tổng thống Donald Trump mời thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2/2019 khi ông Trump đến Hà Nội họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân (Kim Jong-un) để bàn về giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, nhưng thất bại.

Ông Trọng nhận lời mời của ông Trump, và ngay sau đó báo nhà nước Việt Nam loan tin chuyến đi sẽ diễn ra trong năm 2019. Tuy nhiên sau khi ông Trọng bị đột qụy nhẹ (minor stroke) ngày 14/04/2019 trong chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang thì chuyến đi rơi vào vô định.

Nhưng sau 4 tháng chữa trị, tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo 75 tuổi đã trở lại bình thường với những cuộc tiếp khách nước ngoài và ông Trọng đã có thể nói chuyện dài tại một số buổi họp của đảng, như ông đã làm trong dịp kỷ niệm 50 năm Di chúc của ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 30/08/2019.

Vì vậy, nay lại có tin ông Trọng có thể sang Mỹ vào tháng 10/2019, nhưng dự đoán này thiếu cơ sở cả từ phía Việt Nam lẫn phía Mỹ.

Trở ngại Việt-Trung

Theo các chuyên gia thạo tin Việt-Mỹ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì chuyến đi Mỹ của ông Trọng, trước hết gặp trở ngại giữa hai nước Việt-Trung :

Thứ nhất, Trung Quốc đã dùng tầu khảo sát dầu khí Haiyang Dizhi, hay Hải Dương 8 (HD-8), có tầu võ trang hộ tống, quấy phá Việt Nam ở vùng biển bãi Tư Chính từ ngày 3/7 và chưa có dấu hiện rút lui là nhằm áp lực ông Trọng suy nghĩ lại chuyện thăm Mỹ.

Thứ hai, sự có mặt của HD-8 ở khu vực cực Nam của hình Lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ từ năm 1947 là Bắc Kinh muốn tái khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình trên diện tích 90% của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông.

Cho đến nay, Việt Nam và Mã Lai Á được coi như đã công khai mạnh nhất chống lại áp lực đòi "gác tranh chấp để cùng khai thác" của Trung Quốc so với các quốc gia, có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, gồm Phi Luật Tân, Nam Dương và Brunei.

Nhưng khác với vụ tầu Hải Dương 981 năm 2014, lần này HD-8 không chỉ xâm nhập bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (trên 370 cây số) của Việt Nam ở bãi Tư Chính, nơi có giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động ở lô dầu 06.1 của liên doanh Việt Nam - Nga - Ấn Độ, nằm ở phía tây bắc bãi Tư Chính mà còn công khai di chuyển vào gần bờ biển Việt Nam, có lúc chỉ cách Quảng Ngãi chừng 90 cây số.

Theo tài liệu của báo Nhà Đầu Tư (Việt Nam) thì HD-8 "với các tàu hộ tống hùng hậu còn đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam" (Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ngày 02/09/2019).

Mặc dù tình hình nghiệm trọng như vậy nhưng ông Trọng vẫn không nói nửa lời, hay không biết phải hành sử ra sao. Ban Tuyên giáo, cơ quan chỉ huy báo chí và truyền thông của Đảng cộng sản Việt Nam, đã không cho phép báo-đài đưa tin về hoạt động của lực lượng bảo vệ Việt Nam cũng như các hoạt động của HD-8 và lực lượng hộ tống Trung Quốc ở vùng Tư Chính.

Hầu hết các bài báo viết về vụ Tư Chính đều lấy từ nước ngoài, tập trung vào nội dung lên án Trung Quốc và bênh vực Việt Nam.

Rất may là cho đến nay chưa có tin đụng độ giữa lực lượng bảo vệ có võ trang của đôi bên.

Về phần minh, ông Trọng đã ủy thác cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra phát ngôn về tình hình Biển Đông, kể từ khi xẩy ra vụ Tư Chính.

Tại phiên họp ngày 04/09/2019, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định : "Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình đối với các hoạt động vi phạm chủ quyền trên biển" (Cổng thông tin Chính phủ).

Ông Phúc cũng chỉ thị : "Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, các Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao theo dõi, cập nhật thông tin, phân tích và dự báo đúng tình hình ; thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia ; đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó, xử lý chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả các vấn đề trên biển, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".

Trong khi đó, lên tiếng tại Đại hội đồng lần thứ 40 Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 40) tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/08/2019, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã "kêu gọi các nước kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình" (Hà Nội Mới, 26/08/2019).

Bà Ngân nói : "Những diễn biến phức tạp ở khu vực thời gian qua đã dấy lên nhiều lo ngại. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 vừa qua, các nước đã lên tiếng thẳng thắn về những hoạt động đơn phương trên Biển Đông, vi phạm chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, tác động tiêu cực tới hòa bình, an ninh và ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực. Vì vậy, cần khẳng định lại những nguyên tắc và nhận thức chung đã được các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi đối với vấn đề Biển Đông, trong đó có đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, thực thi đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế". 

Tuyên bố của bà Ngân không có gì mới mà chỉ lập lại sự quan tâm đã được nghe nhiều lần từ phía Việt Nam. Nhưng từ lâu Trung Quốc không quan tâm đến những lời nói suông quen thuộc của Việt Nam. Bắc Kinh cũng không màng đến yêu cầu rút HD-8 và chấm dứt các hoạt động quấy nhiễu quanh Tư Chính của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng.

Thứ ba, điều này càng làm cho ông Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ trước quyết định đi Mỹ. Bởi vì, ngoài vụ HD-8 chưa xong, ông Trọng còn bận bù đầu vào việc chuẩn bị các văn kiện và việc tổ chức các Đại hội đảng địa phương để chọn người cho Trung ương đảng khóa XIII, dự kiến diễn ra vào tháng 01/2021.

Hơn nữa, nếu ông Trọng đi Mỹ mà không thăm Trung Quốc trước để gặp Tập Cận Bình như ông đã làm năm 2015, trước khi thăm Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama, thì Việt Nam sẽ ăn ngủ không yên với Bắc Kinh.

Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, qua vụ HD-8 và các tầu võ trang hộ tống của Trung Quốc vẫn còn chờn vờn quấy phá vùng Tư Chính thì làm sao mà ông Trọng có mặt nào mà đi Trung Quốc để mất thể diện ?

Trở ngại Việt-Mỹ

Về những khó khăn chưa vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam trong dự kiến ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ để đáp lễ Tổng thống Donald Trump, theo quan điểm của giới chuyên gia, gồm có các vấn đề như sau :

Thứ nhất, Tổng thống Trump đang gặp khó khăn trong nội bộ Tòa Bạch Ốc cũng như trong đảng Cộng hòa. Việc ông Trump sa thải Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm 10/09/2019 được coi như thiếu thống nhất cao độ về chính sách ngoại giao giữa Tổng thống với các cố vấn cao cấp và quan trọng nhất.

Ông Bolton, ngược lại, tuyên bố chính ông là người "từ chức".

Sự mẫu thuẫn này phản ảnh chính sách đối ngoại của Mỹ, sau hơn 2 năm cầm quyền, chính quyền Trump đã thất bại đối với Bắc Triều Tiên, Ba Tư (Iran), Syria, Afghanistan-lực lượng Taleban (hay Taliban), Venezuela, Cuba và Nga.

Thêm vào đó là "cuộc chiến thương mại" chưa có dấu hiệu kết thúc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đe dọa xẩy ra một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu do cuộc chiến này gây ra. Dân tiêu thụ Mỹ đã bắt đấu nếm mùi phải trả thêm tiền cho những món hàng Trung Quốc bán vào Mỹ vì việc tăng thuế nhập cảng của ông Trump.

Thứ hai, trong nội bộ đảng Cộng hòa, một sự rạn nứt đã bắt đầu với ít nhất 3 đảng viên Cộng hòa tuyên bố sẽ tranh cứ chống ông Trump năm 2020. Đó là các cựu Thống đốc South Carolina, Mark Sanford ; cựu Thống đốc Massachusettes, Bill Weld và nguyên Dân biểu Joe Walsh của Tiểu bang Illinois.

Ông Donald Trump cũng chỉ được 39% dân Mỹ tín nhiệm ông làm tốt chức vụ Tổng thống, theo cuộc thăm dò dư luận của CNN/SSRS phổ biến ngày 10/09/2019. Cuộc thăm dò này cũng cho thấy 6 trong số 10 người Mỹ không muốn ông Trump tái tranh cử.

Với những vấn đề đang đe dọa vị trí cầm quyền và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 của ông, việc tiếp ông Nguyễn Phú Trọng không phải là nhu cầu chính trị cần thiết của ông Trump vào lúc này.

Thứ ba, riêng đối với Việt Nam, theo các chuyên gia, chính quyền Trump chưa chuẩn bị xong những chi tiết cần thiết để nâng cấp ngoại giao từ "hợp tác toàn diện" lên "hợp tác chiến lược" với Việt Nam, mặc dù đã có vài cuộc thảo luận ở Hoa Thịnh Đốn vể viễn ảnh này trong thời gian qua.

Trong số những trục trặc, theo Bách khoa toàn thư mở thì : "Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh".

Điều này, nếu diễn dịch ra từ phía Việt Nam thì Mỹ đòi Việt Nam phải có những cam kết hợp tác quốc phòng và quân sự chặt chẽ và lâu dài giữa hai nước.

Bởi vì, theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở thì : "Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự".

Nhưng liệu, nếu đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng có dám ký kết những điều Mỹ đòi hỏi hay không, nhất là yêu cầu mua vũ khí của Mỹ mà Tổng thống Donald Trump đã "rao hàng" công khai tại Hà Nội. Cũng cần hỏi ông Trọng có sợ phật lòng Nga là nước đã và đang cung cấp 90% vũ khí và đạn dược cho Việt Nam ? Nga-Việt còn có cả nhà máy sản xuất vũ khí chung dùng cho khí hậu nhiệt đới.

