Thế mà đã lạnh trôi hai cái tết kể từ khi chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hùng hổ ra quân xóa sổ chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất…
Bà con nghèo nhận quà từ thiện tại Chùa Liên Trì những ngày chùa còn nguyên vị.
Buổi sáng tháng Chín
"Trong nhiều tội lỗi trên thế gian này, tội phá chùa là lớn lắm, những người đi phá chùa ắt phải nhận quả báo" - vị Hòa thượng trầm ngâm suy tư hồi lâu trước khi trả lời câu hỏi của tôi.
Vị sư tu tập ấy vốn nổi tiếng về năng lực và nhãn quan nhìn vật lẫn nhìn người. Phật tử từ nhiều nơi kéo về ngôi chùa trông thẳng ra biển này để mong được Hòa thượng xem vận số của họ. Nhưng không phải ai cũng được Hòa thượng tiếp. Với nhà sư này, điều ông cần nhất là sự thành tâm của con người, dù người đó không theo Phật giáo. Ông tuyệt đối không dùng từ "xem bói", mà chỉ nhìn người mà luận. Nhiều người được Hòa thượng luận về quá khứ của mình đã chỉ còn biết cúi đầu xác nhận.
Tôi không "xem" gì cho mình, mà chỉ thuật lại cho Hòa thượng nghe câu chuyện chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ủi sập chùa Liên Trì ở quận 2 chỉ trong một buổi sáng.
Buổi sáng ấy, tháng Chín năm 2016. Một đạo quân đông tới 400 người gồm công an có sắc phục và thường phục, dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước, được trang bị súng ống và xe đặc chủng, đã vây kín chùa Liên Trì từ tờ mờ sáng, sau đó xông vào cưỡng chế các sư sãi yếu ớt trong chùa. Cứ hai ba kẻ khiêng một thày rồi tống vào xe hơi, chở cùng tượng phật và đồ của chùa về thẳng "chùa Liên Trì mới" do chính quyền dựng lên tại một hóc bò tó ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi cùng địa bàn quận 2. Đó là nơi mà chính quyền đã tính toán rất kỹ : vì khoảng cách đến đó quá xa nên phật tử sẽ ít lai vãng, còn các tổ chức xã hội dân sự độc lập - đã quen xem chùa Liên Trì cũ như một địa chỉ sinh hoạt thường xuyên - sẽ không còn chốn dung thân.
Ít ngày sau, Hòa thượng Thích Không Tánh - trụ trì chùa Liên Trì - rời bệnh viện nơi ông phải điều trị bệnh huyết áp cao do vụ phá chùa, để về nhìn lại ngôi chùa của mình. Ở đó, ông chỉ còn thấy một mảnh đất đã bị san phẳng mà không còn bất kỳ dấu tích gì của ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã tồn tại hơn sáu chục năm giữa lòng Sài Gòn. Thày Không Tánh chỉ còn biết ôm mặt khóc tức tưởi. Nỗi phẫn uất của thày - một tù nhân ương tâm đã trầm mình đến hai chục năm trong nhà tù cộng sản - đã trở nên vô bờ bến…
Vụ phá chùa Liên Trì xảy ra dưới thời Đinh La Thăng.
Quả báo tội phá chùa
Năm 2016, Đinh La Thăng xông xênh "tiến về Sài Gòn" với khẩu hiệu "Vì dân và hành động".
Nhưng trong lúc chỉ "hành động" một cách vặt vãnh, đưa đẩy chuyện làm đường hẻm và hứa hẹn bao tiêu sữa cho nông dân, tìm cách lấy lòng giới cán bộ lão thành, có công cách mạng, trí thức và cả những người dân thường, Đinh La Thăng lại tuyệt đối không nhân nhượng với giới hoạt động nhân quyền ở Sài Gòn trong suốt thời gian ông ta nhậm chức bí thư thành ủy.
Thậm chí thời Đinh La Thăng còn qua mặt và vượt hẳn cả bí thư thành ủy cũ là Lê Thanh Hải cùng đương kim bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải về "thành tích" ném mắm tôm, đánh đấm và bắt bớ nhân quyền vào các lễ tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, ngày 17/2/2016 tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược, đàn áp dã man đến đổ máu số đông người biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016…
Cũng trong năm 2016, Đinh La Thăng đã lập "thành tích vô thần" chưa từng có khi quan chức này đã hạ lệnh cho công an ủi sập chùa Liên Trì.
Về sau này, nhiều người nghiệm rằng vận đen của Đinh La Thăng không hẳn khởi sự từ những vụ việc ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nơi ông ta là chủ tịch hội đồng thành viên trước năm 2011, mà thật ra đã bắt nguồn sâu xa từ vụ phá chùa chiền ấy.
Gần cuối năm 2017, tôi bàng hoàng nhớ lại lời Hòa thượng của ngôi chùa sát biển "Đã là quả báo thì không có cách nào tránh được. Ông Thăng ra lệnh phá chùa thì ông ấy sẽ phải chịu quả báo khắc nghiệt lắm. Lâu thì vài năm, sớm thì một năm nữa, ông Thăng sẽ bị ai đó phá lại và ông ấy sẽ phải chịu cảnh mất tự do".
Lời tiên tri của Hòa thượng nói ra vào cuối năm 2016. Thú thật là khi đó, tôi đã không thể tin được lời Hòa thượng.
"Bị mất tự do" - hiểu theo nghĩa thông thường nhất - nghĩa là bị sa vào vòng lao lý, để nhẹ nhất cũng bị quản thúc tại gia. Làm thế nào mà Đinh La Thăng lại bị mất tự do theo cách ấy ? Chính thể độc đảng ở Việt Nam cho tới khi đó lại chưa từng có tiền lệ về bắt giam ủy viên bộ chính trị. Càng khó hình dung hơn việc Đinh La Thăng bị tống giam rồi bị đưa ra tòa xét xử…
Nhưng đến tháng 4/2017, lời tiên tri của Hòa thượng bắt đầu ứng nghiệm. Đinh La Thăng bất ngờ "ngã ngựa" bởi một bản báo cáo từ chính các đồng chí không đồng lòng của ông - Ủy ban Kiểm tra trung ương - về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nhưng đến lúc đó, tôi vẫn chỉ nghĩ là Đinh La Thăng sẽ mất ghế ủy viên bộ chính trị, mất cả ghế ủy viên trung ương, và nói chung có thể "bị cách mọi chức vụ trong đảng và chính quyền", nhưng quá khó để hình dung ra chuyện Thăng sẽ bị bắt.
Bảy tháng rưỡi sau việc Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, lời tiên tri của Hòa thượng đã thêm một lần ứng nghiệm : đầu tháng 12/2017, Đinh La Thăng chính thức bị khởi tố và bị tống giam. Và chỉ một tháng rưỡi sau đó, ông ta đã phải nhận bản án lên đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh đầu tiên. Chưa kể một vụ khác - "800 tỷ" - mà Thăng sẽ bị đưa ra xét xử sau tết nguyên đán 2018.
Đinh La Thăng đã chính thức "bị mất tự do".
Còn những kẻ nào phải chịu quả báo ?
Vào những ngày tết nguyên đán 2018, tôi ghé chùa Giác Hoa ở Sài Gòn để thăm thày Không Tánh. Từ khi không còn chốn dung thân, thày Không Tánh đành phải tá túc nơi đây.
Và tôi những muốn quay lại ngôi chùa lồng lộng gió biển để hỏi Hòa thượng về luật nhân quả.
Giờ đây, tôi đã có thể hình dung rằng vụ phá chùa Liên Trì không chỉ "đen" cho Đinh La Thăng, mà cả một số quan chức cấp dưới của Thăng ở Sài Gòn, cùng những bàn tay đen đúa bí mật của giới quan chức cao cấp và nhóm lợi ích đã đẩy đuổi dã man người dân khỏi khu đất vàng Thủ Thiêm và "ăn đất" tàn mạt đến thế nào, cũng sẽ dần bị "báo ứng".
Những quan chức nào khác đã a tòng với Đinh La Thăng phá chùa Liên Trì ?
Xếp đầu danh sách khiếu nại tố cáo của người dân Thủ Thiêm ở quận 2 luôn là Tất Thành Cang - cựu chủ tịch quận 2, được xem là "đệ tử ruột" của cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải và là phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ thời Đinh La Thăng cho đến giờ.
Và một lô một lốc quan chức chính quyền và Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an quận 2 mà đã "dây máu ăn phần" trong vụ thẳng tay phá chùa Liên Trì ?
Cái "vận đen phá chùa" ấy, không sớm thì muộn, cũng sẽ báo ứng với từng thủ phạm một.
Chỉ còn một cách để được tha thứ và hóa giải cái vận đen đó : chính những thủ phạm ấy phải phục hồi nguyên trạng chùa Liên Trì như một sự hối lỗi trước tâm linh và lịch sử.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 23/02/2018
Những ngày Tết nguyên đán năm 2018, tuy không xảy ra "sự biến" nào, nhưng vẫn như phảng phất hương vị tanh tanh nồng nồng trong bầu không khí rúm ró báo điềm chết chóc.
Trịnh Xuân Thanh (phải) và Đinh La Thăng trong phiên xử tại Hà Nội.
"Biện pháp ngăn chặn"
Khác hẳn khoảng thời gian "bình yên nơi chim hót" của Tết nguyên đán năm 2017, có người ví năm nay là "nơi bình yên chim… chết chắc".
Nếu vào Tết nguyên đán 2017 đã không âm thầm dư luận về những quan chức và cựu quan chức nào đó bị "canh theo", thì vào năm nay đã len lén xì xào cùng cơn rùng mình buốt lưng về câu chuyện thời buổi đảo điên ấy.
