Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 3/5 được định là ngày gày tự do báo chí 2018, với nguyên tắc được đề ra là : Kiểm soát quyền lực : Truyền thông, Công lý và Pháp quyền.

tudo1

Ngày 3/5, ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek được coi Ngày Tự do báo chí thế giới.

Ngày Tự do báo chí thế giới đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố vào tháng 12/1993, theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Kể từ đó, ngày 3/5, ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek được coi Ngày Tự do báo chí thế giới.

Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhân sự kiện này đã nhấn mạnh : vào Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm 2018, tôi kêu gọi chính phủ tăng cường tự do báo chí và bảo vệ các nhà báo. Thúc đẩy nền báo chí tự do đang đứng lên vì quyền được biết sự thật của công chúng.

Trong nền báo chí tự do đó, có cả những nhà báo và giới truyền thông độc lập, và quan điểm của người đứng đầu tổ chức Liên Hiệp Quốc chính là sự vô giá của nhóm báo chí này đối với quần chúng.

Trong quan điểm này, có cụm từ ‘phục vụ quần chúng’, và bản thân người viết cũng đánh giá cao cụm từ này khi nghĩ về IJAVN.

tudo2

Trang website của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) - Ảnh minh họa (screenshot 07/05/2018)

Thành lập từ năm 2014 đến nay là 4 năm, trong 4 năm đó, bản thân IJAVN đã trải qua nhiều biến đổi, thậm chí có lúc còn bị đánh phá bởi các luồng quan điểm thuộc cực tả hoặc cực hữu. Nhưng Ban điều hành và tôn chỉ mà tổ chức đề ra vẫn là nhằm phục vụ cho vai trò của sự tự do báo chí và nhấn mạnh về sự hài lòng của quần chúng là trên hết. Chính điều này đã khiến cho IJAVN không trở thành một lá cờ chính trị - truyền thông trong tay bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Trong cục diện của cuộc chiến đốt lò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay, IJAVN thông qua chuyên trang Việt Nam Thời báo đã liên tục cho đăng tải các thông tin đa chiều. Tin bài không nhằm tô hồng chế độ hay bôi xấu chế độ, mà ngược lại là ghi nhận và phản ánh các quan điểm khác nhau về các sự kiện và hiện tượng của nền chính trị - xã hội. Do đó, mà bản thân chuyên trang Việt Nam Thời Báo loại bỏ tính ‘chửi’, mà thay vào đó là ‘phản biện’ một cách trung thực của các góc nhìn cá nhân liên quan.

Hãy xem, cùng một cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, có bài viết ghi nhận sự cố gắng và thanh tẩy của ông ; có ý kiến cho rằng đây là cuộc chiến bè phái ; cũng có ý kiến cho rằng, những nỗ lực này không làm biến đổi được bản chất của thế chế (hay đúng hơn tham nhũng sẽ không chấm dứt mà tạm thời sẽ ngưng lại trong đợt đốt lò lần này).

Đề cập như thế để nhận biết rằng, bản thân trang Việt Nam Thời báo không hướng đến phục vụ chính trị, mà chính là phục vụ sự thật và góc nhìn đến người dân. Và bản thân điều này duy trì cũng là muốn tạo ra một Diễn đàn ngôn luận cho tất cả những ai mong muốn phản ánh và bày tỏ quan điểm của mình (như cách mà IJAVN khẳng định là các quan điểm trái chiều được bảo hộ bởi Điều 19 – Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền).

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tồn tại trong sóng gió, liên quan đến sự chú ý đặc biệt lẫn trấn áp của Nhà nước đối với các hội đoàn dân sự độc lập (như bắt giam và kết án đối với Hội Anh em dân chủ). Điều này là thách thức, nhưng đúng như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đề cập, thì dù thế nào đi chăng nữa, công chúng vẫn cần biết sự thật, và Chính phủ cần bảo vệ quyền tự do báo chí.

Khi Nhà nước Việt Nam phản đối báo cáo Nhân quyền của Mỹ, thì ít nhất, Nhà nước phải đảm bảo rằng, sự phản đối đó là trung thực, tức là hệ thống xử sự bên trong nhà nước không có việc tống giam những người bất đồng chính kiến. Việc nhiều blogger, nhà báo bị tống giam vừa qua vì phản ánh các sự kiện chính trị hay thực hành quyền biểu đạt (biểu tình) đã cho thấy điều ngược lại.

Năm nay, chủ đề của Tự do báo chí là môi trường pháp lý cho tự do báo chí, vậy ở Việt Nam thì như thế nào ? Chưa bao giờ, khung pháp lý dành cho các tổ chức Hội đoàn lại cần thiết như hiện nay, đặc biệt về luật về hội – nhưng bao giờ được thông qua vẫn là câu hỏi lớn.

Khi Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến cơ quan tư pháp độc lập trong việc đảm bảo các điều kiện pháp lý cho tự do báo chí cũng như truy tố tội phạm chống lại các nhà báo, thì ở Việt Nam, những nhà báo hay tổ chức báo chí – truyền thông độc lập (kể cả nhà nước) cũng mong mỏi cơ quan tư pháp hiểu đúng và đủ về quyền tự do báo chí, trước khi đi đến một kết luận hoặc bản án đối với tự do báo chí.

Trở lại với IJAVN hay Việt Nam thời báo. Rõ ràng, con đường tự do báo chí còn dài, và mệnh đề của Ngày tự do báo chí năm nay tại Việt Nam vẫn còn mơ hồ. Tuy nhiên, sự ra đời của IJAVN và sự tôn trọng tính đa nguyên trong quan điểm, góc nhìn của người viết trong thời gian qua, kể cả về vai trò ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng chính là thiết lập và đi từng bước đến mệnh đề đó. Và đó chính sự khẳng định đậm nét tôn chỉ hoạt động phục vụ ‘quần chúng trên hết’, trên cơ sở đặc tính ‘độc lập’.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 06/05/2018

Published in Diễn đàn

Sau va chạm giao thông, nữ Chánh văn phòng đảng ủy các khu kinh tế Hải Phòng phát ngôn gây sốc 'mạng người không quan trọng'.

Câu này có thể xuất phát trong trạng thái 'lỡ lời', tức là không kiểm soát được điều mình sẽ nói ra. Tuy nhiên, bản chất tích tụ về quan điểm 'dân là rác' luôn nằm trong vị Chánh văn phòng đảng ủy này.

mang1

Nữ Chánh văn phòng đảng ủy các khu kinh tế Hải Phòng phát ngôn gây sốc 'mạng người không quan trọng

Chánh văn phòng đảng ủy, đơn vị cơ sở tương đương cấp quận, và người ngồi vào vị trí này được bảo hộ bởi cha và mẹ là người có địa vị cao trong xã hội, thế nhưng sau tất cả, yếu tố con người trong mắt chị không được cao như vị trí chị đang ngồi.

Trong xã hội xử sự một cách thô bạo, khinh miệt dân như thế thì thử chị ứng xử với đồng nghiệp, người dân tìm đến cơ quan đó sẽ như thế nào ?

Nữ Chánh văn phòng đảng ủy các khu kinh tế Hải Phòng làm dấy lên dự căm phẫn của cộng đồng xã hội. Một phản hồi của độc giả báo Tuổi Trẻ châm biếm : Mới có chánh văn phòng mà đã có phong thái "bà" ; lên đại biểu quốc hội chắc xe tăng phải làm bằng giấy để đỡ hư xe bà mất.

Câu chuyện va chạm giao thông đã trở thành một hình ảnh đặc trưng lớn về giao tiếp giữa quan chức và người dân hiện nay, khi tính đe nẹt trong lãnh đạo vẫn còn ; và người dân thì tự động được cho rằng phải cun cút, sợ hãi, luồn cúi.

Là đảng viên, ủy quyền cậy thế, ức hiếp người yếu thế trong xã hội, nhưng chị nữ Chánh văn phòng đảng ủy lại không hiện diện một cách đơn nhất, mà hiện hữu 100% tại các tỉnh thành. Lý do xuất phát từ việc, cơ chế xin cho khiến cho đảng viên được 'đặc quyền, đặc lợi' thậm chí 'đặc cách' mình trở thành một giai tầng thống trị trong xã hội (chứ không phải là nhân viên công vụ bình thường nữa). Trong mắt các lãnh đạo, quan chức (công chức) thì người không có quyền hạn là những con người bị trị, và số phận, thậm chí tính mạng của họ phụ thuộc nhiều vào tâm lý/hành vi của lãnh đạo.

Va chạm giao thông, chiếc xe trong mắt lãnh đạo bỗng nhiên trở nên quan trọng, chức vụ trở nên quan trọng, và trong mắt đảng viên - tình người và ứng xử gần gũi với dân là thứ xa xỉ phẩm.

Bản chất cuối cùng cũng là 'dân chủ' chưa hiện diện trong đời sống công quyền, hoặc có nơi hiện diện nhưng lại nằm trên báo cáo cuối năm (dân chủ hình thức), do vậy mà những sự vụ nêu trên diễn như chuyện thường ngày ở huyện.

May mắn là Việt nam có sự hiện diện của internet, smartphone và Facebook.

Ba yếu tố hợp thành một công cụ vạn năng để thanh tẩy bớt những tiêu cực trong hệ thống công quyền, nó tạo cơ hội cho người yếu thế cất lên tiếng nói, nó kéo sự công bình về phía người dân hơn bằng sự tập hợp của,... dư luận xã hội. Giả như nếu không có nó, thì phía nữ Chánh văn phòng đảng ủy có thể chửi bới thoải mái, ép anh sinh viên bồi thường và dọa bỏ tù như cách các 'quan bà' thời phong kiến.

