Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngay sau chuyến công du đến Hà Ni vào ngày 24/1/2018 ca B trưởng Quc phòng M James Mattis, ln đu tiên k t sau khi cuc chiến Vit - M kết thúc vào năm 1975, mt hàng không mu hm mang tên USS Carl Vinson ca M đến Vit Nam.

chop1

Một s tht trn tri và đau đn là gii chóp bu này đã ch quan tâm đến vic bo v nhng m du và khí đt phc v cho li ích cùng s tn ti ca đảng cm quyn.

Hàng không mẫu hm M cp cng Đà Nng min Trung Vit Nam ngày 5/3/2018.

Từ đu năm 2016 đến nay, Vit Nam có khuynh hướng gn gũi hơn vi M v quân s và các đng minh quân s ca M. Mi vic đu có ngun cơn va sâu xa va trc tiếp.

Vì sao Việt Nam cn du khí ?

Đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyn Xuân Phúc đã phi tht ra li cnh báo "sp đ tài khóa quc gia". Tình trng ngân sách cho đến lúc đó là "khó khăn gp bi năm 2016" - như tiết l ca vài chuyên gia tài chính ca chính quyn.

Một trong nhng "khó khăn gp bi" như thế có ngun gc t thc trng gim thu trong xut khu du thô. T năm 2015 đến nay, giá du thô quc tế đã st gn mt na và do đó đã khiến s thu t xut khu du thô ca Vit Nam cũng gim khong 40%, tc ht đến 50.000 - 60.000 t đng.

Kết thúc năm 2017, ln đu tiên sau nhiu năm ngân sách Vit Nam b ht thu trên 3% so vi d toán đu năm, phn ánh tình trng sc khe ca nn kinh tế, các doanh nghip và người dân đang lao vào suy thoái năm th 10 liên tiếp, cùng ngày càng nhiu phn kháng xã hội ni lên đi vi chính sách thuế "thu cùng dit tn giai đon cui" ca B Tài chính.

Kết qu thu ngân sách v thc cht ch đt 96,8% d toán ca năm 2017 là mt ch du ln cho thy thu ngân sách 2018 nhiu kh năng còn ti t hơn năm 2017 và có thể s st ti 5-7% so vi d toán đu năm 2018, nếu không tính ti phn đè dân thu thuế và "bán mình" - tc phi bán vn nhà nước ti các doanh nghip đ có tin trám vào khong trng toang hoác ca ngân sách quc gia.

Đó chính là nguồn cơn va sâu xa va trc tiếp khiến chính quyn Vit Nam phi tìm mi cách tăng thu ngân sách, dù l ra h cn kéo giãn tiến đ khai thác du đ "bo đm an ninh năng lượng" như nhng t ng hoa m và thi thượng hin nay.

Thực trng trn tri là m khí đt Cá Rng Đ 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và m Cá Voi Xanh là nhng tim năng cui cùng có th cu vãn ngân sách. Nếu Repsol và Exxonmobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế đ Vit Nam s được chia phn không ít.

Nhưng vào cui tháng 7/2017 đã xy ra mt s kin mà được dư lun xã hi lit vào loi "nhc quc th" : chính quyn Vit Nam phi "giương c trng" khi yêu cu ngng hot đng thăm dò khí đt ca Repsol - mt công ty Tây Ban Nha liên doanh vi Vit Nam - ngay ti Bãi Tư Chính mà luôn được B Ngoi giao Việt Nam chiến đu võ ming "thuc vùng ch quyn không tranh cãi ca Vit Nam". Dù chưa bao gi gii tuyên giáo hay B Ngoi giao Vit Nam dám nói toc v cái ngun cơn sâu xa ca v "nhc quc th" y, nhưng v "giương c trng" này li trùng hp vi tin tức quc tế cho biết sau khi Bc Kinh đe da s tn công mt s căn c quân s ca Vit Nam qun đo Trường Sa nếu Vit Nam cho phép Repsol tiếp tc khoan thăm dò du khí.

Chưa hết, sau tht bi Bãi Tư Chính, Vit Nam li có nguy cơ b Trung Quc cn trở vic khai thác du khí m Cá Voi Xanh - d án du khí ln nht ca Vit Nam, nơi được phát hin bi Tp đoàn du khí ExxonMobil ca M và có th s đóng góp gn 20 t đô la vào ngân sách Vit Nam.

Một kh năng có th xy ra là trong cơn qun bách mất ngủ ln mt ăn ngay trên vùng bin ca mình, Hà Ni đã mt ln na phi "cu vin" Hoa Kỳ, mà c th là kêu gi mt s h tr t hi quân Hoa Kỳ.

Chỉ khong na tháng sau biến c Bãi Tư Chính vào tháng By năm 2017, B Trưởng Quc Phòng Vit Nam Ngô Xuân Lịch đã vi vã "thăm Hoa Kỳ," trong đó có cuc hi đàm quan trng vi B Trưởng James Mattis, đ nhn được li ha hn ca phía M v vic s có mt tàu sân bay M cp cng Vit Nam vào năm 2018. Đó là kết qu mà Vit Nam cn ngay trước mt đ "hù" Trung Quốc.

Đến tháng Mười năm 2017, mt th trưởng B Quc Phòng là tướng Nguyn Chí Vnh đã tiếp bước Tướng Ngô Xuân Lch đến Washington vi món quà bt ng dành cho Thượng Ngh Sĩ John McCain : mt bó thư ca người nhà gi cho tù binh McCain khi ông b giam tại Hỏa Lò, nhưng đã b phía Vit Nam ém đi.

Hy vọng mng manh còn li ca Vit Nam ch còn là M - đi trng quân s duy nht vi Trung Quc ti Bin Đông.

Còn những cái chết ca ngư dân Vit ?

Nhưng bt chp đà phát trin ngày càng rõ hơn gia gii chóp bu Việt Nam trong tư thế "da M đi Trung", mt s tht trn tri và đau đn là gii chóp bu này đã ch quan tâm đến vic bo v nhng m du và khí đt phc v cho li ích cùng s tn ti ca đng cm quyn, trong khi chng h quan tâm đến nhiu cái chết của ngư dân Vit b bn giết bi tàu Trung Quc.

Quan hệ Vit - Trung đã và đang "ci thin" thy rõ. Nếu trước đây, tàu hi giám và tàu cá Trung Quc ch dng mc đ áp sát, ngăn cn, hoc tn công đánh đp ngư dân Vit, húc lt thuyn Vit… ch không trực tiếp bn thng vào ngư dân Vit, thì gn đây hành vi "đám người l" nhy thng sang tàu cá Vit Nam đ bn chết ngư dân là chưa tng thy. V ngư dân Trương Đình By b "tàu l" dùng súng AK bn chết vào tháng 11/2015 là mt minh chng quá đau đn.

Vào năm 2017, Quảng Ngãi là đa phương phi chu áp lc gây hn nng n nht. Rt nhiu tàu cá và ngư dân Vit đã b mt s lc lượng ca Trung Quc tn công, trong đó ba tàu cá b tông va, đp phá dn đến chìm.

Đặc bit, các v tàu Trung Quc đâm chìm tàu cá Việt và bn giết ngư dân Vit đt ngt tăng mnh k t tháng By năm 2017 - thi đim Vit Nam đưa giàn khoan Repsol - liên doanh vi Tây Ban Nha - ra khu vc Bãi Tư Chính đ khoan thăm dò du khí.

Thái độ b xem là quá ph thuc và quá ươn hèn ca chính th Vit Nam đã "di truyn" t quá kh đến tn hin ti, khi c chính ph ln các b ngành liên quan ca Vit Nam tuyt đi "cm khu" trước hàng lot tàu cá Vit b "tàu l" đâm chìm, còn ngư dân Vit tiếp tc b người Trung Quc bn giết.

Bản lĩnh "quân đội nhân dân Việt Nam" ?

Có một so sánh chua chát : vài năm trước ti quân cng Hc Vin Hi Quân thành ph Nha Trang, tnh Khánh Hòa, Quân chng Hi Quân đã t chc thượng c, chính thc đưa vào hot đng tàu bum hun luyn 286 Lê Quý Đôn, được đánh giá là "hiện đi nht thế gii, có th hot đng được trong mi điu kin thi tiết, giúp Hi Quân hun luyn, bo v bin đo t quc". Nhưng đúng vào thi đim đó, li có thêm tàu ca năm ngư dân Vit (Khánh Hòa) b "tàu l" đâm chìm trên khu vc vùng bin quần đảo Hoàng Sa ca Vit Nam.

Ít nhất t năm 2011, 2012 đến nay, đã chng có mt cái chết nào ca ngư dân Vit được nhà chc trách Vit Nam điu tra làm rõ và công b cho người dân biết. Tt c đu "chìm xung".

Đã có quá nhiều hin hin chng minh rng B Quc Phòng là mt trong nhng đa ch biu l tính th đng nht và cũng đáng nghi ng nht. Không nhng không có đng tác dt khoát nào ngăn chn tàu hi giám và tàu cá Trung Quc xâm nhp, b này còn t ra quá chểnh mng trong vic bo v an ninh hi phn.

Trong khi đó, một báo cáo ca cơ quan d báo toàn cu (iCD Research) cho biết, theo thng kê, ngân sách quc phòng Vit Nam hàng năm đã tiêu tn đến 5 t USD tin đóng thuế ca dân.