Ít nhất có hai địa danh là Đà Nẵng và Sài Gòn mà đã xuất hiện luồng dư luận thầm kín về những ông A, ông B… bị nhiều nhân viên an ninh "chốt" trước cửa nhà, kiểm tra chặt chẽ và có vẻ không cần quá tế nhị đối với từng chiếc xe hơi ra vào nhà của những vị quan chức "đáng kính" này.
Những thước phim quay ngược thời gian… Sau vụ Trịnh Xuân Thanh biến mất khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016, có thông tin cho biết trước khi "tung cánh giang hồ", Thanh đã đến nhà một quan chức cao cấp, ngồi nói chuyện một lúc, rồi sau đó đi ra trong tư thế nằm ép xuống sàn xe hơi mà đã khiến những nhân viên an ninh bám theo Thanh không phát hiện ra được.
Nhưng sau khi Trịnh Xuân Thanh đã "tự nguyện về Việt Nam đầu thú" và không những không được "hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước" mà còn phải nhận đến hai án chung thân mút mùa, hẳn Tổng bí thư Trọng đã nổi đóa để "rút kinh nghiệm sâu sắc" về thói sẵn sàng "ra đi tìm đường cứu nước" của nhiều quan chức ngoài tụng đảng trong tụng đô đầy rẫy quanh ông ta.
Nhất là "rút kinh nghiệm sâu sắc" sau vụ Vũ "Nhôm" biến mất ngay trước mũi trinh sát công an Đà Nẵng vào cuối tháng Mười Hai năm 2017…
Rất có thể sau vụ bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ lần lượt vào tháng 12/2017 và tháng 1/2018, cơ chế "biện pháp ngăn chặn" đã được ông Trọng đề cao và quán triệt trong Thường vụ đảng ủy công an trung ương.
Những ai bị "canh theo" đặc biệt ?
Khác hẳn với tư thế phải "tự tham gia" cùng vai trò khá mờ nhạt trong Đảng ủy công an trung ương vào cuối năm 2016, giờ đây vị thế của ông Trọng đang khác hẳn, khác đến mức đáng kinh ngạc, đến mức nhiều người không còn nhận ra một Nguyễn Phú Trọng có thời bị coi là "chẳng khiển được ai" nữa.
Trong thực tế, ông Trọng đang ở vào phong độ đỉnh cao mà có quyền ra lệnh cho Bộ Công an thi hành "biện pháp ngăn chặn" đối với tất cả những quan chức bị nghi ngờ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp "dính" với các vụ án hoặc thuần túy tham nhũng, hoặc cả tham nhũng lẫn mang màu sắc "lật đổ".
Ý tưởng và động thái "biện pháp ngăn chặn" trên lại đang khá tương đồng với những gì mà chủ tịch nước kiêm bí thư quân ủy trung ương Tập Cận Bình đã triển khai ở Trung Quốc đối với Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, nhiều quan chức khác và dường như với cả cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân từ năm 2012 đến nay.
Giới quan chức tham nhũng Việt Nam, cũng bởi thế, lần đầu tiên mang tính số đông trong "danh sách tử thần" và tràn đầy cơ hội được hưởng vị thế ngang bằng với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng không phải ngang bằng về quan điểm, ý chí và hành động cùng tinh thần bất khuất trước tòa án, mà chỉ là được hưởng chế độ công an theo dõi sát sao - chuyện mà những người hoạt động nhân quyền đã quá quen và xem là "chuyện nhỏ".
Với những quan chức quen ăn bẫm tiền của dân và đục khoét ngân khố nhà nước, một tiếng còi hú của xe cứu thương, hoặc tiếng sập cửa xe hơi gần cửa nhà những quan chức này cũng đủ khiến họ thót tim, toát mồ hôi lạnh, tưởng tượng ra đủ thứ tím tái.
Tết nhất đương nhiên là dịp người người đi chúc Tết, lễ lạt, thăm viếng lẫn nhau… Và cũng là cơ hội quý báu để quan chức học tập "tấm gương ra đi tìm đường cứu nước" của Trịnh Xuân Thanh và Vũ "Nhôm". Một cách chắc chắn, giới lãnh đạo cơ quan công an bộ và sở công an ở những địa phương nhạy cảm sẽ không muốn bị Tổng bí thư Trọng "cạo đầu" và tống vào "lò" nếu để sổng thêm một vài quan chức nào đó.
Những ngày Tết nguyên đán 2018 cũng vì thế đã chẳng hề bình yên - theo cách mô tả của báo chí nhà nước. Một mặt trận âm thầm của các "chiến sĩ an ninh" có lẽ đã mở rộng và thâm nhập trước cửa nhà những đối tượng mà sau Tết có thể được cho "nhập kho".
Ngay trước Tết nguyên đán 2018, đã có những đồn đoán về quan chức M, H, H, D… sẽ bị tống vào "lò" của Tổng bí thư Trọng. Hầu như chắc chắn, chuyện này sẽ xảy đến sau Tết.
Cứ ngẫm lại chuyện Đinh La Thăng thì rõ. Ngay sau việc Nhà nước Đức tố mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017, ở Hà thành đã xôn xao đồn đoán về Đinh La Thăng phải chịu "quản thúc" - một hình thức giám sát và ngăn chặn đặc biệt từng bước chân và thông tin liên lạc của nhân vật vừa bị loại khỏi Bộ Chính trị. Hơn 4 tháng sau, Thăng chính thức "nhập kho".
Vậy là ứng với "kịch bản Đinh La Thăng", những quan chức nào được ân hưởng "biện pháp ngăn chặn" trước, trong và sau Tết nguyên đán 2018 cũng đều tràn trề hy vọng theo chân Thăng.
Đã hết hạn "nhân văn trước Tết"
Chưa hết những ngày Tết nguyên đán 2018, nhưng lác đác trên mặt báo đảng và báo chí nhà nước nói chung đã hiện ra những bài viết ca ngợi quyết tâm của đảng trong công cuộc chống tham nhũng và trong bối cảnh "vận nước đang lên".
Cũng trước Tết nguyên đán 2018, Tổng bí thư Trọng bật ra một "tư tưởng" mới : "nhân văn trước Tết".
Tinh thần "nhân văn trước Tết" của ông Trọng có thể được hiểu là không tạo ra một xáo động chính trị đủ lớn mà khiến cho những quan chức có tội ăn Tết không ngon. Trường hợp Đinh La Thăng là một ví dụ điển hình.
Thăng sẽ được đưa ra xét xử vụ "800 tỷ" liên quan đến Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm vào sau Tết, có thể vào tháng 3/2018, thay vì xử trước Tết. Với vụ mới này, nhiều khả năng Đinh La Thăng phải nhận thêm án nặng, để tổng cộng hai mức án của vụ trước Tết và vụ sau Tết sẽ lên đến ít nhất 30 năm tù giam, nếu không phải chung thân. Vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh coi như "xong".
Nhưng xong việc này, đảng sẽ còn khối việc khác để làm. Năm 2018 dự kiến sẽ đưa ra xét xử đến 21 vụ đại án, tức phải xử bình quân 2 vụ/tháng. Mà năm 2018 chỉ còn có 10 tháng sau khi trừ ra hai tháng đầu năm "ăn Tết".
Vậy là hiểu một cách chân phương và tượng hình tượng thanh nhất, ngay sau Tết nguyên đán 2018 người dân sẽ chứng kiến một chiến dịch PR mới cho "chống tham nhũng" trên mặt báo chí nhà nước. Thậm chí chẳng cần phải chờ đến đầu tháng Ba năm 2018, người ta sẽ có thể nghe thấy tiếng vọng xa xa của còi hụ xe cảnh sát, âm thanh láo nháo của đội quan bắt quan chức tham nhũng ở thành phố này, tỉnh kia.
Ngay trước mắt là vụ Phan Văn Anh Vũ cùng hàng lô hàng lốc quan chức liên đới vừa trách nhiệm vừa "vật cống".
Rồi 13 dự án đầu tư ngàn tỷ nhưng "trùm mền" của ngành công thương, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và thêm mấy "quả đấm thép" khác…
Khác hẳn với bầu không khí "năm mới thắng lợi mới" buồn ngủ đến thê thiết vào đầu năm 2017, năm nay khác hẳn. Khi một tổng bí thư đã quyết tâm "leo lên lưng cọp", cả một bộ máy sẽ phải chạy theo ông ta và biến động mạnh. Thậm chí cực mạnh.
Cả một núi việc đang ngóng chờ các cơ quan tư pháp sau Tết. Có dấu hiệu cả những kiểm sát viên và điều tra viên vừa về hưu nhưng có kinh nghiệm đã được "tổng động viên" trở lại để "đánh án".
2018 sôi sục…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 22/02/2018
Nếu năm 2016 đã trôi qua khá êm ả đối với thân phận của đảng cầm quyền – trừ vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái mà đã khiến quân số bảo vệ giới "yếu nhân" nghe nói tăng vọt gấp đôi gấp ba, nếu 11 trong tổng số 12 tháng của năm 2017 vẫn có vẻ tiếp diễn thế giằng co của chính trường Việt Nam, thì cái tháng cuối của năm cũ đã trở thành sự khởi đầu cho một năm 2018 mà nhắm mắt cũng thấy rõ quang cảnh "biến loạn" trong giới chính trị từ thượng tầng kiến trúc trung ương xuống tận các hạ tầng cơ sở thuộc "vùng sâu vùng xa".
