Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giới xã hội dân sự ở Việt Nam liệu có thể ‘cậy nhờ’ được gì khi người của đảng dân chủ Hoa Kỳ là Tổng thống Mỹ ?

nhanquyen1

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã không được mấy quan tâm nên chính quyền cộng sản thẳng tay đàn áp giới bất đồng chính kiến không hề nương tay - Ảnh minh họa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫy cờ Việt Mỹ trong chuyến viếng thăm Hà Nội ngày 27/02/2019 

Trong suốt thời gian tranh cử tổng thống, ông Joe Biden đưa ra chính sách hỗ trợ con đường trở thành công dân cho những người nhập cư không có giấy tờ.

Ông nói rằng sẽ kêu gọi Quốc hội ngay lập tức cấp quyền công dân cho một số người nhập cư không có giấy tờ tùy thân được đưa đến Mỹ khi còn nhỏ. Quan điểm của ông Biden là những người nhập cư không có giấy tờ và không có tiền án "không nên là trọng tâm của việc trục xuất".

Tổng thống Donald Trump thì ngược lại, trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình, ông đã đề xuất xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico và biến nó thành nguyên lý trong chính sách nhập cư của ông. Sau khi nhậm chức, ông ban hành một lệnh hành pháp đình chỉ việc nhập cảnh của những người từ một số quốc gia (đa số theo đạo Hồi) trong 90 ngày.

Chính sách "không khoan nhượng" của chính quyền ông Donald Trump vào năm 2018, truy tố hình sự những người trưởng thành vượt biên trái phép đã dẫn đến hàng nghìn gia đình ly tán ở biên giới do cha mẹ bị giam giữ. Ông Donald Trump cũng chính thức chấm dứt các biện pháp bảo vệ từ thời cựu Tổng thống Barack Obama đối với những người nhập cư không có giấy tờ được đưa vào đất nước khi còn nhỏ, một quyết định hiện đang được đưa lên Tòa án Tối cao.

Một lập luận trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên Joe Biden, là ông có nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại từ 8 năm phục vụ tại Nhà Trắng, và từ việc đi khắp thế giới với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Hồi tháng 6, ông Joe Biden cam kết sẽ tìm cách khôi phục các chuẩn mực quốc tế và "đặt nước Mỹ trở lại vị trí đầu bảng". Liệu chuẩn mực này có liên quan gì tới vấn đề nước Mỹ sẽ đặt nặng các yêu cầu về nhân quyền, về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt chính kiến,… đối với quốc gia đang bảo thủ chính trị đơn nguyên là Việt Nam ?

Sở dĩ đặt dấu chấm hỏi ở thắc mắc trên trong lãnh vực dân chủ, vì tuy ứng cử viên đảng Dân chủ lúc tranh cử đã nói sẽ "kiên quyết" và "cứng rắn" trong cách tiếp cận với Trung Quốc nếu đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Song trong buổi vận động tranh cử ở Delaware (23/9), ông Biden đã tuyên bố không coi mối quan hệ Mỹ - Trung là một "trò chơi có tổng bằng không". "Có rất nhiều nguy cơ trong mối quan hệ này", ông Biden phát biểu. Chính vì điều này nên không ít chuyên gia đưa ra dự đoán, mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ ấm lên nếu ông Biden đắc cử.

Theo quan sát của một số nhóm hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam, thì khi còn là một thượng nghị sĩ và một Phó Tổng thống, ông Joe Biden từng cho rằng Mỹ có thể thuyết phục Trung Quốc hành động như một bên liên quan có trách nhiệm.

Tuy nhiên trong nỗ lực chạy đua vào Nhà Trắng, ứng viên đảng Dân chủ Biden lại khẳng định sẽ đối phó với Bắc Kinh - khác hẳn ở thời ông là Phó Tổng thống, giới chức Washington đều nhất trí rằng, việc trao đổi và giao thương nhiều hơn với Bắc Kinh sẽ giúp giảm căng thẳng và đưa Trung Quốc vào trật tự thế giới tự do do Mỹ định hình.

Một tài liệu lưu trữ tại Foreign Relations of the United States, 1969-1976, Volume X, Vietnam, January 1973-July 1975, cho thấy dường như ông Joe Biden và đảng Dân chủ xem Hoa Kỳ là một nước của di dân, nên đón nhận, đối sử nhân đạo và công bằng hơn với người tị nạn và tôn trọng những di dân hợp pháp.

Khoảng 83% số người theo đảng Dân chủ nghĩ rằng di dân làm cho dất nước mạnh hơn, không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia hay trở nên gánh nặng cho xã hội về việc làm, nhà ở và dịch vụ y tế. Những công đoàn lao động Hoa Kỳ ngay nay cũng không còn xem di dân là một mối đe dọa về việc làm và lương bổng mà là vấn đề quyền dân sự.

Và như vậy, rất có thể sắp tới đây dưới triều đại Joe Biden, khi bàn về nhân quyền, xem ra khả năng nhiều tù nhân chính trị Việt Nam sẽ phải chịu cảnh cưỡng bức rời khỏi Việt Nam, nếu như họ muốn được quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị (!?).

Căn cứ cho nhận định trên ? Nhiều người Việt Nam hẳn còn nhớ, hơn 5 năm trước, ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, đã chủ trì buổi tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm Mỹ lịch sử lần đầu tiên của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiệc, ông Biden nhắc lại hành trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. "Chúng ta cùng nhau đối mặt với quá khứ và đặt nền tảng cho mối quan hệ đối tác thành công", Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Mặc dù thừa nhận Việt Nam và Mỹ có những khác biệt về hệ thống chính trị, theo ông Biden, khi tôn trọng quan điểm của nhau, 2 nước có thể đưa tới mối quan hệ như ngày nay và phát triển hơn nữa trong tương lai. Và,

"Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"

với ngụ ý quan hệ Việt - Mỹ sẽ phát triển ngày càng tốt đẹp, là hai câu Kiều ông Biden lẩy khi tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 10/11/2020

Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Quốc : Vit Nam thuc din ‘đáng lo ngi’ v đe da và tr thù gii hot đng

VOA, 01/10/2020

Hôm 30/9, bà Ilze Brands Kehris, Tr lý Tng thư ký Liên Hiệp Quốc v Nhân quyn, trình bày báo cáo v đe da và tr thù năm nay ti k hp th 45 ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc, nói rng Vit Nam nm trong s các nước "có tình trng vi phm đáng lo ngi và kéo dài trong nhiu năm".

nq1

Bà Ilze Brands Kehris, Tr lý Tng thư ký Liên Hiệp Quốc v Nhân quyn, trình bày báo cáo v đe da và tr thù năm nay ti kỳ hp th 45 ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ngày 30/9/2020. Photo Web UN TV.

Ti phiên hp được Liên Hiệp Quốc phát trc tiếp t Geneva, Thy Sĩ, bà Kehris phát biu :

"Nhiu báo cáo viên ca Liên Hiệp Quốc đã đưa ra các cáo buc v các cá nhân trong môi trường đàn áp kéo dài trong nhiu năm, được đưa vào báo cáo năm nay, ví d như Bahrain, Burundi, Trung Quc, Cuba, Ai Cp, n Đ, Iran, Myanmar, Saudi Arabia, Uzbekistan và Vit Nam, và nhng nước khác".

Bà đưa ra khuyến ngh : "Trước nhiu tình hung đáng lo ngi này, chúng ta phi làm vic cùng nhau đ bo tn và m rng các không gian tương tác và s can thip ca Liên Hiệp Quốc".

Theo thông cáo báo chí ca Văn phòng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc hôm 30/9, Vit Nam nm trong s 45 quc gia có trường hp b đe da và tr thù trong báo cáo chính và các ph lc năm nay.

Tính v s trường hp b đe da và tr thù trong báo cáo năm nay, Vit Nam có 16 trường hp, ch đng sau Trung Quc, theo t chc BPSOS.

Trong s 16 trường hp Vit Nam, 12 trường hp là "thành viên ca các cng đng tôn giáo đc lp và nhng người bo v nhân quyn" đã tham gia hoc c gng tham gia hi ngh quc tế thường niên năm 2019 ti Bangkok v T do Tôn giáo hay Đc tin Đông Nam Á, bao gm hi thoi và hun luyn bi Văn phòng Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cũng theo BPSOS.

Trước phiên tho lun ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc trong k hp 45 din ra t ngày 14/9 đến 6/10, hi đng này đã công b bn báo cáo năm 2020 v các h sơ b chính quyn hăm do và tr thù ti Vit Nam, theo đó có ít nht 16 trường hp liên quan đến vic chính quyn giam cm, thu gi giy t tùy thân, thm vn hoc theo dõi t năm 2019.

Cũng hôm 30/9, sau phát biu ca bà Kehris, đi din phái đoàn Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc Gevena, Thy Sĩ, nói rng chính quyn Vit Nam đã cung cp thông tin v các trường hp mà quan chc Liên Hiệp Quốc đ cp nhưng "ly làm tiếc" vì báo cáo "không phn nh đy đ" thông tin do Vit Nam đưa ra.

nq2

Ông Lê Đình Bá, Tham tán Công s, Phó Trưởng Phái đoàn thường trc ca Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc phát biu ngày 30/09/2020. Photo UN Web TV.

Ông Lê Đình Bá, Tham tán Công s, Phó Trưởng Phái đoàn thường trc ca Vit Nam, nói :

"Vit Nam đã cung cp thông tin thc cht v tt c các trường hp được đưa ra trong báo cáo ca Tng Thư ký. Rt tiếc, thông tin do chính ph ca chúng tôi cung cp đã không được phn ánh chính xác trong báo cáo. Do đó, chúng tôi trân trng yêu cu các báo cáo trong tương lai ca Tng Thư ký nên s dng các chng c và thông tin do chính ph ca chúng tôi cung cp mt cách nghiêm túc và khách quan".

Ngoài ra, ông Lê Đình Bá nói rng Vit Nam "cc lc lên án và phn đi mi hành vi tr thù và đe da đi vi nhng người hp tác vi Liên Hiệp Quốc và các cơ chế ca Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vc nhân quyn".

********************

Thêm tù nhân trong tù được nhận giải thưởng nhân quyền

Giang Nguyễn, RFA, 30/09/2020

Giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện sau 5 năm không trao giải cho ai, năm nay sẽ vinh danh nhà thơ Trần Đức Thạch. Ông Thạch là một cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, quân đội Bắc Việt, hiện bị tạm giam tại trại tạm giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt bắt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" vào ngày 23/5 vừa qua. Trước đây, vào năm 2008, ông đã một lần bị tù với án 3 năm theo cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

nq3

Cựu chiến binh Trần Đức Thạch - Courtesy of Facebook

Trong một thông báo gửi đi ngày 28/9, Hội Pháp Việt Tương Trợ, đơn vị lập nên Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, nói về về nhà thơ Trần Đức Thạch như sau : "Ông thuộc thế hệ những cánh chim đầu đàn trong phong trào dân chủ Quốc nội từ những năm 2000 đến nay, nên đã phải chịu rất nhiều áp lực và thủ đoạn bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu từ nhà cầm quyền. Cũng chính vì một nhà thơ chỉ cất tiếng nói lương tri trước chế độ nhiễu nhương, mà lại bị đối xử tồi tệ, nên càng thúc bách ông dấn thân trở thành nhân chứng sống động của một chế độ thối nát cần thanh lọc".

Ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng Hội Pháp Việt Tương Trợ từ Paris cho biết về sứ mệnh mà các thành viên Hội Pháp Việt đề ra khi lập giải thưởng Nguyễn Chí Thiện vào năm 2012 :

"Giá trị của "Hoa Địa Ngục" như thế nào thì mọi người đã biết. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện từ tuổi trẻ đã đứng dậy đấu tranh trong những năm khó khăn nhất. Anh Nguyễn Chí Thiện từ 18-20 tuổi đã không sợ đứng lên... thành thử bị tù mấy lần, cộng lại cũng 27 năm, rồi sau này qua bên Pháp. Tôi thấy Nguyễn Chí Thiện là một người đấu tranh gương mẫu.

Lúc Nguyễn Chí Thiện mất năm 2012, chún g tôi nghĩ phải làm gì hơn. Chúng tôi nghĩ là nếu mà làm giải thưởng thì sẽ đưa tên, cái gương mẫu của Nguyễn Chí Thiện về Việt Nam thì hay hơn. Nhưng mà cũng khó. Được giải phải là một người trong ngành văn thơ, phải có can đảm".

Ông nói, giải thưởng được trao cho nhà thơ Trần Đức Thạch cũng vì hai lý do đó : lòng can đảm nói lên sự thật, và những sản phẩm văn thơ giá trị của ông.

Thông báo của Hội Pháp Việt nói thêm : "Bài thơ "Đớn đau" của Thạch mô tả "nỗi đau Gạc Ma" và phán xét ‘Đất nước nếu còn cộng sản sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi’".

Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nhận định nhà thơ Trần Đức Thạch cũng như một "ngục sĩ" giống như Nguyễn Chí Thiện :

"Ông Trần Đức Thạch là cựu chiến binh của quân đội Bắc Việt đã từng tham chiến ở Miền Nam trước 1975. Ông có những cái bài thơ nói lên cuộc chiến thảm khốc như thế nào và sự dã man của quân đội Bắc Việt trong việc tàn sát đồng bào Miền Nam. Ông là người tham chiến, có bài viết sám hối về việc này".

nq4

Nhà thơ Trần Đức Thạch và vợ, bà Nguyễn Thị Chương. Nguyễn Thị Chương

Chị Nguyễn Thị Chương, vợ của nhà thơ Trần Đức Thạch, từ Nghệ An nói với Đài Á Châu Tự Do rằng từ tháng 7 chị không được gặp chồng trong trại giam. Chị nói tình hình sức khỏe của ông Thạch đáng quan ngại, tuy nhiên về tinh thần thì ông và chị rất vững :

"Bữa đó gặp, anh bị nhiều bệnh lắm, anh ốm lắm, nhưng tinh thần đối phó thì anh đã chuẩn bị rồi. Mình không phải lo. Bữa mình đi thăm thì anh bảo, anh gửi lời hỏi thăm anh em trong và ngoài nước ai đã quan tâm, không phải lo gì cho anh hết".

Chị nói, chị rất bất ngờ khi được hay về giải thưởng :

"Vợ chồng chúng tôi bị khủng bố lâu rồi, được giải này rất mừng. Mấy ngày nay, bọn an ninh bảo anh Thạch cần gặp tôi, mà luật sư không được gặp".

Chị nói thêm, có lẽ thông tin về giải thưởng đã có tác động gì đó, khiến bên phía trại giam nhắn tin ông Trần Đức Thạch cần gặp chị.

"Họ nói thế nhưng họ không cho gặp đâu. Một là họ biết từ Facebook về cái giải nhân quyền này, họ uy hiếp tôi bảo tôi đừng nhận thế này thế kia, nói chung họ đểu cáng, họ lợi dụng, bảo tôi từ chối luật sư".

Lâu nay thân nhân của những tù nhân được trao giải về đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền cũng cho biết họ bị cơ quan an ninh làm khó, thậm chí bị cấm đoán không cho đi nhận giải. Dẫu thế theo ông Vũ Quốc Ngữ của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói, những giải thưởng trao cho tù nhân lương tâm có những tác động cụ thể tạo điều kiện tốt hơn cho người trong tù, cho dù họ không biết họ sẽ được trao giải thưởng này.

"Bất cứ một giải thưởng rất quý giá với người trong tù. Tôi được biết là nhiều tù nhân lương tâm khi họ được ghi nhận từ quốc tế, hoặc quốc nội, thì họ được đối xử khác biệt hơn, nhân đạo hơn, vì chúng ta biết là trong lao tù cộng sản, người bất đồng chính kiến là mục tiêu thường xuyên của đàn áp".

Trong thời gian qua, có những tổ chức thường xuyên trao giải hằng năm cho các tù nhân lương tâm hay tổ chức đấu tranh trong nước có thể nhắc đến như Giải thưởng nhân quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao vào dịp ngày Quốc tế Nhân Quyền. Việc công bố tên tuổi của người nhận giải thưởng cũng tạo thêm quan tâm đến tình trạng của những người đấu tranh trong tù.

Giải thưởng Lê Đình Lượng, một giải thưởng với tên một người tù nhân lương tâm cũng đang bị tù giam, do đảng Việt Tân thành lập năm 2018, được giải thích có mục tiêu là "nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành phần Ban Giám Khảo của Giải thưởng Lê Đình Lượng nhận định rằng các giải thưởng này tuy không lớn như các giải thưởng quốc tế như giải Hellman-Hammet hoặc giải Nobel, nhưng nó là nền tảng giúp tạo tiếng vang cho phong trào đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam nói chung :

"Điều đó khích lệ cho những người đang đấu tranh để họ biết được rằng còn có người đang đấu tranh và những người này được dư luận trong và ngoài nước đều công nhận. Dĩ nhiên họ không đi đấu tranh để mong được giải thưởng, nhưng ít ra cũng được những tổ chức, hội đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tôn vinh, thì đây là một phần thưởng về tinh thần rất xứng đáng".

Chị Nguyễn Thị Chương nói ngày 1/10 chị sẽ làm đơn xin gặp chồng chị và cho biết anh đã nhận giải thưởng.

Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện chính thức được làm lễ trao tặng vào ngày 6 tháng 12, bốn ngày trước Ngày Quốc tế Nhân quyền, tại nhà của Đại Văn Hào Victor Hugo tại Place des Vosges, Paris.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 01/10/2020

Nhân quyền Việt Nam : Liên Hiệp Quốc cảnh báo vi phạm

Người tố cáo bị bắt về tội vu khống – Một tiền lệ nguy hiểm

Đức Minh, VNTB, 01/10/2020

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, cũng là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

111111111111111111111

Theo trang web Đại học Hàng Hải Việt Nam, đề tài luận văn tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường là "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt-bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng".

Phía cá nhân tố cáo là ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Theo ông Quý, luận án tiến sĩ của Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Ông Quý chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác, nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo.

Phía Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có kết luận là tỷ lệ sao chép là 12% ; nguồn internet là 6% ; nguồn xuất bản là 0% ; nguồn luận văn/ đề tài là 9%. Kết luận, "đảm bảo tỷ lệ cho phép".

Như vậy với tổng cộng là 27%, nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đạt yêu cầu quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, là "tỷ lệ kiểm tra sao chép và tỷ lệ trích dẫn nhỏ hơn hoặc bằng 30%".

Kết luận với con số tổng cộng 27% kể trên là tính toán của phần mềm kiểm tra Turnitin, phiên bản tiếng Việt. Còn tố cáo của ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, là viện dẫn các luận văn với tên tuổi cụ thể. Xét theo Luật Tố cáo, thì tiến trình xử lý phải minh bạch theo trình tự với các điều luật cụ thể như sau :

"Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo

1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây :

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo ; b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật ; c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật ; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo ; d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật ; đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau :

a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật ;

b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý".

Ở sự việc nêu trên, một khi chưa có "kết luận nội dung tố cáo", song lại áp dụng biện pháp xử lý hình sự để khởi tố vụ án về tội danh vu khống, và đã bắt giữ hình sự ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng là một hành vi vi phạm của cơ quan điều tra. Đây là một tiền lệ nguy hiểm. Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần làm rõ vụ việc này. Bởi nếu những người dám dũng cảm lên tiếng tố cáo các biểu hiện, dấu hiệu sai trái bị khởi tố hình sự, thì còn ai dám đứng ra tố cáo các sai trái mà pháp luật đã quy định !

Đức Minh

Nguồn : VNTB, 01/10/2020

********************

Published in Việt Nam

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

Saskia Bricmont,

"Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam" là tiêu đề bài viết mới nhất của nữ nghị sĩ Châu Âu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh, đăng trên trang web chính thức của mình vào ngày 25/9/2020. Sau đây là bản dịch bài viết :

nqvn1

Bài viết của nữ nghị sĩ Châu Âu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh

Có lẽ các bạn còn nhớ hồ sơ dầy cộp về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), mà tôi được giao nghiên cứu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế (thuộc Nghị viện Châu Âu).

Những phê bình chỉ trích của tôi đối với hiệp định này là chủ yếu căn cứ vào tình trạng nhân quyền : từ thiếu sót của Ủy ban Châu Âu trong việc không thực hiện đánh giá tác động nhân quyền, tức là những ảnh hưởng tiềm năng đến quyền nghiệp đoàn, quyền tự do báo chí, sự tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo v.v.(trong khi đó Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua một Nghị quyết cứng rắn về tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam) ; cho đến vụ bắt giữ Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Phạm Chí Dũng, ngay trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán hiệp định. Những "thất bại" của EU đã chồng chất.

Đảng Xanh và những nghị sĩ Châu Âu thuộc các đảng khác đã từ chối không bật đèn xanh thông qua EVFTA, nhưng chúng tôi đã không đủ đông để ngăn chặn hiệp định này. Lúc đó, những nghị sĩ thuộc các đảng khác cũng như Ủy ban Châu Âu (EC) đã thề thốt, hứa hẹn với chúng tôi rằng khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi thì sẽ " tự động thúc đẩy cải thiện các điều kiện sinh sống của người dân Việt Nam".

Tiếc là kể từ khi đó, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn và làm chúng ta lạnh xương sống. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mà được ký kết trước Liên Hiệp Quốc hoặc EU, nhưng khi vi phạm thì không có ai nói gì cả !

Đó là lý do tại sao tôi đã tập hợp khoảng hơn 60 nghị sĩ Châu Âu để gióng lên hồi chuông cảnh báo và kêu gọi các cơ quan cao nhất của EU phải có hành động dứt khoát để bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt những người có chính kiến độc lập, họ bày tỏ công khai những điều mà nhiều người khác không dám nói, và họ thể hiện sự phản kháng đối với chế độ độc tài.

Rất cần phải hành động khẩn cấp và tuyên bố các biện pháp trừng phạt, nhất là khi Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đang tới gần và chúng tôi lo sợ từ giờ cho tới đó nhà cầm quyền lại càng hà khắc, càng cứng rắn.

