Brexit, Syria : Kẻ mừng người lo !
Luân Đôn và Bruxelles đạt được một thỏa thuận cho Brexit vào phút chót ; tại Syria, nước Nga khẳng định vị thế quân sự và ngoại giao ; nỗi lo các khoản nợ của doanh nghiệp là những chủ đề thời sự chính trên các nhật báo lớn tại Pháp số ra hôm nay 18/10/2019.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 17/10/2019 loan báo đã tìm được "một thỏa thuận mới tuyệt vời" về Brexit với Liên Hiệp Châu Âu .AFP
Tít lớn trên trang nhất các tờ báo Pháp ưu tiên cho hồ sơ Brexit. Nhật báo kinh tế Les Echos đề tựa thông báo : "Brexit, một thỏa thuận vào phút chót". Le Figaro nhấn mạnh đến "Cơ hội cuối cùng cho một Brexit ổn thỏa". Bởi vì, bốn mươi tháng sau lá phiếu ủng hộ Brexit của người dân Anh, đây là bản dự thảo thứ 4 của một thỏa thuận dày 600 trang không phải dễ hiểu chút nào đối với những người bình thường. Và thỏa thuận này là kết quả của những nhượng bộ từ cả hai phía.
Bài xã luận của Le Figaro có tựa đề "Đây là lối ra" nhìn nhận rằng thủ tướng Anh đã biết lèo lái cuộc chơi, thương thảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nhật báo thiên hữu cũng không quên thái độ kiên nhẫn hết mực cũng như là sự cảnh giác cao độ của nhà đàm phán người Pháp Michel Barnier trước những mưu mẹo của Perfide Albion, đại diện phía Anh.
Giờ đây, thủ tướng Anh chỉ còn một thử thách nữa phải bước qua : Westminster. Thứ Bảy 19/10/2019, ông Boris Johnson phải thuyết phục được các nghị sĩ Anh ở Quốc Hội thông qua bản thỏa thuận vừa được đúc kết với Bruxelles. Các báo Pháp đều nhắc lại rằng, chính Nghị Viện Anh đã ba lần bác bỏ bản dự thảo thỏa thuận do cựu thủ tướng Anh, Theresa May đạt được với Bruxelles.
Tuy nhiên, theo tờ Le Monde, không cần phải đợi đến thứ Bảy này mới biết đá biết vàng. Đảng Hợp Nhất Dân Chủ Bắc Ailen (DUP) cho biết không thông qua thỏa thuận vì ít nhất hai điểm : vấn đề đường biên giới và quyền phủ quyết. Không những thế Công Đảng cũng tuyên bố không trao cho B. Johnson một món quà chính trị. Trong khi đó, để có được sự đồng ý của Nghị Viện, do không có được đa số tuyệt đối, thủ tướng Anh phải đạt được 318 phiếu thuận. Một bài toán không hề dễ chút nào cho ông Boris Johnson.
Do vậy, cả Le Figaro và Les Echos cùng cho rằng cuộc biểu quyết ngày thứ Bảy này tại Nghị Viện Anh đầy rủi ro. Khả năng dự thảo bị bác lần nữa là rất cao. Trên thực tế, căn cứ theo luật do Nghị Viện bỏ phiếu, thủ tướng Anh buộc phải có "đèn xanh" của các nghị sĩ về thỏa thuận mới này, bằng không, ông phải đề nghị hoãn lại ngày Brexit.
Về điểm này, Liên Hiệp Châu Âu tỏ ra rất dứt khoát. Jean-Claude Juncker nói rõ : "Chúng tôi không nghĩ là có thể chấp thuận một sự gia hạn mới ". Tóm lại như hàng tựa của La Croix, "Brexit : Một thỏa thuận và nhiều mối ngờ vực". Cả Châu Âu mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi ngày "Big Saturday", như cách gọi của Le Figaro.
Hải Quân Anh – Pháp hồi hộp chờ Brexit
Với thông báo đạt được thỏa thuận, các báo Pháp bắt đầu lo lắng cho tác động của Brexit trên nhiều lĩnh vực. Le Figaro đặc biệt lo cho những ảnh hưởng của Brexit đối với mối hợp tác quân sự giữa Anh và Pháp.
Giữa hai nước đã có một thỏa thuận đối tác Lancaster House, được ký kết cách nay 9 năm, thời gian đủ cho đôi bên hoàn thành việc thiết lập "khả năng tác chiến liên quân". Đợt thao dợt "Griffin Strike" ngoài khơi Scotland, kết thúc hôm qua, 17/10, là một ví dụ điển hình. Một khi có thể phối hợp nhịp nhàng, lực lượng chung Anh-Pháp sẽ được triển khai tại những nơi nào có khủng hoảng quốc tế và những thách thức chung cho cả hai nước.
Tuy nhiên, đô đốc Christhophe Prazuck lưu ý "đôi bên phải thống nhất các mục tiêu chung". Trong bối cảnh hậu Brexit , Paris và Luân Đôn chắc chắn sẽ có những lợi ích trái ngược. Nhưng Prazuck lạc quan tin rằng "Anh và Pháp vẫn là xóm giềng trong lĩnh vực quân sự và cùng chia sẻ các giá trị với nhau"
Theo Le Figaro, tuy Brexit không có những tác động trực tiếp đến việc tổ chức và hợp tác quân sự giữa hai nước, nhưng điều này rất có thể sẽ làm đảo lộn các thói quen và gây ảnh hưởng đến các việc chọn lựa trang thiết bị. Trên phương diện hàng không, Luân Đôn và Paris đã quyết định cạnh tranh nhau : Vương Quốc Anh phát triển chiếc Tempest và đã chọn Thụy Điển như là một đối tác tại Châu Âu. Về phần mình, Pháp đã quyết định hợp tác cùng Đức và Tây Ban Nha lắp đặt hệ chiến đấu cơ tương lai Scaf.
Trong bối cảnh này, đương nhiên người ta cũng sẽ thắc mắc về chiến lược kinh tế của vương quốc Anh, đang bị suy yếu vì Brexit. Liệu Luân Đôn có thể tìm cách củng cố hợp tác với Hoa Kỳ gây thiệt hại cho Châu lục hay không mà tác động có thể đến từ những hợp tác công nghiệp ?
Syria : Kẻ được, người thua
Diễn biến chiến sự tại Syria tiếp tục chiếm lĩnh mục Quốc tế các trang báo Pháp. "Washington thông báo một lệnh ngưng bắn 5 ngày", tựa của Les Echos.
Phó tổng thống Mỹ, Mike Pence, với sự tháp tùng của ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 17/10 loan báo đã tìm được một thỏa thuận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch quân sự tại Syria. Theo đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạm ngưng cuộc tấn công trong vòng 120 giờ, tức khoảng 5 ngày, thời gian để các nhóm vũ trang Kurdistan rút lui. Đổi lại, tổng thống Mỹ sẵn sàng rút lại các biện phát trừng phạt nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Libération lưu ý, thỏa thuận này đạt được không phải do công của Mỹ. Chính "Matxcơva đã thúc đẩy Ankara phải hạ nhiệt trên địa bàn". Nhật báo thiên tả chua chát nhận định, trong ván cờ này, kẻ bị thua là người Kurdistan, một lần nữa nhìn thấy niềm hy vọng có một vùng lãnh thổ tan theo mây khói. Trong số người thua có cả phương Tây, đã làm tất cả những gì không nên làm (hay ít ra tránh làm tất cả những gì cần làm) ngay từ đầu tấn bi kịch.
Bên thắng cuộc là Recep Tayyip Erdogan – có được vùng đệm biên giới an toàn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ; rồi ông Bachar Al-Assad – người tiếp tục để Nga giật dây và sau cùng là Vladimir Putin, người sẽ có tất cả các lá chủ bài trong tay một khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Lại là Nga, kẻ thắng cuộc !
Tóm lại trong ván bài này, "Nga lại một lần nữa là kẻ thắng". Libération cho biết Nga đã có một chiến lược dài lâu tại Syria. Từ lâu, Matxcơva biết rằng tính khí thất thường của Donald Trump rất có lợi cho Nga, một khi thời cơ đến Nga chỉ cần cúi xuống "lượm quả" mà thôi. Giờ đây chỉ trong vài ngày, Matxcơva đã trong thế mạnh cả về mặt quân sự lẫn ngoại giao. Để có được thế cờ như ngày nay, Nga đã tính toán từng bước đi nhỏ nhất.
Một lãnh đạo phe nổi dậy Syria có tham gia đàm phán với Nga tại địa bàn kể lại với Libération chiến thuật của Nga như sau : "Người Nga không có một nước cờ duy nhất để có được một sự đầu hàng hay những dàn xếp an ninh. Họ tiến hành từng bước một, từng vùng một. Ở Aleppo, thành phố Ghouta hay Homs, chỉ sau các đợt oanh kích dữ dội phá hủy trường học, chợ và bệnh viện để bẻ gãy tinh thần người dân và đẩy họ gây áp lực đối với các chiến binh chống chế độ để đòi hưu chiến, thì Nga mới đề nghị thương thuyết. Thường họ chọn người đối thoại, dân sự hay quân nhân, trong số những nhân vật yếu thế nhất. Tất cả các cuộc đàm phán diễn ra trực tiếp với các nhà ngoại giao hay sĩ quan Nga mà không bao giờ không có sự hiện diện của đại diện Syria".
Vẫn theo lời của lãnh đạo phe nổi dậy trên, một khi đàm phán kết thúc, "quân đội Syria chẳng tiến hành một cuộc chiến nào trong những ngày qua để chiếm lại các vị trí ở phía bắc trước Thổ Nhĩ Kỳ. Họ chẳng còn sức đâu mà chiến đấu và chính một số dân quân tự vệ mang cờ Syria, do Nga huấn luyện đã chiến đấu tại những thành phố do người Kurdistan nhượng lại. Cuộc tái chinh phục được tường thuật và vinh danh nhờ vào các ống kính truyền hình Nga".
Nợ các doanh nghiệp : báo động đỏ
Trong lĩnh vực kinh tế, Le Monde trên trang nhất đề tựa lớn "Báo động thế giới về nợ của các doanh nghiệp".
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ của các doanh nghiệp không ngừng phồng to trên nhiều Châu lục. Các định chế tài chính quốc tế lớn bắt đầu lo ngại cho hiện tượng này. Trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư 16/10, đến lượt Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) gióng chuông báo động và lo lắng các nguy cơ mất khả năng chi trả trong trường hợp các hoạt động kinh tế bị trì trệ.
