Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un trước mối đe dọa vô hình virus corona

Virus corona là con siêu vi dân chủ ? Thế giới người lo chống dịch, kẻ sợ tác động chính trị. Putin đưa Chúa Trời vào Hiến pháp Nga. Châu Âu đối phó áp lực bắt chẹt của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là những chủ đề nóng của báo chí Pháp hôm nay.

kim1

Tẩy rửa diệt trùng tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 28/02/2020 Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Chống dịch như chống khủng hoảng tài chính

Virus corona chủng mới đe dọa kinh tế toàn cầu. Nguy cơ suy thoái tăng theo tỷ lệ thuận với tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại Châu Á và Châu Âu. Kinh tế Pháp có thể bị tác hại nhiều hơn là dự báo, bộ trưởng kinh tế Pháp nhìn nhận. Các chính phủ và ngân hàng quốc gia huy động các biện pháp đối phó. Những tựa lớn của Le Monde mang màu sắc thế giới chuẩn bị chiến tranh chống dịch phát xuất từ Hoa lục.

Đối phó như thế nào ? Theo Les Echos, không khí ở các định chế tài chính sôi động như đang chữa cháy : Ngân hàng liên bang Mỹ giảm lãi suất chỉ đạo. Châu Âu bàn thảo kế hoạch kích cầu. Tuy nhiên, trở lực lớn vẫn là Trung Quốc : Bắc Kinh liên tiếp tung ra các biện pháp kích cầu từ bơm 200 tỷ đô la vào thị trường, giảm thuế doanh nghiệp nhưng hiệu quả rất chậm.

Tạp trung vào tình hình chống dịch tại Pháp, bốn trang báo của Libération gửi đến độc giả các biện pháp chuẩn bị giai đoạn ba : trưng dụng các nhà máy sản xuất khẩu trang, phân công các bệnh viện, từng bước thi hành để tránh tình trạng quá tải và gây hoảng hốt…

Dịch Covid-19 : siêu vi dân chủ, không chừa một ai

Với góc nhìn xã hội, La Croix đưa lên trang nhất tựa đậm : Đối phó với khủng hoảng siêu vi, các nền dân chủ hành động ra sao ? Theo nhật báo công giáo, dịch Covid-19 làm chao đảo xã hội, bắt buộc các chính phủ phải hòa hợp giữa hai nhu cầu : đó là có các biện pháp hiệu quả nhưng không được vi phạm các quyền tự do. Để tạo được lòng tin trong dân chúng, chế độ dân chủ dựa lên sự minh bạch và các thế lực đối trọng. Cụ thể là chính quyền lo phần bảo vệ trật tự còn thẩm phán thì bảo vệ các quyền tự do của người dân.

Thế còn những chế độ bị cô lập, như Iran, thì sao ?

Tại Iran, bản chất chểnh mảng của chế độ góp phần cho dịch lây lan đến cả thành phần lãnh đạo.

Nhận định thẳng thắn của Le Monde là tựa của bài báo phê phán thái độ thiếu trách nhiệm của chính quyền Iran trước một thảm họa y tế đã lan đến đất nước. Vì để "cứu" cuộc bầu cử Quốc hội và kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo trong tháng Hai mà từ tổng thống cho đến giáo chủ cáo buộc Mỹ "tung tin giả để phá hoại". Thế nhưng lần lượt kẻ trước người sau, 15 quan chức trong guồng máy chính quyền ngã bệnh, trong đó có phó tổng thống Masoumeh Ebtekar và 5 người chết, đáng chú ý nhất là Mohammed Mirmohammad, thành viên Hội đồng cố vấn của Giáo chủ Ayatollah Khamenei. Thái độ vô trách nhiệm của chính quyền Iran bị giới y tế tố cáo : một bác sĩ Iran cho biết, thống kê 523 ca lây nhiễm công bố chính thức hôm thứ Hai không có danh sách số bệnh nhân tại bệnh viện nơi ông làm việc. Toàn bộ lãnh thổ Iran bị dịch lây lan. Vì nhu cầu chính trị "không tuyên bố có Covid-19 trước ngày bầu cử 21/02". Một sinh viên nội trú cho biết nhận được chỉ thị từ "bên trên" ban xuống mọi cấp trong ngành y tế. Khẩu trang cũng bị cấm dùng.

Theo các bác sĩ Iran, lẽ ra phải "phong tỏa thánh địa Qom ngay từ ngày đầu khi phát hiện nơi này là tâm dịch" nhưng vì giới giáo sĩ phản đối làm chậm thi hành các biện pháp phòng chống đến 10 ngày, 10 ngày quý báu.

Số liệu của Nhà nước cũng bị các dân biểu châm chọc là "trò đùa" bởi vì bệnh viện trên toàn quốc đều bị quá tải. Vào thời điểm mà Bộ y tế Iran đưa con số 43 trường hợp, một nghiên cứu của đại học y khoa Toronto, dựa trên số ca lây nhiễm từ Iran qua Canada trong ba ngày từ 19 đến 23/02, cho biết phải có ít nhất 18.000 bệnh nhân ở Iran.

Ngày 25/02/2020, tổng thống Hassan Rohani còn khẳng định chỉ trong vòng một tuần, dịch virus corona sẽ biến mất.

Cuối cùng Iran phải nhìn nhận bị dịch nghiêm trọng và chấp nhận viện trợ.

Kim Jong-un và mối đe dọa vô hình

Tại Bắc Triều Tiên, chế độ khép kín khẳng định không có ai bị nhiễm bệnh nhưng báo đảng Rodong nhìn nhận khoảng "7.000 người có triệu chứng đáng ngờ đang được theo dõi". Đối nội, bị dịch Covid-19 đe dọa, đối ngoại, Bình Nhưỡng phô trương cơ bắp. Le Figaro phân tích vì sao nhà độc tài Kim Jong-un lo sợ.

Mũ nỉ, mặt đằng đằng sát khí, Kim Jong-un là người duy nhất không đeo khẩu trang trong bức ảnh thị sát một cuộc "tác xạ đại pháo tầm xa" theo bản tin của KCNA mà Le Figaro dùng để minh họa cho hành động phô trương sức mạnh của Bắc Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo một ngày trước. Trong bối cảnh Nam Hàn vất vả chống dịch Coronavirus, tổng thống Moon Jae-in, người chủ trương đối thoại với Bình Nhưỡng bị phe bảo thủ công kích thì tại sao Bắc Triều Tiên khiêu khích Seoul ? Theo nhật báo thiên hữu, nhà độc tài Kim Jong-un phô trương cơ bắp với bên ngoài trong lúc bản thân chế độ bị dịch Covid-19 đe dọa. Báo chí chính thức không còn im lặng 100% như trong các vụ thiên tai hay dịch bệnh trước đây. Đích thân Kim Jong-un chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị để tổ chức chống dịch. Chính thức, Bắc Triều Tiên khẳng định không có người bệnh nhưng "có 7.000 người" đang được theo dõi sức khỏe. Thông tin "giấu đầu lòi đuôi" này của báo đảng Rodong cho phép suy đoán thực tế rất nghiêm trọng. Một nguồn tin tình báo cho biết "có hàng chục người bị nhiễm".

Thật ra Bình Nhưỡng không xem nhẹ nguy cơ này. Từ tháng Giêng, Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc và cách ly 380 nhân viên ngoại giao quốc tế trong suốt 30 ngày tại Bình Nhưỡng. Theo một nguồn tin thiện nguyện, biện pháp đóng cửa biên giới đã từng được ban hành tại Bắc Triều Tiên lúc xảy ra dịch Ebola ở Châu Phi và viêm phổi Mers ở Saudi Arabia. Bởi vì cơ thể người dân Bắc Triều Tiên, do thiếu ăn, nên rất yếu ớt trước sự tấn công của các loại siêu vi : "Dịch lây lan sẽ là một đại họa, với tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc, như dịch cúm xảy ra trong một nhà dưỡng lão". Báo chí chính thức cũng nói nhiều về chiến dịch tẩy trùng… chứng tỏ chính quyền ngồi không yên. Lee Min-young, một nhà phân tích ở Seoul dự báo : "Nếu dịch bệnh vượt tầm kiểm soát thì sẽ là một đòn đau cho ông Kim, có thể làm hỏng các mục tiêu chính trị và ngoại giao".

Virus corona là một "siêu vi dân chủ" vì nó không chừa một ai, kể cả gia đình họ Kim và các lãnh đạo khác.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một chế độ khép kín và thường xuyên bị cô lập, Bình Nhưỡng vẫn có thể huy động an ninh để theo dõi dân chúng và cách ly tập thể dân chúng.

Trong bối cảnh này, vụ thử tên lửa chỉ là động thái tuyên truyền đánh lạc hướng nhằm chứng tỏ dịch Covid-19 không làm suy yếu quyết tâm chống "đế quốc" của lãnh đạo tối cao.

Di dân, tị nạn : con tin của bàn cờ địa chính trị

Thủ đoạn của Ankara dùng người tị nạn làm con tin gây áp lực buộc Châu Âu ủng hộ trong cuộc chiến tại Syria gây bất bình và lo ngại. Nhưng theo Le Monde, ông Erdogan chỉ muốn đòi tiền.

Cùng chiều hướng này, La Croix cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng làn sóng di dân làm công cụ để "tháu cáy" Châu Âu. Vấn đề là Châu Âu không thể khoanh tay đứng nhìn vì tình hình chắc chắn sẽ suy thoái thêm, nhất là giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Theo nhật báo công giáo, trước hết không thể bỏ Hy Lạp một mình đối phó với cuộc khủng hoảng này. Vừa thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính với các giá hy sinh rất lớn, từ những năm gần đây, thành viên phía nam của Liên Hiệp Châu Âu còn phải cưu mang gánh nặng di dân, tị nạn trong các trại tạm cư. Đương nhiên Châu Âu không quên Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đất tạm dung thân của hàng triệu người Syria. Tuy nhiên, lời đe dọa của Ankara mở cửa biên giới cho "hàng triệu di dân" chạy sang Châu Âu đúng là chiến thuật bắt chẹt thô bạo. Dụng ý của Erdogan là buộc Châu Âu ủng hộ ông ta trong cuộc chiến tại Syria mà mục đích tối hậu là "tiêu diệt người Kurdistan", đồng minh của Tây phương trong cuộc chiến chống thánh chiến. Để tránh chiếc bẫy của Erdogan, theo La Croix, Châu Âu cần can dự trực tiếp bảo vệ người tị nạn tại miền đông Syria thay vì chi tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, Libération nhấn mạnh đến tội ác của Nga tại Syria. Trong bài Liên Hiệp Quốc cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, nhật báo thiên tả cho biết Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc đã thu thập được dữ liệu tại hiện trường và hình ảnh đủ để kết luận là hồi tháng 07/2019, oanh tạc cơ của Nga đã cố ý ném bom vào thường dân, vào nhà cửa, chợ búa, trường học ở Maarat al Norman, tỉnh Idleb, trong suốt ngày 22 giết chết 43 người và gây thương tích cho 109 người khác. Một tháng sau, đến lượt một trại tị nạn ở Haas bị ném bom, 20 người chết trong đó có 8 phụ nữ và 6 trẻ em. Dĩ nhiên, ngoại trưởng Nga phủ nhận các thông tin này.

Nga : Chúa Trời trong Hiến pháp

Về thời sự nước Nga, theo sáng kiến của tổng thống Putin, Chúa Trời sẽ xuất hiện trong bản Hiến pháp tu chính. Đừng xem đây là chuyện giễu cợt, một nhà phân tích chính trị Nga cảnh cáo.

Một trong những chi tiết khác với văn bản 1993 và đập vào mắt là từ "Chúa Trời" được đưa vào một điều khoản khẳng định "Liên bang Nga là hậu thân của Liên bang Xô-viết", và là tiếp nối của "ngàn năm lịch sử, ký ức của tiền nhân lưu truyền lý tưởng và đức tin Thiên Chúa".

Chuyên gia chính trị Gueorgui Satarov, một trong những tác giả bản Hiến pháp 1993 bình luận về các điểm tu chính như sau : "Đi từ khôi hài, lố lăng cho đến kinh khiếp".

Xếp vào loại kinh khiếp là điều khoản "cấm chuyển nhượng lãnh thổ". Điều này mở đường cho các đạo luật trong nay mai dùng để truy bức những người từ chối chuyện sáp nhập quần đảo Crimea năm 2014. Và làm cuộc đàm phán với Nhật Bản, nếu có trong tương lai, về quần đảo Kuril, trở thành phức tạp hơn (cho những người có thiện chí).

Mẹ : thần tượng của trẻ em Pháp

Cuối cùng, La Croix tổ chức thăm dò giới trẻ vị thành niên Pháp xem ai là người phụ nữ số một trong năm 2019. Đại đa số các em từ 11 đến 14 tuổi bầu cho "mẹ yêu dấu. Người được ái mộ thứ hai là thần tượng Thụy Điển bảo vệ môi trường Greta Thunberg. Đệ nhất phu nhân của Pháp đứng hàng thứ tư sau nữ ca sĩ Angèle.

Tú Anh

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đàm phán hạt nhân càng bế tắc (RFI, 29/11/2019)

Vụ phóng tên lửa Bắc Triều Tiên hôm 28/11/2019 diễn ra vào lúc sắp hết thời hạn cuối năm mà Bình Nhưỡng đưa ra để Washington phải "thể hiện sự linh hoạt" trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, bị bế tắc từ nhiều tháng qua.

bac1

Hình ảnh vụ phóng tên lửa được phát trên truyền thông Hàn Quốc, Seoul ngày 28/11/2019.Jung Yeon-je / AFP

Kim Jong-un có vẻ rất thích những gì mang tính biểu tượng. Ông đã cho thử nghiệm "bệ phóng nhiều tên lửa có kích thước rất lớn" đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, và một ngày trước dịp kỷ niệm hai năm Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới lãnh thổ lục địa của Mỹ.

Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn nhiều tên lửa nhằm buộc Hoa Kỳ có những nhân nhượng trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân, vốn không có tiến triển gì kể từ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 2 năm nay. Nhưng mục tiêu của các cuộc thử nghiệm đó cũng là tiếp tục nâng cao tiềm lực quân sự của Bắc Triều Tiên.

Theo hãng tin Reuters, vào tuần trước, đại diện đặc biệt của Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun tuy khẳng định thời hạn cuối năm chỉ là một thời hạn "giả tạo", nhưng ông nhìn nhận là quá thời hạn đó, Bình Nhưỡng có thể sẽ quay trở lại các hành động khiêu khích như trước năm 2017.

Ông Leif-Eric Easley, giáo sư giảng dạy về nghiên cứu quốc tế tại Seoul, nhận định với Reuters rằng, qua cuộc thử nghiệm tên lửa hôm qua, Bình Nhưỡng đang gia tăng áp lực với Wasshington cũng như với Seoul. Các quan chức Bắc Triều Tiên yêu cầu Hoa Kỳ phải từ bỏ "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng, cụ thể là phải giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nếu không họ sẽ rút khỏi đàm phán hạt nhân. Bắc Triều Tiên còn đòi Hoa Kỳ và Hàn Quốc chấm dứt các cuộc tập trận chung thường niên, được cho là nhằm chuẩn bị một cuộc xâm lược Bắc Triều Tiên. Đó là những yêu cầu mà tổng thống Trump hiện không thể đáp ứng được.

