Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thất vọng vì những nỗ lực ngoại giao với Mỹ không đạt kết quả, Bắc Triều Tiên muốn xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh hơn để đối phó với những mối đe dọa từ Mỹ.

bac1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong một cuộc họp. Ảnh do KCNA đăng ngày 24/05/2020. KCNA vía KNS/AFP/Archivos

Trong thông cáo ngày 12/06/2020, được cơ quan thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA trích dẫn, ngoại trưởng Ri Son Gwon nêu rõ "hy vọng cải thiện quan hệ (giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên) từng rất cao và được cả thế giới theo dõi cách đây hai năm giờ biến thành tuyệt vọng, và bị xuống cấp nhanh chóng".

Ông Ri Son Gwon đặt câu hỏi liệu có đáng tiếp tục bắt tay với Mỹ hay không trong khi suốt hai năm qua chính quyền Washington tỏ thái độ "bất công", "lỗi thời" khi nhấn mạnh đến việc cải thiện quan hệ song phương sẽ không có ý nghĩa nếu không có sự thay đổi chế độ. Vì vậy, chế độ Bình Nhưỡng đưa ra mục tiêu thiết lập một lực lượng "tin cậy hơn" để chống lại những mối đe dọa quân sự từ Mỹ trong tương lai. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố "sẽ không tặng" cho Hoa Kỳ một cơ hội khác để tổng thống Donald Trump tận dụng nhằm ca ngợi thành tích của ông.

Ông Ri Son Gwon đưa ra những phát biểu trên chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ trả lời với Yohnap rằng vẫn quyết tâm áp dụng thỏa thuận được ký tại thượng đỉnh Singapore giữa hai nguyên thủ Kim Jong Un và Donald Trump.

Hiện tại, bộ Thống Nhất Hàn Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về phát biểu của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, nhưng tái khẳng định mong muốn của Seoul thiết lập hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên. 

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên họp bàn tăng cường khả năng răn đe hạt nhân (RFI, 24/05/2020)

Hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA ngày 24/05/2020 loan báo Bình Nhưỡng đã thảo luận các biện pháp mới nhằm củng cố, tăng cường khả năng "răn đe hạt nhân", trong một cuộc họp của Ủy ban Quân sự Trung ương dưới sự chủ trì của lãnh đạo Kim Jong-un.

bactt1

Lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc họp Ủy ban Quân ủy Trung ương ngày 23/05/2020. KCNA VIA KNS/AFP

KCNA gọi các biện pháp mà Bình Nhưỡng đưa ra trong cuộc họp là "những biện pháp mang tính sống còn", nhưng không cho biết chi tiết các quyết định mà Bình Nhưỡng đưa ra nhằm "răn đe hạt nhân". Chế độ Bình Nhưỡng cũng thảo luận về việc "đặt các lực lượng vũ trang chiến lược trong tình trạng báo động" trong khuôn khổ "tăng cường và phát triển các lực lượng vũ trang" quốc gia. Các quan chức đồng thời xem xét lại "hàng loạt khuyết điểm, thiếu sót trong các hoạt động quân sự và chính trị" của Bắc Triều Tiên, cũng như bàn bạc về cách thức để đảm bảo là các lĩnh vực nói trên có "sự cải thiện mang tính quyết định".

Hôm nay, nhật báo chính thức của chế độ Bình Nhưỡng, Rodong Sinmun, công bố nhiều bức ảnh về cuộc họp của Ủy ban Quân sự Trung ương Bắc Triều Tiên. Còn KCNA tuy không nêu rõ cuộc họp trên diễn ra ngày nào nhưng trong một bài viết khác, hãng tin này cho biết lãnh đạo Kim Jong-un đã ban hành một mệnh lệnh cho các lực lượng vũ trang hôm 23/05.

Đây là lần đầu tiên KCNA nói đến sự hiện diện trước công chúng của lãnh đạo Kim Jong-un tính từ gần 3 tuần nay, thời điểm bắt đầu có những lời đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Kim. Cuộc họp của Ủy ban Quân sự Trung ương Bắc Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh báo Mỹ Washington Post tiết lộ thông tin chính quyền của tổng thống Donald Trump mới đây đã thảo luận về khả năng Washington tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân mới - lần thử đầu tiên của Mỹ tính từ năm 1992.

Theo Washington Post, hôm thứ Sáu 22/05, một lãnh đạo cao cấp của chính phủ Mỹ và hai cựu lãnh đạo, xin được ẩn danh, đã cho biết là khả năng thử nghiệm hạt nhân đã được chính quyền Trump bàn thảo trong một cuộc họp hôm 15/05. Theo nhiều chuyên gia, quyết định thử nghiệm hạt nhân của Washington có thể sẽ đẩy các cuộc thương lượng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên vào "ngõ cụt".

Thùy Dương

**********************

Hồng Kông : Hàng ngàn người biểu tình phản đối luật an ninh mới của Bắc Kinh (RFI, 24/05/2020)

Ngày 24/05/2020, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối một dự luật an ninh mới của Trung Quốc. Những người biểu tình cáo buộc đây là một đạo luật bóp nghẹt các quyền tự do của người dân đặc khu hành chính này.

bactt2

Cảnh sát dùng lựu đạn hơi cay để giải tán người dân biểu tình Hồng Kông, phản đối dự luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, ngày 24/05/2020. Reuters - TYRONE SIU

AFP nhắc lại dự luật được đưa ra trong phiên họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc hôm thứ Sáu 22/05 đề ra các biện pháp nhằm trừng phạt các hành động "phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ" chế độ.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Florence de Changy tại Hồng Kông, cuộc tụ tập này đã nhanh chóng biến thành một cuộc bạo động.

"Tình hình biến đổi tồi tệ nhanh chóng ngay đầu giờ chiều trên các trục lộ lớn ở Hồng Kông, đặc biệt là tại khu vực Causeway Bay, điểm xuất phát thường lệ của các cuộc tuần hành lớn và cũng là khu thương mại rất sầm uất. Tại đây cảnh sát hiện diện dầy đặc.

Hàng chục đạn hơi cay đã được bắn đi mà không hề cảnh báo trước nhằm giải tán vài ngàn người hay hàng chục ngàn người đang tụ tập. Ngay lập tức sau đó là cả một kho vũ khí chống bạo động đã được triển khai : bình xịt hơi cay nhưng còn có cả những chiếc vòi rồng đáng gờm và xe bọc thép.

Trước đó đã có nhiều lời kêu gọi tập hợp vào chiều nay để phản đối một dự luật sẽ được áp đặt cho người dân Hồng Kông, buộc họ phải tôn trọng quốc kỳ và quốc ca Trung Quốc. Dự luật hiện đang được thảo luận tại Nghị Viện Hồng Kông và rất có thể sớm được thông qua.

Thế nhưng, việc Bắc Kinh thông báo ý định áp đặt một luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, phớt lờ các luật lệ của Hồng Kông đã làm gia tăng cơn phẫn nộ của người dân.

Trước cửa trung tâm thương mại lớn Sogo, một người phụ nữ tay cầm tấm biển có ghi dòng chữ : Các ông không thể giết chết được chúng tôi. Người Hồng Kông quyết không thoái lui".

RFI tiếng Việt

*********************

Phương Tây yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông (RFI, 23/05/2020)

Dự luật về an ninh quốc gia đã được trình trước Quốc hội Trung Quốc ngày 22/05/2020 nhằm chống các hành vi "phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ" và "can thiệp của nước ngoài". Ngay lập tức, văn bản trên đã bị các nhà đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông lên án mạnh mẽ. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều nước phương Tây đồng loạt lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh "tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông".

bactt3

Biểu tình ngày 23/05/2020 tại Đài Bắc ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, sau khi dự luật an ninh được đưa ra xem xét ở Quốc hội Trung Quốc Reuters - BEN BLANCHARD

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình phản ứng của Washington :

"Luật an ninh mà Trung Quốc muốn áp đặt để lách quy trình lập pháp của Hồng Kông có thể sẽ là một đòn chí mạng cho quyền tự chủ mà Bắc Kinh hứa với Hồng Kông". Ngoại trưởng Mỹ nhận định như trên trong một bản thông cáo, đồng thời yêu cầu Trung Quốc xem xét lại dự luật mà ông đánh giá là "tai hại".

Tổng thống Mỹ thì ít dông dài hơn và chỉ tuyên bố : "Nếu luật này được áp dụng, chúng tôi sẽ hành động cứng rắn". Ông Donald Trump chưa bao giờ tỏ ra bận tâm thực sự về tình hình nhân quyền. Ông từng giữ im lặng rất lâu trước các cuộc trấn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào mùa hè năm ngoái. Dù nguyên thủ quốc gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch vượt ngoài tầm kiểm soát, thì ông vẫn cố giữ quan hệ tốt với đồng nhiệm Trung Quốc, thường được ông coi là một người bạn.

Ngược lại, Quốc hội Mỹ lại rất nhạy cảm về vấn đề nhân quyền. Ngay thứ Năm 21/05, các thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đã dọa bỏ phiếu các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh nếu dự luật về an ninh quốc gia được áp dụng".

Phương Tây phản đối, Hồng Kông biểu tình

Ngay ngày 22/05, trong một thông cáo được cả 27 nước thành viên thông qua, Liên Hiệp Châu Âu đã yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông" theo quy chế "một quốc gia, hai chế độ" và cho biết tiếp tục "theo dõi sát sao diễn tiến tình hình".

Trong khi đó, Anh Quốc, Úc và Canada, thông qua tuyên bố chung của ngoại trưởng ba nước, đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc", đồng thời nhắc lại rằng tuyên bố chung "mang tính ràng buộc pháp lý, được Trung Quốc và Anh Quốc ký" có đề cập đến "các quyền và quyền tự do, trong đó có nhân quyền tự do báo chí, hội họp và nhiều quyền khác được quy định trong luật pháp của Hồng Kông".

Bất bình về dự luật an ninh của chính quyền trung ương, trong khi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố sẵn sàng "hợp tác hoàn toàn" với Bắc Kinh, người dân Hồng Kông ủng hộ dân chủ quyết tâm xuống đường phản đối vào Chủ Nhật 24/05.

Ông Jimmy Sham, lãnh đạo hội Mặt trận dân sự về nhân quyền, một trong những người kêu gọi biểu tình, so sánh dự luật an ninh của Bắc Kinh là "vũ khí nguyên tử lớn nhất chưa từng được đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để phá hủy Hồng Kông". Còn Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), gương mặt hàng đầu của phong trào sinh viên, lên án Trung Quốc trên mạng Twitter : "Bắc Kinh đang cố bịt miệng bằng vũ lực và sợ hãi những tiếng nói của người dân Hồng Kông chỉ trích họ».

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un xuất hiện trở lại sau 3 tuần vắng bóng (RFI, 02/05/2020)

Sau 3 tuần vắng bóng gây ra nhiều lời đồn đoán về tình trạng sức khỏe, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện trở lại. Hãng tin chính thức KCNA ngày 02/05/2020 loan tin là ông Kim Jong-un hôm 01/5 vừa khánh thành một nhà máy phân bón ở phía bắc Bình Nhưỡng. Kèm theo bài báo là nhiều bức ảnh về sự kiện này, trong đó có bức ảnh chụp lãnh đạo Bắc Triều Tiên với người chị và cũng là cố vấn Kim Yo-jong.

vac1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un, cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất phân bón, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 01/05/2020. via Reuters - KCNA

Ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc họp của Bộ chính trị ngày 11/04, thậm chí không đến dự các buổi lễ kỷ niệm ngày sinh của Kim Nhật Thành, người sáng lập chế độ Bình Nhưỡng và cũng là ông nội của ông.

Đã có nhiều tin đồn cho là ông lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong tình trạng nguy kịch, trong trạng thái sống thực vật, thậm chí đã chết. Nhưng ngay từ ngày 26/04, cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bác bỏ những tin đồn đó, khẳng định ông Kim Jong-un "còn sống và vẫn khỏe".

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :

"Các bức ảnh cho thấy một Kim Jong-un cười rất tươi, có vẻ vẫn còn khỏe, đang cắt một băng khánh thành. Thậm chí người ta thấy ông bước đi, bao quanh là cả một đoàn quan chức cao cấp, cũng với nụ cười rạng rỡ không kém.

Theo hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA, trước một đám đông công nhân, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã khánh thành một nhà máy sản xuất phân bón phosphate Sunchon, ở phía bắc Bình Nhưỡng.

Đây rất có thể không phải là những hình ảnh lồng ghép, bởi vì các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đúng là nhà máy này đã được xây dựng từ hai năm nay và rất khó mà ngụy tạo một sự kiện công chúng như vậy.

Kim Jong-un có vẻ mạnh khỏe đối với một người mà một số nguồn tin khẳng định đang trong "tình trạng nguy kịch" sau một cuộc phẫu thuật tim mạch. "Lãnh tụ tối cao" đã không dự nhiều buổi lễ quan trọng ngày 15/04, nhưng hiện chưa ai biết nguyên do của sự vắng mặt bất thường này. 

Đây không phải là lần đầu tiên mà sự mất tích của Kim Jong-un khiến báo chí thi nhau đồn đoán. Các phương tiện truyền thông quốc tế đã đưa lại nhiều tin đồn đến từ những nguồn rất đáng ngờ. Sự tái xuất hiện của ông coi như đặt dấu chấm hết cho một giai đoạn đã cho chúng ta biết nhiều điều về sự thu hút của chế độ Bình Nhưỡng đối với thế giới, hơn là về bản thân chế độ này."

Thanh Phương

********************

Giả thuyết Bắc Triều Tiên sụp đổ : Mỹ, Trung, Hàn sẽ phản ứng ra sao ? (RFI, 01/05/2020)

Từ nhiều thập niên qua, những dự báo về ngày tàn chế độ Bình Nhưỡng hầu như đều bị sai lệch sau mỗi lần Bắc Triều Tiên xảy ra một biến cố. Dù vậy, việc ông Kim Jong-un đột ngột vắng mặt trên chính trường từ nhiều tuần qua lại làm dấy lên những câu hỏi muôn thuở. Trong trường hợp Kim Jong-un qua đời vì bệnh tật như những lời đồn thổi trong mấy ngày qua, chế độ Bình Nhưỡng có trụ được nữa hay không ?

vac2

Hoa đặt trước tượng Kim Il-sung và Kim Jong-il (ông nội và cha của Kim Jong-un) tại điện Kumsusan nhân kỷ niệm 108 năm sinh nhật người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ảnh do KCNA phổ biến ngày 16/04/2020. © KCNA/via Reuters

Nếu bị sụp đổ chuyện gì sẽ xảy ra cho Bắc Triều Tiên ? Hãng tin Mỹ AP dự phóng ba kịch bản trong trường hợp điều tồi tệ nhất xảy ra cho Bắc Triều Tiên. 

