Bức ảnh có người đàn ông mặt áo nhạt màu, trên bệ đài phát biểu. Phía sau là một pano nền đỏ chữ vàng ghi rõ dòng chữ : Hội nghị báo cáo viên tháng 6/2018. Tuyên truyền về chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế. Đơn vị chủ quản là Ban tuyên giáo tỉnh ủy An Giang.
Ảnh minh họa
An Giang thì khác Kiên Giang, nên An Giang không có cái gọi là 'đặc khu kinh tế', nhưng An Giang có vẻ thức thời khi làm hẳn chuyên đề báo cáo về tuyên truyền chủ trương xây dựng đặc khu. Và điều chắc chắn là, Ban tuyên giáo tỉnh ủy An Giang sẽ sớm nhận bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Ban tuyên giáo Trung ương trao tặng.
Vấn đề, vì là công cụ tuyên truyền chính trị, nên đôi khi ban tuyên giáo các tỉnh thành lại học thuộc nghị quyết hay các văn bản hướng dẫn về một vấn đề gì đó bất kỳ. Tức cứ có Hội nghị báo cáo hay đợt tuyên truyền cao điểm, thì thành viên ban tuyên giáo lại trải qua kỳ thi học thuộc lòng. Vì học thuộc lòng, và bản thân đặc thù ngành là như vậy, cho nên giá trị mang lại của tuyên truyền từ tuyên giáo chỉ mang tính nhồi nhét là chính. Dù vậy, với cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực trải rộng hầu khắp các tỉnh thành, hình thành những 'nhịp cầu tôn giáo' nên sức ảnh hưởng của tuyên giáo đối với người dân, ngay cả đối với những vùng sâu xa, hải đảo, vùng mà người dân ý thức còn chưa cao,...
Những lời tuyên giáo nói là những lời đã được soạn sẵn, họ đâu có hiểu gì về đặc khu, họ nói về điều tốt nhiều vạn chữ, và cái hạn chế chỉ có vài chữ. Thậm chí, tính chất hạn chế của đặc khu đôi khi được xoa dịu bằng thủ thuật nối chữ 'tuy hạn chế nhưng chúng ta đã có phương hướng khắc phục'. Có nghĩa là làm cách gì, bằng cách nào đi chăng nữa thì với những gì mà nhà nước và đảng quyết, nhân dân hãy tin tưởng vào thắng lợi to lớn và cuối cùng.
Khi một chủ trương hay chính sách quyết sai, với sự tác động của ban tuyên giáo, thì hệ quả nó để lại di hại gấp nhiều lần. Bởi ban tuyên giáo lại không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, mà họ đồng thời hợp phức hoá cái gọi là 'dân quyết thì dân sai'. Tức đã tuyên truyền, và người dân đồng thì thì mặc nhiên xem đó là trách nhiệm thuộc về nhân dân ; thỉnh thoảng trong nhóm đối tượng tuyên truyền có cá nhân nổi lên phản biện nhưng đó chỉ là con số hiếm hoi. Ngay cả đối tượng được lựa chọn, nhìn chung nhất vẫn là nhóm đội ngũ công nhân viên chức, những người buộc phải phục tùng mệnh lệnh theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tại khu vực phường xã, những 'cán bộ' sau học tập này sẽ tiến hành các hoạt động hiện thực hoá buổi học, trong đó chủ yếu là tiếp tục cho tuyên truyền trên hệ thống loa khối phố, làng xã ; có nơi còn in hẳn một văn bản 'đồng thuận' về đặc khu để vận động nhân dân ký lấy.
Vậy nếu kết quả tuyên truyền trong nhân dân không đạt được kết quả như tỉnh hay Trung ương mong muốn thì sao ? Không sao cả, sau khi tổng hợp và báo cáo, các tuyên giáo viên cũng biết làm sao cho 'tròn đẹp'.
Thế nên tuyên giáo khi chỉ là cái loa thì hại vô cùng, bởi nó phát và áp đặt một giá trị thông tin một chiều người dân. Điều này đồng nghĩa, tuyên giáo sẽ chỉ hữu ích khi cho phép giá trị phản biện đi vào trong, và điều này là vô cùng khó.
Khó là vì sao ? Không phải vì ban tuyên giáo, mà chính là vì chủ trương từ trên đề xuống theo nguyên tắc 'phải làm cho được', bản thân ban tuyên giáo được thành lập cũng để thực hiện quy trình cứng đó.
Trở lại với vấn đề đặc khu, thông tin từ VP Chính phủ trong ngày 24.08 cho hay, dự kiến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10/2018), Quốc hội chưa xem xét dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Tin vui ? Tất nhiên Tuy nhiên, ngay cả khi chưa thông qua, thì người dân cũng hiểu đó chỉ mang tính tạm thời. Bởi trong Nghị quyết chung của Quốc Hội kỳ trước khi chưa thông qua Luật đã nhấn mạnh : Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong cử tri và nhân dân.
Còn hiện giờ, thì Tổng Thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay : còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri thế nào, tóm lại rất thận trọng.
Vậy theo quy trình này, thì đặc khu sẽ phải thực sự tiến hành thận trọng qua con đường lấy ý kiến nhân dân và cử tri. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả sau cùng theo ý muốn, thì cần phải tăng cường và tuyên truyền để tạo đồng thuận. Với sự góp sức từ tuyên giáo và bộ máy truyền thông.
Nếu hiểu theo cách trên, thì 'đồng thuận trong nhân dân' sẽ có thể sử dụng số liệu từ ban tuyên giáo, với phương pháp của ban này là : ra sức tuyên truyền, mở rộng những tờ giấy ký kết và ủng hộ đặc khu ?
Liệu biện pháp mang tính 'cưỡng bức, lừa dối hoặc thiếu trung thực' sẽ thực hiện ? Điều này tuỳ thuộc vào trong quyết tâm chính trị của Đảng và nhà nước đến đâu, sự lắng nghe nhân dân thế nào. Còn nếu theo hướng truyền thống bấy lâu nay, thì chắc hẳn 'sự đồng thuận đầy mê hoặc' như từng diễn ra trong đợt lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 2013 sẽ tái lặp lại (1).
Vấn đề là nếu nhân dân đồng thuận cao, nhưng khi dự luật được thông qua thì biểu tình tiếp tục nổ ra thì Chính phủ hay Ban tuyên giáo phải ăn nói thế nào với dân, về cái gọi là 'nhân dân đồng tình ủng hộ' ?
Chính vì vậy, thay vì làm mọi cách để được thông qua bằng một bộ phận 'nhân dân' (núp bóng dưới dạng 'đại bộ phận nhân dân', thì Chính phủ cần đẩy mạnh nghiên cứu và chỉnh sửa dự luật, chỉ đạo Ban tuyên giáo tiếp thu các ý kiến khác nhau trong nhân dân để trả về TW, tiến hành các hoạt động lắng nghe cử tri - nhân dân nói, kể cả tổ chức các diễn đàn đa chiều để làm rõ ý nhân dân muốn gì, cần gì - thay vì chú trọng 'tuyên truyền' là chính. Chỉ có như vậy, trong mắt dân, tuyên giáo mới không bị coi là công cụ, và giá trị thông tin của tuyên giáo đưa ra, hay Chính phủ đưa ra dân mới thực sự chấp nhận. Hay nếu không 'thận trọng', thì một lần nữa, ý chí Chính phủ và lòng dân sẽ trái ngược nhau.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 26/08/2018
Tin mới nhất, trong một thông tin muộn vào ngày 24.08, Văn phòng Quốc hội cho hay tại kỳ họp thứ 6 diễn ra tháng 10 tới, Quốc hội dự kiến chưa xem xét dự án Luật Đặc khu để tiếp tục xin ý kiến cử tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học.
Vấn đề đặc khu hay chìa khóa mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam ? Ảnh : Hoàng Hà.
Những nỗ lực không mệt mỏi cho việc rà soát kỹ lưỡng dự thảo Luật này về mặt kinh tế lẫn quốc phòng vẫn tiếp tục được đặt ra, đối với giới chuyên gia, trí thức và truyền thông.
Thực tế, điều này là cần thiết, khi vấn đề về chủ quyền an ninh quốc gia là đáng lo ngại, dựa trên cơ sở tương tác có thể xảy ra giữa đặc khu và sáng kiến 'Một vành đai - một con đường'.
Mối quan hệ song phương
Vào tháng 05/2017, tại Diễn đàn Hợp tác quốc tế về 'Vành đai và Con đường' được tổ chức tại Bắc Kinh. Bà Dương Tú Bình, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Trung Quốc (ACC) đã chia sẻ với báo giới về mục tiêu cùng lợi ích mà sáng kiến này mang lại cho cả Việt Nam, khối ASEAN và Trung Quốc. Trong đó, riêng Việt nam, bà nhấn mạnh, sự liên kết giữa hai chiến lược là 'Vành đai và con đường' cùng kế hoạch 'hai hành lang, một vành đai' sẽ có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai nước và sẽ tạo cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ song phương.
Trong thực tế, quan hệ hai nước Việt - Trung Quốc vẫn xoay quanh, và trọng tâm hóa 'tăng cường quan hệ song phương'. Trong các ngày từ 19/08 - 23/08, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cũng đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong đó ông được đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp. Tại buổi gặp, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, quan hệ hai nước đang đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, khi các tình huống quốc tế và khu vực trải qua những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Dù vậy, đến nay cả hai quốc gia đã cải thiện được mối quan hệ, và lưu ý rằng, 'động lực tốt [trong mối quan hệ hai nước] đã được tăng cường kể từ năm ngoái.
Đáp lại, ông Trần Quốc Vượng cho biết : phát triển mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại của mình.
Năm 2018 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ông Tập đã kêu gọi 'điều chỉnh chiến lược phát triển của họ và tăng cường hợp tác thiết thực.'
Và một trong những động thái 'tăng cường hợp tác thiết thực' nhất có lẽ là hình thành những dự án hợp tác hoặc bổ trợ cho sáng kiến 'Một vành đai, một con đường'. Đặc khu kinh tế với hàng tá dự án cơ sở hạ tầng được kết nối với hệ thống hạ tầng 'hành lang' trước đó có thể nằm trong diện này.