Nhưng hoàn toàn trái chiu lương tâm dân tc, vào năm 2015 mt trong s nhng đơn v bo v hi phn là Hi Đi 2 - B Ch Huy B Đi Biên Phòng tnh Qung Tr còn được "ni tiếng" trên mt báo chí bng đng tác tun tra khng trên bin đ rút rut ngân sách ít nht hàng t đng. Dù vụ vic này mau chóng được "rút kinh nghim," nhưng chng ai tin ni ch có riêng Qung Tr mi tun tra khng như thế.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 08/03/2018

Published in Diễn đàn

6 tháng sau khi được Tổng bí thư Trọng bổ nhiệm làm "thành viên thường trực Ban bí thư" - một chức vụ không có trong điều lệ đảng, ông Trần Quốc Vượng đã chính thức trở thành Thường trực Ban Bí thư để "thay ông Đinh Thế Huynh đang tiếp tục chữa bệnh dài hạn" - theo một quyết định và diễn giải của Bộ Chính trị vào ngày 2/3/2018.

vuong0

Ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Quyết định trên không đề cập việc ông Trần Quốc Vượng thôi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương - chức vụ mà ông Vượng nắm từ lúc được bầu vào Bộ Chính trị tại đại hồi 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.

Với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Trần Quốc Vượng đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ "số 2 trong đảng" mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy "đảng và nhà nước ta", chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có thể xem trường hợp Trần Quốc Vượng là một ngoại lệ chính trị từ trước đến nay. Nếu trong thời gian tới ông Vượng vẫn giữ nguyên chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, có thể nhìn rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Vương Kỳ Sơn là ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương. Từ khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước vào năm 2013, Vương Kỳ Sơn đã chính thức trở thành cánh tay mặt của Tập trên mặt trận "đả hổ diệt ruồi", trở thành nỗi sợ hãi đến mất ngủ của rất nhiều quan chức tham nhũng. Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, chỉ sau Tập Cận Bình. Nhưng Vương Kỳ Sơn còn qua mặt Tập bằng vào kỷ lục số lần bị ám sát hụt.

Ở Việt Nam, chiến dịch được xem là "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng chỉ mới thực sự khởi động từ tháng Mười Một năm 2017 với "con hổ" đầu tiên là cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng. Cũng chưa nghe nói đến một âm mưu ám sát nào nhắm đến Nguyễn Phú Trọng và "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Việc chính thức bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban Bí thư là nước cờ đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng sau tết âm lịch năm 2018.

Số phận của người vừa được chính thức thôi chức Thường trực Ban Bí thư, dù trong thực tế đã "bị thôi việc" từ cả năm qua - Đinh Thế Huynh - cũng bởi thế đã chính thức an bài.

Nhưng cho tới nay, nguồn cơn vì sao lại có sự chấm dứt có vẻ quá đột ngột đối với sự nghiệp chính trị của ông Huynh vẫn là một bí mật triều chính và cũng là một bí mật lịch sử chính trị đương đại Việt Nam.

Sau đại hội 12 và vào năm 2016, cựu tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh đã trở nên nổi bật trên chính trường khi được xem là "người Bắc, có lý luận" và ứng với vị trí kế thừa chức vụ tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng, dù rằng trong thực tế ông Huynh chưa từng được dư luận đánh giá dù ở mức độ trung bình về thành tích lãnh đạo chính trị, càng không khá trên phương diện điều hành kinh tế - xã hội.

Trên cương vị Thường trực Ban bí thư - vị trí số 5 sau "tứ trụ", Đinh Thế Huynh hoạt động khá lặng lẽ trong năm 2016. Không có nhiều dấu hiệu chứng tỏ ông Huynh là người có thực quyền hoặc có nhiều ảnh hưởng đối với giới công an và quân đội.

Lần xuất hiện ấn tượng nhất nhưng cũng là lần cuối cùng xuất hiện của Đinh Thế Huynh là vào tháng Mười năm 2016, khi ông Huynh đột ngột có một chuyến công du đến Washington đến gặp Bộ trưởng ngoại giao Mỹ khi đó là John Kerry. Nhiều nhà quan sát cho rằng chuyến đi này chỉ mang tính thăm dò chủ yếu về Hiệp định TPP và cũng có thể "chúc mừng sớm" tổng thống tương lai của nước Mỹ là bà Hillary Clinton.

Tuy nhiên, có vẻ chuyến đi Mỹ trên của ông Đinh Thế Huynh đã trở nên vô nghĩa khi Trump bất ngờ giành chiến thắng và trở thành tổng thống Mỹ.

Trở về Việt Nam sau đó, ông Huynh… biến mất.

Trong suốt một thời gian dài từ đầu năm 2017 đến tận Hội nghị trung ương 5 vào tháng 5/2017, người ta hầu như không nhận ra sự xuất hiện của Đinh Thế Huynh.

Đến tháng 5/2017, chợt có tin ông Huynh "bị bệnh nặng". Nhiều tin tức không chính thức cho biết ông Huynh có thể đã bị một căn bệnh ung thư, đã phải đi nước ngoài điều trị, sau đó quay trở về Việt Nam và an dưỡng tại ngọc đảo Phú Quốc…

Cần nhắc lại, trước Đinh Thế Huynh, đã có một trường hợp ứng cử viên tổng bí thư bị cho "về vườn" một cách lặng lẽ : Phạm Quang Nghị.

Vào năm 2014, Phạm Quang Nghị - khi đó là Bí thư thành ủy Hà Nội và được dư luận bàn tàn xôn xao về việc "người Bắc, có lý luận" này đã trở thành "thái tử" của Nguyễn Phú Trọng. Tháng Bảy năm 2014, ông Nghị có một chuyến đi âm thầm đến Mỹ. Chẳng biết chuyến đi này có gặt hái được kết quả nào hay không, chỉ biết rằng sau chuyến đi đó, Phạm Quang Nghị đột nhiên mất tăm trên chính trường, cũng chẳng còn ai nói đến "ứng cử viên số một" cho chức vụ tổng bí thư của ông, để cho đến đại hội 12 vào đầu năm 2016, ông Nghị đã chính thức giã từ sân khấu chính trị và được xem là "hạ cánh an toàn".

Quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban Bí thư còn có thể mang một hàm ý khác rất quan trọng : ông Trần Quốc Vượng được xem là chính thức trở thành ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư đảng, với điều kiện ông Nguyễn Phú Trọng không có ý định sửa Hiến pháp để "ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi" như Tập Cận Bình ở Trung Quốc.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 05/03/2018

Published in Diễn đàn

Với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Trần Quốc Vượng sẽ không còn cần đến động tác Ủy ban Kiểm tra trung ương làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư mỗi khi muốn đề xuất kỷ luật quan chức nào như trước đây, mà trong một số trường hợp và có thể nhận được sự cho phép của Tổng bí thư Trọng, ông Vượng – trong vai trò Thường trực Ban bí thư và trên tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai", sẽ "quyết luôn".

Đó cũng là một phương thức thức đơn giản hóa thủ tục hành chính của đảng cầm quyền.

tqv1

Vượng diệt ruồi, Trọng diệt hổ - Cặp bài trùng mới trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam

Trước đây, thông thường Ủy ban Kiểm tra trung ương phải kiểm tra đối tượng quan chức – đảng viên vi phạm, sau đó hoàn thành kết luận kiểm tra rồi làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư xin ý kiến chỉ đạo, không chỉ với đối tượng thuộc loại "có máu mặt" tức vào hàng ủy viên trung ương hay bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban ngang cấp bộ không phải ủy viên trung ương, mà kể cả đối với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy ; thành ủy và tỉnh ủy viên lẫn thành ủy viên.

Nhưng gần đây và ngay trước ngày 5/3/2018 là thời điểm Bộ Chính trị công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban Bí thư, đã xuất hiện thông tin chính thức về việc trong năm 2018, Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Vượng sẽ tiến hành những cuộc kiểm tra đến tận cấp quận, huyện, thay vì chỉ kiểm tra đến cấp tỉnh, thành như trước đây. Theo đó, khối lượng công việc của cơ quan Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ tăng vọt so với trước, kéo theo một danh sách rất dài các quan chức – đảng viên dự kiến sẽ bị kỷ luật và bị cho "nhập kho".

Hẳn là ông Nguyễn Phú Trọng đã dự liệu khả năng và sức khỏe của ông ta không cho phép "ôm" hết, nếu cứ mỗi cái tên trong bản danh sách dự kiến kỷ luật trên lại kèm theo hai tờ trình – một của Ủy ban Kiểm tra trung ương và một của Thường trực Ban bí thư – xin ý kiến tổng bí thư, cùng một hồ sơ dày cộm mà chỉ riêng việc đọc lướt qua cũng hoa cả mắt. Nếu quy trình xử lý cán bộ vẫn giữ như cũ, ông Trọng sẽ ngập đầu trong đống giấy tờ xử lý cán bộ mà không còn thời gian đâu để lo toan những việc khác hay làm thơ về "sử xanh lưu truyền" cho khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản.

Có lẽ đó là một trong những nguồn cơn chính yếu mà đã khiến Tổng bí thư Trọng quyết định phân quyền cho Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng. Thậm chí, có thể hình dung một cơ chế cởi nới và thông thoáng đến mức là Ban bí thư sẽ được "quyết" xử lý kỷ luật không chỉ đối với các quan chức cấp tỉnh, thành mà còn có thể ra thông báo kỷ luật luôn cấp ủy viên trung ương đảng mà không cần xin ý kiến tổng bí thư, hoặc chỉ cần thông báo cho tổng bí thư về vụ việc kỷ luật đó.

