Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại hội 13 : Đảng buộc phải chọn con đường nào để chuyển sang thể chế dân chủ ?

Đảng cộng sản Việt Nam đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho Đại hội 13 dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2021. Trước thềm mỗi kỳ đại hội, người dân không khỏi hy vọng một sự đổi mới từ chính trong Đảng, tổ chức tự cho mình quyền độc tôn lãnh đạo đất nước trên mọi phương diện. Nhưng căn cứ trên nhưng phát ngôn và động thái từ phía Đảng đến thời điểm này thì những tia hy vọng nhỏ nhoi về sự tự chuyển biến của Đảng sẽ chỉ còn là sự thất vọng tràn trề như bao năm qua.

dh1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 chiều ngày 14/5/2020

Trong các văn kiện của đại hội thì Báo cáo chính trị được coi là báo cáo quan trọng nhất.

Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Trung ương 11 ngày 07/10/2019 rằng Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm của đại hội, là căn cứ lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng các báo cáo khác. Đến nay, dự thảo báo cáo đã cơ bản hoàn thành.

Ngày 10/6/2020, Hội nghị báo cáo viên Trung ương khu vực phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội. Theo truyền thông nhà nước, tại hội nghị này ông Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo về những điểm được cho là ‘mới’ của bản dự thảo gồm :

i) gắn "xây dựng, chỉnh đốn hệ thống chính trị" với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ;

ii) đặt ra mục tiêu "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa" ;

iii) xác định vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn ; và

iv) giữ vừng nền tảng tư tưởng có ý nghĩa sống còn.

Các nhà quan sát và dư luận cho rằng chỉ có một trong bốn nội dung trên tạm có thể coi là mới với Đảng nhưng đã là một chủ đề gắn bó trong nhân dân trong nhiều năm qua - đó là vấn đề Biển Đông. Trong những kỳ đại hội qua, chưa bao giờ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được đưa ra thảo luận như một nội dung trọng tâm của chương trình nghị sự.

Trả lời BBC, Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định : "chúng ta chưa thấy có triệu chứng gì của đổi mới".

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) : Khi mà ngay cả những nhà lý luận của đảng cũng trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận sự khủng hoảng về lý luận, tôi thực sự không kỳ vọng gì ở sự đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong đại hội XIII tới đây.

Câu hỏi đặt ra là nhân tố nào có thể dẫn đến sự đổi mới của Đảng.

Ông Sinh cho rằng có hai nhân tố tác động tới sự thay đổi Đảng cộng sản Việt Nam. Thứ nhất Đảng bị đẩy vào tình thế không thể không thay đổi, như hồi thập niên những năm 80 của thế kỷ trước. Nghĩa là ‘Thay đổi hay là chết. Và thứ hai, khi nước Trung Hoa cộng sản trở thành nhà nước dân chủ đúng nghĩa.

Còn Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện chính sách độc lập IDS) thì khẳng định :

"Để thay đổi theo hướng dân chủ, văn minh, phồn vinh thì chỉ dựa vào sức dân Việt Nam là chính, tận dụng mọi cơ hội quốc tế (các hiệp định CPTPP, EVFTA, khối Asean…) để phát triển kinh tế (đây phải là việc hàng đầu) và từ từ mở cửa chính trị và quá trình này cũng tự mình là chính và tận dụng hoàn cảnh quốc tế (đáng tiếc hiện nay không thuận lợi lắm). Cái nói về tự mình là dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam (chứ không phải Đảng cộng sản Việt Nam) cũng như các tổ chức xã hội dân sự (chứ không mong đợi ở sự chuyển biến từ trên xuống của Đảng cộng sản Việt Nam chít ít trong 5 năm tới)".

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn thì cho rằng :

"Lịch sử cho thấy, tất cả các quốc gia đang phát triển đều phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh quốc tế cũng như khu vực. Và để có thể trở thành một đất nước dân chủ, văn minh và phồn thịnh, tất cả các quốc gia đó đều dựa vào 3 điểm tựa cơ bản : (i) nội lực, bao gồm tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, truyền thống lịch sử-văn hoá ; (ii) hệ thống công pháp quốc tế ; và (iii) các đối tác chiến lược. Trong 3 điểm tựa đó, nội lực là quan trọng nhất. Bài học đó thể hiện rất rõ qua thực tiễn lịch sử của các nước phát triển ở Châu Á hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa dân quốc hay Singapore".

dh2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra vào tháng 12/1986 tại Thủ đô Hà Nội đã thảo luận và thông qua đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, đánh dấu bước ngoặt trong sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Vậy đâu là cơ hội và thách thức cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam ?

Về thách thức đặt ra cho Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Thách thức là rất lớn : các mối quan hệ Mỹ - Trung ; Mỹ - EU ; Mỹ - Nhật ; Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - ASEAN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ; chiến tranh lạnh mới nếu nổ ra ; nếu chiến tranh nóng nổ ra v.v… và liệu Việt Nam có bị kéo vào không".

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn thì cho rằng trong bối cảnh quốc tế cũng như khu vực, tham vọng của Trung Quốc có lẽ là thách thức lớn nhất. Ông phân tích :

"Trong những năm gần đây, bối cảnh thế giới cũng như khu vực đã và đang có những thay đổi chóng mặt. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng toàn cầu của Trung Nam Hải đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm đối với trật tự thế giới. Tư tưởng "Đại Trung Hoa" chưa bao giờ bộc lộ rõ ràng như hiện nay. Thời cổ đại, tư tưởng Đại Trung Hoa dựa trên 3 trụ cột cơ bản : (i) chính sách ngoại giao linh hoạt ; (ii) sự vượt trội về văn hóa, kỹ nghệ, và thương mại ; và (iii) khuôn mẫu nhà nước quan liêu.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng bằng tốc độ kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tư tưởng "Đại Trung Hoa" đã có những thay đổi và dựa trên 3 trụ cột mới : (i) sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật, và văn hóa ; (ii) một nhà nước kiểm soát/toàn trị dựa trên chế độ độc đảng ; và (iii) chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đặc biệt, có lẽ ngày nay Trung Quốc là một trong số không nhiều quốc gia còn có tham vọng về lãnh thổ.

Cách thức mà Bắc Kinh đang đối xử với Việt Nam thể hiện rất rõ điều đó. Để đạt được các mục tiêu của mình, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã được kích hoạt và thể hiện mọi lúc, mọi nơi".

Ông khẳng định :

"Mối quan hệ đối với Trung Quốc cũng đặt riêng Đảng cộng sản Việt Nam trước một thách thức không dễ vượt qua : làm thế nào để vừa tạo nên sự hài hoà trong quan hệ giữa hai đảng có chung ý thức hệ, vừa giữ được độc lập dân tộc để phát triển trong hoà bình ? Không ai có thể trả lời được câu hỏi này, ngoài chính các nhà lý luận của Đảng. Đối với phần còn lại của thế giới, ý thức hệ mà Đảng cộng sản Việt Nam đang coi là nền tảng tư tưởng cũng như mô hình nhà nước hiện nay đang là một trong những rào cản lớn nhất để có thể tận dụng sự ủng hộ tích cực hơn nữa".

dh3

Lễ ký kết Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) chiều 30/6/2019 tại Hà Nội sau 9 năm đàm phán

Các nhà quan sát nhận định thách thức tuy lớn nhưng cơ hội của Việt Nam đạt được tiến trình dân chủ thực sự cũng không phải là nhỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mặt khác của thách thức lại chính là cơ hội và chỉ có lãnh đạo khôn ngoan mới phát hiện ra và tận dụng để làm ba việc cần phải làm ngay - đó là thứ nhất là bảo vệ Tổ quốc, thứ hai là phát triển kinh tế bền vững (tức là phải đi đôi với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội) và thứ ba là đổi mới chính trị từng bước theo hướng dân chủ. Ông A nghi ngại đặt câu hỏi :

"Không biết Đảng cộng sản Việt Nam có nắm bắt được cơ hội hay lại biến cơ hội thành thách thức và làm trầm trọng hơn các thách thức".

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn cũng cho rằng cơ hội nằm ở trong chính thách thứ lớn nhất mà ông nêu - đó là tham vọng của Trung Quốc. Ông nói :

"Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng có những cơ hội về thị trường, về những bài học phát triển… Dưới góc độ nào đó, tham vọng của Trung Nam Hải cũng giúp cho những người cộng sản Việt Nam hiểu rõ hơn, sâu hơn bản chất của "những người đồng chí" bên kia biên giới. Với phần còn lại của thế giới, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế đối với hầu hết các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Mối quan hệ đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực giúp Việt Nam có được phần nào đó sự chia sẻ trong công cuộc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể tận dụng được tất cả các cơ hội để vượt qua thách thức hay không, phụ thuộc rất lớn vào tiến trình đổi mới nền tảng lý luận cũng như cải tổ mô hình nhà nước theo hướng dân chủ hơn".

dh4

Ngày 07/6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Còn nhà báo, cựu Đạo diễn Song Chi thì cho rằng Việt Nam cần tận dụng thời cơ lịch sử khi uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế đang bị suy giảm nghiêm trọng sau đại dịch Covid-19 và chủ nghĩa ‘thoát Trung’ trên toàn thế giới đang bùng lên mạnh mẽ để có chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của riêng mình.

Bà phân tích :

"Như chúng ta thấy, hiện nay Mỹ và các nước phương Tây đã nhận ra Trung Quốc sẽ không thay đổi theo hướng dân chủ hóa, ngược lại từ khi Tập Cận Bình lên thì họ Tập đã thay đổi chính sách "Thao quang dưỡng hối ! (giấu mình chờ thời), tránh những đụng chạm, tránh can thiệp vào những vấn đề chung của thế giới của Đặng Tiểu Bình và hướng tới một chính sách đối ngoại thách thức sự thống trị của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí đến nhiệm kỳ thứ hai từ năm 2017, khi phát biểu tại đại hội đảng Trung Quốc tháng 10/2017 thì Tập Cận Bình đã công khai nói về việc Trung Quốc muốn vươn lên thành siêu cường, muốn tham dự sâu hơn vào những vấn đề quốc tế, thậm chí cạnh tranh với siêu cường Mỹ, và Tập Cận Bình còn đưa ra "Giấc mơ Trung Hoa" để thay cho "American Dream", được thể hiện bằng các tham vọng lãnh thổ và chiến lược.

Đại dịch Covid-19 vừa qua càng khiến cho Mỹ và các nước phương Tây nhận ra bản chất dối trá, không đáng tin cậy cũng như những thiệt hại khi làm ăn với Trung Quốc, phụ thuộc vào "công xưởng xản xuất" từ Trung Quốc. Chính sách của các nước với Trung Quốc từ kinh tế cho tới chính trị chắc chắn sẽ thay đổi, mặc dù chiến tranh quân sự thì chắc sẽ không xảy ra, ít nhất trong tương lai gần.

Việt Nam cần phải tận dụng thời cơ này, về kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật… để đón nhận xu hướng từ bỏ công xưởng Trung Quốc chuyển sang đầu tư ở nước khác của các nước. Việt Nam cũng cần phải có thái độ rõ ràng để thế giới thấy Việt Nam không phải là sân sau của Trung Quốc, không là đồng chí anh em gắn bó làm một với Trung Quốc. Về độc lập chủ quyền, Việt Nam nên nhân tính đến chuyện kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vì thời hạn 50 năm sắp hết. Và tích cực nâng cấp quân sự đề phòng cho tình huống xấu nhất".

Suy cho cùng thì đổi mới thể chế là một vấn đề tất yêu mà dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang cần phải đối mặt để thay đổi tình trạng hiện nay.

dh5

Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian thông qua dự luật về đặc khu, kêu gọi nhân dân bình tĩnh hôm 11/6/2018

Ông Lê Văn Sinh cho rằng :

"Nếu có cải cách - đổi mới - cải tổ thực chất, tôi cho rằng phải đổi mới thể chế chính trị. Lịch sử và hiện tại chỉ ra một cách không thể bác bỏ, rằng thể chế chính trị quyết định một nước trở nên cường thịnh hay nghèo đói".

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn thì cho rằng có 3 nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu để đạt được sự đổi mới toàn diện và sâu rộng. Đó là : thứ nhất là thay đổi nhận thức/lý luận, lấy lợi ích quốc gia/dân tộc/nhân dân làm nền tảng cơ bản ; thứ hai là điều chỉnh những khuôn mẫu trong phát triển cũng như huy động sự tham gia hiện nay, nhằm có thể phát huy tối đa sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, các giai tầng xã hội, kể cả các nhà phản biện ; và thứ ba là đánh giá lại toàn bộ các nguồn lực cho phát triển (ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, xã hội và văn hoá), trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược mới, chính sách và giải pháp khả thi mới…

Nhà báo tự do Song Chi khẳng định :

"Nếu Đảng thực sự muốn có thực chất trong cải cách, đổi mới, hay cải tổ, thì trước hết phải bỏ vai trò đảng đứng trên tất cả, bao trùm tất cả, chỉ đạo tất cả kể cả chính phủ, quốc hội, tòa án, truyền thông. Phải tìm cách giới hạn quyền lực của nhà nước bằng cách nới rộng quyền tự do báo chí, để báo chí có thể góp phần phê phán những cái sai của nhà nước và nói lên nguyện vọng của người dân, nới rộng quyền cho người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền được biểu tình, quyền được bảo vệ mình trước tòa án…

Để cho người dân lên tiếng, đảng phải bỏ đàn áp, bắt bớ, những điều luật mơ hồ và những bản án hà khắc phi nhân dành cho những người bất đồng chính kiến, những tiếng nói phản biện ôn hòa. Thêm một cách để hạn chế quyền lực của nhà nước đó là cho phép thành lập những hội đoàn, tổ chức xã hội dân sự v.v… dần dần tiến tới con đường dân chủ hóa, mô hình đa đảng".

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 19/06/2020

*******************

Đại hội 13 : Môi trường, ngoại lực quan trọng thế nào ?

Quốc Phương, BBC, 16/06/2020

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2021 và công cuộc đổi mới chính trị, xã hội của đất nước có thể chịu tác động ra sao từ bối cảnh bên ngoài và lực tác động từ môi trường quốc tế và khu vực là nội dung chính được các nhà quan sát chính trị, thời sự Việt Nam chia sẻ với BBC trong phần hai.

daihoi2

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2021 - Ảnh minh họa

Nhưng trước hết, các ý kiến bình luận câu hỏi có thể kỳ vọng gì ở sự đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam ở kỳ đại hội trên, cũng như nếu Đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn có thực chất trong cải cách, đổi mới, hay cải tổ, thì theo cần phải ưu tiên làm những điều gì và ra sao.

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện chính sách độc lập IDS) :

Chưa có mấy hy vọng vào sự thay đổi thực chất nào. Ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng nói là mới : đến 2050 là nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một sự thừa nhận thất bại về đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại vào 2020 ; nay đổi thành phát triển nhưng lại kèm cái đuôi Xã hội Chủ nghĩa thì đến 2050 họ rất dễ bảo là thành công vì cái đuôi xã hội chủ nghĩa tù mù ấy. Tất cả chỉ là một "rhetoric" hay lối nói để giữ quyền lực mà thôi.

'Phải đổi mới thể chế'

Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội) : 

Như đã nói ở câu trên, chúng ta chưa thấy có triệu chứng gì của đổi mới. Nếu có cải cách - đổi mới - cải tổ thực chất, tôi cho rằng phải đổi mới thể chế chính trị. Lịch sử và hiện tại chỉ ra một cách không thể bác bỏ, rằng thể chế chính trị quyết định một nước trở nên cường thịnh hay nghèo đói.

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) : 

Khi mà ngay cả những nhà lý luận của đảng cũng trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận sự khủng hoảng về lý luận, tôi thực sự không kỳ vọng gì ở sự đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong đại hội XIII tới đây.

Để có được sự đổi mới toàn diện và sâu rộng, có rất nhiều việc cần làm trong giai đoạn tiếp theo, nhưng có 3 nhiệm vụ ưu tiên :

Thứ nhất là thay đổi nhận thức/lý luận, lấy lợi ích quốc gia/dân tộc/nhân dân làm nền tảng cơ bản ;

Thứ hai là điều chỉnh những khuôn mẫu trong phát triển cũng như huy động sự tham gia hiện nay, nhằm có thể phát huy tối đa sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, các giai tầng xã hội, kể cả các nhà phản biện ;

Và thứ ba là đánh giá lại toàn bộ các nguồn lực cho phát triển (ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, xã hội và văn hoá), trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược mới, chính sách và giải pháp khả thi mới…

Nhà báo tự do Song Chi (cựu đạo diễn truyền hình) : 

Không kỳ vọng gì. Nếu Đảng thực sự muốn có thực chất trong cải cách, đổi mới, hay cải tổ, thì trước hết phải bỏ vai trò đảng đứng trên tất cả, bao trùm tất cả, chỉ đạo tất cả kể cả chính phủ, quốc hội, tòa án, truyền thông. Phải tìm cách giới hạn quyền lực của nhà nước bằng cách nới rộng quyền tự do báo chí, để báo chí có thể góp phần phê phán những cái sai của nhà nước và nói lên nguyện vọng của người dân, nới rộng quyền cho người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền được biểu tình, quyền được bảo vệ mình trước tòa án...

