Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga tái tc tn công phi đn Kyiv, oanh tc min đông và nam Ukraine

Reuters, VOA, 11/11/2023

Nga tiến hành mt cuc tn công phi đn nhm vào th đô Kyiv ca Ukraine và khu vc lân cn ln đu tiên sau nhiu tun vào ngày th By và oanh tc min đông và min nam ca Ukraine bng máy bay không người lái, các quan chc Ukraine cho biết.

uk1

Du vết phi đn được nhìn thy trên bu tri thành ph sau mt cuc tn công ca Nga, Kyiv, Ukraine, ngày 11/11/2023.

Serhiy Popko, người đng đu cơ quan qun lý quân s thành ph Kyiv, cho biết mt phi đn đn đo ca Nga đã được phóng v phía th đô vào khong 8 gi sáng (06h00 GMT).

"Sau mt thi gian dài tm lng 52 ngày, k thù đã tái tc các cuc tn công phi đn nhm vào Kyiv", ông Popko nói trên ng dng nhn tin Telegram. "Phi đn không ti được Kyiv, lc lượng phòng không đã bn h nó khi nó đang đến gn th đô".

Ông Popko cho biết không có thương vong hoc thit hi ln th đô.

Ruslan Kravchenko, thng đc khu vc Kyiv min trung, nói năm ngôi nhà tư nhân và mt s tòa nhà thương mi trong khu vc đã b hư hi. Ông nói hai phi đn ca Nga bn trúng mt cánh đng nm gia các khu đnh cư.

Lc lượng phòng không Ukraine cũng đã bn h 19 máy bay không người lái "Shahed" do Iran sn xut trong s 31 chiếc mà lc lượng Nga gi đi trong cuc tn công trong đêm nhm vào các khu vc phía nam và phía đông, lc lượng không quân cho biết trong mt phát biu.

Oleh Kiper, thng đc khu vc Odesa, nói khu vc phía nam b tn công bng phi đn và máy bay không người lái vào ti ngày th Sáu và trong đêm. Ông nói các cuc tn công làm ba người b thương và cơ s h tng cng b hư hi nhưng không cung cp thêm thông tin chi tiết.

Nga đã tăng cường oanh kích các cng ca Ukraine, bao gm Odesa và cơ s h tng ngũ cc k t tháng 7 khi Moscow rút khi Sáng kiến Ngũ cc Bin Đen, mt tha thun thi chiến cho phép hàng xut khu ca Ukraine đến được nhiu nước đi mt vi nguy cơ nn đói.

Reuters

VOA, 11/11/2023

**************************

Quân đi Ukraine nói đánh chìm được hai tàu đ b ca Nga Crimea

Reuters, VOA, 11/11/2023

Máy bay không người lái ca hi quân Ukraine đã đánh chìm hai tàu đ b nh ca Nga Crimea, cơ quan tình báo quân s Ukraine cho biết hôm th Sáu.

uk2

Không th xác minh đc lp báo cáo v cuc tn công nhm vào Vnh Vuzka phía tây Crimea. Mt nhà phân tích quân s Ukraine cho rng đây là cuc tn công và tn tht đáng k đi vi Nga.

Không có bình lun ngay tc thì ca Nga, nước đã chiếm gi và sáp nhp bán đo Crimea t Ukraine vào năm 2014 và Hm đi Bin Đen ca nước này đt tng hành dinh ti thành ph Sevastopol ca Crimea.

Báo cáo ban đu t tình báo quân s Ukraine cho biết hai tàu đ b nh ca Nga đã b tn công trong đêm.

Bn tin cp nht ti th Sáu cho biết cuc tn công đã được thc hin bi máy bay không người lái (drone) ca hi quân. Bn tin xác đnh mt tàu đ b là tàu lp Akula, chiếc còn li là lp Serna.

"Kết qu tình báo được thc hin vào ngày 10 tháng 11 năm 2023 gn Vnh Vuzka Crimea tm thi b chiếm đóng cho thy rng sau mt cuc tn công ca drone hi quân, hai tàu đ b nh ca Nga đã b phá hy", báo cáo nói.

"Hu qu ca cuc tn công là c hai tàu đu chìm xung đáy, tàu Akula ngay lp tc và tàu Serna cũng vy sau nhng n lc cu vt".

Quân đi Ukraine cho biết các tàu này có nhân viên trên tàu và ch theo xe bc thép.

"Nhng chiếc tàu như thế này là mt tn tht khá đáng k", Andriy Ryzhenko, nhà phân tích quân s và sĩ quan d b, nói vi Radio NV.

"Chúng giúp vn chuyn lc lượng đ b chiến thut và trang thiết b mt cách tương đi kín đáo".

Tng thng Volodymyr Zelenskyy nói rng các cuc tn công nhm vào các mc tiêu hi quân đã làm suy yếu sc mnh quân s ca Moscow trong khu vc. Ukraine cho biết mt s tàu Nga đã ri Sevastopol.

Nga bt đu cuc xâm lược toàn din nhm vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Ukraine bt đu phn công phía nam và phía đông vào đu tháng 6, nhưng đã gp phi s kháng c mnh m.

B trưởng Quc phòng Nga sáng sm th By cho biết các đơn v phòng không ca nước này đã bn h drone ca Ukraine bên trên khu vc Moscow và gn Smolensk, gn biên gii vi Belarus.

Reuters

Nguồn : VOA, 11/11/2023

Published in Quốc tế

Một quả lựu đạn được tặng làm quà sinh nhật đã phát nổ và giết chết phụ tá thân cận của Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Valery Zaluzhny.

luudan0

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny, người vừa đau buồn thông báo về về cái chết của Thiếu tá Gennadiy Chastykov, phụ tá thân cận của ông. AFP Photo / Dịch vụ báo chí Tổng thống Ukraine

Thiếu tá Hennadiy Chastyakov, 39 tuổi, vừa về tới căn hộ, mang theo quà sinh nhật từ các đồng đội và mở quà cùng con trai thì quả lựu đạn nổ tung.

Ông Chastyakov chết và con trai 13 tuổi bị thương nặng.

Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko cho biết con trai vị thiếu tá lúc mở quà đã bắt đầu kéo chốt an toàn.

"Sau đó, vị thiếu tá giật quả lựu đạn từ tay con trai, kéo vào chốt an toàn và gây ra vụ nổ đau thương".

Vụ nổ được mô tả là một "tai nạn đau đớn", và bộ trưởng Klymenko kêu gọi người dân chờ kết quả của cuộc điều tra chính thức. Cảnh sát cho biết vụ nổ tại căn hộ của gia đình ở Chaiky, ngoại thành phía Tây Kyiv, là "kết quả của việc cất giữ và sử dụng vũ khí bất cẩn".

Nhưng sau đó, có tin năm quả lựu đạn khác đã được tìm thấy trong căn hộ của gia đình. Ông Klymenko cho biết chúng là quà từ một đồng nghiệp trong quân đội.

Hai quả lựu đạn tương tự cũng được tìm thấy khi khám văn phòng đồng đội là đại tá quân đội.

Túi quà có lựu đạn

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy các quả lựu đạn khác nằm trên sàn trong căn hộ của Thiếu tá Chastyakov, cùng với các túi đựng quà khác. Thiếu tá Chastyakov đã mang lựu đạn về nhà trong một túi quà cùng một chai whisky.

Một nguồn tin cho hãng Ukrayinska Pravda biết chai whisky nằm trong túi quà có các cốc hình lựu đạn, và vụ nổ xảy ra khi ông Chastyakov mở túi.

Các nguồn tin khác nói đồng đội của ông đã trao cho ông chai whisky và nói : "Thật khó làm anh ngạc nhiên. Vì thế tôi tặng anh lựu đạn và một chai whisky".

Chỉ huy quân đội Ukraine, tướng Zaluzhny nói ông đau đớn khôn tả và đây là tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraine cũng như cá nhân ông. Ông mô tả Thiếu tá Chastyakov như một "bờ vai đáng tin cậy" kể từ những ngày đầu Ukraine bị Nga xâm lăng hồi tháng 2/2022.

Cái chết của ông là tổn thất mới nhất đối với quân đội Ukraine, sau khi một tên lửa Nga giết 19 binh sĩ trong một vụ tấn công vào buổi lễ trao giải thưởng ở gần tiền tuyến trong vùng Zaporizhzhia. Rất nhiều ý kiến chỉ trích việc buổi lễ được phép tổ chức ở một khu vực nguy hiểm như vậy.

Nghị sĩ Maryana Bezulha, người ủng hộ tổng thống Zelensky, nói cái chết của Thiếu tá Chastyakov là do lơ là : "Tôi không bao giờ ngờ là Hennadiy lại có thể chết do sự lơ là của chính bản thân anh ấy trong ngày sinh nhật. Lựu đạn được phát trong quân ngũ, không phải là quà để tặng".

Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức của vụ nổ được các nhà quan sát về Ukraine đặt câu hỏi. Một số người đồn đoán liệu đây có phải là một vụ tấn công nhắm vào Tướng Zaluzhny hay không, với giả định ông có thể sẽ tham dự tiệc sinh nhật của người phụ tá.

Tuần trước, vị chỉ huy trưởng đưa ra một đánh giá thẳng thắn về tình hình chiến đấu ở các mặt trận của quân Ukraine trước lực lượng xâm lăng Nga.

"Cũng như trong Thế chiến Thứ nhất, chúng ta đã đạt tới mức kỹ thuật đưa chúng ta vào thế bế tắc", ông nói với tờ the Economist. "Gần như chắc chắn sẽ không có đột phát sâu sắc và đẹp đẽ nào hết".

Cả điện Kremlin và Tổng thống Volodymr Zelensky phủ nhận cuộc chiến đã vào thế bế tắc. "Hôm nay mọi người mệt mỏi, ai cũng mệt mỏi, và có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó là rõ ràng, nhưng không có thế bế tắc", ông Zelensky nói hồi cuối tuần.

Trong bài phát biểu hàng ngày hôm thứ Hai, ông kêu gọi người dân Ukraine hãy "cùng đồng tâm, tránh sao nhãng và chia rẽ thành các nhóm mâu thuẫn hay phân tán vào các ưu tiên khác".

Ông cũng thông báo rằng "đây không phải là thời điểm thích hợp" để bầu cử tổng thống, đáng lẽ sẽ diễn ra mùa xuân sang năm, vì hiện nay Ukraine đang trong tình trạng chiến tranh và thiết quân luật". Ông Zelensky được bầu làm tổng thống hồi 2019.

Paul Kirby

Nguồn : BBC, 07/11/2023

Published in Diễn đàn

Kiev "bị tổn thất nhiều vì tình hình ở Trung Đông khi mà mọi chú ý tập trung vào chiến tranh Israel -Hamas". Tổng thống Zelensky đã nhìn nhận như trên. Những đợt oanh kích của quân đội Nga vào lãnh thổ Ukraine và sức kháng cự của hơn 40 triệu dân Ukraine sau hơn 620 ngày chiến tranh không còn chiếm trang nhất các tờ báo lớn ở Âu Mỹ. Xung đột tại Trung Cận Đông làm lộ rõ thêm hiện tượng công luận phương Tây mệt mỏi trước một "cuộc chiến đang sa lầy".

uk1

Chiến tranh Ukraine : Thành phố Odessa bị oanh kích. Ảnh chụp ngày 06/11/2023. AP

Hàng trăm người dân Israel bị phong trào Hồi giáo Palestine Hamas sát hại trong loạt khủng bố trên lãnh thổ Israel hôm 07/10/2023 và hơn 200 công dân nhiều nước bị bắt làm con tin, rồi kế hoạch phản công của quân đội Israel nhắm vào dải Gaza, nguy cơ xung đột "lan rộng" trong khu vực … đã hoàn toàn thay thế những bản tin về Ukraine trên các kênh truyền thanh, truyền hình và những bài phân tích trên báo viết, báo mạng về Ukraine.

