Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 14 mars 2021 20:05

Đồng Tâm : Ai vô cùng tàn ác ?

Xã luận

Ngày 9/3/2021 thay vì là một ngày lịch sử đánh dấu sự cáo chung của chế độ Pháp thuộc 76 năm về trước, để dân tộc Việt Nam bắt đầu một giai đoạn độc lập mới, lại là ngày để Đảng Cộng Sản Việt Nam một lần nữa lộ rõ mặt thật.

ldk01

Tòa phúc thẩm Hà Nội đã phán quyết giữ nguyên những bản án sơ thẩm tháng 9/2020 đối với 29 người dân xã Đồng Tâm, trong đó hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình, ông Lê Đình Doanh bị xử tù chung thân. Sự bạo ngược và chà đạp công lý đã vượt mọi giới hạn.

Mọi người, trong cũng như ngoài nước, đều biết những gì đã xảy ra. Sáng sớm ngày 09/01/2020, ngay tại thủ đô Hà Nội, một lực lượng công an võ trang khoảng 3.000 người đã tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình thuộc thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức với mục đích là cướp những bản đồ và tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất của nhân dân xã Đồng Tâm trên một khu đất mà chính quyền cộng sản muốn cưỡng chiếm để thành lập một khu công nghiệp. Cuộc tranh chấp giữa xã Đồng Tâm và chính quyền đã diễn ra và gây tiếng vang lớn từ lâu rồi, chính quyền cộng sản cũng đã cam kết sẽ giải quyết bằng thỏa hiệp.

Cuộc tấn công vũ bão bất ngờ này chứng tỏ một lần nữa những cam kết của Đảng Cộng Sản không hề có một giá trị nào. Hơn nữa tấn công vào nhà dân giữa ban đêm còn vi phạm ngay cả luật pháp của chế độ. Không những thế, sự man rợ còn quá sức tưởng tượng. Ông Lê Đình Kình, một người tàn tật 85 tuổi, bị giết bằng nhiều phát súng, sau đó bị mổ bụng. Trong cuộc tấn công này, ba công an đã bị thiệt mạng vì tai nạn khi ngã xuống giếng ; sự chống đối của một số người Đồng Tâm đêm hôm đó, nếu có, cùng lắm cũng chỉ là nguyên nhân phụ.

ldk1

Ông Lê Đình Kình, một người tàn tật 85 tuổi, bị giết bằng nhiều phát súng, sau đó bị mổ bụng.

Nói một cách công bằng, không phải là người Đồng Tâm, nhất là những người thân cận với ông Lê Đình Kình, hoàn toàn không có lỗi. Họ đã chuẩn bị một số vũ khí sơ sài để chống công an như dao, gậy, gạch, đá và cả lựu đạn không nổ. Những vũ khí này không đủ để chống lại một tiểu đội công an, nói gì một lực lượng 3.000 người. Một vài người cũng đã có những lời lẽ hung hăng, như sẽ giết vài trăm công an. Những lời lẽ này đã được dùng để buộc tội dù chúng chỉ là những khẩu hiệu rỗng chứ không có một liên hệ nào với thực tế, cũng tương tự như khi Đảng Cộng Sản phô trương mục tiêu "dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" (trong khi thục tế là quan giầu, nước nghèo, xã hội bất công và đồi trụy). Trong vụ bạo hành này người Đồng Tâm cũng có lỗi nhưng không thấm vào đâu so với tội lớn, rất lớn của Đảng Cộng Sản.

Thiết lập một khu công nghiệp để tiếp nhận một đầu tư lớn từ nước ngoài là một may mắn rất lớn, tại sao không cho người dân xã Đồng Tâm một khoản bồi thường thỏa đáng, đàng nào cũng rất nhỏ so với tầm vóc của dự án đầu tư, mà lại đòi cướp trắng ?

Chính quyền cộng sản chưa bao giờ giải thích vì sao phải họ phải tấn công ban đêm như một băng đảng cướp và phải điều động một lực lượng võ trang hùng hậu như vậy, và tại sao ban đầu họ phải nói dối rằng người dân Đồng Tâm đã tấn công trước, khi lực lượng công an đang rào sân bay Miếu Môn cách đó khá xa. Họ cũng không thành lập một ủy ban điều tra độc lập về những gì đã thực sự xảy ra. Kết quả là công an Hà Nội chủ động cuộc tấn công cướp của giết người đêm 9/3, rồi công an Hà Nội khởi tố các nạn nhân, công an Hà Nội điều tra, cũng công an Hà Nội kết luận sau khi tra tấn và ép cung các bị cáo, như người ta đã thấy khi nhìn những bộ mặt tím bầm và xưng húp trên truyền hình nhà nước. Sau cùng các thẩm phán xử theo lệnh của công an và đọc những bản án đã được lãnh đạo cộng sản quyết định trước. Đây cũng là dịp để nhắc lại rằng những người thiếu đạo lý chức nghiệp nhất trên đất nước Việt Nam hiện nay là các thẩm phán. Phiên tòa sơ thẩm tháng 9/2020 đã tuyên những bản án rất tàn bạo. Hai người con của ông Lê Đình Kình bị xử tử hình, cháu nội ông bị xử tù chung thân, sau khi ông bị giết và phanh thây. Bây giờ, ngày 9/3, tòa phúc thẩm y án.

ldk2

Công an Hà Nội chủ động cuộc tấn công cướp của giết người đêm 9/3, rồi công an Hà Nội khởi tố các nạn nhân, công an Hà Nội điều tra, cũng công an Hà Nội kết luận sau khi tra tấn và ép cung các bị cáo, như người ta đã thấy khi nhìn những bộ mặt tím bầm và xưng húp trên truyền hình nhà nước.

Trên đất nước này và ngay cả trên thế giới này còn có gia đình nào đau khổ hơn gia đình ông Lê Đình Kình ? Còn có người phụ nữ nào đau khổ hơn bà Dư Thị Thành, vợ ông Kình ? Vô liêm sỉ nhất là các thẩm phán lần này còn buộc tội các nạn nhân là "vô cùng tàn ác". Nhân dân Việt Nam đều đã thấy rõ ai tàn ác. Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói rằng Đảng Cộng Sản đã rất đau lòng khi phải kỷ luật 113 đảng viên cao cấp vì tội tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng của công quỹ, nhưng rõ ràng là lòng nhân đạo của đảng ông chỉ dành riêng cho các đảng viên.

Vụ Đồng Tâm một lần nữa phơi bày bản chất của Đảng Cộng Sản : đó là một lực lượng chiếm đóng hung bạo tách biệt hẳn với dân tộc Việt Nam. Mọi hy vọng cải tiến chế độ này đều chỉ là ảo vọng. Cũng như mọi chế độ cộng sản, người ta chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi nó.

Điều mà chúng ta hy vọng trong lúc này là, với một chút sáng suốt tối thiểu còn lại, Đảng Cộng Sản sẽ không thi hành các bản án tử hình này. Án tử hình tự nó đã là một điều man rợ mà các xã hội văn minh phải bãi bỏ, nhưng án tử hình lần này còn đi cùng với sự tàn nhẫn tuyệt đối.

Đảng Cộng Sản phải dừng tay. Đừng gây thêm những đổ vỡ không thể hàn gắn và khiến cố gắng hòa giải dân tộc hậu cộng sản vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.


Nguyễn Gia Kiểng

(14/03/2021)

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm

Diệt dân khiếp thế để làm gì ?

Hà Sĩ Phu, VNTB, 11/03/2021

Bọn Thực dân Pháp đáng ghét trước đây mà còn có tình thương dân Việt khá đẹp như vụ "Đồng Nọc Nạn", đấng Minh quân Việt hãy cố thương dân mình bằng một nửa ấy thôi.

Diệt dân khiếp thế để làm gì ?

(Đảng quyết không lùi thì tư thế đã bị thụt lùi !)

dongtam1

Những người dân xã Đồng Tâm trong phiên xử sơ thẩm tại Hà Nội ngày 8 tháng Chín. (Hình : Nguyễn Hưởng/Người Lao Động)

Bản chất vụ án Đồng Tâm thì nhân dân đã rõ : Dù dân có đúng có sai chăng nữa thì thực tế là Tòa án và toàn bộ nhà cầm quyền đã đứng ở phe ăn cướp để vừa cướp vừa trừng trị người bị cướp cho "tịt ngòi" : không chịu mất đất thì sẽ mất cả sinh mạng chứ đừng tưởng bở. Bao nhiêu bằng chứng phản bác đã được trưng ra, bao nhiêu luật sư có lương tâm nghề nghiệp đã nói tiếng nói của công lý, nhưng nhà cầm quyền vẫn không lùi (mà khốn khổ cái dân Việt Nam này chỉ dám mong đấng Minh quân lùi một tý ty, giảm tử hình thành chung thân thôi, chứ có dám đòi đến mức dân quyền hay công lý gì đâu).

Không tranh luận chuyện ấy nữa, đây chỉ xin bình luận một khía cạnh là tư thế của nhà cầm quyền trong vụ này, để biết Nhà nước đã được hay đã thua sau phiên phúc thẩm ?

Đem 3000 quân vũ trang hiện đại nửa đêm đến giết một đồng đảng già yếu bệnh tật đang ngủ trên giường (đã già yếu lại còn dám theo lời Bác Hồ mà đứng về phía dân oan đòi quyền giữ ruộng, ngang bướng như vậy), rồi lại phanh thây cho dân trông thấy mà kinh. Ai cũng biết nếu chỉ cần trừng trị một đảng viên Lê Đình Kính không biết "đổi mới" và trừng trị cái nhóm nhỏ ủng hộ thì Đảng cộng sản có thể làm rất nhẹ nhàng êm ái mà diệt sạch, vì đó vẫn là cách làm rất tài nghệ của một Đảng cộng sản khôn ngoan.

Nhưng phải làm khủng khiếp quá mức cần thiết đến thế chẳng qua là để thị uy, để đe dọa, rằng lầu sau nếu bị cướp thì hãy lặng yên mà chịu, cứ ngoan ngoãn đề nghị may ra còn được, "không chịu mất đất thì sẽ mất nốt cả sinh mạng đấy, chỉ mất đất thôi là đại phúc rồi, mà sẽ chết trong tư thể kẻ phạm pháp chứ không phải như một dân oan !".

Nhưng vì ngay hôm sau, người lãnh đạo tối cao đã đứng ra tuyên dương chiến công của 3 tử sĩ (ai giết ?), nên người ta mới suy diễn rằng : bày ra vụ này như một chiến công vĩ đại trước "bọn phản động vô cùng nguy hiểm" chính là nhằm tôn vinh vị Tổng Tịch, người tổng chỉ huy vụ này, người lúc nào cũng nhạy bén, sáng suốt, kiên định bảo vệ chế độ, nên vị trí tối cao ấy là may mắn cho dân tộc và không ai có thể thay thế trong các Đại hội !

Nhưng dù nhằm mục đích gì thì hành động trấn áp dân ấy cũng là tư thế của người cai trị, của đấng "bề trên", đối với kẻ dưới.

Nhưng sau đó những diễn biến rất quan trọng đã đến. Như trên đã đề cập, những luật sư, những trí thức có đầu óc khoa học, những người dân bị thức tỉnh lương tâm… đã cùng nhau vào cuộc, chứng minh không có vụ dân giết người nảo hết, chỉ có vụ Nhà nước giết dân và giết đồng đội, tội đồ nằm ở phía cầm quyền !

Dân hy vọng rằng với những sự thật được phơi bày thì đến phiên phúc thẩm Nhà nước sẽ biết thực tế và lùi một chút. Nhưng mong như vậy là dân không hiểu tâm lý kẻ cầm quyền độc tôn, độc chiếm chân lý. Vì khi thực tiễn đã phơi bày ai là tội phạm như vậy thì nguy cơ lớn sẽ đến, còn đâu là những "tiền phong, ưu việt, đỉnh cao, vĩ đại, tuyệt vời…" ?

Thế thì không được lùi, dù chỉ một bước !

Với quyền lực này, phải khẳng định cho toàn dân và toàn thế giới biết rằng : Đấng Minh quân thì chỉ có "từ tuyệt vời trở lên" (dù Người có vẻ rất khiêm tốn), làm gì có chuyện đấng Minh quân lại ở phe tội phạm ? Nhưng khổ một nỗi, dù cho kiên quyết, dù cho tài tình cỡ mấy, thì sự tàn bạo tiếp tục trong hoàn cảnh tội ác đã phơi bày, cũng chỉ là "phương án đối phó để tự vệ, để hòng thoát tội trước lịch sử".

Dù sự tự biện hộ, tự bào chữa, tự bảo vệ ấy có tài tình đến mấy vẫn là tư thế của một kẻ "có vấn đề" trước lịch sử và trước nhân dân, tư thế của một nghi can phạm tội, đâu còn ở tư thế "bề trên" như khi rầm rộ đem đại quân đe dọa thần dân bên dưới ?

Sự mất vị thế, chuyển tư thế từ "bề trên" xuống "bề dưới" ấy vốn nằm sâu xa trong lòng dân đã đành, nhưng nó tự bộc lộ ngay do thái độ cứng rắn kiên định của phía cầm quyền trong phiên Tòa phúc thẩm, như một vết đã hằn sâu vào Lịch sử dù muốn hay không.

Đấy là thất bại khách quan, càng tỏ sức mạnh thì thất bại càng hằn sâu. Trái lại, chỉ một thái độ phục thiện, bao dung, dù lúc đầu còn ít ỏi (như Tử hình xuống Chung thân thôi), gần lại một chút với dân, gần lại với chân lý một chút thì vị thế lại cao lên, mới mong gỡ được sự thua rất khách quan này.

Bọn Thực dân Pháp đáng ghét trước đây mà còn có tình thương dân Việt khá đẹp như vụ "Đồng Nọc Nạn", đấng Minh quân Việt hãy cố thương dân mình bằng một nửa ấy thôi.

Đây chỉ là một suy nghĩ của cá nhân, xin cứ mạnh dạn và chân thành bộc bạch.

Hà Sĩ Phu

Nguồn : VNTB, 11/2/2021

*****************

Ông Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn giảm án

Hiếu Bá Linh, VNTB, 11/03/2021

Thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội.

dongtam2

Ông Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án. Tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.

 

Hôm nay 11/3, trang tin tức (tiếng Anh) UCANEWS đưa tin về phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm. Sau đây là bản dịch phần cuối nói về việc ông Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn sẽ được giảm án :

Luật sư Công giáo Lê Quốc Quân, người đã theo sát vụ án, cho rằng việc một vụ án hình sự nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người, mà chỉ được xét xử trong hai ngày là không hợp lý.

Quân, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết người dân không hài lòng với một bộ máy tư pháp tham nhũng được quản lý bởi một chế độ độc tài. Các thẩm phán hành động theo các chỉ thị bí mật được lên kế hoạch từ các nhà lãnh đạo đảng, ông nói.

Công lý hoàn toàn chỉ là một trò hề và các phiên tòa là những vở hài kịch đen mà những kẻ ‘chủ mưu‘ này sử dụng để đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt, ông nói.

Luật sư cho biết những kẻ ra lệnh tấn công xã Đồng Tâm lẽ ra phải bị đưa ra xét xử. Họ sẽ bị lịch sử đánh giá đúng mức.

Anh ta nói thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội. Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án.

Ông nói, tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.

Khoảng 14 luật sư tình nguyện bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, nơi họ bị cấm tiếp xúc nói chuyện với thân chủ của mình.

Trước phiên tòa, họ đã yêu cầu các cơ quan chức năng của chính phủ giải quyết những câu hỏi chưa rõ ràng bao gồm cả thủ tục pháp lý.

Họ yêu cầu điều tra lại cuộc đụng độ đất đai, nguồn gốc đất tranh chấp, thương lượng của chính quyền địa phương với dân làng, kế hoạch triển khai của cảnh sát Hà Nội để bảo vệ sân bay quân sự, cái chết của cụ Kình và ba cảnh sát, và những vết thương nghiêm trọng trên người thân thể các bị cáo Chức, Hiểu và Nối.

Các luật sư cho biết bà Bùi Thị Nối đã hỏi các thẩm phán năm lần : Đảng có giết đảng không ? Bà ấy không được trả lời.

Bà Nối cũng nói với các thẩm phán rằng hãy biết nhìn thẳng vào sự thật và trung thực để giúp đỡ tôi và những người dân.

Nhiều người mô tả lời nói của bà Nối như một cái tát mạnh vào mặt các thẩm phán.

____________________

Nguyên tác : Vietnam upholds farmers' death penalty over land clash, UCAnews, 11/03/2021

Nguồnhttps://www.ucanews.com/amp/vietnam-upholds-farmers-death-penalty-over-land-clash/91715

Hiếu Bá Linh dịch

Nguồn : VNTB, 11/03/2021

* Tựa đề do người dịch đặt

**********************

Luật sư để làm gì ?

Nguyễn Đình Ấm, VNTB, 10/03/2021

Nhận tội bừa trong những vụ án kiểu Đồng Tâm chỉ có lợi cho phía xử bừa.

dongtam3

Tôi giật mình khi tình cờ thấy báo Giao thông Vận tải đăng : "Vụ Đồng Tâm : Luật sư khuyên bị cáo thay đổi kháng cáo, xin giảm nhẹ mức án".

Tôi hiểu báo GTVT đăng thông tin này là có ẩn ý hay, tế nhị. Vậy Luật sư để làm gì ? 

Tất nhiên là để bảo vệ chân lý, pháp luật rồi. 

Trước một vụ việc, vụ án chưa rõ ràng, có ý kiến khác nhau thì người ta cần có luật sư tham gia tố tụng để đấu tranh với bên kết luận, kết tội sai đi đến đúng người, đúng tội, bảo vệ bị hại, bảo vệ pháp luật.

Thế nhưng trong quá trình tố tụng vụ Đồng Tâm có việc luật sư Hà Huy Sơn khuyên thân chủ bà Bùi Thị Nối không kêu oan mà xin "giảm án" vì theo Luật sư thì "…Đối với vụ án chính trị ở cấp sơ thẩm tôi ưu tiên tính khách quan, tính pháp lý. Cấp phúc thẩm tôi ưu tiên sự thực dụng và quan tâm đến thực tế xét xử không mong muốn thân chủ mình là người " vác thánh giá" vì chính trị hay công lý. Sự hy sinh của con người là có hạn" (FB Hà Huy Sơn ngày 8/3/2021).

Tức là, theo Luật sư Sơn thì để thân chủ bớt đi sự "hy sinh" tức được tòa giảm hình phạt (dù đúng hay sai) thì bị cáo nên "nhận tội" dù có tội hay không. Vì thế Luật sư đã khuyên bà Bùi Thị Nối không kháng cáo kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt, tức "thực dụng" nhận tội để "bớt sự hy sinh".

Tôi không đồng tình ý kiến này của Luật sư Sơn, bởi :

Mục đích cao cả nhất của bị cáo và Luật sư là bảo đảm sự thật.

Nếu Luật sư thấy bị cáo thực sự có tội nhưng chối tội thì Luật sư khuyên bị cáo thành khẩn nhận tội để hưởng lượng khoan hồng là đúng. Thế nhưng nếu bị cáo không, hoặc chưa biết có tội hay không mà khuyên nhận tội để "bớt hy sinh" là sai lầm, đánh giá sự khổ ải, tính mạng con người cao hơn phẩm giá của họ, lợi ích xã hội. Đây là điều mà nhà cầm quyền luôn luôn muốn trong các vụ án chính trị.

Trong những vụ án chính trị chỉ cần bị cáo nhận tội hoặc "xin giảm hình phạt" thì rất có thể được giảm thời gian ngồi tù đến tối thiểu. Bởi vì nhà cầm quyền chỉ cần dư luận trong và ngoài nước hiểu là những người kia phạm tội, xử như thế là đúng, từ nay không ai dám làm như thế nữa, quốc tế cũng không thể phàn nàn…

Thế nhưng trong các vụ án chính trị không ai "nhận tội" vì họ đặt danh dự phẩm giá của mình, lợi ích xã hội lên trên sự khổ ải, thậm chí cả tính mạng. Đó là sự cao cả, lý trí của cái gọi là con người, đặt phẩm giá của mình, lợi ích xã hội lên trên hết.

Ngoài không thể nhận cái mà mình không có để đổi lấy sự an toàn bản thân "hy sinh có giới hạn" những vụ án như kiểu Đồng Tâm theo tôi là khó có sự "khoan hồng" nào dù anh có nhận tội bừa. Thậm chí nhiều vụ án bình thường nhưng của dân thường dù nhận tội mười mươi, bị cáo còn nhiệt tình tham gia thực nghiệm như vụ Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… mà vẫn bị tù chung thân, tử hình kia mà. (Nguyễn Thanh Chấn được giảm án do là con liệt sỹ chứ không phải là việc "nhận tội").

Giả thử không có những sự tình cờ minh oan thì Huỳnh Văn Nén đã bị tử hình, Nguyễn Thanh Chấn nay vẫn trong tù dù có "nhận tội" bừa. Vụ Đồng Tâm xử sơ thẩm, các bị cáo cũng đều "nhận tội" nhưng sao vẫn hai án tử hình, một án chung thân…

Hãy thử tưởng tượng xem, một người có nhân cách, lương tri sẽ sống như thế nào nếu cứ đeo đẳng nỗi oan khuất nhục nhã suốt cả đời do chính mình vơ lấy ?

Theo tôi, thà chết oan còn hơn sống nhục kiểu đó.

Nhận tội bừa trong những vụ án kiểu Đồng Tâm chỉ có lợi cho phía xử bừa.

 Vì vậy với những lý do này, tôi không đồng tình với quan điểm của Luật sư Hà Huy Sơn. 

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

**********************

Sự thật : Đảng có giết Đảng không ?

Nguyệt Quỳnh, VNTB, 10/03/2021

Chiều ngày 5 tháng 3, Luật sư Ngô Anh Tuấn vào trại giam số 2 Hà Nội để gặp bà Bùi thị Nối và một số thân chủ của ông trước phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm. Câu chuyện ông kể về người đàn bà này làm tôi liên tưởng đến bài dụ ngôn về sự thật. Cũng cái thái độ đứng lên, ngồi xuống, xăm xăm, quá khích mà các luật sư gọi là "vô chính phủ" trước phiên tòa sơ thẩm ; ở đây bà Nối cũng gây bất ngờ cho cả luật sư và công an. 

dongtam4

Bà Nối liên tục hỏi một câu hỏi đến năm lần tại tòa, nhưng đều không nhận được câu trả lời "Đảng có giết đảng không ?"

Khi được hỏi bà mong muốn gì ở phiên tòa phúc thẩm, bà Nối đột nhiên bỏ ngay máy nghe xuống rồi đứng bật dậy, bà cởi áo khoác loay hoay lục tìm trên vai áo. Hóa ra bà đi tìm cái lỗ đạn trên vai áo mình. Rồi khi tìm thấy nó, bà nói, cũng những lời nói thật như hôm bà nói trước tòa : "Mong các luật sư đòi lại sự công bằng cho tôi, họ đã bắn tôi máu chảy lênh láng…"

Thì ra, đó là cái lỗ đạn xuyên qua vai bà trong đêm công an đột kích vào nhà cụ Kình. Bà Nối làm tôi ngậm ngùi nhớ về giấc mơ tươi đẹp của nhà thơ Xuân Quỳnh thuở trước. Thời chiến tranh ai mà không mơ ước như Xuân Quỳnh :

Mai sau khi giặc Mỹ diệt lâu rồi

Nhà ta cao, cao khuất mặt trời

Chỗ bom cũ đã trồng hoa đẹp

Tất cả bình yên …

Nhiều việc quá, khó ai mà nhớ hết

Riêng vết đạn trên tường không dễ nào quên

(Vết đạn trên tường – Xuân Quỳnh)

Giặc Mỹ đã diệt lâu lắm rồi ước chừng hàng nửa thế kỷ. Những ngôi nhà cao tầng nay đã mọc lên khắp nơi trên đất nước, chỗ bom cũ nay cũng đã trồng toàn hoa đẹp, … Nhưng vết đạn đã không còn trên tường, mà nó mới nguyên – nó nằm ngay trên vai áo người mẹ nông dân chất phác này.

Hoa không mọc trên vườn nhà mẹ, hoa mọc trên những lan can của những tầng nhà cao ốc, hoa nở vì người khác, hoa nở cho người khác ngắm. Và người mẹ liệt sỹ ngày xưa bây giờ lây lất ở vườn hoa, ở công viên ; mẹ rũ tóc kêu gào trước những trụ sở tiếp dân ; mẹ cởi phăng quần áo trước đồn công an ở Cần Thơ, ở Hà Đông… thứ vũ khí tuyệt vọng cuối cùng của mẹ.

Và hôm nay, họ đem mẹ ra tòa với cái lỗ đạn còn nguyên trên vai áo. Cái lỗ đạn đó mới thật khó quên làm sao vì nó ở ngay trong tim tôi, tim bạn ; vì nó là biểu tượng của một thời dối trá lên ngôi.

Bà Nối không biết nói dối. Lỗ đạn trên vai bà cũng không nói dối. Hình ảnh của bà trước phiên tòa sơ thẩm là bản dụ ngôn về sự thật. Ở đó, kẻ giết người cầm cán cân công lý nhưng sự thật không chịu câm lặng, "Sự Thật" đòi lên tiếng. Ở đó, người mẹ già uất ức, xăm xăm chạy lên chạy xuống. Sự thật bảo các người đang xét xử điều gì vậy ? Nhìn nè dấu đạn đây nè người ta bắn tôi máu chảy lênh láng... Công an đã nắm chặt tay mẹ lôi về ghế ngồi. Mẹ vùng ra, mẹ leo đứng cả lên ghế, lớn tiếng chất vấn hội đồng xét xử "tại sao có pháp luật mà không thi hành". Nhưng rồi, như cái kết chúng ta đã biết – sự thật bị bức tử, mẹ bị đuổi ra ngoài, sự thật bị lôi ra ngoài. 

Tội nghiệp ! còn lại một phiên tòa đầy người và 90 triệu dân ngồi lắng nghe công lý gõ búa.

Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.

Tự trong thâm tâm, chúng ta ai cũng muốn được an toàn. Chúng ta nhìn sự thật, giải thích nó và chọn cho sự thật một số mệnh. Nhưng với cái lựa chọn đó, chúng ta cũng quyết định luôn định mệnh của mình và những người chung quanh. Hãy nhìn những người dân thấp cổ bé miệng của thôn Hoành. Trong phiên phúc thẩm này, sáu người ra tòa thì có đến năm người xin giảm nhẹ hình phạt. Chỉ riêng bà Nối là bác bỏ bản án.

Ngay buổi chiều gặp gỡ trước phiên phúc thẩm, các luật sư đã căn dặn bà Nối mọi điều. Họ nhấn mạnh với bà rằng, bà không được có hành vi quá khích để bị đuổi ra ngoài thì không còn cơ hội trình bày nữa. Bà Nối gật đầu đồng ý và bà đã hành xử trong khuôn khổ. Bà ngồi im, sự thật cúi đầu im lặng. Thế nhưng, Luật sư Mạnh bảo rằng người phụ nữ lam lũ, ít chữ đến không viết nổi lá đơn kháng cáo cho mình, lại luôn là một ẩn số khó đoán trong các phiên xử của toà. 

Và vụ việc diễn ra như thế thật. bà Nối liên tục hỏi một câu hỏi đến năm lần tại tòa, nhưng đều không nhận được câu trả lời "Đảng có giết đảng không ?". Rồi thay vì xin giảm nhẹ hình phạt như người khác, bà bảo bà không chấp nhận bản án và còn đòi với tòa rằng : "…phải bồi thường giá trị thương tích cho tôi".

Ôi ! Sự Thật. Ôi ! Mẹ mới đẹp làm sao.

Nguyệt Quỳnh

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

*****************

Vì sao y án đồng Tâm ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 10/03/2021

Phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm có kết quả là y án sơ thẩm. Lý do : tại kháng cáo kêu oan (?!)

dongtam5

Ông Lê Đình Công bị tuyên y án tử hình vì chủ mưu cầm đầu vụ giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hơn một năm trước - Ảnh V. Dũng

Các tài khoản facebook cá nhân của nhóm luật sư tham gia bào chữa vụ án Đồng Tâm ở phiên hình sự phúc thẩm, đã tường thuật chi tiết vụ việc về những điều không hợp lý trong kết tội các bị cáo.

Thế nhưng có một điểm chung mà luật sư nào cũng biết, nhưng lại tin rằng nó sẽ không còn đúng nữa khi Đảng vừa bước vào khóa mới thứ XIII, đó là nếu ‘chống án’ mà vẫn một mực ‘kêu oan’, thì chắc chắn sẽ tuyên y án.

Rất có thể việc tuyên y án này còn nhằm đến chuyện tạo cơ hội để tân chủ tịch nước – nghe nói sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thể hiện quyền của mình bằng việc ký lệnh ân xá, giảm từ án tử hình sang chung thân.

Cũng rất có thể việc tuyên y án này còn nhằm để tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, hay tân Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ở nội các chính phủ của Quốc hội khóa XV, chứng tỏ được bản lĩnh nghiệp vụ qua việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án.

Theo đó, Điều 379 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định :

"1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ".

Việc ‘giám đốc’ này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 372 "Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm", thì đó là : "Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị".

Ngay cả trải qua mọi từng nấc ở trên mà vẫn cho kết quả y án, vẫn có thể hy vọng đến ‘kháng nghị thủ tục tái thẩm’.

Dĩ nhiên ở đây có một lưu ý về chuyện ‘trống đánh xuôi – kèn thổi ngược’, đó là về giới hạn đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có những điểm giống với Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, mặc dù không giới hạn đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm, nhưng lại bị ràng buộc bởi khoản 4 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, "quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị".