Facebook hay internet chống sự lạm quyền, điều chỉnh ứng xử của quan đối với dân,... và do đó mà tại những nơi công quyền tồn tại như một quyền lực 'trời đánh', thì lại đâm ra e sợ.

Mới đây nhất, UBND xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp gây bức xúc nhân dân vì chính quyền xã này treo bảng cấm quay phim, chụp ảnh, ngay trụ sở UBND xã vì... sợ mạng xã hội. Biển cấm không có căn cứ pháp lý, biển cấm ngang nhiên được dựng lại, biển cấm ngăn cản quyền giám sát của người dân, và biển cấm là tư duy tồn tại của hệ cơ chế 'quyền nực' : tao có quyền và bọn dân đen mày phải nghe theo.

Từ 'mạng người không quan trọng' cho đến 'sợ mạng xã hội' có thể nhận ra, cơ chế - bản chất của tính bạo lực chính quyền khiến cho xã hội không vận hành đúng như trạng thái của một xã hội bình thường mà nó phải tuân thủ theo mô hình 'kín' - tức : quan hét ra lửa và dân buộc phải nghe lời. Quản trị hành chính, dân sự, thay bằng cai trị và lạm quyền. Khi bản chất này không được giải quyết, khi vấn đề 'dân làm chủ' còn chưa thực thi hóa một cách thực tế, thì những 'bộc phát' nêu trên vẫn sẽ hiện diện.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 06/05/2018

*********************

Dân chỉ thích nghe nói dối

Người Buôn Gió, 04/05/2018

Chị Dương Thị Thùy Trang sinh năm 1981, cán bộ lãnh đạo đảng chi bộ Chánh Văn Phòng khu kinh tế Hải Phòng lái xe hơi va chạm với hai học sinh tại Hải Phòng.

Mạng người không bằng xe của tôi

Trong lúc tranh luận đúng sai chị Trang phát biểu giữa công chúng :

- Mạng người không bằng xe của tôi.

Lời phát biểu của chị Trang lập tức khiến dư luận xã hội bức xúc, dư luận cho rằng phát ngôn như vậy là quá coi thường tính mạng người khác.

Đây là sự thiếu suy nghĩ của dư luận, dư luận nhân dân đang đánh giá sự việc xảy ra giữa người dân với người dân, nếu họ nhận thấy đây là phát biểu của một lãnh đạo đảng với người dân, thì họ không nên phản ứng với chị Trang như vậy.

Chị Trang đã nói lên một sự thật, bằng những từ ngữ cô đọng và chuẩn xác nhất cho người dân dễ hiểu, không phải bằng những lý luận về chủ trương khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng, tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng... là một cán bộ trình độ đến chánh văn phòng một cơ quan quan trọng của thành ủy Hải Phòng, không thể nói chị phát ngôn thiếu suy nghĩ, phát ngôn đó là chắt lọc từ những nghị quyết trung ương đảng về vai trò lãnh đạo, vị trí lãnh đạo của đảng đối với nhân dân.

Hãy lấy một ví dụ thực tế.

Bí thư huyện Quảng Hà lái xe ô tô trong tình trạng say rượu, đâm chết 3 người. Đền 920 triệu cho 3 mạng và nhận tù 3 năm án treo. Mỗi mạng người trị giá 300 triệu, không bằng giá trị chiếc xe, thậm chí tổng cả 3 mạng người hết 920 triệu cũng không bằng chiếc xe của vị lãnh đạo đảng cấp huyện này. 3 năm án treo có nghĩa ông Lãnh Đức Dũng bí thư huyện Quảng Hà chẳng phải đi tù ngày nào. Đúng ta chỉ cần gây tai nạn chết một người ông đã phải bị tạm giữ để chờ điều tra, sau đó có thể tại ngoại hoặc bị giam đến lúc xử. Nhưng không, làm một phát chết 3 người, ông không bị giữ trái lại còn đến nhà nạn nhân để tha hồ tác động, đe doạ, ve vãn đến khi các gia đình nạn nhân thấy rằng không cầm tiền đền bù cũng vô ích, pháp luật chẳng làm gì ông ta, họ phải cầm tiền và làm đơn bãi nại cho ông Dũng.

Từ việc của ông bí thư Quảng Hà Lãnh Đức Dũng gây tai nạn chết 3 người một lúc và đền bù như vây, chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy chị Trang, một cán bộ lãnh đạo nguồn của đảng phát biêủ như trên. Nhiều tờ báo đăng lại phát ngôn của chị Trang còn cắt xén , chỉ giữ câu mạng người không quan trọng mà bỏ luôn phần so sánh không bằng xe của tôi.

Nếu có bực tức, thì nên kiểm tra trước xe của chị Trang có giá trị đến 600 triệu không. Nếu thực sự giá trị của chiếc xe chị Trang đang sở hữu dưới 600 triệu, tức không bằng hai mạng người mà ông đồng chí của chị đã đền. , chứng tỏ chị Trang đã nói láo khi khoe khoang tài sản của mình không đúng giá trị thực. Còn nếu chiếc xe hơn 600 triệu, chúng ta không nên bức xúc làm gì với một người đảng viên đã nói ra sự thật của bản chất xã hội, bản chất của quan hệ giữa nhân dân và giai cấp đảng viên lãnh đạo.

Trong vụ việc này, bà mẹ của chị Trang đi cùng đã chửi hai cậu sinh viên khi hai cậu này định gọi công an rằng.

- Mày tử tế đã không gọi công an.

Thật là dư luận cũng bức xúc vì lời nói thật của bà mẹ chị Trang, ai cũng biết công an Việt Nam thối nát và ăn tiền trắng trợn, không ai muốn dây với công an cả. Người dân khi va chạm với nhau, tốt nhất tìm cách giải quyết. Ra báo công an những mâu thuẫn không giải quyết được chỉ tổ chuốc phiền hà. Bản thân tôi có lần đi xe máy bên làn đường của mình, bị một thanh niên khác đi tốc độ cao trong đô thị lấn làn sang đến 1,5 mét đâm vào xe tôi chỗ đường Đê La Thành. Tôi có bằng , giấy tờ xe đầy đủ. Cậu kia không có gì, bằng lái xe cũng không. Công an giao thông thu cả hai xe lại làm tang vật nhiều ngày, tôi đến xin giải quyết thì họ nói họ gọi cái cậu kia không hẹn được, nên phải chờ. Chờ không biết bao giờ, chán quá tôi đến van xin công an giao thông Hà Nội cho tôi lấy xe về, tôi làm giấy không bắt cậu kia bồi thường gì cả. Đến khi làm đơn xong, tôi mới nhận được xe về. Tính ra mất một tháng.

Vậy theo những gì tôi trải qua và phải chịu đựng, tôi thấy mẹ bà Trang nói hoàn toàn chính xác, cả gia đình nhà bà là đảng viên, quan chức nên bà biết rõ bản chất khốn nạn của lũ công an, dân bị lừa thì tin rằng công an tốt đẹp. Chứ bà ở trong chăn, trong đội ngũ của chúng, bà hiểu rằng người tử tế thì không nên gọi công an, vì bọn công an là bọn khốn nạn hơn cả cướp hay xã hội đen.

Cả lời nói của bà mẹ chị Trang và chị Trang đều đúng với thực tế.

Có điều người dân không muốn thấy thực tế phũ phãng, hay ít ra họ biết nhưng không muốn nghe ai trực tiếp nói thẳng ra điều đó. Cái bực ở đây là cái bực của người bị lừa, nhưng không muốn mất thể diện, trước giờ vẫn im lặng chịu, nhưng ai nói thẳng ra thì phản ứng gay gắt.

Nếu tôi là cha mẹ hai sinh viên bị chị Trang va chạm giao thông , tôi sẽ khuyên con mình làm đơn gửi cơ quan thành ủy Hải Phòng, công an Hải Phòng cảm ơn chin Trang và mẹ chị đã giáo dục cho con cái chúng tôi biết thế nào là vai trò lãnh đạo của đảng qua vụ việc vừa rồi.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 04/05/2018

*********************

Chánh văn phòng đảng ủy ở Hải Phòng coi mạng người rẻ hơn xe hơi (Người Việt, 04/05/2018)

Sau khi tông một sinh viên té xuống đường, bị công an buộc đưa nạn nhân đi bệnh viện kiểm tra, bà chánh văn phòng đảng ủy Khu Kinh Tế Hải Phòng tuyên bố : "Con người không quan trọng bằng xe tôi".

mang2

Hiện trường vụ va chạm giao thông. (Hình : Dân Việt)

Sáng 4 Tháng Năm, nói với báo Dân Việt, ông Nguyễn Công Thành, bí thư đảng ủy Khu Kinh Tế Hải Phòng, xác nhận người phụ nữ đi xe hơi gây tai nạn và coi rẻ mạng người hơn chiếc xe của mình là bà Dương Thị Thùy Trang (39 tuổi), chánh văn phòng đảng ủy Khu Kinh Tế Hải Phòng thuộc Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Hải Phòng.

Còn ông Phạm Văn Mợi, trưởng Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Hải Phòng, cho biết hiện lãnh đạo Ban Quản Lý Khu Kinh Tế đã nắm được sự việc và yêu cầu bà Trang lên cơ quan để "làm rõ và rút kinh nghiệm sâu sắc".

"Vì đã là lãnh đạo, đảng viên thì không nên có lời nói khiếm nhã như vậy, còn việc đúng hay sai ở đâu thì đã có các cơ quan chức năng giải quyết", ông Mợi nói.