Nội bấy nhiêu cũng đủ là một "thất bại ê chề" đối với Kiev, bởi ngay từ những ngày đầu chiến tranh, khi quân Nga tràn sang biên giới, "ưu tiên tuyệt đối của ông Zelensky là thu hút chú ý của quốc tế vào Ukraine", để ủy lạo tinh thần những người lính cầm súng trên chiến trường và dân cư hậu phương, để bảo đảm Ukraine có được trang thiết bị quân sự chống lại ngoại xâm. Hamas tấn công vào Israel và đã làm tiêu tan hết những nỗ lực đó.

Ngõ cụt quân sự

Nhưng theo các chuyên gia Pháp, "ít nhất là từ ba tháng qua, Ukraine bị bế tắc" về nhiều mặt. Trước hết là về quân sự : Cuộc phản công từ tháng 6/2023 không mang lại kết quả mong muốn. Trả lời tuần báo Anh The Economist, số ra ngày 01/11/2023, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, tướng Valeri Zaloujny nhìn nhận "chiến dịch phản công rơi vào ngõ cụt (…), rất có thể là sẽ không có những bước đột phá ngoạn mục".

Đáng thất vọng không kém là Ukraine đã nhận được rất nhiều viện trợ quân sự của phương Tây (bao gồm từ tên lửa hiện đại đến xe tăng, hệ thống phòng không, tên lửa chống hạm, chống tăng … ), lính Ukraine cũng đã được đào tạo "theo các tiêu chuẩn" của NATO, vậy mà "trong 5 tháng Ukraine chỉ giành lại được vài trăm cây số vuông từ tay kẻ thù".

Nhà quan sát Châu Âu Cédric Mas, chuyên nghiên cứu về lịch sử quân sự, nêu bật một nghịch lý đó là khả năng chiến đấu của lính Ukraine giờ đây "khá hơn nhiều so với thời điểm tháng 5/2022 khi Ukraine để mất Mariupol", thế nhưng dân chúng Ukraine không mảy may hy vọng "nhanh chóng giành được chiến thắng" và mọi người bắt đầu chuẩn bị tinh thần để "tiếp tục sống thêm một mùa đông khắc nghiệt dưới các trận mưa bom của quân đội Nga".

Trong hoàn cảnh đó theo nhà sử học Cédric Mas, "đã đến lúc Ukraine cần đổi mới cả về học thuyết quân sự" thay vì chỉ một mực cầu viện phương Tây cung cấp thêm vũ khí đời mới.

Một tổn thất nặng nề về tâm lý

Tuyên bố của tướng Valeri Zaloujny được đưa ra trong bối cảnh, như vừa nói, công luận và truyền thông quốc tế từ một tháng nay hoàn toàn chuyển hướng, tập trung vào xung đột giữa Israel và Hamas, vào chiến sự ở dải Gaza ; vào thảm họa nhân đạo và vào nguy cơ khu vực Trung Cận Đông "bốc cháy" nếu như tổ chức vũ trang Hồi giáo Hezbollah thân Iran nhập cuộc.

Những đồng minh thân thiết nhất, những điểm tựa vững chắc nhất của Kiev, như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, vì những lý do khác nhau, đang rà soát lại các chính sách viện trợ quân sự cho Ukraine.

Hạ Viện Mỹ từ đầu tháng 10/2023 lao vào một cuộc đối đầu với Nhà Trắng, dứt khoát từ chối thông qua khoản viện trợ quân sự 24 tỷ đô la cho Ukraine. Hơn một năm trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, kết quả bầu cử vào tháng 11/2024 "có thể làm thay đổi hết tất cả" như ghi nhận của Cédric Mas.

Còn tại Châu Âu, "mặt trận yểm trợ Kiev" cũng đang rạn nứt tứ bề : Slovakia vừa có chính phủ mới mà thủ tướng Robert Fico có lập trường thân Moskva. Tân lãnh đạo Slovakia tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine.

Guillaume Lasconjarias, giảng dậy tại đại học Sorbonne, Paris và chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng cho rằng, bên cạnh tình hình trên các đường chiến tuyến, mặt trận thứ nhì và cũng là một thách thức không kém đối với tổng thống Volodymyr Zelensky, là những đấu đá chính trị tại Hoa Kỳ và rạn nứt trong hàng ngũ của Liên Âu về vấn đề Ukraine, khiến Kiev phải "xét lại một cách thấu đáo chiến lược gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ".

Trong mọi trường hợp, các mục tiêu giành thắng lợi, chiếm lại các vùng lãnh thổ đã rơi vào tay quân đội Nga như Donbass hay Crimea vào thời điểm này dường như đang "xa vời hơn bao giờ hết".

Cỗ máy chiến tranh của Nga hồi sinh

Cũng trên tờ The Economist, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, Valeri Zalujny báo động "chiến tranh sa lầy sẽ có lợi cho phía Nga", tạo cơ hội cho Moskva "gây dựng lại lực lượng" đã tổn thất trong gần hai năm qua. Theo thẩm định của bên tình báo Estonia, Nga vẫn còn "khoảng 4 triệu đạn pháo" và đang được Bắc Triều Tiên tiếp sức. Về nhân sự, Nga vẫn có nguồn nhân lực dồi dào hơn 143 triệu dân, không ít trong số đó còn trong độ tuổi đi lính.

Vào lúc mà các nhà máy sản xuất đạn của Liên Âu hoạt động hết công suất mà vẫn chưa đủ để trang bị cho Ukraine, thì cỗ máy công nghiệp quốc phòng Nga đã cất cánh trở lại bất chấp tất cả những biện pháp trừng phạt và phong tỏa của phương Tây.

Tổng tham trưởng quân đội Ukraine cảnh báo Nga đã chịu nhiều tổn thất về nhân mạng, "nướng" trên dưới 150.000 quân trong gần hai năm xung đột vừa qua và kho đạn dược cũng hao mòn, nhưng Nga vẫn "giữ thế thượng phong về vũ khí, trang thiết bị quân sự, đạn pháo và tên lửa".

Khả năng thích nghi với tình huống của Nga rất lợi hại, theo lời tướng Zaloujny và nhất là "rất khó để chặn bắt một số vũ khí của Nga". Đầu đạn có trang bị hệ thống dẫn đường của Mỹ Excalibur chẳng hạn cũng đã bị đối phương làm nhiễu sóng, không bắn trúng mục tiêu.

Theo điều tra của một tờ báo Ukraine, "ảnh vệ tinh cho phép xác nhận là trong những tháng gần đây Nga đã xây dựng thêm hoặc mở rộng hoạt động của nhiều nhà máy sản xuất trang thiết bị quân sự". Điển hình là nhà máy Gorbounov tại Kazan, (cách thủ đô Moskva 700 km về hướng đông), chuyên sản xuất các loại máy bay ném bom Tu-16, Tu-22 và Tu-160 đã được nâng cấp. Tương tự như vậy các công xưởng chế tạo tên lửa ở Doubna (cách Moskva 125 km về phía bắc), trung tâm chế tạo các loại drone quân sự ở Kronstadt gần sát thành phố Saint Petersburg, tập đoàn Kalachnikov… đều đã được khuếch trương thêm để đáp ứng nhu cầu chiến tranh.

Hamas, "đòn hiểm" nhắm vào Ukraine

Điều gì khiến chiến tranh Ukraine đang dần dần "chìm vào quên lãng" ? Báo Le Figaro hôm 05/11/2023 nêu bật bốn lý do :

Thứ nhất, cuộc chiến này không sớm đến hồi kết và cũng không ai biết sẽ chuyển biến ra sao.

Điểm thứ nhì, như chính tổng thống Volodymyr Zelensky ghi nhận, một phần công luận thế giới đã bắt đầu quen sống với chiến tranh Ukraine. Sau những giây phút bàng hoàng khi thấy một quốc gia hạt nhân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền, sau khi lóe lên hy vọng Ukraine nhanh chóng giành được chiến thắng, đại đa số dân chúng ở Âu Mỹ giờ đây chỉ biết rằng cuộc chiến Moskva khởi động đang đè nặng lên các xã hội của phương Tây và cũng chính "khả năng kháng chiến của người dân Ukraine khiến một phần công luận Âu Mỹ nghĩ rằng cuộc chiến đó không liên can gì đến họ".

Còn tại Châu Âu, dường như những đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử "chiến thuật" của tổng thống Vladimir Putin không còn khiến công luận rúng động như trước. Nếu như mùa đông năm ngoái phần lớn các nước Châu Âu lo thiếu điện, vì không có xăng, dầu và khí đốt của Nga, thì giờ đây mục tiêu "tiết kiệm năng lượng" không còn là mối lo hàng đầu của các chính phủ.

Lý do thứ ba là các điểm tựa của Kiev đang có cùng lúc quá nhiều hồ sơ khác cần giải quyết. Riêng Washington thì phải chuẩn bị cho các cuộc bầu cử vào tháng 11/2024. Các ứng cử viên tổng thống, hay dân biểu Quốc Hội và nghị sĩ cấp địa phương đều biết là khi đi bỏ phiếu, cử tri Mỹ không mấy quan tâm đến những vấn đề như "bảo vệ dân chủ, tự do, toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine".

Mới chỉ tháng 6/2023 vẫn có khoảng 65% công luận Mỹ ủng hộ viện trợ quân sự cho Kiev. Tỷ lệ này đã rơi xuống còn 41% vào đầu tháng 10/2023.

Cuối cùng, xung đột Israel Hamas khiến sự "đoàn kết" của Hoa Kỳ với Ukraine càng bị thách thức. Washington bắt buộc phải ưu tiên yểm trợ đồng minh Do Thái cả về mặt tài chính lẫn quân sự.

Việc Hạ Viện Mỹ đề nghị "tách bạch" ngân sách viện trợ cho Ukraine và Israel, rồi chỉ thông qua gói viện trợ khẩn cấp hơn 14 tỷ đô la cho chính quyền Tel Aviv, nhưng vẫn im lặng về khoản viện trợ cho Kiev, cũng đủ cho thấy "đâu là ưu tiên của Hoa Kỳ".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 08/11/2023

Published in Quốc tế

Mùa đông khắc nghiệt cho Ukraine, khúc dạo đầu cho hồi kết Hamas ?