Saskia Bricmont

Nguyên tác : Droits humains au Vietnam : la situation fait froid dans le dos, 25/09/2020

Nguyễn Hoàng Hải (Biên dịch)

*******************

64 dân biểu Châu Âu gửi kiến nghị thư yêu cầu EU gây sức ép lên Việt Nam về nhân quyền

RFA, 25/09/2020

Ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU ; và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

nqvn2

Người dân Dương Nội biểu tình bên ngoài phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu ở Hà Nội hôm 20/9/2016 – Reuters - Ảnh minh họa

Theo bức thư, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021.

Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất là việc chính quyền Việt Nam cho bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng vì những khuyến nghị của ông lên EU lên quan đến nhân quyền Việt Nam, và vụ xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền.

Bức thư có đoạn viết : "Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020… Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN".

Nói về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nộ, các dân biểu EU viết trong thư : "Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái…".

Hôm 14/9 vừa qua, tòa án Nhân dân Hà Nội đã kết án tử hình 2 người dân Đồng Tâm và tù chung thân 1 người dân Đồng Tâm khác về tội giết người. 26 người còn lại bị kết án từ 16 tháng tù treo đến 15 năm tù về các tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tất cả họ đều bị bắt giữ sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020.

Các dân biểu Châu Âu nhận định những người dân Đồng Tâm đã phải chịu "bạo lực, tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ, và các phiên tòa diễn ra nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về công bằng và độc lập".

Các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này.

Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.

Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt hơn 56 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 41 tỷ đô la.

Nguồn : RFA, 25/09/2020

Published in Diễn đàn

Tù chính trị tại Trại giam Xuân Lộc lại phải tuyệt thực đấu tranh đòi quyền của họ !

RFA, 23/09/2020

Vào ngày 23/9, chị Nguyễn Thị Châu, vợ Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, tù nhân lương tâm hiện đang bị giam tại trại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân thông tin chồng chị và một số tù nhân lương tâm khác hiện đang tuyệt thực từ ngày 5/9 đến nay. Mục đích để đòi quyền lợi cho tù nhân tại trại giam nơi đây.

tu1

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh tại tòa và thông tin tuyệt thực tại trại giam Xuân Lộc. AFP/FB An Duong Nguyen Phu - RFA edited

Thông tin chị Châu đăng tải được dẫn nguồn từ một người vừa mãn án tù và ra khỏi trại giam Xuân Lộc cho chị biết qua ứng dụng Facebook Messenger.

Theo hình ảnh đoạn hội thoại được chị Nguyễn Thị Châu chia sẻ trên Facebook, người đàn ông vừa ra tù cho hay ông cùng với tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ và Huỳnh Đức Thanh Bình đã cùng nhau tuyệt thực. Đến ngày 5/9 thì cả ba người vừa nêu cùng với một người tù khác là Phạm Long Đại bị giam riêng.

Hiện chỉ còn Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh và ông Nguyễn Văn Đức Độ đang tuyệt thực.

Chúng tôi có liên lạc với chị Nguyễn Thị Châu và được chị xác nhận sự việc tuyệt thực tại trại giam Xuân Lộc như sau :

"Thông tin hai người nhắn tin với nhau chị có đưa lên Facebook. Sau hôm nay có người bạn bên trại mới ra, tối hôm qua nhắn cho chị là Ánh đang tuyệt thực để đòi quyền lợi trong trại cho Ánh và cho anh em trog đó, tới hôm nay là được 18 ngày. Chị có hỏi Ánh sức khỏe thế nào thì (người bạn) có nói là nhốt Ánh riêng, còn ba người tuyệt thực chung thì đang ở phòng riêng, còn anh Ánh nhốt riêng, từ hồi anh Ánh lên đó là gần 1 năm chưa bao giờ được ra ngoài ánh sáng. Ánh 24/24 bị nhốt trong nhà vì nói gì Ánh cũng nói đưa quyền, đưa luật ra để đòi hỏi nên nó ghét lắm, nó không cho ra phơi nắng, không cho ra hoạt động ngoài trời như những người khác nên càng ngày chị càng lo lắng rồi giờ thêm vụ này nữa".

Kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh, một người hoạt động vì môi trường, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hôm 6/6/2019 tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế về tội ‘làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’.

Thanh niên Huỳnh Đức Thanh Bình vào ngày 24/6/2019 bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên 10 năm tù giam với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Ông Nguyễn Văn Đức Độ trong phiên phúc thẩm ngày 13/9/2019 bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế trong vụ án xử các thành viên nhóm Liên minh Dân tộc Tự quyết với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

Trao đổi với RFA tối 23/9, bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình cho hay bà không biết thông tin cụ thể gì về các tù nhân tại trại Xuân Lộc tuyệt thực :

"Cô chỉ biết N. là người ở chung với Bình ra và N. báo thông tin đó với vợ Kỹ sư Ánh nên vợ Kỹ sư Ánh đưa thông tin đó lên. Từ đầu tháng cô có nhận được thông tin từ gia đình của Nguyễn Văn Đức Độ có báo tin để phản đối sự hà khắc của trại giam đối với Bình với Nguyên thì hai bạn có tuyệt thực trong khoảng một tuần lễ nhưng con cô mệt quá nên thôi. Sau đó đến Nguyễn Văn Đức Độ và giờ đến Kỹ sư Ánh chăng ?"

tu2

Trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nguồn : Báo Đồng Nai

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người đại diện pháp lý cho Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh cho hay ông cũng chỉ mới biết thông tin thân chủ của mình tuyệt thực thông qua bài viết được vợ thân chủ mình đăng tải trên Facebook. Ông nói :

"Anh không hiểu nguyên do tại sao dẫn đến việc họ tuyệt thực. Anh định trong vài ngày tới sẽ có sự tiếp xúc với giới chức có thẩm quyền để xem, tìm hiểu chuyện đó thế nào. Thông thường những việc như vậy thì ban giám thị trại giam họ rất dè xẻn chuyện chia sẻ thông tin hoặc giải thích lý do. Gần đây nhất là trường hợp Trịnh Bá Tư đang bị điều tra tại tỉnh Hòa Bình cũng có nói về vấn đề tuyệt thực, anh cũng đã có văn bản yêu cầu chính thức để họ xác minh, tra lời vấn đề thế nào. Họ nói họ không muốn chia sẻ vấn đề đó, vấn đề đó thuộc thẩm quyền cơ quan công an điều tra. Nên luật sư cố gắng làm hết trong phạm vi quyền hạn cho phép nhưng đạt kết quả để hiểu biết thực sự về vấn đề thì hiện nay chưa thể làm được điều đó".

Qua cuộc điện đàm với gia đình vào đầu tháng 9 vừa qua, kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh cho hay tình trạng của anh trong trại giam :

"Quyền và lợi ích, thân thể, sức khỏe của anh bị xâm phạm nghiêm trọng theo Bộ luật Thi hành án hình sự ở đây. Em yêu cầu Luật sư Đặng Đình Mạnh lên tìm gặp anh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh".

Tuy nhiên, sau khi anh Ánh nói đến đây thì cuộc gọi giữa chị Châu và anh Ánh đã bị cắt ngang.

Theo lời chị Nguyễn Thị Châu, sau khi bị ngắt tín hiệu điện thoai, chị đã làm đơn lên Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời, phía trại giam Xuân Lộc cũng không trả lời chị.

Vợ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh cũng cho biết thêm chị vốn sẵn đã lo lắng cho sức khỏe của chồng mình sau cuộc gọi vào đầu tháng 9, giờ thêm thông tin tuyệt thực này, chị lại càng bất an :

"Chiều giờ chị đang tính có nên lên trại lúc này không vì lên trại lúc này thì sợ nó lấy lý do dịch không cho mình gặp mặt hay lấy lý do khác. Nhưng chị vẫn phải quyết định lên để coi tình hình thế nào. Ở nhà mình cũng không biết được tình hình trên đó, thà là mình đi gặp được hay không thì mình còn đòi hỏi quyền lợi cho chồng chứ ở nhà là chết".

Có cùng tâm trạng lo lắng cho con trai đang thụ án tại giam Xuân Lộc, bà Nguyễn Thị Huệ bày tỏ :

"Thật ra cô đang rất lo lắng. Cô đợi đến tháng 10 này nếu có thông báo được đi thăm là cô sẽ lên liền để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra".

Trại giam Xuân Lộc là nơi giam giữ một số tù nhân chính trị khu vực phía Nam. Tình trạng tù nhân tuyệt thực để đấu tranh đòi quyền lợi tại trại giam Xuân Lộc vẫn diễn ra thường xuyên lâu nay.

Điển hình như vào tháng 10/2019, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ tuyệt thực phản đối trại giam Xuân Lộc bán thức ăn giá "trên trời".

Vẫn trong tháng 10, tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, thành viên của nhóm Hiến pháp hiện đang thụ án ở trại Xuân Lộc cũng đã tuyệt thực để phản đối việc ông không được quản giáo chấp thuận cho ra ngoài trại giam để chữa trị vì bị nổi hạch ở cổ gây đau đớn. Sau đó ông Ca được công an đưa đi cấp cứu sau khi tuyệt thực đến ngày thứ 5 bị ngất xỉu.

Một tù nhân lương tâm khác trong trại giam này là ông Nguyễn Hoàng Nam, theo Phật giáo Hòa Hảo đấu tranh cho tự do tôn giáo cũng tuyệt thực trong tháng 10/2019 vì bị chuyển từ trại giam K1 nơi có các tù nhân chính trị sang giam cùng với các tù nhân án ma túy.

Nguồn : RFA, 23/09/2020

************************

Vận động cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển trước Đối thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt

Giang Nguyễn, RFA, 22/09/2020

Tổ chức Cứu người Vượt Biển (BPSOS) cho biết đang vận động cho viêc tham gia ký tên vào một lá thư chung gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Nội dung thư kêu gọi Hoa Kỳ đặt vấn đề với Việt Nam về trường hợp của tù nhân lương tâm, nhà hoạt động cho quyền tự do tín ngưỡng, ông Nguyễn Bắc Truyển. Ngày 6 tháng 10, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ một lần nữa trao đổi về dân chủ, nhân quyền qua Đối thoại Nhân Quyền thường niên giữa hai quốc gia này.

nq1

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được dẫn giải ra tòa ở TP Hồ Chí Minh hôm 10/5/2007-Reuters

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch và CEO của BPSOS, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng lá thư chung sẽ được gửi đi vào thứ 2 ngày 28 tháng 9, để kịp thời cho các đại diện phía Hoa Kỳ đưa hồ sơ của ông Nguyễn Bắc Truyển lên bàn thảo luận.

Ông nói, "Trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển ở trong danh sách ngắn của Hoa Kỳ để đấu tranh đòi hỏi sự tự do cho những người trong danh sách đó. Gần đây nhất, Mục sư A Đảo của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên đã được trả tự do vào ngày 18/9. Cho thấy sự lên tiếng của quốc tế có ảnh hưởng. Mục sư A Đảo cũng là 1 trong 8 người trong danh sách chúng tôi đưa ra để đề nghị Hoa Kỳ ưu tiên tranh đấu đòi trả tự do cho họ. Thực sư chúng tôi có danh sách có đến 250 tù nhân lương tâm và hơn nữa. Nhưng chúng tôi lọc ra tập trung vào 8-10 người, và Mục sư A Đảo là một, bây giờ đã được tự do, và người kế tiếp là ông Nguyễn Bắc Truyển".

nq2

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). RFA

Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, và là Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị. Ông Truyển cùng ông Phạm Văn Trội, và ông Trương Minh Đức, những thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 30/7/2017 và tuyên án 11 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Tiến sĩ Thắng nói thêm, ít ai biết, ông Nguyễn Bắc Truyển là người đầu tiên phối hợp bàn tròn đa tôn giáo của Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2016. Ông Truyển tiếp tục duy trì vai trò cho tới ngày bị bắt, vì vậy BPSOS đã nhắm vào các thành viên bàn tròn cũng như lãnh đạo tôn giáo tại Hoa Kỳ và khắp nơi, cùng lên tiếng qua lá thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Ông Thắng cho biết, "Ngoài ra ông Truyển còn là người sáng lập ra Liên minh Chống Tra tấn Việt Nam bởi vì trong lĩnh vực về luật, ông Truyền là luật gia nghiên cứu về chống tra tấn ở Việt Nam cũng như của Công ước LHQ về chống tra tấn. Ông Truyển đã làm nhiều báo cáo về chống tra tấn, chẳng hạn như của những người H'mong, người Tây Nguyên, mà bị tra tấn đến chết, thì ông Truyển cũng là người lập hồ sơ chuyển lên Liên Hiệp Quốc rất nhiều lần. Do đó, khi bị bắt bớ và cả hai vợ chồng bị bách hại, Liên Hiệp Quốc xem như một cách trả thù vì đã báo cáo với họ".

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển hiện bị giam tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức Quốc cho biết, ông Truyển bị tuyên án nặng nề, 11 năm tù, vì những hoạt động đào tạo cho tín đồ về quyền tự do tôn giáo, cũng như những nỗ lực cho các gia đình tù nhân lương tâm :

"Đến năm 2017 khi an ninh bắt ông Truyển, thì họ cũng có hỏi tôi về vai trò của ông Truyển trong Hội Anh Em Dân Chủ. Tôi nói ông Truyển chỉ tham gia ngắn thôi.

Mức án nặng không phải là vì ông Nguyễn Bắc Truyển là sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ, mà do những việc làm của ông đối với Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, bởi vì khi đó ông cư trú ở tỉnh Đồng Tháp và ông giúp cho Phật giáo Hòa hảo rất nhiều. Vì những công việc nâng đỡ, không để cho giáo hội đó bị sụp đổ bởi sự đàn áp bắt bớ từ nhà cầm quyền Việt Nam. Thứ hai, khi ông tham gia vào Hội Ái hữu tù nhân lương tâm, thì ông cũng hoạt động rất tích cực, tìm kiếm những nguồn lực tài trợ giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm, cũng nhưng con cái của họ trong vấn đề học bổng. Tôi biết lúc đó thì hầu hết rất nhiều gia đình tù nhân lương tâm đang có con học phổ thông hay đại học, thì đều được Hội Cựu tù nhân lương tâm cấp học bổng. Đó là những lý do mà an ninh họ biết, nhưng không đưa vào trong hồ sơ. Họ chỉ có căn cứ một điều duy nhất là ông là sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ, và ông chịu mức án 11 năm tù".

Luật sự Đài cho biết, ông Truyển hiện được sự bảo trợ của đại diện Quốc hội Đức. Từ năm 2019 ông Truyển cũng được Ủy viên Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc Tế (USCIRF), bà Anurima Bhargava bảo trợ thông qua Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo. Ngày 13/8 vừa qua, 65 nghị sĩ thuộc gần 30 quốc gia trên toàn cầu đã ký lá thư chung gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Truyển.

Luật sư Đài nhận định, thời điểm trước cuộc Đối thoại Nhân quyền, dự kiến sẽ diễn ra trực tuyến vào ngày 6 tháng 10, là thời điểm thuận lợi để nhắc nhở các viên chức ngoại giao về trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển.

Ông nói, "Nếu như Việt Nam có thiện chí với phía Hoa Kỳ, thì họ sẽ trả tự do cho anh Truyển hoặc một vài người, bao giờ cũng xảy ra trước các cuộc đối thoại. Vì kinh nghiệm của bản thân tôi, trong những năm tháng tôi ngồi tù lần đầu tiên từ năm 2007-2011, phía Bộ Công an họ hỏi, ‘Anh có muốn trả tự do không ? Chỉ có hai điều kiện, một là chúng tôi thả tự do cho anh đi nước ngoài, hai là anh sẽ nhận tội thì chúng tôi trả tự do cho anh ngay lập tức’. Thì tôi không hiểu tại sao họ lại chọn thời điểm đó để vào trong nhà tù mặc cả với tôi điều đó. Sau đó tôi mới biết là cố cuộc đối thoại với Việt Nam và Hoa Kỳ, hoặc EU. Thông thường là họ muốn thả tự do trước sự kiện đó".

Mục sư A Đảo, vị lãnh đạo Tin lành người Thượng được thả tự do vào ngày 18/9 vừa qua, một năm trước khi mãn án tù 5 năm vì cáo buộc "Tổ chức người khác trốn, đi nước ngoài".

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm 18/9 ra thông cáo báo chí ca ngợi việc Việt Nam trả tự do cho Mục sư A Đảo, đồng thời kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển.

Ts Thắng nói, nếu như chính phủ Việt Nam cho rằng họ thả Mục sư A Đảo như vậy là đủ, thì các tổ chức, những nhà đấu tranh cho nhân quyền phải nỗ lực hơn nữa.

"Chúng tôi không nghĩ rằng Việt Nam hiện đang nghĩ đến chuyện thả, trả tự do cho ông Nguyễn Bắc truyển trước cuộc đối thoại, vì họ tin rằng chỉ cần thả Mục sư A Đảo là được rồi, để mà chứng tỏ cho Hoa kỳ là họ có thiện chí. Họ nghĩ rằng ngưng ở đó là đủ rồi. Chính vì lý do đó mà chúng tôi vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận sự nhượng bộ tí ti đó. Mà phải quyết tiếp tục những trường hợp khác, và ưu tiên hàng đầu là trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển".

Cũng theo Tiến sĩ Thắng, cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam vòng này sẽ không như các lần trước, và tổ chức của ông vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để không cho phép Việt Nam có những lời hứa hẹn hoặc bịa ra những lý do cho sự đàn áp của chính quyền.

"Chúng tôi đề nghị với Hoa Kỳ phải có những hồ sơ rất cụ thể, dù nó nhỏ, dù nó ít, nhưng phải giải quyết đến tận nơi tận gốc một cách cụ thể. Thì tôi tin rằng năm nay sẽ có một không khí khác hơn từ phía Hoa Kỳ khi ngồi xuống đối thoại với Việt Nam".

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 22/09/2020

**********************

Kiến nghị gửi đến Liên Hiệp Châu Âu

Nguyễn Cường, 22/09/2020

Kính gửi : Ông Josep Borrell Fontelles

Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu

Kiến nghị khẩn cấp về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam

Bối cảnh

Ngày 14 tháng 4 năm 1980, chính phủ Việt Nam ra quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng sân bay quân sự Miếu Môn (trên địa bàn xã Đồng Tâm), với diện tích 208ha, trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Dự án xây sân bay bị dừng lại, tuy nhiên khu đất từ đó do quân đội quản lý. Theo Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27 tháng 3 năm 2015, Bộ Quốc phòng giao 50,03 ha cho Viettel, một công ty thương mại do Bộ Quốc phòng làm chủ và quản lý, trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Phần đất này, theo người dân Đồng Tâm, bao gồm cả đất họ đang canh tác và không thuộc Bộ Quốc Phòng. Trong nhiều năm sau đó người dân Đồng Tâm đã nỗ lực đấu tranh với chính quyền để dành lại quyền sở hữu. Ông Lê Đình Kình, một cụ già 80 tuổi, được xem là lãnh đạo của người Đồng Tâm.

Viettel, thuộc quân đội, được biết đến như nhà mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam, chiếm 42% thị phần trong nước.

Sự kiện

3 giờ sáng ngày 9/1/2020 hàng ngàn công an chính qui đã bao vây và tấn công vào làng Đồng Tâm. Ho xông vào nhà ông Lê Đình Kình bắn chết ông và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm đã tham gia chống lại cuộc càn quét này. 3 viên cảnh sát bị chết trong trận càn và chính quyền đã đổ lỗi là bị dân làng giết dù không có bằng chứng thuyết phục.

Phiên tòa ngày 7/9/2020 mở ra ở Hà Nội xử 29 người xã Đồng Tâm.

Phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng ngay cả các thủ tục tố tụng của Việt Nam. Các luật sư không được tiếp xúc với thân chủ của mình. Không có thân nhân nào của bị cáo được có mặt trong phiên xử. Tại tòa có ít nhất 19/29 người khai là đã bị tra tấn trong quá trình điều tra. Đặc biệt bị cáo Lê Đình Công, người cuối cùng chịu án tử, đã khai bị 1 sĩ quan công an là Phạm Việt Anh đánh đập bức cung nhiều ngày liền.

Mặc dù vậy phiên tòa kết thúc sau 4 ngày với 2 án tử hình cho 2 con ông Kình là Lê Đình Công, Lê Đình Chức và 1 án chung thân cho cháu ông, Lê Đình Doanh. 26 người còn lại lĩnh án từ 15 tháng đến 16 năm tù. Các ý kiến của luật sư như cần thiết thực nghiệm hiện trường để làm sáng tỏ cái chết của 3 viên công an, hay trưng bằng chứng về lệnh công vụ tấn công vào làng Đồng Tâm vào đêm 9/1/2020 đều bị bỏ qua.

Đề nghị

Chúng tôi, những cá nhân và tổ chức dân sự ký tên dưới đây đề nghị Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu thông qua Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao xem xét :

1/ Đưa vào danh sách không được cấp visa nhập cảnh vào các nước thành viên EU :

Ông Trương Việt Toàn, sinh năm 1961, thẩm phán phiên tòa ngày 7/9/2020 nói trên,

Ông Phạm Việt Anh, sinh năm 1991, người đã tra tấn dã man các bị cáo Đồng Tâm.

2/ Đưa tập đoàn viễn thông quân đội Viettel của Việt Nam vào danh sách các công ty bị cấm kinh doanh tại các nước thành viên EU.

Praha ngày 27/09/2020

Liên lạc :

Nguyễn Cường

Občanské sdružení Van Lang

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

************************

Đối tượng bị cho lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thuộc danh sách bí mật nhà nước độ tuyệt mật !

RFA, 22/09/2020

Phát biểu tại Hội nghị triển khai quyết định số 960 của Thủ tướng về danh mục bí mật nhà nước diễn ra vào ngày 22/9, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khi nói về những điểm mới của Quyết định 960 đã cho rằng trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho thấy có nhiều đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm kích động người dân chống phá chính quyền, làm bất ổn tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước…

nq3

Giáo xứ Song Ngọc vào ngày 22/08/19 dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân đã và đang bị bách hại vì niềm tin tôn giáo, đặc biệt ở Việt Nam. Courtesy : Facebook Nguyễn Đình Thục

Do đó, Quyết định 960 đã bổ sung quy định "văn bản về các đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia" là bí mật nhà nước độ tuyệt mật.