Hơn nữa, khi Việt Nam theo đuổi chính sách Quốc phòng "3 không" gồm : "không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia" thì liệu Việt Nam có hy vọng gì được Mỹ bào vệ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công quân sự ở Biển Đông ?

Thứ tư, ông Trọng cũng sẽ gặp khó khăn, nếu không thỏa mãn đòi hỏi của Mỹ thì liệu có được Hoa Thịnh Đốn công nhận Việt Nam "có nền kinh tế thị trường" để được hưởng các đặc ân thuế thấp cho các hàng xuất cảng sang Mỹ hay không ?

Cho đến nay, chính quyền cộng sản Việt Nam đã ký "hợp tác chiến lược toàn diện" với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Bách khoa toàn thư mở định nghĩa :

"Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược".

Về hợp tác "đối tác chiến lược", Việt Nam đã ký với : Nhật Bản , Đại Hàn Dân Quốc, Tây Ban Nha, Liên hiệp Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, Liên bang Đức, Ý, Nam Dương, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Pháp, Phi Luật Tân và Úc.

Với những vấn đề nêu trên, dự kiến chuyến đi Hoa Kỳ trong năm 2019 của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng không sáng sủa chút nào, nếu không có những thỏa hiệp giữa Hà Nội-Bắc Kinh về vụ Tư Chính và vấn đề "hợp tác chiến lược" Việt-Mỹ trong những ngày sắp tới.

Phạm Trần

(12/09/2019)

Published in Diễn đàn

Với bản lĩnh giáo điều, bảo thủ và cực đoan ngoại hạng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên công khai chính trị hóa giáo dục để "nhuộm đỏ" thầy cô, học sinh và sinh viên.

Bằng chứng được phơi bầy trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020.

hongchuyen1

Thưa Giáo sư, con nên học gì để không thất nghiệp ? Ảnh GDVN, 10/05/2018

Ông Trọng đã yêu cầu :

"Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên" (TTXVN, 01/09/2019).

Tuy ông không nói ra, nhưng ai cũng biết điều gọi là "truyền thống lịch sử" bao giờ cũng phải ưu tiên ca tụng vai trò giữ nước và dựng nước của Đảng cộng sản Việt Nam và người thành lập đảng là ông Hồ Chí Minh. Ngược lại, mặt trái của "truyền thống" ấy, bao gồm cả những sai lầm và hệ lụy của 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do Đảng cộng sản Việt Nam chủ động lại chưa bao giờ được ghi trong sách sử Việt Nam cộng sản.

Vì vậy cả thầy, cô, học sinh và sinh viên qua nhiều thế hệ đã bị đánh lừa bởi thứ lịch sử một chiều do đảng dựng lên.

Do đó, khi ông Trọng đòi phải giáo dục cả "lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên" là ông muốn tẩy não cả một thế hệ bằng mớ giáo điều cộng sản để làm cách mạng và xây dựng đất nước dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Nhưng ông Trọng lại làm như không biết rằng tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản cho học sinh, từ tiểu học đền lớp 12 là hành động giáo điều, bảo thủ và đầu độc tuổi trẻ. Ông tưởng rằng, càng nhồi sọ sớm bao nhiêu thì càng dễ uốn nắn thiếu niên đi theo lề đảng chăng ?

Không những ông sai mà cả hệ thống giáo dục của đảng cũng sai nên mới có chuyện học sinh, sinh viên Việt Nam không muốn học môn lịch sử vì nội dung thiếu trung thực và đầy rẫy tuyên truyền, khi nào cũng "ta thắng địch thua".

Ông Nguyễn Phú Trọng còn viết trong thư :

"Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp "trồng người".

Nhưng "giữ vững bản lĩnh chính trị" là "chính trị" gì ? Có phải ông đòi mọi người phải tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên định Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tường cộng sản Hồ Chí Minh như quy định trong Cương lĩnh đảng ? Hay ông còn muốn răn đe không được quan liêu, suy thoái đạo đức, tham nhũng, "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" như ông từng ra rả với cán bộ, đảng viên trong 2 năm qua ?

Đối với học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Phú Trọng ngỏ ý :

"Mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, "tôn sư trọng đạo" của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên" như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Tại sao cho đến bây giờ, khi Thanh, thiếu niên thế giới đã ăn sâu, bám rễ với nền khoa học điện tử thay đổi từng giây mà ông Trọng vẫn còn âm u trong cõi vừa "hồng", vừa "chuyên" với tuổi trẻ Việt Nam ? Chẳng lẽ ông lại muốn xiềng xích chân tay họ để ông mặc sức độc tài ở tuổi 75 thời "đổi mới" ?

Trần Đại Quang – Trương Tấn Sang

Vậy ta thử so sánh những lời "đao búa" của ông Trọng với vài bức thư gửi thầy cô, học sinh và sinh viên của hai cố và nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trương Tấn Sang xem khác nhau ở chỗ nào ?

Trong thư phổ biến ngày 31 tháng 8 năm 2018, cố Chủ tịch Trần Đại Quang viết những điều phi chính trị rằng :

"Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, có giải pháp khắc phục hiệu quả những thiếu sót, hạn chế, đưa nền giáo dục nước ta phát triển vững chắc. Chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ; quan tâm hơn nữa con em các đối tượng chính sách, đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi người dân".

Kết luận, ông Quang tâm tình : "Tôi mong các thầy giáo, cô giáo giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học ; các em sinh viên, học sinh phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên, thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt để mai sau cống hiến cho nước nhà".

Ông Trần Đại Quang đã đột ngột qua đời ngày 21/09/2018.

Trong khi đó, trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 – 2016, ông Trương Tấn Sang đã viết như cảm ơn :

"Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, nhất là các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đã vượt lên mọi khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, có những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn cho đất nước. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp "Trồng người" cao cả, hết sức vẻ vang".

Đối với học sinh và sinh viên, ông Sang bắt đầu :

"Các em học sinh, sinh viên yêu quý !

Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Tôi mong các em tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt và rèn luyện tốt để mai này lập thân, lập nghiệp, trưởng thành, góp phần đưa đất nước ta sánh vai với bè bạn năm châu".

Tuyệt nhiên, không thấy hai Chủ tịch nước này viết điều gì "nổ" như ông Trọng.

Những điều trông thấy

Vậy học sinh, sinh viên và lớp thanh niên, thiếu nữ đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thành phần được gọi là "đội dự bị tin cậy của Đảng" đã làm nên cơm cháo gì theo trông đợi của đảng ?

Trong bài viết trên Tạp chí cộng sản, cơ quan ý luận của Đảng, Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, Bí thư thứ nhất của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kiểm điểm thành tích sau 10 năm thức hiện "Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/07/2008 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X" về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, theo Lê Quốc Phong, vẫn còn hạn chế, đó là :

- Việc học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị vẫn chưa đồng bộ, chưa có nhiều giải pháp sáng tạo.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao. Công tác dự báo và nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng cho thanh niên ở nhiều nơi chưa kịp thời ; việc xử lý các vấn đề nổi cộm phát sinh trong thanh niên còn lúng túng.

- Hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn đôi lúc còn chạy theo thị hiếu, phản ánh tiêu cực mà chưa quan tâm định hướng, giáo dục thế hệ trẻ, giới thiệu gương người tốt, việc tốt.

- Việc tổ chức phong trào hành động cách mạng tại một số cấp bộ đoàn còn có biểu hiện dàn trải, hình thức, thiếu kiên trì, thiếu hấp dẫn, mới chỉ thu hút một bộ phận thanh niên tích cực tham gia, kết quả thiếu tính bền vững. Hiệu quả triển khai một số phong trào thi đua không rõ nét, thiếu tính thường xuyên. Chất lượng, hiệu quả công tác giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa cao.

Tổ chức cơ sở đoàn ở một số nơi chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng kết nạp đoàn viên. Công tác quản lý đoàn viên còn lỏng lẻo. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xây dựng, phát triển tổ chức và đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chuyển biến chậm.

Vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, có biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống. Một bộ phận thanh niên yếu thế về cơ hội phát triển. Tình hình vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp.

Trước đó, vào ngày 23/01/2016, tại phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XII, người tiền nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nói thẳng :

"Cần thẳng thắn thừa nhận, công tác giáo dục thanh thiếu nhi vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch ; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Những yếu tố đó tác động mạnh mẽ đến thanh thiếu niên và đặt ra yêu cầu cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ".

Xôi hỏng bỏng không

Trong khi đó, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020", do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 27/12/2018, nhiều thất bại cũng đã được công khai.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh tại Hội nghị : "Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập : Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh dễ bị lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn. Bạo lực học đường diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Sử dụng mạng xã hội chưa đúng mục đích và công tác truyền thông chưa đạt hiệu quả mong muốn...".

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho biết : "Trong khi đó, nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, games online, mạng xã hội nên ngại tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc áp dụng học chế tín chỉ ở cơ sở đào tạo nên không còn mô hình lớp niên chế (có sĩ số ổn định) nên sinh hoạt Chi đoàn theo lớp gặp khó khăn, nhiều sinh viên lơ là sinh hoạt Đoàn, gây khó khăn trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống ở một số trường".

Chỉ ra một số nguyên nhân, Bộ Giáo dục và đào tạo lý giải : "Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế kéo theo những mặt trái đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, tạo ra nhiều nguy cơ, thách thức đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc kiểm soát, ngăn chặn những tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là trên Internet, mạng xã hội rất khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên vẫn còn thiếu thốn…".

