Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hết Hải Dương 8 đến Hải Dương 9 : Cơn ác mộng lại hành hạ ‘đảng em’

Chỉ ba tuần sau khi Trung Quốc rút tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 khỏi khu vực Bãi Tư Chính, một con tàu thăm dò địa chất mới mang tên Hải Dương 9 lại hiện hình và lại bắt đầu ‘kiến tạo’ cơn ác mộng tiếp theo dành cho những kẻ đớn hèn mà cho tới giờ vẫn không dám hé răng cái tên Trung Quốc.

haiyang1

Theo những tin tức đáng tin cậy trên mạng xã hội, tàu Hải Dương 9 (Hai Yang Di Zhi Jiu Hao) đã rời Quảng Châu đi xuống biển Đông vào ngày 16/11, và đến sáng 18/11 chỉ còn cách bờ biển Phú Yên 130 hải lý (240km). 

Vào chiều 18/11, Hải Dương 9 di chuyển theo hướng Tây Nam và đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Trước đó khi chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, hai tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 618 và Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km.

Thật đúng là họa trời đày cho thói câm nín triệt khẩu trước Trung Quốc và tưởng đâu ‘im lặng thì nó tha cho’.

Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín ấy diễn ra trong bối cảnh đã hơn bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Về thực chất, Bắc Kinh đã đạt được thắng lợi bước đầu khi dần biến Bãi Tư Chính từ ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ thành ‘khu vực tranh chấp’, trước khi nhốt thẳng cánh vùng biển dồi dào dầu khí phục vụ ngân sách nuôi đảng này vào ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’. Còn với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

Không những thế, giới quan chức đớn hèn của ‘đảng em’ vẫn rúc mặt vào chính sách ‘Ba Không’ gậy ông đập lưng ông, kể cả một ‘Không’ nữa là ‘Không kiện Trung Quốc, để rốt cuộc trở thành kẻ cô độc tận cùng trên trường quốc tế, nhưng lại cực kỳ xung sát trên mặt trận ‘hèn với giặc, ác với dân’, sẵn sàng đàn áp dã man bất kỳ người dân nào ra mặt biểu tình chống Trung Quốc.

Không khí nhàm chán trên cũng là cơ hội để Tập Cận Bình và giới lãnh đạo ‘đảng anh’ không thể buông tha ‘đảng em’ một cách êm ái, mà sẽ phải là một kiểu ‘sống không ra sống, chết không ra chết’. Một khi Bắc Kinh đã có thừa thời gian để cho tàu Hải Dương 8 rồi đến Hải Dương 618, 620 và bây giờ là Hải Dương 9 hành hạ tinh thần lẫn thể xác của giới chóp bu Việt Nam đến bốn tháng trời - lâu hơn hẳn thời gian hơn hai tháng mà giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ở Biển Đông ngay trước mũi Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 2014, chẳng có lý do đặc biệt gì để Trung Quốc không tiếp tục chiến dịch gây hấn ở Bãi Tư Chính và còn có thể ở quần đảo Trường Sa trong những tháng tới.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 20/11/2019

Published in Diễn đàn

Chuyến công du Việt Nam sắp đến của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper đang gợn lên những dấu hỏi về nội dung làm việc Mỹ - Việt liên quan đến quốc phòng. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh ‘đồng chí tốt’ và cũng là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất của Việt Nam’ là Trung Quốc vẫn phong tỏa Biển Đông và đe dọa có thể tấn công Bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

"Sẽ tìm phương thức mới trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam" - Mark Esper hé lộ.

hoptac1

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper

‘Phương thức hợp tác mới’ giữa Mỹ và Việt Nam có thể là gì ?

Vào năm 2018, kết quả được xem là thành công nhất của người tiền nhiệm của Mark Esper - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis - với phía Việt Nam là một hàng không mẫu hạm của Mỹ là USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018. Con tàu khổng lồ này mang thông điệp bảo vệ cho dự án Cá Voi Xanh, nằm ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 100km, được liên doanh khai thác giữa tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mỏ này có trữ lượng khí đốt đến 150 tỷ mét khối và hứa hẹn mang lại doanh thu lên đến 60 tỷ USD, trong đó 2/3 thuộc về ExxonMobil và 1/3 dành cho nền ngân sách đang lâm vào tình trạng hộc rỗng ngoại tệ của chính thể độc tài ở Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả hợp tác theo phương thức ‘hàng không mẫu hạm’ của James Mattis xét cho cùng vẫn chỉ là một hình thức giao lưu hải quân mà chưa có gì đi vào thực chất. Bởi nếu hành động đó có tính thực chất thì đã không có chuyện Trung Quốc trả đũa bằng việc điều hàng không mẫu hạm Liên Ninh vào tập trận ở Biển Đông ngay sau khi USS Carl Vinson rời cảng Đà Nẵng, và khó có chuyện Trung Quốc tiến hành chiến dịch mang tên Hải Dương 8 mà đã bao vây toàn bộ khu vực Bãi Tư Chính và đa dọa toàn bộ vùng duyên hải nam trung bộ của Việt Nam.

Đến lúc này, ‘phương thức hợp tác mới’ Mỹ -Việt cần mới hơn và sâu sắc hơn hẳn. Để đạt được hiệu quả răn đe Trung Quốc, tàu Mỹ không chỉ còn ‘giao lưu hải quân’ với Việt Nam, mà cần có sự hiện diện của hải quân Mỹ ở một trong những cảng quan trọng của Việt Nam.

hoptac2

Cảng Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Ảnh phóng họa (theo dự án)

Những cái tên được gợi ý vẫn là cảng Đà Nẵng, và quan trọng hơn cả là Cam Ranh.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tin tức rõ nét nào cho thấy giới chóp bu Việt Nam, dù đã ‘sợ mất mật’ trước người đồng chí Trung Quốc, chịu nhả bất kỳ cảng quân sự nào để hợp tác với Mỹ. Hơn nữa, chính sách ‘Ba Không’ của Việt Nam vẫn còn đó, cho dù ít được nhắc tới. Chính sách này sẽ là trở ngại lớn nhất đối với bất kỳ một hoạt động hợp tác hải quân và không quân nào giữa Việt Nam với một quốc gia khác.

Nhưng mục tiêu rõ ràng nhất của chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phải là Cá Voi xanh.