Washington : Nỗi lo kho vũ khí hạt nhân

Nếu chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, một kế hoạch khẩn cấp Mỹ - Hàn, có tên gọi là OPLAN 5029 sẽ được kích hoạt, nhằm bảo đảm đường biên giới và khống chế được kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo ông Vipin Narang, chuyên gia về hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc MIT, có hai vấn đề trong bản kế hoạch trị giá triệu đô la này : Thời điểm khởi động OPLAN và những dấu hiệu cho phép để kích hoạt. Bởi vì chiến dịch "bảo vệ một quốc gia" của một nước có thể bị nước khác xem như là một "kế hoạch xâm lược", và điều này có thể dẫn đến một thảm họa.

Mối bận tâm lớn nhất của Hoa Kỳ chính là kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có nguy cơ bị sử dụng, đánh cắp hay bị đem bán. Thế nên, theo quan điểm của ông Ralph Cossa, chủ tịch danh dự nhóm cố vấn Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawai, ngoài vấn đề vũ khí hạt nhân ra, "chẳng có lý do gì để Mỹ và Hàn Quốc can dự vào chuyện đấu đá nội bộ của Bắc Triều Tiên".

Trong kế hoạch này Mỹ không được quên yếu tố Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể cũng sẽ cho triển khai quân vào Bắc Triều Tiên và sẽ đầu tư nhiều cho các nỗ lực quân sự cũng như là nhân đạo. Do vậy, một nước đi sai của Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả to lớn và Hoa Kỳ cần phải có một sự phối hợp với quân đội Hàn Quốc.

Theo AP, làm thế nào phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên vẫn là mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ, bất kể tình hình nội bộ chính trị Bắc Triều Tiên có ra sao đi chăng nữa như tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo trong một cuộc họp báo. 

Bắc Kinh : Ổn định chính trị Bình Nhưỡng là an ninh quốc gia

Với Trung Quốc, nguồn viện trợ và ủng hộ ngoại giao chính của Bắc Triều Tiên, sự ổn định chính trị của nước láng giềng nghèo khổ này là điều cốt lõi cho an ninh quốc gia.

Đồng ý thông qua các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên vì những chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này, không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận để cho nền kinh tế của Bắc Triều Tiên bị suy sụp hay đảng cầm quyền bị lật đổ. Xung đột xảy ra có thể buộc Trung Quốc phải đối mặt với làn sóng người tị nạn.

Tuy nhiên, mối lo lớn nhất của Bắc Kinh có lẽ chính là viễn cảnh đội quân Mỹ và Hàn Quốc triển khai dọc theo biên giới Trung Quốc, một mối lo trong quá khứ đã từng buộc chính quyền của Mao Trạch Đông phải can dự vào cuộc chiến Triều Tiên cách nay 70 năm.

Ông Lu Chao, giáo sư Viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, Trung Quốc nhận định, một sự thay đổi lãnh đạo tại Bắc Triều Tiên ít có khả năng gây ra những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước.

Seoul : Mối lo Trung Quốc và người tị nạn

Cuối cùng chính quyền Seoul sẽ có phản ứng thế nào nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ ? Làm thế nào đối phó với dòng người di dân từ Bắc vào Nam và thiết lập một khu hành chính khẩn cấp là mục tiêu chính của chính quyền Hàn Quốc.

Theo Hiến pháp Hàn Quốc, lãnh thổ quốc gia bao gồm toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo gắn liền, tức bao gồm cả Bắc Triều Tiên. Do vậy, vào năm 2009, cựu ngoại trưởng Hàn Quốc thổ lộ với một nhà ngoại giao Mỹ, được AP trích dẫn, rằng "một cơ chế tạm thời sẽ phải được thành lập để bảo đảm việc điều hành địa phương và kiểm soát mọi di chuyển của các công dân Bắc Triều Tiên".

Vấn đề đặt ra là trái với Trung Quốc, chính quyền Hàn Quốc không thể huy động đông đảo binh sĩ cần thiết để bình ổn phía Bắc. Nguy cơ Trung Quốc gởi quân đội và thiết lập một chế độ "thân Bắc Kinh" là không nhỏ. Nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo, trong một xã luận gần đây cho rằng "Seoul phải nỗ lực hết sức để giảm thiểu sự can thiệp của Trung Quốc ở phía Bắc trên cơ sở một mối liên minh chặt chẽ với Washington".

Minh Anh

***********************

Covid-19 : Hy vọng đến từ vac-xin "made in China" ? (RFI, 30/04/2020)

Sinovac Biotech, được thành lập năm 2001, là một trong bốn viện bào chế của Trung Quốc được phép tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng một loại vac-xin ngừa Covid-19. Theo hãng tin AFP, tuy vac-xin của tập đoàn tư nhân này chưa thật sự chứng minh hiệu quả, Sinovac Biotech tuyên bố sẵn sàng sản xuất 100 triệu liều vac-xin hàng năm để chống virus corona chủng mới, xuất phát từ Trung Quốc cuối năm 2019 và nay đã lan ra toàn thế giới.

vac3

Trong một phòng thí nghiệm của Sinovac Biotech ngày 29/04/2020. AFP

Thái độ tự tin này không phải là quá đáng bởi vì Sinovac Biotech đã là tập đoàn đầu tiên đưa ra thị trường một loại vac-xin ngừa cúm heo H1N1 vào năm 2009. Vaccin mà Sinovac Biotech đã đặt tên là "Coronavac" hiện đang được thử nghiệm. Tuy vac-xin hãy còn lâu mới được cấp phép, nhà sản xuất phải chứng minh là họ có khả năng sản xuất với quy mô lớn và cung cấp các lô hàng cho cơ quan chức năng kiểm tra. Cho nên tập đoàn này phải khởi động sản xuất ngay cả trước khi kết thúc các cuộc thử nghiệm.

Mặc dù hơn cả trăm viện bào chế trên thế giới đang đua nhau chế tạo vac-xin ngừa Covid-19, nhưng hiện chỉ có chưa tới 10 trong số này tiến hành thử nghiệm trên người.

Đó là trường hợp của Sinovac Biotech. Sau khi đạt được các kết quả mà họ cho là đáng khích lệ trên loài khỉ, tập đoàn này lần đầu tiên đã thử nghiệm vac-xin "Coronavac" trên 144 người tình nguyện vào giữa tháng 4 tại tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, Sinovac Biotech không cho biết là đến khi nào họ mới có thể đưa vào thị trường vac-xin này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiến trình sản xuất một loại vac-xin có thể mất từ 12 đến 18 tháng. Trả lời hãng tin AFP, ông Meng Weining, giám đốc đặc trách các vấn đề quốc tế của Sinovac Biotech, hy vọng là cuối tháng Sáu năm 2020 họ sẽ đạt được các kết quả đầu tiên về sự an toàn của thuốc phòng ngừa này, trong khuôn khổ các thử nghiệm giai đoạn 1 và 2.

Để bảo đảm tính hiệu quả của vac-xin, sau đó phải tiến hành các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3. Vấn đề là hiện nay có rất ít ca lây nhiễm mới tại Trung Quốc. Cho nên, Sinovac Biotech đang liên lạc với nhiều nước Châu Âu và Châu Á để tiến hành thử nghiệm trên hàng ngàn người khác ở những nước này.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Các giới chức Hàn Quốc và Trung Quốc hôm 21/4 bày tỏ nghi ngờ về tin cho rằng lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un đang lâm bệnh sau khi có tin cho biết ông Kim mới trải qua phẫu thuật tim và đang trong tình trạng nguy kịch.

kju1

Ảnh : lãnh tụ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un

Dẫn một nguồn tin không nêu tên ở miền Bắc, tờ Daily NK, một trang web tin tức về Triều Tiên có trụ sở ở Seoul, tối thứ Hai tường trình rằng ông Kim đã hồi phục sau phẫu thuật thực hiện hôm 12/4.

Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong lễ kỷ niệm ngày sinh nhật nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung hôm 15/4 vừa qua đã làm dấy lên đồn đoán về sức khỏe của ông.

CNN trích dẫn một quan chức Mỹ hiểu biết về vấn đề này nói rằng Washington đang theo sát thông tin tình báo theo đó ông Kim đang trong tình trạng nguy kịch.

Bloomberg dẫn lời một quan chức Mỹ không nêu tên cho biết Tòa Bạch Ốc đã được tin cho biết tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un đã trở xấu sau phẫu thuật.

Nhưng hai quan chức chính phủ Hàn Quốc đã bác tin của CNN mặc dù nguồn tin này không xác nhận liệu lãnh tụ họ Kim có trải qua phẫu thuật hay không. Phủ Tổng Thống Hàn Quốc thì nói không có dấu hiệu gì bất thường từ Triều Tiên.

Ông Kim, năm nay khoảng 36 tuổi, là lãnh tụ không có đối thủ ở Triều Tiên, và là người chỉ huy duy nhất toàn quyền quyết định về kho vũ khí hạt nhân tại đây. Hiện ông Kim không có người kế vị rõ rệt và bất kỳ sự cố gây bất ổn nào trong nội bộ miền Bắc cũng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về các sự kiện hàng ngày, song không đề cập đến lãnh đạo Kim Jong-un, người đã vắng mặt từ 12/4.

Các tiêu đề chính trên hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay bao gồm bản tin về thiết bị thể thao, thu hoạch dâu tằm và một cuộc họp ở Bangladesh để nghiên cứu về ý thức hệ tự lực tự cường của Triều Tiên. Trong khi đó, báo đảng Rodong Sinmun đăng các bài báo về nền kinh tế tự túc và biện pháp phòng chống Cúm Vũ Hán.

Một quan chức thuộc Ban liên lạc đối ngoại của Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, vốn đặc trách các vấn đề Triều Tiên, nói với Reuters rằng họ không tin là ông Kim bệnh nặng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh có nghe tin tức đặt nghi vấn về sức khỏe của ông Kim, nhưng ông Cảnh nói không biết nguồn tin đó đến từ đâu, và ông không bình luận về liệu Bắc Kinh có bất kỳ thông tin nào về tình hình của ông Kim hay không.

Theo Daily NK thì ông Kim nhập viện hôm 12/4, vài giờ trước khi trải qua phẫu thuật tim, sức khỏe của ông đã xấu đi từ tháng 8 do nghiện hút thuốc lá, béo phì và làm việc quá sức.

Họ cho biết ông Kim đang được điều trị tại một biệt thự ở khu nghỉ mát núi Myohyang ở hướng bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Một nguồn tin có uy tín của Mỹ quen thuộc với một báo cáo nội bộ của chính phủ về Triều Tiên đặt nghi vấn về tin của CNN nói ông Kim đang trong tình trạng ‘nguy kịch’.

Người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản, Yoshi leather Suga, từ chối bình luận về tin liên quan tới sức khỏe của ông Kim.

Theo New York Post ngày 21/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời chúc sức khỏe tới ông Kim Jong-un giữa lúc xuất hiện những đồn đoán về tình hình sức khỏe hiện tại của nhà lãnh đạo Triều Tiên.

"Nếu ông ấy đang trong tình trạng giống như các báo cáo đã nói thì đó là một tình huống rất tệ. Tôi chỉ hi vọng ông ấy đang khỏe mạnh. Tôi có một mối quan hệ tốt với ông Kim Jong-un và tôi thích thấy ông ấy khỏe mạnh. Chúng tôi không biết liệu các báo cáo có thật hay không" – Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.

Kim là nhà lãnh tụ thuộc thế hệ thứ ba cha truyền con nối của dòng họ Kim đã cai trị Triều Tiên với kỷ luật sắt. Kim Jong-un thừa kế ngôi vị nguyên thủ quốc gia và Tổng tư lệnh quân đội Triều Tiên từ cuối năm 2011.

kju2

Ảnh : Lãnh tụ Triều tiên Kim Jong-un và Tổng thống Trump gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 2 năm 2019

Trong những năm gần đây, lãnh tụ Kim đã phát động một chiến dịch ngoại giao để đánh bóng hình ảnh của mình trong tư cách một lãnh đạo thế giới, ông đã thu hút nhiều chú ý trong 3 cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, 4 cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và 5 hội nghị cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ vai trò ít nổi bật phía sau anh trai Kim Jong-un, Kim Yo-jong ngày càng có tiếng nói và đang trở thành quan chức hàng đầu Triều Tiên. Nay thì sự chú ý của dư luận quốc tế dồn vào em gái ông Kim Jong-un là Kim Yo-jong. Câu hỏi đặt ra là liệu có hay không khả năng Kim Yo-jong sẽ ‘kế vị’ ?

Sinh năm 1987, từng cùng anh trai, Kim Jong-un học ở Thuỵ Sĩ, người phụ nữ này xuất hiện lần đầu trong cuộc bầu cử vào Quốc hội Bắc Hàn năm 2014.

Sau đó, bà trở thành cánh tay phải của Kim Jong-un trong các sứ vụ ngoại giao quan trọng, với Nam Hàn, và có mặt tại Hà Nội tháng 2/2019, cùng anh dự thượng đỉnh Mỹ – Triều.

Tại đây, Kim Yo-jong bắt tay tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và sau đó đi cách anh trai không xa khi hai ông Trump và Un đi vào phòng đàm đạo riêng.

Từ hành động cầm gạt tàn để anh trai hút thuốc trên đường tới hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đến phát thông cáo hoan nghênh Tổng thống Mỹ, Kim Yo-jong đang dần trở thành người quyền lực thứ hai tại Triều Tiên.

Kim Yo-jong ra tuyên bố chính trị đầu tiên hồi đầu tháng 3, chỉ trích Hàn Quốc là "con chó sủa trong sợ hãi" sau khi nước này bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ Triều Tiên thử tên lửa, nói rằng Seoul không có tư cách chỉ trích Bình Nhưỡng khi họ đã tiến hành các cuộc tập trận riêng và chung với Washington.

Cũng trong tháng 3, cô hoan nghênh Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông gửi thư cho Kim Jong-un để bày tỏ mong muốn duy trì quan hệ song phương, cũng như đề nghị hỗ trợ Triều Tiên ứng phó Cúm Vũ Hán.

