Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Triều Tiên : Nga lo ngại căng thẳng sau "bước lùi" của Mỹ (RFI, 17/12/2017)

Thứ trưởng ngoại giao Nga Serguei Riabkov hôm 16/12/2017 cảnh báo về nguy cơ căng thẳng gia tăng "không thể kiểm soát nổi" trên bán đảo Triều Tiên sau khi ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington rút lại đề nghị "đối thoại vô điều kiện" với Bình Nhưỡng.

btt1

Người Bắc Triều Tiên đến viếng tượng của Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng, nhân ngày giỗ thứ 6 của Kim Jong-il 17/12/2017. Ảnh do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp. KCNA/via Reuters

Phát biểu với hãng tin Nga Ria Novosti, ông Serguei Riabkov tuyên bố : "Thật buồn khi thấy Mỹ lại một lần nữa yêu cầu Nga và Trung Quốc tăng cường gây áp lực đối với Bắc Triều Tiên (…). Đã tới lúc ngưng đe dọa, gây áp lực và đặt điều kiện. Cần phải tìm kiếm một giải pháp chính trị thực sự". Theo Reuters, ông Serguei Riabkov lo ngại bán đảo Triều Tiên sẽ rơi vào "tình hình vô cùng nguy hiểm".

Còn trong ngày hôm nay 17/12, bộ ngoại giao Hàn Quốc thông báo ngoại trưởng nước này, bà Kang Kyung Wha, sẽ sang Nhật Bản vào ngày thứ Ba 19/12 để trao đổi với đồng nhiệm Nhật Bản. Seoul và Tokyo đang tìm cách tăng cường hợp tác để đương đầu với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Đây là chuyến công du Nhật Bản đầu tiên của bà Kang Kyung Wha trên cương vị ngoại trưởng.

Cũng trong ngày hôm nay 17/12, theo nguồn tin của cảnh sát Úc, một người đàn ông Úc, 59 tuổi, gốc Bắc Triều Tiên, đã bị buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Người này - bị cáo buộc là "gián điệp của Bắc Triều Tiên" - đã bán các bộ phận cấu thành, sơ đồ lắp đặt tên lửa, phần mềm công nghệ và than của Bắc Triều Tiên ra "thị trường đen quốc tế" để thu ngoại tệ cho Bình Nhưỡng. Nghi can hiện đang bị tạm giam.

Theo cảnh sát liên bang Úc, nếu phi vụ trên thành công, người này có thể mang về cho chế độ Kim Jong-un hàng trăm triệu đô la. Nhà chức trách Úc từ chối tiết lộ cá nhân, tổ chức nào có khả năng mua các loại tài liệu đó, nhưng khẳng định không một chính phủ hay quan chức chính phủ nào của các nước có liên quan đến vụ việc.

Riêng tại Bắc Triều Tiên, vào hôm nay, chính quyền Bình Nhưỡng tổ chức kỷ niệm 6 năm ngày Kim Jong-il (tức là cha của Kim Jong-un) qua đời.

Thùy Dương

*************************

Seoul khẳng định đã hóa giải được rào cản về THAAD với Bắc Kinh (RFI, 17/12/2017)

Một quan chức Hàn Quốc ngày 17/12/2014 cho biết hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc đã "vượt qua được rào cản liên quan đến hệ thống lá chắn chống tên lửa tầm cao - THAAD", nhân cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần rồi tại Bắc Kinh.

btt2

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 14/12/2017. Nicolas ASFOURI / POOL / AFP

Theo quan chức cao cấp này, tuy hồ sơ THAAD chưa được giải quyết hoàn toàn, nhưng "mức độ và cường độ Trung Quốc đề cập đến hồ sơ này đã giảm đi rõ rệt". Bằng chứng là hôm 14/12, trong suốt 5 tiếng đồng hồ nói chuyện về Bắc Triều Tiên, các mối quan hệ song phương và nhiều hồ sơ khác, chủ tịch Trung Quốc chỉ một lần nhắc đến hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ.

Vẫn theo lời quan chức cao cấp này, cuộc gặp thượng đỉnh đã giúp cho đôi bên thiết lập các cơ sở quan trọng mới để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Cả hai nguyên thủ đã thống nhất 4 nguyên tắc chính cho việc xử lý tình hình bán đảo : không để xảy ra bất kỳ cuộc chiến nào trên bán đảo, phi hạt nhân hóa bán đảo, giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân và cải thiện quan hệ liên Triều.

Cuối cùng vị quan chức này cho biết thêm rằng mối quan hệ cá nhân giữa tổng thống Moon và đồng nhiệm Trung Quốc đã có những cải thiện rõ nét, gần gũi hơn so với hai lần gặp trước tại Berlin (Đức) hồi tháng 7 và tại Đà Nẵng (Việt Nam) vào trung tuần tháng 11/2017 nhân thượng đỉnh APEC.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Trung Quốc tập dượt "bao vây hải đảo" gần Đài Loan (RFI, 12/12/2017)

Thêm một bước căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Trung Quốc cho biết đang gia tăng các hoạt động "trắc nghiệm khả năng bao vây hải đảo" gần Đài Loan, theo một nguồn tin quân sự được Reuters trích dẫn hôm nay, 12/12/2017.

tq1

Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017.Reuters

Theo phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, ngày 11/12, các chiến đấu Su-30, J-11, oanh tạc cơ H-6K và máy bay trinh sát đã tham gia các cuộc tuần tra "thường lệ" và "có kế hoạch" để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ".

Các cuộc tập dượt được mô tả là để "trắc nghiệm khả năng chiến đấu và bao vây hải đảo"được tiến hành ở hai nơi : eo biển Miyako, nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan ở phía bắc và eo biển Bashi, giữa Đài Loan và Philippines ở phía nam.

Các hoạt động quân sự này của Hoa lục được tiến hành ba ngày sau khi một đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ, đe dọa sẽ "giải phóng" Đài Loan bằng vũ lực nếu chiến hạm Mỹ đến thăm hải đảo.

Tuy nhiên, theo Reuters, Đài Bắc không tỏ ra một chút lo sợ. Bộ trưởng quốc phòng Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan) cho biết máy bay và chiến hạm Đài Loan được bố trí theo dõi các động thái quân sự của Trung Quốc, nhưng không thấy gì đáng báo động.

Thứ Sáu tuần trước, trong một cuộc tiếp xúc với sinh viên Trung Quốc và một số kiều dân Đài Loan tại Mỹ, tham tán công sứ Lý Khắc Tân tuyên bố : "Ngày nào một chiến hạm Mỹ ghé cảng Cao Hùng, thì ngày đó giải phóng quân Trung Quốc sẽ thống nhất lãnh thổ bằng quân sự".

Tháng 9 năm nay, Quốc hội Mỹ khi thông qua ngân sách quốc phòng 2018 đã cho phép hải quân Mỹ giao lưu với hải quân Đài Loan và chiến hạm đôi bên thăm viếng lẫn nhau.

Tú Anh

*******************

Trung Quốc xây trại tị nạn đề phòng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ (RFI, 12/12/2017)

Ít nhất 5 khu tạm cư đang được lặng lẽ xây dựng tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Jilin) để Trung Quốc có thể đối phó với làn sóng di dân Bắc Triều Tiên trong trường hợp chế độ Kim Jong Un sụp đổ. Thông tin trên mới đây được một số trang mạng phương Tây đăng tải.

tq2

Ảnh chụp ngày 21/11/2017, tại một Đặc khu Kinh tế của Bắc Triều Tiên ở biên giới Trung Quốc. Ed JONES / AFP

Trang mạng The Guardian của Anh hôm nay, 12/12/2017, dẫn nguồn từ một số tài liệu phát tán trên các mạng xã hội, trong đó có những trang mạng Trung Quốc hải ngoại, cho biết "vì lý do căng thẳng tại biên giới, đảng ủy và chính quyền huyện Trường Bạch (Changbai) đã đề xuất xây năm trại tị nạn trên địa bàn huyện". Tuy nhiên, trang báo Anh cho biết chưa kiểm chứng được thông tin này.

Năm khu trại nằm trải dài trên 1.416 km biên giới với Bắc Triều Tiên, trong đó có ít nhất ba khu đã được nhật báo The New York Times nêu tên vào tuần trước : Changbai Riverside, Changbai Shibalidaogou và Changbai Jiguanlizi. Ngoài ra, các trại khác được dự định xây ở thị xã Đồ Môn (Tumen) và Hồn Xuân (Hunchun), đều ở tỉnh Cát Lâm.

Những thông tin trên được nêu trong một tài liệu lưu hành nội bộ, và dường như bị lộ từ tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Mobile. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từ chối khẳng định với báo giới về sự tồn tại của các khu tị nạn, vì ông "chưa thấy các báo cáo như vậy". Câu hỏi của các nhà báo nước ngoài cũng bị loại khỏi biên bản chính thức của Bộ Ngoại giao về cuộc họp báo, vì bị coi là nhạy cảm về mặt chính trị hoặc bất lợi.

"Trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên tác động đến cứu trợ nhân đạo"

Trên lĩnh vực cứu trợ nhân đạo tại Bắc Triều Tiên, trong phiên họp hàng năm của Hội Đồng Bảo An ngày 11/12/2017 về tình trạng nhân quyền ở nước này, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhận định các biện pháp trừng phạt kinh tế "kìm hãm các chiến dịch cứu trợ của Liên Hiệp Quốc" tại quốc gia khép kín này.

Cuộc họp thường niên đã diễn ra (với 10 phiếu ủng hộ tại Hội Đồng Bảo An) bất chấp nỗ lực ngăn cản của Trung Quốc. Theo trợ lý đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, "ưu tiên của Hội Đồng Bảo An là hòa bình và an ninh quốc tế" và "không nên biến thành một diễn đàn nói về nhân quyền". Ông cũng cho rằng cuộc họp này là "phản tác dụng", trong khi cộng đồng quốc tế đang tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Khi Bắc Triều Tiên tạo trật tự hạt nhân mới

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn là điểm nóng được báo chí đặc biệt chú ý. Trên trang Dư luận của nhật báo Le Figaro có bài nhận định về vụ hôm 29/11 vừa qua, Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa liên lục địa Hwasong-15, đạt độ cao trên 4.000 km và có khả năng bắn tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ. Bài báo của tác giả Nicolas Baverez mang tiêu đề : "Bắc Triều Tiên : Trật tự hạt nhân mới".

hatnhan1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đang được giới thiệu về một loại vũ khí hạt nhân, ảnh do hãng tin nhà nước KCNA cung cấp ngày 03/09/2017. KCNA via Reuters

Bài báo nhận định : "Sau vụ thử hạt quả bom H hôm 03/09 (vụ thử hạt nhân thứ 6), vụ thử tên lửa lần này cho thấy Bắc Triều Tiên đã thắng lợi trong việc trở thành cường quốc hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thách thức Hoa Kỳ cũng như liên tiếp các trừng phạt quốc tế".

Khả năng hạt nhân của Bắc Triều Tiên còn được củng cố thêm bằng lực lượng hùng hậu với khoảng 6.000 hacker, có nhiệm vụ bảo vệ các hệ thống hạ tầng cơ sở quân sự, tấn công các cơ sở của phương Tây và đánh cắp ngoại tệ về cho đất nước.

Theo tác giả, chiến lược của Bắc Triều Tiên nhằm bảo đảm cho sự tồn vong của chế độ toàn trị độc đoán trước mọi tình huống. Bởi chế độ Bình Nhưỡng đã biết rút ra bài học rằng sự sụp đổ của các chế độ độc tài của Sadam Husein ở Iraq hay Kadhafi ở Libya… đều do họ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. "Đến giờ mục tiêu của Bắc Triều Tiên không còn là để làm giá mặc cả để đổi lấy trợ giúp chính hay lương thực mà là để được thừa nhận là một cường quốc hạt nhân đầy đủ".