Trong thực tế, với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Trần Quốc Vượng đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ "số 2 trong đảng" mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy "đảng và nhà nước ta", chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cũng có thể nhìn rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam" để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc được xem là "chống tham nhũng’ của ông Trọng.

Vương Kỳ Sơn là ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương. Từ khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước vào năm 2013, Vương Kỳ Sơn đã chính thức trở thành cánh tay mặt của Tập trên mặt trận "đả hổ diệt ruồi", trở thành nỗi sợ hãi đến mất ngủ của rất nhiều quan chức tham nhũng. Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, chỉ sau Tập Cận Bình. Nhưng Vương Kỳ Sơn còn qua mặt Tập bằng vào kỷ lục số lần bị ám sát hụt.

Vào tháng Tám năm 2017, khi Trần Quốc Vượng được bổ nhiệm làm "thành viên Thường trực Ban bí thư", ông Vượng và Ủy ban Kiểm tra trung ương đã được Tổng bí thư Trọng khen "làm việc gì ra việc nấy".

Vào buổi sáng ngày 8/12/2017, có một cuộc họp được xem là rất quan trọng tại trụ sở Văn phòng trung ương đảng, do Tổng bí thư Trọng chủ trì về "cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo". Cuộc họp này có mặt hầu hết ủy viên bộ chính trị, trừ… Trần Quốc Vượng.

Đến chiều muộn ngày 8/12/2018, cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất thần bị khởi tố và bị tống giam.

Nhiều nhà quan sát đã cho rằng ông Trần Quốc Vượng, bằng vào sự vắng mặt của trong buổi sáng 8/12, đã có một vai trò như "bộ trưởng công an" trong vụ bắt Đinh La Thăng.

Vào ngày 5/3/2018, trùng với thời điểm ông Trọng đi nước cờ đầu tiên trong năm âm lịch 29018 về quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban bí thư, đã xuất hiện vài tin tức đáng chú ý về "lò" của ông Trọng. Theo đó, "người đốt lò vĩ đại" – một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vừa dành tặng cho Nguyễn Phú Trọng – sẽ chỉ đạo công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG vào tháng Ba này – một vụ việc thậm chí còn có thể lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh. Có khoảng 10 đối tượng sẽ bị khởi tố và bắt giam…

Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bị cho là "chủ mưu" trong vụ Mobifone mua AVG…

Tin xấu đối với các đối thủ chính trị và đối tượng tham nhũng của ông Trọng là vào năm 2018, có lẽ bản "danh sách tử thần" của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc cơ quan "làm việc gì ra việc nấy" phải hoạt động hết công suất và Trần Quốc Vượng – dù muốn hay không – cũng phải trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 06/03/2018

Published in Diễn đàn

Một cách đương nhiên và chẳng cần phải hồ nghi, thông tin nóng bỏng về việc "tập thể Đảng cộng sản Trung Quốc" vào ngày 25/02/2018 đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp nước này – một thủ pháp âm mưu chính trị để mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền vĩnh viễn – sẽ tác động không ít đến chính trường Việt Nam.

taptrong1

Nguyễn Phú  Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội tháng 11/2017 : "Trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam" - Ảnh : Người Lao Động

Điều này sẽ khiến một số quan chức cao cấp, đặc biệt là những quan chức đang hoặc sẽ có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội 13 của đảng này vào năm 2021, phải "lộn tròng mắt" nhìn lại lộ trình của mình có thật sự đáng bỏ công bỏ của và hao tâm tổn trí hay không.

Nhưng sống còn hơn cả là phải nhìn vào "lộ trình Nguyễn Phú Trọng".

"Hoàng đế Tập Cận Bình"

Khi Tập Cận Bình thay thế Hồ Cẩm Đào để trở thành tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc tại đại hội 18 vào năm 2012, đã chỉ có quá ít dự đoán cho rằng ông Tập sẽ trở nên một nhân vật sẽ gây sóng gió ghê gớm cho chính trường Trung Quốc và tích hợp được các yếu tố tập quyền cỡ như Mao Trạch Đông.

Nhưng song trùng với thời gian trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư vào năm 2013, Tập Cận Bình cũng đồng thời tạo nên một cơn chấn động bằng vụ "trảm" Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị và là bí thư tỉnh Trùng Khánh, mở màn cho chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" đảo lộn cả chính trường Trung Quốc.

Sau Bạc Hy lai, đến lượt Chu Vĩnh Khang – bộ trưởng công an khi đó – bị "thịt". Còn sau Chu Vĩnh Khang là Từ Tài Hậu – phó chủ tịch quân ủy trung ương và nhiều quan chức cao cấp khác của đảng…

Chỉ mất có 5 năm "đánh Đông dẹp Bắc", Tập Cận Bình đã tập quyền đến mức không những nắm vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước một cách thực chất và thực quyền, mà còn thực quyền một cách đúng nghĩa trên cương vị "thống lĩnh các lực lượng vũ trang". Nhiều quân khu được chuyển thành đại chiến khu và đều được "đảng chỉ huy súng" bởi họ Tập.

Tham vọng xưng hùng của Tập Cận Bình rốt cuộc đã ghi dấu ấn tư tưởng đầu tiên và chính thức. Tại đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2017, tên của Tập đã được ghi trong điều lệ của Đảng cộng sảnTrung Quốc, nâng vị thế của ông ta lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người sáng lập Trung Quốc. Điều lệ sửa đổi bao gồm khái niệm "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc cho thời đại mới".

Chắc hẳn trên con đường tập quyền và độc tôn quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã tham khảo rất kỹ cái cách làm thế nào để Vladimir Putin, từ năm 1999 khi Putin trở thành tổng thống Nga đến nay, có thể hoán đảo ngoạn mục từ vai trò tổng thống về vị trí thủ tướng, rồi từ thủ tướng lại trở thành tổng thống nước Nga, nhưng vẫn chưa dừng ở đó mà giờ đây mọi chuyện có vẻ như Putin sẽ "nắm quyền mãi mãi".

Ngay cả khi chưa xảy ra việc Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp, không ít nhà quan sát, phân tích chính trị và báo chí quốc tế đã vừa mỉa mai vừa lo lắng khi lần đầu tiên dùng cụm từ "hoàng đế Tập Cận Bình".

Còn Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam thì sao ?

"Vua ?"

"Lộ trình Nguyễn Phú Trọng", nếu nên gọi như vậy, có thể đã đi sau nước cờ đầu tiên của Tập Cận Bình khoảng 5 năm – khi so sánh với vụ xử Bạc Hy Lai vào năm 2013 và xử Đinh La Thăng vào năm 2018.

Có ít nhất một điểm chung giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình : Cả hai đều chọn "chống tham nhũng" là sách lược cơ bản trong trung hạn và có thể cả dài hạn.

Nhưng có một sự khác biệt cơ bản : Tập Cận Bình đã chọn "chống tham nhũng" ngay vào thời kỳ đầu tiên chấp nhiệm của mình, trong khi Nguyễn Phú Trọng chỉ dám bước vào con đường này khi ông ta đã ngồi ghế tổng bí thư đến 6 năm.

Không hề dễ ăn, "chống tham nhũng" là con dao hai lưỡi và chỉ dành phần thưởng cho kẻ nào có đủ bản lĩnh. Tập Cận Bình, trong 5 năm qua, đã vượt qua một đoạn đường khá dài, xương xẩu, đã phải đối mặt với hàng chục âm mưu ám sát và đã chinh phục được những đỉnh cao quyền lực mà ngay cả Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng không thể với tới được.

Ở Việt Nam, chưa có dấu hiệu hoặc thông điệp rõ rệt nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng thể hiện tham vọng "ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi" một cách lộ liễu theo cách Trung Quốc dự định bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước để mở đường cho Tập Cận Bình có thêm ít nhất một nhiệm kỳ thứ ba.

Nhưng đang thấp thoáng những dấu hiệu và biểu hiện cho tương lai "tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" ở Việt Nam. Xuất phát điểm của tương lai này là chủ trương "nhất thể hóa", được triển khai ở cấp cơ sở để dần từng bước "đánh lên" cấp trung ương. Từ tháng 10/2017, một hội nghị trung ương có số thứ tự là "6" đã nêu ra và sau đó nhanh chóng triển khai chủ trương này. Hàng loạt tỉnh thành đang nằm trong danh sách "bí thư kiêm chủ tịch ủy ban", thậm chí có thể thực hiện cơ chế "3 thành 1" với bí thư vừa kiêm chủ tịch ủy ban hành chính, vừa kiêm luôn chủ tịch hội đồng nhân dân. Không chỉ đảng "nắm" hết, không chỉ "đảng không làm thay mà làm luôn", mà mỗi bí thư địa phương trên thực tế sẽ trở thành một "lãnh chúa".

Vào thời phong kiến ở Châu Âu và ở Việt Nam, giai cấp quý tộc và lãnh chúa tạo thành một cái đỉnh của nó: Vua.

Nếu cơ chế triển khai chủ trương "nhất thể hóa" là thuận lợi, có thể ngay vào năm 2019 vấn đề "tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" sẽ được đặt ra một cách chính thức trong Bộ chính trị và trong các hội nghị trung ương.

Và nếu không có gì cản trở thêm, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể trở thành nhân vật độc tôn quyền lực vào khoảng năm 2019, hoặc chậm hơn thì vào năm 2020. Không những thế, ông Trọng sẽ "thống lĩnh lực lượng vũ trang" – bao gồm vai trò bí thư quân ủy trung ương và đương nhiên phải "nắm" Bộ công an.

