Sự kiện ngư dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vớt được một trái ngư lôi cách bờ biển Việt Nam chỉ chừng bảy cây số (bốn hải lý) đã thổi âu lo cho tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc bùng lên trên mạng xã hội.
Cơ quan chức năng kiểm tra vật thể lạ được ngư dân vớt trên biển. Ảnh: NLĐ
Sau vài ngày gọi chung chung là… vật thể lạ, cuối cùng, giới hữu trách tại Việt Nam miễn cưỡng xác định đó là ngư lôi dùng trong tập luyện của… hải quân nước ngoài và trái ngư lôi đã được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Không phải tự nhiên dân chúng Việt Nam chú ý, tỏ ra âu lo khi một trái ngư lôi trôi giạt trên biển rồi tấp vào lưới của ngư dân Việt Nam.
Trái ngư lôi ấy khiến người ta nhớ tới sự kiện, một trong những chiếc thuyền thúng của tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96399, do ông Nguyễn Chín, ngụ tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng, từng nổ tung hồi hạ tuần tháng 5, sau khi vớt nhầm "vật thể lạ", khiến ba ngư dân uổng mạng (1).
Nhiều facebooker như Tran Tien Dung lưu ý đến khoảng cách vớt được trái ngư lôi với bờ (7,5 cây số) và với căn cứ hải quân Cam Ranh (chừng 100 cây số) để nhấn mạnh nỗi lo về an ninh duyên hải, an toàn bờ biển (2).
Nhiều facebooker khác như Khanh Nguyen thì liên kết sự kiện ngư dân vớt được ngư lôi với sự kiện Tập đoàn quân 75 của Trung Quốc đang tập trận sát biên giới Việt – Trung (chỗ tiếp giáp hàng loạt tỉnh phía Bắc và Tây Bắc : Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên) (3), kèm thắc mắc : Sao Quân đội nhân dân anh hùng hay ai đó anh hùng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước Việt Nam không nói tiếng nào (4) ? Tương tự, Trần Chí Kông đòi Bộ Quốc phòng phải trả lời cho dân chúng biết trái ngư lôi đã được "ai" bắn tập, bắn hồi nào, bắn ở đâu (5) ?
Thắc mắc, yêu cầu của những Khanh Nguyen, Trần Chí Kông,… dẫu chính đáng và giống như lẽ đương nhiên song lại trở thành… thái quá vì trong trường hợp này, đối tượng là Bộ Quốc phòng và chính phủ… Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam !
Cho dù Bộ Quốc phòng và chính phủ… Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khăng khăng phủ nhận, trái ngư lôi mà ngư dân Việt vừa vớt được là của hải quân Trung Quốc nhưng dân chúng thì nhất mực tin rằng đó là "quà tặng" của người bạn đề ra "16 chữ vàng" và xưa nay vẫn thúc giục Việt Nam bằng mọi giá phải duy trì "tinh thần bốn tốt".
Dân chúng thì nhất mực tin rằng đó là "quà tặng" của người bạn đề ra "16 chữ vàng" và xưa nay vẫn thúc giục Việt Nam bằng mọi giá phải duy trì "tinh thần bốn tốt".
Cũng đã có những facebooker như Manh Kim, chứng minh trái ngư lôi ấy không lạ ! Kim dẫn một cảnh báo của Scott C. Truver, đăng trongNaval War College Review từ mùa Xuân 2012, rằng Trung Quốc có một kho thủy lôi khổng lồ và sẵn sàng sử dụng chúng để bảo vệ lợi ích của mình. Rằng cơ quan tình báo của hải quân Hoa Kỳ từng xác định Trung Quốc có nhiều tàu, trực thăng, thủy phi cơ rải thủy lôi. Rằng việc chế tạo thủy lôi của Trung Quốc đã tiến một bước dài, giờ Trung Quốc đã có để sử dụng thủy lôi điều khiển từ xa bằng sóng âm thanh, thủy lôi thông minh vừa có thể dò tìm mục tiêu, vừa vô hiệu hóa các phương tiện rà phá. Với Kim, chuyện Trung Quốc rải thủy lôi khắp biển Đông không phải là chuyện lạ, điều đáng lấy làm "lạ" là chỉ có thể tìm thấy những thông tin ấy trên báo chí và chuyên san quân sự của ngoại quốc. Tờ Quân Đội Nhân Dân của Việt Nam vẫn chỉ chú trọng tới "suy thoái chính trị" và khuyến cáo đề cao cảnh giác với "thế lực thù địch, phản động" (6)…
Có một điểm đáng chú ý là càng ngày, "luận điệu" của những "thế lực" mà Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định là "thù địch, phản động" về hiểm họa lệ thuộc Trung Quốc đang được thực tế chứng minh là đúng ! Đúng đến não lòng !
Sự kiện trái ngư lôi mà ngư dân tìm thấy ở Tuy An, Phú Yên là lý do Mai Quốc Ấn cho rằng : "Cần gọi đúng tên kẻ thù". Ấn nhấn mạnh, kẻ thù mà hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam đang cố gắng né tránh nhận diện, gọi tên không chỉ chặn đường ra biển của người Việt, khiến ngư dân Việt nản lòng, mà còn vây người Việt về mọi mặt : Từ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, những dự án đội vốn,… tới các trò bẩn thỉu như mua móng trâu bò,… Cho dù bẫy nợ và mô hình đặc khu ở Sri Lanka, Venezuela, các quốc gia châu Phi đã rõ như ban ngày nhưng Việt Nam vẫn và sẽ còn bị "ngư lôi" vây theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (7).
Ngày càng nhiều người nhìn ra ẩn họa như Mai Quốc Ấn. Facebooker Vu Kim Hanh đặt vấn đề : Họ muốn mua hết, chiếm hết, giám sát hết ? Ngoài dấu hiệu dường như hải quân Trung Quốc đang tập luyện trong lãnh hải Việt Nam, còn những Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc... tràn ngập du khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch theo những tour 0 đồng (tour do Trung Quốc cung cấp toàn bộ dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam, không để Việt Nam có thể kiếm được đồng nào từ du lịch) và mới đây, công dân Trung Quốc đang dẫn đầu về nhóm mua bất động sản ở TP.HCM. Bên cạnh chiếm hết, mua hết, facebooker Vu Kim Hanh còn cung cấp thêm dẫn chứng Trung Quốc đang… giám sát hết bằng hệ thống camera. Philippines đang rúng động vì 12.000 camera giám sát Manila, Davao mà họ từng nhờ Huawei lắp đặt, đe dọa an ninh quốc gia này. Các chuyên gia đang cảnh báo chính phủ các quốc gia về việc hợp tác – sử dụng những Huawei, Alibaba, Tencent,… của Trung Quốc có thể đặt quốc gia của họ dưới sự giám sát của Trung Quốc. Việt Nam đã mời và đã mở cửa cho cả ba cùng vào (8) !
***
Song song với sự kiện trái ngư lôi tuy trên thân có Hoa ngữ trôi giạt gần bờ biển Việt Nam nhưng chỉ được xác định chung chung là đồ tập chơi của… hải quân nước ngoài, vừa có những phóng sự mà Phuong Nguyen – một facebooker – xác định là "kinh dị" (9) : Việt Nam có 3.000 cây số bờ biển nhưng thiếu cá. Vào lúc này, có hàng ngàn tàu đánh cá thả neo tại bờ vì ngư trường thu hẹp, ngư dân thi nhau đánh bắt ven bờ nên hải sản cận duyên cạn kiệt (10). Rõ ràng giữa những vụ rượt đuổi, bắt giữ, đánh đập, bắn chết, húc chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây, rồi "vật thể lạ" từng lấy mạng ba ngư dân hồi hạ tuần tháng 5, trái ngư lôi vừa vớt được gần bờ hồi đầu tuần này, với hải sản cận duyên cạn kiệt, ngư dân bế tắc về sinh kế có quan hệ nhân – quả.
Cho dù quan hệ nhân – quả ấy hết sức đáng ngại nhưng âu lo chỉ là tâm trạng phổ biến nơi những người đã trưởng thành, phần lớn giới trẻ Việt Nam vẫn hết sức thờ ơ. Hoang Le Giang – một thân hữu của Phuong Nguyen đùa mà như than : Có đá banh, thi hoa hậu để coi là vui rồi ! Với khuynh hướng đó, Le Duc Duc xem chuyện trái ngư lôi như chuyện… ông bà xui để nhắc nhở con cháu để ý tới biển, đừng mải lo vô địch bóng banh mà quên họa ở gần (11).
Tuy nhiên không dễ hướng giới trẻ Việt Nam đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc. Trong bối cảnh như hiện nay, khi nhiều người lớn không giấu được sự sững sờ, sửng sốt trước tin, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Công an, thay mặt Bộ Công an Việt Nam trao tặng "đồng chí Uông Tế Châu, người đứng đầu cơ quan đại diện Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc tại Việt Nam", Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" vì những đóng góp để "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển tích cực, sâu rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng…" (12), trang facebook có tên "Vì bình yên xứ Nghệ" đã chửi sự sững sờ, sửng sốt ấy là "xuyên tạc các hoạt động của nhà nước", kèm lời hăm dọa : Chờ vài ngày nữa đến 1/1/2019 khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì vào… "trại" mà xuyên tạc nhé (13).
Cũng với giọng điệu đó, khi hình ảnh một cô gái trẻ, giương cao tấm bảng "Phản đối Luật An ninh mạng" giữa dòng thanh niên đang nhảy múa, reo hò trước chiến thắng của đội tuyển Bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2018, được nhiều người coi như một tích cực nên chuyển cho nhau xem, nhiều thành viên của "Vì bình yên xứ Nghệ" - nơi tập hợp những facebooker thề suốt đời trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất loạt bình : Bóp v.. nó (14) ! Với những thành viên trung kiên như thế, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có thể giáo dục được những gì cho giới trẻ và dẫn dắt quốc gia, dân tộc tới đâu ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/12/2018
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/vat-the-la-phat-no-3-ngu-dan-tu-vong-o-hoang-sa-20180522180922567.htm
(2) https://www.datviet.com/trung-quoc-tap-tran-gan-bien-gioi-viet-nam-2/
(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10205073379311834&set=a.1088841478951&type=3&theater
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156027607198181&set=a.456253528180&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/tran.c.kong/posts/10210976040237360
(6) https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10157728108824796
(7) https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10212492934670904
(8) https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10157168872146122
(9) https://www.facebook.com/phuongtraveler/posts/10212804228206091
(10) https://tuoitre.vn/bien-da-can-ca-ky-1-bien-tay-chat-choi-20181221081054684.htm
(11) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10212450140345676
(13) https://www.facebook.com/noikhongvoiphandong/posts/2207655902842773
Nhiều người Việt sống ở trong và ngoài Việt Nam đang chuyển cho nhau "Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam" (1).
Biểu tình tại Hoa Kỳ, đòi tự do cho Việt Nam.
