Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

NATO củng cố sườn đông, EU cắt thêm nguồn thu Nga, tăng viện cho Ukraine

Khuya hôm 30/05, Hội Đồng Châu Âu đã nhất trí về loạt trừng phạt thứ 6 nhắm vào Nga, được Ủy Ban Châu Âu đề xuất trước đó 4 tuần, sau khi đạt được thỏa thuận về trường hợp đặc biệt Hungary và Slovakia. Loạt trường phạt thứ 6 sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn.

suondong1

Người Ukraine biểu tình bên ngoài trụ sở EU ở Bruxelles, Bỉ, ngày 30/05/2022 để yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu cấm vận dầu lửa của Nga.  AP - Olivier Matthys

Trừng phạt Nga luôn là chủ đề gây chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu. Được mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phải kêu gọi 27 nước "ngừng tranh cãi" mà tập trung vào đối tượng chính là Nga. Trong loạt trừng phạt thứ 6 có thêm bốn ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thông tin Swiff, trong đó có ngân hàng lớn nhất Sberbank (chiếm 37% thị trường nội địa), ba đài phát thanh nhà nước Nga bị cấm ở Châu Âu và khoảng 60 cá nhân Nga bị đưa vào "danh sách đen", trong đó có thượng phụ Kirill…

Thế nhưng, "cấm vận dầu lửa Nga tiếp tục gây chia rẽ EU", theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Liên Hiệp Châu Âu "gây sức ép tối đa đối với Viktor Orban" và cuối cùng phải nhân nhượng hai nước thành viên Hungary và Slovakia để "có thể trừng phạt Nga ngay lập tức". Cụ thể, "90% khối lượng dầu lửa nhập từ Nga sẽ nằm trong loạt trừng phạt" từ giờ đến cuối năm, trong đó 2/3 được giao bằng đường biển, cùng với quyết định đơn phương của Đức và Ba Lan ngừng nhập khẩu dầu Nga từ giờ đến cuối năm. Ba nước Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia, phụ thuộc nhiều vào dầu lửa Nga, có thời hạn 4 năm, thay vì hai năm theo đề xuất ban đầu của Ủy Ban Châu Âu, để tìm nguồn cung thay thế và cải tạo hạ tầng.

Như vậy, dầu lửa được chuyển qua đường ống Hữu nghị - Druzhba sẽ tạm thời được miễn trong loạt trừng phạt này. Hungary, nước phụ thuộc 65% vào dầu lửa Nga, đã yêu cầu Bruxelles tài trợ 800 triệu euro để tái cơ cấu các nhà máy lọc dầu cho phù hợp với nguồn cung mới và xây dựng đường nối với đường ống của Croatia. Ngoài ra, thủ tướng Orban yêu cầu "cần được bảo đảm trong trường hợp xảy ra sự cố với đường ống dẫn dầu đi qua Ukraine (do Nga hoặc Ukraine cắt), Hungary có quyền nhận được dầu từ những nguồn cung khác".

Theo Le Figaro, đây là giải pháp để "Liên Hiệp Châu Âu tìm cách thoát khỏi bế tắc về dầu lửa Nga". Còn một quan chức ở Bruxelles cho rằng "Châu Âu phải thể hiện sức mạnh", hình thành "một mặt trận đoàn kết" để cắt nguồn thu từ dầu lửa của Nga. Đây là lĩnh vực chưa bị đụng tới trong 5 loạt trừng phạt trước đó và mang lại cho Nga 100 tỉ đô la năm 2021.

Nhật báo Les Echos phản ánh mối quan ngại của giới chủ Ý Confindustria vì cho rằng cấm vận khí đốt và dầu lửa Nga là biện pháp "phản tác dụng" cho người dân Ý, cũng như Châu Âu. Do đó, họ yêu cầu chính phủ nhanh chóng thông qua mức giá bán buôn khí đốt, kể cả việc Roma tự ban hành nếu không có quyết định từ Liên Hiệp Châu Âu.

Nga mất gần 1/3 ngân sách vì bị cấm vận chất đốt

Một phần ba ngân sách liên bang Nga là từ nguồn thu dầu lửa và khí đốt, được dành chi trả tất cả nhu cầu của Nga : lương của công chức, trợ cấp hưu trí, chăm sóc y tế và hoạt động của cảnh sát. Theo nhật báo Les Echos"các biện pháp trừng phạt sẽ khuyến khích sự đa dạng của nền kinh tế Nga", có nghĩa là phải tìm các nguồn thu mới, phát triển các ngành công nghiệp dân sự nếu như Châu Âu ngừng mua ngay chất đốt của Nga. Ngoài ra, chính quyền Moskva cũng phải ưu tiên phát triển trong nước để tránh tình trạng chảy máu chất xám. Ví dụ, năm 2012 có khoảng 14.000 nhà nghiên cứu rời khỏi Nga, con số này tăng thành 70.000 người trong năm 2021.

Trước mắt, giả thuyết Trung Quốc trở thành khách hàng của Nga thay thế Châu Âu khó thành công vì đại dịch Covid-19 cùng với các đợt phong tỏa đang đè nặng lên nền kinh tế của nước này và làm giảm nhu cầu về năng lượng. Hệ thống đường ống vận chuyển chất đốt sang Châu Á vẫn còn bị hạn chế. "Power of Siberia" là đường ống dẫn khí duy nhất nối Nga với Trung Quốc nhưng chỉ hoạt động một nửa công suất ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng. Cuối cùng, cũng phải tính tới yếu tố Bắc Kinh muốn giữ thế cân bằng trong các vấn đề địa-chính trị vì kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Mỹ cao hơn gấp 5 lần so với Nga. Tương tự, Liên Hiệp Châu Âu cũng là đối tác thương mại lớn gấp 5 lần Nga của Trung Quốc.

EU thiếu vũ khí để gửi hàng loạt cho Ukraine

Các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng thảo luận về khoản hỗ trợ 9 tỉ đô la cho Kiev trong năm 2022 để tái vận hành nền kinh tế Ukraine và vấn đề bảo đảm an ninh lượng thực thế giới do Nga phong tỏa các cảng biển của Ukraine ở biển Azov.

Ngoài khoản viện trợ trên, nhật báo Libération cho biết "Hội Đồng Châu Âu để mắt đến vũ khí" trong cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles. Tuy nhiên, Liên Hiệp Châu Âu dường như bất lực trước khả năng cung cấp khối lượng lớn vũ khí cho Ukraine, do hai nguyên nhân "thiếu đầu tư vào quốc phòng" và "thiếu thời gian".

Kho vũ khí của nhiều nước Châu Âu đang ở mức rất thấp, mà Đức là một ví dụ và Berlin đã không gửi gì cho Ukraine từ nhiều tuần qua. Chiến lược tự chủ quốc phòng Châu Âu, từng bị coi là "ảo tưởng", được tổng thống Pháp tái khởi động tại thượng đỉnh ngày 11/03 ở Versailles, càng trở nên cần thiết trong bối cảnh như hiện nay.

Nhu cầu trước mắt là phải nhanh chóng bổ sung những khiếm khuyết năng lực của Châu Âu. Tiếp theo là phải tránh để hàng trăm tỉ euro đầu tư thêm cho quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu, nếu tuân thủ mức 2% GDP dành cho ngân sách quốc phòng, đổ vào túi các nhà công nghiệp quân sự Mỹ bởi vì Bruxelles không có một đạo luật mua hàng Châu Âu (Buy European Act) theo mô hình "Buy American Act" dành đấu thầu công cho các nhà công nghiệp Châu Âu.

Ủy Ban Châu Âu đề xuất một loạt biện pháp để ưu tiên mua trang thiết bị quốc phòng của các nhà sản xuất Châu Âu : tái lập các kho vũ khí với ngân sách 500 triệu euro qua hình thức đầu tư chung của Châu Âu, mua chung thiết bị quốc phòng hoặc miễn thuế VAT cho các thiết bị của Châu Âu.

Đức bổ sung 100 tỉ euro hiện đại hóa quân đội trước mối đe dọa Nga

Trước sự đe dọa của Nga đối với an ninh của Châu Âu, chính phủ Đức và phe đối lập đã tìm được một tiếng nói chung về một khoản ngân sách khổng lồ 100 tỉ euro để tái vũ trang quân đội (Bundeswehr), theo lời hứa của thủ tướng Olaf Scholz ngày 27/02, chỉ ba ngày sau khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine.

Theo nhật báo Les Echos, quỹ đầu tư quốc phòng mới sẽ được chi trong khoản nợ thêm và cần sự đồng ý của 2/3 nghị sĩ để lách các quy định được gọi là "khống chế nợ" quy định trong Hiến Pháp. Câu hỏi đặt ra là ngân sách này sẽ được sử dụng như thế nào ? Trong thời hạn bao nhiêu năm ?

Tuy nhiên, theo chuyên gia Claudia Major, thuộc Viện Đức về các vấn đề Ngoại giao và An ninh, vấn đề quan trọng là phải "xác định vai trò của quân đội Đức, nhiệm vụ của họ, cũng như những mối quan hệ thiếu cấu trúc giữa các lực lượng vũ trang, giới chính trị gia và các nhà sản xuất công nghiệp".

NATO tăng cường an ninh ở sườn đông

Cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine và chưa có dấu hiệu kết thúc đã buộc NATO tăng viện ở sườn Đông. "Lực lượng Pháp mai phục ở Romania", theo phóng sự của nhật báo Le Monde về ba tuần tập trận mang tên "Scorpion Legacy".

Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng của NATO, "thích ứng với tình hình đang diễn ra bên kia biên giới" Ukraine. Khoảng 120 người trên tổng số 500 quân nhân Pháp được điều đến Romania vào tháng 02/2022 được triển khai ở làng Smardan, cách biên giới Ukraine 25 km và cách Moldova, quốc gia lo trở thành mục tiêu sắp tới của Nga, chỉ 10 km. Quân đội Romania cũng huy động những đơn vị pháo binh tinh nhuệ nhất tham gia tập trận.

Tất các các lực lượng NATO (gồm 500 lính Pháp và 300 lính Bỉ hoặc Hà Lan luân phiên) đóng ở Romania nằm trong "Battle Group Forward Presence" thuộc thẩm quyền của Pháp kể từ khi nước này được chỉ định là "quốc gia chủ chốt" vào cuối tháng 03. Theo dự kiến, các lực lượng NATO sẽ đồn trú lâu dài ở Romania. Ngoài nhóm này, còn có 3 nhóm khác được thành lập tại Bulgaria, Hungary và Slovakia kể từ khi xảy ra chiến tranh Ukraine cùng với 4 nhóm khác có từ năm 2017 tại các nước Baltic và Ba Lan.

Về mặt ngoại giao, tân ngoại trưởng Pháp bất ngờ đến thủ đô Kiev hôm 30/05. Chuyến thăm của bà Catherine Colonna để thể hiện đoàn kết với Ukraine được tất cả các nhật báo Pháp đưa tin. Một tin buồn được thông báo cùng ngày là một nhà báo Pháp, làm việc cho đài truyền hình BFM TV, đã chết trên chiến trường. Frédéric Leclerc-Imhoff bị trúng một mảnh vỡ của đạn pháo khi ngồi trong chiếc xe tải sơ tán người dân khỏi một khu vực giao tranh ở vùng Luhansk. Theo Le Figaro, ngoại trưởng Pháp "đã yêu cầu mở một cuộc điều tra minh bạch, trong thời hạn ngắn nhất để làm sáng tỏ bối cảnh của thảm kịch". Đây là nhà báo thứ 8 bị chết trên chiến trường Ukraine kể từ ngày 24/02.

Hỗn loạn bên ngoài Stade de France : Bộ trưởng Nội vụ Pháp bị chỉ trích tứ bề

Chủ đề trên trang nhất của các nhật báo Pháp, trừ nhật báo công giáo La Croix, là tình trạng hỗn loạn bên ngoài sân vận động Stade de France vào tối Chung kết C1 Châu Âu.

Theo Le Figaro Les Echos"Darmanin tự vệ". Bộ trưởng Nội vụ Pháp "lên án tình trạng buôn bán vé giả" ở quy mô công nghiệp bắt nguồn từ Anh. Theo ông, "khoảng 30.000 đến 40.000 cổ động viên Anh không có vé hoặc vé giả" tập trung bên ngoài sân vận động và đa số họ tìm mọi cách để vào bên trong. Nhiều kẻ lưu manh không giấy tờ, phần lớn không phải là Pháp, sống ở các khu vực lân cận, đã tranh thủ tình trạng lộn xộn để hôi của, móc túi, trấn lột. Cảnh sát, với lực lượng khoảng 6.800 người, thiếu chuẩn bị, tổ chức kém, đã không làm chủ được tình hình và dùng biện pháp mạnh như xịt hơi cay vào đám đông.

Trên trang nhất, Libération cáo buộc Darmanin "cự tuyệt về hỗn loạn trước trận chung kết Cúp C1 bóng đá Châu Âu". Nhật báo Le Monde thuật lại "chuỗi thất bại ở Stade de France". Theo các nhật báo, lực lượng cảnh sát Pháp phải rút ra bài học để chuẩn bị cho Giải vô địch thế giới bóng bầu dục và đặc biệt là Thế Vận Hội Paris.

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất để nói về "Pháp vẫn đứng đầu về đầu tư nước ngoài" ở Châu Âu. Với 1.222 quyết định đầu tư trong năm 2021, Pháp đã đánh bại kỷ lục của năm 2019. Tuy nhiên, chỉ có 30% trong số này liên quan đến việc hình thành những dự án mới.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Ukraine liệu có thắng được Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc cam go ?

Tình hình chiến sự Ukraine, vấn đề an ninh lương thực là mối quan tâm chính của báo Pháp hôm nay. Le Figaro đặt câu hỏi : "Trước thế áp đảo của quân Nga, Ukraine liệu có thể chiến thắng ?".

vequoc1

Một người dân nhìn theo giàn phóng rốc-kết được Nga đưa vào Kramatorsk, vùng Donesk, Ukraine ngày 30/05/2022  Reuters – Carlos Barria

Donbass : Sieverodonesk có nguy cơ trở thành Mariupol thứ hai

Chiến đấu cho sự sống còn của đất nước mình, quân đội Ukraine đã gây ngạc nhiên khi đẩy lùi quân Nga tại Kiev và Kharkov, nhưng đang gặp khó khăn ở Donbass. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thận trọng nói "Chiến tranh vốn bất định, không ai có thể nói chắc chắn bao giờ sẽ chấm dứt và như thế nào". David đã chống chọi được với Goliah trong giai đoạn đầu, và nay Nga tập trung nỗ lực ở vùng Donbass xung quanh Sieverodonesk và Lyssychansk, hai thành phố có 200.000 dân trước chiến tranh, chỉ bằng một nửa so với Mariupol vốn đã kháng cự được suốt ba tháng.

Đặc phái viên Le Monde cho biết, hai thành phố trên là hai thành trì cuối cùng của lực lượng Ukraine tại Luhansk, đang bị siết chặt vòng vây. Những ngày gần đây, Luhansk chỉ còn liên lạc với thế giới bên ngoài bằng những con đường đồng mong manh. Phải đi vòng vèo một tiếng rưỡi đồng hồ qua những ngôi làng, những cánh đồng bỏ hoang, những đoạn đường nhựa đầy hố đạn... Đây là "con đường sống", để sơ tán người bị thương, đưa người di tản. Lyssychansk sau ba tháng bị oanh kích dữ dội nay không còn điện nước, không ai buôn bán. Sieverodonesk nằm ở bên kia sông còn bị dội pháo nặng nề hơn, có thể trở thành một Mariupol thứ hai. Những hào sâu đã được đào - một dạng hố chôn tập thể : khoảng 1.500 thường dân đã thiệt mạng tại Sieverodonesk, còn tại Lyssychansk là 250 người.

Oleksy Arestovych, cố vấn quân sự của tổng thống Ukraine khẳng định mục đích của quân Nga hiện nay là tạo ra một Mariupol mớiĐại tá Pháp về hưu Michel Goya nhận định nếu Nga thành công, 1/6 bộ binh Ukraine sẽ bị vây chặt.

Quân Nga đông gấp đôi, Ukraine sẽ phải rút khỏi Donbass ?

Đôi bên đều đã mỏi mệt, theo một ước tính phương Tây, mỗi bên đã thiệt mất 15.000 quân và số bị thương còn gấp mấy lần, các đơn vị cần được khẩn cấp bổ sung. Le Figaro cho biết, trong trận đánh quyết định ở Donbass, lực lượng Nga đông gấp đôi Ukraine. Nga có hai lực lượng liên quân, mỗi lực lượng gồm 20.000 đến 30.000 lính, đấu với 5 đến 7 lữ đoàn Ukraine gồm tổng cộng 25.000 chiến binh. Quân Nga tấn công theo hai hướng, được hỗ trợ hậu cần bằng mạng đường sắt. Ở phía bắc, Nga tập trung vào Lyman, nhưng gặp khó khăn khi vượt sông Donesk ; hướng nam là Popasna. Quân Ukraine ngoài các chiến hào còn xây dựng được những boong-ke bê-tông, một số có cửa chống sức ép.