Cũng không loại trừ đến khi đó, và nếu cảm thấy sức khỏe "còn đủ để cống hiến cho đảng và dân tộc", ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nảy ra ý tưởng "ngồi mãi" như Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Thế là một bộ sậu nào đó của ông Trọng sẽ hùng hục "đề xuất sửa đổi Hiến pháp"

Nhưng cũng khi đó, những quan chức mà hiện thời được xem là ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư khi điều lệ đảng hiện hành chỉ cho phép một người đứng đầu đảng không quá hai nhiệm kỳ, chắc hẳn sẽ tràn trề thất vọng. Bởi trước mắt họ và trước một hình ảnh độc tôn cá nhân, nhất là trước một người đang mang tham vọng tinh thần được "sử xanh lưu truyền" như Nguyễn Phú Trọng, sẽ chẳng còn cơ hội nào để họ được ghi tên họ vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam như một "đảng trưởng". 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 04/03/2018

Published in Diễn đàn

Vì sao đã hơn hai năm kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) kết thúc đàm phán (cuối năm 2015), các doanh nghiệp Việt Nam - một thành phần chủ yếu phải đóng thuế để nuôi nấng bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức của chính đảng độc đảng - lại chưa có một chút nào được xem là "hưởng lợi" từ hiệp định này ?

ai1

Giữa năm 2016, ngay sau khi Tổng thống Obama rời Hà Nội, nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu đã bị công an bắt giam và lôi ra tòa xử tù. Ảnh : BBC.com

Thậm chí hoàn toàn trái ngược với rất nhiều "dự báo" của giới tuyên giáo và báo đảng Việt Nam rằng EVFTA sẽ được Liên minh Châu Âu (EU) thông qua và đi vào hoạt động từ năm 2016 hoặc năm 2017, cho đến nay triển vọng ấy vẫn hoàn toàn mờ mịt hoặc tệ hơn nữa là đen tối.

Câu trả lời cho câu hỏi trên lại liên quan mật thiết đến một câu hỏi khác : Vì sao thái độ của EU lại từ chỗ còn giữ đôi chút ấm nồng với EVFTA và với giới quan chức Việt Nam trước và tại thời điểm cuối năm 2015, đã chuyển sang lạnh nhạt và đầy nghi ngờ đặc biệt trong thời gian hơn một năm gần đây ?

Vài đoạn trong bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex chính là câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên : "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn nhân quyền và quyền lao động".

Không thể rõ hơn, chính công an Việt Nam và "giới lãnh đạo tinh hoa" của chế độ độc tài này đã khiến những quan chức và nghị sĩ ôn hòa và dễ tha thứ của EU - vốn trước đây chẳng mấy quan tâm đến nhân quyền Việt Nam và điều kiện nhân quyền cho Việt Nam trong EVFTA, đến gần đây đã xem nhân quyền không chỉ là tiêu chí quan trọng mà còn là tiêu chí quan trọng nhất mà chính thể Việt Nam phải cải thiện được nếu muốn tham gia vào EVFTA.

Trong thực tế, chính thể Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng vào năm 2016 - ít lâu sau khi EVFTA kết thúc đàm phán. Khi đó, hiệu lực của triển vọng Hiệp định TPP vẫn còn, Tổng thống Mỹ Obama có một chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5/2016 và còn tặng cho Việt Nam món quà lớn là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cũng khi đó và nếu có được một chút thành tâm chứ không phải chỉ là giả dối về "Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền làm người", giới chóp bu Việt Nam đã có thể thúc đẩy sớm hơn tiến trình EU phê chuẩn EVFTA vào cuối năm 2016, thay vì chờ đợi một tương lai khá vô vọng như hiện thời.

Thế nhưng, công an Việt Nam vẫn không ngừng đàn áp người hoạt động nhân quyền và giới bất đồng chính kiến. Ngay sau khi Obama rời Hà Nội, một chiến dịch bắt nhân quyền đã nổ ra, với vụ đầu tiên là bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu. Sau đó, hàng loạt cái tên nhà hoạt động nhân quyền khác bị "nhập hộ khẩu" cho đầy thêm các trại giam của Bộ Công an, trong đó có cả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - một blogger được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh "Người phụ nữ can đảm quốc tế".

Cuối năm 2016, sòng trùng đà đàn áp nhân quyền tăng vọt của công an Việt Nam, bầu không khí "chuẩn bị thông qua EVFTA" của giới tuyên giáo đảng cũng xẹp hẳn. Các nhà khách của "đảng và chính phủ ta" hầu như vắng bóng những quan chức của Phái đoàn EU tại Việt Nam và từ Châu Âu sang.

Có một sự thật là nhờ Châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam đã duy trì được giá trị xuất siêu đến 25 tỷ USD hàng năm vào thị trường lục địa này, mang lại lời lãi lớn cho chính thể Việt Nam, giúp bù đắp nhiều khoản thâm hụt nghiêm trọng trong cái túi ngân sách quốc gia chỉ chực chờ thủng đáy, đồng thời cung cấp tiền bạc lương thưởng cho đội ngũ gần nửa triệu công an luôn khoe khoang thành tích "trấn áp phản động" ở Việt Nam.

Thành tích đó đã trở nên "vĩ đại" đến nỗi chỉ trong năm 2017, công an Việt Nam đã tống giam đến gần 30 người bất đồng, còn ngành tư pháp Việt Nam đã xử án quá nặng nề hơn 20 người bất đồng.

Nhân nào quả đó, 2017 cũng là năm chẳng còn nghe nói đến EVFTA nữa, cho dù Nguyễn Phú Trọng - người được ví là "đảng trưởng" - đã liên tục phái đi Châu Âu các đoàn "vận động EVFTA", do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Hoàng Bình Quân làm "thuyết khách".

Nhưng EVFTA lại khó hơn hẳn TPP, vì nếu TPP chỉ cần 12 nước đồng thuận, thì EVFTA cần đến cánh tay "nhất trí" của 27 quốc hội ở 27 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.

Đức - đầu tàu kinh tế và nhiều ảnh hưởng chính trị ở Châu Âu - lại bị Hà Nội đẩy vào thế buộc phải bỏ phiếu chống đối với EVFTA.

Tháng Tám năm 2017, Nhà nước Đức chính thức ra tuyên bố cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng 7/2017. Cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt nổ ra. Sau đó, Đức đã tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam…

Vậy làm sao để thuyết phục Đức thông qua EVFTA bằng "thành tích vang dội" của công an Việt Nam ?

Và làm sao thuyết phục được EU "linh hoạt thông qua EVFTA và công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam", khi công an Việt Nam đã thẳng tay vỗ mặt EU bằng hành động bắt cóc và câu lưu gần hết những nhà hoạt động nhân quyền được Phái đoàn EU tại Việt Nam mời gặp mặt và ngay trước cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào đầu tháng 12/2017 ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 04/03/2018

Published in Diễn đàn

Một tin tức đáng khích lệ dành cho giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa phát lộ : vào buổi sáng ngày 1/3/2018, đã diễn ra "hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội" do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam.

luat1

Quan chức Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 13 phát biểu tại hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật về hội. Ảnh: Vneconomy

Cuộc hội thảo trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi có tin cho biết để được Liên Hiệp Châu Âu (EU) chấp thuận thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), giới chóp bu Việt Nam đã buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện "hứa hẹn".

Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi" – ông Phong nói "như đinh đóng cột" trước giới chức EU.

Tất nhiên, giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam ngay lập tức có thể phát ra dấu hỏi : làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam, bởi trong quá khứ không xa, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã hứa hẹn và sau đó nuốt lời hứa quá nhiều lần ?

Vào cuối năm 2013, sau cuộc hội kiến của Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – với Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc với chủ đề chính về triển vọng người Mỹ chấp thuận cho Việt Nam tham gia vào hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính quyền Việt Nam bắt đầu lấp ló trả tự do cho một ít tù nhân lương tâm và đưa dự thảo Luật lập Hội (tên của dự luật này vào thời điểm đó) ra hội thảo để "chuẩn bị thông qua và ban hành".

Nhưng hứa hẹn và cam kết luôn là động tác đầu môi chót lưỡi của giới quan chức cao cấp Việt Nam. Có vẻ như ngay cả Tổng thống Obama cũng không biết rõ cách hứa hẹn như vậy thật ra chẳng có giá trị gì. Trong thực tế, chính quyền Việt Nam chỉ thả hạn chế tù nhân lương tâm, trong số đó có những người bị tống xuất đi Mỹ mà không cho ở lại Việt Nam, còn Luật lập Hội thì chỉ làm vài động tác "hội thảo", "lấy ý kiến", "chuẩn bị thông qua", nhưng đã chẳng có gì thực chất.

Từ năm 2013 đến năm 2016, cứ mỗi cuối năm dự thảo Luật lập Hội lại được Ủy ban Thường vụ quốc hội và một số hội đoàn nhà nước mang ra "xào" lại theo ý chỉ của đảng.

Vào quý 4 năm 2016, dự thảo Luật lập Hội được đổi thành dự thảo Luật về Hội và tiến gần nhất đến ranh giới thông qua vào đầu kỳ họp quốc hội vào cuối tháng Mười.

Tuy nhiên, nội dung khi đó của Luật Về Hội lại mang tính "siết" về nhiều vấn đề, đến mức một luật sư là ông Trần Vũ Hải phải cảnh báo Dự Luật về Hội này là "luật phản động".