Quy định này của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 không phù hợp với tinh thần của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nhất là khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã dành một chương XXVII để quy định thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Vì vậy, đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm cần bao gồm cả quyết định giám đốc thẩm và tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt trong trường hợp vì lợi ích pháp luật, cần phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác, thống nhất hoặc trường hợp minh oan cho người bị kết án.

Thật ra thì trên mọi phương án, chỉ cần mỗi một động tác sau đây thôi là có thể đưa vụ án Đồng Tâm sáng tỏ mọi việc như những gì mà nhóm luật sư đã tranh tụng, đó là ‘ý kiến của đồng chí Tổng bí thư’, hoặc ‘ý kiến của Thường trực Ban bí thư’.

Còn ‘ý kiến’ này của đồng chí Tổng bí thư, đồng chí Thường trực Ban bí thư cần thế nào để trúng sự thật, trúng pháp luật và quan trọng hơn là đúng lòng dân…, thì có lẽ không cần cụ thể biên ra ở đây, vì rất dễ bị quy chụp đang xem thường nền tư pháp độc lập xã hội chủ nghĩa.

Hoài Nguyên

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

Công lý cho xã hội sau vụ tấn công Đồng Tâm

Phạm Đình Bá, VNTB, 10/03/2021

Đảng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào dân xã Đồng Tâm

dongtam6

Bà Bùi Thị Nối trên đường đến phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 8/3/2021 - TTXVN

Tôi ăn sao nói vậy. Ở nước ta, đảng là thực thể quyền lực duy nhất. Các hình thái về nhà nước, luật pháp, quốc hội, và tòa án chỉ là những cấu hình dàn dựng một cách tượng trưng. Trong cách tóm tắt nầy, đảng đã sử dụng cả trung đoàn quân đặc nhiệm tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào sáng 9/1/2020. Công cụ của đảng, công an Hà Nội soạn thảo và Bộ Công an phê duyệt kế hoạch 419A, được cho là bản kế hoạch tấn công vào xã Đồng Tâm. Cũng không lạ gì khi đảng ngoan cố cho rằng kế hoạch 419A là tài liệu "tối mật", "liên hệ đến an ninh quốc gia" (1). Ngày 8/3/2021, tòa án Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "giết người" tại xã Đồng Tâm – cách tráo trở của đảng là 6 bị cáo trong phiên tòa lại là những nạn nhân của cuộc tấn công tàn bạo từ đảng vào dân. Cách làm việc của đảng là hoàn toàn tương phản với tâm tình của người dân Đồng Tâm khi họ từng rất tin tưởng vào nhà nước Việt Nam (1).

Lĩnh vực tâm lý học đã dạy cho chúng ta những nguyên tắc hiệu quả để làm sao nạn nhân có thể đối phó với những hành vi tàn bạo mà nạn nhân đã chịu đựng. Theo tôi hiểu từ xa, nạn nhân trong vụ tấn công vào xã Đồng Tâm không chỉ là dân xã nầy mà là cả xã hội bị đàn áp bởi đảng. Để đảm bảo sức khỏe tinh thần tốt và ổn định, điều quan trọng là nạn nhân phải phát triển các cơ chế thích hợp để đối mặt và xử lý kinh nghiệm trong quá khứ, tạo điều kiện đóng cửa hơn là kìm nén kinh nghiệm ấy. Đóng cửa các cảm xúc về kinh nghiệm đau đớn bao gồm bất kỳ tương tác, thông tin hoặc thực hành nào cho phép nạn nhân cảm thấy rằng sự đau khổ và sự kiện đau buồn đã được giải quyết. Đóng cửa các cảm xúc đau buồn thường là thích ứng hơn so với sự kìm nén các cảm xúc nầy, bởi kìm nén đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ, khi nạn nhân cố quên đi và vô thức đẩy đi những suy nghĩ và ký ức đau đớn hoặc tổn thương. Trạng thái kìm nén thường là không ổn định với các động thái bùng nổ những cảm xúc đau buồn trong những tình huống ngoài tầm kiểm soát của nạn nhân.

Việc tìm ra cách tiếp cận hoặc cơ chế nào sẽ hữu ích nhất cho quá trình chữa lành sẽ khác nhau ở mỗi nạn nhân, và một phần sẽ được xác định bởi nền tảng và bối cảnh của từng cá nhân cũng như bản chất của chấn thương và tổn hại phải chịu đựng. Tuy nhiên, đối với cả nạn nhân và thủ phạm của các vụ việc tàn bạo, việc đối mặt với thực tế và hậu quả của việc nó xảy ra là điều cần thiết. Để đối phó với những tổn thương đó, cả xã hội cũng có thể có xu hướng hoạt động tương tự như các cá nhân. Các nhóm trong xã hội bị tan vỡ bởi hành vi tàn bạo cần phải thích ứng hoặc thiết kế cơ chế để đối đầu với bóng ma tàn bạo của chúng, để quản lý những hành vi lạm dụng trong quá khứ. Nếu không, đối với xã hội, cũng như đối với các nạn nhân, quá khứ sẽ ám ảnh và lây nhiễm cho hiện tại và tương lai theo những cách không thể đoán trước. Giả định rằng xã hội từng là nạn nhân của những hành động tàn bạo ghê tởm sẽ chỉ đơn giản là quên đi hoặc xóa bỏ cảm xúc chung mà không cần một số hình thức công lý nào, là để lại mầm mống tai hại trong tương lai. Cụ thể nhất là việc tồn tại tư duy trong xã hội về công an giết dân và tòa án giết luật pháp (2).

Vụ tấn công vào xã Đồng Tâm có thể được coi là biểu tượng cho hành động tàn bạo của đảng chống lại dân. Trong hoàn cảnh nầy, dân không thể đạt được công lý từ các công cụ của thể chế, mà điển hình là dân không thể mong công lý từ tòa án tại Hà Nội. Một cách xử lý khác là xem vụ tấn công vào xã Đồng Tâm như là tội ác chống lại loài người. 

Tội ác chống lại loài người là một số hành vi cố ý được thực hiện như một phần của chính sách rộng rãi hoặc có hệ thống, nhằm vào dân thường, trong thời chiến hoặc thời bình. Chúng khác với tội ác chiến tranh vì chúng không phải là những hành vi biệt lập của từng binh sĩ, mà là những hành vi được thực hiện nhằm thực hiện chính sách của nhà nước (3).

Một tòa án quốc tế có vị trí tốt hơn để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không dung thứ cho những hành động tàn bạo như vậy, hy vọng sẽ ngăn chặn được những cuộc tàn sát kiểu đó trong tương lai cả ở quốc gia được đề cập và trên toàn thế giới. Tòa án nầy có nhiều khả năng được điều hành bởi các chuyên gia có khả năng áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn quốc tế về các quyền căn bản của con người, như quyền sở hữu tài sản trong trường hợp dân xã Đồng Tâm. Tòa án nầy có thể hoạt động dễ dàng hơn — và được coi là hoạt động — trên cơ sở độc lập và không thiên vị hơn là những tòa án từ một quốc gia. Liên quan đến hệ thống tư pháp bị đổ vỡ (như trong trường hợp vụ tấn công vào xã Đồng Tâm và tòa án Hà Nội), tòa án quốc tế có nhiều khả năng có đủ nhân lực và vật lực cần thiết để xử lý vụ việc. Ví dụ cụ thể ở vụ tấn công Đồng Tâm là tòa án quốc tế có thể truy cứu tại sao phải cần thiết để sử dụng cả trung đoàn quân đặc nhiệm tấn công vào xã Đồng Tâm. Tòa án quốc tế có thể triển khai hữu hiệu các biện pháp để buộc nhà nước Việt Nam phải công khai hóa tất cả các văn kiện liên hệ đến vụ tấn công vào xã Đồng Tâm, như tài liệu về cái gọi là kế hoạch 419A của công an và bộ công an xét duyệt.

Tòa án quốc tế cũng có thể thực hiện nhiều việc hơn là truy tố địa phương để thúc đẩy việc xây dựng và thực thi các quy phạm hình sự quốc tế. Ví dụ như tòa án Nuremberg đã được tổ chức với mục đích đưa tội phạm chiến tranh của Đức Quốc Xã ra trước công lý. Tòa án Nuremberg đã thiết lập một số nguyên tắc chính cho các ứng xử quốc tế. Đầu tiên là khái niệm cho rằng các quyền căn bản của con người là vấn đề quốc tế quan tâm. Tòa án nầy cũng khẳng định lợi ích của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn hoặc trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền gây ra trong các quốc gia. Tòa án nầy cũng nêu cao nguyên tắc rằng không chỉ các quốc gia nhưng các cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm theo luật pháp quốc tế về vai trò của họ trong tội ác diệt chủng và các hành động tàn bạo khác, và việc "tuân theo mệnh lệnh" không thể bào chữa cho trách nhiệm giải trình đó.

Việc truy tố được thực hiện ở đâu, mạng lưới nên được thực hiện rộng rãi như thế nào ? Luật quốc tế ngày càng đồng thuận rằng, ít nhất là đối với những vi phạm nghiêm trọng nhất đối với quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, một lệnh ân xá sâu rộng là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế không yêu cầu truy tố mọi cá nhân có liên quan đến hành vi tàn bạo. Một số vụ truy tố tượng trưng hoặc những người đại diện cho những hành vi tàn bạo đáng trách nhất có thể đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế cũng như mang lại công lý chấp nhận được cho các nạn nhân. Cách tiếp cận này đã được áp dụng, ví dụ, ở Argentina, Malawi, và ở một số quốc gia Trung và Đông Âu trong việc giải quyết di sản của việc vi phạm nhân quyền hàng loạt do các chế độ bị lật đổ của họ (3).

Ở tòa Nuremberg, với số lượng lớn các bị cáo, một nỗ lực đã được thực hiện để phân biệt ba loại tội phạm và thiết kế các cách tiếp cận khác nhau cho mỗi loại. Những phân loại này được chia thành : (A) những người lãnh đạo đã ra lệnh cho việc thiết kế và xử lý tội ác và những người thực sự thực hiện những tội ác tồi tệ nhất (đơn vị nhỏ nhất về số lượng) ; (B) những người vi phạm tội ác không được xếp vào loại đầu tiên ; và (C) những người có hành vi phạm tội ở mức tối thiểu. Mức độ nghiêm trọng của hình phạt sẽ tùy theo đó. Trong hầu hết các trường hợp, các phiên tòa trên thực tế chỉ giới hạn ở những người thuộc loại (A) và một phần của loại (B). Các nhà lãnh đạo của những hành động tàn bạo tất nhiên cần phải chịu trách nhiệm trước việc truy tố để mang lại một cảm giác công lý toàn diện. Ví dụ, nước Đức thống nhất đã trải qua nhiều thảo luận và đa số dân không chịu khi cho rằng chỉ những người lính biên phòng trẻ tuổi thực sự làm theo lệnh và bắn những người Đông Đức đang cố gắng chạy trốn sang phương Tây mới bị truy tố. Có công nhận rằng những người ra lệnh và tạo ra hệ thống để triển khai tội ác cũng cần phải chịu trách nhiệm. 

Những hành động tàn bạo hàng loạt chỉ có thể được thực hiện bởi một số lượng người rất lớn. Việc truy tố từng người tham gia vào việc lập kế hoạch, ra lệnh hoặc thực hiện các hành động tàn bạo được đề cập — chưa kể đến tất cả những người đã cộng tác với họ — thường là không làm được về mặt thực hiện. Kết quả là, cách tiếp cận trách nhiệm thường được áp dụng cho số lượng lớn nhất là sử dụng nhiều biện pháp trừng phạt phi hình sự. Thủ phạm các vụ đàn áp ghê tởm có thể bị cấm không được dịch chuyển qua các nước và cấm không cho nắm giữ các vị trị có ảnh hưởng trong xã hội của họ. 

Mỗi xã hội đối mặt với các đàn áp tàn khốc từ nhà nước lên dân phải tìm ra cách tiếp cận để giúp dân bị lạm dụng đạt được công lý. Bước đầu tiên trong giải trình nầy là nhận diện ra thủ phạm của hành động tàn bạo. Bài nầy lập luận rằng đảng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào dân xã Đồng Tâm. 

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

Chú thích :

(1) Mật hóa kế hoạch tập kích Đồng Tâm tạo điểm nghẽn cho vụ án ? https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54143629

(2) Án mạng Đồng Tâm : Cảnh sát giết dân và Tòa án giết luật pháp. https://baotiengdan.com/2021/03/04/an-mang-dong-tam-canh-sat-giet-dan-va-toa-an-giet-luat-phap/

(3) Kritz NJ. Coming to terms with atrocities : A review of accountability mechanisms for mass violations of human rights. Law & Contemp. Probs.. 1996 ;59 :127.

**********************

Đồng Tâm : Ác mấy cũng không thắng được dân !

Lập Quyền Dân, RFA, 10/03/2021

Vậy là thêm "một vụ lừa thế kỷ". Viện Kiểm sát mớm cung cho các bị cáo nhận tội, đừng kháng cáo ! Nếu bị cáo kêu oan thì các luật sư sẽ khai thác được nhiều tình tiết hơn để khẳng định thân chủ bị oan. Nếu chỉ xin giảm nhẹ, tức là nhận tội thì luật sư không giúp được nhiều. Các luật sư ngây thơ, tin tòa còn chút nhân tính, nhưng hóa ra tất cả đều bị lừa. Một bản án phi nhân và bất công ! Một vụ án thách thức lương tri và làm đau lòng nhiều người ! Vụ án đánh vào nông dân giữ đất – Vụ án oan của các dân oan ! Đến giờ này nhiều người vẫn chưa hiểu : Chính quyền truy sát cả ba thế hệ của một đảng viên 84 năm tuổi đời, 56 năm tuổi đảng nhằm mục đích gì ? Đe nẹt ai ?

dongtam7

Bà Bùi Thị Nối tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 8/3/2021 - TTXVN

Ác hơn cả thực dân phong kiến

Thật ra, câu trả lời được bà Bùi Thị Nối (con gái nuôi của Cụ Kình) "ném thẳng" vào mặt Chủ tọa phiên tòa bằng những câu hỏi : "Đảng có giết đảng không ?" "Tại sao có luật pháp mà không thi hành ?". Bà lặp đi lặp lại câu hỏi ấy đến những 5 lần tại phiên toà. Luật sư Đặng Đình Mạnh tối 8/3 đã kể về cái tư thế hiên ngang của người phụ nữ có dáng vẻ lam lũ đứng lên chất vấn Hội đồng xét xử. Thật là những câu hỏi đanh thép, cho dù chữ nghĩa của bà không đủ giúp bà tự viết một lá đơn kháng cáo mà phải nhờ vào bạn tù tạm giam. Nhưng chất vấn của bà Bùi Thị Nội hoàn toàn rơi vào thinh không. Chính bà mới là người xử án…

"Mối hận sẽ đi vào thiên sử" – Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo kháng án, viết trên Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái ấy. "Những vi phạm về thủ tục tố tụng một cách rõ ràng và nghiêm trọng cùng những điểm mờ của vụ án vẫn bỏ ngỏ, đáng nói nhất là nghi vấn về nguyên nhân tử vong của ba viên sỹ quan cảnh sát, cùng hiện trường vụ án vẫn không được làm rõ, ‘Kế hoạch 419A’ của Công an thành phố Hà Nội vẫn nằm trong vòng bí mật…" – Nhận xét của Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc  với RFA ngày 9/3 ngay khi phiên phúc thẩm kết thúc, sớm một ngày so với dự kiến.

Đi vào thiên sử và nhắc lại lịch sử để thấy cộng sản ngày nay còn vượt xa cả thời thực dân phong kiến về sự tàn ác và bất lương. Hà Nội xử vụ Đồng Tâm làm nhiều người nhớ lại vụ "Đồng Nọc Nạng" thời Đông dương thuộc Pháp, một vụ án nổi tiếng khắp "Nam Kỳ lục tỉnh" vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước. Công tố viên người Pháp đã buộc tội những kẻ đến cướp đất của một gia đình nông dân và kết quả là Tòa hầu như tha bổng gia đình bị can. Chủ nghĩa thực dân đã đưa ra một bản án không thể nào công bằng và nhân ái hơn và để lại cho Việt Nam một di tích lịch sử cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu !

Những người "thiết kế" ra vụ Đồng Tâm ngày nay thậm chí còn vượt xa cả Tào Thào bên Tàu, một miền đất khét tiếng là nơi có nhiều kẻ mưu sâu kế hiểm. Ngày xưa, đầu của quan coi lương Vương Hậu bị Tào Tháo "mượn" để tránh lòng quân sinh biến. Còn ngày nay, thời của CHXHCN Việt Nam, đầu của đảng viên cộng sản Lê Đình Kình cũng bị "mượn" để ngăn lòng dân nổi cơn oán giận. Cả hai giống nhau ở chỗ, Vương Hậu và Cụ Kình đều vô tội.

Nhưng lại khác xa nhau ở cấp độ cái ác. Trước khi bị chặt đầu, Vương Hậu còn được Tào Tháo giải thích : "Ta mượn đầu ngươi để dẹp yên lòng quân sỹ" và "ta cũng biết nhà ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì quân sỹ sinh biến. Sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta sẽ nuôi, ngươi đừng lo". Với Cụ Kình thì hoàn toàn ngược lại, trước khi bị giết, Cụ còn bị chính các đồng chí của Cụ xỉ vả, tra tấn và chết rồi mà vẫn bị phanh thây, moi gan ruột. Gia đình Cụ còn bị bồi thêm hai án tử hình, một chung thân, y án 112 năm tù dành cho các con cháu và người thân.

Theo GS-TSKH Hoàng Xuân Phú, Viện sỹ thông tấn của Viện hàn lâm Khoa học & Nhân văn Heidelberg và Viện hàn lâm Khoa học (Đức), Viện sỹ Viện hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ Ba (TWAS), chính quyền Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp ở Đồng Tâm một cách êm thấm. Nhưng ở đây, sự cố đã được tận dụng như một cơ hội hiếm hoi. Cơ hội để khuếch trương sức mạnh của bạo lực chuyên chính, nhằm dằn mặt toàn dân ! Cơ hội để thực tập tấn công trấn áp người dân trên quy mô lớn ! "Vâng, không còn phải đóng giả như diễn tập, tất cả đều hết sức thực. Tấn công thực, đàn áp thực, bắt bớ thực và giết người cũng rất thực".

Nhưng thắng dân chỉ là ảo tưởng

Vụ Đồng Tâm thật ra chẳng có gì phải điều tra, bởi các phạm nhân ở đây đã tự thú một cách trâng tráo, nhằm đe dọa và trấn áp nhân dân, bằng cách sau khi hành hạ và bắn chết cụ Kình, họ còn mang thi hài của Cụ đi phanh thây rồi khâu lại để đặt vào chỗ đã gây án. Thật là vượt khả năng tưởng tượng. Dã man hơn cả loài cầm thú !. Nhà văn Tạ Duy Anh đã gửi một lời nhắn trực tiếp đến Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc rằng, một chính quyền lấy dân làm gốc sẽ không hành xử như những gì đã xảy ra tại Đồng Tâm, và các ông phải chịu trách nhiệm chính. Lời bài hát "Lửa đã cháy và máu đã đổ" nhằm khích lệ người dân chiến đấu chống giặc Tầu xâm lược năm xưa, ai ngờ lại hiển hiện không thể sinh động hơn ở chính nơi có thể coi là biểu tượng của tinh thần ái quốc.

Nhà văn Tạ Duy Anh cảnh báo : Chính quyền của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm muốn thông qua vụ Đồng Tâm, với việc huy động hàng ngàn quân để sau đó triệt hạ gần như toàn bộ gia đình ông Lê Đình Kình, gửi đi một thông điệp "máu và sắt" tới toàn thể người dân Việt Nam. Nhưng các vị đang gửi đi một thông điệp sai lầm và nguy hiểm ! Cho chính quý vị và tất nhiên, cho cả tương lai của đất nước này. Các vị chớ quên rằng, dù vĩ đại ngang với trời đất thật đi nữa, thì đảng của các vị cũng chui ra từ những cái háng của Nhân dân. Các vị không thể chiến thắng được Nhân dân !

Những kẻ thực thi tội ác trong v Đồng Tâm khiến chúng ta nhớ đến tên sỹ quan cn vệ SS của Hitler trong Thế chiến th 2, được mô tả trong tác phm "Eichmann ở Jerusalem Ký sự pháp đình : Một phóng sự về sự tầm thường của Cái Ác" (Hanah Arendt, NXB Tri thức, 2020). Eichmann đã tham gia vào việc đầu đ̂c hàng triệu dân Do thái ở Auschwitz và bị kết tội diệt chủng ở tòa án Nurenberg năm 1945. Sau đó hắn chạy trốn sang Argentina và bị Biệt động Israel bắt cóc mang về Jerusalem xử tội diệt chủng người Do thái vào năm 1960.

Tại tòa hắn vênh váo, dương dương tự đắc, coi cái ác giết người hàng loạt là việc quá tầm thường, hắn chỉ mẫn cán thi hành mệnh lệnh cấp trên. Hắn không phải là hiện thân của lòng căm hờn hoặc rồ dại, cũng không phải là cơn khát máu khôn nguôi, mà là cái gì đó còn tồi tệ hơn nhiều : bản chất phi nhân tính của chính cái ác bên trong một hệ thống đóng kín điều khiển, nhằm triệt phá không phải chỉ thân xác, mà chủ yếu là tinh thần của các nạn nhân do chúng chọn ra.

Khi nhận Huân chương và Bằng khen của chính phủ, các chiến binh CAND "có công" trong "Sự thật Đồng Tâm" đã trở thành hiện thân của Eichmann ở thời đại Hồ Chí Minh. Suy cho cùng điều này cũng không đáng ngạc nhiên lắm, nếu nhớ rằng tất cả chúng ta đã từng hát vang trong những giờ phút nghiêm trang nhất lời ca sát khí đằng đằng "thề phanh thây uống máu quân thù". Trong "Sự thật Đồng Tâm", CAND Hà Nội đã đổ cái sát khí đằng đằng ấy lên đầu lên cổ đồng bào mình. Đau xót thay !

Thưa bà Bùi Thị Nối kính mến, đảng không giết đảng một cách tràn lan. Đảng chỉ giết Đảng khi đảng viên nào đấy thách thức quyền lực của Đảng, trong những thời điểm được chọn lọc theo lệnh của quan thầy hay khi xung đột lợi ích lên đến đỉnh điểm (Như vụ Yên Bái chẳng hạn). Từ Cách mạng Vườn chuối cho tới tiêu diệt Quốc dân đảng, từ Cải cách Ruộng đất cho tới vụ "Chống đảng" của những đảng viên xuất sắc nhưng bị gán cho tội là đi theo đường lối xét lại hiện đại của Liên Xô… Lịch sử sẽ bàn tiếp câu chuyện đau thương mang tên Đồng Tâm theo cách của nó, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến những lời cáo trạng "bỏ túi" dùng để khép tội 29 nông dân dám chống lại một nhà nước độc tài và toàn trị như chính quyền Nguyễn Phú Trọng.

Lập Quyền Dân

Nguồn : RFA, 10/03/2021

**********************

Y án vụ Đồng Tâm : Chính quyền coi dân là ‘thế lực thù địch’ ?

Diễm Thi, RFA, 09/03/2021

Y án sau hai ngày xét xử

Hôm chín tháng Ba năm 2021, phiên tòa phúc thẩm đã tuyên y án sáu người có kháng cáo các bản án sơ thẩm, trong vụ lực lượng chức năng tấn công vào làng Đồng Tâm hôm chín tháng Một năm 2020. Sau phiên phúc thẩm, các luật sư và những người dân quan tâm bày tỏ sự thất vọng trên các trang mạng xã hội.

dongtam9

Các bị cáo tại phiên phúc thẩm hôm chín tháng Ba năm 2021 - Photo : congan.com

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo kháng án, viết trên Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái : "Cơ hội để hóa giải bất thành. Mối hận sẽ đi vào thiên sử."

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chia sẻ suy nghĩ của mình với RFA qua ứng dụng Facebook Messenger ngay sau phiên phúc thẩm :

"Vụ án Đồng Tâm là vụ án khó, vụ án buồn, vụ án nhức nhối, vụ án thách thức lương tri, vụ án làm đau lòng nhiều người, vụ án đánh vào người nông dân giữ đất, vụ án oan của dân oan...

Kết quả phiên tòa phúc thẩm bác kháng cáo của sáu bị cáo, không chấp nhận các luận cứ bào chữa của 14 luật sư bào chữa, giữ y bản án sơ thẩm, tuyên hai anh em ruột Lê Đình Công, Lê Đình Chức án tử hình, con trai của ông Công là Lê Đình Doanh chung thân, 16 năm tù với cụ Bùi Viết Hiểu, 13 năm tù cho Nguyễn Quốc Tiến về tội "Giết người" và sáu năm tù cho bà Bùi Thị Nối về tội "Chống người thi hành công vụ".

Những vi phạm về thủ tục tố tụng một cách rõ ràng và nghiêm trọng cùng những điểm mờ của vụ án vẫn bỏ ngỏ, đáng nói nhất là nghi vấn về nguyên nhân tử vong của ba viên sỹ quan Cảnh sát, cùng hiện trường vụ án vẫn không được làm rõ, Kế hoạch 419A của Công an thành phố Hà Nội vẫn nằm trong vòng bí mật…" 

Tại phiên sơ thẩm diễn ra vào tháng 9 năm 2020, tòa tuyên án tử hình đối với hai bị cáo Lê Đình Chức và Lê Đình Công về tội Giết người với cáo buộc họ "chủ mưu, cầm đầu vụ giết người" ; án chung thân cho bị cáo Lê Đình Doanh ; 16 năm tù cho bị cáo Bùi Viết Hiểu ; 13 năm tù cho bị cáo Nguyễn Quốc Tiến ; 12 năm tù cho bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Những người này đều bị kết tội Giết người. Tổng cộng 71 năm 3 tháng tù cho 23 bị cáo khác với cáo buộc tội Chống người thi hành công vụ.

Theo cáo trạng, mặc dù biết rõ đất cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng đã được Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình đã cùng các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển đã thành lập "Tổ đồng thuận" với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau. Rạng sáng ngày chín tháng Một năm 2020, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra thì ông Lê Đình Chức đẩy ba công an xuống hố và ông Lê Đình Doanh châm lửa đốt chậu xăng bưng hất xuống hố…Vào lúc đó, tổ công tác phát hiện thấy ông Lê Đình Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã bắn tiêu diệt. 

Trong khi đó, theo người dân Đồng Tâm thì rạng sáng hôm đó, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp ở khu đồng Sênh. Họ giết chết ông Lê Đình Kình và bắt đi 29 người dân. 

Luật sư Lê Quốc Quân, người không tham gia bào chữa trong vụ án nhưng rất quan tâm tới vụ án, nêu quan điểm của ông với RFA vào tối ngày chín tháng Ba năm 2021 : 

"Tôi không ngạc nhiên việc y án. Tuy nhiên, ngay từ khi sơ thẩm, tôi đã thấy đó là một bản án phi nhân và bất công. Theo tôi thì bản án nó không phản ánh đúng bản chất của sự việc. Các luật sư đã phân tích có hàng loạt sai phạm trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Tôi rất buồn khi được biết tòa y án sơ thẩm.

Tôi có nghĩ vẫn y án khi anh Công kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên khi nghe tòa "khuyên nhủ" để anh Công kháng cáo "xin giảm hình phạt" thì cũng hy vọng, nhưng tất cả đều bị lừa, tôi cũng đã rất ngây thơ khi tin họ còn chút nhân tính. Nhưng tất cả, kể cả các luật sư, cũng bị lừa."  

Theo những người quan tâm vụ án thì một phiên tòa sơ thẩm với 29 bị cáo, có đề nghị mức án cao nhất là tử hình, mà lại kết thúc chỉ sau bốn ngày xét xử là quá nhanh. Còn với phiên phúc thẩm, sáu bị cáo với hai án tử hình cũng chỉ diễn ra trong hai ngày rồi tuyên y án thì không bao giờ là đầy đủ. Cả hai phiên tòa bị dư luận cho là mọi quyết định đã nằm trong túi của chủ tọa phiên toà, họ hành động theo lệnh của đảng đã được bàn bạc và quyết định từ trước. 

Vì sao chính quyền hành xử như vậy ? 

Theo nhiều chuyên gia trong lãnh vực pháp lý, Luật Đất đai hiện hành ở Việt Nam là nguyên nhân khiến cho "Việt Nam trở thành cường quốc dân oan" với bao thân phận người dân mất đất. Họ phải đấu tranh giành lại tài sản của mình dẫn đến hậu quả là những năm tháng tù tội. Chỉ khi nào Luật Đất đai được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn của xã hội thì những bản án oan khiên về đất đai mới chấm dứt. 

Với vụ án Đồng Tâm, Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ với RFA rằng, là người gắn bó với thân chủ và thân nhân của họ từ những ngày đầu, ông rất buồn khi kết quả phiên phúc thẩm diễn ra như vậy, dù ông không thấy bất ngờ. Ông nói thêm : 

"Thực tế họ áp dụng một số những tình tiết giảm nhẹ mà các luật sư đồng nghiệp của chúng tôi nêu ra, nhưng mà họ lại y án toàn bộ các bản án. Tôi không hiểu họ suy nghĩ gì, hành động gì và thị uy với ai. Với những người dân ở đây thì tính phản kháng của họ rơi về trạng thái thậm chí là âm rồi. Thế thì họ thị uy với ai, đe nẹt ai mà phải giữ một cái bản án kinh khủng đến mức như vậy. Tử hình hai người con còn lại của cụ Kình.

