Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tại sao Trung Quốc che giấu sai lầm liên quan đến dịch bệnh ? Cách giải thích hợp lý nhất liên quan đến một phòng thí nghiệm Vũ Hán.

cov1

Nếu một quốc gia vô tình phóng tên lửa hạt nhân giết chết hơn 650.000 người, các nhà lãnh đạo thế giới ít nhất sẽ yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện và ngay lập tức về những gì đã xảy ra để đảm bảo rằng điều đó không lập lại. Nhưng khi có bằng chứng cho thấy đại dịch Covid-19 nguy hiểm không kém có thể xuất phát từ một phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán bị rò rỉ do tai nạn và sau đó là nỗ lực che giấu sai lầm của chính phủ Trung Quốc, hầu hết các chính trị gia trên toàn cầu đều im lặng một cách kỳ lạ. Trừ khi các nhà hoạch định chính sách hiểu được nguồn gốc của chủng virus corona mới này, thế giới sẽ dễ bị tổn thương trước những đại dịch thậm chí còn nguy hiểm hơn trong tương lai.

Chủng virus gần nhất với SARS-CoV-2 được biết đến là một loại virus được các nhà nghiên cứu Trung Quốc lấy mẫu từ sáu người thợ mỏ bị nhiễm bệnh khi làm việc trong một hang động có dơi ở miền nam Trung Quốc vào năm 2012. Những người này đã có những triệu chúng mà chúng ta thấy ở những người nhiễm Covid-19. Một nửa trong số họ đã chết. Những mẫu virus này sau đó đã được đưa đến Viện Virus học Vũ Hán, cơ sở duy nhất ở Trung Quốc, có phòng thí nghiệm đạt độ an toàn sinh học cấp 4, mức an toàn cao nhất có thể. Các phòng thí nghiệm cấp này được dành riêng cho các cơ sở xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất. Vũ Hán cách tỉnh Vân Nam hơn 1.000 dặm về phía bắc, nơi có các hang động nêu trên.

Nếu virus đã lây lan sang người thông qua một loạt các tiếp xúc giữa người và động vật trong tự nhiên hoặc ở các khu chợ thịt hoang dã, như Bắc Kinh đã tuyên bố, chúng ta có thể đã thấy bằng chứng về việc người ta bị nhiễm bệnh ở các nơi khác ở Trung Quốc trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán. Chúng ta chưa thấy điều này.

Hướng giải thích thay thế, một vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm, là hợp lý hơn nhiều. Chúng tôi biết rằng Viện Vi-rút Vũ Hán đã sử dụng các kỹ thuật gây tranh cãi để làm cho vi-rút có độc lực cao hơn để phục vụ việc nghiên cứu. Một bức điện mật của Bộ Ngoại giao 2018 được công khai trong tháng này nhấn mạnh hồ sơ an toàn đáng báo động của phòng thí nghiệm này nên làm chúng ta lo lắng hơn.

Gợi ý rằng một đợt lây lan virus nguy hiểm chết người từ dơi đã tình cờ xảy ra gần viện virus học cấp 4 duy nhất ở Trung Quốc, nơi nghiên cứu chủng virus gần nhất với chủng virus COVID-19 được biết đến là điều có thể tin được.

Hơn hết, Việc Trung Quốc che giấu làm người ta nghi ngờ. Trong những tuần đầu tiên cực kỳ quan trọng sau khi dịch bắt đầu bùng phát, Bắc Kinh đã chủ động ngăn chặn các thông tin tối quan trọng và ngăn các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới vào nước này để điều tra trong khi các mẫu nghiên cứu bị phá hủy. Khi một nhà sinh vật học người Trung Quốc can đảm đăng bộ gen của virus lên mạng, phòng thí nghiệm của anh ta đã ngay lập tức "bị đóng cửa để sửa chữa".

Chính phủ Trung Quốc đã cấm các nhà khoa học thảo luận công khai về nguồn gốc của đại dịch. Các nhà báo công dân điều tra dịch bệnh đã biến mất. Nội dung trong một báo cáo của Liên minh châu Âu đã bị xóa khỏi phiên bản cuối cùng theo cách gây tranh cãi, "Trung Quốc đã tiếp tục thực hiện một chiến dịch tạo thông tin giả trên toàn cầu để lái cáo buộc nguyên nhân gây đại dịch sang hướng khác.

Vào tháng 5, 120 quốc gia có mặt trong Hội đồng Y tế Thế giới đã đồng ý tiến hành "đánh giá một cách vô tư, độc lập và toàn diện", để "đánh giá kinh nghiệm và rút ra những bài học trong nỗ lực ứng phó với đại dịch do WHO phối hợp".

Từ ngữ kỳ lạ và có khả năng hạn chế này thể hiện sự thỏa hiệp cho phép Bắc Kinh né tránh mọi cuộc điều tra nghiêm túc về nguồn gốc của đại dịch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm cho sự ngoan cố này trở nên rõ ràng hơn khi nói rõ rằng chỉ nên bắt đầu điều tra sau khi đại dịch được ngăn chặn. Mặc dù một nhóm tiền trạm của WHO đã đi Trung Quốc vào ngày 10 tháng 7, nhưng nhiều khả năng bất kỳ cuộc điều tra quốc tế nào sẽ bị chính phủ Trung Quốc ngăn chặn đáng kể.

Thật dễ hiểu vì sao Bắc Kinh sẽ không vui mừng với việc điều tra kỹ lưỡng nguồn gốc của đại dịch. Nếu cái chết của rất nhiều người trên khắp thế giới bắt nguồn từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm và sự che đậy, thì hậu quả ở Trung Quốc và trên toàn cầu sẽ rất lớn.

Điều khó hiểu hơn là tại sao rất nhiều người bên ngoài Trung Quốc đang thận trọng như vậy.

Một phần của điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên toàn cầu. Khi Thủ tướng Úc Scott Morrison đề nghị một cuộc điều tra, Bắc Kinh đã ngay lập tức trừng phạt Úc bằng cách giảm các hoạt động thương mại. Với nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trong khi Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, nhiều quốc gia lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho tương lai kinh tế của họ hoặc làm cho việc cung cấp vật tư y tế quan trọng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người tiến bộ dường như cũng đang tự kiểm duyệt vì sợ làm gia tăng tính chính đáng của việc Tổng thống Trump đổ lỗi cho Trung Quốc.

Nhưng không điều tra đến tận cùng là một điều hết sức vô lý. Rủi ro trong tương lai là rất lớn.

Để đảm bảo an toàn cho mọi người, các nhà điều tra của WHO và bên ngoài phải được trao quyền vô hạn để khám phá tất cả các nghi vấn có liên quan về nguồn gốc của đại dịch. Cuộc điều tra pháp y toàn diện này phải bao gồm quyền tiếp cận đầy đủ với tất cả các nhà khoa học, mẫu sinh học, hồ sơ phòng thí nghiệm và các tài liệu khác từ các viện virus học Vũ Hán và các tổ chức Trung Quốc có liên quan khác.

Việc Bắc Kinh không cho tiếp cận nên được coi là thừa nhận lỗi.

Nhưng có một cách thậm chí tốt hơn để giải quyết vấn đề. Bằng cách làm việc cùng nhau để tìm hiểu đầy đủ nguồn gốc của đại dịch, làm thế nào chúng ta không ứng phó thích hợp và chúng ta phải làm gì để ngăn chặn dịch bệnh tiếp theo, chúng ta có thể xây dựng một thế giới an toàn hơn cho mọi người.

*Ông Metzl phc v trong Hi đng An ninh Quc gia và B Ngoi giao trong chính quyn ca bà Clinton. Ông là thành viên cao cp ca Hi đng Đi Tây Dương, thành viên cy ban c vn quc tế ca WHO v chnh sa b gen người và là tác gi ca cun Hacking Darwin : K thut di truyn và Tương lai ca loài người.

Jamie Metzl

Nguyên tác : How to Hold Beijing Accountable for the Coronavirus, The Wall Street Journal, 28/07/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 02/08/2020

Additional Info

  • Author Jamie Metzl, Anh Khoa
Published in Diễn đàn

Covid-19 : Cuộc chạy đua tìm vắc xin đang tới đâu ? (VOA, 29/07/2020)

Trong khi trận đại dịch Covid-19 đã làm gần 700 nghìn người thiệt mạng trên thế giới và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

vaccine1

Thử nghiệm lâm sàng vắc xin của đại học Oxford (Anh) trên người tình nguyện tại Sao Paulo, Brazil, ngày 24/07/2020.  AFP – Nelson Almeida

Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới từ nhiều tháng qua đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc chủng công hiệu, an toàn phòng ngừa Civid-19. Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. Cùng lúc, các cường quốc cũng lao vào cuộc chạy đua khốc liệt nhằm tìm ra liều thuốc quý tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Trên thế giới hiện có bao nhiều "ứng viên vắc xin" ?

Trong ghi nhận gần đây nhất, ngày 24/07, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 "ứng viên vắc xin" đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người (giữa tháng 6 chỉ có 11).

Ngoài các thử nghiệm đã tiến hành, WHO cũng đã thống kê được 139 dự án nghiên cứu vắc xin đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.

Đây là một tin tốt, vì như giải thích với AFP của ông Daniel Floret, phó chủ tịch Ủy ban tiêm chủng, thuộc Cơ quan Y tế cấp cao Pháp (HAS), "càng có nhiều ứng viên vắc xin, và nhất là càng nhiều loại vắc xin, thì người ta lại càng có nhiều cơ may đạt được kết quả nào đó".

Đa số các thử nghiệm nói trên vẫn còn đang trong "công đoạn 1" (tức nhằm đánh giá độ an toàn sản phẩm), hoặc ở " công đoạn 2" (thăm dò hiệu quả).

Chỉ có 4 ứng viên vắc xin vào được vòng sâu hơn là "công đoạn 3", tức là được đánh giá hiệu quả trên quy mô lớn. Ứng viên mới nhất là của công ty Mỹ Moderna. Công ty Mỹ đầu tuần này đã bắt đầu giai đoạn cuối, trong đó sẽ thử nghiệm trên 30 nghìn người tình nguyện.

Tiếp đến, dự án của Trung Quốc cũng bước vào công đoạn 3 từ giữa tháng 7. Đó là nghiên cứu của phòng thí nghiệm Sinopharm, đã được thử nghiệm ở Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất, với trên 15 nghìn người tình nguyện. Dự án thứ 2 của Sinovac, thử nghiệm trên 9 nghìn nhân viên y tế Brazil, có đối tác là viện nghiên cứu Butantan của Brazil.

Dự án thứ 4 đang trong giai đoạn 3 là của Châu Âu, do đại học Oxfortd hợp tác với công ty AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) tiến hành. Vắc xin đã được thử nghiệm ở Anh Quốc, Brazil và Nam Phi.

Các kết quả thử nghiệm hiện thế nào ?

Các kết quả sơ bộ của hai ứng viên vắc xin, một của đại học Oxford (ở giai đoạn 1 và 2), và một của công ty Trung Quốc Cansino (cho giai đoạn 2) đã được công bố hôm 20/07 trên tạp chí khoa học The Lancet. Kết quả được đánh giá khá khích lệ. Cả hai vắc xin đều tạo được "phản ứng miễn dịch mạnh", sản sinh ra được kháng thể và bạch huyết bào T.

Ngoài ra, hai vắc xin trên đều được người bệnh tiếp nhận tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. Các phản ứng phụ thường xảy ra khi tiêm vắc xin là đau đầu, sốt, mệt mỏi và đau ở vết tiêm chủng.

Mặc dù vậy vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận. "Người ta vẫn còn chưa biết các mức độ miễn dịch có thể bảo vệ trước nhiễm trùng, hay vắc xin này có thể bảo vệ những người yếu bị nhiễm nặng Covid-19", một giáo sư virus học thuộc đại học Nottingham (Anh Quốc) nhận xét.

Mặt khác, một nghiên cứu của Anh công bố hồi giữa tháng 7 nhắc nhở là miễn dịch dựa trên kháng thể có thể biến mất chỉ trong vòng vài tháng đối với trường hợp Covd-19. Điều này có nguy cơ làm phức tạp hóa việc triển khai vắc xin hiệu quả lâu dài.

Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt

Khắp nơi trên thế giới, tiến độ nghiên cứu vắc xin được thúc đẩy theo cách chưa từng có. Đặc biệt Trung Quốc, nơi virus SARS – CoV-2 xuất hiện, muốn là nước đấu tiên có vắc xin. Việc gây quỹ quốc tế cũng được nhiều nước tiến hành tấp nập. Điều đó cho phép các công ty có thể triển khai nhanh quy trình sản xuất công nghiệp cùng lúc với các công việc bào chế vắc xin. Bình thường thì hai quy trình trình này tách riêng với nhau.

Khác hẳn với Châu Âu, Hoa Kỳ một mình một ngựa. Chính quyền Donald Trump đã mở chiến dịch "Wapr Speed" (Trên tốc độ ánh sáng) để tăng tốc quá trình triển khai vắc xin nhằm dành được ưu tiên tiếp cận vắc xin cho 300 triệu dân Mỹ. Để làm được như vậy, chính phủ Mỹ đặt cược vào nhiều nơi cùng một lúc, đầu tư hàng tỷ đô la cho các chương trình khác nhau.

Hôm 26/07, Nhà Trắng thông báo tăng gấp đôi tiền đầu tư, gần 1 tỷ đô la, để hỗ trợ công ty Moderna triển khai vắc xin. Vài ngày trước đó, liên minh hai công ty Đức - Mỹ BioNTech và Pfizer cho biết Washington có thể sẽ rót cho họ 1,95 tỷ đô la, nhằm bảo đảm có được 100 triệu liều trong trường hợp vắc xin của họ ra đời.

Cuộc chạy đua điên cuồng này còn mang dáng dấp của một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Anh Quốc, Ha Kỳ và Canada tố tình báo Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công tin tặc để chiếm hữu các nghiên cứu liên quan đến vắc xin. Tại Hoa Kỳ, hai người Trung Quốc đã bị buộc tội tương tự. Mátxcơva cũng như Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc đó.

Quá nhanh ?

"Để cho phép sử dụng một loại vắc xin phòng Covid-19, các thử nghiệm lâm sàng cần phải chứng minh được độ an toàn cao, tính hiệu quả và chất lượng tốt", Cơ quan quản lý Thuốc Châu Âu (EMA) cảnh báo.

Lý do là đi quá nhanh trong thử nghiệm lâm sàng có thể gây ra nhiều vấn đề về độ an toàn, chuyên gia Daniel Floret nhấn mạnh. Theo ông, "một trong những điểm mấu chốt là phải có bằng chứng cho thấy vắc xin không có khả năng kéo theo tình trạng kịch phát bệnh", tức là làm những người khi được tiêm chủng lại bị mắc bệnh nặng.

Điều này đã xảy ra khi thử nghiệm với khỉ trong các lần triển khai vắc xin phòng bệnh MERS-CoV và SARS, cũng do hai chủng virus corona gây ra. Ở người, hiện tượng mắc bệnh nặng khi tiêm chủng cũng đã xảy ra trong những năm 1960 với một số loại vắc xin phòng sởi, hay bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các vắc xin này sau đó đã bị hủy bỏ.

Mùa thu này, hay sẽ không bao giờ có vắc xin ?

Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu EMA nhận định "có thể ít nhất phải đợi đến đầu năm 2021, một loại vắc xin phòng Covid-19 mới có và được sản xuất với số lượng đủ dùng cho cả thế giới".

Những người lạc quan nhất, bắt đầu là một số hãng dược, bảo đảm mùa thu này có thể có vắc xin, nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin là phải đợi ít nhất đến quý đầu 2021. Đạt được thời hạn mùa thu này có vắc xin thì quả là điều thần kỳ, vì bình thường để cho ra đời một loại vắc xin mới phải mất nhiều năm. Tuy thế vẫn có kịch bản tồi tệ nhất đó là vắc xin sẽ không bao giờ được ra đời.

Cho dù các nghiên cứu có thể đi đến đích với thời hạn dài hay ngắn, vẫn còn một câu hỏi cuối cùng, rất quan trọng : Liệu mọi người có chấp nhận tiêm vắc xin trong tâm lý hoài nghi ngày càng lớn đối với việc tiêm chủng ?

"Như đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đợt dịch sởi, chúng ta đã không trả lời được các lo ngại của mọi người về vắc xin. Nếu chúng ta không rút ra bài học từ những sai lầm trước, toàn bộ chương trình tiêm chủng phòng virus corona đã bị kết liễu trước rồi", Phoebe Danzger, một bác sĩ nhi khoa Mỹ cảnh báo trong một diễn đàn mới đây đăng trên New York Times.

Việc triển khai vắc xin chỉ là một phần giải pháp. Việc chấp nhận rộng rãi các loại vắc xin cũng rất cần thiết, các chuyên gia Mỹ thuộc đại học Johns Hopkins và đại học Texas đã nhấn mạnh trong một báo cáo đầu tháng 7.

Theo AFP và Le Monde

********************

Kiểm định Nga sp thông qua vaccine Covid-19 đu tiên (VOA, 29/07/2020)

Vaccine Covid-19 tim năng đu tiên ca Nga s được cơ quan kim đnh thông qua trong na đu ca tháng Tám, Reuters dn mt ngun tho tin cho biết.

vaccine2

Tin cho hay, các nhân viên y tế tuyến đu s được cho s dng vaccine này.

Vin Gamaleya, mt cơ s nghiên cu ca nhà nước Moscow, hoàn thành giai đon th nghim trên người đu tiên trong tháng này và d kiến s bt đu giai đon tiếp theo trên din rng vào tháng Tám.

Ngun tin nói vi Reuters rng cơ quan kim đnh ca Nga s thông qua loi vaccine này trong khi cuc th nghim ln vn tiếp tc.

Hãng tin Anh cho rng quyết đnh này cho thy quyết tâm ca Nga mun tr thành nước đu tiên trên thế gii thông qua vaccine.

Tc đ thông qua vaccine nhanh chóng khiến mt s báo chí phương Tây đt du hi là liu phi chăng Moscow đt uy tín quc gia trước s an toàn và khoa hc vng chc.