Để cho người dân lên tiếng, đảng phải bỏ đàn áp, bắt bớ, những điều luật mơ hồ và những bản án hà khắc phi nhân dành cho những người bất đồng chính kiến, những tiếng nói phản biện ôn hòa. Thêm một cách để hạn chế quyền lực của nhà nước đó là cho phép thành lập những hội đoàn, tổ chức xã hội dân sự v.v… dần dần tiến tới con đường dân chủ hóa, mô hình đa đảng.

'Thách thức là rất lớn'

BBC : Từ góc độ môi trường quốc tế, khu vực, công cuộc thay đổi để trở nên dân chủ, văn minh và phồn vinh hơn của Việt Nam trong đó có thể có thay đổi từ phía Đảng cộng sản Việt Nam có thể chịu tác động của nhân tố nào là chính trong thời gian tới đây, đâu là thách thức và đâu là cơ hội chính ?

Lê Văn Sinh : Có hai nhân tố tác động tới sự thay đổi Đảng cộng sản Việt Nam. Thứ nhất Đảng bị đẩy vào tình thế không thể không thay đổi, như hồi thập niên những năm 80 của thế kỷ trước. Nghĩa là ' Thay đổi hay là chết '. Và thứ hai, khi nước Trung Hoa cộng sản trở thành nhà nước dân chủ đúng nghĩa.

Nguyễn Quang A : Để thay đổi theo hướng dân chủ, văn minh, phồn vinh thì chỉ dựa vào sức dân Việt Nam là chính, tận dụng mọi cơ hội quốc tế (các hiệp định CPTPP, EVFTA, khối Asean,..) để phát triển kinh tế (đây phải là việc hàng đầu) và từ từ mở cửa chính trị và quá trình này cũng tự mình là chính và tận dụng hoàn cảnh quốc tế (đáng tiếc hiện nay không thuận lợi lắm). Cái nói về tự mình là dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam (chứ không phải Đảng cộng sản Việt Nam) cũng như các tổ chức xã hội dân sự (chứ không mong đợi ở sự chuyển biến từ trên xuống của Đảng cộng sản Việt Nam chít ít trong 5 năm tới).

Thách thức là rất lớn : các mối quan hệ Mỹ-Trung ; Mỹ-EU ; Mỹ-Nhật ; Mỹ-Ấn Độ, Mỹ-Asean sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ; chiến tranh lạnh mới nếu nổ ra ; nếu chiến tranh nóng nổ ra v.v… và liệu Việt Nam có bị kéo vào không.

Về cơ hôi thì mặt khác của các thách thức cũng chính là cơ hội và chỉ có lãnh đạo khôn ngoan mới phát hiện ra và tận dụng để làm ba việc như tôi đã nêu ở trước. Không biết Đảng cộng sản Việt Nam có nắm bắt được cơ hội hay lại biến cơ hội thành thách thức và làm trầm trọng hơn các thách thức. Chưa làm thì sao có thể biết được.

Mai Thanh Sơn : Lịch sử cho thấy, tất cả các quốc gia đang phát triển đều phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh quốc tế cũng như khu vực. Và để có thể trở thành một đất nước dân chủ, văn minh và phồn thịnh, tất cả các quốc gia đó đều dựa vào 3 điểm tựa cơ bản : (i) nội lực, bao gồm tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, truyền thống lịch sử-văn hoá ; (ii) hệ thống công pháp quốc tế ; và (iii) các đối tác chiến lược. Trong 3 điểm tựa đó, nội lực là quan trọng nhất. Bài học đó thể hiện rất rõ qua thực tiễn lịch sử của các nước phát triển ở Châu Á hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa dân quốc hay Singapore.

Trong những năm gần đây, bối cảnh thế giới cũng như khu vực đã và đang có những thay đổi chóng mặt. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng toàn cầu của Trung Nam Hải đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm đối với trật tự thế giới. Tư tưởng "Đại Trung Hoa" chưa bao giờ bộc lộ rõ ràng như hiện nay. Thời cổ đại, tư tưởng Đại Trung Hoa dựa trên 3 trụ cột cơ bản : (i) chính sách ngoại giao linh hoạt ; (ii) sự vượt trội về văn hóa, kỹ nghệ, và thương mại ; và (iii) khuôn mẫu nhà nước quan liêu.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng bằng tốc độ kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tư tưởng "Đại Trung Hoa" đã có những thay đổi và dựa trên 3 trụ cột mới : (i) sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật, và văn hóa ; (ii) một nhà nước kiểm soát/toàn trị dựa trên chế độ độc đảng ; và (iii) chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đặc biệt, có lẽ ngày nay Trung Quốc là một trong số không nhiều quốc gia còn có tham vọng về lãnh thổ.

Cách thức mà Bắc Kinh đang đối xử với Việt Nam thể hiện rất rõ điều đó. Để đạt được các mục tiêu của mình, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã được kích hoạt và thể hiện mọi lúc, mọi nơi. Trong bối cảnh quốc tế cũng như khu vực, tham vọng của Trung Quốc có lẽ là thách thức lớn nhất. Giáo sư Tiến sĩ Phùng Hữu Phú đã không sai khi coi tham vọng của Trung Quốc là một trong những vấn đề trọng tâm mà đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam cần đặt lên bàn nghị sự.

'Cơ hội cũng không nhỏ'

Mai Thanh Sơn : Mối quan hệ đối với Trung Quốc cũng đặt riêng Đảng cộng sản Việt Nam trước một thách thức không dễ vượt qua : làm thế nào để vừa tạo nên sự hài hoà trong quan hệ giữa hai đảng có chung ý thức hệ, vừa giữ được độc lập dân tộc để phát triển trong hoà bình ? Không ai có thể trả lời được câu hỏi này, ngoài chính các nhà lý luận của đảng. Đối với phần còn lại của thế giới, ý thức hệ mà Đảng cộng sản Việt Nam đang coi là nền tảng tư tưởng cũng như mô hình nhà nước hiện nay đang là một trong những rào cản lớn nhất để có thể tận dụng sự ủng hộ tích cực hơn nữa.

Thách thức tuy lớn, nhưng cơ hội của Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng có những cơ hội về thị trường, về những bài học phát triển… Dưới góc độ nào đó, tham vọng của Trung Nam Hải cũng giúp cho những người cộng sản Việt Nam hiểu rõ hơn, sâu hơn bản chất của "những người đồng chí" bên kia biên giới. Với phần còn lại của thế giới, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế đối với hầu hết các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Mối quan hệ đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực giúp Việt Nam có được phần nào đó sự chia sẻ trong công cuộc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể tận dụng được tất cả các cơ hội để vượt qua thách thức hay không, phụ thuộc rất lớn vào tiến trình đổi mới nền tảng lý luận cũng như cải tổ mô hình nhà nước theo hướng dân chủ hơn.

Song Chi : Như chúng ta thấy, hiện nay Mỹ và các nước phương Tây đã nhận ra Trung Quốc sẽ không thay đổi theo hướng dân chủ hóa, ngược lại từ khi Tập Cận Bình lên thì họ Tập đã thay đổi chính sách "Thao quang dưỡng hối ! (giấu mình chờ thời), tránh những đụng chạm, tránh can thiệp vào những vấn đề chung của thế giới của Đặng Tiểu Bình và hướng tới một chính sách đối ngoại thách thức sự thống trị của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thậm chí đến nhiệm kỳ thứ hai từ năm 2017, khi phát biểu tại đại hội đảng Trung Quốc tháng 10.2017 thì Tập Cận Bình đã công khai nói về việc Trung Quốc muốn vươn lên thành siêu cường, muốn tham dự sâu hơn vào những vấn đề quốc tế, thậm chí cạnh tranh với siêu cường Mỹ, và Tập Cận Bình còn đưa ra "Giấc mơ Trung Hoa" để thay cho "American Dream", được thể hiện bằng các tham vọng lãnh thổ và chiến lược.

Đại dịch Covid-19 vừa qua càng khiến cho Mỹ và các nước phương Tây nhận ra bản chất dối trá, không đáng tin cậy cũng như những thiệt hại khi làm ăn với Trung Quốc, phụ thuộc vào "công xưởng xản xuất" từ Trung Quốc. Chính sách của các nước với Trung Quốc từ kinh tế cho tới chính trị chắc chắn sẽ thay đổi, mặc dù chiến tranh quân sự thì chắc sẽ không xảy ra, ít nhất trong tương lai gần.

Việt Nam cần phải tận dụng thời cơ này, về kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật… để đón nhận xu hướng từ bỏ công xưởng Trung Quốc chuyển sang đầu tư ở nước khác của các nước. Việt Nam cũng cần phải có thái độ rõ ràng để thế giới thấy Việt Nam không phải là sân sau của Trung Quốc, không là đồng chí anh em gắn bó làm một với Trung Quốc. Về độc lập chủ quyền, Việt Nam nên nhân tính đến chuyện kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vì thời hạn 50 năm sắp hết. Và tích cực nâng cấp quân sự đề phòng cho tình huống xấu nhất.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 16/06/2020

*********************

Đại hội 13 : Đảng vẫn 'loay hoay, bế tắc' về đổi mới đường lối ?

Quốc Phương, BBC, 14/06/25020

Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 10/6 vừa tổ chức một hội nghị báo cáo viên cấp trung ương, trong đó đại diện của Hội đồng Lý luận Trung ương đã có báo cáo chuyên đề về những điểm được cho là "mới" trong dự thảo văn kiện trình Đại hội 13 của đảng này dự kiến tổ chức vào sang năm, theo truyền thông Việt Nam.

daihoi0

Đại hội 13 của đảng này dự kiến tổ chức vào sang năm, theo truyền thông Việt Nam - Ảnh minh họa

Nhân dịp này, một số nhà quan sát thời sự, chính trị và nhà nghiên cứu Việt Nam bình luận với BBC News tiếng Việt qua bút đàm, trước hết là về 'tính mới' hay 'điểm mới' như được báo chí Việt Nam loan báo.

Nguyễn Quang A (Nguyên viện trưởng Viện Phản biện chính sách độc lập IDS) : 

Thực ra Đảng cộng sản Việt Nam đang xây dựng Chủ nghĩa Tư bản ở Việt Nam (Trung Quốc cũng vậy) nhưng họ phải bám vào cái mà ông Hồ Chí Minh đã theo để củng cố tính chính đáng của nó, để che đậy sự tham quyền cố vị của nó mà thôi.

Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội) :

Hai bài báo in trên Báo Thanh Niên chỉ ra hai điểm mới, thứ nhất " gắn công tác xây dựng hệ thống chính trị với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng" và thứ hai "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị Việt Nam (với một là Đảng cộng sản Việt Nam, hai là nhà nước gồm Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ba là Mặt trận Tổ quốc và bốn là các đoàn thể xã hội) là việc làm thường xuyên kể từ khi đảng cầm quyền. Nay coi đây là điểm mới trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII chứng tỏ mối quan ngại của các nhà lãnh đạo về vai trò và sức mạnh của đảng cộng sản.

Về "Nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa " và " Nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa " theo tôi không có gì khác nhau.

Tôi nhớ, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam (2001) đề ra mục tiêu đến năm 2020 biến Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kết quả thế nào, chúng ta đã biết. Đại hội 13, Đảng lại đề ra mục tiêu 30 năm nữa đưa Việt Nam trở thành nước phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải chờ đợi và hy vọng khi đó đất nước trở thành con rồng Châu Á.

Không có gì mới, chỉ đang khủng hoảng ?

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) : 

Theo tường thuật của báo Thanh niên, Giáo sư Tiến sĩ Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam - có liệt kê ra 4 điểm mới trong Dự thảo Văn kiện đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam so với các nhiệm kỳ trước : (i) gắn "xây dựng, chỉnh đốn hệ thống chính trị" với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; (ii) đặt ra mục tiêu "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa" ; (iii) xác định vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn ; và (iv) giữ vừng nền tảng tư tưởng có ý nghĩa sống còn.

Nếu như vậy, tôi thấy chỉ có điểm thứ 3, liên quan đến chủ trương của Đảng cộng sản trong việc ứng phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông là thực sự có nội dung mới. Mấy kỳ đại hội của đảng gần đây, vấn đề Biển Đông và tham vọng của Trung cộng chưa bao giờ được đưa ra thảo luận như một nội dung trọng tâm của nghị sự. Những điểm khác không mới.

Thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư, đảng đã xác định mốc 2020 là Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, tức là đã trở thành một quốc gia phát triển. Cương lĩnh đại hội XIII lại xác định đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam mới trở thành một nước "phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Như vậy chẳng phải là các nhà lý luận của đảng đang thừa nhận sự thất bại trong mục tiêu được đề ra trong các kỳ đại hội trước ? Việc "nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" thì mấy chục năm nay vẫn lặp đi lặp lại, có gì mới đâu ?

Ngay cả việc xây dựng, chỉnh đốn đảng cũng đâu có gì mới ? Nó luôn gắn liền với lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập cho đến nay. Nhắc lại một chút để cùng nhớ : trong hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh đã trình bày, và được hội nghị thông qua, "Chính cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt" của đảng. Chỉ mấy tháng sau đó, tháng 10/1930, ông Trần Phú đã đề xuất một bản luận cương chính trị mới, phản ánh sâu sắc hơn tinh thần của Quốc tế III. Tên đảng cũng được đổi lại, từ "Đảng cộng sản Việt Nam" thành "Đảng cộng sản Đông Dương". Tháng 07/1939, TBT Nguyễn Văn Cừ xuất bản cuốn "Tự chỉ trích", xác định một số nội dung mà đảng cần chỉnh đốn. Năm 1947, ông Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", cũng là một ấn phẩm nhằm mục đích hướng dẫn chỉnh đốn tổ chức hoạt động của đảng và nhà nước. Những năm tiếp theo, liên tục có những cuộc chỉnh đốn đảng, liên quan đến việc thanh lọc cán bộ dựa trên lý lịch và Cải cách ruộng đất (1953-1956), chống chủ nghĩa "xét lại chống đảng" (1967)… Năm 1986 đánh dấu bước chuyển trong nhận thức cũng như công tác xây dựng đảng theo hướng cởi mở hơn. Rồi những năm sau đó lại có những chủ trương nhằm thắt chặt lại và thanh lọc những nhân vật bất đồng chính kiến. Rõ ràng, xây dựng và chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ thường xuyên, sao có thể coi là điểm mới của văn kiện đại hội XIII được ?

Nhưng đọc lại toàn bộ 2 bài báo được đăng trên Thanh niên, tôi nhận thấy có một điểm mới : lần đầu tiên một "nhà lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam" công khai bộc lộ là trên thực tế, những người cộng sản Việt Nam hiện nay đang khủng hoảng sâu sắc về mặt lý luận.

Mù mờ, loay hoay, còn mâu thuẫn ?

Nhà báo tự do Song Chi (cựu đạo diễn truyền hình) : 

Tôi không thấy có gì đổi mới cả. Trái lại tôi nhìn thấy ở đây một sự loay hoay, bế tắc trong đường hướng, lý luận, mà thực tế thì bao nhiêu năm nay đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã loay hoay, bế tắc rồi.

Gần 30 năm qua rồi nhà nước Việt Nam vẫn loay loay. Về kinh tế thì sử dụng cụm từ phi logic và đầy mâu thuẫn "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", về lý luận thì gọi đây là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng quá độ là bao lâu, như chính ông Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú cũng đặt câu hỏi.

"Một điểm mới khác trong chủ đề đại hội mà văn kiện Đại hội XIII đưa ra, ông Phú cho hay, là "phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Ông Phú giải thích, đây là đổi mới về nhận thức vì trước đây ta đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn lần này mục tiêu là nước phát triển. "Một nước công nghiệp hiện đại và phát triển có mối quan hệ với nhau nhưng không phải là một", ông Phú nói". (trích).