Sáng kiến không phải lúc nào cũng tốt
Vấn đề là, bản thân sáng kiến 'một Vành đai, một con đường' trị giá hàng ngàn tỷ USD - vốn được nhấn mạnh yếu tố 'tương lai' không phải lúc nào cũng thực sự tốt đẹp.
Mới đây, Washington Post cho đăng tải bài viết nêu rõ tính chất 'không tốt' của sáng kiến này. Cụ thể, Malaysia trong tuyên bố hôm thứ ba rằng, họ đã hoãn hai dự án cơ sở hạ tầng lớn do các công ty Trung Quốc xây dựng vì chi phí cao.
Malaysia là một trong những quốc gia cho thấy tính chất rạch ròi của mình đối với sáng kiến đầy tính mơ hồ này. Nhưng tại sao mơ hồ mà lại có hai dự án cơ sở hạ tầng lớn ?
Nhiều người cho biết, dự án thế kỷ này giống như Kế hoạch Marshall, gói kích thích của Washington cho Châu Âu sau Thế chiến II. Tức đổi hạ tầng lấy ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mục tiêu thực sự của Trung Quốc không dừng tại đó, mục tiêu của nước này là thiết lập mạng lưới kết nối tốt hơn với các đối tác thương mại của mình. Trong thực tế, và đưa nước ngoài vay các khoản vay lớn từ Trung Quốc để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn, tất nhiên - thầu dự án là bởi các công ty Trung Quốc.
Tất cả điều đó rõ ràng là vì lợi ích của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, Bắc kinh có thể sử dụng một số năng lực công nghiệp dư thừa ở nước ngoài nếu nền kinh tế của nước này chậm lại. Về lâu dài, nó có thể giúp quốc tế hóa các công ty Trung Quốc và cung cấp cho Bắc Kinh một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại toàn cầu.
Một báo cáo Lầu Năm Góc được đưa ra vào giữa tháng Tám cho biết, Bắc Kinh đang cố gắng 'phát triển mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các nước khác, định hướng lợi ích của họ để phù hợp với Trung Quốc, và ngăn chặn sự đối đầu hoặc chỉ trích về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm.' Điều này có vẻ giống như quan điểm của hai nhà lãnh đạo Việt - Trung trong tuần vừa qua.
Trở lại với sáng kiến, Trung Quốc tập trung vào sân bay lớn nhất, cảng nước sâu,... Tại Sri Lanka, hai dạng công trình này được hình thành, riêng cảng nước sâu, hiện đang nằm trong tay một công ty nhà nước Trung Quốc với hợp đồng thuê 99, dù thế - dự án này vẫn đang phát triển ì ạch. Bản thân Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan cũng sẽ phải đấu tranh để trả nợ Trung Quốc - liên quan đến thụ hưởng sáng kiến này.
Nhưng xa hơn, một điều đáng chú ý mà báo Washington Post vừa đăng tải vào ngày 22/08 là, Trung Quốc đang tiến hành một chiến thuật 'ngoại giao' dựa trên nợ, và có kế hoạch để quân đội Trung Quốc sử dụng tất cả các vành đai và đường này một ngày trong tương lai.
Đặc khu có tính thụ hưởng sáng kiến ?
Trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Cộng sản vào tháng 08/2017 với tiêu đề 'Vành đai, con đường : Hướng tới giấc mộng Trung Hoa' cũng đề cập đến chi tiết thụ hưởng của Việt nam. Cụ thể, ngay từ khi đưa ra sáng kiến 'Trung Quốc đã quy hoạch các địa phương nằm trong phạm vi chiến lược này. Theo đó, Tân Cương sẽ là trung tâm kết nối giữa Trung Quốc với các nước khu vực Trung Á, Nam Á và Tây Á. Hắc Long Giang là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với Mông Cổ và vùng Viễn Đông của Nga. Tây Tạng sẽ kết nối với Nê-pan. Quảng Tây và Vân Nam là cửa ngõ kết nối với ASEAN. Trong đó, Vân Nam có vị trí giáp với Việt Nam, Lào và Mi-an-ma nên sẽ là điểm kết nối giữa Trung Quốc với các nước Tiểu vùng sông Mê Công'.
Những nguy cơ về sáng kiến con đường - vành đai, về cho thuê 99 năm, về vay nợ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng, hay thậm chí thụ hưởng một phần các dự án kinh tế đối ngoại Trung Quốc cũng cần được đánh giá lại. Trong đó, có cả vấn đề liên quan đến luật đặc khu. Bởi nếu đặc khu kinh tế thụ hưởng giá trị từ sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' thì bản thân nó đã và đang trở thành mắc xích lớn trong tăng cường quan hệ giữa hai nhà nước Việt - Trung.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 25/08/2018
Một chia sẻ của Luật sư Hà Huy Sơn và trầm tư của ông.
'Trong thực tế ko ít các trường hợp chính những người đấu tranh lại hành động một cách 'tùy tiện' và tôn thờ những giá trị 'lưu manh'. Họ có những lý giải như : 'Chống lại cái xấu cũng cần phải có thủ đoạn'. Ngắn gọn là 'Muốn tử tế thì phải qua giai đoạn lưu manh'. Vậy lập luận này có đúng ko ?'.
Vườn Tao Đàn thơ mộng bị biến thành tại tạm giam dã chiến để giam giữ và tra tấn những người biểu tình ngày 10/06/2018
Luật sư Hà Huy Sơn là một luật sư nhân quyền, bởi ông bầu chữa cho rất nhiều tù nhân chính trị trong thời gian gần đây. Bản thân ông cũng là một người nói thẳng, nói thật trong nhiều vấn đề thuộc không gian đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Do đó, hãy thử đặt quan điểm trên vào trong cuộc đấu tranh tại Việt Nam để có thể nhận diện một số vấn đề.
Trước hết, đấu tranh vẫn diễn ra, với những tầng lớp phức tạp, những luận điểm trắng - đen khác nhau là điều dễ hiểu, một phần chính vì sự tập hợp của giới đấu tranh hiện nay thuộc nhiều tầng lớp (nông dân, công nhân, tư thương, nhà giáo, cựu chiến binh, cựu quan chức,...), với trình độ khác nhau trong xã hội.
'Cần thủ đoạn', luận điểm này có vẻ xuất hiện khi mà sự trấn áp từ phía chính quyền ngày càng lớn đối với phong trào dân sự trong nước. Một 'trại giam dã chiến Tao Đàn' là điều chưa từng có trước đó, nó làm biến mất quy trình 'tống lên xe bus, câu lưu tại đồn công an X' trước đó. Việc tiến hành các hành động nhục mạ, tra tấn cũng diễn ra, và với tác động của mạng xã hội, những hành vi này nhanh chóng được phản ánh.
'Phẫn nộ' là tâm trạng của không ít người khi đọc về các trường hợp bị phía cơ quan nhà nước lạm dụng quyền, hoặc nhỏ hơn là các viên an ninh - cảnh sát. Phẫn nộ một phần cũng phản ánh cảm giác nhỏ bé, ít nhiều cô đơn trước tình trạng gia tăng bạo lực, thậm chí có lúc 'ôn hòa' được xem là cụm từ 'thù địch' với chính những người đang muốn đấu tranh, thay đổi dân chủ - nhân quyền Việt Nam.
'Giới hạn nào' là câu hỏi được đặt ra cho việc, bao lâu sẽ tiến hành các hoạt động 'trả đũa' trở lại những hành vi bạo lực đó. Không phải đến bây giờ, sự phẫn nộ và hơi hướng trả đũa mới xuất hiện, mà từ khi nhân quyền được mạnh dạn theo chân người xuống đường, khi lớp người đấu tranh đối diện trực tiếp với lớp nhân viên bảo vệ chế độ, thì cũng là lúc xung đột, xô xát xảy ra, gắn liền với máu và nước mắt của những người đã và đang thúc đẩy nhân quyền hay thực hành hành vi nhân quyền. Sự phẫn nộ cứ lặp đi lặp lại, sẽ dẫn đến hiện tượng ngán ngẩm hình thức 'bất bạo động' của một số người, và họ tìm cách thúc đẩy nhanh hơn 'trận chiến' này. Và khi trấn áp diễn ra mạnh bạo, thì nhu cầu được 'giải phóng' lại càng nhanh. Số rất ít trong đó lựa chọn ủng hộ phương pháp cực đoan, trong giai đoạn 'lưu manh hòa'. Hãy gọn hơn, là 'dùng máu để dừng đổ máu'.
'Trả thù' là cách đăng tải thông tin gồm tên tuổi, cấp bậc, cơ quan làm việc, thậm chí là số điện thoại,... đối với những đối tượng được cho là 'hèn với giặc, ác với dân'. Người ta không hình dung ra được phương pháp trả thù đó là gì, nhưng nó đã gây ra xung đột ngầm rất lớn giữa nhóm người thuộc nhà nước (ở đây là công an) với những người muốn sự thay đổi lớn về mặt thể chế xã hội.
'Che giấu', dù mới có xu hướng nảy mầm, và còn lẻ tẻ, nhưng việc thực hiện đăng tải 'phong thần' các nhân viên công an như thế cũng tạo ra nguy cơ, lớn nhất là bạo lực. Tác động của việc tiến hành lên danh sách 'bảng phong thần' nhằm truy lùng về 'cảnh sát, an ninh' có hành vi bạo lực là hết sức to lớn, nhất là khi nó được đăng tải trên mạng xã hội Facebook. Có vẻ, các viên an ninh - cảnh sát lờ mờ nhận ra điều đó, và việc sử dụng khẩu trang y tế trong các đợt ghi hình và 'trấn áp' người hoạt động, một phần giúp họ tự bảo vệ mình.
'Bạo lực', phát sinh là điều tất yếu, nếu như hai bên (công an và giới công an) không 'điều hòa' được với nhau. Sẽ rất khó để đảm bảo cái gì sẽ xảy ra, trong khi máu hiếu chiến tiếp tục sôi sục, sự căm phẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh những hành vi bạo lực tiếp tục được phô bày. Che giấu bằng khẩu trang y tế chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.