Các tuyên bố chính trị của Kim Yo-jong cho thấy vai trò trung tâm của cô trong chính quyền. "Jong-un cho phép em gái soạn thảo và công bố những phát ngôn công kích mang sắc thái cá nhân. Ông ấy rõ ràng đang để em gái trở thành nhân cách thứ hai của mình", Youngshik Bong, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Đại học Yonsei ở Seoul, nêu quan điểm.

Kim Yo-jong dường như cũng chịu một số bước lùi, nhất là sau khi đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều lâm vào bế tắc. Một số nguồn tin cho biết em gái Kim Jong-un đã mất vị trí ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên hồi năm ngoái và mới được tái bổ nhiệm vào cơ quan này.

Mỹ hồi năm 2017 cũng xếp Kim Yo-jong và nhiều quan chức Triều Tiên vào danh sách vi phạm nhân quyền.

"Chế độ Bắc Triều Tiên là công việc của một gia tộc (family business), nên Kim Yo-jong đã chứng tỏ năng lực hiện đại hóa ‘thương hiệu’ của chế độ, và có vẻ như nắm ngành tuyên giáo. Vai trò quan trọng nhất của bà ta là người được anh trai tin tưởng".

Cũng một nhà quan sát khác, Leonid Petrov, từ Sydney, được trang The Guardian ở Anh trích thuật, nói rằng vì được anh trai tin tưởng, bà Kim Yo-jong "giúp Kim Jong-un xây dựng hình ảnh tích cực khi giải quyết các vấn đề quốc tế.

Một báo Anh, tờ The Independent thì đặt câu hỏi liệu bà Kim Yo-jong có thể lên thay khi ông Kim Jong-un "có mệnh hệ nào" hay không.

Bài báo trích lời các nhà bình luận nói rằng chính thức thì ông Kim Jong-un "không có con trai lớnđể nối nghiệp, và bà Kim Yo-jong là người duy nhất ở vị trí chính trị cao, lại "mang trong mình dòng máu Núi Paektu" của triều đại Kim, để kế vị anh.

Tuy thế, các ý kiến khác tin rằng Bắc Hàn là một xã hội trọng nam, bà Kim Yong-jo cùng lắm chỉ có thể làm lãnh đạo tạm quyền chứ không thể lên nắm chức vụ cao nhất nước một khi Kim Jong-un không đủ sức khoẻ hoặc qua đời.

Có vẻ như ở Nam Hàn cũng có cái nhìn tương tự.

Suk Ho-shin, viết trong bài ‘Liệu Kim Yo-jong có trở thành người kế vị Kim Jong-un ?’ trên báo Donga-Ilbo ở Seoul (17/04/2020) cho rằng em gái Kim Jong-un đã đảm nhận các trọng trách như là đặc sứ với miền Nam từ 2018, và gần đây là chỉ đạo chống dịch Cúm Vũ Hán.

Bà không chỉ là em gái Kim Jong-un, và có thể đã xây dựng được phe cánh quyền lực trong hệ thống.

Thế nhưng, việc Kim Yo-jong có được công nhận là lãnh tụ hay không còn phụ thuộc vào cái nhìn của ‘tầng lớp cầm quyền và công chúng Bắc Hàn", một xã hội vẫn rất trọng các giá trị Khổng giáo, theo cây bút từ Nam Hàn.

Cộng hòa dân chủ nhân dânTriều Tiên, một trong số ít các quốc gia không có ca nhiễm Cúm Vũ Hán cho đến lúc này, đẩy mạnh xét nghiệm và đã cách ly hơn 500 người, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO nhận được thông báo cập nhật hàng tuần từ Bộ Y tế Triều Tiên và cho biết quốc gia này có khả năng xét nghiệm Cúm Vũ Hán nhờ vào phòng thí nghiệm quốc gia ở thủ đô Bình Nhưỡng.

"Kể từ ngày 2/4, 709 người, bao gồm 11 người nước ngoài và 698 người Triều Tiên, đã được xét nghiệm Cúm Vũ Hán. Triều Tiên không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm nào. Tuy nhiên, có 509 người bị cách ly, bao gồm 2 người nước ngoài và 507 công dân nước này", tiến sĩ Edwin Salvador, đại diện của WHO tại Triều Tiên, nói với Reuters.

"Kể từ ngày 31/12, 24.842 người đã hoàn tất thời hạn cách ly và rời khỏi khu cách ly, trong đó có 380 người nước ngoài", ông Salvador nói.

Theo WHO, Trung Quốc đã gửi các dụng cụ xét nghiệm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Cúm Vũ Hán cho Triều Tiên vào tháng 1. WHO cũng đã gửi vật tư y tế hỗ trợ Triều Tiên.

Đến nay, đại dịch Cúm Vũ Hán lây nhiễm cho hơn 2,5 triệu người khắp thế giới, làm chết hơn 170.000 người tại 206 quốc gia, vùng lãnh thổ, ngoài trừ Triều Tiên, Lesotho, Tajikistan, Turkmenistan và Yemen.

Các chuyên gia và tổ chức nhân đạo đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên để viện trợ nhân đạo, hỗ trợ nước này ứng phó đại dịch Cúm Vũ Hán.

Một số chuyên gia nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc tỏ ra nghi ngờ việc Triều Tiên, dù giáp với Trung Quốc và Hàn Quốc vốn đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Cúm Vũ Hán, nhưng lại không phát hiện bất kỳ ca nhiễm nào.

Kể từ khi đại dịch bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm ngoái, Triều Tiên đã tăng cường kiểm soát biên giới và áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, theo hãng thông tấn KCNA.

Một chỉ huy của lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn bộ lực lượng vũ trang trong vòng 30 ngày và mới khôi phục huấn luyện, tập trận gần đây.

"Chúng tôi áp đặt lệnh phong tỏa… Chúng tôi phải rất thận trọng, đề phòng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chúng tôi không có bất kỳ ca nhiễm nào", một nhà ngoại giao Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc nói với Reuters.

Một vụ bùng phát dịch bệnh có thể nhanh chóng trở thành một tai họa nhân đạo tại đất nước Triều Tiên nghèo khó. Nước này không có hạ tầng cơ sở hay các trang bị y tế cần thiết để chống lại virus một cách thích ứng, các chuyên gia cảnh báo.

Một phát ngôn viên của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói với Đài VOA là tổ chức này đã nhận được một yêu cầu chính thức của nhà cầm quyền Triều Tiên vào đầu tháng 2 "củng cố khả năng quốc gia để chuẩn bị cho một vụ bùng phát dịch Cúm Vũ Hán có thể xảy ra".

Phát ngôn viên này nói thêm "Chúng tôi hiện đang có kế hoạch và chuẩn bị hiến tặng các trang cụ y tế. Theo các giới chức, không có ca nào được báo cáo-dù xác nhận hay nghi ngờ.

Tuần trước, Liên đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế nói với VOA đã vận động được 500 người tình nguyện tại 4 tỉnh gần biên giới Trung Quốc. Những người tình nguyện này sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực kiểm tra và quảng bá việc thực hiện vệ sinh, tổ chức này nói.

Ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết "quan ngại sâu sắc" về việc Triều Tiên dễ lây nhiễm virus và đang chuẩn bị những nỗ lực "nhanh chóng" của các tổ chức cứu trợ quốc tế để giúp đỡ.

Bắc Triều Tiên cũng như Việt Nam, đều chung ý thức hệ theo Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng chế độ tại Bình Nhưỡng còn thực thi sự cai trị độc tài hơn nữa, theo kiểu "cha truyền con nối", nửa phong kiến , nửa cộng sản.

Người dân các nước này bị nhà cầm quyền biến thành nạn nhân để bóc lột và nuôi sống bộ máy đàn áp của Đảng.

Đã đến lúc cần chấm dứt những thể chế tàn ác như vậy, đem đến cuộc sống Tự do, Dân chủ cho mọi người dân.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2020

Published in Diễn đàn

Chuyên gia Mỹ : Kim Jong-un đang dưỡng bệnh tại Wonsan ? (RFI, 26/04/2020)

Phải chăng Kim Jong-un đang dưỡng bệnh ở Wonsan, một bãi biển ở phía đông Bắc Triều Tiên chỉ dành riêng cho gia đình họ Kim ? Câu hỏi này đang dấy lên sau khi trang mạng 38 North của Mỹ ngày 25/04/2020 cho biết đã phát hiện chiếc xe lửa, rất có thể là của Kim Jong-un tại một nhà ga ở thành phố biển này.

kim01

Ảnh hiếm hoi của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un chủ tọa một cuộc họp của Đảng Lao Động Triều Tiên. Ảnh do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp ngày 11/04/2020. via REUTERS - KCNA

Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 21 và 23/04 cho thấy chiếc xe lửa này xuất hiện tại một nhà ga dành riêng cho gia đình họ Kim. Theo trang mạng chuyên theo dõi tình hình Bắc Triều Tiên, sự hiện diện của đoàn tầu này "không chứng minh được gì về nơi ở, cũng như không cho biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của lãnh đạo Bắc Triều Tiên".

Tuy nhiên, "điều đó làm gia tăng hơn nữa độ tin cậy của những thông tin cho rằng ông Kim rất có thể đang ở trong một khu vực dành riêng cho giới lãnh đạo ở bờ đông đất nước".

Theo AFP, việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un không xuất hiện trong những bức ảnh chụp chính thức trong ngày 15/04 vừa qua nhân kỷ niệm ngày sinh của nhà sáng lập chế độ, ngày quan trọng nhất trong lịch trình chính trị của Bắc Triều Tiên, đã làm dấy lên nhiều lời đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông.

Trang mạng Daily NK tại Hàn Quốc, do những người Bắc Triều Tiên đào thoát quản lý, đưa ra thông tin là lãnh đạo họ Kim đã được phẫu thuật trong tháng 4 này do các vấn đề về tim mạch và hiện đang dưỡng bệnh ở một khu nhà nghỉ ở tỉnh Bắc Pyongyang. Vẫn theo trang mạng này, vị lãnh đạo 30 tuổi này phải được điều trị khẩn cấp do những vấn đề có liên quan đến việc "hút thuốc quá nhiều, béo phì và làm việc quá sức".

Hãng thông tấn Hàn Quốc, ngày 26/04/2020, cũng ghi nhận là từ hai tuần nay truyền thông Bắc Triều Tiên hoàn toàn "im hơi lặng tiếng" về chương trình hoạt động chính thức của Kim Jong-un.

Truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên hôm nay, 26/04/2020 chỉ tường thuật ngắn gọn là lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ sự "biết ơn" đối với những người tham gia vào việc xây dựng những cơ sở tại thành phố biên giới Bắc Triều Tiên.

Theo AFP, đây không phải là lần đầu tiên Kim Jong-un khiến giới chuyên gia bị mất dấu. Năm 2014, ông đã từng biến mất trong vòng 6 tuần liền trước khi xuất hiện trở lại và phải chống gậy sau khi được giải phẫu.

Minh Anh

*****************

Bắc Triều Tiên : Trung Quốc gửi phái đoàn y bác sĩ "cố vấn" cho lãnh đạo Kim Jong-un (RFI, 25/04/2020)

Một phái đoàn y bác sĩ Trung Quốc do một cán bộ cao cấp trong Đảng cộng sản dẫn đầu đã sang Bắc Triều Tiên từ ngày 23/04/2020, trong bối cảnh chủ tịch Kim Jong-un vắng bóng từ hơn nửa tháng nay. Các nguồn tin riêng của Reuters chỉ cho biết là phái đoàn Trung Quốc đến "để cố vấn" cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

kim1

Lãnh đạo Kim Jong-un tham gia cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên. Ảnh do hãng tin nhà nước KCNA công bố ngày 11/04/2020. via Reuters - KCNA

Hãng thông tấn Anh khẳng định bắt được thông tin chính xác là có một phái đoàn Trung Quốc gồm chuyên gia bác sĩ và một nhân vật cao cấp đặc trách quan hệ với Bắc Triều Tiên đã lên đường sang Bình Nhưỡng từ ngày 23/04/2020.

Mục đích để làm gì ? Ba nhân vật có quan hệ trực tiếp với hồ sơ này cho biết là để "cố vấn" cho Kim Jong-un, nhưng từ chối nói rõ hơn, viện lý do "nhạy cảm".

Reuters tìm cách liên lạc với cơ quan đặc trách quan hệ quốc tế của Đảng cộng sản Trung Quốc để tìm hiểu thêm nhưng chưa có kết quả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không bình luận.

Màn bí mật tiếp tục bao trùm trên tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un từ khi trang mạng NK Daily, của giới tị nạn Bắc Triều Tiên tại Seoul, dựa theo một nguồn ẩn danh ở miền bắc, loan tin lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải trải qua một cuộc phẫu thuật tim mạch ngày 12/04/2020.

Đài CNN của Mỹ cũng nói là tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un không tốt. Nhưng Seoul trấn an là không thấy có gì bất bình thường, trừ một số hoạt động quân sự. Còn Washington phủ nhận các thông tin mang tính báo động về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump nói là CNN đưa tin không chính xác và ông "cầu chúc Kim chủ tịch khỏe mạnh".

Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc lưu ý là truyền thông miền bắc, nhất là KCNA, hoàn toàn im tiếng, không nhắc đến tên lãnh đạo Kim Jong-un, ít nhất là trong hai sự kiện quan trọng của chế độ Bình Nhưỡng : Ngày 15/04 là sinh nhật cố chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong-un, và hôm nay 25/04 là ngày Quân lực của Bắc Triều Tiên, tức là kỷ niệm ngày Kim Nhật Thành lập đội du kích chống Nhật.

Tú Anh

******************

Liên Triều : Nhiều hoạt động quân sự bất bình thường tại Bắc Tiều Tiên (RFI, 24/04/2020)

Seoul ghi nhận Bắc Triều Tiên có một số hoạt động không bình thường trên bộ, vùng duyên hải biển Nhật Bản, khu vực giáp ranh với Trung Quốc trên biển Hoàng hải, trong bối cảnh có nhiều tin đồn về tìng trạng sức khỏe của lãnh đạo Kim Jong-un.

kim1

Người dân Hàn Quốc theo dõi qua truyền hình một vụ phóng thử tên lửa của Bắc Triều Tiên ngày 14/04/2020. AFP - Jung Yeon-je

Theo hãng Yonhap, trong diễn văn chúc mừng một đơn vị quân y chống dịch siêu vi corona đi vào hoạt động ngày 24/04/2020, bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo cho biết trong những ngày qua, Bắc Triều Tiên có một số hoạt động quân sự khác thường như thanh tra lực lượng pháo binh, gia tăng các phi vụ tập huấn tác chiến. Bình Nhưỡng cũng tiếp tục phát triển, chế tạo vũ khí và từ chối nối lại đối thoại với Seoul, bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc lưu ý.