Theo các số liệu được công bố, trong quý I/2019, tổng nợ của các doanh nghiệp (trừ lĩnh vực tài chính) chiếm đến 91,4% tổng sản phẩm quốc nội GDP toàn cầu. Trong vòng có 20 năm, chỉ số nợ tăng 20 điểm, nợ các doanh nghiệp hiện cao hơn nợ của các chính phủ và hộ gia đình, theo như thẩm định của Viện Tài chính Quốc tế. Tình trạng này đáng lo nhất tại Châu Á. Còn tại Châu Âu, các ngân hàng nắm giữ một khối lượng nợ vay đáng ngờ rất lớn.
Minh Anh
Putin : Bậc thầy cuộc chơi ở Syria
Nhờ Mỹ rút quân, tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành "nhà trung gian chính" giữa chính quyền Damascus, đồng minh của Moskva với lực lượng Kurdistan, bị Washington bỏ rơi, và Ankara. Nhật báo Le Monde nhận định "Putin là ông chủ cuộc chơi duy nhất ở Syria" và củng cố chế độ độc tài Bachar al-Assad.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp của lãnh đạo khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập CIS tại Ashgabat (Turkmenistan) ngày 11/10/2019. Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin via Reuters
Giao tranh đẫm máu ở Manbij có thể sẽ không xảy ra, và đó là nhờ công của tổng thống Putin. Khi thăm Abu Dhabi ngày 15/10, ông Putin từng cảnh báo các trận đối đầu như vậy là điều "không chấp nhận được". Thổ Nhĩ Kỳ lùi bước, không tấn công Manbij, thành phố chiến lược do lực lượng Kurdistan Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG) kiểm soát, mà để cho lực lượng thân chính phủ Damascus tiến vào thành phố. Theo một bài viết khác của Le Monde, "Trước sức ép của Nga, Erdogan buộc phải cân bằng hành động".
Nga từng giúp quân đội chính phủ Syria chiếm lại Aleppo cách đây ba năm. Mất Aleppo, lực lượng chống Assad bắt đầu bị suy yếu. Mục tiêu thống nhất Syria dưới quyền của tổng thống Bachar al-Assad mà Nga theo đuổi từ năm 2015 đang dần thành hiện thực.
Sau Manbij, quân đội Syria đã chiếm lại nhiều khu vực ở đông bắc và sẽ nhanh chóng tiến vào Kobane, thành phố biểu tượng cho phong trào chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo của lực lượng Ả Rập-Kurdistan FDS, được YPG huấn luyện. Không được Mỹ yểm trợ, khu vực này sẽ nhanh chóng thất thủ. Đài RT của Nga hôm 15/10 không ngừng chiếu hình ảnh những đoàn xe dài của quân đội Syria nối đuôi nhau trên một con đường bên ngoài Kobane, trong khi những chiếc xe bọc thép Mỹ trên đường rút.
Le Monde trích nhận định của Samir Altaqi, một nhà phân tích người Syria : "Putin trở thành nhà trung gian số 1 của cuộc khủng hoảng vì Mỹ đã bỏ thực địa và vì ông Putin có các mức gây sức ép đối với tất cả các bên trong hồ sơ. Nếu muốn tránh một cuộc chiến toàn diện ở miền bắc Syria, thì phải thông qua chủ nhân điện Kremlin".
Mỹ rút quân còn là cơ hội trời cho, tốn rất ít đạn dược, để chế độ Bachar al-Assad thống nhất đất nước, sau 8 năm nội chiến. Thời cơ "gió đổi chiều" này sẽ không thể xảy ra nếu không được chính quyền Ankara vô tình tiếp tay. Tổng thống Nga âm thầm để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công gay gắt vào lực lượng Kurdistan, bị Ankara liệt vào hàng "khủng bố".
Bị Mỹ quay lưng, Đảng Đoàn Kết Dân Chủ PYD, nhánh chính trị của Nhà nước Kurdistan tự xưng, đã phải chấp nhận đàm phán với lãnh đạo cấp cao Nga tại căn cứ Hmeimim, trong khi mà cách đây 3 năm, họ từng từ chối do còn được Mỹ và liên quân quốc tế yểm trợ. Thỏa thuận đạt được phù hợp với một "kịch bản lý tưởng", theo ông Fiodor Loukianov, một nhà phân tích Nga thân chính quyền. Một lần nữa, Moskva thuyết phục người Kurdistan chịu nằm dưới sự bảo trợ của chính quyền Syria, đổi lại một vài cam kết.
Ông Alexandre Choumiline, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Trung Đông của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, nhận định : "Điều đáng chú ý, đó là ông Putin chiến thắng nhờ Recep Tayyip Erdogan mà không cần phải làm gì nhiều, và không gây bất hòa với những tác nhân khác".
Putin gây bất hòa nội bộ NATO
Tổng thống Nga còn thắng lợi trên một "mặt trận" khác : gây bất hòa trong nội bộ NATO. Washington chưa nguôi về vụ Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Quan hệ song phương sẽ còn xấu đi sau khi Nhà Trắng quyết định trừng phạt chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều nước Châu Âu đã quyết định cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định này có thể đẩy thêm Ankara vào vòng tay Nga.
Sự phản bội người Kurdistan của chính quyền Trump được kênh truyền hình hàng đầu của Nga nêu làm ví dụ cho Ba Lan vào tối 13/10: "Nhìn vào cách Hoa Kỳ phản bội người Kurdistan, Ba Lan có đủ lý do để lo lắng…".
Putin : Một mình trên mặt trận đầy thách thức
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sang Moskva bàn với chủ nhân điện Kremlin những thách thức tiếp theo. Hai bên đang cần nhau để thực hiện mục tiêu riêng. Ông Erdogan muốn đưa 3,5 triệu di dân Syria về "vùng an toàn" ở phía bắc Syria. Tổng thống Nga còn cần đến Thổ Nhĩ Kỳ để giúp quân đội Syria chiếm lại Idlib, thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy.
Ngoài ra, miền đông-bắc Syria sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác : các thanh toán lẫn nhau giữa người Kurdistan và các bộ lạc Ả Rập, các vụ giao tranh giữa lực lượng Kurdistan YPG và quân đội chính phủ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo có thể hồi sinh do nhiều thành viên Daesh đã trốn thoát.
Nhà phân tích người Syria Samir Altaqi cảnh báo : "Ông Putin sẽ phải học cách bơi trong trong bãi sình lầy, có thể sẽ biến thành một hố đen". Nhưng đây không phải là mối bận tâm lớn của chủ nhân điện Kremlin. Điều ông muốn, đó là hất cẳng phương Tây và đồng minh khỏi Syria, lập lại trật tự tại Syria thông qua tiến trình đàm phán Astana, do Nga khởi xướng, thay thế vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Hồng Kông : Bắc Kinh lên án "âm mưu" của Mỹ
Hai lần cố đọc bài diễn văn hàng năm nhưng không thành, trưởng đặc khu Hồng Kông đành thu hình và chiếu trên tivi, qua đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tin rằng "Hồng Kông sẽ có khả năng vượt qua cơn bão và tiến lên phía trước". Sự kiện này được các nhật báo Pháp quan tâm đưa tin.
"Tại Hồng Kông : Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) bị la ó ở Nghị Viện" là hàng tựa của Libération. Trong bài "Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị hạ nhục trước Nghị Viện Hồng Kông", nhật báo Le Monde đánh giá đây là "thất bại lần thứ n của trưởng đặc khu hành chính".
Nhưng trước đó, chính quyền Hồng Kông chịu một cú giáng khác, từ Hạ viện Mỹ, khi toàn bộ dân biểu nhất trí thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ ở Hồng Kông, vẫn được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu hàng năm để duy trì quy chế kinh tế đặc biệt.
Giận dữ, "Bắc Kinh lên án âm mưu chính trị" của Mỹ, theo nhật báo Le Figaro. Dự luật của Mỹ quy định điều kiện về quyền dân sự để Hồng Kông tiếp tục được hưởng những ưu tiên ; sẽ trừng phạt mọi thành phần phải chịu trách nhiệm bác bỏ các "quyền tự do cơ bản" ở đặc khu ; cấm xuất khẩu thiết bị chống bạo động có thể bị sử dụng chống người biểu tình vì dân chủ.
Đạo luật vừa được Hạ viện Mỹ thông qua "là một cú tát cho mối quan hệ Mỹ-Trung". Rõ ràng các dân biểu Mỹ đã phớt lờ lời cảnh cáo ngầm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến công du Nepal ngày 13/10, ông tuyên bố sẽ "nghiền nát mọi ý đồ ly khai… Mọi thế lực bên ngoài ủng hộ các âm mưu chia cắt Trung Quốc đều đang nuôi ảo tưởng".
Đạo luật trên sẽ còn phải được đưa ra thảo luận ở Thượng viện, nhưng có thể sẽ được đa số thượng nghị sĩ thông qua. Quốc hội lưỡng viện Mỹ sẽ gây sức ép để tổng thống Trump ban hành do ông có quyền phủ quyết. Hiện tại chủ nhân Nhà Trắng sử dụng lá bài Hồng Kông một cách thận trọng do sợ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quan ngại Luật Nhân quyền và Dân chủ ở Hồng Kông có thể gây phản tác dụng. Nếu làm căng quá, Bắc Kinh sẽ biến mong ước thầm kín từ lâu thành hiện thực : đó là chấm dứt quy chế tự trị của Hồng Kông, mà theo thỏa thuận với Anh, còn có hiệu lực đến năm 2047.
Trưởng đặc khu Hồng Kông hứa nhiều biện pháp giải quyết khủng hoảng
Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến việc "Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hứa tiến hành nhiều biện pháp để giải quyết xung đột". Trong khi người biểu tình yêu cầu cải cách dân chủ, thì trưởng đặc khu chỉ nhấn mạnh đến các biện pháp kinh tế và xã hội.
Một trong những biện pháp được đưa ra là xây thêm 10.000 căn hộ trong vòng 3 năm, vì theo bà, "nhà ở là vấn đề khó khăn nhất mà xã hội Hồng Kông phải đối mặt", nới lỏng các quy định về vay tiền mua nhà cho những người lần đầu mua, thêm trợ giúp cho sinh viên hoặc tăng trợ cấp cho các gia đình có thu nhập thấp… Không đưa ra bất kỳ nhân nhượng nào về mặt chính trị, trưởng đặc khu chỉ tái khẳng định quy chế "một nước, hai chế độ".
Brexit : Luân Đôn và Bruxelles đối mặt với Lịch sử
Hồ sơ Brexit được đưa ra thảo luận tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu diễn ra từ ngày 17/10/2019. Tất cả các nhật báo Pháp đều nêu lên khả năng Luân Đôn và Bruxelles đạt được một thỏa thuận.
