Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vượt tầm nhìn là thiếu khả năng nhìn nhận sự vụ - hiện tượng đang vận động trong quốc gia. 

quantri1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh minh họa

Facebooker Lưu Trọng Văn chia sẻ một câu chuyện thú vị về Ban tư vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, 'Ông Khải đâu ngờ rằng chỉ ngay sau khi ông từ chức thì hai nữ tướng ấy cùng các tên tuổi như Trần Việt Phương, Trần Xuân Giá, Trần Đức Nguyên... bị ông Dũng xua đuổi như thế nào đến nỗi nhiều người, trong đó có tôi, không kịp thu xếp hồ sơ, tài liệu nghiên cứu của mình'. Lý do cho sự giải tán đến từ việc 'Ban nghiên cứu là lực cản ngăn chặn rất nhiều thông tư, nghị định của các bộ và của văn phòng phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vì thấy bất lợi với đổi mới kinh tế', bà tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.

Câu chuyện về nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục là câu chuyện 'trà dư tửu hậu' khi mà bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp những khó khăn về vốn và ngân sách, cũng như chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục tiến hành những chỉ đạo, quyết định mang tính trái chiều (từ tiếp tục giữ vai trò sân golf trong sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến xử lý câu chuyện BOT trong cả nước, gần nhất là câu chuyện đất đai Đồng Tâm đang bị quân đội đào hào - dựng rào trở lại). Bởi người ta lo ngại, đội ngũ tư vấn chính sách kinh tế của Việt Nam hiện tại chỉ mang tính biểu trưng như thời ông Dũng, và trên hết cả là cái đầu cứng nhắc của người lãnh đạo trước sự tình (cao hơn là vận mệnh) quốc gia.

Đặc sản lãnh đạo theo quan điểm cá nhân có hai loại : tầm nhìn và vượt tầm nhìn.

Tầm nhìn là Lý Quang Diệu làm nên Singapore và Park Chung-Hee đặt nền tảng cho một Hàn Quốc hiện đại. Cả hai tầm nhìn vượt đám đông và đưa quốc gia đi vào quỹ đạo phát triển đúng nghĩa. Tại Việt Nam, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú - ông Kim Ngọc đem mầm mống giá trị thị trường (khoán hộ) vào trong không gian bao cấp, hay ông Võ Văn Kiệt với tư duy phá rào, đổi mới trong thời kỳ cấm cản.

Vượt tầm nhìn là thiếu khả năng nhìn nhận sự vụ - hiện tượng đang vận động trong quốc gia. Điều đáng lo của vượt tầm nhìn là không có thói quen lắng nghe nhân sĩ, chỉ khăng khăng đi theo tư duy của mình, biến đường lối lãnh đạo trở thành một hệ bảo thủ. Và Việt Nam hiện nay như một cô gái rách rưới - bị tàn phá bởi chính điều đó.

Câu chuyện của thời ông Dũng không khác gì câu chuyện 'cây đèn đổ ngược' được kể như một lối châm biếm về thói hủ Nho (vẫn một mực giữ thói sách vàng trong thời đại công nghiệp giao mùa) thời vua Tự Đức. Khi đó, sứ đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú thứ sau khi đi Pháp về đã kể những chuyện lạ nước ngoài, trong đó có câu chuyện Cây đèn treo ngược. Sau khi mô tả "đèn thắp sáng ngược, ngọn lửa chiếu xuống đất", chư vị trong triều Huế đã cười phá lên và cho rằng sứ đoàn bị quỷ 'Tây dương' mê hoặc. 

Ông Dũng thời kỳ đó có thể đã cười nhạo nhóm tư vấn kinh tế, bởi ông giữ cho mình một lập trường kinh tế rất 'chuyên chính" và đầy tính kiên định quyền lực của mình.

Thực tế, sau 10 năm dưới tài năng lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việt Nam trở nên vô cùng mong manh, yếu ớt, khi mà bản thân Nhà nước Việt Nam, thậm chí đảng cầm quyền thể hiện sự kém cỏi ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý nhất là Nhà nước mất dần khả năng cung cấp dịch vụ công cho người dân (bằng chứng lớn nhất là hệ thống tàu điện trên cao ở Hà nội tiếp tục lỗi hẹn lần thứ N, và Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục treo vốn). Nỗi bất an trong dân dưới sự gia tăng và lạm quyền của trộm cướp và lực lượng cồn an trị cũng là sự yếu kém. Ngoài ra, sự liên kết và chỉ đạo lỏng lẻo đến mức xuất hiện tình trạng vô chính phủ ở các địa phương hoặc trong các siêu bộ/ siêu ngành (mà nguồn Chính phủ ông Phúc phải thừa nhận là tình trạng 'trên nóng dưới lạnh'.

quantri2

Đường sắt trên cao tiếp tục rơi vào tình trạng đói vốn. Ảnh : LAP

Ngoài ra, ông Dũng cũng để lại một Việt Nam với cơ chế phồng to. To nhất là lực lượng công an với sự mở rộng các phòng ban và số lượng nhân viên, để rồi trong những năm gần đây, nhất là năm nay lại phải sáp nhập các đơn vị lại, hạ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào ngành nhằm thực hiện 'tinh giảm biên chế'.

Dù sao, ý nghĩa của sự lãnh đạo của ông Dũng là cho những bài học lớn cho người kế nhiệm. Và nếu người kế nhiệm không tiếp thu thì cũng là sự thúc đẩy nhanh sự băng hoại xã hội và đổ nát kinh tế ; cũng như gia tăng sự phản kháng và sự nhận thức trở lại của một bộ phận dân chúng.

Hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người liên tục nhắc đi nhắc lại về chính phủ kiến tạo, nhưng đúng như chính bản thân ông đã từng lên tiếng : con đường dài nhất ở Việt Nam là con đường đi từ lời nói đến hành động.

Đến nay, hành động của Thủ tướng vẫn còn mù mờ ngoài những câu khẩu hiệu, và đôi khi nó có chứa đựng nhiều những nghịch lý. Là do hệ quả để lại quá nặng nề, hay là vì ông chưa nhận thức được tính mấu chốt trong con đường đi tới sự kiến tạo, đó là bản thân ông đang vận hành trong một 'hệ thống chứa đựng quá nhiều 'nghịch lý’, nếu chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những 'nghịch lý’. Ví dụ như nói là 'dân chủ’ mà lại thiếu 'dân chủ’ ; nói là duy vật mà lại duy ý chí ; đề cao những giá trị tinh thần, mà lại xuống cấp đạo đức' ?.

Nhiệm kỳ lãnh đạo của Thủ tướng Phúc vẫn còn dài, và điều chỉnh lớn nhất mà ông Thủ tướng cần làm là chuyển 'sáng tạo' trong lời nói hay chỉ đạo vào thực tế hành động chính sách. Và muốn vậy điều trước hết cần sử dụng ban Tư vấn kinh tế theo đúng mục đích và tên gọi của nó. Lập ra cho có, hay coi sự can thiệp của ban tư vấn là một trở ngại trong thực thi quyền lực thì suy cho cùng, giá trị của Thủ tướng đương nhiệm cũng sẽ nằm cùng hạng cân với người tiền nhiệm trước đó. 

Tạo nên sự khác biệt, sáng tạo trong điều hành, hay kiến tạo một nền kinh tế - xã hội bắt đầu từ sự khác biệt về cách lắng nghe tri thức ! Từ BOT, từ Đồng Tâm, từ phí thuế doanh nghiệp.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 02/04/2018

Published in Diễn đàn

"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.

cay1

Ông tướng khoái... cây to

Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.

Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.

Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.

Cô giáo ưa... quyền lực

Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác. 

Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố  Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.

cay2

Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân

Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.

Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.

"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.

Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin

Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.

cay3

Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong

Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".

Tuy ba mà một

Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.

Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...

Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.

Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở ! 

Ánh Liên

 

Nguồn : VNTB, 01/04/2018

"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.

1111111111111111

Ông tướng khoái... cây to

Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.

Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.

 

Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.

Cô giáo ưa... quyền lực

Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác. 

Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.

22222222222222

Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân

Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.

Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.

