Tuy chưa có thống kê cuối cùng nhưng từ kết quả điều tra scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 ở riêng Sơn La, có thể khẳng định, mục tiêu khiến đa số phụ huynh và học sinh tham gia kế hoạch gian lận trong kỳ thi vừa qua ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang... là trở thành sĩ quan "công an nhân dân" hoặc sĩ quan "quân đội nhân dân".
Báo Người Đưa tin đăng danh sách 44 thí sinh được nâng điểm thi ở Sơn La. Photo Báo Người đưa tin.
Đến giờ, Bộ Công an đã trả về cho Sơn La 25 sinh viên sĩ quan (sinh viên sĩ quan) đang học tại : Học viện Cảnh sát nhân dân (16 sinh viên sĩ quan), Học viện An ninh nhân dân (7 sinh viên sĩ quan), Đại học Phòng cháy Chữa cháy (2 sinh viên sĩ quan) vì đã đủ bằng chứng để kết luận ba trường này đã tuyển lộn, nhận lầm những học sinh gian lận điểm. 55% (25/44) học sinh dính líu đến gian lận điểm chỉ nhằm trở thành sĩ quan "công an nhân dân" là tỉ lệ đáng ngẫm nghĩ (1).
Có một yếu tố khác cũng cần phải lưu ý : Do Bộ Quốc phòng không cho biết cụ thể số sinh viên sĩ quan của các học viện, đại học thuộc quân đội bị trả về địa phương cũng do tuyển lộn, nhận lầm những học sinh gian lận điểm, song theo báo chí Việt Nam, con số đó cũng không hề nhỏ. Sau khi sửa bài – nâng điểm bùng lên thành scandal, nhiều "Thủ khoa", "Á khoa" của các trường đại học thuộc quân đội không làm thủ tục nhập học (2).
***
Ai cũng biết, học viện hay đại học không phải là chỗ để chơi, chơi chán, bước ra sẽ có một tấm bằng lận lưng. Nền tảng về học vấn không đủ vững, học lực không đạt yêu cầu, không thể đeo bám theo chương trình, nói gì đến tốt nghiệp. Thành ra gian lận điểm thi không đơn thuần chỉ để trở thành sinh viên sĩ quan của các học viện, đại học thuộc ngành công an, quân đội. Gian lận điểm thi là để tốt nghiệp, để trở thành sĩ quan "công an nhân dân", sĩ quan "quân đội nhân dân".
Cần phải làm rõ, tại sao cả phụ huynh lẫn những học sinh mà học lực chỉ có thể giúp đạt điểm thi ba môn xét tuyển ở mức 0,45/30, 1/30 lại đủ tự tin để tham gia hoạt động gian lận điểm để vào các học viện, đại học thuộc ngành công an, quân đội ? Thậm chí ngạo mạn tới mức sửa bài - nâng điểm nhằm trở thành những "Thủ khoa" của Học viện Cảnh sát nhân dân, "Thủ khoa" của Học viện Hậu cần, "Thủ khoa" của Sĩ quan Lục quân 1 ?…
Trong vòng mười năm gần đây, các học viện, đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều học sinh và phụ huynh, đặc biệt là học sinh và phụ huynh cư trú ở các tỉnh phía Bắc. Lý do đầu tiên là nếu theo học tại những học viện, đại học này, sinh viên đã không phải đóng học phí lại còn được biệt đãi về ăn, ở, được chu cấp những chi phí như mặc, sinh hoạt phí… Chưa kể khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay lập tức.
Lý do thứ hai là sĩ quan "công an nhân dân" và sĩ quan "quân đội nhân dân" rõ ràng là những công việc có thể tìm kiếm bổng lộc từ vô số đặc quyền, đặc lợi. Thực tế cho thấy, "công an nhân dân" lẫn "quân đội nhân dân" đã và đang cố gắng nâng cao giá trị của mình thông qua hoạt động tuyển sinh vào hệ thống học viện, đại học của mình. Phải chăng đã đến lúc "công an nhân dân", "quân đội nhân dân" đề cao học vấn, học lực ?
Có vẻ là như vậy song không phải vậy !
Những người am tường lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã từng nêu thắc mắc : Tại sao đa số học sinh mà quá trình học tập tại bậc trung học cho thấy học lực thật sự xuất sắc, không chọn các học viện, đại học của công an, quân đội nhưng cuối cùng, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của những học sinh này thường là kém hơn, may lắm mới ngang ngửa điểm thi tốt nghiệp của những học sinh vốn dĩ học hành làng nhàng nhưng xin dự tuyển vào các học viện, đại học của công an, quân đội ?
Scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang... góp phần trả lời cho những thắc mắc vừa kể. Rõ ràng đó là một… phong trào. Đó cũng là lý do nhiều người am tường lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam yêu cầu tổ chức thẩm định bài thi của các Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018. Yêu cầu này cho dù hữu lý nhưng bất khả thi vì thẩm định đại trà sẽ ngốn nhiều thời gian, công sức, kể cả tiền bạc.
Tuy nhiên, do đa số học sinh dính líu đến gian lận thi cử cùng xin dự tuyển vào các học viện, đại học của công an, quân đội, thành ra tổ chức thẩm định lại toàn bộ bài thi trong các Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018 của những sinh viên sĩ quan đang theo học tại tất cả học viện, đại học của công an, quân đội lại là điều hết sức cần thiết. Toàn bộ hoạt động của bảy học viện, đại học thuộc ngành công an và 19 học viện, đại học của quân đội được duy trì bằng ngân sách.
Dân chúng không chỉ đóng thuế để công an, quân đội vận hành 26 học viện, đại học đó. Dân chúng còn phải đóng thuế để trả chi phí ăn, ở, mặc, kể cả sinh hoạt phí cho vài chục ngàn sinh viên sĩ quan đang theo học tại các học viện, đại học đó. Sẽ hết sức vô lý khi thường dân vừa phải đóng thuế để nuôi những sinh viên sĩ quan mà họ nghi ngờ bất xứng từ học lực tới hạnh kiểm, vừa phải thắt lưng, buộc bụng để nuôi con cái của mình học đại học, sinh viên các đại học khác phải vừa học, vừa làm thêm để đi cho xong con đường học vấn.
Không ai biết mỗi năm, công quỹ chi bao nhiêu cho 26 học viện, đại học của công an, quân đội nhưng kết quả điều tra scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 buộc người ta phải thắc mắc : 26 học viện, đại học của công an, quân đội đào tạo thế nào mà phụ huynh của những học sinh, học lực vốn chỉ có thể đạt 0,45/30 điểm, 1/30 điểm... tự tin con họ có thể tốt nghiệp những học viện, đại học này để "chạy" ?
Các học viện, đại học của công an cung cấp nhân lực cho công cuộc bảo vệ trật tự trị an, thực thi pháp luật. Các học viện, đại học của quân đội cung cấp nhân lực cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ quốc gia, độc lập dân tộc. Nếu các học viện, đại học này chỉ là túi chứa, lò sản xuất những cá nhân khiếm khuyết cả về học vấn lẫn nhận thức, tư cách thì lấy gì bảo đảm cho quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ công lý, công bằng xã hội ?
Nếu thật sự có trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, thậc sự tha thiết với mục tiêu "xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", giới lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ cần phải yêu cầu lãnh đạo ngành công an và quân đội thẩm định lại toàn bộ bài thi trong các Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018 của những sinh viên sĩ quan đang theo học tại tất cả học viện, đại học của công an, quân đội. Thật sự tôn trọng dân chúng thì phải như thế. Phải như thế mới sòng phẳng về quyền và trách nhiệm.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/04/2019
Chú thích :
(1) https://tuoitre.vn/25-thi-sinh-o-son-la-bi-truong-cong-an-tra-ve-la-nhung-ai-20190421181556488.htm
Cho dù trong vòng một tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, hai lần lên tiếng, yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội "làm rõ" vấn nạn 2.000 héc ta ở huyện Mê Linh bị bỏ hoang suốt mười năm vừa qua nhưng không ai tin vấn nạn này sẽ được giải quyết tới nơi, tới chốn (1).
Xe cộ giờ tan tầm Hà Nội.
Mê Linh vốn là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, đến giữa năm 2008 được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Giờ, sau mười năm, Mê Linh trở thành một trong nhiều bằng chứng sống động về dã tâm của kế hoạch "Điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô" từ từ 921 cây số vuông thành 3.324 cây số vuông.
***
Mười năm trước, giống như nhiều chuyên gia, nhân sĩ ở cả bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt – cựu Thủ tướng Việt Nam – phản đối kịch liệt việc mở rộng Hà Nội. Trong một thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội lúc ấy, ông Kiệt lên án chủ trương "mở rộng Hà Nội" là quá vội vàng.
Ông Kiệt lưu ý "mở rộng Hà Nội" chỉ là ý tưởng nảy sinh trong quá trình thực hiện đồ án "Quy hoạch Vùng Thủ đô", chưa được nghiên cứu thấu đáo, song Thủ tướng lúc ấy – ông Nguyễn Tấn Dũng – đã đem ra… trình Quốc hội. Ông Kiệt nhấn mạnh, quy hoạch đô thị là một lĩnh vực đa ngành, tiếp cận và xử lý nhiều phạm trù tri thức, tác động nhiều chiều đến nhiều mặt của cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chung của quốc gia, thành ra mở rộng đến đâu, mở rộng như thế nào, mở rộng để làm gì,… phải phối hợp nhiều ngành để nghiên cứu nghiêm túc mới mong có được một dự báo đủ căn cứ, đáng tin cậy, có viễn kiến. Ông Kiệt còn dùng chính thực tế "phát triển đô thị" ở Viẹt Nam sau "đổi mới" để nhắc nhở về hàng loạt khiếm khuyết có thể dẫn tới "khủng hoảng đô thị" và kêu gọi các đại biểu Quốc hội lúc ấy ngẫm nghĩ, hành động thận trọng (2).
Đầu tháng 5 năm 2008, Thư ngỏ vừa kể đã được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam công bố rộng rãi như một trong những biểu thị đồng phản kháng của báo giới. Ở đầu Kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa 12 – diễn ra trong suốt tháng 5 năm 2008 – chỉ có 45% đại biểu Quốc hội tán thành chủ trương "mở rộng Hà Nội".
Tuy nhiên ngay sau đó, Đoàn Đại biểu của các địa phương tại Quốc hội liên tục tổ chức họp riêng để "quán triệt" về "chủ trương lớn – mở rộng Hà Nội" của đảng. Ngày 29 tháng 5 – Nghị quyết "mở rộng Hà Nội" được đem ra biểu quyết lần thứ hai. Lần này, có 458/475 đại biểu… nhất trí. Tỉ lệ tán thành khoảng 93% (3).