Nhật báo Le Monde, ra từ chiều 16/10, trích phát biểu của bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire, theo đó "có tia hy vọng đạt được một thỏa thuận về Brexit". Cả Le Figaro và Les Echos nhắc đến "hy vọng về một thỏa thuận Brexit với Luân Đôn" từ phía Liên Hiệp Châu Âu.
Xã luận của La Croix cho rằng Bruxelles đang tìm cách dung hòa hai mục tiêu trái ngược nhau : vừa thiết lập kiểm soát chặt chẽ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc ; vừa tránh tái lập đường biên giới thật giữa Cộng Hòa Ireland (thành viên Liên Hiệp Châu Âu) và vùng Bắc Ireland của Anh.
Thực vậy, Liên Hiệp Châu Âu, một mặt, phải bảo vệ hiệu quả của thị trường chung : sẽ không có tự do trao đổi hay tự do đi lại trong khối nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở đường biên giới ngoài của Liên Hiệp Châu Âu. Mặt khác, các nước Liên Hiệp Châu Âu lại tỏ ra liên đới với Ireland để tránh tái diễn cuộc xung đột giữa hai miền. Nhưng nếu đạt được thỏa thuận, việc kiểm soát đường biên giới Liên Hiệp Châu Âu sẽ trở nên vô tác dụng giữa miền bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland ở phía nam.
La Croix cho rằng nếu Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc đạt được thỏa thuận thì đó sẽ là một "thỏa thuận tế nhị".
Pháp có nhiều người nghèo hơn
Ngoài vấn đề cải cách hưu trí, được đăng trên trang nhất của Les Echos ; luật đạo đức sinh học được thông qua ở Hạ viện trên báo Le Monde, vấn đề hồi giáo và khủng bố trên Le Figaro, một chủ đề thời sự Pháp khác được quan tâm, đó số lượng người nghèo tại Pháp gia tăng.
Les Echos trích nghiên cứu của Viện thống kê Insee công bố ngày 16/10, khoảng 9,3 triệu người Pháp, chiếm 14,7% dân số (tăng thêm 0,6% so với năm 2017), sống dưới ngưỡng nghèo, được quy định là 1.050 euro/tháng đối với người sống một mình, không con cái.
Nguyên nhân được cho là cách tính mới về trợ cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các khu nhà xã hội : trợ cấp ít hơn (giảm khoảng 30 euro/tháng) nhưng giá thuê nhà không đổi.
Thu Hằng
Kinh tế Trung Quốc : Mọi chỉ số đều đỏ
Donald Trump và Erdogan dọn cỗ cho Vladimir Putin, Paris khẩn cấp đối phó với khủng bố, IMF báo động kinh tế toàn cầu suy yếu, chỉ số kinh tế Trung Quốc gây thất vọng là những chủ đề lớn trên báo Pháp ngày 16/10/2019.
Ảnh minh họa : Cảng Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ảnh chụp ngày 4/7/2019. Reuters
Tình hình nóng bỏng tại miền bắc Syria, hệ quả của quyết định bị xem là "sai lầm chiến lược" của Donald Trump vẫn là chủ đề quốc tế lớn. Lợi dụng Mỹ rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào miền bắc Syria. Cả hai hành động này đều thiếu chín chắn.
Le Monde tỏ ra nghiêm khắc với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và thất vọng về Donald Trump : "Bị cô lập trên trường quốc tế, Ankara dường như chọn con đường đưa cả nước vào đổ vỡ với hệ quả kinh tế không thể phục hồi". "Donald Trump đổi giọng, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn khẳng định rút quân". Không tốn mực cho xung khắc Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, nhật báo La Croix và Le Figaro lo lắng cho an ninh nước Pháp trước nguy cơ khủng bố Daesh hồi sinh. "Nước Pháp bắt buộc phải xem lại các căn cứ ở Syria sau khi Mỹ rút đi", tựa của nhật báo công giáo.
Nguy cơ khủng bố hành động tại lãnh thổ Pháp đã được thủ tướng xác nhận với Quốc hội trong khi ngoại trưởng Pháp bay sang Trung Đông tham khảo với Iraq. Les Echos một mặt lên án Donald Trump bỏ rơi đồng minh, một mặt lo ngại cho quân đội Pháp không kịp chuẩn bị đối phó với tình huống bất ngờ, không bảo vệ được đồng minh người Kurdistan ở Syria và rủi ro nằm trong tầm hỏa lực của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhật báo thiên hữu Le Figaro cũng không giấu bất bình về chính sách tiền hậu bất nhất của chủ nhân Nhà Trắng : Bị đảng Cộng hòa công kích, Donald Trump vội trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Về địa chiến lược, hành động thiếu suy nghĩ của hai nhà lãnh đạo thích phô trương này đã tạo cơ hội tốt cho Nga củng cố thế thượng phong.
Ngư ông Vladimir Putin
Le Figaro, trong bài Moskva trở thành tâm điểm của bàn cờ Thổ Nhĩ Kỳ - Syria khẳng định : "trong khi Donald Trump đe dọa Erdogan, ngư ông trong cuộc đấu nghêu sò này là Vladimir Putin".
Không đầy một tuần lễ sau khi Ankara mở chiến dịch tấn công lực lượng FDS ở Syria, nước Nga của Putin là phe hưởng lợi. Hình ảnh mang tính biểu tượng hôm thứ Ba là một phóng viên Nga đến tận Mabij để thu hình một căn cứ Mỹ bị bỏ trống sau khi Donald Trump ra lệnh rút quân.
Năm năm sau khi đưa quân vào Syria hỗ trợ cho quân đội Damascus, đang bị thất thế, nới vòng vây, Moskva vừa ghi dấu một chiến thắng mới : "Củng cố vị thế của đồng minh Bachar al-Assad và gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông".
Chiến lược này của Putin không phải là không có rủi ro. Putin đã nhiều lần, và mới đây đã cảnh báo nguy cơ khủng bố hồi sinh nếu hàng ngàn chiến binh Daesh trốn khỏi nhà tù. Nga cũng lo ngại xảy ra xung đột trực tiếp giữa quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, xác xuất chiến tranh rất thấp bởi vì Ankara dường như không có ý định chiếm đất. Dù vậy, theo Le Figaro, các chuyên gia Nga như Alexei Malachenko không loại trừ kịch bản "đụng độ lớn" và trong kịch bản này, thái độ của quân Nga ra sao ?
Có lẽ Moskva cũng đã trù liệu tình huống xấu nhất cho nên đặc sứ của tổng thống Putin về hồ sơ Syria, Alexander Lavrentiev cho biết "quân cảnh của Nga sẽ tuần tra chung dọc theo đường tiếp cận giữa hai quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ". Nói cách khác, thông điệp của Kremlin là đóng vai "trung gian mang lại hòa bình" không bỏ rơi người Kurdistan như Donald Trump. Một hành động cụ thể của Nga là tổ chức cho đại diện của FDS và Damascus gặp nhau tại căn cứ quân sự Hmeimim hồi tuần trước, sau khi Donald Trump ra lệnh triệt thoái quân Mỹ. Moskva cũng xác nhận là vào ngày 29/10 này sẽ diễn ra cuộc họp đầu tiên của "hội đồng Hiến pháp", bước đầu để thúc đẩy tiến trình hòa giải chính trị tại Syria.
Cũng về hồ sơ này, Libération nhìn khác các đồng nghiệp. Nhật báo thiên tả dành cho nhà phân tích Baram Balci một bài phỏng vấn. Vị giáo sư chính trị, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ ở đại học Grenoble đưa ra hai nhận định : "Thứ nhất, tổng thống Ergogan đạt được mục tiêu là thách thức Mỹ và đánh người Kurdistan mà lẽ ra là do Mỹ che chở. Thứ hai, Erdogan chứng minh Châu Âu bất lực bảo vệ đồng minh trong cuộc chiến chống Daesh".
Tại sao Tây phương lép vế ? Câu trả lời của giáo sư Baram Balci là "tại vì Tây phương tính lầm ngay từ đầu. Kéo người Kurdistan làm đồng minh quân sự" chống khủng bố mà không xem họ là "đồng minh chính trị". Cuối cùng, Bachar al-Assad thủ lợi.
Báo cáo mới của IMF về kinh tế toàn cầu : Trung Quốc báo động
Trong lúc Trung Đông bốc lửa thì kinh tế toàn cầu cũng rực đỏ, nhưng theo chiều xuống dốc. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhiều lần báo động và lần này tình hình có vẻ nguy kịch hơn vì liên quan đến tất cả các khu vực. Ngay tại Trung Quốc, mọi chỉ số đều đỏ.
Công nghệ chế biến, lạm phát, địa ốc, sản xuất xe hơi , tất cả chỉ số kinh tế của Trung Quốc đều "đỏ". Số liệu công bố hôm thứ Ba còn tệ hại hơn, vật giá leo thang kỷ lục tính từ 6 năm qua, một phần là do thịt heo khan hiếm. Xuất khẩu cũng giảm mạnh. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhìn nhận là rất khó có thể đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu 6% trong năm nay. Tăng trưởng "tuột dốc" cũng là nhận định của chuyên gia kinh tế Raymond Yeong, ngân hàng ANZ, Hồng Kông.
Nguyên do là Trung Quốc buộc phải đi dây giữa hai sức ép. Một bên là chương trình tái cấu trúc kinh tế, thanh lọc nợ ngân hàng và cải cách hệ thống tài chính và bên kia là chiến tranh thương mại với Mỹ.
Thế mà thương chiến từ nay không còn giới hạn trong lãnh vực thương mại mà mở rộng đến chiến lược tranh giành ảnh hưởng, cho nên sẽ kéo dài chưa biết bao giờ ngưng. Cái được gọi là "mini thỏa hiệp" hồi cuối tuần qua, và chưa được ký, chỉ có tác động "rất thấp" đối với kinh tế Trung Quốc, nhiều lắm là 0,1% nếu thực sự được áp dụng. Đã vậy, Hoa Kỳ vẫn không cam kết bỏ áp thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đã ban hành.
Trong bối cảnh này, chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi. Chính phủ không muốn mở hầu bao tung tiền kích thích kinh tế. Ngân Hàng Trung Ương vẫn từ chối giảm lãi suất chỉ đạo hỗ trợ đầu tư và tiêu dùng.
Học tập hay học Tập ?