Le Figaro ngày 07/11/2023 cho rằng "Ukraine đang trong ngõ cụt sau thất bại của cuộc phản công". Cần phải cầm cự thêm ít nhất một mùa đông nữa, với điều kiện Nga cũng kiệt sức, Kiev không bị các đồng minh bỏ rơi, và phải bổ sung quân số. Ngược lại ở Trung Đông, một tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 07/10, phải chăng đây là khởi đầu cho hồi kết của Hamas ?

muadong1

Một địa điểm tưởng niệm đột xuất với quốc kỳ và tên những chiến binh đã ngã xuống vì tổ quốc, tại quảng trường Độc Lập ở Kiev, Ukraine, ngày 07/11/2023. Reuters – Gleb Garanich

Phản công không đạt, vì sao ?

Le Figaro cho rằng "Ukraine đang trong ngõ cụt sau thất bại của cuộc phản công". Tại Kiev, chính quyền chuẩn bị chịu đựng những trận bom của Nga trong mùa đông này, và lo ngại quân viện của phương Tây sẽ ít dần. Khởi động từ tháng 6 tại miền đông và miền nam, cuộc phản công của Ukraine nhằm xuyên thủng tuyến phòng ngự của Nga để tiến đến biển Azov, cắt đứt đường tiếp tế giữa Nga và bán đảo Crimea. Nhưng năm tháng sau, quân đội chỉ tái chiếm được 400 kilomet vuông, tiến thêm được 17 kilomet, và quân Nga vẫn giữ được nhiều vị trí dù chịu thiệt hại vô cùng nặng nề.

Xã luận của Le Figaro nói về "Ukraine : Cái giá của thất bại". Đối với Kiev, cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ, nhưng phản công không đạt kết quả đã làm xáo trộn lại ván cờ. Năm tháng trời chiến đấu không mệt mỏi, những trận bão thép và lửa, hàng ngàn chiến binh ngã xuống để rồi hầu như không được gì cả. Được chuẩn bị kỹ càng, với một số vũ khí tân tiến rốt cuộc cũng được phương Tây chuyển giao, nhưng Kiev thiếu đạn tầm xa để đánh vào sâu. Nga vẫn kiểm soát bầu trời, gài mìn khắp 1/3 lãnh thổ Ukraine và không ngại nướng quân.

Les Echos nêu thêm một số chi tiết để giải thích "Vì sao cuộc phản công của Ukraine không thành công như mong muốn". Giới tuyến Surovikin kiên cố kéo dài hàng mấy trăm cây số gồm ba vòng rào phòng thủ sâu khoảng 30 kilomet với các chiến hào chống tăng, hầm trú ẩn được gia cố. Ukraine chỉ có được một ít xe phá mìn và hệ thống phòng không, bộ binh bị phi cơ và trực thăng tác chiến Nga uy hiếp.

Cái giá của thất bại

Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, tướng Zaloujny, nhìn nhận : "Đó là sai lầm của tôi. Nga mất ít nhất 150.000 quân, tại bất kỳ quốc gia nào khác thì những thiệt hại cỡ đó đã khiến chiến tranh kết thúc". Ông thừa nhận trên The Economist "Chúng tôi đang bế tắc", khiến tổng thống Zelensky giận dữ vì cho rằng chấp nhận sự đóng băng của mặt trận coi như chấp nhận thất bại.

Thời điểm hiện nay không phải là lúc để các nhà lãnh đạo Ukraine bộc lộ bất đồng, vì họ không còn nhiều chọn lựa. Hoặc chuẩn bị cho trận đánh sắp tới dựa vào các chiến đấu cơ F-16 mà nhiều thành viên NATO đã hứa, hoặc lắng nghe lời khuyên của các nhà ngoại giao là thương lượng với Vladimir Putin. Vì Ukraine loại trừ khả năng thứ hai, cần phải cầm cự thêm ít nhất một mùa đông nữa, với hy vọng Moskva không còn phương tiện để lại tấn công đến tận Kiev. Cũng phải cầu cho các đồng minh không bỏ rơi vì bận bịu việc khác hoặc đã nản chí. Và phải bổ sung cho quân đội : sau khi 100.000 chiến binh đã hy sinh, tuổi trung bình của lính tác chiến là 43.

Có quá nhiều điều kiện, và quá nhiều ẩn số. Tại Moskva, Putin xoa tay hài lòng, chờ đợi Ukraine rơi vào tay mình như một trái chín. Ông ta đặt nước Nga vào thế một cuộc chiến tranh lâu dài, trận chiến diễn ra ở Ukraine, ông ta thấy phương Tây bị phân tâm với Gaza và bị cô lập khi ủng hộ Israel, trong khi Kremlin chơi lá bài "phương Nam"... Đó là cái giá tạm thời cho một trận đánh thất bại ở Ukraine. Còn cái giá của sự bại trận sẽ như thế nào ?

Ukraine tiến gần đến việc gia nhập EU

Le Monde lạc quan hơn, cho biết "Khi đến thăm Kiev, bà Ursula von der Leyen mang đến một làn gió mới cho Ukraine". Chủ tịch Ủy ban Châu Âu hôm thứ Bảy 04/11 nhận định Kiev đã có "những tiến bộ tuyệt vời" về các cải cách cần thiết để mở ra thương lượng nhằm gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU). Đó là chuyến thăm mà chính quyền Ukraine rất cần đến, tái khẳng định sự ủng hộ "không gì lay chuyển được" của EU.

Chuyến đi thứ sáu của bà Leyen kể từ đầu cuộc xâm lăng diễn ra vài ngày trước khi Ủy Ban Châu Âu công bố bản báo cáo quan trọng về tiến bộ của Kiev trong bảy kế hoạch cải tổ từ tư pháp đến truyền thông, chống tham nhũng. Hồi tháng 6, Ủy Ban Châu Âu tuyên bố Kiev đã hoàn tất 2 trong số 7 khuyến cáo. Ursula von der Leyen cũng nêu ra những nỗ lực của EU trong chương trình viện trợ 50 tỉ euro cho Ukraine trong bốn năm, và gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga sẽ được loan báo vào tuần tới.

Tối Chủ nhật, một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn tổng thống Ukraine của kênh truyền hình Mỹ NBC News lan truyền trên mạng xã hội. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, liệu ông có cảm thấy thất bại hay không, Volodymyr Zelensky đầy xúc động nói : "Chiến tranh đã cướp mất những con người ưu tú của chúng tôi, nhưng chúng tôi không sẵn sàng trao tự do của mình vào tay tên khủng bố khốn kiếp Putin. Chính vì vậy mà chúng tôi chiến đấu".

Chạy đua với thời gian để bảo vệ cơ sở hạ tầng

Tháng 10/2022, quân Nga oanh tạc ồ ạt vào cơ sở hạ tầng điện và hệ thống sưởi của Ukraine, khiến lãnh vực năng lượng mất đi 50% năng lực, thiệt hại 8,8 tỉ đô la. Riêng trong mùa đông năm ngoái, Nga tấn công bằng trên 1.500 hỏa tiễn và drone, trong đó có trên 200 đạt mục tiêu. Không có nhà máy nhiệt điện và thủy điện nào được "tha". Những tháng gần đây, nhiều đồng minh của Ukraine đã cung cấp hệ thống phòng không hiện đại như Patriot.

Tuy thủ đô Ukraine những tuần qua tương đối yên tĩnh, việc Nga tăng cường dùng drone tự hủy gây lo ngại. Trong tháng 9, quân Nga đã đạt kỷ lục với 521 drone Shahed-136, so với sáu tháng thu đông 2022 chỉ có 1.000 chiếc. Tổng giám đốc DTEK, nhà phân phối năng lượng lớn nhất Ukraine cho biết đã chi 110 triệu đô la để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, dự trữ 1 triệu tấn than đá.

Kiev không thể chiến thắng nếu bị bỏ rơi

Trên mục Ý kiến của Le Monde, hai dân biểu Benjamin Haddad và Nathalie Loiseau nhấn mạnh "Nếu không có sự trợ giúp bền bỉ của chúng ta, quân đội Ukraine không thể chiến thắng". Vụ thảm sát của Hamas ở Israel khiến thế giới quay sang Cận Đông, dù vậy không thể bỏ quên cuộc xâm lăng của Nga. Cho tới nay, Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn hỗ trợ Ukraine mà không phải tham chiến. Quân đội Ukraine chiến đấu kiên cường, nhưng quyết tâm của phương Tây nay đang giảm sút, đó là điều mà Vladimir Putin vẫn chờ đợi. Viện trợ quân sự cho Kiev đang bị bế tắc tại Quốc hội Hoa Kỳ, cựu tổng thống Donald Trump đang có hy vọng tái đắc cử, và ngay trong phe Dân chủ bắt đầu những ý kiến cho rằng Ukraine không phải là ưu tiên. Không thể coi thường những dấu hiệu này.

Châu Âu có nguy cơ phải nhanh chóng chia sớt gánh nặng. Từ nhiều tháng qua, một nước duy nhất đã ngáng chân gói tài trợ vũ khí mới cho Ukraine, đó là Hungary, và việc Robert Fico thân Nga lên nắm quyền ở Slovakia không gợi ra một viễn cảnh tốt đẹp. Kỹ nghệ vũ khí Châu Âu không đáp ứng nổi nhu cầu đạn dược cho cuộc chiến quy mô chưa từng thấy này. Trước mắt, Châu Âu đã lập ra cơ chế chống tránh né cấm vận, vì Nga tiếp tục xoay sở để nhập được các linh kiện cần thiết nhất là chất bán dẫn, trong khi doanh nghiệp ít quan tâm tới điểm đến cuối cùng. Hai tác giả cho rằng cần khẩn cấp khơi dậy ý thức, vì từ Jerusalem tới Kiev, sự hỗn loạn đã đến tận ngưỡng cửa châu lục.

Iran và Hezbollah cuồng tín nhưng không ngu ngốc

Nhìn sang Trung Đông, tình hình có vẻ khả quan hơn cho Israel. Tiến sĩ địa chính trị Frédéric Encel đặt vấn đề trên Le Figaro : "Một tháng sau vụ tấn công ngày 07/10, phải chăng đây là khởi đầu cho hồi kết của Hamas ?"

Sát hại dã man rồi thản nhiên khoe như trong một video "Tôi đã giết mười người Do Thái !", Hamas đã đi xa hơn là một chiến dịch quân sự. Vụ thảm sát người Do Thái kinh hoàng nhất kể từ 1945 có thể dẫn đến sự hủy diệt một phần lực lượng khủng bố này. Không có gì chắc chắn rằng sau chiến tranh, trong một tiến trình hòa bình mới với một chính quyền Israel ôn hòa và chính quyền Palestine, Saudi Arabia không công nhận Israel. Hai thế lực hỗ trợ cho Hamas là Iran và Hezbollah ở Lebanon.

Nhưng thủ lãnh Hezbollah, Nasrallah, dù đe dọa Israel nhưng không tham gia cuộc chiến, thậm chí còn đẩy sấm sét của Tsahal sang khi nói rằng Hamas "chịu trách nhiệm 100%" về vụ tấn công. Còn ông chủ Iran dù cũng đe dọa "Satan sionit" nhưng chưa bao giờ dám trực diện khiêu chiến. Trên thực tế những người lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo và Hezbollah tuy cuồng tín nhưng không ngu : họ ý thức được tương quan lực lượng, và còn có những lợi ích riêng, kể cả buôn vũ khí và ma túy, không sẵn sàng hy sinh cho Hamas theo hệ phái Sunni.