Nhìn trong bối cảnh khu vực, tác giả nhận thấy cuộc chạy đua nguyên tử của Bình Nhưỡng không phải là không có tác động gì đến Bắc Kinh. Dường như Trung Quốc đang mất kiểm soát đối với đồng minh cứng đầu, cứng cổ này. Tuy nhiên, không có chuyện xem xét lại mối liên minh chiến lược.

Trung Quốc không bao giờ muốn thay đổi chế độ Bình Nhưỡng, vốn có tác dụng như tấm đệm chắn với Hàn Quốc, nơi có hàng ngàn quân Mỹ đang đồn trú. Cuộc khủng hoảng Triều Tiên lại là cơ hội đánh lạc hướng chú ý dư luận ra ngoài tham vọng thôn tính trên Biển Đông của Bắc Kinh. Trong khi đó, Hoa Kỳ tỏ ra bất lực trong khu vực. Theo tác giả, "vì tất cả những lý do đó mà, Trung Quốc tỏ cho thấy mọi tấn công Bắc Triều Tiên sẽ có thể được coi như là tấn công chính lãnh thổ Trung Quốc".

Bài báo phân tích tiếp, trong cuộc khủng hoảng này, "Hoa Kỳ là kẻ thua lớn". Cuộc khủng hoảng này "chỉ càng đẩy nhanh tốc độ sụp đổ vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Những màn đấu khẩu, dọa nạt, sỉ vả Kim Jong-un của tổng thống Donald Trump chỉ càng cho thấy sự thiếu lựa chọn và không có chiến lực". Hiệu quả của trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên giờ phụ thuộc vào Trung Quốc và phần nào đó là Nga. Tấn công quân sự phủ đầu bị loại trừ vì rất nhiều yếu tố nguy hiểm.

Tác giả khẳng định : "Cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang thúc đẩy sự xuất hiện của một bàn cờ quốc tế mới. Nó khẳng định trọng tâm thế giới đang được đẩy về hướng Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà nguy cơ xung đột lớn và nhất là các chấp lãnh thổ và hiềm khích quá khứ vẫn còn đó".

Nguy cơ chiến tranh giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ bắt nguồn từ sai lầm đánh giá. Nguy cơ này không thể bị loại trừ khi chế độ Bình Nhưỡng thu mình khép kín và khi vẫn còn những phản ứng khó lường của Donald Trump và chính quyền Washington. Chiến lược răn đe của Hoa Kỳ không còn đáng tin cậy nữa. "Tất cả những yếu tố như vậy sẽ chỉ có thể mở ra hướng đẩy thế giới lại lao vào cuộc chạy đua vũ trang, nhất là trong lĩnh vực hạt nhân, không gian…".

Giáo hoàng Francis trần tình về chuyến tông du Châu Á

Tiếp tục với nhật báo Le Figaro, vẫn đề tài Châu Á, tờ báo trở lại sự kiện giáo hoàng Francis tông du Miến Điện và Bangladesh qua bài viết "Hậu trường cuộc gặp của giáo hoàng Francis với người Rohingya".

Phóng viên của Le Figaro đã có mặt trên chuyến chuyên cơ tối thứ Bảy 02/12 đưa Đức giáo hoàng trở về Vatican sau chuyến thăm Miến Điện và Bangladesh. Trên máy bay, giáo hoàng đã giãi bày với báo chí về chuyện tránh nói đến từ Rohingya khi ở Miến Điện và về các cuộc gặp với giới tướng lĩnh, lãnh đạo Miến Điện.

Về cuộc gặp với tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội đầy quyền lực của Miến Điện, giáo hoàng cho biết đó là vì "vị tướng này muốn nói chuyện với tôi và tôi đã tiếp, tôi không bao giờ đóng cửa… chúng ta không hề mất gì khi nói chuyện… nhưng tôi không thương lượng gì về sự thật, tôi chỉ muốn để ông ta hiểu rằng nếu trở lại con đường đã chọn trong thời kỳ cũ thì sẽ không thể tồn tại được".

Về chuyện tránh nói đến từ Rohingya ở Miến Điện, giáo hoàng giải thích "Điều quan trọng nhất trong chuyến đi này là thông điệp được đưa ra… cần phải nói dần từng bước. Tôi hiểu nếu tôi phát biểu từ này trong diễn văn chính thức hay tôi đưa ra lời lên án công khai, thì sẽ chỉ làm đối thoại bị cắt đứt". Bởi vậy, ngài đã đề cập xa xôi đến "các quyền công dân" và điều đó đã cho phép ngài đi xa hơn trong các cuộc tiếp xúc riêng. Giáo hoàng khẳng định cuối cùng thì thông điệp cốt lõi vẫn được đưa ra.

Mỹ : Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ đến gần cửa Nhà Trắng

Nhìn sang nước Mỹ, các báo Pháp tiếp tục dành nhiều quan tâm đến hồ sơ nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ với diễn tiến mới, với việc Michael Flynn, cựu cố vấn của tổng thống Donald Trump bị truy tố vì tội khai man với FBI liên quan đến những cuộc tiếp xúc với người Nga.

Nhật báo Le Monde nhận định: "Flynn, người đang làm suy yếu Trump" và "Flynn, mắt xích yếu của Nhà Trắng". Tờ báo cho biết, đến giờ chưa có chuyện thông đồng trực tiếp giữa ê-kíp của Donald Trump với người Nga, nhưng cuộc điều tra đang tiến triển theo hướng tiếp cận gần hơn với chủ nhân Nhà Trắng, cho dù chính quyền Trump vẫn chống chế rằng việc buộc tội cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump chỉ liên quan đến cá nhân ông ta.

Thế nhưng, những khai báo của ông Flynn với cơ quan điều tra đang ngày càng gây bất lợi cho tổng thống. Trong bài viết có tiêu đề : "Lời khai của Michael Flynn về Nga, gánh nặng mới cho Trump", Les Echos nhận xét : "Từng là một trong những cộng sự thân cận nhất của Donald Trump ngay từ lúc ban đầu, Michael Flynn giờ trở thành kẻ thù hàng đầu, sau khi ông ta khai báo hôm thứ Sáu vừa qua về mối liên hệ giữa ê-kíp của Trump với nước Nga".

Những ngày tới đây, việc điều tra nhắm cụ thể vào viên cựu cố vấn này sẽ còn có thể phát lộ ra những chi tiết thú vị mới xung quanh nghi án này và người ta chưa biết hồ sơ vụ án sẽ còn mở ra tới đâu.

Pháp : "Phảng phất hương vị" Catalunya trên đảo Corse

Trở về với thời sự của nước Pháp, các báo hôm nay quan tâm đặc biệt đến sự kiện bầu cử địa phương diễn ra ở đảo Corse với thắng lợi áp đảo ở vòng một của đảng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Le Figaro chạy tựa trang nhất : "Sóng thần của những người dân tộc chủ nghĩa tại Corse". Tờ báo đưa tin về kết quả bầu cử ở Corse với đầy lo ngại : Phe liên minh có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của chủ tịch Nghị Viện Corse mãn nhiệm, ông Gille Simeoni, thu được 45,36% phiếu ngay trong vòng đầu cuộc bầu cử cơ quan lập pháp địa phương.

Dự luận Pháp rất quan tâm đến kết quả này bởi bài học nhãn tiền đang xảy ra ở Tây Ban Nha khi phe dân tộc chủ nghĩa giành quyền lãnh đạo xứ Catalunya. Người Pháp có lý do để lo xa là không biết chừng một ngày nào đó, đảo Corse lại đòi tách ra khỏi nước Pháp.

Xã luận báo Le Figaro lên giọng trấn an nhưng cũng không giấu được lo ngại : "Corse không phải là Catalunya. Trên hòn đảo này, độc lập không còn là vấn đề nghị sự nữa. Ở Bastia, Ajaccio hay Corte (nhữa địa danh chính của đảo Corse), trào lưu hiện thực đã thắng thế. Những người có tư tưởng ly khai cuối cùng cũng đã hiểu họ không có phương tiện thực hiện tham vọng, khác với các đồng chí của họ ở bên bán đảo Ibéria."

Tuy nhiên, với đa số người dân đảo Corse, thách thức vẫn là làm sao thành công, sống trong lòng nước Cộng Hòa Pháp trong thời đại toàn cầu hóa mà không phải hy sinh tâm hồn, văn hóa, cảnh quan của hòn đảo thần tiên của họ.

Ấn Độ đánh cược với xe chạy điện

Về chủ đề bảo vệ môi trường, nhật báo kinh tế Les Echos có bài phân tích mang tựa đề : "Ấn Độ đặt cược điên rồ vào xe hơi điện".

Les Echos cho hay : "Đối mặt với tình trạng ô nhiễm đáng báo động, theo OMS, Ấn Độ có 6 thành phố bị xếp hạng ô nhiễm nhất thế giới, chính phủ Ấn Độ ngay từ năm 2016 đã nhảy vào cuộc đánh cược điên rồ : thay thế toàn bộ các xe chạy dầu và xăng để đến năm 2030, Ấn Độ sẽ có 100% xe hơi chạy điện".

Theo Les Echos, đây là một tham vọng quá lớn và quá sức với đất nước này, chỉ có giá trị kích thích nảy nở các sáng kiến của các nhà chế tạo. Hạ tầng cơ sở công nghiệp và công nghệ của Ấn Độ còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết, không thể nào đạt được mục tiêu lớn như vậy trong quãng thời gian chỉ hơn một thập kỷ. Ngay cả những nước công nghiệp phát triển cũng không dám đặt mục tiêu như vậy.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Nan giải hồ sơ Bắc Triều Tiên

Qua hàng tựa "Hồ sơ nan giải Bắc Triều Tiên", báo Le Figaro muốn nhấn mạnh đến sự bất lực của cộng đồng quốc tế truớc mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên và coi đó là bài học trong việc xử lý hồ sơ Iran.

hoso1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được các nhà khoa học giới thiệu các nghiên cứu vũ khí hạt nhân tại Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA phát hành ngày 03/09/2017. KCNA/via  Reuters

Bình Nhưỡng tiến hành nhiều vụ thử tên lửa tầm xa, nhưng mối đe dọa của Bắc Triều Tiên lại không tuân thủ các quy luật về đạn đạo, sau khi lên đến đỉnh cao nhất thì bắt đầu đi xuống.

Trình độ công nghệ của Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực hạt nhân và tên lửa đạn đạo không ngừng được cải thiện và hôm qua 29/11/2017, sau khi thực hiện vụ thử tên lửa lần thứ 20 trong năm nay, Bình Nhưỡng chính thức "gõ cửa" câu lạc bộ các quốc gia có vũ khí nguyên tử.

Tất cả các đối sách của Hoa Kỳ, kể cả lời đe dọa của Donald Trump nghiền nát Bắc Triều Tiên, không ngăn cản được Bình Nhưỡng tiếp tục thực hiện chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử.

Trước tình thế này, có hai xu hướng. Những người lạc quan thì cho rằng sau khi Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân thì tình hình sẽ yên ổn hơn, như trường hợp Ấn Độ, Pakistan. Sau khi có vũ khí bảo đảm sự tồn vong của chế độ và tránh phải hứng chịu số phận như Kadhafi, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ điềm tĩnh hơn. Trong khi đó, những người bi quan thì lo ngại là một khi có vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên có thể có những hành động phiêu lưu mạo hiểm khác.