Đảng cộng sản Trung Quốc vừa tung ra một ứng dụng học tập yêu nước theo tư tưởng Tập Cận Bình. Chiếc bẫy để theo dõi tư tưởng người sử dụng.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde có hai bài về chính trị. Bài thứ nhất, nhân chuyến công du Ấn Độ của chủ tịch Tập Cận Bình, nhật báo độc lập so sánh "các cuộc khủng hoảng nội bộ" của hai anh khổng lồ Châu Á. New Delhi có gánh nặng Kashmir, còn Bắc Kinh thì có hai khúc xương là Tân Cương và Hồng Kông.
Bài thứ hai về thủ đoạn tuyên truyền theo dõi công dân của Trung Quốc. Le Monde nói đến ứng dụng trên điện thoại di động có tên là "Học Tập cường quốc". Học tập có nghĩa thông thường mà còn mang nghĩa "học tư tưởng của Tập chủ tịch".
Ứng dụng này là một công cụ để trắc nghiệm kiến thức, giải trí vui đùa nhưng thật sự là một phương tiện kiểm soát công dân. Tháng 9 vừa qua, cơ quan tuyên huấn của Đảng cộng sản Trung Quốc khuyến cáo các nhà báo phải qua trắc nghiệm mỗi năm để được tái cấp thẻ hành nghề.
Thật ra, ứng dụng này là công cụ để chế độ tuyên truyền, giải thích lịch sử theo quan điểm chính thống, với những câu trắc nghiệm có lời đáp soạn sẵn theo đường lối của Đảng.
Nguy hiểm hơn nữa là qua ứng dụng đó, an ninh có thể biết đươc tư tưởng, quan điểm của người sử dụng.
Tú Anh
"Ấn số Nga" trong cuộc can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria
Khủng hoảng Syria trở lại tâm điểm thời sự quốc tế hàng đầu. Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp miền bắc Syria, Damascus dàn quân tiếp chiến : NATO bối rối, Nga ngấm ngầm điều khiển cuộc chơi. Nguy cơ Hồi giáo cực đoan trỗi dậy tăng vọt sau cuộc can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhiều tù binh Daesh và thân nhân tẩu thoát. Đây là vấn đề được báo chí Pháp theo dõi sát.
Can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ chống người Kurdistan, đông bắc Syria, tháng 10/2019. Vùng đất màu tím do lực lượng Ả Rập - Kurdistan kiểm soát. Copy d'ecran : La Croix
Quân Thổ Nhĩ Kỳ và quân Damascus có nguy cơ chạm trán tại miền bắc Syria hay không ? Nga đóng vai trò nào trong cuộc đối đầu này ?
La Croix có bài phân tích đáng chú ý, mang tựa đề : "Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu : Nga làm trọng tài". Trước hỏa lực và số lượng áp đảo của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sau vài ngày chống trả, hôm Chủ Nhật vừa qua, lực lượng kháng chiến Kurdistan đã buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ của chính quyền độc tài Bachar al-Assad, với một thỏa thuận được nhiều người đánh giá là "đau đớn", bởi phía Kurdistan ắt hẳn phải chấp nhận đánh đổi nhiều quyền tự trị mà họ đã giành được bằng xương máu, trong những năm chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo vừa qua. Người Kurdistan hy vọng với việc Damascus tham chiến, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đẩy về phía bên kia biên giới. Xung đột tại miền đông bắc sẽ đi về đâu ?
Xung đột miền đông bắc Syria đi về đâu ?
Theo một số chuyên gia, cuộc đọ sức trực tiếp Damascus – Ankara khó xảy ra, hoặc nếu có xảy ra cũng ở quy mô hạn chế. Nhà chính trị học Jana Jabbour, giáo sư Viện Chính trị học Paris (IEP) (chuyên gia về chính sách ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ), giải thích lý do : "chế độ Syria đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ, và đụng độ vũ trang với Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ khiến Damascus bị mất đất". Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara không có phương tiện kinh tế cho một cuộc đối đầu quân sự và chiếm đóng lâu dài lãnh thổ Syria. Mục tiêu của Ankara là "tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất" chủ lực quân của người Kurdistan, rồi sớm rút quân để không ảnh hưởng đến quan hệ với Iran và Nga.
Trong bối cảnh hiện nay, Nga nắm trong tay "mọi lợi thế". Theo ông Kirill Semenov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo ở Moskva, thì ngay từ tháng 8/2019, tổng thống Nga đã chấp nhận nguyên tắc lập vùng đệm dọc biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, theo đòi hỏi của Ankara. Cho dù Moskva không trực tiếp thể hiện đồng tình với chiến dịch quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại miền đông bắc Syria, Nga rõ ràng đã bật đèn xanh, với việc ngừng tấn công Idlib, thành trì cuối cùng của lực lượng nội dậy chống Damascus, được Ankara hậu thuẫn. Việc Nga ngừng đánh tại miền tây bắc Syria cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tập trung toàn lực vào miền đông bắc Syria.
Nga dàn xếp "lằn ranh đỏ" giữa Syria – Damascus ?
Cho đến nay, Nga đứng ở vị trí trung tâm của xung đột Syria. Moskva "có thể đối thoại với tất cả các bên đối địch". Một mặt, ủng hộ Damascus về quân sự và chính trị, mặt khác tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt với hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400. Nga cũng được coi là có quan hệ hữu nghị với người Kurdistan. Nga không phản đối đòi hỏi tự trị của người Kurdistan. Theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo ở Moskva, thì Nga ủng hộ việc người Kurdistan kêu gọi quân đội Damascus giúp chống Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đối với Moskva, "nguy cơ chính là các chiến dịch của hai phe Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá lằn ranh đỏ, đã được thảo luận từ trước".
Le Figaro hôm nay tập trung một phần lớn số báo để làm rõ cuộc xung đột tại miền đông bắc, bùng phát với can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó vai trò đặc biệt của Nga. Bài "Một thế trận mới có lợi cho Damascus" của Le Figaro, dẫn lời một nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc, phụ trách hồ sơ Syria, cho hay : Moskva đang nỗ lực trong hậu trường để Ankara và Damascus "đàm phán trực tiếp". Nga có thể chấp nhận sự hiện diện tạm thời của Thổ Nhĩ Kỳ tại dải đất giữa hai thành phố Tall Abyad và Ras al-Ain (chừng 120 km) dọc theo biên giới. Theo nhà ngoại giao này, đối với Moskva, Syria chỉ có thể lấy lại toàn bộ lãnh thổ với điều kiện là "bảo đảm được an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới với Syria".
Người Kurdistan bị đánh : Nguy cơ thánh chiến trỗi dậy, độc tài thắng thế
Xã luận của Le Figaro, với tựa đề "Trong bẫy", dự đoán bên thua thiệt nặng nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay là người Kurdistan, bởi nhà độc tài al-Assad đã bảo đảm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là sẽ đánh đổi việc Ankara ngừng tiến quân, bằng cách dập tắt khát vọng tự trị của người Kurdistan.
Le Figaro nhìn nhận cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra tại đông bắc Syria như đỉnh điểm của một cuộc chiến tranh, đã kéo dài 9 năm, với khoảng 500.000 người chết, 2 triệu người bị thương, 6 triệu người phải lánh nạn. Sau 4 năm can thiệp, Nga đã cứu thoát chế độ Damascus và trở thành cường quốc bảo trợ duy nhất tại khu vực, "đủ sức ngăn chặn các tham vọng bành trướng của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ".
Về phần mình, sau khi chính quyền Trump rút, nước Pháp cũng buộc phải nhanh chóng đưa 400 binh sĩ đặc nhiệm về nước, để bảo toàn lực lượng. Hai nguy cơ lớn đối với Pháp, mà Le Figaro chỉ ra là "sẽ có nhiều máu đổ, khi các thành phần thánh chiến Hồi giáo tẩu thoát, nhân cuộc can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ" và nhà độc tài Assad lợi dụng nhu cầu chống thánh chiến mới, để "tìm lại sự thừa nhận quốc tế".
"Cuộc tháo chạy trong rối loạn" của nước Mỹ, tổng thống Trump dửng dưng
Về vai trò của chính quyền Mỹ, Le Monde có bài phân tích mang tựa đề "Cuộc tháo chạy trong rối loạn của ông Trump và nước Mỹ". Về mặt hình thức, áp lực của cuộc tấn công Thổ Nhĩ Kỳ buộc tổng thống Trump tuyên bố rút gần như toàn bộ lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Tuyên bố được bộ trưởng quốc phòng đưa ra vào lúc ông Trump đang trên đường đến câu lạc bộ chơi golf tại Virginia.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ nhận định dửng dưng : "Người Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh nhau từ nhiều năm. Thổ Nhĩ Kỳ coi đảng PKK có liên hệ với người Kurdistan Syria là những kẻ khủng bố nguy hiểm nhất. Một số lực lượng khác muốn can thiệp để ủng hộ bên này hoặc bên kia. Hãy để mặc họ đánh nhau ! Chúng ta sẽ theo dõi sát tình hình…".
Trên thực tế, việc Hoa Kỳ rút quân khỏi đông bắc Syria làm Washington mất đi một lợi thế cuối cùng, khiến cho tiếng nói của Mỹ còn có một trọng lượng nhất định trong khủng hoảng Syria. Cựu chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker, đảng Cộng hòa, lên án quyết định của ông Trump là "một sai lầm chiến lược" và "làm suy yếu thêm" vị thế đại cường của Mỹ. Theo ông Brett McGurk, cựu đặc phái viên của tổng thống Mỹ trong liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, thảm họa đang diễn ra tại Syria đã có thể hình dung trước được, vào thời điểm Donald Trump thông báo sẽ rút quân.
Le Monde cũng chỉ ra chính sách cực kỳ mâu thuẫn của tổng thống Mỹ tại Trung Cận Đông : cùng lúc với việc rút quân khỏi Syria, ông Trump lại đưa quân tăng viện tại Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ giải thích lý do, đơn giản vì Saudi Arabia mua hàng trăm tỉ đô la hàng hóa Mỹ.
NATO và Liên Âu : Quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ tan vỡ ?
Theo Le Figaro, can thiệp quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trong những ngày gần đây có thể khiến quan hệ giữa Ankara, thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ứng cử viên vào khối Liên Hiệp Châu Âu, có nguy cơ tan vỡ. Cho dù, trong hiện tại, đây là kịch bản rất khó xảy ra (bởi hai bên phụ thuộc rất nhiều vào nhau), nhưng nhiều nhà ngoại giao và chính trị gia đã công khai đặt ra vấn đề này.