Nga và Ukraine có cách sử dụng pháo binh khác nhau. Nga chủ yếu dùng BM-21 có tầm bắn khoảng 20 km nã vô tội vạ để làm bão hòa một khu vực. Phía Ukraine, việc bắn pháo thường đi kèm với drone để xác định mục tiêu, bắn xong khẩu pháo được di chuyển đi nơi khác để giấu. Sự kháng cự của Ukraine tùy thuộc vào khả năng phương Tây đưa vũ khí đến, những khẩu đại pháo M777 của Mỹ bắn xa 30 đến 40 km, Caesar của Pháp xa hơn được vài kilomet. Một người lính ở Lyssychansk chua chát nói với Le Monde : "Đối diện với xe tăng Nga, chúng tôi chỉ có những khẩu kalashnikov".

La Croixđặt vấn đề "Ukraine có phải rút lui ở Donbass ?". Ukraine có ba chọn lựa : phản công để phá vòng vây – sẽ thiệt hại nhiều, để yên cho lực lượng bị bao vây tự xoay sở - và có nguy cơ bị mất quân, hay tổ chức rút lui – thực tế nhất về quân sự, nhưng cũng có thể bị rối loạn vì pháo của Nga. Người phụ trách quân khu Luhansk không loại trừ khả năng này.

Moskva bám chặt những vùng đất chiếm được

Tạm lui quân, nhưng sau đó liệu Ukraine có tái chiếm được những lãnh thổ đã mất như Kherson, Mariupol, Donbass thậm chí Crimea hay không ? Theo một nguồn tin quân sự Pháp, giấc mơ này khó thành hiện thực. Ở Kherson, quân Nga tổ chức các tuyến phòng thủ để trụ lại lâu dài, còn Crimea, nơi có cảng Sevastopol, là lợi ích sống còn của Nga.

Nga có thể nhắm đến Odessa, và kinh tế Ukraine có thể yếu hẳn về lâu về dài khi không còn lối ra biển. Phía Ukraine có thể tiếp tục chiến lược quấy rối quân Nga. Không giành được chiến thắng tại chỗ, nhà độc tài Kremlin có thể lên gân theo cách mà Ukraine không thể đáp trả, như dùng đến hỏa tiễn siêu thanh Kinjal, đạn phốt-pho, các xe tăng loại mới BMPT Terminator, nhưng lại không đủ hỏa tiễn trang bị. Nga đành phải vận dụng cả những chiếc T-62 già nua đã 50 tuổi. Trước sự leo thang này, Kiev đòi hỏi những vũ khí mới như hỏa tiễn Himars tầm xa 300 km, hay giàn phóng rốc-kết M270 bắn xa 80 km. Một số thành viên NATO không muốn cung cấp để tránh các trận đánh lan sang đất Nga.

Nếu thấy nguy cơ bại trận, liệu Moskva có quyết định dùng đến vũ khí hóa học ? Quốc tế sẽ lên án và Nga bị trả đũa mạnh tay. Còn vũ khí nguyên tử ? Putin có thể tấn công "chiến thuật" vào một mục tiêu mang tính biểu tượng. Nhà phân tích Joseph Henrotin của DSI cho rằng dù có sức công phá mạnh mẽ, vẫn không thể hủy hoại được tiềm năng quân sự của Ukraine, chưa kể sự trả đũa của phương Tây. Với kịch bản này, tất cả cùng thất bại, kể cả Vladimir Putin, nên khó thể xảy ra.

Chiến tranh kéo dài và khủng hoảng lương thực

Về phía Liên Hiệp Châu Âu (EU), Le Figaro lo ngại về "sự đoàn kết trước thách thức một cuộc chiến tranh kéo dài" ở Ukraine. Việc cấm vận dầu lửa Nga đã trở thành chuyện dài, có nguy cơ gây nhiều tranh cãi trong hội nghị bắt đầu từ hôm nay ở Bruxelles. Bên cạnh đó còn là việc tái thiết Ukraine trong tương lai, vấn đề khủng hoảng lương thực thế giới - bấy nhiêu chủ đề gây chia rẽ.

Tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã đề nghị Vladimir Putin ngưng phong tỏa cảng Odessa để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine. La Croixtrong bài "Châu Âu muốn lập hành lang ngũ cốc" nhấn mạnh, đây có thể là một trong những lãng phí lớn nhất lịch sử nếu 25 triệu tấn lúa mì và bắp bị hư hỏng trong các kho ở Ukraine. Dù năng lực sản xuất đã giảm đi một nửa, năm nay Ukraine vẫn thu hoạch được 40 đến 50 triệu tấn ngũ cốc. Trước đây, 90% được xuất đi bằng đường biển, nay nếu thay bằng xe lửa, chỉ có thể chuyên chở được 15%, hơn nữa lại thiếu các toa tàu và đường ray có chiều rộng khác với Tây Âu.

Bruxelles bổ sung thêm hai giải pháp : đường bộ đi qua Ba Lan và đường sông thông qua Romania, nhưng vừa chậm chạp vừa tốn kém. Còn phương án của Luân Đôn, hộ tống tàu hàng đến eo biển Bosphore rồi Địa Trung Hải là hiệu quả nhất nhưng lại rủi ro nhất. Hắc Hải do tàu Nga trấn giữ đầy mìn, mất nhiều thời gian để gỡ, và phải có sự hợp tác của Moskva. Phương án cuối cùng do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đề xuất, là dùng đường sắt đi qua Belarus cho đến các cảng Baltic, lần này thì cần sự phối hợp của Belarus - đồng minh Moskva. Les Echos nhận thấy điều mỉa mai là kẻ đi xâm lăng thủ lợi lớn với "vũ khí địa chính trị" lúa mì. Nga loại được đối thủ chính Ukraine trên thị trường quốc tế và túi thì lại rủng rỉnh tiền : lúa mì từ 280 euro/tấn đã vọt lên 400 euro/tấn.

Chiến trường Ukraine, lời cảnh báo hay cổ vũ Trung Quốc xâm lăng Đài Loan ?

Nhìn sang Châu Á, theoLes Echos, việc Nga xâm lăng Ukraine đã thay đổi các quy tắc ngoại giao thế giới, buộc nước Mỹ của ông Joe Biden phải chủ động được một nghệ thuật vô cùng tế nhị, đó là sự mập mờ chiến lược, cụ thể là chính sách về Đài Loan. Trên thực tế, không còn có thể đề cập đến vấn đề Đài Loan kiểu như cuộc xâm lăng Ukraine chưa hề xảy ra. Ban đầu là một làn gió lạc quan từ Đài Bắc đến Washington : những khó khăn quân sự của Nga là lời cảnh báo với Trung Quốc, giúp Đài Loan an toàn thêm vài năm nữa. Nhưng quân Nga dần tiến lên ở Donbass, dù khó nhọc, khiến phải đặt ra một câu hỏi khác : nếu ngược lại, Trung Quốc được khuyến khích ?

Một điều chắc chắn là sau tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công, các oanh tạc cơ chiến lược Trung Quốc và Nga đã bay qua biển Nhật Bản. Dù chỉ bay trên vùng biển quốc tế, nhưng thông điệp rõ ràng là không hòa hiếu, dường như để biểu dương tình hữu nghị "không giới hạn" giữa Bắc Kinh và Moskva. Phải chăng Nga và Trung Quốc đã cổ vũ lẫn nhau trong xu hướng bành trướng ? Và nếu vậy, bây giờ là lúc Hoa Kỳ không còn phải mập mờ : nếu dùng vũ lực để chiếm Đài Loan sẽ phải đối mặt với Mỹ ? Do cộng đồng quốc tế không có phản ứng mạnh khi Putin chiếm Crimea nên giờ đây ông ta mới mạnh dạn tấn công Ukraine, thế nên cần khẩn cấp răn đe Trung Quốc ?

Từ Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương, Bắc Kinh luôn tỏ ra hung hăng, không cần che giấu tham vọng. Nhưng Đài Loan không phải là Ukraine và Trung Quốc không phải là Nga. Đài Loan là một đảo quốc, không có Ba Lan, các nước Baltic hay Romania bên cạnh, nên phải đưa thẳng vũ khí đến nơi. Và ngược với khẳng định của Bắc Kinh, Bộ Tứ không phải là một NATO Châu Á, Washington sẽ đơn độc và gần như trên tuyến đầu. Tác giả bài viết cho rằng việc nói thẳng chủ trương có thể tạo nguy cơ Nga và Trung Quốc càng thêm quyết tâm bành trướng.

Ấn Độ bị vạ lây vì mua vũ khí của Nga

Cũng liên quan đến Châu Á, Le Figaro nhận định quân đội Ấn Độ bị thiệt hại vì cuộc chiến tranh ở Ukraine : kỹ nghệ quốc phòng Nga phải lo thay thế số vũ khí bị tiêu hủy, không thể giao đạn dược, thiết bị mà New Delhi đã đặt hàng. Theo Stimson Center, 85% hệ thống vũ khí đang được Ấn Độ sử dụng là từ Nga. Trong chuyến thăm New Delhi hôm 06/12/2021, tổng thống Vladimir Putin và thủ tướng Narendra Modi đã ra tuyên bố chung cho biết hợp tác chiến lược của đôi bên hướng về việc cùng phát triển và sản xuất thiết bị quốc phòng. Nhưng sáu tháng sau, tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, tướng Manoj Pande nhìn nhận Nga không còn là đối tác khả tín : kể từ khi xâm lăng Ukraine, việc phụ tùng thay thế và đạn dược bị ảnh hưởng.

Tình hình còn đáng ngại hơn khi từ hai năm qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn căng thẳng nhất là ở Ladakh tại Himalaya. Một nhà ngoại giao nước ngoài giấu tên cho biết quân đội Ấn chỉ còn đạn và thiết bị đủ dùng cho 13 đến 14 ngày trong trường hợp chiến tranh, trong khi lâu nay vẫn chuẩn bị chiến đấu trên cả hai mặt trận Trung Quốc và Pakistan. Đây là cú sốc cho New Delhi, vẫn luôn trông cậy vào Moskva kể từ thập niên 60. Chế độ Putin đã đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, cho phép Ấn Độ lắp ráp các phi cơ tiêm kích Su-30, triển khai hỏa tiễn hành trình BrahMos, xây nhà máy chế tạo súng AK-203...

Ấn Độ đã đặt mua 25.000 hỏa tiễn cho những chiếc T-90 và T-72 từ năm 2013, nhưng chỉ mới 42% được giao, hợp đồng 17.500 hỏa tiễn chống tăng Concours cho bộ binh thì bị treo. Lục quân cũng thiếu T-90 và xe bọc thép chở quân BMP-2, nhất là loại rốc-kết Smerch được sử dụng ồ ạt vào đầu cuộc chiến Ukraine. Không quân cũng vậy, 30 đến 35% đội chiến đấu cơ Su-30 không thể cất cánh vì thiếu phụ tùng, và những hỏa tiễn tầm xa trang bị chỉ được giao 1/3. Trong số 5 hệ thống S-400 trị giá 5,5 tỉ đô la, chỉ mới nhận được một. Ấn Độ bắt đầu đa dạng hóa nhà cung cấp, quay sang Israel, Pháp, Mỹ - một cuộc cách mạng nho nhỏ đối với một quốc gia không liên kết.

Thụy My

Published in Quốc tế

Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào ?

"Gần 1/4 số xe tăng Nga được triển khai tại Ukraine từ ngày 24/02/2022 hiện không còn hoạt động". "Bộ binh cơ giới có lẽ đã mất khoảng 30% lực lượng" (1). Phía Kiev cho biết đã phá hủy gần 200 máy bay, gần 2.500 xe bọc thép của Nga. Moskva cũng liên tục thông báo oanh kích nhiều kho vũ khí và các đoàn viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine. Việt Nam, cũng như các nước nhập khẩu vũ khí của Nga và Ukraine, sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp từ những "tổn thất kinh hoàng" này.

vietmam1

Quân đội Việt Nam sẽ được tăng cường xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 mới, thay thế cho các đội tăng T-55 và T-62 cũ. (Wikimedia Commons)

Nga và Ukraine đang dồn lực lượng vào cuộc chiến chưa có dấu hiệu chấm dứt. Chiến trường khốc liệt ở miền đông Ukraine, đặc biệt là gần thành phố Severodonetsk trong những tuần qua, cho thấy phần nào những thiệt hại của quân đội Nga kể từ đầu cuộc tấn công. Nga huy động cả xe tăng đời mới nhất BMP-T Terminator, được coi là cỗ máy hủy diệt, với hy vọng thay đổi cục diện. Tuy nhiên, cả xe tăng đời cũ T-62 cũng được xuất kho trong bối cảnh hoạt động sản xuất vũ khí của Nga dường như đang chựng lại vì thiếu linh kiện công nghệ cao do bị phương Tây cấm vận.

Cả Nga và Ukraine sẽ ưu tiên tái trang bị cho lực lượng quốc phòng khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất vũ khí, cũng như hoạt động xuất khẩu của Nga. Vậy Việt Nam, cùng các nước khách hàng của Nga và Ukraine, sẽ bị tác động như thế nào ?

RFI tiếng Việt phỏng vấn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân Sự Pháp (IRSEM), ngày 25/05/2022.

*******

RFI :Ngoài những tổn thất nặng nề về thiết bị quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine, Nga thừa nhận gặp khó khăn, chậm trễ trong việc sản xuất vũ khí do thiếu linh kiện vì các lệnh trừng phạt của phương Tây. Liệu những nước nhập khẩu vũ khí của Nga, ví dụ Việt Nam, có phải lo về nguồn cung ứng này không ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên cần nhắc đến việc các nước nhập khẩu vũ lớn của Nga, ví dụ Việt Nam là khách hàng quan trọng thứ 5, hoặc Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn nhất của Nga, lại là những nước không thực sự tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Những nước này đã thể hiện rõ lập trường trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, hoặc là họ vắng mặt, hoặc là họ chống các biện pháp trừng phạt, chống lại việc lên án cuộc can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine. Việt Nam cũng làm tương tự. Vào tháng Tư, Việt Nam phản đối việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Có thể thấy mối quan hệ trực tiếp giữa những khách hàng vũ khí lớn của Nga với những nước phản đối việc lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Về tác động của chiến tranh Ukraine đối với hoạt động xuất khẩu vũ khí Nga, có thể thấy rõ 3 yếu tố. Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giấy phép nhập khẩu của các nước nhập khẩu vũ khí Nga có thể gây ra tác động về mặt hình ảnh cho chính những nước khách hàng này. Chắc chắn sẽ có tác động nhưng hiện giờ rất khó nói cụ thể.

Thứ hai là tác động về lâu dài, bởi vì Nga phải nhập từ nước ngoài một phần linh kiện điện tử công nghệ cao được sử dụng trong ngành công nghiệp vũ khí, trong đó có Trung Quốc. Nhưng điều phức tạp hơn là nhiều linh kiện lại do các nước phương Tây cung cấp, trong khi chính những nước này đã ban hành các biện pháp trừng phạt Moskva.

Tác động thứ ba đối với tương lai ngành xuất khẩu vũ khí Nga, theo tôi, đó chính là hình ảnh. Không ai có thể ngờ rằng lực lượng quân sự Nga lại kém hiệu quả trên thực địa khi đối đầu trước sức kháng cự của Ukraine. Điều này cũng có thể cho thấy những hạn chế về danh tiếng của vũ khí Nga. Truyền thông phương Tây liên tục đưa hình ảnh những xác xe tăng T-90 và nhiều loại chiến xa khác bị bắn cháy tan xác hoặc hư hỏng nặng. Thực tế này có thể tác động đến ngành công nghiệp vũ khí Nga trong tương lai.

RFI : Ông có thể nhắc lại những loại vũ khí và thiết bị quân sự được Việt Nam nhập từ Nga ?

Benoît de Tréglodé : Việt Nam là một khách hàng lớn của ngành công nghiệp vũ khí Nga từ cuối thập niên 1990. Ngược dòng lịch sử hai nước, có thể thấy Nga đồng hành với lịch sử đấu tranh của Việt Nam từ khi Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng 01/1950. Sau đó, Liên Xô, rồi Nga, thường xuyên sát cánh với quân đội Việt Nam từ mặt quân sự, chính trị đến hợp tác quốc phòng và dĩ nhiên là cả vũ khí. Cuối thập niên 1990, khi Hà Nội quyết định hiện đại hóa hệ thống quốc phòng và thực hiện nhiều chương trình đầu tư lớn về vũ khí, dĩ nhiên Nga trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam.