Theo Le Figaro, cho đến lúc này, Kim Jong-un luôn luôn tỏ ra có lý trí, biết tính toán, làm chủ được mức độ và thời điểm khiêu khích. Tuy nhiên có một ẩn số là phản ứng của Donald Trump. Nguyên thủ Mỹ đã nhiều lần hứa hẹn là những gì đang xẩy ra sẽ không bao giờ tái diễn. Và không thể loại trừ khả năng tổng thống Mỹ cũng như lãnh đạo Bắc Triều Tiên "hiểu lầm" nhau.

Le Figaro kết luận, sự bất lực của cộng đồng quốc tế trong vấn đề Bắc Triều Tiên phải là một bài học trong việc xử lý hồ sơ Iran. Donald Trump đang nôn nóng muốn xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Thế nhưng, trường hợp Bắc Triều Tiên cho thấy là trong việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân, thì thà có một hiệp định chưa hoàn hảo còn hơn là không có thỏa thuận gì.

Trung Quốc : Cơ sở hạt nhân 816 - sự lãng phí "mồ hôi và xương máu"

Bên cạnh bài xã luận, Le Figaro dành nhiều trang bài bên trong cho hồ sơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, đồng thời giới thiệu bài viết về một "cơ sở hạt nhân tuyệt mật của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông".

Cơ sở hạt nhân 816, nằm dưới lòng đất ở Phù Lăng, cách Trùng Khánh, miền tây-nam Trung Quốc 2 giờ chạy xe, là một trong những dự án quân sự tham vọng nhất của Mao Trạch Đông, một bí mật mà chính phủ Trung Quốc giữ kín trong nhiều thập kỷ.

Năm 1966, Mao Trạch Đông lo sợ Trung Quốc bị Liên Xô và Mỹ tấn công quân sự nên đã quyết định cho xây dựng một cơ sở hạt nhân ngầm để sản xuất chất plutonium 239 phục vụ việc chế tạo bom nguyên tử. Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, đường hầm phải chống đỡ được hàng chục ngàn tấn chất nổ và các trận động đất mạnh 8 độ trên thang Richter. Với diện tích 100.000m2, tương đương diện tích của 14 sân bóng, dài hơn 2 km, 816 là đường hầm nhân tạo dài nhất thế giới. Nhiều khu vực hầm cao tới 80m. Việc thi công được giữ tuyệt mật.

816 được thi công trong suốt 18 năm, với số nhân công lên tới 60.000 người, trong đó có 20.000 quân nhân và giới tinh hoa khoa học của Trung Quốc. Le Figaro cho biết theo số liệu chính thức, 76 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng cơ sở 816, nhưng nhiều nhân chứng kể lại rằng điều kiện lao động vô cùng kham khổ nguy hiểm và con số nạn nhân phải lên tới hàng ngàn.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, sự hy sinh của các nạn nhân là vô ích vì công trình chưa bao giờ được đưa vào sử dụng. Vào năm 1984, Bắc Kinh cảm thấy nguy cơ bị tấn công quân sự giảm nên đã quyết định từ bỏ dự án 816, khi đó đã được hoàn thành 85% với chi phí tương đương 10 tỉ euro. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, tăng trưởng kinh tế được coi là ưu tiên. Nhiều cơ sở quân sự được cải tạo thành nhà máy dân sự. Vào năm 2010, 816 chính thức trở thành một địa điểm du lịch.

Le Figaro dẫn lời một cựu quan chức Trung Quốc gọi cơ sở hạt nhân 816 là một sự lãng phí "cả mồ hôi và xương máu" của người dân nước này.

Bangladesh"cái bẫy" cho người Rohingya

Hồ sơ về cuộc khủng hoảng người Rohingya vẫn là một trong những chủ đề nóng trên các báo Pháp số ra ngày hôm nay, đặc biệt là báo Libération. Đáng chú ý là phóng sự của đặc phái viên Laurence Defranoux từ Bangladesh trong bài viết "Người Rohingya ở Bangladesh và cái bẫy".

Trốn chạy sang Bangladesh từ vài chục năm trước, nhưng hàng chục ngàn người Rohingya Miến Điện đến nay lại bị cả người dân bản địa và người tị nạn Rohingya mới cáo buộc là "lạm dụng" sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo. Trong khi đó, chính phủ Bangladesh vẫn làm mọi chuyện để ngăn không cho họ hòa nhập vào cuộc sống tại nước này.

Bangladesh, một quốc gia nghèo và đông dân, không ký Công ước quốc tế về người tị nạn năm 1951. Chính quyền nước này coi người Rohingya là những người Miến Điện sống lưu vong và không muốn họ hòa nhập vào xã hội hay hòa đồng với người bản địa.

30.000 người người Rohingya đã đăng ký tị nạn ở Bangladesh sinh sống trong hai trại Kutupalong và Nayapara nhưng không có quyền làm việc, không được phép tự do đi lại trong vùng. Họ sống nhờ vào trợ cấp của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan quốc tế. Nhiều người phải bỏ đi xa, giả mạo giấy tờ để được làm việc, học hành. Điều kiện sống của họ rất khó khăn, quan hệ của họ với người bản địa cũng không tốt đẹp. Họ còn bị người dân Bangladesh kỳ thị là "đểu giả", "muốn có mọi thứ mà không mất tiền".

Nhưng một cuộc sống như vậy vẫn là mơ ước của 200.000 người Rohingya chưa được đăng ký xin tị nạn và 620.000 người mới chạy sang Bangladesh trong ba tháng gần đây. Nhiều người tị nạn mới còn còn chỉ trích những người cũ là quá "lão luyện" trong việc xin đồ cứu trợ và tranh hết phần của họ, thậm chí là để bán lại.

Trung Quốc và "âm mưu chia rẽ Châu Âu"

Cũng giống như nước Mỹ của tổng thống Georges Bush cách đây 15 năm, Trung Quốc của Tập Cận Bình đã hiểu rằng có "hai Châu Âu" vào đầu thế kỷ XXI : một "Châu Âu cũ", già nua và một "Châu Âu mới". "Châu Âu cũ" có vẻ cứng rắn, đầy định kiến, muốn bảo vệ quá khứ vẻ vang từng có. Còn "Châu Âu mới" được hình thành từ nền tảng "Châu Âu cũ", nhưng khao khát tiến bộ hơn và ít so đo, tính toán hơn "Châu Âu cũ", đồng thời cũng có nhu cầu tìm kiếm các đối tác mới.

Trên báo Le Monde, phóng viên Sylvie Kauffmann nhận định "Trung Quốc thích Châu Âu mới" nên đã chọn "Châu Âu mới" làm đối tác ưu tiên, coi đó một đầu cầu để với tới "Châu Âu cũ"hiện vẫn "ra vẻ rất quý tộc" và "giữ khoảng cách".

Công cuộc "xích lại gần Châu Âu" bắt đầu từ năm 2011, tại một diễn đàn kinh tế ở Budapest, thủ đô Hungary, diễn ra theo đề xuất của Bắc Kinh, với các nước Trung Âu và Đông Âu. Từ năm 2012, diễn đàn trở thành Thượng đỉnh 16+1 và được tổ chức thường niên. Năm nay, thượng đỉnh 16+1 vừa kết thúc tại Budapest.

Bà Nadège Rolland, chuyên gia về Trung Quốc thuộc tổ chức tư vấn Mỹ National Bureau of Asian Research nhận định mục tiêu của Bắc Kinh là tập hợp các nước hậu chế độ Cộng Sản để thiết lập lại khối Đông Âu và đặt dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Trung Quốc thời Tập Cận Bình tin rằng thượng đỉnh 16+1 và dự án "Một vành đai, một con đường" có lợi cho cả đôi bên. Phần nổi của con đường tơ lụa mới đương nhiên là các con đường, nhưng không chỉ có vậy, mà còn có rất nhiều tuyến tàu, hải cảng, trung tâm năng lượng, nói tóm lại là hạ tầng cơ sở. Và tín dụng. Vì thế, con đường tơ lụa mới rất thu hút các nước, từ Trung Quốc tới Châu Âu, từ Trung Á sang Đông Âu.

Các nước Trung Âu là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu hàng năm đều được nhận kinh phí phát triển do Liên Hiệp cấp : chẳng hạn riêng Ba Lan được cấp 15 tỉ euro/năm. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cho rằng nguồn tài chính của Trung Quốc vẫn được các quốc gia Trung Âu chào đón. Còn chuyên gia Nadège Rolland cảnh báo : "Mục tiêu của Trung Quốc chủ yếu là về địa chính trị : củng cố ảnh hưởng ở vùng đệm giữa Châu Á và Châu Âu."

Liệu Trung Quốc có thể đạt muc tiêu đó không ? Phóng viên Sylvie Kauffmann nhận định việc mở các tuyến đường sắt và phát triển hạ tầng cơ sở là không đủ cho giấc mơ của Trung Quốc, nhất là khi các dự án trên bị chậm trễ trong thi công. Khoản tiền đầu tư 3 tỉ euro mà thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hứa với Budapest vẫn còn rất mơ hồ, thiếu minh bạch.

Đúng là Trung Quốc không áp đặt các nước này đón nhận người tị nạn, không áp đạt họ phải tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Nhưng Bắc Kinh lại trông chờ là các đối tác tôn trọng các lợi ích trung tâm của Trung Quốc, thậm chí bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong hồ sơ về Biển Đông, Hungary, Hy Lạp, Croitia và Slovenia đã gây áp lực để Liên Hiệp dịu giọng khi tuyên bố về phán quyết của tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye vào năm 2016.

Thủ tướng Hungary Victor Orban, vốn bị Liên Hiệp Châu Âu coi là một "người con tồi tệ" của "Châu Âu mới", tán dương Trung Quốc : "Con đường tơ lụa mới là một thể thức toàn cầu hóa mới mà không gây chia rẽ thế giới và được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các bên cùng có lợi". Liên Hiệp Châu Âu lại có quan điểm ngược lại.

Lãnh đạo của các nước "Châu Âu cũ" và Liên Hiệp đều có cái nhìn ngờ vực về thượng đỉnh 16+1, thậm chí một số còn tỏ ra bực tức về "sự buông lỏng" của các nước trong khu vực này. Ngoại trưởng Đức Gabriel Sigmar gọi đó là "một âm mưu nhằm chia rẽ Châu Âu".

Tác giả bài viết nhấn mạnh là chính các lãnh đạo này đã từng "mở rộng vòng tay" tiếp nhận đầu tư từ Trung Quốc vào khu vực giàu có nhất của Liên Hiệp. Chính vì thế, thời gian gần đây, Châu Âu phải tìm cách bảo vệ trước hết là các lĩnh vực chiến lược của Liên Hiệp khỏi sự đầu tư quá mạnh tay của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đã là quá muộn để Châu Âu bảo vệ được một số lĩnh vực như truyền thông, năng lượng !

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất các báo Pháp hôm nay dàn trải trên nhiều chủ đề, từ thời sự trong nước tới thời sự quốc tế. Nhật báo Le Monde chạy tít : "Sức khỏe : mức vượt giá khám chữa bệnh đạt kỷ lục" và cho biết người dân Pháp ngày càng khó tìm được một bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa, khám bệnh với mức giá theo quy định của "bảo hiểm y tế".

Về thời sự quốc tế, Le Figaro cho biết "Bắc Triều Tiên tiếp tục leo thang về hạt nhân", còn báo kinh tế Les Echos quan tâm tới Liên Hiệp Châu Âu qua hàng tựa "Brexit : một thỏa thuận đã được Luân Đôn và Bruxelles phác ra". Trong khi đó báo Libération dành trang nhất cho "Bitcoin, đồng tiền khiến người ta phát điên". Chỉ trong vài tháng, giá trị đồng Bitcoin đã tăng gấp 10 lần và cán mốc 10.000 đô la vào ngày hôm qua. 