Là người dân tôi cảm thấy rất là mù mờ sự khác nhau giữa hai cái này thưa ông. Điều mà tôi hoài nghi là dựa trên thực tế của Việt Nam hiện nay, có chắc gì đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam đã là nước phát triển chưa, lại còn "phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa", thế mặt mũi cái xã hội chủ nghĩa đó nó ra sao, các ông có thể nói rõ cho người dân chúng tôi biết không. Trên thế giới có nước nào là nước xã hội chủ nghĩa theo ý các ông nói không ? Liên Xô thì sụp rồi, hay là Cu Ba, Bắc Hàn, những nước mà kinh tế không đủ nuôi dân, người dân đói lên đói xuống ? Hay Trung Quốc là nước mà các ông đang nhất nhất học theo, có phải là nước xã hội không, nếu không thì là gì ?

Thực tế, trên thế giới hiện nay tất cả các nước phát triển, giàu mạnh, đều đi theo mô hình kinh tế thị trường, đều là những nước tư bản. Ngay cả Trung Quốc cũng thế, nhưng cái khác là họ là một nước độc tài độc đảng. Thế thì tại sao chúng ta phải đi theo một cái mô hình xã hội chủ nghĩa gì đó mà cho tới giờ này chúng ta vẫn chưa định nghĩa được và không tìm thấy cái mẫu để học theo ?

Một điểm quan trọng trong báo cáo của ông Phú "Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn. Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số một việc vững vàng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh",

Tóm lại là dù biết chủ nghĩa Mác- Lênin đã bị vứt vào sọt rác lịch sử ngay tại Liên Xô, đã lạc hậu, lỗi thời nhưng các ông vẫn bám víu vào, dù biết con đường đang đi không biết chừng nào tới, không biết bao giờ thì hết thời kỳ quá độ, chủ nghĩa xã hội tròn méo ra sao nhưng các ông vẫn cứ giữ để làm cái bình phong che đậy mục tiêu duy nhất : giữ vững quyền lực của Đảng cộng sản, giữ vững mô hình độc tài độc đảng, không có gì thay đổi cả, thế thôi.

Câu hỏi, vấn đề then chốt gì ?

BBC : Theo quý vị, có những vấn đề hay câu hỏi gì then chốt, cốt yếu đang được đặt ra hiện nay đối với sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo ? Các câu hỏi đó liệu có lời giải hay không ở Đại hội 13 tới đây và vì sao ?

Nguyễn Quang A : Có ba vấn đề lớn, thứ nhất là bảo vệ Tổ quốc, thứ hai là phát triển kinh tế bền vững (tức là phải đi đôi với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội) và thứ ba là đổi mới chính trị từng bước theo hướng dân chủ. Theo tôi không sợ điều mà ông Phùng Hữu Phú (mà chắc là đồng ý với Giáo sư người Nga Vladimir Kolotov, khách mời hội luận thứ Năm vừa qua của BBC) nói về loạn 12 sứ quân, đó là con ngoáo ộp mà họ vẽ ra để doạ nhau, bởi vì làm khéo thì mở cửa chính trị chỉ làm cho nhà nước mạnh hơn và có sức hơn để làm hai việc chính là thứ nhất và thứ hai kể trên.

Lê Văn Sinh : Sau hơn 30 năm đổi mới kinh tế, quan hệ sản xuất tại Việt Nam đã thay đổi tới mức không thể không đổi mới chính trị. Quan sát các động thái chuẩn bị nhân sự và dự thảo báo cáo chính trị, tôi chưa thấy có tia sáng nào, rằng Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII sẽ đặt ra và giải quyết vấn đề này (đổi mới chính trị). Ai đọc thuyết hình thái xã hội của Marx cũng biết luận điểm về sự tương thích giữa quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc xã hội. Đã coi là cái tất yếu thì không ai có thể chống lại được.

Mai Thanh Sơn : Có ba câu hỏi then chốt mà thực tiễn đang đặt ra, đòi hỏi các nhà lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam cần trả lời : (i) Có hay không một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và nếu có, thì bản chất của nó là gì, nội hàm của khái niệm đó được hiểu như thế nào ? (ii) Để quản lý và thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần một mô hình nhà nước như thế nào cho phù hợp ? và (iii) Vị thế chính trị của các thành phần kinh tế trong cấu trúc chính trị - xã hội dựa trên mô hình nhà nước đó được xác định ra sao, làm thế nào để họ thực sự có tiếng nói độc lập ?

Với những nội dung như ông Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu, tôi nghĩ đại hội XIII khó có thể tìm ra được câu trả lời thoả đáng. Còn vì sao ư ? Đơn giản thôi, vì đến nay chưa có kinh tế - chính trị gia Việt Nam nào giải nghĩa được nội hàm khái niệm "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" ; bản chất của "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" vẫn là "đảng của giai cấp công nhân" lãnh đạo tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ; các khuôn mẫu chính trị được khẳng định là vẫn sẽ không có gì thay đổi ; chưa có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy, các thành phần kinh tế - xã hội ngoài nhà nước chính thống sẽ được phép thành lập các tổ chức chính trị đại diện và có cơ quan ngôn luận của mình ; và con đường của các tổ chức xã hội dân sự vẫn rất mờ mịt.

Song Chi : Đối nội, những câu hỏi then chốt cần phải đặt ra đó là trong một chế độ độc đảng, làm thế nào giải quyết được những căn bệnh trầm kha của nó như nạn độc tài, nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tránh được bất công, oan sai, làm thế nào để người dân có được những quyền căn bản, tối thiểu của mình như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được biểu tình, quyền được thành lập các hội đoàn…

Đối ngoại, đường hướng sắp tới của Việt Nam có gì thay đổi, đặc biệt đối với Trung Cộng, và các nước dân chủ như Mỹ và phương Tây hay vẫn tiếp tục giữ quan điểm nhu nhược trước Trung Cộng còn với thế giới thì giữ nguyên chính sách "ba không" chuyển thành "bốn không" theo ông Thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh nói tại lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 rằng "Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Hãy thử hỏi chính sách đó thực tế trong những năm qua cho thấy có lợi hay hại đối với một nước yếu nằm kề bên một nước láng giềng to mạnh, hung hăng như Trung Quốc ?

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 14/06/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam phân chia lại vùng miền, nhiều tỉnh ‘đổi địa chỉ’ (BBC, 05/06/2020)

Việt Nam đang lên kế hoạch phân chia lại vùng miền, từ 6 vùng hiện tại lên 7 vùng, với mục đích được nêu là "để phát triển nhanh hơn".

vn1 - Copie

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Hiện nay, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

Trong giai đoạn 2021-2030, số vùng có thể tăng lên 7, theo nội dung cuộc họp ngày 4/6 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì để bàn về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030.

Hai phương án

Theo báo điện tử Chính phủ, phương án phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng nhằm triển khai Luật Quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030, trình Chính phủ 2 phương án.

Phương án 1 sẽ giữ nguyên 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, tách Trung du và miền núi phía Bắc hiện tại thành Đông Bắc và Tây Bắc, tách Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, điều chỉnh 1 tỉnh (Bình Thuận) sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào Nam Trung bộ.

Vùng Đông Nam bộ mới được hình thành trên cơ sở Đông Nam bộ hiện nay và bổ sung thêm 2 tỉnh (Lâm Đồng và Bình Thuận).

Phương án này được 1 bộ và 4 địa phương đồng thuận, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cũng theo bộ này, phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận, là phương án do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất và chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện.

Theo phương án 2, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung sẽ được tách thành 2 vùng, Bắc Trung bộ và vùng Nam Trung bộ, mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.

Như vậy, vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh ; vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ gồm 15 tỉnh, thêm 4 tỉnh là Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang ; vùng Bắc Trung bộ gồm 5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế ; vùng Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Các vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) vẫn giữ nguyên.

'Không nên vẽ cho đẹp'

Phương án 2 được nhiều ban ngành, địa phương chọn vì "có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng", báo điện tử Chính phủ cho biết.

Báo Lao Động dẫn lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định phương án phân vùng cần tạo ra các không gian phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.

Phương án này cũng giúp mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng giải thích việc tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng được đánh giá là hợp lý, do vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện quá dài, đến hơn 1.300 km khiến các hoạt động giao lưu, kết nối hạn chế. Vùng này lại có diện tích quá lớn, trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu tiết giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội.

Phương án 2 cũng đưa ra việc mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, do đây là các tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi để tăng tốc phát triển.

Theo đó, Hòa Bình - Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Phú Thọ, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như gang thép Thái Nguyên, Samsung, giấy Bãi Bằng...

Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng cần tạo các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển, chẳng hạn vùng Thủ đô và vùng Thành phố Hồ Chí Minh là 2 vùng đặc thù.

Dù phương án 2 được đánh giá là "có sự đồng thuận cao", nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra.

Báo Thanh Niên dẫn lời Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng Long An và cả Tiền Giang thực chất không nằm trong lưu vực sông Cửu Long mà thuộc về khu vực Đông Nam bộ.

"Có lẽ ta nên liều một tí, đưa Long An, Tiền Giang về miền Đông Nam bộ thì Thành phố Hồ Chí Minh mới là trung tâm gắn kết vùng được", ông Thái đề xuất.

Ông Thái cũng cho rằng nếu sau khi quy hoạch vùng xong rồi "mà chỉ xuân thu nhị kỳ họp với nhau để cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau nhưng không có thể chế nào để liên kết vùng thì không có ý nghĩa".

"Cần phải có cơ chế, thể chế để điều hành vùng. Không phải quy hoạch để vẽ cho đẹp mà không có ai điều hành, điều tiết. Đó là chỗ yếu nhất từ quy hoạch tới điều hành", ông Thái nói.

Dự kiến báo cáo hoàn thiện về phân vùng sẽ được trình chính phủ quyết định ngay trong tháng 6.

*************************

Vị trí Tổng bí thư 2021 : ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng (BBC, 05/06/2020)

Một chuyên gia về chính trị Việt Nam dự đoán Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi nhiệm vụ tại Đại hội Đảng 13 năm 2021, và ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu thành Tổng bí thư.

vn2 - Copie

Ông Trần Quốc Vượng đang được xem là một ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư

Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã là Tổng bí thư Đảng Cộng sản từ khóa 11 năm 2011.

Nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, Tiến sĩ Zachary Abuza, nói với BBC :

"Tôi không nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm nữa, vì ông vừa rồi đã có thời gian ốm, và lại đã một lần được miễn tuổi".

Vào năm 2016, Ban chấp hành trung ương Đảng đồng ý cho một trường hợp đặc biệt quá tuổi, ông Nguyễn Phú Trọng, ở lại làm Tổng bí thư.

Tiến sĩ Zachary Abuza, đang là giáo sư tại National War College, Washington DC.

National War College, thành lập năm 1946, hiện là một trường trong Đại học Quốc phòng (National Defense University), tổ chức đào tạo đại học bao cấp bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Mục đích của National War College là đào tạo người cho quân lực, bộ ngoại giao và các cơ quan có trách nhiệm về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

'Nhiều khả năng nhất'

Tiến sĩ Zachary Abuza dự đoán ông Trần Quốc Vượng "nhiều khả năng nhất" để trở thành Tổng bí thư sau ông Trọng.

Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư.

Mới đây, Phó ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Hồng Diên tiết lộ Bộ Chính trị khóa 13 sắp tới sẽ có khoảng 17 - 19 người.

Bộ Chính trị khóa 12 hiện thời có 19 ghế, tuy thực tế chỉ có 16 người, do các vấn đề sức khỏe, qua đời và kỷ luật.

Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải mới đây bị cảnh cáo, nên có lẽ ông Hải sẽ khó tái cử.

Ngoài ra, Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu.

Như thế, ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới.

"Nhưng số người mới bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản không bao giờ nhiều hơn số thành viên cũ".

"Vì vậy, rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi", ông Abuza nhận định.

Ông Zachary Abuza không cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành Tổng bí thư "mặc dù hoàn toàn đủ tiêu chuẩn".

"Ông Trần Quốc Vượng đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống tham nhũng, dù đó là các cuộc điều tra chính đáng hay có động cơ chính trị để làm im lặng các đối thủ của ông Nguyễn Phú Trọng".

"Tôi đoán ông Nguyễn Phú Trọng có nhiều ảnh hưởng để chọn thành phần Bộ Chính trị khóa mới. Nhất là khi ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ với uy tín rất cao, nhờ kinh tế, và thắng dịch Covid-19".

'Đảng phải giữ vai trò chủ đạo'

Trả lời phỏng vấn của BBC, Tiến sĩ Zachary Abuza cũng chân thành chia sẻ rằng ông đã từng dự đoán sai về kết quả Đại hội 12 năm 2016.

"Tôi đã suy nghĩ nhiều vì sao mình dự đoán sai năm 2016. Khi đó, tôi không nghĩ ông Trọng sẽ tái đắc cử, vượt qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Theo tôi, điều ông Trọng làm tại Đại hội 12 là tái khẳng định uy quyền của Đảng. Khi ấy, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa đang đặt nhiều quyền quyết định hơn vào tay giới kỹ trị và quan chức".

"Điều đó làm ông Trọng lo ngại, vì ông muốn Đảng phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi quyết định".

Tiến sĩ Zachary Abuza cho rằng yếu tố này cũng sẽ giúp ông Trần Quốc Vượng trở thành Tổng bí thư.

Ông Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từ 2007 tới 2011, rồi giữ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tháng 7/2011.

Tháng 5/2013 ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.

Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị

Tiến sĩ Zachary Abuza nói : "Ông Trần Quốc Vượng cả sự nghiệp là làm trong bộ máy Đảng".

"Ở ông Vượng, ông Trọng nhìn ra đấy là đồng minh".

"Vậy nếu ông ấy được bầu, sẽ có nghĩa gì cho Việt Nam ? Câu trả lời ngắn gọn là sự tiếp nối trong chính sách".

Trước đó, nhiều nhà quan sát cũng chung nhận định ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư sắp tới.

Mới đây, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore, nói trong một bài phân tích : "Quan trọng hơn, nếu xét chiến dịch chống tham nhũng cấp cao dưới sự lãnh đạo của ông Trọng và việc Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ chống tham nhũng, rất có khả năng ông Trọng muốn người kế nhiệm sẽ duy trì di sản của mình và tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng".

"Ông Vượng, người từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, có thể được coi là đáp ứng nhiều điều kiện hơn để thay thế ông Trọng".

"Với việc ông Trọng đang nắm quyền kiểm soát ở mức cao đối với hoạt động của Đảng, đặc biệt là trong vấn đề nhân sự, ông Trọng sẽ là người có tiếng nói quyết định đối với việc lựa chọn người kế nhiệm mình. Như vậy, ứng viên nào được ông hậu thuẫn sẽ có cơ hội thắng cử cao hơn", tác giả Lê Hồng Hiệp nhận định.

Published in Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Đng cng sn Vit Nam tiếp ttuyên truyền rằng s ra đi ca h là "mt bước ngot vô cùng quan trng ca lch s cách mng Vit Nam, quyết đnh s phát trin ca dân tc, chm dt s khng hong v đường li và t chc lãnh đo ca phong trào yêu nước Vit Nam đu thế k 20". Tp chí Tuyên Giáo của chế đ, và hu như mi cơ quan truyn thông nhà nước, c tiếp tc ra r như thế t năm này sang năm khác.

yeunuoc0

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020) - Ảnh minh họa 

Có thật rng Đảng cộng sản Vit Nam yêu nước không ?

Trước hết, thế nào là yêu nước ? Yêu nước nên được đnh nghĩa ra sao ?

Theo từ đin Oxford, và nhiu từ đin khác, yêu nước (patriotism) có nghĩa là s cng hiến và ng h mãnh lit cho một quc dân/dân tc (nation). Xin nhn mnh ch quc dân đây, thay vì là quc gia, đt nước, hay t quc.

Quốc dân/tc là gì ? Là mt b phn ln ni kết con người vi nhau bng ngun gc t tiên, lch s, văn hóa, hay ngôn ng, chung sng mt nước hay một lãnh th nào đó.

Nhiều nhà khoa hc chính tr cho rng quc dân/tc ch là mt cng đng tưởng tượng (imagined community) hoc cng đng tru tượng (abstract community), hơn là hin thc.

Dù cộng đng đó có tru tượng hay tưởng tượng đi na, trên thực tế vn có nhng cá nhân và tp th luôn cng hiến và ng h mãnh lit cho quyn li chung ca dân tc đó. Chúng ta có th nhìn thy rõ điu này qua chiu dài lch s ca bao dân tc khp nơi trên thế gii. Những người yêu nước đích thc không h ích k. H không hủy hoi nhng người khác, các dân tc khác, hay tài nguyên quc gia. H không mang tính b lc. Họ không đ cao tính dân tc mt cách cc đoan, và cho rng dân tc mình là trên hết, ri t hào mt cách quá đáng, như ch nghĩa phát xít.