Sau khi nổ ra vụ Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương và nhiều tàu hộ vệ gây hấn khu vực Bãi Tư Chính và đe dọa cả vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi nơi có mỏ Cá Voi Xanh, đến lượt Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng vào tháng 8 năm 2019 : "Các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông" và Mỹ "mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ". Lời lên tiếng này phát ra trong bối cảnh tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, sau khi đến mỏ Đá Chữ Thập để tiếp nhiên liệu, đã ‘trở về’ khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để quấy phá.

Những hành động bảo vệ công khai trên, cùng với những hoạt động hải quân mang tính thống nhất giữa Mỹ và Việt Nam nhưng không công khai, đã dẫn tới kết quả là ExxonMobil có tương lai tươi hồng hơn hẳn các đối tác nước ngoài khác liên doanh khai thác dầu khí với Việt Nam.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Published in Diễn đàn

Đó là một biểu hiện chưa từng có ở Tổng thống Donald Trump. Về tự do tôn giáo.

Đài VOA trích một bài viết trên tờ Politico - dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng cho biết hôm 12/11 - cho biết các trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang soạn thảo kế hoạch nhằm ràng buộc viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước với cách họ đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số. Kế hoạch này dự kiến sẽ bao gồm viện trợ nhân đạo của Mỹ và cũng có thể sẽ được mở rộng để gồm cả viện trợ quân sự. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, nó có thể có tác động lớn đến viện trợ của Mỹ cho nhiều quốc gia, từ Iraq đến Việt Nam.

tongiao1

Ông A Ga và Lương Xuân Dương trong số thành viên phái đoàn 17 quốc gia gặp tổng thống Trump tại Oval Office ngày 17 tháng Bảy năm 2019.

Việc chính quyền Mỹ chỉ xem xét kế hoạch này thôi cũng cho thấy Nhà Trắng ưu tiên tự do tôn giáo đến mức nào, một trọng tâm mà những người chỉ trích cho rằng thật sự là nhằm huy động nhóm Cơ Đốc Phúc âm vốn là lực lượng ủng hộ chủ chốt của ông Trump, tờ Politico nhận định…

Việt Nam muốn nhận viện trợ hay ‘tái hòa nhập’ CPC ?

Vào tháng 7 năm 2019, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà kinh doanh Donald Trump có một biểu lộ về mối quan tâm của ông đối với nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng.

Biểu lộ ấy hiện ra khi Tổng thống Trump tiếp đón nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục sư Tin Lành A Ga - một người Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương - một tín đồ Cao Đài nằm trong nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Cuộc tiếp đón này diễn ra bên cạnh Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thăng tiến Tự do Tôn giáo từ 16-18/7/2019 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quy tụ ngoại trưởng của 100 quốc gia và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, với thông điệp kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo toàn cầu.

Cuộc tiếp đón trên được mô tả "Tổng thống Trump hỏi thăm ghi nhận của họ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước và ông chăm chú lắng nghe những chia sẻ".

Đạo hữu Cao Đài Lương Xuân Dương đã kể với đài VOA Việt ngữ : "Rất tuyệt vời. Tổng thống đã lắng nghe nguyện vọng của mỗi người. Ông hỏi lại một vài điểm cần thiết và bắt tay với nhiều người", và "Tôi đã nói với Tổng thống rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tôi muốn Tổng thống giúp cho Việt Nam có tự do tôn giáo và rằng Việt Nam cần được đưa trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo CPC. Tổng thống hỏi lại tôi : ‘Việt Nam ?’, tôi trả lời ‘Vâng đúng vậy’ và cảm ơn Tổng thống".

CPC (Countries of Particular Concern) là Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa vào danh sách CPC các chính quyền nào nhúng tay vào hoặc dung túng cho các vi phạm tự do tôn giáo. Theo định nghĩa trong luật Hoa Kỳ, vi phạm tự do tôn giáo là các hành vi cấm đoán, hạn chế hay trừng phạt việc tụ tập ôn hoà để sinh hoạt tôn giáo, kể cả việc tùy tiện bắt "đăng ký" sinh hoạt tôn giáo ; việc tự do phát biểu về tôn giáo của mình ; quyền đổi tôn giáo hay tín ngưỡng ; quyền dưỡng dục con theo niềm tin tôn giáo riêng.

Tháng 11/2006, Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC. Đó cũng là thời gian mà nhà cầm quyền Việt Nam buộc phải có một số nhân nhượng về nhân quyền và tôn giáo, cũng đồng thời với tương lai tham gia vào WTO mở ra trước mắt họ.

Nhưng chẳng bao lâu sau đó, chính thể độc tài ở Việt Nam đã tái vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của công dân. Từ đó đến nay, các tôn giáo ly khai bị đàn áp thẳng tay và tàn bạo. Hàng loạt chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - từ Sài Gòn đến Đà Nẵng - đã bị nhà cầm quyền cưỡng chế giải tỏa và ủi sập không thương xót. Trong khi đó, hàng loạt tu sĩ Cao Đài, Tin Lành, Công giáo bị sách nhiễu, hành hung và đấu tố…

Hầu như năm nào Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng phải nhắc lại : "Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục coi một số nhóm tôn giáo và các hoạt động của họ là sự đe dọa cho đất nước. Những tổ chức tôn giáo không xin phép chính phủ để hoạt động phải đối mặt với những rủi ro là bị chính quyền địa phương đe dọa và quấy nhiễu". Những bản báo cáo này cũng cho biết ở Việt Nam vẫn còn khoảng 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, rất nhiều người trong số này bị giam giữ vì lý do đức tin tôn giáo và kêu gọi tự do tôn giáo. Những tù nhân đã được trả tự do hiện vẫn phải đối mặt với những truy bức từ phía chính quyền.