So yêu sách vừa kể với một yêu sách khác cũng của người Việt cách nay tròn 100 năm ("Yêu sách của dân tộc An Nam" - Revendications du Peuple Annamite - do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc, gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất, họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp) thì gần như chẳng có gì… mới :
Yêu sách 1919 | Yêu sách 2019 | |
1 | Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. |
Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là "gây rối trật tự", "tuyên truyền chống nhà nước", "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân"…
|
2 | Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu Châu ; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. |
Cải cách căn bản nền pháp lý để mọi người dân được hưởng các đảm bảo pháp lý như nhau, xoá bỏ những luật và điều luật đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (như những người biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền đất nước…, những người phản biện chính sách, những người đối lập chính trị…).
|
3 | Tự do báo chí và tự do ngôn luận. | Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, chấm dứt chế độ kiểm duyệt dưới mọi hình thức (bao gồm các quy định kiểm soát thông tin trên mạng). |
4 | Tự do lập hội và hội họp. |
Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp.
|
5 | Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. |
Đảm bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về.
|
6 | Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. |
Thi hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi chính trị hoá trường học.
|
7 | Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. |
Đảm bảo để tất cả các điều luật và các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện trưng cầu ý dân đối với những luật có tác động lớn đến đời sống của đông đảo người dân và an nguy của quốc gia. Lấy pháp trị thay cho đảng trị (của Đảng Cộng sản), tiến tới phân lập ba quyền : lập pháp, hành pháp, tư pháp.
|
8 | Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. | Thực hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch, xoá bỏ cơ chế "đảng cử dân bầu". |
Khác biệt duy nhất sau 100 năm là Việt Nam không còn nằm trong tay ngoại nhân.
Thế thì tại sao sau 100 năm, dẫu xương người Việt đã chất cao như núi, máu người Việt đã chảy như sông cho độc lập, tự do nhưng chỉ có rừng không còn là vàng, biển không còn là bạc, đất hết phì nhiêu, người Việt trôi giạt khắp nơi vì không thể sống chững chạc, đàng hoàng trên xứ sở của mình ?
Tại sao sau 100 năm quốc gia không hùng cường, dân tộc không giàu mạnh, xã hội vẫn ngập ngụa trong bất công, đói nghèo, đa số dân chúng vẫn hết sức cơ cực, lầm than và nội dung các yêu sách – từ lâu đã được nhân loại xem như những giá trị có tính tất nhiên của các xã hội văn minh – vẫn thế, không thay đổi chút nào ?
100 năm trước, thời điểm "Yêu sách của dân tộc An Nam" được soạn thảo và gửi cho thiên hạ, cha ông người Việt, bất kể sang – hèn, giàu – nghèo, bừng bừng khát vọng thay đổi vận mệnh quốc gia, số phận dân tộc, hết Cần Vương, tới Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục... Đó là giai đoạn tiền nhân ngẫm nghĩ, sẻ chia những tâm sự như :
Á tế á ca…
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi
Thông ngôn ký lục chi chi
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang
Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết dinh điền rồi lại trâu bò
Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế hết cả phấn son phường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế sơn mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn, khốn cùng chưa thôi
Lại nghe nỗi Lào Kay, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi đào sông
Cực thay lam chướng nghìn trùng
Sông sâu vùi xác, hang cùng chất xương
Nỗi diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không
Nói ra ai chẳng sờn lòng
Cha con tủi nhục, vợ chồng lìa tan
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra
Cùng xương cùng thịt cùng da
Cùng hòn máu đỏ giống nhà Lạc Long
Thế mà chịu trong vòng trói buộc
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than
Than ôi ! Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh
Anh em ta phải tính làm sao ?
100 năm sau, cho dù Việt Nam tụt hẳn lại phía sau, nhiều lĩnh vực thua cả Lào, Campuchia – xưa vốn cùng thuộc xứ Đông Dương – độc lập như chỉ mành treo chuông song hậu sinh vẫn thản nhiên. Những nội dung trong Yêu sách 2019 chẳng làm bao nhiêu người bận tâm nhiều hơn chuyện ăn ở đâu (?), chơi ở chỗ nào (?), mặc gì (?), khoe gì (?) ! Vì sao vậy ?
Lịch sử sẽ tiếp tục tụt quá đáy của mạt kỳ ? Vận nước đã hết rồi chăng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/12/2018
Chú thích
Càng ngày càng nhiều người Việt ngưỡng mộ, cảm kích ông Park Hang-seo, Huấn luyện viên bóng đá nam, dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá Quốc gia và Đội tuyển Bóng đá U23 hết giành Huy chương Bạc Giải Vô địch U23 châu Á, tới trở thành đội bóng đứng thứ tư Olympic châu Á và mới đây trở thành đội tuyển đoạt Cúp AFF 2018… Với tâm tình đó, người Việt nên ngưỡng mộ, cảm kích hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vì đã cũng như đang dẫn dắt Việt Nam trở thành vô địch thế giới về cách chi tiêu cho hạ tầng…
Huấn luyện viên Park Hang-seo.
***
Ban Quản lý dự án Thăng Long – cơ quan thay mặt Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam soạn thảo, tổ chức thực hiện, lựa chọn, giám sát những nhà thầu thi công "Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Phú Yên" – đã đình chỉ công tác một số viên chức được xác định là có liên quan đến tình trạng, chỉ trong phạm vi chừng 80 cây số, đoạn quốc lộ 1 chạy ngang tỉnh Phú Yên có tới khoảng 5.000 hố, ổ đủ kích cỡ và là nguyên nhân chính khiến số lượng tai nạn làm người ta chết, bị thương, các phương tiện giao thông hư hỏng càng lúc càng cao.
"Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Phú Yên" khởi công vào tháng 9 năm 2013 và vào thời điểm đó, chi phí được dự đoán sẽ khoảng 4.350 tỉ. Đến tháng 10 năm 2015, dự án hoàn tất và cũng kể từ đó, đoạn quốc lộ 1 chạy ngang tỉnh Phú Yên vừa được mở rộng, bắt đầu hư hỏng, càng ngày càng trầm trọng. Khoảng 4.000 tỉ đồng (thấp hơn dự tính ban đầu 441 tỉ vì Kiểm toán Nhà nước phát giác Ban Quản lý dự án Thăng Long sai sót khi tính toán chi phí đầu tư ban đầu) (1) đã chi cho "Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Phú Yên" trở thành "Dã Tràng se cát". Tuy các nhà thầu tham gia thực hiện dự án có nghĩa vụ bảo hành công trình trong vòng ba năm nhưng tháng 10 vừa qua, Ban Quản lý dự án Thăng Long không buộc các nhà thầu sửa chữa mà đề nghị chi thêm 52 tỉ nữa cho các nhà thầu khác làm thay (2) !
Đầu tuần này, trước áp lực càng lúc càng cao của dư luận, Ban Quản lý dự án Thăng Long mới đề nghị Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam không cho sáu nhà thầu đã thi công "Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Phú Yên" tham gia các dự án do Bộ Giao thông và vận tải làm chủ đầu tư trong tương lai (3). Vì lẽ gì mà Ban Quản lý dự án Thăng Long dung dưỡng, thậm chí "sợ" nhà thầu như ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Giao thông và vận tải, nhận định (4) ? Cứ thử tra cứu lai lịch của sáu nhà thầu sẽ dễ dàng nhận ra nguyên do tại sao.
Bốn trong số sáu nhà thầu (Công ty Trường Sơn 185, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng 789, Công ty Đầu tư và Phát triển Trường An) là các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng. Những nhà thầu này vừa là doanh nghiệp, vừa là các đại đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam : Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là tên khác của Binh đoàn 12 do Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn vừa là Tư lệnh, vừa điều hành với vai trò Tổng Giám đốc. Công ty Trường Sơn 185 là tên khác của Lữ đoàn 185 vừa là một đơn vị của Binh đoàn 12, vừa là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn. Tương tự, Tổng Công ty Xây dựng 789 là tên khác của Binh đoàn 11 do Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng vừa là Tư lệnh, vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Còn Công ty Đầu tư và Phát triển Trường An là một đơn vị đặt dưới quyền chỉ đạo của… Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hai trong số sáu nhà thầu còn lại : Công ty 475 (doanh nghiệp thành viên của Cienco 4) và Công ty Đầu tư - Phát triển hạ tầng giao thông 9 (Cienco 9) đều là các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông và vận tải. Dân chúng có thể không biết nhưng chắc chắn ông Thọ và các viên chức hữu trách trong lĩnh vực giao thông – vận tải biết rất rõ. Xét cho cùng, từ "sợ" mà ông Thọ dùng chỉ là một cách để dời chuyển trách nhiệm từ Bộ Giao thông và vận tải sang Ban Quản lý dự án Thăng Long, sau khi ông Trần Nguyễn Quang Tánh – cư dân Phú Yên – uổng mạng vì sụp hố trên đoạn quốc lộ 1 chạy ngang tỉnh Phú Yên.
***
4.000 tỉ đã chi cho "Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Phú Yên" chỉ là một phần rất nhỏ. Khoảng 4.000 tỉ khác đã chi cho "Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Bình Định" cũng trở thành vô dụng theo kiểu y hệt như vậy. Tháng trước, Thanh tra Chính phủ loan báo sẽ gộp cả hai dự án này làm một để… xem xét (5).
8.000 tỉ đã chi cho cả hai dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang hai tỉnh Phú Yên và Bình Định tuy lớn nhưng cũng… chẳng thấm vào đâu so với đại dự án mở rộng quốc lộ 1 – con đường xuyên Việt, chạy suốt từ Năm Căn (Cà Mau) đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) ở phía Đông và xây dựng 663 cây số đường Hồ Chí Minh ở phía Tây.
Tháng 3 năm 2013, Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng quốc lộ 1 thành con đường có "bốn làn xe cơ giới có dải phân cách và hai làn xe hỗn hợp", đồng thời tu bổ đường Hồ Chí Minh đoạn băng ngang Tây Nguyên (từ Bình Phước tới Kon Tum). Trong đó, đại dự án mở rộng quốc lộ 1 được chia nhỏ thành nhiều dự án, mỗi dự án tương ứng với đoạn quốc 1 chạy ngang các tỉnh, thành phố nằm dọc con đường xuyên Việt.
Theo dự trù, kế hoạch vừa kể sẽ hoàn tất vào năm 2016 nhưng cuối năm 2015 được loan báo là đã hoàn thành về cơ bản trước hạn khoảng một năm. Tổng chi phí cho dự án mở rộng toàn bộ quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn băng ngang Tây Nguyên là… 120.000 tỉ đồng. Nếu tính riêng chi phí cho dự án mở rộng toàn bộ quốc lộ 1 thì số tiền vào khoảng 98.000 tỉ. Khoản tiền khổng lồ này bao gồm 3.387 tỉ lấy từ công khố, 4.200 tỉ vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), 47.843 tỉ vay qua việc chính phủ phát hành trái phiếu và 42.502 tỉ mãi lộ (bán 17 dự án để những doanh nghiệp đứng ra mua tự đầu tư rồi khai thác theo hình thức BOT) (6).