Theo nhà chính trị học Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ nghiên cứu Chiến lược (Fondation pour la recherche stratégique - FRS), các nước Châu Âu đang bị "mắc bẫy". Hồi tuần trước, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công khai đe dọa, mở cửa biên giới, để 3,6 triệu người tị nạn Syria tràn sang Châu Âu, nếu bị Châu Âu gây áp lực. Nhà chính trị học Bruno Tertrais nhấn mạnh là, cho dù đúng là Liên Âu đã mắc bẫy khi đạt một thỏa thuận người tị nạn với Ankara, nhưng cũng cần cho Thổ Nhĩ Kỳ thấy lằn ranh đỏ và khả năng trả đũa của Châu Âu.
"Phá hủy thành quả 5 năm chống Daesh"
Đặt lại vấn đề quan hệ giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đề xuất gián tiếp của ngoại trưởng Pháp. Le Figaro có bài phỏng vấn ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, với tựa đề "Chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria phá hủy thành quả 5 năm chống Daesh". Theo ngoại trưởng Pháp, cuộc can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ đặt nước Pháp, Châu Âu và Trung Đông trước tình thế nghiêm trọng, khi Ankara, một thành viên trong liên minh quốc tế chống thánh chiến (gồm khoảng 80 nước) đem quân đánh lại chính một lực lượng tham gia liên quân (người Kurdistan – Syria).
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là làm sao để Thổ Nhĩ Kỳ ngừng chiến dịch. Liên minh quốc tế chống Daesh phải họp khẩn để làm sáng tỏ lập trường của các bên. Ông Jean-Yves Le Drian nói thêm là chính sách triệt thoái của tổng thống Trump, bị coi là bật đèn xanh cho can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ, đang bị "tranh luận dữ dội" tại Washington.
Chống Hồi giáo cực đoan : Hai xu hướng trong chính phủ
Về phản ứng trong chính giới Pháp trước nguy cơ Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, mục "Mỗi ngày một sự kiện chính trị" của nhật báo Les Echos ghi nhận, trong nội bộ chính phủ đang hình thành hai quan điểm trái ngược nhau, vượt qua đối lập tả hữu truyền thống, trong những ngày gần đây.
Đối tượng tranh luận là "định chế thế tục" (laicité), vốn được coi là nguyên tắc nền tảng của chế độ Cộng hòa Pháp, được xác lập từ năm 1905, với bộ luật phân ly Chính trị với Tôn giáo nổi tiếng. Trong cuộc chiến chống "con quái vật Hồi giáo cực đoan biến hóa vô cùng", bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer, bộ trưởng Tài chính công Gérald Darmanin, là các đại biểu cho xu hướng cứng rắn, muốn điều chỉnh lại định chế này để ngăn chặn ảnh hưởng của Hồi giáo cực đoan, với các giải pháp như thực thi giáo dục bắt buộc đối với trẻ em gái (để tránh cho các em nhỏ bị Hồi giáo cực đoan nhồi sọ), hay cấm dân biểu mang các biểu tượng tôn giáo … Về phía quan điểm duy trì nguyên trạng định chế tục hơn trăm năm tuổi này, có thủ tướng, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner và nhiều bộ trưởng khác.
Trọng Thành
Có thật là Donald Trump cùng đường ?
Liệu Donald Trump có cơ may thoát hiểm truất phế ? Hậu quả của quyết định phản bội người Kurdistan ? Cấm đeo mặt nạ biểu tình ở Hồng Kông là biện pháp tốt hay tồi ? Phải chăng nhà nước Pháp đã bị Hồi giáo cực đoan vô hiệu hóa ? Vì sao dân Iraq xuống đường bất chấp súng đạn ? Phụ nữ Afghanistan thề không để Taliban cướp đoạt tự do. Bộ phim Jocker có lợi hay làm hại xã hội ? Trên đây là những vấn đề thế giới được các tuần báo đề cập đến.
Bức hí họa một người có mái tóc vàng, hai tay đưa lên hình chữ V trong tư thế thách thức, miệng tuyên bố : "Tôi là kẻ lừa đảo"
I am a crook !
Trên trang nhất, với bức hí họa một người có mái tóc vàng, hai tay đưa lên hình chữ V trong tư thế thách thức, miệng tuyên bố : "Tôi là kẻ lừa đảo", tuần báo Courrier International đánh dấu hỏi lớn : Liệu Donald Trump đã đến đường cùng ?
Trong bài xã luận, tuần báo Pháp Courrier International điểm qua bản lĩnh lợi hại của tổng thống thứ 45 của Mỹ. Với Donald Trump lúc nào cũng thế : vô phép tắc, "sớm nắng chiều mưa", to mồm áp đảo tinh thần, thậm chí dọa bắn vào chân di dân.
Nhưng trước 2016, truyền thông Mỹ không tinh tế nhìn ra Donald Trump là con ngựa phải về đầu, không nhận ra tiếng nói phẫn nộ của đại đa số quần chúng bình dân. Khi Donald Trump thắng rồi, thì cũng báo chí Mỹ, sau khi đánh giá thấp Donald Trump, tường thuật nhất cử nhất động của chủ nhân mới tại Nhà Trắng. Donald Trump sử dụng ngay lá bài này, mỗi thông điệp, mỗi tuyên bố sẽ được loan truyền ngay. Thế là Donald Trump liên tục đưa ra những lời khiêu khích và nói trước sửa sau. Gần đây nhất là sau khi hứa với Erdogan sẽ rút khỏi miền bắc Syria, Donald Trump đe dọa "phá nát" nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara đánh người Kurdistan.
Cho đến nay, Trump luôn luôn thoát hiểm
Nhưng liệu ông có thoát được chiếc bẫy sập "Impeachment" đang chờ hay không sau khi tai tiếng gây áp lực với tổng thống Ukraine bị tiết lộ ? Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, thủ tục truất phế được khởi động vì có liên quan đến chính sách đối ngoại. Donald Trump là kẻ phản quốc ?
Thế nhưng, giới báo chí Mỹ đều dự báo Donald Trump sẽ thoát nạn. Theo tờ The Atlantic, tổng thống Donald Trump có biệt tài biến mình thành nạn nhân oan ức. Ông đang kêu gào là bị hàng loạt kẻ nội thù, từ CIA, FBI cho đến các cơ quan nhà nước, chụp mũ. Một trong những chiêu thức phản công đánh vào tâm lý cử tri là đoạn băng video : "Trong khi đảng Dân chủ tìm cách đánh Trump thì Trump tranh đấu cho quý vị".
Một câu hỏi then chốt là liệu nước Mỹ có rơi vào nội chiến ? Boston Globe lo ngại Donald Trump, với những tuyên bố khiêu khích, sẽ huy động cử tri "da trắng thượng đẳng" phản đối bằng bạo lực nếu thần tượng của họ bị truất phế. Trái lại, The Washington Post không tin là sẽ xảy ra nội chiến bởi hai lý do : thứ nhất, đời sống quá tiện nghi, không ai muốn tái diễn chiến tranh nam - bắc, và thứ hai, số phận của Donald Trump sẽ được định đoạt qua bầu cử 2020. Về điểm này, tuần báo Pháp L’Express nhận định : chiến tranh toàn diện đã được loan báo, bầu cử 2020 sẽ là trận đánh "đẫm máu". Đồng nghiệp thiên tả L’Obs dè dặt hơn : Nếu đảng bảo thủ tiếp tục ủng hộ Trump và nếu kinh tế vẫn tốt đẹp thì biết đâu sẽ tái đắc cử.
Nhượng bộ Erdogan là sai lầm
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tràn qua biên giới Syria để tấn công lực lượng Kurdistan-Syria, đồng minh của Mỹ và Tây phương trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, sau khi Donald Trump tuyên bố rút quân. Các phản ứng trái ngược nhau tại Washington sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào ?
Bức minh họa của New York Times mà Courrier International chọn đăng nói lên tình hình ở phía bắc Syria. Trong sân giác đấu, dũng sĩ Kurdistan đâm trúng con rồng lửa Daesh, nhưng chưa giết chết thì sau lưng đã có con sư tử xuất hiện. Trên đài cao, Cesar Donald Trump bình thản thắt lại chiếc cà-vạt. Tuy nhiên, quyết định của Donald Trump bỏ rơi đồng minh đã bị chống đối, trước tiên là ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa và… Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ khẩn cấp tuyên bố : không rút lực lượng đặc biệt. Quốc hội Mỹ, gồm hai đảng, đe dọa trừng phạt Ankara.
Nói cách khác, quyết định của Donald Trump nhượng bộ tham vọng của Erdogan, và bỏ đồng minh, trong khi đối tượng chính là Deash chưa diệt xong, sẽ dẫn đến một hệ quả nghịch lý là đưa Hoa Kỳ vào một cuộc đụng độ với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nước, Donald Trump sẽ xung đột với Quốc hội lẫn bộ Quốc phòng. New York Times dự báo là Donald Trump sẽ xét lại một phần hoặc toàn bộ quyết định. Nhưng từ nay có một đồng minh nào còn xem Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy ? Và có một kẻ thù nào còn xem Mỹ là một đối thủ lợi hại và kiên quyết ?
Hồng Kông : Luật khẩn cấp phản tác dụng
Hồng Kông ban hành một đạo luật khẩn cấp để đối phó với phong trào phản kháng kéo dài từ tháng Sáu đến nay là sáng kiến tốt hay tồi ? Thêm hai ngày cuối tuần bạo lực, báo chí Hồng Kông đồng thanh khẳng định là "vô ích".
Một đạo luật của thực dân Anh đem ra áp dụng để chống nhân dân chỉ gây hậu quả xấu hơn là kết quả tốt. Đó là phán xét của báo chí Hồng Kông về đạo luật cấm người biếu tình đeo mặt nạ để dễ đàn áp mà chính quyền thân Bắc Kinh "kích hoạt" trở lại vào ngày 05/10/2019.
Trước đó một ngày, báo kinh tế Shunpo đã cảnh báo trong bài xã luận : "Phản tác dụng". Bởi vì từ thái độ bất động suốt bốn tháng, chính quyền mới bước sang hành động mà "không suy tính đến những tác động độc hại của quyết định". Chính quyền Hồng Kông không thấy là tại Pháp, chính phủ Macron ban hành luật "chống biểu tình đập phá và cấm đeo mặt nạ" nhưng đó là vào thời điểm "biểu tình bạo lực đã giảm". Từ đó đến nay, phong trào Áo Vàng "chống chính phủ vẫn tiếp diễn".
South China Morning Post chỉ ra sự "vô tài" của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga : ra luật mà không thi hành được lại còn làm cho mọi người phẫn nộ thêm.