Yonhap, dẫn lời một sĩ quan cao cấp, cho biết thêm : Ngoài các cuộc tập trận pháo binh, trong tuần qua, Bắc Triều Tiên thử nghiệm một loạt tên lửa, có thể thuộc loại hành trình, phóng ra biển Nhật Bản. Cùng ngày, các chiến đấu cơ loại Sukhoi, Mig của không quân miền bắc tuần tra trên bầu trời thành phố cảng Wonsan, phía đông Bình Nhưỡng, phóng một loạt tên lửa không đối địa xuống biển Nhật Bản. Bắc Triều Tiên còn thực hiện các phi vụ quan sát, tuần tra trên biển Hoàng Hải, trong vùng giáp ranh với Trung Quốc.

Cũng theo Yonhap, không quân Mỹ-Hàn vừa kết thúc một cuộc tập trận chung kéo dài bốn ngày, đến ngày cuối cùng là hôm nay 24/04 mới loan báo. Cuộc tập trận này là "lời cảnh cáo" đối với Bình Nhưỡng.

Tú Anh

********************

Chuyện gì xảy ra nếu Kim Jong-un qua đời ? (RFI, 23/04/2020)

Tin đồn hay sự thật ? Theo National Interest, cho dù sự vắng mặt của Kim Jong-un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.

kim2

Hoa đặt trước tượng Kim Il-sung và Kim Jong-il (ông nội và cha của Kim Jong-un) tại điện Kumsusan nhân kỷ niệm 108 năm sinh nhật người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ảnh do KCNA phổ biến ngày 16/04/2020. © KCNA/via Reuters

Các chính khách ở Mỹ và trên toàn Châu Á đang quan tâm đến thông tin "tình báo" cho rằng "Lãnh tụ tối cao" Kim Jong-un (Kim Chính Ân) có thể "đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm" sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn "Ngày của Mặt Trời" thứ Tư tuần trước - ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong-un là "Lãnh tụ vĩ đại" Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).

Sự vắng mặt của Kim Jong-un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.

Có rất nhiều giả thiết được đưa ra, dựa theo một hay nhiều nguồn tin. Một số không đề cập đến vụ phẫu thuật, số khác cho biết các bác sĩ Pháp đã được mời sang để giải phẫu tim, cả giả thiết Kim Jong-un bị nhiễm virus corona chủng mới cũng được đưa ra.

Phủ tổng thống Hàn Quốc thông báo : "Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để xác nhận tin đồn về sức khỏe của chủ tịch Kim Jong-un như một số báo chí đã loan". Tóm lại, chả ai biết.

Nhìn vào thì dường như không có chuyển động nào về phía quân đội hay lực lượng an ninh cho thấy một sự bất ổn chính trị hay đấu tranh quyền lực. Trong quá khứ, Kim Jong-un đã từng biến mất trong suốt 40 ngày, rồi sau đó tái xuất hiện với một cây gậy – ông ta đã được phẫu thuật chân.

Một sự chuyển giao quyền lực lần thứ ba không có họ nhà Kim ?

Trường hợp cha của ông thì trầm trọng hơn. Tháng 8/2008, Lãnh tụ kính yêu Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), 66 tuổi, đã từng bị đột quỵ và không thể làm việc trong nhiều tháng trời. Người anh rể Jang Song-thaek đã xuất hiện xử lý công việc thay Kim Jong-il (ô²  ng Jang sau đó đã bị Kim Jong-un xử tử, có thể là do mưu toan giành quyền lực).

Cho dù không có sự bất ổn nào trong lúc Kim Jong-il bị bệnh, có lẽ ông ta đã cảm thấy cái chết đến gần. Sau khi hồi phục, ông chỉ định Kim Jong-un làm người kế vị và bắt đầu sửa soạn cho việc nối ngôi. Kim con chỉ có vài năm để chuẩn bị trước khi Kim cha qua đời tháng 12/2011, và thời gian này rõ ràng chưa đủ. Sự chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm, và Kim Jong-un củng cố được quyền hành, mặc dù đa số những người hướng dẫn cho Jong-un do người cha chỉ định cuối cùng đều mất tích hoặc chết.

Việc chuyển giao quyền lực duy nhất trước đó tại Bắc Triều Tiên là vào năm 1994, khi Kim Il-sung qua đời. Ông ta không nối ngôi ai cả, mà được Liên Xô chỉ định. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Hồng quân chiếm đóng nửa nước phía bắc bán đảo Triều Tiên, trước đó do quân Nhật chiếm giữ. Là thủ lãnh du kích có uy tín, Kim Il-sung siết chặt quyền kiểm soát và giữ được ngôi vị sau vụ xâm lăng miền nam bất thành. Nhờ có Trung Quốc can thiệp, ông củng cố quyền hành và sau đó khôn khéo hóa giải tất cả các lực lượng đối lập, đặc biệt là phe thân Trung và phe thân Nga, tiến tới nắm quyền tuyệt đối.

Kim Il-sung bắt đầu chuẩn bị cho con trai lên nối ngôi trong nhiều năm trời, qua việc hất cẳng những nhân vật đối lập tiềm năng, đưa Jong-il lên làm tổng bí thư đảng, nhờ đó có quyền bổ nhiệm các quan chức và điều hành đất nước. Kim Jong-il được chính thức chỉ định làm người kế vị vào năm 1980. Có tin cho rằng thực ra Jong-il đã nắm quyền rộng rãi thay cha từ trước đó, nhưng khó kiểm chứng những thông tin này.

Rõ ràng không có lực lượng nào chống lại Kim Jong-il sau cái chết của Kim Il-sung. Jong-il dành cho người em cùng cha khác mẹ - một đối thủ tiềm năng - một chế độ lưu đày sang trọng với việc cử đi làm đại sứ Bắc Triều Tiên lần lượt ở nhiều nước Châu Âu. Chính sách "quân đội trên hết" của Kim Jong-il chừng như nhắm vào việc duy trì lòng trung thành của lực lượng có thể đe dọa chế độ của ông (và ông không hề có kinh nghiệm, khác với người cha).

Như vậy nếu Kim Jong-un qua đời hoặc trở nên tàn phế, lần đầu tiên Bắc Triều Tiên công khai có cuộc tranh giành quyền lực kể từ 72 năm qua (nếu tính cả thời kỳ Liên Xô chiếm đóng là 75 năm). Và đây sẽ là cuộc chuyển giao đầu tiên mà một thành viên của gia tộc có ít cơ hội chiến thắng.

Các con của Kim Jong-un còn quá nhỏ và không được công chúng biết tới. Vợ ông thường thấy xuất hiện, nhưng không có quyền lực chính trị nào. Người anh Kim Jong-chul (Kim Chính Triết) không hề có ý định chấp chính, thế nên Kim Jong-il mới chọn con trai út Kim Jong-un làm người kế vị.

Em gái của Jong-un, cô Kim Yo-jong (Kim Dư Chính) đóng vai trò quan trọng và mới được thăng chức, nhưng quyền lực của cô phụ thuộc vào người anh. Nếu Kim Jong-un qua đời, khó thể tin rằng cô có thể nhân cơ hội này bước lên ngôi vị cao nhất, đặc biệt là trong một xã hội trọng nam khinh nữ như Bắc Triều Tiên. Những người phụ nữ có ảnh hưởng chính trị quan trọng xưa nay đều là vợ hay chị, em gái của nhà lãnh đạo.

Nguy cơ đấu đá giữa các phe phái

Nếu không phải họ nhà Kim, thì là ai ? Cuộc chiến đấu sẽ rất dữ dội và khó đoán. Kim Jong-un thường xuyên cho luân chuyển và thay thế các nhân vật lãnh đạo đảng và quân đội, nhằm làm giảm nguy cơ tạo phản. Công khai trở thành nhân vật số hai có thể là một vinh dự đáng ngờ. Không có người kế vị rõ ràng, những lãnh đạo ngành an ninh có thể nắm lợi thế, tuy nhiên hệ thống này được tổ chức để mọi người kiểm soát lẫn nhau, cũng là để hạn chế mối đe dọa cho người lãnh đạo chính trị.

Ngay cả những nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất cũng khó thể khóa chặt cánh cửa quyền lực. Sau khi Joseph Stalin chết năm 1953, các ủy viên Bộ Chính trị đã cùng nhau chống lại Lavrentiy Beria, người lãnh đạo bộ máy an ninh mật vụ từ nhiều năm, bị nghi là sẽ thâu tóm quyền hành. Phía quân đội cũng trợ giúp nhóm này.

Một sự lãnh đạo tập thể có thể diễn ra trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên dù mọi người mong như vậy hơn là độc tài cá nhân, theo với thời gian chế độ sẽ trở nên bất ổn. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên luôn chịu đựng sự thống trị của một con người duy nhất kể từ khi được thành lập cho đến nay. Ngay cả Hàn Quốc dân chủ cũng từng quen lệ thuộc vào một tổng thống có quyền uy bao trùm cả hệ thống. Hơn nữa, với tính chất toàn trị của chế độ Bắc Triều Tiên, những nhân vật có tham vọng chính trị phải dòm ngó ngôi vị cao nhất : đứng thứ nhì không thể an toàn !

Kết quả có thể là một cuộc chiến kéo dài đầy bất ổn. Cho dù người ta hy vọng vào một người kế vị tân tiến và tự do, đây là giả thiết ít có khả năng xảy ra nhất. Tốt nhất có thể là một sự chuyển đổi kéo dài, trong đó không ai mạo hiểm chọc giận các tầng lớp ăn trên ngồi trước và các phe phái thống trị, đừng nói gì đến việc có đủ thẩm quyền để áp đặt giải trừ vũ khí hoặc những cải cách khác gây bất bình. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán Kim-Trump bị dở dang, không thể kết thúc được.

Trên thực tế, một sự kiện tương tự đã diễn ra vào năm 1994. Kim Il-sung sẽ phải gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam (Kim Vịnh Tam). Tuy nhiên nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên qua đời hai tuần trước đó, và quan hệ giữa hai nước Triều Tiên nhanh chóng xấu đi. Kim Jong-il sau đó đã gặp người kế nhiệm tổng thống Kim Young-sam là ông Kim Dae-jung (Kim Đại Trung), nhưng cuộc tiếp xúc này không mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài. Cuộc gặp thượng đỉnh sau đó với người kế nhiệm của ông Kim Dae-jung cũng vậy. Mười một năm trôi qua trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh liên Triều giữa Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Trường hợp xấu nhất trong chuyển đổi quyền lực là một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa các phe phái, một sự sụp đổ thô bạo của hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên. Kết quả là luồng người tị nạn ồ ạt, các vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học được buông lỏng, các trận đánh vượt ra ngoài biên giới và áp lực khiến cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều can thiệp. Cách đây bảy năm, chuyên gia Bruce Bennett khi chuẩn bị một báo cáo chi tiết cho Rand Corporation về khả năng Bắc Triều Tiên sụp đổ, đã cảnh báo : "Có một khả năng hợp lý là chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc trong tương lai gần, và rất có thể kèm theo bạo lực, biến động đáng kể".

Tất nhiên tất cả những suy đoán trên đây có thể vô ích. Dù sự vắng mặt của Kim Jong-un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.

Điều này có thể không tốt cho người dân Bắc Triều Tiên, nhưng một sự chuyển đổi lộn xộn lại còn tồi tệ hơn. Một sự sụp đổ chế độ không nhất thiết diễn ra một cách êm ái hay được thay thế bằng một chế độ khác hòa dịu hơn.

National Interest kết luận, bây giờ tất cả những gì người dân Bắc Triều Tiên cũng như thế giới có thể làm là chờ đợi. Và hy vọng rằng tập mới nhất của bộ phim đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên kết thúc một cách hòa bình.

Thụy My

*******************

Dư luận chú ý đến bà Kim Yo-jong sau tin đồn anh trai Kim Jong-un 'không khoẻ' (BBC, 22/04/2020)

Tin tức không được Bình Nhưỡng xác nhận về 'tình hình sức khỏe nghiêm trọng" của lãnh tụ Kim Jong-un đang được thế giới chú ý.

kim3

Bà Kim Yo-jong - Ảnh minh họa

Hôm 21/04/2020, Tổng thống Donald Trump là nhân vật cao cấp hàng đầu của Phương Tây nói đến chuyện này.

Ca ngợi rằng "chúng tôi có quan hệ rất tốt", ông Trump chúc ông Kim Jong-un "sức khỏe, nếu như những tin báo chí nói là đúng".

Hôm trước nữa, đài CNN trích các nguồn của họ gợi ý rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn có thể "ở trong tình trạng sức khỏe mong manh sau phẫu thuật".

Dù không có bất cứ ai chính thức xác nhận tin này từ Bắc Hàn và Nam Hàn, đồn đoán về "bệnh tình của Kim Jong-un" vẫn lan truyền trên truyền thông quốc tế.

Cùng lúc, một số báo Châu Âu như The Guardian và Independent ở Anh tin rằng từ một thời gian qua, chế độ Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị để em gái ông Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống chính trị.

kim4

Kim Jong-un và Kim Yo-jong trong tấm hình đăng năm 2015

Đầu tiên là về sức khỏe ông Kim Jong-un

Những lời đồn đoán đều xuất phát từ việc ông Kim, lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn, không xuất hiện trong đại lễ 15//04 khi cả nước đáng ra phải mừng sinh nhật cố chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), ông nội của Kim Jong-un.

Báo Hàn Quốc nói cả ông nội và cha ông Kim Jong-un là Jong-il, đều qua đời vì nhồi máu cơ tim cấp tính.

Ông Kim Jong-un có rủi ro sức khỏe tim mạch do tiền sử gia đình, bệnh béo phì - một số nguồn tin nói ông nặng tới 136 kg, và hút thuốc lá thường xuyên, theo một số báo Phương Tây.

Trang Daily NK đặt ở Hàn Quốc nói họ có một nguồn ở Bắc Triều Tiên cho hay Kim Jong-un đã trải qua phẫu thuật ngày 12/4 ở Trung tâm Y khoa Hyangsan gần khu vực núi Myohyang ở tỉnh Bắc Pyongan (Bắc Bình An).