Trả lời hãng tin Bloomberg, ông Chun Yung-woo, cựu trưởng đoàn Hàn Quốc trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Bắc Triều Tiên, cho rằng Kim Jong-un xem Donald Trump như là một "con tin chính trị" và tự xem là đang ở một vị thế có thể áp đặt ý muốn của mình trong cuộc đàm phán với Trump.

Mặt khác, chính tổng thống Mỹ dường như đang dung túng cho Kim Jong-un bắn thử tên lửa. Trong khi Nhật Bản và các nước khác nhấn mạnh các vụ bắn thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, thì ông Trump lại xem những vụ bắn thử đó là không đáng quan tâm, mặc nhiên cho phép Kim Jong-un tiếp tục chương trình vũ khí, khi nào mà Bình Nhưỡng không bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Kể từ sau thượng đỉnh Hà Nội, phần lớn các tên lửa mà Bình Nhưỡng bắn thử đều là tên lửa tầm ngắn. Vấn đề được đặt ra là nếu hết hạn cuối năm mà tổng thống Trump vẫn chưa có đề nghị gì mới về phi hạt nhân hóa, Bắc Triều Tiên có sẽ tiến hành trở lại các vụ bắn thử tên lửa tầm xa và thử nghiệm hạt nhân, đã bị đình chỉ từ năm 2017, hay không.

Trước mắt, theo nhà phân tích Kim Dong-yub, Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Seoul, được hãng tin AP trích dẫn, cuộc thử nghiệm hôm qua cho thấy dường như Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt và triển khai bệ phóng tên lửa đó. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là cơ may khai thông bế tắc trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều càng thêm xa vời.

Thanh Phương

******************

Bắc Triều Tiên xác nhận đã bắn thử tên lửa (RFI, 29/11/2019)

Ngày 29/11/2019, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA loan tin là hôm 28/11, lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát cuộc thử nghiệm một "bệ phóng tên lửa nhiều nòng có kích thước rất lớn". Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, trong lúc mà đàm phán về hạt nhân Mỹ - Triều vẫn gặp bế tắc.

bac2

Vụ thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc, ngày 28/11/2019. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo KCNA, cuộc thử nghiệm nói trên có mục tiêu thẩm định khả năng của hệ thống tên lửa. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh "tính ưu việt quân sự và kỹ thuật của hệ thống vũ khí này và hiệu quả vững chắc của nó". KCNA cho biết thêm là chủ tịch Kim Jong-un "rất hài lòng" về kết quả cuộc bắn thử tên lửa.

Đây là lần thứ tư kể từ tháng 8/2019, Bình Nhưỡng thử nghiệm bệ phóng tên lửa nhiều nòng. Hãng tin AFP nhận định nếu đúng như mô tả nói trên của hãng tin KCNA, thì cuộc thử nghiệm này cho thấy Bắc Triều Tiên đã đạt được một số tiến bộ so với lần thử nghiệm trước hồi tháng Chín.

Trong cùng ngày, Seoul thông báo Bình Nhưỡng đã bắn hai "tên lửa không" không rõ loại nào. Thông báo của bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc nêu rõ hai tên lửa này được bắn từ tỉnh Nam Hamyong và đã rơi xuống Biển Nhật Bản.

Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn nhiều tên lửa nhằm gia tăng áp lực với Washington, vào lúc các cuộc đàm phán giữa hai nước về phi hạt nhân hóa vẫn gặp bế tắc kể từ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 02/2019 giữa Donald Trump và Kim Jong-un.

Đối với thủ tướng Nhật Shinzo Abe, các vụ bắn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là một "thách thức nghiêm trọng" không chỉ đối với Nhật, mà còn đối với toàn thể cộng đồng quốc tế.

Về phần mình, Washington yêu cầu Bình Nhưỡng "tránh các hành động khiêu khích, tôn trọng các nghĩa vụ theo đúng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và nối lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa hoàn toàn". Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An nêu rõ Bắc Triều Tiên không được phép tiến hành các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên thử tên lửa : Hội đồng Bảo an họp kín (RFI, 01/08/2019)

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp kín ngày 01/08/2019 để thảo luận về những vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bắc Triều Tiên. Cuộc họp mở ra theo yêu cầu của ba nước Châu Âu : Anh, Pháp và Đức.

bachan1

Một vụ bắn thử tên lửa ngày 09/05/2019.Reuters

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp kín ngày 01/08/2019 để thảo luận về những vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bắc Triều Tiên. Cuộc họp mở ra theo yêu cầu của ba nước Châu Âu : Anh, Pháp và Đức.

Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm Bắc Triều Tiên phóng bất kỳ loại tên lửa đạn đạo nào. Tuy nhiên, trong vòng một tuần gần đây, Bình Nhưỡng đã hai lần thử tên lửa (ngày 25 và 31/07), trong đó vụ thử hôm 25/07 đã bị Đức lên án, với tư cách là chủ tịch ủy ban giám sát việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.

Cuộc họp kín ngày 01/08 của Hội đồng Bảo an là cuộc họp đầu tiên về vấn đề tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng kể từ mùa Xuân 2018, thời điểm mà các bên liên quan bắt đầu nỗ lực ngoại giao để giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Vào tháng 12/2017, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng (nghiêm cấm các nước thành viên Liên Hiệp Quốc bán dầu cho Bắc Triều Tiên, trục xuất người lao động Bắc Triều Tiên…) sau khi nước này bắn thử tên lửa liên lục địa (ICBM) vào tháng 11 cùng năm.

Về vụ thử hai tên lửa tầm ngắn hôm 31/07/2019, theo cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, đích thân lãnh đạo Kim Jong-un "đã chỉ đạo các vụ bắn thử từ một hệ thống phóng rocket đa năng mới" và cho rằng "đây sẽ là một mối kinh hoàng không tránh được cho những lực lượng nằm trong tầm ngắm của loại vũ khí này".

Dù không nêu tên bất kỳ quốc gia nào là mục tiêu, nhưng theo Yonhap, Bình Nhưỡng muốn cảnh cáo Seoul và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, vẫn được duy trì vào tháng Tám năm nay theo như khẳng định của một quan chức của Lầu Năm Góc.

Trong khi đó, trả lời đài Fox Business hôm 31/07, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, tuyên bố rằng những vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên không vi phạm lời hứa của lãnh đạo Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump vì đó không phải là những tên lửa liên lục địa.

Vấn đề giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng là tâm điểm của các cuộc họp, đến hết ngày 02/08, bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok, Thái Lan.

Thu Hằng

*****************

Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa đạn đạo (RFI, 31/07/2019)

Seoul cho biết ngày 31/07/2019 Bình Nhưỡng lại phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tương tự như tuần trước, vụ bắn thử lần này cũng được tiến hành từ thành phố cảng Wonsan, hướng ra biển Nhật Bản. Đây là lần thứ nhì Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vài ngày trước một cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

bachan2

Truyền hình Hàn Quốc tường thuật vụ phóng tên lửa Bắc Triều Tiên ngày ngày 31/07/2019. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo hãng tin Mỹ, AP tên lửa Bắc Triều Tiên được bắn đi vào sáng sớm nay, bay được khoảng 250 cây số ở độ cao tối đa là 30 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Hôm 25/07/2019, Bình Nhưỡng đã bắn tên lửa cảnh cáo Seoul hiện đang chuẩn bị đợt tập trận quy mô hàng năm với Hoa Kỳ.

Cuộc thao diễn Mỹ-Hàn dự trù bắt đầu từ 05/08/2019 và sẽ kéo dài 16 ngày. Trước mắt Hàn Quốc và Hoa Kỳ không công bố thêm chi tiết về cuộc tập trận mà Bình Nhưỡng xem đây là một mối đe dọa. Chính quyền Kim Jong-un coi cuộc thao diễn chung sắp tới đây là một bài tập chuẩn bị cho việc đổ bộ lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Chuyên gia Harry Kazianis, trung tâm nghiên cứu Center of National Interest, trụ sở tại thủ đô Washington, trả lời hãng tin Pháp AFP, dự báo Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục bắn hỏa tiễn từ nay cho đến ngày Mỹ-Hàn bắt đầu tập trận chung. Câu hỏi duy nhất đặt ra, theo ông, là chế độ Kim Jong-un sẽ bắn tên lửa "tâm ngắn, tầm trung hay tầm xa có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ".

Trên đường đến Bangkok dự diễn đàn an ninh ASEAN, ngoại trưởng Hàn Quốc, bà Kang Kuyng Wha, tuyên bố các hành vi khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng "không giúp làm giảm căng thẳng quân sự" trên bán đảo Triều Tiên, gây trở ngại cho đối thoại Liên Triều. Phủ tổng thống Hàn Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước thái độ của Bắc Triều Tiên. Về phần Nhật Bản, thủ tướng Abe họp báo sáng nay cho biết "an ninh quốc gia không bị đe dọa".

Thanh Hà

**********************

Bình Nhưỡng vẫn khiêu khích Mỹ ở mức độ vừa phải (RFI, 31/07/2019)

Bắc Triều Tiên đã ba lần bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ tháng 5/2019 đến nay. Sau hai lần giảm thiểu tầm mức của hành vi khiêu khích nói trên, lần này chính quyền Trump sẽ phản ứng ra sao ?

bachan3

Một vụ phóng tên lửa tầm ngắn tại Bắc Triều Tiên. Ảnh KCNA đưa lên ngày 26/07/2018.AFP PHOTO/KCNA VIA KNS

Càng gần đến đợt tập trận chung Mỹ- Hàn dự trù mở ra từ Thứ Hai tuần tới và sẽ kéo dài 16 ngày, nhịp độ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa càng có vẻ dồn dập hơn. Truyền thông Bắc Triều Tiên cho biết đích thân ông Kim Jong-un đã giám sát vụ bắn hai tên lửa hôm 25/07/2019 và khẳng định đó là một lời cảnh cáo nhắm vào láng giềng phương nam. Bình Nhưỡng bất bình vì Seoul mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ và đang chuẩn bị tập trận chung với Hoa Kỳ.

Thế nhưng, chưa đầy một tuần sau, Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa về phía biển Nhật Bản, mà Seoul và Bình Nhưỡng còn gọi là Biển Đông Triều Tiên. Chính quyền Kim Jong-un chưa lên tiếng về hành vi khiêu khích mới này, nhưng vụ phóng hỏa tiễn sáng nay diễn ra đúng vào lúc ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đặc sứ Hoa Kỳ về hạt nhân Bắc Triều Tiên Stephen Biegen đang có mặt tại Bangkok dự diễn đàn an ninh với các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên thì vắng mặt trong sự kiện ngoại giao diễn ra tại thủ đô Thái Lan.

Thêm vào đó, cách nay hai ngày, một quan chức Bắc Triều Tiên được đài truyền hình Mỹ CNN trích dẫn cho biết đã thông báo với Nhà Trắng rằng đối thoại Mỹ- Bắc Triều Tiên về hạt nhân "sắp được nối lại trong tương lai không xa". Nhưng đến hôm 30/07/2019, trên đường đến họp tại Bangkok, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Pompeo lại không mấy lạc quan nói rằng ông "không biết khi nào" đôi bên sẽ gặp lại nhau và hy vọng rằng thời gian chờ đợi sẽ "không quá lâu". Đồng thời ngoại trưởng Mỹ thận trọng cho rằng tiến trình đàm phán "đòi hỏi thời gian".

Về phần đặc sứ Hoa Kỳ về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Stephen Biegen, cho biết cuối tháng 6/2019, khi Donald Trump bắt tay Kim Jong-un tại đường biên giới Liên Triều, nguyên thủ hai nước đã cam kết nối lại đàm phán trong "một vài tuần lễ nữa". Một tháng đã trôi qua. Đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng không mấy tiến triển.

Cũng tuần trước, truyền thông Bắc Triều Tiên cho hay đích thân ông Kim Jong-un đã đến thị sát một chiếc tàu ngầm mới có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo. Đây là một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng vẫn phát triển chương trình tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm.

Vậy phải tất cả các động thái nói trên là dấu hiệu cho thấy Kim Jong-un đã hết kiên nhẫn ?

Thứ nhất Bình Nhưỡng từng đe dọa rằng đợt tập trận chung Mỹ -Hàn lần này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy vậy, theo giám đốc viện nghiên cứu Mỹ về Bắc Triều Tiên, Jeong Young Tae, được hãng tin AP trích dẫn, tới nay, Bình Nhưỡng chỉ bắn tên lửa tầm ngắn, tránh để hành động khiêu khích đi quá xa, vĩnh viễn đóng cửa đối thoại với Donald Trump ở Nhà Trắng.

Vẫn theo chuyên gia này, mục tiêu thứ nhì mà Bắc Triều Tiên nhắm tới là chỉ gây sức ép một cách vừa phải để thúc giục Washington "quay trở lại đàm phán và dễ chấp nhận một số đòi hỏi của Bình Nhưỡng hơn". Bằng chứng rõ rệt nhất là tên lửa được thử nghiệm hôm nay có tầm bay thấp hơn so với hồi tuần trước. Nói cách khác, Bình Nhưỡng có lẽ chỉ muốn gây áp lực với Mỹ, nhưng tránh chọc giận Hoa Kỳ. Nhất là về phía Washington mọi người đều nhận thấy Donald Trump thường tỏ ra kiên nhẫn và độ lượng với Kim Jong-un. Tuần trước, Nhà Trắng nhanh chóng cho rằng, vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng không phải là một lời "cảnh cáo nhắm vào Hoa Kỳ", mà ngay giữa hai nước Triều Tiên cũng có những xung khắc với nhau. Tờ báo uy tín tại Seoul, Korea Times cho rằng "đánh giá này của Washington là "một sự ngây thơ quá đáng" và thậm chí là nguy hiểm. Bởi vì theo nhật báo Korea Times, ông Trump gián tiếp để yên cho Kim Jong-un thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn, ngày nào mà an ninh của Mỹ không bị đe dọa. Nhưng còn an ninh của các đồng minh Châu Á của Hoa Kỳ, của khoảng 30.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc thì sao ? Mọi con mắt đang hướng về Washington, chờ đợi phản ứng của Nhà Trắng.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Triều Tiên trở thành "món hàng đổi giá" Huawei hay câu chuyện Việt Nam 1972 ?

Nhà cầm quyền Bắc Kinh, với tinh thần đại hán, chưa bao giờ coi ai thực sự là bạn bè đồng minh, mà chỉ thuần túy là những vật tế thần khi cần thiết cho chính đất nước này.

hoavi0

Triều Tiên trở thành "món hàng đổi giá" Huawei hay câu chuyện Việt Nam 1972 ?