Apple Daily, nhật báo đối lập duy nhất còn tồn tại, thẳng thừng lên án tư pháp Hồng Kông không ngăn chặn được chính quyền Hồng Kông phục hồi đạo luật về tình trạng khẩn cấp thời thực dân. Mục tiêu của Lâm Trịnh Nguyệt Nga là "muốn làm thay đổi trong nháy mắt hệ thống chính trị và kinh tế Hồng Kông", lạm dụng luật cũ để đặt Hồng Kông vào "chế độ cảnh sát trị".
Nhà nước Pháp bị Hồi giáo cực đoan xâm nhập ?
Tại Pháp, vụ bốn cảnh sát Pháp bị đồng nghiệp theo đạo Hồi dùng dao hạ sát hồi tuần trước ngay trong Sở Cảnh sát Paris cho thấy bộ máy an ninh có nhiều sơ hở. Bộ trưởng nội vụ Pháp nhìn nhận trách nhiệm trong cuộc điều trần với Quốc hội. Công luận trong nước và Châu Âu lo ngại nhà nước Pháp đã bị Hồi giáo chính trị xâm nhập.
L’Express chạy tựa chua chát : Nhà nước bị Hồi giáo chính trị làm nội gián từ bên trong.
Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng lo ngại nhà nước Pháp thiếu phương tiện bảo vệ công dân trước ảnh hưởng tuyên truyền của Hồi giáo nguyên thủy cực đoan. Vụ thảm sát ngày 03/10 ở trụ sở cảnh sát Paris cho thấy những khó khăn của bộ máy công quyền đối phó với xu hướng "cực đoan hóa" của một thành phần thanh thiếu niên Pháp.
Theo nhật báo Đức, an ninh Pháp sơ hở, yếu kém trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho chính nhân viên của mình. Trong khi đó, ngành giáo dục biết cách tiếp cận vấn đề chống Hồi giáo cực đoan ngay từ bậc tiểu học. Chính sách giảm phân nửa sĩ số học sinh lớp một, lớp hai từ 24 em xuống 12 em ở các khu xã hội khó khăn đã mang lại kết quả ngoạn mục sau hai năm thực thi : trình độ đọc, viết, làm toán được cải thiện.
Chính sách đường dài của Pháp hay các "con sói đơn độc" của Daesh, ai sẽ thắng ai ? Frankfurter Allgemeine Zeitung đánh cược vào chính sách canh tân giáo dục sẽ đào tạo được một thế hệ trẻ tương lai không bị rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn : học thức kém, tương lai bế tắc và tìm quên trong chủ nghĩa cực đoan.
Iraq : Tương lai bế tắc, thanh niên Shia-Iraq chống Shia-Iran
Trong nhiều tuần qua, người dân Iraq, nhất là giới trẻ có học thức, liên tục xuống đường đòi công ăn việc làm và chống nạn tham nhũng. Hơn một trăm người bị bắn chết. Một nhật báo ở Lebanon cho biết thêm yếu tố nguồn cội.
Chế độ Baghdad không khác gì chính quyền Ai Cập và Lebanon : mỗi lần có biểu tình là quy cho các sứ quán Tây phương âm mưu giựt dây. Báo chí ba nước này không thể nói gì khác ngoài việc lên án kẻ thù Israel, đối tượng do Iran chỉ đạo, vì không dám nói lên thực chất vấn đề.
Báo Daraj khẳng định, các cuộc biểu tình tại Iraq là do những người dân theo hệ phái Shia nghèo khó, nổi dậy đòi quyền sống đang bị một thiểu số trong chính quyền cũng theo hệ phái Shia nhưng thần phục Tehran lãnh đạo. Bài phân tích dài nói lên những bất cập trong chế độ và tình trạng tuyệt vọng của dân nghèo, không nước, không điện khi nhiệt độ mùa hè lên đến 45 - 50°C, còn lãnh đạo các phe đảng cầm quyền ở trong các biệt thự sang trọng.
Nhật báo Lebanon kết luận với câu hỏi : Chiến tranh đã kết thúc, Daesh thuộc về quá khứ, đối với thanh niên Iraq thách thức ngày nay là nạn thất nghiệp, là nghèo đói. Với thùng thuốc súng như thế, liệu chế độ Baghdad có tránh được số phận của các chính quyền Ả Rập bị Mùa xuân Ả Rập quét sạch vào năm 2011 hay không ?
Trong khi đó, nhật báo Ấn Độ The Hindu khen ngợi thái độ dũng cảm các nữ ủng hộ viên bóng đá người Afghanistan. Cho dù bị Taliban đe dọa, sân vận động Kabul đông chật khán giả xem các trận bóng bảng A. Trong thời gian Taliban cầm quyền (1996-2001), sân vận động là pháp trường xử tử trong đó có nhiều nạn nhân là phụ nữ.
Khi nghe tin một nữ ủng hộ viên Iran, giả trai xem bóng đá ở Tehran, bị bắt, bị sỉ nhục phải tự tử, Mariam Atahi, một hoạt động viên nữ quyền ở Kabul đặt câu hỏi : Đạo Hồi đâu cấm xem bóng đá, vậy đi xem bóng đá phạm tội lỗi gì ?
Như nhiều phụ nữ Afghanistan khác, Mariam Atahi lo ngại Taliban trở lại chính quyền. Tuy nhiên, tất cả đều dứt khoát không để bị cướp đoạt các quyền tự do và không để cho tiến bộ xã hội trong 18 năm qua bị trôi sông vì Taliban.
Jocker : người hùng hay ác thú ?
Phim Jocker kẻ thù của Người Dơi lần đầu tiên ra mắt tại Pháp. Bộ phim bị nhiều người chỉ trích là gián tiếp "biện minh cho bạo lực", trình bày kẻ thù của Batman như là kẻ ác cần được thông cảm. Có nên tẩy chay hay không ?
L’Express cho là đã đủ rồi các loại anh hùng siêu nhân điện ảnh Mỹ.
Courrier International, thâm thúy hơn, trình bày hai ý kiến khác nhau. Bên chống bạo lực thì cho là phim Jocker làm chúng ta phải suy nghĩ. Còn phe ủng hộ phim thì lo ngại Jocker gây ảnh hưởng xấu vì biện minh cho các tay sát nhân hàng loạt và biết đâu sẽ làm cho những kẻ tâm lý không vững ra tay gây tội ác như… trên màn bạc.
Tú Anh
OCDE chuẩn bị "cách mạng thuế" trên quy mô toàn cầu
Thời sự nổi bật trên các báo Pháp hôm nay : Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền bắc Syria, bất chấp đe dọa nửa vời của Donald Trump ; tổng thống Mỹ từ chối hợp tác với Hạ Viện, để ngăn chặn thủ tục luận tội phế truất ; thăm dò dư luận tại Pháp : Đông đảo cử tri có thể bỏ phiếu chống hệ thống hiện hành. Đặc biệt đáng chú ý có việc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation de coopération et de développement économiques-OCDE) công bố dự án đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia. Dự án được coi là "cải cách thuế trên quy mô toàn cầu lớn chưa từng có", nhằm thiết lập một hệ thống thuế của thế kỉ 21, chống bất công nghiêm trọng hiện nay.
GAFA nằm trong tầm ngắm của OCDE.Damien MEYER / AFP
"Bốn cuộc đối đầu lớn"
Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, trong mục "Quan điểm", giới thiệu nhận định của kinh tế gia Nourriel Roubini, với tựa đề "Kinh tế thế giới với cạm bẫy đối đầu giữa những cái tôi quá to". "Cặp đối kháng quan trọng nhất" là Mỹ - Trung, tiếp theo đó là Mỹ - Iran. Thứ ba là cuộc đối đầu giữa thủ tướng Anh và Liên Hiệp Châu Âu trong hồ sơ Brexit. Và thứ tư là cuộc đối đầu giữa IMF – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và chính quyền Argentina.
Nhấn mạnh đến "bốn cuộc đối đầu lớn" hiện tại, tác giả lưu ý : tương lai của kinh tế thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo các cặp đối kháng này có thể tìm được "thỏa hiệp" hay không. Theo tác giả, kết cục của bốn cuộc đối đầu nói trên phụ thuộc lại rất nhiều vào tham vọng "cá nhân" của lãnh đạo mỗi bên. Kinh tế gia Nourriel Roubini được coi là người, mà ngay từ năm 2005, dự báo trước cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2007.
"Rùa chạy đua với thỏ" ?
Liệu kinh tế gia Nourriel Roubini lần này có tiên đoán đúng xu hướng của nền kinh tế thế giới ? Số phận thế giới có lẽ không đơn giản là phụ thuộc vào thái độ "bốc đồng" hay "độc đoán" của một vài cá nhân lãnh đạo cường quốc, mà là kết quả của những gì sâu xa hơn, của sự khủng hoảng nghiêm trọng của mô hình kinh tế ngự trị từ hàng thế kỉ nay.
Cộng đồng quốc tế không bó tay chờ đợi kết quả bốn cuộc đối đầu, mà kinh tế gia Mỹ dự đoán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới.
Theo Les Echos, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) – bao gồm 134 quốc gia phát triển và đang phát triển – hôm nay công bố dự án chi tiết, khoảng 20 trang, về việc đánh thuế các tập đoàn tin học đa quốc gia, rất được nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ trông đợi (bài "Đánh thuế GAFA : Cương lĩnh cho một cuộc chiến quy mô toàn cầu đang định hình").
Les Echos so sánh nỗ lực của OCDE với "con rùa" trong cuộc chạy đua với "thỏ". Con rùa chậm chạp, nhưng kiên định, rút cục có thể đến đích trước những "con thỏ" của thời đại tin học.
Thay thế hệ thống thuế, tuổi đời hơn thế kỷ
Một tình trạng vô cùng bất công hiện nay là nhiều tập đoàn đa quốc gia, trong đó có các đại gia tin học thuộc nhóm GAFA (tức tên gọi tắt của các tập đoàn Google, Apple, Facebook và Amazon), thu được các khoản lời lãi khổng lồ, nhưng lại gần như tránh được việc nộp thuế, do các quy định lỗi thời, ra đời cách nay hơn một thế kỉ. Các quốc gia bị mất đi các nguồn thu rất lớn. Les Echos nhận định đây là dự án cải cách thuế "có tầm vóc lớn nhất và cũng nhiều thách thức chưa từng thấy" trên phạm vi toàn cầu.
Trả lời báo Le Monde, ông Pascal Saint-Amans, giám đốc Trung tâm Chính trị và quản lý thuế của OCDE cho biết, với dự thảo chi tiết này, các đàm phán thực sự sẽ diễn ra, với nhiều cơ may, dự án sẽ thành công. Một trong những điểm thuận lợi của tiến trình là việc Hoa Kỳ thay đổi hoàn toàn thái độ, sẵn sàng hợp tác với quốc tế trong dự án đánh thuế nhằm vào nhiều đại công ty Mỹ.