Mặc dù hệ quả xảy ra cũng mồi lửa bạo lực dồn nén là vô cùng lớn, nhưng vấn đề của các viên an ninh - cảnh sát là họ dựa vào bộ máy khổng lồ mà quên các hậu quả khi thông tin và thân nhân bị lộ ra ngoài - đồng nghĩa họ phải gánh chịu những hậu quả rất lớn khi mà tính 'bạo lực' lên ngôi và nhắm về phía họ. Họ có vẻ chưa từng nghĩ về điều đó, nhưng họ cảm nhận nên 'tự bảo vệ' một chút bằng khẩu trang y tế. Thực tế, những video clip kích động bằng bom xăng trên Facebook có lượt tương tác khá lớn, trong đó nhóm đối tượng công an luôn được xem là mục tiêu. Ngoài ra, bài học về đám đông thực thi 'công lý cách mạng' đối với các lực lượng an ninh, thẩm phán từng trấn áp người biểu tình tại Ukraine nên được xem là bài học trong đánh giá tác động và hệ quả của việc sử dụng bạo lực về sau này.
'Lựa chọn và thực hiện', là 1 quá trình dài, nhưng nó sẽ là tiến trình đã được khởi động chứ không còn là một xu hướng tạm thời nữa. Và lúc này, lại xuất hiện một thách thức mới cho cả 2 phía (nhà đấu tranh ôn hòa và lực lượng công an). Với công an, họ phải đảm bảo tuyệt đối bí mật danh tính để tránh những hệ quả liên quan đến các yếu tố sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình. Còn với người đấu tranh ôn hòa, họ phải đảm bảo quá trình đấu tranh phải là 'ôn hòa', nghĩa là không bạo lực, không thủ đoạn lưu manh. Họ cần xây dựng một hình ảnh truyền thông đẹp.
'Mâu thuẫn nhưng hợp lý', đứng trước bạo lực, cả phía công an lẫn người đấu tranh ôn hòa cần phải có một quá trình xử lý và chặn đứng làn sóng này. Nghe có vẻ mâu thuẫn, ít nhất là về vị trí đứng - tuy nhiên, nếu không cùng nhau lên tiếng và ngăn chặn, thì cả sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thất khi mầm mống bạo lực nêu trên phát triển thành một 'cách mạng săn lùng'.
Bom xăng xuất hiện ở Bình Thuận trong những năm gần đây, là mầm mống bạo lực
Không phải bây giờ những cảnh báo hay xử lý cảnh báo về tình trạng 'lưu manh, bạo lực' mới diễn ra. Cách đây không lâu, nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã kêu gọi sự dừng lại các hành vi đăng tải hình ảnh, thông tin của các viên công an lên mạng, vợ con của họ nhằm 'truy lùng'. Đơn giản đó là hành vi phản nhân quyền.
'Hợp lý', vì sự lên tiếng đó là cần thiết, là giá trị nhân quyền phủ lên tất cả. Công an cũng cần nhân quyền, và nếu lựa chọn nhân quyền loại trừ, thì lúc đó nhân quyền trở thành một chủ thể hẹp hòi. Không gian nhân quyền Việt Nam sẽ bị móp méo, và phát triển không còn bền vững.
Từ trong xã hội 'lưu manh', nếu buộc phải 'lưu manh hòa' để đấu tranh thì khi đó, nền tảng xã hội mới không còn tính chất 'bộ mặt con người'. Và vì vậy, bản chất của quan điểm 'tử tế thì qua giai đoạn lưu manh' nó chỉ cho thấy tính chất manh mún, thoả mãn tính bạo lực, xảo trá,... núp bóng dưới danh nghĩa đấu tranh.
Do đó, đấu tranh chống lại sự tiêu cực, bạo lực lẫn lưu manh trong xu hướng và cách thức tiến hành đấu tranh là nhiệm vụ sống còn của giới đấu tranh dân chủ - nhân quyền chân chính. Ít nhất, nó đảm bảo yếu tố then chốt và cần có của không gian nhân quyền Việt Nam - sự ôn hoà.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 24/08/2018
Khi các 'đồng chí cảnh sát - an ninh' áp dụng các thủ đoạn khác nhau, kể cả bạo lực để ngăn chặn mục tiêu của một người hoặc một nhóm người biểu tình, họ không nghĩ rằng, họ đang đẩy đến giới hạn của bạo lực.
Sự kiềm chế của nhóm người biểu tình ôn hòa được xem như khóa then chốt để đoàn biểu tình thực sự biểu thị quyền của mình trong hướng dẫn của pháp luật.
Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình ? Quan điểm này được khắc họa trong hầu hết các cuốn sách giáo khoa về lịch sử, nhưng một dân tộc chuộng hòa bình không đồng nghĩa với sự hiếu chiến giảm đi. Thực ra, hòa bình của dân tộc Việt Nam có thể được khắc họa bằng câu nói : muốn có hòa bình, phải luôn chuẩn bị chiến tranh.
Kể từ khi lập quốc đến nay, nếu tính 10 đầu ngón tay, thì thời gian hòa bình của Việt Nam chỉ vỏn vẹn 2-3 ngón, còn lại hầu hết là tình trạng chiến tranh liên tục, trong đó có cả nội chiến lẫn ngoại chiến.
Miền Bắc - nơi giữ lại hương vị truyền thống của nhà nước Đại Việt, cũng là nơi chứng kiến hàng tá lễ hội khác nhau mang màu sắc bạo lực. Bạo lực lời nói, cho đến bạo lực cả trong không gian lễ, sự giành giật, cướp, đâm chém diễn ra như một lệ tục của dân tộc, và ở chừng mực nào đó, nó khắc họa một thứ gì đó rừng rú - không còn hợp thời.
Nhưng không dừng tại đó, mà cụ thể hơn, hầu hết người Việt Nam chứa đựng một dòng máu rất nóng, nóng đến mức độ 'hở ra là đâm chém, giết chóc'. Trong lăng kính của xã hội bình dân xoay quanh hành vi 'nhậu' cũng diễn biến một cách bạo lực : nhậu trả tiền cũng chết, nhậu không trả tiền cũng chết, không nhậu cũng chết, và nhậu cũng chết.
Dòng máu bạo lực chỉ được kiềm chế chứ không triệt tiêu, bằng ý thức và trí thức. Nhưng con số này là vô cùng hiếm. Trong một hoạt động đám đông, chỉ cần một kích động nhỏ, sẽ nhanh chóng bùng phát thành một cuộc bạo loạn lớn. Và nếu thiếu sự ôn hòa diễn giải, kiềm chế, thì đổ máu là tất yếu xảy ra sau khi đám đông trở nên hung hãn.
Nhưng câu chuyện ở đây là gì ? Đó chính là quyền biểu tình và những người ôn hòa cũng như sự gìn giữ tính ôn hòa đó trong chính cộng đồng, xã hội Việt Nam.
Cụ thể hơn, bấy lâu nay, dù không ban hành Luật biểu tình do lo ngại ý thức dân chưa cao, nhạy cảm hay hàng tá lý do khác. Nhưng quyền biểu tình vẫn được diễn ra như một hệ thức được công nhận trong bản Hiến pháp.
Vấn đề giữa bất hợp pháp và hợp pháp chỉ diễn ra khi mà biểu tình ôn hòa bùng phát thành một cuộc bạo loạn. Và do đó, sự kiềm chế của nhóm người biểu tình ôn hòa được xem như khóa then chốt để đoàn biểu tình thực sự biểu thị quyền của mình trong hướng dẫn của pháp luật.
Tuy nhiên, phía chính quyền không nghĩ vậy. Thường thì họ sẽ cho công an mặc thường phục trà trộn vào kích động, hay dựng nên một nhóm biểu tình kích động để đẩy cuộc biểu tình đi đến hành vi bạo lực. Trong quá trình này, họ tìm cách khóa chặt, hoặc kích động bạo lực đối với người biểu tình ôn hoà, kể cả tấn công vật lý.
Vấn đề là, những người biểu tình ôn hòa nằm trong một đám đông thực sự là giá trị cốt lõi cần phải được gìn giữ. Bởi nếu không gìn giữ mà liên tục tấn công, thì chẳng mấy chốc nhóm người vốn đã rất nhỏ này sẽ hòa vào trong dòng chảy bạo lực lớn, trong sự tấn công bạo lực liên tục của nhóm đến từ chính quyền.
Mục tiêu vẫn là trấn áp. Tất nhiên, phía chính quyền sẽ đạt được mục đích đó. Nhưng trần áp là hành vi sử dụng bạo lực lên trên bạo lực để kiềm chế bạo lực. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ là làm gia tăng yếu tố bạo lực trong các đối tượng lên một một tiêu mới. Thực tế cho thấy, những vụ xô xát hay thậm chí là bạo lực giữa người dân với nhà nước ngày cả gia tăng, về cả hai phía. Người dân vốn dĩ chứa đựng một thùng dầu truyền thống bạo lực bên trong, nay nếu được kích thắp, sẽ bùng lên để họ thực thi công lý của mình.
Nhóm tội trạng khủng bố tưởng chừng như bám bụi trong Bộ Luật hình sự nay lại được sử dụng trong thời gian gần đây. Và cụ thể hơn là việc sử dụng này áp dụng cho các đối tượng tiến hành các hoạt động liên quan đến bom hay chất gay cháy diện rộng. Nhưng người được tuyên bố là 'kẻ khủng bố', rất trẻ.
Nhưng những người 'khủng bổ' này dù có đi chăng nữa thì cũng là một sản phẩm của một xã hội bạo lực, của nền chuyên chính bạo lực vũ trang để bắt dân nghe lời.
Nếu đặt một vị an ninh có những hành vi gây phản cảm, đi ngược giá trị nhân quyền, sử dụng bạo lực hành vi lẫn lời nói để gây ức chế, khiếp sợ, nắm tâm lý đối tượng. Thì ngay từ lúc đó, hoặc đó là sự sợ hãi, hoặc đó sẽ là nuôi mầm bạo lực bên trong và chờ đến một lúc họ sẽ trả thù trở lại.
Những hành vi diễn ra trong xã hội chưa thấy nhiều, nhưng những video mà lực lượng vũ trang (chủ yếu là công an) ghi lại cảnh đánh đập dân thì theo sau màn đánh đập đó, là những phản hồi không kém phần khác máu, mà đối tượng 'bị treo cổ' là những viên công an vốn sử dụng quyền lực trước đó.
Vấn đề các viên công an không hình dung được tác dụng nuôi mầm bạo lực, bởi nghiệp vụ họ chỉ dạy nó 'khắc chế' chứ không phản hệ lại những gì họ học. Cuối cùng, về mặt vô hình, họ trở thành tầm ngắm của những nhóm người ưa bạo lực.