Thực tế mặt trận chống Israel

Ngoài trục Hồi giáo Shia này, thế giới Ả rập sẽ "bùng nổ" chống Israel chăng ? Không có nước nào trong bảy quốc gia đang hòa dịu với Israel (Ai Cập, Jordan, Mauritania, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Morocco, Bahrein, Sudan) muốn xoay ngược tiến trình. Riêng Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất còn lên án Hamas.

Còn đường phố Ả rập ? Tại 21 quốc gia Ả rập có 200 triệu công dân trưởng thành, bao nhiêu người đã xuống đường kể từ khi oanh kích Gaza ? Khoảng vài trăm ngàn, tuy đáng kể nhưng không phải là một đợt thủy triều, càng không thể so sánh với Mùa xuân Ả rập. Tỉ lệ này cũng tương tự trong thế giới Hồi giáo.

Về phần "các nước phương Nam", Ấn Độ ủng hộ Israel, hơn một chục nước Châu Phi và Châu Đại Dương cũng vậy. Trung Quốc, như thường lệ, to mồm nhưng không hề trả đũa thương mại. Nga đón tiếp các thủ lãnh Hamas nhưng để cho quân đội Israel phá hủy phi trường chính của đồng minh quân sự Syria… Đối mặt là siêu cường số một thế giới điều hai hàng không mẫu hạm, một nhóm đổ bộ, 2.000 thủy quân lục chiến ; và Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Israel về ngoại giao.

Tiến sĩ Encel cho rằng dù diễn biến cuộc chiến ra sao đi nữa, Netanyahu và chính quyền của ông sẽ phải trả lời trước một ủy ban điều tra. Và ông sẽ ra đi, những người tiền nhiệm uy tín hơn đã từng sụp đổ vì những sai lầm dẫn đến hậu quả kém bi thảm hơn. Có thể hy vọng ít nhiều trong ngắn hạn và trung hạn, với ba điều kiện : giải giáp Hamas, chính quyền Palestine nắm lại Gaza (nơi họ đã bị đuổi đi từ 2007) nhờ quốc tế ủng hộ, thay đổi chính phủ ở Israel. Và như vậy tiến trình hòa bình sẽ quay lại với viễn cảnh giải pháp hai Nhà nước, mà theo tác giả bài viết, là tốt nhất cả về đạo lý lẫn địa chính trị.

Nỗi cô đơn trước nạn bài Do Thái ở Pháp

Hai cuộc chiến tranh ở Trung Đông và Ukraine cùng với những hệ quả là mối quan tâm chính của các báo hôm nay. La Croix kêu gọi "Cảnh giác trước nạn bài Do Thái". Le Monde chạy tựa "Nỗi sợ và cảm giác cô đơn nơi người Do Thái Pháp" : Hơn 1.000 hành động bài Do Thái đã diễn ra kể từ ngày 07/10. Xã luận Le Monde kêu gọi "Từ chối bình thường hóa nạn bài Do Thái". Mỗi lần có những vụ tấn công nhắm vào người Do Thái tại Pháp, lại có thêm một số người di cư sang Israel, nhưng nay thì cả Israel cũng không còn an toàn.

Không chỉ ở Pháp, hiện tượng tấn công người Do Thái còn xảy ra ở Mỹ, Anh, Đức, nhưng Pháp mới là nơi có cộng đồng người Do Thái đông đảo nhất Châu Âu, đứng thứ ba thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Israel. Người Do Thái là một phần bản sắc và lịch sử nước Pháp, nhưng họ ngày càng cảm thấy cô đơn. Với thời gian, số người xuống đường phản đối những tội ác chống Do Thái ngày càng ít đi, có vẻ như bạo lực đã trở thành bình thường. Và cũng chỉ có họ đi biểu tình với nhau mà thôi. Hiếm thấy những khuôn mặt có ảnh hưởng đăng lên câu "Tôi là người Do Thái" như đã từng nở rộ "Tôi là Charlie" sau vụ Charlie Hebdo năm 2015.

Sau gần 500 vụ câu lưu từ sau ngày 07/10, chính quyền đã phản ứng nghiêm khắc hơn trước. Về phần xã hội, theo Le Monde, cũng cần tích cực hơn trong việc bảo vệ những giá trị phổ quát. Cũng như nạn kỳ thị chủng tộc, nạn bài Do Thái là không thể chấp nhận được và cũng không thể coi là chuyện thường tình.

Thụy My 

Published in Quốc tế

Ukraine mở điều tra về vụ tấn công của Nga khiến hơn 20 binh sĩ bỏ mạng

Chi Phương, RFI, 06/11/2023

Trong một video đăng tải hôm qua, 05/11/2023, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraine đã chịu thương vong nặng nề trong một cuộc tấn công của Nga vào cuối tuần trước, đồng thời tiếp tục kêu gọi thêm viện trợ từ phương Tây.

chiencuoc1

Đơn vị pháo binh chuyển đạn vào nòng súng cối - Ảnh minh họa

Từ Kiev, thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze cho biết thêm thông tin :

Cuộc tấn công được các phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin một ngày sau đó. Cụ thể, hôm 03/11, vào ngày lễ kỉ niệm của lực lượng pháo binh Ukraine, một tên lửa Iskander của Nga đã bắn trúng một nhóm binh lính thuộc lữ đoàn tấn công vùng núi 128, đến từ vùng Transcarpatie, tại chiến tuyến ở vùng Zaporijjia.

Theo truyền thông Ukraine, khoảng 20 lính đã bỏ mạng, hàng chục người bị thương. Kiev xác nhận đã xảy ra cuộc tấn công nhưng không xác nhận số nạn nhân và nói rõ rằng từ đầu cuộc chiến, quân đội vẫn không bình luận về số thương vong.

Bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov bảo đảm sẽ mở một cuộc điều tra để xác định nguyên nhân của vụ việc. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng lên tiếng về vụ tấn công và mong đợi có được "câu trả lời trung thực" từ cuộc điều tra. Cuối tuần qua, tổng thống Zelensky cũng bác bỏ bình luận của tướng Zalunzhny, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine. Ông khẳng định cuộc chiến chưa đi vào bế tắc và kêu gọi thêm viện trợ từ phương Tây, đặc biệt là hệ thống phòng không, đồng thời mời cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến thăm Ukraine để tận mắt chứng kiến tác dụng của những viện trợ đó.

Chi Phương

************************

Ukraine tấn công một xưởng đóng tàu Nga tại Crimea bằng tên lửa hành trình

Trọng Nghĩa, RFI, 05/11/2023

Bộ Quốc Phòng Nga vào sáng nay 05/11/2023 đã xác nhận thông tin do phía Ukraine loan báo vào hôm qua, theo đó một xưởng đóng tàu của Nga trên bờ biển phía đông bán đảo Crimea đã bị trúng tên lửa của Ukraine, làm một chiến hạm Nga bị hư hại.

chiencuoc2

Khinh hạm mang tên lửa hành trình Askold (phải) tại xưởng đóng tàu Zaliv ở Kerch, Crimea, ngày 20/07/2020. AP - Alexei Druzhinin

Theo hãng tin Pháp AFP, truyền thông nhà nước Nga đã trích dẫn bộ Quốc Phòng Nga cho biết : "Vào ngày 04/11, quân đội Ukraine đã phóng 15 tên lửa hành trình vào xưởng đóng tàu B.E. Butoma (Zaliv) ở thành phố Kerch". Theo nguồn tin trên, phòng không Nga đã bắn hạ 13 tên lửa Ukraine, nhưng "một con tàu đặt tại nhà máy đã bị hư hại sau khi bị tên lửa hành trình của đối phương bắn trúng". Thông báo của bộ Quốc Phòng Nga không nêu rõ tên của tàu bị hư hại, cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại.

Trước đó, Quân đội Ukraine đã loan báo về cuộc oanh kích "thành công" vào xưởng đóng tàu ở Kerch, ở Crimea. Trên mạng Telegram, nhà báo kiêm phân tích gia quân sự người Ukraine Andriy Tsaplienko tiết lộ rằng một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Nga, khinh hạm mang tên lửa hành trình Askold, hạ thủy vào năm 2021 - đã bị hư hại trong cuộc tấn công. Đây được cho là một đòn mới giáng vào hạm đội của Nga, vốn đã bị mất nhiều chiếc tàu trong những tháng gần đây

Trong lãnh vực chính trị, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào hôm qua đã bác bỏ nhận định cho rằng cuộc xung đột với Nga đang lâm vào tình thế bế tắc. Trong cuộc họp báo chung tại Kiev với khách mời là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, ông Zelensky cho rằng rằng với thời gian "ai nấy đều mệt mỏi… nhưng đó không phải là bế tắc".

Tuyên bố của tổng thống Ukraine được đưa ra nhằm bác bỏ nhận định gần đây của một chỉ huy Ukraine cao cấp, theo đó cả hai quân đội Nga và Ukraine đang bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Tổng thống Ukraine cũng phủ nhận tin đồn cho rằng phương Tây đang gia tăng áp lực buộc Kiev thúc đẩy quá trình thương thuyết với Nga.

Trọng Nghĩa

***************************

Tổng thống Zelenskiy thúc gic M vin tr thêm, mi cu Tổng thống Trump đến thăm Ukraine

Reuters, VOA, 05/11/2023

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gi Hoa K cung cp thêm tài chính đ giúp lc lượng ca ông chng li Nga, đng thi mi cu Tng thng Donald Trump đến thăm Ukraine đ đích thân chng kiến cuc xâm lược ca Putin.

chiencuoc3

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy mời cựu Tổng thống Donald Trump đến thăm Ukraine để thẩm định tình hình - The Hill - Ảnh minh họa

Tng thng Zelenskiy nói rng quân đi M cui cùng có th b kéo vào mt cuc xung đt ln hơn châu Âu vi Nga nếu Washington không tăng cường h tr.

"Nếu Nga giết hết chúng tôi, h s tn công các nước NATO và các bn s đưa con cái ca mình [đến chiến đu]", ông Zelenskiy nói trong cuc phng vn vi chương trình Meet the Press ca đài truyn hình NBC phát sóng hôm Ch nht.

Tng thng Hoa K Joe Biden thuc Đng Dân ch đã thúc ép Quc hi Hoa K thông qua d lut chi tiêu b sung tr giá 106 t đôla, vi phn ln s tin này s dùng đ tăng cường phòng th cho Ukraine và phn còn li được cung cp cho Israel, khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương và lc lượng bo v biên gii ca Hoa K.

Thay vào đó, H vin Hoa K do Ðng Cng hòa lãnh đo đã đưa ra mt kế hoch tài tr khác. Tun trước, H vin đã thông qua d lut cung cp 14,3 t đôla vin tr cho Israel nhưng không bao gm bt k khon tăng vin tr nào cho Ukraine.

Thượng ngh sĩ Chuck Schumer, lãnh đo phe đa s ti Thượng vin do Đng Dân ch kim soát, cho biết ông s không đưa d lut ca H vin ra biu quyết và Tng thng Biden đã th s ph quyết nó.

Trong cuc phng vn phát sóng hôm Ch nht, ông Zelenskiy mi cu Tng thng M Donald Trump, mt đng viên Cng hòa, đến thăm Ukraine và chng kiến hu qu ca cuc xung đt do Tng thng Nga Vladimir Putin khi xướng vào tháng 2/2022.