***
Nay, hậu quả đã rõ ! Các viên chức hữu trách ở Mê Linh chính thức phân trần với công chúng : 2.000 héc ta đất bị bỏ hoang tại huyện này là do… "chủ trương lớn – mở rộng Hà Nội". Đất ở Mê Linh được gom, khoảng 60 dự án phát triển đô thị được trình, được duyệt trước khi Mê Linh thôi thuộc Vĩnh Phúc để trở thành một phần của… Thủ đô !
"Chủ trương lớn – mở rộng Hà Nội" khiến một số cá nhân, doanh nghiệp hăm hở "đi tắt, đón đầu" song đó lại là đường cụt. Tuy Mê Linh đã thuộc Hà Nội nhưng thị trường bất động sản đóng băng suốt từ đó đến nay. Không ít cá nhân, doanh nghiệp đã phá sản hoặc dở sống, dở chết vì nợ nần. Hệ thống ngân hàng chao đảo do cho vay nhưng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi, nợ xấu mà hệ thống ngân hàng phải ôm trở thành ác mộng của cả quốc gia. Nông dân mất đất canh tác, không còn sinh kế, suốt mười năm ngóng tiền bồi thường vì "nhà đầu tư" chưa trả. Đâu chỉ có Mê Linh ! Theo một thống kê của Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hà Nội thì "chủ trương lớn – mở rộng Hà Nội" còn cho chào đời 51 dự án chỉ thu hồi đất rồi bỏ hoang ở huyện Hoài Đức, 48 dự án ở quận Nam Từ Liêm, 25 dự án ở quận Hoàng Mai, 23 dự án ở quận Bắc Từ Liêm…
Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm mười năm thực hiện "chủ trương lớn - mở rộng Thủ đô", ông Trần Huy Ánh – Kiến trúc sư, thành viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam – chia sẻ rằng, mười năm vừa qua, Hà Nội chỉ rất thành công trong phát triển bất động sản, còn kết quả của chiến lược phát triển đô thị một cách bền vững thì rất hạn chế. Đường sá nhiều hơn nhưng không ai dám nói chuyện đi lại dễ dàng hơn. Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được trước những thách thức của biến đổi khí hậu, chưa có kịch bản nào mang tính chiến lược trong vấn đề thoát nước. Các cao ốc mọc lên như nấm chỉ khiến người ta lo ngại nhiều hơn về sự cân đối của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội. Chẳng hạn trẻ em đến trường thiếu an toàn hơn cách nay mười năm, người ta mất nhiều thời gian hơn cho việc đưa trẻ đến trường. Nguy cơ lây nhiễm vì bệnh viện quá tải cao hơn (5)...
Cũng từ năm ngoái, sai lầm của "chủ trương lớn – mở rộng Thủ đô" bắt đầu được báo giới Việt Nam đề cập. Viễn cảnh đại đô thị trải dài từ tả ngạn sông Hồng đến sát khu vực trung du phía Bắc mà "chủ trương lớn – mở rộng Thủ đô" vẽ ra, hóa ra chỉ kích hoạt được làn sóng đầu tư bất động sản lớn chưa từng có. Việc thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất để giao cho các dự án bất động sản đã khiến cuộc sống, sinh hoạt của 180.000 gia đình nông dân bị lộn ngược. Ngay cả tờ Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – cũng than : …Chưa ai thấy được chuyển biến nào đáng kể của năm khu đô thị vệ tinh. Rồi Thủ đô sẽ lại kỷ niệm hai mươi năm ngày mở rộng. Mười năm nữa Hà Nội sẽ ra sao ? Sẽ mở rộng hay thu hẹp ? Nhiều người bảo sao cũng được, miễn là được ăn sạch, thở sạch và không tắc đường (6)...
***
"Chủ trương lớn – mở rộng Thủ đô" không phải do ngu dốt. Đó là một nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho một số cá nhân, một số nhóm trục lợi bất chấp hậu quả. Vấn nạn 2.000 héc ta ở huyện Mê Linh bị bỏ hoang suốt mười năm vừa qua chỉ là một trong nhiều khía cạnh của thảm họa "mở rộng Hà Nội".
Giống như trước nay, yêu cầu "làm rõ" của ông Phúc có vô số điểm chưa rõ và điểm chưa rõ đáng bận tâm nhất là có "làm rõ" và truy cứu trách nhiệm của những cá nhân có liên quan, buộc những cá nhân này phải trả giá hay không ? Có "làm rõ" cả trách nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội không ?
Nếu "làm rõ" vẫn chỉ là vô số lần từng làm mà chưa bao giờ thật sự rõ, "làm rõ" mà không truy đến tận căn, không trị tận gốc thì Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN hết khóa này tới khóa khác sẽ còn tiếp tục thản nhiên, thông qua – ban hành những "chủ trương lớn" tương tự và Quốc hội hết khóa này tới khóa khác sẽ còn tiếp tục "nhất trí", trong trường hợp lương tâm của nhiều đại biểu còn đủ sức để cựa quậy, đảng sẽ tiếp tục "quán triệt" để cuối cùng cũng đạt được sự đồng thuận cao.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/04/2019
Chú thích :
(1) https://nld.com.vn/thoi-su/lang-phi-cuc-lon-tu-du-an-do-thi-bo-hoang-20190417230741355.htm
(4) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-noi-sau-10-nam-mo-rong-3777473.html
(5) https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-mo-rong-va-nhieu-he-luy-da-hien-huu-729482.vov
(6) http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/37143002-muoi-nam-sau-ha-noi.html
Không phải người Việt mà cố hiểu Việt Nam, có lẽ sẽ chết trong uất hận vì không thể lý giải nhiều chuyện đã cũng như đang xảy ra tại Việt Nam...
Tại sao công an vừa khởi tố ông Vũ, vừa bơm thông tin, số liệu cho hệ thống truyền thông, khẳng định ông Vũ "thổi" giá trị của AVG lên 14 lần so với giá trị thực - Hình minh họa (VietnamNet).
***
Tuy chuyện ông Phạm Nhật Vũ (nhân vật được xem như chủ của Công ty AVG, bị bắt hồi cuối tuần trước vì "đưa hối lộ") đã tạm lắng trên hệ thống truyền thông chính thức của chính quyền Việt Nam song hệ thống truyền thông quốc tế và một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đang xới thương vụ bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone theo hướng ngược lại, với nhiều câu hỏi không phải là không đáng ngẫm nghĩ, vì rõ ràng có hàng loạt yếu tố khác thường mà chắc chắn thiên hạ có nỗ lực hết mức cũng không thể nào hiểu nổi. Chẳng hạn…
…Tại sao công an vừa khởi tố ông Vũ, vừa bơm thông tin, số liệu cho hệ thống truyền thông, khẳng định ông Vũ "thổi" giá trị của AVG lên 14 lần so với giá trị thực (1), bỏ túi 5.200 tỉ, trốn thuế (2) ? Tại sao hệ thống truyền thông chính thức tiếp tục để công an dùng như "phi, pháo dọn đường" ? "Đồng ca" theo công an có công bằng và đúng với các tiêu chí của truyền thông chuyên nghiệp hay không ? Thậm chí theo một số chuyên gia kinh tế và luật sư, xét về bản chất, thương vụ bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone là M&A nên chẳng có gì sai (3) !
M&A là cách gọi tắt "Mergers and Acquisitions" (mua bán và thụ đắc) doanh nghiệp (4). Trước nay, M&A vẫn diễn ra trên khắp thế giới (Google mua Motorola Mobility. Facebook mua Whatsapp…) và bán như thế nào, mua ra sao là quyền của các doanh nghiệp có liên quan. Tại Việt Nam, tuy luật pháp không đặt định qui phạm liên quan tới mua bán doanh nghiệp nhưng theo một thống kê được công bố hồi giữa năm ngoái, việc cho phép hợp nhất, sáp nhập đã mở đường cho 4.353 thương vụ loại M&A. Từ giữa 2009 đến giữa 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A ở Việt Nam xấp xỉ 48,8 tỉ Mỹ kim (5).
Cũng cổ xúy tự do kinh doanh nhưng nhìn vào Việt Nam, thiên hạ ắt không thể hiểu vì sao Việt Nam thừa nhận tự do kinh doanh nhưng cả hệ thống công quyền lẫn công chúng cùng thắc mắc, tại sao Phạm Nhật Vũ lại "thổi" giá trị của AVG lên 14 lần so với giá trị thực (?), vì sao Mobifone trả dư cho AVG tới 7.000 tỉ đồng (?)… Sở dĩ thiên hạ chẳng bao giờ có những thắc mắc theo hướng như vừa đề cập vì họ vốn bình thường về tư duy và nhận thức, sinh hoạt trong một xã hội được vận hành theo lề lối hết sức… bình thường. Còn tại Việt Nam, không thắc mắc mới là… bất bình thường !
Làm sao có thể làm ngơ khi tiền Mobifone bỏ ra mua 95% cổ phần của AVG là công quỹ, kết tinh từ mồ hôi, nước mắt của bá tánh ? Làm sao có thể xem là bình thường khi thương vụ loại M&A giữa Mobifone và AVG, khiến giá trị của Mobifone trên thị trường vốn suy giảm ? Làm sao không thắc mắc khi Bộ Thông tin và truyền thông, cơ quan thay mặt hệ thống công quyền chỉ đạo hoạt động của Mobifone đề nghị và Bộ Công an "nhất trí" xem toàn bộ thông tin, tài liệu trong thương vụ này là "bí mật quốc gia"...
Cho dù tại Việt Nam, "tự do kinh doanh" là quyền hiến định (Điều 3), ngoài ra còn được minh đinh tại Luật Dân sự (Điều 50), được bảo hộ tại Luật Doanh nghiệp (Điều 5) nhưng vì sao cả Mobifone lẫn AVG cùng "tự nguyện hủy bỏ" thương vụ loại M&A giữa hai bên chỉ vì… Thường trực Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng cộng sản Việt Nam không đồng ý (6) ? Chưa kể ngoài việc nhanh chóng hoàn lại cho Mobifone toàn bộ số tiền đã nhận từ việc bán 95% cổ phần, AVG còn tự ngụyện trả thêm cả lãi cho số tiền đó !
***
Ngoài những yếu tố tréo ngoe liên quan đến thương vụ loại M&A giữa Mobifone và AVG, còn có hàng loạt những chuyện tréo ngoe, lạ thường, không thể hiểu nổi khác...