Sói cứ tưởng săn thợ, nhưng sói mới thực chất bị săn. Các công an viên chưa đối diện với mức độ tác động cao như đốt nhà, bắt cóc, gây thương tịch... nhưng những mầm mống bạo lực đời đầu thông qua biểu cảm vui mừng, kích động,... khi một công an viên bị tai nạn và chết lại chính là biểu hiện đặc sắc của bạo lực dưới dạng không hành động.
Bạo lực, thậm chí đặt 2 bên vào thế đối lập (như lời viên an ninh ngăn cản nhóm người đến thăm TS Hà Sĩ Phu trong ngày 9/8/2018 - 'Tôi du côn đấy, làm gì nhau') là một trong những cách tự sát nhanh nhất trong tương lai. Bởi nó đặt 2 phía rơi vào không gian không còn gì để mất (1).
Nhưng công an viên vẫn vươi tươi, họ tin vào quyền lực họ đang nắm. Điều kỳ lạ thây, cách họ nắm quyền lực lại làm gia tăng sự mất quyền lực của họ khi con số 'máu điên' tăng trưởng theo cấp số nhân trong những thời gian.
Và họ vẫn cười, vẫn nhầm tưởng và vẫn làm bạo lực như chưa từng bước. Họ hả hê khi bức người ôn hòa trở nên thiếu kiềm chế, nhưng họ đồng thời đang dóng búa vào thanh thép được nung nóng, và đến lúc sẽ thành một mũi kiếm.
Vấn đề đặt ra, công an viên có thực sự ý thức và thay đổi nó ?
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 22/08/2018
(1) https://www.facebook.com/2007003122645713
Có những thách thức lớn vẫn tìm đến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và hai trong số đó bao gồm cả tham nhũng lẫn vấn đề đặc khu.
Sự ra đời của 3 đặc khu vẫn phải chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc
Về vấn đề đặc khu, mặt dù trên danh nghĩa là Bộ Chính trị quyết, tuy nhiên, với tư cách người đứng đầu, ông cũng cho thấy trách nhiệm và cái gật đầu quan trọng của mình đối với dự án này, lớn đến mức, bà Chủ tịch Quốc hội phải nhanh chóng hối thúc các vị Đại biểu quốc hội mau chóng thông qua Luật đặc khu. Và khi cuộc biểu tình nổ ra, với sự đông đảo của nhân dân, ông đã nhanh chóng có nhận xét mang tính hà khắc đối với người biểu tình : đó toàn là thành phần bất hảo. Người dân lo ngại đặc khu bởi vấn đề Trung Quốc và an ninh - chủ quyền đối với lãnh thổ, trong bối cảnh bản thân hai ngành bảo vệ chính trị nội bộ và đối ngoại là công an và quân đội đang đối diện với chính những vấn đề tham nhũng bên trong.
Thường thì, đảng và nhà nước Việt Nam sẽ phủi tay về mối lo này, và thực tế, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như các quan chức đầu đảng và nhà nước đã lên tiếng trấn an, trong đó : Mong cử tri hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì nước vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây. Tuy nhiên, sự 'ngây thơ' hay không cũng cần thời gian kiểm chứng, còn kiểm soát những rủi ro dù nhỏ nhất cũng cần phải thực hiện.
Mặc dù không đề cập đến một cách rộng rãi, nhưng sự ra đời của 3 đặc khu vẫn phải chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, trong đó có cả sự phủ bóng của sáng kiến 'Một vành đai - Một con đường'. Sự phủ bóng này đặc biệt hiện diện đậm nét tại khu vực Phú Quốc, nơi gần gũi với dự án kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) mà Trung Quốc nỗ lực vận động bằng tiền lẫn ảnh hưởng chính trị, gần nhất là cuộc hội thảo vào tháng 02/2018.
Tiếp đó, Quảng Ninh - nơi đang đẩy mạnh cải cách hành chính - kinh tế cũng mong mỏi sự hiện diện của đặc khu, lãnh đạo tỉnh này cử nhiều đoàn qua thăm và học tập Trung Quốc, hối thúc Quốc hội sớm thông qua Luật đặc khu, một phần trong đó có nỗ lực của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức trung ương lúc đó là Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh, người đã chỉ đạo và cùng các cơ quan của tỉnh quyết liệt xây dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn [1].
Vậy nguy cơ ở đây là gì ? Mới đây, Thời báo Tài chính (Financial Times) trong một bài viết ngắn gọn ngày 14/08/2018 đã dẫn nguồn tin từ FireEye, cáo buộc Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' để gián điệp. Theo các chuyên gia tổ chức này, Bắc Kinh sử dụng dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để theo dõi các công ty và quốc gia cũng như giảm bớt bất đồng.
'Một trạm chuyển phát dữ liệu' nằm trong tổ hợp dự án thương mại điện tử, Viện Khổng Tử, mạng viễn thông, công ty vận tải, khách sạn, tổ chức thanh toán tài chính và công ty logistics sẽ gửi dữ liệu qua back-end đến một trung tâm phân tích tập trung ở Trung Quốc.
Hãy tưởng tượng dự thảo Luật đặc khu không có chữ Trung Quốc nào, nhưng tâm thế dựa vào sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' đã hiện diện, và bản thân những nhà đầu tư Trung Quốc khá thoáng tay trong việc chi tiền xây các dịch vụ - thương mại tại một nơi mà được 'ưu đãi và bình đẳng', sẽ không có sự phân biệt giữa công ty Trung Quốc hay Nhật Bản, chỉ có thương mại. Cái khác là Trung Quốc chi nhiều tiền và một 'trạm chuyển phát dữ liệu' trên sẽ mọc không chỉ ở Phú Quốc hay Vân Đồn, mà cả Bắc Vân phong. Sự bảo mật và sự sẵn sàng, tiềm lực cho cuộc chiến tranh điện tử của Việt Nam hoàn toàn yếu kém. Việt Nam chỉ có luật về an ninh mạng nhằm 'bảo vệ chế độ', trong đó nhắm đến các mục tiêu bất đồng chính kiến hơn là các chủ thể bên ngoài.
Ngoài ra, nhiều quan điểm cho rằng, ba đặc khu kinh tế lần này là phòng thí nghiệm cho cải cách thể chế, tuy nhiên - liệu có đủ thời gian để nghiệm ra đường đi cho cải cách thể chế, hay tất cả sẽ trở thành thí nghiệm cho một tổ hợp mất an ninh - đầu cơ đất và đe dọa chủ quyền quốc gia ?
Vấn đề thứ hai là tham nhũng, vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Chiến dịch đốt lò chạm đến các vị tướng tá trong quân đội trong công an, đó là điều đáng mừng. Nhưng để sử dụng cụm từ 'đang được kiềm chế' là còn quá sớm. Để cụm từ này được hiện diện, thì Yên Bái hay các trạm BOT, thậm chí là câu chuyện của ông Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá tên Trịnh Văn Chiến - phải được đặt lên bàn chiến dịch. Nhưng không, hiện giờ những yếu tố này đã không còn hiện diện nhiều về mặt báo chí, và thậm chí như vụ Biệt phủ Yên Bái hoàn toàn chìm. Nó cho thấy, chiến dịch đốt lò vẫn chưa thực sự trọng tâm vào mục tiêu chống tham nhũng.
Đặc khu hiện nay nổi bật vấn đề chủ đạo : đầu cơ đất
Tiếp đấy, 'kê khai tài sản' là khâu đầu tiên và quan trọng bậc nhất của kiềm chế và đẩy lùi tham nhũng, nhất là trong giải quyết bài toán liên quan đến BOT hay biệt phủ Yên Bái. Tuy nhiên, ông Tổng Bí thư lại cho rằng, kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm. Rõ ràng, nếu một người đứng đầu còn tư duy nhạy cảm, thì lấy cớ gì để bảo rằng, 'chống tham nhũng là không có vùng cấm' ? Khi kê khai tài sản chưa được thực hiện, thì lấy cớ gì để khẳng định rằng, 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Nói cách khác, cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại có xu hướng thực hiện ở phần 'ngọn'. Chưa kể, bản thân ông Tổng Bí thư - người được là 'thanh liêm', tuy nhiên, ông lại phớt lờ đề nghị đòi công khai tài sản cá nhân từ nhóm trí thức trong nước. Vậy thì, 'kê khai tài sản' cán bộ dưới quyền ông (về mặt đảng) thế nào cho được ?
Bây giờ hãy trộn lẫn cả hai vấn đề 'đặc khu' và 'tham nhũng' vào một để cho thấy tính cộng sinh của nó. Đất đai ở ba đặc khu được làm giá trên trời, và đầu cơ đang tiếp tục diễn ra một cách sôi động, ngay cả trong đội ngũ quan chức cấp cao. Và chuyện đầu cơ (hay dưới lớp từ mỹ miều là 'sốt đất) lại được ông Bộ trưởng Bộ TN&MT đánh giá là 'đương nhiên'. Người dân nhìn vào 3 đặc khu chỉ nổi lên mỗi cụm từ 'mua đất - bán đất', thậm chí, có một thông tin được kháo nhau giữa các nhà báo trong nước, là đặc khu sẽ được thông qua vì quan chức nhà nước nhờ người đứng tên những lô đất lớn.
Những phi vụ 'mua đất' ở đặc khu, bởi những quan chức đảng và nhà nước lại đặt ra câu hỏi : tiền đâu ? Khi câu trả lời không mang tính thuyết phục, thì câu hỏi sẽ đặt tiếp ra : làm thế nào ? Vậy thì lúc này sẽ phải tiến hành kê khai tài sản những người mua đất nhiều nhất ở 3 đặc khu này, như một quá trình đầu tiên để chống tham nhũng, thậm chí gián tiếp là chống 'đầu cơ đất'. Dù thế, có vẻ vấn đề này vượt quá tầm với, ngay cả với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và vì vậy, lợi dụng đặc khu để tham nhũng hay tham nhũng để hình thành đặc khu trở thành hai thách thức lớn nhất, về cả mặt 'nói và làm' đối với 'người đốt lò vĩ đại' - Nguyễn Phú Trọng, không chỉ bây giờ, mà cả về sau.