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Bình Nhưỡng dường như gần đạt được mục tiêu tối hậu. Với thử nghiệm thành công lần thứ ba tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày thứ ba 28/11/2017, Bắc Triều Tiên chứng tỏ "muốn đánh ai cũng được kể cả Mỹ" bằng vũ khí hạt nhân. Một thách thức mới, không riêng gì đối với tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã từng đe dọa "hủy diệt" Bắc Triều Tiên, mà còn đối với cả thế giới .

tenlua1

Truyền hình Hàn Quốc loan tin về vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên ngày 29/11/2017. Reuters

Hỏa lực đạt được

Theo David Wright, một chuyên gia Mỹ về vũ khí chiến lược, được AFP trích dẫn, tên lửa đạn đạo mà Bắc Triều Tiên gọi là Hwasong-15 (Hỏa tinh-15) "có khả năng mang đầu đạn hạt nhân" có tầm bắn 13.000 km. Một tên lửa như thế "có thể bay đến Washington".

Tuy còn phải khắc phục kỹ năng đưa tên lửa từ thượng tầng khí quyển theo quỹ đạo hình chuông trở lại bầu khí quyển an toàn, trước khi bay đến mục tiêu, nhưng rõ ràng là Bắc Triều Tiên sắp đạt được mục tiêu tấn công bất cứ nơi nào ở Châu Mỹ.

Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á lo ngại nhất là một ngày nào đó Bắc Triều Tiên sẽ kiện toàn được tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế phải đối phó ra sao ?

Hoa Kỳ đã tốn hàng trăm tỷ đôla để nghiên cứu và triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa, đón chận từ trên cao ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối, trên bộ cũng như trên tàu chiến, nhưng tất cả đều không hiệu quả 100%.

Khi đài truyền hình Bình Nhưỡng rộn rả báo tin "thành công lịch sử", tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng một cách mập mờ với tuyên bố "tôi sẽ lo chuyện đó". Washington sẽ đề nghị Hội Đồng Bảo An "cấm hết mọi đường xuất nhập hàng hóa" của Bình Nhưỡng.

Giải pháp quân sự bất toàn, mà cấm vận thương mại, hay nhử mồi kinh tế, cũng không lay chuyển được Bắc Triều Tiên.

"Bảo hiểm nhân thọ"

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, vì đó là "bảo hiểm nhân thọ" của chế độ khép kín này.

Dựa vào lời xác quyết của hãng thông tấn nhà nước KCNA "Bắc Triều Tiên không bao giờ ra tay trước nếu không bị đe dọa", bà Melissa Hanham, chuyên gia Mỹ thuộc viện nghiên cứu Middlebury về kiểm soát phổ biến vũ khí hạt nhân, đề nghị chính phủ Mỹ "nên chụp lấy cơ hội này để thương lượng một giải pháp ngoại giao với Bắc Triều Tiên. Tuy có rủi ro thất bại, nhưng nếu không đàm phán thì chẳng khác nào tiếp tục cho đối phương thời giờ để cải tiến vũ khí".

Nhận định này không khác gì lập trường truyền thống của Trung Quốc. Sáng nay, Bắc Kinh một lần nữa kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên "đối thoại".

Sống chung với bom

Tuy nhiên, theo AFP, ngồi vào bàn đàm phán với một chế độ luôn luôn vi phạm một cách có hệ thống mọi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để đạt mục tiêu trang bị vũ khí hạt nhân, thay vì chăm lo cải thiện đời sống người dân, đó là một bước lùi không thể chấp nhận được. Một bước lùi khủng khiếp cho Mỹ lẫn cộng đồng quốc tế.

Đã thế, trong những cuộc đàm phán từ trước đến nay, chế độ Bình Nhưỡng, từ đời cha đến đời con, không bao giờ nhượng bộ một ly hoặc có chấp thuận thì cũng tìm cớ lật lọng, sau khi nhận được viện trợ. Tổng thống Bill Clinton, tổng thống George W. Bush ở Washington, cùng tổng thống Kim Dae Jung ở Seoul đã học được bài học này.

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, Jeffrey Lewis, một chuyên gia khác của viện Middlebury, hiến kế : "Không ai thích, cũng không ai muốn dàn tên lửa hạt nhân liên lục địa của Bắc Triều Tiên chỉa mũi vào nhà. Nhưng phải tập sống chung cho quen".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Mỹ trừng phạt 13 tổ chức Triều Tiên, Trung Quốc (VOA, 22/11/2017)

Hoa Kỳ vừa áp đt lnh trng pht đi vi 13 t chc ca Triu Tiên và Trung Quc mà Washington cáo buc đã giúp tránh né các hn chế ht nhân đi vi Bình Nhưỡng và h tr nước này thông qua vic buôn bán các mt hàng như than đá, theo Reuters.

btt1

Xe vận chuyn than nhp khu vào Triu Tiên t thành ph Đan Đông, Trung Quc.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra thông báo trên trang web mt ngày sau khi Tng thng Donald Trump đưa Bc Triu Tiên vào danh sách các quc gia bo tr khng b.

Biện pháp trng pht mi nht đưa ra danh sách đen 3 công ty Trung Quc là Dandong Kehua, Dandong Xianghe và Dandong Hongda. Bộ Tài chính cho biết các công ty này đã giao dch thương mi kết hp vi Triu Tiên hơn 750 triu đôla trong gn 5 năm, tính đến ngày 31/8.

Các mặt hàng mua bán bao gm than đá, qung st, chì, km, qung bc, kim loi chì và các sn phm cha st cũng như máy tính xách tay.

Danh sách đen còn có cả doanh nhân Trung Quc Sun Sidong và công ty Dandong Donyuan ca ông. Theo mt báo cáo hi tháng 6, Trung tâm Nghiên cu Quc phòng tiên tiến (C4ADS) Washington cho biết công ty này là mt phn ca mng lưới các công ty Trung Quc kết ni vi nhau, chiếm th phn ln trong thương mi vi Bc Triu Tiên.

Chính quyền Hoa Kỳ đã liên tc nhm mc tiêu vào các công ty và cá nhân t thành ph Đan Đông ca Trung Quc, nơi giáp vi Triu Tiên, nhm ct ngun doanh thu xuất khu chính ca Bình Nhưỡng trong vic bán các ngun tài nguyên thiên nhiên như than đá.

Tại Bc Kinh, người phát ngôn B Ngoi giao Lc Khng lp li phn đi ca Trung Quc đi vi các bin pháp trng pht đơn phương ca các quc gia khác, nói rằng nước này có th t điu tra v bt kỳ vi phm lut pháp hay nghĩa v quc tế nào.

"Nếu các bên khác mun hp tác hiu qu vi Trung Quc v vn đ này và thc s nm bt vn đ, h hoàn toàn có th chia s thông tin tình báo vi Trung Quc và hp tác vi Trung Quc đ gii quyết vn đ mt cách hp lý", Reuters dn li ông Lc nói trong một cuc hp báo thường nht hôm th Tư.

Tác động trc tiếp ti các công ty b nm trong danh sách đen có th gii hn vì thương mi gia Trung Quc và nước láng ging b cô lp phía Bc đã chm li đáng k k t khi Liên Hip Quc áp đt lnh cm xut khẩu than, st, qung st, chì, qung chì và thy sn ca Triu Tiên hi tháng 9.

Vào tháng Hai, Trung Quốc cũng cm mua than t Triu Tiên.

Tuy nhiên, Reuters dẫn li mt chuyên gia v Triu Tiên, ông Anthony Ruggiero, nói Trung Quc không áp dng cht ch các quy đnh này khu vc Đan Đông. Kết qu là Đan Đông tr thành khu vc thu hút các công ty mun kiếm li nhun qua buôn bán vi Triu Tiên.

Các biện pháp trng pht mi cũng áp dng cho mt s công ty Triu Tiên xut khu lao đng đến các nước như Nga, Ba Lan, Campuchia và Trung Quốc. Chính quyn Hoa Kỳ nói h đang tìm cách ct gim khon tin mà Triu Tiên nhn được t xut khu lao đng.

****************

Bắc Triều Tiên : Mỹ đánh vào cả công ty Trung Quốc (RFI, 22/11/2017)

Ngày 21/11/2017, Hoa Kỳ thông báo quyết định trừng phạt thêm Bắc Triều Tiên. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi tổng thống Mỹ xác định Bắc Triều Tiên là một quốc gia yểm trợ khủng bố. Các hành động này không ngoài mục tiêu gia tăng sức ép để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.

btt2

Kim Jong-un "chỉ đạo" về chương trình vũ khí nguyên tử. Ảnh do KCNA cung cấp ngày 03/09/2017. Reuters

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

"Chúng tôi quyết định gia tăng tối đa sức ép kinh tế lên Bắc Triều Tiên để phong tỏa những nguồn thu nhập từ nước ngoài". Trên đây là giải thích của bộ trưởng Tài Chính Mỹ trong bản thông báo các biện pháp trừng phạt.

Tổng cộng có 13 doanh nghiệp nằm trong danh sách đen, trong đó có 4 công ty Trung Quốc, chuyên xuất-nhập khẩu máy tính di động, than, thép, hay bị tình nghi là đã xuất sang Bắc Triều Tiên những linh kiện liên quan đến lò phản ứng hạt nhân. Một trong những tập đoàn bị nhắm còn làm dịch vụ đưa người lao động Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, Nga, Cam Bốt và Ba Lan.

Washington cũng nhắm vào ngành chuyên chở đường biển của Bắc Triều Tiên : 20 tàu tình nghi là lách các biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bị đưa vào danh sách.

Những biên pháp trừng phạt mới này nằm trong khuôn khổ sắc lệnh mà tổng thống Mỹ đã ký vào tháng 9/2017, cho phép trừng phạt mọi công ty, tập đoàn có quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, hiện giờ thì Hoa Kỳ chưa thực hiện lời đe dọa nghiêm ngặt nhất : Đó là cấm những ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Bắc Triều Tiên vào thị trường Mỹ".

Air China ngưng đường bay Trung Quốc - Bắc Triều Tiên

Theo hãng tin AFP ngày 22/11/2017, lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào Bắc Triều Tiên đã có tác động tức khắc. Công ty hàng không nhà nước Trung Quốc Air China đã ngưng các chuyến bay giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Từ nay, chỉ còn máy bay Bắc Triều Tiên Air Kyoro hoạt động mỗi tuần ba chuyến, nhưng chỉ bay đến Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc.

Mai Vân

******************

Hoa Kỳ đưa những công ty Trung Quốc làm ăn với Bắc Hàn vào danh sách đen (RFA, 22/11/2017)

Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ ba, 21/11 đã ra lệnh cấm buôn bán đối với 13 công ty và tổ chức của Trung Quốc và Bắc Hàn vì đã giúp Bình Nhưỡng tránh được các hạn chế trong chương trình vũ khí hạt nhân và buôn bán hàng hóa với Bắc Hàn.

btt3

Hồ sơ của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trên bàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp nội các tại Nhà Trắng ở Washington DC hôm 20/11/2017. AFP

Danh sách này được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/11 đưa Bắc Hàn vào danh sách các nước tài trợ khủng bố.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết việc đưa ra danh sách này sẽ áp đặt thêm lệnh cấm và trừng phạt đối với Bắc Hàn và các cá nhân có liên quan, giúp cho việc tối đa hóa sức ép của Mỹ nhằm cô lập Bắc Hàn.