Tin tức này không được chính phủ Hàn Quốc xác nhận, và một phát ngôn viên cho Phủ Tổng thống ở Seoul đến hôm 21/04 vẫn nói họ không hề thấy có gì khác thường từ miền Bắc.

Tuy nhiên, cựu phó đại sứ Bắc Hàn tại London, ông Thae Yong-ho, người đã trốn sang Nam Hàn và vừa trúng cử Quốc hội, nói "không có tin tức đều đặn từ Bắc Hàn về ông Kim chứng tỏ một điều bất thường".

Ông Thae, nay đổi tên là Ku-min (Cứu dân), và nay là nghị sĩ từ một đảng tại Nam Hàn, nói hôm thứ Ba rằng "bộ máy tuyên truyền Bắc Hàn làm tất cả để chứng tỏ lãnh tụ mạnh khỏe, để xóa đi mọi đồn đoán, tranh cãi" nhưng đã hơn một tuần qua mà họ không làm gì hết, theo trang Korea Times.

"Thật là điều bất thường vì sau một tuần rồi mà Bắc Hàn không ra phản ứng trước các tin gây tranh cãi về sức khỏe Kim Jong-un".

Có hay không khả năng Kim Yo-jong 'kế vị' ?

Nay thì sự chú ý của dư luận quốc tế dồn vào em gái ông Kim Jong-un là Kim Yo-jong.

Sinh năm 1987, từng cùng anh trai, Kim Jong-un học ở Thuỵ Sĩ, người phụ nữ này xuất hiện lần đầu trong cuộc bầu cử vào Quốc hội Bắc Hàn năm 2014.

Sau đó, bà trở thành cánh tay phải của Kim Jong-un trong các sứ vụ ngoại giao quan trọng, với Nam Hàn, và có mặt tại Hà Nội tháng 2/2019, cùng anh dự thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Tại đây, Kim Yo-jong bắt tay tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và sau đó đi cách anh trai không xa khi hai ông Trump và Un đi vào phòng đàm đạo riêng,

kim5

Bà Kim Yo-jong - Ảnh minh họa

Leif-Eric Easley, phó giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Ewha, Seoul được báo Anh trích lời nói :

"Chế độ Bắc Hàn là công việc của một gia tộc (family business), nên Kim Yo-jong đã chứng tỏ năng lực hiện đại hóa 'thương hiệu' của chế độ, và có vẻ như nắm ngành tuyên giáo. Vai trò quan trọng nhất của bà ta là người được anh trai tin tưởng".

Cũng một nhà quan sát khác, Leonid Petrov, từ Sydney, được trang The Guardian ở Anh trích thuật, nói rằng vì được anh trai tin tưởng, bà Kim Yo-jong "giúp Kim Jong-un xây dựng hình ảnh tích cực khi giải quyết các vấn đề quốc tế.

Một báo Anh, tờ The Independent thì đặt câu hỏi liệu bà Kim Yo-jong có thể lên thay khi ông Kim Jong-un "có mệnh hệ nào" hay không.

Bài báo trích lời các nhà bình luận nói rằng chính thức thì ông Kim Jong-un "không có con trai lớn" để nối nghiệp, và bà Kim Yo-jong là người duy nhất ở vị trí chính trị cao, lại "mang trong mình dòng máu Núi Paektu" của triều đại Kim, để kế vị anh.

Tuy thế, các ý kiến khác tin rằng Bắc Hàn là một xã hội trọng nam, bà Kim Yong-jo cùng lắm chỉ có thể làm lãnh đạo tạm quyền chứ không thể lên nắm chức vụ cao nhất nước một khi Kim Jong-un không đủ sức khỏe hoặc qua đời.

Có vẻ như ở Nam Hàn cũng có cái nhìn tương tự.

Suk Ho-shin, viết trong bài 'Can Kim Yo-jong become successor of Kim Jong-un ?' trên báo Donga-Ilbo ở Seoul (17/04/2020) cho rằng em gái Kim Jong-un đã đảm nhận các trọng trách như là đặc sứ với miền Năm từ 2018, và gần đây là chỉ đạo chống dịch Covid-19.

Bà không chỉ là em gái Kim Jong-un, và có thể đã xây dựng được phe cánh quyền lực trong hệ thống.

Thế nhưng, việc Kim Yo-jong có được công nhận là lãnh tụ hay không còn phụ thuộc vào cái nhìn của 'tầng lớp cầm quyền và công chúng Bắc Hàn", một xã hội vẫn rất trọng các giá trị Khổng giáo, theo cây bút từ Nam Hàn.

*******************

Hàn Quốc : Không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe của Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (RFI, 21/04/2020)

Các quan chức chính phủ Hàn Quốc hôm 21/04/2020 khẳng định không có dấu hiệu bất thường nào về tình trạng sức khỏe của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Thông tin này được hãng tin Hàn Quốc Yonhap đăng tải sau khi đài CNN của Mỹ loan tin Washington "đang nghiên cứu thông tin" theo đó Kim Jong-un "gặp nguy hiểm nghiêm trọng sau khi được phẫu thuật".

kim6

Truyền hình Hàn Quốc chụp lại ảnh lãnh tụ Bắc Triều Tiên trong một lần xuất hiện trước công chúng. Ảnh chụp lại ngày 21/04/2020. Reuters - HEO RAN

Hàn Quốc không xác nhận các thông tin theo đó lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vừa trải qua phẫu thuật. Phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc cho biết : "Chúng tôi không có gì để xác nhận và không phát hiện ra sự di chuyển đặc biệt nào ở Bắc Triều Tiên".

Bộ Thống Nhất và Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đều từ chối bình luận. Còn ông Moon Chung In, cố vấn an ninh cho tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, nói với AFP là không nghe thấy tin gì đặc biệt về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Tin đồn bắt nguồn từ Daily NK, một phương tiện truyền thông trực tuyến chủ yếu do những người Triều Tiên đào ngũ điều hành. Daily NK cho biết Kim Jong-un đã được phẫu thuật trong tháng Tư vì các vấn đề về tim mạch và hiện đang tĩnh dưỡng trong một biệt thự ở tỉnh Pyongan. Daily NK trích dẫn một nguồn tin không xác định từ Bắc Triều Tiên theo đó lãnh đạo Kim phải điều trị cấp cứu về tim mạch vì ông hút thuốc lá quá nhiều, béo phì và mệt mỏi. Đài CNN của Mỹ thì không nói rõ liệu "thông tin" mà họ nói tới có phải là từ bài báo của Daily NK hay không.

Một số quan chức Hàn Quốc bày tỏ nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của Daily NK. Còn theo Reuters, việc đưa tin về Bắc Triều Tiên đặc biệt phức tạp, nhất là thông tin về đời sống riêng tư của Kim Jong-un, một trong những bí mật được chế độ Bình Nhưỡng giữ kín nhất.

Các tin đồn đoán ngày càng nhiều trong bối cảnh trong lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của người sáng lập ra chế độ Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội của lãnh đạo Kim Jong-un, vào ngày 15/04, một trong những ngày kỷ niệm quan trọng nhất ở Bình Nhưỡng, người ta không thấy ông Kim Jong-un trong bất kỳ bức ảnh nào được truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên công bố.

Lần cuối cùng truyền thông Bắc Triều Tiên đưa tin về các hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là vào ngày 12/04. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên "sự vắng mặt" của Kim Jong-un gây ra các tin đồn thất thiệt về nhà lãnh đạo này.

Thùy Dương

********************

Báo chí Triều Tiên im tiếng về sức khỏe lãnh tụ Kim Jong-un (VOA, 22/04/2020)

Truyền thông nhà nước Triu Tiên hôm 22/4 không đ cp ti tình hình sc khe cũng như hin trng ca lãnh t Kim Jong-un, gia lúc có nhiu đn đoán nói rng ông lâm bnh nng sau khi được phu thut v tim mch.

kim7

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un hôm 20/3.

Như thường l, báo chí Triu Tiên đăng ti thông tin về các thành tu ca ông Kim cũng như các phát biu trước đây ca ông v các vn đ, trong đó có kinh tế.

Tên của ông Kim xut hin trên các báo, nhưng truyn thông không nói ông đang đâu.

Các quan chức Hàn Quc và Trung Quc cũng như các nguồn tin thân cận vi tình báo M bày t nghi ng v tin tc trên báo chí Hàn Quc và M v chuyn ông Kim lâm bnh nng.

Nhà Trắng cho biết đang theo dõi sát các tin tc v lãnh t Triu Tiên.

Tổng thng Trump, vn tng tiến hành hai cuc gp chưa tng có tin l vi ông Kim năm 2018 và 2019, nói rng các tin tc v sc khe ca nhà lãnh đo Triu Tiên chưa được xác nhn và ông không my tin vào các ngun này.

Ông Trump nói tại mt cuc hp báo Nhà Trng rng "chúng tôi không rõ liu các tin tc đó đúng hay không".

Đồn đoán v tình hình sc khe ca ông Kim xut hin sau khi ông vng mt ti l k nim ngày sinh ca ông ni và cũng là người lp quc, ông Kim Il-sung, vào ngày 15/4.

Daily NK, một trang web đt ti Seoul, cui ngày 20/4 đưa tin rng ông Kim phi nhp vin hôm 12/4, vài gi trước khi được phu thut v tim mch.

Một ngày sau đó, trang này đính chính rng bn tin ch da vào mt ngun tin không nêu danh tính Triu Tiên, chứ không phi nhiu ngun như nói trước đó.

Published in Châu Á

Xoa dịu đe dọa áp thuế, Việt Nam mua 3 tỷ USD nông sản Mỹ (VOA, VOA, 06/03/2020)

Việt Nam va ký cam kết mua 3 t đô la hàng hoá nông sn ca M trong vòng 2 - 3 năm tới. Đây được xem là mt phn trong chiến dch nhm "xoa du" s phn n và mi đe do áp thuế ca chính quyn Trump lên hàng nhp khu t Vit Nam vì thng dư thương mi vi Hoa Kỳ, theo nhn đnh ca Bloomberg.

mua1

Mua nông sản ca bang Nebraska là mt phn trong kế hoch nhm cân bng cán cân thương mi ca Vit Nam vi Hoa Kỳ.

Theo đó, các doanh nghiệp Vit Nam đã ký 18 biên bản ghi nh vi 4 hip hi ngành hàng ca bang Nebraska đ mua hơn 3 triu tn lúa mì, lúa mch, 100.000 con bò sng, thc ăn chăn nuôi, hoa qu, ngô và đu nành.

Truyền thông Vit Nam cho hay vic ký kết đã din ra cùng vi các hot đng ti M ca B Nông nghip và Phát trin nông thôn Vit Nam, theo ch đo ca Th tướng chính ph v "thc hin kế hoch hành đng tiến ti cán cân thương mi hài hoà và bn vng Vit - M".

Trong khi đó, tờ Bloomberg cho rng các lãnh đo Vit Nam đang làm "tt cả nhng gì có th đ tránh chung s phn vi Trung Quc" sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump vào gia năm ngoái đe do rng ông mun đánh thuế lên Vit Nam vì quc gia Đông Nam Á này "gn như là nước lm dng ti t nht".

Ngoài cam kết mua nông sn, phái đoàn của Vit Nam dp này còn làm vic vi gii hu trách và các cơ quan qun lý M "nhm tháo g hàng lot vướng mc v xut nhp khu thương mi nông sn gia hai nước", truyn thông Vit Nam đưa tin.

Con số gn 20 doanh nghip Vit Nam ti M ln này chiếm hơn 60% tng kim ngch nhp khu ngũ cc và nguyên liu thc ăn gia súc ca Vit Nam.

Năm ngoái, xuất khu ca Vit Nam sang M đt 61,3 t USD, ni rng mc thng dư thương mi t 34,8 t USD năm 2018 lên 47 t USD, theo s liu t hi quan Vit Nam.

Trong khi đó, số liu t phía M cho thy thâm ht thương mi vi Vit Nam năm 2018 là 39,5 t USD và năm 2019 là 55,8 t USD.

Trong cuộc phng vn vi Bloomberg vào năm ngoái, Th tướng Nguyn Xuân Phúc ha rng Vit Nam s mua thêm các sn phm ca Hoa Kỳ, chẳng hn như máy bay ca Công ty Boeing.

Vào tháng 8, lần đu tiên Vit Nam cho biết đang đàm phán đ mua than ca Hoa Kỳ.

Hiện Hà Ni cũng đang n lc trn áp tình trng hàng hóa Trung Quc mang nhãn Vit Nam đ né thuế quan ca M, sau khi mt s sn phm như thép nhp khu t Vit Nam b M đánh thuế nng vì là hàng gc Trung Quc.

Ngân hàng trung ương và chính ph Vit Nam cũng cam kết s gii quyết nhng lo ngi ca phía M v chính sách tin t và thng dư thương mi ca Vit Nam vi Hoa Kỳ, sau khi Bộ Tài chính M b sung Vit Nam vào danh sách theo dõi các quc gia b theo dõi v kh năng thao túng tin tệ.

*******************

Bị Mỹ giữ tàu hàng, Triểu Tiên mua lại tàu của Việt Nam thay thế (VOA, 06/03/2020)

Hồi năm ngoái, khi nm được quyn kim soát ca mt trong nhng tàu ch hàng ln nht ca Bc Triu tiên, chính ph M nói rng mt mát ln này sẽ gây gián đoạn đáng k cho kh năng ca Bình Nhưỡng thách thc cm vn và tiếp tc xut khu các mt hàng như than, món hàng mang v nhiu li lc nht cho Triu tiên.

mua2

Chiếc tàu Vinalines Fortuna có trng ti 16.000 tn được Tng Công ty Hàng hi Vit Nam (Vinalines) bán cho Bắc Triều Tiên với tên gi mosei là Tae Pyong, có nghĩa là "hòa bình"

Triều tiên gi đã sm mt chiếc tàu khác đ thay thế. Chiếc tàu có trng ti 16.000-tn ca Vinalines Fortuna đã được Tng Công ty Hàng hi Vit Nam (Vinalines) bán vì lý do khó khăn tài chính vào gia 2018. Con tàu này nay được gi là Tae Pyong, có nghĩa là "hòa bình", và đang hoạt đng dưới lá c Triu tiên t ít nht là tháng Giêng năm nay, khi con tàu phát tín hiu nhn dng gn cng Nampo bên b tây ca Bc Triu Tiên.