Khi không trả lời được cả hai thách thức này, thì mọi phát ngôn 'vì dân' sẽ tiếp tục được đánh dấu hỏi. Và có lẽ, đây là một thách thức không hề dễ dàng vượt qua nỗi với thể chế hiện tại.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 19/08/2018
Chú thích :
[1] http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=398458
Có những thách thức lớn vẫn tìm đến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và hai trong số đó bao gồm cả tham nhũng lẫn vấn đề đặc khu.
Về vấn đề đặc khu, mặt dù trên danh nghĩa là Bộ Chính trị quyết, tuy nhiên, với tư cách người đứng đầu, ông cũng cho thấy trách nhiệm và cái gật đầu quan trọng của mình đối với dự án này, lớn đến mức, bà Chủ tịch Quốc hội phải nhanh chóng hối thúc các vị Đại biểu quốc hội mau chóng thông qua Luật đặc khu. Và khi cuộc biểu tình nổ ra, với sự đông đảo của nhân dân, ông đã nhanh chóng có nhận xét mang tính hà khắc đối với người biểu tình : đó toàn là thành phần bất hảo. Người dân lo ngại đặc khu bởi vấn đề Trung Quốc và an ninh - chủ quyền đối với lãnh thổ, trong bối cảnh bản thân hai ngành bảo vệ chính trị nội bộ và đối ngoại là công an và quân đội đang đối diện với chính những vấn đề tham nhũng bên trong.
Thường thì, đảng và nhà nước Việt Nam sẽ phủi tay về mối lo này, và thực tế, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như các quan chức đầu đảng và nhà nước đã lên tiếng trấn an, trong đó : Mong cử tri hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì nước vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây. Tuy nhiên, sự 'ngây thơ' hay không cũng cần thời gian kiểm chứng, còn kiểm soát những rủi ro dù nhỏ nhất cũng cần phải thực hiện.
Mặc dù không đề cập đến một cách rộng rãi, nhưng sự ra đời của 3 đặc khu vẫn phải chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, trong đó có cả sự phủ bóng của sáng kiến 'Một vành đai - Một con đường'. Sự phủ bóng này đặc biệt hiện diện đậm nét tại khu vực Phú Quốc, nơi gần gũi với dự án kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) mà Trung Quốc nỗ lực vận động bằng tiền lẫn ảnh hưởng chính trị, gần nhất là cuộc hội thảo vào tháng 02/2018.
Tiếp đó, Quảng Ninh - nơi đang đẩy mạnh cải cách hành chính - kinh tế cũng mong mỏi sự hiện diện của đặc khu, lãnh đạo tỉnh này cử nhiều đoàn qua thăm và học tập Trung Quốc, hối thúc Quốc hội sớm thông qua Luật đặc khu, một phần trong đó có nỗ lực của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức trung ương lúc đó là Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh, người đã chỉ đạo và cùng các cơ quan của tỉnh quyết liệt xây dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn [1].
Vậy nguy cơ ở đây là gì ? Mới đây, Thời báo Tài chính (Financial Times) trong một bài viết ngắn gọn ngày 14/08/2018 đã dẫn nguồn tin từ FireEye, cáo buộc Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' để gián điệp. Theo các chuyên gia tổ chức này, Bắc Kinh sử dụng dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để theo dõi các công ty và quốc gia cũng như giảm bớt bất đồng.
'Một trạm chuyển phát dữ liệu' nằm trong tổ hợp dự án thương mại điện tử, Viện Khổng Tử, mạng viễn thông, công ty vận tải, khách sạn, tổ chức thanh toán tài chính và công ty logistics sẽ gửi dữ liệu qua back-end đến một trung tâm phân tích tập trung ở Trung Quốc.
Hãy tưởng tượng dự thảo Luật đặc khu không có chữ Trung Quốc nào, nhưng tâm thế dựa vào sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' đã hiện diện, và bản thân những nhà đầu tư Trung Quốc khá thoáng tay trong việc chi tiền xây các dịch vụ - thương mại tại một nơi mà được 'ưu đãi và bình đẳng', sẽ không có sự phân biệt giữa công ty Trung Quốc hay Nhật Bản, chỉ có thương mại. Cái khác là Trung Quốc chi nhiều tiền và một 'trạm chuyển phát dữ liệu' trên sẽ mọc không chỉ ở Phú Quốc hay Vân Đồn, mà cả Bắc Vân phong. Sự bảo mật và sự sẵn sàng, tiềm lực cho cuộc chiến tranh điện tử của Việt Nam hoàn toàn yếu kém. Việt Nam chỉ có luật về an ninh mạng nhằm 'bảo vệ chế độ', trong đó nhắm đến các mục tiêu bất đồng chính kiến hơn là các chủ thể bên ngoài.
Ngoài ra, nhiều quan điểm cho rằng, ba đặc khu kinh tế lần này là phòng thí nghiệm cho cải cách thể chế, tuy nhiên - liệu có đủ thời gian để nghiệm ra đường đi cho cải cách thể chế, hay tất cả sẽ trở thành thí nghiệm cho một tổ hợp mất an ninh - đầu cơ đất và đe dọa chủ quyền quốc gia ?
Vấn đề thứ hai là tham nhũng, vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Chiến dịch đốt lò chạm đến các vị tướng tá trong quân đội trong công an, đó là điều đáng mừng. Nhưng để sử dụng cụm từ 'đang được kiềm chế' là còn quá sớm. Để cụm từ này được hiện diện, thì Yên Bái hay các trạm BOT, thậm chí là câu chuyện của ông Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá tên Trịnh Văn Chiến - phải được đặt lên bàn chiến dịch. Nhưng không, hiện giờ những yếu tố này đã không còn hiện diện nhiều về mặt báo chí, và thậm chí như vụ Biệt phủ Yên Bái hoàn toàn chìm. Nó cho thấy, chiến dịch đốt lò vẫn chưa thực sự trọng tâm vào mục tiêu chống tham nhũng.
Đặc khu hiện nay nổi bật vấn đề chủ đạo : đầu cơ đất
Tiếp đấy, 'kê khai tài sản' là khâu đầu tiên và quan trọng bậc nhất của kiềm chế và đẩy lùi tham nhũng, nhất là trong giải quyết bài toán liên quan đến BOT hay biệt phủ Yên Bái. Tuy nhiên, ông Tổng Bí thư lại cho rằng, kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm. Rõ ràng, nếu một người đứng đầu còn tư duy nhạy cảm, thì lấy cớ gì để bảo rằng, 'chống tham nhũng là không có vùng cấm' ? Khi kê khai tài sản chưa được thực hiện, thì lấy cớ gì để khẳng định rằng, 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Nói cách khác, cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại có xu hướng thực hiện ở phần 'ngọn'. Chưa kể, bản thân ông Tổng Bí thư - người được là 'thanh liêm', tuy nhiên, ông lại phớt lờ đề nghị đòi công khai tài sản cá nhân từ nhóm trí thức trong nước. Vậy thì, 'kê khai tài sản' cán bộ dưới quyền ông (về mặt đảng) thế nào cho được ?
Bây giờ hãy trộn lẫn cả hai vấn đề 'đặc khu' và 'tham nhũng' vào một để cho thấy tính cộng sinh của nó. Đất đai ở ba đặc khu được làm giá trên trời, và đầu cơ đang tiếp tục diễn ra một cách sôi động, ngay cả trong đội ngũ quan chức cấp cao. Và chuyện đầu cơ (hay dưới lớp từ mỹ miều là 'sốt đất) lại được ông Bộ trưởng Bộ TN&MT đánh giá là 'đương nhiên'. Người dân nhìn vào 3 đặc khu chỉ nổi lên mỗi cụm từ 'mua đất - bán đất', thậm chí, có một thông tin được kháo nhau giữa các nhà báo trong nước, là đặc khu sẽ được thông qua vì quan chức nhà nước nhờ người đứng tên những lô đất lớn.
Những phi vụ 'mua đất' ở đặc khu, bởi những quan chức đảng và nhà nước lại đặt ra câu hỏi : tiền đâu ? Khi câu trả lời không mang tính thuyết phục, thì câu hỏi sẽ đặt tiếp ra : làm thế nào ? Vậy thì lúc này sẽ phải tiến hành kê khai tài sản những người mua đất nhiều nhất ở 3 đặc khu này, như một quá trình đầu tiên để chống tham nhũng, thậm chí gián tiếp là chống 'đầu cơ đất'. Dù thế, có vẻ vấn đề này vượt quá tầm với, ngay cả với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và vì vậy, lợi dụng đặc khu để tham nhũng hay tham nhũng để hình thành đặc khu trở thành hai thách thức lớn nhất, về cả mặt 'nói và làm' đối với 'người đốt lò vĩ đại' - Nguyễn Phú Trọng, không chỉ bây giờ, mà cả về sau.
Khi không trả lời được cả hai thách thức này, thì mọi phát ngôn 'vì dân' sẽ tiếp tục được đánh dấu hỏi. Và có lẽ, đây là một thách thức không hề dễ dàng vượt qua nỗi với thể chế hiện tại.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 19/08/2018
Chú thích :
[1] http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=398458
VNTB - Mùa xuân Praha vẫn còn ám ảnh châu Âu
To
Chính trị không chừa một ai ! Ai cũng có thể là nạn nhân của chủ trương, chính sách bất công nếu họ vẫn mãi giữ 'quyền im lặng' và chấp nhận sự bất công, phi lý đó.
Cưỡng chế
Theo đơn kêu cứu được đăng tải trên Facebook của ông Đinh Tiến Đạt , đất của gia đình ông có tổng diện tích 3.426m2 tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh đã bị cưỡng chế vào ngày 15/08. Trong lá đơn cầu cứu khẩn cấp gửi truyền hình Pháp luật Việt nam, mẹ của ông Đinh Tiến Đạt là bà Đỗ Thị Hằng cho biết thêm, vào năm 2005, khi UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai cầu Phú Mỹ nối quận 7 sang quận 2 và yêu cầu giải tỏa 985m2 đất, gia đình bà đã chấp hành.
Đến năm 2015, công ty cổ phần Thạnh Mỹ Lợi (202 Lý Chính Thắng, Phường 9, quận 3) xin quy hoạch khu đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi, trong đó có thửa đất của bà để phân lô bán nền. Theo quy định của Luật đất đai 2013, thì khi triển khai dự án thương mại, chủ đầu tư phải thương lượng bồi thường với dân... Tuy nhiên, UBND Quận 2 vẫn ra Quyết định số 2728 để cưỡng chế đất gia đình bà với mức đền bù thấp, ép dân cư phải lấy chung cư, còn đất thu hồi thì phân lô bán theo thị trường. Công ty này sau đó để tự tạo một tài khoản ngân hàng mang tên bà và chuyển tiền vào số tài khoản đó để kết thúc giao dịch đất.