Theo thẩm định hiện nay, hơn 80% vũ khí nhập khẩu của Việt Nam là mua của Nga từ cuối những năm 1990 và trong tất cả các lĩnh vực. Những chương trình mang tính biểu tượng nhất và quan trọng nhất là 6 tầu ngầm lớp Kilo trang bị cho Hải Quân Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến các hợp đồng 36 máy bay Sukhoi-30 cho không quân và hải quân Việt Nam, 4 chiến hạm lớp Guepard cho hải quân, nhiều tàu hộ tống lớp Tarantul, toàn bộ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển và phòng không, nhiều xe tăng T-90, đạn dược và súng trường AK. Tóm lại, cả ba lực lượng quân đội Việt Nam chủ yếu được trang bị vũ khí của Nga từ khoảng 20 năm nay.

Ngoài ra, cần phải nêu một chi tiết khá quan trọng khi nói đến sự phân bổ thị trường vũ khí đối với Hà Nội. Từ cuối những năm 1990, Việt Nam không tách biệt giữa các nhà công nghiệp vũ khí Nga và Ukraine, quốc gia cũng có truyền thống công nghiệp vũ khí, cho đến khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sự chia rẽ bắt đầu vào thời điểm đó, các nhà công nghiệp vũ khí Nga và Ukraine ngày càng trở nên đối đầu trong việc xuất khẩu, trong đó có thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn đó, Việt Nam nhập khẩu hơn 200 triệu đô la vũ khí của Ukraine và bị thiếu phần nào từ nguồn cung này do tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Tóm lại, không chỉ nguồn cung vũ khí của Nga, mà cả vũ khí của Ukraine hiện cũng có thể có vấn đề.

RFI : Việc phương Tây ban hành hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Moskva sẽ tác động như thế nào đến hoạt động nhập khẩu vũ khí Nga của Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Chúng ta đã thấy hiện tượng này ở cấp vùng, một số khách hàng truyền thống của Nga như Thái Lan đã dần hướng sang các nhà sản xuất khác. Một trong những nước được lợi nhất trong quá trình phân bổ lại việc bán vũ khí ở Đông Nam Á có lẽ là các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc.

Tôi xin nhắc lại là năm 2020-2021, Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Nga, Pháp, và là nước bán nhiều vũ khí nhất trên thế giới. Năm 2020, Trung Quốc bán 53 triệu đô la vũ khí cho Đông Nam Á. Con số phần nào khiêm tốn này đã tăng vọt lên trong năm sau, lên thành 285 triệu đô la. Có thể là một một số khách hàng truyền thống của Moskva đã e ngại về các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với vũ khí Nga.

Tuy nhiên, điều này chỉ ảnh hưởng một phần đến Việt Nam. Như nêu ở trên, Việt Nam có truyền thống lâu dài với quân đội Nga, vượt qua cả phạm vi vũ khí đơn thuần. Ngày 01/12/2021, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và đồng nhiệm Nga Sergey Shoigu đã ký ở Moskva một thỏa thuận mới để tăng cường hợp tác quân sự, tăng cường quan hệ đối tác về công nghệ và bán vũ khí giữa hai nước. Do đó, có thể thấy đây chưa phải là giai đoạn Việt Nam sắp "đổi súng". Hợp tác vũ khí và quân sự Nga-Việt vẫn ở mức rất cao. Điều này được thể hiện trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Đây là mức quan hệ cấp cao nhất của Việt Nam và Hà Nội chỉ ký với ba nước, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

Có một chi tiết nhỏ cần lưu ý, đó là vào thời điểm thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương được ký tháng 12/2021, phía Việt Nam đã giảm bớt đặt hàng với các nhà sản xuất Nga. Hợp đồng lớn gần đây nhất được ký năm 2019, Việt Nam mua 12 chiến đấu cơ huấn luyện Yakovlev của Nga. Sau đó, không có thêm hợp đồng lớn được ký giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên đang thảo luận về việc mua chiến đấu cơ cho không quân. Vấn đề này rõ ràng là một thách thức chiến lược lớn cho Việt Nam hiện nay.

RFI :Trước tất cả những bất cập được nêu ở trên, Việt Nam có thể tìm giải pháp thay thế nguồn cung cấp thiết bị quân sự Nga như thế nào ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên, như tôi đã nêu ở trên, ngoài nguồn thay thế vũ khí Nga, Hà Nội cũng phải tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraine mà Việt Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Từ vài năm nay, nhìn chung là từ khủng hoảng bán đảo Crimea năm 2014, Việt Nam phải tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Trong bộ quốc phòng Việt Nam, trong bộ máy Nhà nước và bộ máy an ninh đã có những cuộc thảo luận về việc cần phải có những nhà cung cấp vũ khí nước ngoài khác vì hai lý do. Thứ nhất dĩ nhiên liên quan đến thiệt hại của Ukraine, tiếp theo là những lý do địa-chính trị liên quan đến việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.

Hà Nội đang trao đổi rất nhiều với các nước Israel, Belarus, Hà Lan, đề cập một chút với một số nước Liên Hiệp Châu Âu khác, trong đó có Pháp, và với Hoa Kỳ. Nhưng việc hướng sang các nhà cung cấp mới này cũng đặt ra nhiều vấn đề địa-chính trị đáng kể.

Ngoài ra, việc Moskva và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác an ninh cũng đặt ra hai vấn đề đối với Hà Nội. Điểm thứ nhất, chưa bao giờ Việt Nam nhận được sự ủng hộ rõ ràng của Nga về vấn đề Biển Đông. Các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam biết rằng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông với Trung Quốc, Nga sẽ không giúp Việt Nam. Họ cũng sợ bị phụ thuộc về mặt công nghệ vào trang thiết bị giống với thiết bị cũng được quân đội Trung Quốc sử dụng. Điểm thứ hai, Hà Nội bức xúc việc Moskva thiếu ủng hộ vào năm 2016 khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đây là hai điểm khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn "đặt hết trứng vào một giỏ" đối với Nga, nhất là đối với các loại vũ khí công nghệ cao liên quan trực tiếp đến chiến tranh mạng, thiết bị dành cho an ninh mạng hoặc liên quan đến những chương trình vô cùng tinh vi về mặt công nghệ, như thiết bị bay không người lái vũ trang mà Việt Nam muốn có và phần nào nhờ vào tập đoàn Viettel.

Hà Nội đang xét lại định hướng quan hệ chiến lược nhưng không có chuyện xem xét lại hoàn toàn mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ về mặt lịch sử và được ủng hộ về mặt chính trị. Tổng thống Vladimir Putin rất nổi tiếng ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó một phần lớn đã sống ở Liên Xô hoặc ở Nga, có mối quan hệ hữu nghị vững chắc với Nga. Cuối cùng, về mặt ý thức hệ, chính quyền Việt Nam vẫn ủng hộ người Nga, vì thế Việt Nam chưa sẵn sàng đổi hướng.

RFI :RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 30/05/2022

Chú thích :

(1) Theo thống kê của trang Oryx, chuyên theo dõi thiệt hại của quân đội Nga ở Ukraine, được trang Public Sénat trích ngày 23/05/2022.

Published in Diễn đàn

Quân Nga đồng loạt oanh kích hơn 40 đô thị vùng Donbass

Trọng Thành, RFI, 26/05/2022

Quân đội Nga khép chặt gọng kìm xung quanh thành phố Severodonetsk, tỉnh Lugansk và tăng cường tấn công trên toàn chiến tuyến vùng Donbass. Theo phía Ukraine, quân Nga đồng loạt oanh kích hơn 40 thành phố, thị trấn. Kiev yêu cầu đồng minh phương Tây khẩn trương viện trợ thêm "vũ khí hạng nặng" để kháng cự với quân Nga.

donbass1

Thành phố Severodonetsk, miền đông Ukraine, bị quân Nga pháo kích ngày 21/05/2022.  AFP - ARIS MESSINIS

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại thông tin từ trang mạng Facebook của quân đội Ukraine hôm qua, 25/05/2022 : "Lực lượng chiếm đóng đã pháo kích vào hơn 40 đô thị ở hai tỉnh Donetsk và Lugansk, phá hủy hoặc làm hư hại 47 vị trí dân sự, bao gồm 38 nhà ở và một trường học. Hậu quả của đợt pháo kích này khiến 5 dân thường chết và 12 người bị thương". Cũng thông báo nói trên, cho biết "10 cuộc tấn công của quân thù đã bị đẩy lùi, 4 xe tăng và 4 máy bay không người lái bị phá hủy, và 62 ‘lính địch’ bị giết".

Riêng về tình hình thành phố Severodonetsk, đang bị quân Nga dồn lực tấn công, trên mạng Telegram tối hôm qua, thống đốc tỉnh Lugansk phía chính quyền Kiev, ông Serguiï Gaïdaï, cho biết quân Nga đang liên tục tấn công hủy diệt thành phố, với pháo phản lực đa nòng Smertch và Tornado. Chiến sự diễn ra ngay sát khu vực ngoại ô thành phố. Theo thống đốc Serguiï Gaïdaï, "tuần tới sẽ là tuần lễ quyết định"

Thành phố Severodonetsk là một trong những đô thị quan trọng cuối cùng tại tỉnh Lugansk hiện còn do Ukraine kiểm soát. Nếu chiếm được Severodonetsk, quân Nga coi như kiểm soát được toàn bộ tỉnh Lugansk. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời một đại diện của lực lượng ly khai thân Nga, ẩn danh, cho biết Severodonetsk đã bị "bao vây" từ ba mặt, và cây cầu duy nhất cho phép rời khỏi thành phố kể từ giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga. AFP hiện chưa thể kiểm chứng được thông tin này.

Ngược lại, theo thống đốc Serguiï Gaïdaï, chính quyền Ukraine vẫn còn có thể tiếp tục phân phát cứu trợ và tổ chức sơ tán khỏi thành phố Severodonetsk. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine, Oleksandre Motouzyanyk, hôm qua cho biết, các lực lượng Nga đã giành được "một số thắng lợi chiến thuật tạm thời" tại một số khu vực, tuy nhiên, bác bỏ việc quân đội Ukraine đang phải lùi bước.

Tại Diễn đàn Kinh tế Davos, ở Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba, khẳng định quân đội Nga được trang bị tốt hơn hẳn phía Ukraine về một số loại vũ khí hạng nặng, đặc biệt về "pháo phản lực đa nòng", khiến tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Nga. Kiev kêu gọi các đồng minh phương Tây khẩn trương cung cấp loại vũ khí này.

Trọng Thành

*******************

Ukraine muốn có hành lang an toàn ở cảng Odessa để xuất khẩu nông phẩm

Thùy Dương, RFI, 26/05/2022

Lo ngại mất khả năng xuất khẩu ngũ cốc do các cảng biển bị quân Nga phong tỏa, tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraine Kuleba ngày 25/05/2022 muốn Kiev và Liên Hiệp Quốc thảo luận về việc lập một hành lang an toàn từ cảng Odessa để xuât chuyển nông phẩm ra nước ngoài.

donbass2

Tàu chở hàng cập cảng Odessa, Ukraine. Ảnh chụp ngày 04/11/2016  Reuters - Valentyn Ogirenko

Đây cũng là chủ đề thảo luận giữa hai ngoại trưởng Mỹ và Ukraine hầu đầu tuần. Theo Reuters, Kiev muốn cảng Odessa được rà phá bom mìn và có sự bảo đảm là Nga sẽ không tấn công.

Ngay từ đầu chiến tranh Ukraine, quân Nga đã phong tỏa cảng Odessa, cửa ngõ xuất khẩu quan trọng ở miền nam Ukraine, gây tổn hại cho nền kinh tế Ukraine và tác động đến an toàn lương thực - thực phẩm của thế giới.

Từ cảng Odessa, hai đặc phái viên, Sébastien Nemeth và Jad El Khoury, gửi về bài phóng sự :

"Lẽ ra đây là mùa cao điểm, nhưng hiện giờ các bãi biển và vùng ven biển của Odessa hầu như đều vắng bóng người. Thành phố không còn giữ được dáng vẻ như trước và cư dân thành phố đang sống dưới sự phong tỏa của Nga, kéo dài từ Biển Đen đến biển Azov. Albert Kabakov, chủ tịch câu lạc bộ du thuyền nói :

"Các tàu chiến của Nga chủ yếu tập trung gần Đảo Rắn, cách đây 100km. Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột, chúng tôi còn có thể trông thấy chúng. Quân Nga thậm chí nhắm vào các tàu thương mại. Hiện giờ, không tàu nào có thể ra khơi. Binh sĩ bảo vệ bờ biển. Đi dạo chơi cũng bị cấm. Các vị thấy đấy, có một sợi dây chắn lối ra từ cảng. Chúng tôi thậm chí đã nhìn thấy thủy lôi trôi nổi đến tận đây, cách bờ biển 15m. Những người lính đã đến, kéo nó ra ngoài xa và kích nổ".

Bản thân cảng cũng đã trở thành một boongke không thể vào được và một phần miền nam đất nước đã bị quân Nga chiếm đóng. Thế nhưng, đối với Natalia Kumeniuk, phát ngôn viên Bộ chỉ huy khu vực của Ukraine, không thể để vùng lãnh thổ này lọt vào tay quân thù :

"Ngay từ đầu, Putin đã nói rằng khu vực này là mục tiêu, nhất là cảng Odessa. Miền Nam Ukraine thu hút sự quan tâm của Nga, đặc biệt là về nguồn điện và khí đốt để cung ứng cho Crimea. Chiếm được thành phố Kherson giúp quân Nga làm được điều đó và cho phép họ chặn đường ra biển của chúng tôi, và cuối cùng là mở cho họ một con đường đến Transnistria. Nhưng quân đội Nga không mạnh, họ chỉ đông thôi. Và cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc. Nếu quân Nga đào chiến hào và tìm cách trụ lại mãi ở miền nam Ukraine, chúng tôi sẽ chôn vùi họ ngay tại đây".

Nga cố gắng phong tỏa để bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine và cảng Odessa, nơi hàng chục ngàn tấn thực phẩm được xuất khẩu mỗi tháng. Vì vậy, quân đội Ukraine đang yêu cầu phương Tây chuyển vũ khí nhanh chóng hơn nữa cho Ukraine để họ sớm tìm cách phản công".

Thùy Dương

*************************

Hạm đội Biển Đen phong tỏa cảng Ukraine, nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Chi Phương, RFI, 26/05/2022

Cảng biển miền nam Ukraine vẫn bị Hạm đội Biển Đen của Nga phong toả từ 3 tháng qua. Khoảng 95 % tàu quốc tế bị ngăn cấm di chuyển trên biển Đen và biển Azov. An ninh lương thực thế giới có thể bị tác động nghiêm trọng do Ukraine là một nước xuất khẩu lương thực lớn.

donbass3

Cảng Mariupol, miền nam Ukraine, 23/02/2022. AP - Sergei Grits

Thương nhân nước này đã mất hàng triệu đô. Doanh nhân Andrez Bezukh cho biết sản lượng cá mỗi năm của công ty khoảng 350 tấn cá , tuy nhiên con số này dự kiến chưa đạt 100 tấn vào năm 2022.

"Công ty của tôi đã thua lỗ rất nhiều. Mọi người đang lao đao và phải tìm các công việc khác trong thời gian này. Tất cả các tàu thuyền đi lại đã bị cấm, ngay cả tàu đánh cá. Những con tàu từ tây bắc Crimea đậu ở đây đều bị cấm di chuyển. Hôm 18/05, chúng tôi được phép ra khơi để thu lại dụng cụ đánh cá mà chúng tôi đã bố trí ở đó từ ngày 24/02 do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo". 

https://youtu.be/Bo1VFnZPE8E

Cảng biển Odessa, Ukraine, 04/11/2022.  Reuters - Valentyn Ogirenko

Các hoạt động xuất nhập khẩu bị tê liệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu thiết yếu của Ukraine không thể xuất cảng được. Nhà xuất khẩu lương thực Vitaly Lavrov cho hay :

"Trước kia chúng tôi có thể xuất khẩu đến 6 triệu tấn lương thực mỗi tháng từ các cảng hay các trung tâm vận chuyển khác, hiện giờ lượng xuất khẩu chỉ đạt 600 700 nghìn tấn. Chúng tôi đang cố gắng xoay xở để xuất hàng từ các cảng khác, từ cảng Danube chẳng hạn". 