Trước đó, khoảng 2 giờ chiều 2 Tháng Năm, trên đường Nguyễn Bình, phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, xảy ra va chạm giao thông giữa xe hơi do bà Trang lái với xe gắn máy chạy điện của anh HQM (27 tuổi), sinh viên trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam.

Vụ tai nạn khiến nam sinh viên bị ngã, chấn thương và tràn dịch đầu gối, cả hai xe hư hỏng nhẹ.

Sau khi xảy ra sự việc, nam sinh viên cho rằng mình không sai nên đã gọi báo công an. Hai bên xảy ra tranh cãi. Bà Trang và người đi cùng liên tục to tiếng xưng hô "mày, tao" với nam sinh viên. Song anh M. vẫn giữ thái độ hòa nhã, lịch sự.

mang3

Người phụ nữ được xác định là bà Dương Thị Thùy Trang, chánh văn phòng đảng ủy Khu Kinh Tế Hải Phòng, lớn tiếng : "Con người không quan trọng bằng xe tôi". (Hình : Tuổi Trẻ)

Khi công an phường Đổng Quốc Bình có mặt, sự việc càng thêm căng thẳng. Người phụ nữ lớn tuổi đi cùng bà Trang giận dữ nói với nam sinh viên : "Mày là người tử tế thì đã không gọi công an".

Công an yêu cầu bà Trang hỗ trợ đưa anh M. đi bệnh viện băng bó vết thương và kiểm tra chấn thương thì bà này từ chối và nói lớn : "Con người không quan trọng bằng xe tôi".

Bà Trang còn đề nghị công an kiểm tra giấy tờ của nam sinh viên, phân xử xem ai đúng ai sai mới được đưa đi bệnh viện.

Theo báo Tuổi Trẻ, người dân có mặt tại hiện trường kể, sau khi xảy ra va chạm, nam sinh viên bị ngã ra đường. Thay vì dừng xe xuống hỏi thăm tình hình, nữ tài xế lại lớn tiếng mắng nhiếc.

Khi nhiều người xung quanh góp ý, can ngăn, nữ tài xế còn chỉ tay yêu cầu mọi người không được can thiệp.

Trước sự việc này, công an phường Đổng Quốc Bình đã mời công an quận Ngô Quyền đến hiện trường ghi nhận làm căn cứ phân xử đúng sai. Lúc này nữ tài xế lên xe có ý định bỏ đi nên công an yêu cầu người này đưa xe về cơ quan công an để điều tra. Sau khi đưa xe về trụ sở công an, người phụ nữ bỏ đi.

Thấy thái độ hách dịch và bất nhẫn của bà này, nhiều người đi đường lên tiếng phản đối và quay lại video clip tung lên mạng Facebook. Chỉ trong vài giờ, đoạn clip đã nhận được cả ngàn lượt xem và bình luận với phần lớn tỏ ý phẫn nộ. (Tr.N)

Published in Diễn đàn

Thực phẩm bẩn hiện nay là siêu lợi nhuận, đi ngược lại với lợi ích chung của đồng loại, làm suy nhược giống nòi, dưới sự hoạt động thản nhiên của không ít người dân và sự bao che, quản lý lỏng lẻo của một số cá nhân, tổ chức - ban ngành.

antoan1

Thực phẩm bẩn, thực phẩm giả tràn lan trong xã hội Việt nam

Café pin con ó là một trong những sự kiện như thế, khiến cho thủ phủ cà phê vùng Tây Nguyên đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vì tính an toàn người dùng ; cũng như ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động tiêu thụ - sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Nhưng ngoài café pin con ó ra, thì còn hàng trăm loại thực phẩm khác đang ngày ngày được các cá nhân người Việt tẩm ướp bằng hóa chất để tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả là đất nước vốn là nông nghiệp, nhưng người dân được tiếp cận thực phẩm sạch ngày một hiếm hoi. Và vô hình chung, thực phẩm sạch trở thành một biểu hiện đậm nét của khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ; khi người giàu chi nhiều tiền hơn để có được đồ ăn sạch, trong khi người nghèo bị bỏ rơi và chịu trận.

Hệ quả lớn nhất như đề cập trên là làm suy nhược giống nòi. Trong một báo cáo liên quan đến Chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng do BV Thu Cúc thực hiện, thì 6% trong 5.000 người dân ở Tây Hồ (Hà Nội) dương tính liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa như ung thư, viêm loét,… Số bệnh ung thư liên quan đường tiêu hóa ngày càng gia tăng, đặc bệnh ở giới trẻ.

Mới đây nhất, tại hội thảo Diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương do Bệnh viện K tổ chức ngày 20.04 tại Hà Nội, Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết : Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocal) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Ung thư dĩ nhiên xuất phát từ nhiều nguồn, và thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân làm nên điều đó.

Người viết hoan nghênh ý kiến của Thủ tướng về việc ‘cần lên án mạnh mẽ những cơ sở sản xuất, người dân làm bừa, làm ẩu, vì lợi ích trước mắt’, nhưng Thủ tướng cần phải xét đến cả vai trò quản lý - kiểm tra của đội ngũ quản lý thị trường. Bởi nếu thực sự quản lý chặt chẽ, thì nguồn hóa chất và tiêu thụ thực phẩm bẩn, thực phẩm giả sẽ không công khai buôn bán đến mức tràn lan như hiện nay.

Việc Thủ tướng ‘yêu cầu các bộ ngành, hiệp hội làm sao để tạo lên làn sóng cách mạng trong đời sống nhân dân’ là điều cần làm, nhưng chế tài lớn nhất vẫn là pháp luật. Cần phải có những động thái mang tính răn đe thực tế đối với vấn đề này, để tránh tính siêu lợi nhuận khiến những mức phạt về hành chính (lẫn hình sự) chỉ như là ‘cưỡi ngựa xem hoa’.

Hãy nhìn qua Trung Quốc, nơi từng một thời là ổ dịch về vấn đề an toàn lương thực - thực phẩm (nhất là sự kiện sữa kết hợp với melamine gây chấn động nước này vào năm 2008 khiến 6 đứa trẻ chết và 300 nghìn người bị ảnh hưởng). Và chính trong sự ‘lo ngại’ đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã ra lệnh cho các thẩm phán trên toàn quốc đưa ra những bản án khắc nghiệt hơn, bao gồm án tử hình, cho những người bị kết tội vi phạm các quy định an toàn thực phẩm. Trong bộ luật hình sự Trung Quốc cũng quy định : nếu nhà sản xuất, phân phối thực phẩm không an toàn gây ngộ độc nghiêm trọng hoặc gây ra căn bệnh nghiêm trọng sẽ đối mặt với 3 năm tù giam ; nếu gây nghiêm trọng cho sức khỏe người dân sẽ lên đến 7 năm ; nếu trộn lẫn thực phẩm độc hại vào thực phẩm, nguyên liệu được sản xuất và bán thì có thể đối diện với tù chung thân, thậm chí là tử hình trong tình huống nghiêm trọng.

Rõ ràng, những mức án nêu trên mang tính răn đe thực sự, mặc dù, về mặt tội danh nó không phải là thể loại ‘tội phạm bạo lực’, tuy nhiên hệ quả của nó là rộng lớn và có sức hủy diệt lâu dài.

antoan2

Cần mạnh tay với nạn hàng giả, hàng độc hại để bảo vệ giống nòi dân tộc

Vào năm 2011, Trung Quốc cũng đã tiến hành bắt giữ 2.000 cá nhân và đóng cửa 4.900 doanh nghiệp vì nghi ngờ tham gia vào các vi phạm an toàn thực phẩm (sản xuất, sử dụng chất phụ da thực phẩm có hại). Những quan chức nghi ngờ bao che hoặc có hành vi tiếp tay, cũng từng bước bị loại bỏ ra khỏi chức vụ quyền hạn.

Việt nam rõ ràng cần phải theo đuổi đường lối cứng rắn hơn trong các vấn đề ảnh hưởng đến giống nòi, nhất là khi nó ‘đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và gây ra các phản ứng xã hội mạnh’. Và thực tế, ở một góc nhìn nào đó, cần phải xếp an toàn thực phẩm lên ngang với tội phạm ma túy về tính nguy cơ của nó.

Chúng ta đã có Luật an toàn thực phẩm nhưng sự hiện diện thực tế của nó trong đời sống xã hội còn mờ nhạt. Chừng nào, chúng ta chưa xác định tính cần thiết và an toàn của thực phẩm là ưu tiên hàng đầu, liên quan chặt chẽ đến đời sống - sức khỏe - kinh tế của người dân và niềm tin xã hội. Chừng nào chúng ta chưa thể tiến hành một hệ thống an toàn thực phẩm bao gồm các công ty thực phẩm, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm có tính kỷ luật, sự giám sát từ phía chính phủ và công cộng có tinh thực tế thì chúng ta sẽ không thể nào có được cuộc ‘cách mạng’, ngay cả trong khía cạnh lên ‘phát động’ người dân lên tiếng tố cáo hay phản ánh về tệ nạn này. 

Việc thành lập một Ủy ban An toàn thực phẩm (tương tự Ủy ban an toàn giao thông quốc gia) là điều cần thiết trước mắt. Ít nhất đảm bảo tính ưu tiên và nghiêm trọng của vấn đề. Ủy ban này phải bao gồm các vị quan chức cấp Bộ trưởng, trực tiếp thực hiện chỉ đạo của chính phủ, phân tích tính an toàn thực phẩm, giám sát trách nhiệm trong vấn đề an toàn thực phẩm. Tiếp đó, tiến tới thay đổi Luật hình sự trong đó gia tăng mức phạt nặng đối với loại hành vi sản xuất - buôn bán thực phẩm giả, thực phẩm độc hại cũng như hành vi bao che - yếu kém trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm độc hại.