Như vậy, điều mà ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần rằng tình trạng "nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị" trong giới thanh niên cần phải được ngăn chặn đã như cơn mưa lũ vỡ bờ.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi nghe ông báo động tại Hà Nội ngày 11/12/2017 rằng : "Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng".

Sở dĩ hàng hàng, lớp lớp thanh niên đã "phai nhạt lý tưởng cách mạng" vì cuộc cách mạng của đảng đã, đang và chỉ để cho đảng viên, nhất là những kẻ có chức và có quyền, có sân chơi để tranh giành quyền lợi và địa vị.

Bằng chứng đã cho thấy càng "hồng" và càng "chuyên" bao nhiêu thì hủ bại tham nhũng, mua quan bán tước, lợi ích nhóm, kèn cựa, cấu xé lẫn nhau, tranh giành quyền lợi càng đẻ ra như dòi bọ làm cho người dân đã nghèo càng nghèo thêm và đất nước đã tụt hậu cảng lạc hậu hơn.

Phạm Trần

(05/09/2019)

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên, kể từ sau ngày bị "đột qụy nhẹ" (minor stroke) trong chuyến thăm Kiên Giang 13-14/04/2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có buổi nói chuyện "trung bình dài" với 392 đảng viên trẻ, nhưng không hề đề cập đến cuộc xung đột chủ quyền với Trung Quốc đang diễn ra ở bãi Tư Chính, Trường Sa.

ho0

Trung ương Đoàn tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh – Qrnh Thanh Niên

Trong phát biểu ngày 27/08/2019, ông Trọng cũng trốn nhắc lớp đảng viên, tiêu biểu toàn quốc về đợt sinh hoạt kỷ niệm 50 năm học và làm theo Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), phải quan tâm đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ngược lại, ông chỉ chú tâm đến tuyên truyền :

"Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng mà phải ngấm vào máu, vào tim vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác, sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại".

"Tinh thần đó không chỉ cần truyền đạt tới tất cả đoàn viên, thanh niên, đảng viên trẻ, mà toàn Đảng, toàn dân ta cũng cần ghi nhớ và thực hiện những điều này".

(Tuổi Trẻ, ngày 27/08/2019)

Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước 75 tuổi thì :

"Đã là đoàn viên, thanh niên cần xung kích, đi đầu, phát huy tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Đảng viên trẻ càng cần gương mẫu, tiên phong hơn nữa, đúng với vai trò, vị trí của đảng viên trẻ Việt Nam, xứng đáng trở thành lực lượng dự bị tin cậy, hùng hậu để bổ sung vào nguồn lãnh đạo của Đảng bộ các cấp".

Nhưng ông Trọng cũng cảnh giác :

"Không phải vào trung ương để cho oai, hay là vào trung ương để kiếm chác cái gì, mà vào trung ương để hi sinh, phấn đấu, để cống hiến, trưởng thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh lên, mỗi đồng chí là một hạt nhân ở trong trung ương".

Nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói thao thao bất tuyệt như thế thì tưởng rằng đất nước không cò chuyện gì phải trăn trở hay lo âu. Nhưng thật ra là ông đã cố tình đánh lừa nhân dân và lòe bịp Thanh niên.

Trong nội bộ, tình trạng Tham nhũng, nhất là "tham nhũng vặt" do cán bộ, đảng viên gây ra và nuôi dưỡng tiếp tục hành dân khốn khổ. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, quyết liệt từ Khóa đảng XI, vẫn ngổn ngang và còn biến dạng chống phá nhau gay gắt hơn giữa các cấp từ Trung ương xuống đến cơ sở.

Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu để lọt vào Trung ương khóa đảng XIII, sẽ diễn ra tháng 01/2021, đã và đang rộn ràng trong đảng khiến ông Trọng phải liên tục cảnh giác :

"Dè chừng dần tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Phải cảnh báo vấn đề này. "Chạy" là không dùng" (VOV (Voice of Vietnam, 21/03/2019).

Nạn cường hào, quan liêu, bóc lột dân bằng mọi hình thức và ăn đủ mọi thứ không phải của mình vẫn tồn tại nghiêm trọng.

Chán Đảng, khô Đoàn

Riêng với Thanh niên, ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần từ năm 2017 về tình trạng ông gọi là "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị".

Ông nói tại Đại hội Đoàn toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022 tại Hà Nội ngày 11/12/2017 :

"Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng".

"Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua vẫn còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc".

 (VietnamExpress)

Ông Trọng còn nói thêm :

"Tình trạng tội phạm và tệ nạn trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, trong khi đó Đoàn còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn rộng nhưng chưa sâu… Bên cạnh đó, một số hoạt động của Đoàn còn nặng về bề nổi, dàn trải và hình thức. Một số phong trào chỉ thu hút được thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững…".

Ông cũng kêu gọi phải tránh "tình trạng 'nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị".

Ông Trọng nói :

"Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, "tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị".

Vậy tình trạng "nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị" có khá hơn trong năm 2019 ?

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) :

"Có điều kiện đi một số địa phương trong cả nước, tôi thấy kết nạp đảng viên mới hiện nay là vấn đề khó khăn ở một số nơi, kể cả những địa phương là cái nôi của cách mạng Việt Nam, kể cả thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Có mấy nguyên nhân quan trọng sau đây : Tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở nhận thức về vấn đề bồi dưỡng quần chúng để kết nạp vào Đảng cũng còn chưa thực sự chú trọng. Nhiều tổ chức, cơ sở Đảng, nhiều chi bộ không quan tâm đến việc kết nạp đảng viên, nên có những chi bộ mấy năm không kết nạp được đảng viên mới nào.

Thực tế những năm qua, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở có những biểu hiện chưa tốt nên việc bồi dưỡng quần chúng kết nạp Đảng cũng chưa tốt.

Về đảng viên, bên cạnh đại bộ phận đảng viên tốt, còn một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là đảng viên cấp cao không có sự nêu gương, nhiều đồng chí bị xử lý kỷ luật, xóa tên ra khỏi Đảng, thậm chí có đồng chí bị truy tố hình sự, vào tù.

Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì…".

Ông Trọng nín thinh

Trong khi đó thì Trung Quốc, nước láng giềng đàn anh mà Cộng sản Việt Nam thường ca tụng "vừa là đồng chí, vừa là anh em" đã bất chấp Công pháp quốc tế và Luật biển Liên Hiệp Quốc 1982, công khai cho tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) xâm nhập thềm lục địa, và bên trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, cách Vũng Tầu 370 cây số về phía Đông nam, từ ngày 03/07/2019.

Sau đó HD-8 rời Tư Chính ngày 07/08/2019 về đảo Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ 1988 để lấy tiếp liệu rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08/2019. Nhưng ít ngày sau, HD-8 lại ngang nhiên di chuyển đến khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 cây số về phía đông nam và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 cây số.

Hành động ngang ngược của Bắc Kinh lần này đã bị Việt Nam chỉ trích đích danh, gửi Công hàm phản đối và yêu cầu rút HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục điều nghiên.

Đây là lần thứ hai, Bắc Kinh đã không coi Việt Nam ra gì. Lần thứ nhất xẩy ra vào tháng 5 năm 2014. Khi ấy, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã ngang nhiên vào tìm dầu phía nam đảo Hoàng Sa, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.

Lực lượng cảnh sát biển có võ trang Việt-Trung đã nghênh chiến nhưng không nổ súng cho đền ngày 16/07/2014 thì Hải Dương 981 rút lui.

Nếu so sánh thì vụ HD-8 ngoan cố và tiềm ẩn nhiều âm mưu của Trung Quốc hơn vụ HD-981, nhưng ngược lại phía cộng sản Việt Nam lại có những hành xử khó hiểu hơn vụ HD-981.

Điểm nổi bật nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã không nói lời nào từ khi xây ra vụ HD-8.

Cả Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XII) cũng không có bất cứ động thái nào.

Ngay đến số 484 Đại biểu quốc hội còn tại chức cũng không ái dám hé răng.

Phản ứng vụ HD-981

Ngược lại, khi xẩy ra vụ HD-981, theo Bách khoa toàn thư mở, đã có những việt đã xẩy ra :

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/05/2014 ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn : Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định : Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước...

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, cho đến ngày 20/05/2014, Việt Nam và Trung Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về Vụ giàn khoan Hải Dương 981 trong đó Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vị trí tranh chấp.

Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 ra thông cáo "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước". 

Ngày 15 tháng 5 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và ngày 20 tháng 5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".

Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5.

Ngày 31/5/2014, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm này, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.

Cũng khác giữa vụ HD-981 năm 2014 và HD-8 năm 2019 trong phản ứng của người dân. Nếu HD-981 đã gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam từ trong nước ra nước ngoài qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống tính ươn hèn và nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam đã để cho Trung Quốc bắt nạt thì năm 2019 đã không có phản ứng dữ dội như thế.

Năm 2014 đã có hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống phá Trung Quốc ở Việt Nam thì năm 2019 chỉ có chừng vài chục người lẻ tẻ. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng không tích cực và hăng hái như năm 2014.

Sự khác biệt rất dễ hiểu vì nhà nước cộng sản Việt Nam đã tỏ ra nhu nhược trước áp lực trắng trợn của Bắc Kinh, nhưng lại hung hăng ngăn chặn và đàn áp dân khi họ chống Trung Quốc.

Do đó, lần này, tuy HD-8 đã vào gần Phan Thiết, người dân cũng mặc thây, cứ bình chân như vại "để cho nhà nước lo", theo ý muốn của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Như vậy, liệu có ai hiểu được tại sao ông Trọng đã khuyên Thanh niên chuẩn bị làm con thiêu thân cho đảng, thay vì kêu gọi họ đoàn kết đứng lên bảo vệ Tổ quốc ?