Trao đổi với RFA tối 23/9, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam giải thích rõ hơn :

"Quyết định 960 này quy định một danh mục để cho các cơ quan, tổ chức, cũng như cá nhân biết được để sử dụng những tài liệu theo đúng quy định của pháp luật. Đây là những tài liệu những đối tượng lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm chủ quyền quốc gia sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Thứ hai là trong thực hiện đường lối chiến lược, chính sách, đối sách, những quy trình xử lý đối với những vấn đề phức tạp tín ngưỡng tôn giáo nhà nước chưa công khai mà anh công khai cái này thì Việt Nam sẽ xử lý về tội làm lộ bí mật nhà nước theo quy định của Bộ luật Hình sự. Đây là những tài liệu tuyệt mật".

Nói rõ hơn, Luật sư Hậu cho biết chính phủ Hà Nội ban hành Quyết định 960 ngày 7/7/2020 về những danh mục nhà nước trong đó các thông tin là bí mật nhà nước được phân ra thành bí mật nhà nước ở độ tuyệt mật, tối mật, và mật. Quyết định này được bổ sung cho Luật bảo vệ bí mật nhà nước. Ông nói :

"Vừa rồi Quốc hội có ban hành Luật bảo vệ bí mật nhà nước tại kỳ họp VI thông qua ngày 15/11/2018 gồm 5 chương và 28 điều. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020. Trong đó có một số quy định lập, thẩm định và ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, cũng như gia hạn danh sách bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian tính từ độ mật của nhà nước đến hết thời hạn sau đây ví dụ như tuyệt mật là 30 năm, tối mật là 20 năm, và mật là 10 năm. Thời gian bảo vệ bí mật về hoạt động có thể ngắn hơn nếu xác định cụ thể tài liệu đó".

Trong khi đó, với kinh nghiệm hoạt động cho tự do tôn giáo trong nhiều năm, Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lại đưa ra nguyên nhân mà ông cho rằng chính phủ Hà Nội bổ sung quy định mới cho Quyết định 960 là :

"Theo tôi Quyết định 960 này để răn đe giới đấu tranh tôn giáo. Họ chuẩn bị sẽ có cuộc bố ráp, bắt bớ, đàn áp hay tù đày những nhà vận động hay đấu tranh cho tự do tôn giáo. Bởi vì chế độ độc tài toàn trị căn bản, đối với chủ nghĩa Marx-Lenin thì họ biện chứng duy vật vô thần, họ coi tôn giáo là thuốc phiên nên thường những nước xã hội chủ nghĩa, những nước cộng sản chủ nghĩa không tôn trọng vấn đề tự do tôn giáo tín ngưỡng. Vì vậy những nước này vi phạm về đàn áp tôn giáo tín ngưỡng".

nq4

Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì Courtesy photo

Vẫn theo Hòa thượng Thích Không Tánh, chính vì những vấn đề như ông vừa nêu mà các chức sắc tôn giáo vì lương tâm và lương tri phải nói lên, vận động đấu tranh để đòi hỏi cho nhà nước, chế độ thật sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng theo các công ước quốc tế mà chính Nhà nước Việt Nam đã ký kết.

Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Không Tánh cho rằng những vận động, đấu tranh, kêu gọi để cho đất nước được tiến bộ phát triển thì lại bị chính phủ Hà Nội coi đó là sự chống phá, âm mưu lật đổ. Ông nói :

"Cho nên người ta cứ nói thế lực thù địch, tham vọng quyền lực chính trị để kết vô nhưng thực ra theo tôi thì những người tu hành tôn giáo họ bị áp bức, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, bắt người ta phải nô lệ, biến những người tu hành thành công cụ tuyên truyền những chính sách của chế độ nhà nước. Nếu tu sĩ đó không theo làm công cụ, bình phong cho chế độ thì họ kết vô tội âm mưu lật đổ, chống phá đảng, nhà nước, thế lực thù địch".

Xác nhận thực tế nêu trên, ông Võ Văn Bửu, cựu tù nhân Phật giáo Hòa hảo cho hay :

"Nói tóm lại Nhà nước Việt Nam rất gian xảo, họ bắt tù những tín đồ tôn giáo không bao giờ họ ghép vô vấn đề liên quan tôn giáo mà họ bịa ra những tội không chấp nhận được, chẳng hạn như gây rối trật tự công cộng hay chống người thi hành công vụ. Hai bản án tôi 9 năm trong 2 lần tù thì họ bắt tôi tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng chứ không bao giờ họ ghép vào vấn đề liên quan đến tôn giáo. Thật sự mà nói thì (tôi đã) tổ chức phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản họ đàn áp tôn giáo nhưng mà họ muốn né những tội liên quan vấn đề tôn giáo để cho các nước yêu chuộng tự do trên quốc tế không chế tài hay áp đặt họ vi phạm về vấn đề tự do tôn giáo".

Cựu tù nhân tôn giáo Võ Văn Bửu cũng cho rằng chính phủ Hà Nội ngày càng ra nhiều điều luật nhưng chủ yếu có lợi cho phía nhà cầm quyền và ngày càng xâm phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.

Vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế - USCIRF đã công bố phúc trình thường niên 2020 về tù nhân tôn giáo nói riêng và tình hình tự do tôn giáo nói chung tại Việt Nam trong năm 2019.

Trong phúc trình nêu rõ chính phủ Hà Nội cầm tù hàng chục cá nhân chỉ vì niềm tin tôn giáo hay quan điểm cổ súy cho tự do tôn giáo.

Bên cạnh đó, USCIRF tiếp tục kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt - CPC, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/9 vừa qua cho hay Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, nhất là những vấn đề liên quan đến không gian mạng khi tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng được cho ngày càng nghiêm trọng.

***********************

Việc lộ bí mật nhà nước đang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng

RFA, 22/09/2020

Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng công tác bảo vệ bí mật nhà nước gặp nhiều khó khăn nên tình trạng vi phạm về bí mật nhà nước diễn ra phổ biến, nghiêm trọng hơn, tạo ra nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị.

nq5

Bộ trưởng Nội vụ lưu ý các văn bản về các đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, nhằm lật đổ chính quyền là bí mật nhà nước độ tuyệt mật (hình minh hoạ) Courtesy of state media -RFA edited

Đó là một trong những điểm đáng lưu ý mà Bộ trưởng Tân đề cập tại Hội nghị triển khai quyết định số 960 của Thủ tướng về danh mục bí mật nhà nước diễn ra vào ngày 22/9 và được truyền thông Nhà nước loan tin.

Bộ trưởng Tân cũng cho rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cách thức thu thập bí mật nhà nước đa dạng do đó mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.

Bên cạnh đó ông cũng lưu ý rằng trước bối cảnh diễn biến phức tạp của an ninh thế giới và khu vực, bí mật nhà nước Việt Nam là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch, tội phạm trong và ngoài nước thường xuyên thu nhập nhằm đả kích, chống phá đảng và Nhà nước Việt Nam.

Do đó, Quyết định 960 nhằm bổ sung quy định "văn bản về các đối tượng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm lật đổ chính quyền, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia" là bí mật nhà nước độ tuyệt mật.

Liên quan đến việc cố ý làm lộ bí mật nhà nước, cũng trong ngày 22/9, tờ Dân Việt đưa tin, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can, tạm giam ông Vũ Văn Sơn, trú tại TP Hải Phòng để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", qui định tại khoản 1 điều 337 Bộ luật hình sự.

Sự việc gần đây nhất là vụ bắt ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Hà Nội, khiến dư luận khá quan tâm. Ông Chung cùng các thuộc cấp bị khởi tố, tạm giam về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước. Trong số đó, có một bị can từng làm ở phòng thư ký - biên tập, tổ giúp việc UBND Thành phố Hà Nội ; một bị can là tài xế, đồng thời là chuyên viên phòng này. Bị can còn lại thì từng là cán bộ của C03, Bộ Công an.

Published in Diễn đàn

Bảo trợ cho tù nhân lương tâm - công việc thiết thực

Giang Nguyễn, RFA, 19/08/2020

Gần đây Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, đại diện Địa hạt 47 tiểu bang California, chia sẻ tại một buổi hội luận về nhân quyền tại Việt Nam rằng ông đang thực hiện thủ tục để chính thức bảo trợ tù nhân lương tâm trẻ Nguyễn Văn Hóa.

nhanquyen1

Anh Nguyễn Văn Hóa. file photo

"Tôi rất ấn tượng với những gì anh Hóa đã làm", ông nói.

Anh Nguyễn Văn Hóa, một nhà báo trẻ tuổi và là cộng tác viên của Đài Châu Á Tự Do, đã đưa tin và hình ảnh video về những vụ biểu tình phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh năm 2016. Năm 2017 anh Hóa bị tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

"Video của anh đã đóng vai trò lớn cho thế giới thấy việc gì đã xảy ra ở Việt Nam. Tôi muốn sát cánh với anh, lên tiếng cho anh, và cho Việt Nam biết, chúng ta đang quan sát họ rất kỹ. Mỗi khi họ muốn tương tác với chính quyền Hoa Kỳ, những người bảo trợ tù nhân lương tâm như tôi sẽ lên tiếng đòi hỏi họ trả tự do cho những tù nhân lương tâm đó".

Bà Nguyễn Thị Huệ, chị của Nguyễn Văn Hóa, nói bà cùng gia đình rất phấn khởi nghe tin về dự tính của Dân biểu Lowenthal. Bà nói những ý định của ông cũng chính là những điều mà Hóa mong chờ từ lâu.

"Mong muốn nhất của Hóa đó là sự quan tâm của cộng đồng người Việt, cũng như các LHQ và các nước, lá có tiếng nói cho Hóa. Nguyện vọng của Hóa từ lâu rồi, gần 2 năm rồi, là muốn có các đại sứ quán đại diện vào trại giam thăm Hóa 1 lần, để Hóa có những nguyện vọng muốn nói lên. Có những nguyện vọng mà Hóa cần phải cho người bên ngoài được biết nhiều hơn, nhưng nếu qua thư từ thì bị dập hết. Những cái thông tin đó họ không cho ra ngoài". 9.20

Bà Huệ nói, sự bảo trợ từ dân biểu rất cần thiết vì từ tháng 6, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại với trung tâm ổ dịch tại Đà Nẵng, gần trại giam An Điềm nơi người em của bà bị giam, gia đình không còn được đi thăm nuôi, và hàng tháng, Hóa gửi thư xin thuốc men rất nhiều.

Chương trình bảo trợ tù nhân lương tâm, được gọi là Dự án Bảo vệ Tự Do, là một trong những chương trình chính của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Theo dân biểu Lowenthal, sự bảo trợ này sẽ cho phép ông phản đối hành vi bắt bớ, tù giam của Việt Nam, và yêu cầu thông tin về người tù nhân lương tâm qua các đường dây chính thức :

"Một khi chúng tôi nhận làm người bảo trợ (cho Hóa), tôi sẽ liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ, cho họ biết Hóa là tù nhân lương tâm của tôi bảo trợ, yêu cầu quý ông bà thông tin với chính quyền Việt Nam là tôi đã bảo trợ cho anh ấy. Tôi sẽ yêu cầu đại sứ quán, ‘Trả lời cho tôi biết về tình trạng của anh ấy, anh ấy ra sao ? Đại sứ có thể thăm viếng anh ấy không ?’ Có rất là nhiều điều chúng tôi có thể làm, một khi đã làm người bảo trợ cho Hóa".

Ủy ban Tom Lantos được thành lập tại Hạ Viện vào năm 2008, với mục tiêu khuyến khích dân biểu Hoa Kỳ tích cực tham gia trong những vấn đề nhân quyền. Dân biểu Lowenthal là một trong 6 ủy viên ban chấp hành của ủy ban lưỡng đảng này.

Ông nói, khi ông được biết về trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hóa, ông đã nộp đơn với Ủy ban Tom Lantos, đề cử tù nhân lương tâm này, và ông phải trình bày đầy đủ về hoàn cảnh của anh trước khi Ủy ban quyết định chấp nhận bảo trợ.

"Dự án Bảo vệ Tự Do thật sự là một cách để nghị viên Quốc Hội chúng tôi có thể thông tin đến những tù nhân lương tâm là chúng tôi đang bảo vệ họ, chúng tôi không quên họ. Chúng tôi đang sánh vai với họ".

Chương trình bảo trợ tù nhân lương tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ không phải là chương trình duy nhất mà còn nhiều chương trình tương tự của tổ chức, cơ quan khác tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ.

nhanquyen2

Ông Nguyễn Bắc Truyển (giữa) bị dẫn ra tòa ngày 10/5/2007, tại Sài Gòn. AFP

Luật sư Anurima Bhargava, phó chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) từ cuối năm 2019 đã bảo trợ cho tù nhân lương tâm ông Nguyễn Bắc Truyển, qua Dự án Tù  nhân Lương tâm và Tôn giáo của Ủy hội.

Theo USCIRF, chính quyền Việt Nam giam ông vì những nỗ lực lên tiếng, bảo vệ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và các cựu tù nhân lương tâm khác.

Ủy viên James Carr nhận xét về trường hợp ông Truyển :

"Ông ấy là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Công việc của ông chú trọng vào việc hỗ trợ pháp lý cho các gia đình tù nhân lương tâm và các cộng đồng tôn giáo bị đàn áp. Như quý vị cũng biết, ông bị bắt năm 2017, và ngày 5/4/2018 ông bị đưa ra xét xử. Và quý vị có thể tin không, ông bị tuyên án 11 năm tù. Tôi có rất nhiều người bạn từ Việt Nam. Việt Nam có thể hành xử tốt hơn. Họ không phải là một chính quyền yếu kém đến nỗi phải bắt một người như ông và giam ông 11 năm".

Cựu tù nhân lương tâm, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đã hai lần đi tù vì vận động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trong thời gian bị giam ông được văn phòng Dân biểu Alan Lowenthal và đại diện Quốc Hội Đức Quốc, Nghị viên Marie-Luise Dött lên tiếng can thiệp.

Từ Đức Quốc, Ls. Đài nói, những chương trình bảo trợ này vô cùng quý báu. Ông cho rằng, những sự bảo trợ có thể thay đổi đời sống hàng ngày trong tù và sau đó.

"Nó ảnh hưởng rất nhiều. Thứ nhất là bản thân mình ở trong nhà tù, khi đó thì mình cũng cảm nhận được cái sự thay đổi, từ cách đối xử của những người quản giáo, cho đến cách đối xử của điều tra viên. Ví dụ, trước khi có những sự bảo trợ như vậy, thì thái độ của quản giáo viên rất là khề khà, tức là họ muốn kéo dài thời gian của mình trong tù, mặc dù họ biết trước sau cũng phải thả mình, nhưng mà khi có dân biểu hoặc thượng nghị sĩ bảo trợ cho mình thì thái độ họ thay đổi khắc hẳn. Ví dụ đối với cá nhân tôi chẳng hạn. Lúc ngày 30/7/2017 thì an ninh, ý là giam tôi ít nhất 2 năm nữa rồi họ mới thả, nhưng sau đó 3 tháng thì họ vội vàng bảo, thôi chúng tôi không giữ anh ở đây nữa, chúng tôi hoàn tất hồ sơ nhanh, xử anh rồi cho anh đi Đức bởi vì lúc này sức ép từ nước Đức hay Mỹ và các nước khác rất là lớn với chúng tôi. Chúng tôi không thể giữ anh nữa. Thì đấy là từ người an ninh điều tra họ nói với mình".

LS Đài bị trục xuất ngày 8/6/2018 và đưa đi Đức. Ông hiện cư ngụ tại Hanau. Ông đã gặp được người bảo trợ ông, dân biểu Quốc Hội Đức, bà Marie-Luise Dött, và tìm hiểu sự bảo trợ cụ thể diễn ra như thế nào :

"Thứ 1, bà ghi tên của tôi trên bàn làm việc. Và mỗi khi gọi điện thoại, bà sẽ gọi hàng tháng sang bộ ngoại giao Đức, hay sang bên Văn phòng Đối ngoại Đức, bà ấy hỏi là trong tháng tới, có phái đoàn nào của Việt Nam và Đức làm việc với nhau hay không. Nếu có, bà sẽ xin gặp cùng hoặc là sẽ có là thư gửi bên phía Việt Nam. Và đồng thời 2-3 tháng một lần, bà ấy gọi cho vị Đại sứ Việt Nam bà gây áp lực. Rồi bà nói là sẽ tổ chức cuộc gặp, giới thiệu về hội nghị đầu tư, và bà mời Đại sứ Việt Nam đến để gặp. Và khi gặp, vấn đề yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tôi cũng là vấn đề đầu trước khi nói về vấn đề kinh tế. Khi mà vị dân biểu bảo trợ cho mình thì họ sẽ làm tất cả những gì có thể làm được trong mối quan hệ giữa quốc gia đó với Việt Nam, để gây áp lực trả tự do cho mình".

Ông nói, trường hợp của Nguyễn Bắc Truyển hay Nguyễn Văn Hóa, nếu như họ muốn đi định cư tại Mỹ, thì việc bảo trợ của dân biểu có tác dụng rất lớn để nhà cầm quyền Việt Nam sớm trả tự do cho họ.

Theo ông, không có tù nhân lương tâm nào muốn phải rời đất nước, vì họ muốn được đóng góp cho dân chủ, nhân quyền ngay từ trong nước. Nhưng xét trên kinh nghiệm cá nhân, Ls. Đài nói, nếu phải tạm rời khỏi Việt Nam, nhất là với những bản án quá cao như ông Truyển, 11 năm tù, anh Hóa, 7 năm tù, người tù nhân lương tâm vẫn có thể tiếp tục đấu tranh hiệu quả từ nước ngoài :

"Cho nên là việc mình phải tạm thời rời khỏi Việt Nam, có lợi hơn cho chính người đó thoát khỏi nhà tù. Thứ 2, nếu ra bên ngoài mà mình biết tận dụng tốt thời gian, biết sử dụng mạng xã hội hiệu quả, thì đấu tranh thậm chí lợi hại hơn là ở trong nước".

Dân biểu Alan Lowenthal cho biết, Ủy ban Nhân Quyền Tom Lantos sẽ có quyết định về việc bảo trợ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa trong những ngày sắp tới.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 19/08/2020

********************

Đi s Anh quan ngi v bn án tù nng n dành cho nhóm Hiến pháp

VOA, 18/08/2020

Ch vài ngày sau khi B Ngoi giao M lên tiếng v vic Vit Nam kết ti và tuyên án tám thành viên ca t chc xã hi dân s Hiến pháp lên ti 40 năm tù giam, Đi s Anh ti Vit Nam cũng bày t quan ngi trước các mc án mà ông gi là "nng n" dành cho nhng "người bo v nhân quyn ca Vit Nam".

nhanquyen3

Các b cáo ti phiên xét x Nhóm Hiến pháp hôm 31/7 Thành phố Hồ Chí Minh. Đi s Anh ti Vit Nam, và trước đó là Chính ph M, lên tiếng quan ngi v bn án tù lên ti 40 năm dành cho 8 thành viên ca nhóm b cáo buc "phá ri an ninh". (nh chp màn hình TTXVN)

Nhóm 8 người có tên Hiến pháp b đưa ra xét x hôm 31/7 ti mt tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ca Vit Nam, vi bn án nng nht là 8 năm tù và thp nht là 2 năm rưỡi, vi cáo buc "phá ri an ninh" theo điu 118 B lut Hình s 2015.

Người phát ngôn B Ngoi giao M Morgan Ortagus hôm 13/8 ra thông cáo nói rng M "quan ngi v xu hướng gia tăng các v bt gi và nhng bn án nng n giành cho nhng nhà hot đng ôn hòa k t đu năm 2016".

Bn ngày sau đó, Đi s Anh ti Hà Ni Gareth Ward đưa ra mt tuyên b trong đó cho biết ông "quan ngi khi biết tin v các bn án nng n tuyên cho 8 người bo v nhân quyn ca Vit Nam hôm 31/7 vì tìm cách nâng cao nhn thc ca mi người v các quyn cá nhân ca h đã được quy đnh trong hiến pháp ca Vit Nam cũng như theo các tuyên b và tho thun mà Vit Nam đã tham gia".

Theo truyn thông trong nước, các thành viên ca nhóm Hiến pháp là nhng người "có tư tưởng bt mãn vi chính quyn", thường xuyên tiếp xúc vi các "thông tin có ni dung xu trên mng xã hi", và "kích đng, lôi kéo người tham gia biu tình" thông qua các chia s trên Facebook.

"T do ngôn lun và phương tin truyn thông t do cũng là nhng đc trưng cn thiết làm nn tng cho nhà nước pháp quyn và thúc đy phát trin, mà điu này đc bit quan trng hin nay trong bi cnh tác đng v kinh tế mà Covid-19 đã và đang tiếp tc gây ra trên thế gii", Đi s Ward nói trong tuyên b được đăng ti trên trang Twitter chính thc ca Đi s quán Anh Vit Nam.

Ông Ward bày t s n tượng ca mình v "s ci m mà Vit Nam cho thy trong thi gian đi dch khi cung cp cho người dân nhng thông tin cn thiết đ được an toàn và giúp Vit Nam ngăn chn Covid-19 mt cách hiu qu".

Do đó Đi s Anh "hy vng rng Vit Nam s thay đi cách tiếp cn ti nhng người c vũ cho t do biu đt cũng như phương tin truyn thông t do và xem h không phi là mt mi him ho mà là có li cho s phát trin ca Vit Nam cũng như là mt điu gì đó làm cho Vit Nam mnh hơn".

V xét x nhóm Hiến pháp cùng vi các v bt giam gn đây gm các thành viên Hi Nhà báo Đc lp và các bn ánh nhiu năm tù dành cho các nhà hot đng vì môi trường như Lê Đình Lượng, Nguyn Văn Hóa đã khiến quc tế quan ngi v tình hình nhân quyn ti Vit Nam.

Tr lý Ngoi trưởng M ph trách Dân ch, Nhân quyn và Lao đng Robert Destro hôm 14/8 nói ti mt bui tho lun "Ngày Vn đng cho Vit Nam 2020" trc tuyến qua mng rng "mi cá nhân ti Vit Nam phi được t do bày t quan đim ca mình mà không s b tr thù".