Sau phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, dư luận chờ đợi sự ra tay của ông Nguyễn Phú Trọng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2018. (Hình: Getty Images) (Hình : Getty Images)
"Năm của Nguyễn Phú Trọng"
Những ngày Tết Nguyên Đán 2018…
Khác với khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán 2017 hoàn toàn "bình yên" – một khoảng bình yên trên ngọn núi lửa trong lúc Ủy ban Kiểm tra trung ương của Trần Quốc Vượng âm thầm chuẩn bị hồ sơ kỷ luật Đinh La Thăng, những ngày cận Tết Nguyên Đán 2018 từ lao xao đến xôn xao tin đồn về "sẽ bắt ông H, ông M, ông A, kỷ luật ông B…" và tư thế khó mà tại ngoại cho hàng lố quan chức của một ngân hàng thương mại cổ phần nào đó.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, chỉ còn là "cho ăn tết để nhân văn hơn…".
Bầu không khí chính trị, rốt cuộc, đang có vẻ diễn biến theo mong muốn của Tổng bí thư Trọng về "trên nóng, dưới cũng phải nóng theo". Sau một số vụ bắt bớ đối với giới cựu quan chức của Tập đoàn Cao su Việt Nam, kỷ luật một số lãnh đạo và cựu lãnh đạo ở Quảng Nam, Thanh Hóa, Hậu Giang vào cuối năm 2017, chiến dịch tấn công vào các thành lũy còn lại đang có chiều hướng phát triển theo bề rộng và cả chiều sâu, với những địa danh nổi bật như Đà Nẵng, Kiên Giang, Sài Gòn.
2018 hình như là "năm của Nguyễn Phú Trọng".
Bức tranh "chống tham nhũng" của ông Trọng cho tới giờ đã lộ diện hai gam màu khác hẳn nhau :
Gam màu lạnh : từ tháng Sáu, 2016, khi ông Trọng phát lệnh "việc cần làm ngay" với vụ xe Lexus của Phó Chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đến đầu tháng Mười Một, 2017, có thể được xem là giai đoạn chống tham nhũng theo phương châm "vận động, thuyết phục, xử lý chủ yếu bằng kỷ luật". Chỉ có một ít trong số "giới tinh hoa" bị bắt như Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và giới quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Còn nhân vật từng được một số dư luận xem là "hiện tượng chính trị" hay "thần tượng chính trị" – Đinh La Thăng – chỉ bị loại khỏi Bộ chính trị nhưng vẫn giữ được ghế ủy viên trung ương đảng.
Gam màu nóng : Kể từ cuối tháng Mười Một, 2017 khi công bố việc đưa ra xét xử Trịnh Xuân Thanh, và đặc biệt đến ngày 8 tháng Mười Hai, 2017, cho bắt Đinh La Thăng, chiến dịch "chống tham nhũng" của ông Trọng đã chính thức chuyển sang giai đoạn 2 – một giai đoạn đầy "máu lửa" và ngả theo phương châm chủ yếu "bắt và xử tù".
Không "nghỉ giải lao"
Khác với nhịp độ chậm chạp và thiếu hẳn sức nóng của giai đoạn 1, vào giai đoạn 2 dường như sẽ cấp tập mà chẳng có khoảng trống nào cho "giải lao". Một tín hiệu rất rõ ràng cho tinh thần "tiến công, tiến công liên tục" như thế là vụ cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng : Nhân vật được xem là "Bạc Hy Lai Việt Nam" này chỉ mất tròn một tháng từ lúc bắt cho đến lúc ra tòa, và từ lúc còn đang là phó trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đến khi phải nhận một bản án tù nặng nề chỉ có một tháng rưỡi – một thời gian được rút ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bảy tháng rưỡi kể từ tháng Tư, 2017 khi ông Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra về những hành vi sai phạm "rất nghiêm trọng" cho đến khi chính thức bị bắt.
Một biểu hiện khác, không kém rõ ràng, cho thấy nhịp độ công kích của ông Trọng sẽ được đẩy nhanh, kể cả thời gian cận Tết Nguyên Đán 2018. Đó là việc các cơ quan tư pháp như điều tra công an, viện kiểm sát, tòa án đã có vẻ phải làm việc hết tốc lực, kể cả vào hai ngày nghỉ cuối tuần, để hoàn thành một thời gian kỷ lục vụ xử án "Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh", "Phạm Công Danh – Trầm Bê". Rồi hầu như không ngừng nghỉ, tiếp luôn các vụ xử "Trịnh Xuân Thanh giai đoạn 2" ngay trước tết và "Đinh La Thăng giai đoạn 2" ngay sau tết. Nhịp độ nhanh đến mức đầy bất thường như thế ít nhất cho thấy quan điểm của Tổng bí thư Trọng muốn các vị Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê phải được hoàn tất số phận của chúng trước tết nguyên đán 2018, để sau tết "còn làm chuyện khác".
Nếu đúng như thế, "chuyện khác" là gì, hoặc những gì ?
Danh sách tống giam đối với giới quan chức PVN cho tới giờ chỉ mới chiếm khoảng 1/6 bản danh sách dài hơn hơn mà ngay từ cuối năm 2016 đã có đồn đoán về nó. PVN dĩ nhiên đã trở thành một thứ đại án – tương xứng với tầm vóc có thời kỳ đã đóng góp đến 1/4 GDP của tập đoàn này. Và PVN được hứa hẹn sẽ còn trở thành một thứ "hậu đại án" nữa.
Việc đảng "để dành" Đinh La Thăng cho vụ xét xử "800 tỷ" sau tết nguyên đán 2018 hẳn không chỉ nhắm vào việc chung quyết số phận của ông Thăng với một mức án tổng cộng có thể lên đến ít nhất 30 năm tù giam, mà Đinh La Thăng còn được xem là "đầu vụ" của vụ PVN và dắt dây đến rất nhiều quan chức PVN khác. Theo đó, dự liệu sẽ còn nhiều quan chức và cựu quan chức của PVN phải "nhập kho" trong năm 2018.
Nhưng PVN cũng chỉ là một trong số 21 đại án mà có lẽ đảng muốn cho "lên thớt" trong năm 2018 này. Mà để bảo đảm được kết quả ấy, ngành kiểm sát và tòa án phải căng mình xử 2 vụ mỗi tháng. Còn có dấu hiệu cho thấy ngành công an phải "tổng động viên" cả một số cán bộ điều tra vừa nghỉ hưu…
Kịch bản "Người tử tế"
Sau Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười, 2017 sẽ là Hội nghị Trung ương 7 – có thể diễn ra vào quý 2 năm 2018. Nếu Hội nghị Trung ương 6 chỉ "diệt ruồi" đối với bí thư thành ủy Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh, thì Hội nghị Trung ương 7 có thể hứa hẹn sẽ sôi sục hơn nhiều. Những cái tên nào – có thể cả cấp ủy viên bộ chính trị – sẽ bị Nguyễn Phú Trọng "trảm ?"
Còn sau Hội nghị Trung ương 7 sẽ là Hội nghị Trung ương 8 – theo truyền thống là diễn vào quý 4 năm 2018. Khi đó, đại án PVN và vài vụ án khác có lẽ đã kết thúc phần luận tội và các bản án chính, để cùng với một số đầu dây mối nhợ khác, có lẽ Tổng bí thư Trọng có thể bắt đầu ngẫm nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn về nhân vật "người tử tế" trong kịch bản của ông.
Kể cả về một "phiên tòa lịch sử", một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử triều đại đảng cộng sản Việt Nam, có thể diễn ra vào năm 2019…
"Chiến lược" cùng những nước cờ của ông Trọng, được chuẩn bị công phu kể từ năm 2016 và chuyển sang "giai đoạn 2" kể từ tháng Mười Một, 2017, đã ngày càng nổi bật mục tiêu số một của ông ta : Nguyễn Tấn Dũng.
Ở vào thế đã cưỡi lưng cọp, có lẽ ông Trọng đã tự chọn cho mình một quyết định sống mái như thế, và ông ta hiểu bất cứ một biểu hiện khoan hòa, dung thứ hay thỏa hiệp nào từ phía ông ta đều sẽ khiến ông ta bị cọp vồ ngược.
Trong cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" và tập quyền cao độ của ông Trọng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ chí ít là mục tiêu tối thiểu, để sau đó Nguyễn Phú Trọng mới có thể quyết định cho tâm thế cá nhân sẽ "nghỉ" hay "ngồi tiếp" tại đại hội 13 của đảng cầm quyền – sẽ diễn ra vào năm 2021.
Ngay trước mắt, nếu không có "vấn đề" gì về tình trạng sức khỏe, 2018 chắc chắn sẽ là "năm của Nguyễn Phú Trọng" – một ấn tượng chưa từng có về quyền lực xung sát trong lịch sử triều đại Đảng cộng sản Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 18/02/2018
Những điểm sáng "hóa rồng" của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 có lẽ là chiến dịch "đánh lên chứng khoán", "giải chấp bất động sản" và "bán vốn nhà nước".
Bệnh thành tích : Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam tham dự Hội nghị báo cáo hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017
"Thị trường cờ bạc" bất chợt "hóa rồng"…
Năm trước đó - 2017 - là thời kỳ của nạn tràn ứ tiền đồng trong hệ thống ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần - một hệ quả và cũng là hậu quả tất yếu của nạn in tiền ồ ạt có thể lên đến 400.000 - 500.000 tỷ đồng/năm từ hàng chục năm trước, mà đã khiến ngay cả Ngân hàng thế giới - một trong những nhà tài trợ đa phương và cũng là chủ nợ lớn nhất của chính thể còn nguyên độc đảng ở Việt Nam - không dưới một lần phải khuyến cáo công khai rằng Việt Nam đừng nên in tiền nhiều quá.
Kết quả và hệ quả của nạn tràn ngập tiền đồng trong hệ thống ngân hàng là điều được xem là "tăng trưởng tín dụng" đã rất có thể được phát triển ồ ạt vào chứng khoán - một thị trường mà nhiều chuyên gia và nhà đầu tư đã gọi thẳng cái tên trần trụi của nó : thị trường cờ bạc.