"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.

Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin

Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.

333333333333333

Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong

Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".

Tuy ba mà một

Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.

Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...

Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.

Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở ! 

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 01/04/2018

Published in Diễn đàn

Bài viết ra đời sau khi đọc được bài viết ‘Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ra tòa ?’ trên RFA.

Để biết Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ra hầu tòa hay không, thì cần phải xét trên hai yếu tố là tính pháp luật áp dụng cho một trong tứ trụ của nền chính trị và nền chính trị ấy là nền chính trị gì.

ntd1

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (quay lưng) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (xách cập). Ảnh : Reuters

Ở vế đầu tiên, nhiều quan điểm dựa vào việc ông Đinh La Thăng – cựu Ủy viên Bộ chính trị được đưa ra hầu tòa vì có những sai phạm nghiêm trọng trong thời kỳ còn làm ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là bước tiếp theo cho việc dẫn giải ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nhưng thực ra việc ông cựu Ủy viên Bộ chính trị ra tòa nên được xem là sự đánh đổi hơn là một dấu hiệu cho thấy sẽ đưa người cấp cao hơn ra tòa. Bằng chứng cho việc này là có vẻ ông Đinh La Thăng đang bị bế tắc trong việc tự bảo vệ mình, khi mọi yếu tố tại phiên tòa dồn ép đến mức ông nhấn mạnh 'được đồng ý của Thủ tướng' (liên quan việc góp vốn vào Oceanbank). Và khi Viện kiểm sát bác bỏ toàn bộ quan điểm bầu chữa, ông Đinh La Thăng chỉ biết tự bào chữa : đề nghị Hội đồng xét xử công bằng và khách quan, hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị.

Ông Đinh La Thăng cùng quẫn đến mức phải khẳng định đanh thép : 'Bị cáo cũng phải đưa ra những căn cứ thực tế chứ không thể nói đó là giấu tội. Cứ Viện kiểm sát đưa ra, bị cáo đồng ý ngay thì không bị coi là chối tội, còn nếu bị cáo đưa ra quan điểm thì lại bị coi là chối tội'.

Ông Đinh La Thăng nhìn nhận là đúng tinh thần pháp luật, bởi 'bị cáo' có quyền khẳng định sự vô tội của mình và nghĩa vụ chứng minh có tội là đến từ phía Viện kiểm sát. 'Không được chối tội' là quan điểm phản tinh thần pháp luật, muốn đốt cháy giai đoạn (điều tra, thu thập chứng cứ, xét xử) - hay nói đúng hơn đây là biến thể của hình thức bức cung, mớm cung ngay tại phiên tòa (bản án chính trị bỏ túi).

Điều này là chuỗi hành trình dài, từ nhiều lần khẳng định tính đúng quy trình và sự chỉ đạo, thậm chí đồng ý của Thủ tướng chính phủ thời kỳ đó, nhưng liên tiếp là chuỗi phản bác lại theo hướng phủ định sạch trơn.

Tất cả điều đó cho thấy gì ? Đó là phương trình nhằm giải được X (ám chỉ của ông Trương Tấn Sang về ông Nguyễn Tấn Dũng) phải vô nghiệm, và đúng như tính chất chỉ đạo, là phải đưa một người đáng tội ra gánh tội hết. Ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ chính trị vừa đáp ứng về mặt thanh thế để giải cảm dư luận, nhưng cũng vừa đủ để mang tính răn đe. Nhưng trên hết cả, là đảm bảo quy trình tố tụng dừng ở một ngưỡng chấp nhận được, để tránh hiện tượng vỡ bình.

Qua ảnh, có thể nhận thấy một ông Đinh La Thăng tươi như hoa sau khi bị tuyên án 13 năm tù ở phiên tòa thứ nhất, và một Đinh La Thăng không thể buồn hơn sau khi bị nghị án ở phiên tòa thứ hai. Và có lẽ ông phải chấp nhận sự thật là ông sẽ ở tù đến khi già để trả giá cho việc chọn nhầm phe.

Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam mới dừng ở ngưỡng Ủy viên bộ chính trị được đưa ra tòa, không có bất kỳ một người nào thuộc hàng tứ trụ phải ra tòa - dù ở vị trí là nhân chứng. Ủy viên Bộ chính trị ra tòa vì tội danh chống đảng, phản bội tổ quốc và giờ là làm thâm hụt ngân sách trong tình trạng ngân khố ngày cạn kiệt ; điều này là vừa đủ ở một nhóm người ở đơn vị hàng chục. Nếu đem một UVBộ chính trị, và là người thuộc chức danh lãnh đạo nằm ở hàng 'quốc tang' sau khi chết, thì tội trạng phải cực kỳ lớn : đảo chính. Nếu chỉ dừng ở chỉ đạo hay chủ trương sai, thì đồng thời phải xét thêm các ủy viên Bộ chính trị thời điểm đó, bởi nguyên tắc 'tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách' vẫn còn hiện diện đậm nét trong nền chính trị Việt. 

ntd2

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ và nhắn nhủ "người tử tế". Ảnh : Zing.

Thứ ba, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ, theo đó ông nhấn mạnh : 'Chúc 15 người nghỉ chính sách, trong đó có tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, làm người tử tế, tiếp tục đóng góp cho đảng, cho dân'. Câu này càng về sau càng cho thấy tính thâm của ông Dũng đối với chính mình và những người ở lại. Ai không rõ khi đứng ở chức vụ tứ trụ, thì đồng nghĩa họ gây dựng các nhóm lợi ích đan xen, và làm cách nào thì các mối lại ích này được sắp xếp lại chứ không mất đi. Ở mỗi 'đồng chí lãnh đạo' đều chứa đựng những vi phạm nhất định mà chờ thời điểm được tung ra. Nếu ông Dũng cam kết về hưu 'gắng làm người tử tế', thì ông cũng đồng thời tái khẳng định 'nên để ông làm người tử tế'. 

Việc đưa ông ra làm chứng trước tòa dù dưới vụ án như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ xóa bỏ 'giao kết' đó, đồng nghĩa ông sẵn sàng đi đến cùng sự chống cự. Sẽ là thế nào khi đứng trước tòa, và làm chứng nhằm đưa những người cùng hội cùng thuyền vào tù tội, uy tín của ông Dũng lúc đó sẽ trở về 0, và quyền lực cũng chấm dứt ngay thời điểm lúc đó. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ hiểu nguy cơ này hơn ai hết, khi cuộc chiến đốt lò vẫn đang trong giai đoạn tăng tốc, lực lượng các phe nhóm lợi ích vẫn đang trong trật tự gia cố, sắp xếp lại.

Do vậy, khuôn khổ đưa những hành vi sai phạm của ông Đinh La Thăng tưởng chừng như dựa trên pháp luật, nhưng thực chất đó là chính trị ; và chính trị mà nhiều người nhầm tưởng là đi đúng cùng của sự thật, là giải ra phương trình X, thì thực ra lại là phương trình thỏa hiệp. Và vì lẽ đó, không có chuyện ông Thủ tướng Dũng sẽ phải ra tòa, dù với bất kỳ một tư cách nào,... bởi đứng sau ông Dũng, là cả một tập đoàn (dù bị đánh) nhưng vẫn chi phối chính trường Việt Nam trong thời gian tới.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 26/03/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 1/5 tới đây, hơn 9 triệu người Trung Quốc sẽ không thể mua vé máy bay, xe lửa vì bị chấm điểm xấu.

Hệ thống chấm điểm này sẽ liệt kê những hành vi gây hại với cộng đồng như tung tin giả, gây rối, hút thuốc, không chịu đóng bảo hiểm và đưa nó trở thành điểm xấu, từ đó tước bỏ dần quyền lợi của những chủ thể sở hữu điểm nêu trên. Bằng cách này, Trung Quốc đang muốn tiến hành cải cách và phát triển quốc gia theo hướng : siết chặt kỷ luật cá nhân.

kiem1

Trung Quốc đang muốn tiến hành cải cách và phát triển quốc gia theo hướng : siết chặt kỷ luật cá nhân.