Tôi nghĩ họ làm như thế thì chỉ gây thêm cơn hận thù cho những người còn lại trong gia đình họ mà thôi, chứ không phải xoa dịu lại nỗi đau của gia đình những người đã chết. Nguyên nhân những cái chết đó cũng đang rất mù mờ, chưa được làm rõ, và họ cũng không muốn làm rõ.

Họ muốn gửi thông điệp gì đến người dân ? Hay họ nghĩ dân là thế lực thù địch chứ không phải là những người chủ của đất nước này. Tôi thấy rất bi quan về cái suy nghĩ của những người ở mức thượng tầng."

Trước đó, tại phiên sơ thẩm, những người quan tâm đã phẫn nộ đối với những mức án được đề nghị. Lý do theo họ là có vô số vi phạm từ phía cơ quan chức năng trong vụ này. 

Về phương diện điều tra, việc Bộ Công an vừa là cơ quan tổ chức tập kích vào Đồng Tâm, vừa là cơ quan điều tra bị cho là không thể khách quan. Các cơ quan điều tra, tố tụng đã cản trở các luật sư tiếp cận hồ sơ, cản trở việc tiếp xúc của luật sư với các bị can. Sau khi luật sư tiếp cận được thân chủ Bùi Viết Hiểu trong trại giam trước ngày ra tòa, chính ông này cho biết bản thân là người chứng kiến cảnh ông Lê Đình Kình bị bắn trực diện. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với cáo trạng. Các luật sư tham gia bào chữa rồi đến các tổ chức xã hội dân sự có kiến nghị yêu cầu dừng xét xử, tiến hành điều tra lại và bảo vệ người khai báo như ông Bùi Viết Hiểu. 

Ông Võ Minh Đức, cựu đại úy quân đội, bày tỏ suy nghĩ của ông về những bản án ông cho là quá nặng và vô lý trong vụ án Đồng Tâm : 

"Họ cố tình tiêu diệt cái phản kháng của người dân, mà cụ thể ở đây là những người nông dân phản kháng lại việc chính quyền lấy đất của họ. Lúc đầu là cụ Lê Đình Kình, sau đó là những người con của cụ bị tuyên án tử hình. Các cháu thì bị tù. Có thể nói là ba đời luôn rồi.

Vấn đề thứ hai là việc hành xử vô luân, vô pháp trong vụ án này. Rất nhiều những trí thức, những người bất đồng chính kiến, những luật sư thượng tôn pháp luật đều cho rằng đây là một vụ án oan, những bản án bất công. Thế nhưng nhà nước này vẫn bất chấp, không lắng nghe ai với mục đích cuối cùng là dập tắt tiếng nói phản kháng của người dân."

Là một người từng được huấn luyện trong việc tuyên truyền các chính sách của Nhà nước, ông Minh Đức vẫn tin rằng chính quyền chỉ dám tuyên án chứ không dám thi hành hai bản án tử hình với hai người con của cụ Kình. Ông lý giải : 

"Tôi tin vậy vì hiện nay vụ án này không còn mang tính ‘nội bộ’ ở Việt Nam mà nó mang tính quốc tế về nhân quyền, pháp lý cũng như về mặt pháp luật là họ đàn áp người dân. Tôi nghĩ một ngày nào đó họ sẽ tìm cách gọi là sửa sai để xoa diu dư luận và quốc tế. Có điều mình không dự đoán được cách họ làm mà thôi." 

Ngày 10 tháng Một năm 2020, tức chỉ một ngày sau khi ba công an tử vong khi đột kích vào làng Đồng Tâm, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho ba viên chức công an này. Lý do để trao huân chương được nói là ba người đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 09/03/2021

***********************

Việt Nam : Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị cáo

Trọng Thành, RFI, 09/03/2021

Hôm 09/03/2021, tại Hà Nội, trong phiên xử phúc thẩm 6 bị cáo trong vụ án "giết người" xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 09/01/2020, Hội đồng thẩm phán đã ra phán quyết y án án tử hình đối với hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, và y án tù với những người khác.

dongtam8

Hai ông Lê Đình Chức (trái) và Lê Đình Công bị y án tử hình tại phiên tòa phúc thẩm xử 6 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 9/3/2021

Phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm, mở hôm qua 08/03/2021, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày, nhưng đã chấm dứt ngay chiều hôm nay, 09/03, sớm hơn dự kiến một ngày. Hội đồng thẩm phán ra phán quyết vào lúc 18 giờ, giờ Việt Nam.

Vụ án Đồng Tâm được công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Tháng 9/2020, Liên Hiệp Châu Âu đã phản đối Việt Nam về hai bản án tử hình trong phiên xử sơ thẩm, và lưu ý những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa "làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa".

Sau đây là nhận định của luật sư Ngô Anh Tuấn, một người tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên tòa hôm nay, ngay sau khi phán quyết được đưa ra.

***********************

Ngô Anh Tuấn : Về bản án ngày hôm nay chúng tôi cũng không quá bất ngờ. Nhưng chúng tôi cũng không nghĩ là các cơ quan công quyền lại hành xử đến mức như ngày hôm nay đối với các bị cáo. Tôi (đã) nghĩ và hy vọng rằng sẽ có ít nhất một bản án nhẹ nhàng hơn. Ít nhất bản án có mức thấp hơn là bản án tử hình với những người con cụ (Lê Đình) Kình. Vì gia đình họ và những người có liên quan là những người dân đau khổ, những người bị tước đoạt đi một số quyền lợi. Vì vậy tôi nghĩ rằng hai bên đều có mất mát, thì để xoa dịu bớt những sang chấn tâm lý, và những vấn đề, những hận thù trong lòng họ, thì tôi nghĩ rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có các hành xử nhẹ nhàng hơn, nhân văn hơn, để tạo điều kiện cho những người vi phạm có cơ hội sửa sai, và xoa dịu đi vết thương của hai bên.

Tôi nghĩ một phần nào đó, phía chính quyền cũng đang xem người dân (cụ thể là các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm) là thế lực thù địch, giống như là lời của ông Phạm Công Lâm, đại diện cho bên bị hại, có nói : "Họ là địch". Một phần nào đó, chính quyền đang xem người dân là một thế lực thù địch, chứ không phải là bạn hay là người chủ của đất nước nữa. Đó là một sự lo lắng, rất lo lắng của chúng tôi.

RFI : Theo Luật sư, vì sao phiên tòa lại kết thúc bất ngờ sớm hơn dự kiến ?

Ngô Anh Tuấn : Thật ra gọi là bất ngờ là do trước hết các bị cáo kháng cáo kêu oan. Bản chất họ biết là chỉ xin giảm nhẹ, nhưng đã có ba người kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên, trong phần xét xử, xét hỏi, thì đại diện Viện Kiểm sát có dấu hiệu là đã thuyết phục họ nhận tội, để xin giảm nhẹ hình phạt.

Về phía chúng tôi, trong ngày ban đầu đã hồ nghi, và cũng có một chút hy vọng là thắp lên hy vọng cho một số bị cáo là có thể được giảm nhẹ. Bởi vì, một mặt, chúng tôi đề xuất hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra lại, nhưng chúng tôi vẫn không hy vọng là điều đó xảy ra, mà có hy vọng một chút nào đó liên quan đến việc giảm án cho các bị cáo.

Tuy nhiên sang đến ngày xét xử thứ hai (tức ngày hôm nay, 09/03), chúng tôi nghĩ rằng và chúng tôi cũng đã trao đổi với nhau rồi, có thể đây là "một vụ lừa thế kỷ". Có nghĩa là các bị cáo bị lừa, và các luật sư cũng bị lừa (bởi) một hy vọng mong manh và không có thực. Và đến khi tuyên án ngày hôm nay, chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về kết quả, bởi vì điều đó đã thực sự đã ngã ngũ, khi bắt đầu ngày xét xử thứ hai này, khi Viện Kiểm sát đề xuất y án sơ thẩm, thì chúng tôi đã nghĩ đến kịch bản này. Chúng tôi nhận định rằng đại diện Viện Kiểm sát có đề xuất, có mớm cho các bị cáo nhận tội để có thể kết án dễ dàng hơn, để bản án "đẹp" hơn thôi.

Nếu như họ kháng cáo kêu oan, thì có nghĩa là chúng tôi sẽ khai thác nhiều hơn các tình tiết để khẳng định họ bị oan. Nhưng bây giờ họ xin giảm nhẹ, thì lấy cái gì để khai thác ? Chúng tôi đã cố gắng để khai thác rồi, nhưng họ cứ xin giảm nhẹ thì chúng tôi không thể đi ngược lại yêu cầu, mong muốn của bị cáo được. Cho nên, chúng tôi phải hạn chế bớt những gì gây bất lợi cho bị cáo. Các động thái này của luật sư cũng khiến cho phiên tòa rút ngắn hơn. Các vụ án thông thường cũng như thế, khi người ta nhận tội, xin giảm nhẹ, thì việc xem xét diễn ra nhanh lắm. Điều này không gây bất ngờ với chúng tôi. Việc chúng tôi nhận định, hay cộng đồng nhận định việc này là do Viện Kiểm sát mớm cung, thì cũng là nhận định của cá nhân thôi, chưa hẳn 100% đúng. Riêng bản thân tôi có thể khẳng định có sự mớm cung của Viện Kiểm sát. Tôi nói và sẵn sàng chịu trách nhiệm về phát biểu của tôi (...).

RFI : Luật sư cũng công nhận các bị cáo "vi phạm pháp luật" ?

Ngô Anh Tuấn : Ở một mức nào đó, hành vi vi phạm của họ là có thể có, chúng tôi không phủ nhận. Nhiều hành vi của họ, nếu không bị xử lý về tội này, thì có liên quan đến tội khác. Chúng tôi mong muốn trả hồ sơ, hủy án sơ thẩm để điều tra lại, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, không có luật sư nào phủ nhận là họ hoàn toàn không vi phạm điều nào cả. Họ (tức một số người dân thôn Hoành) có vi phạm.

Ví dụ nếu như kế hoạch 419A (*) là trái pháp luật, thì những người chịu trách nhiệm chính, những người ban hành ra kế hoạch đó phải chịu trách nhiệm. Còn những người thi hành công vụ đó, thì nếu họ có chết hay hy sinh, bị thương, họ có thể được truy tặng hay được phong "anh hùng" …, bởi họ làm theo quy định cấp trên, họ không thể nhận định được rằng việc đó đúng hay sai. Và nếu công vụ đó mà sai, thì những người có trách nhiệm cao nhất phải chịu trách nhiệm.

Về phía người dân, cũng có trách nhiệm ở chỗ là, có thể họ giết người, nhưng trong trường hợp đó thì là "giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Người dân cũng mắc tội, nhưng với tội danh khác, nhẹ hơn. 

Chứ mình không phủ nhận, chúng tôi không phủ nhận là họ không vi phạm gì. Nếu (chấp nhận những hành động) như thế, thì xã hội sẽ có thể bị loạn lạc. Chúng tôi không chỉ là những người bảo vệ cho các bị cáo, mà còn cố gắng bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật.

RFI : Xin cảm ơn Luật sư Ngô Anh Tuấn.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 09/03/2021

(*) Trước khi phiên tòa diễn ra, phía các luật sư gửi "Kiến nghị ngày 02/03/2021" đến các cơ quan tư pháp, một lần nữa yêu cầu công bố nội dung của bản "Kế hoạch 419 A", được coi là văn bản đã cho phép chính quyền huy động hàng nghìn cảnh sát bao vây và tiến hành cuộc tấn công tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trong đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09/01/2020. Các luật sư chất vấn chính quyền về tính hợp pháp của kế hoạch quy mô trong đêm, rốt cục đã dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình, ngay tại nhà riêng, và ba người công an. Theo phía luật sư, Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát không thể im lặng về Kế hoạch 419A, với lý do đây là kế hoạch bí mật. Trong bản Kiến nghị, các luật sư nhấn mạnh là "việc không công khai bản kế hoạch 419A khiến vụ án bị giải quyết không toàn diện, khách quan thậm chí phản ánh sai lệch hoàn toàn bản chất vụ việc, xác định sai tội phạm và người phạm tội".

************************

Phúc thẩm Đồng Tâm : Y án tử hình, chung thân và nhiều năm tù cho 6 bị cáo

Phiên tòa xét x phúc thm v đng đ tranh chp đt đai Đng Tâm đã kết thúc sm hơn d đnh khi mt tòa án cp cao Hà Ni gi nguyên mc án sơ thm, trong đó có 2 bn án t hình cho các con trai ca c Lê Đình Kình, người b công an bn chết trong v đt kích đu năm ngoái.

yan1

Ông Lê Đình Công b công an áp gii đến phiên tòa phúc thm Hà Ni din ra t 8-9/3 trong v xét x kháng cáo liên quan đến cuc đt kích vào làng Đng Tâm M Đc ngày 9/1/2020 vì tranh chp đt đai gia chính quyn và người dân. (nh chp màn hình Pháp Lut Online)

Hai trong s 14 lut sư bào cha cho 6 b cáo trong phiên tòa d kiến din ra trong 3 ngày t 8/3, Luật sư Nguyn Văn Miếng và Luật sư Đng Đình Mnh, cho VOA biết như vy ngay sau khi phiên tòa kết thúc ti hôm 9/3.

Sáu người b tuyên y án nm trong s 29 người dân Đng Tâm b Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Ni tuyên pht trong v x sơ thm hi tháng 9 năm ngoái v ti "Giết người" và "Chng người thi hành công v" liên quan đến v đt kích trong đó 3 nhân viên công an t vong.

"Tòa đã tuyên y án cho 6 b cáo kháng cáo trong đó có hai án t hình, mt án chung thân, mt án 16 năm, mt án 13 năm và mt án 6 năm", Luật sư Miếng nói vi VOA sau khi tòa đưa ra quyết đnh y án vào lúc 7 gi ti hôm 9/3.

Hai bn án t hình được tuyên cho hai người con trai ca c Kình, Lê Đình Công và Lê Đình Chc vi cáo buc "ch mưu, cm đu v giết người". Trong khi đó mt người cháu ca c Kình, Lê Đình Doanh, b tuyên y án chung thân cùng ti danh trên.

Bùi Viết Hiu và Nguyn Quc Tuyến, nhng người b cáo buc là cùng vi các b cáo trên "ch mưu cm đu, va ch đo va trc tiếp thc hin hành vi phm ti" b y án ln lượt 16 năm và 13 năm tù. Tòa cũng y án đi vi bà Bùi Th Ni, người b tuyên 6 năm tù v ti "chng người thi hành công v", mc án cao nht trong s 23 người b kết án v ti danh này.

Trước đó hôm 8/3 khi tòa phúc thm khai x, ch Lê Th Duyên, mt người nhà ca c Kình, nói vi VOA v s trông đi ca gia đình đi vi mt phiên tòa phúc thm trong đó các "bn án s thay đi vì có nhiu tình tiết không th chp nhn được, rt trng trn vi người dân ca chúng tôi và đu chưa được chng minh mt cách rõ ràng".

V án Đng Tâm xy ra rng sáng ngày 9/1/2020 khi lc lượng công an gm hàng nghìn người tn công vào thôn Hoành thuc huyn M Đc ca Hà Ni, nơi có tranh chp đt đai gia chính quyn vi người dân. C Kình, th lĩnh tinh thn ca người dân Đng Tâm, b bn chết trong khi phía công an có 3 người thit mng trong v tn công mà phía chính quyn nói là đ "bo đm an ninh, trt t" cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn. Trong khi đó, nhng người dân b đưa ra xét x nói h ch "bo v đt đai" và "phòng v" trong tình hung chính bn thân và người nhà gp nguy him khi xy ra v đt kích.

Luật sư Hà Huy Sơn, cũng là mt người bào cha cho các b cáo, bày t s tht vng v phiên tòa phúc thm v Đng Tâm trên trang Facebook cá nhân khi cho biết ông "không còn gì mun nói" v kết qu y án sơ thm.

Trước đó trong ngày 9/3, Vin Kim sát đ ngh tòa tuyên y án vi 6 người kháng cáo vì cho rng các bn án sơ thm v án Đng Tâm "đã tuyên đúng pháp lut, nghiêm minh vi nhng người ch mưu và khoan hng cho nhng người b lôi kéo", theoTui Tr.

Theo Luật sư Miếng cho biết 14 lut sư bào cha đã làm hết sc mình đ giúp các b cáo kháng cáo xin gim nh hình pht nhưng đã không thành công.

"Ti phiên tòa (các b cáo) khai li rng tt c nhng vic (kháng c) không phi ch đích là đ giết người và các lut sư cũng đưa ra các chng c nói rng 3 chiến s công an t rơi xung (h) ch không phi do tác đng ca ai", Luật sư Miếng nói và cho rng v án có im m" khi kế hoch 419A không được công b đ xem nó có "chính danh hay không".

Theo v lut sư này, tòa án cũng như vin kim sát đu nói rng "đây là văn bn mt, kế hoch mt nên không th công b được".

"Chính vì là ‘mt nên chúng tôi không th biết được là tính công v và tính chính danh ca kế hoch 419A đó có đúng hay không hay đây là mt kế hoch tn công nhà người dân vi mc đích là giết c Kình ?" Luật sư Miếng nói và cũng cho biết nhng yêu cu khác ca các lut sư bào cha cũng không được đáp ng ti phiên tòa như vic lp li hin trường nơi 3 công an b cho là "b giết hi".

Theo lut t tng ca Vit Nam, các bn án có hiu lc ngay sau phiên tòa phúc thm, tr trường hp có các tình tiết mi được đưa ra xét x ti tòa Giám đc thm.

Các b cáo b tuyên t hình có 7 ngày đ xin ân xá t Ch tch nước và theo Luật sư Miếng, ông Chc quyết đnh s không xin ân xá.

Trong khi đó, cũng theo Luật sư Miếng, ông Công có th s làm đơn xin ân xá nhưng không hy vng vì ông cho rng cáo trng "di trá và khn nn".

Các bn án t hình s được thi hành ngay nếu Ch tch nước bác đơn xin ân xá ca các b cáo.

Nhiu t chc nhân quyn quc tế và các chính ph, trong đó có M, đã lên tiếng phn đi bn án đi vi nhng người dân làng Đng Tâm và kêu gi chính ph Vit Nam minh bch v nhng gì xy ra trong v đt kích chết người đó.

Additional Info

  • Author Hà Sĩ Phu, Hiếu Bá Linh, Nguyễn Đình Ấm, Nguyệt Quỳnh, Hoài Nguyễn, Phạm Đình Bá, Lập Quyền Dân, Diễm Thi, Trọng Thành, Ngô Anh Tuấn
Published in Diễn đàn

Những bí ẩn trong vụ Đồng Tâm

Nguyễn Đình Ấm, VNTB, 08/03/2021

Phải chăng cánh đồng Sênh đã bị thế lực nào đó của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm "bán" 150 tỷ đồng như lời cụ Kình công khai nghi ngờ ?

dongtam1

Họa đồ khu đất Đồng Tâm thuộc chủ quyền Viettel

Vụ Đồng Tâm là vụ án đặc biệt nghiêm trọng khi lực lượng vũ trang của nhà nước đang đêm bao vây cả một làng quê đông đúc cư dân rồi xông vào nhà tàn sát, bắt bớ người dân trong khi chưa có một biên bản, tòa án nào kết tội họ, tức hành vi "bất chấp pháp luật" (Phó Giáo sư Tiến sĩ Luật sư Hoàng Ngọc Giao viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển).

Bên cạnh sự "bất chấp pháp luật" vụ này còn thể hiển những tình tiết bí ẩn :

1. Trong quá trình tranh chấp cánh đồng Sênh 59 ha với dân, chính quyền thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức, thanh tra Hà Nội, chính phủ đều khẳng định đó là "đất quốc phòng". Thế nhưng nhiều bằng chứng thuyết phục ngoài 47,36 ha đất nhà nước thu hồi ở xã Đồng Tâm không có m2 đất nào khác bị thu hồi.

Thế nhưng, điều kỳ lạ là nếu là "đất quốc phòng" như chính quyền Hà Nội, huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm thì phải là quân đội quản lý, khi ai xâm phạm thì quân đội phải đứng ra đòi lại. Thế nhưng chính quyền Hà Nội lại đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp Viettel "giải phóng mặt bằng" đền bù… để giao cho doanh nghiệp Viettel. 

Khi dân phản đối thì chính quyền Hà Nội điều cảnh sát can thiệp, trấn áp để chiếm cánh đồng Sênh là sao ? 

Trong khi đó diện tích 47,36 ha của xã Đồng Tâm đã bị quyết định 113 năm 1980 chính phủ thu hồi, đền bù, quân đội cho dân vào thuê đất canh tác, năm 2016 D31 lữ 28 quân chủng phòng không không quân yêu cầu trả lại dân vui vẻ chấp hành "quân dân vui như tết" (lời cụ Lê Đình Kình). 

Đặc biệt, trong vụ tranh chấp này phía quân đội trực tiếp quản lý đất dự án sân bay Miếu Môn là D31, Lữ đoàn 28 Phòng không Không quân rất minh bạch, không nhận cánh đồng Sênh là đất quốc phòng, luôn khẳng định vẫn quản lý đủ 208 ha dự án sân bay.

Ngày 23/10/2014 Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không Không quân ra văn bản 961a/TBLĐ xác nhận "hiện nay đơn vị vẫn quản lý diện tích 208 ha và được thể hiện trên đường bao 16 mốc giới…". Ngày 11/1/2016 cơ quan điều tra hình sự quân chủng Phòng không Không quân ban hành kết luận 01/KL-XM cũng khẳng định tương tự…

Từ tháng 3 năm 2018 D31, Lữ 28 đã đào mương rạch rõ ranh giới đất quốc phòng 47,36 ha liền kề với cánh đồng Sênh được nhân dân rất hoan nghênh (vẫn còn các clip, ảnh lưu trữ trên mạng). 

Ngoài ra còn rất nhiều bằng chứng khác khẳng định 59 ha cánh đồng Sênh vẫn là đất nông nghiệp chưa bị thu hồi, không có bất kỳ quyết định thu hồi, đền bù nào. 

Trong khi đó theo cụ Kình và dân Đồng Tâm lại có hai sĩ quan quân đội là Mạc Văn Tin và Nguyễn Văn Tài của cục điều tra hình sự bộ quốc phòng "sát cánh" cùng cùng với chính quyền Hà Nội tranh chấp cánh đồng Sênh và hôm 15/4/2017 tham gia tổ chức vụ lừa cụ Kình ra đồng để đánh, bắt cóc cụ cùng 3 dân Đồng Tâm nữa là sao ? 

Phải chăng, việc tranh chấp cánh đồng Sênh với dân không phải là chủ trương của bộ quốc phòng mà là của một nhóm người nào đó trong bộ "liên minh" với chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện ? Phải chăng cánh đồng Sênh đã bị thế lực nào đó của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm "bán" 150 tỷ đồng như lời cụ Kình công khai nghi ngờ ?

2. Ngày 15/4/2017 để bảo đảm tính mạng cụ Kình và 3 công dân bị bắt cóc lên thành phố Hà Nội dân Đồng Tâm đã giữ 36 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động đối xử tử tế để đòi công lý. Ngay sau sự kiện này nhiều cơ quan truyền thông của nhà nước như VTC, báo VnExpress kể cả báo công an đưa tin khá trung thực, thiện chí. Đặc biệt phóng viên VTC về tận Đồng Tâm gặp dân phỏng vấn trung thực (vẫn còn nhiều clip trên mạng). Thế nhưng thời gian sau không ai về Đồng Tâm nữa và phản ánh hoàn toàn theo phát ngôn phần lớn sai sự thật về cánh đồng Sênh của chính quyền, công an Hà Nội.

3. Ngày 20/10/2014 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định 5383 giao 236,7 ha thuộc các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cho cho quân chủng Phòng không Không quân (vượt quá diện tích chính phủ thu hồi năm 1980 cho dự án sân bay MM 28,7 ha) là đúng hay sai. Họ làm như thế để làm gì ?

4. Việc bà Nguyễn Thị Lan, bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân xã Đồng Tâm không công nhận cánh đồng Sênh là đất quốc phòng là rất chính xác nhưng lại bị đảng, chính quyền Hà Nội khai trừ đảng, bãi bỏ chức chủ tịch xã, hội đồng nhân dân là sao ?… Nếu cơ quan thẩm quyền của đảng, nhà nước thực sự có trách nhiệm thì phải làm rõ các tình tiết vô lý này.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 08/03/2021

***********************

Phúc thẩm vụ Đồng Tâm : 14 luật sư yêu cầu làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong vụ án

Cao Nguyên, RFA, 07/03/2021

dongtam2

Phiên sơ thẩm xử 29 người dân Đông Tâm ở Hà Nội hôm 14/9/2020 AFP

Một tuần lễ trước phiên Tòa Phúc thẩm vụ án Đồng Tâm, 14 luật sư bào chữa cho sáu người có kháng án đã gởi Đơn kiến nghị dài 31 trang đến các cơ quan hữu trách yêu cầu làm rõ nhiều điểm sai sót, vi phạm thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả bản án.

Vụ án đặc biệt nghiêm trọng

Theo nhận định của các luật sư, vụ án "giết người" và "chống người thi hành công vụ" xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào rạng sáng 9/1/2020 là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ thể hiện ở số lượng người chết trong vụ án này, mà sức ảnh hưởng ghê gớm của nó tác động lên đại bộ phận dân chúng Việt Nam.

Vụ án này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của đất nước, thể chế chính trị Việt Nam đối với bạn bè Quốc tế và sự bang giao với các nước lớn trên thế giới.

Do đó, các luật sư đã nêu ra, phân tích 8 nội dung chính và yêu cầu, kiến nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm đặc biệt lưu tâm làm rõ ở phiên phúc thẩm.

Vụ Đồng Tâm liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền xảy ra khi chính quyền Hà Nội huy động hàng ngàn công an tấn công vào Đồng Tâm, giết chết một người dân là cụ Lê Đình Kình. 3 công an tham gia vụ tấn công cũng thiệt mạng.

Theo luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo kháng án cho biết cần thiết nhất là phải cho tổ chức thực nghiệm lại hiện trường để xác định nguyên nhân cái chết của ba cán bộ công an. Từ đó mới biết các bị cáo có phạm tội giết người hay không :

"Tôi quan tâm nhất việc trả lại hồ sơ để tổ chức thực nghiệm việc ba công an bị chết như thế nào.

Theo như hồ sơ và kết luận điều tra thì vô lý là ba người công an rơi xuống hố mà lại chết cháy hóa than với lượng xăng và mô tả như vậy là bất hợp lý. Tôi cho rằng mấu chốt là ở chỗ này và cần phải được làm rõ".

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết tất cả các điểm được liệt kê trong đơn đều cần được làm sáng tỏ để đảm bảo có được bản án công bằng :

"Chúng tôi đưa những điều đó đều rất cần thiết. Chúng tôi mong muốn được giải quyết hết cả 8 điểm, không loại trừ một điểm nào cả".

Nhận định của luật sư về kết quả phiên phúc thẩm

Theo thông báo, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra từ ngày 8/3/2021. Do còn quá nhiều tình tiết của vụ án còn mơ hồ, mâu thuẫn nên luật sư Mạnh cho rằng kết quả tốt nhất là Tòa phúc thẩm huỷ kết quả bản án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu :

"Điều lý tưởng nhất mà chúng tôi mong muốn là tòa phúc thẩm sẽ huỷ bản án sơ thẩm và trả hồ sơ điều tra lại từ đầu, trong đó bổ sung các nội dung mà các luật sư nêu ra.

Tôi cũng không quá hy vọng vào điều đó, nhưng trong phạm vi chúng tôi có thể yêu cầu và tin rằng nó đúng và có cơ sở pháp luật thì chúng tôi phải đẩy sự việc cho đến cùng".

Ông Hà Huy Sơn nói hai bị cáo do mình bào chữa nên được giảm án. Đặc biệt là ông Bùi Viết Hiểu không phạm tội giết người vì ông này không có mặt tại nơi ba công an tử vong :

"Tôi bảo vệ cho ông Bùi Viết Hiểu và Bùi Thị Nối. Tôi hy vọng bị cáo Nối sẽ được trả tự do, hưởng án treo.

Còn đối với bị cáo Hiểu sẽ không bị kết tội giết người. Vì bị cáo không biết sự việc ba công an chết như thế nào. Lúc đấy bị cáo đang ở cùng nhà ông Kình nên không biết diễn biến ở nhà bên cạnh, nơi ba công an bị chết. Nên tôi cho rằng bị cáo Hiểu không liên quan đến tội giết người".

Tám nội dung chính được yêu cầu điều tra làm rõ

1. Về diện tích đất quốc phòng

Các luật sư nhận định "Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, rất hiếm khi các bị cáo có cơ hội được trình bày những nội dung liên quan tới nguồn gốc đất Đồng Sênh, nơi xảy ra tranh chấp đất đai, có phải là nguồn gốc đất Quốc phòng hay không.

Do đó cần thiết phải triệu tập một số người có liên quan tới các Kết quả thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, đại diện Bộ Quốc phòng và những người làm chứng khác nguyên là cựu lãnh đạo Đồng Tâm qua các thời kỳ, để làm rõ nội dung liên quan đến nguồn gốc đất đai".

2. Về việc chính quyền có tổ chức đối thoại với người dân Đồng Tâm hay không

Chưa hề có bất kỳ một cuộc đối thoại nào đúng nghĩa đã được tổ chức để người dân bức xúc được dịp bày tỏ thái độ quan điểm và chứng minh những luận điểm được đưa ra của mình là đúng, khiến cho những mâu thuẫn dồn nén kéo dài.