Kể từ năm 2006 khi được Mỹ nhấc khỏi Danh sách CPC, giờ đây chính thể Việt Nam đang gần với triển vọng "tái hòa nhập" CPC hơn bao giờ hết. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam và cả thể chế cầm quyền - vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm - sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/11/2019

Published in Diễn đàn

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Trung Quốc !

hai1

Toàn cảnh Hội thảo lý luận lần thứ XV giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc trong hai ngày 21 và 22/07/2019. Ảnh : Lương Tuấn/PV TTXVN tại Trung Quốc

Ngay sau phát ngôn "Việt Nam có thể phải nghĩ tới các lựa chọn khác" ngoài đàm phán của quan chức Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tại một cuộc tọa đàm về Biển Đông ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2019 mà được xem như bắt đầu hé miệng về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc, niềm hy vọng nhỏ nhoi này đã bị dập tắt bởi một lần nữa, trong nhiều lần kể từ khi tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính và vùng biển Việt Nam từ tháng 7 năm 2019, toàn bộ cấp trên của Lê Hoài Trung đã ‘câm như thóc’ khi không dám nhắc tới Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc.

"Cha ông ta, những bậc tiền bối của chúng ta chưa bao giờ khuất phục trước ngoại bang, chưa bao giờ lùi bước trước những khó khăn, gian khổ" - Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc nói vu vơ khi trả lời chất vấn tại Quốc hội hôm 7 tháng 11 năm 2019.

Nhưng Phúc vẫn kiên định không hé môi về Bãi Tư Chính, càng không dám đả động gì tới cái tên Trung Quốc.

Ngay trước đó tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 vào tháng 11 năm 2019 ở Thái Lan, Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ "nêu rõ vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN", nhưng vẫn không một từ dám đả động đến Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc. Hệ lụy tất yếu là sau đó đã chẳng có bất kỳ ý kiến nào từ các nước trong ASEAN bày tỏ ‘ủng hộ Việt Nam’, bất chấp Việt Nam sắp trở thành chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2020.

Thói câm nín khiếp nhược toàn diện của giới chóp bu Việt Nam còn tặng cho Trung Quốc những món quà lớn về mặt ngoại giao quốc tế : tại Hội Nghị Các Bộ trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám 2019, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách vận động các quốc gia ASEAN để phản đối xâm phạm Bãi Tư Chính nói riêng và rộng hơn là Biển Đông, tuyên bố của Hội nghị đã chỉ đề cập khá chung chung và "quan ngại" về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc.

Trong khi toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Về thực chất, Bắc Kinh đã đạt được thắng lợi bước đầu khi dần biến Bãi Tư Chính từ ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ thành ‘khu vực tranh chấp’, trước khi nhốt thẳng cánh vùng biển dồi dào dầu khí phục vụ ngân sách nuôi đảng này vào ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’. Còn với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

Không những thế, giới quan chức đớn hèn của ‘đảng em’ vẫn rúc mặt vào chính sách ‘Ba Không’ gậy ông đập lưng ông, kể cả một ‘Không’ nữa là ‘Không kiện Trung Quốc, để rốt cuộc trở thành kẻ cô độc tận cùng trên trường quốc tế, nhưng lại cực kỳ xung sát trên mặt trận ‘hèn với giặc, ác với dân’, sẵn sàng đàn áp dã man bất kỳ người dân nào ra mặt biểu tình chống Trung Quốc.

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Trung Quốc !

Cứ tình cảnh khốn quẫn và rúc mặt vào đất như thế này thì còn lâu ‘đảng em’ mới dám kiện ‘đảng anh’ !

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/11/2019

Published in Diễn đàn

Chuyến công du Việt Nam sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper sẽ tiếp tục là một lời đánh đố về tính bất ổn thường trực trong quan hệ Việt - Mỹ, gây ra bởi đức tính đu dây ngả ngớn và căn bệnh kiêu ngạo cộng sản của những tín đồ ngày rao giảng Mác - Lê, nhưng đêm xuống lại vục mặt vào đống của chìm vơ vét được từ nhân dân.

esper1

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper - Ảnh minh họa

Tiền trạm cho Mark Esper là một cuộc gặp của Randall Schriver - Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương với Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Tuy nhiên đã không có tin tức đặc việt nào được đưa lên mặt báo chí nhà nước Việt Nam về nội dung trao đổi giữa hai quan chức này.

Thậm chí một số dư luận còn nghi ngờ không biết cuộc gặp Randall Schriver - Nguyễn Chí Vịnh có gì được xem là đi vào chi tiết và mang tính thực chất, hay chỉ là những lời xã giao bóng lộn và cuối cùng nước chảy bèo trôi.

Bởi cho tới nay, những đề nghị của Hoa Kỳ được cho là muốn tiếp cận sâu hơn nữa hệ thống cảng biển Việt Nam, đặc biệt là quân cảng Cam Ranh, hoặc một vị trí cảng biển là nơi có thể dùng làm căn cứ hậu cần - kỹ thuật cho hải quân Mỹ, đã bị phía Việt Nam thơn thớt khước từ.

Nguyễn Phú Trọng - quan chức mà ngoài việc ngồi cả hai ghế tổng bí thư và chủ tịch nước còn là Bí thư quân ủy trung ương và nắm giữ cả vận mệnh quốc phòng của quốc gia, cùng với Bộ Ngoại giao của ông vẫn cố thủ nguyên tắc ‘Ba Không’, nhất là không liên minh quân sự với nước này để chống nước khác, và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam.

Ngay cả khi đã bị Trung Quốc gây hấn và đe dọa sát sườn ở khu vực Bãi Tư Chính trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018, Trọng cũng chỉ muốn ‘dựa hơi’ hàng không mẫu hạm và các tàu chiến Mỹ để ‘hù’ Trung Quốc, tức chỉ mở rộng khái niệm ‘Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải’ và cả ‘tự do hàng không’ để tàu chiến và máy bay Mỹ có thể áp sát các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng vẫn không chịu nhả bất kỳ vị trí quân sự nào trên đất liền của Việt Nam.

Trong Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, việc không một quan chức cao cấp nào từ Trọng trở xuống dám nhắc tới vụ Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc đã gián tiếp phát ra thông điệp chính thể độc đảng này vẫn tiếp tục ‘đu dây’ với ‘đảng anh’.