Thủ tướng ! Chúng ta cần một cuộc cách mạng thực phẩm triệt để !

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 25/4/2018

Published in Diễn đàn

Bảo mật kỹ thuật số là một công việc vô cùng quan trọng đối với người hoạt động, đặc biệt là trong xã hội độc tài, nơi mà chính phủ coi người bảo vệ nhân quyền, người cổ súy dân chủ, người bảo vệ môi trường, và giới blogger là những kẻ chống chế độ.

camnang1

Tài liệu Practical Digital Protection được Safeguard Defenders soạn thảo dựa trên công nghệ bảo mật hiện có và kinh nghiệm hoạt động của người hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới và Trung Quốc, nơi chính phủ cộng sản áp dụng nhiều chiêu thức để đàn áp giới bất đồng chính kiến.

Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo mật khi sử dụng máy tính và điện thoại, Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), với sự trợ giúp của Safeguard Defenders và Phóng viên Không Biên giới (RSF), đã dịch tài liệu Practical Digital Protection (Bảo mật Kỹ thuật số Thực hành) của Safeguard Defenders ra tiếng Việt nhằm cung cấp kiến thức về bảo mật kỹ thuật số cho người hoạt động, giúp họ có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ những đồng đội và những người mà họ giao tiếp.

Tài liệu Bảo mật kỹ thuật số thực hành có thể coi là một cẩm nang hướng dẫn tự học về an ninh mạng cho những người hoạt động trong môi trường thù địch. Tài liệu này xác định các rủi ro và các giải pháp, và không giống như các tài liệu khác, tập trung vào các biện pháp bảo mật dựa trên hành vi của người sử dụng. Theo Safeguard Defenders, giải pháp công nghệ chỉ là thứ cấp.

Tài liệu này đã được dịch ra tiếng Trung, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và phiên bản tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 3 được dịch ra từ phiên bản ban đầu là tiếng Anh.Mỗi phiên bản địa phương hóa được dịch theo ngôn ngữ khác có thể thay đổi và khác với bản chính, tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu ở những quốc gia cụ thể. Mỗi phiên bản bản địa hóa được phát triển cùng với nhiều luật sư, nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền và nhân viên của tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia có liên quan. Người hoạt động có thể đọc bằng một trong 3 ngôn ngữ đã dịch, và có phiên bản gốc bằng tiếng Anh để tham khảo.

Bảo mật kỹ thuật số dựa trên hành vi là một tài liệu tập ngắn trung vào việc cải thiện an ninh và an toàn kỹ thuật số dựa vào hành vi an toàn, bằng cách giúp người hoạt động thay đổi thói quen sử dụng máy tính và điện thoại theo cách mà có thể tăng sự an toàn cho mình, người cùng hoạt động và nguồn tin.

Tài liệu này giúp người hoạt động tăng bảo mật kỹ thuật số khi sử dụng những thiết bị sau : máy tính Win và điện thoại thông minh hệ điều hành Android, và OSX và Iphone, và do hai nhóm thiết bị sử dụng công nghệ khác nhau, tài liệu cũng được viết riêng cho hai nhóm này.

Tài liệu được đăng tải trên website practicaldigitalprotection.com  của Safeguard Defenders, và theo đường dẫn sau tới phiên bản tiếng Việt : 

http://www.practicaldigitalprotection.com/#vn

Nếu người sử dụng máy tính hệ điều hành WIN và điện thoại thông minh hệ điều hành Android thì có thể đọc tài liệu tại đây : 

Practical_Digital_Protection_VN_WINAndroid.pdf

Cẩm nang Bảo mật kỹ thuật số và áp dụng

Nếu sử dụng Macbook (hệ điều hành OSX) và Iphone thì vào đường link sau :

http://www.practicaldigitalprotection.com/pdfs/Practical%20Digital%20Protection%20(VN)%20(OSX+iPhone).pdf

Người sử dụng có thể tải tài liệu dạng pdf về thiết bị của mình, hoặc đọc trực tuyến.

Trong khi đọc cẩm nang Bảo mật kỹ thuật số và áp dụng, nếu không hiểu điều gì đó, qúy vị có thể liên lạc với DTD để được hướng dẫn chi tiết thêm. DTD cũng sẵn sàng hợp tác với bất kỳ tổ chức dân sự hoặc nhóm người hoạt động nào để có thể giúp việc áp dụng tài liệu này một cách có hiệu quả. Mọi liện lạc về tài liệu này, xin gửi về :

Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 16/04/2018

Published in Diễn đàn

Quả thật, nhân quyền đang bị bỏ rơi, không chỉ bởi chính quyền Mỹ, mà cả đối với người dân. Có vẻ như ‘dân chủ’ là món ăn mà người dân chưa thực sự sẵn sàng để ‘ăn’ và ‘trả giá’ để ăn.

nq1

Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án 5 tháng 4 tại Việt Nam. (Lâm Khánh / AP)

Việt Nam đang có những tiếng nói bất đồng quan điểm !

Tờ Washington post  ngày 15.04 đã đăng tải bài viết với tựa đề : Việt Nam đang có những tiếng nói bất đồng quan điểm.

Bài viết đề cập đến Luật sư Nguyễn Văn Đài, theo đó 5 năm trước, luật sư Nguyễn Văn Đài đã đồng sáng lập một nhóm dân chủ ở Việt Nam gọi là Hội anh em dân chủ, nhằm nhấn mạnh cách tiếp cận mới đối với chủ nghĩa hoạt động. Thay vì chỉ là những người vận động gắn liền với các nguyên tắc dân chủ, các thành viên của họ sẽ nỗ lực đoàn kết lực lượng bất đồng chính kiến ​​thành một lực lượng lớn hơn, ‘sức mạnh tập thể’ và dựa trên ‘sự đoàn kết’.

Kết quả, vào ngày 05/04, tòa án ở Hà Nội đã kết án ông và năm nhà hoạt động khác từ 07 đến 15 năm tù với cáo buộc lật đổ.

Điều này cho thấy, Việt Nam không khoan dung với bất đồng chính kiến ​​và trong những tháng gần đây đã tăng cường đàn áp những người ủng hộ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ. Nhóm anh em dân chủ đã nói rằng họ đang nỗ lực ‘đấu tranh bảo vệ nhân quyền được công nhận bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế’ và ‘thúc đẩy việc xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, văn minh và công bằng cho Việt Nam’. Luật sư của họ, ông Lê Luận, nói : "Tại phiên tòa ngày hôm nay, không có bằng chứng cho thấy những nỗ lực của bị cáo để lật đổ nhà nước đã được đưa ra. Các cáo buộc rất vô căn cứ".

Nhiều ngày sau, một tòa khác ở Thái Bình đã kết án một thành viên của nhóm là ông Nguyễn Văn Túc, 13 năm tù với cùng cáo trạng.

Việt Nam vẫn bị kìm hãm trong chủ nghĩa Stalinist - khi phủ nhận quyền đối với người dân, bao gồm các blogger, những người phê phán chính phủ trên mạng xã hội trực tuyến. 

Năm 2016, Hà nội đã bắt giữ một blogger nổi tiếng là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết dưới cái bút danh Mẹ Nấm và đồng sáng lập một mạng lưới các blogger độc lập.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, hiện có 97 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, bao gồm các luật sư, blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động vì môi trường và các nhà vận động dân chủ.

Trong bài kết, Washington Post cho biết : ‘Người dân là những người thua cuộc lớn nhất’.

Quả thật, nhân quyền đang bị bỏ rơi, không chỉ bởi chính quyền Mỹ, mà cả đối với người dân. Có vẻ như ‘dân chủ’ là món ăn mà người dân chưa thực sự sẵn sàng để ‘ăn’ và ‘trả giá’ để ăn.

Hãy xem phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Đài, những gương mặt 'trong một cuộc tuần hành ngắn ngủi trên đường ra dự toà' là những gương mặt quen thuộc trong giới đấu tranh và người dân nghiễm nhiên không quan tâm họ, chỉ nhìn và lướt qua. Phiên xử ông Nguyễn Văn Túc kín tiếng hơn, và không ai tuần hành ngoài sự phản đối ít ỏi trên mạng.

Nếu tìm kiếm từ khóa ‘Nguyễn Văn Đài’ hay ‘Nguyễn Văn Túc’ hay ‘Hội anh em dân chủ’ trên mạng xã hội, thì toàn bộ những bài viết chứa đựng từ khóa này đến từ thành viên nhóm Hội Anh em dân chủ, và số nhà hoạt động. Rất ít những biểu thị hoặc bài viết liên quan đến những nhân vật này ở số đông không-phải nhà-hoạt-động.

Những tin tức phản ánh về việc gia tăng nặng hình phạt trên các trang thông tin lớn như trang Việt ngữ BBC cũng có phần lớn phản đối từ những nhà hoạt động.

Không biết, không muốn biết, không có sự quan tâm dường như là mô tả thực trạng suy nghĩ cảm quan của người dân Việt đối với hoạt động đấu tranh nhân quyền. Những cánh chim đơn lẻ trở thành mô tả đầy đủ nhất, phản ánh thuộc tính trước - trong và sau phiên tòa của chính những nhà đấu tranh. Họ thiếu một sự quan tâm của những người dân trong nước. Dù rằng, chính họ đang đòi quyền ‘được nói, được suy nghĩ và được thực hành’ trong đời sống dân sinh.