Chính ph Vit Nam luôn bác b nhng ch trích v vi phm nhân quyn t các t chc quc tế và luôn khng đnh rng h không bt giam ai vì bt đng chính kiến mà ch x lý nhng người vi phm pháp lut Vit Nam.

Nguồn : VOA, 18/08/2020

*********************

Ngh sĩ M đ ngh trng pht quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn, gii hot đng đng tình

VOA, 19/08/2020

Sau khi các thượng ngh sĩ và dân biu M mnh m đ xut chính quyn Tng thng Donald Trump trng pht các quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn, gii hot đng bày t s đng tình và ng h vic Washington áp dng các bin pháp chế tài thiết thc.

nq1

Hàng chc ngh c Thượng vin và H vin Hoa Kỳ yêu cu Chính quyn M có bin pháp trng pht quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn.

Trong nhng tun qua, mt s ngh sĩ M đã gi thư cho Ngoi trưởng Hoa K Mike Pompeo, cũng như lên tiếng ti các bui hi lun v nhân quyn, thúc gic Chính quyn Hoa K có bin pháp chế tài đi vi các quan chc Vit Nam "vi phm nhân quyn nghiêm trng", xem áp dng Đo lut Magnitsky Toàn cu, và đưa Vit Nam tr li Danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit CPC.

nq2

Cu tù nhân lương tâm Trn Th Nga phát biu hôm 11/05/2020 trong s kin Ngày Nhân quyn cho Vit Nam. Photo Vietnam Human Rights Day via YouTube

Nhà hot đng Trn Th Nga, hin sng lưu vong ti bang Georgia, Hoa K, sau khi ri nhà tù Vit Nam vào tháng 1/2020, nêu nhn đnh vi VOA :

"Hướng đi kêu gi chính ph Hoa K có bin pháp chế tài nhng đng viên, quan chc cng sn vi phm nhân quyn là hướng đi lành mnh và thc tế. Có như vy, các quan chc cng sn h mi dè chng, dng li ti ác ca mình.

xut này rt có ích đi vi người dân Vit Nam, đc bit là đi vi nhng người bt đng chính kiến, nhng người bày t quan đim tôn giáo ca riêng mình".

Lut sư Nguyn Văn Đài, hin sng lưu vong li Đc, sau khi b giam cm hai ln ti Vit Nam vì lên tiếng bo v nhân quyn, nói vi VOA :

"Trong thi gian qua, áp lc ca cng đng quc tế, đc bit t các dân biu và thượng ngh sĩ M, và các t chc quc tế đi vi vi phm nhân quyn ca nhà cm quyn cng sn Vit Nam rt là mnh m, nhưng chính quyn vn tiếp tc bt giam, tuyên án tù dài…

"Nhng tiếng nói đó dù mnh m nhưng chưa đ mnh đến mc có th buc chính quyn Vit Nam phi lng nghe nhng li kêu gi t cng đng quc tế, vì vy cn s phi hp gia các cơ quan lp pháp (dân biu, thượng ngh sĩ) vi cơ quan hành pháp đ tiếng nói ca h có áp lc đ trng pht h.

"Hin nay, có rt nhiu các quc gia có cơ chế h tr như Lut Magnitsky ca Hoa K, Cananda, Châu Âu, Anh.Các cơ quan hành pháp nên h tr bng cơ chế trng pht này thì s có hiu qu hơn rt nhiu".

Lut sư Nguyn Văn Đài cho biết thêm rng vic các nhà lp pháp Hoa K đ xut B Ngoi giao M áp dng các bin pháp trng pht các quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn s khích l tinh thn tranh đu ca các nhà hot đng trong nước, dù đang trong tù hay đang được t do.

Trước đó, hôm 7/8, Dân biu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal phát biu ti hi lun trc tuyến trong Ngày Vn đng cho Vit Nam do BPSOS t chc :

"Tôi nghĩ rng Quc hi nên đưa Vit Nam tr li vi Danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit - CPC, chúng ta đã thy Vit Nam bt đu thay đi các hành đng nhân quyn ca h như thế nào sau khi được ra khi CPC trước đây".

"Tôi nghĩ rng chúng ta phi vn đng cho hai điu : Áp dng Đo lut Magnitsky và đưa Vit Nam tr li CPC. Và tôi nghĩ đây s là điu cn phi làm".

nq3

Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu tại Hội luận trực tuyến Vietnam Advocacy Day, ngày 7/8/2020. Photo Webinar BPSOS

Thượng ngh sĩ Marco Rubio viết thư cho Hi lun : "Chúng tôi biết rng chính ph Vit Nam tiếp tc đàn áp tôn giáo và đàn áp nhng người bt đng chính kiến. Các quyn cơ bn ca người dân Vit Nam v thc hành tín ngưỡng và tôn giáo, cũng quyn t do ngôn lun, lp hi và hi hp phi được tôn trng và bo v".

Ông Rubio viết tiếp : Chính ph Hoa K phi minh bch rng mi quan h ca Hoa K vi Vit Nam s không th đt được tim năng đy đ nếu như nhng lm dng này tiếp din ; chúng ta phi tiếp tc cam kết thúc gic chính ph Vit Nam tr t do cho tt c các tù nhân chính tr Vit Nam, nhiu người trong s h đã b giam gi ch vì bo v quyn ca người dân Vit Nam".

nq4

Thượng nghị sĩ Marco Rubio.

Thượng Ngh sĩ John Cornyn phát biu qua mt video gi đến Hi lun :

"Là mt nhà vn đng lâu năm cho nhân quyn Vit Nam, tôi tiếp tc đu tranh trong các chiến hào vi phm nhân quyn mà không may vn còn xy ra. Tôi cũng t hào đã kêu gi Ngoi trưởng Mike Pompeo và Chính quyn làm tt c nhng gì chúng ta có th đ đáp li nhng hành vi không th dung th này".

nq5

Thư ca Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Thượng nghị sĩ John Cornyn gi Ngoi trưởng Mike Pompeo.

Trước đó, hôm 30/7, Thượng ngh sĩ Marco Rubio và John Cornyn gi thư cho Ngoi trưởng Hoa K Mike Pompeo yêu cu đưa Vit Nam tr li vào Danh sách CPC và trng pht các quan chc cng sn theo đo lut Magnitsky Toàn cu.

Bc thư viết : "Vit Nam là mt đi tác an ninh quan trng trong khu vc nhưng h sơ nhân quyn ca h vn là mt tr ngi cho vic tăng cường quan h.

"Do đó, chúng tôi trân trng yêu cu ông nêu ra nhng vn đ này trc tiếp vi chính ph Vit Nam và đ ngh ông xem xét vic áp dng các bin pháp trng pht theo Đo lut Magnitsky toàn cu đi vi các cá nhân vì vi phm nhân quyn nghiêm trng".

nq6

Thượng nghị sĩ John Cornyn.

Các nhà hot đng tôn giáo Hòa Thượng Thích Không Tánh, thuc Tăng đoàn Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht, và Chánh tr s Cao Đài Ha Phi, nói vi VOA trong các cuc phng vn trước đây rng các ông đng tình vic đưa Vit Nam tr li CPC vi lý do rng chính quyn tiếp tc vi phm quyn t do tôn giáo và tín ngưỡng.

Ngoài CPC và Lut Magnitsky Toàn cu, các nhà lp pháp Hoa K c Thượng vin và H vin còn gii thiu các d lut nhân quyn Vit Nam.

Ti Thượng vin, Thượng ngh sĩ John Cornyn gii thiu d lut S.1369 - D lut Trng pht Nhân quyn Vit Nam, được các Thượng ngh sĩ John Boozman, Bill Cassidy, và Marco Rubio đng ng h. D lut này đ ra các bin pháp chế tài tương t như Lut Magnitsky Toàn Cu nhưng áp dng riêng cho Vit Nam : yêu cu Tng thng áp dng các bin pháp trng pht tài chính và cm nhp cnh Hoa K đi vi nhng quan chc và gia đình ca h đng lõa vi các hành vi vi phm nhân quyn đi vi công dân Vit Nam.

nq7

Dân biu Christopher Smith, Đo hu Đ Minh Đc, Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, cu Đi s Joseph Rees, Đo hu Dương Xuân Lương chào hi và chp hình lưu nim ti bui hp khoáng đi ngày 11 tháng 7, 2019.

Ti H vin, Dân biu Chris Smith gii thiu d lut HR. 1383 - D lut Nhân quyn Vit Nam, và đến nay có đến 49 dân biu liên bang Hoa K đng tình ng h. Ni dung chính ca d lut này là đưa điu kin nhân quyn vào chính sách mu dch ca Hoa K vi Vit Nam ; yêu cu Bộ Ngoại giao báo cáo hàng năm tình trng nhân quyn Vit Nam vi các thông tin chi tiết và c th v tng v vi phm và các gii chc liên can ; yêu cu Hành pháp áp dng các bin pháp chế tài theo Lut Magnitsky Toàn cu đi vi các gii chc liên can.

V phía cơ quan hành pháp, Đi s lưu đng v T do tôn giáo quc tế Hoa K Sam Brownback chia s ti mt bui hi lun rng Ngoi trưởng Pompeo đang "xem xét" các hình thc chế tài, và rng các hình thc trng pht đi vi quan chc Trung Quc vi phm nhân quyn Tân Cương cũng s có th được áp dng đi vi quan chc Vit Nam. Tr lý Ngoi trưởng Hoa K Robert Destro nói vi VOA rng ông không th chia s "các bước tho lun bên trong" ca B vì đó là "thông tin nhy cm".

**********************

Anh, Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu quan ngại việc kết án 8 thành viên nhóm Hiến Pháp

RFA, 18/08/2020

Ông Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward hôm 17/8/2020 bày tỏ quan ngại về việc Tòa án Việt Nam kết án 8 nhà hoạt động trong nhóm Hiến Pháp hơn 40 năm tù giam hồi cuối tháng 7 với cáo buộc tội danh "phá rối an ninh".

nhanquyen4

Nhóm 8 người thuộc nhóm Hiến Pháp tại phiên tòa xét ở ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/7/2020 - Pháp Luật

Tuyên bố của ông Đại sứ được đăng tải trên trang Fanpage chính thức của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam bằng song ngữ Việt-Anh nêu rõ :

"Tôi rất ấn tượng về sự minh bạch của Việt Nam trong quá trình chống đại dịch. Chính quyền đã cung cấp thông tin cần thiết cho người dân để mọi người đều có ý thức bảo vệ sức khỏe và cả nước cùng đoàn kết chống dịch.

Tự do ngôn luận và tự do báo chí là những thành phần thiết yếu xây dựng nền tảng cho thượng tôn pháp luật và phát triển kinh tế, những điều này đặc biệt quan trọng tại thời điểm này bởi những tác động của đại dịch Covid-19 vào kinh tế thế giới hiện tại và tương lai.

Do vậy, tôi cảm thấy quan ngại khi được biết về bản án nặng nề dành cho tám người Việt bảo vệ nhân quyền vào ngày 31-7 khi họ mong muốn nâng cao nhận thức của công dân Việt Nam về quyền con người được quy định trong Hiến pháp Việt Nam cũng như trong các tuyên bố và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Việt Nam hiện đang được cả thế giới ngưỡng mộ vì thành công trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Tôi hy vọng rằng Việt Nam cũng sẽ thay đổi cách nhìn nhận với những người cổ vũ cho tự do ngôn luận và một nền báo chí tự do, coi đây không phải mối đe dọa mà là những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn".

Một số tài khoản Facebook đã bình luận dưới thông cáo này bày tỏ nghi ngờ việc Vương quốc Anh lên tiếng về vụ việc là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và cũng là vì "Việt Nam mới tìm ra mỏ dầu".

Hôm 13/8, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan cũng ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam kết tội và tuyên án 8 thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến Pháp mặc dù có "một số bước tích cực về nhân quyền ở một số khu vực nhất định".

Trước đó, ngày 4/8, phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam cũng nói việc tòa án Thành phố Hồ Chí Minh kết án 8 nhà hoạt động "đã làm gia tăng số lượng các nhà bảo vệ nhân quyền và blogger bị các tòa án Việt Nam kết án trong năm 2020".

"Việc kết án những cá nhân này rõ ràng là sự vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và EU mong đợi một sự tôn trọng", thông cáo đăng trên fanpage European in Vietnam đồng thời khẳng định "EU cam kết mạnh mẽ việc bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới." và "Chúng tôi tiếp tục làm việc với chính quyền và các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam".

******************

Mỹ "quan ngại sâu sắc" về việc Việt Nam kết án 8 thành viên nhóm "Hiến pháp"

Trọng Thành, RFI, 15/08/2020

Chính phủ Mỹ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc tòa án Việt Nam kết án 8 thành viên của một tổ chức xã hội dân sự, với tổng cộng 40 năm tù giam. Bản án được đưa ra hôm 31/07/2020.

nhanquye5

Mỹ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc tòa án Việt Nam kết án 8 thành viên của một tổ chức xã hội dân sự 40 năm tù giam.

Thông cáo của chính phủ Mỹ, ngày 13/08/2020, thừa nhận chính quyền Việt Nam "đã có những tiến bộ về phương diện nhân quyền tại một số khu vực, trong những năm gần đây", nhưng đồng thời khẳng định kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho "tất cả những người bị giam giữ bất công", và kêu gọi Hà Nội "cho phép mọi người dân được bày tỏ tự do quan điểm của mình, mà không sợ bị trả thù". 

Trong thông cáo nói trên, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Các xã hội tự do và cởi mở trên thế giới được củng cố khi các cá nhân được thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Chúng tôi hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động của họ nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam".

Những người thuộc nhóm Hiến pháp bị kết án tù gồm các ông bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đỗ Thế Hóa, Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồng và Lê Quý Lộc. Truyền thông Nhà nước Việt Nam gọi đây là một vụ án "phá rối an ninh". Tám bị cáo bị khép tội "gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia".

Theo cáo trạng, các bị cáo "là những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền, lại thường xuyên tiếp xúc với các thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội", "đã chia sẻ các video về Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình".

Phóng Viên Không Biên Giới lên tiếng

Trước đó, ngày 03/08, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Ngô Văn Dũng, bị kết án 5 năm tù và 2 năm quản chế, trong vụ án "nhóm Hiến pháp". Theo RSF, mục tiêu của nhóm Hiến pháp, với ông Ngô Văn Dũng là thành viên, là đấu tranh để thực thi điều 25 Hiến pháp Việt Nam, về quyền tự do ngôn luận.

Đại diện của RSF, phụ trách văn phòng Châu Á Thái Bình Dương, ông Daniel Bastard, nhấn mạnh là "tội duy nhất của ông Ngô Văn Dũng là cho thấy ban lãnh đạo đảng Cộng Sản hiện nay coi thường đến mức độ nào chính bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trước khi bị bắt vào năm 2018, ông Dũng là người được biết nhiều trong công luận Việt Nam, với nhiều bài báo và video về các phong trào xã hội tại Việt Nam. 

Nhà báo Trương Duy Nhất bị y án 10 năm tù

Vụ phúc thẩm nhà báo Trương Duy Nhất, tại tòa án Hà Nội, là một vụ án khác được dư luận quan tâm. Phiên tòa kết thúc hôm qua, 14/08/2020. Tòa y án sơ thẩm ông Nhất 10 năm tù giam. Ông Trương Duy Nhất, cựu trưởng văn phòng Trung Trung Bộ của báo Đại Đoàn Kết, bị kết tội đã "có hành vi làm trái công vụ, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 13 tỷ đồng", trong vụ mua nhà công sản làm văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết.

Theo phía luật sư bào chữa, sau khi luật sư dồn dập nêu ra nhiều vấn đề pháp lý chứng minh ông Trương Duy Nhất vô tội, chủ tọa phiên tòa đã buộc phải "can thiệp bằng tuyên bố chấm dứt tranh luận". Tại phiên tòa nói trên, trong lời nói sau cùng vào cuối phiên tòa, ông Trương Duy Nhất có bài phát biểu ngắn, được đăng tải trên mạng xã hội.

Trong bài phát biểu nói trên, ông Nhất khẳng định : "Trong vụ việc này, tôi là người mang lại lợi ích lớn lao cho báo Đại Đoàn Kết, không phải là người gây thiệt hại, không có bất kỳ hành vi sai trái nào, không vụ lợi hay động cơ gì cả và cũng không phạm tội. Tất cả chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn nhằm dập tắt tiếng nói của Trương Duy Nhất. Đòn thù nhơ nhớp của các thế lực què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ" (theo trang FB của luật sư Lê Công Định).

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) vinh danh 3 nhà báo, blogger Việt Nam Trương Duy Nhất, Phạm Chí Dũng và linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh là "các anh hùng thông tin" nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, ngày 03/05/2014.

Trọng Thành

*********************

Tr lý Ngoi trưởng Hoa Kỳ kêu gi Vit Nam tôn trng nhân quyn

VOA, 15/08/2020

Hoa Kỳ thúc gic chính ph Vit Nam hành đng phù hp vi các chun mc nhân quyn trong Hiến pháp và trong các Công ước quc tế đã ký kết.

nhanquyen1

 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, nhân quyền và lao động  Robert Destro.

Li kêu gi được Tr lý Ngoi trưởng Hoa K ph trách Dân ch, Nhân quyn, và Lao đng Robert Destro đưa ra ngày 14/8 trong bui hi lun trc tuyến Ngày Vn đng cho Vit Nam, mt s kin thường niên do y ban Cu người Vượt bin BPSOS t chc nhm đánh đng s quan tâm ca Hoa K và quc tế đến h sơ nhân quyn ca Hà Ni.

Cuc hp hôm 14/8 là phiên tho lun th 6 trong chui Hi lun Ngày Vn đng cho Vit Nam 2020, quy t các din gi quc tế đến t B Ngoi giao M, Liên hip quc, ASEAN và các t chc xã hi dân s.

Nêu lên các trường hp gn đây khiến quc tế quan ngi v nhân quyn ti Vit Nam như v x nhóm Hiến Pháp, v bt giam Ch tch Hi Nhà báo Đc lp Phm Chí Dũng cùng các thành viên, và các bn án dành cho các nhà hot đng vì môi trường như Lê Đình Lượng, Nguyn Văn Hóa, ông Robert Destro nhn mnh :

"Mi cá nhân ti Vit Nam phi được t do bày t quan đim ca mình mà không s b tr thù".

Các nhà hot đng này b bt vì thc hin các quyn t do cơ bn ca mình, Tr lý Ngoi trưởng M Robert Destro nói.

"Chúng tôi kêu gi chính ph Vit Nam đm bo rng các hành đng ca h phi phù hp vi các quy đnh v quyn con người được ghi nhn trong Hiến pháp Vit Nam và các công ước quc tế mà Vit Nam đã ký kết", ông tiếp li.

Phát biu ti bui Hi lun, Báo cáo viên Đc bit ca Liên hip quc v T do Tôn giáo hoc Tín ngưỡng, Tiến Sĩ Ahmed Shaheed, nhn xét tình hình t do tôn giáo Vit Nam vn dm chân ti ch so vi cách nay 6 năm khi ông đến Vit Nam.

"Vic thc thi Lut Tôn giáo và Tín ngưỡng ca Vit Nam còn nhiu hn chế đi vi nhng nhóm tôn giáo chưa được đăng ký".

Ông lưu ý vic chính quyn Vit Nam s dng nhiu điu lut, nht là điu lut v an ninh quc gia vi nhng điu khon rt mơ h, nhưng thc tế li được s dng như mt công c đ đàn áp quyn ca các nhóm tôn giáo thiu s trong nước.

"Tt nhiên, còn có các cuc tn công ca các thành phn xã hi khác nhau ca chính quyn nhm vào các nhóm Tin Lành thiu s như là mt mc tiêu c th, bao gm tn công tài sn, tn công người, đe da và bt b, và có thái đ, ngôn t thù hn vi nhóm tôn giáo này", ông Shaheed nói.

nhanquyen2

Bà Desi Hanara, Điu phi viên Khu vc Đông Nam Á cho mt d án chung gia các Ngh Sĩ ASEAN v Nhân Quyn (APHR) và y ban Quc tế ca các Ngh sĩ v T do Tôn giáo hoc Tín ngưỡng (IPPFoRB) phát biu ngày 14/8/2020 trong chui Hi Lun Ngày Vn đng cho Việt Nam

Bà Desi Hanara, Điu phi viên Khu vc Đông Nam Á cho mt d án chung gia các Ngh sĩ ASEAN v Nhân quyn (APHR) và y ban Quc tế ca các Ngh sĩ v T do Tôn giáo hoc Tín ngưỡng (IPPFoRB), cho biết 65 ngh viên đương nhim và cu ngh viên t nhiu quc gia đã cùng ký thư chung gi đến Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 13/8, yêu cu tr t do cho nhà hot đng tôn giáo Nguyn Bc Truyn, người đang th án 11 năm tù vi cáo buc "lt đ chính quyn".

"Cùng nhau, chúng tôi đng lòng đưa ra mt ưu tiên. Năm nay, Vit Nam gi vai trò Ch tch ASEAN 2020. Chúng tôi xin thông báo rng ngày hôm qua chúng tôi đã gi thư ng đến Th tướng Vit Nam. Bc thư được 65 ngh viên t 28 quc gia trên khp thế gii ký tên kêu gi Th tướng ngay lp tc tr t do vô điu kin cho ông Nguyn Bc Truyn và tt c nhng ai b giam cm ch vì lên tiếng cho nhân quyn mt cách ôn hòa".

Thư ng cũng đng thi yêu cu nhà cm quyn Hà Ni cho phép tt c các t chc tôn giáo đc lp Vit Nam được t do sinh hot tôn giáo mà không s b bt b, sách nhiu, tù đày.

Tiến sĩ Heiner Bielefld, nguyên Báo cáo viên Đc bit ca Liên hip quc v T do tôn giáo, tng đi thc đa đến Vit Nam và tiếp xúc vi ông Truyn, nói ti bui Hi lun rng ông Truyn tht s là mt nhà yêu nước, ch không phi là người phn đng.