Có thể dùng google để tra cứu hiệu quả của dự án mở rộng toàn bộ quốc lộ 1. Dẫu đã dùng hết hàng trăm ngàn tỉ nhưng gần như dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy qua tỉnh, thành phố nào cũng có vấn đề, từ bồi thường cho những gia đình bị buộc phải di dời (7), đến khai khống chi phí đầu tư (8). Chất lượng công trình từ Nam chí Bắc, bất kể loại nào (đầu tư trực tiếp bằng ngân sách, bằng tiền đi vay hay theo hình thức BOT) đều giống nhau ở sự tồi tệ.
***
Tiền đã hết, nợ đã mang và vì quản trị - điều hành như thế, chắc chắn hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ tăng các khoản thuế, phí, tiếp tục vắt dân mạnh tay hơn, tiếp tục vay thêm cả trong lẫn ngoài nước để… tu bổ quốc lộ 1 mở rộng. Dưới gầm trời này, có lẽ chỉ Việt Nam mới tài tình như thế. Rõ ràng "Việt Nam vô địch" không chỉ ở Đông Nam Á mà còn vượt lên dẫn đầu toàn cầu, tha hồ… tự hào, ngưỡng mộ, cảm kích "thầy" Trọng, "cô" Ngân, "thầy" Phúc ! Thầy Park rõ ràng là… xoàng, sánh sao nổi !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/12/2018
Chú thích :
(1) http://www.baophuyen.com.vn/82/207836/kiem-toan-du-an-dau-tu-xay-dung-co-ban.html
(4) https://tuoitre.vn/de-quoc-lo-1-hong-nang-keo-dai-la-thieu-trach-nhiem-vo-cam-20181214144751619.htm
(5) https://news.zing.vn/thanh-tra-du-an-bot-day-dac-o-voi-o-ga-sau-2-nam-su-dung-post896022.html
(6) https://www.thesaigontimes.vn/120073/Du-an-mo-rong-Quoc-lo-1A-hoan-thanh-truoc-han-mot-nam.html
(7) https://vov.vn/tin-24h/quang-ngai-nham-nho-du-an-nang-cap-mo-rong-quoc-lo-1a-832408.vov
(8) https://baodautu.vn/du-an-mo-rong-quoc-lo-1-doan-qua-tp-ha-tinh-nghich-ly-co-that-d88516.html
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) vừa đăng bài "Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng" của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (1). Ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ hiếm người biết này đang là Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước chỉ lo cho an nguy của… cái ghế quyền lực ?
Xét về tổng thể, bài viết của ông Thông không có gì mới. Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục lập lại điều mà các đồng chí đồng đảng với ông đã nhai tới, nhai lui nhưng chưa nhuyễn nên không nuốt được : Đang có sự suy thoái về tư tưởng chính trị trên diện rộng trong nội bộ đảng, sự suy thoái này khiến cả cá nhân lẫn tổ chức đảng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và có thể dẫn tới hệ quả là đảng viên tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực thù địch, phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của đảng.
***
Cuối năm 2016, Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 ban hành Nghị quyết 4, xác định chín biểu hiệu giúp nhận diện các cá nhân và tổ chức đảng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" :
- Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
- Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
- Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng. Thổi phồng khuyết điểm của đảng, nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo đảng, nhà nước.
- Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với lực lượng vũ trang. Đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an. Xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Chia rẽ quân đội với công an. Chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
- Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập. Vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá đảng và nhà nước.
- Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước. Thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của đảng. Cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan, thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của đảng.
- Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với đảng và nhà nước.
***
Dựa theo các biểu hiện mà Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã liệt kê thì Thượng tướng Trần Việt Tân và Trung tướng Bùi Văn Thành, cùng là cựu Thứ trưởng Bộ Công an rất vững vàng về "tư tưởng chính trị", không nằm trong nhóm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" gây nguy hại cho đảng.
Tướng Tân, tướng Thành – những sĩ quan an ninh, cảnh sát cả đời săn tìm, trừng trị những cá nhân, tổ chức chống phá sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam tại Việt Nam, không chỉ luôn miệng thề thốt mà còn dặn dò toàn ngành không được ngưng nghỉ trong việc "duy trì an ninh, giữ gìn ổn định chính trị", mới được xác định là những người hậu thuẫn cho Vũ "Nhôm" thâu tóm công thổ, công sản và bị khởi tố vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tương tự, ngay cả khi đối diện với công lý, tướng Vĩnh, tướng Hóa – những sĩ quan cảnh sát cao cấp, mới bị phạt tù hồi tháng rồi vì "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", sắp đặt, hỗ trợ cho Công ty Đầu tư Phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) tổ chức đánh bạc trên toàn quốc – vẫn không bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ, dẫu vô lương, bất tài nhưng họ là những cá nhân hết sức vững vàng về "tư tưởng chính trị". Trong lời cuối cùng, ông Vĩnh xin lỗi đảng trước, kế đó là xin lỗi chính phủ, ngành công an, nhân dân là đối tượng cuối cùng mà ông gửi lời xin lỗi (4), còn ông Hóa thì bày tỏ lòng biết ơn sự nuôi dưỡng của đảng và khẳng định ông chỉ còn trái tim mang dòng máu cộng sản (5) !
20 ông tướng của cả công an lẫn quân đội nhận đủ thứ hình thức kỷ luật trong thời gian vừa qua, kể cả bị phạt tù đều có hai điểm chung : Rất vững vàng về "tư tưởng chính trị" nên được đảng tín nhiệm, nâng đỡ và vì vậy rất càn rỡ. Cho dù sự càn rỡ ấy gây ra đủ thứ tai họa cho kinh tế, xã hội, an ninh quốc gia nhưng hình phạt dành cho họ hoàn toàn không tương xứng với hậu quả và lý do chính là vì sự trung thành của họ với đảng không… suy giảm. Chẳng hạn dù là nhân vật chính trong việc xóa sổ ba phi trường quân sự (Gia Lâm, Long Biên, Cát Bi), khiến nhiều mảnh đất quốc phòng bị đổi chủ, Thượng tướng Phương Minh Hòa, cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân chỉ bị cảnh cáo !
Nhìn rộng hơn, việc kỷ luật 60 cá nhân do Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam giảnh quyền quản lý, định đoạt công tội trong thời gian vừa qua cũng thế. Nếu không luôn miệng khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin như kim chỉ nam, không tụng ca tư tưởng Hồ Chí Minh, không thề chống "đa nguyên, đa đảng", "tam quyền phân lập", phát triển xã hội dân sự,… đến cùng, họ sẽ không thăng tiến nhanh, trong tay sẽ không nhiều quyền lực đến vậy và tất nhiên hậu quả do họ gây ra cho kinh tế, xã hội không trầm trọng tới như thế.
***
Nước có thể tàn, dân có thể mạt nhưng bất kể thế nào thì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng vẫn là yêu cầu hàng đầu. Để được như thế, lựa chọn – sắp đặt những cá nhân trung với đảng, bất kể tư cách, năng lực ra sao vẫn là tiêu chuẩn bất biến. Vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, vẫn là thứ yếu, làm sao để đảng trường trị mới là chính yếu !
Lấy "nhạy cảm" để biện bạch cho việc từ chối công bố tờ khai tài sản của các viên chức nằm trong diện phải kê khai tài sản cho toàn dân giám sát, để gạt bỏ các biện pháp xử lý những tài sản mà viên chức các cấp không thể đưa ra được giải trình hợp lý về nguồn gốc khỏi Luật phòng – chống tham nhũng mới… chỉ ra một điều hết sức đơn giản : Giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam chỉ "cảm" được chuyện đảng viên bất trung, nguy hại cho vị thế của họ, còn những phạm trù khác như độc lập, công bằng, dân chủ, văn minh, ấm no, hạnh phúc vẫn chỉ là nói cho vui chứ chưa "cảm" được.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/12/2018
Chú thích :
(2) http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/dang-chi-ro-9-bieu-hien-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-662181.html
(3) http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/dang-chi-ro-9-bieu-hien-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-662181.html
(7) http://soha.vn/59-can-bo-dien-trung-uong-quan-ly-bi-thi-hanh-ky-luat-20181123163841981.htm
Cuối tuần rồi xảy ra ba chuyện… nhỏ và cả ba cùng khắc họa một vấn nạn đang càng ngày càng lớn tại Việt Nam…
Trang Facebook của nhóm "Bạn Hữu Đường Xa." (Hình : Screenshot trên Facebook)
***
Chuyện thứ nhất : Tối 14 tháng 12, thành viên nhóm "Bạn hữu đường xa" bừng bừng phẫn nộ khi xem video clip ghi lại cảnh ông Nguyễn Tấn Đạt, một tài xế taxi ở Thành phố Hồ Chí Minh bị hành hung được đưa lên trang facebook của nhóm này.
Video clip ấy cho thấy, lúc chờ đèn xanh tại một giao lộ trên đường Võ Văn Kiệt, xe của ông Đạt đã bị một chiếc xe bảy chỗ hiệu Mitsubishi đang dừng phía trước, đột nhiên lui lại rồi đụng mạnh vào đầu. Sau va chạm, thay vì nhận lỗi, người cầm lái chiếc Mitsubishi đã dùng nắm đấm, cùi chỏ, đầu gối để nói chuyện với ông Đạt (1).
Camera gắn trên xe của nạn nhân không chỉ giúp người ta xem lại toàn bộ diễn biến mà còn xác định được biển số chiếc Mitsubishi và nhận diện được người cầm lái chiếc xe đó. Chỉ trong vòng vài giờ, các thành viên nhóm "Bạn hữu đường xa" đã xác định được tên, địa chỉ của chủ xe.
Thêm vài giờ nữa, người ta tìm ra hàng loạt thông tin khác : Chủ xe chỉ cho thuê xe. Người cầm lái và hành hung ông Đạt tên là Đào Văn Huân, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Bách Khoa. Rất nhiều thành viên nhóm "Bạn hữu đường xa" khẳng định sẽ dạy cho ông Huân một bài học.
Chắc là phát hoảng vì đột nhiên trở thành đối tượng săn lùng của giới tài xế, chiều 15 tháng 12, dưới sự sắp đặt của một thanh niên tự nhận là "Hiệp sĩ" Nguyễn Sin, ông Huân đã trực tiếp xin lỗi nạn nhân, hứa bồi thường. Có một tình tiết bất ngờ, xảy ra ngoài dự kiến, một phụ nữ được cho là vợ nạn nhân, xách nón bảo hiểm đập vào đầu ông Huân (2).
Cho dù người điều hành trang facebook của nhóm "Bạn hữu đường xa" nhắn các thành viên trong nhóm, rằng chuyện đã được giải quyết xong, đề nghị mọi người tha cho ông Huân nhưng gần như chẳng có ai từng xem video clip ghi lại cảnh ông Huân đã sai còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nạn nhân, cảm thấy hài lòng (3).