Chẳng hạn chuyện bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường – Gia Lai, tâm sự, không vì cổ đông, không vì ngân hàng, không vì 3.000 nhân viên thuộc quyền thì bà đã tự tử kèm một tâm thư đề nghị nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... Theo lời bà Loan, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc Cường - Gia Lai có 12 dự án bất động sản, tổng diện tích 150 héc ta đang bị mắc kẹt vì đủ thứ thủ tục nên không thể triển khai (7).
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, Quốc Cường - Gia Lai đang nợ các ngân hàng và nhiều doanh nghiệp, cá nhân hơn 10.000 tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của Quốc Cường - Gia Lai càng ngày càng bi đát, thậm chí "dở sống, dở chết" vì chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chưa "rà soát" xong việc sử dụng quỹ đất ở thành phố này (8). Tất nhiên không chỉ có Quốc Cường - Gia Lai. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như Quốc Cường - Gia Lai phá sản thì sẽ xảy ra tình trạng chết chùm của những ngân hàng cho vay vốn đầu tư, những doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết kinh doanh.
Song bà Loan có đáng thương và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có đáng trách ? Cách nay đúng một năm, chỉ trong bốn ngày, từ 16 tháng 4 đến 20 tháng 4 năm ngoái, cổ phiếu của Quốc Cường - Gia Lai rơi tự do và Quốc Cường - Gia Lai mất 730 tỉ trên thị trường chứng khoán (9) vì Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh cho Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 34,2 héc ta ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Quốc Cường - Gia Lai (10). Nều thương vụ loại M&A giữa Mobifone và AVG được xem như điển hình của "mua mắc" thì thương vụ giữa Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận và Quốc Cường - Gia Lai là điển hình của "bán rẻ".
Theo tính toán của giới am tường thị trường bất động sản, Quốc Cường - Gia Lai chỉ phải trả 419 tỉ đồng để được "quyền sử dụng" 34,2 héc ta mà giá trị được cho là tới 2.400 tỉ đồng. Trong thương vụ này, Quốc Cường - Gia Lai lời chừng… 2.000 tỉ đồng. Lúc đó, tuy bà Loan tuyên bố, bà đã tìm hiểu kỹ trước khi mua đất, đã trả tiền đúng giá thị trường và chỉ đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh rõ ràng là gây thiệt hại cho Quốc Cường - Gia Lai nhưng bà Loan vẫn không có ý định nhờ Tòa án giải quyết (11), chấp nhận giao lại đất, nhận lại tiền. Giống như trường hợp AVG, chẳng ai hoan nghênh, tán thưởng thiện chí của Quốc Cường - Gia Lai !
Cũng giống như trường hợp AVG, nếu thật sự bình thường về tư duy và nhận thức, lẽ ra không nên hoan nghênh chuyện Thường trực Ban Bí thư của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo Mobifone hủy bỏ thương vụ loại M&A giữa Mobifone với AVG, cũng như không nên tán thưởng chuyện Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh cho Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 34,2 héc ta ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Quốc Cường - Gia Lai. Bất kể thế nào thì một xã hội được vận hành theo lề lối bình thường cũng không thể can thiệp thô bạo vào các thương vụ như thế bằng… chỉ đạo.
Tuy nhiên, cho dù những chỉ đạo như thế chẳng khác gì công khai dâm ô với Hiến pháp, cưỡng hiếp Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp giữa thanh thiên, bạch nhật, song không như thế, công quỹ sẽ mất 7.000 tỉ trong thương vụ loại M&A giữa Mobifone với AVG và mất 2.000 tỉ trong thương vụ giữa Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận với Quốc Cường - Gia Lai !.. Sung sướng vì tài sản quốc gia, mồ hôi, nước mắt của mình được bảo toàn, công chúng không nhữnng quên đi lẽ thường mà còn cảm kích. Đó là một trong những đỉnh cao của lạ thường. Nó khiến người ta tiếp tục chấp nhận đủ thứ bất thường.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/04/2019
Chú thích :
(1) https://plo.vn/thoi-su/pham-nhat-vu-thoi-gia-avg-len-hon-14-lan-828035.html
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47924850
(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Mua_bán_và_sáp_nhập
(6) https://tuoitre.vn/thuong-vu-mobifone-mua-avg-tra-het-cho-nhau-20180403105923185.htm
(8) https://news.zing.vn/quoc-cuong-gia-lai-kho-khan-ra-sao-khien-ceo-nghi-den-tu-van-post934594.html
Thông qua báo chí, ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa bảo với đồng bào rằng, lực lượng Thanh tra của chính phủ sẽ "rà soát" chuyện giới lãnh đạo của lực lượng này lũ lượt dắt díu nhau đi ngoại quốc bằng công quỹ để "làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng", trước khi… đồng loạt nghỉ hưu (1).
Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra của chính phủ hứa : Xử lý nghiêm những cán bộ ngành Thanh tra vi phạm quy định
Cho dù hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang ra sức chứng minh nỗ lực phòng – chống tham nhũng là hết sức… quyết liệt, không hề có… vùng cấm nhưng chuyện Thanh tra thuộc chính phủ từ cao cấp đến trung cấp, lũ lượt dắt díu nhau đi ngoại quốc trong lúc "chờ hưu", chính là ví dụ minh họa mới nhất, rõ ràng nhất cho thấy thời đại tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sẽ còn… huy hoàng.
***
Đầu tuần trước, tờ Tuổi Trẻ công bố một thống kê, theo đó, từ tháng 8 năm ngoái đến tháng ba năm nay, lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam liên tục thành lập các "Đoàn công tác", cử đến Đan Mạch, Nga, Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông. Thành viên trong các "Đoàn công tác" này bao gồm viên chức thanh tra đủ cấp, từ những cá nhân cao cấp nhất đến lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng, kể cả nhà báo của cơ quan ngôn luận thuộc ngành Thanh tra.
Tờ Tuổi Trẻ không cho biết tổng chi phí cho các "Đoàn công tác" là bao nhiêu mà chỉ kể rằng, tất cả thành viên của các "Đoàn công tác" đều được ngân sách đài thọ từ tiền mua vé máy bay khứ hồi quốc tế, tiền mua vé máy bay, vé tàu, thuê phương tiện đi lại ở các quốc gia mà họ đến trong thời gian công tác, đến chi phí khách sạn, ăn uống, điện thoại, kể cả tiền… tiêu vặt, cùng với đủ thứ chi phí khác (bảo hiểm, thuê phiên dịch,…), theo đúng qui định chi tiêu cho công vụ ở ngoại quốc mà Bộ Tài chính ban hành.
Điểm đáng chú ý là cho dù mục tiêu của các đợt công tác tại ngoại quốc được minh định nhằm "làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng" nhưng "Đoàn công tác" nào cũng có các viên chức đã nhận được quyết định cho nghỉ hưu như : ông Lê Khả Thanh (Phó Văn phòng của lực lượng Thanh tra thuộc chính phủ Việt Nam), ông Nguyễn Thanh Hải (Tổng Biên tập báo Thanh tra), ông Đặng Quang Trọng (cán bộ Vụ Giám sát thẩm định và xử lý sau thanh tra),…
Cũng vì vậy, sau khi cùng với các "Đoàn công tác" ra ngoại quốc "làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng", những viên chức có tên như vừa kể đều đã nghỉ hưu ngay sau đó. Dù muốn những Lê Khả Thanh, Nguyễn Thanh Hải, Đặng Quang Trọng,… cũng chỉ có thể chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng kiến thức đã thu thập được từ Châu Âu, Châu Á với… vợ con, cháu chắt, rộng hơn là với các đồng chí đang sinh hoạt trong… tổ hưu !
***
Tham nhũng không đơn thuần là lạm dụng công quyền để thu đoạt các lợi ích vật chất có thể định danh, định tính, định lượng một cách dễ dàng. Tham nhũng còn là lạm dụng công quyền để thủ đắc lợi ích dưới những hình thức hết sức đa dạng khác. Không phải tự nhiên mà phòng ngừa tham nhũng luôn luôn song hành với chống lãng phí. Lãng phí không chỉ tạo tiền đề thuận lợi cho tham nhũng. Lãng phí là một trong các dạng thức tham nhũng.
Không phải tự nhiên mà Thanh tra của chính phủ Việt Nam – lực lượng chính trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam – liên tục tổ chức thanh tra việc sử dụng công quĩ, cử các đoàn đi công tác ở ngoại quốc. Năm ngoái, lực lượng này từng làm công chúng bàng hoàng khi công bố kết quả thanh tra chuyện lập đoàn, cử người đi công tác ở ngoại quốc của bốn bộ và sáu tỉnh : Chỉ trong bốn năm, từ 2012 đến 2016, bốn bộ và sáu tỉnh này đã chi hơn 1.000 tỉ, lập 17.500 "Đoàn công tác" ở ngoại quốc.
Kết luận thanh tra vừa kể được công bố vào tháng 7 năm 2018. Lúc đó, Thanh tra của chính phủ Việt Nam từng dõng dạc đề nghị Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bộ, địa phương có liên quan tổ chức kiểm điểm, xác định hình thức xử lý tương xứng với vi phạm. Trong đủ loại vi phạm các qui định hiện hành về thành lập "Đoàn công tác" cử người đi ngoại quốc, có cả vi phạm sử dụng danh nghĩa công tác, lấy công quỹ đưa các viên chức sắp, thậm chí đã nghỉ hưu đi du lịch ở ngoại quốc (3).
Giờ, người ta mới biết, vào đúng thời điểm công bố Kết luận thanh tra việc các bộ : Tài chính, Công Thương, Thông tin - Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tỉnh : Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang thành lập 17.500 "Đoàn công tác", cử 53.000 lượt viên chức đi ngoại quốc trong bốn năm từ 2012 đến 2016, giới lãnh đạo lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam còn thản nhiên phê duyệt kế hoạch thành lập các "Đoàn công tác"… tương tự !
Thanh tra của chính phủ Việt Nam, lực lượng chuyên trách, được giao đảm nhận vai trò "tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm tra việc chấp hành, thực thi các qui định pháp luật trong hệ thống công quyền, thông qua đó xác định nguyên nhân tham ô, lãng phí để khuyến nghị các cấp có thẩm quyền đặt định những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, giải quyết tận gốc tệ nạn tham nhũng, lãng phí" (4)mà cũng ô trọc, trâng tráo như thế thì còn bàn tay nào đủ sạch để phòng – chống tham nhũng ?
***
Chuyện lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam cũng thành lập các "Đoàn công tác", rồi chọn – cử những thành viên từ cao cấp đến trung cấp đi Châu Âu, Châu Á "làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng", trước khi… họ đồng loạt nghỉ hưu cho thấy, dù tệ nạn đã trở thành quốc nạn, tham nhũng vẫn đang trong giai đoạn… huy hoàng.