Đối với riêng tôi, yêu nước cn có ít nht năm đc tính sau đây.

Thứ nht, yêu nước, trước và trên hết, là yêu con người, nht là con người có cùng ngun gc t tiên, lch s, văn hóa hay ngôn ng hin đang sng chung cùng lãnh th vi mình.

Thứ hai, đã yêu con người thì cũng có nghĩa là yêu chuộng s công bng, s bình đng gia các thành viên trong cng đng dân tc đó. Không th nhân danh bt c lý do gì, k c tôn giáo hay chính tr, đ đ cao mt nhóm người và h b nhng nhóm người khác. Bt c chính quyn nào có ch trương phân bit như thế thì h hoàn toàn không xứng đáng, và người yêu nước cn phải phn đi mi th quyn lc không chính đáng đó. Người yêu nước cũng cn phi bo v nhng người chung quanh mình khi h gp nn.

các nn dân ch cp tiến, Duty of care, trách nhim quan tâm vi người chung quanh, là mt phn ca lut pháp.

Nếu đang khi chúng ta đi đường mà tình cờ gp mt người gp nn, ngoảnh mặt b đi, thì rất có th chúng ta sẽ b lut pháp xét x xem chúng ta có trách nhim, hay có ti gì, đi vi hành đng tắc trách đó hay không.

Người Tây phương thường không đề cao tinh thần yêu nước, ngoi l là khi có chiến tranh vi nước khác. Nhưng h đt nng tinh thn trách nhim, trách nhim gii trình cho mi vn đ h làm.

Thứ ba, yêu nước là yêu quê hương và nhng gì thuc v quê hương. Yêu nhng cnh thiên nhiên, như lũy tre làng, con đường đến trường ; yêu ngôn ng văn thơ như Truyn Kiu ; yêu văn hóa, k c văn hóa m thc, nht là các món ăn Vit Nam rt ph quát trên thế gii ; yêu lch s, như tinh thn đu tranh hào hùng chng ngoi xâm ca t tiên, dân tc. Nói chung là yêu những gì gn lin vi con người, đt nước ca mình ; gn lin vi nhng k nim thơ u ca mình ; nhng k nim không th nào phai nhoà trong tâm tư ca chúng ta.

Thứ tư, yêu nước là quan tâm đếvận mnh ca đt nước, đặc bit quan tâm sâu xa đến tương lai ca dân tc mình, như nhà phê bình văn hc Nguyn Hưng Quc tng chia s. Điu đó có nghĩa là dn thân góp phn vào xây dựng đt nước ngày mt tt đp hơn. Và cũng có nghĩa là cn phải phn đi bt c k nào cn tr con đường phát trin ca đt nước, k c chính quyn đang điu hành quc gia, dù chính quyn đó có do chính người dân ca mình bu chn. Còn nhng chế đ đc tài không do người dân bu chn thì h đã mt chính nghĩa ngay t đu. Đi vi chế đ đc tài, h ch luôn tìm cách gi ghế gi quyn, cho cá nhân hay bè nhóm ca h, thay vì thúc đy s phát trin toàn din ca quc gia, dân tc.

Thứ năm, tuy sau cùng nhưng lại quan trng nht, yêu nước là yêu, là thương, là có lòng trc n, hơn là hn, là ghét hoc căm thùHận, thù, ghét, có th là đng cơ hành đng, nhưng không phi là đng lc quan yếu đ đem li thay đi. Nếu không thì trước sau gì nó cũng s mang đến s hy dit. Còn yêu ? Tình yêu cm hóa được chúng ta, giúp chúng ta vượt qua được nhng cám d v tình, tin, tài, và ti. Giúp chúng ta có nim tin, hy vng và ngh lc.

Khi chúng ta yêu dân tộc ca mình, chúng ta s làm nhng gì có th đ phn đi bất c thế lc nào chà đp lên quyn làm người ca đng bào mình. Nhưng khi yêu dân tc mình, chúng ta cũng không th nhân danh yêu nước mà đi tiêu dit nhng người cùng máu m vi mình nhưng khác chính kiến, hoc vi nhng cng đng sc tc khác, tr phi bị đe da v.v....

Chế đ đc tài toàn tr ti Vit Nam trong 45 năm qua, và Đảng cộng sản Vit Nam hơn 80 năm qua, luôn tuyên truyn h yêu nước. Và ch có h mà thôi. Nhưng có bao gi h yêu nhng người Vit Nam khác ý thc h vi h đâu. H đ cao mt thế gii đi đng, bình đng nhưng h li to ra mt xã hi bt bình đng nht trong nhân loi. H cũng chng yêu quê hương gì khi dâng hiến lãnh th lãnh hi mà bao xương máu ca t tiên cha ông đã hy sinh cho ngoi bang. H cũng chng h quan tâm gì đến vận mệnh đt nước mà ch sn sàng đàn áp bt b trù dp nhng người yêu nước chân chính, k c nhng người vì yêu nước mà phn đi các chính sách nhu nhược, thông đng, tiếp tay cho k thù dân tc như Trung Cng. Sau cùng, chế đ hin nay đi din cho s hn, thù, ghét, qua các chính sách đối x bt công, nếu không phi là thô bo, vi mi người trên cùng lãnh th văn hóa ngun gc, t khi hình thành đng phái ca h cho đến nay. H kích đng s hn thù và cai tr bng s hn thù.

Vì thế, Đảng cng sn Vit Nam tưởng là họ yêu nước, hoc t la di mình và người khác, nhưng tht ra h ch phá hoi đt nước v mi mt trên hơn 80 năm qua, làm kit qu tinh thn và nim tin ca bao thế h vào tương lai tươi sáng ca dân tc Vit Nam.

Xin hãy chấm dt li dng lòng yêu nước để vơ vét quyn li và quyn lc cho mình, dù là cng sn, tư bn đ hay nhân danh bt c ý thc h chính tr nào.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 04/06/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 juin 2020 23:55

Thời mạt vận đã ló dạng

Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã xếp hàng sau lưng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động "đề nghị" ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm.

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu vào chức vụ Chủ tịch nước ngày 23/10/2018 với tỷ lệ 99,8% (476/477) - Ảnh minh họa

Lý do của đám tôi trung đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất đoàn kết và không thống nhất trong nội bộ của hơn 4 triệu đảng viên.

Đám bề tôi bợ đỡ, từ một năm qua, đã ca tụng lên tận mây xanh công lao chống tham nhũng, chống lãng phí trong đảng của ông Trọng, nhưng họ lại quên, chỉ riêng trong nhiệm kỳ này (khóa XII) đã có khoảng 200 cán bộ cấp cao, kể cả ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã sa lưới vì tham nhũng và bất lực.

Tất cả số người bị kết án, sa thải, tước hết các chức vụ đảng đều đã qua sàng lọc bởi hệ thống cán bộ do ông Trọng đứng đầu từ khóa XI năm 2011, nhưng không ai dám quy trách nhiệm cho ông là người đứng đầu mà để xẩy ra như thế. Ngược lại ông đã được ca tụng là người liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có quyết tâm diệt tham nhũng mạnh nhất từ trước tới nay.

Đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, cũng đã cúi mặt làm ngơ trước thái độ đầu hàng Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng trong các vụ lính Tầu tấn công ngư dân, tự do đem tầu vào dò tìm kiếm dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và lấn chiếm lãnh hải ở Biển Đông.

Dù vậy, từ một năm qua, đó đây trong đảng đã rục rịch cuộc vận động "kiến nghị" ông Trọng đừng nghỉ hưu mà tiếp tục ở lại để chèo lái đảng đi tiếp sự nghiệp "quá độ" lên chủ nghĩa xã hội, dù chính ông đã bảo "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" (Tuyên bố ngày 24/10/2013 tại Hà Nội).

Quá tuổi vẫn tốt

Nhưng nhóm cán bộ, đảng viên "nịnh Trọng" này có thật sự là những người yêu nước, hay lại là những kẻ nội thù của một âm mưu từ Bắc Kinh muốn giữ ông Trọng để làm Việt Nam từ suy yếu đến mạt vận ?

Theo Điều lệ Đảng thì ông Trọng không thể giữ chức Tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ, tổng cộng 10 năm, nhưng Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên đã lộ ra một lối thoát mới cho sự nghiệp chính trị cuối đời của ông Trọng, người sẽ 77 tuổi khi Khóa đảng XIII tổ chức đại hội vào đầu năm 2021.

Trước hết, ông Diên nói : "Tại Hội nghị Trung ương 12 vừa qua (11-14/05/2020), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất trình Đại hội XIII số lượng khoảng 200 ủy viên Trung ương, trong đó khoảng 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết. Ủy viên Bộ Chính trị giữ như khóa XII với 17-19 người, Ban Bí thư là 12-13 người" (Zing.vn, 27/05/2020).

Những con số này không có gì đặc biệt vì cũng giống như mấy khóa trước. Có quan trọng chăng là họ đã được bầu chọn ra sao, công bằng thế nào và liệu có ngăn được tệ nạn "lợi ích nhóm", "những kẻ tham nhũng" và "chạy chức chạy quyền" lọt vào Trung ương XIII" như ông Trọng đã hô hào phải loại ?

Trong khi chờ xem công tác chọn nhân sự đảng được ông Nguyễn Phú Trọng đề cao là "then chốt của then chốt" sẽ ra sao, thì Trung ương 12 cũng đã đồng ý : "Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, số Ủy viên Trung ương dưới 50 tuổi chiếm khoảng 15 - 20%, từ 50-60 tuổi có khoảng 70%, từ 61 tuổi trở lên khoảng 10%".

Như vậy, càng già thì càng khó được chọn vào Trung ương, nhưng Đảng lại đề ra trường hợp ngoại lệ, theo lời ông Nguyễn Hồng Diên : "Những trường hợp đặc biệt cần thiết phải tái cử Trung ương Khóa mới không nằm trong độ tuổi quy định thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét kỹ lưỡng và trình Trung ương quyết định" (Zing.vn, ngày 27/05/2020).

Trong danh sách Bộ Chính trị khóa XII, có 7 người đã trên 66 tuổi gồm : Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư, Chủ tịch nước), Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng), Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch quốc hội), Trần Quốc Vượng (Thường trực Bí thư), Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Thường trực quốc hội, người Dân tộc Thái trắng), Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn cũ), và Ngô Xuân Lịch (Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng).

Nịnh trơ trẽn

Trong nỗ lực muốn kéo ông Trọng ngồi lại, đã có nhiều chiêu nịnh hót đến trơ trẽn, không biết ngượng trước nhân quần, xã hội.

Người nổi lên cao nhất trong đám nịnh thần này không ai khác hơn là ông Nguyễn Hồng Diên, tân Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương. Trước khi được bổ nhiệm ngày 7/5/2020, ông Diên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình.

Xuất hiện lần đầu tiên trong nhiệm vụ mới trước báo chí ngày 27/05/2020, ông Diên đã phát biểu trôi chảy và rất hăng say khi nói rằng : "Có trường hợp đặc biệt hay không, có thì là bao nhiêu ? Đây là vấn đề cán bộ đảng viên, nhân dân rất quân tâm… bài học từ khóa XII cho thấy, nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số ủy viên trung ương cao tuổi sẽ không được tái cử".

Rồi ông ca tụng không ngượng mồm rằng : "Rõ ràng trong khóa XII, các đồng chí tái cử trong trường hợp đặc biệt, đặc biệt là người đứng đầu của Đảng đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, gian nguy. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước, vượt qua sóng gió, nguy nan".

Ông Diên còn lưu ý cử tọa : "Thử hình dung trong khóa XII này thôi, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc biệt được T.Ư khóa XI giới thiệu tại Đại hội XII đã quyết định thì chúng ta thấy hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc. Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói đến giờ này, đây là hạnh phúc của Đảng, của dân tộc chúng ta".

Cuối cùng ông Diên diễn tiếp : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy. Không để bị thế lực phản động, thông tin thất thiệt chia rẽ trước Đại hội" (tin tổng hợp báo chí Việt Nam, ngày 27/05/2020).

Trước ông Nguyễn Hồng Diện cũng đã có đội ngũ "nịnh thần" tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật khi cho ra mắt quyển sách "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế".

npt2

Sách "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành, ra mắt ngày 20/06/2019

Theo Cổng thông tin Chính phủ ngày 20/06/2019 thì cuốn sách : "Dầy hơn 600 trang, gồm những bài viết của nhiều tác giả, như bạn học thời sinh viên, đồng nghiệp, nhà báo, hay người chỉ một lần được tiếp xúc Tổng bí thư, Chủ tịch nước trong chuyến công tác, hoặc mới chỉ biết đồng chí qua những hoạt động ở trong nước và ngoài nước được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Dù ở các cương vị khác nhau, nhưng tất cả đều bày tỏ sự tin tưởng, ngưỡng mộ và cho rằng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có trí tuệ, bản lĩnh, trong sáng".

Nội dung còn : "Khẳng định Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược, có tầm nhìn xa và rất công tâm khi nhìn nhận, giải quyết những việc cụ thể với sự bao dung, độ lượng, thấm đẫm tình người.

Nội dung phần thứ ba cuốn sách với tiêu đề Tình cảm của bạn bè quốc tế. Với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có nhiều chuyến công tác nước ngoài, nhằm hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Ðảng, Nhà nước ta" (Chinhphu.vn, 20/06/2019).

Tát nước theo mưa

Trước đó, ngày 01/28/2020, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng ca rằng : "Thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, dư luận đều hồ hởi với niềm tin Đảng, Nhà nước đã chọn được một người xứng đáng. Trên cương vị Tổng bí thư lãnh đạo Đảng, dẫn dắt đất nước trong suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo được những dấu ấn mạnh mẽ. Một con người gần gũi, giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là một sự mạnh mẽ, quyết liệt".

Còn nhớ sau khi được Quốc hội trao thêm quyền Chủ tịch nước ngày 23/10/2018, báo, đài nhà nước và nhiều người tai to mặt lớn cũng đã thi đua mặc áo xếp hàng vái ông Trọng lên tận ngọn cây.

Báo Công an nhân dân viết ngày 24/10/2018 : "Việc đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta". 

Báo Dân Trí cũng phù họa theo rằng : "Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này" (Dân Trí, 23/10/018).

Đại biểu quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng cộng sản Việt Nam : "Thời gian qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi".

Đến phiên ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, ông Đinh Trường Sơn còn hồ hởi hơn khi cho rằng : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân" (báo Đảng cộng sản Việt Nam, 23/10/018).

Tạp chí Xây dựng Đảng, thì viết trong số đề ngày 7/10/2018 : "Việc Ban chấp hành Trung ương Đảng đề cử Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao trong Đảng và xã hội".

Đến phiên ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng : "Tôi cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong kỷ nguyên mới".

Nhưng "kỷ nguyên mới" là ở đâu và bao giờ mới thấy, hay đó cũng chỉ là giấc mơ hão huyền của những người chỉ biết sùng bái lãnh tụ mà quên rằng, sau nịnh hót là thời mạt vận.

Phạm Trần

(3/6/2020)

Published in Diễn đàn

Theo dõi tình hình Việt Nam sẽ thấy đảng nói sao thì dân nghe vậy, không ai dám cãi nhưng không biết ai là người nói thật. Dân cứ giả câm giả điếc cho cho xong chuyện vì cán bộ đã bảo "mọi việc đã có nhà nước lo", dù đảng cứ ì ra đấy từ năm này qua năm khác.

phamtran1

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020). Ảnh minh họa (TTXVN)

Miết rồi chuyện không thành có, việc đúng thành sai. Cả xã hội cùng phấn khởi lên đồng với đảng cho trăm họ cùng vui. Tuyên giáo đảng thì luôn khua chiêng đánh trống inh ỏi rằng mọi việc đảng làm đều đúng và trúng, lời nói của lãnh tụ đều là khuôn vàng thước ngọc và văn kiện đảng là "Văn bia, còn để lại đời sau", như ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khoe hôm 14/02/2020.

Nhưng lịch sử không dễ dàng như thế. Trước sau sẽ được phân minh, dù thế hệ đi trước có lươn lẹo cách mấy đi chăng nữa.

Chuyện nói sai mà cứ nói dai và nói dài của Đảng cộng sản Việt Nam đã có từ khi người khai sinh ra đảng và nhà nước gọi là công nông cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, còn sống.

Ngày sinh và UNESCO

Nhưng chuyện tự biên tự diễn có liên quan đến ông Hồ đã xẩy ra từ bao giờ ? Trươc hết hãy nói về việc Đảng mới tổ chức linh đình kỷ niệm 130 ngày sinh (19/5/1890 - 19/5/2020) của ông nhưng không ai biết đúng hay không trúng.