Chuỗi sự kiện liên quan tới ông Đạt và ông Huân : Hai bên xảy ra va chạm trong giao thông. Ông Huân vô cớ hành hung ông Đạt hết sức thô bạo. Ông Huân bị săn lùng, an toàn cá nhân bị đe dọa tới mức phải chủ động xin được xin lỗi, bị vợ ông Đạt đánh tét đầu,… không hề có bóng dáng của công an Việt Nam.
https://youtu.be/St_lqwJcrQI
Cho dù hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thường xuyên cam kết bảo hộ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản của tất cả công dân nhưng đó chỉ là "chót lưỡi, đầu môi". Dẫu các qui phạm pháp luật như… rừng, công an Việt Nam đông như… quân Nguyên nhưng xã hội Việt Nam vẫn vận hành trên nền tảng "mạnh được, yếu thua".
Nếu luật pháp thật sự nghiêm minh, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thật sự xem việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân là mục tiêu tối thượng như các quốc gia văn minh khác, chắc chắn ông Huân không dám xử sự hàm hồ. Ông Đạt không cần cậy đến anh em trong nhóm "Bạn hữu đường xa". Đời không cần những cá nhân như "Hiệp sĩ" Nguyễn Sin.
"Hiệp sĩ" Nguyễn Sin có hẳn một channel trên YouTube và nếu có thời gian xem những video clip ấy, người ta có thể biết thêm rằng ngoài việc thay mặt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền "chủ trì công đạo", lấy lại… công bằng cho những người "thân yếu, thế cô" như ông Đạt, "Hiệp sĩ" Nguyễn Sin còn xông vào tư gia người khác, truy vấn, tìm tung tích những kẻ dám chỉ trích, thách thức mình trên mạng xã hội (4).
Cho tới bây giờ, song song với việc còng lưng đóng góp nuôi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, đa số người Việt vẫn chỉ thở vắn, than dài khi bạo lực ngự trị, du đãng lộng hành, chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội. Danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản của từng cá nhân càng ngày càng phải đối diện với đủ thứ rủi ro, không còn chốn nào, kể cả trường học, bệnh viện, trụ sở công quyền được xem là an toàn vì du đãng chừa ra.
***
Trong ngày 14 tháng 12 còn hai chuyện… nhỏ nữa.
Chuyện thứ hai là báo giới Việt Nam đồng loạt loan tin, Đoàn Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Đội Phòng - chống mại dâm của Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiểm tra Cơ sở Gội đầu - Cạo mặt "Thé" ở phường 6, quận 3, bắt quả tang 20 người đàn ông đồng tính đang "mây mưa" (5).
Vừa khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong việc bảo vệ, thăng tiến nhân quyền, các cơ quan, viên chức hữu trách vừa chủ động trao cho báo giới những tấm ảnh là bằng chứng chứng minh họ vừa "bắt quả tang" để báo giới phát tán rộng rãi.
Tùy nơi, tùy thời, mua – bán dâm giữa những người đồng giới hay khác giới có thể là vi phạm pháp luật, trái thuần phong, mỹ tục nhưng chẳng lẽ những người đàn ông, đàn bà chỉ vì có liên quan đến mua – bán dâm mà không còn là con người, nên các cơ quan, viên chức hữu trách có quyền cấm họ mặc lại quần áo, chụp hình, phát tán để lăng nhục họ (6) ?
Bởi trong mắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, danh dự, nhân phẩm của công dân vẫn là rác nên không có bất kỳ cá nhân hữu trách nào cảm thấy chuyện công an cấm những người có liên quan đến mua – bán dâm mặc lại quần áo để chụp hình họ ở đủ mọi góc độ rồi giao cho báo giới phát tán, hoặc tổ chức xét xử lưu động, hoặc dùng hệ thống loa phóng thanh bêu riếu những gia đình chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chính quyền địa phương (6),… là không thể chấp nhận được.
Thay vì đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền phải thay đổi nhận thức, thay đổi cách hành xử, nhiều người Việt chấp nhận thực tại, coi rẻ danh dự, phẩm giá, sức khỏe, tính mạng, tài sản của cả chính mình lẫn thân nhân của mình nên mới có chuyện thứ ba : Ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng trường nội trú dành cho những đứa trẻ con em người thiểu số ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã bắt hàng chục nam sinh phục vụ nhu cầu tình dục của ông trong một thời gian dài.
Tháng 5 vừa qua, Tỉnh Đoàn và Công an tỉnh Phú Thọ từng tổ chức đợt tuyên truyền "Phòng – chống xâm hại trẻ em" trên toàn tỉnh, kể cả ở trường nội trú cho trẻ là con em người thiểu số ở huyện Thanh Sơn (8). Đợt tuyên truyền ấy được xem như một thành tích và được báo giới quảng bá rộng rãi (9) nhưng không có đứa trẻ nào là nạn nhân của ông My tố cáo và xin được bảo vệ. Tại sao ? Tường thuật của báo giới về scandal này chỉ ra, lũ trẻ cam chịu vì không tin vào tuyên truyền, không nghĩ rằng chúng có quyền đòi ngăn chặn – trừng phạt tội ác (10).
Đến lúc nào thì con cháu người Việt đủ cả hiểu biết lẫn tự trọng để đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam phải bảo vệ danh dự, phẩm giá, sức khỏe, tính mạng, tài sản của chúng, cũng như dõng dạc nói không với bất cứ hành vi nào xâm hại các quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của chúng ? Chắc là còn rất lâu vì ông bà, cha mẹ chúng vẫn xem câm nín, cam chịu sánh ngang… vàng !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/12/2018
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/groups/193493124331444/permalink/825477264466357/
(3) https://www.facebook.com/groups/193493124331444/permalink/825717397775677/
(4) https://www.youtube.com/watch?v=-rXY116PpA0
(9) http://laodongxahoi.net/phu-tho-tang-cuong-bao-ve-tre-em-khoi-bi-xam-hai-1309944.html
Tuần này, liêm sỉ tiếp tục là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ.
Cổ vũ đội nhà trong trận gặp Myanmar, 20 tháng 11. Hình minh họa.
Tuần trước, người ta từng nhắc đến "liêm sỉ" khi Việt Nam vượt qua Philippines để bước vào lượt trận chung kết của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF 2018) vì tại nhiều nơi, không ít người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng cuồng nhiệt tới mức giống như mất tri giác : Thi nhau hò hét, tụt quần, cởi áo… Cuối cùng, không chỉ giao thông tắc nghẽn, hỗn loạn mà còn khiến vài chục người chết, vài trăm người bị thương và chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương nhắm mắt làm ngơ như đã từng nhắm mắt làm ngơ nhiều lần, bởi nhờ thế họ có thể đu theo chiến thắng của đội tuyển quốc gia, lên hết dây cót… tự hào cho dân chúng.
Tuần này, nhiều người đề cập đến "liêm sỉ" trên mạng xã hội với tần suất cao hơn sau khi Việt Nam thủ hòa trong trận chung kết lượt đi ở Malaysia và báo giới tiết lộ, hai năm vừa qua, ông Park Hang-seo, tuy là Huấn luyện viên Đội tuyển Bóng đá Quốc gia và Đội tuyển U23 nhưng lại nhận lương từ ông bầu Đoàn Nguyên Đức !
Trong 24 tháng vừa qua, ông Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, chủ Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai) – người từng bị VFF gạt ra khỏi Ban Chấp hành vì không có… bằng tốt nghiệp đại học - đã tự nguyện trả cho ông Park khoảng 19,2 tỉ (mỗi tháng khoảng 800 triệu đồng) (1).
Ai cũng biết, từ khi ông Park trở thành Huấn luyện viên Đội tuyển Bóng đá Quốc gia và Đội tuyển U23, bóng đá Việt Nam đã sải những bước rất dài trên con đường dẫn tới đỉnh của bóng đá Đông Nam Á và bóng đá Châu Á. Trong hai năm vừa qua, Đội tuyển U23 của Việt Nam giành Huy chương Bạc Giải Vô địch U23 Châu Á, Đội tuyển Quốc gia đứng thứ tư Olympic Châu Á và người Việt đang mơ, Đội tuyển Quốc gia sẽ đoạt được Cúp AFF 2018.
Cho dù thiên hạ đã từng đề cập đến vai trò của những ông bầu, trong đó có bầu Đức (bỏ tiền túi để thành lập các Câu lạc bộ Bóng đá, lựa chọn - ươm hàng loạt mầm non để tạo ra diện mạo của đội tuyển quốc gia như hiện nay), song ít ai dè tâm huyết, sức lực, công lao của các ông bầu, như bầu Đức còn hơn cả thế. Đó cũng là lý do "liêm sỉ" trở thành chuyện không thể không nêu…
Thời luận – một group bàn thảo về thời cuộc trên facebook - thắc mắc : VFF có biết "liêm sỉ" là gì không ? Trong số hơn 1.000 người tham gia bình luận về thắc mắc này, không ai trả lời : Có ! Bởi thiên hạ cùng mắng VFF khốn nạn, trâng tráo, điếm đàng. Không ít facebooker nhận định như Bình Dương Nguyên : Một lũ vô liêm sỉ ! Lẽ ra mấy thằng lãnh đạo VFF và ngành thể dục thể thao phải thấy nhục khi thành tích và tiền thì chúng hưởng, công người khác thì chúng chiếm chẳng khác gì chó tranh phân ! – nên Đại Quan – một thành viên trong group Thời luận – đẩy đưa : Quan chức nước ta hay xấu hổ lắm. Họ liêm sỉ và sạch sẽ lắm. Cứ chửi hoài kiểu này, họ… thôi làm lãnh đạo bỏ về quê thì những ghế ấy ai ngồi (2) ?
Từ chuyện bầu Đức bỏ tiền túi nuôi Huấn luyện viên Đội tuyển Bóng đá Quốc gia và Đôi tuyển U23, nhiều facebooker như Mạnh Quân nhắc lại chuyện bầu Đức đang nợ ngập đầu mà vẫn ráng gánh thệm các chi phí để bóng đá Việt Nam nở mày, nở mặt với thiên hạ. Quân cảm thấy tiếc là nhiều sản phẩm của bầu Đức, ví dụ như cao su, không phải ai cũng mua được. Quân khẳng định, nếu bầu Đức mở rộng kinh doanh, sản xuất những mặt hàng thiết yếu như : gạo, sữa… Quân sẵn sàng ủng hộ. Quân nhấn mạnh, không đề cập đến VFF như mọi người vì đó một đám mà nhắc tới chỉ… bẩn mồm (3) ! Cũng nhìn vấn đề theo hướng như vậy, Hoàng Linh không phê phán VFF mà chỉ rao : Ai nhặt được lòng tự trọng của VFF làm ơn… trả lại (4).