Sự huy hoàng đó được chính lực lượng thanh tra tham gia tô điểm không chỉ bằng scandal vừa kể mà còn bằng những khối tài sản khổng lồ ai cũng biết từ đâu mà ra của những Tổng Thanh tra như : Trần Văn Truyền (5), Huỳnh Phong Tranh (6),… những Phó Tổng Thanh tra như Ngô Văn Khánh (7),… Khi không phải Thanh tra viên, chỉ là nhân viên cấp thấp như Hoàng Đức Cần mà cũng có thể khai thác cả uy thế lẫn ưu thế của lực lượng chuyên trách phòng – chống tham nhũng để bóp cổ cả mẹ liệt sĩ lấy thù lao giải quyết khiếu nại, tố cáo (8)thì thay vì chỉ "hưởng dương" tham nhũng dư điều kiện để "hưởng thọ".
Trân Văn
Nguồn : VOA, 17/04/2019
Chú thích :
(3) https://vnexpress.net/thoi-su/bon-bo-nganh-chi-hon-1-000-ty-di-nuoc-ngoai-mot-nhiem-ky-3775172.html
(4) http://www1.napa.vn/tcqlnn/vai-tro-cua-thanh-tra-nha-nuoc-trong-phong-ngua-tham-nhung.htm
(5) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Văn_Truyền
(6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Huỳnh_Phong_Tranh
(7) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/pho-tong-thanh-tra-cp-len-tieng-ve-tai-san-khung-164399.html
Cục Đào tạo của Bộ Công an vừa trả lại cho tỉnh Hòa Bình 28 sinh viên sĩ quan đang theo học tại các trường đại học của ngành công an. 28 sinh viên sĩ quan này nằm trong số 64 thí sinh ở tỉnh Hòa Bình từng được sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hồi năm ngoái (1).
Trong vòng mười năm gần đây, các đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều đứa trẻ và phụ huynh. (Hình minh hoạ)
Đến giờ, scandal sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018 vẫn còn vô số dấu hỏi. Sau chín tháng điều tra, công chúng chỉ mới biết ở tỉnh Hòa Bình có 64 thí sinh được sửa bài – nâng điểm. Ở tỉnh Sơn La, con số này là 44. Còn ở tỉnh Hà Giang thì ít nhất cũng có 114 thí sinh được sửa bài – nâng điểm…
Ai cũng biết, sửa bài – nâng điểm không phải là chuyện ngẫu nhiên nhưng không chỉ có viên chức hữu trách của các ngành giáo dục, công an cương quyết bảo vệ danh tính những thí sinh được sửa bài – nâng điểm, nhiều viên chức hữu trách ở các ngành khác cũng tán thành việc cần bảo mật danh tính những thí sinh này.
Theo khuynh hướng vừa kể, bà Nguyễn Thị Doan, cựu Phó Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giờ đang là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, cần bảo mật vì phải thể hiện sự "nhân văn", nếu không "hậu quả với những thí sinh này sẽ vô cùng nặng nề" (2).
Trong scandal sửa bài – nâng điểm, hai từ "nhân văn" trở thành bảo bối, vừa bảo vệ tương lai của những thí sinh mà học lực vốn chẳng đâu vào đâu, điểm các bài thi dẫu chỉ hai, ba, thậm chí có trường hợp, bài thi chưa đủ một điểm, cũng vẫn đủ để hất văng bạn bè đồng trang lứa ra chỗ khác, vừa giúp cha mẹ chúng bảo toàn tiền đồ, sự nghiệp.
Có quốc gia nào mà cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền cùng đề cao "nhân văn" kiểu này không ? Câu trả lời tất nhiên là không. Ngay tại Việt Nam, "nhân văn" mang màu sắc xã hội chủ nghĩa, do các viên chức cộng sản xiển dương cũng chỉ dành cho đồng đội, đồng chí, không dành cho nhân… dân.
***
Cuối tuần trước, giữa lúc các viên chức hữu trách của cả hai ngành giáo dục và công an đang thượng tôn "nhân văn", "tả xung, hữu đột" chống trả sự phẫn nộ của công chúng nhằm bảo vệ những thí sinh được sửa bài – nâng điểm, Viện Kiểm sát tỉnh Tây Ninh tổ chức trao "Quyết định đình chỉ điều tra" cho bảy người bị bắt oan cách nay… 40 năm !
Tháng 7 năm 1979, công an Tây Ninh bắt ông Nguyễn Văn Dũng vì nghi ông "cướp tài sản của công dân" ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng. Ngoài việc "cúi đầu nhận tội", ông Dũng khai thêm là cha ông, anh ông, em ông, em rể ông cùng tham gia vụ cướp.
Sau khi công an Tây Ninh sử dụng nhiều "biện pháp nghiệp vụ", cha, anh, em, em rể ông Dũng khai đã đưa tang vật cho vợ họ cất giấu. Tới lượt mẹ ông Dũng, vợ ông Dũng, em gái ông Dũng bị tống giam. Đại gia đình bao gồm cha mẹ, bốn đứa con trai, rồi con dâu, con gái vào tù. Tất cả đều "cúi đầu nhận tội".
Tám thành viên trong đại gia đình vừa kể ngồi tù ba năm rưỡi. Đến giữa năm 1983 cả tám được phóng thích. Theo "Quyết định đình chỉ điều tra" ký vào thời điểm đó thì : "Có đủ bằng chứng chứng minh các bị can không phạm tội. Việc cả tám nhận tội là do cơ quan điều tra dùng nhục hình bắt họ nhận tội".
Đáng nói là các cơ quan tư pháp ở Tây Ninh không giao "Quyết định đình chỉ điều tra" cho tám nạn nhân. Trong mắt thiên hạ, họ vẫn là tám kẻ cướp được… tạm tha. Đầu năm ngoái, ông Nguyễn Văn Dũng – "thủ phạm chính" – kêu oan suốt 35 năm mới nhận được tờ "Quyết định đình chỉ điều tra" để minh oan cho chính mình.
Bảy người còn lại thì một (cha ông Dũng) đã chết. Hôm 4 tháng 4, đại diện Viện Kiểm sát Tây Ninh trao bảy "Quyết định đình chỉ điều tra" được ký cách nay 36 năm cho những thành viên còn lại trong gia đình ông Dũng hoàn toàn không phải do "nhân văn" mà vì "cấp trên chỉ đạo" !
Đại diện Viện Kiểm sát Tây Ninh lưu ý, những thắc mắc về truy cứu trách nhiệm trong việc gây oan sai, rồi tại sao lần lữa, thoái thác, không trao "Quyết định đình chỉ điều tra" để sớm minh oan cho các nạn nhân, bồi thường thiệt hại thế nào,… sẽ được giải quyết trong những… buổi làm việc sau.
Theo tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, vì không chịu nổi áp lực do cáo buộc "cướp" gây ra, các nạn nhân đều bỏ xứ tha phương cầu thực. Trong tám nạn nhân có một phụ nữ bị bắt khi vừa cấn thai. Oán chồng hèn yếu, đầu hàng đòn roi, vu oan giá họa cho mình, bà không báo cho ông biết mình có thai, sau khi sanh con trong tù, bà đem cho người khác (3) !
Những thảm nạn, nghịch cảnh kiểu như mới kể hiện diện ở khắp nơi và trước nay vẫn được xem như bạn đồng hành với những người cộng sản. Tại sao các viên chức cộng sản không phân bổ đồng đều "nhân văn" mang màu sắc xã hội chủ nghĩa cho mọi giới, đặc biệt là những đứa trẻ để chúng không bị tổn thương, tương lai của chúng không nặng nề ?
***
Trong vòng mười năm gần đây, các đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều đứa trẻ và phụ huynh. Vì sao ? Trước hết, đó là những đại học mà sinh viên đã không phải đóng học phí lại còn được biệt đãi về ăn, ở, được chu cấp những chi phí như mặc, sinh hoạt phí… Chưa kể khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay lập tức.
Thực tế cho thấy, phần lớn những thí sinh được sửa bài - nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hồi năm ngoái là để bảo đảm giành được một chỗ trong những đại học của công an, quân đội. Phụ huynh của những đứa trẻ này vốn không phải thường dân nên họ hiểu hơn ai hết đặc quyền, đặc lợi, cơ hội dành cho công an, quân đội.
Qua hệ thống đại học chuyên ngành, công an, quân đội đang cố gắng nâng cao giá trị của mình. Đã tới lúc, công an, quân đội xem học vấn, học lực là quan trọng ? Nếu công an, quân đội thật sự là những lĩnh vực tập trung tinh hoa của quốc gia, lực lượng vũ trang của Việt Nam chắc chắn đã khác hiện nay rất xa !
Scandal sửa bài - nâng điểm đã cũng như đang bày ra mâu thuẫn càng lúc càng gay gắt giữa một bên giương cao "nhân văn" xã hội chủ nghĩa, một bên đòi phải thượng tôn pháp luật, hành xử công quyền một cách công minh. Bên đòi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền hành xử công quyền một cách công minh không có thực quyền.
Rất ít người nhận ra, đã có "nhân văn" xã hội chủ nghĩa thì ắt phải có "công minh" xã hội chủ nghĩa. Vào lúc này, tuy sự "công minh" đó không dọn được đường, đưa những đứa trẻ mà học lực chỉ giúp chúng đạt được vài điểm trong cả ba môn ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018, trở thành sinh viên sĩ quan của các đại học thuộc ngành công an, quân đội nhưng trong tương lai sẽ mở cho chúng những lối khác, không trước thì sau, chính chúng sẽ đứng ra bảo vệ "nhân văn" xã hội chủ nghĩa.
Năm 2017, sau khi Viện Kiểm sát Tối cao cho phép Viện Kiểm sát tỉnh Long An tuyển dụng 25 công chức, có 71 ứng viên tốt nghiệp Cử nhân Luật hệ chính quy phải giành giựt với nhau 21 suất trong kỳ thi tuyển được tổ chức ở Trường Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bốn ứng viên còn lại từng được Viện Kiểm sát tỉnh Long An tuyển dụng làm tạp vụ, bảo vệ rồi được gửi đi học luật hệ tại chức, không cần thi tuyển vẫn được Viện Kiểm sát Tối cao cho phép Viện Kiểm sát Long An xét tuyển cả bốn (4).