Đáng lý ra, "thị trường cờ bạc" đã không thể có được duyên phận lọt vào mắt xanh của giới tài phiệt và đầu cơ để được "đánh lên" như khởi đầu vào nửa cuối năm 2017. Nhưng trong tình thế có đến 1,2 triệu tỷ đồng ứ đọng trong hệ thống ngân hàng mà không biết làm thế nào để khuyến dụ hay chiêu dụ các doanh nghiệp và người dân vay mượn, cũng trong tình thế vẫn đang tồn đọng ít nhất 600.000 tỷ đồng nợ xấu trong các ngân hàng và trong đó có ít nhất 300.000 tỷ đồng là nợ xấu nằm trong tài sản bất động sản mà ngân hàng siết nợ từ các con nợ kinh doanh nhà đất nhưng rao mãi vẫn chẳng bán lại được cho ai, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải "hết sức quyết tâm"mà chỉ đạo đẩy mạnh tốc độ đẩy tiền ra lưu thông với tỷ lệ lên đến 19 - 21% trong năm 2017.
Vậy là "thị trường cờ bạc" bất chợt "hóa rồng", còn tâm trạng nhà đầu tư nhỏ lẻ như "hóa rồ" vì ánh lợi nhuận lấp lánh mà đã quá lâu không được nhìn thấy - một hình ảnh tái hiện thời kỳ tăng gấp gần ba lần của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2006 - đầu năm 2007 mà cây bút bình luận Bill Bonné của một tạp chí tài chính quốc tế, khi đến Hà Nội và tận mắt chứng kiến những gì diễn ra, đã phải kêu lên là tình cảnh "người người chơi chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khoán" đã khiến xã hội Việt Nam trở nên phát điên.
Vì sao GDP "tăng trưởng chưa từng có" ?
Chẳng cần phải đợi đến cuối năm 2018 để chứng minh "một năm thắng lợi của kinh tế Việt Nam", vào cuối năm 2017 đã vang dội bài ca "Việt Nam đạt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế đề ra" từ giới chuyên gia và một phần báo chí sống nhờ vào nguồn ngân sách nhà nước, cũng từ nguồn đóng thuế của một đất nước mà tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên gần 15% - chỉ mới được thông báo theo con số thống kê chính thức.
Cũng chưa cần hết năm 2018, bài ca thành tích đã được phía "chính phủ kiến tạo" của Thủ tướng Phúc hoan ca ngay từ hai kỳ họp quốc hội giữa năm và cuối năm 2017. Trong đó, "GDP tăng trưởng 6,7% - thành tích chưa từng có" đã được ông Phúc nhắc đi nhắc lại và được báo đảng cùng báo "thân chính phủ" lặp đi lặp lại không biết chán, bất chấp vài ý kiến lẻ loi của vài đại biểu đơn độc trong Quốc hội bày tỏ mối nghi ngờ về thực chất tăng trưởng của GDP, cũng bất chấp ý kiến trên vài tờ báo lẻ loi trong tổng số hơn 800 đầu báo - của vài chuyên gia phản biện độc lập - về thực tế nếu tính cho sát thì GDP Việt Nam chỉ tăng trưởng nhỉnh hơn 3% một chút trong năm 2017.
Những ý kiến phản biện độc lập cũng đặt nặng mối nghi ngờ với cách "vẽ GDP" của Tổng cục Thống kê - cơ quan nằm dưới sự điều hành của Chính phủ, cho dù người đứng đầu tổng cục này thề thốt là đã tính GDP một cách trung thực, còn Thủ tướng Phúc cũng trần tình trên mặt báo là ông ta không tìm cách can thiệp vào quá trình tính toán GDP.
Một cách chắc chắn, GDP đã được tính luôn cả phần "tăng trưởng tín dụng vào thị trường chứng khoán" trong nửa cuối năm 2017, mà tỷ lệ "đánh lên" đến 48% của thị trường này trong năm 2017 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất và hấp dẫn nhất thế giới, bất chấp quy luật tự thân của thị trường này "tiền không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chạy từ túi nhà đầu tư này vào túi nhà đầu tư khác".
Thực ra đã có quá nhiều trải nghiệm để minh chứng cho "các nhà đầu tư khác" là ai. Trong một nền kinh tế ở Việt Nam mà vẫn còn chưa được các tổ chức tín dụng quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế liệt vào loạt "kinh tế thị trường" và vẫn bị Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp vào nhóm kém minh bạch nhất trên thế giới, một "thị trường cờ bạc" đã đương nhiên thuộc về những "tay to" - những nhà kinh tài và tài phiệt đầu cơ cá mập thuộc giới ngân hàng và những tập đoàn tài chính khổng lồ trong nước lẫn nước ngoài. Chính số "tay to" này đã nắm giữ gần hết vốn liếng tín dụng của khu vực tài chính và do đó muốn cho thị trường "xuống" hay "lên" tùy ý.
2018 : ‘Hóa rồng’ hay ‘hóa rồ’ ?
Năm 2018 sẽ chứng kiến ‘thành tích" tăng trưởng GDP 6,7%" một cách dễ dàng theo quyết tâm của thủ tướng Phúc, thậm chí còn có thể vượt hơn cả chỉ tiêu đó.
Năm 2018 cũng sẽ chứng kiến mặt bằng giá cổ phiếu có mức vốn hóa lớn (large cap) tăng gấp đôi hoặc gấp ba kể từ giữa năm 2017, và sẽ khiến nhiều ngân hàng thương mại cổ phần dễ dàng hơn trong ý đồ tống khứ những dự án căn hộ cao cấp và đất nền đã siết nợ từ vài ba năm trước.
Năm 2018 cũng sẽ minh chứng cho một thành tích khác - ghê gớm không kém - của Chính phủ là phát huy thắng lợi từ đà bán vốn Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát (Sabeco) vào cuối năm 2017 được 5 tỷ USD, để tiếp tục bán vốn còn lại còn Sabeco, của Vinamilk và của nhiều tập đoàn lớn khác có cổ phần của nhà nước, mà dự kiến sẽ thu được từ 7 - 10 tỷ USD nhằm "bù đắp khó khăn ngân sách".
Vào cuối năm 2017, bất chấp tình trạng hụt thu ngân sách chưa từng có - giảm đến hơn 3% so với dự toán đầu năm nếu không tính đến phần thu "bán mình" từ 110.000 tỷ đồng của vụ Sabeco, Quốc hội vẫn mạnh tay dự toán chi ngân sách năm 2018 lên đến hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Một cách chắc chắn, tinh thần và hành động đầy tự tin đó đã được "bắn tin" trước đó từ công tác bán vốn Sabeco được 5 tỷ USD và do đó tạm thời bớt lo lắng việc tìm đâu ra tiền để chi trả lương cho đội ngũ công chức viên chức gần 3 triệu người mà trong đó có đến 30% bị dư luận xã hội xem là "không làm gì cả nhưng vẫn đều đều lãnh lương".
Nhưng năm 2018 cũng sẽ là năm phải chứng kiến một loạt "thành tích" khiến toàn bộ dân chúng méo mặt : lạm phát.
Hệ quả và hậu quả của cơ chế đẩy tiền ồ ạt ra lưu thông, bất kể dạng lưu thông gì, đều khiến mặt bằng giá cả dựng ngược. Vào năm 2017 và cả những năm trước đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê vẫn luôn "khuôn" chỉ số tiêu dùng bình quân toàn năm chỉ "dưới 5%". Nhưng trong thực tế, rất nhiều mặt mặt hàng trong rất nhiều ngành hàng đã tăng bình quân 20 - 30%/năm, cá biệt một số mặt hàng "sốt" mà đã tăng gấp đôi chỉ trong một năm. Bản chất giá trị tiền lương và tiền công của người lao động cũng bởi thế đã bị tha hóa ít nhất 20% hàng năm.
Trong khi đó, nhiều nhân viên ngân hàng vẫn đang cố công cày cục gõ cửa giới doanh nghiệp để chào cho vay. Nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp đã lắc đầu vì "không biết vay để làm gì". Quá nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể quên được trải nghiệm suýt phải treo cổ của họ vào năm 2011 khi phải cắn răng vay vốn ngân hàng với lãi suất cắt cổ 25 - 30%/năm. Cho tới nay, doanh nghiệp vẫn không quên được kho từ ngữ rất đặc thù như "tự sát", "treo cổ", "thuốc độc" mà giới cá mập ngồi mát ăn bát vàng ở ngân hàng đã "kiến tạo" nên.
Trì trệ hoặc bế tắc đầu ra là một cảnh nạn đã trở nên quá phổ biến từ những năm 2011, 2012 trở lại đây, lồng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam về thực chất đã sa chân vào năm suy thoái thứ mười liên tiếp kể từ 2008.
Mười năm sau sự khởi đầu suy thoái cay đắng nhưng lại được tô hồng bởi màu sắc chủ nghĩa thành tích của đảng cầm quyền ở Việt Nam, liệu nền kinh tế nước này sẽ "hóa rồng" hay "hóa rồ" vào năm 2018 ?
Khoảng thời gian cận tết nguyên đán 2018 đã chứng kiến một hiện tượng chính trị khá đặc biệt nhưng lại bị chìm nghỉm trong lời chúc tết "đồng bào và chiến sĩ cả nước" của ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều sự kiện chộn rộn khác : ngày 9/2/2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghe nói ông Nhân còn "tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".
Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng.
Từ khúc tang lễ đến lời tri ân
Chỉ có Sài Gòn Giải Phóng - tờ báo của đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh - cùng vài trang báo khác đưa tin vắn về động thái mới nhất này. Tuyệt đối không thấy báo trung ương đăng mẩu tin đặc biệt này.