Siết chặt kỷ luật và đưa con người vào tính tự giác bằng việc dựa vào phương pháp kỹ thuật số thông minh nhân tạo (AI) đang gây ra nhiều tranh cãi. Xuất phát từ việc, Bắc Kinh có thể biến đất nước này trở thành một trang trại mới, nơi phân loại giai tầng xã hội bằng công nghệ, và ‘nô lệ’, ‘địa chủ’ sẽ được khai sinh dưới một lớp bọc mới. Ngoài ra, từ ‘hành vi ứng xử’ thông thường nêu trên, Trung Quốc có thể thiết lập các hành vi ứng xử riêng biệt nhằm bảo vệ chế độ như ‘lỗi tư tưởng’ nhằm kiểm soát hoàn toàn tư tưởng trong nước. Nói cách khác, Trung Quốc đang thiết lập một hệ thống sản xuất con người xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, và ở nghĩa ‘phản biện’ thì tái hiện một thế giới mà nhà văn George Orwell đã đặc tả qua tác phẩm kinh điển - 1984. Nơi mà chủ nghĩa cá nhân và tư duy độc lập được xem là một loại tội (tội nhận thức), và thiết chế xã hội là chuyên chế.

kiem2

Trung Quốc đang thiết lập một hệ thống sản xuất con người xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc - Ảnh minh họa

Việt Nam lo hay không ?

Trung Quốc luôn là hình mẫu mà Việt Nam theo đuổi, từ Đổi mới cho đến chiến dịch Đốt lò là những mô hình du nhập từ người anh em phương Bắc. Và lần, đánh giá tín nhiệm xã hội cũng sẽ là một mô hình kiểm soát mà Việt nam sẽ có khả năng làm được. Bởi Hà Nội đang tiến hành một giai đoạn kiềm chế xã hội và kiểm soát tư tưởng mới trong bối cảnh internet đang hiện diện mọi ngõ ngách tại Việt Nam.

Trong một thông tin được đưa lên các báo chính thống vào cuối năm 2017, huyện Đông Anh - quê nhà của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ là thành phố thông minh với giá trị đầu tư lên đến 4 tỷ USD, với mục tiêu hướng tới mô hình đô thị hiện đại nhất Đông Nam Á. Trong tổng quan, Việt Nam cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ phát triển ít nhất 3 đô thị thông minh kiểu như vậy. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố phía nam cũng đang gấp rút triển khai đề án đô thị thông minh trong 10 năm tới, trong đó điểm lưu ý nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông, và xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung (bigdata) cho mọi đối tượng. 

Bigdata gì ? Theo SAS , đó là khối lượng dữ liệu lớn (và vẫn giãn nở hằng ngày), cực kỳ phức tạp. Nhưng nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho quản lý dữ liệu ngân hàng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và quan trọng nhất là trong hệ thống chính quyền - cơ quan chính phủ có thể khai tách và áp dụng phân tích bigdata để xây dựng Chính phủ điện tử, làm giảm ách tắc giao thông, và ngăn ngừa tội phạm. Lợi thế của chính phủ cũng đối diện với các vấn đề liên quan đến sự minh bạch và riêng tư. Tổ chức nhân quyền HRW từng lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc  trong việc sử dụng Bigdata để xâm phạm quyền con người thông qua việc thu thập dữ liệu về hành vi của công dân và báo cáo các hoạt động bất thường cho chính quyền.

Rõ ràng, có dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam đang tiến hành những đô thị thông minh gắn liền với trích xuất Bigdata, cũng như xây dựng một bức tường lửa bao quanh người dân và kiểm soát chất lượng người dân, trong đó có cả công nghệ nhận diện khuôn mặt qua AI, tiến tới thiết lập hệ thống điểm tín dụng cá nhân như Trung Quốc áp dụng.

Điều này đồng nghĩa, Việt Nam có thể sẽ nắm bắt tư tưởng của Trung Quốc trong kiểm soát lại tư tưởng người dân và buộc họ phải tuân thủ tư tưởng nếu không muốn trở thành những công dân loại 2 của quốc gia. Hay nói gọn hơn, là hình thành một hệ thống xây dựng những ‘bông hoa đẹp nhất của vườn hoa xã hội chủ nghĩa’. Một hệ thống mà ‘phê và tự phê’ được số hóa, ‘đấu tố’ được số hóa, và ‘tính giai cấp lẫn tầng lớp’ tinh hoa được nhấn mạnh.

Đây không phải là một sự lo xa, ít nhất Việt Nam đang có cơ sở hạ tầng CNTT tốt, và số lượng người dùng internet phát triển vũ bão. Và trên hết, học tập Trung Quốc đang được đẩy mạnh với sự gia tăng tần suất ngày một lớn.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 20/03/2018

Published in Diễn đàn

Ở một góc nhìn cá nhân nào đó, Việt Nam là một sự ô trọc về mặt đạo đức.

Một bài viết của Facebooker Nguyễn Thị Mỹ Dung vào cuối năm 2017 với tiêu đề ‘Sự ô trọc của hòn đảo’ cho biết : Đảo Phú Quốc nằm trong chính sách khu bảo tồn quốc gia dường như chỉ là danh xưng để thu hút khách du lịch. Để xây các khu resort nghỉ dưỡng bên bờ biển, chủ đầu tư cắt xẻ các con đường núi.

Và có vẻ chưa dừng tại đó, hòn đảo ngọc bích này trong mắt tác giả trở nên ‘xôi thịt’ bởi các công trình hiện đại, là công trình nước, căn hộ theo mốt phương Tây. Và vì không gian bị chiếm chỗ, nên ‘loài chim ăn trái Hornbills - hồng hoàng’ bay xao xác, đậu bất an trên những cành cây vắt qua đường nhựa. Hình ảnh người bán cò đập đầu cò, mổ thịt chúng, giao cho khách là hình ảnh đặc trưng tại Phú Quốc.

otroc1

Đảo ngọc Phú Quốc đang thay từ vẻ đẹp hoang sơ thành nơi của những căn hộ, biệt thự, và trung tâm thương mại.

Sự trăn trở của tác giả dừng lại về cái gọi là ‘miếng ăn’. ‘tập đoàn lớn như VinGroup, SunGroup đã cạo trắng vùng rừng và biển, khiến đất nước tồi tàn đi từ ý thức đến hình ảnh’. Và để rồi chẳng mấy chốc, ‘con thú bỏ đi hết, rừng và biển cũng khô cạn như lòng người vậy.’

Vingroup hay Sungroup đã và đang được vinh danh vì làm ăn giỏi, người viết không hề bài trừ hay phủ định sạch trơn. Tuy nhiên, những việc làm mà hai doanh nghiệp đã và đang tiến hành tại đảo ngọc Phú Quốc đã và đang cho thấy sự bán rẻ các giá trị thuộc về văn hóa phát triển doanh nghiệp bền vững trong việc tìm kiếm nguồn lợi tối đa, bằng sự xóa sổ thiên nhiên, để đem những ‘mì ăn liền’ từ phương Tây về ngự trị. 

Từ Sapa, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc, đều mang một dáng dấp chung về những căn biệt thự chia lô, những trung tâm thương mại và những cáp treo liên tục lập kỷ lục. Cái quý giá nhất mà Việt Nam được ban tặng là ‘rừng vàng, biển bạc’ giờ đây được đổi chác với giá cực rẻ : trung tâm thương mại, căn hộ, và cáp treo.

Không ai nói thì ai cũng biết thế hệ sau sẽ không còn những cánh rừng nguyên sinh ; những bãi biển nguyên sơ ; những ngôi chùa cổ kính ; những ngọn núi hùng vĩ ; những hang động kỳ bí ; …bởi tất cả bị xóa sổ từng ngày, từng giờ bằng chính sách phát triển kinh tế không kiểm soát.

Đến 50 năm sau, tức năm 2068 – liệu khi nhìn lại đất nước này, nó sẽ còn gì ngoài những đồi và biển đầy ô trọc. Sự ô trọc của lòng tham, của chính sách thiển cận, của những biệt đãi nhóm chính sách, và cũng chính từ một xã hội chưa thực sự làm chủ.