Ông Trump, ng c viên hàng đu cho đ c tng thng ca Đng Cng hòa trong cuc bu c năm 2024, ch trích gay gt s ng h ca Hoa K dành cho Kyiv và nói rng ông có th kết thúc chiến tranh sau 24 gi nếu tái đc c.

"Nếu ông y có th đến đây [Ukraine], tôi s cn 24 phút đ gii thích vi Tng thng Trump rng ông y không th xoay s được cuc chiến này", ông Zelenskiy nói. "Ông y không th mang li hòa bình vì Putin".

Nguồn : VOA, 05/11/2023

Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Nga muốn tuyển nữ chiến binh bắn tỉa và điều khiển drone

Phan Minh, RFI, 31/10/2023

Trang thông tin Nga Important Stories, chuyên về điều tra báo chí trông thấy các thông báo của một nhóm lính đánh thuê có liên kết với bộ Quốc Phòng Nga, đăng trên mạng khuyến khích, tuyển dụng phụ nữ chiến đấu ở Ukraine.

uk1

Các binh sĩ nữ của quân đội Nga trong cuộc duyệt binh thường niên trên Quảng trường Đỏ, Moskva, năm 2019. © Maksim Konstantinov / SOPA Image - SOPA Images

"Chúng tôi muốn chứng minh rằng phụ nữ được sinh ra không phải chỉ để nấu súp và sinh đẻ". Điều đó dường như ai cũng đã biết từ trước, nhưng đó là cách mà một nhà tuyển quân người Nga biện minh cho quyết định tuyển dụng phụ nữ để tham gia chiến đấu ở Ukraine, khi trả lời Important Stories.

Trong một bài báo được đăng hôm 23/10/2023, trang thông tin trực tuyến này đã trình bày cụ thể về hậu trường của việc Nga thuyết phục ngày càng nhiều phụ nữ ra chiến trường và giao cho họ nhiều nhiệm vụ mang tính quân sự hơn. Jenny Mathers, chuyên gia về các vấn đề an ninh Nga tại Đại học Aberystwyth, Mỹ, tóm tắt : "Hiện tại, có khoảng 1.000 phụ nữ tham gia vào nỗ lực chiến tranh của Nga, nhưng hầu như chỉ đảm nhiệm các vai trò hậu cần, như phụ trách về mặt y tế hoặc truyền tải thông tin".

Một tháng để trở thành xạ thủ bắn tỉa

Một số thông báo đã được đăng trên mạng xã hội VKontakte, tương đương với Facebook của Nga, nhằm tìm kiếm những phụ nữ muốn gia nhập quân đội. Những thông báo này cho biết họ sẽ được ký hợp đồng kéo dài sáu tháng và không yêu cầu có kinh nghiệm quân sự cụ thể. Khóa đào tạo kéo dài một tháng sẽ được tổ chức tại khu vực ly khai Donetsk (hiện do quân đội Nga kiểm soát) để trở thành xạ thủ bắn tỉa hoặc học cách điều khiển drone.

Huseyn Aliyev, chuyên gia về chiến tranh Ukraine tại Đại học Glasgow, Scotland nhận định : "Thật điên rồ khi họ hứa sẽ huấn luyện xạ thủ bắn tỉa chỉ trong vòng một tháng, trong khi thông thường phải mất ít nhất một năm rưỡi để bắt đầu cảm thấy sử dụng súng dễ dàng. Điều đó chứng tỏ rằng tiểu đoàn này đang rất cần, muốn chiêu mộ bất kể ai". Mức lương được đề nghị cũng tương đối hấp dẫn, vì nó tương đương với mức thù lao chính thức của một quân nhân nam, tức là hơn 2.000 đô la mỗi tháng.

Nỗ lực thu hút tân binh này không phải do bộ Quốc Phòng trực tiếp khởi xướng. Thông báo được đăng tải bởi tiểu đoàn Borz, một trung đoàn quân tình nguyện hoạt động ở vùng Donetsk.

Nhưng chính bộ Quốc Phòng là cơ quan thực hiện công việc đằng sau hậu trường. Trang Important Stories cho biết, tiểu đoàn Borz, không phải là một thực thể độc lập, mà thuộc nhóm lính đánh thuê Redut, do bộ Quốc Phòng và Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) quản lý. Danilo delle Fave, chuyên gia về chiến lược quân sự tại Nhóm Nghiên cứu An ninh Quốc tế (ITSS) Verona, tóm tắt : "Nhóm lính Redut là phiên bản lý tưởng của Wagner mà Kremlin luôn mơ ước sở hữu : một công cụ dưới sự chỉ đạo của chính quyền, có khả năng thực hiện những công việc tồi tệ và không chính thức".

Đối với chuyên gia delle Fave, trước tiên, bộ Quốc Phòng muốn âm thầm dò thử xem có bao nhiêu phụ nữ sẽ "cắn câu". Trên thực tế, việc huy động phụ nữ vào quân đội là một vấn đề rất nhạy cảm ở Nga.

Tình trạng "trọng nam khinh nữ" trong quân đội Nga

Danilo delle Fave giải thích : "Kể từ khi phụ nữ gia nhập Hồng Quân Liên Xô trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, mọi người đã tưởng rằng quân đội dang tay chào đón tất cả mọi người, nhưng trên thực tế, viễn cảnh này còn rất xa vời".

"Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại" chống lại Đức Quốc Xã, trên thực tế, là một ngoại lệ trong lịch sử đầy biến động của mối quan hệ giữa quân đội và phụ nữ. Jenny Mathers giải thích : "Vào thời điểm đó, đã có hơn một triệu phụ nữ tình nguyện tham gia và đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong quân đội, như xạ thủ bắn tỉa, làm công việc lái xe tăng và thậm chí cả phi công máy bay chiến đấu".

Nhưng sau khi chiến thắng Đức Quốc Xã, Moskva đã ngay lập tức yêu cầu các nữ chiến binh trở về nhà để thực hiện những nhiệm vụ "phù hợp" hơn, tức là vào bếp và nuôi dạy con cái.

Jenny Mathers nhấn mạnh rằng "tuần trăng mật" thứ hai giữa quân đội và phụ nữ diễn ra "một cách tình cờ, vào những năm 1990". Nạn nhân đầu tiên của cuộc biến động lớn về kinh tế hậu Perestroika – phong trào mở cửa nền kinh tế Nga dưới thời Gorbachev – là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, những cơ quan sử dụng nhân công nữ nhiều nhất ở Liên Xô, và nền kinh tế mới của Nga đã không hề "nương nhẹ" họ.

Trong thế giới kinh tế mới mà nam giới gần như chiếm hoàn toàn ưu thế, phụ nữ đã chuyển hướng sang quân đội để tìm kiếm cơ hội. Đây là lý do tại sao vào cuối những năm 1990, "gần 10% nhân sự của quân đội là phụ nữ, điều này chưa bao giờ xảy ra ngoài thời chiến", Jenny Mathers nhấn mạnh. Nhưng bộ tổng tham mưu đã không biết phải làm gì với những phụ nữ mà họ không hề muốn tiếp nhận này, và cùng với thời gian, quân đội đã loại dần họ để quay trở lại một thế giới gần như chỉ dành riêng cho nam giới.

Jenny Mathers nói thêm rằng Vladimir Putin đã rất chú ý tới việc bảo toàn tình trạng trọng nam trong quân đội Nga :"Putin đã nỗ lực rất nhiều để tạo dựng hình ảnh bản thân như một người đàn ông mạnh mẽ và khắc họa nước Nga như một nhà bảo vệ vĩ đại cho các giá trị truyền thống, ám chỉ đến những phụ nữ nội trợ. Ông ấy khó có thể để mọi người nghĩ rằng quân đội cần đến phụ nữ để giành chiến thắng".

Nhu cầu tìm kiếm những người điều khiển drone

Vậy tại sao tiểu đoàn Borz – và cao hơn nữa là bộ Quốc Phòng – giờ đây lại tìm cách chiêu mộ phụ nữ ? Đầu tiên, bởi vì phía địch (Ukraine) cho thấy không có tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề như vậy. Huseyn Aliyev giải thích : "Có hàng nghìn phụ nữ Ukraine đã tình nguyện tham gia chiến đấu từ hơn một năm qua. Hầu hết họ đảm nhận các vị trí ở đằng sau hậu trường, nhưng cũng có một số người đã trở thành chiến binh thực thụ". Jenny Mathers thì nhận định rằng để nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ trong nỗ lực chiến tranh, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thay đổi luận điệu, và giờ đây, nói về những người bảo vệ tổ quốc, cả nam lẫn nữ.

Một vài thông báo trên VKontakte sẽ không giúp cho Moskva bắt kịp Ukraine trong lĩnh vực này. Tiểu đoàn Borz không chọn hai lĩnh vực – bắn tỉa và drone – một cách ngẫu nhiên. Danilo delle Fave tin rằng vai trò của xạ thủ bắn tỉa sẽ nhằm "thúc đẩy một số phụ nữ vẫn còn nhớ về hình ảnh của những chiến binh Hồng Quân, những người đã bảo vệ Leningrad chống lại Đức Quốc Xã". Jenny Mathers cho biết thêm : "Theo suy nghĩ của quân đội Nga, phụ nữ có những phẩm chất đặc biệt, phù hợp hơn với vai trò xạ thủ bắn tỉa, chẳng hạn như sự kiên nhẫn và chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt".

Ngoài ra, còn có nhu cầu cấp thiết trong việc tìm người điều khiển drone. Huseyn Aliyev lưu ý : "Việc đào tạo tân binh nam cần có thời gian và quân đội Nga không thể làm điều này, khi nhu cầu trên chiến trường buộc Moskva phải điều hết nam giới ra tiền tuyến". Phụ nữ thì khác, bởi họ không chiến đấu ở tiền tuyến.

Chiến dịch quyến rũ phụ nữ này có thể sẽ chỉ là một hiện tượng nhất thời và những thông báo mà trang mạng Important Stories phát hiện ra, có thể không mang lại kết quả gì. Nhưng nếu chiến dịch quyến rũ này của Nga mang lại thành quả, điện Kremlin sẽ phải đứng trước một lựa chọn khó khăn : chấp nhận việc tuyển dụng phụ nữ một cách đại trà, điều "có nguy cơ khiến mọi người nghĩ rằng Kremlin gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tình nguyện viên nam, và buộc phải tuyển dụng phụ nữ", theo Danilo delle Fave, hoặc nếu từ bỏ giải pháp này, thì quân đội sẽ không tuyển được thêm chiến binh.

(France 24)

Phan Minh

****************************

Tổng thống Ukraine : Nga biến Hắc Hải thành "một bãi chiến trường"

Thanh Phương, RFI, 31/10/2023

Trên mạng X (tiền thân là Twitter) hôm nay, 31/10/2023, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tố cáo Nga đã biến Hắc Hải (Biển Đen) thành "một bãi chiến trường", khi sử dụng vùng biển này vào mục đích xâm lược và đe dọa tự do hàng hải.

uk2

Ảnh tư liệu của Bộ Quốc phòng Nga, tàu chiến Nga trong cuộc diễn tập ở Biển Đen ngoài khơi Crimea ngày 12/2/2022 - afp.com/Handout

Ông Zelensky đã đưa ra lời tố cáo như trên nhân Ngày quốc tế bảo vệ Hắc hải. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh đây là vùng biển có tầm quan trọng chiến lược rất lớn không chỉ đối với các nước ven biển mà còn đối với Châu Âu, Trung Đông và đối với an ninh lương thực toàn cầu. 