Các luật sư kiến nghị Hội đồng xét xử (Hội đồng xét xử) phúc thẩm triệu tập những người có liên quan bao gồm ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội), là người có mặt ở hầu hết ở các sự kiện xảy ra tại Đồng Tâm từ tháng 4/2017 cho đến nay, ông Nguyễn Văn Thanh (Tổng Thanh tra Chính phủ), đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Đỗ Văn Đương…

3. Về kế hoạch huy động lực lượng công an để bảo vệ an ninh trật tự trong việc xây dựng tường trạng Miếu Môn

Các luật sư yêu cầu phải công khai bản "Kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự ở thôn Hoành" số 419A ngày 2/1/2020 để làm sáng tỏ rằng việc huy động lực lượng Công an thành phố Hà Nội hỗ trợ an ninh trật tự trong việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn có phải là "bình phong" cho một kế hoạch tấn công, vây bắt người dân trong "Tổ đồng thuận" đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay không.

Kế hoạch 419A có từ khi nào ? Được cấp nào phê duyệt ? Mục đích chỉ là để bảo vệ trật tự đơn thuần hay là bố ráp bắt giữ ông Kình và những người chống đối ? Tại sao lại phải bảo vệ thôn Hoành ? Tường rào sân bay Miếu Môn ở một nơi xa tại sao không tập trung ở đó ? Hơn nữa để tiến vào khu vực cần xây dựng của sân bay Miếu Môn thì có rất nhiều cung đường khác nhau, không nhất thiết phải đi qua thôn Hoành. Lực lượng công an đã đột nhập và tấn công vào nhà ông Kình vào lúc nửa đêm mà không được sự cho phép và đồng ý là xâm phạm các quy định đã được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Việc làm rõ kế hoạch này cũng đồng thời chứng minh được vai trò của công an thành phố Hà Nội trong vụ án này, để xác minh rõ rằng cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội có thể là "vừa đá bóng vừa thổi còi" khi vừa thực hiện trực tiếp tham gia vào vụ án với vai trò là người có liên quan lại vừa là người đi điều tra xử lý tội phạm trong vụ án này.

4. Về hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 chiến sĩ công an

Với tình huống này, các luật sư kiến nghị cần phải thực nghiệm lại hiện trường tổng thể, đặc biệt lưu tâm đến nguyên nhân dẫn tới cái chết của ba chiến sĩ rơi xuống hố.

Lời khai của các bị cáo và những người khác cùng tham gia tổ công tác này có mâu thuẫn với nhau. Có một số lời khai có lợi cho các bị cáo nhưng không được đối chứng, khiến cho sự thật về nguyên nhân dẫn tới cái chết của ba chiến sỹ công an vẫn còn là một ẩn số.

Do đó, cần phải triệu tập các chiến sỹ chứng kiến sự việc các đồng đội bị rơi xuống hố để đối chất với các bị cáo tại tòa.

5. Về vết thương trên người ông Bùi Viết hiểu, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy và Bùi Thị Nối

Các bị cáo trên đều mang trong mình những vết thương rất nặng do đạn bắn hoặc bị đánh đập. Thậm chí, theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu thì ông bị bắn hai phát vào ngực và vào chân. Việc ông Hiểu thoát chết là ngoài dự tính. Bà Bùi Thị Nối khai tại phiên tòa sơ thẩm rằng bà bị bắn chảy nhiều máu và bị lôi ra ngoài đánh đập tàn nhẫn.

Tuy nhiên, trong cáo trạng cũng như hồ sơ vụ án đã loại bỏ nội dung liên quan đến thương tích của các bị cáo này.

Do vậy, các luật sư kiến nghị "Cần điều tra độc lập, khách quan để làm rõ việc có hay không hành vi dùng vũ khí bắn một cách bừa bãi vào người dân, dù những người này không có vũ khí chống trả, không có khả năng gây nguy hiểm tới lực lượng thi hành công vụ.

Hội đồng xét xử xử cấp phúc thẩm cần triệu tập những người trực tiếp tham gia vào cuộc truy quét sáng ngày 9/1/2020 để làm rõ cá nhân nào đã gây ra các vết thương cho các bị cáo. Đồng thời tạo điều kiện cho các bị cáo bị cáo chứng minh lời khai của mình để làm rõ sự thật. 

6. Về hành vi và cái chết của ông Kình

Trong phần này, các luật sư chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, bất hợp lý trong Kết luận điều tra và Cáo trạng về cái chết của cụ Lê Đình Kình vào rạng sáng ngày 9/1 so với thực tế. 

Theo Cáo trạng, ông Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng các chừng 2 đến 2,5m. Nhưng kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy vỏ đạn được bắn từ phía trực diện, từ trước ra sau. Điều này cũng trùng hợp với lời khai của ông Bùi Viết Hiểu tại phiên tòa rằng "ông Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu, người bắn đứng trước mặt ông Kình khoảng một mét, nòng súng to như cổ tay nhắm thẳng vào ngực ông Kình, bắn trực diện chứ không phải bắn từ phía sau. Ông Kình ngã xuống chết trước mặt tôi. Sau đó đó là chó nghiệp vụ vào kéo xác ông Kình lôi đi".

Như vậy cần xác định rõ việc ông Kình có thực sự thực hiện hành vi chống trả lực lượng chức năng hay không và việc bắn chết ông Kình đã đúng quy định của pháp luật hay chưa.

Bản Kiến nghị yêu cầu Hội đồng xét xử cho triệu tập những người có liên quan đến cái chết của ông Lê Đình Kình tới phiên tòa để làm rõ việc liệu quyết định bắn chết ông là có đúng hay không, có được chỉ đạo trong kế hoạch 419A hay chỉ là phát sinh tại thời điểm đó.

Bên cạnh đó, đề nghị tòa xem xét chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án giết người theo đơn tố cáo và đề nghị khởi tố của bà Dư Thị Thành là vợ của ông Lê Đình Kình. 

7. Về nguồn gốc về các clip phóng sự ghi lại lời nhận tội của bị cáo

Theo ý kiến các luật sư, trong phần tranh tụng, tòa cho trình chiếu những phóng sự do phóng viên làm theo hướng cáo buộc, kết tội cụ Kình mà không cần thông qua xét xử, được dùng làm chứng cứ cáo buộc các bị cáo tại tòa là không không đầy đủ điều kiện cơ bản của chứng cứ.

Việc trình chiếu những clip, hình ảnh, âm thanh được dàn dựng có liên quan tới lời khai của các bị cáo ngay trước khi bắt đầu phiên xét hỏi là một cách để phủ đầu các bị cáo, nhằm làm tê liệt sự phản kháng của họ.

Nếu vẫn giữ những tài liệu này, Hội đồng xét xử cần triệu tập những người đã thực hiện việc quay, dàn dựng nội dung clip ra để các bị cáo và luật sư của họ hỏi, phân tích, đối chất, làm rõ những nội dung liên quan.

8. Về một số vi phạm liên quan đến thủ tục tố tụng/xâm phạm hoạt động tư pháp. 

Các luật sư chỉ ra rằng trong suốt quá trình điều tra, khởi tố và xét xử vụ án Đồng Tâm, có nhiều dấu hiệu cho thấy các bị cáo bị đánh đập, ép cung, mớm cung…

Bà Bùi Thị Nối và ông Lê Đình Công đều nói trước tòa rằng trong quá trình bị tạm giam, họ bị đánh "10 ngày như một" để ép cung.

Tại phần lời nói cuối cùng trước khi kết thúc phần tranh luận chuyển sang phần nghị án, rất nhiều bị cáo có phần nói cuối cùng giống y đúc như nhau. Thậm chí giống nhau đến từng câu chữ, theo một mô típ chung : "nhận ra lỗi lầm…, ăn năn hối cải…, cảm ơn các thầy trong trại giam số 2 đã giáo dục để nhận ra sai lầm…, xin lỗi gia đình bị hại, xin giảm nhẹ án…"

Do vậy, cần thiết phải triệu tập các điều tra viên tham gia điều tra vụ án để làm rõ các vấn đề được nêu trong kết luận điều tra, cáo trạng và bản án sơ thẩm vì nó có dấu hiệu rõ ràng là không phản ánh khách quan trung thực so với thực tế đã diễn ra.

Các luật sư cũng bị hạn chế quyền hành nghề vì tới tận ngày có lịch xét xử vụ án thì luật sư mới được sao chụp hồ sơ vụ án ; Luật sư khi gặp thân chủ tại trại tạm giam thì luôn có mặt giám sát viên, cán bộ trại giam kèm cặp. Việc thăm hỏi, trao đổi luôn bị theo dõi nhắc nhở ; Có dấu hiệu bị cáo bị ép từ chối luật sư do gia đình nhờ để nhờ luật sư chỉ định ; Trong phiên tòa, Hội đồng xét xử hạn chế quyền được tiếp cận thân chủ của luật sư vì cho rằng điều đó là không cần thiết.

Ngoài ra, luật sư cũng đề nghị các cơ quan xem xét, tạo điều kiện cho những người thân của các bị cáo được vào phòng xét xử để dự khán. Đề nghị cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước được vào phòng xử án tác nghiệp, đưa tin công khai về vụ án để mở rộng đường dư luận, tránh sự đồn đoán về một bản án "bỏ túi" như một số trang thông tin không chính thống đã lan truyền.

Các luật sư bào chữa xác nhận rằng cho đến ngày 7/3, chưa có một cơ quan nào phản hồi về Đơn kiến nghị này.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 07/03/2021

**********************

Đồng Tâm là cơ hội để Hà Nội chứng minh năng lực và sẵn sàng tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ hơn

Pascale Berry Wavre, Giang Nguyễn, RFA, 04/03/2021

Phiên tòa phúc thẩm sáu người dân Đồng Tâm là một cơ hội cho chính quyền Việt Nam chứng minh với thế giới về công lý của nền luật pháp Việt Nam. Đó là nhận định, và cũng là một lời kêu gọi Hà Nội của nhà hoạt động vì nhân quyền người Thuy Sĩ, bà Pascale Berry Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ Việt Nam (COSUNAM). Trong một lá thư ngỏ gửi ra tuần này cho báo chí Thụy Sĩ, bà Berry Wavre đã lên tiếng kêu gọi những du khách nước ngoài, những ai thăm Việt Nam hoặc mua sản phẩm Việt Nam, cần phải nghĩ đến cái giá phải trả bởi người dân nước Việt. 

dongtam3

Phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 14/9/2020 - Courtesy of TTXVN

Bà đã có một cuộc trò chuyện với phóng viên Giang Nguyễn để triển khai thêm về lời kêu gọi của bà. 

Giang Nguyễn : Thư ngỏ của bà bắt đầu bằng những câu như sau : "Việt Nam sát hại công dân của mình - Không chỉ có ở Miến Điện nơi mà một chế độc đảng chà đạp mãnh liệt các quyền con người" - Vì sao bà đã viết lá thư này và bà nhắm vào ai ?

Pascale Berry Wavre : Trong chỉ bốn ngày nữa, Việt Nam đứng trước một thách thức rất quan trọng, mà cũng là một cơ hội cho các cơ quan chức năng Việt Nam hướng tới một nền tư pháp độc lập hơn. Phiên tòa phúc thẩm này tiếp sau phiên tòa diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nơi mà các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đã không được tôn trọng. Chúng ta biết hai con trai của thủ lĩnh tinh thần của làng đã bị kết án tử hình. Chính ông đã bị lực lượng an ninh sát hại trong vụ tấn công vào Đồng Tâm năm 2020. Cháu trai của ông bị kết án tù chung thân. Bây giờ là lúc mà Tòa án Tối cao tại Hà Nội có cơ hội để chứng minh năng lực của mình và sự sẵn sàng tiến tới một nền công lý dân chủ hơn.

Điều rất quan trọng, mục đích của cuộc phỏng vấn này là để lên tiếng cho quần chúng nhận thức được tình hình. Như bạn cũng biết, truyền thông có tác động mạnh mẽ đến dư luận. Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội lại nâng cấp vai trò này. Tác động này có thể làm hoen ố danh tiếng (của Việt Nam). Vì vậy, tôi rất mong Tòa án tối cao nhận thức được tác động của kết quả phiên tòa phúc thẩm này.

Giang Nguyễn : Khi bà nói đến "quần chúng", bà đang muốn nói đến quần chúng Thụy Sĩ hay quốc tế nói chung phải không ạ ?

Pascale Berry Wavre : Vâng, gồm tất cả họ. Đó là mục đích của sự lên tiếng và tôi chỉ là một tiếng nói trong số hàng triệu tiếng nói và mỗi tiếng nói đều quan trọng.

Giang Nguyễn : Trong lá thư, bà viết khá chi tiết về kế hoạch phát triển sân bay quân sự ở Đồng Tâm. Phải chăng bà nghĩ rằng chưa có nhiều người biết về nó ? Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cầu kết luận của lá thư bà viết, khi bà liên kết vụ đất đai với việc phát triển ngành du lịch. Có phải đây là một trong những lĩnh vực mà bà cho rằng nhiều người nên hiểu hơn về các kế hoạch phát triển của Việt Nam ?

Pascale Berry Wavre : Tôi nghĩ rằng công chúng càng được thông tin nhiều và càng đầy đủ, thì họ sẽ suy ngẩm trước khi đi nghỉ. Đó là điều hiển nhiên. Ngày nay hình ảnh đất nước (Việt Nam) được gắn liền với ý tưởng về một điểm đến với những khách sạn lạ và đẹp mắt. Nếu bạn biết được cái giá mà người dân phải trả cho việc xây dựng các khách sạn này, thì bạn sẽ suy nghĩ, chọn một điểm đến khác.

Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên nói. Gần đây có một động thái nhỏ từ chính phủ Việt Nam. Vào ngày 19 tháng trước, Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Nhân dịp đó, ông đã nói rằng "Chiến lược này sẽ bao gồm việc cải thiện thể chế chính trị của đất nước". Vì vậy, những gì chúng tôi, mọi người, đang hy vọng là ngày 8 tháng 3 tới, những lời hứa này sẽ được thực hiện. Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ chính quyền Việt Nam nhận thức được rằng hình ảnh của Việt Nam gắn liền với sử sẵn lòng của du khách trong việc chọn những điểm đến mơ ước. Nhưng thực tế Việt Nam giống như một cơn ác mộng hơn.

Giang Nguyễn : Rất nhiều du khách từ Châu Âu đến thăm Việt Nam. Bà có nghĩ rằng những người này bây giờ nhận thức rõ hơn về các vấn đề nhân quyền, họ có thể tác động gì đó trong việc đòi hỏi hoặc thúc đẩy chính quyền hướng đến một sự công bằng hơn ?

Pascale Berry Wavre : Vâng, tôi tin chắc điều đó. Thông qua mạng xã hội, mọi người nhận thức được nhiều hơn và thông tin nó đi rất nhanh. Du lịch, khách du lịch, chính là tôi, chính là bạn. Chúng tôi muốn đến một nơi mà chúng tôi có thể nghỉ ngơi ở một nơi tuyệt đẹp. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp. Cái giá mà con người phải trả đằng sau mỗi khách sạn sang trọng, đằng sau mỗi nơi mà bình thường nó chỉ là đồng xanh, nơi đó quyền tối thiểu của con người đã không được tôn trọng.

Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam phải hiểu sự liên kết giữa hai điều đó. Đó là lý do tại sao tôi thực sự hy vọng rằng họ sẽ chọn ngày 8 tháng 3 là một cơ hội. Họ không thể che giấu những sự thật như vậy. Ngày nay điều đó không còn khả thi nữa. Đã đến lúc Thủ tướng cần thực hiện một bước tiến tới một sự cởi mở, dân chủ hơn. Phiên tòa phúc thẩm này là cơ hội để họ thể hiện rằng họ sẵn sàng thực hiện một số bước hướng tới một Việt Nam dân chủ hơn.

Giang Nguyễn : Vâng, đó là mong muốn và cũng là lý do vì sao bà đã đưa ra bức thư ngỏ. Được biết nó sẽ được đăng trên các tờ báo địa phương như Le Temps của Thụy Sĩ và Tribune de Génève.

Pascale Berry Wavre : Tôi thực sự hy vọng rằng Tòa án cấp cao sẽ nhận thức được tác động của kết quả của phiên tòa phúc thẩm này. Đây là vấn đề về hình ảnh của Việt Nam, và hình ảnh này có tác động đến ngành du lịch. Một bài toán rất đơn giản.

Giang Nguyễn : Cảm ơn bà Berry Wavre rất nhiều vì đã dành thời gian và lên tiếng về vấn đề này.

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 04/03/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Đình Ấm, Cao Nguyên, Pascale Berry Wavre, Giang Nguyễn
Published in Diễn đàn

Ngày 9 tháng 1 năm 2021 là đúng một năm kể từ ngày chính quyền Hà Nội đưa lực lượng hơn 3.000 quân tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, giết chết cụ Lê Đình Kình - 82 tuổi, và bắt giam, khởi tố 29 người khác. Phía lực lượng chức năng nói có 3 chiến sĩ hy sinh trong vụ tấn công vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.

dongtam1

Phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 14/9/2020 AFP - Hình minh họa

Một phụ nữ trong dòng họ nhà cụ Kình mà gia đình có người thân bị bắt trong vụ án này, kể cho Đài Á Châu Tự do về những nỗi đau, mất mát, lo sợ và oan ức của bản thân, gia đình và những người dân Đồng Tâm khác phải chịu đựng trong suốt một năm qua.

Đối với người phụ nữ này đó là những ngày kinh khủng nhất trong đời. Luôn sống trong lo sợ, bị theo dõi, đe dọa. Cập nhật tình hình ở xã Đồng Tâm những ngày này, bà cho biết hiện giờ do trong làng có tranh chấp đất giữa Nhà thờ trong vùng và chính quyền xã nên quân đội kéo về rất đông, gần giống thời điểm chuẩn bị tấn công vào làng hồi năm ngoái. Họ trang bị cả vũ khí, xe vòi rồng, có mặt trong làng từ trước Giáng sinh cho đến nay. Theo bà, có lẽ đội quân đó sẽ ở lại cho đến qua ngày 9/1, tức ngày kỷ niệm 1 năm cuộc tấn công đẫm máu. Mục đích được nhận định nhằm đề phòng người lạ các nơi hoặc báo chí kéo về đưa tin tức ra ngoài.

Kể lại khoảng thời gian một năm qua, bà nói thời gian đầu là cảm giác kinh hoàng, hoảng loạn vì người thân, họ hàng bị bắt, bị giết. Vài tháng sau đó là nỗi nơm nớp lo sợ bị theo dõi, đi đâu, làm gì, nói chuyện với ai cũng đều bị phát hiện.

Chính vì vậy mà người dân rất hạn chế, không dám tiếp xúc nhiều với người lạ và báo chí :

"Khi mới xảy vụ việc thì không chỉ riêng một mình nhà mình mà cả cái xã này ai cũng hoảng loạn, mất ăn mất ngủ. Cả những gia đình mà người ta không bị cũng như vậy. Tết năm ngoái nhìn xung quanh người ta cũng không thèm mở đèn, thức dậy vào đêm 30 nữa. Cả xã đều như vậy. Tết năm ngoái rất là buồn. Nhiều tháng sau họ vẫn theo dõi, ai hé ra một cái gì là họ sẽ bắt. Cho nên mấy tháng trời vẫn cứ rất hoang mang, đi đâu cũng như là bị theo dõi, gắn máy nghe lén. Không ai nghĩ rằng mình được an toàn cả. Chị có đăng bài này kia cũng bị khủng bố. Có những nhóm chị em chơi với nhau là toàn những gia đình có người bị bắt trong vụ án. Mấy chị em hay buồn nên tâm sự với nhau, an ủi với nhau để còn tiếp tục làm ăn và nuôi những người trong tù. Vậy mà cũng bị theo dõi và biết được".

Bà cho biết tiếp, sau biến cố vào ngày 9/1/2020, người dân làng Đồng Tâm dường như bất lực, sợ hãi và tuyệt vọng. Họ không nghĩ được rằng chính quyền có thể ra tay độc ác như vậy, không nghĩ rằng mình chỉ đấu tranh giữ đất bao nhiêu năm trời mà lại nhận hậu quả thảm khốc như vậy. Giờ đây, gia đình, dòng họ nhà cụ Kình dường như chỉ còn lại phụ nữ và trẻ em. Nỗi đau thì vẫn còn nguyên đó, nhưng vẫn phải nương nhau mà sống, về ở với nhau để ủi an và che chở cho nhau, thay nhau làm việc để thăm nuôi những người đi tù và cả gia đình, con cái của những người đó nữa.

Mong được rửa oan khủng bố, giết người và được trở về đoàn tụ với gia đình là mong mỏi lớn nhất của gia đình bà :

"Mọi người được minh oan trở về về là điều sung sướng nhất. Còn nếu không vẫn phải chịu thì cũng mong nhà nước sẽ hạ mức án xuống, làm sao để cho nhà cụ Kình không ai bị án tử hình cả, không ai phải chết cả. Gia đình còn có thể gặp gỡ, còn được thấy mọi người".

Bà nói chính vì việc đưa tin sai lệch của báo chí, truyền thông Nhà nước mà trong mắt nhiều người dân Việt Nam không hiểu hết câu chuyện, họ cho rằng dân Đồng Tâm là những người dữ dằn, tàn ác :

"Mình quá oan. Mình không có giết người mà bây giờ mình phải chịu tội giết người. Người Đồng Tâm đi đến đâu, ở bên ngoài nhiều người không hiểu cứ bảo là cái dân đó ghê quá, dân khủng bố, giết người, dám làm những chuyện như vậy. Bởi vì báo chí gieo rắc, cho nên ai cũng nghĩ dân Đồng Tâm ở đây là ghê gớm lắm. Thật sự họ rất là hiền, kể cả những người tham gia chống tham nhũng họ đều rất tốt".

VTV là đài truyền hình Quốc gia Việt Nam, được phủ sóng miễn phí khắp cả nước, đã chiếu nhiều phim tài liệu đưa những thông tin mà người dân cho là không đúng sự thật. Các phim tài liệu của VTV gọi những người khiếu kiện, tranh chấp đất đai là "Các đối tượng gây rối". Điển hình là các phóng sự "Đồng Tâm : Nguyên nhân từ sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên", "Dư luận đồng tình với kết quả phiên tòa xét xử vụ án ở xã Đồng Tâm", "Nhóm đối tượng ở Đồng Tâm lên kế hoạch từ trước để gây rối"... Nội dung các phim này đẩy hết tội cho những người đấu tranh giữ đất, cho rằng kết quả các bản án đều đúng người đúng tội.

dongtam2

Cụ Lê Đình Kình với những vết bầm tím trên lưng sau vụ tấn công (trái), và cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (phải)

Hy vọng gì ở phiên phúc thẩm Hướng đến phiên tòa phúc thẩm, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Bùi Viết Hiểu, nói với Đài Á Châu Tự do rằng hiện giờ luật sư đã được vào làm việc với han chủ, và chỉ còn chờ đến ngày có quyết định xét xử phúc thẩm nữa thôi :

"Luật sư vào để ký giấy trợ giúp pháp lý cho những người bị giam có ý định kháng cáo. Các luật sư đã được vào gặp han chủ sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, thì nó phù hợp với luật Tố tụng là sau khi tòa sơ thẩm 15 ngày thì bị cáo có quyền kháng cáo. Từ hôm đó đến nay thì không thấy có một động thái gì từ tòa phúc thẩm. Thực ra thì chúng tôi chỉ có đợi quyết định xét xử thôi. Hiện giờ chúng tôi đã có thông báo bào chữa rồi thì có quyền vào để gặp han chủ".

Ông Miếng nói rằng không thể đoán trước được phiên phúc thẩm sẽ có kết quả thế nào. Với trách nhiệm của người luật sư, ông chỉ có thể chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung bào chữa, còn việc tuyên án thế nào là quyền của tòa :

"Tôi thì muốn ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới phải làm rõ được các hành vi mà các bị cáo đã kháng cáo ở tòa sơ thẩm. Thực ra trong đêm đó nó rất là hỗn loạn, và những điều được ghi nhận chỉ là từ cơ quan điều tra thôi, còn những điều mà họ khai ở bên phiên tòa sơ thẩm và bây giờ là phúc thẩm thì sẽ có những lời khai khác, và nó phù hợp với những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được. Phiên tòa sơ thẩm không làm rõ. Cho nên phiên tòa phúc thẩm họ phải làm rõ những điều đó. Nếu như làm rõ và có các tình tiết có lợi cho các bị cáo thì có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo có kháng cáo. Hoặc là trường hợp không thể giải quyết được ở phiên tòa sơ thẩm thì tòa phúc thẩm có thể yêu cầu hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại".

Luật sư Lê Văn Hoà, người bào chữa cho 2 người chịu án tử hình trong phiên sơ thẩm là Lê Đình Công và Lê Đình Chức, từng trả lời RFA rằng ông hy vọng ở phiên phúc thẩm, các cơ quan chức năng sẽ xem xét về tính nhân đạo để có phán quyết "thấu tình đạt lý", đặc biệt là đối với 2 người chịu án tử hình.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc tội giết người và chống người thi hành công vụ bắt đầu vào ngày 7/9/2020. Theo thông báo ban đầu, phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày nhưng chỉ sau hơn 1 tuần tòa tuyên án đối với 29 người, trong đó có 2 án tử hình, 1 án chung thân, 12 án tù từ 3 năm đến 16 năm ; và 14 án từ 15 tháng đến 3 năm tù treo.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 08/01/2021

Additional Info

  • Author Cao Nguyên
Published in Diễn đàn

Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam.

dongtam1

14 người dân Đồng Tâm được án treo trở về nhà sau phiên tòa đã đến thắp hương, đốt lửa và khóc thương bên mộ cụ Lê Đình Kình vào đêm ngày 14/9

Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12.

"Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không dám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả".

Nhưng bà Oanh nói chỉ một thời gian sau khi được thả thì những người này mới dám tiết lộ sự thật, rằng họ bị ép ký và cam kết không được nói về những gì đã xảy ra trong lúc bị giam. Bà Oanh thuật lại một trường hợp mà bà chứng kiến ; tuy nhiên vì lý do an ninh nên không thể cho biết danh tính :

"Buổi đầu tiên cô gặp anh ấy, anh ấy cứ ngồi mà chân tay cứ rung. Có nghĩa là bị sợ. Cô mới hỏi vì sao anh ngồi nói chuyện mà cứ bị rung như thế thì anh chia sẻ là anh sợ, anh không ngủ được.

Trong giấc ngủ cứ bị mơ màng về sự việc đã xảy ra. Nói chung ảnh hưởng tinh thần của mọi người rất lớn. Khi nhìn mọi người như vậy thì mình cảm thấy rất xót xa".

Vụ án Đồng Tâm khởi đầu khi lực lượng chức năng với hàng nghìn cảnh sát trang bị vũ khí tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Ba công an chết trong vụ đột kích này, và phía người dân, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị bắn chết một cách bất minh.

Sau đó 29 người dân bị bắt, nhiều phần là thân nhân gia đình ông Kình. Tại phiên tòa sơ thẩm bắt đầu vào ngày 9 tháng 9, kéo dài 7 ngày, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức và tuyên án tù chung thân đối với người cháu của cụ, là ông Lê Đình Doanh.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong trả lời đài Á Châu Tự Do mới nhất có nhận định rằng vụ Đồng Tâm thể hiện hai lĩnh vực đặc biệt đen tối trong chính sách của chính quyền Việt Nam : là việc quản lý đất đai và một nền tư pháp thiếu mọi cơ sở công bằng.

Ông nói : "Điều mà vụ Đồng Tâm cho thấy là chính quyền sẽ không chấp nhận bất cứ thách thức nào đối với thẩm quyền của họ. Vụ này liên quan đến quyền đất đai, là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm.

Một điều nữa được thể hiện qua vụ án Đồng Tâm là sự kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam đối với tòa án".

dongtam5

Ông Lê Đình Kình bị công an đánh gãy chân, sau khi xuất viện trở về hồi năm 2017 được dân làng Đồng tâm mừng đón như lãnh tụ tinh thần

Xung đột giữa dân làng xã Đồng Tâm và chính quyền đã kéo dài trong nhiều năm, qua vụ tranh chấp liên quan đến khu canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm. Chính quyền Hà Nội cho đó là khu đất quốc phòng thuộc doanh nghiệp Viettel của quân đội Việt Nam. Ông Robertson nói sự phản kháng mạnh mẽ của người dân Đồng Tâm buộc Hà Nội phải "ra tay" :

"Chúng tôi không ngạc nhiên rằng cuối cùng chính quyền đã ra tay đàn áp họ. Đây gần như là một tình huống mà chính phủ không thể cho phép công khai thách thức tiếp diễn, bởi vì nếu không chính phủ sẽ mất uy tín về khả năng kiểm soát dân chúng. Đó là mối lo sợ thường xuyên của chính phủ Việt Nam".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư được gia đình bị cáo mời bào chữa trong vụ án, cũng ghi nhận vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam sẽ còn tiếp diễn lâu dài nếu không có một thay đổi về pháp luật và quyền sở hữu đất đai. Ông nói :

"Đồng Tâm nó liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai trong quan hệ giữa chính quyền và người dân. Ở đây chính quyền biết rất rõ là trong quan hệ sử dụng đất đai nó là một trong những điểm hết sức quan trọng. Nó tác động rất nhiều mặt khác".

Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Theo quy định này thì nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất cho người dân. Luật sư Mạnh nói trong các trường hợp nhà nước thu hồi đất cho các dự án dù là quốc phòng hay công cộng, quyền lợi của người dân đều bị xem nhẹ.