Tr li câu hi VOA v kh năng B Ngoi giao Hoa K đưa Vit Nam tr li danh sách các quc gia cn quan tâm đc bit v t do tôn giáo CPC và các bin pháp trng pht nào s được áp dng đi vi quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn, Tr lý Ngoi trưởng Hoa K ph trách Dân ch, Nhân quyn, và Lao đng Robert Destro nói :

"Tôi không th đưa ra bình lun v các bước din ra bên trong ni b B Ngoi giao. Đó là nhng vn đ rt nhy cm".

Ông Robert Berschinski, Phó Giám đc Chính sách ca t chc Human Rights First, nguyên là Phó Tr lý Ngoi trưởng M ph trách thc thi đo lut Magnistsky Toàn cu, đưa ra bình lun :

"Các bin pháp trng pht ch đơn gin là mt công c, mt công c hu ích, nhưng cái chúng cn phi là mt phn ca mt chiến lược ln hơn".

Hà Ni lâu nay bác nhng ch trích v vi phm nhân quyn và mt mc khng đnh không bt giam ai vì bt đng chính kiến mà ch x lý nhng người vi phm pháp lut Vit Nam.

**********************

M lên tiếng v bn án 40 năm tù dành cho nhóm Hiến Pháp ca Vit Nam

VOA, 13/08/2020

Chính ph M bày t quan ngi "sâu sc" v vic Vit Nam kết ti và tuyên án tám thành viên ca t chc xã hi dân s Hiến Pháp lên ti 40 năm tù giam, theo người phát ngôn B Ngoi giao M cho biết hôm 13/8.

nhanquyen3

Người dân Vit Nam kêu gi tr t do cho nhà báo Ngô Văn Dũng và nhóm Hiến Pháp. Chính ph M hôm 13/8 nêu quan ngi "sâu sc" v bn án 40 năm tù mà chính quyn Vit Nam tuyên cho 8 thành viên ca nhóm Hiến pháp 

Nhóm 8 người có tên Hiến Pháp b đưa ra xét x hôm 31/7 ti mt tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ca Vit Nam, vi bn án nng nht là 8 năm tù và thp nht là 2 năm rưỡi, vi cáo buc "phá ri an ninh" theo điu 118 B lut Hình s 2015.

"Mc dù chúng tôi nhn thy Chính ph Vit Nam thc hin mt s bước tích cc v nhân quyn mt s khu vc nht đnh Vit Nam trong vài năm qua, nhưng chúng tôi vn quan ngi v xu hướng gia tăng các v bt gi và nhng bn án nng n đi vi nhng nhà hot đng ôn hòa k t đu năm 2016", người phát ngôn Bộ Ngoại giao M Morgan Ortagus nói trong mt thông cáo ra hôm 13/8.

"Hoa Kỳ kêu gi Vit Nam tr t do cho tt c nhng ai b giam gi bt công và cho phép nhng cá nhân Vit Nam được bày t quan đim ca h mt cách t do mà không s b tr thù", người phát ngôn nói trong tuyên b được đăng ti trên trang web ca B Ngoi giao M.

Theo truyn thông trong nước, các thành viên ca nhóm Hiến Pháp là nhng người "có tư tưởng bt mãn vi chính quyn", thường xuyên tiếp xúc vi các "thông tin có ni dung xu trên mng xã hi", và "kích đng, lôi kéo người tham gia biu tình" thông qua các chia s trên Facebook.

Thông cáo ca người phát ngôn Bộ Ngoại giao M còn nói rng "các xã hi t do và rng m trên toàn thế gii được cng c mnh m khi các cá nhân thc hin quyn t do biu đt".

"Chúng tôi thúc gic chính ph Vit Nam đm bo rng các hành đng ca mình nht quán vi các điu khon v nhân quyn nêu trong hiến pháp Vit Nam cũng như các nghĩa v và cam kết quc tế", bà Ortagus nói trong tuyên b.

Published in Diễn đàn

HRW : Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á

Ngọc Minh, RFA, 21/02/2020

RFA có buổi phỏng vấn với ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Á Châu về tờ trình gửi Liên Hiệp Châu Âu về Đối thoại Nhân quyền EU-VN.

nq1

Phil Robertson - Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á - AFP

RFA : Liên quan đến việc Tờ trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gửi Liên Hiệp Châu Âu về Đối thoại Nhân quyền EU-VN, HRW đưa ra 5 lĩnh vực ưu tiên liên quan đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam cần được đề cập : 1) Những người đang bị tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị ; 2) Tình trạng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và đi lại ; 3) Ngăn chặn quyền tự do thông tin ; 4) Đàn áp quyền tự do tôn giáo ; 5) Nạn bạo hành của công an. Ông có thể giải thích vì sao chọn ra những ưu tiên này ?

Phil Robertson : Việt Nam có một lịch sử về đàn áp về nhân quyền. Điều chúng tôi muốn kêu gọi EU là yêu cầu Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và dùng đó làm điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Chúng tôi liên tục kêu gọi trì hoãn hiệp định thương mại tự do EU-VN, nhưng đáng tiếc rằng điều đó đã không xảy ra vào tuần vừa rồi khi Nghị viện Châu Âu quyết định phê chuẩn thỏa thuận đó.

Chúng tôi nghĩ rằng những ưu tiên mà chúng tôi đặt ra trong tờ trình đến EU phản ánh thực tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ; Việt Nam giam cầm một số lượng tù nhân chính trị đáng hãi hùng. Trên thực tế, khi nhìn xung quanh khu vực Đông nam Á, thì rõ ràng Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Khi nói đến sự đàn áp tự do ngôn luận, điều chúng tôi thấy là những tấn công trực tuyến nhắm vào các nhà hoạt động, những người tổ chức các cuộc gặp công khai thường bị côn đồ đánh đập. Đó là vấn đề về lập hội và những hạn chế trong việc thành lập các tổ chức nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

Khi xem xét luật an ninh mạng thì chúng ta thấy có sự kiểm soát quyền tự do thông tin. Hơn thế nữa, còn có sự đàn áp quyền tự do tôn giáo. Tất cả những điều này đều là những ưu tiên cần được đề cập và giải quyết.

Và tất nhiên, còn có nạn bạo hành của công an Việt Nam khi chúng ta thấy là họ dùng sử dụng biện pháp tra tấn có hệ thống họ bắt giữ người.

RFA : Những điều khoản 109, 116, 117, 118 và 331 đã được sử dụng để giam cầm người dân vì đã biểu tình trong hòa bình, lập hội, có bất đồng chính kiến với chính phủ, và liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Vì sao HRW cần Việt Nam sửa đổi những điều khoản này ?

Phil Robertson : Đây là những quy định họ tự gọi là luật an ninh quốc gia mà chính phủ Việt Nam liên tục sử dụng để trừng phạt người dân khi họ thực hiện quyền dân sự và chính trị của mình và những người lên tiếng bất bình trước những hành động của chính phủ, như về tham nhũng. Họ sử dụng tiếng nói của họ để yêu cầu cải cách luật pháp và đây không phải là những hành động vi phạm luật hình sự.

Trên thực tế, việc hình sự hóa những vấn đề này rõ ràng đi ngược lại nghĩa vụ của Việt Nam vốn là một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Việt Nam tự tuyên bố rằng họ không hề lạm dụng quyền con người, vì những hành động của họ điều dựa theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, theo cơ bản mà nói thì bộ luật Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy Việt Nam cần sửa đổi luật lệ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đã được thông qua. Hoặc Việt Nam phải hủy bỏ những điều luật ấy, bởi sự tàn nhẫn của nó thì không thể sửa đổi. Những điều luật đó phải được đưa ra khỏi bộ luật hoàn toàn.

RFA : Về trường hợp của Phạm Chí Dũng, một nhà báo Việt Nam bị giam giữ và buộc tội vì đã đề cập với Nghị viện Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam, phải chăng có ranh giới nào giữa việc lên tiếng chống lại chính phủ với hội đồng quốc tế và vi phạm an ninh quốc gia ?

Phil Robertson : Vấn đề ở đây là chính phủ Việt Nam có thể quy bất cứ lời nói hoặc hành động của cá nhân nào vào việc vi phạm pháp luật và đưa nó vào luật hình sự. Trong trường hợp này, ông ấy đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép đòi hỏi cải thiện về nhân quyền đối với Việt Nam trong hiệp định thương mại tự do EU-VN. Ông ấy nên được cảm ơn thay vì bị cầm tù.

Trên thực tế, trước hành động giam cầm đối với ông Dũng của chính phủ Việt Nam, người đứng đầu Nghị viện Châu Âu đã viết thư cho Việt Nam yêu cầu cho một lời giải thích và cũng yêu cầu trả tự do cho ông ấy. Tuy nhiên, phản hồi của Việt Nam lại rất xúc phạm. Điều đó đáng lẽ cũng đủ khiến cho EU xem xét lại, nhưng thật đáng tiếc, một số quốc gia trong EU chỉ quan tâm đến việc kinh doanh thay vì phải đứng lên vì quyền con người.

RFA : Còn về việc yêu cầu sửa đổi điều khoản 74 và 173 cho phép quyền được hỗ trợ pháp lý cho tất cả những người bị giam giữ thì sao ?

Phil Robertson : Cách hành xử của Việt Nam đối với các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia là không cho phép người bị bắt giam có quyền được luật sư hỗ trợ. Cơ bản mà nói thì hành động đó đã vi phạm quyền được xét xử công bằng và minh bạch. Tòa án Việt Nam hoàn toàn bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, nên quyết định kết tội đã được đưa ra trước khi bị cáo ra tòa. Ở mức tối thiểu nhất, họ nên có quyền được đại diện bởi luật sư ngay lúc bị bắt giam. Những gì chúng ta thấy được là những tù nhân thường bị công an Việt Nam tra tấn ; họ bị đánh đập và bạo hành ép buộc thú nhận tội.

Toàn bộ quá trình điều tra được hoàn thành trước khi luật sư thậm chí có cơ hội tiếp cận họ. Những gì chúng ta đã thấy, hết lần này đến lần khác, là các nhà hoạt động xã hội liên tiếp bị công an Việt Nam tra tấn. Họ đã bị đánh đập và bắt thú nhận rằng họ đã làm điều gì đó vi phạm pháp luật. Nếu họ được tiếp cận với luật sư và gia đình mình ngay khi bị bắt, thì tình trạng trong khi bị giam giữ của họ sẽ được kiểm chứng. Điều đó có thể sẽ giúp làm giảm các trường hợp bị tra tấn bởi công an và chính quyền.

RFA : Ông có nghĩ rằng bộ Luật Lao động vừa được sửa đổi gần đây đáp ứng các điều kiện tiên quyết được đưa ra trong các thỏa thuận thương mại với EU không ?

Phil Robertson : Tôi nghĩ rằng việc sửa đổi bộ Luật Lao động là bước đầu tiên, nhưng Chính phủ Việt Nam đang có ý đồ. Một mặt thì bảo sẽ cho phép thành lập công đoàn tự do theo dự luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng trên thực tế, ý đồ của Chính phủ Việt Nam là buộc các công đoàn phải xin chính quyền để được cấp phép thành lập. Theo tôi, Việt Nam phải có một quyết định thiết thực để cho phép người lao động thành lập công đoàn riêng, được tự do lựa chọn công đoàn và có quyền quyết định sự liên kết giữa công đoàn mình với bất kỳ tổ chức hay liên đoàn lao động nào khác.

Thêm nữa, phải cho phép người lao động được đặt ra các thỏa thuận hoặc đình công nếu cần thiết. Đây là những điều khoản cơ bản về luật lao động, nhưng lại không được đề cập đến trong lần cải cách bộ Luật Lao động của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nói rằng họ đang mở cửa, nhưng thực tế cho thấy họ vẫn luôn bảo thủ, kiểm soát tình hình.

RFA : Vậy chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của người lao động, trước khi thỏa thuận thương mại đi vào hiệu lực ?

Phil Robertson : Luật Lao động cần tiếp tục được cải cách, vì lần sửa đổi vừa rồi không có hiệu quả. Chính phủ Việt Nam cần biết rằng, đúng là họ đã đi được một quãng đường, nhưng đích đến của quyền tự do thành lập công đoàn cho người lao động Việt Nam vẫn còn rất xa.

RFA : Ông có nghĩ Luật An ninh mạng ở Việt Nam được thông qua vào năm ngoái vẫn còn đáng quan ngại ?

Phil Robertson : Dĩ nhiên rồi ! Luật An ninh mạng thông qua được Chính phủ Việt Nam dùng để đàn áp các nhà hoạt động xã hội và gây áp lực với các công ty như Facebook. Facebook đã bị chỉ trích rất nhiều khi gỡ bỏ nội dung tại Việt Nam, nhưng đó là do họ liên tục chịu áp lực từ chính quyền Việt Nam. Họ phải tuân thủ các lệnh của chính phủ Việt Nam. Thực tế mà nói thì những nội dung bị gỡ bỏ không hề vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng do Facebook đặt ra, nhưng chính phủ lại cho rằng những nội dung này vi phạm luật an ninh quốc gia hoặc trái với lịch sử Việt Nam, hoặc bôi nhọ hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Chính phủ Việt Nam viết ra một bộ luật mập mờ chủ yếu để cấm những nội dung như vậy.

RFA : Theo ông, luật này cần được sửa đổi thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ?

Phil Robertson : Không hề có cam kết sửa đổi luật an ninh mạng từ chính phủ Việt Nam. Theo cơ bản, phần lớn của bộ luật này cần được bãi bỏ, nhất là khi nói về nội dung bị cấm, như nội dung chống lại đảng, chính phủ, hay hình ảnh của các nhà lãnh đạo. Người dân cần được quyền tự do lên tiếng phê phán chính phủ. Chính phủ Việt Nam nên đổi tên luật này thành luật kiểm soát mạng thay vì là luật an ninh mạng.

RFA : Việt Nam cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành của công an ?

Phil Robertson : Như tôi đã đề cập trước đó, trước hết người dân cần có quyền được đại diện bởi luật sư ngay khi bị bắt giam và được tiếp cận với gia đình mình để nhìn thấy tình trạng bị giam giữ thế nào. Luật sư và gia đình cần được cho phép vào thăm những lần sau đó để tiếp tục theo dõi tình hình. Thêm nữa là cần phải đưa những công an đã tra tấn tù nhân ra pháp luật, vì đã có quá nhiều tình trạng công an đánh đập và tra tấn tù nhân. Đặc biệt, có nhiều trường hợp đã chết khi bị giam giữ bởi công an. Những công an tham gia đánh đập và gây ra cái chết của các nạn nhân phải bị trừng phạt chứ không phải được chuyển đi nơi khác hoặc đưa ra khỏi ngành.

Thực tế cho thấy, công an Việt Nam tự biết họ không phải lo sợ trách nhiệm khi tra tấn tù nhân, dù đó là tù nhân chính trị hay thường dân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có đưa ra một báo cáo năm 2014 đề cập đến nhiều trường hợp tra tấn chết người của công an Việt Nam do vi phạm giao thông hay một vi phạm nhỏ nào khác. Có một thanh niên khoảng 21 hoặc 22 tuổi, khỏe mạnh nhưng lại chết trong trại giam sau khi bị bắt. Chính quyền sau đó đưa ra những lý do rất khó tin như suy gan hay bệnh tim, nhưng trong thực tế thì họ đã bị đánh đến chết.

Phải chấm dứt những hành động như vậy. Chính người dân là cấp trên của công an, chứ không phải Đảng. Việt Nam cần phải có một cuộc cải cách bộ ngành công an từ trên xuống dưới để có thể đưa những hành vi như thế này ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.

RFA : HRW đã rất tích cực trong việc kêu gọi cải thiện thành tích nhân quyền từ chính quyền Hà Nội, nhưng trong thực tế những kêu gọi đó đã bị lờ đi. HRW sẽ làm gì để giúp đòi hỏi quyền cho người dân Việt Nam cũng như ở những nơi khác ?

Phil Robertson : Đòi hỏi về nhân quyền của chúng tôi không bị phớt lờ, mà liên tiếp bị tấn công bởi chính phủ Việt Nam 24/24. Chúng tôi đã bị tấn công bởi các ấn phẩm khác nhau vào tuần trước. Thật ra, Chính phủ Việt Nam đang rất tức tối khi biết rằng chúng tôi giám sát tình hình nhân quyền nước họ rất chặt chẽ và luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo luật quốc tế. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng Nhân quyền và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Mỹ, EU và các nước có cùng lập trường phải yêu cầu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình nếu muốn tiếp tục quan hệ đối tác giữa các bên.

Việt Nam là một trong những quốc gia có lịch sử lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á và chính phủ nước này cần phải đối mặt với lệnh trừng phạt nếu không cam kết cải thiện.

Ngọc Minh

Nguồn : RFA, 21/02/2020

******************

Đối thoại nhân quyền có đem lại hiệu quả ?

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 21/02/2020

Một số quốc gia hoặc tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam (Việt Nam). Đó là các quốc gia được coi là biểu tượng về nhân quyền. Với các nước này, vấn đề nhân quyền luôn đi kèm với chính sách ngoại giao, thậm chí còn là trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam. Hàng năm các quốc gia hay tổ chức này đều mở những cuộc đối thoại với Việt Nam về lĩnh vực nhân quyền. Tính đến năm 2019, đối thoại nhân quyền quyền Australia - Việt Nam đã diễn ra 16 lần, Hoa Kỳ - Việt Nam 23 lần, Thụy Sĩ - Việt Nam 14 lần, Na Uy - Việt Nam 13 lần... Với Liên Hiệp Châu Âu, đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 19/2/2020. Những cuộc đối thoại song phương về nhân quyền không diễn ra với nhiều nước mà chỉ ở những nước tình trạng nhân quyền trở nên tồi tệ. Ví dụ Australia chỉ đối thoại nhân quyền với Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

nhanquyen1

Đại hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam lần thứ hai, tổ chức tại Hà Nội ngày 05/04/2017 - Ảnh minh họa

Trước mỗi lần đối thoại, kể cả trước khi ký kết một hiệp định nào đó có điều kiện nhân quyền, các quốc gia, tổ chức trên thường mời những người hoạt động xã hội dân sự để tham khảo ý kiến.

Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, viết tắt : HRW) thường khuyến nghị các quốc gia tập trung vào những lĩnh vực cần ưu tiên như : tù nhân lương tâm ; tình trạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và đi lại ; quyền tự do thông tin ; quyền tự do tôn giáo ; nạn công an bạo hành.

Trong mỗi cuộc đối thoại, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được đối tác đề cập và yêu cầu cải thiện. Tù nhân lương tâm là một vấn đề trọng tâm. Có những yêu cầu cụ thể đặt ra như danh sách những tù nhân lương tâm cần phải được trả tự do trước hết, trong tiến trình phóng thích tất cả tù nhân lương tâm. Tuy nhiên họ thường vấp phải thái độ thiếu thiện chí của phía Việt Nam như về cách tiếp cận vấn đề, hiểu thế nào là nhân quyền. Việt Nam cho rằng khái niệm nhân quyền ở Việt Nam khác, các nước Phương Tây khác. Việt Nam không thừa nhận có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật. Hoặc việc thu hồi đất tràn lan tùy tiện đẩy nông dân vào cảnh cơ hàn thì Việt Nam giải thích rằng, thu hồi đất để xây dựng các công trình làm cho cuộc sống của nông dân tốt đẹp hơn (!?) Nói chung phía đối tác luôn vấp phải sự né tránh và tính bảo thủ cố hữu từ phía Việt Nam.

Kết quả sau mỗi lần đối thoại thường là còn nhiều khác biệt và phía đối tác lại tiếp tục bày tỏ "quan ngại". Họ cho rằng Việt Nam rất khó thay đổi về vấn đề nhân quyền. Vì vậy, có nước tìm cách tiếp cận khác. Chẳng hạn Australia tài trợ cho Việt nam các dự án hướng tới các mục tiêu ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ; giáo dục, đào tạo cán bộ chuyên môn về nhân quyền ; thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền ; hỗ trợ Việt Nam thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, thúc đẩy và tăng cường hoạt động của cơ quan phụ trách về nhân quyền. Nghĩa là họ tìm cách tác động gián tiếp để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Nói chung, sự khác biệt trong các cuộc đối thoại nhân quyền luôn luôn tồn tại và có một khoảng cách lớn, không có sự thay đổi đáng kể sau mỗi lần đối thoại. Thế nhưng các cuộc đối thoại nhân quyền song phương vẫn được tổ chức hàng năm. Điều này cho thấy các quốc gia, tổ chức rất kiên trì trong nỗ lực cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Trong đối thoại nhân quyền, những giải thích từ phía Việt Nam có làm cho quốc tế tin không ? Phải nói luôn rằng họ biết cả chứ họ không bị lừa. Chẳng hạn, các quan chức ngoại giao khi đi thăm nhà tù đều biết, có sự sắp xếp trước hay việc thu hồi đất làm cho đời sống nông dân tốt hơn chỉ là bịp bợm. Hoặc việc qui kết những người hoạt động vào các tội danh thường phạm để bắt như trốn thuế, gây rối trật tự công cộng... chỉ là sự gán ghép. Tuy nhiên trước sự thiếu thiện chí từ phía Việt Nam, họ phải kiên trì hoặc tìm cách tiếp cận khác.

*

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong khoảng 4 năm gần đây có xu hướng gia tăng, biểu hiện rõ nhất là số người bị bắt do thực hiện quyền biểu đạt chính kiến và thái độ chính trị ngày càng tăng. Riêng đợt biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu vào tháng 6/2018 có tới ít nhất 128 người bị kết án tù.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) cho biết đến hết năm 2019, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự.

Gần đây có hai sự kiện mà giới quan tâm đến nhân quyền Việt Nam ở trong nước và quốc tế không thể ngờ tới. Ngày 21/11/2019, nhà cầm quyền bắt tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sự kiện bắt Phạm Chí Dũng chưa kịp lắng xuống thì xảy ra vụ tấn công cực kỳ phi pháp vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội ngày 9/1/2020 với qui mô trung đoàn. Cuộc tấn công đã giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 người để đưa ra tòa về các tội giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ vũ khí, làm sục sôi dư luận trong và ngoài nước. Điều cần để ý là hai sự kiện này diễn ra ngay trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam.

Đây là một sự thách thức của nhà cầm quyền Việt Nam trước những khuyến cáo của quốc tế về nhân quyền.