**********************

Trung tâm Nga nghiên cu chng virus corona mi ti Vit Nam (VOA, 28/07/2020)

Trung tâm nghiên cu Rospotrebnadzor ca Nga d tính s nghiên cu d liu v chng virus corona mi Vit Nam, hãng thông tn TASS dn thông cáo ca trung tâm cho biết vào ngày 28/7, sau khi Vit Nam phát hin nhiu ca nhim Covid-19 mi sau nhiu tháng không có ca lây nhim trong cng đng.

vaccine3

Nhân viên y tế ly mu máu xét nghim Covid-19 cho người dân ti Hà Ni vào tháng 3/2020.

"Thông tin v s lây lan ca loi virus corona mi trên lãnh th Vit Nam s được nghiên cu sau khi các nhà nghiên cu Vit Nam công b trình t b gen ca chng virus gây ra dch Đà Nng", hãng thông tn Nga dn thông báo ca Rospotrebnadzor cho biết.

Trước đó, hôm 27/7, trong cuc hp vi Phó th tướng Vũ Đc Đam, quyn B trưởng Y tế Nguyn Thanh Long cho hay kết qu phân tích ngun gen ca virus t các bnh nhân mi cho thy đây là chng virus mi xut hin Vit Nam. Chng virus này lây lan nhanh hơn, nhưng chưa có căn c đ xác đnh đc lc ca chng virus này có tăng lên so vi 5 chng virus đã phát hin trước đây hay không.

Các chng virus corona mi cũng được phát hin nhiu tnh ca Trung Quc như Bc Kinh, Thượng Hi và các quc gia khác như Úc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quc, Nht Bn

Rospotrebnadzor là trung tâm nghiên cu ca Nga chuyên theo dõi tình hình lây nhim virus corona trên thế gii, trong đó có Vit Nam.

Tính đến ti 28/7, Vit Nam báo cáo tng cng 438 ca nhim Covid-19, trong đó có 7 ca nhim mi trong ngày và chưa có ca t vong nào.

Tuy nhiên, theo B Y tế Vit Nam, 2 trong s các ca nhim đu tiên được phát hin ti Đà Nng đang trong tình trng sc khe nghiêm trng, phi lc máu, th máy, s dng máy tim phi nhân to (ECMO). Trường hp đu tiên có nguy cơ t vong cao.

Hin Vit Nam đã phong tỏa toàn thành ph Đà Nng và các đa đim được cho là " dch" Covid-19, trong đó có 3 bnh vin là Bnh vin Đà Nng, Bnh vin C và Bnh vin Chnh hình và Phc hi Chc năng Đà Nng.

Additional Info

  • Author VOA tổng hợp
Published in Quốc tế

Có một danh sách các địa chỉ là những địa điểm bùng phát lây nhiễm

Mỹ Thuận, VNTB, 29/07/2020

Đang có một danh sách các địa chỉ khả năng là những địa điểm của ‘chuông nguyện hồn ai’ trong giai đoạn bùng phát lây nhiễm cộng đồng của con virus corona.

dich1

Một mắt xích, một ốc vít lỏng có thể gây hậu quả lớn - Ảnh minh họa

Cứ tưởng tượng đã biết bao nhiêu du khách từng ghé qua nơi đây…

Tối 28/7, Bộ Y tế ra Thông báo khẩn số 17, đề nghị những người đến 20 địa điểm tại Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất.

Trong số 20 địa điểm kể trên, có 17 địa điểm tại Đà Nẵng, gồm các nơi cụ thể :

1. Intercontinential Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, ngày 17-18/7/2020.

2. Nhà hàng Bảy Ban – Bãi Rạn, đường Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, từ 17 giờ 30 – 20 giờ, ngày 17/7/2020.

3. Nhà hàng Hải sản Cua Biển, số 112 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, vào trưa ngày 18/7/2020.

4. Chùa Pháp Hội, 69 Nguyễn Văn Thoại, An Hải Đông, Sơn Trà, ngày 18/7/2020 và 25/7/2020.

5. Sân cầu lông Thanh Khê Đông, đường Đỗ Ngọc Du, Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, từ 14 – 16 giờ, ngày 19/7/2020.

6. Quán Bún trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 152 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu (chợ đêm Lê Duẩn), vào buổi sáng vào các ngày 20 – 25/7/2020.

7. Limousine Cafe, số 419 Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, vào buổi sáng vào các ngày 20 – 23/7/2020.

8. Chợ An Hải Đông, K.54 Lê Hữu Trác, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, từ ngày 20 – 24/7/2020.

9. Chợ tự phát (quán cóc) dọc đường Hải Phòng, gần đường Điện Biên Phủ, phường Thanh Khê, từ ngày 20 – 25/7/2020.

10. Cà phê Lối Cũ, 07 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu (gần bệnh viện Đà Nẵng) vào 7 giờ – 7 giờ 15 sáng ngày 22/7/2020.

11. Demen Coffee House, số 89 Nguyễn Trác, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu vào chiều ngày 23/7/2020.

12. Quán Lẩu & Nướng Phúc Tửu Q., số 366 Đống Đa, Thanh Bình, Hải Châu vào 16 – 17 giờ, ngày 24/7/2020.

13. Coffee Highland ở địa chỉ 203 Ông Ích Khiêm, Tân Chính, Thanh Khê vào 19 giờ – 20 giờ 30, ngày 24/7/2020.

14. Quán trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 40 Đinh Tiên Hoàng, Thanh Bình, Hải Châu sáng ngày 25/7/2020.

15. Nhà hàng của khách sạn Công đoàn, số 2 Ông Ích Khiêm, Thanh Bình, Hải Châu vào trưa ngày 25/7/2020.

16. Bệnh viện 199 – Bộ Công An, số 216 Nguyễn Công Trứ, An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26/7/2020.

17. Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, số 118 Ngô Quyền, An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26/7/2020.

3 địa điểm tại Quảng Nam, gồm :

1. Chợ ngã 4 Ái Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc vào ngày 22/7/2020.

2. Chùa Giác Nguyên, khu 2, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc vào tối ngày 24/7/2020 và sáng ngày 25/7/2020.

3. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, khối 8A, huyện Điện Bàn ngày 25/7/2020.

Bộ Y tế yêu cầu những người từng đến những địa điểm nêu trên liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi điện đến các đường dây nóng 1900.9095 (Bộ Y tế), hoặc 0905.108.844 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng), hoặc 0914.085.388 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình.

Cần Thơ đang sợ ‘bị vạ lây’ từ Đà Nẵng ?

Nhà chức trách của thành phố Cần Thơ có thông báo toàn bộ 1.200 hành khách trên 8 chuyến bay từ Đà Nẵng về Cần Thơ trong hai ngày 26 và 27/7 đã được khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với Covid-19.

Tuy nhiên, cơ quan y tế Cần Thơ tiếp tục khuyến cáo người dân không chủ quan, tiếp tục cách ly theo dõi tại nhà trong 14 ngày. Ngoài ra ngành y tế của nơi từng mệnh danh Tây đô, cũng đưa ra lệnh kiểm soát tất cả phương tiện liên tỉnh tại bến xe, bến tàu để kiểm tra giám sát y tế người từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi vào thành phố Cần Thơ.

Đáng chú ý là sự quyết liệt của chính quyền nơi đây, khi UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các địa phương vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng (ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện…) ; đồng thời giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc… Riêng các sự kiện văn hóa, lễ hội có diễn ra hay không sẽ do chính quyền các cấp quyết định. Những yêu cầu này tương tự như giai đoạn vừa kết thúc cách ly toàn xã hội, chuyển sang giai đoạn giãn cách xã hội.

Quyết liệt không kém Cần Thơ là tỉnh Thừa Thiên Huế. Tối 28/7, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phát hành công văn chỉ cho phép người và xe cộ từ Thành phố Đà Nẵng đến Thừa Thiên Huế đối với "các trường hợp đặc biệt", bao gồm vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, người hết thời hạn cách ly, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, xe vận chuyển phục vụ chống dịch và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.

Như vậy, các loại xe khác nằm ngoài danh mục trên, kể cả xe máy 2 bánh đều bị cấm từ Đà Nẵng về Huế.

Trước đó, ngay chiều ngày 27/7, trong khi Đà Nẵng vẫn tiếp tục mọi hoạt động vận tải hành khách, thì tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiên quyết dừng ngay tuyến xe buýt Huế – Đà Nẵng, đồng thời rà soát hoạt động ‘xe ké, xe chui’ để tránh bỏ sót các đối tượng đến Huế không khai báo y tế. Những trường hợp từ Đà Nẵng trở về Huế sau ngày 10/7 phải được giám sát dịch tễ và khai báo y tế đầy đủ. Các địa phương tập trung lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để kê khai y tế, công tác rà soát muộn nhất đến tối 28/7 phải hoàn thành.

Hiện tại, nhà chức trách của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang ‘bắt chước’ chính quyền đất cố đô, chuẩn bị cho thực hiện kiểm tra "đi từng ngõ, gõ từng nhà" xác minh trong cộng đồng dân cư những người đến từ Đà Nẵng từ ngày 1/7 hiện đang có mặt trên địa bàn thành phố để áp dụng khai báo y tế.

Một mắt xích, một ốc vít lỏng ở thành phố Đà Nẵng, xem ra có thể gây hậu quả khôn lường cho cộng đồng trong mùa dịch Covid.

Mỹ Thuận

Nguồn : VNTB, 29/07/2020

***********************

Virus corona : Ý kiến nói đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam 'là tội ác'

Bùi Thư, BBC, 28/07/2020

Luật sư nhận định với việc đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh không chỉ là hành vi phạm tội mà còn là "tội ác", có thể lãnh án phạt đến 15 năm tù.

dich2

Liệu các trường hợp nhập cảnh trái phép có đâm thủng tuyến phòng dịch của Việt Nam ?

Sau hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh của Việt Nam đã diễn biến xấu trong vài ngày trở lại đây. Hơn 10 người đã bị phát hiện dương tính, chủ yếu tập trung tại Thành phố Đà Nẵng, nơi trước đó lực lượng chức năng phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và tránh cách ly.

Việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, với sự tiếp tay của một số người Việt Nam, đang làm dấy lên chỉ trích gay gắt trong dư luận trước nguy cơ nỗ lực "chống dịch như chống giặc" có thể đổ vỡ.

Hành vi 'tội ác'

Nhiều người có ý kiến rằng việc đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thời điểm này không khác gì câu chuyện con ngựa thành Troy, đâm thủng tuyến phòng dịch và phá vỡ công sức của nhiều người căng mình chống Covid-19. Nhất là khi quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định chủng virus lây lan ở Đà Nẵng là chủng thứ 6 tại Việt Nam. Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận và chủng vius mới lần này xuất phát từ bên ngoài.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt hôm 27/7, luật sư Lê Trung Phát từ Hãng luật Lê Trung Phát (Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có các ca nhiễm trong cộng đồng ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi, hành vi đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào khu vực này không chỉ là phạm tội mà còn là "tội ác".

"Có thể nói, tội phạm nào cũng đáng bị lên án bởi nó để lại hậu quả lớn cho xã hội, xâm phạm đến trật tự xã hội được pháp luật bảo hộ. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh đang khiến các nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn, trong đó có Việt Nam, mà những người phạm tội lại thực hiện các hành vi nêu trên, thì đây có thể được coi là một tội ác".

"Hậu quả nó để lại cho xã hội là vô cùng lớn, làm cả hệ thống chính trị phải tiếp tục vào cuộc để phòng chống, đảo lộn cuộc sống của mấy chục triệu dân, làm ảnh hưởng và suy thoái cả một nền kinh tế, tốn kém không biết bao nhiêu ngân sách của nhà nước. Nó cũng chẳng khác gì so với hành vi diệt chủng, bởi nó đã gieo rắc cái chết đến cho rất nhiều người, nếu họ không được chữa trị kịp thời".

dich3

Lập tám đoàn kiểm tra phòng dịch trên các tuyến biên giới.

Cơn sóng chỉ trích đường dây đưa người nhập cư trái phép ở Thành phố Đà Nẵng chưa dứt, sáng 28/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố lại phát hiện 8 người Trung Quốc và 1 người Việt Nam nhập cảnh trái phép tại quận 12.

Đây là sự việc mới nhất liên quan đến vấn đề đưa người nhập cảnh trái phép diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng trở lại sau hơn 100 ngày yên bình. Trước đó, hàng loạt vụ nhập cảnh trái phép đã được phát hiện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang và một số nơi khác.

Tình trạng nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép dấy lên lo ngại về dịch Covid-19 sẽ lây lan mạnh trở lại trong cộng đồng, khiến nhiều người phẫn nộ, nhất là khi chủng virus xuất hiện ở Đà Nẵng được xác định là chủng thứ 6 tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bên ngoài.

Dat Dang, một nhà báo tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân : "Bộ Y tế xác định có bệnh nhân nCov chủng mới từ bên ngoài vào. Nói thật, không dân nào hại nhau giỏi bằng dân Việt đâu. Chỉ sau 1 đợt kiểm tra nhẹ, Đà Nẵng gần trăm ông Tàu nhập lậu. Các xứ Quảng chung quanh cũng từa lưa. Chán hẳn. Giờ các địa phương khác sẽ oằn mình chống dịch vì Mỵ Châu".

dich4

Nhiều người bức xúc về các trường hợp nhập cảnh trái phép trong bối cảnh dịch bệnh.

Trên trang cá nhân của mình, luật sư Nguyễn Kiều Hưng nêu ý kiến : "Đề nghị 1 : Những ai đã tiếp xúc với người Trung Quốc trong 15 ngày qua hoặc hơn, nên tự cách ly. Đề nghị 2 : Cứ thấy người Trung Quốc báo ngay cho công an và tránh xa họ. Vì một đất nước không TQ, không Covid. Tính gửi 2 đề nghị này để góp ý cho ngài Thủ tướng. Bà con thấy được không ?"

Đồng thời, ông Hưng cũng cho rằng : "Cũng vì hám tiền đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép cả, đưa cả xe ô tô vào mà không ai biết, cần truy cứu cả trách nhiệm của lực lượng chức năng"…

Hôm 25/7, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng nếu căn cứ vào 3 vụ việc mà Công an Đà Nẵng, Công an Quảng Nam phát hiện, xử lý thì thấy tình hình quản lý nhập cảnh còn lỏng lẻo. Ông nói thêm, nguồn lây nhiễm đối với bệnh nhân dương tính Covid-19 ở Đà Nẵng tuy chưa xác định được nhưng khoảng trống về quản lý người nhập cảnh trái phép là điều cần nhìn nhận nghiêm túc và xử lý dứt điểm.

Phạt tù lên đến 15 năm

Trả lời BBC, luật sư Lê Trung Phát cho biết những người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 với "Tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép".

Theo đó, tùy vào tính chất mức độ như : phạm tội từ 2 lần trở lên, đối với từ 5 người trở lên hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì có thể bị đối mặt với khung hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm tù.

Bên cạnh đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

dich5

Cao Lượng Cố (quốc tịch Trung Quốc) bị Công an Đà Nẵng cáo buộc cầm đầu đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Luật sư Phát phân tích rằng, những người phạm tội này có thể bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 với các tình tiết như phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và đặc biệt là lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để phạm tội.

"Như vậy, khi áp dụng khung hình phạt trong giới hạn của Điều 348, thì họ sẽ bị áp dụng gần như là ở mức cao nhất của khung hình phạt mà họ bị truy tố, tức 15 năm tù", luật sư nêu.

Luật sư Phát cũng nêu quan điểm rằng : "Trong hoàn cảnh này, chúng ta cần triển khai nhanh công tác xét xử người phạm tội, để sớm tiến hành trục xuất những người này ra khỏi Việt Nam, tránh phải tiêu tốn thêm ngân sách để điều trị cho họ, tránh làm ảnh hưởng chung đến lợi ích của quốc gia. Đối với các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, khi phát hiện hành vi vi phạm về nhập cảnh, có nguy cơ gây lây dịch bệnh, cần áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh và nhanh chóng cho họ quay trở lại quốc gia, lãnh thổ mà họ đã đến".

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 29/07/2020

**********************

Người Đà Nẵng trước đợt bùng phát dịch Covid-19 mới và chuyện dân lậu Trung Quốc

Cao Nguyên, RFA, 27/07/2020

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/7, trong vòng ít nhất là 14 ngày.

dich6

Nhân viên Trung tâm phòng chống dịch bệnh hướng dẫn người xếp hàng kiểm tra thân nhiên ở san bay quốc tế Đà Nẵng hôm 27/7/2020 AFP

Ông Phúc nhấn mạnh cần phải tập trung xử lý triệt để đối với 3 bệnh viện, bao gồm : Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và các khu dân cư lân cận 3 bệnh viện kể trên, được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Tối ngày 27/7, Bộ Giao thông Vận tải cũng ra công văn yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách đến TP này, kể từ 0 giờ ngày 28/7.

Người dân Đà Nẵng chuẩn bị cho giãn cách lần 2

Bà Thanh Lâm, một cư dân sống cách bệnh viện Đà Nẵng chưa tới 1km, là nơi bị đánh giá là "ổ dịch" nên tình hình kiểm soát rất nghiêm ngặt :

"Khu của mình là "ổ dịch" gần sát bệnh viện luôn, cho nên phải cách ly nguyên một khu, mấy đoạn đường chính gần bệnh viện cũng bị cách ly hết.

Chỉ có hàng ăn là được bán mang đi, chợ và siêu thị thôi, còn những cái khác là phải đóng cửa hết".

Bà Lâm gởi cho Đài Á Châu Tự do văn bản chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân Đà Nẵng yêu cầu mọi người dân phải ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi mua thực phẩm, thuốc men, cấp cứu ; Thực hiện việc giữ khoản cách tối thiểu 2m khi giao tiếp ; Không tập trung quá 2 người ở các nơi công cộng.