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu nông phẩm lớn nhất thế giới, cung cấp 12 % sản lượng ngũ cốc và một nửa dầu hướng dướng cho toàn cầu. Liên Hiệp Quốc cho biết, nếu các cảng của Ukraine không hoạt động trở lại trong vòng 2 tháng tới, rất có thể thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Chi Phương

Published in Quốc tế

Quân dân Ukraine bước vào giai đoạn trường kỳ kháng chiến chống xâm lược

Ukraine biết rằng thời gian đứng về phía mình, và chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Các nhà máy vũ khí bắt đầu được chuyển về phía tây để tránh bị Nga oanh tạc. Tinh thần và ý chí người dân Ukraine chưa bao giờ lên cao đến thế. Phóng viên báo Pháp đã rong ruổi suốt 1.100 cây số, những boong-ke chống bom, những lá cờ hai màu xanh vàng xuất hiện trên mọi ngõ ngách của mọi miền đất nước Ukraine.

ukraine1

Một quân nhân Ukraine cầm quốc kỳ trong lễ tang một đồng đội ở Odessa, ngày 12/04/2022.  AP - Max Pshybyshevsky

Hôm nay lễ Thăng Thiên, nhiều tờ báo nghỉ lễ. Chiến trường Ukraine, vụ xả súng tại một trường tiểu học ở Texas là những chủ đề chính trên các tờ báo vẫn ra mắt độc giả ở Paris. Le Figaronhận định "Tại Ukraine, quân đội và thường dân sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài". Ba tháng sau khi Vladimir Putin đưa quân sang, tình hình đang sa lầy tại Donbass.

Ukraine bước sang giai đoạn thứ ba của cuộc kháng chiến chống xâm lăng

Tờ báo chia cuộc kháng chiến của người Ukraine làm ba giai đoạn. Đầu tiên là kháng cự lực lượng đặc nhiệm Nga tại Kiev muốn lật đổ chính phủ, dân chúng chạy loạn (5 triệu người di tản ra nước ngoài và 7 triệu sơ tán về miền tây), nam giới trong lứa tuổi cầm súng ồ ạt đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Giai đoạn hai là của những chiến dịch : Nga chiếm được Kherson (giúp bảo đảm được nguồn nước cho Crimea) và vùng duyên hải dọc theo biển Azov. Ukraine đẩy lùi được quân xâm lăng từ bắc Kiev sang Belarus, rồi từ phía đông Kharkov sang Nga.

Và giờ đây là giai đoạn thứ ba của cuộc chiến : đấu tranh giành đất. Quân Nga cố chiếm toàn bộ vùng Donetsk và Luhansk (mà Moskva đã công nhận "độc lập"), tiến với tốc độ rùa bò bằng cách nã pháo tiêu hủy tất cả những gì ở phía trước. Những trận chiến ác liệt diễn ra xung quanh thành phố kỹ nghệ Sieverodonetsk (110.000 dân trước chiến tranh) mà Nga tìm cách bao vây.

Trong tuần qua quân đội Ukraine đã bỏ rơi một số địa điểm để bảo toàn lực lượng. Họ mất từ 50 đến 100 chiến binh mỗi ngày tại miền đông, theo nguồn tin Ukraine, trong khi trận đánh Kiev chỉ mất hơn chục lính một ngày. Ukraine biết rằng thời gian đứng về phía mình, vì vũ khí tân tiến của NATO sẽ ồ ạt đến. Những khẩu đại bác Caesar 155 mm do Pháp viện trợ chẳng hạn có tầm bắn đến 50 km trong khi đại bác Nga chỉ 30 km. Nhưng Ukraine cũng hiểu rằng những vùng đất bị mất khó thể tái chiếm : muốn tấn công hiệu quả trên bộ phải 8 đấu 1.

Tổ quốc trên hết !

Phấn chấn trước chiến thắng ở Kiev và Kharkov, chính phủ Ukraine đã bác bỏ đề nghị của Ý là ngưng bắn lập tức ở các giới tuyến hiện tại. Kiev muốn quay lại với vị trí trước ngày 24/02, nhưng Moskva không sẵn sàng chấp nhận. Ukraine bèn chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Các nhà máy vũ khí bắt đầu được chuyển về phía tây để tránh không quân Nga.

Le Figaro đã đi cùng với tổng giám đốc văn phòng nghiên cứu quân sự Luch đến Ivano-Frankivsk. Tốt nghiệp Viện Hàng không Kiev, Oleg Korostelov là người vẽ kiểu hỏa tiễn Neptune, loại hỏa tiễn hôm 13/04 đã bay 130 km sát mặt nước với vận tốc Mach 0,95 và đánh chìm soái hạm Moskva. Trước đó, Korostelov đã cùng với dân biểu Serguei Taruta đến Warszawa, cả hai thường xuyên được an ninh Ba Lan bảo vệ.

Ông Taruta là chủ cũ của nhà máy thép khổng lồ Azovstal, cựu thống đốc Mariupol, có gia tài 2 tỉ đô la năm 2013. Từ khi Nga chiếm Crimea, ông quyết định đặt quyền lợi đất nước lên trên lợi ích của tập đoàn mình. Trước đây là đối thủ chính trị của Zelensky, do chiến tranh Taruta xích gần lại với tổng thống, tập trung mọi sức lực đi nhiều nước : Ba Lan, Đức, Pháp… để tìm kiếm vũ khí cho Ukraine. Bản tính lạc quan, ông tin rằng sắp đuổi được quân Nga ra khỏi Donbass và sau đó là Crimea. Thực tế hơn, tổng thống Zelensky tuyên bố đẩy lùi quân địch về giới tuyến ngày 23/02, rồi sẽ thu hồi những vùng đất bị chiếm bằng đường ngoại giao.

Tinh thần và ý chí người dân Ukraine chưa bao giờ lên cao đến thế. Phóng viên báo Pháp đã rong ruổi 1.100 km khắp đất nước này, không một ngôi làng nào mà không tự xây dựng boong-ke chống bom riêng. Trên bình nguyên mênh mông, bất kỳ ngã tư nho nhỏ cũng cắm đầy những lá cờ hai màu xanh vàng, tái hiện hoàn hảo những cánh đồng hoa cải vàng dưới bầu trời xanh. Xăng dầu thiếu thốn, người dân kiên nhẫn xếp hàng dài dằng dặc trước những trạm xăng hiếm hoi mở cửa, không một lời cãi vã, hết sức văn minh.

Làm thế nào giải tỏa Hắc Hải để xuất khẩu ngũ cốc ?

Tại biên giới, là những đoàn xe tải dài vô tận. Trong thời chiến, thu được thuế quan rất quan trọng cho Nhà nước. Đồng tiền Ukraine vẫn có giá với những hợp đồng mua lúa mì, lúa mạch, đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương trả trước. Lúc bình thường, nông nghiệp Ukraine có thể nuôi sống 400 triệu người, nhưng giờ đây không còn có thể vận chuyển bằng đường biển. Cảng sông lớn Mykolaiv trực tiếp dưới họng đại bác Nga, còn nếu đi từ cảng Odessa, cho dù có gỡ được mìn, tàu vẫn phải đi qua đảo Rắn và mũi phía tây Crimea, nơi Nga triển khai nhiều giàn hỏa tiễn.

Cho tàu NATO hộ tống ? Không thể đi vào Hắc Hải vì Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng eo biển với các chiến hạm. Các kho chứa đều đã đầy, không còn chỗ cho vụ thu hoạch tới. Còn có giải pháp dùng xe lửa, đi qua Belarus đến cảng Klaipéda của Litva, nhưng tổng thống Belarus là đồng minh của Putin. Chính quyền Ukraine cũng xem xét khả năng chuyển bằng xe tải sang cảng Constanta của Romania, đi dọc theo Transnistria rồi Moldova. Phía Nga thì làm "săng-ta", đòi dỡ bỏ cấm vận mới để yên cho Ukraine xuất khẩu ngũ cốc.

Một câu hỏi khác nếu chiến tranh kéo dài là việc học hành của trẻ em : niên học tới khai giảng trên toàn lãnh thổ hay chỉ phía tây ? Các trường học đều đã đóng cửa từ hôm quân Nga tràn sang ngày 24/02 đến nay. Ukraine được sự giúp đỡ tài chánh của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, nhưng kinh tế có trụ được lâu bằng Nga ? Người Ukraine không nghi ngờ gì là một ngày nào đó Mỹ sẽ lơi lỏng bớt để tập trung vào việc đối địch với Trung Quốc.

Tội ác quân Nga, từ Bucha đến Tchernobyl…

Cũng về Ukraine, các báo tiếp tục những bài phóng sự trên thực địa. Le Monde mô tả hoạt động của nhóm chuyên gia của Hiến binh Pháp, đến giúp điều tra về tội phạm chiến tranh ở Bucha, mà con số hồ sơ đã lên đến 11.700. Họ làm việc mẫn cán với lương tâm nghề nghiệp, bất chấp những điều kiện hết sức khó khăn của một đất nước trong chiến tranh. Các nhà điều tra vừa kết thúc chuyến đi năm tuần, cuộc hành trình dài 2.700 km đi xuyên qua Đức và Ba Lan, với đoàn xe có phòng thí nghiệm di động để phân tích ADN, máy phát điện, xe lạnh có thể chứa được 11 xác để hoạt động một cách hoàn toàn độc lập.

Ngược lại, Libération vạch ra sự dối trá của một cựu chiến binh Pháp tên Adrien Bocquet. Anh ta liên tục xuất hiện trên truyền thông Pháp để kể lại những "tội ác" do các chiến binh Azov tiến hành, nói rằng mình đã "chứng kiến" trong thời gian làm công tác nhân đạo. Nhưng nhật báo thiên tả đã kiểm tra, nhận thấy những bất hợp lý trong câu chuyện kể và thời gian có mặt ở Ukraine, Bocquet cũng không hề đưa ra được bằng chứng nào. Thế nhưng những câu chuyện sáng tác của anh ta đã được truyền hình Nga chính thức sử dụng để tuyên truyền.

Le Monde cũng đề cập đến Nove Zalissia, ngôi làng được những người chạy trốn thảm họa Tchernobyl thành lập, nay lại bị gót giầy quân Nga dẫm nát trên đường tiến đến Kiev. Vassili Fedoretz, một cư dân từng là thợ điện của nhà máy Tchernobyl nói : "Tôi đã sống qua một thảm họa và hai cuộc chiến. Phóng xạ thì người ta không cảm thấy, còn những gì chúng tôi vừa trải qua – hỏa tiễn ập xuống đầu từng ngày, là tệ hại nhất thế giới". Lính Nga rút đi mang theo từ máy giặt đến muỗng nĩa, thậm chí cả một bộ sưu tập búp bê của chủ ngôi nhà đẹp nhất làng. Tuy nhiên người dân không phải chịu cảnh tra tấn, không bị sát hại như ở Bucha. Nữ thị trưởng đưa ra một giả thiết : bà tìm thấy những tấm bản đồ do quân Nga bỏ lại ở văn phòng, được in từ thời trước khi xảy ra thảm họa nguyên tử, "làng chúng tôi không hiện diện trên bản đồ này".

Châu Âu đã phóng đại sức mạnh của Nga

Trên lãnh vực ngoại giao, nói về thái độ đối với Moskva, nữ phó thủ tướng Ukraine, Olbga Stefanishyna trên Le Monde nhấn mạnh, "Châu Âu đã phóng đại sức mạnh của Nga".

Trả lời câu hỏi vì sao Ukraine coi trọng việc xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU) đến thế, bà giải thích đó là một cam kết pháp lý quan trọng, sẽ củng cố cho tiến trình. Các nhà lãnh đạo Châu Âu được bầu lên tại những quốc gia dân chủ, không cầm quyền vĩnh viễn, ngược với Vladimir Putin đã ngự trị suốt 20 năm qua. Người Ukraine cần có được một bảo đảm, vì những hứa hẹn khác không được giữ lời. Bản ghi nhớ Budapest lẽ ra bảo đảm chủ quyền của Ukraine, đã không được Nga tôn trọng.

Theo phó thủ tướng Ukraine, cần bắt đầu từ bỏ cách nghĩ là không nên "khiêu khích" Nga. Giống như trường hợp bạo lực gia đình, nạn nhân thường nghĩ là không nên chọc giận kẻ hành hung. Các nhà lãnh đạo Châu Âu nên bắt đầu hành xử như cảnh sát, buộc kẻ tấn công phải trả giá. Trong cuộc chiến này, Châu Âu đánh giá quá cao sức mạnh của Nga và coi thường sức kháng cự của Ukraine. Không nên sợ gấu Nga ! Châu Âu cần phân biệt ai là hung thủ và ai là nạn nhân. 

Mỹ quay lại, nhưng vẫn có cơ hội cho một nền quốc phòng Châu Âu

Liên quan đến quốc phòng chung Châu Âu, Le Monde cho rằng khái niệm này không phải trong tình trạng "hôn mê" như một số người vẫn nghĩ. Từ khi xua quân xâm lăng Ukraine, Putin đã làm NATO thêm sức sống và đưa Hoa Kỳ trở lại Châu Âu. Những chiếc phi cơ vận tải C-130 của quân đội Mỹ từng lặng lẽ rời các căn cứ ở Châu Âu, lại đưa binh lính đến cựu lục địa với một mức độ chưa từng thấy kể từ 2005. Thụy Điển, Phần Lan từ bỏ chính sách trung lập, biển Baltic mai đây sẽ trở thành "ao nhà" của NATO.

Liệu Châu Âu quốc phòng sẽ được đẩy nhanh như mong muốn của Pháp ? Theo tờ báo, điều này không đơn giản. Trước hết, những người ủng hộ vẫn khó thuyết phục được phe chống đối về sự hữu ích và tính bổ sung cho NATO. Đại đa số các nước Châu Âu trước mắt muốn trông cậy vào một công cụ vẫn hoạt động tốt thay vì tạo ra một công cụ mới.

Trong ngắn hạn, rõ ràng chỉ có Mỹ mới có thể bảo đảm một cầu không vận đưa vũ khí đến cho Ukraine đang quá cần, tuy không một người lính nào tham chiến. Kỹ nghệ quốc phòng Mỹ cũng tận dụng để củng cố vị trí vốn đã thống trị trong NATO. Tuy nhiên có hai yếu tố giúp duy trì tham vọng Châu Âu. Trước hết là lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ, mà cuộc xâm lăng Ukraine không thể thay đổi về bề sâu. Tiếp đến, chủ trương không can thiệp, "Nước Mỹ trước hết" vẫn còn đó. Như thượng nghị sĩ Missouri Josh Hawley đã tuyên bố : "Tôi sẽ mang tội nếu dành ưu tiên cho biên giới phía đông của Ukraine trong khi biên giới phía nam của chúng ta bị tràn ngập bởi làn sóng di dân bất hợp pháp". Không ai nghi ngờ rằng NATO đã hồi sinh, nhưng được bao lâu ?

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine vi Nga cũng ging như Vit Nam đi vi Trung Quc. Trong thế k đu tiên sau khi người Vit tuyên b đc lp (Ngô Quyn, 939), quân Trung Quc cũng tính chiếm li thuc đa cũ nhiu ln.

ukraine1

Ukraine đang cu mt chiếc tank ca Nga b phá hy đ làm biu tượng chiến tranh trung tâm Kyiv, 20 tháng Năm.

Theo li Tướng Kyrylo Budanov, ch huy trưởng Tình báo Quân đi Ukraine nói vi nht báoThe Wall Street Journal thì cuc chiến s ch chm dt khi nào Ukraine tái lp li biên thùy năm 1991, là năm Ukraine tuyên b đc lp khi Liên Xô tan rã. Mun vy, quân Ukraine phi chiếm li hết các vùng đt đã b Nga cướp t năm 2014, gm bán đo Crimea và hai "nước Cng hòa nhân dân" ly khai trong vùng Donbas mà ông Vladimir Putin đã công nhn.

Tướng Budanov hy vng Ukraine được vin tr thêm các h thng Himars có th bn nhiu ha tin đ loi, cùng vi trng pháo tm xa và máy bay chiến đu, đ đu vi quân Nga. Điu này không chc chn. Vì M và các nước NATO không mun quân Ukraine dùng các vũ khí mi này đánh thng vào nước Nga ; là cách duy nht nếu mun đt được mc tiêu ca ông Budanov. Hin quân Nga đã tht bi phi rút lui, ngưng bao vây thành ph Kharkiv, rút v vùng Donbas. Theo ước tính ca NATO, đến cui tháng Ba, Nga đã mt 40.000 lính, b thương, t trn hoc b bt. Nhưng ông Budanov biết Nga vn còn 93 tiu đoàn chiến đu, vi khong 141.500 quân. Cuc chiến có th kéo dài cho đến khi ông Putin b lt đ.