Đu dây cho tới lúc té lộn cổ…

Tương lai té lộn cổ của giới chóp bu chuyên ưỡn ẹo làm cao của Việt Nam là hầu như không cần bàn cãi. Cho tới nay khi đã phải chịu sức ép nặng nề và liên tiếp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính và một số vùng biển Phan Rang, Phan Thiết, Phú Yên, Bộ Chính trị Việt Nam đã trở thành một kẻ cô độc theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen khi không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào, thậm chí còn không có nổi sự chia sẻ nào từ không chỉ các nước trong khối ASEAN, mà còn từ 12 quốc gia ‘đối tác chiến lược’ với Việt Nam, kể cả Nga là nước có lợi ích trong dự án khai thác mỏ Lan Đỏ, và đau đớn nhất là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ - Trung Quốc, theo cái cách cắm đầu ca tụng không còn biết liêm sỉ là gì của giới lãnh đạo Việt Nam dành cho kẻ cướp, lại là kẻ đang dồn ‘đảng em’ vào chân tường.

Đến lúc này, tại sao lại không nghĩ rằng chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper là một phép thử mà Tổng thống Trump - với tính cách thật thực dụng của ông ta - đặt ra đối với Hà Nội ?

Rằng trước khi có một cuộc gặp chính thức ở cấp nguyên thủ quốc gia ở Washington, Hà Nội cần phải chứng tỏ dứt khoát quan điểm về ‘Ba Không’, đu dây, về tính thực chất phải có chứ không thể mãi mãi chỉ là phép tô hồng nếu ‘quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ’ được chính thức hình thành, và cách quan hệ cùng cách chơi với Mỹ.

Đó có thể là những điều kiện cứng rắn của Trump.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 11/2019

Published in Diễn đàn

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao ngồi ghế Chủ tịch ASEAN ?

Với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

neu1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Trung Quốc)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 vào tháng 11 năm 2019 ở Thái Lan, sau khi thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc "nêu rõ vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN", nhưng vẫn không một từ dám đả động đến Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc, đã chẳng có bất kỳ ý kiến nào từ các nước trong ASEAN bày tỏ ‘ủng hộ Việt Nam’, bất chấp Việt Nam sẽ là chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2020.

Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng Phúc ‘câm như thóc’ trước Trung Quốc.

Vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, lần đầu tiên ông Phúc có một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019. Thế nhưng vẫn chỉ là "Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta" mà không hề dám nhắc đến vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc.

Cho tới nay, người ta chỉ nhìn thấy một thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ‘tự sướng’ với lới ca tụng bất tận những thành tích điều hành kinh tế của ông ta về mức tăng trưởng GDP thần kỳ, bất chấp bị dư luận lên án là căn bệnh ‘giả số liệu’ mà Phúc đã chỉ đạo Tổng cục Thống kê ‘kiến tạo’, hoặc cái cách Thủ tướng Phúc năng nổ đi nhiều tỉnh thành với câu nói đầu môi chót lưỡi ‘mỗi tình là một đầu tàu kinh tế’…

Tất cả chỉ nhằm nâng cao ‘hình ảnh và uy tín’ của Nguyễn Xuân Phúc để ông ta lao vào trận tranh giành cái ghế tổng bí thư, hoặc ghế đúp tổng bí thư - chủ tịch nước tại đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm 2021, nếu còn có đại hội đó.

Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín ấy diễn ra trong bối cảnh đã gần bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Rốt cuộc, thói câm nín khiếp nhược toàn diện của giới chóp bu Việt Nam đã tặng cho Trung Quốc những món quà lớn về mặt ngoại giao quốc tế : tại Hội Nghị Các Bộ Trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám 2019, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách vận động các quốc gia ASEAN để phản đối xâm phạm Bãi Tư Chính nói riêng và rộng hơn là Biển Đông, tuyên bố của Hội nghị đã chỉ đề cập khá chung chung và "quan ngại" về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc. 

Về thực chất, Bắc Kinh đã đạt được thắng lợi bước đầu khi dần biến Bãi Tư Chính từ ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ thành ‘khu vực tranh chấp’, trước khi nhốt thẳng cánh vùng biển dồi dào dầu khí phục vụ ngân sách nuôi đảng này vào ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’. 

Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, hai tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 618 và Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km. 

Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí.

Còn với quốc tế, cái cảnh những con tàu mang tên Hải Dương quần đảo ở Bãi Tư Chính và còn có thể áp sát đất liền Việt Nam đã trở nên nhàm chán. Càng nhàm chán hơn khi gã chủ nhà câm như hến mà không dám kêu cứu khi bị kẻ cướp xông vào nhà.

Tất cả vẫn chỉ là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ !

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ?

Và làm sao chóp bu Việt Nam ngồi được ghế Chủ tịch ASEAN năm 2020 ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

Published in Diễn đàn

Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, một tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou 620) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km. 

thachdu1

Từ sau khi giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 bất hợp pháp của Trung Quốc được chuyển đến một khu vực mới trong vùng biển Việt Nam ngày 27/05/2014, các tàu bảo vệ của họ, với sự hỗ trợ của máy bay quân sự, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam (VCG) - Ảnh VnExpress

Tin tức mà dễ khiến cho những kẻ đu dây chính trị thêm một lần nữa té lộn ngửa đó, một lần nữa vẫn được thông tin bởi nguồn nghiên cứu độc lập trên mạng xã hội, như trang Dự án Đại sự ký Biển Đông và một số facebook cá nhân, chứ không phải được công bố bởi chính quyền ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Trước đó vào ngày 30/10/2019, Trung Quốc tiếp tục điều tàu Haiyang Shiyou 618 (Hải Dương Thạch Du 618) đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí. Từ ngày 1 đến ngày 2/11, Hải Dương Thạch Du 620 đã thực hiện một cuộc khảo sát ngay bên trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với khoảng 7 đường khảo sát, mỗi đường dài trung bình 14,7 hải lý (khoảng 27 km).