Họa vô đơn chí, tin bầu Đức đưa lưng gánh vác khoản thù lao phải trả cho ông Park suốt hai năm vừa qua được tiết lộ đúng vào lúc VFF vừa tổ chức tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ thứ bảy. Theo đó, VFF tiếp tục đạt được nhiều… thành tích quan trọng. Ngoài thành công của… Đội tuyển U23, Đội tuyển Quốc gia, thu nhập của VFF năm sau luôn cao hơn năm trước và sẽ phấn đấu để sắp tới, mỗi năm, Ban Chấp hành VFF Khóa 8 sẽ thu về 400 tỉ đồng. Bạch Huệ là một trong những facebooker dựa trên những thông tin ấy để đặt câu hỏi : Không phải nuôi huấn luyện viên, không phải nuôi cầu thủ, hưởng đủ thứ vậy tiền VFF kiếm được đi đâu, chi cho những việc gì mà năm nào cũng than lỗ (5) ?
AFF Cup năm nay, sau khi Đội tuyển Quốc gia của Việt Nam tiến gần đến đích, VFF lại để lòi ra thêm một vấn nạn khác : Vé ! VFF tuyên bố bán vé online nhưng gần như không ai có thể mua được vé xem các trận Đội tuyển Quốc gia của Việt Nam đá trên sân Mỹ Đình qua Internet. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với vé bán tại các quầy vé. Chỉ có vé chợ đen với giá cao hơn từ 15 lần đến 20 lần giá chính thức thì bao nhiêu cũng có. Bạch Huệ nhận định, lối quản lý – điều hành hoạt động như thế là lý do khiến VFF phải "ăn mày" những doanh nhân thất cơ, lỡ vận như bầu Đức. Giống như Huệ, Trinh Son bất bình vì trong Ban Chấp hành VFF Khóa 8 vẫn chỉ toàn những kẻ trâng tráo, dựa hơi bóng đá và vì thế bóng đá Việt Nam khó mà vươn cao. Dưới mắt Son, VFF là một lũ "đĩ điếm", lợi dụng cả những cầu thủ trẻ lẫn tình yêu bóng đá của dân chúng, ngồi chơi rung đùi hưởng lợi trên mồ hôi người khác (6).
Thật ra đâu chỉ có VFF ! Khi Đội tuyển Bóng đá Việt Nam sải được những bước dài hơn, đi xa hơn trong những đợt tranh tài khu vực, vé xem Đội tuyển Quốc gia trên sân Mỹ Đình trở thành của quý, số viên chức của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nhào vào kiếm chác cả danh lẫn lợi theo kiểu tủn mủn, vụn vặt, đông hơn nhiều.
Hết ca sĩ Đinh Hiền Anh hồn nhiên khoe đặc lợi vì là… phu nhân của đồng chí Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Tài Chính, trên facebook : Dân tình sốt xình xịch vì vé khan hiếm và khó mua. Ngoài luồng thì giá cắt cổ. Em vẫn được ưu ái 50 vé mời cho người thân. Đa tạ (7) ! - tới Ban Dân nguyện của Quốc hội thản nhiên soạn công văn, gửi cho VFF, đề nghị bán 200 vé xem trận chung kết lượt về cho lãnh đạo Ban Dân nguyện và công chức Vụ Dân nguyện "trực tiếp theo dõi, cổ vũ tinh thần cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia" (8)…
Chắc chắn không chỉ có phu nhân Thứ trưởng Tài chính hưởng đặc lợi kiểu đó, chắc chắn không chỉ có Vụ Dân nguyện đòi đặc quyền kiểu đó, sẽ có rất nhiều cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia giành đặc quyền này.
***
Chưa biết Đội tuyển Bóng đá Việt Nam có đoạt được Cúp AFF năm nay hay không nhưng Hà Phan dự đoán : Nếu những cầu thủ trẻ của Đội tuyển Bóng đá Việt Nam qua mặt Đội tuyển Bóng đá Malaysia vào ngày 15 tháng 12 thì… chiến thắng ấy thuộc về VFF. VFF sẽ có đủ đường thu, đủ kiểu để kể công. Trong diễn văn mừng chiến thắng hẳn sẽ có câu "Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của VFF, bóng đá Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác..". và các quan chức của VFF sẽ nhảy bổ lên đầu xe chở đoàn quân chiến thắng diễu hành, sẽ chen vào chỗ đẹp nhất để chụp hình với lãnh đạo. Ngược lại, khi thất bại trách nhiệm chính sẽ thuộc về Huấn luyện viên Park và các cầu thủ, VFF chỉ… rút kinh nghiệm sâu sắc, lấy đó làm bài học quý báu để tiếp tục lãnh đạo nền bóng đá nước nhà và hành hạ người hâm mộ Việt Nam (9)...
Dự đoán của Hà Phan dẫu đúng nhưng chưa đủ. Nào phải chỉ có VFF. Hồi tháng giêng năm nay, khi Đội tuyển U23 Việt Nam vào đến chung kết Giải vô địch Bóng đá trẻ Châu Á 2018, đối đầu với Đội tuyển U23 Uzbekistan, chẳng phải tờ Nhân Dân vội vàng tuyên bố "Thế nước mạnh, vận nước lên !" đó sao (10). Đừng nghĩ tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam – hàm hồ khi khẳng định chắc nịch, chuyện "lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước nhà, đội tuyển U23 Việt Nam hiên ngang tiến vào trận chung kết giải bóng đá U23 Châu Á 2018" cùng với "những thành tích nổi bật và toàn diện của quân dân cả nước, tạo nên những bước đột phá về kinh tế - xã hội, văn hóa, thể thao, đặc biệt là kết quả về xây dựng Ðảng và đối ngoại... trong năm 2017" chính là bằng chứng "thế nước mạnh, vận nước lên, lòng dân đồng thuận, nước nhà hưng thịnh" và chắc chắn "việc gì cũng thành công" !
Đâu phải chỉ VFF vô liêm sỉ và đâu phải tự nhiên mà VFF dù tày hoày, toét hoét nhưng vẫn vững như bàn thạch. VFF mà khác Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, khác Quốc hội, khác Nhà nước, khác Chính phủ, VFF có tồn tại được không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 15/12/2018
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2167175600215129&id=2022680201331337&__xts
(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157090084734824&set=a.116500934823&type=3&theater
(4) https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/1895297357257452
(5) https://www.facebook.com/tocroi2010/posts/2166413100077214
(6) https://www.facebook.com/son.trinhcong.9028/posts/598843563879255
(8) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2252057661470945&set=a.198116233531775&type=3&theater
(9) https://www.facebook.com/phan.ha.7524/posts/10211033422666323
(10) http://www.nhandan.com.vn/thethao/tin-tuc/item/35368102-the-nuoc-manh-van-nuoc-len.html
Chính quyền tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt… "Đề án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đến năm 2025", đề án này là một phần của "Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030".
Tỉnh Thanh Hóa Quyết định phê duyệt kinh phí gần 43 tỷ đồng để xây dựng nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch - Ảnh Infonet
Theo đề án vừa kể, Thanh Hóa sẽ chi khoảng… 43 tỉ đồng để mỗi khu du lịch trọng điểm, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam – thắng cảnh ở Thanh Hóa có ít nhất một nhà vệ sinh tiện ích, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với định hướng phát triển du lịch (1). Tổng số nhà vệ sinh được đầu tư là 181, trung bình, mỗi nhà vệ sinh trị giá 237,5 triệu (2).
Có một điểm cần lưu ý là Thanh Hóa không phải địa phương đầu tiên soạn – phê duyệt đề án xây dựng "nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch". Nếu thử dùng google để tìm kiếm những đề án loại này, sẽ thấy Hà Nam đã triển khai đề án cùng loại từ 2014 và theo kế hoạch, đến 2016 đã chi xong 8,3 tỉ để trình làng 14 nhà vệ sinh, trị giá mỗi nhà vệ sinh khoảng 593 triệu, gấp đôi Thanh Hóa (3).
Cho đến giờ này những "nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch" không còn là công trình công cộng thuộc loại hiếm. Trên thực tế, từ khi đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ quan tâm đến chuyện hỗ trợ các cá nhân xả chất thải từ trong ra ngoài, đa số công chúng không cảm kích… ơn ấy. Thiên hạ hết phàn nàn về các nhà vệ sinh trị giá hàng tỉ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu phí quá cao, xuống cấp quá nhanh (4) đến chỉ trích những nhà vệ sinh cùng mục tiêu ở Hà Nội, Nha Trang,… thường xuyên đóng cửa, cài then vì thiếu người dọn dẹp, bẩn thỉu tới mức tuy có nhu cầu nhưng vẫn nhịn cho… lành (5).
Theo xu hướng ấy, tiểu tiện – đại tiện có lẽ vẫn còn là… đại sự lâu dài của… quốc gia. Lúc này, chuyện học sinh nhịn tiêu, nhịn tiểu trong suốt thời gian ở trường, nhà vệ sinh ở bệnh viện là… đại nạn, chính phủ phải giải trình trước quốc hội (7). Còn trong tương lai không xa, các dự án đầu tư "nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch" có tiềm năng lớn trở thành những… đại án.
Trên mạng xã hội, nhiều cá nhân, nhóm như "Mô tô học bổng" – từng tự tổ chức quyên góp, xây dựng một vài khu vệ sinh, hỗ trợ học sinh một số trường học đã so sánh những khu vệ sinh do họ đầu tư với bốn phòng (hai cho nam, hai cho nữ), mỗi suất đầu tư chưa tới 140 triệu đồng (8) với những nhà vệ sinh do chính quyền các địa phương như Thanh Hóa vừa quyết định đầu tư theo những "Đề án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch", kèm lời than : Ăn tới c… rồi (9) !
***
Trong thực tế, ăn tới c… không phải chuyện mới.
Hơn sáu thập niên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hơn bốn thập niên toàn Việt Nam "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội", hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem đại tiện, tiểu tiện là chuyện… nhỏ. Tới đầu thập niên 2010, các đoàn xe lửa vẫn chưa có nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn văn minh chung của nhân loại. Nước tiểu, phân do hành khách thải ra được đưa trực tiếp xuống đường ray, trúng ai bên ngoài thì người đó… chịu (10). Oán giận các đoàn tàu, dân chúng cư ngụ hai bên tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ có một cách bày tỏ là lượm đá ném vào chúng.
Vào một ngày trời… không đẹp lắm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt và Bộ Giao thông – Vận tải chợt ngộ ra, chuyện nhà vệ sinh trên các đoàn xe lửa chưa đạt… chuẩn là… cơ hội mà Tố Hữu từng đề cập trong "Bài ca mùa Xuân 61" :
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá.
Mỗi hòn than, mẩu sắn, cân ngô.
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ !
Thế là chính ngành đường sắt và Bộ Giao thông và vận tải chủ động cung cấp cho báo giới những thông tin hết sức ấn tượng như : Mỗi ngày, các đoàn xe lửa xuyên Việt xả dọc tuyến đường sắt Bắc Nam bốn tấn… phân tươi và 6.000 lít… nước tiểu !
Những thông tin kiểu đó giống như liệng bom, bắn pháo dọn đường cho "Dự án lắp thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách" trị giá 300 tỉ đồng. Dự án được thử nghiệm năm 2013, chính thức được triển khai năm 2014, được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt vào đầu năm 2014. Tính tới cuối năm 2015 đã chi hết 168 tỉ để lắp đặt 821 bộ thiết bị vệ sinh, chi phí cho một bộ thiết bị vệ sinh khoảng 230 triệu đồng (tương đương 10.000 Mỹ kim/bộ). Đến cuối năm rồi, "Dự án lắp thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách" được nhiều tờ báo mô tả là thảm họa cho cả hành khách lẫn nhân viên phục vụ trên các đoàn xe lửa không chỉ vì bẩn thỉu mà còn hôi thối khủng khiếp (10).
Có ai chịu trách nhiệm trước tình trạng "thiết bị vệ sinh ứng dụng công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Âu - Mỹ" mà ai cũng sợ, cực chẳng đã mới dám dùng không ? Tất nhiên là không !
***
Trước tình trạng rừng núi, sông biển tan hoang, công thổ, công thự thi nhau đổi chủ, vô số dự án, công trình thuộc đủ mọi lĩnh vực được triển khai và chỉ tạo ra nợ, chẳng đem lại lợi ích thiết thực nào cho quốc kế, dân sinh, nhiều người Việt thở dài, nhắc lại điều bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái quát hồi 2013 : "Ăn của dân không từ thứ gì !". Theo logic đó, mới đây, trước khuynh hướng, soạn – duyệt – triển khai các "Đề án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du lịch" sẽ trở thành… phong trào, một số người than, hình như đã tới thời điểm các viên chức hữu trách ăn cả c…
Nhận định như thế vừa không… nhã, vừa chưa… chính xác. Không chỉ trước mà nay, khi các đại án càng ngày càng tăng về số lượng đã có bao nhiêu viên chức hữu trách bị truy cứu trách nhiệm vì tham nhũng, nhận hối lộ ? Gần như là không có viên chức hữu trách nào bị xác định là cần trừng phạt bị cáo buộc vì đã "ăn bậy, ăn bạ" cả. Họ không "ăn" mà chỉ nhân danh. Sau khi đã nhân danh đủ thứ cao đẹp, giờ tới giai đoạn nhân danh những thứ bẩn tưởi để tiếp tục "gom góp dựng cơ đồ" cho mình và cho các đồng chí đồng đảng. Thế thôi !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/12/2018
Chú thích :
(6) https://www.nguoiduatin.vn/nha-ve-sinh-bac-ty-va-noi-lo-lang-phi-a413669.html
(8) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2300021703352019&set=a.591478330873040&type=3&theater
(9) https://www.facebook.com/binhluu.luubinh/posts/2015712728521136
(10) http://plo.vn/do-thi/mat-toi-ca-tram-ty-dong-toilet-tau-lua-van-hoi-726467.html
Nhiều người vẫn còn bị ám ảnh bởi điều mà ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Đoàn Đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh tại Quốc hội, nêu ra tuần trước : Đừng xem Thành phố Hồ Chí Minh là ‘bò sữa" rồi vắt mà không bồi dưỡng (1) ! Tuy nhiên sự xúc động nếu có, không nên chỉ vì 14 triệu người đang cư trú ở Thành phố Hồ Chí Minh…
Một góc Sài Gòn nhìn từ trên cao.
***
Quả là đáng bất bình khi pphải chuyển cho chính phủ 82% số thu để cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền các thành phố khác chi tiêu vô tội vạ. Chẳng hạn Quảng Bình – một trong những tỉnh năm nào cũng xin cứu đói – vừa tuyên bố sẽ chi 78,8 tỉ để dựng tượng đài "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình" (2).
Rõ ràng những cổng chào, tượng đài, tháp biểu tượng, quảng trường,… mọc lên trên khắp Việt Nam, đa số là ở những tỉnh, thành phố trước nay chỉ ngửa tay xin chứ không đóng góp được đồng nào cho công khố. Và rõ ràng tiền đổ vào các công trình vô bổ đó nếu không thấm mồ hôi của dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng sẽ là những khoản nợ mà chính họ phải thắt lưng, buộc bụng để trả trong tương lai.
Có một thực tế mà xưa nay, nhiều giới ở miền Nam Việt Nam vẫn phẫn nộ. Chẳng riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà khu vực đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa giúp Việt Nam duy trì an ninh lương thực, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế hàng năm nhờ gạo và các loại nông sản, thủy sản xuất cảng – cũng chỉ bị buộc nộp chứ không được nhận lại gì.
Cho đến giờ này, khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn là "vùng trũng về kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực" bởi "suất đầu tư chưa tương xứng" (3). Bốn thập niên sau ngày "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", cư dân của vùng đất phì nhiêu, hết sức đa dạng về sản vật tự nhiên lũ lượt dắt díu nhau tha phương cầu thực. Chỉ trong mười năm vừa qua đã có 1,7 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long (tương đương 1/10 dân số khu vực) ngậm ngùi từ biệt quê cha, đất tổ (4).
Tại sao phần lớn dự án đầu tư cho phát triển sử dụng công quỹ hoặc bằng tiền đi vay chỉ dồn vào các tỉnh, thành phố miền Bắc và phía Bắc miền Trung, cuối cùng, ngoài các cổng chào, tượng đài, tháp biểu tượng, quảng trường,…còn rất nhiều tuyến đường trị giá hàng ngàn tỉ chẳng có bao nhiêu xe qua lại, thậm chí có những tuyến đường như đường nối thành phố Hà Tĩnh với tỉnh lộ 21 (dài 5,6 cây số), dùng 52 tỉ để làm trước 1/3, dẫn ra giữa đồng rồi để đó cho trâu, bò đi lại khỏi… lấm chân từ 2016 đến nay (5), trong khi hệ thống hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên quá tải, cản trở phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dân chúng từ già đến trẻ vẫn qua lại bằng cầu khỉ, thiếu mọi thứ từ trường học đến bệnh viện ?
Câu trả lời thường nghe và được nhiều người tán thành là hiện tượng quái gở nhưng rất phổ biến ấy xuất phát từ phân biệt đối xử vùng, miền. Song nếu ngẫm kỹ thì cách lý giải này không ổn vì không đúng với bản chất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam.
***
Sau một thời gian dài bị chuyên gia nhiều giới cả trong lẫn ngoài Việt Nam chỉ trích vì "đầu tư dàn trải, cào bằng" khiến những nơi, những khu vực giàu tiềm năng, nhiều lợi thế như Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long không cục cựa gì được, cuối năm ngoái, Quốc hội "nhất trí" thông qua "Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh" (Nghị quyết 54/2017/QH-14).
Theo nghị quyết này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều quyền hạn hơn trong quản trị - điều hành (tự quyết về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, tự quyết về chủ trương đầu tư các dự án trước đây vốn thuộc thẩm quyền chính phủ, tự quyết về một số loại thuế - phí, được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do điều chỉnh chính sách thu, được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán công sản…) (6).
Tháng 11 năm ngoái, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết 54/2017/QH-14, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, hết sức hào hứng tuyên bố : Nghị quyết này là một quyết sách có tính đột phá mang tầm vóc quốc gia. Ông Nhân khẳng định, Nghị quyết 54/2017/QH-14 sẽ là động lực để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển (7).
Có một điểm cần lưu ý, Nghị quyết 54/2017/QH-14 xác định, 18 nội dung thuộc năm lĩnh vực mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh được tự quyết phải có sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn hai chuyện không chỉ làm nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sững sờ mà còn khiến nhân dân cả nước sửng sốt : Một – xây dựng "Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch", trị giá 1.508 tỉ đồng tại Thủ Thiêm ! Hai – xây dựng "Quảng trường Hồ Chí Minh" (diện tích 27 héc ta, ngoài quảng trường, còn có Cột cờ tổ quốc, Công viên lưu niệm 63 tỉnh – thành phố, Nhà Trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà sàn và ao cá Bác Hồ), trị giá 2.000 tỉ, cũng tại Thủ Thiêm.
Chủ đầu tư kiêm nhà thầu "Quảng trường Hồ Chí Minh" đã được xác định là Công ty Đại Quang Minh (doanh nghiệp từng được đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, lựa chọn làm bốn con đường chính từng được ví von là "dát vàng" ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm khi đồng chí Cang mới là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi hoàn tất "Quảng trường Hồ Chí Minh", Công ty Đại Quang Minh sẽ được cấn trừ khoản chênh lệch lẽ ra phải nộp lại khi xây dựng bốn con đường chính cho Khu Đô thị mới Thủ Thiêm (8).
Nghị quyết 54/2017/QH-14 không chỉ làm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan, mà còn từng làm nhiều người bất bình khi Thành phố Hồ Chí Minh phải "cống nạp" 9/10 nguồn lực để chính quyền trung ương chi cho hàng loạt tỉnh, thành phố xưa giờ vốn vô dụng, đã không góp được gì cho phát triển quốc gia mà chỉ phá bằng vô số dự án vô bổ, hài lòng. Song chính thực tế chỉ ra, ngay cả khi được tự quyết nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển, cũng chẳng có gì bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập họp đồng chí, đồng đội của những Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Thị Quyết Tâm,… - sẽ có đủ khả năng, nhiệt huyết để tận dụng quyền tự quyết đó sao cho thật sự "ích quốc, lợi dân".
***
Ví von của ông Phan Nguyễn Như Khuê làm nhiều người, đặc biệt là cư dân Thành phố Hồ Chí Minh xúc động vì liên tưởng đến thân phận của họ. Chẳng ai muốn bị biến thành bò cho những kẻ bất lương khai thác sữa. Tuy nhiên dưới thể chế chính trị hiện nay, dân chẳng khác gì bò, sự khác biệt nếu có chỉ nằm ở chỗ bị kẻ nào vắt. Tại Việt Nam không chỉ có 14 triệu người cư trú ở Thành phố Hồ Chí Minh bị xem là "bò", không phục vụ trung ương thì phục vụ Đảng ủy, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, thân phận của hơn 80 triệu người nữa cư ngụ ở các vùng, miền khác cũng chẳng khác gì.
Năm 2016, Kiểm toán Nhà nước từng làm dân chúng Việt Nam sững sờ khi công bố báo cáo kiểm tra việc sử dụng công quỹ năm 2015 (được gọi là Báo cáo Kiểm toán Quyết toán Ngân sách năm 2015). Theo đó, năm 2015, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tự ý lấy 1.900 tỉ từ công khố cấp cho hàng loạt dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để có thể nhận tiền từ công khố và cấp công quỹ vượt mức qui định cho nhiều dự án khác. Vào thời điểm đó, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức kiểm điểm và truy cứu trách nhiệm của tất cả những cá nhân có liên quan song chẳng ai hề hấn gì (9).