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un được đánh giá là sự kiện mang tính lịch sử, bất ngờ và hoàn toàn khác thông lệ ngoại giao truyền thống.

Ông Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên đất của Triều Tiên.

Trong thời điểm đang tại Hội nghị G20, và trước thời điểm cận kề sang Hàn Quốc, ông Donald Trump đã tweet đề nghị một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên tại đường ranh giới Triều Tiên - Hàn Quốc.

Liệu đó có phải là phút nổi hứng bất chợt, một trò chơi truyền hình thực tế, một trò PR chính trị đầy tinh vi trước mùa bầu cử Tổng thống Mỹ ?

Một cuộc ngã giá và ân huệ chính trị họ Tập ?

Tờ Thời báo New York trích dẫn quan điểm, coi cuộc gặp lịch sử này như một trò chơi truyền hình thực tế, bởi tính chớp nhoáng của nó. Nhưng thực tế, cuộc gặp bí mật này đã được dàn xếp nhanh và thảo luận quá nửa đêm bởi ông Stephen Biegun - đại điện dặc biệt của Mỹ về Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ, Donald Trump gần như bắt buộc ông Tập Cận Bình phải đến dự Hội nghị G20 để đàm phán về cuộc chiến thương mại. Và khi G20 kết thúc, Tổng thống Mỹ tuyên bố với giới phóng viên.

"Nếu đó không phải là vấn đề an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ cho phép họ bán. Các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei".

Ông Donald Trump nhấn mạnh cụm "có thể" sẽ dở bỏ lệnh cấm Huawei mua linh kiện Mỹ và bản thân các doanh nghuệp Mỹ cũng "có thể" được bán linh kiện cho tập đoàn này Trung Quốc, nhưng, điều đó vẫn chưa có hạn định về mặt thời gian, tức "chưa biết khi nào".

Phía Mỹ chưa hề nhượng bộ lớn, người đứng đầu nước Mỹ muốn nhìn thấy một số chuyển động về đàm phán thương mại trước khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei.

Trang Whitehouse.org, đăng tải bài phát biểu của Tổng thống Trump trong buổi họp báo tại Osaka (Nhật Bản). Khi phóng viên hỏi, liệu ông có lo lắng gì về Trung Quốc không ? Trump ngay lập tức trả lời, không cần phải nói điều đó, mà hãy nhìn những gì ông đã làm. Người đứng đầu nước Mỹ thậm chí còn đề cập đến lời thỉnh cầu của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, Tập Cận Bình trong vai trò "chiếu dưới" khi nhắc đến sự kiện dỡ bỏ lệnh cấm vận nhằm vào ZTE.

"Và rồi Chủ tịch Tập Cận Bình gọi tôi. Và anh ấy hỏi tôi về một ân huệ cá nhân, điều mà tôi cho là rất quan trọng. Ông ấy là một nhà lãnh đạo của một nước lớn. Và điều đó [ân huệ] rất quan trọng với ông ta. ZTE có 85.000 nhân viên và họ suýt phá sản. Và ông Tập đã đồng ý trả 1,2 tỷ USD tiền phạt và một số thứ khác, bao gồm thay đổi hội đồng quản trị và phương thức quản lý". Tổng thống Donald Trump cho biết.

ZTE, nhỏ hơn nhiều so với Huawei, và chủ tịch Tập Cận Bình - vị Chủ tịch đầy quyền năng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã phải "cầu xin một ân huệ cá nhân" (personal favor). Với Huawei, một thành phần liên quan trực tiếp đến vận mệnh chính trị, dường như Tập Cận Bình sẽ hạ mình hơn nữa.

Quay trở lại câu chuyện Hội nghị G20, dường như để Tổng thống Mỹ đưa ra quan điểm "có thể dở bỏ lệnh cấm" với Huawei, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã có sự nhún nhường về vấn đề Triều Tiên.

Vào tháng 2/2019, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã thất bại thê thảm, khi không đưa ra được tuyên bố và Tổng thống Mỹ về nước sớm hơn dự định. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng ít ai nghĩ đến trường hợp bảo hộ của Trung Quốc đối với vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bởi trước khi đặt chân đến Đồng Đăng (Việt Nam), Kim Jong-un đã có chuyến thăm Bắc Kinh và thảo luận các vấn đề với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tương tự cho lần này, trước khi đến Nhật Bản dự Hội nghị G20, ông Tập cũng đã có chuyến thăm hai ngài đến Triều Tiên, đánh dấu "lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc ghé thăm Triều Tiên" trong 14 năm qua. Lim Eul Chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kuyngnam, nhận định, "Với Triều Tiên, cuộc gặp nhằm mục đích thể hiện với Mỹ rằng Bình Nhưỡng vẫn có sự ủng hộ của Bắc Kinh, gửi thông điệp đến Washington rằng Mỹ nên dừng cách tiếp cận với sức ép tối đa".

Nhận định nêu trên là chính xác, chính xác ở quan điểm "Bình Nhưỡng vẫn có sự ủng hộ của Bắc Kinh", và thực tế cho thấy, tiến trình gặp gỡ tại khu phi quân sự giữa hai miền và tuyên bố "có thể dở bỏ lệnh cấm Huawei" nằm chung một quỹ đạo. Ở đó, người đứng đầu nước Mỹ đã buộc "người bảo hộ" của Triều Tiên phải đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, trước khi có được một "ân huệ thương mại".

Cay đắng phận lệ thuộc và bài học Việt Nam 1972

Câu chuyện Triều Tiên, tweet hay Huawei lần này nhắc nhở về một bài học xương máu của Việt Nam, đó chính là sự phụ thuộc vào Trung Quốc là bán cả dân tộc cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Một nội dung đăng tải trên báo Vnexpress, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân đã trả lời phỏng vấn rõ ràng hơn về ý đồ của Trung Quốc, một quốc gia "chung ý thức hệ, chung nhu cầu" với Hà Nội trong 14 năm (1950 - 1964), nhưng Bắc Kinh "luôn giữ tư tưởng bề trên". Và Bắc Kinh cũng từng bước, thông qua viện trợ kinh tế, đã "muốn Việt Nam chỉ đánh du kích có giới hạn chống Mỹ, để họ dễ bề điều khiển, phục vụ ý đồ bắt tay với Mỹ", thậm chí, nhu cầu sử dụng Việt Nam để phục vụ lợi quyền cho chính mình khiến Bắc Kinh "muốn Việt Nam tiếp tục chiến tranh đến khi Mỹ chấp nhận thua cuộc mới đàm phán"…

Từng viện trợ Việt Nam "chống Mỹ cứu nước", nhưng khi cần có lợi cho mình (về cả kinh tế lẫn chính trị), Bắc Kinh lập tức gây sức ép, buộc Việt Nam "không thống nhất đất nước".

Trong cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt - Trung trong 30 năm qua" của NXB Sự thật thậm chí đã vạch sự mưu mô, tráo trở của Bắc Kinh. Theo đó, trong giai đoạn 1954-1964, Trung Quốc đã gây sức ép cho Hà Nội để buộc chấp nhận chủ trương "trường kỳ mai phục", một chủ trương chấp nhận chia cắt, giữ vùng vĩ tuyến 17 "thời gian dài thì sẽ tốt". Giai đoạn 1965 - 1969, Chu Ân Lai (Thủ tướng Trung Quốc) cũng từng đưa ra quan điểm, "Mỹ càng đưa nhiều quân vào Việt Nam thì chúng tôi tôi càng vui lòng". Giai đoạn 1969 - 1973, Mỹ - Trung ký một Thông cao Thượng Hải, và Trung Quốc diễn giải Thông cáo với quan điểm.

"Muốn bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương".

Cuốn sách khẳng định, "nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp với Mỹ". Và quan điểm này nếu đặt vào tình hình hiện tại cũng không khác gì, Triều Tiên năm 2019 cũng tương tự như Việt Nam năm 1972 (năm ra Thông cáo Thượng Hải), Triều Tiên với vũ khí hạt nhân, nhưng Triều Tiên chịu sự bảo hộ kinh tế lẫn chính trị của Bắc Kinh. Và một dân tộc như Triều Tiên, đã trở thành một món hàng hóa để Tập Cận Bình hoán đổi, nhằm cứu lấy Huawei - một tập đoàn lớn hơn ZTE và rất quan trọng với Tập Cận Bình lẫn nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó cho thấy rằng, phụ thuộc vào Trung Quốc hay tin tưởng Bắc Kinh chính là dọn đường cho việc bán rẻ cả một dân tộc trong tương lai, Việt Nam từng đau đớn nhận một bài học như vậy, và Triều Tiên dường như đi vào lối cũ.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh, với tinh thần Đại Hán, chưa bao giờ coi ai thực sự là bạn bè đồng minh, mà chỉ thuần túy là những vật tế thần khi cần thiết cho chính đất nước này.

An Viên

Nguồn : VNTB, 02/07/2019

********************

Mỹ giảm nhẹ lệnh cấm nhưng không "ân xá" hoàn toàn cho Hoa Vi (RFI, 01/07/2019)

Quyết định của tổng thống Donald Trump cho phép bán thêm một số linh kiện Mỹ cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) chỉ áp dụng cho các sản phẩm có thể dễ dàng mua được ở các nước khác, nhưng không liên quan đến các thiết bị nhạy cảm nhất. Một cố vấn kinh tế Nhà Trắng hôm 30/06/2019 cho biết như trên.

hoavi2

Tân trang điện thoại di động Huawei tại công ty Oxflo, 20/06/2019. Reuters/ Regis Duvignau

Ông Lary Kudlow trong chương trình "Fox News Sunday" giải thích, bộ Thương Mại Hoa Kỳ sẽ cấp giấy phép bổ sung để các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ bán các linh kiện cho Hoa Vi, nếu các mặt hàng này có thể mua được từ các nước khác. Ông nhấn mạnh : "Đây không phải là việc ‘đại xá’ cho Hoa Vi, an ninh quốc gia luôn là mối quan ngại chính".

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc là một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần qua, nhằm tái thúc đẩy cuộc đàm phán thương mại giữa đôi bên.

Tai Hoa Kỳ, quyết định này gây ra nhiều chỉ trích. Các thượng nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng Hòa đều lo ngại trước mối quan hệ giữa Hoa Vi và cơ quan tình báo Trung Quốc, đặc biệt là phe "diều hâu". Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng nếu ông Trump thối lui không trừng phạt Hoa Vi sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng".

Cố vấn Lary Kudlow cho biết Hoa Vi vẫn nằm trong danh sách đen. Các công ty Mỹ không được bán các sản phẩm công nghệ cho các doanh nghiệp trong danh sách này, trừ phi có giấy phép đặc biệt.

Hôm thứ Bảy 29/6, vài giờ sau cuộc trao đổi với Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, ông Donald Trump nhắc lại rằng ông "không vội vã" trong việc đạt đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Thụy My

Published in Diễn đàn

Donald Trump : Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên Bắc Triều Tiên (RFI, 30/06/2019)

Ngày 30/06/2019 có thể được ghi vào lịch sử như là ngày mà một tổng thống Hoa Kỳ đang tại chức đặt chân trên lãnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên. Đáp ứng lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước đó một hôm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã đến Bàn Môn Điếm để tiếp xúc với đồng nhiệm Hoa Kỳ. Nhân dịp này tổng thống Mỹ đã có một cử chỉ đầy biểu tượng : Bước qua lằn ranh biên giới, đặt chân lên phần đất của Bắc Triều Tiên.

chan1

Cùng với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump (t) đặt bước chân đầu tiên lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường thuật :

"Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến đến từ phía nam. Ông ấy bước về phía lằn ranh biên giới hai miền nam bắc Triều Tiên, giữa hai tòa nhà màu xanh da trời, trên lối đi lát bê tông cắt ngang đường giới tuyến. Phía bên này đường ranh giới, Donald Trump chờ đợi vài giây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đang tiến lại từ phía bắc.

Hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau qua đường giới tuyến. Họ vượt qua biên giới rồi bước sang phần đất miền bắc. Đây thực sự là thời khắc lịch sử. Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân đến Bắc Triều Tiên khi đang tại chức.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo nhanh chóng quay trở lại phần đất phía nam. Họ tươi cười nói chuyện trước rất đông nhiếp ảnh gia đang tìm cách ghi lại khoảnh khắc lịch sử nói trên.

Phát biểu với các nhà báo, tổng thống Mỹ cho biết là bước qua lằn ranh biên giới là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, ông Trump cũng không thể chắc chắn là hình ảnh đẹp, ngón đòn truyền thông đó có thực sự cho phép hai bên quay lại bàn đàm phán hay không.

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Và cả ba nhà lãnh đạo vào thảo luận bên trong tòa nhà nằm bên cạnh lằn ranh biên giới, trên đất Hàn Quốc".

Thách thức các quy tắc ngoại giao

Trung thành với thói quen của mình, tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa thách thức các quy tắc ngoại giao : ông Trump đã đề nghị lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tới cuộc gặp thông qua tin nhắn trên mạng Twitter để "bắt tay và chào nhau".

Với một phản ứng nhanh chóng khác thường, Bắc Triều Tiên thể hiện thái độ quan tâm. Thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui tuyên bố một thượng đỉnh như vậy sẽ là "một dịp có ý nghĩa nhằm thắt chặt quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo, và để thúc đẩy các quan hệ song phương".

Seoul nhận định cuộc gặp tại nơi biểu tượng cho 7 thập kỷ chia cắt và thù địch sẽ mang ý nghĩa quan trọng. Diễn ra khi không có nhiều thời gian chuẩn bị, một thượng đỉnh như vậy có thể sẽ không cho phép đạt được những bước tiến ngay lập tức về vấn đề hạt nhân, nhưng có thể sẽ góp phần tái khởi động các cuộc đàm phán vốn đang bị tắc nghẽn từ nhiều tháng nay.

Không chỉ là để bắt tay và chào hỏi

Khi mời ông Kim Jong-un đến gặp mặt ở vùng phi quân sự phân chia hai nước Nam và Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ cho biết mục tiêu "chỉ là để bắt tay và chào hỏi nhau" (just to shake hand and say hello), nhưng trong thực tế cuộc gặp đã trở thành một sự kiện lịch sử.

Ông Donald Trump đã nhận lời mời của ông Kim Jong-un, bước qua vạch kẻ phân cách Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên và đi vài bước trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trước khi cùng ông Kim quay trở lại phần đất của Hàn Quốc.

Ông Donald Trump như vậy đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Vào năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã từng đến Bắc Triều Tiên, nhưng khi ấy ông Carter không còn tại chức.

Cuộc gặp gọi là để chào hỏi xã giao sau đó đã biến thành một tiểu thượng đỉnh ở Bàn Môn Điếm, kéo dài khoảng 50 phút, chứ không đơn thuần là một cái bắt tay và một tiếng Hello như ông Trump gợi lên trong lời mời.