Và có lẽ chính vì thiếu sự ủng hộ đó, nên nhà nước mới thẳng tay bắt bớ và giam cầm. Điệp khúc bắt-thả nay trở thành bắt-phạt nặng, và trong không gian xã hội ấy, sự kiện phiên tòa xử nhân quyền như một tiếng chuông vang, vang lên trong không gian cực kỳ im lặng, và sớm chìm vào im lặng.

Đúng như Washington Post nhận xét, suy cho cùng thì ‘Người dân họ là những người thua cuộc lớn nhất’, bởi họ thiếu sự nhận thức, thiếu sự đồng hành, và nhân quyền vì thế bị bóp méo. Và chính bản thân họ sẽ phải trả giá vì sự bóp méo đó, khi quyền con người của họ bị tước đoạt trong hiện tại, lẫn tương lai.

Câu chuyện ‘người dân thua cuộc’ cũng chính là biểu hiện của một xã hội im lặng, một sự thông đồng đáng sợ trước quyền lực. Một xã hội chửi bới nhiều, nhưng thiếu động lực tiến tới một tiếng nói đấu tranh nhân quyền trong ôn hòa (chứ chưa nói biểu thị nó bằng cách xuống đường). Và vì vậy, các nhà đấu tranh như ông Nguyễn Văn Đài cô đơn không khác gì nỗi cô đơn của bậc tri thức cuối thế kỷ 19 như Phan Châu Trinh. Đó là nỗi cô đơn về sự im lặng và tự chịu thua cuộc của chính người dân.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 16/04/2018

Published in Diễn đàn

Trong tháng qua, có hai sự kiện liên quan đến vấn đề ngân sách của Việt Nam.

vepr1

Mô hình quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội. Ảnh : VEPR (Vietnam Center for Economic and Policy Research)

Đầu tiên là một trong 4 phương án đổi mới mô hình tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội vào sáng ngày 06/04/2018, theo đó hợp nhất 5 đoàn thể chính trị - xã hội thành các ban của Mặt trận và trước mắt thực hiện thí điểm ở cấp huyện và xã. Điều này được ông Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban tổ chức trung ương cho biết là khắc phục bộ máy cồng kềnh, bất hợp lý và kém hiệu quả. 

Trong 3 phương án còn lại, cũng nhấn mạnh việc, nếu giữ nguyên mô hình hoạt động của khối Mặt trận và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thì 'có lộ trình từng bước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và tổ chức.'

Hiện nay, năm tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Năm 2016, năm tổ chức này từng gây xôn xao dư luận khi dự toán ngân sách dành cho các tổ chức này lên đến 1.503,704 tỷ đồng. Số tiền dành nuôi các tổ chức chính trị - xã hội này gia tăng cùng với cơ cấu tổ chức và hoạt động đi kèm, tuy nhiên - nhìn chung là bị đánh giá 'thiếu thiết thực'. Bởi các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp theo xu hướng phong trào, thiếu tính thực tế, trong khi đó, biểu đồ sử dụng ngân sách dự toán của nhóm các tổ chức này chi thường xuyên cao hơn chi cho đầu tư phát triển. Dư luận vì vậy đã lên tiếng trong bối cảnh nguồn ngân sách quốc gia trong giai đoạn báo động đỏ. 

Dự toán chi tài chính năm 2017 sau đó có xu hướng giảm nhưng lại không mang tính đáng kể, ở mức 1.163,475 tỷ đồng. Một số nguồn chi thuộc nhóm tổ chức quần chúng công như Hội Nông dân Việt Nam vẫn lặp lại câu chuyện cũ khi ngân sách chi thường xuyên cho quản lý hành chính và nguồn lương cho số lượng người tham gia Hội, và nguồn ngân sách cấp cho tổ chức này còn cao hơn cả mức ngân sách dành cho Thanh tra chính phủ. 

Ước lượng của Viện VEPR (Vietnam Center for Economic and Policy Research) cho thấy, số lượng chi phí của các tổ chức quần chúng công này ở mức 1,7% GDP và tất nhiên, mức đầu tư này theo hướng dựa vào yêu cầu ngân sách của chính các tổ chức (phục vụ nhiệm vụ chính trị), chứ không phải dựa trên kết quả thực tế công việc tổ chức. 

Tuy nhiên, việc tinh giảm biên chế của các tổ chức phục vụ chính trị này đã không được đề cập trong thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội khóa XIV diễn ra vào cuối năm 2017. Và do đó, phương án đổi mới lần này áp dụng cho Mặt trận và tổ chức quần chúng công nêu trên là đáng lưu ý, một phần nó thể hiện quyết tâm cải cách bộ máy nhà nước, một phần thể hiện sự cởi bỏ gánh nặng ngân sách trong tình hình nguồn tài chính quốc gia đã không còn mấy khả thi, khi mà sự huy động vốn trong chính phủ còn ít nhiều tắc nghẽn.

Dù đáng hoan nghênh, tuy nhiên, ở mức độ nào đó cũng cần nhìn nhận lại. Cơ cấu tổ chức được tinh giảm, biên chế được tinh giảm có thể giúp giảm nguồn ngân sách chi tiêu, nhưng mấu chốt vấn đề phải là giám sát chi tiêu, và hoạch định như thế nào cho việc chi tiêu (liên quan đến cân đối giữa chi thường xuyên và chi phát triển).

Trong một diễn biến có liên quan, chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam có có dấu hiệu chững lại trong một công bố mới đây của CDIVietnam. Theo đó, sau 10 năm khảo sát, với 6 vòng khảo sát, thì kết quả OBI của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình hạn chế (42/100 điểm - dưới mức trung bình) và xếp Việt Nam vào nhóm thứ 5 (ít công khai nhất, chỉ xếp trên Myanmar trong khu vực). Báo cáo này cho thấy tính chi tiêu, giải trình - yếu tố cải thiện phân bổ ngân sách nhà nước đã không được chú ý đến, sự minh bạch và sự tham gia của công chúng. Điều này phần nào thể hiện rõ qua việc, báo cáo kiểm toán của năm 2012 được công khai, nhưng giai đoạn 2015 - 2017 thì hoàn toàn công khai muộn, hoặc chỉ công khai nội bộ ; tương tự cho số phận của dự toán dự thảo ngân sách từ năm 2012 đến nay.

vepr2

Biểu đồ sử dụng ngân sách dự toán của 6 tổ chức chính trị - xã hội và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Dễ nhận thấy chi thường xuyên (cột biểu đồ mầu da cam) cao hơn chi đầu tư phát triển (cột biểu đồ mầu xanh).

Sẽ rất khó cho việc kiềm chế chi tiêu nếu chỉ thông qua một biện pháp cứng là tinh giảm biên chế hay cơ cấu lại tổ chức ; mà cần phải thực hiện chặt chẽ sự giám sát của công dân với nguồn tài chính và khả năng công khai nguồn tài chính (từ dự thảo cho đến kiểm toán), để từ đó sự giám sát tài chính công mới thực sự được hiệu quả. Câu chuyện này cũng tương ứng với một sự kiện nhỏ xảy ra trong tuần qua, đó là, trong bảng chi tiêu của trang web Mua sắm công, có hẳn một dự chi ngân sách cho việc mua thực phẩm chức năng cao hồng sâm nhằm mục đích 'Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Quảng ninh'. Đây là một thông tin khá nhỏ, và muốn nhận biết được thông tin này thì phải nhập một mã số dài : 20180413719.

Thông tin này cho thấy, nguồn ngân sách sẽ được điều chỉnh một cách thực tế nếu người dân có thể tiếp cận tốt với việc chi tiêu ngân sách trong các cơ quan nhà nước, hơn là việc giấu nó trong một mã số hoặc thông qua các báo cáo thiếu kiểm chứng ; thậm chí là qua các báo cáo khống (thường xảy ra ở các đơn vị nhà nước công thiếu giám sát). Vì vậy, đi cùng tái cơ cấu tổ chức hay hợp nhất các tổ chức lại là công khai, minh bạch, tăng cường giám sát của công dân, hay nói đúng hơn phản ứng dư luận đối với mức chi là khả năng tốt nhất để điều chỉnh ngân sách.

Trong câu chuyện có liên quan, vào năm 2014, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra đề án 34.000.000.000 tỷ đồng để soạn thảo sách giáo khoa theo chương trình mới và thực hiện từ thí điểm đến đại trà đến năm 2023 ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên, khi dư luận phản ứng, lên tiếng và tìm hiểu hiểu con số trên rút xuống còn 400 tỷ đồng, đến mức ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lúc đó phải thốt lên : sợ ! Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sau đó đăng đàn Quốc hội giải thích đó chỉ là sai sót do 'lỗi kỹ thuật'.

Lỗi kỹ thuật trong sài ngân sách vô tội vạ là lỗi cơ bản ở các cơ quan nhà nước Việt Nam, và như thế nếu thiếu tính minh bạch và giám sát nêu trên, thì mọi sự hợp nhất chỉ tạo ra một siêu cơ quan, và việc ngốn ngân sách nhiều hơn chỉ là vấn đề thời gian.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 09/04/2018

Published in Diễn đàn

Tâm tư khi ông Tướng xộ khám : vì đâu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhúng chàm ?

Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ công an bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố theo Điều 356 Bộ Luật hình sự với tội danh ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Cụ thể, ông Vĩnh liên quan đến ‘Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành’.

tamtu1

Trung tướng Phan Văn Vĩnh (măc quân phục) : từ huyền thoại trở thành người bảo kê tội phạm ?