Chưa làm chủ trên nền tảng đạo đức vụn vỡ

Nếu lối thoát của nền chính trị Việt Nam với sự 'đổi mới và đi lên' trong thực tế là một nhà tư tưởng. Thì sự xóa bỏ 'ô trọc' bằng cách đưa người dân làm chủ những vấn đề lớn xoay quanh mình là thiết lập lại một nền tảng đạo đức - vốn đã bị phá vỡ trước đó. Nền tảng đạo đức xuất phát từ xã hội và vì xã hội, thay vì thể chế và vì thể chế.

Nhưng làm sao để có thể thiết lập nền tảng đạo đức ở những tiếng nói lớn - vốn dư đầy về quyền lẫn tiền ? Những tiếng nói ngạo nghễ ? Có lẽ xuất phát từ phương châm tẩy chay.

Có một thời điểm, người Việt Nam đã thực hiện hoạt động tẩy chay sản phẩm của công ty Vedan, công ty mà hàng chục năm hưởng thuế ưu đãi, làm lợi trên thị trường dân số đông và đầu độc chết dòng sông Thị Vải. Hoạt động tẩy chay là một hình thức đấu tranh bất tuân dân sự, buộc doanh nghiệp hay cộng đồng lớn có liên quan phải lắng nghe tiếng nói đạo đức trở lại. Buộc họ phải cam kết lại tính đạo đức, và thiết lập lại một nền tảng có đạo đức.

Cộng đồng càng có sức ảnh hưởng, nhóm cộng đồng càng mạnh thì càng phải có tính xã hội và đạo đức bên trong nó - quan trọng là cần phát huy nó theo hướng tích cực, chống lại nhóm lợi ích, chủ nghĩa thân hữu để giành lại lợi quyền cơ bản cho cộng đồng. 

Vingroup hay Sungroup lớn lên từ chính sách có phần thân hữu tại Việt Nam, nhưng nó tồn tại được là nhờ vào sự tiêu thụ của thị trường nội địa. Ví như Vingroup, gần như Trung tâm thương mại Vincom, nhà máy xe Vinfast, hay bệnh viện Vinmec sống là nhờ vào số dân đông Việt Nam. Một biệt thự hay trung tâm phá nát thiên nhiên sẽ làm sao tồn tại được khi mà người dùng bỏ mặt. Hay đúng hơn, người dùng sẽ tẩy chay sự ô trọc của các doanh nghiệp có phần ăn xổi ở thì này.

Sự tẩy chay sẽ có sức ảnh hưởng lớn, nhất là trong bối cảnh mà các doanh nghiệp Thái đang thâu tóm các doanh nghiệp Việt ; những chuỗi thương mại nước ngoài như 7 Eleven, Shop go, Circle K... hiện diện bên cạnh Vinmart ; các dòng xe cắt thuế theo lộ trình đang len lỏi trong thì trường trong bối cảnh Vinfast đã và đang tiến hành các hoạt động ban đầu để sản xuất oto.

Tiếng nói người dùng/cộng đồng lớn mạnh sẽ có tác động lớn đến sự định hình nền tảng đạo đức doanh nghiệp ; xóa bỏ sự trọc phú, ô trọc - chỉ biết làm lợi cho mình mà quên đi giá trị cộng đồng. Chính cộng đồng vốn bị tổn hại từ hoạt động doanh nghiệp nếu biết ứng xử phù hợp, thì sẽ trở thành yếu tố buộc doanh nghiệp phải thay đổi văn hóa - đạo đức của mình.

Vấn đề là : cộng đồng có chịu làm ? Và sẽ làm ở mức độ nào ? Bởi nếu chỉ cho rằng, Vingroup/Sungroup là một doanh nghiệp quá lớn, hoặc như vẫn nhân danh 'Ủng hộ hàng Việt Nam là yêu nước' thì chính các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi cư xử thiếu phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình, hay lợi dụng các giá trị đạo đức cộng đồng để thực hiện các hành vi ô trọc/thiếu đạo đức như đã nêu ở trên.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 15/03/2018

Published in Diễn đàn

Thỉnh thoảng, ‘phụ thuộc Mỹ/lệ thuộc Mỹ’ vẫn được nhắc lại như một câu thách đố của thì hiện tại, bởi một quá khứ ‘chống Mỹ/đuổi Mỹ’ quá lẫy lừng.

lethuoc1

Chúng ta lệ thuộc và phụ thuộc Mỹ ?

Việt Nam đang rời sự che chở của bạn hàng vũ khí người Nga để tìm đến Washington, Ấn Độ trong hợp tác quốc phòng. Một phần là nhằm giữ gìn ‘hòa bình, ổn định’ khu vực biển Đông, nơi Bắc Kinh vẫn đã và đang tiến hành kế hoạch đường lưỡi bò một cách có kế hoạch và với tiến độ nhanh hơn Hà nội tưởng tượng.

Vẫn trong câu chuyện quốc phòng, nếu ở khu vực Châu Á, thì Ấn Độ vẫn là một người đủ tầm để nói chuyện với Trung Quốc, thì trên bình diện quốc tế, Mỹ vẫn đóng một vai trò cảnh sát quốc tế (mặc dù trong thời đại Donald Trump - phương diện này bị mờ đi ít nhiều). Cụm từ ‘tự do hàng hải’ đi qua vùng Biển Đông vẫn có sức nặng đáng kể để giám sát các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại vùng biển này, và Việt Nam rõ ràng đang rất cần điều ấy.

Về mặt thương mại, sự gắn bó chặt chẽ thương mại Việt - Trung thường có xu hướng bất lợi cho phía Hà nội. Bởi nếu Trung Quốc chỉ cần khép nhẹ cách cửa tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn thì nền nông nghiệp của Việt Nam sẽ gặp nạn. Nhẹ nhất là mới đây, vào những ngày đầu tháng 02/2018, khoảng 1000 xe oto chở hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị tắc tại cửa khẩu Tân Thanh, một cảnh tượng từng xảy ra vào năm 2012 - và tất nhiên xuất phát từ ‘hàng rào kỹ thuật’ mà Trung Quốc đã và đang sử dụng. Trong khi đó, quan hệ Việt - Trung luôn trong trạng thái 'nóng-lạnh bất thường' - từ thời điểm Trung Quốc hỗ trợ Hà nội trong cuộc chiến chống Pháp (1946 - 1954) cho đến xua quân tấn công Biên giới Việt Nam (1979) hay đưa dàn khoan dầu sâu HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cách đây vài năm ! Điều đó đồng nghĩa, hiểm hoạ cao hơn cơ hội trong mối quan hệ này !

Dường như tự nhận thức về sự lệ thuộc có hại đó, nên Hà nội tìm cách mở đường thương mại bằng các hiệp định thương mại tự do, trong đó có cả với Mỹ, EU, và nhóm nước Á Châu. Và Mỹ vẫn là một trọng tâm trong kế hoạch có phần ‘thoát sự lệ thuộc vào Trung Quốc’.

Trở lại câu chuyện ‘lệ thuộc/ phụ thuộc Mỹ’, thực ra nó là cụm từ miêu tả tầm nhìn lãnh đạo hơn là một cụm từ đặc tả chính xác tình trạng hai nước Mỹ - Việt.

Trở về quá khứ, vào ngày 22/10/2017, nhà báo Nguyễn Công Khế chia sẻ câu chuyện lịch sử, theo đó, giải thích tại sao hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 1999 bị trì hoãn. Câu chuyện cho biết, Thủ tướng Phan Văn Khải từng qua New Zealand bằng tay không, tức là Bộ chính trị lúc ấy không đồng ý ký Hiệp định song phương Việt-Mỹ nhân Hội nghị Apec tại đây mà hai bên đã thỏa thuận từ trước.

Theo ông Khế, khi biết tin, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó đã ‘rất phiền và thất vọng’, vì đơn giản : Ta không ký thì ta thiệt hại, Mỹ không bị ảnh hưởng gì cả. Ta không ký thì người có lợi nhất là Trung Quốc...