Hôm thứ sáu tuần trước, Kiev thông báo đã xuất khẩu được 1,3 triệu tấn nông phẩm kể từ khi thiết lập một hành lang đường biển ở Hắc Hải, bất chấp lời đe dọa của Nga là sẽ trả đũa các tàu qua lại trong khu vực.

Về tình hình chiến sự, hôm qua, quân đội Nga thông báo đã bắn hạ 8 tên lửa của Ukraine bắn về phía bán đảo Crimée. Trước đó, Kiev khẳng định đã "oanh kích" thành công vào một hệ thống phòng không của Nga trên bán đảo này trong đêm Chủ nhật rạng sáng thứ hai. 

Vùng Crimée thường xuyên bị quân Ukraine tấn công vì đây là hậu cứ của của Hạm đội Hắc Hải của Nga và là một đường tiếp tế thiết yếu cho lực lượng Nga đang chiếm đóng miền nam và miền đông Ukraine.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Xung đột giữa Israel và Hamas đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, thế nhưng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu thì vẫn phải chú tâm đến chiến tranh giữa Ukraine với Nga, bởi vì chi phí dành cho cuộc chiến tranh này ngày càng đè nặng lên ngân sách của Liên Âu và đang là bài toán đau đầu cho khối 27 nước.

uk1

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel phát biểu với báo chí tại cuộc họp thượng đỉnh, Bruxelles, 26/10/2023. AP - Virginia Mayo

Cho dù hầu như toàn bộ vẫn ủng hộ Kiev, ngoại trừ Hungary và Slovakia, các nước thành viên Liên Âu đã để lộ những bất đồng khi xem xét ngân sách của khối này trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles hai ngày thứ 5 và thứ 6 tuần trước. 

Trong bối cảnh ngân sách quốc gia ngày càng eo hẹp do kinh tế tăng trưởng chậm lại, không nước nào muốn chi tiêu nhiều hơn. Nhưng vấn đề là các nước thành viên Liên Âu phải cấp tốc đạt đồng thuận về ngân sách của khối cho giai đoạn 2024/2027, cụ thể là phải cố đạt được một thỏa thuận từ đây đến thượng đỉnh Liên Âu vào giữa tháng 12 tới. Thế mà, theo thú nhận của thủ tướng Estonia, được hãng tin AFP trích dẫn, lập trường giữa các nước thành viên Liên Âu còn rất khác biệt.

Bà Kaja Kallas cho biết : "Một số nước chủ trương là không nên chi tiêu thêm nữa mà nên bố trí lại những nguồn tài chính hiện có. Các nước khác thì cho rằng cần phải tăng thêm ngân sách vì chúng ta đang phải đối đầu với những khủng hoảng mới".

Đặc biệt, hai nước Hungary và Slovakia đã tỏ vẻ nghi ngại về việc gia tăng yểm trợ cho Ukraine. Hôm thứ Sáu vừa qua, thủ tướng Hungary Viktor Orban thậm chí cho rằng chiến lược của Liên Âu viện trợ tài chính và quân sự để giúp Kiev chống Nga "đã thất bại". Ông còn tuyên bố sẽ không thông qua đề nghị ngân sách mới của Liên Âu, bao gồm gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine. Về phần Slovakia, trước khi dự thượng đỉnh Châu Âu vào tuần trước, thủ tướng Robert Fico đã thông báo là nước nay sẽ ngưng viện trợ quân sự cho Kiev, với lý do là nạn tham nhũng tại Kiev quá trầm trọng, nên có nguy cơ viện trợ bị biển thủ. Nếu Hungary và Slovakia liên minh với nhau, các cuộc đàm phán về ngân sách Liên Âu tại thượng đỉnh tháng 12 tới sẽ càng thêm phức tạp.

Hôm 20/06 vừa qua, Ủy Ban Châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên tăng thêm 66 tỷ euro cho ngân sách giai đoạn 2024/2027 để Liên Âu có thể đối phó với những khủng hoảng kể từ sau đại dịch Covid : Chiến tranh Ukraine và áp lực di dân, nay lại có thêm xung đột ở Trung Đông. Đồng thời Bruxelles đề nghị một gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine cho bốn năm tới. Theo dự kiến, gói viện trợ này sẽ bao gồm 17 tỷ euro trợ cấp và 33 tỷ euro cho vay, nhưng khoản cho vay này chưa được tính trong nguồn tài chính bổ sung cho ngân sách Châu Âu. 

Chính chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng ghi nhận là những khủng hoảng hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách của Liên Âu, mà các nước thành viên cũng bị nhiều bó buộc. Nhưng bà nhấn mạnh gói viện trợ cho Ukraine sẽ là ưu tiên hàng đầu của khối 27 nước Châu Âu. Theo các số liệu do Ủy Ban Châu Âu công bố vào tuần trước, kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu đã viện trợ tổng cộng 83 tỷ euro cho Ukraine. 

Ngoài Ukraine, Ủy Ban Châu Âu còn đề nghị tăng thêm 15 tỷ euro cho việc quản lý di dân, cũng là một ưu tiên đối với Liên Âu. Ngoài ra, 27 quốc gia thành viên còn được yêu cầu bỏ ra 10 tỷ euro để đầu tư vào những công nghệ của tương lai. 

Ấy là chưa kể nhiều khoản chi tiêu khác để hạn chế tác động của việc tăng lãi suất của các khoản tiền đã vay trong khuôn khổ các kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid, để tăng lương cho các công chức Châu Âu, v.v…

Với nhiều khoản chi tiêu như vậy, các nước Liên Âu tìm đâu ra đủ tiền cho gói viện trợ 50 tỷ euro dành cho Ukraine ? Ngay từ đầu tháng 10, Thẩm kế viện Châu Âu đã báo động là với nợ của Liên Âu đã tăng đáng kể trong năm 2022, lên tới gần 350 tỷ euro, làm sao khối 27 nước có thể đưa các khoản viện trợ cam kết cho Ukraine vào một ngân sách đang chịu áp lực nặng nề như vậy ?

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 30/10/2023

Published in Quốc tế

Tình báo Anh : Tổn thất của Nga trong trận đánh Avdiivka có thể thuộc diện nặng nề nhất trong năm 2023

Trong bản cập nhật thông tình báo công bố ngày 28/10/2023, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Moskva đã tung đến tám lữ đoàn vào trận đánh nhằm chiếm đóng thị trấn Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk ở Ukraine. Tuy nhiên, tình hình cho đến nay vẫn chưa dứt điểm khiến Moskva phải hứng chịu tỷ lệ thương vong lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Avdiika1

Một xe tăng của Ukraine bắn về phía các vị trí của quân đội Nga gần Avdiivka, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 28/04/2023. AP - Libkos

Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga đã khởi xướng một "nỗ lực tấn công lớn" vào giữa tháng 10 tại khu vực Avdiivka, một thị trấn công nghiệp nằm cách Donetsk 15 km về phía bắc, điều động đến chiến trường các đơn vị thuộc 8 lữ đoàn. Chiến sự đã diễn ra một cách dữ dội, nhưng Nga vẫn chưa chiếm được thị trấn trọng yếu này.

Bản tin cho rằng lực lượng Nga có thể đã phải chịu một trong những tỷ lệ thương vong cao nhất vào năm 2023. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu vừa qua đã tuyên bố rằng lực lượng Nga đã mất ít nhất một lữ đoàn quân – tức là từ 4.000 đến 5.000 người - khi cố gắng tiến vào Avdiivka.

Vào hôm qua, đến lượt lực lượng vũ trang Ukraine cho rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm ngoái, Nga đã mất 298.420 binh sĩ. Số liệu này tuy nhiên không được xác minh độc lập.

Chiến sự không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Ukraine. Bộ Quốc Phòng Nga vào sáng nay, 29/10, cho biết là lực lượng của họ đã bắn hạ 36 chiếc drone bay của Ukraine tấn công vào khu vực Biển Đen và bán đảo Crimea trong đêm hôm qua rạng sáng hôm nay.

Ngoài vùng Crimea, Bộ Ngoại giao Nga vào hôm qua cũng tố cáo Ukraine đã dùng 3 chiếc drone "cố tình tấn công" một nhà máy điện hạt nhân ở khu vực biên giới Kursk của Nga mà không gây thiệt hại hay làm tăng mức độ phóng xạ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói thêm là "một trong những chiếc drone chở đầy chất nổ đã đâm vào một kho chứa chất thải hạt nhân, làm hư hại các bức tường của cơ sở này, hai chiếc còn lại đã rơi xuống một khu vực hành chính".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Tại sao chiến dịch phản công của Ukraine gặp trở ngại ?

Cận Đông, Ukraine tiếp tục chiếm nhiều trang trên các tờ báo Paris ngày 27/10/2023.

phancong1

Các binh sĩ của đơn vị rà phá bom mìn gần thị trấn Izum, vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 24/10/2023. Reuters - Stringer

Bên cạnh đó các báo không quên những chủ đề như là một năm sau "trận cuồng phong Elon Musk", hóa thân thành X, Twitter mất 60% các nguồn thu nhập từ quảng cáo ; Mike Johnson, một chính trị gia "vô danh" trở thành tân chủ tịch Hạ Viện Mỹ. Kế hoạch của Pháp "chống bạo loạn" : 100 triệu euro để khắc phục hậu quả các vụ đốt phá hồi tháng 6 vừa qua. Cùng lúc nội các Elisabeth Borne "cứng rắn" với trẻ vị thành niên phá hoại cơ sở hạ tầng công cộng, đòi phụ huynh "phải có trách nhiệm với con cái".

2024, Ukraine lo hết đạn

Về thời sự quốc tế, tít lớn trên Le Monde "Chiến dịch phản công của Ukraine gặp trở ngại".

Sau 5 tháng, lính Ukraine "tiến rất chậm" vẫn "không chọc thủng được tuyến phòng ngự của đối phương". "150 ngày để giành lại 400 km vuông". "Nga vẫn chiếm đóng 17% lãnh thổ của Ukraine". Moskva có khả năng huy động thêm binh sĩ và đã tái làm chủ tình hình. Giới chuyên gia quân sự của phương Tây nhìn nhận "khả năng phòng thủ rất vững chắc của Nga".

Mùa xuân vừa qua quân Nga đã đào hàng trăm cây số lũy hào, đặt hàng trăn ngàn mìn chống tăng và mìn chống cá nhân, cản đường quân Ukraine. Đó là công trạng của tướng Sergei Surovikin theo lời một chuyên gia quân sự bộ binh của Pháp.

Cũng đừng quên rằng Nga là quốc gia với 143 triệu dân, có truyền thống công nghiệp quốc phòng lâu đời nên dễ dàng huy động cả về người lẫn thiết bị quân sự. Ở góc đài bên kia, 43 triệu dân Ukraine dù được phương Tây yểm trợ nhưng đã phải liên tục chống chọi với cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.