Vào năm 2017, Quận 2 tiến hành cưỡng chế khu đất mà không có lấy một 'giấy tờ văn bản nào', tự động cho 'xe đào vào đập sập nhà, đặt máy bơm cát vào khu đất'.
Vào ngày 7/8/2018 có mời Phường Thạnh Mỹ Lợi có mời bà Đỗ Thị Hằng và chủ đầu tư lên làm việc, dù chưa thống nhất về mặt kết quả nhưng đến ngày 15/08, trong tình trạng không có văn bản, phường Thạnh Mỹ Lợi đã 'kéo quân' xuống để cưỡng chế đất.
Trong livestreams ngày 15/08, Đinh Tiến Đạt đã chia sẻ : Đất mình ở mà sao người ta vào lấy ? Là sao ta ? Chú công an ơi! Chú ở đâu ?
Ông Đinh Tiến Đạt là ai ?
Đinh Tiến Đạt là một nghệ sĩ trẻ (rapper), hoạt động nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì là nghệ sĩ, nên những người thuộc nhóm này thường ít có xu hướng quan tâm đến chính trị, bởi họ muốn tránh những rắc rối có liên quan từ phía chính quyền.
Rapper Tiến Đạt hóa thành anh chàng họa sĩ phản đối nạn chặt cây, phá rừng.
Nhưng giờ đây, nghệ sĩ Đinh Tiến Đạt hiểu rõ hơn ai hết về chính trị, và sự bất công của điều Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nói cách khác, anh và gia đình sắp gia nhập vào đoàn quân dân oan trên cả nước.
Bất công trong Luật đất đai với điều luật đẫm máu nêu trên, vốn làm lợi cho các cá nhân ở chính quyền địa phương nay tròng vào cổ gia đình anh Đinh Tiến Đạt. Cách anh livestreams với trạng thái kêu cứu như một người mất hồn, và giờ đây, anh nhận rõ rằng : đất đai đã bị cướp với cách thức như thế nào.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 17/08/2018
***********************
Xô xát và bắt bớ diễn ra trong đêm nhạc của ca sĩ đấu tranh Nguyễn Tín (RFA, 15/08/2018)
Xô xát đã diễn ra và có ít nhất 4 người bị đánh đập trong đêm Liveshow nhạc vàng chủ đề "Sài Gòn kỷ niệm" của ca sĩ Nguyễn Tín tối ngày 15 tháng 8 tại quán café Casanova, 61C đường Tú Xương, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình ảnh đêm liveshow của ca sĩ Nguyễn Tín tại quán cafe Casanova đêm 15 tháng 8. Facebook Nguyễn Lân Thắng
Trang mạng xã hội của nhiều nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đồng loạt cập nhật tin này từ lúc 9 giờ tối, cho biết một nhóm an ninh khoảng 20 người và cảnh sát ập vào phá rối, đề nghị ngưng biểu diễn.
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cập nhật trên trang Facebook của ông cho biết một số người đến tham dự đêm nhạc đã bị bắt lên xe về Công an phường 7, Quận 3 như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Thành Phát…
Ngay sau khi được thả ra vào khoảng 11 giờ đêm, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho RFA biết ông đến buổi diễn vào khoảng 8 giờ tối và có khoảng 50 khách tham dự đêm nhạc. Vào khoảng hơn 9g45 thì sự việc bắt bớ bắt đầu diễn ra.
"Họ yêu cầu chủ quán cho dừng chương trình. Sau đó Nguyễn Tín lên xin lỗi mọi người là phải dừng chương trình. Lúc đó phía bên ngoài rất đông công an mặc thường phục cũng như sắc phục, họ vào quán làm việc với chủ nhà. Khi ấy độ khoảng 9g30 – 9g45, Tín xin lỗi mọi người, mọi người bắt đầu đi ra thì lúc ấy có sự xô xát ở bên ngoài".
Một Facebooker khác là Lê Bảo Nhi cập nhật thêm về diễn biến ở quán café Casanova, đó là lực lượng công an chặn và chốt cửa quán đòi kiểm tra giấy tờ của những người đến tham dự. Blogger Phạm Đoan Trang bị đá ngã lăn ra đất.
Theo ông Nguyễn Lân Thắng cho biết, cho đến lúc này (khi trả lời phỏng vấn) ông vẫn chưa biết tình trạng của Đoan Trang thế nào.
Phan Tiểu Mây, một người bạn của ca sĩ Nguyễn Tín cho biết Nguyễn Tín và Nguyễn Đại, một Facebooker, người hỗ trợ ca sĩ Nguyễn Tín tổ chức show diễn vẫn đang bị giữ để làm việc bên trong quán café Casanova.
"Tình hình lúc nãy thì em thoát ra được cùng với 1 số anh chị họ không biết mặt. Khi em quay lai nhìn thì có một số như Tiến Trung, anh Lân Thắng, chị Hồng Ly…
Chính em nhìn thấy công an phường mặc sắc phục và tổ dân phố họ đánh vào mặt, vào bụng chị Đoan Trang rất nhiều. Hiện tại chị Đoan Trang đang đi bệnh viện nhưng em chưa có thông tin".
Cũng theo lời cô Tiểu Mây kể lại, khi sự việc diễn ra trong quán, ca sĩ Nguyễn Tín bị kẹp hai tay lại và xô đẩy mạnh lên lầu làm việc. Facebooker Nguyễn Đại thì bị đánh rất nhiều vào mặt.
Cô Phan Tiểu Mây nói thêm, trước khi đêm nhạc diễn ra, lực lượng an ninh và công an không biết địa điểm vì thông tin được giữ kín. Chỉ đến khi đêm nhạc diễn ra khoảng 1 giờ đồng hồ thì họ ập vào và bố ráp rất nhiều ở quán. Tất cả lối ra vào của quán đều bị đóng lại. Theo lời cô Tiểu Mây, xô xát diễn ra với cả phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ có mặt trong đêm nhạc.
Ca sĩ Nguyễn Tín được cộng đồng mạng biết đến với những ca khúc nhạc lính, nhạc vàng livestream trên mạng xã hội. Anh cũng thường tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng như giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm.
Vào ngày 10 tháng 6 vừa qua, ca sĩ Nguyễn Tín tham gia biểu tình, phản đối 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng tại Sài Gòn. Sau đó, vào đêm 15 tháng 6, anh bị công an ập vào phòng trọ cưỡng chế bắt đi. Sau 3 ngày bị giam giữ, anh được trả tự do.
Đã lâu lắm rồi, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mới đề cập đến cụm từ ‘chính trị cường quyền’. Đây là cụm từ miêu tả cách chơi của những nước lớn, những nước có vai trò và tác động đến đời sống chính trị - kinh tế thế giới.
Chính trị cường quyền : cách chơi của những nước lớn, những nước có vai trò và tác động đến đời sống chính trị - kinh tế thế giới
Chính trị cường quyền thể hiện đậm nét qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động, uy hiếp trực tiếp tính ‘bá quyền’ của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới ; chặn đứng sự trỗi dậy bằng đồng tiền và quân sự của nước này ở sân sau Mỹ - Latinh, Châu Phi, cũng như tại vùng Biển Đông, Hoa Đông.
Tạm rời thế giới, trở lại Việt Nam, chính trị cường quyền hiện diện trở lại và mức độ phức tạp còn lớn hơn cả cuộc chiến tranh lạnh, ít nhất là về quy mô phát động và tác động kinh tế trên toàn cầu, nó làm gợi nhớ về cuộc chiến tranh Lạnh - Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và sự sụp đổ Liên Xô sau đó. Do vậy, tính chất của chính trị cường quyền cũng quyết định đến hướng đi của bản thân nhà nước Việt Nam, trong đó bao gồm cả việc lựa chọn phe và sự phân giải trong đội ngũ lãnh đạo đảng.
Việt Nam, với chiến lược ngoại giao là không thiết lập đồng minh và làm bạn với tất cả các nước, tuy nhiên, thực tế của chiến lược này là sự đu dây có định hướng, lấy vị trí địa lý trở thành một yếu tố cản địa giữa các nước lớn. Tuy nhiên, vì định hướng nên xu hướng lớn nhất vẫn là tập trung vào chiến lược xây dựng ngoại giao với nước lớn – Trung Quốc. Và dĩ nhiên, mô hình và học tập từ Trung Quốc trong xây dựng một thể chế xã hội chủ nghĩa vững mạnh luôn là bài học đắt giá của Hà Nội.
Xu hướng lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là tập trung vào chiến lược xây dựng ngoại giao với Trung Quốc theo lời dạy của Mao Trạch Đông : quyền lực đẻ ra từ nòng súng
Chắc chắn trong sự vươn dậy của Trung Quốc thời Tập Cận Bình, các nhà ngoại giao Việt Nam đã phải nghiền ngẫm rất nhiều về câu nói của Napoleon, theo đó : ‘Hãy để con rồng Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới’.
Quả thật, với dân số lớn, nền kinh tế biến chuyển từ công xưởng trở thành một nền kinh tế lớn trên thế giới (tính cho đến nay, nhiều thập niên gần đây gắn liền với với tỷ số hơn 9% GDP) ; xây dựng sân sau ở nhiều địa vực thế giới ; áp dụng AI trong quản lý dân cư, tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm ; chính trị tiếp tục gia tăng bởi sự đi lên của Tập Cận Bình và chiến dịch đốt lò. Trung Quốc cho thấy một ‘mẫu mực của mô hình xã hội chủ nghĩa’, và cho niềm tin phía Hà Nội rằng, Việt Nam cũng sẽ làm được như vậy.
Hà Nội cũng nhanh chóng đi theo Bắc Kinh từ lĩnh vực lập pháp cho đến cuộc chiến đốt lò trong ngành công an, quân đội và đội ngũ quan chức cấp cao.