Hãy nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn : "Hôm nay, tại Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch ; Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người ; Thành phố vì hòa bình, với tất cả niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) - Vị cha già của Dân tộc, Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới".

Nhưng, cố nhà báo Bùi Tín, nguyên đại tá quân đội, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, người đã tị nạn chính trị và qua đời tại Pháp ngày 11/8/2018, nói với đài Á châu Tự do ngày 19/05/2008 :

"Tôi theo dõi vấn đề này đến 15 năm nay và hiện nay tôi cũng vẫn chưa xác định được ngày sinh đúng của ông Hồ là ngày nào, bởi vì ổng khai đều là chính thức cả đến 5 chỗ, mà 5 chỗ đó là 5 ngày sinh khác nhau. Và ngày sinh gốc thì ngay sổ sinh ở quê ổng là làng Kim Liên cũng là khác, theo ngày âm lịch mà chuyển sang (dương lịch) cũng không phải là ngày 19/5/1890.

Thế rồi ngày mà ổng sang Moscow đáng lẽ phải khai đúng với Quốc tế cộng sản III (Đệ Tam Quốc Tế) cũng lại khai khác đi là tháng 4 chứ không phải là tháng 5.

Thế rồi khi ở Pháp ổng trả lời phỏng vấn trên tờ Le Paria và tờ L'Humanité cũng lại khác nữa. Cho đến nay thì tôi nghĩ là không ai có thể chứng minh được ngày sinh chính thức của ông Hồ là ngày nào, nhưng chỉ biết đích xác ngày 19 tháng 5 là một ngày giả".

Như vậy là chẳng ai biết, hay có bằng chứng về ngày sinh của ông Hồ. Từ lâu đảng cộng sản Việt Nam đã nổi tiếng nhét chữ vào miệng người dân nên nhiều chuyện không thật đã thành lịch sử trong sách Giáo khoa.

Thứ hai là có thật Cơ quan Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) đã vinh danh ông Hồ Chí Minh là "Danh nhân văn hóa thế giới" như lời ông Nguyễn Phú Trọng nói tại Hà Nội hôm 19/05/2020 ?

Hoàn toàn "không" vì trong Nghị quyết 18.65 cuộc họp lần thứ 24 của UNESCO vào tháng 10 năm 1987 có đoạn quyết định nguyên văn như sau :

"1990 marquera le centième anniversaire de la naissance du Président Hô Chi Minh, héros de la libération nationale et éminent homme de culture du Viet Nam".

Tạm dịch : "Năm 1990 đánh dấu bách niên ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc người Việt và là một danh nhân văn hóa của Việt Nam".

Ngay đến tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng viết : "Năm 1990 đánh dấu 100 năm Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

Nên biết UNESCO đã quyết định theo yêu cầu của ông Võ Đông Giang, cấp Bộ trường, Chủ tịch Ủy ban UNESCO tại Việt Nam. Đây là việc làm bình thường của quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc nếu muốn để UNESCO cứu xét.

Thư của ông Võ Đông Giang khi đó viết :

"Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đề nghị Hội nghị lần thứ hai mươi bốn thông qua nghị quyết kỷ niệm sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tôi trân trọng đề nghị tên của chủ tịch Hồ Chí Minh được nằm trên danh sách các danh nhân thế giới được vinh danh vào năm 1990 và đề nghị này được đưa ra như một điểm độc lập trong nghị trình của cuộc họp lần thứ hai mươi bốn. Tôi khẩn thiết hy vọng rằng UNESCO sẽ hoàn tất và trợ giúp mọi sinh hoạt ở Việt Nam nhằm chào mừng lần thứ 100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh".


phamtran2

Nguyên bản bức thư bằng tiếng Việt do Võ Đông Giang gởi cho Amadou Mahtar M'Bow, tổng giám đốc UNESCO vào tháng 5 năm 1987 - Ảnh internet

Như vậy rõ ràng như đen và trắng rằng UNESCO không hề vinh danh ông Hồ là "Danh nhân văn hóa thế giới", như lãnh đạo và nhà nước Việt Nam cộng sản đã bịa ra để tuyên truyền.

Chuyện Tầu - chuyện Ta

Song song với chuyện có í xít ra nhiều để khoe khoang tự sướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xum xoe nói trước diễn đàn Quốc hội sáng 20/05/2020 về chuyện chống dịch Vũ Hán (Covid 19) rằng :

"Đến nay chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Tổng số trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận là 324 ca, trong đó 263 ca đã được chữa khỏi và chưa có trường hợp tử vong… Qua đó góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và khẳng định tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, của hệ thống chính trị nước ta".

"Ưu việt" và "bản chất tốt đẹp của chế độ ta" đang ở đâu mà trong diễn văn, ông Phúc đã nói lăng nhăng rằng :

"Quốc phòng, an ninh được giữ vững ; hoạt động đối ngoại đạt kết quả thực chất ; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Việt Nam đã gửi Công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối những yêu sách, hành động sai trái, vi phạm chủ quyền của nước ta trên Biển Đông".

Vững chắc hay đang chết ngắc với các hành động đàn áp ngư dân, và cấm đánh bắt của Trung Quốc đối với Việt Nam ở Biển Đông từ tháng 4/2020 ?

Ngoài ra ông Phúc cũng không dám nói đến tên Trung Quốc khi đề cập đến Công hàm của Việt Nam gửi Tổng thư ký Liên hiệp quốc để phàn đối "những yêu sách, hành động sai trái, vi phạm chủ quyền của nước ta trên Biển Đông".

Tại sao lại sợ hãi đến mức độ nhu nhược này trước diễn đàn Quốc hội ?

Ngoài ra, cũng tại kỳ họp 9 của Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã báo cáo rằng : "Cử tri và Nhân dân đánh giá cao chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, đồng tình với các giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông".

Ô hay, tại sao lại có chuyện ngớ ngẩn và tối dạ như thế ? Chính sách đối ngoại lệ thuộc và sợ Tầu hơn sợ ma của đảng và nhà nước đã không lừa được ai mà "nhân dân" vẫn có thể "đánh giá cao" và "đồng tình" với "các giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền" trên Biển Đông thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần nặng mới ăn nói như thế.

Hay là ông Trần Thanh Mẫn đã nhét chữ vào miệng dân để lấy điểm với Quốc hội trước thềm Đại hội đảng XIII ?

Phạm Trần

(21/05/2020)

Published in Diễn đàn

Lời tòa soạn :Bài này là quan điểm cá nhân của tác giả, một doanh nhân hải ngoại trong nhiều năm đã cố gắng không đặt ra những vấn đề chính trị trong quan hệ đối với chế độ cộng sản.

Nó ít nhiều phản ánh một sự thức tỉnh của những người nghĩ rằng phát triển kinh tế là quan trọng nhất.

NVH

**********************

Nhân ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh, không cần phải chờ lịch sử phán xét, với sự phát triển của Internet và Google, không cần phải là sử gia, ai cũng có thể tìm bằng cớ để phán xét Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về công hay tội.

hcm1

Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông tươi cười tung tăng tay trong tay nhân một dịp viếng thăm Bắc Kinh thập niên 1960

1. Giai đoạn 1945 - 1969

Về nhân vật Hồ Chí Minh, có hai thời kỳ lịch sử đáng chú ý :  

1. Giai đoạn 1945-1954 : Hồ Chí Minh đã chọn lựa con đường khuôn rập với Đảng cộng sản Trung quốc, sau khi chiếm lấy chủ quyền của nhân dân miền Bắc. Đảng cộng sản Việt Nam đã sát hại, đày ải và giết chết hàng trăm ngàn nông dân, địa chủ, phú hào.

2. Giai đoạn 1954-1969 : Năm 1941 Mỹ, Anh ký kết Hiến chương Đại Tây Dương tuyên bố xóa bỏ chính sách thuộc địa trên thế giới, trong đó điều 3 có nói : "Anh và Mỹ tôn trọng quyền của các quốc gia được sống dưới một chính thể mà họ chọn lựa. Anh và Mỹ mong muốn thấy chủ quyền và chính phủ tự trị của các dân tộc bị quốc gia khác dùng sức mạnh tước đoạt được khôi phục lại" (wikipedia).

Khi Thế chiến II vừa chấm dứt, thế giới đang đi vào giai đoạn xây dựng và kiến tạo hòa bình thì ngày 10/12/1946 ở Việt Nam ông Hồ Chí Minh kêu gọi : "Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa… Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước".

Hồ Chí minh và các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã "nói láo" để gạt hàng triệu thanh niên Nam Bắc, đẩy những thanh niên này vào hai cuộc chiến tranh phi lý làm thiệt mạng hơn một triệu thanh niên và mất 20 năm quy báu của dân tộc. Chính Lê Duẩn, nguyên cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã từng công khai tuyên bố : "Ta đánh chiếm miền Nam là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa". Đây là hai tội đồ của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam.  

Ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội nhưng quyết tâm đánh chiếm miền Nam Việt Nam bằng vũ lực của Hồ Chí Minh không những vẫn còn nguyên vẹn mà còn gia tăng vận tốc.

Tờ Polska Times, tức Thời báo Ba Lan, ngày 05/03/2013 đã đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của hơn 1,7 triệu người Việt qua hai cuộc chiến tranh đẫm máu.

hcm2

Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông vui vẻ cùng nhau nâng chén rượu mừng trong một dịp viếng thăm Bắc Kinh thập niên 1960

2. Giai đoạn 1975 - 2020

Sự thật ngỡ ngàng

Ngày 30/04/1975 như mọi người đều biết, toàn bộ miền Nam lọt vào tay phe cộng sản miền Bắc. Từ sau ngày đó hàng triệu người đã bỏ nước ra đi và toàn bộ lãnh thổ miền Nam bị đặt dưới quyền thống trị của phe thắng cuộc cộng sản miền Bắc.

Ngược lại nhân dân miền Bắc đã bỡ ngỡ khám phá miền Nam không nghèo nàn và khổ sở như chính quyền cộng sản miền Bắc đã tuyên truyền. Trước sự huy hoàng và đời sống sung túc của nhân dân miền Nam, các chiến sĩ miền Bắc tự phát giác ra rằng chính mình đã bị Đảng cộng sản Việt Nam lừa bịp ngay từ đầu cuộc chiến.

Hãy nghe bà Dương Thu Hương, nữ ký giả đã theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp thu Sài Gòn, kể lại : Bà đã "ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, vì nhận ra rằng, kẻ thắng trận là một chế độ man rợ hơn người thua", bà có "một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng", vì "cái đẹp phải tan nát và nền văn minh phải quy hàng". Dương Thu Hương nói : "Thế hệ của chúng tôi đã bị lừa".

Tội ác chồng chất thêm tội ác

Thay vì phải tự khiêm nhường sửa sai, Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục lừa dối nhân dân miền Bắc và đàn áp, cướp bóc nhân dân miền Nam.

Xuất thân từ những thành phần vô học, không có văn hóa, thiếu tầm nhìn, hung bạo và tham quyền, những cấp lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam, những tổng bí thư Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh v.v đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác để trở thành những tội ác. Thay vì nhìn nhận kiến thức giới hạn của mình, những cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam như trong cơn mê tiếp tục sử dụng bạo lực để che đậy tội ác của mình và của chế độ. Có lẽ họ nghĩ rằng sau khi chết lịch sử mới vạch ra tội ác của họ hơn là phải tự sửa sai và đối diện với sự thật khi đang còn sống.

Những tội ác khó quên

1. Đốt sách và trại tù cải tạo

Sau ngày 30/04/1975, Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện chiến dịch "đốt sách" ở miền Nam với chiêu bài "văn hóa đồi trụy", "tàn dư Mỹ ngụy". Ra lệnh cấm và trừng phạt những công dân nghe nhạc cũ của miền Nam. Đây là những bản nhạc Bolero rất thịnh hành hiện nay. Hơn 1 triệu quân cán chính của miền Nam đã bị chế độ cộng sản lùa vào hơn 150 trại tù khổ sai gọi là Trại học tập cải tạo. Theo tài liệu của The victims of communist Memorial Foundation năm 1994, hơn 165.000 người miền Nam đã bỏ mình trong các trại tù cải tạo.

hcm3

Chiến dịch bài trừ văn hóa nhân bản tại miền Nam và cảnh đốt sách do cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên giáo thực hiện khắp nơi trên miền Nam sau ngày 30/04/1975.

2. Triệt tiêu tư sản và lùa dân thành thị vào vùng kinh tế mới

Sau ngày 30/4/1975, Đảng cộng sản thực hiện những chính sách "triệt tiêu tư sản", bao cấp, ngăn sông cách chợ, bắt dân đi vùng kinh tế mới. Những chính sách cướp giựt vàng bạc, tài sản nhà cửa của nhân dân miền Nam của chế độ cộng sản còn tàn bạo và ác độc hơn sống dưới các chế độ thuộc địa Pháp và Nhật khiến cho nhân dân miền Nam uất ức và bỏ nước ra đi.

Cuộc trốn chạy chế độ cộng sản Việt Nam bằng đường biển trên những chiến thuyền gỗ mong manh sau ngày 30/4/1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc. Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ cộng sản Việt Nam. Tổng số người rời bỏ đất nước, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng 3 triệu người (wikipedia tiếng Việt).

3. Tiếp tục che đậy nà nói dối để lừa gạt nhân dân

Đây là cách mà Ban tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam nhồi nhét vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên học sinh của Việt Nam hiện nay. Một vài thí dụ :

3.1. Đảng cộng sản Việt Nam là gì ? Đảng cộng sản Việt Nam là kim chỉ nam của toàn bộ dân tộc Việt Nam, là đảng cầm quyền… chỉ có Đảng này mới được hoạt động tại Việt Nam, được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp hiện hành.

3.2. Từ bỏ vai trò cầm quyền chính là phủ định công lao của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ đã chiến đấu vì mục tiêu cao đẹp của Đảng, từ ngày thành lập cho đến nay. Giữ cho được là một đảng cầm quyền cũng không phải chỉ để cho Đảng mà còn cho nhân dân, cho dân tộc (cf. Xây dựng đảng).

Bạn đọc tự phê phán cách họ tẩy não con cháu chúng ta để Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn là đảng cầm quyền.

3.3. Đa nguyên đa đảng ở Việt Nam : Chỉ cần bấm trên Google câu hỏi "Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không ?" thì câu tả lời sẽ là : "Ở Việt Nam không cần và không chấp nhận chúng đa đảng" (Ban tuyên giáo).

Hiện nay trên thế giới khoảng 97% các quốc gia chọn thể chế đa nguyên đa đảng gồm Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc và Úc v.v. Trong một quốc gia dân chủ, cách duy nhất để thể hiện quyền làm chủ là quyền chọn lựa người thay mặt cho mình để lãnh đạo quốc gia. Các phân mục 3.1, 3.2, 3.3 vừa kể trên cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam triệt tiêu quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo đất nước của nhân dân Việt Nam. Không những thế Đảng cộng sản Việt Nam còn ngăn chặn nhân dân đòi quyền làm chủ của mình như phân đoạn (3.4) dưới đây.

3.4 Tiếp tục dùng chính sách công an trị, bắt bớ giam cầm những người yêu nước, vu cáo cho tội "chống lại chính quyền nhân dân", răn đe bằng những cái chết oan uổng trong đồn công an, xử tử cụ Lê đình Kình, giết người thả sông, v.v. Tất cả những tội ác này phải để các sử gia ghi chép lại cho thế hệ đời sau.

Sự che đậy và dối trá từ Ban tuyên giáo đến Bộ Chính trị và các lãnh đạo trong Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vẫn được tiếp tục cho đến nay.

Hãy nghe ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân ngày 3/02/2020, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam :

"Với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước (nước đâu có mất), nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do" ; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (Mỹ không chiếm lĩnh một quốc gia nào trên thế giới), giải phóng hoàn toàn miền Nam (Mỹ đâu chiếm miền Nam đâu mà giải phóng), thu giang sơn về một mối vào ngày 30/4/1975.

Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, (Trung Quốc còn yếu hơn Mỹ, sao không tiếp tục thể hiện sự anh hùng ? Lại hèn với giặc, ác với dân) một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" (năm nay chúng ta kỷ niệm tròn 45 năm). Xin nhắc lại, cả thế giới đều biết Mỹ không chiếm đóng bất kỳ quốc gia nào sau Hiến Chương đại Tây Dương năm 1941. Năm 1975, 34 năm sau Đảng cộng sản Việt Nam vẫn dùng chữ "chiến tranh của đế quốc Mỹ".

Tại sao phải tiếp tục dối trá ? Vai trò của Đảng cộng sản ở Việt Nam là gì ?