"Nó gây ra những bức xúc lớn trong xã hội và nếu chúng ta để ý thì chúng ta thấy những trường hợp dân oan từ tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện, tôi có thể nói là trong 10 trường hợp, 9 trường hợp liên quan đến vấn đề đất đai cả. Tôi nghĩ chính quyền đã biết điều này, nhưng để có một thay đổi tốt hơn, tôi nghĩ chắc phải chờ một thời gian nữa".

Tuy nhiên cần phân biệt rõ giữa vụ án Đồng Tâm và quyền sở hữu của mảnh đất tranh chấp.

dongtam2

Báo cáo Đồng Tâm, thực hiện bởi nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động Will Nguyễn

Trong báo cáo Đồng Tâm, thực hiện bởi nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động Will Nguyễn, hai tác giả này nhấn mạnh, "Vấn đề tranh chấp đất ở khu vực cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) và vụ tấn công của công an vào khu dân cư thôn Hoành (cũng xã Đồng Tâm) là hai vụ việc có bản chất pháp lý khác nhau, dù có liên quan với nhau nhưng phải được xem xét một cách độc lập về mặt pháp lý".

Trong bản báo cáo, họ nói tiếp "Ngay cả khi cưỡng chế đất, thì vụ việc cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Liệu cưỡng chế đất vào nửa đêm về sáng có phải là một trình tự hợp lý hay không ? Phương pháp cưỡng chế này gần với một hoạt động quản lý hành chính của nhà nước hay gần với một cuộc tập kích tiêu diệt kẻ thù hơn ?"

Ngày 9 tháng 1 sắp tới đánh dấu 1 năm sự kiện Đồng Tâm. 5 người trong vụ án đã làm đơn kháng cáo là ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức, hai người bị tuyên án tử hình, ông Lê Đình Doanh (án tù chung thân), ông Bùi Viết Hiểu (16 năm tù) và ông Nguyễn Quốc Tiến (13 năm tù). Lịch xét xử phúc thẩm chưa được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ấn định, nhưng theo luật sư thì có lẽ nó được đặt vào thời điểm để tránh ảnh hưởng đến Đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhiều luật sư và các nhà quan sát trong và ngoài nước đánh giá phiên tòa sơ thẩm đã có nhiều sai sót về mặt tố tụng. Hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu các nước tự do cũng đã lên tiếng về phiên tòa được gọi là "bỏ túi". Các chuyên gia cũng không tỏ vẻ khách quan lắm với phiên tòa phúc thẩm sắp đến nói riêng cũng như về ngành tư pháp của Việt Nam nói chung.

Luật sư Mạnh nói : "Trong dịp Tết, năm tới sắp đến thì thường chúng ta có tâm lý chờ đợi sẽ có những điều tốt đẹp hơn, diễn biến tốt hơn cho đất nước và nhất là trong hoạt động tư pháp. Hy vọng thì cứ hy vọng thôi, mà cơ sở để có một sự thay đổi đột phá cho đến nay tôi vẫn chưa thấy nó lộ diện hoàn toàn".

Theo ông Phil Robertson của Human Rights Watch thì các phiên tòa phúc thẩm thường không thay đổi bản án sơ thẩm, đặc biệt trong các vụ án chính trị, trừ khi bị can hợp tác hoặc đặc biệt hữu ích đối với cán bộ.

Ông Lê Đình Công, người bị tuyên án tử hình, ngày 15 tháng 12 nhắn với luật sư bào chữa rằng, ông "có chết cũng sẽ không nhận tội và (ông) sẽ không để cho (cán bộ điều tra) thỏa hiệp bất cứ chuyện gì".

Ông Robertson khẳng định, cả nền tư pháp của Việt Nam là một vết đen cho một chính quyền đang muốn hòa nhập vào thế giới văn minh :

"Toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam không cho phép luật sư gặp thân chủ cho đến khi cuộc điều tra của công an kết thúc, là một tình huống có vấn đề. Việc xét xử tự do và công bằng ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với những loại vụ án chính trị. Đây là một vết đen đối với hệ thống tư pháp và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi mà Việt Nam nổi tiếng như là một nước bị hoàn toàn kiểm soát bởi đảng cầm quyền".

Ngay trong nước, bà Lê Thị Oanh, người dân Đồng Tâm, chia sẻ người dân đã không còn tin tưởng vào chính quyền.

"Trước ngày 9 tháng 1, bản thân cụ Kình cũng như người dân Đồng Tâm hoàn toàn không hề có những bất đồng chính kiến gì chống phá chính quyền…Không hề. Thế nhưng đến khi sự việc xảy ra thì sự tuyệt vọng của người dân coi như là không còn. Phiên tòa sơ thẩm họ còn làm như vậy. Họ càng ác bao nhiêu thì lòng dân, người ta càng căm phẫn. Người ta không thể làm gì được, nhưng người ta không phục".

dongtam3

Điều tra viên Phạm Việt Anh (bên trái), người mà ông Lê Đình Công (bên phải) tố cáo trước tòa đã dùng dùi cui đánh ông suốt 10 ngày như 1

Riêng Luật sư Mạnh thì cho rằng đã có 4 người thiệt mạng trong vụ Đồng Tâm là quá đủ.

"Có lẽ chúng ta không cần thêm những án tử hình đề làm chết thêm người nữa".

Ông nói nếu cho rằng họ có tội, thì hãy tuyên họ một án nhẹ hơn thay vì tử hình.

Các chính trị gia Châu Âu phản đối phiên tòa Đồng Tâm

Bức thư với chữ ký của hơn 100 chính trị gia và đại diện tổ chức, trong đó có vài chục Nghị viện Dân biểu Châu Âu, nhằm lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm vào tuần qua được trao đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Geneva.

"Với số người ở Geneva đã ký vào bức thư này, chúng tôi có trách nhiệm đối với họ và chúng tôi phải đảm bảo rằng lá thư này sẽ được chuyển đến lãnh sự quán một cách đúng đắn. Việc chỉ gửi thư qua email hoặc bưu điện là không đủ. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bức thư này được trao đúng cách".

Đó là trình bày của ông Sébastine Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva của Quốc hội Thụy Sĩ và cũng là tân Chủ tịch của Cosunam, một tổ chức Thụy Sĩ về nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do hôm ngày 30 tháng 10 vừa qua.

Trước đó, vào thứ Ba, ngày 27 tháng 10, ông và hai người khác, là ông Jean Marc-Comte, cựu Thị trưởng Quận Grand Saconnex, nơi đặt lãnh sự quán Việt Nam, và bà Pascale Wavre, góa phụ của cựu Chủ tịch Cosunam, đã được cử đến tận sứ quán Việt Nam tại Geneva để trao lá thư.

dongtam4

Lê Đình Chức và Lê Đình Công, hai người con trai của cụ Lê Đình Kình đều bị tuyên án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm

"Chúng tôi đến lãnh sự quán vào sáng thứ Ba. Chúng tôi đã nói chuyện với một viên chức của lãnh sự quán.

Viên chức này đầu tiên nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ gặp những người phụ trách về nhân quyền và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Sau đó cũng chính công chức này quay lại và nói với chúng tôi rằng những người này không có mặt vào lúc này.

Vì vậy chúng tôi yêu cầu gặp Đại sứ hoặc Lãnh sự ở Geneva. Chúng tôi được cho biết rằng cả hai người đó cũng không có mặt tại lãnh sự quán. Nên chúng tôi đã yêu cầu viên chức này ký vào biên nhận lá thư của chúng tôi. Anh ta đã làm theo yêu cầu và chúng tôi rời khỏi Lãnh sự quán".

Lá thư đề ngày 8 tháng 10 năm 2020 gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được 114 chính trị gia và đại diện các tổ chức nhân quyền và dân sự đồng ký tên. Trong đó có hơn 30 Dân biểu Nghị viện Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Canada và Úc Châu, như bà Maria Arena, Dân biểu Nghị viện Châu Âu, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Nghị viện Âu Châu ; ông Martin Patzelt, Dân biểu Quốc hội Đức ; và Ông François Longchamp, cựu thành viên hội đồng quốc gia Geneva, Thụy Sĩ.

"Chúng tôi có hơn 100 người, bao gồm cả cựu Chủ tịch Hội đồng bang Geneva. Chúng tôi vô cùng tự hào về những người đã chấp nhận ký vào lá thư này". Ông Sebastien Desfayes chia sẻ với Đài Á Châu Tự do qua điện thoại hôm 30 tháng 10.

Trong lá thư, các vị ký tên cho rằng, trong phiên xử Đồng Tâm, quyền hạn của các bị cáo, bao gồm luôn cả quyền hạn và đặc quyền của luật sư bào chữa, đã không được tôn trọng theo Điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.

Ông Sébastien Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva nói, người Thụy Sĩ cho rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang trong tình trạng rất nghiêm trọng. Vì vậy ông và một số dân biểu đã không yên tâm với việc chỉ ký và gửi lá thư mà thôi.

Ông Sébastien Desfayes nhận định, trước đây vài chục năm, người dân Châu Âu có cái nhìn rất lãng mạng về đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á, vì đã chiến thắng Hoa Kỳ khổng lồ. Nhưng hôm nay không còn ai mơ hồ về thực tế ở Việt Nam. Ông nói :

"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mang lại tự do thực sự và dân chủ thực sự cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm".

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/12/2020

Additional Info

  • Author Thu Thủy
Published in Diễn đàn
vendredi, 13 novembre 2020 23:08

Đồng Tâm nhìn từ Rạch Gốc

Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại "đụng" đến tiếng nước ngoài.

rachgoc1

Những người cầm bút của nước Việt tuy viết dở hơi nhiều nhưng viết hay cũng đâu có ít. Đọc họ sướng muốn chết, và đọc mệt luôn cũng chưa hết chữ nên bận tâm làm chi đến những tác giả ở tận đâu đâu.

Cả ngày hôm nay tôi xem say mê bút ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông viết như nói vậy đó : lưu loát, tươi cười, bình dị nhưng thâm trầm và lôi cuốn. Thản hoặc, cũng có đôi đoạn hơi cường điệu (hay nói nguyên văn theo cách dùng từ của chính ông là "gồng lên") nhưng rất ít. Tôi xin phép sẽ đề cập đến sau, khi có dịp.

Riêng hôm nay, xin mời mọi người xem chơi đôi ba đoạn ngắn, Nguyên Ngọc viết về chuyến đi của ông đến miền đất cực Nam của quê hương (Cà Mau) nơi mà T.B.T Lê Duẩn đã từng nương náu.

Khi ghe cặp bờ, tác giả cùng bạn đồng hành được ông Hai Phốc – Chủ Tịch Xã – đón tiếp vô cùng nồng nhiệt. Hai người, nhân dịp này, cũng tìm biết thêm được không ít chuyện thú vị về cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai (Rạch Gốc) hồi năm 1940 :

"Sau thất bại Nam Kỳ Khởi nghĩa, mấy chục ngư dân Rạch Gốc – Cà Mau đều phải đi tù Côn Đảo, về sau Hai Phốc kể với tôi, mấy chục người ấy đã có ai biết chút chữ nghĩa gì đâu, ở tù Côn Đảo họ chỉ làm một nhiệm vụ : mỗi khi ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng và các ông đầu lĩnh cộng sản bị mang ra đánh thì các ông xông ra chịu đòn thay. Có người bỏ mạng ở Côn Đảo, như cha anh Hai Phốc, còn sống trở về đâu không được mươi người, nay chỉ còn mỗi ông Hắc Hổ".

Thất bại là mẹ thành công nên sau nhiều lần "khởi nghĩa" bất thành – chung cuộc – cách mạng cũng đã "giải phóng" được cả hai miền Nam/Bắc, thống nhất giang sơn. Sau đó, bác Lê say sưa với chiến thắng nên không có dịp trở lại chốn xưa để thăm lại các ngư dân đã nuôi dưỡng (và bảo vệ) mình nhờ vào "vô số kênh rạch chi chít và bí hiểm" ở Cà Mau.

Bác Tôn, xem ra, nhàn nhã hơn thấy rõ :

"Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm việc gì khác ngoài một việc cụ thích thú hơn cả là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. Thương cụ quá, đôi khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để dắt đến nhờ cụ sửa giùm" (1).

Tuy rất rảnh "nhưng ông thợ máy ngày trước" chỉ tìm vui trong việc sửa xe (đạp) để giết thời giờ, từ năm này sang năm khác, chứ cũng chưa lần nào ghé qua Rạch Gốc để thăm hỏi những kẻ đã chịu đòn thay cho mình ngoài ở Côn Đảo – năm nào.

Bác Bằng cũng xử xự y như thế :

"Khi Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La ông được một thanh niên người Thái trắng dẫn đường. Đưa ông đi khỏi địa phận Sơn La xong, trở về nhà anh bị Pháp bắt đem chặt đầu.

Tôi đã tới bản Giảng, cách nhà tù Sơn La vài cây số, vào mùa thu năm 1965, để thăm gia đình anh thanh niên nọ. Trong ngôi nhà sàn xiêu vẹo chỉ còn lại bà mẹ anh, một bà lão lẩm cẩm, điếc lác, hỏi năm câu mới trả lời được một, câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi.

Bác Cả Hà Đông của tôi chưa một lần trở lại bản Giảng để thăm hỏi bà lão tội nghiệp. Rõ ràng, ông là, hoặc đã trở thành, người không có ân nghĩa (2).

Đ… mẹ nhân tình đã biết rồi ! Lạt như nước ốc bạc như vôi.  

Ấy thế nhưng nói cho nó hết lẽ thì Bác Tôn và bác Bằng vẫn còn chút (nhất điểm) lương tâm. Cả hai chỉ bạc thôi chứ không đến nỗi ác. Bác Hồ thì khác. Bạc bẽo, độc ác, gian trá, thâm hiểm… và không hề từ bất cứ một thủ đoạn đê tiện hay bất nhân nào.

 Mụ địa chủ Cát-hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã : 

- Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

 - Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người

- Năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là : Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể !

C.B (21/7/1953)

C.B là một trong những bút danh của Hồ Chí Minh. Còn Cát Hanh Long là ai ?  

rachgoc2

Theo Wikipedia : "Nguyễn Thị Năm (1906 – 9/7/1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội), là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng".

Người trong cuộc cho biết thêm chi tiết :

"Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van ‘các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh’. Du kích quát : ‘Đưa đi chỗ giam khác thôi, im !’. Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất…

Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô : ‘Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này ?". Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy" (3).

So với bản Giảng (Sơn La) hay Rạch Gốc (Cà Mau) thì Đồng Tâm (Hà Nội) chả là cái đinh gì sất cả. Bản thân ông Nguyễn Đình Kình cũng thế, cũng chả có thành tích gì đáng kể, chưa giúp được một đồng chí lãnh đạo nào vượt ngục, cũng chả chịu đòn thay cho bất cứ ai.

Đã thế, về đường lối chính sách thì Nguyễn Đình Kình lại rất mù mờ. Năm mươi tám tuổi đảng mà chủ trương xuyên suốt (đất đai thuộc quyền quản lý của nhà nước) ông vẫn không thông. Do đó, thay vì bị khai trừ, ông bị khử trừ luôn không phải là chuyện lạ.

Tôi chỉ lạ ở cái thái độ phẫn uất của nhà văn Nguyên Ngọc, khi nghe ông gào thét : "Vụ án Đồng Tâm là một tội ác trời không dung đất không tha".

Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 12/11/2020 (tuongnangtien's blog)

(1) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Văn Nghệ, Westminster, CA : 1997

(2) Vũ Thư Hiên, s.đ.d., tr. 314

(3) Trần Đĩnh, Đèn Cù, Westminster, CA : Người Việt, 2014

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Bn án sơ thm v Đng Tâm gây bt bình trong công lun thế nào ?

Thiện Ý, VOA, 22/09/2020

Tin tng hp gii truyn thông trong và ngoài Vit Nam cho hay, ngày 14/9/2020 va qua, Tòa án thành ph Hà Ni, sau mt tun xét x, đã đưa ra bn án sơ thm đi vi 29 người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, Hà Ni ; v các ti "Giết người" (Điu 123 Bộ luật hình sự Việt Nam) hoc"Chng người thi hành công v" (Điu 330 Bộ luật hình sự Việt Nam). Bn án sơ thm đã gây bt bình và phn đi mnh m trong công lun Vit Nam và quc tế.

banan1

Nông dân Đng Tâm ti phiên tòa Hà Ni kết thúc hôm 14/9/2020. VNA via Reuters

Bn án sơ thm v án Đng Tâm thế nào ?

Phn ng ca công lun Vit Nam và qu tế ra sao ?

Đó là ni dung bài viết và thuyết trình này.

I - Bn án sơ thm v án Đng Tâm thế nào ?

1 - Din tiến v kin

T khiếu kin đt đai, dn đến v án hình s xin tóm lược như sau :

1.1 - T khiếu kin đt đai

V tranh chp đt đai Đng Tâm gia người dân và chính quyn ni lên t năm 2016. Tình hình bt đu căng thng t tháng 11/2016 khi UBND huyn M Đc căng dây khp khu vc 59h tây Đng Sênh, san gt mt s mt bng và cm bin'Vùng cm - Khu vc quân s'".

T năm 20172019 : ông Lê Đình Kình (đi din cho dân Đng Tâm) nhiu ln gi đơn lên Thanh Tra Chính Ph đ ngh xem xét tính chính xác ca kết lun ca Thanh tra Hà Ni, khng đnh 59ha đt Đng Sênh là đt nông nghip ca Đng Tâm t bao đi nay, không phi đt quc phòng. Mnh đt này tiếp giáp vi mnh 47,36ha đã được giao cho B Quc Phòng t lâu như mt phn ca sân bay Miếu Môn.

Theo người dân Đng Tâm, các cán b đa phương đã lp l khi báo cáo v hai khu đt này khiến chính quyn hiu nhm khu 59ha cũng trùng vi khu 47,36ha đã được giao cho B Quc Phòng t lâu.

1.2 - Dn đến các v án hình s

Trong khi chính quyn chc năng vn chưa gii quyết khiếu kin v 59 ha đt Đng Sênh là đt nông nghip ca Đng Tâm, thì vào rng sáng ngày 9-1-2020, khong 2 gi sáng, lc lượng cưỡng chế đã xâm nhp làng Hoành, Xã Đng Tâm. V đng đ được nói là din ra vào lúc 4 gi sáng. Mt thông cáo ca B Công an cho biết v đng đ chết người xy ra khi lc lượng chc năng tiến hành xây dng tường rào bo v Sân bay Miếu Môn b tn công bi nhng người dân chng đi‘s dng lu đn, bom xăng, dao phóng.Thông tin này công lun cho là gi to, phi lý. Vì không l ‘lc lượng chc năng tiến hành xây dng tường rào bo v Sân bay Miếu Môn’ vào lúc 4 gi sáng li b tn công khi dân làng Hoành, xã Đng Tâm còn ng. Thế nhưng nhà cm quyn Vit Nam đã bt giam và khi t 29 nông dân v hai ti "Giết người" và "Chng người thi hành công v".

Các b cáo trong phiên tòa sơ thm kéo dài t ngày 7-14/9 là người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm. H b bt rng sáng 9/1 sau khi công an đt kích vào thôn Hoành, vi lý do"bo đm an ninh, trt t" cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chp đt đai gia chính quyn vi người dân trong nhiu năm qua. V đt kích dn đến hu qu là ông Lê Đình Kình, 84 tui, được xem là th lĩnh tinh thn ca người dân, b công an bn chết, nhiu người b bt giam ; phía công an có 3 người thit mng.

Trong 5 ngày đu xét x(t ngày 7 đến ngày 11/9/2020), đi din Vin kim sát đã đưa ra cáo trng và đ ngh mc án pht tù cho các b cáo ; vi 13 lut sư bin h cho 29 b cáo và 2 lut sư ca chính ph bo v quyn li cho nhng người b hi là 3 công an thit mng vì té xung mt "giếng k thut" khi tham gia (kế hoch mt mang bí s 419), tn công vào thôn Hoành, xã Đng Tâm vào đêm rng sáng ngày 9-1-2020. Thế nhưng trong cáo trng khi t trước Tòa, đã cáo buc cho 3 trong s 29 b cáo là đã đ xăng, ném lu đn xung giếng giết chết 3 công an này. Vì thế 3 b cáo này đã b truy t v c 2 ti "giết người" và "chng người thi hành công v".

Kết qu sau 2 ngày ngh án, theo tường thut ca báo Người Lao đng và báo Giao Thng trong nước, thì :

- Tòa án Nhân dân thành ph Hà Ni vào chiu 14/9 tuyên án t hình hai ông Lê Đình Công, 56 tui, và Lê Đình Chc, 40 tui, án chung thân cho Lê Đình Doanh con Lê Đình Chc vì phm ti "giết người"

- Ngoài hai án t hình, mt án chung thân va nêu, Tòa cũng tuyên các mc án t 15 tháng tù treo đến án tù nhiu năm cho 27 người khác b quy là phm ti"chng người thi hành công vTiêu biu như Bùi Viết Hiu, 16 năm tù ; Nguyn Quc Tiến, 13 năm tù ; và Nguyn Văn Tuyn, 12 năm tù.

Như vy là, t mt v khiếu kin đt đai Đng Tâm, phi gii quyết theo th tc hành chánh, pháp lý ; nay đã biến nông nhân thành ti nhân trong mt v án hình s mang tính trng pht, răn đe

II - Phn ng ca thân nhân các b cáo, các lut sư bin h và công lun Vit Nam và quc tế thế nào ?

Chúng tôi ghi nhn phn ng đin hình v v án và bn án sơ thm Đng Tâm.

1 - Phn ng ca thân nhân các b cáo

Sau khi bn án sơ thm được tuyên, các lut sư bin h cho hay là các b cáo s kháng án. Bà Nguyn Th Duyên v ca Lê Đình Uy nhn mc án 5 năm tù, đã nói vi VOA rng "Gia đình chúng tôi không đng ý, không chp nhn các bn án ca tòa. Người thân ca chúng tôi không làm gì phm ti, không giết người. Công an không có bng chng là chú tôi, b tôi giết người". Bà nhn mnh, rng bt c bn án nào ca tòa đi vi ai trong v án này cũng là "oan sai" và gia đình s u tranh".

Nói v vic ông Lê Đình Kình b bn chết trong v đt kích, bà Duyên cáo buc rng công an "đã giết" ông. "C chết rt oan trái", bà Duyên nói vi VOA,"Gia đình và người dân Đng Tâm bt ng, không chp nhn cái chết tc tưởi ca c".

2 - Phn ng ca các lut sư bin h cho các b cáo

Lut sư Đng Đình Mnh mt trong các lut sư bào cha cho các b cáo, trên Facebook cá nhân đã đăng nh "đơn khiếu ni" gi chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội v "hành vi t tng trái pháp lut ca thm phán ch ta phiên tòa". Trong đó viết rng "lc lượng cnh sát bo v phiên tòa đã ngăn cn các lut sư tiếp xúc vi các b cáo do mình bào cha" và "yêu cu thm phán Ch ta phiên tòa [ông Trương Vit Toàn] cùng Hi đng Xét x phi đm bo ngay lp tc quyn tiếp xúc gia b cáo và lut sư bào cha trong sut thi gian din ra phiên tòa".

Lut sư Lê Văn Luân, mt lut sư khác bin h cho các b cáo, cũng viết trên mng xã hi v "tin l" này, mà ông nói là "chưa tng gp trong các phiên tòa trước đây". Chiu ngày 8/9, Lut sư Lê Văn Luân cho biết trên Facebook rng ông va làm đơn đ ngh được tiếp cn chng c mà tòa đ cp. Lut sư Luân viết : "Nhng chng c này các lut sư đã không được tiếp cn và không được lit kê trong danh sách các vt chng trong tài liu v án".

Trong khi đó, tp th các lut sư tham gia bào cha như Luật sư Đng Đình Mnh, Ngô Anh Tun, Nguyn Văn Miếng, Nguyn Hà Luân cho biết h gp nhiu khó khăn trong vic tiếp cn h sơ v án, và liên tc đưa ra các d kin cho thy có quá nhiu "vn đ" v chng c, li khai, quá trình điu tra và th tc t tng.

Biên bn phiên tòa chiu ngày th nht (07/9/2020) và sáng ngày x th hai (08/9/2020) mà Luật sư Ngô Anh Tun công b cho thy hu hết các b cáo, mc dù được cách ly khi các b cáo liên quan khác, nhưng khi được hiv bn cáo trng đu cho rng nó "không đúng" hay "sai s tht".

Theo tường thut ca Luật sư Đng Đình Mnh, khi ông đt câu hi chung cho toàn b 29 b cáo rng "Nếu nhng ai CÓ b tra tn trong giai đon điu tra thì ngi yên. Nếu nhng ai KHÔNG b tra tn trong giai đon điu tra thì vui lòng giơ tay", thì ch có 10 cánh tay giơ lên, còn li 19 người không giơ tay. Ls Mnh kết lun trên trang Facebook : "Có l, h có nhiu điu mun nói hơn là cái giơ tay".

3 - Phn ng công lun Vit Nam trong và ngoài nước

Công lun trong và ngoài Vit Nam th t ra bt bình, phn n, phn đi mnh m v v án vi bn án sơ thm v án Đng Tâm tuyên ngày 14/9/2020.

Ông Nguyn Hùng, tác gi bài viết "Đng Tâm và phiên tòa ô nhc" đăng ti trên VOA cho rng, phiên x 29 người dân Đng Tâm trong v chính quyn vô c xông vào tư gia ca người cha, ông hay th lĩnh tinh thn ca h (Lê Đình Kình) gia đêm khuya dn ti cái chết ca bn người Vit(3 công an, mt người dân) chng có th dùng t gì khác là nát như tương đ mô tÔng phn n và chua xót viết "Và 45 năm sau khi kết thúc cuc chiến gia người Vit Nam đ ngư ông Trung Quc đc li Hoàng Sa, anh em trong nhà li giết nhau vì mnh đt ngoài đng trong khi cướp bin vn rình rp.

Chết bn mng người chưa xong, người ta còn mun tr thù đ ba mng công an phi đi cho bng được ba mng dân. Đt nước văn hóa bn ngàn năm và khát khao mun sánh vai vi các cường quc năm Châu mà sao ch thi đua xung đáy thế này ?"

Ông Hùng cho rng, din tiến các phiên Tòa và bn án cho thy tinh thn thượng tôn lut pháp không được tôn trng ; và bin minh cho các hành đng ca nhng nông dân Đng Tâm b kết ti, ch là quyn t v chính đáng khi b công an bt ng tn công trái phép vào ban đêm khi mi người còn đang ng.

Nhà báo trong nước Osin Huy Đc, tác gi "Bên thng cuc" đã viết trên trang Facebook cá nhân rng"Nếu, v án được nhìn nhn mt cách khách quan, phi có điu tra đc lp đ xem xét tính hp pháp ca vic đang đêm xâm phm ch ca các công dân Đng Tâm, thì mi có th đánh giá các hành vi tiếp theo là phm ti hay không phm ti".

TS. Nguyn Quang A nhà hot đng vn đng cho xã hi dân s ti Vit Nam đ ngh "phi hy phiên tòa và điu tra s phm pháp ca công an".

4 - Phn ng ca quc tế

K t khi xy ra v xung đt chết người, rt nhiu t chc quc tế, các cơ quan chính ph nhiu nước đã yêu cu nhà chc trách Vit Nam cho phép tiến hành điu tra đc lp v án. Thế nhưng cho đến nay, yêu cu này vn chưa được đáp ng thì Tóa án Vit Nam đã xét x và đưa ra bn án bt công, vô nhân đo và nng n cho các nông dân Đng Tâm b bt và khi t hình s ch vì khiếu ni kêu oan v đt đai b trưng thu trái phép.

VOA đã nhc li li ca Phát ngôn viên ca Liên Hiệp Châu Âu Virginie Battu-Henriksson tng nói vi VOA tiếng Vit sau ngày công an tn công vào Thôn Hoành, Xã Đng Tâm đêm rng sáng ngày 9-1-2020 ; rng t chc này "quan ngi" v hành đng "dn ti tn tht đáng lên án v nhân mng" Đng Tâm. Và rng "Vic s dng bo lc đi vi dân thường đã dn ti tn tht đáng lên án v nhân mng. Chúng tôi xin gi li chia bun ti các gia đình và bn bè ca các nn nhân". Bà Battu-Henriksson nói thêm, bày t k vng rng "chính quyn Vit Nam s tôn trng các quyn cơ bn ca người dân v vic hi hp và th hin quan đim ôn hòa mà không phi đi mt vi bt k đe da hay vic s dng vũ lc nào".

T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) bày t quan ngi v vi phm th tc t tng trong phiên x Đng Tâm, cùng lúc gii lut sư tiếp tc lên tiếng v quyn bào cha cho các b cáo trong v án gây nhiu tranh cãi.

T chc HRW cũng ra thông báo kêu gi chính quyn Vit Nam cho phép các nhà quan sát quc tế đc lp, gm c gii ngoi giao, báo chí và các t chc xã hi dân s theo dõi các phiên tòa x 29 công dân Đng Tâm v cáo buc "giết người" và "chng người thi hành công v". Thông báo viết "Nn tra tn và bc cung vn vn ph biến trong các tri giam ca công an trong khi khái nim tòa án đc lp còn xa vi, và các bn án được Đảng cộng sản đnh sn là các đc thù ca cái gi là h thng tư pháp Vit Nam",

Ông Phil Robertson, Phó giám đc ph trách khu vc Châu Á ca HRW nói, lc lượng an ninh Vit Nam cn chm dt vic sách nhiu và theo dõi thân nhân ca các b cáo.Ông cũng viết trên Twitter rng có đến 10 người b tm gi bên ngoài phiên tòa xét x v Đng Tâm Hà Ni hôm 7/9/2020.