Tướng Kyrylo Budanov, 36 tui là mt trong nhng người quyết đnh chiến lược chng Nga ca chính ph Zelensky. Cơ quan tình báo GUR không nhng thâu lượm tin tc mà còn ch huy nhng toán bit kích. Các đip viên gài trong nước Nga theo dõi các hành đng ca ông Putin và gii lãnh đo Nga. "Chúng tôi biết hết các kế hoch ca h", ông nói, "Putin đang lâm vào ngõ bí. Ông ta không th thng mà cũng không th ngưng chiến".

Sau khi tht bi không chiếm được th đô Kyiv và thành ph ln th nhì Kharkiv, quân Nga tp trung vào vic bo v các vùng đã chiếm được phía Đông và Nam Ukraine ; chiếm thành ph Mariupolsau gn ba tháng vây hãm, ni lin được hai tnh ly khai vi Crimea. B trưởng quc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov nói vi các đng s Châu Âu rng chiến cuc đang bước vào giai đon cm c. Nga đang chun b cho mt cuc chiến lâu dài, cng c các đa đim h đã chiếm gn đây như vùng Kherson và Zaporizhya.

Trong mt trn cm c bây gi, trng pháo đóng vai trò quan trng, thay cho chiến xa. Quân đi Ukraine đã bt đu s dng các đi pháo 155 ly do M vin tr. Quân Nga c gng vây hãm các lc lượng Ukraine đang chiến đu trong vùng Donbas nhưng có v không thành công. Thành tích đáng k nht ca quân đi Nga là vn chưa phi rút v nước. Nhưng h còn đng vng được bao lâu là điu không biết chn.

Tình báo các nước phương Tây thy du hiu nhiu lính Nga đã t chi chiến đu, theo Eliot Cohen, thuc Vin Nghiên cu Chiến lược Quc tế Washington. Nhiu binh sĩ đi trn, hoc t ý rút lui khi đng trn. Tình báo quân s M thy Nga không th phi hp các chiến binh mi được đưa t min Đông hoc t Chechnya qua Ukraine. Cuc chiến s đi đến tình trng bt phân thng bi "nếu quân Nga c th và thêm quân tiếp vin bù vào s tn tht đáng k". Nhưng quân đi Ukraine tn dng kh năng di đng và ưu thế chiến thut, h ch đng chn khi nào thì tn công đa đim nào.

"Chiến tranh nhiu khi là mt cuc chy đua coi bên nào kit sc trước. Mc dù c hai bên đu khn kh nhưng bên nào đng vng được lâu thì s thng ; như năm 1918" khi Đi chiến Th nht kết thúc".

Michael Clarke, cu giám đc Royal United Services Institute, London thy Quc hi M thông qua d lut vin tr (40 t đô la) chng t M s giúp Ukraine đến cùng. Quân Ukraine trong vùng Donbas có th chu đng được các cuc tn công ca quân Nga, và s phn công vi các vũ khí mnh hơn. Quân Nga có th cm c nếu được tăng vin t 150 ngàn đến 180 ngàn người. S quân này cn được hun luyn, đến cui năm mi có th ra mt trn. Cohen nhn xét : "Trên căn bn, ông Vladimir Putin đã tht bi".

Ông Putin có th dùng vũ khí nguyên t chiến thut và vũ khí hóa hc đ thay đi cuc c hay không ? Eliot Cohen nghĩ rng nếu nhn được lnh đó các tướng lãnh Nga s c tình trì hoãn. Mun điu đng vũ khí nguyên t ca Nga, cn ít nht năm người đng ý ; ch mt người cũng có th ngăn cn.

Nhưng dùng vũ khí nguyên t chiến thut rt khó vì quân Ukraine không tp trung đông đo trên mt trn đa nào ; trong khi các vũ khí hóa hc và nguyên t s làm cho quân đi c hai bên b hi. Rt khó điu khin vũ khí hóa hc đ tránh không giết quân mình.

Nếu ông Putin dùng bom đn nguyên t và hóa hc, M và NATO s không tr đũa vi các th tương t. Nhưng h s tiếp vin Ukraine vi các vũ khí mnh hơn, cm vn kinh tế nng n hơn. H s dùng bin pháp "cm máy bay" (no-fly zone), đưa phi cơ chiến đu ngăn chn không quân Nga. Hm đi Nga Hc Hi có th b tn công. Đó là điu h s không ngn ngi s dng nếu ông Putin bước qua ln ranh cm.

C như thế, cuc chiến Ukraine s ging co, kéo dài, không bên nào có th toàn thng, trong mt, hai năm ti.

Nhưng chính ph Ukraine có theo đui cuc chiến cho đến khi chiếm li được toàn th vùng Donbas và Crimea, nhưTướng Kyrylo Budanov ch trương hay không ?

Tng thngVolodymyr Zelensky có th chp nhn mt thng li ti thiu, là thu hi li nhng phn lãnh th do Kyiv kim soát trước ngày 24 tháng Hai, ngày Putin tiến quân.

Các tướng lãnh như ôngBudanov có th phn đi. H s phi đi din vi thc tế, là mt cuc hành quân tn công s khó khăn gp bi so vi công cuc phòng th mà quân Ukraine đã thng li. Trong nhng vùng Donbas và Crimea, quân Nga đã cng c v trí t khi chiếm đóng năm 2014, vic tái chiếm s khó khăn. Hơn na, các nước Châu Âu có th mun gi th din cho ông Putin, không mun khuyến khích ông Zelensky đánh ti cùng. H mong chm dt chiến tranh, còn người Ukraine mi mun chiến thng !

Người ta có th ch ông Putin s b lt đ, như có nhiu du hiu bt mãn trong ni b. Tun này, Mikhail Khodaryonok, mt đi tá hi hưu, đã lên đài truyn hình "Kênh S Mt" thú nhn rng cuc "hành quân đc bit" Ukraine càng ngày càng t hơn" trong khi các nước phương Tây gia tăng tiếp vin cho Kyiv. iu quan trng nht đi vi chúng ta", Khodaryonok nói, "là c th trên mt quân s cũng như chính tr. Nếu tht bi, lch s s phê phán nng n, và chúng ta không th biết chuyn gì s xy ra !".

Cũng trên "Kênh S 1", Igor Markov, mt đi biu quc hi Ukraine theo Nga cũng thú nhn quân Nga có th s tht trn. "Chúng ta đang tranh đu cho chính mng sng ca mình, và ch có mt la chn : Phi chiến thng !". Markov li nói tiếp, "Như tình hình hin nay thì, tôi không biết làm thế nào đ đt mc đích đó".

S phn ông ông Vladimir Putin đ cho dân Nga lo. Còn Volodymyr Zelensky, ông có th hc óc kiên nhn ca người Vit Nam.

Ukraine vi Nga cũng ging như Vit Nam đi vi Trung Quc. Trong thế k đu tiên sau khi người Vit tuyên b đc lp (Ngô Quyn, 939), quân Trung Quc cũng tính chiếm li thuc đa cũ nhiu ln. Năm 1076, quân nhà Tng tn công, b Lý Thường Kit chn li. Vua nhà Tng phi rút quân v sau khi thit hi quá na (phn ln vì bnh) nhưng vn chiếm đóng châu Qung Nguyên (các vùng Cao Bng, Lng Sơn), đi tên thành Thun Châu. Không khác gì quân Nga đang chiếm Crimea và mt phn vùng Donbas bây gi, cũng đi thành hai nước mi. Hai nước thương thượng, trao đi tù binh, tng quà qua li, mãi đến năm 1084 nhà Tng mi tr li châu Qung Nguyên cho nước Đi Vit, sau chuyến đi ngoi giao ca Trng Nguyên Lê Văn Thnh, Binh b Th Lang (tương đương vi chc th trưởng b quc phòng).

Chc ông Volodymyr Zelensky s không phi ch lâu đến 8 năm mi ly li được vùng Donbas. Thế gii bây gi thay đi nhanh lm !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 23/05/2022

Published in Diễn đàn

Phương Tây đ thêm vin tr vào Ukraine gia lúc giao tranh tăng mnh

VOA, 21/05/2022

Phương Tây rót thêm hàng t đô la vin tr cho Ukraine vào ngày 20/5 khi Nga điu phi lc lượng sau s sp đ rõ ràng ca thành ph cng Mariupol và giao tranh bùng phát trung tâm công nghip ca nước này phía đông.

vientro1

Đi tướng Nick Carter Tng tham mưu trưởng Quân đi Anh.

Ukraine nói quân đi ca h đã đy lùi mt cuc tn công ca Nga trong trn chiến tàn khc, giành git qua li ti vùng Donbas, khu vc rng ln nói tiếng Nga có các m than và các nhà máy mà Đin Kremlin đang c gng chiếm gi.

B Quc phòng Anh nói trong mt cuc đánh giá, b vùi dp bi cuc vây hãm Mariupol kéo dài gn ba tháng, quân đi Nga cn thi gian đ tp hp li, nhưng h có th không làm được vic này.

Theo người Anh, khi trn chiến giành ly nhà máy thép đi din cho pháo đài cui cùng ca quân kháng chiến Ukraine Mariupol đang sp đ, Nga đang tiếp tc rút các lc lượng đó, và các ch huy ca h đang chu áp lc phi nhanh chóng gi h đến nơi khác Donbas.

"Điu đó có nghĩa là Nga có th s nhanh chóng phân b li lc lượng ca h mà không có s chun b đy đ, điu này có nguy cơ b tiêu hao thêm", B này nói.

Mt s binh sĩ Ukraine không được tiết l vn li nhà máy thép Azovstal. B trưởng Quc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hơn 1.900 người đã đu hàng trong nhng ngày gn đây. Cũng còn li ti nhà máy là thi th ca nhng người lính đã bo v nó trong khi cm chân các lc lượng Nga.

Ông Denis Prokopenko, ch huy Trung đoàn Azov, người đã ch huy bo v nhà máy, gi h là "nhng anh hùng đã ngã xung".

Ông nói : "Tôi hy vng người thân và toàn th Ukraine s sm có th chôn ct các chiến binh mt cách danh d".

Nhng người đòi ly khai thân Moscow đã chiến đu vi các lc lượng Ukraine Donbas trong tám năm qua. Tuy nhiên, n lc ca quân đi ca Tng thng Nga Vladimir Putin nhm chiếm thêm lãnh th đó din ra chm chp.

B Quc phòng Anh cho biết, trước mt du hiu cho thy s tht vng ca Nga đi vi cuc chiến, mt s ch huy cp cao đã b sa thi trong nhng tun gn đây.

Trong khi đó, các lc lượng Nga nhng nơi khác Ukraine tiếp tc tn công các mc tiêu, mt s là thường dân.

Theo AP

********************

Harpoon và NSM : Mỹ cân nhắc khả năng cấp tên lửa chống hạm tối tân cho Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 20/05/2022

Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực ngày càng đe dọa nhiều nước trên thế giới do việc hải quân Nga phong tỏa Biển Đen, ngăn chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine thông qua các hải cảng của mình, Bruxelles và Washington đang cố tìm cách giúp Kiev tái lập nguồn cung cấp lương thực cho thế giới.

vientro2

Tên lửa Naval Strike Missile trong cuộc thử nghiệm năm 2020 tại Point Mugu, California. Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngoài phương án "mềm" dùng đường bộ đang được Liên Hiệp Châu Âu áp dụng, còn có một giải pháp "cứng" : Phá vỡ vòng phong tỏa mà Nga đang áp đặt trên Biển Đen. Theo tiết lộ của hãng tin Anh Reuters ngày 19/05/2022, chính biện pháp mạnh này đang được Hoa Kỳ cân nhắc khi xem xét khả năng cung cấp cho Ukraine hai loại tên lửa chống hạm hiện đại Harpoon và Naval Strike Missile (NSM) nhằm chọc thủng vòng vây của Nga. 

Ngay từ đầu cuộc chiến, Ukraine đã không che giấu mong muốn được phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, cung cấp các loại vũ khí hiện đại để có thể chống lại Nga một cách hiệu quả hơn. Ngoài các loại đại pháo hạng nặng đang dần dần được bàn giao, hay những loại tên lửa chống tăng Javelin và phòng không Stinger được viện trợ trước đó, chính quyền Kiev còn yêu cầu có được các loại tên lửa có thể đẩy lùi hải quân Nga ra xa các hải cảng Ukraine ở Biển Đen, cho phép tái khởi động các chuyến tàu đưa ngũ cốc và nông sản khác ra toàn thế giới. 

Hàng triệu tấn ngũ cốc Ukraine ùn tắc tại Odessa vì Nga phong tỏa Biển Đen

Lý do mà Ukraine đưa ra rất chính đáng. Nhân chuyến ghé thăm cảng Odessa nhìn ra Biển Đen hôm 09/05, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đã tận mắt nhìn thấy các kho chứa lúa mì và ngô đầy ắp, với khoảng 4,5 triệu tấn ngũ cốc đã sẵn sàng để xuất khẩu vào thời điểm giá lương thực đang tăng trên toàn thế giới và nguy cơ thiếu hụt, thậm chí là nạn đói đang đe dọa.

Vấn đề là Nga đã dùng lực lượng hải quân phong tỏa Biển Đen, không cho bất kỳ con tàu nào ra vào cảng Odessa. 

Việc trang bị cho Ukraine tên lửa chống hạm đủ năng lực phá vỡ phong tỏa của Nga trên Biển Đen là một giải pháp hợp lý, thế nhưng, theo Reuters, nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền và nguồn tin từ Quốc hội Mỹ đã nêu bật một số lý do khiến Washington ngần ngại trong việc cung cấp loại vũ khí này cho Kiev. 

Ba lý do khiến Phương Tây tránh viện trợ vũ khí tối tân cho Ukraine

Lý do đầu tiên vẫn là mối lo ngại là cuộc xung đột hiện đang "giới hạn" giữa Nga và Ukraine leo thang thành chiến tranh trực tiếp giữa phương Tây, cụ thể là khối NATO, và Nga, một nước có vũ khí hạt nhân. Từ đầu cuộc chiến Ukraine đến nay, tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần đe đọa rằng bất kỳ hành động can thiệp bên ngoài nào vào Ukraine đều sẽ bị Moskva đáp trả ngay lập tức. 

Lý do thứ hai mang tính chất kỹ thuật : Vũ khí hiện đại giao cho Ukraine chưa thể sử dụng ngay được mà đòi hỏi một quá trình đào tạo và huấn luyện kéo dài, trong lúc Ukraine chưa có đủ cơ sở để bảo trì thiết bị. 

Lý do thứ ba là các vũ khí hiện đại này có thể bị Nga phá hủy khi nằm trên lãnh thổ Ukraine, thậm chí là lọt vào tay lực lượng Nga. 

Tuy nhiên, theo các nguồn tin được Reuters trích dẫn, chính quyền Mỹ vẫn đang xem xét khả năng cung cấp cho Ukraine hai loại tên lửa chống hạm tiên tiến được cho là có uy lực mạnh mẽ : Loại Harpoon do hãng Mỹ Boeing chế tạo và loại NSM, sản phẩm do hai hãng Kongsberg của Na Uy và Raytheon của Mỹ làm ra. 

Hai chục tên lửa Harpoon đủ sức răn đe Nga ở Biển Đen ?

Theo Bộ Quốc phòng Anh, hiện có khoảng 20 tàu hải quân Nga, bao gồm cả tàu ngầm, đang hoạt động ở khu vực Biển Đen. 

Bryan Clark, một chuyên gia hải quân tại Viện Hudson của Mỹ nhận định : Khoảng từ 12 đến 24 tên lửa chống hạm như Harpoon, với tầm bắn trên 100 km, sẽ đủ sức đe dọa các tàu Nga và có thể buộc Moskva bãi bỏ lệnh phong tỏa. Theo chuyên gia này : "Nếu Putin vẫn tiếp tục, Ukraine có thể phá hủy những con tàu lớn nhất của Nga, vì các chiến hạm này không có nơi nào để ẩn náu ở Biển Đen". 

Nga đã chịu nhiều tổn thất trên biển, đặc biệt là vụ đánh chìm tàu ​​tun dương Moskva, soái hạm của Hạm đội Hắc Hải. 

Nếu Mỹ quyết định cung cấp các loại tên lửa Harpoon và NSM cho Ukraine, vấn đề được đặt ra là phương thức chuyển giao. Ngoài khả năng giao thẳng từ Mỹ, Washington cũng đang cân nhắc phương án chuyển giao các loại tên lửa này cho Kiev thông qua một đồng minh Châu Âu đã có sẵn các loại vũ khí kể trên.