Đất nước là của nhân dân. Cách duy nhất để nhân dân thể hiện "quyền làm chủ" là quyền tự do chọn lựa người đại diện cho mình để lãnh đạo đất nước. Khi một đất nước bị xâm lăng bởi một quốc gia khác (Pháp hay Nhật), nhân dân bị mất quyền làm chủ, nhân dân không có quyền tự do chọn lựa.

hcm4

Đất nước Việt Nam yên bình và êm đẹp từ bao đời nay

Ngày nay nước Việt Nam không bị xâm lăng bởi ngoại bang, nước Việt Nam bị một đảng của người Việt Nam, tước quyền làm chủ của nhân dân, đó là Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Đảng này cai trị nhân dân Việt Nam từ 75 năm nay. Duy trì dân trí thấp, dối trá, bạo quyền là phương thức duy nhất để duy trì quyền lực. Trong chế độ quân chủ, vương quyền thuộc về gia tộc nhà vua. Trong chế độ cộng sản, vương quyền thuộc về đảng cộng sản. Tại sao phải trả lại cho nhân dân ?

Thay lời kết

Bên trên chúng ta vừa đi ngược lại 45 năm lịch sử để chứng kiến "cú lừa lịch sử" mà Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng để gạt nhân dân hai miền Nam Bắc vào một cuộc chiến tranh tương tàn mà kẻ đắc lợi là Đảng cộng sản Việt Nam. Sau cuộc chiến Đảng cộng sản tóm thu quyền làm chủ đất nước của nhân dân về một mối bằng mỹ từ "thống nhất đất nước". Phải nói đánh tráo khái niệm bằng từ ngữ là "tuyệt chiêu" của Đảng cộng sản Việt Nam.

Sau khi chiếm lĩnh hoàn toản chủ quyền của nhân dân hai miền, Đảng cộng sản lại mập mờ đánh lận con đen không bao giờ nhắc đến "tự do dân chủ". Chiêu bài chơi chữ, chính quyền nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, kho bạc nhân dân nhưng đất nước không còn là của nhân dân.

Quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo đất nước của người dân đã bị Đảng cộng sản đương quyền hủy bỏ, nhân dân không có tự do chọn lựa thì đảng sẽ tiếp tục và mãi mãi lãnh đạo đất nước.

Để kết luận, có thể nói Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam có Tội với đất nước nhiều hơn có Công.

Viết nhân ngày kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, 19/05/2020

Phạm Văn Thành

Nguyên Chủ tịch hội Doanh Nhân Việt Nam tại Canada (AVOBIC)

Published in Diễn đàn
mercredi, 06 mai 2020 14:43

Trò đùa tài sản ngoạn mục

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người thích nói dai và nói dài chuyện "chuẩn bị nhân sự Đại hội đảng XIII", diễn ra vào thượng tuầng tháng 1 năm 2021, nhưng ông lại không dám thanh toán những kẻ khai gian tài sản. Và một lần nữa, vẫn húc đầu vào chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để cai trị độc tài, độc đảng.

npt1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh : Phương Hoa/TTXVN)

Trong bài viết, phổ biến ngày 26/04/2020, có nhan đề "Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII", ông Trọng lập lại 6 tiêu chuẩn "không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong các khuyết điểm sau :

1. Bản lĩnh chính trị không vững vàng ; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng ; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm ; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ;

2. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán ; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình ;

3. Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị ;

4. Không chịu nghiên cứu học hỏi ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm ; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút ;

5. Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc ; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính ;

7. Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

(Chú thích điểm 6 : Nhằm vào lý lịch của người thân trong gia đình bao gồm lập trường và quan điểm chính trị trong qúa khứ và hiện tại, song song với việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước).

Phải kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin

Vấn đề "bản lĩnh chính trị không vững vàng" quy định ở điểm 1 có nghĩa là phải bị loại nếu không "tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước…".

Điều này cũng cho thấy ông Trọng đã loại bỏ mọi khả năng đổi mới chính trị, trong đó có đề nghị của 127 trí thức và nhiều cựu lãnh đạo đảng cao cấp, đưa ra từ năm 2015. Những người này muốn đảng hãy can đảm vượt qua chính mình, gỡ bỏ những ràng buộc lỗi thời để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản với nước láng giềng nham hiểm Trung Quốc.

Hồi đó, trong Thư đề ngày 09/12/2015, trong số những người ký tên nổi tiếng, nay đã qua đời, có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Bắc Kinh và Giáo sư Hoàng Tụy.

Nhưng những điều họ viết 5 năm trước, nay đọc lại vẫn còn giá trị so với tình hình hiện nay (năm 2020), đó là :

"Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh) ; nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt ; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng ; văn hóa xuống cấp ; đạo đức xã hội bị băng hoại ; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị.

Mặt khác, Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới, liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên biên giới đất liền và biển đảo, tăng sự uy hiếp và chi phối đối với nước ta trên nhiều mặt. Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới".

Cả hai nhận xét này trùng hợp với những điều do chính ông Nguyễn Phú Trọng viết ngày 26/04/2020, cũng như hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ông Trọng thì :

"Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức ; bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế ; chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và tệ quan liêu ; "diễn biến hòa bình") mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt gay gắt hơn ; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ của hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu, chiến tranh mạng...".

Trong khi đó, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình nạn dịch Vũ Hán (Trung Quốc), Covid 19, đang gây chết người và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới để gia tăng áp lực quân sự ở Biển Đông nhằm vào Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai Á.

Từ hành động đâm chìm tầu cá Việt Nam ngày 2/4 (2020) đến việc xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi, trước khi đặt tên cho 80 vị trí chìm và nổi trong phạm vi hình Lưỡi bò để giành chủ quyền.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thành lập 2 huyện Tây Sa (quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa cùng các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện đặt ở đảo Phú Lâm) và Nam Sa (quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh và chính quyền đặt ở đá Chữ Thập) và gửi Liên Hiệp Quốc Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, với ngụ ý xác nhận Việt Nam đã thừa nhận quyền chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Phía Hà Nội bác bỏ lập luận của Bắc Kinh với quan điểm Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ công nhận quyền lãnh hải 12 hải lý mà không nói gì đến Hoàng Sa và Trường Sa, vì khi ấy (năm 1958), hai quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa.

Tư tưởng gì ?

Cũng nên biết hồi năm 2015, các trí thức đã viết rằng : "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác–Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác–Lênin. Vậy mà các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác–Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội".

Điều này cũng đã phản ảnh đúng quan điểm của ông Trọng và Bộ Chính trị trong nội dung dự thảo Văn kiện đảng XIII, đang lưu truyền trong nội bộ đảng, với điều cốt lõi hàng đầu là phải "kiện định và trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Vì vậy, Hội đồng lý luận Trung ương, tổ chức chủ trì soạn thảo Văn kiện đảng XIII, Ban Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã không ngừng hô hào phải bảo vệ tư tưởng đảng, bao gồm Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh đảng (bổ sung, phát triển 2011), Điều lệ đảng và chủ trương, đướng lối đảng.

Nhưng nhiều cán bộ và đảng viên, kể cả một số không nhỏ cấp lãnh đạo từ Trung ương xuống cơ sở đã phai nhạt lý tường và đang "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" khỏi chủ nghĩa giáo điều cộng sản.

Bằng chứng như ông Trọng đã bộc lộ trong bài viết :

"Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình hình trên cho thấy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề".

Người đứng đầu đảng và nhà nước còn thừa nhận :

"Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm".

Tài sản của ai ?

Bên cạnh những lo âu suy thoái tư tưởng, ông Nguyễn Phú Trọng còn muốn loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những ai : "Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất…".

Nhưng chuyện này đã xưa như trái đất vì cho đến bây giờ, kể từ khi có Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, sau đó thay bằng Luật năm 2018, có hiệu lực ngày 01/07/2019, chưa bao giờ đảng cho dân xem và kiểm soát các bản khai tài sản của cán bộ, đảng viên.

Từ xưa đến nay, người có bổn phận phải khai thì cứ khai rồi giao cho Thủ trưởng cất vào tủ cho mọt ăn dần, hay niêm yết nơi làm việc để cho nắng mưa ăn nát chứ có ai được dòm đến đâu. Đăc biệt, các bản khai này lại không được công khai nơi cư trú của người phải khai nên dân mờ mịt như thầy bói sờ voi.

Hãy đọc những lời nói thật của Tiến sĩ Đinh Văn Minh, hiện giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ.

Ông Đinh Văn Minh nói (khi còn là Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra) : "Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng được đánh giá là "mang nặng tính hình thức". Nghĩa là, hiệu quả của nó trong việc góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng còn khá thấp ".

Theo bài viết đăng trong báo điện tử Xây dựng Đảng thì :

"Cho đến hiện nay, chúng ta mới quan tâm nhiều đến việc kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức mà chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm soát tài sản của những người này. Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật mới chỉ quan tâm nhiều đến việc kê khai tài sản đi vào nề nếp, đúng pháp luật mà chưa có biện pháp để bảo đảm việc kê khai đó giúp cho Nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức. Qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh và có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản đó khi chứng minh được mối quan hệ của nó với hành vi tham nhũng. 

Chưa hề có việc tài sản của những người bị coi là kê khai không trung thực được đụng đến. Những khối tài sản "sừng sững" mà dường như pháp luật đang bất lực đứng nhìn".

(xaydungdang.org.vn, 27/11/2018)

Những "khối tài sản kếch xù này", như có lần nhìn nhận của nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu (Khóa VIII), thì chúng đã bị giao cho người khác đứng tên thì làm sao mà moi ra được.

Như vậy thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thành công trong đề xướng không cho vào Trung ương XIII những kẻ "Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc", hay ông sẽ đứng trơ ra mà nhìn cho mỏi mắt ?

Phạm Trần

(06/05/2020)

Published in Diễn đàn

Có thêm bằng chứng Đảng cộng sản cầm quyền đã để mất chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn huyênh hoang : "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững".

Trong khi đó, dù sự việc tàu tuần tra Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng vẫn có báo chỉ dám coi tai nạn do "tàu nước ngoài" gây ta.

tau1

Tàu cá Việt Nam, nạn nhân thường trực của thói bạo hành vô nhân bá quyên Trung Quốc trong quần đảo Hoàng Sa - Ảnh minh họa 

Việc mới nhất xảy ra vào khoảng 3g ngày 2/4/2020 khi tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS của ông Trần Hồng Thọ (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Rất may, toàn bộ 8 thuyền viên thoát chết và được trả tự do, sau khi bị điều tra.

Nhưng câu chuyện không giản dị như thế. Theo tin từ Việt Nam thì sau khi nhận được tin báo tàu ông Thọ gặp nạn, "3 tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ. Nhưng 3 tàu cá này lại bị tàu Trung Quốc truy đuổi. 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt.

Đến khoảng 18g ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về".

Tầu nước ngoài

Trước và sau vẫn chỉ có tàu tuần tra Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ông Trần Hồng Thọ, vậy mà báo Lao Động vẫn chỉ dám đưa tin tàu của ông Thọ bị "tàu nước ngoài" đâm chìm. Trong khi báo Thanh Niên cũng viết : "Tối 2/4, một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi xác nhận với Thanh Niên có nhận được thông báo của ngư dân trên địa bàn tỉnh về việc tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm khi đánh cá ở đảo Phú Lâm ".

Tại sao hai báo Lao Động và Thanh Niên lại vô trách nhiệm như thế ? Ai đã ra lệnh cho hai báo này không được viết đích danh tàu Trung Quốc ?

Đã có một thời gian dài trong nhiều năm, báo đài nhà nước không dám gọi đích danh lính hay tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp của và giết ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông. Theo lệnh của Ban Tuyên giáo đảng, báo đài chỉ dám gọi tàu Trung Quốc là "tàu lạ", "tàu nước ngoài", và gọi lính Trung Quốc là "lực lượng võ trang nước ngoài".

Thậm chí còn có nhiều viên chức đảng, nhà nước, đại biểu quốc hội và tướng lĩnh cũng tránh nói tên Trung Quốc vì sợ phạm húy, mỗi khi phải nói đến những hành động sai trái của Bắc Kinh.

Phải chăng tư duy lệ thuộc, sợ hãi Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã lây truyền sang dân khiến việc đụng đến tên Trung Quốc là bị coi "nhậy cảm" ?

Bằng chứng này cũng đã xảy ra trong bài báo của trang điện tử Tiếng nói nước Nga (Sputniknews.com), khi đưa tin về tàu cá Quảng Ngãi ngày 02/04/2020.

Trang này viết : "Lúc 6 giờ ngày 2 tháng 4, bà Nguyễn Thị Chi (vợ ngư dân Trần Hồng Thọ) nhận được điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Hồng (sinh năm 1983, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) báo phương tiện của ngư dân Trần Hồng Thọ bị tàu nước ngoài tông chìm ở đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) tại tọa độ 16°42'3"N-112°25'44"E, văn bản của Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho hay".

Báo Sputniknews viết tiếp : "Được biết, vụ tàu cá Quảng Ngãi của ngư dân Trần Hồng Thọ bị phía Trung Quốc đâm chìm mới đây không phải trường hợp đầu tiên. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nhấn mạnh, những năm qua, ngư dân Bình Châu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung rất "căm phẫn" trước hành động của các tàu cá Trung Quốc.

Điển hình, cách đây khoảng một năm, khi đang khai thác hải sản tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa), cách bờ biển Đà Nẵng chừng 198 hải lý, con tàu mang công suất 575 CV của ngư dân Nguyễn Minh Hùng (SN 1975, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) cùng 4 thuyền viên bị tàu Trung Quốc lù lù áp sát.

Bị rượt đuổi và phun vòi rồng không ngớt, tàu của vị thuyền trưởng có thâm niên hơn 20 năm đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa không may va vào bãi đá ngầm, chìm nghỉm.

Rất may, 5 ngư dân trên tàu cá bị chìm giữa trùng khơi được một tàu bạn ở cùng địa phương ứng cứu kịp thời. Điều đáng lên án, thời khắc các ngư dân Quảng Ngãi tự cứu nhau ở Hoàng Sa, phía tàu Trung Quốc vẫn lảng vảng, vô cảm, bỏ mặc tàu Việt Nam, trong khi ngư dân Việt Nam đã nhiều lần cứu ngư dân Trung Quốc.

Tính đến cuối tháng 12/2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5.571 tàu đánh cá trong đó tàu có chiều dài trên 15m là 3.358 chiếc. Sản lượng khai thác năm 2019 là 250.667 tấn. Ngư dân Quảng Ngãi vốn có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt xa bờ. Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động khắp các ngư trường trong cả nước từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ đến vùng Biển Đông - Tây Nam bộ, Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực" (sputniknews, 03/04/2020).

Đôi co Việt-Trung

Nhưng lần này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh đã chối biến trách nhiệm của tàu Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 3/4/2020, bà này cho biết :

"Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi.

Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm".

Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết.

Nhiều báo Việt Nam chỉ trích bà Oánh đã thay trắng đổi đen. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ biết nói nhẹ nhàng :

"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao ngày 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Nhưng có bao giờ ngư dân Việt Nam nhân được đồng bạc bồi thường nào chưa, hay "chờ được vạ thì má đã sưng" như bấy lâu nay ?

Tàu cảnh sát biển Việt Nam ở đâu ?

Phản ứng nhũn như con chi chi quen thuộc của Bộ Ngoại giao Việt Nam không làm ai ngạc nhiên, vì chỉ là những câu chữ vuốt đuôi đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Có đáng quan tâm chăng là lời than phiền của ông Võ Duy Khánh, một ngư dân trên chiếc tàu bị chìm ở biển Hoàng Sa ngày 2/4/2020 đã nói với BBC tiếng Việt rằng : "Lúc xảy ra đụng độ, tôi chỉ thấy tàu Trung Quốc chứ không thấy lực lượng chức năng Việt Nam".

Đây là câu nói chua chát, vì đã nói lên sự thật phũ phàng rằng 3 lực lượng của Việt Nam gồm Hải quân, Cảnh sát biển và Kiểm ngư đã hoàn toàn vô dụng và bất lực trước hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong thực tế thì Việt Nam đã mất quyền kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi Trung Quốc chiếm đảo từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội cũng mất phần lớn quyền kiểm soát ở Trường Sa từ sau trận Gạc Ma với quân Trung Quốc ngày 14/03/1988.

Tại Trường Sa, sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sĩ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef) của Việt Nam, rồi tân tạo các vị trí này thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng.

Bành trướng ở Trường Sa

Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã không những bất lực trong việc ngăn cản tàu của Trung Quốc tự do tuần hành an ninh ở Trường Sa mà còn không dám ngăn cản Bắc Kinh cải tạo và xây dựng các bãi đá thành các căn cứ quân sự ở Trường Sa.

Mới đây vào tháng 3/2020, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi.