Có thể cho rằng đây là một trong hiếm hoi lần một lãnh đạo cấp cao đến thăm ông Nguyễn Tấn Dũng sau đại hội 12. Việc Nguyễn Tấn Dũng được thăm càng trở nên hiếm hoi hơn nữa vào năm 2017, cho dù ông Dũng có vài lần xuất hiện trong những cuộc "ghi công tập thể", nhưng vai trò của ông ta hết sức mờ nhạt và cũng chẳng thấy quan chức cao cấp nào gần gũi với ông ta.
Chỉ trước cuộc thăm gặp trên hai tháng, người ta đã không nghe nói về sự hiện diện của những quan chức cao cấp nào, kể cả Nam Bộ, dù về hưu hay đương nhiệm, tại đám tang bà Nguyễn Thị Hường - mẹ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu tháng 12/2017. Cũng tuyệt đối chẳng có một tờ báo lề đảng nào nói tới, dù chỉ một mẩu tin vắn về đám tang này, dầu trước đó báo chí nhà nước ra rả đăng tin mẹ của một hoa hậu bị bệnh chết.
Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ ít ngày sau đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng, đảng đã cho Đinh La Thăng "xộ khám". Thăng lại là nhân vật được xem là "thân tín của anh Ba X", đặc biệt vào thời cả hai nhân vật này còn "người tung kẻ hứng" liên quan đến núi tiền ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Hẳn không ít quan chức trung cao đã "đánh hơi" được vụ bắt Đinh La Thăng để từ đó mất tăm mặt mũi trong đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng - một biểu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết "phù thịnh không phù suy".
"Buông bỏ" hay "lâm nguy" ?
Sau hàng loạt vụ bắt bớ dành cho Đinh La thăng và đại gia ngân hàng Trầm Bê - người cũng được xem là gần gũi với Nguyễn Tấn Dũng, ngày càng xôn xao dư luận cho rằng đường đi của Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng "dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng".
Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 9/2/2018
Đường đi của Nguyễn Tấn Dũng lại bị cho là đầy tì vết tham nhũng. Nguyễn Tấn Dũng là đời thủ tướng bị cho là "phá chưa từng có" trong lịch sử đảng CSVN, một thủ tướng mà nếu cánh đảng muốn "mần" và dám làm, gần như bất cứ lĩnh vực hay công trình cộm cán về tiền bạc nào cũng đều ít nhiều mang bóng dáng của cựu thủ tướng Dũng.
Chính vì lẽ trên, việc Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến "chúc tết" cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khung cảnh "lò" của ông Trọng đang rừng rực thiêu đốt đã khiến gợn lên một dấu hỏi lớn về một ẩn ý hay thâm ý của ông Trọng.
Hay Nguyễn Tấn Dũng đã "thoát nạn" ?
Giả thiết về việc ông Nguyễn Thiện Nhân tự ý đến thăm ông Nguyễn Tấn Dũng - cứ cho là tình cảm của cấp dưới với thủ trưởng vào thời ông Nhân còn là cấp phó thủ tướng của ông Dũng - là quá khó đứng vững, bởi toàn bộ quá trình vận động từ Nam ra Bắc và lại hồi Nam của ông Nhân chỉ cho thấy ông là một nhân vật mờ nhạt về chính kiến, trong khi đặc trưng nổi bật của ông lại được người đời xem xếp vào loại "ngoan hiền dễ bảo".
Chỉ có thể là Nguyễn Thiện Nhân "thay mặt Bộ Chính trị" đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không phải như một động tác thường lệ của các ủy viên bộ chính trị vào dịp tết nhất lễ lạt, mà còn được lồng hàm ý chính trị.
"Bộ Chính trị" là ai ?
Khó có thể hiểu khác hơn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đã trừng phạt Đinh La Thăng và quyết định cho Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn thay thế nốt nhạc vừa bị giáng xuống này.
Nếu giả thiết ông Trọng chỉ đạo cho ông Nhân "chúc tết" ông Dũng là có cơ sở, "phương trình Nguyễn Tấn Dũng" đang dần được giải mã.
Hoặc là ông Trọng đã "buông bỏ", quên bẵng những giọt nước mắt uất ức vì không thể kỷ luật "đồng chí X" tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012. Và do đó ông Dũng, từ giờ phút được Nguyễn Thiện Nhân đến thăm, coi như chính thức trở thành "người tử tế" trong cặp mắt nhiều lòng trắng của đảng.
Hoặc Nguyễn Phú Trọng đang tính toán một nước cờ mới, nằm trong tổng thể bàn cờ "chống tham nhũng thời kỳ trước", tức tuyệt đối chưa có gì gọi là "buông bỏ". Cũng tức Nguyễn Tấn Dũng - vốn đã phải chịu nguy hiểm sau vụ Đinh La Thăng bị bắt - nay càng "lâm nguy".
"Nhân văn trước tết"
Cho tới giờ, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng xa rời "mục tiêu Nguyễn Tấn Dũng". Trước tết nguyên đán 2018, một số báo nhà nước vẫn hầm hè "cái gai Nguyễn Thanh Nghị" ở Kiên Giang với vụ khách sạn Hương Biển xây trái quy hoạch và có trời mới biết còn những lý cớ nào khác sẽ được lôi ra. Nguyễn Thanh Nghị lại là con trai cả của Nguyễn Tấn Dũng.
Sau tết nguyên đán 2018, vụ Đinh La Thăng "tập 2" sẽ được xử tiếp với "800 tỷ", mà hầu như chắc chắn sẽ thêm tội cho ông Thăng và khiến ông này phải nhận mức án tổng cộng của hai vụ xét xử lên đến ít nhất 30 năm, nếu không phải là chung thân.
Vào buổi sáng ngày 7/2/2018, có một cuộc gặp mặt "chúc tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì".
Trong cuộc gặp trên, khi đề cập cuộc chiến chống tham nhũng, ông Trọng nói : "Chúng ta đã làm rất quyết liệt. Áp Tết rồi, toà vẫn vừa tuyên thêm một án tù chung thân với Trịnh Xuân Thanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đại án Phạm Công Danh cũng làm tiếp. Còn vụ 800 tỷ đồng tại Oceanbank thì để sau Tết, không để không khí nặng nề dịp vui Xuân. Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế".
Hiểu theo khẩu ngữ chân phương của ông Trọng thì nếu xử Đinh La Thăng trước tết sẽ khiến "không khí nặng nề", tức mức án phải nặng thì mới gọi là "nặng nề".
Trong trường hợp này, Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra "nhân văn" với Đinh La Thăng.
Phải chăng phát ngôn trên đã manh nha một "tư tưởng" mới đang hình thành trong đầu Nguyễn Phú Trọng - "chủ nghĩa nhân văn chống tham nhũng" ?
Nếu đúng là thế, Nguyễn Phú Trọng đang trở nên thâm nho và đáng sợ đến thế nào đối với các đối thủ và đối tượng của ông ta.
Bởi cái cách Nguyễn Thiện Nhân "thay mặt Bộ Chính trị" đến thăm cựu Thủ tướng Dũng cũng rất có thể chứa đựng thâm ý "nhân văn trước tết".
"Trời đánh tránh bữa ăn" - đảng luôn là người có trước có sau. Dù số phận của ông Dũng có ra sao, khó ai trách được ông Trọng mất tình mất nghĩa.
Sau tết nguyên đán 2018… Từ Đinh La Thăng đến Nguyễn Tấn Dũng dường như chỉ là một cung đường ngắn ngủi và trơn trượt.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 18/02/2018
Một thách thức rất lớn dành cho giới chóp bu đảng cộng sản Việt Nam trong năm 2018 là làm sao vay được tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế và các chính phủ, trong lúc chính thể độc đảng ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ động tác nào được xem là "cải cách thể chế" cho tới nay.
Cái bắt tay này chẳng chứng tỏ được gì. Vào tháng 9/2017, trong cuộc gặp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lộ ra "lời đề nghị khiếm nhã" khi bộc lộ động tác "xin tiền" một cách công khai. Phía WB đã hoàn toàn phớt lờ đề nghị này. Ảnh : Tiền Phong
Nhu cầu vay tín dụng quốc tế lại chưa bao giờ khẩn thiết và cần nhiều như lúc này. Sau năm 2015 là thời điểm Việt Nam phải trả nợ quốc tế đến 20 tỷ USD, những năm sau đó chính thể này phải đều đặn trả nợ quốc tế từ 10 – 12 tỷ USD mỗi năm. Cho dù Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cố gắng "gom" USD từ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần và từ nguồn trôi nổi trên thị trường để "đạt thành tích 57 tỷ USD dự trữ ngoại hối", con số này vẫn là nhỏ bé nếu trừ đi khoảng 13 tỷ USD trong đó là trái phiếu chính phủ Mỹ mà số còn lại vẫn không đủ cho ít nhất 3 tháng nhập khẩu của Việt Nam theo thông lệ quốc tế.
Quỹ dự trữ ngoại hối lại còn phải phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt trầm trọng của ngân sách quốc gia. Vào cuối năm 2015, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính vay mượn 1 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối để "bù đắp khó khăn ngân sách" mà cho tới nay vẫn chẳng có thông tin nào về việc ngân sách nhà nước đã trả lại quỹ dự trữ ngoại hối số tiền 1 tỷ USD hay chưa.
Có đến khoảng 50 – 60% số tiền Việt Nam vay mượn tín dụng quốc tế hàng năm là nhằm "đảo nợ", tức được dùng để thanh toán luôn cho những món lãi và nợ gốc đã đến hạn phải trả. Trước đây, cơ chế "đảo nợ" được chính phủ giấu kín. Nhưng về sau này và khi tình hình đã đến mức "sụp đổ tài khóa quốc gia" – như một cảnh báo của chính Thủ tướng Phúc vào đầu năm 2017, cả giới quan chức của chính phủ và quốc hội đều phải dần công khai nói về "đảo nợ".