Trong bốn ứng viên được đặc cách xét tuyển, có một là cháu ruột cựu Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao. Một là cháu nội cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An. Một là con Viện phó đương nhiệm tại Viện Kiểm Sát Long An. Ứng viên cuối cùng tuy từng bị công an loại ra khỏi ngành vì nghiện ma túy nhưng cũng được đặc cách xét tuyển vì vừa là cháu cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An, vừa là con Viện phó Viện Kiểm sát thành phố Tân An.
Sau khi công luận thắc mắc về chuyện xét tuyển kỳ quái như đã kể, cuối năm ngoái, Viện Kiểm sát Tối cao thu hồi Quyết định Công nhận kết quả trúng tuyển và Tuyển dụng bốn cá nhân được đặc cách xét tuyển làm công chức. "Nhân văn" xã hội chủ nghĩa đã khiến toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ngoảnh mặt làm ngơ, không thèm điều tra, cũng chẳng đếm xỉa đến truy cứu trách nhiệm, xử lý những viên chức hữu trách có liên quan (5). Đó là "công minh" xã hội chủ nghĩa.
Đòi công minh nhưng chấp nhận "công minh" song hành với chủ nghĩa xã hội thì dù muốn hay không cũng phải chấp nhận những sĩ quan công an có tổng điểm thi ba môn chỉ một con số, bảo vệ và thực thi pháp luật, những cá nhân men theo đường mòn làm Kiểm sát viên, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, những thẩm phán nhân danh công lý để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,… theo kiểu hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp đã áp dụng với gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở Trảng Bàng, Tây Ninh.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/04/2019
Chú thích :
(1)https://www.tienphong.vn/giao-duc/28-thi-sinh-hoa-binh-bi-truong-cong-an-tra-ve-la-ai-1400349.tpo
(3)https://plo.vn/phap-luat/8-cong-dan-tay-ninh-ganh-noi-oan-40-nam-825802.html
(4)http://langmoi.vn/long-an-vet-tap-vu-bao-ve-lam-kiem-sat-vien/
Ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đắk Nông, cựu Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh của Đắk Nông đang xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bảy lô đất rừng, diện tích mười héc ta ở huyện Đắk Song (1).
Tử tù nông dân Đặng Văn Hiến ôm con thơ trong nước mắt.
Cuối năm 2017, sau khi ông Sơn bị Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam "cảnh cáo" vì gian lận trong việc lập hồ sơ, xin nhận đất rừng theo "chương trình 135" của chính phủ, chính quyền huyện Đắk Song đã thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bảy lô đất rừng này.
Theo tờ Người Lao Động, từ đó đến nay, chính quyền huyện Đắk Song chỉ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bảy lô đất đã cấp cho ông Sơn, còn trên thực tế, vợ chồng ông Sơn vẫn đang sử dụng bảy lô đất ấy. Giờ, vợ chồng ông Sơn đã chuyển hộ khẩu về huyện Đắk Song. Bởi đã hội đủ "căn cứ", ông Sơn xin nhận đất theo đúng… "qui định pháp luật".
Một lãnh đạo của Phòng Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Nông giải thích, chính quyền huyện này chỉ thu hồi bảy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Song, không tổ chức thu hồi mười héc ta đất ông Sơn đang khai thác, sử dụng vì "chưa có hướng giải quyết tài sản gắn liền trên đất thành ra phải xin ý kiến và đang chờ chỉ đạo của tỉnh".
Khoan bàn đến chuyện tại sao chỉ "cảnh cáo" ông Sơn trong nội bộ đảng, không truy cứu trách nhiệm hình sự dù đương sự gian lận trong việc xin nhận – sử dụng công thổ, chỉ đối chiếu chuyện hai năm vừa qua, ông Sơn vẫn khai thác và sử dụng đất rừng trái phép, với trường hợp ông Đặng Văn Hiến cũng đủ thấy chính phủ thích… đùa !
***
Năm 2008, chính quyền tỉnh Đắk Nông cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng. Hai năm sau (2010), Sở Tài nguyên và môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa (2011), Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, Tuy Đức là túi chứa di dân tự do – những cá nhân dắt díu nhau đi tìm đất mới, khai hoang với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để phục hóa.
Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta "rừng", chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác – sử dụng đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác, sử dụng.
Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.
Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác - sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn.
Nếu giao đất, cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tại sao "chương trình 135" của chính phủ không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại chỉ dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho một số cá nhân hoặc doanh nghiệp như Công ty Long Sơn ?...
Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và "công nhân" dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao.
Trong quá trình tự do tổ chức các đợt "cưỡng chế - thu hồi đất", "công nhân" của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ "dám" bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là nơi họ từng "đổ mồ hôi, sôi nước mắt".
Kết quả của tám năm toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động là có người ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức bị "công nhân" của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ và đang sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do "công nhân" của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…
Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình nhưng quyết định này chỉ có hiệu lực trên… giấy.
Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn "cưỡng chế - thu hồi đất" để kiểm tra lại. Tuy nhiên hệ thống công quyền vẫn không làm gì cả, Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức "cưỡng chế - thu hồi đất"...
Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 "công nhân" Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt "cưỡng chế - thu hồi đất" mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo… Bởi "công nhân" Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…
Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì "giết người", Đoàn Văn Diện vì "che giấu tội phạm"… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí "lên huyện, lên tỉnh" để tìm… "sự thật" !
Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự) bị khởi tố vì "hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phạt sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.
Dư luận lại dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng Hội đồng Xét xử cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.
Tháng 9 năm ngoái, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà hệ thống công quyền cùng làm ngơ (2).
Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt "cưỡng chế - thu hồi đất", không bồi thường cũng chính thức được xác định là… sai. Thậm chí hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn "cưỡng chế - thu hồi" phần đất mà từ năm 2015. chính quyền tỉnh Đắk Nông đã từng công bố quyết định thu hồi, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm "giải độc dư luận"… Nếu hệ thống công quyền không làm ngơ, không có thảm án với ba người chết, 13 người bị thương, bốn người lương thiện bị phạt tù !
Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ "cưỡng chế - thu hồi đất" trước đó của Công ty Long Sơn). Nếu ông Hiến không liều mạng thì nỗ lực kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai thèm xem xét.
Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ "giết người" thành "giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh" (hình phạt tối đa là bảy năm tù) ?
Yếu tố chính để xác định một cá nhân "giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh" là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì "hành vi trái pháp luật". Khăng khăng xác định ông Hiến "giết người" – phạt tử hình một thường dân – chẳng lẽ chỉ vì điều đó… đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm "hành vi trái pháp luật" của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ? Hoặc vì hình phạt tử hình dành cho ông Hiến còn có tác dụng răn đe ?
Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tha tội chết. Vẫn chưa biết Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tha tội chết cho ông Hiến hay không. Người đàn ông này vẫn bị biệt giam trong khu vực dành cho phạm nhân bị phạt tử hình, thắc thỏm chờ cả ân xá lẫn chờ đội hành quyết đến dẫn mình đi thi hành án…
***
Không may cho người Việt là ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp như Công ty Long Sơn luôn luôn sát cánh với hệ thống công quyền các cấp, cùng hệ thống từ trung ương tới địa phương này tổ chức quản trị công thổ như chính quyền tỉnh Đắc Nông. Sau thảm án Tuy Đức, cuối năm ngoái, Ủy ban Kiểm tra của Tỉnh ủy Đắk Nông loan báo đã kỷ luật chín tổ chức đảng và 217 đảng viên vì sai phạm trong việc xin nhận đất theo "chương trình 135" của chính phủ hoặc sai phạm trong việc giao đất (3).
Cho dù ông Ngô Thanh Danh, Phó Bí thư Thường trực của Tỉnh ủy Đắk Nông cam kết : Từ nay đến cuối nhiệm kỳ sẽ thanh lọc bộ máy, loại hết những đồng chí thoái hóa, biến chất để lấy lại niềm tin của nhân dân (4) - song trường hợp ông Sơn, sau khi bị "cảnh cáo", chuyển hộ khẩu về Đắk Song để có "cơ sở pháp lý" xin cấp lại bảy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ví dụ mới nhất minh họa cho thành tâm, thiện ý của cam kết ấy.
Cần nhắc lại rằng, bốn năm trước khi ông Danh cam kết "thanh lọc bộ máy" ở Đắk Nông, hồi 2014, Tổng Thanh tra từng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch tỉnh Đắk Nông chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất và bảo vệ, phát triển rừng. Kiểm tra toàn bộ đất đai mà các công ty đang quản lý để thu hồi nếu sử dụng sai mục đích, bàn giao cho địa phương để bố trí cho các hộ dân thiếu đất, bảo đảm ổn định đời sống dân cư, an sinh xã hội, trật tự kỷ cương (5).
Nếu bộ máy "trong sạch, vững mạnh", đủ khả năng quản trị, điều hành, chắc chắn không có chuyện hai năm sau, Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường,… bị đẩy vào tuyệt lộ, phản kháng rồi bị bắt, bị phạt tù ! Cho dù các qui định hiện hành về đất đai đã gây ra vô số thảm nạn, thảm án nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không muốn cải sửa ngay các qui phạm pháp luật liên quan tới đất đai. Chính phủ Việt Nam vừa rút Dự luật sửa Luật Đất đai khỏi chương trình làm luật năm nay của Quốc hội
(6). Mồ hôi, nước mắt, thậm chí máu của lương dân vẫn chỉ là "đồ chơi" cho một chính phủ thích… đùa tung hứng ở cả hiện tại lẫn tương lai.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/04/2019
Chú thích :
(4) https://tuoitre.vn/nhieu-quan-chuc-dak-nong-chia-nhau-dat-rung-20180717092242606.htm
Cuối cùng, Bộ Công thương cũng công bố kết quả điều tra và dự tính kỷ luật những cá nhân có liên quan đến vụ điều động công xa đến phi trường Nội Bài đón vợ và con ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công thương theo thể thức vốn chỉ dành cho các VIP.
Người mẫu Thủy Hương, vợ Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người được đón ngay tại chân cầu thang máy bay.
Cách nay đúng ba tháng, dư luận sôi sùng sục khi toàn bộ hành khách của một chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội được lệnh ngồi yên tại chỗ, chờ cho tới khi một phụ nữ và một đứa trẻ rời khỏi phi cơ, an tọa trên một công xa đã đậu sẵn ở chân cầu thang…
Không có bất kỳ lý do nào thuộc loại khẩn cấp để cả hai nhân vật vừa kể cần được ưu tiên, hàng trăm người phải chờ cả hai chỉ vì họ là vợ và con ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Bộ trưởng Công thương !