Đối với hoạt dộng giao thông vận tải, thành phố yêu cầu dừng hoạt động các bên xe khách, xe taxi xe buýt đến ra ra khỏi địa bàn Thành phố Đà Nẵng…

Tiến sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng cho biết người dân thành phố này khá bình tĩnh và sẵn sàng tuân thủ những yêu cầu giãn cách xã hội lần thứ 2 :

"Cảm giác chung của Đà Nẵng là thành phố có vẻ trầm lắng, ngoài đường mọi người cũng ít đi lại hơn, và nhiều hàng quán cũng đã dẹp, đóng cửa. Có vẻ mọi người đã có kinh nghiệm hơn sau lần "đóng cửa" sau Tết.

Thành ra người dân cũng không có gì là xôn xao quá. Họ bình tĩnh và nghe ngóng thông tin chính thống. Một số cũng đi mua khẩu trang, rồi các siêu thị cũng cam kết là sẽ có đủ các loại thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Cảm giác chung là Đà Nẵng chuẩn bị tốt và tuân thủ những thông báo từ chính quyền".

dich7

Một nhân viên y tế đang đo thân nhiệt cho cư dân tại khu vực phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới ở Đà Nẵng hôm 26/7/2020 Reuters

Một cư dân Đà Nẵng khác, ông Khúc Thừa Sơn thì cho rằng có 2 vấn đề khác khiến người dân thực sự lo ngại lúc này. Thứ nhất là nguồn lây nhiễm, hay còn gọi là F0, từ đâu ra ? Phải biết được nguồn bệnh thì mới chủ động phòng tránh được. Thứ hai là người dân sẽ sống ra sao trong những ngày không có việc làm sắp tới :

"Căn bệnh này người dân đã biết qua truyền thông mạng xã hội, cho nên họ lo sợ rằng những ca dương tính ở Đà Nẵng chưa tìm ra được nguồn gốc, mà hiện tại đang lây lan, cho đến ngày hôm nay là đã lên đến mười mấy ca dương tính rồi.

Và họ còn lo lắng là những ngày sắp tới sẽ sống ra sao. Bởi vì, đợt COVID vừa rồi, hỗ trợ của nhà nước Việt Nam mình vẫn chưa xong. Ví dụ, vừa rồi, chỉ có những người có công với cách mạng, hộ nghèo thì đã được hỗ trợ, nhưng những người lao động tự do hoặc doanh nghiệp trong ngành du lịch, khách sạn thì chưa nhận được.

Bây giờ lại tiếp tục đợt này nữa thì cuộc sống của họ sẽ như thế nào trong những ngày tới. Còn vấn đề giãn cách xã hội thì đa số người dân đều ủng hộ".

Nguồn bệnh từ những người Trung Quốc nhập cư trái phép ?

Ngày 25/7, Chính phủ công bố thêm một ca nhiễm Covid-19 mới thứ 416, xuất hiện tại Đà nẵng. Đây là ca dương tính đầu tiên sau 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Đến ngày 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 11 người khác mắc Covid-19 có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, là nơi phát hiện bệnh nhân số 416.

Hiện tại, chưa có thông tin chính thức về nguồn lây nhiễm đợt mới này từ đâu ra. Tuy nhiên, trang web của Bộ Y tế dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết "Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài".

Ông Khúc Thừa Sơn nói : "Cái vấn đề tìm ra nguyên nhân thuộc về phạm vi của cơ quan chức năng Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo mình quan sát thì người dân Đà Nẵng trong những ngày qua rất bức xúc vấn đề về Chính quyền địa phương Đà Nẵng nói riêng, và Chính phủ Việt Nam nói chung để cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam và đến Đà Nẵng.

Những ngày qua cũng có rất nhiều trường hợp người Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Đà Nẵng và đã bị bắt. Đó chỉ là số đã bị bắt thôi. Sau khi nhóm người Trung Quốc bị bắt hàng loạt thì Đà Nẵng lại thông tin rằng có những ca dương tính mới, thì người dân rất bức xúc".

Tiến sĩ Đinh Gia Hưng phân tích, trong gần 100 ngày Việt Nam không có nhiễm trong cộng đồng. Như vậy có nghĩa rằng người dân trong nước không thể có vấn đề gì với dịch bệnh. Ông Hưng cũng yêu cầu Chính phủ phải công bố minh bạch cho người dân về nguồn bệnh từ đâu mà ra :

"Có thông tin là ở Đà Nẵng có một số người Trung Quốc nhập cư vào bất hợp pháp, nhưng mà bên chính quyền lại không quản lý chặt, cũng không nắm được.

Hiện nay, ngay quận của tôi ở là quận Sơn Trà cũng có mười mấy người Trung Quốc bị phát hiện đang sống bất hợp pháp. Có nhiều người Đà Nẵng đã cho những người Trung Quốc này ở trọ.

Ở trong nước, rõ ràng mấy chục ngày qua rất là yên lặng, không có lây nhiễm gì cả. Có nghĩa là người trong nước không có vấn đề gì về dịch bệnh hết. Nhưng mà nếu có trường hợp người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp thì khả năng cao là họ có thể lây cho người địa phương và người địa phương sẽ lấy tiếp. Đây là vấn đề mình phải đặt một nghi vấn lớn nhất.

Tôi cũng mong muốn Chính quyền xét nghiệm, cách ly và thông báo cho người dân biết là những người nhập cư bất hợp pháp như vậy có bị bệnh hay không. Người dân họ cũng muốn biết, chứ nếu không người dân cũng rất mơ hồ về chuyện lây nhiễm như thế nào.

Trong lúc khó khăn như thế này thì người dân và Chính quyền nên hợp tác với nhau, và tất cả thông tin đều phải minh bạch, trung thực. Như vậy thì người dân sẽ đồng lòng với Chính quyền".

Những ngày vừa qua, báo chí nhà nước đưa tin nhiều vụ người Trung Quốc nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam.

Ngày 25/7, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố, bắt giam 6 đối tượng tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ Móng Cái, với giá khoảng 13 triệu đồng mỗi người.

Chiều ngày 27/7, Công an tỉnh Quảng Nam lại khởi tố tiếp vụ án liên quan đến đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, tạm giữ 2 người, trong đó có 1 người Trung Quốc. Vụ việc này xảy ra vào ngày 18/7, Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh Quảng Nam phát hiện một nhóm 21 người Trung Quốc lưu trú trái phép tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam mà không rõ đã nhập cảnh đường nào. Tất cả hiện nay đều đã được đưa vào cơ sở cách ly tập trung.

Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Sơn ngày 25/7 thừa nhận "Có lỏng lẻo trong quản lý nhập cảnh" sau khi xảy ra các vụ việc trên. Ông nói "Tình trạng người nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp vào nước ta, chủ yếu là người Trung Quốc, rất nhiều và chưa thống kê hết được trên phạm vi cả nước, qua một số sự việc gần đây cho thấy cần phải "khắc phục kịp thời lỗ hổng xuất nhập cảnh".

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 29/07/2020

**********************

Thêm ca nhiễm Covid-19 phát hiện ở ngoài Đà Nẵng

RFA, 29/07/2020

Việt Nam vào chiều ngày 29/7 báo cáo thêm 4 trường hợp mắc Covid-19 mới, những ca mới được ghi nhận tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Dak Lak. Như vậy tính đến thời điểm này Việt Nam có tổng cộng 450 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong số này có 34 ca lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện từ ngày 25/7 đến nay.

dich8

Một nhân viên y tế ở Hà Nội đang xét nghiệm Covid-19 cho một nhân viên một quán bán pizza nơi có người được xét nghiệm dương tính với Covid-19 hôm 29/7/2020 - Reuters

Thông tin vừa nêu do Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng chống dịch Covid-19 thông báo vào lúc 6 giờ chiều ngày 29/7.

Vào sáng ngày 29/7, Thường trực Chính phủ Hà Nội về phòng chống Covid-19 tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra nhận định tại cuộc họp rằng phần lớn các ca nhiễm tại Thành phố Đà Nẵng có liên quan đến khu vực 3 bệnh viện là Bệnh Viện Đà Nẵng, Bệnh Viện C và Bệnh Viện Phục Hồi Chức năng Đà Nẵng.

Tuy vậy ổ dịch không chỉ trong bệnh viện mà có thể bao gồm khu vực lân cận ngoài ba bệnh viện vừa nêu. Vấn đề đáng quan tâm là vẫn còn 3 trường hợp chưa tìm thấy nguồn gốc lây nhiễm dù đã tiến hành điều tra kỹ.

Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam cho biết thêm đối với các địa phương khác đến nay mới chỉ phát hiện khả năng cao xâm nhập từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Dak Lak và Dak Nông.

Thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng dịch lần này khác lần trước vì đã lây ra cộng đồng nhiều ngày, chưa tìm được ca F0 ; do đó tình hình phức tạp, nhiều nguy cơ lây nhiễm ở các địa phương, các thành phố lớn, các tình, thành phố xung quanh Đà Nẵng.

***********************

Việt Nam : Đà Nẵng là "ổ dịch" Covid-19

BBC, 28/07/2020

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói cần tính đến cả "tình huống xấu nhất" trong lúc có thêm ca dương tính Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

dich9

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nói "Cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần "chia lửa" với Đà Nẵng

Thông điệp được đưa ra trong bối cảnh có thêm 7 ca nhiễm mới trong ngày thứ Ba 28/07, với 3 bệnh nhân ở Quảng Nam và 4 người ở Đà Nẵng.

Như vậy, trong bốn ngày qua (25-28/07) riêng Đà Nẵng ghi nhận 18 ca nhiễm, Quảng Nam 3 ca, và Quảng Ngãi một ca.

Các ca Quảng Ngãi và Quảng Nam đều có yếu tố dịch tễ liên quan Đà Nẵng.

Trong tổng số 22 ca nhiễm mới trong cộng đồng cho tới nay, ít nhất hai ca được mô tả là trong "tình trạng nặng" và phải thở máy.

Một số nhóm y bác sĩ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được điều tới Đà Nẵng để hỗ trợ cho các ca "có bệnh nền" và giảm tải cho gánh nặng y tế của thành phố này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, nói "cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần "chia lửa" với Đà Nẵng, không phân biệt bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương hoặc địa phương với địa phương" và "không để xảy ra trường hợp nào tử vong".

"Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất.

"Đến thời điểm hiện nay, các tỉnh, thành phố như : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, đặc biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có nguy cơ có những người liên quan đến Đà Nẵng nhưng thành phố này hiện đang là ổ dịch.

"Do đó, cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần "chia lửa" với Đà Nẵng, không phân biệt bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương hoặc địa phương với địa phương", ông Đam nói.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin trước mắt sẽ tiến hành xét nghiệm khoảng 10.000 người là nhân viên y tế, bệnh nhân các bệnh viện được phát hiện có ca lây nhiễm, người dân ở khu vực nguy cơ và người nước ngoài.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh nhu cầu đặc biệt lưu ý đến tình trạng "người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam".

Ông Nhân được dẫn lời nói trong phiên họp ngày 28/7 rằng "đây là mối nguy cơ cao, từ đó yêu cầu mỗi người dân, mỗi gia đình phải chủ động phát hiện và thông báo kịp thời cho chính quyền và y tế địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng".

"Xác định rõ nguy cơ, nguồn bệnh là từ đâu thì từ đó mới có các giải pháp hiệu quả", ông Nhân nói thêm.

Tin cho hay trong ba ngày qua, có hơn 18.000 người dân từ Đà Nẵng về Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất

Được biết Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các quận huyện chủ động rà soát, kiểm tra xác minh trong cộng đồng dân cư những người đến từ Đà Nẵng từ ngày 1/7 hiện đang có mặt ở thành phố để áp dụng khai báo y tế.

Trong khi đó chính quyền Thành phố Hà Nội yêu cầu thực hiện rà soát "những trường hợp đi Đà Nẵng và trở về Hà Nội từ ngày 8/7/2020".

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung được dẫn lời xác định Hà Nội là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và do đó cần ngay lập tức thực hiện rà soát những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm từ "ổ dịch Đà Nẵng".

"Kết quả rà soát ban đầu của các quận, huyện cho thấy khoảng 15.000 đến 20.000 người từ Đà Nẵng trở về thủ đô", Chủ tịch Chung nói. "Mọi người tự giác chấp hành, vì chính quyền có đi rà soát cũng không thể hết",.

Tin cho hay ngành y tế Quảng Nam đưa hơn 10 người đi cách ly và sẽ lấy mẫu xét nghiệm sau khi những người này đã "bỏ trốn" khi đang trong diện phải cách ly ở Bệnh viện Đà Nẵng.

************************

Covid-19 : Hai thành phố lớn đã có các ca lây nhiễm từ Đà Nẵng

Thu Hằng, RFI, 28/07/2020

Ngày 29/07/2020, bộ Y Tế Việt Nam thông báo có thêm 8 ca nhiễm virus corona, đều liên quan đến bệnh viện ở Đà Nẵng, nâng số ca nhiễm trong năm ngày qua lên thành 30, trong đó có 26 ca là ở Đà Nẵng. 

dich10

Cán bộ y tế Cao Bằng kiểm tra sức khỏe các trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh minh họa : Sở Y tế Cao Bằng

Biện pháp cách ly xã hội, theo chỉ thị 16, được áp dụng triệt để trên phạm vi toàn thành phố Đà Nẵng để khống chế dịch, vì vẫn chưa tìm được dấu F0 (ca nhiễm đầu tiên). Virus corona có nguy cơ lan ra nhiều tỉnh thành trên cả nước do Đà Nẵng đón rất nhiều du khách tham quan trong thời gian qua.

Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 2 ca là một cặp vợ chồng. Người chồng có triệu chứng viêm phổi và được điều trị ở Đà Nẵng, sau đó đến điều trị ở Bệnh viện Quốc tế City, quận Bình Tân. Còn người vợ, chăm sóc chồng, cũng có triệu chứng nhiễm Covid-19. Một khách sạn nằm đối diện với bệnh viện Chợ Rẫy đã bị phong tỏa từ ngày 29/07 do cặp vợ chồng này đã lưu trú tại đây. Bệnh viện Quốc tế City cũng thông báo ngừng tiếp nhận bệnh nhân để khử khuẩn.

Hà Nội có từ 15.000 đến 20.000 người vừa từ Đà Nẵng và các vùng phụ cận trở về. Ca nghi nhiễm đầu tiên tại Hà Nội, được thông báo ngày 29/07, là một nam thanh niên, 23 tuổi, trú tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm. Chính quyền thành phố Hà Nội đề nghị những người từ Đà Nẵng về từ ngày 08/07 đến nay phải tự cách ly, khai báo y tế để lấy mẫu xét nghiệm. Vùng Cao nguyên cũng xuất hiện một số ca nghi nhiễm Covid-19, theo Reuters.

Trong cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 sáng 29/07, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo về tình hình dịch lây lan nhanh, hiện đã lan ra đến 7 địa phương, bao gồm cả Đà Nẵng và trong thời gian ngắn. Theo VnExpress, ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức tăng cường chống dịch, nhưng đồng thời không được "ngăn sông cấm chợ", mà từng địa phương có kịch bản ứng phó như giai đoạn đầu chống dịch.

Thu Hằng

*********************

Covid 19 : Việt Nam ngừng toàn bộ giao thông đi và đến Đà Nẵng

Anh Vũ, RFI, 28/07/2020

Theo Reuters, sau khi phát hiện 14 trường hợp nhiễm virus corona trong vòng 3 ngày tại thành phố Đà Nẵng, chính quyền Việt Nam đã quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa hoàn toàn thành phố du lịch miền trung này.

dich11

Cảnh sát đeo khẩu trang dựng rào cản trên một con đường tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) hôm 28/07/2020. Reuters - Stringer

Bắt đầu từ hôm nay, 28/07/2020, bộ Giao Thông thông báo ngừng toàn bộ các chuyến bay, các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ đi và đến Đà nẵng trong vòng 15 ngày. Thành phố Đà nẵng và các vùng phụ cận từ hôm nay trở lại với các biện pháp giãn cách phòng dịch gần như đã áp dụng tại Việt Nam hồi tháng 3 vừa qua. Hiện tại ngành hàng không chỉ dành ưu tiên một số chuyến bay để giải tỏa du khách ra khỏi thành phố sau khi có lệnh giãn cách xã hội.

Ngoài ra các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng đang được đặt trong tình trạng báo động, do Covid-19 có thể lan ra từ những khách từ Đà Nẵng trở về.

Thông tín viên RFI Frédéric Noir tại thành phố Hồ Chí Minh tường trình :

Quyết định giải tỏa số lượng lớn du khách được chính phủ ban hành khẩn cấp. Báo chí tại Việt Nam đăng các hình ảnh nhà ga sân bay Đà Nẵng chật kín người. Từ hôm thứ Bảy, các hãng hàng không trong nước đã thực hiện gần 100 chuyến bay mỗi ngày từ Đà Nẵng đến các thành phố trong nước.

Để bảo đảm đợt giải tỏa khách khỏi thành phố sẽ không góp phần làm lây lan thêm virus, chính quyền quyết định tất cả những người từ Đà Nẵng trở về sẽ phải được cách ly 14 ngày tại địa phương. Các biện pháp giãn cách xã hội cũng được áp dụng trở lại ở Đà Nẵng, nhiều người lo ngại các biện pháp sẽ còn được mở rộng ra các thành phố khác. Được biết một trong số người nhiễm vừa được phát hiện đã từng tới thành phố Hồ Chí Minh thăm người thân.

Dù chính quyền không chính thức khẳng định có liên quan giữa các ca dương tính mới với tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp, nhưng các nghi ngờ vẫn lan truyền trong dân chúng. Cần phải nói là từ tháng 5, gần 1.500 người đã bị bắt vì đã nhập cảnh lậu qua biên giới.

Dù đa phần trong số này là những người Việt Nam từ Trung Quốc trở về nhưng muốn tránh bị cách ly bắt buộc, báo chí còn chỉ ra trong số nhập cảnh lậu còn có các lao động người Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam đã ra lệnh cho công an trấn áp mạnh nạn nhập cảnh trái phép.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Mỹ Thuận, Bùi Thư, Cao Nguyên, Thu Hằng, Anh Vũ, RFA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Thả gà ra đuổi ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 28/07/2020

Thành ngữ ‘thả gà ra đuổi’ có ý nói tự mình làm khó cho mình.