Hay cái đầu của ông có vấn đề thật, sau cơn "đột qụy" ở Kiên Giang ?

Phạm Trần

(29/08/2019)

Published in Diễn đàn
mercredi, 21 août 2019 06:42

Càng học Bác, càng nhếch nhác

Đảng cầm quyền độc tài, độc đảng cộng sản Việt Nam rất ồn ào về chuyện 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), nhưng càng học Bác, cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền, càng nhếch nhác.

hcm1

Đảng cộng sản Việt Nam đang rất ồn ào về "50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019)

Sau đây là những hậu qủa nhãn tiền :

Trong Di chúc, ông Hồ viết :

"Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Đảng trả lời :

"Trong những năm gần đây, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các Quy định, Điều lệ Đảng, v.v.. cho thấy, vẫn còn một số tổ chức Đảng có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu ; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở, không thống nhất giữa nói và làm. Trong khi đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn ; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ xuất hiện ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty"…

(Tạp chí Tuyên giáo, ngày 10/04/2019)

Hết còn tin Đảng

Trong khi đó, theo Nghị quyết Trung ương 4, Khóa đảng XII thì trong đảng đã có "Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị" như :

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng ; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị ; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng ; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác ; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả ; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra còn : "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm ; hứa nhiều làm ít ; nói một đằng, làm một nẻo ; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác ; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu".

Và : "Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình ; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác. Tham vọng chức quyền", v.v

Tình hình như thế mà Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong bài viết ngày 31/01/2019, lại hồ hởi lạc quan : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" !

Ngược lại, Trương Ngọc Nam (Phó Giáo sư Tiến sĩ), Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại bảo rằng :

"Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đảng cần phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tập trung khắc phục những mặt còn hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái, biến chất, quan liêu, tham nhũng"

(Tạp chí Cộng sản, 02/04/2019).

Như thế là thế nào ? Lãnh đạo nói một đàng, đảng viên làm một nẻo, lỗi tại ai ? Ai nói thật và ai nói dối ?

Thế rồi ông Hồ lại khuyên : "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".

Từ phê bình đến liêm chính

Nhưng tại sao ông Hồ chỉ muốn có "dân chủ trong Đảng" mà không cho toàn dân quyền có dân chủ ? Vì ông độc tài và chỉ muốn đảng do ông lập ra giữ độc quyền lãnh đạo, như đã viết trong Cương lĩnh đảng, Điều lệ đảng và Hiến pháp quốc gia, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Do đó không lạ khi thấy "con cháu Bác" đã quay đầu không nghe Bác như Nghị quyết 4/XII tự khai :

"Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm ; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng".

Như thế thì còn gì là "các cháu ngoan" hay "học trò của Bác" ?, Cán bộ, đảng viên mà hư hỏng như thế thì làm gì có : "Đạo đức và lối sống lành mạnh ; gắn bó mật thiết với nhân dân ; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng", như Điều lệ Đảng năm 2011 đã quy định ?

Tình hình rệu rã, mất định hướng, chia năm xẻ bảy trong nội bộ còn được phản ảnh trong Nghị quyết Trung ương 4, Khóa đảng XII :

"Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Nghị quyết còn cảnh giác rằng :

"Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng ; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ".

Vậy, khi ông Hồ căn dặn : "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" thì đảng đã làm gì để hương linh ông được thảnh thơi ?

Đảng chẳng làm gì cả mà còn tham nhũng ngập đầu từ trên xuống dưới. Mọi đẳng cấp tham nhũng. Lợi ích nhóm, tranh giành quyền lực, chạy chức chạy quyền, xài bằng giả không còn là điều hiếm thấy ở Việt Nam.

Đảng cũng ra lệnh cho cán bộ lãnh đạo, nhất là "cấp chiến lược" phải kê khai tài sản, nhưng khai xong lại trao cho cơ quan chủ qủan, hay cơ sở làm việc để chỉ công khai nội bộ, thay vì công bố cho dân biết thì khai cũng như không.

Do đó, hành động chống tham nhũng mị dân này đã đưa đến kết luận "tình hình vẫn còn nghiêm trọng" từ năm này qua năm khác, kể từ khi có lệnh phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Vẫn trơ như dá

Thế rồi, trước thềm Đại hội đảng địa phương để tiến đến Đại hội đảng tòan quốc Khóa XIII vào tháng Khóa/2021, đảng đã ra rả ngày đêm :

"Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", quan liêu, tham nhũng ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm ; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính".

hcm2

35% bị cáo trong các vụ án tham nhũng năm 2018 là đảng viên - Ảnh Thanh Nien, 05/12/2018

Nhưng vào ngày 16/07/2019, trong kết luận "tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng" Ban Bí thư lại nói toạc móng heo thế này :

"Qua nắm tình hình, ý kiến phản ánh của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và thực tiễn công tác cán bộ những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy : Mỗi khi đến thời điểm chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ... Bên cạnh đó, có nơi, cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp uỷ còn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận ; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung. Cá biệt có nơi người đứng đầu đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không chủ động chuẩn bị người thay thế ; có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền"...

Như vậy là các cấp đảng không còn coi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị ra gì nữa. Các cấp địa phương đã "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi" với Trung ương, nên Ban Bí thư mới cảnh giác :

"Những hạn chế, yếu kém trên đã gây khó khăn, làm mất nhiều công sức của cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng trong công tác cán bộ, tạo dư luận không tốt".

Tốt hay xấu, như đã thấy trước mắt, không còn được ai quan tâm nữa, ngay cả lời Di chúc của ông Hồ nói về Đoàn viên và Thanh niên cộng sản. Ông bảo :

"Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Thanh niên chán Đảng

Nhưng thực tế đã chứng minh thanh niên, thiếu nữ của thời đại Internet Thế kỷ 21 không còn u mê như cha anh họ của thời chiến tranh bị đảng xỏ mũi kéo vào chỗ chết.

Giới trẻ ngày nay đã tỉnh ngộ để nhìn ra sự lừa bịp của Đảng sau 30 năm huynh đệ tương tàn. Rất nhiều người đã nhạt đảng, xa đoàn, không còn muốn gia nhập Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lớp dự bị của đảng.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương, khi được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice Of Việt Nam) hỏi :

VoV : Từ năm 2011-2017, toàn Đảng kết nạp hơn 1,4 triệu đảng viên, nhưng trong giai đoạn này cũng có gần 51.000 đảng viên bị sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên, trong đó gần 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ. Con số này nói lên điều gì, thưa ông ?

Vũ Văn Phúc : Việc kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng  và đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng là việc làm bình thường, thường xuyên của một Đảng chân chính. Những con số trên cho thấy, số quần chúng ưu tú được kết nạp trong 6 năm qua vẫn lớn hơn 23 lần so với số đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên hay khai trừ.

Song, con số gần 51.000 đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên, trong đó gần 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ trên tổng số gần 5 triệu đảng viên là con số quá lớn đối với một Đảng. Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền mà con số bị xóa tên và kỷ luật nhiều như vậy là điều đáng buồn.

VoV : Số lượng kết nạp đảng viên mới tăng nhanh, nhưng thực tế ở nhiều nơi, công tác phát triển đảng vẫn là một thách thức lớn, có chi bộ 5 năm liền không kết nạp được đảng viên nào. Lo ngại hơn là một bộ phận thanh niên ngại vào Đảng. Theo ông, nguyên nhân của vấn đề trên do đâu ?

Vũ Văn Phúc : Có điều kiện đi một số địa phương trong cả nước, tôi thấy kết nạp đảng viên mới hiện nay là vấn đề khó khăn ở một số nơi, kể cả những địa phương là cái nôi của cách mạng Việt Nam, kể cả thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Có mấy nguyên nhân quan trọng sau đây : Tổ chức Đảng từ trung ương tới cơ sở nhận thức về vấn đề bồi dưỡng quần chúng để kết nạp vào Đảng cũng còn chưa thực sự chú trọng. Nhiều tổ chức, cơ sở đảng, nhiều chi bộ không quan tâm đến việc kết nạp đảng viên, nên có những chi bộ mấy năm không kết nạp được đảng viên mới nào.

Thực tế những năm qua, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở có những biểu hiện chưa tốt nên việc bồi dưỡng quần chúng kết nạp vào Đảng cũng chưa tốt.

Về đảng viên, bên cạnh đại bộ phận đảng viên tốt, còn một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là đảng viên cấp cao không có sự nêu gương, nhiều đồng chí bị xử lý kỷ luật, xóa tên ra khỏi Đảng, thậm chí có đồng chí bị truy tố hình sự, vào tù.

Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì… (hết).

Ngay đến việc học về Chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là môn bắt buộc, nếu muốn có bằng khi tốt nghiệp, sinh viên đã phải "ngậm đắng nuốt cay" bước qua cầu để quên đi mau chóng. Không ai muốn nhắc lại hay đeo vào thân làm gì.

Tình trạng tương tự cũng xẩy ra cho công tác "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" sau 3 năm, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị (khóa XII).

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nêu ra những mặt hạn chế, yếu kém của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị như :

"Chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn nội dung đột phá để thực hiện Chỉ thị ; những vấn đề bức xúc, nổi cộm chưa được quan tâm đúng mức ; còn lúng túng, chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện…Việc cảnh báo, phòng ngừa sai phạm thiếu kịp thời ; chưa phát hiện sớm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, dẫn đến vi phạm kỷ luật đảng hoặc bị xử lý theo pháp luật".

Như vậy thì nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đã nát chưa, hay mới mục thôi ?