Ngày 26/3/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã chỉ lập lại như con sáo điệp khúc quen thuộc : "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam".

Các nguồn tin phương Tây cho hay quân đội Trung Quốc cũng đã xây dựng một số hệ thống giám sát trên đá Chữ Thập nhằm phục vụ bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thực vật và nước ngọt.

Đối với đá Subi, trạm nghiên cứu đã "hoàn thành thiết kế dự án của hệ thống quan sát" cho mục đích phòng chống thảm họa địa chất và bảo tồn nước ngọt.

Khả năng của Đá Chữ Thập

Sau khi được tân tạo, vị trí của Đá Chữ Thập biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa bãi Tư Chính và căn cứ hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam phía bắc trong khoảng cách ngót 2.000 cây số.

Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào ?

Báo Thanh Niên cho biết : "Tính đến tháng 5/2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.

Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với 7 cụm nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác ; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh ; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…

Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như : tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.

Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...

Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt" (Thanh Niên, 13/06/2019).

Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì : "Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)…".

Wikipedia viết thêm : "…Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám".

Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một "phép thử" cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Đông và Việt Nam nói riêng ở phía cực nam của đường Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm giành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.

Subi có gì lạ ?

Theo Bách khoa toàn thư mở, đá Xu Bi là một rạn san hô vòng  thuộc cụm Thị Tứ  của quần đảo Trường Sa . Đá này nằm cách đảo Thị Tứ  khoảng 26 cây số về phía tây nam.

Đá Xu Bi (1) là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam Đài Loan Philippines  và Trung Quốc . Trung Quốc kiểm soát rạn vòng này từ năm 1988  đến nay.

Đặc điểm : chiều dài  tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển  là hơn 3,7 km.

Căn cứ theo tài liệu của Center for Strategic and International Studies (CSIS)ở Washington D.C. ngày 24/05/2018, báo Tuổi Trẻ online cho biết : "Ảnh chụp tháng 10/2017 cho thấy các công trình trái phép Trung Quốc xây phía bắc đá Subi. 1) Các kho chứa ngầm dưới lòng đất ; 2) Các cơ sở cảm biến và liên lạc ; 3) Cầu cảng di động dùng để bốc dỡ hàng hóa ; 4) Trạm radar cao tần ; 5) Một trong 4 công sự phòng thủ. Vị trí được cho là doanh trại của thủy quân lục chiến Trung Quốc nằm sát khu vực số 2".

"Những công trình trên đá Subi thoạt đầu dễ khiến người ta nhầm lẫn đó là một thị trấn nhỏ trên đất liền. Những con đường nhỏ, sân thể thao và các tòa nhà kiểu dân sự đó sẽ sớm được lấp đầy bởi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lính thủy quân lục chiến Trung Quốc", các chuyên gia phân tích cảnh báo.

Trong khi đó, hãng tin Reuters dự đoán : "Một trung tâm hành chính đã dần hình thành trên đá Subi làm dấy lên suy đoán thực thể này sẽ sớm đón nhận các thành phần dân sự tới sinh sống".

Tuổi Trẻ viết tiếp rằng : "Theo dữ liệu từ Earthrise, một tổ chức phi chính phủ, Trung Quốc đã xây trái phép hơn 400 công trình kiên cố trên đá Subi kể từ năm 2014. Số lượng các công trình này đã bằng với số công trình Trung Quốc xây trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Các chuyên gia Tây phương nói thêm : "Subi là thực thể nhân tạo lớn nhất trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Cùng với đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, đá Subi được xếp vào nhóm "Tam Đại" với đầy đủ các công trình như nhà chứa tên lửa, đường băng 3.000m, các nhà chứa máy bay cỡ lớn và những công trình theo dõi tàu bè, máy bay nước ngoài".

Dữ liệu từ Earthrise cho thấy trên đá Chữ Thập và Vành Khăn chỉ có khoảng 190 công trình và cấu trúc.

Tổng cộng Trung Quốc đã xây hơn 1.600 công trình trên các thực thể mà nước này chiếm đóng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Đài CNBC, chuyên môn về tài chính và thể thao của Mỹ ngày 2/5/2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình  chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không  HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập , Xu Bi, Đá Vành Khăn .

Vẫn trơ ra nhìn

Trước những đe dọa quân sự nhãn tiền của Trung Quốc ở Biển Đông, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đạo nói chung, cũng như cuộc sống gian khổ và nguy hiểm của ngư dân nói riêng ?

Không có hành động gì hết trọi. Ngoại trừ một việc rất hèn nhát và vô trách nhiệm là trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cho các ngư phủ khi họ chỉ có hai bàn tay trắng với những tàu thuyền bằng gỗ. Thái độ hèn nhát này như đã thể hiện lần thứ nhất khi Trung Quốc cho tàu Hải Dương 981 xâm nhập tìm kiếm dầu bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014, và lần thứ hai năm 2019, với tàu Hải Dương 8 xâm nhập bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông nam.

Trong cả hai lần, của chính quyền địa phương đã chỉ trao cho mỗi chủ tàu môt lá cờ Đỏ Sao Vàng để treo trên cột cao của con thuyền khi ra khơi đánh bắt. Đối với đảng và Nhà nước, hành động này thể hiện lòng yêu nước. Nhưng yêu nước cái gì khi bị lâm nguy, những lực lượng bảo vệ dân, tốn hàng trăm triệu, hàng tỷ USD, hoàn toàn biến mất và không ai trong chính quyền dám tố cáo đích danh kẻ gây ra thảm họa. Hèn hay nhát, tồi hay dở khi chỉ biết xúi ngư dân ra khơi đánh bắt và để cho tàu thuyền Trung Quốc mặc sức đe dọa và đàn áp ? Trách nhiệm Đảng và Nhà nước ở đâu khi đem con bỏ chợ, hay trao trứng cho ác ?

Những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ biển đảo như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng ven biển và không quân hãy tự đấm ngực hỏi mình đã làm gì để bảo vệ ngư dân, những công dân Việt Nam trọn vẹn ?

Các ông bà Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch… đã làm gì để bảo vệ các tàu thuyền đánh cá và ngư ân Việt Nam trên các vùng biển đảo Tổ tiên ta để lại ?

Hay những người có trách nhiệm này là những con cầy sấy chỉ biết run rẩy mỗi khi nghe Tổng bí thư - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình răn đe nhiều lần - như trong cuộc Họp báo chung với Tổng thống Barack Obama ngày 25/09/2015 tại Tòa Bạch Ốc - rằng : "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có toàn quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải.…" (2).

Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này vào sáng ngày 07/11/2015 trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (National University of Singapore- NUS) : "Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, do đó Trung Quốc phải giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình".

Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ một ngày sau khi kết thúc chuyến thăm hai ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015. Ông Tập giảng : "Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng… Chữ tín là nền tảng để làm bạn… Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết".

Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam : "Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay yêu hòa bình, cái gen "hòa" của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, "hòa" trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi…".

Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam câu thần chú : "Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Về phần mình, để đáp lại, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội : "Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc ; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu".

Ông Trọng còn : "Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển ; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau ; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước ; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình".

Mới nhất là tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 (9th Xiangshan Forum) khai mạc ngày 21/10/2019 ở Bắc Kinh.

Trước mặt Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, họ Ngụy nói thẳng : "Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi" (3).

Nên nhắc lại, vào ngày 18/6/2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Phạm Trường Long, đã từng nói thẳng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang (qua đời ngày 21/09/2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Ngô Xuân Lịch rằng : "Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa" (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh).

Câu nói này đã như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam và họ Phạm đã xấc xược bỏ ra về, không tham dự các hoạt động "giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6".

Như vậy thì lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam còn chần chừ gì nữa mà không kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế để giành lại một lần cho dứt khoát chủ quyền toàn vẹn của biển đảo và lành thổ ?

Hay vì con Virus Vũ Hán (Covid-19), cũng xuất phát từ Trung Quốc, đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng tối mắt nên không biết đâu mà mò ?

Phạm Trần

(09/04/2020)

(1) Tên gọi : đá Xu Bi ; tiếng Anh : Subi Reef ; tiếng Filipino : Zamora ; tiếng Trung渚碧礁bính âmZhǔbì jiāoHán-Việt : Chử Bích tiêu.

(2) "Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests".

(3) "The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China’s territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away" (Reuters News Agency).

Published in Diễn đàn

Dịch cúm Covid-19 đang làm lu mờ hết thảy thời sự trong nước và quốc tế. Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam đang đến gần nhưng không thấy báo chí nói gì về việc chuẩn bị. Một văn bản đáng chú ý nhất là Quy định 214 về "Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý".

Văn bản này thay vì gần 11.500 chữ thì có thể tóm gọn trong khoảng 2.000 chữ. Cách trình bày dài dòng, cẩu thả, lộn xộn, sáo rỗng, lặp đi lặp lại chứng tỏ kỹ thuật soạn thảo văn thư và tài liệu của đảng cộng sản rất kém. Các tiêu chuẩn mang tính tự sướng, áp đặt, mơ hồ, hoang tưởng mà không có bất cứ một đảng viên nào hiện nay hội đủ, dù chỉ là một phần nhỏ các tiêu chuẩn đó. Ví dụ :

Mục 1.2 : Về đạo đức, lối sống :

Mẫu mực về phẩm chất đạo đức, sống trung thực khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung, cần kiệm kiêm chính, chí công vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc. Là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Kiên quyết đấu tranh ngặn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, những dấu hiệu "tự chuyển biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tệ quan liêu tham nhũng, tiêu cực lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm. Tuyệt đối không trục lợi và không để người thân người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…

khung1

Quy định 214-QĐ/TW : Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ

Những người soạn văn bản này đang cố lên gân bằng cách tìm những từ ngữ tốt đẹp nhất và có vẻ cao quí nhất để gom hết vào tiêu chuẩn của những người lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, mục đích chính của văn bản này là nhằm loại tất cả các ứng cử viên thuộc "phe củi" và khẳng định sự tiếp tục tại vị của ông Nguyễn Phú Trọng.

Về tiêu chuẩn của Tổng Bí thư, Quy định 214 viết :

Mục 2.3 : Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân ; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị… Tiêu biểu nhất về trí tuệ, đạo đức của toàn đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng, quản lý nhà nước…

Với những tiêu chuẩn này thì ngoài ông Trọng ra ai có thể xứng đáng ?

Tuy nhiên, nếu Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục để ông Trọng làm thêm một nhiệm kỳ nữa thì đây quả là một lựa chọn quá nguy hiểm. Bất cứ một ông già nào tuổi trên 75 thì cơ hội giữa sống và chết chỉ là 50/50, huống hồ ông Trọng đã từng bị đột quị. Riêng việc này cũng chứng tỏ rằng Đảng cộng sản Việt Nam rất suy yếu và khủng hoảng. Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền tuyệt đối suốt hơn 75 năm qua và với gần 4,5 triệu đảng viên, già có trẻ có thế mà họ vẫn không thể tìm được người thay thế cho một ông già bệnh tật.

Nếu trong thời gian tại vị, ông Trọng đột ngột qua đời thì Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục rơi vào một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Do cơ chế tuyển lựa nhân sự bệnh hoạn của Đảng cộng sản nên các đảng viên có bản lĩnh và trí tuệ đều bị loại từ vòng gửi xe. Tất cả những khuôn mặt lãnh đạo cao cấp của đảng đều mờ nhạt, già nua, mệt mỏi, thiếu trí tuệ lẫn nhân cách. Ông Trọng được lựa chọn làm lãnh tụ tối cao chỉ vì một tiêu chuẩn rất kỳ quái đó là "không tham nhũng" như những người khác. Ngoài lý do "trong sạch" ra ông Trọng không hề thể hiện một khả năng nào nổi trội trong bất cứ lãnh vực gì, kể cả "khả năng lý luận".

khung02

Tiêu chuẩn quan trọng nhất để làm Tổng bí thư là "có trình độ cao về lý luận chính trị" chứ không phải có thành tích trong chiến đấu hay "vào sinh ra tử".

Quy định 214 cũng bộc lộ sự bối rối của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong hậu trường (như chúng tôi đã phân tích và nhiều người cũng đã nhận ra) ban lãnh đạo Đảng cộng sản đã lấy quyết định chuyển trục sang Mỹ và các nước dân chủ nhưng trong Quy định 214 này họ vẫn dùng ngôn ngữ lưỡi gỗ khi tiếp tục viết :

Mục 1.1 : Về chính trị tư tưởng

Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng…

Cụm từ "kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin" chỉ nhắc lại một lần và cụm từ "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa" chỉ nhắc đến hai lần. Điều này cho thấy ban lãnh đạo đảng bối rối và gượng gạo vì chính họ mới là những người đang "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Sau dịch cúm Covid-19 thì Trung Quốc sẽ rút lui và co cụm lại, họ không cần Việt Nam nữa. Việt Nam còn có thể đi đâu, về đâu ngoài việc chuyển trục sang Mỹ và các nước dân chủ. Xã hội Việt Nam ngày càng lớn mạnh và cái áo độc tài ngày càng chật chội.  

Đảng cộng sản Việt Nam, qua lời ông Trọng, tự động viên nhau rằng họ vẫn sẽ tiếp tục lãnh đạo Việt Nam vì trước mặt họ không có lực lượng dân chủ nào có tầm vóc với một giải pháp khả thi cho đất nước. Điều này sai. Đảng cộng sản Liên Xô vẫn sụp đổ dù trước mặt họ không hề có đối lập dân chủ và bất cứ một giải pháp thay thế nào. Các nước cộng sản ở Đông Âu cũng vậy. Công đoàn Đoàn kết Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo đã giành chiến thắng ngoạn mục năm 1990 và ông trở thành tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan. Tuy nhiên Công đoàn Đoàn kết giống một phong trào phản kháng hơn là một tổ chức chính trị với một giải pháp thay thế khả thi. Chỉ sau một nhiệm kỳ thì Walesa đã bị thất cử trước Aleksander Kwaśniewski, lãnh đạo Liên minh Cánh tả Dân chủ (một cựu đảng viên cộng sản) năm 1995.

Năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có 1.000-2.000 đảng viên nhưng họ vẫn giành được chiến thắng vì họ có một niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa cộng sản. Nay họ có 4,5 triệu đảng viên nhưng vẫn lo sụp đổ vì lý tưởng đã chết khi chủ nghĩa cộng sản phơi bày sự hoang tưởng, nhảm nhí và độc ác. Bất cứ một tổ chức chính trị nào cũng đại diện cho một khuynh hướng và khuynh hướng nào hướng tới tương lai thì sẽ được người dân lựa chọn.

Đảng cộng sản Việt Nam hơn hẳn phong trào dân chủ Việt Nam khi họ hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của tư tưởng chính trị và sức mạnh của nó. Việc ông giáo sư, phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Quang Thuấn đi nước ngoài bằng máy bay, ngồi ghế hạng nhất, ăn trưa ở khách sạn 5 sao, chiều chơi golf và buổi tối chiêu đãi khách phải có ca sĩ nổi tiếng hát... làm nhiều người bất ngờ và phẫn nộ nhưng với chúng tôi thì không có gì lạ. Một ông giáo sư khác cũng xuất thân từ Hội đồng này và đang là người nắm quyền lực cao nhất tại Việt Nam dù tuổi già sức yếu đó là ông Nguyễn Phú Trọng. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để làm Tổng bí thư là "có trình độ cao về lý luận chính trị" chứ không phải có thành tích trong chiến đấu hay "vào sinh ra tử".

Nhiều người bi quan cho rằng phong trào dân chủ khó mà thành công vì Đảng cộng sản Việt Nam còn rất mạnh. Họ có quân đội, công an để kiểm soát từng người dân và một đội ngũ dư luận viên hùng hậu để nhiễu loạn, định hướng người dân… Chúng tôi không nghĩ như vậy. Một chính đảng có đời sống riêng của nó. Nó chỉ sống và gắn kết được các thành viên với nhau nếu còn đồng thuận và chia sẻ với nhau về tư tưởng chính trị hay một dự án chính trị nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam không còn đồng thuận trên bất cứ lĩnh vực nào. Bộ máy đàn áp của chính quyền vẫn còn hoạt động nhưng chủ yếu là do quán tính. Bộ não của nó đã chết vì mất đồng thuận. Đảng cộng sản Việt Nam cũng như một cỗ máy khổng lồ nhưng trung tâm điều khiển đã có vấn đề nên cỗ máy có thể đột ngột dừng hoạt động bất cứ lúc nào. Vụ tấn công vào Đồng Tâm là một ví dụ. Nếu có đồng thuận và còn nghĩ đến tương lai của đảng thì không bao giờ xảy ra vụ đổ máu gây chấn động nhân tâm như thế.