Trong danh sách đen mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra có ba công ty đáng chú ý của Trung Quốc đã có những giao dịch buôn bán với Bắc Hàn có trị giá lên đến hơn 750 triệu đô la trong vòng 5 năm qua, tính đến ngày 31/8 vừa qua. Những mặt hàng buôn bán chính gồm than, quặng sắt, chì, kẽm, quặng bạc, máy tính xách tay.

Theo lệnh cấm, những tài sản của các công ty này trên đất Mỹ sẽ bị đóng băng, và người Mỹ không được quyền buôn bán với các công ty này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 4, ngày 22/11 đã lên tiếng phản đối lệnh cấm các công ty và tổ chức của Trung Quốc và Bắc Hàn mà Mỹ mới đưa ra.

Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc phản đối bất cứ quốc gia nào áp đặt lệnh cấm đơn phương dựa trên luật nội địa và áp dụng các biện pháp sai để thực hiện quyền pháp lý nối dài của mình, ý nói đến việc đóng băng các tài sản của các công ty trên lãnh thổ do Mỹ quản lý.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc luôn tuân thủ nghiêm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và mọi người đều thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề này. Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ cung cấp các bằng chứng chắc chắn về những công ty đã vi phạm lệnh cấm buôn bán do UN đưa ra trước đó. Ông cũng nói thêm bất cứ công ty hay cá nhân nào vi phạm luật trong nước đều sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Mặc dù Trung Quốc ủng hộ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Bắc Hàn, nhưng nước này đã không cắt nguồn cung cấp dầu qua ống đến Bắc Hàn vì lo ngại sự sụp đổ của Bắc Hàn sẽ dẫn đến hỗn loạn ở biên giới hai nước.

Một số giới chức Mỹ cho biết một vài ngân hàng và công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục làm ăn buôn bán với Bắc Hàn bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.

*************

Triều Tiên : Mỹ "khiêu khích" và "xâm phạm thô bạo" (VOA, 22/11/2017)

Triều Tiên hôm 22/11 lên tiếng bác b quyết đnh ca Tng thng Donald Trump lit kê nước này là "bo tr khng b", gi đây là s "khiêu khích nghiêm trng và xâm phm thô bo", Reuters dn ngun truyn thông nhà nước Triu Tiên.

btt4

Hình ảnh Tng thng Trump và lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un trên màn nh truyn hình Seoul.

Tổng thng Trump đã đưa Triều Tiên tr li danh sách các quc gia bo tr khng b vào hôm th Hai. Danh sách này cho phép Hoa Kỳ áp đt thêm các bin pháp chế tài và nguy cơ gây căng thng đi vi các chương trình tên la và vũ khí ht nhân ca Triu Tiên.

Trong một phn ng đu tiên đối vi quyết đnh ca Hoa Kỳ, người phát ngôn ca B Ngoi giao Triu Tiên, trong cuc phng vn vi truyn thông nhà nước KCNA, ph nhn Triu Tiên có tham gia vào bt kỳ hành đng khng b nào.

Ông gọi cái nhãn quc gia bo tr khng b "ch là mt công cụ cho ch nghĩa đc tài theo phong cách M, có th được gn vào hoc g b bt c lúc nào tùy theo li ích".

Giới chc Triu Tiên nói thêm rng ch đnh ca Hoa Kỳ ch khiến cho Triu Tiên càng cam kết duy trì kho vũ khí ht nhân ca mình.

"Chừng nào mà Mỹ còn tiếp tc chính sách chng li CHDCND Triu Tiên, s phòng v ca chúng ta càng được cng c hơn", gii chc Triu Tiên nói.

"Hoa Kỳ sẽ phi chu trách nhim v tt c các hu qu do s khiêu khích trơ tráo ca h đi vi CHDCND Triu Tiên".

Chỉ định được đưa ra mt tun sau khi Tng thng Trump tr v t chuyến đi kéo dài 12 ngày đến 5 quc gia Châu Á, trong đó vic km chế tham vng ht nhân ca Triu Tiên là trng tâm ca các cuc tho lun ca ông.

Trong khi thông báo về ch đnh, ông Trump nói với các phóng viên Tòa Bch c rng : "Ngoài vic đe da thế gii bng hy dit ht nhân, Triu Tiên còn liên tc h tr cho các hành đng khng b quc tế, bao gm c các v ám sát nước ngoài".

****************

Bắc Triều Tiên bị tố vi phạm hiệp định đình chiến (RFI, 22/11/2017)

Bộ chỉ huy quân sự của Liên Hiệp Quốc tại giới tuyến Nam - Bắc Triều Tiên hôm nay 22/11/2017, tố cáo Bình Nhưỡng đã vi phạm hệp định đình chiến khi truy đuổi một binh sĩ miền Bắc vượt biên đào thoát sang miền Nam hôm thứ Hai tuần trước. Seoul đã cho công bố đoạn video cho thấy các binh sĩ Bắc Triều Tiên đã vượt qua giới tuyến phân chia hai miền để cố gắng bắt giữ đồng đội đào ngũ nhưng không thành.

btt5

Lính Bắc Triều Tiên đào thoát sang miền Nam bị bắn trọng thương nằm cạnh bức tường ở khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Reuters

Thông tín viên Frédéric Ojardias tại Seoul tường trình :

Đoạn video cho thấy đó là một cuộc vượt thoát can đảm, nếu không muốn nói là liều lĩnh. Người ta thấy người lính đào tẩu lái chiếc xe jeep lao về hướng biên giới. Cách đường giới tuyến vài mét, chiếc xe của anh ta bị sa lầy vào một cái hố. Người lính Bắc Triều Tiên này tiếp tục chạy bộ và không sợ bị đồng đội bắt.

Đồng đội của anh ta đã nổ súng về phía miền Nam, nhằm thẳng vào người lính đào ngũ. Trong lúc tham gia truy đuổi kẻ đào tẩu, một lính Bắc Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường biên, nhưng ngay sau đó anh ta quay trở lại địa phận miền Bắc.

Còn người lính đào thoát tiếp tục chạy bên phía miền nam. Anh ta bị trúng ít nhất 5 viên đạn, ngã gục nằm bất động bên một bức tường. Ba binh sĩ Hàn Quốc, phải bò sát đất tránh đạn, sau đó đã cứu được người lính Bắc Triều Tiên ra.

Bộ chỉ huy quân đội Liên Hiệp Quốc đánh giá hành động nổ súng và vượt biên chớp nhoáng như trên của binh sĩ miền Bắc là vi phạm hiệp hiệp định đình chiến, đồng thời yêu cầu Bắc Triều Tiên họp để thảo luận về vụ này.

Người lính đào ngũ của quân đội Bình Nhưỡng khoảng 20 tuổi đã phải qua phẫu thuật nhiều lần và mới đây đã hồi tỉnh được. Người ta đã phát hiện trong người anh ta có rất nhiều giun sán, điều này chứng tỏ điều kiện sinh sống ở miền Bắc rất khó khăn. Lý do đào thoát của người lính này vẫn chưa được biết.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Washington đưa Bình Nhưỡng vào danh sách "khủng bố"  (RFI, 21/11/2017)

Hoa Kỳ một lần nữa ghi tên Bắc Triều Tiên vào danh sách đen "Nhà nước bảo trợ khủng bố" cùng với Syria và Iran. Biện pháp mang tính biểu tượng này nhằm mục đích ngăn chận tham vọng hạt nhân của chế độ Bình Nhưỡng bằng gọng kềm trừng phạt.

btt1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 20/11/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Đúng như đã cam kết trong chuyến công du Châu Á vừa qua, ngày 20/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định đưa Bắc Triều Tiên vào danh sách những quốc gia yểm trợ khủng bố.

Mục tiêu của chủ nhân Nhà Trắng là siết chặt vòng vây làm kiệt quệ kinh tế chế độ Kim Jong-un. Một loạt biện pháp trừng phạt mới cũng được bộ Tài Chính Hoa Kỳ công bố trong ngày 21/11.

Theo AFP, tổng thống Mỹ đưa ra hai luận điểm : Ngoài đe dọa hủy diệt thế giới bằng vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên còn liên tục hậu thuẫn các hành vi khủng bố trên khắp thế giới, kể cả ám sát trên lãnh thổ nước ngoài.

Hai trường hợp gần đây nhất, theo tổng thống Donald Trump, là vụ ám sát Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-un, ở phi trường quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) hồi tháng 04/2017 và vụ Otto Warmbier, một sinh viên Mỹ từ trần hồi tháng 06/2017 sau khi "được thả" và hồi hương trong trạng thái hôn mê.

Bắc Triều Tiên từ nay đứng chung danh sách đen với hai chế độ thù địch của Mỹ là Iran và Syria. Trong 20 năm, từ 1988 đến 2008, Bình Nhưỡng đã bị xem là "Nhà nước bảo trợ khủng bố" sau vụ đặt bom trên một chiếc phi cơ dân dụng của Hàn Quốc giết chết 115 người, vào năm 1987.

Tuy nhiên, để khuyến khích Kim Jong-un chấp thuận đối thoại hạt nhân, tổng thống Mỹ George W. Bush đã xóa tên Bắc Triều Tiên trong danh sách đen. Cuối cùng đàm phán cũng bị gián đoạn.

Theo tin giờ chót của Reuters, ba nước Châu Á Thái Bình Dương là Nhật, Hàn và Úc ủng hộ quyết định của tổng thống Mỹ. Thủ tướng Úc gọi Kim Jong-un là "thủ lĩnh một tổ chức tội ác". Trong khi đó, Bắc kinh, qua phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, kêu gọi các bên đối thoại "thay vì làm tình hình phức tạp thêm".

Còn theo đài Russia Today của Nga, dựa theo tài liệu của bộ ngoại giao Mỹ, Washington sẽ chi ra 12 triệu đôla để thực hiện 24 dự án "cản trở" chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Mỗi sáng kiến từ "cố vấn pháp luật cho đến chính trị và kỹ thuật" sẽ được bộ ngoại giao tuyển chọn và tài trợ tối đa 500 000 đôla.

Tú Anh

***********************

Mỹ, Nhật, Hàn gây sức ép "tối đa" với Bắc Triều Tiên (RFI, 21/11/2017)

Vì sao tổng thống Donald Trump đưa Bắc Triều Tiên trở lại sổ bìa đen những "Nhà nước bảo trợ khủng bố" ? Tokyo và Seoul hy vọng Bình Nhưỡng sẽ nhượng bộ để tránh sụp đổ. Tuy nhiên, cho đến nay, chế độ không còn sinh lộ này luôn "gồng mình" chịu đựng mọi áp lực, tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử để tồn tại.

btt2

Tổng thống Mỹ Trump và thủ tướng Nhật Bản Abe nhân chuyến công du Châu Á của nguyên thủ Mỹ, ngày 06/11/2017. Reuters/Kiyoshi Ota/Pool

Sau hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong mùa hè vừa qua, các biện pháp đa phương trừng phạt Bắc Triều Tiên đã được tăng cường. Thế nhưng, Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích phần còn lại của cộng đồng quốc tế, cụ thể là Trung Quốc, cũng phải đơn phương cấm vận Bình Nhưỡng. Trong chuyến công du Trung Quốc, tổng thống Mỹ kêu gọi Bắc Kinh hãy "dứt khoát bỏ rơi" Bình Nhưỡng.

Ngày 20/11/2017, một tuần sau chuyến công du Châu Á, tổng thống Donald Trump thông báo đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các nước hậu thuẫn khủng bố, bên cạnh Iran, Syria và Sudan, một thông báo mang tính "biểu tượng" theo giải thích của ngoại trưởng Mỹ.