Nhiều chuyên gia e rằng về lâu dài Ukraine khó mà cầm cự được và cũng có thể là đội quân của Kiev thiếu đạn dược ngay từ năm tới, trong lúc Moskva vẫn còn khoảng độ "4 triệu đạn pháo trong kho", theo lời lãnh đạo tình báo quân sự Estonia, Ants Kiviselg được Le Monde trích dẫn. Đó là chưa kể kho đạn dược của Nga được "Bắc Triều Tiên tiếp sức" và theo thẩm định của giới trong ngành thì Bình Nhưỡng có chừng từ 300.000 đến 350.000 đạn pháo có thể cung cấp cho Nga. Mykola Bieleskov thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Kiev nhìn nhận chủ trương huy động kinh tế phục vụ cho chiến tranh của Vladimir Putin tuy "không hoàn hảo nhưng đã bắt đầu mang lại kết quả" như Moskva mong muốn.

Putin bẫy Liên Âu bằng năng lượng

Hơn 600 ngày chiến tranh Ukraine Châu Âu đã "cai nghiện" dầu hỏa và khí đốt của Nga hay chưa ? Câu trả lời là chưa.

Libération phỏng vấn nhà báo Marion Van Renterghem, tác giả của cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Les Arènes cho ra mắt độc giả : Le Piège Nord Stream (Cái bẫy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream). Bà Van Renterghem nhận định : Vladimir Putin đã "gây dựng cả một hệ thống đường ống dẫn khí đốt để bẫy Châu Âu", để "mô hình kinh tế và công nghiệp của toàn châu lục này phải lệ thuộc năng lượng Nga", Bruxelles đã phạm phải "một trong những sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21".

"Nord Stream là dự án kinh tế và chiến lược quan trọng nhất Vladimir Putin đã tính toán ngay từ 2001 khi ông lên cầm quyền". Khí đốt là công cụ để Kremlin "vô hiệu hóa Châu Âu, chiếm đoạt lại Ukraine" với sự đồng lõa ngoài ý muốn của Berlin.

Vẫn theo tác giả, hai đời thủ tướng Đức là những cánh tay đắc lực giúp Putin. Bà Angela Merkel là người mở rộng cửa "cho cáo vào nhà" và đó là một "tì vết" trong sự nghiệp của nữ thủ tướng Đức. Còn ông Gerhard Schroeder là một chính khách "tham tiền" trước khi rời khỏi phủ thủ tướng đã "đàm phán" với tổng thống Nga để có được một chiếc ghế trong hội đồng quản trị Nord Stream AG, một chi nhánh của Gazprom…

Chủ trương dĩ hòa vi quý của phương Tây là một sai lầm

Từ một sai lầm này đến một sai lầm khác. Trả lời báo Le Figaro nhân dịp đến Paris nhà đấu tranh nhân quyền người Ukraine, Myroslav Marynovytch báo động chiến tranh Ukraine và chảo lửa ở Cận Đông sau vụ phong trào Hamas tấn công Israel là hậu quả "từ những sai lầm của phương Tây".

Sai lầm đó là không thanh toán quá khứ lịch sử và đã khoan nhượng với một số giá trị như là tự do, công lý để đánh đổi lấy một sự an toàn nào đó.

Marynovytch từng trải qua 7 năm trong quần đảo ngục tù Goulag Liên Xô rồi bị quản thúc tại gia trong 3 năm. Khi được hỏi ông nghĩ gì về việc Nga xâm lược Ukraine và đợt tấn công của phong trào Hamas, nhà trí thức này trả lời : Bài học thứ nhất là không bao giờ hy sinh những giá trị cơ bản như là tự do, sự thật và công lý để đánh đổi lấy một sự an toàn bởi đấy chỉ là một sự an toàn tạm bợ. Thứ hai là cần phải xét xử những tội ác, bởi nếu không chúng sẽ đâm trồi nẩy lộc… : Nhân loại đã xét xử tội ác Đức Quốc Xã nhưng tội ác của Đảng cộng sản Liên Xô thì không. Chính vì thế mà tội ác của Vladimir Putin đã có cơ hội "nẩy mầm". Với chiến tranh Ukraine, theo Myroslav Marynovytch, nếu như tội ác của Putin không bị đem ra xét xử, Nga không có một chút ăn năn, thì ngay cả trong trường hợp có bại trận đi chăng nữa, "dân tộc Nga vẫn nghĩ rằng họ đã bị sỉ nhục và tâm tư đó sẽ lại là một mảnh đất màu mỡ cho nhiều cuộc chiến trong tương lai".

Vòng tròn của tội ác

Nhà bất đồng chính kiến dưới thời Liên Xô cũ này nhìn nhận chảo lửa ở Cận Đông làm giảm bớt áp lực về Ukraine nhưng phương Tây sẽ "lầm to" nếu nghĩ rằng họ sẽ được yên bình khi đang bị cả một "vòng tròn tội ác bao vây". Trên vấn đề Ukraine cũng như về xung đột giữa Israel và Hamas, phương Tây thiên về giải pháp "dĩ hòa vi quý" nhưng họ đã quên mất rằng "vòng tròn tội ác đó suy nghĩ hoàn toàn khác chúng ta. Họ xem thái độ chủ hòa của phương Tây là một sự mềm yếu". Trong lúc mà các nhà lãnh đạo cái "vòng tròn tội ác đó, mà đứng đầu là Vladimir Putin, thì chỉ muốn dẹp bỏ thế giới phương Tây thối nát", thay thế trận tự mà phương Tây đã hình thành bằng những quy luật của chính họ. Tiếc là Phương Tây "hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với nhiều cuộc khủng hoảng mọc lên cùng một lúc". Nhà trí thức Ukraine này kết luận : đó là điều "cực kỳ nguy hiểm".

Ngoại giao Pháp : thành quả không nhiều

Báo Le Monde tỏ ra thất vọng sau vòng công du Cận Đông của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tờ báo ghi nhận Jordan "lạnh nhạt với sáng kiến của Paris" thành lập liên minh quốc tế chống phong trào Hồi giáo Hamas, tương tự như hợp tác quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh ở Iraq và Syria trước kia. Ai Cập cũng "không hào hứng gì hơn" mà "chỉ tán đồng những nỗ lực của Pháp về mặt nhân đạo". Trong vài giờ "kế hoạch chống Hamas" của ông Macron đã chuyển hướng. Pháp vận động cho một "sáng kiến vì hòa bình và an ninh" với ba mục tiêu chính : chống các nhóm khủng bố trong đó có Hamas, yểm trợ Palestine về mặt nhân đạo và nối lại đối thoại chính trị với mục tiêu thành lập một nhà nước Palestine. Thế nhưng ngay cả khi đã tỏ ra mềm dẻo và uyển chuyển đến như vậy, cả Aman lẫn Cairo vẫn dửng dưng với những đề xuất của Paris "vì an ninh và hòa bình".

Một chút hy vọng cho Cận Đông

Vì an ninh và hòa bình : Vào lúc kịch bản chiến tranh được coi là khó tránh khỏi ở Cận Đông, cây bút bình luận trên báo Le Monde Alain Frachon trong bài viết mang tựa đề "Tính trung tâm của cuộc xung đột Israel Palestine" đưa ra một chút hy vọng.

Xung đột Israel – Palestine trở lại "trung tâm" bàn cờ quan hệ quốc tế. Đành rằng Cận Đông đang là "chảo lửa" và không thể phủ nhận nguy cơ xung đột lan rộng ra khu vực. Phong trào Hồi giáo Palestine Hamas, hay lực lượng Hezbollah ở Lebanon, phe Houti ở Yemen cũng như lực lượng dân dân theo hệ phái Shia ở Iraq đều muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Israel nhưng tất cả đều lệ thuộc vào một "ông anh cả" là Iran.

Nếu như tình hình xấu đi thêm vào thì liệu rằng Mỹ hay Israel có để yên cho Tehran hoành hành gây bất ổn trong vùng Vình hay không ? Rất có thể là không. Washington không mảy may muốn trông thấy kịch bản đó xảy ra. Ở góc đài bên kia, Iran và lực lượng Hezbollah ở Lebanon cũng không muốn khói lửa lan rộng bởi như chuyên gia về tình hình Trung Cận Đông Henry Laurens giải thích, sự tồn tại của chế độ Tehran hay tổ chức Hezbollah là đề "làm ông kẹ" răn đe Hoa Kỳ và Israel chứ không phải chỉ vì Hamas.

Bản thân Iran thì vừa thoát khỏi thế cô lập nhờ chính thức gia nhập khối các nền kinh tế đang trỗi dậy cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc (BRICS), nên không chắc là Tehran dễ dàng lao vào một cuộc chiến… "Trừ phi là giáo chủ Iran, Ali Khamenei, tuổi tác đã gần đất xa trời lại có những tính toán khác… Kinh nghiệm cho thấy, đôi khi chiến tranh bùng nổ cũng chỉ vì một sự hiểu nhầm hay một sự ngộ nhận nào đó về những ý đồ của đối phương"

Giải phẫu thẩm mỹ : nam tài tử xi nê cũng sợ già

Trước khi khép lại các tờ báo Pháp trong ngày với những bài vở nặng trĩu mùi thuốc súng, xin đề cập đến một chủ đề nhẹ nhàng hơn được Le Figaro chú ý đó là tại phim trường Hollywood, giải phẫu thẩm mỹ, không còn là độc quyền của những nữ minh tinh màn bạc. Các nam tài tử cũng rất thường xuyên lui tới các trung tâm thẩm mỹ viện. Nhiều người đã lợi dụng 6 tháng vừa qua khi các phim trường phải ngưng hoạt động vì một bộ phận nhân viên đình công, để trao sắc đẹp của mình cho các vị bác sĩ thẩm mỹ. Trong thế giới điện ảnh các ngôi sao, bất luận là nam hay nữ đều có nhu cầu chứng minh họ trẻ mãi không già.

Xưa kia những nam tài tử gạo cội như Burt Lancaster hay Dean Martin từng căng da mặt, mài sống mũi cho thanh và gọn hơn thì giờ đây những tên tuổi như Tom Cruise hay Ryan Gosling cũng phải chống chọi với thời gian, chi rất nhiều tiền để giữ mãi nét đẹp của tuổi thanh xuân ! Trong làng nghệ thuật thứ bảy, không chỉ có phụ nữ mà nam giới giờ đây cũng… sợ già.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

ukraine1

Hình ảnh vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine ở Sevastopol, Crimea, vào ngày 22/9/2023. Planet Labs via Reuters

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson.

Dù một số lời chỉ trích là hợp lý, nhưng sự tập trung của phương Tây vào các đột phá lãnh thổ đã làm người ta quên mất thực tế rằng Ukraine đang tiến hành một cuộc chiến trung và dài hạn trên nhiều mặt trận, chống lại một kẻ thù lớn hơn và cố thủ vững chắc. Thêm nữa, việc Ukraine thiếu một bước tiến lớn trên bộ đã che khuất những thành công chiến trường mà Ukraine đã đạt được trong các khía cạnh khác của cuộc xung đột – đáng chú ý nhất là ở Biển Đen và Crimea.