Năm 2017, công chúng Việt Nam tiếp tục sững sờ khi năm 2016, Bộ Kế hoạch và đầu tư lại giao vốn cho các dự án đầu12 tư phát triển sai cả về thời điểm, lẫn cách thức (cấp vốn vượt mức đã được duyệt, cấp vốn sai đối tượng, cấp vốn khi dự án chưa được duyệt,…). Chỉ mới ngó đến 283 báo cáo của 229 nơi, Kiểm toán Nhà nước đã phát giác khoảng 40 dự án dở dang, cần hoàn tất sớm nhưng không được cấp vốn và Bộ Kế hoạch và đầu tư đã dùng nguồn vốn đó để hỗ trợ cho những dự án chưa cần thiết. Có những dự án lẽ ra phải vay ngân sách nhưng Bộ Kế hoạch và đầu tư tự tiện chuyển thành "đầu tư trực tiếp" thành ra phía nhận vốn không phải hoàn lại tiền. Khoản tiền lẽ ra phải vay ngân sách được chuyển thành "đầu tư trực tiếp" chừng… 3.000 tỉ đồng. Trong tài khóa 2016, ngân sách đã được rút ra chi dùng sai nguyên tắc hàng chục ngàn tỉ đồng (10).
Năm nay, chưa có Báo cáo Kiểm toán Quyết toán Ngân sách năm 2017 nhưng hồi tháng 10 vừa qua, khi trình bày về "Kế hoạch Đầu tư trung hạn và Tài chính quốc gia trong giai đoạn từ 2016 đến 2020" trước Quốc hội, chính phủ Việt Nam cho biết, đang thiếu 60.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Dường như con số ấy không đáng bận tâm, chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội phân bổ tiếp 94.000 tỉ đồng nữa. Tính ra, từ nay đến 2020, số tiền mà công khố phải chi, không đủ để chi thì phải vay để thực hiện những dự án kiểu như tượng đài "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình" lên tới… 154.000 tỉ đồng (11). Những chuyện như vừa kể không mới và nếu xét kỹ ắt sẽ thấy không có phân biệt đối xử vùng, miền. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ vùng nào, miền nào "chạy" giỏi hơn. Trong mắt các viên chức hữu trách đang điều hành hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương ở Việt Nam, có tới 94 triệu con bò còn thở được nên còn vắt được, hết sữa sẽ trích máu.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 14/12/2018
Chú thích
(1) https://news.zing.vn/dung-xem-tphcm-la-bo-sua-de-vat-kiet-post897918.html
(2) https://dantri.com.vn/chinh-tri/quang-binh-xay-tuong-dai-bac-ho-gan-79-ty-dong-20181212135329053.htm
(3) https://tuoitre.vn/phai-thay-doi-de-vuc-day-dong-bang-song-cuu-long-20170926081552351.htm
(4) https://tuoitre.vn/dan-dbscl-dan-bo-xu-do-bien-doi-khi-hau-20180110085014275.htm
(5) https://vietnammoi.vn/duong-52-ti-dong-khong-bong-nguoi-bo-nhon-nho-dung-nam-tao-dang-157763.html
(9) https://tuoitre.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-bo-tri-sai-va-vuot-1900-ti-1323258.htm
(11) https://vietnambiz.vn/tap-trung-vao-cac-du-an-dau-tu-cong-con-dang-do-105624.html
Cuối tuần trước, khi báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh với Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, bảo rằng, một trong năm khó khăn, thách thức lớn mà thành phố này đang đối diện là phải tiếp đón, làm việc với nhiều đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra để giải quyết hàng loạt vụ việc vốn rất phức tạp, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ như : Khu Đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Khu Công nghệ cao (quận 9), Dự án Safari (huyện Củ Chi), hai khu đất (8-12 Lê Duẩn và 2-4-6 Hai Bà Trưng) ở quận 1...
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Phong bảo rằng, ngoài việc giúp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức rõ các hạn chế, khuyết điểm để trở nên tốt hơn, chuyện các đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra đổ đến liên tục đã "làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức" (1).
Cũng cuối tuần trước, công an Việt Nam đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến 2015, vì "vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Trước mắt, ông Tài bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì duyệt bán trái phép công thổ có diện tích 5.000 mét vuông ở địa chỉ 8–12 Lê Duẩn mà thiên hạ ví von là "đất vàng", khiến công quỹ thiệt hại cả trăm tỉ (2).
Ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ có ông Tài và khu đất ở địa chỉ 8–12 Lê Duẩn bị phù phép, chuyển đổi quyền sở hữu từ công sang tư, gây thiệt hại cho công quỹ. Từ trung tuần tháng 9 đến giờ, công an Việt Nam đã khởi tố ba vụ án liên quan đến quản lý công thổ ở Thành phố Hồ Chí Minh : Ngày 18 tháng 9, ông Nguyễn Hữu Tín (cũng là cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từ 2011 đến 2015), ông Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh), ông Trương Văn Út (một Phó phòng của Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Thanh Chương (Trưởng phòng Đô thị của Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh) cùng bị khởi tố vì duyệt bán một số công thổ, cũng thuộc loại "đất vàng" cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") (3).
Ngày 8 tháng 11, ngoài ông Tín, ông Kiệt, ông Út, ông Chương bị khởi tố thêm một lần nữa vì "vi phạm các qui định về quản lý đất đai", còn có thêm ông Lê Văn Thanh (Phó Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh) góp mặt trong danh sách các bị can, bị cáo buộc đã tham gia chuyển hóa công thổ, công thự ở địa chỉ 2-4-6 Hai Bà Trưng, cũng thuộc loại "đất vàng" thành sở hữu tư nhân (4). Tính ra, ông Tài là Phó Chủ tịch thứ hai của Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố vì hoán chuyển công thổ, công thự từ "sở hữu toàn dân" thành sở hữu tư nhân với giá rẻ. Trong vụ bán rẻ "đất vàng" ở địa chỉ 8–12 Lê Duẩn, vừa có thêm ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư quận 2 (cựu Trưởng phòng Quy hoạch và sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) bị tống giam (5).
Người ta dự đoán, số cựu viên chức và viên chức đương nhiệm trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố, tống giam sẽ còn gia tăng vì chuyện bán rẻ công thổ, công thự ở thành phố này từng là một phong trào mà mức độ phổ biến, sôi nổi chẳng khác gì phong trào… "học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và "xây dựng đảng bộ, trong sạch, vững mạnh", luôn luôn được khẳng định là "đánh giá, quy hoạch, bố trí đúng cán bộ, phát huy nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu" (6).
Khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền đường ngay trung tâm quận 1 được cho là của Tập đoàn Vạn Thịnh. Ảnh : Zing.vn
Chẳng riêng gì Thành phố Hồ Chí Minh, chuyện giao công thổ, công thự cho các doanh nghiệp nhà nước từ trung ương đến địa phương để làm nền tảng cho "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", sau đó những doanh nghiệp nhà nước này vẽ ra hàng lô, hàng lốc dự án, dựa vào đó dựng lên các liên doanh, biến công thổ, công thự thành tài sản của liên doanh, rồi những cổ đông đại diện cho nhà nước chủ động "chuyển nhượng" phần của mình cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc các tập đoàn ngoại quốc với giá rẻ,… phổ biến trên toàn Việt Nam. Cho dù tình trạng này kéo dài trong hàng chục năm nhưng tới cuối năm ngoái, Bộ Tài chính mới tuyên bố… bắt đầu nghiên cứu để soạn thảo, đệ trình cho chính phủ ban hành một nghị định nhằm ngăn chặn tình trạng này khi tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (7).
Từ giờ tới đó, chắc chắn vàng của toàn dân sẽ tiếp tục được bán đổ, bán tháo như bán bèo.
***
Ông Phong bị rất nhiều người chỉ trích sau khi cảnh báo, tình trạng các đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra đổ đến liên tục "làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức" ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Rõ ràng không có các đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra thì không có chuyện hai tháng rưỡi khởi tố ba vụ án, hàng chục viên chức trở thành bị can và danh sách bị can, bị cáo sẽ không chỉ chừng đó.
Song lõi của vấn đề không nằm ở chỗ sẽ có bao nhiêu "cán bộ, công chức" ở Thành phố Hồ Chí Minh bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ bị trừng trị ra sao, nghiêm khắc đến cỡ nào. Điều đáng bận tâm nhất là tại sao những "cán bộ, công chức" ấy hành xử chẳng khác gì âm binh nhưng vẫn có thể tự tung, tự tác như giữa chốn không người suốt một thời gian rất dài ?
Vì lẽ gì mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không hành động dù oán thán vang trời, dậy đất và dư luận đã nói xa, nói gần về âm binh tác oai, tác quái trong nhiều năm ?
Những Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao, Dự án Safari đã sinh chuyện lùm xùm từ đầu thập niên 2000. Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam thật sự lành mạnh, từ trung ương đến địa phương có những "cán bộ, công chức" đúng nghĩa thì không có chuyện những khu "đất vàng" ở hai địa chỉ 8-12 Lê Duẩn và 2-4-6 Hai Bà Trưng,… bị bán rẻ, dân chúng không căm giận đến mức như hiện nay.
Cứ ngẫm sẽ thấy, trong những scandal liên quan đến Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao, Dự án Safari, hai khu đất ở 8-12 Lê Duẩn và 2-4-6 Hai Bà Trưng… sự năng động hiển hiện rất rõ ràng suốt từ đầu đến cuối, song đó là sự năng động của... âm binh và không thể tìm thấy bóng dáng của "cán bộ, công chức".
Những đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra chỉ đổ đến Thành phố Hồ Chí Minh để trị một số âm binh sau khi tương quan giữa thế và lực trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã thay đổi. Những hệ thống này có "cán bộ, công chức" không ? Nếu có thì tại sao hàng chục năm qua những "cán bộ, công chức" này đã không làm gì cả mà còn nhận là "đồng chí, đồng đội" với các âm binh ?
Đừng chỉ nhìn Thành phố Hồ Chí Minh, hãy nhìn rộng hơn. Cuối năm ngoái, Quốc hội Việt Nam công bố ước đoán, trong mười năm, từ 2006 đến 2016, tham nhũng gây ra thiệt hại khoảng 60.000 tỉ nhưng chỉ thu hồi được khoảng 4.500 tỉ (8). Đó là lý do cả cộng đồng quốc tế lẫn các chuyên gia trong và ngoài nước hối thúc Việt Nam nên nhanh chóng thông qua Luật Phòng chống tham nhũng mới.