Sáng 27/7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam. Trước đây Việt Nam đã phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau.

thaga1

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch.

Chủng mới này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.

Như vậy nếu đã khẳng định chủng mới này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây, thì tại sao lại đưa người ào ạt rời khỏi Đà Nẵng ?

Các ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng phát hiện ở Đà Nẵng, đến thời điểm này, nguồn lây nhiễm vẫn chưa xác định, trong khi đó từ Đà Nẵng đã xuất hiện thêm ca bệnh ở Quảng Ngãi khi thiếu niên này tới lui Đà Nẵng trong khoảng thời gian 14/7 đến ngày 22/7.

Tính tới chiều 27/7, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã lấy mẫu xét nghiệm khoảng 200 trường hợp có liên quan đến các ca bệnh 416, 418, 420 ở Thành phố Đà Nẵng. Trong đó, khoảng 170 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, số còn lại đang chờ kết quả, và có 2 ca cho dương tính virus SARS-CoV-2 lần 1, hiện đã được gửi mẫu vào Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm để có kết luận cuối cùng.

Nguy cơ phát tán nguồn bệnh từ Đà Nẵng là có thật, đặc biệt nơi đây thu hút lượng lớn du khách trong thời gian kích cầu du lịch nội địa. Vì thế, khoanh vùng dập dịch, hạn chế di chuyển người từ Đà Nẵng đến các địa phương là cần thiết để tránh dịch bệnh lây lan. Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo triển khai thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố Đà Nẵng theo Chỉ thị số 16 trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 27/7.

Tuy nhiên người đứng đầu chính phủ không rõ vì sao lại chần chừ và sau đó quyết định từ 0 giờ ngày 28/7 mới áp dụng việc "giãn cách xã hội trên toàn Thành phố Đà Nẵng với các nội dung đầy đủ trong Chỉ thị 19 ngày 24/4/2020 về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với mức độ cao".

Ngành hàng không đã rất nhạy trong bài toán kinh doanh, khi quyết định lập cầu hàng không gọi là để giải tỏa khách du lịch khỏi Đà Nẵng. Không ai rõ là trong số khách đó, có bao nhiêu người đang sinh sống ở Đà Nẵng đã chọn giải pháp ‘tỵ nạn dịch’ bằng cách rời Đà Nẵng để vào Sài Gòn, mặc dù biết họ là có thể đối mặt với việc phải chịu sự cách ly trong 14 ngày sau đó.

Dù rất chia sẻ với tâm lý du khách đang ở Đà Nẵng mong muốn rời khỏi vùng dịch bệnh càng sớm càng tốt, đồng thời nhiều khả năng khi trở về địa phương họ sẽ phải cách ly xã hội 14 ngày theo qui định (nhiều địa phương đã yêu cầu biện pháp này), song việc đưa người rời khỏi Đà Nẵng trong lúc này rất cần cân nhắc, để tránh tình trạng ‘thả’ nguy cơ ra, rồi lại tốn nhiều nguồn lực để ngăn lây nhiễm.

Nếu cần thiết, cả nước có thể vì Đà Nẵng hay một số địa phương có ca nhiễm, tập trung nguồn lực để thực hiện cách ly tại chỗ, cho đến khi dịch bệnh được khống chế. Làm như vậy chắc chắn việc khống chế, dập dịch sẽ đảm bảo hơn, ít tốn kém hơn ào ạt đưa người về các địa phương cách ly.

Tuy nhiên giờ thì mọi việc cũng là chuyện đã rồi.

Một đơn cử về nguy cơ khi gà đã thả ra thì khó thể đuổi để bắt lại : Nhà chức trách ở tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hôm sáng 27/7, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Công an tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp đến nhà chủ xe khách giường nằm Thanh Hường yêu cầu nhà xe cung cấp danh sách người đi cùng chuyến xe với bệnh nhân 419.

Nhà xe Thanh Hường từ chối cung cấp bảng danh sách này với lý do "xe ‘lụi’ nên không lưu danh sách". Lý do này cho thấy vừa vi phạm pháp luật trong kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, vừa ‘chẳng ai tin’ vì người dân phải gọi điện thoại đặt chỗ, đặt vé và hẹn địa điểm để nhà xe Thanh Hường đến đón.

Bước đầu lực lượng chức năng đã xác định được có 6 người của nhà xe Thanh Hường tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân 419 (F1), gồm 4 lái xe và nhân viên của 2 xe khách 76B-009.59 và 76B-010.24; 4 tài xế xe trung chuyển, gồm 76B-002.37, 76A-049.89 ở Quảng Ngãi và 76B-005.53 và 43B-024.26 ở Đà Nẵng; chủ xe 2 người. Trong số này hiện có 1 lái xe của nhà xe đã có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 28/07/2020

**********************

Covid-19 : Việt Nam giải tỏa 80.000 khách và phong tỏa một phần Đà Nẵng

Thụy My, RFI, 27/07/2020

Trước tình trạng virus corona lại khởi phát ở Đà Nẵng, ngành hàng không và đường sắt Việt Nam đang nỗ lực giải tỏa 80.000 người, hầu hết là khách du lịch nội địa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng phong tỏa một phần kể từ chiều nay, 27/07/2020.

dich1

Du khách chờ check-in ở phi trường Đà Nẵng. Ảnh ngày 26/07/2020.  Reuters - Stringer

Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng đang khai thác 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng được tăng chuyến để giải tỏa số lượng 80.000 hành khách đang kẹt lại ở thành phố này, dự kiến phải mất bốn ngày. Do số lượng khách cao kỷ lục, nhà ga quốc tế Đà Nẵng cũng được sử dụng cho các chuyến bay nội địa.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng tăng thêm hai chuyến tàu đến Đà Nẵng, miễn phí đổi hoặc trả vé cho đến ngày 12/08. Do bệnh nhân số 419 đã đi tàu từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ngày 21/07, những hành khách đi cùng chuyến đã được thông tin, và toàn bộ các toa xe được khử khuẩn.

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm dịch y tế tại sân bay và nhà ga xe lửa đối với những chuyến từ Đà Nẵng đến, và xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả những người từ Đà Nẵng trở về từ ngày 01/07. Hà Nội khuyến cáo những người về từ Đà Nẵng tự cách ly và khai báo y tế.

Theo báo chí trong nước, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phong tỏa một phần tại Đà Nẵng ngay từ chiều nay, tại khu vực có ba bệnh viện Đà Nẵng, C, Chỉnh hình & Phục hồi chức năng, bao gồm cả khu dân cư xung quanh. Tại đây người dân chỉ được ra ngoài để mua thực phẩm, thuốc men, không được tập trung quá 2 người.

Tuy nhiên, đã có 30 bệnh nhân và người nhà bỏ trốn khỏi bệnh viện Đà Nẵng - nơi chữa trị hai ca bệnh 416 và 418 đang rất nặng phải thở máy. Đặc biệt, theo quyền bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, virus xuất hiện ở Đà Nẵng là chủng mới, có thể từ nước ngoài, có đặc tính lây lan nhanh hơn. Bộ Y tế đã đưa mẫu lên ngân hàng gien thế giới để so sánh.

Trước dư luận đang xôn xao vì một số tài khoản trong những nhóm kín trên mạng xã hội quảng cáo dịch vụ đưa người qua biên giới tránh cách ly, giám đốc công an Đà Nẵng hôm nay cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam ba người, gồm một người Trung Quốc và hai người Việt. Vụ này sẽ sớm đưa ra xét xử vì tội "tổ chức nhập cảnh trái phép" để làm gương. Đến hôm nay Đà Nẵng đã phát hiện 60 người nhập cảnh trái phép, hầu hết là người Trung Quốc.

Trên lãnh vực thể thao, giải bóng đá V-League (vô địch quốc gia) và giải hạng nhất quốc gia bị hoãn lần thứ hai vì Covid-19, cho đến khi có lệnh mới.

Theo thông tin mới nhất, đã có thêm 11 ca Covid-19 liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 4 nhân viên y tế. Việt Nam hiện có 431 ca bệnh.

Thụy My

******************

Covid-19 : Thủ tướng Phúc nói không để Đà Nẵng "vỡ trận"

BBC tiếng Việt, 25/07/2020

Thủ tướng Việt Nam nói "có một bộ phận chủ quan, lơ là" không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch.

dich2

Thủ tướng Việt Nam nói "bình tĩnh không hoang mang".

Ông Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời phát biểu trong một phiên họp của Chính phủ ngày 25/07 sau khi giới chức y tế cùng ngày xác nhận một ca nhiễm Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng.

Bệnh nhân 57 tuổi, hiện đang được cấp cứu, có xét nghiệm dương tính ít nhất 5 lần tại những bệnh viện khác nhau, kể cả Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Ca nhiễm này chấm dứt 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng trên toàn quốc.

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị ngày 25/07 cho biết bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 416 tại Đà nẵng ''diễn biến nặng'', phải can thiệp ECMO và ngành y tế huy động mọi nguồn lực cứu chữa bệnh nhân này.

Thành phố Đà Nẵng cũng vừa được yêu cầu tiến hành xét nghiệm diện rộng sau ca nhiễm mới này.

Trong khi ông Phúc đánh giá cao cố gắng trong thời gian qua của các ngành trong nỗ lực phòng chống dịch Cocid-19, ông cũng nói rằng "có một bộ phận chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế".

"Với Đà Nẵng, tiếp tục điều tra, truy vết và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 một cách an toàn ; chỉ đạo, khoanh vùng, dập dịch, không để vỡ trận".

"Các biện pháp mạnh như áp dụng công nghệ, biện pháp trực tiếp như đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan", ông Phúc nói thêm.

Thủ tướng Việt Nam cũng đã yêu cầu kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép và yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp.

Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ án "tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép" và bắt giữ ít nhất ba người.

dich3

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 25/07 xác nhận ca nhiễm cộng đồng 416 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7 về phòng chống Covid-19

Tin cho hay nhà chức trách Thành phố Đà Nẵng đang tiến hành quá trình tổng kiểm tra người nước ngoài tại Đà Nẵng và "tập trung vào người Trung Quốc" cư trú trên địa bàn.

Các trường hợp nhập cảnh trái phép sẽ bị coi như trường hợp nghi nhiễm và áp dụng cách ly y tế theo quy định.

Báo Tuổi Trẻ ngày 25/07 đưa tin "lại phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng" trong đó có 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép (2 người đang cách ly tại bệnh viện và 7 người được đưa đi cách ly tập trung), ngoài ra có 14 trường hợp ''chưa khai báo tạm trú".

Công an Thành phố Đà Nẵng cho biết ngày 11/07 đã phát hiện 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và ngày 16/7 phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh lậu.

An ninh Sân bay Nội Bài ngày 23/07 phát hiện 2 hành khách Trung Quốc dùng ''giấy tờ giả'' định bay từ Hà Nội vào Tp HCM sau khi nhập cảnh "qua đường tiểu ngạch" từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Hà Giang.

Trong khi có lời kêu gọi "bình tĩnh không hoang mang" từ Thủ tướng Việt Nam, tỉnh Bắc Giang đã khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức và người dân tạm dừng đến Đà Nẵng trong thời gian này.

Văn bản chính quyền tỉnh ngày 25/7 nói "Những người từ Đà Nẵng về địa phương từ ngày 18/7 trở lại phải khai báo y tế và tự cách ly, theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà".

Quảng Ninh khởi tố nhóm 'giúp nhập cảnh trái phép'

Trong diễn tiến liên quan, ngày 25/7, công an Quảng Ninh cho hay đã khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng ở Thành phố Móng Cái để điều tra về hành vi "Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép".

Họ bị cáo buộc đã nhận đưa người từ Đông Hưng (Trung Quốc) nhập cảnh trái phép bằng bè xốp vượt sông biên giới mốc 1355, sau đó dùng xe máy đưa về trung tâm thành phố và nội địa của Việt Nam.

Ngày 10/6, họ đón 4 người Trung Quốc, khi đang di chuyển thì bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.

*****************************

Covid-19 : Việt Nam bị liên tiếp 3 ca nhiễm mới trong nước sau gần 3 tháng vô sự

Trọng Nghĩa, RFI, 26/07/2020

Bộ Y tế Việt Nam ngày 26/07/2020 thông báo là vừa phát hiện thêm 3 ca Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nâng số người bị nhiễm virus tại Việt Nam lên thành 420 người. Điều đáng ngại là đây là những ca lây nhiễm trong cộng đồng, chứ không phải là ca ngoại nhập. Các trường hợp mới này bi phát hiện sau ba tháng Việt Nam không ghi nhận ca mới nào trong nước.

dich4

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của cư dân trong một khu vực có bệnh nhân mới bị nhiễm Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 26/07/2020.  Reuters - Stringer

Theo Bộ Y tế Việt Nam, thì ca lây nhiễm mới nhất - mang ký hiệu BN420 - là một phụ nữ, 71 tuổi, cư ngụ tại Đà Nẵng, đã có những triệu chứng sốt, đau ngực, phải nhập viện hôm 22/07, và đến hôm 26/07 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.

Song song với ca nhiễm kể trên, còn bệnh nhân khác mang ký hiệu BN419, là một thiếu niên 17 tuổi, cư ngụ ở Quảng Ngãi, có triệu chứng sốt, ho nhẹ, hơi khó thở. Kết quả xét nghiệm ngày 26/7/2020 cũng cho thấy bệnh nhân này dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trước đó, đêm 25/07, giới chức Y tế cũng xác định được một ca nhiễm virus corona mới tại Đà Nẵng, nơi một người đàn ông 61 tuổi. Với các ca nhiễm mới này, Việt Nam đã bị tổng cộng 420 ca nhiễm Covid-19 được xác nhận chính thức.

Các ca lây nhiễm này xuất hiện trong bối cảnh từ ba tháng nay Việt Nam không ghi nhận thêm ca mới nào. Sự kiện đó làm dấy lên lo ngại về nguy cơ dịch bệnh trở lại hoành hành, điều đang được thấy tại nhiều nước Châu Á khác, và nhất là tại Châu Âu.

Trong tình hình đó, theo báo chí Việt Nam, chính quyền địa phương đang cân nhắc các biện pháp chặn dịch triệt để hơn. Kể từ chiều ngày 26/07, Đà Nẵng, một địa điểm du lịch quan trọng, đã quyết định tạm dừng đón du khách trong 14 ngày, đồng thời đề ra hàng loạt biện pháp như cho học sinh nghỉ học, dừng các hoạt động không thiết yếu.

Nhiều biện pháp cách ly cục bộ cũng đã được ban hành nhắm vào những đối tượng, thậm chí cơ sở từng có tiếp xúc với những người bị nhiễm.

Trọng Nghĩa

************************

Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội, Quảng Ngãi có ca dương tính

BBC, 26/07/2020

Tính đến chiều ngày 26/7, Việt Nam xác nhận đã có bốn ca lây nhiễm mới trong cộng đồng sau gần một trăm ngày yên ắng.

dich5

Giới chức nói có ba trường hợp ở Đà Nẵng và một ở Quảng Ngãi.

Trường hợp bệnh nhân 419 ở Quảng Ngãi, phát sinh triệu chứng từ 22/7 và có kết quả xét nghiệm vào sáng 26/7, trong thời gian vài tuần qua đã nhiều lần đi lại bằng giao thông công cộng tới Đà Nẵng để chăm sóc người thân đang chữa trị tại bệnh viện.

Được biết trong chuyến xe hôm 17/7 về Quảng Ngãi có một số người từ Bệnh viện C Đà Nẵng về cùng.

Bệnh nhân 420 ở Đà Nẵng, cũng được xác nhận dương tính hôm 26/7, đã nhập viện tại Bệnh viện C hôm 22/7.

Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội

Truyền thông Việt Nam cho biết từ 13h ngày 26/7, Đà Nẵng sẽ chính thức thi hành việc giãn cách xã hội, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bệnh nhân số 416, ở Đà Nẵng, được chính thức xác nhận dương tính với virus corona chủng mới hôm 25/7.

Sau đó, thành phố xác định có thêm hai bệnh nhân nữa, 418 và 420.

Bệnh viện Đà Nẵng, nơi đang điều trị cho hai bệnh nhân 416 và 418, và Bệnh viện C, sẽ thực hiện cách ly đối với toàn bộ nhân viên y tế, người phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam đã đưa 106 người có liên quan đến BN 416 và 418 đi cách ly tập trung.

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện cũng như các hội, đoàn thể, cơ quan trung ương, trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Thời gian bắt đầu thực hiện chỉ thị về việc giãn cách xã hội bắt đầu được tính từ 13h ngày 26/7 cho tới khi có thông báo mới nhất.

Bệnh nhân 418 có thể lây cho nhiều người

Trước đó, bản tin lúc 6g ngày 26/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã có thêm 1 ca bệnh Covid-19, tức bệnh nhân 418, tại Đà Nẵng. Bệnh nhân 418 năm nay 61 tuổi, cư ngụ tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 trong đêm 25-7 và hiện đang phải thở máy.

Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoang vùng, dập dịch.

Bộ Y tế đã thành lập ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng.

Được biết hiện ca 418 này cũng không rõ nguồn lây. Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

Tuy nhiên, theo báo Tiền Phong, vợ bệnh nhân 418 là một giáo viên có dạy kèm thêm, và như vậy hàng chục học sinh có nguy cơ lây nhiễm cao.

Báo Tiền Phong trích lời Trưởng trạm y tế phường Thanh Bình (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) cho biết cơ quan y tế địa phương đã nhanh chóng xác định được 5 người nhà là F1 của bệnh nhân số 418. Trong số 5 người này, vợ của bệnh nhân (F1) là giáo viên, có dạy thêm cho hàng chục học sinh, vì thế, hiện nay ngoài việc điều tra F1, thì công tác rà soát, điều tra F2 là học sinh của vợ bệnh nhân 418 cũng hết sức quan trọng.