Nhưng giờ đây, cơ chế vay tín dụng quốc tế không còn dễ dàng như những năm trước.
Từ tháng Bảy năm 2017, các tổ chức tín dụng lớn nhất như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu đã thống nhất Việt Nam sẽ phải vay tín dụng với những điều kiện không còn ưu đãi như trước, nghĩa là với mặt bằng lãi suất sẽ tăng gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa. Còn muốn có được một phần vay ưu đãi thì Việt Nam phải dứt khoát chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa.
"Đúng nghĩa" có nghĩa là phải minh bạch tài chính và tài khóa, công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng có thể chứng minh được, có những bằng chứng bảo đảm Việt Nma tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ… như những tiêu chí của kinh tế thị trường mà quốc tế quy định. Nhưng về tất cả những mặt này, Việt Nam vẫn luôn là "điển hình tiên tiến" trên thế giới khi nằm trong nhóm hàng đầu về tham nhũng và chót bảng về độ minh bạch.
Không những không quan tâm đến "kinh tế thị trường", tại Hội nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra vào đầu tháng Năm năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo tung ra "Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" – một văn bản bao gồm nhiều khái niệm bị giới chuyên gia và dư luận xem là hổ lốn, thực sự tréo ngoe với mọi tiêu chí về kinh tế thị trường tự do của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" của ông Nguyễn Phú Trọng cho tới nay mới chỉ chứng tỏ tinh thần "chống tham nhũng thời kỳ trước" (được hiểu như "thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng") hay "chống tham nhũng một bên", mà chưa đụng chạm đến "phe ta" như vụ Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cựu bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự… Rất nhiều dư luận đã cho rằng đây không phải là một ý chí chống tham nhũng thực tâm mà chỉ mang tính thanh trừng quyền lực và tập quyền phe phái lẫn cá nhân.
Hậu quả của cơ chế "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là trong năm 2017, Việt Nam vay mượn được rất ít tín dụng quốc tế so với những năm trước.
Ngay cả Hội nghị thượng định kinh tế APEC – một sự kiện mà giới chóp bu Việt Nam tuyên xưng là "rất thành công", cũng chỉ mang lại một kết quả quá sức khiêm tốn về tín dụng. Ngoài một hiệp định khung về việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016 – 2020 cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde…, đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào, càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam – một đòi hỏi mà chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải "vay để đảo nợ".
Trước đó vào tháng 9/2017, trong cuộc gặp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lộ ra "lời đề nghị khiếm nhã" khi bộc lộ động tác "xin tiền" một cách công khai : "đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay". Nhưng phía WB đã hoàn toàn phớt lờ đề nghị này
Cần nói thêm, ngoài các tiêu chí cần phải có để đáp ứng quy chế kinh tế thị trường, còn có cả tiêu chí về nhân quyền. Nhưng trong năm 2017, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng hàng đầu thế giới về vi phạm nhân quyền trầm trọng khi tống giam đến 25 người hoạt động về quyền con người.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 17/02/2018
Có thể hiểu "deadline" thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ được khoảng 3 năm nữa, tức đến năm 2021 - trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.
Bộ Trưởng Mattis thắp nhang tại chùa Trấn Quốc, Hà Nội.
"Tin mừng"
"Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi", ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro - thông báo "Tin mừng" tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào đầu tháng 2/2018.
Điều đó có nghĩa là ngay cả mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn suy kiệt.
Thông tin trên rất dễ khiến giới chóp bu Việt Nam mất ngủ, cho dù họ đã thừa biết thực trạng "thiếu ăn" đó, khi hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên.
Cũng phá sản "tầm nhìn đến năm 2030" của ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vào năm 2010 - 2011, PVN và chính phủ của ông Dũng đã hết sức lạc quan khi ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến năm 2030. Nhưng chỉ vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy mạnh gấp đôi, "deadline" cho trữ lượng dầu lại được gia giảm đến năm 2025.
Còn bây giờ thì chẳng còn ai nói đến "năm 2030" nữa.
Trong hai năm trở lại đây, "deadline" mới đã được thiết lập : trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.
Nhưng "deadline" trên cũng chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. 3 năm khai thác tối đa là khoảng thời gian có thể dễ hình dung hơn.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải tiếp tục thăm dò để gia tăng trữ lượng dầu khí…
Nhưng theo báo cáo của PVN, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
2017 là năm gia tăng trữ lượng dầu khí thấp nhất từ trước đến nay, chỉ đạt 4 triệu tấn dầu, thấp nhất lịch sử. Một quan chức của PVN là Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn phải thừa nhận : "trước đây hàng năm, PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, chi phí tốn từ 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40 triệu tấn quy dầu. Thế nhưng, từ 2015 trở lại đây, đầu tư của ta và nước ngoài chỉ đâu đó 400-500 triệu USD cho tìm kiếm thăm dò, giảm 5 lần so với trước".
2015 cũng là một năm "lịch sử" dành cho ngân sách Việt Nam.
Khoảng trống toang hoác ngân sách
Sau tiết lộ chấn động "ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì" của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, tình hình ngân sách chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) chưa bao giờ quay quắt như những năm sau đó. Đến đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo "sụp đổ tài khóa quốc gia". Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là "khó khăn gấp bội năm 2016" - như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.
Một trong những "khó khăn gấp bội" như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm ngân sách Việt Nam bị hụt thu trên 3% so với dự toán đầu năm, phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân đang lao vào suy thoái năm thứ 10 liên tiếp, cùng ngày càng nhiều phản kháng xã hội nổi lên đối với chính sách thuế "thu cùng diệt tận giai đoạn cuối" của Bộ Tài chính.
Kết quả thu ngân sách về thực chất chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và "bán mình" - tức phải bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp để có tiền trám vào khoảng trống toang hoác của ngân sách quốc gia.
Đó chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp khiến chính quyền Việt Nam phải tìm mọi cách tăng thu ngân sách, dù lẽ ra họ cần kéo giãn tiến độ khai thác dầu để "bảo đảm an ninh năng lượng" như những từ ngữ hoa mỹ và thời thượng hiện nay.
Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, Chính phủ còn phải nêu ra một đề xuất đặc biệt : gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại "lăn tăn" trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó "cứ đào lên mà ăn" như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.
Hy vọng cuối cùng Cá Voi Xanh
Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị "đối tác chiến lược toàn diện" Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
Tháng Bảy năm 2017 đã xảy ra "biến lớn" ở mỏ khí đốt trên.
Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính - khu vực vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Tâm thế "giương cờ trắng" quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn : Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị "người đồng chí 4 tốt" o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.
Sau thất bại ở Bãi Tư Chính, hy vọng hiếm muộn còn lại của chính quyền Việt Nam chỉ còn là mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối - nơi mà tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã được giới quan chức Hà Nội bật đèn xanh cho việc chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh.
Có thể xem mỏ Cá Voi Xanh là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến khai thác khí ở mỏ này sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.
Nhưng lại đang có những dấu hiệu cho thấy ExxonMobil phải tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh do sức ép của Trung Quốc. Kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đang lặp lại, khiến giới chóp bu Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình.
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế - lên tới 10 - 12 tỷ USD/năm, và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 20 tỷ USD là con số rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước "đồng chí tốt" Trung Quốc.
Trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn, một khả năng có thể đã xảy ra Hà Nội một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Những chuyến đi con thoi của hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và James Mattis giữa hai nước, cùng triển vọng một tàu sân bay của Mỹ có thể hiện diện trong vùng biển Đà Nẵng, mà không phải là Cam Ranh, trong thời gian tới rất có thể là một động tác phục vụ quan điểm "tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông" nhằm đối trọng với những sức ép đang gia tăng không ngừng và có thể kích động chiến tranh từ phía Trung Quốc. Và nhằm bảo vệ ExxonMobil và mỏ Cá Voi Xanh.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 16/02/2018
Thấm thoắt lại một cái tết nữa…
Cũng thấm thoắt đã hai năm trôi qua kể từ lúc tân Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng nghênh ngang "tiến về Sài Gòn" với khẩu hiệu không kém kênh kiệu : "Vì dân và hành động".
Năm 2016, tân Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng nghênh ngang "tiến về Sài Gòn" với khẩu hiệu không kém kênh kiệu : "Vì dân và hành động".
Mị dân rẻ tiền nhưng vẫn hiệu quả
Thời thế mới cần những triết lý và những khẩu hiệu mới - cho đảng, nhưng trên hết là cho những cá nhân trong đảng. "Vì dân và hành động" dù chẳng có gì mới nhưng vẫn khác với thứ bẻm mép "của dân, do dân và vì dân" đã ôi thiu đến rữa khuẩn mà vẫn chẳng thấy hành động đâu.
Xây đường cho "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", dàn xếp để Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) mua sữa của người nuôi bò ở Củ Chi, đứng ven kênh Nhiêu Lộc để vớt rác… là những hành động mới, theo khẩu hiệu mới của Đinh La Thăng. Dù chỉ là số ít, vụn vặt và một số hành động đã chẳng mang lại kết quả thực tế nào ngoài lời hô hào và hứa hẹn, Đinh La Thăng vẫn được nhiều người dân, nhất là tầng lớp bình dân hoan nghênh, bởi một chân lý đơn giản là biểu hiện của Đinh La Thăng khác hẳn với quá nhiều quan chức chỉ nói mà không làm, nhiều khi còn không dám nói. Kết quả của chuỗi "hành động Đinh La Thăng" thậm chí còn khiến cho một số người dân Sài Gòn giữ được thiện cảm với ông Thăng ngay cả về sau này khi Thăng bị Nguyễn Phú Trọng tống vào tù.