Đại diện Bộ Công thương đã hứa sẽ "điều tra, xử lý nghiêm khắc" việc lạm dụng công quyền, công xa (soạn – gửi văn bản yêu cầu Cảng vụ Hàng không miền Bắc sắp đặt để đưa đón Bộ trưởng tại chân cầu thang phi cơ nhưng thực chất chỉ đón vợ con Bộ trưởng).
Mới đây, ông Đỗ Thắng Hải, một trong các Thứ trưởng của Bộ Công thương loan báo, Hội đồng Kỷ luật đã xác định có ba cá nhân phải chịu trách nhiệm về scandal này và đã đề nghị hình thức kỷ luật đối với cả ba.
Đáng lưu ý là ông Hải chỉ nêu chức vụ, không nêu danh tính của cả ba viên chức. Trong ba viên chức bị kỷ luật có một là… nhân viên lễ tân, một là… trưởng phòng Lễ tân và một là… lãnh đạo Văn phòng Bộ Công thương.
Ông Hải cũng không cho biết hình thức kỷ luật cụ thể đối với từng cá nhân mà chỉ loan báo chung chung là Hội đồng Kỷ luật đã áp dụng hai mức đối với cả ba : Mức nặng nhất là… khiển trách ! Mức nhẹ hơn là… kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Để công chúng bớt… băn khoăn, ông Hải cho biết thêm : Hội đồng Kỷ luật đang chờ Ban Cán sự Đảng bộ Công thương kết luận (1). Cần lưu ý thêm, ngoài vai trò Bộ trưởng, ông Trần Tuấn Anh còn là Bí thư Đảng ủy Bộ Công thương.
***
Ông Ngô Văn Tuấn, tân Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, vừa xin thôi chức vụ mới để quay về vị trí cũ : Tổ trưởng Tổ Chuyên viên của Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh Thanh Hóa (2).
Việc bổ nhiệm ông Tuấn làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa là "một kiểu trả ơn"
Rất dễ nhận ra lý do chính khiến ông Tuấn vội vàng xin từ chức là để hóa giải một trận bão dư luận có thể mạnh hơn và sẽ gây ra vô số rắc rối cho nỗ lực sắp đặt nhân sự lãnh đạo cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền ở Thanh Hóa.
Thanh Hóa từng được "cả nước trông vào" khi xảy ra scandal Trần Vũ Quỳnh Anh. Cô gái vốn là nhân viên tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, đột nhiên được Sở Xây dựng tuyển vào làm chuyên viên. Tại đó, cô chuyên viên này được cất nhắc làm lãnh đạo một trong những phòng béo bở nhất (Quản lý nhà và thị trường bất động sản), được sắp đặt cho đi học Cao cấp chính trị sớm, được quy hoạch làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng… Trần Vũ Quỳnh Anh nổi như cồn không chỉ vì "thăng tiến thần tốc" mà còn do cô giàu bất thường. Người phụ nữ chỉ mới ngoài 30 này là chủ nhiều biệt thự ở Thanh Hóa, Hà Nội,… chủ hàng loạt xe hơi trị giá vài tỉ/chiếc.
Trần Vũ Quỳnh Anh trở thành nhân vật chính của một scandal vì nhiều người nhắm vào cô để bắn hạ ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Bí thư tỉnh Thanh Hóa. Họ cáo buộc ông Chiến lạm dụng quyền lực để giúp cô tình nhân trẻ trở thành một bà hoàng vừa dư quyền lực, vừa thừa tiền (3). Thế rồi Trần Vũ Quỳnh Anh biến mất. Chính xác là cô đột ngột xin nghỉ việc, còn bộ phận quản trị hành chánh – tổ chức đột nhiên lấy toàn bộ hồ sơ của cô trả lại cho chính cô. Không còn bất kỳ tài liệu nào để xác định - truy cứu trách nhiệm những cá nhân sắp đặt cho Trần Vũ Quỳnh Anh "tiến nhanh, tiến mạnh" và suýt nữa là "tiến vững chắc" đến đỉnh vinh hoa.
Tuy các cơ quan hữu trách không… tìm được Trần Vũ Quỳnh Anh, hết… cửa để truy vấn cô tìm sự thật nhưng sự "thăng tiến thần tốc" của cô là một thực tế không thể chối cãi và tất nhiên, không thể bỏ qua. Ông Ngô Văn Tuấn, nhân vật vốn là Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa thời Trần Vũ Quỳnh Anh được tuyển dụng làm chuyên viên, bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản,… được xác định là thủ phạm. Cuối năm 2017, ông Tuấn lúc đó là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa bị Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng. Đầu năm 2018, Thủ tướng Việt Nam quyết định cách chức Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa của ông Tuấn.
Giống như Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Tuấn cũng nổi như cồn vì sai phạm chưa từng được định danh trong lịch sử nhân lọai nói chung và lịch sử tư pháp nói riêng : Nâng đỡ không trong sáng !
Dù sai phạm của ông Tuấn được xác định là "rất nghiêm trọng", ông Tuấn vẫn được lưu dụng làm Tổ trưởng Tổ chuyên viên của Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh Thanh Hóa.
Đầu tháng này, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng vì Sở Xây dựng "xin" lãnh đạo tỉnh. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ "tham mưu" và sau khi xem xét đã đồng ý.
Không phải tự nhiên mà cả công chúng lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam xem việc bổ nhiệm ông Tuấn làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa là "một kiểu trả ơn" (4). Từ vị trí này ông Tuấn có thể quay trở lại chức vị cũ.
***
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã cũng như đang tìm mọi cách để thuyết phục công chúng rằng họ quyết tâm "chỉnh đốn" cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền.
Kỷ luật ba viên chức đòi Cảng vụ Hàng không miền Bắc biệt đãi vợ con ông Trần Tuấn Anh, điều động công xa đón cả hai, hay tước bỏ toàn bộ chức vụ của ông Tuấn vì "nâng đỡ không trong sáng",… được sử dụng như những bằng chứng, chứng minh cho quyết tâm "chỉnh đốn". Đáng tiếc là dù dụng rất nhiều công, hoạt động biểu diễn quyết tâm "chỉnh đốn" vẫn chưa… khéo, thành ra càng nỗ lực, càng phản tác dụng vì không "đúng người", không "đúng tội" và tất nhiên là không "đúng pháp luật" hiện hành.
"Chỉnh đốn" mà chấp nhận sắp đặt cho "thế thân" thì "chỉnh" làm gì cho mệt. "Chỉnh" như thế thì đến bao giờ tình trạng đổ đốn mới chấm dứt ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/04/2019
Chú thích :
(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Văn_Chiến
Cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền Việt Nam đồng loạt phản công Khá "Bảnh", một YouTuber có khoảng hai triệu người theo dõi.
Khá "Bảnh". Hình trích xuất từ website kinhtedothi.
Hôm 1 tháng 4, Khá "Bảnh", tên thật là Ngô Bá Khá, 26 tuổi, ngụ tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, thành phố Hà Nội, bị tống giam theo hình thức "bắt khẩn cấp".
Công an – lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật – đã cũng như đang phối hợp chặt chẽ với hệ thống truyền thông chính thức để hạ bệ Khá "Bảnh".
Ngoài việc loan báo Khá "Bảnh" bị bắt vì có dấu hiệu "tổ chức đánh bạc", công an cho biết thêm, Khá "Bảnh" còn "dương tính với ma túy", dường như có liên quan đến "tín dụng đen", tàng trữ vũ khí thô sơ (côn, kiếm). Công an không quên nhấn mạnh, Khá "Bảnh" vốn nghiện ma túy, từng có tiền án, tiền sự vì "gây rối trật tự công cộng".
Song song với việc loan báo rộng rãi những thông tin như vừa kể, hệ thống truyền thông chính thức còn khai thác tận tình các chi tiết như Khá "Bảnh"… khóc khi bị công an thẩm vấn, bày tỏ sự hối hận vì đã làm nhiều điều sai trái, kèm theo những cảnh báo giới trẻ về tác hại của mạng xã hội đến lối sống…
Tại sao hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền Việt Nam phải tổ chức phản công Khá "Bảnh"? Đại tá Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, trần tình, đại loại: Không thể để con em chúng ta tung hô Ngô Bá Khá. Nói cách khác, mục tiêu của cuộc phản công là để giành, giựt lại ảnh hưởng trên hàng triệu thanh, thiếu niên.
Tại sao Khá Bảnh, một nhân vật bị cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, lẫn hệ thống truyền thông chính thức miệt thị là "kẻ nghiện ngập, cờ bạc", một thứ "tội phạm… quèn" lại thu hút lượng thanh, thiếu niên hâm mộ trên You Tube lớn tới mức có tháng kiếm được 20.000 Mỹ kim?
Tại sao những nhân vật na ná Khá "Bảnh" (xuất thân và xuất hiện như du đãng - thân thể vằn vện vì xăm, từ nói năng đến hành xử đều hết sức ngổ ngáo): "Thánh chửi" Dương Minh Tuyền Dũng Trọc, Quang Rambo, Huấn Hoa Hồng, Khánh Sky,… càng ngày càng nhiều người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ?
Tại sao trong bốn thập niên vừa qua, cho dù hệ thống giáo dục ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cưỡng bức trẻ con làm Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, suốt từ lớp một đến lớp chín không ngừng nhồi nhét, khuyến khích chúng làm "cháu ngoan bác Hồ nối nghiệp đảng tiên phong", tại sao bất kể năm nào hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) trải dài từ trung ương đến địa phương, vừa ngốn hàng tỉ đồng tiền thuế, vừa thề thốt "làm theo lời bác" nhưng cuối cùng, thanh, thiếu niên Việt Nam thế hệ trước chỉ dành sự ngưỡng mộ cho ca sĩ, diễn viên,… Nam Hàn, còn thế hệ này bám theo xin chữ ký, xin chụp hình với… du đãng?
Liệu nỗ lực khống chế toàn bộ tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, kể cả tôn giáo, nhằm duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của cộng sản Việt Nam có phải là "nhân", tạo ra "quả" là thực trạng "nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị" mà ông Nguyễn Phú Trọng, cảnh báo hồi cuối năm 2017, tại Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ 11 không? Khi hoạt động của tổ chức đặc trách thanh, thiếu niên không nhắm đến lợi ích thật sự của mầm non, cũng như của gia đình, xã hội, chỉ tạo ra bệ, phóng lên thượng tầng những Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang,… thì tương quan nhân – quả hẳn nhiên là mầm non "học tập và làm theo" những tấm gương" như… Khá "Bảnh" ?