Đảng cộng sản Việt Nam có còn giải pháp nào không ? Câu trả lời là không. Việc Trung Quốc rút lui và co cụm lại dẫn đến hậu quả là họ không cần và không chống lưng cho Đảng cộng sản Việt Nam nữa. Việc ông Trọng đánh bại được Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội 12 là vì Trung Quốc không còn làm áp lực quá mạnh. Nếu muốn Trung Quốc vẫn có thể giữ được Nguyễn Tấn Dũng. Rõ ràng là Trung Quốc không hài lòng nhưng cũng phải miễn cưỡng chấp nhận Nguyễn Phú Trọng. Đại hội 13 này cũng vậy, Trung Quốc sẽ không còn làm áp lực mạnh lên vấn đề nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam. Không còn chỗ chống lưng nên ban lãnh đạo đảng cộng sản phải lấy quyết định chuyển trục sang các nước dân chủ. Tuy nhiên điều này lại đồng nghĩa với việc "mất đảng" không sớm thì muộn. "Đi thì mắc núi, trở lại thì mắc sông", Đảng cộng sản Việt Nam như gà mắc tóc, không biết phải làm gì. Hơn nữa khi mất người bảo trợ Trung Quốc thì các phe nhóm trong đảng tha hồ đấu đá, mạnh được yếu thua, kẻ thắng làm lò, kẻ thua làm củi. Một tương lai kinh khủng đang chờ Đảng cộng sản Việt Nam ở phía trước.

Giả sử các phe nhóm trong đảng muốn tách ra và chuyển hóa thành các chính đảng để tiếp tục cai trị Việt Nam như Putin ở Nga thì điều này cũng không thể thành công vì di sản của Đảng cộng sản Việt Nam quá kinh khủng. Bất cứ đảng viên nào cũng không còn uy tín để làm việc đó, vì cho dù họ không gây ra tội ác thì cũng đã toa rập với đảng cộng sản đè nén cai trị dân tộc Việt Nam suốt bao năm qua.

Một nỗ lực khá hài hước nữa chứng tỏ sự bế tắc của Đảng cộng sản Việt Nam là việc Quốc hội đưa ra dự thảo cho phép 5% đại biểu sẽ là các nhà khoa học và nghiên cứu… Thật ra dưới chế độ độc tài thì không cần đến Quốc hội và Viện kiểm sát vì các định chế này chỉ là các cơ quan của đảng và chịu hoàn toàn sự chỉ đạo của đảng. Ngay cả tòa án cũng chỉ xét xử theo lệnh của đảng chứ không xét xử theo luật pháp và lương tâm. Qui định 214 nói trên cũng vậy. Các lãnh đạo của Nhà nước và Quốc hội chỉ cần một tiêu chuẩn duy nhất là được người dân bầu chọn chứ không cần bất cứ một "tiêu chuẩn" nào khác.

Các nhà nước độc tài chuyên chế dù hùng mạnh như Liên Xô trước đây rồi cũng phải sụp đổ. Đảng cộng sản Trung Quốc giỏi và tinh vi hơn Đảng cộng sản Việt Nam hàng trăm lần cũng sẽ chịu chung số phận với Liên Xô thì làm sao Đảng cộng sản Việt Nam có thể tồn tại. Tuy nhiên cũng vì quán tính độc tài quá mạnh nên Đảng cộng sản Việt Nam không thể nào chuyển hướng về dân chủ. Họ sẽ cố đấm ăn xôi cho đến lúc gục ngã bởi những mâu thuẫn chồng chất không thể giải quyết được.

Chỉ có một lối thoát duy nhất cho các đảng viên cộng sản có hiểu biết và có tấm lòng với đất nước, đó là nhanh chóng rời bỏ con tàu sắp đắm để tìm đến, kết hợp với một tổ chức chính trị đối lập dân chủ lương thiện, bao dung và đứng đắn để cùng bắt tay nhau xây dựng lại đất nước.

Việt Hoàng

(15/3/2020)

Published in Quan điểm

Chẳng phải vô tình khi Ban Tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam cảnh giác phải tỉnh táo trước âm mưu "diễn biến hòa bình" lôi kéo cán bộ, đảng viên bỏ đảng nhưng không biết giữ họ lại bằng cách nào.

dang01

Các địa phương đang tích cực chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Ảnh minh họa

Chuyện này đã xẩy ra khi chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng, thi hành từ Khóa đảng XI năm 2011, không đem lại thành công như trông đợi. Lãnh đạo đảng, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã đổ tội cho "diễn biến hòa bình" là thủ phạm đã gây ta tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị để dẫn đến "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.

Nhưng thực tế là đã có một số không nhỏ đảng viên nghỉ hưu, cả dân và quân, vào khoảng 45% theo lời Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, đã "âm thầm bỏ sinh hoạt đảng", tự ý trốn họp, không khai báo khi đến chỗ ở mới, hay tìm mọi lý do không liên hệ với đảng nữa. Tích cực hơn, nhiều người đã chính thức viết thư quyết định ra khỏi đảng, hoặc công khai bài bác chủ nghĩa cộng sản và chủ thuyết mác-xít lênin-nít. Những người này nói thẳng : Thế giới cộng sản đã tan rã, nhân dân Nga đã khai tử chủ nghĩa Mác-Lênin thì không có lý do gì Việt Nam lại duy trì thứ chủ nghĩa giáo điều lạc hậu này.

Tình trạng chán đảng, nhạt đoàn, xa rời chính trị, bỏ những cuộc họp vô tích sự, mất thời giờ không còn là chuyện năm thì mười họa mới xẩy ra mà đang diễn ra thường xuyên và khắp nơi khắp chốn, từ trung ương xuống cơ sở.

Đối với cán bộ, đảng viên đang tại chức hay còn có chân trong đảng để giữ việc làm thì cũng không hăng hái thật lòng mà chỉ vì miếng cơm manh áo.

Bằng chứng đã diễn ra trong việc thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cũng chỉ được tổ chức cho có hình thức là nhiều.

Hãy đọc : "Tính hình thức, chưa tự giác, chưa tạo ra bước chuyển ở một số nơi... là hạn chế được chỉ ra trong học tập Bác ở Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương".

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những hạn chế nhất định (theo VOV - Đài tiếng nói Việt Nam, 17/05/2019).

Theo ông An : "Việc "lười" học tập nghị quyết vẫn tồn tại với nhiều biểu hiện "sáng đông, chiều vắng, đến không ghi chép, quán triệt không sâu…". Công tác tuyên truyền chưa sáng tạo, làm cho các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng".

Đặc biệt, theo tường thuật của VOV, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cũng nêu rõ :

"Ở một số đơn vị, tính dân chủ, công khai, minh bạch chưa được coi trọng và khơi thông nên chưa tạo được sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Một số tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền có biểu hiện làm việc cầm chừng, nghe ngóng, sợ sai phạm, sợ trách nhiệm nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Việc xử lý sai phạm trong một số cơ quan, đơn vị còn hình thức, có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm…".

Trò hề học Nghị quyết

Trung ương mà còn như thế thì ở địa phương có khá hơn không ?

Thắc mắc này, phần nào đã được trả lời trong bài viết "Khắc phục bệnh hình thức, đối phó trong học tập nghị quyết của Đảng hiện nay", của Tác giả Trần Phú Dũng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên Tạp chí xây dựng Đảng, ngày 31/10/2019.

Ông Dũng nói thẳng :

"Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó "đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy", hoặc "khi nào điểm danh nháy máy nhé", hoặc "nhớ giơ tay hộ nhé", hoặc "nhớ ghi tên hộ nhé",… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.

Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên".

Ông Trần Phú Dũng kể tiếp :

"Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao ?".

Câu chuyện học hành kiểu này được vui vẻ kể tiếp :

"Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết".

Tác giả Phú Dũng không ngại nói toạc móng heo ra cho cả nước biết rằng :

"Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.

Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.

Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng".

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, cũng đã có những nhận xét về căn bệnh ngại học, lười học, học chiếu lệ về lý luận của cán bộ, đảng viên.

Lên tiếng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra vào sáng 06/01/2020 tại Hà Nội. ông Chính đã yêu cầu cần :

"Khắc phục bằng được căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học chiếu lệ về lý luận và chủ nghĩa Mác-Lê nin".

Nhưng chuyện "chán Mác, chê Lênin, ngại cả Bác Hồ" đã diễn ra trong nội bộ đảng từ khuya lắm rồi. Vì vậy, điều kiện hàng đầu để được chọn vào hàng ngũ "cán bộ chủ chốt" hay "cán bộ cấp chiến lược" khóa đảng XIII sắp diễn ra là phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí minh, và trung thành với đảng Đảng cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, ông Phạm Minh Chính, trong tư cách Trưởng ban Tổ chức trung ương và là người đứng đầu việc chọn mặt gửi vàng cho khóa đảng XIII, đã yêu cầu :

"Cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như : bám sát cương lĩnh, điều lệ, các chủ trương, nghị quyết của Đảng ; chú trọng việc rèn luyện lập trường, tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về nêu gương ; bám sát vào hai trọng tâm năm đột phá của Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ; nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ các cấp".

(báo điện tử Đảng Đảng cộng sản Việt Nam)

Ông Chính nói như vậy cũng chỉ lập lại những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong 2 năm qua, nhưng không ai biết có bao nhiêu trong số hơn 250 người đã được Bộ Chính trị quy hoạch, hội đủ những điều kiện vừa nêu.

Thật hay giả ?

Bên cạnh chuyện chính trị thì cũng đang rân ran trong dư luận câu chuyện đảng đang xoắn vó lên trước làn sóng văn nghệ chống đảng đang lan rộng ở trong và ngoài nước.

Đó là lý do có bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 09/10/2019 của ông của ông Đinh Xuân Dũng, Giáo sư Tiến sĩ Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Ông Dũng mở đầu :

"Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao ? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào ? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay".

Nhìn vào tình hình, ông Dũng nói rằng :

"Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, "báo động" về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là "báo động giả". Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khinhận diện những biểu hiện của "diễn biến hòa bình", đánh giá những tác động, ảnh hưởng của "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ".

Sau khi tự diễn như thế, ông Dũng quả quyết :

"Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ "nhân quyền" và không ít người đã nhận được "hỗ trợ", "tài trợ" từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại "nền tảng tư tưởng" đã được thiết kế, "sản xuất" ở phương Tây, sau đó được "cấy ghép" vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam".

Ông Dũng không đưa ra bằng chứng, nhưng đã qủa quyết :

"Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, "bỏ qua", thậm chí cho là "báo động giả", nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí "sản phẩm" này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là "cửa mở", "cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương", từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc "nền tảng tư tưởng".

Sau cảnh báo như vậy, ông Đinh Xuân Dũng cũng khoe :

"Những năm qua, cuộc "đọ sức" giữa âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.

Đỉa phải vôi

Nhưng thực tế Đảng đã rất đau đầu với những tác phẩm của các tác giả lưu vong cũng như ở trong nước như : Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Bùi Tín (tiêu biểu với Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật) Trần Đĩnh (Đèn Cù), Tống Văn Công (Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng). Ông Công từng giữa các chức vụ biên tập quan trọng của các báo của đảng như Lao Động Mới, Người Lao Động và Lao Động.

Vì vậy, bài viết của ông Đinh Xuân Dũng đã chĩa mũi dùi vào hai ông Vũ Thư Hiên, Bùi Tín (đã qua đời ngày 11/08/2018 tại Paris, Pháp), gọi họ là nhóm "mở miệng" trong những năm cuối thế kỷ XX. Cùng bị lên án chống đảng là một số cây bút trẻ có những truyện ngắn đã làm cho đảng nhức nhối không ít.

Vì vậy, ông Dũng chỉ trích tiếp :

"Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại "tác phẩm" như vậy, coi đó là "trung thực", là "sức mạnh" của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để "giải" (hóa giải) trung tâm, là sự "sáng tạo" và "phát hiện" độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại".

Cuối cùng, Đinh Xuân Dũng nói :

"Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị "giật dây" hoặc đó là một cuộc "nội chiến". Những năm gần đây, luận điệu đó được "sản xuất" bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được "nhập khẩu" vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài "sản phẩm" nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu "nhập khẩu" đó như là một sự "phát hiện mới" của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo "mốt thời thượng" về chính trị mà không am hiểu, thậm chí "không muốn hiểu" sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là "chiến tranh ủy nhiệm" hoàn toàn là sự "ngây thơ" hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử".

Trong lĩnh vực âm nhạc, ông Dũng chỉ trích đích danh Nhạc sĩ Ngọc Đại, người đã có những tác phẩm phản ảnh rất trung thực tình trạng đi xuống và xáo trộn của xã hội Việt Nam.

https://youtu.be/vHRwV56M0nk

Ngọc Đại - Thằng Mõ - Cánh Đồng Cỏ Khô, Ngũ Sắc, Thông Điệp Hoa Hồng

Ông Dũng viết :

"Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật.

Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa "Cái nường 8X"của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như "Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi...".(bài Vĩnh biệt). " Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn", "phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du..". (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy "diễn biến hòa bình" ở đâu ? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy".

Phụ họa với ông Đinh Xuân Dũng, báo Quân đội Nhân Dân cũng đã viết bài lên án các nhạc sĩ và nghệ sĩ không còn muốn đứng trong hàng ngũ đảng. Báo này viết :

"Thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch sử dụng mọi chiêu trò chống phá Việt Nam trên nhiều phương diện với các thủ đoạn hết sức thâm độc, tinh vi ; trong đó lợi dụng các hoạt động âm nhạc để tác động tiêu cực về tinh thần, tư tưởng đang được chúng coi là một trọng điểm.

Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh với những chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động này để chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.

Mục tiêu chống phá trên lĩnh vực âm nhạc của các thế lực thù địch nằm trong mục tiêu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đó là : Xuyên tạc, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nền văn hóa, văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Thông qua âm nhạc để tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hoài nghi lịch sử, "phi chính trị hóa" giới nghệ sĩ, tạo ra nhiều xu thế ly khai, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ; khuyến khích những xu hướng âm nhạc xa lạ làm nhiễu loạn lối sống, đạo đức, văn hóa Việt Nam".

Báo Quân đội nhân dân viết tiếp :

"Về thủ đoạn, các đối tượng sử dụng mạng lưới thông tin tuyên truyền, chủ yếu là mạng xã hội và một số diễn đàn, chương trình nghệ thuật để truyền bá, xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực nghệ thuật. Vu cáo Đảng cộng sản Việt Nam bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt máy móc quan điểm trong nghệ thuật, trấn áp những nghệ sĩ đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo ; bôi nhọ, đả kích các nhân vật, nhà phê bình nghệ thuật có quan điểm chính thống, đúng đắn ; phê phán, làm trầm trọng hóa một vài sai sót của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép lưu hành, hoặc cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm. Đặc biệt, chúng triệt để khai thác những sáng tác nghệ thuật lệch lạc, tiêu cực, bị phê phán mạnh mẽ trong nước để phổ biến, tán phát rộng rãi ; thậm chí còn tổ chức trao giải thưởng, trả nhuận bút cao, khích lệ tính hám danh của một số nghệ sĩ, lôi kéo họ vào hoạt động chống đối chính trị, đưa ra những phát ngôn, sáng tác bất lợi cho đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa".

Đối với trong nước, bài báo cho biết :

"Ở trong nước, thời gian gần đây, môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm với các album nhạc chế tiêu cực đưa lên trang mạng, blog, YouTube của một bộ phận giới trẻ, hay hiện tượng một số nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thành danh sáng tác, phát hành một số ca khúc với ca từ vô nghĩa, dung tục, thô thiển, phản văn hóa, suy đồi đạo đức, mang mặc trang phục biểu diễn hở hang, dị biệt ; cả việc một số chương trình lạm dụng, khai thác quá đà dòng nhạc dư luận cho là "sến sẩm"… đã không nhận được sự đồng tình, thậm chí là rất bức xúc của đông đảo công chúng yêu nhạc.

Nghiêm trọng hơn, một số văn nghệ sĩ có biểu hiện cực đoan hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo nên đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước ; bộc lộ thái độ hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, có những phát ngôn sai trái, lệch lạc ; có trường hợp lợi dụng danh nghĩa giáo viên dạy nhạc, thường xuyên tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước… Những vụ việc, hiện tượng nêu trên đang làm vẩn đục dòng chủ lưu âm nhạc Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá nghệ thuật cách mạng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".

(Quân đội Nhân dân, 09/03/2020)

Như vậy thì đảng đã tối mặt chưa, hay còn sáng mắt mà nhìn chưa ra đâu là ánh sáng ở cuối đường hầm Xã hội Chũ nghĩa ?

Phạm Trần

(12/03/2020)

Published in Diễn đàn