Cựu là vì ông bị tước danh hiệu Công an nhân dân, đồng nghĩa với hàm trung tướng cũng đi nốt.

Tất cả theo đúng quy trình : giải tán Tổng cục và bắt giam Tổng cục trưởng.

Nhưng tại sao, một người từng là Giám đốc Công an tỉnh ; Đại biểu quốc hội khóa XII ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người từng là khắc tinh của tội phạm tỉnh Nam Định ; người đứng ra chỉ đạo các vụ án gây chấn động dự luận như vụ Bầu Kiên hay vụ thảm sát tại Bắc Giang ; người từng phải hậu phẫu bởi mìn sát thương của tội phạm ; người được không ít lần nhắc trong các buổi nói chuyện về tinh thần và ý chí sống còn trong các bài giảng của học viện Cảnh sát nhân dân lại có ngày xộ khám vì nhúng chàm ?

Điều này là đặc biệt tâm tư ? Tâm tư sao không khi mà 'Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân' giờ lại là 'bảo kê tội phạm' ? 

Vì sao ? 

Có lẽ - cơ chế quyền lực không giới hạn và sự thoái hóa quyền lực – đó là câu trả lời duy nhất.

Từ lâu, Bộ công an được mệnh danh là Bộ siêu quyền lực và bất khả xâm phạm, Bộ chi phối xuyên ngóc ngách cả lập pháp, hành pháp, tư pháp về mặt thực tế, đến mức báo chí nước nhà muốn viết bài chống tham nhũng cũng phải chờ cơ quan điều tra của công an cung cấp tài liệu, nếu không sẽ đối diện với tù đày, quyền lực phía công an hình thành nên một chế độ công an trị.

Không ai kiểm soát được giới công an, và giới công an được bảo vệ trong vòng tay của Đảng. Chính những người ở nhóm lề trái đã rất nhiều lần lên tiếng về tệ ‘kiêu binh nổi loạn’ – bắt nguồn từ việc trao quyền lực không giới hạn này. Ngày hôm nay, khi mà Bộ công an trở nên ‘nát’ như thế này, nó không phải là do ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, mà nó xuất phát từ chính quyền lực quá lớn. Kết quả, lãnh đạo Bộ công an lại không tìm cách ghi nhận, mà ngược lại quy kết ý kiến về kiểm soát quyền lực công an là một quan điểm ‘bôi nhọ lực lượng công an nhân dân, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào lực lượng công an nhân dân’. Ngay cả công điện mới đây của ông Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm về siết chặt kỷ luật trong lực lượng này cũng không quên nhắc tới ‘thế lực thù địch’.

tamtu2

Thôi rồi, hết thời Còn Đàng còn mình của lực lượng Công an nhân dân

Nhưng ‘thế lực thù địch’ làm suy giảm nghiêm trọng hình ảnh lực lượng công an nhân dân lại chính là những lãnh đạo cấp cao của Bộ này, chưa kể là những con sâu mọt khác chưa bị phát hiện hoặc đưa ra truy tố trước pháp luật. Nó cho thấy, tính giám sát và chịu sự giám sát của quyền lực nhân dân đối với các cơ quan quyền lực là tối quan trọng, nếu không muốn một ngày ‘sâu mọt’ đục nát bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất. Bởi sức mạnh kim tiền với cơ chế quyền lực dễ dãi sẽ là một mật ngọt chết ruồi đối với ngay cả những người từng là khắc tinh tội phạm trong quá khứ, là ‘anh hùng’ một thời, là ‘tấm gương đấu tranh’ của không ít cán bộ - nhân viên công an tại Việt nam như ông cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh.

Đó là ‘thảm họa đỏ’ với nhân dân và là ‘thảm họa đen’ đối với chính Đảng cộng sản Việt Nam. Bởi nguy cơ chế độ tồn vong sẽ quyết định vào việc kiểm soát được lực lượng này đến đâu. Bởi điều này là ‘đặc biệt nguy hiểm’.

Có lẽ nhận thức được điều đó, nên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành thận trọng và có quy trình về một cuộc giải phẫu. Từ việc xây dựng quy chế cán bộ mới (trong đó có cả xử lý kỷ luật Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu và dừng ‘xử lý nội bộ’ khi Đảng viên vi phạm pháp luật), xử lý các vụ tham nhũng, thúc đẩy thanh tra, xử lý quá trình bổ nhiệm nhanh của con ông cháu cha ; tăng cường tinh giảm bộ máy (đặc biệt là đề xuất hợp nhất 5 tổ chức Chính trị - xã hội lớn – vốn ăn nhiều ngân sách và làm gia tăng số lực công – viên chức vào lại Mặt trận Tổ Quốc mới đây), hay tăng cơ chế quyền lực của Hội đồng nhân dân (vốn bị coi là hữu danh vô thực trước đây) vẫn đang được các địa phương thực hiện… Những bước đi này là cần thiết nhằm kiểm soát được quyền lực và dường như nó đang chạy theo quan điểm ‘nhốt quyền lực vào trong lồng lập pháp’. Riêng điểm này, có vẻ ông Nguyễn Phú Trọng cần được ghi nhận, bởi nếu không thì vô tình chúng ta sẽ tách vai trò của ông ra khỏi các sự kiện chống tham nhũng và thanh tẩy sự nhũng nhiễu quyền lực trong bộ máy nhà nước trong thời gian gần đây.

Câu hỏi tiếp theo là : câu chuyện sắp tới sẽ diễn biến như thế nào ? Liệu sẽ còn có ai tiếp tục được đem đốt và lò có tiếp tục nứt hay không ?

Có lẽ củi đã lên thì vẫn cứ đốt, và 21 đại án mà ông Tổng Bí thứ đề cập vẫn sẽ tiếp tục lên lò. Người được cho là Chủ tịch nước hiện tại (người từng một thời là Bộ trưởng Bộ công an) sẽ có số phận ra sao ở kỳ họp Quốc hội sắp tới ?

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 08/04/2018

Published in Diễn đàn

‘Ảnh hưởng đến trường’ là kết quả của sự ươn hèn, quỳ gối trước vấn nạn thành tích trong giáo dục. 

Khi cô giáo bị bắt quỳ 40 phút, Hiệu trưởng bị buộc thôi việc, còn người bắt quỳ bị khai trừ Đảng.

Sự kiện cô giáo bị bắt quỳ được coi như một sự kiện nóng, dư luận và trong đó có rất nhiều giáo viên muốn ‘mạnh tay’ để bảo vệ nhà giáo – một nghề được định hình trong tư tưởng Nho gia là ‘nghề cao quý của xã hội’.

giaoduc1

Em Phạm Song Toàn - người đã lên tiếng vì hành vi bạo hành tinh thần của cô giáo Trần Thị Minh Châu đã phải chuyển trường vì áp lực.

Nhưng cô giáo bị bắt quỳ cũng phản ảnh một nhân cách, mà nhiều nhà sư phạm cũng cho rằng, nó là sự quỳ gối về mặt nhân cách. Hay đúng hơn, cô giáo quỳ vì cô giáo bị khuất phục trước sự ép buộc của một người có chức quyền. Hay ở một góc nhìn đa chiều hơn, bản thân cô giáo cũng chứa đựng cái ‘hèn’ trong đó.

Trong khi bị cuốn vào trong sự kiện cô giáo bị bắt quỳ, thì học sinh Pham Song Toàn nức nở khóc trước quan chức vì giáo viên dạy Toán - cô Trần Thị Minh Châu (Trường Trung học phổ thông Long Thới) im lặng trong suốt tiết giảng gần 1 học kỳ. Trong khi, năm cuối cấp là năm quan trọng của đời học sinh. Trước đó, cô giáo này từng bị kỷ luật và điều chuyển chỉ bởi liên tục xúc phạm học sinh và mạt sát học sinh.

giaoduc2

Cô Trần Thị Minh Châu - người liên tục có hành vi phản giáo dục và luôn được hưởng sự ưu ái trong kỷ luật.

Khi lên báo, thay vì một sự hổ thẹn và thừa nhận sai lầm, thì cô Trần Thị Minh Châu lẫn hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Long Thới đều tìm cách nhấn mạnh rằng em Phạm Song Toàn ‘nói sai sự thật’, ‘nói không đúng chỗ’ làm ‘ảnh hưởng đến trường’ (mặc dù em đã báo cô giáo chủ nhiệm, còn thầy hiệu trưởng thì biết nhưng xem như không). Đó có phải là tư cách và là thái độ cần có của một người lãnh đạo (quản lý), một nhà giáo truyền chữ lẫn lễ cho học sinh ?

Cô giáo Trần Thị Minh Châu nhận được sự ủng hộ của thầy Hiệu trưởng, bởi cô là người đóng góp nhiều vật chất cho trường và có mối quan hệ sâu rộng. Và cô cùng với thầy Hiệu trưởng làm nên quyền lực kép, sẵn sàng đá quả bóng trách nhiệm lên học sinh Phạm Song Toàn.

‘Ảnh hưởng đến trường’ là kết quả của sự ươn hèn, quỳ gối trước vấn nạn thành tích trong giáo dục. Là hệ quả của việc khum lưng, quỳ gối của những người quen chịu đựng sự áp chế của quyền lực, quen được nói lời hay tiếng ngọt,…

giaoduc3

Ông Trần Minh Bình, hiệu trưởng Trung học phổ thông Long Thới - người từng đăng đàn trên báo VietnamNet kêu gọi 'nhân văn hơn' với hành vi phi giáo dục của cô giáo Trần Thị Minh Châu. Ảnh : Zing

Kết quả, Phụ huynh của học sinh Pham Song Toàn - người bức xúc nói ra sự thật cô giáo dạy toán Trần Thị Minh Châu không giảng bài - đã phải xin chuyển trường cho con. Bởi học sinh lẫn em Phạm Song Toàn biết mình ‘đã thua’, và từ nay – đi học sẽ như đi tù.