Nước nào dám "đi đầu" trong việc cung cấp tên lửa chống hạm cho Ukraine ?

Theo ghi nhận của Reuters, vào tháng Tư vừa qua, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Bồ Đào Nha cung cấp cho quân đội Ukraine loại tên lửa Harpoon, có tầm bắn lên tới gần 300 km. 

Các quan chức Mỹ và các nguồn tin Quốc hội cho biết một số quốc gia Châu Âu đã sẵn sàng gửi Harpoon tới Ukraine, nhưng không nước nào muốn mình trở thành quốc gia đầu tiên hoặc duy nhất làm như vậy, vì lo sợ phản ứng trả đũa từ phía Moskva nếu một chiến hạm Nga bị đánh chìm bằng tên lửa Harpoon lấy từ kho dự trữ của họ. 

Một quan chức Mỹ tiết lộ là một quốc gia "có kho dự trữ tốt" về tên lửa Harpoon đang cân nhắc việc trở thành nước đầu tiên cung cấp loại vũ khí này Ukraine, và một khi công việc đó được thực hiện, các nước khác có thể làm theo, quan chức này cho biết. 

NSM dễ chuyển giao hơn Harpoon

Đối với Harpoon, điều khó khăn là loại vũ khí này chủ yếu là tên lửa được thiết kế cho chiến hạm, vào lúc mà lực lượng hải quân Ukraine hầu như vô nghĩa. Số lượng bệ phóng để dùng Harpoon trên bộ còn rất hạn chế, và Hoa Kỳ đang phải nghiên cứu khả năng tháo gỡ bệ phóng từ một con tàu để biến đổi thành bệ phóng trên đất liền. 

Tên lửa NSM, với tầm bắn 250 km, không vấp phải hạn chế kỹ thuật nói trên vì có thể được phóng từ bờ biển Ukraine. Việc đào tạo pháo thủ để vận hành loại tên lửa này cũng nhanh hơn, chỉ mất không đầy 14 ngày. 

Do vậy, các đồng minh NATO có thể dễ dàng cung cấp cho Ukraine các bệ phóng di động trên bộ sẵn có trong lúc đầu đạn có thể lấy từ Na Uy, nước đồng sản xuất loại tên lửa NSM. 

Theo Reuters, các nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết là cũng có khả năng Na Uy cung cấp NSM cho Ukraine. Đây là một ý tưởng được các nghị sĩ Quốc hội Na Uy ủng hộ, trong lúc Bộ Quốc phòng Na Uy từ chối bình luận. 

Phải nói là việc cung cấp Harpoon hay NSM cho Ukraine cần phải được Hoa Kỳ đồng ý vì theo luật lệ hiện hành, tất cả các giao dịch về các vũ khí có thành phần đến từ Mỹ phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chấp thuận. 

Trọng Nghĩa

*************************

Mỹ tố cáo Nga gây nạn đói như vũ khí

Anh Vũ, RFI, 20/05/2022

Trước tình hình bất ổn về lương thực ngày càng trầm trọng trên thế giới do cuộc chiến tranh tại Ukraine, hôm 19/05/2022, theo đề nghị của Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có cuộc họp bàn về vấn đề này. Washington và Moskva đổ trách nhiệm cho nhau. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken yêu cầu Nga cho giải tỏa các cảng trên biển Đen để Ukraine có thể xuất được ngũ cốc.

vientro3

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình trạng mất an ninh lương thực và xung đột khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres xem xét tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ, ngày 19 tháng 5 năm 2022 Reuters - Shannon Stapleton

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình :

Trong lúc giá ngũ cốc tăng mạnh trên khắp thế giới thì 20 triệu tấn vẫn nằm trong các kho của Ukraine không ra khỏi nước được vì quân đội Nga đã phong tỏa các cảng ở biển Đen. Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres kêu gọi giải tỏa xuất khẩu. Tổ chức quốc tế này phải trả đắt gấp đôi tiền mua lương thực viện trợ cho các nước đang cần. 

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken cũng kêu gọi Nga giải tỏa các cảng biển. Ông Blinken tuyên bố :

"Cung ứng lương thực cho hàng triệu người Ukraine cùng hàng triệu người khác trên thế thế giới đang gần như bị quân đội Nga giữ làm con tin. 

Chính phủ Nga dường như đang nghĩ rằng việc sử dụng lương thực như là vũ khí sẽ giúp họ thực hiện được cái việc mà cuộc xâm lược hiện nay không làm được, đó là đánh sụp tinh thần người dân Ukraine. Quyết định gây nạn đói làm vũ khí này thuộc hoàn toàn trách nhiệm của Mátxcơva." 

Nga đã bác bỏ các cáo buộc trên và chỉ thẳng nguyên nhân do các trừng phạt của phương Tây.

Theo Kiev, 400 triệu người trên thế giới đang phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc của Ukraine. Nếu như trước khi bị xâm lược, mỗi tháng Ukraine xuất khẩu 5 tấn hạt, giờ đây nước này chỉ chuyển đi được số lượng ít hơn 5 lần.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Rút ra bài học sau ba tháng, Nga và Ukraine chuẩn bị một cuộc chiến tranh lâu dài

Ba tháng đã trôi qua từ khi Putin xua quân sang xâm lăng Ukraine. Các bộ tham mưu phương Tây rút ra được một loạt bài học quân sự quan trọng : vai trò của vũ khí cơ động, thông tin, huấn luyện, cách tổ chức… Cả Nga lẫn Ukraine đều đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài. Một thỏa thuận bất công không mang lại hòa bình thực sự, nhưng chinh chiến dai dẳng sẽ gây nhiều đau thương cho cả hai phía.

baihoc01

Một em bé trước xác một xe tăng Nga được triển lãm ở trung tâm thủ đô Kiev, Ukraine ngày 21/05/2022. Reuters – Gleb Garanich

Ba tháng chiến tranh Ukraine mang lại những bài học quý giá

Le Mondedành ba trang báo khổ lớn để phân tích "Những bài học quân sự sau ba tháng chiến tranh ở Ukraine". Cuộc xâm lăng của Nga bắt đầu từ hôm 24/02 đã giúp các bộ tham mưu phương Tây rút ra được một loạt kết luận.

Trước hết, lực lượng Ukraine thực ra không quá yếu so với Nga về nhân lực. Theo một số ước tính, Moskva đưa sang 160.000 quân, tương đương 80% quân số Pháp, nhưng riêng bộ binh Nga đã có đến 280.000 binh sĩ, chưa kể 50.000 lính nhảy dù và 15.000 thuộc hải quân. Phía Ukraine có 145.000 quân nhân, và số quân dự bị là 240.000 (gọi là lực lượng phòng vệ lãnh thổ), có thể huy động rất nhanh. Kiev còn có thể trông cậy vào hàng ngàn tình nguyện quân quốc tế. Về phương tiện thì rất bất cân xứng, Ukraine không có không quân lẫn hải quân, xe tăng, hỏa tiễn hành trình như Nga.

Kế tiếp, tập huấn ở cường độ cao là một yếu tố quyết định. Quân đội Nga tuy đã có chiến đấu ở Syria nhưng chủ yếu chỉ không quân và các đơn vị đặc nhiệm. Còn các chiến sĩ Ukraine đã được phương Tây âm thầm huấn luyện trong những năm gần đây, nên nhanh chóng thích ứng được với các loại vũ khí NATO trong khi kho vũ khí Kiev hầu hết từ thời Liên Xô cũ. Cách chỉ huy tập trung cứng nhắc của quân đội Nga cũng ngược hẳn với sự linh hoạt của Kiev, nhất là quân đội Ukraine có lực lượng hạ sĩ quan trẻ tuổi, nắm vững thực địa trong khi Nga rất thiếu.

Về vũ khí, nếu những năm gần đây các cường quốc quân sự chạy đua trang bị những khí tài ngày càng tối tân, thì chiến trường Ukraine cho thấy với những trận đánh trên bộ, chỉ cần những loại căn bản. Chẳng hạn các loại hỏa tiễn vác vai chống tăng (Javelin của Mỹ, NLAW của Anh) và hỏa tiễn phòng không đã gây kinh hoàng cho quân Nga.

Đánh nhanh thắng nhanh chỉ là ảo tưởng, vệ tinh làm thay đổi cục diện

"Chiến tranh chớp nhoáng" là một ảo tưởng cần được chôn vùi. Cuộc chiến Ukraine trước hết là thất bại của "chiến dịch đặc biệt" dự trù sẽ lật đổ chính quyền Kiev chỉ trong vài ngày. Quân sử có đầy những ví dụ tương tự, trừ vài ngoại lệ như trận chiến Sáu Ngày của Israel (05-10/06/1967). Ước tính Nga đã bắn khoảng 1.300 hỏa tiễn đạn đạo nhưng Ukraine vẫn kháng cự được, trong khi Moskva không đầu tư nhiều vào loại bom laser dẫn đường, nên nhanh chóng bị cạn nguồn.

Việc tỉ phú Mỹ Elon Musk gởi tặng Ukraine hàng ngàn thiết bị Starlink vào giữa tháng Ba được một số chuyên gia coi là "game changer" thực sự, đã làm thay đổi hẳn tình thế chiến trường. Lực lượng Ukraine không còn bị lệ thuộc vào mạng điện thoại, internet cổ điển hay mạng lưới vệ tinh quân sự nhà nước vốn hạn chế. Sự đột phá của nhà sáng lập Space X đã giúp Ukraine nhanh nhạy hơn và liên lạc được bảo mật, từ đầu tháng Năm có 150.000 người sử dụng mỗi ngày.

S-400 của Nga được cho là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới, khiến nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ tìm cách trang bị cho bằng được. Nhưng nay hiệu quả của nó đang là nghi vấn, chỉ riêng S-400 không đủ để bảo vệ không phận của một nước cỡ như Ukraine. Hơn nữa, hệ thống này chỉ ngăn được các cuộc tấn công ở tầm trung và cao, thế nên phi cơ Ukraine thường bay rất thấp, đôi khi chỉ cách mặt đất 20 mét. Phi công Ukraine được huấn luyện chu đáo và chiến đấu để sống còn, tỏ ra rất táo bạo. Ngược lại, phía Nga thận trọng hơn, khi Kiev đã được viện trợ 1.400 hỏa tiễn Stinger kể từ đầu cuộc chiến. Trên không, Nga vẫn chiếm ưu thế áp đảo với 200 đến 300 cuộc xuất kích một ngày, so với Ukraine chỉ khoảng 30.

Trên biển, hạm đội Ukraine hầu như đã bị tiêu diệt năm 2014 khi Moskva chiếm Crimea. Nhưng từ bờ biển, Ukraine dùng hỏa tiễn và drone đánh chìm được soái hạm Moskva hôm 14/04, và đầu tháng Năm phá hủy được hai tàu tuần duyên và xà lan đổ bộ, một tàu hộ vệ type Elbruz. Tuy vậy hiện nay Moskva rõ ràng có ưu thế vượt trội về hải chiến, kiểm soát được biển Azov và Hắc Hải cũng như địa điểm quan trọng là đảo Rắn.

Putin cần một chiến thắng vẻ vang hơn những tàn tích Mariupol

Le Figaro phân tích, Nga và Ukraine chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài. Dù các nước Tây Âu muốn áp đặt ngưng bắn và đàm phán, nhưng hai bên tham chiến không hề tỏ dấu hiệu hòa dịu. Ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi chấm dứt chiến tranh, từ Roma, Berlin đến Paris. Mới nhất là một kế hoạch hòa bình do Ý đưa ra nhưng một nhà ngoại giao Ukraine đánh giá chỉ là "bản sao mờ nhạt của thỏa thuận Minsk".

Ba tháng sau khi khởi động cuộc chiến, thủ đô Kiev vẫn trong tay chính quyền Ukraine, quân Nga bị truy đuổi, còn tại Donbass những trận đánh vẫn diễn ra. Tuy đã chiếm được Mariupol, quân Nga tiếp tục củng cố công sự xung quanh các thành phố chiếm đóng Zaporijjia và Kherson để chuẩn bị chuyển sang thế thủ khi cần. Mục tiêu của Kremlin, theo bộ trưởng quốc phòng Ukraine Oleksy Reznikov, luôn là "lập ra một hành lang trên bộ nối Nga với Crimea," và "chiếm toàn bộ miền nam Ukraine". Avril Haines, lãnh đạo ngành tình báo Mỹ cũng đánh giá Vladimir Putin sẽ không dừng lại ở một chiến thắng ở miền đông và Donbass.

Putin có nhiều lý do để không kết thúc chiến tranh. Ngoài Mariupol, ông ta không đạt được bất kỳ mục tiêu nào khác. Sự kiện soái hạm Moskva bị Ukraine đánh chìm xuống đáy Hắc Hải, thiệt hại vô số kể về nhân mạng và khí tài, phải rút quân khỏi Kiev và những khó khăn ở Donbass đã bôi đen hình ảnh của quân đội Nga. Với cái giá phải trả quá đắt cho cuộc xâm lăng và hậu quả chiến lược là Thụy Điển, Phần Lan xin gia nhập NATO, Vladimir Putin cần có được một chiến thắng huy hoàng. Dù gì đi nữa, cũng phải rực rỡ hơn những tàn tích đang còn bốc khói ở Mariupol.

Nhìn từ Moskva, một cuộc chiến tranh tiêu hao thậm chí còn có lợi. Kremlin sẽ có thời gian để thay máu cho quân đội, huấn luyện tân binh. Dân Nga đã quen chịu đựng từ thời cộng sản, và Putin cũng có thể trông cậy vào Trung Quốc vốn từ đầu cuộc chiến vẫn luôn bênh vực. Nếu chiến tranh kéo dài, sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine có thể giảm sút. Một nhà ngoại giao Pháp cảnh báo : "Vladimir Putin thích những cuộc xung đột đóng băng, và ông ta luôn biết kéo dài cuộc chiến".

Ukraine không thể chấp nhận một nền hòa bình bất công

Phía Ukraine cũng có lý do để tiếp tục chiến đấu, từ chối một cuộc ngưng bắn theo điều kiện của Nga. Quân đội Ukraine đã đẩy lùi quân Nga ra khỏi Kiev, kháng cự một cách anh hùng ở Mariupol, và trên tất cả các mặt trận khác đã chứng tỏ sự dũng cảm và tính chuyên nghiệp. Phải lao vào một cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ chủ quyền đất nước và các giá trị dân chủ, người Ukraine tin rằng họ sẽ chiến thắng chủ nghĩa đế quốc của Nga. Nhất là từ khi phương Tây gia tăng nhịp độ và chất lượng vũ khí viện trợ. Phấn chấn trước sự ủng hộ của phương Tây và sự đảo lộn tương quan lực lượng trên chiến trường, Ukraine bác bỏ những yêu sách của Moskva.

Putin đòi ít nhất phải nhượng lại tất cả những lãnh thổ Nga chiếm đóng từ ngày 24/02 và phải giải giáp, tóm lại, là đầu hàng. Nếu vội vã chấp nhận một hòa bình bất công như vậy, Zelensky có nguy cơ đánh mất độc lập của đất nước, bị dân chúng và phe dân tộc chủ nghĩa chống đối. Những tội ác chiến tranh của quân Nga ở Bucha và các thành phố khác cũng làm nguội lạnh nhiệt tình của các nhà đàm phán. Kiev cần có thêm chiến thắng trên chiến trường để buộc Moskva phải chấp nhận một thỏa thuận trong đó toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine được tôn trọng.

Le Figaro kết luận, tất cả các cuộc chiến một ngày nào đó đều phải chấm dứt. Nhưng kết thúc quá sớm, không chờ đợi một chiến thắng quân sự hay trong điều kiện quá bất công cho một bên, hiếm khi dẫn đến hòa bình. Thỏa thuận Minsk năm 2014 quá ưu đãi cho Nga, chưa bao giờ giúp Donbass trở nên yên bình. Hiệp ước Dayton giữ nguyên những đường biên chưa trọn trong cuộc chiến Bosnia năm 1995 không làm vùng này ổn định. Nhưng một cuộc chiến tranh kéo dài, không bảo đảm thắng lợi của bên này hay bên kia, mang lại nhiều đau thương. Một nhà ngoại giao cho rằng cả Nga lẫn Ukraine đều thua thiệt. Châu Âu cũng sẽ bị mất an ninh, phải đối phó với khủng hoảng di dân và nguy cơ thiếu lương thực trên thế giới, chưa kể những hậu quả kinh tế khác và xăng dầu tăng giá.