Cái cách ‘khảo sát’ trên cho thấy rất có thể ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc - theo lối tụng ca dưới đáy liêm sỉ của giới chóp bu Việt nam mà vẫn la liếm đến tận những ngày gần đây - đã bước sang giai đoạn hai của chiến dịch ‘bóp cổ’ kẻ cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với mình, chuyển từ ‘thăm dò địa chất’ sang việc chuẩn bị hạ đặt giàn khoan dầu khí.

thachdu2

Đường đi của Hải Dương Thạch Du 620. Nguồn : FB Pham Thang Mai

Khả năng Trung Quốc sắp hạ đặt và ăn cướp dầu khí ngay trong vùng EEZ của Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra, bởi vào tháng 9 năm 2019, cùng với cảnh Hải Dương 8 tha hồ quần thảo trong Bãi Tư Chính và kẻ bàn cờ ngang dọc gần sát vùng duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, hình ảnh giàn khoan Lam Kình - lớn thứ hai của Trung Quốc - đã thấp thoáng hiện ra ở Biển Đông. Còn trước đó nữa là giàn khoan Đông Phương…

Vụ hai tàu Hải Dương 618 và 620 xâm nhập vùng EEZ của Việt Nam lại trùng với vụ một ‘ngư dân bám biển’ Việt là anh Ngọc Khởi, mới 23 tuổi, bị ‘tàu lạ’ bắn chết khi đang trên tàu đánh cá ở vùng biển Kiên Giang. Nhưng từ đó đến nay, vẫn không có bất kỳ kết quả điều tra nào từ các lực lượng ‘hải quân bám bờ’ như biên phòng, cảnh sát biển…, trong khi toàn bộ các tờ báo nhà nước vẫn không dám thốt nổi cái tên ‘tàu Trung Quốc’, dù chỉ đặt trong thể nghi vấn.

Chưa bao giờ trong lịch sử 44 năm kể từ ngày "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", ngư dân Việt lại lâm vào cảnh khốn cùng như những thời khắc này. Mất biển xa để đánh cá, nhưng ngay cả biển gần cũng bị trở nên tang thương bởi vụ "cá chết Formosa".

Trong khi đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 vào tháng 11/2019 ở Thái Lan, thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc "nêu rõ vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN", nhưng vẫn không một từ dám đả động đến Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc. Rốt cuộc, đã chẳng có bất kỳ ý kiến nào từ các nước trong ASEAN bày tỏ ‘ủng hộ Việt Nam’, bất chấp Việt Nam đang là chủ tịch luân phiên của khối này.

Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín của giới chóp bu Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đã tròn bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, Hải Dương 618 và Hải Dương 620 và các tàu hộ vệ xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 05/11/2019

Published in Diễn đàn

Chuyến đến Hà Nội lần này của Bernd Lange đặc biệt lưu ý giới chóp bu Việt Nam về ‘3 tháng còn lại’ trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu về EVFTA...

eu1

Ông Bernd Lange (giữa) trong một cuộc họp của Hội đồng Châu Âu

Dù Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA), vừa đến Việt Nam để "tìm hiểu việc chuẩn bị phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA và IPA, đồng thời trao đổi với các cơ quan của Việt Nam về phương hướng xử lý đối với một số vấn đề mà EU quan tâm", và đã có hàng loạt cuộc gặp với các quan chức thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng công thương… của Việt Nam, trong đó thông báo là Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu đối với EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) vào tháng 2/2020, nhưng chẳng có một hứa hẹn nào từ Bernd Lange về triển vọng EVFTA sẽ được phê chuẩn.

Bernd Lange là một quan chức được giới quan chức khôn lỏi ở Việt Nam đánh giá là ‘khá dễ chơi’, và trong thực tế thì Bernd Lange đã bị Hà Nội qua mặt ít nhất hai lần về vấn đề nhân quyền - vào những ngày cuối tháng 10 năm 2019.

Vào đầu năm 2018, ngay cả Bernd Lange cũng phải thẳng thừng với chính thể độc tài ở Việt Nam là nếu không cải thiện nhân quyền thì sẽ không thể có hiệp định thương mại. Đó là thời điểm mà Hội đồng Châu Âu phải công bố hoãn ký kết EVFTA với Việt Nam.

Thực tế là cho đến ngày 30/06/2019 khi đặt bút ký kết hai hiệp định EVFTA và EVIPA tại Hà Nội, chỉ mới một phần rất nhỏ trong toàn bộ nội dung rất rộng và sâu của bản nghị quyết về nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2018/2925 (RSP) do nghị viện Châu Âu tung ra vào giữa tháng 11/2018 được phía Việt Nam đáp ứng.

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925 (RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Nhưng trước yêu cầu phải ký 3 công ước quốc tế còn lại của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), chính thể Việt Nam đã chỉ mang ra quốc hội bàn việc ký và phê chuẩn Công Ước 98 mà không nói gì đến hai công ước quốc tế còn lại về lao động, còn Công Ước 105 về chống cưỡng bức lao động được hứa hẹn ký vào năm 2020. Nhưng bỉ bôi nhất vẫn là Công Ước 87 – công ước then chốt quy định bắt buộc về quyền của người lao động được tự do thành lập công đoàn độc lập – bị phía Việt Nam treo đến năm… 2023.

Nhưng chẳng có gì chắc chắn là đến năm đó Công Ước 87 sẽ được ký. Và nhất là sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc.

Còn việc sửa đổi Bộ Luật Lao Động và Luật Công Đoàn cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm "công đoàn độc lập", trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước.

Trong khi đó, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Công an Việt Nam vẫn liên tiếp bắt bớ và hành hung dã man những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự, bắt bớ và giam cầm từ nghệ sĩ làm phim về dân oan đất đai cho đến những phụ nữ chống BOT bẩn… Vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một "cải thiện nhân quyền" nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế…

Những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền, cộng với tình trạng đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng "vươn lên một tầm cao mới" của chính thể độc tài ở Việt Nam chắc chắn sẽ là những gì mà nhiều nghị sĩ EU không thể bỏ qua khi cân nhắc bỏ phiếu có thông qua hay không Hiệp Định EVFTA. Một cái gật đầu dễ dãi của Nghị viện Châu Âu đối với EVFTA sẽ phủ nhận toàn bộ bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam của chính cơ quan này yêu sách vào tháng Mười Một năm 2018, khiến uy tín lẫn hình ảnh của Nghị viện Châu Âu bị giảm sút không ít trong đánh giá của cộng đồng quốc tế.

Chuyến đến Hà Nội lần này của Bernd Lange đặc biệt lưu ý giới chóp bu Việt Nam về ‘3 tháng còn lại’ trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu về EVFTA, trong đó yêu cầu Hà Nội cần có những cải thiện nhân quyền rõ ràng hơn, trong đó đầu bảng là hai công ước 87 và 105 mà Việt Nam cần ký kết sớm, và Bộ luật Lao động sửa đổi mà phải nêu rõ về công đoàn tự do và quyền của người lao động được tự do tham gia công đoàn tự do đó. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 06/11/2019

Published in Diễn đàn

Vì sao Việt Nam bỗng sốt sắng điều tra nhôm gốc Trung Quốc ?