Trong phát biu ca mình ngày 7/9, ông Robertson nói rng HRW rt lo ngi v th tc t tng và quyn được xét x công bng dành cho 29 người dân Đng Tâm đang b xét x.

Bài ti chúng tôi s nhn đnh "Vì sao bn án sơ thm v án Đng Tâm gây bt bình và tranh cãi gay gt ca công lun ?

Houston, ngày 21/9/2020.

Thin Ý

Nguồn : VOA, 22/09/2020

**********************

EU phn đi án t hình sau khi tòa Hà Ni tuyên án v v Đng Tâm

VOA, 22/09/2020

Mt tuyên b mi đây ca Liên Hiệp Châu Âu (EU) nói khi này chng li vic áp dng án t hình, ít ngày sau khi mt tòa án Hà Ni tuyên án t hình đi vi hai b cáo trong v "giết người, chng người thi hành công v" Đng Tâm.

banan2 (2)

Ông Lê Đình Công trong phiên xét x sơ thm Hà Ni t 7-14/9/2020 v v án xã Đng Tâm

Tuyên b ca người phát ngôn EU đăng trên trang web ca khi hôm 18/9 m đu vi li đ cp rng Tòa án Nhân dân Hà Ni vào hôm 14/9 đã tuyên hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chc phi nhn án t vì h tham gia vào cuc đi đu thm khc gia các dân làng vi lc lượng công an xã Đng Tâm hi rng sáng ngày 9/1 năm nay.

Tiếp đến, tuyên b viết : "Liên Hiệp Châu Âu phn đi vic s dng án t hình dưới bt c hình thc nào và trong bt c hoàn cnh nào, và luôn nht quán kêu gi xóa b hình pht này trên toàn cu".

Trong quan đim ca EU, án t hình va đc ác va vô nhân đo, và bãi b hình pht này là điu thiết yếu đ bo v quyn sng ca mi người.

"EU thúc gic Vit Nam thông qua vic tm hoãn áp dng án t hình, xem như là bước đu tiên tiến đến vic bãi b", tuyên b ca Liên Hiệp Châu Âu viết.

Bên cnh đó, tuyên b nói rng các tin tc, báo cáo v hoàn cnh và trình t t tng liên quan đến phiên tòa "cũng làm dy lên nhng quan ngi sâu sc".

"EU và các nước thành viên ng h mnh m đi vi pháp quyn và quyn trn vn v vic được xét x công bng, như được quy đnh trong Điu 14 ca Công ước Quc tế v Các Quyn Dân s và Chính tr, mà Vit Nam là mt bên ký kết", tuyên b ca EU nêu rõ.

Như VOA đã đưa tin, sau 7 ngày xét x sơ thm, Tòa án Nhân dân Hà Ni vào chiu 14/9 tuyên án t hình đi vi ông Lê Đình Công, 56 tui, và ông Lê Đình Chc, 40 tui, vì hai ông "phm ti giết người" trong mt v đng đ vi công an hi đu năm nay, xut phát t tranh chp đt đai.

Tòa cũng tuyên các mc án t 15 tháng tù treo đến chung thân đi vi 27 người khác b quy là "phm ti chng người thi hành công v, hoc giết người".

Các b cáo là người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, Hà Ni, b bt rng sáng 9/1 sau khi hàng nghìn nhân viên công an đt kích vào thôn vi lý do "bo đm an ninh, trt t" cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chp đt đai gia chính quyn vi người dân trong nhiu năm qua.

V đt kích dn đến hu qu là ông Lê Đình Kình, 84 tui, được xem là th lĩnh tinh thn ca người dân, b công an bn chết ; phía công an có 3 người thit mng.

Trong v này, nhà chc trách cáo buc rng ông Lê Đình Công "ch mưu, thường xuyên kích đng giết cán b công an", cũng như "trc tiếp ném lu đn, giết chết công an".

Ông Lê Đình Chc b cáo buc "ném bom xăng, lu đn v phía công an, dùng tuýp st gn dao bu chc, khiến 3 cnh sát ngã xung h" ri cùng ông Lê Đình Doanh xăng thiêu chết" 3 người đó.

Lê Đình Công và Lê Đình Chc là con trai ông Lê Đình Kình. Lê Đình Doanh là cháu ni ông Kình.

Nhà chc trách nhiu ln khng đnh người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, có ch tâm "tn công nhm tiêu dit lc lượng công an". Trong khi đó, 29 b cáo nói h ch "bo v đt đai" và "phòng v" trong tình hung chính bn thân và người nhà gp nguy him khi xy ra v đt kích.

Sau khi tòa tuyên án, như tin VOA đã đưa, hàng nghìn người ký mt bn kiến ngh mang tên "Phn đi bn án bt công trong phiên tòa Đng Tâm" được đăng trên trang avaaz.org. Bn kiến ngh gi đến Tòa án Nhân dân Hà Ni nêu ra "5 vn đ nghiêm trng chưa được làm rõ", bao gm :

Th nht, tính pháp lý ca tha đt 59 hectare cánh đng Sênh, xã Đng Tâm - nơi có tranh chp - chưa được làm rõ rng đây là đt nông nghip hay đt quc phòng.

Vn đ th hai là mt lot các câu hi : Tính pháp lý ca vic lc lượng cnh sát, công an Hà Ni tiến vào thôn Hoành, xã Đng Tâm đêm 8/1, rng sáng ngày 9/1 là gì ? Văn bn nào là cơ s pháp lý đ các lc lượng này tiến vào trong đêm ? Cp nào quyết đnh và ai là người thi hành quyết đnh y ?

Th ba, nhng người kiến ngh đt ra cht vn rng căn c vào văn bn nào mà lc lượng cnh sát được phép đt nhp ch ca ông Lê Đình Kình và bn chết ông lúc na đêm, khi ông không phi là b can trong bt c v án nào.

Bên cnh đó là câu hi v vic công an vu cho ông "cm lu đn" thi đim đó, nhưng nhng người dân b công an bt giam trong v này khng đnh ông Kình "không cm trong tay bt c mt qu lu đn nào".

Đim cht vn th tư là tòa cn làm rõ lý do dn ti cái chết ca 3 nhân viên công an. Nhng người kiến ngh ch ra rng cơ quan có thm quyn "chưa thc nghim điu tra" v án nghiêm trng có ti 4 người thit mng, trong khi các li khai ca mt s nhân viên công an và ca nhng người dân b bt rt mâu thun vi nhau.

Vn đ cui cùng được nêu trong bn kiến ngh là vì sao mt s lut sư không được tiếp cn b can trong quá trình điu tra, và ti sao tòa không tr h sơ đ điu tra li, khi 19 b cáo th hin trước tòa rng h b bc cung, nhc hình.

Nhng người tham gia bn kiến ngh tuyên b rng h "kêu gi công lý cho 4 người đã thit mng không rõ nguyên do trong s c 9/1/2020", đng thi cũng "kêu gi công lý cho 29 người dân Đng Tâm b tuyên án trong mt bn án đy du hiu oan sai".

Nguồn : VOA, 22/09/2020

************************

Tuyên bố của văn phòng Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam về hai bản án tử hình người dân Đồng Tâm

Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020.

banan3

ckground: white; vertical-align: baseline;">European Union in Vietnam

Liên Hiệp Châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. EU hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.

Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. EU và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một bên ký kết.

----------------------------

Statement by the Spokesperson on two death sentences

On 14 September 2020, the Hanoi People’s Court handed down death sentences to defendants Le Dinh Cong and Le Dinh Chuc over their involvement in the tragic confrontation between civilians and security forces at Dong Tam commune on 9 January 2020.

The European Union is opposed to the use of capital punishment in all forms and under all circumstances and consistently calls for its universal abolition. The death penalty is cruel and inhumane and its abolition is essential to protect every person’s right to life. There is a large and growing consensus in the world against the use of the death penalty. The EU urges Vietnam to adopt a moratorium on its use, as the first step towards abolition.
Reports about the conditions and proceedings of the trial also raise serious concerns. The EU and its Member States strongly advocate for the rule of law and for the full right to a fair trial, as stipulated in Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory party.

Nguồn : European Union in Vietnam, 18/09/2020

https://www.facebook.com/EUandVietnam/posts/3399943940048742

Additional Info

  • Author Thiện Ý, European Union, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Đồng Tâm, đỉnh điểm của tranh chấp đất đai tại Việt Nam

Thanh Phương, RFI, 21/09/2020

Phiên tòa sơ thẩm xử vụ Đồng Tâm đã chấm dứt ngày 14/09/2020 với hai hai bản án tử hình và các bản án khác từ 15 tháng cho đến chung thân. Như vậy là đã kết thúc một vụ được cho là đỉnh điểm của các tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền, một vấn đề vẫn khuấy động thời sự Việt Nam suốt 40 năm qua. Vụ Đồng Tâm cũng đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế và các chuyên gia nước ngoài.

dongtam1

Ảnh tư liệu : Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường vào làng chống chính quyền cưỡng chế giải tỏa đất đai hôm 20/04/2017.  STR / AFP

Theo nhận định chung của giới luật gia Việt Nam, vụ án Đồng Tâm là một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, vì đã có đến 4 người chết trong vụ này (một dân làng và 3 công an).

Trong số 29 dân làng Đồng Tâm bị đưa ra xử, tòa đã tuyên án tử hình Lê Đình Chức và Lê Đình Công, hai người con trai của ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm khiếu kiện đất đai, đã bị bắn chết trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào làng Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/04/2020. Cháu nội của ông Lê Đình Kình là Lê Đình Doanh thì bị kết án tù chung thân. Cả ba đều bị cáo buộc tội "Giết người", vì bị xem là đã gây ra cái chết bằng bom xăng của ba công an trong vụ tấn công, những cái chết mà cho tới nay vẫn còn gây nhiều nghi vấn. Cũng với tội danh "Giết người", ba bị cáo khác lãnh án tù 16 năm, 13 năm và 12 năm. Một số bị cáo khác thì bị tuyên án tù về tội "Chống người thi hành công vụ", với bản án từ 5 năm đến 6 năm tù. Trong 17 bị cáo còn lại, 3 người bị phạt mỗi người 3 năm tù, 14 người bị phạt tù treo từ 15 tháng đến 30 tháng, và được trả tự do ngay tại tòa nếu không bị tạm giam trong vụ án khác.

Trả lời RFI Việt ngữ qua email ngày 18/09/2020, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, chuyên gia về Việt Nam, nhận định :

"Qua cách thức độc đoán và mang tính chất răn đe mà Tòa án Nhân dân Hà Nội tiến hành phiên xử 29 người dân Đồng Tâm, vào lúc này không thể biết được tòa có xử đúng tội hay không. Trong bản án sơ thẩm có 6 người bị kết tội "Giết người", hai người trong số đó lãnh án tử hình và bốn người kia lãnh án từ 12 năm tù đến chung thân. Bản án sơ thẩm này có thể được kháng cáo.

Tôi chưa thấy tòa đưa ra các bằng chứng có tính chất thuyết phục rằng cái chết của 3 công an là do cố tình gây ra, bởi vì cáo buộc của cơ quan công tố đã không được các luật sư bào chữa thẩm tra kỹ lưỡng. Thật vậy, quá trình tố tụng của tòa án dường như là một trường hợp "cai trị bằng pháp luật" nhằm che đậy sự thất bại có hệ thống của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những khiếu kiện của nông dân một cách hợp pháp, công bằng và ôn hòa.

Người ta hy vọng rằng Tòa án Nhân dân tối cao sẽ xét xử các kháng cáo và đảm bảo tính minh bạch về mặt pháp lý trong các thủ tục tại tòa để đảm bảo rằng "công lý được thực thi".

Trong bài viết đăng trên trang trích dẫn David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ và là người theo dõi sát tình hình Việt Nam, nhận định là các bản án trong phiên xử vụ Đồng Tâm "không có gì đáng ngạc nhiên".

Theo ông David Brown, đây là một phiên xử mang tính trình diễn do nhà nước Việt Nam ra lệnh và điều khiển. Các bị cáo đã thay phiên nhau nhận tội với lời lẽ gần giống nhau : "Bị cáo xin gởi lời xin lỗi đến gia đình ba chiến sĩ công an hy sinh ; Bị cáo xin cám ơn các giám thị trại giam đã giúp nhận ra lỗi lầm ; Bị cáo cám ơn các luật sư nhưng nay không cần đến sự bào chữa của luật sư nữa ; Và cuối cùng, bị cáo xin được hưởng mức án khoan hồng".

David Brown nhắc lại theo chủ thuyết của Đảng và theo luật Việt Nam, đất đai là sở hữu của toàn dân và Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý đất đai. Nếu nông dân cứ một mực khẳng định quyền của họ trên mãnh đất mà Đảng/Nhà nước quyết định sử dụng vào mục đích khác, thậm chí cho dù họ chỉ đòi được đền bù thỏa đáng, họ có thể bị gán ghép là "kẻ gây bạo loạn, kẻ khủng bố", sẽ bị buộc phải dời đi nơi khác và trong một số vụ, bị truy tố để làm gương.

"Tín hiệu cứng rắn"

Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat ngày 15/09/2020, Sebastien Strangio, nhà báo chuyên về Đông Nam Á của trang mạng này, nhận định về kết quả phiên xử vụ Đồng Tâm : "Sau khi tỏ dấu hiệu khoan dung, chính quyền Việt Nam đã dùng vụ xử Đồng Tâm để bắn một tín hiệu cứng rắn".

Tác giả bài viết nhắc lại là trong suốt 3 năm, dân làng Đồng Tâm đã chống lại ý định của chính quyền xây một sân bay quân sự, khẳng định rằng 47 hectare đất canh tác của họ đã bị chính quyền địa phương trưng thu trái phép để giao cho Viettel, một tập đoàn do quân đội Việt Nam quản lý.

Sebastien Strangio cho rằng vụ Đồng Tâm phản ánh những căng thẳng ngày càng tăng chung quanh vấn đề đất đai ở Việt Nam. Tác giả bài viết trích lời giáo sư Carl Thayer nhận định vụ tấn công vào Đồng Tâm và vụ xử là "đỉnh điểm của 40 năm vấn đề đất đai ở Việt Nam". 

Sebastien Strangio nhận định các bản án trong phiên xử vụ Đồng Tâm cũng cho thấy là Đảng cộng sản Việt Nam nhất quyết diệt trừ mọi mầm mống bất ổn ở nông thôn. Trước khi bắt đầu phiên xử, Ban Tuyên giáo Trung ương đã gởi văn bản chỉ đạo đến toàn bộ báo chí nhà nước, yêu cầu họ mô tả 29 bị cáo là "những kẻ tấn công đầu tiên" và tố cáo ông Lê Đình Kình là một "đảng viên thoái hóa". Trong một tuyên bố gần đây, chánh văn phòng bộ Công An Tô Ân Xô còn gọi ông Lê Đình Kình là "địa chủ, cường hào mới".

Sebastien Strangio kết luận : "Các tranh chấp đất đai ngày càng tăng là một thách thức đặc biệt gay go đối với Đảng cộng sản Việt Nam, vốn đã dựa rất nhiều vào sự yểm trợ của những người nông dân để giành được chính quyền. Trì hoãn việc cải tổ sâu rộng hệ thống quản lý đất đai phức tạp của Việt Nam có thể sẽ lại càng gây thêm quan ngại và tuyệt vọng : sự kháng cự kiên quyết mà trước đây Đảng cộng sản dựa vào nay đã quay ra chống lại đảng".

Thất bại của dân chủ cơ sở

Sebastien Strangio cũng trích lại một bài viết của ông Lê Toàn, Đại học Monash, Úc, đăng trên trang EastAsiaForum ngày 10/04/2020, với tựa đề : "Đồng Tâm cho thấy luật đất đai của Việt Nam là bất công và nền dân chủ cơ sở đã thất bại". Trong bài này, ông Lê Toàn viết : "Tuy vụ việc rất phức tạp, nhưng về căn bản có ba vấn đề. Thứ nhất, đây là một vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất. Chính quyền lập luận rằng dân làng chiếm dụng trái phép đất của nhà nước, nhưng dân làng khẳng định đó là đất của họ. Thứ hai đó là một sự tranh cãi về việc chính phủ trưng thư đất có đúng đắn và hợp đạo lý hay không. Chính quyền khẳng định họ trưng thu đất này vào mục đích công để xây dựng sân bay quân sự, nhưng dân làng không tin điều đó. Thứ ba, vụ này cho thấy hạn chế của nền dân chủ cơ sở ở Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp giữa nhà nước với xã hội".

Tác giả bài viết nhắc lại rằng Luật Đất Đai năm 1993 trao cho các cá nhân quyền sử dụng đất, nhưng cũng cho phép nhà nước trưng thu đất nhằm mục đích công ích. Nhưng sau đó quyền trưng thu này được mở rộng thành những khái niệm mơ hồ "nhằm mục đích phát triển kinh tế" và "nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội". Hậu quả là có ngày càng nhiều bất đồng về tiền đền bù dẫn đến các tranh chấp kéo dài.

Ông Lê Toàn ghi nhận nhiều người dân ở Việt Nam vẫn tin rằng họ có quyền gần như là sở hữu đất và quyền này phải được bảo vệ khi nhà nước trưng thu đất đai vào mục đích công. Ông viết : "Mặc dù người dân bình thường không chống việc chính quyền trưng thu đất đai vào mục đích công, nhưng trong quá khứ, nhiều quan chức chính quyền đã lạm dụng quyền này, nên người dân không còn tin vào chính quyền". Theo tác giả bài viết, muốn khôi phục lòng tin đó thì phải xóa bỏ quyền trưng thu đất đai nhằm các mục đích "kinh tế xã hội" để phản ánh sâu sát hơn nguyện vọng của người dân về một hệ thống quản lý đất đai công bằng. Điều này đòi hỏi một môi trường thể chế mà trong đó có một sự thảo luận thật sự, tức là quyền lợi của người dân được xem xét thấu đáo và được đánh giá bởi những người phân xử độc lập.

Trong bài nhận định đề ngày 10/09/2020 đăng trên trang Twitter cá nhân, giáo sư Carl Thayer dự báo là vụ Đồng Tâm sẽ dẫn đến việc theo dõi và giám sát từ trên xuống chặt chẽ hơn khi các cuộc biểu tình về đất đai lần đầu tiên nổ ra. Vụ Đồng Tâm cũng sẽ buộc chính quyền phải xem xét lại các thủ tục tiến hành và chiến thuật sử dụng vũ lực của công an và nhân viên an ninh. Ngoài ra, Đảng cũng sẽ cần xem xét lại chiến lược thông tin và truyền thông của họ. Những người biểu tình vì đất đai đã được mô tả trên các phương tiện truyền thông là "những kẻ bạo loạn và khủng bố". Những người Việt Nam thạo tin đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường là do các chính quyền địa phương gây ra vì lợi ích tài chính của họ. Theo giáo sư Carl Thayer, trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì hành động của họ, những người có hiểu biết ở Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi về tính xác thực của thông tin trên các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 21/09/2020

*********************

Đồng Tâm : Liên Hiệp Châu Âu phản đối Việt Nam về hai bản án tử hình

Thanh Phương, RFI, 19/09/2020

Trong một thông cáo đưa ra tại Bruxelles hôm qua, 18/09/2020, phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu Nabila Massrali phản đối việc tòa tuyên bố tử hình hai người trong phiên xử vụ Đồng Tâm.

dongtam2

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm nghe phán quyết của Tòa Án Nhân Dân Hà Nội ngày 14/09/2020  via Reuters - Doan Tan/VNA

Hôm 14/09 vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, vì hai người này bị cáo buộc đã gây ra cái chết của 3 công an trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào xã Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/01/2020. Lê Đình Công và Lê Đình Chức là hai con trai của ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm khiếu kiện đất đai, bị bắn chết trong cuộc tấn công.

Tổng cộng 29 dân làng đã bị đưa ra xét xử. Ngoài 2 người bị tuyên án tử hình, 4 bị cáo khác cũng đã bị tuyên án nặng nề về tội "Giết người", trong đó có Lê Đình Doanh (cháu nội cụ Lê Đình Kình) lãnh án tù chung thân. 23 bị cáo còn lại bị tuyên án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội "Chống người thi hành công vụ".

Trong thông cáo, được dịch sang tiếng Việt và đăng lại trên trang mạng của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, phát ngôn viên Nabila Massrali cho biết Liên Hiệp Châu Âu "phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người".

Phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định : "Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. Liên Hiệp Châu Âu hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ".

Bản thông cáo của phát ngôn viên Liên Hiệp Châu Âu còn lưu ý rằng các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa "làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này". Bản thông cáo nhắc lại là Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 19/09/2020

***********************

Những bình phong che tội ác

Cánh Cò, RFA, 18/09/2020

Vụ án 29 người dân Đồng Tâm tuy đã kết thúc nhưng hậu chấn của nó vẫn còn làm người dân tiếp tục bất tín với hệ thống tòa án của Việt Nam. Mạng xã hội vẫn tiếp tục đưa những bình luận về bản án sau khi EU và các tổ chức nhân quyền thế giới chính thức chống lại hành vi xét xử thiếu công bằng của vụ án đã tiếp sức cho nỗ lực muốn tố cáo vụ án trước cộng đồng quốc tế của nhiều tồ chức trong cũng như ngoài nước.

dongtam3

Để chống đỡ, chính quyền ngay lập tức cho cỗ máy thông tin của Đảng hoạt động. Các tờ báo hết sức che chắn cho bản án với nhiều ý kiến giả tạo của người dân khi họ đồng tình trước hai án tử hình và một chung thân cho con cháu ông Lê Đình Kình. Ngay cả sử dụng tiếng nói của hai nhân vật Việt kiều có bằng cấp luật sư cũng được tờ Quân Đội Nhân dân khai thác. Trong bài viết có tựa : "Quốc tế hóa" vụ việc Đồng Tâm - một âm mưu gian trá, vô lương tâm" tờ báo đã trích lời ông LS Hoàng Duy Hùng, cư ngụ tại Houston Texas vốn ai ở Mỹ cũng đều biết là một tay gian hùng chính trị, trước đây chống cộng triệt để nay trở mặt chống lại bất cứ ý kiến nào phản đối nhà nước Việt Nam. Ông Hùng nhai lại câu nói của Thiếu tướng Tô Ân Xô và cho rằng : "Cách làm của ông Kình là vô luật pháp, ông này tự biến mình thành cường hào, địa chủ, lãnh chúa trong Đồng Tâm".

Một ông nữa ở Đức, tuyên bố là nhiều năm làm việc trong hệ thống tòa án Đức và trong vai trò là một luật gia ông Hồ Ngọc Thắng được tờ báo QĐND trích lời : "Tôi cũng cực lực lên án những kẻ lợi dụng làm phức tạp sự việc Đồng Tâm để vu khống, xuyên tạc Đảng, Nhà nước. Họ gọi đó là "vụ thảm sát Đồng Tâm", "chỉ có kẻ thù mới cho quân nổ súng vào dân"… Đặt vấn đề kiểu mập mờ như vậy là không ổn. Hoạt động của ông Kình và đồng bọn không phải là 'bất bạo động' mà là khủng bố".

Chừng như muốn phụ họa với hai con két này một đàn két khác mang tấm bằng luật sự trên ngực lại phấn khởi đưa ra những ý kiến hoàn toàn trái ngược lại với những quy tắc tòa án mà họ học được ở trường.

Họ là Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hồng Toán nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Tây Hồ. Luật sư Nguyễn Trung Tiệp, Luật sư Hà Huy Từ, Luật sư Trương Quốc Hòe, Luật sư Bùi Thị Mai, Luật sư Nguyễn Huy Long, Luật sư Hoàng Văn Hướng…

Lập luận của họ về vụ án gần như giống nhau khi khẳng định : "về bản án mà nói, mang tính nghiêm khắc nhưng mà bảo đảm tính pháp chế, đồng thời mang tính nhân văn, khách quan, mang yếu tố pháp luật khoan hồng. Việc chuyển đổi tội danh giảm án cho 19 bị cáo thể hiện sự nhân văn tạo cơ hội làm lại cho các bị cáo. Phiên tòa cũng đảm bảo việc tranh tụng giữa các bên. Các mức án tòa đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Đề nghị truy tố của Viện kiểm sát đúng người đúng tội và mang tính nhân văn sâu sắc. Việc xét xử vụ án diễn ra theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, một phiên tòa công minh, nghiêm khắc, đồng thời đảm bảo tính nhân văn và khoan hồng. Các bị cáo đều bày tỏ ăn năn, hối lỗi đồng thời xin lỗi gia đình bị hại. Riêng với cái vụ việc ở Đồng Tâm đây thì những người thực thi công vụ có thể nổ súng".

Nhà văn Phạm Thị Hoài khi đưa lại thông tin này chỉ thở dài và buông một câu : "Không ý kiến".

Đúng là không thể có ý kiến hay tranh luận gì với một đàn két, mặc dù khoác áo luật sư nhưng tư tưởng chỉ mang một loại đồng phục và hoàn toàn không biết hai chữ công lý là gì.

Trong khi 13 luật sư biện hộ không công cho 29 nạn nhân Đồng Tâm ngày đêm vắt óc, bỏ công tiếp xúc với các "bị can" cho tới khi phiên tòa mở ra chính họ là những người đem thông tin bên trong cũng như phía sau phiên xử cho người dân cả nước theo dõi trên mạng xã hội. Việc làm của họ giúp người dân được biết những câu chuyện mà chỉ tòa án Việt Nam mới có. 13 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của bị can tuy biết rất rõ là nỗ lực của họ trước sau cũng thất bại vì bản án đã được chỉ đạo nhưng họ không màng tới, cái chính yếu khi họ nhận lời làm việc cho các nạn nhân là thông tin những sai trái của cơ quan điều tra và của tòa án trước bản án này.

Mạng xã hội có lẽ là nguồn lực mạnh mẽ nhất giúp cho người dân thấy được tính chất đen tối của vụ án. Mới đây nhất là bức thư của Tiến sĩ Tô Văn Trường, một trí thức luôn lên tiếng một cách cẩn trọng trước các hành vi sai trái của chính quyền từ trung ương tới địa phương. Tiến sĩ Trường tuy gửi cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng nội dung chừng như soi sáng cho các thế lực đen tối muốn che chắn tội ác của vụ án như những bình phong mang tên truyền thông và luật sư.

Tiến sĩ Tô Văn Trường yêu cầu làm rõ "Về tính hợp pháp của cuộc trấn áp : Căn cứ vào đâu ? Tại sao trả lời của Bộ Công an thay đổi lý do đến 3 lần ? (lần đầu là bảo vệ mục tiêu xây dựng hàng rào đất sân bay Miếu Môn cách làng Hoành 3 km ; lần 2 nói là đi tuần tra bị tấn công ; lần 3 là bảo vệ chốt …

- Rất nhiều ý kiến cho rằng việc 3 chiến sĩ cùng rơi xuống giếng trời là vô lý ; việc đổ xăng vào hố để đốt 3 chiến sĩ càng không thuyết phục được dư luận.

- Việc hành quyết cụ Kình tại nhà riêng, sau đó mổ xác chính là điểm bức xúc cao độ của dư luận trong và ngoài nước, rất nhạy cảm trong thời điểm hiện nay.

- Phiên tòa cần thực hiện tranh tụng thật sự, bảo đảm dân chủ. Cần thực hiện đúng các nguyên tắc xét xử "suy đoán vô tội", "trọng chứng hơn trọng cung". Tuyệt đối không được dùng nhục hình để ép cung".

Đây là những nguyên tắc mà một luật sư có kiến thức và lương tâm phải nắm rõ khi quan sát vụ án. Những chuẩn mực về tiến trình, bằng chứng, kết quả điều tra, ép cung, bức cung đã lộ rõ như ban ngày tại tòa nhưng những luật sư bênh vực cho tòa án hoàn toàn không nhìn thấy bởi họ đang làm một công tác khác sau khi vụ xử kết thúc : Che chắn cho tội ác bằng tấm bằng luật sư của chính mình.

VTV cũng phát hành bản tin về vụ án trong đó ca ngợi hai án từ hình và 1 án chung thân là "nhân văn và hợp tình hợp lý". Nhà báo Châu Đoàn viết trên trang facebook của mình :

"Một vụ án 2 án tử hình, với 29 bị cáo mà vội vàng gói trong 3 ngày, bỏ qua yêu cầu về thực nghiệm hiện trường, hạn chế việc tiếp xúc với bị can tới tối đa, chứng cớ đưa ra thì mập mờ, vô lý. Một bản án đầy tính áp đặt của độc tài vậy mà truyền hình đưa tin là "nhân văn". Đấy là kiểu nhân văn của sói đàn. Một sự nhân văn mồm mép bọc ngoài sự man rợ"..