Sau ba năm hết nâng lên rồi lại đặt xuống, tháng trước, Việt Nam có Luật Phòng chống tham nhũng mới, so với luật cũ thì chẳng có gì mới. Việc gạt bỏ tất cả các đề nghị xử lý những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc các tài sản mà họ có, từ chối công bố tờ khai tài sản của những viên chức trong diện bị buộc phải kê khai tài sản có khác gì dung dưỡng, phát triển âm binh ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 11/12/2018
Chú thích :
(7) https://viettimes.vn/bo-tai-chinh-tim-giai-phap-ngan-dnnn-ban-dat-vang-voi-gia-re-113836.html
Bị các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, vừa chính thức thừa nhận, chưa có ai dám bảo đảm công trình chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng an toàn, khi chủ đầu tư kiêm nhà thầu thay thép do G7 sản xuất bằng thép Trung Quốc (1).
Giao thông gần như tắc nghẽn sau mỗi lần mưa to và ngập nước ở Bangkok. Ảnh : The Nation.
Thái độ của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đối với dự án chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng đột nhiên khác trước, hẳn vì cách nay hai ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, chỉ đạo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải xác minh các vấn đề mà Công ty Meinhardt đã báo cáo và báo cáo lại cho chính phủ trong tháng này (2).
Những thông tin vừa kể cho thấy, cuộc chiến giữa một bên là Công ty Meinhardt với bên còn lại là Công ty Trung Nam có chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đứng phía sau hậu thuẫn vẫn chưa kết thúc. Dù Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị khai tử Công ty Meinhardt cách nay hai tháng (3) nhưng Công ty Meinhardt – một doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa chịu… bỏ cuộc chơi !
Dự án chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng do Công ty Trung Nam được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chỉ định làm chủ đầu tư kiêm nhà thầu và Công ty Meinhardt được thuê làm doanh nghiệp đứng đầu Liên danh Tư vấn - Giám sát giờ đã trở thành khúc xương mà Công ty Trung Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đang ráng gặm !
***
Bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia (nên khảo sát lại, nghiên cứu kỹ lưỡng, lập quy hoạch mới nhằm bảo đảm việc chống ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh căn cơ, hợp lý hơn), chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam vẫn phê duyệt cho thực hiện hàng loạt công trình chống ngập theo quy hoạch cũ vốn đã được dự báo sẽ chẳng đến đâu.
Tiền chi cho chống ngập không chỉ rút từ ngân sách, bán đất, bán công trái mà còn gồm tiền viện trợ, tiền vay từ đủ thứ tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ nhiều quốc gia. Từ 2004 đến 2014, chính quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, trong đó có 15.000 tỉ vay ngoại quốc và riêng khoản này, mỗi năm phải trả 4.250 tỉ cho cả nợ gốc lẫn lãi (4). Năm 2014, được phép của chính phủ, chính quyền thành phố Sài Gòn quyết định đem "đổi" ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập theo quy hoạch cũ trị giá 68.000 tỉ đồng (5).
Bởi ngập lụt ở Sài Gòn càng ngày càng tồi tệ, không mưa cũng ngập khi thủy triều lên, hiện nay, ngoài Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia thực hiện các dự án chống ngập ở Sài Gòn giờ còn có Sở Giao thông - Vận tải, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, chính quyền các quận - huyện. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, đến giờ, Sài Gòn có ít nhất hai… Quy hoạch chống ngập (Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547). Hoàn tất hai quy hoạch này thì về… cơ bản sẽ hết ngập nhưng từ nay đến 2020 phải kiếm cho ra 73.379 tỉ nữa (6).
Trong số các dự án chống ngập cho Sài Gòn, dự án "Giải quyết ngập do thủy triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1" được xem là quan trọng nhất cả về qui mô lẫn mục tiêu (kiểm soát ngập khi thủy triều lên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực trung tâm Sài Gòn). Bởi chi phí cho dự án này lên tới 10.000 tỉ nên báo chí Việt Nam ví von, xem nó là "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến giờ này, công chúng vẫn không hiểu tại sao chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh lại giao "siêu dự án chống ngập" cho Công ty Trung Nam làm chủ đầu tư kiêm nhà thầu. Theo… quảng cáo, "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo hình thức BT (Build & Transfer - Xây dựng & Chuyển giao) : Chủ đầu tư bỏ vốn, tổ chức thực hiện dự án, sau khi hoàn tất thì bàn giao công trình cho chính quyền và chính quyền thanh toán phần vốn mà chủ đầu tư đã bỏ ra để thực hiện dự án chủ yếu bằng bất động sản (đất, trụ sở, kết cấu hạ tầng).
Về nguyên tắc, khi đã là chủ đầu tư "siêu dự án chống ngập" theo hình thức BT, Công ty Trung Nam phải tự lo toàn bộ vốn đầu tư và chỉ có thể nhận lại vốn đầu tư khi công trình hoàn tất nhưng chẳng hiểu tại sao, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh lại vui vẻ "tạm ứng" cho Công ty Trung Nam 1.518 tỉ (7) ?
Về nguyên tắc, Công ty Trung Nam phải thực hiện "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng thiết kế đã được phê duyệt nhưng chẳng hiểu tại sao Công ty Trung Nam lại có thể tùy tiện thay đổi vật liệu chế tạo các thiết bị cơ khí được lắp đặt tại cửa các cống kiểm soát thủy triều vốn phải bằng thép do các quốc gia thuộc khối G7 sản xuất, thành thép do Trung Quốc sản xuất.
Cũng về nguyên tắc, "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn tất vào tháng 4 năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn tất mà chẳng ai, không nơi nào bận tâm đến đòi bồi thường thiệt hại. Sau khi khẳng định, dự án trễ hạn hoàn thành là vì chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chậm xác nhận khối lượng đã thực hiện, Công ty Trung Nam tiếp tục khẳng định tiếp tục ngừng thi công vì chuyện thay đổi thép, vốn đã được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý, giờ giới hữu trách đột nhiên đòi xem xét lại.
Do việc thực hiện "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh bị tố giác là không tuân thủ các qui định pháp luật, Kiểm toán nhà nước phải ghé mắt nhìn vào. Cách nay hai tháng, trong văn bản thông báo về kết quả kiểm tra, Kiểm toán nhà nước xác định, việc chọn Công ty Trung Nam làm chủ đầu tư kiêm nhà thầu "siêu dự án chống ngập" là sai vì doanh nghiệp này không đủ năng lực.
Chuyện lập, thẩm định, phê duyệt cả tổng vốn đầu tư lẫn thiết kế của "siêu dự án chống ngập" bị Kiểm toán Nhà nước nhận định là cùng có sai sót, khiến tổng vốn đầu tư tăng thêm 402 tỉ và khi thực hiện phải điều chỉnh kè sông Sài Gòn khác với thiết kế đã duyệt. Đó cũng là lý do Công ty Trung Nam đòi thay đổi vật liệu (thép chế tạo các thiết bị cơ khí ở cửa các cống ngăn triều) và trên thực tế đã chủ động thay đổi vật liệu, bất kể theo hợp đồng, điều đó phải được lập thành văn bản, trình và phải chờ quyết định cuối cùng từ phía chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (8).
Tuy nhiên chừng đó chưa đủ để nhận ra bóng dáng mafia thấp thoáng trong soạn – thẩm định – phê duyệt – giám sát thực hiện "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh. "Siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh trở thành lùm xùm là từ các cảnh báo của Liên doanh Tư vấn – Giám sát việc thực hiện hợp đồng BT giữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Trung Nam. Liên danh này bao gồm ba doanh nghiệp : Công ty Tư vấn xây dựng Meinhardt , Công ty Tư vấn xây dựng công trình hàng hải, Công ty Tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ Thăng Long 12.
Liên doanh Tư vấn - Giám sát vừa kể là nơi phát ra cảnh báo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vi phạm pháp luật khi tạm ứng cho Công ty Trung Nam 1.518 tỉ. Liên doanh này cũng là nơi đề nghị ngăn chặn Công ty Trung Nam thay đổi thép làm các thiết bị cơ khí được lắp đặt tại cửa các cống kiểm soát thủy triều… Những cảnh báo, đề nghị đó đã khiến cho quan hệ giữa liên doanh, đứng đầu là Công ty Meinhardt với Công ty Trung Nam trở thành hết sức căng thẳng. Nhiều nhân viên của Công ty Meinhardt đã bị du đãng dọa sẽ lấy huyết (9).
Chuyện không ngừng ở đó. Cảnh báo của Liên danh Tư vấn - Giám sát "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh, về việc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không nên tạm ứng cho Công ty Trung Nam 1.518 tỉ bị Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bác bỏ vì… không có cơ sở. Khi Liên doanh Tư vấn – Giám sát đề nghị ngăn chặn Công ty Trung Nam thay đổi vật liệu, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đã vô hiệu hóa đề nghị này bằng việc ra văn bản, đồng ý cho Công ty Trung Nam thay đổi thép, bất kể đồng ý như thế là lạm quyền.
Cuối tháng 10 vừa qua, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề của Công ty Meinhardt vì công ty này nợ gần 23 tỉ là tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp (1).
Khoan bàn đến đúng – sai, chỉ đối chiếu việc giám sát – xử lý sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa Công ty Meinhardt và Công ty Trung Nam, ai cũng có thể thấy Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh bất nhất trong hành xử : Chỉ ghé mắt ngó qua việc thực hiện "siêu dự án chống ngập" ở Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán Nhà nước phát giác Công ty Trung Nam chưa thực hiện kê khai, xuất hoá đơn cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đối với khối lượng đã được nghiệm thu và giải ngân từ BIDV, thành ra chỉ tính đến cuối năm 2017, Công ty Trung Nam đã bỏ qua, chưa khai, chưa nộp khoản thuế xấp xỉ 283 tỉ đồng !
Phải chăng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ở quá… gần Công ty Trung Nam nên không thấy và để… sót khoản thuế lớn gấp 12 lần khoản thuế, khoản phạt mà Công ty Meinhardt chậm nộp nên cần loại bỏ khỏi cuộc chơi càng sớm, càng tốt ?
***
Liệu có quá đáng không nếu nhận định : Tuy tình trạng ngập lụt càng ngày càng tồi tệ ở Sài Gòn là thảm họa càng ngày càng lớn đối với kinh tế - xã hội nhưng lại là cơ hội hái ra tiền cho một số cá nhân, băng nhóm tham gia chống ngập lụt ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 08/12/2018
Chú thích :
(4) http://plo.vn/thoi-su/lang-phi-chong-ngapbai-1-chi-hon-ti-do-van-so-ngap-661163.html
(5) https://www.thesaigontimes.vn/138209/TPHCM-doi-3-khu-dat-lay-du-an-chong-ngap.html
(6) https://nld.com.vn/thoi-su/xai-het-5-ti-usd-tp-hcm-se-het-ngap-20180522231511312.htm
(7) https://nhadautu.vn/sieu-du-an-bt-chong-ngap-10000-ty-dong-duoc-ung-1518-ty-co-trai-luat-d14291.html