Thường Sơn, 02/11/2019

Không phải vô duyên vô cớ mà vào kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2019, quan chức Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - phải vội vã cảnh báo "Nhưng thực tế lại không chứng minh điều đó, mà ngược lại, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Ai dám chắc chúng ta không bị trừng phạt khi xuất siêu vào Mỹ ?", khi đề cập về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và việc rất nhiều chuyên gia dự báo rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi, sẽ trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu.

nhom2

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn. Ảnh : Văn Hưng

Cảnh báo trên trùng với một vụ chấn động : lần đầu tiên các cơ quan chức năng Việt Nam, cụ thể là Tổng cục Hải quan, đã ‘phát hiện’ vụ nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam được thực hiện do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền, nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác nhằm trục lợi từ chính sách về thuế suất. Do nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%,nhưng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%, nên nếu vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam - trị giá đến 4,3 tỷ USD - được tiến hành trót lọt thì sẽ mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ gian lận thương mại. Những kẻ đó là hai ngườimang quốc tịch Úc nhưng gốc Trung Quốc là Jacky Cheung và Wang Tong.  

Có thể hiểu cách nhìn và nỗi lo lắng của quan chức Vũ Tiến Lộc cũng chính là trạng thái tâm lý của ‘đảng và nhà nước ta’.

Bởi vào thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nguy cơ bị Tổng thống Mỹ Donald Trump xếp vào danh sách ‘quốc gia gây hại’ đối với nền kinh tế Mỹ, tiếp sau cáo buộc thẳng thừng ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ mà Trump chỉ đích danh Việt Nam.

Chỉ ít ngày sau sự xuất hiện cáo buộc trên, Bộ Thương mại Mỹ đã tung đòn đánh thuế lên các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm tránh thuế chống bán phá giá, với thuế suất có thể lên tới 456,23% - một cú bồi tiếp theo việc Mỹ đánh thuế thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc lên đến 531% vào cuối năm 2017.

Vì sao giới chức Mỹ trở nên nghiêm khắc với hàng hóa Việt Nam ?

Từ cuối năm 2017, những đòn trừng phạt đầu tiên của Trump đã khởi động. Thoạt đầu là những cú tăng vọt thuế lên mặt hàng tôm, rồi sau đó là thép và cả nhôm của Việt Nam xuất sang Mỹ. Nhưng những đòn này vẫn chưa thấm vào đâu nếu nhìn sang tương lai đầy đe dọa bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

Bắt đầu từ năm 2018, Trump khởi động chiến dịch tấn công vào nền kinh tế Trung Quốc và có thể cả vào hệ thống chính trị độc tài của quốc gia đông dân nhất thế gới này. Chỉ ít lâu sau đó, một làn sóng ngấm ngầm di chuyển vùng đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã diễn ra. Còn đến khi Trump áp thuế cao ngất lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc thì làn sóng doanh nghiệp Trung đổ bộ vào Việt Nam đã trở thành một phong trào thực sự. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có đến 2,2 tỷ USD đăng ký vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.

Nhưng nguồn cơn khiến Trump và nhiều quan chức Mỹ giận dữ là chính quyền Việt Nam đã trở thành một nhân tố tiếp tay cho hàng Trung Quốc gắn nhãn ‘made in Vietnam’ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ.

Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế "thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc" vào tháng 12/ 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong khi đó ở Việt Nam, một số chuyên gia độc lập đã cảnh báo về việc nhôm tấm Trung Quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ Công thương Việt Nam không có hành động cứng rắn gì. Không những thế, còn có một lỗ hổng pháp lý mà dường như bộ này cố tình để lại cho Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam.

Cũng có nghĩa là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bao gồm cả giá trị hàng hóa thép và nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, tức Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ.

Nếu Mỹ "siết" các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành "nạn nhân", đánh mạnh thuế lên thép và nhôm Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, và cho dù chưa đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ nhưng vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về vấn đề này, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 02/11/2019

*******************

Thấy gì từ vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 01/11/2019

Không phải Tng cc Hi quan Vit Nam, mà là Wall Street Journal

Chẳng phi đến bây gi v hàng triu tn nhôm Trung Quc đi lt nhôm Vit Nam mi được Tng cc Hi quan Vit Nam phát hin, mà v này đã được báo Wall Street Journal ca M phanh phui bng lot bài điu tra vào năm 2016. T báo này khi đó đã có bài điu tra về 500.000 tn nhôm đùn, là nguyên liu sn xut nhôm được chuyn t San José Iturbide, Mexico đến Vit Nam, có liên quan ti Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhôm Toàn Cu Việt Nam, tr s ti Bà Ra – Vũng Tàu.

nhom1

Thấy gì từ vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam ? Hình minh họa.

Bài báo điều tra ca Wall Street Journal ngay lp tc được lan tỏa trên mạng xã hi Vit Nam và được mt s t báo nhà nước dch và đăng li, to nên mt làn sóng quan tâm khá ln ca dư lun v hin tượng hết sc đc bit không ch là ‘treo đu dê, bán tht chó’ mà còn là ‘mượn đường dit Quc’ rt bn cht Trung Quốc đó.

Nhưng vì sao vào năm 2016 và c mt khong thi gian dài sau đó, toàn b các cơ quan có thm quyn ca Vit Nam li như câm nín trước v vic trên mà không có bt kỳ mt đng tác điu tra ti nơi ti chn nào, dù đã có thông tin v nhng k đng phía sau doanh nghiệp Nhôm Toàn Cu VN là người quc tch Úc gc Trung Quc ?

Còn cho đến gi, nh mt ‘phát hin’ ca Tng cc Hi quan Vit Nam, người ta mi biết rõ v nhôm Trung Quc đi lt nhôm Vit Nam được thc hin do mt tp đoàn có công ngh, dây chuyền, nhưng li nhp khu nhôm thi, nhôm thanh, nhôm bán thành phm nhm đưa ra các sn phm đ xut khu đi M và mt s nước khác nhm trc li t chính sách v thuế sut. Do nhôm ca Vit Nam xut khu sang M ch phi chu thuế khong 15%, nhưng nhôm ca Trung Quc xut khu vào M phi chu thuế lên đến 374%, nên nếu v 1,8 triu tn nhôm Trung Quc đi lt nhôm Vit Nam - tr giá đến 4,3 t USD - được tiến hành trót lt thì s mang li mt khon li nhun khng l cho nhng k gian ln thương mi. Những kẻ đó là hai người mang quc tch Úc nhưng gc Trung Quc là Jacky Cheung và Wang Tong.