Cơ quan y tế Đà Nẵng cho hay trong vòng 1 tháng nay, bệnh nhân 418, hiện đang sống với vợ và con gái, chỉ ở thành phố Đà Nẵng, không đi ra ngoại tỉnh, ít ra khỏi ở nhà, không tiếp xúc với người nước ngoài, tuy nhiên hàng ngày có uống cafe, ăn sáng khu vực xung quanh nhà, vẫn theo báo Tiền Phong.

Được biết trong vòng 14 ngày trước khi khởi bệnh, bệnh nhân có chăm sóc bố đang nằm điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Nhà bệnh nhân nằm cạnh nhà bố.

Bệnh nhân cũng tham gia một câu lạc bộ thơ nhưng lâu nay không sinh hoạt.

**********************

Việt Nam thông báo thêm 2 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

RFA, 26/07/2020

Việt Nam vào ngày 26/7 ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nâng tổng số ca bệnh trong cả nước lên 420.

dich6

Nhân viên y tế đo thân nhiệt người đi xem một trận đấu bóng đá ở giải V. League hôm 5/6/2020 - Reuters

Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cho biết như vừa nêu. Cụ thể ca bệnh số 420 là bệnh nhân nữ, 71 tuổi ngụ tại phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Hôm 12/7 nữ bệnh nhân bị sốt, đau ngực. Đến ngày 22/7 vào Bệnh viện C Đà Nẵng để điều trị. Mẫu bệnh phẩm được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng công bố dương tính với SARS-CoV-2 hôm 26/7. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh Viện C Đà Nẵng.

Tin cho biết trước khi được phát hiện mắc Covid-19, bệnh nhân này từng vào Thành phố Hồ Chí Minh thăm con gái ở tại phường 5, quận 11.

Còn ca bệnh 419 là bệnh nhân nam 17 tuổi ngụ tại phường Quang Phú, Thành phố Quảng Ngãi. Vào ngày 14/7, bệnh nhân này đến Bệnh Viện Chỉnh Hình & Phục Hồi Chức năng Đà Nẵng để chăm sóc người anh đang điều trị tại đó. Đến ngày 17/7, bệnh nhân về lại Thành phố Quảng Ngãi bằng xe khách ; trên xe đó cũng có một số người từ Bệnh viện C Đà Nẵng về Quảng Ngãi. Đến ngày 20/7 khi trở lại Bệnh Viện Chỉnh Hình & Phục Hồi chức năng thì có biểu hiện sốt. Sang ngày 22/7, bệnh nhân đi tàu về Quảng Ngãi và do thấy bị sốt, ho nhẹ, hơi khó thở nên đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Quảng Ngãi. Vào ngày 24/7 bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ngãi lấy mẫu bện phẩm gửi đi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Ngày 26/7, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, cơ sở điều trị 2, Khu Công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

**********************

Việt Nam đối mặt với tình trạng người Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh lậu tạo nguy cơ lây nhiễm Covid-19

RFA, 24/07/2020

Truyền thông trong nước hôm 24/7 cho biết an ninh sân bay ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Hà Nội vào tối ngày 24/7 đã phát hiện 2 hành khách Trung Quốc mang giấy tờ giả có tên Việt Nam định lên máy bay đi TP Hồ Chí Minh. Cả hai người trước đó đã nhập cảnh lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch ở tỉnh Hà Giang.

dich7

Một người lính biên phòng đeo khẩu trang phòng dịch ở cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn trên biên giới với Trung Quốc hôm 20/2/2020 - Reuters

Hiện cả hai hành khách này đều đã được đưa đi cách ly tại Bệnh viện Công an Hà Nội phòng lây lan Covid-19.

Theo Tuổi Trẻ, gần đây cơ quan chức năng Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp nhập cảnh qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc vào Việt Nam, có đoàn lên đến hàng chục người, gây ra nguy cơ lây lan Covid-19 rất lớn.

Gần đây nhất là trường hợp công an tỉnh Quảng Nam phát hiện 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đang lưu trú tại tỉnh này.

TP Đà Nẵng mới đây cũng phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và lưu trú tại thành phố này.

Việt Nam trong nhiều tuần qua không phát hiện thêm ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng tuy nhiên vẫn phát hiện thêm những ca nhiễm Covid-19 là người từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Y tế tính đến tối ngày 24/7, Việt Nam có tổng cộng 413 ca nhiễm Covid-19 từ đầu năm đến nay. Trong số này, 273 ca là người nhập cảnh được quản lý ngay.

Trường hợp mới nhất được ghi nhận là một thủy thủ người Myanmar làm việc trên tàu IPANEMA. Tàu này xuất cảnh Nhật Bản hôm 16/6 và nhập cảnh Cảng Hòn Gai của Việt Nam hồi ngày 23 tháng 6 vừa qua.

Người thủy thủ phải cách ly trên tàu, đến này 6/7 được đưa đi cách ly tại Khách sạn Vân Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đến ngày 9/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả lúc đó âm tính với SARS-CoV-2. Vào ngày 23/7, mẫu xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với chủng virus này.

Bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương Cơ sở 2

*******************

Việt Nam li cnh giác cao vì có ca Covid-19 mi trong cng đng sau 100 ngày

VOA, 25/07/2020

Hôm th By 25/7, Vit Nam quay tr li tình trng cnh giác cao đ đi vi virus corona, sau khi các quan chc y tế thành ph Đà Nng phát hin ra trường hp lây nhim đa phương ln đu tiên trong vòng ba tháng qua.

dich8

Mt trung tâm xét nghim nhanh Covid-19 Hà Ni, tháng 3/2020

Vit Nam đã áp dng các bin pháp cách ly nghiêm ngt và thc hin mt chương trình xét nghim tích cc và rng khp khi có đi dch, nh đó, tng s ca nhim được báo cáo ch là 417, và không có trường hp t vong nào.

Không có ca lây nhim cc b nào trong vòng 100 ngày cho đến hôm th Sáu 24/7, khi B Y tế cho biết mt người đàn ông 57 tui có kết qu xét nghim dương tính Đà Nng, mt đa đim có nhiu hot đng du lch.

Truyn thông nhà nước đưa tin vào ti 25/7 rng người đàn ông trong tình trng nguy kch, và các bác sĩ chuyên khoa đã bay t thành ph H Chí Minh đến Đà Nng đ điu tr cho ông y.

Nhà chc trách cho biết 50 người tng tiếp xúc vi bnh nhân đã b cách ly. B Y tế cho hay 103 người có liên quan đến bnh nhân đã được xét nghim virus nhưng tt c đu có kết qu âm tính.

B cho biết thêm hơn 11.800 người đang được cách ly trên toàn quc, bao gm 147 người ti các bnh vin.

Chính ph Vit Nam không đưa ra thông tin là người đàn ông đó đã nhim virus như thế nào, nhưng cho biết ông y đã không ri khi Đà Nng trong gn mt tháng qua.

Ban đu ông y được chn đoán b viêm phi. Xét nghim nhanh hôm 25/7 xác nhn là ông y nhim virus corona, nhà chc trách cho biết.

Ca nhim được phát hin đúng lúc Vit Nam chun b ni li các chuyến bay thương mi quc tế và cùng lúc hot đng du lch ni đa đang gia tăng mnh.

Ti 24/7, chính quyn th đô Hà Ni đ ngh mi người đeo khu trang tr li nhng nơi công cng.

Vit Nam vn cm các chuyến bay thương mi quc tế, nhưng các chuyên gia và công nhân lành ngh nước ngoài gn đây có th nhp cnh vi điu kin h phi tri qua cách ly bt buc.

Trong s gn 150 ca nhim được báo cáo trong 3 tháng qua, tt c đu là nhng người b cách ly khi đt chân đến Vit Nam.

(Theo Reuters)

Additional Info

  • Author Lynn Huỳnh, Thụy My, Trọng Nghĩa, BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Covid-19 : Vác-xin chưa có đã tranh mua tranh bán

Các tuần báo chính của Pháp ra tuần này tiếp tục xoay quanh đại dịch Covid-19. Các chủ đề chính tập trung vào những biến đổi sâu rộng trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh vì trận dịch kéo dài dai dẳng hơn nửa năm qua.

cov0

Covid-19 : Vác-xin, chưa có hàng đã tranh mua, tranh bán.  Reuters - Dado Ruvic

Với tựa lớn trang nhất "Nên chăng ta thay đổi cuộc sống ?", Courrier International đưa độc giả qua các thành phố lớn từ New York, Bruxelles, Paris cho tới Tokyo, nơi có những người dân đang tính đến việc thay đổi căn bản cuộc sống vì khủng hoảng dịch virus corona.

Đợt phong tỏa gần như toàn cầu để chống dịch Covid-19 vừa qua đã để lại những dấu tích trong cuộc sống con người nhất là ở các đô thị.

Chia tay với thành phố

Courrier International lấy lại một loạt các bài phóng sự của những tờ báo lớn của Châu Âu và Mỹ, ghi nhận thực tế mới là ngày càng đông người dân muốn rời các thành phố lớn về sống ở nông thôn hay ra ngoại ô, để được sống rộng rãi trong không khí thoáng đãng hơn. Phương thức làm việc từ xa lên ngôi càng thúc đẩy mạnh biến đổi xã hội này. Với một số khác, đợt phong tỏa vừa qua đã làm thay đổi nhiều cách sinh hoạt, ăn uống, cách suy nghĩ về cuộc sống…

Theo Courrier International, "khó có thể ước tính được số lượng người muốn thay đổi cuộc sống nhưng đó là hiện tượng toàn cầu". 

Chiếc xe đạp muôn năm ! 

Trong khi đó tuần báo L’Obs tập trung vào một thay đổi lớn được ví như là cuộc cách mạng trong cuộc sống của người dân Pháp. Đó là việc sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển đang trở thành trào lưu, cuốn hút đông đảo dân đô thị từ sau đợt phong tỏa. Tờ báo ghi nhận tại các thành phố từ lớn cho đến nhỏ, giờ đây xe đạp đang chiếm dần chỗ của xe hơi. Điều mà trước khi có trận dịch này, rất khó có thể quảng bá cho loại phương tiện đơn giản, thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe này. Xe đạp giờ đang trở thành phương tiện vừa thích ứng được các nhu cầu giải trí luyện tập sức khỏe cũng như di chuyển trong công việc. Theo con số thống kê được tờ báo dẫn thì có 65% dân Pháp di chuyển vì công việc hàng ngày trong khoảng cách 5 km, một quãng đường lý tưởng cho việc xử dụng xe đạp hơn là xe hơi về nhiều mặt.

L’Obs dành loạt bài phóng sự dài, gặp gỡ những người trong các lĩnh vực đời sống khác nhau để giải thích vì sao người dân Pháp đang ngày càng đông phát hiện ra tiện ích lớn của chiếc xe đạp. Với xe đạp, người dân sống trong xã hội hiện đại cảm thấy làm chủ được thời gian của mình, được tiếp xúc với môi trường sống và rất nhiều tiện lợi khác trong sinh hoạt hàng ngày người ta có thể khai thác ở phương tiện di chuyển rẻ tiền này.

Trong khi đó chủ đề chính của L’Express là làm sao cứu được ngành văn hóa, niềm kiêu hãnh của nước Pháp, đã bị đại dịch Covid-19 đánh quỵ chỉ trong vài tháng khi mà các nhà hát, các sân khấu kịch nghệ phải đóng cửa, các liên hoan, lễ hội văn hóa đều đã bị hủy bỏ. Theo con số thống kê chính thức, thu nhập trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn hóa Pháp đã bị mất 22,3 tỷ euro. Từ nhà hát, rạp phim, bảo tàng đến ngành công nghiệp biểu diễn, đều trong cảnh hoang tàn ảm đạm, chờ đợi Nhà nước cứu vớt.

Covid-19 : Vác-xin, chưa có hàng đã "mua tranh bán cướp"

L’Express chú ý tới vác-xin phòng ngừa virus, liều thuốc của hy vọng đang được cả thế giới mong đợi. Tờ báo đặt câu hỏi : "Có ai lại mua sản phẩm còn chưa có và chẳng ai dám chắc bao giờ thì có hàng ? Chắc chắn chẳng ai làm như vậy, trừ trường hợp đối với vác-xin phòng Covid-19 hiện vẫn còn ở trong giai đoạn nghiên cứu".

Thực tế là đang có rất nhiều quốc gia ký đơn đặt hàng trước với các nhà công nghiệp dược phẩm. Mục đích của họ là để phòng xa khi các nghiên cứu vác-xin cho ra sản phẩm có hiệu quả thì dân của nước họ sẽ được dùng trước.

Tờ báo đưa ra những con số chóng mặt về tiền đặt trước : "Hoa Kỳ đã chi cho các phòng thí nghiệm tới 3,5 tỷ euro. Công ty Novavax được nhận 1,4 tỷ euro với cam kết cung cấp cho thị trường Mỹ, tất nhiên là nếu có được vác-xin. Châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Pháp, Đức, Ý, Hà Lan cũng đã đặt trước tiền với công ty Astra Zeneca để có 300 triệu liều". Công ty này đã nhận của Mỹ 1 tỷ euro với cam kết cung cấp 300 triệu liều. Những thỏa thuận giao kèo như vậy sẽ còn xuất hiện thêm nhiều trong những tuần, những tháng tới, theo L’Express.

Có hiện tượng đó là vì nước nào cũng tính toán được thiệt hại kinh tế do đại dịch sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền bỏ ra đặt cho các nhà công nghiệp dược phẩm. Nhưng việc làm này cũng đặt ra vấn đề. Liệu các nước có chấp nhận mất hết số tiền đặt nếu vác-xin ra đời không có hiệu quả và giá thành sẽ ra sao, dù nhiều phòng thí nghiệm tuyên bố không lấy lãi trên sản phẩm này "trong thời kỳ đại dịch" ? Còn sau đó thì giá sẽ thế nào ?

Chưa có sản phẩm đã tranh mua mà còn cả tranh bán. Trong một bài viết khác, L’Express cho thấy làm thế nào mà vác-xin phòng Covid-19 của Viện Pasteur Pháp thành của Mỹ. Tuần báo cho hay, đến đầu tháng 8 này vác-xin phòng Covid-19 do Viện Pasteur của Pháp nghiên cứu sẽ lần đầu được thử nhiệm lâm sàng trên người. Chưa biết kết quả ra sao nhưng cách đây vài tuần, một trong những công ty bào chế dược phẩm lớn nhất thế giới của Mỹ, Merck-MSD đã mua bản quyền của vác-xin này. Chỉ có Merck mới có năng lực tài chính để tiến hành hoàn chỉnh các thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng và sản xuất hàng triệu triệu liều. Như vậy có nghĩa là, "vác-xin trong tương lai, thành quả nghiên cứu ban đầu của người Pháp giờ thuộc về người Mỹ nắm quyền sản xuất và thương mại và cả lời lãi nếu có".

Các chuyên gia y học và cả các cấp cao của chính quyền Pháp đã phải can thiệp để một phần sản phẩm ra đời phải được dành một phần cho người Pháp, tờ báo cho biết thêm.

Với L’Express [FN1] thì sự việc này là một thí dụ mới về việc Pháp luôn gặp khó khăn trong việc chuyển những phát hiện của các nhà khoa học của mình thành khiệu quả thương mại.

Châu Âu và bài toán khó Trung Quốc

Chuyển qua chủ đề chính trị quốc tế, vẫn trên tuần báo L’Express có bài : "Vấn đề Trung Quốc" đặt ra cho Châu Âu".

Bài báo cho hay, buổi lễ Quốc khánh Pháp 14/7 vừa rồi, trên khán đài có hai quan khách Mỹ kín đáo ngồi dự đó là cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O’Brien và người trợ lý Matt Pottinger. Họ có mặt ở Paris không phải với mục đích chính là xem diễu binh mà chủ yếu đề nghị gặp các đồng cấp Pháp, Đức, Anh và Ý để chỉ bàn về một chủ đề : Trung Quốc. 

Tuần báo Pháp cho biết Mattinger từng là thông tín viên của nhật báo Mỹ Wall Street Journal tại Bắc Kinh cho tới sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/09/2001 mới từ chức, rồi sau đó gia nhập lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Afghanistan. Giờ đây ông là một trong những người kiến tạo chủ chốt trong chiến lược chống Trung Quốc của Washington.

Người Mỹ hiện không khó gì tìm được lập luận chống Bắc Kinh : Từ hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Biển Đông, xử lý đại dịch virus corona cho đến luật an ninh quốc gia với Hồng Kông. L’Express nhận định, "chính quyền Trump đã chọn cách "kiềm chế" và "tách cặp", tức là phong tỏa Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, kinh tế, công nghệ, chính trị". Người Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh ở Châu Âu, Châu Á -Thái Bình Dương theo họ và nhằm cô lập Trung Quốc.

Theo tác giả bài viết, đúng là Châu Âu cũng ý thức được mối đe doa từ chế độ Bắc Kinh nhưng cũng không muốn mù quáng chạy theo một chính quyền Mỹ coi Liên Âu không còn là bạn, một chính quyền đang phá hỏng các công trình đa phương như rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran hay Tổ chức Y tế Thế giới… 

Châu Âu đang rơi vào thế khó : Làm sao chọn được đường đi của riêng mình mà vẫn không làm phương Tây bị chia rẽ, điều chỉ có lợi cho Bắc Kinh ? Làm sao bảo vệ lợi ích của mình mà vẫn không thờ ơ với số phận người Duy Ngô Nhĩ hay Hồng Kông ? Và cuối cùng là làm sao xác quyết toàn vẹn chủ quyền Châu Âu một cách hài hòa ? Thế nhưng cuộc họp tại Paris ngày 14/07 nói trên cho thấy "vấn đề Trung Quốc" đã trở thành trọng tâm dù Châu Âu có muốn hay không, bài viết kết luận.

Đổ xô đến Sao Hỏa 

Phần cuối mục điểm báo dành cho thông tin khoa học. L’Obs trong bài "mục tiêu Sao Hỏa" cố gắng giải mã các chương trình đi tới Sao Hỏa đang diễn ra tấp nập chưa từng thấy trong tháng này.