Trọng Nghĩa, Thùy Dương

*****************

Tổng thống Trump : ‘Đứng trên đất Triều Tiên’ là ‘vinh dự lớn’ (VOA, 30/06/2019)

Tổng thng Donald Trump hôm 30/6 nói rng ông đã có "cuc gp tuyt vi" vi lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un ti Vùng Phi quân s gia Hàn Quc và Triu Tiên.

chan2

Ông Trump và ông Kim tại cuộc gặp hôm 30/6.

Theo AP, ông Trump viết trên Twitter v vic ri Hàn Quc sau chuyến thăm Châu Á kéo dài bn ngày cũng như chuyn tr thành tng thng M đương nhim đu tiên đt chân lên đt Triu Tiên.

Ông Trump tweet rằng ông đã "đng trên đt Triu Tiên" và nói rng đó là một đng thái "quan trng" cũng như như là "mt vinh d ln".

Sau cuộc gp hôm 29/6, ông Trump thông báo rng ông và ông Kim đã đng ý ni li các cuc đàm phán b đình tr v vic phi ht nhân hóa trong nhng tun ti, theo AP.

Reuters đưa tin rng cuc gp kín gia hai nhà lãnh đo din ra trong vòng gn mt gi đng h.

"Chúng tôi có một cuc gp rt, rt tt đp", Tng thng Trump nói sau cuc đi thoi.

Hãng tin Anh dẫn li ông Kim nói thêm rng s là vinh d ln nếu ông Trump thăm th đô Bình Nhưỡng. Trong khi đó, tin cho hay, ông Trump nói rng hai nhà lãnh đo đng ý thăm quc gia ca nhau "vào thi đim phù hp".

Trong chuyến công du Nht d hi ngh thượng đnh G20, ông Trump đã hội đàm vi Tng thng Nga Vladimir Putin và gp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình. Ông Trump và ông Tp cũng đã quyết đnh ni li đàm phán thương mi sau khi các cuc trao đi đ v trước đó.

********************

Sau hội kiến với Kim tại Bàn Môn Điếm, Trump tuyên bố "sớm" đàm phán tiếp (RFI, 30/06/2019)

Ngoài hành động mang tính biểu tượng bước qua lằn ranh giới tuyến Nam Bắc Triều Tiên, dấu ấn chia cắt sâu đậm nhất còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc gặp bất ngờ giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn để lại những kết quả cụ thể gì ?

chan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và nguyên thủ Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm, 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, sau cuộc họp kín kéo dài 53 phút, với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tại ngôi nhà mang tên Tự Do, trên đường giới tuyến Liên triều, bên phía lãnh thổ Hàn Quốc, trong cuộc họp báo chung với tổng thống Hàn Quốc, nguyên thủ Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi đã đạt thỏa thuận về việc thành lập các ê kíp", để chuẩn bị trong hai ba tuần lễ tới sẽ mở lại các đàm phán nhằm tìm phương hướng vượt qua các bất đồng.

Cũng như những lần hội kiến trước, tổng thống Mỹ tỏ ra tin tưởng, cũng như không vội vã. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tham gia vào cuộc gặp mặt tay ba lịch sử này, và cũng là người tham gia kiến thiết cuộc hội kiến bất ngờ, ghi nhận : với cuộc gặp mặt trực tiếp Trump – Kim lần thứ ba, tại Bàn Môn Điếm, "tiến trình hòa bình nhằm hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn, và thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, đã vượt qua được một trở lực lớn".

Vẫn theo Yonhap, sau khi thông báo về nhân sự đứng đầu đoàn đàm phán mỗi bên, Donald Trump và Kim Jong-un đã quyết định sẽ nhanh chóng tái khởi động tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Tổng thống Mỹ cho biết đặc sứ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun sẽ tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng thay đổi một số thành phần trong đoàn.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên không đưa ra tuyên bố nào sau cuộc họp kín.

Ngờ vực

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia chính trị quốc tế và chính trị gia tỏ ra ngờ vực về cuộc hội kiến bất ngờ Trump – Kim lần thứ ba, mà tổng thống Mỹ thoạt tiên nhấn mạnh chỉ là một cuộc gặp thân mật nhằm duy trì quan hệ song phương, chứ hoàn toàn không phải là một cuộc thượng đỉnh lần thứ ba.

Mintaro Oba, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phê phán lối ngoại giao của tổng thống Mỹ, mang tính quảng cáo, không nhằm giải quyết các vấn đề thực chất. Trả lời ABC, ứng cử viên sơ bộ tranh cử tổng thống Mỹ, đảng Dân Chủ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders khẳng định bản thân ông không hề thấy có vấn đề gì khi gặp gỡ lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un tại Bắc Triều Tiên hay nơi khác, đồng thời lên án phong cách ngoại giao "trưng ảnh" của tổng thống Mỹ, và "chính sách trống đánh xuôi, kèn thổi ngược không thể tin nổi" của tổng thống Trump đã làm suy yếu nền ngoại giao Hoa Kỳ.

Món quà tráo đổi

Theo nhà phân tích Go Myong-hyun, Viện nghiên cứu chính trị Asan, Seoul, cuộc gặp nói trên là "một món quà rất lớn của Kim dành cho Trump", trong bối cảnh đàm phán bế tắc sau thượng đỉnh Hà Nội, bởi cho đến nay Washington không hề đáp ứng đòi hỏi của Bình Nhưỡng, là cần dỡ bỏ một số trừng phạt quốc tế để nối lại các đàm phán. Chế độ Bình Nhưỡng đã "mang lại một cơ hội mới" cho tổng thống Mỹ, muốn khẳng định là quan hệ ngoại giao có thể duy trì, chủ yếu nhờ mối quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo.

Ngược lại, vẫn theo vị chuyên gia này, cuộc gặp này cũng là món quà của tổng thống Mỹ tặng lãnh đạo họ Kim, từ lâu vẫn trông đợi một tổng thống Mỹ đặt chân lên đất Bắc Triều Tiên, và được Hoa Kỳ đối xử bình đẳng. Trước cuộc họp kín, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỏ ý tin tưởng là mối quan hệ mật thiết của mình với tổng thống Mỹ "sẽ cho phép vượt qua nhiều trở ngại", và chỉ có một mối quan hệ như vậy mới cho phép hai bên tổ chức trong chớp nhoáng một cuộc hội kiến được đánh giá là lịch sử này.

Trọng Thành

*******************

Mỹ-Bắc Triều Tiên : Vì sao Trump bất ngờ muốn gặp Kim Jong-un ở Bàn Môn Điếm ? (RFI, 30/06/2019)

Cuộc hội kiến lịch sử giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Bắc Hàn diễn ra bất ngờ. Donald Trump tung ra lời mời chỉ ngay trước khi từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, còn Kim Jong-un thông báo nhận lời ít giờ trước thời điểm dự kiến ngày 30/06/2019. Vì sao lại có cuộc hội kiến có vẻ như đầy ngẫu hứng này ?

chan4

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm ngày 30/06/2019. U.S. Network Pool/via Reuters TV

Trả lời RFI, nhà chính trị học Pascal Dayez-Burgeon, từng là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến việc Washington không muốn để Trung Quốc thao túng hồ sơ Bắc Triều Tiên, đặc biệt với việc bất ngờ tổ chức thượng đỉnh Tập - Kim, chỉ ít ngày trước cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình tại Nhật Bản :

"Có thể là do ông Trump khá lo ngại về cuộc thượng đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên với chủ tịch Trung Quốc tại Bình Nhưỡng (ngày 20/06/2019). Ông Trump không muốn hồ sơ Bắc Triều Tiên thoát khỏi tay ông ta để rơi trở lại vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã quyết định phải phản ứng một cách nhanh chóng, với những gì có trong tầm tay.

Đối với Trung Quốc, điều thực sự quan trọng là các đàm phán với Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc để ngỏ cho Hoa Kỳ một vùng tự do hành động trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ bớt cứng rắn hơn trong các thương lượng về thương mại. Đây là một khía cạnh của vấn đề.

Nhưng cũng không nên quên rằng, đối với Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên trong một chừng mực nào đó là một quốc gia mang tính chiến lược, giống như Cuba. Nếu như Hoa Kỳ đặt chân được vào Bắc Triều Tiên, như vậy họ chỉ còn cách Trung Quốc chừng 200 km. Điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh là phải tiếp tục ở trong cuộc chơi, do sự gần gũi với Bắc Triều Tiên về mặt lãnh thổ, miền bắc Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.

Như vậy, Trung Quốc cũng không thể để phó mặc hoàn toàn Bắc Triều Tiên cho nước Mỹ... Vấn đề ở đây như vậy là rộng lớn hơn nhiều chủ đề cụ thể (phi hạt nhân hóa) Bắc Triều Tiên. Theo góc nhìn này, hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ là khía cạnh mang tính chiến thuật trong các thương lượng mang tính toàn cầu".

Trọng Thành

******************

Hội nghị Trump-Kim ở Bàn Môn Điếm chỉ được Bắc Triều Tiên quyết định vào giờ chót (RFI, 30/06/2019)

Cuộc gặp lịch sử giữa một tổng thống Hoa Kỳ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại đường giới tuyến Liên Triều hôm nay, 30/06/2019, chỉ được quyết định vào giờ chót. Đầu giờ sáng hôm nay, giờ địa phương, vẫn chưa có thông tin gì về quyết định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un có tới Bàn Môn Điếm hay không.

chan5

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm (Hàn Quốc) ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Trong lúc đó, Donald Trump liên tục tung ra các tín hiệu nóng lòng gặp đồng nhiệm Bình Nhưỡng. Trong một cuộc họp với tổng thống Hàn Quốc sáng nay, ông Donald Trump nhấn mạnh là cuộc hội kiến, nếu diễn ra, có thể là "rất ngắn ngủi, nhưng điều đó không quan trọng, chỉ một cú siết tay cũng sẽ mang rất nhiều ý nghĩa".

Cuối giờ sáng nay, trước báo giới, sau một cuộc họp với các chủ doanh nghiệp sáng nay tại Seoul, ông Donald Trump khẳng định lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất muốn gặp lại ông, và "dường như đang có nhiều hoạt động chuẩn bị cho một cuộc hội kiến chớp nhoáng".

Theo hãng tin AFP, lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chính thức tuyên bố nhận lời mời của tổng thống Mỹ. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong cuộc họp báo trưa nay với tổng thống Mỹ, là người đầu tiên thông báo việc ông Kim Jong-un trong những giờ tới sẽ đến Bàn Môn Điếm, ngôi làng là biểu tượng cho "sự chia cắt" hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

Sau thượng đỉnh đầu tiên cách nay hơn một năm ở Singapore, mang lại nhiều hy vọng, quan hệ song phương Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên rơi vào bế tắc, đặc biệt sau thất bại của thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội cuối tháng 2/2019.

Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc hội kiến mà Donald Trump bất ngờ đề xuất tại đường giới tuyến Liên Triều - chỉ được lãnh đạo Bình Nhưỡng chấp nhận ít giờ trước thời điểm dự kiến - cho dù chắc chắn không đủ để mang lại lối thoát cho hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên gai góc, nhưng cũng là một biểu tượng quan trọng, trước hết giúp cho việc thúc đẩy tiến trình giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trọng Thành

********************

Tổng thống Trump đặt chân sang đất Bắc Hàn (BBC, 30/06/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ) trong một cuộc gặp mà lần đầu tiên có tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân sang đất Bắc Hàn.

chan6

Cuộc gặp bất ngờ và lịch sử

Cuộc gặp vốn chưa từng được biết đến sau khi ông Trump viết trên Twitter hôm 29/6 về lời mời dành cho ông Kim trong lúc đang dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật.

Tại cuộc họp báo chung không định trước với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sau cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn, ông Trump cho biết Những điểm chính như sau :

- Các nhà đàm phán từ hai nước sẽ gặp nhau trong hai hoặc ba tuần tới.

- Ông Trump đã hỏi Kim Jong-un rằng ông có muốn ông đi qua ranh giới phân chia Bắc và Nam Hàn hay không và ông Kim nói ông sẽ coi đó là niềm vinh dự.

- Ông Trump cảm ơn ông Kim vì đã gặp gỡ trong một thông báo ngắn như vậy, tiết kiệm cho ông một số báo chí tiêu cực.

- Ông Trump xác nhận rằng ông đã mời ông Kim tới Nhà Trắng, nhưng không có gì chính thức được đồng ý.

- Ông Trump nói rằng ông không coi các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn vào tháng Năm là các vụ thử tên lửa.

- Ông Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn vẫn được áp dụng, mặc dù ông muốn loại bỏ.

chan7

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ)

chan8

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại DMZ

Nhà bình luận Ankit Panda chỉ ra rằng đây là cuộc gặp gỡ ba bên đầu tiên giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước trong nhiều năm.

Khoảnh khắc này là thứ chúng ta chưa từng thấy trước đây. Bình Nhưỡng vốn thích sự kiện ngoại giao được lên kế hoạch cẩn thận.

Ông John Delury của Đại học Yonsei ở Seoul nói với BBC rằng việc ông Kim cùng nói chuyện với ông Moon và ông Trump "là điều rất phi thường".

Cũng tại sự kiện hôm 30/6, người ta thấy ông Trump bước qua lằn ranh biên giới vào lãnh thổ Bắc Hàn. Ông Kim Jong-un nói : "Đó là một hành động rất can đảm và quyết đoán".

Ông Trump cũng dẫn Kim vào lãnh thổ Nam Hàn.

Chưa từng có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng bước vào lãnh thổ Bắc Hàn trước đây.

Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là "thú vị", nhưng chưa cho biết liệu ông Kim có nhận lời hay không.

Ông Trump đang ở Nam Hàn để thảo luận về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và vấn đề thương mại.

Một cuộc gặp với ông Kim sẽ là cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng, tiêu biểu cho phong cách ngoại giao khác thường của ông Trump.

Đến nay đã hai hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra tại Singapore và Việt Nam - và thất bại trong việc thu hẹp sự khác biệt về tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Các nhà bình luận nói rằng một cuộc họp thứ ba giữa hai người tại DMZ sẽ đem lại tiếng vang nhưng tác động tối thiểu đến tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.

Ông Trump chưa xác nhận ông Kim sẽ ở đó mà chỉ nói ông mong đợi có chuyến thăm DMZ "thực sự thú vị".

Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là một "gợi ý rất thú vị", nhưng nhấn mạnh rằng họ chưa nhận được yêu cầu chính thức.

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên : Kim Yong-chol tái xuất hiện sau tin đồn bị thanh trừng (RFI, 03/06/2019)

Chỉ vài ngày sau khi báo chí Hàn Quốc đưa tin là nhà ngoại giao cấp cao Kim Yong-chol của Bắc Triều Tiên phải đi cải tạo sau khi thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội thất bại, hôm nay, 03/06/2019, truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên đưa tin nhân vật này hôm qua đã tháp tùng lãnh đạo Kim Jong-un tới xem một chương trình biểu diễn nghệ thuật.

trumpkim1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ông Kim Yong-chol, trong cuộc gặp tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 07/07/2018 - Andrew Harnik/Pool via Reuters

Theo KCNA, nhà ngoại giao Kim Yong-chol, đặc sứ của Bình Nhưỡng phụ trách các cuộc thương lượng với Mỹ về phi hạt nhân hóa, là một trong số 11 quan chức cấp cao xuất hiện bên cạnh lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju tại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà các tiết mục đều do vợ của các sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên trình diễn.