Nếu vẫn còn khỏe và anh hùng như vẫn tuyên truyền thì hà cớ chi chưa dám "truy tố" Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc hay Tòa Hòa giải Quốc tế về vụ đem tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 và nhiều tầu chiến hộ tống vào Bãi Tư Chính, bên trong thềm lục địa của Việt Nam, cách Vũng Tầu 370 cây số, từ ngày 03/07/2019 ?

Nên nhớ, trong Di chúc, ông Hồ còn căn dặn rằng :

"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Vậy ông Nguyễn Phú Trọng và toàn Đảng cộng sản Việt Nam hãy đấm ngực xét mình xem đã làm được điều ông Hồ mong ước chưa ?

Nếu chưa thì hãy ngồi xuống cho dân đứng lên.

Phạm Trần

21/08/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 15 août 2019 22:48

Nói dóc vượt chỉ tiêu

Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám. Gọi vậy là "ngoa ngôn", là "đại ngôn", vì "cách mạng" là phải thay đổi hẳn chế độ cai trị, đổi mới hoàn toàn bản chất chế độ, đem lại dân chủ, tự do cho mọi công dân, quyền tự do bình đẳng trong kinh doanh, cốt lõi là tự do ngôn luận, tự do báo chí. 

Ông lý luận nguyên văn như sau :

Gọi là cách mạng trước hết là không chính xác. Cách mạng là một cuộc thay đổi chế độ trong đấu tranh quyết liệt, thường có bạo lực chống đối, giằng co nhau, có đổ máu, như cách mạng ở Pháp, ở Hoa Kỳ mà ông Hồ chí Minh đã dẫn ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

Biến cố gọi là Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam hoàn toàn không đổ máu, không có đấu tranh giằng co bằng bạo lực quyết liệt. Chính quyền thực dân Pháp đã bị phát xít Nhật lật đổ ngày 9/3/1945 trong một cuộc đảo chính nhẹ nhàng. Trước đó cả Đông dương thuộc Pháp đã đầu hàng phát xít Đức, Việt Nam trở thành thuộc địa của nước Pháp thua trận đã đầu hàng phát xít, cho nên bị khối Đồng minh xếp vào loại bị quân Đồng minh là quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng để giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân đội Trung Hoa vào miền Bắc, quân Anh vào miền Nam.

Việt Nam trở thành đất trống về quyền lực cai trị, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập được 6 tháng còn non yếu, tuy về danh nghĩa đã giành được nền độc lập từ tay phát xít Nhật đã buông súng đầu hàng Đồng minh. Do sức ép của quần chúng xuống đường theo lời hiệu triệu của Mặt Trận Việt Minh do đảng CS Đông Dương tổ chức ra. Vua Bảo Đại thoái vị nhanh chóng, bày tỏ niềm vui "từ bỏ ngai vàng để trở thành một công dân tự do".

Ông Bùi Tín (29/12/1927 – 11/08/2018) là nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật, đã xin tị nạn chính trị ở Pháp tháng 09/1990 nhân khi sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo), báo của Đảng cộng sản Pháp.

Thân phụ ông là cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cướp giữa ban ngày

Vậy việc ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã thay Vua Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim để đưa đất nước vào vòng loạn ly trong 30 năm (1945-1975) đã xẩy ra trong trường hợp nào ?

Trước hết nên biết, chính phủ Đế quốc Việt Nam, còn được gọi là Nội các Trần Trọng Kim, hay Chính phủ Trần Trọng Kim, do phát xít Nhật dựng lên ở Việt Nam năm 1945, do học giả Trần Trọng Kim thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, ra mắt ngày 19/04/1945. Danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn, sau Tuyên cáo Việt Nam độc lập vào ngày 11/03/1945 (Theo Bách khoa toàn thư mở).

Để hậu thuẫn chính trị cho Chính phủ cụ Trần Trọng Kim và mừng độc lập hoàn toàn, thâu hồi toàn vẹn lãnh thổ, Tổng hội Công chức đã tổ chức cuộc biểu tình chiều ngày 17/08/1945.

Nhà văn, nhà biên khảo Đoàn Thêm, một công chức cao cấp thời bấy giờ đã tham dự cuộc biểu tình. Ông viết lại trong hồi ký "Những ngày chưa quên" như sau :

"Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17/8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet.

Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên... Mây xám giãn dần ; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh : "mặt trời tỏ, một điềm vui… Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ-quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim…".

Hoan-hô ! V.N. độc-lập muôn năm !

Hoan-hô Việt Minh ! (Việt Minh)

Những tiếng sau là của kẻ nào lén vào hàng ngũ công-chức. Những người quanh đó sửng-sốt ngơ-ngác… Còn đa-số vẫn mải reo to : Hoan hô V.N. muôn năm".

Tác giả Đoàn Thêm viết tiếp : "Rồi đoàn biểu-tình được lịnh chuyển bước tuần-hành qua nhiều đường lớn, nhưng mỗi lúc những tiếng lạ tai khi nãy lại được gào thét nhiều hơn. Tới ngã sáu Cửa-Nam, vài anh áo cộc quần đen, chắc chắn không phải là công-chức, vừa chạy vừa phất là cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng, anh khác giơ một vật ít thấy có cỏ thời đó là khẩu súng lục, bắn vài phát chỉ-thiên như để thị-uy : anh em hãy cùng chúng tôi hô Mặt Trận Giải Phóng muôn năm !

Vài công-chức, có lẽ hoảng sợ quá, đành "muôn năm" theo một các gượng-gạo và máy-móc. Mấy cảnh binh đứng cạnh dọc đường lấm lét hỏi nhau với vẻ kinh ngạc, nhưng không can thiệp, tuy nhiều đám người khác trên các vỉa hè cũng nắm tay giơ chào như Phát-xít Ý, và hoan hô một đoàn-thể mà nhân-viên công-lực cũng không biết là gì.

Nhưng cần chi biết ? Hàng chục, hàng trăm, rồi hàng ngàn người cứ việc "muôn năm" mãi cho tới khi giải-tán, vào khoảng sáu bảy giờ chiều.

Ông tham Đ dừng lại hỏi ông phán N : tưởng là bìểu-tình hoan-hô Trần-Trọng-Kim, mà chẳng thấy ai kêu cụ Trần cả ? V.N. chứ sao lại mặt-trận Việt Minh ? Một số ông nữa xen vào câu chuyện : ai bảo hoan-hô như thế, bây giờ còn băn khoăn ? Người ta hô, thì làm sao khác được ? – Thôi, nó bắn, ông mất hết vía rồi ! 

Mất vía còn ít. Như thế này thì mất cả những gì đáng quí hơn tâm hồn tham phán. Đó là cảm-tưởng sám ngắt như trời mây phủ, nó theo đuổi tôi trên lối về nhà. Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc khó ngủ, vi đầu óc rối ren như cảnh đã mục-kích ban trưa, và như cảnh hỗn độn mà tôi ngại cho những ngày sắp tới".

(theo Phạm Cao Dương trong "Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại").

"Lúc đó, hàng vạn người đứng đầy đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, công chức thì mặc áo trắng. Tôi còn nhỏ mới 13 tuổi, hôm đó tôi mặc áo đen nhưng cũng len vào xem thế nào, thì thấy không khí rất nhốn nháo, vì mọi người đã có kế hoạch là phá cuộc mít tinh này.

Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng giương cờ đỏ sao vàng và hô to "Ủng hộ Việt Minh". Họ tạo ra một sự hỗn loạn cực độ phá vỡ chương trình tổ chức. Ban tổ chức cố gắng lập lại trật tự nhưng không thể nào kiểm soát nổi tình hình".

Khi ban tổ chức cuộc mít tinh nói trên mới tuyên bố lý do, người của Việt Minh xông lên giành micro. Hai phụ nữ là Kiều Trang (Từ Trang Anh, thành viên đội cứu quốc thành Hoàng Diệu) và Nguyễn Khoa Diệu Hồng (thành viên Đảng Dân chủ) lên sân khấu thông báo Nhật đã đầu hàng, kêu gọi đồng bào ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền, giành độc lập.

Tiếp theo, nhiều đội viên đội danh dự của Việt Minh xông lên khán đài, cầm súng ngắn trong tay dồn các viên chức Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn do Nhật dựng lên) vào một góc, hạ cờ Đế quốc Việt Nam xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên. Từ trên tầng hai Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng to, rộng được buông xuống.

Sau đó, ông Nguyễn Khang – Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phát biểu kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời kết tội Chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam phục vụ quyền lợi nước ngoài và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc.

"Ngay sau đó, một thành viên trong đội danh dự đã lấy từ trong người ra lá cờ đỏ sao vàng to, có cán, quay đầu hô "tiến lên", do tôi đứng ở cuối đoàn nên khi quay đầu trở thành người dẫn đường. Hàng vạn người tham dự mít tinh cũng xoay người theo. Cả đoàn đi về hướng Tràng Tiền. Đi đến đâu, người dân từ hai bên đường gia nhập đến đó. Vừa đi, mọi người vừa hô "Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập…".

"Sáng ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các ủy viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. Cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng. Hội nghị của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng mở rộng được triệu tập, ngay sau đó quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8.

Sáng 19/8/1945, cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn (Hà Nội) do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945".

Như vậy thì có cướp hay không cướp ? Khởi nghĩa hay cách mạng gì mà không có tiếng súng và máu đổ, bất chiến tự nhiên thành thì có phải là "ăn may" hay"phỗng tay trên" quyền bính của một chính quyền hợp pháp không ?

Bằng chứng "cướp" của Việt Minh-Hồ Chí Minh còn được Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu kể lại :

"Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất Việt Nam không còn người Pháp cai trị. Ngày 11/3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. tháng 4/1945 giải tán triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15/8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17/8 Chính quyền Hà nội tổ chức mit tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của Việt Minh (Việt Minh) "cướp" đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo Việt Minh. Từ trước ngày 17/8 thủ tướng Trần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của Việt Minh tại Hà nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của Việt Minh tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho Việt Minh một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện Việt Minh từ chối với tuyên bố là Việt Minh đủ lực lượng để "cướp" toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.