Thông báo biểu tượng, mục tiêu tương tác

Theo ngoại trưởng Rex Tillerson, khi gọi đích danh Bắc Triều Tiên là "Nhà nước khủng bố", Hoa Kỳ nhắm vào hai mục tiêu tương tác. Thứ nhất là những nước nào hay cá nhân nào còn tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng sẽ bị một loạt biện pháp trừng phạt mới mà bộ Tài Chính loan báo ngày 21/11/2017. Mục tiêu thứ hai là giúp cho Kim Jong-un hiểu ra rằng "nếu từ chối đàm phán thì Bắc Triều Tiên lâm vào tình thế càng lúc càng tồi tệ hơn".

Tại Hoa Kỳ, quyết định này đi đúng theo chiều hướng của Viện Bảo Vệ Dân Chủ ( Foundation for Defense of Democraties), nhóm áp lực hành lang ở lưỡng viện quốc hội Mỹ và nhiều nghị sĩ Mỹ. Theo chuyên gia Anthony Ruggiero, hành vi sử dụng hóa chất làm tê liệt thần kinh giết Kim Jong-nam ở Malaysia là một trường hợp bị bắt quả tang giết người ly khai. Một số hành động khác cũng bị xem là "mang tính chất khủng bố" là "xuất khẩu vũ khí" và "tấn công tin tặc" các công ty như Sony và một số ngân hàng quốc tế, đặc biệt là ngân hàng quốc gia Bangladesh.

Tại Châu Á, quyết định siết gọng kềm của tổng thống Donald Trump được chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc cổ vũ. Theo Yann Rousseau, thông tín viên của nhật báo kinh tế Les Echos tại Tokyo, hai nước Châu Á này nghĩ rằng những biện pháp cấm vận kinh tế mỗi ngày mỗi cứng rắn như chận đường nhập khẩu xăng dầu, cô lập ngoại giao toàn diện, sẽ từ từ làm chế độ khép kín này nhượng bộ yêu sách quốc tế, hầu tránh bị sụp đổ.

Kim sẽ nhượng bộ hay tiếp tục thách thức ?

Donald Trump cho rằng lẽ ra phải đưa Bình Nhưỡng vào danh sách đen từ lâu, không phải chờ đến bây giờ mới thấy "chiến lược kiên nhẫn" kéo dài suốt nhiều đời tổng thống Mỹ, không hiệu quả.

Tuy nhiên, chiến lược của Donald Trump không được giới chuyên gia chia sẻ 100%. Họ nhắc lại là năm 1988, Bắc Triều Tiên từng bị đưa vào danh sách "Nhà nước khủng bố" sau vụ chuyến bay 858 của Korean Air, từ Bagdad sang Gimbo, bị nổ trên không khi bay ngang biển Andaman (Ấn Độ Dương) vào ngày 29/11/1987 làm chết 115 người. Một nữ điệp viên của Bình Nhưỡng khai đã nhận lệnh của Kim Jong-il đặt chất nổ và lợi dụng quá cảnh ở Abu Dhabi để thoát thân.

Thế rồi, đến năm 2008, để tạo điều kiện mở lại đàm phán đa phương về hạt nhân Bắc Triều Tiên, tổng thống George W. Bush đã xóa tên Bình Nhưỡng trong danh sách khủng bố, với lý do Bình Nhưỡng không nhúng tay vào bất cứ một vụ khủng bố nào từ năm 1988.

Trong chiều hướng này, sẽ không là điều ngạc nhiên nếu Bình Nhưỡng tuyên bố xem thường"áp lực quốc tế" và sẽ phóng vài tên lửa hay cho nổ hạt nhân để thách thức. Bởi vì đối với Kim Jong-un, bom nguyên tử là vũ khí duy nhất bảo vệ chế độ.

Tú Anh

*****************

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un loại bỏ nhân vật số 2 trong quân đội ? (RFI, 21/11/2017)

Nhân một cuộc điều trần tại Quốc hội Hàn Quốc ngày 20/11/2017, cơ quan tình báo nước này báo cáo về khả năng một chiến dịch thanh trừng nội bộ mới đang diễn ra tại Bắc Triều Tiên, với việc hai viên tướng hàng đầu trong quân đội vừa bị kỷ luật. Hai nhân vật này đã bị trừng phạt cùng với nhiều sĩ quan khác trong khuôn khổ một cuộc thanh tra đặc biệt nhắm vào Tổng cục Chính trị quân đội.

btt3

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội, Hwang Pyong-so tại lễ bế mạc Á Vận Hội lần thứ 17, Incheon, ngày 04/10/2014. Reuters/Jason Reed

Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một dân biểu Hàn Quốc có dự cuộc điều trần cho hay cả hai nhân vật đứng đầu Tổng cục Chính trị quân đội Bắc Triều Tiên vừa bị kỷ luật là chủ nhiệm tổng cục Hwang Pyong-so và phó chủ nhiệm Kim Won-hong.

Tổng cục Chính trị quân đội là cơ quan giám sát sự trung thành của các sĩ quan quân đội và chủ nhiệm tổng cục Hwang Pyong-so được coi là nhân vật quyền lực số 2 ở Bắc Triều Tiên, chỉ đứng sau lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo dân biểu nói trên, việc Tổng cục Chính trị quân đội bị thanh tra là điều chưa từng xẩy ra trong vòng 20 năm nay, và nguyên do dẫn đến cuộc thanh tra là thái độ "không trong sạch" của cơ quan này.

AP cho biết hiện chưa rõ là ông Hwang Pyong-so bị khiển trách, cách chức hay bị đày về vùng nông thôn, chỉ biết là ông đã bị kỷ luật. Còn theo tường thuật của báo chí Hàn Quốc, nhân vật này đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 13/10 vừa qua.

Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng, do vị trí quan trọng của ông trong guồng máy lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nếu quả thực là ông Hwang Pyong-so bị thanh trừng, điều đó có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong hệ thống quyền lực ở Bắc Triều Tiên.

Dẫu sao thì đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong-un ra tay loại bỏ các nhân vật lãnh đạo hàng đầu tại Bắc Triều Tiên. Kể từ khi ông nhậm chức vào cuối năm 2011, đã có một loạt các cuộc thanh trừng, cách chức, thậm chí hành quyết, nhắm vào những người mà các chuyên gia nước ngoài cho là có thể thách thức quyền lực của Kim Jong-un.

Mai Vân

Published in Châu Á

Trung Quốc tung ra lượng tiền lớn trước căng thẳng nợ nần (RFI, 18/11/2017)

AFP hôm 17/11/2017 cho biết Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) tuần này đã bơm số tiền tương đương 104 tỉ euro vào hệ thống tài chính, lớn nhất từ 10 tháng qua, nhằm đối phó với lãi suất trái phiếu tăng.

tq1

Logo của Ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị ở Canada, 19/10/2017. Reuters/Chris Helgren/File Photo

Trong thông cáo, PBOC giải thích muốn "duy trì ổn định tình trạng tiền mặt của hệ thống ngân hàng". Theo các chuyên gia, chủ yếu là nhằm trấn an thị trường, sau khi lãi suất trái phiếu Nhà nước kỳ hạn 10 năm hôm thứ Ba 14/11 đã tăng lên 4%, lần đầu tiên từ ba năm qua.

Việc lãi suất tăng là hệ quả của tình trạng trái phiếu bị bán ra ồ ạt, do các nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào sức khỏe của nền tài chính Trung Quốc và viễn cảnh chính sách tiền tệ bị siết lại. Theo các nhà phân tích của Moody’s Investor Service, PBOC muốn cung cấp cho các ngân hàng số tiền mặt mà nay họ phải vất vả mới huy động được trên thị trường.

Nhằm kìm hãm các nguy cơ về tài chính liên quan đến số nợ công và tư khổng lồ, Bắc Kinh cố gắng làm giảm bớt nợ xấu của các ngân hàng, bóp nghẹt "tín dụng đen", siết chặt đầu cơ địa ốc và giảm chi tiêu công trong lãnh vực cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc, vốn không đề ra chỉ tiêu tăng trưởng sau năm 2020, dường như sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ khiêm tốn hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Thụy My

********************

Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử (RFI, 18/11/2017)

Tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một "tài sản vô giá" đối với nhân dân hai nước. Bắc Kinh đã tuyên bố như trên về cuộc gặp gỡ hôm qua 17/11/2017 tại Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Tống Đào (Song Tao) và một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, và không hề nêu cuộc khủng hoảng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra.

tq2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh chụp màn hình website express.co.uk)(Capture d'image express.co.uk)

Trong thông cáo ngắn được báo chí Trung Quốc công bố hôm nay, Ban liên lạc đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTrung Quốc) cho biết trưởng ban là ông Tống Đào, thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình, đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại Bình Nhưỡng. Tống Đào đã thông báo kết quả Đại hội Đảng 19, và hai bên đã thảo luận về quan hệ Trung-Triều.

Thông cáo cho biết đôi bên "khẳng định tình bằng hữu lâu đời đã được các cựu lãnh đạo hai nước xây dựng và bồi đắp, là tài sản vô giá (…). Hai bên cần chung sức đào sâu quan hệ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước".

Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối. Còn hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo ông Tống Đào đã thông báo "chi tiết" về Đại hội 19, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài Trung-Triều.

Thời gian lưu lại Bình Nhưỡng của ông Tống Đào, cũng như việc đặc sứ của Tập Cận Bình có gặp gỡ Kim Jong-un hay không, đều không được thông báo. Hôm qua phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã từ chối trả lời

AFP dẫn nhận định của chuyên gia Yuan Jingdong, trường đại học Sydney, rằng không nên chờ đợi kết quả nào đáng kể của chuyến đi này, có thể chỉ là những cam kết chung chung.

Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington còn cho rằng "Trung Quốc không hề có ảnh hưởng gì đối với chính trị Bắc Triều Tiên, quan hệ đôi bên hết sức căng thẳng". Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không phải giải trừ hạt nhân

Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là "một động thái quan trọng", và kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Hôm qua ở Genève, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae Song đã bác bỏ mọi thương lượng với Washington về chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện là Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách thù địch và chấm dứt các cuộc tập trận nhắm vào Bình Nhưỡng.

Thụy My

Published in Châu Á

APEC : Thông điệp lãnh đạo quốc tế khi tới Việt Nam (BBC, 09/11/2017)

Việt Nam có một tuần bận rộn với sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC tại Đà Nẵng.

thongdiep1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm Việt Nam và dự APEC

Đây cũng là dịp để một số lãnh đạo quốc tế gặp nhau song phương để bàn những chủ đề thời sự nóng bỏng khác.

Canada 'không vội với TPP'

Hôm 8/11, đến Hà Nội trước khi vào Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói sẽ không để bị thúc giục phải vội vã đạt được Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hiện chỉ còn 11 nước họp về vấn đề này, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP.

Ông Trudeau tuyên bố : "Canada sẽ không bị hối thúc để ký vào một thỏa thuận thương mại không phục vụ các lợi ích tốt nhất của Canada và nhân dân Canada".

Canada, nền kinh tế lớn thứ hai trong TPP-11 sau Nhật Bản, đã nghiêng về quan điểm đòi sửa đổi, hoặc đặt nghi vấn về việc đẩy quá nhanh hiệp định TPP-11.

Trump và Putin gặp nhau ?

Phía Nga đã tuyên bố Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp riêng tại Đà Nẵng hôm thứ Sáu 10/11.