Nga-Ukraine : Cuộc đối đầu thế hệ

Le Monde nhìn thấy giữa Nga và Ukraine còn là khoảng cách thế hệ. Tổng thống Volodymyr Zelensky 44 tuổi, thủ tướng Denys Chmyhal 46, ngoại trưởng và bộ trưởng nội vụ cùng 41 tuổi. Giám đốc tình báo, cố vấn tổng thống, tổng chưởng lý đều sinh trong thập niên 70. Danh sách còn kéo dài, và không chỉ ở Kiev. Theo với đà tiến (hoặc lùi) của quân Nga, người ta khám phá một loạt thị trưởng, thống đốc gan dạ ở Mykolaiv, Dnipro, ngoại ô Kiev... đa số ở lứa tuổi ba mươi, bốn mươi.

Tương phản thấy rõ với đội ngũ cầm quyền ở Moskva. Ông Vladimir Putin đã 69 tuổi, và tuổi trung bình của hội đồng an ninh - cơ quan đóng vai trò trung tâm trong hồ sơ Ukraine là 62 tuổi, bộ máy Phủ tổng thống 59. Hoàn toàn ý thức điều này, Putin đã cho kéo dài hoặc hủy bỏ giới hạn tuổi tác đối với viên chức cao cấp. Cuộc chiến ở Ukraine không chỉ là sự đối đầu giữa hai nước mà còn giữa hai thế hệ, với cung cách hoạt động và tầm nhìn khác biệt một cách sâu sắc.

Cuối 2021, hai nhà nghiên cứu Maria Snegovaya và Kirill Petrov quan sát con đường thăng tiến của top 100 trong giới tinh hoa Nga, rút ra kết luận 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, 60% lực lượng này vẫn là lớp người ăn trên ngồi trước xô-viết (chỉ chiếm 1 đến 3 % dân số). Riêng giới siloviki thừa kế của KGB và các cơ quan an ninh Liên Xô chiếm đến 1/3 trong top 100. Đôi khi cũng có một ít nhà kỹ trị tài năng được cất nhắc, nhưng chủ yếu cánh cửa chỉ mở cho con cái của giới cai trị, con vua thì lại làm vua.

Lên cầm quyền từ 1999, Vladimir Putin xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ về tinh thần và thể chất. Với thời gian, những người làm truyền thông của Kremlin tô vẽ hình ảnh một người đàn ông thông thái, bản lĩnh. Nhưng giờ đây tất cả đã tiêu tan. Ông Putin rõ ràng đã yếu ớt hẳn đi, và đối với nhiều người Nga, hình ảnh Putin gắn kết với boong-ke mà ông vẫn trú ẩn trong đại dịch Covid. Còn với nhiều nhà quan sát, tuổi tác còn là một trong những nguyên nhân của cuộc xâm lăng Ukraine. Trước khi chuyển giao quyền lực, Vladimir Putin muốn để lại một thành tựu mãi mãi cho hậu thế. Không hề quan tâm đến một Zelensky sinh sau đến một phần tư thế kỷ.

Mỹ không còn nhập nhằng : Sẽ can thiệp nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nhìn sang Châu Á, tất cả các báo đều chú ý đến tuyên bố của tổng thống Joe Biden là Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công. Trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Nhật tại Tokyo, tiếng "yes" của Biden đã chấm dứt sự nhập nhằng chiến lược từ gần nửa thế kỷ qua.

Cả một sự thay đổi lớn lao ! Hồi tháng 12/2021, Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không tham chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine, theo Le Figaro, có lẽ để làm hài lòng giới trung lưu Mỹ. Nhưng khi Ukraine chứng tỏ quyết tâm và khả năng kháng chiến, Biden nhanh chóng thích ứng và viện trợ quân sự ồ ạt, giúp Kiev biến quân Nga thành trò cười. Tuy không phải là thành viên NATO, nhưng lãnh thổ Ukraine chưa bao giờ được quân sự hóa theo kiểu NATO như thế.

Tại Châu Á, mọi sự cũng đã thay đổi. Bận rộn với Trung Đông, các tổng thống Bush và Obama không biết cách tỏ ra cứng rắn trước Đảng cộng sản Trung Quốc. Không chỉ đối với nạn ăn cắp công nghệ Mỹ, và cả trước sự bành trướng trên Biển Đông. Lợi dụng sự thờ ơ của Mỹ, quân Trung Quốc đã chiếm các đảo dù rất xa Hoa lục, nằm sát Việt Nam và Philippines, rồi đào đắp, xây dựng lên phi đạo, bố trí hỏa tiễn, làm nơi hạ cánh những oanh tạc cơ chiến lược mang ngôi sao đỏ.

Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên thẳng thừng ra tay cảnh cáo việc Bắc Kinh không tôn trọng sở hữu trí tuệ, ngăn cấm Hoa Vi (Huawei) chiếm thị trường 5G ở Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Âu. Nhưng lịch sử sẽ nhìn nhận Joe Biden như tổng thống đầu tiên đưa ra chính sách rõ ràng để ngăn chặn sự bành trướng chiến lược của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh nhập nhằng ủng hộ Moskva xâm lăng Ukraine đã khiến Mỹ thêm cứng rắn. Washington tập hợp được các đồng minh Bộ Tứ (những cường quốc dân chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương). Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đã có những nỗ lực tái vũ trang chưa từng thấy, và Hàn Quốc cũng sẽ tham gia. Gọng kềm chiến lược của thế kỷ 21 đã bắt đầu.

Thụy My

Published in Quốc tế

Hôm nay vừa tròn ba tháng cuộc chiến xâm lược Ukraine do Putin phát động. Cục diện chiến trường và thế giới đã có nhiều thay đổi.

ukraine1

Giao tranh kéo dài sẽ ngày càng tồi tệ cho Nga trong khi Ukraine ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của thế giới.

Cuộc chiến Nga-Ukraine : cục diện chiến trường và thế giới đã có nhiều thay đổi

Sự kiện quan trọng đầu tiên đánh dấu cho cột mốc này là việc hai nước hàng xóm của Nga, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Như vậy, mục tiêu của Putin khi đánh Ukraine nhằm đẩy NATO ra xa biên giới Nga đã thất bại.

Sự kiện thứ hai là Quốc hội Mỹ đồng ý cấp cho Ukraine 40 tỉ USD nhằm hỗ trợ kinh tế và quân sự giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là việc làm đúng đắn của Joe Biden và Quốc hội để lấy lại uy tín cho nước Mỹ. Putin trả đũa bằng cách cấm cửa 963 người Mỹ vĩnh viễn không được nhập cảnh vào Nga, trong đó có cả tổng thống và ngoại trưởng Mỹ. Không hiểu sau này Nga muốn đối thoại với Mỹ thì phải làm thế nào.

Sự kiện thứ ba, gây chấn động cho người dân Nga là những cảnh báo của cựu đại tá Nga trên truyền hình, ông Mikhail Khodarenok hôm 18/5. Ông cho rằng tinh thần và ý chí chiến đấu của người dân Ukraine rất mãnh liệt. Giao tranh kéo dài sẽ ngày càng tồi tệ cho Nga trong khi đó Ukraine ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của thế giới. Cuối cùng là nước Nga đang bị cô lập hoàn toàn trên thế giới.

Sự kiện buồn đánh dấu cho ba tháng giao tranh Nga-Ukraine là thành phố biển có vị trí chiến lược của Ukraine, Mariupol đã thất thủ khi nhóm lính cuối cùng thuộc tiểu đoàn Azov cố thủ trong nhà máy luyện kim đã ra hàng. Việc Mariupol thất thủ không làm ai ngạc nhiên, điều làm mọi người ngạc nhiên là không ai nghĩ những người lính Ukraine có thể cầm cự lâu như vậy. Thành phố Mariupol gần như đã bị Nga san phẳng và chiếm đóng cách đây một tháng. Tương quan lực lượng quá chênh lệnh. Quân đội Ukraine mỏng nhưng phải căng mình trên mọi mặt trận nên không thể dồn hết quân bảo vệ Mariupol. Quân Nga đã bao vây và cắt mọi nguồn tiếp viện cho tiểu đoàn Azov. Đã có 500 binh sĩ bị thương không được chăm sóc y tế, lương thực và vũ khí hoàn toàn cạn kiệt. Trước tình hình đó Bộ Quốc phòng Ukraine đã ra lệnh cho các binh sĩ cố thủ tại đây ra hàng. Đây là một quyết định đúng đắn và có lương tâm của chính quyền Ukraine. Để đảm bảo cho tính mạng của những người lính này Ukraine đã yêu cầu sự tham gia của Hội chữ thập đỏ và Liên Hợp Quốc. Putin muốn bức hại họ cũng khó vì danh sách đầy đủ của họ đã có trong tay Liên Hợp Quốc. Hơn nữa trước đó đã có cuộc trao đổi giữa Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ với đồng cấp phía Nga. Nội dung chưa được công bố nhưng có thể sẽ đề cập đến số phận của các tù binh Ukraine.

Như vậy sau ba tháng giao tranh Nga chỉ chiếm được hai thành phố hạng trung của Ukraine là Kherson và Mariupol. Tại thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv, quân đội Ukraine đã đánh bật quân Nga về bên kia biên giới. Các cuộc giao tranh dữ dội vẫn diễn ra khắp miền Đông Ukraine và Nga không chiếm thêm được thành phố nào.

Cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài vì sự sống còn của cả Nga lẫn Ukraine

Với Putin và nhiều người Nga thì Ukraine là một phần của đế chế Nga. Mất Ukraine không chỉ là một nỗi đau và còn có thể kéo theo sự sụp đổ của cả đế chế. Với người Ukraine thì cuộc chiến này phải chiến thắng để khẳng định sự độc lập và để tách rời vĩnh viễn khỏi quĩ đạo Nga. Ukraine dù yếu hơn Nga nhưng lại nhận được sự ủng hộ toàn diện từ các nước dân chủ. Nguồn tiếp tế từ các nước dân chủ vẫn tiếp tục đổ vào Ukraine không giới hạn cho đến ngày chiến thắng theo cam kết của nhiều nước như Mỹ, Đức, Ba Lan...

ukraine2

Hàng triệu người Ukraine đã rời bỏ quê hương tị nạn sang nước người

Cuộc chiến càng kéo dài thì càng bất lợi cho Nga. Với GDP chỉ còn hơn 1000 tỉ USD, tức 2% trọng lượng của nền kinh tế thế giới Nga không thể đương đầu với 85% còn lại của các nước dân chủ. Với sự ủng hộ to lớn và toàn diện của thế giới, đặc biệt là Mỹ, Ukraine có thể đẩy lùi quân đội Nga ra khỏi biên giới và thậm chí có thể lấy lại bán đảo Crimea và vùng Donbass. Trước khi xâm lược Ukraine, Putin yêu cầu Zelensky phải đầu hàng, ba tháng sau đại sứ Nga tại Mỹ tuyên bố Nga sẽ không đầu hàng.

Cuộc chiến càng kéo dài thì Ukraine càng lợi thế khi vũ khí tối tân của phương Tây viện trợ cho Ukraine ngày càng nhiều. Quân đội Ukraine sẽ có thêm thời gian để huấn luyện và sử dụng các loại vũ khí đó. Nga không thể nào sản xuất kịp các loại vũ tối tân vì không đủ tiền và linh kiện do các lệnh cấm vận của thế giới. Cuộc chiến kéo dài cũng khiến cho xã hội Nga bất ổn khi các lệnh trừng phạt kinh tế bắt đầu có tác dụng. Nước Nga sẽ lụn bại hoàn toàn sau cuộc chiến điên rồ với Ukraine. Nước Nga có thể tan vỡ thành nhiều quốc gia độc lập. Putin sẽ đi vào lịch sử khi đặt dấu chấm hết cho đế chế Nga.

Cuộc chiến này có ảnh hưởng gì đến Việt Nam không ?

Câu trả lời là rất lớn. Có lẽ Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa nhận ra tác động sâu sắc từ cuộc chiến này. Trật tự thế giới đã hoàn toàn thay đổi, sự hợp tác toàn diện và ưu tiên đặt quyền lợi kinh tế lên trên các giá trị phổ cập giữa các nước độc tài và dân chủ đã chấm dứt. Việt Nam sẽ bị khủng hoảng kinh tế ngay lập tức khi giao thương với các nước dân chủ giảm sút. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài khi nhiều năm qua chính quyền ưu tiên quá mức cho xuất khẩu thay vì phát triển thị trường nội địa.

ukraine3

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài khi nhiều năm qua chính quyền ưu tiên quá mức cho xuất khẩu thay vì phát triển thị trường nội địa.

Phái đoàn Việt Nam đã nhân cơ hội tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN để tiếp xúc với mọi cấp, mọi giới của Mỹ nhằm kêu gọi đầu tư và tăng cường hợp tác giữa hai nước. Đã có 60 cuộc tiếp xúc của thủ tướng Phạm Minh Chính với chính giới Mỹ cũng như với các đại công ty Mỹ như Apple, Google, Intel, Microsoft... trong suốt một tuần lễ.

Kết quả từ cuộc thăm viếng này rất khiêm tốn, thậm chí có thể không thu được kết quả tốt đẹp nào. Hình ảnh tươi cười của tổng thống Mỹ Joe Biden với thủ tướng Phạm Minh Chính trước ống kính không che giấu được sự bẽ bàng của phái đoàn Việt Nam khi phải chờ chực để được gặp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại một căn phòng nhỏ và cuộc nói chuyện chỉ diễn ra trong 7 phút. Thái độ của Bộ ngoại giao Mỹ, vốn nổi tiếng cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ với thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy lập trường của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi. Mỹ không thể không nhớ việc ba lần Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Nga tại diễn đàn Liên Hợp Quốc.

Như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên phân tích, mọi ưu ái của Mỹ và phương Tây dành cho Việt Nam sẽ kết thúc khi Trung Quốc không còn là mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Thái độ 'hiền lành' của Trung Quốc trong thời gian qua, nhất là trong cuộc chiến Nga-Ukraine cho thấy họ đang gặp nhiều vấn đề nội bộ. Trung Quốc đã khủng hoảng và bắt đầu quá trình suy thoái.

Đảng cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục đu dây mà phải chọn phe. Hoặc là chọn Nga và Trung Quốc để chìm xuồng cùng họ, hoặc là dân chủ hóa đất nước để gia nhập vào khối các nước dân chủ. Việt Nam chỉ có thể phát triển và hội nhập vào dòng chảy của thời đại mới nếu có dân chủ, nhưng Đảng cộng sản không đủ tầm vóc để dân chủ hóa đất nước một mình.

Nếu ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không ý thức được điều đó thì các đảng viên trung, cao cấp phải ý thức được rằng cái gì phải đến sẽ đến. Mọi sự trì hoãn chỉ làm cho tình hình trở nên nguy hiểm và tồi tệ hơn mà thôi.

Việt Hoàng

(24/5/2022)

Published in Quan điểm

Ukraine : Mỹ tận dụng cơ hội hiếm có để chận Nga và răn đe Trung Quốc

Quân Nga sau khi rút khỏi Kiev lại tiếp tục thất bại tại Kharkov, còn trận Donbass được loan báo rầm rộ vẫn chưa thực sự khởi đầu. Giờ đây có thể ngăn chận mối đe dọa từ Moskva, "cơ hội duy nhất chỉ đến có một lần trong một thế hệ". Biden đã thắng Putin, và việc Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Ukraine còn nhằm dằn mặt Tập Cận Bình.

ukraine1

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden tặng hoa cho bà Olena Zelenska, phu nhân tổng thống Volodymyr Zelensky tại một trường học ở Uzhhorod, Ukraine ngày 08/05/2022. Đến thăm một đất nước đang chiến tranh, phía Mỹ tự tin cho thấy Putin đang bất lực trong cuộc chiến.  Reuters - Pool

Phần Lan, Thụy Điển và NATO : Chuyện gì phải đến đã đến

Sự kiện Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO tiếp tục được các tuần báo chú ý. Trong bài "Phần Lan, Thụy Điển, hồi kết của trung lập", L'Express nhắc đến cuộc tập trận Locked Shield của NATO ở Estonia.Ít nhất 8.000 vụ tấn công phối hợp vào 5.500 hệ thống vi tính dân sự và quân sự của Berylie, một đảo quốc ảo : đó là thách thức mà 24 ê-kíp phải đối phó trong. Ê-kíp thắng trận chính là Phần Lan, quốc gia vừa xin gia nhập NATO. Đất nước Bắc Âu có một trong những quân đội được chuẩn bị chu đáo nhất Châu Âu với 280.000 quân có thể huy động lập tức, trang bị vũ khí hiện đại, một chế độ "quốc phòng toàn dân" và dư luận nhạy cảm với mối đe dọa từ Nga.