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 18/09/2020 (canhco's blog)

**********************

Đi đến cùng con đường tội ác và những hệ quả của vụ Đồng Tâm

Nguyễn Vũ Bình, RFA, 17/09/2020

Vụ án Đồng Tâm đã khép lại phiên tòa sơ thẩm với với hai án tử hình dành cho hai con trai cụ Lê Đình Kình, một án chung thân cho cháu nội của Cụ, anh Lê Đình Doanh cùng một số người dân với mức án thấp hơn. Toàn bộ những diễn biến từ khi sự việc bắt đầu đến khi kết thúc phiên sơ thẩm đã phơi bày tất cả bản chất của đảng, của nhà cầm quyền Việt Nam trước dư luận trong và ngoài nước.

dongtam4

Có một chi tiết quan trọng khởi nguồn vụ án, khởi nguồn vụ việc tranh chấp đất đai ít được nhắc tới, và ít người hiểu rõ ngọn nguồn. Đó là việc nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã nhập nhèm đánh lận thông tin, về việc 59 hec ta đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh của thôn Hoành, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng. Trong khi đó, đất quốc phòng là 47,36 héc ta xã Đồng Tâm đã hiến cho nhà nước, cho quân đội để xây dựng sân bay Miếu Môn. Số đất xã Đồng Tâm hiến cho việc xây sân bay Miếu Môn hiện nay Lữ đoàn Phòng không-Không quân 28 vẫn đang quản lý, và hoàn toàn không có tranh chấp gì. Còn số đất 59 héc ta ở cánh đồng Sênh bên cạnh là đất nông nghiệp, người dân Đồng Tâm vẫn đang canh tác, sử dụng và quản lý bình thường. Khi thành phố Hà Nội chiếm đoạt để giao cho công ty Viettel thì cụ Lê Đình Kình và người dân xã Đồng Tâm phản đối, không cho cướp đất. Cụ Lê Đình Kình là cựu cán bộ xã Đồng Tâm, đảm nhiệm những chức vụ từ trưởng công an xã, rồi chủ tịch, bí thư xã Đồng Tâm nên hiểu rõ ngọn ngành từng tấc đất của xã. Cụ Lê Đình Kình đã từng phát biểu, nếu quý vị đưa được bằng chứng, chứng cứ về 59 héc ta đất ở cánh đồng Sênh là đất quốc phòng, Cụ và người dân Đồng Tâm sẵn sàng giao nộp 59 héc ta đất cánh đồng Sênh trong vòng vài ba giờ đồng hồ. Như vậy, việc chiếm đoạt 59 héc ta đất cánh đồng Sênh của người dân Đồng Tâm là phi pháp, vô đạo. Người dân Đồng Tâm chỉ bảo vệ mảnh đất của cha ông cho bản thân và con cháu cuối cùng đã có những kết cục vô cùng bi thảm ! ! !

Từ khởi nguồn cực kỳ vô pháp, vô đạo của nhà cầm quyền Hà Nội, gặp phải những người dân kiên cường giữ đất, đã xảy ra tất cả những diễn biến mà chúng ta chứng kiến. Trước phiên tòa Sơ thẩm, những tưởng nhà cầm quyền Việt Nam đã biết tiếp thu những lời khuyên, can ngăn của rất nhiều lực lượng, thành phần và tầng lớp trong xã hội để dừng tay trước tội ác đã quá khủng khiếp. Nhưng cuối cùng, họ vẫn đi đến cùng con đường tội ác, tuyên hai bản án tử hình, một bản án chung thân cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Nhiều người đã nói rằng, đó gần như việc tru di tam tộc mà đảng cộng sản dành cho đảng viên 58 năm tuổi đảng Lê Đình Kình.

Vụ án này có tác động như thế nào đến người dân và xã hội Việt Nam ?

Trước hết, đó là sự căm phẫn của người dân Đồng Tâm, của những người dân oan, của lực lượng phản biện xã hội đang ngày càng lan rộng. Những người dân thuộc các thành phần này đều biết rõ sự thật của vụ việc, vụ án. Việc thông tin sự thật, lên án nhà cầm quyền thông qua những sự lừa dối, khủng bố và kết án người dân Đồng Tâm hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện truyền thông rộng mở, hệ thống mạng xã hội, Youtube… sẽ làm cho nhà cầm quyền không còn lừa bịp được người dân nữa.

Một số lượng lớn người dân mất lòng tin vào đảng, vào nhà cầm quyền nhưng do quá khứ của bản thân, do nỗi đau phủ định bản thân khi biết bản chất chế độ nên vẫn còn níu giữ niềm tin đã bị giáng một đòn nặng nề, một phát súng ân huệ cuối cùng đảng dành cho họ. Tất cả đã rõ ràng, chỉ còn lại sự trống rỗng trong lòng. Những người có can đảm sẽ hòa cùng lực lượng phản biện, số còn lại sẽ gậm nhấm nỗi đau trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời.

Đáng nói nhất là những kẻ trong hệ thống đảng và nhà nước hiện nay. Lý tưởng hoàn toàn không còn, tiếp xúc và thực thi với những sai trái, bất công đang diễn ra hàng ngày hàng giờ không thể không đặt ra những câu hỏi và suy nghĩ. Tuy nhiên, đối với nhiều việc, sự thật phải trái trắng đen không rõ ràng, họ còn chút an ủi để làm các công việc mà họ biết chỉ để duy trì sự tồn tại của bản thân và gia đình, không mục đích, không lý tưởng. Nhưng khi những sự việc quá phi pháp, vô đạo như vụ Đồng Tâm diễn ra, họ tìm hiểu và biết những sự thật (những sự thật hoàn toàn đơn giản không hề khó hiểu : đang đêm dẫn 3000 quân tấn công vào dân thường, giết cụ già đã bị đánh què 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng ; bắt giam 29 người, đánh đập bức cung ; xử án chết người bỏ qua nguyên tắc thực nghiệm hiện trường ; tuyên án tử hình 2 con trai và cháu nội ông Lê Đình Kình…vv) thì họ sẽ nhận ra sự bẽ bàng, vô nghĩa, thậm chí phạm tội với những công việc họ đang làm. Sẽ có sự rã đám trong đội ngũ công quyền hiện nay.

Tựu trung lại, vụ án Đồng Tâm có lẽ là cột mốc quan trọng nhất để người dân nhận thức rõ, hiện nay có hai tầng lớp thống trị và bị trị đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Tầng lớp thống trị sẽ dùng mọi lực lượng, mọi thủ đoạn để khẳng định, trục lợi và duy trì quyền lực, quyền lợi của mình. Tầng lớp bị trị cũng sẽ nhận thức rõ hơn vị thế của mình, nhận thức rõ hơn bản chất của đảng và nhà nước, để từ đó hoặc chấp nhận thân phận bị trị, hoặc vùng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.

Hà Nội, ngày 17/9/2020

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 18/09/2020 (nguyenvubinh's blog)

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Cánh Cò, Nguyễn Vũ Bình
Published in Diễn đàn

Phú Trọng hết thời ?

Người Buôn Gió, 17/09/2020

Thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đã có những dấu hiệu đi xuống. Những nguyên nhân khiến cho ông Trọng mới ở đỉnh cao rực rỡ từ mấy năm trước, nay thành cái bóng như sau.

npt1

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quá già yếu để có thể đứng tiếp khách tại Phủ Chủ tịch - Ảnh chụp ngày 28/10/2019

1. Bệnh tình khiến ông không thể đi lại được, mặc dù cả hai vị trí trong tứ trụ, nhưng ông họa hoằn lắm mới đủ sức đi loanh quanh trong khu vực Hà Nội. Từ khi tiếp nhận Chủ tịch nước, ông chưa có một lần nào chủ trì một buổi lễ tầm quốc gia.

2. Tuổi tác ông quá cao so với điều lệ, ông đã lạm dụng quyền lực để vượt lên điều lệ, tự đặt chọn mình là người đặc biệt làm thêm nhiệm kỳ, nay tuổi cao, sức yếu, ông khó lấy thêm lý do nào để làm nhiệm kỳ nữa.

3. Ông Trọng cầm ngọn cờ diệt tham nhũng để thể hiện lý do cho việc ở lại. Nhưng "tham nhũng" bị ông diệt là những tên "vô chủ". Số "tham nhũng" đang tồn tại đều có chủ. Chủ của chúng là các đương kim ủy viên Bộ Chính trị hay cựu ủy viên Bộ Chính trị có ảnh hưởng. Nếu ông Trọng còn tiếp ghế, có lẽ chẳng có những vụ xử tham nhũng nào lớn xảy ra nữa. Nhưng nếu ông Trọng về, có thể cuộc chiến chống "tham nhũng" sẽ diễn ra gay gắt hơn, ví dụ như ông Phúc nắm quyền, ông sẽ diệt những sân sau của Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng.

4. Ông Trọng làm cản trở quan hệ ngoại giao bởi sự bảo thủ , trì trệ, kém năng động trong đối ngoại. Ngoài việc hô hào chống tham nhũng, đe dọa người này, lăng mạ người khác. Nhìn lại quá trình khóa vừa qua, ông Trọng không có dấu ấn gì trong phát triển kinh tế, đối ngoại.

Đáng chú ý là những vụ bắt bớ những quan chức cao cấp trước kia, mọi danh tiếng đều đổ về ông Trọng. Nhưng gần đây vụ bắt Nguyễn Đức Chung, không thấy báo chí đề cao sự chỉ đạo, quyết tâm từ ông Trọng nữa. 

Một sự hạ bệ hay bỏ quên Nguyễn Phú Trọng đang diễn ra trên truyền thông.

Nhìn vụ bắt Nguyễn Đức Chung, mới thấy được quyền lực sinh sát đã về tay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi Phúc được ủng hộ của Tô Lâm và phái Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An. Phúc đã biết thời cơ để vất cái áo khoác nịnh bợ Cụ Trọng bấy lâu, để tự mình trở thành nhân vật số một của chính trường Việt Nam. Điều nay là tất nhiên, ở vị trí của mình, nếu Phúc không nằm vị trí số 1, để vào tay người khác là điều tối kỵ trong quan trường. 

Vụ bắt Nguyễn Đức Chung, Phúc và Bộ Công an đã chơi một cách táo bạo và quyết liệt, không cần phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ Đạo 110, Ban bí thư, Bộ Chính trị...vì phe Phúc biết nếu chờ những nơi này quyết định, khó lòng mà bắt được Nguyễn Đức Chung vì chứng cứ trình để bắt một ủy viên trung ương hạt giống nắm giữ vị trí quan trọng phải thật thuyết phục.

Thế nên Phúc và Bộ Công an bắt lái xe, trợ lý của Chung rất bất ngờ. Những nhân vật này không thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban bí thư. Nên việc bắt giữ họ dễ dàng mà các cơ quan kia không thể nào can thiệp. Rồi bất ngờ tiếp theo là bắt Nguyễn Đức Chung, trên cơ sở những lời khai của những người kia. Mọi việc đã rồi, Ban bí thư, Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo 110 không thể làm gì khác được, ngậm đắng mà đồng ý để cho Phúc và Bộ Công an vượt mặt mình. Nếu việc đã thế rồi, chấp nhận đồng tình coi việc bắt Chung Con là chủ trương của đảng còn giữ được thể diện, ăn ké theo chút tiếng tăm. Còn nếu phản đối ra mặt, thì một là tan đảng, hai là phe Phúc và Bộ Công an có lý do làm cuộc thay đổi để nắm trọn quyền lực.

Việc Chu Ngọc Anh Bộ trưởng Khoa học và công nghệ được phe Phúc giới thiệu làm chủ tịch Ủy ban Thành phố Hà Nội với Bộ Chính trị, Ban bí thư còn đang dùng dằng. Phe Phúc quyết đoán đưa Chu Ngọc Anh ra Quốc hội miễn nhiệm chức bộ trưởng Khoa học và công nghệ.

Phê chuẩn miễn nhiệm để Chu Ngọc Anh đi đâu, làm gì ?

Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, năm nay 55 tuổi. Là ủy viên ban chấp hành trung ương, từng là phó bí thư rồi chủ tịch Phú Thọ trước khi nắm bộ trưởng Khoa học và công nghệ.

Chu Ngọc Anh quá thích hợp cho cái ghế chủ tịch Hà Nội mà Chung Con để lại, ứng cử nào đưa ra mà thuyết phục hơn Anh cho cái ghế Chủ tịch Hà Nội, khi mà báo chí bắt đầu đánh tiếng Hà Nội cần phát triển bằng khoa học và công nghệ.

Bắt Chung Con không cần đến ý kiến của Bộ Chính trị, Ban bí thư tức không cần thông qua cơ quan cao nhất của Đảng. Đưa một người về nắm giữ chủ tịch thủ đô cũng không cần thông qua cơ quan cao nhất của đảng. Phe Phúc chơi một trò rất độc là quyết đoán làm ngay, đưa việc vào sự đã rồi.

Phải đánh giá được tình thế, thực lực mới làm được điều đó.

Nhưng việc miễn nhiệm một người đang trong độ tuổi, không phải lý do kỷ luật thì phải có lý do gì khác như thuyên chuyển. Chẳng hạn như việc thuyên chuyển Vương Đình Huệ về làm bí thư Hà Nội, đến nửa năm sau mới miễn nhiệm chức phó thủ tướng. Còn quốc hội miễn nhiệm Chu Ngọc Anh thì phải biết ông này được sắp xếp đi đâu ?

Tuy nhiên quốc hội do bà Ngân giờ cũng theo cánh ông Phúc và Bộ Công an, việc đồng ý miễn nhiệm Chu Ngọc Anh có thể xảy ra. Để không bị mất mặt thì ngay bây giờ Bộ Chính trị, Ban bí thư tức ông Trọng và Vượng phải đồng ý cho Anh về Hà Nội... Nếu đợi quốc hội miễn nhiệm và thủ tướng sắp xếp cho Chu Ngọc Anh về Hà Nội thì Bộ Chính trị, Ban bí thư chỉ là bù nhìn.

Trước ý kiến của chủ nhiệm văn phòng chính phủ đề xuất đợt tới quốc hội thêm mục miễn nhiệm cho Chu Ngọc Anh. Bà Tòng Thị Phóng, ủy viên Bộ Chính trị, đàn em ruột của Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng phản đối trò mèo này của phe Nguyễn Xuân Phúc. Bà Phóng ý kiến chỉ bàn việc bãi nhiệm của những đại biểu vi phạm, còn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm phải bàn sau, không thể làm một lúc cả miễn nhiệm và bổ nhiệm cùng thời điểm, cái này còn phụ thuộc vào sự bố trí của trung ương (tức Bộ Chính trị, Ban bí thư).

Liệu ý kiến của bà Phóng có cản được mưu đồ đưa Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch Hà Nội của phe Nguyễn Xuân Phúc ?

Rất khó, bởi phía quốc hội do bà Ngân làm chủ, đã sai Nguyễn Hạnh Phúc sắp xếp việc bãi nhiệm đại biểu đảo Sip Phạm Phú Quốc cùng với việc miễn nhiệm cho Chu Ngọc Anh vào ký họp quốc hội tới đây.

Ngày tàn của Nguyễn Phú Trọng đang đến, những địa phương, những cánh quân ở ngoài kinh thành đã không còn nghe lệnh của ông ta. Như một tên vua đang cảm thấy quyền lực kiểm soát đang dần thoát khỏi tay mình. Nhìn vào cuộc dâng hương Hồ Chí Minh nhân quốc khánh mới đây, tháp tùng Nguyễn Phú Trọng không có nổi một đương kim ủy viên Bộ Chính trị hay cựu ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, cùng ngày, cùng lúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn một đoàn hùng hậu vào lăng dâng hương Hồ Chí Minh có Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng.

Trọng là người rất nhiều mưu trong việc tranh giành, kiểm soát quyền lực. Nhưng điểm yếu của ông ta là dùng những kẻ nhiều mưu như ông làm công cụ làm những việc đó !

Nếu không có ngón võ cuối cùng như sư phụ mèo dạy hổ là trèo lên cây, thì chỉ vài tháng nữa, ánh trăng rằm làng Lại Đà sẽ tắt lịm bởi hào quang xứ Quảng.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 17/09/2020

*************************

Nỗi đau để lại

Người Buôn Gió, 14/09/2020

Vụ án Đồng Tâm tạo nên bao cảm xúc đau thương, căm phẫn từ cả hai bên. Chưa bao giờ có một vụ án mà cảm xúc của dân chúng phân làm hai thái cực như vậy. Đây là một điều bất hạnh của dân tộc, nó sẽ còn ám ảnh dân tộc Việt Nam trong nhiều thế hệ nữa, một bài học đau đớn, một khoảnh khắc đen tối, một vết thương sâu hoắm chém vào lòng dân tộc Việt này. Nó sẽ nhức nhối cả trăm năm nữa.

npt2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thử súng B40 - Ảnh minh họa

Nếu bạn là một nhà văn, một nhà báo, một nhà lịch sử, văn hóa hay xã hội học. Ngày hôm nay bạn không thể hiện điều gì trước những gì xảy ra ở Đồng Tâm. Bạn sẽ chẳng là gì cả, con cháu bạn sau này khi xem lại vụ án Đồng Tâm, nó sẽ hỏi bạn có thể hiện gì khi đó ?

Con của bạn sẽ nói dối với cháu nội của bạn rằng - lúc đó ông nội, bà nội, ông ngoại... đang công tác, du lịch, làm ăn ở đâu đó, không biết gì ?

Vì bạn mà con bạn nói dối cháu nội của bạn, để tránh cho bạn tiếng hèn nhát của kẻ sĩ thời cộng sản cai trị. Thế cũng nhục, nhưng nhục thế còn đỡ hơn nếu bạn là người viết không khách quan, viết để phục vụ cái sai trái của kẻ cầm quyền gây ra.

Tôi không phải là người viết chuyên nghiệp, trời cho tôi một đam mê là viết, có thể ngôn từ, cấu trúc, ý tứ của tôi thể hiện không được chuốt chải như người khác. Viết hôm nay, chỉ đơn giản sau này cháu nội tôi có khi nào đó, tìm hiểu cội nguồn, gặp vụ án Đồng Tâm, cháu tôi thấy ông nội nó ngày đó đã thể hiện quan điểm gì.

Bài này tôi viết về những liệt sĩ, gia đình những liệt sĩ đã hy sinh ở Đồng Tâm ( đặt giả thiết họ chết thật).

Thiên hạ nghĩ gì về những hy sinh anh hùng, lịch sử đánh giá thế nào về những anh hùng lực lượng vũ trang. Đầu tiên là những anh hùng hy sinh bảo vệ tổ quốc, chống sự xâm lăng của kẻ thù từ nước khác đến. Sau nữa là những anh hùng dũng cảm trước những tên tội phạm nguy hiểm giết người, cướp của...rồi kế đến là những anh hùng hy sinh để cứu tính mạng đồng đội, người dân trong thiên tai, trong tai nạn.

Có thứ anh hùng nào trong đoàn quân mấy nghìn lính tinh nhuệ, trang bị tận răng, có kế hoạch bài bản xông vào một ngôi làng trên chính đất nước của mình, xả súng tấn công người dân, rồi 3 người lính bị dân hạ chết thảm thương, thành anh hùng không ?

Anh hùng lấy ít chọi nhiều, anh hùng trong khoảnh khắc gian nan vượt lên hoàn cảnh, một cách phi thường thế mới gọi là anh hùng.

Anh hùng mấy nghìn quân, trang bị, kế hoạch chiến đấu chuẩn bị kỹ từ những chỉ huy mang hàm giáo sư, tiến sĩ đi tấn công những người nông dân toàn ông già, phụ nữ rồi bất cẩn chết mà thành anh hùng. Như thế hỏi có thấy xứng đáng cái danh hiệu đó không ?

29 người nông dân bao gồm cả ông già lẫn phụ nữ bị bắt bởi ít nhất 3 nghìn lính chiến chuyên nghiệp. Một chọi một trăm, bên súng tiểu liên, bên dạo gậy thô sơ. Nếu có thật trận giao tranh như thế, khách quan mà nói, những ai là anh hùng ?

Những thân nhân của gia đình ba người sĩ quan chết ở Đồng Tâm kia, họ sẽ tự hào với nhân dân cái chết của thân nhân họ được bao nhiêu lâu ?

Người ta nói có vẻ xót xa nhưng pha lẫn tự hào, rằng người thân của họ hy sinh ở Lào Cai, Lạng Sơn năm 79, hy sinh ở biên giới Tây Nam...người nghe sẽ ngậm ngùi đồng cảm.

Nhưng nếu kể người thân của tôi hy sinh anh dũng ở Đồng Tâm, địa danh cách thủ đô Hà Nội vài chục cây số vào thời ổn định, hòa bình. Chắc chắn người nghe sẽ ớ người hỏi.

- Ơ, ông, anh, bác ấy hy sinh như thế nào ? Đánh nhau với ai ? Đánh thế nào mà được phong anh hùng ?

Bạn sẽ trả lời là.

- Có một đám khủng bố, một đám nổi dậy, một đám định lật đổ chế độ…

Người ta sẽ hỏi đám đấy là ai, chúng như thế nào... chắc chắn sẽ là thế, vì danh xưng anh hùng và cụm từ khủng bố kích thích trí tò mò của người đời lắm, chả thế mà phim hành động Mỹ luôn được đón xem.

Bạn càng tô vẽ kẻ địch thêm bao nhiêu càng khiến người ta tò mò bấy nhiêu, rồi họ sẽ ngạc nhiên và đi tìm hiểu. Nếu họ hỏi những người xung quanh để biết thêm, tỉ lệ may mắn cho bạn chỉ có 10% là nhiều, đó là họ hỏi bọn tổ trưởng dân phố, bọn bí thư khu phố, bọn đoàn viên. Còn 90% họ gặp phải những người dân thường, những người ấy sẽ trả lời ráo hoảnh.

- Ôi giời, khủng bố, lật đổ mẹ gì đâu. Có mấy người nông dân bị chính quyền cướp đất để làm đất thương mại, giả danh nghĩa đất quốc phòng để cướp, dân người ta không chịu, đưa mấy nghìn quân vào trấn áp, thế là ngã xuống hố chết. Chuyện thực sự có thế thôi.

Thưa các bạn ở cả hai luồng dư luận trong vụ Đồng Tâm, có bạn nào chú ý đến nỗi đau của thân nhân những người sĩ quan đã chết tại Đồng Tâm không ?

Nếu bạn chú ý đến, các bạn sẽ thấy chính họ cũng đau đớn, uất hận muôn vàn. Cái danh anh hùng được chủ tịch nước truy tặng cho thân nhân của họ, nó chính là dấu vết để người đời thắc mắc về cái chết của thân nhân họ nhiều hơn.

Thà không có cái danh hiệu ấy, chỉ đơn giản hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Phong tặng liệt sĩ là xong.

Chứ phong anh hùng chuyện thành to lắm, chuyện ấy kéo dài cả mấy đời người ta còn nhắc đến.

Mà dân ta thích nghe chuyện anh hùng, có việc gì họ lại muốn nghe một cách hào hứng. Liệu thân nhân ba chiến sĩ chết ở Đồng Tâm kia họ có hào hùng được, khi kể về cái chết của thân nhân họ không ?

Việc phong anh hùng của chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng theo đề xuất của bộ trưởng Tô Lâm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đầy vội vã là nhằm mục đích che dấu những sai phạm của những kẻ lãnh đạo cao cấp , những kẻ ngu dốt về chiến lược, chiến thuật, những kẻ độc tôn. Chúng lấy danh hiệu anh hùng để bịt miệng mọi thắc mắc về cuộc đàn áp đầy ngu xuẩn do chúng chỉ đạo.

Hành động phong anh hùng cho những sĩ quan bị chết ở Đồng Tâm của Bộ Chính trị Việt Nam sẽ không làm giảm nỗi đau cho thân nhân những người sĩ quan bị chết. Trái lại nó là một thứ xiềng xích, một vết đau nhức nhối không bao giờ lành trong lòng thân nhân của người đã chết.

Rồi sau này những thân nhân người đã chết ấy, họ có lẽ chẳng mang cái danh hiệu anh hùng ấy ra làm gì, vì càng mang ra người ta càng hỏi, càng hỏi người ta càng thấy sự thật trớ trêu. Chưa kể cái chết khuất tất đến nỗi nhiều người còn nói là giả mạo. Người ta đàm tiếu, dị nghị, người ta bàn bạc, mổ xẻ đủ mọi góc độ.

Nỗi đau của thân nhân 3 sĩ quan chết ở Đồng Tâm không chỉ là nỗi đau mất đi vĩnh viễn người thân, nỗi đau như thế chỉ kéo dài chục năm, nhưng nỗi đau khắc khoải và dai dẳng nhất là nỗi đau về cái cách mà người thân họ đã mất đi thế nào.

Nó khắc khoải và kéo dài, bởi cách mà họ đã chết như thế nào, cái đó thuộc về lịch sử.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 14/09/2020

***********************

Đồng Tâm, tội ác của Nguyễn Phú Trọng

Người Buôn Gió, 11/09/2020

Nếu như Trần Đại Quang còn sống và giữ chức chủ tịch nước, có lẽ vụ thảm án Đồng Tâm chưa chắc đã xảy ra. Bởi huy động từng ấy quân lính và vũ khí trong thời điểm đất nước không có chiến tranh, chắc chắn phải có sự đồng ý của tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Năm 2012 tôi là người trực tiếp chứng kiến việc cưỡng chế đất ở Văn Giang, cũng hàng ngàn cảnh sát tập kết trong đêm. Nhưng đến sáng họ mới triển khai bảo vệ khu đất cần cưỡng chế, người dân Văn Giang ném bom xăng, gạch đá vào lực lượng cảnh sát cơ động. Bên cảnh sát cơ động dùng khiên đỡ và lựu đạn khói ném lại. Có hai nhà báo của VOV có mặt giữa xung đột để quay phim, họ bị cảnh sát địa phương (không phải cảnh sát cơ động) đánh đập ngay tại hiện trường.

Bữa đó cảnh sát cơ động chỉ đứng chặn đường ra khu đất từ ngoài làng, họ không tiến quân vào trong làng, dù họ có bị tấn công bằng gạch đá và bom xăng. Chắc chắn họ thực hiện đúng mệnh lệnh được phổ biến là ngăn người dân không cho họ ra khu đất cưỡng chế, cho nên dù bị tấn công, họ chỉ dừng lại ở ranh giới nhiệm vụ họ được giao.

Vụ Đồng Tâm như công an nói là lập chốt ngăn chặn người dân, bị tấn công nên họ truy đuổi đến tận nhà ông Kình và đột nhập vào dẫn đến chết 3 chiến sĩ.

Thử hỏi trong đêm tối, làm sao họ xác định được ai là người đã ném đá vào chốt chặn. Không có nói đến quá trình truy đuổi kẻ ném đá từ chốt chặn cách làng 3 km cả. Một quãng đường rất dài để truy đuổi bằng chân, hàng ngàn cảnh sát giăng vậy không đuổi được mấy ông già sao. Và khi truy đuổi ai thấy những người ném đá chạy vào nhà ông Kình mà phải đột nhập vào bắt.

Cứ đặt câu hỏi

1. Có chuyện người dân Đồng Tâm nửa đêm ra khỏi làng, để ném đá vào chốt chặn cách làng 3 km không ?

2. Có miêu tả quá trình truy đuổi quãng đường đó hay không ?

3. Có bằng chứng những kẻ ném đá đó chạy vào nhà ông Kình hay không ?

4. Ai là người ra lệnh truy đuổi ?

5. Ai là người ra lệnh tấn công vào nhà ông Kình ?

Đất nước này có hàng triệu lính vũ trang, có hàng chục triệu người đã tham gia lực lượng vũ trang chuyên nghiệp hay nghĩa vụ. Ai cũng hiểu một điều là khi tham gia tác chiến đều có phương án nêu rõ nhiệm vụ mà mình tham gia. Anh có nhiệm vụ lập chốt ngăn dân thì thế nào đi nữa anh phải ở cái chốt đấy đến khi có mệnh lệnh khác. Không thể đơn vị anh lập chốt, rồi có gì kích động, cả đơn vị rùng rùng chạy đuổi truy kích chỉ vì dân ném đá vào chốt của đơn vị anh. Rồi lại có chuyện bao vây, đột kích, tấn công nhà dân trong đêm nữa.

Một đám đông cuồng tín chế độ gào rằng những kẻ khủng bố như ông Kình phải bị tấn công như thế ?

Xin hỏi trước đó đã có bằng chứng của công an, kết luận điều tra nào của công an gửi VKS là nhóm ông Kình là khủng bố chưa ? Nếu có thì phương án bắt giữ có được lập ra không ?

Hay là tấn công vào bị thương vong thì lấy đó ra làm bằng chứng nhóm ông Kình là khủng bố ?

Những người dân Đồng Tâm kể lại, họ chỉ biết bất ngờ thấy quân cơ động súng, khiên đổ bộ vào làng, vây hết các đường đến nhà ông Kình, ai muốn đến đều bị chặn lại, cố đi thì bị đánh đập kể cả phụ nữ.

Cứ như những gì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu trước đó vào năm 2017, thì vụ Đồng Tâm không có gì phải đến mức độ điều quân hành xử như ngày 9 tháng 1năm 2020.

Trích.

- Chiều ngày 26 tháng 4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4, cho biết : "Chúng tôi đang chỉ đạo thành phố Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm. Nhưng liên quan đến vụ việc này tôi cho rằng chúng ta phải nắm chắc tình hình, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng đó. Từ đó có những biện pháp giải quyết có tình, có lý. Muốn vậy chúng ta phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và chúng ta phải giải thích cho dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Nhà nước để tạo được sự đồng thuận" [43].

- Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng) ngày 13 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét : "...Chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật ; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật" [44].

Căn cứ vào những phát biểu trên có thể cho thấy mặc dù xảy ra vụ bắt giữ các Cảnh sát cơ động, nhưng bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam chưa có ý định cứng rắn trấn áp người dân Đồng Tâm. Nhưng từ khi Trần Đại Quang chết đi, quyền lực tập trung hết về Nguyễn Phú Trọng, vụ thảm án Đồng Tâm đã xảy ra một cách đầy tính chuyên chế, độc tài. 

Trách nhiệm vụ Đồng Tâm, hay những người quyết định thảm án ở Đồng Tâm ở vị trí chủ chốt chắc chắn phải có hai cái tên là Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm.

Thủ tướng Xuân Phúc là kẻ cơ hội, mị dân, nịnh đảng. Gió chiều nào theo chiều ấy. Ông ta khó có thể trong nhóm cao cấp ra quyết định cứng rắn vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, nhưng ông ta cũng sẽ không phải là người phản đối, thậm chí còn hùa theo.