Nhưng ngay sau cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban bí thư – và ông John Kerry tại Washington, DC vào buổi sáng ngày 25/10/2016, Dự Luật về Hội mới bất ngờ bị Quốc hội Việt Nam hoãn lại.

Đó cũng là bối cảnh Thượng Viện Mỹ đã tuyên bố thẳng thừng sẽ không họp hành gì về TPP trong năm 2016. Điều đó cũng có nghĩa là TPP, nếu còn đôi chút tương lai để được xem xét và thông qua, sẽ phải bị treo lại thêm ít nhất một năm nữa. Ngay lập tức, tác động tiêu cực trên đã khiến chẳng cần đảng phải chỉ đạo, Quốc hội Việt Nam cũng mau mắn "hoãn bỏ phiếu thông qua TPP". Từ đó đến nay, chẳng còn quan chức Việt Nam nào nhắc đến Luật về Hội và Công Đoàn Độc Lập nữa.

Còn giờ đây, khi TPP vẫn ngổn ngang mà không có Mỹ, EVFTA lại xuất hiện trong bối cảnh "thế nước đang lên" – điều được giới tuyên giáo Việt Nam ca tụng, nhưng cũng là bối cảnh một nền ngân sách đang nhanh chóng vì cạn kiệt, một nền kinh tế đang lao vào năm suy thoái thứ 10 liên tiếp kể từ năm 2008, một xã hội nhiều mầm mống phản kháng và khủng hoảng, một nền chính trị xung đột tứ bề và nạn sứ quân hoành hành khắp nơi, chưa kể hàng năm Việt Nam phải trả hàng chục tỷ USD nợ nước ngoài…

Cũng như TPP, việc ban hành Luật về Hội, công nhận Công đoàn độc lập và công nhận Xã hội dân sự là những điều kiện quan trọng để muốn tham gia vào EVFTA, chính quyền Việt Nam phải đáp ứng.

Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu từng tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Tuy nhiên khi đó sức ép của EU là chưa đủ lớn. Nhưng càng về sau này, EU càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.

Việc giới quan chức Việt Nam phải "cam kết" với EU về những điều kiện cải thiện nhân quyền, cùng lúc ở trong nước đảng chỉ đạo vài hội đoàn nhà nước tái hội thảo Luật về Hội cho thấy ít nhất 2 chỉ dấu quan trọng :

– Thế và lực hiện nay của chính quyền Việt Nam là yếu hơn khá nhiều so với 5 năm trước.

– Trong bối cảnh "vận nước đang lên" như thế, một lực đẩy bình thường của EU vẫn có thể khiến tảng đá bảo thủ phải dịch chuyển.

Vấn đề còn lại là lực đẩy trên sẽ được duy trì trong bao lâu, hoặc gia tăng đến mức độ nào để có thể bẩy hẳn tảng đá bảo thủ khỏi sức ì không còn quá lớn của nó, mang lại chí ít kết quả về một Luật về Hội cởi mở, tiến bộ, công nhận Xã hội dân sự và Công đoàn độc lập chứ không phải bị xem là "luật phản động".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 01/03/2018

Published in Diễn đàn

Sự hình thành vội vã ca y ban Qun lý vn nhà nước - mt cơ chế mi được thành lp theo mt ngh quyết ca Chính ph Vit Nam vào đu năm 2018 - cho thy đng cm quyn vn còn nguyên trong trng thái bế tc v "mô hình điu hành" khi doanh nghip nhà nước và tắc nghn gii pháp qun lý vn.

scic1

y ban Qun lý vn nhà nước qun lý 5,4 triu t đn, mt con s khng l gn 120% GDP hàng năm ca kinh tế Vit Nam.

"Bò trước chung sau"

y ban Qun lý vn nhà nước s phi làm thay trách nhim ca SCIC (Tng Công ty Đu tư và kinh doanh vn nhà nước) đ qun lý 5,4 triu t đng - tng giá tr vn và tài sn ca 30 doanh nghip, tp đoàn kinh tế mà s chuyn giao cho y ban này qun lý - mt con s khng l và gp đến gn 120% GDP hàng năm ca kinh tế Vit Nam.

Dù được dư lun đt cho bit danh là "siêu y ban" và được báo chí nhà nước tung hô như mt cơ chế mi mang tính "kiến to",y ban Qun lý vn nhà nước hóa ra li được cho hình thành theo mt cách chng ging ai : "bò trước chung sau".

Bởi sau mt thi gian ngn "lên đng", báo chí và gii chuyên gia nhà nước bt đu có v như b "h" : toàn b chc năng, nhim v, quyn hn và cu t chc ca y ban Qun lý vn nhà nước chưa h có, mà ch mi bt đu được xây dng.

Trong khi đó, nhân sự li "đi trước". Đu tháng Hai năm 2018, Th tướng Phúc b nhim cu bí thư tnh y Cao Bng là Nguyn Hoàng Anh làm ch tch y ban Qun lý vốn nhà nước.

Vì sao chính phủ ca ông Nguyn Xuân Phúc không th ch đến lúc hoàn thành quy chế hot đng ca y ban Qun lý vn nhà nước, mà li cp tp cho ra đi y ban này đến thế ?

Lại ch nghĩa thành tích ?

"Vùng cao" làm "đầu bò" ?

Một chi tiết đáng m x là tân ch tch Nguyn Hoàng Anh ca y ban Qun lý vn nhà nước không được dư lun đánh giá cao v mt chuyên môn, thm chí có chuyên gia nhà nước nhn xét trình đ qun lý tài chính ca ông Nguyn Hoàng Anh là "dưới mc trung bình". Một trong nhng lý do chính mà dư lun nêu ra là ông Anh ch quen vi công tác đng, hơn na li t "vùng cao" nên không đ trình đ đ ph trách "siêu y ban" có tng giá tr vn và tài sn đt đến 5,4 triu t đng, cùng 30 doanh nghip, tp đoàn kinh tế hot đng trong nhiu lĩnh vc.

Nhiều người cũng t hi vì sao gn đây Tng bí thư Trng và th tướng Phúc li có s thích chn lãnh đo "vùng cao" làm "đu bò" cho nhng cơ quan và doanh nghip ln thuc khi trung ương.

Trước khi cu bí thư Cao Bng Nguyễn Hoàng Anh được b nhim làm ch tch y ban Qun lý vn nhà nước, mt bí thư đng vùng cao khác là ông Trn S Thanh - cu bí thư tnh y Lng Sơn - đã được b nhim làm ch tch Tp đoàn Du khí Vit Nam, chc v trước đây thuc v ông Đinh La Thăng và là nhân vật va b ông Trng cho "x khám" cùng 13 năm tù giam.

Ông Trần S Thanh cũng b mt s dư lun đánh giá là người ít hoc chng có chuyên môn gì v lĩnh vc du khí.

Người ta cũng còn nh "vùng cao" là xut x ca cu tng bí thư Nông Đc Mnh…

Có ít nhất mt lý do đ lý gii cho triết lý "bò trước, chung sau" : ông Trn S Thanh không ch được Chính ph b nhim làm ch tch Tp đoàn Du khí Vit Nam, mà còn được Ban Bí thư đng b nhim làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương theo cơ chế kiêm nhiệm - mt cơ chế mà "đng nm hết", hoc t gi tr đi "đng không làm thay mà làm luôn".

Cứ theo cách trên thì trong thi gian ti, ông Nguyn Hoàng Anh cũng có th được Ban Bí thư cho "kiêm" mt chc v gì đó bên đng, mà d nht là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.

"Quản lý vn" như thế nào ?

Trong số doanh nghip do y ban Qun lý vn nhà nước qun lý, có nhiu cái tên "ni tiếng" v tài sn ln thói đc quyn không chu b như Tp đoàn Du khí Vit Nam, Tp đoàn Đin lc Vit Nam, Tp đoàn Xăng du Việt Nam…

Hiện nay, Tp đoàn Đin lc Vit Nam đng đu bng tng sp ca các doanh nghip nhà nước v thành tích "chúa chm". Ti thi đim cui quý 2 năm 2017, tng n phi tr ti EVN lên ti 490.635 t đng (khong 21,6 t USD).

Nhiều tp đoàn kinh tế trước đây do b qun lý theo cơ chế "b ch qun". Tuy nhiên sau nhiu năm, đã phát sinh nhiu d án mang công mc n như chúa chm vi nước ngoài và các ngân hàng trong nước, nhiu d án thua l trm trng và cũng nhiu d án đu tư nhiu ngàn t đng nhưng kết qu là "trùm mn".

Trong quá khứ, đã có ít nht mt ln mt "siêu y ban qun lý vn nhà nước" được hình thành, nhưng đã chng "qun lý" được gì.

Vào năm 2005, Tổng Công Ty Đu Tư và Kinh Doanh Vn Nhà Nước (SCIC) được thành lp. Vào lúc thành lp, SCIC đã được gii chc qun tr và báo chí nhà nước tung hô như mt cơ quan s giúp cho b máy qun tr tinh gn và nâng cao hiu qu s dng vn nhà nước.

Tuy nhiên, khoảng thi gian tn ti hàng chc năm qua ca SCIC cũng trùng vi thi gian din ra phong trào tham nhũng ghê gớm nht Vit Nam, tn ti dưới "triu đi Nguyn Tn Dũng." Cho đến nhng năm gn đây, rt nhiu dư lun xã hi đã cho rng SCIC đã không làm gì khác ngoài vic ly vn nhà nước đi gi ngân hàng đ ly lãi hoc ch b tin vào nhng vụ vic mang màu sc "trc li chính sách." Trong khi đó, vn nhà nước nhiu tp đoàn, tng công ty vn đu đn tht thoát : Vinashin, Vinalines trước đây và PVN gn đây.