Nhưng chi tiết đáng giá lại nằm ở việc ông Nguyễn Chí Trung [*] trợ lý của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lúc đó về việc chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Mỹ - Bill Clinton. Ông Trung cho biết quan điểm của ông khi đọc toàn văn bản hiệp định Việt Nam gia nhập WTO và hiệp định song phương với Mỹ - ông đã khóc vì cho rằng Việt Nam đã mất độc lập và lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ và phương Tây. Ông Nguyễn Chí Trung, được cánh nhà báo Quảng Đà cho biết, ‘thanh liêm không ai bằng mà bảo thủ cũng không ai sánh được’.

Hiện nay, sau gia nhập WTO và ký hiệp định song phương với Mỹ, ‘mất độc lập hay lệ thuộc Mỹ’ đã không diễn ra, trong khi chính tầm nhìn lãnh đạo cứng nhắc, lỗi thời của Bộ chính trị Đcộng sản Việt Nam đã khiến Việt Nam mất quá nhiều cơ hội về sự tận dụng thời cơ kinh tế. Giả như, Hà nội tiếp tục ngả theo những giọt nước mắt của ông Nguyễn Chí Trung gắn với tầm nhìn của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, thì có lẽ đến giờ - Việt Nam đã hoàn toàn ‘lệ thuộc/ phụ thuộc’ vào Trung Quốc về tất cả các mặt, với sự tụt hậu kéo dài đến hết thế kỷ !

Câu chuyện về giọt nước mắt của ông Nguyễn Chí Trung cũng là cách hiểu khác về ‘phụ thuộc Mỹ/lệ thuộc Mỹ’ như đã đề cập trên ! Nó đã không miêu tả thực trạng bất công bằng hai nước hay là một hệ quả của ‘thực dân kiểu mới’, mà nó chính là cho thấy tư duy và tầm nhìn của lãnh đạo trong những thời điểm lịch sử sẽ đi đến đâu.

Trở lại với thực tại, quan hệ với Mỹ vẫn là câu chuyện quan hệ tới đâu, và trong mối quan hệ này, vẫn có những tư duy về ‘địch-ta’ dập dìu, nhưng nó biến chuyển dưới một hình thức khác : ‘diễn biến hòa bình’. Hà nội vẫn cảnh giác với Mỹ, với những dự án của Mỹ vào Việt Nam. Và điều này có thể nhận diện rõ ràng hơn qua video nói chuyện với lớp cán bộ nguồn vào năm 2016 của Thiếu tướng công an Trương Giang Long (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân). Với tư duy nghi ngờ như vậy, trong bóng màn của giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ít nhiều cũng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội ‘tiến triển có lợi’ với Mỹ, như đã từng diễn ra vào năm 1978 (bình thường hóa với Mỹ) hay trễ cơ hội gia nhập WTO vào năm 2000.

Vì đúng như tầm nhìn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng bày tỏ với nhà báo Nguyễn Công Khế : Bây giờ nếu muốn biết ký, ai có lợi và ai không có lợi, phân tích ra thì biết liền hà. Mỹ là một nền kinh tế lớn, ký hay không ký với ta họ không quan trọng lắm. Ta là một nền kinh nhỏ, èo uột và rất cần thị trường Mỹ. Ta không ký thì ta thiệt hại, Mỹ không bị ảnh hưởng gì cả. Ta không ký thì người có lợi nhất là Trung Quốc.

Nếu thay từ 'ký' thành 'quan hệ tốt hơn với Mỹ' thì có thể nhận diện được tương lai của Việt Nam đẹp xấu đến mức nào ! Một phần vì, Trung Quốc vẫn đang tập trung quyền lực cao độ, vị trí quốc tế đang tiếp tục đi lên, nền kinh tế đang được củng cố theo hướng công nghệ cao, thì lăn tăn ‘diễn biến hòa bình’ từ Mỹ hay tư duy địch-ta sẽ khiến Việt Nam sẽ là người chết trước.

Một chế độ hay thể chế chính trị liệu chịu trách nhiệm như thế nào trước sự lỡ thời của cô gái Việt Nam ?

Và Việt Nam, nơi lực lượng bảo thủ vẫn ngoan cố chiếm lĩnh pháo đài chính trị.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 04/03/2018

[*] Ông Nguyễn Chí Trung là nhà văn, Thiếu tướng, sinh ra tại xã Hòa Phước (Hòa Vang, Quảng Nam), là trợ lý Tổng bí thư Đcộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu.

Published in Diễn đàn

Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Trong đó, khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển.

baochi1

Ảnh minh họa về tự do báo chí.

Tuy nhiên, tự do báo chí tại Việt Nam không vì thế mà được cởi trói. Vì bản thân sự kiểm soát của chính Đảng, hệ thống tuyên giáo còn tồn tại với quy mô đến tận cơ sở đã là nền tảng cho định nghĩa rập khuôn về quyền tự do báo chí. Một trong số đó là nhà nước Việt Nam sử dụng những thành tựu đạt được về mặt hình thức để biểu đạt sự tự do trong báo chí – vốn cần tính bản chất nhiều hơn, thông qua việc lấy thống kê của từng năm về số lượng lớn cơ quan báo chí, cơ quan báo in, tạp chí, hãng thông tấn,… tồn tại hoặc được thành lập mới. Vấn đề là, tự do báo chí phải là bản chất, nghĩa là địa vực của tự do báo chí là không có bất kỳ vùng cấm nào mà người dân có quyền được biết, giám sát.

Đà Nẵng – một thành phố biển được ví như Singapore tại Việt Nam vì khí hậu và một chính quyền điện tử đang được thiết lập. Tuy nhiên, nơi đây vẫn là một cạm bẫy rủi ro cho chính các nhà báo khi họ vô tình đi vào phản ánh các tiêu cực, lợi ích nhóm chính trị giữa cánh doanh nghiệp và quan chức nhà nước.

Vào năm 2007, Công an Thành phố Đà Nẵng đã áp dụng Điều 258 Bộ Luật hình sự – một điều khoản nổi tiếng dành trấn áp những người bất đồng chính kiến cho Trưởng đại diện báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội – Trung tá Dương Tiến khi ông này đăng tải một bài viết chấp vấn một số công dân thành phố khiếu kiện ông Nguyễn Bá Thanh – một Bí thư thành ủy Đà Nẵng nhận hối lộ liên quan đến công trình cầu Sông Hàn và xây dựng đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.

Mười năm sau, vào năm 2017, cũng tại thành phố biển này, nhà báo Dương Hằng Nga (Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên Việt Nam) đã bị công an Đà Nẵng cấm xuất cảnh trong 3 tháng. Nguyên nhân xuất phát từ 8 kỳ báo phanh phui về những sai phạm nghiêm trọng của Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (The Surise Bay Đà Nẵng), do ông Phan Văn Anh Vũ – một doanh nhân, một Thượng tá công an đứng đầu. Đứng phía sau Vũ, là những sai phạm của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh và người tiền nhiệm – cựu Bí thư Nguyễn Bá Thanh.

Chỉ trích chính phủ hay giới lãnh đạo địa phương sẽ đối mặt với hành động pháp lý, đó là nguyên tắc tự do báo chí tại Việt Nam. Và gới chính trị gia Hà nội ưu thích hình thức báo chí hay phương tiện truyền thông biết ‘vâng lời’ với sự kiểm duyệt, hơn là tò mò với những sai phạm trong sử dụng quyền lực của chính họ, và do đó, nhiều người vẫn cảm thấy báo chí như là một trở ngại cho công việc của họ.

Cần nhắc lại, nhà báo Dương Tiến hay nhà báo Dương Hằng Nga đã từng nằm trong số thành tựu to lớn mà Việt Nam hay liệt kê nhằm bác bỏ cái mà Hà Nội gọi là ‘những sự xuyên tạc về tình hình tự do báo chí’.

Một thủ thuật hay được Nhà nước Việt Nam sử dụng là xây dựng hệ thống pháp luật với những điều khoản có tính mơ hồ nhưng nhân danh lợi ích công cộng, để tiến hành các hoạt động câu lưu, thẩm vấn và bắt giam họ. Năm 2017, hơn 30 người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bị bắt giam và tuyên án. Các mức án mang tính ‘tối đa’ cũng được dành cho những người viết bài chỉ trích chính phủ vì sự chậm trễ trong xử lý thảm họa môi trường Formosa. Tổ chức Ân xá quốc tế trong tuyên bố vào ngày 28.02.2018, đã nhấn mạnh : đó là bản án nặng nề nhất cho một nhà hoạt động.