Chiếc tàu này đã b nêu tên trong mt phúc trình mi v các hot đng hàng hi năng động ca Triu tiên, bt chp n lc ca M và đng minh trong hai năm qua nhm bóp nght huyết mch kinh tế ca Triu tiên. Các c gng quc tế nhm tăng áp lc đi vi lãnh t Kim Jong-un đã gp phi bế tc trong nhng tháng gn đây, khi c Trung Quc lẫn Nga đu hi thúc vic ni lng cm vn, vi lp lun rng các nn nhân phi hng chu hu qu nng n nht ca các bin pháp cm vn là người dân thường.

Các nhà phân tích của Vin nghiên cu Royal United Services, mt think-tank ca Anh, đã dùng tín hiệu vô tuyến ca tàu và hình nh v tinh đ xác đnh rng k t tháng 10 năm ngoái, các tàu ch hàng do Triu tiên kim soát đã thc hin ít nht là 175 chuyến hi hành đến Chu San, thành ph ven bin ca Trung Quc gn Thượng Hi.

Trong số đó, nhiu tàu vn chuyn than, món hàng mang v nhiu li nht cho Bc Triu tiên. Mt s lô hàng đã được giao trong nhng tun gn đây, cho thy là dù cho Bc Triu tiên siết cht biên gii trên b vi Trung Quc và ct hu hết thương mi đ t bo v chng li dch viêm phổi cp chng mi Covid-19, Triu Tiên vn tiếp tc xut sn phm sang Trung Quc bng đường bin.

Triều tiên b cm xut khu than, thép hoc chì. Bng cách ngăn Triu Tiên, không cho xut khu hàng hoá, Hoa Kỳ và các đng minh đã tìm cách áp lc Kim Jong-un chấp nhn thương lượng đ chm dt chương trình vũ khí ht nhân ca nước ông. Bình Nhưỡng vn gi thái đ thách thc. Hôm th hai tun này, Triu tiên thc hin cuc th nghim tên la đu tiên ca h trong năm 2020.

Trung Quốc ph nhn Bc Kinh đã tạo điu kin cho phép Triu tiên vi phm các lnh trng pht quc tế. B Ngoi giao Trung Quc không đáp ng yêu cu bình lun ca WSJ cho bài viết này. Các cuc gi đến văn phòng đi din Bc Triu tiên ti Liên Hip Quc cũng không được tr li. WSJ cho biết thêm rng WSJ đã gi ti Tng Công ty Hàng Hi Vit Nam đ hi v v bán tàu cho Triu tiên, nhưng cũng không được đáp ng.

Published in Việt Nam

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un trước mối đe dọa vô hình virus corona

Virus corona là con siêu vi dân chủ ? Thế giới người lo chống dịch, kẻ sợ tác động chính trị. Putin đưa Chúa Trời vào Hiến pháp Nga. Châu Âu đối phó áp lực bắt chẹt của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là những chủ đề nóng của báo chí Pháp hôm nay.

kim1

Tẩy rửa diệt trùng tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 28/02/2020 Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Chống dịch như chống khủng hoảng tài chính

Virus corona chủng mới đe dọa kinh tế toàn cầu. Nguy cơ suy thoái tăng theo tỷ lệ thuận với tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại Châu Á và Châu Âu. Kinh tế Pháp có thể bị tác hại nhiều hơn là dự báo, bộ trưởng kinh tế Pháp nhìn nhận. Các chính phủ và ngân hàng quốc gia huy động các biện pháp đối phó. Những tựa lớn của Le Monde mang màu sắc thế giới chuẩn bị chiến tranh chống dịch phát xuất từ Hoa lục.

Đối phó như thế nào ? Theo Les Echos, không khí ở các định chế tài chính sôi động như đang chữa cháy : Ngân hàng liên bang Mỹ giảm lãi suất chỉ đạo. Châu Âu bàn thảo kế hoạch kích cầu. Tuy nhiên, trở lực lớn vẫn là Trung Quốc : Bắc Kinh liên tiếp tung ra các biện pháp kích cầu từ bơm 200 tỷ đô la vào thị trường, giảm thuế doanh nghiệp nhưng hiệu quả rất chậm.

Tạp trung vào tình hình chống dịch tại Pháp, bốn trang báo của Libération gửi đến độc giả các biện pháp chuẩn bị giai đoạn ba : trưng dụng các nhà máy sản xuất khẩu trang, phân công các bệnh viện, từng bước thi hành để tránh tình trạng quá tải và gây hoảng hốt…

Dịch Covid-19 : siêu vi dân chủ, không chừa một ai

Với góc nhìn xã hội, La Croix đưa lên trang nhất tựa đậm : Đối phó với khủng hoảng siêu vi, các nền dân chủ hành động ra sao ? Theo nhật báo công giáo, dịch Covid-19 làm chao đảo xã hội, bắt buộc các chính phủ phải hòa hợp giữa hai nhu cầu : đó là có các biện pháp hiệu quả nhưng không được vi phạm các quyền tự do. Để tạo được lòng tin trong dân chúng, chế độ dân chủ dựa lên sự minh bạch và các thế lực đối trọng. Cụ thể là chính quyền lo phần bảo vệ trật tự còn thẩm phán thì bảo vệ các quyền tự do của người dân.

Thế còn những chế độ bị cô lập, như Iran, thì sao ?

Tại Iran, bản chất chểnh mảng của chế độ góp phần cho dịch lây lan đến cả thành phần lãnh đạo.

Nhận định thẳng thắn của Le Monde là tựa của bài báo phê phán thái độ thiếu trách nhiệm của chính quyền Iran trước một thảm họa y tế đã lan đến đất nước. Vì để "cứu" cuộc bầu cử Quốc hội và kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo trong tháng Hai mà từ tổng thống cho đến giáo chủ cáo buộc Mỹ "tung tin giả để phá hoại". Thế nhưng lần lượt kẻ trước người sau, 15 quan chức trong guồng máy chính quyền ngã bệnh, trong đó có phó tổng thống Masoumeh Ebtekar và 5 người chết, đáng chú ý nhất là Mohammed Mirmohammad, thành viên Hội đồng cố vấn của Giáo chủ Ayatollah Khamenei. Thái độ vô trách nhiệm của chính quyền Iran bị giới y tế tố cáo : một bác sĩ Iran cho biết, thống kê 523 ca lây nhiễm công bố chính thức hôm thứ Hai không có danh sách số bệnh nhân tại bệnh viện nơi ông làm việc. Toàn bộ lãnh thổ Iran bị dịch lây lan. Vì nhu cầu chính trị "không tuyên bố có Covid-19 trước ngày bầu cử 21/02". Một sinh viên nội trú cho biết nhận được chỉ thị từ "bên trên" ban xuống mọi cấp trong ngành y tế. Khẩu trang cũng bị cấm dùng.

Theo các bác sĩ Iran, lẽ ra phải "phong tỏa thánh địa Qom ngay từ ngày đầu khi phát hiện nơi này là tâm dịch" nhưng vì giới giáo sĩ phản đối làm chậm thi hành các biện pháp phòng chống đến 10 ngày, 10 ngày quý báu.

Số liệu của Nhà nước cũng bị các dân biểu châm chọc là "trò đùa" bởi vì bệnh viện trên toàn quốc đều bị quá tải. Vào thời điểm mà Bộ y tế Iran đưa con số 43 trường hợp, một nghiên cứu của đại học y khoa Toronto, dựa trên số ca lây nhiễm từ Iran qua Canada trong ba ngày từ 19 đến 23/02, cho biết phải có ít nhất 18.000 bệnh nhân ở Iran.

Ngày 25/02/2020, tổng thống Hassan Rohani còn khẳng định chỉ trong vòng một tuần, dịch virus corona sẽ biến mất.

Cuối cùng Iran phải nhìn nhận bị dịch nghiêm trọng và chấp nhận viện trợ.

Kim Jong-un và mối đe dọa vô hình

Tại Bắc Triều Tiên, chế độ khép kín khẳng định không có ai bị nhiễm bệnh nhưng báo đảng Rodong nhìn nhận khoảng "7.000 người có triệu chứng đáng ngờ đang được theo dõi". Đối nội, bị dịch Covid-19 đe dọa, đối ngoại, Bình Nhưỡng phô trương cơ bắp. Le Figaro phân tích vì sao nhà độc tài Kim Jong-un lo sợ.

Mũ nỉ, mặt đằng đằng sát khí, Kim Jong-un là người duy nhất không đeo khẩu trang trong bức ảnh thị sát một cuộc "tác xạ đại pháo tầm xa" theo bản tin của KCNA mà Le Figaro dùng để minh họa cho hành động phô trương sức mạnh của Bắc Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo một ngày trước. Trong bối cảnh Nam Hàn vất vả chống dịch Coronavirus, tổng thống Moon Jae-in, người chủ trương đối thoại với Bình Nhưỡng bị phe bảo thủ công kích thì tại sao Bắc Triều Tiên khiêu khích Seoul ? Theo nhật báo thiên hữu, nhà độc tài Kim Jong-un phô trương cơ bắp với bên ngoài trong lúc bản thân chế độ bị dịch Covid-19 đe dọa. Báo chí chính thức không còn im lặng 100% như trong các vụ thiên tai hay dịch bệnh trước đây. Đích thân Kim Jong-un chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị để tổ chức chống dịch. Chính thức, Bắc Triều Tiên khẳng định không có người bệnh nhưng "có 7.000 người" đang được theo dõi sức khỏe. Thông tin "giấu đầu lòi đuôi" này của báo đảng Rodong cho phép suy đoán thực tế rất nghiêm trọng. Một nguồn tin tình báo cho biết "có hàng chục người bị nhiễm".

Thật ra Bình Nhưỡng không xem nhẹ nguy cơ này. Từ tháng Giêng, Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc và cách ly 380 nhân viên ngoại giao quốc tế trong suốt 30 ngày tại Bình Nhưỡng. Theo một nguồn tin thiện nguyện, biện pháp đóng cửa biên giới đã từng được ban hành tại Bắc Triều Tiên lúc xảy ra dịch Ebola ở Châu Phi và viêm phổi Mers ở Saudi Arabia. Bởi vì cơ thể người dân Bắc Triều Tiên, do thiếu ăn, nên rất yếu ớt trước sự tấn công của các loại siêu vi : "Dịch lây lan sẽ là một đại họa, với tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc, như dịch cúm xảy ra trong một nhà dưỡng lão". Báo chí chính thức cũng nói nhiều về chiến dịch tẩy trùng… chứng tỏ chính quyền ngồi không yên. Lee Min-young, một nhà phân tích ở Seoul dự báo : "Nếu dịch bệnh vượt tầm kiểm soát thì sẽ là một đòn đau cho ông Kim, có thể làm hỏng các mục tiêu chính trị và ngoại giao".

Virus corona là một "siêu vi dân chủ" vì nó không chừa một ai, kể cả gia đình họ Kim và các lãnh đạo khác.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một chế độ khép kín và thường xuyên bị cô lập, Bình Nhưỡng vẫn có thể huy động an ninh để theo dõi dân chúng và cách ly tập thể dân chúng.

Trong bối cảnh này, vụ thử tên lửa chỉ là động thái tuyên truyền đánh lạc hướng nhằm chứng tỏ dịch Covid-19 không làm suy yếu quyết tâm chống "đế quốc" của lãnh đạo tối cao.

Di dân, tị nạn : con tin của bàn cờ địa chính trị

Thủ đoạn của Ankara dùng người tị nạn làm con tin gây áp lực buộc Châu Âu ủng hộ trong cuộc chiến tại Syria gây bất bình và lo ngại. Nhưng theo Le Monde, ông Erdogan chỉ muốn đòi tiền.

Cùng chiều hướng này, La Croix cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng làn sóng di dân làm công cụ để "tháu cáy" Châu Âu. Vấn đề là Châu Âu không thể khoanh tay đứng nhìn vì tình hình chắc chắn sẽ suy thoái thêm, nhất là giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Theo nhật báo công giáo, trước hết không thể bỏ Hy Lạp một mình đối phó với cuộc khủng hoảng này. Vừa thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính với các giá hy sinh rất lớn, từ những năm gần đây, thành viên phía nam của Liên Hiệp Châu Âu còn phải cưu mang gánh nặng di dân, tị nạn trong các trại tạm cư. Đương nhiên Châu Âu không quên Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đất tạm dung thân của hàng triệu người Syria. Tuy nhiên, lời đe dọa của Ankara mở cửa biên giới cho "hàng triệu di dân" chạy sang Châu Âu đúng là chiến thuật bắt chẹt thô bạo. Dụng ý của Erdogan là buộc Châu Âu ủng hộ ông ta trong cuộc chiến tại Syria mà mục đích tối hậu là "tiêu diệt người Kurdistan", đồng minh của Tây phương trong cuộc chiến chống thánh chiến. Để tránh chiếc bẫy của Erdogan, theo La Croix, Châu Âu cần can dự trực tiếp bảo vệ người tị nạn tại miền đông Syria thay vì chi tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, Libération nhấn mạnh đến tội ác của Nga tại Syria. Trong bài Liên Hiệp Quốc cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, nhật báo thiên tả cho biết Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc đã thu thập được dữ liệu tại hiện trường và hình ảnh đủ để kết luận là hồi tháng 07/2019, oanh tạc cơ của Nga đã cố ý ném bom vào thường dân, vào nhà cửa, chợ búa, trường học ở Maarat al Norman, tỉnh Idleb, trong suốt ngày 22 giết chết 43 người và gây thương tích cho 109 người khác. Một tháng sau, đến lượt một trại tị nạn ở Haas bị ném bom, 20 người chết trong đó có 8 phụ nữ và 6 trẻ em. Dĩ nhiên, ngoại trưởng Nga phủ nhận các thông tin này.

Nga : Chúa Trời trong Hiến pháp

Về thời sự nước Nga, theo sáng kiến của tổng thống Putin, Chúa Trời sẽ xuất hiện trong bản Hiến pháp tu chính. Đừng xem đây là chuyện giễu cợt, một nhà phân tích chính trị Nga cảnh cáo.

Một trong những chi tiết khác với văn bản 1993 và đập vào mắt là từ "Chúa Trời" được đưa vào một điều khoản khẳng định "Liên bang Nga là hậu thân của Liên bang Xô-viết", và là tiếp nối của "ngàn năm lịch sử, ký ức của tiền nhân lưu truyền lý tưởng và đức tin Thiên Chúa".