Với kết qu quá sc hn chế như vy ca SCIC, liu "siêu y ban qun lý vn nhà nước" - đang được chính ph và các b ngành cho thay thế SCIC - s làm được gì, hay li ch mang đến mt tng nc trung gian mi ? Hoc còn ti t hơn vi chế đ "vua doanh nghip" ?

Mặc dù nhng quan chc cao cp ca B Kế hoch và Đu tư cho biết mô hình ca y ban Qun lý vn nhà nước khác vi SCIC, tc SCIC ch là mt mô hình v qun lý và kinh doanh vn nhà nước, còn y ban Qun lý vn nhà nước qun lý tng th, là "đnh chế bao trùm"…, nhưng xem ra toàn b chc năng nhim v mi được sơ phác ca y ban này lại chng có gì mi so vi SCIC.

Có khác chăng là ý đồ lp ra y ban Qun lý vn nhà nước.

Ý đồ gì ?

Theo Bộ Ni v, trong bi cnh hin nay, Chính ph, Th tướng Chính ph đang tp trung ch đo chuyn đi mô hình chc năng đi din ch s hu vn nhà nước tại doanh nghip t phân tán sang tp trung .

Một đim khác bit cơ bn ca y ban Qun lý vn nhà nước là được "nâng lên mt tm cao mi" khi trc thuc chính ph, trong khi SCIC trước đây ch yếu thuc s qun lý ca B Tài chính.

Như vy, đã rõ là sau một thi gian dài thc hin cơ chế "b ch qun" nhưng đã gây ra quá nhiu hu qu v tham nhũng và lãng phí, đng cm quyn đã tìm cách "ôm" nhng tp đoàn kinh tế ln nht, tr li mô hình "kinh tế tp trung" ca my chc năm trước đây đ d b qun lý.

chế "bò trước, chung sau" đã cho thy ngay trước mt, đng mun "ôm" nhân s. Nhng v trí "đu bò" phi do đng nm.

chế "bò trước, chung sau" cũng khiến l ra mt l hng ln v qun lý : đng đang trong quá trình chuyn thành "đng nm hết" và "đảng không làm thay mà làm luôn" có v ch quan tâm ch yếu đến nhân s "cánh hu" ch chưa cn biết y ban Qun lý vn nhà nước s hot đng ra sao cùng hiu qu như thế nào.

Một cơ s quan trng cho thy mô hình y ban Qun lý vn nhà nước s khó có hiu quả, hay nói cách khác là vn "bình mi rượu cũ", là cho ti nay toàn b 12 - 13 d án đu tư ngàn t nhưng phi "trùm mn" ca B Công thương vn hu như được x lý. Mà nếu không x lý được các d án lãng phí này, rt có kh năng y ban Qun lý vn nhà nước s biến thành mt SCIC khác, tc ch ngi chơi và đem mt s vn khng l gi ngân hàng đ "kiếm cơm".

Một cơ s quan trng khác là cho ti nay SCIC vn chưa th x lý được n ca các tp đoàn và doanh nghip nhà nước, mà v thc cht đã lên ti 324 tỷ USD, chiếm ti 158% GDP Vit Nam - theo mt tính toán ca Tiến sĩ Vũ Quang Vit vào đu năm 2017. Vy thì y ban Qun lý vn nhà nước s làm được gì vi s n khng khiếp này ?

May ra, ủy ban này s có được tác dng duy nht là "bán mình", tc bán vn nhà nước ti nhng doanh nghip "bò sa" đ có tin trang tri cho ngân sách quc gia đang mau chóng cn kit và có th sp đ.

Trong quá khứ hai năm 2014 và 2015, SCIC đã bán đến 25 t USD vn nhà nước.

Bán, bán nữa, cho ti lúc chng còn gì đ bán

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 26/02/2018

Published in Diễn đàn

Người dân có thể ít quan tâm và cũng chẳng màng tới công danh địa vị lợi ích, nhưng đối với giới "chính khách tinh hoa" ở Việt Nam, cái kết cục của Vũ "Nhôm" là một bài học phải trả bằng máu cho giới "tình báo kim tiền" và "phe cánh chính trị" ở Việt Nam.

vunhom1 - Copie

Ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm. (Hình : Báo Giao Thông)

Nhìn lại T4 của 15 năm trước

Đã từ rất lâu, trong giới tình báo công an lẫn quân đội chuyên dùng hoạt động "xã hội hóa" làm bình phong, "quyền lực bóng tối" hay "quyền lực hậu trường" là những khái niệm nằm lòng và rất được ưa thích. Học tập kinh nghiệm từ giới tình báo KGB ở Liên Xô, STASI của Cộng Hòa Dân Chủ Đức và cả CIA của Mỹ, một trong những mục đích không bao giờ công bố của nhiều tình báo viên vừa chính quy vừa "xã hội hóa" ở Việt Nam là sử dụng và phát huy tối đa "quyền lực bóng tối" để chi phối, can thiệp và cả thao túng hoặc chính trường, hoặc thương trường, hoặc cả hai.

Cả hai thứ trên không chỉ là mục đích mà còn là một đặc trưng tâm lý kiêu binh và "tự sướng" của một số tình báo viên : dưới một ít người nhưng trên vạn người.

15 năm trước khi xảy đến vụ Phan Văn Anh Vũ, trong chính trường Việt đã xảy ra một vụ đại án an ninh quốc gia : T4.

Dù chưa bao giờ được đảng hay chính phủ công bố chính thức, nhưng vụ việc này đã được giới cán bộ lão thành đặc biệt quan tâm và đòi hỏi phải bạch hóa. Người ta cũng biết T4 là một bí số cho một nhân viên tình báo tưởng tượng của một cơ quan tình báo Việt Nam cài cắm "trong một cơ quan đặc biệt ở Mỹ," để từ đó cung cấp các tài liệu tối mật, tuyệt mật về mối quan hệ của một số quan chức cao cấp Việt Nam với "kẻ thù số một," cụ thể là với CIA. Cũng từ đó, một số nhân viên tình báo "xã hội hóa" dùng tài liệu tình báo giả, kể cả tài liệu chính trị nội bộ giả của "Phủ đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng Hòa" để khống chế một số quan chức.

T4 có tác dụng là vừa được thành tích vừa được tiền ngân sách cấp. Cho đến khi vụ này vỡ lở và hàng loạt sĩ quan tình báo phải ra tòa…

Nhưng 15 năm sau vụ T4, chắc chắn Vũ "Nhôm" đã vượt mặt anh chị tình báo đi trước, khi nhân vật này là trường hợp "cả hai" – thao túng cả thương trường lẫn chính trường.

Quả báo chính trị

Hình ảnh viên thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ chỉ tay vào mặt Huỳnh Đức Thơ – chủ tịch thành phố Đà Nẵng – mà hỏi "Có muốn làm nữa hay là nghỉ ?" là một biểu trưng chói lọi nhất từ trước đến nay cho vai trò của một tình báo viên "xã hội hóa," điều mà trước đó hiếm có nhân vật nào trong giới tình báo hay an ninh dám làm hay làm được. Hình ảnh thật tiêu biểu về "chiến tích" ấy khiến Vũ "Nhôm" đã qua mặt nhiều đồng nghiệp và cấp trên của mình để trở thành một thứ tài phiệt chính trị, trở thành nhân vật được đồng nghiệp và giới quan chức cùng kinh doanh xa gần e sợ gọi là "bố già," tạo được tác động không chỉ mang tính can thiệp mà cả khống chế và thao túng giới quan chức chính trị và giới doanh nhân.

Xét trên phương diện cá nhân, một cách nào đó có thể xem biểu trưng trên là thành công lớn của Vũ "Nhôm" – trên con đường hoàn tất chu kỳ "chủ nghĩa tư bản dã man trong ý thức hệ độc đảng" ở Việt Nam trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Nhưng điều "đáng tiếc" cho Phan Văn Anh Vũ là viên sĩ quan tình báo "xã hội hóa" này đã không biết điểm dừng trong cái vòng xoáy tiền – quyền – tiền hoặc quyền – tiền – quyền vô độ.

Một thứ bệnh đặc trưng của giới sĩ quan tình báo "xã hội hóa" là say sưa với chuỗi hiệu ứng mà mình tạo ra được nơi "con mồi," để từ đó dấn sâu vào thế giới ảo tưởng và sau đó là thế giới hoang tưởng về thứ quyền lực mà mình có được, bất chấp những bài học nhãn tiền của một thế giới ngầm mà nguy cơ bị "hy sinh" hay bị thủ tiêu không hề nhỏ.

Nhưng có một điều mà ngay cả những sĩ quan tình báo lão luyện nhất cũng không thể an tâm tuyệt đối về số phận của mình là những biến động khôn lường – xảy ra theo quy luật hoặc chẳng theo quy luật nào – trong chính trường Việt Nam. Đặc biệt là vào những khoảng thời gian mà nội bộ dậy sóng về chuyện "phe cánh chính trị," tức nói thẳng theo cách dân gian là các phe phái trong nội bộ đảng đấu đá, xung đột lẫn nhau.

Nếu trước khi Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng vào năm 2008, xung đột nội bộ chủ yếu mang đặc trưng quyền lực, thì sau đó có cả hai đặc trưng : vừa quyền lực vừa lợi ích. Chính Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành nhân vật tiên phong mở đường cho cuộc chạy đua thôn tính và sát phạt giữa các nhóm lợi ích với nhau, kéo theo cả một bộ phận "sĩ quan tình báo" và "sĩ quan an ninh" tham gia – theo cách gọi rất sính là "cả hệ thống chính trị vào cuộc."