Trước đó, hôm thứ Sáu 31/05/2019, nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc trích dẫn một nguồn tin ẩn danh từ Bắc Triều Tiên cho biết lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh hành quyết 5 quan chức ngoại giao cấp cao vì tội "phản bội lãnh đạo", "làm gián điệp cho Mỹ" và để thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại tại Hà Nội hồi cuối tháng 02/2019.

Cũng theo nguồn tin của Chosun Ilbo, ông Kim Yong-chol phải đi cải tạo lao động. Còn Ủy ban tình báo của Quốc Hội Hàn Quốc hồi tháng Tư cho biết ông Kim Yong-chol đã bị gạt khỏi vị trí quyền lực sau khi để thượng đỉnh Hà Nội thất bại.

Thùy Dương

*****************

Vì sao ta cần thận trọng trước tin 'Bắc Hàn xử tử quan chức' (BBC, 31/05/2018)

Một số báo quốc tế đưa tin phái viên chuyên về hạt nhân của Bắc Hàn đã bị xử tử trong đợt thanh trừng các viên chức có liên quan tới thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.

xutu1

Kim Hyok-chol xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội hồi đầu năm nay

Thế nhưng có một lý do khiến ta cần phải cực kỳ thận trọng khi cân nhắc, đánh giá các tường thuật nói quan chức Bắc Hàn bị xử tử.

Các tuyên bố đó luôn cực kỳ khó kiểm chứng, và thường là không đúng.

Cả truyền thông Nam Hàn lẫn chính quyền Seoul đều từng đưa tin về các cuộc thanh trừng trong quá khứ - để rồi các quan chức "đã bị xử tử" vài tuần sau đó lại xuất hiện, vẫn sống và hoàn toàn khỏe mạnh đứng cạnh nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Lần này, mới chỉ có một nguồn tin ẩn danh nói với một tờ báo ở Seoul rằng ông Kim Hyok-chol, cựu phái viên Bắc Hàn tại Hoa Kỳ và là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán trước khi diễn ra kỳ họp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tại Hà Nội, bị xử tử tại sân bay Bình Nhưỡng.

Nguồn tin này nói rằng ông bị trừng phạt cùng với bốn viên chức ngoại giao cao cấp khác. Toàn bộ những người này bị cáo buộc tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ và trình bày kém tại các cuộc đàm phán khiến không tạo được sự chú ý đúng mức từ phía Mỹ.

Tin tức cũng nói rằng ông Kim Yong-chol, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, người được gửi tới Washington để giúp thu xếp hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, đã bị tống vào một trại cải tạo lao động gần biên giới Trung Quốc.

Tường thuật này nghe có vẻ hợp lý. Các viên chức chủ chốt này đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc họp thượng đỉnh 2/2019 tới nay. Ông Kim Jong-un rõ ràng là rất tức giận về kết quả các cuộc đàm phán giữa ông với ông Donal Trump và có lẽ muốn tìm người để đổ trách nhiệm.

Ván cược ngoại giao của ông với Mỹ cho đến nay là thất bại, không đem về kết quả gì, khiến ông phải chịu nhiều áp lực.

Các lệnh trừng phạt kinh tế gắt gao vẫn đang được duy trì. Các cuộc thảo luận giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn đang trong thế bế tắc.

Tại Bình Nhưỡng, quyết định có thể đã được đưa ra, và cần có ai đó phải trả giá.

xutu2

Ông Kim Yong-chol tới Mỹ chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thông Trump và ông Kim Jong-un

Đáng chú ý là tờ báo chính thức Rodon Sinmun của Bắc Hàn trong một bài xã luận hồi đầu tuần đã nhắc tới "những kẻ phản bội" và "những kẻ phản đảng". Bài xã luận nói rằng những người "chống đảng" và "có hành động phản cách mạng" cần phải chịu "sự phán xét nghiêm khắc của cách mạng". Không có cái tên nào được nêu ra, nhưng thông điệp thì rất rõ ràng.

Ông Kim Jong-un trước đây đã từng tiến hành các vụ xử tử.

Hồi 2013, người chú quyền lực của ông, Jang Song-thaek, đã bị xử tử về tội phản quốc. Tin tức tình báo Nam Hàn công bố về cái chết của ông nhiều ngày trước khi Bắc Hàn loan tin.

'Bị xử tử' rồi lại xuất hiện

Nhưng tôi dám nói rằng thường thì các tường thuật về những vụ xử tử như thế hóa ra lại là tin giả.

Vụ khét tiếng nhất là tin nói về cái chết của ca sỹ Hyon Song-wol. Hồi 2013, cũng tờ bác Nam Hàn trên nói rằng nữ ca sỹ bị bắn chết "bắn dồn dập bằng súng máy trong lúc các thành viên trong đội văn công của cô đứng nhìn".

Năm ngoái, Hyon Song-wol 'càn quét' Seoul với việc dẫn đầu đoàn đại biểu Bắc Hàn tới dự Thế vận hội Mùa đông, trông rực rỡ hào nhoáng trong chiếc áo choàng lông, đầy sức sống. Nay cô là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Bắc Hàn.

Tình báo Nam Hàn nói hồi 2016 rằng cựu lãnh đạo quân đội Ri Yong-gil bị xử tử về tội tham nhũng. Vài tháng sau, ông này xuất hiện trên truyền thông nhà nước và được thăng chức.

Các nguồn tin bên trong Bắc Hàn thường là những nguồn quý giá nhất cho phóng viên, nhưng cũng là những nguồn gây phiền toái nhất. Chúng tôi không có cách nào kiểm chứng được tin họ đưa.

Các nguồn tin tình báo tại Seoul và Hoa Kỳ đang tìm cách tìm hiểu số phận của ông Kim Hyok-chol, nhưng trừ phi Bình Nhưỡng quyết định tự mình công bố ra thì chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được thực hư thế nào.

Laura Bicker

********************

Báo Hàn Quốc : 5 quan chức Bắc Triều Tiên bị hành quyết sau thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội (RFI, 31/05/2019)

Thanh trừng tại Bắc Triều Tiên hay tin giả từ một nhật báo Hàn Quốc ? Theo Chosun Ilbo ngày 31/05/2019, Kim Jong-un ra lệnh xử tử đặc sứ Kim Hyok-chol cùng bốn quan chức ngoại giao bị cáo buộc "phản bội lãnh đạo" sau khi thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội thất bại.

xutu3

Ông Kim Hyok-chol, đặc phái viên Bắc Triều Tiên phụ trách hồ sơ Mỹ, tại Nhà Khách Chính Phủ, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/02/2019 Reuters/Athit Perawongmetha/File Photo

Nhật báo Chosun Ilbo thuộc xu hướng bảo thủ tại Hàn Quốc "trích dẫn một nguồn tin ẩn danh" từ Bắc Triều Tiên cho biết đặc sứ Kim Hyok-chol, người có trách nhiệm chuẩn bị hội nghị Trump-Kim tại Hà Nội đã bị xử bắn tại phi trường Mirim, còn có tên là căn cứ K24 hay Đông Bình Nhưỡng, hồi tháng Ba. Trong giai đoạn chuẩn bị, Kim Hyok-chol là đối tác của đặc sứ Mỹ Stephen Biegun. Tờ báo Hàn Quốc không cho biết danh tính bốn nạn nhân khác cũng được cho là đã bị xử bắn nhưng nói rằng cả năm người bị cáo buộc làm "gián điệp cho Mỹ".

Cũng theo nguồn tin trên, Kim Yong-chol, một lãnh đạo cao cấp của đảng Lao Động đàm phán với ngoại trưởng Mỹ cũng bị đi cải tạo. Nữ thông dịch viên Shin Hye Hong bị giam vì "không dịch đề nghị mới của chủ tịch Kim" khi tổng thống Mỹ đứng dậy rời bàn hội nghị.

Các hãng thông tấn quốc tế đưa lại tin này một cách dè dặt.

24 giờ trước, Rodong Sinmun, cơ quan tuyên truyền của Bình Nhưỡng có đưa ra lời cảnh cáo đối với các quan chức, cán bộ "đạo đức giả, trước mặt lãnh đạo thì tung hô nhưng sau lưng thì âm mưu chống Đảng và chống cách mạng".

Bộ Thống Nhất Hàn Quốc từ chối bình luận "thông tin" của Chosun Ilbo khi được AFP đặt câu hỏi kiểm chứng. Hai hãng tin chính thức là Yonhap và đài KBS cũng không thấy nói đến.

Yonhap chỉ cho biết có một viên chức thuộc sứ quán Hàn Quốc tại Washington DC bị sa thải vì "tiết lộ nội dung" một cuộc điện đàm giữa hai tổng thống, Donald Trump và Moon Jea-in, trước thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Tú Anh

*****************

Hoa Kỳ đang xác minh tin nói đặc sứ Triều Tiên bị hành quyết (VOA, 31/05/2019)

Hôm 31/5, Ngoại trưởng M Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang c gng kim tra các ngun tin nói rng mt quan chc cp cao ca Triu Tiên liên quan đến các cuc đàm phán ht nhân ca Bình Nhưỡng vi Washington đã b x t, theo The Guardian.

xutu4

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng, tháng 10/2018.

"Chúng tôi đã nghe tin mà quý vị đang đ cp", Ngoi trưởng M đã nói vi mt cuc hp báo th đô Berlin hôm 31/5.

"Chúng tôi đang cố gng xác minh. Tôi chưa có thông tin gì khác đ chia s v vic này", đài truyn hình CBS trích li ông Pompeo nói.

Trước đó, cũng hôm 31/5, báo Chosun Ilbo của Hàn Quc đã loan tin rng ông Kim Hyok-chol, đc phái viên ca Triu Tiên ti Hoa Kỳ, đã b x t vì b cáo buc đã làm tht bi hi ngh thượng đnh gia Lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un và Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump ti Hà Ni.

Báo Chosun Ilbo cho biết ông Kim Hyok-chol và các quan chc khác ca B ngoi giao Triu Tiên, nhng quan chc tng chun b cho hi ngh thượng đnh Trump-Kim ti Hà Ni, đã b giết hi vào tháng 3/2019.

Một chuyên gia v Triu Tiên, người có kinh nghim đàm phán vi chính ph Hoa Kỳ, nói vi CBS News hôm 31/5 rng nếu ngun tin v v hành quyết được xác nhn, nó s cho thy mt cuc trng pht "chưa tng có" ca lãnh t Kim Jong-un đi vi quan chc B Ngoi giao ca ông.

Ngoài ra, chuyên gia này cho CBS News biết Triu Tiên đã triu hi đi s ca nước này ti Vit Nam, người có kinh nghim đàm phán vi M trước đây, nhưng không rõ lý do ti sao.

*****************

Đặc sứ Triều Tiên lo tiền trạm thượng đỉnh Hà Nội bị hành quyết (VOA, 31/05/2019)

Hôm 31/5, một t báo ca Hàn Quc loan tin Bc Triu Tiên đã hành quyết đc phái viên ph trách các vn đ ht nhân vi Hoa Kỳ trong mt cuc thanh trng các quan chc "phn bi" lãnh t Kim Jong-un, theo Reuters.

xutu6

Đặc s Triu Tiên Kim Hyok-chol đến ga Đng Đăng hôm 26/2/2019.

Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo trích dn mt ngun tin thân tín nói ông Kim Hyok-chol đã b x t vào tháng 3 năm nay ti sân bay Mirim Bình Nhưỡng, cùng vi bn quan chc cp cao ca B ngoi giao Triu Tiên vì b buc ti làm gián đip cho Hoa Kỳ, cũng theo Reuters.

Nguồn tin cho biết ông Kim Hyok-chol đã b buc ti làm gián đip vì các báo cáo ca ông v thương thuyết vi Hoa Kỳ quá kém và không nm bt được ý đ ca M".

Một ngun tin ngoi giao nói vi Reuters rng có nhng du hiu cho thy ông Kim Hyok-chol và các quan chức khác đã b trng pht vì làm hng cuc gp thượng đnh Trump-Kim ti Hà Ni vào tháng 2/2019.

Nguồn tin này nói thêm rng mt trong nhng du hiu đó là h b đưa đến mt tri lao ci, nhưng hin chưa có bng chng nào cho thy h b xử t.

Ông Kim Hyok-chol từng được coi là mt ngôi sao đang ta sáng khi ông được b nhim làm trưởng đoàn đàm phán cp cao vi đc phái viên ht nhân Hoa Kỳ Stephen Biegun vài tun trước hi ngh thượng đnh Hà Ni.

Tuy nhiên, vai trò của ông Chol trong các cuộc đàm phán này vn không được rõ. Bn người khác b x t cùng vi ông bao gm các nhà ngoi giao ph trách v quan h vi Vit Nam, cũng theo trang Chosun.

Một nhân vật tầm cỡ khác là ông Kim Yong-chol, cánh tay phải của lãnh tụ Kim Jong-un, và người đồng cấp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trước hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, cũng bị đưa đến một trại lao cải ở tỉnh Jagang gần biên giới Trung Quốc, tờ Chosun Ilbo đưa tin.

xutu5

Ông Kim Yong-chol và Ngoại trưởng M Mike Pompeo.

Các quan chức quan trng tng làm vic vi ông cũng không còn xuất hin k t sau hi ngh thượng đnh.

Trước đó, hôm 30/5, trang Rodong Sinmun, t ngôn lun chính thc ca Triu Tiên, cnh báo rng các quan chc "hai mt" s b "cách mng trng tr nghiêm khc".

"Đây là một hành đng chng Đng, chng cách mng, gi v tôn kính nhà lãnh đo, nhưng thc s đng sau li mơ ước v điu gì khác", t Rodong Sinmun cho biết.

Tờ báo này tng cáo buc ông Jang Song Thaek, chú ca ông Kim Jong-un, đã có hành vi chng đng, chng cách mng, sau khi ông b x t vào tháng 12/2013.

Hong Min, một thành viên cao cp ti Viện Thng nht Quc gia Hàn Quc ti Seoul, cho biết có th ông Kim Hyok-chol và các quan chc khác phi đi mt vi mt s hình pht nhưng thông tin này cn xác minh thêm.

"Việc hành quyết hay thanh trng nhng cán b như ông y s gi tín hiu rt xu đến Hoa Kỳ vì ông ấy là người đi din cp cao trong các cuc đàm phán và điu đó có th cho thy h đang ph nhn tt c nhng gì h đã tho lun", ông Hong nói.