Tối thiểu 13% doanh thu toàn cầu
Cho đến nay, dự án đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia rơi vào bế tắc, do mỗi quốc gia chủ trương một cách (Anh muốn giới hạn trong các tập đoàn kỹ thuật số hàng đầu, Pháp chủ trương đánh thuế rộng hơn, nhưng tập trung vào các đại gia tin học, trong khi Hoa Kỳ chủ trương đánh thuế tất cả…). Để tạo đột phá, tổ chức OCDE đề nghị một "tiếp cận thống nhất", có nghĩa là đối tượng đánh thuế bao gồm toàn bộ các công ty có tương tác với thị trường, với người tiêu thụ, tuy các công ty này không thiết lập cơ sở ổn định tại các thị trường liên quan. Tiếp cận của OCDE có thể nói là rộng hơn chủ trương của Anh và Pháp, nhưng hẹp hơn so với Hoa Kỳ.
Các đại gia tin học là đối tượng chính của dự án cải cách thuế. Dự kiến thuế đánh vào nhóm GAFA sẽ chiếm tối thiểu "13% thu nhập toàn cầu" của từng tập đoàn.
Tuy nhiên, theo OCDE, hiện còn quá sớm để đo lường được các hệ quả về tài chính của dự án cải cách đối với từng quốc gia. Cuộc cải cách thuế nói trên của OCDE được giới kinh tế theo dõi sát. Một thành viên của Ủy ban Độc lập về cải cách thuế quốc tế (ICRICT), kinh tế gia Pháp Thomas Piketty, cảnh báo nguy cơ là dự án này sẽ chỉ đi đến kết cục là "chuyển được các khoản lợi nhuận từ những thiên đường thuế về các quốc gia giầu có".
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria : Người Kurdistan bị "phản bội"
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào vùng đông bắc Syria, do người Kurdistan kiểm soát, là chủ đề chính của Libération. Nhật báo thiên tả chạy tựa trang nhất : "Đánh người Kurdistan : Cuộc chiến bẩn thỉu của Thổ Nhĩ Kỳ", ghi nhận định : ''lợi dụng thái độ lập lờ của Mỹ, Ankara đưa quân tấn công''.
Xã luận Libération, với tựa đề "Syria : Sự phản bội không giới hạn", nhận định : cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ viễn cảnh miền đông bắc Syria "một lần nữa rơi vào thảm họa", tiếp theo sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi giáo, vừa tạm thời được dẹp yên. Chính quyền Ankara – quốc gia từng hứa hẹn giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, ổn định tình hình biên giới và tham gia vào việc xây dựng một Nhà nước Syria – đang trở thành "mối đe dọa trực tiếp".
Libération nhấn mạnh là người Kurdistan - một dân tộc bất khuất, đã có "nhiều thập niên nỗ lực tranh đấu và xây dựng một nền văn hóa chính trị độc đáo" – giờ đây đang phải hứng chịu một sự phản bội mới, không biết là lần thứ bao nhiêu. Cuộc khủng hoảng lần này làm nổi bật "sự bất lực" của các nước Châu Âu. Libération đặt câu hỏi : Lý tưởng quyền tự quyết dân tộc, khát vọng dân chủ còn có ý nghĩa gì không với các nước Châu Âu ?
Libération thừa nhận cộng đồng Kurdistan nằm ở một vị trí bất lợi, tại một khu vực giằng xé giữa nhiều thế lực, thiếu đại diện tại phương Tây… Thế nhưng Libération cũng so sánh bầu không khí nhiệt huyết tại Châu Âu trong bối cảnh Liên Bang Nam Tư tan vỡ, nhiều quốc gia – dân tộc mới ra đời, với tình hình khá tương đồng tại Syria hiện nay nhưng Châu Âu lại chìm trong không khí thờ ơ, để phê phán thái độ nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Trump : Chính sách "nguy hiểm" và "ngây ngô"
Cũng Libération có bài phỏng vấn ông Mark R. Jacobson, cựu cố vấn bộ quốc phòng Mỹ. Ông lên án quyết định "hết sức nguy hiểm" của tổng thống Donald Trump, bỏ rơi đồng minh Kurdistan, một lực lượng chủ chốt – đổ nhiều xương máu – trong cuộc chiến tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo đáng sợ. Theo cựu cố vấn quốc phòng Mỹ, lẽ ra quân đội Mỹ phải làm nhiệm vụ làm tấm đệm giữa hai đồng minh của phương Tây (Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurdistan – Syria). Tuy nhiên, Mark R. Jacobson không hề ngạc nhiên trước thái độ của tổng thống Mỹ. Kể từ khi lên cầm quyền đến nay, thứ nhất Donald Trump liên tục khẳng định sẽ rút quân khỏi Syria, và thứ hai là ông Trump tỏ ra thiện cảm với các lãnh đạo độc đoán ở khắp nơi, từ Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, đến Putin nước Nga, hay Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên.
Về phần mình, nhật báo La Croix tố cáo "Chính sách ngây ngô" của tổng thống Mỹ. Về mặt thực tế, với quyết định rút quân khỏi miền đông bắc Syria, tổng thống Mỹ coi như đã thực hiện được lời hứa rút quân khỏi Trung Đông, mà ông coi việc can thiệp là một "quyết định tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ". Với quyết định này, ông Trump khẳng định : "Đối với chúng tôi, các cuộc chiến ngu xuẩn không hồi kết đã chấm dứt". Vấn đề là chiến tranh không hề kết thúc, quân Mỹ rút đi thì ngay lập tức quân Thổ Nhĩ Kỳ tràn đến đe dọa người Kurdistan, vốn là một lực lượng bảo đảm an ninh tại vùng Cận Đông, được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ.
Mỹ : Trump phản công, cử tri ngày càng ủng hộ phế truất
Về chính trường nước Mỹ, báo chí Pháp nhất loạt chú ý đến đòn phản công mới của tổng thống Mỹ. Trước áp lực gia tăng của Hạ Viện, yêu cầu cung cấp thông tin cho các điều tra trong thủ tục luận tội phế truất (liên quan đến những mờ ám xung quanh cuộc điện đàm với nguyên thủ Ukraine), tổng thống Mỹ quyết định tuyên chiến. Les Echos khẳng định giờ là lúc Nhà Trắng và Hạ Viện, do đảng Dân chủ kiểm soát, trực tiếp đối đầu trong cuộc chiến không khoan nhượng.
"Tổng thống Trump tuyên chiến với Hạ Viện" là tựa đề của Le Figaro. Từ chối hợp tác với cơ quan lập pháp Hoa Kỳ trong điều tra đồng nghĩa với tuyên chiến công khai. Về phần mình, đảng Dân chủ tỏ ra không lo ngại trước quyết định bất hợp tác của người đứng đầu Nhà Trắng. Theo dân biểu Gerry Connolly, tiểu bang Virginia, Hạ Viện "đã có trong tay gần như toàn bộ tài liệu cần thiết, và việc tổng thống từ chối hợp tác chỉ dẫn đến phản tác dụng". Điều này có thể khiến công luận càng nghiêng về khả năng tổng thống Trump có điều gì đó cần phải giấu diếm.
Le Figaro cũng cho biết bối cảnh xã hội Mỹ trong không khí căng thẳng gia tăng giữa hành pháp (Nhà Trắng) và lập pháp (Hạ Viện). Hai thăm dò dư luận mới nhất (trong số ba cuộc), công bố hôm thứ Ba, 08/10, cho thấy đa số dân Mỹ ủng hộ thủ tục phế truất đi đến cùng, tức tổng thống Trump bị cách chức (với kết quả 53 và 58%, cao hơn nhiều so với 21% hồi đầu năm nay). Tỉ lệ có phần thấp hơn, với 42% trong cuộc thăm dò dư luận thứ ba (42%).
Vẫn về phản ứng của dư luận Mỹ, báo Le Monde có hồ sơ "Thủ tục phế truất : Trump chọn phương án dùng sức mạnh". Căn cứ vào kết quả tổng hợp các thăm dò của FiveThirtyEight, Le Monde nhấn mạnh đến tỉ lệ ủng hộ phế truất tăng vọt chỉ trong hai tuần. Vào thời điểm Hạ Viện khởi sự thủ tục phế truất, số người ủng hộ chỉ là thiểu số (39% với 51% chống). Hai tuần sau đó, ngày 08/10, đa số ủng hộ phế truất (50% so với 42%).
Pháp : Đông đảo cử tri muốn bỏ phiếu chống hệ thống
Trở lại nước Pháp, thăm dò thái độ của cử tri trước cuộc bầu cử địa phương 2020, và hơn hai năm trước cuộc bầu cử tổng thống 2020, là chủ đề chính của nhiều báo.
Le Figaro thiên hữu chạy tựa trang nhất "Điều tra : Người Pháp có xu hướng bỏ phiếu để phản kháng". Theo thăm dò của Opinion Way cho Fondapol, có đến ba phần tư người Pháp dự định bỏ phiếu chống lại hệ thống hiện hành trong cuộc bầu cử tổng thống 2022. Chống lại hệ thống có nghĩa là hoặc bầu cho lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen, hoặc lãnh đạo cực tả Jean-Luc Melenchon, bỏ phiếu trắng, hay vắng mặt.
Ngược lại với Le Figaro, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm trước hết đến cuộc bầu cử địa phương sẽ diễn ra đầu năm tới. Xã luận Les Echos mang tựa đề : "Làn sóng Xanh" cần được nhìn nhận nghiêm túc. Đảng cầm quyền hiện lo ngại đảng Xanh khẳng định mạnh mẽ trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới, giúp cho ''cánh tả hồi sinh''.
Trọng Thành
Cuộc tấn công người Kurdistan ở Syria của Ankara thử lửa quan hệ Nga - Thổ
Thứ Tư 09/10/2019, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự nhắm vào người Kurdistan vùng đông bắc Syria. Đâu là hệ quả nhân đạo, chính trị và ngoại giao ?
Chiến binh Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc tấn công nhắm vào người Kurdistan ở đông bắc Syria.Nazeer Al-khatib / AFP
Báo chí Pháp hôm nay tiếp tục có những bài nhận định. Trên trang nhất, Le Monde và Le Figaro đồng loạt đưa tít lớn "Tại Syria, Trump phó mặc người Kurdistan cho Erdogan" và "Người Kurdistan bị bỏ rơi một mình chống Thổ Nhĩ Kỳ".