Cuộc chiến quyền lực Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Phú Trọng với những đối thủ đương thời là những tiêu biểu của "phe cánh chính trị," chỉ thỏa hiệp nhưng không thỏa mãn và kết cục phải có thắng – thua.

Có vẻ như Vũ "Nhôm" đã lao vào cái hệ thống chính trị ấy một cách quá nhiệt tình và sâu đậm, nhưng lại không thể ngờ được một lúc nào đó chính Vũ sẽ bị "hy sinh."

Hết dư địa thời gian

Vào quý 4 năm 2016 và song trùng với Hội Nghị Trung Ương 4 về "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa," Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề "cải tổ" Bộ Công An. Đến khoảng đầu năm 2017, có những dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu triển khai chủ trương "tinh gọn bộ máy ngành công an." Nhiều tổng cục sẽ bị thu hẹp, nhiều nhân sự cao cấp trong Bộ Công An sẽ phải "về vườn" hoặc "ngồi chung ghế" với nhau.

Còn sau vụ bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào đầu Tháng Mười Hai, 2017, chủ trương "cải tổ" Bộ Công An đã được chính thức công bố.

Hầu như chắc chắn, Tổng Cục Tình Báo thuộc Bộ Công An – "cái nôi" của cựu Thượng Tá Phan Văn Anh Vũ – sẽ nằm trong số những trọng điểm "thay máu" của ông Trọng. Sẽ có những quan chức công an phải "hy sinh"…

Thế nhưng bất chấp những cố gắng "còn nước còn tát" của ông Nguyễn Phú Trọng, vụ Vũ "Nhôm" là một biểu hiện quá rõ của nạn kiêu binh thời "Vua Lê, Chúa Trịnh" trong lịch sử Việt Nam, đương nhiên trở thành tiền đề không thể rõ hơn dẫn đến tương lai từ phân rã đến ra đi của một chế độ không còn dư địa thời gian trong quy luật lịch sử. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 25/02/2018

Published in Diễn đàn

Sau một thời gian dài cố ý trì hoãn và thậm chí còn cho Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đòi Liên Hiệp Châu Âu (EU) phải bỏ yêu cầu về cải thiện nhân quyền khỏi tiêu chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), vừa xuất hiện dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt Nam buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện "hứa hẹn".

eu1

Khi gặp ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Hà Nội vào ngày 21/11/2017, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ còn đòi bỏ yêu cầu về cải thiện nhân quyền khỏi chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU. Ảnh : VOA

Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn nhân quyền và quyền lao động".

Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi" – ông Phong nói "như đinh đóng cột" trước giới chức EU.

Thế nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam ?

Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.

Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt Nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.

Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.

Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết "sẽ cải thiện nhân quyền" đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.

Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "tiến bộ nhân quyền" đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu "Người phụ nữ can đảm quốc tế" đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, để vào đầu năm 2018 đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề đến 14 năm tù giam.

Một đại sứ Việt Nam tại EU như ông Vương Thừa Phong cũng chỉ là cấp hàm ngoại giao nằm giữa cấp thứ trưởng và vụ trưởng trong Bộ Ngoại giao Việt Nam, tức chỉ thuộc loại quan chức bậc trung. Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam đã nói thẳng rằng "đến lời hứa của ủy viên bộ chính trị còn không đáng tin". Vậy làm sao một cấp thứ trưởng hay vụ trưởng với thẩm quyền nhỏ nhoi lại có thể quyết định việc triển khai lời hứa hoặc cam kết với EU ?

Vào năm 2015, song trùng với chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng và triển vọng Việt Nam được Hoa Kỳ chấp nhận cho tham gia Hiệp định TPP, giới chóp bu Việt Nam đã tạm cam kết sẽ thực hiện định chế công đoàn độc lập, ban hành Luật lập hội và bắt đầu lấp ló khái niệm "xã hội dân sự". Nhưng đến nửa cuối năm 2016 khi TPP có dấu hiệu khó khăn, và sang 2017 khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP, đã không có bất kỳ động tác nào của Việt Nam thực hiện cam kết về công đoàn độc lập, Luật về hội và Xã hội dân sự. Ngược lại là đằng khác, công an Việt Nam sùng sục bắt bất đồng chính kiến…

Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Nhưng không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông qua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.

Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền "EVFTA sẽ thông qua vào đầu năm 2018", đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.

Còn Borderlex vừa dự doán khả năng sớm nhất nếu thông qua EVFTA là sau cuộc bầu cử EU vào tháng 5/2019.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 25/02/2018

******************

Việt Nam và EU trách cứ nhau trong việc trì hoãn phê chuẩn EVFTA

Iana Dreyer, VNTB, 23/02/2018 

Một số người đang thiếu kiên nhẫn về tốc độ chậm chạp của việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã được ký kết vào năm 2015. Bây giờ, Việt Nam và Ủy ban Châu Âu đang buộc tội nhau về sự trì hoãn này.

eu2

Việt Nam và EU trách cứ nhau trong việc trì hoãn phê chuẩn EVFTA

Việc "rà soát pháp lý" của thỏa thuận thương mại đã kéo dài hơn hai năm. Việc này đã bị kéo dài sau khi EU (Liên Hiệp Châu Âu) đưa ra những thay đổi, ví dụ như hệ thống tòa án đầu tư lấy cảm hứng từ một hệ thống được thiết kế cho hiệp định thương mại của khối EU với Canada, CETA. Hệ thống tòa án hiện nay dự kiến ​​sẽ phù hợp với một cuộc tái đàm phán với Singapore, một thành viên ASEAN, trong đó EU ban đầu ký một thỏa thuận vào năm 2014. Hiệp định Singapore được gọi là 'CETA plus'.

Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động.

Những người ủng hộ hiệp định này thậm chí còn lo ngại thỏa thuận với Việt Nam có thể sẽ không được phê chuẩn cho đến sau cuộc bầu cử tháng 5 năm 2019.

Ông Peter Berz, người đứng đầu các cuộc đàm phán ASEAN tại DG trade, nói : "Tôi hy vọng văn bản sẽ ổn định trước cuối tháng tới". Ông nói rằng quá rà soát pháp lý đã bị đình trệ vì theo ông Việt Nam có những vấn đề về phối hợp nội bộ và bị phân tâm bởi việc thương lượng lại Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và các cuộc đàm phán khu vực thương mại RCEP đang diễn ra liên quan đến Trung Quốc. Sau khi văn bản được ổn định, văn bản vẫn cần phải có bản dịch và chữ ký chính thức của hai bên.

Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước về Tổ chức Lao động Quốc tế về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả.

'Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi'

Đại sứ Việt Nam tại EU đã tuyên bố ngày hôm nay rằng Viêt nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi", Đại sứ Vương Thừa Phong cho biết. Việt Nam tin rằng quá trình rà soát pháp lý mất thời gian lâu như vậy là vì sự trì hoãn của Toà án Tư pháp EU vào tháng 5 năm 2017 về việc phân chia quyền lực nội bộ trong hiệp định Singapore và tiến trình chính trị tiếp theo với các quốc gia thành viên, cũng như quy trình kỹ thuật của việc tách chương đầu tư ra khỏi phần còn lại của hiệp ước.

eu3

Bắt tay giữa Việt Nam và EU còn nhiều trở ngại. Ảnh: minh họa

Nghị sĩ thành viên người Séc Jan Zahradil, người báo cáo về thỏa thuận của Việt Nam cho Nghị viện Châu Âu, kêu gọi hai bên nỗ lực để đạt được thỏa thuận này trước khi các cơ quan của EU kết thúc nhiệm kỳ vào mùa xuân tới.

Zahradil cho biết: "Đây là lúc để ủy ban này thúc đẩy việc phê chuẩn này. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và phê chuẩn hiệp ước này trong quốc hội đặc biệt này. Chúng ta nên coi tình hình và tình huống hiện tại một cách nghiêm túc. "

Nghị sĩ thuộc Đảng Lao động Scotland David Martin nói: "Chúng tôi nhận thấy nền công nghiệp của chúng tôi đang bị tổn hại do sự không chắc chắn về thỏa thuận", khi trích dẫn các khoản thuế mới đối với xuất khẩu rượu mùi của EU do Việt Nam áp dụng.

Iana Dreyer

Nguyên tác : Vietnam and EU blame each other for delay in FTA ratification process, Borderlex, 20/02/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 23/02/2018

Published in Diễn đàn

Chuyến công du Ấn Độ của ông Trần Đại Quang-Chủ tịch nước-vào đầu tháng Ba năm 2018 theo thông tin của The Times of India (TOI) ngày 19/2/2018 là sự kiện đối ngoại quan trọng thứ hai "mang dấu ấn cá nhân" sau APEC Đà Nẵng và là chuyến xuất ngoại đầu tiên của nhân vật này, tính từ "sự cố sức khỏe" của ông Quang xảy ra vào thời gian tháng Bảy và tháng Tám năm 2017.

tdq1

Trần Đại Quang tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu Môn - Ảnh : Cali Today

Cho đến nay, vẫn còn đó nhiều câu hỏi trong thời gian Trần Đại Quang "biến mất" mà cả báo đài quốc tế cũng ồn ào nghi vấn. Hẳn đã xảy ra một vụ việc nào đó thuộc loại thâm cung của triều đình đảng cộng sản, có thể liên quan đến những biến động về quyền lực và tương quan quyền lực. Bởi đã không có vai trò của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, không một phản hồi hay phản ứng nào của Trần Đại Quang hay từ gia đình ông, cơ quan của ông về nhiều nghi vấn phát ra trên diễn đàn xã hội và báo chí quốc tế, thậm chí bài viết của tác giả Trần Đại Quang về "an ninh mạng" nhân ngày "truyền thống công an nhân dân 19/8" lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013. Và còn nhiều câu hỏi khác nữa…

Trần Đại Quang chỉ "tái xuất" vào cuối tháng 8/2017 cùng một loạt cuộc gặp với giới ngoại giao các nước.