Published in Châu Á

70 nước trên thế giới kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân

Trong một bản tuyên bố được chính thức công bố hôm qua 10/05/2019, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, 70 quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ tất cả "vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các chương trình liên quan". Đối với các nước ký tên, chương trình vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là một "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với sự ổn định của thế giới.

bac1

Bắc Triều Tiên : Ảnh vệ tinh chụp trung tâm hạt nhân Yongbyon, công bố ngày 16/04/2019. Reuters

Đây là một văn kiện do Pháp soạn thảo và đưa ra xin chữ ký từ một tuần lễ nay. Trong số các nước ký vào bản tuyên bố này, có Mỹ, Hàn Quốc cùng nhiều nước Á, Âu, Phi và Mỹ La Tinh. Riêng hai nước ủng hộ Bắc Triều Tiên là Nga và Trung Quốc thì không ký tên vào bản tuyên bố.

Theo một nguồn tin ngoại giao, có khoảng 15 nước đã yêu cầu được ký tên vào văn kiện này ngay sau khi Bắc Triều Tiên cho thử nghiệm tên lửa trở lại.

Các bên ký kết đã "khuyến khích Bắc Triều Tiên tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào… tiếp tục thảo luận với Mỹ về phi hạt nhân hóa".

Bắc Triều Tiên đã cho phóng hai tên lửa tầm ngắn hôm 09/05, chỉ 5 ngày sau vụ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn và pháo phản lực khác. Loạt thử nghiệm này đã khiến tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại sau hon một năm yên tĩnh : từ tháng 11/2017, Bình Nhưỡng không hề thực hiện bất kỳ vụ phóng tên lửa nào.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un năm ngoái cũng tuyên bố chấm dứt thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Trump : Bắc Triều Tiên không nuốt lời hứa khi thử lại tên lửa

Việc Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa trở lại không làm cho tổng thống Mỹ lo lắng. Trả lời phỏng vấn báo Mỹ Politico hôm 10/05/2019, ông Trump cho rằng Bắc Triều Tiên chỉ thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn, không vi phạm các cam kết lãnh đạo mà Kim Jong-un từng đưa ra.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Vụ án Kim Jong-nam : 2 người có liên can sẽ bị diệt khẩu ? (RFI, 05/05/2019)

Ngày 03/05/2019, Đoàn Thị Hương, người duy nhất bị kết án trong vụ ám sát Kim Jong-nam người anh cùng cha khác mẹ của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã được Malaysia trả tự do và trở về Việt Nam ngay trong ngày.

dth1

Đoàn Thị Hương, người duy nhất bị kết án trong vụ ám sát Kim Jong-nam, tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 03/05/2019. Reuters/Kham

Cùng với Siti Aisyah, một phụ nữ Indonesia đã được tha bổng vào tháng Ba, Đoàn Thị Hương đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên "lừa" để trực tiếp nhúng tay vào vụ ám sát. Trong bối cảnh chế độ Bình Nhưỡng bị cho là chủ mưu vụ giết Kim Jong-nam nhưng lại thoát tội, một số nhà phân tích cho rằng Bắc Triều Tiên có thể lại ra tay đối với hai nhân chứng này của vụ ám sát.

Trong bài viết : "Không còn chỗ ẩn náu cho hai người can dự vào vụ sát hại Kim Jong-nam", nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ngày 02/04/2019, đã lo ngại rằng Bắc Triều Tiên có thể có hành vi giết người bịt miệng, với đối tượng bị truy sát là Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương.

Đối với tờ báo Hồng Kông, Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah là hai người biết rõ vụ việc, cả hai đều khai rằng họ đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên lừa để bôi chất độc thần kinh lên mặt nạn nhân. Trong vai trò người chứng và người thừa hành trong vụ sát nhân, họ có thể trở thành đối tượng bị đặc vụ Bắc Triều Tiên thủ tiêu để bịt miệng.

Nên sống ẩn dật, đừng lộ liễu phô trương

Theo giáo sư Lee Sung Yoon, nhà nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Tufts ở Mỹ, nếu hai người này tiết lộ những gì họ đã biết về kế hoạch giết ông Kim Jong-nam thì cuộc sống của họ sẽ gặp nguy hiểm.

Chuyên gia này giải thích : "Điều Bình Nhưỡng lo ngại là sau vài năm, một hoặc cả hai phụ nữ này, vì hối hận hay vì tiền, có thể kể lại về những gì đã thực sự xảy ra, về quan hệ của họ với "các ông chủ" Bắc Triều Tiên, trong một bộ phim hay trên TV".

Theo giáo sư Lee, các phương tiện truyền thông sẽ không để cho họ yên, họ sẽ bị dụ dỗ để nói chuyện, và như vậy sẽ không hoàn toàn an toàn. Đối với chuyên gia này, cả hai người nên tránh "ánh đèn sân khấu mà hãy sống ẩn dật".

Indonesia đã cho Siti sống ở một nơi an toàn

Nhật báo Hồng Kông cũng trích dẫn ý kiến của ông Benny Mamoto, nguyên tổng thanh tra cảnh sát Indonesia, công nhận rằng cả Siti Aisyah lẫn Đoàn Thị Hương đều sẽ gặp nguy hiểm vì cách hành động của "đặc vụ Bắc Triều Tiên" là tiêu diệt các mầm mống đe dọa, kể cả "thủ tiêu nhân chứng".

Theo ghi nhận của South China Morning Post, một nguồn tin từ bộ Ngoại Giao Indonesia đã cho biết là cô Siti Aisyah, ngay sau khi được Malaysia trả tự do hôm 11/3 và về nước, đã được đến một chỗ ở an toàn vì "sự an toàn chung của cô".

Ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah, nhật báo Hồng Kông cũng chú ý đến số phận 4 người Bắc Triều Tiên, cũng bị buộc tội giết Kim Jong-nam, nhưng đã trốn khỏi Malaysia ngay sau khi vụ ám sát diễn ra.

Bốn nghi phạm Bắc Triều Tiên có thể đã bị thanh trừng

Luật sư của Đoàn Thị Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik, cho biết công lý sẽ không trọn vẹn ngày nào mà bốn người này chưa được tìm thấy và đưa ra trước tòa án. Tuy nhiên, theo ông Bruce Bennett, chuyên gia phân tích quốc phòng quốc tế thuộc trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, điều đó có thể không bao giờ xảy ra, vì "hoàn toàn có thể là Kim Jong-un đã thanh trừng họ để thủ tiêu nhân chứng".

Tóm lại, các chuyên gia đều lo ngại cho số phận của hai phụ nữ Indonesia và Việt Nam bị lôi kéo vào vụ ám sát Kim Jong-nam. Họ sẽ không bao giờ được sống tự do an nhàn thực sự.

Trọng Nghĩa

******************

Hồi kết vụ án Kim Jong-nam : Bình Nhưỡng lại vô sự dù bị tố là chủ mưu (RFI, 04/05/2019)

Với Đoàn Thị Hương, nghi phạm cuối cùng được trả tự do ngày 03/05/2019 tại Kuala Lumpur, vụ ám sát Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, kể như bắt đầu chìm vào quên lãng.

tenlua8

Ảnh camera sân bay Kuala Lumpur : Kim Jong-nam (P) được các nhân viên an ninh tháp tùng đến trạm y tế sân bay, sau khi bị bôi chất độc lên mặt, 13/02/2017. FUJITV/via Reuters TV

Một số chuyên gia phân tích được đài truyền hình Mỹ CNN trích dẫn đã tỏ ý tiếc rằng, một lần nữa, một hành vi sát nhân rõ ràng với nhiều dấu hiệu cho thấy chế độ Bình Nhưỡng là chủ mưu, lại không bị trừng phạt.

Vụ ám sát Kim Jong-nam vào tháng 2 năm 2017 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đã gây sốc do tính chất táo bạo, liều lĩnh và tàn nhẫn, được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt đám đông cũng như camera giám sát rất nhiều trong sân bay.

Hai nữ nghi phạm - Đoàn Thị Hương, người Việt Nam, và Siti Aisyah, quốc tịch Indonesia – cùng với 4 người đàn ông Bắc Triều Tiên đã bị buộc tội bôi chất độc thần kinh VX lên mặt Kim Jong-nam khi ông này đi vào sân bay thủ đô Malaysia, khiến nạn nhân bị chết sau vỏn vẹn vài phút.

Bốn người Bắc Triều Tiên đã trốn thoát, chỉ có hai nữ nghi phạm bị bắt và đưa ra xét xử. Trước tòa, hai người nhất mực cho rằng họ đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên đánh lừa bằng cách nói là họ chỉ tham gia một chương trình truyền hình thực tế.

Bình Nhưỡng đã phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm, bất chấp việc nhà chức trách Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia đều cho rằng Bắc Triều Tiên có trách nhiệm trong vụ ám sát Kim Jong-nam.

Theo CNN, với việc bà Đoàn Thị Hương ra khỏi nhà tù Malaysia và trở về Việt Nam ngày 03/05/2019, sẽ không còn ai bị xét xử trong một vụ ám sát táo bạo, công khai giữa ban ngày bằng loại vũ khí hóa học thuộc loại kinh khủng nhất hiện nay. Thế mà kẻ tình nghi chủ mưu là Bắc Triều Tiên lại lọt lưới.

Ông Evans Revere, nguyên là quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Châu Á và Thái Bình Dương, hiện là cố vấn cho nhóm Albright-Stonebridge, đã cho rằng "các nhà hoạch định kế hoạch, tổ chức và giám sát vụ ám sát Kim Jong-nam thực sự đã thoát tội… Không một ai phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công khủng khiếp này, trong đó vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được sử dụng để giết chết một con người tại một sân bay quốc tế".

Đối với các nhà phân tích, trong vụ này, Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc đẩy vụ việc xuống hàng thứ yếu, tránh bị lên án.

CNN nêu bật là vụ ám sát Kim Jong-nam xẩy ra trong bối cảnh các vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2017 của Bắc Triều Tiên đã khiến nước này bị cộng đồng quốc tế cô lập. Tuy nhiên, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã biết mở một cuộc phản công ngoại giao vào năm sau, và thu hút được sự chú ý của quốc tế.

Euan Graham, giám đốc điều hành chương trình Châu Á của Đại Học La Trobe tại Úc, đánh giá là Bắc Triều Tiên đã rất thành công trong một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo thế giới – từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, đến Singapore, Việt Nam và Nga – lái dư luận quốc tế rời xa vụ Kim Jong-nam.

Trả lời CNN bằng e-mail, chuyên gia người Úc này khá chán ngán khi cho rằng "giờ đây, có vẻ như là quốc tế không còn muốn điều tra xa hơn về vụ Kim Jong-nam". Theo ông, "Bắc Triều Tiên không chỉ thoát tội, mà các nước Đông Nam Á đã xếp hàng để đón tiếp Kim Jong-un, trong đó có Việt Nam".

Đối với giáo sư Andrei Lankov, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Đại Học Kookmin ở Seoul, vụ ám sát Kim Jong-nam sẽ dần dần phai nhạt trong trí nhớ mọi người, tương tự như các vụ khủng bố hay giết người ở nước ngoài trước đây mà chế độ Bình Nhưỡng bị cho là thủ phạm.

Bình Nhưỡng đã bị cáo buộc bắt cóc các công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên Xô, ám sát các chính trị gia Hàn Quốc và thậm chí phá nổ một chiếc phi cơ chở hành khách của hãng máy bay Hàn Quốc Korean Air nhằm phá hoại Thế Vận Hội mùa hè 1988 ở Seoul. Đã có 115 người chết trong vụ nổ này.

Những sự cố trên đây hiếm khi được các nước khác, ngoại trừ Nhật Bản, nêu lại trong những cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên.

Khi nhắc lại vụ phá nổ phi cơ của hãng Korean Air, ông Lankov nhận định : "Một vụ khủng bố mù quáng, với hàng loạt nạn nhân vô tội bị chết mà còn bị lãng quên, thì nói chi đến một vụ ám sát chính trị, mà về cơ bản không có ai bị vạ lây".

********************

Đoàn Thị Hương được trả tự do (VOA, 03/05/2019)

Hôm 3/5, bị can Đoàn Th Hương trong v sát hi ông Kim Jong-nam, đã được chính quyn Malaysia tr t do và đã v đến Hà Ni, theo Reuters.

dth1

Đoàn Thị Hương v đến sân bay Ni Bài ti ngày 3/5/2019.

Trước đó vào chiu ngày 3/5, ông Đoàn Văn Thnh, cha ca cô Đoàn Th Hương, nói vi VOA rng gia đình rt vui mng khi con gái được phóng thích.

Ông Thạnh nói trước khi khi hành t Nam Đnh chiu ngày 3/5 đ đi đón con gái  sân bay Ni Bài :

"Con tôi đã ra tù rồi, sp bay v. Nhà nước và chính ph (Vit Nam) cho xe ra đón cháu".

"Tôi rất vui và phn khi".

Vào lúc 19 giờ 15 (gi đa phương) ngày 3/5, Đoàn Th Hương đã được các nhân viên Cc Nhp cư Malaysia đưa đến máy bay đ v Vit Nam.

"Các cán bộ ca Đi s quán Vit Nam ti Malaysia được c đi cùng vi Đoàn Th Hương v nước cũng có m trên máy bay này", theo TTXVN.

Tối ngày 3/5 máy bay đã h cánh xung sân bay Quc tế Ni Bài, theo VTV.

Hãng tin AFP loan báo cô Đoàn Thị Hương, người duy nht b kết án trong v án ám sát ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác m ca lãnh t Bc Hàn Kim Jong-un, đã được phóng thích khi nhà tù Malaysia.

"Cô ấy rt hnh phúc. Chc chn là cô y rt mong mỏi được v nhà", hãng tin AFP trích li lut sư Hisyam Teh Poh Teik, người bào cha cô Đoàn Th Hương nói.

Theo Star TV, luật sư Hisyam và các lut sư bào cha khác cũng s tháp tùng cô Hương trong chuyến bay ti ngày 3/5 đến Vit Nam và s gp g vi Liên đoàn Luật sư Vit Nam ngày hôm sau.

Trước khi tr v Vit Nam, Đoàn Th Hương đã viết thư cơn chính ph hai nước Malaysia, Vit Nam cũng như các lut sư và nhng người đã luôn ng h, giúp đ cô.

*********************

Đáp xuống Nội Bài, cô Đoàn Thị Hương nói 'muốn làm diễn viên' (BBC, 03/05/2019)

Chừng 9g35 tối ngày thứ Sáu 3/05, công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương đã về đến sân bay Nội Bài.

quyen7

Đoàn Thị Hương tươi cười hôm 1/4 sau khi tòa phán quyết cô sẽ được thả tự do

Tại đây, cô phát biểu trước báo chí rằng "không biết làm gì tiếp, nhưng mong thành diễn viên," theo hãng tin Reuters.

Trước đó, BBC đã đưa tin Đoàn Thị Hương đã rời khỏi nhà tù sáng cùng ngày và phải làm việc ở văn phòng di trú trước khi bay về Việt Nam, luật sư Naran Singh cho phóng viên Thùy Linh biết sáng 3/5.