Không thể nào nói Nguyễn Phú Trọng không biết, không liên can. Vụ Đồng Tâm gây bão dư luận, từ chủ tịch nước, thủ tướng, trưởng ban tuyên giáo đều bày tỏ ý kiến. Riêng ông Trọng thì không, một cái xe sang gắn biển công tận ở Hậu Giang ông đọc báo còn biết, lẽ nào vụ Đồng Tâm ông Trọng không biết gì ?

Ông ta biết hết, thậm chí ông ta là người duyệt phương án tấn công Đồng Tâm trên cương vị tổng bí thư, chủ tịch quân ủy trung ương, trên cương vị chủ tịch nước, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 11/09/2020

************************

Đại hội 13, bạc loạn

Sới xóc đĩa của dân giang hồ ngày trước, người cầm cái phải là một tay anh chị có uy, uy ở đây là uy tín về tiền bạc đảm bảo, về câu nói ra thế nào sẽ làm như vậy, uy nữa là độ máu mặt, có anh em đông. Thêm nữa là tay xóc phải cân tay ngay bát, lệnh bán chẵn, bán lẻ phải rõ ràng.

npt3

Đến nay thì nhân sự chủ chốt cho Đại hội 13 vẫn chưa có hướng nào rõ rệt.

Sới chia làm 3 ngồi vòng quan bát đĩa thì đặt tiền chẵn bên phải, lẻ bên trái. Sới ngồi hai hàng thì chẵn bên trong, lẻ bên ngoài. Khi cái xóc xong đặt bát đĩa xuống, ai đặt đâu thì đặt, cái hô dứt tay là không ai xuống nữa. Sau đó nhà cái kiểm tiền đôi bên và quyết định bán chẵn hay bán lẻ hoặc cân. Sới bạc im phăng phắc, chỉ khi mở bát có tiếng ồ tiếc nuối.

Bạc loạn là tiếng chửi cãi nhau, cốp chát với nhau bên ngoài không xuống tiền mặt nhà cái, giằng co huyên náo. Bạc như thế thường là kẻ cầm cái không có uy tín hoặc canh bạc đã tàn, nhà cái không còn thiết tha gì nữa.

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam lần này theo lệ chỉ còn 2 lần họp trung ương nữa là tiến hành đại hội. Đến nay thì nhân sự chủ chốt vẫn chưa có hướng nào rõ rệt. Ông Trọng úp mở là trăng đến rằm trăng mới tròn.

Cứ như theo diễn tiến xảy ra thì bà Ngân, ông Trọng, ông Phúc, ông Vượng và thậm chí ông Nhân và Trương Hòa Bình cũng chưa có vẻ gì là giã từ chính trường, mặc dù họ đều quá tuổi.

Vấn đề là chẳng ai dám ý kiến nhắc nhở họ về và đưa ra người kế nhiệm. Bởi chính ông Trọng cũng mập mờ không rõ, dường như ông muốn ngồi thêm, và nếu như ông ngồi thêm kỳ nữa thì ông mở miệng nói những người trẻ hơn ông đến chục tuổi về là điều khó nói.

Giờ đặt trường hợp là tất cả trường hợp quá tuổi như Ngân, Phúc, Vượng, sáu Bình, Nhân... đều ở lại cùng với ông Trọng thì điều gì sẽ xảy ra ?

Điều xảy ra là ông Trọng có thể chết bất thình lình giữa nhiệm kỳ, một cuộc xáo trộn tranh giành liệu có xảy ra không ? Trường hợp ông không chết thì ông làm gì ở vai trò chủ tịch nước khi ông không thể đi đâu, không thể tiếp khách quốc tế, không thể tham dự những nghi lễ quốc gia ? Về mặt đảng ông nằm trên giường bệnh chỉ đạo hay triệu kiến những bí thư tỉnh ủy đến làm việc, như thế bọn thư ký của ông sẽ có rất nhiều quyền lực, bởi chúng đưa tin tức đến cho ông thế nào ông biết vậy, chúng cho ai vào gặp ông thì ông cũng biết vậy. Như thế rồi cũng tất loạn.

Vậy ông Trọng ở lại và cứ cho là ngồi được hết kỳ 13 rồi ông về hưu. Nhưng đến đây lại xaỷ ra trường hợp là các ông Phúc, bà Ngân cũng đòi ngồi thêm đến kỳ 14, lần này họ vin ông Trọng quá tuổi ngồi lại hai kỳ, vậy họ cũng muốn ngồi thêm kỳ 14 nữa thì sao, ai ngăn khi quyền lực trong tay họ.

Vả lại những hết nhiệm kỳ 13 sẽ quá tuổi như Tô Lâm, Nguyễn Văn Bình, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh họ cũng chỉ muốn ngồi thêm kỳ 14 với một lần quá tuổi thì sao ?

Sẽ không có luật lệ gì hết, cứ ai có quyền lực sẽ đặt ra luật có lợi cho mình để ngồi tiếp giữ ghế, hưởng bổng lộc. Một đám lãnh đạo tham quyền, nại lý do này nọ để ngồi giữ ghế, chúng sẽ diệt hết những mầm mống nào trẻ hơn đang ở vị trí thay thế chúng, để thiên hạ thấy không có ai thay thế, chúng '' buộc vì tồn vong của đảng '' mà tiếp tục làm việc.

Nếu duy trì một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại như nhiệm kỳ trước, chỉ một mà thôi thì chọn ai ?

Lại ông Trọng, ông chết nửa chừng thì sao ? Việc mình ông Trọng ở lại về lý thì dễ hơn, vì ông có thể sửa đổi điều luật như dạng Putin, Tập Cận Bình ngồi đến hết đời, nhưng vấn đề nằm ở sức khoẻ của ông bất thường.

Ông Trần Quốc Vượng ? Ông không phải là tứ trụ, không ảnh hưởng, không uy tín gì, ông ở lại thì liệu dã tâm như Nguyễn Xuân Phúc có chấp nhận không ?

Duy nhất ông Phúc ở lại, thế bà Ngân, ông Nhân và nhiều ông khác nữa có nghe hay không ?

Giả sử tất cả những người quá tuổi đều về, thì gặp phải vấn đề là những người kế cận họ là ai. Dễ nhìn thấy ngay ông Phúc và ông Trọng đều nham hiểm với vấn đề người kế cận. Nguyên tắc của Đảng cộng sản Việt Nam làngười lãnh đạo phải có thêm trách nhiệm đào tạo và giới thiệu người kế cận. Lợi dụng điều này, ông Trọng đã chơi bài dìm người kế cận để không ai bảo mình tham quyền vì không có người kế cận, ông Phúc cũng bắt chước học theo. Hãy phân tích người kế cận của từng ông.

Ông Trọng đưa ông Vượng một người quá tuổi và quá lu mờ so với ông để vào vị trí kế nhiệm. Một người quá tuổi và quá lu mờ thay thế ông thì chả phải để ông làm có hơn không ? Đấy là suy tính đầy mưu toan của Nguyễn Phú Trọng.

Với Nguyễn Xuân Phúc thì còn nham hiểm hơn, kế nhiệm Phúc là phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, một tay mặt sắt chưa từng kinh qua quản lý kinh tế, quản lý địa phương, đối ngoại. Vừa qúa tuổi vừa không kinh qua kinh nghiệm quản lý kinh tế, nếu Sáu Bình quá tuổi mà làm thủ tướng thì chẳng phải cứ để Phúc làm tốt hơn không ? 

Trọng và Phúc giống nhau là những kế nhiệm có vẻ ưu thế nhất thì không bị bệnh lạ thì cũng bị kỷ luật. Như ông Huynh và ông Quang bệnh lạ ngay sau khi ở vị trí kế nhiệm không lâu. Hoặc như ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật, ông Vương Đình Huệ vệ thay bí thư, Phúc lập tức truất luôn Huệ khỏi phó thủ tướng, không còn đường quay lại. Cả hai đều để kế nhiệm mình là người không bằng họ như Trần Quốc Vượng và Trương Hòa Bình.

Vậy là trường hợp quá tuổi về hết cũng gặp khó khăn với người kế nhiệm, ai sẽ thay thế tổng bí thư, ai sẽ thay thế thủ tướng ?

Chẳng có ai khả năng cả, chả lẽ đưa Vương Đình Huệ quay lại làm phó thủ tướng để chuẩn bị kế nhiệm thì quá khôi hài vì phải làm thủ tục từ quốc hội, chính phủ một lần nữa.

Ở lại hết cũng dở, một vị trí cũng dở, về hết cũng dở.

Không biết trung ương 13 khóa 12 sẽ đưa ra phướng án nào, đến giờ nơi lo lắng nhất là ban tuyên giáo chưa có được hướng chính xác để định hướng dư luận về những nhân sự chủ chốt khóa tới.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 05/09/2020

Additional Info

  • Author Người Buôn Gió
Published in Diễn đàn
vendredi, 18 septembre 2020 22:09

Nhận xét thêm về vụ án Đồng Tâm

Vụ án Đồng Tâm 2020 là phiên bản của "Sự kiện Thái Bình 1997" ?

Dường như vụ việc Đồng Tâm là phiên bản thu nhỏ của "Sự kiện Thái Bình 1997".

vuan1

Biểu tình Thái Bình năm 1997 với mục tiêu cáo buộc công chức địa phương tham nhũng, vi phạm dân chủ và công bằng xã hội, chủ nghĩa thân hữu.

Tỉnh ủy Thái Bình khi đó cáo buộc "địch phá hoại, cán bộ hưu trí bất mãn chống đối", đồng thời đề nghị Công an nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trấn áp biểu tình tại Thái Bình. Đề nghị của chính quyền địa phương bị bác bỏ khi những sai phạm nghiêm trọng bị phát hiện, hơn 2.000 công chức bị xử lý và hơn 70% tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tại Thái Bình bị thay thế, Quy chế dân chủ cơ sở chính thức được thực thi trong phạm vi toàn quốc gia.

Kể từ sau sự kiện, mỗi năm ít nhất một lần đều có một nhóm thị sát nghiên cứu về biến đổi xã hội tại Thái Bình trong khoảng 10 năm. Giai đoạn bất ổn 1997-1999 khiến kinh tế Thái Bình bị kéo tụt 10 năm phát triển.

Giai đoạn 1987-1997, Thái Bình có trên 300 vụ khiếu nại về đất đai, tố cáo công chức xã lạm quyền và tham nhũng. Giai đoạn này xuất hiện nhiều khiếu kiện về đất đai tại Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Đồng Nai, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hà Nội ; nhưng quy mô và mức độ khiếu kiện tại Thái Bình diễn ra phức tạp hơn.

Một số cuộc biểu tình được cho là đã nổ ra tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1997. Người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đã bắt giữ 20 cảnh sát trong năm ngày, người dân một số địa phương tự tổ chức xét xử các công chức tham nhũng…

Các phe trong cuộc xung đột dân sự trong "Sự kiện Thái Bình 1997", gồm một bên là nông dân Thái Bình và cựu chiến binh - công chức - đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hưu trí tại Thái Bình. Bên phía còn lại là những đại diện của Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tỉnh ủy Thái Bình, Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục chính trị, Công an nhân dân Việt Nam và Cục Cảnh sát bảo vệ.

Nhân vật thủ lĩnh trong "Sự kiện Thái Bình 1997", với một bên là cựu chiến binh - công chức - đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hưu trí tại Thái Bình.

Bên còn lại được lịch sử sau này ‘điểm tên’, là : Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng ; Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp ; Tổng bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười ; Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu ; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh ; Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ; Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Công Tạn, Phan Văn Khải ; Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân ; Trưởng ban Dân vận trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Thế Duyệt ; Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Quách Lê Thanh ; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Đỗ Hùng ; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Bùi Sỹ Tiếu ; Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Quý Ngọ.

Số lượng ở một bên là 43.000 nông dân Thái Bình, gồm có Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy, Vũ Thư. Phía bên kia là Quân đội nhân dân Việt Nam, với quân số vài trăm ; Công an nhân dân Việt Nam với quân số 1.200. Không xảy ra thương vong.

Đánh giá "Sự kiện Thái Bình 1997" sau đó, được gọi là "bê bối chính trị" với nguyên nhân là tham nhũng, vi phạm dân chủ và công bằng xã hội, lạm quyền, chủ nghĩa thân hữu.

Kết quả, hơn 2.000 công chức sai phạm, hơn 70% tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tại Thái Bình bị thay thế ; Thái Bình được thí điểm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ; Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ban hành Chỉ thị 89/CP về giải quyết khiếu nại của công dân vào tháng 8/1997 ; Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 30 về Quy chế dân chủ cơ sở vào ngày 18/02/1998 ; Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 29 về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở vào ngày 11/05/1998 ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn Ủy ban Mặt trận các cấp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày 26/05/1998.

Khiếu nại của người dân Thái Bình được giải quyết triệt để vào năm 2000.

Về sau, nhiều ý kiến cho rằng "Sự kiện Thái Bình 1997" và một số sự kiện bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện tại, bắt nguồn từ nguyên nhân "người dân bày tỏ thái độ bất bình trước tình trạng tham nhũng ở cơ sở", đồng thời nhận định Đảng cầm quyền cần tránh "tình trạng lạm quyền, tham nhũng".

Dường như vụ việc ở Đồng Tâm là chỉ dấu rất rõ của nhắc nhở Đảng cầm quyền đang hành xử lạm quyền…

***

Trong cuộc "Cách mạng Thái Bình 1997", vai trò dẫn dắt và lãnh đạo như thế đã thuộc về giới cựu chiến binh : cũng là việc dân bắt giữ nhân viên công lực, rào làng, tạm thiết lập "chính quyền nhân dân", sau đó phong trào còn lan ra một số tỉnh…

Cho tới nay, số cựu binh như thế vẫn còn rải rác ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Khủng hoảng Đồng Tâm đã chứng minh một thực tế là ở những địa phương có số đảng viên cao, thậm chí ở những nơi đảng viên chỉ sinh hoạt chiếu lệ hoặc đa phần đã thoái đảng, vẫn chưa có thành phần nào khác có thể thay thế vai trò dẫn dắt, định hướng của giới cựu binh nhiều kinh nghiệm và đã quá hiểu những mưu tính và hành vi của đảng.

Đó chính là nguồn cơn để những cựu binh Đồng Tâm đưa ra chủ trương "chỉ chống tham nhũng, không chống đảng". Đây cũng là một lá chắn mà những người lãnh đạo của "khởi nghĩa Đồng Tâm" hy vọng vẫn giữ được một "ranh an toàn", hy vọng đảng vẫn ghi nhận truyền thống thượng tôn kỷ luật của mình mà không đến nỗi đối xử cạn tàu ráo máng với "toàn thể nhân dân Đồng Tâm". Tâm lý này khác hẳn với đặc thù xã hội học ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An - những nơi chỉ có ít đảng viên nhưng tập trung số đông người Công giáo ngoài đảng, trong phong trào phản kháng Formosa. Rất nhiều cuộc biểu tình của giáo dân và ngư dân đã thẳng tay giương biểu ngữ "Phản đối đảng Cộng sản…", thậm chí "Đả đảo đảng Cộng sản…".

(Trích bài báo "Có đảng là có tất cả ?" của Phạm Chí Dũng, đăng trên VOA ngày 20/06/2017)

**********************

Phiên tòa chứng minh được sự uy nghiêm của thể chế !

"Đi nắm tình hình dư luận phiên tòa xử dân Đồng Tâm"…

vuan2

Hội đồng xét xử vụ án Đồng Tâm - Ảnh minh họa

Tài khoản facebook của ông Đỗ Như Ly, kể rằng ông được công an quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh mời đến trụ sở công an phường để hỏi ý kiến của ông về phiên tòa hình sự sơ thẩm Đồng Tâm xử ở tòa Hà Nội.

Ông Đỗ Như Ly, thuật lại như sau :

"Vừa ở công an phường về ! Lại được diễm phúc gặp viên an ninh của quận 10 lần trước ! Thì cũng cười nói, xã giao sau màn dạo đầu !

Sau đó vào cuộc, mình hỏi luôn : "Thế nào, bây giờ đi nắm tình hình gì đây ?".

- Nói chuyện Đồng Tâm ! Ý chú thế nào ?

- Cậu cho là "thi hành công vụ", tôi không đồng ý ! Tôi phản đối tuyên án của tòa Hà Nội !

Tất nhiên tay an ninh này cũng cố thanh minh thanh nga, nhưng tôi nói tiếp :

- Các cậu biết rõ quy trình của cuộc "Thi hành công vụ chứ ? Nghề của các cậu mà !". Anh ta đánh trống lảng ! Tại sao giữa đêm khuya mang đội quân "binh hùng tướng mạnh" đi giết một ông già 84 tuổi, gần 6 chục tuổi đảng, chân bị thương tật ?".

- Hai người (Công, Chức) gây ra cái chết cho 3 công an, đâu có oan !

- Nhớ rằng 3 cái chết đó còn uẩn khúc, chưa được làm rõ như cái chết của cụ Lê Đình Kình !.

Anh ta chuyển sang phóng viên Bolsa TV Âu Hoàng Lân phỏng vấn một người dân (ngụ cư, tên là Việt thì phải, tôi không nhớ) và lấy đó làm căn cứ bảo vệ quan điểm của anh ta :

- Thế, cậu có biết tại sao chỉ duy nhất một Bolsa TV được đến, vào Đồng Tâm tác nghiệp không ?

Cậu ta lại né : "Phải hỏi trên, trên !".

Đã 1 tiếng đồng hồ, ngồi thoải mái nói với nhau, thấy kéo dài càng bất lợi như tòa Hà nội xử Đồng Tâm, anh ta đề nghị kết thúc ! OK !.

Trước khi ra về, tôi yêu cầu, nếu là chuyện "tào lao", tôi không tới trụ sở công an lần nữa, vì cứ như tôi có tội tình gì đó nên phải tới ! Anh ta đồng ý, xin số điện thoại và hứa, nếu có sẽ đến tận nhà.

Tôi : "Đến nhà tôi, chỉ có nước trắng không cà phê hay nước cam ở đây mời (tôi uống nước của tôi mang đi) đâu đấy !". Anh ta lại giả lả !

Anh ta đã hoàn thành công việc : "Đi nắm tình hình dư luận phiên tòa xử dân Đồng Tâm". Cuộc "chia tay màu hồng" diễn ra ! Bye ! Bye !" (*).

Người viết thử sắm vai một nhà chuyên chính cách mạng để phát biểu ý kiến - bởi biết đâu giả dụ như hôm đẹp trời nào đó, cũng lại được mời cà phê và nước cam như ông Đỗ Duy Ly kể trên - về phiên tòa vụ án Đồng Tâm ngay ở thủ đô Hà Nội :

"Tôi xin nhấn rõ với các đồng chí an ninh, là phiên tòa vụ Đồng Tâm đã tái khẳng định lập trường chuyên chính cách mạng của Đảng chúng ta. Tôi hiểu với một lão đồng chí có gần 60 tuổi Đảng, khi nhận sự trừng trị bằng những phát đạn từ đồng chí của mình bằng khẩu súng do bọn đế quốc sản xuất, nỗi đau ấy xé tâm can đó chứ. Thế nhưng chúng ta buộc phải làm như thế để bảo vệ Đảng. Chúng ta không chấp nhận bất kỳ một sự coi thường nào về tính chuyên chính cách mạng của Đảng.

Nên nhớ, sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng bộ máy Nhà nước của chính quyền mới. Trong đó, các tòa án quân sự được thành lập có thẩm quyền xét xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa… Sau khi thành lập, các tòa án quân sự đã tổ chức xét xử nghiêm minh, trừng trị kịp thời bọn phản cách mạng, Việt gian bán nước, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng non trẻ.

Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta đã nhân nhượng lắm rồi khi để một phiên tòa dân sự xét xử vụ án Đồng Tâm. Lẽ ra chúng ta phải bắt chước cụ Hồ, cần mang những tên tội phạm này ra tòa án binh, khi đã dám nhiều lần xâm phạm đất đai mà Đảng đã giao cho một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng ; đặc biệt là người đứng đầu công ty của Bộ Quốc phòng đó hiện là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hãy thử nhớ lại đi, trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1954, hệ thống tòa án gồm các tòa án binh và các tòa án nhân dân đặc biệt đã trở thành công cụ chuyên chính của Nhà nước trong việc trấn áp bọn gián điệp, phản cách mạng, làm phương hại đến an ninh chính trị, trật tự xã hội ; xử lý các tội phạm xâm phạm tài sản của Nhà nước, công dân, biển thủ của công, buôn lậu… làm ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của quân đội, cũng như chính quyền cách mạng, góp phần giữ vững chính quyền nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giữ vững đời sống yên lành ở hậu phương và tạo lập niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Nay, vụ án xảy ra ở thôn Hoành cũng có khác gì khi việc chống đối của những đảng viên ở Đồng Tâm nếu không bị tiêu diệt, thì đó sẽ là mầm mống phản nghịch, làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của Đảng chúng ta ; nhất là Đảng của chúng ta sắp bước vào nhiệm kỳ mới với nhiều thách thức ở nền kinh tế, mà tôi nghe đâu bảng đồng hồ nợ công của Việt Nam trên mạng internet đã ở con số bình quân mỗi người Việt bất kỳ già, trẻ, đảng viên hay quần chúng, đều chung gánh nợ mỗi người là 104 triệu 273 ngàn đồng" (**)…

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 18/09/2020

Chú thích :

(*)https://www.facebook.com/LYNHUDO/posts/1733236530175816

(**)https://countrymeters.info/en/Vietnam/economy

************************

Màn kịch Đồng Tâm đã hạ

David Brown, VNTB, 17/09/2020

Chừng nào còn có nông dân, thì sẽ có những cuộc nổi dậy và hầu như lúc nào họ cũng bị đàn áp dã man.

Tòa đã tuyên án trong Vụ Đồng Tâm, một cuộc đụng độ ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa công an và một nhóm nông dân Việt Nam kiên quyết chống đối. Sau một tuần lấy lời khai, đối chất, xin lỗi và xin khoan hồng, ngày 14/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với tất cả 29 bị cáo có hành vi chống đối nhà nước. Hai người bị kết án tử hình, một người nhận án tù chung thân, và những người còn lại có mức án nhẹ hơn.

vuan3

Bản án không có gì đáng ngạc nhiên. Đây là một phiên tòa diễn tuồng do các cơ quan của nhà nước Việt Nam chuẩn bị và dàn dựng. Hết phạm nhân này đến phạm nhân khác đã thốt lên những lời thú nhận gần như giống hệt nhau : "Tôi xin lỗi gia đình của các sĩ quan cảnh sát đã hi sinh ; tôi cảm ơn các quản giáo trong trại giam đã dạy chúng tôi thấy sai lầm như thế nào ; tôi cảm ơn luật sư của tôi nhưng giờ không còn cần đến các luật sư nữa ; và cuối cùng là, Tôi xin toà cho một mức án nhẹ hơn ".

Hà Nội không ủng hộ các cuộc biểu tình của nông dân. Trong khi điều lệ đảng và luật pháp Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và nhà nước nhân danh người dân quản lý. Nếu nông dân kiên quyết khẳng định quyền của họ đối với các mảnh đất mà đảng / nhà nước đã ra lệnh cho sử dụng với mục đích khác, ngay cả khi họ chỉ khăng khăng đòi được trả giá trị xứng đáng, họ có nguy cơ bị gắn mác "bạo loạn và khủng bố", buộc phải loại bỏ, và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố.

Theo Đề Án 88 (The 88 Project), chuyên về các vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam, Bộ Thông tin đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông được nhà nước gọi các bị cáo là "kẻ tấn công đầu tiên", gọi người lãnh đạo của họ là "một đảng viên thoái hóa", nhấn mạnh rằng "hầu hết mọi người đồng ý rằng công an phải hành động để bảo vệ hòa bình, "và không đưa tin " các lập luận biện hộ gây bất lợi cho chính phủ ".

Một bộ phim "tài liệu" do Bộ Công an sản xuất đã được chiếu ngay đầu phiên tòa minh họa phiên bản của chính phủ về vụ việc và có cả cảnh các bị cáo nhận tội. Khi các luật sư bào chữa phản đối và khẳng định rằng thân chủ của họ nhận tội trong tình trạng bị ép cung, toà yêu cầu họ "Chỉ cần xem phim". Các luật sư bào chữa cũng không được có cơ hội nói chuyện với các bị cáo trong khi tòa giải lao.

Các sự kiện tại Đồng Tâm, một ngôi làng cổ ở phía tây của vùng Châu thổ sông Hồng, được phơi bày như thảm kịch của Shakespear.

Màn I : 40 năm trước, nhà nước ra quyết định rằng 208 ha đất sẽ bị tịch thu để sử dụng cho lực lượng không quân, nhưng hóa ra và vì những lý do vẫn chưa giải thích được, khoảng 47 ha trong số đó thực tế không được đưa vào vào Sân bay Miếu Môn mới. Đó là đất nông nghiệp màu mỡ, dân Làng Đồng Tâm gần đó vẫn tiếp tục canh tác như họ đã làm hàng trăm năm. 

Mà II : Khoảng 35 năm sau, Bộ Quốc phòng giao quyền sở hữu toàn bộ 47 ha đó cho Viettel, một tập đoàn truyền thông công nghệ cao của Bộ Quốc Phòng. Những người nông dân dựng lên những tấm biển tuyên bố quyền từ chối trục xuất, và cắm lều trên các cánh đồng. Từ chuyện này dẫn sang chuyện kia. Ngày 15 tháng 4 năm 2017, ông Lê Đình Kình, nguyên trưởng thôn và một số người khác đã bị bắt. Nông dân Đồng Tâm đã phản ứng bằng cách xâm nhập vào văn phòng uỷ ban xã để bắt 38 quan chức và cảnh sát làm con tin, một hành động táo bạo khiến mạng xã hội cả nước quan tâm.

Màn III : Một sự kiện bất ngờ đã giải tỏa tình hình căng thẳng tột độ này vài ngày sau đó. Với lời hứa rằng yêu sách của dân làng đối với khu đất tranh chấp sẽ được xem xét toàn diện và không ai bị trừng phạt, Chủ tich TP. Hà Nội, một cựu tướng công an, đã bảo đảm trả tự do hết cho các tù nhân.

Màn IV : Tuy nhiên, kết thúc lại không có hậu : vào tháng 4 năm 2019, thanh tra chính phủ trung ương đã công bố : dân làng Đồng Tâm không có quyềnvề đất đai hoặc bồi thường hợp lệ. Không lâu sau đó, các nhà thầu của Bộ Quốc phòng bắt đầu xây một bức tường xung quanh khu vực tranh chấp và có vẻ như gia đình và hàng xóm của ông Kình bắt đầu thu thập một kho vũ khí nhỏ bao gồm giáo mác, lựu đạn cầm tay và bom xăng.

Màn V : Vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, tin tức về một vụ đụng độ chết người đã làm dậy sóng mạng xã hội Việt Nam. Bốn người chết : ba cảnh sát được cho là đã bị thiêu cháy sau khi rơi (hoặc thay vào đó, bị đẩy) vào một giếng trời, và ông Kình 87 tuổi bị giết chết, được cho là cầm lựu đạn trong tay trong khi chống trả. 26 người khác - thành viên đại gia đình của ông Kinh và những người khác - đã bị bắt. Trên truyền hình quốc gia, con trai và cháu tnội của ông Kinh thú nhận đã giết các cảnh sát.

Những ngày sau đó, ba sĩ quan được tuyên dương anh hùng liệt sĩ và tổ chức tang lễ cầu kỳ. Mặc dù phiên bản chính thức về nguyên nhân tử vong đã được sửa đổi nhiều lần khi các nhà phân tích chuyên nghiệp vạch ra chi tiết không hợp lý, nhưng vẫn đủ để tạo ra câu chuyện của nhà nước về việc người nông dân tấn công người thi hành công vụ.

Có ý kiến ​​cho rng v vic Đồng Tâm có th khiến cp trên xem xét các quan chc địa phương và các chiến thuật của cảnh sát chặt chẽ hơn. Điều đó không có xảy ra. Ít nhất là từ thời điểm diễn ra vụ bắt giữ con tin, việc quyết định những gì xảy ra tiếp theo ở Đồng Tâm không thể phó mặc cho các cấp thấp hơn. Các đề xuất của Bộ Công an nhằm xử lý vụ việc bất khả kháng với lực lượng áp đảo và chết người gần như chắc chắn đã được cấp cao nhất của Đảng cầm quyền tán thành. Và sau đó, khi vụ việc xảy ra khiến 3 sĩ quan thiệt mạng, lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã đồng tình trong việc che đậy sai lầm của công an và xâu chuỗi câu chuyện của họ để tiến hành một phiên tòa xét xử.

Hầu như chừng nào còn có nông dân, thì sẽ có những cuộc nổi dậy (Wikipedia có một danh sách dài những vụ này) và hầu như lúc nào họ cũng bị đàn áp dã man.

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1769-88) đã thành công một thời gian. Cùng với nhiều cuộc nổi dậy ngắn ngủi của nông dân chống lại các doanh nghiệp thuộc địa Pháp trong nửa đầu thế kỷ 20 được lưu danh trong sách lịch sử trung học.

Ở Việt Nam ngày nay, những cuộc biểu tình phản đối bất công của nông dân là chuyện thường. Ông Lê Đình Kình dường như đã tự thuyết phục mình cũng như các con trai, bạn bè và những người hàng xóm rằng công lý - mà không phải luật - đứng về phía họ đã nhận hậu quả bi thảm.

Một ngày nào đó, ông Kình và những người như ông cũng có thể được tưởng nhớ.

David Brown

Nguyên tác : Vietnam's Dong Tam Incident : the Curtain Falls, Asia Sentinel, 14/09/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 16/09/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam, Lâm Viên, David Brown,
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 14