Trong khi đó, một số tổ chức báo chí độc lập trong nước như Hội nhà báo độc lập Việt Nam, dù với tôn chỉ ôn hòa, vẫn bị chính quyền Hà nội đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tiến hành các hoạt động sách nhiễu bởi giới công lực địa phương và trung ương, và website của tổ chức này luôn trong trạng thái bị đánh phá, và hiện vẫn bị áp dụng bức tường lửa khi truy cập tại Việt Nam.

‘Chúng tôi hiểu và thích nghi với sự khó khăn này, nhà nước không thích cách chúng tôi làm tin, bởi nó vượt ra khỏi kiểm duyệt của Ban tuyên giáo,’ ông A – thành viên IJAVN bày tỏ.

Không dừng ở các hoạt động trấn áp trên nền tảng Bộ luật hình sự, mới đây nhất, quyền tự do báo chí Việt Nam tiếp tục bị đe dọa bởi Dự thảo Luật an ninh mạng mà Quốc Hội Việt Nam đang tìm cách thông qua. Tác động của dự luật này lớn đến mức, Dien Luong – một trưởng biên tập phụ trang tiếng Anh của Vnexpress, đã phải phản ứng trên The Washington Post rằng : Internet Việt Nam đang bị làm khó.

‘Xây dựng một tường lửa [bằng dự thảo luật an ninh mạng] sẽ chỉ khiến Việt Nam tự cô lập mình ra khỏi phần còn lại của thế giới văn minh’, ông Dien Luong cho hay.

Tự cô lâp, Hà nội có vẻ quan với khái niệm này, do đó, mặc cho sự chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền trên thế giới, lãnh đạo Việt Nam vẫn theo đuổi định nghĩa quyền tự do báo chí theo cách rất riêng của mình : ‘tự do một phần’. Theo đó, nhà nước cung cấp những thông tin mà họ muốn đến người dân, và cấm người dân chạm đến những vùng cấm bằng,… luật hoặc nhà tù. Và đó là đặc tính mà Hà Nội vẫn nhấn mạnh ' tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người'.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vì thế vào năm 2017 đã xếp hạng Việt Nam ở 175/180 về chỉ số tự do báo chí – không thay đổi gì so với năm trước đó.

Ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF đã khắc họa chính sách của tự do báo chí kiểu Việt Nam bằng nhận định : ‘Khi không đối phó được với quốc tế lên án, chính phủ các nước này nhanh chóng tung ra các nguyên tắc không can thiệp, chủ quyền hoặc thậm chí an ninh quốc gia nhằm né tránh các trách nhiệm nhân quyền quốc tế và bổn phận hiến định về bảo vệ tự do truyền thông và thông tin,’ ông Ismail nói.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 03/03/2018

Published in Diễn đàn

Có hai điểm nổi bật ở một phiên tòa chính trị ở Việt Nam là : lời nói cuối cùng của bị cáo, và những tuyên bố trong quá trình xét xử của chủ tòa.

toa1

Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh - Ảnh VOA

Án chính trị : án bỏ túi !

Ông Đinh La Thăng sắp sửa hầu tòa vụ án PVN mất 800 tỉ đầu tư vào OceanBank.

Xét cho đến cùng thì đây bản chất là phiên tòa chính trị với phương pháp xét xử và định tội là : án bỏ túi.

Và vì là phiên tòa chính trị với bản chất như thế, nên kết cuộc phiên tỏa xử ông Đinh với những nhà đấu tranh nhân quyền cơ bản là giống nhau.

Tương tự là vụ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, điều nổi bật trong xét xử là Tòa và phía Viện kiểm soát liên tục áp tội cho ông Thanh, và người duy nhất bảo vệ ông Thanh là luật sư của ông ấy – Luật sư Nguyễn Văn Quynh. Nhưng dù tỏ ra dân chủ đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì ngay trong quá trình xét xử, Luật sư Quynh cũng liên tục bị tòa làm khó bằng cách… ngắt lời, đến mức ông luật sư phải bày tỏ sự phản đối : Hội đồng xét xử ngắt lời nên luật sư mất mạch hỏi, giờ không biết hỏi gì. 

Nếu phiên tòa được đẩy đến mức độ cao trào là ‘tranh luận’ – vốn thiếu hụt trong các phiên tòa hình sự, thì sẽ dẫn đến việc ‘chủ tọa phiên tòa mời luật sư ra ngoài’.

Một bạn đọc và là Luật sư Nguyễn Duy Bình đã phê phán cách ứng xử này trong một phản hồi rằng : Quyền tranh luận và đưa ra các tài liệu, chứng cứ để chứng minh phải được Hội đồng xét xử tôn trọng - tuân thủ pháp luật. Tuy nội quy phiên tòa do Hội đồng xét xử quy định nhưng hành vi tố tụng của Hội đồng xét xử cũng phải tuân theo Bộ luật tố tụng, họ không thể muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt, muốn đuổi thì đuổi.

Đồng tình với quan điểm đó, bạn đọc Duy Kha của báo PLO đã nhấn mạnh : Lấy quyền Hội đồng xét xử mà đuổi luật sư thì còn gì công lý cho bị cáo nữa. Vai trò của Tòa án phải là vai trò trung tâm trong việc bảo vệ công lý trên cơ sở luật pháp để bảo vệ Pháp luật và bảo vệ quyền lợi của bị cáo tránh oan sai. Thế nhưng Hội đồng xét xử cứ lấn át luật sư bên bị cáo khác gì bênh vực bên công tố ?

Điều đó cho thấy rằng, ngay trong bối cảnh mà tính thượng tôn pháp luật cần được tôn trọng, thì những người cầm cân công lý lại tìm cách xé rào. Họ xé rào bởi đơn giản đó là án bỏ túi, là án chính trị, là án xét xử cho có !

72 năm tòa án thiếu vắng công lý ?

Năm 2017, giới truyền thông đưa tin, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mô hình xét xử mới theo Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án, theo đó luật sư ngồi ngang hàng với đại diện Viện kiểm sát. Vậy là sau 72 năm – kể từ thời điểm Sắc lệnh số 33C (13.09.2945) thành lập 9 Tòa án nhân dân đầu tiên thuộc thể chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội đã được thực hiện về mặt… hình thức (vị trí chỗ ngồi) !

Và vì cải thiện được chỗ ngồi, nên câu hỏi đặt ra : trong 72 năm vừa qua, có bao nhiêu vụ án là ‘Xử đúng kẻ phạm tội, xử đúng tội trạng, xử đúng pháp luật, xử đúng lúc’ như lời tổng kết Hội nghị ngành tòa án năm 1979 của ông Thủ tướng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ? Và có phải vì tính hình thức của luật sư mới được xác lập, nên đây là nguyên nhân dẫn đến oan sai và bỏ túi ? Làm biến dạng nghiêm trọng cán cân công lý trong ngành tư pháp Việt Nam ?

Chỉ biết, thế kỷ XXI, án chính trị hay những vụ án được chỉ đạo, nó không khác gì phiên bản của tòa án xử nhóm Lộc Vàng vào những năm thuộc thế kỷ XX. Cái tòa án mà theo nhạc sĩ Tô Hải trong Hồi ký một thằng hèn đã bày tỏ, suốt phiên tòa năm ấy, Chánh án chỉ sử dụng cụm câu : ‘Im miệng ! Đồ ngoan cố’ để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.