"Tôi gặp Hương hôm qua tại nhà tù để đưa cho cô ấy quần áo và giày mới. Cô ấy rất vui mừng được thả ngày 3/5 và sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình," luật sư Hisyam Teh Poh Teik thì cho biết.

Sau các vận động ngoại giao từ phía chính phủ Việt Nam, Đoàn Thị Hương của Việt Nam bị tuyên 3 năm 4 tháng tù vì tội "gây thương tích bằng vũ khí hay phương tiện nguy hiểm" hôm 1/4.

Theo luật Malaysia, cô được giảm một phần ba thời gian thụ án và sẽ được thả hôm 3/5.

Hôm 11/3, cáo buộc đối với đồng phạm người Indonesia, Siti Aisyah, bất ngờ được hủy bỏ. Siti được trở về nước ngay lập tức, để lại mỗi Đoàn Thị Hương.

Việc trả tự do cho nghi phạm Indonesia mà không trả tự do cho nghi phạm Việt Nam gây ra nhiều xôn xao trong dư luận.

Gia đình 'rất vui mừng phấn khởi'

Trả lời BBC hôm 3/5, ông Đoàn Văn Thạnh và mẹ kế Nguyễn Thị Vy nói "rất vui mừng phấn khởi" là sẽ được gặp lại con gái sau hai năm.

Ông Thạnh cho biết không biết khi nào sẽ lên đón Hương nhưng "Nhà nước sẽ cử xe đến đón gia đình đưa lên Hà Nội để gặp Hương," và gia đình sẽ quay trở về Nam Định ngay.

Khi được hỏi dự định tiếp theo của gia đình cho Hương là gì thì bà Vy nói, "trở về nhà làm ăn, như một công dân bình thường thôi."

Theo luật sư Naran Singh, ông sẽ cùng hai luật sự Hisyam Teh Poh Teik và Salim Bashir cùng đưa Đoàn Thị Hương trở về Việt Nam tối nay.

"Chúng tôi được Đoàn luật sư Việt Nam mời sang và để báo cáo cho họ về những gì đã xảy ra, nhất là diễn biến trong tòa," ông Naran Singh nói.

Theo một nguồn tin cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia sẽ không tổ chức cuộc họp báo về việc trả tự do cho Đoàn Thị Hương.

Và dự kiến, Đoàn Thị Hương sẽ đến Việt Nam vào 10 giờ tối 3/5.

quyen8

Đoàn Văn Thạnh, bố của Đoàn Thị Hương rời phiên tòa tươi cười hôm 1/4 sau khi biết tin con gái ông sẽ sớm được thả

'Vụ án sẽ mãi là một bí ẩn với thế giới'

"Vụ án này chắc chắn là không bình thường. Nó liên quan đến người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Hàn, người bị ám sát bởi chất độc thần kinh VX ngay tại sân bay Kuala Lumpur," ông Naran Singh nói.

"Giờ vụ án này sẽ mãi là một bí ẩn đối với thế giới. Nó nhất định không chỉ đáng nhớ với tôi mà còn với cả thế giới."

Chia sẻ về những thách thức trong hai năm qua bào chữa cho Đoàn Thị Hương, ông Naran cho biết :

"Một trong thách thức lớn nhất của chúng tôi trong việc bào chữa cho Hương là việc chứng minh rằng cô ấy nghĩ cô ấy đang diễn trong một chương trình TV chơi khăm.

"Thách thức thứ hai là vào hôm 11/3 khi Tổng chưởng lý Malaysia đột nhiên hủy cáo buộc đối với Siti Aisyah mà lại không làm vậy với Hương. Chúng tôi lúc đó thật sự rất bất ngờ và tức giận."

"Cuối cùng thì đến ngày ¼, Tổng chưởng lý đã quyết định giảm án cho Hương. Dù chúng tôi có muốn điều đó hay không thì chúng tôi phải chấp nhận nó. Điều đó tốt hơn cho Hương còn hơn là để phiên tòa tiếp tục."

"Còn hôm nay là một ngày vui với chúng tôi. Tôi thực ra đang trên đường đến sân bay để gặp Hương đây," ông Naran nói trước khi cúp máy.

Cuộc ám sát xảy ra như thế nào ?

Ngày 13/2/2017, Kim Jong-nam, anh em cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đang chờ để lên chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Macau khi Đoàn Thị Hương và Sisi Aisyah tiếp cận ông.

CCTV cho thấy Đoàn Thị Hương đặt tay lên mặt ông ta, sau đó cả hai người phụ nữ rời khỏi hiện trường.

Ông Kim đã chết trên đường đến bệnh viện vì chất độc thần kinh VX, một trong những chất độc nhất trong tất cả các tác nhân hóa học được biết đến.

Triều Tiên đã quyết liệt phủ nhận mọi liên quan đến vụ giết người, nhưng bốn người đàn ông - được cho là người Bắc Triều Tiên đã trốn khỏi Malaysia vào ngày xảy ra vụ án mạng - cũng bị buộc tội trong vụ án.

****************

Cô Đoàn Thị Hương đã đáp máy bay về Việt Nam (RFA, 03/05/2019)

Công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương, người vừa được trả tự do ở Malaysia, đã đáp máy bay về lại quê nhà.

quyen9

Đoàn Thị Hương - AFP

Mạng báo The Star của Malaysia loan tin cho biết chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh lúc 7 :15 phút chiều ngày 3 tháng 5 chở theo Cô Đoàn Thị Hương.

Theo lời của luật sư bào chữa, Salim Bashir, thì Cô Đoàn Thị Hương được các viên chức di trú Malaysia đưa ra Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.

Luật sư Hisyam Teh Poh Teik đọc cho giới truyền thông tại cuộc họp báo tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur lá thư mà cô Đoàn Thị Hương viết trong nhà tù vào đêm trước khi được tự do. Theo đó Cô Đoàn Thị Hương cám ơn tất cả mọi người góp phần giúp cho cô được tự do.

Theo luật sư Hisyam thì vụ việc đối với cô này nay đã khép lại. Vào ngày mai 4/5, ba luật sư gồm Hisyam Teh Poh Teik, Salim Bashir và Datuk Naram Singh sẽ có cuộc gặp với đại diện Liên Đoàn Luật sư Việt Nam để có cuộc thảo luận cuối cùng về vụ việc của Cô Đoàn Thị Hương. Sau cuộc làm việc là một lễ ăn mừng nhỏ.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 2017 Đoàn Thị Hương và một người phụ nữ quốc tịch Indonesia là cô Siti Aisyah bị cáo buộc sát hại nhân vật ông Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ với vị lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, bằng một loại chất độc thần kinh VX.

Hai cô Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị bắt sau đó ; còn 4 người Bắc Hàn chủ mưu vụ việc được nói trốn thoát.

Công dân Indonesia Siti Aisyah được tòa tha bổng trong phiên xử ngày 11 tháng 3. Tại phiên xử vào ngày 1 tháng 4, Cô Đoàn Thị Hương bị tuyên 3 năm 4 tháng tù. Theo luật Malaysia cô nay được giảm 1/3 án.

Published in Việt Nam

Bắc Triều Tiên bắn một loạt tên lửa về phía Biển Nhật Bản (RFI, 04/05/2019)

Quân đội Hàn Quốc cho biết, từ Hodo, sát thành phố biển Wonsan, Bắc Triều Tiên đã cho bắn thử tên lửa vào quãng 9 giờ sáng giờ địa phương ngày 04/05/2019. Đầu đạn có tầm bắn từ 70 đến 200 km, bay ngang Biển Nhật Bản. Quan hệ Bình Nhưỡng và Washington có nguy cơ thêm căng thẳng, và vụ thử nghiệm lần này đe dọa tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên.

tenlua1

Người dân Nhật theo dõi tin Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa qua màn hình TV ngoài phố tại Tokyo ngày 04/05/2019. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Thông tín viên đài RFI từ Seoul Frédéric Ojardias phân tích :

Nhiều đầu đạn đã được bắn đi vào sáng nay, khoảng từ 9 giờ 9 phút đến 9 giờ 27 phút, xuất phát gần cảng Wonsan, bờ biển phía đông Bắc Triều Tiên. Tầm bay khoảng từ 70 đến 200 km hướng về Biển Nhật Bản. Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết như trên, nhưng tránh dùng cụm từ "tên lửa" khi nói về đợt bắn thử sáng nay. Điều này cho thấy có khả năng là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm một hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn cùng lúc.

Đây là đợt thử nghiệm vũ khí quy mô lớn đầu tiên sau vụ Bình Nhưỡng cho bắn thử tên lửa Hwasong 15 hồi tháng 11/2017. Trên lý thuyết, loại vũ khí này có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Về mặt kỹ thuật, chế độ Bắc Triều Tiên không vi phạm cam kết ngừng bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa nhưng vụ thử nghiệm sáng nay là một hành động khiêu khích.

Lãnh đạo Kim Jong-un tìm cách gia tăng áp lực với Mỹ, buộc Washington phải mềm dẻo hơn trong tiến trình đàm phán hạt nhân. Đối thoại bị gián đoạn từ sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019.Tuy nhiên, đợt bắn thử lần này có nguy cơ chọc giận Donald Trump và càng khiến viễn cảnh Mỹ- Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại thêm xa vời.

Kế hoạch gửi hàng viện trợ nhân đạo đến Bắc Triều Tiên cũng trở nên khó khăn hơn. Hôm qua Liên Hiệp Quốc vừa cho biết, vụ mùa thu hoạch năm ngoái tại Bắc Triều Tiên tồi tệ nhất kể từ một chục năm qua và 10 triệu dân Bắc Triều Tiên đang cần trợ cấp lương thực.

Hàn Quốc lo ngại

Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết thêm loạt bắn thử sáng nay được tiến hành từ bãi Hodo. Đây là nơi từ hàng chục năm qua Bình Nhưỡng đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo theo như phân tích của trung tâm nghiên cứu về tình hình Bắc Triều Tiên, 38 North trụ sở tại Hoa Kỳ. Tháng trước Bắc Triều Tiên đã thông báo cho thử một loại "vũ khí chiến thuật mới".

Về phản ứng quốc tế, trước mắt, Hàn Quốc bày tỏ "lo ngại sâu sắc" trước hành vi nói trên của nước láng giềng phương bắc. Seoul xem vụ thử nghiệm sáng nay là một sự "vi phạm thỏa thuận liên triều nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên".

Tại Tokyo, bộ quốc phòng Nhật ghi nhận, "an ninh nước này không bị đe dọa". Vũ khí của Bắc Triều Tiên không thâm nhập hải phận và không phận Nhật Bản. Ngoại trưởng Nhật và đồng sự Mỹ đã có một cuộc điện đàm về sự kiện nói trên ngay sáng nay.

Từ Washington phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ "tiếp tục theo dõi sát tình hình". Ngoại trưởng Mỹ và Hàn Quốc chủ trương "thận trọng" trước hành vi của chế độ Kim Jong-un.

Thanh Hà

*****************

Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn tầm ngắn thử nghiệm (BBC, 04/05/2019)

Bắc Hàn đã thử nghiệm một số hỏa tiễn tầm ngắn, theo các nguồn tin từ Hàn Quốc, trong lúc người phát ngôn Nhà Trắng nói Mỹ biết về hành động này và đang tiếp tục theo dõi.

tenlua2

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói Mỹ đang theo dõi hành động của Bắc Hàn

Các hỏa tiễn đã được phóng từ bán đảo Hodo ở phía đông đất nước, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết hôm thứ Bảy.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là vụ phóng hỏa tiễn đầu tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thử tên hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa vào tháng 11/2017.

Hồi tháng trước, Bình Nhưỡng cho biết đã thử nghiệm điều được mô tả là "vũ khí dẫn đường chiến thuật" mới.

tenlua3

Ông Kim Jong-un vẫn chỉ đạo các hoạt động quân sự bên cạnh tiến hành các chiến dịch ngoại giao với các cường quốc quốc tế và khu vực

Đó là vụ thử đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam giữa nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, sự kiện đã kết thúc mà không có thỏa thuận.

Tổng thống Trump đã khước từ kí kết vào những gì ông mô tả là một thỏa thuận tồi tệ được ông Kim Jong-un đưa ra tại Hà Nội vào tháng 2/2019.

Phóng một hỏa tiễn tầm ngắn sẽ không vi phạm lời hứa của Triều Tiên rằng sẽ không thử hỏa tiễn tầm xa hoặc hạt nhân.

Nhưng Bình Nhưỡng dường như đang trở nên thiếu kiên nhẫn với sự nhấn mạnh của Washington rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đầy đủ vẫn còn cho đến khi ông Kim thực hiện các bước nghiêm túc để phá bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình, theo Laura Bicker của BBC.

tenlua4

Mỹ cho hay đã biết và đang theo dõi các chuyển động, hành động của Bắc Hàn

"Chúng tôi biết về hành động của Bắc Hàn tối nay", phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi khi cần thiết".

'Cam kết ngừng các vụ thử'

Triều Tiên "bắn một số hỏa tiễn tầm ngắn từ bán đảo Hodo gần thị trấn bờ biển phía đông Wonsan theo hướng đông bắc từ 09g06 (00:06 GMT) đến 09g27 giờ địa phương", Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói trong một tuyên bố.

Các hỏa tiễn bay với tầm từ 70km và 200km trước khi hạ cánh tại vùng biển Nhật Bản, giới chức Hàn Quốc nói thêm.

tenlua5

Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội đã thất bại với hai bên không ký được thỏa thuận nào, cũng như không ra được tuyên bố chung

Hodo đã được sử dụng trong quá khứ để phóng hỏa tiễn hành trình và thử nghiệm pháo binh tầm xa.

Theo hãng tin nhà nước của Bắc Hàn (KCNA), cuộc thử nghiệm tháng 4/2019 về một "vũ khí dẫn đường chiến thuật" mới đã được chính ông Kim giám sát. Họ cho biết cuộc thử nghiệm được "tiến hành ở nhiều chế độ bắn vào các mục tiêu khác nhau".

Các nhà phân tích tin rằng vũ khí có thể được phóng từ trên bộ, trên biển hoặc trên không.

Không rõ liệu vũ khí đó có phải là hỏa tiễn hay không, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều đồng ý rằng nó có thể là vũ khí tầm ngắn.

tenlua6

Các vụ phóng thử nghiệm hỏa tiễn mới diễn ra ở Wonsan, mạn đông nam Bắc Hàn

Năm ngoái, ông Kim nói sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và sẽ không phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa.

Tuy nhiên, hoạt động hạt nhân dường như vẫn đang tiếp tục và hình ảnh vệ tinh của địa điểm hạt nhân chính của Triều Tiên vào tháng 4/2019 cho thấy có sự chuyển động, cho thấy nước này có thể tái xử lý chất phóng xạ thành nhiên liệu chế biến bom.

Bắc Hàn tuyên bố họ đã phát triển một trái bom hạt nhân đủ nhỏ để phù hợp với phi đạn tầm xa, cũng như hỏa tiễn đạn đạo có khả năng vươn tới phần lãnh thổ lục địa của Mỹ.