Ba chuyến thám hiểm quốc tế tới hành tinh đỏ đã diễn ra trong ít ngày vừa rồi. Trong đó tham vọng lớn nhất là dự án của Cơ quan Không gian Mỹ Nasa, hứa hẹn năm 2031 sẽ mang về trái đất những mẫu sự sống trên Sao Hỏa, tất nhiên là nếu tìm thấy. Tất cả các chuyến bay vừa khởi hành mới chỉ ở đoạn đầu của một hành trình dài nhiều tháng.

Ngoài dự án của Châu Âu ExoMars đã bị hoãn lại đến năm 2022, trong tháng 7 này có ba chuyến bay không người lái cùng điểm đến là Sao Hỏa. Trước tiên đó là dự án Hope do Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chi tiền, đã được phóng ngày 20/07. Tiếp đó đến dự án Trung Quốc và ngày 30 tháng 7 tới đến lượt dự án của Nasa mang tên Sao Hỏa 2020. Trong các chương trình nói trên, dự án của Mỹ được coi có tham vọng hơn cả, không chỉ hy vọng tìm ra và mang về các mẫu sự sống trên Sao Hỏa mà còn tình chuyện thương mại hóa các chuyến bay đến hành tinh đỏ.

Anh Vũ


 [FN1]

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Người ngoài phi thán phc tinh thn phn kháng ca dân M. Chính ph ra lnh nhưng không đng ý thì h cương quyết không theo. Người Vit Nam mình cũng lâu lâu bướng bnh như vy, "Quan có cn nhng dân không vi Quan có vi quan li quan đi !"

Người ngoài li càng kinh ngc khi thy nhiu người M vn ph nhn cơn bnh dch Covid-19 là có tht ! H không thy con s người chết là đáng ghê s !

mask1

Nhiu người M vn ph nhn cơn bnh dch Covid-19 là có tht và chống đeo khẩu trang – Hình minh ha.

Tiu bang Utah đã yêu cu khi ra khi nhà ai cũng phi đeo mng che ming và đng cách xa nhau, đc bit là hc sinh khi đi hc tr li. Vy mà trong mt cuc hp đ tham kho ý kiến dân chúng v vic m ca li các trường, mt trăm người đến d đi đa s không đeo mng, cũng không cách ly. Ban t chc phi gii tán bui hp trước khi bt đu, và b la li n ào phn đi.

Báo Salt Lake Tribune thut li mt người nói vi nhà báo, rng đeo mng che ming "s làm b não ri lon", qu quyết, "Tôi chc chn s không cho con tôi đi hc đ đu óc nó b hư !" Mt bà, đã có năm đa cháu ni ngoi, nói : "Toàn là nói di ! Covid là mt trò ba đt, bp bm ! Trò chính tr nhơ bn !"

Chúng ta có th chp nhn vic bt đng ý kiến. Ai thích đeo khu trang, ai phn đi, c gi ý kiến ca mình. Nhưng đến lúc này, sau gn na năm k t khi bnh xut phát Vũ Hán, ti sao nhiu người còn nghĩ rng tt c cơn bnh dch Covid là ba đt ? Ti ngày 17/07 va ri, 138.359 người M đã chết vì con vi khun Corona. Utah cũng có hơn 230 người chết ! Trong mt ngày c thế gii có gn 250 ngàn ca bnh mi, nước M hơn 77 ngàn, gn mt phn ba.

Ông Chuck Woolery, nhân vt rt ni tiếng trên ti vi, hôm Ch Nht ri còn "tuýt" rng "V la bp ln nht là Covid-19. Ai cũng nói láo hết ! CDC, Truyn thông, Đng Dân ch, các Bác sĩ". Ngày hôm sau, ông báo tin con trai ông đã b bnh. Ngày Th Tư, chương mc Twitter ca ông ngưng hot đng.

Tht không hiu ni ! Gn 140 ngàn người chết trong ba bn tháng qua, nhng người chết đó là ba đt c sao ?

mask2

Mitch McConnell, nhà lập pháp hàng đầu của đảng Cộng hòa, đeo mặt nạ. AP

Mt nguyên nhân gây ra thái đ nghi ng này là chính tr. Đeo mng hay không đeo mng là bày t mt thái đ chính tr. Tôi đeo mng tc là tôi chu thua my người ra lnh tôi đeo mng ! Không đi nào ! Nhưng các v thng đc tiu bang đã ra lnh dân chúng đeo mng thuc c hai đng Cng hòa và Dân ch ! Thng đc Ytah, ông Gary Richard Herbert thuc đng Cng hòa.

Cũng có th người ta phn đi không đeo mng vì bo v nguyên tc, quyn t do cá nhân. Nhiu chc năm trước đây M cũng ni lên các phong trào chng cài giây lưng an toàn khi đi xe hơi, chng lnh cm hút thuc, lnh bt đi nón ph đu khi lái xe gn máy. Các ca tim vn treo bng "không mc áo, không đi giy, không được vô no shirt, no shoes, no service", sao mi khách ram vn chp nhn ?

Có l nguyên nhân ln nht khiến người M chng đeo mng, ph nhn mi nguy him ca bnh dch, là do tâm lý.

Con người xưa nay vn thế ! Chúng ta có khuynh hướng coi thường nhng mi nguy him đến t thiên nhiên, nhưng li phn ng rt mnh trước nhng điu khó chu, nhng thit hi do người đng loi gây ra. Các bác sĩ nói rng các người ln tui hoc đang b bnh tiu đường, cao áp huyết, mp phì, b coronavirus tn công s d chết. Khi đó thì ai cũng đng ý vì thy mình không thuc loi người này. Nhưng khi thy ai không cho mình vào trong tim vì không đeo mng thì ngã mn ni lên bng bng ; có ông gin quá sách súng đến bn chết người !

Các nhà tâm lý cũng nhn xét rng chúng ta ch mun nuôi hy vng và ph nhn nhng nguy him, thích nghe nhng tin tc ngt ngào hơn là nghe nhng li báo đng. Trong th trường chng khoán, nhiu người không chu bán c phiếu mình đang có dù giá liên tiếp đi xung.

Người ta đã thí nghim, mi mi người chn mt trong hai gii pháp ngăn chn bnh dch. Gii pháp th nht được trình by là s giúp mt phn ba dân s sng sót, s còn li thì không thoát. Theo gii pháp th hai thì hai phn ba s chết, nhưng tt c có th sng sót vi xác sut bng mt phn ba.

Sau khi thí nghim nhiu ln, hu hết mi người chn gii pháp th nht.

Nhưng thc ra hai gii pháp nêu trên đưa ti kết qu ging ht nhau ! Ch có cách đt câu hi là khác thôi ! Câu hi trước nêu kết qu có bao nhiêu người sng, còn câu sau nói ngay đến s người s chết !

Có l nhiu người M ngay t đu đã ph nhn tt c trn dch Covid-19 này là chuyn ba đt cho nên h đã t chi tin có người chết vì bnh. Vì thế, khi s t vong ram lên thì h cũng không còn xúc đng. Khi không có ai chết mà thy mt người chết thì mình thy là quan trng. Nhưng người ta nghe tin tc đó mà không tin. Đến khi con s người chết t 130.000 tăng lên 130.100 người thì mi người thy 100 người chết cũng không đáng đ ý. Nghe con s chết ram mãi thy quen, trong ram dng ram.

Nước M lo vic m li ca các trường hc. M ca trường hc chc chn cn thiết và ích li cho nn kinh tế hơn các quán rượu. Các tiu bang đã tng cho phép các bar rượu m nay nhiu nơi đã đóng li. Nhưng vn đ hc sinh có phi đeo mng hay không cũng biến thành mt cuc tranh lun chính tr.

đa phương tôi đang sng, hi đng giáo dc qun ra ch th m ca các trường nhưng không yêu cu thy giáo, hc trò đeo mng. H còn nói rõ rng vic đeo mng không có lý do khoa hc, li còn nguy him na !

Đúng là cnh con đà điu chui đu xung cát ! Nếu đeo mng nguy him thì ram t người trên thế gii đã và đang đeo mng h đã sao chưa ?

Đeo mng ích li như thế nào, không cn nhiu công trình nghiên cu khoa hc chng minh ! Ch cn quan sát và suy nghĩ mt cách gin d thì ai cũng thy đeo mng có ích. Khi tt c cùng đeo mng thì cũng ging như c xã hi đã mua mt th bo him y tế !

Th la chn hai đàng. Nếu ai cũng đeo mng thì nhiu người s tránh được, không mc bnh, không chết. Nếu có mt s người không đeo mng thì trong đó có người cha sn vi khun s truyn đi làm cho người khác có th chết.

Ti sao chính quyn các tiu bang M đu bt buc dân phi mua bo him khi lái xe, ai cũng tuân lnh, mà bây gi li t chi không đóng góp mt chút giúp c nước cùng mua bo him ngăn chn bnh dch ?

Đài Loan, ngay t đu năm 2020 khi nghe tin có người chết Vũ Hán, bà tng thng Thái Anh Văn xut hin, đeo mng che ming, điu đng gung máy y tế và quân đi cùng dân chúng chng bnh dch.

Cho ti nay Đài Loan ch có 7 người chết vì coronavirus. Ti tiu bang Florida, vi dân s tương đương, đã hơn 4.800 người chết. Ông thng đc tiu bang sut my tháng tri nht đnh không tin vic đeo mng có ích li gì.

Nước M may mn có Bác sĩ Anthony Fauci, khuôn mt ni bt t gn na năm qua. Ông mi tr li phng vn trên Facebook, đã khuyến cáo các em hc sinh phi đeo mng. Ông Fauci năn n : "Các cháu làm ơn nghĩ đến trách nhim ca mình đi vi xã hi ; các cháu s đóng góp phn cho gii pháp ngăn bnh dch ch không đ mình thành mt nguyên nhân gây ra vn đ khó ram !".

Vic đeo mng trước hết là là tránh không truyn con vi khun qua người khác, nếu mình đã mang trong người. Nhưng nó cũng giúp mình tránh, không hít các con vi khun mà người khác tung ra không khí. Không tránh được 100 phn ram, nhưng dù ch tránh được mt na, hay 30% cũng đáng công bt cái mũi mình đ đ phòng ! Không biết ai là người đang cha vi khun, không biết lúc bào h s ht hơi, ho, nói ln tiếng, hô khu hiu khi tp hp biu tình, hay trò chuyn trong quán rượu n ào.

Ai cũng biết thanh thiếu niên ít b mắc bnh Covid-19. Nếu nhim vi khun, các em cũng không thy st, không ho. Nhưng các em lúc nào cũng có th đang cha các vi khun đó, có th truyn qua cha m, ông bà, thy giáo. Và nhng người này li có th truyn sang người khác.

Ai s là nhng nn nhân đu tiên khi các hc sinh không đeo mng ?

Các thy cô giáo s tr thành các "chiến sĩ tin tuyến" mà không được bo v k như các nhân viên bnh vin. Gn mt na nhng v mc bnh được truyn t nhng người có vi khun nhưng không st, không ho. Mt phn tư các giáo viên M trên 65 tui. T l nhng người b tiu đường, cao áp huyết và mp phì cũng cao bc nht thế gii. Nếu mt cô giáo b truyn bnh thì cô có th đem vi khun đi sang cho nhiu lp, nhiu hc hc sinh khác, và gia đình ca h. Nếu mt hc sinh b bnh thì các bn hc cùng, chơi cùng có th b lây nhim.

Không th nào đem tt c hc sinh và thy cô giáo làm thí nghim, th coi nếu không ai đeo mng thì hu qu ra sao ! Phi đeo mng che ming, vì đó là mt th bo him chung !

Có l tt c chúng ta nên lng nghe li khuyên ca Bác sĩ Fauci : Hãy nghĩ đến trách nhim ca mình đi vi c xã hi.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 20/07/2020

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Biệt đi’ các bà các cô may khẩu trang cho cộng đng yếu thế Mỹ (VOA, 12/07/2020)

Duyen Tran và Mai-Linh Hong là hai trong số nhng thành viên gc Vit ca nhóm Auntie Sewing Squad, mt mng lưới vi hàng trăm tình nguyn viên trên khp nước M tham gia may khu trang cho nhng cng đng d tn thương và ít được quan tâm.

viet1

Duyen Tran hàng đêm dành khoảng 3 tiếng đng h đ may khu trang cho nhóm Auntie Sewing Squad, một mng lưới vi hàng trăm tình nguyn viên trên khp nước M cung cp khu trang min phí cho nhng cng đng d tn thương và ít được quan tâm.

"Hàng ngày sau bữa ti, tôi dành khong 3 đến 3 tiếng rưỡi đ may", Duyen, mt người nhp cư cùng gia đình vào M năm 1992 khi cô mi 4 tui và hin đang sng Los Angeles, California, nói. "Tôi luôn mong ch lúc đó bi vì nó giúp tôi cm thy được kết ni vi nhng người khác trong lúc chúng ta phi cách ly toàn xã hi và đ biết rng tôi đang đóng mt vai trò thông qua chiếc máy may ca mình".

Duyen đã may 1.200 khẩu trang min phí cho nhng người có nhiu nguy cơ, như nhng công nhân nông tri Oxnard, California, hay những người th dân ca cng đng Navajo Nation cũng như nhng gia đình không giy t Maryland và các gia đình đang xin t nn Texas.

Duyen chưa bao gi hc may nhưng cô ln lên vi s quan sát cũng như giúp đ khi m cô, là mt th may, và b, cùng làm trong một ca hàng may đ, nên đã nhanh chóng phát trin được k năng may vá, mà cô gi là di sn ca gia đình, đ đóng góp vào nhóm Auntie Sewing Squad.

Dù đã bận bu vi vic may khu trang min phí hàng đêm trong 3 tháng qua nhưng Duyen, tng có 10 năm làm về giáo dc sc khỏe cng đng, không cm thy b đo ln trong cuc sng mà trái li, cô cm thy cuc sng có ý nghĩa hơn khi làm ra nhng thiết b giúp bo v cuc sng ca người khác trong đi dch.

viet2

Mai-Linh Hong và con trai 4 tuổi bên chiếc máy may mà cô dùng đ may khu trang cho nhóm Auntie Sewing Squad. (Photo courtesy of Mai-Linh Hong)

Cũng như Duyen, Mai-Linh dùng k năng may vá mà cô hc t m mình, người đã đưa gia đình cô ti M t nn vào đu thp niên 1980 khi cô mi vài tui, để đóng góp cho nhóm.

Mỗi ngày, Mai-Linh may được khong 20 khu trang và các sn phm ca cô được chuyn t Pennsylvania ti nhiu cng đng d tn thương trên khp nước M, gm người th dân M, người nhp cư và người đang tìm cách được t nn.

Mẹ ca Mai-Linh, hiện đang sng Virginia, cũng tham gia may khu trang cho nhóm. Mai-Linh còn đang truyn cm hng cho đa con trai 4 tui ca mình v k năng may vá, và là mt giáo viên, cô nói s kết hp k năng này vào vic ging dy ca cô trường. Mai-Linh lấy cảm hng t Giáo sư Grace J Yoo ca trường Đi hc Tiu bang San Francisco, người đang dùng khóa hc hè ca mình đ dy các sinh viên may khu trang đóng góp cho nhóm Auntie Sewing Squad.

"May vá là kỹ năng sinh tn", Mai-Linh nói. "Qua may vá, tôi thông hiểu được vic m tôi đã phi xoay x thi t nn".

Cả Duyen và Mai-Linh tham gia nhóm Auntie Sewing Squad qua mng Facebook t đu tháng 4.

‘Biệt đi các bà cô may vá’

Khi Kristina Wong, một ngh s bin din Los Angles, đăng mt tm hình ca bn thân đeo 1 chiếc khu trang t chế kèm nhng li nhn trên trang Facebook cá nhân trong đó viết "Nếu bn b suy gim min dch mà không có khu trang, tôi có th gi cho bn mt chiếc nếu bn không n hà nhng đường ch ln xn. Nó được may bng máy Hello Kitty của tôi", cô không nghĩ rng đó là khi đim ca mt mng lưới ca hơn 800 thành viên trên toàn nước M.

Chỉ vài ngày sau khi Kritina Wong đăng li gi tng khu trang min phí, cô nhn được khong 200 đ ngh, trong đó có nhng "li đt hàng" t người làm công tác xã hội và y tá, ti thi đim California đang bt đu "bế quan tỏa cng" vì đi dch virus corona bùng phát. B ngp vì "đơn hàng" ào t đ v, Kristina Wong phi tìm kiếm s giúp đ qua Facebook. "Bn có th may không ?" là dòng đăng ti ca Kristina Wong trên Facebook đánh dấu s ra đi ca ‘Auntie Sewing Squad’ – nhóm nhng ch em may vá vi các tình nguyn viên ch yếu là ph n ca các sc dân thiu s trên khp nước M.

Ban đầu nhóm may khu trang cho các bnh vin nhưng gi đây khi các y tá đã được trang b đy đ, Kristina Wong nói, nhóm chuyn sang cung cp cho các cng đng không th tiếp cn được khu trang, thm chí nhng loi r tin, vì đói nghèo hoc trong nhng tình trng như không có đin, nước.

"Họ là nhng người làm trong các trang trại, nhng người va ra khi tri giam, nhng người vô gia cư, các cng đng người th dân như Navajo Nation, nhng người không có giy t đang tìm nơi lánh nn ti biên gii", Kristina Wong nói và cho biết danh sách yêu cu c dài ra mãi.

Kristina Wong ước tính nhóm Auntie Sewing Squad may khong hơn 5.000 khu trang mi tun.

"Tôi nhớ là có ngày thi đim năng sut nht ca mình tôi may đến 35 khu trang mt ngày và tôi đã kit sc", Kristina Wong nói. "Gi đây các ch em có người có th may đến 100 chiếc mt ngày. H tht là đáng kinh ngc".

Giờ đây, cô hu như không may khu trang na vì bn bu vi vic điu hành nhóm mà cô gi là mt "nhà máy", đang vn hành hoàn toàn t ngun đóng góp tài chính ca nhiu cá nhân và t chc qua Donor Box.