Nay thì khác hơn, có người bào chữa, nhưng đối với cựu quan chức thì Hội đồng xét xử ngắt lời, đe dọa đuổi ra ngoài. Còn đối với những nhà bất động chính kiến thì Hội đồng xét xử mang tính tượng trưng, thậm chí nếu luật sư càng bầu chữa thì số án càng tăng nặng. Nguyên do từ đâu ? Lấy ví dụ Điều 258, trong bài viết trên BBC Việt ngữ, Luật sư Đặng Đinh Mạnh thừa nhận, nếu thân chủ bị truy tố với tội danh theo Điều 258, thì chưa luật sư nào bào chữa thành công cả. Không phải Điều 258 nó kỳ diệu đến mức đổi trắng thành đen, hay vì luật sư kém cỏi, mà vì ‘ngành tư pháp xứ sở này vận hành theo cung cách như vậy’.

Do đó, tại phiên tòa chính trị, án là án chết, nghĩa là... cãi kiểu gì cũng chết !

Trong phiên tòa chính trị vì thế chỉ đáng chú ý ở 2 điểm, một là lột tả sự bẻ cong cán cân công lý của Hội đồng xét xử, hai là thể hiện nhân cách và sự bản lĩnh của bị cáo qua lời nói sau cùng của họ.

Nếu Trịnh Xuân Thanh gửi ý ngầm qua Đức rằng mình không phải ‘đầu thú’ qua câu nói tưởng chừng như vô thưởng, vô phạt là ‘sau khi bản án có hiệu lực, bị cáo muốn sang Đức thăm vợ con, nếu có chết thì cũng trong vòng tay vợ con’, thì những nhà đấu tranh dân chủ dõng dạc với lựa chọn con đường mà mình theo, như cách Mẹ Nấm tuyên bố tại tòa : Nếu cho tôi làm lại từ đầu, tôi vẫn đi con đường này.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 28/02/2018

Published in Diễn đàn

Các công chức, viên chức nên chấp nhận nhiều lời chỉ trích hơn là cá nhân để thực sự ứng xử một cách tốt hơn trên cơ sở công quyền của dân, do dân và vì dân.

ngonluan1

Sinh hoạt trong một lớp học - Ảnh minh họa

Vào ngày 23/02, cô Hoàng Thị Phượng - một giáo viên ở xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đã bị UBND xã dùng văn bản ‘chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo huyện này kiểm tra, xác minh việc vi phạm của cô giáo Hoàng Thị Phượng, giáo viên trường Trung học cơ sở Tân Lộc để chỉ đạo xử lý theo quy định.’

Trước đó, vào ngày 13/02, UBND xã Tân Lộc có tờ trình gửi UBND huyện Thới Bình đề nghị xem xét điều chuyển công tác đối với cô giáo Hoàng Thị Phượng về đơn vị khác ngoài xã hoặc có hình thức xử lý.

Lý do : cô Phượng thường xuyên lên mạng xã hội nói xấu đồng nghiệp, chia rẽ gây mất đoàn kết nội bộ ; có hành vi, thái độ thiếu tôn trọng với lãnh đạo Đảng ủy xã.

Khi báo Thanh Niên vào cuộc, ông Hứa Văn Tý - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc và ông Nguyễn Văn Các - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Tân Lộc đều : chỉ nghe nói lại thôi.

Đáp lại sự kiện này, cô Hoàng Thị Phượng cho biết : Việc tôi đăng cảm xúc của mình lên mạng xã hội đó là quyền riêng tư của tôi. Đó là tâm trạng vui buồn của tôi. Tôi chưa xúc phạm ai.

Tự do ngôn luận ở giáo viên : cần đặc biệt quan tâm !

Câu chuyện cô Hoàng Thị Phượng và văn bản chỉ đạo của UBND xã Tân Lộc là ví dụ điển hình của tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Đầu tiên, có phải tự do ngôn luận là quyền nói về bất cứ điều gì mà cô Phượng thích, cũng như bất cứ khi nào cô muốn ? Nếu hiểu như thế này là sai.

Tự do ngôn luận phải là sự tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin - ý tưởng bằng bất kỳ thể loại phương tiện (hoặc công cụ nào). Nhưng để tránh quyền tự do ngôn luận được sử dụng như một công cụ nhằm gây ra sự xúc phạm sâu sắc đến một chủ thể hoặc gây tổn hại lợi ích cộng đồng thì người phát ngôn cần tuân thủ sự tự do trên cơ sở pháp luật, trong đó đảm bảo không sử dụng ngôn ngữ để kích động thù địch và xâm hại lợi ích cộng đồng (dựa trên cơ sở luật pháp). Nhưng ở đây cần phải nhấn mạnh, luật phải rõ ràng, súc tích để tất cả mọi người có thể hiểu được, để tránh sự lạm dụng từ phía công quyền nhằm xâm hại quyền tự do này. Thực tế đã chứng minh, phía UBND xã và nhà trường tiến hành xử phạt dựa trên ‘chỉ nghe nói lại’, nó không dựa trên yếu tố mang tính chứng thực hết. Nói cách khác, UBND xã là sự ‘lạm quyền’ dựa trên các chứng cớ mơ hồ - hay đúng hơn, UBND xã Tân Lộc đi ngược lại tinh thần quyền con người vốn được ghi nhận trong Hiến pháp.

Tiếp đó, câu chuyện của cô Phượng với nhà trường và UBND xã liên quan đến quyền và danh tiếng của người khác. Theo đó, trong trường hợp này, đáng lý ra, với tư cách là một cơ quan hành chính (UBND xã) và là cơ quan chủ quản giáo dục, các công viên chức nên chấp nhận nhiều lời chỉ trích là cá nhân để thực sự ứng xử một cách tốt hơn trên cơ sở công quyền của dân, do dân và vì dân, hơn là tìm mọi cách để chỉ đạo và xử lý như sự vụ vừa qua.

ngonluan2

Ảnh : Thành Phong, tác giả "Sát thủ đầu mưng mủ"

Trong khi đó, ứng xử của cô giáo Phượng trong trường hợp này là xác đáng. Khi cô xác định, việc đăng tải thông tin của cô thuộc về cảm xúc, và đó là quyền riêng tư - không mang tính xúc phạm. Sở dĩ ‘xác đáng’, vì cô nhận thức rõ ràng về quyền của mình, quyền được bày tỏ sự vui-buồn, cũng như xác định ranh giới giữa bày tỏ cảm xúc với xúc phạm một chủ thể nhất định. Hơn nữa, môi trường sư phạm là một môi trường khắc nghiệt nhất đối với tự do ngôn luận, khi chủ thể giáo viên không chỉ bị chi phối bởi hội đồng bộ môn, tổ chức trường, mà còn là phòng giáo dục, UBND xã/thị trấn ;… Chính sự chi phối này cũng như tính ‘mực thước’ bị quy định một cách cứng nhắc và rập khuôn tại Việt Nam đã biến những người giáo viên trở thành những cổ máy tuân phục hơn là một con người với quyền hạn phổ quát của mình. Nói đúng hơn, giáo viên ở Việt Nam cần phải là hình tượng của sự khai mở về quyền tự do ngôn luận trước khi dẫn dắt nguyên tắc 'tiên học lễ, hậu học văn'.

Thực chất, những năm gần đây, nhiều giáo viên ở các cấp ý kiến và quan điểm của mình trên mạng xã hội, nó cởi bỏ những nút thắt, ràng buộc và luật lệ mang tính khuôn sáo. Nó bắt nguồn từ khi mạng xã hội chiếm sóng trong đời sống thường nhật, và tính lan truyền và nhận thức về quyền con người tăng lên. Quyền tự do ngôn luận trong đội ngũ giáo viên cũng từng bước chớm nở, chính vì vậy, những bài thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ của giáo viên Trần Thị Lam (Hà Tĩnh) mới ra đời.

Số phận Cô giáo Lam tác giả bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?" bây giờ ra sao ?

 

Đất nước mình ngộ quá phải không anh ? Thơ : Trần Thị Lam, nhạc : Ngô Tín, trình bày Ngô Tín & Erlinda.

Và ngược lại, vì quá quen với khái niệm 'không quản được thì cấm', và sống quá lâu trong không gian định hướng/chỉ đạo (thay vì đa nguyên) nên các cơ quan nhà nước, các nhân viên công lực cũng chưa thực sự làm quen được với sự hiện diện của tự do ngôn luận trong đời sống thường nhật, nhất là ở các cơ quan mà mệnh lệnh hành chính là đặc điểm quy định tính chất cơ quan (ví dụ UBND các cấp).