Cố vấn ngoại giao của ông Putin, Yury Ushakov, nói rằng giờ cụ thể còn đang bàn, nhưng khẳng định cuộc gặp sẽ diễn ra.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng nói ông Putin sẵn sàng gặp ông Trump.

'Cục diện mới' hữu nghị Trung - Việt

thongdiep2

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều sẽ tới Việt Nam

Không chỉ dự APEC, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ 12 đến 13/11.

Ông Tập Cận Bình đã ký tên trong bài đặc biệt đăng trên báo Nhân Dân của Việt Nam ngày 9/11.

Trong bài, ông Tập nói "tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng vững chắc, giao lưu cấp cao ngày càng dồn dập".

"Hơn lúc nào hết chúng ta đều cần phải siết tay hợp tác, cùng nhau theo đuổi giấc mơ dân giàu, nước mạnh".

Ông Tập nhận xét : "Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực biến đổi khôn lường, hai Ðảng và hai nước Trung - Việt đối mặt với nhiều vấn đề mới, thách thức mới tương đồng hoặc gần giống nhau".

Ông bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ "mở ra cục diện mới của quan hệ Trung Quốc - Việt Nam".

********************

Mỹ Trung trao đổi "thẳng thắn" về Biển Đông (RFI, 09/11/2017)

Về Biển Đông, ngoại trưởng Rex Tillerson hôm nay, 09/11/2017, thông báo là nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã trao đổi "thẳng thắn" với Trung Quốc và Washington "giữ nguyên lập trường" về an ninh hàng hải, về quyền tự do lưu thông trên biển.

thongdiep3

Tổng thống Trump và chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. Reuters

Hãng tin Reuters ngày 09/11/2017 trích lời ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết, tại Bắc Kinh, Mỹ đã "nhấn mạnh đến tự do hàng hải, yêu cầu là mọi đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp khuôn khổ luật pháp quốc tế". Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cho rằng các bên liên quan cần "ngưng xây dựng và quân sự hóa" các đảo trong các khu vực tranh chấp, để các nỗ lực ngoại giao đạt hiệu quả.

Về phía Bắc Kinh, thông cáo của bộ Ngoại Giao, được công bố sau cuộc họp báo chung của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhấn mạnh : nguyên thủ hai nước đồng ý về mục đích "bảo vệ hòa bình và ổn định" tại Biển Đông.

Một hồ sơ nhạy cảm khác trong quan hệ Mỹ Trung là Đài Loan. Vẫn hãng tin Anh Reuters, trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết chính ông Tập Cận Bình hôm nay đã nhấn mạnh Đài Loan là "hồ sơ quan trọng nhất, nhạy cảm nhất" được Bắc Kinh đề cập đến với tổng thống Hoa Kỳ, bởi vì vấn đề này "liên quan đến nền tảng chính trị trong bang giao hai nước". Trung Quốc hy vọng là Mỹ sẽ "tôn trọng nghiêm chỉnh nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất".

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ Trung theo đuổi cùng một mục đích

Trở lại với một trong hai trọng tâm chuyến công du Trung Quốc lần này của tổng thống Trump là hạt nhân Bắc Triều Tiên, trong buổi họp báo chung sáng nay, lãnh đạo Nhà Trắng đã tuyên bố ông và chủ tịch Tập Cận Bình có "cùng tần số" trên hồ sơ này, đồng thời ông kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc nhanh chóng hành động, vì thời gian có hạn. Theo ông, nếu như Bắc Kinh "nỗ lực" trên hồ sơ này, thì các bên sẽ "dễ dàng" tìm được giải pháp cho bán đảo Triều Tiên. Đáp lời tổng thống Trump, ông Tập nói tới một giải pháp "trong khuôn khổ các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc".

Thanh Hà

*********************

Tổng thống Mỹ sẽ bàn vấn đề Biển Đông khi gặp lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội (VOA, 09/11/2017)

Cựu tr lý b trưởng quốc phòng M David Shear tin rng Tng thng Trump và nhng nhà lãnh đo Vit Nam s bàn tho vn đ Biển Đông khi gặp mt vào cui tun này. Trong mt cuc phng riêng vi VOA, cu đi s M ti Vit Nam nói lãnh đo Vit-M s bàn tho vn đ mà "chúng ta cùng có mi quan tâm mnh m". Ông Shear cũng đưa ra nhng nhn đnh v trin vng hp tác M-Vit trong chuyến thăm đu tiên ca Tng thng Trump ti Hà Ni cũng như nhng tr ngi cn phi được tháo g trong vic phát trin quan h song phương.

thongdiep4

Tổng thng M s tho lun vn đ Biển Đông trong cuc gp vi các lãnh đo Vit Nam ti Hà Ni, theo cu tr lý B trưởng quốc phòng David Shear.

Cựu tr lý b trưởng quốc phòng M David Shear tin rng Tng thng Trump và nhng nhà lãnh đo Vit Nam s bàn tho vn đ Biển Đông khi gp mt vào cui tun này.

thongdiep5

Cựu tr lý B trưởng quốc phòng đc trách vn đ an ninh Châu Á - Thái Bình Dương và tng là Đi sứ M ti Vit Nam David Shear.

Trong mt cuc phng riêng vi VOA, cu đi s M ti Vit Nam nói lãnh đo Vit-M s bàn thảo vn đ mà "chúng ta cùng có mi quan tâm mnh m". Ông Shear cũng đưa ra nhng nhn đnh v trin vng hp tác M-Vit trong chuyến thăm đu tiên ca Tng thng Trump ti Hà Ni cũng như nhng tr ngi cn phi được tháo g trong vic phát trin quan h song phương.

VOA : Đại s mong ch gì t chuyến thăm ca Tng thng Trump đến Vit Nam sp ti trong khuôn kh chuyến công du được gi là lch s ca ông ti Châu Á ?

David Shear : Tôi nghĩ rằng có nhng trin vng tt cho quan h song phương gia M và Vit Nam. Tôi mong ch chuyến thăm ca Tng thng Trump ti Đà Nng sau đó ti Hà Ni s làm tăng cường các mi quan h song phương gia 2 nước. Th tướng Phúc đã có mt chuyến thăm rt tt đp ti M vào cui tháng 5. Và tôi hy vng Vit Nam s đáp li s nghênh đón đó và chuyến thăm [ca Tng thng Trump] cũng s tt đp.

VOA : Châu Á và Việt Nam vn còn m nht trong chính sách đi ngoi ca M dưới thi chính quyn hin ti. Chuyến thăm ca Tng thng Trump s làm thay đi điu này ?

David Shear : Tổng thng s có bài phát biu v chính sách đi ngoi ca chúng tôi đi vi Châu Á bên l hi ngh thượng đnh APEC vào ngày 11/11. Bài phát biu s nói v mt Thái Bình Dương t do và ci m. Và tôi nghĩ rng vic tng thng đưa ra chính sách ca M v khu vc này là mt điu tt. Nó xảy ra sau 9 tháng k t khi Tng thng Trump nhm chc do đó nó hơi b chm tr. Nhưng tôi hy vng bài phát biu đó s to cho tng thng mt đng lc khi ti Hà Ni sau đó đ gp g các nhà lãnh đo Vit Nam trong các cuc gp song phương. Tôi mong rằng các cuộc gp mt song phương s làm đm thêm mi quan h toàn din ca chúng ta. Tôi chc rng 2 bên s bàn tho v các vn đ Biển Đông mà chúng ta cùng có mi quan tâm mnh m. Và h s tháo g nhng thc mc v kinh tế song phương mà chúng ta đang có, bao gồm c nhng lĩnh vc như dch v tài chính, quyn s hu trí tu và mt s vn đ v hàng xut khu ca Vit Nam sang M.

VOA : Nhiều chuyên gia cho rng Hoa Kỳ đang tr nên gn gũi hơn vi Vit Nam vì mun mưu tìm s ng h đ kim chế sc mnh đang lên ca Trung Quc. Ông nghĩ sao v nhn đnh này ?

David Shear : Tôi không nghĩ rằng mi quan h song phương b hn chế bi s cân bng sc mnh với Trung Quốc. Tôi nghĩ rng c 2 bên đu nhn thy nhng li ích chung ln – c v chính tr ln kinh tế. C 2 đu hưởng li t vic m rng hp tác trong nhng lĩnh vc đó. Chc chc rng Trung Quc có đóng mt vai trò trong mi quan h song phương ca chúng ta nhưng mi quan h tng th không b gii hn bi điu đó.

VOA : Trung Quốc vn tiếp tc các hot đng quân s hóa các đo Biển Đông và h tuyên b các vn đ trên vùng bin nhiu tranh chp đó không được bàn tho ti APEC. Điu này có đáng quan ngi ?

David Shear : Tất c chúng ta nên quan ngi v s xâm chiếm ca Trung Quc, và rõ ràng trên các hòn đo đó h đang tiếp tc xây dng cơ s quân s. Chúng ta cũng cn phi quan ngi ti nhng tuyên b ca Trung Quc trên Biển Đông. Tt nhiên, năm ngoái tòa trng tài quc tế đã bác b mi tuyên b ch quyn ca Trung Quc nhưng chúng ta cn luôn ghi nh phán quyết đó trong lúc theo dõi nhng gì Trung Quc đang làm.

VOA : Vậy Vit Nam cn làm gì đ cân bng được mi quan h vi c M và Trung Quc ?

David Shear : Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đo Việt Nam phi rt cn trng trong vic cùng lúc duy trì mt quan h n đnh vi Trung Quc và đy mnh quan h vi M. Đây là mt cuc chơi v ngoi giao trong khu vc Đông Nam Á và trên Biển Đông. Và trong ngoi giao, s cân bng là mi th. Vit Nam đang có một s cân bng tt vi Trung Quc bng vic tht cht quan h vi Hoa Kỳ và tôi hy vng phía Vit Nam s tiếp tc đy mnh quan h vi M đ có th duy trì s cân bng đó.

VOA : Theo đại s, còn có nhng bt cp nào làm cn tr s phát trin ca quan h Việt-Mỹ mà chúng ta phi gii quyết không ?

David Shear : Vẫn còn có nhng vn đ phi gii quyết trong mi quan h kinh tế song phương liên quan đến các dch v tài chính hay nhng vn đ v s hu trí tu bên phía M. Vit Nam cũng có nhng vn đ liên quan đến xut khu cá da trơn (basa), tôm và xoài. Do vy tôi hy vng 2 bên s gii quyết được nhng vn đ này trong cuc tho lun khi tng thng (Trump) ti Vit Nam. Tôi không biết liu nhng vn đ đó s được gii quyết ngay trong chuyến thăm ca tng thng hay không nhưng tôi biết rng đi din thương mi M và các đi tác Vit Nam đã làm vic ct lc v vn đ này trước khi tng thng ti Đà Nng.

VOA : Đại s mi ca M, Daniel Kritenbrink, va ti nhm chc ti Hà Ni. Các nhà hot đng kỳ vng tân đi s s coi trng vn đề nhân quyn trong vic phát trin quan h Vit-M. Ông kỳ vng đi s mi s thc hin điu đó ?

David Shear : Nhân quyền luôn là mt vn đ quan trng trong ngh trình song phương gia M và Vit Nam. Đi s Kritenbrink hiu điu này và tôi hy vng ông y s theo đui một cách mnh m nhng li ích liên quan đến vn đ này.

VOA : Dioxin vẫn còn là mt vn đ gia Vit Nam và M. S hp tác gia 2 bên trong vn đ này như thế nào ?