Vì sao Việt Nam bng st sng điu tra nhôm gc Trung Quc ?

Điều có v l lùng, nhưng li rt gn vi thc tế là yếu t góp công không nh trong v ‘phát hin’ 1,8 triệu tn nhôm Trung Quc đi lt nhôm Vit Nam không phi là Tng cc Hi quan hay B Công an Vit Nam, mà là… tàu Hi Dương 8.

Bởi t năm 2016 - khi t báo Wall Street Journal phát hin v vic trên - cho ti trước tháng 7 năm 2019, mi quan h Vit - Trung vẫn tm hu ho và gii quan chc hai bên vn lm nhm ‘Bn Tt’ và ‘Mười sáu ch vàng’. Ch đến tháng 7 năm 2019 khi Trung Quc đp k đu dây Vit Nam té ln c bng đng tác đưa tàu Hi Dương 8 cùng vài ba chc tàu h v cho tàu này qun tho khu vc Bãi Tư Chính ca Vit Nam, thm chí còn tiến rt gn nhiu vùng duyên hi ca Vit Nam, chân lý tht gin đơn mi l ra : gii chóp bu Vit Nam cui cùng cũng đã tìm ra mt cách tr đũa ‘bn vàng’ bng cách lôi v 1,8 triu tn nhôm Trung Quc đi lt nhôm Việt Nam ra.

Bên cạnh đó, cũng có mt nguyên do không kém nghiêm trng là vào thi gian này, nn kinh tế Vit Nam đang phi chu nguy cơ b Tng thng M Donald Trump xếp vào danh sách ‘quc gia gây hi’ đi vi nn kinh tế M, tiếp sau cáo buc thng thng ‘kẻ lm dng thương mi ti t nht’ mà Trump ch đích danh Vit Nam.

Nói là làm. Chỉ ít ngày sau s xut hin cáo buc trên, B Thương mi M đã tung đòn đánh thuế lên các sn phm thép t Vit Nam có xut x t Hàn Quc và Đài Loan nhm tránh thuế chng bán phá giá, với thuế sut có th lên ti 456,23% - mt cú bi tiếp theo vic M đánh thuế thép Vit Nam có ngun gc t Trung Quc lên đến 531% vào cui năm 2017.

Vì sao giới chc M tr nên nghiêm khc vi hàng hóa Vit Nam ?

Từ cui năm 2017, nhng đòn trừng pht đu tiên ca Trump đã khi đng. Thot đu là nhng cú tăng vt thuế lên mt hàng tôm, ri sau đó là thép và c nhôm ca Vit Nam xut sang M. Nhưng nhng đòn này vn chưa thm vào đâu nếu nhìn sang tương lai đy đe da bt ngun t cuc chiến thương mi M- Trung.

Bắt đu t năm 2018, Trump khi đng chiến dch tn công vào nn kinh tế Trung Quc và có th c vào h thng chính tr đc tài ca quc gia đông dân nht thế gi này. Ch ít lâu sau đó, mt làn sóng ngm ngm di chuyn vùng đu tư t các doanh nghip Trung Quc vào Vit Nam đã din ra. Còn đến khi Trump áp thuế cao ngt lên toàn b hàng hóa Trung Quc thì làn sóng doanh nghip Trung đ b vào Vit Nam đã tr thành mt phong trào thc s. Ch trong 6 tháng đu năm 2019, đã có đến 2,2 tỷ USD đăng ký vn đu tư ca Trung Quc vào Vit Nam.

Nhưng ngun cơn khiến Trump và nhiu quan chc M gin d là chính quyn Vit Nam đã tr thành mt nhân t tiếp tay cho hàng Trung Quc gn nhãn ‘made in Vietnam’ tràn ngp th trường Hoa Kỳ.

Trong vụ tung ra biện pháp trng pht đánh thuế "thép Vit Nam có ngun gc Trung Quc" vào tháng 12/ 2017, B Thương mi Hoa Kỳ đã xác đnh rng có đến 90% sn phm thép t Vit Nam nhp sang M có xut x t Trung Quc.

Trong khi đó ở Vit Nam, mt s chuyên gia độc lp đã cnh báo v vic nhôm tm Trung Quc mượn đường Vit Nam sang M nhưng chính ph và B Công thương Vit Nam không có hành đng cng rn gì. Không nhng thế, còn có mt l hng pháp lý mà dường như b này c tình đ li cho Trung Quc tun hàng qua Việt Nam.

Cũng có nghĩa là thặng dư thương mi ca Vit Nam vi M bao gm c giá tr hàng hóa thép và nhôm có xut x t Trung Quc, tc Vit Nam đã thông đng vi Trung Quc đ la người M.

Nếu M "siết" các điu kin thương mi như đánh thuế xuyên biên giới, dng đng hàng rào kim nghim cht lượng đi vi hàng hóa Vit Nam mà trước đó cá basa, tôm, go đã tr thành "nn nhân", đánh mnh thuế lên thép và nhôm Vit Nam có ngun gc t Trung Quc, Hàn Quc và Đài Loan, và cho dù chưa đưa Vit Nam vào danh sách các nước thao túng tin t nhưng vn xếp Vit Nam vào danh sách các nước cn theo dõi v vn đ này, giá tr xut siêu hàng năm ca Vit Nam vào Hoa Kỳ s tt thê thm.

Lần đu tiên mi M đến Vit Nam đ điu tra

Không phải vô duyên vô c mà vào kỳ họp quc hi tháng 10 - 11 năm 2019, quan chc Vũ Tiến Lc - Ch tch Phòng Công nghip và Thương mi Vit Nam - phi vi vã cnh báo "Nhưng thc tế li không chng minh điu đó, mà ngược li, trâu bò đánh nhau rui mui chết. Ai dám chc chúng ta không bị trng pht khi xut siêu vào M ?", khi đ cp v cuc chiến tranh thương mi M – Trung và vic rt nhiu chuyên gia d báo rng Vit Nam s hưởng li, s tr thành công xưởng mi ca nn kinh tế toàn cu. Có th hiu cách nhìn và ni lo lng ca Lc cũng chính là trạng thái tâm lý ca ‘đng và nhà nước ta’.