Do vậy, để tiếp cận trên quyền ngày càng được mở rộng và nhận được sự tôn trọng từ phía cơ quan công quyền, thì người giáo viên càng cần bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Bởi nếu tất cả các đối tượng đều cần quyền tự do ngôn luận, và giáo viên vì tính chất công việc quản giao và khuôn thước của mình sẽ cần một sự đặc biệt quan tâm về tự do ngôn luận, trong đó cần được khuyến khích nói về các vấn đề cộng đồng quan tâm, phản biện, nói lên suy nghĩ đa diện và đời sống mà không phải đối diện với sự ‘xử lý, răn đe’ thái quá nào.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 26/02/2018

Published in Diễn đàn

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là một người học văn, nên cách nói chuyện của ông hay có sự dẫn dụ, ẩn ý, và thể hiện sự đặc sệt một nguyên tắc nhất định. Ngay cả cách ông đặt tiêu đề cuốn sách : Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn’ cũng không thoát khỏi cách thức đó.

muong1

Lưu bút của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân sự kiện 25 năm Mường Thanh ra đời

‘Đốt lò’, ‘củi tươi’, ‘ngứa ghẻ’,… cũng là những cụm từ bình dân hóa ngôn ngữ chính trị, nhưng bên trong nó cũng hàm chứa những ý nghĩa chính trị to lớn.

Ví dụ, ‘đốt lò’ là cách thức đưa những cán bộ mà ông Nguyễn Phú Trọng coi là tham nhũng vào lò, dù nó ‘tươi’ như Ủy viên bộ chính trị thì vẫn bị truy tố. Nhưng như đề cập phía trên, cách nói của ông Nguyễn Phú Trọng là ‘ẩn ý’, thành ra, củi tươi cũng có loại củi của ta, của địch…

Cuộc chiến đốt lò hiện tại, nhìn ở tầm khái quát có thể nhận diện những người bị truy tố đang nằm cùng một chuỗi phía 'địch'.

Nhưng dù sao đi chăng nữa, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khơi dậy niềm tin trong nhân dân. Bằng chứng là tính tích cực và phấn khởi về việc truy tố người tham nhũng trên mạng xã hội Facebook dang được đẩy lên, tất nhiên, đôi khi nó cũng khó tránh khỏi sự tác động từ phía lực lượng dư luận viên.

Vai trò ông Nguyễn Phú Trọng càng lên cao trong Đảng bao nhiêu, thì hình ảnh/chỉ đạo/lời nói của ông lại càng trở thành vật bảo tín.

Vật bảo tín là gì ? Là cách thức sử dụng uy tín của một người hoặc một vật để bảo trợ. Nếu trong buôn bán nó được hiểu qua thương hiệu, thì trong chính trị Việt Nam nó lại được hiểu ‘ông là con cháu của đồng chí nào’ ?

Tại sao phải đề cập đến bảo tín ? Số là vào tháng 10/2017, trong dịp Giáng sinh và mừng 25 năm thành lập tập đoàn Mường Thanh ở Vinh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghé và tham dự cuộc vui. Trong đó, ông để lại 4 câu thơ lưu niệm :

Lần này lại đến "phương Đông"

Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng "Mường Thanh"

Cố lên các chị, các Anh

Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền.

4 câu thơ trên là sự ngưỡng vọng, là khích lệ, là nói lên mối tình thâm giao bền bĩ giữa người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam với doanh nghiệp thuộc ‘đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản.

‘Đại gia Lê Thanh Thản’, người được nhắc với hàng loạt khu vực đắc địa tại các tỉnh thành. Người mà khi nhắc đến phải nghĩ đến việc : khu vực nào sẽ bị 'băm nát' tiếp theo. Bởi doanh nghiệp do ông Thản đứng đầu từng có công rất lớn trong phá nát cảnh quan tại Vịnh Nha Trang - như báo giới chỉ điểm từ năm 2013. Ông Thản cũng nổi tiếng thông qua việc chạy chính sách để xây quá số căn, số tầng cũng như cho ra những công trình kém chất lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình [1].

Mường Thanh cũng từng được lên báo nhiều kỳ trên Tuổi Trẻ và được đại biểu Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì - Hà Nội) chất vấn liệu Mường Thanh có phải ‘củi ướt’ hay không ? Bởi dù liên quan đến các sai phạm tại các dự án, công trình đồ sộ ở các đô thị, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội nhưng mãi vẫn không khởi tố được. Báo Tuổi Trẻ ngày 07/07 đã đặt tiêu đề chất vấn, có hay không việc Mường Thanh ‘che mắt công quyền từ Bắc đến Nam’.

muong2

"Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản trong năm 2017 từng bị đồn thổi là sắp bị khởi tố

Ngày 30/11, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội trong cuộc họp báo trước HĐND thủ đô cho biết, cơ quan này vẫn đang xin ý kiến ba ngành tư pháp Trung ương để quyết định khởi tố vụ án sai phạm của tập đoàn Mường Thanh (bao gồm cả trốn thuế Nhà ở). Kết quả là, chưa đến một tuần sau (06/12/2017), ông Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội tuyên bố : Chưa đủ cơ sở khởi tố vụ án tại tập đoàn Mường Thanh.

Những tiến trình liên quan đến tinh thần thượng tôn pháp luật trong xử lý sai phạm doanh nghiệp với câu đề bút ‘cổ vũ, khích lệ’ tinh thần mang tính bảo tín nêu trên là một nghịch lý đặc sệt thể chế. Rõ ràng, sẽ khó thể tin được cái gọi là tinh thần ‘thượng tôn pháp luật’ của ông Giám đốc Công an thành phố Hà Nội hay kết quả Thanh tra Chính phủ về sai phạm Mường Thanh khi mà doanh nghiệp này được bảo trợ bằng 4 câu thơ lục bát như vậy.

‘Xin ý kiến 3 ngành tư pháp Trung ương’ liệu có phải là cách nói tránh ? Và như thế, bản thân 'xin ý kiến' chính là chờ sự chỉ đạo và xem động thái của phía Trung ương thế nào để quyết. Nếu Trung ương lắc đầu, thì dù có chục ông Giám đốc Công an cũng phải bó tay, cho dù có đầy đủ cơ sở về hành vi vi phạm của doanh nghiệp này.

Đó có phải là lý do vì sao, từ tháng 11/2017 trở đi, báo chí dần dần ‘cạn tư liệu’ về sai phạm Mường Thanh, sau thời gian doanh nghiệp này bị mổ sẻ trên báo chí nước nhà.

Cần nhắc lại, ngày mà Mường Thanh đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày sinh nhật tuổi 25, thì còn có thêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cũng vì thế nên Mường Thanh mới tiếp tục tung hoành, đại gia điếu cày Lê Thanh Thản trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí nhân Tết Mậu Tuất, đã chia sẻ, ông đang xin làm nhà ở xã hội giá 6 triệu đồng/m2 tại Thành phố Hà Nội. Như vậy bằng cách này, ông Thản sẽ gián tiếp cấp ‘hộ khẩu’ cho người thu nhập thấp, và đây là cách thức phá nát đô thị nhanh nhất bằng cách nông thôn hóa thành thị.

Ông Lê Thanh Thản từng chia sẻ : quan trọng là người làm chính sách có muốn làm không thôi, chứ doanh nghiệp kiến nghị đề xuất thì rất khó.

Đây là nỗi lo thừa, bởi ngày 30/10/2017 đã minh chứng thế và lực vận động chính sách của 'đại gia điếu cày' đến đâu. Khi ông đã có bảo trợ, thì hãy an tâm là ‘đề xuất’ của ông sẽ sớm được người làm chính sách ‘muốn làm’, dù nó xâm hại lợi ích cộng đồng đi chăng nữa !.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 22/02/2018

[1] http://soha.vn/nhung-du-an-nhieu-tai-tieng-cua-dai-gia-dieu-cay-le-thanh-than-tai-ha-noi-2017070515003569.htm

Published in Diễn đàn