Chuyên gia chính trị Gueorgui Satarov, một trong những tác giả bản Hiến pháp 1993 bình luận về các điểm tu chính như sau : "Đi từ khôi hài, lố lăng cho đến kinh khiếp".

Xếp vào loại kinh khiếp là điều khoản "cấm chuyển nhượng lãnh thổ". Điều này mở đường cho các đạo luật trong nay mai dùng để truy bức những người từ chối chuyện sáp nhập quần đảo Crimea năm 2014. Và làm cuộc đàm phán với Nhật Bản, nếu có trong tương lai, về quần đảo Kuril, trở thành phức tạp hơn (cho những người có thiện chí).

Mẹ : thần tượng của trẻ em Pháp

Cuối cùng, La Croix tổ chức thăm dò giới trẻ vị thành niên Pháp xem ai là người phụ nữ số một trong năm 2019. Đại đa số các em từ 11 đến 14 tuổi bầu cho "mẹ yêu dấu. Người được ái mộ thứ hai là thần tượng Thụy Điển bảo vệ môi trường Greta Thunberg. Đệ nhất phu nhân của Pháp đứng hàng thứ tư sau nữ ca sĩ Angèle.

Tú Anh

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đàm phán hạt nhân càng bế tắc (RFI, 29/11/2019)

Vụ phóng tên lửa Bắc Triều Tiên hôm 28/11/2019 diễn ra vào lúc sắp hết thời hạn cuối năm mà Bình Nhưỡng đưa ra để Washington phải "thể hiện sự linh hoạt" trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, bị bế tắc từ nhiều tháng qua.

bac1

Hình ảnh vụ phóng tên lửa được phát trên truyền thông Hàn Quốc, Seoul ngày 28/11/2019.Jung Yeon-je / AFP

Kim Jong-un có vẻ rất thích những gì mang tính biểu tượng. Ông đã cho thử nghiệm "bệ phóng nhiều tên lửa có kích thước rất lớn" đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, và một ngày trước dịp kỷ niệm hai năm Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới lãnh thổ lục địa của Mỹ.

Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn nhiều tên lửa nhằm buộc Hoa Kỳ có những nhân nhượng trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân, vốn không có tiến triển gì kể từ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 2 năm nay. Nhưng mục tiêu của các cuộc thử nghiệm đó cũng là tiếp tục nâng cao tiềm lực quân sự của Bắc Triều Tiên.

Theo hãng tin Reuters, vào tuần trước, đại diện đặc biệt của Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun tuy khẳng định thời hạn cuối năm chỉ là một thời hạn "giả tạo", nhưng ông nhìn nhận là quá thời hạn đó, Bình Nhưỡng có thể sẽ quay trở lại các hành động khiêu khích như trước năm 2017.

Ông Leif-Eric Easley, giáo sư giảng dạy về nghiên cứu quốc tế tại Seoul, nhận định với Reuters rằng, qua cuộc thử nghiệm tên lửa hôm qua, Bình Nhưỡng đang gia tăng áp lực với Wasshington cũng như với Seoul. Các quan chức Bắc Triều Tiên yêu cầu Hoa Kỳ phải từ bỏ "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng, cụ thể là phải giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nếu không họ sẽ rút khỏi đàm phán hạt nhân. Bắc Triều Tiên còn đòi Hoa Kỳ và Hàn Quốc chấm dứt các cuộc tập trận chung thường niên, được cho là nhằm chuẩn bị một cuộc xâm lược Bắc Triều Tiên. Đó là những yêu cầu mà tổng thống Trump hiện không thể đáp ứng được.

Trả lời hãng tin Bloomberg, ông Chun Yung-woo, cựu trưởng đoàn Hàn Quốc trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Bắc Triều Tiên, cho rằng Kim Jong-un xem Donald Trump như là một "con tin chính trị" và tự xem là đang ở một vị thế có thể áp đặt ý muốn của mình trong cuộc đàm phán với Trump.

Mặt khác, chính tổng thống Mỹ dường như đang dung túng cho Kim Jong-un bắn thử tên lửa. Trong khi Nhật Bản và các nước khác nhấn mạnh các vụ bắn thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, thì ông Trump lại xem những vụ bắn thử đó là không đáng quan tâm, mặc nhiên cho phép Kim Jong-un tiếp tục chương trình vũ khí, khi nào mà Bình Nhưỡng không bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Kể từ sau thượng đỉnh Hà Nội, phần lớn các tên lửa mà Bình Nhưỡng bắn thử đều là tên lửa tầm ngắn. Vấn đề được đặt ra là nếu hết hạn cuối năm mà tổng thống Trump vẫn chưa có đề nghị gì mới về phi hạt nhân hóa, Bắc Triều Tiên có sẽ tiến hành trở lại các vụ bắn thử tên lửa tầm xa và thử nghiệm hạt nhân, đã bị đình chỉ từ năm 2017, hay không.

Trước mắt, theo nhà phân tích Kim Dong-yub, Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Seoul, được hãng tin AP trích dẫn, cuộc thử nghiệm hôm qua cho thấy dường như Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt và triển khai bệ phóng tên lửa đó. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là cơ may khai thông bế tắc trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều càng thêm xa vời.

Thanh Phương

******************

Bắc Triều Tiên xác nhận đã bắn thử tên lửa (RFI, 29/11/2019)

Ngày 29/11/2019, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA loan tin là hôm 28/11, lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát cuộc thử nghiệm một "bệ phóng tên lửa nhiều nòng có kích thước rất lớn". Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, trong lúc mà đàm phán về hạt nhân Mỹ - Triều vẫn gặp bế tắc.

bac2

Vụ thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc, ngày 28/11/2019. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo KCNA, cuộc thử nghiệm nói trên có mục tiêu thẩm định khả năng của hệ thống tên lửa. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh "tính ưu việt quân sự và kỹ thuật của hệ thống vũ khí này và hiệu quả vững chắc của nó". KCNA cho biết thêm là chủ tịch Kim Jong-un "rất hài lòng" về kết quả cuộc bắn thử tên lửa.

Đây là lần thứ tư kể từ tháng 8/2019, Bình Nhưỡng thử nghiệm bệ phóng tên lửa nhiều nòng. Hãng tin AFP nhận định nếu đúng như mô tả nói trên của hãng tin KCNA, thì cuộc thử nghiệm này cho thấy Bắc Triều Tiên đã đạt được một số tiến bộ so với lần thử nghiệm trước hồi tháng Chín.

Trong cùng ngày, Seoul thông báo Bình Nhưỡng đã bắn hai "tên lửa không" không rõ loại nào. Thông báo của bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc nêu rõ hai tên lửa này được bắn từ tỉnh Nam Hamyong và đã rơi xuống Biển Nhật Bản.

Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn nhiều tên lửa nhằm gia tăng áp lực với Washington, vào lúc các cuộc đàm phán giữa hai nước về phi hạt nhân hóa vẫn gặp bế tắc kể từ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 02/2019 giữa Donald Trump và Kim Jong-un.

Đối với thủ tướng Nhật Shinzo Abe, các vụ bắn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là một "thách thức nghiêm trọng" không chỉ đối với Nhật, mà còn đối với toàn thể cộng đồng quốc tế.

Về phần mình, Washington yêu cầu Bình Nhưỡng "tránh các hành động khiêu khích, tôn trọng các nghĩa vụ theo đúng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và nối lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa hoàn toàn". Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An nêu rõ Bắc Triều Tiên không được phép tiến hành các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên thử tên lửa : Hội đồng Bảo an họp kín (RFI, 01/08/2019)

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp kín ngày 01/08/2019 để thảo luận về những vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bắc Triều Tiên. Cuộc họp mở ra theo yêu cầu của ba nước Châu Âu : Anh, Pháp và Đức.

bachan1

Một vụ bắn thử tên lửa ngày 09/05/2019.Reuters

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp kín ngày 01/08/2019 để thảo luận về những vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bắc Triều Tiên. Cuộc họp mở ra theo yêu cầu của ba nước Châu Âu : Anh, Pháp và Đức.

Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm Bắc Triều Tiên phóng bất kỳ loại tên lửa đạn đạo nào. Tuy nhiên, trong vòng một tuần gần đây, Bình Nhưỡng đã hai lần thử tên lửa (ngày 25 và 31/07), trong đó vụ thử hôm 25/07 đã bị Đức lên án, với tư cách là chủ tịch ủy ban giám sát việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.

Cuộc họp kín ngày 01/08 của Hội đồng Bảo an là cuộc họp đầu tiên về vấn đề tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng kể từ mùa Xuân 2018, thời điểm mà các bên liên quan bắt đầu nỗ lực ngoại giao để giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Vào tháng 12/2017, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng (nghiêm cấm các nước thành viên Liên Hiệp Quốc bán dầu cho Bắc Triều Tiên, trục xuất người lao động Bắc Triều Tiên…) sau khi nước này bắn thử tên lửa liên lục địa (ICBM) vào tháng 11 cùng năm.

Về vụ thử hai tên lửa tầm ngắn hôm 31/07/2019, theo cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, đích thân lãnh đạo Kim Jong-un "đã chỉ đạo các vụ bắn thử từ một hệ thống phóng rocket đa năng mới" và cho rằng "đây sẽ là một mối kinh hoàng không tránh được cho những lực lượng nằm trong tầm ngắm của loại vũ khí này".

Dù không nêu tên bất kỳ quốc gia nào là mục tiêu, nhưng theo Yonhap, Bình Nhưỡng muốn cảnh cáo Seoul và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, vẫn được duy trì vào tháng Tám năm nay theo như khẳng định của một quan chức của Lầu Năm Góc.

Trong khi đó, trả lời đài Fox Business hôm 31/07, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, tuyên bố rằng những vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên không vi phạm lời hứa của lãnh đạo Kim Jong-un với tổng thống Mỹ Donald Trump vì đó không phải là những tên lửa liên lục địa.

Vấn đề giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng là tâm điểm của các cuộc họp, đến hết ngày 02/08, bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok, Thái Lan.

Thu Hằng

*****************

Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa đạn đạo (RFI, 31/07/2019)

Seoul cho biết ngày 31/07/2019 Bình Nhưỡng lại phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tương tự như tuần trước, vụ bắn thử lần này cũng được tiến hành từ thành phố cảng Wonsan, hướng ra biển Nhật Bản. Đây là lần thứ nhì Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vài ngày trước một cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

bachan2

Truyền hình Hàn Quốc tường thuật vụ phóng tên lửa Bắc Triều Tiên ngày ngày 31/07/2019. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo hãng tin Mỹ, AP tên lửa Bắc Triều Tiên được bắn đi vào sáng sớm nay, bay được khoảng 250 cây số ở độ cao tối đa là 30 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Hôm 25/07/2019, Bình Nhưỡng đã bắn tên lửa cảnh cáo Seoul hiện đang chuẩn bị đợt tập trận quy mô hàng năm với Hoa Kỳ.

Cuộc thao diễn Mỹ-Hàn dự trù bắt đầu từ 05/08/2019 và sẽ kéo dài 16 ngày. Trước mắt Hàn Quốc và Hoa Kỳ không công bố thêm chi tiết về cuộc tập trận mà Bình Nhưỡng xem đây là một mối đe dọa. Chính quyền Kim Jong-un coi cuộc thao diễn chung sắp tới đây là một bài tập chuẩn bị cho việc đổ bộ lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Chuyên gia Harry Kazianis, trung tâm nghiên cứu Center of National Interest, trụ sở tại thủ đô Washington, trả lời hãng tin Pháp AFP, dự báo Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục bắn hỏa tiễn từ nay cho đến ngày Mỹ-Hàn bắt đầu tập trận chung. Câu hỏi duy nhất đặt ra, theo ông, là chế độ Kim Jong-un sẽ bắn tên lửa "tâm ngắn, tầm trung hay tầm xa có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ".

Trên đường đến Bangkok dự diễn đàn an ninh ASEAN, ngoại trưởng Hàn Quốc, bà Kang Kuyng Wha, tuyên bố các hành vi khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng "không giúp làm giảm căng thẳng quân sự" trên bán đảo Triều Tiên, gây trở ngại cho đối thoại Liên Triều. Phủ tổng thống Hàn Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước thái độ của Bắc Triều Tiên. Về phần Nhật Bản, thủ tướng Abe họp báo sáng nay cho biết "an ninh quốc gia không bị đe dọa".

Thanh Hà

**********************

Bình Nhưỡng vẫn khiêu khích Mỹ ở mức độ vừa phải (RFI, 31/07/2019)

Bắc Triều Tiên đã ba lần bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ tháng 5/2019 đến nay. Sau hai lần giảm thiểu tầm mức của hành vi khiêu khích nói trên, lần này chính quyền Trump sẽ phản ứng ra sao ?

bachan3

Một vụ phóng tên lửa tầm ngắn tại Bắc Triều Tiên. Ảnh KCNA đưa lên ngày 26/07/2018.AFP PHOTO/KCNA VIA KNS

Càng gần đến đợt tập trận chung Mỹ- Hàn dự trù mở ra từ Thứ Hai tuần tới và sẽ kéo dài 16 ngày, nhịp độ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa càng có vẻ dồn dập hơn. Truyền thông Bắc Triều Tiên cho biết đích thân ông Kim Jong-un đã giám sát vụ bắn hai tên lửa hôm 25/07/2019 và khẳng định đó là một lời cảnh cáo nhắm vào láng giềng phương nam. Bình Nhưỡng bất bình vì Seoul mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ và đang chuẩn bị tập trận chung với Hoa Kỳ.

Thế nhưng, chưa đầy một tuần sau, Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa về phía biển Nhật Bản, mà Seoul và Bình Nhưỡng còn gọi là Biển Đông Triều Tiên. Chính quyền Kim Jong-un chưa lên tiếng về hành vi khiêu khích mới này, nhưng vụ phóng hỏa tiễn sáng nay diễn ra đúng vào lúc ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đặc sứ Hoa Kỳ về hạt nhân Bắc Triều Tiên Stephen Biegen đang có mặt tại Bangkok dự diễn đàn an ninh với các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên thì vắng mặt trong sự kiện ngoại giao diễn ra tại thủ đô Thái Lan.

Thêm vào đó, cách nay hai ngày, một quan chức Bắc Triều Tiên được đài truyền hình Mỹ CNN trích dẫn cho biết đã thông báo với Nhà Trắng rằng đối thoại Mỹ- Bắc Triều Tiên về hạt nhân "sắp được nối lại trong tương lai không xa". Nhưng đến hôm 30/07/2019, trên đường đến họp tại Bangkok, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Pompeo lại không mấy lạc quan nói rằng ông "không biết khi nào" đôi bên sẽ gặp lại nhau và hy vọng rằng thời gian chờ đợi sẽ "không quá lâu". Đồng thời ngoại trưởng Mỹ thận trọng cho rằng tiến trình đàm phán "đòi hỏi thời gian".