*******************

Liên Triều : Mỹ thao dượt THAAD, Bình Nhưỡng nhắc nhở Seoul thận trọng (RFI, 03/05/2019)

Hôm 24/04/2019, lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc thông báo thao dượt hệ thống tên lửa chống tên lửa THAAD với đầu đạn giả dùng để huấn luyện tại căn cứ Pyeongtaek, một tuần trước đó.Trang mạng tuyên truyền của Bắc Triều Tiên, Uriminzokkiri, trong bản tin 03/05 công kích hành động "khiêu khích" của Mỹ và cùng lúc kêu gọi Hàn Quốc "thận trọng".

tenlua7

Một bế phóng tên lửa bắn chặn THAAD (phải) tại Seongju, Hàn Quốc. Ảnh chụp ngày 26/04/2017. Reuters

Trang mạng tuyên truyền của Bình Nhưỡng mô tả cuộc thao dượt của trung đoàn pháo 35 phòng không của Mỹ là hành động "khiêu khích quân sự" nhằm "phá hoại không khí hoà bình, tiến hành âm mưu áp đặt tham vọng bằng sức mạnh". Uriminzokkiri khuyến cáo Hàn Quốc, nếu không thận trọng, nếu vẫn ủng hộ các hành động thù địch Mỹ thì coi chừng "hệ quả xấu".

Một trang mạng tuyên truyền khác, Meari, cũng cáo buộc "áp lực quân Mỹ ngày một gia tăng».

Theo nhận định của Yonhap, Bắc Triều Tiên tỏ thái độ bực bội trên đây vào lúc Mỹ-Hàn tăng tốc nâng cao khả năng quân sự trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Triều về vũ khí hạt nhân vẫn còn bế tắt. Bố trí tên lửa THAAD nằm trong chương trình nâng cấp khả năng chống tên lửa tầm trung-cao đến từ Bắc Triều Tiên.

Tú Anh

Published in Châu Á

Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng một tên lửa (RFI, 09/03/2019)

Hãng tin Bloomberg, ngày 09/03/2019, cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang chuẩn bị bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc một tên lửa phóng vệ tinh, theo các hình ảnh vệ tinh mà đài phát thanh công NPR của Mỹ được cung cấp.

tenlua1

Ảnh vệ tinh : Bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên.Distribution Airbus DS/Handout via Reuters

Các ảnh vệ tinh này được công ty Digital Globe chụp vào ngày 22/02, tức là trước khi diễn ra thượng đỉnh Hà Nội, tại bãi phóng Sanumdong, gần thủ đô Bình Nhưỡng, nơi mà Bắc Triều Tiên đã lắp ráp các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa phóng vệ tinh.

Trả lời đài NPR, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Dự án Phi hạt nhân hóa Đông Á, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho rằng các ảnh vệ tinh nói trên cho thấy dường như Bắc Triều Tiên đang trong tiến trình lắp ráp một tên lửa. Tuy nhiên, theo ông Lewis, không thể nào biết được là Bình Nhưỡng đang chuẩn bị bắn một tên lửa quân sự hay một tên lửa phóng vệ tinh.

Dựa trên các ảnh vệ tinh mới, các chuyên gia Mỹ ngày 07/03 cũng nhận thấy là bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng được xây lại, mặc dù việc tháo dỡ bãi phóng này là một trong những cam kết của chủ tịch Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sau nhiều ngày im lặng, ngày 08/03/2019, hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA lên tiếng cho rằng chính Hoa Kỳ đã khiến thượng đỉnh Donald Trump –Kim Jong-un diễn ra cuối tháng 2/2019 ở Hà Nội không đạt được một thỏa thuận nào.

Dù vậy, tổng thống Trump hôm qua bảo đảm là quan hệ giữa ông với lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng vẫn "rất tốt". Theo nhận định của hãng tin AFP, cho dù thượng đỉnh Hà Nội thất bại, tổng thống Mỹ vẫn bám vào chiến lược của ông, đó là "được ăn cả, ngã về không". Vấn đề là, theo chuyên gia Jenny Town, trang mạng 38 North, chiến lược này luôn gặp thất bại do việc cả hai lãnh đạo đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.

Về phần Joseph Yun, nguyên là đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên, ông nhận định rằng rất khó mà chứng minh là chính quyền Trump không còn thái độ thù địch với Bắc Triều Tiên. Điều này khiến tình hình rơi vào bế tắc và chính vì vậy mà phía Bình Nhưỡng muốn tiến từng bước để tạo sự tin cậy.

Thanh Phương

***************

Bắc Hàn sắp phóng hỏa tiễn để thử phản ứng của Mỹ ? (BBC, 09/03/2019)

Hình ảnh vệ tinh chụp một cơ sở gần Bình Nhưỡng cho thấy Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị phóng hỏa tiễn hoặc vệ tinh.

tenlua2

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho hay ông sẽ rất thất vọng nếu thấy Bắc Hàn phóng thử hỏa tiễn trở lại

Dường như có sự gia tăng hoạt động xung quanh một địa điểm được gọi là Sanumdong, nơi Bắc Hàn lắp ráp hầu hết các hỏa tiễn đạn đạo và thông thường.

Diễn biến xuất hiện sau khi có các tin tức đầu tuần này rằng địa điểm phóng hỏa tiễn chính của Bắc Hàn tại Sohae đã được xây dựng lại.

Công việc tháo dỡ Sohae bắt đầu vào năm ngoái nhưng đã dừng lại khi các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ.

Hôm thứ Sáu 08/3/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ thất vọng nếu Bắc Hàn tái thử nghiệm vũ khí.

"Tôi sẽ ngạc nhiên theo cách tiêu cực nếu ông ấy làm bất cứ điều gì không theo sự hiểu biết của chúng tôi. Nhưng chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra", ông nói.

"Tôi sẽ rất thất vọng nếu tôi thấy có thử hỏa tiễn".

Các nhà phân tích tin rằng nhiều khả năng trong giai đoạn này, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng một vệ tinh thay vì thử hỏa tiễn.

Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố hồi đầu tuần rằng điều này vẫn sẽ không phù hợp với các cam kết mà nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã đưa ra với Tổng thống Trump.

Thử phản ứng Mỹ ?

tenlua3

Sohae là điểm phóng vệ tinh gây tranh cãi của Bắc Hàn

Các xe cộ lớn đã được nhìn thấy di chuyển xung quanh Sanumdong, hoạt động từng xảy ra trong quá khứ cho thấy Bắc Hàn ít nhất đang chuẩn bị di chuyển một loại hỏa tiễn hoặc phi đạn đến khu vực phóng.

Những hình ảnh vệ tinh đã được mạng truyền thông NPR của Mỹ công bố.

Phóng viên tại Seoul của BBC Laura Bicker nói rằng Bắc Hàn có thể đang thử phản ứng của Mỹ sau khi các cuộc đàm phán tại Hà Nội giữa Donald Trump và Kim Jong-un đổ vỡ, hy vọng rằng Mỹ sẽ đưa ra một thỏa thuận tốt hơn để tránh một vụ phóng hỏa tiễn.

Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng giới chuyên gia cho rằng các hỏa tiễn dùng để phóng vệ tinh thường không phù hợp để sử dụng làm tên lửa tầm xa.

tenlua4

Các hoạt động dường như gia tăng ở một khu vực nghi là cơ sở bãi phóng hỏa tiễn hoặc vệ tinh mà Bắc Hàn mới tái thiết thời gian quan

Một cuộc họp được dự đoán trước giữa hai nhà lãnh đạo ở thủ đô của Việt Nam tuần trước đã kết thúc mà không có thỏa thuận nào đối với những khác biệt về việc Bắc Hàn sẵn sàng hạn chế chương trình hạt nhân của mình ra sao, trước khi một số lệnh trừng phạt có thể được gỡ bỏ.

Cơ sở phóng hỏa tiễn Sohae tại địa điểm Tongchang-ri đã được sử dụng để phóng vệ tinh và thử nghiệm động cơ nhưng không bao giờ được dùng cho các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo.

Hình ảnh vệ tinh tuần này, đến từ một số viện nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ và lời chứng từ cơ quan tình báo Hàn Quốc, dường như cho thấy tiến bộ nhanh chóng đã đạt được trong việc tái thiết các cấu trúc trên bệ phóng hỏa tiễn.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói Bắc Hàn vẫn có thể phải đối diện với nhiều lệnh trừng phạt hơn nếu không có tiến triển phi hạt nhân hóa.

Một cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử giữa ông Trump và ông Kim vào năm 2018 tại Singapore đã tạo ra một thỏa thuận mơ hồ về "phi hạt nhân hóa" nhưng ít tiến triển.

***************

Hoa Kỳ vẫn lạc quan dù có tin Bắc Triều Tiên xây lại bãi phóng tên lửa (RFI, 08/03/2019)

Hôm 07/03/2019, Hoa Kỳ tỏ thái độ lạc quan mặc dù có tin là Bình Nhưỡng đã xây lại một bãi phóng tên lửa sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội. Washington thậm chí còn khẳng định có thể đạt được phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên từ nay đến đầu năm 2021.

tenlua5

Ảnh chụp từ vệ tinh bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên, tại Tongchang-ri, ngày 02/03/2019. CSIS/Beyond Parallel/DigitalGlobe 2019 via Reuters

Dựa trên ảnh vệ tinh mới, các chuyên gia Mỹ hôm qua cho biết là bãi phóng tên lửa Sohae đã nhanh chóng được xây lại và kể từ nay trở lại quy chế hoạt động bình thường. Việc tháo dỡ bãi phóng này là một trong những cam kết của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hôm thứ Tư 06/03, sau khi các chuyên gia báo động là Bình Nhưỡng đã bắt đầu cho xây lại bãi phóng tên lửa Sohae, ông Donald Trump tuyên bố là ông sẽ "rất, rất thất vọng" về Kim Jong-un, nếu thông tin nói trên được xác nhận. Nhưng hôm qua, theo hãng tin AFP, ông Donald Trump lại có vẻ muốn giảm nhẹ tầm mức của vấn đề, khi trả lời : "Chúngtôi sẽ xem. Chúng tôi sẽ nói với quý vị trong một năm nữa".

Trong khi đó, tuy không bác bỏ thông tin về bãi phóng Sohae, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Mỹ, xin giấu tên, tuyên bố với báo chí là chính quyền Trump chưa có một "kết luận chính xác" về những gì diễn ra tại đó. Nhà ngoại giao này còn tỏ vẻ lạc quan, cho dù cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa tổng thống Donald Trump với chủ tịch Kim Jong-un tại Hà Nội cuối tháng 2 vừa qua đã không đạt được thỏa thuận nào. Ông khẳng định là có thể đạt được phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên "một cách vĩnh viễn và hoàn toàn có thể kiểm chứng được" trong thời gian ông Trump làm tổng thống. Nhiệm kỳ của Donald Trump sẽ kết thúc vào đầu năm 2021.

Cũng trong ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Robert Palladino tuyên bố là Washington sẵn sàng nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng. Nhưng ông Palladino từ chối cho biết là kể từ sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội hai bên có trao đổi gì hay không.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng không nói gì về việc xây lại bãi phóng tên lửa Sohae, nhưng hôm qua, hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA lại lên án của cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ hiện đang diễn ra, cho dù tầm mức của các cuộc tập trận đã giảm đáng kể, từ khi tổng thống Trump quyết định chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn quy mô lớn để thúc đẩy tiến trình hòa dịu với chế độ Kim Jong-un.

Thanh Phương

*******************

Mỹ thận trọng trước thông tin Bắc Triều Tiên xây lại một bãi phóng tên lửa (RFI, 07/03/2019)

Sau khi một trung tâm nghiên cứu của Mỹ dựa trên các hình ảnh vệ tinh cho rằng Bình Nhưỡng dường như đang xây lại một bãi phóng tên lửa, ngày 06/03/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump và giới phân tích phản ứng khá thận trọng.

tenlua6

Ảnh chụp từ vệ tinh bãi phóng tên lửa Sohae của Bắc Triều Tiên, tại Tongchang-ri, ngày 02/03/2019. CSIS/Beyond Parallel/DigitalGlobe 2019 via Reuters

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

"Khi được hỏi về việc Bắc Triều Tiên khởi động lại hoạt động tại bãi phóng tên lửa, tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu : "Tôi sẽ rất thất vọng nếu mọi chuyện diễn ra như vậy… Các báo cáo hiện vẫn là quá sớm, nhưng tôi sẽ rất, rất thất vọng về lãnh đạo Kim Jong-un. Chúng ta sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào".

Bãi phóng có thể sẽ phục vụ cho cả vệ tinh và các hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Hiện giờ, giới chuyên gia đang đặt câu hỏi về tín hiệu mà Bình Nhưỡng gửi đi.

Ông Robert Einhorn, từng là cố vấn của bộ Ngoại Giao Mỹ về vấn đề không phổ biến hạt nhân dưới thời ngoại trưởng Hillary Clinton nói : Họ biết rằng chúng ta nhìn thấy những điều đó. Liệu có phải họ đang đánh tín hiệu để nói rằng Hoa Kỳ cần phải tỏ ra mềm dẻo hơn về các lệnh trừng phạt, nếu không Bắc Triều Tiên sẽ tái khởi động các vụ thử tên lửa ? Đó là một khả năng. Nhưng chúng ta cần chờ đợi thêm trước khi rút ra kết luận.

Dẫu sao thì thất bại của thượng đỉnh Hà Nội cũng cho phép Bắc Triều Tiên hành động mà không vi phạm các cam kết. Đó là đánh giá của bà Kathleen Stephens, cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Bà phát biểu : Tôi nghĩ rằng chừng nào chưa đạt được thỏa thuận thì Bắc Triều Tiên vẫn chưa cảm thấy có liên quan. Lãnh đạo Kim Jong-un đã nói rằng ông ấy sẵn sàng nhượng bộ, nhưng không một thỏa thuận nào được ký kết. Vì thế, tôi nghĩ là Bình Nhưỡng cho rằng họ không phản bội các cam kết. Tôi nghĩ quan điểm của họ là như vậy.

Tuy nhiên, khi làm như vậy, Bắc Triều Tiên phải đối mặt với nguy cơ Mỹ sẽ thắt chặt các lệnh trừng phạt. Không hề giấu diếm, ông John Bolton, cố vấn quốc gia về an ninh, đã nói đến khả năng trên, ngay từ trước khi các hình ảnh về việc Bình Nhưỡng khởi động lại hoạt động tại bãi thử tên lửa nhạy cảm này được công bố".

Trong khi đó, ngày 07/03, hãng tin Hàn Quốc Yonhap loan tin là ông Suh Hoon, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS, tiết lộ dường như Bình Nhưỡng vẫn cho các cơ sở làm giàu uranium ở khu phức hợp Yongbyon vận hành bình thường, ngay cả trước khi diễn ra thượng đỉnh Trump-Kim lần hai tại Hà Nội hồi cuối tháng 02/2019.

Thùy Dương

Published in Châu Á