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đang cho thấy mình là con rồng giấy trong cuộc chiến cường quyền với nước Mỹ. Sự phát triển kinh tế trong hệ quy tắc ‘mèo trắng mèo đen miễn sao bắt được chuột’ mỏng manh, yếu đuối trước một nước Mỹ với độ tích lũy tư bản đến gần thế kỷ. Sự già cỗi của nước Mỹ, nền tư bản thâm sâu của nước Mỹ dưới sự dẫn dắt của vị Tổng thống xuất phát từ doanh nhân Donald Trump đã khiến cho Bắc Kinh trở nên lép vế.
Sàn chứng khoán đỏ kéo dài trong nhiều tuần lễ, và sự quỳ gối về mặt phát ngôn khiến Bắc Kinh lép vế trước sức mạnh Mỹ. Và lúc này, ‘con rồng Châu Á’ trở nên không còn đủ sức mạnh để Hà Nội ngồi yên. Giới quan chức thủ cựu trong đảng, đặc biệt là người học tập Bắc Kinh để thiết lập chính trị tập quyền như cách ông Tập Cận Bình tiến hành tại Trung Quốc có thể đã phải bất ngờ trước sự thoái lui của Rồng Bắc Kinh trước con Diều hâu Mỹ. Luật an ninh mạng và Luật đặc khu được phủ bóng bởi giá trị Bắc Kinh nay trở nên gặp khó khi chính bản thân Bắc Kinh phải lao đao trong cuộc chiến kinh tế, giá trị ‘mẫu mực của mô hình xã hội chủ nghĩa’ tiếp tục phải gánh chịu sự tác động từ phía bên kia bán cầu, khi Cuba từ bỏ con đường lên Cộng sản, phong trào cánh tả Mỹ Latinh với lá cờ đầu là Venezuela rơi vào trạng thái suy tàn.
Khi Bắc Kinh suy yếu, cũng đồng nghĩa sự thủ cựu trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng suy yếu, và từ đây, buộc phải mở đường cho sự đổi mới trong đảng. Điều này gần như là một nguyên tắc được lặp lại từ khi ngoại giao Việt Nam phải đứng lựa chọn giữa Trung – Xô sau năm 1975, và khi Liên Xô sụp đổ, để cứu vãn thể chế, Việt Nam sẽ phải chọn Trung Quốc.
Tuy nhiên, lần này, con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa (với như cầu giữ vai trò tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam) chỉ có một đường hướng là Bắc Kinh, nhưng sự lao đao trong kinh tế vừa rồi buộc Hà Nội phải suy nghĩ về lựa chọn số một này, bởi bản thân nếu Bắc Kinh với tiềm lực kinh tế mạnh như thế còn chưa lo xong, thì Việt Nam sẽ về đâu nếu tiếp tục bám víu ? Nói nôm na, nếu trà Trung Quốc ngon hơn Việt Nam, nhưng trà Trung Quốc giờ đây lại dở hơn trà Mỹ, thì tại sao Việt Nam phải học tập cái ngon đầy hạn chế đó của Trung Quốc ?
Dự luật quốc phòng Mỹ cung cấp tài chính cho 14 hành động cứng rắn đối với Trung Quốc
Trong một diễn biến có liên quan, mới đây, Tổng thống Donald Trump tiếp tục phê chuẩn dự luật quốc phòng 716 tỷ USD. Luật này cung cấp tài chính cho 14 hành động cứng rắn đối với Trung Quốc, trong đó đáng chú ý Việt Nam sẽ được hưởng lợi bởi hai hành động, bao gồm :
1. nâng cấp sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á và
2. cấm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới - 'Vành đai Thái Bình Dương' cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động quân sự hóa ở biển Đông, bao gồm dừng hành động xâm chiếm biển đảo và loại bỏ các hệ thống vũ khi ra khỏi các tiền đồn (đảo nhân tạo) trong vùng Biển Đông.
Do đó, cuộc chiến cường quyền trở lại, và người thắng trong cuộc chiến này – dù là tư bản cũng sẽ buộc Hà Nội phải nghĩ về một mối liên hệ liên kết thực sự, hoặc phe phái cấp tiến trong nội bộ đảng buộc phải bàn thảo nghiêm túc để đi đến sự thúc đẩy cải cách, mở cửa nhiều hơn trong đảng.
Lenin đã từng nói rằng nhà tư bản sẵn sàng bán những sợi dây thừng mà sau đó sẽ được dùng để treo cổ họ. Nhưng giờ đây, giới tư bản gạo cội của Mỹ đã bán dây thừng cho Bắc Kinh và làm cho Bắc Kinh trở nên kiêu ngạo, sau đó lại thắt cổ Bắc Kinh bằng chính sự kiêu ngạo đó.
Ghé ngồi của 'hoàng đế Tập Cận Bình' bắt đầu bị lung lay khi Trung Quốc đang yếu thế trong cuộc chiến thương mại lần này với Mỹ, khi 'làn sóng chỉ trích bất thường nhằm vào chính sách kinh tế và cách chính phủ xử lý cuộc chiến thương mại đã hé lộ những rạn nứt hiếm hoi trong nội bộ Bắc Kinh'.
Câu hỏi đặt ra là : Việt Nam sẽ làm gì trong bối cảnh này ?
Câu trả lời đơn giản là, quay về chiều hướng dân chủ hóa trong đảng, chặn đứng các hành vi học tập Bắc Kinh của nhóm người trong đảng về phương diện kinh tế - chính trị. Bởi chính thực tiễn cho thấy, dù đặc khu hay luật an ninh mạng được xây dựng nên, chính trị là sự độc quyền tối đa của một người, thì khi kinh tế đổ vỡ, nó kéo theo sự sụp đổ của một chế độ. Một Bắc Kinh điêu đứng trước Mỹ không phải là một mô hình học tập theo.
Và đằng sau sự yếu đuối của Bắc Kinh lại chính là sự thiếu hụt tiềm lực và sức mạnh tối đa hóa của nhân quyền, bởi 'nhân quyền trong mắt lãnh trẻ Trung Quốc lại chỉ là loại trang sức đắt tiền xa xỉ nên họ không quan tâm vì không có tiền để mua sắm.'
Ngoài ra, sự yếu thế lần này của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại cũng cho thấy, bản thân 'người đốt lò vĩ đại – Nguyễn Phú Trọng', muốn duy trì quyền lực trong thời gian tới, buộc phải cởi mở hơn, và tất nhiên, không chôn chân ở sự kiện 'chuyến thăm nước Mỹ lần đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam' vào năm 2015.
Đường lối đối ngoại, hiệu quả đối ngoại sẽ quyết định sự phân chia ghế và tiếng nói giữa lớp người bảo thủ, và cấp tiến trong đảng.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 15/08/2018
Iran đang cùng với Venezuela trở thành 2 nước tuyến đầu chống Mỹ, thay cho anh cả Triều Tiên xã hội chủ nghĩa.
Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, và Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro : Iran đang cùng với Venezuela trở thành hai nước tuyến đầu chống Mỹ
Tuần vừa qua, Iran đã cho bắt giữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương nước này, ông Ahmad Araghchi, vì cho rằng xử lý kém cỏi. Thêm vào đó, Iran đang xem xét việc thế lực thù địch, trong và ngoài nước cấu kết với nhau nhằm phá hoại nguyên nhân của tiền tệ (đồng rial) chứ không phải do chính sách của chính phủ.
Cách thức xử lý các vấn nạn liên quan đến sự tồi tệ của nền kinh tế, với xu hướng đổ lỗi cho các thế lực thù địch có vẻ Iran học hỏi rất nhanh các nước xã hội chủ nghĩa. Nơi mà 'thế lực thù địch' là kẻ chịu trách nhiệm chính và là cuối cùng cho mọi tiêu cực của đất nước.
Và Mỹ, đất nước của 'đế quốc tư bản' luôn là kẻ cầm đầu phá hoại, như cách mà mới đây Tổng thống Venezuela từng tuyên bố.
Một bức tranh tuyên truyền chống Mỹ của Triều Tiên, kết quả quốc gia này rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng với đại bộ phận người dân.
'Những bàn tay bẩn thỉu đằng sau bức màn trướng', mô tả sự mất giá của đồng Rial từ Bộ trưởng Tư pháp Iran Ayatollah Sadeq Amoli Larijani lần này lại bao gồm cả những quan chức cấp cao nhất phụ trách về mặt kinh tế. Nói cách khác, 'bàn tay bẩn thỉu' có cả những người trong bộ sậu Chính phủ hiện thời.
Tuy nhiên, theo trang tin The Guardian, thì việc sụt giảm đồng rial nđược xác định là do Tehran không lường trước được tác động tiêu cực của việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran tới kinh tế tài chính nước này. Và cách ứng phó duy nhất vẫn là lên án 'kẻ thù giấu mặt'.
Nhưng số phận của đồng Rial không dừng tại đó, nó sẽ tiếp tục bi thảm hơn khi vào lúc 4g01 phút ngày 7/8, lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khởi động lại. Theo đó, ngăn chặn Tehran thu mua USD, cấm các hoạt động xuất nhập khẩu kim loại, than, các phần mềm liên quan tới công nghiệp và ngành sản xuất ôtô.
Tất cả những sức ép tài chính mà Mỹ đang gia tăng là nhằm kiềm chế tham vọng của Iran tại Trung Đông và chấm dứt con đường tiếp cận vũ khí hạt nhân của Tehran.
'Iran không chế tạo vũ khí hạt nhân, Mỹ vu khống' - quan điểm này trở nên lạc lõng hơn khi những bằng chứng được chia sẻ giữa nhóm tình báo của Isarel với Mỹ đã cho thấy, Iran tiếp tục duy trì bí mật tham vọng hạt nhân của mình, bỏ mặt các cam kết quốc tế trước đó.
'Iran sẽ chống Mỹ đến người Iran cuối cùng', điều này nếu phát ra từ giới lãnh đạo cấp cao Iran, thậm chí là từ vị Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei - người có thành kiến đầy cực đoan đối với phương Tây và Mỹ, người từng giống như Kim-Jong Un (Triều Tiên) khi cảnh báo Washington sẽ 'biến mất khỏi lịch sử'.
Những ngôn từ kích động đầy bạo lực và mang tính thù địch này không khác lắm với ngôn từ chống phương Tây, chống Mỹ tại các nước độc tài, chuyên quyền. Đặc trưng nó chỉ là sự tuyên truyền dựa trên sự kích động lòng tự tôn dân tộc thái quá, bỏ thêm sự mù thông tin của một nhóm dân.