Le Figaro Magazine nhận xét người Phần Lan "nhớ dai". Năm 1939, Stalin tung 450.000 quân tấn công "xứ tuyết" nhỏ bé, tưởng rằng nuốt chửng ngay, nhưng một tháng sau Phần Lan vẫn chống chọi được. Tờ báo cánh hữu Pháp đề ngày 24/12/1939 chạy tựa "Ở phía bắc hồ Ladoga, người Phần Lan giành hai trận thắng, một phần quân xô-viết bị bao vây". Nhưng cuối cùng sau khi ngưng bắn, hồ Ladoga rộng nhất Châu Âu thuộc về Liên Xô cho đến nay. Trung lập "kiểu Phần Lan" có cái giá của nó, và nay Helsinki đã quyết định chia tay.

Theo The Economist, ông Vladimir Putin chỉ có thể tự trách chính mình. Nhật báo Thụy Điển Aftonbladet (Courrier International trích dịch) khẳng định "Nếu Putin không xâm lược Ukraine, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra". Tờ L'Expresshoan nghênh "Rốt cuộc Thụy Điển trở thành một quốc gia bình thường" và cổ vũ "Đừng sợ hãi, nhưng hãy sẵn sàng" đối phó với Nga.

Đức, Nhật vốn chủ hòa, sắp tới sẽ có bom nguyên tử ?

Không chỉ hai nước Bắc Âu. Le Pointlưu ý đến "Đức và Nhật, các nước chủ hòa tái vũ trang". Cú sốc Ukraine có thể thúc đẩy Tokyo và Berlin trở thành cường quốc quân sự thứ ba và thứ tư thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhà bình luận Luc de Barochez cho rằng không có gì mang tính biểu tượng hơn sự đảo lộn địa chính trị do cuộc xâm lăng Ukraine gây ra, khiến hai nước lớn bại trận trong Đệ nhị Thế chiến năm 1945 phải thay đổi quan điểm. Tại Đức và Nhật Bản, ngân sách quân sự tăng vọt, phe diều hâu thắng thế trước bồ câu. Thủ tướng Olaf Scholz cam kết dành 100 tỉ euro trong 5 năm, và tại Tokyo, đồng nhiệm Fumio Kishida thuyết phục phe đa số diễn dịch lại Hiến Pháp chủ hòa.

Berlin và Tokyo tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP thay vì lần lượt là 1,3 và 1% như hiện nay. Như vậy Nhật Bản với 100 tỉ đô la/năm sẽ có ngân sách quân sự thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, còn Đức theo bén gót với 85 tỉ đô la. Trật tự sức mạnh thay đổi, khiến Pháp bị bỏ xa phía sau. Nhưng theo tác giả thì chẳng có gì phải lo lắng. Liên Hiệp Châu Âu sẽ an ninh hơn, với một nước Đức có quân đội xứng tầm với trọng lượng kinh tế. Tương tự, Châu Á cũng ổn định hơn với một Nhật Bản mạnh mẽ, vào lúc sự bành trướng của Trung Quốc và những khiêu khích của Bắc Triều Tiên biến châu lục này thành thùng thuốc súng. Tokyo cần phải hành động nhiều hơn để bảo vệ không gian dân chủ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Sự chuyển đổi từ "loài ăn cỏ" sang "loài ăn thịt" liệu có bền vững ? Phe chủ hòa lâu nay vẫn nhiều ảnh hưởng tại Đức và Nhật, nhưng bỗng dưng chỉ trong vài tuần lễ, quan niệm của chính giới Đức thay đổi hẳn, ý tưởng thương mại sẽ thuần hóa được gấu Nga trở thành ảo tưởng. Ở Nhật, sự thay đổi có chậm chạp hơn, nhưng tại đất nước kịch liệt chống hạt nhân sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, ông Shinzo Abe vừa đòi hỏi việc Nhật trang bị đầu đạn hạt nhân Mỹ. Tại Berlin, các chuyên gia còn đi xa hơn, nếu Donald Trump quay lại năm 2024, lực lượng răn đe có thể là của Châu Âu hay Đức thay vì Hoa Kỳ ? Lời đe dọa vũ khí nguyên tử của Vladimir Putin đã để lại dấu ấn, và với nhịp độ này, không loại trừ một ngày nào đó Đức và Nhật Bản sở hữu bom nguyên tử.

Lịch sử lặp lại : Nga thất bại ở Kharkov như quân Stalin 80 năm trước

Trên thực địa Ukraine, The Economistnhận thấy "Tại Kharkov, Nga một lần nữa lại kiệt sức", lực lượng Ukraine đang phản công. Tuần báo Anh nhắc lại cách đây 80 năm, Hồng quân cũng đã từng tấn công vào Izyum, thành phố phía nam Kharkov ngày 12/05/1942 nhưng đại bại, trên 170.000 người lính xô-viết tử trận. Về sau Nikita Khrushchev đã mỉa mai "thiên tài" của người tiền nhiệm Stalin. Giờ đây một lần nữa quân Nga lại tập trung xung quanh Izyum, và đang phải rút khỏi Kharkov, ở một số nơi phải lui hẳn sang bên kia biên giới.

Nga cũng có một số thành công nho nhỏ, chẳng hạn đã gần như chiếm trọn Luhansk, và hai thành phố kỹ nghệ Slovyansk, Kramatorsk. Thế nhưng mỗi ngày chỉ tiến được một, hai kilomet, và thiệt hại rất nhiều. Đôi bên đấu pháo với nhau thay vì xung trận bằng xe tăng. Việc quân Nga tiến chậm không có gì đáng ngạc nhiên, vì trên lý thuyết lực lượng tấn công phải nhiều gấp ba quân phòng thủ, trong khi Nga rất thiếu người dù đã huy động cả các cựu quân nhân, hứa trả lương cao.

Còn phía Ukraine hết sức tự tin, các chiến đấu cơ hoạt động trên bầu trời Donbass dù rất gần lực lượng phòng không của quân Nga ở miền đông. Tuy nhiên trải dài lực lượng trên hàng trăm kilomet – chỉ riêng ở Donbass, và trên tổng cộng 1.300 kilomet ; chuyển từ thế thủ sang thế công là một thách thức lớn. Thế nên hiện "chưa mèo nào cắn mỉu nào", cơ quan tình báo Mỹ cho là đang trong ngõ cụt. Nhưng Kiev không tin vào tuyên bố này, và trước chiến tranh Ukraine cũng đã từng bị đánh giá thấp.

Chính quyền Biden chiến thắng Putin ở Ukraine

Cũng về cuộc xâm lăng Ukraine, L'Express đánh giá Mỹ chiến thắng, còn Sa hoàng Putin đã thất bại. Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đã chọn một thời điểm mang tính biểu tượng là Ngày của Mẹ 08/05 (theo thông lệ Mỹ) cho chuyến viếng thăm bất ngờ Ukraine. Bà đã gặp Olena Zelenska, phu nhân tổng thống Volodymyr Zelensky - ôm hôn, tặng hoa, chụp ảnh, tuyên bố chung trước báo chí... Nhà sử học Françoise Coste nhận định : "Việc Nhà Trắng để cho đệ nhất phu nhân đến đất nước Ukraine đang chiến tranh là một cái tát thẳng cánh cho Putin. Đó là cách để nói rằng ông ta chẳng chủ động được gì trên thực địa, và chứng tỏ chính quyền Biden rất tự tin".

Sắp bước sang tháng thứ ba của cuộc chiến, nỗi sợ đã chuyển bên. Sau khi đẩy lùi quân Nga khỏi thủ đô Kiev hồi tháng Tư, đến giữa tháng Năm quân Ukraine đã buộc đội quân của Putin tiếp tục nếm mùi thất bại ở Kharkov, thành phố lớn thứ nhì. Còn trận "đại tiến công" Donbass được loan báo cách đây một tháng thì vẫn chưa bắt đầu. Mariupol dù đã bị san bằng thành bình địa, những người hùng ở Azovstal vẫn bám trụ, và Kiev vẫn chưa công nhận kết thúc cuộc di tản. Tổng cộng số thiệt hại nhân mạng của Nga là khổng lồ : 20.000 lính tử trận, theo Ukraine, còn xe tăng, trực thăng bị các hỏa tiễn Javelin, Stinger bắn cháy vô số kể.

Tướng Ben Hodges, từng tham gia chiến tranh Iraq và Afghanistan dự báo "Trước cuối mùa hè này, Nga sẽ đạt mức huy động tối đa năng lực quân sự. Ukraine không chỉ chận được đà tiến của địch mà còn tổng phản công, và đến tháng Chín, sẽ tìm lại đường biên giới ngày 23/02". Ông cho rằng giờ đây có khả năng chận đứng hẳn mối đe dọa từ Moskva, "cơ hội duy nhất chỉ đến có một lần trong một thế hệ". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng từng tuyên bố "muốn làm Nga yếu đi đến mức không thể tái diễn việc xâm lược như ở Ukraine".

Mỹ ủng hộ Ukraine chống xâm lăng còn nhằm răn đe Trung Quốc

Để đạt mục đích này, Washington và các đồng minh đã bóp nghẹt kỹ nghệ quốc phòng Nga, cấm bán cho Moskva tất cả phụ tùng và vật liệu bán dẫn (cần cho hỏa tiễn). Thế nên Uralvagonzavod, nhà máy xe tăng lớn nhất nước đã phải ngưng sản xuất. Nhưng mục tiêu chiến lược của "sen đầm quốc tế" Mỹ vượt quá chiến trường Ukraine, "sự ủng hộ mạnh mẽ Kiev còn nhằm răn đe các nhà lãnh đạo khác". Theo nhận xét của chuyên gia Max Bergmann, đây còn là thông điệp cho Tập Cận Bình và các nước Châu Phi.

Trong viễn cảnh đó, việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO đóng vai trò quan trọng. Thật là thảm hại cho Putin : Phần Lan mang lại thêm 1.340 km đường biên giới chung với NATO, và biển Baltic đang trở thành "ao nhà của NATO". Còn Hắc Hải, đường xuất khẩu chính cho ngũ cốc Ukraine và Nga, đóng vai trò chủ chốt cho an ninh lương thực thế giới, các nhà chiến lược Mỹ đã nghĩ đến việc ổn định lâu dài.

Muốn vậy, theo tướng Hodges, cần cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, gắn bó hơn với Romania, ủng hộ Ukraine và hỗ trợ cho nền dân chủ non trẻ Gruzia. Diễn tiến tình hình được Bắc Kinh theo dõi sát, hy vọng sưởi ấm lại quan hệ với Washington và đang thông qua một kênh ở Canada để mong Mỹ bỏ một số cấm vận dưới thời ông Donald Trump.

Khi truyền hình Nga đổi giọng

Về đối nội, Le Point chú ý đến sự kiện một đại tá về hưu công khai phê phán quân đội Nga trên truyền hình, nhưng sau đó đã bị Kremlin nhanh chóng chấn chỉnh. Ông Mikhail Khodaryonok, 68 tuổi, hôm 17/05 trên kênh Rossiya1 đã kêu gọi : "Hãy ngưng uống thuốc an thần thông tin, nói thẳng ra là tình hình ngày càng tệ hơn cho chúng ta (…). Ukraine có thể huy động trên một triệu quân đã được huấn luyện, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc".

Những người tham dự sững sờ. Người dẫn chương trình Olga Skabeiva, được mệnh danh là "búp bê sắt của Putin" vì tài tuyên truyền, cắt ngang : "Nhưng đó không phải là một quân đội chuyên nghiệp" - "Chẳng sao, Ukraine sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng". Cũng theo vị đại tá, "Trên chiến trường, chiến thắng thuộc về bên có tinh thần chiến đấu cao nhất" và ông nhấn mạnh "Cả thế giới đang chống lại chúng ta".

Vladimir Putin không thể hình dung được một quảng cáo ngược chiều như vậy trong chương trình truyền hình có nhiều người xem nhất. Chuyên gia Andrei Kolesnikov của Viện Carnegie cho rằng ông đại tá không thể xuất hiện trước ống kính trong thời điểm kiểm duyệt gắt gao như thế, nếu không phải là người bảo thủ. Đơn giản là Khodaryonok phản ánh suy nghĩ của những người ủng hộ Putin.

Người dẫn chương trình nổi tiếng hiếu chiến là Vladimir Soloviev sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm cũng đã chỉ trích gay gắt. Các blogger thân chính quyền như Yuri Podolyaka với 2,1 triệu người theo dõi trên Telegram bị chấn động nặng nề, đả kích các cấp chỉ huy sau vụ một tiểu đoàn bị thiệt hại lớn khi cố vượt qua sông Severski Donets, có thể trên 400 lính đã thiệt mạng và gần 80 xe bọc thép bị phá hủy. Kremlin đã ra tay. Trong một chương trình sau đó, vị đại tá về hưu đã đổi giọng, và "búp bê sắt của Putin" không phải cắt lời.

Moskva phải nói lời từ biệt với năng lượng ở Bắc Cực

Tuần báo L'Expresscũng giải thích "Cuộc chiến tranh ở Ukraine đã ảnh hưởng đến tham vọng của Nga tại Bắc Cực như thế nào". Dự án Arctic LNG 2 ở bán đảo Gydan, Siberia, nơi nhiệt độ có thể xuống đến -60°C, lẽ ra sẽ cho ra sản phẩm khí hóa lỏng (GNL) vào năm 2023 và ba năm sau đạt sản lượng gần 20 triệu tấn/năm. Nhưng do xâm lăng Ukraine, tập đoàn Total của Pháp dưới sức ép đã rút lui, và Linde của Đức cũng vậy. Không có tài chính và công nghệ phương Tây, dự án này đành dở dang. Giải pháp duy nhất là quay sang Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chỉ ủng hộ bằng miệng vì không muốn bị phương Tây trừng phạt. 

Hòa bình nào cho Ukraine ?

L’Expresstuần này đặt vấn đề "Phải chăng thế hệ baby-boomer đã làm kiệt quệ đất nước ?". L’Obsđề cập đến "Hồi kết của tham vọng" : sau đại dịch, quan niệm về việc làm đã thay đổi. Le Point đăng ảnh tân thủ tướng Pháp, bà Élisabeth Borne trước cuộc khủng hoảng nợ, lạm phát, cải cách… RiêngCourrier Internationalnhìn sang "Ukraine : Liệu có thể có hòa bình ?". Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Der Tagesspiegel ở Berlin kêu gọi "Đừng quên giải pháp ngoại giao". Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeir, từng giữ chức ngoại trưởng hai nhiệm kỳ dưới thời bà Merkel, và ngoại trưởng hiện nay, bà Annalena Baerbock có thể dùng phương cách ngoại giao con thoi, hy vọng nước chảy đá mòn.

The Observer xuất bản ở Luân Đôn thì cho rằng "Nhượng lãnh thổ không hẳn là thất bại". Theo tờ báo Anh, nên tách biệt khái niệm "độc lập" và "toàn vẹn lãnh thổ", như Ba Lan, Hungary, Gruzia đã từng bị mất đất nhưng vẫn là các quốc gia độc lập. Đàm phán hòa bình chắc chắn sẽ tập trung vào việc vẽ lại các đường biên giới, và nguy hiểm nằm ở đây. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuy đã lãnh đạo một cách can đảm cuộc kháng chiến, nhưng nếu ông chấp nhận nhượng Crimea để chấm dứt chiến tranh chẳng hạn, sẽ có nguy cơ bị kết tội phản bội lại độc lập của đất nước.

Courrier International cũng trích dịch The Atlantic, kể lại câu chuyện một gia đình ở Lukachivka, một ngôi làng miền bắc Ukraine phải sống chung với năm người lính Nga trong hầm nhà vào lúc quân Nga chiếm đóng. Nhà Horbonos gồm hai vợ chồng và người con trai ban đầu rất sợ hãi, năm người lính Nga gồm bốn từ Siberia và một người Tatar cũng không bao giờ rời vũ khí. Ban đầu họ nói cùng giọng điệu tuyên truyền : họ đến để cứu người Ukraine, chống Mỹ, và một khi "chiến dịch đặc biệt" kết thúc, tất cả có thể sống hạnh phúc dưới chế độ Putin. Nhưng bà chủ nhà Ukraine đáp trả rằng không cần ai cứu vớt, cũng chẳng có một người lính Mỹ nào ở Ukraine.

Dần dà những người lính Nga tỏ ra thất vọng trước thực tế chiến trường. Đối thoại bắt đầu dễ dàng hơn với những câu chuyện về các món ăn truyền thống, và rồi những người lính thổ lộ họ theo binh nghiệp chỉ vì tiền, người thì nợ nần, người do chi phí thuốc thang... Rốt cuộc họ đã xin lỗi gia đình vì những gì đã gây ra. Tác giả cho rằng đây là trường hợp hiếm hoi người Nga phải đối mặt với thực tế và nạn nhân trực tiếp.

Thụy My

Published in Quốc tế