Trong giới chính trị gia hỗn độn vào thời chủ nghĩa tư bản dã man ở Việt Nam, Đinh La Thăng xứng đáng là một trong những chóp bu khoa trương nhất, ồn ào nhất mị dân nhất và mị báo nhất. Đinh La Thăng hẳn có một sự am hiểu và độ nhạy cảm mạnh mẽ về tình trạng đại đa số người dân và cả công chức viên chức phụ thuộc báo chí nhà nước về mặt định hướng và tuyên truyền. Theo đó, bất cứ một hành động quan chức nào, dù chỉ rất nhỏ hoặc chưa mang lại kết quả nào hay biết chắc là sẽ chẳng mang lại kết quả nào, nhưng một khi được vài chục tờ báo đảng và nhà nước đồng loạt cho "lên đồng" thì đó vẫn là hành động có ý nghĩa, để lại dấu ấn sâu đậm cho một bộ phận xã hội đang lang thang cháy cổ ngoài sa mạc chế độ xã hội chủ nghĩa, để chỉ cần một làn mưa nhỏ là vội ngẩng mặt nhìn trời ơn vái.
So với chủ nghĩa tư bản dã man cách đây gần 300 năm, Đinh La Thăng rõ là đã đáp ứng tiêu chí của hình thái mị dân rẻ tiền nhưng lại đạt hiệu ứng khá cao.
Nhưng Đinh La Thăng cũng là một tiêu biểu về tính quả báo nhất trên nền bức tranh chế độ độc đảng đang ngả sang màu tối đùng đục.
Cứ buông đao là thành Phật ?
Hai năm sau "vì dân và hành động", Đinh La Thăng đã đi thẳng vào nhà lao bởi nhát "cẩu đầu trảm" của những người đồng chí không đồng lòng của ông.
Cuộc đời đã chứng minh rằng triết lý "buông đao thành Phật" không phải đúng với tất cả.
Đinh La Thăng xuất thân từ một nhóm lợi ích và móc xích với một nhóm quyền lực. Vào mùa xuân năm 2016, nhân vật này đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp chính trị bằng một vị trí trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể vào lúc ấy, Thăng đã cảm thấy tiền bạc đã quá dư dả mà không còn là một nhu cầu quá bức thiết đối với mình, trong khi phần đời còn lại là quyền lực và danh vọng - những điều mà một người dân thường thì chẳng mấy quan tâm, nhưng loại chính trị gia nửa mùa như Thăng và các đồng chí của ông thì sẵn sàng tự chết đuối trong nó.
Không khác gì Trịnh Xuân Thanh sau chuỗi năm ăn chơi trác táng ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rồi tìm cách "hạ cánh" ở một tỉnh trú phú miền Tây Nam Bộ với cương vị phó chủ tịch phụ trách về an sinh xã hội, Đinh La Thăng có thể đã muốn "rửa tay gác kiếm" bằng tâm nguyện "từ nay tôi sẽ dành toàn tâm toàn ý cho Thành phố Hồ Chí Minh", muốn tìm một "bãi đáp" an dưỡng sau thời quẫy vùng các dự án béo bở ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia và các gói thầu béo bở không kém thời làm bộ trưởng giao thông vận tải sau đó.
Có thể, sự nghiệp danh vọng chính trị của Đinh La Thăng sẽ không đến nỗi nào, thậm chí còn "lưu vào sử xanh", nếu không có cú "hồi tố" của Nguyễn Phú Trọng dành cho Nguyễn Tấn Dũng.
Hai mùa xuân sau khi bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị - mà theo nhiều đồn đoán thì đó là một thỏa thuận ngầm giữa các quan chức cao cấp với nhau tại đại hội 12 - Đinh La Thăng chỉ còn "xin được ăn cái tết cuối cùng với gia đình trước khi thụ án".
Trong một trạng thái hoang tưởng cùng cực và dù đã gần như sụp xuống khóc lóc thảm thiết, Đinh La Thăng đã bị chính những đồng chí của mình "giết sống".
Cái án 13 năm tù giam dành cho Đinh La Thăng chỉ riêng trong vụ án đầu tiên còn nặng hơn cả mức án tù bình quân mà chế độ độc đảng đối xử với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền.
Nhưng dù gì, những người hoạt động nhân quyền vẫn ngẩng cao đầu vì họ đều không nhỏ một giọt nước mắt nào, đều tỏ một tinh thần bất khuất không nhận tội và luôn tin vào lý tưởng cùng con đường của mình. Cái giá mà họ phải trả là khác hẳn với số phận của những quan chức như Đinh La Thăng.
Vận đen phá chùa
Chỉ trước nỗi cám cảnh của Đinh La Thăng có một năm, một quan chức đầy ắp tham nhũng khác là Trịnh Xuân Thanh cũng đã nếm mùi mất nhân quyền cá nhân khi người này phải la làng về chuyện đảng mất dân chủ và độc tài quy chụp. Nhưng chỉ đến khi bị đảng cho công an truy nã ráo riết, Trịnh Xuân Thanh mới đủ can đảm viết đơn "ly dị" đảng.
Ông Đinh La Thăng tại tòa án ở Hà Nội.
B14 - nơi Đinh La Thăng đang "tạm trú" - cũng như nhiều trại tạm giam khác của Bộ Công an, lại là những nơi giam giữ chính trị phạm, hoặc tù nhân lương tâm - những người đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Có thể lần đầu tiên Đinh La Thăng mới thực sự trải nghiệm để ý thức một cách chua chát rằng ông đã bị bắt và bị xử bởi chính những người mà chỉ mới ngày hôm qua còn gọi ông là "đồng chí", cùng nhậu nhẹt và chơi bời với nhau như thể cái tình bạn cảm động và vĩ đại ấy không bao giờ chia lìa.
Vào giờ này, nằm trong trại tạm giam B14 của Bộ Công an, có lẽ, lần đầu tiên trong cuộc đời quan chức lên như diều gặp gió và tiền nhiều như nước sông Đà của mình, Đinh La Thăng nhớ về… nhân quyền.
Trong lúc không hề sượng sùng tuyên ngôn "vì dân và hành động" và tìm cách lấy lòng giới cán bộ lão thành, có công cách mạng, trí thức và cả những người dân thường, Đinh La Thăng lại tuyệt đối không nhân nhượng với giới hoạt động nhân quyền ở Sài Gòn trong suốt thời gian ông ta nhậm chức bí thư thành ủy.
Thậm chí thời Đinh La Thăng còn qua mặt và vượt hẳn cả bí thư thành ủy cũ là Lê Thanh Hải cùng đương kim bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải về "thành tích" ném mắm tôm, đánh đấm và bắt bớ nhân quyền vào các lễ tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, ngày 17/2/2016 tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược. Hàng trăm người bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà ở Sài Gòn. Công an Thành phố Hồ Chí Minh lao vào đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm ở Sài Gòn.
Nhưng trong bảng vàng thành tích của Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Bí thư Đinh La Thăng, trận đàn áp cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016 mới cần được gạch dưới như một "đỉnh cao chói lọi" : lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư. Ngày hè đỏ nắng và đỏ máu ở Sài Gòn. Khắp trung tâm thành phố này là cảnh "các lực lượng bảo vệ trật tự" nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm "Ngày của Mẹ"… Một số hình ảnh đã được xác minh : chính những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình.
Còn "thành tích tâm linh" lớn nhất của Đinh La Thăng là vào năm 2016, quan chức này đã hạ lệnh cho công an ủi sập chùa Liên Trì - một cơ sở thờ tự lâu năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và cũng là địa điểm hiếm hoi dành cho sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền. Về sau này, nhiều người nói rằng vận đen của Đinh La Thăng, đã khởi sự từ vụ phá chùa chiền ấy.
Ai cứu vớt Thăng ?
Vụ phá chùa Liên Trì không chỉ "đen" cho Đinh La Thăng, cả một số quan chức cấp dưới của Thăng ở Sài Gòn, cùng những bàn tay đen đúa bí mật của giới quan chức cao cấp và nhóm lợi ích đã đẩy đuổi dã man người dân khỏi khu đất vàng Thủ Thiêm và "ăn đất" tàn mạt đến thế nào, cũng đang dần bị "báo ứng".
Giờ đây, Đinh La Thăng biết dựa vào ai để cứu vớt "quyền làm người" cho bản thân mình khỏi bàn tay dữ tợn của các đồng chí của ông ?
Các tổ chức nhân quyền quốc tế chăng ?
2018, năm đầu tiên Đinh La Thăng ăn tết trong tù. Đã xa lắm rồi "vì dân và hành động".
Cuối 2017, đầu 2018. Cái tết trong tù đầu của Đinh La Thăng là sự khởi đầu cho một năm "bắt quan chức", thay vì chỉ "bắt nhân quyền" trong năm 2017.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 13/02/2018
Trong não trạng và thói quen lâu năm hầu như chưa có gì thay đổi, không một quan chức cao cấp và cả trung cấp nào muốn đến thăm hỏi hoặc chào xã giao một "đối tượng" sắp bị giải tỏa, nhất là đối tượng đó thuộc loại "nhạy cảm".
Hiện tượng lạ : ông Nguyễn Thiện Nhân chúc các sơ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm "giữ vững đức tin"
Ảnh : Tuổi Trẻ
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã từ nhiều năm qua nằm trong danh sách "đối tượng giải tỏa", cho dù cơ sở Công giáo này đã có lịch sử tồn tại đến 170 năm và được khá nhiều tổ chức quốc tế về tôn giáo lẫn chính trị và môi trường quan tâm chia sẻ.
Vì thế, cuộc đến thăm ngày 10/2/2018 của Nguyễn Thiện Nhân – một ủy viên bộ chính trị và là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm – có thể xem là hiện tượng "lạ".
Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình.