Ngày 19/8 Việt Minh "cướp" chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc "cướp" chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc "cướp" này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối. Ngày 25/8 vua Bảo Đại thoái vị".

(Trích Bauxite Việt Nam, ngày 18/08/2016)

Giáo sư Cống, 82 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước cộng sản Việt Nam, nhưng sau khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên án những sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ũng hộ đa nguyên đa đảng.

Ông thông báo từ bỏ Đảng cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016.

Giáo sư, Tiến sĩ Sử học Phạm Cao Dương bổ túc thêm :

"Trong năm lần gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền từ đó một mình lãnh đạo đất để thực hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu hỏi do chính Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do đó đã xảy ra".

(Trích "Trước khi bão lụt tràn tới - Bảo Đại, Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam (9/3/1945 - 30/8/1945)", Phạm Cao Dương, Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017)" 

Như vậy thì còn chối vào đâu được nữa mà Tuyên giáo Đảng cứ ồn ào để đổi trắng thay đen mãi ?

Nhưng cũng thật khôi hài, trong chỉ thị tuyên truyền Cách mạng tháng Tám lần thứ 74 năm nay 2019, Tuyên giáo đã yêu cầu :

"Tuyên truyền khẳng định giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám, trong đó có các vấn đề "nắm bắt thời cơ", "chuẩn bị lực lượng", và "sẵn sàng chớp thời cơ" làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám".

Như vậy rõ ràng thì từ "nắm bắt" đến" chuẩn bị" để "chớp thời cơ" đã phản ảnh đúng diễn tiến mà đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện để "cướp chính quyền Trần Trọng Kim" trong cuộc biểu tình của Công chức ngày 17/08/1945.

Chữ nghĩa vì vậy đôi khi cũng vận vào người như một định mệnh của những kẻ nói phét.

Phạm Trần

(15/08/2019)

Published in Diễn đàn
mercredi, 31 juillet 2019 23:27

Đảng - Văn nghệ sĩ và tiền

Nếu đem câu nói "Dân tộc nào có Văn hóa ấy" gán cho 96 triệu người dân Việt Nam đang ngoi ngóp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật hiện nay thì rất oan, vì người dân chẳng có trách nhiệm gì với cái thứ văn nghệ được Đảng chỉ huy và nuôi ăn 85 tỷ đồng.

huuthinh1

Câu nói khó quên của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch 20 năm Hội Nhà văn, Chủ tịch tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật - Ảnh minh họa

Theo thừa nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch 20 năm Hội Nhà văn, Chủ tịch tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật thì các hội vẫn tiếp tục được nhà nước hỗ trợ. Ông hân hoan nói : "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta".

Ngân sách nhà nước bỏ ra nuôi ăn khoảng 40,000 hội viên là 85 tỷ đồng mỗi năm. Ông Hữu Thỉnh đã kể lể tại lễ tổng kết hoạt động của Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật ngày 09/01/2019, rằng : "Năm 2018 là năm Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng là một năm nhiều thử thách. "Đất nước phát triển thuận lợi nhưng chúng ta thì khó khăn vô cùng, đến mức bị đặt vào tình thế "tồn tại hay không tồn tại" (Tuổi Trẻ online, 09/01/2019).

Theo Tuổi Trẻ thì : "Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ".

Theo ông Hữu Thỉnh thì đây là : "Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi : tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa".

Ông nói : "Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu. Bao thế hệ tài năng, hết lòng vì đất nước !"

Ông Thỉnh cho rằng nếu Nhà nước quyết làm theo đề án này nghĩa là sẽ "biến đội quân sáng tạo tinh thần cho đất nước chỉ lo kiếm sống "… Như vậy thì Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được. Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", "mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân".

Ông thê thảm hóa rằng : "Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước".

Vì vậy, vẫn theo Tuổi Trẻ, "ông cùng các lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã kiên trì trình bày những trăn trở này với lãnh đạo cao nhất".

Cuối cùng, ông Thỉnh đã toại nguyện với khoản tiền trợ cấp 85 tỷ đồng. Ông đã hí hửng nói với các nhà văn : "Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực chất là Nhà nước nuôi… Nhà nước nuôi anh em chúng ta".

Văn chương - nô dịch

Với nội dung câu chuyện kể của ông Hữu Thỉnh thì đồng tiền đã được lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sử dụng để nắm đầu văn nghệ sĩ Việt Nam. Nhưng từ trước tới nay đảng vẫn chi tiền nuôi ăn các tổ chức ngoại vi của đảng gồm Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…

Ngoài ra ngân sách còn đài thọ hoạt động cho 28 Hội "đặc thù khác" của đảng, trong đó có Hội Nhà báo và Hội Nhà văn.

Tổng kinh phí được phổ biến năm 2014 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Viet Nam Institute for Economic and Policy Research-VEPR) đưa ra là khoảng 14.000 tỉ đồng.

Nhưng nếu tính thêm trị giá đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác thì chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm từ 45.600 đến 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% Tổng sản lượng nội địa.

Như vậy, rõ ràng các Tổ chức được gọi là "quần chúng" lại không phải của dân, do dần và vì dân mà do đảng lập ra để phục vụ cho quyền lợi của đảng

Điều lệ của "Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam" (Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật) là bằng chứng tay sai của Tổ chức này :

"Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Liên hiệp tổ chức, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và theo nguyên tắc :

a) Tự nguyện, tự quản :

b) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch :

c) Không vì mục đích lợi nhuận :

d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Liên hiệp.

2. Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm của một tổ chức thành viên Mặt trận theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương, dân chủ.

Ngoài vai trò tay sai công khai, hoạt động của Tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật quy định ở Điều 2 nguyên văn như sau :

Điều 2 : Tôn chỉ, mục đích

"1. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các tổ chức thành viên có cùng tôn chỉ, mục đích, có tư cách pháp nhân, phạm vi hoạt động trong cả nước, gồm : các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các Hội Văn học nghệ thuật địa phương) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Mục đích của Liên hiệp là tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các Hội Văn học nghệ thuật để phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây dựng, phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Vậy thế nào là "sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" ?

Đó là thứ văn học nghệ thuật "của đảng, do đảng và vì đảng" cho nên nền văn học Việt Nam cứ mãi dậm chân tại chỗ để tiếp tục đi theo lối mòn một chiều, khô cứng và giáo điều của Tuyên giáo Đảng. Đó còn là thứ Văn học đang "đứng trơ vơ" như "con lạc chợ" giữa sau chiến tranh và thời kỳ hơn 30 năm được gọi là "đổi mới, hội nhập".

Từ lâu, giới lãnh đạo Văn nghệ đảng đã than phiền "vì sao Nhà văn thì nhiều : Tác phẩm in ra cũng không đếm hết mà vẫn chưa có Tác phẩm đỉnh cao" tiêu biểu cho thời đại vươn lên và hội nhập của toàn dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng" ?

Thắc mắc này đã được Nhà Thơ Hữu Việt ghi lại trên báo Nhân Dân của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ngày 25/07/2019, trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh và Nhà phê bình Văn học, Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng.

Nguyên văn :

Nhà thơ Hữu Việt : "Từ những năm 80 trở về trước, chúng ta dễ dàng gọi ra một dòng văn học chủ lưu, đó là văn học về chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm về dòng văn học chủ lưu đã thay đổi. Có ý kiến cho rằng đó là dòng văn học đổi mới, được thai nghén và khởi đầu từ năm 1986. Nhưng hơn 30 năm đã qua, bình tĩnh nhìn lại thì liệu đây có phải dòng văn học chủ lưu hay không ?"

Nhà phê bình văn học Đinh Xuân Dũng : Thời gian vừa qua, do công việc nên tôi đọc khá nhiều tác phẩm văn học và nghĩ cũng nhiều. Chỉ từ tháng 10-2016 đến nay, tôi đọc khoảng 360 tác phẩm thuộc tất cả các thể loại, điều này không phải để khoe mà để nói lên băn khoăn, rằng, so với dòng văn học chủ lưu thời kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì cho đến hiện tại, văn học Việt Nam vẫn chưa định hình vì quá trình tìm kiếm của nó vẫn chưa kết thúc. Đây là giai đoạn quá độ hết sức vất vả, khó khăn, tự tìm kiếm mình, thể hiện qua bốn xu hướng. Thứ nhất, nỗ lực tiếp nối những thành tựu và những giá trị bền vững của văn học thời kỳ chống Mỹ. Thứ hai, nỗ lực vượt qua hạn chế về lịch sử của giai đoạn đó, đổi mới sáng tác : những ai vượt qua được chính mình thì sẽ có chỗ đứng trong văn học. Thứ ba, cố gắng hiện đại hóa văn chương, nhưng con đường này còn đang đi nửa chừng nên chất lượng và hiệu quả nghệ thuật không cao. Và xu hướng thứ tư, những sáng tác tưởng rằng đổi mới, nhưng thực chất bế tắc, lúng túng không tìm ra đường đi trúng của văn học, rơi vào sự tầm thường, tẻ nhạt.

Cả bốn quá trình này đều đang diễn ra nên chưa thể khẳng định xu hướng nào sẽ phát triển trở thành dòng chủ lưu.