***
Khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền xem tất cả những phân tích nhược điểm, góp ý để cải sửa phương thức quản lý, điều hành quốc gia là "luận điệu của các thế lực thù địch, phản động" thì còn bao nhiêu người hăm hở trong việc chu toàn trách nhiệm công dân? Khi ông bà, cha mẹ xem bàng quan với thời cuộc, với thực tại là điều tất nhiên để được an lành, con cháu có bao nhiêu kẻ thấy rằng cần hành xử khác ? Một dân tộc bị buộc phải nhất trí "chưa bao giờ được như thế này" thì quốc gia đó còn bao nhiêu cơ hội tự hoàn thiện để tiến bộ hơn? Bởi yên thân khác với yên tâm, những cúng sao – gỉai hạn, cúng vong – giải nghiệp,… mới thành vấn nạn!
Cho dù ông bà, cha mẹ rồi hệ thống truyền thông chính thức giả mù, giả điếc, giả câm thì hậu bối vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn cảm nhận được những bất toàn của xã hội, khi hiện tại đáng chán, còn trăn trở không được khuyến khích, khao khát thay đổi bị xem là cấm kỵ, thanh, thiếu niên tìm những cái mới vô hại. Những Khá "Bảnh" thành công vì lạ và vô hại. Khá "Bảnh" thật ra không phải là nhân vật mới. Khá "Bảnh" đã trở thành tiêu điểm cho thanh, thiếu niên nhìn vào, dõi theo từ năm 2017. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cũng từng xem những nhân vật như Khá "Bảnh" là vô hại đối với tham vọng và nỗ lực duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của mình.
Mãi tới tháng rồi, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mới giật mình khi chứng kiến những nhân vật như Khá "Bảnh" được đám đông, đặc biệt là giới trẻ săn đón, bày tỏ sự ngưỡng mộ mà chân thành, nồng nhiệt vượt xa mức độ dành cho ông Lê Quốc Phong (Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Sự chân thành, nồng nhiệt ấy còn có thể làm cho những lãnh đạo cao cấp như ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tích Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng),… cảm thấy tủi thân.
Tuyên bố của Đại tá Nguyễn Văn Long: Không thể để con em chúng ta tung hô Ngô Bá Khá! – là sự thú nhận rất đáng ngẫm nghĩ. Tại sao cúng sao – giải hạn, cúng vong – giải nghiệp và những thanh niên nghiện ngập, cờ bạc, du đãng nửa mùa như Khá "Bảnh",… lại có thể tập hợp, dẫn dắt được đám đông, đặc biệt là thanh thiếu niên? Những viên chức hữu trách như Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh có thể vô hiệu hóa một vài cá nhân như Khá "Bảnh"song không thể chặn được những "giá trị" mà con cháu họ đang ngưỡng mộ và tung hô. Đó cũng là một khía cạnh khác mà đại tá Long và các đồng chí bị xem là đắc tội với xứ sở và dân tộc này.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 03/04/2019
*********************
"Khá bảnh” bị khởi tố về tội tổ chức đánh bạc (RFA, 03/04/2019)
Nhân vật được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Youtube với tên ‘Khá Bảnh’, tên thật Ngô Bá Khá, hôm 3/4 bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố với tội danh tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép.
Nhân vật được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Youtube với tên ‘Khá Bảnh’, tên thật Ngô Bá Khá, hôm 3/4 bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố với tội danh tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép. Courtesy conganbacninh.vn
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Trả lời báo chí chiều ngày 3/4, Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép, ngoài khởi tố bắt tạm giam bị can Ngô Bá Khá, sinh năm 1993, trú tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, còn có các bị can khác gồm : Nguyễn Văn Quang sinh năm 1987, Nguyễn Hữu Hội sinh năm 1989, Ngô Lương An sinh năm 1985 và Trịnh Hữu Quý sinh năm 1992, tất cả đều ngụ tại tỉnh Bắc Ninh, bị khởi tố về tội đánh bạc trái phép.
Trước đó, công an đã thu giữ một số vật chứng liên quan đến hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc của Ngô Bá Khá và đồng bọn gồm : một ngày cáp đề của “Khá bảnh” thu gần 100 triệu đồng tiền mặt, hai máy tính xách tay, một máy tính để bàn, ba gậy bóng chày, một đao, 4 dao nhọn, một xe hơi KIA Sorento cùng một số tài liệu liên quan đến việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
Tin cho biết, Ngô Bá Khá là nhân vật “nổi tiếng” trên mạng xã hội những video phát ngôn và hành động tiêu cực như đập phá và đốt xe máy.v.v… với kênh Youtube có hàng trăm nghìn người đăng ký theo dõi.
Vào năm 2011, “Khá bảnh” từng bị đưa vào trường giáo dưỡng. Sau đó, liên tiếp trong hai năm 2014, 2016, Ngô Bá Khá bị công an thị xã Từ Sơn bắt giữ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.
Trong những ngày qua, ngoài vụ việc ‘Khá Bảnh’ ; nhiều cư dân mạng cũng chú ý đến trường hợp nhân vật Dương Minh Tuyền, mệnh danh ‘thánh chửi’.
Nhân vật này đến tại huyện Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên trao tiền quyên góp cho nữ sinh, nạn nhân bị bạn học đánh hội đồng, lột đồ, quay clip đưa lên mạng. Nhân vật này có lên tiếng răn đe những học sinh hành hung nạn nhân.
Đầu thập niên 2010, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đồng thanh quảng cáo "Kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Hà Nội từ 2011 đến 2015 và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020". Theo đó, thủ đô Việt Nam sẽ "kế thừa những định hướng lớn, phát triển ‘cân bằng dựa trên bảo tồn’ và trở thành… thành phố xanh".
Một đại lộ ở Hà Nội vào buổi sáng. Hình minh họa.
Chỉ còn chín tháng nữa là nhân loại chạm ngưỡng 2020 nhưng Hà Nội chẳng những không… xanh mà xám xịt, ảm đạm, không khí đặc quánh, hít thở khó. Theo thời gian, số ngày/năm mà không gian nhờ nhờ vì thiếu sáng tăng dần. Tuy mặt trời vẫn thế song ánh sáng từ mặt trời không thể xuyên qua lớp khói, bụi quá dày.
Vài tháng gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đề cập tới mức độ ô nhiễm càng ngày càng trầm trọng, đến chất lượng không khí ở Hà Nội nay đã sụt giảm xuống cấp độ "xấu", thậm chí "nguy hại cho sức khỏe". Các chuyên gia liên tục khuyến cáo dân chúng theo dõi kết quả quan trắc không khí để… sử dụng đúng loại khẩu trang cần thiết (1).
***
Cách nay khoảng 15 năm, thỉnh thoảng dân chúng Hà Nội lại ngỡ ngàng khi không gian nơi họ cư trú đột nhiên mờ mịt trong khói. Chính quyền thành phố Hà Nội lúc đó giải thích, hiện tượng ấy phát xuất từ việc nông dân ở ngoại thành đốt rơm. Chẳng bao nhiêu người bận tâm tới cảnh báo của các chuyên gia : Từ 2005 – 2007, bụi và các chất độc hại trong không khí ở các đô thị, các khu công nghiệp của Việt Nam đã tăng từ hai tới bốn lần… Đến năm 2010, hàm lượng bụi và các chất độc hại trong không khí ở Hà Nội và Sài Gòn có thể sẽ tăng đến năm lần... Những chất độc hại sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành các giọt acid và tấn công phổi gây cảm giác đau rát, suy giảm hô hấp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong...
Năm 2013, sau khi kiểm tra nước mưa trong những ngày Hà Nội bị khói phủ, ông Nguyễn Đình Hòe, giảng viên Khoa Môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, độ pH của nước mưa chỉ khoảng 5,0 - 5,5. Điều này đồng nghĩa với việc Hà Nội có mưa acid, khói chính là sương mù acid, hoặc sương mù quang hóa. Ông Hòe giải thích, thông thường, nhiệt độ của lớp không khí từ sát mặt đất đến độ cao khoảng 150 mét nóng hơn nhiệt độ của lớp không khí ở tầng bên trên. Nhờ vậy, khí thải từ các loại động cơ và khói thải của các nhà máy sẽ được gió khuếch tán vào không trung. Khi khí hậu diễn biến bất thường, lớp không khí ở tầng bên trên nóng hơn lớp không khí dưới mặt đất, hiện tượng đối lưu không xảy ra được. Lớp không khí sát mặt đất bị ứ đọng, các chất gây ô nhiễm ứ lại và cùng với hơi nước, tạo ra hiện tượng sương mù acid.
Sương mù acid sẽ khiến đau rát ở mắt, thị lực giảm. Cây cối bị héo lá và có thể chết giống như khi gặp mưa acid. Sương mù acid và các tác động của nhiệt độ cực đoan đặc biệt nguy hiểm cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh tim mạch. Ông Hòe nói thêm, do độ ẩm thấp, cư dân Thành phố Hồ Chí Minh ít thấy hiện tượng sương mù acid như Hà Nội song mức độ ô nhiễm trong không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh không thua Hà Nội. Tình trạng phần lớn trẻ em, người già tại Thành phố Hồ Chí Minh mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, chính là bằng chứng về mức độ ô nhiễm trong không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất nghiêm trọng. Dù Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cân ít có hiện tượng sương mù acid nhưng mưa acid xảy ra rất thường xuyên. Từ 60% đến 70% trận mưa trong năm ở khu vực Đông Nam bộ là mưa acid (3).
***
Khám phá và những cảnh báo của các chuyên gia như ông Hòe chỉ đạt được tác dụng duy nhất là chính quyền thành phố Hà Nội chấm dứt lý giải, sở dĩ thành phố này lờ mờ trong khói là vì… nông dân ở ngoại thành đốt rơm. Tuy soạn – lập hàng loạt dự án, phê duyệt vô số quy hoạch, kế hoạch hành động có tầm nhìn đến năm 2050, chẳng hạn… Quy hoạch Nghĩa trang Thủ đô Hà Nội (4), song hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thành phố Hà Nội nói riêng vẫn không soạn – lập dự án, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch hành động nào thật sự hữu hiệu để kiểm soát việc xả các loại khí thải, các chất thải nguy hại cho sức khỏe con người vào không khí, vào đất, vào nước.