David Shear : Vấn đ di sn chiến tranh, bao gm ô nhim cht dioxin Vit Nam tiếp tc là mt vn đ quan trng trong chương trình ngh s song phương và tôi mong rng 2 bên cũng s bàn tho vn đ này (trong chuyến thăm ca tng thng M). M và Vit Nam đã hp tác rt cht ch trong vic làm sch ô nhim dioxin Đà Nng và tôi mong là 2 bên s tìm được phương thức hp tác các khu vc b nhim dioxin Biên Hòa, phía bc ca thành ph H Chí Minh.

VOA : Tổng thng Barack Obama d b lnh cm vn vũ khí sát thương trong chuyến thăm ti Vit Nam vào cui tháng 5 năm ngoái. K t đó chúng ta chưa thy có mt hp đng mua bán vũ khí nào giữa Vit Nam và M được công b mc dù Vit Nam mong ch điu này t lâu. Ông có biết ti sao ?

David Shear : Các hợp đng mua bán vũ khí thường rt phc tp và mt nhiu thi gian đ thương lượng. Chúng ta có th s thy nhng hip đnh v chuyn giao vũ khí trong tương lai mc dù ti thi đim này tôi không th nói được v nhng h thng hay nhng cơ s nào có th được đ cp trong các hip đnh đó. Nhìn chung, quan h quc phòng song phương đang có nhiu tiến trin. Tng thng Trump và Th tướng Phúc nhất trí rng M đưa các tàu ti thăm cng Vit Nam, có th là s ti Vnh Cam Ranh. Tôi mong là Tng thng Trump s nhc ti kh năng này trong mt thông cáo trong chuyến thăm ti Hà Ni tun này.

VOA : Lãnh đạo ca 21 nn kinh tế s ti Vit Nam tham d APEC tại Đà Nng. Vit Nam nên làm gì đ tranh th cơ hi này ?

David Shear : Đây là một cơ hi ln cho Vit Nam đ cho h thy nhng tim năng ca mình. Kinh tế Vit Nam tăng trưởng vi t l hơn 6% trong năm nay – nm trong s nhng nước có t l phát trin cao nht trong khu vực. Đây là nhng cơ hi tt v thương mi và đu tư cho Vit Nam và tôi hy vng nhng nhà lãnh đo Vit Nam s nm bt điu này qua nhng trao đi vi các thành viên khác ti Hi ngh thượng đnh APEC.

VOA : TPP-11 không có Mỹ được kỳ vng s có bước đt phá ở Hi ngh APEC. Nhưng các nước thành viên ca hip đnh này vn hy vng M s quay tr li tham gia TPP mt ngày nào đó. Liu kh năng này có xy ra ?

David Shear : Tôi nghĩ rằng vic các nước thành viên tiếp tc bàn tho đ hoàn tt TPP-11 là rt quan trng. Tôi hy vng s có mt công b v hip đnh này bên l APEC v vic thc thi TPP-11. Nht Bn và Australia đã cho thy s lãnh đo ca h trong vic gi cho các đi tác trong TPP trong s vng mt ca M. Tôi hy vng vic TPP-11 s to ra mt cơ s đ M có th tham gia trong tương lai nếu h mun.

VOA : Liệu chuyến thăm ca Tng thng Trump ti Vit Nam s m ra cơ hi cho s thiết lp mt hip đnh thương mi t do song phương gia M và Vit Nam ?

David Shear : Dường như phía M mun có mt hip đnh thương mi t do song phương nhưng tôi không biết liu phía Vit Nam có mun không. Tôi không biết liu các cuc thương tho v mt hip đnh thương mi song phương có phi là nhng ưu tiên hàng đu trong quan h Vit-M hin nay hay không. Chính quyn hin ti đang phi hoàn tt thương thuyết NAFTA (Hip đnh thương mi t do Bc M) trước khi h có th chú ý ti nhng hip đnh thương mi t do vi các nước trong khu vc Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam.

Published in Quốc tế

Tổng thống Trump đến Hàn Quốc với cam kết giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên (RFI, 07/11/2017)

Hôm 07/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Hàn Quốc, chặng thứ hai trong chuyến công du Châu Á của ông, với lời hứa hẹn sẽ giải quyết khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, mặc dù Washington có nhiều bất đồng với Seoul trên hồ sơ này.

north1

Tổng thống Donald Trump và đồng sự Hàn Quốc, Moon Jae-in, tại Séoul ngày 07/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst

Tại Nhật Bản hôm qua, tổng thống Trump đã viết trên mạng Twitter : "Tôi chuẩn bị sang Hàn Quốc và sẽ có các cuộc họp với tổng thống Moon, một người rất tốt. Chúng tôi sẽ giải quyết tất cả vấn đề đó". Lời lẽ của tổng thống Mỹ có chừng mực hơn so với những gì ông viết trên Twitter vào tháng 9, chỉ trích tổng thống Hàn Quốc, vốn chủ trương đối thoại với Bình Nhưỡng, là "theo đuổi một chính sách sẽ dẫn đến thất bại".

Về phần tổng thống Moon Jae-in, ông đã tuyên bố với tổng thống Trump rằng Hoa Kỳ là một"người bạn thật sự đã từng sát cánh với chúng tôi và đã đổ máu bên cạnh chúng tôi khi chúng tôi cần được giúp đỡ". Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc yêu cầu Washington là phải có sự đồng tình của Seoul trước khi quyết định một cuộc can thiệp quân sự chống Bình Nhưỡng.

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường trình :

"Ông Donald Trump chỉ thăm Hàn Quốc có 24 tiếng đồng hồ. Người dân Hàn Quốc ghi nhận là tổng thống Mỹ đã dành gấp đôi thời gian, đến 48 tiếng đồng hồ, khi đi thăm Nhật Bản.

Chi tiết này phản ánh rõ quan ngại của Hàn Quốc, hiện đang sợ bị Mỹ đẩy xuống hàng khán giả trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, trong khi nước này là nạn nhân đầu tiên nếu xảy ra xung đột quân sự do các quyết định của Hoa Kỳ.

Choi Chang-hee, một nhà hoạt động vì hòa bình, đã tham gia biểu tình trước sứ quán Mỹ ở Seoul. Cô nói : " Nếu Trump và Kim Jong-un mất bình tĩnh, nếu họ khiêu khích nhau, chiến tranh có thể nổ ra. Cho dù khả năng xảy ra một cuộc xung đột như vậy chỉ là 1%, cần phải ngăn chận họ làm như thế. Chúng tôi đến đây để bảo vệ hòa bình, để yêu cầu khởi động các cuộc hòa đàm. Họ phải thương lượng với nhau !

Bản thân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng là một người chủ trương một giải pháp thương lượng cho vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và ông sẽ nhân chuyến viếng thăm này để tỏ cho tổng thống Donald Trump thấy ông là một đối tác cần thiết trong hồ sơ Bắc Triều Tiên".

Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Moon Jae-in sau cuộc họp thượng đỉnh, tổng thống Trump tuyên bố rằng Bình Nhưỡng là mối đe dọa cho toàn cầu, nhưng khẳng định Washington và các đồng minh đã có "nhiều tiến bộ" trong nỗ lực giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Ông Trump nói rằng ông sẵn sàng sử dụng hết sức mạnh của quân đội Mỹ để ngăn cản Bắc Triều Tiên đạt được những mục tiêu về vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo.

Tổng thống Trump cũng thông báo là Hàn Quốc sẽ mua của Mỹ hàng tỷ đôla vũ khí để đối phó với một nước Bắc Triều Tiên đã có vũ khí nguyên tử. Nhân dịp này, ông Trump xác nhận là Hoa Kỳ đã đồng ý bãi bỏ quy định hạn chế trọng lượng các đầu đạn gắn trên các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc.

Theo chương trình dự kiến, ngày mai, tổng thống Trump sẽ phát biểu trước Quốc Hội Hàn Quốc, nhưng sẽ không đến vùng phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên, trong khi cho tới nay, tổng thống Mỹ nào khi đi thăm Hàn Quốc đều đến đây.

Thanh Phương

*********************

Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc để bàn về Bắc Triều Tiên, thương mại (RFI, 07/11/2017)

Theo AP, chương trình nghị sự sắp tới tại Bắc Kinh của tổng thống Mỹ chủ yếu là hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên, và yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh lại cán cân thương mại hiện đang thâm hụt nặng đối với Hoa Kỳ. Hôm nay 07/11/2017 từ Seoul, ông Donald Trump cho biết đã "có nhiều tiến bộ" về vấn đề Bình Nhưỡng, và khen ngợi vai trò "rất hữu ích" của Trung Quốc.

north2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) tại cuộc gặp bên lề G20 ở Hamburg, Đức, ngày 08/07/2017 - Reuters/Saul Loeb/Pool/File Photo

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này quan trọng hơn cuộc hội đàm hồi tháng Tư tại Mar-a-Lago, mà ấn tượng nhất là việc ông Trump thông báo đã cho bắn hỏa tiễn vào Syria, ngay lúc đang dùng món tráng miệng.

Các viên chức cả đôi bên cho biết ông Donald Trump đã cố gắng có quan hệ riêng tư hơn với Tập Cận Bình, người nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong một bài phỏng vấn mới đây, tổng thống Mỹ đã đánh giá ông Tập "như một ông vua".

Các hồ sơ quan trọng được bàn đến, trước hết là chương trình nguyên tử và đạn đạo Bắc Triều Tiên. Ông Trump đòi hỏi Trung Quốc, đối tác thương mại, đồng minh chủ chốt của Bình Nhưỡng phải có những biện pháp mạnh tay hơn.

Bắc Kinh đã đồng ý áp dụng một số trừng phạt của Liên Hiệp Quốc để giảm bớt nguồn thu ngoại tệ của Bình Nhưỡng : ra lệnh cho các cơ sở kinh doanh của Bắc Triều Tiên phải đóng cửa trễ nhất là tháng Giêng sang năm, hứa cắt nguồn khí đốt và hạn chế cung cấp sản phẩm dầu lửa tinh chế. Tuy nhiên Trung Quốc kiến quyết phản đối các bước có thể làm chính quyền của nhà độc tài Kim Jong-un sụp đổ, đề nghị Washington đối thoại với Bình Nhưỡng.

Về thương mại, ông Trump muốn giảm bớt thặng dư của Trung Quốc khi buôn bán với Hoa Kỳ, con số xuất siêu của Bắc Kinh trong năm 2016 lên đến 347 tỉ đô la. Mỹ cũng đã tăng thuế hải quan đánh vào thép không rỉ và ván ép của Trung Quốc, và cho điều tra việc Bắc Kinh gây áp lực buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao công nghệ. Một số công ty Mỹ lo ngại Donald Trump quá chú trọng về hàng hóa mà quên việc Trung Quốc hạn chế sự hiện diện của họ trong lãnh vực tài chính, y tế, dịch vụ công nghiệp.

Về Biển Đông, Washington chỉ trích Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo để áp đặt chủ quyền tại vùng biển chiến lược này. Ngoại trưởng Rex Tillerson tháng trước tuyên bố "các hành động gây hấn" của Trung Quốc trên Biển Đông là một thách thức đối với luật lệ và quy chuẩn quốc tế. Phía Bắc Kinh nói rằng Hoa Kỳ không yêu sách chủ quyền tại vùng biển này, nên để các quốc gia trong khu vực tự giải quyết với nhau.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn bất bình trước việc Trung Quốc kiểm soát internet và các dữ liệu trao đổi, làm phương hại cho các doanh nghiệp nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh bất chính cho các công ty Hoa lục. Vấn đề chất fentanyl, loại ma túy tổng hợp chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ vào xã hội Mỹ cũng sẽ được bàn đến.

Thụy My

Published in Châu Á