Người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Thu - Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong buổi họp với lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Long Thới vào sáng ngày 06.04, trong đó nhấn mạnh các đơn vị liên quan phải cấp tốc làm thủ tục chuyển trường cho em Toàn, vì em đang bị cô lập tại trường Long Thới. Đồng thời, phê phán Sở Giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng Trường Long Thới đã không có giải pháp quyết liệt khi xử lý vụ việc, bởi thay vì phải đình chỉ ngay công tác giảng dạy của cô Trần Thị Minh Châu (giáo viên không giảng bài suốt nhiều tháng) khi em Toàn phản ánh sự việc thì lại để cô giáo Châu tự mình xử lý sai phạm do mình gây ra dưới màn 'hòa giải'.

Người viết cũng đồng ý với tác giả Thẩm Hồng Thụy trong bài viết về hệ quả này trên báo Lao Động ngày 05.04, sự kiện này minh chứng ‘sự trung thực phải gục ngã !’. Tất cả đã thất bại, từ nhà trường, sở giáo dục, chính quyền thành phố đã thất bại ; chỉ có giả dối – ươn hèn – nịnh bợ - lạm dụng quyền lực với các ngôn từ và hành phi phản giáo dục thắng. Hay nói đúng hơn, em Toàn và sự trung thực của mình đã thua trong sự im lặng của chính thầy cô giáo lẫn bè bạn tại ngôi trường của mình.

giaoduc4

Bà Nguyễn Thị Thu - phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có những phân tích rất đúng thực tế và phê phán cái sai của Sở Giáo dục và đào tạo Tp. HCM cũng như sự du di, bao che của trường Trung học phổ thông Long Thới đối với hành vi phi giáo dục của một giáo viên - Ảnh : TTO

Đó là lý do vì sao, giáo viên trường, thậm chí học sinh trường Trung học phổ thông Long Thới từ bức xức đã quay sang đả kích việc làm đúng của em Toàn. 

Rõ ràng, cô giáo quỳ 40 phút đã được bảo vệ quá tốt (người gây ra sự vụ bị kỷ luật, thôi việc), trong khi trường hợp em Phạm Song Toàn đã bị bỏ lơ. Rồi đây học sinh nào sẽ dám lên tiếng về tình trạng bị xúc phạm thân thể, danh dự qua những hành vi phi giáo dục như cô Trần Thị Minh Châu đã từng làm ? Tại sao chúng ta bảo vệ hình ảnh nhà giáo ươn hèn quỳ gối 40 phút (mặc dù không sai), nhưng lại không bảo vệ cho một em học sinh trung thực và nói lên sự ‘ươn hèn’ của cô giáo cùng hệ thống nhà trường ?

Giáo dục, suy cho cùng là dạy cho học sinh không chỉ chữ nghĩa, mà cả dáng đứng thẳng - điều mà xã hội quen bợ đỡ và luồn cúi đang thiếu thốn.

Khi em Phạm Song Toàn bước ra khỏi trường, cả nền giáo dục đã thua, đã gục gã, đã cong lưng – một nền giáo dục đã không bảo vệ được hai chữ ‘trung thực’.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 07/04/2018

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý thông qua đề án về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (không tổ chức cấp trung gian ; sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong Công an nhân dân).

bca1

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2016.

Truy cứu trách nhiệm ông Chủ tịch nước ?

Đề án này gặp sự ủng hộ của phía xã hội, bởi sự phình to của thanh bảo kiếm chỉ khiến cho xã hội ngày càng bất an. Ngoài ra, việc mở cửa đầu đầu vào công an ào ạt trước đây cũng khiến cho tệ tham nhũng, nhũng nhiễu dân ngày càng tăng, tạo hình ảnh xấu đến mức báo chí phải cứu rỗi bằng loạt bài nhặt được tiền rơi - trả lại người mất hay dẫn dắt người già quên đường về nhà.

Câu chuyện này là tín hiệu đáng mừng, và vai trò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần được ghi nhận trong nỗ lực đẩy mạnh những hoạt động nhằm tinh giảm bộ máy, cơ sở của phòng chống tham nhũng (từ 120 vụ, 120 cục trưởng, 300 cục phó không còn nữa sau đề án này) và thực thi từng bướcNghị quyết số 18 về 'Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả' mà ông Tổng bí thư đã ký ban hành trong ngày 25/10/2017. Điều quan trọng nhất, nó là động lực thúc đẩy xóa sổ tàn tích phá hoại của người tiền nhiệm và thân hữu mang tên Nguyễn Tấn Dũng.

Trong bài viết của báo Tuổi Trẻ được đăng vào 9g00 sáng ngày 03/04/2018, với tiêu đề : Tái cơ cấu Bộ Công an : Cần 'bàn tay sạch'. Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an) khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng : Để đẻ ra bộ máy khổng lồ như hiện nay, theo tôi, những người tiền nhiệm ở Bộ Công an cũng phải chịu trách nhiệm.

Điều đáng chú ý là, câu nói quan trọng này ngay sau đó bị lược bỏ và hiện chỉ còn lưu trữ ở một vài trang đăng tải lại. Nó cho thấy, khả năng chức vụ 2 nhiệm kỳ của ông Trần Đại Quang là cực kỳ mong manh, khi trách nhiệm trong thời kỳ mở rộng cửa vào công an hay xu hướng phong tướng quá đà đã được nhắc lại trong thời kỳ này. Và việc tinh giảm biên chế với câu chuyện ‘trách nhiệm người tiền nhiệm ở Bộ Công an’ cũng phần nào phác họa được (hoặc gia cố một cách chắn chắc) bức tranh phe phái trong Bộ chính trị Việt nam, khi Chủ tịch nước hiện nay bị cho là 'đồng hữu với X' ( ?).

Các Bộ khác có theo không ?

Có một chỉ dấu rằng, sau Bộ Công an sẽ là Bộ Quốc phòng, bởi Bộ này cũng lạm phát về mặt nhân sự.

Một sự kiện có liên quan là vào tháng 10/2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký các quyết định bổ nhiệm 4 thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều là các tướng lĩnh mang hàm trung tướng, nâng con số Thứ trưởng lên 8 người. Bộ này cũng từng bị Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phản ánh là quá nhiều tướng trong thời bình. Nhưng đáp trả lại, đại tướng Phùng Quang Thanh lúc đó vẫn nhấn mạnh cần giữ mức trần về phong tướng để tránh anh em tâm tư, đồng thời qua cách trình bày của tướng Thanh, thì cũng cho thấy bộ máy của Quân đội khá lớn, đến mức ông Bộ trưởng lúc ấy phải thừa nhận là ‘khó sắp xếp’. Chưa kể, ngay cả việc không phong hàm thiếu tướng cho Chủ nhiệm khoa Mác-Lênin và Chủ nhiệm khoa quân chủng đã vấp phải một lực cản lớn, đến nỗi ông Phùng Quang Thanh thẳng thắn bảo rằng : Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. […] Rất là khó các đồng chí ạ’.

Câu chuyện ‘tâm tư’ như vậy cũng là một dấu hỏi ở các Bộ khác, câu chuyện thu gọn lại không hề dễ dàng, ít nhất về mặt Tổng cục, bởi điều quan trọng nhất là nó không gặp phải về mặt sức ép xã hội (như cách mà Bộ Công an đã gặp sức ép và buộc phải chuyển đổi), đó là chưa kể sự phình to của Bộ Công an có liên quan đến thời kỳ đồng chí X và ông Trần Đại Quang, còn những Bộ khác gần như không nhận được sự quan tâm đó. Chưa kể, mức độ tiêu thụ ngân sách nhà nước (hoặc là biệt đãi chế độ) của các Bộ khác so với Bộ Công an là quá nhỏ.

Và còn gì nữa ?

Tinh giảm bộ máy công an suy cho cùng cũng là dọn dẹp những bãi thừa mà X và đồng hữu gây ra. Và nó nằm trong quy trình bẻ gãy từng vây cánh của thế lực ăn tàn phá hoại này. Cần chú ý, sự kiện này nên được nhóm vào trong sự kiện Thanh tra quy hoạch, quản lý và sử dụng đất ở Kiên Giang (được Phó Tổng thanh tra chính phủ Đặng Công Huấn công bố vào chiều 02/04).

bca2

Chiều 2/4, Phó Tổng Thanh tra chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang.

Kế hoạch thanh tra này là đáng chú ý, khi Kiên Giang là nơi con trai cả ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang đương chức Bí thư tỉnh ủy. Và cũng chính vì lý do này, mà khi nó được thông qua, ông Phan Văn Sáu (Tổng Thanh tra chính phủ) đã lập tức đâm đơn xin từ nhiệm vì không chịu được ‘nhiệt’ từ ‘lò’, bởi ông hiểu hơn ai hết, công cuộc chống tham nhũng thì Thanh tra chính phủ sẽ không đứng ngoài cuộc. Và kết quả, vị Tổng Thanh tra chính phủ này đứng ngoài cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và lui về ở ẩn tại vùng Sóc Trăng với chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, bỏ lại lời hứa dài dòng và hoành tráng cái thời nhậm chức Tổng thanh tra Chính phủ.