Một phần quan trọng trong kế hoạch chiến tranh dài hạn của Kyiv là đẩy Nga ra khỏi Bán đảo Crimea và phần còn lại của bờ biển Ukraine do Nga chiếm đóng. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Hạm đội Biển Đen của Nga, đặt trụ sở chính tại cảng Sevastopol của Crimea, đã trở thành một phần quan trọng trong nỗ lực chiến tranh của Moscow. Các tàu chiến Nga hoạt động ngay bên ngoài Sevastopol đã tiến hành phong tỏa bờ biển Ukraine và phóng tên lửa hành trình tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, Ukraine đã đạt được một loạt chiến thắng đáng kinh ngạc trong và xung quanh Crimea, gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào cầu Eo biển Kerch và nhiều cuộc tấn công táo bạo vào chính Hạm đội Biển Đen – ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của Nga trên bán đảo và ở phía tây Biển Đen.

Hồi tháng 9, Ukraine đã thực hiện một loạt các đợt tấn công bằng tên lửa nhắm vào các tài sản hải quân Nga ở Sevastopol, bao gồm một tàu đổ bộ, một tàu ngầm, và trụ sở của Hạm đội Biển Đen – theo báo cáo, một số chỉ huy cấp cao đã có mặt trong những tàu bị đánh trúng. Một vài trong số những cuộc tấn công này được thực hiện bằng cách sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp cung cấp gần đây. Ukraine cũng đã tăng cường tấn công các trung tâm hậu cần, sửa chữa, và cơ sở hạ tầng của Nga trên bán đảo với mục đích làm suy giảm khả năng hỗ trợ hạm đội của Nga. Đầu tháng này, Kyiv đứng ra nhận trách nhiệm về hai cuộc tấn công khác nhắm vào hạm đội Nga, sử dụng một loại máy bay không người lái trên biển mới để tấn công tàu mang tên lửa hành trình Buyan, và thực hiện một cuộc tấn công phá hoại vào tàu tuần tra Pavel Derzhavin của Nga. Những cuộc tấn công này diễn ra sau khi Ukraine tấn công một cách có hệ thống các cơ cấu phòng thủ phòng chống tên lửa của Nga ở Crimea suốt nhiều tuần trước đó.

Những thành công này tạo thành một bước đột phá lớn cho Ukraine. Các cuộc tấn công vào Crimea giờ đây đã khiến Hạm đội Biển Đen của Nga gần như không thể tiếp tục hoạt động tự do ở phía tây Biển Đen. Hải quân Nga đã phản ứng bằng cách chuyển các tàu chiến xa hơn về phía đông, tới căn cứ hải quân Novorossiysk, một thành phố cảng trên đất liền Nga. Hệ quả là hạm đội Nga bị đẩy xa hơn vào vùng trũng phía đông Biển Đen – một bước tiến tới mục tiêu lâu dài của Kyiv là loại bỏ người Nga khỏi bán đảo bị chiếm đóng, bằng cách khiến họ không thể thực hiện được các hoạt động của mình. Sự kết hợp giữa tiêu hao và di dời đã có tác dụng làm giảm khả năng tuần tra vùng biển gần các cảng Ukraine của hạm đội Nga, giảm bớt một phần áp lực lên các tuyến đường vận chuyển quốc tế ở Biển Đen. Điều này có thể cho phép Kyiv đạt được một mục tiêu khác của chiến dịch : mở cửa ba cảng nước sâu của Odesa cho hoạt động vận chuyển thương mại quốc tế về ngũ cốc và các hàng hóa khác.

Tác động từ việc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine đã được giảm bớt nhờ một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian vào mùa hè năm 2022, cho phép một lượng hàng hóa nhất định của Ukraine – đặc biệt là ngũ cốc – được xuất khẩu qua các hành lang vận chuyển dân sự. Đổi lại, Moscow đã được đề nghị giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt. Nhưng Điện Kremlin đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7/2023, tái lập lệnh phong tỏa tất cả các chuyến hàng thương mại đến Odesa, đồng thời bắt đầu loạt tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các cơ sở xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Tác động tích lũy của việc phong tỏa là giá bảo hiểm vận chuyển trong và ngoài Ukraine tăng vọt, đồng thời giúp cho ngũ cốc xuất khẩu của Nga thống trị thị trường. Vào tháng 8, Kyiv phản ứng bằng cách thiết lập một hành lang biển nhân đạo thay thế, chạy dọc theo bờ biển Ukraine, do hải quân của các thành viên NATO là Bulgaria và Romania bảo vệ. Việc đánh cược rằng những lời đe dọa ngăn chặn vận chuyển ngũ cốc của Nga là một trò lừa bịp, và họ sẽ không bắn vào các tàu mang cờ quốc tế, đã được đền đáp. Tính đến thời điểm hiện tại, 32 tàu quốc tế dũng cảm đã rời cảng Ukraine để đến Châu Phi và nhiều nơi khác với ngũ cốc đầy trên tàu.

Ukraine cũng đã thực hiện thành công các cuộc đột kích của lực lượng đặc công hải quân đánh bộ để đạt được mục tiêu của mình. Tại Crimea, Ukraine đã phá hủy hoặc vô hiệu hóa các cơ sở tên lửa phòng không của Nga để chuẩn bị cho cuộc bắn phá bán đảo. Những hành động này cho phép Ukraine chiếm lại các giàn khoan dầu và khí đốt có vị trí chiến lược mà người Nga đã chiếm giữ kể từ chiến tranh bắt đầu và sử dụng chúng cho giám sát radar hàng hải. Việc Kyiv chỉ có một số lượng hạn chế tên lửa tầm xa có độ chính xác cao do phương Tây cung cấp có nghĩa là Ukraine phải chuẩn bị cực kỳ kỹ càng, gồm cả việc loại bỏ càng nhiều hệ thống phòng không của Nga càng tốt, trước khi phóng tên lửa đi.

Đồng thời, Ukraine cũng đã phát triển thành công một thế hệ thiết bị không người lái trên biển mới, được sản xuất ngay trong nước, có khả năng vượt qua hàng phòng thủ của hạm đội Nga. Các hệ thống chống tên lửa và phòng thủ tàu truyền thống của Nga đã cho thấy chúng không có khả năng bảo vệ trước thế hệ thiết bị không người lái trên biển mới này, trong đó gồm loại thiết bị chìm một phần dưới nước có biệt danh "Sea Baby" của Ukraine. Chỉ có giá rất nhỏ so với chi phí của một tàu chiến, tàu đổ bộ, hoặc tàu ngầm tiên tiến của Nga, những thiết bị không người lái tương đối rẻ tiền và được chế tạo nhanh chóng này đã trở thành một đột phá quan trọng.

Tính đến cuối mùa hè, người Ukraine đã chứng minh họ không chỉ có khả năng đánh chìm hoặc huỷ hoại các tài sản hải quân quan trọng của Nga, mà còn khiến việc tiếp tục sử dụng Sevastopol trở nên không bền vững đối với Hạm đội Biển Đen. Bộ Quốc phòng Anh đánh giá rằng Nga đã "di dời nhiều tài sản hàng đầu của mình – bao gồm các tàu và tàu ngầm có khả năng mang tên lửa hành trình – từ Sevastopol đến các khu vực điều hành và căn cứ xa hơn về phía đông, chẳng hạn như Novorossiysk". Hơn nữa, vào ngày 5/10, lãnh đạo vùng Abkhazia thuộc Gruzia do Nga chiếm đóng, nằm xa hơn về phía đông so với Novorossiysk, đã đưa ra tuyên bố công khai rằng khu vực được Moscow hậu thuẫn của ông sẽ sớm tổ chức một "điểm triển khai thường trực" cho Hải quân Nga. Căn cứ này được đặt gần như ở cực đông của Biển Đen, cho thấy người Nga đã kết luận rằng việc bố trí tài sản hải quân ở bất kỳ đâu gần Ukraine và bờ biển hiện đang được rải đầy mìn của nước này là không hợp lý.

Những thành công này đã có tác dụng hạn chế nghiêm trọng phạm vi di chuyển của Nga ở Biển Đen. Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Anh James Heappey cho biết "Sự thất bại về mặt chức năng của Hạm đội Biển Đen, và tôi cho rằng đó chính là những gì đã diễn ra, bởi vì lực lượng này buộc phải phân tán đến các cảng mà từ đó họ không thể gây ảnh hưởng đến Ukraine, là một tổn thất to lớn".

Xét đến việc giải phóng hoàn toàn Crimea là mục tiêu chính của Kyiv, những thành công quan trọng trên biển của Ukraine phải được đặt vào cùng bối cảnh với những diễn biến khác trong cuộc xung đột nhiều mặt trận này – điều mà phần lớn báo chí và các nhà bình luận phương Tây đã không làm được. Bằng cách đánh bật Hạm đội Biển Đen của Nga khỏi Sevastopol, và đơn phương mở hành lang vận chuyển ngũ cốc, Kyiv đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc dù chỉ có năng lực hải quân hạn chế. Dù Ukraine vẫn còn lâu mới có thể treo cờ ở Simferopol, thủ phủ của Crimea, nhưng những tiến bộ này là điều không thể tưởng tượng được vào năm ngoái.

Thành công của các chiến dịch hải quân chống lại hạm đội Nga càng đáng chú ý hơn khi Ukraine, về mặt chức năng, đã không còn hải quân. Kể từ năm 2014, người Nga đã đánh chìm, bắt giữ, hoặc vô hiệu hóa tất cả các tàu chiến lớn của Ukraine, ngoại trừ tàu khu trục chủ lực Hetman Sahaidachny, mà chính người Ukraine đã đánh đắm vào đầu năm 2022 để ngăn nó rơi vào tay Nga. Người Ukraine giờ đây thường xuyên nói đùa về việc Hạm đội Biển Đen hùng mạnh của Nga bị một quốc gia không có hải quân đánh chìm, nhưng các sĩ quan hải quân Nga khó có thể mỉm cười.

Quân đội Ukraine đã chứng tỏ họ có khả năng kết hợp các thiết bị mới vào kho vũ khí của mình một cách nhanh chóng và gây ra hiệu quả tàn khốc – cho dù đó là thiết bị không người lái trên biển tự sản xuất, hay tên lửa do Anh-Pháp cung cấp. Nếu các chính phủ phương Tây muốn thấy nhiều thành công hơn trên chiến trường, việc cung cấp cho Ukraine ngày càng nhiều tên lửa tầm xa để tiếp tục ngăn cản Nga tự do di chuyển ở Crimea sẽ là một khởi đầu tốt. Dù bằng cách nào, các nhà quan sát phương Tây nên ngừng chỉ tập trung vào cuộc chiến trên bộ và đặt những thành tựu đáng chú ý trên biển của Ukraine vào bối cảnh mà chúng xứng đáng được hưởng. Nếu không, việc kêu gọi cung cấp cho Kyiv những công cụ cần thiết để giải phóng các vùng lãnh thổ của mình sẽ trở nên khó khăn một cách không cần thiết.

Oz Katerji và Vladislav Davidzon

Nguyên tác : "Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think", Foreign Policy, 20/10/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/10/2023

Oz Katerji là một nhà báo tự do người Anh gốc Lebanon, chuyên viết về xung đột, nhân quyền và Trung Đông.

Vladislav Davidzon là phóng viên văn hóa Châu Âu tại Tablet, nghiên cứu viên tại Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, và là tác giả cuốn "From Odessa With Love".

Published in Diễn đàn