Trước tình hình ngày càng xấu đi về nhân quyền, có người cho rằng, mọi nỗ lực của quốc tế là không có tác dụng, thậm chí họ bị nhà cầm quyền Việt Nam lừa.

*

Thực tế cho thấy những cố gắng của các nước và tổ chức quốc tế không phải là không có kết quả gì. Biểu hiện dễ thấy là một số tù nhân lương tâm được trả tự do tuy bị trục xuất sang nước khác, gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Tuy nhiên, việc trả tự do cho tù nhân lương tâm nhưng lại trục xuất khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền không mất gì và nhiều tù nhân lương tâm không chấp nhận. Nhà cầm quyền chỉ muốn tống những người bất đồng chính kiến đi cho rảnh.

Một số tù nhân lương tâm được giảm án hay ra tù trước thời hạn mà không bị trục xuất như Nguyễn Phương Uyên, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh... nhưng số này cũng không nhiều.

Sau mỗi cuộc đối thoại nhân quyền, đôi khi phía đối tác cũng ghi nhận có đôi chút cải thiện nhưng không phải là những lĩnh vực quan trọng.

Một cách ghi nhận khác về nỗ lực của quốc tế trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là, nếu không có những nỗ lực ấy thì tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tồi tệ hơn nữa. Vì vậy, sự quan tâm của các nước, tổ chức quốc tế đến nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn cần thiết.

Tuy nhiên, giới hoạt động nhân quyền trong nước vẫn mong muốn hơn về một thái độ dứt khoát kèm theo điều kiện cụ thể của quốc tế.

Nói thế không phải là ngồi trông chờ quốc tế đem nhân quyền đến. Nếu vậy thì đã không có 239 tù nhân lương tâm đang phải thi hành án và hàng trăm người đấu tranh khác tuy mãn hạn tù nhưng đã bỏ lại tuổi thanh xuân của mình trong các trại giam cộng sản. Ngoài ra còn nhiều người hoạt động khác cũng đang trong tình trạng tù nhân lương tâm dự bị.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 31/02/2020

*******************

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết thúc đẩy Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền

RFA, 20/02/2020

Đại sứ Hoa Kỳ tai Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm 19/2 lên tiếng khẳng định ưu tiên hàng đầu trong công việc đại sứ của ông tại Việt Nam là thúc đẩy Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và khẳng định đây là yếu tố trung tâm trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

nhanquyen2

Cuộc gặp giữa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Daniel Kritenbrink với cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các Dân biểu Mỹ ở Orange County, California hôm 19/2/2020 - Courtesy of FB Rep. Katie Porter

"Tôi đảm bảo với các quý vị thay mặt cho Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và của chính phủ Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn là và sẽ là yếu tố trung tâm trong chính sách đối ngoại và là yếu tố trung tâm trong giao tiếp giữa Mỹ với Việt Nam", Đại sứ Mỹ phát biểu trước đông đảo cử tọa là những người Việt và Dân biểu Hoa Kỳ tại trường đại học cộng đồng Coastline ở Orange County, tiểu bang California.

Đại sứ Kritenbrink thừa nhận trong 4 năm qua, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến, và kết án họ những án tù nhiều năm. Ông cho biết phía Đại sứ quán Hoa Kỳ thường xuyên đề cập đến vấn đề này với phía Chính phủ Việt Nam, gần như mỗi ngày.

"Bên cạnh Đối thoại nhân quyền thường niên mà lần tới trong năm nay là lần thứ 24, tôi thường xuyên nêu các quan ngại trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Tôi đã gửi ra cho họ thông điệp là chỉ có qua những tiến bộ bền vững đạt được trong vấn đề nhân quyền, thì quan hệ đối tác Mỹ và Việt Nam mới đạt được tiềm năng đầy đủ", Đại sứ Kritenbrink phát biểu.

Vấn đề bảo hộ cho công dân Mỹ tại Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong cuộc gặp lần này. Dân biểu Hoa Kỳ Katie Porter và Đại sứ Kritenbrink cam kết sẽ làm hết sức mình để đưa Việt kiều Michael Phương Minh Nguyễn về Mỹ đoàn tụ với gia đình. Ông Michael Phương Minh Nguyễn hiện đang phải thụ án tù 12 năm với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" sau phiên tòa vào tháng 6/2019 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng trong cuộc gặp cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California lần này, Đại sứ Hoa Kỳ nhìn nhận quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 78 tỷ đô la. Tuy nhiên Hoa Kỳ tiếp tục chịu nhập siêu từ Việt Nam và các công ty Mỹ vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

*********************

Nhà hoạt động Montagnard thảo luận tự do tôn giáo Việt Nam với Đại sứ Kritenbrink

VOA, 21/02/2020

Anh Y phic Hdok, một nhà hot đng cho t do tôn giáo người Montagnard (người dân tc Tây Nguyên), va trao đi vi Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink v vn đ vi phm t do tôn giáo các tnh khu vc Tây Nguyên.

nhanquyen3

Anh Y phic Hdok gặp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink hôm 19/02/2020 tại trường Coastline Community College, Garden Grove, California. Facebook Y phic Hdok

Trong cuộc gp g gia ông Kritenbrink với cng đng gc Vit ti Nam Calafornia hôm 19/02, anh Y phic lên tiếng vi nhà ngoi giao Hoa Kỳ v vic các hi nhóm tôn giáo ca người Thượng Tây Nguyên không được phép nhóm hp và sinh hot.

Anh Y phic Hdok, 26 tuổi, hin đang Hoa Kỳ vn động cho t do tôn giáo, nói vi VOA :

"Tôi có nêu câu hỏi vi Đi s Kritenbrink rng hin ti h đang làm gì đ thúc đy vn đ t do tôn giáo cũng như vn đ nhân quyn, đc bit cho người dân tc thiu s ti vùng Tây Nguyên vì hin ti còn rt nhiu hi thánh, nhà th tư gia đang b sách nhiu".

"Trên khắp khu vc Tây Nguyên, các hi thánh như Hi thánh Tin lành Đng Christ, Tin lành Dega, Truyn ging Phúc âm, và các hi thánh tư gia khác hin ti không được chính quyn cp phép sinh hot.

"Gần đây là ti Đak Lak, hội thánh ca Mc sư Ama Knap buôn Ko Mleo, xã Hòa Thng, đã làm đơn cho chính quyn ba ln đ xin được cp phép hot đng, nhưng chính quyn và công an nói thng rng không bao gi cho".

Đáp lại câu hi ca anh Y phic, Đi s Hoa Kỳ Kritenbrink, nói tại bui gp hôm 19/02 :

"Trên cương v ca tôi, tôi mun bo đm rng mi người dân Vit Nam đu có quyn t do sinh hot tôn giáo vì đó là quyn ph quát ca con người. Tôi vn phi tiếp tc công vic này đ to áp lc cho phía Vit Nam, đc bit là vì tự do tôn giáo cho người thiu s Tây Nguyên".

Anh Y phic cũng trao đổi vi nhà ngoi giao Hoa Kỳ v vic làm cách nào đ h tr cho người theo đo Tin Lành đang lánh nn Thái Lan, và tìm công lý cho cái chết đáng nghi ng của cha anh vào tháng 12/2016, ông Y Ku Knul, một tín hu Tin Lành Montagnard tnh Đak Lak.

"Khi bố đang làm trong ry thì h thường xuyên ti sách nhiu. Khi m t nhà tr li ry vào ngày 28/12 thì b đã mt tích. Tìm mãi không thy, cho đến ngày 29 khi mẹ vào thung lũng thì thy b b treo c trên cây tre. Ngay lúc y, t nhiên có khong 20 công an bao vây xung quanh. Khi được tháo xung thì thy trong người b bm dp hết, vết roi đin, bên trong t thi thì nát hết".

Vào tháng 12/2018, trong một báo cáo của Ủy ban Chng tra tn ca Liên Hiệp Quốc (CAT) có đon viết : "Người Thượng theo Ki tô Giáo Y Ku Knul đã chết trong thi gian b câu lưu và cơ th có du hiu b đin git".

Riêng về bn thân mình, khi còn là hc sinh cp ba, anh Y phic đã b chính quyn đe da bắt bớ ch vì nghe nhc tiếng m đ ca anh.

Anh nói rằng anh không th hu vic Chúa ti quê hương nên quyết đnh sang Campuchia đ giúp đ tr em gc Vit ven sông Phnom Penh và sau đó đến Thái Lan tìm s h tr ca các t chc quc tế.

Ngoài ra, anh cho biết chính quyn Vit Nam nhiu ln tìm cách gây áp lc gia đình lúc anh đang Campuchia vào năm 2016 đ buc anh phi quay v nước.

Anh Y phic kể li :

"Vào năm 2012-2013, tôi từng b chính quyn bt vì nghe nhc tiếng m đ ca mình, h cáo buc rng mình lấy nhc đó t M, làm vic vi các t chc ca M đ chng phá nhà nước, và tuyên truyn nhng bài hát đó. H hăm da b mình vào tù lúc đó khong 16-17 tui.

"Công an nói rằng h nh cái mt mình đến sut đi. Khi tr v và đi hc li thì cm thy b kỳ thị. Mình không hát được quc ca thì nhà trường báo lên công an đ h hch hi. Tôi không cm thy sng được bên đó".Việt Nam cho rng các báo cáo gn đây ca B Ngoi giao M v t do tôn giáo "không khách quan" và bày t mong mun hp tác cũng như đi thoi vi Hoa Kỳ trong vn đ này đ "thu hp khác bit".

Báo cáo về T do Tôn giáo Quc tế ca B Ngoi giao M vào tháng 6/2019 nêu rõ "những v sách nhiu nghiêm trng" ca các chính quyn Tây Nguyên đi vi các tín đ tôn giáo, đc bit là nhng thành viên ca Hi thánh Tin lành, các Kitô hu và người H’Mong.

Phúc trình của B Ngoi giao Hoa Kỳ viết : "Nhng nhà lãnh đạo tôn giáo, đc bit là nhng người đi din cho các nhóm không được công nhn hoc không có giy phép đăng ký, đã báo cáo v nhiu hình thc quy ri ca chính quyn – bao gm tn công thân th, bt gi, truy t, theo dõi, hn chế đi li, và thu gi hoặc gây hại ti tài sn – cũng như vic ph nhn hoc không phn hi nhng yêu cu đăng ký và/hoc các giy phép khác".

Published in Diễn đàn

Đối thoại nhân quyền và việc cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 18/02/2020

Một số đối tác của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia… hàng năm đều tiến hành tổ chức các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Hà Nội. Vậy đối thoại nhân quyền thực sự giúp gì cho tình hình mà các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đánh giá là không mấy sáng sủa tại Việt Nam ?

nq1

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Federica Mogherini (trái) và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 5/8/2019. Reuters

Việt Nam thiếu vắng nhân quyền !

Sau Đối thoại Nhân quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần thứ 8 diễn ra vào tháng 3/2019, bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về Chính sách An ninh nói với RFA :

"Có những báo cáo cho biết các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị hăm doạ, tra tấn, bị kết án rất nặng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã nêu bật các sự kiện này rất rõ ràng. Chúng tôi yêu sách trả tự do cho những nạn nhân này, chúng tôi đòi hỏi việc tiếp cận luật sư bào chữa, hay thân nhân được phép thăm nuôi là tối ư quan trọng. Chúng tôi cho Phái đoàn Việt Nam biết rằng chúng tôi trông chờ họ hành động, giải quyết ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không chỉ đối thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt Nam".

Hôm 13/5/2019, tức hai ngày trước Đối thoại Nhân quyền thường niên Việt-Mỹ lần thứ 23 tại thủ đô Hà Nội, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị giam giữ do biểu lộ niềm tin theo lương tâm một cách bất bạo động.

Ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ nói với RFA sau buổi đối thoại :

"Chúng tôi đã đề cập đến những quan ngại về tình trạng gia tăng những tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Phản hồi của chính phủ Việt Nam là những người này đã vi phạm luật pháp Việt Nam và họ bị trừng phạt theo luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không chấp nhận định nghĩa của chúng tôi về tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ nói những người này đe dọa an ninh, họ phạm tội đòi thay đổi chế độ ở Việt Nam và vì vậy họ bị trừng phạt theo pháp luật".

Cựu Tù nhân lương tâm - Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, người từng bị án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam khẳng định Việt Nam không hề có nhân quyền :

"Sẽ không có nhân quyền cho Việt Nam nếu các nước dân chủ đặt lên bàn cân nhân quyền đối với cộng sản Việt Nam cho người dân. Thể chế cộng sản luôn dối trá, tàn bạo với chính họ thì đối con dân họ cũng chẳng coi ra gì. Hình ảnh nhân quyền Việt Nam chỉ là những lời nói suông mà không thấy được sự thật. Qua biến cố Đồng Tâm chúng ta thấy rõ không có nhân quyền. Tôi lập lại, Việt Nam cho tới ngày hôm nay không có nhân quyền !"

Kỳ vọng

Với những đối thoại nhân quyền đa phương, song phương diễn ra hàng năm, quốc tế luôn mong chờ sự cải thiện nhân quyền từ Việt Nam.

nq2

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski (trái) tại buổi Đối thoại Nhân quyền hàng năm với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 11 tháng 5 năm 2015. AFP

Nhiều người cho rằng những đối thoại như thế chẳng có tác dụng với thực tế tình hình nhân quyền tồi tệ trong nước, nhưng với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì nó vẫn có tác dụng. Ông giải thích :

"Mỗi ngày họ phải nghĩ, phải nhận thức về nhân quyền thì nó sẽ có tiến bộ. Thể chế chính trị Việt Nam có những đặc thù riêng. Các nước họ rất chú ý đến chuyện này. Những nước hiểu văn hóa Việt Nam thì họ phải kiên nhẫn. Đối thoại này chả phải là nước nọ tác động vào nước kia, mà người ta nhắm vào việc để tự nhận thức từ bên trong, thay đổi để đi đến việc tiếp cận và thực hiện những chuẩn mực chung về nhân quyền mà Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền, chứ họ chẳng ép buộc gì Việt Nam cả".

Nhà nghiên cứu Việt Nam, ông Hà Hoàng Hợp, nêu ra thực tế là mỗi khi có đối thoại nhân quyền thì phía Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại Giao, lại tự nhận là có tiến bộ về nhân quyền và giải thích là hoàn cảnh Việt Nam có sự khác biệt với các nước, nhưng luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm, không có tù nhân chính trị.

Ông Hà Hoàng Hợp trình bày rõ :

"Việt Nam ký Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền năm 1948 vào năm 2007. Chuyện vận động để Việt Nam ký hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn vì lúc đó Việt Nam hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn chung của thế giới, là dựa trên nền tảng về phẩm giá con người. Thế nhưng từ đó tới nay là mười mấy năm rồi mà theo đánh giá của quốc tế, trong đó có cả Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam chưa có tiến bộ về nhân quyền".

Vào tháng 1/2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) gửi cho EU một bộ tài liệu với những khuyến nghị tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên liên quan đến hình hình nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam. Đó là vấn đề tù chính trị và những người bị giam giữ với lý do chính trị ; tình trạng đàn áp tự do biểu đạt, hội họp, lập hội, và đi lại ; tình trạng đàn áp tự do thông tin ; tình trạng đàn áp quyền được thực hành tôn giáo một cách tự do ; nạn bạo hành của công an.

Ngày 19/2/2020, Đối thoại Nhân quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Ngay trước sự kiện này, HRW kêu gọi Bruxelles tranh thủ cơ hội này để yêu cầu Hà Nội cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Kêu gọi được đưa ra trong thông cáo báo chí công bố tại Bangkok, Thái Lan. Theo HRW thì vấn đề nhân quyền phải là một phần không thể tách rời của các mối quan hệ song phương EU-Việt Nam.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cũng đã ra thông cáo kêu gọi EU gây sức ép lên Việt Nam để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.

Kêu gọi mới nhất như vừa nêu cũng tương tự như nhiều năm trước.

Quan điểm của Hà Nội

Từ khi ký Công ước nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền thì mỗi năm Việt Nam đều có đối thoại song phương với rất nhiều nước, trước hết là với Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Đức, Pháp, Anh Quốc, Liên Hiệp Quốc… và Việt Nam cũng tham gia đối thoại về nhân quyền trong khuôn khổ ASEAN.

Theo Sách trắng Nhân quyền 2018 mang tựa đề "Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam" do Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp, Nhà nước Việt Nam cho rằng quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi đường lối, chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Việc lấy người dân là trung tâm của mọi chính sách đã giúp cho các nhu cầu chính đáng của người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 18/02/2020

****************

HRW kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây áp lực buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Mai Vân, RFI, 18/02/2020

Ngày 19/02/2020, cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần thứ 9 sẽ mở ra tại Hà Nội. Trong một thông cáo báo chí công bố vào hôm nay, 18/02 tại Bangkok, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi Bruxelles tranh thủ cơ hội này để yêu cầu Hà Nội cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

nq3

Giám đốc điều hành Human Rights Watch Kenneth Roth trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, ngày 14/01/2020 Johannes EISELE / AFP

Bản thông cáo trước hết lưu ý là cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần này mở ra chỉ một tuần sau khi Nghị Viện Châu Âu thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư giữa Liên Âu và Việt Nam. Do đó Bruxelles cần "cảnh báo chính quyền Việt Nam rằng thất bại trong việc thực hiện các cam kết (về cải cách nhân quyền mà Việt Nam từng đưa ra) có thể dẫn đến đình chỉ các lợi ích trong thỏa thuận".

HRW, trụ sở ở New York, đã nhắc lại rằng vào tháng Giêng vừa qua, họ đã gởi cho Liên Hiệp Châu Âu một tờ trình để chuẩn bị cho cuộc đối thoại, đề nghị tập trung vào năm lĩnh vực cần ưu tiên : tình hình những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị, tình trạng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và đi lại, đàn áp quyền tự do thông tin, đàn áp quyền tự do tôn giáo, nạn công an bạo hành.

HRW đặc biệt nêu bật trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt giữ vào tháng 11 năm ngoái 2019 trong một vụ mà tổ chức cho là "đáng lưu ý'' vì "liên quan đến các hiệp định giữa EU và Việt Nam".

Sau khi nhắc lại rằng Việt Nam đã cáo buộc ông Phạm Chí Dũng về các tội danh "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", tổ chức nhân quyền Mỹ cho là có "rất nhiều khả năng do ông đã ngỏ lời với Nghị Viện Châu Âu về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam".

Đối với HRW, Châu Âu cần gây sức ép để Việt Nam "chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống và phóng thích các tù nhân chính trị đang bị giam giữ", sửa đổi một số điều khoản có tác dụng hạn chế các quyền tự do của người dân trong các bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, lao động, an ninh mạng…

Một yếu tố khác được HRW nhấn mạnh là "Việt Nam cũng cần có cam kết nghiêm túc về việc chấm dứt nạn công an bạo hành", nhanh chóng đưa vào áp dụng "lộ trình yêu cầu nhân viên an ninh trên toàn quốc phải ghi âm, ghi hình các cuộc hỏi cung" đã được thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn vào tháng Chín năm 2019.

Trên nguyên tắc, lộ trình này phải có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm nay, nhưng vào tháng 12 vừa qua đã bị Bộ Công An kiến nghị lui thời điểm triển khai.

Đối với HRW, Liên Hiệp Châu Âu "cần kết nối vị thế kinh tế của mình với các nguyên tắc nhân quyền mà Liên Âu vẫn tuyên bố sẽ gìn giữ".

Mai Vân

****************

HRW kêu gọi EU gây sức ép để Việt Nam cải thiện nhân quyền

VOA, 18/02/2020

Hôm 18/02, Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) kêu gi Liên Hiệp Châu Âu (EU) cn gây sc ép đ Vit Nam chm dt đàn áp nhân quyn mt cách có h thng và phóng thích các tù nhân chính tr đang b giam cm.

nq4

HRW kêu gọi EU gây sức ép để Việt Nam cải cách nhân quyền, ngày 18/02/2020. Photo HRW

HRW phát đi lời kêu gi trên mt ngày trước khi EU và Vit Nam d kiến t chc Đi thoi Nhân quyn thường niên vào ngày 19/02/2020 ti Hà Ni.

Cuộc Đi thoi này din ra mt tun sau khi Ngh vin Châu Âu thông qua Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA) và Hip đnh Bo h Đu tư EU-Việt Nam (EVIPA). Trước đó, HRW cùng vi mt s t chc nhân quyn quc tế và Vit Nam khác, đã kêu gi Ngh vin Châu Âu hoãn thông qua các hip đnh này đ to sc ép vi Vit Nam v cam kết ci cách nhân quyn và chun thun các bin pháp có tính chế tài nhằm ci thin quyn cho người lao đng Vit Nam.

"Liên Hiệp Châu Âu đã bỏ l mt cơ hi quan trng khi phê chun hip đnh thương mi vi Vit Nam mà không kèm theo các bin pháp chế tài yêu cu các cam kết v ci cách nhân quyn", ông John Sifton, Giám đốc Vận đng Châu Á ca HRW nói trong mt thông cáo hôm 18/02.

"Trong cuộc hi thoi nhân quyn này, các quan chc EU cn cnh báo chính quyn Vit Nam rng tht bi trong vic thc hin các cam kết này có th dn đến đình ch các li ích trong hip đnh", ông Sifton nói thêm.

HRW cho rằng nhân quyn phi là mt phn hu cơ ca các quan h song phương gia EU và Vit Nam.

HRW cũng nhắc li rng trong mt s v đáng lưu ý vào tháng 11/2019 liên quan đến các hip đnh gia EU và Vit Nam, chính quyn Vit Nam đã bt gi nhà báo đc lp Phm Chí Dũng và cáo buộc ông ti "làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Vit Nam" theo Điu 117 Lut Hình s sa đi.

HRW nhận đnh nhiu kh năng ông Dũng b bt vì đã lên tiếng vi Ngh vin Châu Âu v h nhân quyn ti t ca Vit Nam. Hin ông vn b tm giam mà không được tiếp xúc vi lut sư.

Ông Phạm Chí Dũng là mt trong hàng trăm các nhà hot đng b sách nhiu, truy t, và kết án vì đã ôn hòa thi hành quyn t do ngôn lun ca h, trong đó có bình luận trên mng xã hi.