Trong những ngày đu hot đng, cách đây khong 3 tháng, các ca hàng vi phi đóng ca vì vy nhóm phi cht vt v ngun cung, Kristina Wong cho biết. T ngun hiến tng ca bn bè bng qun áo cũ, vi vn, dây chun hay băng đô t bn bè, cô cho biết nhóm đã dùng chúng để làm thành khu trang.

Giờ đây, quy trình được chuyên nghip hóa hơn khi mt s ch em tìm ngun nguyên liu, nhng người khác chuyên ct vi và lun dây chun, và mt s khác thì chuyên may. Có nhng "bà cô" được giao nhim v chuyên giám sát việc chuyn đ đ đm bo khu trang được đưa đến nơi.

Khi các cuộc biu tình sau cái chết ca người đàn ông M gc Phi, Goerge Floyd, dưới tay cnh sát da trng, Auntie Sewing Squad đã cung cp khu trang min phí cho nhng người tham gia biu tình. Với vic làm đó, Mai-Linh cho rng Auntie Sewing Squad còn là mt nhóm rt có "nhn thc v chính tr và xã hi".

Đối vi Duyen, cô nhn thy ý nghĩa ca nhng gì mà Auntie Sewing Squad mang li theo cách nhìn ca đo Pht. "Khi tôi may khu trang cho nhng công nhân nông trại Oxnard, tôi thy cm đng vì biết rng nhng khu trang tôi may s được đeo trên mt nhng người thu hoch thc phm mà sau đó s được đưa lên bàn ăn ca tôi".

Auntie Sewing Squad là một ví d đin hình v s kết ni và theo Duyen, "nó là bài học tt nht đ thy tt c chúng ta cùng kết ni thế nào gia đi dch này".

Đối vi Kristina Wong, gn 4 tháng va qua là mt cuc chy đua marathon và cô không biết Auntie Sewing Squad s tiếp tc bao lâu na nhưng mt điu cô biết chc là chng nào còn nhn được yêu cu t nhng cng đng d tn thương thì nhóm còn tiếp tc may khu trang min phí. Đó là cách đ Auntie Sewing Squad nói rng : "Tôi mun bn có được s bo v này. Tôi mun bn thy được s chăm sóc ca chúng tôi".

Duyen nói cô sẽ tiếp tc may khu trang cho ti khi đi dch kết thúc. Còn Mai-Linh cũng s dành nhng thi gian rnh ri ca cô đ tiếp tc may nhng chiếc khu trang đy ý nghĩa cho đến khi nào chúng không còn cn na.

*********************

Người Việt tại Mỹ chung tay góp sức vì đại dịch (VOA, 11/07/2020)

Một t chc phi li nhun ca người M gc Vit vùng th đô Washington t chc bui phát thc phm tươi min phí, tiếp tc đáp ng phn nào nhu cu ca người dân trong mùa dch.

viet3

Tìm nhau trong đại dịch : Kết nối nhà hàng gặp khó khăn với người khốn khó

Chương trình mang tên "Grab & Go" do Nhà Vit Nam bang Maryland t chc vào th By tun này s cung cp 300 thùng nông sn tươi cho cư dân thành ph Silver Spring. Đây s là ln đu tiên mà đi tượng nhn tr giúp được m rng đ không ch bao gm người gốc Vit mà còn nhng sc dân khác, người ph trách chương trình cho biết.

Ông Nguyên Lê, Giám đốc Chương trình ca Nhà Vit Nam Maryland, nói t chc ca ông đã thc hin 12-13 đt phân phát thc phm min phí ch yếu phc v cng đng người Vit. K t khi đại dch Covid-19 bùng phát, t chc ca ông đã hp tác vi nhà chc trách Qun Mongomery đ tăng cường các hot đng t thin này và m rng đi tượng phc v.

"Theo dự tính s bao gm cng đng người nói tiếng n Đ, người nói tiếng Tây Ban Nha và nói tiếng -rp", ông nói.

Ông cho biết thêm cách thc phân phát cũng khác nhng ln trước vì nhng lo ngi v s lây lan ca virus. Người nhn s lái xe đến đa đim phân phát đ nhn h tr thay vì các tình nguyn viên ca t chc đến tng nhà như trước đây. Mọi người cũng được yêu cu tuân th quy đnh v giãn cách xã hi.

Những thc phm được phân phát là nhng nông sn tươi do nông dân cung cp trc tiếp t nông tri ca mình, ông Nguyên nói. Chúng bao gm các loi rau c qu tùy theo mùa và tt c đu là sản phm tươi mi.

Ông cho biết trong nhng thùng hàng đã được đóng gói đ phân phát ln này có các loi trái cây như dâu tây, mâm xôi đen (blackberry), táo, đào và anh đào cùng vi các loi rau c như bí, ci xoăn (kale), xà lách, cà rt và khoai tây.

"Thông thường mt thùng có ít nht ba loi rau qu tr lên. Theo ước tính ca chúng tôi, mt thùng đ cho hai v chng và hai đa con s dng trong mt tun. Đó là lý do ti sao bên Qun Montgomery thông qua Nhà Vit Nam cung cp thc phm đnh kỳ hàng tun", ông Nguyên nói.

Ông giải thích thêm :

"Chính phủ đa phương mua trc tiếp t nông dân đ h có thu nhp và yên tâm sn xut. Sau đó nhng thc phm này được đóng gói và đm bo cht lượng và thông qua nhng t chc như Nhà Vit Nam phân phát cho cng đng".

Ông Nguyên nói nhu cầu thc phm trong mùa dch hin ln hơn s lượng thc phm được cung cp, căn c trên s người đến các bui phân phát thc ăn trước đây mà Nhà Vit Nam đã t chc cũng như nhng người người liên lc vi t chc đ xin thêm thc phẩm.

Ông cho biết ban t chc s da vào s lượng người đến bui phân phát đ t đó có th cân nhc điu chnh s lượng thc phm cung cp.

Nhà Việt Nam hin đang làm vic vi Ngân hàng Thc phm ca khu vc th đô đ m rng ngun cung ng trong tương lai.

"Trong thời gian ti, Nhà Vit Nam s có cơ hi đ cung cp thc phm cho cng đng mang tính thường xuyên hơn và ngun thc phm s n đnh hơn rt nhiu. Nó không ch dng li trong mùa dch mà sut quanh năm", ông nói.

Additional Info

  • Author VOA tổng hợp
Published in Việt Nam

Syria : Liên Hiệp Quốc hồi phục cứu trợ nhân đạo, nhưng bị bó hẹp (RFI, 12/07/2020)

Sau một tuần lễ chia rẽ và ít nhất bảy lần bỏ phiếu, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 11/07/2020 đã cho phục hoạt các chương trình viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tại Syria, nhưng với chỉ còn một đường độc đạo để tiếp tế.

trungdong1

Một góc trại người tị nạn Syria tại Idleb, Alep, gần thành phố Maaret Misrin, tây bắc Syria, ngày 11/07/2020. Omar Haj Kadour / AFP - MAR HAJ KADOUR / AFP

Nghị quyết do Đức và Bỉ đề nghị, theo đó chương trình trợ giúp nhân đạo qua hai cửa khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ và kéo dài thêm sáu tháng, bị Nga và Trung Quốc phủ quyết với lập luận chỉ cần một hành lang. Cuối cùng hai bên đi đến thỏa hiệp : Một hành lang nhưng kéo dài trong một năm.

AFP nhắc lại số ngả đường để gởi hàng viện trợ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ đến Syria giảm dần trong những thời gian gần đây : Ban đầu là 4 cho đến tận tháng 12/2019, rồi giảm xuống còn 2 đến thứ Sáu 10/7 và bây giờ chỉ còn lại một ở vùng tây bắc Syria. Những chốt chuyển hàng xuyên biên giới vừa bị đóng cửa cách nay vài giờ ngày 11/7, do các nhà ngoại giao đã không kịp đạt được một đồng thuận mới.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten tường thuật :

"Đây là một trong những cuộc tranh luận gay gắt nhất mà các thành viên của Hội Đồng Bảo An đã đối đầu nhau kể từ đầu năm nay, và nước Nga đã thắng trong cuộc chiến sau cùng khi buộc các thành viên khác của Hội Đồng phải chấp nhận đi theo ý kiến của Nga là chỉ có thể sử dụng một điểm xuyên biên giới duy nhất để chuyển hàng viện trợ qua ngả tây bắc Syria. 

Tuy nhiên, 13 thành viên khác của Hội Đồng phải mất đến ba lần, cảnh báo những hậu quả nguy kịch có thể có nếu đóng cửa điểm trung chuyển gần vùng Alep đối với 1,3 triệu thường dân tị nạn. Không chút động lòng, Matxcơva trước đó cho rằng cứu trợ nhân đạo kể từ giờ phải được đưa đi từ trong nước, với sự chấp thuận của Damas. Nga không ngần ngại sử dụng hai lần quyền phủ quyết liên tiếp, nhờ sự tiếp sức của Trung Quốc để đạt mục đích của mình.

Đức và Bỉ, đồng tác giả của nghị quyết không còn chọn lựa nào khác đành đề nghị một cuộc bỏ phiếu sau cùng ngày hôm qua để giữ lại một điểm trung chuyển duy nhất dẫn đến Idleb, bằng không, tất cả mọi ngả vào sẽ bị đóng cửa. Anh Quốc tố cáo Nga và Trung Quốc chính trị hóa cứu trợ nhân đạo tại Syria."

RFI tiếng Việt

******************

Thổ Nhĩ Kỳ chuyển đổi bảo tàng thành nhà thờ Hồi Giáo (RFI, 11/07/2020)

Hôm 10/07/2020, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo là viện bảo tàng Hagia Sophia, nguyên là một nhà thờ Chính Thống Giáo Đông Phương, sẽ được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi Giáo, bất chấp các cảnh báo của nước ngoài.

trungdong2

Một góc bên ngoài công trình Hagia Sophia tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ được chuyển thành nhà thờ Hồi Giáo. Ảnh chụp ngày 02/07/2020. Reuters - MURAD SEZER

Tòa án hành chính cấp cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận yêu cầu của nhiều hiệp hội, hủy bỏ quyết định của chính phủ năm 1934 cấp cho Hagia Sophia quy chế của một viện bảo tàng. Ngay sau phán quyết nói trên, tổng thống Erdogan thông báo công trình kiến trúc từng là nhà thờ Chính Thống Giáo Đông Phương sẽ được mở cửa cho tín đồ Hồi Giáo vào cầu nguyện.

Là một trong những công trình lớn, tiêu biểu cho kiến trúc Byznatine, được xây dựng vào thế kỷ 6, Hagia Sophia, nằm tại Istanbul, được tổ chức UNESCO xếp vào danh sách di sản thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, với 3,8 triệu người đến chiêm ngưỡng vào năm 2019.

Sau khi Constantinople bị đế quốc Ottoman chiếm năm 1453, Hagia Sophia được chuyển thành nhà thờ Hồi Giáo, trước khi trở thành một viện bảo tàng vào năm 1934. Vào lúc đó, lãnh đạo của nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ non trẻ, Mustafa Kemal muốn "tặng" công trình kiến trúc này cho nhân loại.

Nhiều quốc gia, nhất là Nga và Hy Lạp, cũng như Pháp và Hoa Kỳ, đã cảnh báo Ankara là không nên biến Hagia Sophia thành nhà thờ Hồi Giáo. Đây là dự án mà tổng thống Erdogan, thuộc đảng Hồi Giáo bảo thủ, đã vận động từ lâu.

Hôm qua, các nước nói trên đã có phản ứng ngay. Hy Lạp lên án "với một sự cứng rắn nhất" quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, xem đây là "một sự khiêu khích đối với thế giới văn minh". Hoa Kỳ cho biết rất "thất vọng", còn Pháp thì tỏ ý "lấy làm tiếc".

Cho dù du khách vẫn tiếp tục được vào tham quan Hagia Sophia, việc công trình kiến trúc quan trọng của lịch sử Thiên Chúa Giáo biến thành nhà thờ Hồi Giáo đang gây ra những căng thẳng tôn giáo. Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga tỏ ý lấy làm tiếc là mối quan ngại của hàng triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo đã không được tòa án Thổ Nhĩ Kỳ lắng nghe.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Quốc tế

Tòa án tối cao Mỹ cho phép New York đòi Donald Trump nộp bản khai thuế (RFI, 10/07/2020)

Một thất bại đối với tổng thống Donald Trump : Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 09/07/2020 quyết định rằng công tố viên New York có quyền đòi hỏi bản khai thuế của ông Trump.

toaan1

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ tại Washington ngày 03/05/2020. Reuters - Will Dunham

Tuy nhiên cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ vẫn tạm thời ngăn không cho Hạ Viện tiếp cận các tài liệu về tài chính của ông chủ Nhà Trắng.

Yêu cầu của công tố viên Cyrus Vance được đưa ra trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ một nữ diễn viên phim khiêu dâm nhận tiền để giữ im lặng về quan hệ với ông Trump trước đó.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

 "Không có một công dân nào và ngay cả tổng thống có thể tránh né việc cung cấp các tài liệu trong trường hợp bị điều tra hình sự" - Tòa án Tối cao quyết định như trên. Nhưng cơ quan tư pháp tối cao của nước Mỹ vẫn cho phép ông Donald Trump phản biện trước tòa, việc này có thể kéo dài nhiều tháng. Tuy nhiên tổng thống vẫn đòi hỏi phải được quyền miễn trừ toàn bộ. Ông tức giận, tố cáo một quyết định mang ý đồ chính trị.

Ông Donald Trump tuyên bố : "Đó là một cuộc săn đuổi phù thủy mang tính chính trị, chưa từng thấy bao giờ. Một cuộc săn phù thủy đơn thuần, một trò dàn dựng hoàn toàn chính trị. Trò săn phù thủy này vẫn tiếp tục, và nó đã bắt đầu từ trước khi tôi đặt chân vào đây, khi Obama, Biden và những người khác dọ thám chiến dịch tranh cử của tôi một cách bất hợp pháp".

Trong phán quyết thứ nhì, tòa tối cao không chấp nhận đòi hỏi của Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số - yêu cầu tổng thống Donald Trump phải cung cấp các bản khai thuế - mà chuyển xuống các tòa án cấp thấp hơn. Như vậy các bí mật về tài chính của ông Donald Trump chắc chắn sẽ không bị tiết lộ trước kỳ bầu cử tổng thống.

Joe Biden hứa bơm 700 tỉ đô la vào nền kinh tế nếu đắc cử

Trong khi đó đối thủ của ông Trump hôm qua trình bày một kế hoạch tái thúc đẩy đầy tham vọng với 700 tỉ đô la. Cựu phó tổng thống Joe Biden, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, muốn tung cú đòn lớn sau ba tháng chật vật với chiến dịch tranh cử trong đại dịch.

Kế hoạch "Build Back Better" (Tái thiết tốt hơn) của Biden dành 400 tỉ đô la để mua sản phẩm và thiết bị nhằm hiện đại hóa hạ tầng, tái lập kho dự trữ để bảo đảm an toàn ; và 300 tỉ đô la cho nghiên cứu phát triển, sáng tạo công nghệ. Chương trình này hy vọng giúp 18 triệu người thất nghiệp vì dịch virus corona tìm được chỗ làm, đồng thời tạo thêm 5 triệu việc làm mới nhờ đầu tư công ồ ạt trong 4 năm.

Ông bảo đảm tiền từ ngân sách Nhà nước sẽ được dùng để mua hàng Mỹ và hỗ trợ công ăn việc làm của người Mỹ. Để tài trợ cho kế hoạch và giữ chân sản xuất tại Mỹ, Joe Biden dự kiến tăng gấp đôi thuế lợi tức với các công ty đặt ở nước ngoài. Đưa sản xuất trở về nước, chống lại thương mại bất công với Mỹ : Joe Biden sử dụng cùng một lý lẽ đã giúp Donald Trump chiến thắng năm 2016, nhưng theo Biden thì ông Trump "là một người tệ hại để lãnh đạo đất nước".

Thụy My

*******************

Covid-19 : Châu Mỹ lún sâu vào vực thẳm (RFI, 10/07/2020)

Thêm hơn 65.000 ca lây nhiễm virus corona trong một ngày tại Mỹ, hệ thống y tế tại Panama "vỡ trận", quyền tổng thống Bolivia dương tính với Covid-19.

toaan2

Hệ thống bệnh viện ở Panama được cho là bị "vỡ trận". Một khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Dr. Arnulfo Arias Madrid Hospital, Panama ngày 04/07/2020. AFP - LUIS ACOSTA

Tính đến 8 giờ 30 tối ngày 09/07/2020, Mỹ ghi nhận thêm 65.500 ca dương tính với virus corona và 1.000 bệnh nhân tử vong, theo thẩm định của đại học Johns Hopkins. Trên toàn quốc, nước Mỹ đã có tổng cộng 3,11 triệu người bị nhiễm.

Bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng, nói đến "tình trạng rất khó khăn" của nước Mỹ trước dịch Covid-19. Ông mạnh mẽ chỉ trích các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa bất cẩn, và các quyết định "xem thường tất cả những khuyến nghị". Trả lời báo The Hill qua cầu truyền hình, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ cho rằng "các bang phải tạm ngừng tiến trình xóa bỏ các biện pháp phong tỏa" và điều đó không có nghĩa là phải "đóng cửa hoàn toàn" các sinh hoạt trên toàn quốc.

Mặc dù số ca nhiễm virus corona tại Mỹ tăng lên từ kỷ lục này đến kỷ lục khác, tổng thống Trump cho đến hôm 09/7 vẫn khẳng định là tình hình đã khả quan hơn và số bệnh nhân tăng mạnh nhờ Mỹ cho xét nghiệm ồ ạt.

Nam Mỹ ʺvỡ trậnʺ

Sát cạnh với Hoa Kỳ, hôm 09/07/2020 cũng là ngày Mêhicô có số bệnh nhân cao nhất từ đầu mùa dịch với thêm 7.280 ca được phát hiện trong một ngày. Trên tổng số 127 triệu dân, Mêhicô sắp chạm ngưỡng 290.000 ca nhiễm và đã có 33.526 người tử vong. Mêhicô đứng thứ 5 trên thế giới về thiệt hại nhân mạng.