"Tiếp quản" di sản của cựu bí thư thành ủy Đinh La Thăng từ tháng 5/2017, nhưng Nguyễn Thiện Nhân đã có vẻ rút được "bài học kinh nghiệm sâu sắc" từ ông Thăng. So với thói ồn ào khoa trương lẫn chơi nổi của Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân tỏ ra lặng lẽ và kín đáo hơn nhiều. Một trong những tiêu chí so sánh giữa hai nhân vật cao cấp này là tần suất xuất hiện trên mặt báo nhà nước của Nguyễn Thiện Nhân là ít hơn hẳn Đinh La Thăng.
Chí ít, việc một nhân vật thận trọng và thủ thế cao độ như Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những này cận tết nguyên đán 2018 cho thấy cơ sở Công giáo này đã tạm thoát khỏi "danh sách tử thần" và do đó tạm an toàn. Kết luận sơ bộ này phù hợp với tình hình êm ắng tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm từ giữa năm 2017 đến nay, sau những can thiệp nhất định của Tổng lãnh sự quán Canada và trước đó là một chuyến viếng thăm chia sẻ của Hồng y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hồi đầu năm 2016.
Trong chiến dịch giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đặc biệt mang tính "lấy thịt đè người" vào năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 đã chỉ cử những quan chức cấp thấp đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để vừa chiêu dụ vừa đe dọa các sơ. Sau đó là một lực lượng đông đảo lên đến vài trăm người vừa công an vừa dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước đã bao vây cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một thủ đoạn tạo áp lực nặng nề về tâm lý để khiến các sơ hoặc phải tự nguyện rời bỏ mảnh đất rộng nhiều hecta có giá thị trường đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông này, hoặc phải chấp nhận một đơn giá bồi thường đất đai rẻ mạt của chính quyền.
Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn."
Cuối cùng, Đinh La Thăng đã hạ lệnh cho "phá chùa". Chùa Liên Trì đã bị quân của ông Thăng ủi sạch chỉ trong một buổi sáng.
Ông Lê Thanh Hải trao tặng Huy hiệu biểu dương của thành phố cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát - Ảnh minh họa
Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.
Khi còn là bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên đới không hề trừu tượng với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường đối với người dân bản địa.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố mà người "đại diện" chính là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Trước hành động đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào tháng Mười, 2015, có dư luận cho rằng một động cơ có thể là trước khi chính thức rời cương vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và sau đó không loại trừ khả năng sẽ "về vườn," cựu Bí thư Lê Thanh Hải muốn tỏ rõ một "trách nhiệm cuối cùng" để lấy về "đất sạch" cho các đối tác đầu tư của ông ta.
Nhưng do số phận chính trị của cựu Bí thư Hải đã trở nên chơi vơi sau đại hội 12, số phận của các dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng chơi vơi không kém.
Gần đây, xuất hiện những đồn đoán về việc "Trung ương đánh Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát". Nếu đúng với đồn đoán có vẻ có cơ sở này, "thế và lực" của ông Lê Thanh Hải đã gần như "chìm" hẳn, và số phận của ông ta lẫn Vạn Thịnh Phát sẽ được chung quyết nội trong năm 2018 này.
Trong khi đó, không phải tất cả nhưng phần lớn dàn lãnh đạo mới của thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, là những người chưa bị dư luận dị nghị nhiều về việc "dính" với các dự án Thủ Thiêm của giới quan chức. Không một ai muốn bị biến thành kẻ đổ vỏ cho người khác ăn ốc.
Ít nhất, chuyến thăm của Nguyễn Thiện Nhân tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm an toàn, tương lai của Lê Thanh Hải là rất bấp bênh, còn chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dường như muốn chứng tỏ với Vatican rằng họ không còn quá "sắc máu" trong cơ chế áp chế Công giáo.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 13/02/2018
Nếu vào năm 2017, kết quả thống kê GDP bình quân trong năm lên tới 6,7% của chính phủ "kiến tạo" của Thủ tướng Phúc đã tạo nên một hiện tượng "lạ" trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nguyên suy trầm mà đã bị rất nhiều người nghi ngờ là "số liệu giả", thì đầu năm 2018 lại có một chuyện lạ khác xảy ra : giá trị kiều hối "bỗng dung" tăng vọt lên đến 10 tỷ USD, theo một đại diện (không nói tên hoặc giấu tên) của Ngân hàng nhà nước và được báo chí nhà nước dẫn lời :
Kiều hối thực về Việt Nam trong năm 2017 là dưới 9 tỷ USD ? Ảnh : Cali Today
"Tình hình hiện rất khả quan, lượng kiều hối năm nay về tăng vọt. Cụ thể, theo thống kê tính đến hết năm 2017, kiều hối đổ về tăng tới 10,4% so với năm 2016" – đại diện Ngân hàng nhà nước "tiết lộ" vào ngay 10/2/2018.
Công bố hoàn toàn không chính thức trên xảy đến sau khi xuất hiện dư luận đặt nghi ngờ về việc "Việt Nam không dám công bố kiều hối năm 2017 ?" (1).
Một chuyện lạ khác là cơ quan thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam) đã như thể cố ý chây ì trong việc báo cáo kết quả giá trị kiều hối năm 2017. Bởi sau tháng Giêng năm 2018 và mãi cho đến nay, vẫn chẳng có một con số thống kê nào được một cơ quan nào công bố về kết quả kiều hối mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "hút" được từ gần 4 triệu "khúc ruột ngàn dặm" ở hải ngoại.
Con số kiều hối duy nhất được công bố từ đầu năm 2017 đến cuối năm chỉ là Sài Gòn thu hút lượng kiều hối 5,2 tỷ USD. Ngoài ra chẳng có gì hơn.
Cũng bởi cái lẽ khó nói ấy, một ít tờ báo đảng muốn tô hồng thành tích chỉ đành dựa vào phỏng đoán của vài chuyên gia nhà nước về "tình hình kiều hối năm nay và những năm sau rất lạc quan", nhưng lại không khẳng định được con số cụ thể nào về kiều hối 2017.
Còn nhớ vào năm 2015 khi lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục 13,5 tỷ USD, Tổng cục Thống kê và hệ thống báo đảng đã công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm cũ còn chưa kết thúc. Tổng cục Thống kê cũng thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm.
Nhưng đến năm 2016, khi giá trị kiều hối về Việt Nam chỉ có 9 tỷ USD, giảm đến 35% so với đỉnh cao 13,5 tỷ USD của năm 2015, hệ thống tuyên giáo cùng các báo đảng Việt Nam đã bớt hẳn việc tô vẽ về "thành công của Nghị quyết 36", tức bản nghị quyết ra đời từ năm 2003 về "công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, mà đã khiến cho bà con Việt kiều nhiệt tình "cống hiến cho quê hương".
Gần đây, một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 – 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi USD ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho "kiều bào ta" yên tâm gửi tiền về…
Thậm chí ngay cả "Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học" – một động tác do đảng cầm quyền ở Việt Nam chỉ đạo cho Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, cũng không thể khiến người Việt hải ngoại được thuyết phục. Kết quả của hội nghị phải tổ chức đến hai lần này là khá thảm hại : lần đầu vào tháng 4/2017 đã phải hoãn lại do chẳng có nhà văn hải ngoại nào hồi âm cho gần 50 thư mời của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh được gửi đi, còn lần thứ hai tuy được báo cáo là "tổ chức thành công" nhưng Hội Nhà văn Việt Nam lại giấu biệt danh sách các "nhà văn hải ngoại" tham dự. Kiều hối về Việt Nam cũng vì thế vẫn ngậm đắng nuốt cay…
Vậy thì nguồn cơn đặc biệt nào đã khiến cho giá trị kiều hối 2017 tăng vọt đầy bất thường theo "tiết lộ" của một đại diện (giấu tên) của Ngân hàng nhà nước ?
Trong một bản tin về kiều hối 2017, báo Tiền Phong mô tả "Những ngày áp Tết, kênh dẫn vốn ngoại tệ quan trọng là kiều hối 2017 cũng chảy về dồn dập tăng tới 10,7% so với năm 2016".
Cách mô tả trên có vẻ cho thấy nếu quả thật "kiều hối dồn dập đổ về Việt Nam" thì dòng chảy đó diễn ra vào khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2018 – theo đúng quy luật Việt kiều về quê ăn tết và mang ngoại tệ về, cùng nhiều người Việt ở hải ngoại gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam. Đó là khả năng dễ diễn ra nhất.
Theo khả năng trên, việc Tổng cục Thống kê và Ngân hàng nhà nước cố ý không công bố giá trị kiều hối 2017 trong năm và cả trong tháng Giêng năm 2018 là do các cơ quan này nhận thấy nếu công bố, giá trị kiều hối 2017 là quá ít ỏi và sẽ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến ‘thành tích của chính phủ kiến tạo", do vậy các cơ quan này buộc phải chờ đến thời gian gần tết khi dòng ngại tệ đổ về thì mới "tính gộp" vào kết quả của năm 2017 để số kiều hối 2017 tăng vọt và do đó "đạt thành tích lớn".
Nếu điều được gọi là "phương pháp thống kê" trên là một sự thật, có thể hiểu rằng các bộ ngành kinh tế của Việt Nam đã khá thường nhập nhèm, đánh lận con đen giữa các số liệu về kinh tế tại những khoảng thời gian "chồng lấn" như giai đoạn giao thời giữa tết tây và tết ta.
Cũng có thể hiểu là kể từ năm 2018, cách tính của Tổng cục Thống kê đã chuyển từ việc thống kê trong năm dương lịch sang… năm âm lịch, tức "tính gộp" lượng kiều hối trong cả năm 2017 với kiều hối trong tháng Giêng năm 2018 với nhau.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 11/02/2018
(1) https://www.voatiengviet.com/a/pew-kieu-hoi-giam/4236244.html)