Về phần đặc sứ Hoa Kỳ về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Stephen Biegen, cho biết cuối tháng 6/2019, khi Donald Trump bắt tay Kim Jong-un tại đường biên giới Liên Triều, nguyên thủ hai nước đã cam kết nối lại đàm phán trong "một vài tuần lễ nữa". Một tháng đã trôi qua. Đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng không mấy tiến triển.

Cũng tuần trước, truyền thông Bắc Triều Tiên cho hay đích thân ông Kim Jong-un đã đến thị sát một chiếc tàu ngầm mới có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo. Đây là một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng vẫn phát triển chương trình tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm.

Vậy phải tất cả các động thái nói trên là dấu hiệu cho thấy Kim Jong-un đã hết kiên nhẫn ?

Thứ nhất Bình Nhưỡng từng đe dọa rằng đợt tập trận chung Mỹ -Hàn lần này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy vậy, theo giám đốc viện nghiên cứu Mỹ về Bắc Triều Tiên, Jeong Young Tae, được hãng tin AP trích dẫn, tới nay, Bình Nhưỡng chỉ bắn tên lửa tầm ngắn, tránh để hành động khiêu khích đi quá xa, vĩnh viễn đóng cửa đối thoại với Donald Trump ở Nhà Trắng.

Vẫn theo chuyên gia này, mục tiêu thứ nhì mà Bắc Triều Tiên nhắm tới là chỉ gây sức ép một cách vừa phải để thúc giục Washington "quay trở lại đàm phán và dễ chấp nhận một số đòi hỏi của Bình Nhưỡng hơn". Bằng chứng rõ rệt nhất là tên lửa được thử nghiệm hôm nay có tầm bay thấp hơn so với hồi tuần trước. Nói cách khác, Bình Nhưỡng có lẽ chỉ muốn gây áp lực với Mỹ, nhưng tránh chọc giận Hoa Kỳ. Nhất là về phía Washington mọi người đều nhận thấy Donald Trump thường tỏ ra kiên nhẫn và độ lượng với Kim Jong-un. Tuần trước, Nhà Trắng nhanh chóng cho rằng, vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng không phải là một lời "cảnh cáo nhắm vào Hoa Kỳ", mà ngay giữa hai nước Triều Tiên cũng có những xung khắc với nhau. Tờ báo uy tín tại Seoul, Korea Times cho rằng "đánh giá này của Washington là "một sự ngây thơ quá đáng" và thậm chí là nguy hiểm. Bởi vì theo nhật báo Korea Times, ông Trump gián tiếp để yên cho Kim Jong-un thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn, ngày nào mà an ninh của Mỹ không bị đe dọa. Nhưng còn an ninh của các đồng minh Châu Á của Hoa Kỳ, của khoảng 30.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc thì sao ? Mọi con mắt đang hướng về Washington, chờ đợi phản ứng của Nhà Trắng.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Triều Tiên trở thành "món hàng đổi giá" Huawei hay câu chuyện Việt Nam 1972 ?

Nhà cầm quyền Bắc Kinh, với tinh thần đại hán, chưa bao giờ coi ai thực sự là bạn bè đồng minh, mà chỉ thuần túy là những vật tế thần khi cần thiết cho chính đất nước này.

hoavi0

Triều Tiên trở thành "món hàng đổi giá" Huawei hay câu chuyện Việt Nam 1972 ?

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un được đánh giá là sự kiện mang tính lịch sử, bất ngờ và hoàn toàn khác thông lệ ngoại giao truyền thống.

Ông Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên đất của Triều Tiên.

Trong thời điểm đang tại Hội nghị G20, và trước thời điểm cận kề sang Hàn Quốc, ông Donald Trump đã tweet đề nghị một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên tại đường ranh giới Triều Tiên - Hàn Quốc.

Liệu đó có phải là phút nổi hứng bất chợt, một trò chơi truyền hình thực tế, một trò PR chính trị đầy tinh vi trước mùa bầu cử Tổng thống Mỹ ?

Một cuộc ngã giá và ân huệ chính trị họ Tập ?

Tờ Thời báo New York trích dẫn quan điểm, coi cuộc gặp lịch sử này như một trò chơi truyền hình thực tế, bởi tính chớp nhoáng của nó. Nhưng thực tế, cuộc gặp bí mật này đã được dàn xếp nhanh và thảo luận quá nửa đêm bởi ông Stephen Biegun - đại điện dặc biệt của Mỹ về Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ, Donald Trump gần như bắt buộc ông Tập Cận Bình phải đến dự Hội nghị G20 để đàm phán về cuộc chiến thương mại. Và khi G20 kết thúc, Tổng thống Mỹ tuyên bố với giới phóng viên.

"Nếu đó không phải là vấn đề an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ cho phép họ bán. Các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei".

Ông Donald Trump nhấn mạnh cụm "có thể" sẽ dở bỏ lệnh cấm Huawei mua linh kiện Mỹ và bản thân các doanh nghuệp Mỹ cũng "có thể" được bán linh kiện cho tập đoàn này Trung Quốc, nhưng, điều đó vẫn chưa có hạn định về mặt thời gian, tức "chưa biết khi nào".

Phía Mỹ chưa hề nhượng bộ lớn, người đứng đầu nước Mỹ muốn nhìn thấy một số chuyển động về đàm phán thương mại trước khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei.

Trang Whitehouse.org, đăng tải bài phát biểu của Tổng thống Trump trong buổi họp báo tại Osaka (Nhật Bản). Khi phóng viên hỏi, liệu ông có lo lắng gì về Trung Quốc không ? Trump ngay lập tức trả lời, không cần phải nói điều đó, mà hãy nhìn những gì ông đã làm. Người đứng đầu nước Mỹ thậm chí còn đề cập đến lời thỉnh cầu của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, Tập Cận Bình trong vai trò "chiếu dưới" khi nhắc đến sự kiện dỡ bỏ lệnh cấm vận nhằm vào ZTE.

"Và rồi Chủ tịch Tập Cận Bình gọi tôi. Và anh ấy hỏi tôi về một ân huệ cá nhân, điều mà tôi cho là rất quan trọng. Ông ấy là một nhà lãnh đạo của một nước lớn. Và điều đó [ân huệ] rất quan trọng với ông ta. ZTE có 85.000 nhân viên và họ suýt phá sản. Và ông Tập đã đồng ý trả 1,2 tỷ USD tiền phạt và một số thứ khác, bao gồm thay đổi hội đồng quản trị và phương thức quản lý". Tổng thống Donald Trump cho biết.

ZTE, nhỏ hơn nhiều so với Huawei, và chủ tịch Tập Cận Bình - vị Chủ tịch đầy quyền năng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã phải "cầu xin một ân huệ cá nhân" (personal favor). Với Huawei, một thành phần liên quan trực tiếp đến vận mệnh chính trị, dường như Tập Cận Bình sẽ hạ mình hơn nữa.

Quay trở lại câu chuyện Hội nghị G20, dường như để Tổng thống Mỹ đưa ra quan điểm "có thể dở bỏ lệnh cấm" với Huawei, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã có sự nhún nhường về vấn đề Triều Tiên.

Vào tháng 2/2019, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã thất bại thê thảm, khi không đưa ra được tuyên bố và Tổng thống Mỹ về nước sớm hơn dự định. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng ít ai nghĩ đến trường hợp bảo hộ của Trung Quốc đối với vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bởi trước khi đặt chân đến Đồng Đăng (Việt Nam), Kim Jong-un đã có chuyến thăm Bắc Kinh và thảo luận các vấn đề với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tương tự cho lần này, trước khi đến Nhật Bản dự Hội nghị G20, ông Tập cũng đã có chuyến thăm hai ngài đến Triều Tiên, đánh dấu "lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc ghé thăm Triều Tiên" trong 14 năm qua. Lim Eul Chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kuyngnam, nhận định, "Với Triều Tiên, cuộc gặp nhằm mục đích thể hiện với Mỹ rằng Bình Nhưỡng vẫn có sự ủng hộ của Bắc Kinh, gửi thông điệp đến Washington rằng Mỹ nên dừng cách tiếp cận với sức ép tối đa".

Nhận định nêu trên là chính xác, chính xác ở quan điểm "Bình Nhưỡng vẫn có sự ủng hộ của Bắc Kinh", và thực tế cho thấy, tiến trình gặp gỡ tại khu phi quân sự giữa hai miền và tuyên bố "có thể dở bỏ lệnh cấm Huawei" nằm chung một quỹ đạo. Ở đó, người đứng đầu nước Mỹ đã buộc "người bảo hộ" của Triều Tiên phải đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, trước khi có được một "ân huệ thương mại".

Cay đắng phận lệ thuộc và bài học Việt Nam 1972

Câu chuyện Triều Tiên, tweet hay Huawei lần này nhắc nhở về một bài học xương máu của Việt Nam, đó chính là sự phụ thuộc vào Trung Quốc là bán cả dân tộc cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Một nội dung đăng tải trên báo Vnexpress, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân đã trả lời phỏng vấn rõ ràng hơn về ý đồ của Trung Quốc, một quốc gia "chung ý thức hệ, chung nhu cầu" với Hà Nội trong 14 năm (1950 - 1964), nhưng Bắc Kinh "luôn giữ tư tưởng bề trên". Và Bắc Kinh cũng từng bước, thông qua viện trợ kinh tế, đã "muốn Việt Nam chỉ đánh du kích có giới hạn chống Mỹ, để họ dễ bề điều khiển, phục vụ ý đồ bắt tay với Mỹ", thậm chí, nhu cầu sử dụng Việt Nam để phục vụ lợi quyền cho chính mình khiến Bắc Kinh "muốn Việt Nam tiếp tục chiến tranh đến khi Mỹ chấp nhận thua cuộc mới đàm phán"…

Từng viện trợ Việt Nam "chống Mỹ cứu nước", nhưng khi cần có lợi cho mình (về cả kinh tế lẫn chính trị), Bắc Kinh lập tức gây sức ép, buộc Việt Nam "không thống nhất đất nước".

Trong cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt - Trung trong 30 năm qua" của NXB Sự thật thậm chí đã vạch sự mưu mô, tráo trở của Bắc Kinh. Theo đó, trong giai đoạn 1954-1964, Trung Quốc đã gây sức ép cho Hà Nội để buộc chấp nhận chủ trương "trường kỳ mai phục", một chủ trương chấp nhận chia cắt, giữ vùng vĩ tuyến 17 "thời gian dài thì sẽ tốt". Giai đoạn 1965 - 1969, Chu Ân Lai (Thủ tướng Trung Quốc) cũng từng đưa ra quan điểm, "Mỹ càng đưa nhiều quân vào Việt Nam thì chúng tôi tôi càng vui lòng". Giai đoạn 1969 - 1973, Mỹ - Trung ký một Thông cao Thượng Hải, và Trung Quốc diễn giải Thông cáo với quan điểm.

"Muốn bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương".

Cuốn sách khẳng định, "nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp với Mỹ". Và quan điểm này nếu đặt vào tình hình hiện tại cũng không khác gì, Triều Tiên năm 2019 cũng tương tự như Việt Nam năm 1972 (năm ra Thông cáo Thượng Hải), Triều Tiên với vũ khí hạt nhân, nhưng Triều Tiên chịu sự bảo hộ kinh tế lẫn chính trị của Bắc Kinh. Và một dân tộc như Triều Tiên, đã trở thành một món hàng hóa để Tập Cận Bình hoán đổi, nhằm cứu lấy Huawei - một tập đoàn lớn hơn ZTE và rất quan trọng với Tập Cận Bình lẫn nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó cho thấy rằng, phụ thuộc vào Trung Quốc hay tin tưởng Bắc Kinh chính là dọn đường cho việc bán rẻ cả một dân tộc trong tương lai, Việt Nam từng đau đớn nhận một bài học như vậy, và Triều Tiên dường như đi vào lối cũ.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh, với tinh thần Đại Hán, chưa bao giờ coi ai thực sự là bạn bè đồng minh, mà chỉ thuần túy là những vật tế thần khi cần thiết cho chính đất nước này.

An Viên

Nguồn : VNTB, 02/07/2019

********************

Mỹ giảm nhẹ lệnh cấm nhưng không "ân xá" hoàn toàn cho Hoa Vi (RFI, 01/07/2019)

Quyết định của tổng thống Donald Trump cho phép bán thêm một số linh kiện Mỹ cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) chỉ áp dụng cho các sản phẩm có thể dễ dàng mua được ở các nước khác, nhưng không liên quan đến các thiết bị nhạy cảm nhất. Một cố vấn kinh tế Nhà Trắng hôm 30/06/2019 cho biết như trên.

hoavi2

Tân trang điện thoại di động Huawei tại công ty Oxflo, 20/06/2019. Reuters/ Regis Duvignau

Ông Lary Kudlow trong chương trình "Fox News Sunday" giải thích, bộ Thương Mại Hoa Kỳ sẽ cấp giấy phép bổ sung để các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ bán các linh kiện cho Hoa Vi, nếu các mặt hàng này có thể mua được từ các nước khác. Ông nhấn mạnh : "Đây không phải là việc ‘đại xá’ cho Hoa Vi, an ninh quốc gia luôn là mối quan ngại chính".

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc là một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần qua, nhằm tái thúc đẩy cuộc đàm phán thương mại giữa đôi bên.

Tai Hoa Kỳ, quyết định này gây ra nhiều chỉ trích. Các thượng nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng Hòa đều lo ngại trước mối quan hệ giữa Hoa Vi và cơ quan tình báo Trung Quốc, đặc biệt là phe "diều hâu". Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng nếu ông Trump thối lui không trừng phạt Hoa Vi sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng".

Cố vấn Lary Kudlow cho biết Hoa Vi vẫn nằm trong danh sách đen. Các công ty Mỹ không được bán các sản phẩm công nghệ cho các doanh nghiệp trong danh sách này, trừ phi có giấy phép đặc biệt.

Hôm thứ Bảy 29/6, vài giờ sau cuộc trao đổi với Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, ông Donald Trump nhắc lại rằng ông "không vội vã" trong việc đạt đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Thụy My

Published in Diễn đàn