Hẳn đó là ngun cơn mà đã khiến gii chóp bu Vit Nam phát st và phi tìm nhiu cách, vi thái đ ngày càng ‘chân thành’, hn chế đòn đánh thương mi ca Trump.

Một trong nhng cách né tránh trên là cho điều tra gp rút v 1,8 triu tn nhôm Trung Quc đi lt nhôm Vit Nam. Và phô trương kết qu điu tra ban đu như mt cách k công vi M.

Nhưng tiến trình quan h Vit - M còn bay bng hơn c thế. Cuc điu tra này đã tr nên mt trong s hiếm hoi lần các cơ quan chc năng Vit Nam dám làm rõ hành vi gian ln thương mi ca Trung Quc, th hin qua vic ln đu tiên phía Vit Nam đã ‘can đm’ mi B An ninh ni đa ca Hoa Kỳ tham gia vào cuc điu tra này ngay ti Vit Nam.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 01/11/2019

Published in Diễn đàn

Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - vừa có một chuyến công du khá lặng lẽ và chứa đựng một hàm ý nào đó đến Cộng hòa Czech từ ngày 22 đến 24 tháng 10, được báo đảng mô tả là "theo lời mời của Phó chủ tịch Thứ nhất Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) Vojtech Filip".

tqv1

Trần Quốc Vượng (thứ ba từ phải) tại Czech 

Tại Czech, Trần Quốc Vượng đã có những cuộc gặp với một số quan chức bậc trung cao của Czech như Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Czech, đồng thời là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (CSSD) Jan Hamacek ; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Karel Havlicek, hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) "nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech thực chất, hiệu quả và sâu sắc hơn".

Tuy nhiên, đã không có tin tức nào về việc Trần Quốc Vượng tiếp xúc với cấp cao hơn cấp phó thủ tướng. Với nhân vật có quyền lực đứng thứ hai trong Đảng cộng sản Việt Nam, kết quả như vậy là hơi đáng thất vọng.

Kể từ khi Trần Quốc Vượng được Nguyễn Phú Trọng bố trí vào ghế Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương và sau đó được đôn lên chức Thường trực Ban bí thư để trở thành nhân vật số 2 trong đảng, đây là một trong hiếm hoi lần ông ta xuất hiện ở nước ngoài trên danh nghĩa ‘quan hệ kênh đảng’.

Nhưng mục đích chuyến thăm Czech vào lần này của Trần Quốc Vượng là khá chung chung và trừu tượng. Phải chăng bên cạnh đó còn là một mục đích nào khác ?

Rõ ràng là việc Trần Quốc Vượng được cho ‘xuất cảnh’ phải nhận được sự chuẩn y của Nguễn Phú Trọng, hoặc do chính Trọng có chủ ý như vậy.

Chuyến ‘xuất khẩu hình ảnh’ của Trần Quốc Vượng tại Cộng hòa Czech diễn ra trong bối cảnh đảng cầm quyền ở Việt Nam đang chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 12 vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, mà nhiều khả năng sẽ chốt danh sách sơ bộ các ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Chuyến đi này cũng nằm trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đang có những dấu hiệu suy yếu sức khỏe khá rõ, không thể đi Mỹ gặp Trump và thậm chí khó lòng trụ nổi đến Đại hội 13.

Cần nhắc lại, đa phần những luồng dư luận từ "thông tin không chính thức" sát Hội nghị Trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019 đều xác nhận về vị thế ứng cử viên số một không mấy suy suyển cho ghế tổng bí thư của Trần Quốc Vượng – hiện là thường trực Ban bí thư và được xem là người được Nguyễn Phú Trọng sủng ái nhất, thậm chí còn được cho là "bản sao" của Trọng về mặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối đu dây không mệt mỏi giữa Trung Quốc và Mỹ và tính cách thâm trầm, dạn dày kinh nghiệm cùng thủ đoạn chính trị.

("Thông tin không chính thức" là một khái niệm mới của đảng cầm quyền nhằm ám chỉ những tin tức từ nội bộ đảng tuồn ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội, hoặc truyền khẩu để định hướng dư luận, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ cơ quan chức năng nào của đảng hay chính quyền thừa nhận).

tqv0000

Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Phú Trọng chọn ai ?

Ngoài Trần Quốc Vượng, hai ứng cử viên tổng bí thư còn lại là Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, và Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng chính phủ.

Từ năm 2017 đến nay, Ngân và Phúc đã dồn dập đi Châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu, nhằm vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Sau những hình ảnh về nhiều bộ áo cánh diêm dúa của Nguyễn Thị Kim Ngân được phô bày lả lướt, hay tiếng nổ vang trời của Thủ tướng Phúc ‘cho bọn phản động rã rời chân tay luôn’ ở vùng Đông Âu, cả hai nhân vật này đều thu lượm kết quả đánh bóng không quá tệ trên mặt báo đảng về ‘vận động EVFTA thắng lợi’. Mà loại thành tích như thế lại đặc biệt có ích khi cần vận động tranh cử tổng bí thư.

Trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng ‘đứt gánh giữa đường’ và nếu Đại hội 13 xếp cả ba trường hợp Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân – dù quá tuổi quy định là 65 – vào "trường hợp đặc biệt" và do đó được "ở lại", việc phân cao thấp trong cơ chế "tam trụ" (tổng bí thư kiêm chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) hoặc "tứ trụ" (tổng bí thư – chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) sẽ khá phức tạp giữa những người này.

Cơ chế "tứ trụ" chỉ hình thành với điều kiện phải có thêm một nhân vật nữa trong Bộ chính trị ngoi lên. Người đó có thể là Trương Hòa Bình – hiện thời là Phó thủ tướng thường trực. Bình cũng có thể được xếp vào "trường hợp đặc biệt".

Khi đó, nếu Vượng là tổng bí thư, Ngân làm chủ tịch nước, hai cái ghế còn lại là thủ tướng và chủ tịch quốc hội sẽ do Phúc và Bình chia nhau.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 30/10/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 14