Hệ quả nhân đạo là điều hiển nhiên. Một lần nữa, thường dân lại biến thành "bia đỡ đạn" như bài xã luận của La Croix. Bởi vì, theo Libération, chỉ trong vòng có hai ngày, chiến dịch quân sự có tên gọi "Nguồn Hòa Bình" của ông Erdogan đã làm cho hàng chục người chết, hơn 60.000 người phải sơ tán.
Cộng đồng quốc tế hầu như bất lực. Bất chấp những lời chỉ trích, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên thách thức và đe dọa Châu Âu "nếu các ngài cứ tiếp tục coi chiến dịch quân sự của chúng tôi như là một cuộc xâm lăng, chúng tôi sẽ mở cửa lùa 3,6 triệu di dân sang Châu Âu".
Một cuộc đánh cược chính trị rủi ro ?
Nhưng đây cũng là một "cuộc tấn công chống người Kurdistan đầy rủi ro của ông Erdogan". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh cược chính trị ! Le Figaro trích dẫn phân tích của một nhà chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng "một lần nữa tại Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề quân sự được dùng phục vụ cho những lợi ích chính trị. Khi mở cuộc tấn công, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách phá vỡ liên minh đối lập được hình thành trong kỳ bầu cử địa phương vừa qua và ông đánh bóng lại hình ảnh của mình vào lúc có sự chia rẽ trong nội bộ đảng AKP, theo Hồi giáo bảo thủ".
Hầu hết các đảng chính trị đều ủng hộ mục tiêu kép của ông Erdogan : Thứ nhất là ngăn cản người Kurdistan ở Rojava (Kurdistan - Syria) củng cố quyền tự trị và hợp nhất với người Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ để phôi thai một Nhà nước Kurdistan. Thứ hai là thiết lập một "vùng an toàn" dọc theo biên giới Thổ. Điều này cho phép tái định cư khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria.
Nếu như thắng lợi chính trị không có gì phải bàn cãi, thắng lợi này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tiến quân. Nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ, Emre Kursat Kaya, thuộc EDAM (Center for Economics and Foreign Policy Studies) nhận định "với chiến dịch Nguồn Hòa Bình", Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng cùng một kiểu chiến thuật : Tăng cường oanh kích, rồi tấn công trên bộ cho phép khoanh vùng những thành phố chiến lược để rồi vây hãm những khu vực này.
Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm cắt làm đôi hàng lang nối liền hai địa phận Kobané ở phía tây với Qamichli ở phía đông do lực lượng YPG người Kurdistan kiểm soát mà Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào hàng "khủng bố".
Tuy nhiên, ông Emre Kursat Kaya cảnh báo tuy Thổ Nhĩ Kỳ chiếm ưu thế quân sự, nhưng "các chiến binh Kurdistan, dạn dày với chiến thuật du kích thành thị, có thể dành cho lính Thổ Nhĩ Kỳ nhiều bất ngờ tai hại và gây ra nhiều thiệt hại lớn".
"Nguồn Hòa Bình" thử lửa quan hệ "Putin - Erdogan"
Vẫn theo Le Figaro, chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ còn là dịp để "thử lửa" mức độ bền vững quan hệ giữa Ankara và Moskva.
Lịch sử lâu đời cho thấy quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi nồng ấm. Các đời đế chế Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần giao chiến với nhau để tranh quyền thống trị vùng Balkan và kiểm soát lối vào những vùng biển nước ấm.
Mùa hè năm 2015, đối đầu Nga - Thổ tưởng chừng nổ ra sau vụ một tiêm kích Nga bị hai chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Không như mọi người nghĩ, quan hệ Ankara và Moskva bỗng nhiên được hâm nóng. Nguyên nhân vì đâu ? Theo Le Figaro, có nhiều lý do để giải thích : ảnh hưởng của phương Tây suy giảm, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu cũng lạnh nhạt dần… nhất là sau cú đảo chính hụt hồi tháng 7/2016.
Nhưng theo phân tích của bà Oksana Antonenko, lãnh đạo cơ quan Control Risk tại Luân Đôn, chính cung cách lãnh đạo độc tài, chống lại phương Tây, cách hành động độc lập, nghĩ đến vận mệnh của đất nước là những điểm đã làm cho hai nhà lãnh đạo gần nhau hơn.
Kể từ năm 2016, liên minh Erdogan và Putin đã được đúc kết trên nhiều phương diện ngoại giao, kinh tế và an ninh mà đỉnh điểm là hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga gây bất hòa với NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên.
Theo phân tích của một nhà ngoại giao Pháp được Le Figaro trích dẫn "Giống như Putin, ông Erdogan muốn lật lại bàn cờ địa chính trị. Ông cho rằng thế giới đã thay đổi và các hiệp ước ký kết để xử lý đã lỗi thời. Ông cảm thấy bị kềm hãm, bị hụt hẫng. Ông ấy muốn biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một cường quốc toàn cầu chứ không chỉ là một tác nhân trong khu vực. Thời cựu ngoại trưởng Davitoglu, chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là làm sao đạt được mục tiêu ʺzeroʺ vấn đề với láng giềng".
Còn về phía Nga thì sao ? Nhật báo cánh hữu trích phân tích của nhà địa chính trị học Sylvestre Mongrenier, viện Thomas More, cho rằng "nhìn từ phía Nga, việc tách Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi quỹ đạo của Mỹ là có lợi… Chính sách ngoại giao S-400 cho phép Vladimir Putin làm cho NATO bị chia rẽ và suy yếu thêm. Khi bắt tay với Putin, ông Erdogan đặt nghi vấn về mối liên hệ tin tưởng giữa các đồng minh".
Dù vậy, quan hệ Nga - Thổ không hẳn là "tròn trịa". Theo một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ Putin - Erdogan có thể tóm tắt ngắn gọn theo kiểu "Anh cần tôi, tôi cũng cần anh". Giữa hai nước vẫn có những điểm bất đồng như trong hồ sơ Crimea, Syria và nhất là số phận của ông Bachar Al-Assad. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ còn đối đầu nhau tại vùng Balkan và Kavkaz.
Vì thế, một nhà ngoại giao Pháp lưu ý : "Không nên đánh giá quá cao sự xích lại gần giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara sẽ không từ bỏ những nền tảng cơ bản của mình. Họ không thể cho phép mình quay lưng lại với Hoa Kỳ và Châu Âu vì lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ gắn liền với phương Tây".
Những diễn tiến mới ở Syria sẽ chứng minh rõ cho mối quan hệ này. Liên minh giữa phương Tây và các lực lượng người Kurdistan mà Thổ Nhĩ Kỳ đang chống lại quả thật đã thúc đẩy tiến trình xích lại gần giữa Ankara và Moskva. Nhưng điện Kremlin đã khuyến nghị Thổ Nhĩ Kỳ nên suy nghĩ kỹ trước khi mở chiến dịch và "không nên phá hoại tiến trình xử lý cuộc khủng hoảng tại Syria".
Nước Nga, quốc gia duy nhất hiện nay có thể nói chuyện với nhiều nước khác trong khu vực, giờ tự cho mình vai trò trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chế độ Damascus cũng như giữa người Kurdistan và Bachar Al-Assad. Đề xuất thương lượng này của Nga đã được người Kurdistan, sau khi bị Mỹ "đâm sau lưng", hoan nghênh và chấp nhận Nga như là nhà trung gian.
Liệu việc này có làm quan hệ Nga - Thổ nổi sóng ba đào hay không ? Hạ hồi phân giải. Nhưng có một điều chắc chắn là hòa bình đối với người dân Syria sẽ còn rất xa vời. Le Monde e sợ nếu "Ankara gởi chiến binh Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ khao khát trả thù" thì cuộc chiến tại Syria sẽ chẳng biết hồi nào kết thúc.
Nước càng giàu, người dân càng béo phì
Cũng trên báo Le Figaro, nhưng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, nhật báo thiên hữu báo động "Thêm 50 triệu người béo phì từ năm 2010 tại các nước thuộc khối OCDE".
Hơn một nửa dân số các nước thuộc khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE bị quá cân và gần một phần tư dân số bị béo phì. Gánh nặng y tế này đang đè nặng các nguồn ngân sách của 36 nước thành viên (trong đó có Pháp, Hoa Kỳ, Mexico hay Nhật Bản…). Đây là nội dung bản báo cáo của tổ chức được công bố ngày thứ Năm 10/10/2019.
Báo cáo nêu rõ, trong vòng có sáu năm 2010 - 2016, tỷ lệ người dân mắc chứng béo phì đã tăng từ 21% lên 24%, tương đương với khoảng thêm 50 triệu người. Hệ quả của việc thiếu các hoạt động thể thao và ăn uống kém an toàn. Tình trạng béo phì chỉ là bề nổi của hiện tượng, bên cạnh đó, báo cáo còn ghi nhận gia tăng trình trạng tăng huyết áp, cholestérol và tiểu đường.
Theo dự phóng của OCDE, hiện tượng béo phì gia tăng có thể làm cho 90 triệu người có nguy cơ tử vong sớm trong vòng 30 năm tới, tại những nước thuộc OCDE, khối G20 và Liên Hiệp Châu Âu. Tuổi thọ trung bình sẽ sụt giảm ba năm.
Dịch béo phì này không chỉ gây hại cho sức khỏe cộng đồng mà còn tổn hại đến nền kinh tế. Theo ước tính, hàng năm, các chứng bệnh như béo phì, quá cân và nhiều căn bệnh khác có liên quan chiếm đến 8,4% ngân sách y tế, tức khoảng 311 tỷ đô la.
Khi ngành dược tiếp tay làm thuốc giả
Lĩnh vực y tế công cũng là một chủ đề được Les Echos chú ý đến qua bài viết đề tựa "Hãy lên án tai tiếng vô nhân đạo các loại dược phẩm gây chết chóc".
Nhân loại khó mà tiêu diệt các loại dịch bệnh lây nhiễm. Hiện tượng thuốc giả và gây chết người đang bùng nổ, nhất là tại Châu Phi. Tại khu vực này, thuốc giả chiếm đến 30% lượng thuốc tiêu thụ làm hàng trăm ngàn người chết. Một báo cáo của Enact - một tổ chức do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ - công bố hồi tháng 7/2019 cho biết thị trường thuốc giả chiếm đến 200 tỷ euro và ngành dược là ngành công nghiệp hàng nhái hàng đầu. Tổ chức Minh Bạch Thế Giới đưa ra con số cao hơn 300 tỷ, tức chiếm đến 6% tổng mức chi y tế thế giới.
Thuốc giả được tìm thấy trên mạng tại những công nghiệp phát triển, nhưng thị trường này tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển. Đứng đầu bảng các nước sản xuất thuốc giả là Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Pakistan.
Minh Anh