Trong khi đó hệ thống y tế Panama đã bị quá tải. Với vỏn vẹn 4 triệu dân, quốc gia này có lúc đã ghi nhận thêm hơn 1.000 ca dương tính với virus corona trong một ngày. Bác sĩ David Villalobos, giám đốc khoa cấp cứu tại thủ đô Panama báo động "hệ thống y tế nước này đã hoàn toàn sụp đổ. Không còn một bệnh viện nào ở thủ đô có thể đón nhận thêm bệnh nhân".

Tại La Paz, quyền tổng thống Bolivia bà Jeanine Anez ngày 09/07/2020 cho biết bị nhiễm Covid-19, hiện tại sức khỏe vẫn tốt. Ba thành viên trong nội các cũng đã bị nhiễm bệnh. Sau tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, bà Jeanine Anez là lãnh đạo Nam Mỹ thứ nhì dương tính với virus corona chủng mới. Brazil tính đến ngày 10/07/2020 đã có hơn 69.000 bệnh nhân tử vong và hơn 1,75 triệu người bị nhiễm virus corona.

Thanh Hà

*********************

Virus corona : Số ca nhiễm tại Mỹ vượt ngưỡng 3 triệu (RFI, 09/07/2020)

Dịch virus corona tiếp tục lây lan ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Đã có hơn 60 nghìn ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch vượt qua ngưỡng 3 triệu người. Tổng số các ca tử vong là 132.000 người. Trên đây là thống kê do hãng tin Reuters thực hiện cuối ngày 08/07/2020, trên cơ sở những dữ liệu chính thức.

toaan3

Người dân đeo khẩu trang xếp hàng trước một thương xá, tại Edgewater, New Jersey, Hoa Kỳ ngày 08/07/2020. Reuters - Mike Segar

Theo số liệu báo cáo của các bang, 42 bang trên 50 bang của Hoa Kỳ có số ca nhiễm mới hàng ngày tăng. Riêng các bang như Tennessee và Utah có số ca nhiễm hàng ngày bùng phát mạnh. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump tiếp tục vận động tranh cử với các cuộc mít tinh lớn. Đại diện cơ quan y tế của Tulsa (bang Oklahoma) cho rằng dường như cuộc tập hợp vận động tranh cử của tổng thống tại thành phố này hồi tháng trước đã góp phần làm gia tăng số ca nhiễm mới trong những ngày qua.

Ngày 08/07, hai trường đại học danh tiếng của Mỹ Harvard và Massachusetts Institute of Technology (MIT) cho biết sẽ khởi kiện việc bộ An Ninh Nội Địa dự kiến trục xuất khỏi Hoa Kỳ các sinh viên nước ngoài phải theo học từ xa toàn bộ chương trình vào năm học tới.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, giải thích :

"Để bảo đảm visa sinh viên không cấp cho những người đến Mỹ chỉ để tìm việc làm, luật bắt buộc các sinh viên nước ngoài phải trực tiếp dự các khóa học đã đăng ký. Ngoại lệ được chấp nhận cho sáu tháng đầu năm nay vì dịch Covid-19, nhưng chính phủ chiếu theo luật trên dự kiến trục xuất tất cả các sinh viên theo học toàn bộ từ xa vào đầu năm học tới. Harvard và MIT cho rằng đã được thông báo quá trễ và gọi đây là quyết định độc ác.

Leo Fresco, luật sư chuyên về di dân, lý giải : Thí dụ bạn là người Trung Quốc hay Ấn Độ, là sinh viên, vì lý do y tế, bạn phải giữ cách ly, làm sao bạn có thể rời khỏi Mỹ, đi bằng máy bay mà không bị đau ốm ? Có nhiều vấn đề tiềm ẩn và vì lẽ đó mà có chuyện kiện cáo. Các trường đại học phàn nàn là không có ngoại lệ nào được dự kiến khi họ được thông báo rằng tất cả các sinh viên theo học từ xa sẽ phải rời khỏi nước Mỹ.

Thách thức còn là vấn đề tài chính của các trường đại học Mỹ. Các sinh viên nước ngoài thường phải trả học phí rất cao và sự có mặt của họ góp phần đáng kể cho ngân sách của các trường ở Mỹ. Riêng ở Harvard và MIT đã có 9.000 sinh viên nước ngoài trên tổng số hơn một triệu ở cả nước Mỹ".

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Quốc tế

Tình thế bế tắc của công dân Việt ‘kẹt’ ở Mỹ giữa dịch Covid

Ngọc Lễ, VOA, 11/07/2020

Nhiều người Vit qua M ngn hn gia lúc dch bnh Covid-19 bùng phát hin đang lâm vào thế bế tc vì mun v cũng không được mà cũng không xong, theo tìm hiu ca VOA.

ket1

Phi hành đoàn của Vietnam Airlines tới San Francisco để đư a công dân Vi ệt Nam về nước trong chuyến bay thứ 3 hồi người người Việt từ Mỹ. (Ảnh chụp màn hình Người

Họ ch yếu là nhng người sang M theo din du hc, du lch, công tác, thăm thân nhân và b ‘mc kt’ khi đi dch xy ra, vi nhng gii hn v các chuyến bay qua li gia hai nước trong khi ngun tài chính ngày càng cn kit, cònth thc thì đã hoc sp hết hn.

Tới nay, chính quyn Vit Nam đã t chc được bn chuyến bay đ đưa công dân b kt M hi hương. Chuyến mi nht va đưa 346 người t th đô Washington D.C. v, truyn thông trong nước loan tin hôm 10/7. Hin còn hơn 10.000 người Vit đã đăng ký về nước vn đang ch ti lượt, báo nhà nước dn li đi s Hà Kim Ngc cho biết.

Tại sao không v ?

Trương Giang Châu, mt du hc sinh hin đang hc thc sĩ ngành Ngôn ng hc và làm tr ging ti Đi hc Hawaii Honolulu theo hc bng ca trường, là mt trong số đó.

Chị cho biết t sau kỳ ngh xuân, Đi hc Hawaii đã thông báo đóng ca, ký túc xá gi thông báo liên tc thúc gic du hc sinh v nước. Lúc đó vn còn các chuyến bay thương mi ni lin hai nước, ch đã nghĩ đến chuyn v nhà.

"Y tế M rt đắt, bọn em thì tp th trong khu ký túc xá nên nguy cơ lây bnh rt cao trong khi bn bè xung quanh đu tìm mi cách đ v", ch Châu k.

Tuy nhiên, thời đim đó ch Châu đang trong giai đon hoàn tt lun văn trong hc kỳ cui và chun b tt nghip.

"Về nhà thì sẽ b lch gi, mi chuyn hn s thay đi rt nhiu. Chưa k trong thi gian v nước s phi b cách ly 14 ngày, đến lúc v nhà s tiếp tc cách ly nhà thêm 14 ngày na thì s nh hưởng rt nhiu đến vic dy và vic hc ca em", ch cho biết.

Theo giải thích ca du hc sinh này, vì không an tâm v vic khu cách ly Vit Nam có internet đ mnh và không gian có đ yên tĩnh đ cho ch dy sinh viên trc tuyến hay không, nên ch quyết đnh li M cho xong chương trình dy và hc.

Chị vn đượcu li ký túc xá cho ti nay nh s can thip ca các giáo sư trong trường. Chương trình hc ca ch đến tháng 8 mi hết. Ngoài ra, ch cũng đã np h sơ xin OPT, tc chương trình thc tp không bt buc. Trong khi ch kết qu OPT thì ch vn có th lại Mỹ hp pháp.

‘Không còn đường v

Hiện gi, khi đã np lun văn tt nghip và kết thúc vic hc, ch mun v Vit Nam thì mi ng đường đu đã b chn.

"Đến cui tháng 5 tt c nhng cách có th v được nhà thì không còn cách nào đ v na ri. Ngay c chuyến bay thương mi cũng không có", ch nói.

Theo chị, do đang ngoài đo gia Thái Bình Dương nên đường v ca ch khó khăn hơn rt nhiu vì trước hết phi bay vào đt lin ca M ri t đó mi tìm chuyến bay v nước.

"Trong đất lin còn có chuyến bay quốc tế, còn đo t ngay khi chính quyn phong ta đã gii hn rt nhiu chuyến bay ngay c vi đt lin ca M", ch nói.

"Nếu vào được đt lin Los Angeles hay San Francisco mà nhng chuyến bay quc tế t đó không th đi na thì em cũng không biết làm thế nào, không biết đi đâu mà na".

Ngoài ra, ký túc xá chỗ ch tá túc hin ch cho ra ch không cho vào. Nếu chuyến bay b hy, v li ký túc xá cũng không được thì coi như bơ vơ không còn ch , ch cho biết.

"Khi mà xung quanh bạn bè tìm mi cách đ đi về ri và ch sau mt ngày mi th đu thay đi thì tâm trng em rt là hoang mang", ch giãi bày.

Chị Châu nói ch thy trên din đàn ca du hc sinh, mi người ‘chia s rt nhiu’ đường dn đăng ký v trên chuyến bay ‘gii cu’ do Đi s quán Vit Nam tổ chc.

"Em có đăng ký tên em nhưng cho đến sau này mi người nói vi em rng vé v rt đt, đến 2.000-3.000 đô la mt vé. Bn thân em không đ kh năng tài chính đ xoay s mua được mt ch đ v", ch nói và cho biết ch đăng ký t tháng 4 nhưng đến gi vn chưa thy kết qu.

Bên cạnh đó, ch còn tham kho nhng cách mà mi người kháo nhau, chng hn mua vé v mt nước Châu Á khác, t đó bay v mt nước đông nam Á như Thái Lan hay Campuchia ri t đó tìm đường v Vit Nam bng đường b.

"Dĩ nhiên qua nhiều chuyến bay thì nguy cơ mc bnh trên đường đi quá ln nên em không dám liu đi bng con đường đó", ch Châu nói thêm.

Theo lời du hc sinh này, nhng bn bè ca ch đã v được Vit Nam đu là ‘v t sm khi còn chuyến bay thương mi ngay sau khi trường thông báo đóng cửa’ ch ‘chưa ai v được bng chuyến bay gii cu c’.

‘Không hối hn’

Tuy nhiên, chị Châu nói ch ‘không hi hn’ vi quyết đnh ca mình.

"Nhờ vào quyết đnh li mà em hoàn thành vic hc và kết qu lun văn rt tt. Nếu em mà v thì kết qu không được như vy", ch gii thích. "Nếu em v nước không còn có th dy được na thì em s mt hc bng trong khi em hc đã gn xong ri".

Hiện gi, chị vn còn được ký túc xá và vn được trường chu cp chi tiêu hàng tháng cho đến hết mùa hè. Nhưng sau thi gian đó thì ch phi dn ra và không còn sinh hot phí hàng tháng na.

Trong khi chờ đi con đường v nước, ch Châu nói, ch tính đến nh mt người đng hương vn đã đng ý cưu mang ch. Ngoài ra, ch cũng còn tin tiết kim đ đ chi dng trong vòng vài ba tháng.

Tuy nhiên, chị hy vng s kiếm được cơ hi thc tp đ li M hp pháp dù ‘tình hình tuyn dng M rt khó khăn khi nhiu người bị mt vic’, ch nói.

"Em đang đứng ngã ba đường mà không th quyết đnh được vì tt c đu ngoài tm kim soát ca mình", ch Châu nói.

‘Không đủ điu kin v

Cũng từ Honolulu, bà Mai Th Hòa cho VOA biết bà sang M t tháng 11 năm ngoái đ thăm con gái và chăm cháu ngoại và b kt t đó ti nay. Con bà đã tìm hiu đ mi cách nhưng không có cách nào kh dĩ đ bà v nước vào lúc này, bà nói.

Theo bà giải thích thì do bà dưới 60 tui, hin đang sng vi con gái nên không khó khăn v ch ăn và điu kiện kinh tế, nên không đ điu kin đ được v theo chuyến bay do Đi s quán Vit Nam t chc.

"Nếu Vit Nam cho v thì tôi cũng mun v ch, vì đi cũng đã lâu ri trong khi nhà cũng đang có công vic đi mình", bà Hòa, người tng qua thăm con gái được ba lần, cho biết.

Bà nói nếu v Vit Nam mà phi chu cách ly vào lúc này thì ‘bà cũng chu’. li M lúc này, điu làm bà lo s nht là ‘nếu chng may đau m mà không có bo him thì tin hàng ngàn tr lên thôi’.

Theo lời bà, visa ca bà, vn đã hết hn, đã được gia hn thêm cho đến gia tháng 8 năm nay.

Trong thời gian M, do dch bnh nên bà cũng ch quanh qun nhà vi con cháu ch ‘không đi chơi đâu được hết’. "My ba nay giãn cách ly h mi m các khu vui chơi, các bãi bin thì mi đi loanh quanh trong đảo thôi", bà nói.

"Tôi đang sốt rut vì đến ngày 15/8 mà không v được thì cũng kt vì lúc đó hết hn visa mà không biết làm sao", bà phân trn.

"Khi mình làm hồ sơ xin visa mình đã cam kết vi h mình s v đúng hn", bà gii thích và nói rng bà ‘yên tâm với tình hình dch bnh Hawaii do h cách ly nghiêm ngt nên s ca nhim cũng ít’.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 11/07/2020

****************

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ ra khuyến cáo với du học sinh (RFA, 10/07/2020)

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa ra khuyến cáo với du học sinh Việt Nam sau khi Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến áp dụng một số quy định hạn chế tạm thời đối với sinh viên nước ngoài có chương trình học trực tuyến 100% do tác động của dịch Covid-19.

ket2

Du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. RFA

Cụ thể, bắt đầu từ học kỳ mùa thu năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục cấp mới và gia hạn thị thực cho du học sinh theo các diện thị thực F-1 và M-1 nếu dự kiến thực hiện hình thức học trực tuyến 100%, đồng thời Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận những du học sinh vừa nêu nhập cảnh.

Nếu muốn ở lại, các du học sinh đang ở Hoa Kỳ có thể điều chỉnh hình thức học bằng cách kết hợp giữa lên lớp trực tiếp và học trực tuyến, hoặc chuyển đổi cơ sở đào tạo có hình thức lên lớp trực tiếp để bảo đảm quy chế cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Hiện tại, các cơ sở đào tạo có tiếp nhận du học sinh quốc tế của Hoa Kỳ đang cân nhắc, xem xét các biện pháp phù hợp để thích ứng với quy định mới nêu trên.

Trong khuyến cáo, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đề nghị các du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ cần liên hệ để trao đổi trực tiếp với bộ phận phụ trách du học sinh quốc tế của cơ sở đào tạo đang theo học để lựa chọn hình thức học phù hợp với điều kiện và nhu cầu. Bên cạnh đó cũng cần đề nghị cơ sở đào tạo có giải pháp hỗ trợ đối với du học sinh quốc tế.

Phía Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết vẫn đang tiếp tục trao đổi với các cơ quan chức năng tại đây để tìm hiểu rõ hơn các quy trình, thủ tục liên quan. Từ đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của du học sinh Việt Nam đang cư trú, học tập tại Hoa Kỳ.

**********************

31 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

RFA, 10/07/2020

Gần 31 triệu người lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, trong đó gần 900 ngàn người mất việc làm và 18 triệu người bị giảm thu thập.

thatnghiep1

Tỷ lệ thất nghiệp tăng do ảnh hưởng đại dịch khiến lực lượng lao động giảm ở mức kỷ lục - Ảnh minh họa AFP -statemedia, RFA edited

Reuters cho biết thông tin trên dẫn nguồn từ Tổng cục thống kê (GSO) Việt Nam công bố tại cuộc họp báo về tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm diễn ra tại Hà Nội ngày 10 tháng 7.

Theo tin, GSO đưa ra dự đoán nếu các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh không thực hiện quyết liệt, nhanh chóng, khả năng 5 triệu người sẽ tiếp tục mất việc vào cuối năm.

Trong các khu vực kinh tế, ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nhất với 72% lao động bị tác động và ngành công nghiệp, xây dựng có 67,8% lao động bị ảnh hưởng.

Con số này khiến lực lượng lao động giảm ở mức kỷ lục. Số người lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ. Đại diện GSO cho biết đây là mức giảm chưa từng có trong thập kỷ vừa qua.

Tính đến ngày 10/7, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19, Việt Nam có 347/369 trường hợp dương tính với SARS-CoV2 được công bố khỏi bệnh, không có trường hợp nào tử vong và 85 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng.

****************

Việt Nam : Gần 31 triệu người bị ảnh hưởng COVID, thất nghiệp cao nhất 10 năm

VOA, 10/07/2020

Hôm 10/7, Việt Nam cho biết có đến 30,8 triu người, tc 1/3 dân s c nước, b "nh hưởng tiêu cc" bi Covid-19 và con s này có th tăng thêm vào cui năm nay.

thatnghiep2

Công nhân tại mt xưởng may tnh Thái Bình.

Tổng cc Thng kê Vit Nam (GSO) cho biết như trên, loan báo thêm rng đến hết quý II/2020, s người tht nghip tăng lên khong 1,5 triu người, t l tht nghip trong quý II là 2,73%, trong đó ti khu vc thành th là 4,46% - mc cao nht 10 năm qua.

Trong tổng s 30,8 triu người b nh hưởng, có 28,7 triu người có vic làm ; 897.500 người tht nghip và 1,2 triu người nm ngoài lc lượng lao đng, vn theo GSO.

Còn theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì có đến 7,8 triu lao đng mt vic, phải ngh luân phiên, giãn vic… do nh hưởng ca Covid-19. B này dn li ông Vũ Trng Bình, Cc trưởng Cc Vic làm, cho biết ti mt hi ngh vào ngày 29/6 rng th trường lao đng Vit Nam b nh hưởng nng n bi đi dch "vi s lượng lao đng mt việc làm liên tc gia tăng trong khi kh năng to vic làm c trong và ngoài nước đu gp khó khăn".

Theo GSO, trong số gn 31 triu lao đng b tác đng, có 72% lao đng trong ngành dch v, kế đến là ngành công nghip và xây dng.

Truyền thông Vit Nam cho biết m