Trong những câu chuyện tâm tình hàng ngày với nhau, số người Việt tỏ ra sửng sốt, thậm chí hoang mang, kinh sợ càng ngày càng đông, khi phải thấy, phải nghe, được biết, càng ngày càng nhiều tin buồn, rằng thân nhân, bạn bè, người quen đột nhiên mắc những căn bệnh mãn tính, hiểm nghèo, đột ngột qua đời vì những quái bệnh mà vài thập niên trước rất ít gặp. Đáng ngạc nhiên là dẫu biết chắc thực trạng bất thường, đáng lo đó là do môi sinh, môi trường ô nhiễm nhưng ít ai bận tâm đến việc tham gia đòi buộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền phải ngăn chặn thảm họa nay đã nhãn tiền. Chẳng có bao nhiêu người nghĩ rằng, khi họa có thể rơi xuống đầu người khác thì họa cũng có thể sẽ rớt trúng đầu mình hay con, cháu của mình !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 29/03/2019
Chú thích :
(1) http://kinhtedothi.vn/xay-dung-ha-noi-tro-thanh-thanh-pho-xanh-212466.html
(2) https://tuoitre.vn/ha-noi-mit-mu-trong-o-nhiem-nhin-tu-flycam-20190327172042773.htm
(3) https://www.nguoiduatin.vn/khoi-la-bua-vay-ha-noi-la-suong-mu-axit-a84983.html
Câu chuyện Vi Quyết Chiến, 13 tuổi, ngụ tại xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tự đạp xe, tìm đến Viện Nhi Trung ương (phường Láng Thượng, quận Ba Đình, Hà Nội), cách nơi cậu cư trú… 172 km, làm người ta ấm lòng.
Em Vi Quyết Chiến. (Hình : Trích xuất từ trang web báo Tuổi Trẻ)
Theo tờ Tuổi Trẻ, trưa 25 tháng 3, đi học về đến nhà, nghe ông nói, đứa em hai tháng tuổi mà cậu chưa gặp mặt vì sau khi ra đời vẫn nằm ở Viện Nhi Trung ương, đang nguy kịch, Chiến đã lấy chiếc xe đạp vẫn dùng hàng ngày để về Hà Nội thăm em.
Cậu bé 13 tuổi này không biết Hà Nội ở đâu nên vừa đi, vừa hỏi…
Tối 25 tháng 3, khi đi ngang huyện Vân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tài xế một chiếc xe đò thấy một đứa trẻ đứng bên đường vẫy tay xin đi nhờ. Gặng hỏi, tài xế và hành khách mới biết ý định của Chiến và đưa cậu về Hà Nội rồi nhắn cha cậu ra Bến xe Mỹ Đình đón con.
Người ta ước tính, Chiến đã đạp xe khoảng 103 cây số cho đến khi được xe đò đón. Video clip do một hành khách trên chiếc xe đò vừa kể ghi lại lúc tài xế dừng xe đón Chiến giữa đường và khi cha của Chiến từ Viện Nhi Trung ương ra Bến xe Mỹ Đình đón con khiến người ta sửng sốt…
Những người rành rẽ hệ thống giao thông khu vực Tây Bắc đều lắc đầu khi biết tin một đứa trẻ 13 tuổi vượt quãng đường dài 103 cây số toàn đèo, dốc bằng một chiếc xe đạp chỉ lớn hơn đồ chơi trẻ con một chút và không có thắng. Chiến đã dùng dép để thắng nên đôi dép của cậu bị biến dạng.
Tờ Tuổi Trẻ kể rằng, khi biết chuyện, bác sĩ điều trị cho em của Chiến đã mua cho cậu một đôi dép mới, tặng cha của Chiến một món tiền để anh đưa Chiến về nhà (1). Khi câu chuyện được đưa lên báo, có thêm hàng chục người tìm vào bệnh viện, tìm đến nhà, giúp cha mẹ Chiến tiền chữa bệnh cho em của cậu (sinh non, viêm phổi, ứ mật)…
Cậu bé 13 tuổi được công chúng chú ý vì tình thương cậu dành cho đứa em bé bỏng, không may mắc nhiều bệnh đã khiến cậu làm được một chuyện hết sức hy hữu, mà có lẽ phần lớn người lớn sẽ lắc đầu vì cho rằng bất khả. Sự tử tế không ngừng ở Chiến, nó được mở rộng hơn khi bác sĩ và nhiều người lạ mặt xúm vào giúp gia đình Chiến.
Phóng viên của tờ Tuổi Trẻ đã tìm gặp người tài xế dừng lại cho Chiến quá giang. Ông ta từ chối cho biết họ tên vì "đó là điều bình thường, không đáng để kể". Video clip do hành khách Lê Công Huy ghi lại lúc tài xế xe đò dừng xe, hỏi chuyện, rồi quyết định đón Chiến cho thấy, ông rõ ràng là một anh hùng !
***
Tháng trước, vào ngày 21, Tòa án tỉnh Đắk Lắk, vừa tặng công chúng thêm một cái tát nữa khi tuyên bố tài xế Nguyễn Ngọc Dũng phạm tội "giữ người trái pháp luật". Hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa án tỉnh Đắk Lắk chỉ giảm cho Dũng 9 tháng tù so với hình phạt 24 tháng tù mà Tòa án thị xã Buôn Hồ từng tuyên vào tháng 11 năm ngoái...
Chiều 18 tháng 3 năm 2018, khi đang điều khiển chiếc xe chở khách loại 16 chỗ di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, đoạn chạy ngang phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, Dũng thấy một đứa trẻ hai tuổi chạy giữa đường. Dũng dừng xe, bảo người phụ xe bế đứa vào lề đường. Bởi cả Dũng và người phụ xe đã hỏi những người quanh đó xem cha mẹ đứa trẻ là ai nhưng không ai biết, sợ đứa trẻ lại chạy ra giữa đường, Dũng quyết định mang nó lên xe và bảo với hơn chục hành khách hiện diện trên xe là sẽ giao đứa trẻ hoặc cho công an, hoặc cho chùa…
Khi cha mẹ đứa trẻ tìm đến nơi Dũng dừng xe và sau đó mang đứa trẻ lên xe, một vài người sống ở khu vực này đã cho họ số xe của Dũng. Họ báo cho Công an thị xã Buôn Hồ, Công an thị xã Buôn Hồ báo cho Cảnh sát giao thông. Dũng và những hành khách trên xe của anh khẳng định, lúc nhìn thấy Cảnh sát giao thông của Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk trên đường Hồ Chí Minh, đoạn chạy ngang xã Ea Đrơng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, Dũng chủ động cho xe tấp vào lề nhưng những Cảnh sát giao thông này thì khăng khăng bảo là họ "phát hiện và chủ động chặn xe của Dũng"…
Dũng bị bắt, bị khởi tố vì "giữ người trái phép", bị truy tố rồi bị đưa ra xử. Chuyện truy cứu trách nhiệm hình sự của Dũng tuy làm dư luận dậy lên thành bão nhưng hệ thống tư pháp không thèm xem xét. Nhiều người thuộc nhiều giới cảnh báo, kết án Dũng là thúc đẩy mọi người sống ích kỷ, vô cảm vì sẽ gặp phiền hà, thậm chí vướng vòng lao lý nếu giúp đỡ người khác… Cha mẹ đứa trẻ xin cho Dũng miễn trách nhiệm hình sự, nhấn mạnh, chính Dũng đã cứu đứa trẻ khỏi tình trạng nguy hiểm và họ hoàn toàn không muốn Dũng vào tù chỉ vì đã hành động như thế… song Dũng vẫn bị kết án, bị phạt tù (2).
Một số luật sư cho biết, tuy án phúc thẩm là chung thẩm nhưng họ sẽ giúp gia đình Dũng xin xét lại bản án theo hình thức giám đốc thẩm. Sự "độc lập" của hệ thống tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm người ta ngỡ ngàng ! Lời khai của hàng chục hành khách, sự khẩn khoản của cha mẹ "bị hại", những khuyến cáo của công chúng về việc nuôi dưỡng nhân ái, tinh thần tương trợ, không thể lay chuyển quan điểm của các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm. Thậm chí, hệ thống tư pháp còn cảnh cáo hành khách làm chứng rằng họ "câu kết" với Dũng để… "bắt cóc trẻ em" (3).
Cho tới giờ, công chúng vẫn không sao hiểu được tại sao hệ thống tư pháp ở tỉnh Đắk Lắk lại tống Dũng vào tù (?). Nếu lượm toàn bộ những thông tin liên quan đến vụ án Nguyễn Ngọc Dũng "giữ người trái phép" và đặt chúng bên cạnh nhau, có thể dễ dàng nhận ra, sáng 19 tháng 3, Công an thị xã Buôn Hồ đã liên lạc với hệ thống truyền thông chính thức, cung cấp thành tích mới nhất của họ : Vừa chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, giải cứu một đứa trẻ hai tuổi "đang chơi ngoài đường" bị người lạ bắt đưa lên xe đò vào tối 18 tháng 3 (4).
Không may cho Công an thị xã Buôn Hồ và Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk là trên xe của Dũng có hơn chục hành khách, dẫu thành tích điều tra – khám phá một vụ "bắt cóc trẻ em" ấn tượng hơn nhưng vì không thể gạt bỏ các nhân chứng nên sau đó, phải thay đổi cáo buộc thành "bắt người trái phép". Đâu phải tự nhiên mà Công an thị xã Buôn Hồ đưa nhận định Dũng và hành khách trên xe "câu kết" để "bắt cóc trẻ em" vào Kết luận điều tra. May cho "pháp chế xã hội chủ nghĩa" là Viện kiểm sát, Tòa án cả hai cấp (huyện, tỉnh) bỏ qua nhận định này, tha tất cả hành khách !
***
Video clip mà hành khách Lê Công Huy cung cấp cho tờ Tuổi Trẻ dài 6 phút 57 giây (5). Từ giây 46 đến hết phút đầu tiên, khi Chiến xin đi nhờ, một số hành khách lưu ý đến khả năng tài xế xe đò có thể bị công an bắt, phạt tù như Nguyễn Ngọc Dũng. Tuy sự bạo ngược của hệ thống tư pháp còn "tươi", vết hằn trong nhận thức công chúng còn đậm nhưng người tài xế chiếc xe đò không đủ nhẫn tâm bỏ lại một đứa trẻ phờ phạc, lẻ loi trên quốc lộ vắng ngắt giữa đêm.
Bạo ngược đã không đuổi được nhân ái, sự tử tế ra khỏi con người. Nếu hệ thống tư pháp làm tròn vai trò "răn đe, giáo dục" thông qua các bản án như bản án dành cho tài xế Nguyễn Ngọc Dũng hồi cuối tháng trước, bạo ngược chiến thắng, đứa trẻ 13 tuổi vừa đói khát, vừa kiệt sức ấy sẽ phải tiếp tục đi tới. Ai dám khẳng định Vi Quyết Chiến sẽ an toàn cho đến khi gặp được cha mẹ, em ở Viện Nhi Trung ương mà không gặp bất kỳ rủi ro nào ? Trong bạo ngược, nhân ái và sự tử tế vẫn lấp lánh !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 28/03/2019
Chú thích :