Vào cuối năm 2019, ch tch Ngh vin Châu Âu David Sassoli đã gi mt bc thư cho nhà cm quyn Vit Nam kêu gi phóng thích ông Phm Chí Dũng trước cuc b phiếu v các hip đnh gia EU – Vit Nam.

Bức thư hi đáp ca đi s Việt Nam tại EU Vũ Quang Anh "ch bin minh thêm cho v bt gi này và so sánh mt cách không biết ngượng vic hn chế quyn t do ngôn lun ca Vit Nam vi các quy đnh hin hành các nước phương Tây", HRW viết.

EU cũng cần gây sc ép đ Vit Nam sa điLuật An ninh mạng để bo đm b lut này không vi phm quyn t do thông tin và đng thi phóng thích tt c nhng người s dng Facebook đang b giam gi vì đã đăng ti chính kiến của mình, HRW viết tiếp.

Nhằm đm bo quyn t do tôn giáo và tín ngưỡng, Vit Nam cn cho phép mi t chc tôn giáo quyn đc lp và t qun cũng như quyn t do tiến hành các hot đng tôn giáo ca mình. Nhà cm quyn Vit Nam cũng cn ngay lp tc chm dứt sách nhiễu và ngược các đãi tín đ thuc các nhóm tôn giáo không chun theo ý ca chính quyn. Cn chm dt bt b, truy t và b tù h hay buc h t b đo, vn theo thông báo ca HRW.

"Nhiều vòng Đi thoi Nhân quyn EU – Vit Nam đã tht bi trong vic thuyết phc quc gia này đo ngược xu thế vi phm nhân quyn, dù các cuc đàm phán riêng bit v tha thun kinh tế đã kết thúc vi các tha ước đy ha hn", ông Sifton nói. "EU cn gn kết v thế kinh tế ca mình vi các nguyên tc nhân quyn mà t trước đến nay EU luôn tuyên b gìn gi".

********************

Chuyên gia : ‘Bất công’ khi Mỹ bỏ Việt Nam khỏi danh sách 'đang phát triển'

VOA, 18/02/2020

Việc Washington mi đây đưa Vit Nam khi danh sách ca M v các nước đang phát trin là mt quyết đnh không công bng và gây bt li, giáo sư-tiến sĩ kinh tế Khương Hu Lc M, bình lun vi VOA.

nq5

Hoạt đng lp ráp ô tô ti hãng Ford Vit Nam, tháng 4/2019

Như VOA đã đưa tin, Đi din Thương mi M (USTR) hôm 10/2 đã cắt ngn danh sách riêng ca M v các nước đang phát trin và kém phát trin nht.

USTR là cơ quan chuyên trách v son tho và điu phi chính sách v kinh tế đi ngoi và đu tư trc tiếp ca M.

Với đng thái k trên, M h thp mc chun đ kích hot điu tra v vic các quc gia có làm hi các ngành công nghip M bng cách xut khu hàng được tr giá bt công hay không.

Một lot các nn kinh tế t nhn là "đang phát trin" s b nh hưởng t quyết đnh ca Washington, bao gm Vit Nam, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, n Đ và 15 nước khác Châu Âu, Trung Á, Trung và Nam M, và Châu Phi.

Xét theo tiêu chí Tổng Sn phm Quc ni (GDP) trên đu người đ đo mc đ thnh vượng, phát trin ca các quc gia, Việt Nam vn còn mc thp hơn nhiu so vi đa s các nn kinh tế trong danh sách ca USTR.

GDP đầu người năm 2017 theo cách t tính toán ca Vit Nam là 2.985 đô la. Trong khi đó, con s ca Trung Quc là hơn 8.800 đô la, Hàn Quc 29.700 đô la, Singapore 57.700 đô la.

Giáo sư Khương Hu Lc, người ging dy h thc sĩ v qun tr kinh doanh (MBA) ti trường dành cho nghiên cu sinh ngành qun tr Keller Graduate School of Management, đưa ra nhn xét vi VOA :

"Rõ ràng là có một cái bt công. Vit Nam là xứ đang bành trướng, không có th nào so sánh vi nhng quc gia như Hàn Quc, Singapore hay Trung Quc. Lit Vit Nam vào cùng mt danh sách vi Trung Quc, Singapore, Hàn Quc, đó là điu bt li".

nq6

Dù đã tăng trưởng nhiu sau 30 năm, hin nay thu nhp đu người ca Vit Nam vn thp.

Ông Lộc, người cũng đã và đang gi chc giám đc hành chính ti nhiu công ty ln M, cho biết rng các điu khon ca T chc Thương mi Thế gii (WTO) cho phép các nước đang phát trin có thi gian trì hoãn áp dng nhng quy đnh nghiêm ngt v bo v môi trường, quyn ca người lao đng, nhân quyn, và ch b điều tra chng bán phá giá nếu h tr giá cho hàng hóa trên 2%.

Nhưng vi quyết đnh va ri ca USTR, M đơn phương ngng đi theo các quy đnh ca WTO, như vy Washington s có thun li hơn đ gây sc ép v các điu kin môi trường, lao đng, nhân quyn, cũng như d điu tra hơn đi vi hàng chc nước, k c Vit Nam, ngay c khi h tr giá dưới 2%, giáo sư Lc gii thích.

Theo giáo sư, mc tiêu chính ca M là Trung Quc vì nn kinh tế khng l này đang hưởng nhng ưu đãi to ln theo quy đnh ca WTO, dn đến nhng bt li cho nn kinh tế và các doanh nghip M :

"Chính phủ ông Trump luôn luôn tuyên b rng WTO có nhng điu lut không công bng vi Hoa Kỳ. Mt trong nhng điu ông nói là danh sách [ca WTO] v nhng quc gia được lit kê là các quc gia đang phát triển, tiêu biu nht là Trung Quc".

Trên bình diện rng hơn, Washington cũng nhm đến các nn kinh tế mà nay đã đt đ phát trin cao song vn li dng các quy đnh mà Nhà Trng xem là đã "li thi" đ có li thế khi buôn bán vi M.

Như vy, Vit Nam tr thành mt nn nhân b cuốn vào cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc nói riêng, và n lc ca Washington nhm xóa b nhng bt công trong giao thương vi nhiu nước nói chung, giáo sư Lc nhn đnh.

Để phn nào gim bt nhng bt li do đng thái mi ca Washington, giáo sư Lc đưa ra mt s gi ý cho Vit Nam :

"Thứ nht, Vit Nam cn phi ráo riết thu hp li s mt cân bng thương mi gia Hoa Kỳ và Vit Nam. Vit Nam tuyt đi không th nào vi phm nhng điu Vit Nam đã vi phm trong quá kh và đã b Hoa Kỳ pht. Đó là xuất cng v thép và nhôm. Đó là nhng điu thiết thc Vit Nam cn làm đ tránh l thuc vào kinh tế ca Trung Quc, đ thuyết phc Hoa Kỳ không đưa vào danh sách các nước phát trin cùng mt lượt vi Trung Quc, Hàn Quc hay là Singapore".

Hiện Việt Nam đang hưởng thng dư thương mi ln trong buôn bán vi M. Tng kim ngch xut nhp khu gia Vit Nam và Hoa Kỳ ti hết tháng 11/2019 đt 68,6 t đô la, trong đó, Vit Nam xut sang M trên 55 t đô la, và nhp t M hơn 13 t đô la.

nq7

Trung Quốc và mt s nước gn đây li dnnhãn mác Vit Nam đ xut hàng sang Mỹ

Chuyên gia kinh tế Khương Hu Lc lưu ý đến 2 vic ln Vit Nam cn làm, bao gm kim soát cht ch xut x hàng hóa, tránh vic Trung Quc và mt s nước li dng nhãn mác "Made in Vietnam" (Sn xut ti Vit Nam) ; và bo đm rng h thng tin tệ "công minh", trong đó, t giá hi đoái th ni theo thế gii.
Bên cạ
nh đó, Hà Ni cũng nên chng minh cho Tng thng Trump thy Vit Nam cn thêm thi gian và ưu đãi đ tr thành mt trung tâm chế to, có th đóng vai trò tr giúp cho M trong cuc chiến thương mi gia Washington và Bắc Kinh, theo giáo sư Lc.

Lý giải v lp lun này, v chuyên gia kinh tế ch ra rng mt nguyên nhân quan trng làm Trung Quc nhân nhượng M rt nhiu đ 2 nước đi đến Tha thun giai đon 1 v thương mi là Bc Kinh biết rng Washington ly Vit Nam làm nơi đ kêu gi các công ty M ri Trung Quc sang Vit Nam, bên cnh vic khuyến khích h tr v M.

Ông Lộc nói vi VOA :

"Đó là một đim son Vit Nam có th dùng đ nói rng ‘nếu chúng tôi b lit vào danh sách như vy, thì kh năng chế tạo, sản xut, hay xut cng vi giá cao hơn thì không th nào cnh tranh được vi Trung Quc’. Vit Nam phi chng minh rng ‘chúng tôi cn mt bàn đp đ sát cánh vi Hoa Kỳ đ cnh tranh hu hiu vi li Trung Quc, đó là mt đi th kinh tế rt mnh ca Hoa Kỳ’. Tôi nghĩ rằng nếu làm nhng điu đó thì có th làm thay đi quan đim ca văn phòng USTR".

Cho đến thi đim bài viết này được đăng, theo quan sát ca VOA, chính ph Vit Nam chưa đưa ra bt c phn ng nào v quyết đnh ca chính quyn ca Tng thống Trump.

Việc M đưa Vit Nam ra khi danh sách các nước đang phát trin thi đim hin nay có l gây bt ng cho chính gii lãnh đo Hà Ni.

Theo tìm hiểu ca VOA, mt ngh quyết hi tháng 3/2018 ca B Chính tr có nhiu quyn lc nht trong Đảng cộng sản Vit Nam đt ra mc tiêu rng đến năm 2030 Vit Nam "cơ bn tr thành nước công nghip theo hướng hin đi", và đến năm 2045, Vit Nam "tr thành nước công nghip phát trin hin đi".

Published in Diễn đàn

Trong ba ngày 2, 3 và 4/12 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã khẩn trương họp bàn và thảo luận việc đặt bút phê chuẩn hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội cuối tháng 6 năm nay.

evfta1

Hình minh họa. Dân biểu Maria Arena (trái) và Dân biểu Saskia Bricmont (phải) - Photo by Y Lan

Ba cơ cấu quan trọng của Quốc hội Châu Âu đã họp bàn. Gồm có Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA), và Phân ban Nhân quyền Quốc hội (DROI) họp suốt hai ngày 2 và 3/12, và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội họp ngày 4/12.

Cạnh ba cơ cấu này, hai tổ chức phi chính phủ là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), và Đoàn kết Thiên chúa giáo 5 châu (CSW) tổ chức Hội nghị "Nhân quyền & Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam" cũng trong khuôn viên Quốc hội. Một Hội nghị khép kín dành riêng cho các vị dân biểu và quan chức Liên Âu để trình bày quan điểm của xã hội dân sự đối với Hiệp ước.

Hai vấn đề nổi cộm tại cuộc họp của Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu là bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Hà Nội thông qua cuối tháng 11, và đặc biệt, việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn hôm 21/11.

Bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội, mở đầu cuộc thảo luận bằng một thông tin. Bà nói :

"Nhân danh Chủ tịch Phân ban Nhân quyền, tôi có bổn phận chia sẻ các thông tin gửi đến tôi về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt về tình trạng những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần thông báo để quý vị biết rằng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 21 tháng 11 vừa qua. Đài Quan sát Nhân quyền đã tung lời kêu gọi khẩn – nhất là lời kêu gọi này được báo New York Times chuyển đi. Hôm 10 tháng 11 ông Dũng gửi một Kiến nghị đến các thành viên Quốc hội Châu Âu, yêu cầu "hoãn" phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch với Việt Nam khi chính quyền Việt Nam chưa có những cải thiện nhân quyền quan trọng".

"Ông Dũng không là trường hợp độc nhất. Rất nhiều các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng bị bắt vì họ là những người đối thoại với Liên Âu về hai hiệp ước mậu dịch và đầu tư. Ấy chỉ vì họ là thành viên xã hội dân sự, và họ tham gia thảo luận về các hiệp ước EVFTA và IPA".

Dân biểu Bernard Guetta thuộc Đảng Tân Tiến, Pháp, liền cất lời đề nghị :

"Yêu cầu bà Chủ tịch viết thư gửi đến tất cả đại diện các Nhóm chính trị tại Quốc hội về việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt vừa qua, cùng với những nhà bất đồng chính kiến khác, để tất cả mọi Dân biểu được thông tin về những vi phạm nhân quyền mới".

evfta2

Hình minh họa. Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Stefan Radu Oprea (giữa) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chụp hình sau lễ ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019 AFP

Bà Arena đồng ý và hứa sẽ viết ngay thư gửi đi trong cùng ngày.

Dân biểu Raphael Glucskmann, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền, thuộc Đảng Xã hội Dân chủ, nhấn mạnh bổn phận của Phân ban Nhân quyền, ông nói :

"Chúng ta buộc phải nhận định rằng, vào lúc chúng ta thảo luận, nhà cầm quyền Việt Nam bắt những người can dự trong tiến trình thảo luận với Liên Âu. Triệu chứng này rất xấu, cho chúng ta thấy điều chúng ta hoài nghi là đúng, và chúng ta cần đặt những điều kiện mạnh mẽ để có thể chấp nhận phê chuẩn Hiệp ước hay không. Chúng ta thuộc Ủy ban Nhân quyền, bổn phận chúng ta là gửi đi một thông điệp rõ ràng, rằng trong khi chúng ta đang thảo luận về hiệp ước, thì Việt Nam lại tiếp tục cư xử như bạo chúa (despote) đối với giới bất đồng chính kiến".

Phê bình Luật Lao động vừa được Hà Nội thông qua, nữ Dân biểu Irina Von Weise thuộc Đảng Tân Tiến, Đức, nói :

"Quý vị nhắc đến Bộ Luật Lao động sửa đổi mà Tổ chức Lao động Thế giới tỏ ý hoan nghênh. Nhưng tôi thì quan tâm đến những điều sửa đổi chẳng thiết thực như chúng ta mong. Điều 172 nói rằng công đoàn do công nhân thiết lập chỉ hợp pháp nếu chịu gia nhập Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam, hoặc chịu đăng ký với nhà cầm quyền. Chúng ta cần nêu câu hỏi về sự độc lập thực sự của loại công đoàn như thế. Ngoài ra, Luật Lao động được thông qua hôm 20 tháng 11, thì một ngày sau, ngày 21 tháng 11 Phạm Chí Dũng bị bắt. Ông không là người duy nhất bị bắt. Theo báo cáo của các tổ chức Phi chính phủ, mà còn có 10 nhà bất đồng chính kiến khác bị bắt hay bị xử án giữa thời gian từ ngày 5 đến ngày 28 tháng 11, bốn trong số người này bị bắt sau khi Luật Lao động thông qua".

"Điều này báo hiệu rằng, trong mọi trường hợp, Việt Nam chẳng chú ý gì đến những thúc ép nhân quyền của Liên Âu. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ bằng cách nào chúng ta có thể áp lực nhà cầm quyền Việt Nam. Nhóm chính trị chúng tôi sẽ thảo luận việc này để lấy quyết định phê chuẩn hay không hiệp ước EVFTA".

Dân biểu Reinhard Butikofer thuộc Đảng Xanh nêu rõ lập trường của Đảng ông về việc phê chuẩn hiệp ước :

"Tôi xin phép phát biểu nhân danh nhóm Đảng Xanh. Chúng tôi không đồng ý cho việc phê chuẩn Hiệp ước EVFTA vào lúc Việt nam đang mở cuộc đàn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi nghĩ rằng Quốc hội Châu Âu nên lấy quyết định minh bạch về những điều chúng ta thảo luận trước khi nghĩ đến việc phê chuẩn hiệp ước".

Kết thúc cuộc thảo luận, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu đã đồng thanh thông qua bản Ý kiến chung nêu cao các điều kiện yêu sách : Việt Nam phải sửa đổi Bộ Luật Hình sự, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, trả tự do cho các tù nhân chính trị trước khi Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn. Bản Ý kiến sẽ được công bố trong hai ba ngày tới.

Chúng tôi đã tìm gặp nữ Dân biểu Saskia Bricmont, là Báo cáo viên cho Đảng Xanh về Hiệp ước EVFTA, để hỏi thăm kết quả cuộc thảo luận tại Ủy ban Thương mại (INTA). Bà cho biết :

"Đối với chúng tôi, ngay lúc này, chẳng bao giờ khác - chúng tôi phải áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền cụ thể. Tại cuộc thảo luận của Ủy ban Thương mại Quốc tế, chúng tôi đưa ra năm điều cần sửa đổi để yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận như một số trong những cải cách chủ yếu. Chúng tôi yêu cầu tạm ngưng án tử hình, trả tự do cho tù nhân chính trị, sửa đổi bộ Luật Hình sự và Luật An ninh Mạng".

"Cải tiến Luật Hình sự là điều tối quan trọng, vì hiện nay luật cho phép bắt và giam những ai biểu tỏ chính kiến bất đồng với chế độ. Đây là điều trái chống với các quyền tự do biểu đạt và quyền lập hội. Luật Lao động sửa đổi của Việt Nam thật vô nghĩa nếu công nhân không được tự do biểu đạt ý kiến họ. Đó là lý do vì sao cuộc bắt giam Phạm Chí Dũng là tín hiệu xấu, nhà cầm quyền Việt Nam dư biết rằng Liên Âu đang đòi hỏi sự thực thi quyền con người. Tôi không tin lắm Việt Nam chịu nỗ lực thay đổi tình hình nhân quyền".

Ỷ Lan : Nhân thể xin hỏi bà nghĩ sao lời ông Phạm Chí Dũng yêu cầu Liên Âu hoãn phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào nhân quyền được cải thiện tại Việt Nam ?

Saskia Bricmont"Chúng tôi đã có một yêu sách hoãn phê chuẩn cho đến khi nào Việt Nam chịu thực thi nhân quyền. Đảng Xanh chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, Liên Âu không nên phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào có sự thực thi nhân quyền cụ thể trong thực tế".

Cuộc thảo luận về Hiệp ước EVFTA hết sức sôi nổi ít khi được thấy. Từ đó câu hỏi đặt ra, là : Phê chuẩn hay không phê chuẩn ? Bao giờ ?

Theo sự thăm dò của chúng tôi, thì vào tháng 2 năm tới, 2020, sẽ có khoá họp khoáng đại bàn cãi lần nữa để lấy quyết định phê chuẩn hay không.

Ỷ Lan thực hiện

Nguồn : RFA, 06/12/2019

Published in Diễn đàn

Chính quyền cộng sản Việt Nam ‘ngụy tạo’ cáo buộc nhắm vào anh em Huỳnh Thị Tố Nga (Người Việt, 29/11/2019)

Nhà hoạt động Huỳnh Thị Tố Nga và anh trai Huỳnh Minh Tâm hôm 28/11 bị Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt lần lượt 5 năm tù và 9 năm tù với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc xuyên tạc thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước (cộng sản Việt Nam)".

nguytao1

Bà Huỳnh Thị Tố Nga và anh trai Huỳnh Minh Tâm tại phiên tòa. (Hình : Zing)

Bà Nga là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn, đồng thời cũng là nhà hoạt động độc lập, kín tiếng. Cộng đồng mạng biết đến bà Nga với vai trò chủ tài khoản Facebook Selena Zen và Facebook Diệu Hằng thường đăng các post phản biện về thời sự chính trị, xã hội.

Bà Nga bị bắt vào cuối tháng 1/2019. Vài tháng sau, trong lúc công luận đặt nghi vấn về việc bà bỗng nhiên "mất tích" hoặc bị "an ninh bắt cóc" thì trên mạng xã hội xuất hiện tin giả là bà "đã đào thoát qua Bangkok, Thái Lan" khiến mọi người càng thêm hoang mang.

Báo Đồng Nai dẫn cáo trạng viết anh em bà Huỳnh Thị Tố Nga "sinh ra trong gia đình có công với cách mạng nhưng thường xuyên vào mạng Internet đọc nhiều trang của các đối tượng phản động". Tờ báo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nói thêm rằng anh em bà Nga "thường xuyên chia sẻ, viết và đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền lên Facebook".

nguytao2

Bà Huỳnh Thị Tố Nga. (Hình : Facebook Dương Đại Triều Lâm)

Một ngày sau phiên tòa, giới hoạt động và xã hội nêu nhiều nghi vấn về cáo buộc mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhắm vào anh em bà Nga để kết tội họ.

Tờ Zing cho biết : "Ông Huỳnh Minh Tâm trao đổi trên Facebook ‘Văn Đoàn’ về số tiền mà Tâm muốn nhận để ám sát một lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ở Sài Gòn với giá 100.000 USD do liên quan đến chỉ đạo vụ việc cưỡng chế khu Vườn Rau Lộc Hưng với cách thức tìm mua súng và ám sát bí mật".

Báo này cũng đưa cáo buộc ông Tâm "lên kế hoạch bắt cóc con tin gửi cho những người khác trong nhóm Facebook".

Tuy vậy, cáo buộc nêu trên chỉ là một chiều từ cơ quan điều tra và cơ quan an ninh. Do các bài tường thuật trên báo nhà nước không dẫn bất kỳ ý kiến của luật sư về cáo buộc này, nên phiên tòa không có luật sư hoặc chỉ có luật sư do tòa chỉ định.

Facebooker Phạm Minh Vũ, thành viên Hội Anh Em Dân chủ nêu suy đoán trên trang cá nhân : "Ông Hoàng Liên Sơn, phòng An Ninh Điều Tra của Công An tỉnh Đồng Nai lập nick ảo để nhắn tin cho anh Minh Tâm ngỏ ý muốn gửi 100.000 USD để ám sát lãnh đạo. Biết là tào lao, nên anh Minh Tâm không nhắn tin lại nhưng cũng không xóa tin nhắn đó. Vậy mà chỉ dựa vào một dòng tin nhắn của nick nặc danh gửi đến mà Hoàng Liên Sơn đã vu cáo cho anh em bà Nga là đòi ‘ám sát’ lãnh đạo. Tôi chẳng lạ gì với thủ đoạn vu cáo kiểu này, khi lập nick ảo xong tự nhắn tin với chủ tài khoản muốn buộc tội để lấy đó làm bằng chứng. Chỉ có công an Việt Nam là bọn ‘điều tra giỏi nhất thế giới’ mới có thể nghĩ ra mà thôi". (T.K.)