Nhà thơ Hữu Thỉnh : "Còn theo tôi quan sát, dòng chủ lưu của văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Một tâm trạng chung là ai cũng khao khát, cũng trằn trọc để tự vượt, tự đổi mới. Có nhiều khó khăn, nhất là về đời sống, nhưng sách vẫn ra nhiều, và có những sách hay. Nhất là về đề tài lịch sử, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Có nhiều tác phẩm trực diện đi vào những vấn đề trung tâm hiện nay là đạo đức xã hội, chống tha hóa, chống suy thoái, chống tham nhũng, khắc phục bệnh cửa quyền, xa dân, mất dân chủ. Đồng thời cũng cho ta thấy biết bao nhân cách đẹp đẽ, vững vàng, đáng trân trọng. Ở đây có vấn đề đánh giá và khả năng đánh giá. Cả một rừng sách, khó có nhà phê bình nào có thể bao quát được tất cả. Cũng có những tác phẩm công phu, những phát hiện mới mẻ nhưng ít được biết đến, hoặc đánh giá chưa đúng mức".

Nghe ông Hữu Thỉnh nói "văn học nước ta hiện nay là yêu nước, nhân văn và dân chủ" mà chói tai vì hoàn toàn sai sự thật. Nếu yêu nước là "yêu xã hội chủ nghĩa" : nhân văn phải là thứ "văn hóa của con người Cộng sản" và dân chủ là thứ "xin cho" như đang diễn ra ở Việt Nam thì đó là thứ "văn học xếp hàng kiểu tem phiếu của thời kỷ bao cấp".

Trả lời của 20 ngòi bút

Bằng chứng lời nói của ông Hữu Thỉnh là bâng quơ theo "lề đảng" đã bị lật tẩy trong tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn của 20 cấy bút nổi tiếng ngày 11/05/2015.

Tuyên bố bắt đầu rằng : "Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam, đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy".

"Đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản".

"Nhận thấy khả năng thay đổi trên càng không thể xảy ra khi lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã tự tiện tước quyền tham gia Đại hội lần 9 sắp tới của chúng tôi với lý do chúng tôi là thành viên của một ban vận động thành lập một văn đoàn tương lai – đó là việc làm vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút".

"Chúng tôi tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay, 11 tháng 5 năm 2015".

Theo tin của Hội Nhà văn Việt Nam của đảng vào thời ký đó thì : "Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/5/2015, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia Văn đoàn độc lập.

Chín người này là Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.

Tổ chức Văn đoàn độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cuộc vận động từ năm 2014 đã đưa ra lời kêu gọi về "quyền tự do sáng ác và công bố tác phẩm".

Trong số các Nhà văn, Nhà Thơ ký tên ra khỏi Hội Nhà văn từ lúc đầu có những người nổi tiếng như Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, Trần Kỳ Trung v.v…

Kiểm soát văn nghệ sĩ

Sau khi có số đông Văn nghệ sĩ bỏ hàng ngũ và bỏ đảng, Ban Tuyên giáo đã yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo rút tất cả các Tác phẩm của Văn đoàn Độc lập khỏi chương trình Giáo dục.

Vào thời điểm đó, Nhà văn "ly khai" Phạm Đình Trọng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỷ tiếng Việt (VOA) : "Đây là một quyết định của Ban Tuyên giáo, một việc làm nhỏ nhen, hẹp hòi và phi chính trị, vì một nền chính trị lành mạnh thì phải hướng đến nhân dân, hướng đến một nền văn hóa của nhân dân chứ không phải là của đảng phái, phe nhóm vì đó không phải là một chính trị chân chính".

Trong khi đó, Tuyên giáo đảng đã ra lệnh theo dõi biến chuyển tư tưởng trong giới Văn nghệ sĩ, hệt như theo dõi tư tưởng đảng viên, kể cả trong lực lượng Võ trang Nhân dân (Quân đội, Công an và Dân phòng) để ngăn chận "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong hàng ngũ.

Lệnh theo dõi văn nghệ sĩ đã được ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở từ năm 2018, nay được lập lại ngày 17/07/2019, vào dịp có Hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Ông Hùng ra lệnh cho Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật phải : "Không ngừng động viên văn nghệ sĩ tham gia hưởng ứng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước : về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Ông bảo : "Các Hội cần duy trì chế độ báo cáo thường xuyên đối với Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Văn hóa - Văn nghệ) : chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của đội ngũ văn nghệ sĩ, kịp thời phát hiện những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong lĩnh vực hoạt động của hội".

Ngoài ra, ông Lê Mạnh Hùng cũng không tiếc lời chê trách những thiều sót, bất cập của tổ chức Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật không "ăn khớp" với yêu cầu của đảng. Ông nói : "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác văn hóa, văn nghệ trong thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục như : thiếu cán bộ lãnh đạo văn nghệ chuyên trách, có uy tín cao về nghề nghiệp và quy tụ được hội viên : thực tiễn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các hội có uy tín, kinh nghiệm quản lý tuổi đã cao, đến đại hội tới thực hiện chuyển giao thế hệ đang gặp khó khăn về nguồn cán bộ đủ tầm thay thế : chất lượng hội viên và việc phát triển hội viên, nhất là hội viên trẻ đang là vấn đề khó khăn xuất hiện ở một số hội…"

Đặc biệt, ông Hùng còn nói có hiện tượng : "Một số văn nghệ sĩ chưa đề cao trách nhiệm xã hội, công dân, có những phát ngôn, viết hồi ký, sách, báo bộc lộ sự dao động, hoài nghi về lý tưởng và niềm tin về sự phát triển của đất nước trong vận hội mới.

Thiếu vắng những tác phẩm tâm huyết, có giá trị lâu bền, những cá tính sáng tạo độc đáo, nhất là ở các tác phẩm văn xuôi và thơ. Tác phẩm ít có chiều sâu về tư tưởng, giá trị nhân văn nhưng lại được truyền thông quảng bá rộng rãi, tác động không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, nhất là giới trẻ. Trong sáng tác còn có biểu hiện dễ dãi, thiếu tính chuyên nghiệp, chiều theo thị hiếu tầm thường".

Như vậy là hỏng bét rồi còn gì ? Số tiền 85 tỷ bạc cấp cho Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật hàng năm chi tiêu ra sao mà "xôi hỏng bỏng không" như thế ? Khoản 85 tỷ đồng đâu phải là nhỏ hay tiền chùa mà là của công sức lao động của nhân dân góp lại.

Chẳng nhẽ câu nói hân hoan "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta" của Chủ tịch Hữu Thỉnh không động viên được các Văn nghệ sĩ giúp đảng vui lòng hay sao mà để cho Phó trưởng Ban Tuyên giáo Lê Mạnh Hùng phải nặng lời như tát nước vào mặt như thế ?

Phạm Trần

(31/07/2019)

Published in Diễn đàn
jeudi, 25 juillet 2019 16:40

Khôn nhà dại chợ

Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam từng quay lưng đàn áp dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì nay dân cũng ngoảnh mặt với Đảng trong vụ Trung Quốc đem tầu thăm dò dầu khí vào hoạt động công khai sâu bên trong vùng "đặc quyền kinh tế", cách Vũng Tầu dưới 370 cây số về hướng đông nam.

khonnha1

Tàu Hải Dương 8 (bên phải) và tàu hộ tống của Trung Quốc đã có hoạt động xâm phạm vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông - Ảnh ANTĐ 25/07/2019

Sự kiện này xẩy ra từ ngày 03/07/2019 khi hình ảnh tầu thăm dò có tên là Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Quốc bị nhận diện ở vùng biển bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank).

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam thì ngoài Tư Chính, khu vực tầu Trung Quốc xâm nhập còn có các bãi Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam (Vietnam Express, 23/07/2019).

Một công bố hôm 16/07/2019 của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative-AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và những vấn đề quốc tế (Center for Strategic and International Studies-CSIS) ở Washington DC thì ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.

Vài ngày sau có tin số tầu của Trung Quốc tăng lên 9 và một số tầu đánh cá ngụy trang của lực lượng gọi là "dân quân biển" có võ trang cũng hiện diện để chứng minh "quyền chủ quyền" của Bắc Kinh.

Để phản ứng lại , theo AMTI, Việt Nam đã gửi tốc hành hai tàu, KN 468 và KN 472, từ Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7. Sau đó có tin 4 tầu Cảnh sát biển của Việt Nam đã có mặt đối đấu với các tầu Trung Quốc, nhưng xung đột chưa xẩy ra.

Tàu Hải Dương 8 đang thực hiện hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.

Tin dầu khí cho hay hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.

Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Trong khi đó một trong các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc, chiếc Haijing 35111 đã đi tuần ở khu vực từ ngày 16/06/2019, nhằm đe dọa lô dầu khí 06-01 (DK-1) của Việt Nam, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính.

Theo tài liệu của AMTI thì lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.

Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.

Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.

Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.

Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) được công ty Nga thuê đang tiến hành công tác khoan.

Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06-01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cách bờ khoảng dưới 370 km.

Im lặng vì "đại cục" ?

Tình hình khẩn trương như thế nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã im hơi lặng tiếng suốt 13 ngày. Cho đến ngày 16/07/2019 mới cho bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói "lửng lơ" với báo chí tại Hà Nội :

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".

Đưa ra tuyên bố như vậy rõ ràng phía Việt Nam đã không dám chỉ đích danh Trung Quốc là nước đã xâm nhập tìm dầu bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam.

Chuyện né tránh vô duyên này cũng giống như khi tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu hải quân Trung Quốc đâm chìm, tấn công, giết người, cướp đoạt tài sản thì báo chí chỉ dám nói "tầu lạ" hay "tầu nước ngoài". Các viên chức biên phòng và cảnh sát biển cũng ăn nói như những người không biết chữ, cứ như sợ nói đến Trung Quốc là phạm húy.

Cùng một cung cách cúi mặt sợ Bắc Kinh, Ban Tuyên giáo đảng đã cấm báo chí đưa tin hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc. Nhưng rất may, người dân Việt Nam đã được các báo đài phát thanh quốc tế như VOA, BBC, RFI, Úc, Nhật, mạng xã hội và bloggers (nhà báo "lề dân" tự do) giúp biết tin nhanh chóng và toàn diện các diễn biến ở vùng biển Tư Chính.