Ngày 17/10/2017, lần đầu tiên kể từ khi trở thành chủ tịch nước, cựu đại tướng công an Trần Đại Quang đã hiện ra trong bộ quân phục rằn ri đặc trưng của lực lượng đặc công quân đội trong một cuộc "đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu Môn, Hà Nội".

Hình ảnh trên có thể khiến người ta liên tưởng Tập Cận Bình-trong vai trò Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư-đã mặc quân phục để duyệt binh ra sao.

Không biết vô tình hay hữu ý, ông Trần Đại Quang xuất hiện trong bộ quân phục chỉ một ngày sau khi Washington phát thông cáo báo chí : "Sau khi rời Đà Nẵng, ông Trump sẽ tới Hà Nội trong ngày 11/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức. Tại Hà Nội, ông sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam".

Sự kiện APEC Đà Nẵng diễn ra vào đầu tháng 11/2017 có thể được cho là "sự kiện của Trần Đại Quang". Bởi khác hẳn với tình hình độc tôn hình ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 trong khi dư luận xì xào "không thấy Quang đâu", APEC Đà Nẵng lại tràn ngập hình ảnh của chủ tịch nước với Putin, Tập Cận bình và các nguyên thủ quốc gia khác, trong khi "không thấy Trọng đâu".

Vài ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á-Thái Bình Dương kết thúc tại Đà Nẵng, Nhân Dân-"cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam"-đã đăng bản tin với tựa đề kỳ quặc : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón, hội đàm ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đề trên có thể khiến người đọc cảm thấy ngay đã có một sự phân chia "quyền lực" rất có chủ ý và cũng rất tỉ mẩn, lục đục giữa 3/4 của "tứ trụ" trong việc tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Một hiện tượng đáng suy ngẫm và mổ xẻ là từ sau Hội nghị APEC Đà Nẵng và sau tựa đề độc đáo trên của báo Nhân Dân, hình ảnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại trở về trạng thái mờ nhạt của những tháng trước, dù không có "vấn đề sức khỏe".

Một dấu hỏi mà dư luận vẫn đang đặt ra là liệu Trần Đại Quang còn giữ được vị thế của một ứng cử viên cho chức tổng bí thư hay không.

Khi đưa tin về chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang, tờ The Times of India nhận định : "Chuyến thăm của chủ tịch nước Trần Đại Quang lần này sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nhân vật quyền lực thứ nhì trong hệ thống phân cấp của Đảng cộng sản Việt Nam và có thể sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng Bí thư, một vị trí có quyền lực nhất ở Việt Nam, sau vài năm nữa".

Tuy nhiên, một số chuyên gia chính trị trong nước lại cho rằng The Times of India "thiếu thực tế" khi nêu ra nhận định như vậy. Lý do đơn giản là nếu vào năm 2016 nhiều người còn đề cập đến hai ứng cử viên cho chức tổng bí thư là Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh, thì sau "sự cố sức khỏe" của cả hai nhân vật này vào giữa năm 2017, dường như bản danh sách ứng cử viên tổng bí thư đã bị lược mất hai cái tên, để thay vào đó là những cái tên mới hơn, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng.

Do đó, sẽ là "thực tế" hơn nếu The Times of India nhận định về Trần Đại Quang là nhân vật thứ hai, tức xếp thứ hai trong danh sách Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không hẳn là nhân vật "quyền lực thứ hai".

Dù sao, chuyến công du Ấn Độ vào đầu tháng 3/2018 của "nhân vật số 2" cũng mang một chỉ dấu cho thấy tình trạng chính trị của nhân vật này là "đỡ khó khăn hơn" so với những đồn đoán gần đây về tình trạng "khó khăn", hoặc "rất khó khăn" của ông Trần Đại Quang.

Tuy vậy, cho dù có "đỡ khó khăn hơn", ông Quang vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Thách thức ngay trước mắt có thể là Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, dự kiến sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2018.

Càng về sau này, những hội nghị trung ương càng mang đặc trưng "kỷ luật" và "nhân sự".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 24/02/2018

********************

Vì sao chóp bu Việt Nam cấp tập công du Ấn Độ ?

Phạm Chí Dũng, Cali Today, 23/02/2018

Thêm một lần nữa, không phải "tích cực và chủ động thông tin đối ngoại" từ phía hệ thống báo đảng Việt Nam, mà là báo The Times of India (TOI) ngày 19/2/2018 cho biết "Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang sẽ có chuyến thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 2 đến ngày 4/3/2018, đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Ấn và khẳng định tái cam kết mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh".

tdq2

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ, Nahendra Modi, tại Hà Nội ngày 3/9/2017. (Ảnh : Anh Sơn)

Từ trước đến nay, đa số những cuộc công du đối ngoại của giới chóp bu Việt Nam lại được thông báo đầu tiên bởi các cơ quan chính phủ nước ngoài hay báo chí quốc tế.

Vào tháng Giêng năm 2018, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ và 10 quốc gia Đông Nam Á diễn ra ở New Delhi nhân ngày Cộng hoà Ấn Độ lần thứ 68.

Ấn Độ là một đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, và cùng với Nhật Bản có vai trò đối trọng với chiến lược bành trướng và những hành động khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng.

Mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã được duy trì một cách ổn định từ nhiều chục năm qua, nhưng chủ yếu về quan hệ trao đổi thương mại song phương.

Tuy Ấn Độ là một trong số hơn một chục đối tác chiến lược của Việt Nam, nhưng chỉ đến năm 2016 giới chóp bu Việt Nam mới quyết định vay khoảng nửa tỷ USD tín dụng quân sự của Ấn Độ. Những tin tức vào thời gian đó cho biết Ấn Độ sẵn sàng bán cho Việt Nam các loại tên lửa siêu thanh BraMos có tầm bắn xa 250 cây số, cũng như hỏa tiễn đất đối không Akash mà quân đội Ấn đang sử dụng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa nghe nói gì về hoạt động mua bán cụ thể về khí tài quân sự giữa hai nước. Vô tình hay hữu ý, tiến độ chậm chạp này cũng giống như việc Việt nam đã chưa mua được của Mỹ loại khí tài quân sự và vũ khí nào có giá trị, cho dù vào tháng 5/2016 Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận về mua bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang có thể được xem là sự kiện đối ngoại tiếp sau cuộc viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis. Trong cuộc viếng thăm này, phía Mỹ đã xác nhận sẽ đưa một hàng không mẫu hạm đến Việt Nam trong thời gian tới. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên một phương tiện quân sự chiếm vị trí chủ lực trong lực lượng hải-không quân Mỹ là hàng không mẫu hạm sẽ cập cảng Việt Nam.

Mới đây, đã có tin không chính thức về việc hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 3/2018.

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam, cùng triển vọng lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 cho thấy một chủ trương có thể tạm gọi là "dựa Mỹ đối Trung" của giới chóp bu Việt Nam-như một biện pháp tình thế trong ngổn ngang và hỗn tạp tâm thế "không ưa Mỹ nhưng vẫn cần Mỹ", vẫn chưa có gì thay đổi tính từ giữa năm 2014 đến nay và đặc biệt trong gần nửa năm qua.

2014 là năm tung tóe vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như chốn không người và như một cú vỗ mặt nảy đom đóm vào Bộ Chính trị Việt Nam. Thế nhưng sau đó, giới chóp bu Việt Nam có vẻ vẫn chưa tỉnh ngộ về thực chất "bạn vàng" là thế nào và vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách "đu dây chính trị".

Nhưng vì sao gần đây Việt Nam lại có khuynh hướng gần gũi hơn với Mỹ về quân sự và các đồng minh quân sự của Mỹ ?

Trước những sự kiện James Mattis thăm Việt Nam và Trần Đại Quang đi Ấn Độ, vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại "nhục quốc thể" : chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol-một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam-ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh-dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.

Một khả năng có thể xảy ra là trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Việc một hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể hiện diện trong vùng biển Đà Nẵng, mà không phải là Cam Ranh, trong thời gian tới rất có thể là một động tác nhằm bảo vệ ExxonMobil kai thác ở vùng biển Đà Nẵng, đồng thời phục vụ quan điểm "tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông" nhằm đối trọng với những sức ép đang gia tăng không ngừng và có thể kích động chiến tranh từ phía Trung Quốc.

Khá rõ ràng là sau vài cuộc thăm dò mang tính khởi động vào năm 2017, năm 2018 rất có thể sẽ có nhiều bằng chứng hơn về "tình thân" giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Nhật Bản và Ấn Độ, được thể hiện bằng "giao lưu hải quân", mua vũ khí nhỏ giọt và có thể còn gia tăng cả cơ chế tập trận chung, làm tiền đề tiến tới tập trận chung Việt-Mỹ, chẳng hạn "Hổ Mang Vàng", trong tương lai không quá xa.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 23/02/2018

Published in Diễn đàn