*******************

Ba nhà hoạt động Việt Nam được trao giải nhân quyền 2019 (VOA, 28/11/2019)

Mạng lưới Nhân quyn Vit Nam s trao Gii Nhân quyn Vit Nam 2019 cho Mc sư Nguyn Trung Tôn, nhà hot đng Nguyn Đng Minh Mn, và Lut sư Lê Công Đnh.

nhanquyen1

Mục sư Nguyn Trung Tôn, nhà hot đng Nguyn Đng Minh Mn, và Lut sư Lê Công Đnh.

Theo một thông cáo ca Mng lưới Nhân quyn Vit Nam, có tr s thành ph Westminster, bang California, ba nhà hot đng cho nhân quyn Vit Nam nêu trên được tuyn chn t mt danh sách đ c gm 12 cá nhân và 3 t chc.

Buổi l trao gii năm nay s được tổ chc ti tr s Thượng Vin Canada, Th đô Ottawa, Canada vào ngày 7/12/2019, nhân dp k nim Ngày Quc tế Nhân quyn ln th 71, theo thông cáo hôm 21/11.

Mục sư Nguyn Trung Tôn, thuc h phái Phúc Âm Toàn vn Vit Nam, hin đang th án 12 năm tù giam tại tnh Gia Lai, vi cáo buc "âm mưu lt đ chính quyn". Mc sư Tôn b lc lượng an ninh Vit Nam bt cùng vi mt s thành viên Hi Anh Em Dân chủ khác gm các cu tù chính tr Phm Văn Tri, Trương Minh Đc và Nguyn Bc Truyn vào ngày 30/7/2017.

Nhà hoạt đng Nguyn Đng Minh Mn va mãn hn 8 năm tù giam vào ngày 2/8/2019 và đang chu án pht 5 năm qun chế. Bà b chính quyn bt vào ngày 31/7/2011 cùng vi m, anh trai và mt s bn tr khác trong nhóm 13 Thanh niên Công giáo vi cáo buc "hot đng lt đ chính quyn".

Luật sư Lê Công Đnh tng b pht 5 năm tù giam và 3 năm qun chế vì "Hot đng nhm lt đ chính quyn". Mãn hn tù, "LS Lê Công Đnh vn tiếp tc con đường tranh đu bt bo đng cho T do, Dân ch, và Nhân quyn vi ngòi bút sc bén", theo thông cáo của Mng lưới Nhân quyn Vit Nam.

Được thành lp t năm 2002, Gii Nhân quyn Vit Nam được trao hàng năm cho cho các cá nhân và t chc trong nước đã có nhng đóng góp xut sc và có nhiu nh hưởng đến các phong trào đu tranh cho nhân quyền, t do và dân ch cho nhân dân Vit Nam.

*******************

Viết FB ‘chống chính quyền’, nữ bác sĩ & anh bị phạt 14 năm tù (VOA, 28/11/2019)

Sáng 28/11, một tòa án tnh Đng Nai x pht bà Huỳnh Th T Nga, viết blog vi tên là Selena Zen và Diệu Hng, 5 năm tù giam và anh trai Huỳnh Minh Tâm 9 năm tù giam với cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

nhanquyen2

Ông Huỳnh Minh Tâm và bà Huỳnh Thị T Nga ti phiên tòa ngày 28/11/2019. Báo Đng Nai

Báo Đồng Nai trích cáo trng cho biết ông Huỳnh Minh Tâm và bà Huỳnh Thị T Nga là hai anh em rut, thuc "gia đình có công vi cách mng nhưng do thường xuyên vào mng internet đc nhiu trang ca các đi tượng phn đng".

Truyền thông trong nước cho biết c ông Tâm và bà Nga "đã liên h và trao đi vi các đi tượng chng đi trong và ngoài nước thường xuyên chia s, viết và đăng ti nhiu bài viết có ni dung xuyên tc, kích đng chng đi chính quyn lên mng xã hi Facebook".

Báo Tuổi Tr cho biết ông Tâm s dng 2 tài khon facebook "Huỳnh Trí Tâm" và "Huỳnh Tâm" để chia s, viết bài và đăng ti nhiu bài viết có ni "dung xuyên tc, chi bi, bôi nh chế đ", đng thi vn đng tham gia nhóm kín "Đng cng hòa", "kêu gi, kích đng người dân biu tình, lt đ chế đ, chng phá nhà nước".

Cũng theo trang Tuổi Tr, bà Nga s dng tài khon Facebook "Selena Zen" và "Diu Hng", thường xuyên đăng ti các bài viết có ni dung "xuyên tc tình hình trong nước, ph báng chế đ, bóp méo và xuyên tc lch s dân tc", và tham gia "biu tình trái phép".

Sau phiên tòa được cng đng mng gi là "x kín", các nhà hot đng đã lên tiếng bênh vc cho anh em bà T Nga.

Nhà hoạt đng Dương Đi Triu Lâm viết trên Facebook cho biết bà Nga hin có hai con nh, bà được biết tiếng qua "nhng bài viết mnh m, sâu sắc về các vn đ liên quan đến thi s ti Vit Nam".

Blogger Phạm Minh Vũ viết : "Ch Nga là bác sĩ phòng xét nghim, khoa gii phu bnh, ti bnh vin Nguyn Tri Phương, Sài gòn. Ch b bt ngày 28/1 đu năm nay, nhng bài viết ca Ch mang đy tính nhân văn của mt xã hi dân ch tiến b và sâu sc".

******************

Hải Phòng : Hai sinh viên nhập viện sau khi bị công an ‘tạm giữ’ (Người Việt, 28/11/2019)

Hai sinh viên của trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam sau khi bị công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân, tạm giữ đã phải vào Bệnh Viện Y Học Biển Việt Nam, trong đó có một người bị "chấn thương não và tổn thương phần mềm", nhưng công an báo cáo "không đánh".

nhanquyen3

Sinh viên Vũ Ngọc Tân V. được đưa vào phòng cấp cứu để điều trị, theo dõi. (Hình : Tuổi Trẻ)

Phản ánh tới báo Tuổi Trẻ chiều 27/11/2019, bà Phạm Thị Thanh (37 tuổi, ở quận Hải An, thành phố Hải Phòng), cho biết con trai mình là Vũ Ngọc Tân V. (18 tuổi), sinh viên trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, phải nhập viện cấp cứu sau khi bị Công An phường Kênh Dương, quận Lê Chân tạm giữ từ sáng 26/11.

Theo bà Thanh, từ chiều tối ngày 26/11, không thấy con trai về nhà như mọi ngày nên gia đình đã đến ký túc xá trường để tìm thì được các bạn học cùng trường cho biết V. bị một số người lạ mặt được cho là cán bộ công an (không biết của đơn vị nào) đi xe gắn máy đến bắt đi vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.

Sau khi tìm kiếm khắp nơi, gia đình chị Thanh đến công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân, thì mới hay tin V. đang bị tạm giữ tại đây nhưng không được gặp.

Bà Thanh nói với báo Tuổi Trẻ rằng : "Qua thông tin từ các bạn học của cháu đang tập trung tại đây, tôi mới biết con mình bị bắt để làm rõ một vụ xô xát xảy ra trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam từ chiều 25/11".

Đến sáng 27/11, khi gia đình bà Thanh quay lại Công An phường Kênh Dương thì thấy cán bộ nơi này gọi xe taxi để chở V. cùng một người khác đến Bệnh viện Y học Biển Việt Nam "kiểm tra sức khỏe".

nhanquyen4

Vết thương trên người của em Trần Xuân C. sau khi bị Vũ Ngọc T. đâm sượt. (Hình : Tuổi Trẻ)

Tuy nhiên sau đó bác sĩ đã yêu cầu người nhà đưa V. vào phòng cấp cứu khẩn, vì qua chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, V. bị "chấn thương não và tổn thương phần mềm".

Sợ bị tố cáo, đến trưa cùng ngày công an phường Kênh Dương cho người mang quyết định "chấm dứt việc tạm giữ người" đưa cho vợ chồng bà Thanh. Song, gia đình không đồng ý nhận mà yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân khiến em V. nhập viện cấp cứu.

Về phía trường Đại học Hàng hải Việt Nam, sáng 27/11, lãnh đạo nhà trường được Công an phường Kênh Dương gửi thông báo về việc "Tạm giữ hành chính 12 tiếng" đối với hai sinh viên của trường là em Vũ Ngọc Tân V. và Trần Xuân C. (19 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng) để làm rõ vụ đánh nhau giữa hai sinh viên này với các sinh viên khác.

Nói với báo Tuổi Trẻ, cả hai em C. và V. đều cho biết sự việc xuất phát từ mâu thuẫn giữa C. với sinh viên cùng lớp là em Vũ Ngọc T., do người này cầm dao truy đuổi đâm C. và V. Để chống trả, cả hai rút thắt lưng ra nhưng sau đó bỏ chạy xuống cổng trường.

Trả lời báo Tuổi Trẻ qua điện thoại ngày 27/11, sinh viên Vũ Ngọc T. thừa nhận có dùng dao mang sẵn từ nhà đi để đâm C. và V., do bị hai sinh viên này đánh trước.

Để tìm hiểu sự việc, báo Tuổi Trẻ liên lạc với Công An phường Kênh Dương nhưng nơi này từ chối trả lời với lý do "đã báo cáo công an quận".

Trong khi đó, một lãnh đạo Công an quận Lê Chân, xác nhận đã được Công An phường Kênh Dương báo cáo sơ bộ sự việc. Theo vị lãnh đạo này, việc cán bộ công an đánh là không có và nếu cần thiết sẽ cho trưng cầu giám định để làm rõ. (Tr.N)

Published in Việt Nam

EVFTA : nhân quyền mờ nhạt và sự nhún nhường từ EU ?

An Viên, VNTB, 07/11/2019

Như vậy, đây là lần thứ hai các tổ chức phi chính phủ Việt Nam lên tiếng về Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam.

evfta1

Trong bối cảnh, tại Việt Nam, "vi phạm nhân quyền lan rộng và nghiêm trọng".

Vào 18/1/2019, 18 tổ chức phi chính phủ kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam, trong thư kêu gọi "Hội đồng và Nghị viện EU hoãn ký thông qua về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cho đến khi Chính phủ Việt Nam cho thấy những cải tiến cụ thể làm xấu đi hồ sơ nhân quyền".

Và sau gần một năm, vào ngày 4/11/2019, một lá thư từ 17 tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nhóm tổ chức quốc tế tiếp tục gửi đến thành viên của Nghị viện EU "hoãn chấp thuận Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Thỏa thuận bảo vệ đầu tư nhân quyền (IPA) cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn nhân quyền nhất định của chính phủ Việt Nam". Trong bối cảnh, tại Việt Nam, "vi phạm nhân quyền lan rộng và nghiêm trọng".

Điểm chung của hai lá thư là hướng đến ràng buộc thực thi yếu tố nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đồng ý chấp thuận ở EVFTA và IPA cũng như hình thành một cơ chế giám sát, khiếu nại các vấn đề nhân quyền độc lập, và nhóm tư vấn trong nước.

Quan điểm mới nhất của nhóm tổ chức xã hội dân sự Việt Nam lần này chính là nhằm đảm bảo cho EU chứng minh tổ chức tài chính - quốc gia lớn này không phải là... nền dân chủ sáo rỗng. Và thực tế, những người quan tâm nhân quyền ở Việt Nam kỳ vọng một thỏa thuận thương mại phải ràng buộc về những cải thiện nhân quyền, và điều này phải được thực thi thay vì tiến hành thiếu rõ ràng và chắc chắn.

Những năm vừa qua, EU luôn tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với các quốc gia mà tình trạng nhân quyền ở đó có vấn đề. Và sau nhiều lần cứng rắn, thì EU thường "chốt deal" bằng một thái độ mềm mỏng hơn với lý do, thương mại sẽ làm mở rộng quan hệ giữa hai bên và giúp cho EU tiếp cận tốt hơn tình hình nhân quyền ở nước mà EU đang hướng tới.

Trong một số trường hợp khác, như Campuchia, EU thực hiện nhượng bộ đối với vấn đề nhân quyền nước này với quan điểm, việc chấm dứt ưu đãi thương mại sẽ làm nghèo nàn những người lao động đã nghèo bị tổn thất.

EU từng đặt vấn đề loại Campuchia ra khỏi thỏa thuận thương mại ưu đãi của khối này (EBA), chương trình mà Campuchia được hưởng lợi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU. Và 40% hàng hóa Campuchia đã được xuất sang EU, trị giá 6 tỷ USD.

Để nằm trong EBA, các quốc gia phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền.

Nhưng khi tình hình nhân quyền Campuchia tệ đi, thì chính các quốc gia trong khối EU lại "vận động hành lang" cho đất nước chùa tháp này. Czech, Hungary là một trong những nước như vậy. Và sẽ thiếu vắng nếu không điểm danh Phòng Thương mại EU tại Campuchia khi vào tháng 9/2019, đã kêu gọi Brussels có "suy nghĩ tỉnh táo" về việc loại bỏ tình trạng EBA với Campuchia. Lý do, điều đó sẽ "gây nguy hiểm cho đầu tư EU, cộng đồng doanh nghiệp EU, các sáng kiến phát triển EU và sinh kế của công dân Campuchia".

Phòng thương mại EU chính là nơi vận động hành lang bận rộn của giới chính trị gia các nước có hình ảnh nhân quyền tệ hại, và giới doanh nhân EU. Nói cách khác, để đảm bảo "thương mại" trên hết, và làm lu mờ giá trị "nhân quyền" thì Phòng thương mại này được đánh giá là một cứ điểm khá quan trọng.

Quay trở lại vấn đề Việt Nam, cần thừa nhận rằng, nhân quyền Việt Nam trong mắt EU hiện thời cực kỳ mờ nhạt so với những giá trị thương mại mà EU được hưởng lợi. Đó là lý do giải thích vì sao, Chủ tịch Ủy ban Nghị viện EU, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) và Phó Chủ tịch Jan Zahradil trong chuyến thăm 3 ngày tại Hà Nội vào cuối tháng 10 vừa qua đã tiếp tục đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam và chuẩn bị tỉ mỉ cho việc phê duyệt Hiệp định EVFTA và IPA. Và Czech, quốc gia "vận động hành lang" để làm mờ nhạt nhân quyền Campuchia trước đó đã tiếp tục góp phần làm mờ nhạt nhân quyền Việt Nam, khi một hội thảo về triển vọng hợp tác kinh tế và đầu tư giữa các công ty Việt Nam và Czech, và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam do EVFTA đem lại được thảo luận tại Prague vào ngày 25/10. Lucie Vondrackova, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và các tổ chức kinh tế quốc tế thuộc Bộ Công thương Czech, cho biết EVFTA mang lại lợi ích lớn cho cả EU và Việt Nam, bao gồm cả Cộng hòa Czech.

Điều đó cho thấy triển vọng sáng của EVFTA trong tương lai, khi nó được ký kết, và nhân quyền vẫn là những cam kết hời hợt.

Ở một góc độ tích cực, thì lá thư từ 17 tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nhóm tổ chức quốc tế tiếp tục gửi đến thành viên của Nghị viện EU kêu gọi hoãn ký kết EVFTA cho thấy tiếng nói lương tâm của những người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Và là biểu chứng rõ nét cho thấy, EU có thực sự quan tâm đến nhân quyền như cách họ thường hay rao giảng, hay đơn thuần chỉ là "món hàng" được mua bán và được bán khi ngả giá thích hợp. 

An Viên

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

*****************

Xã hội dân sự tác động đến quá trình thực thi EVFTA qua cơ chế nào ?

Tử Dương, RFA, 06/11/2019



evfta2

Tọa đàm cập nhật EVFTA tại Hà Nội hôm 1/11/2019 - Courtesy of FB Friedrich-Ebert-Stiftung Vietnam

"Công đoạn thực thi EVFTA, có thể bắt đầu từ tháng 06/2020, sẽ quyết định liệu hiệp định này chỉ phục vụ các đại gia kinh tế, hay còn đem lại lợi ích cho cả những người dân bình thường. Chương 13 của EVFTA, xoay quanh ‘Thương mại và Phát triển Bền vững’, có các cơ chế để báo chí và xã hội dân sự Việt Nam tác động vào quá trình thực thi Hiệp định".

Đó là thông điệp mà ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA), đưa ra trong buổi Tọa đàm "Cập nhật EVFTA I", do Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển (IPS), Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) và Viện Friedrich Ebert Stifung (FES) đồng tổ chức tại Hà Nội sáng 01/11/2019.

EVFTA có thể được phê chuẩn vào tháng 02/2020

Mới đây, ông Lange và phái đoàn INTA đã có chuyến công tác tới Hà Nội, nhằm đánh giá sự chuẩn bị của Việt Nam với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Hai bên đã trao đổi nhằm thống nhất cách hiểu về một số vấn đề còn chưa được làm rõ trong Chương 13 của Hiệp định, xoay quanh "Thương mại và Phát triển Bền vững".

evfta3

Ông Axel Blaschke – Trưởng Văn phòng đại diện Viện Friedrich Ebert Stifung tại Việt Nam Hình do tác giả cung cấp

Sau đó, Nghị viện Châu Âu (EP) sẽ tiếp tục thảo luận về Hiệp định vào ngày 06/11, trước khi bỏ phiếu vào ngày 31/01/2020. Nếu đủ phiếu thuận, EP sẽ phê chuẩn Hiệp định vào tháng 02/2020, mở đường cho Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định vào tháng 5, để EVFTA có hiệu lực từ tháng 6.

Lange cho biết ông "lạc quan" về khả năng phê chuẩn EVFTA, vì Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong cả 2 vấn đề chính của Chương 13, là quyền lao động và môi trường.

Cụ thể, về quyền lao động, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xoay quanh việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Hai bên cũng đã thống nhất rằng Việt Nam sẽ xem xét phê chuẩn Công ước số 87 - Tự do Liên kết và Bảo vệ Quyền Tổ chức, và Công ước số 105 - Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức. Lange cho rằng việc Việt Nam bỏ phiếu thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi ngay trong kỳ họp Quốc hội tháng 11 sẽ mở đường cho việc phê chuẩn hai công ước cơ bản còn lại của ILO, tạo một bước tiến lớn để thuyết phục EP thông qua EVFTA.

Về lĩnh vực môi trường, Việt Nam là một trong những nước mà EU có thể sớm thảo luận về vấn đề quản lý rừng bền vững, trong khuôn khổ thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.

Tuy nhiên, vì chỉ còn 3 tháng trước thời điểm bỏ phiếu về Hiệp định, ông Lange cho rằng quá trình trao đổi sẽ "khá gai góc".

Xã hội dân sự tác động đến quá trình thực thi EVFTA qua cơ chế nào ?

Trong buổi hội thảo, ông Bernd Lange cho biết quá trình thực thi EVFTA, có thể bắt đầu sau tháng 06/2020, mới là khâu quyết định liệu Hiệp định có hay không đem lại lợi ích cho những người dân bình thường. Chương 13 của EVFTA đã tạo ra một cơ chế giúp xã hội dân sự tác động vào quá trình thực thi Hiệp định, là "Nhóm Tư vấn Trong nước" (Domestic Advisory Group – DAG).

Theo đó, DAG là một hội đồng gồm đại diện của các tổ chức dân sự độc lập, nhóm họp để giám sát, tư vấn cho chính phủ về quá trình thực thi EVFTA. Báo cáo của DAG được công bố công khai sau khi trình lên Ủy ban chuyên trách về Thương mại và Phát triển Bền vững. Việt Nam và EU sẽ tự quyết định thủ tục để thành lập DAG, và bổ nhiệm thành viên cho DAG của mỗi bên. DAG của hai bên sẽ gặp nhau mỗi năm một lần để đối thoại.

Ông Lange cho rằng các tổ chức dân sự ở Việt Nam cần chủ động tận dụng cơ chế DAG để tham gia vào quá trình thực hiện Chương 13 EVFTA. Việt Nam có thể tham khảo trường hợp của Canada, nơi DAG đã tích cực thúc đẩy việc giảm thiểu nhiệt điện than, và việc áp chế tài cụ thể cho các vi phạm.

Trong 5 năm tới, EU sẽ không ký thêm nhiều FTA, để tập trung vào việc giám sát thực hiện các FTA mới ký.

Cuối buổi tọa đàm, ban tổ chức đã khởi động Chương trình Hỗ trợ báo chí viết về EVFTA. Theo đó, IPS, CDI và FES sẽ thành lập nhóm tư vấn, hỗ trợ phóng viên khai thác tuyến đề tài liên quan đến thương mại và phát triển bền vững. Nếu đề tài được duyệt, phóng viên sẽ được hỗ trợ kinh phí để gặp gỡ người lao động và các tổ chức công đoàn, nhằm hoàn thành loạt bài viết.

Những trở ngại trong thực tế và giải pháp

Đa số các tổ chức dân sự Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ chế DAG, do chính quyền là bên quyết định danh sách thành viên của nhóm tư vấn này, cũng như cấp kinh phí cho nó hoạt động. Dù vậy, người viết cho rằng xã hội dân sự vẫn có thể tận dụng DAG để giám sát quá trình thực thi Chương 13 EVFTA, thông qua hai phương thức.

Một, là cung cấp thông tin về các vụ vi phạm cho DAG của EU.

Hai, là tác động đến các quyết định của DAG của Việt Nam bằng dư luận.

Ngoài ra, cũng nên khuyến khích DAG của Việt Nam tổ chức các cuộc thảo luận mở, cho phép nhiều bên tham gia, để cơ chế DAG nằm trong tầm với của xã hội dân sự.

Tử Dương

Nguồn : RFA, 06/11/2019

Phụ lục 1 – Một số thông tin bổ sung :

- Link sự kiện : https://www.facebook.com/events/968397890175170

- Thông tin và ảnh chụp của FES về buổi tọa đàm :

https://www.facebook.com/FriedrichEbertStiftung.Vietnam/posts/2768081063231624?__tn__=-R

Published in Diễn đàn