Nhưng khi một Đảng cộng sản cầm quyền có trên 4 triệu đảng viên, trên 5 triệu người của lực lượng võ trang gồm quân đội, cảnh sát và dân quân (bán quân sự), 11 triệu cán bộ-công chức ăn lương, kể cả Bộ Chính trị 16 người do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, có quyền tuyệt đối và toàn diện, mà không một ai dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thế là cái gì, họ đại diện cho ai để lãnh đạo đất nước này ?

Hèn chi khi Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ở Singapore ngày 07/11/2015 rằng "những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại" thì lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không dám ra mặt phản bác mà chỉ để cho Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên tiếng.

Ngày ấy (12/11/2015), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đọc tuyên bố của Chính phủ :

"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông ; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới".

Nhưng không phải chỉ tứ bề yên ắng lạnh lẽo như thế. Ngay cả ở Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước ; các tổ chức ngoại vi của đảng như : Mặt trận Tổ quốc, Tổng công đoàn Việt Nam ; Hội Nhà văn ; Hội Nhà báo ; Liên hiệp các Hội văn học-nghệ thuật ; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v… cũng không có mống nào dám há mồm bảo vệ biên cương, biển đảo nhưng lại rất mau miệng vòi vĩnh bổng lộc và nhanh tay nhận tiền nuôi ăn hàng tháng từ tiền đóng thuế của dân.

Từ Ngân đến Thưởng

Ngay đến Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi được Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh ngày 12/07/019, đã năn nỉ, ỷ oi rằng :

"Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước. Hai bên cần tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được ; kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ; xử lý tốt vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân ; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông ; thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển theo lộ trình đã thống nhất, cố gắng tạo đột phá trong đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2020" (TTXVN, 12/07/2019).

Bà Ngân đã cầm đầu đoàn Quốc hội thăm Bắc Kinh vào đúng lúc tình hình ở bãi Tư Chính sôi sục trước hành động lấn biển để cướp tài nguyên Việt Nam của Trung Quốc, nhưng bà Ngân không dám nói đích danh vụ Hải Dương 8 hay đòi Tập Cận Bình ngưng hành động trái phép này.

Vì vậy, đáp lại xin xỏ của bà Ngân, TTXVN tường thuật :

"Về vấn đề này, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên cùng nhau phối hợp trên tinh thần xây dựng. Ông Tập Cận Bình bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát, nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước ("đại cục" là công cuộc to lớn).

Nhưng "đại cục" là cái quái gì mà lãnh đạo Việt Nam, từ bao lâu nay, chỉ biết cúi đầu để cho Trung Quốc mặc sức nắm tóc quay như con dế từ đất liền ra biển cả ?

Chẳng nhẽ vì miếng mồi "4 tốt", láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" của Trung Quốc mà bà Ngân đã mềm nhũn người ra trước họ Tập, hay vì Việt Nam đã bị nhốt vào bẫy "16 vàng" : "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" của Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân trao cho ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam, trong mọi trường hợp, phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh ?

Nhưng ngoài bà Ngân, khi hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc ở vùng Tư Chính lên đỉnh điểm thì Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng cũng có mặt ở thành phố Quý Dương (Guiyang), thủ phủ tỉnh Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc) để dự Hội thảo lý luận lần thứ XV giữa 2 đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong hai ngày 21-22/07 (2019).

Theo tin từ phía Việt Nam, ông Thưởng đã "hội kiến với Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc" và "hội đàm với Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc".

Chi tiết thảo luận không được công khai, nhưng Cổng thông tin của Đảng cộng sản Việt Nam đã viết :

"Về vấn đề trên biển, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã thẳng thắn đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ; giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước".

Tuy nhiên, ông Thưởng cũng tránh nói đền vụ Tư Chính mà chỉ nói chung chung, và không thấy có đáp từ của các viên chức Trung Quốc sau yêu cầu của ông Thưởng như Tập Cận Bình đã trả lới bà Ngân. Nhưng ai cũng biết ông Thưởng đã chọn sai đối tượng để đặt vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai nước, vì Triệu Lạc Tế và Hoàng Khôn Minh không có thẩm quyền về Biển Đông.

Quyền dân ở mô ?

Cũng trong vụ Tư Chính, dù tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 và các tầu võ trang hộ tống Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được bàn cãi khắp thế giới trong 3 tuần lễ, nhưng Chính phủ Việt Nam đã không thông tin đến nhân dân những gì đã xẩy ra, đang diễn tiến hay liệu Trung Quốc đã chấm dứt tìm kiếm dầu khí và rút tầu về nước chưa ?

Tất cả báo, đài nhà nước đều im lăng bặt tin về hoạt động của các tầu Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi động tác của các tầu Trung Quốc, đồng thời bảo vệ các giàn khoan dầu trong vùng của Việt Nam.

Hành động này của Chính phủ đã vi phạm Điều 25 Hiến pháp năm 2013, theo đó "Công dân có quyền tiếp cận thông tin…". Ngặt nỗi khi báo chí của đảng, trong trường Tư Chính, đã không dám tự ý đi tìm sự thật mà phải đợi tin từ nhà nước thì dân có tin đâu mà thực hiện quyền được "Tiếp cận thông tin báo chí" , như Điều 10 của Luật Báo chí 2016 đã quy định ?

Vì vậy, từ cách hành xử giấu dân, ta đã thấy lời rêu rao "tự do báo chí chưa bao giờ được như hôm nay" của Việt Nam đã trơ trẽn vượt chỉ tiêu.

Lời khoe bốc đồng này được đoàn Việt Nam đưa ra tại phiên họp ngày 12/0325/07/2019 của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva

Cũng khôi hài là Việt Nam có tới 18.000 nhà báo được cấp thẻ, làm việc trong gần 900 cơ quan báo chí, nhưng lại ngoan ngoãn tuân lệnh đảng như đàn cừu thì cái tên "báo chí cách mạng" chỉ có nghĩa "cách miệng" mà thôi.

Chữa cháy - rửa mặt

Cuối cùng thì thái độ sợ bóng sợ gió của Chính phủ Việt Nam đã chấm dứt vào chiều ngày 19/07/2019, sau 16 ngày Hải Dương và các tầu hộ tống võ trang của Hải quân Trung Quốc tiến vào hoành hành sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhưng hành động của Việt Nam chỉ xẩy ra, sau cuộc họp báo ngày hôm 17/7 của phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, yêu cầu Việt Nam" "Nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình".

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói :

"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên".

Vẫn theo bà Hằng :

"Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam ; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam".

Nội dung lời tuyên bố chỉ xác nhận tin tầu Hải Dương 8 đã xâm phạm chủ quyền vùng kinh tế biển của Việt Nam nhưng đã tránh nói trực tiếp đến vùng biển Tư Chính. Ngoài ra bà Hằng không cung cấp bất cứ tin nào khác về hoạt động của các tầu Việt-Trung trong khu vực.

Như vậy rõ ràng chính phủ Việt Nam đã có những lấn cấn không minh bạch thông tin đến người dân và thế giới. Vì thế, khác với những biện pháp đối phó quyết liệt chống vụ tầu Hải Dương 981 Trung Quốc vào tìm kiếm dầu trong vùng tranh chấp gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) ngày 01/05/2014, Đảng cộng sản Việt Nam đã hành động như "cố tình" tự chế để tránh xung đột với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng bưng bít những gì đang xẩy ra ở Tư Chính.

Do đó, nếu năm 2014 đã có một làn sóng phẫn nộ rất cao của người dân Việt Nam từ trong nước ra hải ngoại chống Trung Quốc, đồng thời lên án Đảng cộng sản Việt Nam đã nhu nhược để cho Bắc Kinh ăn hiếp thì người dân và giới trí thức đã mặc kệ để cho nhà nước tự lo trong vụ Tư Chính.

Lý do vì lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không những coi thường mà còn khinh miệt và đặt điều vu cáo dân trong các vụ biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh đã thải chất độc làm chết cá và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường năm 2016 ; chống Luật an ninh mạng vì Luật này chỉ nhằm kiểm soát và hạn chế tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân. Người dân khắp vùng đất nước cũng đã biểu tình hàng loạt từ ngày 08 đến 10/06/2018 chống Dự luật 3 Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) năm 2018, vì có âm mưu cho Trung Quốc thuê đất dài hạn đến 99 năm.

Một trong những câu nói của ông Trọng :

"Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta".

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai ? Toàn là bất hảo cả"
(TCNews và Zing.vn, 17/06/2018)

Trong khi đó bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhắm mắt nói bừa với cử tri Cần Thơ ngày 19/06/2018 rằng :

"Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối ; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Những đối tượng phá hoại, gây rối vừa qua là những đối tượng không yêu nước, nhưng lại vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước" (Nhân Dân, 19/06/2018).

Nhưng tại sao lần này, trong vụ Hải Dương 8, cả ông Trọng đến bà Ngân và ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không dám hé răng nói gì về vụ Tư Chính ở Biển Đông ?

Có lẽ họ sợ nói ra sẽ bị ngọng, nhưng nếu lãnh đạo cao cấp nhất chưa dám hành động mà còn có tâm địa khinh dân thì dân quay lưng lại cứ "để cho nhà nước lo" cũng phải.

Như vậy có phải là khôn nhà dại chợ không ? Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Võ văn Thưởng hãy tự kiểm điểm xem có gì để khoe, sau chuyến "đem chuông đi đánh" vừa qua ở Trung Quốc ?

Phạm Trần

(25/07/2019)

Published in Diễn đàn