Cuộc chiến đốt lò lần này đi đúng theo các quy trình đã định, từ việc nắm mấu chốt bên lực lượng vũ trang nhân dân, cho đến bắt giữ các đối tượng và nhóm đối tượng lạm dụng quyền lực, và tiến hành tinh gọn bộ máy, quy và truy cứu trách nhiệm của những đối tượng ‘tiền nhiệm’ tại các cơ quan này, cũng như sử dụng những sĩ quan cấp cao để lên mặt báo và đặt câu hỏi, làm rõ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, bẻ gãy những thân hữu chủ chốt của X.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Báo Quân đội Nhân dân trong bài viết ngày 1/4/2018 đã phác họa một cảnh tượng đầy mơ hồ : Cảnh giác với chiêu trò cổ vũ cho sự ra đời, hoạt động của tổ chức xã hội dân sự độc lập.

xhds1

Xã hội dân sự độc lập cũng là nằm trong khối xã hội dân sự với tính chất - vị trí và vai trò được quy định như pháp luật cho phép mà thôi. Ảnh : minh họa

Nội dung bài viết quy nạp xã hội dân sự độc lập là đến từ các thế lực thù địch ; quy chụp thiếu cơ sở về một luận điểm của một ít người để đả phá xã hội dân sự độc lập – "chỉ có xã hội dân sự độc lập mới bảo đảm được dân chủ và quyền con người" ?

Bài viết cũng không quên nhắc lại về câu chuyện Ba Lan với tổ chức ‘công đoàn đoàn kết’ cũng như sự sụp đổ của Liên Xô do xã hội dân sự độc lập được gán như nguyên nhân chính.

Bài viết cũng đánh tráo khái niệm khi gán giữa tổ chức bạo động vũ trang – FULRO trở thành một thành tố của xã hội dân sự độc lập.

Và bằng những thủ thuật như vậy, bài viết đã kết luận : sử dụng các tổ chức xã hội dân sự độc lập là thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch, nhằm "cài cấy" người của chúng chi phối hoạt động của nhân dân. Thậm chí còn đi xa hơn, tác giả bài viết còn nâng cao luận điểm chính trị rằng, ‘chúng [xã hội dân sự độc lập] "rèn luyện" lực lượng chống phá chế độ’.

Bài viết này có lẽ là phần kế tiếp, sau khi Công văn từ Ban tuyên giáo trung ương gửi Bộ giáo dục đòi hỏi phải loại bỏ những tác phẩm của thành viên Ban vận động Văn đoàn độc lập ra khỏi đề án sách giáo khoa ngữ văn mới.

Bối cảnh bài viết cũng ra đời khi lãnh đạo Việt nam liên tục công du ra nước ngoài để tìm kiếm các tín hiệu hỗ trợ về mặt kinh tế lẫn quân sự. Và trong số lần tìm kiếm đó, bản thân nhân quyền cũng được thường xuyên đề cập đến.

Trở lại câu chuyện ‘cảnh giác’, đến nay cần phải thừa nhận, Nhà nước đã bớt ‘đấu tố’ hơn đối với các xã hội dân sự độc lập về mặt truyền thông. Tuy nhiên, mức độ ‘hành xác’ các thành viên trong các tổ chức xã hội dân sự độc lập không phải vì thế mà giảm. Từ câu chuyện ngăn chặn các thành viên tham gia hoạt động mít-tinh, biểu tình ; cho đến câu chuyện gây áp lực khi tham gia hội thảo về nhân quyền….

Câu chuyện ‘cảnh giác’ vẫn cứ lập lại đều đều khi mà quan điểm giữa Nhà nước Việt nam và các tổ chức xã hội dân sự độc lập vẫn chưa gặp nhau. Đó là giữa một sự thành lập, hoạt động trên cơ sở đề ra của Hiến pháp về quyền lập hội ; trên nền tảng của một khối tồn tại như một quy luật cần thiết của thị trường là "xã hội dân sự" với một nguyên tắc là tất cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp đều thuộc sự quản lý, lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống sẽ tự điều chỉnh những gì nó được coi là phù hợp. Kể cả hiện tượng năm 2014, khi hàng loạt các hội đoàn dân sự độc lập ra đời trong sự phản ứng dữ dội của báo chí nhà nước, và cho đến nay, chỉ có một vài hội đoàn còn hoạt động về mặt thực chất. Đặc điểm này ngoài sự góp phần của áp lực nhà nước thì phải thừa nhận, hoạt động của các hội đoàn vẫn chưa thực sự lan tỏa về mặt hiệu quả, định hướng lẫn sự chuyên nghiệp. Qua đó để thấy rằng, bản thân các tổ chức xã hội dân sự độc lập còn tồn tại được, hoặc cao hơn là sự trưởng thành, nó vừa là nỗ lực hoàn thiện, vừa là một sự chấp nhận của thực tiễn đời sống.

Chấp nhận của thực tiễn đời sống hiện đại, đồng nghĩa bản thân những tổ chức xã hội dân sự độc lập đáp ứng các tiêu chí về nhân quyền trên cơ sở của sự ôn hòa. Và thực tế đã cho thấy, các tổ chức xã hội dân sự độc lập còn tồn tại được không rơi vào khuynh hướng như cổ vũ hoạt động ra đời của một đảng phái ; gây mâu thuẫn sắc tộc ; kêu gọi lật đổ - xóa bỏ chế độ nhà nước. Lý do đơn giản, vì bản thân xã hội dân sự độc lập cũng chỉ là một tổ chức xã hội dân sự mà thôi.

Ví như Hội Cựu tù nhân lương tâm ra đời để thông tin và chăm sóc các cựu tù nhân lương tâm ; Ban vận động Văn đoàn độc lập ra đời để anh chị em nghệ sĩ tập hợp lại sáng tác thi ca ; Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng là để mọi người tự do bày tỏ quan điểm của mình theo công ước mà Việt nam đã ký kết. Nghĩa là tất cả những hoạt động này hoàn toàn nằm trong các quyền tự do căn bản mà Pháp luật nhà nước Việt nam quy định. Chỉ vậy thôi, mà Nhà nước không những ‘cảnh giác’, mà còn áp đặt cho các tổ chức này là ‘thế lực thù địch’, sao mà nghe nó chuyên chính vô sản quá đà đến thế !

Thứ nữa, quan điểm áp đặt ‘chỉ có xã hội dân sự độc lập mới bảo đảm được dân chủ và quyền con người’ thực ra chỉ có ở một số cá nhân, hàm nghĩa - nó không được thừa nhận một cách rộng rãi bởi các hội đoàn dân sự độc lập. Bởi đây là một quan điểm gây hiềm khích, chia rẽ giữa các tổ chức NGO thuộc sự quản lý nhà nước và khối NGO độc lập. Bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào ra đời đều đặc tính riêng của nó, nhưng mục đích chung nhất là ‘phụ’ Nhà nước làm trong những công việc mà tiềm lực (hoặc năng lực) nhà nước chưa làm tốt được ; cũng như giám sát chính sách/chủ trương nhà nước sao cho không làm tổn thương xã hội hoặc đi ngược lại các các văn kiện, công ước về quyền con người mà Nhà nước đã giao kết với quốc tế. Vậy nên, đừng lấy cụm từ ‘độc lập’ ra để gây chia rẻ và gán ghép nó như một tổ chức chính trị, bởi đó là cách áp đặt hèn hạ, thô bỉ.

Cuối cùng, tiền thân của xã hội dân sự độc lập hay xã hội dân sự là quá trình nảy nở xã hội dân sự từ trước đó, ngay trong thời kỳ thuộc Pháp với những hội đoàn thiện nguyện, rồi kể cả trong thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay. Các tổ chức xã hội dân sự Việt nam hiện nay không hoạt động về mặt đối kháng chính trị, hay thành lập tổ chức vũ trang để chống lại nhà nước, kêu gọi bạo động, mà ngược lại chính các tổ chức xã hội dân sự (trong đó có cả hội/nhóm xã hội dân sự độc lập) đã thúc đẩy một tiến trình hòa bình bằng những lần biểu tình trong sự ôn hòa (mặc cho sự kích động từ phía quần chúng tự phát), đòi hỏi những quyền dân sinh và dân chủ để nhà nước nắm lấy và thực hiện tốt hơn phương châm nhà nước của dân - do dân và vì dân. Điều quan trọng là các xã hội dân sự độc lập xuất hiện nhiều hơn khi lần đầu tiên Hiến pháp 2013 có hẳn 1 chương về quyền con người – cho phép một địa vị pháp lý, cổ vũ cho sự ra đời của Luật về Hội. Và xã hội dân sự độc lập đã đi trên cơ sở nền tảng về quyền, theo đúng chủ trương – chính sách Pháp luật, vậy hà có sao tác giả bài báo lại dẫn dụ xã hội dân sự độc lập đi ra từ một tổ chức bạo động – vũ trang có màu sắc tôn giáo là FULRO ? Đây có phải là cách thức bẻ cong ngòi bút để đạt được một mưa đồ nào đó chăng ?

Còn quá nhiều thứ để bàn cãi về xã hội dân sự độc lập, nhưng đó phải là làm sao để các tổ chức này góp phần cùng Nhà nước để thúc đẩy xã hội đi lên, chứ không phải vì chữ ‘độc lập’ mà ‘bức cung, nhục hình’ cho các tổ chức này chết dần, chết mòn chỉ vì nỗi sợ vô cớ và phi khoa học về một ‘thế lực thù địch’ qua hình hài xã hội dân sự độc lập.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 04/04/2018

Published in Diễn đàn