Và trong khi giới lãnh đạo miệt mài chống Mỹ và phương Tây bằng ngôn ngữ đao to búa lớn, thì con cái họ lại được gửi đến hệ thống các trường học của Mỹ hoặc phương Tây.
Businessinsider trong một bài viết từ năm 2014 đã cho thấy, từ sau cuộc cách mạng 1979, Cộng Hòa Hồi giáo Iran được thành lập đã đóng hệ thống trường đại học có ảnh hưởng bởi yếu tố phương Tây, mà lãnh đạo giáo chủ nước này coi đó là 'mầm mống độc hại' - nói như Việt Nam là 'tạo những tên xung kích chống phá, diễn biến hòa bình'. Nhưng sau đó, con cháu của lãnh đạo Iran, giới tinh hoa sẽ được kế nhiệm lãnh đạo hay thậm chí cai trị Iran theo cách nào đó lại được đổ xô ra nước ngoài để học tập.
Ví dụ như Maryam Fereydoun, con gái của Hossein Fereydoun , em trai của Tổng thống Iran, Hassan Rouhani.
Hossein Fereydoun là người ủng hộ cuộc cách mạng Hồi giáo, là người chịu mảng an ninh khi giáo sĩ cách mạng Ayatollah Khomeini trở về nước ; là thống đốc ; là đại sứ Iran tại Malaysia ; là cố vấn của Tổng thống. Nhưng con gái của người được cho là bày trừ phương Tây này lại học đại học Columbia, sau đó là kinh tế London thông qua học bổng Lord Dahrendorf (học bổng dành cho sinh viên tại những nước nghèo). Chồng cô, con trai đại sứ Iran tại Thụy Sỹ thì học tiến sĩ tại Đại học Oxford. Ngoài ra, còn có Mahdi Zarif, con trai của Ngoại trưởng Iran, Mohammad Zarif, và Seyed Ahmad Araghchi, cháu trai của Thứ trưởng Ngoại giao Iran, Seyed Abbas Araghchi (người từng có những tuyên bố đanh thép về phía Mỹ) cũng từng học tại New York.
Những gì đã và đang diễn ra ở Iran không khác gì diễn ra ở Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba... : đổ lỗi cho chủ trương phát triển kinh tế yếu kém về phía thế lực thù địch ; công khai chống Mỹ và tuyên bố thù địch với Mỹ hoặc phương Tây ; con cháu đang sống và làm việc tại Mỹ hoặc phương Tây.
Giới quan chức Iran và các nước hiểu hơn ai hết về về số phận của các quốc gia chống Mỹ thì số phận chỉ từ chết đến bị thương. Bài học Liên Xô, Triều Tiên, Venezuela hay cả Trung Quốc - là minh chứng sống động, logic, rất tự nhiên. Nhưng thay vì giới lãnh đạo cấp cao các nước độc tài, chuyên chính gánh trách nhiệm và hậu quả khi tuyên chiến, thì họ lại đẩy yếu tố đó về phía nhân dân.
Cần nhấn mạnh, bài viết ra đời không phải nhằm 'ca tụng Mỹ', mà chỉ cho thấy rằng, điều quan trọng trong quản trị một quốc giá chính là đáp ứng lợi quyền nhân dân, là biết nhân dân đang nghĩ, muốn và thậm chí là cần gì. Tuy nhiên, chọn bạn mạnh mà chơi không phải nước nào cũng làm được, vì ý thức hệ, vì tinh thần tôn giáo cực đoan, kết quả... bài ca chống Mỹ vẫn vang lên, còn nhân dân thì lầm than nơi đáy bể.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 08/08/2018
Trong buổi Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'. Tác phẩm 'Giúp Người Già' xuất sắc đạt giải A.
Ảnh các công an viên hỗ trợ người già và kết cấu xe đạp - hoa quả dường như lặp đi lặp lại một cách quá thô thiển. Ảnh : Facebook
Bức ảnh mô tả một cụ già bán (mua ?) cam trên chiếc xe đạp và bị té ngã, và hai công an viên (một hạ sĩ quan, một trung úy) tới giúp đỡ.
Thực tế mà nói, đây là một hình ảnh đẹp trong đời sống, nhất là khi một lực lượng công vụ nhà nước giúp đỡ những người dễ tổn thương trong xã hội (trẻ em, người già, phụ nữ mang thai...).
Tuy nhiên, khi ảnh được đưa lên mạng xã hội Facebook, nó đã gây ra làn sóng trái chiều, và nhiều nhất vẫn là những quan điểm cho là : giả tạo, tuyên truyền, sắp đặt... Nhiều bức ảnh chụp cảnh giúp đỡ khác, trong đó nữ luôn hàm hạ sĩ quan, còn nam công an thì cấp úy, cũng nhặt cam, cũng xe đạp và cũng... bà già !
Người dùng mạng xã hội nghi ngờ về tính chân thực của bức ảnh, và dĩ nhiên họ nghiêng hẳn về phía 'diễn' hơn là thực tế. Và nếu có một bức ảnh bộ đội giúp dân với bức ảnh công an giúp dân, thì bức ảnh về bộ đội đạt hiệu quả cao về tính chiếm lĩnh niềm tin người xem.
Tại sao lại như thế ? Tựu trung là vì người ta nhìn vào bộ đội ít thấy tiêu cực, nhưng nhìn vào lực lượng công an thì lại thiếu đầy rẫy. Màu xanh của đồng phục không phải là màu của hy vọng, mà màu của trấn áp. Do đó, nên tìm kiếm từ khóa 'công an' trên cỗ máy Google hay Facebook, thì trang tiêu cực tràn ngập, trừ trang tin trên các trang thông tin điện tử hoặc báo thuộc công an các tỉnh thành (hoặc Bộ).
Bàn sâu thêm chút nữa, nếu trong lực lượng công an được chia thành 2 lực lượng gồm Cảnh Sát và An ninh, thì an ninh ít nhiều chiếm tình cảm. Nhưng về sau này, khi mạng xã hội được phổ biến rộng rãi, và những chiêu trò - cách thức mà phía lực lượng an ninh áp dụng với những người bất đồng chính kiến, những người tiến hành đấu tranh dân chủ hay thậm chí là cả những ai tham gia các hoạt động biểu tình thì hình ảnh của họ cũng mờ dần đi. Tính chất tốt đẹp hay cảm tình nhường dần cho sự chán ghét, thậm chí có phần khinh bỉ trong dân.
'Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong' - câu thơ nằm trong bài thơ 'Dân no thì lính cũng no' của nhà thơ Thanh Tịnh lại phản ánh đúng đắn mối quan hệ nhân quả giữa việc thiếu hụt niềm tin ở dân và lực lượng công an.
Nhiều quan điểm cho rằng, làm gì có chuyện mất niềm tin, mất niềm tin thì sao khi có trộm cướp hay vấn đề về an ninh, người dân luôn gọi cho lực lượng công an ? Thực ra, gọi cho lực lượng công an là trách nhiệm của một công dân bất kỳ để đảm bảo tài sản, thậm chí mạng sống và các quyền hợp pháp khác được pháp luật quy định. Nó không thể hiện có niềm tin hay không, mà nó trở thành một quy tắc mà họ làm, và công an là lực lượng được quy định phụ trách trong đó.
Quay trở lại vấn đề, vậy làm thế nào để công an lấy lại niềm tin trong dân chúng hay lực lượng công an có thể tốt trong mắt dân một cách tự nhiên nhất.
Làm thế nào ?
Vấn đề đặt ra này chính bản thân mỗi công an viên từ cấp bậc thấp nhất đến cao nhất sẽ tự trả lời : họ thực sự có thực sự mong muốn điều đó ?
Trên trang Thông tin điện tử cảu công an tỉnh Hà Nam ghi nhận mục 'Người tốt việc tốt', trong đó có 2 công an viên đã cõng 01 cổ động viên tàn tật. Hình ảnh này bố cục không đẹp, chất lượng hình ảnh cũng không quá nhiều độ phân giải, nhưng nó đẹp, và chiếm cảm tình của người dân.
Hình ảnh công an giúp dân chiếm cảm tình đối với người đọc không quá khó nếu nó diễn ra 'tự nhiên'
Một công an viên tốt, là một công an viên phải biết dựa vào dân và nhận thức đi ra từ nhân dân. Các anh/ chị có thể sử dụng nghiệp vụ của mình học được, nhanh chóng giúp người dân truy tìm kẻ trộm, cướp khi bị cấp báo ; các anh cũng có thể từ chối những đồng tiền hối lộ ; các anh có thể bắt giữ người đúng pháp luật ; trong đồn các anh cũng không bức cung, nhục hình nghi can,... Những điều này các anh có thể làm tốt và rất tốt nếu các anh muốn, và thậm chí lãnh đạo các anh muốn thế. Chỉ cần làm như vậy, người dân tự ghi nhận, tự hình thành một tình cảm, một cái nhìn thân thiện với lực lượng mang hai chữ 'Nhân dân' bên mình. Khỏi cần tuyên truyền, khỏi cần lên hình ảnh hay tổ chức cuộc thi nào cả, tự bản thân các anh đã làm nên chính hình ảnh của các anh.
Đất nước này được xây dựng từ tuyên truyền, nhưng giờ đây, người dân cần một sự thật và sự đảm bảo tôn trọng quyền công dân trong lực lượng công an. Khi một công an viên tôn trọng quyền công dân, tức là công an đó là công an nhân dân và ngược lại. Một người dân không thể chấp nhận một 'công an nhân dân' vung gậy đập họ một cách vô cớ đến mức 'thân bại danh liệt' khi ra khỏi đồn, hay khi bắt gặp những đồng tiền bẩn, những chiêu trò bẩn moi móc tiền từ sai phạm người dân, thậm chí là tạo dựng sai phạm giả để móc tiền.
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, bản chất sự sắp đặt là sự tuyên truyền đáng kinh tởm. Do vậy, hãy trở về hiện thực, ứng xử tốt với nhân dân, và bằng cách đó, nhân dân sẽ có lại niềm tin với công an.
Tất nhiên, trong cái cơ chế hiện tại, điều đó sẽ là một sự sát hạch cực kỳ khó khăn. Và những ai vượt qua, hẳn là... công an tốt !
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 07/08/2018